You are on page 1of 3

4.1.2.

Quyền chính trị


Các quyền chính trị theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966 bao gồm:
4.1.2.1. Quyền dân tộc tự quyết
“ Quyền dân tộc tự quyết” là một trong các nguyên tắc cơ bản của
luật quốc tế hiện đại. Theo Công ước, các quyền chính trị được chia
thành quyền của dân tộc và quyền của cá nhân. Quyền chính trị của một
dân tộc là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, đóng vai trò quan
trọng và tiên quyết. Chỉ khi quốc gia có quyền này thì mới xây dựng và
đảm bảo thực hiện tốt các quyền dân sự và chính trị khác, kể cả các
quyền kinh tế, văn hóa xã hội của công dân. Tại Điều 1, Công ước đã
khẳng định: “ Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền
đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát
triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có
thể tự do định đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là
không làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế
quốc tế mà dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc
của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được
phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một dân tộc”. Để đảm bảo
thực hiện quyền này, Công ước yêu cầu “ Tất cả các quốc gia thành viên
của Công ước này phải có nghĩa vụ thúc đẩy thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và phải tôn trọng các quyền đó phù hợp với Hiến chương Liên
Hợp Quốc.
Tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc có nghĩa là tôn trọng các
chuẩn mực quốc tế về quyền con người nhằm mục đích đảm bảo chủ
quyền và lợi ích của các quốc gia, dân tộc. Quyền dân tộc tự quyết là
quyền mang tính chất nhóm, tính chất tập thể, không được thực hiện bởi
cá nhân riêng lẻ. Các quốc gia thành viên Công ước có nghĩa vụ thúc
đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyềnddos,
phù hợp với các quy định của Hiến chương liên hợp quốc.
4.1.2.2. Quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội
Quyền tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội là quyền chính trị
đích thực, quan trọng của cá nhân trong một xã hội dân chủ, nhằm đảm
bảo cho con người được tham gia vào các hoạt động chính trị của đất
nước, nhằm phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể và giám sát hoạt động của
các cơ quan đại diện nhân dân. Mọi công dân, không phân biệt giới tính,
tôn giáo, màu da, trình độ văn hóa, thành phần xã hội đều có quyền và
cơ hội tham gia một cách trực tiếp vào việc điều hành các công việc xã
hội hoặc có thể tiến hành điều hành một cách gián tiếp thông qua những
người đại diện do mình bỏ phiếu lựa chọn. Để công dân tham gia quản
lý nhà nước xã hội một cách hiệu quả, thực sự, Công ước quy định công
dân có quyền bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầy cử định kỳ, bằng phổ
thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín để thể hiện ý chí nguyện
vọng của mình. Không ai được phép cản trở, ép buộc. Bên cạnh đó, công
dân phải được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình trên
cơ sở bình đẳng.
4.1.2.3. Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo
Vấn đề tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo là quyền của mỗi người
được Công ước ghi nhận. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do
tín ngưỡng và tôn giáo mà không chịu bất kỳ sự phân biệt nào. Nội dung
của quyền bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo, tín ngưỡng do mình
tự lựa chọn mà không ai được quyền can thiệp, cản trở; tự do bày tỏ tín
ngưỡng tôn giáo một mình hoặc nhiều người khác một cách công khai
hoặc thầm kín dưới nhiều hình thức khác nhau như cầu nguyện, thờ
cúng, thực hành và truyền giảng. Công dân dù khác dân tộc, màu da, trai
hay gái, già hay trẻ đều có quyền này một cách bình đẳng, kể cả khi các
bậc cha mẹ , những người giám hộ hợp pháp nếu có trongv việc giáo dục
về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện riêng của họ thì
quyền tự do lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo, tín ngưỡng của
người đó cũng phải được tôn trọng. Bất kỳ một hành vi cương ép, ngăn
cấm theo hợc thông theo một tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ cho mục
đích bất hợp pháp đều sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, quyền tự do
tư tưởng, tôn giáo có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật,
nếu những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ trật tự công cộng,
sức khỏe đạo đức của công chúng hợc những quyền tự do cơ bản của
người khác.
84.1.2.4. Quyền tự do ngôn luận, thông tin
Quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân thể hiện
tính chất dân chủ, thúc đẩy sự minh bạch công khai của nhà nước trong
quản lý xã hội, phát triển kinh tế. Đây là quyền đảm bảo cho mọ người
dân trong xã hội có điều kiện cần thiết để tham gia một cách dân chủ chỉ
động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội. Theo Điều
19 của Công ước, nội dung của quyền tự do ngôn luận là rất rộng, bao
gồm cả quyền tự do tìm kiếm thông tin, nhận và truyền đạt thông tin, ý
kiến, không phân biệt ranh giới và hình thức tiếp nhận, truyền tải thông
tin, có thể dưới hình thức truyền miệng hoặc thông qua các bản viết, bản
in hoặc hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện thông tin
đại chúng tùy theo sự lựa chọn của mỗi người. Quyền tự do ngôn luận
cũng có những giới hạn nhất định, những giới hạn này phải được pháp
luật quy định một cách cụ thể và phải cần thiết tron việc bảo vệ uy tín,
danh dự của người khác hoặc bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
4.1.2.5. Quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội
Việc kết hợp với nhau để thành một nhóm, hội hay tập thể cùng
chúng ý ý hay hành động thep một tôn chỉ mục đích nhất định là quá
trình phát triển tự nhiên của con người.

You might also like