You are on page 1of 2

Không phải lần đầu nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng

phát triển giữa các dân tộc lần đầu xuất hiện mà trước đây chính thức ghi nhận trong
hai Công ước quốc tế là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của LHQ
(UDHR) năm 1948: “ Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do
không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ,
tôn giáo, nguồn gốc dân tộc và xã hội” (điều 2)
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(ICCPR,1966):” Tại những nước có
nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống thì những cá
nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành
viên khác của cộng đồng mình không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn
hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng
tiếng nói riêng của họ” (điều 3)
 Điều đó có nghĩa là người dân tộc thiểu số có đủ các quyền về dân sự, chính trị,
kinh tế, XH,VH như những ng ười thuộc dân tộc đa số trong XH hoàn toàn
bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử.
Ngay từ ban đầu, ĐCS VN đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản của CN
Mác-Lê-nin về vấn đề dân tộc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng (1951) đã viết “ Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc”. Đại hội IX của
Đảng đã nêu lên nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc là “ bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ, giúp nhau cùng phát triển”
Về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ giữa các dân tộc trong tư tưởng của
HCM
Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người: “Hiến pháp
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ghi rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo…”(1). “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu sổ được
giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung”(2)
Tư tưởng HCm đã có những phân tích, luận giải của Người về nguyên tắc này là rất
cần thiết để hiểu sâu sắc hơn chính sách dân tộc của Đảng và NN
Thứ nhất, theo HCM, các dân tộc đóng vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước
và giữ nước từ xưa đến nay “ Các dân tộc thiểu số đã sát cánh với anh em đa số chiến
đấu chống kẻ thù chung đưa cách mạng tháng Tám và kháng chiến đến thắng lợi ”
Thứ hai, vì nước ta là 1 nước dân chủ, Người nhiều lần nhấn mạnh, “Chế độ ta là chế độ
dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà”. Vì vậy, tất cả mọi
người không phân biệt dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Thứ ba, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các dân tộc phải thương yêu nhau như anh em trong
một gia đình, hết sức tránh những tư tưởng tự tôn hoặc tự ti dân tộc “Người dân tộc lớn dễ
mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc
bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng. Đó là những điểm
phải tránh”[8].

You might also like