You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ GIẢI QUYẾT
NHIỆM VỤ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TẠI HỘI NGHỊ
THÀNH LẬP ĐẢNG (2-1930), HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG LÂM THỜI (10-1930)
VÀ HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG
ƯƠNG ĐẢNG (5-1941)

Mã lớp: POLI200409 – Đợt 1


Giảng viên hướng dẫn : Cô Tô Thị Hạnh Nhân
Nhóm 2: Huỳnh Nguyễn Ngọc Dung - 48.01.901.040
Phan Thị Mỹ Duyên - 48.01.755.021
Lê Tuấn Đạt - 48.01.104.023
Cao Thị Khánh Đoan - 48.01.752.007
Đinh Châu Giang - 48.01.611.012
Cao Ngọc Hà - 48.01.755.025
Trần Vũ Thái Hằng - 48.01.751.036
Đoàn Hồng Khánh Hân - 48.01.701.032 (Nhóm trưởng)
Nguyễn Ngọc Gia Hân - 48.01.901.051
Trịnh Trung Hiển - 48.01.104.041

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2024


1. LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm dân tộc (DT), giai cấp (GC); ý nghĩa của việc giải quyết nhiệm vụ dân
tộc và giai cấp
 Khái niệm dân tộc:
Nhìn nhận một cách phổ biến, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
Một là, dân tộc (Nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội có những đặc
trưng cơ bản sau đây: có chung phương thức sinh hoạt kinh tế; có lãnh thổ chung ổn định
không bị chia cắt; có sự quản lý của một nhà nước; có ngôn ngữ chung của quốc gia; có nét
tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.
Ví dụ như dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Quốc, dân tộc Thái Lan… (trích sách chủ nghĩa
xã hội khoa học 2021). Nói cách khác, “Dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình
thành trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế
và về tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa”.

Nguồn: Internet

Hai là, dân tộc với nghĩa là tộc người (Ethnie).Theo các nhà dân tộc học Xô Viết thì tộc
người là một tập đoàn người ổn định, được hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất
định, có những đặc điểm văn hóa chung, có ý thức về sự thống nhất của mình và sự khác
biệt với cộng đồng khác, được biểu hiện ở tên tự gọi (chẳng hạn ở Việt Nam là dân tộc Tày,
Thái, Mường, Bana, Êđê…). Các dân tộc có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: giữa các
quốc gia dân tộc, giữa các tộc người trong một quốc gia hoặc giữa các tộc người ở những
quốc gia khác nhau (đồng tộc, khác tộc) thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa

Nguồn: Internet
- xã hội và quốc phòng, an ninh.
1
 Khái niệm về giai cấp:
 Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị
của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan
hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối
với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng.

Nguồn: Internet

 Theo Hồ Chí Minh, tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông
dân làm ra. Nhưng đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người
không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Những người chiếm tư liệu
sản xuất không làm mà hưởng là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người
không sở hữu tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản, trong giai cấp đó, những người lao
động mà không được hưởng giá trị thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc
lột hay giai cấp công nhân.

Nguồn: Internet
 Ý nghĩa của việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp:
 Đảm bảo các vấn đề liên quan đến quyền lợi và bảo vệ dân tộc, đảm bảo sự công
bằng và đa dạng văn hóa trong xã hội. Bảo vệ và phát triển ngôn ngữ, văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số, đảm bảo các quyền lợi cho tất cả thành viên trong
cộng đồng dân tộc.

2
 Giảm bớt khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ
hội công bằng và phát triển, đảm bảo mọi người có cơ hội tiến bộ và thăng tiến trong
xã hội, không bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt giai cấp.
è Việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng
1 xã hội công bằng và phát triển, đa dạng và tiến bộ xã hội.
1.2. Bối cảnh lịch sử
 Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
phát triển mạnh.
 Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng.
 3/1929: Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bắc Kỳ.

Nhà số 5D phố Hàm Long, Hà Nội - nơi thành lập Chi


bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam
(Nguồn: Internet)
 Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản trong nửa cuối năm 1929:
 Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
 Tháng 8-1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
 Tháng 9-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

Ngôi nhà số 312 phố Khâm Báo “Đỏ”, cơ quan Hải Triều - Nguyễn Văn Khoa,
Thiên - Hà Nội, nơi ra đời Tuyên truyền của An một trong những nhân tố tham
của tổ chức Đông Dương Nam Cộng sản Đảng gia thành lập Đông Dương
Cộng sản Đảng (Nguồn: Internet) Cộng sản Liên đoàn
(Nguồn: Internet) (Nguồn: Internet)

3
 Ba tổ chức đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở ở địa phương, tổ chức nhân dân đấu tranh.
 Tuy nhiên, các tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành phạm vi ảnh hưởng của
nhau. Tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn cho Cách mạng Việt Nam.
 Nhu cầu cấp bách: phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy
nhất.
 Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu
tập đại diện của ĐDCSĐ và ANCSĐ đến Hương Cảng (TQ) bàn về việc thống nhất
Đảng.
2. Chủ trương của Đảng về giải quyết nhiệm vụ DT và GC qua các Hội nghị Trung
ương
2.1. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930)

Nguồn: Internet
 Bối cảnh lịch sử:
 Cuối TK 19 đầu TK 20 Việt Nam rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp và phong
kiến.
 Phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi nhưng còn mang tính tự phát thiếu tổ chức lãnh
đạo thống nhất.
 Nhu cầu thành lập một chính đảng thống nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng
ngày một cấp bách.
 Thời gian: ngày 6/1 - ngày 7/2/1930
 Địa điểm: Cửu Long (Hồng Kông), Trung Quốc.
 Chủ trì: Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh)
 Tham dự:
 Đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh
 Đại biểu An Nam Cộng sản Đảng: Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm
 Nội dung chính:
 Thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
 Thông qua Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng
 Cương lĩnh chính trị xác định mục tiêu của Đảng là:
 Đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến
4
 Giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước
 Xây dựng xã hội chủ nghĩa
 Điều lệ Đảng quy định tổ chức và hoạt động của Đảng
 Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng: gồm 5 người
 Trịnh Đình Cửu (phụ trách)
 Nguyễn Thiệu
 Lê Hồng Sơn
 Trương Văn Tăng
 Võ Văn Tần
 Chủ trương của Đảng về giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp tại hội nghị
thành lập Đảng (T2-1930):
 Về nhiệm vụ giải quyết vấn đề dân tộc:
 Mục tiêu: Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc cho Việt Nam.
 Lực lượng: Giai cấp công nhân lãnh đạo, liên minh với giai cấp nông dân và các
tầng lớp nhân dân khác.
 Phương pháp: Cách mạng bạo lực.
 Về nhiệm vụ giải quyết vấn đề giai cấp:
 Mục tiêu: Lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến, thực hiện cải cách ruộng
đất, giải phóng giai cấp nông dân.
 Lực lượng: Giai cấp nông dân là lực lượng chủ yếu, liên minh với giai cấp công
nhân và các tầng lớp nhân dân khác.
 Phương pháp: Cách mạng ruộng đất.
 Hội nghị thành lập Đảng đã xác định con đường cách mạng Việt Nam là: Làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
 Ý nghĩa lịch sử:
 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh
dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng Việt Nam
 Sự thành lập của Đảng đã đưa phong trào cách mạng Việt Nam từ giai đoạn tự phát
sang giai đoạn tự giác, có đường lối, mục tiêu rõ ràng.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi Cách Mạng
tháng Tám năm 1945, giành độc lập dân tộc và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
 Kết quả:
 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra thành công tốt đẹp
 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập, đánh dấu bước ngoặt mới trong
lịch sử cách mạng Việt Nam.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã
vạch ra những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chủ trương trên:
 Về nhiệm vụ giải quyết dân tộc:
 Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về mục tiêu, đường lối cách mạng.
 Phát triển phong trào yêu nước, chống Pháp.
 Thành lập các tổ chức cách mạng ở mọi miền đất nước.
 Về nhiệm vụ giải quyết các vấn đề giai cấp:

5
 Tổ chức, đoàn kết giai cấp nông dân.
 Phát động phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến.
 Chuẩn bị cho cuộc cách mạng ruộng đất.
 Đánh giá:
Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời là đại biểu trung thành cho lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả quốc gia, dân tộc. Đảng đã lãnh đạo
nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thống
nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2.2 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930)
Hội nghị diễn ra từ ngày 14 đến 31/10/1930 tại Hương Cảng (Hồng Kông), Trung Quốc do
đồng chí Trần Phú chủ trì.

Đồng chí Trần Phú


(Nguồn: Internet)

 Bối cảnh: Hội nghị diễn ra trong bối cảnh phong trào cách mạng của quần chúng
diễn ra hết sức quyết liệt. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam,
Lào và Cao Miên“ một bên thì chợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên
thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ
Dựa trên cơ sở ba nước Đông Dương có cùng vị trí địa lý, có điều kiện chính trị, kinh tế như
nhau, cùng là thuộc địa của Pháp và mong muốn sử dụng mô hình Liên bang Xôviết, nên
Quốc tế Cộng sản đã chủ trương thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Đông Dương.
Hội nghị thông qua Luận cương chính trị ( do Trần Phú chủ trì khởi thảo) và Điều lệ Đảng;
đồng thời thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng
Bí thư của Đảng. Bên cạnh đó Luận cương nêu rõ tính chất của cách mạng ở Đông Dương
là cách mạng tư sản dân quyền.
6
 Chủ trương của Đảng về giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp tại hội nghị
ban chấp hành trung ương lâm thời lần thứ nhất (10/1930)
 Nhiệm vụ trước mắt: Thông qua “ Án nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông
Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng “ thì phải đẩy mạnh công tác vận động công
nhân, nông dân, mở rộng phong trào đấu tranh rộng khắp Đông Dương nhằm thu hút
đông đảo quần chúng.
 Về nhiệm vụ giải quyết vấn đề dân tộc: Đánh đổ chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập
 Về nhiệm vụ giải quyết vấn đề giai cấp: Đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ
cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng triệt để, cải cách
ruộng đất
Hội nghị thông qua Luận cương chính trị đã khẳng định đây là 2 nhiệm vụ cốt yếu có quan
hệ khăng khít với nhau. Phản đế và phản phong kiến được đặt ngang hàng nhau. Bên cạnh
đó nhấn mạnh về cách mạng ruộng đất.
 Phương hướng chiến lược: phát triển cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua thời kỳ
tư bản tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
 Lực lượng: Giai cấp vô sản và nông dân, cũng là 2 động lực chính của cách mạng tư
sản dân quyền. Trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh.
 Phương pháp: võ trang bạo động nhưng “ phải theo khuôn phép nhà binh” là một
nghệ thuật chứ không phải ngẫu hứng.
 Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản lãnh đạo với “một con đường chính trị đúng
đắn, có kỉ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà
trưởng thành”
 Quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản
thế giới, có liên lạc mật thiết nhất là với giai cấp vô sản Pháp. Do đó phải đoàn kết,
gắn bó, duy trì mối quan hệ, liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa và giai cấp vô sản thế giới nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng
cho cách mạng Đông Dương.
 Ý nghĩa: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 có ý nghĩa quan
trọng trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, trực
tiếp là đối với cao trào cách mạng 1930-1931. Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng
từ một tổ chức tiền thân thành một đảng chính trị theo chủ nghĩa Mác- Lênin, lãnh
đạo cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
 Một số hạn chế của Luận cương chính trị trong Hội nghị
Luận cương chính trị 10/1930 đã vạch ra nhiều vấn đề cơ bản thuộc về chiến lược cách
mạng. Tuy nhiên, do nhận thức giáo điều và máy móc về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và giai cấp trong cách mạng thuộc địa lại hiểu biết không đầy đủ về đặc điểm tình hình xã
hội giai cấp và dân tộc ở Đông Dương. Đồng thời chịu ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh,
nhấn mạnh một chiều đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng trong thời
gian đó nên Ban chấp hành trung ương đã có những hạn chế như sau:

7
 Không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam bị nô dịch với đế quốc thực dân Pháp xâm lược và tay sai của
chúng.
 Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mà nặng về đấu tranh giai cấp, về
cách mạng ruộng đất.
 Không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc
đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
 Chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt
tích cực của tư sản dân tộc, cường điệu mặt hạn chế của họ, chưa thấy được khả năng
phân hoá và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân
tộc.
2.3. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)

Nguồn: Internet
 Hoàn cảnh lịch sử
 Năm 1939 chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, Pháp tham chiến, thi hành chính
sách tổng động viên thời chiến ở bóc lột nhân dân trong nước và thuộc địa. Chính
sách này đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với Pháp hết sức gay gắt…Đảng
Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị Trung ương VI (1939), VII (1940) chuyển
hướng chiến lược Cách Mạng…
 Ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến ngày
19/5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng ở lán Khuổi Nặm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Tham gia Hội nghị có các
đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt cùng
một số đại biểu của Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và đại biểu tổ chức Đảng hoạt động ở
nước ngoài. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư.
 Thành phần tham dự: 17 ủy viên Trung ương như các đồng chí Trường Chinh,
Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số đồng chí
khác.

8
 Nội dung chính (Chủ trương của Đảng về giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai
cấp)
Hội nghị lần thứ tám (5-1941) khẳng định: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập
cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương hợp
với nguyện vọng chung của tất cả nhân dân Đông Dương”. “Trong lúc này quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Hội
nghị chủ trương “thay đổi chiến lược" và giải thích rõ về nội dung sự thay đổi đó: “cuộc
cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc
cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng
chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng".
Xét về tính chất và quy mô, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 như một Đại hội toàn quốc của
Đảng. Nghị quyết Trung ương đã vạch ra những chiến lược căn bản cho con đường cách
mạng Việt Nam với những nội dung quan trọng.
Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp – Nhật bởi vì dưới hai tầng áp bức
Nhật – Pháp, quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vọng không
lúc nào bằng.
Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. Để thực hiện nhiệm vụ đó,
Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày
thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,
chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
Thứ ba, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi
hành chính sách dân tộc tự quyết; sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật, các dân tộc trên cõi Đông
Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập một quốc gia
tùy ý. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt
trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù
chung. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất phản
đế Đông Dương. Thay tên các Hội phản đế thành hội Cứu quốc, giúp đỡ việc lập Mặt trận ở
Lào, Campuchia.

Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú
nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi đều có thể cùng nhau tham gia
vào mặt trận Việt Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước của chung cả toàn thể dân tộc.
Thứ sáu, Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân
dân để khi thời cơ đến, với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo từ một cuộc khởi nghĩa từng
phần trong từng địa phương tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
 Ý nghĩa:
9
 Hội nghị Trung ương lần thứ 8 và sự thay đổi chiến lược cách mạng của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng trong việc giải quyết một cách đúng đắn mối
quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ trong điều kiện cụ thể
của nước ta, chính là sự hoàn chỉnh nội dung các nghị quyết của Hội nghị Trung
ương lần thứ 6 và 7 trước đó.
 Sự thay đổi chiến lược một cách kịp thời, đầy sáng tạo của Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 đáp ứng được khát vọng độc lập, tự do của toàn dân tộc, phù hợp với bối cảnh
cụ thể của cách mạng Việt Nam, thực chất là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về
con đường của cách mạng Việt Nam đã được nêu ra trong Chánh cương, Sách lược
vắn tắt từ đầu năm 1930.
 Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã mở đường cho Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 đi đến thắng lợi hoàn toàn ở Việt Nam.
 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng là một mốc son quan trọng
trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
3. Nhận xét, kinh nghiệm
 Đối với từng hội nghị:
Hội nghị thành lập Đảng (2/1930):
 Nhận xét:
 Đánh dấu bước ngoặt lịch sử, thống nhất về đường lối, chủ trương, đưa cách
mạng Việt Nam phát triển lên tầm cao mới.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định đúng đắn nhiệm vụ giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp.
 Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam.
 Kinh nghiệm:
 Tầm quan trọng của việc thành lập một chính đảng thống nhất, lãnh đạo phong
trào cách mạng.
 Cần có đường lối, chủ trương phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước.
 Tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp xã hội vào mặt trận thống nhất.
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (10/1930):
 Nhận xét:
 Bổ sung, phát triển Cương lĩnh chính trị, xác định rõ hơn về đường lối, phương
pháp cách mạng.
 Chú trọng xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức và cán bộ.
 Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong phong trào cách mạng.
 Kinh nghiệm:
 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới.
 Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng Đảng và phát triển phong trào cách mạng.
 Tăng cường đoàn kết nội bộ, giữ gìn sự thống nhất trong Đảng.
 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)
10
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941):
 Nhận xét:
 Nắm bắt thời cơ chiến lược, đề ra chủ trương chuyển hướng chiến lược cách
mạng.
 Khởi xướng phong trào "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" và "Mùa xuân 1942".
 Chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
 Kinh nghiệm:
 Phân tích tình hình, nắm bắt thời cơ để đưa ra chủ trương đúng đắn.
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
 Tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao giác ngộ cho cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
Kết luận:
Chủ trương của Đảng về giải quyết nhiệm vụ dân tộc và giai cấp tại các hội nghị thể hiện sự
sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng. Các hội nghị đã góp phần quan trọng vào
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

 Nhận xét, kinh nghiệm chung:


 Nhận xét chung:
 Sự sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng: Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra chủ trương phù hợp với
từng thời kỳ.
 Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp:
Đảng xác định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
 Tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao giác ngộ cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân: Đảng chú trọng xây dựng về tư tưởng, chính trị, tổ chức và cán bộ.
 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại: Đảng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của quốc tế.
 Kinh nghiệm chung:
 Tầm quan trọng của việc thành lập một chính đảng thống nhất, lãnh đạo phong trào
cách mạng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
 Cần có đường lối, chủ trương phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước: Đảng cần
nghiên cứu, phân tích tình hình để đưa ra chủ trương đúng đắn, phù hợp với từng giai
đoạn.
 Tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp xã hội vào mặt trận thống nhất: Đảng cần xây
dựng khối liên minh công nông rộng rãi, củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng: Đảng cần chú trọng xây dựng về tư tưởng,
chính trị, tổ chức và cán bộ.
 Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng Đảng và phát triển phong trào cách mạng: Đảng cần
xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt để lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến
thắng lợi.
11
 Tăng cường đoàn kết nội bộ, giữ gìn sự thống nhất trong Đảng: Đảng cần giữ gìn sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Sử dụng
trong các trường đại học - hệ không chuyên lý luận chính trị). Hà Nội 9-2019
2. Lyluanchinhtri. (n.d.). Chủ trương của Đảng về công tác dân tộc và một số giải pháp
thực hiện. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/4480-chu-truong-
cua-dang-ve-cong-tac-dan%20-toc-va-mot-so-giai-phap-thuc-hien.html
3. Những người đóng góp vào các dự án Wikipedia. (2023b, September 28). Giai cấp.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Giai_c%E1%BA%A5p
4. Huyennt. (2019b, August 23). Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương. https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-
nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/luan-cuong-
chanh-tri-cua-dang-cong-san-dong-duong-532738.html
5. Phuongdt. (2019, September 5). Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ. . .
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-
lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/nghi-quyet-hoi-nghi-
lan-thu-nhat-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-ve-tinh-hinh-hien-tai-o-dong-duong-
va-nhiem-vu-can-kip-cua-dang-534053.html
6. Tóm tắt nội dung chính môn lịch sử Đảng. (n.d.). onthisinhvien.com.
https://onthisinhvien.com/noi-dung-chinh-mon-lich-su-dang-day-du-nhat-
7. Phuongdt. (2019, September 20). Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. https://dangcongsan.vn. https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-
cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-
nam/tu-lieu-cuoc-thi/hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-
535807.html
8. Glory Education - TS.Trần Hoàng Hải. (2023, October 27). LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM | Phần 6. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
[Video]. YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=2uzo--B_fGQ

12

You might also like