You are on page 1of 8

Chương 6

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ


I. Các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học
1. Quan niệm của triết học ngoài mácxit về chính trị
- Hiểu một cách chung nhất, chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất
hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và sự xuất hiện của nhà nước.
- Quan niệm của Platon, chính trị là một “nhà hát”, trong nhà hát có vở diễn,
nghệ sỹ, người xem, sự bài trí sân khấu và nhà phế bình. Vì thế chính trị là một vấn
đề mang tính nghệ thuật, giống như nghệ thuật là tính vốn có của nhà hát nói
chung, v.v..
- Max Weiber lại coi chính trị là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh
hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các tập đoàn người trong một quốc gia
hoặc giữa các quốc gia. Một số đại biểu khác lại xem chính trị là thủ đoạn, mưu đồ
nhằm đạt tới quyền lực của cá nhân, của phe nhóm.
=> Các quan niệm trên chỉ phản ánh một số khía cạnh nào đó của chính trị,
chưa chỉ ra được bản chất và nguồn gốc của chính trị.
2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về chính trị
- Chủ nghĩa Mác đặt chính trị trong mối quan hệ với giai cấp, lợi ích giai cấp
và với nhà nước, cùng với các thiết chế chính trị khác đảm bảo hiện thực hóa
những nhu cầu của các lực lượng tham gia vào đời sống chính trị. Theo Mác và
Ăngghen “quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa nó là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để trấn áp một giai cấp khác”.
- Xét về bản chất, chính trị có nguồn gốc từ kinh tế , Lênin cho rằng, “chính
trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Chính trị theo nguyên nghĩa của nó là
những công việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với quan hệ giai cấp, dân
tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và thực
thi quyền lực nhà nước.
- Về cấu trúc của chính trị bao gồm:
+ Ý thức chính trị biểu hiện ở tư tưởng chính trị thông qua sự nhận thức và
phương thức hoạt động chính trị của các chủ thể tham gia vào đời sống chính trị.
+ Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức chính trị gắn liền với những thể
chế chính trị tương ứng.
+ Các quan hệ chính trị được hình thành do sự tác động qua lại giữa các chủ
thể chính trị.
3. Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chuyên chính vô sản: Mác,
Ăngghen và Lênin chưa bao giờ sử dụng khái niệm HTCT, tuy nhiên các ông dùng
các khái niệm có nghĩa gần với khái niệm HTCT như hình thức chính trị, thiết chế
chính trị, tổ chức chính trị, thể chế nhà nước; đặc biệt là khái niệm chuyên chính
vô sản được các ông sử dụng nhiều lần (là chế độ nhà nước sau khi giai cấp vô sản
giành được chính quyền, đó là chính quyền thực sự của nhân dân, do giai cấp công
nhân lãnh đạo). Lênin thường sử dụng khái niệm cơ cấu chính trị, đặc biệt là khái
niệm chính quyền xô viết, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của Đảng
“cầm quyền” lãnh đạo chính trị, giữ vai trò then chốt.
- Quan niệm chung về hệ thống chính trị: HTCT là tổng thể những tổ chức
thực hiện quyền lực chính trị được xã hội chính thức thừa nhận.
- Hiện nay trên thế giới có hai hai thống chính trị lớn: HTCTTBCN (TS) và
HTCTXHCN (VS): Hệ thống chính trị tư sản hiện đại thể hiện nền dân chủ tư sản
bao gồm: nhà nước; các chính đảng; các tổ chức chính trị - xã hội; nghề nghiệp
cùng tham gia hoạt động chính trị. Hệ thống chính trị tư sản có đặc trưng: Là chế
độ nhiều đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo; là chế độ tam quyền phân lập.
HTCTXHCN ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN, theo cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đặc trưng: Đảng của gia
cấp công nhân lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng; không thực hiện
tam quyền phân lập, quyền lực nhà là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp.
- Vấn đề thảo luận: Vì sao Đảng, Nhà nước và đại đa số nhân dân ta không
chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập?
+ Ở Việt Nam là nhất nguyên (chỉ lấy một hệ tư tưởng của một giai cấp tiên
tiến – GCCN (lấy chủ nghĩa M-L và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động)). Thực chất đa nguyên ở các nước TBCN cũng chỉ là hình
thức, bởi hệ tư tưởng của giai cấp tư sản vẫn chi phối.
+ Giải thích vì sao không chấp nhận…: Một là: Vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam là xuất phát từ yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam
(khi chưa ra đời Đảng, cách mạng Việt Nam như thế nào?); Hai là: Đa nguyên, đa
đảng thường dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội -> ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế - > dân là người khổ nhất (ví dụ vụ lợi dụng dàn khoan 981, kích động
dân, trộm cướp ở nhiều nơi…), thế giới đánh giá cao Việt Nam là có thể chế chính
trị ổn định, nhờ vậy thu hút đâu tư nước ngoài; Ba là: Nếu làm điều đó Đảng sẽ đi
ngược lại lý tưởng khi mới ra đời: Đảng đại diện cho ai? Giải phóng cho ai? Nhờ
có lý tưởng đó mới quy tụ toàn thể nhân dân, giải phóng dân tộc, bây giờ thực hiện
đa nguyên đa đảng, mỗi đảng quy tụ những bộ phận quần chúng, v.v..; Bốn là: Nếu
làm điều đó sẽ đi ngược lại với lợi ích của dân tộc (ngụy quân, ngụy quyền trước
đây giết hại dân tộc, sau ngày 30.4 chạy ra nước ngoài, bây giờ thực hiện đa
nguyên, đa đảng có phần tử phản động được sự hậu thuận về kinh tế các nước
TBCN quay trở về thành lập đảng đối lập, nắm chính quyền thì sự hy sinh của
hàng triệu người trước đây trở nên vô nghĩa); Năm là: Đảng ta mang bản chất của
giai cấp công nhân nhưng đại diện cho lợi lích của cả dân tộc nên không cần có các
đảng phái khác; Sáu là: Rút ra từ bài học của Liên Xô và Đông Âu (để phần tử
phản động vào Đảng, thực hiện đa nguyên đa đảng dẫn đến thay đổi bản chất chế
độ xã hội).
II. Các phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội
1. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Các quan niệm ngoài mác xít về giai cấp: Ở phương Đông, Lão Tử phản
đối sự bất bình đẳng xã hội do tình trạng áp bức, bóc lột của giới quý tộc, dân đói
là do quan trên tước đoạt, ăn chặn. Khổng Tử chia xã hội thành hai hạng người
quân tử và tiểu nhân, quân tử học để tu thân, còn tiểu nhân học để phục tùng. Ở
phương Tây, Platon chia xã hội thành 3 đẳng cấp: người lao động, chiến binh và
người cai trị, tư tưởng của ông chứa đựng mâu thuẫn, ông muốn xóa bỏ chế độ sở
hữu tư nhân nhưng lại muốn duy trì chế độ phân biệt đẳng cấp. Ở thời kỳ hiện đại,
nhiều học giả tư sản phê phán quan niệm mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp,
cho rằng đấu tranh giai cấp không phải là quy luật chung cho mọi xã xã hội.
- Quan niệm mác xít về nguồn gốc giai cấp:
+ Nguồn gốc sâu xa: Do sự phát triển của LLSX dẫn đến năng suất lao động
tăng, nảy sinh của cải dư thừa -> Chế độ tư hữu xuất hiện.
+ Nguồn gốc trực tiếp: Sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất.
- Cách mạng xã hội: Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp dẫn đến CMXH ->
CMXH là một trong những phương thức, động lực của sự phát triển xã hội (vì
thông qua CMXH thì HTKTXH cũ mất đi, HTKTXH mới ra đời, nhờ có CMXH
mà các mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội được giải quyết, động lực phát triển của
xã hội.
- Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
+ Các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay: Giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân, v.v.. trong đó khối liên minh công
– nông – trí thức là nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN, của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
+ Quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay diễn ra trong
điều kiện mới, nội dung và hình thức mới: Thứ nhất, điều kiện mới: quan hệ giữa
các giai tầng chủ yếu là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân nhằm
tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, do Đảng CS lãnh đạo, thực hiện mục tiêu
chung độc lập dân tộc và CNXH. Thứ hai, nội dung mới: đấu tranh thực hiện thắng
lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn
biến hòa bình”. Thứ ba, hình thức mới: đấu tranh giữa một bên là quần chúng nhân
dân lao động, các lực lượng xã hội tiến bộ với một bên là các thế lực, các tổ chức,
các phần tử chống phá độc lập dân tộc và CNXH, chống Đảng, Nhà nước, phá hoại
trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Đấu tranh giữa con đường XHCN và con đường
TBCN trên các lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, văn hóa, v.v..
- Vấn đề thảo luận: Biểu hiện của chiến lược “diễn biến hòa bình” như thế
nào ở Việt Nam.
+ Chiến lược này, do các nước TBCN đưa ra để chống phá CNXH trên tất cả
các lĩnh vực và kết quả nó đã thành công ở Liên Xô và Đông Âu, hienj nay các thế
lực thù địch tiếp tục sử dụng nó để chống phá các nước XHCN còn lại.
+ Chiến lược này chống phá trên tất cả các lĩnh vực:
Về chính trị, chúng lợi dụng các vấn đề dân tộc (giương cao chiêu bài dân tộc
tự quyết), tôn giáo (tự do tôn giáo – vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo),
nhân quyền (vi phạm nhân quyền), đa nguyên, đa đảng, bôi nhọ chủ nghĩa Mác –
Lênin, phủ nhận những thành tựu của CNXH hiện thực, v.v.. để can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép đối với Đảng và Nhà nước ta, tạo ra những
bất ổn chính trị, tạo nên những điểm nóng để thuận lợi cho việc can thiệp.
Về kinh tế, do có ưu thế hơn về kinh tế, chúng tìm cách bao vây, cấm vận,
chèn ép về kinh tế, buộc các nước này phải đi theo quỹ đạo của chúng, đặc biệt
thông qua con đường hợp tác, đầu tư về kinh tế có thể kèm theo những điều kiện
chính trị, đòi hỏi chúng ta bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992.
Về văn hóa, tư tưởng, CNTB giương cao chủ nghĩa thực dụng, mà phương
châm của nó là “cái gì có lợi cho mình là chân lý”, đề cao giá trị, lối sống, văn hóa
phương Tây. Những chiêu bài mà chúng sử dụng tác động rất lớn đến các tầng lớp
nhân dân, cán bộ, đảng viên bị ảnh hưởng như khi ký hợp đồng nào đó anh ta biết
rằng công nghệ đã lạc hậu, làm nước ta tụt hậu xa hơn, ô nhiễm môi trường nhưng
vì lợi ích cá nhân anh ta sẵn sàng ký; hiện tượng phá đền, chùa những năm vừa qua
cho thấy chủ nghĩa thực dụng, đồng tiền nó chi phối lớn như thế nào (một chùa của
Nhật Bản hỏng một viên ngói còn phải xin đến mấy cấp mới được phép thay thế,
còn ở ta thì phá cũ xây mới để có nhiều lợi hơn). Lớp trẻ bị ảnh hưởng lớn, chạy
theo và tôn thờ đồng tiền, đề cao tự do cá nhân một cách thái quá, phủ nhận văn
hóa truyền thống, v.v.. Cái này được cổ súy và tiếp tay bởi toàn cầu hóa văn hóa,
thử hỏi lớp trẻ ngày nay còn mấy ai nhớ về lịch sử, anh hùng dân tộc; đáng buồn
hơn họ chỉ nhớ về thần tượng và anh hùng Trung Hoa, v.v..
Như vậy, “Diễn biến hòa bình” tác động trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng
nhưng lĩnh vực mà CNTB coi là đột phá khẩu, bỏ ra ít nhất nhưng lại thu hiệu quả
cao nhất chính là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, nó diễn biến làm sao cho các dân tộc
mất đi truyền thống, bản sắc và khi đã mất rồi thì vấn đề chỉ còn là vấn đề thời
gian. Khi điều kiện cho phép có thể sử dụng các thế lực thân Mỹ để gây bạo loạn
lật đổ.
2. Vấn đề dân tộc và quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại
- Khái niệm dân tộc được dùng với 2 nghĩa phổ biến: dân tộc tộc người và
dân tộc quốc gia. Vấn đề dân tộc thường mang màu sắc chính trị, liên quan đến sự
ổn định của một quốc gia, đặc biệt khi nó bị lợi dụng, can thiệp từ bên ngoài.
- Vấn đề dân tộc ở Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54
dân tộc anh em. Một số đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam:
+ Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam là sự cố kết
dân tộc, hòa hợp dan tộc trong một cộng đồng thống nhất.
+ Các dân tộc sống đan xen là chủ yếu. Có tích cực và hạn chế?
+ Các dân tộc còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển và mức độ hưởng
thụ các giá trị văn hóa, tinh thần (nguyên nhân do phong tục tập quán; do chính
sách của thực dân…) đó là nguyên nhân các thế lực thù địch thường xuyên tìm
cách chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ví dụ sự kiện Tây Nguyên
2001 và 2004; huyện Mường Nhé (Điện Biên), v.v..
+ Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc có đời sống văn hóa mang
bản sắc riêng rất phong phú.
- Chính sách dân tộc: Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa; Tôn trọng
lợi ích, truyền thống; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết; Tăng cường bồi
dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, v.v..
3. Vấn đề nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam hiện nay
4. Vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
- Mục tiêu của đổi mới chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN,
phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
- Quan điểm về đổi mới chính trị:
+ Kết hợp chặt chẽ ngày từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
+ Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT để nhằm tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy làm chủ
của nhân dân.
+ Đổi mới HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình
thức và cách làm phù hợp.
+ Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT với nhau và
với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội
phát triển.

You might also like