You are on page 1of 12

1

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ QUỐC GIA INDONESIA……………………2
PHẦN II: NHÀ NƯỚC INDONESIA MANG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỘNG
HÒA TỔNG THỐNG
1. KHÁI QUÁT ĐÔI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ TỔNG
THỐNG………………………..2
2. VĂN HÓA, TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ, ĐẢNG PHÁI CỦA INDONESIA……
3
3. NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC……………………………...5
4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC………………………..5
5. TRÌNH TỰ THÀNH LẬP CÁC CƠ QUAN……………………………………
9
6. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ
QUAN……………………………………...10
7. SỰ THAM GIA CỦA NHÂN
DÂN…………………………………………...11
PHẦN III: TỔNG
KẾT ……………………………………………………………...11
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM
KHẢO………………………………………………..12
2

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ QUỐC GIA INDONESIA

Indonesia tên chính thức là Cộng Hòa Indonesia, thủ đô nằm ở Jakarta.
Indonesia là một đảo quốc liên lục địa, nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Và được mệnh danh là “xứ vạn đảo” vì có 13847 hòn đảo. Diện tích Indonesia khoảng
1,9 triệu km2, dân số 270 triệu người xếp hạng 4 thế giới. Indonesia là quốc gia theo
đạo Hồi lớn nhất thế giới, là 1 trong 5 nhà sáng lập ra ASEAN, và thành viên của
nhiều tổ chức toàn cầu lớn trong đó nổi bật là G20. Kinh tế Indonesia đứng thứ 5 châu
Á và đứng thứ 16 thế giới.Indonesia được coi là 1 trong 5 con hổ mới của châu Á.

PHẦN II: NHÀ NƯỚC INDONESIA MANG HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỘNG
HÒA TỔNG THỐNG
1. KHÁI QUÁT ĐÔI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG
+ Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người đứng đầu Chính
phủ
+ Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp. Tổng thống thành lập nội các từ số
các chính khách không phải nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa nghị viện và
chính phủ. Tổng thống tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ
trưởng và nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm đó.
+ Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau,
tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước
nghị viện. Về mặt pháp lý, tổng thống không có quyền nêu sáng kiến xây dựng
luật và không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn, đồng thời, nghị viện
cũng không có quyền lật đổ chính phủ.
+ Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật nghị viện đã thông qua, ngược
lại, nghị viện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên của
chính phủ theo thủ tục đàn hặc khi những người này vi phạm công quyền.

2. VĂN HÓA, TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ, ĐẢNG PHÁI CỦA INDONESIA

a) VĂN HÓA
Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nền văn hoá của Indonesia là
sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó,
Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng 86% dân
số là người hồi giáo). Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau.
Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt.

b) TÔN GIÁO

Giới thiệu chung tôn giáo Indonesia:


3

 Các tôn giáo ở Indonesia phát triển theo khu vực chứ không phải quốc
gia vì Indonesia hiện đại không thống nhất cũng không độc lập cho đến
năm 1949.
 Có 4 tôn giáo ở Indonesia được nhiều người theo nhất là Hồi giáo, Phật
giáo, Ấn Độ giáo và Kitô giáo.
Hồi giáo:

- Hồi giáo là một trong những tôn giáo ở Indonesia tồn tại lâu nhất, xuất
hiện từ thế kỷ 13. Số lượng người Hồi giáo chiếm đa số đã ảnh hưởng
tới nếp sống và văn hóa Indonesia sâu sắc.

- Chúng ta biết đến hồi giáo nhờ sự ảnh hưởng lớn của Trung Đông, tuy
nhiên, Indonesia mới là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới. Tôn giáo
chính ở Indonesia chính là Đạo Hồi này.

- Xã hội, đặc biệt là các vùng nông thôn, tư tưởng Đạo Hồi được thực
hiện nghiêm ngặt và bảo thủ. Ở các thành phố lớn có phần thả lỏng hơn.

Ấn Độ giáo:

- Cùng với Hồi giáo, Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo ở
Indonesia tồn tại lâu đời nhất. Nó còn được du nhập vào Indonesia trước
Hồi giáo, từ thế kỷ thứ nhất. Đây từng là tôn giáo thống trị ở Indonesia
dưới thời các đế chế cổ đại. Sau này nó dần bị thay thế bởi Đạo Hồi và
chỉ còn 2% dân số Indonesia theo Ấn Độ giáo hiện nay.

Phật giáo

- Phật giáo được du nhập vào Indonesia sau Ấn Độ giáo. Trong thời kỳ
Ấn Độ giáo hưng thịnh nhất, Phật giáo vẫn tìm được chỗ đứng của riêng
nó.

- Cùng với Ấn Độ giáo, Phật giáo cũng bị lụi tàn sau khi Hồi giáo du
nhập vào Indonesia. Ngày nay, Phật giáo là một trong những tôn giáo ở
Indonesia có ít người bản địa theo nhất (Trong số hơn 2 triệu người thực
hành Phật giáo, phần lớn là người Trung Quốc nhập cư).

Kitô giáo:

- Ngày nay, Kitô giáo cũng là một trong những tôn giáo ở Indonesia có
ít người theo nhất, chủ yếu là cộng đồng ở các đảo phía đông.

c) NGÔN NGỮ
4

 Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính của quốc gia, tuy nhiên thế hệ cũ vẫn nói
tiếng Hà Lan đồng thời tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi.

d) NHỮNG ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ Ở INDONESIA

Indonesia là một quốc gia có sự tồn tại của hệ thống đa đảng, hiện nay có khoảng hơn
40 đảng đang hoạt động tại quốc gia này.

1. Liên minh cầm quyền

Do hệ thống đảng phái của Indonesia hiện nay không cho phép một đảng nào chiếm
đa số trong Nghị viện, vì vậy, các đảng lớn thường phải thỏa hiệp với nhau để thành
lập Chính phủ liên hiệp. Hiện tại đảng cầm quyền ở Indonesia đang là Đảng Dân chủ
Đấu tranh Indonesia (PDI-P)

2. Các đảng phái chính trị

Tuy có hơn 40 đảng đang hoạt động nhưng quyền lực chỉ rơi vào tay 10 Đảng lớn
thuộc Quốc Hội (MPR), như là:

 Đảng Dân chủ đấu tranh Indonesia ( PDI-P)


 Đảng Thức tỉnh dân tộc ( PKB)
 Đảng Dân chủ dân tộc ( Nasdem)
 Đảng Lương tri Nhân dân ( PH )
 Đảng Dân chủ ( PD )
 Đảng Công lý thịnh vượng ( PKS )
 Đảng Uỷ quyền dân tộc ( PAN )
 Đảng Phát triển thống nhất (PPP )
 Đảng Phong trào Đại Indonesia ( Gerindra )
 Đảng Công chức ( Golkar )
 Indonesia là một nước theo chính thể Cộng hòa Tổng thống đa đảng, do vậy
việc chuyển giao quyền lực giữa các đảng phái gần như thường xuyên, đến
mức ở đất nước này truyền nhau một câu nói đó là “ Du lịch ở Nghị viện” để
ám chỉ việc chuyển giao quyền lực liên tục này.
 Lý do là vì:
 Indonesia theo chế độ Cộng hòa Tổng Thống đa đảng, những bất đồng
trong chính trị cũng là điều dễ hiểu ở các nước theo chế độ này.
 Ưu điểm là tạo ra cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập tránh lối lạm
quyền, tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước
 Nhược điểm: Trong nhà nước tư sản vẫn có khuyết điểm lớn là họ ra sức
công kích lẫn nhau. Mỗi đảng đều đưa ra cương lĩnh tranh cử nhằm lôi
5

kéo các tầng lớp dân cư mong chiếm được nhiều ghế trong các cuộc bầu
cử nghị viện, giành chức vụ đứng đầu cơ quan hành pháp để đứng ra
thành lập Chính phủ tạo ra cơ chế kiềm chế, cản trở việc hình thành các
cơ cấu, tổ chức nhà nước.
 Vì vậy, trong những trường hợp này, để giải toả tình hình, các nhánh
quyền lực nhà nước, các chính đảng, lực lượng đối lập buộc phải thỏa
hiệp với nhau.

3. NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC:


 Thời trung cổ, trên quần đảo này đã xuất hiện những vương quốc hùng mạnh
như Vương quốc Majapahit.
 Từ cuối thế kỷ XVI, thực dân Hà Lan xâm lược Indonesia.
 Từ năm 1811, Anh tìm cách xâm chiếm Indonesia. Năm 1824, Anh và Hà Lan
thỏa thuận về việc phân chia thuộc địa ở Đông Nam Á, theo đó Hà Lan cai trị
Indonesia.
 Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Nhật chiếm đóng Indonesia.
Sau CTTG II, Nhật là nước thua cuộc, Quân phiệt Nhật tuyên bố đầu hàng
quân đồng minh vô điều kiện. Điều này đã tạo điều kiện khách quan vv cùng
thuận lợi cho các nước Đông Nam Á, trong đó có nhân dân Indonesia đã chớp
lấy thời cơ, đứng lên giành độc lập dân tộc. Vào sáng ngày 17/8/1945, bản
tuyên ngôn độc lập Indonesia đã được tuyên bố. Từ đó, khai sinh nên nước
Cộng hòa Indonesia. Nhưng thật chất, đến năm 1949, Hà Lan mới chính thức
công nhận nền độc lập của Indonesia.
⇒ Sau đó, Indonesia đã ban hành bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1945 song vẫn còn
có những hạn chế quyền tự do dân chủ của người dân trong đời sống chính trị, xã hội.
Thông qua nhiều lần “tu chính án”, bản Hiến pháp 1945( sửa đổi, bổ sung năm 2002)
đã cải cách được chế độ dân chủ ở Indonesia và quyền lực của Tổng thống.
 Khoản 1- Điều 4 Hiến pháp: Tổng thống Cộng hòa Indonesia là người nắm
quyền hành pháp theo quy định của HP
 Điều 10 : Tổng thống là Tư lệnh Tối cao của Lực lượng Lục Quân, Hải quân và
Không quân)
⇒ Qua đó thể hiện màu sắc chính thể của Indonesia đang mang là cộng hòa Tổng
Thống.

4. CÁCH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC:


a. Cách thức tổ chức quyền lực
 Hình thức cấu trúc: đơn nhất
 Tổ chức bộ máy nhà nước gồm có 3 nhánh quyền lực:
1. Nhánh lập pháp: Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
 Chính phủ gồm có Tổng thống, Phó Tổng Thống, Nội các
6

 Tổng thống và Phó tổng thống được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu
toàn dân với nhiệm kỳ 5 năm ( tối đa là 2 nhiệm kỳ năm năm).
 Tổng Thống:
 Tổng thống khi nhậm chức phải tuyên thệ trung thành với tôn giáo của
mình vì Tổng thống thuộc về một đảng phái và đảng phái đó sẽ theo một tôn
giáo nhất định. Trung thành với tôn giáo là trung thành với Đảng phái của
mình.
 Quyền hạn:
 Là nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang
Indonesia và chịu trách nhiệm quản lý việc đối nội và đối ngoại
→ Điều này cho phép Tổng thống tham gia một cách chủ động
và chi phối các hoạt động lập pháp
 Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của
hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của
nghị viện.
 Tổng thống Indonesia có thực quyền lớn, cụ thể là trong quá trình
lập pháp, Tổng thống và Hội đồng đại biểu nhân dân có vai trò
ngang nhau, Tổng thống có quyền trình dự án luật ra Hội đồng
đại biểu nhân dân và ban hành các quy định dưới luật để thực
hiện các luật khi cần thiết.

 Phó Tổng Thống:


 Phó Tổng thống là người được bầu theo cặp với Tổng Thống ( Khoản 1,
Điều 6A Hiến Pháp Indonesia năm 1945-sửa đổi, bổ sung năm 2002:
Tổng thống và Phó Tổng thống là một cặp đôi được nhân dân bầu trực
tiếp)
 Nội các: Sau khi đắc cử, Tổng thống sẽ thành lập Nội các, gồm các thành viên
của đảng mình, một số của các đảng liên minh, và các nhà kỹ trị không đảng
phái.

2. Nhánh hành pháp: được trao cho Quốc hội hay còn được gọi là Hội nghị Hiệp
thương Nhân dân Cộng Hòa Indonesia ( viết tắt MPR)
 Quốc hội là cơ quan lập pháp lưỡng viện
 Cơ cấu gồm có:
 Hội đồng đại diện khu vực ( tức là Nghị viện- viết tắt: DPD ) và Hội
đồng đại diện nhân dân ( tức là Hạ viện- viết tắt: DPR )
 Hạ viện:
7

 Làm nhiệm vụ dự thảo và thông qua luật, hợp tác với tổng thống để xây
dựng ngân sách hàng năm, giám sát hoạt động chính trị.
 Nhiệm kỳ 5 năm và được bầu thông qua tổng tuyển cử. Các thành viên
được cử tri Indonesia bầu trực tiếp thông qua hệ thống đại diện theo tỷ lệ
trên hệ thống danh sách đảng phái từ 80 khu vực bầu cử, với số ghế mỗi
khu vực bầu cử từ 3 đến 10. Để có ghế trong DPR, một đảng phải có ít
nhất 4% số phiếu bầu trên toàn quốc
 Vào năm 2019, DPR được mở rộng thêm từ 560 lên 575 hạ nghị sĩ
→ Do đó, DPR bao gồm đại diện từ các đảng phái chính trị khác nhau,
điều này đã phản ánh bối cảnh chính trị đa nguyên của Indonesia
 Nghị viện:
 Trong khi đó, DPD là Thượng viện, được thành lập để đại diện cho lợi
ích và thúc đẩy quyền của các khu vực. DPD cung cấp nền tảng thiết
yếu cho các khu vực nêu lên mối quan ngại của mình và để tiếng nói của
họ được lắng nghe ở cấp quốc gia.
 Thượng viện, xây dựng dự luật và những vấn đề liên quan đến khu vực,
vùng miền, tăng cường vai trò đại diện của khu vực ở tầm quốc gia
 Thượng nghị sĩ do hội đồng lập pháp cấp tỉnh lựa chọn. Mỗi tỉnh được
bầu 4 đại biểu không đảng phái vào Hội đồng, nhiệm kỳ 5 năm.
Indonesia có 33 tỉnh thành, vì vậy Hội đồng này khoảng 130 nghị sĩ
 DPD đề xuất của cơ quan này về các vấn đề khu vực được xem xét
trong quá trình lập pháp → Điều này giúp cân bằng việc ra quyết định
của chính quyền trung ương với lợi ích khu vực, thúc đẩy tinh thần đoàn
kết và hợp tác quốc gia.
 Chức năng, vai trò:
 Quốc hội là thể chế quan trọng giúp định hình nền dân chủ của đất nước.
đóng vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, đại diện cho tiếng nói
và lợi ích đa dạng của người dân
 Là cơ quan có quyền xây dựng hoặc sửa đổi hiến pháp. Các dự luật có
thể được Chính phủ, các đảng phái chính trị hoặc các thành viên cá nhân
của Quốc hội đề xuất. Trong trường hợp hai dự luật tương tự được đề
xuất trong cùng khoảng thời gian Quốc hội họp, dự luật sẽ được cân
nhắc là dự luật do Hạ viện đề xuất, trong khi dự luật do Tổng thống đề
xuất được sử dụng làm nguồn so sánh.
 Đóng vai trò quan trọng trong việc phê duyệt ngân sách nhà nước, bảo
đảm ngân sách phù hợp với các mục tiêu phát triển của đất nước và đáp
ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư đa dạng
 Ngoài ra, Quốc hội còn chịu trách nhiệm đề xuất và ban hành các sửa
đổi Hiến pháp, bảo đảm luật tối cao của đất nước vẫn phù hợp, đáp ứng
8

được những thay đổi của xã hội…Cũng như có quyền bổ nhiệm hoặc
luận tội Tổng Thống
3. Nhánh tư pháp:
 Là một nhánh độc lập
 Gồm Tòa án Tối cao, Tòa án Hiến pháp, Uỷ ban Tư pháp
 Tòa án Tối cao là đứng đầu nhánh tư pháp, có quyền lực cao nhất trong
hệ thống tư pháp Indonesia
 Các thẩm phán được bổ nhiệm bởi Tổng thống.
 Tòa án Hiến pháp Indonesia được thành lập năm 2003, quyết định các
vấn đề về hiến pháp và chính trị
 Có nhiệm vụ giám sát những quyết định của Nội các và Nghị viện để
đảm bảo các quyết định phù hợp với Hiến pháp.
 Ủy ban Tư pháp Indonesia giám sát các thẩm phán
 Hiến pháp năm 1945(sửa đổi,bổ sung năm 2002) tuy không ghi cụ thể nguyên
tắc tam quyền phân lập nhưng chịu ảnh hưởng của nguyên tắc này khi quy định
về tổ chức bộ máy nhà nước
b) Bầu cử:
 Ủy ban Bầu cử Indonesia (viết tắt KPU) là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành
cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống ở Indonesia
 Bầu cử tuân theo 6 nguyên tắc: trực tiếp, tự do, phổ thông, bí mật, trung thực
và công bằng:
 Trực tiếp: cử tri bỏ phiếu không cần qua bất kì trung gian nào.
 Tự do: cử tri sẽ có thể bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào chứ không
bắt buộc 1 người cụ thể.
 Phổ thông: tất cả người Indonesia đã đáp ứng tiêu chí của cử tri thì sẽ có
thể bỏ phiếu.
 Bí mật: Lá phiếu kín được đảm bảo và sự lựa chọn của cử tri sẽ không
được người khác biết ngoài chính họ.
 Trung thực: Cử tri,ứng cử viên và các tổ chức bầu cử hoàn thành nhiệm
vụ bầu cử một cách trung thực.
 Công bằng: cử tri và ứng cử viên sẽ được luật pháp đối xử bình đẳng,
không có sự ưu đãi hay phân biệt đối xử nào.
 Khi cử tri đi bỏ phiếu sẽ được trao 5 lá phiếu : Tổng thống, phó tổng thống, các
thành viên của Hội đồng tư vấn nhân dân và các thành viên của cơ quan lập
pháp được bầu cùng ngày ( được áp dụng từ ngày 17/4/2019 trong cuộc bầu cử
tổng thống đương nhiệm Joko Widodo). Tuy nhiên với số lượng phiếu khổng lồ
như vậy, nên công việc kiểm phiếu kéo dài hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày tại
17000 hòn đảo được xem là một thách thức lớn mà không phải nhân viên nào
cũng vượt qua được. Ngoài 272 nhân viên tử vong vì kiệt sức thì còn có 2000
người khác gặp vấn đề sức khỏe.
9

 Lá phiếu màu vàng dành cho hội đồng đại biểu nhân dân (hạ viện).
 Lá phiếu màu đỏ dành cho hội đồng đại biểu khu vực (thượng viện).
 Lá phiếu màu xanh lam và xanh lá cây lần lượt bỏ cho hội đồng đại biểu nhân
dân cấp tỉnh và hội đồng đại biểu nhân dân cấp huyện.
 Lá phiếu cuối cùng màu xám, dành cho cả vị trí tổng thống và phó tổng thống
5. TRÌNH TỰ THÀNH LẬP CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC INDONESIA
- Cơ quan chính quyền Indonesia theo trình tự kế tiếp
1. Tổng thống (Presiden): Là người đứng đầu của quốc gia, được bầu cử mỗi năm
và có quyền lựa chọn các bộ trưởng và quản lý chính phủ.
2. Quốc hội (Dewan Perwakilan Rakyat - DPR): Là cơ quan lập pháp có quyền
tạo ra và thẩm tra luật. Có hai thạc sĩ quốc hội, bao gồm Dewan Perwakilan Rakyat
(DPR) và Dewan Perwakilan Daerah (DPD).
3. Hội đồng Đại diện (Dewan Perwakilan Rakyat - DPR): Đây là một phần của
quốc hội và bao gồm 575 thành viên (người đại diện) được bầu cử từ các khu vực cử
tri.
4. Hội đồng Đại diện Daerah (Dewan Perwakilan Daerah - DPD): Là cơ quan
chuyên trách đại diện các khu vực (propinsi) của Indonesia.
5. Quốc hội của các đơn vị đặc biệt: Các tỉnh, thành phố và khu tự quản đặc biệt
của Indonesia có quốc hội của riêng họ.
6. Chính phủ (Pemerintah): Là cơ quan thực thi chính phủ, bao gồm các bộ trưởng
và quan chức chính phủ khác.
7. Các tỉnh, thành phố, và đơn vị đặc biệt của Indonesia cũng có các cơ quan chính
quyền địa phương của riêng họ, như Hội đồng tỉnh (Dewan Perwakilan Rakyat Daerah
- DPRD) và chính quyền địa phương.

- Các cơ quan độc lập của Indonesia:


1. Tòa án Hiến pháp (Mahkamah Konstitusi): Là tòa án cao cấp có trách nhiệm
kiểm tra tính hợp pháp của các luật và quyết định của các cơ quan chính phủ. Tòa án
này đảm bảo tuân thủ Hiến pháp Indonesia.
2. Tòa án Tối cao (Mahkamah Agung): Tòa án này chịu trách nhiệm giám sát các
tòa án niêm phong và tòa án tối cao của các tỉnh. Nó cũng giám sát hệ thống phân
quyền và tuân thủ pháp luật.
3. KPK (Komisi Pemberantasan Korupsi): KPK là Cơ quan chống tham nhũng
của Indonesia và chịu trách nhiệm điều tra, truy cứu và ngăn chặn tham nhũng trong
các cơ quan chính phủ và xã hội.
4. Ombudsman Nasional: Ombudsman là cơ quan độc lập có nhiệm vụ giám sát
và giúp đỡ công dân giải quyết khiếu nại về hành vi sai phạm của các cơ quan chính
phủ.
5. Badan Keamanan Laut (Badan Keamanan Laut): Là cơ quan bảo vệ biển đảo
của Indonesia và đảm bảo an ninh hàng hải.
10

6. Lembaga Penyiaran Publik (LPP): Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và


giám sát các truyền hình và đài phát thanh công cộng.

6. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN:

Mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ở Indonesia, các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc lập
nhưng cũng phải tương tác để đảm bảo sự cân bằng quyền lực và hệ thống kiểm soát.
Dưới đây là một số thông tin về mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực này tại
Indonesia:

1. Nhánh quyền lập pháp:


 Quyền lập pháp tại Indonesia thuộc về các Đảng chính trị khác và các quan
chức đại diện trong Hội đồng đại diện nhân dân (DPR), Quốc hội của
Indonesia. DPR có nhiệm vụ xây dựng và thông qua pháp luật, đặc biệt là Hiến
pháp.
 Nhánh Lập pháp có quyền kiểm tra quyền của nhánh Hành pháp và có thể bãi
nhiệm quyền của các quan chức cấp cao.
2. Nhánh quyền hành pháp:
 Nhánh quyền hành pháp của Indonesia được đại diện bởi Tổng thống
Indonesia, người là trưởng của quốc gia và chính phủ. Tổng thống được bầu
trong cuộc bầu cử cơ bản.
 Tổng thống có thẩm quyền thực hiện luật và quyết định chính trị hàng ngày
của quốc gia. Nhánh quyền hành pháp cũng bao gồm Bộ trưởng và cơ quan
hành pháp khác dưới quyền của Tổng thống.
3. Nhánh quyền tư pháp:
 Nhánh quyền Tư pháp của Indonesia độc lập và đóng vai trò quan trọng trong
việc áp dụng luật pháp và giải quyết tranh chấp. Hệ thống tư pháp Indonesia
bao gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, và các tòa án cấp dưới.
 Tòa án Hiến pháp đảm bảo tính hợp pháp của pháp luật và quyết định về những
tranh chấp về Hiến pháp. Tòa án Tối cao chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tư
pháp và có vai trò quyết định trong nhiều vụ án quan trọng.
 Kết luận: Mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực được xây dựng dựa trên sự
cân bằng và kiểm soát. Mỗi nhánh có thẩm quyền và trách nhiệm riêng biệt,
nhưng các cuộc xung đột giữa chúng có thể xảy ra. Tuy nhiên, hệ thống tư pháp
của Indonesia cố gắng đảm bảo tính độc lập của mình để bảo vệ quyền lợi của
công dân và đảm bảo tuân thủ luật pháp.

7. SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN


11

Ở Chính thể cộng hòa Tổng Thống thừa nhận nhân dân tham gia vào tổ chức các cơ
quan quyền lực nhà nước ở trung ương phổ biến nhất là thông qua qua bầu cử.

a. Số lần tham gia:


 Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trực tiếp bởi nhân dân theo nhiệm kỳ
của Tổng thống 5 năm bầu 1 lần, nhiệm kỳ năm năm, nắm giữ tối đa hai nhiệm
kỳ ( Điều 6A, Hiến pháp Indonesia năm 1945-sửa đổi, bổ sung năm
2000,2001,2002)
 Các thống đốc, Nguyên lão và Thị trưởng tương ứng người đứng đầu chính
quyền địa phương được bầu 1 cách dân chủ ( khoản 4 điều 18)
b. Hình thức tham gia:

- Bầu cử tuân theo 6 nguyên tắc: trực tiếp, tự do, phổ thông, bí mật, trung thực và
công bằng

- Công dân Indonesia ở nước ngoài có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại các khu vực
bầu cử ở Đại sứ quán Indonesia đặt tại nước ngoài.

c. Điều kiện tham gia:


 Phải đi bầu trực tiếp,cử tri từ 17 tuổi hoặc ít hơn nếu cử tri đã kết hôn
 Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
d. Mục đích tham gia:
 Thể hiện chính kiến và tinh thần dân chủ của nhân dân.
 Lựa chọn được người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực
hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
 Vì Indonesia là quốc gia đa Đảng nên việc để nhân dân bầu cử có thể hạn chế
khả năng lạm quyền khi mà Tổng thống thuộc về một Đảng nào đó lên nắm
quyền.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Theo nội dung mà nhóm đã nghiên cứu, Cộng hòa Indonesia là một trong những quốc
gia tiêu biểu cho hình thức chính thể cộng hòa tổng thống. Tổng thống được trao
quyền hạn rất lớn do nhận được sự ủy quyền trực tiếp từ người dân. Nhờ chính sách
và đường lối đúng đắn, đất nước đi theo chính thể cộng hòa trên đang phát triển mạnh
mẽ, trở thành một trong những nước nổi bật ở Đông Nam Á.
12

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

_ Slide bài giảng Hình thức chính thể của Giảng viên Phạm Thị Phương Thảo

_ Tập bài giảng Lý luận Nhà nước, trường ĐH Luật TP HCM

_ Khoa luật-ĐHQG HN, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền CD: Tuyển
tập HP một số quốc gia,NXB Hồng Đức, Hà Nội,2012, trang 133 134 134 135

Tập bài giảng Lý luận về nhà nước (TB lần 1, có sửa đổi bổ sung), Trường ĐH Luật
TP HCM

-http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3186-nhung-bien-doi-chinh-tri-
o-indonesia-hien-nay.html?
fbclid=IwAR1IdofGasC9gBHcrJ34QvD2VzWg0yIhYUywyZzR5ml7ityKaB8UifZyA
Vo

-https://lutrader.com/nuoc-cong-hoa-indonesia-thong-nhat-ra-doi/amp

-https://pursuit.unimelb.edu.au/articles/six-things-you-should-know-about-the-
indonesian-elections

-https://tcnn.vn/news/detail/53410/To-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-o-mot-so-quoc-
gia-ASEAN-va-nhung-goi-mo-doi-voi-Viet-Nam.html#:~:text=CQ%C4%90P
%20%E1%BB%9F%20Indonesia%20g%E1%BB%93m%2004,trong%20b%E1%BB
%99%20m%C3%A1y%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh.

You might also like