You are on page 1of 8

Câu 1: Điều lệ của Đảng quy định nhiệm vụ và quyền hạn của của Đảng viên như thế

nào?
Trả lời:
* Là một Đảng viên khi vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản, mỗi cá nhân Đảng
viên phải ý thức được trọng trách, ý thức được trách nhiệm của mình. Chính lẽ đó, trong
Điều 2 Điều lệ Đảng, nhiệm vụ của Đảng viên được quy định gồm 4 điểm:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ
hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy
định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia
công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật,
giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với
Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Song, để có thể thực hiện những nhiệm vụ trên, mỗi Đảng viên cần chú ý nắm vững những nội
dung sau:

Một là, phải kiên định những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng: xem độc lập
dân tộc là lí tưởng, là mục tiêu của Đảng, của toàn dân; lấy chủ nghĩa Mac-lenin và tư tưởng
HCM làm nền tảng và là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động dưới sự lãnh đạo tài tình của
Đảng CS Việt Nam.

Hai là, chúng ta phải hiểu rõ cơ hội lớn đưa đất nước phát triển nhanh gắn liền với phát triển
bền vững, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại.

Ba là, lấy phát triển KT-XH là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa, con
người làm nền tảng tinh thần xã hội, tăng cương QP-AN.

Bốn là, có mối quan hệ gắn bó mật thiếu với nhân dân.

Năm là, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, chống lại sự phá hoại của kẻ thù.

* Về quyền hạn của Đảng viên, trong Điều 3 Điều lệ Đảng và Quy định số 24-QD/TW ngày
30/07/2021 cũng nêu rõ:

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp
hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ
chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối
với mình.

Trong tất cả các quyền hạn nếu trên, Đảng viên dự bị đều có các quyền hạn đó, trừ quyền
biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng

Câu 2: Cương lĩnh chính trị là gì? Đồng chí trình bày các cương lĩnh chính trị của Đảng?

* Cương lĩnh chính trị là: (Tài liệu)


* Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kì:

1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị
thành lập Ðảng (tháng 2/1930) thảo luận, thông qua đã xác định rõ ràng nhiều vấn đề cơ bản
về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.

Trong cương lĩnh, Bác đã nêu rõ:

- Cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng” và “thổ địa cách mạng” để đi tới
XH cộng sản.

- Về chính trị: Ðánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước
Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công
nông.
- Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp,
vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch
thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ
sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật
ngày làm 8 giờ.
- Về xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo
dục theo công nông hóa.
Cương lĩnh đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục
cho đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.”
2. Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 năm 1930)
Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời tổ chức tại
Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chánh trị chánh trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương (còn được gọi là Luận cương cánh mạng tư sản dân quyền) do đồng chí Trần Phú
khởi thảo.
Toàn bộ nội dung Luận cương chánh trị của Ðảng Cộng sản Ðông Dương là những tư
tưởng cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Ðảng Cộng
sản Ðông Dương; tiếp tục khẳng định và bổ sung một số vấn đề cốt lõi về con đường cách
mạng của Việt Nam mà Chánh cương vắn tắt đã nêu.
Luận cương nhận định, nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là
đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ, lập ra chính phủ công nông, tịch thu
ruộng đất của địa chủ trao cho nông dân; bãi bỏ các sưu thuế hiện thời, ngày làm công 8 giờ,
cải thiện sinh hoạt cho thợ thuyền và những người lao động; xứ Ðông Dương hoàn toàn độc
lập, thừa nhận dân tộc tự quyết; lập quân đội công nông; ủng hộ Liên Xô, liên kết với giai
cấp công nhân thế giới và phong trào cách mạng thuộc địa, bán thuộc địa...
Tuy nhiên, ta vẫn nhận thấy được ở luận cương vẫn còn một số điểm hạn chế: “chưa
xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu.....(tài liệu).......địa chủ nhỏ.”
3. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2 năm 1951)
Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư
Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Ðại hội II của Ðảng (tháng 2 năm 1951) thảo luận,
thông qua.
Nhiệm vụ căn bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc
lập thống nhất thật sự cho đất nước, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm
cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ðộng lực của cách mạng Việt Nam lúc này là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành
thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc, những thân sĩ yêu nước và tiến bộ; trong đó nền tảng
là công nhân, nông dân, trí thức; lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân.
Từ đó Chính cương khẳng định: cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Ðây là một cuộc đấu tranh lâu dài, trải
qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt là phải tập trung
sức hoàn thành giải phóng dân tộc.
4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (tháng 6 năm 1991)
Sau khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, cả nước đi lên CNXH, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, một lần nữa, nhân dân ta lại vượt qua thử thách hiểm nghèo. Mô hình
xây dựng CNXH kiểu cũ bị sụp đổ tại trung tâm của hệ thống XHCN. Chế độ chính trị ở
Liên Xô, các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Là một quốc gia chưa phát triển, lại vừa trải
qua 30 năm chiến tranh, bị bao vây cấm vận, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ
nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện công cuộc đổi mới mở đầu từ Đại hội
VI, năm 1986. Tại Đại hội VII, lần đầu tiên, Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong điều kiện hòa bình. Đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH” năm 1991 (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991).
Cương lĩnh đã xác định rõ nội dung, tính chất của thời đại, làm nổi bật 2 nội dung cơ
bản: (1) Quan niệm tổng quát về XHCN mà nhân dân ta xây dựng. (2) Những phương hướng
cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo cương lĩnh 1991, Đảng ta quyết tâm
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành
động , ương lĩnh cũng xác định, quá độ lên CNXH ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua
nhiều chặng đường. Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng
xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính
trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn
vinh.
Chính nhờ lẽ đó, toàn Đảng, toàn dân ta vô cùng đoàn kết khi thực hiện cương lĩnh đã
góp phần đưa đất nước từng bước vượt qua những khó khăn, tiến bước lên phía trước với
một tương lai tươi sáng hơn, nhiều thắng lợi và khẳng định vị thế của nước nhà trên trường
quốc tế.
5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển
năm 2011)
(Tài liệu)
Câu 3: Đồng chí hãy trình bày 5 truyền thống vẻ vang của Đảng và phân tích 1 truyền
thống mà đồng chí tâm đắc nhất.
* 5 truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
Ngay từ khi vừa mới ra đời, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã
nắm bắt đúng xu thế phát triển của thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong
trào cách mạng thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công
nhân. Vì vậy, trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước
ngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách, dù hiểm nghèo, tưởng không thể vượt qua,
Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phát triển của
thực tiễn, đưa con thuyền cách mạng vượt lên. Trong chặng đường suốt hơn 90 năm cố gắng,
Đảng đã để lại cho toàn thể dân tộc đồng bào những truyền thống vang dội:
1. Trung thành với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế để đề ra đường lối chung và tổ chức
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ cách mạng.
3. Tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh làm chủ
đất nước của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn luôn lấy việc phục vụ nhân dân
làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu.
4. Đoàn kết trong Đảng. Đoàn kết thống nhất, có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ trên cơ sở
nguyên tác tập trung dân chủ, tự phê bình, phê bình và tình yêu thương đồng chí.
5. Đoàn kết quốc tế dựa trên những nguyên tắc và mục tiêu cao cả.
Và có lẽ, đó là kết quả của quá trình vun trồng, xây đắp bền bỉ, là sự hy sinh, phấn đấu
không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng. Những truyền thống đó có ý nghĩa dân
tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được
nâng cao của Đảng ta.
* Phân tích một truyền thống tâm đắc nhất
Một cây làm chẳng nên non
Bắc Nam là con một nhà
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Đúng vậy! Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta là một truyền thống
vẻ vang từ lâu đời. Tựa như một nguồn sức mạnh vô biên, tinh thần ấy đã giúp dân tộc ta
vượt qua bao gian lao thử thách, xóa bỏ mọi giặc ngoại xâm để có được sự hòa bình độc lập
như ngày hôm nay. Một lòng xây dựng nước nhà giàu mạnh, “chung lưng đấu cật” trước
muôn vàn khó khăn, quân dân ta đã đoàn kết một lòng, đó là truyền thống mà mỗi thế hệ
đảng viên, đoàn viên cần gìn giữ và phát huy, đoàn kết trong nhiều mặt, ở nhiều khía canh
khác nhau, nhưng có lẽ, truyền thống mà bản thân tôi cảm thấy tâm đắc nhất đó chính là:
đoàn kết trong Đảng.
Vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, được bồi dưỡng nhận thức về Đảng, về lí
luận chính trị. Mỗi cá nhân đảng viên là thế hệ tri thức tiên phong trong quá trình xây dựng
nước nhà, ở họ, ta thấy được đó không chỉ là trách nhiệm của một người đảng viên phải phục
vụ nhân dân, mà ta còn thấy được, đó còn là một chiến sĩ cộng sản, mang trong mình lí
tưởng cao quý, một khát vọng muốn đắp xây cho đất nước mạnh giàu, sánh vai cùng các bạn
bè cường quốc 5 châu. Chính vì lẽ đó, tinh thần đoàn kết trong Đảng là vô cùng quan trọng,
chúng ta là đồng chí của nhau, được cùng là cá thể trong một tổ chức vĩ đại, tuy mỗi người sẽ
có những ước mơ riêng, những khát vọng cá nhân và khao khát đạt được, nhưng có lẽ...quy
chung lại, sứ mệnh của toàn thể đảng viên chính là nâng cao vị thế quốc gia, góp phần phát
triển đất nước.
Trải qua những thử thách khắc nghiệt của nhà tù đế quốc, trước lưỡi lê, họng súng của
kẻ thù hay trên chiến trường lửa đạn, các chiến sĩ cộng sản của ta nào bao giờ chịu khuất
phục trước mũi giày của giặc, vì ở họ đã mang một một lí tưởng:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Họ đã quyết tâm, luôn đoàn kết, thương yêu nhau, san sẻ mọi niềm vui, đau khổ để
cùng nhau vượt qua mọi gian lao, đánh tan quân xâm lực tàn bạo. Đó là “tình đồng chí”, là
nghĩa tình cộng sản, là tinh đoàn kết trong Đảng và luôn gắn bó, thủy chung. Chính bởi
nghĩa tình thiêng liêng ấy, họ đã gắn kết với nhau thành một đội tiên phong được nhân dân
tin cậy và ngưỡng mộ, khiến mọi giặc ngoại xâm cũng phải e dè khiếp sợ...Và có lẽ, những
người chiến sĩ ấy đã tạo thành một sức mạnh to lớn, đưa Đảng ta vượt qua mọi thử thách, hi
sinh, giữ vững niềm tin và giương cao ngọn cờ lãnh đạo.
Vậy, có bao giờ chúng ta thử đặt nghi vấn, nếu như không có tinh thần đoàn kết, thì tổ
chức Đảng sẽ ra sao? Liệu chúng ta có thể tiếp tục giữ vững sự giàu mạnh của nước nhà
được hay không? Vâng! Có lẽ câu trả lời chắc chắn là “Không!”, chúng ta không thể nào
phát triển nếu như tổ chức đó thiếu đi tinh thần đoàn kết của các thành viên, đó chắc chắn là
một tổ chức rời rạc, thiếu sự thống nhất và chắc chắn sẽ dẫn đến sự tụt dốc của đất nước. Vì
vậy, đoàn kết trong đảng là vô cùng quan trọng, là yếu tố cốt lõi trong quá trình dựng nước
và giữ nước! Có đoàn kết, Đảng cộng sản mới có thể phát triển, mới thực sự trở thành “ngọn
cờ tiên phong” lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp nước nhà. Các thế hệ đi trước đoàn kết
đánh giặc, các thế hệ ngày nay đoàn kết trong lao động, học tập và hội nhập, không ngừng
phấn đấu, quyết tâm xây dựng nước nhà giàu mạnh.
Tóm lại, đoàn kết trong đảng là truyền thống vẻ vang mà mỗi cá nhân đảng viên, thậm
chí là đoàn viên rất đáng lưu tâm và học hỏi. Đó chính là “chìa khóa vàng” cho sự phát triển
đất nước hôm nay và mai sau.
Câu 4: Đồng chí trình bày ngắn gon các nội dung phấn đấu để trở thành đảng viên
ĐCSVN. Liên hệ bản thân trong việc thực hiện các nội dung đó.
* Các nội dung phấn đấu để trở thành đảng viên ĐCSVN:
1. Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn.
2. Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
3. Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, công
tác xã hội.
5. Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở.
* Liên hệ bản thân
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn của tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Từ ấy- Tố Hữu)
Vâng! Ta còn nhớ cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu khi vinh dự đứng vào hàng ngũ
của Đảng ngày nào. Thoát ra khỏi vùng kìm hãm âm u, tăm tối, chàng thanh niên ấy
đã được giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhận ra chân lí của đời mình để rồi chính thức trở
thành một người đảng viên mà có lẽ cũng chính bởi điều đó đã làm nhà thơ không
khỏi xúc đụng và hạnh phúc, cảm thấy như được tái sinh, “bừng” sáng cuộc đời....Thật
vậy, đó không chỉ là cảm xúc của riêng Tố Hữu, mà đó còn là cảm xúc của hầu hết tất
cả mọi người, của tất cả những quần chúng tiên tiến luôn không ngừng phấn đấu với
mong ước một ngày nào đó mình cũng sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng,
trở thành người con ưu tú của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, là một đoàn viên đang trong quá trình phấn đấu và rèn luyện, bản thân
tôi cũng luôn mong ước sẽ trở thành người con của Đảng, được phục vụ nhân dân,
được cống hiến hết mình cho dân tộc theo lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Và cũng chính
bởi xem điều đó là mục tiêu của đời mình, bản thân tôi luôn ý thức chính mình cần
học tập, phấn đấu nhiều hơn, trau dồi nhiều hơn để thực sự xứng đáng với danh hiệu
mà bản thân hằng mong ước.
Điều đầu tiên mà bản thân tôi cần lưu tâm đó chính là: Cần xác định động cơ
vào Đảng đúng đắn, vào Đảng để hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân,
làm trọn nhiệm vụ của người Đảng viên, được Đảng và nhân dân tin cậy yêu mến. Là
một đoàn viên không ngưng nỗi lực, luôn lúc nào tôi cũng tự đặt ra những câu hỏi cho
mình, liệu động cơ vào đảng của chính tôi là gì? Động cơ ấy có chắn đã hợp lí hay
chưa?.... Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xác định động cơ vào đảng,
bản thân tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi,luôn tiếp thu những tinh hoa giá trị để làm giàu
cho tri thức của mình. Thế nên tôi nhận ra rằng: Chỉ khi bạn thực sự giác ngộ về mục
đích, lý tưởng cách mạng, bạn thực sự mới có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Đảng CSVN không thu nhận vào hàng ngũ mình những người mang động cơ thiếu
trong sáng, lệch lạc; càng không để cho các phần tử cơ hội lọt vào Đảng. Cái được lớn
nhất khi vào Đảng là được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, được Đảng và nhân
dân tin cậy, yêu mến.
Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay,mỗi người đảng viên nói chung và bản
thân tôi nói riêng, luôn phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách là những cám dỗ
của quyền lực, tiền tài… Thế nhưng, chính bản thân tôi đac ý thức được tai họa của
những điều đó, vì bởi lẽ nếu một người vào Đảng mà không có động cơ trong sáng sẽ
không thể vượt qua được những thử thách, không thắng nổi sự cám dỗ vật chất và
những thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Và có lẽ, nếu xem việc xác định động cơ là khâu đầu tiên, thì chắc hẳn khâu thứ
hai là : Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Đứng trước bao
cám dỗ của thực tế, đối mặt với sự dòm ngó và tác động của các thế lực thù địch,
chúng ta phải biết tôi rèn cho bản thân mình một “cái đầu lạnh”, một bản lĩnh chính trị
thể hiện qua sự kiên định và nhận thức đúng đắn trong mục tiêu, lí tưởng đac lựa chọn
mà có lẽ trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, không lung lay ý
chí, quyết tâm. Từ thực tế cố gắng, qua các hoạt động trong nhà trường, bản thân tôi
luôn ý thức mình phải kiên định với lí tưởng sáng ngời của Đảng để lại cho dân tộc,
đẩy lùi mọi suy nghĩ, mọi tác động tiêu cực về Đảng và Nhà nước, bài trừ các thế lực
thù địch với “diễn biến hòa bình” đầy âm mưu, thủ đoạn.
Bên cạnh đó, để trở thành một người đảng viên ưu tú dưới ngọn cờ lãnh đạo của
Đảng CS, mỗi đoàn viên đã luôn phấn đấu không màn mệt mỏi để có thể ngày càng
hoàn thiện bản thân hơn, luôn quyết tâm nâng cao năng lực bản thân và hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Vì chắc hẳn, để trở thành Đảng viên, người đang phấn đấu vào
Đảng cần phải biết không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của mình và
nhiệm vụ được tổ chức Đảng, đoàn thể giao cho, bảo đảm đạt chất lượng, hiệu quả
cao. Luôn phấn đấu trở thành người sản xuất, công tác, chiến đấu và học tập giỏi,
xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu “Đảng viên đi trước, làng nước theo
sau” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Song có lẽ việc phấn đấu như thế thôi chưa là đủ! Bởi vì đất nước ta là một đất
nước giàu truyền thống yêu nước và đoàn kết từ bao đời, thế nên để trở thành Đảng
viên, người phấn đấu vào Đảng phải biết gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực
tham gia hoạt động đoàn thể và công tác xã hội. Thực tế thực hiện những điều này,
bản thân tôi cũng luôn đặt ra cho mình mục tiêu phải tích cực tham gia các hoạt động,
phong trào đoàn thể mà bản thân là thành viên. Đâu chỉ nỗ lực cho riêng mình, điều
mà Đảng viên hay cụ thể là người phấn đầu vào Đảng phải đặc biệt chú ý là phải gắn
liền với tập thể, với nhân dân vì bản chất của nhà nước ta là nhà nước “của dân, do
dân, vì dân”, thế nên việc gắn với tập thể và nhân dân là một nội dung rất quan trọng,
cũng như việc tích cực tham gia các công tác xã hội, người phấn đấu vào Đảng mới có
thể rèn luyện được nhiều kĩ năng, tôi rèn cho bản thân nhiều phẩm chất cao quý để
thực sự xứng đáng được đứng vào hàng ngũ cộng sản. Góp phần phát huy vai trò của
đoàn thể trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Và nội dung cuối cùng trong nội dung phấn đấu trở thành Đảng viên đó chính
là: tích cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng trong cơ sở. Từ thực tế các hoạt
động của trường lớp và đoàn thể, là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, là một
đoàn viên phấn đấu vào Đảng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được vai trò mà các hoạt
động xây dựng Đảng mang lại, chủ động tham gia, sáng tạo và trau dồi từ các hoạt
đông ấy để tiếp thu thêm kinh nghiệm, lĩnh hội kiến thức làm giàu cho bản thân, cho
quá trình phấn đấu vào Đảng của mình.
Tóm lại, việc phấn đấu vào Đảng của toàn thể mọi người nói chung và bản thân
tôi nói riêng là một quá trình đòi hỏi sự miệt mài và kiên nhẫn, chúng ta phải biết chủ
động, biết tích cực đổi mới và sáng tạo. Từ nhận thức đúng đắn về Đảng, từ các hoạt
đông đoàn thể xây dựng Đảng trong cơ sở và các công tác xã hội, chúng ta phải biết
nỗ lực, phải thật sự chú tâm đến những vấn đề quan trọng, biết gắn liền với lợi ích của
nhân dân và tôi rèn cho mình một bản lĩnh chính trị vững chắc, xua tan đi mọi ý nghĩa
không trong sáng, từng ngày hoàn thể bản thân mình hơn nữa để thật sự đủ tiêu chuẩn
được xét nạp và hàng ngũ của Đảng CS.

You might also like