You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUỐC TẾ HỌC


------------------------------

THẢO LUẬN VÀ TRÌNH BÀY VỀ TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC
NƯỚC ĐÔNG NAM Á

(Học phần: Chuyên môn 2)

Nhóm 10: Trương Thị Mỹ Nhân (Nhóm trưởng),Cù Thị Ái Nhi,Nguyễn Hoàng Yến
Nhi,Nguyễn Thảo Nhi,Bùi Thị Thảo Như,Nguyễn Quỳnh Như,Nguyễn Thị Quỳnh
Nhung,Phạm Thị Bích Nhung
Khóa: 14CNĐPH
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh, ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung

Đà Nẵng, tháng 1/2018


MỤC LỤC
TÓM TẮT
I. GIỚI THIỆU
II. MỞ ĐẦU
III. NỘI DUNG
1. Một số tôn giáo phổ biến ở các nước Đông Nam Á
1.1 Phật giáo
1.1.1 Quá trình truyền bá Phật giáo vào Đông Nam Á
1.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo ở các nước Đông Nam Á
1.2 Hindu giáo
1.2.1 Quá trình du nhập Hindu giáo vào Đông Nam Á
1.2.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Hindu giáo
1.2.3 Ảnh hưởng của Hindu giáo ở các nước Đông Nam Á
1.3 Hồi giáo
1.3.1 Quá trình du nhập Hồi giáo vào Đông Nam Á
1.3.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Hồi giáo
1.3.3 Ảnh hưởng của Hồi giáo ở các nước Đông Nam Á
1.4 Công giáo
1.4.1 Quá trình truyền bá Công giáo vào Đông Nam Á
1.4.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Công giáo
1.5 Một số tôn giáo khác
1.5.1 Nho giáo
1.5.2 Đạo giáo
1.5.4 Tôn giáo bản địa
2. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á
2.1 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
2.2 Tính ngưỡng phồn thực
2.2.1 Săn đầu_tế máu
2.2.2 Thờ cơ sinh thực khí
2.2.3 Thờ hành vi giao phối
2.2.4 Tục cầu mưa
2.3 Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất
2.3.1 Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam
2.3.2 Tín ngưỡng thờ cúng của người Campuchia
2.3.3 Tín ngưỡng thờ cúng của người Indonesia
2.3.4 Tín ngưỡng thờ cúng của người Thái Lan, Lào, Philipin, Singapore…
IV.KẾT LUẬN
BÀN LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC NƯỚC
ĐÔNG NAM Á
TÓM TẮT
Các nước Đông Nam Á rất đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng, có ít nhất bốn tôn giáo
khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam Á và ba tín ngưỡng dân gian bản địa đặc
trưng của người dân nơi đây. Phần đầu nội dung sẽ tập trung đi sâu và phân tích bốn
tôn giáo phổ biến ở đông nam á về sự phân bố, quá trình du nhập, sự ảnh hưởng và
giáo lí cơ bản. Phần hai trong nội dung sẽ phân tích cụ thể về tín ngưỡng đặc trưng của
người dân Đông Nam Á, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, các hoạt động và
ý nghĩa của tín ngưỡng đó.
Từ khóa: Đông Nam Á, tôn giáo, tín ngưỡng
ABSTRACT
Southeast Asian countries are diverse in religion and belief, with four popularly
different religions spread throughout Southeast Asia and three indigenous peoples'
beliefs. The first section will focus on and analyze the four popular religions in
Southeast Asia on the distribution, process of introduction, influence and basic
doctrine. Part two of the content will analyze the specific beliefs of the Southeast Asia
people, explore the process of formation and development, activities and significance
of those belief.
Key words: Southeast Asia, religion, belief
I. GIỚI THIỆU
1. Lí do nghiên cứu
Thấy được sự đa dạng về tôn giáo cũng như tín ngưỡng đặc trưng của các nước Đông
Nam Á nên chúng tôi muốn đi sâu và tìm hiểu cụ thể các tôn giáo và tín ngưỡng đồng
thời giúp cho mọi người hiểu hơn về sự phân bố, sức ảnh hưởng và giáo lí của các tôn
giáo chính cũng như tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động tín ngưỡng mang đậm nét
Đông Nam Á bản địa nơi đây.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thảo luận và trình bày về tôn giáo và tín ngưỡng ở
các nước Đông Nam Á đối với sinh viên ngành Đông phương học trường Đại học
Ngoại Ngữ Đà Nẵng
Nghiên cứu được thực hiện đối với sinh viên ngành Đông phương học trường Đại học
Ngoại Ngữ Đà Nẵng trong phạm vi thời gian hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp
lí thuyết,nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành
từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, xem lại những nghiên cứu của những
tư liệu có liên quan từ đó rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. Phương
pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết. Phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy
luật của đối tượng.
II. MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa của xã hội loài người, nó gắn liền với
mọi hoạt động, đời sống chính trị trong xã hội, không là một yếu tố văn hóa đơn
thuần hay là một hiện tượng xã hội, ý thức hệ đơn thuần. Nó vừa là một hiện tượng
đặc biệt, một yếu tố văn hóa, một ý thức hệ mang tính xuyên không gian và xuyên
thời gian – tức chỉ có biến đổi chứ không mất đi
Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên"
hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục", cái hiện hữu mà con người có thể
sờ mó, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời
và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên
đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội
tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai mặt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
dân Đông Nam Á. Hàng trăm dân tộc khác nhau trong khu vực Đông Nam Á với sự đa
dạng về tôn giáo cũng như tín ngưỡng sẽ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc,
bên cạnh đó cũng có những nét chung trong tín ngưỡng cũng như tôn giáo. Nhìn
chung, nền văn hóa Đông Nam Á là nên văn hóa thống nhất trong sự đa dạng. Cụ thể
các nước Đông Nam Á có số đông tín đồ ở bốn tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo,
Ấn Độ giáo, Hồi giáo cùng với 3 tín ngưỡng chung là: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên,
tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
III. NỘI DUNG
1.1 Phật giáo
Phật giáo là một trong những tôn giáo chính tại vùng Đông Nam Á, đứng sau Đạo Hồi
và trở thành quốc đạo ở một số nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma. Phật
giáo phổ biến ở hầu hết các nước trong khu vực và hướng con người đến con đường
chân- thiện-mỹ.
1.1.1 Quá trình truyền bá Phật giáo vào Đông Nam Á
Vào trước kỷ nguyên Tây lịch, các dân tộc vùng Đông Nam Á đã biết đến đạo phật
thông qua việc giao dịch buôn bán với các thương nhân Ấn Độ. Các thương nhân này
đã thiết lập được những trạm giao thương tại Đông Nam Á, và qua đó, du nhập tôn
giáo của họ đến vùng đất này. Người dân bản địa đã bắt đầu tin theo Phật giáo và ngày
càng phổ biến rộng rãi hơn.
Miến Điện (Myanma) đã đóng một vai trò quyết định trong việc bành trướng Phật giáo
trong cả vùng, khi một đoàn truyền giáo được vua Asoka (thế kỷ III TCN) gửi tới các
dân tộc Môn của vùng Hạ Miến và Thái Lan. Người ta cho rằng hai vị sư Soṇa và
Uttara đã đón nhận một hình thức của tông phái Sthaviravāda.
Thái Lan là một nước có Phật giáo là quốc đạo (với 90% dân số theo đạo Phật). Cuối
thế kỷ thứ XIII, Phật giáo Theravada đã được sự ủng hộ của quốc vương Thái
Ramkhanm – haeng, bổ nhiệm một vị Tăng trưởng trông coi việc quản lý cộng đồng
Tăng ni, được xem trọng và sự ủng hộ của chính phủ.
Các nước có tỉ lệ dân số theo Phật giáo cao nhất, thống kê năm 2010

Số tín đồ Phật giáo ước


Country Tỉ lệ phần trăm so với dân số
tính

Cambodia 13.701.660 96,90%

Thái Lan 64.419.840 93,20%

Myanmar 48.415.960 87,90%

Bhutan 563.000 74,70%

Sri Lanka 14.222.844 70,2%

Lào 6.092.000 95,00%

Hàn Quốc 11.050.000 22%

Nhật Bản 84.653.000 hoặc 45.807.480 67% hoặc 36,2%

Singapore 1.725.510 33,90%

Đài Loan 8.000.000 or 4.945.600 35% or 21,1%

16,4%
Việt Nam 14.380.000

Campuchia vào cuối thế kỷ thứ IV, ảnh hưởng của Ấn Độ lan rộng trên khắp vương
quốc Campuchia. Phật giáo lại bắt đầu nhận được sự ủng hộ từ phía những nhà cầm
quyền. Cuối thế kỷ XII đến những năm đầu thế kỷ XIII đức vua Jayavarman cai trị đất
nước là người tôn sùng đạo Phật. Phật giáo Đại thừa trong một thời gian ngắn đã trở
thành tôn giáo có ưu thế vượt trội trong vương quốc.
Lào nằm ở giữa lòng bán đảo Đông Dương, hầu hết nhân dân Lào theo đạo Phật. Năm
1350, với sự giúp đỡ của quốc vương Campuchia về mặt quân sự, Fa Ngoun đã có thể
giành lại được quyền thừa kế ngôi vị vốn đã bị mất của cha mình. Năm 1353, Fa
Ngoun lên ngôi, theo yêu cầu của công chúa, Fa Ngoun đã mời những vị sư từ
Campuchia đến giảng dạy tại hoàng cung. Dưới sự tác động của vua, Phật giáo
Theravada đã khẳng định được vị thế của mình tại Lào đã và trở thành quốc giáo. Phật
Giáo có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc, nhân sinh của người Lào.
Việt Nam từ những năm 194-195 Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang nước ta, trở thành
một trong những nơi để Phật giáo truyền đi các nước phía Bắc. Sau đó chịu ảnh hưởng
ngược lại của Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang. Bên cạnh đó trong lịch sử cận đại
chịu ảnh hưởng của Phật giáo các nước lân cận, như của Phật giáo Campuchia. Phật
giáo Việt Nam chia theo hai miền: miền Bắc chủ yếu theo Trung Hoa, còn miền Nam
chủ yếu theo người Chămpa
Indonesia thế kỷ II phật giáo đại thừa xuất hiện. Đến thế kỷ XII và XIII, một tập hợp
pha trộn các kinh điển thần bí gồm các yếu tố Phật giáo và Siva giáo và được sự bảo
trợ của vua, đã phát triển nhưng đã bị quét sạch cùng với các nhà cai trị sau cuộc nổi
dậy của Hồi giáo vào thế kỷ XV. Năm 1934 Phật giáo bắt đầu có sự hồi sinh sau sự có
mặt của các tu sĩ người Srilanka, họ đã đề ra những mục tiêu để truyền bá Phật giáo tại
nơi đây đánh dấu bằng một buổi lễ trồng cây Bồ đề tại Borubudur.
Số lượng tín đồ:
Nếu tính tổng số các nước Đông Nam Á thì tín đồ Phật giáo khoảng 147,9 triệu người
(25,7% dân số Đông Nam Á), tuy nhiên trong đó số lượng tín đồ Phật giáo ở 6 nước
vùng hải đảo chỉ có 12 triệu người (3,5% dân số các nước hải đảo) và chỉ phổ biến
trong cộng đồng người Hoa, Thái Lan, Srilanka và một vài nhóm sắc tộc khác.
1.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo ở các nước Đông Nam Á
Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân bản địa Đông
Nam Á, đã biết hoà đồng với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã biết dung nạp các
yếu tố của các tôn giáo ngoại lai khác.
Phật giáo đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng một nền văn hoá thống
nhất, trong nền văn hoá dân tộc đều mang màu sắc Phật giáo, Phật giáo gắn liền với Tổ
quốc và Dân tộc.
Là công cụ để giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình “bất bạo động”
Xây dựng một thế giới hoà bình, an lạc, giàu mạnh và ổn định.
Ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học nghệ thuật Đông Nam á là khá toàn diện và
sâu sắc.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa chiền Phật giáo ở khắp các nước Đông Nam
Á ,thể hiện rõ nét ở những ngôi chùa nổi tiếng là công trình kiến trúc đồ sộ như
Borobudur (Inđônêxia) và Thạt luổng (Lào) chùa Bạc (Campuchia), chùa Vàng (Thái
Lan), Chùa Shwedagon (Myanma) đã trở thành niềm tự hào và là biểu tượng thịnh
vượng của đạo Phật Tiểu thừa ở khu vực
Lễ hội: ngày lễ phật đản,
Ẩm thực: ăn chay vào các ngày rằm
Sự đan xen hoà hợp dung nạp giữa của yếu tố văn hoá và tôn giáo đã tạo sự đặc trưng
riêng của Phật giáo không gò bó, ép buộc. Cũng chính vì vậy Phật giáo tồn tại và phát
triển, trở thành tôn giáo chính và có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hoá, xã
hội của cư dân Đông Nam Á.
1.2 Hindu giáo
1.2.1 Quá trình du nhập Hindu giáo vào Đông Nam Á
Hindu giáo cũng như các tôn giáo lớn khác hòa nhập được vào ý thức hệ
văn hóa Đông Nam Á từ rất sớm là nhờ các tín ngưỡng bản địa của các cộng đồng
dân cư vốn đã phong phú, đa dạng. Với sự phát triển kinh tế còn trì trệ, nghèo đói,
tham vọng chính đáng của các tộc người Đông Nam Á muốn vươn lên, nên có tư
tưởng cầu an hưởng lạc khiến cho quá trình hòa nhập giữa tôn giáo và văn hóa
diễn ra suôn sẻ ngay từ khi mới tiếp xúc. Hai nguyên nhân trên tạo điều kiện cho
bốn tôn giáo lớn cắm rễ sâu bền được ở Đông Nam Á. Đạo Hindu hình thành ở Ấn Độ
khoảng 800 năm trước công nguyên rồi du nhập vào Đông Nam Á từ đầu công
nguyên.
1.2.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Hindu giáo
Đạo Hindu nảy mầm qua nhiều thế kỷ phát triển trong đời sống tôn giáo và tư tưởng ở
Ấn Độ. Đạo được khởi đầu với tứ kinh Veda (kho tàng trí tuệ) và các chú giải về
Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN. Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm
tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ),
Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi dây độc thần xuyên suốt. Theo vũ trụ quan Hindu
giáo, bốn sắc đẳng varna do thủy tổ sinh ra gồm: Brahman (thầy tư tế, học giả, chiêm
tinh gia) sinh ra từ miệng; Kshatriya (chiến binh) từ cánh tay; Vaishya (thương gia) từ
đùi; và Shudra (kẻ hầu hạ) thì từ bàn chân. Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, hệ thống sắc
đẳng có phần trở nên hà khắc hơn, và tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay giới Brahman.
Lúc này, các Brahman nâng việc hiến sinh và những nghi lễ kèm theo lên thành biện
pháp duy trì rita (trật tự thế giới). Sang khoảng thế kỷ VI – V TCN, một số luận thuyết
triết học – các Upanishad - đã đặt ra vấn đề cơ bản về sự sống và cái chết, về thế giới
vi mô của linh hồn (Atman) và thế giới vĩ mô tinh thần (Brahman). Và sự hòa trộn
giữa Atman và Brahman sẽ đưa ta đến Chân lý tối cao.
Cốt lõi Hindu giáo là thuyết luân hồi và thuyết karma (nghiệp chướng), lấy luật nhân
quả làm nền tảng – hành động của một người ở kiếp này sẽ khiến anh ta được hưởng
phúc hay phải thọ nghiệp báo ở kiếp sau, và vì lẽ đó anh ta có thể hạnh phúc hơn hoặc
ngược lại. Karma không loại trừ ý nguyện vì karma một người có thể tốt lên nhờ quá
trình sống có đạo đức, hiểu biết, tu thiền và tín lễ. Cách sống như vậy cũng có thể là
“con đường” diệt bỏ luân hồi sinh, tử , tái sinh, và đạt đến moksha (niết bàn).
1.2.3 Ảnh hưởng của Hindu giáo ở các nước Đông Nam Á
Tất cả các thành viên của Tam vị Ấn Độ giáo – Brahma, Vishnu và Siva – đều được
phản ánh trong những di tích của Đông Nam Á, nhưng Siva là vị thần được sùng kính
rộng khắp nhất. Sự tôn kính Siva được nối kết chặt chẽ với quyền lực hoàng gia. Các
quốc vương Champa tiếp nhận việc thờ cúng Siva vào nửa sau thế kỷ thứ 4, theo các bi
ký. Một sứ thần từ Phù Nam tới triều đình Trung Hoa đã báo cáo rằng việc thờ cúng
Siva thịnh hành ở đó. Và các vị vua Khmer được sùng kính và được đồng nhất với
Siva, ban đầu dưới hình thức một linga (tượng dương vật), sau đó là một pho tượng cụ
thể. Khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ, các dân tộc ở Đông Nam Á tiếp thu tục thờ cúng
Linga (giới vật nam), Yoni (giới vật nữ) và được coi là thờ năng lực sáng tạo, biểu
tượng của thần Siva trong Ấn Độ giáo. Tục này đã có sự kết hợp, giao thoa với tục thờ
sinh thực khí, với tín ngưỡng phồn thực vốn có ở Đông Nam Á và trở thành tục lệ phổ
cập trong nhiều thế kỷ ở các dân tộc Đông Nam Á. Ở một số dân tộc ít người, cho đến
nay, tục thờ sinh thực khí còn được thể hiện trong các tượng nhà mồ, trong các hang
động biểu diễn dân gian ở các vùng núi, hải đảo, thể hiện trong các hình thức nặn
tượng bằng đất sét để nung, trong các lễ vật những người phụ nữ mang theo có hình
giới vật nam được đẽo gọt bằng gỗ, bằng xương thú. Ngày nay, trong các di tích lịch
sử ở một số quốc gia Đông Nam Á, người ta có thể thấy các ngẫu tượng (sinh thực
khí) bằng đá và một số dân tộc vẫn trang trí trong các đền thờ, trong các bảo tàng và
trước vườn hoa, cửa khách sạn dành cho du khách. Một số lễ hội liên quan đến tín
ngưỡng phồn thực vẫn được tái hiện khá sinh động.
Ở các nước hải đảo, chỉ có Indonesia và Malaysia ảnh hưởng nhiều bởi Ấn Độ giáo,
Cho đến nay, hai hồ nước Jalatunda và Belahan, bên cạnh gần tám mươi cụm kiến trúc
Ấn Độ giáo vẫn thu hút sự chú ý của nhiều người. Lễ hội Ấn Độ của người Ba Tắc ở
Indonesia dùng tiết gà trống bôi vào gậy múa cầu mưa làm bùa. Lễ hội Navraatri ở
Singapore tôn vinh ba vị nữ thần – truyền thuyết kể là ba bà vợ của các vị thần
Brahma, Vishnu, Shiva ở đảo này. Một người con trai thần Shiva (với nữ thần Shakti)
chậm trễ khi mang vật dâng lễ cho cha, mà nay tín đồ Ấn Độ giáo phải móc vật tượng
trưng vào da thịt, đi diễu hành trong lễ hội.
Cụm công trình Lôrô Giông Grang là công trình kiến trúc gồm hàng trăm ngôi đền lớn,
nhỏ được xây dựng trong khuôn viên khá rộng với việc xây nền ba sân vuông vắn,
lồng vào nhau – biểu tượng của ba thế giới: Thần linh, Thánh, trần tục. Công trình
được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX tại vùng đồng bằng Prambanan của đảo Java
(Indonesia). Công trình Lôrô Giông Grang để thờ ba vị Thần tối cao của đạo Hindu là
Shiva, Brama và Vishna. Đền thờ Shiva ở chính giữa, hai đền thờ hai Thần còn lại ở
Hai bên và bao bọc là hàng trăm đền khác. Trong đền thờ hiện còn tượng của một số vị
thần được tạc bằng đá, đặc biệt là tượng Shiva Mahadeva cao 3m trên bệ. Nhiều tượng
thần khác cũng khá sinh động, vừa tạo nên sự trang nghiêm của đền, vừa lôi cuốn con
người vào thế giới tâm linh, thế giới huyền bí. Khi nghiên cứu công trình này, các nhà
khoa học còn phát hiện bao điều lý thú: gần nghìn bức tượng và 224 chiếc giếng.
Trong giếng ở đền thờ Thần Shiva có bình hài cốt (tro) và các đồ vật quý bằng vàng,
bạc, đồng, … khẳng định công trình còn là một khu mộ táng lớn. Lôrô Giông Grang
được nhìn nhận như một tổng thể các mộ táng và đền thờ các Thần trong Ấn Độ giáo
của Java. Chính xác hơn, đây là đền thờ Shiva giáo.
Vùng cao nguyên ở Tây Bắc đảo Java (Indonesia) này được coi là nơi thờ phụng các
đấng thần linh của cư dân. Từ thế kỷ thứ VII, vùng cao nguyên này là nơi các đế
vương cho xây dựng các đền tháp do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. đến đầu thế kỷ
XIX khu đền tháp này mới được biết đến. Các công trình kiến trúc đền tháp ở Điêng
được xây dựng theo nhóm các Chandi (tên vị thần Dunga – vợ thần Shiva trong Hindu
giáo, gọi theo tiếng Indonesia) và kế cận nhau thành hàng từ Bắc xuống Nam. Chiều
cao thường từ 7 – 8m và chiều dài nền đền tháp thường là 5 – 6m. Cửa đền mở về
hướng tây. Trừ Chandi Semara có kiến trúc khác mở về hướng đông, các Chandi còn
lại đều theo phương cách kiến trúc đền tháp của Ấn Độ giáo với nền vuông, hình khối
thu lại trên đỉnh theo cấu trúc ba tầng, các mặt tháp đều có cột ốp, các ô khảm đặt
tượng Thần. Toàn bộ phần thân của đền tháp còn được lắp gờ nổi, tường khá cao và
được chia ba ô bằng các cột ốp. Các tầng mái rất hài hòa với thân tháp và gắn kết bằng
bốn tháp nhỏ ở bốn góc hành lang bao quanh các mái. Ở mỗi nhóm đền tháp cũng có
các chi tiết kiến trúc đặc sắc khác nhau.
Ngoài ra, trên cao nguyên Điêng cũng có các đền tháp khác cùng với các tượng thần
Shiva, Vishnu, Brama,… góp phần tạo nên bức tranh kiến trúc mỹ thuật tuyệt diệu ở
Đông Nam Á. Giống như những vị vua Angkor, những nhà vau Java trong lúc sống đã
được đồng nhất với các thần Ấn Độ giáo như Siva hoặc Vishnu, và trong lúc chết họ
được cho là đã tái hợp nhất với các vị thần đó trong một bức tượng thần đặt trong đền
thờ, đó vừa là ngôi mộ vừa là đài tưởng niệm. Dù vậy, chỉ có một ít khu vực nơi Ấn
Độ giáo vẫn được coi như một tín ngưỡng phổ biến. Nhiều khu như thế vẫn còn ở
Java, nhưng điển hình về Ấn Độ giáo nổi tiếng nhất là ở đảo Bali… Đẳng cấp cũng tồn
tại ở Bali, nhưng quyền lực của chúng yếu hơn so với ở Ấn Độ. Mô hình mỗi ngôi làng
có ba ngôi đền thờ Ấn Độ giáo ở Bali khiến cho tổng số các điểm thờ ở đây có đến
10.000 đền đài.
Ở Thái Lan, pho tượng thần Vishnu phát hiện được tại Chaiya cũng có phong cách
nghệ thuật gần gũi với tượng thần Vishnu ở Óc Eo. tượng thần Vishnu, Hara Hara,
Kalkil mình người đầu ngựa và các nữ thần Laksmi, Uma, Mahisasura, Mardini và
một số tượng Avlokitesvasa phát hiện được ở Campuchia đều diễn tả tương đối xác
thực vứoi giải phẫu cơ thể là biểu hiện sống động nhất ở Đông Nam Á trước thế kỷ X.
Giao điểm thế kỷ X, khu đền Ăngko và Ăngko Thom ở Campuchia đã tạo ra một quần
thể kiến trúc đồ sộ với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Angkor Wat còn có vô số lan can chạm khắc vô số hình rắn Thần Nagar (tượng Bà la
môn giáo). Người thành lập Angkor, vua Yasovarman (trị vì 889 – 910), đã chuyển thủ
đô từ Hariharalaya đến một địa điểm phía bắc Biển Hồ. Ngôi đền đầu tiên của ông,
Phnom Bakheng, được xây trên một ngọn đồi và bản thân nó mô tả một ngọn núi, núi
Meru, trung tâm của vũ trụ Phật giáo và Ấn Độ giáo và là trung tâm huyền bí của
vương quốc. Bên trong Phnom Bakheng là một linga, một biểu tượng của dương vật.
1.3 Hồi giáo
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo rất đa dạng, bởi trong quá trình phát triển của
lịch sử, nơi này hội tụ đầy đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả Phương Đông (Trung Quốc,
Ấn Độ, Arập) và Phương Tây. Trong bức tranh văn hoá Đông Nam Á, Hồi giáo là một
tôn giáo mang nhiều vẻ đẹp biến hóa và là nhân tố quan trọng trong bản sắc văn hoá
Đông Nam Á.
Hồi giáo còn gọi là đạo Islam (sự phục tùng, sự tuân lệnh), là một tôn giáo độc thần
thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới và là tôn
giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế
giới. Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai dòng, Sunni (75 – 90%), hoặc Shia (10 –
20%). Hồi giáo được chính thức mở ra từ ngày 16/7/622 tại thành phố Medina của
nước Ả-Rập, và ngày này được chọn là ngày mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo. Người sáng
lập ra Hồi giáo là Giáo Chủ Mohammed.
1.3.1 Quá trình du nhập Hồi giáo vào Đông Nam Á
Về quá trình du nhập Hồi giáo vào Đông Nam Á, có ý kiến cho rằng sự du nhập và
phát triển Hồi giáo ở Đông Nam Á diễn ra trong một thời gian rất dài, từ thế kỷ X đến
ngày nay, “sớm nhất là bán đảo Malacca và Bắc Indonesia vào thế kỷ X, và muộn nhất
là vùng phía Đông Indonesia vào giữa thế kỷ XX, sau khi Indonesia giành được độc
lập”. Lại có ý kiến khác cho rằng “Hồi giáo đến Đông Nam Á hơi muộn: đến vương
quốc cổ Chămpa vào thế ký XIII, rồi phổ biến sang Indonesia vào khoảng thế kỷ XIV,
tiếp đó là các nơi khác ở Đông Nam Á từ thế kỷ XV”.
Hồi giáo đến Đông Nam Á không phải bằng con đường gươm giáo và những cuộc
chiến tranh, mà họ tiếp cận bằng con đường hòa bình thông qua các thương nhân và
các nhà truyền giáo Arập, Ấn Độ, Ba Tư… Vì thế, ngay từ đầu Hồi giáo đã được cư
dân địa phương dễ dàng tiếp nhận và không gặp trở ngại gì đáng kể.
Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực chính của Hồi giáo với hơn 3/5
dân số là tín đồ Hồi giáo, tức là khoảng gần 200 triệu người. Đông nhất là ở Inđônêxia,
khoảng trên 130 triệu, rồi đến Malasia khoảng 5 - 6 triệu, Nam Philippines. Hồi giáo là
quốc giáo ở Brunei, là tôn giáo chính ở Malaisia và Inđônêxia, là tôn giáo của các
nhóm thiểu số lớn ở Philippines, Singapore…và có mặt ở Myanmar, Thái Lan,
Campuchia, Việt Nam. Có thể nói Đông Nam Á là nơi tập trung Đạo Hồi lớn nhất của
thế giới, ngoài vành đai Hồi giáo truyền thống trải từ Tây Bắc Châu Phi đến Nam, đặc
biệt là ở Trung Đông.
1.3.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Hồi giáo
Người Đạo Hồi lập nền tảng cho cuộc sống của họ trên 5 trụ cột sau:
1. Lời chứng của đức tin: "Không có thần thánh nào thực thụ ngoại trừ Thiên Chúa
(Allah), và Mohammed là người Đưa Tin (Tiên Tri) của Thiên Chúa". Trái với quan
niệm chính thống trên, tín đồ Islam giáo tại Đông Nam Á lại suy nghĩ khác. Sống
trong khu vực châu Á gió mùa với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước là chính, cuộc
sống của người dân Đông Nam Á gần gũi với thiên nhiên, họ quan niệm mọi vật đều
có linh hồn. Vì thế, họ không chỉ hướng vào một Đấng Tối Cao duy nhất mà còn
hướng niềm tin vào các “nhiên thần”. Ngoài ra, họ vẫn tin vào mối liên hệ giữa người
chết với người sống. Do đó, các tín đồ Islam giáo Đông Nam Á vẫn lập bàn thờ để thờ
cúng tổ tiên. Chính điều này cho thấy được sự tiếp biến mạnh mẽ của những tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa, trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
2. Cầu nguyện: mỗi ngày phải có năm lần cầu nguyện (rạng đông, trưa, chiều, hoàng
hôn, lúc chập tối). Thế nhưng nếu thực hiện đầy đủ các quy định trên, các tín đồ Islam
giáo phải tốn rất nhiều thì giờ trong một ngày, trong khi nhịp sống mưu sinh thì tấp
nập. Đó là lý do khiến các tín đồ này không thực hiện đầy đủ lễ cầu nguyện theo đúng
giáo luật.
3. Ban tặng (bố thí): ban cho người nghèo khó, vì tất cả đều đến từ Allah. Theo giáo
luật Islam giáo, các tín đồ phải trích 1/10 lợi nhuận thu được hàng năm để bố thí cho
người nghèo, người góa bụa, trẻ mồ côi… Nhưng vì có tính bắt buộc nên việc bố thí
mất đi ý nghĩa từ thiện và trở thành một thứ “thuế tín ngưỡng”.
4. Lễ ăn chay trong tháng Ramadan: tất cả người Hồi Giáo phải ăn kiêng trong lễ kỷ
niệm Ramadan (vào tháng 9 của Lịch Hồi Giáo). Trong suốt tháng này, từ 6-18g hàng
ngày, tín đồ phải nhịn ăn uống, hút thuốc, cấm dùng nước hoa, dược phẩm và chung
chạ vợ chồng. Chỉ những người già, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 10 tuổi mới
được miễn. Tuy nhiên, lễ ăn chay trong tháng Ramadan cũng được tín đồ thực hiện,
nhưng chỉ có quan chức cao cấp và thương nhân giàu mới thực hiện đúng từng quy tắc,
còn phần lớn dân thường theo Islam giáo vẫn có thể hút thuốc, ăn trầu…
5. Hành hương: việc hành hương đến thánh địa Mecca phải được làm ít nhất một lần
trong đời (vào tháng 12 của Lịch Hồi Giáo). Đối với những người Islam giáo ở một số
nước Đông Nam Á, thực hiện được bổn phận hành hương đến thánh địa Mecca không
phải là điều dễ dàng và đơn giản vì đường đến thánh địa Mecca quá xa, số tiền chi phí
cho cuộc hành hương không phải là nhỏ. Do vậy, quy định này không phải là điều bắt
buộc đối với các nước Islam giáo Đông Nam Á.
Năm giáo lý này là khuôn khổ của sự vâng phục của người Hồi Giáo vùng Trung
Đông, được thực hiện hết sức nghiêm túc và theo đúng nghĩa đen của nó. Mặt khác,
dựa trên những chứng cứ ở trên, đứng về mặt tín ngưỡng, các tín đồ Islam giáo Đông
Nam Á mặc dù vẫn tuân theo những giáo luật cơ bản của Islam giáo, nhưng do đặc
điểm dân tộc hay tập tục, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc,
mà hình thành nên nét đẹp Islam giáo Đông Nam Á không hòa lẫn vào đâu được. Đây
có thể là một trong những nguyên nhân làm cho Islam giáo phát triển một cách nhanh
chóng và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn như ngày nay.
1.4 Công giáo
1.4.1 Quá trình truyền bá Công giáo vào Đông Nam Á
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử vỡ ở mỗi nước có những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau song đạo Công Gíao vẫn phát triển ở Đông Nam Á để lại nhiều dấu ấn trong
văn hoá, xã hội các nước này. Mặc dù chúng không có được ảnh hưởng sâu sắc như
Phật giáo ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma hay như Hồi giáo ở Indonesia,
Malaysia, Brunây.
Công giáo đến Myanmar tương đối muộn hơn vào thế kỉ XVII – XVIII. Ở Thái Lan,
Công giáo được truyền vào thế kỉ XVI. Ở các quốc gia vùng hải đảo và Hồi giáo
chiếm số đông như Indonesia và Malaysia, thời kì thực dân Bồ Đào Nha xâm lăng thế
kỉ XVI cũng là thời gian Công Giáo được truyền bá nhưng phát triển chậm. Sử liệu ghi
lại Công Giáo đã có mặt ở Malaysia từ năm 1511. Nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở
Malaysia được những người Bồ Đào Nha xây dựng tại Melaka sau năm 1511. Chúng
ta biết rằng đạo Công giáo ra đời ở phương Đông nhưng phát triển mạnh ở phương
Tây vỡ khi du nhập vào Đông Nam Á nó mang theo nhiều sắc thái văn hoá phương
Tây vào theo.
Thiên Chúa giáo có mặt ở Đông Nam Á cách đây 500 năm. Sự có mặt của người Tây
Ban Nha ở Philippines vào thế kỉ XVI. Ở các nước trong khu vực,Philippines là nước
duy nhất mà ở đó tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm đa số (84,1%), còn ở các nước khác,
số lượng tín đồ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn nhứ Bruneil chiếm 8%, Indonesia chiếm
4,8%, Lào chiếm 2%, Malaysia chiếm 2,8%, Myanma chiếm 5,6%, Singapore chiếm
5,7%, Thái Lan chiếm 1,1%, Việt Nam là 7,4 %.
Công giáo được truyền vào Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XVI. Việc truyền bá Công
giáo gắn liền với các hoạt động thương mại của những người phương Tây ở vùng này.
Trên đường đi buôn bán ở Đông Nam Á, các thương gia phương Tây đã chở các giáo
sĩ đi cùng để họ vừa truyền đạo vừa tìm nguồn hàng hóa cung cấp cho các thương gia.
Việc làm này hai bên cùng có lợi, do đó, giữa họ đã có một sự liên kết khá chặt chẽ.
Công giáo chính là một mối liên kết, một chiếc cầu nối văn minh Đông – Tây.
2.4.2 Nội dung cơ bản về giáo lí của Công giáo
Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp của các học
thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình, căn cứ vào kinh
thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và là thẩm quyền của Giáo
hội. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp.
Kinh thánh
- Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một bộ
sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước. Ban đầu Kinh thánh
được truyền khẩu trong dân gian. Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da dê, từ thế
kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỷ VII mới viết thành sách. Kinh
thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học. Trong Kinh thánh bao gồm toàn bộ
toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo Kitô.
Một số nội dung cơ bản
- Mười hai tín điều cơ bản:
Đối với Công giáo trong kinh Tín kính có 12 tín điều cơ bản. Trong đó 8 tín điều nói
về bản chất Thiên Chúa, sự hiện thân của chúa Giêsu và ơn cứu độ, 4 tín điều còn lại
nói về giáo hội, nhà thờ và cuộc sống vĩnh hằng.
Tín điều căn bản đầu tiên là niềm tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên
Chúa. Thiên Chúa có ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh
Thần nhưng cùng một bản thể. Ba ngôi “đồng vinh, đồng đẳng, đồng quyền” nhưng có
chức năng và vai trò khác nhau. Cha – tạo dựng, Con – cứu chuộc, Thánh thần – thánh
hoá....
- Bảy phép bí tích:
Trong các nghi lễ, phép bí tích là quan trọng nhất, thể hiện mối quan hệ giao tiếp giữa
con người với Chúa. Có 7 bí tích:
1. Bí tích rửa tội
2. Bí tích thêm sức
3. Bí tích thánh thể
4. Bí tích giải tội
5. Bí tích truyền chức thánh
6. Bí tích hôn phối
7. Bí tích xức dầu bệnh nhân
- Mười điều răn của Chúa
1. Phải thờ kính Thiên Chúa trên hết mọi sự.
2. Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường.
3. Dành ngày Chúa Nhật để thờ phụng Thiên Chú
4. Thảo kính cha mẹ.
5. Không được giết người.
6. Không được dâm dục.
7. Không được tham lam lấy của người khác
8. Không được làm chứng dối, che dấu sự giả dối.
9. Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác.
10. Không được ham muốn của cải trái lẽ.
- Sáu điều răn của Hội Thánh
1. Xem lễ ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc.
2. Kiêng việc xác ngày Chúa Nhật.
3. Xưng tội một năm một lần.
4. Chịu lễ ngày phục sinh.
5. Giữ chay những ngày quy định.
6. Kiêng ăn thịt những ngày quy định.

Phẩm trật trong giáo hội Công giáo


- Giáo hoàng: Theo quan niệm của Công giáo. Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô
(Pierre) và thay mặt Đức Chúa Giêsu làm đầu Hội thánh ở trần gian. Là người có
quyền lực nhất trong giáo hội.
- Giám mục
Dưới Toà thánh Vaticăng là Hội thánh ở các địa phận. Điều khiển các Toà thánh ở địa
phận là các giám mục.
- Linh mục: Cơ sở thấp nhất của Hội thánh là Giáo xứ (xứ đạo, họ đạo). Điều khiển
giáo xứ và chăn dắt tín đồ là linh mục, linh mục tuyệt đối tuân lệnh giám mục.
2.4.3. Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến các nước Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á có nhiều lễ hội, những lễ hội Công giáo đã góp thêm vào sự
phong phú đa dạng văn hoá các nước này. Bây giờ người dân các nước khu vực này
đều coi các ngày lễ Giáng sinh (25-12), lễ Valentin (14-2) là ngày hội chung, nhất lỡ
giới trẻ.
Điều đáng nói lỡ trong quá trình hội nhập với văn hoá dân tộc, đạo Công Gíao đã có
những đóng góp vào văn hoá địa phương đồng thời cũng được làm phong phú bởi
chính các nền văn hoá đó.
Một đóng góp của Công giáo vào văn hoá nhiều nước ở khu vực này chính là thông
qua các nhà truyền giáo, nhiều thành tựu tri thức khoa học phương Tây đã được giới
thiệu vào đây.
Đạo Công giáo cũng là một tôn giáo mạnh mẽ chỉ trích các mê tín dị đoan như đồng
bóng, bói toán, xem ngày tốt xấu, chôn đất cất nhà đặt mả… còn rất thịnh hành ở các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
Công giáo cũng ảnh hưởng lớn trong giáo dục ở Singapore: 30% số học sinh lớp 12,
41% số sinh viên đại học lỡ người Công giáo. Số hành nghề trong giới luật sư, bác sĩ tỉ
lệ người Công giáo còn cao hơn. Đây lỡ mối lo lắng với một nước theo truyền thống
Nho giáo như Singapore.
Theo giáo lí của Giáo hội Công giáo, Giáo hội chỉ chấp nhận các biện pháp ngừa thai
tự nhiên nên việc thực hiện kế hoạch gia đình khó thực hiện ở các vùng Công giáo
nhất lỡ những nước có đông giáo dân như Philippin, Đông Timo, Việt Nam. Những
nước cũng ít nhiều gặp khó khăn trong việc hoạch định các chính sách xã hội ở các
vùng Công giáo như vấn đề li hôn, thi hành án tử hình, giáo dục giới tính...
1.5 Một số tôn giáo khác ở Đông Nam Á
1.5.1 Nho giáo
Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học
xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn
đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.
Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam,
Singapore và cộng đồng người Hoa hải ngoại.
Ở Việt Nam hiện nay, những người ảnh hưởng nhiều của Nho giáo chủ yếu là những
người lớn tuổi, theo tâm lý sinh lý của người lớn tuổi thích sống chậm, hoài niệm, ít
chấp nhận và cập nhật cái mới, xem trọng lễ nghĩa truyền thống.
Hơn nữa, ở Singapore, những tư tưởng của Nho giáo còn được đẩy lên thành gần như
hệt tư tưởng của đất nước. Trong thập niên 1970, chính quyền Singapore đã phát động
chiến dịch "Chấn hưng đạo đức Nho gia" trong cộng đồng người gốc Hoa nước này,
coi Nho giáo là công cụ hữu hiệu chặn đứng sự suy thoái đạo đức đang có nguy cơ lan
rộng trong xã hội. Phong trào này được đông đảo người dân ủng hộ. Nó đi vào ý thức
người dân, được ca tụng là "Công cuộc tái sinh văn hóa" nhằm bảo tồn các giá trị
truyền thống tốt đẹp và loại bỏ những ảnh hưởng xấu, lai căng từ bên ngoài. Từ năm
1984, Bộ Giáo dục Singapore chính thức đưa môn học Nho giáo thành môn luân lí cho
tất cả các trường phổ thông.
1.5.2 Đạo giáo
"Đạo giáo" hay "Đạo nghĩa" là "con đường đường đi - giáo là sự dạy dỗ ", là một
nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của
xứ này.
Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước
CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Người ta không biết rõ Đạo
giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài,
thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ
biến từ thời nhà Chu (1040-256 trước CN).
Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng
lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền
thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định,
thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục
đích đạt trường sinh bất tử.
Hiện nay, Đạo giáo có ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á như Singapore,
Malaysia, cộng đồng người Hoa hải ngoại và Việt Nam.
Tại Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh
hưởng của Đạo giáo đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn
còn rất mạnh mẽ. Và chính vì giáo lý Đạo lão ít được biết đến một cách tường tận,mà
chỉ được hiểu một cách mơ hồ qua những yếu tố mang tính phù thủy nên ở nhiều
người Việt hiện nay nó thể hiện bằng sự mê tín dị đoan, đồng bóng thái quá không có
lợi. Các dấu tích đạo giáo ở Việt Nam hiện còn như là đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền
Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)...
1.5.3 Tôn giáo bản địa
Ở Đông Nam Á vẫn phổ biến tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
Các tộc người khác nhau đều có những nghi lễ cầu cúng các vị thần tự nhiên, động vật
và cây cối.
Bên cạnh đó, saman giáo và hoạt động đồng bóng dựa trên niềm tin vào việc giao tiếp
với thần linh, đặc biệt vì mục đích chữa bệnh. Thầy đồng được thần linh nhập vào để
giao tiếp với cộng đồng; còn thầy saman hành trình sang thế giới khác để giao tiếp với
thần linh rồi kể lại "chuyến đi" đó.
Tôn giáo bản địa Đông Nam Á tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác, như ảnh
hưởng của đạo Phật ở Thái Lan hay đạo Hồi ở Malaysia.
2. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á
2.1 Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Đông Nam Á là khu vực nổi tiếng có nền nông nghiệp lâu đời, cũng chính vì yếu tố có
cùng cơ sở hạ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước nên sự gắn bó, phụ thuộc với thiên
nhiên lại càng bền chặt.
Do có cùng cơ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước trong điều kiện địa lý tự nhiên
chung, hình thành nếp sống, lối sống gần gũi, cư dân Đông Nam Á cũng có chung yếu
tố tín ngưỡng đặc biệt là tính ngưỡng sung bái hiện tượng tự nhiên
Những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên như: Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước là sức
mạnh tinh thần quan trọng nhất, thiết thực nhất đối với cuộc sống của người làm nông
nghiệp lúa nước. Về sau, tuy do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa gốc du mục nên có
thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, song tục thờ bộ ba nữ thần này vẫn lưu truyền
trong dân gian dưới dạng tín ngưỡng Tam Phủ với Mẫu Thượng Thiên. Nhiều nhà, ở
góc sân vẫn có một bàn thờ lộ thiên gọi là bàn thờ Bà Thiên. Nhiều vùng, Bà Đất, Bà
Nước tồn tại dưới dạng nữ thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa
Lạch. Bà Đất còn tồn tại dưới tên gọi Mẹ Đất (Địa Mẫu) . Bà Nước cũng tồn lại dưới
tên Bà Thuỷ.
Tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng bắt nguồn từ vùng nông nghiệp Đông Nam Á.
Không trống đồng, thạp đồng nào là không khắc hình mặt trời ở tâm.
Các bà Mây – Mưa - Sấm - Chớp là những hiện tượng tự nhiên có vai trò hết sức to
lớn trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đến khi đạo Phật vào các nước
Đông Nam Á, thì được cải cách thành hệ thống Tứ Pháp : Pháp Vân (thần Mây) thờ ở
chùa Bà Dâu, Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu, Pháp Lôi (Thần Sấm) thờ ở
chùa Bà Tướng, Pháp Điện (Thần Chớp) thờ ở chùa Bà Dàn. Lòng tin của nhân dân
vào hệ thống Tứ Pháp mạnh đến nỗi vào thời Lí, nhiều lần triều đình đã phải rước
tượng Pháp Vân về Thăng Long cầu đảo, thậm chí rước theo đoàn quân đi đánh giặc.
* Tính ngưỡng sùng bái động vật và thực vật
Khác với văn hóa phương Tây là thờ các con vật có sức mạnh như hổ, sư tử, chim
ưng,... tín ngưỡng các nước Đông Nam Á thờ các con vật hiền lành hơn như trâu, cóc,
chim, rắn, cá sấu,... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội
nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu trưng như Tiên,
Rồng. Hình tượng Con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam Á – đó là điều đã được
giới khoa học khẳng định. Nếp sống tình cảm hiếu hòa của người nông nghiệp đã biến
con cá sấu ác thành con rồng hiền, con vật phù hộ cho người dân nông nghiệp.
Người dân Đông Nam Á sống bằng nghề lúa nước nên không thể thiếu Cây Lúa và
hình ảnh này được tôn sùng nhất, khắp nơi – đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn
Lúa, Mẹ Lúa. Đôi khi ta thấy các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây
Đa, cây Dâu, quả Bầu,…
2.2 Tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực - tục cầu sinh sôi, nảy nở, con đàn cháu đống, hòa cốc phong
đăng,…. là một trong những hình thái tín ngưỡng sơ khai của các cộng đồng cư dân
nông nghiệp thời tiền sử, từng tồn tại phổ biến ở các khu vực Đông Á và Đông Nam
Á. Biểu hiện dễ nhận thấy của hình thức tín ngưỡng này là tục “săn đầu – tế máu”
(cùng các “biến thể” của chúng – “lễ đâm trâu”/chọi trâu) và các hình thức tôn thờ
hành vi giao phối cũng như thờ sinh thực khí của nam và nữ (âm vật – dương vật
/linga- yôni). Về sau, do ảnh hưởng của luân lý Khổng giáo, các hình thức tín ngưỡng
phồn thực bị xem là “dâm bôn, bậy bạ, chúng bị mai một dần và cho tới nay – về cơ
bản, chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, thậm chí – trong nhiều trường hợp, không
phải bao giờ cũng dễ dàng nhận ra chúng
Tín ngưỡng phồn thực được biểu đạt bởi rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo phong
tục của từng quốc gia, khu vực mà có những cách làm và thờ những hình “giống”
khác nhau. Nhưng bên cạnh những điểm khác biệt ấy vẫn còn đó những cái đại đồng
của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
2.2.1 Săn đầu – tế máu (The Blood Hunt)
Là một tục lệ phổ biến ở các cư dân Đông Nam Á lục địa thời tiền sử, có thể tóm lược
như sau: Những chiến binh săn đầu ngủ tại nhà rông, vũ trang bằng giáo mác, đầu đội
mũ hóa trang lông chim, đang đêm bất thình lình tấn công vào một làng khác. Họ bắt
tù binh giải về thửa ruộng đầu làng mình, “chọc tiết” và chặt thủ cấp. Họ tin rằng, máu
của những tù binh đó phun xuống thửa ruộng sẽ làm cho mùa màng tươi tốt. Họ còn
lấy máu bôi lên cơ thể, rưới vào thóc giống…. Tín ngưỡng phồn thực ở người Việt hầu
như không sử dụng tới các hình thức săn đầu – tế máu, nếu có chăng cũng chỉ là gián
tiếp. Tục săn đầu tế máu ở các cư dân Việt cổ cũng chỉ có thể nhận thấy gián tiếp
thông qua hình khắc các chiến binh đội mũ hóa trang lông chim trên các hiện vật văn
hóa Đông Sơn và qua tục chọi trâu vẫn duy trì cho tới hôm nay ở Đồ Sơn).
2.3.2 Thờ cơ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là hình thái đơn giản của
tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế
giới. Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm. Cột hình tròn (linga-
dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (yoni-âm) biểu hiện cho nữ.
2.3.3 Thờ hành vi giao phối
Thờ hành vi giao phối Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông
nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có
tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt
phổ biến ở khu vực Đông Nam Á
Từ thời xa xưa, chày và cối – bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp Đông Nam
á – đã là những vật tượngtrưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng
trưng cho hành động giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong vô vàn cách khác
nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông Nam á đã chọn cách này; trên các
trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.
2.3.4 Tục cầu mưa
Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được trò
cướp cầu – một trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ Phong
Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung quanh: Hai phe tranh nhau một quả cầu màu đỏ
(dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình
Các trò vật cầu, cướp cầu, đánh cầu, với chủ đề chính là cầu mưa, cầu nắng để cây lúa
có điều kiện nảy nở đơm bông. Một số nghi lễ phồn thực cũng như thờ vấn đề sinh
thực khí đã được cách điệu và nghệ thuật hóa rất nhiều tiêu biểu như tính giao nam nữ
được thể hiện qua điệu múa hoặc được cách điệu trong những hình thức trò diễn.
Những cách này vừa mang một tính linh thiêng cũng như đầy tính trần tục chính ở đó
người mà người dân luôn nghĩ rằng tạo vật muốn sinh sôi, phát triển cần phải có hành
động cụ thể, để gợi mở những niềm tin có được may mắn và vào khả năng huyền bí để
có thể chuyển hóa từ những hành động đơn giản thành hiện thực trong chính đời sống.
2.3 Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên là tục lệ thờ cúng những người
đã chết, đặc biệt là tổ tiên của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Trải qua bao thăng trầm,
biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân dã khác phải chịu cảnh
long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan”, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn giữ được vị trí
thiêng liêng trong đời sống tinh thần trong đời sống cư dân Đông Nam Á, bởi đối với
họ đó là sợi dây nối liền quá khứ- hiện tại- tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục
cho dân tộc.
Cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lý, cùng có chung một cơ tầng văn hóa
là nông nghiệp lúa nước cư dân Đông Nam Á đều có chung một yếu tố tín ngưỡng bản
địa như nhau. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực… Xuất phát từ
quan niệm “vạn vật hữu linh”, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi người sinh ra đều có
một nhóm hồn nhất định. Hồn theo cư dân Đông Nam Á có quan hệ mật thiết với cuộc
đời mỗi người. Nếu hồn thoát khỏi xác con người sẽ chết. Nhưng chết không có nghĩa
là hết. Quan niệm này là cơ sở cho việc ra đời tín ngưỡng thờ cúng người đã mất và
trước hết và quan trọng nhất là thờ cúng ông bà tổ tiên gia đình, dòng họ. Việc thờ
cúng vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn cội nguồn, thể hiện lòng ước muốn sự
phù hộ độ trì cho người sống. Việc thờ cúng này thể hiện mối quan hệ tâm linh giữa
những người đang sống và những người đã chết. Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ
tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương lai nên tính liên tục trong sự đứt
đoạn của các cộng đồng tộc người từ gia đình – họ hàng – làng nước. Vì thế thờ cúng
tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến trong nhiều dân tộc trên thế giới. Tục thờ cúng tổ tiên
dần dần được mở rộng không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất mà
còn tôn thờ những người có công khai phá mảnh đất đã nuôi dưỡng con người hay
những người đã tạo nên những nghề nuôi sống con người gắn bó thế hệ này và thế hệ
khác. Lúc này tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Trong quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra liên tục thì ảnh hưởng của văn hóa
Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây đã tác động mạnh mẽ lên những mặt của
các thành tố văn hóa bản địa. Mặc dù vậy, dưới những tác động này tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên không những bị phai nhạt lãng quên còn hết sức phong phú đa dạng về
hình thức biểu hiện lẫn nội dung và gắn với nhiều tôn giáo khác. Chính vì vậy thờ
cúng tổ tiên luôn là một nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng của nhiều dân
tộc Đông Nam Á.
2.3.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Ở nước ta với niềm tin rằng tổ tiên ông bà sẽ phù hộ độ trì cho con cháu. Do đó, con
cháu phải tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến người sinh thành ra mình. Hầu hết các dân
tộc đều có tục thờ cúng tổ tiên. Trên cơ sở Đông Nam Á ông cha ta đã tiếp nhận ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa ở hai phương diện đó là sự mô phỏng dòng họ phụ hệ,
hệ thống các nghi lễ phức tạp. Mỗi gia đình ở Việt Nam đều có bàn thờ người đã
khuất. Ngày giỗ các cụ trong nhà con cháu phải có mặt thể hiện lòng trung thành với tổ
tiên sau đó cùng thụ lộc tạo bầu không khí ấm cúng. Bên cạnh đó dân tộc Việt Nam
chủ trương thờ cúng ông bà vì đã từ lâu hiểu rằng “cây có cội, nước có nguồn”, ai ai
cũng đều tưởng nhớ đến nguồn gốc sinh thành ra mình. Qua việc thờ phụng tổ tiên tại
Việt Nam, người khuất và người sống luôn có sự liên kết mật thiết với nhau. Sự thờ
cúng chính là sự gặp gỡ giữa thế giới hữu hình và vũ trụ linh thiên. Đối với người Việt
Nam, chết không phải là hết, thể xác tuy chết nhưng linh hồn thì bất diệt.
2.4.2 Tín ngưỡng thờ cúng của người Campuchia
Chúng ta đều biết rằng từ ngàn xưa trước khi có sự ảnh hưởng của Ấn Độ thì người
dân Campuchia đã có những phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc riêng. Đạo Phật
tiểu thừa được coi là quốc giáo và phổ biến ở đây. Ở Campuchia, các gia đình không
có bàn thờ tổ tiên như ở Việt Nam. Tuy nhiên, hằng năm theo tục lệ, ông bà tổ tiên
“dưới âm phủ” được lên trần thăm con cháu trong vòng 15 ngày, vào tháng 9 dương
lịch, đây gọi là lễ Tôn Tà (hay còn gọi là Prochungban). Đây được xem là một trong
những ngày lễ lớn nhất trong năm. Như vậy ta có thể thấy, người dân Campuchia cũng
tin rằng cuộc sống không chấm dứt sau cái chết, đó chỉ là sự chia tay tạm thời giữa
sống và người chết.
2.4.3 Tính ngưỡng thờ cúng của người Indonesia
Do có một nền văn hoá bản địa vững chắc khi các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Hồi
giáo…du nhập vào Đông Nam Á, bên cạnh việc tiếp thu văn hoá thì người dân
Indonexia còn bảo tồn được tín ngưỡng cổ truyền của họ, trong đó có tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Những người Indonexia đều tin vào thế giới của các linh hồn và cho rằng
mọi vật đều có sức mạnh ở bên trong. Quan niệm này có mật ở tất cả mọi nơi trê đất
nước Indonexia, nơi mà niềm tin tôn giáo của dân chúng chịu ảnh hưởng của các thần
linh hiện diện trong những thứ như lúa gạo, cây cối, sông hồ… Nhiều người cũng tin
rằng linh hồn tổ tiên đã chết của họ vẫn còn sống. Như vậy có thể thấy tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Indonexia là quan niệm về sự tiếp tục sống của các linh hồn
người chết, niềm tin vào sự phù hộ, che chở của người đã mất cho cuộc sống trên trần
thế.
2.4.4 Tín ngưỡng thờ cúng của người Thái Lan, Lào, Philippin, Singapore…
Khác vời người Indonesia và người Việt, hầu hết người Thái Lan không coi trọng
việc thờ cúng tổ tiên. Người Thái, người Lào coi ông bà đã chết như một loại ma.
Vì theo tục hoả táng, người Lào đã đưa vong linh ông bà, ba mẹ vào chùa , hàng tháng
người thân vào đó thắp hương. Ở trong nhà người Lào chỉ thờ ba mẹ, trên bàn thờ ba
mẹ chỉ có hoa tươi và mỗi buổi sáng chủ nhà thường đặt lên bàn thờ một nắm xôi nhỏ
như một quả trứng để làm lễ.
Ở Philippin, hầu như mọi người Philippin đều công nhận việc các linh hồn có khả
năng quay trở lại trần thế vì thế họ đặt ra những lễ cầu hồn và những nghi lễ dẫn dắt
linh hồn đến với cái thế giới dành riêng cho chúng. Tính hiện thực của cuộc sống sau
cái chết này được củng cố bằng đạo Cơ đốc do đó người ta không lạ trước sự hòa hợp
nhanh chóng của Cơ đốc giáo với những tín ngưỡng dân gian của người Philippin.
Cộng hòa Singapore là một quốc gia thành phố hải đảo trẻ tuổi nhiều dân tộc, đa sắc
thái văn hóa được hình thành trên nền tảng dân nhập cư từ Trung Quốc, Malai, Ấn Độ
và châu Âu. Người Hoa ở Singapore cũng giống như những người đồng hương mình
sống trong khu vực chủ yếu theo Phật giáo, Đạo giáo và thờ cúng tổ tiên. Dưới thời
thuộc địa Anh có khoảng 3% người Hoa Singapore theo Công giáo, 97% tin vào thờ
cúng tổ tiên.
IV. KẾT LUẬN
Qua đây chúng ta thấy được sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo của các quốc gia
Đông Nam Á, bên cạnh đó thấy được sự ảnh hưởng của nó đối với người dân bản địa.
BÀN LUẬN
Tôn giáo và tín ngưỡng là hai mặt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
dân Đông Nam Á.Nó góp một phần quan trọng vào nền văn hóa nông nghiệp lúa nước
tạo nên một nét đặc sắc riêng của mỗi dân tộc, cũng nhờ có tôn giáo mà con người trở
nên lạc quan hơn, củng cố niềm tin vào cuộc sống hơn và có một cuộc sống an
lành.Trong khu vực Đông Nam Á thì tôn giáo trài dài qua các quốc gia hình thành nên
một màu sắc riêng cho mỗi nước trong khu vực.Tôn giáo không chỉ là một sự đơn nhất
mà nó bao gồm nhiều tôn giáo khác nhau hòa quyện với nhau như là Phật Giáo, Công
Giáo,Hồi Giáo, Hindu Giáo. Tùy theo tín ngưỡng và sở thích mà chọn cho mình một
tôn giáo để làm niềm tin.Mặc dù mỗi tôn giáo có số lượng tín đồ khác nhau, giáo lí
khác nhau nhưng nó đều hướng con người ta đến sự hoàn thiện bản thân, đến sự an
lành trong cuộc sống cá nhân của mỗi con người. Không những có tôn giáo thịnh hành
mà tín ngưỡng cũng đóng một vai trò không thể thiếu cho mỗi người chúng ta. Tín
ngưỡng phổ biến ở Đông Nam Á thường là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên bao gồm
nhiều thành phần như con người, động vật, thực vật...Không phải ngẫu nhiên tín
ngưỡng được nhiều người dân tôn sùng và là được coi là một phần thiêng liêng của
cuộc sống.Điều này xuất phát từ việc tin vào thế giới tâm linh thể hiện tấm lòng của
con người đối với vật tổ. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh của các cư dân Đông Nam Á đã
tác động mạnh mẽ tới nếp sống của dân cư của vùng này tạo ra những nét đặc trưng
trong văn hóa của khu vực mà không khu vực nào có thể nhẫm lẫm được. Tôn giáo và
tín ngưỡng là nhưng điều không thể thiếu trong đời sống của bất kì dân tộc nào dù trải
qua những giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng nó không bao giờ bị lãng quên, tín
ngưỡng và tôn giáo đã ăn sâu vào trái tim của mỗi người dân Đông Nam Á và làm nên
nét đặc trưng riêng biệt . Sự đa dạng trong tín ngưỡng và tôn giáo cũng tạo cho Đông
Nam Á sự đa dạng về văn hóa. Những nét văn hóa đặc trưng giữa các nước mà không
nước nào trộn lẫn với nhau tạo nên vẻ đẹp văn hóa vừa riêng biệt nhưng cũng vừa hòa
quyện của khu vực Đông Nam Á.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nho giáo - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2. Đôi nét về bức tranh tôn giáo khu vực Đông Nam Á – Ngô Văn Doanh – PGS. PTS.
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
3. Vũ Quang Thiên, Ngô Văn Doanh (1994), Những phong tục độc đáo của Đông Nam
Á, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4.http://www.vme.org.vn/trung-bay-thuong-xuyen/van-hoa-dong-nam-a/ton-giao/
hindu-giao-bali/
5.https://hainnguyen.blogspot.com/2008/11/tn-gio-ng-nam.html
6.http://www.atoztravel.com.vn/tour-guide/chi-tiet/29-Tin-nguong-phon-thuc.htm

You might also like