You are on page 1of 25

PHẬT GIÁO PHƯƠNG TÂY

Giáo viên hướng dẫn:


ThS. Châu Văn Ninh

PHẠM THỊ THUYẾT 1536072060


LÊ VĂN THUẬN 1536072058
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG 1536072077
NGUYỄN NGỌC THƯỞNG 1536072079
VŨ VĂN TƯ 1536072083
MỤC LỤC

1. LỊCH SỬ DU NHẬP VÀ CON ĐƯỜNG TRUYỀN ĐẠO

2. SỰ TIẾP NHẬN PHẬT GIÁO

3. CÁC HỌC GIẢ TIÊU BIỂU

4. CÁC HỆ PHÁI CHÍNH

5. TẠM KẾT LUẬN


LỊCH SỬ DU NHẬP
NHỮNG DẤU MỐC ĐẦU TIÊN
• Thế giới phương Tây hay nền văn minh phương Tây có

nguồn gốc từ nguồn văn minh Hy Lạp – La Mã ở Châu Âu

cùng với sự xuất hiện và phát triển của Kito Giáo


• Sự tiếp xúc giữa nền văn hóa châu Âu với thế giới Phật giáo

đã diễn ra vào thời kì Cổ đại mà có lẽ là năm 334

trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế thực hiện những cuộc
chinh phạt của mình vào miền Trung Á. Đây chính là bàn đạp

cho sự pha trộn văn hóa giữa Vương quốc Seleukos với nền văn
minh Hy Lạp cổ đại, kết hợp với Phật giáo, hình thành nên hình

thái Phật giáo Hy Lạp. (Hai vương quốc tiêu biểu là Ấn – Hy lạp
và Hy Lạp Bactria)
LỊCH SỬ DU NHẬP
ĐOÀN TRUYỀN ĐẠO DƯỚI THỜI A DỤC VƯƠNG

Vua A Dục đã phái các nhà Sư Phật giáo

nhận nhiệm vụ làm nhà truyền giáo để đi

đến hàng chục tiểu vương quốc khác nhau

từ Sri Lanka cho đến Đế Quốc Hy Lạp, và

Vương quốc Hy Lạp-Bactria ở Châu Âu,

thậm chí còn xa hơn khi các nhà Sư này đến


vùng Địa trung Hải ngày nay
LỊCH SỬ DU NHẬP
THIÊN CHÚA GIÁO VAY MƯỢN DỮ LIỆU PHẬT GIÁO
Thứ ba, cũng chính là lý do đặc biệt được ghi

nhận là Thời kỳ Thiên chúa giáo thịnh hành thì tư

tưởng Phật giáo đã xâm nhập vào Châu Âu

thông qua con đường Trung Đông, khi mà câu

Chuyện về hai vị thánh Barlaam và Josaphat

trong truyền thống Kitô hữu đã được Công giáo


hóa từ chính câu chuyện lịch sử có thật của cuộc
đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Lưu ý: Các tài liệu của đài BBC đã chứng minh

Jesu từng là nhà tu Phật Giáo (Jesus Was a

Buddhist Monk)
LỊCH SỬ DU NHẬP
THỰC DÂN ANH XÂM CHIẾM ẤN ĐỘ VÀ KHẢO CỔ HỌC

•Từ thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường phương Đông, đặc biệt là

Ấn Độ

•Cuối thế kỷ XVIII, những vùng đất giàu có nhất của Ấn Đô như Bengan, các nước xung quanh (Biha, Oritxa, Aođơ) và
toàn bộ miền Nam Ấn rơi vào tay thực dân Anh

•Cho đến khi các nhà khảo cổ Anh bắt đầu khám phá Bắc Ấn. Những khám phá của họ bắt đầu gắn liền cuộc đời của
Phật với những sự kiện lịch sử. Trong thập niên 1860, một số nhà khảo cổ bắt đầu nhận diện những địa điểm liên quan
đến cuộc đời của Phật. Cho đến thập niên những năm 1890 đã được xác định nằm trong vùng sông Hằng nhưng 2 địa
điểm quan trọng Lâm Tỳ Ni – nơi Phật đản sanh và Ca Tỳ La Vệ vẫn chưa được xác định
LỊCH SỬ DU NHẬP
SỰ QUAN TÂM CỦA CÁC HỌC GIẢ PHƯƠNG TÂY

•Dù các bản tường trình về tình hình sinh hoạt PG ở châu Á được gởi về châu Âu từ thế kỷ XIII, song bức tranh về

một PG đầy minh triết và khoan dung vẫn chưa được khám phá, mãi cho đến giữa thế kỷ XIX

•Giai đoạn từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 các học giả theo trường phái Kinh điển và các giáo sĩ Thiên chúa giáo đã có

sự quan tâm đặc biệt đến các loại hình triết lý phương Đông; vì lẽ đó, triết lý minh triết của đạo Phật và triết học Phật

giáo đã nhận được sự quan tâm nồng hậu từ giới hàn lâm học thuật triết học

•Trải qua một vùng đệm và khúc dạo đầu của thế kỷ 18 và thế kỷ 19 bằng các cuộc tiếp xúc giữa người La Mã với

Phật giáo. Phật giáo cũng như các tôn giáo và triết học phương Đông lại trở thành đề tài được quan tâm trong giới

học thức ở phương Tây.


LỊCH SỬ DU NHẬP
DI DÂN

Ngoài ra, Phật giáo phương Tây còn chịu sự tác động khôn
g nhỏ từ luồng Phật tử châu Á. Những người nhập cư gốc
Á, họ đến châu Âu, Mỹ, Úc…họ mang theo Phật giáo từ

phương Đông đến với phương Tây bằng chính niềm tin

trong giáo pháp của họ trên bước đường di cư và nhập cư


vào phương Tây
PHƯƠNG TÂY TIẾP CẬN PHẬT GIÁO
Trước hết là một nền móng đạo đức xây dựng trên sự khoan dung, lòng nhân ái, sự ý thức được trách nhiệm của
mình đối với người khác trong cộng đồng xã hội
PHƯƠNG TÂY TIẾP CẬN PHẬT GIÁO
Thứ hai là sự tập luyện về thiền định như là một nghệ thuật sống, giúp làm hiển lộ được bản chất đích thật nơi

con người của mỗi chúng ta trong bất cứ một bối cảnh nào trong cuộc sống
PHƯƠNG TÂY TiẾP CẬN PHẬT GIÁO
Thứ ba là khao khát tự do, vượt thoát trói buộc của thế hệ trẻ phương tây
PHƯƠNG TÂY TiẾP CẬN PHẬT GIÁO
Thứ tư là sự phù hợp đáng kinh ngạc của Phật giáo với khoa học mang tính thuyết phục cao.
PHƯƠNG TÂY TIẾP CẬN PHẬT GIÁO
Thứ năm là giải pháp cho những vấn nạn của loài người đang đối diện.

•Ô nhiễm sinh môi

•Bạo lực, bạo động

•Xã hội thiếu tình thương.


CÁC HỌC GIẢ TIÊU BIỂU
CÁC HỌC GIẢ TIÊU BiỂU

•Người đầu tiên đã nghiên cứu PG một cách nghiêm túc là một triết gia Pháp: Eugene Burnouf. Burnouf đã nghiên cứu
các bản kinh viết bằng các cổ ngữ như Pàli, Sanskrit, Tây Tạng do các nhà khảo cổ mang về Paris

•Các học giả này thuộc về ba trường phái chính. Trường phái Anh - Đức chú trọng nhiều đến kinh tạng Pàli. Công việc
của các học giả thuộc trường phái này gắn liền với những thành quả của Hội Thánh điển Pàli do GS Rhys Davids, Old
enberg, Wood Ward, Honer, Faisboll, Anderson, Helmer Smith…

•Trường phái thứ hai Pháp - Bỉ chuyên nghiên cứu PG Ấn Độ cả về Tiểu thừa lẫn Đại thừa thông qua các bản kinh

bằng tiếng Sanskrit, Tây Tạng và Trung Quốc. Những học giả uy tín thuộc trường phái này là Walle Poussin, Sylvain,

Levy và Lamotte

•Trường phái thứ ba là trường phái Nga với các học giả tiêu biểu như Stcherbatsky, Rosenberg và Obermiller. Trường
phái này chuyên nghiên cứu tư tưởng Phật học Ấn Độ và các quốc gia PG khác, đặc biệt là Tây Tạng
CÁC HỌC GIẢ TIÊU BIỂU

•Nhà Ấn Độ học người Bỉ K.E. Neumann - người đã dịch kinh Trường Bộ, Trung Bộ cùng các bộ kinh khác sang tiếng
Đức, và hai nhà nghiên cứu George Grimm và Paul Dahlke. Hai nhà học giả này là hai nhân vật hàng đầu trong phong
trào cổ xúy PG ở Đức trong suốt thời gian đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm của họ không chỉ đơn thuần phân tích PG với
thái độ khách quan, trung thực mà còn đào sâu bản chất của giáo lý giải thoát như thể họ đã thấu suốt ngọn nguồn

giáo lý vi diệu này

•Đối với các học giả người Anh, nhân vật có công thức tỉnh các học giả phương Tây về chân giá trị PG là Edwin Arnold
với thi phẩm bất hủ Ánh sáng Á châu. Arnold đã mô tả Đức Phật như một vị anh hùng với nhân cách đầy nét từ bi dào
dạt đối với nhân loại và khả năng tư duy rất minh triết và thâm sâu. Hai đặc tính này rất phù hợp với môi trường tri thứ
c châu Âu đương thời và làm dấy lên trong lòng độc giả của Arnold một niềm tôn kính, ngưỡng mộ của họ đối với Đức
Phật và giáo lý của Ngài
CÁC HỌC GIẢ TIÊU BIỂU

Càng ngày càng có nhiều người phương Tây đến châu Á để nghiên cứu và dành trọn đời mình cho lý tưởng giải thoát
của PG. Hai nhân vật tiên phong trong trào lưu này là Ananda Metteya và Nyanatiloka. Năm 1901, Thượng tọa

Nyanatiloka đã xây dựng một tu viện tại Sri Lanka để đào tạo các vị tu sĩ phương Tây.
CÁC HỆ PHÁI CHÍNH
PHƯƠNG TÂY ĐANG THỰC TẬP GÌ?

1. ZEN (Thiền tông Nhật Bản)

2. TIBETAN BUDDHISM

3. LANG MAI

4. VIPASSANA

5. MINDFULNESS
ZEN
•Một học giả lừng danh người Nhật, người đã góp công rất nhiều

Suzuki Daisetsu Teitarō trong việc truyền bá Thiền tông sang Tây phương

•Tham dự hội nghị tôn giáo thế giới tại chicago năm 1893 do Thiền

Sư Tông Diễn phái đi, tại hội nghị này lần đầu tiên phương tây biết

đến “Zen”

•Năm 1908, ông trở về Nhật và 1910 lại qua châu Âu. Ông

lập gia đình với Beatrice Lane (1911).

•Sự ra đời của bộ Thiền luận ba quyển của ông được ví như sự tái si
nh của Thiền tông và Thiền lần đầu được trình bày, giảng giải, đưa

đến châu Âu, Mĩ dưới dạng tuyệt vời nhất, thích hợp nhất. Năm 1957,

ông cùng với hai nhà phân tâm học là Erich Fromm và Richard de Ma
rtino đã cho ra một quyển sách rất quan trọng là Thiền và phân tâm h
ọc và trong sách này, hai nhà phân tâm học đã xác định được sự liên
hệ mật thiết giữa Thiền và Tâm lý học.
TIBETAN BUDDHISM
ĐẠT LAI LẠT MA 14 VÀ CÁC VỊ LẠT MA KHÁC.
•Đầu những năm 60 của thế kỳ 20 thì Phật giáo bỗng được tiếp nhận rộn ràng trong giới trẻ khi giới này phất lên một p
hong trào văn hóa phản kháng (contre-culture) chống lại văn hóa tôn sùng kỹ thuật, vật chất và tiền bạc.

•Giới trẻ khao khát một đời sống tâm linh mới giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý, hiện sinh, và họ nghĩ đã tìm

được nơi Phật giáo. Đó là lúc mà nhiều trí thức trẻ tìm đến Tây Tạng như tìm đến miền đất hứa. Nhanh chóng, trong

vòng hai mươi năm, tu viện và thiền viện mọc lên hàng trăm ngôi trên khắp Âu Mỹ

•Trong những năm 1970, Phật giáo Tây Tạng lại giành được nhiều sự quan tâm hơn trong công chúng. Điều này cũng
ít nhiều cũng bị tác động do quan điểm của 'shangri-la' về đất nước này cũng như giới truyền thong Phương Tây lại

liên tục đưa tin về hiện trạng Tây Tạng bấy giờ (cộng sản Trung Quốc đàn áp Phật Giáo).

•Cả bốn trường phái của Tây Tạng dần dần trở nên nổi tiếng. Những vị lạt- ma Tây Tạng như Karmapa (Rangjung Rig
pe Dorje), Chögyam Trungpa Rinpoche, Geshe Wangyal, Geshe Lhundub Sopa, Dezhung Rinpoche, Sermey Khensur
Lobsang Tharchin, Tarthang Tulku, Lama Yeshe và Thubten Zopa Rinpoche đều thành lập những trung tâm Phật học

tại phương tây trong những năm 1970


LANG MAI
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

1. Plumvillage
Tu Viện Lộc Uyển
Tu viện Mộc lan
Tu viện Bích Nham
Tu viện Nhập Lưu
Viện phật học ứng dụng châu Âu (EIAB)

2. Cùng với các tăng thân trên khắp thế


giới.

3. Các khóa tu được tổ chức thường niên.


VIPASSANA
•Trong năm 1965, những nhà sư đến từ Sri Lanka đã thành lập Hiệp

hội những tu sĩ Phật giáo Washington tại Washington, D.C-, Hiệp hội

tăng sĩ Nam Tông đầu tiên trên đất Mỹ, một trong các hoạt động chính
là phát triển phái thiền Vipassana.Thế nhưng, Phật giáo Nam tông chỉ
khởi sắc khi những người Hoa Kỳ đầu tiên đến học Thiền Vipassana

tại châu Á vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước.

•Thiền sư S.N. Goenka

•Những Thiền Sinh trở về từ Châu Á đặc biệt là Thái Lan, Mianma,

Sirilanka.
MINDFULNESS
•Hình thức thứ nhất được ứng dụng tại các tập đoàn

công ty lớn, được gọi là McMindfulness. Tương tự như

loại thức ăn nhanh MacDonald, nó nhanh chóng, thuận

tiện và đạt hiệu năng cao trong công việc

•Hình thức thứ hai của thiền Chánh niệm nhằm

chữa bệnh, được gọi là thiền Chánh niệm trị liệu

(therapeutic mindfulness)

•Hình thức thứ ba là hình thức thiền nguyên chất

với mục tiêu giải thoát. Thực hành một cách chính

xác, thiền Chánh niệm có thể dẫn chúng ta đến cái

nhìn nội tâm sâu sắc vào các điều kiện con người

và giải thoát chúng ta khỏi cuộc đấu tranh nội tâm và

những xung đột trong cuộc sống


TẠM KẾT LUẬN

•Phật giáo sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển ở Phương Tây.

•Thiền (meditation) sẽ là cánh cổng chính mở toang thế giới tâm linh của thế kỷ XXI

•Khoa học kỹ thuật phương tây kết hợp tâm linh Phật giáo là hai công cụ sẽ dẫn dắt xã hội Phương

Tây trong thời gian tới

You might also like