You are on page 1of 2

Đạo Giáo Được Truyền Bá Ở Việt Nam

Đạo giáo được truyền bá vào Việt Nam từ cuối thế kỷ II đã có


lúc trở thành một tôn giáo độc lập như dưới triều đại Lý, Trần.
Nhưng sau đó, hiện tượng dung hợp Đạo giáo với Phật giáo và
Nho giáo đã diễn ra. Đến thời Lê, Đạo giáo nhanh chóng kết
hợp với Phật giáo, đa số đạo quán biến thành Phật tự, đạo sĩ, đạo
kinh đều bị mai một. Đến thời Nguyễn, khi Nho giáo trở thành
hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, được nhà Nguyễn trọng dụng
và được tôn vinh là “quốc giáo” thì Đạo giáo gần như mất hẳn
trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam
= > danh từ Đạo giáo đã không còn được người đời nhắc đến
nhiều

Đạo Giáo Phù Thủy

-Từ xa xưa người Việt Nam từ miền núi đến miền xuôi đã rất
sùng bái ma thuật, phù phép; họ tin rằng các lá bùa, những câu
thần chú… có thể chữa bệnh, trị tà ma, có thể làm tăng sức
mạnh, gươm chém không đứt…
-Tương truyền Hùng Vương là người giỏi pháp thuật nên có uy
tín thu phục 15 bộ lập nên nước Văn Lang. Ngay các nhà sư
cũng phải học các phép trị bệnh, trừ tà thì mới đưa Phật giáo
thâm nhập sâu vào dân chúng vốn có tín ngưỡng ma thuật được

Đạo Giáo Thần Tiên

- Theo Phó giáo sư sử học Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “Văn
minh Đại Việt” thì chính Tiên Đạo, tiền thân của Đạo giáo thần
tiên, là nhánh Đạo giáo đầu tiên thâm nhập vào nước ta
-Đạo giáo thần tiên chủ yếu hướng vào đối tượng là các nhà
nho, sỹ phu, giới trí thức, quan lại, quý tộc.
-Số người thực sự tu hành theo lối Đạo giáo thì
không nhiều, và số đạo sỹ được cho là tu thành tiên thì
lại càng ít hơn. Sách Hội chân biên ghi lại trường hợp 13
tiên ông và 14 tiên nữ của Việt Nam
- Phần lớn các sỹ phu, nhà nho, tầng lớp trí thức,
quan lại, đều chỉ dừng lại ở mức chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Lão Trang, sống theo lối “phong hoa tuyết
nguyệt” của Đạo giáo

You might also like