You are on page 1of 11

1.

Kiến trúc
1.1. Kiến trúc thành Thăng Long
Thăng Long được chia làm 2 khu vực riêng biệt: Hoàng thành (là nơi vua ở và triều đình làm việc) và
Kinh thành (bao bọc Hoàng thành, là nơi quân đội và nhân dân ở); phía giữa Hoàng thành còn có Cấm
thành (là nơi vua, hoàng hậu, cung tần mỹ nữ ở…) Trải qua suốt hai thế kỷ tồn tại của triều Lý, kinh đô
Thăng Long được mở mang, càng ngày càng rộng. Các cung điện, lầu gác, đình tạ, chùa tháp, kho
trạm, cầu cống, chợ búa, … được dựng lên và tu bổ liên tục. Hầu như không năm nào là không có
chuyện tu tạo. Các công trình này, phần lớn là những cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho mọi sinh hoạt
của bộ máy Nhà nước phong kiến. Khu kinh thành rộng lớn hơn Hoàng thành nên được xây dựng rất
nhiều. ở đây, ngoài các khu nhà cửa của nhân dân, còn là khu tập trung những dinh thự của các tầng
lớp quan lại, những lầu gác của kẻ giàu có và cả doanh trại của quân đội.
Bao quanh Kinh thành là thành Đại La cao rộng, bằng đất, có nhiều cửa thông ra ngoài và đặc biệt,
phía đông được xây dựng bằng gạch để có điều kiện chống chọi với nước sông Hồng trong những
ngày lũ lụt. Ngoài Thăng Long ra, những kiến trúc chủ yếu như dinh thự, điện đường thuộc thái ấp của
các công hầu, khanh tướng cũng được xây dựng ở một số địa phương

1.2. Kiến trúc tôn giáo


a. Tháp phật
Tháp thời Lý là đền thờ phật giáo, trong lòng có pho tượng Phật như tháp phật
Tích, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long ... Riêng tháp chùa Báo Thiên với tên
Đại Thắng Tư Thiêm lại mang tư cách đài chiến thắng báo công với trời.
Tháp vốn từ kiến trúc trải rộng diễn biến thành kiến trúc cao tầng bình diện vuông,
tầng dưới các cửa có tượng Kim Cương đứng trấn giữ. Các tầng càng lên cao càng
thu nhỏ dần, theo những hình tháp in trên gạch và tháp thời Trần thì chiều cao tháp
thường bằng chu vi chân tháp. Một số tháp đã khai quật có cạnh chân dài từ 8m
đến hơn 19m, như thế tháp có thể cao từ hơn 30 m đến hơn 70m, phù hợp với tháp
cảu Bảo Thiên được sử cũ ghi là cao vài mươi trượng và văn học xây dựng thành
hình tượng cột trụ chống trời. Nền móng tháp phải vững chắc, xây tường dầy và
dất cấp, trong nền trộn đất sét với sỏi đá. Các tháp thờ Phật thường có số tầng lẻ
biểu thị sự phát triển, dấu tích hiện vật và thư tịch cho biết thương là 5 – 7 – 9
thậm chí 13 tầng, riêng tháp đài Chiến thắng có số tầng chắn ( 12 hay 30 tầng) lại
biểu thị sự ổn định. Vật liệu xây tháp rất phong phú, tuỳ tháp mà thuần gạch, thuần
đá hoặc xem kẽ gạch với đá, cả đồng nữa, có cả tháp gốm men. Mặt ngoài tháp
được khắc rạnh, những hình rồng, vòng sánh đức phật. Những bộ phận nhô ra được
gắn tượng người chim, và kết thúc đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc.
Những cây tháp này hoà vào thiên nhiên mà vẫn nổi trội, là điểm tựa tâm linh cảu
mọi người

b. Chùa
- Nhà Lý chia các chùa trong nước làm ba loại là Đại – Trung và
Tiểu danh lam, dựa trên cơ sở số ruộng và số người giúp việc nhàchùa, song dưới
góc độ nghệ thuật có thể chia làm bốn loại:
- Chùa dựng trên một cột: Sử cũ cho hay Thăng Long có " Lầu chuông một cột, sáu
cạnh, hình hoa sen " trong điện Linh Quang, chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) có toà
sen trối lên mặt nước, trong có tượng Ngũ Trí Như Lai sắc vàng rực rỡ". Đặc biệt
chùa Một Cột tức Diên Hựu tự được bia và sử cũ miêu tả: chùa được dựng giữa hai lần hồ, có hành
lang bao quanh và cầu cong đi vào, riêng cây cột đã cao tới mười
trượng chạm đủ ngàn cách sen. Đỉnh cột dựng ngôi chùa mang hình bông sen là " y
theo mưu mới, lại đưa vào dấu tích xưa". Dấu tích xưa là là kiểu nhà mái tròn khắc
trên trống đồng Đông Sơn, là cây hương dựng trên đầu trụ, là cái chòi trên cành
cây ... Trên cơ sở đó đã sáng tạo theo mưu mới là giấc mơ cảu vua Lý Thái Tông
được Quan Âm dắt lên đài sen. Truyền rằng riêng cây cột đá đã cao hơn 20m, vậy
ngôi chùa trên đó phải lớn và toàn cảnh rất rộng.
Chùa một cột
- Chùa kiêm hành cung: loại chùa này gắn với hoàng gia, thường được nhà vua ghé
thăm, để lên chùa, tổ chức cùng quân thần đối cảnh làm thơ. Được xây ở nơi thắng
cảnh, gần với núi sông ngoạn mục, chiếm cả vạt núi, đồng thời cũng hay có tháp
phật để trải rộng lại vươn cao.Hình điêu khắc ở những chùa này phổ biến là rồng
để vừa gợi nguồn nước vừa tượng trưng cho vua. Tiêu biểu là các chùa Phật Tích,
Tường long, Long Đọi, Chương Sơn.

chùa Phật Tích


- Chùa gắn với cả quý tộc và dân làng : Các bà Hoàng thương tham gia đóng góp,
có thể dựng ở các sườn núi ( như chùa Vĩnh phú chùa Tĩnh Lự ở Bắc Ninh)
nhưng phổ biến là ở cánh bãi đầu làng ( như chùa Bà Tấm ở Hà Nội, chùa Hương
Lãng ở Hưng Yên), mặt bằng khá rộng, điều khắc không có hình rồng, thường có
tượng con sấu trên thành bậc cửa và sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là " ông
Sấm" gắn liền với việc cầu đảo cần cho nông nghiệp lứa nước.
chùa Bà Tấm

- Chùa làng: dựng ở cùng quê hẻo xóm núi ít người qua lại ( như chùa Chèo ở Bắc
Giang, chùa Kim Hoàng ở Hà Tây), quy mô nhỏ, dấu vết còn lại hiếm hoi, không
được thư tịch đề cập. Có thể lúc đầu đây chỉ là thảo am hay mái đá. Đôi khi có sự
tham gia cảu quy tộc nhưng ở miền núi khuất nẻo.

chùa Chèo ở Bắc Giang

2. Điêu khắc
Bia chùa Phân Tích cho biết tại đây năm 1057 vua Lý Thánh Tông dựng cây tháp
cao ngàn trượng trong tháp có pho tượng bằng đá thếp vàng cao 6 thước, trước
thềm bày mười con thú cũng bằng đá. Một số chùa thời Lý cũng có bia đề cập tới
tượng tròn và chạm khắc trang trí.

2.1. Tượng tròn


Tượng tròn thời Lý hiện còn có tượng Phật, Kim Cương người chim và tượng thú.
Mỗi loại còn được vài pho
a. Tượng phật Thế Tôn
Các chùa Phật Tích, Ngô Xá ( Chương Sơn) và Kim Hoàng đều chỉ để lại mỗi chùa
một pho tượng Phật. Các chùa Thầy, chùa Chèo và chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
không còn tượng nhưng còn bệ tượng và toà sen thích hợp với một pho tượng Phật
ngồi trên.Các chùa Một Cột, Long Đọi, Linh Xứng được văn bia xác nhận có
tượng Phật.
Tượng Phật chùa Phật Tích vốn được gọi là đức Thế Tôn ở thế ngồi thiền cao
1m85 ( tương đương 6 thước thời Lý). Phần bệ không còn nguyên và đã làm lại toà
sen cao thêm 0m84 nữa, vốn xưa ở trong lòng tháp và được thếp vàng. Đã từ lâu
phần sơn thếp bong hết để lộ đầy đủ phần lõi được chạm rất cẩn thận và hoàn
chỉnh. Tượng được bố cục theo khối nón vững vàng, ngồi thiền khuỳnh hai đầu
gối, lưng thẳng đứng, mắt hơp cúi xuống, do đó từ trên cao có sự giao cảm với các
Phật tử đang chiếm bái. Toàn thân tượng khuôn trong đường viền khép kín, nhưng
do mảng khối óng chuốt nên cứ chập chờn – nhất là khi được chiếu sáng. Tượng
mang vẻ đẹp quý phái cảu người phụ nữ Việt Nam. Mặt trái xoan, cổ cao 3 ngấn,
thân hình dong dỏng, mình mỏng. Đỉnh đầu có nhục kháo nhô cao, tóc xoăn, tai dài
là những quý tướng. Đôi mắt đăm chiêu khép hở, cặp lông mày thanh cong giao tế
nhị, các ngón tay thon thả. Tấm áo dài óng ả có đường gân cuộn xoáy ở bả vai
phải, rồi lượn theo các nếp áo như trôi chảy vào không gian, chỉ đọng lại ở thân
mình vì bị " vướng". Tượng được tạo bằng những mảng khối óng mượt, đường nét
minh triết, từng chi tiết tao nhã và trí tụê. Tất cả toát lên vẻ đẹp cổ điển về một tâm
hồn từ bi, vị tha. Khối tượng tính lặng, trang nghiêm nhưng được đặt trên toà sen
nửa khối cầu lại toạ ấn tượng chao đảo. Toà sen này làm lại ở thời sau, hơi nhỏ so
với khuỳnh chân ngồi thiền. Đối chiếu với bức bệ tượng các chùa khác cùng thời
kỳ dưới toà sen còn thiếu khối tượng sư tử hay đôi lân chầu ngọc. Phần dưới cùng
là bệ bát giác khối nón gồm nửa dưới là những lớp sóng vừa dàn ra lại vươn lên,
từng đợt mênh mông vô tận, nửa trên là hai tầng bậc cấp thu vào, có mặt nằm chạm
hoa dây như cúc cuống hoa có người bé tí leo trèo, có mặt đứng chạm rồng rắn
thoắt đuôi nhau, Ngược với khôi tượng trơn, phần bệ phủ kín hoa văn với kỹ thuật
tỉ mỉ, chính xác

b. Tương Kim Cương


Thư tịch nói rõ bốn cựa tháp chùa Báo Thiên có bốn cặp tượng Kim Cương trấn
giữ. Tượng Kim Cương chùa phật Tích dược đưa về Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam.
Tượng Kim Cương chùa Long Đọi còn 6 pho gắn vào tường chùa, là tượng tròn
nhưng sau lưng gắn liền vào đá tấm. Tượng to băng người thực, đẹp khoẻ mạnh,
dáng ung dung cương nghị, khuôn mặt đồn hậu, là võ tướng nhưng không ở các thế
võ, cơ bắp thả lỏng, đứng nghiêm chống kiếm trước bụng, trên y phục được chạm
nhưng bông hoa nhiều cánh xoè nở gây cảm giác toàn thân tượng như phập phồng
thở. Tấm đá nền sau tượng, ở diềm đứng chạm các ô tròn hoa sen to và nối với
nhau bằng hình người bé ti trong ô tròn nhỏ.
Tượng Kim Cương chùa Long Đọi

c. Tượng người chim


Trong phế tích các tháp Phật Tích, Long Đọi và Chương Sơn đã tìm được một số tượng người chim vốn
xưa đậu trên những đấu chạc dưới các tâng mái. Đây là nhân vật thần thoại, nửa trên là người nhưng
ngoài đôi tay còn thêm đôi cánh, nửa dưới hoàn toàn là chim. ở Long Đọi, người chim đánh chũm
choẹ, còn ở Phật Tích có người chim đánh trống cơm, có người chim gẩy đàn nguyệt. Là nhân vật thần
thoại song từng phần lại rất thực, hoạt động nghệ thuật sôi nổi, nét mặt tập trung vào âm thanh cảu
những nhạc cụ đang biểu diễn, đôi canh cũng như vỗ theo và những túm lông đuôi uốn lượn bay lên
mềm mại. Có thể xem đây là những nhạc công thiên thần.

d. Tượng thú
Nếu ở bệ tượng Phật thường có tượng sư tử đội toà sen mà dân gian gọi là " ông
Sấm", thì ở thềm tầng bậc thứ 2 cảu chùa Phật Tích có 5 cặp tượng thú dàn thành
một hành ngang hai bên cửa đối nhau.
ông Sấm ở chùa Bà Tấm chỉ có phần đầu, hai con đội chung một toà sen, ở thế nằm
cao 1m, rộng 1m36, còn ở chùa Hương Lãng (Hưng Yên) chỉ có một con chạm cả
phần đuôi, dài 2m30 còn phần đầu như ở chùa Bà Tấm. Hình dáng là con sư tử phủ
phục đội toà sen, trán có chữ Vương là chúa rừng xanh. Ngoài những lông xù cuộn
xoáy, dọc chân và quanh mép còn có hang hoa văn dấu hỏi tựa nhau, quang miệng
có những bông hoa nhiều cánh, phần đuôi được trang trí rất kỹ, có lẽ do sư tử gầm
như tiếng sấm, lại cũng do ước vọng cần mưa nên địa phương gọi sư tử là " ông Sấm"
Còn 5 cặp tượng thú chùa Phật Tích, từ giữa toả ra là sư tử – voi – trâu – tê giác –
ngựa, tất cả đều to bằng trâu ngựa thực và đều nằm trên toà sen, là những con vật
thiêng cảu thế giới nhà Phật.
Tượng và bệ liền khối đá. Trang trí phần bệ đáng chú ý hơn cả là con vật thần thoại
gần giống như người nhưng đươi lại uốn lượn như mình rồng, chạm tinh tế, thống
nhất phong cách nghệ thuật Lý. Song phần tượng, cả 5 loại thú đề là những con vật
thực, từ con vật rất thân thuộc ( trâu) đến những con vật hầu như không có ở Việt
Nam ( sư tử) nhưng đều được chạm rất thực, khối hình to mập, dáng khoẻ chắc,
cso phần xa với phong cách Lý mà đến thời Trần mới phát triển

2.2. Chạm khắc trang trí


Trong điêu khắc Lý đặc biệt phải kể đến mảng chạm nổi trên đá với sự tinh khéo
như chạm vàng, bạc. ở đây nổi lên một số đề tài là rồng, nhạc công, vũ nữ và hoa
lá.
a. Hình rồng rắn
Có một số con rồng rất lớn, thân đuôi ra dài vài mét ( như ở cột đá chùa Dạm, đế
bia chùa Long Đọi và chùa Chương Sơn, trong ao rồng cảu Phật Tích), song phần
lớn là những con rồng nhỏ dài mười phân nằm trong một số đồ án gọn xinh theo
các hình tròn, thoi, chữ nhật, lá đề, nửa lá đề ... nhưng luôn thống nhất về cấu tạo :
đầu to với bờm tóc mượt bay, răng nanh cuộn xoắn với môi trên lại có thêm đường
viền thành chiếc mào phập phồng như ngọn lửa, mũi như đoạn vòi co dãn, lông
mày cuộn vòng lên cả hai đầu và cạnh đó là hình trang trí chứ S không bao giờ
thiếu vắng, là dấu hiệu về nguồn nước.
Thân rồng tròn trịa, dài nhỏ, uốn thắt túi thoăn thoắt như chiếc lò xo ẩn tàng sức
bật mạnh, cứ thế thu nhỏ về đuôi, nếu không để ý đến chân thì không phân biệt
được thân với đuôi, dọc lưng có đường vây nhưng vảy cá và dưới bụng là dãy nếp
gấp như bụng rắn để dễ di chuyển. Rồng có 2 chân trước mọc lệch chố và2 chân
sau mọc cùng chố, chân sau cũng dài hơn hẳn, chân nào cũng như múa rất dẻo, mỗi
chân có ba ngón với móng cong nhịn sắc như của chim. Một số người quên gọi là
rồng giun, nhưng ngay ở đương thời người xưa đã nhiều lần gọi là long xà tức là
rồng rắn, lấy con rắn làm cơ bản rồi thêm vào một số hoạ tiết khác, làm cho con
vật thần thoại mà thân thuộc như con vật thực. Nền rồng là mây trời nhưng cũng có
khí là hoa lá. Trong cấu tạo, con rồng có cả yếu tố âm và dương, nó lưỡng cư và
lương tĩnh, tuy đã gần với triều đình, nhưng về bao quát vẫn là con vật biểu trưng
nguồn nước, là chố dựa của cư dân nông nghiệp trồng cấy lúa nước, cảu cư dân
gắn vận mệnh với sông nước, và phần nào cũng nhắc nhở nguồn gốc dân tộc và con rồng cháu tiên.
Hình rồng Lý là hình trạng trí đạm chất Việt Nam, có tiếp nhận
mộ số yếu tố văn hoá Đông Sơn và văn hoá phương Nam, rất khác rồng Trung
Quốc trước và cùng thời với nó.

b. Nhạc công và vũ nữ
Chùa Phật Tích có một số chân tảng đá kê cột cảu thời Lý được dừng lại, mặt trên
chạm thành bông sen nở xoè nhiều cánh, còn bốn mắt bên là bốn dàn nhạc giống
nhau.
Mỗi mặt chân cột là một băng ngang dài 73cm cao 13cm, người xưa tạo ra một
khung hình cách mép gần 1cm, trong đó viền hai bên và phái trên là dải dấu móc
tựa lưng nhau như cách hoa, còn viền phía dưới là dải song hai loại chồng chất như
ở bệ tượng Phật, giành ra khoang giữa dài 70cm cao 9,5cm để chạm dàn nhạc :
chính giữa là một vòng sáng lá đề bên trong có vài bông hoa như hoa cúc, tất cả
được đặt trên một bông sen, hẳn là hình tượng trưng cho đức Phật. Hai bên có
mười nhạc công chia đôi, dàn thành hàng ngang múa tiến vào vòng sáng, động tác
múa thống nhất nhưng tay lại biểu diễn những nhạc cụ khác nhau, từng cặp từ hai
đầu vào giữa là trống cơm và trống da, đàn nguyệt và nhị, tiêu và sáo, đàn tranh và
đàn thập lục, cặp phách nở và chập. Từng người đều chân thấp chân cao, mình uốn
vặn ba khúc, từ búi tóc cao và cổ chân còn toát ra nhưng dải lụa bay lượn nhịp
nhàng, phục trang đẹp gọn làm nổi các đường lượn của thân thể tròn lẳn.
Bức chạm đông người mà không che khuất nhau, ai cũng ở chính diện với độ lớn
bằng nhau, ở đây như có cả tính dân chủ công đồng làng xã.
Đề tài vũ nữ còn được thể hiện ở tay vịn thành bậc cửa tháp Chương Sơn, cả 2 mặt
giống nhau : lớp trên chạm bảy vũ nữ, lớp dưới chạm băng hoa. Băng hoa mặt
trong chia ra các ô tam giác vuông cân để ứng với các đầu bậc thì để trơn, và do đó
bức chạm phải để dốc 450 hình người mới đứng. Băng hình vũ nữ cao 0m27 và dài
2m15, từng hình đều to, rõ và dáng chung như các nhạc công Phật Tích nhưng hai
tay đaư lên cao dâng hiến, tay trước cầm cả hoa và lá sen cuộn tròn.
c. Hình hoa lá
Trên nhiều mặt phẳng cảu kiến trúc và của bệ tượng người xưa thường chạm hoa lá
theo từng băng dài, phần lớp là cúc sen đan xen nhau. Dây hoa với nhữg lá nhỏ toả
về hai bên là chung cho cả hai thứ hoa, uốn lượn bao lấy từng bông hoa tròn. Hoa
được cách điệu nhưng có thể nhận ra sen và cúc, có khi chỉ là hoa cúc nhưng nhìn
góc độ khác nhau, đều lớn như nhau. Hai loại hoa này thường được gán cho hai
tính chất thanh cao ( sen) và ẩn sĩ ( cúc), song trong văn hoá tâm linh nó còn mang
ý nghĩa sâu sắc hơn. Nhà thơ Trần Nguyên Đán ở thời Trần đã nhận ra ở hoa cúc có
khí mạnh và tài năng cảu trời đất, nó coi thường cả uy của sương và sự lấn của uyết.
Cúc còn tượng trưng cho mặt trời để đôi rồng chầu vào, là biểu hiện của khí
dương. Còn sen ở nước,cả trong Phật thoại và triết lý dân gian đều xem là dấu hiệu
yếu tố âm, gợi hình mặt trăng. Hình chạm hai thứ hoa này đan xen nhau còn là sự
hoà hợp âm dương để tạo phúc cho cuộc sống cả xã hội, và do đó gắn với cuống
hoa thường có hình người bé tí trèo sống động
tượng lá đề
3. Hội họa
Trang thời Lý cách ngày nay rất xa, thường vẽ trên tường vách cảu công trình kiến
trúc, một số tranh độc lập có thể vẽ trên gỗ hoặc giấy, vải nên rất khó bảo quản và
bảo dưỡng. Tường đổ, nhà cháy, nấm mốc, nắng mưa .... do con người và thời tiết
gây ra đã cướp đi tất cả. Tuy nhiên, qua thư tịch có thể chút ít về tranh, và một
phần hình vẽ trên gốm có thể cho biết thêm yếu tố hội hoạ đương thời.
Thư tịch xưa cho hay các vua Lý " ở trên lầu bốn tầng .... Tất cả cung điện ở Thăng
Long đều sơn son, cột vẽ rồng, hạc và tiên nữ". Các chùa lại càng hay dùng tranh
vẽ để trang trí và giáo dục Phật tử. Chùa Phật Tích có " cung sơn điện vẽ san sát
trong núi" có " cung Quảng vẽ hoạ nhi hồng" có " góc cao vẽ sao ngưu và sao đẩu
sáng láng". Nếu những hình vẽ trên chủ yếu để trang trí, thì ở một số chùa khác lại
mang rõ ý nghĩa giáo dục, chẳng hạn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn ( Thanh
Hoá) dựng khi khánh thành chùa cho biết: " Quang tường thuê vẽ dung nghi đẹp đẽ
của cực quả mười phương, cùng với mọi hình tướng biến hoá muôn hình vạn trạng
không sao kể xiết".
Với nho giáo, Nhà nước ngay khi xây Văn Miếu đã cho vẽ chân dung 72 người học
trò ngoan và giỏi của Khổng Tử để các sĩ tử noi theo. Chữ Hán với bố cục khối
vuông, được viết đẹp cũng là những bức trang chữ thuộc loại " thư hoạ". Thư tịch
cho biết vua Lý Nhân Tông " viết bút lông rất khéo, chữ như rồng múa phượng
lượn, phép theo tay nghọc của ngài như chim loan vòng, chim thước nhảy". Trong
thời gian ở ngôi, nhà vua đã nhiều lần đi thăm các chùa và viết chữ ban cho để
khắc vào bia.
Nhưng hình vẽ trên đều đã mất, nhưng trên gốm men ngọc của thời này còn giữ
được một số hình khắc chìm, tức vẽ bằng vật cứng khi xương gốm mới làm xong,
sau đó tô men và nung. Những hình vẽ này thường chỉ là hoa lá, đôi khi có cả
chuồn chuồn, ong, bướm và em bé nữa, chưa thành bức tranh, nhưng cho thấy các
yếu tố hội hoạ, nó bắt nguồn từ cuộc sống và được thể hiện một cách hiện thực.
Mặc dù nhà Lý quản lý đất nước sau khi thoát khỏi Bắc thuộc đã hơn 70 năm, sog hầu như không
được thừa hưởng thành quả mỹ thuật của các triều Ngô - Đinh –
Tiền Lê. Nhưng mỹ thuật Lý vừa xuất hiện đã đạt được vẻ đẹp cổ điển chuẩn mực,
nó là biểu hiện cảu ý thức muốn xây dựng một quốc gia đàng hoàng có nền văn
hoá riêng, nên trên cái nền xã hội thái bình thịnh trị, được Phật giáo gợi hứng đã
biết sáng tạo trên cơ sở sự hứng khởi của đất nước, khai thác yếu tố thích hợp từ
trong vốn cổ Đông Sơn và qua giao lưu lại tiếp nhận một phần thành quả của các
nền văn hoá láng giềng. Đó là hướng đi đúng, tạo phẩm chất nghệ thuật cao cho
mỹ thuật Lý

Hình rồng thời Lý

Trang trí gốm thời lý

You might also like