You are on page 1of 317

WWW.THONGTHIENHOC.

COM 1

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS


QUYỂN I
KHOA HỌC HIỆN ĐẠI “KHÔNG THỂ SAI LẦM”
BỨC MÀN CHE NỮ THẦN ISIS

PHẦN I. KHOA HỌC

CHƯƠNG I

NHỮNG ĐIỀU CŨ ĐƯỢC MANG TÊN GỌI MỚI.


- Kinh Kabala của Đông phương.
- Các truyền thuyết xưa được sự nghiên cứu hiện đại ủng hộ.
- Sự tiến bộ của loài người được ghi dấu qua các chu kỳ.
- Khoa học bí truyền thời xưa.
- Sự vô giá của bộ kinh Phệ đà.
- Sự cắt xén những quyển Thánh kinh Do Thái giáo trong khi dịch thuật.
- Pháp thuật luôn luôn được coi là một khoa học thiêng liêng.
- Thành tựu của các cao đồ pháp thuật và giả thuyết của những kẻ hiện đại
chỉ biết dèm pha.
- Con người khao khát được bất tử.

CHƯƠNG I

“Ta là Chơn ngã”


- Một câu châm ngôn của triết học Hermes

“Chúng ta bắt đầu khảo cứu nơi mà sự suy đoán hiện đại đã co vòi lại vì mất niềm
tin. Và đối với chúng ta những yếu tố thông thường trong khoa học là những thứ mà các
bậc hiền triết ngày nay khinh thường là điều hoang tưởng hoặc tuyệt vọng, vì đó là những
điều bí nhiệm khôn dò”.
- Tác phẩm Zanoni của BULWER.

Ở đâu đó trong thế giới rộng rãi này có tồn tại một quyển Cổ thư – xưa đến
nổi mà những nhà buôn đồ cổ thời nay có thể cân nhắc trên những trang giấy của
nó biết bao nhiêu thời gian vẫn không hoàn toàn đồng ý được với nhau về bản chất
của loại kết cấu mà nó được viết trên đó. Nó là bản sao duy nhất của nguyên bản
mà giờ đây còn tồn tại. Tài liệu xưa nhất bằng tiếng Hebrew bàn về học thuật
huyền bí (Siphra Dznieouta) được biên soạn từ bản sao này vào lúc mà bản sao ấy
đã được xem xét theo sự minh giải của một di tích văn học. Một trong những hình
minh họa trong đó biểu diễn Bản thể Thiêng liêng là phân thân của ADAM [1] giống
như một cung chói sáng tiến ra để tạo thành vòng tròn; thế rồi sau khi đã đạt tới
điểm cao nhất trên chu vi thì Điều Vinh Diệu khôn tả đó vòng xuống trở lại quay
về trần thế, mang theo một loại người cao hơn đi vào vòng xoáy. Khi nó càng ngày
càng tới gần hành tinh ta thì Phân thân càng ngày càng lu mờ cho đến khi tiếp đất
thì nó tối đen như đêm ba mươi.

[1]
Tên gọi này được dùng theo nghĩa của từ ngữ Hi Lạp

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 2

Một điều xác tín, dựa trên bảy ngàn năm, kinh nghiệm – người ta giả định
như vậy [1] đã được các triết gia Hermes của mọi thời đại ấp ủ cho rằng sớm muộn
gì thì do tội lỗi vật chất cũng trở nên thô trược hơn so với lúc con người mới được
tạo ra; vào lúc khởi thủy cơ thể con người có bản chất bán tinh anh; trước khi sa
đọa loài người thoải mái giao tiếp với các vũ trụ giờ đây không còn ai nhìn thấy
nữa. Nhưng từ lúc đó trở đi, vật chất đã trở thành hàng rào khủng khiếp ngăn cách
chúng ta với thế giới tinh thần. Truyền thuyết nội môn xưa nhất cũng dạy rằng
trước khi có Adam thần bí đã có nhiều giống người sống rồi chết đi, mỗi giống
người lần lượt nhường chỗ cho giống người khác. Liệu những giống người trước đó
này có hoàn hảo hơn chăng? Liệu có giống người nào thuộc về giống người có cánh
mà Plato đề cập tới trong tác phẩm Phœdrus hay chăng? Khoa học có thẩm quyền
đặc biệt giải quyết vấn đề này. Các hang động ở Pháp và di chỉ của thời kỳ đồ đá
cung ứng một khởi điểm để ta bắt đầu.
Khi chu kỳ tiếp diễn thì mắt người càng ngày càng mở ra cho đến khi y đâm
ra biết được về “điều thiện” và “điều ác” cũng như bản thân các đấng Elohim. Sau
khi đạt tới tột đỉnh thì chu kỳ bắt đầu đi xuống. Khi vòng cung đạt tới một mức
nào đó khiến cho nó song song với một đường cố định trên cõi trần tục thì con
người được thiên nhiên cung cấp cho “lớp áo bằng da” và Thiên Chúa “đã mặc quần
áo đó cho họ”.
Ta có thể truy nguyên cũng niềm tin này (về sự tồn tại trước đó của một
giống người có tính linh hơn hẳn so với giống người mà giờ đây ta thuộc về) tới tận
những truyền thuyết xa xưa nhất của hầu hết mọi dân tộc. Trong bản thảo cổ
truyền Quiché mà Brasseur de Bourbourg xuất bản tức là quyển Popol Vuh, người
ta đề cập tới những người đầu tiên là giống dân có thể ăn nói, lý luận, với tầm nhìn
vô hạn, và biết ngay tức khắc mọi chuyện. Theo Philo Judæus bầu không khí chứa
đầy một tập đoàn vô hình các Chơn linh, một số bất tử và không tàn ác, còn một
số hữu hoại và độc hại. “Chúng ta thoát thai từ các con của El và chúng ta lại trở
thành các con của El”. Và phát biểu dứt khoát của một tín đồ Ngộ đạo vô danh viết
quyển Phúc âm theo thánh John cho rằng “biết bao nhiêu người tiếp nhận Ngài”
nghĩa là thực tế tuân theo giáo lý bí truyền của Chúa Giê su đều “trở thành con
của Thiên Chúa” (I, 12) cũng nêu lên niềm tin ấy. Bậc Thầy có kêu lên rằng “các
con không biết mình là thần linh ư?” Trong tác phẩm Phœdrus, Plato có mô tả
tuyệt vời trạng thái mà con người đã từng đạt được và y sẽ lại trở thành như thế:
trước và sau khi “bị cắt cụt mất cánh” khi “y sống giữa các thần linh, bản thân y
là vị thần linh trong thế giới lồng lộng trên không”. Từ thời kỳ xa xưa nhất các triết
thuyết tôn giáo đều có dạy rằng trọn cả vũ trụ chứa đầy các thực thể thiêng liêng
và tâm linh thuộc đủ mọi giống người. Theo thời gian, một trong những giống người
này tiến hóa ra thành ADAM, người nguyên thủy.
Trong huyền thoại, người Kalmuck và một số bộ tộc ở Tây bá lợi á cũng mô
tả những tạo vật sơ khai hơn so với giống người hiện nay. Họ bảo rằng các thực
thể này hầu như có kiến thức vô biên và rất dũng cảm thậm chí đến mức đe dọa
nổi loạn chống lại vị Chơn linh đại Thủ lãnh. Để trừng phạt sự tự phụ của họ khiến
cho họ biết thế nào là khiêm tốn, vị thủ lãnh giam nhốt họ trong những thể xác và
thế là bị các giác quan khống chế. Họ chỉ có thể thoát ra khỏi những thể xác này
qua một thời kỳ lâu dài ăn năn, tự tẩy rửa và tự phát triển. Họ nghĩ rằng các
Shamans của họ đôi khi có được những thần thông mà xưa kia mọi người đều có.

[1]
Các truyền thuyết của môn đồ Kinh Kabala Đông phương cho rằng khoa học của mình
xưa hơn khoa học đó. Các nhà khoa học thời nay có thể nghi ngờ và bác bỏ điều khẳng
định ấy nhưng họ không thể chứng minh được là nó sai.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 3

Thư viện Astor ở New York mới đây được bổ sung bản sao bộ Khảo luận Y
khoa viết vào thế kỷ 16 trước Công nguyên (chính xác là năm 1552 trước Công
nguyên), theo niên đại học thường được chấp nhận thì đây là thời kỳ thánh Moses
mới có 21 tuổi. Nguyên bản được viết trên vỏ cây bên trong của Cây gió Cyperus;
giáo sư Schenk ở Leipsig đã tuyên bố rằng nó không chỉ trung thực mà còn là bản
hoàn hảo nhất ông đã từng thấy. Nó bao gồm một tờ chiếc giấy gió màu vàng nâu
có phẩm chất tốt nhất, rộng 3 tấc, dài 20 mét và tạo thành một cuộn sách được
chia thành 110 trang, tất cả đều được đánh số cẩn thận. Nhà khảo cổ học Ebers
đã mua được nó ở Ai Cập vào năm 1872-1873 từ tay “một người Ả Rập sung túc ở
Luxor”. Khi bình luận về trường hợp này báo Diễn đàn New York có nói: Tài liệu
bằng giấy gió đó có “bằng chứng nội tại là một trong 6 quyển Sách Hermes về Y
học do Clement ở Alexandria đặt tên”.
Ban biên tập có nói thêm rằng: “Vào thời Iamblichus, năm 363 sau Công
nguyên, các lễ sư Ai Cập có trưng bày 42 quyển sách mà họ gán cho Hermes
(Thuti). Theo tác giả đó thì trong số những quyển sách ấy có 36 quyển bao hàm
lịch sử về mọi kiến thức của loài người; 6 quyển cuối cùng bàn về giải phẫu cơ thể
học, bệnh lý học, bệnh nhãn khoa, dụng cụ phẫu thuật và thuốc men [1].Tài liệu
Giấy gió Ebers rõ ràng là một trong các tác phẩm cổ truyền của Hermes”.
Nếu tia sáng soi rọi cho khoa học cổ truyền của Ai Cập do nhà khảo cổ học
người Đức ngẫu nhiên gặp một người Ả Rập “sung túc ở Luxor” thì làm sao ta có
thể biết được ánh sáng mặt trời nào sẽ rọi vào những hang động tối tăm của lịch
sử do sự gặp gỡ cũng ngẫu nhiên giữa một người Ai Cập giàu có nào khác và một
người mạo hiểm tìm học về thời cổ nào khác.
Những khám phá của khoa học hiện đại không bất đồng với những truyền
thuyết xưa nhất cho rằng loài người có nguồn gốc xa xưa không thể tin nổi. Trong
vòng vài năm vừa qua địa chất học (trước kia chỉ thừa nhận rằng ta chỉ có thể truy
nguyên con người đến tận đệ tam kỷ) đã tìm ra những bằng chứng không phản
bác được theo đó con người tồn tại trước cả thời Băng hà cuối cùng ở Âu châu –
hơn 250 ngàn năm! Đối với Thần học của các Giáo phụ thì đây là một khối cứng
ngắc khó lòng phá vỡ được nhưng là một sự thật được các triết gia thời xưa chấp
nhận.
Hơn nữa, những dụng cụ hóa thạch đã được khai quật cùng với các di tích của
con người cho thấy rằng con người đã biết săn bắn vào thời xa xưa ấy và biết cách
nhóm lửa. Nhưng người ta chưa tiến thêm một bước nào nữa để truy tìm nguồn
gốc loài người, khoa học đang bị bế tắc và đang chờ có những bằng chứng khác
trong tương lai. Tiếc thay, nhân loại học vả tâm lý học không có được một Cuvier;
các nhà địa chất học cũng như khảo cổ không thể kiến tạo bộ xương hoàn hảo của
con người tam bội (thể chất, trí tuệ và tâm linh) từ những mảng vụn đã được phát
hiện cho tới nay. Vì người ta thấy những dụng cụ hóa thạch của con người càng
ngày càng thô sơ và man rợ khi địa chất học thâm nhập sâu hơn vào trong lòng
quả đất, cho nên dường như khoa học có bằng chứng cho thấy khi con người càng
tiến gần tới nguồn gốc của mình thì ắt phải càng dã man và giống như con thú
nhiều hơn. Lập luận kỳ cục xiết bao! Liệu việc khám phá ra những di tích trong
hang động Devon có chứng tỏ rằng vào lúc ấy không có những giống dân đương
đại rất văn minh? Khi dân số hiện nay trên trái đất đã biến mất và một nhà khảo
cổ nào đó thuộc về “giống dân vị lai” trong tương lai xa xăm mà khai quật được
những đồ gia dụng của một trong các bộ lạc da đỏ thuộc đảo Amdaman thì liệu y

[1]
Clement ở Alexandria khẳng định rằng vào thời mình các lễ sư Ai Cập có 42 quyển Sách
Giáo Luật.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 4

có được biện minh chăng khi kết luận rằng nhân loại vào thế kỷ thứ 19 “vừa mới
xuất lộ Thời Kỳ Đồ Đá?”
Xưa kia người ta có thói thời thượng khi nói về “quan niệm thiếu cơ sở đối với
quá khứ chưa có văn hóa”. Dường như người ta có thể che giấu đằng sau một bài
thơ trào phúng những mỏ đá trí tuệ mà người ta đã khắc ra từ đó danh tiếng của
biết bao nhiêu triết gia thời nay! Cũng giống như Tyndall bao giờ cũng sẵn sàng
gièm pha các triết gia thời xưa – vì đã trau chuốc những ý tưởng nhiều hơn mức
một nhà khoa học lỗi lạc rút ra được từ đó danh vọng và uy tín – cũng vậy nhà địa
chất học dường như càng ngày càng có khuynh hướng coi như đương nhiên là mọi
giống dân cổ sơ vào thời kỳ ấy đều ở vào tình trạng hết sức dã man. Nhưng đâu
phải mọi người có thẩm quyền nhất đều đồng ý với quan niệm ấy. Một số những
vị lỗi lạc nhất lại chủ trương ngược hẳn hại. Chẳng hạn như, Max Müller có nói
rằng: “Chúng ta vẫn còn chưa hiểu được nhiều điều và ngôn ngữ tượng hình trong
những sử liệu thời xưa chỉ có được một nửa ý định vô ý thức của tâm trí con người.
Thế nhưng càng ngày hình ảnh của con người (cho dù ta gặp y ở bất cứ miền khí
hậu nào) càng lộ ra trước mắt ta cao quí và thanh khiết ngay từ đầu, ta phải tìm
hiểu ngay cả sai lầm của y, thậm chí ta phải bắt đầu thuyết minh được những mơ
ước của y. Trong chừng mực mà chúng tôi có thể theo dõi được vết tích của con
người ngay cả ở tầng thấp nhất của lịch sử thì chúng tôi đều thấy có một năng
khiếu thiêng liêng tức là trí năng lành mạnh mực thước vốn thuộc về y ngay từ
đầu; còn cái ý tưởng loài người từ từ xuất lộ bắt nguồn nơi chiều sâu của thú tính
không bao giờ có thể được khẳng định trở lại nữa”. [1]
Vì người ta cho rằng tìm hiểu nguyên nhân bản sơ không mang tính triết học
cho nên khoa học gia ngày nay chỉ quam tâm tới việc cứu xét những tác dụng vật
lý của chúng. Do đó địa hạt khảo cứu khoa học bị hạn chế trong thiên nhiên vật
lý. Một khi ta đã đạt tới giới hạn của nó thì sự tìm hiểu phải dừng lại và công trình
của họ được bắt đầu trở lại. Mặc dù vẫn tôn kính đúng mức các nhà bác học nhưng
ta thấy họ giống như những con sóc trên cái bánh xe quay vòng vì số phận của họ
đã lật đi lật lại vấn đề “vật chất”. Khoa học là một mãnh lực hùng dũng và những
người lùn như chúng ta đâu có quyền nghi vấn nó. Nhưng “các khoa học gia” bản
thân họ đâu có là hiện thân của khoa học cũng giống như những người ở trên hành
tinh này đâu có là hiện thân của chính hành tinh. Chúng ta không có quyền đòi
hỏi, cũng không có khả năng cưỡng ép “triết gia thời nay” chấp nhận việc mô tả
theo địa lý phần còn khuất của mặt trăng mà không bị thách thức. Nhưng nếu một
thảm họa nào đó trên mặt trăng mà một trong những cư dân mặt trăng bị liệng từ
đó vào tầm sức hút trọng trường của bầu khí khí quyển ta rồi rớt xuống đất an
toàn ở ngay cửa nhà Tiến sĩ Carpenter thì ông ta có thể bị buộc tội là phản bội bổn
phận nghề nghiệp nếu ông từ chối giải quyết vấn đề vật lý.
Đó là vì một nhà khoa học mà từ chối cơ hội khảo cứu bất cứ hiện tượng mới
mẻ nào (cho dù nó đến với y dưới dạng một người xuất thân nơi mặt trăng hoặc
một con ma ở trang trại Eddy) thì cũng dễ sợ xiết bao.
Cho dù đạt đến đích bằng phương pháp của Aristotle hay phương pháp của
Plato thì chúng ta cũng không cần dừng lại để tìm hiểu; nhưng quả thật là người
ta đã rêu rao rằng những nhà nam khoa thời xưa đã hiểu tường tận bản chất bên
trong và bên ngoài của con người. Mặc dù có những giả thuyết hời hợt của các nhà
địa chất học, chúng ta bắt đầu hầu như có được bằng chứng hằng ngày để bổ
chứng cho những điều quả quyết của các triết gia ấy.

“Những mảnh vụn từ một Hội thảo chuyên đề ở Đức”, quyển ii, trang 7. “Thần thoại học
[1]

Đối chiếu”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 5

Họ chia các thời kỳ vô tận của kiếp sống con người trên hành tinh này ra
thành các chu kỳ; trong mỗi chu kỳ đó loài người dần dần đạt tới tột đỉnh của nền
văn minh cao siêu nhất rồi dần dần bị chìm đắm vào sự dã man hèn hạ. Ta có thể
phỏng đoán sơ sài là trong khi tiến bộ đạt được nhiều lần như thế, loài người đã
lên tới mức trác tuyệt nào dựa vào những dinh thự tuyệt vời thời xưa mà ta vẫn
còn nhìn thấy cùng với những lời mô tả của Herodotus về các kỳ quan khác giờ
đây không còn chút di tích nào. Ngay cả vào thời Herodotus thì các cấu trúc khổng
lồ của nhiều kim tự tháp và những đền thờ nổi tiếng khắp thế giới đều chẳng qua
chỉ là các khối tàn tích bị thời gian tàn nhẫn gạt bắn đi tung tóe khắp nơi. Chúng
vẫn được vị Cha đẻ của Sử học mô tả là “những bằng chứng đáng kính nễ về sự
huy hoàng lâu dài đã qua của các tổ tiên khuất bóng”. Ông “né tránh không nói tới
điều thiêng liêng” mà chỉ mô tả cho hậu thế một cách bất toàn về việc mình nghe
nói có một số phòng tuyệt vời dưới đất ở trong mê cung, nơi có đặt nằm và che
giấu di tích linh thiêng của các vị Thánh Vương.
Hơn nữa, chúng ta có thể thẩm định thời kỳ xa xưa đã đạt tới nền văn mnh
cao tột nào qua những mô tả lịch sử về thời Ptolemies. Thế nhưng vào thời kỳ ấy
người ta coi như nghệ thuật và khoa học bị thoái hóa, còn về bí mật của một con
số của nghệ thuật thì đã bị thất truyền rồi. Trong một cuộc khai quật gần đây của
Mariette Bey ở dưới chân Kim tự tháp, người ta đào được các pho tượng bằng gỗ
và những di chỉ khác cho thấy rằng rất lâu trước các triều đại đầu tiên, người Ai
Cập đã đạt tới mức tinh vi và hoàn hảo được tính toán sao cho kích động sự hâm
mộ của ngay cả nhiệt thành ngưỡng mộ nhất nghệ thuật Hi Lạp. Qua một trong
các bài thuyết trình Bayard Taylor có mô tả những pho tượng này cho ta biết rằng
vẻ đẹp của những cái đầu được trang điểm với mắt làm bằng đá quí và mí mắt làm
bằng đồng, vẻ đẹp ấy thật là vô song. Ngay dươi sâu tầng lớp cát nơi có những di
tích ấy vốn được sưu tập bởi Lepsius, Abbott và Bảo tàng viện nước Anh, ta thấy
có chôn vùi những bằng chứng rành rành về giáo lý Hermes liên quan tới các chu
kỳ mà ta đã giải thích rồi.
Mới đây Tiến sĩ Schliemann, là một người nhiệt thành nghiên cứu về Hi Lạp
trong khi khai quật ở Troad đã tìm thấy nhiều bằng chứng về việc dần dần chuyển
từ dã man sang văn minh cũng như từ văn minh trở lại dã man. Thế thì tại sao ta
lại cảm thấy ngần ngại không muốn thừa nhận khả năng người tiền hồng thủy am
tường nhiều hơn chúng ta về một số môn khoa học cũng như họ hoàn toàn quen
thuộc với những nghệ thuật quan trọng mà giờ đây ta gọi là thất truyền, họ cũng
có thể nổi bật về kiến thức tâm lý học? Ta phải coi một giả thuyết như thế là hợp
lý giống như bất kỳ giả thuyết nào khác chừng nào ta chưa tìm được bằng chứng
phản bác để dẹp nó đi.
Mọi nhà bác học chân chính đều công nhận rằng xét về nhiều mặt thì kiến
thức của loài người vẫn còn ấu trĩ. Liệu có thể nào chu kỳ của ta lại bắt đầu trong
những thời đại tương đối gần đây chăng? Theo triết học của người Chaldea thì
những chu kỳ ấy không bao trùm toàn thể nhân loại trong cùng một thời điểm.
Giáo sư Drapper phần nào bổ chứng cho quan điểm này bằng cách bảo rằng những
thời kỳ mà địa chất học “thấy là thuận tiện để phân chia sự tiến bộ của con người
đến mức văn minh, những thời kỳ ấy không phải là những thời kỳ đột ngột có gia
trị đồng thời đối với trọn cả loài người”, ông nêu ví dụ là “những người da đỏ lang
thang ở Châu Mỹ chỉ mới vào giai đoạn này thì họ đang xuất lộ khỏi thời kỳ đồ đá”.
Như thế nhiều lần các nhà khoa học đã vô tình xác nhận bằng chứng của cổ nhân.
Bất kỳ môn đồ Kinh Kabala nào quen thuộc với hệ thống số và hình học của
Pythgoras đều có thể chứng minh được rằng quan niệm siêu hình của Plato vốn
dựa vào những nguyên lý toán học nghiêm xác nhất. Tác phẩm Magicon có nói:
“Toán học chân chính là một điều gì đó liên quan tới mọi khoa học cao cấp; còn

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 6

toán học thông thường chẳng qua chỉ là một bóng ma lừa gạt và tính không thể
sai lầm của nó vốn được tâng bốc quá lời chỉ bắt nguồn từ việc nền tảng của nó là
những tư liệu, điều kiện và những điều qui chế như thế”. Khoa học gia nào tin rằng
mình chọn theo phương pháp Aristotle chỉ vì mình bò khi không chịu chạy từ việc
chứng tỏ cái riêng dẫn tới cái chung. Khoa học gia ấy đã vinh danh cho phương
pháp triết học qui nạp này và đã bác bỏ triết học của Plato mà họ coi là thiếu thực
chất. Giáo sư Draper phàn nàn rằng những nhà thần bí suy đoán như Amonius
Saccas và Plotinus đã thế chỗ cho “các nhà triết học nghiêm khắc của các bảo tàng
viện cổ xưa” [1]. Ông quên rằng môn hình học là môn duy nhất trong các khoa học
đi từ cái chung đến cái riêng, cho nên chính là phương pháp mà Plato sử dụng
trong triết học của mình. Chừng nào khoa học chính xác còn hạn chế việc quan sát
vào những tình huống vật lý và tiến hành theo kiểu Aristotle thì nó chắc chắn là
không thể sai lầm. Tuy nhiên mặc dù thế giới vật chất vốn vô biên đối với chúng
ta, song nó vẫn còn hữu hạn, thế là cái thuyết duy vật mãi mãi đi cái vòng lẩn
quẩn không thể bay vút lên cao hơn mức chu vi vòng tròn ấy cho phép. Chỉ có
thuyết số học về vũ trụ của Pythagoras học được của các đạo trưởng Ai Cập mới
có thể dung hòa được hai đơn vị tinh thần và vật chất, khiến cho mỗi đơn vị chứng
tỏ được đơn vị kia về mặt toán học.
Những con số linh thiêng của vũ trụ qua các tổ hợp bí truyền giải quyết được
bài toán lớn, giải thích được thuyết bức xạ và chu kỳ phân thân. Trước khi phát
triển thành các bậc cao hơn thì các bậc thấp hơn phải phân thân từ các bậc tâm
linh cao hơn nữa để rồi khi đạt tới mức bước ngoặt thì nó lại được tái hấp thụ vào
vô cực.
Cũng như mọi thứ khác trong cái thế giới tiến hóa đời đời này, sinh lý học
phải chịu sự xoay vòng tuần hoàn. Cũng như giờ đây nó dường như khó lòng xuất
lộ khỏi cái bóng của vòng cung dưới thấp; cũng vậy, một ngày kia nó có thể tỏ ra
là đã ở điểm cao nhất trên chu vi vòng tròn vào cái thời sớm hơn hẳn thời của
Pythagoras.
Mochus là người ở xứ Sidon, nhà sinh lý học và giáo sư giải phẫu cơ thể học
đã lừng danh rất lâu trước thời nhà hiền triết ở Samos, còn nhà hiền triết ở Samos
lại nhận được những giáo huấn linh thiêng của các môn đồ và hậu duệ. Pythagoras
là nhà triết học thuần túy am hiểu sâu sắc về những hiện tượng thâm thúy của
thiên nhiên, là nhà quí tộc thừa kế kho học thức cổ truyền với mục đích vĩ đại là
giải thoát linh hồn ra khỏi vòng xiềng xích của giác quan và buộc nó phải thực
chứng được quyền năng của mình, phải sống vĩnh hằng trong ký ức của con người.
Bức màn bí mật thâm sâu không thể xuyên thấu đã che phủ lên môn khoa
học được giảng dạy trong thánh điện. Đây là nguyên nhân khiến cho người thời
nay đánh giá thấp các triết lý cổ truyền. Ngay cả Plato và Philo Judæus cũng bị
nhiều nhà bình luận buộc tội là tiền hậu bất nhất một cách phi lý trong khi rõ ràng
là bản thiết kế làm nền tảng cho mê lộ với những điều mâu thuẫn siêu hình đã gây
rối trí xiết bao cho người đọc tác phẩm Timæus. Nhưng liệu có một nhà xiển dương
triết học cổ điển nào đã từng đọc Plato mà hiểu ông chăng? Đây là vấn đề được
bảo đảm là đúng qua phần phê phán mà ta thấy nơi những tác giả như Stalbaüm,
Schleirmarcher, Ficinus (bản dịch tiếng La tinh), Heindorf, Sydenham, Buttmann,
Taylor và Burges, chứ đừng nói tới những người có ít thẩm quyền hơn. Việc nhà
triết học người Hi Lạp ngầm ám chỉ những điều bí truyền rõ rệt là đã làm rối trí
những nhà bình luận này đến mức tối đa. Họ chẳng những trân tráo lạnh lùng gợi
ý rằng một số đoạn khó hiểu hiển nhiên là ngụ ý khác đi mà họ còn dám liều mạng
sửa văn khác đi nữa. Dòng chữ của Orpheus:

[1]
Cuộc xung đột giữa “Khoa học và Tôn giáo”, chương 1.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 7

“Trong bài hát thì thứ tự của giống dân thứ sáu đã kết thúc”
chỉ có thể được thuyết giải là ám chỉ giống dân thứ sáu đã tiến hóa liên tiếp
qua các cõi [1] . Burges có viết: “ . . . hiển nhiên là nó đã được rút ra từ một vũ trụ
khởi nguyên luận trong đó người ta bịa đặt rằng con người được sáng tạo ra sau
cùng” [2]. Chẳng lẽ cái người đảm đương việc biên tập tác phẩm của người khác
mà ít ra lại không hiểu nổi ngụ ý của tác giả hay sao?
Thật vậy, ngay cả những người ít có thành kiến nhất trong các nhà phê bình
hiện đại nói chung dường như đều cho rằng các triết gia thời xưa thiếu những kiến
thức sâu sắc và rốt ráo về khoa học chính xác mà thế kỷ hiện nay của chúng ta
đang khoe khoang xiết bao. Thậm chí người ta còn nghi vấn chẳng biết các triết
gia thời xưa có hiểu được chăng cái nguyên lý khoa học căn bản: không một điều
gì có thể được tạo ra từ hư vô. Nếu họ phỏng đoán rằng vật chất có tính bất diệt
– theo các nhà bình luận ấy – thì đó không phải là hậu quả của một công thức đã
được xác lập mà chỉ là do lý luận theo trực giác và bằng phép tương tự.
Chúng tôi có ý kiến ngược lại. Những điều suy đoán của các triết gia ấy về
vật chất vẫn được bỏ ngỏ cho công luận phê phán: nhưng giáo huấn của họ về
những sự việc tâm linh có tính bí truyền sâu sắc. Như vậy vì đã thệ nguyện giữ bí
mật và kín miệng đối với những đề tài bí hiểm của tôn giáo bao gồm quan hệ giữa
tinh thần với vật chất, cho nên họ cạnh tranh với nhau bằng những phương pháp
khéo léo để che giấu đi ý kiến thực của mình.
Các nhà khoa học đã chế nhạo rất nhiều, còn các nhà thần học đã bác bỏ
thuyết Chuyển kiếp, thế nhưng nếu ta hiểu đúng được nó khi áp dụng vào tính bất
diệt của vật chất và tính bất tử của tinh thần thì ta ắt nhận thức được rằng đó là
một quan niệm cao siêu. Tại sao trước tiên ta không xem xét vấn đề này theo quan
điểm của cổ nhân rồi mới dám cả gan dèm pha những người giảng dạy nó?
Việc giải thích vấn đề lớn là thời gian vĩnh hằng không thuộc về lãnh vực mê
tín dị đoan theo tôn giáo cũng như duy vật thô thiển. Sự hài hòa và đồng dạng
toán học của cơ tiến hóa lưỡng bội (tâm linh và thể chất) chỉ được minh giải qua
những con số vạn năng của Pythagoras, ông đã xây dựng hệ thống của mình hoàn
toàn trên cái gọi là “ngôn ngữ âm luật” trong kinh Phệ đà của Ấn Độ. Chỉ mới gần
đây thì một trong những học giả nhiệt thành nhất về tiếng Bắc phạn là Martin Haug
mới đảm đương việc dịch thuật Aitareya Brahmanam của bộ Rig Phệ đà. Mãi cho
tới lúc đó chẳng ai biết gì về nó; những lời giải thích ấy đã biểu thị không thể chối
cãi sự đồng nhất của hệ thống Pythagoras và Bà la môn giáo. Trong cả hai hệ
thống này đều rút ra ý nghĩa bí truyền từ con số: trong hệ thống Pythagoras có
mối quan hệ thần bí của mọi con số với mọi điều mà trí người có thể hiểu được;
trong hệ thống Bà la môn giáo người ta rút ra ý nghĩa bí truyền từ số âm tiết tạo
nên mỗi câu thơ trong các Mantras thần chú. Plato là môn đồ nhiệt thành của
Pythagoras đã thực chứng hoàn toàn được điều đó đến nỗi ông chủ trương rằng
hình khối 12 mặt là hình kỷ hà mà Đấng Hóa Công sử dụng để kiến tạo nên vũ trụ.
Một số hình này có ý nghĩa đặc biệt long trọng. Chẳng hạn như số 4 (hình khối 12
mặt là gấp 3 lần số 4) được môn đồ Pythagoras coi là linh thiêng. Chính hình vuông
toàn bích (trong đó không có một đường biên nào vượt hơn đường biên khác chỉ
một điểm nhỏ theo chiều dài), nó là biểu hiệu của sự công bằng đạo đức và sự
bình đẳng thiêng liêng được biểu diễn bằng hình học. Mọi quyền năng và mọi bản
đại hòa tấu có bản chất tâm linh và thể chất đều nội tiếp trong hình vuông toàn
bích và hồng danh khôn tả của Ngài (hồng danh này không thể thốt nên lời bằng

[1]
Ở một chỗ khác chúng tôi sẽ giải thích khá tỉ mỉ triết lý của Hermes về sự tiến hóa của
các tinh cầu và nhiều giống dân trên đó.
[2]
J. Burges, tác phẩm “Những tác phẩm của Plato”, trang 207, phần chú thích.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 8

cách nào khác) được thay thế bằng con số 4 linh thiêng ấy, nó là lời thề ràng buộc
long trọng đối với các thần bí gia thời xưa là Tứ linh tự.
Nếu ta giải thích rành mạch và đối chiếu thuyết chuyển kiếp của Pythagoras
với thuyết tiến hóa hiện đại thì ta ắt thấy nó cung cấp mọi “mắt xích còn thiếu”
cho cái chuỗi xích tiến hóa hiện đại. Nhưng có ai trong đám khoa học gia chúng ta
mà lại chịu mất thời giờ quí báu về những trò ngông cuồng đó của cổ nhân. Mặc
dù có bằng chứng ngược lại, song họ chẳng những chối bỏ việc các quốc gia thời
cổ sơ có kiến thức chắc chắn về hệ thống Nhật tâm mà còn bác bỏ việc các triết
gia thời xưa có thể biết điều đó. “Bedes Đáng Kính”, Augustines và Lactantii dường
như do dốt nát đầy giáo điều đã bóp nghẹt mọi niềm tin vào các nhà thần học xưa
hơn thời kỳ thế kỷ tiền-Ki Tô. Nhưng giờ đây ngôn ngữ học đã làm quen nhiều hơn
với kho tài liệu tiếng Bắc phạn, cho nên phần nào giúp ta bào chữa được cho họ
đứng trước những lời buộc tội bất công. Chẳng hạn như trong kinh Phệ đà ta thấy
có bằng chứng chắc chắn cho rằng ngay từ năm 2.000 trước Công nguyên, các
nhà hiền triết và học giả Ấn Độ ắt đã quen thuộc với việc trái đất hình tròn cũng
như hệ thống Nhật tâm. Vì thế cho nên Pythagoras và Plato đều biết rõ sự thật
thiên văn này; đó là vì Pythagoras đã thu lượm được kiến thức nơi Ấn Độ hoặc từ
những người đã ở Ấn Độ, còn Plato chỉ trung thành phản ánh lại giáo huấn của
Pythagoras. Chúng tôi xin trích dẫn hai đoạn trong Aitareya Brahmana:
Trong “Thần chú về Con rắn” [1] , Brahmana tuyên bố như sau: Thần chú này
được Nữ hoàng loài Rắn, Sarpa-rājni, chứng kiến, vì trái đất là Nữ hoàng của loài
Rắn do nó là mẹ đứng đầu mọi thứ biết vận động. Thoạt tiên trái đất chỉ có một
cái đầu tròn không có tóc (hói) nghĩa là không có cây cối. Thế rồi nó quan niệm ra
thần chú này mang lại cho kẻ nào biết thần chú ấy quyền năng có được bất kỳ
hình tướng nào mà mình muốn. Nó “phát âm ra thần chú” nghĩa là hiến tế cho chư
thần linh và do đó tức khắc có một dáng vẻ sặc sỡ, nó đâm ra thiên biến vạn hóa,
có thể tạo ra bất kỳ hình tướng nào mà mình muốn, biến đổi từ hình tướng này
sang hình tướng khác. Thần chú này bắt đầu bằng cụm từ: “Ayam gaūh priśnir
akramīt (x., 189).
Việc mô tả trái đất có dạng một cái đầu tròn và trọc lóc thoạt tiên là mềm và
chỉ trở nên cứng do được thần Vâyu tức là thần gió phà hơi vào, việc đó bắt buộc
gợi ra ý tưởng rằng tác giả của các thánh thư Phệ đà đã có biết trái đất hình tròn
hoặc hình cầu; hơn nữa nó thoạt tiên là một khối dạng keo và dần dần mới nguội
lại do ảnh hưởng của gió và thời gian. Kiến thức của họ về việc trái đất hình cầu;
và giờ đây ta còn có bằng chứng để dựa vào đó mà khẳng định là người Ấn Độ đã
hoàn toàn quen thuộc với hệ thống Nhật tâm, ít ra cũng từ 2.000 năm trước Công
nguyên.
Cũng trong bộ khảo luận đó, vị lễ sư Hotar được dạy cách lập lại các kinh
Shastras và cách giải thích hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn. Kinh dạy: “Các
Agnishtoma là vị thần linh đốt cháy. Mặt trời chưa bao giờ mọc cũng như chưa bao
giờ lặn. Khi người ta nghĩ mặt trời lặn thì không phải như vậy, họ đã nhầm lẫn. Đó
là vì sau khi đạt tới lúc tận cùng của một ngày thì mặt trời tạo ra hai tác dụng đối
nghịch khiến cho điều ở bên dưới trở thành đêm, còn điều ở phía bên trên trở thành
ngày. Khi thiên hạ tin rằng mặt trời mọc vào buổi sáng thì nó chỉ làm như sau: sau
khi đã đạt tới điểm tận cùng của đêm thì bản thân nó tạo ra hai tác dụng đối
nghịch, biến điều ở bên dưới thành ngày và điều ở phía bên kia thành đêm. Thật
ra mặt trời không bao giờ lặn, nó cũng chẳng lặn đối với ai đã biết như thế” [2] .

[1]
Rút ra từ bản văn tiếng Bắc phạn của Aitareya Brahmanam, trong bộ Rig Phệ đà, V,
chương ii, câu thơ 23.
[2]
Aitareya Brahmanam, quyển iii, chương v, trang 44.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 9

Câu này có tính kết luận đến mức ngay cả dịch giả của bộ Rig Phệ đà là Tiến
sĩ Haug cũng bắt buộc phải nhận xét như vậy. Ông bảo rằng đoạn này bao hàm
việc “chối bỏ có sự tồn tại của hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn”, và tác giả
giả định rằng mặt trời “vẫn luôn luôn ở vị trí trên cao” [1] .
Ở một trong những tác phẩm Nivids xưa nhất, Rishi Kutsa, là một bậc hiền
triết Ấn Độ thời xa xưa nhất đã giải thích ẩn dụ về những định luật đầu tiên dành
cho các thiên thể. Đó là vì việc làm “điều mà mình không nên làm” nên Anāhit
(Anaïtis tức Nana là Kim tinh của người Ba Tư) biểu diễn trái đất trong huyền thoại
mới bị kết án phải quay xung quanh mặt trời. Các Sattras tức những khóa hiến tế
[2]
chứng tỏ chắc chắn rằng rất sớm, vào khoảng thế kỷ 18 hoặc 20 trước Công
nguyên, thì người Ấn Độ đã tiến bộ rất nhiều về khoa học thiên văn. Các Sattras
kéo dài một năm và chẳng qua chỉ là “bắt chước lộ trình hằng năm của mặt trời”.
Ông Haug có nói rằng chúng được chia ra thành hai bộ phận riêng biệt, mỗi bộ
phận bao gồm 6 tháng, mỗi tháng 30 ngày; giữa hai bộ phận này là Vishuvan
(đường xích đạo, tức lúc chính ngọ) chia trọn cả Sattras ra thành hai nửa. v.v. . .
[3]
. Mặc dù học giả này gán cho việc trước tác đa số bộ Brahmanas vào thời kỳ
1400 tới 1200 năm trước Công nguyên, song ông có ý kiến cho rằng bài thánh ca
xưa nhất có thể được ấn định vào ngay lúc bắt đầu kho tài liệu kinh Phệ đà vào
giữa năm 2400 và 2000 trước Công nguyên. Ông thấy chẳng có lý do gì để coi kinh
Phệ đà là kém phần xưa cũ hơn các thánh thư của Trung Hoa. Vì Kinh Thư và các
bài hiến tế trong Kinh Thi đã được chứng tỏ là xưa cũ tới mức 2200 năm trước
Công nguyên, cho nên chẳng bao lâu nữa các nhà ngôn ngữ học ắt phải bắt buộc
thừa nhận rằng người Ấn Độ thời tiền hồng thủy là bậc thầy về kiến thức thiên
văn.
Dù sao đi nữa, có những sự kiện chứng tỏ rằng một số phép tính toán thiên
văn vẫn chính xác đối với người Chaldea vào thời Julius Cæsar cũng giống như thời
nay. Khi nhà chinh phục ấy cải cách lịch thì người ta thấy dương lịch thường dùng
tương ứng rất ít với mùa màng đến nỗi mà mùa hè đã lẫn lộn vào những tháng
mùa thu, còn các tháng mùa thu lại nhập nhằng vào ngay giữa mùa đông. Chính
Sosigenes, là nhà thiên văn học người Chaldea đã phục hồi được trật tự từ cái mớ
hỗn độn ấy bằng cách đẩy lùi ngày 25 tháng 3 lui lại 90 ngày, do đó khiến cho
tương ứng với điểm xuân phân; và cũng chính Sosigenes đã ấn định độ dài của các
tháng giống như chúng vẫn còn như vậy hiện nay.
Ở Châu Mỹ, đạo quân Motezuman đã phát hiện ra rằng lịch của người Aztecs
qui cho mỗi tháng con số bằng nhau về ngày và tuần lễ. Mức độ cực kỳ chính xác
trong phép tính toán thiên văn của họ lớn đến nỗi những phép kiểm chứng sau này
không phát hiện ra được họ tính sai, còn người Âu Châu đổ bộ lên Mễ tây cơ năm
1519 thì tính theo lịch của Cæsar đã đi sớm gần 11 ngày so với thời gian chính
xác.
Chúng ta biết ơn những bản dịch chính xác vô giá của bộ kinh Phệ đà và
những khảo cứu cá nhân của Tiến sĩ Haug vì chúng bổ chứng cho những lời khẳng
định của các triết gia Hermes. Ta có thể dễ dàng chứng minh được thời kỳ
Zarathustra Spitama (Zoroaster) xa xưa khôn tả. Bộ Brahmanas mà ông Haug gán
cho là đã có từ 4000 năm nay mô tả sự đấu tranh tôn giáo giữa những người Ấn
Độ thời xưa sống vào thời tiền-Phệ đà và người Ba Tư.
Trong các thánh thư có mô tả dông dài về những cuộc đấu tranh giữa chư
thiên và các A tu la (chư thiên tượng trưng cho người Ấn Độ, còn A tu la tượng

[1]
Aitareya Brahmanam, quyển ii, trang 242.
[2]
Aitareya Brahmanam, quyển iv.
[3]
Aitareya Brahmanam, quyển iv.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 10

trưng cho người Ba Tư). Vì nhà tiên tri người Ba Tư là người đầu tiên nổi dậy chống
cái ông gọi là sự sùng bái ngẫu tượng của người Bà la môn và gọi người Bà la môn
là chư thiên tức ma quỉ, thế thì cái cuộc khủng hoảng tôn giáo này phải có từ thời
xa xăm nào? Tiến sĩ Haug trả lời: “Cuộc đấu tranh này đối với tác giả của bộ
Brahmanas dường như cũng xa xưa như các chiến công của vua Arthur đối với các
tác giả người Anh vào thế kỷ 19.
Không có một triết gia nổi tiếng nào mà lại không chủ trương cái học thuyết
chuyển kiếp được người Bà la môn, Phật tử và sau này là môn đồ Pythagoras giảng
dạy theo ý nghĩa bí truyền, cho dù Pythagoras diễn tả nó ít nhiều không ai hiểu
nổi. Origen và Clemens Alexandrinus, Synesius và Chalcidius, tất cả đều tin vào
học thuyết ấy còn các môn đồ phái Ngộ Đạo – lịch sử không ngần ngại tuyên bố
rằng các môn đồ này là một đoàn thể những người tinh anh nhất, học thức nhất
và giác ngộ nhất [1], họ cũng đều tin vào sự chuyển kiếp. Socrates chủ trương
những ý kiến giống như Pythagoras và cả hai đều chết bất đắc kỳ tử để trừng phạt
triết lý thiêng liêng của mình. Đám dân ngu thuộc mọi thời đại lúc nào cũng thế.
Thuyết duy vật đã và sẽ mãi mãi mù quáng với các chân lý tâm linh. Các triết gia
ấy chủ trương giống như người Ấn Độ, theo đó Thượng Đế phà một phần thần khí
thiêng liêng của chính mình vào vật chất làm cho mỗi hạt được linh hoạt và vận
động. Họ dạy rằng con người có hai phần hồn với bản chất riêng biệt và khác hẳn
nhau: một phần hồn hữu hoại tức anh hồn là cái cơ thể bên trong linh hoạt; còn
phần hồn kia bất hoại và bất diệt tức thể hào quang là phần của tinh thần thiêng
liêng; anh hồn hữu hoại chết đi vào mỗi lúc thay đổi dần dần trước ngưỡng cửa
của mọi cõi giới mới và cứ mỗi lần chuyển kiếp thì nó lại được tẩy trược nhiều hơn.
Cái con người tinh anh cho dù các giác quan phàm tục của ta có thể không sờ mó
thấy nó và không nhìn thấy nó thì con người ấy vẫn còn được cấu tạo cấu tạo bằng
vật chất mặc dù là vật chất tinh vi. Cho dù vì lý do chính trị riêng, Aristotle chủ
trương thận trọng im lặng về một vài vấn đề bí truyền, song ông vẫn bày tỏ ý kiến
rất minh bạch về vấn đề này. Ông tin rằng hồn người là phân thân của Thượng Đế
cho nên nó rốt cuộc tái hấp thu vào đấng thiêng liêng. Zeno là người khai sáng ra
thuyết khắc kỷ có dạỵ rằng trong khắp thiên nhiên đều có tồn tại hai phẩm tính
vĩnh hằng. Một phẩm tính chủ động tức dương tính, còn phẩm tính kia thụ động
tức âm tính; dương tính vốn thuần khiết, là chất dĩ thái tinh vi tức Tinh Thần Thiêng
Liêng, còn âm tính hoàn toàn trơ lì nơi tự thân cho tới khi nó hiệp nhất với nguyên
thể chủ động. Tinh Thần Thiêng liêng tác động lên vật chất mới tạo ra đất, nước,
gió, lửa và tinh thần ấy là nguyên thể hữu hiệu duy nhất giúp cho trọn cả thiên
nhiên vận động. Cũng giống như các nhà hiền triết Ấn Độ, phái khắc kỷ tin vào sư
hấp thụ tối hậu. Thánh Justin tin rằng các linh hồn ấy được phân thân từ đấng
thiêng liêng còn đệ tử người Assyria của ông tên là Tatian có tuyên bố rằng “con
người cũng bất tử như chính Thượng Đế”. [2]
Câu kinh có ý nghĩa sâu sắc trong Sáng thế ký: “Và ta ban một linh hồn sống
động cho mọi con thú trên trần thế, cho mọi con chim bay trên không, cho mọi
thú bò trên mặt đất. . .” ắt phải gây chú ý cho mọi học giả tiếng Hebrew có thể
đọc nguyên bản thánh kinh thay vì dõi theo bản dịch sai lầm mà câu đó được dịch
là “trong đó có sự sống” [3].
Từ chương đầu tới chương cuối, những người dịch các thánh thư Do Thái giáo
đều giải thích sai ý nghĩa của nó. Thậm chí họ thay đổi cách phát âm tên gọi của
Thượng Đế mà ngài W. Drummond có chứng tỏ điều này. Như vậy El nếu được viết

[1]
Xem tác phẩm “Sự Suy vong của Đế quốc La Mã” của Gibbon
[2]
Xem Turner; cũng như tác phẩm “Anacalypsis” của Higgins
[3]
Sáng thế ký, i, 30.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 11

đúng thì phải phát âm là Al vì truy nguyên bản đó là Al, và theo Higgins thì từ này
có nghĩa là Mithra, nghĩa là thần Mặt trời, đấng bảo dưỡng và đấng cứu chuộc.
Ngài W. Drummond cho thấy rằng Beth El nghĩa là ngôi nhà của mặt trời khi dịch
theo nghĩa đen chứ không phải ngôi nhà của Thượng Đế. “Trong cách cấu tạo
những tên gọi của người Canaanite thì El không có nghĩa là Thượng Đế mà có nghĩa
là Mặt trời [1]. Như vậy trong Thần học đã xuyên tạc Minh triết thiêng liêng cổ
truyền, còn Khoa học xuyên tạc Triết lý cổ truyền [2]. Vì thiếu hiểu biết về nguyên
lý triết học vĩ đại này cho nên các phương pháp của khoa học hiện đại cho dù chính
xác đến đâu đi nữa rốt cuộc cũng như không. Chẳng có một ngành học nào giúp
nó chứng tỏ được thủy và chung của vạn vật. Thay vì truy nguyên hậu quả từ
nguồn cội bản sơ thì nó lại tiến theo chiều ngược lại. Nó dạy rằng các loại hình cao
hơn đều tiến hóa từ các loại hình thấp hơn có trước đó. Nó khởi sự từ cái đáy của
chu kỳ, từng bước được dẫn dắt trên mê lộ lớn của thiên nhiên qua sợi chỉ đỏ xuyên
suốt là vật chất. Ngay khi sợi chỉ ấy bị đứt và nó bị mất manh mối thì nó lùi lại sợ
hãi trước điều không thể hiểu nổi và thú nhận rằng mình bất lực. Plato và các môn
đồ mình đâu có như thế. Đối với ông, các loại hình thấp hơn chẳng qua chỉ là các
hình ảnh cụ thể của những loại hình cao hơn trừu tượng. Linh hồn vốn bất tử, có
một sự khởi đầu số học, cũng như thể xác có một sự khởi đầu hình học. Sự khởi
thủy này vốn là phản ảnh của NGUYÊN THỂ đại vũ trụ thiên biến vạn hóa đang tự
thân vận động và từ trung tâm nó lan tỏa ra khắp cả cơ thể của tiểu vũ trụ.
Thật là một nhận xét đáng buồn về sự thật ấy, nó khiến cho Tyndall phải thú
nhận khoa học bất lực xiết bao ngay cả trong thế giới vật chất. “Cái cuộc diễn hành
đầu tiên của các nguyên tử (mọi tác động sau này đều tùy thuộc vào đó) làm lúng
túng một quyền năng mẫn nhuệ hơn độ phóng đại của kính hiển vi”. “Do hoàn toàn
quá phức tạp và rất lâu trước khi sự quan sát có thể nói dứt khoát được về vật
chất, trí năng được rèn luyện cao siêu nhất cũng như óc tưởng tượng tinh tế nhất
và có kỷ luật nhất đều rút lui bối rối khi chiêm nghiệm vấn đề này. Chúng ta ngẩn
ngơ câm lặng mà không một kính hiển vi nào có thể giúp được, chẳng những là
nghi ngờ độ phóng đại của dụng cụ mình mà thậm chí ta còn tự hỏi liệu mình có
được những yếu tố tri thức hay chăng giúp cho mình có thể đối phó được với những
năng lượng cấu trúc tối hậu của thiên nhiên”.
Cái hình kỷ hà căn bản trong kinh Kabala (theo truyền thuyết và giáo lý bí
truyền thì chính Thượng Đế đã ban hình đó cho thánh Moses trên núi Sinai [3]) có
chứa đựng chìa khóa của vấn đề vũ trụ vì nó có một tổ hợp vĩ đại do đơn giản.
Hình này chứa đựng nơi bản thân mọi hình khác. Đối với những người nào có thể
quán triệt được nó thì không cần vận dụng óc tưởng tượng. Không một kính hiển
vi nào trên cõi trần có thể so sánh được với sự mẫn nhuệ của nhận thức tâm linh.
Và ngay cả đối với những người không quen thuộc với KHOA HỌC VĨ ĐẠI thì
sự mô tả của một nhà trắc tâm ấu trĩ lão luyện về khởi nguyên của một hạt ngũ
cốc, một mẩu tinh thể hoặc bất kỳ vật thể nào khác đều đáng giá bằng mọi kính
viễn vọng và kính hiển vi của “khoa học chính xác”.

[1]
Tác phẩm “Œdipus Judicus”, trang 250 của Ngài W. Drummond.
[2]
Sự tất yếu tuyệt đối vì đã phải những sự lừa dối mộ đạo ấy do các đức cha thời xưa và
các nhà thần học sau này đâm ra sẽ rành rành nếu ta xét thấy rằng giả sử họ để cho từ
ngữ Al vẫn giống như trong nguyên bản thì ngoại trừ đối với bậc đã được điểm đạo cỏn ai
cũng thấy rất hiển nhiên Jehovah của thánh Moses và mặt trời là đồng nhất với nhau. Đại
chúng vốn không biết rằng vị đạo trưởng thời xưa coi mặt trời hữu hình chẳng qua chỉ là
một biểu hiện của Mặt trời tâm linh trung ương, vô hình, cho nên mới buộc tội Moses (nhiều
nhà phê bình hiện đại đã làm như thế - là sùng bái các hành tinh; tóm lại, thật sự là theo
thuyết Bái tinh.
[3]
Về miền đất hứa, xxv, trang 40.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 12

Trong cái học thuyết phiếm sinh đầy phiêu lưu của Darwin (Tyndall gọi ông
là một kẻ “suy đoán bay bổng”) có nhiều sự thật hơn so với cái giả thuyết thận
trọng hạn hẹp hơn của Tyndall; cũng giống như những tư tưởng gia khác thuộc lớp
người như ông, Darwin bao bọc óc tưởng tượng của mình trong “những biên giới
vũng chắc của lý trí”. Thuyết mầm mống cực vi vốn bao hàm trong nó là một thế
giới các mầm mống thứ yếu xét theo một ý nghĩa nào đó ít ra cũng bay bổng vào
vô cực. Nó vượt qua thế giới vật chất và vô hình trung đang bắt đầu bận bịu với
thế giới tinh thần.
Nếu chúng ta chấp nhận thuyết phát triển giống loài của Darwin thì ta thấy
rằng khởi điểm của ông được đặt ngay trước một cánh cửa bỏ ngõ. Cùng với ông,
chúng ta vẫn thoải mái hoặc là vẫn ở bên trong hoặc là vượt qua ngưỡng cửa mà
bên kia là điều vô hạn, không thể hiểu nổi hoặc đúng hơn là Khôn tả. Nếu ngôn
ngữ phàm tục của ta không đủ để diễn tả được điều mà tinh thần ta lờ mờ dự liệu
được nơi cái vĩ đại “Phía bên kia” – trong khi vẫn còn ở trên trái đất – thì ngôn ngữ
ấy phải ngộ ra được nó ở một điểm nào đó trong thời Vĩnh hằng phi thời gian.
Cái thuyết của Giáo sư Huxley về “Cơ sở Vật lý của Sự sống” đâu có như vậy.
Bất chấp đại đa số các nhà khoa học huynh đệ người Đức của ông đều phủ định,
ông vẫn tạo ra một nguyên sinh chất vũ trụ và ấn định cho các tế bào phải từ đó
trở đi lấy nguyên sinh chất làm cái suối nguồn linh thiêng cho nguyên thể của mọi
sự sống. Khi cho rằng nguyên sinh chất đồng nhất trong một người đang sống,
“một con cừu đã chết”, một cây tầm ma có gai góc và một con tôm hùm; khi nhốt
chặt nguyên sinh chất vào trong tế bào phân tử của nguyên sinh chất; khi đẩy cái
luồng lưu nhập thiêng thiêng ra khỏi tế bào phân tử mà cái phân tử thiêng liêng
đó chỉ xuất hiện trong cơ tiến hóa sau này, thì ông đóng kín mọi cánh cửa không
cho điều gì có thể trốn thoát được. Giống như nhà chiến thuật tài ba, ông biến “các
định luật và sự kiện của mình trở thành tên lính canh mà ông khiến cho chúng đi
tuần tra trên khắp nẽo đường. Tiêu chuẩn để ông tập hợp chúng lại được ghi khắc
với dòng chữ “tất yếu”, nhưng nó khó lòng mà được giương lên cao khi ông chế
nhạo huyền thoại và gọi huyền thoại là “một bóng ma rỗng tuếch của trí tưởng
tượng của chính tôi” [1].
Ông bảo rằng những thuyết căn bản của thần linh học “nằm ngoài tầm giới
hạn của sự tìm hiểu triết lý”. Chúng tôi xin đánh bạo cãi lại điều khẳng định này
và bảo rằng chúng còn ở phía bên trong phạm vi tìm hiểu nhiều hơn mức cái
nguyên sinh chất của ông Huxley nữa. Bởi vì chúng cho thấy có những sự kiện hiển
nhiên và rành rành về sự tồn tại của tinh thần, còn những tế bào nguyên sinh chất
một khi đã chết rồi đâu có cho thấy bất cứ điều gì là khởi nguyên hoặc cơ sở của
sự sống theo như một trong số ít “tư tưởng gia hàng đầu của thời đại” muốn chúng
ta tin tưởng [2].
Môn đồ kinh Kabala thời xưa không dựa vào giả thuyết chừng nào y còn đặt
nền tảng trên hòn đá vững chắc là sự thực nghiệm có ghi lại.
Nhưng nếu tùy thuộc quá đáng vào những sự kiện trên cõi trần thì sẽ gây ra
sự tăng trưởng của thuyết duy vật cũng như suy thoái tính linh và đức tin. Vào thời
Aristotle đây là khuynh hướng chiếm ưu thế về tư tưởng. Và tư tưởng trong huấn
lệnh ở đền thờ Delphe cũng chưa hoàn toàn bị loại bỏ của tư tường Hi Lạp và một
số triết gia vẫn còn chủ trương rằng “để biết được con người đang là gì thì chúng
ta phải biết được con người đã là gì” – thế nhưng thuyết duy vật đã bắt đầu gặm
nhấm vào chính cái gốc rễ của đức tin. Bản thân các bí pháp đã thoái hóa rất nhiều
chỉ còn là những suy đoán của giới lễ sư và sự lừa gạt của tôn giáo. Có rất ít các

[1]
“Cơ sở Vật lý của Sự Sống”. Một bài thuyết trình của T. H. Huxley.
[2]
Huxley: “Cơ sở Vật lý của Sự Sống”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 13

điểm đạo đồ và cao đồ chân chính, những người thừa kế và hậu duệ của các vị
trên đã bị xua đi tan tác do ngọn gươm chính phục của đủ thứ kẻ xâm lược Cổ Ai
Cập.
Quả thật đã tới lúc được tiên tri khi đấng Hermes vĩ đại đàm đạo với
Æsculapius; cái thời mà những kẻ ngoại quốc vô đạo buộc tội Ai Cập là sùng bái
những con quái vật, chẳng có gì ngoại trừ những chữ khắc trên những tảng đá là
còn sống sót nơi những dinh thự ở Ai Cập; đó là những câu đố mà hậu thế không
thể in được. Những kẻ chép thánh kinh và các vị đạo trưởng đều đi lang thang
khắp nơi trên mặt đất vì sợ là sẽ phạm thượng cho nên các bí pháp thiêng liêng
đều tìm cách tị nạn trong đám các hội đoàn huynh đệ Hernes mà sau này ta biết
là hội đoàn Essenes – cho nên tri thức bí truyền của họ lại càng bị chôn vùi sâu
hơn nữa. Lưỡi gươm chiến thắng của đám môn đệ Aristotle trên con đường chinh
phục đã quét sạch mọi di tích của một tôn giáo đã từng có thời thanh khiết, còn
bản thân Aristotle là đứa con tiêu biểu của thời đại thì mặc dù được giáo huấn về
khoa học bí mật của người Ai Cập song cũng chẳng biết được bao nhiêu về cái kết
quả tột đỉnh này của cả ngàn năm nghiên cứu bí truyền.
Cũng giống như những người sống vào thời người Psammetics, các triết gia
thời nay, “vén Bức màn bí mật của nữ thần Isis” vì Isis chẳng qua chỉ là biểu tượng
của thiên nhiên. Nhưng họ chỉ thấy hình tương thể chất của bà thôi. Phần hồn ở
bên trong thì họ đâu có thấy được và mẹ thiêng liêng không đáp lời họ. Có những
nhà giải phẫu cơ thể học vì không thấy được tinh thần nội tại ở bên dưới những lớp
cơ bắp, mạng lưới dây thần kinh hoặc chất xám mà họ vén lên bằng mũi nhọn của
con dao mỗ cho nên họ khẳng định rằng con người không có linh hồn. Đó là cái trò
mù quáng ngụy biện cũng giống như một học viên chỉ hạn chế việc khảo cứu của
mình vào chữ nghĩa lạnh lùng trong kinh Kabala mà lại dám bảo rằng không có
tinh thần làm linh hoạt. Muốn thấy được chân nhân đã từng ngự trong đối tượng
nằm dài ra trước mặt mình trên cái bàn mỗ, nhà phẫu thuật phải dùng tới những
con mắt khác hơn mắt phàm của thể xác. Cũng vậy sự thật huy hoàng được gói
ghém trong những tác phẩm viết bằng chữ tượng hình của các bản sách cổ truyền
bằng giấy dó chỉ có thể khai thị cho những kẻ nào có năng khiếu trực giác – nếu
ta gọi lý trí là con mắt của trí tuệ thì ta có thể định nghĩa trực giác là con mắt của
linh hồn.
Khoa học hiện đại công nhân một Quyền năng Tối cao, một Nguyên thể Vô
hình nhưng lại chối bỏ một Thực thể Tối cao tức là Thượng Đế Nhân hình [1]. Xét
theo lý luận, thì ta có thể nghi vấn về sự khác nhau giữa hai thứ nêu trên bởi ví
trong trường hợp này thì Quyền năng và Hữu thể đồng nhất với nhau. Lý trí của
con người khó lòng mà tưởng tượng ra được một Quyền năng Tối cao Thông tuệ
mà không liên tưởng tới một Thực thể Thông tuệ. Quần chúng chưa bao giờ đáng
mong đợi có được một quan niệm minh bạch về sự toàn năng và toàn hiện của
Thượng Đế nếu người ta không gán cho những thuộc tính ấy một sự phóng chiếu
khổng lồ phàm ngã của chính mình. Nhưng các môn đồ kinh Kabala chưa bao giờ
coi EN SOPH vô hình khác hơn là một Quyền năng.
Cho đến nay thì các nhà thực chứng hiện đại của ta đã bị vượt qua đi trước
hàng ngàn thời đại vì triết học của họ quá thận trọng. Bậc cao đồ Hermes đã khẳng
định chứng tỏ được chỉ cần óc phán đoán phải trái thông thường cũng loại bỏ được
khả năng vũ trụ chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên. Đối với y thì lý tưởng đó dường
như phi lý hơn cả việc nghĩ rằng các bài toán hình học Euclide lại được một con khỉ
lập nên một cách vô ý thức bằng cách nghịch ngợm những hình kỷ hà học. Rất ít
Ki Tô hữu hiểu được (nếu họ quả thật có biết tí chút gì đó) Thần học của Do Thái

[1]
“Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học” của Giáo sư J. W. Draper.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 14

giáo. Kinh Talmud là câu đố mơ hồ nhất ngay cả đối với hầu hết tín đồ Do Thái.
Trong khi các học giả tiếng Hebrew mà hiểu được nó thì không dám khoe khoang
kiến thức của mình. Họ lại càng ít hiểu được kinh Kabala hơn nữa vì vào thời nay
có nhiều Ki Tô hữu (so sánh với người tìm học Do Thái giáo) bận tâm với việc loại
bỏ những sự thật vĩ đại của tôn giáo mình. Người ta còn ít biết rõ về Đông phương
(tức là kinh Kabala đại đồng vũ trụ) hơn nữa. Có rất ít cao đồ Đông phương nhưng
những người được truyền thừa là loại ưu tú trong các bậc hiền triết trước hết đã
phát hiện được những sự thật chói lọi soi sáng cho Shemaïa vĩ đại trong kho học
thuật Chaldea [1] những vị đó đã giải quyết được điều tuyệt đối và giờ đây không
còn phải lao động vất vả nữa. Các ngài không thể vượt quá mức dành cho những
kẻ phàm phu trên trái đất biết được, không ai (ngay cả những vị ưu tú này) có thể
vượt qua được đường ranh giới mà ngón tay của chính đấng thiêng liêng đã vẽ
nên. Những kẻ hành hương đã gặp các bậc cao đồ này trên bờ sông Hằng thiêng
liêng, đã chạm phớt qua các ngài trong các tàn tích u tịch ở Thebes và trong các
căn phòng bí mật bị bỏ hoang ở Luxor. Bên trong những sảnh đường có mái vòm
màu xanh lơ và màu hoàng kim với những ký hiệu kỳ quặc thu hút sự chú ý nhưng
ý nghĩa bí mật của những ký hiệu này thì kẻ lơ đãng lướt nhìn chẳng bao giờ hiểu
được, người ta đã nhìn thấy các ngài nhưng ít khi nhận ra được các ngài. Những
hồi ký lịch sử đã ghi lại sự có mặt của các ngài nơi các phòng họp được chiếu sáng
rực rỡ của giới quí tộc Âu châu. Người ta còn gặp các ngài nơi những bãi cát khô
cằn và hoang vắng thuộc sa mạc Sahara mênh mông cũng như trong các hang
động ở Elephanta. Ta có thể tìm thấy các ngài ở khắp nơi nhưng các ngài chỉ bộc
lộ thực chất của mình cho những kẻ nào đã hiến trọn cuộc đời nghiên cứu một cách
bất vị kỷ và hầu như bất thối chuyển.
Mainonides, (sử gia và là nhà thần học vĩ đại của Do Thái giáo, có một thời
hầu như ông được các đồng hương thánh hóa, sau đó được coi là kẻ dị giáo) nhận
xét rằng kinh Talmud phi lý và vô nghĩa nhiều hơn thì ý nghĩa bí mật của nó lại
càng cao quí hơn. Nhà bác học đã chứng tỏ thành công rằng pháp thuật của người
Chaldea, khoa học của thánh Moses và các nhà bác học Thông thần khác vốn hoàn
toàn dựa vào tri thức rộng rãi về đủ thứ ngành khoa học thiên nhiên mà giờ đây
đã bị quên lãng vì hoàn toàn quen thuộc với mọi nguồn tài nguyên của các giới
thực vật, động vật và khoáng vật, vì là chuyên gia về hóa học và vật lý huyền bí,
tâm lý học cũng như sinh lý học cho nên có gì đáng ngạc nhiên đâu khi các vị tốt
nghiệp hoặc cao đồ được giáo huấn trong các thánh điện bí nhiệm của đền thờ có
thể làm được phép lạ mà ngay cả vào thời khai sáng của chúng ta dường như là
siêu tự nhiên? Thật là sỉ nhục cho bản chất con người khi dèm pha pháp thuật và
khoa học huyền bí là bịp bợm. Nếu tin rằng trong biết bao nhiêu ngàn năm, một
nửa loài người lường gạt và bịp bợm đối với một nửa kia thì điều đó cũng tương
đương với việc bảo rằng loài người chỉ bao gồm những tên đểu cáng và những kẻ
đần độn vô phương cứu chữa. Có xứ sở nào mà ở đó người ta không thực hành
pháp thuật hay chăng? Có thời đại nào mà nó bị hoàn toàn quên lãng hay chăng?
Trong những tài liệu xưa nhất mà giờ đây chúng tôi có được – kinh Phệ đà và
các luật xưa hơn nữa của Đức Bàn Cổ - chúng tôi thấy người Bà la môn có cho
phép và thực hành nhiều nghi thức pháp thuật [2]. Trong thời đại ngày nay, Tây
Tạng, Nhật Bản và Trung Quốc có dạy dỗ điều mà người Chaldea xưa nhất đã từng
dạy. Giới giáo sĩ của lần lượt các quốc gia này, hơn nữa đã chứng tỏ điều mà mình
giảng dạy nghĩa là phải thực hành sự thanh khiết về đạo đức và thể chất, áp dụng
một vài phép tu khổ hạnh, phát triển quyền năng sống còn của linh hồn nhằm tự

[1]
“Zanoni” của Bulwer
[2]
Xem bộ Pháp điển do ngài William Jones xuất bản, cương IX, trang 11.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 15

giác ngộ. Vì cung cấp cho con người khả năng kiểm soát được tinh thần bất tử của
chính mình cho nên nó thật sự ban cho y các quyền năng pháp thuật đối với đám
tinh linh ngũ hành thấp hơn y. Ở phương Tây ta thấy pháp thuật cũng rất xa xưa
như ở phương Đông. Người Druids ở Anh thực hành pháp thuật trong những hầm
mộ u tịch dưới các hang sâu, còn Pliny dành cả một chương về “minh triết” [1] của
các vị lãnh tụ người Celts bàn về nó. Người Semothees, người Druids ở xứ Gauls
phô trương các khoa học vật lý cũng như khoa học tâm linh. Họ dạy về các bí mật
của vũ trụ, sự tiến triển hài hòa của các thiên thể, sự tạo lập trái đất và nhất là sự
bất tử của linh hồn [2]. Bên trong các hang mộ linh thiêng của họ - đây là các học
viện thiên nhiên do bàn tay của đấng kiến trúc sư vô hình xây dựng – vào lúc đêm
khuya tịch lặng, các điểm đạo đồ tụ tập lại để học về việc trước kia con người đã
từng là gì và sau này y sẽ ra sao [3]. Họ không cần được chiếu sáng nhân tạo, cũng
không cần có gas để thắp sáng đền thờ vì nữ thần ban đêm tinh khiết đã tuôn đổ
ánh trăng bàng bạc xuống đầu có che phủ cây sồi của họ và những vị ca sĩ cổ hát
thánh ca và mặc đồ trắng biết cách đàm đạo với nữ hoàng cô đơn của vòm trời
đầy sao [4].
Trên vùng đất khô cằn của quá khứ đã qua từ lâu rồi vẫn có những cây sồi
linh thiêng giờ đây đã héo úa và mất đi ý nghĩa tâm linh do hơi hám độc hại của
thuyết duy vật. Nhưng đối với học viên huyền bí học thì cây sồi vẫn còn xanh tươi
và xum xuê cũng như tràn đầy sự thật sâu sắc và linh thiêng chẳng khác nào cái
thời mà vị đạo trưởng Druid thực hành phép chữa bệnh bằng pháp thuật, quơ cái
cành cây tầm gửi và dùng cái lưỡi liềm hoàng kim cắt đứt cành cây xanh tươi ra ra
khỏi cây sồi mẹ. Pháp thuật cũng xưa như con người. Ta không thể nêu rõ nó bắt
đầu tồn tại từ khi nào cũng như ta không thể chỉ rõ con người đầu tiên sinh ra vào
lúc nào. Bất cứ khi nào một tác giả khởi sự ý tưởng liên kết nền tảng đầu tiên của
nó trong một xứ sở với một nhân vật lịch sử nào đó thì những khảo cứu thêm nữa
ắt chứng tỏ rằng quan điểm của y không có cơ sở. Nhiều người nghĩ rằng Odin (vị
lễ sư và quân vương Bắc Âu) đã phát khởi việc thực hành pháp thuật chừng 70
năm trước Công nguyên. Nhưng ta dễ dàng chứng tỏ được rằng những nghi thức
bí mật của các vị lễ sư tên là Voilers, Valas, có trước thời kỳ ấy rất nhiều [5]. Một
số tác giả hiện nay có khuynh hướng chứng tỏ rằng Zoroaster sáng lập ra pháp
thuật vì ngài lập ra tôn giáo Pháp sư. Ammianus Marcellinus, Arnobius, Pliny và
các sử gia thời xưa khác chứng tỏ dứt khoát rằng Zoroaster chẳng qua chỉ cải cách
Pháp thuật mà người Chaldea và người Ai Cập đã từng thực hiện [6].
Các bậc đạo sư vĩ đại nhất về thiên tính đều đồng ý rằng hầu hết mọi sách cổ
truyền đều viết theo biểu tượng và viết bằng ngôn ngữ mà chỉ người được điểm
đạo mời hiểu nổi. Sơ yếu tiểu sử của Apollonius ở Tyana cung cấp cho ta một ví
dụ. Mọi tín đồ kinh Kabala đều biết nó bao trùm trọn cả triết lý của Hermes vì xét
về nhiều mặt nó là một đối thể của những truyền thuyết mà vua Solomon đã để
lại cho ta. Nó đọc lên nghe giống như một câu chuyện thần tiên, nhưng trong
trường hợp chuyện thần tiên thì đôi khi những sự kiện và biến cố lịch sử lại được
trình bày cho thế gian với màu sắc hư cấu. Cuộc hành hương tới Ấn Độ biểu diễn
ẩn dụ về sự thử thách của kẻ sơ cơ. Cuộc đàm đạo lâu dài của Apollonius với người

[1]
Pliny: “Lịch sử Thiên nhiên”, xxx.i, Ib XVI,14; XXV, 9 v.v…
[2]
Pomponius gán cho họ biết được những khoa học cao siêu nhất.
[3]
Cæser, iii, 14.
[4]
Pliny, xxx.
[5]
Munter bàn về tôn giáo xưa nhất ở miền Bắc trước thời Odin. Kỷ yếu của Hội khảo cổ
Pháp. II, trang 230.
[6]
Ammianius Marcellinus, xxvi, 6

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 16

Bà la môn, những lời khuyên nhủ đầy minh triết của họ, cuộc đối thoại với Menippus
người Corinthe, nếu được thuyết giải ra ắt cung cấp cho ta một vấn đáp giáo lý bí
truyền. Việc ông viếng thăm địa hạt của những người minh triết, phỏng vấn vua
của họ là Hiarchas và sấm truyền ở Amphiaraüs, giải thích tượng trưng nhiều giáo
điều bí mật của Hermes. Nếu ta hiểu được thì chúng tiết lộ một số những bí mật
quan trọng nhất của thiên nhiên. Eliphas Levi vạch ra sự rất giống nhau giữa vua
Hiarchas và nhân vật ngụ ngôn Hiram mà Solomon đã cung cấp cho ông cây bách
hương ở Liban và vàng ở Ophir. Chúng tôi muốn biết liệu các nhà Tam Điểm hiện
đại, ngay cả các vị “Diễn giả Vĩ đại” và những nghệ nhân thông minh nhất thuộc
về các chi bộ quan trọng, có hiểu được Hiram là ai chăng mà họ lại phối hợp với
nhau để tính trả thù việc Hiram bị giết chết?
Dẹp qua một bên giáo huấn thuần túy siêu hình trong kinh Kabala, nếu người
ta chỉ hiến mình cho huyền bí học vật lý, cho cái gọi là ngành trị liệu thì kết quả ắt
mang lại lợi ích cho một số khoa học hiện đại của ta chẳng hạn như hóa học và y
học. Giáo sự Draper có nói: “Chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi đôi lúc ta gặp những
ý tưởng mà ta tự tâng bốc mình là những ý tưởng đó bắt nguồn từ thời đại của
chính ta”. Nhận xét ấy được phát biểu về các tác phẩm khoa học của Saracens, lại
càng áp dụng hay hơn cho những bộ khảo luận bí mật của cổ nhân. Y học hiện đại
trong khi đã thắng lợi phần lớn về giải phẫu cơ thể học, sinh lý học, bệnh lý học
và ngay cả điều trị học nữa thì lại thất bại rất nhiều do óc hẹp hòi, thuyết duy vật
cứng ngắc và chủ nghĩa giáo điều phe phái. Một trường phái vì mù quáng đã nghiêm
khắc lờ đi bất cứ thứ gì mà các trường phái khác đã phát triển; và mọi trường phái
đều thống nhất với nhau lờ đi mọi quan niệm vĩ đại về con người hoặc thiên nhiên
mà thuật thôi miên Mesmer đã phát triển, hoặc do những cuộc thực nghiệm ở Mỹ
về bộ óc – đó là những nguyên tắc không phù hợp với thuyết duy vật trơ trơ ra.
Cần phải triệu vời tới những vị y sĩ thù địch của nhiều trường phái khác nhau thì
mới họp lại thành cái mà giờ đây ta biết là y khoa, và rất thường xảy ra việc sau
khi những nhà thực hành tài ba nhất đã uổng công trút hết thuật chữa bệnh của
mình lên bệnh nhân thì một nhà thôi miên Mesmer hoặc một đồng cốt chữa bệnh
lại chữa khỏi bệnh. Những người thám hiểm kho tài liệu y học thời xưa, từ thời
Hippocrates cho tới Paracelsus và Van Helmont đều thấy có rất nhiều sự kiện, biện
pháp về sinh lý và tâm lý hoặc thuốc men để chữa bệnh mà các y sĩ hiện đại ngạo
mạn không chịu sử dụng [1]. Ngay cả đối với khoa phẫu thuật thì các người hành
nghề y hiện đại cũng khiêm tốn và công khai thú nhận họ hoàn toàn không thể
tiếp cận với bất cứ thứ gì giống như tài khéo mầu nhiệm được thể hiện qua thuật
băng bó của người cổ Ai Cập. Các y sĩ trưởng phẫu thuật ở Paris đã nghiên cứu
nhiều trăm thước băng quấn xung quanh một xác ướp, từ tai xuống mãi tới tận
ngón chân cái và mặc dù đã có sẵn hình mẫu trước mắt mình họ vẫn không tài nào
hoàn thành được bất cứ điều gì giống như thế.

[1]
Xét về một số phương diện thì các triết gia thời nay, (họ nghĩ rằng mình phát hiện được
điều gì mới) có thể được sánh với “những nhà quí tộc nhã nhặn, rất khéo léo và bác học”
mà Hippocrates đã gặp ở Samos vào một ngày đẹp trời và mô tả họ là rất tốt bụng. Cha
đẻ của Y khoa tiếp tục nói rằng “Y báo cho tôi biết rằng mới đây đã khám phá được một
thảo dược mà cả Âu lẫn Á chưa từng biết tới và không có một bệnh tật nào, cho dù ác tính
hoặc mãn tính đến đâu đi chăng nữa có thể chống cự lại những dược tính mầu nhiệm của
nó. Đến lượt mình muốn tỏ ra lịch lãm, tôi mạn phép bị thuyết phục tháp tùng y đi tới nhà
kính ươm cây nơi mà y đã cấy ghép cái đặc sản kỳ diệu ấy. Cái mà tôi thấy té ra là một
trong những cây thông dụng nhất ở Hi Lạp, nghĩa là cây tỏi – cây thuốc mà hơn bất kỳ
thuốc nào khác tỏ ra là ít có đặc tính chữa bệnh nhất”. Hippocrates trong tác phẩm: “De
optima prædicandi ratione item judicii operum magni.” I.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 17

Trong bộ sưu tập về Ai Cập học của Abbott ở thành phố New York, ta có thể
thấy nhiều bằng chứng về tài khéo của cổ nhân trong nhiều thuật thủ công; trong
số đó có thuật làm đăng ten; và thật khó mà trông mong rằng những dấu hiệu
của tính háo danh của phụ nữ lại song hành với dấu hiệu về sức mạnh của đàn
ông, cũng còn có những mẩu về tóc giả và đủ thứ đồ trang sức bằng vàng. Khi
điểm lại nội dung của sách Giấy dó Ebers, báo Diễn đàn Nữu Ước có nói rằng:”Thật
ra chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời . . . Chương 65, 66, 79, 89 chứng tỏ rằng
thuốc dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc, thuốc giảm đau và thuốc trừ chấy rận đã được
ước vọng bất thành cách đây 3.400 năm”.
Có rất ít những phát hiện mới mà ta cho là gần đây thật sự mới mẻ còn biết
bao nhiêu đều thuộc về cổ nhân thì điều đó đã được nêu rõ một cách công tâm và
hùng hồn nhất, mặc dù tác giả triết lý lỗi lạc là Giáo sư John W. Draper chỉ nói lên
được một phần. Tác phẩm Cuộc xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học của ông –
một tác phẩm vĩ đại có tựa đề rất dở - đầy dẫy những sự kiện như thế. Ở trang
13, ông trích dẫn một vài thành tựu của các triết gia thời xưa vốn khiến cho người
Hi Lạp phải ngưỡng mộ. Ở Babylon có một loại những quan sát thiên văn của người
Chaldea được truy nguyên tới tận 1.903 năm mà Callisthenes có gửi cho Aristotle.
Ptolemy, là nhà thiên văn của vua Ai Cập đã có một bảng ghi chép các kỳ thiên
thực của Babylon được truy nguyên tới tận 747 năm trước Công nguyên. Giáo sư
Draper nhận xét rất đúng rằng: “Cần phải có những quan sát kỹ lưỡng và liên tục
kéo dài trước khi ta nhận biết được một số các kết quả thiên văn còn được truyền
lại đến thời đại ta. Như vậy là người Babylon đã ấn định được độ dài của một năm
nhiệt đới chỉ sai kém sự thật trong vòng 25 giây, ước tính của họ về năm thiên văn
hầu như chỉ lố có hai phút. Họ dò ra được được tuế sai của các phân điểm. Họ biết
nguyên nhân của nhật nguyệt thực và nhờ vào chu kỳ tên là saros họ có thể tiên
đoán được nhật nguyệt thực. Họ ước tính trị số của chu kỳ ấy là hơn 6.585 ngày,
chỉ sai kém sự thật trong vòng 19 phút rưỡi”.
“Những sự kiện ấy cung cấp bằng chứng không chối cãi được về tính kiên
nhẫn và tài khéo giúp người ta trau dồi thiên văn học ở Mesopotamia, và nhờ vào
những dụng cụ rất bất cập mà họ vẫn đạt được tới mức hoàn hảo đáng kể. Những
nhà quan sát thời xưa đã lập nên một danh mục các ngôi sao đã chia hoàng đạo
ra thành 12 cung, chia ngày ra thành 12 tiếng và đêm cũng ra thành 12 tiếng đồng
hồ. Aristotle có nói trong một thời gian dài họ đã hiến mình để quan sát việc mặt
trăng che khuất các ngôi sao. Họ có quan niệm chính xác về cấu trúc của thái
dương hệ và biết thứ tự vị trí của hành tinh, họ kiến tạo đồng hồ mặt trời, đồng
hồ nước, dụng cụ đo độ cao thiên thể, nhật khuê (cột đồng hồ mặt trời)”.
Khi bàn về thế giới của sự thật vĩnh hằng ẩn “bên trong thế giới của những
điều không thực, hão huyền và phù du” thì Giáo sư Draper có nói rằng: “Ta không
thể khám phá ra thế giới ấy qua những truyền thuyết rỗng tuếch được truyền lại
cho ta ý kiến của những người sống buổi ban mai của văn minh, cũng không phải
là những giấc mơ của các thần bí gia nghĩ rằng mình được linh hứng. Muốn phát
hiện được nó thì phải khảo cứu về hình học và thực tế là phải tra vấn thiên nhiên”.
Đúng vậy. Ta không thể phát biểu hay hơn được nữa. Tác giả hùng biện này
đã nói lên cho ta một sự thật sâu sắc. Tuy nhiên ông không nói hết được sự thật
vì ông có biết đâu mà nói. Ông không mô tả được bản chất hoặc tầm cỡ của tri
thức được truyền thụ trong các bí pháp. Không có người nào sau này mà lại am
tường về hình học như những người xây dựng kim tự tháp cũng như các dinh thự
khổng lồ khác trước và sau thời hồng thủy. Mặt khác không ai sánh kịp họ về việc
thực tế tra vấn thiên nhiên.
Bằng chứng không chối cãi được về điều này là ý nghĩa của vô số biểu tượng.
Mỗi biểu tượng đều là một ý tưởng được thể hiện - phối hợp quan niệm về cõi Vô

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 18

hình Thiêng liêng với cõi trần tục hữu hình. Cõi vô hình phái sinh từ cõi hữu hình
qua sự tương tự chặt chẽ theo công thức của Hermes – “dưới sao, trên vậy”. Biểu
tượng của họ cho thấy họ biết rất nhiều về khoa học thiên nhiên và thực tế có
nghiên cứu về quyền năng vũ trụ.
Về phần các kết quả thực tiễn thu được do khảo cứu hình học, rất may cho
học viên nào đang bước vào diễn trường hành động vì chúng ta không còn bắt
buộc phải bằng lòng với chỉ là các phỏng đoán. Hiện nay một người Mỹ ở New York
là ông George H. Felt, nếu cứ tiếp tục như đã bắt đầu thì một ngày kia ông có thể
được công nhận là nhà hình học vĩ đại nhất của thời đại. Chỉ nhờ vào những tiên
đề do người cổ Ai Cập xác lập ông đã đạt tới những kết quả mà chúng tôi xin trình
bày theo cách nói của chính ông. Ông Felt nói: “Trước hết ta có thể tham chiếu
được sơ đồ căn bản đối với mọi khoa hình học sơ cấp cả hình học phẳng lẫn hình
học không gian, ta phải tạo ra những hệ thống số học có tỉ lệ theo cách hình học;
phải nhận diện được hình này với mọi di tích của khoa kiến trúc và điêu khắc mà
người ta theo đuổi nó với một mức độ chính xác tuyệt vời; phải xác định rằng người
Ai Cập đã sử dụng nó làm cơ sở cho mọi phép tính thiên văn mà khoa biểu tượng
tôn giáo của họ hầu như hoàn toàn dựa vào đấy; phải tìm ra vết tích của nó trong
số mọi di tích của nghệ thuật và thuật kiến trúc Hi Lạp; phải phát hiện được những
vết tích của nó còn lưu lại rất nhiều trong các tài liệu linh thiêng của Do Thái giáo
để chứng tỏ dứt khoát rằng nó dựa vào những thứ ấy; phải phát hiện được rằng
người Ai Cập đã khám phá ra trọn cả hệ thống sau cả vạn năm nghiên cứu về các
định luật thiên nhiên và nó quả thật có thể được gọi là khoa học về Vũ trụ”. Hơn
nữa, nó còn giúp cho ông xác định được những vấn đề chính xác về sinh lý học mà
từ trước đến nay chỉ đoán mò, thoạt tiên phát triển được một triết lý Tam Điểm
chứng tỏ rằng nó dứt khoát là khoa học và tôn giáo đầu tiên cũng như cuối cùng;
cuối cùng chúng tôi có thể nói thêm rằng nhờ vào những phép chứng minh bằng
mắt ta phải chứng tỏ được rằng các nhà điêu khắc và kiến trúc Ai Cập có được mô
hình của những hình kỳ quặc trang trí cho mặt tiền và tiền đình của các đền thờ
không phải từ những hoang tưởng lộn xộn trong óc mình mà từ những giống loài
vô hình trên không thuộc các giới khác trong thiên nhiên mà ông cũng như họ tự
cho là biến chúng thành hữu hình nhờ vào những quá trình hóa học và theo kinh
Kabala.
Schweigger chứng ỏ rằng các biểu tượng trong mọi thần thoại đều có nền
tảng và thực chất khoa học [1]. Chỉ nhờ vào những khám phá gần đây về quyền
năng điện từ vật lý của thiên nhiên thì những chuyên gia về thuật thôi miên Mesmer
như Ennemoser, Schweigger và Bart ở Đức, Nam tước Du Potet ở Pháp và
Regazzoni ở Ý mới có thể truy nguyên được hầu như chính xác hoàn hảo mối quan
hệ chân thực mà mỗi vị Thần linh trong thần thoại đều có dính dáng tới một quyền
năng nào đó. Ngón tay của Idæic vốn quan trọng xiết bao trong môn pháp thuật
chữa bệnh có nghĩa là một ngón tay bằng sắt, đến lượt nó bị hút và đẩy do các từ
lực của thiên nhiên. Ở Samothrace, nó tạo nên phép lạ chữa bệnh bằng cách phục
hồi các cơ quan bị bệnh trở lại trạng thái bình thường.
Bart đi sâu hơn Schweigger vào ý nghĩa của các thần thoại cổ, ông nghiên
cứu về đề tài này cả về khía cạnh tâm linh lẫn khía cạnh vật thể. Ông bàn dông
dài về các Thủ ấn sư người Phrygie, là “những vị pháp sư chữa bệnh và trục tà ma”
cũng như các nhà Thông thần ở Cabeiri. Ông nói rằng: “Trong khi chúng tôi bàn
về mối liên hệ mật thiết giữa các Thủ ấn sư với các từ lực thì chúng tôi không nhất
thiết chỉ hạn chế vào đá nam châm và quan điểm của chúng tôi về thiên nhiên chỉ
lướt qua từ tính xét theo trọn cả ý nghĩa của nó. Thế là đã rõ ràng vị được điểm

[1] Schweigger: “Nhập môn Thần thoại học qua Lịch sử Thiên nhiên”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 19

đạo tự xưng là Thủ ấn sư đã gây sửng sốt cho thiên hạ bằng pháp thuật và đã tạo
ra phép lạ có bản chất chữa bệnh. Nhiều điều khác mà giới lễ sư thời xưa quen
thực hành cũng được liên kết với vấn đề này chẳng hạn như việc trồng trọt trên
đất, trau dồi đạo đức, thăng tiến nghệ thuật và khoa học, xúc tiến các bí pháp và
hành lễ bí mật. Các lễ sư ở Cabeiri đều thực hành mọi điều này thế tại sao lại
không được dẫn dắt và phù hộ bởi những tinh linh bí nhiệm của thiên nhiên? [1] .
Schweigger cũng đồng ý như thế và chứng tỏ rằng các hiện tượng Thông thần thời
xưa được tạo ra do quyền năng từ tính dưới “sự tiếp dẫn của các tinh linh”.
Mặc dù xét theo biểu kiến là Đa thần, song cổ nhân – dù sao đi nữa cũng là
giai cấp có giáo dục – lại hoàn toàn độc thần và điều này cũng diễn ra hết thời đại
này sang thời đại khác trước thời thánh Moses. Trong sách Giấy dó Ebers, người ta
chứng tỏ dứt khoát sự kiện này qua những lời lẽ sau đây được dịch ra từ bốn dòng
đầu tiên trong bản kính I: “Tôi từ Heliopolis đến đây cùng với các đấng cao cả từ
Het-aat, đó là các vị Tinh quân Phù hộ, bậc thầy về vĩnh hằng và cứu chuộc. Tôi
từ Sais tới đây cùng với Địa mẫu, bà phù hộ cho tôi. Đấng Chúa tể Vũ trụ dạy tôi
cách giải thoát chư thần linh khỏi mọi bệnh gây chết người”. Cổ nhân gọi những
người lỗi lạc là thần linh. Việc thần thánh hóa người phàm tục và giả định họ là
thần linh đâu phải là bằng chứng chống lại thuyết độc thần của họ cũng giống như
việc của các Ki Tô hữu hiện đại xây dựng dinh cơ và dựng nên những pho tượng
tôn vinh anh hùng đâu phải là bằng chứng cho thuyết đa thần của họ. Người Mỹ
trong thế kỷ hiện nay ắt coi là phi lý khi hậu duệ của họ 3.000 năm sắp tới xếp
loại họ vào đám sùng bái ngẫu tượng vì đã dựng tượng cho vị thần linh Washington.
Triết lý Hermes bị bao phủ trong vòng bí mật đến nỗi Volney phải khẳng định rằng
cổ nhân tôn thờ biểu tượng vật chất thô trược cũng giống như biểu tượng thiêng
liêng trong khi biểu tượng thiêng liêng chỉ được coi là biểu diễn các nguyên lý bí
truyền. Cũng vậy, sau khi dành nhiều năm nghiên cứu vấn đề này Dupuis lại hiểu
lầm vòng tròn biểu tượng và gán tôn giáo của họ độc nhất cho thiên văn. Eberhart
trong tác phẩm Berliner Monatschrift và nhiều tác giả người Đức khác của thế kỷ
vừa qua và thế kỷ hiện nay đã bác bỏ pháp thuật một cách không khách sáo và
nghĩ rằng đó là do các thần thoại của Plato trong tác phẩm Timæus. Nhưng nếu
không hiểu biết về các bí pháp thì làm sao người ấy hoặc bất kỳ ai khác có thể
được phú cho cái trực giác tinh vi của một Champollion để phát hiện ra được một
nửa bí truyền của điều còn được che giấu đằng sau bức màn phủ lên nữ thần Isis
mà ngoại trừ các cao đồ thì mọi người đều không thấy được.
Chẳng ai nghi vấn công trạng của Champollion với vai trò một nhà Ai Cập
học. Ông tuyên bố rằng mọi thứ đều chứng tỏ người cổ Ai Cập có tính độc thần sâu
sắc. Ông bổ chứng bằng những chi tiết tỉ mỉ nhất cho mức độ chính xác trong các
tác phẩm của Hermes Trismegistus bí nhiệm, tác phẩm mà mức độ xưa cũ phải
truy nguyên tới tận thời tiền sử. Ennemoser cũng nói rằng: “Herodotus, Thales,
Parmenides, Empedocles, Orpheus và Pythagoras đã đi tới Ai Cập và phương Đông
để được giáo huấn về Vạn vật học và Thần học”. Moses cũng có được minh triết ở
đó, còn Chúa Giê su thì cũng đã trải qua quãng đời thơ ấu của mình.
Học viên của mọi xứ sở đã tụ tập lại đó trước khi Alexandria được thành lập.
Ennemoser tiếp tục nói rằng: “Tại sao rất ít người biết được những điều bí mật ấy?
Nó phải trải qua bao nhiêu thời đại và bao nhiêu thời gian, bao nhiêu dân tộc? Câu
trả lời là bởi vì các vị được điểm đạo trên khắp thế giới đều thủ khẩu như bình. Ta
thấy có một nguyên nhân khác qua việc hủy hoại và hoàn toàn thất truyền mọi tài
liệu ghi nhớ các kiến thức bí mật thuộc thời xa xưa nhất”. Livy có mô tả những
quyển sách của Numa bao gồm những bộ khảo luận về vạn vật học mà người ta

[1]
Ennemoser: “Lịch sử Pháp thuật”, I, trang 3

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 20

tìm thấy trong mộ của ông; nhưng chúng không được phép công bố kẻo chúng sẽ
tiết lộ những điều bí mật nhất của quốc giáo. Thượng viện và hộ dân quan quyết
định rằng những quyển sách ấy phải bị đốt đi và nó được thực hiện công khai [1].
Người ta gán cho rằng pháp thuật là một khoa học linh thiêng giúp ta tham
dự vào các thuộc tính của Thượng Đế. Philo Judæus có nói rằng: “Nó tiết lộ các
thao tác của thiên nhiên và giúp ta chiêm ngưỡng được những quyền năng thiên
thể” [2] . Vào thời sau này, việc nó bị lạm dụng và thoái hóa thành ra thuật phù
thủy khiến nó nói chung bị ghê tởm. Do đó ta chỉ bàn tới pháp thuật ở vào quá khứ
xa xưa trong thời kỳ mà mọi tôn giáo chân chính đều dựa trên cơ sở hiểu biết các
quyền năng huyền bí của thiên nhiên. Giai cấp giáo sĩ ở cổ Ba Tư không hề lập nên
pháp thuật như người ta thường nghĩ mà chính các pháp sư Magi mới sáng lập ra
pháp thuật, tên gọi của họ phái sinh từ pháp thuật. Mobeds, là các lễ sư của Bái
Hỏa giáo – những người Ghebers cổ truyền – ngay cả thời nay cũng được gọi là
Magoï trong thổ ngữ Pehlvi [3] . Pháp thuật xuất hiện trên thế giới cùng với những
giống người xa xưa nhất. Cassien có nhắc tới một bộ khảo luận nổi tiếng vào thế
kỷ thứ 4 và 5 mà người ta tin là của Ham, con trai của Noah, đến lượt Noah lừng
danh là đã tiếp nhận bộ khảo luận đó từ Jared, là hậu duệ đời thứ tư của Seth tức
con trai của Adam [4] .
Ta biết tên thánh Moses vì ông có hiểu biết mẹ của nữ hoàng Ai Cập, là
Thermuthis, bà cứu ông khỏi chết đuối trên dòng sông Nile. Bản thân vợ của vua
Pharaoh [5] , Batria, cũng là một điểm đạo đồ, còn tín đồ Do Thái chịu ơn bà vì có
bậc đạo sư “đã học được mọi minh triết của người Ai Cập, có lời lẽ và hành vi dũng
mãnh” [6]. Thánh tử vì đạo Justin dựa vào thẩm quyền của Trogus Pompeius chứng
tỏ rằng Joseph đã hiểu biết rất nhiều về pháp thuật nhờ học được của các lễ sư
cao cấp Ai Cập [7] .
Cổ nhân biết nhiều về một vài môn khoa học so với các nhà bác học hiện đại
vẫn còn chưa khám phá hết. Mặc dù nhiều người vẫn ngần ngại thú nhận, song
nhiều khoa học gia đã công nhận rằng: “Trình độ kiến thức khoa học có được vào
thời kỳ xã hội sơ khai vĩ đại hơn nhiều so với mức những người hiện đại sẵn lòng
công nhận”. Tiến sĩ A. Todd Thomson, là biên tập của tác phẩm Khoa học Huyền
bí của Salverte có nói như vậy; ông còn nói thêm: “Nhưng kiến thức đó chỉ được
hạn chế trong các đền thờ đã bị cẩn thận che khuất khỏi cặp mắt soi bói của dân
chúng và tương phản với giới lễ sư”. Khi nói tới kinh Kabala, nhà bác học Franz von
Baader có nhận xét rằng: “Chẳng những việc cứu chuộc và khoa minh triết của ta
mà bản thân khoa học của ta cũng do người Do Thái truyền lại”. Nhưng tại sao
không nói hết câu cho độc giả biết người Do Thái có được minh triết do ai truyền
thừa?
Origen (vốn đã thuộc về trường phái Alexandria của các môn đồ Plato) tuyên
bố rằng thánh Moses ngoài việc giảng huấn về giao ước còn truyền thụ một số bí
mật rất quan trọng “từ vùng sâu thẳm ẩn tàng trong định luật” trao lại cho 70 môn
đồ lão thành. Ông ra lệnh cho họ chỉ truyền thụ những bí mật này cho người nào
mà họ thấy xứng đáng.

[1]
“Lịch sử Pháp thuật”, I, trang 9
[2]
Philo Jud. “De Specialibus Legibus”.
[3]
Zend Avesta, quyển ii, trang 506.
[4]
Cassian: “Hội thảo”, quyển i, trang 21.
[5]
“Bàn về Cuộc đời và cái Chết của thánh Moses”, trang 199.
[6]
Công vụ các Tông đồ, vii, 22.
[7]
Justin, xxxvi, 2.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 21

Thánh Jerome gọi các tín đồ Do Thái ở Tiberias và Lydda là các bậc huấn sư
duy nhất về cách thuyết giải thần bí. Cuối cùng Ennemoser nhấn mạnh tới ý kiến
theo đó “các tác phẩm của Dionysius Areopagita rành rành là dựa cơ sở trên kinh
Kabala của Do Thái giáo”. Khi chúng ta xét tới việc các môn đồ phái Ngộ đạo tức
các Ki Tô hữu sơ khai chẳng qua chỉ là tín đồ của phái Essenes thời xưa mang một
danh hiệu mới, thì sự kiện này cũng chẳng có gì lấy làm lạ. Giáo sư Molitor tưởng
thưởng xứng đáng kinh Kabala. Ông nói:
“Đã qua rồi cái thời tiền hậu bất nhất và hời hợt cả trong thần học lẫn trong
khoa học; và vì thuyết duy lý cách mạng ấy chẳng để lại gì ngoại trừ sự rỗng tuếch
của chính mình, sau khi đã hủy hoại mọi thứ tích cực, cho nên giờ đây đã đến lúc
ta lại chú ý tới cái sự khải huyền bí nhiệm vốn là động cơ thúc đẩy linh hoạt ắt
phải mang lại sự cứu chuộc cho ta . . . Các Bí pháp của Do Thái thời xưa (vốn bao
hàm mọi bí nhiệm của Do Thái thời nay đã được đặc biệt tính toán để đặt kết cấu
thần học dựa trên những nguyên lý minh triết thiêng liêng sâu sắc nhất và có được
một nền tảng vững chắc cho mọi khoa học lý tưởng. Nó ắt mở ra một con đường
mới . . . cho cái mê lộ tối tăm của các thần thoại, điều bí nhiệm và cấu tạo của các
quốc gia ban sơ. Chỉ trong các truyền thuyết này mới có bao hàm hệ thống các
trường phái nhà tiên tri; nhà tiên tri Samuel không tìm thấy mà chỉ phục hồi lại hệ
thống này; nó có cứu cánh chẳng có gì khác hơn là đưa các học giả tới minh triết
và tri thức cao nhất khi họ tỏ ra xứng đáng và khai tâm họ vào các điều bí nhiệm
sâu xa hơn. Được xếp vào loại điều bí nhiệm này là pháp thuật, nó có bản chất
lưỡng tính: pháp thuật thiêng liêng và pháp thuật gian tà tức tà thuật. Mỗi một
trong các loại pháp thuật này lại được chia thành hai loại nhỏ: loại chủ động và
loại thụ động; trong loại chủ động con người cố gắng giao tiếp với thế giới để học
được những điều ẩn tàng; trong loại thụ động y cố gắng đạt quyền năng khống
chế các tinh linh; trong loại chủ động y thực thi những hành vi tốt đẹp và mang lại
phúc lợi, trong loại thụ động y thực hiện mọi thứ hành động ma quỉ và thiếu tự
nhiên” [1] .
Giới giáo sĩ của ba đoàn thể Ki Tô giáo nổi bật nhất là Chính thống giáo Hi
Lạp, Công giáo La Mã và Tin Lành đều tỏ ý phản đối mọi hiện tượng tâm linh biểu
lộ qua cái gọi là “đồng cốt”. Thật vậy chỉ có một thời kỳ rất ngắn đã trôi qua từ khi
cả Giáo hội Công giáo La Mã lẫn Tin Lành đều thiêu đốt, treo cổ và thậm chí còn
giết hại mọi nạn nhân chới với mà các vong linh – đôi khi là các lực thiên nhiên mù
quáng và cho đến nay chưa giải thích được – biểu lộ thông qua cơ thể họ. Đứng
đầu ba giáo hội này và nổi bật nhất là Giáo hội La Mã. Bàn tay nó đã đỏ thắm máu
vô tội của vô số nạn nhân đã bị đổ ra nhân danh thiên tính giống như-Moloch đang
cầm đầu đức tin của nó. Nó sẵn sàng và sốt sắng bắt đầu lại. Nhưng nó bị bó chân
bó tay do cái tinh thần tiến bộ và tự do tôn giáo thuộc thế kỷ 19 mà ngày nào nó
cũng chửi rủa và xúc phạm. Chính thống giáo Nga-Hi Lạp thân thiện nhất và giống
như-Đức Ki Tô vì có đức tin sơ khai, đơn giản, mặc dù mù quáng. Bất chấp sự thật
thực tế không có sự hợp nhất nào giữa các giáo hội Hi Lạp và La Tinh và cả hai đã
chia tay nhau từ cách đây nhiều thế kỷ. Song Đức Giáo hoàng La Mã dường như
thường xuyên phớt lờ sự kiện ấy bằng một cách trơ trẽn nhất có thể được. Giáo
hội La Mã đã nhận vơ về mình cái quyền quản hạt chẳng những đối với các xứ sở
trong phạm vi giáo xứ của Chính thống giáo mà còn đối với mọi tín đồ Tin Lành
nữa. Giáo sư Draper có nói rằng: “Giáo hội cứ khăng khăng cho rằng nhà nước
chẳng có quyền đối với bất cứ điều gì mà Giáo hội tuyên bố trong địa hạt quản trị
của mình và Tin Lành chỉ là phái nổi loạn tuyệt nhiên chẳng có quyền gì hết; ngay
cả ở các giáo xứ trong cộng đồng Tin Lành thì vị giám mục Công giáo vẫn là vị chủ

[1]
Molitor: “Triết lý của Lịch sử và Truyền thống”. Bản dịch của Howitt, trang 285.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 22

chiên tâm linh hợp pháp duy nhất[1[53]]. Những sắc lệnh không ai buồn chú ý tới,
những bức thư chỉ dụ của Giáo hoàng chẳng ai thèm đọc, những lời mời đọc dự
công hội đại kết chẳng ai buồn đếm xỉa, những việc rút phép thông công bị người
ta chế nhạo – tất cả những thứ đó dường như chẳng làm ai nao núng. Sự kiên trì
của họ chỉ ăn khớp với sự trơ tráo của họ thôi. Vào năm 1864, người ta đã đạt tới
đỉnh cao phi lý khi Giáo hoàng Pius thứ IX đã rút phép thông công và công khai
trút lên Nga hoàng sự mạ lỵ coi đó là kẻ ly giáo bị trục xuất ra khỏi lòng của Hội
thánh Mẹ [2[54]] . Từ khi nước Nga được Ki Tô hóa cách đây 1000 năm, các vị tổ tiên
cũng như bản thân Nga hoàng chưa bao giờ đồng ý gia nhập Công giáo La Mã. Tại
sao không đòi hỏi quyền quản hạt của Giáo hội đối với các Phật tử ở Tây Tạng hay
là bóng dáng của những Hyk-Sos thời xưa?
Hiện tượng đồng cốt đã biểu hiện mọi lúc ở Nga cũng như ở mọi xứ sở khác.
Thế lực này phớt lờ những sự dị biệt về tôn giáo, nó cười nhạo quốc tịch và xâm
lấn bất kỳ cá nhân nào mà không được mời gọi, cho dù đó là một vị quân vương
đứng đầu nước hay một kẻ ăn xin nghèo nàn.
Ngay cả vị Phó tế của Thiên Chúa hiện nay tức bản thân Giáo hoàng Pius thứ
IX cũng không thoát khỏi tay người khách không mời mà đến. Trong vòng 50 năm
vừa qua người ta biết rằng Đức Giáo hoàng đã chịu nhiều cơn chứng rất dị thường.
Trong nội bộ Tòa thánh Vatican thì người ta bảo đó là các linh ảnh về Thiên Chúa,
còn ngoài phạm vi Tòa thánh thì giới y sĩ bảo đó là các cơn động kinh; và theo tin
đồn của dân chúng thì người ta gán cho nó là bị ma ám thuộc loại Peruggia,
Castelfidardo và Mentana!
“Đèn bật lên thì màu xanh; thế mà giờ đây nó tắt ngúm như tối đêm ba mươi
Những giọt mồ hôi lạnh sợ hãi toát lên trên da thịt run rẩy của tôi
Thiết tưởng vong hồn của những người mà tôi đã khiến cho họ bị giết hại
Đã trở lại. . .” [3]
Ông hoàng Hohenlohe rất nổi tiếng vào phần tư đầu tiên trong thế kỷ hiện
nay về quyền năng chữa bệnh, bản thân ông cũng là một đồng cốt vĩ đại. Thật
vậy, những hiện tượng và quyền năng ấy không thuộc về thời đại hoặc xứ sở đặc
biệt nào. Chúng tạo thành một phần các thuộc tính tâm lý của con người tức Tiểu
vũ trụ.
Trong hàng thế kỷ các Klikouchy [4] , Yourodevoÿ [5] và những tạo vật khốn
khổ khác đã bị những bệnh kỳ lạ mà giới giáo sĩ Nga và giới bình dân gán cho là bị
ma quỉ ám. Những người ấy bu đầy lối vào nhà thờ chính, không dám liều mình
len vào trong kẻo đám ma quỉ ương ngạnh kiểm soát họ có thể vật họ xuống đất.
Voroneg, Kiew, Kazan và mọi đô thị đều có những di tích thông thần của các vị
thánh đã được phong thánh, những nơi ấy đều đầy dẫy những đồng cốt vô ý thức.
Người ta có thể luôn luôn tìm thấy một số những người ấy tụ tập thành những
nhóm dị hợm lãng vãng nơi cổng và cửa ngõ. Vào những giai đoạn nào trong khi
thi hành thánh lễ Misa của vị giáo sĩ chủ lễ, chẳng hạn như khi có xuất hiện các
bí tích hoặc bắt đầu cầu nguyện và đồng ca bài “Ejey Cheroúvim”, thì những kẻ
nửa điên nửa đồng cốt này bắt đầu gáy như gà, sủa như chó, rống như bò và rống
như lừa, rồi cuối cùng bò lăn bò càn ra trong những cơn co giật dễ sợ. Lời giải thích
mộ đạo là “kẻ không trong sạch không thể chịu đựng được lời cầu nguyện thiêng
liêng”. Xúc động vì lòng trắc ẩn, một số tâm hồn từ thiện tìm cách phục hồi chức

[1]
“Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 239.
[2]
Xem “Garette du Midi” và “Thế giới”, số ngày 3 tháng Năm, 1864.
[3]
Shakespear: “Richard III”
[4]
Theo sát nghĩa là những kẻ thét lên hoặc tru tréo.
[5]
Những kẻ dở điên, những tên đần độn.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 23

năng cho những kẻ bị bệnh và bố thí cho họ. Đôi khi một vị linh mục được mời tới
để trục tà ma, trong diễn biến ấy hoặc là ông hành lễ vì lòng từ thiện và tình
thương hoặc là vì viễn ảnh cám dỗ kiếm được tiền bạc chỉ có 20 xu Nga tùy theo
những xung lực Ki Tô giáo của ông. Nhưng các tạo vật khốn khổ ấy – họ chỉ là
đồng cốt đôi khi cái cơn đó chân thực thì họ tiên tri được và thấy được linh ảnh [1]
– họ chưa bao giờ bị quấy nhiễu vì sự bất hạnh của mình. Tại sao giới giáo sĩ lại
ngược đãi họ hoặc thiên hạ ghét bỏ, tố cáo họ là đám phù thủy đáng bị nguyền
rủa? Óc phân biệt phải trái bình thường và công lý ắt chắc chắn gợi ý rằng nếu có
ai phải bị trừng phạt thì đó dứt khoát không phải là những nạn nhân không tự lo
liệu được cho mình mà loài ma quỉ bị gán cho việc kiểm soát hành động của họ.
Điều tồi tệ nhất xảy ra cho bệnh nhân đó là khi vị linh mục rưới đẫm nước thánh
lên bệnh nhân khiến cho tạo vật khốn khổ ấy bị cảm lạnh. Nếu nước thánh tỏ ra
vô hiệu lực thì kẻ Klikoucha đó bị bỏ mặc cho ý chí của Thượng Đế và được chăm
sóc bằng tình thương và lòng trắc ẩn. Cho dù mê tín và mù quáng thì một đức tin
được chỉ đạo dựa trên những nguyên tắc đó chắc chắn vẫn đáng được kính trọng
và không thể xúc phạm tới con người hoặc Thượng Đế chân chính. Các tín đồ Công
giáo La Mã, thứ đến là các giáo sĩ Tin Lành – ngoại trừ một số nhà tư tưởng lỗi lạc
nhất trong đám họ – đều không được như thế cho nên mục đích của chúng tôi là
nêu ra nghi vấn trong tác phẩm này. Chúng tôi muốn biết họ dựa vào cơ sở nào
mà đối xử với các nhà thần linh học và môn đồ kinh Kabala, người Ấn Độ và Trung
Quốc theo cách họ vẫn làm tức là tố cáo những người Ấn Độ và Trung Quốc này
cùng với những người không theo đạo – là sản phẩm do chính họ tạo ra – đến nỗi
nhiều kẻ bị kết án tù đày phải chịu ngọn lửa hỏa ngục thiêu đốt mãi không bao giờ
tắt.
Chúng tôi tuyệt nhiên không thấy có tư tưởng bất kính nào – chứ đừng nói
đến phạm thượng – đối với Quyền năng Thiêng liêng làm cho vạn vật (hữu hình và
vô hình) hiện hữu. Chúng tôi thậm chí chẳng dám nghĩ tới sự uy nghi và hoàn hảo
vô biên của nó. Chúng tôi chỉ cần biết rằng Nó tồn tại và rất minh triết. Chỉ cần
biết rằng chúng tôi cũng có một Điểm Linh Quang mang bản thể của Nó giống như
mọi đồng loại khác. Quyền năng tối cao mà chúng tôi kính trọng vốn vô biên và
vô tận; đó là MẶT TRỜI TÂM LINH TRUNG ƯƠNG” vĩ đại mà chúng tôi bị bao quanh
bởi những thuộc tính của nó và những tác dụng hữu hình của Ý CHÍ ấy mà không
ai nghe thấy được; đó là Thượng Đế của cổ nhân cũng như của các nhà thấu thị
thời nay. Ta chỉ có thể nghiên cứu được bản chất của ngài nơi những thế giới mà
SẮC LỆNH dũng mãnh của ngài đã tạo ra. Ta chỉ truy nguyên được sự khải huyền
của ngài qua ngón tay của chính ngài chỉ vào những hình bất diệt về sự hài hòa
trong vũ trụ trên bề mặt của Càn khôn. Đó là cái phúc âm duy nhất không thể SAI
LẦM mà chúng tôi công nhận.
Khi nói tới các nhà địa lý thời xưa trong tác phẩm Theseus, Plutarch có nhận
xét rằng họ “chèn vào những bờ mép trong bản đồ của họ những phần trên thế
giới mà họ chẳng biết gì, họ ghi thêm các chú thích bên lề với nội dung là bên
ngoài bờ mép bản đồ chẳng có gì ngoại trừ những sa mạc đầy cát với những con
thú hoang và những đầm lầy không ai tới gần được”. Liệu các nhà thần học và
khoa học của chúng ta có làm giống như thế chăng? Trong khi nhà thần học nhét
đầy thiên thần hoặc ma quỉ vào thế giới vô hình thì các triết gia lại cố gắng thuyết
phục các môn đồ rằng ở đâu không có vật chất thì ở đó chỉ là hư vô.
Biết bao nhiêu những kẻ thâm căn cố đế mặc dù theo thuyết duy vật lại thuộc
về các Chi bộ Tam Điểm? Các huynh đệ Hoa Hồng Thập Tự (những thần bí gia thực

[1]
Nhưng trường hợp đó không phải luôn luôn như vậy, vì một số trong đám ăn mày thường
xuyên buôn bán có lời về chuyện này.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 24

hành của thời trung cổ) vẫn còn sống sót nhưng chỉ hữu danh vô thực thôi. Họ có
thể “nhỏ lệ trước ngôi mộ của bậc Thầy đáng kính là Hiram Abiff”, nhưng họ sẽ
hoài công mưu tìm cái nơi đúng thực “có cành cây sim”. Chỉ còn lại chữ nghĩa bút
sa gà chết, còn cái thần của bản văn đã biến đi mất rồi. Họ giống như dàn đồng
ca người Anh hoặc người Đức trong vở nhạc kịch của Ý mãi tới hồi bốn trong vở
Ernani mới xuống hầm mộ của Charlemagne hát lên cái âm mưu của mình bằng
một ngôn ngữ mà họ chẳng biết gì hết. Như vậy nếu muốn, mỗi đêm các vị hiệp
sĩ thời nay của Mái vòm Linh thiêng có thể “đi xuyên qua chín mái vòm để xuống
tận trong ruột trái đất” mà họ “chẳng bao giờ phát hiện được Châu thổ linh thiêng
của Enoch”. Các “ngài Hiệp sĩ ở Thung lũng phía Nam” cũng như “Thung lũng phía
Bắc” có thể cố gắng đoan chắc với mình rằng “sự giác ngộ ló dạng với tâm trí của
mình” khi mình tiến bộ về thuật Tam Điểm, “bức màn mê tín, chuyên chế, tàn bạo”
v.v. . . không còn che khuất tầm nhìn của tâm trí mình nữa. Nhưng đây toàn là
những lời rỗng tuếch chừng nào họ còn phớt lờ bà mẹ Pháp thuật và ngoảnh mặt
quay lưng với chị em sinh đôi của bà tức là Thần linh học. Thật vậy, hỡi các “Ngài
Hiệp sĩ ở Đông phương”, các ngài có thể “rời bỏ trạm yên nghỉ của mình và ngồi
bệch xuống sàn với thái độ đau buồn gục đầu vào bàn tay” vì các ngài đã khiến
cho số phận của mình phải tham khóc đầy tang tóc. Từ khi Phillipe le Bel đã tiêu
diệt các Hiệp sĩ ở Đền thờ thì chẳng còn ai dám xuất hiện để xua tan nỗi nghi ngờ
của các ngài bất chấp mọi lời rêu rao ngược lại. Quả thật các ngài là “những kẻ
lang thang ra khỏi Jerusalem đi tìm cái kho tàng đã bị mất của vùng thánh địa”.
Các ngài đã tìm ra chưa? Tiếc thay là chưa, vì thánh điện ấy đã bị phàm tục hóa;
những cột trụ minh triết, dũng mãnh và mỹ lệ đã bị hủy hoại. Từ nay trở đi, “các
ngài phải lang thang trong đêm tối” và “viễn du trong sự khiêm hạ” giữa núi rừng
để đi tìm cái “linh từ đã thất truyền”. “Các ngài vẫn cứ tiếp tục đi” nhưng sẽ chẳng
bao giờ tìm được chừng nào cuộc hành hương của các ngài còn bị hạn chế vào bảy
hoặc ngay cả bảy lần bảy; bởi vì các ngài “đang du hành trong đêm tối” và bóng
đen này chỉ có thể bị xua tan bởi ánh sáng của ngọn đuốc chân lý chói lòa mà chỉ
có mỗi đám hậu duệ chân chính của Ormasd đang giương cao. Chỉ có họ mới dạy
cho các ngài cách phát âm đúng đắn của hồng danh được khải huyền cho Enoch,
Jacob và thánh Moses. “Các ngài cứ tiếp tục đi”, cho đến khi vị R. S. W. của các
ngài học được cách nhân 333 thay vì 666 thì lại bắn trúng con số Con thú trong
kinh Khải huyền, lúc đó các ngài mới có thể thận trọng mà hành động “một cách
kín đáo”.
Để chứng tỏ rằng ý niệm mà cổ nhân vẫn lưu giữ về các phân chia lịch sử loài
người ra thành các chu kỳ không phải là hoàn toàn thiếu cơ sở triết lý, chúng tôi
xin kết thúc chương này bằng cách giới thiệu với bạn đọc một trong những truyền
thuyết xưa nhất của thời cổ đại bàn về sự tiến hóa của hành tinh ta.
Vào cuối mỗi “năm lớn”; được Aristotle nói theo Censorinus gọi là năm lớn
nhất và bao gồm sáu sars [1] hành tinh ta lại phải chịu một sự biến đổi thể chất
hoàn toàn. Các khí hậu ở vùng cực và vùng xích đạo dần dần đổi chỗ cho nhau,
vùng cực từ từ di chuyển xuống vùng xích đạo, còn vùng nhiệt đới với cây cỏ xum
xuê và đời sống động vật nhun nhúc lại thế chỗ cho vùng hoang cấm địa ở bắc cực

[1]
Tự điển Webster tuyên bố rất nhiều sai lầm rằng người Chaldea gọi saros (chu kỳ nhật
nguyệt thực, một thời kỳ vào khoảng 6.586 năm) là thời kỳ quay vòng của giao tiếp điểm
thuộc mặt trăng. Berosus bản thân là một chiêm tinh gia người Chaldea ở đền thờ Belus
tại Babylon, cho rằng kỳ hạn của sar tức sarus là 3.600 năm; một neros là 600 năm còn
sossus là 60 năm. (Xem Berosus trong tác phẩm “Bàn về các vị Vua ở Chaldea và trận
Hồng thủy” của Abydenus. Xem thêm Eusebius và các bản thảo của Cary. Ex. Cod, sS
2360,fol 154).

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 25

băng giá. Sự thay đổi khí hậu này tất yếu có kèm theo những thiên tai địa chấn và
những nỗi thống khổ vũ trụ khác. [1]
Khi đáy đại dương bị dời chỗ vào cuối thế kỷ và vào khoàng một neros, thì có
xảy ra một trận lũ lụt lan tràn khắp nửa thế giới giống như trận hồng thủy huyền
thoại Noah. Năm này được người Hi Lạp gọi là Năm Mặt Trời, nhưng không ai bên
ngoài thánh điện biết được điều gì chắc chắn về kỳ hạn kéo dài hoặc chi tiết của
nó. Mùa đông của năm này được gọi là Thiên tai Hồng thủy, mùa hè được gọi là
Hỏa tai. Truyền thuyết bình dân dạy rằng vào mỗi mùa luân phiên này thế giới lần
lượt bị thiêu đốt và lũ lụt. Đây là điều mà chúng ta học biết được ít ra từ tác phẩm
Các Mảnh vụn Thiên văn của Censorinus và Seneca. Các nhà bình luận không biết
chắc về độ dài của năm này đến nỗi ngoại trừ Herodotus và Linus gán cho nó độ
dài 10.800 (Herodotus) và 13.980 (Linus) thì chẳng ai tiến gần tới sự thật [2] . Theo
lời rêu rao của các vị lễ sư Babylon được Eupolemus bổ chứng [3] thì thành Babylon
nhờ ơn những vị đã cứu giúp nó thoát khỏi thiên tai lũ lụt mới đặt được nền móng;
những vị này là những người khổng lồ đã xây dựng được cái tháp mà lịch sử còn
lưu ý [4]. Những người khổng lồ này là những nhà chiêm tinh vĩ đại, hơn nữa lại
nhận được từ tổ phụ của mình, “các con của Thượng Đế”, mọi giáo huấn thuộc về
những vấn đề bí mật, đến lượt họ lại giáo huấn cho các lễ sư và để lại trong các
đền thờ mọi tài liệu ghi chép các thảm họa định kỳ mà chính họ đã chứng kiến.
Đây là cách thức các vị lễ sư cao cấp biết được các năm Lớn. Hơn nữa khi ta nhớ
lại rằng trong tác phẩm Timœus, Plato có trích dẫn việc một lễ sư cổ Ai Cập quở
trách Solon vì y không biết sự thật là có nhiều trận hồng thủy cũng như trận đại
hồng thủy ở Ogyges thì chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được rằng niềm tin vào
Năm Mặt Trời Heliakos là một giáo lý được các vị lễ sư điểm đạo đồ chủ trương
trên khắp thế giới.
Các Neroses, Vrihaspati tức các chu kỳ tên là yugas hay kalpas, tức là các
vấn đề sống còn mà ta phải giải quyết. Satya-yug và các chu kỳ niên đại học của
Phật giáo khiến cho các nhà toán học phải khiếp đảm vì dãy con số ấy. Maha-kalpa
bao gồm vô số các chu kỳ rất xa xưa đối với tiền hồng sử. Hệ thống của họ bao
gồm một kiếp (kalpa) tức một chu kỳ lớn 4.320.000.000 năm mà họ chia thành
bốn chu kỳ yuga nhỏ, vị chi như sau:
1-. Satya-yug ………………. 1.728.000 năm
2-. Trêtya-yug ……………… 1.296.000 năm
3-. Dvâpa-yug ……………. 864.000 năm
4-. Kali-yug ……………. 432.000 năm
-----------------
Tổng cộng …………….. 4.320.000 năm

Con số đó tạo thành một tuổi của Đấng thiêng liêng tức Maha-yug; bảy mươi
mốt Maha-yuga bao gồm 306.720.000 năm, ta phải thêm vào một sandhi (tức là

[1]
Trước khi các nhà bác học bác bỏ một thuyết như thế - vì nó theo truyền thuyết – thì họ
cần phải chứng tỏ tại sao vào cuối đệ tam kỷ bắc bán cầu phải chịu một sự giảm nhiệt độ
đến mức thay đổi vùng nhiệt đới thành một khí hậu như Tây bá lợi á. Nên nhớ rằng hệ
thống nhật tâm được truyền từ thượng Ấn Độ xuống cho ta và Pythagoras đã mang về từ
đây các mầm mống của mọi sự thật thiên văn vĩ đại. Chừng nào ta còn thiếu một sự chứng
minh chính xác bằng toán học thì giả thuyết này cũng có giá trị như giả thuyết kia.
[2]
Censorinus: “De Natal Die”. Seneca: “Nat. Quest”, iii, 29.
[3]
Euseb: “Præp. Evan”. Bàn về Tháp Babel và Abraham.
[4]
Điều này thẳng thừng mâu thuẫn với câu chuyện trong thánh kinh nó tường thuật rằng
sở dĩ có trận hồng thủy để đặc biệt tiêu diệt những người khổng lồ này. Các vị lễ sư ở
Babylon không có mục đích bịa ra những chuyện dối trá.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 26

thời kỳ mà đêm và ngày giao tiếp với nhau, nghĩa là lúc bình minh và hoàng hôn)
dài bằng một Satya-yuga nghĩa là 1.728.000 năm để tạo ra cho chu kỳ thành trụ
manvantara bao gồm 308.448.000 năm [1]; 14 manvantara bao gồm
4.318.272.000 năm; ta còn phải thêm vào đó một sandhi để bắt đầu một kiếp,
sandhi kéo dài 1.728.000 năm khiến cho một kiếp tức chu kỳ lớn bao gồm
4.320.000.000 năm. Vì hiện nay chúng ta chỉ mới ở vào chu kỳ Mạt pháp Kali yuga
của tuổi thứ 28 thuộc về chu kỳ thành trụ manvantara thứ 7 bao gồm 308.448.000
năm cho nên trước mắt ta còn có đủ thời gian chờ đợi trước khi ta thậm chí đạt tới
được một nửa thời hạn ấn định cho thế giới này.
Những con số đó không phải là chuyện hoang đường mà dựa trên những phép
tính thiên văn thực sự theo như S. Davis đã chứng tỏ [2] . Nhiều nhà khoa học trong
số đó có Higgins mặc dù cực lực khảo cứu nhưng vẫn hoàn toàn bối rối về việc chu
kỳ nào là chu kỳ bí mật. Bunsen có chứng tỏ rằng các lễ sư Ai Cập vốn dùng ký
hiệu để ghi các chu kỳ luôn luôn giữ chúng trong vòng bí mật sâu kín nhất. [3] . Có
lẽ khó khăn của họ xuất phát từ sự kiện những phép tính toán của cổ nhân áp dụng
cho cả sự tiến bộ tâm linh lẫn cho sự tiến bộ thể chất của loài người. Cũng chẳng
có gì khó hiểu, việc cổ nhân chủ trương các chu kỳ của thiên nhiên và chu kỳ của
loài người tương ứng mật thiết với nhau nếu ta còn nhớ rằng họ tin vào việc các
hành tinh có ảnh hưởng thường xuyên và mạnh mẽ lên số phận của loài người.
Higgins đã tin rất đúng rằng chu kỳ 432.000 trong hệ thống Ấn Độ là chìa khóa
chân chính của chu kỳ bí mật. Nhưng rõ ràng là ông đã thất bại khi cố gắng giải
mã nó vì nó thuộc điều bí nhiệm về sự sáng tạo cho nên chu kỳ này là điều bí mật
lớn nhất không thể vi phạm được. Nó chỉ được lập lại qua những con số biểu tượng
trong quyển Thánh thư Số học của người Chaldea mà nguyên bản nếu giờ đây vẫn
còn thì ta chắc chắn không thể tìm được trong các thư viện, vì đó là một trong
những quyển sách cổ nhất trong bộ Thánh thư Hermes [4] mà số lượng thánh thư
này thì hiện nay chẳng ai xác định nữa.

[1]
Coleman là người thực hiện phép tính toán này đã để cho một sai lầm nghiêm trọng lọt
lưới người đọc bản in thử; độ dài của một manvantara được tính toán là 368.448.000 năm
nghĩa là chỉ mới nhiều hơn 60 triệu năm thôi.
[2]
Tác phẩm “Tiểu luận về các cuộc Khảo cứu Á châu” của Davis và tác phẩm “Anacalypsis”
của Higgins; cũng như xem tác phẩm “Thần thoại của Ấn Độ” cùa Coleman. Lời nói đầu,
trang xiii.
[3]
Tác phẩm “Ai Cập”, I, của Bunsen.
[4]
Bốn mươi hai quyển Thánh thư của người Ai Cập mà Clement ở Alexandria nhắc tới là có
tồn tại thời kỳ ông chẳng qua là một phần của bộ Thánh thư Hermes. Dựa vào thẩm quyền
của lễ sư Ai Cập Abammon, Iamblichus gán cho Hermes viết tới 1.200 quyển sách như thế,
còn Manetho cho rằng có tới 3600 quyển sách. Nhưng dĩ nhiên là các nhà phê bình thời
nay bác bỏ bằng chứng của Iamblichus trên cương vị một nhà thông thần và môn đồ phái
Tân Plato. Manetho – ông được Bunsen đánh giá cao nhất, là một nhân vật thuần túy lịch
sử mà “không một sử gia bản địa sau này nào có thể sánh kịp. . .” (xem tác phẩm “Ai Cập”,
I, trang 97), đột nhiên trở thành Ngụy-Manetho, ngay khi những ý tưởng mà ông xiển
dương đụng độ với những thành kiến của khoa học chống lại pháp thuật và kiến thức huyền
bí học do các lễ sư thời xưa rêu rao. Tuy nhiên không có nhà khảo cổ học nào lại có một
lúc nghi ngờ việc các Thánh thư Hermes có nguồn gốc xa xưa hầu như không thể tin được.
Champollion tỏ ra ngưỡng mộ nhất về tính chân thực và rất trung thực về các thánh thư
đó được bổ chứng bởi nhiều dinh thự xưa nhất. Còn Bunsen đưa ra những bằng chứng
không chối bỏ được về tuổi của chúng. Theo khảo cứu của ông chẳng hạn như ta biết rằng
có một dòng dõi 61 vị vua trươc thời thánh Moses, họ có trước thời kỳ Moses với một nên
văn minh nhiều ngàn năm có thể truy nguyên rành mạch được như vậy ta vững tin rằng
các tác phẩm của Hermes Trimegistus đã tồn tại nhiều thời gian trước khi nhà sáng lập
giáo pháp Do Thái ra đời. Bunsen có nói: “Người ta tìm thấy các cây bút và nghiên mực nơi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 27

Khi tính toán theo chu kỳ bí mật Đại Neros và Kalpas của người Ấn Độ, một
số môn đồ kinh Kabala, nhà toán học và nhà khoa cổ học chẳng biết gì về phép
tính toán bí mật nêu trên đã biến con số 21.000 năm thành ra 24.000 năm vì độ
dài của năm lớn được cho rằng sẽ đổi mới quả địa cầu ta khi áp dụng vào thời kỳ
cuối cùng kéo dài 6.000 năm. Higgins có trình bày một lý do rằng xưa kia người
ta nghĩ các phân điểm chỉ lùi trên hoàng đạo với tốc độ mỗi 2.000 năm (chứ không
phải 2.160 năm) lại chạy lùi một cung hoàng đạo; đó là vì ông đã cho phép độ dài
của năm lớn bằng 4 lần 6.000 năm tức 24.000 năm. Ông bảo: “Vì thế cho nên mới
xuất hiện những chu kỳ dài lê thê bởi vì năm lớn cũng giống như năm thường dùng
cho tới khi nó đi giáp vòng, một vòng tròn dài lê thê để rồi lại trở về điểm cũ”. Vì
vậy ông giải thích con số 24.000 như sau: “Nếu mặt phẳng của đường hoàng đạo
tạo thành một góc với mặt phẳng của đường xích đạo mà góc đó từ từ và đều đặn
giảm đi (mãi tới gần đây người ta vẫn giả định như thế) thì hai mặt phẳng ấy sẽ
trùng nhau trong vòng 10 thời đại bao gồm 6.000 năm nữa mặt trời sẽ ở tương đối
vào một vị trí Nam Bán cầu so với mức hiện nay ở vào Bắc Bán cầu; trong vòng
10 thời đại 6.000 năm nữa hai mặt phẳng ấy trùng nhau trở lại và trong 10 thời
đại 6.000 năm nữa mặt trời sẽ ở vào vị trí giống như hiện nay sau khi trải qua tổng
cộng một thời gian chừng 24 hoặc 25.000 năm. Khi mặt trời đạt tới đường xích
đạo thì 10 thời kỳ bao gồm 6.000 năm đã kết thúc và thế giới bị lửa hủy diệt; khi
mặt trời đạt tới điểm ở Nam Bán cầu thì thế giới bị nước tiêu diệt. Thế là nó bị tiêu
diệt vào mỗi lúc chấm dứt 6.000 năm tức 10 neros” [1] .
Phương pháp tính toán bằng neros này mà không đếm xỉa gì tới những bí mật
được giữ kín bởi các triết gia thời xưa vốn độc quyền kiến thức trong các dòng tu
giáo sĩ, ắt gây ra những sai lầm lớn nhất. Nó khiến cho tín đồ Do Thái cũng như
một số môn đồ Plato theo Ki Tô giáo quả quyết rằng thế giới sẽ tận thế vào cuối
mỗi 6.000 năm. Gale cho thấy rằng niềm tin này đã thâm căn cố đế nơi tín đồ Do
Thái giáo biết chừng nào. Nó cũng khiến cho các nhà khoa học hiện đại mất tín
nhiệm hoàn toàn đối với giả thuyết của cổ nhân. Nó phát sinh ra việc tạo lập các
giáo phái khác nhau giống như phái Cơ Đốc Phục lâm trong thế kỷ này luôn luôn
sống khắc khoải mong chờ ngày tận thế tới gần.
Cũng như hành tinh ta mỗi năm quay một vòng xung quanh mặt trời, đồng
thời cứ mỗi 24 tiếng đồng hồ lại quay một vòng xung quanh trục của mình, như
vậy là băng qua các vòng tròn nhỏ bên trong một vòng tròn lớn hơn; cũng vậy
công trình của các chu kỳ nhỏ hơn được hoàn thành và bắt đầu trở lại trong nội bộ
các Saros Lớn.
Theo giáo lý cổ truyền thì sự quay vòng của thế giới vật lý có kèm theo sự
quay vòng tương tự trong thế giới trí tuệ tức là sự tiến hóa tâm linh của thế giới
cũng diễn tiến theo chu kỳ giống như sự tiến hóa thể chất.
Như vậy trong lịch sử ta thấy có việc đều đặn luân phiên tiêu và trưởng trong
đợt sóng triều tiến bộ của loài người. Các vương quốc và đế quốc lớn trên thế giới
sau khi đã đạt tới tột đỉnh vĩ đại lại đi xuống cũng theo cái định luật giúp chúng ta
đi lên; cho đến khi đạt tới điểm thấp nhất thì loài người lại tự khẳng định và leo

các dinh cơ của triều đại thứ tư xưa nhất trên thế giới”. Nếu nhà Ai Cập lỗi lạc bác bỏ thời
kỳ 48.863 năm trước Đại đế Alexander mà Diogenes Laertius đã truy nguyên sử liệu của
các lễ sư tới thời kỳ đó thì ông ta hiển nhiên sẽ bối rối hơn với cả chục ngàn năm quan sát
thiên văn khi nhận xét rằng “nếu đó là những quan sát thật sự thì chúng ắt phải trải dài
trên 10 ngàn năm (trang 14). Ông nói thêm: “Tuy nhiên, từ một trong những tác phẩm
niên đại học cổ xưa của chính họ, chúng ta học biết được rằng các truyền thuyết đúng thực
của Ai Cập liên quan tới thời kỳ thần thoại bàn về hằng hà sa số năm”. (Tác phẩm “Ai Cập”,
I, trang 15).
[1]
Higgins, tác phẩm “Anacalypsis”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 28

lên một lần nữa tới cái đỉnh cao thành tựu bằng cái định luật tiến bộ thăng lên qua
chu kỳ tới một điểm hơi cao hơn cái điểm mà trước đó nó đã từ đấy đi xuống.
Việc phân chia lịch sử loài người ra thành các thời đại Vàng, Bạc, Đồng, Sắt
không phải là điều hư cấu. Ta thấy trong kho văn chương bình dân cũng có điều
giống hệt như thế. Một thời đại có nhiều linh hứng và có sức sáng tạo về mặt vô
thức luôn luôn được đi kèm theo bởi một thời đại phê phán đầy hữu thức. Thời đại
này cung cấp vật liệu cho trí năng phê phán và phân tích của thời đại kia.
Như vậy, mọi vĩ nhân nổi bật lên như những người khổng lồ trong lịch sử
nhân loại chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca và Chúa Giê su trong địa hạt tâm linh
và hoàng đế Alexander của Macedonia và Napoleon Đại đế trong địa hạt chinh phục
trên cõi trần, chẳng qua chỉ là những hình ảnh phản chiếu của những loại hình
người đã tồn tại trước đó cả chục ngàn năm, vạn niên trước được mô phỏng lại bởi
các quyền năng bí nhiệm kiểm soát vận mệnh của thế giới ta. Trong biên niên sử
linh thiêng hoặc phàm tục, không có một nhân vật lỗi lạc nào mà nguyên mẫu của
ngài ta không thể tìm thấy nơi những truyền thuyết nửa hư nửa thực của các tôn
giáo và thần thoại đã qua. Cũng giống như ngôi sao lấp lánh ở khoảng xa tít trên
đầu ta, trong khoảng bao la vô biên của bầu trời, phản ánh xuống mặt nước bình
lặng của một cái hồ; cũng vậy, ảnh tượng của những người thời tiền hồng thủy
được phản ánh vào những thời kỳ mà chúng ta có thể bao gồm qua sự hồi cố về
lịch sử.

“Trên sao dưới vậy. Điều gì đã xảy ra rồi thì sẽ trở lại. Trên trời ra sao thì dưới
đất cũng vậy”.
Thế gian luôn luôn bội bạc với các vĩ nhân. Florence đã dựng tượng cho
Galileo, nhưng thậm chí hầu như không nhắc tới Pythagoras. Galileo đã được sẵn
sàng hướng dẫn qua các bộ khảo luận của Copernicus, ông này bắt buộc phải đấu
tranh chống lại cái hệ thống của Ptoleme đã được xác lập trên khắp thế giới. Nhưng
cả Galileo lẫn thiên văn học hiện đại đâu có khám phá ra vị trí của các hành tinh
thiên thể. Trước đó cả ngàn thời đại, các vị hiền triết ở Trung Á đã giảng dạy điều
này và Pythagoras đã kế thừa từ đó, không phải là một điều suy đoán mà là một
khoa học đã được chứng minh. Porphyry có nói: “Những con số của Pythagoras là
những biểu tượng chữ tượng hình nhờ vào đấy ông giải thích được mọi ý tưởng liên
quan tới bản chất của vạn vật” [1] .
Vậy thì thật ra ta chỉ cần mưu tìm nguồn gốc của vạn vật nơi chính thời cổ
xưa thôi. Hargrave Jennings đã diễn đạt hay ho xiết bao khi nói về các Kim tự tháp
và ông nói đúng xiết bao khi thắc mắc: “Thật hoàn toàn hợp lý khi kết luận rằng
vào thời kỳ mà kiến thức đạt tới mức cao nhất và khi quyền năng của con người
so với chúng ta thời nay thật là kỳ diệu và mọi tác dụng vật lý ấy vốn không thể
khuất phục được và khó lòng mà tin nổi – những thành tựu giống như Ai Cập – mà
lại hết lòng vì một sai lầm sao? Vô số những người ở sông Nile chẳng lẽ lại là những
người điên lao động vất vả trong bóng tối và mọi pháp thuật của các vĩ nhân ấy
đều là trò giả mạo, còn chúng ta khi khinh thường cái mà ta gọi là sự mê tín dị
đoan và phí phạm năng lượng của họ thì chỉ có chúng ta mới khôn ngoan hay sao?
Không đâu, trong những tôn giáo cổ xưa này có lẽ có nhiều điều hơn mức ít ra
được ta giả định khi táo bạo chối bỏ theo thời hiện đại việc tin vào những khoa học
hời hợt của thời đại này để chế nhạo thời đại xưa vì thiếu đức tin. Chúng ta đâu có
hiểu được thời xưa . . . Do đó ta thấy phép thực hành cổ điển và giáo huấn của
ngoại đạo có thể dung hòa được với nhau, thậm chí người không theo đạo Do Thái
và người theo đạo Do Thái thời xưa cũng hợp lý và giáo lý của Ki Tô được hòa hợp

[1]
Tác phẩm “Bàn về cuộc đời của Pythagoras”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 29

với chúng trong niềm tin chung dựa trên Pháp thuật. Cái Pháp thuật ấy quả thật
có thể là cái thần của quyển sách này?” [1] .
Có thể lắm. Các đây 30 năm, khi những tiếng gõ đầu tiên ở Rochester đã làm
thức tỉnh sự chú tâm đang thiu thiu ngủ của loài người đối với thực tại về một thế
giới vô hình; khi cái trận mưa rào tiếng gõ nhẹ ấy dần dần trở thành một dòng
thác làm tràn ngập trọn cả bầu hành tinh thì các nhà thần linh học chỉ phải đấu
tranh chống lại hai mãnh lực: thần học và khoa học. Nhưng ngoài những mãnh lực
này ra, các nhà Thông Thiên Học còn phải đương đầu với thế giới nói chung và
trước hết là các nhà Thần linh học.
Một nhà thuyết pháp theo Ki Tô giáo nạt nộ: “Có một vị Thượng Đế nhân hình
và có một loài Ma quỉ nhân hình!”. “Kẻ nào dám bảo rằng không có thì kẻ ấy ắt bị
nguyền rủa!”. Nhà duy vật khinh bỉ đáp lại: “Chẳng có vị Thượng Đế nhân hình
nào ngoại trừ chất xám trong bộ óc của ta”. “Và cũng chẳng hề có Ma quỉ. Kẻ nào
bảo rằng có thì kẻ ấy bị coi là ba lần đần độn”. Trong khi đó các huyền bí gia và
triết gia chân chính không quan tâm tới hai kẻ đánh nhau này mà chỉ kiên trì tiếp
tục làm việc. Chẳng có ai tin vào một vị Thượng Đế phi lý, đam mê và thất thường
theo mê tín dị đoan, nhưng mọi người tin vào điều thiện và điều ác. Lý trí của con
người vốn là con đẻ của cái trí hữu hạn chắc chắn không thể hiểu được một trí tuệ
thiêng liêng, một thực thể vô tận và vô hạn; theo lý luận chặt chẻ thì điều gì vượt
quá tầm hiểu biết của ta và giác quan của ta hoàn toàn không hiểu nổi thì điều đó
không thể tồn tại đối với chúng ta; do đó nó không hề tồn tại. Cho đến nay lý trí
hữu hạn đồng ý với khoa học khi bảo rằng: “Không có Thượng Đế”. Nhưng mặt
khác, Chơn ngã của ta vốn sống, suy tư và cảm nhận độc lập với ta vốn bị giam
hảm trong xác phàm ắt đạt tới mức nhiều hơn cả tin nữa. Nó biết rằng có một
Thượng Đế tồn tại trong thiên nhiên vì đó là Đấng Tạo Tác duy nhất, vô địch sinh
ra vạn hữu nơi chúng ta cũng như chúng ta đang sống nơi chính Ngài. Không có
một đức tin theo giáo điều hoặc khoa học chính xác nào có thể nhổ bật tận rễ cái
cảm xúc trực giác vốn có sẵn nơi con người khi y đã từng một lần thực chứng trọn
vẹn được nó nơi bản thân.
Bản chất con người cũng không khác gì bản chất của vũ trụ vì đều ghê sợ sự
rỗng không. Nó cảm thấy có một sự ao ước theo trực giác về một Quyền năng Tối
thượng. Nếu không có Thượng Đế thì vũ trụ dường như chẳng qua chỉ là một cái
xác không hồn đối với nó. Vì bị cấm mưu tìm Ngài ở ngay chính nơi mà ta có thể
phát hiện được vết tích của Ngài, cho nên con người mới chất đầy cái lỗ trống nhức
nhối đó bằng một vị Thượng Đế nhân hình mà các bậc đạo sư đã kiến tạo cho con
người từ những di tích đổ nát trong các thần thoại cùa ngoại đạo và các triết lý xưa
như trái đất. Bằng không thì ta biết giải thích thế nào về việc các giáo lý mới cứ
mọc lên như nấm, một số giáo phái phi lý hết chỗ nói?
Loài người có một sự khao khát bẩm sinh không thể đè nén được và phải được
thỏa mãn trong bất kỳ tôn giáo nào thay thế cho cái thần học đầy giáo điều, không
được ai chứng minh và cũng chẳng ai chứng minh nổi trong thời đại Ki Tô giáo của
chúng ta. Đây là lòng khao khát mưu tìm bằng chứng về sự bất tử. Ngài Thomas
Browne đã diễn tả điều đó như sau: “thật đáng buồn cho con người khi bảo rằng y
đã tới số rồi, chẳng còn một trạng thái tương lai nào nữa và điều đó dường như
diễn tiến tới mức nếu không như vậy thì tất cả hóa ra là rỗng tuếch”. Nếu có bất
kỳ tôn giáo nào đề nghị cung cấp những bằng chứng bất tử dưới dạng những sự
kiện khoa học, và nếu cái hệ thống được xác lập ấy được thúc đẩy theo phương án
củng cố các giáo điều của mình bằng những sự kiện như thế thì cái lòng sùng kính
và mến mộ đối với giáo hội Ki Tô ắt sẽ là không còn nữa. Nhiều Ki Tô hữu thánh

[1]
Tác phẩm “Các môn đồ Hoa hồng Thập tự” v.v. . . của Hargrave Jennings.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 30

thiện đã bắt buộc phải công nhận rằng không có uyên nguyên chân thực nào giúp
ta bảo đảm được một trạng thái tương lai mà con người có thể nương tựa vào đó.
Làm sao một niềm tin như thế có thể đứng vững được qua vô số thời đại, nếu trong
mọi quốc gia cho dù văn minh hay dã man thì con người cũng được phép có chứng
minh về sự kiện ấy? Chẳng lẽ chính sự tồn tại của một niềm tin như thế không đủ
là bằng chứng cho thấy cả triết gia biết suy nghĩ lẫn kẻ dã man không có lý trí đều
bắt buộc phải công nhận bằng chứng của giác quan mình hay sao? Nếu trong
những trường hợp riêng rẽ, ảo giác về ma có thể là kết quả của những nguyên
nhân vật lý thì mặt khác trong hàng ngàn trường hợp hiện hình ra thành người để
trò chuyện với nhiều cá nhân cùng một lúc, tập thể họ đều trông thấy và nghe
thấy sự hiện hình đó thì chẳng lẽ tất cả đều bị loạn trí hay sao?
Các tư tưởng gia vĩ đại nhất của Hi Lạp và La Mã đều coi những vấn đề đó là
những sự kiện đã được chứng minh. Họ phân biệt những thứ hiện hình ra bằng
những tên gọi vong hồn, linh hồn và u hồn: vong hồn giáng xuống Âm phủ sau khi
cá nhân chết; linh hồn tức tinh thần thanh khiết thăng lên thiên đường; còn cái u
hồn bức rức (vong hồn vẫn còn vướng vòng tục lụy) lẩn quẩn quanh ngôi mộ vì
sức hút của vật chất và sự ưa thích xác phàm vẫn chiếm ưu thế nơi nó và ngăn
cản nó thăng lên các cõi cao.
Ovid khi nhắc tới cấu tạo tam bội của phần hồn có nói rằng:
“Xác phàm nằm trong lòng đất, u hồn lẩn quẩn quanh mộ, vong hồn rớt xuống
âm phủ, còn linh hồn mưu tìm thiên giới.”
Nhưng tất cả những định nghĩa như thế phải được triết học phân tích cẩn
thận. Quá nhiều tư tưởng gia chúng ta không thấy rằng trong ngôn ngữ có rất
nhiều biến đổi cách dùng từ theo ẩn dụ và hiển nhiên là đầy bí mật của các tác giả
Thần bí thời xưa, họ thường có bổn phận không được tiết lộ những bí mật long
trọng của thánh điện, cho nên tiếc thay đã làm lầm lạc các nhà dịch thuật và bình
luận. Dịch giả đọc hiểu câu chữ của các nhà luyện kim đan thời trung cổ theo nghĩa
đen; ngay cả học giả hiện đại cũng thường hiểu lầm khoa biểu tượng học ẩn giấu
của Plato. Một ngày nào đó, họ có thể học biết được rành mạch hơn thì mới vỡ lẽ
ra rằng triết học thời xưa cũng như triết học thời nay đều thực hành phương pháp
thiết yếu cực đoan: ngay từ những thời kỳ đầu của con người, những sự thật căn
bản về mọi điều mà ta được phép biết trên trần thế đều được cao đồ giữ an toàn
trong thánh điện; những sự khác nhau về tín điều và phép thực hành tôn giáo đều
chỉ là bề ngoài; những người canh giữ sự thiên khải nguyên sơ và đã giải quyết
được mọi bài toán trong phạm vi của trí người hiểu được đều liên kết với nhau qua
một tổ chức tam điểm đại đồng thế giới về khoa học và triết học tạo thành một
dây xích liền một khúc vòng quanh quả địa cầu. Ngôn ngữ học và tâm lý học cần
phải tìm cho ra cái đầu mút của sợi dây xích ấy. Nếu tìm được thì nó sẽ nhận biết
được rằng chỉ cần nới lỏng được một mắt xích trong cái hệ thống tôn giáo cổ xưa
ấy thì ta có thể tháo gở được cái chuỗi dây xích bí nhiệm ấy.
Việc lơ là và giữ kỹ những bằng chứng ấy đã đẩy những người có đầu óc lỗi
lạc như Hare và Wallace cùng với những người đầy quyền lực khác vào hội đoàn
Thần linh học hiện đại. Đồng thời nó lại bắt buộc những người khác bẩm sinh không
có trực giác tâm linh phải sa vào chủ nghĩa duy vật thô thiển núp dưới nhiều tên
gọi khác nhau.
Nhưng chúng tôi chẳng thấy có ích lợi gì mà theo đuổi đề tài này thêm nữa.
Đó là vì mặc dù theo ý kiến của hầu hết những người đương đại, chỉ có một ngày
tràn đầy học thức trong cái ánh sáng nhá nhem ấy có những triết gia cổ xưa còn
trong cái ánh sáng chói lọi giữa trưa của ngày ấy cũng có mọi triết gia thời nay của
ta; và mặc dù bằng chứng của hàng chục tư tưởng gia thời xưa và thời trung cổ
đã tỏ ra vô giá trị đối với các nhà thực nghiệm thời nay dường như thể thế giới chỉ

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 31

mới khai sinh ra từ năm thứ nhất sau Công nguyên và mọi kiến thức đều mới được
phát triển gần đây thì chúng tôi cũng chẳng hề mất hi vọng hoặc mất can đảm.
Bây giờ là lúc thuận tiện hơn bao giờ hết để duyệt lại các triết lý cổ xưa. Các nhà
khảo cổ học, ngôn ngữ học, thiên văn học, hóa học và vật lý học đang càng ngày
càng tiến gần đến mức họ bắt buộc phải xét tới các triết lý cổ. Khoa học vật lý đã
đạt tới sự giới hạn của sự thám hiểm; thần học theo giáo điều thấy động cơ linh
hứng cho mình đã khô cạn. Nếu chúng tôi không đánh giá lầm dấu hiệu thì đã gần
tới lúc thế giới nhận được bằng chứng cho thấy chỉ có tôn giáo cổ truyền mới hài
hòa với thiên nhiên và chỉ có khoa học cổ truyền mới bao trùm được mọi thứ mà
ta có thể biết được. Những bí mật đã giấu kín lâu nay có thể được tiết lộ; những
quyển sách đã bị quên lãng lâu nay và những nghệ thuật đã bị thất truyền từ bao
đời nay có thể lại được đưa ra trước ánh sáng; những sách bằng giấy gió và bằng
da mỏng có tầm quan trọng vô giá có thể mở ra trong tay những người tự cho là
mình vớ được chúng từ các xác ướp hoặc chạm phải chúng trong những hầm mộ
bị chôn giấu; những bảng biểu và cột trụ với những thứ điêu khắc khải huyền sẽ
làm sững sờ các nhà thần thoại và làm băn khoăn các nhà khoa học cũng có thể
được khai quật và thuyết minh. Ai mà biết được tương lai sẽ xảy ra điều gì? Chẳng
bao lâu nữa một kỷ nguyên tỉnh ngộ và tái thiết sẽ bắt đầu, thậm chí nó đã bắt
đầu rồi. Chu kỳ này hầu như đã đi hết đoạn đường của nó, một chu kỳ mới sắp bắt
đầu và những trang sử mới trong tương lai có thể chứa đầy bằng chứng và chứng
minh hùng hồn rằng
“Nếu ta có thể tin được tổ tiên,
Thì các Chơn linh đã giáng lâm để đàm đạo với con người,
Và dạy cho y bí mật về thế giới mà chưa ai biết”.

------------------

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS - CHƯƠNG 1


WWW.THONGTHIENHOC.COM 1

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS

QUYỂN I – KHOA HỌC


Tác giả xin kính dâng bộ sách này cho Hội Thông Thiên
Học, được sáng lập ở New York năm 1875 sau Công nguyên,
ĐỂ HỘI NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỀ TÀI MÀ BỘ SÁCH BÀN TỚI

CHƯƠNG II

CÁC HIỆN TƯỢNG PHÉP LẠ VÀ THẦN LỰC.


- Sự nô dịch của xã hội.
- Thành kiến và sự ngu tín của các nhà khoa học.
- Họ bị các hiện tượng thông linh săn đuổi.
- Các bí thuật đã thất truyền.
- Ý chí của con người là chủ lực trong các thần lực.
- Những điều tổng quát hóa hời hợt của các nhà bác học người Pháp.
- Các hiện tượng đồng cốt được gán cho cái gì?
- Quan hệ của chúng với tội ác.

“Lòng kiêu hảnh (nơi mà không có trí xảo) bước vào để bảo vệ chúng ta,
Và lấp đầy mọi ý thức trống rỗng cồn cào trong tâm khảm . . .”
GIÁO HOÀNG

“Nhưng tại sao những tác động của thiên nhiên lại phải thay đổi? Có thể có một
triết lý sâu sắc hơn mức ta mơ ước tới – một triết lý khám phá ra được những bí mật
của thiên nhiên nhưng không làm thay đổi lộ trình của nó qua việc thâm nhập vào
các bí mật ấy”.
BULWER

Việc con người biết rằng mình tồn tại có đủ hay chăng? Việc tạo ra một con
người khiến cho y xứng đáng với tên gọi CON NGƯỜI có đủ hay chăng? Chúng ta
có một cảm tưởng và niềm tin sắt đá rằng để trở thành một thực thể tâm linh chân
chính (tên gọi ấy bao hàm nhiều ẩn ý) con người trước hết phải tái sáng tạo lại
chính mình, có thể nói là hoàn toàn loại bỏ ra khỏi tâm trí và tinh thần của mình
chẳng những cái ảnh hưởng khống chế của lòng ích kỷ và sự ô trược khác mà còn
là việc ô nhiễm mê tín dị đoan và thành kiến. Thành kiến khác hẳn cái mà ta
thường gọi là sự phản cảm hay đồng cảm (ác cảm hoặc thiện cảm). Thoạt tiên
chúng ta bị thu hút một cách không cưỡng lại nổi hoặc vô ý thức vào bên trong cái
vòng hắc ám ấy do ảnh hưởng đặc thù đó, do cái dòng từ khí mạnh mẽ xuất phát
từ những ý tưởng cũng như từ những vật thể vật chất. Chúng ta bị bao quanh bởi
điều này và cuối cùng do sự hèn nhát về đạo đức – sợ công luận – chúng ta bị
ngăn cản không bước nổi ra khỏi cái vòng hắc ám ấy. Hiếm khi nào con người xem
xét được một sự vật theo sự minh giải chân thật hoặc kiến giải sai lạc và chấp
nhận kết luận do tác động tự do của sự phán đoán của chính mình. Hoàn toàn

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 2

ngược hẳn lại. Thông thường thì người ta đạt tới kết luận bằng cách mù quáng
chọn theo dòng dư luận đương thời trong đám người mà mình liên kết. Một thành
viên giáo hội sẽ không trả một giá cao phi lý cho ghế ở nhà thờ của mình, cũng
như một nhà duy vật sẽ không đi nghe ông Huxley diễn thuyết về sự tiến hóa đến
hai lần vì họ nghĩ rằng làm như thế là đúng, mà chỉ vì ông nọ bà kia đã làm như
thế và những nhân vật ấy đều là các bậc TAI TO MẶT LỚN.
Điều ấy cũng đúng với mọi chuyện khác. Nếu tâm lý học có được Darwin của
mình thì nguồn gốc của con người xét về các phẩm tính đạo đức có thể tỏ ra là liên
kết không tách rời khỏi nguồn gốc của thể xác y. Xã hội trong tình trạng nô dịch
gợi ra cho người quan sát thông minh việc nó có nhái theo sự tương cận của lòai
Linh trưởng và loài người; điều này thậm chí còn nổi bật hơn mức được phô ra
trong những dấu hiệu bên ngoài mà nhà nhân loại học vĩ đại đã nêu rõ. Nhiều
chủng loại khỉ - “những sự miêu tả chế nhạo bản thân ta” – dường như đã tiến hóa
với mục đích cung cấp cho một lớp người nào đó phục sức đắc tiền vật liệu dành
cho các cây phổ hệ.
Khoa học đang càng ngày càng tiến nhanh chóng hướng về những phát minh
vĩ đại trong lãnh vực hóa học, vật lý học, cơ quan học và nhân loại học. Những
người có học giải thoát khỏi đủ thứ tiên kiến và thành kiến, thế nhưng mặc dù tư
tưởng và ý kiến giờ đây đã được tự do, các nhà khoa học vẫn còn là những người
giống y hệt như cũ. Một kẻ mơ mộng không tưởng là kẻ nghĩ rằng con người thay
đổi theo sự tiến hóa và sự phát triển những ý tưởng mới. Đất có thể được vun bón
phân và khiến cho nó mỗi năm đơm hoa kết trái đủ thứ càng ngày càng lớn hơn
và tốt đẹp hơn; nhưng đào sâu thêm một chút khỏi cái lớp đất cần thiết cho vụ
mùa thì ta thấy cũng thữa đất ấy có một lớp đất dưới đã ở sẵn đó trước khi luống
cày đầu tiên được xới lên.
Cách đây không nhiều năm lắm, kẻ nào nghi vấn về tính không thể sai lầm
của một giáo điều thần học nào đó tức khắc sẽ bị chụp mũ là kẻ vô đạo và đả phá
ngẫu tượng. Khốn khổ thay cho kẻ bị chinh phục!. . . Khoa học đã chinh phục chiến
thắng. Nhưng đến lượt kẻ thắng trận cũng lại rêu rao cái tính không thể sai lầm ấy
mặc dù nó đâu có chứng tỏ được là mình không sai lầm. “Thời thế đã đổi thay và
chúng ta bắt buộc phải thay đổi theo”, câu nói của ông già tốt bụng Lotharius áp
dụng được cho trường hợp này. Tuy nhiên chúng tôi cảm thấy như thể mình có
quyền nghi vấn những bậc cao đồ về khoa học.
Trong nhiều năm chúng tôi quan sát sự phát triển và tăng trưởng của mối bất
hòa đó là THẦN LINH HỌC HIỆN ĐẠI. Vì đã quen thuộc với kho tài liệu của nó ở cả
Âu châu lẫn Mỹ châu, cho nên chúng tôi đã tha thiết chứng kiến kỹ càng những
cuộc tranh cãi bất tận của nó để rồi so sánh với những giả thuyết mâu thuẫn với
nó. Nhiều người nam nữ có giáo dục – dĩ nhiên đó là những người thần linh học phi
chính thống – đã cố gắng thăm dò những hiện tượng thiên biến vạn hóa. Kết luận
duy nhất là họ đi đến kết luận sau đây: cho dù lý do của những sự thất bại thường
xuyên này có ra sao đi nữa – cho dù người ta đổ thừa cho chính các nhà khảo cứu
hoặc qui kết cho một Lực bí mật đang hoạt động – thì ít ra nó cũng chứng tỏ được
rằng sự mê mờ bao xung quanh nguồn gốc của chúng trở nên những thâm nhập
được tỉ lệ với những sự biểu lộ tâm lý gia tăng về tần suất và chủng loại.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 3

Giờ đây thật là hoài công mà chối bỏ việc người ta thật sự chứng kiến những
hiện tượng phép lạ có bản chất bí nhiệm thường thường (và có lẽ) sai lầm được gọi
là hiện tượng tâm linh. Cho dù đã trừ hao đi bớt một phần lớn sự lừa đảo tinh xảo
thì những gì còn lại cũng đủ hoàn toàn nghiêm túc để đòi hỏi khoa học phải xem
xét tỉ mỉ kỹ lưỡng. “Tự thân vận động”, câu này đã được nói tới từ lâu lắm rồi nay
lại được chuyển sang phạm trù ngôn ngữ của người nội trợ. Giờ đây không cần tới
lòng can đảm của Galileo để ném nó vào mặt Hàn lâm viện. Các hiện tượng tâm lý
đã tấn công rồi.
Nhà khoa học hiện đại có lập trường như sau: cho dù quả thật có xảy ra một
vài hiện tượng bí nhiệm khi có mặt những người đồng cốt thì cũng chẳng có bằng
chứng nào cho thấy nó không do một số tình huống thần kinh bất thường của
những cá nhân ấy. Không cần phải xét tới khả năng chúng được tạo ra do vong
linh của con người trở lại chừng nào còn chưa quyết định được những vấn đề khác.
Lập trường này cũng có ít ngoại lệ. Chắc chắn là gánh nặng chứng cớ đè nặng trĩu
đôi vai những kẻ khẳng định tác nhân của các vong linh, nếu các nhà khoa học
thực tình đương đầu với đề tài này mà tỏ ra tha thiết muốn giải quyết điều bí nhiệm
gây rối trí thay vì khinh thường nó là không đủ tư cách và không thuộc phạm vi
chuyên môn của mình thì họ đâu có để cho thiên hạ có cớ chỉ trích mình. Thật vậy,
đại đa số những cuộc giao tiếp “tâm linh” đều được dự tính để làm ghê tởm những
nhà khảo cứu thậm chí chỉ có trí thông minh bình thường. Ngay cả khi là chân thực
thì chúng cũng tầm thường, tầm phào và thường là dung tục. Trong 20 năm vừa
rồi, thông qua đủ thứ người đồng cốt, chúng tôi đã nhận được những thông điệp
ngụ ý là của Shakespere, Byron, Franklin, Peter Đại đế, Napoleon, Josephine và
ngay cả Volraire nữa. Chúng tôi có cảm tưởng chung là nhà chinh phục người Pháp
cũng như bà hoàng hậu của mình đã quên mất cách phát âm cho chính xác;
Shakespere và Byron đã trở thành những kẻ nát rượu quanh năm suốt tháng, còn
Voltaire đã biến thành một kẻ ngu xuẩn. Ai có thể trách được những người có thói
quen chính xác (hoặc ngay cả những người có trình độ giáo dục cao thôi) cũng vội
vã kết luận rằng khi có biết bao nhiêu sự dối trá rành rành hiện ra trên bề mặt thì
khó lòng có thể có sự thật nếu như họ tìm hiểu triệt để? Kẻ bán rong về những
hồng danh hào nhoáng bám theo những cuộc giao tiếp ngớ ngẩn đã khiến cho cái
bao tử của khoa học bị bội thực đến nỗi nó không thể tiêu hóa được, ngay cả cái
sự thật vĩ đại vốn nằm trên những cao nguyên điện báo của cái đại dương hiện
tượng tâm lý này. Họ chỉ phán đoán theo phiến diện bị che phủ bởi những váng
bọt và cặn bã, nhưng họ cũng có thể chối bỏ rằng có nước trong ở dưới đáy biển
sâu khi có một váng dầu lơ lửng trên mặt nước. Do đó nếu một mặt chúng ta không
thể quở trách họ được nhiều vì đã lùi bước khi thoạt thấy điều dường như là ghê
tởm, thì chúng tôi ắt và có quyền phê phán họ vì không sẵn lòng thăm dò sâu hơn
nữa. Ta không hề thấy một viên ngọc trai hoặc một viên kim cương đã được mài
giũa nằm ơ hờ trên mặt đất; những người ấy hành động cũng chẳng khôn ngoan
chút nào giống như một người thợ lặn chuyên nghiệp vứt bỏ một con sò vì nó có
dáng vẻ dơ dáy và nhớp nhúa khi chỉ cần mở banh nó ra thì y sẽ tìm thấy một viên
ngọc trai quí báu bên trong vỏ sò.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 4

Ngay cả những lời quở trách đúng đắn và nghiêm khắc của một số nhà lãnh
đạo cũng vô hiệu và nỗi lo sợ của các nhà khoa học khi khảo cứu một đề tài không
được lòng dân như thế dường như nói chung trở thành một nỗi hoảng loạn. “Những
hiện tượng săn đuổi các nhà khoa học, và các nhà khoa học chạy trốn khỏi những
hiện tượng”. M. A. N. Aksakof đã nhận xét rất thẳng thừng như thế trong một bài
báo rất hay bàn về thuật Đồng cốt tại Ủy ban Khoa học Saint Petersburg. Thái độ
của đoàn thể các giáo sư này đối với đề tài mà họ đã cam kết khảo cứu hoàn toàn
chỉ là ô nhục. Bài tường trình quá sớm và được sắp xếp trước của họ hiển nhiên là
quá thiên vị và không có sức thuyết phục để kêu gọi được một sự phản đối khinh
thường ngay cả những kẻ không tin tưởng.
Sự tiền hậu bất nhất trong lập luận của các nhà bác học quí tộc chống lại triết
lý của thần linh học chính hiệu đã được giáo sư John Fisk (một người trong đoàn
thể này) nêu rõ một cách đáng khâm phục. Trong một tác phẩm triết học gần đây,
“Thế giới Vô hình”, khi chứng tỏ rằng theo chính định nghĩa của các thuật ngữ vật
chất và tinh thần thì ta không thể chứng minh được sự tồn tại của tinh thần cho
giác quan thấy và như thế không một thuyết nào tuân theo các thí nghiệm khoa
học; ông ráo riết công kích các bạn đồng liêu qua những dòng chữ sau đây:
Ông nói: “Trong một trường hợp như thế với tình huống của cuộc sống hiện
nay thì bằng chứng ắt phải mãi mãi không đạt được. Nó hoàn toàn nằm ngoài tầm
mức của kinh nghiệm cho dù nó có thể phong phú đến đâu đi chăng nữa thì ta
cũng không thể trông mong gặp được nó và do đó việc tạ không thể tạo ra nó
thậm chí cũng không gây ra một sự phỏng đoán chút xíu nào chống lại thuyết của
ta. Khi được quan niệm theo kiểu này thì niềm tin vào kiếp tương lai ắt không được
khoa học ủng hộ nhưng đồng thời nó lại được đặt vào mức vượt quá nhu cầu ủng
hộ của khoa học và quá tầm mức phê phán của khoa học. Đó là một niềm tin mà
không một sự tiến bộ trong tương lai nào có thể tưởng tượng được về mặt phát
kiến vật lý lại có thể bài bác được nó một chút nào. Đó là một niềm tin đâu phải là
phi lý và ta có thể ấp ủ nó một cách hợp lý mà tuyệt nhiên không ảnh hưởng tới
thói quen khoa học của tâm trí ta hoặc ảnh hưởng tới những kết luận khoa học của
ta”. Ông nói thêm: “Nếu giờ đây các nhà khoa học chấp nhận lập trường tinh thần
không phải là vật chất, cũng chẳng bị chi phối bởi những định luật vật chất và nếu
họ không suy đoán về nó mà chỉ hạn chế trong kiến thức về các sự vật vật chất
thôi thì họ ắt rút lại được điều mà hiện nay là nguyên nhân chính yếu gây bực mình
cho nhà tôn giáo”.
Nhưng họ đâu có làm như thế. Họ cảm thấy điên tiết trước sự đầu hàng anh
hùng, trung trinh và rất đáng khen của những người cao cấp như Wallace, và họ
từ chối chấp nhận ngay cả chính sách thận trọng và hạn chế của ông Crookes.
Không một đòi hỏi nào khác đưa ra để có buổi điều trần ý kiến chứa đựng
trong tác phẩm này hơn mức chúng được dựa vào nhiều năm nghiên cứu cả pháp
thuật cổ điển lẫn pháp thuật hiện đại tức là Thần linh học. Mãi cho tới nay, khi các
hiện tượng có cùng bản chất đã trở nên quen thuộc xiết bao đối với mọi người thì
pháp thuật cổ điển vẫn thường được gán cho là trò ảo thuật khéo tay. Khi bằng
chứng áp đảo ngăn ngừa được khả năng thật sự tuyên bố Thần linh học là trò lang
băm thì người ta lại gọi Thần linh học là một ảo giác khắp thế giới.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 5

Chúng tôi nghĩ rằng nhiều năm lang thang trong đám pháp sư “ngoại đạo” và
“Ki Tô hữu”, huyền bí gia, nhà thôi miên Mesmer và toàn thể pháp thuật chánh
đạo và tà đạo cũng đủ cho chúng tôi có quyền cảm thấy mình đủ tư cách để quan
niệm thực tiễn về vấn đề bị nghi ngờ và rất phức tạp này. Chúng tôi đã giao thiệp
với các fakirs, những người thánh thiện ở Ấn Độ và thấy họ giao tiếp với các Pitris.
Chúng tôi đã quan sát thủ thuật và phương pháp vận hành của những dervishes
tru tréo và nhảy múa; chúng tôi đã giao tiếp thân hữu với các marabouts ở Thổ
nhỉ kỳ thuộc Âu châu và Á châu; còn những người dụ rắn ở Damascus và Benares
chẳng qua chỉ có một vài bí mật mà chúng tôi chưa có dịp may để nghiên cứu. Do
đó khi các nhà khoa học nào chưa bao giờ có cơ hội sống giữa các nhà ảo thuật
Đông phương để có thể cùng lắm cũng chỉ phán đoán một cách hời hợt mà những
người đó lại bảo chúng tôi rằng trong phần trình diễn của họ chẳng có gì ngoại trừ
những trò xảo thuật, thì chúng tôi không thể không cảm thấy tiếc nuối sâu sắc cho
những kết luận vội vả như thế. Việc những lời tuyên bố kiêu căng như vậy được
đưa ra đối với việc phân tích rốt ráo các quyền năng của thiên nhiên đồng thời lại
lơ là một cách không thể tha thứ được bộc lộ qua những vấn đề thuần túy có tính
chất sinh lý và tâm lý, cũng như việc bác bỏ các hiện tượng đáng kinh ngạc mà
không chịu khảo sát hoặc bị hấp dẫn. Thì đây chứng tỏ rằng có sự tiền hậu bất
nhất sặc mùi khiếp nhược nếu chẳng phải là lương lẹo về mặt đạo đức.
Do đó nếu chúng tôi đã từng nhận được một ông Faraday đương đại nào đó
cũng cái lời nói móc họng mà nhà quí tộc ấy đã đưa ra cách đây nhiều năm khi do
thành thật nhiều hơn so với trình độ gia giáo, ông có bảo rằng: “nhiều con chó còn
có khả năng đạt tới những kết luận hợp lý hơn một số nhà thần linh học” [1] thì
chúng tôi e rằng mình vẫn còn phải kiên trì. Chưởi rủa đâu phài là lập luận chứ
đừng nói tới là chứng minh. Vì những người như Huxley và Tyndall có gọi thần linh
học là “một niềm tin làm mất phẩm giá” và gọi pháp thuật Đông phương là “trò ảo
thuật” cho nên họ không thể nhờ vậy mà rút ra được sự thật từ chân lý. Thói đa
nghi cho dù xuất phát từ một đầu óc khoa học hoặc một óc dốt nát thì cũng không
thể lật đổ được tính bất tử của linh hồn chúng tôi – nếu tính bất tử như thế là một
sự kiện – và nhúng chìm chúng vào trong sự hủy diệt sau khi chết. Aristotle có
nói: “Lý trí cũng dễ bị sai lầm”; ý kiến cũng như vậy và quan điểm cá nhân của
triết gia bác học nhất thường dễ tỏ ra là sai lầm hơn là óc phân biện phải trái của
người đầu bếp thất học. Trong tác phẩm Những câu chuyện của kẻ Vô đạo Khalif,
Barrachias-Hassan-Oglu, là một nhà hiền triết Ả rập có trình bày bài thuyết pháp
minh triết sau đây. Ông bảo: “Hỡi con ta ơi, hãy coi chừng việc tự bốc thơm mình.
Nó nguy hiểm nhất vì nó gây nhiễm độc một cách dễ chịu. Hãy lợi dụng minh triết
của chính mình, nhưng hãy học cách cũng tôn trọng minh triết của cha ông. Và hỡi
kẻ thân thương của ta nên nhớ rằng ánh sáng sự thật của thánh Allah sẽ thường
thâm nhập hơn vào một cái đầu trống rỗng so với cái đầu đã bị đặc nghẹt kiến
thức đến nỗi nhiều tia sáng bạc phải bị trục xuất vì thiếu chỗ trống . . . , đây là
trường hợp đối với Kadi quá minh triết của chúng ta”.

[1]
W. Crookes, Hội viên Hội Hoàng gia, tác phẩm “Các Khảo cứu về Hiện tượng Thần linh
học.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 6

Các đại diện của khoa học hiện đại của cả hai bán cầu dường như chưa bao
giờ bộc lộ sự khinh thường hoặc cảm thấy cay đắng đối với điều bí nhiệm chưa giải
quyết được hơn lúc nào hết từ khi ông Crookes bắt đầu khảo cứu các hiện tượng
phép lạ ở Luânđôn. Nhà quí tộc can đảm này là người đầu tiên giới thiệu với công
chúng một trong những lính canh được coi là “đã hiện hình” vốn canh gác những
cánh cổng bị cấm mở. Tiếp sau ông, nhiều thành viên bác học khác trong đoàn thể
khoa học có sự liêm khiết hi hữu kết hợp với một mức độ dũng cảm – xét vì tính
không được lòng dân của đề tài này, sự dũng cảm đó có thể được coi là anh hùng
– để cứu xét tới hiện tượng phép lạ.
Nhưng hỡi ơi, mặc dù tinh thần quả thật đã sẵn sàng thì xác phàm lại tỏ ra
bạc nhược. Họ bị chế nhạo nhiều hơn mức có thể chịu đựng nổi, thì cái gánh nặng
trĩu nhất đã được trút lên vai ông Crookes. Ta có thể tìm thấy bài tường trình về
lợi ích mà nhà quí tộc này gặt hái được từ cuộc khảo cứu bất vụ lợi của mình, và
những lời cảm ơn mà ông nhận được từ chính các nhà khoa học huynh đệ của mình
qua ba quyển sách nhỏ của ông mang tựa đề là Khảo cứu về các Hiện tượng Thần
linh học.
Chỉ một lúc sau thì các thành viên được bổ nhiệm vào Ủy ban thuộc Hội Biện
chứng và ông Crookes (đã áp dụng những thí nghiệm quyết định nhất cho các
đồng cốt của mình) bị một công chúng sốt ruột ép buộc phải báo cáo bằng những
lời lẽ rành mạch xiết bao về điều mà mình đã thấy được. Nhưng liệu họ có thể nói
được gì ngoại trừ sự thật? Vậy là họ bị bắt buộc phải thừa nhận rằng: 1- Những
hiện tượng mà họ ít ra đã chứng kiến đều là đúng thực và không thể giả mạo được;
như vậy chứng tỏ rằng những sự hiện hình do một lực chưa biết nào đó có thể và
ắt đã xảy ra. 2- Họ cũng chẳng biết liệu các hiện tượng này là do các vong linh đã
thoát xác hay các thực thể tương tự nào khác gây ra; nhưng những sự biểu lộ làm
đảo lộn hoàn toàn nhiều thuyết tiên kiến về các định luật thiên nhiên đã xảy ra và
không thể chối bỏ được. Nhiều sự biểu lộ này đã xảy ra trong chính gia đình của
họ. 3- Mặc dù họ phối hợp mọi nỗ lực theo chiều hướng ngược lại vượt ngoài tầm
sự kiện không bác bỏ được về thực tại của các hiện tượng phép lạ thì “những
thoáng thấy về những tác động tự nhiên vẫn còn chưa rút về dạng định luật được”
[1]
, cho nên mượn cách diễn tả của Bá tước Gabalis thì họ cũng chẳng thể hiểu
được đầu đuôi xuôi ngược ra sao nữa”.
Thế nhưng đây chính là điều mà một công chúng đa nghi không ngờ tới. Sự
bối rối của những kẻ tin vào thần linh học đã được nôn nóng tiên liệu trước khi
người ta loan báo những kết luận của quí ông Crookes, Varley và Hội Biện chứng
sự thú nhận. Như thế sự thú nhận của các nhà khoa học huynh đệ với họ thật là
quá sỉ nhục cho lòng kiêu hảnh của ngay cả những kẻ nhút nhát không chịu nghiên
cứu. Người ta đã coi thật sự là quá nhiều những biểu lộ dung tục và ghê tởm ấy
của các hiện tượng phép lạ luôn luôn được đám người có giáo dục đồng thanh coi
như là chuyện con nít, chỉ thích hợp để mua vui cho các cô đầy tớ gái dễ bị loạn
thần kinh và mang lại thu nhập cho các nhà mộng du chuyên nghiệp; những sự

[1]
W. Crookes: “Những thí nghiệm về Lực Thông linh”, trang 25.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 7

biểu lộ đã được Hàn lâm viện và Học viện Paris xếp vào quên lãng thế mà lại dám
xấc xược thoát khỏi bàn tay dò tìm của những chuyên gia về khoa học vật lý.
Tiếp theo sau lời thú nhận ấy là một cơn lốc căm phẩn. Ông Crookes có mô
tả điều này trong quyển sách nhỏ của mình bàn về Lực Thông lnh. Ông mở đầu
quyển sách một cách rất huỵch toẹt bằng lời trích dẫn Galvani: “Tôi bị công kích
bởi hai phái rất đối lập nhau: phái khoa học gia và phái chẳng biết gì hết, thế
nhưng tôi biết rằng mình đã khám phá ra một trong những lực lớn nhất của thiên
nhiên . . .” Thế rồi ông nói tiếp:
“Người ta coi như đương nhiên các kết quả thí nghiệm của tôi phải phù hợp
với các quan niệm tiên kiến của họ. Điều mà họ thực sự mong muốn đâu phải là
sự thật, mà là một chứng cớ thêm nữa ủng hộ những kết luận đã được tiên liệu
trước của chính họ. Khi họ thấy những sự kiện mà sự khảo cứu đó đã xác lập không
thể ăn khớp được với ý kiến này thì tại sao các sự kiện ấy lại trở nên tồi tệ biết
dường nào. Họ cố gắng lẻn ra khỏi những lời khuyến cáo tự tin của chính mình
theo cuộc điều tra để tuyên bố rằng ông Home là một nhà ảo thuật khéo léo đã
lừa bịp được tất cả chúng ta. Ông Crookes cũng có thể đạt được sự thích đáng như
vậy qua việc khảo sát trò trình diễn của một nhà ảo thuật Ấn Độ. Ông Crookes
phải có được bằng chứng tốt hơn trước khi người ta có thể tin ông ấy. Sự việc này
quá phi lý nếu không được khảo luận một cách nghiêm túc. Nó là bất khả hữu và
do đó không thể có được (tôi chưa bao giờ nói nó là bất khả hữu, tôi chỉ nói nó là
đúng như thế). Các nhà quan sát đều bị sinh vật hóa và họ đã bị hoang tưởng nên
mới thấy những sự vật xảy ra vốn thật sự chưa bao giờ diễn ra v.v. . . “ [1]
Sau khi hao tốn năng lượng cho các thuyết ấu trĩ như “trí não vô ý thức”, “sự
co cơ vô ý thức” và cái thuyết lố bịch tinh vi “bẻ răng rắc khớp đầu gối”; sau khi
gặp phải những thất bại nhục nhã do cái lực mới ấy cứ ngoan cố sống sót và cuối
cùng sau mọi nỗ lực tuyệt vọng nhằm quên phứt nó đi thì những đứa con không
tin tưởng này (theo cách mà thánh Paul gọi lớp người đó) nghĩ rằng tốt nhất thì
hãy từ bỏ toàn thể cái chuyện ghê tởm ấy. Sau khi đã hiến tế các huynh đệ kiên
trì dũng cảm của mình là một con vật tế thần trên bàn thờ công luận thì họ lặng
lẽ rút lui một cách đường đường chính chính. Sau khi để lại đấu trường khảo cứu
cho các đấu thủ vô úy hơn thì các nhà thực nghiệm bất hạnh này có lẽ chẳng bao
giờ gia nhập đấu trường trở lại nữa [2] . Cho đến nay việc chối bỏ thực tại của những
sự biểu lộ như thế vẫn dễ hơn khi ở một khoảng cách an toàn so với việc tìm ra
cho chúng một vị trí thích hợp trong lớp các hiện tượng thiên nhiên mà khoa học
chính xác chấp nhận. Và làm thế nào mà họ có thể thực hiện được vì mọi hiện
tượng như thế đều thuộc về tâm lý học, và tâm lý học với những quyền năng huyền
bí và bí nhiệm là vùng đất hoang chưa ai biết tới trong khoa học hiện đại. Do đó vì
bất lực không giải thích được điều trực tiếp xuất phát từ bản chất của chính hồn
người – hầu hết những nhà khoa học này đều chối bỏ sự tồn tại của linh hồn –
đồng thời không sẵn lòng thú nhận sự dốt nát của mình cho nên các nhà khoa học

[1]
W. Crookes: “Thần linh học theo sự Minh giải của Khoa học Hiện đại”. Xem "Tạp chí Khoa
học” xuất bản ba tháng một kỳ.
[2]
A. Aksakof, tác phẩm “Hiện tượng Đồng cốt”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 8

mới trả đũa rất bất công đối với những kẻ tin vào bằng chứng của giác quan mình
mà không núp dưới bất kỳ chiêu bài khoa học nào.
Trong một vở bi kịch cổ của Nga, thi sĩ Tretiakowsky có nói: “Hỡi thần Jupiter,
một cú đá của ngài cũng êm ái xiết bao”. Những thần Jupiter của khoa học đôi khi
cũng có thể thô bạo đối với chúng ta là những kẻ phàm phu cả tin, cái học thức
uyên bác của họ - chúng tôi ngụ ý trong những vấn đề ít bí hiểm hơn – chứ đâu
phải phong cách của họ mới khiến cho công chúng tôn trọng họ. Nhưng tiếc thay
các vị thần linh không phải là những người la to nhất.
Khi nói về quỉ Sa tăng và lũ tiểu yêu mà ông kết tội là đã từng bắt chước công
trình của Đấng Tạo hóa, Tertullian hùng biện có gọi chúng là “những con khỉ của
Thượng Đế”. Cũng may cho triết học là chúng ta không có một vị Tertullian hiện
đại để phó thác cho họ tính bất tử được gọi một cách khinh bỉ là “những con khỉ
của khoa học”.
Nhưng ta hãy trở lại với các nhà khoa học chân chính. A. N. Aksakof có nói:
“Các hiện tượng chỉ mang tính cách ngoại giới bắt buộc các đại biểu của khoa học
chính xác phải nghiên cứu và giải thích; nhưng đứng trước một vấn đề xét theo
biểu kiến là đơn giản như thế . . . các vị cao đạo của khoa học lại hoàn toàn ngỡ
ngàng. Đề tài này dường như có đặc quyền bắt buộc họ phải phản bội chẳng những
là bộ luật cao nhất của đạo đức tức là sự thật mà còn phản bội cả định luật tối cao
của khoa học, tức là thực nghiệm! Họ cảm thấy rằng có một điều gì đó quá nghiêm
túc ẩn bên dưới nó. Những trường hợp của Hare, Crookes, De Morgan, Varley,
Wallace và Butleroff tạo ra một sự hoảng loạn! Họ e rằng ngay khi mình lùi một
bước thì mình ắt phải nhượng bộ trọn cả vùng đất. Các nguyên lý được thời gian
kiểm chứng, những suy đoán, suy nghiệm của trọn cả một đời, của một chuỗi dài
các thế hệ đều được cá cược chỉ trên một lá bài!” [1] .
Đứng trước những trải nghiệm như của ông Crookes và Hội Biện chứng, của
Wallace và cố giáo sư Hare, liệu ta có thể trông mong điều gì từ các nhà minh giải
bác học này? Bản thân thái độ của họ đối với hiện tượng không chối bỏ được cũng
lại là một hiện tượng khác. Đó chỉ là một điều không thể hiểu nổi trừ phi ta phải
thừa nhận có một bệnh tâm lý khác cũng bí nhiệm và dễ truyền nhiễm như bệnh
sợ nước. Mặc dù không đòi hỏi được tôn vinh về một phát hiện mới, song le chúng
tôi đề nghị nhận diện nó với tên gọi là bệnh sợ tâm linh của nhà khoa học.
Vào lúc này trong trường đời kinh nghiệm cay đắng, họ ắt phải học biết được
rằng mình chỉ có thể tin cậy vào sự tự túc của các khoa học thực chứng đến một
mức độ nào đó thôi và chừng nào còn có chỉ một bí nhiệm trong thiên nhiên chưa
giải thích được thì từ ngữ bất khả hữu là một từ nguy hiểm mà họ không nên thốt
ra.
Trong quyển Khảo cứu về các Hiện tượng Thần linh học, ông Crookes trình
bày cho bạn đọc chọn theo một trong tám thuyết để giải thích về những hiện tượng
đã được quan sát. Các thuyết này như sau:

[1]
A. Aksakoff: “Hiện tượng Đồng cốt”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 9

“Lý thuyết 1: Các hiện tượng phép lạ đều là kết quả của những thủ thuật,
những sự bài trí cơ khí khéo léo hoặc trò ảo thuật lẹ tay, đám đồng cốt đều bịp
bợm và đám người còn lại là những kẻ điên rồ.
“Lý thuyết 2: Những người lên đồng đều là nạn nhân của một loại bệnh điên
hưng cảm hoặc hoang tưởng và tưởng tượng ra những hiện tượng phép lạ là khó
xảy ra mặc dù chúng không thực sự tồn tại nơi ngoại giới.
“Lý thuyết 3: Toàn thể đều là kết quả của tác động của trí não có ý thức hoặc
vô ý thức.
“Lý thuyết 4: Đó là kết quả do chơn linh của người đồng cốt có lẽ phối hợp
với chơn linh của một số hoặc tất cả những người hiện diện.
“Lý thuyết 5: Do tác động của các vong linh ác tức ma quỉ, nhân cách hóa
người hoặc vật tùy ý để gây phương hại cho Ki Tô giáo và hủy hoại linh hồn con
người (thuyết của các nhà thần học).
“Lý thuyết 6: Do tác động của một giới sinh linh riêng biệt sống trên trần thế
nhưng vô hình và phi vật chất đối với chúng ta. Tuy nhiên đôi khi chúng có thể
biểu hiện ra mà hầu hết mọi xứ và mọi thời đại đều biết là loài quỉ (không nhất
thiết là tồi tệ), thổ thần, thần tiên, kobolds, elves, goblins, Pucks v.v. . . (Một trong
những lời khẳng định của các môn đồ kinh Kabala).
“Lý thuyết 7: Do tác động của những người đã quá cố. (Đặc biệt là thuyết của
các nhà thần linh học).
“Lý thuyết 8: (Lực thông linh) . . . phụ trợ cho thuyết thứ 4, 5, 6 và 7)”.
Thuyết thứ nhất đã được chứng tỏ là chỉ có giá trị trong trường hợp ngoại lệ
mặc dù tiếc thay vẫn còn rất thường xuyên xảy ra; thuyết này ắt phải bị loại bỏ vì
không có tác động quan trọng lên bản thân các hiện tượng phép lạ. Các thuyết thứ
nhì và thứ ba là những thành lũy cuối cùng đang sụp đổ của quân du kích bao gồm
những kẻ đa nghi và duy vật, và như giới luật gia nói vẫn còn bất hợp pháp. Như
vậy trong tác phẩm này ta chỉ có thể bàn tới bốn thuyết còn lại; theo ý kiến của
ông Crookes thì thuyết cuối cùng tức thuyết thứ 8 chẳng qua chỉ là “một thuyết
phụ trợ cần thiết” cho các thuyết kia.
Ta có thể thấy ngay cả một ý kiến khoa học cũng dễ bị sai lầm xiết bao miễn
là ta có thể so sánh nhiều bài báo bàn về các hiện tượng tâm linh do cây viết tài
ba là nhà quí tộc ấy đã xuất hiện từ năm 1870 tới năm 1875. Nơi một trong các
bài báo đầu tiên ta đọc thấy: “Việc càng ngày càng sử dụng những phương pháp
khoa học sẽ giúp cho ta quan sát chính xác hơn và khiến cho các nhà điều tra yêu
sự thật hơn; nó sẽ tạo ra một lớp nhà quan sát đẩy lùi những cặn bã vô giá trị của
thần linh học từ nay trở đi lọt vào cõi u linh chẳng ai biết tới pháp thuật và thuật
chiêu hồn.” Và năm 1875 cũng dưới chữ ký của ông ta đọc thấy những lời mô tả tỉ
mỉ và hấp dẫn nhất về vong linh hiện hình tên là Katie King![1] .
Hầu như không thể giả sử rằng ông Crookes có thể chịu ảnh hưởng điện sinh
học hoặc bị ảo giác trong 2 - 3 năm liên tiếp. “Vong linh” xuất hiện trong chính
nhà của ông, trong phòng sách của ông, trong những thí nghiệm quyết định nhất
và được hàng trăm người nhìn thấy, sờ thấy và nghe thấy.

[1]
“Katie King Cuối cùng”, tập sách nhỏ iii, trang 119.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 10

Nhưng ông Crookes lại chối cãi rằng ông chẳng bao giờ coi Katie King là một
vong linh đã thoát xác. Thế thì nó là cái gì đây? Nếu đó không phải là cô Florence
Cook, và lời lẽ của ông cũng đủ bảo đảm cho ta về điều này thì đó hoặc là vong
linh của một người đã sống trên trần thế hoặc là một trong những người trực tiếp
thuộc về thuyết thứ 6 trong tám thuyết mà nhà khoa học lỗi lạc đã đề ra cho công
chúng lựa chọn. Nó ắt phải là một trong các lớp mang tên: Thần tiên, Kobolds, Thổ
thần, Quỉ lùn, Yêu tinh hoặc Puck” [1] .
Đúng vậy, Katie King ắt phải là một cô tiên - một cô Titania. Đó là vì người
ta chỉ có thể áp dụng thỏa đáng vần thơ lai láng sau đây cho một cô tiên mà ông
Crookes đã trích dẫn khi mô tả vong linh tuyệt vời này:

“Cô tạo ra một bầu không khi sinh động xung quanh mình;
Chính bầu không khí dường như nhẹ hơn qua mắt cô;
Chúng mềm mại, đẹp đẽ và đầy dẫy mọi điều mà;
Ta có thể tưởng tượng được về các bầu trời;
Sự hiện diện áp đảo của cô khiến cho bạn cảm thấy
Có quì gối xuống cũng chẳng thể sùng bái ngẫu tượng!”. [2]

Và thế là năm 1870 sau khi đã viết lời kết án nghiêm khắc chống lại thần linh
học và pháp thuật; sau khi bảo rằng ngay cả vào lúc đó ông vẫn tin rằng “trọn cả
vụ này là một điều mê tín dị đoan hoặc ít ra là một mánh lới chưa ai giải thích được
– một sự lừa gạt các giác quan” [3] ; vào năm 1875, ông Crookes đã kết luận bức
thư của mình bằng những dòng chữ đáng ghi nhớ sau đây: “Tôi xin nói rằng tưởng
tượng Katie Kng trong ba năm vừa qua là kết quả của sự lừa bịp ắt là đối xử thô
bạo với lý trí và óc phân biện phải trái thông thường của mình nhiều hơn mức tin
rằng cô chính là điều mà cô tự khẳng định” [4] . Hơn nữa, nhận xét cuối cùng này
chứng tỏ một cách dứt khoát rằng: 1- Mặc dù ông Crookes tin chắc rằng một người
nào đó tự xưng là Katie King không phải là đồng cốt, cũng không phải là đồng lõa
nhưng ngược lại là một lực chưa ai biết trong thiên nhiên, nó coi thường “việc khóa
kín cửa” cũng chẳng khác nào tình yêu bất chấp mọi ngăn cách. 2- Cái dạng Lực
cho đến nay chưa ai nhận biết được mặc dù đối với ông nó đã trở thành “không
phải vấn đề nêu ý kiến mà là vấn đề hoàn toàn hiểu biết”, mặc dù vậy nhà khảo
cứu lỗi lạc cho đến phút chót vẫn không từ bỏ thái độ hoài nghi của mình đối với
vấn đề này. Tóm lại ông tin chắc vào hiện tượng nhưng không thể chấp nhận ý
kiến đó là vong linh của một người nào đó đã quá cố.
Xét về thành kiến của công luận thì chúng tôi thấy ông Crookes dường như
giải quyết một điều bí nhiệm này bằng cách tạo ra một bí nhiệm còn sâu sắc hơn
nữa: điều bí mật nhất trong mọi điều bí mật. Nói cách khác, khi bác bỏ “cặn bã vô
giá trị của thần linh học”, nhà khoa học dũng cảm đã vô úy đắm chìm vào “cõi u
linh chẳng ai biết tới về phap thuật và thuật chiêu hồn do chính mình gợi ra!”

[1]
Như trên, tập sách nhỏ, i, trang 7.
[2]
“Katie King Cuối cùng”, tập sách nhỏ, iii, trang 112.
[3]
Như trên, trang 112.
[4]
“Các Khảo cứu về Hiện tượng Thần linh học”, trang 45

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 11

Những định luật mà khoa học vật lý thừa nhận chỉ giải thích được một vài
trong số những hiện tượng mang tính ngoại giới hơn của cái gọi là hiện tượng tâm
linh. Trong khi chứng tỏ thực tại của một vài tác dụng hữu hình thuộc một lực chưa
ai biết tới, cho đến nay nó vẫn chưa giúp cho các nhà khoa học có thể tùy ý kiểm
soát được ngay cả chỉ bộ phận này của các hiện tượng. Sự thật là các giáo sư vẫn
còn chưa phát hiện ra được những điều kiện cần thiết để cho chúng xảy ra. Chúng
phải đi sâu vào việc nghiên cứu bản chất tam bội của con người – sinh lý, tâm lý
và thiêng liêng – giống như các bậc tiền bối là các pháp sư, nhà thông thần và nhà
thần thông thời xưa. Cho tới nay, ngay cả những người khảo cứu các hiện tượng
ấy một cách rốt ráo và vô tư như ông Crookes cũng dẹp sang một bên nguyên
nhân là một điều gì đó mà hiện nay người ta chưa phát hiện được (nếu có). Họ
không còn băn khoăn về điều đó hơn là về nguyên nhân đầu tiên của những hiện
tượng vũ trụ, về mối tương quan của các lực; họ chỉ mất công quan sát và phân
loại các tác dụng vô tận của chúng. Lộ trình của chúng đã tỏ ra là không khôn
ngoan giống như lộ trình của một người toan tính phát hiện cội nguồn của một con
sông bằng cách đi thám hiểm hướng về cửa sông. Nó đã thu hẹp quan niệm của
họ về những khả năng thuộc định luật thiên nhiên theo đó các dạng rất đơn giản
của những hiện tượng huyền bí cũng buộc họ phải chối bỏ rằng chúng chỉ có thể
xảy ra nếu có phép lạ; và đây là một điều phi lý về khoa học cho nên kết quả đã
là khoa học vật lý mới đây đã bị mất uy tín. Nếu các nhà khoa học đã nghiên cứu
cái gọi là “các phép lạ” thay vì chối bỏ chúng thì nhiều định luật bí mật của thiên
nhiên mà cổ nhân hiểu được ắt lại được tái phát hiện. Bacon có nói: “Sự xác tín
không bắt nguồn từ sự lập luận mà từ sự thí nghiệm”.
Cổ nhân bao giờ cũng xuất sắc – nhất là các nhà Pháp thuật và chiêm tinh
gia người Chaldea – vì họ tha thiết yêu mến và tha thiết theo đuổi kiến thức trong
mọi ngành khoa học. Họ cố gắng thâm nhập các bí mật của thiên nhiên cũng giống
như các nhà vạn vật học hiện đại và chỉ dùng phương pháp duy nhất khiến người
ta có thể đạt được mục tiêu này, nghĩa là bằng lý trí và nghiên cứu thực nghiệm.
Nếu các triết gia hiện đại không thể hiểu được sự thật là họ đã thâm nhập sâu hơn
về các điều bí nhiệm của vũ trụ thì điều này cũng không tạo ra một lý do xác đáng
tại sao ta không tin họ có được kiến thức này hoặc buộc tội họ chịu trách nhiệm
về điều mê tín dị đoan. Chẳng có gì bảo đảm được lời kết tội ấy và mọi khám phá
khảo cổ mới đều nổi dậy chống lại giả định đó. Họ đều vô song về mặt hóa học và
trong bài thuyết trình nổi tiếng Bàn về các Thuật đã Thất truyền, Wendell Phillips
có nói: “Hóa học của thời kỳ xa xưa nhất đã đạt tới mức mà ta thậm chí chưa bao
giờ đến gần được”. Bí mật của thủy tinh dễ dát mỏng – “nếu chỉ được nâng đỡ ở
một đầu, do trọng lượng của chính mình thì trong vòng 20 tiếng đồng nó sẽ rút
gọn lại thành một sợi dây mảnh mai mà bạn có thế quấn quanh cổ tay mình” – ắt
khó lòng mà tái phát hiện được trong các xứ văn minh của ta chẳng khác nào bay
lên mặt trăng.
Có một sự thật lịch sử là việc tạo ra một cái cốc bằng thủy tinh do một người
lưu đày mang tới La Mã vào triều đại Tiberius – cái cốc này “khi được ném mạnh
xuống hè đường bằng đá hoa cương không bị vụn tan hoặc nứt vì do sự va chạm
ấy” và nếu nó có bị “móp méo chút ít” thì cũng dễ dàng nắn lại hình dáng cũ bằng

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 12

một cái búa. Nếu ngày nay người ta nghi ngờ việc ấy thì đó chỉ là vì người hiện đại
không thể làm được như vậy. Và thế nhưng, nơi Samarkand và một số tu viện ở
Tây Tạng, người ta vẫn có thể tìm thấy những cái cốc và đồ thủy tinh như thế mãi
tới tận ngày nay; thậm chí có người quả quyết rằng mình có thể làm được giống
như vậy nhờ có hiểu biết về chất dung môi vạn năng đã bị chế nhạo rất nhiều và
xưa nay đã bị nghi ngờ. Tác nhân này mà Paracelsus và Van Helmont quả quyết
rằng đó là một lưu chất nào đó trong thiên nhiên “có thể rút gọn mọi vật thể trần
thế, đồng chất cũng như hỗn hợp qui về nguyên thể bản sơ tức vật chất nguyên
thủy cấu tạo thành chúng, hoặc rút gọn chúng thành ra một chất lỏng đồng dạng,
đồng đẳng và dễ uốn, nó hiệp nhất được với nước, với các thể dịch trong mọi vật
thể, song vẫn giữ được những tính chất căn cốt của chính mình; và nếu nó lại được
hòa lẫn với chính nó thì do đó sẽ được chuyển hóa thành nước sơ cấp thuần khiết”;
liệu có điều ngăn cản không cho ta tin vào phát biểu ấy? Tại sao nó lại không tồn
tại và tại sao ý tưởng này được coi là không tưởng? Chẳng lẽ lại vì các nhà hóa học
hiện đại của ta không thể chế tạo ra nó hay sao? Nhưng chắc chắn là ta có thể
không cần nhiều cố gắng tưởng tượng cũng quan niệm được rằng mọi vật thể thoạt
tiên ắt phải xuất phát từ một vật chất bản sơ nào đó, và tùy theo những bài học
của thiên văn học, địa chất học và vật lý học, vật chất này ắt phải là một lưu chất.
Tại sao vàng – các nhà khoa học của ta biết rất ít về khởi nguyên của vàng – lại
thoạt tiên là một vật chất bản sơ của vàng, là một lưu chất nặng nề mà Van
Helmont có nói rằng “do bản chất của chính mình tức là do có sự cố kết mạnh mẽ
giữa các hạt, nó theo được một dạng rắn chắc sau đó”?
Dường như có rất ít sự phi lý khi tin vào một “nguyên thể vạn năng làm tan
hòa được mọi vật thể thành ra nguyên tử sinh hóa của mình”. Van Helmont gọi đó
là “chất muối cao siêu nhất và thành công nhất trong mọi chất muối; nhờ đã đạt
được mức độ tối cao về đơn giản, thuần khiết và tinh vi, chất muối ấy chỉ nếm trải
được khả năng vẫn còn bất biến và không bị hao mòn do những đối tượng mà nó
tác động lên đó và làm tan hòa được những vật thể khó điều chế và khó xử lý nhất;
cũng giống như đá, đá quí, thủy tinh, đất, lưu huỳnh, kim loại v.v. . . tan hòa thành
muối đỏ có trọng lượng bằng trọng lượng của chất bị hòa tan, và điều này cũng dễ
dàng như việc nước nóng làm cho tuyết tan chảy ra”.
Những người chế tạo loại thủy tinh dễ dát mỏng đã khẳng định và giờ đây đã
khẳng định rằng họ nhúng thủy tinh thông thường vào lưu chất này trong nhiều
tiếng đồng hồ để có được tính chất dễ dát mỏng.
Chúng ta có một bằng chứng sờ sờ ra trước mắt và sẵn có về những khả năng
ấy. Một thông tín viên nguyên người nước ngoài thuộc Hội Thông Thiên Học, một
nhà hành nghề y nổi tiếng, một người đã nghiên cứu khoa học huyền bí tới tận 30
năm, đã thành công trong việc thu lượm điều mà ông gọi là “chất dầu chân chính
của vàng” nghĩa là nguyên tố bản sơ. Các nhà hóa học và vật lý học đã nhìn thấy
và đã khảo sát nó, và bắt buộc phải thú nhận rằng họ cũng chẳng biết bằng cách
nào mà thu hoạch được nó và họ cũng không làm được như thế. Chẳng có gì đáng
ngạc nhiên khi ông muốn giấu kín tên tuổi của mình; đôi khi sự chế nhạo và thành
kiến của công luận còn nguy hiểm hơn tòa án tôn giáo thời xưa. “Chất đất của
Adam” này cận kề ngay sát nách chất dung môi vạn năng, và là một trong những

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 13

bí mật quan trọng nhất của các nhà luyện kim đan. Không một môn đồ Kabala nào
tiết lộ nó cho thế giới vì ông có diễn tả nó trong câu nói lóng nổi tiếng sau đây:
“Nó sẽ giải thích được những con chim ưng của các nhà luyện kim đan, và cách
‘cắt cụt cánh’ những con chim ưng ấy”; đây là một bí mật mà Thomas Vaughan
(Engenius Philalethes) phải mất 20 năm mới học được.
Giống như buổi bình minh của khoa học vật lý bung ra thành ánh sáng thanh
thiên bạch nhật chói lòa, cũng vậy các khoa học tâm linh hòa lẫn càng ngày càng
sâu hơn vào đêm tối và đến lượt chúng lại bị chối bỏ. Cũng vậy, ngày nay các bậc
thầy vĩ đại nhất về tâm lý học lại bị coi là “những vị tổ tiên dốt nát và mê tín dị
đoan” chẳng khác nào những kẻ leo dây gây ám thị và những nhà ảo thuật vì thế
đấy mặt trời học thức hiện đại ngày nay chiếu sáng lòa đến nỗi có một công lý tiên
đề theo đó các triết gia và nhà khoa học thời xưa chẳng biết điều gì, và sống trong
đêm đen mê tín dị đoan. Nhưng những kẻ vu khống quên mất rằng mặt trời ngày
nay dường như tối đen so với cũng tinh cầu đó ngày mai cho dù điều đó có đúng
hay chăng; và cũng như những người thuộc thế kỷ chúng ta nghĩ rằng tổ tiên của
mình là dốt nát; cũng vậy hậu duệ của họ có lẽ sẽ coi họ là chẳng biết điều gì. Thế
giới đang vận động theo chu kỳ. Các giống dân sắp tới chẳng qua chỉ là mô phỏng
lại các giống dân đã biến mất từ lâu rồi; cũng như có lẽ chúng ta là hình ảnh của
những giống dân đã sống cách đây hằng trăm thế kỷ. Sẽ có lúc mà những kẻ giờ
đây đang công khai nói xấu các môn đồ phái Hermes, nhưng lại âm thầm suy gẫm
những quyển sách phủ đầy bụi của họ, để rồi đạo văn các ý tưởng của họ, đồng
hóa chúng và biến các ý tưởng ấy thành ý tưởng của chính mình – những kẻ ấy rồi
ra sẽ phải trả nợ. Pfaff đã thẳng thắn kêu lên “ai đâu đã từng được coi là có những
quan điểm bao quát về thiên nhiên nhiều hơn Paracelsus? Ông là người dũng cảm
sáng tạo ra các loại hóa dược, sáng lập nên những phe phái can đảm; chiến thắng
những cuộc tranh cãi, thuộc về những đầu óc đã sáng tạo ra trong chúng ta một
cách suy tư mới về sự tồn tại tự nhiên của các sự vật. Điều mà ông truyền bá qua
những tác phẩm của mình bàn về điểm kim thạch, người lùn và các tinh linh trong
hầm mỏ; bàn về các cung hoàng đạo, những người tí hon và thuốc trường sinh.
Nhiều người đã dùng chúng để đánh giá thấp về ông; nhưng những điều đó không
làm nhụt đi lòng biết ơn nhớ tưởng của chúng ta đối với các công trình của ông nói
chung, cũng như lòng hâm mộ của chúng ta đối với những nỗ lực táo bạo, phóng
khoáng của ông và sinh hoạt trí thức cao cả của ông” [1] .
Có nhiều nhà bệnh lý học, nhà hóa học, nhà chữa bệnh vi lượng đồng căn, và
nhà từ điển đã làm nguôi ngoai nỗi khát khao kiến thức của mình qua những sách
vở của Paracelsus. Frederick Hufeland có được những học thuyết lý thuyết bàn về
bệnh truyền nhiễm từ viên “lang băm” người trung cổ này (Sprengel đã hả hê gọi
như vậy cái người cao siêu hơn chính mình như thế đấy). Hemman (ông ra sức
biện minh cho triết gia vĩ đại này và cố gắng chỉnh đốn lại kỷ niệm vì việc ông bị
nói xấu) gọi ông là “nhà hóa học vĩ đại nhất đương thời” [2] . Giáo sư Molitor [3] và

[1]
Tác phẩm “Chiêm tinh học” của Pfaff, Berlin.
[2]
Các Tiểu luận về phẫu thuật Y khoa”
[3]
“Triết lý Lịch sử”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 14

Tiến sĩ Ennemoser, nhà tâm lý học lỗi lạc người Đức [1] cũng như vậy. Theo lời phê
phán của họ về những công trình lao động của môn đồ phái Hermes này, Paracelsus
là nhà trí thức “xuất sắc nhất đương thời”, một “thiên tài cao cả”. Nhưng ánh sáng
hiện đại của ta giả định rằng mình còn biết nhiều hơn và những ý tưởng của môn
đồ phái Hoa hồng Thập tự về các tinh linh ngũ hành, yêu tinh và quỉ lùn đã chìm
vào cõi “u linh của pháp thuật” và chuyện thần tiên trong buổi thiếu thời [2] .
Chúng ta đã hoàn toàn sẵn sàng thừa nhận cùng với kẻ đa nghi rằng một nửa
(thậm chí còn hơn nữa) những điều dường như là hiện tượng phép lạ này chẳng
qua chỉ là những trò lừa phỉnh ít nhiều tinh xảo. Những chuyện lật tẩy gần đây,
nhất là về những đồng cốt “hiện hình” cũng đủ chứng tỏ quá nhiều sự kiện ấy.
Chắc chắn là nhiều chuyện khác vẫn còn được dành sẵn và điều này sẽ tiếp tục
cho đến khi những cuộc trắc nghiệm đã trở nên hoàn hảo và các nhà thần linh học
đã trở nên có lý trí đến mức không còn cung cấp cơ hội cho những người đồng cốt
hoặc cung cấp vũ khí cho các địch thủ.
Liệu những nhà thần linh học biết điều nghĩ gì về tính cách của những thiên
thần hướng dẫn sau khi độc quyền chiếm dụng thời gian, sức khỏe và phương tiện
của một người đồng cốt khốn khổ có lẽ trong nhiều năm lại thình lình bỏ rơi y khi
y cần tới sự giúp đỡ của họ nhiều nhất? Chẳng có gì ngoại trừ đó là những tạo vật
không có linh hồn hoặc tán tận lương tâm cho nên mới phạm tội bất công như thế.
Tình huống ư? Chỉ là ngụy biện thôi. Họ ắt là cái loại vong linh nào khi cần thiết
mà lại không triệu tập được một đội quân vong linh bè bạn của mình (nếu có được
như vậy) để lôi kéo người đồng cốt vô tội ra khỏi cái hố sâu được đào sẵn dưới
chân y? Những điều đó đã xảy ra vào thời xưa và những điều đó cũng có thể xảy
ra bây giờ. Trước thời thần linh học hiện đại cũng đã có những chuyện hiện hình
và trong mọi thời đại trước kia đều có những hiện tượng phép lạ giống như thời đại
chúng ta. Nếu những sự biểu lộ hiện đại là một thực tại và những sự kiện rành
rành ra đó thì cái gọi là “các phép lạ” và chiến tích thần thông của thời xưa ắt cũng
phải như vậy; hoặc nếu phép lạ chẳng qua chỉ là chuyện hư cấu mê tín dị đoan thì
những sự biểu diễn thời nay ắt cũng phải như thế vì chúng đâu có dựa vào chứng
cớ nào tốt hơn.
Nhưng trong cái dòng thác ngày càng gia tăng các hiện tượng huyền bí đổ xô
từ đầu mút này tới đầu mút kia của quả địa cầu thì mặc dù 2/3 của những sự biểu
diễn đều được chứng tỏ là giả mạo thế thì những cuộc biểu diễn được chứng tỏ là
chân thực không thể nghi ngờ hoặc cãi bướng được sẽ ra sao? Trong số đó ta có
thể thấy những sự giao tiếp thông qua các đồng cốt không chuyên nghiệp cũng

[1]
Bàn về Theoph. Paracelsus – Pháp thuật.
[2]
Trong quyển “Hóa Học Vô Cơ”, Kemshead có nói rằng vào thế kỷ thứ 16, Paracelsus lần
đầu tiên nhắc tới nguyên tố hydro, nhưng người ta biết rất ít về nó” (trang 66). Và tại sao
lại không thẳng thắn thú nhận ngay rằng Paracelsus là người tái phát hiện ra hydro cũng
như ông là người tái phát hiện ra những tính chất ẩn tàng của nam châm và từ khí động
vật. Ta cũng dễ dàng chứng tỏ được rằng tuân theo những lời thệ nguyện giữ bí mật mà
mọi môn đồ Hoa hồng Thập tự, (đặc biệt là nhà luyện kim đan) đều trung thành tuân thủ.
Ông đã giữ kín kiến thức của mình. Có lẽ bất kỳ nhà hóa học nào am tường về các tác
phẩm của Paracelsus đều tỏ ra chẳng khó khăn gì khi chứng tỏ được rằng khí oxy (người
ta tin rằng Priestley đã phát hiện ra nó) đã được các nhà luyện kim đan Hoa hồng Thập tự
biết rõ giống như khí hydro.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 15

như chuyên nghiệp, họ vốn cao thượng và vĩ đại một cách thánh thiện. Thường
thường thì thông qua lũ trẻ con ngây thơ và những người dốt nát ngớ ngẩn, chúng
tôi nhận được những giáo huấn và huấn điều triết học, những bài diễn thuyết linh
hứng, và thi ca, âm nhạc và hội họa vốn hoàn toàn xứng đáng với tên tuổi mà
người ta gán cho tác giả của chúng. Những lời tiên tri của họ thường được nghiệm
đúng và những khảo nghiệm của họ mang đầy hảo ý mặc dù về mặt đạo đức diễn
ra hiếm hơn. Đâu là những vong linh, những quyền năng hoặc sinh linh thông tuệ
hiển nhiên là ở bên ngoài người đồng cốt chính hiệu và là các thực thể tự thân?
Những sinh linh thông tuệ này đáng được gọi như thế; và chúng khác xa đa số âm
ma và yêu tinh lởn vởn xung quanh phòng lên đồng biểu diễn trên cõi trần, khác
xa như ngày khác đêm.
Chúng tôi phải thú nhận rằng tình hình dường như rất nghiêm trọng. Việc các
“vong linh” dối trá và vô luân như thế thường xuyên kiểm soát các đồng cốt càng
ngày càng trở nên phổ biến hơn; và những tác dụng độc hại của điều dường như
là ma thuật thường xuyên tăng trưởng. Một số những đồng cốt tốt nhất đang từ
bỏ diễn đàn công luận và rút lui khỏi ảnh hưởng của nó; phong trào thần linh học
đang trôi dật dờ về hướng nhà thờ. Chúng tôi đánh bạo tiên đoán rằng nếu các
nhà thần linh học không khởi sự nghiên cứu triết học cổ truyền để học cách phân
biệt các vong linh và ngăn ngừa các vong linh tồi tệ thì chỉ trong vòng 25 năm tới
họ phải nhảy bổ tới nhóm đạo thánh thể của Công giáo La Mã để trốn tránh những
vong linh “hướng dẫn” và “kiểm soát” mà họ đã si mê từ biết bao lâu nay. Những
dấu hiệu của thảm họa này đã phơi bày ra rồi đấy. Trong một hội nghị gần đây ở
Philadelphia người ta đã nghiêm túc đề nghị tổ chức một giáo phái Thần linh học
Ki Tô giáo. Đó là vì sau khi đã triệt thoái ra khỏi nhà thờ và chẳng học được gì về
triết lý của các hiện tượng phép lạ tức là bản chất của các vong linh, họ đang trôi
nổi trên một biển cả bấp bênh giống như con tàu không có la bàn hoặc bánh lái.
Họ không thể thoát khỏi thế tiến thoái lưỡng nan; họ phải chọn giữa Porphyry và
Pio Nono.
Trong khi các nhà khoa học học chân chính như Wallace, Crookes, Wagner,
Butlerof, Varley, Buchanan, Hare, Reichenbach, Thury, Perty, de Morgan,
Hoffmann, Goldschmidt, W. Gregory, Flammarion, Sergeant Cox và nhiều người
khác tin chắc vào nhiều phép lạ hiện hành thì nhiều người được nêu tên trên đây
lại bác bỏ thuyết vong linh của người quá cố. Do đó, dường như cũng hợp lý thôi
khi nghĩ rằng nếu “Katie King” ở Luân Đôn – một điều nào đó duy nhất đã hiện
hình mà công chúng bắt buộc ít nhiều đã tin tưởng do tôn trọng khoa học – không
phải là vong linh của một người đã chết thì đó ắt phải là hình bóng tinh anh đã
được cô đặc lại của một trong các âm ma của phái Hoa hồng Thập tự (chỉ là điều
hoang tưởng do mê tín dị đoan) hoặc là của một lực nào đó trong thiên nhiên cho
đến nay chưa ai giải thích được. Tuy nhiên cho dù nó là “vong linh còn khỏe mạnh
hay yêu quỉ bị nguyền rủa” thì cũng chẳng quan trọng bao nhiêu; vì một khi người
ta đã chứng tỏ được rằng cơ thể của nó không phải làm bằng chất đặc thì nó ắt
phải và nhất định là một “vong linh”, một sự hiện hình, một thần khí. Đó là một
sinh linh thông tuệ hoạt động bên ngoài cơ thể ta và do đó nó phải thuộc về một
giống sinh linh nào đó đang tồn tại cho dù chưa ai nhìn thấy. Nhưng nó là cái gì

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 16

vậy? Cái điều gì đó vốn biết suy nghĩ và thậm chí nói năng nữa, thế nhưng không
phải là con người; chẳng ai sờ mó thấy nó thế nhưng đó không phải là một vong
linh đã thoát xác; nó giả vờ yêu thương, đam mê, hối hận, sợ sệt, vui mừng nhưng
thật ra có xúc cảm chi đâu; nó là cái gì vậy? Cái tạo vật giả nhân giả nghĩa vốn lấy
làm thích thú khi lừa gạt được người điều tra trung thực và chế nhạo xúc cảm
thiêng liêng của con người, nó là cái gì vậy? Đó là vì nếu không có Katie King của
ông Crookes thì những tạo vật tương tự cũng làm được chỉ chuyện như thế. Ai có
thể thăm dò được điều bí mật này? Chỉ có nhà tâm lý học chân chính thôi. Và liệu
y phải đi tìm những quyển sách giáo khoa của mình ở đâu nếu không phải là ở
những hốc xó xỉnh bị bỏ lơ trong tủ sách nơi mà tác phẩm bị khinh bỉ của các môn
đồ Hermes và nhà thông thần đã bị phủ bụi trong nhiều năm nay.
Khi trả lời một câu đả kích của một kẻ đa nghi thời đó tên là Webster nhằm
vào những người tin tưởng các hiện tượng tâm linh và pháp thuật, Henry More
(môn đồ phái Plato được kính trọng, người Anh) có nói rằng [1] : “Con về phần cái
ý kiến khác mà đa số những nhà cải cách thiêng liêng chủ trương theo đó chính
Ma quỉ xuất hiện dưới dạng Samuel thì người ta không buồn khinh thường ý kiến
ấy. Đó là vì mặc dù tôi không hoài nghi nhiều sự xuất hiện trong các buổi chiêu
hồn này, coi đó là những vong linh đùa nghịch chứ không phải vong hồn của người
quá cố trở lại, song tôi tin chắc rằng linh hồn của Samuel có xuất hiện cũng xác
tín như trong những buổi chiêu hồn khác; theo như Porpyrius mô tả trên kia, có
thể các loại vong linh ấy biến đổi thành ra thiên hình vạn trạng, ba hồi thì đóng
vai ma quỉ, ba hồi thì đóng vai thiên thần hoặc chư thiên và ba hồi đóng vai vong
linh của người quá cố. Và tôi thú nhận rằng một vong linh như thế có thể là hiện
thân của Samuel ở đây vì bất chấp mọi thứ mà Webster viện dẫn ngược lại, lập
luận của ông thật ra hết sức yếu ớt và lúng túng”.
Khi nhà siêu hình học và triết gia tầm cỡ như Henry More mà đưa ra chứng
cớ như thế thì chúng tôi có thể yên tâm giả sử rằng người ta đã nghiêm chỉnh cứu
xét quan điểm của chúng tôi. Các nhà bác học khảo cứu vốn nói chung là rất nghi
ngờ về các vong linh và nói riêng là nghi ngờ “vong hồn của người đã quá cố” thì
trong vòng 20 năm vừa qua đã moi óc chế ra những tên gọi mới dành cho một sự
vật xưa cũ. Như vậy đối với ông Crookes và Sergeant Cox thì đó là “lực tâm linh”.
Giáo sư Thury ở Geneva gọi nó là chất “psychode” tức lực ngoại lai; Giáo sư Balfour
Stewart gọi nó là “năng lượng điện sinh học”; Faraday, “bậc thầy vĩ đại về triết lý
thực nghiệm trong vật lý học”, nhưng xét theo biểu kiến là một kẻ sơ cơ về tâm lý
học ngạo mạn gọi nó là một “tác động cơ bắp vô ý thức”, “một tác động trí não vô
ý thức” và còn gì nữa? Ngài William Hamilton gọi nó là một “tư tưởng tiềm tàng”;
Tiến sĩ Carpenter gọi nó là “nguyên lý động cơ thúc đẩy của ý tưởng” v.v. . . Có
bao nhiêu nhà khoa học thì có bấy nhiêu tên gọi.

[1]
“Thư gửi J. Glanvil, cha tuyên úy của quốc vương và hội viên Hội Hoàng Gia”. Glanvil là
tác giả của tác phẩm nổi tiếng về Ma hiện hình và Ma quỉ học tựa đề là “Chiến thắng loài
phù thủy, tức là bằng chứng trọn vẹn và rành rành về các phù thủy và thuật hiện hình”,
bao gồm hai phần, “một phần được chứng tỏ bằng Thánh kinh còn một phần bằng sự tuyển
lựa những mối quan hệ hiện đại về sự tồn tại có thật của các sự kiện ma hiện hình, vong
linh và phù thủy”, năm 1700.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 17

Cách đây nhiều năm, triết gia của nước Đức cổ xưa, Schopenhauer đã giải
quyết lực và vật chất cùng một lúc; và từ khi ông Wallace cải đạo thì nhà nhân loại
học vĩ đại hiển nhiên đã chọn theo các ý tưởng đó. Theo học thuyết của
Schopenhauer thì vũ trụ chẳng qua chỉ là sự biểu lộ của ý chí. Mọi lực trong thiên
nhiên cũng chỉ là một tác dụng của ý chí, biểu diễn một mức độ cao hoặc thấp tính
cách ngoại giới của ý chí. Đó là giáo huấn của Plato (ông nêu rõ rằng mọi vật hữu
hình đều được sáng tạo hoặc tiến hóa ra từ Ý CHÍ vĩnh hằng và vô hình, theo dạng
thức của ý chí). Cõi Trời của ta, theo ông được tạo ra dựa vào khuôn mẫu vĩnh
hằng của “Thế giới Ý niệm” vốn được bao hàm trong hình khối 12 mặt (mô hình kỷ
hà của Đấng thiêng liêng sử dụng) giống như mọi thứ khác nữa [1] . Theo Plato,
Bản thể Nguyên sơ là phân thân của Trí tuệ Hóa công (Nous) vốn chứa đựng từ
thời gian vĩnh hằng cái “ý tưởng” về “thế giới được tạo tác” ra và ngài tạo ra ý
tưởng đó từ bản thân mình [2] . Những định luật của thiên nhiên là những hệ thức
đã được xác lập của ý niệm này đối với những hình thức biểu lộ của nó.
Schopenhauer có nói: “Những hình thức này là thời gian, không gian và tính nhân
quả. Trải qua thời gian và không gian, ý niệm biến thiên với vô vàn biểu lộ”.
Những ý niệm này đâu có gì là mới và ngay cả đối với Plato thì chúng cũng
chẳng hề tân kỳ. Chúng ta đọc thấy điều sau đây trong tác phẩm Sấm truyền của
người Chaldea [3] : “Những công trình của thiên nhiên cùng tồn tại với Ánh sáng tri
thức, tâm linh của ngôi Cha. Đó là vì chính linh hồn tô điểm cho cõi trời vĩ đại và
tô điểm nó theo Cha trời”.
Philo có nói [4] (người ta đã sai lầm khi buộc tội ông là rút ra triết lý mình từ
triết lý của Plato): “Vậy thì thế giới vô hình đã được hoàn tất và được đặt vào trong
Lý trí của Thượng Đế”
Trong Thần phổ của Mochus, chúng ta thấy trước hết là Hậu thiên khí (Æther)
rồi tới phong (air) Ulom – Thượng Đế mà ta có thể hiểu được tức là vũ trụ vật chất
hữu hình sinh ra từ hai nguyên khí nêu trên [5] .
Trong các bài thánh ca của phái Orpheus, Eros Phanes tiến hóa ra từ Trứng
Tâm linh, có thấm nhuần Gió tinh anh Hậu thiên khí, Gió [6] là “thần khí của Thượng
Đế”, nghe nói Ngài vận động trong Hậu thiên khí, “ưu tư bên trên Hỗn mang” tức
là “Ý chí” Thiêng liêng. Trong Katakopanisād của Ấn Độ, Purusha tức Tinh thần
Thiêng liêng đã đứng trước vật chất nguyên thủy rồi, từ sự hợp nhất này mới nảy
sinh ra đại Hồn của Thế giới, “Maha=Atma, Brahm, Chơn linh Nguồn sống” [7] , các
tên gọi ấy đồng nhất với tên gọi Hồn Vũ Trụ tức Anima Mundi và Ánh sáng Tinh tú
của các nhà thông thần và môn đồ kinh Kabala.
Pythagoras tiếp nhận học thuyết của mình từ các thánh điện Đông phương,
còn Plato biên soạn chúng ra một dạng dễ hiểu hơn thành ra những con số thần bí
của bậc hiền triết (ông đã hoàn toàn chọn theo học thuyết của Pythagoras) đối với

[1]
Plato: “Timæus Soerius”, trang 97.
[2]
Xem “Những lời giải thích” của Movers, trang 268.
[3]
Cory: “Sấm truyền của người Chaldea”, trang 243.
[4]
Philo Judæus: “Bàn về sự Sáng tạo”, x.
[5]
Movers: “Phoinizer”, trang 282.
[6]
K. O. Müller, trang 263.
[7]
Weber: “Akad. Vorles”, trang 213-214 v.v. . .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 18

đầu óc của kẻ chưa được điểm đạo. Như vậy đối với Plato, Càn Khôn chính là “Ngôi
Con” mà cha mẹ của nó là Tư Tưởng Thiêng Liêng và Vật Chất Thiêng Liêng [1] .
Dunlap có nói [2] : “Người Ai Cập phân biệt Horus già với Horus trẻ, Horus già
là anh em của Osiris, còn Horus trẻ là con trai của Osiris và Isis”. Horus già là Ý
niệm về thế giới vẫn còn lại trong Tâm trí của đấng Hóa công, “được sinh ra trong
đêm tối trước khi thế giới được sáng tạo ra”. Horus thứ nhì là “Ý niệm” này xuất
phát từ Ngôi Lời và đã khoác lấy vật chất, có được sự tồn tại đúng thực [3] .
Sấm truyền của người Chaldea có nói: “Thượng Đế trần tục, vĩnh hằng, vô
biên, trẻ và già, có dạng uốn éo” [4] .
“Dạng uốn éo” này là một hình thái tu từ để diễn tả sự rung động của Ánh
sáng Tinh tú mà các lễ sư ngày xưa hết sức quen thuộc, mặc dù họ có quan niệm
khác với chất ether của các nhà khoa học hiện đại; đó là vì họ đặt vào Hậu thiên
khí ấy cái Ý niệm Vĩnh hằng vốn thấm nhuần Vũ trụ tức là Ý chí trở thành Lực và
sáng tạo ra hoặc tổ chức vật chất.
Van Helmont có nói: “Ý chí là quyền năng đầu tiên trong mọi quyền năng. Đó
là vì thông qua ý chí của đấng Sáng tạo, người ta tạo ra vạn vật và làm cho chúng
chuyển động . . . Ý chí là thuộc tính của mọi sinh linh tâm linh và càng bộc lộ tích
cực nơi những sinh linh này khi sinh linh ấy giải thoát ra khỏi vật chất”. Paracelsus
– ông được gọi là “đấng thiêng liêng” – có nói thêm với cùng một giọng điệu: “Đức
tin” phải xác nhận óc tưởng tượng vì đức tin xác lập ý chí . . .Ý chí quyết tâm là
khởi đầu của mọi thao tác pháp thuật . . . Vì người ta không tưởng tượng được
hoàn chỉnh và tin tưởng hết mình vào kết quả cho nên pháp thuật mới bấp bênh
trong khi lẽ ra thì chúng phải hoàn toàn chắc chắn”.
Chỉ cần một năng lực đối kháng là không tin và đa nghi, nếu được phóng
chiếu thành một dòng có cường độ lực tương đương thì có thể kềm chế được dòng
năng lượng kia và đôi khi hoàn toàn hóa giải được nó. Tại sao các nhà thần linh
học lại lấy làm lạ khi sự hiện diện của một số kẻ đa nghi hoặc những người cảm
thấy cay đắng chống lại hiện tượng phép lạ, vô ý thức vận dụng quyền năng ý chí
của mình chống lại nó, ắt cản trở và thường chận đứng hoàn toàn được những pha
trình diễn? Nếu không có một quyền năng hữu thức nào trên trần thế đôi khi thấy
một quyền năng khác can thiệp vào hoặc thậm chí hóa giải được mình thì tại sao
ta phải lấy làm lạ khi quyền năng thụ động vô ý thức của một người đồng cốt lại
thình lình có những tác dụng bị tê liệt do một quyền năng chống đối khác, mặc dù
nó cũng được vận dụng một cách vô ý thức? Các giáo sư Faraday và Tyndall khoe
khoang rằng sự hiện diện của họ ở một buổi lên đồng chận đứng ngay tức khắc
mọi pha trình diễn. Chỉ nội sự kiện này không thôi cũng chứng tỏ cho các nhà khoa
học lỗi lạc thấy rằng trong những hiện tượng phép lạ này có một lực nào đó đáng
cho họ quan tâm. Với vai trò là một nhà khoa học, giáo sư Tyndall có lẽ nổi bật lên
trong nhóm người lên đồng; với vai trò là một nhà quan sát sáng trí, một người
chẳng dễ gì bị lừa gạt bởi một người đồng cốt đầy thủ đoạn, cho dù có khéo léo thì

[1]
Plutarch: “Isis và Osiris”, i, vi.
[2] “
Lịch sử về Vong linh của Con người”, trang 88.
[3]
Movers: “Phoinizer”, trang 268.
[4]
Cory: “Các mảnh vụn”, trang 240.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 19

có lẽ y chẳng hay ho gì hơn những người khác có mặt trong phòng và nếu những
pha trình diễn chẳng qua chỉ là trò lừa bịp khéo léo đến nỗi gạt gẫm được người
khác thì những pha đó việc gì phải dừng lại cho dù có vì lợi ích của ông đi chăng
nữa. Có người đồng cốt nào dám khoe khoang những hiện tượng phép lạ mà Chúa
Giê su (và sau này là thánh tông đồ Paul) đã tạo ra? Thế nhưng ngay cả Chúa Giê
su cũng gặp những trường hợp lực chống đối vô ý thức đã thắng được ngay cả
dòng ý chí được điều khiển rất khéo léo của chính ngài. “Và ngài không làm được
nhiều công trình vĩ đại ở đó chỉ vì họ không tin”.
Người ta có suy gẫm về mọi quan điểm này trong triết lý của Schopenhauer.
Các nhà khoa học “khảo cứu” có thể tham khảo tác phẩm của ông rất có ích lợi.
Họ ắt thấy trong đó có nhiều giả thuyết kỳ lạ dựa vào các ý tưởng cổ xưa, các suy
đoán về những hiện tượng “mới” vốn có thể tỏ ra là hợp lý như bất kỳ hiện tượng
nào khác khiến cho họ đỡ mất công vô ích sáng chế ra những thuyết mới. Các lực
thông linh và lực ngoại lai, các quyền năng “động cơ thúc đẩy ý niệm” và “năng
lượng điện sinh học”, các thuyết về “tư tưởng tiềm tàng” và ngay cả “tác động trí
não vô ý thức” đều có thể cô đọng trong từ ngữ: ÁNH SÁNG TINH TÚ của môn đồ
kinh Kabala.
Trong tác phẩm của Schopenhauer có trình bày các ý kiến và thuyết táo bạo
khác xa ý kiến của đa số nhà khoa học chính thống. Nhà suy đoán liều mạng này
nhận xét; “thực ra chẳng có vật chất mà cũng chẳng có tinh thần. Việc hòn đá có
khuynh hướng rớt xuống theo luật trọng trường cũng giống như tư tưởng trong óc
người . . . Nếu vật chất có thể – có ai biết tại sao đâu – rơi xuống đất thì nó cũng
có thể – có ai biết tại sao không – suy nghĩ . . . Ngay cả trong cơ học, ngay khi ta
vượt quá mức toán học thuần túy, ngay khi ta đạt tới sức kết dính và lực trọng
trường khôn dò v.v. . . thì ta cũng giáp mặt với những hiện tượng mà các giác
quan của ta cho là bí nhiệm giống như Ý CHÍ và TƯ TƯỞNG nơi con người – ta thấy
mình đương đầu với điều không thể hiểu nổi vì mọi lực trong thiên nhiên đều không
thể hiểu nổi. Thế thì cái vật chất mà bạn cứ giả vờ cho rằng mình biết rất rõ và do
đó vì quá quen thuộc với nó cho nên bạn rút ra đủ mọi kết luận và lời giải thích,
gán đủ chuyện cho vật chất ấy, cái vật chất ấy là như thế nào nhỉ? Điều mà bạn
có thể nhận thức trọn vẹn bằng lý trí và các giác quan thì chẳng qua hời hợt thôi,
giác quan và lý trí chẳng bao giờ đạt tới được bản chất chân thực ở bên trong của
vạn vật. Kant có ý kiến như thế. Nếu bạn cho rằng trong đầu người có một loại ý
thức tinh thần nào đó thì bạn cũng bắt buộc phải thừa nhận điều đó đối với một
tảng đá. Nếu cái vật chất cực kỳ thụ động và chết lặng của bạn mà có thể biểu lộ
được khuynh hướng hấp dẫn trọng trường hoặc hút và đẩy giống như điện rồi
phóng ra các tia lửa điện thì nó cũng có thể suy nghĩ giống như bộ óc vậy.
Tóm lại ta cũng có thể thay thế mọi hạt của cái gọi là tinh thần bằng một hạt
vật chất tương đương và thay thế mọi hạt vật chất bằng một hạt tinh thần tương
đương . . . Như vậy Descartes phân chia vạn vật ra thành vật chất và tinh thần
chẳng bao giờ tỏ ra là chính xác về mặt triết học; nhưng nếu chúng ta chia chúng
thành ra ý chí và sự biểu lộ (cách phân chia này không dính dáng gì cách phân
chia thành vật chất và tinh thần) vì nó làm cho vạn vật trở nên tâm linh hóa: mọi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 20

thứ thoạt tiên là có thực thuộc ngoại giới – tức là vật thể và vật chất – bị nó biến
hóa thành ra một biểu diễn và mọi sự biểu lộ biến thành ý chí” [1] .
Quan niệm này bổ chứng cho điều mà ta đã diễn tả về đủ thứ tên gọi dành
cho cùng một sự vật. Những kẻ tranh cãi chỉ khẩu chiến về ngôn từ thôi. Cho dù
người ta gọi các hiện tượng phép lạ ấy là lực, năng lượng, điện hoặc từ, ý chí hoặc
quyền năng tinh thần, thì nó bao giờ cũng là sự biểu lộ riêng phần của linh hồn,
cho dù đã thoát xác hay bị giam cầm trong cơ thể một lúc nào đó – đó là một bộ
phận của cái Ý CHÍ thông tuệ cá biệt và toàn năng, thấm nhuần trọn cả thiên nhiên
được ta biết là THƯỢNG ĐẾ do ngôn ngữ của loài người còn thiếu sót nên không
diễn tả chính xác được các ảnh tượng tâm lý.
Ý niệm của một số nhà triết học kinh viện về vật chất ắt sai lầm nhiều mặt
khi xét theo quan điểm của môn đồ kinh Kabala. Hartmann gọi quan niệm của họ
là một “thành kiến theo bản năng”. Hơn nữa, ông chứng tỏ được rằng không một
nhà thực nghiệm nào có thể làm được gì dính dáng tới vật chất chính hiệu mà chỉ
giao tiếp với các lực do vật chất phân chia thành. Tác dụng hữu hình của vật chất
chẳng qua chỉ là tác dụng của lực. Do đó ông kết luận rằng điều mà giờ đây ta gọi
là vật chất chẳng qua chỉ là khối tập hợp các lực nguyên tử mà người ta dùng từ
vật chất để diễn đạt: ngoài điều đó ra thì vật chất chẳng qua chỉ là một từ vô nghĩa
đối với khoa học. Mặc dù có nhiều lời thú nhận thẳng thắn của các chuyên gia –
nhà vật lý học, sinh lý học và hóa học – theo đó họ chẳng biết tí gì về vật chất [2]
, song họ vẫn thần thánh hóa vật chất. Mọi hiện tượng mới mà họ thấy mình không
thể giải thích được đều bị nghiền nát ra, vo viên chế thành nhang để đốt trên bàn
thờ của nữ thần bảo trợ cho các nhà khoa học hiện đại.
Chẳng ai bàn về đề tài này hay ho hơn Schopenhauer trong tác phẩm Parerga.
Trong tác phẩm này ông bàn dông dài về từ khí động vật, thần nhãn, phép chữa
bệnh đồng cảm, thuật thấu thị, pháp thuật, những điềm báo trước, thấy ma và
những vấn đề tâm linh khác. Ông bảo rằng: “Tất cả mọi biểu hiện này đều là nhánh
nhóc của cùng một cái cây và cung cấp cho ta những bằng chứng không chối bỏ
được về sự tồn tại của một chuỗi sinh linh vốn dựa trên một trật tự tạo vật khác
hẳn so với thiên nhiên đặt nền tảng trên các định luật về không gian, thời gian và
sự thích ứng. Trật tự sự vật khác biệt này vốn sâu sắc hơn nhiều vì đó là trật tự
nguyên thủy và trực tiếp; khi nó có mặt thì những định luật thông thường của thiên
nhiên (vốn chỉ là hình thức) đâm ra vô hiệu lực; do đó khi nó tác động trực tiếp thì
thời gian và không gian chẳng còn có thể ngăn cách được bất kỳ cá thể nào nữa
và sự ngăn cách cố hữu nơi các hình tướng ấy không còn tạo ra những hàng rào
không vượt qua nổi đối với sự giao tiếp bằng tư tưởng và tác động trực tiếp của ý
chí. Bằng cách này người ta có thể tạo ra mọi thay đổi theo một lộ trình khác hẳn
lộ trình của tính nhân quả vật lý nghĩa là tác động qua sự biểu lộ ý chí thể hiện
một cách đặc thù bên ngoài chính cá thể. Vì vậy tính cách đặc thù của mọi sự trình
diễn nêu trên chính là việc nhìn thấy và tác động từ xa trong quan hệ với thời gian
cũng như quan hệ với không gian. Một tác động từ xa như thế chính là điều tạo
thành tính cách căn bản của cái gọi là pháp thuật; vì đó chính là tác động trực tiếp

[1]
“Parerga”, ii, trang 111-112.
[2]
Xem Huxley: “Cơ sở Vật lý của Sự Sống”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 21

của ý chí ta, một tác động thoát khỏi quan hệ nhân quả qua tác động vật lý nghĩa
là do tiếp xúc”.
Schopenhauer tiếp tục: “Ngoài điều đó ra, những pha trình diễn ấy còn cung
cấp cho ta một cơ sở xác thực và hoàn toàn hợp lý để chống lại thuyết duy vật và
ngay cả thuyết tự nhiên nữa vì theo sự minh giải của pha trình diễn ấy thì cái trật
tự sự vật trong thiên nhiên (mà cả hai triết lý nêu trên đều tìm cách trình bày là
tuyệt đối chân thực duy nhất) hiện ra trước mắt ta trái lại chỉ thuần túy mang tính
hiện tượng và hời hợt, nó chứa đựng ngay dưới đáy của mình một bản thể sự vật
riêng rẽ và hoàn toàn độc lập với những định luật của chính nó. Chính vì thế mà
tại sao những pha trình diễn này – ít ra thì cũng theo một quan điểm thuần túy
triết học – là vượt ngoài tầm bất kỳ sự so sánh quan trọng nhất nào trong số mọi
sự kiện được trình bày cho ta trong địa hạt thực nghiệm. Vì vậy bổn phận của mọi
nhà khoa học là phải làm quen với những pha trình diễn ấy”.
Thật là hoài công khi chuyển từ suy đoán triết học cùa một người như
Schopenhauer sang những tổng quát hóa hời hợt của một số Hàn lâm viện sĩ Pháp
ngoại trừ sự kiện khó khăn khiến cho ta có thể ước lượng được khả năng lĩnh hội
trí thức của hai trường phái học thuật. Chúng ta đã thấy người Đức trình bày các
thắc mắc tâm lý sâu sắc ra sao. Ta hãy so sánh với thuyết tốt nhất mà nhà thiên
văn học Babinet và nhà hóa học Boussingault có thể nêu ra bằng cách giải thích
một hiện tượng thần linh học quan trọng. Vào năm 1854 – 1855, các chuyên gia
xuất sắc này có đệ trình cho Hàn lâm viện một kỷ yếu hoặc chuyên khảo mà mục
đích rõ ràng là bổ chứng đồng thời minh giải thêm cái thuyết quá phức tạp của
Tiến sĩ Chevreuil nhằm giải thích về cái bàn xoay do ủy ban khảo cứu mà ông ta
là một thành viên nêu ra.
Sau đây là nguyên văn:
“Về phần những chuyển động và dao động được gán cho là đã xảy ra đối với
một vài cái bàn, chúng không thể có nguyên nhân nào khác hơn là những rung
động vô hình và vô ý thức của cơ bắp thuộc nhà thực nghiệm; việc các cơ co lại và
duỗi ra biểu lộ vào lúc đó do một loạt các rung động và như vậy trở thành một sự
run rẩy hữu hình vốn truyền cho sự vật một chuyển động tròn xoay. Như vậy
chuyển động xoay này có thể được biểu lộ với một năng lượng đáng kể qua việc
dần dần chuyển động nhanh hơn hoặc mạnh mẽ chống lại bất cứ khi nào người ta
cần dừng lại, vì thế cho nên cách giải thích vật lý về hiện tượng này trở nên rõ
ràng và không gây ra sự khó khăn chút xíu nào [1] .
Tuyệt nhiên không. Giả thuyết khoa học này – hoặc liệu ta có nên gọi là sự
chứng minh – cũng rõ ràng như trong một tinh vân của ông Babinet được khảo sát
vào một đêm đầy sương mù.
Và cho dù nó có thể vẫn còn minh bạch thì nó vẫn thiếu một đặc điểm quan
trọng đó là óc phân biệt phải trái thông thường. Chúng ta cũng lúng túng khi quyết
định xem liệu trong khi thất vọng với chính nghĩa. Ông Babinet có chấp nhận hay
chăng đề xuất của ông Hartmann theo đó các “tác dụng hữu hình của vật chất
chẳng qua chỉ là các tác dụng của lực”. Và để có được một quan niệm minh bạch

[1]
Schopenhauer, tác phẩm “Parerga”, bài viết về “Ý chí trong Thiên nhiên”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 22

về vật chất thì trước hết người ta phải quan niệm được rõ rệt về lực. Triết thuyết
mà trường phái của ông Hartmann thuộc về đó, đã được nhiều nhà khoa học vĩ đại
nhất người Đức chấp nhận phần nào, có dạy rằng ta chỉ có thể giải quyết được vấn
đề vật chất bằng cái Lực vô hình mà để làm quen với nó. Schopenhauer đã gọi nó
là “kiến thức pháp thuật” và “tác dụng pháp thuật hoặc tác dụng Ý chí”. Như thế
trước hết ta phải nhận biết liệu “những rung động vô ý thức thuộc hệ cơ bắp của
nhà thực nghiệm”(vốn chẳng qua chỉ là các “tác dụng của vật chất”) có liệu ảnh
hưởng của một ý chí bên trong hoặc bên ngoài nhà thực nghiệm hay chăng. Trong
trường hợp ý chí ở bên trong thì Babinet biến người ta thành một kẻ động kinh vô
ý thức; còn trong trường hợp ý chí ở bên ngoài (ta sẽ thấy điều này thêm nữa) ông
lại bác bỏ hoàn toàn và gán mọi câu trả lời thông minh của những cái bàn được gõ
nhẹ hoặc vỗ nhẹ là do “thuật truyền âm nhập mật vô ý thức”.
Chúng ta biết rằng mọi việc vận dụng ý chí đều có kết quả là thần lực và theo
trường phái Đức nêu trên thì những biểu lộ của lực nguyên tử đều là các tác động
cá thể của ý chí với kết quả là các nguyên tử vô ý thức ùa vào trong hình ảnh cụ
thể mà ý chí đã sáng tạo ra rồi trong nội giới. Democritus phỏng theo huấn sư của
mình là Leucippus có dạy rằng những nguyên thể đầu tiên của vạn vật bao hàm
trong vũ trụ đều là nguyên tử và chân không. Theo nghĩa của kinh Kabala thì về
phương diện này chân không có nghĩa là Thượng Đế ẩn tàng, tức lực tiềm tàng mà
khi biểu lộ lần đầu tiên ắt trở thành Ý CHÍ, và như vậy truyền xung lực đầu tiên
cho nguyên tử này – khối tập hợp các nguyên tử ấy chính là vật chất. Chân không
chẳng qua chỉ là một tên gọi khác của hỗn mang và là một tên gọi không thỏa
đáng vì theo học thuyết Tiêu dao thì “thiên nhiên ghê sợ chân không”.
Các dụ ngôn và đủ thứ sự kiện khác chứng tỏ rằng trước thời Democritus cổ
nhân đã quen thuộc với ý niệm về tính bất diệt của vật chất. Movers trình bày định
nghĩa thuộc ý niệm của người Phoenicia, theo đó ánh sáng mặt trời lý tưởng là một
tác dụng tâm linh xuất phát từ THẦN LINH cao nhất là IAO, “ánh sáng chỉ có thể
quan niệm được bằng trí năng – Nguyên thể vật lý và tâm linh của vạn vật; linh
hồn vốn phân thân từ nguyên thể ấy”. Đó là Bản thể dương, tức Minh triết, trong
khi vật chất nguyên sơ tức Hỗn mang là âm. Như thế, hai nguyên khí đầu tiên vốn
cùng vĩnh hằng và vô hạn đã tồn tại rồi đối với những người Phoenicia nguyên
thủy, đó là tinh thần và vật chất. Vì vậy thuyết này cũng xưa như trái đất; do
Dimocritus không phài là triết gia đầu tiên giảng dạy về nó; và trực giác tồn tại
nơi con người trước khi cuối cùng y phát triển được lý trí. Nhưng sự bất lực của
mọi khoa học duy vật trong việc giải thích các hiện tượng huyền bí chính là vì nó
chối bỏ một Thực thể vô biên và vô tận vốn có cái Ý CHÍ vô hình mà chúng ta gọi
là THƯỢNG ĐẾ vì thiếu một từ hay ho hơn. Chính vì bác bỏ một cách tiên nghiệm
mọi điều ắt buộc họ phải vượt qua biên giới của khoa học chính xác và bước vào
địa hạt tâm lý học hoặc (nếu ta muốn có thể gọi là sinh lý học siêu hình) cho nên
chúng tôi mới thấy nguyên nhân bí mật của việc họ lúng túng đối với các pha trình
diễn và những thuyết phi lý của họ để giải thích về các pha này. Triết lý cổ truyền
khẳng định rằng do hậu quả của việc biểu lộ Ý CHÍ đó – mà ta gọi là Ý niệm Thiêng
liêng – cho nên vạn vật hữu hình và vô hình mới tồn tại được. Còn về phần cái Ý
niệm Thông tuệ khi điều khiển quyền năng ý chí duy nhất của mình hướng vào

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 23

một trung tâm lực định xứ, nó có thể khiến cho các hình tướng nơi ngoại giới tồn
tại được; cũng như vậy, con người vốn là tiểu thiên địa của Đại vũ trụ cũng làm
như vậy tỉ lệ với sự phát triển quyền năng ý chí của mình. Các nguyên tử tưởng
tượng – một hình thái tu từ mà Democritus sử dụng đã bị các nhà duy vật khoan
khoái chộp lấy – cũng giống như những công nhân tự động được điều khiển từ bên
trong do luồng lưu nhập của cái Ý chí Vũ trụ điều khiển lên trên chúng. Kế hoạch
về cấu trúc phải được dựng nên vốn có trong trí óc của Kiến trúc sư và phản ánh
ý chí của y; cho đến nay vẫn còn trừu tượng từ khi được quan niệm ra, nó trở nên
cụ thể thông qua những nguyên tử vốn trung thành đi theo mọi đường, điểm và
hình vẽ được vạch ra trong trí tưởng tượng của nhà Hình học Thiêng liêng.
Thượng Đế sáng tạo ra sao thì con người cũng có thể sáng tạo như thế ấy.
Nếu cho sẵn một cường độ ý chí nào đó thì các hình dạng mà tâm trí sáng tạo ra
sẽ thuộc về nội giới. Chúng được gọi là ảo giác mặc dù đối với người sáng tạo ra
chúng thì chúng cũng có thực giống như bất kỳ sự vật hữu hình nào đối với bất cứ
người nào khác. Nếu cho sẵn một sự tập trung thông tuệ và cật lực hơn của ý chí
này thì hình tướng ấy trở nên cụ thể, hữu hình thuộc ngoại giới; con người đã học
được điều bí mật của mọi sự bí mật, y trở thành một PHÁP SƯ.
Nhà duy vật ắt không phản đối lập luận này vì y coi tư tưởng là vật chất. Khi
thừa nhận như thế thì cái cơ chế tinh xảo mà nhà phát minh nghĩ ra; những tình
huống thần tiên nảy sinh ra trong đầu óc của thi sĩ, bức tranh sặc sỡ mà óc tưởng
tượng của họa sĩ phác họa ra, pho tượng vô song mà nhà điêu khắc chạm trỗ trong
chất dĩ thái, dinh thự và lâu đài mà kiến trúc sư xây dựng ở trên không trung – tất
cả những thứ này mặc dù vô hình và thuộc nội giới đều phải tồn tại vì chúng là vật
chất đã được định hình và uốn nắn. Vậy thì ai dám bảo không có một số người với
ý chí bất khuất đến nỗi có thể lôi kéo những sự tưởng tượng từ trên không trung
này cho hiện hình ra được, bao bọc trong lớp vỏ rắn chắc của chất liệu thô trược
khiến cho ta thấy rõ được chúng?
Nếu các nhà khoa học Pháp không gặt hái được thành công trong địa hạt khảo
cứu mới mẻ thì ta có thể làm được gì hơn nữa ở Anh, cho tới ngày mà ông Crookes
hiến mình để chuộc tội cho tội lỗi của đoàn thể các nhà bác học? Tại sao ông
Faraday cách đây 20 năm lại thực sự hạ mình để người ta có nói một hoặc hai lần
tới ông bàn về đề tài này. Faraday có tên tuổi được những kẻ chống thần linh học
nêu lên trong mọi cuộc thảo luận về hiện tượng này coi như một loại uy tín khoa
học chống đối cặp mắt gian tà của Thần linh học; Faraday đã “xấu hổ” vì công bố
những cuộc khảo cứu về một tín ngưỡng ô nhục như thế, giờ đây có đủ thẩm quyền
để chẳng bao giờ tự thân mình ngồi nơi một cái bàn được gõ nhẹ như thế! Chúng
ta chỉ cần giở ra một vài số báo tản mạn của Tạp chí Các cuộc Thào luận được xuất
bản trong khi một người đồng cốt nổi tiếng xứ Tô cách lan còn đang ở nước Anh
thì cũng đủ nhớ lại những diễn biến đã qua khi chúng còn mới tinh khôi. Trong một
số báo này, Tiến sĩ Foucault ở Paris xuất hiện là kẻ bênh vực cho nhà thực nghiệm
lỗi lạc người Anh. Ông bảo rằng: “Đừng có tưởng tượng mà hãy cầu xin rằng nhà
vật lý vĩ đại đã từng hạ mình để ngồi buồn tẻ nơi cái bàn biết nhảy nhổm ấy”. Thế
rồi ở đâu ra cặp má ửng hồng vì “thẹn thùng” của vị “Cha đẻ Triết lý Thực nghiệm”?
Khi nhớ tới sự kiện này thì giờ đây ta mới khảo sát bản chất “Đấng Chỉ đạo” mỹ lệ

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 24

của Faraday, là kẻ phi thường “Bắt được người đồng cốt” mà ông đã sáng chế ra
để dò tìm sự lừa bịp của giới đồng cốt. Cái cổ máy phức tạp ấy (cứ nhớ tới nó thì
những người đồng cốt bất lương cũng đủ bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng khi
nằm mơ) được mô tả tỉ mỉ trong quyển Vấn đề các Vong linh của Bá tước de
Mirville.
Để chứng tỏ cho các nhà thực nghiệm thấy rõ hơn sự thật về điều gì thúc đẩy
họ, Giáo sư Faraday đặt nhiều cái đĩa bằng bìa cứng carton nối liền nhau và được
dán dính vào bàn bằng một loại keo hơi mềm, khiến cho toàn thể dính vào nhau
trong một lúc, tuy nhiên nếu chịu áp lực liên tục thì chúng sẽ rời ra. Thế mà cái
bàn đã xoay – đúng vậy, thật sự nó dám xoay trước mặt ông Faraday, sự kiện này
ít ra cũng có một giá trị nào đó – người ta bèn khảo sát cái đĩa; và khi người ta
phát hiện thấy chúng dần dần dời chỗ bằng cách trượt theo cùng một hướng với
cái bàn thì đó trở thành một bằng chứng không chối cãi được là chính các nhà thực
nghiệm đã đẩy cái bàn.
Còn một cuộc thí nghiệm khác cũng được gọi là thí nghiệm khoa học rất hữu
dụng trong một hiện tượng được gán cho hoặc là tâm linh hoặc là thông linh, nó
bao gồm một dụng cụ nhỏ ngay tức khắc cảnh báo cho các nhân chứng biết được
xung lực cá nhân nhỏ nhất của chính mình hoặc đúng hơn theo cách diễn tả của
chính ông Faraday, “nó báo cho họ biết khi nào họ chuyển từ trạng thái thụ động
sang trạng thái chủ động”. Cái kim này vốn làm bộc lộ chuyển động chủ động chỉ
chứng tỏ được có mỗi một điều, nghĩa là: tác động của một lực hoặc là xuất phát
từ người lên đồng hoặc là kiểm soát người lên đồng. Và ai dám bảo rằng không có
một lực như thế? Mọi người đều công nhận như vậy cho dù lực này chuyển qua
người thao tác (nó thường biểu lộ như thế) hoặc tác động độc lập với y (cũng hay
xảy ra trường hợp này). “Trọn cả điều bí mật vốn ở nơi sự mất tỉ lệ của lực mà
người thao tác vận dụng, họ đẩy vì họ bắt buộc phải đẩy với một vài tác dụng quay
nào đó hoặc đúng hơn là do một giống người thật sự kỳ diệu. Khi có mặt những
hiệu ứng mầu nhiệm như thế, hèn chi mà người ta chẳng tưởng tượng rằng những
cuộc thí nghiệm của Người tí hon thuộc loại này ắt chẳng có giá trị gì trong cái Xứ
sở của người Khổng lồ vừa mới được phát hiện ra” [1].
Giáo sư Agassiz ở Mỹ (ông có địa vị lỗi lạc của một nhà khoa học cũng gần
giống như địa vị của ông Faraday ở Anh) hành động một cách còn thiếu công bằng
hơn nữa. Giáo sư J. R. Buchanan (nhà nhân loại học lỗi lạc mà xét về nhiều mặt
đã khảo luận về Thần linh học một cách khoa học hơn bất kỳ người nào khác ở Mỹ)
có nói về Agassiz trong một bài báo gần đây với một sự công phẩn rất chính đáng.
Đó là vì cũng giống như mọi người khác, Giáo sự Agassiz phải tin vào một hiện
tượng mà bản thân ông có trải nghiệm. Nhưng giờ đây khi cả Faraday lẫn Agassiz
đều đã trở thành người thiên cổ thì tốt hơn ta nên chất vấn người còn sống hơn là
kẻ đã chết.
Như vậy là những kẻ đa nghi thời nay đã chối bỏ một lực mà quyền năng bí
mật của nó vốn hoàn toàn quen thuộc với các nhà thông thần thời xưa. Những đứa
con thời tiền hồng thủy – họ có lẽ đã chơi đùa với nó, vận dụng nó giống như

[1]
Bá tước de Mirville, tác phẩm “Vấn đề các Vong linh”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 25

những đứa trẻ trong tác phẩm Giống dân Sắp tới của Bulwer Lytton vận dụng thần
lực “wril” khủng khiếp – gọi nó là “Nước Phtha”; con cháu họ gọi nó là Anima
Mundi, linh hồn thế giới; mãi về sau này môn đồ phái Hermes thời trung cổ gọi nó
là “ánh sáng tinh đẩu” tức “Sữa của Mẹ Đồng trinh trên Trời”, “Từ lực” và nhiều
tên gọi khác. Nhưng các nhà bác học thời nay ắt chắng chấp nhận hoặc công nhận
nó với những tên gọi đó; vì nó thuộc về pháp thuật và theo quan niệm của họ thì
pháp thuật là điều mê tín dị đoan ô nhục.
Apollonius và Iamblachus chủ trương rằng không phải vì “biết được mọi sự
vật ở bên ngoài, mà chính nhờ hoàn hảo được linh hồn ở bên trong thì con người
mới làm chủ đươc bản thân và có hoài bão siêu quần bạt tụy” [1] . Như vậy họ đã
đạt tới mức hoàn toàn nhận biệt được linh hồn tựa như thần linh của mình, họ đã
vận dụng quyền năng của linh hồn với mọi sự minh triết là thành quả của việc
nghiên cứu bí truyền về kho tài liệu Hermes mà các bậc cha ông đã truyền thừa
cho họ. Nhưng các triết gia của ta vốn ẩn mình trong những lớp vỏ xác thịt nên
không thể hoặc không dám rụt rè đăm đăm nhìn quá mức điều có thể hiểu nổi.
Đối với họ chẳng có kiếp sống vị lai, cũng chẳng có giấc mơ tựa thần linh, họ khinh
thường chúng là không khoa học, đối với họ những người thời xưa chỉ là các vị “tổ
tiên dốt nát” (họ diễn tả như thế) và trong công trình khảo cứu sinh lý học bất cứ
khi nào họ gặp một tác giả tin rằng trong mọi con người đều có sẵn cái lòng khao
khát bí nhiệm đối với tri thức tâm linh ấy mà không thể trình bày cho ta một cách
uổng công, thì họ coi người đó thật là đáng thương và đáng khinh bỉ.
Ngạn ngữ của Ba tư có nói: “Bầu trời càng tối đen thì các ngôi sao càng chói
sáng”. Như vậy là trên bầu trời tối đen của thời trung cổ thấy bắt đầu xuất hiện
những Huynh đệ bí nhiệm của Hoa hồng Thập tự. Họ không tạo thành hiệp hội, họ
không xây dựng nên trường lớp, vì họ bị săn đuổi như những con thú hoang và khi
bị Giáo hội Ki Tô giáo tóm được thì họ sẽ bị thiêu sống mà không có nghi thức nào.
Bayle: “Vì tôn giáo cấm việc làm đổ máu cho nên để né tránh câu châm ngôn, Giới
giáo sĩ không gây đổ máu, họ bèn thiêu sống người ta vì thiêu sống không làm đổ
máu!”.
Nhiều nhà thần bí học khi theo sát điều được dạy dỗ qua một số thiên khảo
luận được bí mật bảo tồn từ đời này sang đời khác, đã thành tựu được những phát
hiện mà ngay cả thời khoa học chính xác hiện nay cũng không thể khinh thường
được. Roger Bacon là một thầy dòng bị chế nhạo, là một lang băm hiện nay thường
được xếp vào loại người “tự cho” mình có pháp thuật; tuy nhiên các phát hiện của
ông đã được chấp nhận và giờ đây được những người chế nhạo ông nhiều nhất
đem ra sử dụng. Roger Bacon thuộc về (do thẩm quyền nếu không phải là do thực
tế) cái hội đoàn huynh đệ vốn bao gồm tất cả những người nào muốn nghiên cứu
khoa học huyền bí. Vì sống vào thế kỷ thứ 13, do đó hầu như đồng thời với Albertus
Magnus và Thomas Aquinas, những khám phá của ông – chẳng hạn như thuốc
súng, kính quang học và những thành tựu cơ khí – đều được mọi người coi là biết
bao nhiêu phép lạ. Ông bị buộc tội đã giao ước với Tà phái.
Trong chuyện huyền thoại về thầy dòng Bacon cũng như “trong một vở kịch
xưa do Robert Green (một kịch tác gia vào thời nữ hoàng Elizabeth) viết ra, người
ta có kể lại rằng khi được triệu tập tới trước mặt nhà vua, vị thầy dòng được lệnh
phải trổ tài trước mặt nữ hoàng”, thế là ông vẫy tay (trong văn bản là vẫy cây đũa
phép) và “những người hiện diện nghe thấy âm nhạc tuyệt vời đến nỗi tất cả đều

[1]
Bulwer Lytton, tác phẩm “Zanoni”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 26

bảo rằng họ chưa bao giờ nghe thứ nào giống như thế”. Sau đó họ nghe thấy một
âm nhạc còn lớn hơn nữa và bốn nhân vật hiện hình đột nhiên hiện ra nhảy múa
cho đến khi chúng biến mất giữa không trung. Thế rồi ông vẫy đũa phép một lần
nữa và thình lình có “một mùi thơm ngào ngạt như thể hương thơm của trọn cả
thế giới đều tề tựu nơi đó và được điều chế bằng một phương thức tốt nhất không
gì sánh kịp”. Sau đó, vì đã hứa chỉ cho một nhà quí tộc thấy cô bồ của y, Roger
Bacon vén cái rèm che căn hộ của nhà vua lên và mọi người trong phòng đều thấy
“một cô đầu bếp cầm lăm lăm trên tay cái môi xối mỡ”. Nhà quí tộc kiêu hãnh,
mặc dù thấy cô đầu bếp biến mất đột ngột giống như khi cô hiện ra, vẫn điên tiết
lên trước cái khung cảnh sỉ nhục như thế và đe dọa trả thù ông thầy dòng. Vị pháp
sư đối phó ra sao đây? Ông chỉ trả lời: “Đừng có hòng mà đe dọa, kẻo tôi sẽ làm
cho ông nhục nhã hơn, và ông sẽ phải tìm cách nói dối một lần nữa với các vị học
giả!”
Để bình luận về điều này, sử gia hiện đại có nhận xét [1]: “Đây có thể được
coi là một loại minh họa cho lớp phô trương vốn có lẽ là kết quả của việc hiểu biết
cao siêu về các khoa học thiên nhiên. Chẳng ai đã từng nghi ngờ rằng đó là kết
quả của một tri thức chính xác xiết bao và các môn đồ phái Hermes, các pháp sư,
các nhà chiêm tinh học và các nhà luyện kim đan chưa bao giờ đòi hỏi bất cứ điều
nào khác. Chắc chắn không phải lỗi của họ mà là lỗi của quần chúng dốt nát do
chịu ảnh hưởng của một giáo sĩ đoàn cuồng tín và vô lương tâm đã gán mọi công
trình như thế cho tác nhân là ma quỉ. Xét vì Tòa án Tôn giáo đã hành hạ hà khắc
mọi kẻ nghi ngờ là theo pháp thuật chánh đạo hoặc tà đạo, cho nên cũng chẳng
lấy gì làm lạ khi các triết gia này không khoe khoang mà cũng chẳng thừa nhận
sự thật về một giao tiếp như thế. Ngược lại, tác phẩm của chính họ đều chứng tỏ
rằng họ chủ trương pháp thuật “chẳng có gì khác hơn là áp dụng những nguyên
nhân chủ động tự nhiên tác động vào các sự vật hoặc đối tượng thụ động, do đó
tạo ra nhiều tác dụng vô cùng gây sửng sốt”.
Thế nhưng vẫn tự nhiên, ngay cả vào thời nay ta cũng thường quan sát thấy
các hiện tượng mùi vị và âm nhạc thần bí mà Roger Bacon đã phô diễn. Chưa cần
nói tới kinh nghiệm cá nhân, chúng ta vẫn được thông tin qua các thông tín viên
người Anh thuộc Hội Thông Thiên Học, theo đó họ đã nghe thấy những âm điệu
của âm nhạc làm ngây ngất nhất không xuất phát từ một nhạc cụ hữu hình nào
và hít thở hàng loạt những mùi vị dễ chịu mà họ tin rằng do tác nhân vong linh tạo
ra. Một thông tín viên nói cho ta biết rằng một trong những mùi vị quen thuộc này
– mùi gỗ đàn hương – nồng nặc đến nỗi căn nhà vẫn thấm đượm nó hằng tuần
sau buổi lên đồng. Trong trường hợp này, người đồng cốt là thành viên của một
gia đình riêng và các cuộc thực nghiệm đều được thực hiện trong phạm vi gia đình.
Một người khác mô tả điều mà ông gọi là “tiếng gõ nhịp âm nhạc”. Những mãnh
lực giờ đây có thể tạo ra những hiện tượng này ắt phải tồn tại và cũng hữu hiệu
vào thời của Roger Bacon. Còn về phần những sự hiện hình, chỉ cần nói rằng giờ
đây chúng được triệu thỉnh trong giới thần linh học và được các nhà khoa học bảo
đảm thì việc Roger Bacon có triệu thỉnh được chúng ắt trở nên rất có thể hơn bao
giờ hết.
Trong phần khảo luận về Pháp thuật Thiên nhiên, Baptista Porta có liệt kê
trọn cả danh mục các công thức bí mật để tạo ra các tác dụng phi thường bằng
cách sử dụng các quyền năng huyền bí của thiên nhiên. Mặc dù các “pháp sư” tin
chắc vào thế giới các vong linh vô hình cũng chẳng kém gì các nhà thần linh học,
nhưng không ai khẳng định rằng tạo ra tác dụng do sự kiểm soát của các tinh linh
hoặc chỉ nhờ sự trợ giúp của các tinh linh thôi. Họ thừa biết rằng một khi đã mở

[1]
T. Wright, tác phẩm “Chuyện kể về thuật Phù thủy và Pháp thuật”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 27

toang cửa rước chúng vào nhà thì thật khó mà ngăn ngừa được đám tạo vật tinh
linh ngũ hành này. Ngay cả pháp thuật của người Chaldea thời xưa chẳng qua cũng
chỉ là một kiến thức sâu sắc về quyền năng của các dược thảo và khoáng vật. Chỉ
khi nhà thông thần muốn được trợ giúp thiêng liêng về các vấn đề tâm linh và trần
tục thì y mới tìm cách giao tế trực tiếp với các thực thể tâm linh thuần khiết thông
qua các nghi thức tôn giáo. Ngay cả như thế thì đối với họ các tinh linh vẫn còn vô
hình và chỉ giao tiếp với người phàm tục thông qua những giác quan bên trong đã
được khơi hoạt chẳng hạn như thần nhãn, thần nhĩ, xuất thần v.v. . . điều này chỉ
có thể được triệu thỉnh trong nội giới do kết quả của một sinh hoạt thanh sạch và
lời cầu nguyện thuần khiết. Nhưng mọi hiện tượng trên cõi trần đều chỉ được tạo
ra do áp dụng kiến thức về các lực thiên nhiên, mặc dù chắc chắn không phải bằng
phương pháp khéo tay nhiều xảo thuật mà các nhà ảo thuật thực hành thời nay.
Những người có được kiến thức ấy về vận dụng những quyền năng như thế
kiên nhẫn lao động vất vả vì một điều gì đó tốt đẹp hơn là cái hư danh của tiếng
tăm phù du. Vì không mưu cầu hư danh cho nên họ trở thành bất tử cũng như tất
cả những người nào lao động vất vả vì lợi ích của loài người mà quên đi cái bản
ngã thấp hèn nhờ được soi sáng bằng ánh sáng của sự thật vĩnh hằng, cho nên
các nhà luyện kim đan nghèo vật chất mà giàu tinh thần này mới tập trung chú ý
vào những sự việc vượt ngoài tầm hiểu biết thông thường, nhận thấy chẳng điều
chi là khôn dò mà chỉ là Nguyên nhân Bản sơ và không thấy có vấn đề gì là không
thể giải quyết được. Qui tắc trước sau như một của họ là: dám, biết, quyết tâm và
GIỮ IM LẶNG; đối với họ thì việc làm phước, vị tha, không giả vờ là những sự thôi
thúc hồn nhiên. Vì khinh thường những điều tưởng thưởng do các thương vụ nhỏ
nhen, lánh xa của cải, sự xa hoa, vẻ hào nhoáng và quyền lực thế tục cho nên họ
khao khát biết được điều thỏa mãn nhất cho mọi điều được thụ đắc. Họ đánh giá
cao sự nghèo nàn, đói khát, lao động vất vả, lời nói xấu của thế nhân và thấy trả
giá như vậy để được thành tựu cũng không có gì là ghê gớm lắm. Họ có thể đã
từng nằm trên giường êm mướt lông tơ phủ nhung, song họ chịu đau khổ để chẳng
thà chết trong bệnh viện hoặc ngoài vỉa hè còn hơn là bán rẻ linh hồn mình để cho
lòng tham trần tục của những kẻ cám dỗ họ chiến thắng được lời thệ nguyện linh
thiêng của mình. Cuộc đời của Paracelsus, Cornelius Agrippa và Philalethes đã quá
nổi tiếng nên ta không cần lập lại câu chuyện cũ rich đáng buồn này.
Nếu các nhà thần linh học bồn chồn muốn theo sát giáo điều trong quan niệm
về “thế giới tâm linh” thì họ đừng có bảo các nhà khoa học này hãy nghiên cứu các
hiện tượng của mình với tinh thần thực nghiệm chân chính. Toan tính ấy chắc sẽ
là có kết quả phần nào tái phát hiện được pháp thuật thời xưa của Moses và
Paracelsus. Bên dưới vẻ đẹp gạt gẫm của một số những pha hiện hình thì một ngày
kia họ có thể tìm thấy những vị phong thần và thủy thần đẹp đẽ của môn đồ Hoa
hồng Thập tự đùa giỡn trong dòng thần lực oath và lực thông linh.
Ông Crookes vốn tin chắc vào những sinh linh ấy; đã cảm thấy rằng bên dưới
lớp da nõn nà của Katie có che phủ một tâm hồn được ngụy trang phần nào vay
mượn từ người đồng cốt và những người lên đồng chứ chẳng có linh hồn gì hết! Và
những nhà bác học tác giả của quyển Vũ trụ Vô hình khi từ bỏ thuyết “điện sinh
học” của mình bắt đầu nhận thấy trong chất ether vũ trụ có khả năng đó là một
tập ảnh của đấng Vô biên, EN-SOPH.
Chúng ta đâu có tin rằng mọi vong linh giao tiếp ở những buổi lên đồng đều
thuộc lớp sinh linh tên là “Tinh linh ngũ hành” và “Âm ma”. Nhiều vong linh đó –
nhất là trong số những sinh linh kiểm soát người đồng cốt trong nội giới nói, viết

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 28

và hành động khác nữa theo nhiều kiểu khác nhau – đều là các vong linh của người
đã thoát xác. Liệu các vong linh ấy là tốt hay xấu đều phần lớn tùy thuộc vào đạo
đức riêng tư của người đồng cốt, cũng tùy thuộc nhiều vào đám người lên đồng có
mặt và tùy thuộc phần lớn vào cường độ và mục tiêu trong chủ đích của họ. Nếu
mục tiêu ấy chỉ là thỏa mãn óc tò mò và mua vui một vài trống canh thì cũng hoài
công khi trông mong có một điều gì đó nghiêm chỉnh. Nhưng trong bất kỳ trường
hợp nào thì vong linh con người cũng chẳng bao giờ hiện hình ra được đúng như
con người ấy. Chúng chẳng bao giờ xuất hiện trước nhà khảo cứu mà khoác lấy da
thịt rắn chắc ấm áp với bàn tay rịn mồ hôi và những khuôn mặt trên cơ thể với vật
liệu thô trược. Cùng lắm thì họ cũng chỉ có thể phóng chiếu sự phản ánh tinh anh
của mình lên những làn sóng trong khí quyển và nếu trong những dịp hãn hữu mà
giác quan của người phàm tục còn sống trên cõi ngoại giới có thể sờ vào được tay
chân và quần áo của họ, thì người ta cũng chỉ cảm thấy giống như gió hiu hiu
thoảng qua quét nhẹ lên cái chỗ bị sờ mó chứ đâu giống như bàn tay của một
người hoặc cơ thể làm bằng vật chất. Thật hoài công khi biện hộ rằng “các vong
linh hiện hình” đã phô trương ra với những quả tim đập thình thịch và những giọng
nói oang oang (có hoặc không kèn không trống) là các vong linh của con người.
Những giọng nói – nếu ta có thể gọi một âm thanh như thế là giọng nói – của một
sự hiện hình vong linh một khi mà ta đã nghe thấy rồi thì khó lòng có thể quên
được. Giọng nói của một vong linh thuần túy giống như tiếng thì thào rung rẩy của
một cây hạc cầm văng vẳng từ xa; giọng nói của một vong linh đau khổ vì thế cho
nên không thuần túy nếu không phải là cực kỳ tồi tệ, có thể được đồng hóa với
tiếng người phát ta từ một cái thùng rỗng.
Đây không phải là triết lý của chúng tôi mà là của vô số thế hệ các nhà thông
thần và pháp sư dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. Cổ nhân cũng chứng minh khẳng
định về đề tài này [1]. Tiếng nói của vong linh không hề được phát âm ra. Tiếng nói
của vong linh bao gồm một loạt các âm thanh tạo cho ta cảm tưởng là một cột
không khí nén từ bên dưới bay vút lên trên và tỏa lan ra xung quanh người còn
sống đang đối thoại. Nhiều người tận mắt chứng kiến chứng nhận rằng trường hợp
Elizabeth Eslinger nghĩa là [2] : phó quản đốc của nhà tù Weinsberg, Mayer, Eckhart,
Theurer và Knorr (bằng chứng có tuyên thệ), Düttenhöfer và nhà toán học Kapff
chứng nhận rằng họ thấy sự hiện hình giống như một cột mây. Trong thời khoảng
11 tuần lễ, bác sĩ Kerner và các con, nhiều vị mục sư Tin lành, luật sư Fraas, nhà
chạm trỗ Düttenhöfer, hai y sĩ Siefer và Sicherer, thẩm phán Heyd và Nam tước
Von Hugel cùng với nhiều người khác nữa đã theo dõi sự hiện hình này hằng ngày.
Trong thời gian nó xảy ra, tù nhân Elizabeth cầu nguyện bằng một giọng vang
vang không ngừng nghỉ; do đó vì “vong linh” cũng đồng thời đang nói chuyện cho
nên đây không thể nào là thuật truyền âm nhập mật, và họ bảo rằng cái giọng ấy
“chẳng có chút nào giống như con người; không ai có thể bắt chước được âm thanh
của nó”.

[1]
Xem “Dodone” của Des Mousseaux và tác phẩm “Thượng Đế và chư Thần linh”, trang
326.
[2]
“Những sự hiện hình” bản dịch của C. Crowe, trang 388, 391, 399.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 29

Chúng tôi sẽ trình bày thêm nữa nhiều bằng chứng của các tác giả thời xưa
liên quan tới sự thật hiển nhiên bị bỏ lơ này. Giờ đây chúng tôi chỉ quả quyết khẳng
định lại rằng không một vong linh nào mà các nhà thần linh học cho rằng thuộc về
con người lại đã từng được chứng minh với đầy đủ chứng cớ như thế. Những người
nhạy cảm có thể cảm thấy ảnh hưởng của các vong linh đã thoát xác truyền cho
họ trong nội giới. Những vong linh ấy có thể tạo ra những sự hiện hình nơi ngoại
giới nhưng chúng không thể làm được gì khác hơn mức đã được mô tả trên kia.
Chúng có thể kiểm soát cơ thể của người đồng cốt, bộc lộ ham muốn và ý tưởng
của mình theo nhiều cách khác nhau mà các nhà thần linh học thừa biết, nhưng
chúng không làm hiện hình được điều vốn phi vật chất và thuần túy tâm lnh tức là
bản thể thiêng liêng của mình. Như vậy một khi đúng đắn thì mọi cái gọi là “sự
hiện hình” đều (có lẽ) được tạo ra do ý chí của cái vong linh mà “sự xuất hiện”
chẳng qua chỉ có thể cùng lắm là thể hiện phàm nhơn, hoặc là do chính những yêu
tinh âm ma vốn thường quá ngu đần cho nên không đáng được vinh danh gọi là
ma quỉ. Trong những dịp hiếm hoi thì các vong linh có thể khống chế và kiểm soát
được những sinh vật mất linh hồn, họ thường sẵn sàng vỗ ngực xưng tên nếu được
bỏ mặc cho lộng hành, sao cho cái vong linh đầy ác ý “trong không trung” uốn nắn
theo hình hài thực của một vong linh con người ắt bị vong linh con người điều động
như một con rối và không thể hành động hoặc thốt nên lời nào khác hơn những
thứ mà “linh hồn bất tử” áp đặt lên y. Nhưng điều này đòi hỏi nhiều điều kiện mà
giới lên đồng nói chung (thậm chí cả các nhà thần linh học nữa) đều không biết
mặc dù có thói quen đều đặn tham dự các buổi lên đồng. Đâu phải ai cũng có thể
thu hút được các vong linh con người mà mình muốn. Một trong những điều thu
hút mạnh mẽ nhất đối với những người quá cố là sự luyến ái tha thiết của họ đối
với những người còn bị bỏ lại trên trần thế. Nó từng bước lôi cuốn họ một cách
không chống cự nổi vào trong dòng TINH TÚ QUANG rung động giữa người có thiện
cảm với họ và linh hồn Vũ trụ. Có một điều kiện rất quan trọng nữa là sự hài hòa
và sự thanh khiết về từ điện của người có mặt.
Nếu triết lý này là sai lầm, nếu mọi hình thể được “hiện hình” xuất lộ trong
những phòng tối đen từ những buồng kín còn tối đen hơn nữa lại là vong linh của
những người đã từng một thời sống trên trần thế, thì tại sao có một sự khác nhau
như thế giữa chúng và những bóng ma đột nhiên xuất hiện mà chẳng cần tới phòng
kín hoặc người đồng cốt? Có ai đã từng nghe nói tới những sự hiện hình, những
“vong hồn” quậy phá lẩn quẩn ở nơi chốn mà họ bị sát hại hoặc trở về vì một lý do
bí mật nào đó của riêng mình, “thò tay ra sờ thấy ấm áp” như da thịt người sống
thế mà người ta biết rằng họ đã chết và bị đem chôn rồi, làm sao phân biệt họ
được với kẻ phàm phu còn sống? Chúng tôi có những sự kiện được kiểm chứng kỹ
lưỡng về những sự hiện hình như thế đột nhiên trở nên nhìn thấy được, nhưng
chưa bao giờ xảy ra cho đến khi bắt đầu kỷ nguyên “hiện hình” thì chúng tôi mới
thấy có một điều gì đó giống như vậy. Trong tác phẩm Người đồng cốt và Buổi
rạng đông, số ra mùng 8 tháng 9 năm 1876, chúng tôi đọc thấy một bức thư của
“một mệnh phụ du hành khắp lục địa”, kể lại một trường hợp xảy ra trong một căn
nhà bị ma ám. Bà nói: “Một âm thanh kỳ lạ vang lên từ một góc tối om của phòng
đọc sách . . . khi nhìn vào thì bà thấy có một đám mây hoặc một cột hơi nước chói

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 30

sáng . . . vong linh vướng vòng tục lụy đang lởn vởn ở chỗ bị nguyền rủa do hành
vi tà vạy của mình . . .”. Vì vong linh này chắc chắn là sự hiện hình đích thực của
một âm ma, nó tự ý hiện ra cho người khác thấy – tóm lại là một u hồn – cho nên
cũng giống như mọi hồn ma khả kính khác, nó có thể trông thấy được nhưng không
thể sờ thấy được, hoặc nếu ta sờ vào nó thì nó truyền cho ta cái cảm giác là một
khối nước bị bàn tay nắm chặt lại giống như hơi nước lạnh bị ngưng đọng lại. Nó
chói sáng và trông giống như hơi nước; trong chừng mực mà ta có thể nói được thì
đó có lẽ là u hồn thật sự của phàm nhơn thuộc “vong linh” bị hành hạ và còn vướng
vòng tục lụy do chính nó đã hối hận vì những tội ác của mình hoặc của những
người khác hoặc vong linh khác. Những điều bí mật ở bên kia cửa tử có rất nhiều
và những “sự hiện hình” thời nay chỉ khiến cho chúng trở nên rẻ tiền và lố bịch
trước mắt kẻ thờ ơ.
Người ta có thể phản đối những điều quả quyết nêu trên bằng một sự kiện
mà các nhà thần linh học đều thừa biết: Tác giả đã từng công khai chứng nhận
mình có thấy những hình dáng được hiện hình như thế. Chắc chắn là chúng tôi đã
làm như thế và sẵn sàng lập lại lời chứng nhận. Chúng tôi đã nhận ra những hình
thù ấy là những biểu diễn hữu hình của những người quen biết, thậm chí của những
thân bằng quyến thuộc. Cùng với nhiều khán giả khác, chúng tôi đã nghe chúng
thốt ra những lời lẽ bằng những ngôn ngữ không quen thuộc chẳng những đối với
người đồng cốt và mọi người khác trong phòng (ngoại trừ chúng tôi), mà trong
một số trường hợp còn không quen thuộc với hầu hết nếu không phải là tất cả mọi
đồng cốt ở Âu Mỹ, vì đó là ngôn ngữ của các bộ tộc và dân tộc Đông phương. Vào
thời ấy, những trường hợp này được coi đúng đắn là bằng chứng thuyết phục về
thuật đồng cốt chân thực của người nông dân không có học thức ở Vermont ngồi
trong một “buồng kín”. Tuy nhiên những hình thù này không phải là hình dáng của
những người mà chúng hiện hình ra như thế. Đó chỉ là những pho tượng chân dung
của họ được đám âm ma kiến tạo, làm linh hoạt, giựt dây thao tác. Nếu trước kia
chúng tôi chưa minh giải điều này thì đó chỉ là vì lúc ấy công luận trong giới thần
linh học thậm chí chưa sẵn sàng lắng nghe luận đề căn bản theo đó có các tinh
linh ngũ hành và âm ma. Từ đó trở đi thì người ta đã nêu ra và ít nhiều bàn luận
rộng rãi về đề tài này. Giờ đây có ít nguy cơ toan tính phóng lên cái biển gợn sóng
lăn tăn những lời chỉ trích cái triết lý cổ kính của các bậc thánh hiền thời xưa, vì
công luận đã được chuẩn bị phần nào để cứu xét nó, cân nhắc một cách vô tư. Hai
năm xáo động đã có kết quả là có thay đổi tốt hơn.
Pausanias có viết rằng bốn trăm năm sau trận chiến Marathon, ở nơi chiến
trường người ta vẫn còn nghe thấy tiếng ngựa hí và tiếng hò reo của những chiến
sĩ mờ mờ nhân ảnh. Giả sử rằng bóng ma của những chiến sĩ trận vong đúng là
vong linh thực của họ thì chúng trông giống như những hình bóng “mờ mờ nhân
ảnh” chứ không phải là những con người hiện hình ra. Thế thì ai hoặc cái gì tạo ra
tiếng ngựa hí? Chẳng lẽ là “vong hồn” của loài ngựa chăng? Và nếu rõ rệt là sai
lầm khi cho rằng loài ngựa có vong hồn – điều này không một ai trong đám nhà
động vật học, sinh lý học hoặc tâm lý học hoặc ngay cả thần linh học có thể chứng
minh hoặc bác bỏ được – thì chúng ta phải coi như đương nhiên là chính “linh hồn
bất tử” của con người đã tạo ra tiếng ngựa hí ở Marathon để làm cho phong cảnh

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 31

của trận đánh lịch sử trở nên sống động và đầy kịch tính hơn. Người ta đã thấy đi
thấy lại hồn ma của những con chó, con mèo và đủ thứ con vật khác; về vấn đề
này sự chứng nhận trên khắp thế giới cũng đáng tin cậy như sự chứng nhận đối
với việc hồn ma con người hiện hình. Nếu ta được phép tạm diễn tả như vậy thì ai
hoặc cái gì làm nhân cách hóa được hồn ma của những con thú đã quá cố? Phải
chăng lại là vong linh của con người? Khi đặt vấn đề ra như thế thì chẳng còn gì
mà nói chuyện lòng vòng: hoặc là ta phải thừa nhận rằng loài thú cũng có vong
hồn và vong linh sống còn như chính chúng ta hoặc là ta phải chủ trương theo
Porphyry rằng trong thế giới vô hình có một loài ma quỉ đầy ác ý và nhiều thủ đoạn
là những sinh linh trung gian giữa người còn sống và chư “thần linh”; các tinh linh
này rất khoái chí khi hiện hình dưới bất cứ hình thù nào mà nó có thể tưởng tượng
ra được, bắt đầu bằng hình người và chấm dứt bằng hình thú của vô số loài thú [1]
.
Trước khi dám đánh bạo quyết định vấn đề liệu hồn ma của loài thú có thường
được nhìn thấy và chứng nhận là vonh hồn của những con thú đã chết trở lại hay
chăng, thì ta phải cẩn thận xem xét cách ứng xử mà người ta tường trình về chúng.
Liệu những hồn ma này có hành động theo những thói quen và phô diễn những
bản năng giống như con thú trong buổi sinh thời hay chăng? Liệu hồn ma của
những con thú săn mồi có nằm chờ nạn nhân hoặc hồn ma của những con thú nhút
nhát có cao chạy xa bay khi thấy mặt con người hay chăng; hoặc những con thú
nhút nhát lại có hồn ma tỏ ra đầy ác ý với bẩm tính quậy phá hoàn toàn xa lạ bản
chất của mình? Nhiều nạn nhân của vụ ma nhập – nhất là những người chịu nạn ở
Salem và những thuật phù thủy khác trong lịch sử – chứng nhận là đã thấy những
con chó, mèo, heo và những con thú khác chui vào buồng mình, cắn xé mình và
chà đạp lên cơ thể đang thiu ngủ của mình và còn nói chuyện với mình nữa, thường
thường thì xúi giục mình tự tử hoặc phạm những tội ác khác. Trong trường hợp đã
được kiểm chứng kỹ lưỡng của nạn nhân Elizabeth Eslinger mà Bác sĩ Kerner có đề
cập tới thì sự hiện hình của vị linh mục thời xưa ở Wimmenthal [2] có kèm theo một
con chó lớn màu đen mà linh mục gọi là cha của mình, khi có mặt nhiều nhân
chứng con chó này vẫn leo lên giường của các tù nhân. Và một dịp khác vị linh
mục xuất hiện với một con chiên và đôi khi với hai con chiên. Hầu hết những người
bị kết án ở Salem đều bị các nhà nữ thấu thị buộc tội là đã tham vấn những con
chim màu vàng với âm mưu đầy ác ý, những con chim vàng đó đậu trên vai của
họ hoặc trên xà nhà phía ngay trên đầu [3] . Và trừ phi ta không tin lời chứng nhận
của hàng ngàn nhân chứng ở khắp nơi trên thế giới và trong mọi thời đại để cho
chỉ có các nhà đồng cốt thời nay mới độc quyền có thuật thấu thị thì hồn ma của
loài thú vẫn xuất hiện và bộc lộ đủ mọi đặc điểm tồi tệ nhất trong bản chất bại
hoại của con người mà bản thân hồn ma đó lại không mang hình người. Thế thì
liệu chúng có thể là cái gì nếu không phải là tinh linh ngũ hành?
Descartes là một trong số ít người tin tưởng và dám bảo rằng môn y học
huyền bí mà chúng ta còn chịu ơn nhiều phát kiến “có định mệnh là mở rộng phạm

[1]
“Bàn về sự tiết dục” v.v. . .
[2]
C. Crowe: “Bàn về sự hiện hình”, trang 398.
[3]
Upham: “Thuật phù thủy ở Salem”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 32

vi của triết học”; còn Brierre de Boismont chẳng những chia xẻ những hi vọng ấy
mà còn công khai thừa nhận mình có thiện cảm với “thuyết siêu tự nhiên” mà ông
coi là “tín điều vĩ đại” phổ biến khắp thế giới . . . Ông bảo rằng: “Chúng tôi đồng
ý với Guizot khi cho rằng sự tồn tại của xã hội vốn được gói ghém trong đó. Lý trí
hiện đại mặc dù theo chủ nghĩa thực chứng vẫn không thể nào giải thích được
nguyên nhân sâu xa của bất kỳ hiện tượng phép lạ nào cho nên thật là hoài công
mà bác bỏ thuyết siêu tự nhiên, nó vốn phổ biến trên khắp thế giới và ngự trong
tâm khảm con người. Những đầu óc cao siêu nhất thường là những môn đồ nhiệt
thành nhất của nó” [1] .
Christopher Columbus đã khám ra Châu Mỹ, còn Americus Vespecius lại gặt
hái được vinh quang và tiếm quyền của người phát hiện. Theophrastus Paracelsus
đã tái phát hiện được những tính chất huyền bí của nam châm – “cục xương của
Horus” mà 12 thế kỷ trước thời ông đã đóng một vai trò quan trọng xiết bao trong
các bí pháp thần thông – và tự nhiên là ông trở thành người sáng lập ra trường
phái từ điển và thuật thông thần pháp thuật thời trung cổ. Nhưng Mesmer sinh
trưởng gần 300 năm sau ông với tư cách là môn đồ thuộc trường phái của ông đã
đưa những phép lạ của từ điển ra trước công chúng, gặt hái được vinh quang lẽ ra
thuộc về nhà triết gia bái hỏa, còn bậc thầy vĩ đại lại chết trong nhà thương!
Trò đời vẫn như thế: những khám phá mới bắt nguồn từ những khoa học cổ
xưa; những con người mới bắt nguồn cũng từ cái thiên nhiên xưa cũ!

------------------------------

[1]
Brierre de Boismont: “Bàn về các Ảo giác”, trang 60.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 2


WWW.THONGTHIENHOC.COM 1

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS

QUYỂN I – KHOA HỌC


Tác giả xin kính dâng bộ sách này cho Hội Thông Thiên
Học, được sáng lập ở New York, năm 1875 sau Công nguyên,
ĐỂ HỘI NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỀ TÀI MÀ BỘ SÁCH BÀN TỚI

CHƯƠNG III

KẺ MÙ DẮT NGƯỜI ĐUI


- Sự trích dẫn của Huxley phái sinh từ Orohippus.
- Hệ thống của Comte và các môn đồ.
- Các nhà duy vật Luân Đôn.
- Những bộ áo thầy tu đi vay mượn.
- Vũ trụ ngoại giới là phân thân của vũ trụ nội giới.

“Mảnh gương linh hồn không thể phản chiếu được cả trời lẫn đất; và một đằng
biến mất ra khỏi bề mặt của gương, còn một đằng phải được phàn chiếu vào sâu
thẳm bên trong nó”.
ZANONI

“Vậy thì ai đã ban cho ngươi sứ mệnh loan báo cho nhân dân rằng đấng thiêng
liêng không tồn tại – người thấy có được lợi ích gì khi thuyết phục thiên hạ rằng một
lực mù quáng chủ trì vận mệnh của họ và ngạc nhiên giáng xuống kẻ phạm tội ác
cũng như kẻ đức hạnh.”
ROBESPIERRE (Bài diễn thuyết, ngày 7 tháng 5 năm 1794).

Chúng tôi tin rằng có ít hiện tượng vật lý nào chân thực là do các vong hồn
người đã thoát xác gây ra. Thế nhưng ngay cả những hiện tượng được tạo ra do
các lực huyền bí của thiên nhiên chẳng hạn xảy ra thông qua một vài người đồng
cốt chân chính và được cái gọi là những “kẻ sơn đông mãi võ” ở Ấn Độ và Ai Cập
sử dụng một cách hữu thức, cũng đáng được khoa học khảo cứu kỹ lưỡng và
nghiêm túc; nhất là hiện nay khi một số những nhân vật khả kính có thẩm quyền
đã chứng nhận rằng trong nhiều trường hợp giả thuyết gian lận không có cơ sở.
Chắc chắn là có những “nhà ảo thuật tự phong” có thể thực hiện những mánh khóe
khéo léo hơn mọi người “John Kings” ở cả Anh lẫn Mỹ họp lại. Robert Houdin chắc
chắn là có thể làm được, nhưng điều này không cản trở ông cười nhạo thẳng vào
mặt các hàn lâm viện sĩ khi họ muốn ông quả quyết trên báo chí rằng ông có thể
làm cho một cái bàn di chuyển hoặc gõ nhẹ những câu trả lời cho những thắc mắc
mà không cần dùng tay đụng tới trừ phi cái bàn đã được chuẩn bị trước [1] . Chỉ có
mỗi sự thật là giờ đây một người sơn đông mãi võ lừng danh ở Luân đôn đã từ chối

[1]
Xem “Vấn đề các Vong linh” của de Mirville và các tác phẩm về “Hiện tượng Vong linh”
của de Gasparin.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 2

chấp nhận sự thách đố 1.000 bảng Anh mà ông Algernon Joy [1] đề nghị ông tạo ra
những pha trình diễn mà những người đồng cốt thường làm được trừ phi ông không
bị hạn chế và thoát khỏi tầm kiểm soát của một ủy ban vốn vô hiệu hóa việc ông
lật tẩy những hiện tượng huyền bí. Cho dù ông có thể khéo léo đến đâu đi nữa thì
chúng tôi cũng thách đố và thách thức ông mô tả lại với điều kiện giống như vậy
những “thủ thuật” được phô diễn ngay cả bởi một kẻ sơn đông mãi võ bình thường
người Ấn độ. Chẳng hạn như địa điểm phải được những nhà nghiên cứu chọn lựa
vào lúc trình diễn và người sơn đông mãi võ không biết gì về sự chọn lựa ấy; cuộc
thí nghiệm được tiến hành trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật mà tuyệt nhiên
không chuẩn bị gì hết; không có bất kỳ đồng lõa nào ngoại trừ một đứa trẻ trần
truồng như nhộng còn người sơn đông mãi võ thì trần truồng hết một nửa. Sau đó
chúng tôi sẽ lựa ra ba mánh khóe khác nhau, những mánh khóe thông thường nhất
đối với những kẻ sơn đông mãi võ trước công chúng và mới đây được phô diễn cho
một số nhà quí tộc thuộc về đoàn tùy tùng của ông hoàng xứ Wales: 1- Biến một
đồng rupi – mà một kẻ đa nghi nắm chắc trong bàn tay – thành ra một con rắn hổ
mang sống động, rắn cắn có thể gây chết người được chứng tỏ qua việc khảo sát
nanh của nó. 2- Khiến cho một hạt giống mà khán giả chọn ngẫu nhiên, thoạt tiên
được trồng vào cái giống như một chậu hoa cũng do kẻ đa nghi cung cấp, hạt giống
tăng trưởng, chin muồi và đơm hoa kết trái trong vòng ít hơn ¼ của một tiếng
đồng hồ. 3- Duỗi người ra trên ba thanh gươm, chuôi gươm cắm thẳng đứng vào
mặt đất còn lưỡi gươm chỉa thẳng lên trời; sau đó, sau khi trước hết lấy đi một
thanh gươm rồi tới một thanh gươm nữa, rồi sau khoảng cách một vài giây lấy đi
thanh gươm cuối cùng thì rốt cuộc kẻ sơn đông mãi võ vẫn nằm trên chẳng một
thứ nào hết – trên không trung được treo lơ lửng như có phép lạ cách mặt đất
khoảng một thước Anh. Khi bất cứ nhà ảo thuật nào (bắt đầu bằng Houdin và chấm
dứt với kẻ nhiều thủ đoạn cuối cùng đã được quảng cáo miễn phí do đả kích thần
linh học) cũng làm được như thế thì – chỉ lúc đó – chúng tôi mới chịu tin rằng loài
người đã tiến hóa ra từ cái móng sau Con ngựa núi Hạ tằng đệ tam kỷ của ông
Huxley.
Chúng tôi xin quả quyết với đầy đủ niềm tin rằng không có tồn tại phù thủy
chuyên nghiệp ở cả Bắc, Nam hoặc Tây mà có thể cạnh tranh được (hầu như gần
tới mức thành công) với những đứa con trần trụi vô giáo dục này của Đông phương.
Họ không cần có Sảnh đường Ai Cập để trình diễn, cũng chẳng chuẫn bị hay tập
dượt mà vào lúc cần thiết họ sẵn sàng triệu thỉnh các quyền năng ẩn tàng của
thiên nhiên đến giúp mình, các quyền năng này là quyển sách khép kín đối với nhà
ảo thuật Âu Tây cũng như nhà khoa học. Thật vậy, Elihu có trình bày như sau:
“Các vĩ nhân đâu phải lúc nào cũng minh triết, người già cũng đâu có hiểu được sự
phán đoán” [2] . Khi lập lại nhận xét của người thánh thiện nước Anh, Bác sĩ Henry
More, chúng tôi xin nói rõ rằng: . . .“thật vậy, nếu có bất kỳ sự khiêm tốn nào còn
sót lại nơi nhân loại thì lịch sử trong Thánh kinh có thể bảo đảm cho con người
rằng chư thiên thần và các chơn linh tồn tại” rất nhiều. Cũng con người lỗi lạc ấy
lại nói thêm: “Tôi coi như một bộ phận đặc biệt của Thiên hựu . . . khi những ví

[1]
Thư ký Danh dự của Hiệp hội Quốc gia các nhà Thần linh học Luân đôn.
[2]
Thánh thư Job.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 3

dụ mới mẻ về sự hiện hình có thể làm thức tỉnh đầu óc mê muội và hôn thụy của
ta tin chắc rằng có những sinh linh thông tuệ khác ngoài những sinh linh phải
khoác lấy lớp đất bụi hoặc đất sét nặng nề . . . vì chứng cớ này cho thấy có những
tinh linh xấu xa tất nhiên cũng mở đường cho đức tin có những chơn linh tốt đẹp
và cuối cùng là có một Thượng Đế”. Ví dụ nêu trên có mang theo ý nghĩa đạo đức
chẳng những cho các nhà khoa học mà còn cho các nhà thần học nữa. Những người
đã ghi dấu ấn trên bục giảng và trên ghế giáo sư đại học đang liên tục cho công
chúng thấy rằng mình thật ra biết ít xiết bao về tâm lý học khi phải giao du với bất
kỳ kẻ âm mưu khả hữu nào mà mình bắt gặp và tỏ ra lố bịch trước mắt sinh viên
biết suy nghĩ. Công luận về đề tài này đã được xào nấu bởi những kẻ sơn đông mãi
võ và những nhà bác học tự phong không đáng được ta nễ trọng.
Sự phát triển của khoa học tâm lý đã bị trì trệ do sự chế nhạo của từng lớp
những kẻ vỗ ngực xưng tên này hơn hẳn mức khó khăn cố hữu trong việc nghiên
cứu nó. Sự cười nhạo rỗng tuếch của khoa học ấu trĩ miệng còn hôi sữa hoặc của
những kẻ điên rồ theo thời thượng đã khiến cho con người còn dốt nát thêm về
những quyền năng thông linh dũng mãnh của mình hơn hẳn những điều tối tăm,
những chướng ngại và những nguy hiểm tích tụ xung quanh đề tài này. Đây đặc
biệt là trường hợp của những hiện tượng thần linh học. Việc khảo cứu chúng phần
lớn bị hạn chế vào những kẻ thiếu năng lực do sự thật là những nhà khoa học có
thể và ắt phải nghiên cứu chúng thì lại đâm ra sợ hãi trước những lời khoe khoang
sẽ lật tẩy, những lời chế giễu đê tiện và sự la ó xấc xược của những kẻ không đáng
xách dép cho họ. Ngay cả trên ghế giáo sư đại học cũng có những kẻ hèn nhát về
đạo đức. Sức sống cố hữu của phong trào thần linh học hiện đại được chứng tỏ qua
việc nó vẫn sống còn mặc dù bị đoàn thể khoa học lờ đi và những kẻ cho là lật tẩy
họ đang khoe khoang om sòm. Nếu chúng ta bắt đầu với sự chế nhạo khinh bỉ của
những bậc kỳ lão trong khoa học chẳng hạn như Faraday và Brewster rồi kết thúc
bằng những pha lật tẩy chuyên nghiệp của kẻ thành công bắt chước được hiện
tượng phép lạ ở Luân đôn, thì chúng ta cũng chẳng thấy chúng cung cấp được chỉ
một lập luận đã xác lập nào chống lại việc những pha trình diễn tâm linh có xảy
ra. Trong cái gọi là “bài lật tẩy” mới đây của mình, cá nhân ấy có nói như sau:
“Theo thuyết của tôi thì ông Williams đã hóa trang nhập vai John King và Peter.
Chẳng ai chứng tỏ được điều này “không phải như vậy”. Như thế dường như là bất
chấp giọng điệu khẳng định táo bạo thì xét cho cùng nó chẳng qua cũng chỉ là một
thuyết và các nhà thần linh học có thể cãi lại kẻ lật tẩy, yêu cầu họ phải chứng
minh cho bằng được.
Nhưng các kẻ thù thâm căn cố đế và ít thỏa hiệp nhất của Thần linh học chính
là một tầng lớp rất may chỉ bao gồm một ít thành viên, tuy nhiên họ kịch liệt phản
đối lớn tiếng hơn và khẳng định quan điểm của mình bằng cách hò hét xứng đáng
cho một chính nghĩa tốt hơn. Đây là những kẻ tự xưng mình làm khoa học đối với
nước Mỹ còn non trẻ; một tầng lớp lai căng những kẻ ngụy triết gia mà đầu chương
này có nhắc tới đôi khi không có quyền được coi là học giả nhiều hơn mức sở hữu
một cái máy điện hoặc đọc một bài thuyết trình ấu trĩ về bệnh điên và bệnh cuồng
ám trung bình chủ nghĩa. Nếu tin vào họ thì những người ấy toàn là các tư tưởng
gia thâm thúy và các nhà sinh lý học, bạn chắc khỏi cần phải nói chuyện tào lao

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 4

về siêu hình học với họ; họ đều là những kẻ thuộc thuyết Thực chứng, là những kẻ
đầu óc vẫn còn ấu trĩ miệng còn hôi sữa của Auguste Comte, họ hí hửng khi nghĩ
rằng mình lôi kéo được nhân loại lầm lạc ra khỏi cái vực sâu đen tối của sự mê tín
dị đoan và để tái lại càn khôn dựa vào những nguyên tắc đã được cải tiến. Vốn là
những kẻ ghê sợ tâm linh và ưa nổi giận, họ không thể chịu nổi sự sỉ nhục cay độc
hơn mức khi người ta gợi ý với họ rằng thiên phú cho họ tinh thần bất tử. Nếu nghe
theo họ thì người ta ắt tưởng tượng rằng nơi những người nam nữ chẳng có phần
hồn nào khác hơn là phần hồn theo “khoa học” hoặc “phần hồn không theo khoa
học” cho dù cái loại phần hồn đó có thể ra sao đi chăng nữa [1] .
Cách đây chừng 30 – 40 năm, ở nước Pháp, Auguste Comte – một sinh viên
trường Bách Khoa đã ở lại nhiều năm tại cơ sở ấy đóng vai thầy ôn tập về môn
Giải tích số Siêu việt và Cơ học Thuần lý – một buổi sáng đẹp trời bừng mắt dậy
với một ý tưởng phi lý là mình trở thành một bậc đạo sư. Ở nước Mỹ thì người ta
có thể gặp các vị đạo sư ở bất cứ góc đường nào; còn ở Âu Châu thì họ hiếm như
những con chim thiên nga đen. Nhưng nước Pháp là xứ sở của những điều mới lạ.
Auguste Comte đã trở thành một bậc đạo sư và cái mốt thời thượng ấy đôi khi lây
nhiễm nhiều đến nỗi ở xứ Anh mực thước thì trong một thời gian nào đó ông cũng
được coi là Newton của thế kỷ thứ 19.
Bệnh dịch ấy lan tràn và chỉ trong một thời gian nó đã lan nhanh như chớp
sang nước Đức, nước Anh và nước Mỹ. Nó có được các bậc Cao đồ ở nước Pháp,
nhưng cơn kích động ấy chẳng kéo dài được lâu. Bậc đạo sư thì cần tiền mà các
môn đồ thì không sẵn lòng mở hầu bao ra. Cơn sốt hâm mộ một tôn giáo không
có Thượng Đế nguội lạnh cũng nhanh khi nó bùng cháy. Trong số mọi vị tông đồ
nhiệt thành của bậc đạo sư thì chỉ còn sót lại đúng một vị là đáng cho ta chú ý. Đó
là nhà ngôn ngữ học trứ danh Littré, thành viên của Bác học viện Pháp và rắp ranh
làm thành viên của Hàn lâm viện Khoa học Pháp quốc, nhưng bị Tổng Giám mục
Orleans có ác tâm cản trở ông thành một “Hàn lâm viện sĩ Pháp” [2] .
Nhà triết học toán học – bậc cao đạo của “tôn giáo tương lai” – giảng dạy
giáo lý của mình cũng chẳng khác gì mọi bậc đạo sư huynh đệ của thời hiện đại.
Ông thần thánh hóa “phụ nữ” và dựng lên bàn thờ cho phụ nữ, nhưng vị nữ thần
phải trả tiền thì mới sử dụng được bàn thờ. Những kẻ duy lý đã cười nhạo cơn loạn
trí của Fourier; họ đã cười nhạo thánh Simonist; và tha hồ chế nhạo Thần linh học.
Cũng như kẻ duy lý và duy vật ấy bị thuật tu từ hùng biện của bậc đạo sư mới hớp
hồn chẳng khác gì biết bao nhiêu con chim sẻ đầu óc rỗng tuếch bị nhựa bẫy chim
bắt dính. Việc mơ ước một loại thiên tính nào đó, việc theo các điều “chưa ai biết”
là một xúc cảm bẩm sinh nơi con người; vì thế cho nên kẻ vô thần tồi bại nhất
dường như cũng không miễn nhiễm được xúc cảm ấy. Bị lừa gạt bởi cái vẻ bề ngoài
óng ả của con ma trơi thả mồi bắt bóng ấy, các môn đồ cứ cắm đầu đi theo nó cho
tới khi họ phát hiện ra mình đang lội bì bõm trong một vũng lầy không có đáy.

[1]
Xem “Những bài giảng về chứng Trung cuồng và Bệnh điên rồ” của Bác sĩ F. R. Marvin.
[2]
Vapereau: “Tiểu sử Đương đại”, mục Littré; và Des Mousseaux: “Các Hiện tượng nổi bật
của Pháp thuật”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 5

Núp dưới chiêu bài tự xưng là bác học, những kẻ Thực chứng của xứ sở này
đã được tổ chức thành ra các câu lạc bộ và ủy ban rắp tâm nhổ bật tận rễ Thần
linh học trong khi tự cho là mình khảo cứu thần linh học một cách vô tư.
Vì quá nhút nhát không dám thách thức giáo hội và giáo lý Ki Tô cho nên họ
ra sức làm hao mòn cái điều mà mọi tôn giáo đều dựa vào đấy - đức tin của con
người nơi Thượng Đế và tính bất tử của chính mình. Chính sách của họ là chế nhạo
điều cung cấp một cơ sở không thông dụng cho một đức tin như thế – Thần linh
học với phép lạ. Khi tấn công vào chỗ yếu nhất của nó, họ đã bộc lộ ra sự yếu kém
về phương pháp qui nạp của nó và những sự ngoa ngoắc mà ta thấy trong những
học thuyết siêu việt của những kẻ tuyên truyền cho nó. Lợi dụng việc nó không
được lòng người và phô bày một lòng can đảm vừa giận dữ vừa không đúng chỗ
như lòng can đảm của hiệp sĩ lang thang ở La Mancha, họ đòi hỏi người ta phải
công nhận mình là những nhà nhân ái và làm phước đang đè bẹp một sự mê tín di
đoan quái gở.
Ta hãy xem tôn giáo tương lai mà Comte khoe khoang cao siêu hơn Thần linh
học được bao lăm, và liệu các môn đồ của nó ít cần tới nơi nương náu là những
nhà thương điên bao nhiêu khi họ ân cần khuyên các đồng cốt mà họ quan tâm
xiết bao hãy đi tị nạn ở các nhà thương điên ấy. Trước khi bắt đầu, chúng tôi xin
mọi người lưu ý cho sự thật là ¾ những đặc điểm ô nhục được phô bày trong phong
trào Thần linh học hiện đại có thể được trực tiếp truy nguyên tới tận những kẻ duy
vật phiêu lưu mà dám tự cho mình là nhà thần linh học. Comte đã sỗ sàng miêu
tả người phụ nữ tương lai được “thụ thai nhân tạo”. Bà chẳng qua chỉ là chị cả của
cái lý tưởng Đa tình tự do luyến ái. Sự miễn nhiễm đối với tương lai mà giáo huấn
của các môn đồ ngớ ngẩn của ông nêu ra đã tiêm nhiễm vào một số những kẻ
ngụy thần linh học đến mức khiến cho họ tạo ra những hiệp hội sống cộng đồng.
Tuy nhiên chẳng hiệp hội nào sống được dài lâu. Đặc điểm nổi bật của chúng
thường là thú tính duy vật, được sơn son thếp vàng bằng một lá mỏng là triết lý
kim loại Hòa Lan, nhưng vẫn lòi đuôi ra là một tổ hợp những lời thô tục tiếng Hi
Lạp cho nên cộng đồng ấy chẳng thể nào khá hơn được là phải thất bại.
Trong quyển thứ 5 của bộ sách Nước Cộng Hòa, Plato có gợi ra một phương
pháp cải tiến giống người bằng cách loại bỏ những cá nhân không khỏe mạnh hoặc
dị dạng và ghép đôi những mẩu ưu tú của cả hai giới tính. Ta không thể trông
mong rằng vị “thiên tài của thế kỷ” cho dẫu là một bậc đạo sư lại có thể moi óc ra
được một điều gì khác mới tinh.
Comte là một nhà toán học. Sau khi đã khéo léo tổ hợp nhiều chuyện không
tưởng xưa cũ thì ông bèn tô điểm cho tổng thể và cải tiến ý niệm của Plato, vật
chất hóa nó để rồi trình bày cho thế giới cái quái thai vĩ đại nhất đã từng xuất phát
từ đầu óc của một con người!
Chúng tôi xin bạn đọc nhớ cho rằng chúng tôi không đả kích Comte trên cương
vị là một triết gia mà với vai trò là kẻ tự xưng là nhà cải cách. Trong cái sự âm u
hết thuốc chữa về những quan điểm chính trị, triết học và tôn giáo của ông, chúng
tôi cũng thường bắt gặp lẻ tẻ những quan sát và nhận xét trong đó cách lập luận
sâu sắc và tư tưởng đúng đắn sánh ngang với việc giải trình xuất sắc. Nhưng thế
rồi những thứ đó làm lóa mắt bạn chẳng khác nào những tia chớp trong đêm tối

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 6

âm u để rồi một lúc sau nhấn chìm bạn vào trong một sự tối tăm hơn bao giờ hết.
Nếu được cô đọng và chấm câu trở lại cho đúng thì xét chung nhiều tác phẩm của
ông có thể gộp lại thành một bộ sách với nhiều câu kinh rất tân kỳ, định nghĩa rất
sáng tỏ và thật sự tài tình được hầu hết những tật xấu của xã hội ta. Nhưng thật
hoài công khi tìm kiếm – hoặc là qua những lời quanh co tẻ nhạt trong 6 quyển
Giáo trìnhTriết học Thực chứng của ông hoặc nhái theo giới giáo sĩ dưới dạng đối
thoại: Vấn đáp về Tôn giáo Thực chứng – bất kỳ ý tưởng nào đề nghị ngay cả
những phương thuốc tạm thời cho các tật xấu ấy. Môn đồ của ông gợi ý rằng giáo
lý cao siêu của bậc đạo sư đâu có dự tính dành cho điều dung tục. Khi so sánh
những giáo điều mà thuyết Thực chứng rao giảng với những phép thực hành nêu
gương của các tông đồ thì chúng tôi ắt phải thú nhận rằng trong thâm căn cố đế
của nó có khả năng là một học thuyết nào đó rất bình bình. Trong khi bậc “cao
đạo” rao giảng rằng “phụ nữ không còn là phụ nữ đối với đàn ông [1] ; trong khi lý
thuyết của các nhà lập pháp thực chứng bàn về hôn nhân và gia đình chủ yếu cốt
ở việc khiến cho người phụ nữ “chỉ là bạn đồng hành của đàn ông bằng cách tước
bỏ mọi chức năng làm mẹ của người phụ nữ”[2]; và trong khi học chuẩn bị cho
tương lai thay thế chức năng ấy bằng cách áp sát “một lực tiềm tàng” vào “người
phụ nữ trinh khiết” [3] thì một số bậc tu cư sĩ lại công khai rao giảng thuật đa hôn
còn những người khác quả quyết rằng giáo lý của mình là tinh hoa của triết học
tâm linh.
Theo ý kiến của giới giáo sĩ La Mã – họ lao động vất vả trong cơn ác mộng
mãn tính về ma quỉ – thì Comte đã hiến dâng người “phụ nữ tương lai” của mình
cho con “yêu râu xanh” nhập vào [4] . Theo ý kiến của những người phàm tục hơn
thì từ nay trở đi ta phải coi Thiên tính của thuyết Thực chứng là một con ngựa cái
giống hai chân. Ngay cả Littré cũng phải đưa ra những điều hạn chế thận trọng khi
chấp nhận vai trò tông đồ của tôn giáo mầu nhiệm này. Ông viết vào năm 1859
như sau:
“Ông Comte chẳng những nghĩ rằng mình đã tìm thấy các nguyên lý, đã vạch
ra các phác họa và đã cung cấp phương pháp mà còn suy diễn ra các kết quả và
dựng nên được kiến trúc xã hội và tôn giáo của tương lai. Chúng tôi xin được dè
dặt về phần thứ nhì này, đồng thời tuyên bố rằng chúng tôi xin chấp nhận trọn cả
phần thứ nhất là sự kế thừa” [5] .
Ông còn nói thêm rằng: “Trong một tác phẩm vĩ đại nhan đề Hệ thống Triết
lý Thực chứng, ông Comte đã đặt nền tảng cho một triết lý [?] rốt cuộc phải thay
thế cho mọi thần học và trọn cả siêu hình học. Một tác phẩm như thế tất nhiên
phải bao gồm việc trực tiếp ứng dụng vào sự quản trị xã hội; và vì trong đó chẳng
có chi là tùy tiện và vì chúng tôi thấy trong đó có một khoa học chân thực [?] cho
nên việc tôi gắn bó với những nguyên lý khiến tôi cũng phải gắn bó với những hậu
quả cốt yếu”.

[1]
A. Comte: “Hệ thống Chính trị Thực chứng”, quyển i, trang 203 v.v. . .
[2]
Như trên.
[3]
Như trên.
[4]
Xem Des Mousseaux: “Các Hiện tượng Nổi bật của Pháp thuật”, chương 6.
[5]
Littré: “Tuyên ngôn của Triết lý Thực chứng”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 7

Ông Littré đã tỏ ra xứng đáng là đứa con chân thực của vị đạo sư. Thật ra thì
trọn cả hệ thống của Comte đối với chúng tôi được xây dựng trên một trò chơi chữ.
Khi họ bảo rằng “thuyết Thực chứng” thì bạn nên hiểu đó là Chủ nghĩa Hư vô; khi
bạn nghe từ ngữ trinh khiết thì bạn nên nghĩ nó là từ ngữ dâm ô v.v. . . Vì là một
tôn giáo dựa trên thuyết phủ định cho nên các tín đồ của nó khó lòng thực hiện
được nó mà hầu như không phải nói trắng khi đang ngụ ý là đen!
Littré tiếp tục: “Triết lý Thực chứng không chấp nhận thuyết vô thần vì kẻ vô
thần không phải là một đầu óc thực sự giải thoát mà còn là một nhà thần học theo
kiểu riêng mình; y giải thích về bản thể của sự vật, y biết sự vật bắt đầu như thế
nào! . . . Thuyết vô thần chỉ là thuyết Phiếm thần và hệ thống này vẫn hoàn toàn
thuộc về thần học do đó thuộc về bè phái thủ cựu” [1].
Quả thật là mất thời giờ nếu cứ trích dẫn thêm nữa những lời biện luận nghịch
lý này. Comte đã đạt tới tột đỉnh của sự phi lý và tiền hậu bất nhất vì sau khi phát
kiến ra triết lý của mình ông lại gọi nó là một “Tôn giáo”. Và như thường lệ, các
môn đồ lại vượt quá cả nhà cải cách về mặt phi lý. Vốn là các triết gia giả định nổi
bật lên trong Hàn lâm viện Mỹ của Comte, giống như con đom đóm chiếu sáng ban
đêm ở bên cạnh một hành tinh, họ khiến cho ta không còn nghi ngờ gì nữa về đức
tin của họ và đối chiếu “cái hệ thống sinh hoạt” ấy do bậc tông đồ người Pháp soạn
thảo nên sánh với sự “đần độn” của Thần linh học; dĩ nhiên là thiên vị có lợi cho
thuyết Thực chứng. Nhân tiện khi trích dẫn Cassaudiere mà không gán cho ông ta
tư tưởng này, tác giả quyển Vấn đáp Tôn giáo Thực chứng hò hét: “Muốn hủy diệt
thì bạn phải thay thế”; và các môn đồ của ông hăm hở chứng tỏ họ đang nôn nóng
muốn thay thế Ki Tô giáo, Thần linh học và ngay cả Khoa học nữa bằng cái loại hệ
thống ghê tởm nào đó.
Một trong các môn đồ ấy ba hoa chích chòe như sau: “Thuyết Thực chứng là
một giáo lý tích hợp. Nó bác bỏ hoàn toàn mọi dạng đức tin thần học và siêu hình
học; mọi dạng thuyết siêu tự nhiên và do đó cả Thần linh học nữa. Tinh thần thực
chứng chân chính cốt ở việc thay vì nghiên cứu các định luật bất di bất dịch của
mọi hiện tượng thì hãy nghiên cứu cái gọi là các nguyên nhân của hiện tượng cho
dù là nguyên nhân gần hay nguyên nhân xa. Dựa vào cơ sở đó, nó cũng bác bỏ
thuyết vô thần; y còn nói thêm khi đạo văn những câu trong tác phẩm của Littré:
“Vì kẻ vô thần trong thâm tâm là một nhà thần học, kẻ vô thần không bác bỏ các
vấn đề mà thần học nêu ra, chỉ bác bỏ các giải pháp của thần học đối với những
vấn đề này, do đó y thật là phi lý. Đến lượt chúng tôi, những nhà Thực chứng bác
bỏ vấn đề ấy dựa trên cơ sở là trí năng hoàn toàn không hiểu nổi nó và chúng ta
chỉ phí sức khi hoài công mưu tìm những nguyên nhân đầu tiên và cuối cùng. Bạn
thấy đấy, thuyết Thực chứng hoàn toàn giải thích [?] được thế giới, con người, bổn
phận và số phận của y” [2] .
Điều này rất xuất sắc và giờ đây bằng cách đối chiếu, chúng tôi sẽ trích dẫn
điều mà nhà khoa học thật sự vĩ đại, Giáo sư Hare, suy nghĩ về hệ thống này. Ông
bảo rằng: “Xét cho cùng thì triết lý Thực chứng của Comte chỉ là tiêu cực. Comte
thừa nhận rằng ông chẳng biết gì về nguồn gốc và nguyên nhân của các định luật

[1]
Littré: “Tuyên ngôn của Triết lý Thực chứng”, vii, trang 57.
[2]
“Thần linh học và Thuật lang băm”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 8

thiên nhiên; khởi nguyên của chúng hoàn toàn khôn dò đến nỗi mà ta chẳng hoài
công bỏ ra thời gian xem xét tỉ mỉ mục đích ấy. . . Cố nhiên học thuyết của ông
khiến ông rành rành là một kẻ dốt đặc cán mai về nguyên nhân của các định luật
hoặc những phương tiện giúp xác lập chúng; và học thuyết ấy chẳng có cơ sở nào
ngoại trừ lập luận tiêu cực nêu trên nhằm phản đối những sự kiện được nhận biết
liên quan tới sự sáng tạo tâm linh. Như vậy trong khi để cho nhà vô thần chịu sự
khống chế duy vật thì Thần linh học sẽ dựng nên bên trong và bên trên cũng không
gian ấy một sự khống chế có tầm quan trọng cũng như lớn lao như thời gian vĩnh
hằng đối với thời gian trung bình của kiếp người và cũng giống như các cõi vô biên
của các định tinh đối với vùng diện tích có thể ở được trên quả địa cầu [1] .
Tóm lại, thuyết Thực chứng dự tính tiêu diệt Thần học, Siêu hình học, Thần
linh học, thuyết Vô thần, thuyết Duy vật, thuyết Phiếm thần và Khoa học; và rốt
cuộc nó phải kết liễu bằng cách tự hủy diệt mình. De Mirville nghĩ rằng theo thuyết
Thực chứng thì “trật tự chỉ bắt đầu ngự trị trong tâm trí con người vào lúc mà tâm
lý học sẽ trở thành một loại vật lý học trí não, còn lịch sử trở thành một loại vật lý
học xã hội”. Mohammed hiện đại trước hết phải giúp cho thiện nam tín nữ trút
được gánh nặng về Thượng Đế và linh hồn của chính mình; nhiên hậu mới vô hình
trung moi bụng học thuyết của chính mình bằng lưỡi gươm quá sắc bén là siêu
hình học, lúc nào ông cũng nghĩ rằng mình đang né tránh siêu hình học, vậy là hé
lộ ra mọi vết tích của triết học.
Vào năm 1864, M. Paul Janet, một thành viên của Bác học viện đã đọc một
bài thuyết trình về thuyết Thực chứng trong đó có những lời lẽ đáng chú ý sau đây:
“Có một số tâm trí được nuôi dưỡng và cấp dưỡng dựa vào khoa học chính
xác và thực chứng, tuy nhiên họ lại cảm thấy có một loại xung lực bản năng hướng
về triết học. Họ có thể thỏa mãn được bản năng này chỉ dựa vào những yếu tố mà
họ đã có sẵn trong tầm tay. Tuy nhiên, vì họ không biết gì về khoa học tâm lý và
chỉ nghiên cứu sơ sơ về siêu hình học cho nên họ quyết tâm chiến đấu chống lại
cái môn siêu hình học cũng như tâm lý học ấy mà họ biết về môn này cũng ít như
môn kia. Sau khi đã làm như thế họ cứ tưởng mình đã sáng lập nên một Khoa học
Thực chứng trong khi sự thật là họ chỉ kiến tạo nên một thuyết siêu hình mới mẻ
bất toàn và què quặt. Họ nhận vơ mình có thẩm quyền và không thể sai lầm vốn
chỉ là thuộc tính của các khoa học chân chính thôi, những khoa học dựa vào kinh
nghiệm và tính toán; nhưng họ thiếu một thẩm quyền như thế vì các ý tưởng của
họ đã khiếm khuyết thì chớ, song le lại còn thuộc về cùng một lớp như những ý
tưởng mà họ đả kích. Vì thế cho nên địa vị của họ rất yếu kém, các ý tưởng của
họ rốt cuộc sẽ sụp đổ và chẳng bao lâu sau sẽ bị tản mác đi bốn phương” [2] .
Các nhà Thực chứng ở Châu Mỹ đã liên kết với nhau trong nỗ lực không mệt
mỏi để lật đổ Thần linh học. Mặc dù vậy, để chứng tỏ là mình vô tư, họ nêu ra
những thắc mắc mới mẻ như sau: “Liệu là trong các giáo điều về sự Hoài thai Vô
nhiễm, Tam vị Nhất thể và sự Biến thể có bao nhiêu điều là hợp lý, nếu chúng phải
chịu cuộc trắc nghiệm của sinh lý học, toán học và hóa học? Và họ “tiến hành giải

[1]
Giáo sư Hare: “Bàn về thuyết Thực chứng”, trang 29.
[2]
“Tạp chí các cuộc Tranh luận”, năm 1864. Xem thêm “Các Hiện tượng Nổi bật của Pháp
thuật” của Des Mousseaux.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 9

đáp rằng những điều thất thường trong Thần linh học cũng có tính phi lý đâu có gì
quá đáng so với những đức tin rõ rệt và khả kính này”. Đúng vậy. Nhưng không
có sự phi lý thần học nào cũng như sự hão huyền thần linh học nào có thể sánh
kịp sự trụy lạc và đần độn trong cái khái niệm thực chứng về việc “thụ thai nhân
tạo”. Vì tự mình chối bỏ mọi tư tưởng về các nguyên nhân bản sơ cũng như nguyên
nhân tối hậu, cho nên họ bèn áp dụng các thuyết điên rồ của mình để xây dựng
nên một người phụ nữ bất khả hữu cho các thế hệ tương lai tôn thờ; họ thay thế
người bạn đồng hành sống động bất tử của người đàn ông bằng tục bái vật phụ nữ
của người Da đỏ thuộc Obeah, cái ngẫu tượng bằng gỗ mà hằng ngày người ta
nhồi nhét trứng rắn vào để ấp cho nở ra rắn con bằng nhiệt của mặt trời!
Và thế là nếu ta được phép thắc mắc nhân danh óc phân biệt phải trái thông
thường thì tại sao thần bí gia Ki Tô giáo lại bị trách cứ là cả tin hoặc các nhà thần
linh học lại bị phó thác cho Bedlam, khi một tôn giáo thể hiện sự phi lý nổi loạn
như thế lại có được các môn đồ ngay cả trong hàng ngũ các viện sĩ Hàn lâm – khi
những sử thi ngông cuồng như sau đây lại được thốt ra qua chính miệng của Comte
và được các tín đồ của ông ngưỡng mộ: “Mắt tôi bị chói lòa – mỗi ngày chúng càng
sáng mắt ra với sự trùng hợp càng ngày càng tăng giữa sự đột phá xã hội của bí
nhiệm nữ giới và sự suy thoái tâm trí của bí tích thánh thể. Đức Mẹ Đồng Trinh đã
hạ bệ Thượng Đế trong tâm trí của các tín hữu Công giáo miền Nam! Thuyết Thực
chứng đã ngộ ra được sự không tưởng Utopia của thời trung cổ bằng cách biểu
diễn mọi thành viên của đại gia đình là dòng dõi của một bà mẹ đồng trinh không
có chồng . . .” Và lại nữa, sau khi trình bày phương thức tiến hành: “Sự phát triển
qui trình mới chẳng bao lâu nữa sẽ khiến nảy sinh ra một giai cấp không cần di
truyền, thích ứng với sự sinh sản dung tục nhiều hơn sự tuyển mộ các vị lãnh tụ
tâm linh hoặc ngay cả các vị lãnh tụ thế tục mà thẩm quyền của họ lúc đó dựa vào
một nguồn gốc thật sự cao siêu không cần phải né tránh việc khảo cứu” [1] .
Chúng ta ắt sẽ điều tra đúng đắn về việc này, cho dù ta phát hiện chúng nơi
những “điều thất thường của Thần linh học” hay nơi những điều bí nhiệm của Ki
Tô giáo, có bất cứ thứ gì phi lý hơn cái “giống dân vị lai” lý tưởng này. Nếu khuynh
hướng duy vật không bị phủ nhận thô bạo do cách ứng xử của một số người ủng
hộ nó vốn là những người công khai rao giảng tục đa hôn thì chúng tôi ắt tưởng
tượng rằng cho dù có hay không có một dòng dõi các giáo sĩ được sinh ra như thế,
thì chúng tôi cũng chẳng thấy có việc tuyệt tự khi không có con cháu của “những
bà mẹ không có chồng”.
Việc một triết lý có thể sinh ra tự nhiên xiết bao một giai cấp những kẻ hà
khắc về mô phạm như thế được diễn tả qua ngòi bút của một trong những nhà viết
tiểu luận lắm điều nhất với những tình tự như sau: “Đây là một thời đại rất buồn
[2]
đầy dẫy những đức tin đã chết và đang hấp hối, đầy dẫy những lời cầu nguyện
vô hồn được thốt ra trong sự hoài công mưu tìm những vị thần linh đã biến mất.
Nhưng hỡi ôi! Đó cũng là một thời đại huy hoàng đầy ánh sáng hoàng kim túa ra
từ mặt trời khoa học đang lên! Liệu ta sẽ làm gì được cho những kẻ bị đắm tàu về
đức tin, bị phá sản về trí tuệ nhưng . . . lại tìm thấy sự an ủi qua ảo ảnh của thần

[1]
“Triết lý Thực chứng”, quyển iv, trang 279.
[2]
“Bài giảng về chứng Điên rồ” của Bác sĩ F. R. Marvin.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 10

linh học, qua những điều hão huyền của thuyết siêu việt hoặc qua bóng ma trơi
của thuật thôi miên mesmer? . . .”
Cái bóng ma trơi giờ đây là một hình ảnh được ưu ái xiết bao đối với nhiều
nhà triết học tí hon, bản thân nó đang phấn đấu để được công nhận. Cách đây
chẳng bao lâu khi cái hiện tượng giờ đây đã quen thuộc bị một thông tấn viên của
tờ Thời báo Luân Đôn cực lực chối bỏ; những lời quả quyết của y có tầm quan trọng
mãi cho tới khi công trình của Bác sĩ Phipson được chứng nhận của Beccaria,
Humboldt và các nhà vạn vật khác đã giải quyết được vấn đề này [1]. Các nhà Thực
chứng nên chọn một cách diễn tả nào đó hay ho hơn, đồng thời theo sát các phát
hiện của khoa học. Còn về phần thuật thôi miên mesmer thì nó đã được chọn dùng
ở nhiều nơi trên nước Đức và được công khai sử dụng một cách thành công không
chối cãi được ở nhiều bệnh viện; các y sĩ có mức lỗi lạc, học thức và tiếng tăm lừng
lẫy đã tin tưởng và chứng tỏ các tính chất huyền bí của nó; vị diễn giả tự mãn về
những người đồng cốt và bệnh điên khùng chẳng hy vọng gì sánh kịp các y sĩ ấy
về mặt lỗi lạc, học thức và tiếng tăm.
Chúng tôi chỉ cần nói thêm một vài lời nữa trước khi bỏ hẳn đề tài này. Chúng
tôi thấy các nhà Thực chứng đặc biệt hân hoan với ảo tưởng rằng các nhà bác học
khác, hoặc Huxley (người mà mọi người Âu châu đều coi là một trong các nhà khoa
học vĩ đại nhất) đã dứt khoát từ chối vinh dự ấy và Tiến sĩ Maudsley ở Luân Đôn
cũng làm như thế. Trong một bài thuyết trình do Huxley đọc vào năm 1868 ở
Edimburg bàn về Cơ sở Vật lý của Sự Sống, ông thậm chí dường như xúc động rất
nhiều trước sự phóng khoáng của vị Tổng giám mục ở New York khi đồng nhất hóa
ông với triết lý của Comte. Ông Huxley có nói: “Về phần mình, tôi xin nói vị giám
mục khả kính nhất có thể băm ông Comte ra thành mảnh vụn bằng phép biện
chứng giống như một vị Agag hiện đại, và tôi chẳng toan tính giữ tay ông lại. Theo
như việc nghiên cứu của tôi về điều đặc trưng cho triết lý Thực chứng tôi thấy
trong đó có ít hoặc không có giá trị khoa học nào và có nhiều điều hoàn toàn đối
lập với chính bản thể của khoa học cũng giống như bất kỳ điều nào đó trong Công
giáo tôn trọng quyền tối thượng của Giáo hoàng. Thật vậy, triết lý của Comte thực
tế có thể được mô tả tóm tắt là Công giáo trừ Ki Tô giáo”. Hơn nữa Huxley thậm
chí còn trở nên giận dữ và khởi sự tố cáo người Tô cách lan là vô ơn bạc nghĩa vì
đã để cho vị Giám mục nhầm lẫn Comte với người sáng lập ra một triết lý, lẽ ra
phải thuộc về Hume. Vị giáo sư kêu lên: “Chỉ cần khiến cho David Hume trăn trở
trong ngôi mộ của mình hầu như trong phạm vi tầm nghe thuộc căn nhà của ông
thì một thính giả chú ý cũng đã lắng nghe được không một tiếng càu nhàu trong
khi những học thuyết đặc trưng nhất của ông được gán cho một tác giả người Pháp
mãi 50 năm sau mà trong những trang viết ảm đạm và lải nhải của tác giả ấy
chúng ta đã bỏ qua sức sống của tư tưởng và sự minh bạch của cách hành văn . .
.[2] .
Tội nghiệp cho Comte! Dường như ít ra trong xứ sở này thì những đại diện
cao cấp nhất của triết lý của ông giờ đây đã bị thu gọn thành ra “một nhà vật lý
học, một y sĩ chuyên khoa bệnh thần kinh và một luật sư”. Một nhà phê bình rất

[1]
Xem tác phẩm “Lịch sử điều Siêu tự nhiên”, quyển ii, của Howitt.
[2]
Tác phẩm “Cơ sở Vật lý của Sự Sống” của Giáo sư Huxley.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 11

trí xảo đã đặt biệt hiệu cho bộ ba tuyệt vọng này là “một bộ ba bất bình thường,
vốn hùng hục lao động vất vả cho nên không có thời giờ để làm quen với những
nguyên tắc và luật lệ thuộc ngôn ngữ của mình” [1] .
Để kết luận về vấn đề này ta thấy các nhà Thực chứng không từ bỏ bất cứ
phương tiện nào để lật đổ Thần linh học nhằm hậu thuẫn cho tôn giáo của mình.
Người ta thấy các bậc cao đạo về thực chứng thổi kèn không biết mệt và mặc dù
những bức tường của thành Jericho thời nay dường như chẳng hề sụp đổ thành cát
bụi trước luồng hơi của họ, thế nhưng họ cũng không từ bỏ một phương tiện nào
để đạt tới một mục tiêu mong muốn. Những nghịch lý của họ thật là độc nhất vô
nhị và những lời buộc tội các nhà thần linh học thật là vô địch về mặt lý luận.
Chẳng hạn như trong bài thuyết trình mới đây, người ta có nhận xét rằng: “Chính
việc độc quyền vận dụng bản năng tôn giáo đã tạo ra sự vô luân về tình dục. Các
linh mục, tu sĩ nam và tu sĩ nữ, các vị thánh, những người đồng cốt, những kẻ xuất
thần và các tín đồ đều khét tiếng là dâm ô” [2].
Chúng tôi lấy làm thích thú mà nhận xét rằng trong khi thuyết Thực chứng
cao rao mình là một tôn giáo thì Thần linh học chẳng bao giờ tự cho mình là bất
cứ thứ gì khác hơn khoa học, một triết lý đang tăng trưởng hoặc đúng hơn là một
sự khảo cứu về các lực trong thiên nhiên còn ẩn tàng và cho đến nay chưa ai giải
thích được. Tính khách quan trong đủ thứ hiện tượng của nó đã được chứng minh
bởi nhiều đại diện chân chính của khoa học và những “con khỉ” bắt chước đều chối
bỏ một cách không đạt hiệu lực.
Cuối cùng ta có thể nhận xét về các nhà Thực chứng vốn khách sáo bàn tới
mọi hiện tượng tâm lý là họ giống như nhà tu từ học của Samuel Butler,

“ y không thể mở miệng ra


Nhưng một phép chuyển nghĩa lại tuôn ra từ đó”.

Chúng tôi cũng không có dịp để cho tầm nhìn của nhà phê bình mở rộng ra
vượt quá mức những kẻ bá láp và những kẻ lên mặt dạy đời không đáng mang
danh hiệu là nhà khoa học. Nhưng nếu ta cũng không chối bỏ được việc xem xét
những đề tài mới bởi những vị có hàng ngũ cao siêu trong thế giới khoa học rất
thường trôi qua mà không bị thách đố khi nó lẽ ra phải bị phê phán. Sự thận trọng
nảy sinh từ một thói quen cố định trong việc nghiên cứu thực nghiệm, toan tính
chuyển từ ý kiến này tiến lên ý kiến kia, tầm quan trọng được dành cho những vị
có thẩm quyền đã được công nhận - tất cả đều dung dưỡng cho thói bảo thủ về
tư duy tự nhiên sẽ biến thành thói giáo điều. Sự tiến bộ của khoa học rất thường
phải trả giá khi người cải cách bị tẩy chay hoặc chịu số phận thánh tử vì đạo. Có
thể nói người cải cách trong phòng thí nghiệm phải đứng mũi chịu sào trước cái
thành lũy tập quán và thành kiến. Hiếm khi nào có một tay thân thiện mở he hé

[1]
Người ta có ý đề cập tới một thông cáo xuất hiện một thời gian nào đó trong một tờ báo
ở New York do ba người ký tên với danh tính như nêu trên và giả sử đó là một ủy ban khoa
học được bổ nhiệm hai năm trước để khảo cứu về các hiện tượng tâm linh. Lời phê bình về
bộ ba này xuất hiện trong tạp chí “Kỷ nguyên mới”.
[2]
Tác phẩm “Bài giảng về chứng Điên rồ” của Bác sĩ Marvin, xuất bản ở New York, năm
1875.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 12

cánh cửa hậu. Y có thể không mang tới những lời phản đối ồn ào và những lời chỉ
trích hỗn xược của những kẻ vô danh tiểu tốt ở tiền phòng khoa học, nhưng sự thù
nghịch của một tầng lớp khác mới là nguy cơ thật sự mà người cải cách phải giáp
mặt và vượt qua. Kiến thức gia tăng mau chóng, nhưng đoàn thể lớn các nhà khoa
học đâu có quyền bị mất uy tín. Trong bất cứ trường hợp nào thì họ cũng làm hết
sức mình để cho phát kiến mới cùng với nhà phát kiến phải bị đắm tàu. Chiến
thắng thuộc về kẻ nào đã đạt được bằng sự can đảm cá nhân, trực giác và sự kiên
trì. Có rất ít lực trong thiên nhiên khi lần đầu tiên được loan báo mà lại không bị
chế nhạo để rồi bị dẹp sang một bên, coi là phi lý và phản khoa học. Vì làm nhụt
lòng kiêu hảnh của những kẻ chưa hề khám phá ra bất cứ điều gì cho nên những
lời quả quyết đúng đắn của những người bị từ chối lắng nghe cho đến khi không
cần thận trọng phủ nhận nữa, thế là hỡi ôi nhân loại ích kỷ và tội nghiệp xiết bao!
Đến lượt chính những kẻ phát hiện này lại thường trở thành người chống đối và áp
bức những kẻ thám hiểm mới gần đây hơn trong địa hạt định luật thiên nhiên. Thế
là từng bước một, loài người cứ chạy vòng vòng xung quanh cái vòng kiến thức
hạn hẹp của mình, khoa học thường xuyên sửa đổi những nhầm lẫn của mình và
hôm sau lại hiệu đính những thuyết sai lầm của ngày hôm trước. Trường hợp này
đã thường xảy ra chẳng những đối với các vấn đề thuộc về tâm lý học chẳng hạn
như thuật thôi miên mesmer, theo ý nghĩa kép là một hiện tượng vật lý và tâm
linh, mà còn đối với cả những khám phá trực tiếp liên quan tới khoa học chính xác
và dễ dàng chứng tỏ được.
Liệu ta có thể làm được gì? Liệu ta có nhớ lại được cái quá khứ khó chịu ấy
chăng? Liệu ta có vạch mặt chỉ tên những học giả thời trung cổ đồng lõa với giới
giáo sĩ chối bỏ thuyết Nhật tâm vì e rằng đụng chạm tới một giáo điều của giới
giáo sĩ? Liệu ta có nhớ chăng các nhà bác học về vỏ sò đã từng một thời chối bỏ
việc những vỏ sò rải rác trên khắp mặt quả địa cầu đã từng là nơi cư trú của những
sinh vật? Làm thế nào mà các nhà vạn vật học vào thế kỷ thứ 18 lại tuyên bố rằng
đó chỉ là các mô phỏng của thú vật thôi. Và làm thế nào mà các nhà vạn vật ấy lại
đấu tranh, cãi vã, chiến đấu và chửi rủa lẫn nhau đối với những xác ướp khả kính
của thời xưa trong gần một thế kỷ cho tới khi Buffon dàn xếp vấn đề này bằng
cách chứng tỏ rằng những kẻ phủ nhận đã sai lầm? Chắc chắn một vỏ sò đâu có
chi là siêu việt và nó phải là một đề tài hoàn toàn rành rành cho bất kỳ việc nghiên
cứu chính xác nào; và nếu các nhà khoa học không đồng ý nổi với nhau về điều
đó thì ta khó lòng mà trông mong họ sẽ tin tưởng vào những hình tướng phù du –
của những bàn tay, khuôn mặt và đôi khi trọn cả cơ thể – xuất hiện trong những
buổi lên đồng của các đồng cốt tâm linh khi họ tỏ ra là ngay thẳng.
Có tồn tại một tác phẩm nào đó tỏ ra là một tài liệu đọc rất có lợi trong lúc
rảnh rỗi của những nhà khoa học đa nghi. Đó là một tác phẩm do Flourens (Thư
ký trọn đời của Hàn lâm viện Pháp) ấn hành tên là Lịch sử các Nghiên cứu của
Bouffon. Trong đó tác giả cho thấy nhà vạn vật học vĩ đại đã đấu tranh và cuối
cùng chinh phục được những kẻ ủng hộ thuyết mô phỏng ra sao; và những kẻ đó
vẫn còn tiếp tục chối bỏ bất cứ điều gì rành rành dưới ánh mặt trời cho đến khi lâu
lâu thì đoàn thể các nhà bác học lại sa vào cơn thịnh nộ với một trận dịch phủ định.
Nó chối bỏ Franklin và dòng điện đã được ông tinh chế; nó chế nhạo Fulton với hơi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 13

nước đã được cô đọng lại của ông; nó biểu quyết làm cho kỹ sư Perdonnet phải bó
tay vì đã đề nghị xây dựng đường rầy xe lửa, nó trố mắt nhìn Harvey làm cho ông
cũng phát ngượng, nó tuyên bố Bernard de Palissy “ngu như bò!”.
Trong tác phẩm thường được trích dẫn: “Xung đột giữa Khoa học và Tôn giáo”,
Giáo sư Draper cho thấy dứt khoát có khuynh hướng làm lệch cán cân công lý và
chỉ đổ thừa cho giới giáo sĩ cản trở bước tiến của khoa học. Mặc dù rất kính nễ và
hâm mộ tác giả và nhà khoa học hùng biện này chúng tôi cũng phải phản đối và
đền ơn đáp nghĩa cho mọi người. Tác giả của quyển Xung Đột có nhắc tới nhiều
phát hiện nêu trên. Trong mọi trường hợp ông đều tố cáo việc giới giáo sĩ kháng
cự cay đắng và lại kín miệng đối với cũng sự chống đối đó mà mọi nhà phát hiện
mới bao giờ cũng phải trải nghiệm trong sự kềm kẹp của khoa học đương đại. Việc
ông khẳng định nhân danh khoa học: “Tri thức là quyền lực” chắc chắn là đúng.
Những vụ lạm dụng quyền lực cho dù nó bắt nguồn từ việc quá khôn ngoan hay
quá dốt nát thì cũng đều có tác dụng tai hại. Hơn nữa, giới giáo sĩ bây giờ đã im
hơi lặng tiếng rồi. Thời nay thì sự phản đối của họ đâu mấy khi được thế giới khoa
học đếm xỉa tới. Nhưng trong khi thần học lui vào hậu trường thì các nhà khoa học
lại nắm lấy cây quyền trượng chuyên chế bằng cả hai tay và họ sẽ sử dụng nó
giống như chư thiên thần cherubim và ngọn gươm bốc cháy ở vườn Eden để giữ
cho thiên hạ lánh xa cây hằng sống đời đời để mãi mãi ở trong phạm vi của thế
giới vật chất hữu hoại này.
Đáp lại lời phê phán của Tiến sĩ Gully về thuyết sương mù lửa của ông Tyndall,
Tổng biên tập báo Nhà Thần linh học Luân Đôn nhận xét rằng nếu toàn bộ đoàn
thể các nhà thần linh học không bị thiêu sống ở Smithfield trong thế kỷ này thì
chúng ta chỉ biết ơn khoa học thôi do lòng từ bi tột đỉnh ấy. Được thôi, ta hãy thừa
nhận rằng trong trường hơp này các nhà khoa học đang gián tiếp là người ban ơn
công khai đến mức mà việc thiêu sống các học giả uyên bác không còn là mốt thời
thượng nữa. Nhưng cũng thật bất công khi thắc mắc xem liệu cái xu hướng biểu lộ
đối với học thuyết thần linh do Faraday, Tyndall, Huxley, Agassiz và những người
khác chẳng lẽ lại không bảo đảm được việc nghi ngờ liệu các nhà quí phái bác học
này cùng với môn đồ của họ có quyền năng vô hạn mà Tòa án Tôn giáo đã từng
một lần có được hay chăng, hay là giờ đây các nhà thần linh học lại không có được
lý do cảm thấy thoải mái như hiện nay? Cho dù giả sử rằng họ không thiêu sống
tín đồ vì có tồn tại một thế giới vong linh – thật là bất hợp pháp khi thiêu sống
người ta – liệu họ có gửi các nhà thần linh học đến Bedlam hay chăng? Chẳng lẽ
họ không gọi chúng ta là “những kẻ độc tưởng không chữa được”, “những kẻ điên
loạn bị ảo giác”, “những kẻ bái vật” cùng với những tên gọi đặc trưng như thế?
Thật vậy, chúng tôi không thể hiểu nổi điều gì đã kích động đến mức vị Tổng biên
tập báo Nhà Thần linh học, Luân Đôn lại phải làm ơn vì sự giám hộ đầy hảo ý của
các nhà khoa học. Chúng tôi tin rằng việc mới đây truy tố Lankester-Donkin-Slade
ở Luân Đôn rốt cuộc lại không làm sáng mắt ra cho những nhà thần linh học đầy
hi vọng để họ thấy rằng thuyết duy vật ngoan cố thường ngu tín hơn cả thuyết
cuồng tín của tôn giáo nữa.
Một trong những tác phẩm tài ba nhất của Giáo sư Tyndall viết ra chính là bài
tiểu luận chua cay của ông bàn về Martineau và thuyết Duy vật . Đồng thời vào

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 14

một ngày nào đó trong những năm tương lai, tác giả chắc chắn sẽ rất sẵn lòng cắt
xén một số cách diễn đạt thô tục không thể tha thứ được trong đó. Tuy nhiên vào
lúc này, chúng tôi không bàn tới những điều đó mà chỉ xem xét điều ông phải trình
bày về hiện tượng ý thức. Ông trích dẫn thắc mắc sau đây của ông Martineau:
“Một người có thể bảo rằng ‘tôi cảm nhận, tôi suy nghĩ, tôi yêu thương’ nhưng làm
thế nào mà ý thức lại hòa nhập vào vấn đề ấy?” Và ông trả lời như sau: “Ta không
thể nghĩ ra nổi việc chuyển từ vật lý học của bộ óc sang các sự kiện tương ứng của
ý thức. Cứ cho rằng một tư tưởng nhất định và một tác động phân tử trong bộ óc
xảy ra cùng một lúc, thì chúng ta cũng có được cơ quan trí thức và xét theo biểu
kiến cũng không có được bất kỳ bộ phận thô sơ nào của cơ quan khiến ta có thể
qua một quá trình lý luận chuyển từ phần này sang phần kia. Chúng cùng nhau
xuất hiện, nhưng chúng ta chẳng biết tại sao? Nếu tâm trí và các giác quan của ta
có thể mở rộng, tăng cường và soi sáng đến mức giúp ta có thể thấy và cảm nhận
được chính những phần tử của bộ óc; nếu ta có thể theo dõi mọi sự vận động, sự
xếp nhóm và sự phóng điện của chúng, và nếu chúng ta quen thuộc rất nhiều với
những trạng thái tương ứng của tư tưởng và xúc cảm thì chúng ta vẫn còn lâu mới
giải quyết được vấn đề này: ‘Làm cách nào mà các quá trình vật lý ấy lại liên kết
được với các sự kiện của ý thức?’ Vực sâu ngăn cách giữa hai lớp hiện tượng này
vẫn còn không vượt qua được đối với trí năng” [1] .
Vực sâu này (vốn không vượt qua nổi đối với Giáo sư Tyndall cũng giống như
lửa sương mù khi nhà khoa học giáp mặt với nguyên nhân mà ông không thể biết
được) chỉ là một hàng rào đối với những người không có trực giác tâm linh. Tác
phẩm “Phác thảo các bài Thuyết trình về Hệ thống Thần kinh học của Nhân loại
học” của Giáo sư Buchanan, một tác phẩm được viết ra mãi từ năm 1854, có những
gợi ý theo đó nếu kẻ thông thái rởm mà quan tâm chút ít thì họ ắt thấy có một
nhịp cầu có thể bắc ngang qua cái vực thẳm dễ sợ này. Đó là một trong những cái
thùng chứa mà hạt giống tư tưởng của các vụ mùa tương lai được tích trữ trong đó
do hiện tại đang chắt mót. Nhưng kết cấu của thuyết duy vật dựa hoàn toàn trên
cái hạ tầng cơ sở thô trược ấy tức là lý trí. Khi họ đã vươn hết mọi khả năng giới
hạn tột cùng thì các vị giảng dạy thuyết ấy cùng lắm cũng chỉ tiết lộ cho ta thấy
một vũ trụ các phân tử do một xung lực huyền bí làm linh hoạt. Liệu ta có thể thắc
mắc xem căn bệnh của các nhà khoa học có thể được chẩn đoán tốt hơn qua việc
suy ra từ bảng phân tích của Giáo sư Tyndall về trạng thái tâm trí của giới giáo sĩ
tôn sùng quyền uy của Giáo hoàng bằng cách chỉ thay đổi chút ít các tên gọi. Đó
là vì nếu ta hiểu các “nhà hướng dẫn tâm linh” là các nhà khoa học, nếu “quá khứ
tiền khoa học” thay thế cho “hiện tại duy vật”, nếu “tinh thần” thay thế cho “khoa
học”, thì trong đoạn văn sau đây ta sẽ có một bức chân dung sống động của một
nhà khoa học hiện đại mà một bậc thầy đã vẽ nên:
“. . . Các vị dẫn dắt tâm linh của họ độc quyền sống trong quá khứ tiền khoa
học đến nỗi ngay cả những người thật sự có trí năng phát triển mạnh trong đám
họ cũng đâm ra bị teo tóp đối với sự thật khoa học. Họ có mắt nhưng chẳng nhìn
thấy gì; họ có tai nhưng chẳng nghe thấy gì; vì cả tai lẫn mắt của họ đều bị chết

[1]
Tyndall: “Các mảnh vụn Khoa học”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 15

mê chết mệt bởi những phong cảnh và âm thanh của một thời đại khác. Liên quan
tới khoa học thì bộ óc tôn sùng Quyền uy của Giáo hoàng do thiếu vận dụng cho
nên hầu như cũng giống bộ óc chưa phát triển của một đứa bé. Và thế là giống
như những đứa trẻ con về kiến thức khoa học nhưng lại mạnh dạn vận dụng quyền
năng tâm linh trong đám người dốt nát, họ đã khuyến khích và thực hiện những
phép thực hành dủ để khiến cho những người thông minh trong đám họ phải đỏ
mặt lên vì xấu hổ” [1]. Nhà Huyền bí học giơ cao cái gương ra trước khoa học để
cho khoa học có thể nhìn thấy được mình trông giống như cái gì.
Từ khi lịch sử ghi nhận được những định luật đầu tiên mà con người đã xác
lập được thì chưa bao giờ có một dân tộc nào mà bộ luật của nó không treo lủng
lẳng những vấn đề sống còn của các công dân dựa trên sự xác nhận của hai hoặc
ba nhân chứng đáng tin cậy. Thánh Moses, nhà lập pháp đầu tiên mà chúng ta gặp
trong lịch sử thời xưa có nói: “Kẻ nào đáng chết sẽ phải bị xử chết dựa theo phán
quyết của hai nhân chứng hoặc ba nhân chứng” [2] . Montesquieu có nói: “Những
luật lệ nào xử tội chết một người dựa vào lời cung khai chỉ của một nhân chứng
thôi ắt là tai hại cho tự do. Lý trí đòi hỏi phải có hai nhân chứng” [3] .
Như vậy giá trị của nhân chứng đã được mặc nhiên đồng ý và chấp nhận ở
mọi xứ sở. Nhưng các nhà khoa học không chịu chấp nhận bằng chứng của cả triệu
người chống lại một người. Hàng trăm ngàn người đã hoài công xác nhận những
sự thật. Họ có mắt nhưng lại không nhìn thấy. Họ quyết tâm vẫn còn mù lòa và
điếc. Ba mươi năm chứng tỏ thực tiễn và bằng chứng của nhiều triệu tín đồ ở Âu
Mỹ chắc chắn là có quyền được tôn trọng và chú ý đến một mức nào đó. Đặc biệt
là như vậy khi phán quyết của 12 nhà thần linh học, chịu ảnh hưởng của bằng
chứng do bất kỳ hai người nào xác nhận, cũng đủ thẩm quyền để đưa một nhà
khoa học ra treo cổ vì một tội ác có lẽ phạm phải do sự thôi thúc của một cơn chấn
động trong những phần tử trí não không bị kềm chế bởi một ý thức BÁO PHỤC đạo
đức trong tương lai.
Toàn thể thế giới văn minh phải coi khoa học nói chung là một mục tiêu thiêng
liêng đáng kính trọng và tôn thờ; vì chỉ có khoa học mới giúp cho con người hiểu
được Đấng Thiêng Liêng qua việc thật sự đánh giá cao công trình của ngài. Webster
có nói: “Khoa học là việc hiểu biết về sự thật hoặc các sự kiện, đó là việc khảo cứu
sự thật vì sự thật và theo đuổi kiến thức thuần túy”. Nếu định nghĩa này là chính
xác thì đa số các học giả thời nay đã tỏ ra trá ngụy đối với vị nữ thần của mình:
“Sự thật vị sự thật”. Và liệu ta có thể mưu tìm được chìa khóa cho mọi sự thật
trong thiên nhiên ở đâu nữa nếu không phải là trong sự bí nhiệm của tâm lý học
mà cho đến nay ta chưa thăm dò được? Tiếc thay! Khi thăm dò về thiên nhiên như
thế biết bao nhiêu nhà khoa học đã kén cá chọn canh chỉ lựa chọn những sự kiện
để nghiên cứu mà cùng lắm cũng chỉ ủng hộ cho thành kiến của mình.
Tâm lý học không có kẻ thù nào tồi tệ hơn trường phái y học được mệnh danh
là những thầy thuốc chữa mẹo. Thật là hoài công mà nhắc cho họ nhớ rằng cái gọi
là khoa học chính xác rành rành như y học, hầu như chẳng xứng đáng gì với tên

[1]
Tyndall: Lời nói đầu của tác phẩm “Các mảnh vụn Khoa học”.
[2]
Thánh thư đệ nhị luận, chương xvii, trang 6.
[3]
Montesquieu: “Tinh hoa Pháp lý I, xii, chương 3.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 16

gọi ấy. Bất chấp mọi ngành kiến thức y học, các y sĩ vẫn phải nên nghiên cứu tâm
lý học hơn bất kỳ ngành học nào khác vì nếu không có tâm lý học việc thực hành
y học sẽ bị suy thoái thành ra chỉ là việc phỏng đoán và trực giác may rủi mà hầu
như họ hoàn toàn bỏ lơ. Chỉ nội việc không tán đồng những học thuyết mà họ
truyền bá cũng đủ làm họ giận dữ coi đó là tà thuyết và mặc dù một phương pháp
chữa trị không được công nhận và không được lòng dân đã tỏ ra là cứu được cả
ngàn người thì với vai trò một y sĩ đoàn, họ dường như vẫn có khuynh hướng bám
lấy những giả thuyết và những phương thuốc đã được chấp nhận, làm giảm giá trị
cả nhà cải cách lẫn phương thức cải cách cho đến khi họ có được dấu ấn cầu chứng
của sự chính qui. Trong khi đó hàng ngàn bệnh nhân bất hạnh có thể chết đi,
nhưng chừng nào mà danh dự của nghề nghiệp vẫn còn được biện minh thì đây
chỉ là vấn đề có tầm quan trọng thứ yếu.
Xét về mặt lý thuyết thì y học mang lại phúc lợi nhiều nhất, đồng thời không
có một trường phái nào lại bộc lộ nhiều ví dụ về thành kiến nhỏ nhen thuyết duy
vật, thuyết vô thần và sự ngoan cố đầy ác ý như y học. Những sự ưu ái và bảo trợ
của các y sĩ hàng đầu hiếm khi nào được đo lường qua sự hữu dụng của một phát
kiến. Việc rạch cho chảy máu qua việc cho đỉa cắn, giác hơi và dùng dao mổ được
giới bình dân tán thành lan nhanh như bệnh dịch, nhưng rốt cuộc nó bị thất sủng
không đếm xỉa tới công lao; nước mà giờ đây người ta thoải mái dùng cho bệnh
nhân bị sốt thì có một thời được dùng cho họ, việc tắm nước nóng được thay thế
bằng tắm nước lạnh và có một thời thủy liệu pháp bị coi là một chuyện điên rồ. Vỏ
cây Peri – mà một người thời nay bênh vực cho thẩm quyền của thánh kinh đã
nghiêm chỉnh cố gắng đồng nhất hóa nó với “Cây Hằng Sống” trên thiên đường [1]
và được mang tới Tây Ban Nha vào năm 1632 – bị bỏ lơ trong nhiều năm. Giáo hội
đã từng một lần tỏ ra phân biệt đối xử còn nhiều hơn khoa học nữa. Theo lời thỉnh
cầu của Hồng y De Lugo, Innocen X. đã mang lại cho giáo hội uy tín và danh tiếng
đầy quyền lực của mình.
Trong một quyển sách cổ tựa đề là Ma quỉ học, tác giả trích dẫn nhiều ví dụ
về những phương thuốc quan trọng thoạt đầu bị bỏ lơ rồi sau đó mới nổi bật lên
được chú ý chỉ do tình cờ. Ông cũng chứng tỏ rằng hầu hết các phát kiến mới trong
y học đã tỏ ra chẳng có gì khá hơn là “sự hồi sinh và chọn dùng trở lại những phép
thực hành rất xưa cũ”. Trong thế kỷ vừa qua, rễ cây dương xỉ dương tính được một
mệnh phụ tên là Nouffleur (một nữ lang băm) bán và quảng cáo rùm beng là một
loại thuốc nhảm nhí bí mật chữa được bệnh giun sán. Vua Louis XV đã bỏ ra một
món tiền lớn để mua bí quyết ấy; sau đó các y sĩ mới phát hiện ra rằng chính Galen
đã khuyên dùng và viết toa phương thuốc đó để trị bệnh ấy. Cái bột thuốc trứ danh
của Hầu tước Portland chữa bệnh thống phong chính là chất diacentaureon của
Cælius Aurelianus. Về sau người ta mới nhận biết được rằng các tác giả y khoa thời
xa xưa nhất đã sử dụng nó, họ đã tìm thấy nó trong các phẩm của các triết gia Hi
Lạp thời xưa. Nước y khoa của Bác sĩ Husson cũng thế, nó mang tên của ông.
Phương thuốc nổi tiếng này để trị bệnh thống phong cũng được nhận ra dưới chiêu
bài mới chính là Colchicum autumnale, tức là cây nghệ ở đồng cỏ vốn đồng nhất

[1]
C. B. Warring.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 17

với một cây tên là Hermodactylus có công dụng là một chất giải độc nào đó đối với
bệnh thống phong; nó đã được nhận biết và bảo vệ do Oribasius, là một y sĩ vĩ đại
vào thế kỷ thứ tư và Ætius Amidenus, một y sĩ xuất sắc khác ở Alexandria vào thế
kỷ thứ 5. Sau đó nó đã bị bỏ lơ và chìm vào quên lãng vì nó đã quá xưa cũ cho
nên không được coi là thuốc tốt được công nhận bởi các thành viên của các khoa
y vốn thịnh hành vào cuối thế kỷ vừa qua!
Ngay cả Magendie vĩ đại, là một nhà sinh lý học khôn ngoan, cũng không phát
hiện được điều gì nếu các y sĩ thời xa xưa nhất chưa từng phát hiện ra nó và thấy
điều đó là tốt. Phương thuốc mà ông đề nghị chữa bệnh lao nghĩa là dùng axit
prussic, ta có thể thấy trong những tác phẩm của Lumæus, quyển 4 của bộ
Amenitates Academicœ, trong đó ông chứng tỏ rằng người ta đã dùng nước cất
của cây nguyệt quế để chữa bệnh lao phổi và đạt được nhiều ích lợi. Pliny cũng
đoan chắc với ta rằng nước chiết xuất từ cây hạnh đào và hột cứng của cây anh
đào chữa được bệnh ho dai dẳng nhất. Tác giả của quyển Ma quỉ học đã nhận xét
rất hay rằng ta có thể quả quyết một cách hoàn toàn xác tín rằng “đủ thứ phép
chế biến bí mật của thuốc phiện mà người ta ca ngợi là phát hiện của thời nay thì
đều có thể được nhận thấy trong những tác phẩm của các tác giả thời xưa”, họ
thấy là mình bị mất uy tín vào thời nay.
Khắp nơi người ta đều công nhận rằng từ thời xa xưa miền viễn Đông đã là
vùng đất của tri thức. Ngay cả ở Ai Cập thì môn thực vật học và khoáng vật học
cũng đã được các nhà bác học nghiên cứu rộng rãi hơn nước nào hết ở vùng Trung
Á cổ sơ. Sprengel cho dù tỏ ra là bất công và đầy thành kiến về mọi điều khác nữa
cũng lại thú nhận nhiều điều này trong tác phẩm Lịch sử Y học của mình. Thế
nhưng mặc dù điều đó, bất cứ khi nào thảo luận tới đề tài pháp thuật thì pháp
thuật Ấn Độ hiếm khi nào được nêu ra cho bất cứ ai vì nói chung nó ít được thực
hành ở xứ sở ấy nên chẳng ai biết tới nó so với ở bất kỳ dân tộc cổ xưa nào khác.
Đối với người Ấn độ thì pháp thuật còn có tính cách bí truyền nhiều hơn mức ngay
cả đối với các tu sĩ Ai Cập nữa. Nó được coi là linh thiêng đến nỗi người ta chỉ phần
nào công nhận sự tồn tại của nó và người ta chỉ thực hành nó trong những trường
hợp khẩn cấp nơi công cộng. Nó còn hơn hẳn một vấn đề tôn giáo nữa vì nó được
coi là linh thiêng. Mặc dù có thực hành một đạo đức nghiêm khắc và thanh khiết
thì các bậc đạo trưởng ở Ai Cập không một lúc nào có thể được so sánh với những
môn đồ tu khổ hạnh của phái Lõa thể cả về cuộc sống thánh thiện lẫn những quyền
năng phép lạ mà họ đã phát triển được do sự cầu khẩn siêu tự nhiên về mọi thứ
trần tục. Những người nào biết rõ họ thì còn tôn kính họ nhiều hơn các pháp sư
của Chaldea nữa. Vì từ bỏ những tiện nghi đơn giản nhất của cuộc sống cho nên
họ sống trong rừng rậm với cuộc đời một tu sĩ ẩn dật nhất [1] trong khi các huynh
đệ người Ai Cập của họ ít ra cũng quây quần lại với nhau. Mặc dù lịch sử đã gây sỉ
nhục cho mọi người thực hành pháp thuật và thuật bói toán, song lịch sử cũng
tuyên cáo là họ nắm được những bí mật vĩ đại nhất về kiến thức y học và có tài
khéo siêu quần bạt tụy khi thực hành y thuật. Trong các tu viện ở Ấn Độ có bảo
tồn được nhiều bộ sách ghi chép lại bằng chứng về học thuật của họ. Việc ta toan

[1]
Ammianus Marcellinus, xxiii, trang 6.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 18

tính xét xem liệu các môn đồ phái Lõa thể này có phải là những người thực sự sáng
lập ra pháp thuật ờ Ấn Độ hay chăng, hoặc liệu họ chỉ thực hành điều đã được
truyền thừa cho họ từ các bậc Rishis xưa nhất (bảy nhà thánh thiền sơ khai) [1] ắt
bị các học giả chính xác coi như chỉ là sự suy đoán. “Việc họ cẩn thận khi giáo dục
giới trẻ tuổi, làm cho giới thanh niên quen thuộc với những tình cảm rộng lượng và
đầy đức hạnh, đặc biệt tôn vinh chúng và những câu châm ngôn và những bài
thuyết trình các sử gia ghi chép lại được chứng tỏ rằng họ là các chuyên gia về vấn
đề triết học, siêu hình học, thiên văn học, đạo đức và tôn giáo” (một tác giả hiện
đại nói như thế). Họ vẫn bảo tồn được phẩm giá của mình khi chịu uy thế của
những ông hoàng đầy quyền lực nhất mà họ cũng không chịu hạ cố tới viếng thăm
hoặc bận tâm xin xỏ những ân huệ nhỏ nhặt nhất. Nếu những ông hoàng muốn
được các bậc thánh nhân ấy khuyên lơn hoặc cầu nguyện thì họ bắt buộc phải thân
chinh đến tận nơi hoặc cử sứ giả đi thay. Không có bí mật quyền năng nào của loài
cây cỏ hoặc khoáng vật mà những người này không biết. Họ đã dò thấu được thiên
nhiên đến chỗ sâu thẳm của nó, trong khi tâm lý học và sinh lý học là những quyển
sách mở ngỏ đối với họ, kết quả là một môn khoa học mà giờ đây ta gọi một cách
ngạo mạn là pháp thuật.
Trong khi những phép lạ được ghi chép trong Kinh Thánh đã trở thành những
sự kiện được Ki Tô hữu chấp nhận thì việc không tin vào chúng lại bị coi là kẻ vô
đạo, thế mà những câu chuyện kể về phép lạ và điều huyễn hoặc trong Atharva
Veda [2] lại khiến cho các Ki Tô hữu khinh bỉ hoặc bị họ coi là bằng chứng ma quỉ.
Thế nhưng xét theo nhiều phương diện, bất chấp sự ngần ngại của một vài học giả
tiếng Bắc phạn thì chúng tôi vẫn có thể chứng tỏ rằng hai bên đồng nhất với nhau.
Hơn nữa, vì kinh Phệ đà giờ đây được các học giả chứng minh là có trước Thánh
kinh của Do Thái giáo nhiều thời đại cho nên ta cũng dễ dàng suy diễn được rằng
nếu bên này có vay mượn của bên kia thì các Thánh thư của Ấn Độ không bị cáo
buộc là đạo văn.
Trước hết, vũ trụ khởi nguyên luận của họ cho thấy ý kiến thịnh hành trong
các nước văn minh đã sai lầm xiết bao khi cho rằng người Ấn Độ coi Brahma là vị
thủ lãnh hoặc Thần linh Tối cao của mình. Brahma là một đấng thần linh thứ cấp
và là một đấng “làm cho nước vận động” giống như Jehovah. Ngài là thần linh sáng
tạo và theo biểu diễn ẩn dụ thì ngài có bốn đầu tương ứng với bốn phương chính.
Ngài là đấng hóa công, kiến trúc sư của thế giới. Trong quyển Thần thoại Ấn Độ,
Polier có nói: “Ở trạng thái sáng tạo bản sơ, vũ trụ sơ khai bị chìm ngập trong nước
dựa vào lòng của Đấng Vĩnh Hằng. Khi nảy sinh từ cái khối hỗn mang u minh ấy,
Brahma tức kiến trúc sư của thế giới ngự trên một lá hoa sen trôi nổi (di chuyển?)
trên nước, không hề phân biệt được bất cứ thứ gì ngoại trừ nước và bóng đêm”.
Điều này đồng nhất tối đa với vũ trụ khởi nguyên luận của Ai Cập mà trong những

[1]
Có 7 đấng Rishis sống vào thời trước thời kỳ kinh Phệ đà. Người ta biết ngài là các bậc
hiền triết và tôn sùng các ngài như các vị bán thần linh. Haug chứng tỏ rằng trong Bà la
môn giáo các ngài có địa vị tương ứng với địa vị của 12 con trai của Jacob trong thánh kinh
Do Thái giáo. Người Bà la môn tự cho mình là dòng dõi trực hệ của các Rishis này.
[2]
Kinh Phệ đà thứ tư.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 19

câu mở đầu có cho thấy rằng Athor [1] tức Mẹ Ban Đêm (biểu diễn bóng tối vô biên)
là yếu tố bản sơ bao phủ vực sâu vô tận, được làm linh hoạt do nước và tinh thần
vũ trụ của Đấng Vĩnh Hằng, chỉ ngự trong Hỗn mang thôi. Cũng giống như trong
Thánh kinh của Do Thái giáo, lịch sử sáng tạo bắt đầu bằng thần khí của Thượng
Đế và sự phân thân sáng tạo của ngài là một Đấng Thiêng Liêng khác [2] . Khi nhận
thấy một tình trạng sự vật ảm đạm như thế, Brahma khiếp đảm tự nhủ: “Ta là ai?
Ta từ đâu ra?” Thế rồi ngài thấy một tiếng nói: “Hãy cầu nguyện với Bhagavant
tức là Đấng Vĩnh Hằng, cũng được biết là Parabrahma”. Brahma nổi lên từ tư thế
bơi, an tọa trên một hoa sen ở tư thế nhập định và suy gẫm về Đấng Vĩnh Hằng,
Đấng Vĩnh Hằng hài lòng với bằng chứng về sự mở đạo như thế cho nên vén bức
màn đen bản sơ để khai mở sự hiểu biết của Brahma. “Sau đó Brahma từ trứng vũ
trụ (hỗn mang vô cực) xuất hiện thành ánh sáng, vì sự hiểu biết của ngài giờ đây
đã được khai mở và ngài khởi sự hoạt động; ngài di chuyển trên mặt nước vĩnh
hằng có bên trong mình là thần khí của Thượng Đế; ngài là Narayana do có khả
năng làm cho nước vận động”.
Hoa sen, hoa linh thiêng của người Ai Cập cũng như của người Ấn Độ, là biểu
tượng của Horus cũng như là biểu tượng của Brahma. Không có đền thờ nào ở Tây
Tạng hoặc Nepal mà ta không thấy hoa sen, biểu tượng này có ý nghĩa rất gợi ý.
Cành hoa huệ mà vị Tổng thiên thần cầm trên tay rồi dâng cho Đức Mẹ Đồng Trinh
trong những bức tranh về “lễ truyền tin” cũng có ý nghĩa biểu tượng bí truyền
giống hệt như thế. Chúng tôi xin bạn đọc hãy tham khảo ngài William Jones [3] .
Đối với người Ấn Độ, hoa sen là biểu hiệu của quyền năng sinh sản trong thiên
nhiên do tác nhân của lửa và nước (tinh thần và vật chất). Một câu thơ trong Chí
Tôn Ca có nói: “Hỡi Đấng Vĩnh Hằng! Con thấy Brahma là đấng sáng tạo được đăng
quang nơi ngài bên trên hoa sen!”, còn ngài W. Jones cho thấy rằng hạt giống của
hoa sen – ngay cả trước khi nảy mầm – cũng chứa những chiếc lá đã được tạo ra
hoàn chỉnh, là hình dáng thu nhỏ của điều mà một ngày kia chúng sẽ trở thành
những cái cây hoàn chỉnh; hoặc tác giả của quyển Ngoại Đạo có nói: “Như vậy
thiên nhiên đã cung cấp cho ta một mẫu hình tiền chế về những sản vật của nó”,
ông còn nói thêm rằng: “hạt giống của mọi cái cây hiển giao có chứa những đóa
hoa đích thực bao hàm một cây nhỏ dưới dạng phôi thai đã được tạo dựng rồi” [4].
Đối với các Phật tử, nó cũng có ý nghĩa giống như vậy. Maha-Maya tức Maha-
Deva là mẹ của Đức Phật Thích Ca đã được Bồ Tát (Chơn linh của Đức Phật) báo
tin cho ngài biết sẽ hạ sinh một hoàng nam, Bồ Tát xuất hiện bên cạnh giường
nằm của mẫu hậu trên tay cầm một đóa hoa sen. Cũng vậy người Ai Cập thường
biểu diễn Osiris và Horus có liên kết với hoa sen.
Tất cả những sự kiện này đều chứng tỏ rằng ý tưởng ấy có nguồn gốc như
nhau trong cả ba hệ thống tôn giáo: Ấn Độ giáo, Ai Cập giáo và Do Thái Ki Tô giáo.
Ở bất cứ nơi đâu mà người ta sử dụng cây bông súng (cây hoa sen) thần bí này

[1]
Phần chính tả của “Tự điển Nguyên sơ”
[2]
Chúng tôi không ngụ ý nói tới Kinh thánh được chấp nhận cũng như hiện hành, mà là
Kinh thánh thật sự của Do Thái giáo được giải thích theo kinh Kabala.
[3]
“Biện luận về Châu Á”
[4]
Bác sĩ Gross, trang 195.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 20

thì nó có nghĩa là sự phân thân của điều thuộc ngoại giới xuất phát từ điều ẩn tàng
thuộc nội giới – tư tưởng vĩnh hằng của Đấng Thiêng Liêng hằng vô hình chuyển
từ dạng trừu trượng sang dạng cụ thể tức hữu hình. Đó là vì ngay khi bóng đen bị
xua tan và “có được ánh sáng” thì sự hiểu biết của Brahma được khai mở và ngài
thấy trong thế giới ý niệm (cho đến nay nó đã bị đời đời che giấu trong tư tưởng
Thiêng liêng) có những hình tướng nguyên mẫu của mọi sự vật vô hạn trong tương
lai ắt phải bước vào tồn tại và do đó trở nên hữu hình. Ở giai đoạn tác động đầu
tiên này, Brahma còn chưa trở thành kiến trúc sư, đấng kiến tạo vũ trụ vì cũng
giống như một kiến trúc sư, trước hết ngài phải làm quen với kế hoạch và ngộ ra
những hình tướng lý tưởng được chôn vùi trong lòng Đấng Vĩnh Hằng cũng giống
như những lá hoa sen tương lai được giấu kín bên trong hạt giống của cây hoa đó.
Và chính nhờ ý tưởng này mà ta mới tìm ra được ngọn nguồn và cách giải thích
của câu thơ trong vũ trụ khởi nguyên luận Do Thái giáo như sau: “Và Thượng Đế
phán hãy để cho đất sinh ra . . . Cái cây ăn quả đơm bông kết trái theo loại hình
của cây mà hạt giống đã có sẵn nơi chính nó. Trong mọi tôn giáo nguyên thủy thì
“Ngôi Con của Cha” là Thượng Đế sáng tạo nghĩa là tư tưởng của ngài trở nên hữu
hình; và trước Công nguyên, từ ba Ngôi của Ấn Độ giáo xuống mãi tới ba Ngôi
trong kinh Kabala của các kinh thánh được giải thích theo Do Thái giáo thì ba Ngôi
của Thượng Đế trong mỗi quốc gia đều được định nghĩa đầy đủ và xác minh trọn
bên trong các ẩn dụ. Trong tín điều của Ki Tô giáo ta thấy đó chẳng qua chỉ là việc
nhân tạo một cái cành mới vào cái thân cây cũ; và việc các Giáo hội Hi Lạp cũng
như La Mã đều chọn dùng biểu tượng hoa huệ mà vị Tổng thiên thần cầm lấy vào
lúc có lễ Truyền tin cho thấy có một tư tưởng với ý nghĩa siêu hình học giống như
trên.
Hoa sen là sản phẩm của lửa (nhiệt) và nước vì thế cho nên nó là biểu tượng
kép của tinh thần và vật chất. Thượng Đế dưới dạng Ngôi Hai trong ba Ngôi cũng
giống như Jehovah (Adam-Kadmon) và Osiris, hoặc đúng hơn là Pimander tức là
Quyền năng của Tư tưởng Thiêng liêng của Hermes; đó là vì chính Pimander biểu
diễn gốc rễ của mọi vị thần Thái dương trong Ai Cập giáo. Đấng Vĩnh Hằng là Chơn
linh của Lửa, ngài khuấy động làm đơm hoa kết trái và phát triển thành một hình
tướng cụ thể mọi điều sinh ra từ nước tức đất nguyên thủy do từ Brahma tiến hóa
ra; nhưng vũ trụ chính là Brahma và ngài chính là vũ trụ. Đây là triết lý của Spinoza
mà ông đã dẫn xuất từ triết lý của Pythagoras, cũng chính vì triết lý ấy mà Bruno
trở thành một thánh tử vì đạo. Sự kiện lịch sử này chứng tỏ thần học Ki Tô giáo đã
đi lệch khỏi khởi điểm của mình xiết bao. Bruno đã bị sát hại vì đã chú giải một
biểu tượng mà các Ki Tô hữu thời sơ khai đã chọn dùng và các thánh tông đồ đã
xiển dương! Cái cành cây bông súng của Bồ Tát và sau này của Tổng thiên thần
Gabriel tiêu biểu cho lửa và nước tức là ý niệm về sự sáng tạo và sự sinh sản, nó
đã được triển khai thành giáo điều xa xưa nhất trong phép bí tích rửa tội.
Các học thuyết của Spinoza và Bruno hầu như giống hệt nhau, mặc dù lời lẽ
của Spinoza thần bí hơn và được chọn lựa cẩn thận hơn lời lẽ mà ta thấy trong các
thuyết của tác giả Nguyên lý của Nguyên nhân Bản sơ tức là Vũ trụ Vô biên và Thế
giới. Cả Bruno (ông thú nhận rằng thông tin của mình bắt nguồn từ Pythagoras)
và Spinoza (ông không thẳng thắn công nhận điều đó) cho thấy triết lý của ông đã

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 21

tiết lộ điều bí mật; cả hai đều coi Nguyên nhân Bản sơ theo cùng một quan điểm.
Đối với họ, Thượng Đế là một Thực thể hoàn toàn tự thân vận động, một Đấng
Chơn linh Vô cực và là Đấng Tự Tại duy nhất hoàn toàn tự do và độc lập với những
hậu quả hoặc nguyên nhân khác; cũng nhờ vào Ý chí ấy, ngài đã tạo ra vạn vật và
cung cấp xung lực đầu tiên cho mọi định luật vũ trụ, mãi mãi khiến cho vạn vật
trong vũ trụ được tồn tại và có trật tự. Cũng giống như các môn đồ Swābhāvikas
của Ấn Độ bị gọi sai lầm là kẻ Vô thần (họ giả sử rằng vạn vật kể cả con người,
chư thần linh và các chơn linh đều sinh ra từ chơn như Swabhāva tức bản thể của
chúng [1] ; cả Spinoza lẫn Bruno đều đi tới kết luận rằng ta phải mưu tìm Thượng
Đế trong nội bộ thiên nhiên chứ không phải bên ngoài thiên nhiên. Đó là vì sự sáng
tạo vốn tỉ lệ với quyền năng của Tạo hóa, vũ trụ cũng như Tạo hóa phải vô hạn và
vĩnh hằng cho nên một hình tướng đều phân thân từ bản thể của mình, đến lượt
nó lại sáng tạo ra một hình tướng khác. Các nhà bình luận thời nay đều khẳng định
rằng Bruno mặc dù không được nâng đỡ bởi niềm hi vọng về một thế giới khác tốt
đẹp hơn song chẳng thà chịu mất mạng còn hơn bỏ niềm xác tín của mình”; do đó
người ta suy ra rằng Giordano Bruno không tin rằng con người tiếp tục tồn tại sau
khi chết. Giáo sư Draper khẳng định dứt khoát rằng Bruno không tin vào sự bất tử
của linh hồn. Khi nhắc tới vô số nạn nhân bị Giáo hội của Đức Giáo hoàng đối xử
không khoan dung về mặt tôn giáo, ông nhận xét rằng: “Việc chuyển từ kiếp này
sang kiếp tới, mặc dù trải qua một sự thử thách nghiệt ngã cũng là việc chuyển từ
một sự rắc rối phù du sang hạnh phúc đời đời . . . Trên đường vượt qua vực thẳm
đen tối, vị thánh tử vì đạo tin rằng có một bàn tay vô hình dẫn dắt mình . . . Bruno
tin rằng không có được một sự hỗ trợ như thế. Những ý kiến triết học (ông đã chịu
mất mạng để bảo vệ nó) không thể an ủi chút nào cho ông” [2] .
Nhưng Giáo sư Draper dường như hiểu biết rất hời hợt về đức tin thật sự của
các triết gia. Chúng ta có thể không bàn tới Spinoza, thậm chí để cho ông vẫn còn
là một kẻ cực kỳ vô thần và duy vật dưới mắt những nhà phê bình; vì ông đã tỏ ra
rất dè dặt cẩn thận trong các tác phẩm của mình khiến cho kẻ nào không hiểu
được ý tại ngôn ngoại của ông và không hoàn toàn quen thuộc với ý nghĩa ẩn tàng
của siêu hình học Pythagoras, thật khó lòng nhận biết được đâu là tình cảm thật
sự của ông. Nhưng về phần Giordano Bruno, nếu ông tin theo học thuyết của
Pythagoras thì ông ắt phải tin vào kiếp sau, do đó ông không thể là một kẻ vô thần
đến nỗi triết lý không mang lại cho ông được “niềm an ủi” nào. Lời buộc tội của
ông rồi sau đó thú nhận mà Giáo sư Domenico Berti trình bày trong tác phẩm Cuộc
đời của Bruno vốn được biên soạn theo những tài liệu nguyên gốc mới được xuất
bản gần đây, đã chứng tỏ không còn nghi ngờ gì nữa đâu là triết lý thật sự, đức
tin và học thuyết của ông. Cũng giống như các môn đồ của Plato thuộc trường phái
Alexandria và các môn đồ kinh Kabala sau này, ông cho rằng Chúa Giê su là một

[1]
Brahma không sáng tạo ra trái đất tức Mirtlok, cũng như phần còn lại của vũ trụ. Vì đã
được tiến hóa ra từ linh hồn của thế giới, đã từng một lần tách rời khỏi nguyên nhân bản
sơ cho đến lượt ngài lại phân thân ra thành trọn cả thiên nhiên. Ngài không vượt trên nó
mà hòa nhập vào nó; Brahma và vũ trụ tạo thành một hữu thể duy nhất, mỗi hạt của vũ
trụ có bản thể chính là Brahma, ngài tự mình phân thân ra nó. [Burnouf: “Phần dẫn nhập”,
trang 118].
[2] “
Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 180.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 22

pháp sư theo nghĩa mà Porphyry và Cicero gán cho danh xưng ấy – họ gọi pháp
sư là tri thức thiêng liêng – cũng như Philo Judæus mô tả Pháp sư là người điều
tra mầu nhiệm nhất về những điều bí nhiệm ẩn tàng trong thiên nhiên chứ không
phải theo ý nghĩa thoái hóa mà thế kỷ của ta gán cho từ pháp thuật. Theo quan
niệm cao cả của ông, thì Pháp sư là những người thánh thiện đã dứt bỏ mọi chuyện
khác trên trần thế, đã chiêm ngưỡng được một cách rõ ràng hơn những đức tính
thiêng liêng và hiểu được bản chất thiêng liêng của chư thần linh và các vong linh;
do đó pháp sư mới khai tâm được người khác cũng về những bí pháp ấy, vốn cốt
ở việc duy trì sự liên giao không gián đoạn với các thực thể vô hình trong buổi sinh
thời. Nhưng chúng ta sẽ chứng tỏ được niềm tin sâu thẳm trong nội tâm của Bruno
về triết học tốt hơn qua việc trích dẫn những đoạn văn từ lời buộc tội và thú nhận
của chính ông.
Những lời cáo buộc của Mocenigo (kẻ kết án ông) được trình bày qua những
lời lẽ sau đây:
“Tôi tên là Zuane Mocenigo vốn là con trai của ngài Marcantonio lừng danh
nhất, xin tố cáo với các Đức Cha theo đúng lương tâm và mệnh lệnh của giáo sĩ
nghe tôi xưng tội, tôi có nghe Giordino Bruno nói nhiều lần khi ông đàm đạo với
tôi ở nhà của tôi, theo đó trong Công giáo thật là điều phạm thượng lớn khi bảo
rằng bánh mì biến thể thành thịt Chúa; ông chống đối lại lễ Misa; chẳng tôn giáo
nào làm ông vừa ý; đấng Ki Tô là một kẻ khốn khổ và nếu ngài đã làm những
chuyện ác độc để dụ dỗ nhân dân thì việc tiên đoán ngài bị đóng cọc xuyên qua
người cũng dễ thôi; ba Ngôi của Thượng Đế chẳng phân biệt gì với nhau và Thượng
Đế vốn bất toàn; thế giới vốn vĩnh hằng và có vô vàn thế giới, Thượng Đế khiến
cho các thế giới cứ liên tục mãi vì theo Bruno ngài muốn mọi điều mà ngài có thể
làm được; đấng Ki Tô đã làm nên các phép lạ theo biểu kiến và là một pháp sư,
các thánh tông đồ cũng như vậy và Bruno có nghĩ đến việc làm được như vậy và
làm nhiều hơn mức đó nữa; đấng Ki Tô tỏ ra không sẵn lòng chịu chết và hết sức
né tránh sự chết; không có việc trừng phạt tội lỗi, các linh hồn do tác động của
thiên nhiên sáng tạo ra chuyển từ con thú này sang con thú khác và cũng như
những con thú dã man sinh ra từ sự thoái hóa, cũng vậy sau khi xác thân tan biến
con người lại tái sinh”.
Cho dù thật là phản trắc thì những lời lẽ nêu trên biểu thị rõ ràng rằng Bruno
tin vào sự chuyển kiếp theo Pythagoras, nếu bị hiểu lầm thì nó vẫn còn chứng tỏ
rằng ông có tin vào sự sống còn của con người dưới dạng này hay dạng khác.
Người buộc tội còn kể tội thêm rằng:
“Ông đã tỏ dấu muốn mình trở thành người lập nên một giáo phái mới với tên
gọi là Triết Lý Mới. Ông bảo rằng Đức Mẹ Đồng Trinh không thể sinh sản và đức
tin của Công giáo đều là những điều phạm thượng chống lại sự tôn nghiêm của
Đức Chúa Trời, các tu sĩ phải bị tước mất quyền tranh cãi và bị lột sạch mọi thu
nhập vì họ làm ô uế thế gian, các tu sĩ đều là những con lừa và các ý kiến của ta
đều là học thuyết của những con lừa; chúng ta không có bằng chứng là đức tin của
mình xứng đáng với công trạng của Thượng Đế vì chúng ta chẳng làm được gì cho
người khác có một cuộc sống tốt lành bởi vì ta có làm được gì cho bản thân đâu
nên ông mới chế nhạo mọi tội lỗi khác và thắc mắc chẳng biết bằng cách nào mà

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 23

Thượng Đế có thể chịu đựng nổi biết bao nhiêu điều dị giáo trong Công giáo. Ông
bảo rằng ông có ý định chuyên tâm vào thuật bói toán khiến cho trọn cả thế giới
phải theo đuôi ông; ông cho rằng thánh Thomas và mọi nhà Thông thái trong giáo
hội đều chẳng biết gì khi sánh với ông và ông có thể nêu ra những nghi vấn mà
mọi nhà thần học hàng đầu trên thế giới đều chẳng thể trả lời nổi”.
Vị triết gia bị buộc tội đã đáp trả lời kết án bằng tuyên ngôn tín ngưỡng sau
đây giống như mọi môn đồ thuộc các bậc thầy thời xưa:
“Tóm lại, tôi cho rằng có một vũ trụ vô biên là hậu quả của các quyền năng
vô biên của Thượng Đế, vì tôi cho rằng có một điều không xứng đáng với sự thánh
thiện và quyền năng của Thượng Đế khi ngài vốn có thể tạo ra các thế giới khác
vô biên ngoài thế giới này mà lại phải tạo ra các thế giới hữu hạn. Do đó tôi xin
tuyên bố rằng có vô số thế giới đặc thù giống như thế giới của trái đất này mà tôi
hiểu giống như Pythagoras, rằng đó là một tinh cầu có bản chất giống như mặt
trăng cùng với các hành tinh khác và các ngôi sao khác vốn vô tận; tất cả các thiên
thể này đều là các thế giới, vô số chúng cấu tạo thành vũ trụ vô biên trong một
không gian vô tận và đây chính là vũ trụ vô hạn trong đó có vô số thế giới sao cho
có một loại lưỡng tính là vũ trụ có độ lớn vô biên bao gồm vô số thế giới. Xét theo
gián tiếp thì ta có thể hiểu điều này là xa lạ đối với sự thật xét theo đức tin chân
chính.
Hơn nữa tôi đặt vào vũ trụ này một sự Thiên hựu phò trợ trong vũ trụ, nhờ
đó vạn vật đều sinh trưởng, sinh sôi nảy nở và vận động đạt đến mức hoàn hảo
theo hai cách thức mà tôi hiểu: một là theo cách thức mà trọn cả linh hồn đều hiện
diện trong toàn thể và mọi bộ phận của cơ thể, tôi gọi đó là thiên nhiên, là hình
bóng và vết chân của thiên tính; hai là cách thức khôn tả theo đó Thượng Đế do
bản thể của ngài vẫn hiện diện đầy quyền năng trong vạn vật và vượt trên vạn
vật, không phải là một bộ phận, không phài là linh hồn mà là theo một cách khôn
tả.
“Vả lại tôi hiểu rằng mọi thuộc tính của đấng thiêng liêng đều như nhau. Khi
đồng ý với các nhà thần học và các triết gia vĩ đại, tôi cũng lĩnh hội được ba thuộc
tính của thiên nhiên là: quyền năng, minh triết và thiện hảo; hoặc nói cho đúng
hơn là trí tuệ, trí năng và tình thương; nhờ có nó mà các sự vật trước hết tồn tại
thông qua trí tuệ; kế đó tồn tại một cách có trật tự và riêng biệt thông qua trí năng
và ba là tồn tại hài hòa và cân xứng thông qua tình thương. Tôi hiểu sự tự tại nơi
vạn vật và vượt trên vạn vật là như thế đó, không có điều gì mà tự tại không tham
dự vào, không có được tự tại nếu không có yếu tính, cũng như chẳng có gì là đẹp
nếu sự mỹ lệ không có mặt; như vậy chẳng có điều gì mà không có sự hiện diện
của đấng thiêng liêng và tôi hiểu đức phân biện nơi thiên tính dựa vào lý trí như
thế chứ không theo đó là một sự thật bản thể.
“Khi gả sử rằng thế gian đã được sáng tạo và có nguyên nhân như thế thì tôi
hiểu rằng xét theo mọi khía cạnh tồn tại thì nó đều tùy thuộc vào nguyên nhân
bản sơ sao cho nó không thể bác bỏ cái tên gọi sáng tạo mà tôi hiểu rằng Aristotle
cũng diễn tả như vậy khi nói rằng ‘Thượng Đế là điều mà thế giới và trọn cả thiên
nhiên đều tùy thuộc vào đó’; điều này khiến cho theo lời giải thích của thánh
Thomas thì cho dù thế giới là vĩnh hẳng hay tồn tại trong thời gian thì xét theo sự

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 24

tự tại của nó, thế giới đều tùy thuộc vào nguyên nhân bản sơ và chẳng điều gì trên
thế giới là độc lập.
“Kế đó, khi xét tới điều thuộc về đức tin chân chính chứ không kể tới triết lý,
khi xét tới cá tính của các ngôi Thượng Đế, minh triết và ngôi con của trí tuệ mà
các triết gia gọi là trí năng, còn các nhà thần học gọi là Ngôi Lời, thì ta phải tin
rằng Ngôi Lời đã được nhập thế bằng xương bằng thịt. Nhưng bản thân tôi trung
thành với câu chữ của triết học vẫn không hiểu được điều đó cho nên mới nghi ngờ
và lúc thì tin lúc thì không tin; tôi cũng chẳng nhớ mình có tỏ ra bất tín trong khi
viết lách hoặc nói năng hay chăng, ngoại trừ chứng tỏ gián tiếp qua những điều
khác là một thứ mà ta có thể thu lượm được một cách khéo léo và chuyên nghiệp
so với những gì có thể được lý trí chứng tỏ và ánh sáng tự nhiên kết luận. Do đó
xét về Chúa Thánh Thần thuộc Ngôi Ba, tôi chẳng tài nào hiểu nổi cũng như tin
nổi, nhưng theo cách thức của Pythagoras phù hợp với phương thức của Solomon,
tôi hiểu Ngôi Ba là linh hồn của vũ trụ hoặc cặp kè với vũ trụ theo lời nói minh triết
của Solomon: ‘Thần khí của Thượng Đế tràn đầy trần thế và chứa đựng vạn vật’,
mọi điều này cũng đều phù hợp với học thuyết của Pythagoras mà Virgil giải thích
trong bản văn Æneid:

Nguyên thể hư không có đặc trưng là đất trên cái nền chất lỏng,
Bầu mặt trăng soi sáng cho nó đó là Chơn linh của tinh cầu vĩ đại chói sáng bên trong
thấm nhuần tất cả qua những khớp nối bằng trí tuệ làm cho toàn khối đều vận động;

và những dòng chữ sau đây:


“Vậy là tôi hiểu theo triết lý của tôi rằng từ tinh thần vốn được gọi là sự sống
của vũ trụ mới nảy sinh ra sự sống và linh hồn của vạn vật vốn có sự sống và linh
hồn; hơn nữa tôi hiểu rằng nó vốn bất tử xét cả về mặt vật thể cũng như về mặt
bản thể, tất cả đều bất tử vì chẳng có sự chết nào khác hơn là sự tan rồi hợp; học
thuyết này dường như được diễn tả trong Tuyên ngôn của Giáo sĩ đoàn có nói rằng
‘chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời; điều đang tồn tại thì đã có sẵn rồi’.”
Hơn nữa, Bruno thú nhận rằng ông không thể hiểu nổi giáo lý về ba Ngôi của
Thiên Chúa và ông nghi ngờ việc Thiên Chúa nhập thế nơi Chúa Giê su, nhưng ông
lại tin chắc rằng đấng Ki Tô có làm phép lạ. Vốn là một triết gia theo phái
Pythagoras, làm thế nào mà ông lại không tin vào điều đó được? Nếu do sự cưỡng
chế tàn nhẫn của Tòa án Tôn giáo mà cũng như Galileo, sau này ông phải chịu thề
bỏ và hạ mình xin xỏ sự khoan hồng của giới giáo sĩ hành hạ ông, thì chúng ta nên
nhớ rằng ông tuyên bố với tư cách một người chịu cảnh trên đe dưới búa giữa cái
dụng cụ tra tấn và bó que sắt; bản chất con người đâu phải lúc nào cũng anh hùng
khi cái xác phàm bị suy yếu do tra tấn và tù đày.
Nhưng nhờ có sự xuất hiện đúng lúc tác phẩm đầy thẩm quyền của Berti,
chúng ta lại tiếp tục tôn sùng Bruno là một thánh tử vì đạo, tượng bán thân của
ông xứng đáng được đặt cao trong đền thờ Chư thần của Khoa học Chính xác mà
bàn tay của Draper đã làm đăng quang chiến thắng. Nhưng giờ đây ta thấy vị anh
hùng một thời oanh liệt ấy đâu phải là một kẻ vô thần, một kẻ duy vật hoặc một
nhà thực chứng, mà chỉ là môn đồ Pythagoras dạy dỗ triết lý của vùng Thượng Á
và tự cho rằng có quyền năng của bậc pháp sư mà chính trường phái của Draper

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 25

rất khinh thường! Chẳng có gì khôi hài hơn cái vụ trắc trở ấy lại xảy ra từ khi pho
tượng giả định của thánh Peter lại được các nhà khảo cổ bất kính phát hiện ra là
chẳng có gì khác hơn tượng thần Jupiter trong đền thờ thần Jupiter và người ta đã
chứng minh thỏa đáng rằng Đức Phật đồng nhất với thánh Josaphat của Công giáo.
Thế là ta có lục tìm qua mọi tài liệu lưu trữ của lịch sử thì ta cũng thấy rằng
chẳng có mảnh vụn nào của triết học hiện đại – cho dù Newton, của Descartes,
của Huxley hoặc của bất kỳ ai khác – đều không được đào lên từ những mỏ ở Đông
phương. Ngay cả thuyết Thực chứng và thuyết Hư vô cũng đều có nguyên mẫu nơi
phần công truyền của triết lý Kapila (Max Müller đã nhận xét chính xác như thế).
Chính sự linh hứng của các bậc hiền triết Ấn Độ đã thâm nhập vào các bí nhiệm
của Bát nhã ba la mật đa (minh triết tuyệt hảo); bàn tay của các ngài đã làm đu
đưa cái nôi của bậc tổ tiên sơ khai của đứa con nít yếu đuối nhưng mồm năm
miệng mười mà chúng ta đặt tên là KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.

-----------------------

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 3


WWW.THONGTHIENHOC.COM 1

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS

QUYỂN I – KHOA HỌC


Tác giả xin kính dâng bộ sách này cho Hội Thông Thiên Học, được sáng
lập ở New York, năm 1875 sau Công nguyên, ĐỂ HỘI NGHIÊN CỨU
NHỮNG ĐỀ TÀI MÀ BỘ SÁCH BÀN TỚI.

CHƯƠNG IV

CÁC THUYẾT LIÊN QUAN TỚI HIỆN TƯỢNG THÔNG LINH


- Thuyết của Gasparin.
- . . . Thury.
- . . . Mousseaux; Mirville
- . . . Babinet.
- . . . Houndi.
- . . . các ông Royer và Jobart de Lamballe.
Hai anh em sinh đôi – “trí nào vô thức” và “truyền âm nhập mật vô thức”.
- Thuyết của Crookes.
- ... Faraday.
- ... Chevreuil.
- Mendeleyeff đã ủy thác điều gì vào năm 1876.
- Sự mù quáng của linh hồn.

“Tôi chọn phần cao quí của Emerson khi ông kêu lên ‘Tôi khao khát sự thật’ sau nhiều lần
vỡ mộng. Niềm vui của chủ nghĩa anh hùng đích thực tràn ngập tâm hồn kẻ nào thật sự có thẩm
quyền nói như thế.”
TYNDALL

“Một số xác nhận cũng đủ rồi khi nó dựa vào:
1. một số các nhân chứng rất biết điều. Họ đồng ý đã thấy rõ rệt.
2. họ lành mạnh cả về thể xác lẫn tâm trí.
3. họ vốn vô tư và bất vụ lợi.
4. họ đồng thanh nhất trí.
5. họ long trọng chứng nhận sự kiện.”
VOLTAIRE, Từ điển Triết học.
---------------------

Bá tước Agenor de Gasparin là một tín đồ Tin Lành thuần thành. Ông đã đấu tranh
lâu dài và quyết liệt với des Mousseaux, de Mirville và những kẻ cuồng tín khác đã đổ
lỗi các hiện tượng thần linh cho quỉ Sa tăng. Kết quả là hai quyển sách dày trên 1.500
trang chứng tỏ các hiệu quả, chối bỏ nguyên nhân và sử dụng những nỗ lực siêu nhiên
để chế tác ra mọi lời giải thích khả hữu khác mà người ta có thể gợi ý khác hơn so với
lời giải thích đúng đắn.
Mọi người Âu Tây văn minh đều có đọc lời khiển trách nặng nề của ông de Gasparin
mà Tạp chí Các cuộc Tranh luận đã nhận được [1]. Sau khi nhà quí tộc ấy đã mô tả tỉ mỉ
nhiều pha trình diễn mà chính ông đã chứng kiến thì tờ báo này rất xấc xược đề nghị
với những vị có thẩm quyền ở Pháp hãy gửi những kẻ nào cứ khăng khăng tin vào điều
hão huyền ấy tống vào nhà thương điên dành cho những kẻ hết thuốc chữa, sau khi
những kẻ ấy đã đọc bài phân tích hay ho về các “ảo giác thần linh” mà Faraday đã công
bố. De Gasparin viết thư trả lời như sau: “Coi chừng các đại diện của khoa học chính
xác đang sắp sửa trở thành các vị Phán quan của Tòa án Tôn giáo thời nay . . . Các sự

[1]
“Những cái Bàn”, quyển I, trang 213.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 2

kiện có sức mạnh nhiều hơn các Hàn lâm viện. Cho dù bị bác bỏ, chối bỏ, chế nhạo,
song le chúng vẫn là các sự kiện và cứ tồn tại hoài [1] .
Trong tác phẩm đồ sộ của de Gasparin ta có thể thấy những lời khẳng định sau
đây về các hiện tượng lạ trên cõi trần mà chính ông và Giáo sư Thury đã chứng kiến.
“Các nhà thực nghiệm thường thấy chân của cái bàn có thể coi là dính vào sàn và
mặc dù những người có mặt rất kích động thì những chân bàn đó không chịu rời khỏi
chỗ. Có những dịp khác họ lại thấy những cái bàn khinh thân một cách rất mạnh mẽ.
Chính tai họ nghe thấy những tiếng vỗ lớn cũng như nhỏ, những tiếng vỗ đe dọa làm
bễ nát cái bàn ra thành từng mảnh vì chúng rất mạnh bạo, còn những tiếng vỗ nhẹ êm
dịu đến nỗi hầu như ta khó lòng nhận thức được. . . Còn về phần SỰ KHINH THÂN
KHÔNG TIẾP XÚC thì ta thấy có những phương tiện tạo ra chúng dễ dàng và rất thành
công . . . Và những sự khinh thân như thế không phải là những kết quả riêng lẻ. Chúng
tôi đã mô phỏng được chúng hơn 30 lần [2] . Một ngày kia cái bàn lại xoay và lần lượt
nhấc bổng chân lên khi trọng lượng của nó được gia tăng do một người nặng 87 kg ngồi
trên đó; còn lần khác thì nó vẫn bất động và không thể di chuyển được mặc dù người
ngồi trên đó chỉ cân nặng có 60 kg thôi [3]. Có dịp chúng tôi sẽ muốn cho nó bị chổng
ngược lên trên và nó quay ngược thật với những cái chân lơ lửng trong không trung mặc
dù các ngón tay của chúng tôi chưa từng bao giờ chạm tới nó”[4].
De Mirville nhận xét rằng “Chắc chắn một người đã từng chứng kiến đi chứng kiện
lại một hiện tượng như thế ắt không chấp nhận được bảng phân tích hay ho của nhà vật
lý người Anh” [5] .
Từ năm 1.850 des Mousseaux và de Mirville vốn là các tín đồ Công giáo La Mã
không thỏa hiệp đã xuất bản nhiều quyển sách với tựa đề được trù hoạch khéo léo để
thu hút sự chú ý của công chúng. Chúng bộc lộ các tác giả tỏ ra báo động rất nghiêm
túc, hơn nữa không mất công giấu giếm điều đó. Nếu ta có thể coi các hiện tượng phép
lạ là giả mạo thì Giáo hội La mã ắt chẳng bao giờ từ bỏ việc đàn áp chúng.
Cả hai bên đều đồng ý về các sự kiện, nếu bỏ qua những kẻ nghi ngờ thì thiên hạ
chỉ có thể chia làm hai phe: những người tin vào tác nhân trực tiếp của ma quỉ và những
người tin vào các vong linh thoát xác và các vong linh khác. Chỉ nội sự kiện thần học e
sợ nhiều điều tiết lộ hơn nữa có thể xuất phát qua tác nhân huyền bí này hơn là mọi sự
“xung đột” đầy đe dọa với Khoa học và những lời chối bỏ quả quyết của Khoa học, cũng
đủ làm cho những kẻ đa nghi nhất phải sáng mắt ra. Giáo hội La Mã chưa bao giờ cả tin
hoặc hèn nhát, điều này được chứng tỏ rành rành qua chủ nghĩa Machiavell vốn đặc
trưng cho chính sách của giáo hội. Hơn nữa, nó chưa bao giờ bận tâm nhiều về những
nhà ảo thuật khéo léo mà nó biết thừa chỉ là các bậc cao đồ về thuật sơn đông mãi võ.
Robert Houdin, Comte, Hamilton và Bosco, ngủ yên trên giường của mình trong khi Giáo
hội hành hạ những người như Paracelsus, Cagliostro, Mesmer, các triết gia Hermes và
các thần bí gia; giáo hội đã chận đứng hữu hiệu được mọi pha trình diễn chân thực có
bản chất huyền bí bằng cách giết chết những người đồng cốt.
Những người không thể tin được có một loại ma quỉ nhân hình và cũng không tin
các giáo điều của nhà thờ, song le cũng phải chấp nhận giới giáo sĩ đã đủ khôn ngoan
để ngăn ngừa việc phương hại cho danh tiếng không thể sai lầm của mình bằng cách
tạo ra biết bao nhiêu pha trình diễn mà nếu quả thật giả mạo thì một ngày kia tất yếu
sẽ bị lật tẩy.
Nhưng bằng chứng tốt nhất về sự thật của lực này lại được chính Robert Houdin
cung cấp, ông là vua của những kẻ sơn đông mãi võ; khi được Hàn lâm viện mời ra để
làm chứng (với tư cách là một chuyên gia) cho những khả năng thần nhãn kỳ diệu và

[1]
Như trên, trang 216.
[2]
“Những cái Bàn”, I, trang 48.
[3]
Như trên, trang 24.
[4]
Như trên, trang 35.
[5]
De Mirville: “Các Vong linh”, trang 26.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 3

đôi khi là những lỗi lầm của một cái bàn thì ông có nói: “Những kẻ sơn đông mãi võ
chúng tôi chưa bao giờ phạm lỗi lầm và thuật thấu thị của tôi cũng chưa bao giờ sai
lầm”.
Nhà thiên văn bác học Babinet cũng chẳng may mắn gì hơn khi chọn lựa Comte
(một nhà truyền âm nhập mật nổi tiếng) làm chuyên gia để chứng nhận chống lại các
hiện tượng phép lạ có tiếng nói và tiếng gõ nhẹ trực tiếp. Nếu ta có thể tin vào các nhân
chứng thì Comte cười thằng vào mặt Babinet với lời gợi ý huỵch toẹt rằng những tiếng
gõ nhẹ là do “thuật truyền âm nhập mật vô ý thức” tạo ra. Cái thuyết truyền âm nhập
mật vô ý thức xứng đáng là chị em sinh đôi với thuyết “tác động trí não vô ý thức”, nó
khiến cho nhiều hàn lâm viện sĩ đa nghi nhất cũng phải thẹn đỏ mặt. Nó rành rành là
quá phi lý.
De Gasparin có nói: “Vấn đề siêu tự nhiên, chẳng hạn như xuất hiện vào thời trung
cổ cũng như thời nay không được xếp vào trong những vấn đề mà chúng ta được phép
coi thường; tầm lớn rộng của nó khiến cho chẳng ai mà không chú ý . . . Trong đó mọi
điều đều nghiêm túc sâu sắc, cả điều ác lẫn phương thuốc chữa trị, sự tái phát mê tín
dị đoan lẫn sự kiện vật lý vốn dự định chinh phục được mê tín dị đoan”[1] .
Hơn nữa, ông còn phát biểu ý kiến dứt khoát sau đây mà ông đạt được do bị chinh
phục qua đủ thứ pha trình diễn khi ông tự nhủ rằng: “Gần đây số sự kiện xuất hiện
đường đường chính chính trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật của sự thật đã gia tăng
nhiều đến nỗi từ nay trở đi một trong hai hậu quả sau đây là không thể tránh được:
hoặc là phạm vi khoa học thiên nhiên phải bằng lòng mở rộng ra, hoặc là phạm vi điều
siêu nhiên sẽ trở nên lớn rộng đến nỗi nó không còn biên cương nữa” [2].
Trong số nhiều quyển sách chống lại thần linh học xuất phát từ nguồn gốc Công
giáo và Tin lành, không có tác phẩm nào tạo ra tác dụng kinh hoàng tác phẩm của de
Mirville và de Mousseaux: “Pháp thuật thế kỷ thứ 19; Phong tục và Phép thực hành của
Ma quỉ; các Hiện tượng nổi bật của Pháp thuật, những kẻ Trung gian trong Pháp thuật,
các Vong linh và Pha trình diễn của chúng v.v. . . Chúng bao gồm phần tiểu sử bách
khoa từ điển đầy đủ nhất về ma quỉ và lũ yêu tinh con xuất hiện khiến cho các Ki Tô
hữu tốt bụng trong thâm tâm lấy làm khoái trá kể từ thời trung cổ.
Theo các tác giả này, kẻ nào là “kẻ nói dối và giết người ngay từ đầu” thì kẻ đó
cũng là động cơ thúc đẩy chính các hiện tượng thần linh. Trong hàng ngàn năm, y đã
cầm đầu phái Thông thần ngoại đạo và chính y được khích lệ do sự gia tăng của các dị
giáo, thành phần vô đạo và vô thần đã xuất hiện trở lại trong thế kỷ này. Hàn lâm viện
Pháp cao giọng trong tiếng la ó nói chung căm phẩn và ngay cả ông de Gasparin cũng
coi đó là một sự sỉ nhục cá nhân. Trong quyển sách đồ sộ biện bác của mình ông viết
như sau: “Đây là một lời tuyên chiến, một ‘cái đê che chắn’. Tác phẩm của ông de
Mirville là một bản tuyên ngôn thật sự. . . Tôi rất vui lòng khi thấy nó biểu diễn một ý
kiến thuần tùy cá nhân, nhưng thật ra nó không thể như thế được. Sự thành công của
tác phẩm ấy, những sự tán đồng long trọng, việc báo chí và các tác giả thuộc phe phái
khác cũng sao chép trung thực lại các luận đề của nó, tính liên đới được xác lập xuyên
suốt giữa họ và toàn thể hội đoàn Công giáo. . . Mọi thứ đó đều cho thấy tác phẩm này
cốt yếu là một chứng thư và có giá trị của một công trình lao động tập thể. Có thể nói
là tôi cảm thấy mình có bổn phận phải thực thi. . . Tôi thấy mình bắt buộc phải nhận lời
thách thức . . . và giương cao ngọn cờ Tin lành chống lại ngọn cờ Công giáo tôn sùng
Đức Giáo hoàng” [3].
Ta có thể trông mong rằng các Đại học Y khoa cũng vai trò dàn đồng ca Hi Lạp
vang vọng lại đủ thứ lời trách móc đối với các tác giả ma quỉ học. Kỷ yếu Y khoa Tâm
lý học do các bác sĩ Brierre de Boismont và Cerise biên tập, có công bố kết luận sau
đây: “Ngoại trừ những cuộc tranh cãi của các phe phái đối lập thì chưa bao giờ ở xứ sở

[1]
“Lời dẫn nhập”, trang 12 và 16.
[2]
Quyển I, trang 244.
[3]
Quyển ii, trang 524.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 4

chúng ta lại có một tác giả dám thản nhiên đầy hung hăng giáp mặt với những sự châm
biếm, sự khinh bỉ của điều mà ta gọi là óc phân biện phải trái thông thường; và dường
như thể đồng thời thách đố và thách thức những tràng cười ầm ầm cũng như nhún vai
khinh thường, tác giả có một thái độ và xuất hiện trơ tráo trước các thành viên của Hàn
lâm viện . . . Ngỏ lời với họ qua lời mà ông khiêm nhượng gọi là Luận trình về Ma quỉ [1]
.
Chắc chắn đây là một điều sỉ nhục gay gắt cho Hàn lâm viện sĩ; nhưng ngay từ
năm 1850 số phận của họ dường như phải chịu sứt mẻ lòng kiêu hảnh nhiều hơn mức
hầu hết các vị đó có thể chịu được. Ý tưởng này yêu cầu 40 “Hàn lâm viện sĩ” phải chú
ý tới những trò tinh nghịch của Ma quỉ! Họ thề sẽ trà thù và liên kết lại với nhau và đề
ra một thuyết thậm chí còn phi lý hơn nữa, thuyết sùng bái ma quỉ của de Mirville! Bác
sỉ Royer và Jobart de Lamballe – liên minh với nhau, tiến cử trước Bác học viện một
người Đức tự cho là tài khéo léo của mình, cung cấp được bí quyết cho mọi pha gõ mạnh
và gõ nhẹ ở cả hai bán cầu trên trái đất. Hầu tước de Mirville nhận xét rằng: “Chúng tôi
thật xấu hổ khi nói rằng trọn cả cái mánh khóe ấy chỉ cốt ở việc lặp đi lặp lại sự dịch
chuyển một trong những cái gân của cơ bắp ở cẳng chân. Thật là một sự biểu diễn vĩ
đại của hệ thống này trong phiên họp toàn thể của Bác học viện và ngay tức khắc . . .
Hàn lâm viện biểu lộ lòng biết ơn đối với thông báo thú vị này và chỉ một vài ngày sau
thì một giáo sư ở khoa y đã đưa ra lời đoan chắc với công chúng rằng các nhà khoa học
đã phát biểu ý kiến của mình và điều bí mật cuối cùng đã đươc sáng tỏ!” [2] .
Thế nhưng những lời giải thích đó của khoa học không ngăn cản được hiện tượng
ấy lặng lẽ trôi theo lộ trình của mình và hai vị tác giả về ma quỉ học cũng không tiến
hành để xiển dương các thuyết hoàn toàn chính thống của mình.
Khi chối bỏ rằng Giáo hội chẳng dính dáng gì tới những quyển sách của mình, kèm
theo phần Luận trình, de Mousseaux có long trọng trình bày với Hàn lâm viện những tư
tưởng triết học sâu sắc và thú vị sau đây của quỉ Sa tăng:
“Ma quỉ là cột trụ chính của Đức tin. Y là một trong những nhân vật vĩ đại có sinh
hoạt gắn liền mật thiết với sinh mệnh của giáo hội; nếu lời lẽ của Ma quỉ không xuất
phát ra một cách thắng lợi qua miệng của trung gian của nó là con Rắn thì con người
đâu có thể bị sa đọa. Như vậy nếu không có nó thì Đấng Cứu thế, Đấng bị đóng đinh
trên Thập tự giá, Đấng Cứu chuộc tội ắt chẳng qua chỉ là kẻ thừa tải lố bịch nhất, còn
Thập tự giá chỉ là sự sỉ nhục cho lương tri!” [3].
Nên nhớ rằng tác giả này chỉ là một tiếng vang vọng trung thành của giáo hội,
giáo hội nguyền rủa cả kẻ chối bỏ Thượng Đế lẫn kẻ nghi ngờ sự tồn tại nơi ngoại giới
của quỉ Sa tăng.
Nhưng Hầu tước de Mirville còn triển khai thêm nữa ý tưởng Thượng Đế là bạn
đồng hành của Ma quỉ. Theo ông thì đó là một thương vụ chính qui, trong đó “đối tác
lặng lẽ” lão thành phải chịu doanh vụ hoạt động của doanh nghiệp đó được thương
lượng sao cho nó có thể làm vừa lòng được đối tác trẻ trung của mình mà kẻ lão thành
lợi dụng được lòng táo bạo và sự khéo léo của tuổi trẻ. Khi đọc những dòng sau đây,
liệu có ai dám có ý kiến khác hay chăng?
“Vào lúc có sự xâm lăng lãnh địa tâm linh năm 1853 mà ta coi thường xiết bao thì
ta còn dám tuyên ngôn về một ‘thảm họa đang đe dọa’. Thế mà thế giới vẫn hòa bình,
nhưng lịch sử cho ta thấy trong mọi giai đoạn tai biến đều có những triệu chứng như
thế, chúng ta có linh tính về những hiệu quả đáng buồn của một định luật mà Goërres
đã bày tỏ như sau: [quyển v, trang 356] ‘Những sự xuất hiện bí nhiệm này bao giờ cũng
biểu thị bàn tay uốn nắn của Thượng Đế trên trần thế’ ” [4] .

[1]
“Kỷ yếu Y học Tâm lý” 1 tháng giêng năm 1854.
[2]
De Mirville: “Các Vong linh”, “Cấu tạo hiến chế”, 16 tháng 6 năm 1854.
[3]
Chevallier de Mousseaux: “Phong tục và Phép thực hành của Ma quỉ”, trang x
[4]
De Mirville: “Các Vong linh”, trang 4.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 5

Những kiểu chạm súng theo kiểu du kích chiến giữa những kẻ ủng hộ giới giáo sĩ
và Hàn lâm viện Khoa học duy vật đã chứng tỏ rõ ràng Hàm lâm viện đã chẳng làm
được bao nhiêu để nhổ bật gốc rễ cuồng tín mù quáng ra khỏi tâm trí của ngay cả những
người rất có giáo dục. Hiển nhiên là khoa học chưa hoàn toàn chinh phục hoặc bịt miệng
được thần học. Khoa học chỉ làm chủ được thần học một khi nó chịu hạ cố để thấy trong
các hiện tượng tâm linh có một điều gì đó không phải chỉ là ảo giác và thuật lang băm.
Nhưng làm sao nó có thể được như vậy nếu nó không chịu khảo cứu rốt ráo về các hiện
tượng ấy? Ta hãy giả sử rằng trước thời người ta công khai thừa nhận về điện từ thì
người khám phá ra nó là Giáo sư Oersted ở Copenhagen đã mắc một chứng bệnh mà ta
gọi là sợ tâm linh (psychophobia) hoặc sợ tinh thần (pneumatophobia). Ông lưu ý thấy
rằng sợi dây mà một dòng điện băng ngang qua đó có khuynh hướng làm cho kim nam
châm lệch ra khỏi vị trí tự nhiên để vuông góc với phương của dòng điện. Hơn nữa, giả
sử rằng vị giáo sư ấy đã nghe nói nhiều về một vài kẻ mê tín dị đoan vốn dùng một cái
loại kim đã được từ hóa đó để đàm đạo với các sinh linh thông tuệ vô hình. Nghe nói họ
nhận được các tín hiệu, thậm chí trực tiếp đàm đạo với các sinh linh ấy nhờ vào sự gõ
nhẹ của một cái kim như thế; do đó ông đột nhiên cảm thấy có một sự sợ hãi và ghê
tởm của óc khoa học đối với một niềm tin dốt nát như vậy; và ông đã thẳng thừng từ
chối không dính dáng gì tới cái kim ấy. Kết quả sẽ ra sao đây? Mãi cho tới nay, có thể
là người ta chưa phát hiện được về điện từ, do đó các nhà duy thực nghiệm của chúng
ta chủ yếu là sẽ bị thiệt thòi.
Babinet, Royer và Jobert de Lamballe, cả ba đều là thành viên của Bác học viện,
đặc biệt xuất sắc trong cuộc đấu tranh giữa óc đa nghi và thuyết siêu tự nhiên, và chắc
chắn là họ không gặt hái được sự thành công nào. Nhà thiên văn học nổi tiếng đã bất
cẩn liều mình trên chiến trường hiện tượng lạ. Ông đã dùng khoa học để giả thích về
các pha trình diễn. Nhưng lấy hết can đảm với niềm tin ưu ái trong các nhà khoa học
theo đó các bệnh dịch mới này không thể chịu nổi sự khảo cứu tận tường để sống sót
được quá một năm, cho nên ông còn bất cẩn hơn nữa khi công bố hai bài báo viết về
chúng. Ông de Mirville đã nhận xét rất sắc sảo rằng nếu hai bài báo chỉ thành công một
cách tồi tệ trên báo chí khoa học thì mặt khác chúng lại chẳng thành công gì hết trong
báo chí hằng ngày.
Ông Babinet bắt đầu bằng cách chấp nhận tiên nghiệm sự quay tròn và chuyển
động đồ đạc là một sự kiện mà ông tuyên bố “không còn nghi ngờ gì nữa”. Ông bảo
rằng: “Sự quay tròn này có thể được biểu lộ với một năng lượng đáng kể, hoặc là do có
vận tốc rất lớn, hoặc là do có một sự đối kháng mạnh mẽ khi người ta muốn nó dừng
lại” [1].
Rồi bây giờ tới lời giải thích của nhà khoa học lỗi lạc: “Nếu ta đẩy nhẹ nhàng bằng
những xung động ít phối hợp với nhau của các bàn tay đặt trên nó, thì cái bàn bắt đầu
dao động từ bên phải sang bên trái . . . Vào lúc mà sau khi bị ít nhiều trì hoãn, có một
sự rung lắc thần kinh được xác lập nơi những bàn tay và các xung động nhỏ bé cá nhân
của mọi nhà thực nghiệm đã trở nên hài hòa với nhau thì cái bàn khởi sự chuyển động”
[2]
.
Ông thấy nó rất đơn giản vì “mọi sự vận động của các cơ bắp đều tác động lên các
vật thể theo kiểu các đòn bẫy loại 3 trong đó điểm tựa rất gần với điểm tác dụng lực.
Do đó điều này truyền một vận tốc lớn cho những bộ phận cơ động trong một khoảng
cách rất nhỏ mà lực tác động phải thực hiện trên đó . . . Một số người sững sờ khi thấy
một cái bàn chịu tác động của nhiều người được bố trí ăn khớp theo kiểu phối hợp để
chinh phục những vật cản đầy sức mạnh, cái bàn đó thậm chí bị gãy cả chân khi nó bị
chặn lại đột ngột; nhưng điều đó rất đơn giản nếu ta xét tới khả năng của các tác động

[1]
Như trên, “Tạp chí Hai Thế giới”, số ngày 15 tháng giêng, năm 1854, trang 108.
[2]
Đây là sự lặp lại và biến thiên của thuyết Faraday.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 6

ít phối hợp với nhau. . . Một lần nữa lời giải thích của vật lý học không gặp phải khó
khăn nào” [1] .
Trong lời biện luận này, ta thấy rõ có hai kết quả: nó chứng tỏ được hiện tượng là
có thật, còn lời giải thích theo khoa học thật là lố bịch. Nhưng ông Babinet thừa sức chịu
đựng việc bị chế nhạo chút ít, với vai trò là một nhà thiên văn học ông biết rằng ngay
cả trên mặt trời người ta cũng thấy có các vết đen.
Mặc dù vậy có một điều mà ông Babinet bao giờ cũng cương quyết chối bỏ, đó là
sự khinh thân của các đồ đạc mà không có ai đụng tới. De Mirville bất chợt thấy ông
tuyên bố rằng không thể có được sự khinh thân như thế, ông bảo rằng: “đơn giản là
không thể có được cũng giống như không thể có được chuyển động vĩnh cửu” [2] .
Sau khi có lời tuyên cáo như thế ai dám chủ trương rằng cái từ không thể được mà
khoa học tuyên bố lại không thể sai lầm?
Nhưng những cái bàn sau khi nhảy luân vũ, dao động và xoay tròn lại bắt đầu vỗ
nhẹ và vỗ mạnh. Những tiếng vỗ đôi khi lớn như tiếng súng lục nổ. Đó là cái gì vậy? Ta
hãy lắng nghe đây: “Các nhân chứng và các nhà khảo cứu đều là những người biết
truyền âm nhập mật”.
De Mirville giới thiệu cho ta tham chiếu Tạp chí Hai Thế giới, trong đó có công bố
một cuộc đối thoại rất thú vị do ông Babinet sáng chế ra khi chính mình nói chuyện với
mình, giống như En Soph của người Chaldea đối với các môn đồ kinh Kabala: “Rốt cuộc
ta có thể nói gì về mọi sự kiện mà ta quan sát được? Liệu những tiếng vỗ như thế có
xảy ra chăng? Có chứ. Liệu những tiếng vỗ như thế có trả lời được các câu hỏi không?
Có chứ. Ai tạo ra những âm thanh như thế? Những người đồng cốt. Bằng cách nào?
Bằng phương pháp thông thường của các kẻ truyền âm nhập mật. Nhưng chúng ta lại
có khuynh hướng giả sử rằng các âm thanh này có thể là kết quả của tiếng bẻ răng rắc
ngón tay và ngón chân? Không đâu; vì như thế chúng phải luôn luôn xuất phát từ cùng
một điểm và sự thật không phải như vậy” [3].
Ông De Mirville thắc mắc: “Thế mà liệu ta có phải tin vào những người Mỹ với hàng
ngàn người đồng cốt tạo ra những tiếng vỗ như thế trước mặt hàng triệu nhân chứng
hay chăng? Babinet trả lời: “Chắc chắn đó là thuật truyền âm nhập mật. Nhưng làm sao
ông có thể giải thích được một điều bất khả hữu như thế?” Dễ ợt à, hãy nghe đây: “Mọi
thứ cần thiết để tạo ra pha trình diễn đầu tiên trong căn nhà đầu tiên ở nước Mỹ, đó là
việc một đứa trẻ lêu lỏng trên đường phố gõ vào cửa một công dân bị phỉnh gạt, có lẽ
bằng một quả banh nặng như chì gắn vào một sợi dây, và nếu ông Weekman (người
đầu tiên tin tưởng như vậy ở nước Mỹ?) [4], khi quan sát lần thứ ba mà không nghe thấy
tiếng hò reo cười phá lên trên đường phố thì đó chỉ là vì có sự khác nhau cốt yếu giữa
một đứa trẻ lêu lỏng người Pháp và một đứa trẻ lêu lỏng người Anh hoặc thuộc giống
những Xuyên Đại tây dương, người Anh được trời phú cho cái mà ta gọi là việc cười ra
nước mắt” [5].
Trong phần trả lời nổi tiếng đối với những lởi đả kích của de Gasparin, Babinet và
các nhà khoa học khác, De Mirville quả thật có nói rằng: “Và như thế theo nhà vật lý vĩ
đại của chúng ta, những cái bàn xoay rất nhanh, rất mạnh bạo cũng như đối kháng nữa,
và theo sự chứng tỏ của ông De Gasparin chúng khinh thân mà không ai đụng tới. Một
Giáo sĩ có nói: “Với ba từ ngữ bằng chữ viết tay của con người, tôi đảm nhiệm việc làm
cho ông ta chới với”. Đến lượt chúng tôi dựa vào ba dòng chữ nêu trên, chúng tôi cũng
đảm nhiệm việc khiến cho các nhà vật lý trên toàn cầu phải hết sức bối rối hoặc đúng
hơn là cách mạng hóa thế giới – nếu ít ra ông Babinet không thận trọng như ông De

[1]
“Tạp chí Hai Thế giới”, trang 410.
[2] “
Tạp chí Hai Thế giới”, tháng giêng, năm 1854, trang 414.
[3]
“Tạp chí Hai thế giới”, ngày 1, tháng 5, năm 1854, trang 531.
[4]
Chúng tôi dịch nguyên văn. Chúng tôi nghi ngờ chẳng biết ông Weekman có phải là người
khảo cứu đầu tiên hay chăng.
[5]
Babinet: “Tạp chí Hai Thế giới”, ngày 1 tháng 5, năm 1854, trang 511.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 7

Gasparin để gợi ý có một định luật hoặc một lực nào đó còn chưa được biết tới. Đó là vì
điều này sẽ bao quát được trọn cả địa hạt” [1] .
Nhưng chúng ta thấy các chú thích bao hàm “những sự kiện và lý thuyết vật lý”
mới là đỉnh cao của sự trước sau như một trong lập luận của ông Babinet với vai trò một
chuyên viên khảo cứu về địa hạt Thần linh học.
Trong bài tường thuật về những điều kỳ diệu được biểu hiện ở Giáo xứ Cideville[2]
dường như ông de Mirville bị xúc động mạnh do sự mầu nhiệm của một vài sự kiện. Mặc
dù được bồi thẩm đoàn và các thẩm phán xác chứng, song chứng cớ có bản chất mầu
nhiệm đến nỗi bắt buộc chính tác giả về Ma quỉ học cũng phải né tránh trách nhiệm
công bố chúng.
Những sự kiện này là như sau: “Vào đúng lúc mà một thầy phù thủy tiên đoán” –
trường hợp trả thù – “người ta nghe thấy một tiếng sấm dữ dội ngay trên một trong
những ống khói của trụ sở giáo xứ, sau đó một lưu chất giáng xuống qua lỗ thông hơi
đó với một tiếng động khủng khiếp, làm ngã bổ nhào những người tin tưởng cũng như
những kẻ đa nghi (về quyền năng của thầy phù thủy), họ ấm người lên do ngọn lửa;
sau khi đã lấp đầy căn phòng với vô số những con thú hoang đường thì lưu chất ấy lại
quay về cái ống khói, leo lên trở lại, biến mất sau khi tạo ra cũng một tiếng động khủng
khiếp như trên. De Mirville nói thêm: “Vì chúng ta đã có quá nhiều sự kiện, cho nên
chúng ta phải lùi bước trước điều quái dị mới mẻ này thêm vào cho biết bao nhiêu điều
khác [3].
Nhưng Babinet – cùng với các bạn đồng liêu bác học, ông đã giễu cợt hai tác giả
viết về Ma quỉ học; hơn nữa ông còn quyết tâm chứng tỏ sự phi lý của mọi câu chuyện
giống như thế - thấy mình bắt buộc không phải không tin sự kiện nêu trên trong hiện
tượng lạ ở Cideville bằng cách trình bày một sự kiện còn khó tin hơn nữa. Chúng tôi xin
nhường lời cho chính ông Babinet.
Ta có thể thấy hoàn cảnh sau đây mà ông trình bày trước Hàn lâm viện Khoa học
ngày mùng 5 tháng 7 năm 1852 mà không bình luận thêm nữa, chỉ coi đó là một ví dụ
về sét hòn trong các “Tác phẩm F. Arago”, quyển I, trang 52. Chúng tôi xin trình bày
nguyên văn:
“Ông Babinet nói: “Sau khi có một tiếng sấm vang trời nhưng không phải là ngay
tức khắc sau đó, một người thợ may đang học việc sống ở đường phố Saint Jacques vừa
mới dùng cơm tối xong thì thấy cái tấm lưới mắt cáo bằng giấy che lò sưởi rớt xuống
như thể nó bị đẩy ra khỏi vị trí do một cơn gió không mạnh lắm. Ngay sau khi đó, ông
ta nhận thấy có một quả cầu lửa lớn bằng đầu của một đứa con nít xuất hiện lặng lẽ và
êm ái từ bên trong tấm lưới ấy và từ từ di chuyển xung quanh căn phòng, không chạm
tới gạch lót nền nhà. Quả cầu lửa có dáng vẻ của một con mèo con, kích thước trung
bình . . . di chuyển mà không dùng tới móng vuốt. Quả cầu lửa chói lọi và chiếu sáng
nhiều hơn là nóng hoặc bốc ra lửa, và người thợ may không có cảm giác ấm áp. Quả
cầu áp sát lại gần chân y giống như một con mèo con muốn chơi đùa và cạ vào chân y
theo thói quen của loài thú này; nhưng người thợ học việc rụt chân lại và rón rén di
chuyển rất thận trọng tránh tiếp xúc với vẫn thạch ấy. Trong một vài giây, quả cầu lửa
vẫn bám theo chân y, người thợ may xem xét nó một cách tò mò bằng cách cúi người
xuống. Sau khi thử du hành theo nhiều hướng đối nghịch nhưng không rời khỏi phần
trung tâm của căn phòng, quả cầu lửa bốc cao lên theo chiều thẳng đứng lên ngang
mức đầu của người, người thợ may phải ưỡn người ra trên cái ghế dựa để tránh cho mặt
mình khỏi tiếp xúc với quả cầu lửa. Khi bốc lên tới mức cách sàn nhà khoảng một thước
Anh thì quả cầu lửa hơi kéo dài ra, đi theo chiều xiên về một cái lỗ trên tường ngay phía
trên lò sưởi, có độ cao khoảng một mét phía trên khung mặt lò sưởi”. Người ta làm cái
lỗ này với mục đích để nhận một cái ống thoát của lò sưởi vào mùa đông, nhưng theo

[1]
De Mirville:“Các Vong linh”, trang 33.
[2]
De Mirville:“Các Vong linh”, trang 33.
[3]
Chú thích của tác phẩm “Các Vong linh”, trang 38.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 8

lời diễn tả của người thợ may thì “sấm sét không thể nhìn thấy nó vì nó được dán giấy
lên trên giống như phần còn lại của bức tường. Quả cầu lửa đi thằng vào cái lỗ đó, làm
tróc lớp keo dán giấy mà không gây thiệt hại cho lớp giấy, rồi lại bốc lên trên ống khói
. . . khi nó lên tới đỉnh rất chậm chạp . . . ít nhất là 60 bộ Anh phía trên mặt đất . . . thì
nó gây ra một tiếng nổ khủng khiếp nhất phá hủy một phần ống khói . . .” v.v.
Trong phần điểm sách, ông De Mirville có nhận xét rằng “Dường như ta có thể áp
dụng cho ông Babinet nhận xét sau đây của một phụ nữ rất trí xảo đối với Raynal: ‘Nếu
bạn không phải là một Ki Tô hữu thì đó chỉ là vì bạn thiếu đức tin” [1].
Đâu phải chỉ có những tín đồ mới lấy làm lạ về sự cả tin của ông Babinet khi khăng
khăng gọi pha trình diễn đó là một vẫn thạch; đó là vì Tiến sĩ Boudin đã đề cập tới nó
một cách rất nghiêm túc trong một tác phẩm về sét mà ông vừa mới xuất bản. Vị Tiến
sĩ nói: “Nếu những chi tiết này là chính xác – dường như là vậy, vì các ông Babinet và
Arago đều công nhận chúng – thì dường như rất khó lòng mà giữ lại cái tên sét hòn
dành cho hiện tượng lạ này. Tuy nhiên chúng tôi xin dành cho người khác giải thích
được nó nếu họ có thể, đâu là bản chất của một quả cầu lửa không phát ra cảm giác
nhiệt và có dáng vẻ của một con mèo ung dung đi dạo trong căn phòng, biết tìm ra lối
thoát bằng cách lại leo lên ống khói qua một khe hở ở trên tường được dán giấy mà nó
làm tróc lớp keo nhưng không làm thiệt hại lớp giấy” [2] .
Vị Hầu tước nói thêm: “Chúng tôi đồng ý với nhà bác học Tiến sĩ về việc khó mà
định nghĩa được chính xác và chúng tôi chẳng hiểu tại sao trong tương lai lại không thể
có loại sét với hình dạng một con chó, một con khỉ v.v. . .. Người ta ắt phải nhún vai
trước cái ý tưởng trần trụi về cả một bầy thú khí tượng nhờ vào tiếng sấm, có thể giáng
xuống căn phòng của chúng ta để thoải mái dạo chơi”.
Trong tác phẩm biện bác quái đản của mình, de Gasparin có nói: “Về vấn đề chứng
cớ thì chắc chắn phải hoàn toàn ngưng bặt khi ta băng qua biên giới của điều siêu tự
nhiên [3]”.
Nếu đường phân ranh giới không đủ cố định hoặc xác định thì đối thủ nào sẽ thích
hợp nhất để đảm đương nhiệm vụ khó khăn? Ai trong hai đối thủ sẽ có quyền nhiều hơn
để trở thành vị trọng tài của công chúng? Phải chăng là phe mê tín dị đoan, vốn được
ủng hộ với bằng chứng của nhiều ngàn người? Đó là vì trong gần hai năm trời họ bu
nghẹt cái xứ sở hằng ngày có biểu lộ các phép lạ vô tiền khoáng hậu ở Cideville mà giờ
đây gần như đã bị quên lãng trong số vô vàn hiện tượng tâm linh khác; liệu ta sẽ phải
tin họ hay ta phải cúi đầu trước khoa học do ông Babinet đại diện; dựa vào chứng cớ
của chỉ một người (người thợ may), ông đã chấp nhận pha trình diễn của quả cầu lửa
tức con mèo vẫn thạch và từ đó trở đi ông đòi hỏi nó phải có chỗ đứng trong những sự
kiện đã được xác lập về các hiện tượng thiên nhiên?
Trong bài báo đầu tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Tam cá nguyệt, số ra mùng
một tháng 10 năm 1871, ông Crookes có đề cập tới de Gasparin và tác phẩm của ông
là Khoa học chống lại Thần linh học. Ông nhận xét rằng: “Cuối cùng tác giả đi đến kết
luận rằng ta có thể giải thích mọi hiện tượng lạ này dựa vào tác động của những nguyên
nhân tự nhiên chứ không cần phải giả định là có phép lạ cũng như có sự can thiệp của
các vong linh và ảnh hưởng của ma quỉ! Gasparin coi những thí nghiệm của ông đã xác
lập hoàn toàn được một sự kiện theo đó trong một vài trạng thái của cơ thể, ý chí có
thể tác động từ xa lên trên vật chất trơ và hầu hết tác phẩm của ông đều dồn vào việc
nhận biết những định luật và điều kiện để cho tác động này biểu lộ được” [4].
Đúng vậy; nhưng bởi vì tác phẩm của Gasparin có trích dẫn vô số những tác phẩm
Giải đáp, Bênh vực và Luận trình khác cho nên chính tác phẩm của ông đã chứng tỏ

[1]
De Mirville: “Các Sự kiện và các Thuyết Vật lý”, trang 46.
[2]
Xem Chuyên Khảo: “Bàn về Sấm chớp theo theo quan điểm của lịch sử Pháp y và Vệ sinh
Công cộng”, của ông Boudin, Phẫu thuật viên Trưởng của Bệnh viện Quân y Boule.
[3]
De Gasparin, quyển I, trang 288.
[4]
Crookes: “Lực Vật lý”, trang 26.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 9

rằng ông là một tín đồ Tin lành cho nên xét về mặt cuồng tín tôn giáo ông cũng chẳng
đáng tin cậy gì hơn de Mousseaux và de Mirville. De Gasparin là một tín đồ Tin lành
Calvin rất mộ đạo, còn de Mousseaux và de Mirville là tín đồ Công giáo La Mã cuồng tín.
Hơn nữa chính lời lẽ của de Gasparin cũng bộc lộ óc bè phái: “Tôi cảm thấy mình có bổn
phận phải thực thi . . . Tôi giương cao ngọn cờ Tin lành chống lại ngọn cờ Công giáo
sùng bái Giáo hoàng!” [1] v.v. . . Trong những vấn đề về bản chất của cái gọi là các hiện
tượng tâm linh thì ta không thể tin cậy vào bằng chứng nào, ngoại trừ sự chứng nhận
bất vụ lợi của các nhân chứng lạnh lùng không thành kiến cũng như khoa học. Sự thật
chỉ có một thôi, nhưng các Giáo phái thì hằng hà sa số, mỗi giáo phái đều rêu rao là
mình tìm ra sự thật không bị xuyên tạc; cũng như “Ma quỉ là cột trụ chính của Giáo hội
Công giáo”, cũng vậy, theo ý kiến của de Gasparin thì mọi thuyết siêu tự nhiên và phép
lạ đều chấm dứt ở địa vị “thánh tông đồ”.
Nhưng ông Crookes có đề cập tới một học giả lỗi lạc khác là Thury ở Geneva, giáo
sự vạn vật học, ông là một nhà khảo cứu huynh đệ đối với de Gasparin trong hiện tượng
lạ ở Valleyres. Vị giáo sư này thẳng thừng bác bỏ lời khẳng định của vị đồng liêu.
Gasparin có nói: “Điều kiện đầu tiên và cần thiết nhất là ý chí của người làm thực
nghiệm; nếu không có ý chí, người ta chẳng được cái gì hết; bạn có thể tạo ra chuỗi
dây xích (vòng tròn) trong 24 tiếng đồng hồ liên tiếp mà tuyệt nhiên chẳng đạt được
một chuyển động nào” [2].
Điều nêu trên chỉ chứng tỏ rằng de Gasparin không phân biệt hiện tượng thuần
túy từ điển – được tạo ra do ý chí kiên trì của những người lên đồng trong số đó thậm
chí có thể không có một người đồng cốt nào đã phát triển hay chưa phát triển – với cái
gọi là các hiện tượng tâm linh. Trong khi hiện tượng từ điển có thể được tạo ra một cách
hữu thức bởi hầu hết mọi người có ý chí kiên cường và xác định thì hiện tượng tâm linh
lại rất thường khống chế người đồng cốt ngược lại với sự đồng ý của chính y và luôn
luôn hành động độc lập với y. Nhà thôi miên theo thuật Mesmer muốn một chuyện và
nếu y có đủ quyền năng thì điều đó sẽ được thực hiện. Người đồng cốt cho dù có chủ
đích thẳng thắn muốn thành công thì cũng có thể không tạo ra một pha trình diễn nào
hết; y càng ít vận dụng ý chí của mình thì hiện tượng lạ càng hay hơn; y càng cảm thấy
lo lắng thì y càng ít có khuynh hướng thành tựu được bất cứ điều gì; thuật thôi miên
Mesmer cần có một bản chất tích cực, còn thuật đồng cốt đòi hỏi cần có một bản chất
hoàn toàn thụ động tiêu cực. Đây là phần Vỡ lòng của Thần linh học và không một người
đồng cốt nào mà không biết tới.
Như ta vừa nói, ý kiến của Thury hoàn toàn bất đồng với quyền năng ý chí của
Gasparin. Trong một bức thư ông phát biểu điều này với biết bao nhiêu lời lẽ rành mạch
để đáp lại lời mời gọi của vị Hầu tước hiệu đính dùm bài báo cuối cùng trong phần luận
trình của ông. Vì không có sẵn quyển sách của Thury cho nên chúng tôi dịch bức thư
theo như chúng tôi tìm thấy trong phần tóm tắt tác phẩm Phản biện của de Mirville. Bài
báo của Thury gây xúc động mạnh cho người bạn tôn giáo của mình có liên quan tới
khả năng tồn tại và can thiệp “của những chú ý khác hơn ý chí của con người và con
thú đối với những pha trình diễn đó”.
“Thưa ngài, tôi cảm thấy ngài nhận xét rất đúng đối với những trang cuối cùng của
luận trình này: chúng có thể khiến tôi có cảm tưởng rất khó chịu đối với các nhà khoa
học nói chung. Tôi thật lấy làm tiếc vì quyết tâm của tôi dường như lại ảnh hưởng tới
ngài nhiều như thế; tuy nhiên tôi kiên trì với quyết tâm ấy vì tôi nghĩ đó là một bổn
phận, né tránh nó thì chẳng khác nào là một loại phản bội.
“Ngược lại mọi điều mong đợi, nếu có một sự thật nào đó trong Thần linh học, qua
việc kiêng không nói tới khoa học theo như tôi quan niệm khi cho rằng sự phi lý của
niềm tin và sự can thiệp của các vong linh cho đến nay vẫn chưa được khoa học chứng
minh (vì đó là phần tóm tắt và luận đề trong những trang cuối cùng thuộc luận trình

[1]
De Gasparin: “Khoa học đối lập với Vong linh”, I, trang 313.
[2]
Như trên, quyển I, trang 313.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 10

của tôi); bằng cách kiêng không nói điều đó cho những người sau khi đọc tác phẩm của
tôi mà cảm thấy có khuynh hướng muốn thực nghiệm với hiện tượng lạ, tôi có thể đánh
liều cám dỗ những người ấy đi theo con đường mà nhiều lối rẽ vẫn còn rất mập mờ.
“Vẫn không từ bỏ địa hạt khoa học mà tôi đánh giá cao, tôi xin theo đuổi nhiệm
vụ cho tới cùng mà không một chút úp mở về lợi ích trong vinh dự của chính mình và
tôi không muốn phải xấu hổ về nó – xin dùng lời lẽ của chính bạn là ‘vì cái tai tiếng lớn
đó’ vẫn còn sờ sờ ra đấy. Hơn nữa tôi xin nhắc lại rằng ‘điều này cũng có tính chất khoa
học giống như bất kỳ điều nào khác’. Nếu giờ đây tôi muốn chấp nhận cái thuyết về sự
can thiệp của các vong linh đã thoát xác thì tôi cũng không có quyền làm như vậy vì
những sự kiện mà mọi người đều biết không đủ để chứng tỏ một giả thuyết như thế. Có
thể nói lập trường mà tôi đã chọn theo thì cảm thấy mình đủ mạnh để chống lại mọi lập
trường khác. Dù muốn hay không, do kinh nghiệm từng trải và sự sai lầm của bản than,
mọi nhà khoa học đều phải học cách tạm thời không phán đoán về những điều mà mình
chưa khảo sát đúng mức. Người ta không thể quên bài học mà bạn đã dạy cho họ theo
chiều hướng này.
“GENEVA, ngày 21 tháng 12 năm 1854”.

Chúng ta hãy phân tích bức thư nêu trên và thử phát hiện xem tác giả nghĩ như
thế nào hoặc đúng hơn là ông ta không nghĩ như thế nào về cái lực mới mẻ này. Ít ra
thì có một điều chắc chắn: Giáo sư Thury (một nhà vật lý và vạn vật học lỗi lạc) công
nhận và thậm chí chứng minh bằng khoa học được là có nhiều pha trình diễn đã xảy ra.
Cũng giống như ông Crookes, ông không tin rằng chúng được tạo ra do sự can thiệp
của các vong linh tức là những người đã thoát xác sau khi sống trên trần thế rồi chết
đi; đó là vì trong bức thư ấy ông bảo rằng chẳng có điều gì chứng tỏ được thuyết ấy.
Chắc chắn ông cũng chẳng tin vào ma quỉ theo Công giáo, vì de Mirville (vốn trích dẫn
bức thư này coi là bằng chứng thuyết phục chống lại thuyết tự nhiên của de Gasparin)
có lần khi đọc tới câu nêu trên, đã vội vã nhấn mạnh nó bằng một chú thích cuối trang
như sau: Ở Valleyres – có lẽ vậy, nhưng bất cứ chỗ nào khác cũng có” [1] cho thấy chính
ông cũng nôn nóng muốn truyền đạt cái ý tưởng mà vị giáo sư chỉ ngụ ý nói tới những
pha trình diễn ở Valleyres, khi chối bỏ việc chúng do ma quỉ tạo ra.
Chúng tôi rất tiếc mà phải nói rằng có rất nhiều điều mâu thuẫn và phi lý mà ta
bắt gặp nơi bản thân de Gasparin. Trong khi cay đắng chỉ trích những cao vọng của các
nhà bác học theo phái Faraday, ông lại gán những chuyện mà ông tuyên bố là thuộc
pháp thuật cho những nguyên nhân hoàn toàn tự nhiên. Ông bảo rằng: “Nếu chúng tôi
chỉ phải bàn tới những hiện tượng như thế (những hiện tượng mà nhà vật lý vĩ đại đã
chứng kiến và giải thích) thì chúng tôi cũng đành phải ngậm miệng thôi; nhưng chúng
tôi đã vượt xa hơn thế và tôi xin thắc mắc giờ đây họ có làm được chuyện gì hay ho đâu
khi những dụng cụ đã chứng tỏ rằng một áp lực vô ý thức cũng đã giải thích được hết
mọi chuyện? Nó giải thích được hết và cái bàn chống lại được áp lực và sự dẫn dắt. Nó
giải thích được hết và một cái đồ vật không ai sờ tới vẫn đi theo hướng ngón tay chỉ;
món đồ khinh thân mà không ai đụng tới và nó lộn nhào chổng ngược lên trời!” [2] .
Nhưng với mọi điều đó ông vẫn đảm đương giải thích mọi hiện tượng lạ.
“Thiên hạ sẽ ủng hộ các phép lạ mà bạn gọi là các pháp thuật! Đối với họ thì mọi
định luật mới đều dường như là một điều huyền diệu. Bạn hãy bình tĩnh đi; tôi xin đảm
đương nhiệm vụ trấn an những kẻ hốt hoảng. Khi giáp mặt với những hiện tượng lạ như
thế, chúng ta chưa hề vượt qua biên giới của định luật thiên nhiên” [3].
Chắc chắn là chúng ta chưa hề. Nhưng liệu các nhà khoa học có dám quả quyết
rằng mình sở hữu được các bí quyết của định luật ấy chăng? Ông de Gasparin nghĩ rằng
mình có đấy. Ta hãy chờ xem.

[1]
Ở đây cố nhiên là de Mirville biện hộ cho thuyết ma quỉ.
[2]
“Những cái Bàn”, quyển I, trang 213.
[3]
Quyển I, trang 217.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 11

Tôi không dám liều mình giải thích mọi chuyện, vì đó không phải là nhiệm vụ của
tôi (?). Tôi chỉ có cao vọng muốn chứng thực những sự kiện đơn giản và khẳng định
một sự thật mà khoa học chỉ muốn ém nhẹm đi thôi. Tuy nhiên tôi không thể cưỡng lại
sự cám dỗ muốn vạch ra cho những kẻ coi chúng tôi giống như biết bao nhiêu kẻ giác
ngộ hoặc thầy phù thủy thấy rằng pha trình diễn mà ta đang xét đưa ra một cách thuyết
giải phù hợp với các định luật thông thường của khoa học.
“Giả sử một lưu chất xuất phát từ những người thí nghiệm và chủ yếu là từ một số
người; giả sử rằng ý chí xác định cái khuynh hướng mà lưu chất đi theo thì bạn sẽ dễ
dàng hiểu được việc một cái chân bàn quay tròn và khinh thân khi có một luồng lưu
chất dư thừa phóng về phía nó theo tác động của ý chí. Giả sử rằng thủy tinh làm thất
thoát lưu chất thì bạn sẽ hiểu được vì sao cái ly không có chân đặt trên cái bàn có thể
làm cho nó ngưng quay và cái ly đặt ở một phía bàn khiến cho lưu chất bị tích lũy lại
phía đối diện với hậu quả là nhấc bỗng phía đó lên!”.
Nếu mọi người trong các nhà thí nghiệm đều là những nhà thôi miên mesmer khéo
léo thì ngoại trừ một số chi tiết quan trọng ta có thể chấp nhận được lời giải thích. Theo
vị giáo sĩ bác học của vua Louis Philippe, ý chí con người có biết bao nhiêu quyền năng
đối với vật chất vô tri vô giác. Nhưng thế còn cái trí thông minh mà cái bàn phô diễn thì
sao? Liệu ông ta có thể giải thích được chăng việc ta có thể thu được những lời giải đáp
đối với các câu hỏi nhờ vào tác nhân của cái bàn này? Những câu trả lời ấy không thể
là “những suy gẫm của bộ óc” của những người có mặt (một trong những thuyết mà de
Gasparin ưa chuộng nhất) vì ý tưởng của chính họ ngược hẳn lại cái triết lý rất phóng
khoáng mà cái bàn kỳ diệu này trình bày? Ông ta bèn lặng im về vấn đề này. Tác nhân
đó có thể là bất cứ thứ gì ngoại trừ các vong linh cho dù của con người. ma quỉ hoặc
tinh linh ngũ hành.
Như vậy ta ắt thấy việc “đồng thời tập trung tư tưởng” cùng với việc “tích lũy lưu
chất” cũng đâu có gì khác hơn “tác động trí não vô ý thức” và “lực thông linh” của các
nhà khoa học khác. Chúng ta ắt phải thử làm trở lại, và chúng ta có thể tiên đoán trước
rằng cả ngàn lẻ một thuyết của khoa học cũng tỏ ra chẳng ích lợi gì chừng nào họ chưa
chịu thú nhận rằng lực này đâu phải là sự phóng chiếu ý chí tích lũy của những người
lên đồng mà trái lại là một lực bất bình thường, xa lạ với bản thân họ và có tính cách
siêu thông tuệ.
Giáo sư Thury (vốn chối bỏ thuyết vong linh của người quá cố) bác bỏ thuyết ma
quỉ của Ki Tô giáo và tỏ ra không sẵn lòng tuyên bố ủng hộ thuyết của Crookes (thuyết
thứ 6, thuyết nói về các môn phái Hermes và các nhà thông thần thời xưa); giáo sư
chọn theo một thuyết mà qua một bức thư ông bảo rằng đó là “thuyết thận trọng nhất
và khiến cho ông cảm thấy mạnh mẽ chống lại mọi người”. Hơn nữa, ông cũng chẳng
chấp nhận bao nhiêu giả thuyết của de Gasparin bàn về “quyền năng ý chí vô ý thức”.
Ông nói trong tác phẩm của mình như sau:
“Xét về các hiện tượng loan báo chẳng hạn như sự khinh thân mà không ai đụng
tới và việc dịch chuyển đồ đạc do những bàn tay vô hình, vì người ta không thể tiên
nghiệm chứng tỏ rằng chúng không thể xảy ra, cho nên không ai có quyền coi là phi lý
những bằng chứng nghiêm túc vốn khẳng định rằng chúng có xảy ra” (trang 9).

Còn về phần thuyết mà ông de Gasparin đề nghị thì Thury phán xét nó một cách
rất khắc nghiệt. De Mirville nói: “Trong khi công nhận rằng trong các thí nghiệm ở
Valleyres vị trí của lực có thể ở nơi chính cá nhân – và chúng tôi xin nói rằng nó đồng
thời ở bên ngoài lẫn bên trong các nhân – và nói chung có thể cần phải có ý chí (trang
20), ông chỉ lập lại điều mà mình đã nói trong lời nói đầu nghĩa là: ‘ông de Gasparin
trình bày với chúng ta những sự kiện trắng trợn và ông đưa ra những lời giải thích sau
đó nói lên giá trị của chúng. Hãy hà hơi tiếp sức cho chúng thì cũng chẳng có nhiều
người ủng hộ được điều đó. Không đâu, có rất ít (nếu có) điều gì vẫn còn đọng lại trong
lời giải thích của ông. Còn về phần những sự kiện thì từ nay trở đi chúng đã được chứng
tỏ rồi (trang 10)’.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 12

Ông Crookes có bảo cho ta biết rằng giáo sư Thury bác bỏ những lời giải thích này
và coi như các tác dụng ấy là do một chất đặc thù, một lưu chất hoặc tác nhân, thấm
nhuần mọi thứ vật chất thuộc thần kinh hệ vô cơ hoặc hữu cơ, theo một cách thức giống
như ether mang ánh sáng của các nhà khoa học. Ông gọi chất đó là chất ode tâm linh.
Ông bước vào việc bàn luận tỉ mỉ về các tính chất của cái trạng thái hoặc dạng vật chất
này và đề nghị thuật ngữ lực ngoại khí . . . để chỉ cái quyền năng được vận dụng khi
tâm trí tác dụng từ xa thông qua ảnh hưởng của chất ode tâm linh”[1] .
Ông Crookes nhận xét thêm rằng “lực ngoại khí của giáo sư Thury và ‘lực thông
linh’ của chính ông hiển nhiên là những từ tương đượng”.
Chúng ta chắc chắn không thể dễ dàng chứng tỏ được rằng hai lực này là đồng
nhất; hơn nữa còn có ảnh hưởng tinh tú tức ánh sáng “tinh đẩu” được giải thích theo
các nhà luyện kim đan và Eliphas Levi trong tác phẩm Giáo điều và Nghi thức của Pháp
thuật Cao cấp, khi mang tên AKASA, tức nguyên sinh khí, cái lực thấm nhuần vạn vật
này đã được môn đồ phái lõa thể, các pháp sư Ấn Độ và các cao đồ ở khắp mọi nước
biết tới cách đây cả ngàn năm rồi; hiện nay họ vẫn còn biết tới nó và các vị lạt ma Tây
Tạng, các fakirs, các nhà thần thông thuộc đủ mọi quốc tịch và ngay cả nhiều “kẻ sơn
đông mãi võ” Ấn Độ cũng sử dụng nó.
Trong nhiều trường hợp xuất thần được cảm ứng nhân tạo do thuật thôi miên
mesmer hoàn toàn có thể, thậm chí hoàn toàn có lẽ rằng chính “chơn linh” của đối tượng
tác động dưới sự hướng dẫn của ý chí nhà thao tác. Nhưng nếu người đồng cốt vẫn còn
có ý thức và những hiện tượng tâm linh vật lý diễn ra biểu thị một trí thông minh hướng
dẫn thì trừ phi người ta thừa nhận rằng mình là một “pháp sư” và có thể xuất vía thì sự
kiệt lực về thể chất chẳng thể có ý nghĩa gì hơn là sự rũ rượi về thần kinh. Bằng chứng
theo đó y là công cụ thụ động của các thực thể vô hình kiểm soát những mãnh lực
huyền bí dường như là có tính chất thuyết phục. Cho dù lực ngoại khí của Thury và lực
thông linh của Crookes thực chất là cùng một nguồn gốc thì những nhà khám phá độc
lập này dường như bất đồng ý kiến rất nhiều về tính chất và mãnh lực của lực này;
trong khi giáo sư Thury thật thà công nhận rằng các hiện tượng lạ thường được tạo ra
bởi “các ý chí không thuộc về con người”, do đó cố nhiên là ủng hộ một cách có thẩm
quyền cho thuyết số 6 của Crookes thì bản thân ông Crookes khi thừa nhận tính xác
thực của các hiện tượng lạ, cho đến nay cũng không phát biểu được một ý kiến nhất
định nào về nguyên nhân của chúng.
Như vậy ta thấy rằng ông Thury (vốn khảo cứu những pha trình diễn này cùng với
de Gasparin vào năm 1854) cũng như ông Crookes (vốn thừa nhận tính chân thực không
chối cãi được của chúng vào năm 1874) đều không đạt được tới một điều gì xác định.
Cả hai đều là các nhà hóa học, vật lý học và là những người rất uyên bác. Cả hai đều
quan tâm tới vấn đề gây bối rối này, ngoài hai nhà khoa học này ra thì còn có nhiều
nhà khoa học khác, trong khi đạt tới cùng một kết luận thì cho đến nay lại không thể
cung ứng được cho thế giới một giải pháp cuối cùng nào. Vậy là suy ra rằng trong vòng
20 năm, không có một nhà khoa học nào đã đạt được một bước tiến hướng về việc làm
sáng tỏ điều bí nhiệm ấy, nó vẫn cứ trơ trơ ra, không ai xuyên thấu qua được chẳng
khác nào những bức vách của một lâu đài bị yểm trong một câu chuyện thần tiên.
Liệu ta có quá xấc láo chăng khi phỏng đoán rằng có lẽ các nhà khoa học hiện đại
bị mắc vào điều mà thuật ngữ tiếng Pháp gọi là cái vòng lẩn quẩn? Ta đã phỏng đoán
rằng khi bị vướng víu bởi sức nặng của thuyết duy vật và tính bất cập của điều mà họ
gọi là “khoa học chính xác” khi muốn chứng tỏ cho mình thấy rành rành sự tồn tại của
một vũ trụ tâm linh có đông đúc sinh linh nhiều hơn cả vũ trụ hữu hình của ta, số phận
của họ mãi mãi phải là bò lòng vòng bên trong cái vòng lẩn quẩn, không sẵn lòng – nói
cho đúng hơn là không thể - xuyến thấu khỏi cái vòng bị yểm ấy để thăm dò được chiều
dài và chiều rộng của nó? Chỉ có thành kiến mới khiến cho họ không thỏa hiệp với những

[1]
Crookes: “Lực Thông linh”, phần I, trang 26-27.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 13

sự kiện đã được xác lập vững chắc và tìm cách liên minh với những nhà từ điển và
chuyên gia về thuật thôi miên Mesmer chẳng hạn như Du Potet và Regazzoni.
Socrates ở Cebes có thắc mắc “Thế thì chết rồi sẽ ra sao đây?” Câu trả lời là có
chết thì mới “Sống” [1] . Vì linh hồn vốn bất tử cho nên liệu nó có thể sẽ là gì khác hơn
điều bất diệt? [2] . Giáo sư Lecomte nói “hạt giống không thể phát triển chừng nào nó
còn chưa bị tiêu hủy hết một phần”; Thánh Paul có nói “nếu nó không chết đi thì nó
không linh hoạt được”.
Một đóa hoa nở ra rồi tàn lụi và chết đi. Nó để lại đằng sau một hương thơm và
còn lâu hơn nữa thì đến lượt những cánh hoa mong manh của nó chỉ còn là cát bụi nho
nhỏ, vẫn còn lởn vởn trong không khí. Giác quan vật chất của ta có thể không nhận biết
được nó, tuy nhiên nó vẫn tồn tại. Ta hãy dùng một nhạc cụ để trổi lên một nốt nhạc
thì cái âm thanh nhỏ nhặt ấy vẫn tạo ra một tiếng vọng đời đời. Một sự nhiễu loạn được
tạo ra trên những đợt sóng vô hình của đại dương không gian không bờ bến và rung
động ấy chẳng bao giờ mất đi hoàn toàn. Năng lượng của nó đã từng một lần được
chuyển từ thế giới vật chất sang thế giới phi vật chất ắt sẽ sống đời đời. Thế mà người
ta yêu cầu chúng ta tin rằng con người tức chơn nhơn, thực thể sống động biết suy tư
và lý luận, đấng thiêng liêng ngự trong bản thể ta vốn là một tuyệt tác đạt đỉnh cao,
chơn nhơn ấy mà lại thoát ra khỏi cái xác phàm để rồi không còn gì nữa ư! Nếu cái
nguyên lý liên tục vốn tồn tại ngay cả đối với cái gọi là vật chất vô cơ tức là một nguyên
tử trôi nổi, nếu cái nguyên lý ấy mà bị chối bỏ cho tinh thần vốn có thuộc tính là tâm
thức, ký ức, tâm trí, TÌNH THƯƠNG! Cái ý tưởng ấy quả thật là vớ vẩn. Chúng ta càng
suy nghĩ thì chúng ta càng học thêm được nhiều và chúng ta càng thấy khó có thể giải
thích được thuyết vô thần của nhà khoa học. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được việc
một người dốt đặc về các định luật thiên nhiên, không biết gì về hóa học hoặc vật lý
học, y có thể bị cuốn hút chết người vào thuyết duy vật vì chính sự dốt nát của mình,
vì y không thể hiểu được triết lý của khoa học chính xác hoặc suy diễn được do sự tương
tự từ hữu hình sang vô hình. Một nhà siêu hình học bẩm sinh, một kẻ mơ mộng dốt nát
có thể đột nhiên bừng tỉnh và tự nhủ rằng: “Tôi chỉ mơ thấy điều đó, tôi chẳng có bằng
chứng rành rành nào về điều mà mình tưởng tượng ra, đó chỉ là điều hão huyền”, v.v.
. . Nhưng đối với một nhà khoa học đã quen thuộc với đặc trưng của năng lượng vũ trụ
thì việc khẳng định rằng sự sống chỉ là một hiện tượng của vật chất, một loại năng
lượng; việc khẳng định ấy chẳng khác nào thú nhận rằng bản thân mình không thể phân
tích và hiểu đúng đắn được đầu cua tai nheo của cái thứ vật chất ấy.
Việc chân thành nghi ngờ về tính bất tử của linh hồn con người là một căn bệnh,
một dị tật của bộ óc phàm và đã tồn tại trong mọi thời đại. Cũng như có những đứa trẻ
sinh ra với một cái thóp ở trên đầu, cũng vậy có những người cho đến giờ phút cuối
cùng cũng không thể dứt bỏ được cái loại thóp hiển nhiên là bao bọc các cơ quan tâm
linh của mình. Nhưng hoàn toàn có một xúc cảm khác khiến cho họ bác bỏ khả năng
xảy ra những hiện tượng tâm linh và pháp thuật. Xúc cảm ấy có đích danh là lòng hiếu
danh. “Chúng ta không thể tạo ra và cũng không thể giải thích được nó; vì thế cho nên
nó không hề tồn tại và hơn nữa chẳng bao giờ tồn tại”. Đây là lập luận không thể bác
bỏ được của các triết gia thời nay. Cách đây chừng 30 năm, E. Salverte làm sửng sốt
thế giới của “những kẻ cả tin” bắng tác phẩm Triết lý về Pháp thuật. Tác phẩm này rêu
rao rằng mình đã vén được bức màn bí mật của toàn thể những phép lạ trong Thánh
kinh cũng như những phép lạ trong các thánh điện Ngoại đạo. Ta có thể tóm tắt nó như
sau: Có những thời đại dài dằng dặc quan sát; có kiến thức rất nhiều (so với thời dốt
nát) của khoa học tự nhiên và triết học; bịp bợm chỉ khéo tay ảo thuật; quang học, trò
ảo hóa; ngoa ngoắc. Kết luận hợp lý cuối cùng: các nhà Thông thần, các đạo gia, các
pháp sư, đều là kẻ vô lại và quân đễu cán; những người còn lại trên thế giới đều là
những kẻ điên rồ.

[1]
Plato, tác phẩm “Phaedo”, tiết 44.
[2]
Như trên, tiết 128.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 14

Trong nhiều bằng chứng kết luận khác, bạn đọc có thể thấy ông ta đưa ra lời lẽ
sau đây: “Các môn đồ nhiệt thành của Iamblichus quả quyết rằng khi ông cầu nguyện
thì ông được nâng cao lên tới 10 cubits (khoảng 4,5 mét) so với mặt đất và những kẻ
bị cũng cái ẩn dụ đó lừa, mặc dù là Ki Tô hữu vẫn ngây thơ gán cái phép lạ giống như
thế cho Thánh Clare và Thánh Francis ở Assisi” [1].
Hàng trăm khách lữ hành tuyên bố rằng mình đã thấy các fakirs tạo ra các hiện
tượng lạ giống như thế và người ta nghĩ rằng tất cả những người đó đều hoặc là nói dối
hoặc là bị ảo giác. Nhưng chỉ mới đến hôm qua thì cũng hiện tượng ấy được một nhà
khoa học nổi tiếng chứng kiến và ủng hộ vì nó được tạo ra trong điều kiện thí nghiệm,
được ông Crookes tuyên bố là chân thực và vượt ngoài khả năng là một điều hão huyền
hoặc mánh khóe. Và nó đã được biểu lộ biết bao lần trước kia cũng như được nhiều nhân
chứng xác nhận, mặc dù ngày nay người ta nhất tề không tin vào các nhân chứng ấy.
Hỡi Eusebe Salverte cả tin! Mong sao có sự an bình cho đám tro tàn khoa học của
ngươi. Ngươi đã biết trước khi kết liễu thế kỷ hiện nay thì minh triết bình dân sẽ sáng
chế ra một ngạn ngữ mới: “Cả tin một cách không thể tin nổi như một nhà khoa học”.
Tại sao dường như không thể lúc hồn lìa khỏi xác thì nó có quyền năng làm linh
hoạt một hình tướng phù du nào đó, được tạo ra từ cái lực pháp thuật “thông linh” hoặc
“ngoại khí” hoặc “tinh anh”, nhờ có sự trợ lực của các âm ma cung cấp cho nó vật chất
tinh vi của chính cơ thể mình? Khó khăn duy nhất là ta phải ngộ ra được một sự thật,
không gian xung quanh không phải là một khoảng không trống rỗng mà là một kho
chứa đầy nghẹt những mô hình của vạn vật đã tồn tại, đang tồn tại và sẽ tồn tại. Cũng
như các tinh linh thuộc vô số chủng loại không giống như loài người của chúng ta. Nhiều
nhà khoa học đã công nhận những sự kiện dường như siêu tự nhiên – siêu tự nhiên ở
chỗ chúng công khai đi ngược lại những định luật hấp dẫn đã được chứng tỏ trong thiên
nhiên chẳng hạn như trong trường hợp khinh thân nêu trên. Mọi người dám khảo cứu
tận tường đều thấy mình bắt buộc phải thừa nhận sự tồn tại của chúng chỉ có điều là
trong những nỗ lực không thành công để giải thích cho những hiện tượng bàn về các
thuyết dựa vào những định luật của các lực như ta đã biết, thì một số những đại diện
cao cấp nhất của khoa học lại vướng mắc vào những khó khăn rối như tơ vò!
Trong tác phẩm Toát Yếu, de Mirville mô tả những lập luận của những kẻ đối thủ
với thần linh học vốn bao gồm 5 nghịch lý mà y gọi là sự loạn trí.
Sự loạn trí thứ nhất: của Faraday, ông giải thích hiện tượng cái bàn qua việc cái
bàn thúc đẩy bạn do “hậu quả của sức cản đẩy lùi nó lại”.
Sự loạn trí thứ nhì: “ của Babinet, giải thích mọi sự giao tiếp (bằng những tiếng
gõ) mà theo ông nói là được tạo ra “thực tình với trọn vẹn lương tâm, chính xác về mọi
mặt và mọi nghĩa; do thuật truyền âm nhập mật”, tất yếu là hàm ý phải dùng tới năng
lực đó – là sự xảo trá.
Sự loạn trí thứ ba: của bác sĩ Chevreuil, giải thích năng lực làm di chuyển đồ đạc
mà không tiếp xúc do sơ bộ thụ đắc được năng lực đó.
Sự loạn trí thứ tư: của Bác học viện Pháp và các thành viên của nó, vốn đồng ý
chấp nhận các phép lạ với điều kiện là các phép lạ tuyệt nhiên không đi ngược lại định
luật thiên nhiên mà họ đã quen thuộc.
Sự loạn trí thứ năm: của de Gasparin, giới thiệu điều mà mọi người bác bỏ là một
hiện tượng sơ cấp hoàn toàn và rất đơn giản, chính là vì chưa ai đã từng thấy điều giống
như thế [2] .
Trong khi các nhà khoa học vĩ đại mà cả thế giới đều biết sa đà vào những thuyết
hoang đường như thế, thì một số các nhà thần kinh học tiếng tăm hơn tìm cách giải
thích các hiện tượng huyền bí thuộc đủ mọi loại qua luồng ám khí bất thường do bị động

[1]
“Triết lý Pháp thuật”, bản dịch tiếng Anh, trang 47.
[2]
De Mirville: “Các Vong linh”, trang 159.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 15

kinh [1] . Một người khác chữa trị cho các đồng cốt – và chúng ta có thể suy đoán rằng
cả các thi sĩ nữa – bằng cây assafœtida và amoniac [2] và tuyên bố mọi người tín đồ đối
với các pha trình diễn thần linh học đều là kẻ điên rồ và các thần bí gia bị ảo giác.
Cái số lượng đáng kể lời khuyên mà ta thấy trong kinh Tân Ước: “Hỡi y sĩ, ngươi
hãy tự chữa trị chính mình” được phó thác cho vị diễn giả và nhà bệnh lý học tự phong
nêu trên. Thật vậy, không một người lành mạnh nào lại gieo rắc tràn lan chứng điên rồ
cho 446 triệu người ở khắp nơi trên thế giới vốn tin vào sự giao tiếp của các vong linh
với chúng ta.
Ta hãy xét tới tất cả mọi điều này, thì ta vẫn còn phải lấy làm lạ về cái giả định
phi lý của những người ấy, họ rêu rao mình được coi là các vị cao đạo của khoa học do
có quyền học vấn, họ xếp loại một hiện tượng mà họ chẳng biết chút nào. Chắc chắn là
nhiều triệu người nông dân nam nữ, nếu bị hão huyền đều ít ra cũng đáng được lưu tâm
những con sâu khoai tây hay loài cào cào châu chấu! Nhưng thay vào đó ta tìm được
điều gì? Quốc hội Mỹ, theo yêu cầu của Hiệp hội Thăng tiến Khoa học Mỹ đã ban hành
điều lệ của tổ chức Ủy hội Côn trùng Quốc gia; các nhà hóa học đang bận rộn đun sôi
những con ếch nhái và con sâu; các nhà địa chất học giải trí khuây khỏa bằng những
cuộc đều tra cốt học về những con cá vẩy láng có áo giáp và bài luận về nha học của
đủ thứ loài cá dynichtys; và các nhà côn trùng học cũng mất đi lòng nhiệt thành khi
khiến cho mình đạt tới mức húp từng chút một những con cào cào châu chấu được đun
sôi, chiên lên và nấu súp [3] . Trong khi đó hàng triệu người Mỹ hoặc là đang quờ quạng
trong mê lộ của những điều “hoang tưởng điên rồ”, theo ý kiến của một số các nhà bách
khoa từ điển rất bác học, hoặc là bị diệt vong về mặt thể chất do những bệnh “rối loạn
thần kinh” được gây ra hoặc nổi bật lên do cơ địa đồng cốt.
Có một thời, người ta có lý do để hi vọng rằng các nhà khoa học Nga sẽ đảm nhận
nhiệm vụ nghiên cứu cẩn thận và khách quan vô tư về hiện tượng đó. Một ủy hội được
bổ nhiệm bởi trường Đại học Đế quốc ở Saint Petersburg, đứng đầu là Giáo sư
Mendeleyeff, nhà vật lý học vĩ đại. Chương trình được quảng cáo cung cấp một loạt 40
buổi cầu đồng cho những người đồng cốt được trắc nghiệm và những lời chào mời được
mở rộng ra cho mọi người thuộc cái tầng lớp muốn đến thủ đô nước Nga để cho người
ta khảo sát quyền năng của mình. Theo thông lệ thì họ từ chối – chắc chắn vì tiên đoán
có cái bẫy đã được giương ra đối với mình. Sau tám buổi ngồi đồng dựa vào một cái cớ
hời hợt và chỉ khi những pha trình diễn trở nên thú vị thì Ủy hội mới phán đoán trước
về trường hợp này và công bố một quyết định bất lợi cho những lời rêu rao của thuyết
đồng cốt. Thay vì theo đuổi những phương pháp khả kính hợp khoa học thì họ lại mướn
gián điệp nhìn qua lỗ khóa. Trong một bài thuyết trình công cộng Giáo sự Mendeleyeff
tuyên bố rằng thần linh học hoặc bất kỳ niềm tin nào khác về sự bất tử của linh hồn
chúng ta đều là một sự pha trộn của mê tín dị đoan, hoang tưởng và gian lận; ông còn
nói thêm rằng mọi “pha trình diễn” có bản chất như thế – kể cả việc đọc thấu tâm trí,
xuất thần nhập hóa và ta phải giả sử là mọi hiện tượng tâm lý khác – có thể và được
tạo ra nhờ vào dụng cụ và guồng máy khéo léo được che giấu bên dưới quần áo của
những người đồng cốt!
Sau khi có một pha trình diễn công khai về sự dốt nát và thành kiến như thế, ông
Butlerof, Giáo sư Hóa học ở Đại học Saint Petersburg và ông Aksakoff, Cố vấn Nhà nước
cũng ở thị trấn đó, đã được mời tới giúp sức cho Ủy ban về các đồng cốt, họ đã trở nên
ghê gớm đến nỗi phải rút lui. Sau khi đã công bố sự phản đối của mình trong các báo
Nga, họ được đa số báo chí ủng hộ, báo chí vốn không xá miễn cho Mendeleyeff hay Ủy
ban chính thức của mình về sự châm biếm của họ. Trong trường hợp đó thì công luận
đã hành động một cách công bằng. Một trăm ba mươi tên gọi của những người có thế

[1]
Xem tác phẩm “Mười năm với các Đồng cốt Tâm linh” của tác giả F. Gerry Fairfield, New York,
1875.
[2]
Marvin: “Bài giảng về chứng Si cuồng đồng cốt”.
[3]
Tạp chí “Người Mỹ Khoa học”, New York, 1875.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 16

lực nhất trong xã hội tốt nhất của thị trấn Saint Petersburg, nhiều người trong những
người đó tuyệt nhiên không phải là nhà thần linh học, mà chỉ là những nhà khảo cứu đã
thêm chữ ký vào khối lượng phản đối quá xứng đáng.
Kết quả tất yếu của một tiến trình như thế là như sau: thiên hạ nói chung chú ý
tới vấn đề thần linh học, các nhóm lên đồng riêng tư được tổ chức ở khắp đế quốc; một
số những báo chí phóng khoáng nhất bắt đầu bàn luận đề tài này và như ta viết, một
Ủy ban mới được tổ chức để kết thúc nhiệm vụ đã bị chận lại.
Nhưng giờ đây cố nhiên là họ sẽ làm bổn phận của mình ít hơn bao giờ hết. Họ đã
có một cái cớ tốt hơn, họ có được trong sự lật tẩy tự phong của người đồng cốt Slade
do Giáo sư Lankester ở Luân Đôn. Quả thật là với chứng cớ của một nhà khoa học và
các bạn hữu của mình - các ông Lankester và Donkin, người tố cáo chống lại bằng chứng
của Wallace, Crookes và một đám những người khác, hoàn toàn xóa bỏ một lời buộc tội
chỉ dựa vào thành kiến và bằng chứng dựa vào hoàn cảnh. Tờ báo Nhà Quan sát Luân
Đôn đã quan sát rất thỏa đáng rằng:
“Đó thật là một điều mê tín dị đoan thuần túy và không một điều gì nữa giả định
rằng chúng ta đã làm quen hoàn toàn với các định luật của thiên nhiên đến nỗi mà ngay
cả những sự kiện được khảo sát một cách kỹ lưỡng, được chứng nhận bởi một quan sát
viên có kinh nghiệm đều phải bị dẹp sang một bên là hoàn toàn không đáng tin cậy chỉ
vì thoạt nhìn chúng dường như không phù hợp với điều rõ ràng là đã được biết rồi. Giáo
sư Lankester dường như giả định rằng bởi vì có sự gian lận và cả tin rất nhiều mà ta
thấy có liên quan tới những sự kiện này – có thể nói chắc chắn là liên quan tới mọi bệnh
thần kinh – cho nên sự gian lận và cả tin sẽ giải thích cho mọi phát biểu được kiểm
chứng cẩn thận của những quan sát viên chính xác và có lương tâm. Nó bị cưa cụt đi
ngay chính cái nhánh cây tri thức mà khoa học qui nạp tất nhiên dựa vào đó, khiến cho
trọn cả kiến trúc đều đổ nhào xuống mặt đất”.
Nhưng mọi điều này có gì là quan trọng đối với các nhà khoa học? Theo họ dòng
thác của sự mê tín dị đoan quét sạch đi hàng triệu trí năng ưu tú trong cái lộ trình cuồn
cuộn của nó không thể đạt tới họ được. Trận hồng thủy hiện đại tên là thần linh học
không thể ảnh hưởng tới tâm trí mạnh mẽ của họ và làn sóng lụt đục ngầu phải mở
rộng cơn giận dữ điên cuồng mà không làm ướt ngay cả đế giày ống của họ. Chắc chắn
chỉ có sự ngoan cố truyền thống của đấng Tạo hóa mới ngăn cản ngài thú nhận thời nay
các phép lạ của ngài chẳng có mấy cơ may trong việc làm mờ mắt các nhà khoa học
được mệnh danh như thế. Vào lúc này, ngay cả ngài cũng phải biết và nhận xét rằng từ
lâu rồi họ đã quyết định viết trên những đà ngang có trụ đỡ của các viện đại học và
trường đại học câu sau đây:

[1]
Khoa học yêu cầu Thượng Đế không làm phép lạ ở nơi đây!

Cả các nhà thần linh học vô đạo và các tín đồ Công giáo La Mã chính thống năm
nay dường như đã liên minh lại để chống những cao ngạo đả phá thần tượng của thuyết
duy vật. Sự gia tăng lòng đa nghi mới đây cũng đã phát triển sự gia tăng lòng cả tin

[1]
“Do bổ nhiệm của Vua để bảo vệ Thượng Đế,
Ngài đã làm phép lạ ở những nơi chốn này”
Đây là một lời châm biếm mà người ta thường viết trên những bức vách của nghĩa trang
vào thời có những phép lạ của phái tiền định Jansen và việc cảnh sát Pháp cấm đoán chúng.
Phụ chú: Phái Jansenisme
Học thuyết phái Jansen tự nhận là dựa vào truyền thống của thánh Augustin, được giám
mục Jansen gốc Hà Lan (1585-1638) trình bày trong tác phẩm Augustinus xuất bản năm 1640
(khi ông đã mất). Khá giống với Calvin, Jansen tỏ ra bi quan về bản tính con người đã hư hỏng
do tội nguyên tổ; chỉ những ai được tiền định mới được cứu; sống nghiêm ngặt về luân lý là dấu
hiệu được tiền định. Thực ra chủ trương này đã được thần học gia Baius (ở Louvain) phổ biến và
bị kết án năm 1567. Nhưng khi cuốn Augustinus ra đời, các cuộc tranh luận mới bùng nổ.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 17

như thế. Những người ủng hộ các “phép lạ” của Thượng Đế trong Kinh thánh cạnh tranh
với những hiện tượng đồng cốt của những người viết bài tán tụng và thời trung cổ sống
lại nơi thế kỷ thứ 19. Một lần nữa, chúng tôi thấy Đức Mẹ Đồng Trinh Mary liên lạc bằng
thư tín trở lại với những đứa con trung thành của giáo hội mình; và trong khi những
“người bạn thiên thần” viết nguệch ngoạc các thông điệp cho các nhà thần linh học
thông qua những người đồng cốt thì “Mẹ Thiên Chúa” thả những lá thư rớt thẳng từ trên
trời xuống đất. Đền thờ Notre Dame ở Lourdes đã biến thành ra một phòng kín thần
linh học cho những “pha trình diễn”, trong khi những phòng kín của các đồng cốt được
lòng dân ở nước Mỹ lại biến thành những đền thờ linh thiêng mà Mohammed, Giám mục
Polk, Joan of Arc và các chơn linh quí tộc khác từ phía trên “dòng sông u ám” đã giáng
xuống để “hiện hình” trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật. Và nếu Đức Mẹ Đồng Trinh
Mary được chứng kiến là đi dạo hằng ngày trong những khu rừng xung quanh Lourdes
với hình người trọn vẹn thì tại sao vị tông đồ của đạo Hồi và Giám mục Louisiana đã
quá cố lại không như thế? Hoặc là cả các “phép lạ” đều có thể được hoặc là cả hai loại
pha trình diễn này, “thiêng liêng” cũng như “tâm linh” đều là những trò bịp bợm đích
thực. Chỉ có thời gian mới chứng tỏ được điều đó; nhưng trong lúc ấy khi khoa học từ
chối cho vay mượn ngọn đèn pháp thuật để soi sáng những điều bí ẩn này, thì quần
chúng nhân dân phải vấp ngã chẳng biết mình có bị sa lầy hay chăng.
“Những phép lạ” gần đây ở Lourdes đã được bàn luận một cách bất lợi trong các
báo chí ở Luân Đôn, Mosignor Capel truyền đạt cho tờ báo Times (Thời Báo) quan điểm
của Giáo hội La Mã bằng những thuật ngữ sau đây:
“Còn về phần những sự chữa trị mầu nhiệm đã được thực hiện, tôi xin bạn đọc hãy
tham chiếu tác phẩm bình thản, đúng đắn Hang động Lourdes do Bác sĩ Dozous viết ra,
ông là một nhà thực hành lỗi lạc thường trú, thanh tra các bệnh dịch của vùng quận và
là y sĩ phụ tá ở Tòa tư pháp. Ông có viết lời nói đầu cho một số trường hợp chi tiết về
những phép chữa bệnh mầu nhiệm mà ông bảo rằng mình đã nghiên cứu một cách rất
cẩn thận và kiên trì bằng những lời lẽ sau đây: ‘Tôi tuyên bố rằng những phép chữa trị
này được thực hiện ở Thánh đường Lourdes nhờ vào nước suối nguồn, chúng đã xác lập
được tính cách siêu tự nhiên của mình dưới mắt những người trung thực. Tôi phải thú
nhận rằng nếu không có những phép chữa trị này thì tâm trí tôi (ít có khuynh hướng
lắng nghe bất kỳ loại giải thích mầu nhiệm nào) ắt phải rất khó khăn khi chấp nhận
ngay cả sự kiện này (sự hiện hình) cho dù nó nổi bật lên theo biết bao nhiêu quan điểm.
Nhưng những phép chữa trị mà tôi rất thường là một nhân chứng tận mắt đã cung cấp
cho tâm trí tôi một ánh sáng vốn không cho phép tôi lờ đi tầm quan trọng của những
cuộc viếng thăm của Bernadette tới hang động Lourdes và sự thực về những kỳ hiện
hình mà bà có được ân sũng’. Chứng nhận của một y sĩ lỗi lạc vốn đã cẩn thận quan sát
Bernadette ngay từ đầu cùng với những phép chữa trị mầu nhiệm ở hang động Lourdes
ít ra cũng đáng được xem xét trân trọng. Tôi có thể nói thêm rằng số lớn những người
đến với hang động Lourdes làm như thế để ăn năn hối lỗi, để gia tăng lòng mộ đạo, để
cầu nguyện cho sự phục sinh xứ sở mình, để công khai tuyên bố mình tin vào Con của
Thượng Đế và Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nhiều người đến để được chữa trị những bệnh tật về
thể xác và dựa vào chứng nhận của những người chứng kiến tận mắt thì có một vài
người trở về nhà thoát khỏi bệnh tật. Bị quở trách là không có đức tin (bài báo của bạn
làm như thế), những người cũng dùng nước suối lấy ở rặng núi Pyrenees cũng bị tố cáo
một cách hợp lý là thiếu đức tin khi các thẩm phán trừng phạt những người đặc thù vì
lơ là việc cứu trợ y tế. Sức khỏe bắt buộc tôi phải sống qua mùa đông từ năm 1860 tới
năm 1867 ở Pau. Điều này cung cấp cho tôi cơ hội điều tra tỉ mỉ nhất về sự hiện hình ở
Lourdes. Sau khi có những cuộc khảo sát thường xuyên và kéo dài của Bernadette về
một số phép lạ được thực hiện, thì tôi tin chắc rằng, nếu người ta phải tiếp nhận dựa
vào chứng nhận các sự kiện của con người thì sự hiện hình có xảy ra ở Lourdes, mọi lời
khẳng định được tiếp nhận là một sự kiện không chối cã được. Tuy nhiên đó không phải
là một bộ phận của đức tin Công giáo ta có thể chấp nhận hoặc bác bỏ mà tuyệt nhiên
không có lời khen hoặc kết án nào của bất kỳ tín đồ Công giáo”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 18

Xin bạn đọc hãy chú ý câu mà chúng tôi viết nghiêng. Điều này nêu rõ rằng mặc
dù không thể sai lầm và tự do thông công với nước Chúa Trời, Giáo hội Công giáo vẫn
bằng lòng chấp nhận ngay cả giá trị của những phép lạ thiêng liêng dựa vào sự chứng
nhận của con người. Giờ đây khi chúng ta quay sang bản phúc trình của những bài phúc
trình gần đây về tiến hóa tại New York của ông Huxley, ta thấy ông bảo rằng chúng ta
tùy thuộc vào “chứng cớ lịch sử của loài người để có được phần lớn kiến thức đối với
những việc làm trong quá khứ”. Trong một bài thuyết trình về Sinh học, ông đã nói rằng
“ . . . mọi người có chú ý tới sự thật trong tâm hồn phải chân thành muốn rằng mọi sự
chỉ trích đúng đắn và có cơ sở vững chắc mà có thể thực hiện được thì nên được thực
hiện; nhưng cốt yếu là người chỉ trích nên biết mình đang nói về điều gì”. Một câu kinh
mà tác giả nhớ lại khi y đảm nhiệm việc tuyên phán về những đề tài tâm lý học. Nếu
thêm câu kinh này vào quan điểm của ông như được diễn tả trên kia thì ai có thể đòi
hỏi một bục giảng tốt hơn để gặp gỡ được ông trên đó?
Ở đây chúng ta có một đại biểu duy vật và một đại biểu Giám mục Công giáo phát
biểu một quan điểm đồng nhất về sự đầy đủ của chứng cớ con người nhằm chứng tỏ sự
kiện làm thích ứng thành kiến của mỗi người cần phải tin. Sau đó thì môn đồ huyền bí
học hoặc ngay cả nhà thần linh học cần gì phải săn đuổi những sự ủng hộ luận chứng
mà họ đã có từ lâu rồi và đã được đưa ra một cách kiên trì theo đó những hiện tượng
tâm lý của các nhà thần thông thời xưa và thời nay đều được chứng tỏ một cách dồi dào
dựa vào chứng nhận của con người, phải chăng những hiện tượng ấy đều được chấp
nhận là những sự kiện? Giáo hội và trường Đại học đã kêu cầu tới tòa án chứng cớ của
con người, cho nên họ không thể chối bỏ một đặc quyền tương đương cho phần còn lại
của nhân loại. Một trong những thành quả của sự biến động gần đây ở Luân Đôn về đề
tài các hiện tượng đồng cốt chính là việc diễn tả một số quan điểm phóng khoáng rất
đáng kể đối với báo chí thế tục. “Năm 1876 tờ Tin tức Luân Đôn Hằng ngày có nói:
“Trong bất kỳ trường hợp nào thì chúng ta phải thu nhận thần linh học đưa tới chỗ
những đức tin được dung thứ và do đó cứ bỏ mặt nó. Nó cũng có nhiều tín đồ cũng
thông minh như hầu hết chúng ta và bất kỳ khuyết điểm hiển nhiên rành rành nào nơi
bằng chứng được ngụ ý là thuyết phục đều đã hiển nhiên rành rành từ lâu rồi. Một số
những người minh triết nhất trên thế giới tin vào ma và vẫn tiếp tục như thế cho dù lần
lượt nửa tá người đã bị kết tội hù dọa người khác bằng như yêu tinh giả mạo.
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, thế giới vô hình phải đấu tranh chống lại thói
đa nghi duy vật của những kẻ giả nhân giả nghĩa mù quáng với linh hồn. Plato than
phiền về việc thiếu đức tin như thế và đề cập tới khuynh hướng độc hại này nhiều lần
trong tác phẩm của mình.
Từ Kapila, triết gia Ấn Độ, vốn nhiều thế kỷ trước Công nguyên đã phản đối lời
khẳng định của các đạo sĩ Yoga thần bí là trong cơn xuất thần một người có khả năng
thấy Đấng Thiêng Liêng, mặt giáp mặt và đàm đạo với những sinh linh “cao nhất”,
xuống mãi tới môn đồ phái Voltaire thuộc thế kỷ 18, họ cười nhạo mọi thứ mà người
khác cho là linh thiêng, mỗi thời đại đều có các vị thánh Thomas không tin. Liệu họ có
bao giờ thành công trong việc kiểm soát sự tiến bộ của sự thật? Không nhiều hơn những
kẻ ngu tín vô minh vốn ngồi xét xử Galileo kiểm soát sự tiến bộ trong việc trái đất quay
tròn. Không một sự lật tẩy nào có thể ảnh hưởng với tầm mức sống còn tới sự ổn định
hoặc mất ổn định của một đức tin mà nhân loại kế thừa từ những giống dân đầu tiên;
nếu chúng ta có thể tin vào sự tiến hóa của chơn nhơn cũng như sự tiến hóa của phàm
nhơn thì những người đó có được sự thật vĩ đại do các tổ tiên thốt ra, đây là chư thần
linh của tổ phụ, “họ vốn ở phía bên kia của trận lụt”. Việc Thánh kinh đồng nhất với các
thần thoại trong thánh thư Ấn Độ và vũ trụ khởi nguyên luận của các quốc gia khác đều
phải được chứng tỏ trong một ngày tương lai nào đó. Ta ắt thấy những chuyện ngụ ngôn
thuộc các thời đại dựng nên thần thoại chẳng qua chỉ ẩn dụ hóa những sự thật vĩ đại
nhất của địa chất học và nhân loại học. Chính những nơi thần thoại được diễn tả một
cách lố bịch này thì khoa học mới mưu tìm được “những mắt xích còn thiếu” của mình.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 19

Mặt khác ở đâu ra những sự “trùng hợp” kỳ lạ trong những câu chuyện riêng biệt
của các quốc gia và các dân tộc đã bị phân tán tản mác xiết bao? Ở đâu ra cái sự đồng
nhất của những quan niệm sơ khai, mặc dù giờ đây chúng được gọi là chuyện ngụ ngôn
và chuyện thần thoại, song le chúng vẫn bao hàm trong đó hạt nhân của những sự kiện
lịch sử, của một sự thật được gieo đầy với những lớp vỏ tô điểm bình dân nhưng vẫn
còn là sự thật. Ta chỉ cần so sánh câu thơ sau đây trong Sáng thế ký vi. : “Và nó đã xảy
ra khi con người bắt đầu sinh sôi nảy nở trên mảnh đất và những đứa con gái được sinh
ra đối với họ sao cho những đứa con của Thượng Đế thấy những con gái loài người rất
xinh đẹp, và con Thượng Đế đã cưới con gái loài người làm vợ với tất cả những gì mà
mình chọn lựa . . . Thời đó có những người khổng lồ trên trái đất” v.v. . . với bộ phận
này của vũ trụ khởi nguyên luận Ấn Độ, trong kinh Phệ đà vốn nói về dòng dõi của người
Bà la môn. Người Bà la môn đầu tiên phàn nàn là bị cô đơn trong đám tất cả huynh đệ
mà không có được một người vợ. Mặc dù Đấng Vĩnh Hằng khuyên y hãy chỉ dành trọn
thời gian cho việc nghiên cứu Kiến thức Linh thiêng (kinh Phệ đà), song đứa con cả của
loài người vẫn cứ khăng khăng đòi hỏi. Khi bị khiêu khích vì lòng vô ân bạc nghĩa như
thế, Đấng Vĩnh Hằng cung cấp cho Brahman một người vợ của giống dân Daints tức là
những người khổng lồ mà mọi người Bà la môn đều thuộc dòng dõi đó về họ ngoại. Như
vậy là mặt khác, toàn thể giáo sĩ Ấn Độ đều thuộc dòng dõi ấy, bắt nguồn từ những
chơn linh cao cấp (các con của Thượng Đế) và từ Daintany, một đứa con gái của những
kẻ khổng lồ trên trần thế, những người nguyên thủy [1] . “Và họ sinh con cho những
người khổng lồ, những người khổng lồ này trở thành những người dũng mãnh thời xưa,
những người lừng danh” [2] .
Ta cũng thấy điều giống như vậy trong mảnh vụn vũ trụ khởi nguyên luận Bắc Âu.
Trong tác phẩm Edda có trình bày việc mô tả cho Gangler do bởi Har – một trong ba
người thông tin (Har, Jafuhar và Tredi) của con người đầu tiên tên là Bur, “cha của Bör,
ông lấy Besla làm vợ, Besla là con gái của người khổng lồ Bölthara thuộc giống người
khổng lồ nguyên thủy”. Ta có thể thấy câu chuyện trọn vẹn và thú vị trong tản văn
Edda các tiết từ 4-8 trong tác phẩm Cổ tích phương Bắc của Mallett [3] .
Cũng căn cứ đó là nền tảng của các chuyện ngụ ngôn Hi Lạp nói về những người
khổng lồ Titan và ta cũng có thể thấy nó trong huyền thoại của người Mehico – bốn
giống dân liên tiếp của Popol Vuh. Nó cấu thành một trong nhiều cứu cánh mà ta thấy
nơi tình trạng rối như tơ vò và dường như không tháo gỡ được của nhân loại, được coi
là một hiện tượng tâm lý. Niềm tin vào thuyết siêu tự nhiên không thể được giải thích
bằng cách nào khác. Bảo rằng nó nảy sinh ra, tăng trưởng và phát triển khắp cả vô số
thời đại mà không có nguyên nhân hoặc một chút cơ sở vật chất nào để dựa vào đó
song chỉ là một điều hoang đường rỗng tuếch; thì có khác chi phát biểu một điều vô
cùng phi lý giống như thuyết của thần học theo đó vũ trụ được sáng tạo ra từ hư vô.
Bây giờ đã quá trễ để phản kích một bằng chứng vốn biểu lộ thành ánh sáng chói
lòa trọn vẹn của lúc đúng ngọ. Các tài liệu tự do cũng như các tài liệu của Ki Tô giáo và
cơ quan của các thẩm quyền khoa học tiên tiến nhất đều bắt đầu đồng thanh phản đối
thuyết giáo điều và những thành kiến hẹp hòi của thói thông thái rởm. Thế giới Ki Tô
giáo, một tờ báo tôn giáo hòa giọng thêm vào giọng lưỡi của báo chí Luân Đôn không
tin tưởng. Sau đây là một mẩu điển hình của óc phân biệt phải trái thông thường:
“Nó bảo, [4] nếu ta có thể chứng tỏ một cách thuyết phục rằng một đồng cốt là kẻ
bịp bợm, thì chúng tôi vẫn còn phản đối cái khuynh hướng mà một số người có thẩm
quyền về vấn đề khoa học biểu lộ; họ coi thường và cú đầu mọi sự điều tra kỹ lưỡng về

[1]
Polier: “Thần thoại học của người Ấn Độ”.
[2]
Sáng thế ký vi. 4
[3]
Mallett: “Cổ tích phương Bắc” do Bohn biên tập, trang 401-405.
[4]
Trong “Tam cá nguyệt san” số ra năm 1859, Graham có một bài tường thuật kỳ lạ về nhiều
đô thị Đông phương giờ đây bị bỏ hoang, trong đó các cánh cửa bằng đá có kích thước khổng lồ
dường như không cân xứng với bản thân các dinh thự và ông nhận xét rằng nhà cửa đều mang
đậm dấu ấn của một giống người khổng lồ thời xưa.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


WWW.THONGTHIENHOC.COM 20

những đề tài mà ông Barrett đã lưu ý trong tờ báo của mình trước Hiệp hộii Anh quốc.
Vì các nhà thần linh học đã giao kết với nhiều điều phi lý cho nên chẳng có lý do gì mà
các hiện tượng thu hút họ lại bị gạt bỏ là không đáng khảo sát. Chúng có thể là thuật
thôi miên mesmer, thần nhãn hoặc một đều gì khác nữa. Nhưng xin các người khôn
ngoan hãy bảo cho chúng tôi biết đó là gì chứ đừng hất hủi chúng tôi giống như những
kẻ dốt nát rất thường hay hất hủi đám thiếu niên thắc mắc bằng câu cách ngôn dễ dàng
nhưng không thỏa đáng: “Trẻ con không nên thắc mắc”.
Như vậy đã đến lúc mà các nhà khoa học mất trọn quyền lắng nghe câu thơ của
Milton: “Hỡi kẻ phải chịu lời khiển trách của mọi người chỉ vì mình chứng nhận sự thật”.
Sự thoái hóa đáng buồn và sự thoái hóa làm ta nhớ lại lời kêu lên của vị “Tiến sĩ vật lý”,
mà cách đây 180 năm Bác sĩ Henry More có đề cập tới, khi nghe nói câu chuyện về
người đánh trống của Tedworth và Ann Walker “hiện nay đang kêu thét lên nếu điều
này là đúng thì lúc nào tôi cũng lộn chuồng và phải bắt đầu tường trình trở lại” [1] .
Nhưng vào thế kỷ của ta, mặc dù Huxley có ủng hộ giá trị “chứng cớ của con người”
thì ngay cả Bác sĩ Henry More cũng đã trở thành một “kẻ nhiệt thành và một kẻ mơ
mộng, cả hai đều hiệp nhất nơi cùng một người để cấu thành một kẻ giả nhân giả nghĩa”
[2]
.
Điều mà khoa tâm lý học từ lâu rồi đã thiếu vắng việc khiến cho người ta hiểu rõ
hơn và ứng dụng được những định luật bí nhiệm của nó vào những sự vụ bình thường
cũng như những sự vụ phi thường trong cuộc sống, điều đó đâu phải là những sự kiện.
Những điều này nó đã có thật phong phú. Nhu cầu đã là ghi nhận và phân loại chúng
để coi đó là các quan sát viên lão luyện hay là các nhà phân tích có thẩm quyền. Chúng
ắt đã được cung ứng từ các đoàn thể khoa học. Nếu sự sai lầm chiếm ưu thế và sự mê
tín dị đoan hoành hành nhiều thế kỷ xuyên suốt giáo hội Ki Tô thì đó quả là niềm bất
hạnh cho quần chúng và là sự khiển trách cho khoa học. Các thế hệ đã sinh ra và mất
đi, mỗi thế hệ cung ứng định ngạch của mình bao gồm các thánh tử vì đạo đối với lương
tâm và lòng can đảm đạo đức; thời nay ta ít hiểu tâm lý học nhiều hơn khi bàn tay thô
bạo của Tòa thánh Vatican xua đẩy những kẻ bất hạnh can đảm này đi tới định mệnh
không đúng lúc của họ và làm cho tâm trí họ ghi khắc dấu ô nhục của dị giáo và thuật
phù thủy.

----------------------------

[1]
Bác sĩ More: “Thư gửi Glanvil tác giả của ‘Saducismus Triumphatus’ ”.
[2]
J.S.Y.: “Ma quỉ học tức Kiến thức Thiên nhiên được Khải huyền”, trang 219, xuất bản năm
1827.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS – CHƯƠNG 4


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG V

- ộ .
- .
- .
- .
- a.
- .
- .

“Ich bin der geist der stets verneiny”


( )
- (Mephisto ).

N ;
.– , xiv. 17.

khi ta .”
- MILTON.

.
- W. HOWITT.

Đã có sự lẫn lộn vô cùng về những tên gọi để diễn tả cùng một sự vật.
Hỗn mang của cổ nhân; lửa thiêng của Bái Hỏa giáo hoặc Antusbyrum của
Ba Tư giáo; lửa-Hermes; lửa-Elmes của người cổ Đức; tia chớp của Cybelè; ngọn
đuốc cháy bùng của thần Apollo; ngọn lửa trên đền thờ Pan; lửa không thể bị
dập tắt trong đền thờ trên thành Acropolis và nơi đền thờ ở Vesta; ngọn lửa của
bánh lái thần Pluto; những tia lửa chói lọi trên nón của Dioscuri; trên đầu
Gorgon, bánh lái của Pallas và cây quyền trượng của thần Mercury; Phtha tức Ra
của người Ai Cập; thần Jeus Cataibates (giáng hạ) [1] của người Hi Lạp; ngọn lửa
lưỡi của lễ ngũ tuần, bụi cây cháy đỏ của thánh Moses; cột trụ lửa trong thánh
thư Về miền đất hứa và “cây đèn cháy sáng” của Abram; lửa vĩnh hằng của “hố
sâu không đáy”; hơi nước trong sấm truyền ở đền thờ Delphe; ánh sáng Tinh đẩu
của môn đồ Hoa hồng Thập tự; AKASA của các cao đồ Ấn Độ; ánh sáng Tinh tú
của Eliphas Levi; hào quang thần kinh và lưu chất thần kinh của các nhà từ điển,
od của Reichenbach; quả cầu lửa tức thiên thạch hình con mèo của Babinet;
Psychod và lực ngoại khí của Thury; lực thông linh của Sergeant Cox và ông
Crookes; từ điển khí quyển của một số nhà vạn vật học; phép chữa bệnh bằng
dòng điện một chiều và cuối cùng là dòng điện chẳng qua chỉ là đủ thứ tên gọi

[1]
Pausanias, tác phẩm “Eliæ”, quyển I, chương xiv.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 109


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dành cho nhiều biểu lộ khác nhau hoặc hiệu ứng của cùng một nguyên nhân bí
nhiệm thấm nhuần vạn vật tức là Archeus của người Hi Lạp.
Trong tác phẩm Giống dân Vị lai của ngài E. Bulwer Lytton mô tả nó là
[1]
VRIL mà cư dân dưới đất sử dụng, khiến cho bạn đọc coi đó là điều hư cấu. Ông
bảo rằng “những người này xét thấy rằng nơi vril, họ đã đạt tới sự đơn nhất về
các tác nhân năng lượng thiên nhiên” và tiếp tục chứng tỏ rằng Faraday thông tri
chúng “dưới một thuật ngữ thận trọng hơn về mức độ tương quan” như sau.
“Từ lâu rồi tôi đã có ý kiến hầu như đạt tới mức tin chắc; nói chung tôi tin
rằng đối với nhiều người ưa thích kiến thức thiên nhiên khác, đủ thứ dạng mà các
lực vật chất biểu lộ dưới đó CÓ MỘT NGUỒN GỐC CHUNG; hoặc nói cách khác
chúng có liên quan trực tiếp và tự nhiên là tùy thuộc sao cho có thể nói chúng bị
chuyển hóa lẫn nhau và có được những điều tương đương với quyền năng trong
khi tác động”.
Cho dù dường như là phi lý và phản khoa học khi ta so sánh lực vril hư cấu
mà nhà viết tiểu thuyết vĩ đại sáng chế ra cũng như lực bản sơ của nhà thực
nghiệm cũng vĩ đại như thế, đem sánh với tinh tú quang trong kinh Kabala; tuy
nhiên đó là định nghĩa chân chính của lực này. Người ta thường xuyên khám phá
để bổ chứng cho phát biểu được trình bày táo bạo như thế. Từ khi chúng ta bắt
đầu viết phần này của bộ sách, người ta đã đưa ra lời loan báo trong một số tờ
báo về việc ông Edison được giả sử là đã phát hiện một lực mới (Edison là một
nhà điện học ở Newark, bang New Jersey), lực này dường như chẳng có gì chung
với điện hoặc phép chữa bệnh bằng dòng điện một chiều, ngoại trừ nguyên lý
dẫn điện. Nếu được chứng minh thì trong một thời gian dài nó có thể vẫn còn
phải mang một biệt hiệu khoa học nào đó, tuy nhiên nó chẳng qua chỉ là một
trong nhiều họ con cái được sinh ra từ lúc khởi đầu thời gian do bà mẹ của kinh
Kabala là Mẹ Đồng trinh Tinh anh. Thật vậy, nhà khám phá bảo rằng “nó có
những định luật riêng biệt và chính qui chẳng khác nào nhiệt, từ hoặc điện”. Tờ
báo bao hàm bài tường trình đầu tiên về khám phá đó nói thêm rằng: “Ông
Edison nghĩ rằng nó tồn tại liên quan tới nhiệt và ta cũng có thể sản sinh ra nó
bằng những phương tiện độc lập giờ đây chưa thể phát hiện được.
Có một khám phá hiện đại gây sửng sốt nhất là khả năng tiêu diệt khoảng
cách giữa giọng nói của hai người nhờ vào điện thoại (máy nói chuyện từ xa),
một dụng cụ do giáo sư A. Graham Bell phát minh ra. Khả năng này trước hết
được gợi ra bởi điện báo nhỏ bé của “những tình nhân”, bao gồm những cái chén
nhỏ bằng thiếc có da thuộc mịn và dụng cụ sinh đôi để nghe, nhờ đó người ta có
thể tiến hành đàm thoại ở khoảng cách 200 bộ; dụng cụ này phát triển thành
máy điện thoại vốn trở thành kỳ quan của thời đại này. Một cuộc trò chuyện lâu
dài bằng điện báo đã diễn ra giữa Boston và Cambridgeport; theo báo cáo chính
thức thì “người ta nghe rõ và hoàn toàn hiểu được mọi lời lẽ và hoàn toàn phân
biệt được những biến điệu của giọng nói”. Có thể nói là người ta chộp lấy giọng
nói và dùng một nam châm để giữ nguyên dạng nó; sóng âm được truyền đi
bằng dòng điện tác động đồng bộ và hợp tác với nam châm”. Trọn cả sự thành
công này tùy thuộc vào việc hoàn toàn kiểm soát được dòng điện và khả năng
của nam châm được sử dụng mà dòng điện phải hợp tác với nam châm. Tờ báo
tường trình rằng: “Ta có thể mô tả thô thiển phát minh này là một loại kèn trên
miệng chuông của nó có căng một bức màng mỏng manh; khi ta phóng tiếng nói
vào trong cái ống thì bức màng phồng ra bên ngoài tỉ lệ với lực của sóng âm,

[1]
Chúng tôi e rằng vị tác giả cao quí đã chế ra những tên gọi kỳ quặc này bằng cách rút
gọn những từ ngữ trong ngôn ngữ cổ điển. Gy bắt nguồn từ gune; còn vril bắt nguồn từ
virile.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 110


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

phía bên ngoài bức màng có gắn với một mẩu kim loại, khi màng phồng ra ngoài
thì mẩu kim loại chạm vào một nam châm; người thao tác kiểm soát được điều
này bằng mạch điện. Theo một nguyên lý nào đó mà ta còn chưa hoàn toàn hiểu
rõ, dòng điện truyền sóng âm đi cũng như được chuyển đi qua giọng nói trong cái
kèn và người lắng nghe ở đầu mút bên kia của đường dây, với một cái kèn sinh
đôi hoặc mô phỏng giống hệt vậy máng vào tai, nghe rõ được mọi lời lẽ và dễ
dàng dò ra được những biến điệu trong giọng nói của người phát ngôn”.
Như vậy khi có mặt những khám phá kỳ diệu như thế trong thời đại chúng
ta và có thêm những khả năng pháp thuật tiềm tàng chưa được phát hiện trong
địa hạt vô biên của thiên nhiên và hơn nữa khi xét tới khả năng rất lớn là Lực của
Edison và điện thoại của giáo sư Graham Bell có thể làm lung lay nếu không phải
là hoàn toàn làm đảo lộn mọi ý tưởng của ta về các lưu chất không cân đong đo
đếm được, thì cũng chẳng có gì hay ho cho những người có thể bị cám dỗ phải
phủ nhận những phát biểu của chúng tôi, họ phải chờ xem liệu những phát biểu
ấy có được bổ chứng hoặc bác bỏ bởi những khám phá khác nữa hay chăng.
Chỉ lên quan tới những khám phá này thì có lẽ chúng tôi mới có thể nhắc
bạn đọc nhớ tới nhiều điều bóng gió mà ta thấy trong những câu chuyện thời xưa
về một điều bí mật nào đó đang thuộc quyền sở hữu của giới tu sĩ Ai Cập; trong
khi hành lễ của các Bí pháp, họ có thể tức khắc trao truyền bí mật từ đền thờ này
sang đền thờ kia, cho dù đền thờ này ở Thebes còn đền thờ kia ở đầu mút bên
kia xứ sở; cố nhiên các huyền thoại gán nó cho những “bộ tộc vô hình” của thinh
không vốn mang thông điệp tới cho kẻ phàm phu. Tác giả của quyển Con người
Tiền-Adam, trích dẫn một ví dụ vốn được đưa ra dựa vào thẩm quyền của chính
ông và ông dường như cũng không chắc chắn liệu câu chuyện này bắt nguồn từ
Macrinus hay từ một tác giả nào khác; ta có thể xét theo việc nêu trên để biết
được giá trị của nó. Ông bảo rằng trong thời gian lưu trú ở Ai cập, ông tìm ra
được bằng chứng thuyết phục theo đó “một trong các nữ hoàng Cleopatras (?)
gửi tin tức đi nhờ một sợi dây tới tận mọi đô thị, từ Heliopolis tới Elephantine ở
thượng nguồn sông Nile [1] .

thế giớ

i . itric h

,c m hơn

.

.
nơi m t ph
”.

ể ấ

[1]
F. B. Randolph: “Con người Tiền-Adam”, trang 48.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 111


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

a
về những


.
đi

.
I. ,
khi chân th c ư
n t p v
.
u như xư i ng i ư ng
đ , nh ng ng ch
s ng đ c ch
đ ưu c
đ c ế .L
c
i chưa i.
II.

[1]
.

– -

[1]

“ H :“

Houdin, một ô
, đượ i
đượ ă – ;

”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 112


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

;
.
(

(
[1]
)
Magnes. ấ

ột thân cây
.
ộ một th
. nam châm
tên theo

. Magh, magus
Mahaji
liêng). “Eumolpus )

liêng”[2]
, Sophia
(female
principle ,

[3]
h

.
: “Euripides nesia
[4]

.
Pliny thông t

[5]
.

[1]

“ ,

.
[2]
, trang iii.
[3]
: ii, 44; “Hercules
, . (Xem Dunlap: “
(trang 67),
Dunlap Æsculapius
, Baal
(như trên, trang 93) ế
. Tuy nhiên, ông
Michelet
.
[4]
, trang 294.
[5]
“Attic.” I, xiv.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 113


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

, ngay trong th


m

gi

. ữ
nh.
[1]

Socrates
:
“Socrates

;
. . . . . .

ầy.”
esmer Du

tuân
theo .

Thượng Đế

, Kurios
(Nous
[2]
[3]
Mercury )
– – ợ ,
ế
[4]

[1]
Plato: “Theages” ộ
.
[2]
“Cratylus”, trang 79.
[3]
“Arnobius”, vi, xii.
[4]

Osiris” , Đ Đ
, “ Đ .” Đ
Đ t H , Đ

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 114


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

.
,
[1]
. Hercules, M ,
[2]
Typhon

.
V
[3]
.

tâm linh
ợng Đế – Trung ương, Tâ
– ợng Đế
Hermes Trismegistus [4] - .
[5]

[6]
[7]

ế a ợc khai tâm .

ề ộ
ợng Đế .
. . Zuinglius

trong nh thư Hermes”


[1]
, xii; Hermann, Dunlap: “Musah, ”,
trang 91.
[2]
Movers, trang 525 , trang 94.
[3]
Preller: ii, 153.
.
[4]

ợng Đế
.
[5]
Athon: “Cabeiria”.
[6]
Plato: “Phædrus”. .
[7]
John xx, 22.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 115


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

d mà lạ
[1]
.

ợng Đế chương

t Rephaim
ữ ể
. Trong th tho
, Kneph (Thượng Đế )

Eddas

Berosus, ,

mưa . Popol
Vuh
. )
, ,

-Adam khi đượ


, alkahest
[2]

ợng Đế

les
.

,

Moses
,
;

[1]
104.
[2]
A
co .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 116


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

i
– Ether –

kha ấ ?


inh

man ế

ế giớ

i
do s
.


ta –

như
.

h nh

– –
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 117


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

[1]

heba
Solomon”

. Kh
,

dâm ô”.
. Trong

[2]

.
đượ ợ
?
[3]

.
[1]
, chương 2 - 5.
[2]
, trang 210.
[3]

Kabala

đượ

u cây ả

thêm

, . Thế
Hebrew tukki’

ki‟
koph
„kaphi‟ ả
nơi , „Tarshish‟ mà ngườ

ế mà ta có thể
Solomon và ngườ
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 118


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ợ .

:
– –

– –
. . .

xanh lơ ề

c .


nhau
u ũng . . .”.

...
[1]

u xanh lơ

)
lphia.

[1]
Cooke: “ ”, trang 22

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 119


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

q là
trong thế k ses
Tau

;
; cu
Eudes de Mirville. Nhưng thậ

s c
.

Kabala
,

:„
‟ : „


‟.

)
âm binh,
– đây là mộ
[1]
.

chương cho .


nhữ


t t . G
sư Perty

[1]
siêu.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 120


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

. ộ
[1]
.

hiên.

ng



trong thiên nhiên

hơn

[2]
.N akasa
akasa

. ộ
[1]
,
[2]
Akasa
, l
anima mundi
,
t
. Akasa

, Astral
, ;
Ah vì “ch
s h . Ah Iah, Ao
Iao. Thượng Đế Ahiah

akasa, h
ruah
, , T
urst ợng Đế .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 121


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

[1]


. ộ
ế

– ớ

, thế

;
.

;
:
t
không

– (
, không có chư

olli

ờ .
h .

, pitris –

[1]
Kavindasami
Kavindasami

ề .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 122


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

– ể
.

klippoth; ữ Asiah, thế giớ


Đông phương afrits, devs.

.


. Khi đượ

ra mộ ể

.
t


.

,
,
i á

.
tr

ngay . ề
trên.
?
,

.

,
. Thomas Bartholini .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 123


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ua ..
. ,
[1]
Kabala ng .

[2]
.

Regazzoni

ộ .
,

ra
. Cô
[3]
.
mà i
c

n ắ

.
Regazzoni
. Jettatura,

[1]
, trang 147.
[2]
IX, trang 268.
[3]
Như trên.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 124


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

. Tron
.
ể điề
ủ ề
. . Tôi
, . Tôi , ngang
qua không gian (không gian không

.
thiêng liêng ể

ợ ộ
Kabala
akasa

.

ề :
“Ý ”.
,

d
[1]
.

[1]

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 125


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

, cho nên

. m thế
nhân có thể
tâm
linh ) hiên ư?

ận thứ
.

ế
[1]

ận thứ



ơ

?
– ận thức
, ợ
ộ –

i ng
– m hay –

ợng Đế

)

Kabala .

[1]

ợ .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 126


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM



ể thấ .
ế

Phtha
) tho .

– , æther,

ế

ể , Ilus Hylè
n Phanes

protogonos

, – taurus

Kneph
Cha

cherubs –

ế

ph

ư
ế giớ v.v. .
[1]
. .

Chemmis (Chemi
Horus Apollo ợ
.

[1]
Irenæus 8

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 127


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Völuspa

Ginnugagap
ế giớ ộ

ợ Elivāgar
;
thôi
[1]
Audhumla )
[2]

th
Bur
.
Thế xưa

đượ

ề sự
.v. . . Alkahest,
.
Trong : “

?”

.
trong Edda.
.

, Hrimthursen

. Ngay khi Bhagaveda (Thượng Đế


quy

[1]

ủ ,
thiên. .
[2]
ế ”
ế , ii, 5)

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 128


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

. C c Dejotas


, t

Basany .
, là mộ

trong ế trai ợng Đế


.
thế

) mộ ?

.


.
t cơ
,
g và
. Kabala


ngườ ợng Đế
– A
.

trong ế
[1]

ế .
a kinh Kabala
[2]
Jasher

[1]
, iii. 21.
[2]

thiêng

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 129


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

.
Kabala
[1]

ợng Đế


– đượ
[2]
, .

[3]
.

ợng Đế
Timæus, th

-
thế giớ , xương
của , răng của của y
đượ

Midgard Edda
ề )

,
nó đượ 17

12.
[1]
Xem Godfrey Higgins: “Anacalysis” .
[2]
.
[3]
T
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 130


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ợng Đế
Kabala

. Theo Völuspa
ta)
,

Askr,
[1]
tro ờ Embla, cây trăn. Những ngườ ặ
ịa

Æsir Vanr, t
.
Edda

ba

ra qua

) tên là Urdhr
– .
n-Urdar ẫ

,

trên )
Nidhögg gặ
.
Zampun.

[2]
Aswatha

[1]
-Vuh”

c .
[2]
cP .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 131


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thế giớ c Mantras ,


về .
trong


.

, ợng Đế

i
ều
?
,

,

(
)
thể

ữ ong kinh , Völuspa ế

[1]

trên tr
[2]
ai
)
[3]
và năng .

.

[1]
, trang 484.
[2]

.
[3]
Như trên, trang 488.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 132


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

[1]
.
,

Aswatha
ế

ề , Plato
[2]

Thượng Đế ợng Đế .
ng trưng

o
n
sự
.


Huxley

[3]
Babylon
).

[4]

[1]
ia .
[2] “
32.
[3]
Cory .
[4]
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 133


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

– –

Silure.

.
?

trong
h

ợng Đế”
,

[1]

.


m ph n l i

. Wallace, ,

Thượng Đế”?

có thể

[1]
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 134


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

.
.

. Zeus Zēn


cao, Amun ; Mithras[1]

[2]
Tư ộ .
Unghi g

miên
Tu di

) , trong và mộ

.
?

tương quan
c

,
!
, c


– )

,
ế giớ

[1]
Ngườ .
[2]
– , –
.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 135


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


a ra .

ế giớ ề

trong ế
,t
agathadaimon,


.

ên
trong tr n

. Phtha Ra

ế
nghi .

ế giớ
g.

Od, Ob Aour Moses

Ob,

) trong Zanoni. Od ngay


do

thân

Aour

.
c

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 136


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

i
[1]
(Æther). Virgil ,
Magnus .
[2]

?
ật là mộ


a?

Plutarch [L. ii.]

trung tâm thế giới ; t

. Nghe đâu u
ileo.

[1]
.
[2]
Porphyry
là nhữ

.
Kabala. e

chư n linh và

thê
.N không
có đ u

uy!

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 137


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cao siêu . Trong

.
đề
nhau. Ba Dejotas ; Ba Ngôi
[1]

)v Aura Anima Mundi –


là Sephira Sophia

ế giớ

. Trong Dionysiacs
[2]
Aura Placida
: “
hiu !”,

th nh Bacchus cho thấ i Rome.


[3]
.

ợng Đế

ế giớ
ă

[1]
“Tria capita exculpta sunt, una intra alterum, et alterum supra alterum” –
.)
[2]
).
[3]
ng như “Dupruis”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 138


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

[1]
.

. Bấ

eo găng tay

, khi đượ
năng ộ

.
. Khi
) i

)
.

ợ ng đôi găng tay

mộ
ế giớ
,

[1]

.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 139


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dụ nêu trên

ật.

----------------------

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG V 140


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG VI
.
.
– .
- .
- .
- .
- .

“Hỡi Hermes, ngài bao giờ cũng là ngƣời mang mệnh lệnh của ta . . .
Thế thì ngài hãy cầm lấy cây gậy của mình dùng nó tùy ý khép kín mí mắt của kẻ phàm phu
lại,
Và tùy ý làm cho kẻ đang ngủ thức tỉnh trở lại.”
Odyssey. Quyển V.

“Tôi thấy những cái nhẫn của Samothrace


Nhảy lên và các mạt giũa bằng thép sôi sục trong cái đĩa bằng đồng thau
Ngay khi ở bên dƣới nó ta đặt một đá nam châm và sắt thép bay tung tóe ra từ đó dƣờng
nhƣ với sự khủng khiếp điên dại cho thù ghét nó một cách nghiêm khắc . . .”
Lucretius, Quyển VI

Nhƣng điều đặc biệt phân biệt Hội đoàn Huynh đệ (Quần tiên Hội) là họ có kiến thức tuyệt
vời về các phƣơng kế của y thuật. Họ không dùng bùa ngải mà dùng dƣợc thảo.”
(Bản thảo Tường trình về Nguồn gốc và các Thuộc tính của môn đồ Hoa hồng Thập tự Chân
chính.)

Một trong những điều đúng sự thật nhất mà một nhà khoa học đã từng nói ra chính
là nhận xét của Giáo sƣ Crookes trong tác phẩm Hóa học Mới. “Lịch sử Khoa học cho thấy
rằng phải chuẩn bị thời đại trƣớc khi các sự thật khoa học có thể bén rễ và tăng trƣởng.
Dự cảm khô khan của khoa học vẫn cứ khô cằn vì các hạt giống sự thật đƣợc gieo trên
đất cằn cỗi, và ngay khi thời kỳ phong phú đã đến thì hạt giống bèn bén rễ và trái cây đã
chin muồi . . . mọi môn sinh đều lấy làm lạ khi khám phá ra ngay cả bậc thiên tài vĩ đại
nhất cũng chỉ thêm đƣợc một chút xíu phần hùn sự thật mới vào cho kho dự trữ đã có
trƣớc”.
Cuộc cách mạng mà khoa Hóa học vừa mới trải qua đã đƣợc tính toán kỹ để tập
trung chú tâm các nhà hóa học vào sự kiện này và chẳng có gì lấy làm lạ nếu trong thời
gian ít hơn mà ta cần phải thực hiện thì thiên hạ đã khảo cứu những lời rêu rao của các
nhà luyện kim đan một cách vô tƣ và nghiên cứu chúng theo quan điểm thuần lý. Việc
bắc cầu ngang qua vực thẳm hẹp giờ đây đang ngăn cách môn hóa học mới với khoa
luyện kim đan cũ cũng chẳng khó khăn gì hơn (nếu có) so với mức ngƣời ta làm đƣợc khi
đi từ nhị nguyên luận sang định luật Avogadro.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 141


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Cũng nhƣ Ampère đã có công giới thiệu Avogadro cho các nhà hóa học đƣơng đại,
cũng vậy Reichenbach có lẽ một ngày kia ắt tỏ ra là đã dọn đƣờng bằng chất OD để cho
thiên hạ thẩm định đúng đắn đƣợc Paracelsus. Chỉ mới hơn 50 năm trƣớc khi các phân tử
đƣợc chấp nhận là các đơn vị tính toán của hóa học; có lẽ ta cần ít hơn một nửa thời gian
đó để khiến cho công lao tột bực của nhà thần bí Thụy sĩ đƣợc công nhận. Đoạn văn cảnh
báo về những đồng cốt chữa bệnh [1] mà ta sẽ tìm thấy ở đâu đó có thể đã đƣợc viết ra
bởi một ngƣời đã đọc tác phẩm của ông. Ông nói rằng: “Bạn phải hiểu rằng nam châm là
cái chân linh sự sống nơi con ngƣời mà kẻ bị truyền nhiễm mƣu tìm, vì cả hai đều kết
hợp với sự hỗn mang từ bên ngoài. Và nhƣ vậy ngƣời lành mạnh bị nhiễm bệnh từ kẻ
bệnh tật do sức hút của từ khí”.
Các nguyên nhân ban sơ của bệnh tật ảnh hƣởng tới loài ngƣời, các quan hệ bí mật
giữa sinh lý học và tâm lý học mà các nhà khoa học hiện đại đã hoài công làm sai lạc về
một manh mối nào đó để cho những suy đoán của họ dựa vào đấy, những thuốc đặc trị
và những phƣơng thuốc chữa mọi căn bệnh của thể xác con ngƣời – tất cả đều đƣợc mô
tả và giải thích trong những tác phẩm đồ sộ của ông. Điện từ (cái gọi là khám phá của
Giáo sƣ Oersted) đã đƣợc Paracelsus sử dụng trƣớc đó ba thế kỷ. Ta có thể chứng tỏ điều
này bằng cách khảo sát phê phán phƣơng thức chữa bệnh của ông. Ta không cần phải
bàn rộng về thành tựu của ông trong lãnh vực hóa học vì những tác giả công minh và
không thành kiến đã công nhận rằng ông là một trong các nhà hóa học vĩ đại nhất đƣơng
thời [2] . Brierre de Boismont gọi ông là một “thiên tài” và đồng ý với Deleuze rằng ông đã
tạo ra một thời kỳ mới trong lịch sử y học. Bí quyết thành công của ông (họ gọi đó là việc
chữa bệnh bằng pháp thuật cốt ở nơi việc ông hoàn toàn coi thƣờng cái gọi là các nhà
bác học “có thẩm quyền” vào thời đó. Paracelsus nói: “Muốn mƣu cầu chân lý ƣ, tôi tự
xét rằng nếu trên thế giới không có vị thầy y khoa nào thì làm sao tôi khởi sự học y
thuật? Không còn cách nào khác là học nơi quyển sách bỏ ngỏ vĩ đại của thiên nhiên do
chính tay Thƣợng Đế viết ra . . . Tôi bị buộc tội và tố cáo là đã không đi vào đúng cửa
của y thuật. Nhƣng đúng cửa là thế nào chứ? Galen, Avicenna, Mesue, Rhasis hay là
ngƣời có bản chất trung thực? Tôi tin là bản chất trung thực! Tôi nhập vào qua cánh cửa
đó và ánh sáng của thiên nhiên (chứ không phải ánh đèn của ngƣời bào chế thuốc) đã soi
đƣờng chỉ lối cho tôi.”
Việc hoàn toàn khinh thƣờng những định luật đã đƣợc xác lập và những công thức
của khoa học, việc khao khát hòa lẫn đất bụi của kẻ phàm phu với tinh linh ngũ hành
thiên nhiên và chỉ mƣu tìm sức khỏe, sự trợ giúp và ánh sáng chân lý của nó thôi, chính
là nguyên nhân khiến cho ngƣời lùn đƣơng đại tỏ ra ghét cay ghét đắng triết gia lửa và
nhà luyện kim đan ấy. Chẳng lấy gì làm lạ khi ông bị buộc tội là lang băm và thậm chí là
say bét nhè nữa. Hammann đã can đảm và vô úy miễn trừ cho ông lời buộc tội say sƣa
và chứng tỏ rằng lời buộc tội đê tiện ấy xuất phát từ “Oporinus, y đã từng có thời sống
chung với ông để học lóm bí quyết của ông, nhƣng ý đồ của y đã bị bại lộ; vì thế cho nên
mới có những tƣờng trình độc ác của đám đệ tử của ông và những ngƣời bào chế thuốc”.
Ông sáng lập ra Trƣờng phái Từ khí Động vật và phát hiện ra các tính chất huyền bí
huyền bí của nam châm. Ông bị ngƣời đƣơng thời bôi bác là kẻ phù thủy vì ông chữa
bệnh thật là nhiệm mầu. Ba thế kỷ sau, Nam tƣớc Du Potet cũng bị Giáo hội La Mã buộc
tội là phù thủy và sùng bái ma quỉ, còn các hàn lâm viện sĩ Âu châu buộc tội ông là lang
băm. Các triết gia lửa có nói nhà hóa học ắt không chịu hạ cố xem xét “lửa sống động”

[1]
Trích từ Báo Thần linh học của Luân đôn.
[2]
Hemmann tác phẩm “Các Tiểu luân Phẫu thuật Y khoa”, Bá linh, 1778.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 142
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

khác hơn các đồng nghiệp của mình. “Họ đã quên mất điều mà cha ông họ đã dạy họ về
lửa – hoặc nói cho đúng ra thì họ chƣa bao giờ biết tới . . . nó quá ồn ào đối với họ!” [3].

Một tác phẩm bàn về triết lý pháp thuật tâm linh và khoa học huyền bí ắt không
hoàn chỉnh nếu không đặc biệt lƣu ý tới lịch sử về từ khí động vật đúng nhƣ thực trạng
của nó từ khi Paracelsus dùng nó làm chƣng hửng các nhà kinh viện thuộc vào nửa sau
thế kỷ 16.
Chúng ta sẽ quan sát ngắn gọn việc nó xuất hiện ở Paris khi đƣợc Anton Mesmer du
nhập từ Đức về. Ta hãy nghiền ngẫm kỹ lƣỡng và cẩn thận những tài liệu xƣa cũ giờ đây
đã bị mũn nát trong tàng thƣ của Hàn lâm viện Khoa học thủ đô Paris. Vì trong đó ta ắt
thấy rằng sau khi đã đến lƣợt bác bỏ mọi khám phá từng đƣợc thực hiện từ thời Galileo,
các Viện sĩ hàn lâm đã đạt đỉnh cao khi ngoảnh mặt quay lƣng với từ khí và thuật thôi
miên mesmer. Họ cố tình đóng sập cánh cửa lại trƣớc mặt mình, cánh cửa sẽ dẫn tới
những điều bí mật lớn lao nhất trong thiên nhiên vốn ẩn tàng trong những vùng âm u
của thế giới thông linh cũng nhƣ của thế giới vật lý. Dung môi vạn năng vĩ đại Alkahest
vốn ở trong tầm tay của họ mà họ còn để nó vuột thoát, rồi ngày nay sau khi gần 100
năm đã trôi qua chúng ta mới đọc thấy lời thú nhận sau đây:
“Quả thật là vƣợt ngoài giới hạn của sự quan sát trực tiếp, môn hóa học của ta
chẳng hề không sai lầm, và các lý thuyết cũng nhƣ hệ thống của ta mặc dù tất cả đều có
thể bao hàm một hạt nhân sự thật thì chúng vẫn cứ phải hay thay đổi và rất thƣờng trải
qua một cuộc cách mạng.” [4]
Nếu quả quyết một cách giáo điều rằng thuật thôi miên mesmer và từ khí động vật
chẳng qua chỉ là ảo giác thì điều này lại hàm ý rằng ta có thể chứng tỏ đƣợc nó. Nhƣng
bằng chứng ấy ở đâu ra vì chỉ có nó mới có đủ thẩm quyền trong khoa học? Đã hàng
ngàn lần ngƣời ta dành cho các hàn lâm viện sĩ cơ may chắc mẫm đƣợc về sự thật của
nó; nhƣng lúc nào thì họ cũng từ chối. Các nhà thôi miên mesmer và nhà chữa bệnh
bằng phép lạ thật hoài công triệu thỉnh tới sự chứng nhận của kẻ điếc, ngƣời què, ngƣời
bệnh, ngƣời hấp hối; họ đƣợc chữa khỏi bệnh hoặc hồi sinh chỉ nhờ vào các thủ pháp và
việc “đặt tay lên ngƣời” giống nhƣ thời thánh tông đồ. Ngƣời ta thƣờng trả lời đó là “sự
trùng hợp ngẫu nhiên”, khi sự kiện này quá hiển nhiên nên không thể hoàn toàn chối bỏ
đƣợc; qua nhiều vị thánh Thomas thời chúng ta ƣa có những lời lẽ đầu môi chót lƣỡi là
“ma trơi”, “nói quá lời”, “lang băm”. Newton, nhà chữa bệnh nổi tiếng ngƣời Mỹ, đã chữa
ngay tức khắc nhiều lần hơn một y sĩ nổi tiếng ở thành phố New York so với số bệnh
nhân của ông trong suốt cuộc đời; Jacob ngƣời Zouave cũng đã thành công nhƣ thế ở
Pháp. Vậy thì liệu ta có thể coi sự chứng nhận tích lũy của 40 năm vừa qua về đề tài này
chỉ là ảo tƣởng, đồng lõa với đám lang băm khéo léo hay điên rồ chăng? Ngay cả việc hà
hơi tiếp sức cho một sự trá ngụy ghê gớm nhƣ thế ắt cũng tƣơng đƣơng với một lời tự
buộc tội là điên rồ.
Mặc dù có bản án gần đây của Leymarie, sự chế nhạo của những kẻ đa nghi và đại
đa số các y sĩ và nhà khoa học, sự mất lòng dân của đề tài này và nhất là sự hành hạ
không biết mệt của giới giáo sĩ Công giáo La mã, chiến đấu với thuật thôi miên mesmer
là kẻ thù truyền thống của phụ nữ, song sự thật về hiện tƣợng lạ ấy vẫn hiển nhiên và
không thể chinh phục đƣợc đến nỗi ngay cả thẩm phán đoàn Pháp cũng phải bắt buộc
ngấm ngầm, mặc dù rất miễn cƣỡng công nhận nó. Nhà thần nhãn nổi tiếng là bà Roger
bị cáo buộc là kiếm tiền bằng những lời tự xƣng tự mọc giả dối cùng với nhà thôi miên là

[3]
Robert Fludd: “Khảo cứu III”.
[4]
Giáo sƣ J. P. Cooke: “Hóa học Mới.”
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 143
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

bác sĩ Fortin. Ngày 18 tháng 5 năm 1876, bà bị truy tố trƣớc Tòa Tiểu hình ở Seine. Nhân
chứng của bà là Nam tƣớc Du Potet, bậc thầy vĩ đại về thuật thôi miên mesmer ở Pháp
trong vòng 50 năm vừa qua; luật sƣ bào chữa cho bà Jules Favre không kém phần trứ
danh. Sự thật một lần nữa lại chiến thắng – bà đƣợc trắng án. Phải chăng lời hùng biện
phi thƣờng của nhà hùng biện hay những sự thật rành rành không chối cãi đƣợc và
không bác bỏ đƣợc đã chiến thắng? Nhƣng Leymarie, Tổng biên tập của Tạp chí Thần linh
học cũng có những sự kiện ủng hộ mình; hơn nữa còn có bằng chứng của hơn 100 nhân
chứng khả kính, trong số đó có những tên tuổi hàng đầu ở Âu châu. Chỉ có một câu trả
lời cho vấn đề này: Các thẩm phán không dám nghi vấn về sự thật của thuật thôi miên
mesmer. Ngƣời ta có thể giả mạo việc chụp hình vong linh, việc vong linh gõ nhẹ, viết
lách, di chuyển, nói năng và thậm chí hiện hình; giờ đây ở Âu Mỹ hầu nhƣ chẳng có hiện
tƣợng vật lý dị thƣờng nào mà không thể đƣợc bắt chƣớc nhờ vào dụng cụ của một kẻ
sơn đông mãi võ khéo tay. Những điều kỳ diệu của thuật thôi miên mesmer và chỉ các
hiện tƣợng nội giới thôi cũng đủ thách các kẻ lƣu manh, kẻ đa nghi, khoa học nghiêm
khắc và đám đồng cốt không trung thực; còn trạng thái cứng đơ thân thể ra thì không
thể giả mạo được. Các nhà thần linh học băn khoăn muốn tuyên cáo sự thật của mình
và áp đặt nó lên khoa học đều phải trau dồi hiện tƣợng lạ mesmer. Khi đƣợc đặt lên sân
khấu ở Sảnh đƣờng Ai cập, một kẻ mộng du đã đắm chìm vào một giấc ngủ sâu do thuật
thôi miên mesmer. Ta hãy để cho nhà thôi miên mesmer phóng chơn linh đƣợc giải thoát
của mình tới mọi nơi mà công chúng gợi ý, hãy trắc nghiệm thần nhãn và thần nhĩ của y,
hãy ghim các kim gút vào bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể mà nhà thôi miên mesmer đã
thực hiện các thủ pháp trên đó; cắm kim xuyên qua da bên dƣới mí mắt của y, đốt cháy
da thịt y và gạch nát nó bằng dụng cụ sắc nhọn. Regazzoni và Du Potet, Teste và
Pierrard, Puysegur và Dolgorouky kêu toáng lên nhƣ sau: “Lo gì! – một đối tƣợng đã xuất
thần hoặc thôi miên mesmer chẳng bao giờ bị tổn hại.” Và khi ta đã thực hiện mọi trò
này thì hãy mời bất kỳ nhà phù thủy bình dân nào đƣơng thời khao khát muốn quảng cáo
láo và có lẽ tự xƣng là mình đã khéo léo để bắt chƣớc đƣợc mọi hiện tƣợng thần linh học,
cứ thử nai lƣng ra chịu các cuộc trắc nghiệm nhƣ thế xem sao! [5].
Bài bào chữa của Jules Favre nghe đâu kéo dài một tiếng rƣởi đồng hồ khiến cho bồi
thẩm đoàn và công chúng say mê vì thuật hùng biện ấy. Chúng tôi có nghe Jules Favre
bào chữa cho nên dễ dàng tin vào điều đó; chỉ có điều là phát biểu thể hiện qua câu cuối
cùng trong lập luận của ông tiếc thay là quá sớm và đồng thời còn sai lầm nữa. “Chúng
ta đang chứng kiến một hiện tƣợng lạ mà khoa học công nhận nhƣng chẳng thèm giải
thích. Công chúng có thể mỉm cười, nhƣng các y sĩ lừng danh nhất coi đây là điều nghiêm
trọng. Công lý chẳng còn có thể lờ đi điều mà khoa học đã công nhận.”
Nếu lời tuyên bố ủy mị này mà dựa vào sự thật và nếu thuật thôi miên đã đƣợc
nhiều ngƣời khảo cứu một cách vô tƣ thay vì chỉ có một vài khoa học gia chân chính vì
muốn có một bản chất truy vấn hơn là chỉ mang tính xu thời, thì công chúng đâu có bao
giờ lại mỉm cƣời nhƣ thế. Công chúng là một đứa trẻ con ngoan ngoãn và mộ đạo, nó sẵn
lòng đi tới nơi đâu mà bà bảo mẫu dẫn nó đi. Nó chọn lựa ngẫu tƣợng và bái vật của

[5]
Trong “Tạp chí của Hàn lâm viện Y học” Paris, năm 1837, quyển I, trang 343 và tiếp theo, ta có
thể thấy bản phúc trình của bác sĩ Oudet, khi nhận thấy một mệnh phụ bị ngủ thiếp đi do từ khí ở
vào trạng thái cảm giác, ông đã dùng kim gút chích vào bà, cắm một cây kim gút dài ngập sâu
vào da thịt và giữ cho một trong những ngón tay của bà đặt trong ngọn lửa của một cây nến trong
vài giây. Ngƣời ta rút ra đƣợc một khối ung thƣ từ vú của một bà Plaintain. Ca phẫu thuật kéo dài
12 phút; trong suốt thời gian đó bệnh nhân nói chuyện rất yên tĩnh với ngƣời thôi miên mesmer
và chẳng bao giờ cảm thấy một chút xíu cảm giác nào (Tạp chí của Hàn viện lâm Y học.” quyển ii,
trang 370).
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 144
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

mình, sùng bái chúng với trò huyên náo mà chúng gây ra để rồi lại trở mặt lấm lét nhìn
đầy xu nịnh để xem liệu bà già bảo mẫu Công luận có hài lòng hay chƣa.
Nghe nói Lactantius, Đức Cha già nua Ki Tô giáo đã nhận xét rằng vào thời của ông
chẳng một kẻ đa nghi nào dám quả quyết trƣớc mặt một pháp sƣ rằng linh hồn không
sống còn đối với thể xác mà chết cùng với thể xác, vì “pháp sƣ sẽ bác bỏ ngay tại chỗ
điều đó bằng cách triệu hồn ngƣời chết về, làm cho hồn hiện sờ sờ ra trƣớc mắt ngƣời ta
và khiến cho hồn tiên đoán cả những biến cố tƣơng lai nữa.” [6]. Trong vụ án bà Roger thì
thẩm phán đoàn và các quan tòa cũng nhƣ thế. Nam tƣớc Du Potet đứng làm nhân chứng
trƣớc tòa án và họ e rằng sẽ thấy ông thôi miên mesmer kẻ mộng du, thế là bắt buộc họ
chẳng những phải tin mà còn phải công nhận hiện tƣợng lạ nữa – điều này còn tồi tệ hơn
nữa.
Bây giờ ta hãy xét tới học thuyết của Paracelsus. Ta phải đọc phong cách của ông
vốn không ai hiểu nổi, mặc dù rất sống động giống nhƣ đọc những cuốn sách thánh thƣ
Ezekiel, “bên trong và bên ngoài”. Nguy cơ xiển dƣơng các thuyết phi chính thống vẫn
còn lớn lao vào thời kỳ đó; giáo hội đang có nhiều quyền lực và ngƣời ta thiêu sống cả tá
thầy phù thủy. Vì lý do ấy ta thấy Paracelsus, Agrippa và Eugenius Philalethes đều nổi
tiếng về những lời tuyên bố sùng đạo cũng nhƣ lừng danh về các thành tựu trong thuật
luyện kim đan và pháp thuật. Toàn thể quan niệm của Paracelsus về tính chất huyền bí
của nam châm đƣợc giải thích phần nào trong quyển sách nổi tiếng của ông,
Archidaxarum, trong đó ông miêu tả loại thuốc nhuộm kỳ diệu, một thứ thuốc rút ra từ
nam châm tên là Magisterium Magnetis, nó cũng đƣợc đề cập phần nào trong quyển Bàn
về Bản thể của Thượng Đế và Bàn về Bản thể của Tinh tú quyển I. Nhƣng tất cả những
lời giải thích đều đƣợc viết dƣới dạng mà kẻ phàm phu không thể hiểu nổi. Ông nói rằng:
“Mọi ngƣời nông dân đều thấy là nam châm hút đƣợc sắt, nhƣng một kẻ minh triết phải
tự tra vấn . . . Tôi đã phát hiện ra rằng ngoài khả năng hữu hình là hút đƣợc sắt, nam
châm còn có một khả năng khác ẩn tàng.
Ông chứng minh thêm nữa rằng nơi con ngƣời có ẩn tàng một lực tinh đẩu vốn là
phân thân của các ngôi sao và các thiên thể mà hình tƣớng tâm linh của con ngƣời (anh
hồn của y) cấu thành từ đó. Sự đồng nhất về bản thể này (mà chúng ta có thể gọi là tinh
thần của vật chất sao chổi) luôn luôn có quan hệ trực tiếp với những ngôi sao mà nó bắt
nguồn từ đó, nhƣ thế là đôi bên đều hút lẫn nhau vì cả hai đều là nam châm. Cấu tạo
đồng nhất của trái đất và mọi hành tinh khác cũng nhƣ cơ thể phàm tục của con ngƣời là
một ý tƣởng căn bản trong triết lý của ông. “Cơ thể bắt nguồn từ các nguyên tố, [anh]
hồn thoát thai từ các tinh tú . . . Con ngƣời ăn uống các nguyên tố để trƣởng dƣỡng cho
máu thịt, con ngƣời hấp thụ trí năng và tƣ tƣởng từ các tinh tú để trƣởng dƣỡng cho các
anh hồn”. Khối phổ kế đã chứng minh cho học thuyết của ông về cấu tạo đồng nhất giữa
con người với các ngôi sao; các nhà vật lý giờ đây thuyết trình trong các lớp giảng về lực
hút từ khí của mặt trời với các hành tinh [7].
Xét về các chất mà ta biết là cấu thành cơ thể của con ngƣời và cũng đã đƣợc phát
hiện nơi các ngôi sao rồi thì ta có khí hydro, natri, calci, ma nhê và sắt. Trong mọi ngôi
sao mà ta quan sát đƣợc lên tới nhiều trăm ngôi sao thì ngoại trừ hai ngôi sao ra ta đều

[6]
Tiên tri Xƣa và Nay của A. Wilder đăng trong Tạp chí Não tƣớng học.
[7]
Cái thuyết theo đó mặt trời là một bầu thiên thể cháy đỏ đã lỗi thời rồi (một trong các tạp chí
mới đây đã diễn tả nhƣ vậy). Ngƣời ta tính toán rằng nếu mặt trời – ta đã biết rõ khối lƣợng và
đƣờng kính của nó – “là một khối than rắn chắc và ngƣời ta cung cấp đủ lƣợng oxy để đốt cháy nó
với một tốc độ cần thiết tạo ra đƣợc những hiệu ứng mà ta chứng kiến thì nó sẽ bị thiêu rụi hoàn
toàn trong ít hơn 5.000 năm.” Và thế nhƣng mãi cho tới tƣơng đối cách đây vài tuần, ngƣời ta vẫn
quả quyết – thậm chí vẫn còn quả quyết rằng – mặt trời là kho chứa các kim loại đã bốc hơi!
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 145
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thấy có khí hydro. Thế mà nếu ta nhớ lại họ đã phản đối Paracelsus với thuyết con ngƣời
và tinh tú cấu tạo bằng những chất giống nhau; các nhà thiên văn và nhà vật lý đã chế
nhạo ông vì các ý tƣởng về ái lực hóa học và lực hút giữa hai chất, thế rồi nếu ta ngộ ra
rằng khối phổ kế ít ra cũng đã biện minh đƣợc một trong những điều khẳng định của ông
thì liệu có phi lý hay chăng khi tiên tri rằng sớm muộn gì thì mọi thuyết còn lại của ông
cũng đƣợc chứng thực?
Thế mà có một vấn đề rất tự nhiên lại đƣợc gợi ra. Làm sao mà Paracelsus đạt đến
mức học biết đƣợc bất cứ điều gì về thành phần cấu tạo của các ngôi sao khi mãi cho tới
thời kỳ rất gần đây – quả thật cho tới khi ngƣời ta phát hiện đƣợc bằng khối phổ kế - thì
thành phần cấu tạo của các thiên thể là điều mà các hàn lâm viện bác học đều mù tịt? Và
ngay cả bây giờ, mặc dù có những khối phổ kế viễn vọng và các cải tiến rất quan trọng
khác của thời hiện đại, ngoại trừ một vài nguyên tố về một bầu sắc cầu theo giả thuyết
thì các hàn lâm viện vẫn còn thấy các ngôi sao có đủ mọi điều bí mật. Liệu Paracelsus có
thể nào chắc chắn đƣợc về bản chất của các tập đoàn tinh tú nếu ông không có phƣơng
tiện nào mà khoa học chẳng biết gì? Đã chẳng biết thì chớ mà thậm chí nó cũng gác bỏ
ngoài tai chính tên gọi của những phƣơng tiện ấy tức là triết lý hermes và thuật luyện
kim đan.
Hơn nữa, ta phải nhớ rằng Paracelsus là người phát hiện ra khí hydro và biết rất rõ
về mọi tính chất và thành phần cấu tạo của nó rất lâu trƣớc khi bất kỳ hàn lâm viện sĩ
chính thống nào đã từng nghĩ tới nó, cũng nhƣ mọi triết gia lửa khác, ông có nghiên cứu
thiên văn học và chiêm tinh học, và nếu ông quả quyết rằng con ngƣời có ái lực trực tiếp
với các ngôi sao thì ông thừa biết rằng mình đang khẳng định điều gì.
Điều kế tiếp mà các nhà sinh lý học vẫn kiểm chứng đó là lời gợi ý cho rằng việc
nuôi dƣỡng cơ thể không chỉ bắt nguồn thông qua bao tử “mà cũng đƣợc tiến hành một
cách không nhận thức đƣợc thông qua lực từ khí, lực này ở khắp nơi trong thiên nhiên
nhờ đó mọi cá thể rút ra đƣợc chất dinh dƣỡng chuyên biệt cho bản thân.” Ông nói thêm
rằng con ngƣời chẳng những có đƣợc sức khỏe do các nguyên tố khi chúng quân bình mà
còn mắc bệnh khi các nguyên tố bị nhiễu loạn. Khoa học đã thừa nhận rằng các cơ thể
sống đều tuân theo những định luật hấp dẫn và ái lực hóa học; theo các nhà sinh lý học
thì tính chất vật lý nổi bật nhất của các mô hữu cơ là tính hấp thụ. Thế thì còn gì tự nhiên
hơn là cái thuyết của Paracelsus theo đó cái cơ thể hóa học hấp thụ và hấp dẫn này của
chúng ta lại không thu hút về mình những ảnh hƣởng tinh tú hoặc tinh đẩu? “Mặt trời và
các ngôi sao thu hút chúng ta về phía chúng và chúng ta cũng lại thu hút chúng về phía
mình.” Liệu khoa học có thể bác bỏ đƣợc gì về điều này chăng? Điều mà chúng tôi xin
trình bày đƣợc thể hiện qua khám phá của Nam tƣớc Reichenbach, theo đó những sự
phóng phát chất od của con ngƣời vốn đồng nhất với những ngọn lửa xuất phát từ nam
châm, tinh thể và quả thật từ mọi cơ thể thực vật.
Paracelsus khẳng định sự đơn nhất của vũ trụ, ông bảo rằng “cơ thể con ngƣời cũng
có những chất liệu nguyên sơ (tức vật chất vũ trụ), khối phổ kế đã chứng tỏ lời khẳng
định này khi cho thấy rằng cùng một nguyên tố hóa học tồn tại trên trái đất, trên mặt
trời cũng nhƣ nơi mọi ngôi sao. Khối phổ kế còn làm đƣợc hơn nữa: nó cho thấy rằng mọi
ngôi sao đều là các mặt trời, có cấu tạo giống nhƣ mặt trời của chính ta [8] ; và Giáo sƣ
Mayer có nói với ta rằng [9] tình huống từ khí trên trái đất thay đổi theo mọi biến thiên
trên bề mặt của mặt trời và nghe nói nó tuân chịu những “sự phóng phát ra từ mặt trời”;

[8]
Xem Youmans, tác phẩm “Hóa học dựa trên Cơ sở Hệ thống Mới - Phân tích Quang phổ.”
[9]
Giáo sƣ Vật lý ở Viện Công nghệ Stevens. Xem tác phẩm “Trái đất là một Nam châm Vĩ đại – là
một bài thuyết trình trƣớc Câu lạc bộ Khoa học Yale năm 1872. Xem thêm bài thuyết trình của
Giáo sƣ Balfour Stewart về “Mặt trời và Trái đất”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 146
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

các ngôi sao vốn là mặt trời ắt cũng phải có những phóng phát ảnh hƣởng tới chúng ta
theo mức độ tỉ lệ nào đó.
Paracelsus nói “Trong khi nằm mơ chúng ta giống nhƣ loài cây cỏ vốn cũng có một
xác phàm và một thể sinh lực, nhƣng không có tinh thần. Trong khi ta ngủ, thể tinh anh
đƣợc giải thoát và do nó có bản chất đàn hồi cho nên nó hoặc là bay lƣợn gần gần xung
quanh hiện thể đang nằm ngủ hoặc bay vút lên cao hơn để đàm đạo với tổ phụ tinh tú
hoặc ngay cả giao tiếp với các huynh đệ ở cách xa. Những giấc mơ có tính cách tiên tri,
báo điềm trƣớc và những nhu cầu hiện nay đều là năng lực của anh hồn. Các năng khiếu
này không đƣợc truyền thụ cho xác phàm thô trƣợc của ta vì khi chết đi xác phàm rớt
xuống vào trong lòng trái đất và lại hợp nhất với các nguyên tố vật lý trong khi nhiều anh
hồn trở về với các ngôi sao.” Ông nói thêm rằng “Các con thú cũng có linh cảm vì chúng
cũng có một thể tinh anh.”
Van Helmont vốn là đệ tử của Paracelsus cũng nói nhiều điều giống nhƣ thế, mặc dù
thuyết của ông về từ khí đƣợc triển khai rộng lớn hơn và còn đƣợc bày tỏ kỹ lƣỡng hơn
nữa. Magnal Magnum, phƣơng tiện nhờ đó tính chất từ khí bí mật khiến cho ngƣời ta ảnh
hƣởng hỗ tƣơng tới nhau, đƣợc ông gán cho cái sự đồng cảm đại đồng vũ trụ vốn tồn tại
giữa vạn vật trong thiên nhiên. Nguyên nhân tạo ra hậu quả, hậu quả lại đƣợc tham
chiếu trở về nguyên nhân và cả hai đều hỗ tƣơng với nhau. Ông bảo rằng: “Từ khí là tính
chất chƣa ai biết có bản chất thiên giới; rất giống với các vì sao mà tuyệt nhiên không bị
cản trở bởi bất kỳ biên giới nào của không gian và thời gian . . . Mọi tạo vật đều có quyền
năng thiên giới của riêng mình và liên kết mật thiết với cõi trời. Quyền năng pháp thuật
này của con ngƣời vốn có thể tác động ra ngoại giới có thể nói là ẩn tàng nơi chơn nhơn.
Nhƣ vậy là minh triết pháp thuật và sức mạnh của nó vẫn đang yên ngủ nhƣng chỉ cần
một sự ám thị cũng đủ khơi hoạt đƣợc nó, nó càng sống động khi phàm nhơn bằng xác
thịt và u mê càng bị ức chế . . . và tôi xin nói rằng đây là do tác dụng của thuật kabala,
nó mang lại cho linh hồn cái sức mạnh đầy pháp thuật song vẫn tự nhiên vốn giống nhƣ
ngƣời đang ngủ giật mình thức dậy.” [10]
Cả Van Helmont lẫn Paracelsus đều đồng ý với sức manh lớn lao của ý chí trong
trạng thái xuất thần; họ bảo rằng “tinh thần vốn bàng bạc ở khắp nơi và tinh thần là
phƣơng tiện của từ khí”; cái pháp thuật thuần túy nguyên sơ ấy không cốt ở việc thực
hành mê tín dị đoan hoặc những nghi lễ phù phiếm mà cốt ở ý chí oai vệ của con ngƣời.
“Các chơn linh trên trời và các vong linh dƣới địa ngục không hề làm chủ đƣợc bản chất
vật thể mà chủ của nó chính là linh hồn và tinh thần của con ngƣời vốn ẩn tàng nơi y
cũng giống nhƣ lửa ẩn giấu trong đá lửa.”
Mọi triết gia thời trung cổ đều phát biểu thuyết bàn về ảnh hƣởng của tinh đẩu đối
với con ngƣời. Cornelius Agrippa có nói: “Các ngôi sao cũng bao gồm các nguyên tố
giống nhƣ các cơ thể trần tục và do đó các ý tƣởng thu hút lẫn nhau . . . Các ảnh hƣởng
chỉ xuất hiện do sự trợ giúp của tinh thần; nhƣng tinh thần này bàng bạc khắp vũ trụ và
hoàn toàn hài hòa với chơn linh của con ngƣời. Pháp sƣ nào muốn có quyền năng siêu tự
nhiên đều phải có đức tin, tình thương và niềm hi vọng . . . Nơi mọi thứ đó đều có ẩn
tàng một quyền năng bí nhiệm, vì thế cho nên mới có cái quyền năng mầu nhiệm là pháp
thuật.”
Thuyết hiện đại của Tƣớng Pleasanton [11] trùng hợp đặc biệt với các quan điểm của
những triết gia lửa. Quan điểm của ông về điện dƣơng và điện âm nơi ngƣời đàn ông và
ngƣời đàn bà cũng nhƣ sự hút và đẩy lẫn nhau của vạn vật trong thiên nhiên dƣờng nhƣ
đƣợc sao chép theo quan niệm của Robert Fludd, Đại sƣ phụ của các môn đồ Hoa hồng

[10]
“Bàn về việc Chữa trị Vết thƣơng bằng Từ khí”, trang 722, quyển I.
[11]
Xem “Bàn về Ảnh hƣởng của Tia sáng màu Xanh lơ”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 147
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Thập tự nƣớc Anh. Triết gia lửa nói: “Khi hai ngƣời lại gần nhau thì từ khí của họ hoặc là
thụ động hoặc là chủ động, nghĩa là dƣơng hoặc là âm. Nếu phóng xạ mà họ tung ra bị
bẻ gãy hoặc đẩy lùi trở lại thì sẽ xuất hiện sự phản cảm. Nhƣng các phóng xạ đó xuyên
qua lẫn nhau từ cả hai phía thì có từ khí dƣơng vì các tia xuất phát từ tâm điểm đi ra
ngoại vi. Trong trƣờng hợp này chúng ảnh hƣởng tới chẳng những bệnh tật mà còn tới
tình cảm đạo đức nữa. Chẳng những ta thấy từ khí hoặc sự đồng cảm này nơi các con vật
mà còn thấy nơi loài cây cỏ và khoáng vật nữa.” [12]
Và giờ đây ta mới lƣu ý thấy làm thế nào mà khi Mesmer du nhập vào nƣớc Pháp
“cái thùng gỗ” và hệ thống của ông vốn dựa hoàn toàn theo triết lý và học thuyết của
môn đồ Paracelsus thì phát hiện vĩ đại về tâm lý và sinh lý đó lại đƣợc các y sĩ khảo luận.
Nó ắt chứng tỏ rằng một đoàn thể khoa học có thể phô bày biết bao nhiêu sự dốt nát hời
hợt và thành kiến khi đề tài ấy xung đột với các thuyết mà chính họ ƣa chuộng. Nó còn
quan trọng hơn nữa vì có sự lơ đễnh của ủy ban thuộc Hàn lâm viện Pháp năm 1784 có lẽ
do sự trôi giạt dật dờ theo thuyết duy vật hiện nay của tâm trí công chúng và chắc chắn
là có những lỗ rỗng trong triết lý nguyên tử mà chúng ta thấy những ngƣời tận tụy nhất
giảng dạy đã thú nhận rằng là có những lỗ hỗng. Ủy ban năm 1784 bao gồm những
ngƣời lỗi lạc nhất nhƣ Borie, Sallin, d‟Arcet và Guillotin trứ danh, sau này còn có thêm
Franklin, Leroi, Bailly, De Borg và Lavoisier. Borie qua đời chẳng bao lâu sau đó và
Magault nối tiếp ông. Có hai điều không còn nghi ngờ gì nữa: Ủy ban bắt đầu làm việc
theo những thành kiến mạnh mẽ và theo mệnh lệnh xác quyết thực thi nhiệm vụ của Đức
Vua; cách thức quan sát những sự kiện tế nhị của thuật thôi miên thật là không đúng đắn
và thiển cận. Phúc trình của họ, Bailly viết ra đƣợc dự định là một cú đấm chí tử đối với
khoa học còn mới mẻ ấy. Nó đƣợc phổ biến phô trƣơng trong mọi trƣờng lớp và tầng lớp
của xã hội, khơi dậy những xúc cảm cay đắng nhất trong phần lớn giới tƣ sản và giai cấp
thƣơng gia giàu có vốn đã bảo trợ cho Mesmer và đƣợc tận mắt chứng kiến việc ông chữa
bệnh. Ant. L. de Jussieu, một hàn lâm viện sĩ cao cấp nhất đã nghiên cứu rốt ráo đề tài
này cùng với viên ngự y lỗi lạc, d‟Eslon, công bố một bản tƣờng trình viết rất chính xác tỉ
mỉ, trong đó ông ủng hộ việc khoa y nên quan sát kỹ lƣỡng tác dụng chữa bệnh của lƣu
chất từ khí và khăng khăng đòi phải công bố ngay tức khắc các khám phá và quan sát
của mình. Yêu sách của ông đƣợc đáp ứng qua sự xuất hiện một số lớn các luận trình, tác
phẩm bút chiến và tác phẩm giáo điều triển khai những sự kiện mới; còn tác phẩm của
Thouret tựa đề là Nghiên cứu và Hoài nghi về Từ khí Động vật phô bày một học thức
uyên bác khuyến khích ngƣời ta khảo cứu các tài liệu lƣu trữ trong quá khứ; thế là các
hiện tƣợng từ khí lần lƣợt của nhiều quốc gia từ thời xa xƣa nhất đã đƣợc phô bày trƣớc
công luận.
Học thuyết của Mesmer chỉ là việc phát biểu lại học thuyết của Paracelsus, Van
Helmont, Santanelli và ngƣời Tô cách lan Maxwell; thậm chí ông còn phạm tội sao chép
văn bản trong tác phẩm của Bertrand, rồi phát biểu đó là nguyên lý của chính mình [13] .
Trong tác phẩm của Giáo sƣ Stewart [14] , tác giả coi vũ trụ của ta cấu tạo từ những
nguyên tử, bên giữa chúng có một loại môi trƣờng nào đó coi nhƣ bộ máy và các định
luật năng lƣợng là các định luật làm cho guồng máy này hoạt động. Giáo sƣ Youmans gọi
đây là “một học thuyết hiện đại”, nhƣng trong số 27 đề xuất mà Mesmer đƣa ra năm
1775 chỉ cách nay đúng một thế kỷ trong tác phẩm Thư gủi một Y sĩ Nước ngoài thì ta
thấy có những đề xuất sau đây:
1- Có tồn tại một ảnh hưởng hỗ tương giữa các thiên thể, trái đất và các cơ thể sống.

[12]
Ennemoser: “Lịch sử Pháp thuật”.
[13]
“Bàn về Từ khí Động vật ở Pháp”, Paris năm 1826.
[14]
“Sự Bảo toàn Năng lƣợng”, New York năm 1875.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 148
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

2- Có một lưu chất liên tục (cho nên không chấp nhận có chân không) bàng bạc
khắp vũ trụ, mức độ tinh vi của nó không gì sánh kịp và do bản chất, nó có thể
tiếp nhận, truyền dẫn và lưu thông mọi ấn tượng của sự vận động; nó là môi
trưởng của ảnh hưởng này.
Theo trên thì xét cho cùng thuyết này dƣờng nhƣ đâu có gì hiện đại đến thế. Giáo
sƣ Balfour Stewart có nói: “Chúng ta có thể xem xét vũ trụ theo sự minh giải về một
guồng máy vật lý khổng lồ”. Và Mesmer nói tiếp:
3- Tác động hỗ tương này tuân theo các định luật cơ học mà mãi cho tới nay ta
chưa hề biết đến.
Khi tái khẳng định học thuyết của Gilbert theo đó trái đất là một nam châm lớn,
Giáo sƣ Mayer có nhận xét rằng các biến thiên bí nhiệm trong cƣờng độ lực của trái đất
dƣờng nhƣ tuân theo các tia bức xạ từ mặt trời, “nó thay đổi theo sự xoay vòng biểu kiến
hằng ngày hằng năm của tinh cầu ấy, nó mạch động đồng cảm với các làn sóng lửa
khổng lồ quét qua bề mặt của nó.” Ông nói tới “sự thăng giáng thƣờng xuyên, sự thăng
trầm của ảnh hƣởng chỉ đạo của trái đất”. Và Mesmer nói tiếp:
4- “Do tác động này cho nên mới có những hiệu ứng luân phiên mà ta có thể coi là
một luồng chảy đi chảy lại.
5- Chính do thao tác này (thao tác phổ biến nhất trong vũ trụ mà thiên nhiên phô
bày cho ta) nên mới có những quan hệ về hoạt động diễn ra giữa các thiên thể,
trái đất và các thành phần cấu tạo nên nó.
Còn có hai đề xuất nữa mà các nhà khoa học hiện đại ắt lấy làm thích thú khi đọc
đƣợc.
6- Các tính chất của vật chất và của cơ thể đều tùy thuộc vào thao tác này.
7- Cơ thể mang thú tính trải nghiệm các hiệu ứng luân phiên của tác nhân này;
chính nhờ len lỏi vào chất liệu của các dây thần kinh mà thao tác đó ảnh hưởng
ngay tới dây thần kinh.
Trong số những tác phẩm quan trọng khác xuất hiện từ giữa năm 1798 đến năm
1824 khi Hàn lâm viện Pháp bổ nhiệm Úy ban thứ nhì để khảo cứu về thuật thôi miên
Mesmer, ta có thể tham khảo với nhiều lợi ích tác phẩm Kỷ yếu về Từ khí Động vật của
Nam tƣớc Henin de Cuvillier, Trung tƣớng Hiệp sĩ Saint Louis, viện sĩ Hàn lâm viện Khoa
học, viện sĩ thông tấn của nhiều bác học viện Âu châu. Năm 1820, chính quyền nƣớc Phổ
chỉ thị cho Hàn lâm viện Bá linh treo giải thƣởng 300 ducats bằng vàng dành cho luận án
hay nhất bàn về thuật thôi miên Mesmer. Hội Khoa học Hoàng gia Paris mà chủ tịch là
Hoàng tử Công tƣớc d‟Angoulême, tặng một huy chƣơng vàng cũng cho mục đích đó. Hầu
tƣớc de la Place, vị đại thần của nƣớc Pháp, một trong Bốn mươi viện sĩ của Hàn lâm viện
Khoa học, hội viên danh dự của các bác học viện thuộc mọi chính quyền chủ yếu ở Âu
châu có xuất bản một tác phẩm tựa đề Tiểu luận Triết học về Xác suất trong đó nhà khoa
học lỗi lạc nói rằng: “Trong tất cả các công cụ mà ta có thể dùng để tìm hiểu về các tác
nhân không nhận thức đƣợc trong thiên nhiên, công cụ nhạy cảm nhất là dây thần kinh,
đặc biệt là khi có những ảnh hƣởng ngoại lệ làm gia tăng sự nhạy cảm của chúng . . .
Hiện tƣợng đặc thù vốn là kết quả của sự nhạy cảm tột độ nơi dây thần kinh của một vài
cá thể, đã làm nảy sinh những ý kiến khác nhau về sự tồn tại của một tác nhân mới mà
ta gọi là từ khí động vật. Cho đến nay chúng ta đâu đã biết hết mọi tác nhân của thiên
nhiên cũng nhƣ đủ thứ phƣơng thức tác động của chúng, cho nên xét về mặt triết học
cũng khó lòng mà chối bỏ các hiện tƣợng lạ chỉ vì ta không giải thích đƣợc chúng trong
tình trạng thông tin hiện nay của mình. Bổn phận của ta chỉ là chú ý khảo sát chúng càng
tận tâm càng tốt chứ dƣờng nhƣ khó lòng mà công nhận chúng.”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 149


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Hầu tƣớc de Puysegur đã cải tiến nhiều các thí nghiệm của Mesmer, ông hoàn toàn
bỏ qua dụng cụ và những sự chữa bệnh đáng chú ý trong số những ngƣời thuê đất của
ông ở Busancy. Khi những thí nghiệm này đƣợc trình bày với công chúng và nhiều ngƣời
có giáo dục khác cũng thí nghiệm thành công nhƣ thế thì vào năm 1825, ông Foissac có
đề nghị với Hàn lâm viện Y học lập nên một cuộc điều tra mới. Một Ủy ban đặc biệt bao
gồm Adelon, Parisey, Marc, Burdin, sen. với Husson là phát ngôn viên đã nhất trí khuyến
cáo nên chọn theo đề nghị ấy. Họ dũng cảm thú nhận rằng “trong khoa học không có
một quyết định nào mang tính tuyệt đối và không thể bãi bỏ đƣợc”, điều này khiến cho ta
có thêm phƣơng tiện để thẩm định giá trị gắn liền với những kết luận của Ủy ban Franklin
năm 1784 khi bảo rằng: “Những cuộc thí nghiệm mà phán đoán này dựa vào đó dƣờng
nhƣ đã đƣợc tiến hành mà không tụ tập đủ mọi ủy viên cùng một lúc cũng như có những
xu hướng đạo đức mà theo nguyên tắc về sự thật khiến cho họ đƣợc bổ nhiệm khảo sát
thì xu hƣớng ắt phải khiến cho họ thất bại hoàn toàn.”
Việc họ bảo rắng từ khí là một phƣơng thuốc bí mật đã từng đƣợc nhiều lần nói tới
khi các tác giả khả kính nhất viết về Thần linh học hiện đại nhƣ sau: “Hàn lâm viện có
bổn phận phải nghiên cứu nó, phải đem nó ra thử nghiệm; cuối cùng phải tƣớc bỏ việc sử
dụng và thực hành nó khỏi tay những kẻ hoàn toàn xa lạ với thuật này, họ chỉ lạm dụng
phƣơng tiện ấy, biến nó thành mục tiêu trục lợi và đầu cơ.”
Bản phúc trình này gây ra những cuộc tranh cãi kéo dài, nhƣng vào tháng 5 năm
1826, Hàn lâm viện cũng bổ nhiệm một Ủy ban bao gồm những tên tuổi trứ danh nhƣ
sau: Leroux, Bourdois de la Motte, Double, Magendie, Guersant, Husson, Thillaye, Marc,
Itard, Fouquier và Guénau de Mussy. Họ bắt đầu lao động vất vả ngay tức khắc và tiếp
tục trong vòng 5 năm thông qua ông Husson, họ báo cáo cho Hàn lâm viện những kết
quả quan sát của mình. Bản phúc trình bao gồm những tƣờng thuật về các hiện tƣợng lạ
đƣợc phân loại thành 34 đoạn khác nhau, nhƣng vì tác phẩm này không đặc biệt chuyên
chú về khoa học từ khí cho nên chúng tôi chỉ xin mạn phép trích dẫn một vài đoạn ngắn
ngủi. Họ khẳng định rằng thật ra không luôn luôn cần thiết phải có việc chạm tay vào,
ma sát hoặc có thủ pháp, vì trong nhiều trƣờng hợp ý chí và việc nhìn đăm đăm cũng đủ
để tạo ra các hiện tƣợng lạ về từ khí cho dẫu ngƣời đƣợc từ khí hóa không hề biết. “Các
hiện tƣợng lạ chữa bệnh đã đƣơc chứng nhận đàng hoàng” chỉ tùy thuộc vào từ khí thôi
và không thể mô phỏng lại đƣợc nếu không có nó. Trạng thái mộng du có thật và “gây ra
việc triển khai những năng lực mới vốn đƣơc gọi là thần nhãn, trực giác, tiên tri bằng nội
quan”. Giấc ngủ (do từ khí) “đƣợc kích động trong những trƣờng hợp mà ngƣời đƣợc từ
khí hóa không thể thấy và hoàn toàn không biết ngƣời ta dùng phƣơng tiện nào để tạo ra
giấc ngủ. Chủ thể từ khí hóa một khi đã kiểm soát đƣợc đối tƣợng của mình có thể khiến
y hoàn toàn bị mộng du, khiến y hết mộng du mà không hề biết, không hề thấy, ở cách
xa một quãng và tác động qua cửa đóng kín”. Giác quan ngoại giới của ngƣời mộng du
dƣờng nhƣ bị tê liệt hoàn toàn và y phải vận dụng một bộ giác quan đối ứng. “Hầu hết
mọi lúc thì họ hoàn toàn xa lạ với tiếng động bất ngờ nơi ngoại giới mà ngƣời ta tác động
vào tai họ chẳng hạn nhƣ âm thanh nồi niêu soong chảo bằng đồng đƣợc gõ mạnh, một
chất liệu nặng nề nào đó rớt xuống v.v. . . Ngƣời ta có thể khiến cho họ thở axit
clorhydric và khí amoniac mà không cảm thấy bất tiện hoặc thậm chí cũng chẳng nghi
ngại gì”. Ủy ban có thể “cù vào lòng bàn chân họ, vào lỗ mũi họ, vào khóe mắt họ bằng
cách đƣa một lông vũ lại gần, nhéo da họ để tạo ra bầm tím, châm chích dƣới móng chân
móng tay bằng một kim gút cắm sâu đáng kể mà không khiến cho họ cảm thấy đau đớn
chút nào hoặc có dấu hiệu gì là có ý thức đau đớn. Tóm lại, chúng ta đã chứng kiến một
ngƣời vô cảm với một trong những vụ mổ đau đớn nhất, nét mặt, mạch đập hoặc hơi thở
của họ không biểu lộ một chút xíu xúc động nào.”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 150


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Họ đã nói nhiều xiết bao về các giác quan ngoại giới; bây giờ ta hãy thử xem họ sẽ
nói gì về các giác quan nội giới mà ta có thể công tâm coi là tỏ ra có một sự khác nhau
đáng kể giữa con ngƣời và nguyên sinh chất của con cừu. Ủy ban nói: “Trong khi ở trong
trạng thái mộng du, những kẻ bị từ khí hóa mà chúng tôi quan sát đƣợc vẫn còn vận
dụng những năng lực mà họ đã có khi còn tỉnh táo. Trí nhớ của họ thậm chí có vẻ còn
trung thực hơn và mở rộng hơn. Chúng tôi đã chứng kiến hai kẻ mộng du mắt bịt kín mà
vẫn phân biệt đƣợc các sự vật đặt trƣớc họ; khi không sờ vào các sự vật mà họ vẫn nói
vanh vách đƣợc màu sắc và trị số của những lá bài; họ đọc đƣợc những chữ do bàn tay
vạch ra hoặc một vài dòng trong sách đƣợc mở ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Hiện tƣợng này
xảy ra ngay cả khi ngƣời ta dùng ngón tay để bịt kín chính xác không cho mí mắt mở ra”.
Chúng tôi có gặp hai ngƣời mộng du với năng lực tiên tri đƣợc những hành vi ít nhiều
phức tạp của cơ thể sống. Một trong hai ngƣời này loan báo nhiều ngày (thậm chí nhiều
tháng trƣớc) ngày giờ và phút cơn động kinh sẽ xảy ra và trở lại; ngƣời kia tuyên bố thời
gian chữa đƣợc bệnh. Sự tiên đoán của họ đƣợc thực hiện một cách chính xác đáng kể”.
Ủy ban bảo rằng: “Nó đã thu thập và thông tri đƣợcnhững sự kiện đủ quan trọng để
khiến cho nó nghĩ rằng Hàn lâm viện nên khuyến khích việc khảo cứu về từ khí coi đó là
một ngành rất kỳ diệu của tâm lý học và vạn vật học”. Ủy ban kết luận bằng cách nói
rằng các sự kiện phi thường đến nỗi họ khó lòng mà tƣởng tƣợng đƣợc Hàn lâm viện sẽ
chấp nhận sự thật ấy, nhƣng họ phản đối vì họ đã hoàn toàn bị thúc đẩy bởi động cơ
mang tính cách cao thƣợng, đó là “lòng yêu thích khoa học và nhu cầu biện minh cho
những niềm hi vọng mà Hàn lâm viện đã ấp ủ về lòng nhiệt thành và lòng tận tụy của
chúng tôi”.
Nỗi e sợ của họ đã đƣợc minh chứng hoàn toàn do cách ứng xử của ít ra là một
thành viên trong số họ, y đã vắng mặt trong những buổi thí nghiệm và theo lời ông
Husson thì thấy việc mình “ký vào bản phúc trình là không đúng”. Đó là nhà sinh lý học
Magendie, mặc dù sự kiện đƣợc nêu rõ trong bản phúc trình chính thức, theo đó ông
“không có mặt trong các buổi thí nghiệm”, nhƣng không ngần ngại gì mà dành hết bốn
trang trong tác phẩm nổi tiếng về Sinh lý Con người của mình cho đề tài thuật thôi miên
Mesmer và sau khi đã tổng kết những hiện tƣợng mà ngƣời ta gán cho nó nhƣng không
tán thành một cách không dè dặt mà lẽ ra sự uyên bác và kiến thức khoa học của các
đồng nghiệp trong Ủy ban của ông dƣờng nhƣ đòi hỏi nhƣ thế, ông phát biểu rắng: “Lòng
tự trọng và phẩm giá của nghề nghiệp đòi hỏi tôi phải thận trọng về những vấn đề này.
Ngƣời y sĩ đƣợc thông tin đầy đủ phải nhớ điều thần bí đã dễ dàng biến tƣớng thành
thuật lang băm và nghề nghiệp chúng ta thƣờng hay bị suy thoái cho dẫu chỉ xét theo bề
ngoài khi đƣợc những nhà thực hành khả kính nhƣ thế tiếp tay. Không một lời lẽ nào
trong văn bản lại tiết lộ cho bạn đọc biết ông đã đƣợc Hàn lâm viện bổ nhiệm thỏa đáng
để phục vụ cho Ủy ban vào năm 1826; thế mà lại vắng mặt trong các buổi họp cho nên
không học đƣợc sự thật nào về hiện tƣợng lạ Mesmer, thế mà giờ đây lại đƣa ra những
phán đoán biểu kiến. “Lòng tự trọng và phẩm giá của nghề nghiệp” có lẽ đòi hỏi ông phải
im lặng!
Ba mƣơi tám năm sau, một nhà khoa học ngƣời Anh, chuyên nghiên cứu về vật lý
học, thậm chí còn lừng danh hơn cả Magendie nữa đã hạ mình theo một cách cƣ xử
không đƣợc công chính. Khi ông có cơ hội khảo cứu về các hiện tƣợng lạ thần linh học và
góp phần tƣớc bỏ nó ra khỏi tay những kẻ khảo cứu dốt nát hoặc bất lƣơng thì Giáo sƣ
John Tyndall lại né tránh đề tài này; nhƣng trong tác phẩm Các Mảnh vụn Khoa học ông
lại phạm tội phát biểu không quân tử mà chúng tôi đã trích dẫn ở một chƣơng nơi khác.
Nhƣng chúng tôi đã sai lầm; ông ta chỉ toan tính một lần và thế là đủ rồi. Trong Các
Mảnh vụn, ông nói với chúng tôi rằng ông đã từng một lần núp dƣới một cái bàn để xem

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 151


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

những tiếng gõ nhẹ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và ông đã đứng lên với một sự thất vọng
cho loài ngƣời mà ông chƣa bao giờ cảm thấy trƣớc đó! Israel Putnam, khi bò trên tay và
quì gối để giết con chó sói cái trong sào huyệt của nó, phần nào đã cung ứng một ẩn dụ
song hành giúp ta đánh giá đƣợc sự can đảm của nhà hóa học khi lần mò trong đêm tối
để tìm ra sự thật xấu xa; nhƣng Putnam đã giết đƣợc con chó sói, còn Tyndall lại bị nó
ngấu nghiến! “Tuyệt vọng dưới cái bàn” phải là câu châm ngôn trên cái khiên thuẫn của
ông.
Khi nhắc tới bài tƣờng trình của Ủy ban năm 1824, Tiến sĩ Alphonse Teste, là một
nhà khoa học xuất sắc đƣơng thời, bảo rằng nó gây ra một ấn tƣợng lớn đối với Hàn lâm
viện, nhƣng ít ai bị thuyết phục: “Chẳng ai nghi vấn sự xác thực của các ủy viên mà lòng
trung thực cũng nhƣ kiến thức uyên bác là không thể chối bỏ đƣợc, nhƣng ngƣời ta nghi
ngờ là họ đã bị lừa bịp. Thật vậy, có một vài sự thật không may mắn gây phương hại cho
những người tin vào chúng, nhất là những người ngây thơ đến nỗi thú nhận chúng một
cách công khai”. Điều này đúng ra sao thì xin để sử liệu từ thời xa xƣa nhất đến tận ngày
nay chứng nhận. Khi Giáo sƣ Robert Hare loan báo những kết quả sơ bộ trong việc khảo
cứu về thần linh học thì mặc dù là một trong những nhà hóa học và vật lý học lỗi lạc nhất
trên thế giới, song le ông vẫn bị coi là kẻ bịp bợm. Khi ông chứng tỏ rằng mình không
phải nhƣ vậy, thì ngƣời ta tố cáo là ông lẩm cẩm; các giáo sƣ ở Harward buộc tội ông là
“điên rồ bám theo cái trò phỉnh gạt vĩ đại”.
Khi vị giáo sƣ bắt đầu khảo cứu vào năm 1853, ông loan báo rằng mình “cảm thấy
có lời hiệu triệu nhƣ một bổn phận đối với các tạo vật đồng loại, phải gây bất kỳ ảnh
hƣởng nào mà mình có đƣợc lên toan tính ngăn ngừa đợt sóng triều điên rồ của quần
chúng vốn bất chấp lý trí và khoa học đang nhanh chóng bắt đầu ủng hộ cho cái sự hão
huyền thô thiển tên là Thần linh học”. Mặc dù theo lời tuyên bố của ông thì thuyết của
ông “hoàn toàn trùng hợp với thuyết cái bàn quay của Faraday”, nhƣng ông có sự cao cả
chân chính vốn đặc trƣng cho các ông hoàng trong khoa học khi khảo cứu rốt ráo rồi mới
nói lên sự thật. Ta hãy để cho chính miệng ông nói ra việc ông đƣợc các đồng sự cộng tác
suốt đời tƣởng thƣởng ra sao. Trong một bài thuyết trình đọc ở New York, tháng 9 năm
1854, ông bảo rằng “mình đã dấn thân theo sự nghiệp khoa học trong hơn nửa thế kỷ và
chƣa bao giờ ngƣời ta nghi vấn về mức độ chính xác của ông cho tới khi ông trở thành
một nhà thần linh học; trong khi sự liêm khiết của ông trên cƣơng vị một con ngƣời chƣa
bao giờ bị đả kích trong cả đời mãi cho tới khi các vị giáo sƣ ở Harward lồng lộn lên với
bản phúc trình chống lại điều mà ông biết là đúng sự thật, còn họ đâu có biết là sai lầm”.
Một vài lời lẽ ấy diễn tả biết bao nhiêu là xúc động bi thƣơng! Một ông già 76 tuổi,
một nhà khoa học trong hơn nửa thế kỷ phải đào ngũ vì đã nói ra sự thật! Và bây giờ ông
A. R. Wallace (vốn trƣớc kia đƣợc đánh giá cao trong số các nhà khoa học nổi tiếng nhất
nƣớc Anh và tuyên bố rằng mình đã tuyên bố vào thần linh học và thuật thôi miên
Mesmer) đƣợc nói tới theo kiểu thƣơng cảm. Giáo sƣ Nicolas Wagner ở St. Petersburg
(vốn nổi tiếng là một nhà động vật học) là một trong những ngƣời nổi bật nhất, đến lƣợt
mình phải chịu hình phạt vì hết sức ngây thơ do các nhà khoa học Nga đối xử một cách
xúc phạm!
Có những nhà khoa học loại này thì cũng có những nhà khoa học loại kia; và nếu
khoa học huyền bí xét về một phƣơng diện phải nhƣờng bƣớc cho thần linh học hiện đại
do ác ý của một lớp ngƣời thì song le lúc nào họ cũng có những ngƣời bênh vực mình mà
tên tuổi đã làm rạng danh cho chính khoa học. Đứng đầu là Isaac Newton, “ánh sáng của
khoa học”, ông hoàn toàn tin vào từ khí nhƣ Paracelsus, Van Helmont và các triết gia lửa
nói chung giảng dạy. Chẳng ai dám chối bỏ rằng thuyết của ông về không gian vũ trụ và
luật vạn vật hấp dẫn thuần túy là một thuyết về từ khí. Nếu lời lẽ của ông có ý nghĩa

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 152


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chút nào thì chúng có nghĩa là mọi suy đoán của ông vốn dựa vào “linh hồn của thế giới”,
tác nhân từ khí vĩ đại của vũ trụ mà ông gọi là cảm quan thiêng liêng [15] . Ông nói: “Ở
đây vấn đề là có một thần khí rất tinh vi thấm nhuần tất cả ngay cả những vật rắn chắc
nhất và đƣợc che giấu trong chính chất liệu của chúng. Do sức mạnh và hoạt động của
thần khí này cho nên các vật thể hút lẫn nhau và bám dính vào nhau khi tiếp xúc với
nhau. Thông qua nó, các vật thể có điện tích tác động ở khoảng cách xa nhất cũng nhƣ
gần ở ngay tận tay, hút và đẩy lẫn nhau; thông qua thần khí này ánh sáng cũng lƣu
chuyển, bị khúc xạ và phản xạ, và làm cho các vật ấm lên. Mọi giác quan đều đƣợc thần
khí này kích động và nhờ có nó loài động vật mới cử động tay chân đƣợc, nhƣng ta không
thể giải thích những sự việc này chỉ trong một vài lời và chúng ta còn chƣa đủ kinh
nghiệm để xác định trọn vẹn những định luật khiến cho thần khí vũ trụ này tác động”.
Có hai loại từ khí hóa; một đằng là thuần túy động vật; còn một đằng là siêu việt,
tùy thuộc vào ý chí và sự hiểu biết của nhà thôi miên Mesmer cũng nhƣ mức độ tính linh
của đối tƣợng và khả năng y tiếp nhận các ấn tƣợng của ánh sáng tinh tú. Nhƣng thế mà
hầu nhƣ chắc chắn rằng thần nhãn vốn tùy thuộc phần lớn vào nhà thôi miên Mesmer
hơn là đối tƣợng bị thôi miên. Đối tƣợng tích cực cũng phải tuân chịu quyền năng của
một bậc cao đồ nhƣ Du Potet. Nếu mắt của y đƣợc điều khiển tuyệt vời bởi nhà thôi miên
Mesmer, pháp sƣ hoặc chơn linh thì ánh sáng phải trình hiện những điều ghi chép bí mật
của nó cho ta khảo cứu; bởi vì nếu nó là một quyển sách bao giờ cũng khép kín đối với
những “kẻ nào nhìn thấy mà không nhận thức đƣợc” thì mặt khác nó lại luôn luôn mở ra
đối với kẻ nào muốn thấy nó mở ra. Nó ghi chép mà không cắt bỏ mọi điều vốn đã tồn
tại, đang tồn tại hoặc sẽ tồn tại. Những hành vi nhỏ nhặt nhất trong cuộc đời ta đều đƣợc
ghi khắc lên trên nó và ngay cả tƣ tƣởng của ta cũng đƣợc chụp hình trên những tấm
bảng vĩnh hằng của nó. Đó là quyển sách mà ta thấy vị thiên thần trong sách Khải huyền
mở ra, “đây là quyển sổ bộ đời mà ngƣời ta phán xét kẻ chết theo những công trình của
họ”. Nói tóm lại đó là KÝ ỨC của THƢỢNG ĐẾ!
Một đoạn xƣa cũ trong Sấm truyền Chaldea của Zoroaster [16] có nói rằng “các Sấm
truyền khẳng định rằng ấn tƣợng của các tƣ tƣởng, tính tình, con ngƣời và những linh
ảnh khác đều xuất hiện trong chất hậu thiên khí (æther). . . Nơi chất này thì các sự vật
không có hình tƣớng cũng trở nên có hình tƣớng”.
Nhƣ vậy minh triết xƣa và nay, sự tiên tri và khoa học đều nhất trí bổ chứng cho
những lời quả quyết của môn đồ kinh Kabala. Trên những tấm bảng bất diệt của ánh
sáng tinh tú có ghi khắc ấn tƣợng của mọi tƣ tƣởng mà chúng ta suy nghĩ, mọi hành vi
mà chúng ta thực hiện và những biến cố tƣơng lai – hậu quả của những nguyên nhân đã
bị quên lãng từ lâu rồi – cũng đã đƣợc phác họa thành ra một bức tranh sống động để
cho mắt của nhà thấu thị và nhà tiên tri có thể theo dõi đƣợc. Đối với môn sinh triết học
cổ thì ký ức – niềm thất vọng của nhà duy vật, câu đố của nhà tâm lý học, con nhân sƣ
bí ẩn của khoa học – chỉ là một tên gọi để diễn tả cái khả năng mà con ngƣời vận dụng
một cách vô ý thức và chia xẻ với nhiều loài thú vật hạ đẳng – dùng nội nhãn để nhìn
vào ánh sáng tinh tú và chứng kiến ở đó những hình ảnh của các cảm giác và sự việc
trong quá khứ. Thay vì đi tìm những hạch não dành cho những “vi ảnh” của ngƣời sống
và ngƣời chết, của những phong cảnh mà chúng ta đã viếng thăm và những sự việc mà
chúng ta đóng vai trò trong đó” [17] . Họ lại đi tới cái kho bao la nơi tích chứa những bảng
ghi chép cuộc đời của mọi ngƣời cũng nhƣ mọi mạch động của càn khôn hữu hình trong
suốt thời gian Vĩnh hằng!

[15]
“Các Nguyên lý Căn bản của Vật lý học”.
[16]
“Vật lý Toát yếu”, trang 143; “Các Sấm truyền Chaldea” của Cory.
[17]
Draper: “Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 153
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Cái tia chớp lóe trí nhớ mà theo truyền thống đƣợc giả sử là cho một ngƣời chết đuối
thấy đƣợc mọi phong cảnh đã quên lãng từ lâu trong kiếp sống trần tục của mình – cũng
giống nhƣ phong cảnh đƣợc bộc lộ ra cho du khách qua những tia chớp đứt quãng – chỉ
là sự thoáng thấy đột ngột mà linh hồn phấn đấu có đƣợc trong phòng triển lãm tranh im
lặng nơi mà lịch sử của y đƣợc phác họa bằng những màu sắc bất diệt.
Sự kiện nổi tiếng – điều này đƣợc bổ chứng cho kinh nghiệm cá nhân của chin trong
số mƣời ngƣời – theo đó chúng ta thƣờng nhận biết là quen thuộc khi lần đầu tiên ta
trông thấy hoặc nghe thấy những cảnh tƣợng, phong cảnh và những cuộc đối thoại đôi
khi xảy ra ở những xứ mà trƣớc đó ta chƣa hề tới viếng thăm, sự kiện này là kết quả
cũng của những nguyên nhân nhƣ trên. Những kẻ tin vào luân hồi viện dẫn điều này là
bằng chứng thêm nữa về việc trƣớc kia ta có tồn tại trong những cơ thể khác. Họ gán
việc nhận biết những con ngƣời, xứ sở, sự vật mà ta chƣa từng thấy cho những tia chớp
lóe của ký ức linh hồn trong những trải nghiệm trƣớc kia. Nhƣng cổ nhân cùng với các
triết gia thời trung cổ kiên quyết có ý kiến ngƣợc lại.
Họ quả quyết rằng mặc dù hiện tƣợng tâm lý này là một trong những luận chứng vĩ
đại nhất để ủng hộ cho tính bất tử và sự tồn tại trƣớc kia của linh hồn, thế nhƣng linh
hồn lại đƣợc phú cho một ký ức cá biệt, độc lập với trí nhớ của bộ óc phàm cho nên đó
không phải là bằng chứng của luân hồi. Eliphas Levi diễn tả điều này một cách hay ho
nhƣ sau: “Thiên nhiên đóng tịt cửa lại đằng sau mọi sự vật đã diễn ra và đẩy sự sống tiến
về phía trƣớc” nơi các hình tƣớng hoàn hảo hơn. Con nhộng trở thành một con bƣớm và
con bƣớm không bao giờ lại trở thành ấu trùng. Trong những giờ tịch lặng của ban đêm
khi các giác quan thể xác của ta nhanh chóng bị kềm kẹp trong xiềng xích của giấc ngủ
và xác phàm của ta đang yên nghỉ thì hình tƣớng tinh anh đƣợc giải phóng. Bấy giờ nó
rịn ra khỏi cái ngục tù trần thế và theo lời diễn tả của Paracelsus, nó “đàm đạo với thế
giới bên ngoài” và vân du trên thế giới hữu hình cũng nhƣ thế giới vô hình. Ông bảo
rằng: “Trong khi ngủ thì anh hồn chuyển động tự do hơn, lúc bấy giờ nó bay vút lên tới
tổ phụ của mình và đàm đạo với các ngôi sao”. Những giấc mơ, điềm báo trƣớc, sự tiên
tri, tiên đoán và linh cảm đều là những ấn tƣợng mà anh hồn để lại cho bộ óc của ta, bộ
óc tiếp nhận những thứ này ít nhiều rõ ràng tùy theo mức cung cấp máu mà nó có đƣợc
trong giờ ngủ. Cơ thể càng kiệt lực thì chơn nhơn càng tự do và các ấn tƣợng của ký ức
linh hồn lại càng sống động. Khi ngủ say và ngon giấc, không mộng mị và không bị đánh
thức nửa chừng thì khi tỉnh dậy có ý thức về ngoại giới, con ngƣời đôi khi chẳng nhớ đƣợc
chút nào. Nhƣng các ấn tƣợng của cảnh tƣợng và phong cảnh mà thể tinh anh nhìn thấy
trong cuộc viễn du vẫn còn đó mặc dù ẩn tàng bên dƣới áp lực của vật chất. Chúng có
thể đƣợc khơi hoạt vào bất cứ lúc nào và bấy giờ trong những lúc chớp lóe của ký ức nội
giới nơi con ngƣời có một sự trao đổi ngay tức khắc năng lƣợng giữa vũ trụ hữu hình và
vũ trụ vô hình. Một dòng năng lƣợng đƣợc xác lập giữa các “vi ảnh” của các hạch não và
những phòng triển lãm tranh ảnh phối cảnh của ánh sáng tinh tú. Và một ngƣời biết đƣợc
điều mà y chƣa bao giờ tới viếng thăm khi ở trong xác phàm cũng chƣa nhìn thấy phong
cảnh và con ngƣời mà y nhận biết ra, thế mà vẫn quả quyết rằng mình đã nhận thấy và
biết chúng rồi vì sự quen thuộc ấy đƣợc thực hiện trong khi “xuất vía”. Các nhà sinh lý
học chỉ còn có nƣớc phản đối điều này.. Họ ắt trả lời rằng khi ngủ tự nhiên – ngủ say và
ngủ sâu thì “một nửa bản chất của ta vốn mang tính cố ý ở trong tình trạng bị trì trệ” vì
thế cho nên ta không thể di chuyển đƣợc, thậm chí sự tồn tại của một anh hồn cá biệt
nhƣ thế còn bị họ coi chẳng khác gì hơn là một chuyện thần thoại thú vị. Blumenbach
quả quyết với ta rằng trong khi ngủ thì mọi giao tiếp giữa tâm trí và thể xác đều bị tạm
ngƣng; lời khẳng định này bị Bác sĩ Richardson, Hội viên Hội Hoàng gia chối bỏ, ông
trung thực nhắc nhở nhà khoa học Đức rằng, ta còn “chƣa biết ranh giới rõ ràng và mối

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 154


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

quan hệ chính xác giữa tâm trí và thể xác” thì làm sao mà dám nói nhƣ vậy đƣợc. Lời thú
nhận này cộng thêm với những lời thú nhận của nhà sinh lý học ngƣời Pháp Fournié và lời
thú nhận còn mới gần đây nữa của Bác sĩ Allchin, một y sĩ tài ba ở Luân đôn, trong một
bài thuyết trình cho sinh viên, ông có thẳng thắn thú nhận rằng “trong mọi sự nghiệp
khoa học thực tế có ảnh hƣởng tới cộng đồng thì có lẽ chẳng sự nghiệp nào lại dựa trên
một nền tảng bấp bênh và kém vững chắc nhƣ y học”; những lời nêu trên khiến ta có
quyền bù trừ các giả thuyết của các khoa học gia thời xƣa với các giả thuyết của các
khoa học gia thời nay.
Không một ngƣời nào cho dù thô thiển và duy vật đến đâu đi nữa có thể tránh đƣợc
một cuộc sống lƣỡng bội; một đằng là sinh hoạt trong vũ trụ hữu hình, một đằng là sinh
hoạt trong vũ trụ vô hình. Nguyên sinh khí vốn làm sinh động cho xác phàm của y chủ
yếu ở nơi thể tinh anh; và trong khi những bộ phận mang nhiều thú tính của y đang yên
ngủ thì những bộ phận mang nhiều tính linh không hề biết giới hạn hoặc trở ngại nào.
Chúng ta hoàn toàn biết rõ rằng nhiều ngƣời có học cũng những ngƣời vô học ắt phản đối
một thuyết mới mẻ nhƣ thế về sự phân bố nguyên sinh khí. Họ chẳng thà vẫn cứ sung
sƣớng không biết gì và tiếp tục thú nhận rằng chẳng ai biết hoặc có thể tự cho là mình
nói đƣợc cái tác nhân huyền bí ấy từ đâu xuất hiện ra và biến mất đi về đâu, còn hơn là
dành một lúc chú ý tới điều mà họ coi là cái thuyết đã cổ hũ và bị mất uy tín. Một số
ngƣời có thể phản đối dựa vào cơ sở của thần học theo đó những con thú câm lặng không
có hồn bất tử và vì thế cho nên có thể có anh hồn; đó là vì các nhà thần học cũng như
người bình thường đều vật lộn với ấn tượng sai lầm rằng linh hồn và anh hồn là cùng một
thứ. Nhƣng nếu ta nghiên cứu Plato và các triết gia khác thời xƣa thì ta có thể dễ dàng
nhận thức đƣợc rằng trong khi “hồn phi lý” (Plato dùng từ này để ngụ ý anh hồn tức cái
biểu diễn tinh vi hơn của bản thân ta) cùng lắm cũng chỉ có thể ít nhiều kéo dài sự tồn tại
vƣợt khỏi lúc cái xác đã đƣợc chôn xuống mồ; thì linh hồn – mà Giáo hội gọi sai lầm là
phần hồn – có bản thể bất tử. (Bất cứ học giả tiếng Hebrew nào cũng dễ dàng thẩm định
sự khác nhau ấy nếu y hiểu đƣợc sự khác nhau giữa hai từ ruah và nephesh). Nếu
nguyên sinh khí là một điều nào đó độc lập với anh hồn và tuyệt nhiên không gì liên quan
tới nó thì tại sao cƣờng độ của khả năng thần nhãn lại tùy thuộc xiết bao vào sự kiệt quệ
thể xác của đối tƣợng? Cơn xuất thần càng sâu, cơ thể càng bộc lộ ít dấu hiệu sự sống thì
các nhận thức tâm linh lại càng trở nên rõ ràng hơn và sự thấu thị của linh hồn lại càng
trở nên mạnh mẻ hơn. Linh hồn khi đã thoát đƣợc gánh nặng của các giác quan xác
phàm tỏ ra có hoạt động, đầy quyền năng ở một mức độ mạnh mẽ hơn nhiều so với mức
có thể đƣợc trong một cơ thể khỏe mạnh cƣờng tráng. Brierre de Boismont đã cung cấp
đi cung cấp lại những ví dụ về sự kiện này. Các cơ quan thị giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác và thính giác tỏ ra bén nhạy hơn nhiều nơi một đối tƣợng bị thôi miên mesemer vốn
không có khả năng vận dụng các giác quan của thể xác so với khi y sử dụng các giác
quan này ở trạng thái bình thƣờng.
Chỉ nội những sự kiện đó thôi, một khi đƣợc chứng tỏ rồi cũng là những chứng minh
không thể khuất phục đƣợc về sự liên tục của sự sống cá biệt, ít ra trong một thời kỳ nào
đó sau khi ta đã bỏ xác hoặc là vì nó đã mòn mỏi hoặc là vì do bị tai nạn. Nhƣng mặc dù
trong khi tạm trú ngắn ngủi trên trần thế, linh hồn của ta có khi phải giấu nghề, song nó
vẫn còn chói sáng ít nhiều để thu hút về mình những ảnh hƣởng vong linh tử tế, và khi
một tƣ tƣởng mang tính cách thiện hoặc ác nảy sinh ra trong bộ óc của ta thì nó thu hút
về mình những xung lực có bản chất giống nhƣ thế một cách không thể cƣỡng lại đƣợc
giống nhƣ nam châm hút mạt sắt vậy. Sự thu hút này cũng tỉ lệ với cƣờng độ mà xung
lực tƣ tƣởng biểu hiện ra nơi chất ether; và nhƣ vậy ta ắt hiểu đƣợc làm thế nào mà một
ngƣời có thể gây ấn tƣợng mạnh mẽ lên thời đại của mình đến nỗi mà – thông qua các

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 155


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dòng năng lƣợng đƣợc trao đổi thƣờng xuyên giữa hai thế giới vô hình và hữu hình - ảnh
hƣởng đó có thể đƣợc chuyển di từ thời đại nối tiếp này sang thời đại nối tiếp khác, cho
đến khi nó ảnh hƣởng tới một số lớn loài ngƣời.
Cũng khó mà nói đƣợc rằng các tác giả của tác phẩm nổi tiếng mang tên Vũ trụ Vô
hình đã tự cho phép mình suy nghĩ nhiều đến đâu theo chiều hƣớng này, nhƣng họ có thể
không nói hết những gì mà họ suy diễn ra theo ngôn ngữ sau đây:
“Bạn hãy thoải mái ngắm nhìn xem, không còn nghi ngờ gì nữa các tính chất của
chất ether thuộc một cấp độ cao hơn các vật chất hữu tình trong phạm vi hoạt động của
thiên nhên. Và vì ngay cả các bậc cao đạo trong khoa học cũng còn thấy là vật chất hữu
tình vượt xa tầm hiểu biết của họ, ngoại trừ trong nhiều chi tiết đặc thù tỉ mỉ và thƣờng
biệt lập, cho nên ta cũng chẳng ít lợi gì mà suy đoán thêm nữa. Đối với mục đích của
mình, ta cũng chỉ cần biết rằng chất ether chắc chắn thực hiện đƣợc nhiều điều hơn mức
mà bất cứ người nào dám nói”.
Một trong những khám phá thú vị nhất của thời hiện đại đó là năng lực khiến cho
một lớp ngƣời thông linh nào đó có thể tiếp nhận đƣợc từ bất kỳ vật nào cầm trên tay
hoặc đặt trên tay những ấn tƣợng về tiến trình hoặc hình dáng của một cá nhân hoặc bất
kỳ sự vật nào khác mà nó trƣớc kia đã từng tiếp xúc với. Vậy là một bản thảo, một bức
tranh, một bộ quần áo hoặc đồ trang sức – cho dù xƣa cũ đến đâu đi nữa – cũng truyền
thụ cho ngƣời thông linh một hình ảnh sống động về tác giả của bản thảo, họa sĩ của bức
tranh hoặc ngƣời mang quần áo hay đồ trang sức cho dù y sống thời Ptolemy hay Enoch.
Thậm chí còn hơn nữa; một mảnh vụn của một tòa nhà cổ có thể gợi nhớ lại lịch sử của
nó và ngay cả những phong cảnh diễn ra bên trong hoặc xung quanh nó. Một chút quặng
cũng đƣa tầm thấu thị của linh hồn về tận cái thời kỳ mà nó còn đƣơng tạo lập ra. Năng
lực này đƣợc ngƣời phát hiện ra nó – Giáo sƣ J. R. Buchanan ở Louisville, Kentucky – gọi
là thuật trắc tâm. Đối với ông thì thế giới phải chịu ơn Khoa học Tâm lý do có đóng góp
thêm điều tối quan trọng này; và có lẽ đến với ông, khi sự tích tụ các sự kiện đã đốn ngã
đƣợc đa nghi thì hậu thế phải dựng lên một pho tƣợng để ghi ơn. Khi loan báo cho công
chúng phát hiện vĩ đại của mình, Giáo sƣ Buchanan, chỉ hạn chế vào khả năng trắc tâm
để phác họa tính tình con ngƣời, nói rằng: “Ành hƣởng tâm trí và sinh lý đƣợc truyền thụ
cho tài liệu viết ra dƣờng nhƣ là bất diệt, những mẩu xƣa cũ nhất mà tôi đã từng khảo
cứu đều cung cấp những ấn tƣợng một cách mạnh mẽ và rành rọt, ít bị thời gian hủy
hoại. Các bản thảo cổ vốn đòi hỏi một ngƣời buôn bán đồ cổ phải giải mã thuật viết chữ
kỳ lạ thời xƣa thì lại dễ dàng đƣợc thuyết giải bắng khả năng trắc tâm . . . Tính chất giữ
lại đƣợc ấn tƣợng của tâm trí không chỉ giới hạn vào tài liệu viết. Các hình vẽ, các bức
tranh, mọi thứ mà con ngƣời có thể tiếp xúc, có truyền đạt tƣ tƣởng và ý chí vào đó đều
có thể đƣợc liên kết với tƣ tƣởng và sự sống ấy sao cho tâm trí của một ngƣời khác có
thể nhớ lại đƣợc nó khi tiếp xúc với nó”.
Có lẽ vào lúc khởi đầu của khám phá vĩ đại này ông không thật sự biết đƣợc ý nghĩa
của những lời lẽ tiên tri của mình cho nên Giáo sƣ nói thêm rằng: “Khám phá này khi
đƣợc ứng dụng vào nghệ thuật và lịch sử sẽ mở ra đủ mọi kiến thức thú vị” [18].
Sự tồn tại của năng lực này đã đƣợc chứng tỏ bằng thực nghiệm đầu tiên vào năm
1841. Từ đó trở đi nó đã đƣợc cả ngàn trắc tâm viên ở khắp nơi trên thế giới chứng thực.
Nó chứng tỏ rằng mọi diễn biến trong thiên nhiên – cho dù tỉ mỉ hoặc kém quan trọng
đến đâu đi chăng nữa – đều để lại dấu ấn không phai nhòa đƣợc trong thiên nhiên vật lý
và vì không có một sự xáo trộn phân tử đáng kể nào cho nên ta chỉ có thể suy diễn rằng

[18]
J. R. Buchanan, Bác sĩ Y khoa: “Phác thảo các bài Thuyết trình về Hệ thần kinh trong Nhân
loại”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 156
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

những hình ảnh này đã đƣợc tạo ra bởi cái lực vô hình vũ trụ là chất ether, tức ánh sáng
tinh tú.
Trong tác phẩm hấp dẫn tựa đề là Linh hồn của Vạn vật, Giáo sƣ Denton, nhà địa
chất học [19] đã thảo luận dông dài về đề tài này. Ông cung cấp vô số ví dụ và khả năng
mà bà Denton có đƣợc ở mức độ đáng kể. Một mảnh vụn căn nhà của Cicero ở Tusculum
khiến cho bà mô tả không một chút bóng gió nào về bản chất của vật đặt lên trên trán
bà, chẳng những là môi trƣờng xung quanh của nhà hùng biện vĩ đại mà còn là chủ nhân
trƣớc đó của tòa nhà là Cornelius Sukka Felix, hoặc theo nhƣ ngƣời ta thƣờng gọi ông là
nhà độc tài Sulla. Một mẩu đá hoa cƣơng từ nhà thờ Ki Tô giáo thời xƣa ở Smyrna đƣa lại
trƣớc mắt bà giáo đoàn và các vị tu sĩ hành lễ ở đó. Các mẩu vật từ Nineveh, Trung quốc,
Jerusalem, Hi Lạp, Ararat và những nơi chốn khác trên khắp thế giới đều dựng lại những
phong cảnh trong cuộc đời của đủ thứ nhân vật mà tro tàn đã bị rải rác cách đây hàng
ngàn năm rồi. Trong nhiều trƣờng hợp Giáo sƣ Denton kiểm chứng lại những phát biểu
của bà bằng cách tham chiếu những sử liệu. Hơn nữa, một mẩu xƣơng nhỏ hoặc một
mảnh răng của một con thú thời tiền hồng thủy nào đó cũng khiến cho nhà nữ thấu thị
nhận thức đƣợc tạo vật đó nhƣ thể nó còn sinh động, thậm chí bà còn sống đƣợc một vài
phút giây ngắn ngủi trong cuộc đời của nó và trải nghiệm đƣợc những cảm giác của nó.
Những ngóc ngách ẩn giấu nhất trong địa hạt thiên nhiên cũng giao nộp mọi bí mật của
nó cho sự tìm tòi tha thiết của nhà trắc tâm và những diễn biến của những thời kỳ xa xƣa
nhất cũng cạnh tranh về những ấn tƣợng sống động so với những tình huống phù du của
ngày hôm qua.
Cũng trong tác phẩm ấy, tác giả có nói: “Không một chiếc lá nào phe phẩy, không
một con côn trùng nào bò lê, không một đợt sóng lăn tăn nào vùng vẫy mà mỗi chuyển
động đó lại không ghi chép lại bởi cả ngàn ngƣời ghi chép trung thực chép vào quyển
thánh thƣ không hề sai lầm và không phai nhòa đƣợc. Điều này cũng đúng nhƣ mọi thời
gian trong quá khứ. Từ buổi bình minh khi ánh sáng lố dạng trên bầu hành tinh ấu trĩ
này, khi những màn hơi nƣớc còn treo lơ lửng xung quanh cái nôi của nó mãi cho tới giờ
phút này, thiên nhiên vẫn còn bận rộn chụp ảnh mọi thứ. Phòng triễn lãm tranh ảnh của
nó kỳ diệu biết dƣờng nào!”.
Đối với chúng ta dƣờng nhƣ là hoàn toàn không thể đƣợc khi tƣởng tƣợng ra việc
các phong cảnh ở Thebes thời xƣa hoặc trong một đền thờ nào đó vào thời tiền sử lại chỉ
đƣợc chụp ảnh trên chất liệu của một vài nguyên tử. Hình ảnh của những biến cố đó đã
đƣợc nhúng chìm trong cái môi trƣờng phổ biến khắp vũ trụ thầm nhuần vạn vật và ghi
lại tất cả mà các triết gia gọi là “Linh hồn của Thế giới”, còn ông Denton gọi là “Hồn của
Vạn vật”. Khi áp sát mảnh vụn của một chất liệu vào trán của mình nhà trắc tâm đã
khiến cho chơn ngã của mình giao tiếp với phần hồn bên trong của vật mà mình cầm
nắm. Giờ đây thì ngƣời ta công nhận rằng hậu thiên khí (æther) vũ trụ thấm nhuần vạn
vật trong thiên nhiên ngay cả vật rắn chắc nhất. Ngƣờ ta cũng bắt đầu thừa nhận rằng
chất này bảo tồn hình ảnh cùa mọi sự việc diễn ra. Khi nhà trắc tâm khảo sát mẩu vật
của mình thì y bèn đƣợc tiếp xúc với dòng ánh sáng tinh tú có liên kết với mẩu vật ấy và
có ghi lại hình ảnh của những diễn biến liên quan tới lịch sử của mẩu vật. Theo Denton,
những hình ảnh này lƣớt qua trƣớc tầm nhìn của ông nhanh nhƣ ánh sáng; hết cảnh này
tới cảnh khác chen chúc nhau nhanh đến nỗi chỉ nhờ việc vận dụng tối đa tới ý chí, ông
mới có thể giữ cho bất kỳ phong cảnh nào tồn tại lâu trong thị trƣờng của mình đủ để mô
tả đƣợc nó.

[19]
W. và Elizabeth M. F. Denton: “Linh hồn của Vạn vật; tức những Phát hiện và Khảo cứu về
Thuật trắc tâm”, Boston, 1873.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 157
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Nhà trắc tâm có thần nhãn nghĩa là y thấy bằng mắt nội giới. Nếu khả năng ý chí
của y không mạnh lắm, nếu y không tự rèn luyện mình rốt ráo đối với hiện tƣợng đặc thù
này, nếu sự hiểu biết của y về khả năng nhìn của mình chƣa sâu sắc thì nhận thức của y
về nơi chốn con ngƣời và diễn biến tất nhiên phải rất lẫn lộn. Nhƣng trong trƣờng hợp
thuật thôi miên Mesmer, trong đó ngƣời ta cũng phát triển năng lực thần nhãn này thì
nhà thao tác có ý chí kiểm soát đƣợc ý chí của đối tƣợng, có thể bắt buộc đối tƣợng phải
tập trung chú tâm vào một bức ảnh cho sẵn đủ lâu để quan sát mọi chi tiết vụn vặt của
nó. Hơn nữa nhờ đƣợc sự dẫn dắt của nhà thôi miên mesemer lão luyện, nhà thấu thị sẽ
vƣợt qua mặt nhà trắc tâm tự nhiên khi tiên tri đƣợc các diễn biến tƣơng lai rõ ràng và
minh bạch hơn nhà trắc tâm. Đối với ai có thể phản đối khả năng nhận thức đƣợc điều
còn “chƣa xảy ra” thì chúng tôi xin hỏi. Tại sao không thể thấy điều xảy ra nếu ta đã
từng đƣa trở lại trƣớc tầm nhìn của mình điều đã xảy ra và có gì khác đâu? Theo giáo lý
của kinh Kabala thì tƣơng lai tồn tại trong ánh sáng tinh tú dƣới dạng thai nghén cũng
nhƣ hiện tại tồn tại dƣới dạng thai nghén trong quá khứ. Trong khi con ngƣời đƣợc tự do
hành động tùy ý thích thì lúc nào ngƣời ta cũng biết đƣợc trƣớc cách thức mà y sẽ hành
động; không phải dựa trên cơ sở thuyết định mệnh hoặc số phận mà chỉ dựa trên cơ sở
nguyên lý hài hòa bất biến trong vũ trụ; và ta cũng có thể biết trƣớc khi một nốt nhạc
trổi lên thì các rung động của nó ắt không và không thể biến thành rung động của một
nốt nhạc khác. Vả lại, thời gian vĩnh hằng đâu có quá khứ cũng nhƣ tƣơng lai mà chỉ có
hiện tại, cũng giống nhƣ không gian vô biên theo đúng nghĩa đen đâu thể có nơi xa hoặc
nơi gần. Nhận thức của ta vì bị giới hạn vào phạm vi hẹp hòi của knh nghiệm cho nên thử
ra sức thích ứng nếu không phải là sự tận cùng thì ít ra cũng là sự bắt đầu trong không
gian và thời gian. Nhƣng thật ra thì cả bắt đầu lẫn kết thúc đều đâu có tồn tại, vì trong
trƣờng hợp đó thì chẳng hóa ra thời gian không vĩnh hằng và không gian chẳng vô biên
hay sao. Nhƣ ta có nói, quá khứ cũng nhƣ tƣơng lai đâu có tồn tại mà chỉ có ký ức của ta
là còn sống sót; thế mà ký ức của ta chẳng qua chỉ là những sự thoáng thấy mà ta chụp
giựt đƣợc từ những phản chiếu của quá khứ vào trong các dòng của ánh sáng tinh tú
cũng giống nhƣ nhà trắc tâm chụp giựt đƣợc chúng từ những bức xạ tinh tú của những
vật thể mà y đang nắm giữ.
Khi nói về những ảnh hƣởng của ánh sáng lên trên các vật thể và việc tạo lập các
hình ảnh trên vật thể nhờ vào ánh sáng, Giáo sƣ E. Hitchcock có cho biết: “Vậy thì dƣờng
nhƣ là tác dụng chụp ảnh này thấm nhuần trọn cả thiên nhiên; ta chẳng nói đƣợc nó
chấm dứt ở đâu. Ta cũng chẳng biết, nhƣng nó có thể ghi dấu ấn các đặc điểm của ta lên
trên thế giới xung quanh ta khi các đặc điểm ấy bị đủ thứ nỗi đam mê biến đổi và do đó
chúng lấp đầy thiên nhiên bằng những ấn tƣợng theo kiểu phép chụp hình Daguerre về
mọi tác động của ta; . . . cũng có thể đó là những cuộc trắc nghiệm khiến cho thiên
nhiên vốn tài khéo hơn bất kỳ ngƣời chụp ảnh nào có thể làm nổi bật lên và cố định
những bức chân dung này sao cho các giác quan nhạy bén hơn giác quan của ta thấy
chúng trải rộng bên trên một tấm vải vẽ tranh lớn trong vũ trụ vật chất. Có lẽ chúng
chẳng bao giờ phai nhòa đi đƣợc khỏi tấm vải này mà trở thành các mẩu vật trong phòng
triển lãm tranh vĩ đại của thời gian vĩnh hằng [20] .
Từ đó trở đi, từ “có lẽ” của Giáo sƣ Hitchcock đã thay đổi do việc ngƣời ta chứng
minh đƣợc thuật trắc tâm đắc thắng một cách khải hoàn. Những ngƣời nào hiểu đƣợc các
năng lực tâm lý và thần nhãn này sẽ loại trừ ngoại lệ trong ý tƣởng của Giáo sƣ
Hitchcock theo đó các giác quan nhạy bén hơn giác quan của ta là cần thiết để thấy đƣợc
những bức tranh này trên tấm ảnh vẽ tranh theo giả thuyết về vũ trụ của ông; ngƣời ta

[20]
“Tôn giáo Địa chất học”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 158
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

quả quyết rằng ông chỉ nên giới hạn những hạn chế của mình cho giác quan ngoại giới
của thể xác. Tinh thần của con người vốn là Tinh thần bất tử, Thiêng liêng, cho nên
không thẩm định quá khứ hoặc tương lai mà chỉ thấy vạn vật như trong hiện tại. Những
bức ảnh Daguerre mà ông có nhắc tới trong đoạn trích dẫn nêu trên đƣợc ghi khắc lên
ánh sáng tinh tú, nhƣ ta có nói trƣớc kia và theo giáo lý của Hermes (phần đầu tiên của
giáo lý này đã đƣợc khoa học chấp nhận và chứng minh) ánh sáng tinh tú ghi chép lại
mọi điều đã, đang hoặc sẽ xảy ra.
Gần đây một số nhà bác học của ta đặc biệt chú ý tới một đề tài cho đến nay bị
chụp mũ là “mê tín dị đoan”. Họ bắt đầu suy đoán về giả thuyết có những thế giới vô
hình. Các tác giả của tác phẩm Vũ trụ Vô hình là những ngƣời đầu tiên mạnh dạn mở
đƣờng và họ đã tìm đƣợc một ngƣời nối gót là Giáo sƣ Fiske, những suy đoán của ông
đƣợc trình bày trong tác phẩm Thế giới Vô hình. Hiển nhiên là các nhà khoa học đang
thăm dò cái nền tảng bấp bênh của thuyết duy vật và khi cảm thấy nó rung chuyển dƣới
chân mình thì họ bèn chuẩn bị cho một sự đầu hàng, nộp vũ khí ít nhục nhã hơn trong
trƣờng hợp thua trận. Jevons tán thành Babbage và cả hai tin chắc rằng mọi tƣ tƣởng khi
làm dịch chuyển các hạt trong bộ óc khiến cho chúng chuyển động đều phân tán chúng
ra khắp vũ trụ và nghĩ rằng “mỗi hạt của vật chất đang hiện hữu đều phải ghi lại mọi thứ
đã xảy ra” [21]. Mặt khác trong bài thuyết trình về vật lý học, Tiến sĩ Thomas Young đã
dứt khoát mời gọi chúng ta “thoải mái suy đoán về khả năng có những thế giới độc lập;
một số tồn tại ở những nơi khác, một số lồng vào nhau cùng một vị trí trong không gian
mà không ai thấy và không ai biết, lại còn một số khác nó có thể không cần tới phƣơng
thức tồn tại trong không gian”.
Nếu xuất phát từ một quan điểm thuần túy khoa học chẳng hạn nhƣ khả năng là
năng lƣợng đƣợc chuyển dời vào trong vũ trụ vô hình mà các nhà khoa học tha hồ suy
đoán nhƣ thế dựa vào nguyên lý liên tục thì tại sao ngƣời ta lại không cho phép các nhà
huyền bí học và thần linh học cũng có đƣợc đặc quyền nhƣ thế? Theo khoa học các ấn
tƣợng của hạch thần kinh trên bề mặt của một lớp kim loại đánh nhẵn bóng đƣợc ghi lại
và có thể đƣợc bảo tồn trong một thời khoảng vô hạn định; Giáo sƣ Draper minh họa sự
kiện này một cách thơ mộng nhất bằng cách nói rằng: “Một cái bóng không bao giờ chiếu
lên một bức tƣờng mà không để lại trên đó một dấu vết thƣờng xuyên, một dấu vết mà
ta có thể làm cho hiện hình đƣợc bằng cách cầu viện tới những phƣơng thức thích hợp . .
. Chân dung của ngƣời bạn hoặc phong cảnh có thể bị che khuất mắt ta trên bề mặt nhạy
bén, nhƣng chúng sẵn sàng xuất hiện ngay khi ta cầu viện tới những thuốc rửa thích hợp.
Một bóng ma đƣợc che giấu trên một bề mặt bằng bạc hoặc nhẵn nhƣ gƣơng cho tới khi
ta dùng thuật chiêu hồn để cho nó xuất hiện vào thế giới hữu hình. Trên vách tƣờng của
những biệt thự riêng tƣ nhất, nơi ta nghĩ rằng những con mắt soi bói quấy rầy hoàn toàn
bị loại trừ và không ai xúc phạm tới đƣợc sự ẩn dật của mình thì vẫn tồn tại những vết
tích của mọi hành vi của ta, những hình bóng của bất cứ điều gì mà ta đã thực hiện” [22]
Nếu ta có thể thu đƣợc một ấn tƣợng không thể phai nhòa từ vật chất vô cơ và nếu
trong vũ trụ không điều gì bị mất đi hoặc hoàn toàn biến mất thì tại sao cả một đạo quân
khoa học lại giơ vũ khí chống lại tác giả của quyển Vũ trụ Vô hình. Và dựa trên cơ sở nào
mà họ bác bỏ giả thuyết theo đó “Tư tưởng, khi được quan niệm là có ảnh hưởng tới vật
chất của một vũ trụ khác đồng thời với vật chất của vũ trụ này, lại có thể giải thích được
một trạng thái trong tương lai?”[23]

[21]
“Các Nguyên lý của Khoa học”, quyển ii, trang 455.
[22]
J. W. Draper: “Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 132-133.
[23]
“Vũ trụ Vô hình”, trang 159.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 159
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Theo ý kiến chúng tôi thì nếu thuật trắc tâm là một trong những bằng chứng vĩ đại
nhất về tinh bất diệt của vật chất vì đời đời còn giữ lại đƣợc những ấn tƣợng của ngoại
giới, thì việc nội nhãn của ta có thể có đƣợc năng lực đó ắt là một bằng chứng còn lớn lao
hơn nữa ủng hộ cho tính bất tử của tinh thần cá thể con ngƣời. Vốn có thể phân biệt
đƣợc những diễn biến xảy ra cách đây hàng trăm ngàn năm thì tại sao nó không áp dụng
đƣợc cũng năng lực đó cho một tƣơng lai còn đắm chìm trong thời gian vĩnh hằng, trong
đó không thể có quá khứ cũng nhƣ tƣơng lai mà chỉ có thể có một hiện tại vô biên nhất
nhƣ?
Mặc dù bản thân các nhà khoa học tự thú là dốt nát ghê gớm về một số chuyện,
nhƣng họ vẫn còn chối bỏ sự tồn tại của cái lực tâm linh bí nhiệm vốn vƣợt ngoài tầm
hiểu biết của những định luật vật lý thông thƣờng. Họ vẫn còn hi vọng có thể áp dụng
đƣợc cho các sinh vật cũng những định luật mà họ thấy phù hợp với vật chất trơ. Và sau
khi đã phát hiện ra điều mà các môn đồ kinh Kabala gọi là “những thứ tẩy trƣợc” của
Ether (ánh sáng, nhiệt, điện và sự vận động), họ lấy làm hoan hỉ với cái vận may của
mình khi đếm các rung động của nó để tạo ra các màu sắc trong quang phổ và đắc chí
với thành tích ấy, họ bèn từ chối không tìm hiểu gì thêm nữa. Một số nhà khoa học đã
suy nghĩ ít nhiều về cái bản thể thiên biến vạn hóa ấy, khi không thể đo lƣờng nó bằng
quang kế, họ bèn gọi nó là “một môi trƣờng theo giả thuyết có tính đàn hồi rất lớn và cực
kỳ tế vi, đƣợc giả định là thấm nhuần trọn cả không gian kể cả bên trong các vật thể rắn
chắc; “đó là môi trƣờng để truyền dẫn ánh sáng và nhiệt” (theo Tự điển). Những ngƣời
khác mà chúng tôi xin gọi là “những bóng ma trơi” trong khoa học, những đứa con hoang
của khoa học, những ngƣời này cũng khảo sát nó; thậm chí còn bảo chúng tôi rằng họ đã
mất công xăm xoi nó “bằng kính lúp”. Nhƣng khi nhận thức rằng trong đó chẳng có vong
linh cũng nhƣ ma quỉ, cũng không phát hiện nơi các làn sóng bội bạc của nó bất cứ điều
gì mang tính cách khoa học hơn thì họ bèn quay ngoắt đi và gọi mọi kẻ tin tƣởng vào sự
bất tử nói chung (nhà thần linh học nói riêng) là “những kẻ điên rồ mất trí”, “điên khùng
đấy ảo tƣởng” [24] ; trọn cả cái giọng lƣỡi não nề nhƣ thế hoàn toàn thích hợp với bối cảnh
của một sự thất bại đáng buồn nhƣ vậy.
Tác giả quyển Vũ trụ Vô hình có nói:
“Chúng tôi đã trục xuất tác động của cái điều bí nhiệm tên là Sự Sống ra khỏi vũ trụ
khách quan. Lỗi lầm là ở chỗ khi tƣởng tƣợng dùng cái quá trình đó thì họ hoàn toàn dứt
bỏ đƣợc một sự việc đã vƣợt trƣớc họ và nó sẽ bị biến mất hoàn toàn khỏi vũ trụ. Đâu có
phải nhƣ thế. Nó chỉ biến mất khỏi cái phạm vi nhỏ hẹp trong ánh sáng mà chúng ta có
thể gọi là vũ trụ theo nhận thức của khoa học. Nếu ta gọi nó là bộ ba bí nhiệm: bí nhiệm
về vật chất, bí nhiệm về sự sống và bí nhiệm về Thƣợng Đế, thì ba Ngôi này chỉ là một
Thể” [25] .
Khi dựa trên cơ sở “vũ trụ hữu hình chắc chắn phải kết liễu thành năng lượng có thể
biến hóa đƣợc và có lẽ kết thúc nơi vật chất”, cũng nhƣ “nguyên tắc liên tục đòi hỏi vũ
trụ phải đƣợc tiếp nối”, thì các tác giả của tác phẩm đáng chú ý này thấy mình bắt buộc
phải tin rằng “có một điều gì đó vượt ngoài vũ trụ hữu hình . . . [26] và hệ thống hữu hình
không phải là trọn cả vũ trụ mà có lẽ nó chỉ là một phần rất nhỏ của toàn thể vũ trụ”.
Hơn nữa, khi nhìn tới cũng nhƣ nhìn lui, xét về nguồn gốc của vũ trụ hữu hình này, các
tác giả lại nhấn mạnh rằng “nếu vũ trụ hữu hình là tất cả những gì tồn tại thì sự biểu lộ
đột ngột đầu tiên của nó quả thật là một sự phá vỡ tính liện tục chẳng kém gì việc nó

[24]
F. R. Marvin: “Bài giảng về Chứng Cuồng si Đồng cốt”.
[25]
“Vũ trụ Vô hình”, trang 84 và tiếp theo.
[26]
Nhƣ trên, trang 89.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 160
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cuối cùng bị sụp đổ” (Mục 85). Do đó xét vì một sự phá vỡ nhƣ thế đi ngƣợc lại định luật
liên tục đã đƣợc chấp nhận, các tác giả đi tới kết luận sau đây:
“Thế mà đâu có kém tự nhiên khi tƣởng tƣợng rằng một vũ trụ có bản chất nhƣ vậy
(mà ta có lý do để nghĩ rằng nó tồn tại) và có liên quan tới vũ trụ hữu hình bằng những
sự ràng buộc về năng lƣợng, một vũ trụ nhƣ thế cũng có thể tiếp nhận năng lƣợng từ vũ
trụ hữu hình? . . . Tại sao ta lại không thể coi chất Ether tức môi trƣờng không chỉ là
một cầu nối [27] giữa một thứ bậc sự vật này với một thứ bậc sự vật khác, có thể nói nó
tạo thành một loại xi măn nhờ đó đủ loại thứ bậc trong vũ trụ đƣợc hàn gắn lại với nhau
thành một? Tóm lại, điều mà ta thƣờng gọi là chất Ether có thể không chỉ là một môi
trƣờng mà còn là một môi trƣờng cộng thêm với thứ bậc vô hình của các sự vật, sao cho
khi sự vận động của vũ trụ hữu hình đƣợc chuyển di sang chất Ether thì một phần sự vận
động đó đƣợc truyền đi dƣờng nhƣ qua một cầu nối nhập vào vũ trụ vô hình để đƣợc sử
dụng và tích trữ trong đó. Thậm chí cũng chẳng cần phải giữ lại quan niệm về một cầu
nối? Chẳng lẽ ta không thể nói huỵch toẹt ra ngay rằng khi năng lƣợng đƣợc truyền từ
vật chất sang chất Ether thì nó đƣợc chuyển từ vũ trụ hữu hình sang vũ trụ vô hình; còn
khi nó đƣợc truyền từ chất Ether sang vật chất thì nó đƣợc chuyển từ vũ trụ vô hình sang
vũ trụ hữu hình?” (Mục 198, trong tác phẩm Vũ trụ Vô hình).
Đúng nhƣ vậy, và nếu Khoa học chịu dấn thêm vài bƣớc nữa theo chiều hƣớng đó
để thăm dò một cách nghiêm chỉnh hơn cái “môi trƣờng theo giả thuyết” ấy thì biết đâu
chừng ngƣời ta lại có thể dễ dàng và an toàn đáng ngạc nhiên khi vƣợt qua đƣợc cái vực
sâu không ai vƣợt qua nổi của Tyndall ngăn cách các quá trình vật lý trong bộ óc với ý
thức (ít ra là xét theo quan điểm tri thức).
Mãi từ năm 1856, một ngƣời đƣợc coi là bác học vào thời kỳ ấy – Bác sĩ Jobard ở
Paris – chắc chắn cũng có những ý tƣởng giống nhƣ tác giả quyển Vũ trụ Vô hình đối với
chất ether, khi ông làm sửng sốt báo chí và thế giới khoa học qua lời tuyên bố sau đây:
“Tôi đã phát hiện ra một điều làm chính mình cũng phát hoảng. Có hai loại điện: một loại
thô thiển và mù quáng đƣợc tạo ra khi kim loại tiếp xúc với chất axit” (chất tẩy trƣợc
thô); loại kia thông minh và có tính THẤU THỊ . . . Điện đã rẽ nhánh ra làm hai trong tầm
tay của Galvani, Nobili và Matteuci. Luật thô thiển của dòng điện đã đi theo Jacobi,
Bonelli và Moncal, trong khi lực trí tuệ đi theo Bois-Robert, Thilorier và Hiệp sĩ Duplanty.
Quả cầu điện tức điện dƣới dạng sét hòn bao gồm một tƣ tƣởng không tuân lời Newton
và Mariette mà tuân theo những cơn chứng thất thƣờng của mình . . . Trong Kỷ yếu Hàn
lâm viện, chúng ta có hàng ngàn bằng chứng về sự THÔNG MINH của điện dưới dạng sét
hòn ấy . . . Nhƣng tôi nhận thấy rằng mình đang buông lung cho nên mới trở nên không
kín miệng. Một chút nữa tôi sẽ tiết lộ cho bạn biết cái bí quyết sắp giúp cho ta phát hiện
đƣợc tinh thần vũ trụ” [28] .
Đoạn nêu trên cùng với lời thú nhận kỳ diệu của khoa học và những gì mà chúng tôi
vừa trích dẫn từ tác phẩm Vũ trụ Vô hình đã soi sáng thêm nữa cho minh triết của những
thời đại đã qua từ lâu rồi. Ở một trong những trang trƣớc kia, chúng tôi có ám chỉ một
đoạn trích dẫn trong bản dịch của Cory về tác phẩm Các Mảnh vụn Cổ truyền trong đó

[27]
Xem này! Các nhà khoa học vĩ đại ở thế kỷ 19 khi bổ chứng cho minh triết trong truyện ngụ
ngôn Bắc Âu đƣợc trích dẫn trong chƣơng trƣớc đó. Cách đây nhiều ngàn năm, ý tƣởng về một cây
cầu ở giữa vũ trụ hữu hình và vũ trụ vô hình đã đƣợc một ngƣời “ngoại đạo” dốt nát tạo thành dụ
ngôn qua “bài ca Edda ở Völuspa”. “Linh ảnh của nhà nữ Thấu thị Vala”. Đó là vì đâu là cây cầu
Bifrost, cầu vồng chói sáng đƣa chƣ thiên tới gặp gỡ nhau ở gần suối nguồn Urdar. Nếu không
phải cũng ý tƣởng đó đã đƣợc hiến ra cho môn sinh biết suy tƣ do các tác giả của quyển “Vũ trụ
Vô hình”?
[28]
“Ngƣời bạn của Khoa học”, ngày 2 tháng 3 năm 1856, trang 67.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 161
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dƣờng nhƣ một trong các Sấm truyền Chaldea cũng diễn tả ý tƣởng giống hệt nhƣ vậy về
ether với một luận điệu đặc biệt giống nhƣ khẩu khí của các tác giả Vũ trụ Vô hình. Nó
phát biểu rằng hậu thiên khí (æther) là nơi sản sinh ra vạn vật và vạn vật lại trở về nó;
hình ảnh của vạn vật đƣợc ghi khắc không phai nhòa trên hậu thiên khí. Đó là kho chứa
mầm mống hoặc di tích của mọi hình tƣớng hữu hình và ngay cả của các ý tƣởng nữa.
Dƣờng nhƣ thể trƣờng hợp này đã bổ chứng một cách kỳ lạ cho điều khẳng định của
chúng tôi theo đó thời nay bất cứ ta khám phá ra đƣợc điều gì thì cũng thấy cách đây
nhiều ngàn năm “tổ tiên chất phác” của ta đã giải quyết trƣớc điều đó rồi.
Ở mức mà ngƣời ta đang đạt tới hiện nay, khi các nhà duy vật đã có một thái độ
hoàn toàn xác định đối với các hiện tƣợng thông linh thì chúng tôi có thể yên tâm khẳng
định rằng nếu cái chìa khóa này mà nằm ơ hờ trên thềm của “vực thẳm” thì chẳng có ông
Tyndall của chúng ta mà lại chịu cúi mình xuống nhặt nó lên.
Đối với một số môn đồ kinh Kabala thì những cố gắng đầy toan tính để giải quyết BÍ
NHIỆM LỚN về chất ether vũ trụ này sao mà dƣờng nhƣ rụt rè thế. Mặc dù bất cứ điều gì
đƣợc các nhà thám hiểm thông minh trong tác phẩm Vũ trụ Vô hình suy đoán cho đến
nay đều tiên tiến hơn bất cứ thứ gì đƣợc các triết gia hiện đại xiển dƣơng thì nó vẫn chỉ là
một khoa học quen thuộc đối với các bậc thầy về triết học Hermes. Đối với họ, chất ether
không chỉ là một cầu nối liền khía cạnh hữu hình với khía cạnh vô hình trong vũ trụ mà
đôi bàn chân táo bạo của họ khi băng qua nhịp cầu ấy sẽ đi theo con đƣờng dẫn tới
những cánh cổng bí nhiệm khi những kẻ suy đoán hiện đại hoặc là ắt không hoặc là
không thể mở khóa đƣợc.
Nhà thám hiểm hiện đại càng khảo cứu sâu sắc bao nhiêu thì y lại càng thƣờng phải
giáp mặt với những khám phá của cổ nhân bấy nhiêu. Nếu Elie de Beaumont (nhà địa
chất học vĩ đại ngƣời Pháp) mà dám nói bóng gió về sự lƣu thông trong quả đất liên quan
tới một số nguyên tố trong vỏ quả đất thì bản thân ông ta ắt thấy rằng điều đó đã đƣợc
các triết gia thời xƣa giải quyết trƣớc rồi. Chúng tôi xin hỏi các nhà công nghệ xuất sắc
đâu là những phát hiện mới nhất liên quan tới nguồn gốc của những lớp trầm tích mang
kim loại? Chúng tôi nghe nói một ngƣời là Giáo sƣ Sterry Hunt khi chứng tỏ cho chúng tôi
thấy nƣớc là một dung môi vạn năng nhƣ thế nào lại phát biểu chính cái học thuyết mà
Thales thời xƣa đã chủ trƣơng và giảng dạy cách đây hơn hai tá thế kỷ, theo đó nƣớc là
nguyên thể của vạn vật. Chúng tôi lắng nghe cũng vị giáo sƣ đó, cũng dựa vào thẩm
quyền của de Beaumont trình bày sự lƣu thông trong trái đất cũng nhƣ các hiện tƣợng
hóa học và vật lý của thế giới vật chất. Khi chúng tôi thích thú đọc ông “chƣa chuẩn bị
chấp nhận rằng trong các quá trình hóa học và vật lý có trọn cả bí mật của sự sống hữu
cơ”, thì chúng tôi lại càng thích thú hơn nữa khi lƣu ý thấy lời thú nhận trung thực sau
đây của chính ông: “Xét về nhiều phƣơng diện, chúng ta đang gần kề với các hiện tƣợng
của thế giới hữu cơ hơn là các hiện tƣợng của giới khoáng vật; đồng thời chúng ta học
biết đƣợc rằng cho đến nay những hiện tƣợng này liên quan và tùy thuộc lẫn nhau nhiều
đến mức chúng ta bắt đầu thấy có một sự thật nào đó làm cơ sở cho ý niệm của các triết
gia thời xƣa; họ mở rộng ý niệm về sinh lực sang tận thế giới khoáng vật, điều này khiến
họ nói tới trái đất là một cơ thể sống vĩ đại và coi đủ thứ biến đổi về khí hậu, nƣớc nôi và
chiều sâu đất đá của nó là những quá trình sinh hoạt của hành tinh ta”.
Mọi thứ trên đời này đều phải có khởi đầu. Gần đây sự việc đã đi quá xa trong giới
khoa học gia xét về mặt thành kiến đến nỗi thật là kỳ lạ khi ngay cả điều đó họ cũng phải
nhƣợng bộ triết học cổ truyền. Những nguyên tố sơ thủy, trung thực và nghèo nàn đã bị
lƣu đày từ lâu rồi, thế là các nhà khoa học đầy tham vọng chạy đua để xác định xem ai là
ngƣời sẽ thêm một nguyên tố nữa vào bầy chim non gồm 63 (hoặc hơn nữa) các chất
nguyên thủy. Trong khi đó hóa học hiện đại bắt đầu giao chiến về thuật ngữ. Ngƣời ta từ

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 162


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chối không cho chúng tôi có quyền gọi những chất này là “nguyên tố hóa học” vì chúng
không phải là các “nguyên thể bản sơ hoặc các bản thể tự tại mà vũ trụ đƣợc tạo hình từ
đó” [29] . Những ý tƣởng nhƣ thế liên quan tới thuật ngữ nguyên tố là đủ dùng cho “triết
lý Hi lạp thời xƣa” nhƣng khoa học hiện đại lại bác bỏ chúng; đó là vì Giáo sƣ Cooke có
nói rằng đây là những “thuật ngữ không hay ho” và khoa học thực nghiệm “chẳng dính
dáng gì tới bất kỳ bản thể nào ngoại trừ những bản chất mà nó có thể tìm thấy, ngửi
thấy hoặc nếm thấy đƣơc”. Phải là những thứ mà ngƣời ta có thể nhìn tận mắt, ngửi tận
mũi hoặc nếm tận miệng cơ! Còn những thứ khác thì dành cho các nhà siêu hình học.
Do đó, khi Van Helmont bảo ta rằng: “Mặc dù một bộ phận đồng chất của trái đất
bao gồm các ngiuyên tố có thể đƣợc khéo léo (nhân tạo) biến thành nƣớc”; mặc dù ông
vẫn còn chối bỏ rằng “chỉ có thiên nhiên mới làm đƣợc điều nhƣ thế thôi; vì không một
tác nhân tự nhiên nào có thể chuyển hóa nguyên tố này thành nguyên tố khác”, lý do
đƣợc nêu ra là vì các nguyên tố bao giờ cũng y nguyên nhƣ cũ, ta ắt phải tin rằng nếu
ông không hoàn toàn dốt đặc cán mai thì ít ra ông cũng là một môn đồ chậm tiến của
“triết học cổ Hi lạp” lạc hậu. Vốn sống và chết mà rất sung sƣớng vì chẳng biết gì tới 63
chất trong tƣơng lai thì liệu ông hoặc vị thầy cũ của ông là Paracelsus có thể thành tựu
đƣợc điều gì? Cố nhiên là chẳng đƣợc điều gì ngoại trừ các suy đoán điên rồ mang tính
siêu hình khoác lấy một loại tiếng lóng vô nghĩa vốn là tài sản chung của mọi nhà luyện
kim đan thời xƣa và thời trung cổ. Tuy nhiên khi đối chiếu các chú thích, ta thấy trong
chú giải mới nhất về mọi tác phẩm hóa học hiện đại có chú thích sau đây: “Việc nghiên
cứu hóa học đã tiết lộ một lớp đáng kể các chất mà một chất thứ nhì chẳng bao giờ có
thể đƣợc tạo ra từ lớp chất kia qua bất kỳ quá trình hóa học nào nếu nó cân nhẹ hơn chất
nguyên thủy . . . Từ sắt, ta không thể thu đƣợc một chất nào cân nhẹ hơn kim loại đƣợc
dùng để chế tạo ra nó bằng bất kỳ quá trình hóa học nào. Tóm lại, từ sắt ta chỉ có thể rút
ra chẳng chất gì khác hơn là sắt [30] . Hơn nữa, theo Giáo sƣ Cooke thì “cách đây 75 năm,
dƣờng nhƣ ngƣời ta chẳng biết có sự khác nhau nào” giữa các nguyên chất và hợp chất,
vì thời xƣa các nhà luyện kim đan chưa bao giờ quan niệm thấy rằng trọng lượng là số đo
vật liệu và khi đƣợc đo nhƣ thế thì vật liệu không bao giờ mất đi đƣợc; ngƣợc lại họ
tƣởhg tƣợng rằng trong những thí nghiệm [31] giống nhƣ các thí nghiệm này thì các chất
liên quan vào đó phải trải qua một sự biến hóa bí nhiệm . . . Tóm lại, “ngƣời ta phí phạm
mất nhiều thế kỷ uổng công toan tính biến hóa các kim loại thƣờng thành vàng”.
Phải chăng Giáo sƣ Cooke, vốn lỗi lạc xiết bao về hóa học hiện đại, lại cũng am
tƣờng điều mà các nhà luyện kim đan có biết hoặc không biết? Liệu ông ta có hoàn toàn
chắc mẫm rằng mình hiểu đƣợc ý nghĩa những phát biểu của nhà luyện kim đan? Chúng
tôi thì không. Nhƣng chúng tôi xin đối chiếu quan điểm của ông đƣợc trình bày nhƣ trên
(mặc dù các câu văn đƣợc viết bằng tiếng Anh xƣa cũ nhƣng nó vẫn rành mạch và đúng
đắn) với bản dịch của Van Helmont và Paracelsus . Chúng tôi học biết đƣợc từ lời thú
nhận của chính họ rằng chất alkahest cảm ứng ra những sự biến đổi sau đây:
“(1) Alkahest chẳng bao giờ tiêu diệt bản tính của các chất bị hòa tan trong đó:
chẳng hạn do tác động của alkahest, vàng bị khử thành một muối vàng, antimony bị khử
thành một muối antimony v.v. . . có cùng bản tính hoặc đặc tính nhƣ chất nguyên thủy.
(2) Đối tượng chịu tác động của nó bị chuyển hóa thành ba nguyên thể (muối, lƣu huỳnh
và thủy ngân) sau đó biến thành chỉ là muối thôi để rồi dễ bốc hơi và về lâu về dài hoàn
toàn biến thành nƣớc trong. (3) Bất cứ thứ gì mà nó hòa tan đều có thể bị nhiệt của cát
làm cho dễ bốc hơi; và nếu sau khi làm bốc hơi dung môi mà nó đƣợc chƣng cất từ đó,

[29]
Cooke: “Hóa học Mới”, trang 113.
[30]
Nhƣ trên, trang 110-111
[31]
Nhƣ trên, trang 106.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 163
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thì chất ấy chỉ còn là nƣớc lã tinh khiết, nhƣng có số lượng luôn luôn tương đương với
chất nguyên thủy”. Hơn nữa, ta thấy Van Helmont là bậc trƣởng thƣợng có nói về chất
muối này rằng nó sẽ hòa tan các chất khó chế biến nhất thành ra các chất có cùng bản
tính và “tương đương về trọng lượng với vật chất bị hòa tan”, ông còn nói thêm rằng: “vì
đã đƣợc nhiều lần chƣng cho cô lại nên chất muối này nhờ có loại muối lưu động của
Paracelsus đã mất đi mọi tính cố định của nó và về lâu về dài trở thành nƣớc lã có số
lượng bằng với chất muối mà nó đƣợc tạo thành từ đấy” [32] .
Giáo sƣ Cooke nhân danh khoa học hiện đại có thể phản đối cách diễn tả bí nhiệm
này, nó cũng đƣợc áp dụng cho những văn bản bằng chữ thầy tu Ai cập: chúng che đậy
điều mà ngƣời ta ngụ ý muốn giấu giếm. Nếu ông muốn lợi dụng công lao của quá khứ
thì ông phải biết dùng kẻ giải mã chứ không phải kẻ châm biếm. Cũng giống nhƣ những
ngƣời khác, Paracelsus vận dụng hết tài khéo của mình để chuyển vị các câu chữ và rút
gọn các từ ngữ và câu văn. Chẳng hạn nhƣ khi ông viết sutratur thì ông ngụ ý là cáu
rƣợu, còn mudrin thì ngụ ý là chất hỏa tiêu (nitrum), v.v. . . . Không biết bao giờ mới hết
những điều mà ngƣời ta tự cho là giải thích ý nghĩa của chất alkahest. Một số ngƣời
tƣởng tƣợng đó là chất kiềm của muối, của cáu rƣợu đã đƣợc muối hóa; những ngƣời
khác cho rằng nó ngụ ý là algeist, một từ tiếng Đức nghĩa là cốt rƣợu hoặc có chứa nhiều
rƣợu. Paracelsus thƣờng gọi muối là “trung tâm của nƣớc mà kim loại phải chết trong
đó”. Điều này làm nảy sinh ra những giả định phi lý nhất và một số ngƣời – chẳng hạn
nhƣ Glauber – nghĩ rằng alkahest là rƣợu của muối. Cũng chằng cần phải kém táo bạo
khi khẳng định rằng Paracelsus và các đồng nghiệp của ông không biết tới bản chất của
các nguyên chất và hợp chất; ngƣời ta có thể không gọi chúng bằng những tên thực hành
nhƣ hiện nay, nhƣng ngƣời ta có biết tới chúng, bằng chứng là những kết quả mà ngƣời
ta đạt đƣợc. Tên của chất khí đƣợc phóng thích khi sắt bị hòa tan trong axit sulfuric theo
cách gọi của Paracelsus thì có gì là quan trọng vì ngay cả các ngƣời có thẩm quyền mẫu
mực của ta cũng công nhận ông là ngƣời phát hiện ra khí hydro? [33] . Công lao của ông
cũng thế thôi; và mặc dù Van Helmont có che giấu (dƣới tên gọi bản tính) kiến thức của
mình về sự kiện các nguyên chất có tính chất nguyên thủy, vốn chỉ tạm thời bị biến đổi
khi gia nhập vào các hợp chất, chứ không bao giờ bị mất đi, song le ông vẫn là nhà hóa
học vĩ đại nhất đƣơng thời ngang hàng với các nhà hóa học hiện đại. Ông quả quyết rằng
ta có thể dùng alkahest để thu chất vàng uống được bằng cách biến trọn chất vàng thành
muối mà vẫn giữ lại đƣợc bản tính của nó là hòa tan đƣợc trong nƣớc. Khi các nhà hóa
học học biết đƣợc ngụ ý của ông về chất vàng uống được, alkahest, muối và bản tính –
điều mà ông thật sự ngụ ý chứ không phải điều ông bảo rằng mình ngụ ý cũng nhƣ
không phải do ngƣời ta nghĩ rằng ông ngụ ý – thì (và không thể trƣớc lúc đó) các nhà
hóa học mới có thể an toàn làm ra vẽ nhƣ vậy đối với các triết gia lửa và những bậc thầy
thời xƣa mà giáo huấn thần bí của họ đã đƣợc các nhà hóa học nghiên cứu kính cẩn. Dù
sao đi nữa thì cũng có một điều rành mạch. Nếu chỉ xét theo hình thức ngoại môn thì
ngôn từ của Van Helmont cho thấy rằng ông hiểu các chất kim loại có thể hòa tan trong
nƣớc, Sterry Hunt đã dùng nó làm cơ sở cho tuyết trầm tích mang kim loại của mình.
Chúng tôi muốn thấy các nhà hóa học đƣơng đại đã sáng chế ra đƣợc cái loại thuật ngữ
nào để che giấu mà vẫn tiết lộ nửa vời đƣợc đề xuất táo bạo của mình theo đó con ngƣời
“chỉ là chất tro trong bộ óc đối với Thƣợng Đế”; nếu trong cái hầm của căn nhà Tòa án
mới hoặc nhà thờ chính ở Đại lộ số 5 mà có một phòng tra tấn để cho vị thẩm phán hoặc
vị hồng y có thể tùy ý gửi họ tới đó.

[32]
“Bàn về Bí quyết của các Cao đồ”, Werdenfelt, Philalethes; Van Helmont; Paracelsus.
[33]
Youmans tác phẩm “Hóa học”, trang 169; và W. B. Kemshead, Hội viên Hội Hoàng gia tác
phẩm “Hóa học Hữu cơ”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 164
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Ở một trong các bài thuyết trình [34] , Giáo sƣ Sterry Hunt có nói rằng: “Các nhà
luyện kim đan hoài công đi tìm một dung môi vạn năng, nhƣng giờ đây chúng tôi biết
rằng trong một vài trƣờng hợp khi đƣợc trợ lực bằng nhiệt, áp suất và sự có mặt của một
vài chất đƣợc phân phối rộng khắp chẳng hạn nhƣ acit carbonic, carbonat kiềm và
sulfides, thì nƣớc sẽ hòa tan đƣợc các chất khó hòa tan nhất; sao cho xét cho cùng thì ta
có thể coi nó là chất alkahest tức dung môi vạn năng đã đƣợc mƣu tìm từ lâu rồi”.
Điều này đọc lên nghe hầu nhƣ lời bàn tán rộng ra về Van Helmont hoặc chính
Paracelsus! Họ cũng biết tính chất của nƣớc là một dung môi chẳng khác nào các nhà
hóa học hiện đại; hơn nữa họ chẳng che giấu gì sự kiện này; điều đó chứng tỏ rằng nƣớc
không phải là dung môi vạn năng của họ. Bây giờ vẫn còn nhiều lời bình luận và chỉ trích
các tác phẩm của họ, và ngƣời ta khó lòng có thể tiếp thu một quyển sách bàn về đề tài
này mà ít ra không tìm thấy một trong những điều suy đoán của họ về cái mà họ chẳng
bao giờ nghĩ là sẽ gây ra điều bí nhiệm. Sau đây là điều ta tìm thấy trong một tác phẩm
xƣa bàn về các nhà luyện kim đan – hơn nữa còn mang tính châm biếm – đƣợc viết ra
vào năm 1820, tức đầu thế kỷ này khi các thuyết mới về hiệu lực hóa học của nƣớc hầu
nhƣ mới ở tình trạng phôi thai.
“Cũng thật sáng tỏ chút ít khi ta nhận xét rằng Van Helmont cũng nhƣ Paracelsus
đều coi nước là công cụ vạn năng (tác nhân?) của hóa học và vật lý học; còn đất đƣợc coi
là cơ sở bất biến của vạn vật; lửa đƣợc qui cho là nguyên nhân đủ của vạn vật, các ấn
tƣợng nguyên sơ đƣợc qui cho cơ cấu của đất, khi hòa tan và làm cho lên men bằng đất
này cũng giống nhƣ khi dùng phƣơng tiện lửa để làm nhƣ vậy thì nƣớc ắt sinh ra vạn vật;
từ đó mới bắt nguồn các giới động vật, thực vật và khoáng vật” [35] .
Các nhà luyện kim đan hiểu rõ hiệu lực vạn năng của nƣớc. Trong tác phẩm của
Paracelsus, Van Helmont, Philalethes, Pantatem, Tachenius và ngay cả Boyle nữa, ta thấy
có nêu rõ “đặc tính nổi bật của alkahest là hòa tan và biến đổi mọi chất hạ nguyệt tinh
(sublunary bodies) chỉ ngoại trừ có nước thôi”. Và ta có thể tin rằng Van Helmont (tính
tình riêng tƣ của ông không chê trách vào đâu đƣợc và mọi ngƣời đều công nhận rằng
học thức của ông thật uyên bác) ắt phải long trọng tuyên bố rằng bản thân mình bị ám
ảnh về điều bí mật, đó chẳng qua chỉ là một lối khoác lác rỗng tuếch! [36] .
Trong một bài thuyết trình gần đây ở Nashville, Tennessee, Giáo sƣ Huxley có nêu
ra một qui tắc nào đó xét về giá trị của sự chứng nhận của con ngƣời dùng làm cơ sở cho
lịch sử và khoa học mà chúng tôi hoàn toàn sẵn sàng áp dụng cho trƣờng hợp hiện nay.
Ông bảo rằng: “Đời sống thực tiễn của ngƣời ta không thể ít nhiều chịu ảnh hƣởng của
những quan điểm mà chúng tôi có thể chấp nhận về phần những điều đã từng là lịch sử
quá khứ của sự vật. Một trong những điều đó là chứng nhận của con người dƣới nhiều
dạng khác nhau – mọi chứng nhận của các nhân chứng tận mắt, chứng nhận của truyền
thuyết đƣợc thốt ra bởi những kẻ đã tận mắt chứng kiến và chứng nhận của những ngƣời
đã diễn tả cảm tƣởng của mình ra thành giấy trắng mực đen . . . Nếu bạn đọc phần Bình
luận của Cæsar trong đó ông tƣờng trình về những trận đánh của mình với Gauls thì bạn
phải ít nhiều tin tƣởng vào những phát biểu của ông. Bạn phải chấp nhận sự chứng nhận
của ông ấy về việc đó. Bạn cảm thấy rằng Cæsar ắt đã không phát biểu như vậy nếu ông
không tin rằng như thế là đúng”.
Thế mà xét về mặt lý luận thì chúng ta không thể để cho qui tắc triết lý của ông
Huxley đƣợc áp dụng một cách phổ biến cho Cæsar. Hoặc là nhân vật ấy tự nhiên trung
thực hoặc là y tự nhiên dối trá; và vì ông Huxley đã giải quyết đƣợc vấn đề đó đến mức

[34]
“Nguồn gốc Trầm tích có chứa Kim loại”.
[35]
John Bumpus: “Khoa Luyện kim đan và chất Alkahest”, trang 85, J.S.F., ấn bản năm 1820.
[36]
Xem các tác phẩm của Boyle.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 165
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thỏa mãn cho bản thân xét về các sự kiện trong lịch sử quân sự có lợi cho mình, cho nên
chúng tôi khăng khăng cho rằng Cæsar cũng là một nhân chứng có thẩm quyền xét về
mặt những ngƣời đoán điềm, những thầy bói toán và những sự kiện tâm lý khác.
Herodotus và tất cả những ngƣời có thẩm quyền thời xƣa khác đều cũng thế cả, trừ phi
họ tự nhiên là những ngƣời trung thực thì ta không nên tin họ ngay cả về những vấn đề
dân sự hay quân sự. Nói láo được một chuyện thì cũng nói láo được đủ mọi chuyện. Và
cũng thế, nếu họ đáng tin cậy về những chuyện vật thể thì ta cũng phải coi nhƣ họ đáng
tin cậy xét về những sự việc tâm linh; đó là vì Giáo sƣ Huxley cho ta biết rằng bản chất
con ngƣời thì xƣa nay đều thế cả. Những ngƣời có trí thức và lƣơng tâm thì đâu có chịu
nói láo để mua vui qua việc làm cho hậu thế phải bối rối hoặc ghê tởm.
Một nhà khoa học đã định nghĩa minh bạch nhƣ vậy về xác suất dối trá của những
ngƣời nhƣ trên cho nên chúng tôi thấy cũng chẳng cần phải bàn luận về vấn đề tên tuổi
của Van Helmont cũng nhƣ vị thầy trứ danh nhƣng bất hạnh của ông tức Paracelsus bị
nói xấu rất nhiều. Mặc dù thấy trong tác phẩm của Van Helmont có nhiều ”ý tƣởng hão
huyền, thần thoại” – có lẽ chỉ vì không hiểu đƣợc – Deuleuze, song le vẫn tin rằng ông có
kiến thức quãng bác, “mức độ phán đoán sắc bén” và đồng thời đã ban cho thế giới
“những sự thật vĩ đại”. Deleuze nói thêm rằng: “Ông là ngƣời đầu tiên gọi một lƣu chất ở
dạng khí là chất gas. Nếu không có ông thì có lẽ thép ắt không tạo ra đƣợc một sức thôi
thúc mới cho khoa học” [37] . Nếu áp dụng cái học thuyết về ngẫu nhiên thì liệu ta có thể
phát hiện ra khả năng các nhà thực nghiệm (vốn có thể làm tan và tái tổ hợp các chất
hóa học – ngƣời ta thừa nhận là họ đã làm đƣợc nhƣ vậy) mà không biết tới bản chất của
các nguyên chất, các năng lƣợng hóa học, dung môi hoặc các dung môi làm cho chúng
phân rã khi cần thiết hay sao? Nếu họ chỉ nổi tiếng là các nhà lý thuyết thì trƣờng hợp
này ắt khác đi rồi và lập luận của chúng tôi ắt thiếu đi sức mạnh, nhƣng ngay cả những
kẻ thù tồi tệ nhất của họ cũng phải miễn cƣỡng công nhận các khám phá hóa học của
họ; điều này tạo thành một cơ sở có đủ sức mạnh ngôn ngữ hơn cả mức chúng tôi đƣợc
phép vì chúng tôi e rằng mình sẽ bị coi là quá thiên vị. Và hơn nữa, vì tác phẩm này vốn
dựa vào ý tƣởng con ngƣời có một bản chất cao thƣợng khiến cho ta phải phán xét năng
lực trí tuệ và đạo đức của y theo tâm lý học, cho nên chúng tôi cũng chẳng ngần ngại gì
mà không tái khẳng định rằng bởi vì Van Helmont có “long trọng” quả quyết rằng mình
vốn bị ám ảnh bởi bí mật về alkahest cho nên không một nhà phê bình hiện đại nào có
quyền gán cho ông hoặc là một kẻ nói dối hoặc là một kẻ mơ mộng chừng nào ngƣời ta
còn chƣa biết chắc chắn hơn về bản chất của cái gọi là dung môi vạn năng ấy.
Trong lời nói đầu của tác phẩm Các Phép lạ và Thần linh học Hiện đại, ông A. R.
Wallace có nhận xét rằng “Các sự kiện là những điều bƣớng bỉnh”. Vì vậy [38] do các sự
kiện phải là đồng minh sát cánh với mình nhất, cho nên chúng tôi xin trình bày tối đa các
“phép lạ” thời xƣa cũng nhƣ các phép lạ thời nay mà mình đƣợc cung cấp. Các tác giả
của quyển Vũ trụ Vô hình đã dùng khoa học chứng minh đƣợc khả năng một vài hiện
tƣợng đƣợc coi là tâm lý diễn ra qua trung gian của chất ether vũ trụ. Ông Wallace cũng
đã dùng khoa học chứng minh rằng trọn cả danh mục những điều giả định ngƣợc lại (kể
cả những điều ngụy biện của Hume) đều vô căn cứ nếu phải đƣợc kiểm chứng giáp mặt
với phép lý luận nghiêm ngặt. Ông Crookes đã trình bày cho thế giới đa nghi những thí
nghiệm của riêng mình vốn đã kéo dài hơn ba năm trƣớc khi ông bị chinh phục bởi bằng
chứng không thể chối cãi đƣợc là bằng chứng của những giác quan của chính mình. Ta có
thể lập nên trọn cả một danh sách những nhà khoa học đăng ký chứng nhận cho nội

[37]
Deleuze: “Bàn về ý kiến của Van Helmont đối với Nguyên nhân, Bản chất và các HIệu ứng của
Từ khí Động vật”, quyển i, trang 45 và quyển ii, trang 198.
[38]
A. R. Wallace: “Đáp lại những Lập luận của Hume, Lecky v.v. . . chống đối lại các Phép lạ”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 166
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dung ấy; và Camille Flammarion (nhà thiên văn học nổi tiếng ngƣời Pháp, tác giả của
nhiều tác phẩm mà theo quan điểm của kẻ đa nghi ắt xếp ông vào hàng ngũ kẻ điên rồ
cùng với Wallace, Crookes và Hare) cũng bổ chứng cho lời lẽ của chúng tôi qua những
dòng sau đây:
“Tôi không do dự gì mà khẳng định niềm tin chắc của mình dựa vào việc cá nhân tôi
đã khảo sát đề tài này theo đó bất kỳ nhà khoa học nào tuyên bố rằng không thể có các
hiện tƣợng tên là “từ khí”, “mộng du”, “đồng cốt” và những hiện tƣợng khác mà khoa học
chƣa giải thích đƣợc thì đó ắt nói mà chẳng biết mình đang nói gì; cũng vậy, bất cứ ngƣời
nào do thiên hƣớng nghề nghiệp mà có thói quen quan sát theo khoa học – miễn là tâm
trí y không bị thiên kiến bởi những ý kiến đã đƣợc quan niệm trƣớc, tầm nhìn của tâm trí
y không bị mù lòa vì các loại ảo tƣởng đối nghịch; bất hạnh thay lại quá thƣờng xảy ra
trong thế giới các nhà bác học (cái ảo tƣởng này cốt ở việc tưởng tượng rằng chúng ta đã
biết hết mọi định luật trong Thiên nhiên rồi và không thể nào có đƣợc mọi chuyện dƣờng
nhƣ vi phạm giới hạn của các công thức hiện nay của ta) thì ngƣời đó có thể đòi hỏi một
sự chắc chắn tuyệt đối và triệt để về tính thực tại của những sự kiện mà chúng tôi viện
dẫn”.
Trong tác phẩm Chú giải về một cuộc Điều tra đối với Hiện tượng lạ tên là Tâm linh
của ông Crookes trang 101, nhà quí tộc này có trích dẫn ông Sergeant Cox, ông này đã
gọi tên lực chƣa ai biết đó là lực thông linh và giải thích nó nhƣ sau: “Vì cơ thể bàn thân
nó di chuyển và bị điều động bên trong do một lực – hoặc là chịu hoặc là không chịu sự
kiểm soát của – linh hồn, tinh thần hoặc tâm trí . . . vốn cấu thành cá thể mà chúng ta
gọi là „con ngƣời‟, cho nên kết luận cũng hợp lý thôi khi ta cho rằng lực gây ra các
chuyển động vƣợt ngoài các giới hạn của cơ thể thì cũng chính là lực tạo ra chuyển động
bên trong các giới hạn của cơ thể. Và vì ngoại lực thƣờng đƣợc trí thông minh điều khiển
cho nên kết luận cũng hợp lý thôi khi cho rằng trí thông minh điều khiển ngoại lực cũng
chính là trí thông minh điều khiển nội lực”.
Để hiểu đƣợc thuyết này tƣờng tận hơn, chúng tôi có thể chia nó ra thành bốn đề
xuất để cho thấy ông Sergeant Cox tin tƣởng rằng:
1- Cái lực tạo ra các hiện tƣợng lạ trên cõi trần xuất phát từ (và do đó sản sinh ra
nơi) ngƣời đồng cốt.
2- Cái sinh vật thông linh điều khiển lực để tạo ra hiện tƣợng lạ (a) đôi khi có thể
khác hơn trí thông minh của ngƣời đồng cốt, nhƣng “không đủ bằng chứng” về
việc này; cho nên (b) cái trí thông minh điều khiển ấy có lẽ là trí thông minh
của chính ngƣời đồng cốt. Ông Cox gọi điều này là “một kết luận hợp lý”.
3- Ông giả sử rằng lực làm di chuyển cái bàn đồng nhất với lực làm di chuyển
chính thân thể ngƣời đồng cốt.
4- Ông mạnh mẽ tranh cãi với thuyết thần linh học hoặc nói cho đúng hơn thì
tranh cãi với lời quả quyết rằng “vong linh của ngƣời chết là tác nhân duy nhất
để tạo ra mọi hiện tƣợng lạ”.
Trƣớc khi chúng tôi công tâm tiến hành phân tích những quan niệm nhƣ thế thì
chúng tôi phải nhắc cho bạn đọc nhớ rằng chúng tôi thấy mình bị lâm vào thế trên đe
dƣới búa giữa hai đối cực do hai phe đối diện: một phe thì tin còn một phe thì không tin
vào vong hồn con ngƣời. Không phe nào dƣờng nhƣ có thể quyết định đƣợc vấn đề do
ông Cox nêu ra; đó là vì trong khi các nhà thần linh học vốn ăn tạp đến nỗi cả tin rằng
mọi âm thanh và chuyển động trong giới lên đồng đều do những ngƣời đã thoát xác gây
ra, thì những kẻ đối lập với họ lại chối bỏ một cách đầy giáo điều rằng không thể có bất
cứ điều gì do các “vong linh” gây ra bởi vì có vong linh đâu mà nói chuyện. Vì thế cho
nên chẳng có phe nào ở vào vị thế vô tƣ để xem xét đề tài này mà không thiên vị.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 167


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Nếu họ xét thấy rằng “lực tạo ra chuyển động bên trong cơ thể” và “lực gây ra
chuyển động vƣợt ngoài giới hạn của cơ thể” có cùng bản chất thì họ có thể đúng. Nhƣng
sự đồng nhất của hai lực này chỉ dừng lại nơi đây. Nguyên sinh khí vốn làm linh hoạt cơ
thể của ông Cox có cùng bản chất với nguyên sinh khí của ngƣời đồng cốt; tuy nhiên ông
không phải là ngƣời đồng cốt và ngƣời đồng cốt cũng không phải là ông Cox.
Lực này (để làm vừa lòng ông Cox và ông Crookes chúng tôi có thể gọi nó là lực
thông linh nhƣ bất kỳ lực nào khác) xuất phát thông qua chứ không phải từ ngƣời đồng
cốt cá thể. Trong trƣờng hợp nó xuất phát từ ngƣời đồng cốt thì lực này ắt đƣợc sản sinh
ra nơi bản thân ngƣời đồng cốt và chúng tôi sẵn sàng chứng tỏ rằng nó không thể nhƣ
thế đƣợc; nó cũng không thể nhƣ vậy trong trƣờng hợp khinh thân của cơ thể con ngƣời,
làm chuyển vận đồ đạc hoặc những sự vật khác mà không chạm vào nó cũng nhƣ trong
các trƣờng hợp mà lực này tỏ ra có lý trí và có trí thông minh. Có một sự kiện nổi tiếng
cho cả giới đồng cốt lẫn giới thần linh học đó là việc ngƣời đồng cốt càng thụ động thì các
màn trình diễn càng tốt hơn; và mỗi một trong những hiện tƣợng nêu trên đều cần có
một ý chí tiền định hữu thức. Trong trƣờng hợp khinh thân, ta phải tin rằng lực tự sinh
sản ra này ắt nâng đƣợc khối vật chất trơ bốc lên khỏi mặt đất, điều khiển nó đi qua
không khí và lại hạ thấp nó xuống, tránh các chƣớng ngại vật và do đó tỏ ra có trí thông
minh, nó vẫn còn tác động một cách tự động trong khi lúc nào ngƣời đồng cốt cũng vẫn
cứ thụ động. Nếu quả thật sự việc là nhƣ thế thì ngƣời đồng cốt ắt là một pháp sƣ hữu
thức và mọi sự giả vờ là một công cụ thụ động trong tay các sinh linh thông tuệ vô hình
ắt trở nên là vô dụng. Ngƣời ta cũng biện hộ rằng một lƣợng hơi nƣớc đủ để lấp đầy mà
không phá vỡ một nồi xúp de ắt nâng đƣợc cái nồi lên; hoặc một bình Leyden chứa đầy
điện ắt khắc phục đƣợc quán tính của bình vì đó là một điều phi lý về cơ học. Mọi sự
tƣơng tự dƣờng nhƣ biểu thị rằng lực thao tác khi có một một ngƣời đồng cốt tác động
lên ngoại vật vốn xuất phát từ một nguồn gốc ở tận nơi ngƣời đồng cốt. Chúng tôi có thể
so sánh nó đúng hơn là với khí hydro vốn khắc phục đƣợc quán tính của khí cầu. Do sự
kiểm soát của một sinh linh thông tuệ, chất khí đƣợc tích lũy nơi bình chứa với dung
lƣợng đủ để khắc phục đƣợc lực hút của khối lƣợng tổ hợp. Cũng nhờ nguyên lý này, lực
làm di chuyển đƣợc các đồ đạc và thực hiện những pha trình diễn khác; mặc dù có bản
chất đồng nhất với anh hồn của ngƣời đồng cốt, nhƣng nó không là anh hồn của y thôi vì
ngƣời đồng cốt lúc nào cũng vẫn ở trạng thái đờ đẫn cứng đơ khi thuật đồng cốt là chân
thực. Do đó luận điểm đầu tiên của ông Cox dƣờng nhƣ là không đúng; nó vốn dựa vào
một giả thuyết thiếu cơ sở về mặt cơ học. Dĩ nhiên lập luận của ta bắt nguồn từ việc giả
sử rằng thuật khinh thân là một sự kiện đã đƣợc quan sát. Để cho đƣợc hoàn hảo thì
thuyết về lực thông linh phải giải thích đƣợc mọi “chuyển động hữu tình nơi các vật chất
rắn chắc”, trong số đó có thuật khinh thân.
Còn về phần luận điểm thứ hai, chúng tôi xin chối bỏ rằng “không có đủ bằng
chứng” theo đó lực tạo ra hiện tƣợng lạ đôi khi đƣợc điều động bởi các trí thông tuệ khác
hơn tâm trí của nhà “thông linh”. Ngƣợc lại có nhiều bằng chứng cho thấy rằng trong đa
số trƣờng hợp tâm trí của ngƣời đồng cốt chẳng dính dáng gì tới hiện tƣợng lạ, cho nên
chúng ta không thể bằng lòng để yên cho lời quả quyết táo bạo của ông Cox chẳng bị ai
thách thức.
Chúng tôi cũng thấy luận điểm thứ ba của ông cũng thật là phi lý, đó là vì nếu cơ
thể của ngƣời đồng cốt không phải là máy phát lực mà chỉ là kênh dẫn lực tạo ra hiện
tƣợng lạ - một vấn đề mà khảo cứu của ông Cox chẳng soi sáng gì đƣợc cả - thế thì
không đƣợc suy ra rằng bởi vì “linh hồn, tinh thần hoặc tâm trí” này sẽ nhấc bổng cái ghế
lên hoặc gõ nhẹ theo yêu cầu của bảng chữ cái.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 168


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Còn về phần luận điểm thứ tƣ, nghĩa là “vong hồn của ngƣời chết là tác nhân duy
nhất tạo ra mọi hiện tƣợng lạ”, hiện nay chúng tôi không cần tranh luận về bản chất của
các vong hồn tạo ra những pha trình diễn đồng cốt đã đƣợc bàn luận dông dài trong
những chƣơng khác.
Các triết gia nhất là những ngƣời đƣợc khai tâm vào các Bí pháp đã chủ trƣơng rằng
anh hồn là song trùng thể vô hình cùa hình tƣớng ngoại giới thô trƣợc mà ta gọi là xác
phàm. Đó chính là anh linh của môn đồ Kardec và hình tướng tâm linh của các nhà thần
linh học. Tinh thần thiêng liêng lởn vởn bên trên song trùng thể nội giới này và soi sáng
cho nó giống nhƣ tia nắng ấm áp của mặt trời soi sáng cho trái đất, làm đơm hoa kết trái
mầm mống của nó và khơi hoạt phần tâm linh của những phẩm chất ẩn tàng đang yên
ngủ nơi nó. Anh linh đƣợc chứa đựng và hạn chế bên trong xác phàm cũng nhƣ chất
ether trong một cái chai hoặc từ khí trong sắt bị từ hóa. Đó là một trung tâm lực và một
nguyên động lực đƣợc cấp dƣỡng do vũ trụ cung cấp lực và cũng chuyển động theo
những định luật tổng quát vốn thấm nhuần trọn cả thiên nhiên và tạo ra mọi hiện tƣợng
trong vũ trụ. Hoạt động nội tại của nó gây ra những thao tác thể chất không ngừng của
cơ thể đầy thú tính và cuối cùng kết quả là nó gây hủy diệt cho cơ thể vì đã lạm dụng cơ
thể để rồi chính nó mới thoát ra đƣợc. Nó chính là kẻ tù nhân chứ không phải là ngƣời tự
nguyện thuê mƣớn cơ thể. Nó có một hấp lực rất mạnh đối với vũ trụ lực ở bên ngoài đến
nỗi mà sau khi lớp vỏ giam hãm nó bị mòn mỏi thì cuối cùng nó bèn thoát ra khỏi lớp vỏ
giam hãm. Cơ thể giam hãm nó càng khỏe mạnh, thô trƣợc và nhiều vật chất thì kỳ hạn
giam cầm của nó càng lâu hơn. Một số ngƣời sinh ra đã có một tổ chức ngoại lệ đến nỗi
cánh cửa vốn đóng kin mọi ngƣời khác không cho giao tiếp với thế giới của ánh sáng tinh
tú thì lại dễ dàng đƣợc mở then cửa và linh hồn của họ có thể nhìn vào hoặc thậm chí
nhập vào trong thế giới ánh sáng tinh tú rồi từ đó quay trở lại. Những ngƣời làm đƣợc
nhƣ vậy một cách hữu thức và tùy ý thì đƣợc gọi là pháp sƣ, đạo trƣởng, nhà thấu thị,
cao đồ; những ngƣời đƣợc luồng lƣu chất của nhà thôi miên mesmer hoặc của các “vong
linh” khiến cho làm đƣợc nhƣ vậy thì đó là những “ngƣời đồng cốt”. Một khi các hàng rào
ngăn cách đã đƣợc khai mở rồi thì anh hồn bị nam châm tinh tú của vũ trụ thu hút mạnh
mẽ đến nỗi đôi khi nó nhấc bổng cả cái xác giam hãm nó lên, giữ cái xác treo lơ lửng ở
giữa không trung cho tới khi lực trọng trƣờng của vật chất tái khẳng định đƣợc ƣu thế
của mình thì cái xác mới lại rớt xuống trái đất.
Mọi pha trình diễn nơi ngoại giới cho dù là chuyển động của một tay chân sống động
hoặc chuyển động của một vật thể vô cơ nào đó đều đòi hỏi có hai điều kiện: ý chí và
thần lực cộng với vật chất tức là điều khiến cho vật thể bị di chuyển ngay sờ sờ trƣớc mắt
ta và cả ba thứ này đều là các lực chuyển hóa đƣợc lẫn nhau tức là tƣơng quan lực của
các nhà khoa học. Đến lƣợt chúng lại bị điều khiển hoặc đúng hơn là đƣợc hộ trì bởi trí
thông tuệ Thiêng liêng mà các nhà khoa học cố tình không đếm xỉa tới, nhƣng nếu không
có trí tuệ thiêng liêng thì ngay cả việc con giun nhỏ nhất bò trƣờn cũng không thể xảy ra
đƣợc. Hiện tƣợng thiên nhiên đơn giản nhất cũng nhƣ thông thƣờng nhất – tiếng xào xạc
của đám lá run rẩy do tiếp xúc nhẹ nhàng với làn gió hiu hiu – cũng cần phải thƣờng
xuyên vận dụng các năng lực này. Các nhà khoa học có thể gọi chúng là những định luật
vũ trụ bất di bất dịch và bất biến. Đằng sau những định luật này ta phải tìm thấy một
nguyên nhân thông minh vốn đã từng sáng tạo ra và phát khởi những định luật này, đã
truyền vào cho chúng bản thể tâm thức của chính mình. Cho dù ta gọi điều này là
nguyên nhân sơ khởi, ý chí vũ trụ hay Thƣợng Đế thì nó cũng phải luôn luôn có trí thông
minh.
Bây giờ ta mới thắc mắc làm thế nào mà một ý chí đồng thời lại tự biểu lộ ra đƣợc
vừa thông minh vừa vô ý thức? Thật khó lòng nếu chẳng phải là không thể quan niệm

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 169


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đƣợc trí năng mà không có ý thức. Nhƣng ta dùng từ tâm thức không nhất thiết phải hàm
ý là ý thức của xác phàm. Tâm thức là một phẩm chất của nguyên thể hữu tình hoặc nói
cách khác là của linh hồn; linh hồn thường phô trương hoạt động ngay cả khi xác phàm
đang thiu thiu ngủ hoặc bị tê liệt. Khi chúng ta nhấc cánh tay lên một cách máy móc thì
ta có thể tƣởng tƣợng rằng mình làm nhƣ vậy một cách vô ý thức vì các giác quan hời
hợt của ta không thể thẩm định đƣợc thời khoảng giữa lúc bày tỏ một chủ đích và lúc
thực thi chủ đích ấy. Cho dù có vẻ tiềm tàng đối với ta thì ý chí đầy cảnh giác vẫn triển
khai lực và phát động vật chất của ta. Không có điều nào về bản chất của những hiện
tƣợng đồng cốt tầm thƣờng nhất mà lại khiến cho thuyết của ông Cox đúng lý đƣợc. Nếu
trí thông minh đƣợc biểu lộ bởi lực này không chứng tỏ đƣợc rằng nó thuộc về một vong
linh đã thoát xác thì nó lại càng không chứng tỏ đƣợc đó là do ngƣời đồng cốt phóng phát
ra một cách vô ý thức; bản thân ông Crookes có kể cho ta những trƣờng hợp mà trí
thông minh không thể xuất phát từ bất cứ ngƣời nào có mặt trong phòng; chẳng hạn nhƣ
trong trƣờng hợp từ ngữ “tuy nhiên” mà ngón tay của ông cáng đáng thậm chí chính ông
cũng chẳng biết nữa, thế mà cơ bút lại viết chính xác [39] . Ta tuyệt nhiên không thể giải
thích đƣợc về trƣờng hợp này; giả thuyết duy nhất có cơ sở - nếu ta loại trừ tác nhân của
quyền năng vong linh – đó là các năng lực thần nhãn đã đƣợc vận dụng. Nhƣng các nhà
khoa học lại chối bỏ thần nhãn và nếu để né tránh cái phƣơng án không đáng hoan
nghênh là phải gán cho hiện tƣợng lạ một nguồn gốc tâm linh khiến cho bắt buộc phải
chấp nhận sự kiện thần nhãn thì họ có phần chịu trách nhiệm hoặc là phải chấp nhận lời
giải thích trong kinh Kabala xem năng lực này có nghĩa là gì, hoặc là hoàn thành nhiệm
vụ cho đến nay bất khả thi là tạo ra một thuyết mới thích hợp các sự kiện.
Lại nữa, nếu để hỗ trợ cho lập luận ta phải thừa nhận rằng từ ngữ “tuy nhiên” của
ông Crookes có thể đọc thấy bằng thần nhãn thì liệu ta phải bảo sao về việc ngƣời đồng
cốt có những lời giao tiếp mang tính cách tiên tri? Liệu có bất kỳ thuyết nào về xung lực
đồng cốt mà lại giải thích đƣợc khả năng tiên tri các biến cố vƣợt ngoài tầm hiểu biết khả
hữu của cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe hay chăng? Một lần nữa ông Cox lại thử rán thực
hiện.
Nhƣ ta có nói trƣớc kia, lực thông linh hiện đại cũng nhƣ lƣu chất sấm truyền của
thời xƣa cho dù thuộc trái đất hoặc tinh đẩu đều có bản thể đồng nhất vì chỉ là một lực
mù quáng. Không khí cũng nhƣ vậy. Và trong khi có một cuộc đối thoại tạo ra những
sóng âm do lời nói chuyện của những ngƣời đàm đạo ảnh hƣởng tới cùng một khối không
khí, thì điều đó không hàm ý có bất kỳ nghi ngờ gì về sự kiện có hai ngƣời đang nói
chuyện với nhau. Vậy phải chăng cũng hợp lý thôi khi bảo rằng có một tác nhân chung
đƣợc ngƣời đồng cốt và “vong linh” dùng để giao tiếp với nhau thì tất nhiên phải có một
trí thông minh duy nhất đƣợc phô diễn ra? Cũng nhƣ không khí cần thiết cho việc trao đổi
lẫn nhau các âm thanh nghe thấy đƣợc, cũng vậy cần có một vài dòng ánh sáng tinh tú
(tức chất ether đƣợc một Thực thể Thông minh điều động) thì mới tạo ra đƣợc những
hiện tƣợng mà ta gọi là tâm linh. Nếu ta đặt hai ngƣời đang nói chuyện vào cái bình chứa
đã bị hút kiệt hơi bằng một bơm chân không và nếu họ có thể sống đƣợc trong đó thì lời
lẽ của họ vẫn chỉ là tƣ tƣờng không phát âm ra đƣợc vì không có không khí rung động,
cho nên không có một làn sóng âm thanh nào đạt tới tai họ đƣợc. Nếu ta đặt một ngƣời
đồng cốt nhiều khả năng nhất vào một bầu hào quang cô lập mà một nhà thôi miên
mesmer nhiều quyền năng quen thuộc với các tính chất pháp môn pháp thuật có thể tạo
ra đƣợc xung quanh y, thì không một màn trình diễn nào xảy ra đƣơc cho tới khi một trí
thông minh đối lập nào đó có nhiều tiềm năng hơn quyền năng ý chí của nhà thôi miên

[39]
Crookes: “Các Khảo cứu, v.v.”, trang 96.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 170
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Mesmer, thắng lƣớt đƣợc nhà thôi miên này để kết liễu cái màn trì trệ của ánh sáng tinh
tú ấy.
Cổ nhân không hề bỡ ngỡ khi phải phân biệt giữa một lực mù quáng tác động một
cách tự phát và cũng lực ấy khi bị điều khiển bởi một trí thông minh.
Khi nói về những hơi nƣớc sấm truyền vốn chẳng qua chỉ là chất khí dƣới đất thấm
đẩm những từ tính gây độc, Plutarch (lễ sƣ của thần Apollo) cho thấy bản chất của nó là
lƣỡng tính khi ông nói tới nó bằng những lời sau đây: “Và ngƣơi là ai vậy? Nếu không có
một vị Thƣợng Đế sáng tạo và làm cho ngƣơi trƣởng thành; nếu không có chơn linh thừa
lệnh Thƣợng Đế điều khiển và chi phối ngƣơi thì ngƣơi chẳng làm đƣợc điều gì, ngƣơi
chẳng là cái gì ngoại trừ là một thần khí rỗng tuếch” [40]. Nhƣ vậy nếu không có linh hồn
hoặc trí thông tuệ ngự bên trong thì “Lực Thông Linh” chẳng qua cũng chỉ là một “thần
khí rỗng tuếch”.
Aristotle quả quyết rằng chất khí này, tức bức xạ tinh anh này thoát ra từ bên trong
trái đất là nguyên nhân duy nhất đầy đủ, tác động từ bên trong ra bên ngoài làm linh
hoạt mọi sinh vật, mọi cây cối trên vỏ quả đất ở bên ngoài. Đáp lời những kẻ phủ định đa
nghi vào thế kỷ của mình, Cicero xúc động với một cơn giận dữ đúng mức đã kêu lên:
“Còn cái gì linh thiêng hơn những sự phóng phát của trái đất vốn ảnh hƣởng tới hồn
ngƣời đến mức khiến cho nó tiên đoán đƣợc tƣơng lai? Và liệu bàn tay của thời gian có
làm bốc hơi đƣợc một phẩm tính nhƣ thế chăng? Liệu bạn có thể giả sử rằng mình đang
nói tới một loại rƣợu vang hoặc thịt muối chăng?” [41] Phải chăng các nhà thực nghiệm
thời nay tự cho mình không ngoan hơn Cicero và bảo rằng cái lực vĩnh hằng này đã bốc
hơi và các suối nguồn tiên tri đã khô kiệt?
Nghe nói mọi nhà tiên tri thời xƣa – những nhà thông linh đƣợc linh thiêng - đều
thốt ra những lời tiên tri trong tình huống giống nhƣ thế hoặc là do luồng lƣu xuất trực
tiếp của loại bức xạ tinh anh hoặc do một luồng ẩm ƣớt bốc lên từ trái đất. Chính loại vật
chất tinh vi này đƣợc dùng làm một lớp vỏ tạm thời cho các linh hồn hóa thân trong ánh
sáng ấy. Cornelius Agrippa diễn tả cũng quan điểm ấy về bản chất của những con ma
này bằng cách mô tả nó là hơi ẩm hoặc hơi ƣớt: “Các vong linh vùng vẫy trong HƠI
ẨM”[42] .
Các lời tiên tri đƣợc nêu ra theo hai cách: một cách hữu thức do các pháp sƣ có thể
nhìn đƣợc vào ánh sáng tinh tú; và một cách vô ý thức do những ngƣời tác động chịu ảnh
hƣởng của cái gọi là sự linh hứng. Các nhà tiên tri trong Thánh kinh và những ngƣời hiện
đại nói trong lúc xuất thần đều thuộc về loại tiên tri vô ý thức. Plato quen thuộc với sự
kiện này đến nỗi ông nói về những nhà tiên tri ấy nhƣ sau: “Không một ngƣời nào khi
còn đang sử dụng các giác quan mà lại đạt đƣợc sự thật và sự linh hứng tiên tri. . . Họ
chỉ đạt đƣợc khi bị mất trí do mất bình tĩnh hoặc bị ám ảnh bởi một vong linh” [43] . Ông
còn nói thêm: “Một số ngƣời tự xƣng là nhà tiên tri nhƣng họ đâu có biết rằng mình chỉ là
những kẻ lập lại. . . không đáng đƣợc gọi là nhà tiên tri gì hết mà chỉ truyền thụ các hình
ảnh và lời tiên tri”.
Khi nối tiếp lập luận của mình, ông Cox có nói: “Các nhà thần linh học nhiệt thành
nhất hầu nhƣ đều thừa nhận sự tồn tại của lực thông linh mà họ gọi bằng một tên rất
không thỏa đáng là từ khí (nó chẳng có ái lực gì hết với bất cứ cái gì), vì họ quả quyết

[40]
Lucian: “Pharsalia”, quyển v.
[41]
“Bàn về sự Bói toán”, quyển i, chƣơng 3.
[42]
“Bàn về Triết lý Huyền bí”, trang 355.
[43]
Plato: “Timæus”, quyển ii, trang 563.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 171
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

rằng vong hồn của ngƣời chết chỉ có thể thực hiện những hành vi mà ngƣời ta gán cho họ
bằng cách sử dụng từ khí (nghĩa là lực thông linh) của ngƣời đồng cốt” [44].
Ở đây lại có một sự hiểu lầm do hậu quả của việc áp dụng những tên gọi khác nhau
cho điều có thể tỏ ra là cùng một phức hợp thể duy nhất không cân đong đo đếm đƣợc.
Bởi vì điện chƣa trở thành một khoa học mãi cho tới thế kỷ 18, nên giả định chẳng ai bảo
rằng lực này không tồn tại từ khi có sự sáng tạo; hơn nữa chúng ta đã đƣợc chuẩn bị sẵn
để chứng tỏ rằng ngay cả ngƣời Hebrew thời xƣa cũng đã quen thuộc với điện. Nhƣng chỉ
bởi vì khoa học chính xác chƣa hề tồn tại trƣớc năm 1819 khi bất ngờ phát hiện ra đƣợc
bằng chứng về mối quan hệ mật thiết giữa điện và từ thì điều đó tuyệt nhiên đâu có ngăn
cản việc hai tác nhân này là đồng nhất với nhau. Nếu ta có thể phú cho một thanh sắt có
cái từ tính bằng cách cho một dòng điện một chiều chạy qua một dây dẫn điện đặt ở gần
thanh sắt theo một cách thức nào đó thì tại sao lại không tạm thời chấp nhận một lý
thuyết theo đó ngƣời đồng cốt cũng có thể là một dây dẫn điện chứ chẳng có gì khác nữa
trong một buổi lên đồng? Liệu có phản khoa học hay chăng khi bảo rằng trí thông tuệ
của “lực thông linh” khi rút các dòng điện ra từ các làn sóng của ether đã sử dụng ngƣời
đồng làm một dây dẫn điện, phát triển và phát động từ tính tiềm tàng vốn làm bảo hòa
hào quang của phòng lên đồng để tạo ra những hiệu ứng nhƣ mong muốn? Từ ngữ từ khí
cũng thỏa đáng nhƣ bất kỳ từ ngữ nào khác chừng nào khoa học còn chƣa cung cấp cho
ta một điều gì đó hơn mức chỉ là một tác nhân theo giả thuyết đƣợc phú cho những tính
chất mang tính phỏng đoán.
Sergeant Cox có nói rằng: “Sự khác nhau giữa những kẻ ủng hộ lực thông linh và
các nhà thần linh học cốt ở việc chúng tôi tranh cãi rằng cho đến nay chƣa đủ bằng
chứng là có bất kỳ tác nhân điều khiển nào khác so với trí thông linh của ngƣời đồng cốt
và tuyệt nhiên không có bằng chứng về tác nhân „vong hồn‟ của ngƣời chết” [45] .
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ông Cox về việc thiếu bằng chứng tác nhân là vong
hồn của ngƣời chết; còn về những gì còn lại, đó là một suy diễn rất khác thƣờng từ “vô
số sự kiện” mà theo chính tôi diễn tả của ông Crookes có nhận xét thêm nữa nhƣ sau:
“Khi đọc lại những chú thích của mình, tôi thấy có quá nhiều bằng chứng, một đống
chứng cớ áp đảo đến mức tôi có thể lấp đầy đƣợc nhiều số báo của tờ tạp chí Tam cá
nguyệt” [46].
Thế mà một số sự kiện với “bằng chứng áp đảo” là nhƣ sau: “(1) Chuyển động của
những vật thể nặng nề mà tay ngƣời có tiếp xúc nhƣng không tạo ra ứng lực cơ học. (2)
Hiện tƣợng âm thanh gõ và các âm thanh khác. (3) Sự thay đổi trọng lƣợng của các vật
thể. (4) Chuyển động của các chất nặng nề khi ở cách xa người đồng cốt. (5) Bàn ghế
bốc lên khỏi mặt đất mà không thấy bất cứ người nào chạm vào. (6) SỰ KHINH THÂN
CỦA CON NGƢỜI [47]. (7) Xuất hiện những “vật thể chói sáng”. Ông Crookes có nói:

[44]
Crookes: “Các Khảo cứu, v.v. . .,” trang 101.
[45]
Nhƣ trên, trang 101.
[46]
Crookes: “Các Khảo cứu, v.v. “ trang 83.
[47]
Năm 1854, ông Foucault, một y sĩ lỗi lạc và là thành viên của Bác học viện Pháp, một trong
những địch thủ của De Gasparin, bác bỏ khả năng chỉ có thể có những pha trình diễn nhƣ thế đã
viết những lời đáng ghi nhớ sau đây: “Vào cái ngày mà tôi thành công trong việc di chuyển một
cọng rơm chỉ theo tác động ý chí của mình tôi, thì tôi ắt cảm thấy khiếp đảm”. Lời lẽ này báo điềm
xấu. Vào khoảng cũng năm đó, nhà thiên văn học Babinet lập lại trong bài viết của ông đăng trên
„Tạp chí Hai Thế giới‟ câu sau đây đƣợc nhắc lại cho đến khi hết sức: “Sự khinh thân của một vật
thể không ai đụng tới không thể có được chẳng khác nào chuyển động vĩnh cữu, vì vào cái ngày
mà ngƣời ta thực hiện đƣợc điều đó thì thế giới ắt sẽ đổ nhào”. May mắn thay cho đến nay ta
chẳng thấy có dấu hiệu nào về một thảm họa nhƣ thế; song le các vật thể vẫn đƣợc khinh thân.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 172
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Trong những tình huống nghiêm nhặt nhất, tôi đã thấy một vật thể rắn chắc tự chói
sáng, kích thƣớc nó và hình dạng gần giống nhƣ quả trứng của con gà tây trôi nổi không
một tiếng động vòng vòng quanh căn phòng, có lúc cao hơn mức ngƣời ta đứng kiểng
chân cũng không với tới đƣợc, thế rồi lại nhẹ nhàng đáp xuống sàn nhà. Ngƣời ta nhìn
thấy nó trong vòng hơn 10 phút và trƣớc khi mờ đi rồi biến mất, nó đập vào cái bàn 3 lần
với một âm thanh giống nhƣ của một vật thể rắn chắc” [48]. (Chúng tôi phải suy diễn rằng
quả trứng này có bản chất giống nhƣ một con mèo thiên thạch của ông Babinet vốn đã
đƣợc phân loại cùng với các hiện tƣợng lạ khác trong thiên nhiên nơi tác phẩm của ông
Arago). (8) Sự xuất hiện của những bàn tay hoặc là tự nó sáng chói hoặc là nhìn thấy
đƣợc dƣới ánh sáng thông thƣờng. (9) “Cơ bút” do cũng những bàn tay sáng chói ấy mà
không có hoặc rõ rệt là có trí thông minh. (Lực thông linh?) (10) Những “hình dáng ma
và những khuôn mặt ma”. Trong trƣờng hợp này lực thông linh xuất phát “từ góc phòng”
dƣới dạng “hình dáng ma”, cầm trên tay một cái phong cầm rồi vừa lƣớt nhẹ xung quanh
phòng vừa chơi phong cầm; vào lúc đó ngƣời ta vẫn thấy rõ ngƣời đồng cốt Home [49] .
Toàn thể những điều nêu trên đều đƣợc ông Crookes chứng kiến và trắc nghiệm ở chính
nhà mình, sau khi đã bảo đảm về tính chân thực xét theo khoa học của hiện tƣợng lạ ấy,
ông có báo cáo cho Hội Hoàng gia. Liệu ông có đƣợc hoan nghênh là ngƣời phát hiện ra
những hiện tƣợng trong thiên nhiên có tính cách mới mẻ và quan trọng hay chăng? Xin
độc giả hãy tham khảo tác phẩm của ông thì sẽ rõ phần trả lời.
Ngoài những cơn thất thƣờng này mà “lực thông linh” đùa giỡn với sự cả tin của con
ngƣời, ông Crookes còn trình bày một lớp hiện tƣợng lạ khác mà ông gọi là các “trƣờng
hợp đặc biệt” dường như (?) nêu ra tác nhân là một sinh linh thông tuệ ở bên ngoài [50].
Ông Crookes có nói: “Tôi đã ở bên cạnh cô Fox khi cô đang tự động viết một thông
điệp cho một ngƣời đang có mặt; trong lúc đó một thông điệp khác cho ngƣời khác về
một đề tài khác lại đƣợc trình bày theo bảng chữ cái nhờ vào những „tiếng gõ nhẹ‟, còn
trong suốt thời gian đó thì cô lại thoải mái chuyện trò với một ngƣời thứ ba về một đề tài
khác hẳn hai đề tài trên. . . Trong một buổi lên đồng với ông Home, một cái nan gỗ nhỏ
di chuyển băng ngang qua bàn hƣớng về tôi trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật và
truyền đạt một thông điệp cho tôi bằng cách gõ nhẹ vào bàn tay tôi; tôi đƣa bảng chữ cái
ra thì nan gỗ gõ nhẹ đúng vào chữ cái . . . trong khi đang ở cách xa bàn tay của ông
Home”. Theo yêu cầu của ông Crookes, cũng cái nan gỗ ấy cung cấp cho ông “một điện
báo bằng chữ cái morse qua việc gõ vào bàn tay ông” (mật mã morse chẳng có bất kỳ
ngƣời nào khác hiện diện biết đƣợc, chính bản thân ông cũng chỉ biết lõm bõm) và ông
Crookes nói thêm: “Điều này khiến tôi tin chắc rằng có một ngƣời thao tác giỏi mật mã
morse ở đầu bên kia đƣờng dây, CHO DÙ ĐÂU ĐÓ Ở BẤT CỨ NƠI ĐÂU ĐI CHĂNG
NỮA”[51]. Trong trƣờng hợp hiện nay liệu có là không đàng hoàng chăng khi gợi ý rằng
ông Cox nên tìm ngƣời thao tác nơi vƣơng quốc riêng tƣ của y tức là Cõi Thông Linh?
Nhƣng cũng cái nan gỗ ấy còn làm đƣợc nhiều thứ tốt hơn nữa. Trong ánh sáng thanh
thiên bạch nhật ở phòng ông Crookes ngƣời ta yêu cầu nó trình bày một thông điệp, “ . .
. một cây bút chì và một số tờ giấy đã nằm ở giữa bàn; bây giờ cây bút chì dựng đứng
lên trên mũi của nó và sau khi tiến tới tờ giấy bằng những cơn lắc lƣ do dự thì nó lại ngã
xuống. Thế rồi nó lại dựng đứng lên rồi lại ngã xuống . . . Sau ba toan tính không thành
công, một cái nan gỗ nhỏ” (ngƣời thao tác mật mã morse) vốn nằm gần đó trên bàn bèn
trượt về phía cây bút chì và nhô lên vài inches trên mặt bàn; cây bút chì lại dựng đứng

[48]
“Các Khảo cứu, v.v..”, trang 91.
[49]
Nhƣ trên, trang 86-87.
[50]
Nhƣ trên, trang 94.
[51]
Nhƣ trên, trang 95.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 173
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

lên rồi dựa vào cây nan gỗ, cả hai cùng nhau cố gắng ghi dấu lên giấy. Nó lại ngã xuống
rồi một nỗ lực chung lại đƣợc thực hiện. Sau lần thử thách thứ ba thì cây nan gỗ bèn đầu
hàng và lùi về vị trí của mình, cây bút chì nằm sóng soài ra trên tờ giấy để lại một thông
điệp bằng chữ cái cho ta biết rằng: “Chúng tôi đã thử cố gắng làm theo yêu cầu của ông,
nhƣng năng lực của chúng tôi đã cạn kiệt rồi” [52] . Từ ngữ chúng tôi biểu thị những cố
gằng chung thông tuệ của cây nan gỗ kết bạn với cây bút chì ắt khiến ta nghĩ rằng có hai
lực thông linh hiện diện.
Trong tất cả mọi điều này thì liệu có bằng chứng nào tác nhân điều khiển là “trí
thông tuệ của ngƣời đồng cốt” hay chăng? Ngƣợc lại, liệu có hay chăng mọi chỉ dẫn cho
thấy chuyển động của cây nan gỗ và cây bút chì đƣợc điều khiển bởi các vong linh “của
ngƣời chết” hoặc ít ra là chơn linh của một số thực thể khác vô hình nhƣng có trí thông
minh? Chắc chắn là từ ngữ từ khí trong trƣờng hợp này cũng chẳng giải thích đƣợc bao
nhiêu so với thuật ngữ lực thông linh; tuy nhiên ta có nhiều lý do sử dụng từ khí hơn là
lực thông linh, nếu chỉ vì sự kiện đơn giản là từ khí siêu việt tức thuật thôi mien Mesmer
tạo ra những hiện tƣợng lạ có tác dụng giống hệt nhƣ những hiện tƣợng của thần linh
học. Hiện tƣợng nhóm ngƣời bị thư ếm của Nam tƣớc Du Potet và Regazzoni cũng trái
ngƣợc với những định luật đã đƣợc chấp nhận trong sinh lý học giống nhƣ việc cái bàn
bốc lên mà không ai đụng tới trái ngƣợc với các định luật của vật lý học. Cũng nhƣ
những ngƣời khỏe mạnh thƣờng thấy mình không thể nhấc lên một cái bàn nhỏ chỉ nặng
có vài cân Anh. Và khi cố gắng làm nhƣ thế sẽ làm vỡ bàn ra thành từng mảnh vụn;
cũng vậy một tác nhân thực nghiệm (trong số đó đôi khi có cả hàn lâm viện sĩ) hoàn
toàn không thể bƣớc ngang qua một đƣờng vẽ bằng phấn do Du Potet thực hiện trên sàn
nhà. Có một dịp một vị tƣớng ngƣời Nga nổi tiếng là đa nghi cứ khăng khăng bƣớc cho
đến khi ông ngã vật ra mặt đất co giật dữ dội. Trong trƣờng hợp này, lƣu chất từ khí tạo
ra một sự chống đối nhƣ thế là lực thông linh của ông Cox vốn phú cho những cái bàn
một trọng lƣợng phi thƣờng siêu tự nhiên. Nếu chúng cũng tạo ra các hiệu ứng tâm lý và
sinh lý giống nhau thì ta đủ lý do để tin rằng chúng ít nhiều đồng nhất với nhau. Chúng
tôi không nghĩ rằng mình có thể phản đối sự suy diễn một cách rất hợp lý. Ngoài ra nếu
ta thậm chí chối bỏ sự kiện này thì chẳng có lý do gì tại sao nó không đƣợc nhƣ thế. Có
một lần, mọi hàn lâm viện của giáo hội Ki Tô đều đồng ý chối bỏ rằng trên mặt trăng có
bất kỳ núi non nào và có một lúc mà nếu bất kỳ ngƣời nào dám cả gan khẳng định có sự
sống nơi những vùng cao của khí quyển cũng nơi những chỗ sâu thẳm khôn dò của đại
dƣơng thì ắt bị gán cho là kẻ điên hoặc kẻ dốt đặc cán mai.
Trong một kỳ thảo luận với một “cái bàn đƣợc thần linh hóa”, Tu viện Trƣởng mộ
đạo Almiguana thƣờng nói: “Ma quỉ mà khẳng định thì đó ắt phải là lời dối trá!” Chẳng
bao lâu sau chúng tôi cũng chắc mẫm khi tán rộng câu nêu trên khiến cho nó đọc lên
nhƣ sau: “Khoa học gia mà chối bỏ điều gì thì điều đó ắt phải đúng sự thật”.

----------------------

[52]
Nhƣ trên, trang 94.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG VI Page 174
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG VII
.

- .
- .
- .
- .
- .
-
.
- .
- .
- .
- .
- .

“Ngài vốn là Nguyên nhân Bản sơ vĩ đại thí lại ìt đƣợc thấu hiểu nhất”
GIÁO HOÀNG

“Ở đâu ra cái niềm hi vọng dễ chịu này, cái ham muốn thìch thú này,
Cái sự mƣu cầu tình bất tử này?
Hoặc ở đâu ra cái bì mật này mà ngƣời ta sợ sệt, và niềm khủng khiếp trong thâm tâm
sợ biến thành hƣ vô? Tại sao linh hồn co vòi lại và giật mính khi sợ bị hủy diệt?
Cho tới khi thiên tình đã kìch động bên trong chúng ta;
Cho tới khi bản thân cõi trời đã nêu rõ cho ta thấy đời sống bên kia cửa tử
Và thố lộ thời gian vĩnh hằng cho con ngƣời.

Hỡi THỜI GIAN VĨNH HẰNG! ngƣơi là tƣ tƣởng dễ sợ mà cũng dễ chịu xiết bao!”
ADDISON

“Có một thế giới khác tốt đẹp hơn” – KOTZEBUE: Tác phẩm Kẻ Xa lạ.

Sau khi đã dành quá nhiều chỗ cho ý kiến xung đột nhau của các nhà khoa học
bàn về một vài hiện tƣợng huyền bí thời nay, cũng đúng thôi khi ta lại quan tâm tới
những suy đoán của các nhà luyện kim đan thời trung cổ và một vài ngƣời trứ danh
khác. Hầu nhƣ không có ngoại lệ nào, các học giả thời xƣa và thời trung cổ đều tin
vào các học thuyết bí ẩn về minh triết. Các học thuyết này bao gồm thuật luyện kim
đan, kinh Kabala của ngƣời Chaldea và Do Thái giáo, các hệ thống bí truyền của
Pythagoras cũng nhƣ các Pháp sƣ thời xƣa, các hệ thống của các nhà thông thần và
các triết gia phái Plato sau này. Trong những trang sau đó, chúng tôi cũng đề nghị

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 175


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

bàn tới các môn đồ phái lõa thể của Ấn Độ và các nhà Chiêm tinh học ngƣời
Chaldea. Chúng ta không đƣợc sơ xuất trong việc trình bày những sự thật vĩ đại là
nền tảng của các tôn giáo đã bị hiểu lầm trong quá khứ. Tứ đại của cha ông ta (đất,
nƣớc, gió, lửa) bao hàm đối với môn đồ khoa luyện kim đan và khoa tâm lý cổ
truyền hoặc khoa pháp thuật theo cách gọi thời nay – có nhiều điều mà triết học
của ta chƣa từng mơ tới nổi. Ta không đƣợc quên rằng điều mà Giáo hội hiện nay
gọi là Thuật Chiêu hồn và những tìn đồ hiện đại gọi là Thần linh học, vốn bao gồm
việc triệu thỉnh các vong linh của ngƣời quá cố, là một khoa học từ thời xa xƣa nhất
đã hầu nhƣ phổ biến khắp thế giới nơi bề mặt quả địa cầu này.
Mặc dù không phải là một nhà luyện kim đan, một pháp sƣ hoặc một chiêm
tinh gia mà chỉ là một triết gia vĩ đại, Henry More ở Đại học Cambridge, một ngƣời
đƣợc cả thế giới trọng vọng, có thể gọi là một nhà luận lý tài ba, một nhà khoa học
và siêu hình học khôn lanh. Ông tin chắc vào thuật phù thủy suốt đời mình. Niềm tin
vào sự bất tử của ông và những lập luận hay ho để chứng minh cho sự sống còn của
hồn ngƣời sau khi chết đều dựa vào hệ thống của Pythagoras mà Cardan, Van
Helmont và các thần bí gia khác chọn dùng. Tinh thần vô hạn và không do ai tạo ra
mà ta thƣờng gọi là THƢỢNG ĐẾ, một bản thể có đức hạnh cao nhất, tuyệt luân, đã
tạo ra mọi thứ khác bằng cách phân thân theo luật nhân quả. Nhƣ vậy, Thƣợng Đế
là bản thể sơ phát, còn những thứ khác là những bản thể thứ phát; nếu bản thể sơ
phát tạo ra vật chất có khả năng tự vận động thì bản thể sơ phát ấy vẫn còn là
nguyên nhân của sự vận động ấy cũng nhƣ nguyên nhân của vật chất, và ta nói
cũng đúng khi cho rằng vật chất tự thân vận động. “Chúng ta có thể định nghĩa cái
loại tinh thần mà ta nói tới này là một bản thể không phân biệt đƣợc, nó có thể tự
thân vận động, có thể xuyên thấu, co lại và nở ra, và cũng có thể thâm nhập, làm
biến đổi và làm cho vật chất vận động” [1], đây là phân thân thứ ba. Ông tin chắc
vào những sự hiện hình và cƣơng quyết bảo vệ thuyết cá thể của mọi linh hồn,
trong đó “nhân cách, ký ức và lƣơng tâm chắc chắn vẫn còn tiếp tục ở trạng thái
tƣơng lai”. Ông phân chia anh hồn của con ngƣời sau khi bỏ xác ra thành hai thực
thể riêng biệt: “phong thể” (aërial) và “hậu thiên khì” (æthereal vehicle). Suốt thời
kỳ một ngƣời đã thoát xác vận động trong một lớp vỏ nhẹ nhƣ gió (phong thể) y
phải tuân chịu Số phận – nghĩa là điều ác và sự cám dỗ gắn liền với những quyền lợi
trần tục của mính, do đó không hoàn toàn đƣợc trong sạch; chỉ khi y đã vứt bỏ lớp
vỏ của các cõi đầu tiên này và trở nên tinh anh nhƣ hậu thiên khí thì y mới bảo đảm
đƣợc về sự bất tử của mình. “Đó là ví liệu cái hình bóng ấy có thể là gì nếu nó
không phải là một ánh sáng thuần khiết và trong suốt nhƣ hậu thiên khí thể? Và do
đó lời sấm truyền lúc ấy mới đƣợc thỏa mãn khi linh hồn đã thăng lên tới tình huống
mà chúng ta đã mô tả, chỉ trong trạng thái đó nó mới vƣợt ngoài tầm của số phận
và hữu hoại”. Ông kết luận tác phẩm bằng cách nêu rõ rằng tình trạng siêu việt và
thuần khiết thiêng liêng này là mục tiêu duy nhất của môn đồ Pythagoras.
Còn về phần những kẻ đa nghi đƣơng thời, lời lẽ của ông thật là khinh miệt và
nghiệt ngã. Khi nói tới Scot, Adie và Webster, ông gọi họ là “các vị thánh mới đƣợc
linh hứng . . . đã thề ủng hộ loài phù thủy, họ đã điên rồ và táo tợn chống lại mọi óc
phân biệt phải trái và lý trí, chống lại mọi cổ nhân, mọi nhà thuyết giải, chống lại cả
Thánh kinh nữa; trong bối cảnh đó thậm chì cũng chẳng có Samuel mà chỉ có một
kẻ đễu cáng đồng lõa! Ông nói thêm liệu ta có tin đƣợc Thánh kinh hay phải tin theo

[1]
Tác phẩm “Thuốc Giải độc”, quyển 1, chƣơng 4 .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 176


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

những thằng hề đƣợc thổi phồng này, vênh váo mà chẳng có gí khác hơn là dốt nát,
hiếu danh và bất trung, ngu đần thì xin bất cứ ai hãy công tâm phán xét” [2].
Cái ngƣời thiêng liêng lỗi lạc này đã dùng lời lẽ ra sao để chống lại những kẻ đa
nghi vào thế kỷ thứ 19?
Descartes, mặc dù là một ngƣời tôn thờ vật chất, nhƣng cũng là một trong
những ngƣời tận tụy nhất giảng dạy về học thuyết từ khí và theo một ý nghĩa nào
đó, giảng dạy ngay cả khoa Luyện kim đan nữa. Hệ thống vật lý học của ông rất
giống nhƣ hệ thống của các triết gia vĩ đại khác. Không gian vốn vô hạn hoặc nói
cho đúng hơn là đƣợc lấp đầy bằng một lƣu chất sơ phát và là suối nguồn duy nhất
của mọi sự sống, bao trùm mọi tinh cầu và giữ cho chúng vận động vĩnh cửu. Luồng
từ khí của Mesmer đƣợc ông ngụy trang thành các xoáy lực Descartes và cả hai đều
dựa trên cùng nguyên lý. Ennemoser không ngần ngại bảo rằng cả hai đều có nhiều
điểm chung với nhau “hơn mức thiên hạ giả định, thiên hạ đâu có thèm khảo sát kỹ
lƣỡng đề tài này” [3].
Triết gia đƣợc trọng vọng Pierre Poiret Naudé, là ngƣời hăng hái nhất bênh vực
cho các học thuyết về từ khí huyền bí cùng với những ngƣời đầu tiên xiển dƣơng nó
vào năm 1.679 [4] . Trong tác phẩm của ông thì triết lý pháp thuật-thông thiên học
đã đƣợc minh chứng đầy đủ.
Tiến sĩ Hufeland nổi tiếng, đã viết một tác phẩm về pháp thuật [5] trong đó ông
xiển dƣơng thuyết đồng cảm từ khì vũ trụ giữa con ngƣời, thú vật, cây cỏ và ngay
cả khoáng vật nữa. Ông xác nhận chứng cớ của Campanella, Van Helmont và
Servius lên tới sự đồng cảm giữa những bộ phận khác nhau của cơ thể cũng nhƣ
giữa những bộ phận của mọi vật thể hữu cơ và ngay cả vô cơ.
Đó cũng là học thuyết của Tenzel Wirdig. Thậm chí ta có thể thấy nó đƣợc trình
bày trong những tác phẩm của ông một cách minh bạch hơn, hợp lý hơn và tràn đầy
nhựa sống hơn tác phẩm của những thần bí gia khác vốn cũng bàn về đề tài này.
Trong bộ khảo luận nổi tiếng của ông, Nền Y học Tâm linh Mới, dựa trên những cơ
sở sự kiện đƣợc chấp nhận sau này về tình hút và đẩy vạn năng – bây giờ đƣợc gọi
là “vạn vật hấp dẫn” – ông chứng tỏ rằng trọn cả thiên nhiên đều có linh hồn.
Wirdig gọi sự đồng cảm từ khì này là “sự hòa âm của các chơn linh”. Đồng thanh
tƣơng ứng, đồng khì tƣơng cầu. Do có sự đồng cảm và phản cảm này mới nảy sinh
ra một sự vận động thƣờng xuyên trên khắp thế giới, ở mọi bộ phận của nó, với sự
hiệp thông không đứt đoạn giữa trời và đất tạo ra sự hài hòa trong vũ trụ. Vạn vật
sống và chết đi đều do từ khí; vật này ảnh hƣởng tới vật kia, ngay cả khi ở cách xa
nhau và “những thứ đồng tộc” với nó có thể chịu ảnh hƣởng về sức khỏe và bệnh tật
do quyền năng của sự đồng cảm này vào bất cứ lúc nào, bất chấp không gian ngăn
cách ở giữa [6]. Ennemoser có nói: “Hufeland tƣờng thuật rằng một cái mùi vị (mũi)
đã bị cắt bỏ ra khỏi lƣng của một phu khân vác, thế mà khi ngƣời phu khuân vác
này chết đi thí nó cũng chết theo và rơi rụng ra khỏi vị trí nhân tạo của mính”.

[2]
Tác phẩm “Thƣ gửi Glanvil, tác giả của bài „Thuyết Sadduce Chiến thắng‟ ra ngày 25 tháng
5 năm 1678”.
[3]
Tác phẩm “Lịch sử Pháp thuật”, quyển II, trang 272.
[4]
Tác phẩm “Cáo lỗi dành cho các nhân vật vĩ đại đã bị buộc tội sai là sử dụng pháp thuật”.
[5]
Berlin, năm 1817.
[6]
Tác phẩm “Nền Y học mới về Vong linh”, xuất bản năm 1675.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 177


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Hufeland có nói thêm; “một miếng da lấy ra khỏi cái đầu còn sống, thì tóc trên
miếng da đầu cũng bị bạc đi cùng lúc với tóc trên đầu mà nó lấy ra từ đó” [7] .
Kepler, ngƣời tiền phong của Newton về nhiều chân lý vĩ đại, ngay cả về sự
thật vạn vật “hấp dẫn” mà ông đã rất đúng khi gán cho nó là lực hút từ tính, mặc dù
ông gọi chiêm tinh học là “đứa con gái điên rồ của một bà mẹ khôn ngoan nhất” tức
là Thiên văn học; ông chia xẻ niềm tin của môn đồ kinh Kabala, theo đó chơn linh
của các ngôi sao là biết bao nhiêu “đấng thông tuệ”. Ông tin chắc rằng mỗi hành
tinh đều là nơi chốn của một nguyên khí thông tuệ và tất cả đều là nơi cư trú của
những thực thể tâm linh vốn tác dụng lên các thực thể khác ở nơi những cõi thô
trược đầy vật chất hơn so với hành tinh của chính mình và nhất là trái đất của ta [8].
Cũng nhƣ ảnh hƣởng tinh tú tâm linh của Kepler đƣợc thay thế bởi các xoáy lực của
Descartes duy vật hơn (khuynh hƣớng về thần của ông không ngăn cản ông tin rằng
mình tìm ra một chế độ ăn uống kéo dài tuổi thọ tới 500 năm và hơn nữa); cũng
vậy các xoáy lực của Descartes và các học thuyết thiên văn của ông một ngày kia
có thể nhƣờng chỗ cho các luồng từ khí thông tuệ, Anima Mundi (Hồn Thế giới) điều
khiển.
Baptista Porta, nhà bác học triết gia ngƣời Ý, mặ dù cố gắng chứng tỏ cho thế
giới tình cách vô căn cứ của việc họ kết tội pháp thuật là mê tín dị đoan và thuật
phù thủy vẫn bị các nhà phê bính sau này đối xử không kém phần bất công so với
các đồng nghiệp của mình. Nhà luyện kim đan nổi tiếng này để lại một tác phẩm
bàn về Pháp thuật Thiên nhiên [9], trong đó mọi hiện tƣợng huyền bí khả hữu đối với
con ngƣời đều đƣợc ông đặt căn cứ nơi hồn thế giới vốn ràng buộc tất cả lại với
nhau. Ông chứng tỏ rằng ánh sáng tinh tú có thể tác động hài hòa và đồng cảm với
trọn cả thiên nhiên, các chơn linh của ta đƣợc tạo thành từ bản thể của ánh sáng
này; và khi tác động hiệp đồng với cội nguồn tổ phụ của mình, các thể tinh tú của
ta đâm ra có thể tạo ra các phép lạ pháp thuật. Trọn cả bí quyết tùy thuộc vào việc
ta biết tới những nguyên tố tƣơng cận. Ông tin vào điểm kim thạch “mà thế giới đã
ồn ào bàn tán và nói phét qua biết bao nhiêu thời đại và may mắn lắm mới có một
vài người đạt được”. Cuối cùng ông đƣa ra nhiều lời bóng gió có giá trị về “ý nghĩa
tâm linh” của nó. Năm 1643, trong số các nhà thần bí có xuất hiện một tu sĩ là Cha
Kircher, ông dạy một triết lý hoàn chỉnh về từ khì và vũ trụ. Nhiều công trình của
ông [10] bao gồm nhiều đề tài mà Paracelsus cũng chỉ nói bóng gió. Ông định nghĩa
từ khí rất độc đáo vì ông phủ định thuyết của Gilbert, theo đó trái đất là một nam
châm vĩ đại. Ông quả quyết rằng mặc dù mọi hạt vật chất và ngay cả các “quyền
năng” vô hình không ai nắm bắt đƣợc đều có từ tình, nhƣng bản thân chúng không
tạo thành một nam châm. Trong vũ trụ chỉ có một NAM CHÂM duy nhất, từ đó mới
xúc tiến từ hóa mọi vật đang tồn tại. Dĩ nhiên nam châm này là cái mà môn đồ kinh

[7]
Tác phẩm “Lịch sử Pháp thuật”.
[8]
Thật là uổng công và phải lao động vất vả quá lâu để tiến hành việc bảo vệ thuyết của
Kepler về mối quan hệ của năm khối hình học đều với độ lớn trong quỉ đạo của năm hành
tinh chình mà Giáo sƣ Draper đã chế nhạo khá nhiều trong tác phẩm “Xung đột” của mình.
Sự khám phá thời nay đã trả thù cho nhiều thuyết của cổ nhân. Về những thuyết khác thì ta
phải chờ cho thời gian chứng minh.
[9]
Tác phẩm “Pháp thuật Tự nhiên”, Lugduni, 1569.
[10]
Tác phẩm “Magnes sive de arte magnetic, opus tripartitum” của Athnasis Kircher.
Coloniæ, 1654.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 178


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Kabala gọi là Mặt trời Tâm linh trung ƣơng tức Thƣợng Đế. Ông quả quyết rằng mặt
trời, mặt trăng, các hành tinh và các ngôi sao đều có nhiều từ tình; nhƣng chúng
đƣợc nhƣ vậy là do sự cảm ứng vì sống trong một lƣu chất từ khí vũ trụ tức là ánh
sáng Tâm linh. Ông chứng tỏ sự bí ẩn đồng cảm giữa các vật thể thuộc ba giới chính
yếu trong thiên nhiên và củng cố cho lập luận của mình bằng một danh mục ghê
gớm về các ví dụ. Có nhiều ví dụ này đã đƣợc các nhà vạn vật học kiểm chứng
nhƣng vẫn còn nhiều ví dụ khác cần phải đƣợc chứng nhận; do đó theo chình sách
truyền thống và lập luận rất hàm hồ của các nhà khoa học thí chúng đều bị chối bỏ.
Chẳng hạn nhƣ ông chứng tỏ rằng từ khí khoáng vật khác với từ khì động vật. Ông
chứng minh điều đó qua sự kiện ngoại trừ trƣờng hợp đá nam châm thiên nhiên, còn
mọi khoáng vật đều đƣợc từ hóa do một mãnh lực cao hơn là từ khì động vật; còn
từ khì động vật là do sự phân thân trực tiếp của nguyên nhân bản sơ tức đấng Sáng
tạo. Ta có thể từ hóa cây kim bằng cách chỉ cần đặt nó vào tay một ngƣời có chú ý
mạnh, còn hỗ phách phát triển đƣợc năng lực mình nhiều hơn do ma sát với bàn tay
con ngƣời nhiều hơn với bất kỳ vật thể nào khác; do đó con ngƣời có thể truyền thụ
sự sống của chính mình và trong một chừng mực nào đó có thể làm linh hoạt các
vật thể vô cơ. “Dƣới mắt của kẻ điên rồ thì đây chính là thuật phù thủy”. Ông bảo
rằng “mặt trời là vật thể có nhiều từ tính nhất”, nhƣ vậy là ông đã tiên liệu đƣợc
thuyết của Tƣớng Pleasonton trƣớc đó cả hơn hai thế kỷ. Ông nói thêm: “Các triết
gia thời xƣa chẳng bao giờ chối bỏ sự thật mà lúc nào cũng nhận thức rằng các bức
xạ mặt trời ràng buộc mọi vật với chính mặt trời và nó truyền thụ khả năng ràng
buộc này cho bất cứ vật nào đƣợc các tia sáng của nó chiếu soi trực tiếp”.
Để lấy làm bằng chứng, ông nêu ví dụ một số cây đặc biệt bị thu hút về phía
mặt trời, còn một số cây khác bị thu hút về phía mặt trăng, và cho thấy chúng đồng
cảm với mặt trời một cách không chống cự lại đƣợc khi đi theo lộ trình của mặt trời
trên bầu trời. Cái cây mà ta biết là Githymal [11], trung thành theo sát chúa tể của
mình ngay cả khi mặt trời không thấy đƣợc ví có sƣơng mù. Cây keo nở cánh hoa ra
khi mặt trời mọc và khép cánh hoa vào khi mặt trời lặn. Cây hoa sen của Ai Cập và
cây hƣớng dƣơng thông thƣờng cũng nhƣ thế. Cây cà độc dƣợc lại ƣu ái giống nhƣ
vậy đối với mặt trăng.
Về phần các ví dụ đồng cảm hoặc phản cảm trong đám cây cối, ông nêu ra việc
cây nho quay ngoắc đi khi thấy cây bắp cải, mà lại thìch hƣớng về cây ô liu, cây
mao hƣơng hoa vàng thìch cây bông súng, còn cây ván hƣơng thìch cây sung. Sự
phản cảm đôi khi tồn tại ngay cả nơi các chất tƣơng cận cũng đƣợc chứng tỏ rõ rệt
trong trƣờng hợp quả lựu Mễ tây cơ, chồi của nó khi cắt vụn ra đẩy nhau “một cách
cuồng nhiệt phi thƣờng nhất”.
Kircher giải thích mọi xúc cảm nơi bản chất con ngƣời, đều là kết quả của
những thay đổi trong tình trạng từ khí của ta. Sự giận dữ, ghen tuông, thân hữu,
yêu thƣơng và thù ghét đều là những biến thái của hào quang từ khí vốn đƣợc phát
triển ra nơi ta và thƣờng xuyên đƣợc phóng phát ra. Yêu thƣơng là một xúc cảm đa
dạng nhất, vì vậy nó có vô số khía cạnh. Tính thƣơng thánh thiện, tình yêu của một
bà mẹ đối với một đứa con, tình yêu của một nghệ sĩ đối với một nghệ thuật đặc thù
nào đó, tính thƣơng dƣới dạng tình bạn thuần túy đều là những biểu lộ từ khí thuần
khiết của sự đồng cảm nơi các bản chất phù hợp với nhau. Từ khí của tình thương
thuần túy làm nảy sinh ra mọi vật được tạo tác. Theo ý nghĩa thông thƣờng thì tình

[11]
Quyển iii, trang 643.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 179


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

yêu giữa các giới tình chình là điện và ông gọi nó là cơn sốt của giống loài. Có hai
loại sức hút từ khí: sự đồng cảm và sự mê hoặc; một đằng thì thánh thiện và tự
nhiên còn một đằng tà vạy và thiếu tự nhiên. Ta phải gán quyền năng của một con
cóc độc hại cho sự mê hoặc, chỉ cần nó há hốc mồm ra thí nó cũng bắt buộc con bò
sát hay côn trùng đi ngang qua phải chui vào miệng nó để chịu sự hủy diệt. Con
hƣơu cũng nhƣ những con vật nhỏ hơn đều bị thu hút bởi tiếng thở phì phò của con
trăn và phải tiến vào trong tầm với của nó mà không cƣỡng lại đƣợc. Con cá đuối
điện làm cho cánh tay dội lại vì nó làm tê cóng cánh tay trong một thời gian. Khi
vận dụng quyền năng đó cho những mục đìch đầy phúc lợi, con ngƣời cần phải có
ba điều kiện: 1- linh hồn cao thƣợng, 2- ý chí mạnh mẽ và có năng lực tƣởng tƣợng,
3- có một đối tƣợng yếu hơn nhà từ điện hóa; bằng không thì y sẽ chống lại. Một
ngƣời thoát khỏi những kích thích trần tục và sự đa dục, có thể bằng cách ấy chữa
đƣợc bệnh nan y nhất và tầm nhìn của y có thể trở nên trong sáng và có tính tiên
tri.
Trong một quyển sách xƣa lạ lùng vào thế kỷ 17, ta thấy có một ví dụ kỳ diệu
về sự hấp dẫn vạn vật nêu trên giữa mọi vật thể của hành tinh hệ và mọi thứ hữu
cơ cũng nhƣ vô cơ thuộc về các vật thể ấy. Nó bao gồm các chú thích về một cuộc
du hành và một bản tƣờng trình chính thức dâng lên Vua nƣớc Pháp do đại sứ De la
Loubère viết về những điều ông đã chứng kiến ở Vƣơng quốc Xiêm la (Thái lan).
Ông bảo rằng: “Ở Xiêm la có hai loại cá nƣớc ngọt lần lƣợt đƣợc gọi là pal-out và
pla-cadi. Một khi đã đƣợc muối và đặt trong một cái hũ còn nguyên vẹn chƣa xả ra
thì chúng tỏ ra tuân theo chính xác thủy triều lên xuống, chúng cũng tăng trƣởng
cao lên hạ thấp xuống trong cái hũ giống nhƣ thủy triều lên hoặc xuống [12] . De la
Loubère thực nghiệm với loài cá này trong một thời gian dài cùng với một kỹ sƣ của
chính phủ tên là Vincent, và do đó ông xác nhận sự thật trong lời khẳng định này
mà thoạt tiên ngƣời ta bác bỏ cho là hoang đƣờng vô lối. Sức hút bí mật này mạnh
đến nỗi nó ảnh hƣởng tới những con cá ngay cả khi cơ thể chúng đã bị thối rữa hoàn
toàn phân hủy ra thành từng mảnh.
Nhất là ở những xứ bạc phƣớc, thiếu văn minh, ta phải tìm lời giải thích cho
thiên nhiên và quan sát hiệu ứng của cái quyền năng tinh tế này mà các triết gia
thời xƣa gọi là “hồn thế giới”. Chỉ ở Đông phƣơng thôi và trên những dãy đất vô biên
của Châu Phi chƣa ai thám hiểm thí ngƣời tìm học về tâm lý học mới tím đƣợc nhiều
thức ăn cho linh hồn đang đói khát sự thật của mình. Lý do thật là hiển nhiên. Bầu
không khí ở vùng ngoại ô đông dân đã bị ô nhiễm rất nhiều do khói xe và khói bụi
của các nhà máy, động cơ hơi nƣớc, đƣờng rây xe lửa, tàu thủy và nhất là do
chƣớng khí mà cả ngƣời sống và ngƣời chết đều phà ra. Thiên nhiên cũng giống nhƣ
con ngƣời đều tùy thuộc vào hoàn cảnh trƣớc khi có thể vận hành đƣợc và có thể
nói nhịp thở mạnh mẽ của nó cũng dễ dàng bị can thiệp vào, ngăn cản và chận
đứng lại, còn mối tƣơng quan trong các lực của nó bị hủy hoại ở một chỗ cho sẵn
dƣờng nhƣ thể nó cũng là một con ngƣời. Chẳng những khí hậu mà các tác dụng
huyền bí ta cảm thấy hằng ngày cũng biến đổi bản chất tâm sinh lý của con ngƣời,
thậm chì chúng còn thay đổi cấu tạo của cái gọi là vật chất vô cơ đến một mức độ
mà khoa học Âu Tây không nhận thức đƣợcc rõ ràng. Nhƣ vậy tờ Tạp chí Y học và
Phẫu thuật ở Luân đôn có khuyên các nhà phẫu thuật đừng mang dao mỗ tới

[12]
Tác phẩm “Các Chú giải do một Mối quan hệ Lịch sử Mới về Vƣơng quốc Xiêm la” của De
la Loubère, Đại sứ Pháp ở Xiêm la trong các năm 1687-1688. Ấn hành năm 1692.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 180


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Calcutta, vì theo kinh nghiệm cá nhân ngƣời ta thấy “thép ở nƣớc Anh không chịu
đƣợc bầu không khí ở Ấn Độ; thế là một chùm chìa khóa ở Anh hay Mỹ sẽ bị phủ
đầy gỉ sét chỉ nội 24 tiếng đồng hồ sau khi đƣợc mang tới Ai Cập; trong khi những
vật thể làm bằng thép ở bản xứ không bị oxít hóa. Cũng vậy, ngƣời ta phát hiện
rằng một Shaman ở Tây bá lợi á đã phô diễn những chứng cớ ghê gớm về những
khả năng huyền bí của mính trong đám ngƣời bản xứ Tschuktschen lại dần dần và
thƣờng bị hoàn toàn mất đi những khả năng ấy khi xâm nhập vào Luân đôn đầy
khói bụi và sƣơng mù. Chẳng lẽ cơ thể nội tại của một con ngƣời lại kém nhạy cảm
với các ảnh hƣởng khí hậu hơn một mẩu thép hay sao? Nếu không thì tại sao ta lại
nghi ngờ sự chứng nhận của các lữ khách có thể đã chứng kiến ngƣời Shaman đó
hết ngày này sang ngày khác phô diễn những hiện tƣợng lạ có tính cách gây sửng
sốt nhất nơi bản xứ của mình mà lại chối bỏ khả năng của những quyền năng và
hiện tƣợng lạ nhƣ thế chỉ vì y không thể làm đƣợc nhiều nhƣ vậy ở Luân đôn hoặc
Paris? Trong bài thuyết trình về Các thuật Thất truyền, Vendell Phillips chứng tỏ
rằng ngoài việc bản chất tâm lý của con ngƣời chịu ảnh hƣởng do sự thay đổi khí
hậu, ngƣời Đông phƣơng còn có các giác quan thể chất bén nhạy hơn ngƣời Âu Tây.
Ông bảo rằng những ngƣời thợ nhuộm ở Lyons nƣớc Pháp mà tài năng không ai
qua mặt đƣợc “có một thuyết cho rằng có một sắc thái tinh tế nào đó của màu xanh
lơ mà ngƣời Âu Tây không thấy được . . . Còn ở Cashmere, nơi các cô gái làm ra
những khăn choàng trị giá tới 30.000 đô la, các cô này có chỉ cho (ngƣời thợ nhuộm
ở Lyons) 300 màu sắc khác nhau mà y chẳng những không tạo ra đƣợc thậm chí
còn không biết nổi. Nếu có một sự khác nhau lớn lao nhƣ vậy về sự bén nhạy của
các giác quan ngoại giới thuộc hai giống dân thì tại sao không có sự khác nhau về
quyền năng tâm lý của họ? Hơn nữa mắt của một cô gái ở Cashmere có thể thấy
một màu tồn tại nơi ngoại giới nhƣng ngƣời Âu Tây không nhận biết đƣợc vì vậy
màu này không tồn tại đối với y. Thế thì tại sao không chấp nhận rằng một số cơ
thể đƣợc thiên phú đặc biệt (mà ngƣời ta nghĩ rằng có năng lực bí nhiệm tên là thấu
thị) thấy đƣợc những hình ảnh thuộc ngoại giới cũng giống nhƣ cô gái thấy đƣợc
màu sắc; do đó những hình ảnh ấy thay vì chỉ là những ảo giác nơi ngoại giới mà óc
tƣởng tƣợng kìch động thí ngƣợc lại đó lại là những phản ảnh của sự vật và con
ngƣời có thật đƣợc ghi khắc lên chất ether tinh vi theo giải thích trong triết học thời
xƣa của Sấm truyền Chaldea và theo phỏng đoán của các nhà khám phá hiện đại
Babbage, Jevons và các tác giả của quyển Vũ trụ Vô hình?
Paracelsus có dạy rằng “tam hồn làm cho con ngƣời sống động và hoạt động;
tam giới tuôn đổ các chùm tia của mình lên y; nhƣng cả ba chỉ là hình ảnh và tiếng
vọng của cùng một nguyên khí tạo tác hiệp nhất và kiến tạo nên vạn vật. Hồn thứ
nhất là chơn linh của các nguyên tố (xác phàm và sinh lực dƣới dạng thô thiển); hồn
thứ nhí là chơn linh của các ngôi sao (anh hồn); hồn thứ ba là chơn linh Thiêng liêng
(Thể Quang huy)”. Cơ thể của con ngƣời vốn có “chất liệu đất bụi nguyên thủy”
(Paracelsus gọi nhƣ vậy) cho nên chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận khuynh hƣớng
khảo cứu của khoa học hiện đại “coi các quá trính của sự sống động vật và thực vật
chỉ là quá trình vật lý và hóa học thôi”. Thuyết này chỉ bổ chứng thêm cho những
khẳng định của các triết gia thời xƣa và Kinh thánh thời Moses, theo đó ta có thể
đƣợc làm từ đất bụi và chúng phải trở về với cát bụi. Nhƣng chúng ta phải nhớ rằng
câu:

“Ngƣơi là cát bụi thí ngƣơi phải trở về với cát bụi.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 181


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Không nói tới linh hồn”.

Con ngƣời là một thế giới nhỏ - một tiểu vũ trụ bên trong đại vũ trụ. Giống nhƣ
một phôi thai, y bị cả ba hồn của mính treo lơ lửng trong cái khuôn của đại vũ trụ;
và trong khi xác phàm của y thƣờng xuyên đồng cảm với đất mẹ thì anh hồn lại
sống hài hòa với hồn thế giới tinh đẩu. Y tồn tại trong nó cũng nhƣ nó ở nơi y vì cái
nguyên tố thấm nhuần thế giới ấy lấp đầy không gian và chính nó là không gian, chỉ
có điều là không bờ bến và vô tận. Còn về hồn thứ ba của y tức hồn thiêng thì nó
chẳng qua chỉ là một tia cực vi, một trong vô số bức xạ trực tiếp xuất phát từ
Nguyên nhân Tối thƣợng, tức Ánh sáng Tâm linh của Thế giới? Đây là bộ ba trong
bản chất hữu cơ và vô cơ (tâm linh và vật thể) vốn là tam vị nhất thể mà Proclus có
bảo rằng: “Đơn nguyên thứ nhất là Thƣợng Đế Vĩnh hằng, đơn nguyên thứ nhì là
thời gian vĩnh hằng, đơn nguyên thứ ba là mô thức hoặc kiểu mẫu của vũ trụ”, cả
ba cấu thành Tam nguyên Cơ thể hiểu đƣợc. Vạn vật trong vũ trụ hữu hính này đều
lƣu xuất từ Tam nguyên ấy và bản thân nó cũng là một tam nguyên tiểu vũ trụ. Thế
là chúng vận động diễu hành hoành tráng trong môi trƣờng vĩnh hằng xung quanh
mặt trời tinh thần cũng giống nhƣ các thiên thể di chuyển xung quanh mặt trời hữu
hình trong hệ thống nhật tâm. Trên trái đất này thì Đơn nguyên của Pythagoras vốn
sống “trong cô tịch và u minh” vẫn còn có thể mãi mãi vô hình không ai nắm bắt
đƣợc và khoa học thực nghiệm không chứng minh đƣợc . Thế nhƣng toàn thể vũ trụ
vẫn quay vòng xung quanh nó, nhƣ vậy từ khi “có thời gian” và cứ mỗi giây trôi qua
thí con ngƣời và nguyên tử lại tiến gần hơn tới cái phút giây trọng đại trong thời
gian vĩnh hằng khi Bản lai diện mục Vô hình hiện rõ ra trƣớc linh thị của chúng. Khi
mọi hạt vật chất (ngay cả hạt tinh anh nhất) đã bị vứt hết ra khỏi cái hình dáng cuối
cùng tạo nên mắt xích tối hậu của chuỗi xích tiến hóa lƣỡng bội vốn đã thúc đẩy
thực thể tiến bƣớc qua suốt bao nhiêu triệu thời đại với sự biến hóa liên tiếp; khi nó
thấy mình khoác trở lại cái bản thể nguyên thủy đồng nhất với bản thể của đấng
Sáng tạo, thì cái nguyên tử hữu cơ đã từng có lúc không ai nắm bắt đƣợc đã đi hết
cuộc hành trình của mính, và các con Thƣợng Đế lại một lần nữa “hân hoan chào
mừng” sự trở về của kẻ hành hƣơng.
Van Helmont có nói “con ngƣời là tấm gƣơng phản chiếu vũ trụ và bản chất
tam bội của y tạo ra mối quan hệ với vạn vật”. Ý chí của Tạo hóa (vạn vật đều đƣợc
tạo ra và nhận đƣợc xung lực sơ khởi của mình nhờ vào ý chí này) vốn thuộc về mọi
sinh linh. Con ngƣời đƣợc phú thêm cho tính linh ắt có phần chia xẻ lớn nhất về ý
chí ấy trên hành tinh này. Tùy theo tỉ lệ vật chất nơi y mà y sẽ vận dụng đƣợc năng
lực pháp thuật của nó một cách ít nhiều thành công. Nhờ chia xẻ mãnh lực thiêng
liêng này có chung với mọi nguyên tử vô cơ cho nên y vận dụng nó trong suốt lộ
trình cuộc đời mình cho dù một cách có ý thức hay vô ý thức. Trong trƣờng hợp có ý
thức khi hoàn toàn quán triệt đƣợc quyền năng của mình, con ngƣời là một bậc thầy
và y kiểm soát, chỉ đạo đƣợc hồn vũ trụ. Trong trƣờng hợp con thú, cây cỏ và
khoáng vật và ngay cả nơi ngƣời, thƣờng thí lƣu chất tinh anh này vốn thấm nhuần
vạn vật ắt không bị chống đối và khi đƣợc thả lỏng thì nó làm cho vạn vật vận động
theo sự điều khiển do xung lực của nó. Mọi tạo vật trong cõi hạ nguyệt tinh này đều
đƣợc tạo ra từ hồn thế giới và có liên quan tới hồn này. Con ngƣời có một quyền
năng thiên giới lƣỡng bội do đó có liên kết với cõi trời. Quyền năng này “không chỉ
có nơi phàm nhân mà trong một chừng mực nào đó cũng có nơi những con thú và
có lẽ nơi mọi vạn vật khác, vì vạn vật trong vũ trụ đều có quan hệ với nhau hoặc ít

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 182


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ra thí Thƣợng Đế bên trong vạn vật có quan hệ với nhau (cổ nhân đã quan sát thấy
nhƣ vậy một cách chình xác đáng giá). Cái sức mạnh pháp thuật ấy cần phải đƣợc
khơi hoạt nơi cả phàm nhơn lẫn chơn nhơn. . . Và nếu ta gọi đó là một quyền năng
pháp thuật thì kẻ dốt nát ắt bị cách diễn tả ấy khủng bố. Nhƣng nếu muốn, bạn có
thể gọi nó là một quyền năng tâm linh. Vì vậy nơi chơn nhơn cũng có một quyền
năng pháp thuật nhƣ thế. Nhƣng bởi vì giữa chơn nhơn và phàm nhơn có một mối
quan hệ nào đó cho nên sức mạnh này phải bàng bạc khắp cả con ngƣời” [13].
Khi mô tả mở rộng về các nghi thức tôn giáo sinh hoạt nơi tu viện và “những
điều mê tín dị đoan” của ngƣời Xiêm la, De la Loubère ngoài những điều khác ra còn
trích dẫn quyền năng mầu nhiệm mà các Talapoin (tu sĩ tức những ngƣời thánh
thiện trong đạo Phật) có đối với những loài thú hoang. Ông bảo rằng “các Talapoin ở
Xiêm la sẽ sống nhiều tuần trong rừng rậm dƣới một tán bóng cây râm cành lá cây
cọ, ban đêm không bao giờ đốt lửa để xua đuổi loài thú hoang giống nhƣ mọi ngƣời
khác làm khi băng qua rừng rậm ở xứ này”. Thiên hạ thấy thật là phép lạ khi không
một Talapoin nào bị thú dữ ngấu nghiến. Loài cọp, voi và tê giác - ở quanh đó có
đầy dẫy đều tôn trọng ngài và những lữ khách nằm mai phục an toàn thƣờng thấy
những con thú hoang liếm tay chân của vị Talapoin đang yên giấc. Nhà quí tộc
ngƣời Pháp nói thêm rằng: “Họ đều dùng pháp thuật và nghĩ rằng trọn cả thiên
nhiên đều có linh hồn [14] ; họ tin vào các thiên thần giám hộ”. Nhƣng điều dƣờng
nhƣ làm cho tác giả xúc động mạnh nhất là ý tƣởng thịnh hành trong đám ngƣời
Xiêm la, theo đó “con ngƣời sống với cái xác lúc sinh thời ra sao thì chết đi cũng
mang xác ấy”. De la Loubère nhận xét: “Khi ngƣời Thát đát hiện nay đang trị vị
nƣớc Trung hoa buộc ngƣời Hán phải cắt tóc theo kiểu Thát đát thí nhiều ngƣời Hán
chẳng thà chịu chết còn hơn (theo lời họ) đi sang thế giới bên kia gặp tổ tiên của
mình mà không có tóc, vì họ tƣởng tƣợng rằng mình cũng cắt mất tóc của phần
hồn” [15]. Vị đại sứ nói thêm rằng: “Thế mà điều hoàn toàn xấc xƣợc trong cái ý kiến
phi lý ấy lại đƣợc ngƣời Đông phƣơng gán cho khuôn mặt của con ngƣời hơn là bất
cứ điều gì khác đối với phần hồn”. Khi không soi sáng cho bạn đọc về cái hình dáng
đặc biệt mà những ngƣời Đông phƣơng u mê này muốn tuyển lựa cho phần hồn đã
thoát xác của mình, De la Loubère lại tiếp tục trút cơn giận dữ lên đầu những kẻ “dã
man”. Cuối cùng, ông đả kích vị Thái thƣợng hoàng ở Xiêm la (cha của vị hoàng đế
trong triều đính mà ông đƣợc cử tới làm đại sứ) bằng cách buộc tội ông này đã điên
rồ tiêu tốn hết hơn hai triệu bảng Anh để mƣu tím thuốc trƣờng sinh. Ông bảo rằng
“ngƣời Trung hoa nổi tiếng khôn ngoan nhƣ vậy mà đã 3 – 4 ngàn năm nay lại điên
rồ tin vào việc có tồn tại một phƣơng thuốc vạn năng mà nhờ tìm thấy nó họ hi
vọng miễn cho mình khỏi bị chết. Họ dựa cơ sở trên một số truyền thuyết điên rồ
liên quan tới một số ngƣời hiếm hoi nghe đâu đã tạo ra vàng và đã sống đƣợc một
thời gian nào đó. Trong đám ngƣời Trung hoa, ngƣời Xiêm la và những ngƣời Đông
phƣơng khác, có một số sự kiện đã đƣợc xác lập rất vững chắc liên quan tới những
ngƣời biết cách khiến cho mình bất tử hoặc là tuyệt đối hoặc là sao cho họ chỉ chết
do bất đắc kỳ tử [16]. Vì thế họ gọi một số ngƣời đã rút lui không cho ngƣời khác

[13]
Môn đồ phái Baptist Van Helmont, tác phẩm “Opera Omnia”, xuất bản năm 1682, trang
720 và những tác phẩm khác.
[14]
De la Loubère, tác phẩm “Các Chú giải”, xem ở phần trên, trang 115.
[15]
Nhƣ trên, trang 120.
[16]
Nhƣ trên, trang 63.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 183


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

nhìn thấy là đã an hƣởng một cuộc đời giải thoát và yên bình. Họ tƣờng trình về
những phép lạ liên quan tới sự hiểu biết của những ngƣời tự cho mình bất tử này”.
Nếu giữa lòng văn minh, Descartes (vốn là một ngƣời Pháp và là một nhà khoa
học) có thể đã tin chắc rằng mính đã tím ra đƣợc một phƣơng thuốc vạn năng nhƣ
thế mà chỉ cần có nó là có thể sống đƣợc ít ra 500 tuổi, thì tại sao ngƣời Đông
phƣơng lại không có quyền tin tƣởng giống nhƣ vậy? Các nhà sinh lý học Tây
phƣơng vẫn còn chƣa giải quyết đƣợc các vấn đề chủ chốt của cả sự sống lẫn sự
chết. Ngay cả giấc ngủ vẫn là một hiện tƣợng mà họ có ý kiến khác nhau rất nhiều
về nguyên nhân của nó. Vậy thì làm sao họ có thể tự cho mình đặt ra những giới
hạn về điều có thể và xác định điều không thể.
Từ những thời xa xƣa nhất, các triết gia đã khẳng định quyền năng đặc biệt
của âm nhạc đối với một vài bệnh tật, nhất là bệnh thuộc loại thần kinh. Kircher
khuyên nên dùng âm nhạc ví đã có kinh nghiệm là nó gây tác dụng tốt lên bản thân
ông và ông đã mô tả tỉ mỉ về nhạc cụ mà mình sử dụng. Đó là một họa âm bao gồm
năm cái ly không chân bằng thủy tinh rất mỏng xếp thành dãy. Trong hai ly có hai
loại rƣợu vang khác nhau; ly thứ ba có rƣợu mạnh; ly thứ tƣ có dầu và ly thứ năm
có nƣớc. Ông rút ra từ đó năm âm thanh du dƣơng theo phƣơng thế thông thƣờng
bằng cách chỉ cọ nhẹ ngón tay vào mép của ly. Âm thanh có tính cách hấp dẫn, nó
rút rỉa bệnh tật đi; bệnh tật túa ra gặp làn sóng âm nhạc và cả hai trộn lẫn với nhau
rồi biến mất trong không gian. Cách đây chừng 20 thế kỷ, Asclepiades đã dùng âm
nhạc cũng ví mục đìch đó; ông đã thổi kèn để chữa bệnh thần kinh tọa và âm thanh
kéo dài của nó làm cho các dây thần kinh rung động khiến cho cơn đau luôn luôn
dịu đi. Democritus cũng xác nhận rằng nhiều bệnh tật cũng có thể chữa đƣợc bằng
những âm thanh du dƣơng của một cây sáo. Mesmer dùng chính cái nhạc cụ mà
Kircher mô tả để chữa bệnh bằng từ khì. Ngƣời Tô cách lan nổi tiếng, Maxwell đề
nghị chứng minh cho đủ thứ khoa y thấy rằng nhờ vào một vài phƣơng tiện từ khí
sẵn trong tầm tay của mình, ông chữa đƣợc bất kỳ bệnh nào mà họ bỏ rơi coi là bất
trị, chẳng hạn nhƣ động kinh, bất lực, điên, què, thủy thủng và những cơn sốt dai
dẳng khó chữa nhất [17].
Câu chuyện quen thuộc “trục tà thần” ra khỏi Saul bị ma ám ắt gợi lại trí nhớ
cho mọi ngƣời về vấn đề này. Ngƣời ta tƣờng thuật nó nhƣ sau: “Thế rồi có chuyện
xảy ra khi tà thần nhập vào Saul thì David bèn cầm lấy một cây đàn hạc và chơi
bằng tay của mình: thế là Saul được hồi sức, khỏe mạnh và tà thần xuất ra khỏi y”
[18]
.
Trong tác phẩm Y học Từ khí, Maxwell có trình bày những đề xuất sau đây, tất
cả đều chính là học thuyết của nhà luyện kim đan và môn đồ kinh Kabala.
“Điều mà ngƣời ta gọi là hồn thế giới chính là sự sống giống nhƣ lửa mang tính
tâm linh phù du, khinh khoái và tinh anh nhƣ chình ánh sáng. Đó là một chơn linh
sự sống ở khắp nơi, và ở đâu đâu thí cũng nhƣ vậy . . . Mọi vật chất đều thiếu tác
động nếu không đƣợc chơn linh này làm cho linh hoạt. Chơn linh này duy trí vạn vật
ở trạng thái đặc thù. Trong thiên nhiên ta thấy nó thoát khỏi mọi xiềng xích, và kẻ
nào hiểu đƣợc cách hiệp nhất nó với một cơ thể đƣợc hài hòa thì kẻ đó ắt có đƣợc
một kho báu vƣợt khỏi mọi thứ của cải trên đời”.

[17]
Xem tác phẩm “Conf.” của ông, xiii, 1c trong phần giới thiệu nói đầu.
[18]
Thánh thƣ Samuel, xvi, 14-23.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 184


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Chơn linh này là mối ràng buộc chung của mọi ngóc ngách trên trái đất, nó
ngự nơi tất cả và thấm nhuần tất cả”.
“Kẻ nào biết sử dụng chơn linh sự sống vũ trụ này thì kẻ đó có thể ngăn ngừa
đƣợc mọi hiểm họa” [19] .
“Nếu bạn có thể vận dụng đƣợc chơn linh này và cố định nó nơi một vật thể
đặc thù nào đó thí bạn ắt hoàn thành đƣợc điều bí mật về pháp thuật”.
“Kẻ nào biết cách tác động lên con ngƣời bằng chơn linh vũ trụ này thì kẻ đó
có thể chữa bệnh đƣợc ở cách xa đến đâu tùy thìch” [20].
“Kẻ nào có thể làm cho chơn linh đặc thù đƣợc thêm sức nhờ chơn linh vũ trụ
thì kẻ đó có thể tiếp tục sống một cách vĩnh hằng [21].
“Có một sự hòa lẫn các chơn linh hoặc các phân thân, ngay cả khi chúng xa rời
lẫn nhau. Và sự hòa lẫn này là thế nào? Đó là việc không ngừng tuôn đổ đời đời các
tia từ một vật thể này sang một vật thể khác “.
Maxwell nói: “Trong khi chờ đợi, việc xử trì điều đó chẳng phải là không nguy
hiểm. Nhiều sự lạm dụng ghê tởm việc này có thể xảy ra”.
Và bây giờ ta hãy thử xem một số đồng cốt chữa bệnh lạm dụng các quyền
năng từ tính và thôi miên Mesmer này nhƣ thế nào.
Để cho xứng danh thì việc chữa bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải có đức tin và
ngƣời chữa bệnh phải có sức khỏe cƣờng tráng kết hợp với một ý chí mạnh mẽ. Khi
lòng kỳ vọng được bổ sung bằng đức tin thì người ta có thể chữa trị được cho mình
hầu như bất kỳ tình trạng bệnh hoạn nào. Ngôi một của một vị thánh; một di vật
thiêng liêng; một lá bùa; một mảnh giấy hoặc một bộ y phục mà giả sử là ngƣời
chữa bệnh đã sờ vào rồi; một thuốc trị bá bệnh; một buổi sám hối hoặc một nghi lễ;
việc đặt tay lên ngƣời hoặc một vài lời thốt ra đầy cảm kích – việc gí cũng có tác
dụng. Đó chỉ là vấn đề tình khì, trì tƣởng tƣợng, việc tự thân chữa bệnh. Trong cả
ngàn trƣờng hợp thí bác sĩ, tu sĩ hoặc thánh tích mà có uy tín chữa bệnh thật ra chỉ
vì ý chí vô ý thức của bệnh nhân tác động. Ngƣời phụ nữ bị bệnh xuất huyết len lỏi
qua đám đông để sờ vào áo choàng của Chúa Giê su, đƣợc Chúa phán rằng chính
“đức tin” của bà đã chữa khỏi bệnh cho bà.
Ảnh hƣởng tâm trì đối với thể xác mạnh mẽ đến nỗi bất cứ thời nào nó cũng
làm nên phép lạ.
Salverte có nói: “Biết bao nhiêu sự chữa bệnh kỳ diệu đột ngột chẳng ai hi
vọng nổi đã đƣợc thực hiện nhờ vào trì tƣởng tƣợng. Y văn của ta đầy dẫy những sự
kiện có bản chất nhƣ thế mà ngƣời ta dễ dàng coi là phép lạ” [22].
Nhƣng nếu bệnh nhân không có đức tin thì biết làm sao đây? Nếu thể chất của
y mang tính thụ động và tiếp nhận, còn ngƣời chữa bệnh có thể chất mạnh mẽ, lành
mạnh, tích cực, quyết đoán, thí bệnh tật có thể đƣợc bứng tận gốc do ý chí uy nghi
của ngƣời thao tác đã hữu thức hoặc vô ý thức thu hút tinh thần vũ trụ của thiên
nhiên để tự củng cố mình và phục hồi sự quân bình bị xáo trộn trong hào quang
bệnh nhân. Y có thể dùng thêm một cây thập tự giá để trợ lực nhƣ Gassner đã làm;
hoặc đặt tay lên áp đặt “ý chì” nhƣ Zouave Jacob ngƣời Pháp; hoặc nhƣ ngƣời Mỹ
nổi tiếng, Newton, chữa đƣợc cho nhiều ngàn bệnh nhân cũng nhƣ nhiều ngƣời

[19]
“Cách ngôn”, trang 22.
[20]
Nhƣ trên, trang 69.
[21]
Nhƣ trên, trang 70
[22]
“Triết lý về các Khoa học Huyền bì”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 185


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

khác; hoặc giống nhƣ Chúa Giê su và một số tông đồ, y có thể chữa bệnh bằng
những lời phán truyền. Trong mỗi trƣờng hợp thí quá trính đều giống nhƣ nhau.
Nhƣ vậy trong mọi trƣờng hợp, việc chữa bệnh đều triệt để và thật sự, không
có tác dụng tai hại thứ cấp. Nhƣng khi ngƣời nào bản thân đang bị bệnh mà rán
toan tính chữa bệnh thì y chẳng những không chữa đƣợc bệnh mà còn thƣờng
truyền bệnh của mình cho bệnh nhân khác và cƣớp mất của bệnh nhân cái sức khỏe
lẽ ra còn có đƣợc. Vua David già lụ khụ đã bồi bổ cho sức sống tàn tạ của mình nhờ
vào từ khí khỏe mạnh của ngƣời Abishag còn trẻ trung [23] và y văn có cho ta biết
một bà già xứ Bath ở Anh đã phá hủy thể chất của hai cô gái liên tiếp cũng bằng
cách ấy. Các nhà hiền triết thời xƣa, cũng nhƣ Paracelsus đã giải trừ bệnh tật bằng
cách áp sát một cơ thể lành mạnh vào vùng bị bệnh và trong công trình của vị triết
gia lửa nêu trên, ông đã trính bày thuyết đó một cách táo bạo và khẳng định. Nếu
một ngƣời đang bị bệnh – dù là đồng cốt hay không – thử toan tính chữa bệnh thì
lực của y có thể đủ mạnh để làm dịch chuyển bệnh, bốc nó ra khỏi chỗ hiện tại và
khiến nó di dời sang chỗ khác nơi mà chẳng bao lâu sau nó sẽ tái xuất hiện, trong
khi đó bệnh nhân cứ nghĩ là mính đƣợc chữa khỏi bệnh rồi.
Nhƣng nếu ngƣời chữa bệnh lại mắc bệnh về đạo đức thì sao? Hậu quả có thể
vô cùng tai hại hơn vì chữa một bệnh của thể xác thì dễ hơn tẩy trƣợc cho một thể
chất bị ô nhiễm vì sự sỉ nhục đạo đức. Bí mật về Morzine, Cevennes và các môn đồ
của Zansen cũng là một bí mật lớn lao đối với các sinh lý học cũng nhƣ tâm lý học.
Nếu năng khiếu tiên tri cũng nhƣ chứng cuồng thần kinh và cơn co giật mà có thể
đƣợc “truyền nhiễm” thì tại sao mọi thói xấu lại không lây nhiễm đƣợc? Trong
trƣờng hợp đó ngƣời chữa bệnh truyền cho bệnh nhân – giờ đây là nạn nhân – cái
nọc độc đạo đức đã tiêm nhiễm trong tâm trí và tâm hồn của y. Từ khí của y đụng
tới đâu là làm ô uế; mắt y nhìn tới đâu là gây phạm thƣợng. Đối tƣợng thụ động tiếp
nhận không hề đƣợc bảo vệ chống lại tì vết xảo quyệt này. Ngƣời chữa bệnh khống
chế đƣợc y theo quyền năng của mình nhƣ thể y bị bất lực vì bùa mê thuốc lú, giống
nhƣ con rắn khống chế đƣợc một con chim yếu đuối tội nghiệp. Tội ác mà một
“đồng cốt chữa bệnh” nhƣ vậy gây ra thật là lớn lao không kể xiết và có hàng trăm
kẻ chữa bệnh nhƣ thế.
Nhƣng nhƣ ta có nói ở trên, có những nhà chữa bệnh thánh thiện và chân
chính mặc dù bị những kẻ đối thủ ngu tìn đối xử bằng ác ý và đa nghi, thí họ vẫn
lừng danh trong thế giới. Chẳng hạn nhƣ Curé d‟Ars ở Lyons, Jacob và Newton. Đó
cũng là Gassner, giáo sĩ ở Klorstele và Valentine Greatrakes nổi tiếng vốn là một
ngƣời Ái nhỉ lan nghèo nàn và dốt nát nhƣng đƣợc hậu thuẫn của Robert Boyle trứ
danh, Chủ tịch Hội Hoàng gia Luân đôn, năm 1670. Năm 1870, lẽ ra ông đƣợc biệt
phái tới Bedlam cùng với những nhà chữa bệnh khác nếu một vị Chủ tịch khác của
Hội Hoàng gia không phụ trách về trƣờng hợp này hoặc Giáo sƣ Lankester đã “triệu
tập” ông theo Dự luật Du đảng để thực hành “thuật coi tay và các thuật khác” đối
với thần dân của Hoàng hậu.
Nhƣng để kết thúc một danh sách nhân chứng vốn có thể kéo dài vô tận, ta chỉ
cần nói rằng từ đầu chí cuối, từ Pythagoras mãi cho tới Eliphas Levi, từ ngƣời cao
cấp nhất tới ngƣời hèn mọn nhất, mọi ngƣời đều dạy rằng kẻ nào nghiện ngập
những chuyện phóng túng theo thói xấu thì chẳng bao giờ có được quyền năng pháp
thuật. Chỉ những kẻ nào tâm hồn trong sạch mới “thấy đƣợc Thƣợng Đế” hoặc vận

[23]
“Thánh thƣ các Quân vƣơng”, I từ 1-4, 15.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 186


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

dụng đƣợc các năng khiếu thiêng liêng, chỉ những kẻ đó mới chữa đƣợc bệnh tật của
thể xác và tƣơng đối an toàn tuân theo sự dẫn dắt của các “quyền năng vô hính”.
Chỉ những kẻ đó mới mang lại sự bình an đến những tâm hồn đang rối bời cho các
chị em mình ví nƣớc thánh chữa bệnh không thể bắt nguồn từ nọc độc; nho không
mọc nơi bụi gai, và cây gai không có trái sung. Nhƣng xét hết mọi thứ nêu trên thì
“pháp thuật đâu có chi là siêu nhiên”, đó là một khoa học và ngay cả quyền năng
“trục ma quỉ” vốn là một ngành pháp thuật thí các Điểm đạo đồ cũng phải nghiên
cứu chuyên môn. Josephus có nói [24]: “Cái tài năng trục ma quỉ ra khỏi cơ thể con
ngƣời là một khoa học hữu dụng chữa lành bệnh con ngƣời”.
Những điều phác họa nêu trên cũng đủ cho thấy tại sao chúng tôi bám lấy
minh triết ngàn đời, ƣu ái hơn bất cứ thuyết mới nào mà ngƣời ta đã ấp ủ do những
diễn biến thời sau này, tuân theo các luật giao tiếp giữa cuộc đời và các quyền năng
huyền bí của con ngƣời. Trong khi các hiện tƣợng lạ có bản chất vật thể có thể có
giá trị là phƣơng tiện khơi dậy sự quan tâm của nhà duy vật và xác nhận (nếu
không hoàn toàn thí ìt ra cũng theo suy diễn) niềm tin của chúng tôi vào sự sống
còn của tinh thần và linh hồn thí cũng còn có nghi vấn liệu trong khía cạnh hiện nay
thì các hiện tƣợng lạ thời nay lợi bất cập hại hay chăng. Nhiều tâm trì đang khao
khát bằng chứng về sự bất tử đã nhanh chóng rớt vào tình trạng cuồng tìn và nhƣ
Stow có nhận xét “kẻ cuồng tín bị chi phối bởi óc tƣởng tƣợng nhiều hơn là sự phán
đoán”.
Chắc chắn là những kẻ tin vào các hiện tƣợng lạ thời nay có thể tự cho là mình
có đƣợc đủ thứ thiên phú, nhƣng việc “nhận biết đƣợc các vong linh” rõ ràng không
có trong danh mục các năng khiếu “tâm linh” này. Khi nói tới “Diakka” (ngƣời mà
một buổi sáng đẹp trời đã đƣợc phát hiện trong một góc râm mát thuộc “Thế giới
Trƣờng hạ”), nhà thấu thị vĩ đại ngƣời Mỹ, A. J. Davis có nhận xét rằng “một Diakka
là kẻ thìch thú đến điên rồ trong việc đóng tuồng, trong việc mánh khóe theo kiểu
sơn đông mãi võ, trong việc thủ vai phản diện cũng nhƣ chình diện, đối với y thì lời
cầu nguyện cũng có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ lời phát biểu phạm thƣợng; y chất chứa
lòng đam mê những chuyện tự sự tâm tình, . . . vì thiếu sót về mặt đạo đức cho nên
y không có đƣợc những xúc cảm tích cực về óc công bằng, lòng nhân ái, hoặc tình
luyến ái âu yếm. Y chẳng biết gì về điều mà ngƣời ta gọi là tình cảm biết ơn; cứu
cánh của thù ghét và yêu thƣơng đều giống nhau đối với y; châm ngôn của y
thƣờng khiến cho ngƣời khác khủng khiếp và sợ hãi: BẢN NGÃ là trọn cả sinh hoạt
riêng tƣ và sự tiêu diệt nâng cao là cứu cánh của mọi đời sống riêng tư [25]. Chỉ mới
ngày hôm qua có một ngƣời nói với một bà đồng cốt mệnh phụ, ký tên là
Swedenborg nhƣ sau: “TA LÀ bất cứ điều gí đang là, đã là và sẽ là hoặc có thể là;
và đời sống riêng tƣ chẳng qua chỉ là khối tập hợp ma quí của những suy tƣ hồi hộp
ùa vào phóng lên cái trung tâm ở giữa sự chết vĩnh hằng!” [26]
Porphyry, tác phẩm của ông (tạm mƣợn cách diễn tả của một nhà hiện tƣợng
luận cáu kỉnh) “đã bị mũn ra giống nhƣ mọi thứ văn chƣơng ba xu cổ hủ khác bị bỏ
quên trong phòng kìn” – đã nói nhƣ sau về các Diakka này (nếu đó là tên gọi họ)
đƣợc tái phát hiện vào thế kỷ thứ 19: “Chình nhờ sự trợ giúp trực tiếp của các tà
[24]
Josephus: “Di tìch cổ”, viii, 2.
[25]
Tác phẩm “Diakka và các Nạn nhân; Giải thích về điều Sai trái và Ghê tởm trong Thần
linh học”.
[26]
Xem Chƣơng bàn về vong hồn con ngƣời trở thành cƣ dân của cõi thứ tám với kết cục
thƣờng là bị hủy diệt cá tình phàm nhơn.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 187


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thần này ngƣời ta mới thực hiện đƣợc mọi loại phù thủy . . . đó là kết quả những
thao tác của họ và kẻ nào làm hại tới đồng loại bằng thƣ ếm thƣờng tôn vinh các tà
thần này là thủ lãnh của chúng. Các tà thần này sống cuộc đời chuyên lừa gạt
chúng ta bằng cách phô diễn những trò ảo diệu rẻ tiền và những điều hão huyền;
chúng có tham vọng đƣợc coi là thần linh, còn thủ lãnh của chúng đòi đƣợc ngƣời ta
công nhận là thần linh tối cao” [27].
Vong linh này ký tên là Swedenborg vừa đƣợc Davis trích dẫn về Diakka, có nói
bóng gió mính là LINH NGÃ, đặc biệt giống nhƣ thủ lãnh các tà thần của Porphyry.
Còn gì tự nhiên hơn việc một vài đồng cốt dèm pha các nhà thông thần lão
luyện thời xƣa này khi ta thấy Iamblichus là ngƣời trình bày thuật thông thần theo
thần linh học đã nghiêm cấm mọi nỗ lực đi tím những pha trình diễn hiện tƣợng lạ
nhƣ thế, trừ phi đã chuẩn bị lâu dài để tẩy trƣợc thể xác và đạo đức, và đƣợc các
nhà thông thần lão luyện dẫn dắt. Hơn nữa, khi ông tuyên bố rằng ngoại trừ rất ít
trƣờng hợp ngoại lệ còn thì khi một người “có vẻ dài ra hoặc mập hơn, hoặc bị kéo
bổng lên trên không” thí đó là dấu hiệu chắc chắn của việc bị tà thần nhập vào [28].
Mọi thứ trên đời này đều có thời của mình, và sự thật cho dù dựa trên bằng
chứng không thể bác bỏ đƣợc thí cũng không thể bén rễ hoặc tăng trƣởng nếu nó
không đƣợc gieo trồng xuống đất và đúng mùa vụ nhƣ một cái cây. Giáo sƣ Cooke
có nói “ngƣời ta phải chuẩn bị thời gian và cách đây chừng 30 năm, tác phẩm khiêm
tốn này ắt có số phận bị tự hủy diệt do chính nội dung của nó. Nhƣng hiện tƣợng lạ
thời nay mặc dù phô diễn hằng ngày, mặc dù bị mọi nhà duy vật chế nhạo với biết
bao nhiêu lỗi lầm vẫn tăng trƣởng và sung mãn hơn xét về mặt sự kiện, nếu không
phải về mặt minh triết và tâm linh. Điều mà cách đây 20 năm dƣờng nhƣ chỉ là
chuyện tầm phào thì giờ đây có thể đƣợc lắng nghe khi các nhà khoa học lớn đang
hậu thuẫn cho việc có hiện tƣợng lạ. Tiếc thay, nếu pha trình diễn càng ngày càng
gia tăng về quyền năng thí nó lại không có đƣợc sự cải thiện tƣơng ứng về triết lý.
Việc phân biện về thế giới tinh linh vẫn còn thiếu sót hơn bao giờ hết.
Có lẽ trong toàn thể các tác giả thần linh học thời nay, không ai đƣợc trọng
vọng về tính tình, nếp giáo dục, lòng chân thành và năng lực hơn là Apes Sargent ở
Boston, Massachusetts. Chuyên khảo của ông tựa đề là Bằng chứng Rành rành về
sự Bất tử đáng giữ một địa vị cao trong số những tác phẩm bàn về đề tài này. Mặc
dù có thiên hƣớng nhân từ và bao dung đối với đám đồng cốt cùng những hiện
tƣợng lạ, ông Sargent vẫn phải bắt buộc thốt ra những lời lẽ sau đây: “Quyền năng
của các vong linh mô phỏng giả mạo những ngƣời đã quá cố gợi ra thắc mắc: Liệu
ta có thể chắc mẫm đƣợc đến đâu về lai lịch của bất cứ vong linh nào nếu cuộc trắc
nghiệm đƣợc thực hiện đối với họ? Ta chƣa đạt tới trính độ giác ngộ khiến cho mình
có thể tin tƣởng trả lời với thắc mắc này . . . Có nhiều điều vẫn còn gây lúng túng
cho ngôn ngữ và hành động của lớp vong linh hiện hính này”. Về phần trính độ tri
thức của hầu hết các vong linh ẩn khuất đằng sau các hiện tƣợng lạ trên cõi trần,
chắc chắn ông Sargent đƣợc chấp nhận là một vị thẩm phán có thẩm quyền nhất,
thế mà ông cũng nói rằng: “giống nhƣ dƣơng gian đại đa số vong linh đều thuộc loại
không trí thức”. Nếu cho phép đƣợc đối thoại thẳng thắn thì chúng tôi xin hỏi tại sao
chúng lại thiếu trí thông minh nhƣ vậy, nếu họ là vong hồn của con ngƣời? Hoặc là
vong hồn của những ngƣời thông minh không thể hiện hính đƣợc, hoặc là các vong

[27]
Porphyry: “Bàn về Phúc thần và Ác thần”.
[28] “
Bàn về các Bí pháp ở Ai Cập”,III, chƣơng 5.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 188


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

linh hiện hình không có trí thông minh của loài ngƣời; do đó theo chình việc ông
Sargent nêu ra thí đó có thể chỉ là các tinh linh ngũ hành, chúng hoàn toàn không
còn là ngƣời nữa hoặc là loài thần mà theo các pháp sƣ Ba tƣ và Plato, họ đƣợc xếp
vào hạng trung gian giữa chƣ thiên và các vong hồn ngƣời thoát xác.
Có nhiều bằng chứng (chẳng hạn nhƣ bằng chứng của ông Crookes) cho thấy
rằng nhiều vong linh “hiện hính” nói đƣợc một thứ tiếng mà tai ta nghe đƣợc. Thế
mà dựa vào chứng nhận của cổ nhân chúng tôi đã cho thấy rằng tiếng nói của vong
hồn con ngƣời không và không thể phát âm đƣợc nhƣ Emanuel Swedenborg có
tuyên bố, tiếng nói đó chỉ là “tiếng thở dài não nuột”. Ai trong số hai lớp nhân chứng
này có thể đƣợc tin cậy một cách an toàn hơn? Phải chăng là cổ nhân vốn có kinh
nghiệm trải qua biết bao nhiêu thời đại về phép thực hành thông thần hay là các
nhà thần linh học thời nay họ chẳng có kinh nghiệm gì hết và chẳng có ý kiến trên
sự kiện nào, ngoại trừ những điều mà các vong linh truyền đạt và họ chẳng có
phƣơng cách nào để chứng minh lai lịch của các “vong linh” ấy? Có những ngƣời
đồng cốt mà cơ thể của họ đôi khi đã phân thân ra thành cả trăm cái gọi là hình
dáng “con ngƣời”. Thế nhƣng chúng tôi nhớ rằng mính chƣa bao giờ nhìn thấy hoặc
nghe thấy bất kỳ hình dáng con ngƣời này diễn tả một điều nào khác hơn là những
ý kiến thông thƣờng nhất. Sự kiện này chắc chắn phải làm cho ngay cả nhà thần
linh học ít phê phán nhất cũng đâm ra chú ý. Nếu vong linh có thể nói chuyện và
nếu mọi việc đƣợc bỏ ngỏ cho các thực thể thông minh cũng nhƣ các thực thể không
trí thức, thì tại sao lâu lâu họ lại không thuyết trình cho ta ở một mức độ có phẩm
chất gần giống nhƣ những sự giao tiếp mà chúng tôi nhận đƣợc qua “cơ bút”? Ông
Sargent đã trính bày một ý tƣởng rất gợi ý và quan trọng qua câu này: “Họ đã bị
hạn chế biết chừng nào trong cái thao tác trí tuệ và những điều nhớ lại khi thực hiện
hành vi hiện hình hoặc tầm chân trời trí thức của ngƣời đồng cốt vƣơn xa đến đâu
thì vẫn còn là một nghi vấn” [29]. Nếu cũng cái loại “vong linh” hiện hình ấy mà họ
tạo ra cơ bút và đôi bên đều biểu hiện thông qua đồng cốt, trong khi một đằng thì
nói bá láp, còn một đằng thí thƣờng ban cho ta những giáo huấn triết học cao siêu,
thì tại sao các hoạt động tâm trí của họ trong trƣờng hợp này lại bị hạn chế “bởi
chân trời trí thức của ngƣời đồng cốt” nhiều hơn trong trƣờng hợp kia? Những ngƣời
đồng cốt hiện hình – ìt ra thí cho đến nay theo chỗ chúng tôi quan sát – cũng đâu
có vô giáo dục nhiều hơn những ngƣời nông dân và thợ máy, đôi khi chịu những ảnh
hƣởng siêu phàm, cũng ban ra những ý tƣởng sâu sắc và cao cả cho thế gian. Lịch
sử tâm lý học đầy dẫy những ví dụ minh họa cho điều này, trong số đó có vì dụ ở
Boehmè, là một ngƣời thợ giày dốt nát đƣợc linh hứng và nhóm Davis của chính
chúng tôi cũng hiển nhiên nhƣ thế. Còn về vấn đề thiếu trí thức thì chúng tôi giả sử
rằng ta chẳng cần phải tìm kiếm những trƣờng hợp nào nổi bật hơn trƣờng hợp
những đứa trẻ tiên tri ở Cevennes, các thi sĩ và nhà thấu thị mà chúng tôi đã đề cập
ở các chƣơng trƣớc kia. Khi các vong linh đã từng đƣợc cung cấp những cơ quan
phát âm để nói chuyện thì chắc chắn là họ cũng chẳng khó khăn gí khi nói chuyện
với vai trò những ngƣời đƣợc giả định là có trính độ giáo dục riêng biệt, có trí thông
minh và địa vị xã hội trong đời sống, thay vì luôn luôn sa vào cái giọng điệu tẻ nhạt
với những chuyện sáo mòn và rất thƣờng tình. Theo nhận xét đầy hi vọng của ông
Sargent thí “khoa học Thần linh vẫn còn ở trạng thái ấu trĩ cho nên chúng ta có thể

[29]
Apes Sargent, tác phẩm “Bằng chứng Rành rành về tính Bất tử”, trang 45.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 189


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hi vọng đƣợc soi sáng nhiều hơn về vấn đề này”; chúng tôi e rằng mình phải trả lời
là ánh sáng ấy sẽ chẳng bao giờ xuyên suốt qua “những phòng tối” [30].
Thật là lố bịch và phi lý khi đòi hỏi những ngƣời khảo cứu phải có bằng cấp
thạc sĩ khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên thì mới đủ tƣ cách làm chứng
cho những phép lạ thời nay cũng nhƣ các hiện tƣợng lạ về tâm lý. Kinh nghiệm
trong 40 năm vừa qua chứng tỏ rằng “những tâm trì đƣợc rèn luyện theo kiểu khoa
học nhiều nhất” đâu phải lúc nào cũng hay nhất về vấn đề chỉ cần biết phân biệt
phải trái thông thƣờng và trung thực.
Không một điều gí làm ngƣời ta mù quáng nhƣ lòng cuồng tín hoặc biên kiến
về một vấn đề. Chúng ta có thể xét một minh họa là pháp thuật Đông phƣơng, tức
thần linh học cổ truyền cũng nhƣ các hiện tƣợng lạ thời nay. Hàng trăm, thậm chí
hàng ngàn nhân chứng hoàn toàn đáng tin cậy khi du hành đến cƣ trú ở Đông
phƣơng lúc trở về đã chứng nhận sự thật khi họ có mặt thì các fakirs, sheiks,
dervishes và lạt ma vô giáo dục không có đồng lõa hoặc dụng cụ máy móc vẫn tạo
ra đƣợc các phép lạ. Họ quả quyết rằng những phép lạ mà ngƣời ta phô diễn vi
phạm mọi định luật mà khoa học đã biết và nhƣ vậy có khuynh hƣớng chứng tỏ sự
tồn tại của nhiều mãnh lực huyền bì cho đến nay chƣa ai biết tới trong thiên nhiên,
dƣờng nhƣ đƣợc điều động bởi những trí tuệ phi phàm. Các khoa học gia có thái độ
nhƣ thế nào về đề tài này? Sự chứng nhận của những tâm trì đƣợc rèn luyện “theo
khoa học” nhiều nhất gây ấn tƣợng cho họ đến đâu? Liệu những khảo cứu của các
Giáo sƣ Hare và De Morgan, Crookes và Wallace, De Gasparin và Thury, Wagner và
Butlerof v.v. . . có lúc nào làm lung lay sự đa nghi của họ chăng? Ngƣời ta đã tiếp
nhận các kinh nghiệm cá nhân của Jacolliot với các fakirs ở Ấn Độ ra sao, và những
minh giải tâm lý học của Giáo sƣ Perty ở Geneva đáng xem xét nhƣ thế nào? Tiếng
kêu gào của nhân loại khao khát những dấu chỉ rành rành và đƣợc minh chứng về
Thƣợng Đế, về linh hồn cá thể và về thời gian vĩnh hằng đã ảnh hƣởng tới họ nhƣ
thế nào và họ đáp ứng ra sao? Họ đã hủy hoại và làm sụp đổ mọi vết tích của
những sự việc tâm linh mà chẳng dựng lên đƣợc điều gì? Họ bảo rằng: “Chúng tôi
không thể có đƣợc những dấu chỉ nhƣ thế bằng những bình thí nghiệm cổ cong hoặc
lò đúc; ví thế cho nên đó toàn là chuyện hoang đƣờng!”. Trong thời đại lý trí lạnh
lùng và đầy thành kiến này thì ngay cả Giáo hội cũng phải trông mong đƣợc khoa
học trợ giúp. Những tìn điều xây dựng trên bãi cát, những giáo điều cao vòi vọi nhƣ
ngọn tháp nhƣng vô căn cứ ắt sụp đổ trƣớc hơi thở lạnh lung của cuộc khảo cứu và
làm sụp đổ tôn giáo chân chính sa ngã theo mính. Nhƣng trong tâm hồn con ngƣời,
lòng khao khát một dấu chỉ bên ngoài về Thƣợng Đế và đời sống bên kia cửa tử vẫn
đeo bám dai dẳng hơn bao giờ hết. Mọi ngụy biện của khoa học đều hoài công,
chẳng bao giờ bóp nghẹt tiếng nói của thiên nhiên. Có điều các đại diện của khoa
học đã đầu độc nƣớc trong lành của đức tin chất phác cho nên loài ngƣời soi mình
trong dòng nƣớc đục ngầu, vì mọi bùn đất đều đƣợc khuấy lên từ đáy của một con
suối đã từng trong vắt. Thƣợng Đế nhân hình của các đức Cha đã bị thay thế bằng
những con quái vật nhân hình và còn tồi tệ hơn nữa do nhân loại phản chiếu mình
xuống dòng nƣớc ấy nên các đợt sóng lăn tăn của nó đã phản ánh lại những hình
ảnh méo mó của chân lý, và sự thật đƣợc khơi dậy do óc tƣởng tƣợng lệch lạc của
nó. Đức Ông Brooke Herford có viết: “Chúng tôi đâu có muốn phép lạ mà muốn tìm
bằng chứng rành rành về thế giới tâm linh và thiêng liêng. Con ngƣời không nên kêu

[30]
Xem Thánh thƣ Matthew, xxiv, 26.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 190


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

gào đòi hỏi một „dấu chỉ‟ nơi các vị tiên tri mà đúng hơn là phải đòi hỏi nơi các nhà
khoa học. Ngƣời ta cảm thấy dƣờng nhƣ thể mọi chuyện mò mẫm quanh quẩn cái
ranh giới xa nhất hoặc những ngóc ngách sâu kín nhất của sự sáng tạo về lâu về dài
sẽ đƣa ngƣời khảo cứu đến gần những sự thật thâm thúy ẩn bên dƣới vạn vật để có
đƣợc một vài dấu chỉ không thể nhầm lẫn đƣợc về Thƣợng Đế”. Các dấu chỉ đã có
đây rồi và các nhà khoa học cũng đã có. Liệu ta có thể trông mong đƣợc gí nơi họ
nếu nhƣ họ đã làm tròn bổn phận của mình? Những kẻ Khổng lồ về tƣ tƣởng này
liệu có kéo Thƣợng Đế xuống ra khỏi nơi Ngài ẩn trốn và thay vào đó cấp cho ta một
nguyên sinh chất hay chăng?
Trong buổi họp ở Edenburgh của Hiệp hội Anh quốc năm 1871, ngài William
Thomson có phát biểu: “Khoa học bị ràng buộc bởi định luật đời đời về lòng danh dự
cho nên phải vô úy giáp mặt với mọi vấn đề đƣợc giới thiệu với nó một cách công
tâm”. Đến lƣợt mính, Giáo sƣ Huxley lại nhận xét: “Đối với vấn đề phép lạ thì tôi chỉ
có thể nói rằng theo thiển ý của mình không thể áp dụng từ ngữ „bất khả‟ cho
những vấn đề triết học”. Humboldt vĩ đại nhận xét rằng: “Một lòng đa nghi giả định
(vốn bác bỏ sự kiện mà không khảo sát sự thật của chúng) thì xét về nhiều mặt còn
tai họa hơn sự cả tin không thắc mắc”.
Những ngƣời này đã tỏ ra không trung thực với huấn điều của mính. Khi có cơ
hội đƣợc cung cấp do Đông phƣơng mở ra cho bản thân họ khảo cứu những hiện
tƣợng lạ mà mọi lữ khách dẫn chứng là có xảy ra ở các xứ ấy thì họ lại bác bỏ. Liệu
các nhà sinh lý học và bệnh lý học có bao giờ nghĩ đến việc lợi dụng cơ hội này để
giải quyết đề tài quan trọng nhất trong tƣ tƣởng của con ngƣời hay chăng? Ồ không
đâu, họ chẳng bao giờ dám thế. Ta chẳng nên mong đợi những Hàn lâm viện sĩ
chính yếu ở Âu Mỹ lại tiến hành một cuộc du khảo chung đến Tây Tạng và Ấn Độ để
nghiên cứu tại chỗ về phép lạ của fakir! Và nếu một trong những ngƣời ấy đi hành
hƣơng riêng lẻ để chứng kiến mọi phép lạ sáng tạo ở các xứ kỳ diệu ấy thì trong
đám đồng liêu của họ, liệu ta mong đợi ai sẽ tin vào sự chứng nhận của y?
Thật là vừa tẻ nhạt vừa thừa thải khi bắt đầu lập lại những sự kiện mà ngƣời
khác đã nêu ra dứt khoát. Ông Wallace và W. Howitt [31] đã khéo léo mô tả đi mô tả
lại cả ngàn lẻ một những sai lầm mà các bác học viện Pháp và Anh đã mắc phải do
đa nghi và mù quáng. Nếu Cuvier mà vứt bỏ cái hóa thạch đƣợc nhà bác học địa
chất học ngƣời Pháp Boué đã khai quật năm 1825 chỉ vì nhà giải phẫu học nghĩ rằng
mính khôn ngoan hơn đồng liêu và không thể tin đƣợc ngƣời ta có thể tìm thấy
xƣơng ngƣời nằm sâu 80 bộ dƣới bùn đất sông Rhine; và nếu Hàn lâm viện Pháp
không tin lời quả quyết của Boucher de Perthes vào năm 1846, có điều đến lƣợt nó
bị chỉ trìch vào năm 1860 khi sự thật về những quan sát và phát hiện của Perthes
đã đƣợc xác nhận trọn vẹn bởi toàn bộ đoàn thể các nhà địa chất học tìm thấy các
vũ khì bằng đá lửa trong cát sỏi trôi giạt ở miền Bắc nƣớc Pháp; và nếu chứng nhận
của Mac Enery vào năm 1825 với nội dung là ông đã phát hiện đƣợc đá lửa đẽo gọt
cùng với những di chỉ của những con thú đã diệt chủng ở Hang động Kent [32] mà bị
chế nhạo; và nếu chứng nhận của Godwin Austen với nội dung giống nhƣ thế vào
năm 1840 mà bị chế nhạo nhiều hơn nữa; nếu điều đó mà có thể xảy ra và mọi thứ

[31]
Xem Wallace, tác phẩm “Các Phép lạ và Thần linh học Thời nay” và W. Howitt tác phẩm
“Lịch sử của điều Siêu Tự nhiên”, quyển ii.
[32]
Xem tài liệu của Wallace đọc trƣớc Hội Biện chứng năm 1871 tựa đề là “Đáp lời ông
Hume, v.v”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 191


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

quá lố trong lòng đa nghi và hân hoan của giới khoa học, cuối cùng đâm ra tiu nghỉu
vào năm 1865 vì bị chứng tỏ là hoàn toàn vô ích khi – theo lời ông Walace “mọi báo
cáo trƣớc kia trong vòng 40 năm đều đƣợc xác nhận và thậm chí tỏ ra ít kỳ diệu hơn
thực tại” – ai mà dễ tin hơn mới dám tin vào việc khoa học không thể sai lầm? Và
tại sao ta phải lấy làm lạ trƣớc sự phô trƣơng việc thiếu can đảm đạo đức nhƣ thế
nơi những cá nhân là thành viên của các đoàn thể vĩ đại ngoan cố mà ta gọi là khoa
học hiện đại?
Vậy là ngƣời ta chẳng tin gì hết sự kiện này tới sự kiện khác. Từ mọi phía
chúng tôi nghe thấy những lời phàn nàn thƣờng xuyên. Một hội viên Hội Hoàng gia
thở dài: “Chúng ta biết rất ít về tâm lý học!” Một ngƣời khác nói: “Chúng tôi phải
thú nhận rằng mình biết ít, nếu không phải là chẳng biết gì về sinh lý học”. Một
ngƣời thứ ba miễn cƣỡng chấp nhận: “Trong số mọi khoa học chẳng có khoa học
nào dựa vào một nền tảng bấp bênh hơn y học”. Ngƣời thứ tƣ nói: “Chúng ta biết gì
về điều đƣợc giả định là lƣu chất thần kinh? . . . cho đến nay thì chẳng biết gì hết”;
và trong mọi ngành khoa học đều nhƣ thế cả. Trong khi đó những hiện tƣợng đáng
quan tâm hơn hẳn mọi hiện tƣợng khác trong thiên nhiên và chỉ giải quyết đƣợc
bằng sinh lý học, tâm lý học và luồng lƣu chất “cho đến nay chƣa ai biết” lại bị bác
bỏ là chuyện hoang đƣờng hoặc nếu nó có đúng thí các khoa học gia cũng “chẳng
buồn quan tâm” tới. Điều còn tồi tệ hơn nữa là khi một đối tượng có cơ thể phô bày
ra đặc điểm quan trọng nhất của những mãnh lực huyền bí mặc dù tự nhiên ấy, chịu
hiến mính để đƣợc khảo cứu; thì thay vì thí nghiệm trung thực đối với ngƣời ấy thì
một khoa học gia lại gài bẫy ngƣời ta và bắt y phải trả giá mất công chịu án tù 3
tháng. Điều này quả thật là nhiều triển vọng.
Ta cũng dễ hiểu việc một sự kiện đƣợc nêu ra năm 1731, chứng nhận cho một
sự kiện khác đã xảy ra, chẳng hạn nhƣ trong thời Giáo hoàng Paul III trị ví, lại
không đƣợc ai tin tƣởng vào năm 1876. Và khi ngƣời ta bảo các khoa học gia rằng
ngƣời La Mã bảo tồn đƣợc ánh sáng trong lăng mộ của mính vô số năm do vàng có
tính chất như dầu (the oiliness of gold) và một trong những cái đèn cháy sáng luôn
luôn ấy đã đƣợc phát hiện cháy sáng trong ngôi mộ của Tullia, con gái của Cicero,
mặc dù ngôi mộ ấy đã bị đóng cửa cách đây 1550 năm, thí họ chắc chắn có quyền
nghi ngờ, thậm chì không tin vào phát biểu này cho đến khi dựa vào bằng chứng
của chình giác quan mính mà họ chắc mẫm rằng một điều nhƣ vậy là có thể đƣợc . .
. Trong trƣờng hợp ấy họ có thể bác bỏ sự chứng nhận của mọi triết gia thời xƣa và
thời trung cổ. Họ có thể nghi ngờ nhín xem việc chôn sống các fakir rồi sau đó làm
các fakir hồi sinh sau 30 ngày chôn dƣới đất. Cũng thế với việc hành hạ gây ra một
vết thƣơng chết ngƣời do nhiều vị lạt ma phô diễn chuyện mổ bụng trƣớc mắt
những ngƣời có mặt rồi tự chữa lành các vết thƣơng ấy hầu nhƣ ngay tức khắc.
Đối với một số ngƣời chối bỏ bằng chứng của chình giác quan mính về những
hiện tƣợng lạ xảy ra ở chình xứ sở mính và có trƣớc mắt nhiều nhân chứng thí
những câu chuyện kể mà ta thấy trong các sách kinh điển và trong những ghi chép
của các lữ khách cố nhiên ắt dƣờng nhƣ là phi lý. Nhƣng ta chẳng bao giờ có thể
hiểu nổi cái sự ngoan cố tập thể của các Hàn lâm viện khi đứng trƣớc những bài học
cay đắng trong quá khứ mà những định chế này vẫn thƣờng có “những lời khuyên u
mê do thiếu hiểu biết”. Cũng nhƣ Chúa đã trả lời Job từ “trong cơn lốc”, pháp thuật
cũng có thể nói với khoa học hiện đại nhƣ sau: “Khi ta đặt nền móng cho trái đất thí
khoa học ở đâu? Nếu khoa học mà hiểu biết thí cứ việc tuyên bố đi!” Và khoa học là

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 192


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ai mà dám bảo thiên nhiên rằng: “Mi chỉ đi đến đó thôi chứ không đƣợc đi thêm
nữa; ở đây những đợt sóng kiêu hảnh của mi sẽ phải dừng lại?”
Nhƣng có gí là quan trọng nếu họ chối bỏ? Liệu họ có thể ngăn cản những hiện
tƣợng lạ xảy ra ở tứ xứ trên trái đất, nếu lòng đa nghi của họ cả ngàn lần cay đắng
hơn? Các fakir cứ chôn sống rồi lại hồi sinh để thỏa mãn cho óc tò mò của các du
khách Âu Tây; các lạt ma và các tu sĩ khổ hạnh của Ấn Độ vẫn làm mính bị thƣơng,
bị cắt cụt tay chân, thậm chì bị mổ bụng để rồi cứ phây phây ra đó. Và sự chối bỏ
của trọn cả thế gian cũng không đủ mạnh để thổi tắt phụt những ngọn đèn cháy
vĩnh viễn trong một vài hầm mộ dƣới đất ở Ấn Độ, Tây Tạng và Nhật Bản. Đức Ông
S. Mateer, thuộc Phái bộ Thừa sai Luân đôn có nhắc tới một trong những cây đèn
ấy. Khi mô tả về nơi chốn, vị thừa sai này có nói: “Trong đền thờ Trevandrum ở
vƣơng quốc Travancore, Nam Ấn Độ, có một cái giếng sâu bên trong một đền thờ
mà ngƣời ta vứt vô số của cải xuống đó hết năm này sang năm khác, và ở một chỗ
khác, trong một hố sâu đƣợc che lấp bằng một tảng đá có một ngọn đèn lớn bằng
vàng đã đƣợc thắp sáng cách đây hơn 120 năm mà vẫn còn tiếp tục cháy sáng”. Dĩ
nhiên là các vị thừa sai Công giáo gán cho những cái đèn này là do ma thuật của
đám ma quỉ. Nhà thần học Tin lành thận trọng hơn cũng đề cập tới sự kiện ấy
nhƣng không bính luận gí. Tu viện trƣởng Huc đã trông thấy và khảo sát một trong
những cái đèn đó, cũng nhƣ những ngƣời khác đã may mắn chiếm đƣợc lòng tin và
tính bạn của các lạt ma Đông phƣơng và các nhà thần học Đông phƣơng. Ta không
còn có thể chối bỏ những phép lạ mà Đại úy Lane đã chứng kiến ở Ai Cập; những
trải nghiệm ở Benares của Jacolliot và những trải nghiệm của ngài Charles Napier;
việc khinh thân của con ngƣời giữa thanh thiên bạch nhật chỉ có thể đƣợc giải thìch
theo những chú giải đƣợc trính bày ở chƣơng Dẫn nhập của tác phẩm này. Ngoài
ông Crookes ra thí những sự khinh thân đó còn đƣợc giáo sƣ Perty chứng nhận, ông
cho thấy rằng chúng xảy ra ngay ngoài trời và đôi khi kéo dài tới 20 phút; mọi hiện
tƣợng lạ này và nhiều hiện tƣợng khác nữa đã, đang và sẽ xảy ra ở mọi xứ sở trên
toàn cầu, bất chấp mọi kẻ đa nghi và những nhà khoa học vốn tiến ra từ đất bùn
thời Silurian.
Trong số những lời rêu rao của khoa luyện kim đan bị ngƣời ta chế nhạo có lời
rêu rao về những cây đèn cháy vĩnh viễn. Nếu chúng tôi nói với độc giả rằng mính
đã thấy những cây đèn ấy thí ngƣời ta có thể vặn hỏi chúng tôi – trong trƣờng hợp
ngƣời ta không nghi vấn về sự chân thành trong niềm tin cá nhân chúng tôi – rằng
làm thế nào mà bạn dám bảo cây đèn mà bạn quan sát là cháy vĩnh viễn khi thời
gian quan sát của bạn chỉ có giới hạn? Đơn giản là ví chúng tôi biết thành phần cấu
tạo đƣợc dùng và cách thức làm ra cây đèn ấy cùng với định luật thiên nhiên có thể
áp dụng cho trƣờng hợp này, thí chúng tôi tin rằng phát biểu của mính có thể đƣợc
chứng thực khi ngƣời ta khảo cứu theo đúng hƣớng. Hƣớng này là gí và ngƣời ta có
thể học đƣợc kiến thức từ ai thí các nhà phê bính phải tự phát hiện ra bằng cách
mất công theo nhƣ chúng tôi đã làm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, chúng tôi xin
trìch dẫn một vài trong số 173 ngƣời có thẩm quyền đã viết về đề tài này. Theo nhƣ
chúng tôi nhớ thí không có ai quả quyết rằng những ngọn đèn nơi hầm mộ này sẽ
cháy vĩnh viễn mà chỉ cháy trong một số năm vô hạn định và sử sách có ghi lại
những trƣờng hợp chúng tiếp tục cháy sáng trong nhiều thế kỷ. Nếu ngƣời ta không
chối bỏ việc có một định luật thiên nhiên khiến ngƣời ta có thể làm ra một cây đèn
vẫn cháy đƣợc 10 năm không cần phải châm thêm dầu thí chẳng có lý do gí mà

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 193


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cũng định luật đó lại không thể khiến cho việc cháy sáng đó tiếp tục 100 năm hoặc
1000 năm.
Trong số nhiều nhân vật nổi tiếng tin chắc và kiên cƣờng khẳng định rằng
những cái đèn ở hầm mộ đó cháy sáng trong nhiều trăm năm và có thể tiếp tục
cháy sáng mãi mãi nếu chúng không bị thổi tắt hoặc bính chứa đèn không bị một tai
nạn nào đó làm bể tan; chúng tôi có thể kể tới những tên tuổi sau đây: Clemens
Alexandrinus, Hermolaus Barbarus, Appian, Burattinus, Citesius, Cœlius, Foxius,
Costæus, Casalius, Cedrenus, Delrius, Ericius, Gesnerus, Jacobonus, Leander,
Libavius, Lazius, P. de la Mirandolla, Philalethes, Licetus, Maiolus, Maturantius,
Baptista Porta, Pancirollus, Ruscellius, Scardonius, Ludovicus Vives, Volateranus,
Paracelsus, nhiều nhà luyện kim đan Ả Rập và cuối cùng là Pliny, Solinus, Kircher và
Albertus Magnus.
Phát hiện này đã đƣợc rêu rao bởi những ngƣời Ai Cập thời xƣa vốn là con của
Vùng đất Hóa học. Ít ra thí họ cũng là một dân tộc đã sử dụng những cây đèn này
nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ví lý do học thuyết tôn giáo. Ngƣời ta tin rằng
anh hồn của xác ƣớp cứ lảng vảng bên cạnh cái xác trọn cả thời khoảng 3000 năm
của chu kỳ thiết yếu. Anh hồn nối liền với cái xác bằng một sợi dây từ khì mà chỉ do
nỗ lực của chình nó thí mới bị cắt đứt. Ngƣời Ai Cập tin rằng cái đèn cháy sáng mãi
mãi (biểu tƣợng của tinh thần bất hoại và bất diệt) cuối cùng sẽ phải quyết định để
cho phần hồn mang tình vật chất hơn chia tay với xác phàm mà nó đã ngụ trên trần
thế để rồi mãi mãi hiệp nhất với CHƠN NGÃ thiêng liêng. Do đó đèn đƣợc treo trong
hầm mộ của những ngƣời giàu có. Ngƣời ta thƣờng tím thấy những cây đèn ấy trong
các hầm mộ của ngƣời chết và Licetus đã viết một quyển sách giấy đôi lớn chứng tỏ
rằng vào thời của ông bất cứ khi nào ngƣời ta mở cửa hầm mộ thí cũng thấy bên
trong ngôi mộ cây đèn đang cháy sáng, nhƣng nó bị tắt phụt đi ngay tức khắc ví đã
hết linh thiêng. Trong bức thƣ gửi cho Kircher, T. Livius, Burattinus và Michael
Schatta quả quyết rằng họ tím thấy nhiều cây đèn trong các hang mộ dƣới đất ở
Memphis cổ xƣa. Pausanias có nói tới cây đèn bằng vàng trong đền thờ nữ thần
Minerva ở Athens mà ông bảo đó là sản phẩm của nghệ nhân Callimachus, nó cháy
trọn cả một năm. Plutarch quả quyết rằng ông thấy có một cây đèn trong đền thờ
thần Jupiter Amun và các lễ sƣ đoan chắc với ông rằng nó đã cháy sáng liên tục
trong nhiều năm; mặc dù nó đƣợc đặt ở ngoài trời nhƣng mƣa gió vẫn không thể
làm nó tắt đi đƣợc. Thánh Augustine, ngƣời có thẩm quyền trong Công giáo, cũng
mô tả một cây đèn trong điện thờ nữ thần Venus có bản chất giống nhƣ những cây
đèn khác mà mƣa to gió lớn không thể làm tắt đƣợc. Kedrenus có nói ngƣời ta tím
thấy một cây đèn ở Edessa “đƣợc giấu ở trên đỉnh của một cánh cổng nào đó đã
cháy sáng đƣợc 500 năm”. Nhƣng trong số mọi cây đèn nhƣ thế, cây đèn mà
Olybius Maximus ở Padua có nhắc tới, cho đến nay là kỳ diệu nhất. Ngƣời ta tím
thấy nó ở gần Attestè, và Scardonius hào hứng miêu tả nhƣ sau: “Trong một cái hủ
lớn bằng đất có chứa một cái vại nhỏ hơn, và trong cái vại đó có một cây đèn đang
cháy sáng, nó đã tiếp tục nhƣ vậy 1500 năm nhờ vào một chất lỏng tinh khiết nhất
chứa trong hai cái chai, một chai bằng vàng, một chai bằng bạc. Những thứ này do
Franciscus Maturantius quản lý và ông định giá nó rất mắc”.
Nếu không kể tới chuyện ngoa ngoắc và dẹp sang một bên lời khẳng định của
khoa học hiện đại (coi đó chỉ là sự phủ nhận vô căn cứ) rằng không thể có những
đèn nhƣ vậy đƣợc, thí chúng tôi xin mạn phép hỏi liệu trong trƣờng hợp ngƣời ta
thấy những loại lửa không tắt đƣợc này đã thực sự tồn tại vào thời “có phép lạ” thí

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 194


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

những ngọn đèn cháy sáng ở điện thờ của Ki Tô giáo và đền thờ Jupiter, nữ thần
Minerva và các thần linh Ngoại đạo khác, xét ra cũng đâu có gí khác hơn. Theo một
vài nhà thần học thí dƣờng nhƣ đèn thờ của Ki Tô giáo (ví Ki Tô giáo cũng rêu rao là
mính có những đèn nhƣ vậy) cháy sáng do một quyền năng thiêng liêng mầu
nhiệm, những đèn thờ còn lại do Ngoại đạo đều đƣợc duy trí bằng mánh khóe của
ma quỉ. Kircher và Licetus chứng tỏ rằng chúng đƣợc xếp thứ tự theo hai cách khác
nhau. Đèn ở Antioch đã cháy đƣợc 1500 năm ở nơi chốn công cộng ngoài trời ngay
cửa một nhà thờ đƣợc bảo tồn bằng “quyền năng của Thượng Đế”, ngài “đã từng
khiến cho các ngôi sao cháy sáng mãi mãi”. Về đèn thờ của Ngoại đạo thí thánh
Augustine đoan chắc với ta rằng đó là công trính của ma quỉ “chuyên môn lừa gạt
chúng ta bằng cả ngàn cách”. Còn gí dễ làm đối với quỉ Sa tăng hơn là biểu diễn
một tia chớp ánh sáng hoặc một ngọn lửa chói lòa cho những kẻ lần đầu tiên đi vào
một hang dƣới đất nhƣ thế? Mọi tìn đồ Ki Tô giáo thuần thành đều khẳng định điều
này, trong thời trị ví của Giáo hoàng Paul III khi mở cửa ngôi mộ ở đƣờng Appian tại
La Mã, ngƣời ta tím thấy toàn thể xác của một cô gái còn trẻ nhúng chím trong một
chất lỏng sáng rực, nó đã bảo tồn xác cô tốt đến nỗi mặt cô vẫn còn xinh đẹp nhƣ
lúc sống. Dƣới chân cô có một ngọn đèn đang cháy sáng, ngọn lửa tắt phụt khi
ngƣời ta mở cửa mộ. Từ một số dấu chỉ đƣợc khắc vào đó, ngƣời ta phát hiện ra
rằng xác đã đƣợc chôn hơn 1500 năm, và ngƣời ta giả sử rằng đó là xác của Tulliola
tức Tullia, con gái của Cicero.
Các nhà hóa học và vật lý học phủ nhận là không có đèn cháy mãi, viện cớ là
bất cứ điều gí tan thành hơi hoặc khói đều không thể trƣờng tồn mà phải bị thiêu
rụi, và ví chất dầu cấp dƣỡng cho một ngọn đèn cháy sáng bị bốc thành hơi cho nên
lửa không thể đƣợc cháy mãi ví thiếu chất cấp dƣỡng. Mặt khác, các nhà luyện kim
đan lại phủ nhận việc chất cấp dƣỡng cho lửa đốt lên tất yếu phải biến thành hơi.
Họ bảo rằng trong thiên nhiên có những thứ chẳng những chống lại đƣợc sức nóng
của lửa và vẫn không bị thiêu rụi mà lại còn tỏ ra không bị mƣa gió làm tắt ngúm.
Trong một tác phẩm Hóa học cổ xƣa năm 1700 tên là NEKPO.KHΔEIA, tác giả đƣa
ra một số điều bài bác những lời khẳng định của một số nhà luyện kim đan. Nhƣng
mặc dù ông phủ nhận không thể làm cho lửa cháy mãi, ông vẫn phần nào có
khuynh hƣớng tin rằng một ngọn đèn có thể cháy đƣợc nhiều trăm năm. Hơn nữa
chúng tôi có cả đống bằng chứng của các nhà luyện kim đan đã dành nhiều năm để
làm thì nghiệm và đi đến kết luận rằng có thể làm cho đèn cháy mãi.
Có một số chất điều chế đặc biệt bằng vàng, bạc và thủy ngân cũng nhƣ bằng
dầu dung môi, dầu lửa và các nhựa đƣờng khác. Các nhà luyện kim đan cũng nêu
tên dầu long não và hổ phách, Lapis asbestos seu Amianthus, Lapis Carystius,
Cyprius, và Linum vicum seu Creteum đƣợc dùng cho đèn nhƣ thế. Họ quả quyết
rằng vật liệu nhƣ vậy có thể chế biến hoặc là từ vàng hoặc là từ bạc biến thành chất
lƣu (fluid) và biểu thị rằng vàng là chất cấp dƣỡng thìch hợp nhất cho ngọn lửa kỳ
diệu ví trong số mọi kim loại thí vàng bị hao hụt ìt nhất khi đƣợc đun nóng lên hoặc
nóng chảy; hơn nữa ngƣời ta có thể làm cho nó tái hấp thu hơi ẩm giống nhƣ dầu
của nó khi phà ra, do đó tiếp tục cấp dƣỡng đƣợc cho ngọn lửa một khi nó đƣợc
thắp sáng lên. Các môn đồ kinh Kabala quả quyết rằng thánh Moses có biết bì quyết
này, ông đã học nó nơi ngƣời Ai Cập và cái đèn mà Chúa Trời ra lệnh cho thắp trên
đền thờ tạm chình là một ngọn đèn không tắt đƣợc. “Và ngƣơi sẽ ra lệnh cho các
con Do Thái để chúng mang dầu ô liu tinh khiết đã đƣợc chế biến dùng thắp sáng
khiến cho đèn cháy mãi.(Thánh thƣ Về miền đất hứa xxvii, 20).

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 195


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Licetus cũng phủ nhận việc đèn đƣợc chế biến bằng kim loại, nhƣng ở trang 44
trong tác phẩm của mính ông có đề cập tới một chất điều chế bằng thủy ngân đƣợc
lọc bảy lần qua cát trắng nhờ vào lửa khiến cho đèn đƣợc chế tạo nhƣ vậy cháy mãi.
Cả Maturantius và Citesius đều tin chắc rằng một quá trính hóa học thuần túy có
thể thực hiện đƣợc công việc ấy. Các nhà luyện kim đan biết chất lỏng thủy ngân
này là Aqua Mercurialis, Materia Metallorum, Perpetua Dispositio và Materia prima
Artis, cũng nhƣ Oleum Vitri. Cả Tritenheim và Bartolomeo Korndorf đều điều chế
đƣợc chất khiến cho lửa không tắt và để lại các phép điều chế.
Asbestos, mà ngƣời Ai Cập gọi tên là chất không tắt được, vốn là một loại đá,
một khi đã nổi lửa lên thí không thể dập tắt đƣợc (theo lời Pliny và Solinus).
Albertus Magnus mô tả nó là một thứ đá có màu kim loại sắt mà ngƣời ta thấy hầu
hết ở Ả Rập. Ngƣời ta thƣờng phát hiện ra nó đƣợc bọc bằng một lớp ƣớt giống nhƣ
dầu rất khó nhận biết; khi ta dì một ngọn nến đang cháy vào gần nó thí ngay tức
khắc nó bén lửa. Các nhà hóa học đã làm nhiều thì nghiệm để ly trìch chất dầu
không hòa tan này ra khỏi đá, nhƣng ngƣời ta dẫn chứng rằng tất cả đều thất bại.
Thế nhƣng liệu các nhà hóa học có sẵn lòng bảo rằng thao tác nêu trên là hoàn toàn
không thể thực hiện đƣợc chăng? Nếu ngƣời ta có thể một lần ly trìch đƣợc chất dầu
này thí không còn nghi ngờ gí nữa nó sẽ cung cấp cho ta một nhiên liệu cháy mãi.
Cổ nhân tha hồ khoe khoang là mính có bì quyết về điều đó, ví chúng tôi xin lập lại
rằng có những nhà thực nghiệm sống vào thời nay đã thì nghiệm thành công. Các
nhà hóa học nào hoài công thử làm nhƣ vậy đã quả quyết rằng chất lƣu hoặc chất
lỏng dùng phép hóa học trìch ra từ đá ấy có bản chất nhƣ nƣớc nhiều hơn dầu, nó
không tinh khiết và lợn cợn bột đến nỗi không thể cháy đƣợc; trái lại, có những
ngƣời khác lại quả quyết rằng ngay khi dầu đó phơi ra không khì thí nó trở nên đặc
quẹo đến nỗi khó lòng chảy đƣợc và khi đốt lên thí nó không phát ra ngọn lửa mà
bốc ra khói đen; trong khi đó ngƣời ta trìch dẫn việc đèn của cổ nhân khi đốt lên có
ngon lửa tinh khiết và chói sáng nhất chứ không bốc ra một chút xìu khói nào.
Kircher vốn tỏ ra có thể tinh luyện đƣợc chất dầu thí lại nghĩ rằng việc này khó đến
nỗi chỉ có các bậc cao đồ thƣợng thặng nhất về khoa luyện kim đan mới làm đƣợc.
Ludovicus Vives thẳng thừng cãi lại thánh Augustine (vị thánh này gán toàn bộ
các bì thuật đó cho con dê tế thần của Ki Tô giáo, tức là ma quỉ), ông chứng tỏ rằng
mọi thao tác dƣờng nhƣ pháp thuật chình là công trính kỹ nghệ của con ngƣời đã
nghiên cứu sâu sắc bì ẩn của thiên nhiên cho dù chúng dƣờng nhƣ kỳ diệu và mầu
nhiệm đến đâu đi nữa. Podocattarus, hiệp sĩ ở đảo Cypre có cả vải gai lẫn vải đay
làm bằng một loại asbestos khác mà Porcacchius bảo rằng mính thấy ở nhà hiệp sĩ
này. Pliny gọi vải gai này là linum vinum, và vải đay Ấn Độ, ông nói nó đƣợc làm ra
từ asbeston sive asbestinum, là một loại vải gai đƣợc dùng chế tạo ra quần áo mà
khi muốn tẩy sạch thí ngƣời ta chỉ việc quẳng nó vào lửa. Ông nói thêm rằng nó quì
nhƣ ngọc trai và kim cƣơng ví chẳng những rất hiếm khi kiếm đƣợc nó mà còn ví rất
khó dệt nó do sợi của nó rất ngắn. Sau khi ta đập giẹp nó ra bằng một cây búa thí
ta nhúng nó vào trong nƣớc ấm, đến khi phơi khô thí sợi của nó dễ dàng tách ra
thành những sợi tơ giống nhƣ tơ gai và có thể dệt thành vải. Pliny quả quyết rằng
mính đã thấy một vài cái khăn lau làm bằng vật liệu này và có trợ tá trong một thì
nghiệm tẩy trƣợc nó bằng lửa. Baptista Porta cũng nêu rõ rằng ông đã thấy một cái
giống nhƣ vậy ở Venice trong tay một mệnh phụ ngƣời Cypre, ông gọi phát hiện này
của khoa luyện kim đan là một bí quyết tối ưu.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 196


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Trong khi mô tả các kỳ quan ở trƣờng Gresham, vào thế kỷ thứ 17, bác sĩ
Grew tin rằng bì thuật cũng nhƣ cách dùng loại vải đay này đã hoàn toàn thất
truyền, nhƣng dƣờng nhƣ không hẳn là thế ví chúng tôi thấy viện bảo tàng
Septalius khoe rằng mính có những sợi tao, sợi dây thừng, giấy và đồ lƣới làm bằng
vật liệu này mới vào năm 1726; hơn nữa một số đồ đạc này do chình tay của
Septalius làm ra theo nhƣ ta học biết đƣợc trong tác phẩm Nghệ Thuật Ướp Hương
Thơm của Greenhill, trang 361. Tác giả nói rằng “Grew dƣờng nhƣ đồng nhất
Asbestinus Lapis với Amianthus và gọi chúng bằng tiếng Anh là đá đầu sợi thừa”
(thrum stone); ông bảo rằng nó mọc ra thành những sợi ngắn tức đầu những sợi
thừa chỉ dài khoảng ¼ inche tới 1 inche, song song nhau và bóng loáng, mịn nhƣ
những sợi tơ đơn nhỏ xìu mà con tằm dệt nên, và mềm mại nhƣ xơ gai hoặc xơ đay.
Việc bì quyết đó không hoàn toàn thất truyền đƣợc chứng tỏ qua sự kiện một số tu
viện Phật giáo ở Trung Hoa và Tây Tạng cũng có đƣợc nó. Chúng tôi cũng chẳng biết
cái sợi đó làm ra từ loại đá nào, nhƣng trong một tu viện ni trƣởng, chúng tôi đã
thấy một cái áo cà sa vàng giống nhƣ loại các tu sĩ Phật giáo thƣờng mặc, khi ta
quẳng nó vào một cái hố lớn chứa đầy than hồng, rồi hai giờ sau lấy ra thí nó sạch
sẽ y nhƣ giặt nó bằng nƣớc và xà bông.
Thời nay ở Âu Mỹ, ngƣời ta cũng đã tiến hành nhiều thử nghiệm nghiệt ngã
nhƣ vậy về đá asbestos, chất này đƣợc ứng dụng vào đủ thứ mục đìch công nghiệp,
dùng để lớp áo (roofing cloth) và chế tạo quần áo không cháy đƣợc, két sắt tị hỏa.
Một quặng mỏ rất có giá trị ở đảo Staten tại hải cảng New York cung cấp khoáng vật
này dƣới dạng từng bó, giống nhƣ củi khô với những sợi dài nhiều bộ. Một loại đá
asbestos tinh vi hơn mà cổ nhân gọi là không ô nhiễm, mang tên đó ví nó chói sáng
giống nhƣ vải sa tanh trắng.
Cổ nhân còn làm bấc của cây đèn cháy mãi này bằng một loại đá nữa mà họ
gọi là đá Carystius. Cƣ dân ở thành Carystos dƣờng nhƣ thấy nó cũng chẳng có gí là
bì mật (theo nhƣ Matthœus Raderus tƣờng trính trong tác phẩm của mính) ví họ
“chải, bện và dệt cái đá có lông tơ này thành ra những chiếc áo choàng, vải trải bàn
v.v. . . rồi đến khi chúng bị dơ thí họ dùng lửa để tẩy sạch trở lại thay ví dùng
nƣớc”. Pausanias, trong tác phẩm Atticus, và Plutarch cũng quả quyết bấc của đèn
đƣợc làm bằng loại đá này; nhƣng Plutarch nói thêm rằng vào thời của ông chẳng
kiếm ra đƣợc loại đá ấy nữa. Licetus lại có khuynh hƣớng tin rằng đèn cháy mãi mà
cổ nhân dùng trong lăng mộ chẳng có bấc nào hết ví ngƣời ta tím thấy rất ìt bấc
đèn; nhƣng Ludovicus Vives có ý kiến ngƣợc lại, khẳng định rằng mính đã thấy có
rất nhiều bấc đèn.
Hơn nữa, Licetus tin chắc rằng “chất cấp dƣỡng cho lửa có thể đƣợc cung cấp
với một tình chất quân bính sao cho nó chỉ có thể bị thiêu rụi sau một loạt thời đại
rất dài, sao cho vật chất bị bốc ra sẽ mạnh mẽ chống lại đƣợc lửa, lửa không thiêu
rụi đƣợc vật chất đó mà dƣờng nhƣ thể bị nó trói lại bằng một dây xìch không cho
bốc lên”. Ngài Thomas Brown khi nói về những ngọn đèn cháy đƣợc nhiều trăm năm
kể cả trong những vật thể nhỏ có nhận xét rằng “điều này là do chất dầu rất tinh
khiết, nó không phà ra nhiều khói làm cho lửa bị nghẹt; ví nếu không khí nuôi
dƣỡng cho ngọn lửa thí nó không tiếp tục cháy đƣợc trong nhiều phút, do trong
trƣờng hợp đó chắc chắn là nó đã bị lửa tiêu tốn đi mất”. Nhƣng ông nói thêm rằng
“thuật chế biến loại dầu không bị thiêu rụi này đã bị thất truyền”.
Không hẳn nhƣ vậy; và thời gian sẽ chứng tỏ đƣợc điều này mặc dù mọi điều
mà chúng tôi viết hiện nay có số phận là sẽ bị bạc đãi giống nhƣ nhiều sự thật khác.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 197


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Nhân danh khoa học, ngƣời ta bảo rằng khoa học không chấp nhận một
phƣơng thức khảo sát nào khác hơn việc quan sát và thì nghiệm. Đồng ý thôi; và
chẳng lẽ chúng tôi không có những tài liệu ghi chép tới 3.000 năm quan sát với
những sự kiện chứng tỏ đƣợc quyền năng huyền bì của con ngƣời hay sao? Còn về
phần việc thì nghiệm thí liệu ta có thể đòi hỏi đƣợc cơ hội nào tốt hơn cái gọi là các
hiện tƣợng lạ mà thời nay đã cung cấp cho ta? Năm 1869, đủ thứ nhà khoa học Anh
đƣợc Hội Biện chứng Luân đôn mời góp sức vào một công trính khảo cứu các hiện
tƣợng lạ này. Ta hãy thử xem các triết gia trả lời ra sao. Giáo sƣ Huxley viết rằng:
“Tôi không có thời giờ điều tra nhƣ thế, việc này rất mất công và (trừ phi nó không
giống nhƣ mọi cuộc điều tra thuộc loại mà tôi đã biết) rất phiền hà . . . Tôi không
quan tâm tới đề tài này . . . nhƣng giả sử rằng các hiện tƣợng lạ là đúng sự thật thí
chúng cũng chẳng làm cho tôi thìch thú” [33]. Ông George H. Lewes phát biểu một
cách khôn ngoan hơn với lời lẽ nhƣ sau: “Khi có ai đó bảo rằng các hiện tƣợng lạ
đƣợc tạo ra bằng những định luật vật lý mà chƣa ai biết thí chình y đã tuyên bố
rằng mính biết những định luật để tạo ra các hiện tƣợng lạ” [34]. Giáo sƣ Tyndall tỏ
vẻ hoài nghi về khả năng có đƣợc kết quả tốt đẹp trong bất kỳ buổi lên đồng nào
mà ông có thể tham dự. Theo ý kiến của ông Varley thí sự có mặt của giáo sƣ làm
cho mọi chuyện cứ rối tung lên [35] . Giáo sƣ Carpenter viết rằng: “Tôi lấy làm mãn
nguyện qua việc khảo cứu cá nhân, theo đó một số lớn những chuyện xảy ra nhƣ
vậy (các màn trính diễn tâm linh) là kết quả của việc cố tính bịp bợm (cũng nhƣ
nhiều việc cố tính lừa gạt mính khác) thí cũng có một vài hiện tƣợng lạ quả là đúng
thật và nói cho công tâm thí phải là đề tài nghiên khoa học . . . nguồn gốc của
những hiện tƣợng lạ này không ở nơi bất kỳ sự giao tiếp nào với bên ngoài mà tùy
thuộc vào tính trạng nội tâm của cá thể thao tác theo một vài định luật sinh lý đã
đƣợc công nhận . . . quá trính mà tôi gọi là “tác động trì não vô ý thức” . . . đã đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra những hiện tƣợng lạ mà ta gọi là hiện tƣợng
thần linh học” [36] .
Và thế là thông qua một cơ quan khoa học chình xác, ngƣời ta đã thông báo
cho thế giới biết tác động trí não vô ý thức có khả năng khiến cho cây đàn ghi ta
bay lên không trung và buộc đồ đạc phải thực hiện đủ thứ trò xiếc!
Ý kiến của các nhà khoa học Anh là thế đấy. Ngƣời Mỹ thí cũng chẳng làm đƣợc
gí khá hơn. Năm 1857, một Ủy ban ở Đại học Haward cảnh báo công chúng đừng
khảo cứu đề tài này ví nó làm “bại hoại đạo đức và suy đồi trì tuệ”. Hơn nữa họ bảo
nó là “một ảnh hƣởng lây nhiễm chắc chắn có khuynh hƣớng làm cho đàn ông thí
bớt trung thực còn đàn bà thí bớt trinh khiết”. Về sau này, khi Giáo sƣ Robert Hare
là một nhà hóa học vĩ đại thách đố ý kiến của những ngƣời đƣơng thời cứ khảo cứu
thần linh học rồi đâm ra tin theo thí ngay tức khắc ngƣời ta tuyên bố là ông đã mất
trí; vào năm 1874, khi một trong những tờ nhật báo ở New York công bố một thƣ
luân lƣu gửi các nhà khoa học chình yếu ở xứ Mỹ, yêu cầu họ khảo cứu và trả thù
lao thí giống nhƣ những ngƣời khách đƣợc mời ăn cơm tối, họ bèn “nhất tề bắt đầu
phân trần”.

[33]
“Báo cáo của Hội Biện chứng Luân đôn về Thần linh học”, trang 229.
[34]
Nhƣ trên, trang 230.
[35]
Nhƣ trên, trang 265.
[36]
Nhƣ trên, trang 266.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 198


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Thế nhƣng mặc dù Huxley thí thờ ơ, Tyndall thí bông lơn, còn Carpenter thí cho
đó là “tác động trì não vô ý thức”, nhiều nhà khoa học cũng nổi tiếng nhƣ họ đã
khảo cứu cái đề tài chẳng ai hoan nghênh này và khi có bằng chứng áp đảo thí họ
bèn cải đạo. Một nhà khoa học khác, là một tác giả lỗi lạc – mặc dù không phải là
một nhà thần linh học – chứng nhận một cách danh dự nhƣ sau: “Việc vong linh của
ngƣời chết đôi khi trở lại viếng thăm ngƣời sống hoặc ám căn nhà trƣớc kia của
mính thí bất cứ thời đại nào ở mọi xứ Âu châu đều đƣợc tin chắc, chẳng những chỉ
hạn chế nơi kẻ quê mùa mà còn đƣợc tham dự bởi ngƣời trì thức . . . Nếu chứng
nhận của con ngƣời về những đề tài ấy mà có chút giá trị nào thí đã có cả đống
bằng chứng mãi từ thời xa xƣa nhất cho tới tận ngày nay, rộng khắp và không thể
bỏ được ủng hộ cho bất kỳ sự việc nào nhƣ thế” [37].
Tiếc thay, lòng đa nghi của con ngƣời là một thành trí kiên cố có thể thách đố
bất cứ số lƣợng bằng chứng nào. Và bắt đầu từ ông Huxley, các nhà khoa học chỉ
chấp nhận những điều gí thìch hợp với mính chứ không hơn nữa.

“Ôi xấu hổ thay cho loài ngƣời! ma quỉ thí đã bị nguyền rủa rồi
Vậy mà chúng đã biết nhất trì đoàn kết với nhau,
còn con người là tạo vật có lý trì thí chỉ bất đồng ý kiến với nhau . . . .[38]

Làm sao ta có thể giải thìch đƣợc sự bất đồng ý nhƣ thế trong những ngƣời vốn
đƣợc học từ cùng một quyển sách giáo khoa và có đƣợc sự hiểu biết từ cũng một
nguồn tin? Rõ ràng đây chỉ là một điều bổ chứng thêm nữa cho sự thật nhàm chán,
là chẳng có đƣợc tới hai ngƣời xem xét cùng một sự vật giống hệt nhƣ nhau. Tiến sĩ
J. J. Garth Wilkinson đã bày tỏ ý kiến này rất tuyệt vời trong một bức thƣ gửi cho
Hội Biện chứng.
Ông bảo rằng: “Do kinh nghiệm cuộc đời là một ngƣời tiên phong trong nhiều
dị thuyết nhanh chóng trở thành thuyết chình thống, từ lâu tôi đã tin chắc rằng hầu
nhƣ mọi sự thật đều uốn nắn theo tình khì của ta và nếu có sẵn sự quyến luyến và
trực giác thí việc bàn luận và điều tra chẳng làm đƣợc gí hơn là lại cung phụng cho
tình khì ấy.
Nhà quan sát thâm thúy này có lẽ đã thêm vào cho kinh nghiệm của mính
bằng kinh nghiệm của Bacon, ông nhận xét rằng: “. . . một chút triết lý khiến cho
tâm trì con ngƣời nghiêng về thuyết vô thần, nhƣng triết lý sâu sắc thí lại đƣa tâm
trì con ngƣời tới gần tôn giáo”.
Giáo sƣ Carpenter khoác lác về triết lý cao cấp thời nay vốn “không bỏ qua bất
kỳ sự kiện nào mà bằng chứng đáng tin cậy chứng nhận cho dù nó kỳ lạ đến đâu đi
nữa”; thế nhƣng ông lại là kẻ đầu tiên bác bỏ lời khẳng định của cổ nhân về những
hiểu biết khoa học và triết học, mặc dù chúng cũng dựa vào những bằng chứng “có
cơ sở” nhƣ bằng chứng đƣợc ủng hộ theo lời cao rao của những ngƣời ƣu tú về triết
học hoặc khoa học thời nay. Trong bộ môn khoa học, ta hãy xét vì dụ đề tài điện và
điện từ vốn đã làm vinh danh Franklin và Morse lên tới một địa vị cao tột trong
thang danh vọng của ta. Nghe nói sáu thế kỷ trƣớc Công nguyên, Thales đã phát
hiện ra tình chất điện của hổ phách, thế nhƣng những khảo cứu sau này của
Schweigger (đƣợc trính bày trong tác phẩm bao quát của ông về Biểu tƣợng hệ) đã
hoàn toàn chứng tỏ rằng mọi thần thoại thời xƣa đều dựa trên khoa vật lý học và

[37]
Draper, tác phẩm “Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 121.
[38]
Milton, tác phẩm “Thiên đƣờng đã Mất”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 199


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cho thấy rằng hầu hết các tình chất huyền bì học của điện và từ đã đƣợc các nhà
thông thần biết tới trong các Bì pháp sơ khai nhất mà lịch sử ghi lại đƣợc, bí pháp
Samothrace Diodorus ở đảo Sicily, Herodotus và Sanchoniathon ngƣời Phœnicia (các
sử gia xƣa nhất) cho ta biết rằng các Bì pháp này có nguồn gốc tiền sử, nhiều thế
kỷ và có lẽ nhiều ngàn năm trƣớc thời hữu sử. Ta thấy một trong những bằng chứng
hay nhất của điều này nơi một bức tranh đáng chú ý nhất trong tác phẩm Các Nhân
vật Chính của Lâu đài Thời xưa của Raoul Rochette, trong đó giống nhƣ “Pan có tóc
dựng đứng lên”, mọi nhân vật chình đều có tóc tung bay theo mọi hƣớng – ngoại trừ
nhân vật trung tâm là thần Kabeirian Demeter (quyền lực tuôn ra từ ngài) và một
nhân vật khác, là một ngƣời đang quí gối [39]. Theo Schweigger bức tranh này rõ rệt
là biểu diễn một phần lễ điểm đạo. Thế nhƣng mới cách đây không lâu từ khi những
công trính sơ cấp về vật lý học bắt đầu đƣợc tô điểm bằng những chuyện cắt đứt
những cái đầu đã đƣợc điện hóa có tóc dựng đứng lên theo mọi hƣớng do ảnh hƣởng
của lƣu chất điện. Schweigger cho thấy rằng một môn vật lý học thất truyền thời
xưa lại liên quan tới những nghi lễ tôn giáo quan trọng nhất. Ông đã chứng tỏ một
cách bao quát rằng pháp thuật thời tiền sử đóng vai trò trong các bí pháp và các
hiện tƣợng lạ vĩ đại nhất (cái gọi là các phép lạ cho dù của Ngoại đạo, Do Thái giáo
hay Ki Tô giáo) đều quả thật dựa vào kiến thức bì truyền của các tu sĩ thời xƣa về
vật lý học và mọi ngành hóa học, hoặc nói cho đúng hơn là khoa luyện kim đan.
Trong chƣơng xi vốn hoàn toàn đƣợc dành cho những thành tựu kỳ diệu của cổ
nhân, chúng tôi dự trù sẽ chứng minh những khẳng định của mính đầy đủ hơn. Dựa
vào bằng chứng của các tác phẩm đáng tin cậy nhất, chúng tôi sẽ chứng tỏ vào một
thời kỳ xa xƣa hơn cả lúc thành Troy bị vây thí các tu sĩ bác học trong các thánh
điện đã hoàn toàn quen thuộc với điện và ngay cả cột thu lôi nữa. Bây giờ chúng tôi
chỉ nói thêm một vài điều nữa trƣớc khi kết thúc đề tài này.
Các nhà thông thần đã hiểu tỉ mỉ mọi tình chất của từ khì đến nỗi mà dù
không có đƣợc bì quyết đã thất truyền của họ mà chỉ hoàn toàn dựa vào điều thời
nay, đã biết về điện từ, Schweigger và Ennemoser cũng có thể truy nguyên đƣợc
việc “hai anh em sinh đôi” Dioskuri đồng nhất với nhau là do cực tình của điện và
từ. Thần thoại biểu tƣợng mà trƣớc kia ta giả sử là những điều hƣ cấu vô nghĩa thí
nay lại tỏ ra là “những cách diễn tả khéo léo nhất đồng thời thâm thúy nhất về một
sự thật của thiên nhiên đã đƣợc khoa học định nghĩa là chình xác” (theo lời
Ennemoser) [40].
Các nhà vật lý lấy làm hảnh diện về những thành tựu của thế kỷ hiện nay và
tâng bốc lẫn nhau theo kiểu đối xƣớng. Những lời lẽ hùng biện trong các bài giảng
lên lớp của họ, cách dùng từ hoa mỹ của họ, chỉ cần đƣợc biến đổi chút ìt cũng đủ
biến những bài giảng này thành ra những đoản thi du dƣơng. Các Petrarchs, Dantes
và Torquato Tassos thời nay ganh đua với những ngƣời hát dạo thời xƣa bằng cách
tuôn trào thi ca lai láng. Trong sự tâng bốc vật chất một cách vô hạn, họ đã ca tụng
sự phối ngẫu theo tính yêu của các nguyên tử lang thang và việc trao đổi nguyên
sinh chất cũng do tính yêu để rồi phàn nàn về cái tình bồng bột đỏng đảnh của “các
lực” vốn cứ khiêu khìch chơi trò cút bắt với các vị giáo sƣ trịnh trọng trong cái vở
tuồng vĩ đại của cuộc đời mà họ gọi là “tƣơng quan lực”. Khi tuyên bố vật chất là

[39]
Xem Ennemoser, tác phẩm “Lịch sử Pháp thuật”, quyển ii, và Schweigger, tác phẩm
“Nhập môn Thần thoại học thông qua Lịch sử Thiên nhiên”.
[40]
“Lịch sử Pháp thuật”, quyển ii.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 200


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

quyền uy tối thƣợng duy nhất và chuyên chế của Vũ trụ Vô biên, họ bắt buộc tách
nó ra khỏi ngƣời bạn bài trùng của nó và đặt nữ hoàng góa bụa lên trên cái ngai lớn
của thiên nhiên đã bị bỏ trống do tinh thần bị lƣu đày. Và giờ đây họ cố gắng làm
cho nó có vẻ hấp dẫn càng tốt bằng cách đốt nhang và thờ phụng ở bàn thờ trong
dinh thự của chình mính. Liệu họ có quên hoặc hoàn toàn không biết sự thật là nếu
vắng mặt ngƣời có quyền uy tối thƣợng hợp pháp thí cái ngai này chẳng qua chỉ là
một nấm mồ trắng toát bên trong đó mọi thứ đều mục nát và thối rữa! Vật chất mà
không có tinh thần làm linh hoạt nó (vật chất chẳng qua chỉ là thứ bị “xổ ra thô
trƣợc” – tạm dùng cách diễn tả của Hermes – của tinh thần) thí chẳng qua chỉ là
một cái xác không hồn; tay chân nó muốn cử động đƣợc theo hƣớng đã định sẵn thí
cần phải có một ngƣời thao tác thông minh ở nơi cái bính ắc quy lớn mà ta gọi là SỰ
SỐNG.
Kiến thức của thế hệ hôm nay cao siêu hơn kiến thức của cổ nhân ở đặc điểm
nào? Khi nói kiến thức, chúng tôi không ngụ ý cái sự xác định rõ ràng và minh bạch
của các học giả thời nay về những đặc điểm tỉ mỉ tầm phào nhất trong mọi ngành
khoa học chình xác với học thức tím ra một thuật ngữ thìch đáng cho mọi chi tiết vô
nghĩa và cực nhỏ, tím ra một tên gọi cho mọi dây thần kinh và động mạch trong cơ
thể con ngƣời và con thú, tím ra một danh xƣng cho mọi tế bào, sợi và gân lá trong
một cái cây; chúng tôi dùng từ kiến thức với nghĩa là biểu hiện tối hậu mang tình
triết học của mọi sự thật trong thiên nhiên.
Ngƣời ta tố cáo các triết gia vĩ đại nhất thời xƣa là nông nổi và có kiến thức hời
hợt về những chi tiết trong khoa học chình xác mà thời nay khoe khoang rất nhiều.
Đủ thứ nhà bính luận đã tuyên bố là Plato hoàn toàn không biết gí về giải phẫu và
chức năng của cơ thể con ngƣời, ông chẳng biết gí về công dụng của các dây thần
kinh truyền cảm giác; và ông chẳng có gí để truyền thụ hơn là việc phỏng đoán tào
lao về những vần đề sinh lý học. Họ bảo rằng ông chỉ tổng quát hóa việc phân chia
cơ thể con ngƣời và chẳng trính bày điều gí nhắc ta nhớ tới các sự kiện giải phẫu
học. Còn về phần quan điểm của chình ông về bộ khung con ngƣời (theo ý ông thí
tiểu vũ trụ là hính ảnh thu nhỏ của đại vũ trụ) thí chúng quá siêu việt cho nên
những kẻ nghi ngờ duy vật và đầy óc chình xác tuyệt nhiên không quan tâm tới. Ý
tƣởng cho rằng bộ khung này cũng nhƣ vũ trụ đều đƣợc tạo ra từ các tam giác
dƣờng nhƣ là lố bịch một cách phi lý đối với nhiều dịch giả. Chỉ có một dịch giả là
Giáo sƣ Jowett trong phần dẫn nhập về tác phẩm Timæus đã trung thực nhận xét
rằng triết gia vật lý hiện đại “khó lòng mà chấp nhận ý niệm của ông có công lao là
„bộ xƣơng của ngƣời chết‟ từ đó bản thân ông vƣơn lên một kiến thức cao hơn” [41];
họ quên mất rằng siêu hính học thời xƣa đã trợ giúp biết bao nhiêu cho khoa học
“vật lý” thời nay. Nếu thay ví cãi lộn về sự thiếu thốn và đôi khi vắng hoàn toàn các
thuật ngữ, và định nghĩa nghiêm xác theo khoa học trong tác phẩm của Plato,
chúng ta chỉ cần phân tìch chúng một cách kỹ lƣỡng thí cũng thấy chỉ nội Timæus
thôi cũng chứa đựng những viên ngọc quì mang tình phát hiện mới mẻ trong phạm
vi hạn hẹp của mính. Nó có nói rõ ràng tới sự tuần hoàn của máu và định luật hấp
dẫn, mặc dù sự tuần hoàn của máu có thể không đƣợc định nghĩa minh bạch để
chống cự nổi những đợt công kìch tái đi tái lại của khoa học hiện đại; đó là ví theo
Giáo sƣ Jowett, ông không biết cái phát hiện chuyên biệt theo đó máu chảy từ một

[41]
B. Jowett, Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác phẩm “Các cuộc Đối thoại của
Plato”, quyển ii, trang 508.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 201


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

phía của trái tim đi ra qua các động mạch rồi trở về phìa bên kia qua các tĩnh mạch;
mặc dù Plato hoàn toàn biết rằng “máu là một lƣu chất thƣờng xuyên chuyển động”.
Cũng giống nhƣ hính học, phƣơng pháp của Plato là đi từ cái chung đến cái
riêng. Khoa học hiện đại hoài công tím kiếm một nguyên nhân bản sơ trong những
hoán vị của các phân tử; Plato đã mƣu tím và tím thấy nó giữa vũ điệu hoành tráng
của các thế giới. Đối với ông chỉ cần biết cái thiên cơ sáng tạo vĩ đại thí cũng có thể
truy nguyên đƣợc những sự vận động hùng tráng nhất của vũ trụ qua những sự
thay đổi tới tận cùng. Những chi tiết nhỏ mọn (việc quan sát và phân loại chúng đã
thử thách các nhà khoa học hiện đại, chứng tỏ họ rất kiên nhẫn) không đƣợc các
triết gia thời xƣa chú ý bao nhiêu. Ví thế cho nên trong khi một đứa trẻ lớp năm của
một trƣờng Anh quốc có thể lãi nhãi một cách bác học về những chuyện nhỏ mọn
trong khoa vật lý so với chình Plato, thí mặt khác kẻ trí độn nhất trong các môn đồ
của Plato cũng có thể nói nhiều về các định luật lớn của vũ trụ cùng mối tƣơng quan
của chúng, và tỏ ra quen thuộc kiểm soát đƣợc các lực huyền bì ẩn sau các định luật
ấy nhiều hơn vị giáo sƣ bác học nhất trong hàn lâm viện xuất sắc thời nay.
Sự kiện này (mà các ngƣời dịch Plato rất ìt đánh giá cao và chƣa bao giờ chú
trọng) giải thìch cho việc những ngƣời thời nay cứ mèo khen mèo dài đuôi vô tình
gây thiệt hại cho triết gia đó và những ngƣời ngang hàng với ông. Những lỗi lầm mà
ngƣời ta dẫn chứng về giải phẫu học và sinh lý học đƣợc phóng đại lên quá quắc để
thỏa mãn lòng tự ái của ta cho đến khi hỉnh mũi với học thức cao siêu của mính,
chúng ta quên mất sự rực rỡ trì tuệ tô điểm cho những thời đại quá khứ; dƣờng nhƣ
thể trong khi hoang tƣởng ngƣời ta đã phóng đại những vết đen trên mặt trời cho
đến khi y tin rằng tinh cầu sáng chói ấy đã bị nhật thực toàn phần.
Việc công trính khảo cứu khoa học hiện đại thật là vô ìch đƣợc chứng minh qua
sự kiện trong khi chúng ta có tên gọi dành cho một mẩu nhỏ tầm phào nhất của
khoáng vật, thực vật, động vật và con ngƣời, thì ngƣời khôn ngoan nhất trong các
giáo sƣ của ta lại không thể cho ta biết bất cứ điều xác định về cái sinh lực vốn tạo
ra những sự biến đổi của nhiều giới thiên nhiên ấy. Ta cần tím kiếm thêm nữa để bổ
chứng cho phát biểu này hơn là so với công trính của chính những ngƣời có thẩm
quyền cao nhất về khoa học.
Một ngƣời có địa vị nổi bật về chuyên môn cần không ìt lòng can đảm đạo đức
để trả lại công bằng cho những sở đắc của cổ nhân khi phải đƣơng đầu với tính cảm
của công luận vốn chẳng hả hê với bất cứ điều gí khác hơn là việc hạ bệ cổ nhân.
Khi chúng tôi gặp một trƣờng hợp thuộc loại đó thí chúng tôi rất vui mừng tôn vinh
vị học giả trung thực và can đảm. Đó là Giáo sƣ Jowett, Hiệu trƣởng trƣờng Baliol và
Giáo sƣ Trƣởng khoa tiếng Hi Lạp ở Đại học Oxford; trong khi dịch các tác phẩm của
Plato, ông có nói tới “triết học vật lý của cổ nhân xét chung” và tìn nhiệm họ qua
những lời sau đây: 1. “thuyết tinh vân là niềm tin mà ta nhận đƣợc từ các nhà vật lý
thời xƣa”. Do đó, nó có thể dựa vào (theo nhƣ Draper khẳng định [42]) việc phát hiện
thành kình viễn vong do Herschel I. thực hiện. 2. “Anaximenes vào thế kỷ thứ 6
trƣớc Công nguyên đã chủ trƣơng rằng loài thú phát triển từ con ếch lên bờ sống
lƣỡng cƣ và con ngƣời phát triển từ con thú”. Vị giáo sƣ có thể nói thêm rằng có lẽ
thuyết này có trƣớc Anaximenes tới vài ngàn năm; đó là thuyết đƣợc chấp nhận
trong đám ngƣời Chaldea cũng nhƣ thuyết tiến hóa giống loài của Darwin và thuyết
về loài khỉ có nguồn gốc tiền hồng thủy. 3. “. . . ngay cả Philolaus và các môn đồ

[42]
“Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học” , trang 240.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 202


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Pythagoras thời xƣa cũng chủ trƣơng trái đất là một thiên thể giống nhƣ các ngôi
sao khác quay tròn trong không gian [43]. Nhƣ vậy là Galileo đã nghiên cứu một số
mảnh vụn của Pythagoras (Reuchlin chứng tỏ rằng những tài liệu ấy đã tồn tại vào
thời nhà toán học Floren) [44]; hơn nữa Pythagoras đã quen với học thuyết của các
triết gia thời xƣa cho nên chỉ tái khẳng định một học thuyết thiên văn đã thịnh hành
ở Ấn Độ vào thời xa xƣa nhất; 4. Cổ nhân “. . . nghĩ rằng trong thực vật cũng có
giới tình nhƣ động vật”. Vậy là các nhà vạn vật thời nay chẳng qua chỉ nối gót các
bậc tiền bối; 5. “Các nốt nhạc tùy thuộc vào độ dài tƣơng đối hoặc sức căng của dây
đàn trổi lên nốt nhạc và chúng đƣợc đo bằng các con số hữu tỉ”; 6. “Các định luật
toán học thấm nhuần thế giới và thậm chì ngƣời ta giả sử rằng những khác nhau về
chất lƣợng bắt nguồn nơi những con số. 7. “ họ phủ nhận sự tiêu diệt vật chất và
chủ trƣơng rằng vật chất chỉ biến hóa thôi [45] một trong những phát hiện này là sự
phỏng đoán cầu may mà đúng thí chúng ta cũng khó lòng gán cho tất cả những
phát hiện đó chỉ là chuyện có ngáp phải ruồi mà thôi [46].
Tóm lại, triết học của Plato là triết học về trật tự, hệ thống và tỉ lệ; nó bao
gồm sự tiến hóa của các thế giới và giống loài, sự tƣơng quan và bảo tồn năng
lƣợng, sự chuyển hóa hính tƣớng vật chất, tình bất diệt của vật chất và tinh thần.
Lập trƣờng về tình bất diệt của tinh thần còn tiên tiến hơn khoa học hiện đại và
ràng buộc cái vòm khung triết hệ của cổ nhân với một hòn đá tảng đã hoàn hảo và
vững nhƣ bàn thạch ngay tức khắc. Nếu trong thời gian vừa qua mà khoa học đã
tiến đƣợc những bƣớc khổng lồ - nếu ta có đƣợc những ý tƣởng minh bạch về định
luật thiên nhiên hơn cả cổ nhân – thì tại sao cuộc điều tra của ta về bản chất và cội
nguồn của sự sống lại không có đáp số? Nếu phòng thì nghiệm hiện đại có nhiều
thành quả nghiên cứu thực nghiệm hơn là phòng thì nghiệm thời xƣa, thí tại sao ta
chẳng tiến đƣợc bƣớc nào ngoại trừ tiến trên những con đƣờng mà cổ nhân đã đi
trƣớc từ lâu rồi, ngay cả trƣớc Công nguyên? Làm sao lại xảy ra việc quan điểm tiên
tiến nhất mà ta đạt đƣợc thời nay chỉ khiến cho ta có thể thấy đƣợc từ khoảng cách
xa xăm khi đứng trên rặng núi Alpes đi theo con đƣờng tri thức để có đƣợc những
bằng chứng đồ sộ mà các nhà thám hiểm thời xƣa đã ghi dấu lại những cao nguyên
do họ đạt tới và chiếm lĩnh đƣợc?
Nếu những bậc thầy thời nay tiến bộ hơn rất nhiều những bậc thầy thời xƣa thí
tại sao họ không phục hồi đƣợc cho ta những thuật thất truyền của cha ông thời hậu
hồng thủy? Tại sao họ không cung cấp đƣợc cho ta những màu sắc không phai nhạt
ở Luxor – màu đỏ tìa ở Tyre; màu đỏ son rực rỡ và màu xanh lơ chói lọi trang điểm

[43]
Tác phẩm “Plutarch” do Langhorne dịch.
[44]
Một số học giả kinh Kabala quả quyết rằng nguyên văn bằng tiếng Hi Lạp về các câu nói
của Pythagoras ở Sextus (giờ đây nghe đâu đã thất truyền) vẫn còn tồn tại trong một nữ tu
viện ở Florence vào thời đó khi Galileo làm quen với những tài liệu này. Hơn nữa họ nói thêm
rằng Galileo còn sở hữu một bộ khảo luận về thiên văn học, một bản thảo của Archytas, là
môn đồ do chính Pythagoras trực tiếp dạy, trong đó có ghi chú mọi học thuyết quan trọng
nhất của trƣờng phái Pythagoras. Nếu một số Ruffinas nào đó mà chộp đƣợc nó thì chắc
chắn y sẽ xuyên tạc làm bại hoại nó cũng giống nhƣ giáo sĩ Ruffinas đã xuyên tạc làm bại
hoại những câu nêu trên ở Sextus, thay thế chúng bằng một phiên bản giả mạo và tìm cách
gán cho tác giả của nó là một vị Giám mục Sextus nào đó. Xem phần Dẫn nhập của
Iamblichus “Cuộc đời Pythagoras”, trang 17, bản dịch của Taylor.
[45]
Jowett: “Dẫn nhập về Timæus”, quyển ii, trang 508.
[46]
Nhƣ trên.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 203


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cho những bức tƣờng ở chốn hành hƣơng này vẫn rực rỡ nhƣ buổi đầu tiên mà
chúng đƣợc sơn phết lên đó? Xi măn không hủy hoại đƣợc kim tự tháp và những
cống nƣớc thời xƣa; lƣỡi gƣơm Damascus có thể xoắn lại giống nhƣ cái nút chai
trong bao gƣơm mà không bị gãy, những sắc thái vô song sặc sỡ của thủy tinh màu
mà ta thấy giữa bụi đất của những di tìch thời xƣa và những xà ngang nơi cửa sổ
của các nhà thờ chình thời xƣa; cũng nhƣ bì quyết của thủy tinh thực sự dễ dát
mỏng? Nếu hóa học cũng khó lòng có thể cạnh tranh đƣợc ngay cả với một số thuật
thời trung cổ sơ khai thí tại sao ta lại khoe khoang về những thành tìch vốn có nhiều
xác suất đã đƣợc biết rõ hoàn toàn cách đây cả ngàn năm? Khảo cổ học và ngôn
ngữ càng tiến bộ thí những phát hiện hằng ngày xuất hiện càng làm tổn thƣơng
lòng kiêu hảnh của ta và chúng càng chứng nhận vinh quang cho những ngƣời có lẽ
ví sống vào thời quá xa xƣa cho nên mãi tới tận ngày nay vẫn còn bị coi là những kẻ
dốt nát bí bõm lội trong vũng bùn sâu thẳm nhất của mê tìn dị đoan.
Tại sao ta lại quên rằng bao nhiêu thời đại trƣớc khi những nhà thám hiểm tài
khéo ở Genoese rẽ sóng trên mặt nƣớc của phƣơng Tây, thí hạm đội của ngƣời
Phoenicia đã tuần du trên khắp quả địa cầu và gieo rắc nền văn minh ở những xứ
giờ đây vẫn lặng thinh ví bị bỏ hoang. Nhà khảo cổ học có dám khẳng định rằng cái
bàn tay đã thiết kế nên Kim tự tháp ở Ai Cập, Karnak và hàng ngàn di tìch giờ đây
đã sụp đổ, chím vào quên lãng trên bờ sông Nile đầy cát, chình bàn tay ấy lại không
dựng nên đền thờ Angkor Wat ở Campuchia? Liệu y có truy nguyên đƣợc những chữ
viết tƣợng hính trên bia tháp và những cánh cửa ở làng mạc Da đỏ bị bỏ hoang mới
đƣợc ngài Dufferin phát hiện ở British Columbia nƣớc Mỹ hoặc là chữ tƣợng hính
trên các di tìch ở Palenque và Uxmal nơi Trung Mỹ? Chẳng lẽ những di tìch mà
chúng ta tàng trữ trong các viện bảo tàng – những vật kỷ niệm cuối cùng về “các
thuật đã thất truyền” từ lâu rồi – không lớn tiếng ủng hộ cho nền văn minh thời xƣa
hay sao? Và chẳng lẽ chúng không chứng tỏ đi chứng tỏ lại rằng các quốc gia và lục
địa đã qua rồi bị chôn vùi cùng với các nghệ thuật và khoa học mà không một cái lò
đúc đầu tiên nào đƣợc đốt lên trong nhà tu kìn thời trung cổ, hoặc cái lò đúc cuối
cùng mà nhà hóa học hiện đại nổi lửa lên có thể làm hồi sinh các nghệ thuật và
khoa học ấy ìt ra là cũng trong thế kỷ này.
Giáo sƣ Draper đã rộng lƣợng công nhận rằng cổ nhân đâu phải là “không biết
gí về quang học”; những ngƣời khác thậm chì còn dứt khoát phủ nhận một chút
hiểu biết ấy của cổ nhân. Thấu kình lồi mà ngƣời ta tím thấy ở Nimroud chỉ cho rằng
cổ nhân đâu phải là không quen với các dụng cụ phóng đại” [47]. Thật sao? Nếu
không thật nhƣ vậy thí mọi tác giả kinh điển đều đã nói dối. Đó là vì khi Cicero cho
ta biết rằng ông đã thấy toàn bộ tác phẩm Iliad đƣợc viết trên tấm da có kích thƣớc
thu nhỏ đến nỗi ngƣời ta có thể dễ dàng cuộn nó lại nhét vào trong một vỏ hạt dẻ
gai; và Pliny quả quyết rằng Nero có một cái nhẫn trong đó có một cái kình nhỏ mà
ông dùng để quan sát màn trính diễn của các dũng sĩ giác đấu từ xa thí liệu ta có đủ
can đảm đi xa hơn nữa không? Thật vậy, khi ta đƣợc biết rằng từ mũi đất ở Sicily,
Mauritius có thể nhín quét qua toàn bộ biển cả tới tận bờ biển Châu Phi bằng một
dụng cụ đƣợc gọi là kính viễn vọng hàng hải thí ta hoặc là phải nghĩ rằng mọi nhân
chứng này đều nói láo hoặc là cổ nhân đã quen thuộc quá nhiều với quang học và
kình phóng đại. Wendell Phillips nêu rõ rằng ông có một ngƣời bạn sở hữu một chiếc
nhẫn phi thƣờng “đƣờng kình có lẽ chỉ ¾ inches thôi, trên đó có hính thần Hercules

[47]
“Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 14.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 204


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

trần truồng. Nhờ vào kình phóng đại bạn có thể phân biệt đƣợc những bắp thịt bện
vào nhau và đếm được từng sợi lông mày riêng biệt . . . Rawlinson mang về nhà
một tảng đá dài chừng 20 inches rộng 10 inches bao hàm toàn bộ khảo luận về toán
học. Nếu không có kình phóng đại thí ngƣời ta hoàn toàn không thể đọc đƣợc bộ
sách ấy . . . Trong Viện Bảo tàng của Tiến sĩ Abbott có một cái nhẫn của Cheops
mà Bunsen gán cho là có từ 500 năm trƣớc Công nguyên. Ấn triện trên cái nhẫn có
kìch thƣớc chừng ¼ một đồng đô la và những gí khắc trên đó không thể thấy được
nếu không có kình phóng đại. . . Ở Parma, ngƣời ta sẽ chỉ cho bạn thấy một viên đá
quì đã từng đƣợc Michael Angelo đeo trên ngón tay, hính khắc trên đó xƣa tới 2.000
năm, là hính của bảy ngƣời đàn bà. Bạn phải dùng kình có độ phóng đại lớn thí mới
phân biệt đƣợc hết các hính dạng. . . Vị giảng sƣ bác học nói thêm, nhƣ vậy kình
hiển vi “thay ví có lịch sử phát minh ở thời đại ta thí lại có dây mơ rễ má với các
Thánh thƣ của Moses, vốn là các em còn non trẻ của nó”.
Những sự kiện nêu trên dƣờng nhƣ cho thấy cổ nhân đâu chỉ “hiểu biết chút ít
về quang học”. Do đó hoàn toàn bất đồng ý về địa điểm này với Giáo sƣ Fiske và
việc ông phê phán tác phẩm Xung đột của Giáo sƣ Draper qua tác phẩm Thế giới Vô
hình của mình, chúng tôi thấy cái lỗi duy nhất trong quyển sách tuyệt vời của
Draper là ở chỗ với vai trò nhà phê bình lịch sử, đôi khi ông lại sử dụng những dụng
cụ quang học của chính mình ở sai chỗ. Trong khi ông nhìn qua thấu kính lồi để
phóng đại thuyết vô thần của Bruno theo trƣờng phái Pythagoras thì bất cứ khi nào
nói tới kiến thức của cổ nhân ông lại rõ ràng là nhín đời qua thấu kính lõm.
Thật là đáng khâm phục khi theo dõi việc đủ thứ tác phẩm hiện đại đã thận
trọng toan tính vạch ra một đƣờng phân ranh giới giữa điều mà chúng ta phải tin và
điều mà chúng ta không đƣợc tin vào các tác giả thời xƣa, công trính này là của cả
hai Ki Tô hữu mộ đạo và đa nghi mặc dù rất bác học. Ngƣời ta không bao giờ tin
theo các tác giả thời xƣa mà không kèm theo một sự cẩn thận dè dặt. Nếu Strabo
cho ta biết rằng Nineveh thời xƣa có chu vi là 47 dặm và nếu ta chấp nhận bằng
chứng của ông thì tại sao lại khác đi đƣợc lúc ông chứng nhận thành tích những điều
tiên tri của các nữ tiên tri Sibylline? Óc phân biệt phải trái ở đâu khi ta gọi
Herodotus là “Cha đẻ của khám phá lịch sử” rồi liền ngay đó buộc tội ông là nói líu
lo ngớ ngẩn bất cứ khi nào ông tƣờng thuật lại những pha trình diễn phép lạ mà ông
là nhân chứng? Xét cho cùng thì sự thận trọng nhƣ thế vốn cần thiết hơn bao giờ
hết khi giờ đây thời đại của ta đã đƣợc đặt tên là Thế kỷ Khám phá. Sự tỉnh ngộ có
vẻ tỏ ra là quá tàn nhẫn đối với Âu châu. Thuốc súng mà từ lâu ngƣời ta nghĩ rằng
do Bacon và Schwartz phát minh ra thì giờ đây trong sách giáo khoa lại chứng tỏ
rằng ngƣời Trung hoa đã sử dụng thuốc súng để bạt đồi, phá đá trƣớc Công nguyên
hàng thế kỷ. Darper có nói: “Ở Viện Bảo tàng Alexandria có một cái máy do nhà
toán học Hero phát minh ra hơn 100 năm trƣớc Công nguyên một chút. Nó quay
vòng do tác nhân của hơi nƣớc và thuộc cái dạng mà giờ đây ta gọi là động cơ phản
lực . . . Sự may mắn chẳng dính dáng gì tới việc phát minh ra động cơ hơi nƣớc thời
nay” [48]. Âu châu hảnh diện về các phát hiện của Copernicus và Galileo thế mà giờ
đây ta đƣợc biết rằng những quan sát thiên văn của ngƣời Chaldea đã trở ngƣợc tới
tận trong vòng 100 năm thời hồng thủy; và Bubsen ấn định trận hồng thủy xảy ra
không ìt hơn 10.000 năm trƣớc Công nguyên [49]. Hơn nữa, một vị hoàng đế Trung

[48]
“Xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học”, trang 311.
[49]
“Vị trí của Ai Cập trong Lịch sử Thế giới”, quyển v, trang 88.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 205


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hoa hơn 2.000 năm trƣớc Công nguyên (nghĩa là trƣớc cả thời thánh Moses) đả xử
tử hính hai quan thiên văn chình ví không tiên đoán đƣợc một kỳ nhật thực.
Ta có thể lƣu ý một ví dụ về việc quan niệm thời nay không chính xác về
những lời cao rao của khoa học trong thế kỷ này, theo đó những phát hiện về tính
bất diệt của vật chất và tƣơng quan lực (nhất là tƣơng quan lực) đã đƣợc báo điềm
là những thắng lợi của ta. Ngài William Armstrong trong bài thuyết trình nổi tiếng
trên cƣơng vị Chủ tịch Hiệp hội Anh quốc đã phát biểu rằng: “Đó là khám phá quan
trọng nhất trong thế kỷ này”. Nhƣng cái “khám phá quan trọng” ấy lại tuyệt nhiên
chẳng phát hiện đƣợc gì hết. Ngoài việc ta thấy những dấu vết không thể chối cãi
đƣợc của nó nơi các triết gia thời xƣa thì nguồn gốc của nó cũng đắm chìm trong
bóng tối dày đặc của thời tiền sử. Ta phát hiện đƣợc những vết tìch đầu tiên của nó
nơi những suy đoán mơ mộng của thần học Phệ đà trong giáo lý về thành trụ hoại
không, tóm lại là Niết Bàn. John Erigena có phác họa nó trong triết lý táo bạo của
mình vào thế kỷ thứ 8, và chúng tôi xin mời bất cứ ai đọc tác phẩm Bàn về Cách
Phân chia Thiên nhiên của ông hãy tin chắc vào sự thật ấy. Khoa học bảo rằng khi
ngƣời ta chứng minh đƣợc thuyết về tính bất diệt của vật chất (nhân tiện xin nói
đây cũng là một ý tƣởng rất xƣa cũ của Demokritus) thì cần mở rộng nó ra tới tận
lực. Không một hạt vật chất nào đã từng bị mất đi; không một bộ phận nào của lực
tồn tại trong thiên nhiên mà có thể biến mất; vì thế cho nên lực cũng tỏ ra là bất
diệt và đủ thứ biểu lộ của lực dƣới nhiều dạng khác nhau tỏ ra là chuyển hóa đƣợc
lẫn cho nhau và chẳng qua chỉ là các phƣơng thức vận động khác nhau của các hạt
vật chất. Thế là ngƣời ta đã tái phát hiện ra tƣơng quan lực. Ngay từ năm 1842, ông
Grove đã gán cho mỗi một trong các lực này (chẳng hạn nhƣ nhiệt, điện, từ và ánh
sáng) tính chất chuyển đổi lẫn nhau đƣợc; khiến cho chúng có thể ba hồi là nguyên
nhân ba hồi là hậu quả [50]. Nhƣng các lực này từ đâu mà ra và chúng đi về đâu khi
ta không thấy chúng nữa? Khoa học lặng thinh về vấn đề này.
Mặc dù thuyết “tƣơng quan lực” có thể là “phát hiện vĩ đại nhất” của thời đại”
ta (theo ý của các nhân vật đƣơng thời) thì nó vẫn không thể giải thìch đƣợc thủy
và chung của một trong các lực ấy, và thuyết ấy cũng không vạch ra đƣợc nguyên
nhân của lực. Các lực có thể chuyển đổi đƣợc lẫn nhau, lực này có thể tạo ra lực kia;
thế nhƣng không một khoa học chính xác nào có thể giải thìch đƣợc đầu cua tai
nheo của hiện tƣợng này. Vậy thì chúng ta tiến hóa hơn Plato ở đặc điểm nào; khi
bàn về các tính chất nguyên phát và thứ phát của vật chất [51], và sự yếu đuối trong
trì năng của con ngƣời qua tác phẩm Timæus; Plato để cho Timæus nói rằng:
“Thƣợng Đế biết đƣợc tính chất nguyên thủy của vạn vật; còn con ngƣời chỉ có thể
hi vọng đạt đƣợc xác suất thôi”. Chúng ta chỉ cần mở ra một trong nhiều tập sách
nhỏ của Huxley và Tyndall thí cũng thấy đƣợc chính lời thú nhận ấy; nhƣng họ có
cải tiến so với Plato bằng cách không để cho Thƣợng Đế biết đƣợc nhiều hơn mính,
và có lẽ dựa vào đó họ mới rêu rao về tình ƣu việt của mính chăng? Cổ nhân Ấn Độ
cũng đặt thuyết thành trụ hoại không dựa trên chình định luật ấy. Điểm nguyên
thủy trong vòng tròn vô biên, mà “chu vi không ở đâu cả, còn tâm điểm ở khắp mọi
nơi” vốn phân thân ra vạn vật và khiến cho vạn vật biểu hiện trong vũ trụ hữu hình
qua vô vàn hính tƣớng; các hính tƣớng trao đổi lẫn nhau, hòa lẫn vào nhau và sau
khi dần dần biến hóa từ tinh thần thuần túy (tức là “chân không” của Phật giáo)

[50]
W. R. Grove: “Lời nói đầu về sự Tƣơng quan của các Lực Vật lý”.
[51]
“Timæus”, trang 22.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 206


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thành ra vật chất thô trƣợc nhất, thì nó bắt đầu phản bổn hoàn nguyên, dần dần tái
xuất lộ thành trạng thái nguyên thủy nghĩa là thu nhiếp vào Niết Bàn [52] , đó chẳng
phải là tƣơng quan lực hay sao?
Khoa học cho ta biết rằng có thể chứng minh nhiệt phát triển thành điện và
điện tạo nhiệt; từ phát triển thành điện và ngược lại. Họ cho ta biết rằng chuyển
động bắt nguồn từ chính chuyển động và cứ thế mãi mãi. Đây là phần vỡ lòng của
huyền bí học và các nhà luyện kim đan sơ khai nhất. Ngƣời ta đã phát hiện và
chứng minh đƣợc tính bất diệt của vật chất và lực, thế là vấn đề lớn của thời gian
vĩnh hằng đã đƣợc giải quyết. Vậy thì ta còn cần gì tới tinh thần nữa? Từ nay trở đi
khoa học đã chứng minh rằng tinh thần là vô ích.
Nhƣ vậy ta có thể nói các triết gia thời nay chẳng tiến đƣợc một bƣớc nào vƣợt
quá mức mà các tu sĩ ở Samothrace, ngƣời Ấn Độ và thậm chí cả môn đồ của Ki Tô
giáo Ngộ đạo đã biết thừa rồi. Các tu sĩ ở Samothrace đã chứng tỏ nó qua chuyện
thần thoại tài tình kỳ diệu về Dioskuri tức là các “Con của Trời”; Schweigger có nói
tới hai anh em sinh đôi bao giờ cũng “cùng nhau chết đi rồi lại cùng nhau tái sinh
trong khi hoàn toàn cần thiết là người này chết đi để cho người kia có thể sống”. Họ
cũng biết giống nhƣ các nhà vật lý của ta rằng khi một lực biến mất thì nó chỉ bị
chuyển thành một lực khác. Mặc dù khoa khảo cổ học có thể chƣa tím ra bất cứ
dụng cụ thời xƣa nào dùng cho việc chuyển đổi đặc biệt ấy, song le ngƣời ta có thể
khẳng định một cách hoàn toàn hợp lý dựa vào những sự suy diễn tƣơng tự, theo đó
hầu hết tôn giáo thời xƣa đều đặt nền tảng nơi tình bất diệt ấy của vật chất và lực –
cộng với sự phân thân của tổng thể từ một lửa tâm linh tinh anh, tức mặt trời trung
ƣơng vốn là Thƣợng Đế, tức tinh thần; pháp thuật thông thần thời xƣa vốn dựa vào
sự hiểu biết về tiềm năng của tinh thần ấy.
Trong bản thảo bình luận về pháp thuật, Proclus có đƣa ra phần tƣờng trình
sau đây: “Cũng giống nhƣ những tình nhân dần dần tiến từ vẻ đẹp bên ngoài qua
các hính tƣớng bắt mắt tới vẻ đẹp thiêng liêng; cũng vậy các tu sĩ thời xƣa khi thấy
rằng có một sự liên minh và đồng cảm nào đó của các vật trong thiên nhiên với
nhau, và các vật ấy biểu lộ đƣợc quyền năng huyền bí thì họ đã phát hiện ra rằng
vạn vật đều tồn tại trong mọi thứ, và họ đã sáng chế ra một khoa học linh thiêng từ
cái sự đồng cảm và tƣơng đồng ấy. Thế là họ nhận biết đƣợc những sự vật tối cao ở
nơi những sự vật hạ tiện và nhận biết đƣợc điều hạ tiện nơi những sự vật tối cao; họ
nhận biết đƣợc nơi các cõi trời cũng có những tính chất trần thế tồn tại theo mối
nhân quả thiên giới;còn nơi các cõi trần thế cũng có những tính chất thiên giới,
nhƣng tồn tại theo tình huống trần tục”.
Thế rồi Proclus tiếp tục vạch ra một vài đặc tính bí nhiệm của thực vật, khoáng
vật và động vật; các nhà vạn vật học đều biết rõ mọi tính chất này nhƣng không

[52]
Bắt đầu bằng Godfrey Higgins và chấm dứt bằng Max Müller, mọi nhà khảo cổ học và
ngôn ngữ học vốn đã nghiên cứu các tôn giáo thời xƣa một cách công tâm và nghiêm chỉnh
đều nhận thức đƣợc rằng nếu hiểu theo nghĩa đen thí các tôn gai1o này chỉ có thể dẫn họ đi
theo con đƣờng sai lạc. Tiến sĩ Lardner đã xuyên tạc và trình bày sai lạc các giáo lý thời xƣa
– cho dù vô tình hay cố ý – một cách thô thiển nhất. Pravritti tức là sự tồn tại của thiên
nhiên khi đang linh hoạt và Nirvritti tức là sự an nghỉ, trạng thái không sống động, là giáo lý
bí truyền của Phật giáo. “Chân không” tức “không tồn tại”, nếu dịch theo nghĩa bì truyền ắt
ngụ ý là “tinh thần thuần túy”, là điều KHÔNG CÓ TÊN GỌI hoặc là một điều gí đó mà trí
năng của ta không tài nào lĩnh hội, cho nên có cũng nhƣ không. Nhƣng chúng ta sẽ đề cập
thêm về nó sau này.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 207


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

giải thìch đƣợc. Đó là chuyển động xoay tròn của hoa quì, của cây vòi voi, của hoa
sen – trƣớc khi mặt trời mọc, cây hoa cụp lá lại, rút các cánh hoa vào bên trong và
có thể nói là rồi lại dần dần xòe cánh ra khi mặt trời mọc, để rồi rút cánh lại khi mặt
trời lặn ở phƣơng Tây – đá mặt trời và đá mặt trăng cùng với đá âm dƣơng, con
công và con sƣ tử cùng với những con thú khác. Ông bảo: “Thế mà cổ nhân sau khi
chiêm nghiệm các sự đồng cảm hỗ tƣơng này của vạn vật (thiên giới cũng nhƣ trần
tục) bèn áp dụng chúng cho những mục đìch huyền bí cả về mặt thiên giới lẫn trần
tục, nhờ vậy do một sự tƣơng tự nào đó họ suy diễn đƣợc các tính chất thiêng liêng
giáng nhập vào cõi dƣới . . . Vạn vật đều có đầy dẫy bản chất thiêng liêng; bản chất
trần tục cũng tiếp nhận đƣợc bản thể viên mãn chẳng kém gì bản chất thiên giới,
nhƣng bản chất thiên giới lại tiếp nhận đƣợc các bản thể siêu thiên giới, trong khi
mọi trật tự sự vật đều dần dần tiến triển theo một sự giáng nhập kỳ diệu từ nơi cao
nhất xuống nơi thấp nhất [53]. Đó là ví bất cứ đặc điểm nào đƣợc thu gom vào phần
vƣợt trên trật tự của các sự vật đều dãn nở ra khi giáng nhập sau đó, đủ thừ linh
hồn đều được phân phối chịu ảnh hưởng của đủ thứ thiên tính [54].
Rõ ràng ở đây Proclus không ủng hộ chỉ một điều mê tín dị đoan mà là một
khoa học; vì mặc dù mang tính cách huyền bí mà các học giả không biết đƣợc (các
học giả phủ nhận khả năng ấy) pháp thuật vẫn còn là một khoa học. Nó dựa vững
chắc duy nhất trên những ái lực bí nhiệm tồn tại giữa các vật thể vô cơ và hữu cơ,
những sản vật hữu hình của bốn giới thiên nhiên và quyền năng vô hính của vũ trụ.
Điều mà khoa học gọi là hấp dẫn thì cổ nhân và các môn đồ Hermes thời trung cổ
gọi là từ khí, sức hút, ái lực. Đó là một định luật phổ biến trong vũ trụ, Plato đã hiểu
nó và giải thích trong tác phẩm Timæus là sức hút của các vật thể kém cỏi hơn
hƣớng về các vật thể lớn hơn, cũng nhƣ sức hút của các vật thể giống nhau; sức hút
giữa các vật thể giống nhau phô bày năng lực từ khì hơn là tuân theo định luật hấp
dẫn. Công thức chống đối Aristotle theo đó lực hấp dẫn trọng trường khiến cho mọi
vật rớt xuống nhanh như nhau bất chấp trọng lượng của chúng; sự khác nhau về
trọng lƣợng là do một tác nhân nào khác chưa ai biết, điều này dƣờng nhƣ vạch ra
nhiều điều mang tính cách bắt buộc là từ khí hơn là hấp dẫn, vì từ khí hút xét về
mặt chất liệu hơn là xét về mặt trọng lƣợng. Ngƣời ta hoàn toàn quen thuộc với
những khả năng huyền bí của vạn vật tồn tại trong thiên nhiên, hữu hính cũng nhƣ
vô hình; mối tƣơng quan lẫn nhau của chúng hút và đẩy; nguyên nhân của lực hút
và đẩy đƣợc truy nguyên về tới nguyên lý tâm linh vốn thấm nhuần và làm linh hoạt
vạn vật; khả năng cung ứng những điều kiện tốt nhất cho nguyên khí này biểu lộ
ra; nói cách khác là hiểu biết sâu sắc và toàn vẹn về định luật thiên nhiên – đó đã là
và đang là nền tảng của pháp thuật.
Trong các chú thích về tác phẩm Ma và Yêu tinh, khi duyệt lại một số sự kiện
đƣợc dẫn chứng bởi một vài ngƣời nổi tiếng bênh vực cho các hiện tƣợng tâm linh
chẳng hạn nhƣ Giáo sƣ De Morgan, ông Robert Dale Owen và ông Wallace; ông
Richard A. Proctor có nói rằng “ông chẳng thấy đƣợc một uy lực nào nơi những nhận
xét sau đây của Giáo sƣ Wallace, „ông Wallace có nói làm thế nào mà có đƣợc bằng
chứng nhƣ thế bị bác bỏ hoặc giải thích đƣợc khi ông đề cập tới một trong những
câu chuyện của Owen? Ngƣời ta đã ghi lại đƣợc hàng tá, thậm chì hàng trăm những

[53]
Điều này ngƣợc hẳn lại thuyết tiến hóa hiện nay.
[54]
Ficinus: Xem “Trìch yếu” và “Khảo luận về Pháp thuật”; Taylor: “Plato”, quyển I, trang
63.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 208


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

sự kiện đều đƣợc chứng nhận nhƣng chẳng ai thử ra sức giải thích chúng. Ngƣời ta
chỉ lờ chúng đi và trong nhiều trƣờng hợp thừa nhận là không giải thìch đƣợc‟ ”. Ông
Proctor đùa giỡn trả lời cho câu hỏi này nhƣ sau: “Vì các triết gia từ lâu rồi đã tuyên
bố rằng mình quyết định những câu chuyện ma này đều là chuyện hoang đƣờng,
cho nên cần gì mà họ phải lờ đi; họ chỉ cảm thấy “lo ngại” nhiều khi ngƣời ta viện
dẫn thêm bằng chứng mới và có thêm những kẻ mới đƣợc cải đạo, một số kẻ mới
cải đạo vô lý đến nổi yêu cầu phải thử thách thêm nữa dựa trên cơ sở là phán quyết
trƣớc kia ngƣợc lại với bằng chứng của mính”.
Ông tiếp tục nói: “Mọi điều này đều cung cấp lý do chình đáng cho thấy tại sao
ta không thể chế nhạo “kẻ cải đạo” ví họ tin nhƣ vậy; nhƣng ta phải cố nài thêm
nữa một điều gì đó cho mục đìch này trƣớc khi ta có thể trông mong „các triết gia‟
dành nhiều thời giờ để điều tra điều đã đƣợc gợi ý. Ta phải chứng minh đƣợc rằng
hạnh phúc của loài người có dính dáng một phần quan trọng tới vấn đề ấy, trong khi
ngay cả những kẻ cải đạo cũng thừa nhận rằng mọi cách ứng xử của loài ma mà
ngƣời ta ghi nhận đƣợc cho đến nay chỉ có bản chất tầm phào”.
Bà Emma Hardinge Britten đã thu thập nhiều sự kiện đúng thực từ báo chí
thông thƣờng tới báo khoa học, chúng cho thấy các nhà khoa học đôi khi tỏ ra thay
thế đề tài bực mình “Ma và Yêu tinh” bằng những vấn đề nghiêm túc xiết bao. Bà
trích dẫn trong một tờ báo ở Washington có một tƣờng trình về một trong những hội
nghị long trọng tổ chức vào buổi chiều ngày 29 tháng 4 năm 1854. Giáo sƣ Hare ở
Philadelphia vốn là một nhà hóa học khả kình đã đƣợc cả thế giới tôn trọng, vì tính
tình cá biệt cũng nhƣ lao động vất vả suốt đời vì khoa học; Giáo sƣ Hare bị Giáo sƣ
Huxley ức hiếp phải “ngậm miệng” ngay khi ông đề cập tới đề tài thần linh học. Nữ
tác giả nêu trên nói tiếp: “Hành động xấc xƣợc của một trong các thành viên của
“Hội Khoa học Mỹ” đƣợc phê chuẩn bởi đa số hội viên của đoàn thể xuất chúng này,
sau đó đƣợc mọi hội viên hậu thuẫn trong văn kiện hội nghị” [55]. Sáng hôm sau, khi
tƣờng trình về buổi họp này báo Tin điện Tâm linh đã bính luận nhƣ sau về diễn
biến ấy.
“Dƣờng nhƣ thể một đề tài nhƣ vậy (do Giáo sƣ Hare giới thiệu) phải nằm
trong phạm vi đặc biệt của „khoa học‟. Những Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Mỹ [56] đã
quyết định rằng, hoặc là nó không xứng đáng để cho họ chú ý, hoặc là việc họ dính
dáng vào đó sẽ là nguy hiểm, thế là họ bỏ phiếu đệ trình lời mời ấy. . . Về vấn đề
này chúng ta không thể bỏ qua việc đề cập tới Hội Xúc tiến Khoa học Mỹ đã tổ chức
một sự bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, phóng khoáng và bác học ở ngay khóa họp đó
để bàn về nguyên nhân tại sao con gà trống lại gáy vào lúc 12 giờ khuya và một giờ
sáng!”. Một đề tài thì xứng đáng với các triết gia, hơn nữa đó là một đề tài ắt phải
tỏ ra là ảnh hƣởng tới “hạnh phúc của loài ngƣời” ở “mức độ rất quan trọng”.
Chỉ cần ngƣời ta tò ý tin vào sự tồn tại của mối đồng cảm bí nhiệm giữa sự
sống của một vài cây cỏ với sự sống của con ngƣời thì cũng đủ để cho ngƣời ta trở
thành đối tƣợng bị chế nhạo. Song le, có nhiều trƣờng hợp đã đƣợc xác minh chứng
tỏ rằng ái lực nhƣ vậy là có thật. Đƣợc biết có những ngƣời bị đau cùng một lúc với
việc nhổ bật rễ của một cái cây đƣợc trồng vào ngày sinh nhật của mình và hấp hối
khi cái cây chết. Có chuyện ngƣợc lại, khi ngƣời ta biết rằng một cái cây đƣợc trồng

[55]
“Thần linh học ở Mỹ Thời nay”, trang 119.
[56]
Tên gọi đầy đủ và chính xác của Hội bác học này là “Hiệp hội Mỹ quốc ví sƣ Thăng tiến
của Khoa học”. Tuy nhiên để cho ngắn gọn ngƣời ta thƣờng gọi nó là “Hội Khoa học Mỹ”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 209


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

trong hoàn cảnh giống nhƣ thế bị héo úa rồi chết đi cùng một lúc với ngƣời mà có
thể nói là anh em sinh đôi của nó. Ông Proctor ắt gọi trƣờng hợp đầu tiên là “tác
dụng của óc tƣởng tƣợng”, còn trƣờng hợp thứ nhí là “một sự trùng hợp ngẫu nhiên
kỳ lạ”.
Trong tiểu luận Bàn về Phong cách và Tập tục, Max Müller có trình bày nhiều
trƣờng hợp nhƣ thế. Ông chứng tỏ rằng truyền thống bình dân này tồn tại ở Trung
Mỹ, ở Ấn Độ và Đức quốc. Ông truy nguyên nó hầu nhƣ khắp cả Âu châu; thấy nó
có nơi những ngƣời chiến sĩ Maori ở Guiana thuộc nƣớc Anh và ở Á châu. Khi điểm
lại quyển sách Khảo cứu về Lịch sử Sơ khai của Loài người của Tyler (một tác phẩm
có trình bày khá nhiều truyền thuyết nhƣ vậy), nhà ngôn ngữ vĩ đại đã nhận xét rất
đúng nhƣ sau: “Nếu điều đó chỉ có trong các chuyện ở Ấn Độ và Đức quốc thôi, thì
ta có thể coi đó là đặc tính riêng của giống dân Aryen cổ xƣa; nhƣng ta lại thấy nó
nơi Trung Mỹ thì ta chẳng còn biết làm sao ngoài việc thừa nhận sau này có một sự
thông thƣơng giữa những ngƣời cƣ trú ở Âu châu và những ngƣời bản xứ kể chuyện
ở Châu Mỹ . . . hoặc là ta phải điều tra xem liệu có một yếu tố thật sự mang tính
con ngƣời và dễ hiểu nào đó trong sự đồng cảm giả định này giữa sự sống của các
đóa hoa và sự sống của con ngƣời.
Thế hệ loài ngƣời hiện nay vốn chắc chắn chẳng tin vào điều gì ngoại trừ bằng
chứng hời hợt của giác quan sẽ bác bỏ chính cái ý niệm có một khả năng đồng cảm
nhƣ vậy tồn tại nơi loài thực vật, động vật và ngay cả đất đá nữa. Cái màn thóp che
phủ tầm nhìn nội giới của họ chẳng cho họ thấy đƣợc điều gì ngoại trừ điều mà họ
không cách nào bác bỏ đƣợc. Tác giả của tác phẩm Đối thoại của Asclepian có cung
cấp cho ta một lý do về điều này, có lẽ thích hợp với thời kỳ hiện nay và giải thích
đƣợc bệnh dịch không tin tƣởng. Trong thế kỷ của ta cũng nhƣ lúc bấy giờ, thật
đáng phàn nàn khi thiên tình rời bỏ con ngƣời rồi khi ngƣời ta chẳng buồn nghe
hoặc tin vào điều gì xứng đáng của cõi trời hoặc dính dáng tới thiên giới, khi mọi
tiếng nói thiêng liêng do cần phải im lặng đã đâm ra câm bặt [57]. Hoặc nhƣ chình
Hoàng đế Julian diễn tả: “Linh hồn bé nhỏ” của kẻ đa nghi “quả thật là sắc sảo,
nhƣng nó chẳng thấy điều gì bằng một tầm nhìn lành mạnh”.
Chúng ta đang ở tận đáy của một chu kỳ, và hiển nhiên là đang ở vào thời kỳ
chuyển tiếp. Plato chia sự tiến bộ của vũ trụ trong mọi chu kỳ ra thành các thời kỳ
phồn thịnh và khô cằn. Ông bảo rằng ở các cõi hạ nguyệt tinh, phạm vi của đủ thứ
nguyên tố vẫn còn đời đời hài hòa hoàn toàn với bản chất thiêng liêng; “nhƣng các
bô phận của chúng” ví quá gần trần thế và lẫn lộn với điều phàm tục (vốn là vật
chất và do đó là địa hạt của điều ác) cho nên “đôi khi tuân theo và đôi khi chống lại
bản chất thiêng liêng”. Khi các sự luân chuyển – mà Eliphas Levi gọi là “dòng ánh
sáng tinh tú” – nơi chất ether vũ trụ (vốn bao hàm mọi nguyên tố) diễn ra hài hòa
với tinh thần thiêng liêng thí trái đất và mọi vật thuộc về nó vui hƣởng một thời kỳ
phồn thịnh. Năng lực huyền bí của thực vật, động vật và khoáng vật đồng cảm
nhiệm mầu với “bản chất cao siêu”, còn hồn thiêng của con ngƣời hoàn toàn thấu
suốt hồn của các giới “thấp hơn”. Nhƣng trong những thời kỳ khô cằn, thì hồn của
các giới thấp mất đi sự đồng cảm nhiệm mầu, còn thần nhãn của đa số loài ngƣời bị
mù quáng đến nỗi mất hết mọi ý niệm về quyền năng cao cả của tinh thần thiêng
liêng của chình mính.. Chúng ta đang ở vào một thời kỳ khô cằn: thế kỷ 18 (trong
đó cơn sốt ác tình đa nghi đã bộc phát không kềm chế đƣợc) đã sinh ra bệnh dịch

[57]
Xem bản dịch của Taylor: “Tuyển tập Plotinus”, trang 553 v.v. . .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 210


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

không tin là căn bệnh di truyền cho thế kỷ 19. Trì năng thiêng liêng của con ngƣời
bị che khuất, chỉ có bộ óc đầy thú tính của con ngƣời là triết lý ba xu.
Trước kia pháp thuật là một khoa học phổ biến khắp thế giới, hoàn toàn nằm
trong tầm tay của các nhà bác học tăng lữ. Mặc dù tiêu điểm vẫn đƣợc bo bo giữ kín
trong các thánh điện, nhƣng các tia sáng vẫn chiếu soi cho trọn cả loài ngƣời. Bằng
không thì ta làm sao giải thìch đƣợc sự đồng nhất phi thƣờng của những điều “mê
tín dị đoan”, những tập tục, truyền thuyết và ngay cả những câu nói trong các ngạn
ngữ bình dân đã rải rác phổ biến từ cực này sang cực khác, khiến cho ta thấy có
cùng một ý tƣởng trong đám ngƣời Thát Đát và Laplanders cũng nhƣ ở các nƣớc
phía nam Âu châu, cƣ dân ở các thảo nguyên nƣớc Nga cùng với thổ dân ở Bắc Mỹ
và Nam Mỹ? Chẳng hạn nhƣ Tyler cho thấy một trong những câu châm ngôn xƣa kia
của Pythagoras: “Đừng lấy gƣơm mà chọc vào lửa”, câu này cũng phổ biến trong
một số quốc gia vốn chẳng có liên hệ gì hết với nhau. Ông trích dẫn De Plano
Carpini vốn phát hiện ra truyền thống này thịnh hành nơi ngƣời Thát Đát mãi từ
năm 1246. Một ngƣời Thát Đát cho dù đƣợc biếu tiền nhiều đến đâu cũng không
bằng lòng chọc cây dao vào lửa hoặc dùng bất cứ cây nhọn hoặc sắt nào chạm vào
lửa vì e rằng sẽ chặt “đầu lửa”. Ngƣời Kamtchadal ở Đông Bắc Á châu, cho rằng làm
nhƣ vậy là một tội lớn. Ngƣời da đỏ Sioux ở Bắc Mỹ không dám dùng kim, dao hoặc
bất kỳ dụng cụ bằng sắt nào khác chạm vào lửa. Ngƣời Kalmucks cũng e sợ nhƣ
thế, còn ngƣời Abyssinia chẳng thà chôn cánh tay trần tới khủy tay trong than hồng
còn hơn là sử dụng một cây dao hoặc cây rìu gần than hồng. Tyler cũng gọi mọi sự
kiện này chỉ là “những điều trùng hợp kỳ lạ”. Tuy nhiên Max Müller nghĩ rằng họ đã
phí sức rất nhiều do sự kiện “học thuyết của Pythagoras ẩn đằng sau điều đó”.
Mọi phát biểu của Pythagoras cũng giống nhƣ hầu hết các câu châm ngôn thời
xƣa đều có hai nghĩa; và trong khi nó có một ý nghĩa vật thể huyền bí diễn tả theo
sát nghĩa của ngôn từ, nó cũng còn thể hiện một huấn điều đạo đức mà Iamblichus
có giải thích trong tác phẩm Cuộc đời Pythagoras. Câu “Đừng lấy gƣơm mà chọc vào
lửa” là biểu tƣợng thứ chín trong tác phẩm Protreptics của môn đồ Tân Plato này.
Ông nói “biểu tƣợng này khích lệ sự thận trọng”. Nó cho thấy “đặc tính là đừng dùng
những lời lẽ sắc sảo để chống đối lại một ngƣời đang tràn đầy lửa giận. Đừng tranh
chấp với y làm chi. Đó là ví thƣờng thƣờng chỉ dùng những lời lẽ bất lịch sự, bạn có
làm cho một kẻ vô minh chấn động và phiền muộn thì bạn cũng phải chịu đau khổ
vậy . . . Herakcleitus cũng chứng nhận sự thật của biểu tƣợng này. Ông bảo rằng
„đó là ví thật khó mà chiến đấu chống lại cơn giận dữ, bất cứ điều gí cũng cần phải
làm để chuộc lại linh hồn‟. Và ông nói điều này thật chí lý. Đó là ví nhiều ngƣời để
cho hả giận đã làm thay đổi trạng thái của tâm hồn mính, ƣa chết hơn ham sống.
Nhƣng nếu ta chế ngự đƣợc miệng lƣỡi và giữ im lặng thì ta sẽ tạo ra đƣợc tình bạn
từ việc tranh chấp, sẽ dập tắt ngúm ngọn lửa giận dữ và chính ta mới dƣờng nhƣ
không bị mất trì” [58].
Đôi khi chúng ta cũng nghi ngại; chúng ta đã nghi vấn sự vô tƣ trong phán
đoán của mình cũng nhƣ khả năng của ta phê phán một cách kính cẩn về công trình
lao động của những ngƣời khổng lồ chẳng hạn nhƣ công trính của một số triết gia
thời nay – Tyndall, Huxley, Spencer, Carpenter và một vài ngƣời khác. Trong khi
quá ái mộ “những ngƣời thời xƣa” – các bậc hiền triết thời sơ khai – chúng ta luôn
luôn e sợ việc xâm phạm vào biên giới của sự công bằng và từ chối không tƣởng

[58]
Iamblichus, tác phẩm “Bàn về Cuộc đời của Pythagoras”, chú thích bổ sung của Taylor.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 211


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tƣợng cho những ngƣời xứng đáng. Dần dần thì nỗi e sợ tự nhiên này nhƣờng chỗ
cho một sự củng cố bất ngờ. Chúng ta phát hiện ra rằng mình chẳng qua chỉ là tiếng
vọng yếu ớt của công luận, mặc dù bị đàn áp đôi khi vẫn ló mòi trong những bài báo
hay ho rải rác khắp các tạp chí ở xứ này. Ta có thể thấy một trong những bài báo ấy
nơi tờ Tạp chí Tam cá nguyệt Quốc gia số tháng 12 năm 1875 tựa đề là “Các Triết
gia Giật gân Thời nay”. Đây là một bài báo rất hay, bàn luận không kiêng nễ về
những lời rêu rao của nhiều nhà khoa học mới phát hiện ra đƣợc về bản chất của
vật chất, hồn ngƣời, tâm trì và vũ trụ; về việc vũ trụ phát sinh ra nhƣ thế nào v.v. .
. Tác giả tiếp tục nói: “Thế giới tôn giáo đã sửng sốt rất nhiều và không kém phần bị
kìch động do phát biểu của những ngƣời nhƣ Spencer, Tyndall, Huxley, Proctor và
một vài ngƣời khác cũng thuộc trƣờng phái ấy”. Khi vui vẻ thừa nhận mỗi một trong
những nhà quí phái ấy đã thi ân cho khoa học biết bao nhiêu, song le tác giả vẫn
nhấn mạnh việc phủ định họ đâu có phát hiện ra đƣợc cái gì. Chẳng có gì mới trong
những điều suy đoán ngay cả của những nhà khoa học tiên tiến nhất; đâu có điều gì
mà cách đây cả ngàn năm đã không đƣợc ngƣời ta biết tới và giảng dạy dƣới dạng
này hay dạng khác. Ông không nói huỵch toẹt ra rằng các khoa học gia này “đề
xuất thuyết của mính là các khám phá, nhƣng họ cứ để cho sự việc lấp lửng nhƣ thế
và báo chí sẽ hoàn tất điều còn lại . . . Công chúng vốn chẳng có thời giờ và cũng
chẳng có xu hƣớng khảo sát các sự kiện cho nên đành tin theo báo chí . . . và kế đó
là đủ thứ phép lạ!. . . Báo chí lại đả kích những ngƣời đƣợc giả định đã đề xuất ra
các thuyết gây sửng sốt nhƣ thế. Thỉnh thoảng cũng có những nhà khoa học khả ố
lên tiếng tự vệ, nhƣng chúng tôi chẳng nhớ có một trƣờng hợp nào mà các nhà khoa
học lại ngay thẳng bảo rằng xin quì ông đừng giận dữ với chúng tôi; chúng tôi chỉ
chấp vá lại những câu chuyện xƣa nhƣ trái đất”. Đây mới là sự thật, nhƣng tác giả
nói thêm: “Ngay cả các nhà khoa học hoặc triết gia” cũng không miễn nhiễm đƣợc
đối với cái nhƣợc điểm khuyến khích bất cứ ý niệm nào mà họ nghĩ rằng có thể giúp
cho họ đƣợc liệt vào hàng ngũ hàn lâm viện sĩ [59].
Huxley, Tyndall và ngay cả Spencer gần đây đã trở thành những sấm truyền
lớn, những “vị giáo hoàng không thể sai lầm” đối với các giáo điều về nguyên sinh
chất, phân tử, hính tƣớng nguyên thủy và nguyên tử. Họ đã gặt hái đƣợc thành
công và vinh quang với những khám phá vĩ đại nhiều hơn cả số tóc trên đầu của
Lucretius, Cicero, Plutarch và Seneca. Song le tác phẩm của Lucretius v.v. . . đầy
dẫy những ý tƣởng về nguyên sinh chất, hính tƣớng nguyên thủy v.v. . . chứ đừng
nói tới nguyên tử; chính nguyên tử đã khiến ngƣời ta gọi Demokritus là triết gia
thuộc trường phái nguyên tử. Cũng trong tờ Tạp chí ấy ta thấy có lời tốt cáo gây
sửng sốt sau đây:
“Ai trong đám người ngây thơ mà không sững sờ, ngay cả nội trong năm vừa
qua trƣớc những kết quả mầu nhiệm mà khí oxy thành tựu đƣợc? Tyndall và Huxley
đã gây kìch động biết bao nhiêu khi tuyên cáo theo một cách tài tính nhƣ sấm
truyền, chính những học thuyết mà chúng tôi vừa trích dẫn từ Leibig; thế nhƣng mãi
từ năm 1840, Giáo sƣ Lyon Playfair đã dịch sang tiếng Anh những tác phẩm „tiến bộ‟
nhất của Nam tƣớc Leibig” [60].
Ông bảo rằng: “Còn một phát biểu khác mới đây gây sửng sốt cho đa số những
ngƣời ngây thơ và mộ đạo; theo đó mọi tƣ tƣởng mà ta diễn đạt hoặc toan tính diễn

[59]
“Tạp chí Tam cá nguyệt Quốc gia”, số tháng 12, năm 1875.
[60]
Nhƣ trên, trang 94.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 212


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đạt đều tạo ra một thay đổi nhiệm mầu nào đó nơi chất liệu của bộ óc. Nhƣng muốn
có đƣợc điều này và còn nhiều điều hơn nữa thuộc loại ấy, thì các triết gia của ta chỉ
cần giở những trang viết của Nam tƣớc Leibig. Chẳng hạn nhƣ nhà khoa học ấy
tuyên bố nhƣ sau: “Sinh lý học đã có đủ cơ sở dứt khoát để quyết định ý kiến cho
rằng mọi tư tưởng, mọi cảm giác đều có kèm theo một sự thay đổi trong thành phần
cấu tạo của chất liệu bộ óc; mọi sự vận động, mọi biểu hiện của lực đều là kết quả
của sự biến đổi trong cấu trúc hoặc chất liệu của bộ óc” [61] .
Nhƣ vậy, trong suốt những bài giật gân của Tyndall, ta có thể truy nguyên
đƣợc hầu nhƣ tới từng trang giấy một trọn cả suy đoán của Leibig thỉnh thoảng đƣợc
chen vào những quan niệm còn xƣa hơn nữa của Demokritus và các triết gia Ngoại
đạo khác. Một bài văn hỗ lốn các giả thuyết cổ hủ đã đƣợc bậc có thẩm quyền lớn
lao ngày nay đề cao thành ra các công thức gần nhƣ đã đƣơc chứng minh và những
bài thuyết trình ấy dùng một ngôn ngữ cảm động, bóng bẫy, êm dịu và hùng hồn
gây hồi hộp vốn là đặc điểm nổi bật của chính ông.
Hơn nữa, cũng ngƣời duyệt sách ấy cho ta thấy có nhiều ý tƣởng đồng nhất và
mọi tài liệu cần thiết để chứng tỏ các khám phá lớn của Tyndalll và Huxley, trong
tác phẩm của Tiến sĩ Joseph Priestley, tác giả quyển Khảo luận về Vật chất và Tinh
thần và ngay cả trong quyển Triết lý về Lịch sử của Herder.
Tác giả nói thêm rằng: “Priestley không bị chính quyền đàn áp chỉ vì ông
không có tham vọng nổi danh bằng cách đứng từ trên mái nhà hét toáng lên quan
điểm vô thần của mình. Triết gia này . . . là tác giả của từ 70 đến 80 quyển sách và
là ngƣời khám phá ra khì oxy”. Chình trong những tác phẩm này, ông đã nêu ra
những ý tƣởng đồng nhất vốn đã đƣợc tuyên bố là „tàn bạo‟ và gây „sửng sốt‟ xiết
bao nhƣ đó là lời phát biểu của các triết gia thời nay”.
Ông tiếp tục nói: “Bạn đọc ắt nhớ ngƣời ta đã gây kìch động xiết bao khi một
số triết gia thời nay phát biểu về nguồn gốc và bản chất của các ý tƣởng, nhƣng
những phát biểu đó chẳng bao hàm điều gì mới cũng giống nhƣ những phát biểu
khác có trƣớc và sau chúng”. Plutarch có nói: “Một ý tƣởng là một thực thể vô hình,
tự thân nó không tồn tại mà cung cấp hình dạng và hính tƣớng cho vật chất chƣa
định hình và trở thành nguyên nhân biểu lộ của vật chất ấy”.
Thật vậy, không một nhà vô thần hiện đại nào, kể cả ông Huxley có thể qua
mặt đƣợc Epicurus về thuyết duy vật, ngƣời ta chỉ có thể nhạy theo ông. Và
“nguyên sinh chất” của ông là cái gì, chẳng qua chỉ là hâm nóng lại những suy đoán
của các môn đồ phái Chân nhƣ, tức phái Phiếm thần của Ấn Độ, họ quả quyết rằng
(chƣ thần linh cũng nhƣ loài ngƣời và loài thú) đều sinh ra từ Chân nhƣ tức bản thể
của mình? [62]. Về phần Epicurus, Lucretius đã khiến cho ông nói nhƣ sau: “Phần
hồn đƣợc tạo ra nhƣ thế ắt mang tính vật chất ví chúng ta truy nguyên đƣợc nó
thoát thai từ một nguồn cội vật chất; vì nó tồn tại và chỉ tồn tại trong một hệ thống
vật chất; nó đƣợc nuôi dƣỡng bằng thức ăn vật chất; nó tăng trƣởng khi cơ thể tăng
trƣởng và trƣởng thành khi cơ thể trƣởng thành; suy thoái khi cơ thể suy thoái; do
đó, cho dù thuộc về con ngƣời hay con thú thì phần hồn cũng phải chết theo khi con
ngƣời hay con thú chết”. Song le, chúng tôi xin nhắc bạn đọc nhớ cho rằng ở đây
Epicurus đang nói tới Anh hồn chứ không phải Tinh thần Thiêng liêng. Thế nhƣng
nếu ta hiểu đúng đoạn nêu trên thí “nguyên sinh chất nơi con cừu” của ông Huxley

[61]
“Lực và Vật chất”, trang 151.
[62]
Bournouf, tác phẩm “Nhập môn”, trang 118.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 213


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

có nguồn gốc rất xa xƣa và ngƣời ta có thể cho rằng nơi sinh của nó là thành Athens
và cái nôi của nó là bộ óc của ông già cổ hủ.
Vả lại, ngƣời ta vẫn còn băn khoăn không muốn mình bị hiểu lầm hoặc cảm
thấy có tội khi đánh giá thấp công trính lao động của bất cứ nhà khoa học nào, cho
nên tác giả mới kết thúc phần tiểu luận của mình bằng cách nhận xét rằng: “Chúng
tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng ít ra thì cái bộ phận công chúng tự cho mình là thông
minh và sáng suốt phải trau dồi trí nhớ của mình hoặc nhớ tới các nhà tƣ tƣởng
“tiên tiến” trong quá khứ nhiều hơn nữa. . Nhất là những ngƣời đảm đƣơng việc giáo
huấn mọi kẻ sẵn lòng muốn học hỏi nơi mính thì những ngƣời ấy cần phải làm nhƣ
thế cho dù ở nơi bàn giấy, diễn đàn hoặc bục giảng. Có nhƣ thế thì mới bớt hẳn sự
sợ hãi vô căn cứ, tệ nạn lang băm và nhất là tệ nạn đạo văn” [63].
Quả thật Cudworth có nói rằng sự vô minh lớn nhất của những kẻ lên mặt dạy
đời thời nay chính là việc tố cáo cổ nhân tin vào tính bất tử của linh hồn. Cũng giống
nhƣ ông già đa nghi ở Hi Lạp, các nhà khoa học – tạm dùng cách diễn tả của Tiến sĩ
Cudworth ấy – e rằng nếu họ công nhận các vong linh và sự hiện hình thì họ cũng
phải công nhận Thƣợng Đế; ông nói thêm và cũng đâu có gí quá phi lý cho họ giả sử
nhƣ vậy để loại trừ sự tồn tại của Thƣợng Đế. Đoàn thể lớn những ngƣời duy vật
thời xƣa (cho dù giờ đây ta thấy họ dƣờng nhƣ đa nghi) lại nghĩ khác đi và Epicurus
vốn bác bỏ tính bất tử của linh hồn thì lại cũng tin vào Thƣợng Đế và Demokritus thì
lại hoàn toàn chấp nhận sự thật của việc hiện hình. Hầu hết mọi nhà hiền triết thời
xƣa đều tin rằng tinh thần con ngƣời có trƣớc vật chất và có những quyền năng
giống nhƣ Thƣợng Đế. Pháp thuật ở Babylon và Ba Tƣ đặt nền tảng của giáo lý
machajistia dựa trên điều đó. Sấm truyền của Chaldea (Pletho và Psellus đã bình
luận biết bao nhiêu về tác phẩm này) thƣờng xuyên trính bày và khoa trƣơng chứng
cớ của họ. Zoroaster, Pythagoras, Epicharmus, Epidocle, Kebes, Euripides, Plato,
Euclid, Philo, Boëthius, Virgil, Marcus Cicero, Plotinus, Iamblichus, Proclus, Psellus,
Synesius, Origen và cuối cùng là bản thân Aristotle đâu có chối bỏ tính bất tử của ta
và ủng hộ nó một cách mạnh mẽ nhất. Henry More có nói nhƣ sau: “Cũng nhƣ
Cardon và Pompanasius (họ vốn không thân thiện với tính bất tử của linh hồn)
Aristotle công khai kết luận rằng hồn lý tính khác với hồn thế giới mặc dù có cùng
bản thể, và nó “không hề tồn tại trƣớc (có trƣớc) chừng nào nó chƣa nhập vào cơ
thể” [64] .
Biết bao năm tháng đã trôi qua từ khi Bá tƣớc Joseph De Maistre viết một câu
mà nếu thích hợp với thời Voltaire (vị Bá tƣớc này sống vào thời đó) thí nó còn đƣợc
áp dụng cho thời đại cực kỳ đa nghi của ta một cách công bằng hơn nữa. Con ngƣời
xuất chúng này viết: “Tôi đã nghe. Tôi đã nghe và đọc vô số những chuyện đùa giỡn
về sự dốt nát của cổ nhân. Họ luôn luôn thấy đâu đâu cũng có vong linh; thiết
tƣởng chúng ta còn ngu đần hơn nhiều so với cha ông khi ta chẳng bao giờ nhận
thấy đƣợc bất cứ điều gì giống nhƣ thế ở bất cứ nơi đâu trong thời hiện nay” [65].

--------------------------------

[63]
“Tạp chí Tam cá nguyệt Quốc gia”, số tháng 12 năm 1875, trang 96.
[64]
“Bàn về Con thú”, quyển i, chƣơng 3.
[65]
De Maistre, tác phẩm “Các buổi dạ hội ở Saint Petersburg”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VII Trang 214


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG VIII

NHIÊN
- ?
- .
- .
- .
- .
- .
-
.
- .
- .
- .
- .
- .
- .

“Đừng nghĩ các pháp thuật phép lạ của ta đƣợc thực hiện nhờ có sự trợ giúp
của chƣ thần ở Nại hà đƣợc triệu thỉnh lên từ Địa ngục.
Chúng bị khinh bỉ và nguyền rủa bởi những kẻ nào đã thử cƣỡng chế đám
Thần quỉ u ám ở Nại hà.
Nhƣng khi nhận thức đƣợc các quyền năng bí nhiệm của nƣớc suối khoáng
trong những ngóc ngách khuất nẽo nhất của thiên nhiên, của thảo dƣợc núp
sau tấm màn trong lòng xanh ngắt của thiên nhiên, và của những ngôi sao
đang chuyển động bên trên đỉnh núi và tháp cao”.
TASSO, Canto XIV, xliii

“Kẻ nào dám nghĩ một đằng rồi nói một nẻo, thì lòng ta ghét y nhƣ ghét cánh
cổng Địa ngục!” GIÁO HOÀNG

Nếu con ngƣời không còn tồn tại nữa khi y biến mất vào nấm mồ thì bạn bắt buộc
phải khẳng định rằng y là tạo vật duy nhất tồn tại mà thiên nhiên hoặc thiên hựu đã hạ
cố lừa gạt và lừa bịp bằng những năng lực mà chẳng vì một mục tiêu sẵn có nào.”
BULWER LYTTON : Câu chuyện Kỳ lạ.

Lời nói đầu trong tác phẩm mới nhất về thiên văn học của Richard A.
Proctor tựa đề Vị trí của chúng ta trong Vô tận, có chứa những lời lẽ dị thƣờng
sau đây: “Vì không biết tới vị trí của trái đất trong vô tận cho nên cổ nhân mới
coi các thiên thể là chủ trì một cách thuận lợi hoặc bất lợi đối với vận mệnh của
con ngƣời và các quốc gia, và cổ nhân mới dành ra từng tập hợp 7 ngày trong
tuần để cho 7 hành tinh trong hệ thống chiêm tinh học”.
Ông Proctor đƣa ra hai lời quả quyết riêng rẽ trong câu trên: (1). Cổ nhân
không biết tới vị trí của trái đất trong vô tận, và (2). Cổ nhân coi các thiên thể là

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 215


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chủ trì vận mệnh của con ngƣời và quốc gia một cách thuận lợi và bất lợi [1].
Chúng tôi rất tin tƣởng rằng ít ra cũng có đủ lý do để ngờ vực việc cổ nhân quen
thuộc với các chuyển động, vị trí và sự tƣơng quan của các thiên thể. Chứng
nhận của Plutarch, Giáo sƣ Draper và Jowett cũng minh giải rồi. Nhƣng chúng tôi
xin hỏi ông Proctor nó xảy ra nhƣ thế nào, nếu các nhà thiên văn thời xƣa không
biết gì về định luật sinh thành hoại diệt của các thế giới mà trong những mảnh
vụn do bàn tay thời gian để dành cho chúng ta về kho kiến thức thời xƣa thì vẫn
có quá nhiều thông tin Ŕ mặc dù đƣợc che giấu trong một thứ ngôn ngữ mơ hồ -
mà các phát hiện mới đây nhất của khoa học đã minh chứng? Khi bắt đầu với
trang 10 của tác phẩm nêu trên, ông Proctor đã phác họa cho chúng ta thuyết về
sự tạo lập ra trái đất cùng với những sự biến đổi liên tiếp mà nó đã trải qua cho
tới khi con ngƣời có thể ở trên trái đất. Bằng một sắc thái sống động, ông miêu
tả sự tích tụ dần dần của vật chất vũ trụ thành ra những quả cầu thể hơi đƣợc
bao xung quanh bằng “một lớp vỏ chất lỏng không bền”, sự ngƣng tụ của hai thứ
trên; cuối cùng là lớp vỏ bên ngoài rắn chắc lại, khối vật chất đó từ từ nguội đi;
những tác dụng hóa học do tác động của nhiệt dữ dội lên trên vật chất của trái
đất thời nguyên khai; đất đai đƣợc tạo lập và phân bố ra; thành phần cấu tạo
của khí quyển thay đổi; đời sống của thực vật và động vật xuất hiện; và cuối
cùng là con ngƣời xuất hiện.
Bây giờ ta hãy quay sang những tài liệu ghi chép xƣa nhất mà ngƣời
Chaldea còn để lại cho ta, quyển Thánh thư về Số của Hermes [2] để xem ta sẽ
tìm ra đƣợc điều gì trong ngôn ngữ ẩn dụ của Hermes, Kadmus hoặc Thuti; ba
lần vĩ đại Trismegistus. “Thoạt khởi đầu đấng cao cả vô hình nắm trong bàn tay
thánh thiện của mình đầy vật chất thiên giới mà ngài rải rắc khắp cõi vô tận và
xem kìa! Nó trở thành những quả cầu lửa và quả cầu bằng đất sét; chúng tung
tóe giống nhƣ kim loại bị chảy lỏng [3] ra thành nhiều quả cầu nhỏ hơn, rồi bắt
đầu xoay tròn không ngừng; thế là một số quả cầu lửa biến thành quả cầu đất
sét; còn quả cầu đất sét biến thành quả cầu lửa; có những quả cầu lửa đang chờ
thời để trở thành quả cầu đất sét; lại có những quả cầu đất sét ganh tị và chờ
thời để trở thành quả cầu lửa thiêng liêng thuần khiết”.
Liệu có ai yêu cầu một định nghĩa rõ rệt hơn về những biến đổi trong vũ trụ
mà ông Proctor đã trình bày một cách thanh nhã xiết bao?
Ở đây chúng ta có vật chất đƣợc phân phối khắp cả không gian; thế rồi nó
tụ tập lại thành ra dạng hình cầu; các quả cầu lớn tách ra thành những quả cầu
nhỏ hơn, chúng quay tròn xung quanh trục, các tinh cầu dần dần biến từ trạng
thái cháy nóng đỏ ra thành trạng thái rắn chắc nhƣ đất và cuối cùng việc mất hết
nhiệt đánh dấu việc chúng nhập vào giai đoạn tiêu vong của hành tinh. Các nhà
duy vật ắt hiểu việc biến quả cầu đất sét thành quả cầu lửa biểu thị một số hiện

[1]
Chúng ta cần truy nguyên tới tận xa xƣa mới chắc mẫm rằng nhiều vĩ nhân cũng
tin tƣởng nhƣ thế. Nhà thiên văn học xuất sắc Kepler hoàn toàn tin theo ý tƣởng cho
rằng các ngôi sao và mọi thiên thể, thậm chí cả trái đất của ta nữa cũng đều đƣợc phú
cho các linh hồn sống động và biết suy tƣ.
[2]
Chúng tôi chẳng biết có một bản sao của tác phẩm cổ truyền này có mặt trong
danh mục của bất kỳ thƣ viện Âu Tây nào không; nhƣng đó là một trong các “Thánh thƣ
Hermes” và những tác phẩm của một số tác giả triết học thời cổ đại và trung cổ đều
tham chiếu và trích dẫn từ Thánh thƣ ấy. Trong số những tác phẩm có thẩm quyền này
ta thấy có “triết lý về Hoa Hồng” của Arnoldo di Villadova; “Công trình khai sáng về đá”
của Francesco Arnolphim; “Luận về thuật chuyển hóa kim loại và ngọc bích biểu” của
Hermes Trismegistus; nhất là bộ khảo luận của Raymond Lulli: “Công trình thiêng liêng
về năm bản thể của thiên thần”.
[3]
Thủy ngân.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 216


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tƣợng nhƣ việc thình lình cháy rực của ngôi sao trong chòm sao Cassiopeia vào
năm 1.572 sau Công nguyên và một ngôi sao khác trong chòm sao Thiên Xà vào
năm 1.604 mà Kepler có lƣu ý. Nhƣng liệu trong cách diễn tả này ngƣời Chaldea
có chứng tỏ đƣợc một triết lý sâu sắc hơn thời nay chăng? Liệu việc biến thành
quả cầu “lửa thiêng liêng” thuần khiết có nghĩa là một tình trạng tồn tại liên tục
của hành tinh tƣơng ứng với sự sống tinh thần của con ngƣời chăng, vƣợt ngoải
vòng dễ sợ của sự chết? Nếu theo lời các nhà thiên văn, các thế giới cũng có thời
kỳ phôi thai, ấu thơ, niên thiếu, trƣởng thành, suy vi và tiêu vong thì liệu chúng
có thể tồn tại liên tục giống nhƣ con ngƣời dƣới một dạng tâm linh tinh vi hoặc
tinh anh hay chăng? Các pháp sƣ khẳng định điều đó. Họ bảo ra rằng bà mẹ Trái
đất mắn con cũng phải chịu theo những định luật giống theo những đứa con của
mình. Vào một lúc đã định bà sinh ra mọi tạo vật; đến lúc hết thời thì bà thu
gom chúng vào ngôi mồ của các thế giới. Cơ thể vật chất thô trƣợc của bà dần
dần chia tay với các nguyên tử theo một định luật khắc khe đòi hỏi chúng phải
sắp xếp lại mới mẻ thành ra những tổ hợp khác. Tinh thần làm linh hoạt đã đƣợc
hoàn thiện của chính bà cũng tuân theo sức hút vĩnh hằng rút nó về mặt trời tinh
thần trung ƣơng mà nó đã thoát thai từ đấy và chúng ta mơ hồ biết tới với tên
gọi là THƢỢNG ĐẾ.
“Và bầu trời đƣợc nhìn thấy qua bảy vòng tròn, các hành tinh xuất hiện với
đủ mọi dấu hiệu có dạng ngôi sao; các ngôi sao chia chẻ ra và có số lƣợng khớp
với các tinh quân ngự nơi chúng; lộ trình xoay vòng của chúng đƣợc không khí
bao phủ diễn tiến theo hình tròn do tác nhân của TINH THẦN thiêng liêng [1].
Chúng tôi thách thức bất cứ ai vạch ra đƣợc chỉ một đoạn trong tác phẩm
của Hermes cho thấy ông phạm tội mà đỉnh cao vô lý của Giáo hội La mã đã mắc
phải, tức là thuyết địa tâm trong thiên văn học, hoặc là việc các thiên thể đƣợc
tạo ra để phục vụ cho ta đƣợc vui hƣởng khiến cho con duy nhất của Chúa Trời
phải mất công giáng sinh nơi hạt bụi của vũ trụ này rồi xả thân chuộc tội thay
cho chúng ta! Ông Proctor nói với ta, với một lớp vỏ chất lỏng không bền làm
bằng vật chất chƣa ngƣng tụ bao quanh một “đại dƣơng dẻo nhƣ kẹo”, bên trong
đó có “một khối cầu rắn chắc khác đang xoay vòng”. Về phần mình thì chúng tôi
quay sang tác phẩm Pháp thuật của Adam của tác giả Eugenius Philalethes, xuất
bản năm 1.650; chúng tôi thấy ở trang 12, ông có trích dẫn lời lẽ sau đây của
Hermes ba lần vĩ đại: “Hermes quả quyết rằng thoạt khởi thủy thì trái đất chỉ là
một vũng lầy giống nhƣ một loại sứa đang run rẩy, nó chẳng qua chỉ là nước
ngưng tụ lại do tinh thần thiêng liêng ấp ủ bằng nhiệt; cum adhuc (sayeth he)
Terra tremula esset, Lucente sol compacta esto.”
Cũng trong tác phẩm đó, Philalethes đã nói theo một kiểu biểu tƣợng kỳ
quặc nhƣ sau: “Trái đất vốn vô hình đối với linh hồn tôi và hơn nữa mắt người
không bao giờ thấy được trái đất và nếu không có pháp thuật thì ta không thể
thấy đƣợc nó. Bí quyết lớn nhất của pháp thuật chính là việc làm cho hành này
trở nên vô hình. . . Còn về phần cái vật thể thô trƣợc bở như bột mà chúng ta
bước trên đó thì nó chỉ là một thứ phân hữu cơ hỗn hợp chứ không phải là đất
nhưng có chứa đất trong đó. . . . Tóm lại mọi hành đều hữu hình ngoại trừ một
hành là địa và khi bạn đã đạt đến mức hoàn thiện khiến cho bạn biết đƣợc tại
sao Thượng Đế lại giấu kín địa đi [2] thì bạn ắt có đƣợc một phƣơng tiện tuyệt hảo

[1]
Tác phẩm “Hermes”, iv, 6. Ở đây Tinh thần của nghĩa là Đấng thiêng liêng Ŕ tức
Thần khí.
[2]
“Pháp thuật của Adam”, trang 11.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 217


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

để biết đƣợc Chính Thượng Đế, Ngài hữu hình ra sao và vô hình nhƣ thế nào” [1].
Biết bao nhiêu thời đại trƣớc khi các nhà bác học thế kỷ 19 chào đời thì một
ngƣời minh triết ở phƣơng Đông đã diễn tả nhƣ sau khi đề cập tới Thƣợng Đế vô
hình: “Đó là vì Bàn tay đầy Quyền năng của Ngài đã tạo nên thế giới vật chất vô
hình” [2] .
Còn nhiều điều nữa trong ngôn từ này mà chúng tôi sẵn lòng giải thích
nhƣng chúng tôi xin nói rằng bí mật ấy rất đáng mƣu tìm; có lẽ trong cái loại vật
chất vô hình ấy (đất tiền Adam) có chứa đựng một “mãnh lực” mà quí ông
Tyndall và Huxley ắt hân hoan đƣợc làm quen.
Nhƣng đi từ cái chung xuống cái riêng, từ thuyết xƣa cũ về sự tiến hóa của
hành tinh tới sự tiến hóa của đời sống thực vật và động vật (ngƣợc lại với thuyết
sáng tạo đặc biệt) liệu ông Proctor phải biết gọi ngôn ngữ sau đây của Hermes ra
sao nếu không phải là một sự tiên liệu thuyết hiện đại tiến hóa về giống loài?
“Khi Thƣợng Đế đã vun đầy bàn tay quyền năng của mình bằng những sự vật có
trong thiên nhiên và bao quát thiên nhiên để rồi khép kín chúng trở lại thì ngài
bảo rằng: “Hỡi đất thánh thiện, hãy tiếp nhận mọi thứ từ ta. Ngƣơi đƣợc lệnh
phải là mẹ của muôn loài để cho ngƣơi chẳng thiếu một thứ gì, khi bây giờ mở
bàn tay ra, nó trở thành một vị Thƣợng Đế, ngài tuôn xuống mọi thứ cần thiết để
tạo nên mọi vật”. Ở đây ta có vật chất nguyên thủy thấm nhuần “lời hứa hẹn và

[1]
Người ta giả định vô căn cứ rằng cổ nhân không biết trái đất hình cầu. Chúng tôi
có sự thật về bằng chứng ấy không? Chỉ những ngƣời viết văn mới phô bày một sự dốt
nát nhƣ thế. Ngay cả mãi xa xƣa từ thời Pythagoras, ngƣời Ngoại đạo đã dạy điều đó,
Plutarch chứng nhận nó và Socrates chết vì nó. Hơn nữa nhƣ chúng tôi đã nhiều lần lập
lại, mọi tri thức đều đƣợc tập trung vào thánh điện trong đền thờ và nó rất hiếm khi đƣợc
phổ biến từ đó cho những ngƣời chƣa đƣợc điểm đạo. Nếu các nhà hiền triết và tu sĩ thời
xa xƣa nhất không biết tới hiện tƣợng thiên văn này thì làm sao họ biểu diễn Kneph,
chơn linh vào giờ đầu tiên với một cái trứng đặt trên môi ông, cái trứng nghĩa là quả địa
cầu mà ông phà sinh khí cho nó. Vả lại, nếu do khó khăn khi tham chiếu “Thánh thƣ về
Số” của ngƣời Chaldea mà những ngƣời phê bình chúng tôi đòi hỏi phải trích dẫn những
nhân vật có thẩm quyền khác thì chúng tôi xin họ tham chiếu Diogene Laertius, ông tin
rằng Manetho đã dạy trái đất có hình trái banh. Hơn nữa, cũng tác giả ấy, có lẽ trích dẫn
từ “Toát yếu Vật lý học” đƣa ra những phát biểu sau đây về giáo lý của Ai Cập: “Khởi đầu
là vật chất và từ vật chất tách ra tứ đại . . . không ai biết đƣợc chân tƣớng của Thƣợng
Đế, nhƣng thế giới có lúc bắt đầu và do đó có sự hủy diệt. Mặt trăng bị nguyệt thực khi
nó băng qua bóng đen của trái đất”. (Diogenes Laertius, tác phẩm “Proœin”, các tiết 10-
11). Vả lại ngƣời ta tin rằng Pythagoras đã dạy trái đất hình tròn và nó xoay tròn, đó
chẳng qua chỉ là một hành tinh giống nhƣ bất kỳ thiên thể nào khác (Xem “Cuộc đời của
các Triết gia”, tác giả Fenelon). Trong những bản dịch mới nhất về Plato (tác phẩm “Các
đối thoại của Plato” do Giáo sƣ Jowet dịch) khi dẫn nhập về tác phẩm “Timæus” mặc dù
“rất tiếc lại nghi ngờ” do việc từ ngữ . . . có thể đƣợc dịch là “bao quanh” hoặc “bị nén ép
lại”, tác giả cảm thấy có khuynh hƣớng tin rằng Plato đã quen thuộc với việc trái đất xoay
vòng. Học thuyết của Plato đƣợc diễn tả qua những lời lẽ sau đây: “Trái đất vốn là bảo
mẫu của ta (bị nén lại hoặc) quay vòng xung quanh cực vốn trải dài ra khắp vũ trụ”.
Nhƣng nếu ta tin theo Proclus và Simplicius thì Aristotle hiểu rằng từ ngữ này trong tác
phẩm “Timæus” có nghĩa là “bao quanh hoặc xoay tròn” (De Cœlo) và bản thân ông
Jowett thừa nhận thêm rằng “Aristotle gán cho Plato học thuyết về trái đất xoay vòng”
(Xem quyển ii trong tác phẩm “Các cuộc đối thoại của Plato”. Dẫn nhập vào tác phẩm
“Timæus”, trang 501-501). Ít ra thì cũng không bình thƣờng khi Plato vốn là ngƣời hâm
mộ Pythagoras và với cƣơng vị một điểm đạo đồ chắc chắn phải tiếp cận đƣợc với những
giáo lý bí mật nhất của bậc vĩ nhân ở Samos, thế mà ông lại chẳng biết gì về một sự thật
thiên văn sơ cấp.
[2]
“Minh triết của Solomon”, xi.17

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 218


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

mãnh lực của mọi dạng sự sống trong tƣơng lai”, ngƣời ta tuyên bố rằng đất là
bà mẹ tiền định của vạn vật từ nay sẽ sinh ra trong lòng đất.
Ngôn ngữ của Marcus Antoninus trong bài tƣờng trình với chính mình còn rõ
ràng hơn nữa: “Thiên nhiên trong vũ trụ chẳng có gì thích thú hơn là việc làm
biến đổi vạn vật để cho chúng trình hiện dƣới một dạng khác. Nó kiêu ngạo chơi
trò này rồi lại bắt đầu chơi trò khác. Trƣớc mắt nó vật chất chỉ giống nhƣ một
mẩu sáp mà nó uốn nắn thành đủ mọi hình dạng và hình tƣớng. Ba hồi thì nó tạo
ra một con chim rồi từ con chim biến thành con thú; ba hồi tạo ra một đóa hoa
rồi từ đó thành ra một con ếch; nó vui thú với trò chơi biểu diễn pháp thuật của
chính mình cũng giống nhƣ con ngƣời vui thú với những điều hoang tƣởng của
chính mình” [1].
Trƣớc khi bất kỳ vị giáo sƣ thời nay nào của ta nghĩ tới sự tiến hóa thì thông
qua Hermes, cổ nhân đã dạy ta rằng trong thiên nhiên không có điều gì có thể là
đột ngột; nó chẳng bao giờ diễn biến theo kiểu đột biến, mọi thứ công trình của
nó đều từ từ và hài hòa chứ không có điều gì bất thình lình thậm chí cũng chẳng
có bất đắc kỳ tử.
Việc phát triển từ từ xuất phát từ những hình tƣớng đã tồn tại trƣớc đó vốn
là một giáo lý của các bậc Giác ngộ thuộc phái Hoa hồng Thập tự. Tác phẩm Ba
bà mẹ chỉ cho Hermes thấy sự tiến bộ bí nhiệm trong công trình của họ trƣớc khi
ba bà của môn đồ Hoa hồng Thập tự hạ cố tiết lộ mọi điều cho các nhà luyện kim
đan thời trung cổ. Thế mà theo thuật ngữ trong phái Hermes thì ba bà mẹ này là
biểu tƣợng của ánh sáng, nhiệt và điện hoặc từ; điện và từ có thể chuyển hóa lẫn
nhau cũng giống nhƣ toàn thể các lực hoặc tác nhân có một vị trí mà ngƣời ta
gán cho chúng trong thuyết “tƣơng quan lực” thời nay. Synesius đề cập tới
những quyển sách bằng đá mà ông tìm thấy trong đền thờ Memphis trên đó có
khắc câu sau đây: “Một bà mẹ thiên nhiên vui mừng với bà mẹ khác, một bà mẹ
thiên nhiên thắng lƣớt đƣợc bà mẹ khác, một bà mẹ thiên nhiên trấn áp một bà
mẹ khác, thế mà cả ba bà chỉ là một.
Bản chất náo loạn cố hữu của vật chất đƣợc thể hiện qua câu nói của
Hermes: “Tác động là sự sống của Phta” và Orpheus gọi thiên nhiên là “bà mẹ
tạo ra nhiều điều” tức là một bà mẹ tài khéo, biết xoay sở để sáng chế.
Ông Proctor có nói: “Mọi điều vốn có ở trên bề mặt và bên trong quả đất,
mọi hình tướng thực vật và động vật, cơ thể của ta, bộ óc của ta đều đƣợc tạo
thành từ vật liệu rút ra nơi không gian sâu thẳm bao xung quanh ta mọi phía”.
Môn đồ phái Hremes và sau này môn đồ phái Hoa hồng Thập tự đều cho rằng
vạn vật hữu hình và vô hình đều đƣợc tạo thành do sự tranh chấp giữa ánh sáng
với bóng tối, mọi hạt vật chất đều chứa bên trong mình một điểm linh quang bản
thể thiêng liêng, tức là ánh sáng, tinh thần – do bản thể ấy có khuynh hƣớng giải
thoát mình ra khỏi những vƣớng mắc để trở về cội nguồn trung tâm, cho nên nó
mới tạo ra sự vận động của các hạt, và do các hạt vận động thì hình tƣớng mới
nảy sinh ra. Hargrave Jennings có trích dẫn Robertus di Fluctibus nói nhƣ sau:
“Thế là mọi khoáng chất trong điểm linh quang này đều có khả năng sơ khai trở
thành cây cỏ với các cơ thể tăng trƣởng; thế rồi mọi loài cây cỏ lại có những cảm
giác sơ khai mà trải qua bao nhiêu thời đại có thể khiến cho chúng hoàn thiện và
biến hóa các tạo vật mới thành ra những đầu máy xe lửa, có cấp độ cao hơn
hoặc thấp hơn, hoặc có chức năng thanh cao hơn hoặc thấp hèn hơn; thế là mọi
loài cây cỏ, mọi thực vật đều có thể đi theo những rẽ bên để nhập vào những đại
lộ có thể nói là nổi bật hơn để tiến tới trƣớc một cách độc lập và hoàn chỉnh hơn,
khiến cho điểm linh quang nguyên thủy có thể bành trƣớng và rộn ràng với một

[1]
Eugenius Philalethes, tác phẩm “Pháp thuật của Adam”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 219


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

lực cao siêu hơn và sinh động hơn, dấn bƣớc với một chủ đích phong phú hơn và
đƣợc hiểu rõ hơn; tất cả đều đƣợc tiến hành theo ảnh hƣởng của hành tinh đƣợc
điều động bởi các chơn linh (tác nhân) vô hình của kiến trúc sƣ vĩ đại nguyên
thủy” [1].
Ánh sáng vốn đƣợc Sáng thế ký nhắc tới đầu tiên, thì các môn đồ kinh
Kabalah gọi nó là Sephira, tức Trí tuệ Thiêng liêng, mẹ của chƣ Sephiroth, còn
cha là Minh triết Ẩn tàng. Ánh sáng sinh ra đầu tiên là phân thân đầu tiên của
Đấng Tối Cao và nhà Phúc âm có nói rằng Ánh sáng là Sự Sống. Cả hai đều là
điện, tức nguyên sinh khí, hồn thế giới, thấm nhuần vũ trụ, làm cho vạn vật linh
hoạt lên nhờ điện. Ánh sáng là vị pháp sƣ thiên biến vạn hóa vĩ đại, tuân theo Ý
chí Thiêng liêng của kiến trúc sƣ, các đợt sóng thiên hình vạn trạng và toàn năng
của nó sinh ra mọi hình tƣớng cũng nhƣ mọi sinh linh. Do nó bành trƣớng trong
lòng của điện mà vật chất và tinh thần mới nảy sinh ra. Bên trong các chùm tia
ánh sáng ẩn chứa khởi nguyên của mọi tác động vật lý và hóa học cũng nhƣ mọi
hiện tƣợng tâm linh trong vũ trụ, nó làm linh hoạt rồi lại giải thể, nó mang lại sự
sống và tạo ra sự chết; từ điểm nguyên thủy của nó hằng hà sa số thế giới bao
gồm các thiên thể hữu hình và vô hình mới dần dần xuất lộ tồn tại. Chính nơi các
tia của bà mẹ Bản sơ, tam vị nhất thể mà Thƣợng Đế (theo Plato) mới “thắp sáng
lên một ngọn lửa giờ đây đƣợc ta gọi là mặt trời” [2], đó không phải là nguyên
nhân của ánh sáng hoặc nhiệt mà chỉ là tiêu điểm hoặc có thể nói là thấu kính,
nhờ vào đó các tia sáng nguyên thủy mới thể hiện ra đƣợc và tập trung vào Thái
dƣơng hệ của ta để tạo ra mọi tƣơng quan lực.
Ta đã bàn khá nhiều về đề xuất thứ nhất của ông Proctor, bây giờ ta hãy
xét tới đề xuất thứ nhì.
Tác phẩm mà ta đang quan tâm bao gồm một loạt 12 bài tiểu luận, trong
đó bài tiểu luận cuối có tựa đề là Suy nghĩ về Chiêm tinh học. Tác giả bàn về đề
tài này một cách khá cân nhắc hơn nhiều so với tập quán của những ngƣời thuộc
giai cấp ông. Hiển nhiên là ông đã chú ý suy tƣ nhiều về nó. Thật vậy, ông đã
tiến xa tới mức dám bảo rằng: “Nếu xem xét vấn đề cho đúng thì chúng ta ắt
phải thừa nhận rằng trong số mọi sai lầm mà con ngƣời mắc phải khi muốn thâm
nhập vào tƣơng lai thì Chiêm tinh học là môn học khả kính nhất, thậm chí ta có
thể nói rằng đó là môn học hợp lý nhất” [3] .
Ông công nhận rằng: “Các thiên thể có chủ trì vận mệnh của con ngƣời và
quốc gia một cách không thể sai lầm, xét vì nếu không có ảnh hƣởng điều tiết
đầy phúc lợi của đấng trị vì các tinh cầu này Ŕ mặt trời Ŕ thì mọi sinh vật trên
trái đất bị diệt vong hết” [4] . Ông cũng công nhận ảnh hƣởng của mặt trăng và
thấy chẳng có gì kỳ lạ khi cổ nhân lý luận bằng phép tƣơng đồng cho rằng nếu
hai thiên thể này mà có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến trái đất thì cũng “tự nhiên thôi
nếu cổ nhân nghĩ rằng các thiên thể chuyển động mà mình đã biết cũng có
những quyền năng đặc biệt” [5] . Thật vậy, giáo sƣ thấy chẳng có gì là vô lý khi
cổ nhân giả định rằng ảnh hƣởng do các hành tinh chuyển động chậm “thậm chí
có thể còn mạnh mẽ hơn ảnh hƣởng của chính mặt trời”. Ông Proctor nghĩ rằng
ngƣời ta đã lập nên hệ thống chiêm tinh học “một cách từ từ và có lẽ là ƣớm
thử”. Ngƣời ta có thể suy ra một số ảnh hƣởng từ những diễn biến đã quan sát
đƣợc, số phận của ông vua hoặc vị thủ lĩnh này nọ đã dẫn dắt các chiêm tinh gia

[1]
Hargrave Jennings, tác phẩm “Các môn đồ Hoa hồng Thập tự”.
[2]
Tác phẩm Timæus.
[3]
Tác phẩm “Vị trí của chúng ta giữa Vô tận”, trang 313.
[4]
Nhƣ trên.
[5]
Nhƣ trên, trang 314.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 220


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tới việc gán những ảnh hƣởng đặc thù cho những thế chiếu hành tinh vốn đƣợc
trình hiện vào lúc ngƣời đó sinh ra đời. Những ảnh hƣởng khác có thể sáng chế
ra và sau đó đƣợc mọi ngƣời chấp nhận vì đã đƣợc xác nhận do một số sự trùng
hợp ngẫu nhiên kỳ diệu nào đó.
Một lời đùa giỡn nghe có vẻ rất xuôi tai, ngay cả trong một bộ khảo luận
bác học và từ ngữ “trùng hợp ngẫu nhiên” có thể đƣợc áp dụng cho bất cứ điều
gì mà chúng ta không sẵn lòng chấp nhận. Nhƣng ngụy biện đâu có phải là điều
đúng sự thật sáo mòn và lại càng không phải là một chứng minh bằng toán học,
chỉ có chứng minh toán học ít ra mới đƣợc dùng làm ngọn hải đăng dẫn đƣờng
cho các nhà thiên văn. Chiêm tinh học là một khoa học cũng không thể sai lầm
giống nhƣ bản thân thiên văn học, tuy nhiên với điều kiện là những ngƣời thuyết
giải chiêm tinh cũng phải không thể sai lầm, và chính cái điều kiện tiên quyết
này (vốn khó thực hiện xiết bao) đã luôn luôn tỏ ra là một hòn đá làm cho cả
chiêm tinh học lẫn thiên văn học đều vấp ngã. Chiêm tinh học đối với thiên văn
học chính xác cũng giống nhƣ tâm lý học đối với sinh lý học chính xác. Thông
qua Chiêm tinh học và Tâm lý học ngƣời ta phải bƣớc ra khỏi thế giới vật chất
hữu hình để nhập vào địa hạt của tinh thần siêu việt. Đó chính là cuộc đấu tranh
xƣa cũ giữa các trƣờng phái Plato và Aristotle, và đâu phải đợi tới thể kỷ đa nghi
của các môn đồ phái Sadducee thì trƣờng phái Plato mới chiếm ƣu thế hơn
trƣờng phái Aristotle. Xét về năng lực chuyên nghiệp của mình, ông Proctor cũng
giống nhƣ kẻ thiếu nhân từ trong Bài giảng trên Núi, y sẵn lòng thu hút sự chú ý
của công luận tới hạt bụi trong mắt của ngƣời lân cận bị khinh bỉ và bỏ qua cái
xà nhà trong mắt của chính mình. Nếu chúng ta ghi nhận những thất bại và
những lỗi lầm lố bịch của các nhà thiên văn thì chúng ta e rằng các lỗi lầm ấy còn
nhiều hơn hẳn so với các lỗi lầm và thất bại của chiêm tinh gia. Những diễn biến
hiện nay đã minh chứng hoàn toàn cho Nostradamus vốn bị những kẻ đa nghi
chế nhạo rất nhiều. Trong một quyển sách xƣa cũ mang tính tiên tri đƣợc xuất
bản vào thế kỷ 15 (ấn bản năm 1453), chúng tôi đọc thấy đoạn sau đây trong số
nhiều điều tiên đoán về chiêm tinh khác: [1]

“Trong vòng hai lần 200 năm nữa con Gấu


Và Trăng lƣỡi liềm sẽ tấn công;
Nhƣng nếu con gà Trống và con Bò mộng liên kết lại với nhau,
Thì con Gấu sẽ không thắng đƣợc;
Lại trong vòng hai lần 10 năm nữa -
Mong sao Hồi giáo sẽ biết và e sợ -
Thập tự giá sẽ đứng vững, còn Trăng lƣỡi liềm sẽ mờ nhạt đi
Tan rã rồi biến mất”.

Chỉ trong vòng hai lần 200 năm từ ngày tiên tri ấy, chúng ta thấy có trận
chiến tranh ở Crime, trong đó con Gà Trống nƣớc Pháp xứ Galle đã liên minh với
con Bò mộng nƣớc Anh để can thiệp vào những thiết kế chính trị con Gấu nƣớc
Nga. Năm 1.856, chiến tranh kết thúc và nƣớc Thổ nhỉ kỳ tức Trăng lƣỡi liềm hú
hồn vì thoát khỏi sự diệt vong. Cho đến năm nay (1.876), những diễn biến bất
ngờ nhất về mặt chính trị vừa mới xảy ra và hai lần 10 năm đã trôi qua từ khi
hòa bình đƣợc tuyên cáo. Mọi chuyện dƣờng nhƣ đều trả lại công bằng cho việc

[1]
Thƣ viện của một thân quyến tác giả có một bản sao ấn bản bằng tiếng Pháp của
các phẩm độc nhất vô nhị này. Những lời tiên tri đƣợc trình bày bằng tiếng Pháp cổ và
học viên tiếng Pháp hiện đại rất khó lòng mà giải mã đƣợc nó. Vì vậy, chúng tôi trình bày
một bản dịch tiếng Anh nghe nói đƣợc rút ra từ một quyển sách thuộc về quyền sở hữu
của một quí tộc ở Somersetshire nƣớc Anh.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 221


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hoàn tất lời tiên tri xƣa cũ; tƣơng lai sẽ cho ta biết liệu Trăng lƣỡi liềm Hồi giáo
(quả thật dƣờng nhƣ đã mờ nhạt đi) có dứt khoát “mờ nhạt, tan rã và biến mất”
do hậu quả của những xáo trộn hiện nay hay chăng.
Để giải thích những sự kiện dị giáo mà mình dƣờng nhƣ đã gặp phải trong
khi theo đuổi kiến thức, trong tác phẩm ấy ông Proctor đã nhiều lần bắt buộc
phải viện dẫn vào những “điều trùng hợp kỳ diệu” nhƣ thế. Ở một chú thích cuối
trang 301, ông có nêu rõ một trong những điều trùng hợp kỳ diệu nhất nhƣ sau:
“Ở đây tôi không nói dông dài về sự trùng hợp kỳ diệu (nếu quả thật các chiêm
tinh gia Chaldea không phát hiện ra vành đai Thổ tinh) theo đó họ cho thấy vị
thần tƣơng ứng với Thổ tinh ở bên trong một vành đai gấp ba lần . . . Kiến thức
quang học rất chừng mực (thật vậy, chúng tôi có thể suy đoán chính xác theo sự
hiện diện của những dụng cụ quang học dựa vào những di tích ở Assyria) có thể
đã dẫn tới việc phát hiện ra các vành đai của Thổ tinh và các vệ tinh của Mộc tinh
. . . Ông nói thêm rằng “Bel (thần Jupiter của ngƣời Asssyria) đôi khi đƣợc biểu
diễn bằng bốn cái cánh ở đầu mút hình ngôi sao. Nhưng có thể đây chỉ là những
điều trùng hợp ngẫu nhiên”.
Tóm lại, thuyết trùng hợp của ông Proctor rốt cuộc gợi ý về phép lạ nhiều
hơn chính các sự kiện. Đó là vì đối với những ngƣời bạn của ta thì những kẻ hoài
nghi dƣờng nhƣ có một niềm khao khát khôn nguôi về những sự trùng hợp.
Trong chƣơng trƣớc chúng tôi đã chứng nhận đầy đủ cho thấy rằng cổ nhân ắt đã
dùng những dụng cụ quang học tốt nhƣ chúng ta có hiện nay. Nếu những dụng
cụ mà Nebuchadnezzar sở hữu có một độ phóng đại trung bình nhƣ thế và kiến
thức của các nhà thiên văn của ông rất đáng bị coi thƣờng, thì theo những gì
Rawlinson đọc đƣợc trong những mảnh ngói, khi Birs-Nimrud hoặc đền thờ ở
Borsippa có bảy tầng, biểu tƣợng cho các vòng tròn đồng tâm của bảy hình cầu,
mỗi cái đƣợc xây dựng bằng ngói và kim loại để tƣơng ứng với màu sắc của hành
tinh chủ trì cái hình cầu đƣợc tiêu biểu ấy? Phải chăng lại có một sự trùng hợp
khi họ đã dành riêng cho mỗi hành tinh cái màu sắc mà những phát hiện mới
nhất bằng kính viễn vọng của ta cho thấy là màu đúng thực [1] . Hoặc phải chăng
lại là sự trùng hợp khi Plato biểu thị trong tác phẩm Timæus sự hiểu biết của
mình về tính bất diệt của vật chất, về sự bảo toàn năng lƣợng và sự tƣơng quan
lực? Jowett có nói: “Lời cuối cùng của triết học hiện đại là tính liên tục và sự
phát triển, nhƣng đối với Plato thì đây chỉ là khởi đầu và nền tảng của khoa
học”[2].
Yếu tố cán cốt của các tôn giáo xƣa nhất có bản chất là bái tinh thuật và
chúng tôi xin khẳng định rằng các thần thoại và ẩn dụ của chúng Ŕ một khi đƣợc
thuyết giải chính xác và rốt ráo Ŕ sẽ ăn khớp với những ý niệm chính xác nhất
của thiên văn học thời nay. Chúng tôi xin nói nhiều hơn nữa, hầu nhƣ không có
một định luật khoa học nào – cho dù là thiên văn học vật lý hoặc địa lý học vật lý
Ŕ mà lại không dễ dàng đƣợc chứng tỏ là những tổ hợp khéo léo của các chuyện
thần thoại. Họ đã ẩn dụ hóa những nguyên nhân quan trọng nhất cũng nhƣ tầm
phào nhất của các chuyển động thiên thể; bản chất của mọi hiện tƣợng đƣợc
nhân cách hóa trong những tiểu sử thần thoại của chƣ thần nam nữ Hi Lạp thì
ngƣời nào làm quen nhiều nhất với những nguyên lý mới nhất của vật lý và hóa
học ắt tìm thấy những nguyên nhân, tác nhân trung gian và sự hỗ tƣơng thể hiện
qua tác phong và qui trình hành động của các vị thần linh tính khí thất thƣờng.
Điện khí quyển ở trạng thái trung tính và ẩn tàng thƣờng đƣợc thể hiện nơi các vị

[1]
Xem Rawlinson, quyển xvii, trang 30-32, ấn bản hiệu đính.
[2]
Jowett, tác phẩm Nhập môn “Timæus”, “Các cuộc đối thoại của Plato”, quyển I,
trang 509.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 222


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

nam nữ bán thần linh có bối cảnh tác động hạn chế nhiều hơn vào trần thế; khi
thỉnh thoảng bay vút lên các cõi cao của chƣ thần thì họ luôn luôn phô trƣơng
những cơn giận dữ theo kiểu điện của mình tỉ lệ chính xác với việc tăng thêm
khoảng cách từ bề mặt trái đất: vũ khí của Hercules và Thor chƣa bao giờ gây
chết ngƣời hơn lúc chƣ thần linh bay vút lên tận mây xanh. Chúng ta phải nhớ
rằng trƣớc thời mà thần Jupiter của Hi Lạp đƣợc thiên tài Pheidias nhân hình hóa
thành ra một vị Thƣợng Đế Toàn Năng, Maximus, Thần linh của chƣ thần và nhƣ
vậy đã từ bỏ việc tôn thờ mang tính đa thần thì trong khoa biểu tƣợng học sơ
khai nhất và bí hiểm thì bản thân ngài và các thuộc tính của ngài thể hiện trọn cả
các lực của vũ trụ. Thần thoại mang ít tính cách siêu hình và phức tạp hơn,
nhƣng nó lại hùng hồn hơn để diễn tả triết lý tự nhiên. Theo ông Porphyry và
Proclus thì thần Zeus, yếu tố hùng tính của sự sáng tạo cùng với Chthonia Ŕ
Vesta (đất) và Metis (nƣớc), ngƣời đầu tiên trong các yếu tố ở đại dƣơng (các
nguyên khí thƣ tính) đƣợc coi là thủ lĩnh của các sinh linh. Trong thần học của
Orpheus, đấng già nua hơn hết nói về mặt siêu hình học biểu diễn cả tiềm năng
lẫn hành vi là nguyên nhân chƣa đƣợc khải huyền và Hóa công tức là đấng sáng
tạo hoạt động với vai trò một phân thân của mãnh lực vô hình. Qua năng lực của
hóa công nêu trên cùng với những ngƣời phối ngẫu, ta thấy ngài có đủ mọi tác
nhân đầy quyền lực nhất trong cơ tiến hóa của vũ trụ - ái lực hóa học, điện khí
quyển, sức hút và sức đẩy.
Chính nơi những biểu diễn sau đây của năng lực vật lý này mà ta mới khám
phá ra cổ nhân đã quen thuộc xiết bao với mọi học thuyết của khoa vật lý học ở
giai đoạn phát triển hiện đại. Về sau theo những suy đoán của Pythagoras, Zeus
trở thành tam nguyên siêu hình; đơn nguyên triển khai từ CHƠN NGÃ vô hình
của mình ra nguyên nhân hoạt động, hậu quả và ý chí thông tuệ; tất cả tạo
thành Tứ nguyên. Mãi về sau nữa, ta thấy các môn đồ Tân Plato trƣớc kia dẹp
qua một bên đơn nguyên bản sơ dựa trên cơ sở trí năng con ngƣời hoàn toàn
không hiểu đƣợc nó mà chỉ suy đoán về tam nguyên hóa công của đấng thiêng
liêng này vì các tác dụng của nó vốn hữu hình và có thể hiểu đƣợc; thế là
Plotinus, Porphyry, Proclus và các triết gia khác đã tiếp nối khía cạnh siêu hình
học về quan điểm Zeus là ngôi cha, Zeus Poseidon tức là dunamis, ngôi con và
quyền năng, và tinh thần tức nous. Tam nguyên này cũng đƣợc trƣờng phái
Irenæic chấp nhận là một tổng thể vào thế kỷ thứ nhì; sự khác nhau quan trọng
giữa các học thuyết của môn đồ Tân Plato và các Ki Tô hữu chỉ ở nơi Ki Tô hữu
mạnh mẽ hỗn hợp nhất nguyên không thể hiểu đƣợc với tam nguyên sáng tạo
đƣợc thực hiện.
Xét theo khía cạnh thiên văn học thì Zeus-Dionysus bắt nguồn nơi hoàng
đạo, năm dƣơng lịch thời xƣa. Ở Libya, ngài khoác hình tƣớng của một con cừu
đực và đồng nhất với thần Amun của Ai Cập, Amun sinh ra Osiris là vị thần bò
mộng. Osiris cũng là phân thân đƣợc nhân cách hóa của Mặt trời Ngôi Cha và bản
thân ngài là Mặt trời ở cung Kim ngƣu. Mặt trời Ngôi Tổ là Mặt trời ở cung Dƣơng
cƣu. Với vai trò ở cung Dƣơng cƣu, Jupiter mang hình dạng của một con cừu đực,
còn với cƣơng vị là Jupiter Dionysus hoặc Jupiter Osiris thì ngài là một con bò
mộng. Ta thừa biết rằng con vật này là biểu tƣợng của quyền năng sáng tạo; hơn
nữa thông qua một trong những ngƣời xiển dƣơng chính yếu là Simon Ben
Iochai[1] , kinh Kabalah có giải thích về nguồn gốc của tục thờ cúng kỳ lạ của
những con bò mộng và bò cái này. Cả Darwin lẫn Huxley Ŕ những ngƣời sáng lập
ra thuyết tiến hóa và thuyết bổ sung cần thiết là sự biến hóa giống loài Ŕ cũng
không thể tìm thấy điều gì ngƣợc lại với tính hợp lý của biểu tƣợng này, có lẽ

[1]
Chú ý là ông sống vào thế kỷ thứ nhất trƣớc Công nguyên.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 223


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ngoại trừ cái cảm giác tự nhiên là khó chịu khi phát hiện ra rằng cổ nhân đã biết
trƣớc mình ngay cả về cái điều phát hiện đặc biệt này của thời hiện đại. Chúng
tôi sẽ trình bày học thuyết của môn đồ kinh Kabalah do Simon Ben Iochai ở một
chỗ khác.
Ta có thể dễ dàng chứng tỏ đƣợc rằng từ thời rất xa xƣa Saturn tức Kronos
Ŕ vành đai của nó chắc chắn là đã đƣợc các chiêm tinh gia Chaldea phát hiện ra
và biểu tƣợng ấy không phải là sự “trùng hợp” Ŕ đƣợc coi là cha của Zeus, trƣớc
khi bản thân Zeus trở thành cha của chƣ thần linh và là thần linh cao nhất. Đó là
Bel hoặc Beal của ngƣời Chaldea và thoạt tiên đã đƣợc ngƣời Akkad du nhập vào
trong đám ngƣời Chaldea. Rawlinson khăng khăng cho rằng ngƣời Akkad xuất
phát từ Armenia; nhƣng nếu đúng nhƣ vậy thì làm sao ta có thể giải thích đƣợc
sự kiện Bel chẳng qua chỉ là một ngƣời Babylon nhân cách hóa thần Shiva của Ấn
Độ tức Bala, hỏa thần, thần sáng tạo toàn năng đồng thời cũng hủy diệt và xét
về nhiều ý nghĩa còn cao hơn cả chính Brahma nữa.
Một thánh ca của phái Orpheus có nói: “Zeus là đấng đầu tiên và cuối cùng,
là cái đầu và những cực điểm; vạn vật đều xuất phát từ ngài. Ngài là một ngƣời
đàn ông và một nữ thần sông núi bất tử (yếu tố hùng tính và thƣ tính); linh hồn
của vạn vật và là động cơ thúc đẩy chính yếu nơi lửa; ngài là mặt trời và mặt
trăng; suối nguồn của đại dƣơng; hóa công của vũ trụ; quyền năng duy nhất,
Thƣợng Đế duy nhất, Đấng Sáng tạo đại hùng và Đấng Quản trị càn khôn. Vạn
vật, lửa, nƣớc, đất, ether, đêm tối, các cõi trời. Metis, nữ kiến trúc sƣ ban sơ (nữ
thần Sophia của phái Ngộ đạo và Sephira của phái Kabalah) Eros xinh đẹp,
Cupid, tất cả đều đƣợc bao hàm bên trong những kích thƣớc lớn lao thuộc cơ thể
vinh diệu của ngài!” [1].
Bài thánh ca ngắn ngủi tán dƣơng này bao hàm nền tảng của mọi quan
niệm dựng nên thần thoại. Óc tƣởng tƣợng của cổ nhân đã tỏ ra vô biên nhƣ
những biểu lộ hữu hình của chính Đấng Thiêng liêng vốn cung cấp cho họ những
đề tài ẩn dụ. Ngay cả những ẩn dụ cho dù dƣờng nhƣ rất phong phú cũng chƣa
bao giờ tách rời khỏi hai ý tƣởng chính mà ta có thể thấy nó song hành nơi phép
ảnh tƣợng linh thiêng; trung thành tuyệt đối với khía cạnh vật thể cũng nhƣ khía
cạnh đạo đức tâm linh của định luật thiên nhiên. Những khảo cứu siêu hình học
của họ chƣa bao giờ xung đột với những chân lý khoa học và ta có thể thật sự
gọi tôn giáo của họ là các tín điều tâm sinh lý của các tu sĩ và khoa học gia, họ
xây dựng chúng dựa vào các truyền thuyết của thế giới còn non trẻ theo nhƣ đầu
óc chất phác của những giống ngƣời sơ khai tiếp nhận và dựa vào kiến thức thực
nghiệm cổ kính cùng với mọi minh triết của mọi thời đại trung gian.
Về phần mặt trời, liệu ta còn thấy hình ảnh nào đẹp đẽ hơn Jupiter phóng
phát ra những tia màu hoàng kim để nhân cách hóa sự phân thân này thành
Diana, trinh nữ trọn sáng Artemis, tên gọi xƣa nhất của bà là Diktynna, theo sát
nghĩa là tia đƣợc phóng phát ra, từ nguyên là dikein. Mặt trăng vốn không tự
phát sáng mà chỉ sáng đƣợc do ánh sáng phản chiếu của mặt trời; vì thế cho nên
mới có ảnh tƣợng mặt trăng là con gái của mặt trời, bản thân nữ thần mặt trăng
là Luna, Astartè hoặc Diana. Trên cƣơng vị là Diktynna của xứ Crete, bà đeo một
vòng hoa bằng cây pháp thuật diktamnon tức dictamnus, là một cây con vạn
niên thanh mà nghe nói việc tiếp xúc với nó đồng thời phát triển đƣợc trạng thái
mộng du và cuối cùng chữa đƣợc trạng thái này; với vai trò là Eilithyia và Juno
Pronuba, bà là nữ thần sinh sản, là thần linh của xứ Æsculapius và việc sử dụng
vòng hoa dictamnus kết hợp với mặt trăng một lần nữa cho thấy cổ nhân quan
sát rất sâu sắc. Trong thực vật học, ngƣời ta biết cây này có tính chất giảm đau

[1]
Stobæus: tác phẩm “Mục ca”. (Bài ca đồng dao)

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 224


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

rất mạnh, nó mọc rất nhiều trên núi Dicte, là một ngọn núi ở xứ Crete; mặt khác
theo những ngƣời có thẩm quyền nhất về từ khí động vật, mặt trăng tác dụng
lên các dịch tiết và hệ thống hạch thần kinh hoặc tế bào thần kinh, nơi xuất phát
của mọi dây thần kinh vốn đóng một vai trò nổi bật xiết bao trong thuật thôi
miên mesmer. Trong khi sinh con, ngƣời phụ nữ xứ Crete thƣờng đƣợc đắp cây
này lên, nếu cho uống rễ của nó thì ngƣời ta đã tính toán hay nhất để làm dịu
những cơn đau nhức nhối và làm giảm đi sự bức rức nguy hiểm trong lúc lâm
bồn. Hơn nữa, sản phụ còn đƣợc đặt bên trong khuôn viên của thánh điện thờ nữ
thần và nếu có thể đƣợc chiếu tia trực tiếp của con gái rực rỡ của thần Jupiter,
tức là mặt trăng ấm áp và sáng ngời của Đông phƣơng.
Ngƣời Bà la môn Ấn Độ và Phật tử đã làm phức tạp thêm thuyết ảnh hƣởng
về mặt trời và mặt trăng (các yếu tố hùng tính và thƣ tính) đƣợc bao hàm trong
các nguyên lý âm dƣơng, các đối cực của tính phân cực từ khí. Mọi tác giả thời
xƣa về từ khí đều viết rằng ngƣời ta thừa biết “ảnh hƣởng của mặt trăng đối với
phụ nữ”; thế là Ennemoser cũng nhƣ Du Potet đã xác nhận thuyết của các nhà
thấu thị Ấn Độ về mọi chi tiết.
Các Phật tử đặc biệt tôn trọng đá sapphire Ŕ nó cũng linh thiêng đối với nữ
thần Luna ở mọi xứ khác Ŕ ta có thể thấy điều này dựa trên một điều gì đó mang
tính chính xác khoa học nhiều hơn chỉ là một sự mê tín dị đoan vô căn cứ. Họ
gán cho nó một quyền năng linh thiêng pháp thuật mà mọi môn sinh về tâm lý
học thôi miên mesmer đều dễ dàng hiểu đƣợc, vì bề mặt nhẵn bóng và xanh đậm
của nó tạo ra hiện tƣợng mộng du phi thƣờng. Chỉ gần đây thôi, ngƣời ta mới
thừa nhận đủ thứ ảnh hƣởng của các màu sắc quang phổ đối với sự tăng trƣởng
thực vật, nhất là màu của “tia xanh lơ”. Các Hàn lâm viện sĩ cãi nhau về khả
năng nung nóng vô song của các tia sáng trong quang phổ cho tới khi một loạt
những chứng minh thực nghiệm của Tƣớng Pleasonton, chứng minh rằng do tác
dụng của tia màu xanh lơ (tia mang nhiều tính điện nhất), sự tăng trƣởng thực
vật và động vật lên tới mức gần nhƣ phép lạ. Thế rồi những khảo cứu của
Amoretti về sự phân cực điện của đá quí cho thấy rằng kim cƣơng, ngọc thạch đỏ
lựu, thạch anh tím phân cực điện âm, còn ngọc sapphire phân cực điện dƣơng [1].
Vậy là ta có thể chứng tỏ rằng những thí nghiệm mới nhất của khoa học chỉ bổ
chứng cho những điều mà các nhà hiền triết Ấn Độ đã từng biết trƣớc khi bất kỳ
Hàn lâm viện hiện đại nào đƣợc sáng lập. Một huyền thoại Ấn Độ thời xƣa kể
rằng Brahma Prajapāti sau khi phải lòng con gái của chính mình là Ushās, (Cõi
trời, đôi khi cũng là Bình minh) bèn khoác lấy hình tƣớng của một con hƣơu đực
(ris’ya), còn Ushas mang hình tƣớng của một con hƣơu cái (rōhit), thế là đôi bên
phạm phải tội nguyên thủy [2] . Khi chứng kiến một sự phạm thƣợng nhƣ vậy, chƣ
thần linh cảm thấy khiếp đảm xiết bao đến nỗi bèn hiệp nhất các cơ thể trông dễ
sợ nhất của mình Ŕ mỗi vị thần linh muốn có bao nhiêu cơ thể cũng đƣợc Ŕ để
tạo ra Bhūtavan (tà thần); họ tạo ra Bhūtavan với mục đích tiêu diệt hiện thân
của cái tội lỗi nguyên thủy mà chính Brahma đã phạm phải. Khi thấy nhƣ thế
Brahma-Hiranyagarbha [3] hối hận cay đắng và bắt đầu trì chú, tức là cầu nguyện
để tẩy trƣợc; trong khi ngài buồn khổ thì một giọt nƣớc mắt rớt xuống trần gian,
cái giọt nƣơc mắt nóng nhất đã từng chảy ra từ một con mắt và chính nó tạo
thành viên ngọc sapphire đầu tiên.

[1]
Kieser: tác phẩm “Văn kiện Lƣu trữ”, quyển iv, trang 62. Thật vậy, nhiều biểu
tƣợng xƣa cũ chỉ là trò chơi chữ đối với các tên gọi.
[2]
Xem “Rig Veda”, Aitareya-Brahmanan.
[3]
Ngƣời Ấn Độ gọi Brahma là Brahmans Hiranyagarbha tức là hồn đơn vị, còn
Amrita là hồn tối cao, là nguyên nhân bản sơ phân thân ra Brahma sáng tạo.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 225


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Huyền thoại nửa thánh thiện nửa dung tục này cho thấy rằng ngƣời Ấn Độ
có biết trong số mọi màu của quang phổ thì màu nào mang tính điện nhiều nhất;
hơn nữa ngƣời ta đã xác định rõ rệt ảnh hƣởng đặc thù của đá sapphire cũng nhƣ
của mọi khoáng vật khác. Orpheus có dạy cách làm sao ảnh hƣởng tới toàn thể
thính giả bằng một đá nam châm thiên nhiên; Pythagoras đặc biệt chú ý tới màu
sắc và bản chất của đá quí; còn Apollonius ở Tyana truyền thụ cho môn đồ
những tính chất bí nhiệm của mỗi đá quí, hàng ngày ông thay đổi nhẫn có cẩn
ngọc của mình, dùng mỗi loại đá đặc biệt cho mỗi ngày trong tháng theo những
định luật của chiêm tinh học giải đoán. Các Phật tử khẳng điịnh rằng ngọc
sapphire tạo ra sự bình an cho tâm hồn, sự thanh thản và trục xuất mọi tƣ tƣởng
xấu xa bằng cách lập nên một sự tuần hoàn lành mạnh nơi con ngƣời. Thợ điện
của ta bảo rằng bình ắc quy cũng làm đƣợc việc đó bằng dòng lƣu chất đƣợc điều
khiển khéo léo. Các Phật tử bảo rằng “ngọc sapphire sẽ mở ra những cánh cửa bị
cài then và những chỗ trú (dành cho tinh thần con ngƣời); nó khiến cho ta muốn
cầu nguyện và nó mang lại sự an bình nhiều hơn bất kỳ loại ngọc nào khác;
nhƣng kẻ nào đeo ngọc thì phải sống cuộc đời thanh khiết và thánh thiện” [1].
Diana Luna là con gái của thần Zeus với Proserpina, bà biểu tƣợng cho Trái
đất trong công trình lao động và theo Hesiod, với vai trò là Diana Eilythia Lucina,
đó cũng là con gái của Juno. Nhƣng Juno bị Kronos tức Saturn nuốt ngấu nghiến
và chỉ đƣợc Metis của Oceanid làm cho hồi sinh, và Metis cũng đƣợc biết là Trái
đất. Với vai trò là sự tiến hóa của Thời gian, Saturn nuốt trái đất trong một thảm
họa tiền sử và chỉ khi Metis (nƣớc đại dƣơng) rút xuống ở nhiều đáy biển của
mình, giải phóng cho các lục địa thì nghe nói Juno mới phục hồi đƣợc hình dạng
nguyên thủy của mình. Ý tƣởng này đƣợc diễn tả qua câu thơ số 9 và 10 trong
chƣơng đầu tiên của Sáng thế ký. Trong cuộc cãi cọ triền miên của cặp vợ chồng
Juno và Jupiter, ngƣời ta luôn luôn biểu diễn Diana là quay lƣng về phía mẹ và
mỉm cƣời với cha, mặc dù cô vẫn cằn nhằn cha về nhiều trò đú đởn của ông.
Nghe nói các pháp sƣ ở Thessalia trong những kỳ nguyệt thực đã buộc lòng phải
thu hút sự chú ý của cô đối với trái đất qua quyền năng bùa chú của mình;còn
các chiêm tinh gia Babylon và các pháp sƣ chẳng bao giờ ngƣng dùng bùa cho tới
khi họ hòa giải đƣợc cặp vợ chồng ƣa cáu kỉnh này, sau khi Juno “đã mỉm cƣời
rạng rỡ với nữ thần chói sáng” Diana, lƣợn vòng quanh chân mày của nàng qua
hình trăng lƣỡi liềm rồi trở về nơi chốn săn bắn của mình ở vùng sơn cƣớc.
Chúng tôi thấy dƣờng nhƣ chuyện thần thoại này minh họa cho các tuần
trăng khác nhau. Chúng ta là cƣ dân của trái đất, bao giờ cũng chỉ thấy một nửa
của vệ tinh chiếu sáng, vậy là mặt trăng quay lưng về mẹ Juno của mình. Mặt
trời, mặt trăng và trái đất thƣờng xuyên thay đổi vị trí đối với nhau. Ở tuần trăng
non thƣờng xuyên có sự thay đổi thời tiết; đôi khi gió bão có thể gợi ý ra một
cuộc cãi cọ giữa mặt trời và trái đất, nhất là khi mặt trời bị che khuất bởi những
đám mây có sấm rền. Hơn nữa, vào kỳ trăng mới, khi mặt trăng quay phía tối về
ta thì ta không thấy đƣợc mặt trăng; và chỉ sau khi mặt trời và trái đất đã hòa
giải với nhau thì ta mới thấy đƣợc trăng hình lƣỡi liềm ở bên phía gần nhất so với
mặt trời, mặc dù lần này Luna không tỏa sáng do ánh sáng mặt trời mà nó trực
tiếp nhận đƣợc, song tỏa sáng do ánh sáng mặt trời đƣợc phản chiếu từ trái đất
lên mặt trăng rồi nó lại phản chiếu xuống cho ta. Vì thế cho nên các chiêm tinh
gia ngƣời Chaldea và các pháp sƣ ở Thessaly có lẽ đã quan sát và xác định cũng
chính xác nhƣ ông Babinet về lộ trình của các thiên thể mà ngƣời ta bảo rằng họ
dùng bùa chú để buộc mặt trăng phải đáp xuống trái đất, nghĩa là để cho mặt
trăng tỏ lộ hình lƣỡi liềm của mình, nó chỉ có thể làm đƣợc nhƣ vậy sau khi đã

[1]
Marbod: tác phẩm “Quyển sách khắc trên đá về Beekmann”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 226


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

nhận đƣợc “nụ cƣời rạng rỡ” của bà mẹ trên trái đất, bà chỉ cƣời sau khi đã giảng
hòa đƣợc với chồng. Sau khi đã tô điểm cho đầu của con gái bằng trăng lƣỡi liềm
của mình, Diana-Luna bèn trở lại săn bắn trên núi non.
Nếu nghi vấn kiến thức cố hữu của cổ nhân dựa vào cơ sở “những điều suy
diễn mê tín của họ đối với các hiện tƣợng thiên nhiên” thì điều này cũng giống
nhƣ thể 500 năm về sau nữa, con cháu của ta sẽ coi đám học trò của giáo sƣ
Balfour Stewart là những kẻ dốt nát thời xưa, còn bản thân giáo sƣ là một triết
gia hời hợt. Nếu khoa học hiện đại nhân danh nhà quí tộc này mà có thể hạ cố
làm những thí nghiệm để xác định xem liệu việc xuất hiện các đốm đen trên bề
mặt mặt trời có dính dáng gì chăng tới bệnh của khoai tây và tìm thấy là có, hơn
nữa “trái đất còn chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của điều diễn ra trên mặt trời”[1]
thì tại sao ta dám cho rằng các chiêm tinh gia thời xƣa là điên rồ và quả thật là
kẻ vô lại? Giữa chiêm tinh học thiên nhiên và chiêm tinh học giải đoán cũng có
một mối quan hệ giống nhƣ sinh lý học với tâm lý học, phần xác với phần hồn.
Nếu trong những thế kỷ sau này, các khoa học đó suy thoái thành ra thuật lang
băm do một số kẻ bịp bợm làm tiền nào đấy thì điều đó đâu có đủ để vơ đũa cả
nắm buộc tội những con ngƣời đầy quyền năng thời xƣa nhờ kiên trì nghiên cứu
và sống một cuộc đời thánh thiện đã làm rạng danh xứ Chaldea và Babylon đến
muôn đời? Chắc chắn những ngƣời giờ đây đƣợc chứng tỏ là đã quan sát chính
xác mãi từ khoảng “trong vòng 100 năm đối với trận hồng thủy”, quan sát từ
đỉnh cao của đài thiên văn tức là “cái tháp Bel bị mây che phủ” (theo cách diễn tả
của Giáo sƣ Draper) thì liệu ta có dám coi họ là những kẻ bịp bợm chăng. Nếu
phƣơng thức ghi khắc lên đầu nhân dân những sự thật thiên văn vĩ đại của họ có
khác với “hệ thống giáo dục” trong thế kỷ hiện nay của ta và dƣờng nhƣ lố bịch
đối với một số ngƣời thì vẫn còn một câu hỏi chƣa ai trả lời đƣợc; trong hai hệ
thống thì hệ thống nào hay hơn? Đối với họ thì khoa học cặp kè với tôn giáo và ý
tƣởng về Thƣợng Đế không tách rời khỏi công trình của ngài. Trong khi đó vào
thế kỷ hiện nay, trong số 10.000 ngƣời chẳng có lấy một ngƣời biết đƣợc (nếu y
quả đúng có biết sự thật ấy) rằng Thiên vƣơng tinh kế tiếp Thổ tinh và quay tròn
xung quanh mặt trời trong 84 năm; và Thổ tinh kế tiếp Mộc tinh và phải mất 29
năm rƣỡi mới quay trọn một vòng trên quĩ đạo của mình, còn Mộc tinh phải xoay
tròn trong vòng 12 năm; thế mà đám quần chúng vô giáo dục ở Babylon và Hi
Lạp ghi tâm khắc cốt rằng Thiên vƣơng tinh là cha của Thổ inh và Thổ tinh là cha
của Mộc tinh, hơn nữa coi đó là chƣ thần linh cũng nhƣ mọi vệ tinh và các tiểu
hành tinh thì có lẽ suy diễn từ đó ta có thể cho rằng ngƣời Âu Tây chỉ mới khám
phá ra đƣợc Thiên vƣơng tinh vào năm 1781, thì trong những thần thoại nêu trên
ta lại ghi nhận đƣợc một sự trùng hợp ngẫu nhiên kỳ diệu.
Ta chỉ cần mở ra quyển sách thông thƣờng nhất về chiêm tinh học và so
sánh (những điều mô tả bao hàm trong tác phẩm Huyền thoại về Mười hai Cung
tử vi với khám phá mới nhất của khoa học về bản chất của các hành tinh và các
nguyên tố trong mỗi ngôi sao thì ta ắt cũng thấy rằng không có bất kỳ phổ kế
nào mà cổ nhân cũng hoàn toàn quen thuộc với chính điều đó. Trừ phi ta lại coi
sự kiện này là một “sự trùng hợp ngẫu nhiên”, thì trong một chừng mực nào đó
ta có thể học đƣợc về mức độ nhiệt và ánh sáng của mặt trời cùng với bản chất
của các hành tinh qua việc chỉ cần nghiên cứu những biểu diễn tƣợng trƣng của
chúng nơi chƣ thần linh Hi Lạp, cùng với 12 cung thiên bàn của Hoàng đạo, mỗi
cung đƣợc chiêm tinh học gán cho một đặc tính nào đó. Nếu các nữ thần thuộc
hành tinh của chính chúng ta không khác về đặc điểm nào so với nam nữ thần
khác mà tất cả đều có cùng một bản chất vật thể thì phải chăng điều này hàm ý

[1]
“Mặt trời và Trái đất”, bài Thuyết trình của giáo sƣ Balfour Stewart .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 227


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

là những ngƣời lính canh đang canh gác từ đỉnh tháp Bel, ngày đêm tuần tra mà
vẫn thông công đƣợc với chƣ thần linh có nguồn gốc lịch sử thần thoại, và điều
đó đã đƣợc nhận xét trƣớc chúng ta khi sự đơn nhất về vật thể trong vũ trụ và sự
thật là các hành tinh nêu trên cũng đƣợc tạo ra từ chính các nguyên tố hóa học
giống nhƣ nguyên tố của ta. Trong chiêm tinh học, ngƣời ta trình bày mặt trời ở
cung Dƣơng cƣu tức thần Jupiter, là một cung hùng tính, thuộc ban ngày, thuộc
bốn phƣơng chính, thuộc phân điểm, thuộc phƣơng Đông, nóng và khô, điều này
hoàn toàn ăn khớp với tính tình đƣợc gán cho vị “Cha đẻ tính khí thất thƣờng của
chƣ thần linh”. Khi thần Zeus-Akrios giận dữ giựt lấy sấm sét ra khỏi cái đai lƣng
bốc lửa của mình rồi quẳng từ trên trời xuống thì ngài đã rẽ đƣợc mây và giáng
xuống thành những cơn mƣa nhƣ thác đổ với vai trò là thần Jupiter Pluvius. Ngài
là vị thần lớn nhất và cao nhất trong chƣ thần, chuyển động của ngài nhanh nhƣ
tia chớp vậy. Ta biết Mộc tinh quay vòng xung quanh trục của nó nhanh đến nỗi
điểm xích đạo của nó quay với vận tốc 450 dặm một phút. Ngƣời ta tin rằng ở
xích đạo có quá nhiều lực ly tâm, cho nên điều đó khiến cho hành tinh bị dẹt lại
cực độ ở các cực điểm và ở xứ Crete, ngƣời ta biểu diễn thần Jupiter đƣợc nhân
cách hóa mà không có đôi tai. Có những vành đai tối sẫm băng ngang qua đĩa
của Mộc tinh; chúng có bề rộng biến thiên và dƣờng nhƣ liên quan tới việc Mộc
tinh quay tròn quanh trục của mình và đƣợc tạo ra do bầu khí quyển Mộc tinh bị
xáo trộn. Hesiod có nói, mặt của Cha Zeus lốm đốm những nét giận dữ khi ngài
chứng kiến đám khổng lồ Titan sẵn sàng nổi loạn.
Trong sách của ông Proctor, Thiên hựu phù hộ dƣờng nhƣ đặc biệt dành cho
các nhà thiên văn số phận phải gặp gỡ đủ thứ sự “trùng hợp ngẫu nhiên” kỳ diệu
vì ông trình bày với ta nhiều trƣờng hợp trong “vô vàn” trƣờng hợp và thậm chí
cả “ngàn sự kiện”. Ngoài danh sách này ra ta còn có thể kể thêm đội quân các
nhà Ai cập học và khảo cổ học mới đây đã đƣợc chọn làm cục cƣng của Mệnh phụ
May mắn với tính đồng bóng; hơn nữa bà thƣờng tuyển lựa những “ngƣời Ả rập
sung túc” khác và các nhà quí phái Đông phƣơng khác để đóng vai trò phúc thần
đối với các học giả Đông phƣơng học đang gặp khó khăn. Giáo sƣ Ebers là một
trong những ngƣời mới đây nhất đƣợc ƣu ái. Ngƣời ta thừa biết một sự thật là
bất cứ khi nào Champollion cần tới những mắt xích quan trọng thì ông lại tình cờ
gặp chúng bằng đủ thứ cách bất ngờ nhất.
Voltaire là kẻ “vô đạo” nhất trong thế kỷ 18 thƣờng bảo rằng nếu không có
Thƣợng Đế thì ngƣời ta ắt phải sáng chế ra ngài. Volney là một “kẻ duy vật” khác
cũng không hề chối bỏ sự tồn tại của Thƣợng Đế ở bất cứ nơi đâu trong suốt
những tài liệu viết lách của mình. Ngƣợc lại, ông quả quyết rõ rệt nhiều lần rằng
vũ trụ là công trình của đấng “vô cùng minh triết” và ông tin chắc rằng có một
Tác nhân Tối cao, một đấng Tạo tác đồng nhất, và chung cho toàn thế giới đƣợc
gọi là Thƣợng Đế [1] . Vào cuối cuộc đời mình, Voltaire trở thành môn đồ phái
Pythagoras và kết luận bằng cách bảo rằng: “Tôi đã mất 40 năm hành hƣơng . . .
để mƣu tìm điểm kim thạch đƣợc gọi là sự thật. Tôi đã tham khảo mọi bậc cao đồ
thời xƣa, Epicure, Augustine, Plato và Malebranche, song tôi vẫn còn thấy mình
dốt nát. . . Tôi chỉ có thể thu lƣợm đƣợc điều sau đây qua việc đối chiếu và tổ
hợp hệ thống của Plato, của bậc thầy Alexander, của Pythagoras và của ngƣời
Đông phƣơng: Sự may mắn ngẫu nhiên là một từ vô nghĩa. Thế giới đƣợc sắp
xếp theo những định luật toán học [2].
Thật là thỏa đáng khi ta gợi ý rằng hòn đá làm Proctor vấp chân cũng ngán
cẳng mọi nhà khoa học duy vật, vì ông chẳng qua chỉ lập lại quan điểm của họ;

[1]
“Định luật Thiên nhiên” của Volney
[2]
“Từ điển Triết học”, Mục “Triết học”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 228


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ông lẫn lộn các thao tác vật thể và thao tác tâm linh của thiên nhiên. Chỉ nội cái
thuyết của ông cho rằng cổ nhân có thể suy diễn bằng cách suy luận về những
ảnh hƣởng tinh vi của các hành tinh xa xôi hơn so với những tác dụng quen
thuộc và mạnh mẽ của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất cũng cho thấy rằng
đầu óc của ông lông bông xiết bao. Bởi vì khoa học quả quyết rằng mặt trời
truyền thụ nhiệt và ánh sáng vật lý cho ta, còn mặt trăng ảnh hƣởng tới thủy
triều, cho nên ông mới nghĩ rằng cổ nhân ắt phải coi các thiên thể khác là vận
dụng cùng một loại ảnh hƣởng đối với ta về mặt vật thể và gián tiếp ảnh hƣởng
lên số phận của ta [1]. Ở đây chúng tôi xin mạn phép nói lạc đề một chút.
Đối với một kẻ chƣa quen thuộc cách thức giải thích bí truyền về giáo lý của
cổ nhân thì thật khó mà xác định xem họ coi các thiên thể nhƣ thế nào. Trong
khi ngôn ngữ học và thần học đối chiếu chỉ mới bắt đầu công trình phân tích gian
nan, thì cho đến nay chúng chỉ đạt đƣợc những kết quả khiêm nhƣợng. Cái cách
diễn tả theo ẩn dụ thƣờng dẫn dắt các nhà bình luận đi lạc xa đến nỗi họ lẫn lộn
nguyên nhân với hậu quả và ngược lại. Trong cái hiện tƣợng tƣơng quan lực gây
bối rối thì ngay cả các nhà khoa học vĩ đại nhất cũng thấy mình rất khó giải thích
đƣợc trong số các lực này thì đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả, vì mỗi lực đều
có thể lần lƣợt là nguyên nhân và hậu quả, rồi lại chuyển đổi đƣợc lẫn nhau. Nhƣ
vậy nếu ta vặn hỏi nhà vật lý: “Liệu ánh sáng sinh ra nhiệt hay nhiệt sinh ra ánh
sáng?” thì có lẽ ông ấy sẽ trả lời ta rằng chắc chắn ánh sáng tạo ra nhiệt. Hay
lắm, nhƣng làm thế nào đây? Phải chăng đấng Tạo tác vĩ đại trƣớc hết đã tạo ra
ánh sáng hay trƣớc hết Ngài dựng nên mặt trời mà nghe nói đó là thứ duy nhất
cung cấp ánh sáng và do đó cung cấp nhiệt? Những thắc mắc này thoạt nhìn có
vẻ chứng tỏ ta dốt nát; nhƣng có lẽ nếu ta suy gẫm thật sâu sắc thì chúng lại
khoác lấy một dáng vẻ khác. Trong Sáng thế ký, “Chúa” trƣớc hết tạo ra ánh
sáng rồi ngƣời ta viện dẫn là ba ngày ba đêm trôi qua trƣớc khi Chúa tạo ra mặt
trời, mặt trăng và các vì sao. Cái lỗi lầm thô thiển này đối với khoa học chính xác
ắt đã khiến cho các nhà khoa học duy vật rất thích thú. Và chắc chắn là họ đƣợc
phép cƣời nhạo nếu học thuyết của họ (ánh sáng và nhiệt vốn bắt nguồn từ mặt
trời) là không thể đả kích đƣợc. Mãi cho tới gần đây, chẳng có điều gì xảy ra làm
đảo lộn thuyết này mà vì thiếu một thuyết tốt hơn cho nên nó đã “làm mƣa làm
gió chiếm địa vị thống soái trong địa hạt Giả thuyết” (theo cách trình bày của
một nhà thuyết pháp). Những kẻ thờ mặt trời thời xƣa coi Đại Chơn Linh là một
vị thần trong thiên nhiên, đồng nhất với thiên nhiên, và mặt trời là vị thần linh
mà “Chúa tể sự sống ngự trong đó”. Theo thần học của Ấn Độ thì Gama là mặt
trời và “mặt trời là cội nguồn của các linh hồn và mọi sự sống” [2]. Agni, “Lửa
Thiêng”, thần linh của Ấn Độ chính là mặt trời [3] vì lửa và mặt trời đều nhƣ nhau.
Ormazd là ánh sáng, thần Thái dƣơng tức đấng Ban phát Sự sống. Trong triết
học Ấn Độ thì “các linh hồn đều thoát thai từ hồn thế giới và trở về với nó cũng
giống nhƣ các tia lửa trở về với lửa” [4]. Nhƣng ở một chỗ khác thì ngƣời ta lại
bảo rằng “mặt trời là hồn của vạn vật; tất cả đều xuất phát từ nó rồi lại trở về
nó” [5] ; điều này chứng tỏ rằng ở đây ngƣời ta ngụ ý mặt trời theo ẩn dụ và ám
chỉ mặt trời vô hình trung ương tức THƢỢNG ĐẾ, biểu lộ đầu tiên của Ngài là
Sephira, phân thân của En Soph; tóm lại là Ánh sáng.

[1]
“Bài Thuyết trình ở Boston”, tháng 12 năm 1875.
[2]
Weber: “Nghiên cứu Ấn Độ”, I, trang 290.
[3]
Wilson: “Rig Veda Sanhita”, I, trang 143.
[4]
“Duncker”, quyển II, trang 162.
[5]
“Wultke”, ii, trang 262.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 229


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Và tôi nhìn, và chứng kiến thấy một cơn gió lốc xuất phát từ phƣơng Bắc,
một đám mây lớn và một đám lửa cuộn lại xung quanh đó chói sáng rực rỡ”,
Ezekiel nói nhƣ vậy trong thánh thƣ Ezekiel (I, 4, 22, v.v. . .) và . . . giống nhƣ
ngai vàng . . . và giống nhƣ dáng vẻ của một ngƣời ngự trên đó . . . và tôi thấy
dƣờng nhƣ thể nó giống như lửa, xung quanh là ánh sáng rực rỡ”. Còn Daniel nói
tới “đấng thái cổ”, En Soph trong kinh Kabalah, ngai của ngài là “ngọn lửa cháy
bừng, những bánh xe của ngài là lửa cháy rực . . . Một luồng lửa phát ra và xuất
hiện từ phía trƣớc ngài” [1] . Cũng giống nhƣ thần Ngoại đạo Saturn vốn có lâu
đài bằng ngọn lửa ở cõi trời thứ bảy, Jehovah trong Do Thái giáo cũng có “lâu đài
bằng lửa trên cõi trời thứ bảy” [2] .
Nếu khuôn khổ hạn hẹp của tác phẩm này mà đủ chỗ thì chúng tôi có thể
dễ dàng chứng tỏ đƣợc rằng không một cổ nhân nào (kể cả những kẻ thờ mặt
trời) lại coi mặt trời hữu hình của ta khác hơn là một biểu hiệu của thần thái
dƣơng trung ƣơng vô hình và siêu hình. Hơn nữa họ không tin điều mà khoa học
hiện đại dạy ta nghĩa là ánh sáng và nhiệt bắt nguồn từ mặt trời chúng ta và
chính hành tinh này cung cấp mọi sự sống cho bản chất hữu hình của ta. Rig Phệ
đà có nói: “Sự chói lọi của ngài là bất diệt, các tia bất diệt không ngừng nghỉ,
thấm nhuần vạn vật và chói sáng rực rỡ cùa Agni không hề bị mất đi, dù là ngày
hay đêm”. Điều này hiển nhiên là có liên quan tới mặt trời tinh thần trung ƣơng,
các tia của nó thấm nhuần vạn vật và không ngừng nghỉ, cung cấp sự sống vô
biên và vĩnh hằng, NGÀI là Điểm; tâm điểm (vốn ở khắp mọi nơi) của vòng tròn
(vốn chẳng ở đâu hết), là lửa tâm linh tinh anh, là linh hồn và tinh thần của chất
ether bí nhiệm thấm nhuần vạn vật; là nỗi thất vọng và câu đố thách thức nhà
duy vật; một ngày nào đó những nhà duy vật ắt thấy rằng điều khiến cho vô số
lực vũ trụ biểu lộ ra dƣới dạng tƣơng quan vĩnh hằng chẳng qua chỉ là điện
thiêng liêng hoặc đúng hơn là điện một chiều, còn mặt trời chẳng qua chỉ là một
trong vô số nam châm rải rác trong không gian, là một gƣơng phản chiếu theo
cách diễn tả của Tƣớng Pleasonton. Mặt trời không có nhiệt trong đó cũng giống
nhƣ mặt trăng hoặc đội ngũ các ngôi sao lấp lánh đặc nghẹt trong không gian.
Không có lực hấp dẫn theo nghĩa của Newton [3] mà chỉ có lực hút và đẩy theo từ
khí; và chính nhờ có từ khí mà các hành tinh thuộc thái dƣơng hệ mới chuyển
động điều phối theo những quĩ đạo riêng biệt do từ khí của mặt trời còn mạnh
hơn nữa chứ không phải do trọng lƣợng hay lực hấp dẫn trọng trƣờng. Họ có thể
học đƣợc điều này và nhiều điều khác nữa; nhƣng đợi cho đến lúc đó thì chúng ta
vẫn phải bằng lòng với việc chỉ bị cƣời nhạo thôi, còn đỡ hơn là bị thiêu sống vì
vô đạo hoặc bị nhốt vào nhà thƣơng điên.

[1]
Thánh thƣ Daniel, vii, 9-10.
[2]
Thánh thƣ Enoch, xiv, 7.
[3]
Đề xuất này sẽ bị gán cho vết nhơ là vớ vẩn, nhƣng chúng tôi sẵn sàng chứng tỏ
dựa vào thẩm quyền của Plato (Xem Dẫn nhập vào “Timæus” của Jowett, trang cuối
cùng) đó là học thuyết của Pythagoras cùng với đề xuất khác cho rằng mặt trời chẳng
qua chỉ là thấu kính mà ánh sáng đi xuyên qua đó; ngày nay những đề xuất này đƣợc bổ
chứng một cách kỳ lạ do những quan sát của Tƣớng Pleasonton ở Philadelphia. Nhà thực
nghiệm này táo bạo lộ diện là một nhà cách mạng trong khoa học hiện đại và gọi lực ly
tâm và hƣớng tâm của Newton cũng nhƣ luật hấp dẫn là “điều trá ngụy”. Ông không sợ
sệt, giữ vững lập trƣờng của mình chống lại Tyndall và Huxley vào thời đó. Chúng tôi lấy
làm hân hạnh thấy một nhà bác học nhƣ thế bênh vực cho một trong những ảo giác (?)
của Hermes xƣa cũ nhất (và cho đến nay đƣợc gọi là phi lý nhất). (Xem tác phẩm của
Tƣớng Pleasonton “Ảnh hƣởng của Tia màu Xanh lơ trong Ánh sáng Mặt trời và màu Xanh
lơ trên Bầu trời tới sự phát triển Cuộc sống Động vật và Thực vật”. Thuyết trình ở Hội
Philadelphia Xúc tiến Canh nông).

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 230


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Luật Bàn Cổ là giáo lý của Plato, Philo, Zoroaster, Pythagoras và kinh


Kabalah. Kinh Kabalah có thể giải đƣợc nội môn bí giáo của mọi tôn giáo. Giáo lý
kinh Kabalh về Ngôi Cha, Ngôi Con ẩn dụ vốn đồng nhất với nền tảng của Phật
giáo. Thánh Moses không thể tiết lộ cho quần chúng những bí mật cao siêu của
sự suy đoán tôn giáo cũng nhƣ khởi nguyên của vũ trụ; toàn thể vẫn dựa trên sự
Hão huyền của ngƣời Ấn Độ; một mặt nạ khéo léo che khuất Mật điện trong
Thánh điện và đã làm lầm lạc biết bao nhiêu nhà bình luận thần học [1].
Những điều dị giáo trong kinh Kabalah nhận đƣợc một sự ủng hộ bất ngờ
nơi các thuyết phi chính thống của Tƣớng Pleasonton. Theo ý kiến của ông (ông
hỗ trợ nó bằng những sự kiện không thể bác bỏ hơn hẳn so với những sự kiện
của nhà khoa học chính thống) không gian giữa mặt trời và trái đất phải đƣợc lấp
đầy bằng một môi trƣờng vật chất vốn tƣơng ứng với ánh sáng tinh tú trong kinh
Kabalah, theo chỗ chúng tôi thẩm định đƣợc điều mà ông mô tả. Việc ánh sáng
đi qua môi trƣờng này phải tạo ra sự ma sát ghê gớm. Sự ma sát này sinh ra
điện; chính điện và từ khí tƣơng quan với nó tạo ra các lực thiên nhiên ghê gớm
vốn gây ra nơi, trên và xung quanh hành tinh ta đủ thứ sự biến đổi mà ta gặp ở
khắp mọi nơi. Ông chứng tỏ rằng nhiệt trên trái đất không thể trực tiếp bắt
nguồn từ mặt trời vì nhiệt tăng lên. Ông bảo rằng lực ảnh hƣởng tới nhiệt là một
lực đẩy, và vì nó liên kết với điện dƣơng cho nên nó bị điện âm hút lên thƣợng
tầng khí quyển (điện âm đối nghịch với điện dƣơng và luôn luôn liên kết với khí
lạnh). Ông củng cố lập trƣờng của mình bằng cách cho thấy rằng trái đất (khi
đƣợc che phủ bằng tuyết vốn không chịu ảnh hƣởng của tia sáng mặt trời) ấm
nhất khi tuyết ở sâu nhất. Ông giải thích điều này dựa vào thuyết cho rằng bức
xạ nhiệt từ bên trong trái đất có tính điện dƣơng, khi gặp tuyết ở trên bề mặt trái
đất (tuyết này tích điện âm khi tiếp xúc với nó) bèn tạo ra nhiệt.
Nhƣ vậy ông chứng tỏ rằng chúng ta tuyệt nhiên không vay mƣợn ánh sáng
và nhiệt của mặt trời; ánh sáng đó là sự sáng tạo tự thân vốn tồn tại đƣợc vào
lúc mà Đấng thiêng liêng muốn nhƣ thế và thốt ra mệnh lệnh: “Hãy có ánh
sáng”; chính tác nhân vật chất độc lập này mới tạo ra nhiệt do ma sát vì vận tốc
của nó rất lớn và chuyển động không ngừng. Tóm lại, Tƣớng Pleasonton giới
thiệu với ta phân thân thứ nhất trong kinh Kabalah tức Sephira hoặc Trí tuệ
thiêng liêng, (nguyên thể thƣ tính) vốn cùng với En Soph tức Minh triết thiêng
liêng (nguyên thể hùng tính) tạo ra vạn vật hữu hình và vô hình. Ông chế nhạo
thuyết hiện hành về sự cháy đỏ của mặt trời và chất liệu ở thể hơi của nó. Ông

[1]
Không xứ nào mà giáo lý bí truyền chân chính lại đƣợc phó thác trên giấy trắng
mực đen. Brahma Maia của ngƣời Ấn Độ đƣợc truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Kinh Kabalah chẳng bao giờ đƣợc viết ra; còn thánh Moses chỉ truyền khẩu nó cho
môn đồ ƣu tú. Thuyết Ngộ đạo nguyên thủy thuần túy của Đông phƣơng đã bị nhiều giáo
phái sau này làm bại hoại và thoái hóa hoàn toàn. Trong tác phẩm “Về các sự Hiến tế của
Abel và Cain”, Philo nêu rõ rằng có một điều bí mật chưa được tiết lộ cho kẻ chƣa đƣợc
điểm đạo. Plato lặng thinh về nhiều điều và môn đồ của ông thƣờng xuyên đề cập tới sự
kiện ấy. Bất cứ ai nghiên cứu (dù chỉ là hời hợt) các triết gia này mà đọc tới các định chế
của Manu đều nhận thức rõ rằng tất cả đƣợc rút ra từ cùng một nguồn. Đức Bàn Cổ có
dạy: “Vũ trụ này chỉ tồn tại nơi ý niệm thiêng liêng đầu tiên thế nhưng chưa bành trướng,
dường như thể bị vướng mắc vào u minh mà lý trí không nhận thức đƣợc, không định
nghĩa đƣợc, không phát hiện đƣợc và sự khải huyền cũng không khám phá ra nó, dƣờng
nhƣ thể nó hoàn toàn đắm chìm vào giấc ngủ; thế rồi Quyền năng tự tại duy nhất vốn là
bản thân không ai nhận biết đƣợc lại xuất hiện trong sự vinh diệu trọn vẹn, bành trướng
ý niệm của mình tức là xua tan bóng tối âm u”. Bộ pháp điển đầu tiên của Phật giáo cũng
có nói nhƣ thế. Ý niệm của Plato chính là Ý chí tức Ngôi Lời, đấng thiêng liêng biểu lộ ra.
Đó là Ánh sáng Vĩnh hằng phân thân ra ánh sáng vật chất hữu hình.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 231


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

bảo rằng phản chiếu từ quang cầu của mặt trời khi đi qua các khoảng không gian
hành tinh và tinh tú ắt đã phải tạo ra một lƣợng lớn điện và từ. Do kết hợp với
đối cực của mình cho nên điện sinh ra nhiệt và ban cấp từ khí cho mọi chất liệu
có thể nhận đƣợc nó. Mặt trời, các hành tinh, các ngôi sao và các tinh vân đều là
các nam châm v.v. . .
Nếu nhà quí tộc can đảm này mà chứng tỏ đƣợc trƣờng hợp của ông thì các
thế hệ tƣơng lai sẽ ít có khuynh hƣớng cƣời nhạo Paracelsus và ánh sáng tinh
đẩu tức ánh sáng tinh tú của ông cùng với học thuyết của ông về tác dụng từ khí
của các ngôi sao và hành tinh đối với mọi tạo vật sống, cây cỏ hoặc khoáng vật
trên địa cầu. Hơn nữa, nếu ngƣời ta xác lập đƣợc giả thuyết của Pleasonton thì
sự vinh quang siêu việt của Giáo sƣ Tyndall ắt bị mờ nhạt đi khá nhiều. Theo
công luận thì vị Tƣớng này đã tấn công dữ dội vào nhà bác học vật lý vì ông gán
cho mặt trời những hiệu ứng nhiệt mà ông trải nghiệm đƣợc trong một cuộc du
ngoạn trên núi Alpe, điều này chỉ do điện sinh học của chính ông thôi [1].
Sự thịnh hành của những ý kiến cách mạng nhƣ thế trong khoa học khiến
chúng tôi có đủ can đảm để hỏi những ngƣời đại diện cho khoa học liệu họ có giải
thích đƣợc tại sao thủy triều lại tuân theo mặt trăng trong chuyển động xoay tròn
của nó? Sự thật là họ không thể chứng minh đƣợc ngay cả một hiện tƣợng quen
thuộc nhƣ thế, hiện tƣợng chẳng có gì bí mật đối với ngay cả những kẻ sơ cơ về
khoa luyện kim đan và pháp thuật. Chúng tôi cũng muốn học biết xem liệu họ có
thể cho ta thấy tại sao các tia sáng của mặt trăng lại độc hại nhƣ thế, thậm chí
giết chết một số cơ thể; tại sao ở một số nơi của Phi châu và Ấn Độ, ngƣời ta
thƣờng nổi cơn điên khi ngủ dƣới ánh trăng; tại sao những cơn kịch phát của một
vài bệnh lại tƣơng quan với những thay đổi của mặt trăng; tại sao những kẻ bị
mộng du lại dễ bị ảnh hƣởng hơn vào lúc trăng tròn; và tại sao những ngƣời làm
vƣờn, làm trang trại và làm rừng lại khƣ khƣ bám lấy ý tƣởng cho rằng thực vật
chịu ảnh hƣởng của mặt trăng? Nhiều đóa hoa mimosa đã luân phiên nở và khép
cánh của mình khi trăng tròn xuất lộ ra từ hoặc bị che khuất bởi những đám
mây. Và ngƣời Ấn Độ ở Travancore có một câu ngạn ngữ bình dân nhƣng rất gợi
ý nhƣ sau: “Những lời lẽ mềm mỏng hay hơn những lời nói xẳng; biển bị hút bởi
mặt trăng nguội lạnh chứ không phải bởi mặt trời nóng rực”. Có lẽ một hay nhiều
ngƣời tung ra ngạn ngữ này cho thế gian ắt biết về nguyên nhân mặt trăng hút
nƣớc nhƣ thế nhiều hơn mức chúng ta biết. Nhƣ vậy, nếu khoa học không giải
thích đƣợc nguyên nhân của ảnh hƣởng vật lý này thì làm sao nó có thể biết
đƣợc những ảnh hƣởng đạo đức và huyền bí mà các thiên thể có thể tác dụng lên
con ngƣời và số phận của y; và tại sao cãi lại điều mà khoa học không thể chứng
tỏ là sai? Nếu một vài thế chiếu của tuần trăng có gây ra kết quả rành rành quen
thuộc với kinh nghiệm của con ngƣời khắp mọi lúc thì liệu chúng tôi gây hại gì
cho luận lý khi giả định rằng một tổ hợp nào đó có các ảnh hƣởng tinh tú cũng có
thể có ít nhiều tiềm năng?

[1]
Dƣờng nhƣ khi từ Bạch sơn đi xuống, Tyndall đã bị trúng thử rất nặng, mặc dù
lúc đó ông dầm tuyết tới tận đầu gối. Giáo sƣ gán điều này cho những tia nắng mặt trời
cháy bỏng. Nhƣng Pleasonton khẳng định rằng nếu các tia nắng mặt trời chói chang nhƣ
đƣợc mô tả thì chúng ắt làm tan chảy tuyết, thế mà tuyết đâu có tan ra. Ông kết luận
rằng nhiệt mà Giáo sƣ trúng thử xuất phát từ chính cơ thể ông do tác động điện của ánh
sáng mặt trời đối với quần áo bằng len màu sẫm, quần áo bị tích điện dƣơng do nhiệt cơ
thể của ông. Chất ether khô và lạnh của không gian hành tinh cũng nhƣ thƣợng tầng khí
quyển của trái đất bị tích diện âm và khi rớt xuống cơ thể và quần áo ấm áp của ông,
bèn bị tích điện dƣơng và triển khai sự gia nhiệt. (Xem “Ảnh hƣởng của Tia Màu Xanh lơ”
v.v. . ., trang 39,40,41 v.v. . .)

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 232


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Nếu bạn đọc nhớ lại điều mà các nhà bác học tác giả quyển Vũ trụ Vô hình
có nói, theo đó một nguyên nhân rất nhỏ nhặt nhƣ sự triển khai tƣ tƣởng chỉ nội
trong một bộ óc của con ngƣời cũng dứt khoát gây ảnh hƣởng lên chất ether vũ
trụ, thì dƣờng nhƣ có gì là phi lý đâu khi những xung lực khủng khiếp đƣợc
truyền cho môi trƣờng chung do vô số bầu tinh đẩu chói sáng càn quét khi bay
vút qua các “chiều sâu thẳm liên tinh tú” lại không ảnh hƣởng tới chúng ta và trái
đất mà ta sống trên đó với một mức độ mạnh mẽ? Nếu các nhà thiên văn không
thể giải thích cho ta định luật huyền bí khiến các hạt vật chất vũ trụ trôi giạt tích
tụ lại thành các thế giới để rồi tham gia vào cuộc diễu hành hoành tráng vốn
không ngừng chuyển động xung quanh một tâm hút nào đó thì làm sao một
ngƣời nào đó lại có thể nói gì đƣợc về việc các ảnh hƣởng thần bí có hoặc không
thể lƣớt qua không gian để ảnh hƣởng tới những vấn đề sống còn trên hành tinh
này hay hành tinh kia? Ta hầu nhƣ chẳng biết gì về những định luật từ khí và
những tác nhân khác không cân đong đo đếm đƣợc; ta hầu nhƣ chẳng biết gì về
tác dụng của chúng đối với cơ thể và tâm trí của ta; thậm chí điều đƣợc biết rõ
và hơn nữa đƣợc chứng minh hoàn toàn thì lại bị gán cho là ngẫu nhiên và trùng
hợp kỳ diệu. Nhƣng do những sự trùng hợp ấy, chúng ta biết rằng [1] “có những
thời kỳ mà một vài bệnh tật, khuynh hƣớng, vận may và vận rủi của loài ngƣời
lại hoành hành nhiều hơn những thời kỳ khác? Có những thời kỳ dịch bệnh trong
các sự việc về vật thể và đạo đức. Trong một thời kỳ này thì “tinh thần tranh cãi
về tôn giáo ắt kích thích những đam mê cuồng nhiệt nhất mà bản chất con ngƣời
dễ bị ảnh hƣởng, kích động sự hành hạ lẫn nhau, sự đổ máu và chiến tranh;
trong một thời kỳ khác, một dịch bệnh chống đối lại nhà cầm quyền hợp hiến ắt
lan tràn trên ½ thế giới (chẳng hạn nhƣ vào năm 1848), nhanh chóng và đồng
thời nhƣ sự xáo trộn cơ thể độc hại nhất”.
Lại nữa tính cách tập thể của các hiện tƣợng tâm trí đƣợc minh họa qua một
tình huống tâm lý bất bình thƣờng xâm chiếm và khống chế cả ngàn ngƣời, tƣớc
bỏ hết mọi thứ của họ ngoại trừ hành vi tự động và làm nảy sinh ra ý kiến của
quần chúng cho rằng bị ma ám, ý kiến này theo một ý nghĩa nào đó đƣợc biện
minh qua những hành vi xúc động và đam mê quỉ quái kèm theo tình huống đó.
Trong một thời kỳ khác, tập thể lại có khuynh hƣớng ẩn dật và chiêm nghiệm; vì
thế cho nên mới có vô số kẻ ái mộ cách sống theo nhà tu và ẩn sĩ; trong một
thời kỳ khác thì cơn điên lại hƣớng về hành động với cứu cánh đƣợc đề nghị là
một kế hoạch không tƣởng nào đó vừa thiếu thực tế vừa vô ích; vì thế cho nên
vô số ngƣời đã từ bỏ thân quyến, nhà cửa và xứ sở để mƣu tìm vùng đất có đá là
vàng hoặc phát động cuộc chiến tranh tuyệt chủng để chiếm hữu những đô thị
chẳng có giá trị và những sa mạc chẳng có đƣờng đi [2].
Tác giả của quyển sách mà ta trích dẫn nêu trên có bảo rằng “mầm mống
của thói xấu và tội ác dƣờng nhƣ đã đƣợc gieo trồng bên dƣới bề mặt của xã hội,
nó nảy nở và đơm bông kết trái nhanh chóng dễ sợ và liên tiếp làm cho ta tê
liệt”.
Khoa học vẫn lặng thinh đối với những hiện tƣợng nổi bật nhƣ thế; nó thậm
chí không thử ra sức phỏng đoán xem nguyên nhân của chúng là gì và dĩ nhiên là
vì nó chƣa học cách nhìn vƣợt ra khỏi quả địa cầu mà ta sống trên đó với bầu khí

[1]
Theo ý kiến chúng tôi, điều “trùng hợp kỳ diệu” nhất trong mọi điều trùng hợp đó
là việc các nhà khoa học dẹp sang một bên những sự kiện đủ nổi bật để khiến cho họ
phải dùng một cách diễn tả nhƣ thế nhằm nói chúng, thay vì khởi sự làm việc để cung
ứng cho ta một lời giải thích triết học cũng về điều đó.
[2]
Xem Charles Elam, Bác sĩ Y khoa; tác phẩm “Các vấn đề của Y sĩ”, xuất bản ở
Luân đôn năm 1869, trang 159.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 233


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

quyển nặng nề để xem có ảnh hƣởng ẩn tàng nào đang từng ngày (thậm chí
từng phút) ảnh hƣởng tới ta. Nhƣng cổ nhân (mà ông Proctor giả định rằng “dốt
nát”) nhận thức rõ đƣợc sự kiện mối tƣơng quan giữa các hành tinh cũng hoàn
hảo nhƣ giữa các huyết cầu vốn trôi nổi trong một lƣu chất chung; và mỗi thứ
chịu ảnh hƣởng tổ hợp của mọi thứ còn lại, và đến lƣợt mỗi thứ lại ảnh hƣởng tới
những thứ khác. Cũng nhƣ các hành tinh khác nhau về kích thƣớc, khoảng cách
và hoạt động; cũng vậy xung lực của chúng trên chất ether tức ánh sáng tinh tú
cũng có cƣờng độ khác nhau cùng với những lực từ và những lực tinh vi khác mà
chúng bức xạ ra qua một vài thế chiếu trên bầu trời. Âm nhạc là sự tổ hợp và
biến điệu của âm thanh, còn âm thanh là tác dụng do chất ether rung động. Thế
mà nếu các xung lực do các hành tinh khác nhau truyền cho chất ether có thể ví
nhƣ các cung bậc do các nốt nhạc khác nhau của một nhạc cụ tạo ra, thì chẳng
khó khăn gì ta cũng quan niệm đƣợc “âm nhạc của các tinh cầu” của Pythagoras
là một điều gì đó đâu phải chỉ là hoang tƣởng và một số thế chiếu của hành tinh
có thể hàm ý sự nhiễu loạn trong chất ether của hành tinh ta, còn một số thế
chiếu khác hàm ý sự yên nghỉ và hài hòa. Một vài loại âm nhạc kích động ta đến
điên cuồng, một vài loại khác nâng cao linh hồn ta lên tới những hoài bão tôn
giáo. Rốt cuộc thì hầu nhƣ không có một tạo vật con ngƣời nào mà lại không đáp
ứng với một vài rung động của bầu khí quyển. Điều này cũng đúng đối với các
màu sắc, một số kích động ta còn một số xoa dịu và làm cho ta thích thú. Ngƣời
nữ tu mặc bộ đồ đen để tiêu biểu cho sự chán nản của một đức tính bị đè bẹp vì
ý thức phạm tội tổ tông; cô dâu mặc bộ đồ màu trắng, màu đỏ kích động cơn
giận dữ của một vài con thú. Nếu chúng ta và thú vật mà chịu ảnh hƣởng của
những rung động ở mức độ rất nhỏ nhặt nhƣ thế thì tại sao xét theo toàn khối,
chúng ta lại không chịu ảnh hƣởng của những rung động tác động trên qui mô
lớn do ảnh hƣởng tổ hợp của các tinh tú?
Tiến sĩ Elam có nói rằng: “Chúng ta biết rằng một vài tình huống bệnh lý có
khuynh hƣớng trở thành dịch bệnh chịu ảnh hưởng của những nguyên nhân chưa
ai khảo cứu. . . Chúng ta thấy khuynh hƣớng của những ý kiến một khi đã đƣợc
truyền bá thì sẽ lan tỏa mạnh xiết bao thành ra một dạng bệnh dịch Ŕ cũng
chẳng hề quá phi lý khi giả định rằng không một ý kiến, sự mê sảng nào mà lại
không mang tính tập thể. Chúng ta cũng quan sát thấy những ý tƣởng giống nhƣ
thế lại đƣợc sinh sôi nảy nở mạnh mẽ và tái xuất hiện trong những thời đại liên
tiếp . . . không một tội ác nào khủng khiếp bằng việc nó trở thành chuyện giết
ngƣời, giết con nít, tự tử, đầu độc hoặc bất kỳ quan niệm bình dân nào đầy tính
quỉ quái của con ngƣời . . .
Trong cơn dịch bệnh, nguyên nhân của việc lan tràn nhanh chóng vào một
thời kỳ đặc biệt vẫn còn là một bí ẩn!”
Vài dòng này cũng chứa đựng một sự thật tâm lý học không chối bỏ đƣợc
mà một văn tài kiệt xuất đã phác họa, đồng thời phần nào thú nhận rằng mình
hoàn toàn dốt đặc - “Các nguyên nhân chưa ai khảo cứu”. Tại sao không trung
thực và nói thêm tức khắc rằng “không thể khảo cứu bằng những phƣơng pháp
hiện nay của khoa học?”
Khi lƣu ý tới căn bệnh dịch cháy nhà, Tiến sĩ Elam trích dẫn trong Biên niên
sử trong môn Vệ sinh Công cộng những trƣờng hợp sau đây: “Một cô gái chừng
17 tuổi bị bắt giữ vì tình nghi . . . Cô thú nhận rằng mình đã hai lần nổi lửa đốt
nhà do bản năng là điều cốt yếu không cưỡng lại được . . . Một câu con trai
chừng 18 tuổi nhiều lần phạm phải hành vi có bản chất này. Động cơ thúc đẩy
cậu không phải là bất kỳ đam mê nào, nhƣng việc ngọn lửa bùng lên kích thích
một xúc cảm dễ chịu sâu sắc.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 234


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Ai mà chẳng chú ý tới những diễn biến giống nhƣ thế trong các cột báo trên
báo hằng ngày? Chúng ta thƣờng xuyên đọc thấy chúng. Trong những trƣờng
hợp giết ngƣời theo đủ mọi kiểu và những tội ác khác có tính cách quỉ quái thì cứ
chín trong mƣời trƣờng hợp, phạm nhân lại gán hành vi đó cho những sự ám ảnh
không chống lại được. “Một điều gì đó thƣờng xuyên thì thào trong tai tôi . . . Có
ai đó không ngừng thúc đẩy tôi và dẫn dắt tôi”. Đây là những lời thú nhận mà
các phạm nhân rất thƣờng thố lộ. Các y sĩ gán chúng cho ảo giác của những bộ
óc lệch lạc và gọi xung lực giết ngƣời là cơn điên nhất thời. Nhƣng liệu có nhà
tâm lý học nào hiểu đƣợc cơn điên chƣa? Hay là nguyên nhân của nó chỉ đƣợc gợi
ra theo giả thuyết có thể chịu đựng đƣợc sự thử thách của nhà khảo cứu không
chịu thỏa hiệp? Mong sao những tác phẩm tranh biện của những kẻ mất trí thời
nay sẽ giải đáp đƣợc cho chính họ.
Plato thừa nhận rằng con ngƣời là trò chơi của yếu tố tất yếu mà y đã nhập
vào khi y xuất hiện trên thế giới vật chất này; y chịu ảnh hƣởng của những
nguyên nhân bên ngoài và các nguyên nhân này là ma quỉ, giống nhƣ ma quỉ của
Socrates. Hạnh phúc thay cho kẻ nào chỉ thuần túy là thể chất vì nếu hồn bên
ngoài của y (thể xác) là thanh khiết thì nó sẽ củng cố cho hồn thứ nhì (thể tinh
vi) tức là anh hồn mà ông gọi là hồn cao cấp hữu hoại; mặc dù có thể đi lệch
khỏi những động cơ thúc đẩy của chính mình, nhƣng anh hồn luôn luôn về phe
với lý trí để chống lại những xu hƣớng đầy thú tính của thể xác. Nhục dục của
con ngƣời là hậu quả của thể vật chất hữu hoại của y, các bệnh tật khác cũng
thế; nhƣng mặc dù ông coi tội ác đôi khi là không tự ý vì chúng là kết quả của
những nguyên nhân bên ngoài giống nhƣ bệnh tật của thể xác, song Plato đã
phân biệt rõ ràng giữa các nguyên nhân này. Thuyết định mệnh mà ông chấp
nhận cho loài ngƣời không loại bỏ khả năng tránh đƣợc sự tiền định, vì con ngƣời
tất yếu phải chịu đau khổ, sơ hãi, giận dữ và những xúc cảm khác, nhƣng “nếu
họ chinh phục đƣợc những xúc cảm này thì họ sẽ sống công chính, còn nếu họ bị
các xúc cảm ấy chế ngự thì họ sẽ sống bất chính [1].
Con ngƣời lưỡng tính – nghĩa là ngƣời mà hồn bất tử thiêng liêng đã rời bỏ y
chỉ để lại xác phàm đầy thú tính và anh hồn (mà Plato gọi là hồn cao cấp hữu
hoại) Ŕ bị bỏ mặc cho những bản năng của mình do y bị đủ mọi điều xấu xa đi
kèm theo vật chất chế ngự mình; vì thế cho nên y trở thành một dụng cụ ngoan
ngoãn trong tay giới vô hình vốn là những sinh linh bằng vật chất tinh vi, lởn vởn
trong bầu hào quang của ta và sẵn sàng xúi bẫy những kẻ nào xứng đáng bị bỏ
rơi bởi vị cố vấn bất tử của mình tức Tinh thần Thiêng liêng mà Plato gọi là “thiên
thần hộ mệnh” [2] . Theo triết gia vĩ đại và điểm đạo này thì “kẻ nào sống tốt đẹp
cho tới giờ đã định sẽ trở về chỗ trú nơi ngôi sao chiếu mệnh của mình, sống ở
đó một cuộc đời đầy ơn phƣớc thích hợp. Nhƣng nếu y thất bại không đạt đƣợc
mục tiêu ấy thì trong đời thứ nhì y sẽ chuyển thành người đàn bà – trở nên bơ vơ
và yếu đuối nhƣ đàn bà Ŕ [3] và nếu trong tình huống đó mà y không chịu ngừng

[1]
Jowett: tác phẩm “Timæus”.
[2]
Nhƣ trên.
[3]
Theo thuyết điện dƣơng và điện âm của Tƣớng Pleasonton vốn là nền tảng cho
mọi hiện tƣợng tâm lý học, sinh lý học và vũ trụ thì việc lạm dụng chất kích thích rƣợu
biến ngƣời đàn ông thành đàn bà và ngược lại, do làm thay đổi điện của y. Tác giả nói:
“Khi sự thay đổi tình huống điện đã xảy ra thì các thuộc tính (của kẻ nghiện rƣợu) trở
nên nữ tính, y dễ cáu kỉnh, vô lý, dễ bị kích động . . . trở nên bạo động và nếu y gặp vợ
mình mà tình trạng điện bình thƣờng giống nhƣ trạng thái điện dƣơng hiện nay của y thì
họ sẽ đẩy nhau, chƣởi rủa nhau, xung đột với nhau và đánh nhau chí tử để rồi báo chí
ngày hôm sau loan báo phán quyết của đoàn pháp y giảo nghiệm xác chết về vụ án này.
. . Ai trông mong khám phá ra đƣợc nguyên nhân di động của mọi tội ác khủng khiếp nơi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 235


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

làm điều ác thì y sẽ chuyển kiếp thành một con thú nào đó giống y về những lối
sống xấu xa và không ngừng phải lao động vất vả chuyển hóa cho đến khi y noi
theo nguyên lý bản sơ về tính đồng nhất bên trong mình rồi nhờ có ý chí chế ngự
đƣợc những chất tiết ra từ các yếu tố náo động và phi lý (tinh linh ngũ hành) hợp
thành lửa, gió, nƣớc, đất, rồi trở lại hình tƣớng của bản chất nguyên sơ tốt đẹp
hơn” [1].
Nhƣng Tiến sĩ Elam lại nghĩ khác. Ở trang 194, trong quyển sách của mình,
“Những Vấn đề của một Y sĩ”, ông bảo rằng nguyên nhân của việc nhanh chóng
lan tràn một vài bệnh dịch mà ông nhận thấy là “vẫn còn bí mật”, nhƣng xét về
nạn cháy nhà thì ông nhận xét rằng “trong mọi điều này chúng tôi thấy chẳng có
gì là bí mật, mặc dù cơn dịch bệnh đã phát triển mạnh mẽ. Thật là mâu thuẫn kỳ
lạ! Trong tài liệu tựa đề “Sự Giết ngƣời đƣợc coi là một trong các Mỹ nghệ”, De
Quincey có bàn tới bệnh dịch ám sát xảy ra giữa thời khoảng 1588 và 1635 khiến
cho bảy nhân vật xuất sắc đƣơng thời mất mạng trong tay của những kẻ sát
nhân, cả ông lẫn bất kỳ nhà bình luận nào khác đều không giải thích đƣợc
nguyên nhân bí ẩn của cơn cuồng loạn giết ngƣời này.
Nếu chúng ta thúc ép những nhà quí phái này giải thích (vì tự xƣng là triết
gia nên họ bắt buộc phải giải thích) thì họ sẽ trả lời ta rằng sẽ hợp khoa học hơn
nhiều khi gán cho những bệnh dịch ấy là “sự náo động tâm trí”, “. . . một thời kỳ
kích động chính trị (năm 1830)”, “. . . việc bắt chƣớc và thôi thúc”, “ . . . những
đứa trẻ trai vô công rỗi nghề và dễ bị kích động”; “những đứa bé gái cuồng thần
kinh” so với việc mƣu tìm một cách phi lý việc kiểm chứng các truyền thuyết mê
tín dị đoan theo giả thuyết về ánh sáng tinh tú. Chúng tôi thấy dƣờng nhƣ là nếu
do một định mệnh thiên hựu nào đó, chứng cuồng thần kinh bị biến mất hoàn
toàn ra khỏi hệ thống của loài ngƣời, thì hội đoàn huynh đệ y học ắt hoàn toàn
bối rối không biết giải thích làm sao về một lớp rộng lớn các hiện tƣợng giờ đây
đƣợc thuận tiện phân loại dƣới đề mục “những triệu chứng bình thƣờng của một
vài tình huống bệnh lý thuộc các trung khu thần kinh”. Từ đó trở đi chứng cuồng
thần kinh đã là chỗ dựa chính yếu của các nhà bệnh lý học đa nghi. Nếu một cô
gái nhà quê nhếch nhác đột nhiên bắt đầu nói lƣu loát những ngoại ngữ khác
nhau mà cho tới lúc đó cô chƣa hề quen biết và còn làm thơ nữa thì đó là “chứng
cuồng thần kinh”. Nếu một ngƣời đồng cốt khinh thân ngay trƣớc mắt hàng tá
nhân chứng đem (đi ra) theo một cửa sổ ở tầng ba (mang) và trở về qua một
tầng khác thì đó là “sự xáo trộn các trung khu thần kinh có kèm theo một sự
hoang tƣởng cuồng thần kinh tập thể” [2]. Nếu một con chó săn Tô cách lan bị
tóm bắt trong phòng lúc hiện hình, rồi bị một bàn tay vô hình quẳng ngang qua
phòng khi nó bay bổng lên đã chết cứng mà lại làm vỡ toang một cái đuôi đèn
trên trần nhà cao 18 bộ rồi rớt xuống chết ngắc thì đó là “ảo giác về con chó!” [3].
Trong tác phẩm Câu chuyện kỳ lạ của Bulwer Lytton, Tiến sĩ Fenwick có nói
rằng “khoa học thật sự không có đức tin, khoa học thật sự chỉ biết có ba trạng
thái tâm trí: chối bỏ, tin chắc mẫm và một khoảng rộng lớn trung gian giữa hai
cực đoan này vốn không phải là đức tin mà chỉ là việc trì hoãn sự phán đoán. Có
lẽ đó là khoa học thật sự ở thời Tiến sĩ Fenwick. Còn khoa học thật sự ở thời hiện

sự toát mồ hôi của kẻ phạm tội? Thế nhƣng khoa học đã chứng tỏ rằng sự biến hóa một
người đàn ông thành đàn bà bằng cách thay đổi trạng thái điện âm thành điện dương của
phụ nữ với mọi thuộc tính của nó, lại đƣợc tiết lộ qua tính cách tiết mồ hôi của y đƣợc gia
thêm do việc dùng chất kích thích rƣợu”. (“Ảnh hƣởng của Tia màu Xanh lơ”, trang 119).
[1]
Plato, tác phẩm “Timæus”.
[2]
Littré: “Tạp chí Hai Thế giới”.
[3]
Xem des Mousseaux, tác phẩm “Công trình của Ma quỉ”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 236


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đại tiến hành theo kiểu khác; hoặc là nó chối bỏ thẳng thừng mà trƣớc đó không
hề khảo cứu, hoặc là nó lửng lơ giữa việc chối bỏ và tin chắc mẫm, tay lăm lăm
cầm cuốn tự điển sáng chế ra những tên gọi mới bằng tiếng Hi Lạp hoặc La tinh
để chỉ đủ thứ cuồng thần kinh không hề tồn tại!
Những nhà thần nhãn và những cao đồ cao tay ấn về thuật thôi miên
mesmer đã thƣờng mô tả những dịch bệnh trên cõi trần (mặc dù những ngƣời
khác không thấy đƣợc) mà khoa học gán cho là chứng động kinh, những rối loạn
thần kinh huyết học và có nguồn gốc vật thể chứ không phải nhƣ tầm nhìn sáng
tỏ của họ nhìn thấy chúng trong ánh sáng tinh tú. Họ quả quyết rằng những “làn
sóng điện” nhiễu loạn mạnh mẽ và họ nhận ra đƣợc một mối quan hệ trực tiếp
giữa sự nhiễu loạn chất ether này và cơn dịch bệnh vật thể hoặc tâm trí đang
hoành hành lúc đó. Nhƣng khoa học đâu thèm để ý tới họ mà cứ tiếp tục công
trình lao động bách khoa tự điển nhằm sáng chế ra những tên gọi mới mẻ để chỉ
những chuyện xƣa cũ.
Du Potet, ông hoàng của các nhà thôi miên mesmer Pháp có nói rằng: “Lịch
sử vẫn ghi lại những câu chuyện đáng buồn về thuật phù thủy. Những sự kiện
này rất thực và dễ dàng bị đổ thừa cho những tệ nạn dễ sợ của thuật ấy bị lạm
dụng quái gở! . . . Nhƣng tôi biết đi tìm thuật ấy ra sao? Tôi học đƣợc nó ở đâu?
Trong tƣ tƣởng của tôi ƣ? Không đâu, chính thiên nhiên mới khám phá ra điều bí
mật cho tôi. Bằng cách nào? Bằng cách tạo ra ngay trƣớc mắt tôi những sự kiện
không chối bỏ đƣợc về thuật phù thủy và pháp thuật mà không cần phải chờ tôi
tìm kiếm . . . Xét cho cùng thì giấc ngủ của kẻ mộng du là gì? Đó là kết quả của
mãnh lực pháp thuật. Và đâu là điều xác định những hấp lực này, những xung lực
đột ngột này, những dịch bệnh mê sảng này, những cơn điên rồ, ác cảm, cơn
kịch phát bệnh Ŕ những cơn co quắp mà bạn có thể khiến cho kéo dài mãi? . . .
Đâu là điều xác định chúng nếu không phải là chính cái nguyên tắc mà chúng tôi
sử dụng, cái tác nhân mà cổ nhân dứt khoát là biết rõ? Bạn gọi nó là lƣu chất
thần kinh hoặc từ khí còn cổ nhân gọi nó là quyền năng huyền bí, hoặc mãnh lực
của linh hồn, là sự chế ngự, là PHÁP THUẬT”.
Pháp thuật vốn dựa vào sự tồn tại của một thế giới hỗn hợp ở bên ngoài chứ
không phải bên trong ta, và ta khởi sự giao tiếp đƣợc với nó khi dùng một vài
thuật và phép thực hành . . . Đó là một yếu tố tồn tại trong thiên nhiên mà hầu
hết mọi ngƣời đều không biết, nó khống chế một ngƣời, làm y héo mòn và suy
sụp cũng nhƣ cơn bão dễ sợ quét sạch một cây cỏ chỉ; nó làm ngƣời ta tản mác
ra cả ngàn chỗ trong cùng một lúc mà không nhận thức đƣợc kẻ thù vô hình hoặc
có thể tự vệ đƣợc. . . tất cả mọi điều này đều đƣợc chứng minh; nhƣng yếu tố
này có thể chọn bạn và tuyển lựa những ngƣời đƣợc ưu ái, tuân theo tư tưởng
của họ, trả lời cho tiếng nói của con ngƣời và hiểu đƣợc ý nghĩa của những ký
hiệu được vạch ra; đó là điều thiên hạ không nhận thức đƣợc, mà lý trí của họ
bác bỏ nhƣng chính tôi đã chứng kiến; ở đây tôi nêu lên sự thật này một cách
mạnh mẽ nhất và đó là một sự thật đã đƣợc chứng tỏ mãi mãi” [1] .
“Nếu tôi đi vào chi tiết nhiều hơn thì ngƣời ta có thể dễ dàng hiểu đƣợc rằng
xung quanh ta cũng nhƣ ở nơi chính bản thân ta có tồn tại những sinh linh bí
nhiệm vốn có quyền năng và hình dáng, vốn tùy ý xuất nhập, mặc dù cửa khép
kín” [2] . Hơn nữa, nhà thôi miên vĩ đại còn dạy ta rằng năng lực điều khiển lƣu
chất này là một “tính chất vật thể bắt nguồn từ tổ chức của ta . . . nó đi xuyên
qua mọi vật thể . . . Ta có thể dùng mọi thứ để truyền dẫn các thao tác pháp
thuật, và đến lƣợt thứ này sẽ giữ lại đƣợc khả năng tạo ra các hiệu ứng”. Đây là

[1]
Du Potet: “Vén màn bí mật Pháp thuật”, trang 52- 147.
[2]
Nhƣ trên, trang 201.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 237


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thuyết thông dụng đối với mọi triết gia phái Hermes. Đó là quyền năng của lƣu
chất mà “không một lực hóa học hoặc vật lý nào có thể tiêu diệt được . . . Giữa
những lƣu chất không cân đong đo đếm đƣợc mà nhà vật lý đã biết và lƣu chất
từ khí động vật này chẳng có bao nhiêu sự tƣơng tự” [1].
Nếu giờ đây ta tham chiếu thời trung cổ thì ngoài những điều khác ra, ta
thấy Cornelius Agrippa cũng nói với ta điều giống hệt nhƣ thế: “Lực vũ trụ hằng
biến dịch, „hồn vũ trụ‟, có thể làm sinh sôi nảy nở bất cứ thứ gì bằng cách tiêm
truyền những tính chất thiên giới của mình cho thứ đó. Khi đƣợc sắp xếp theo
công thức mà khoa học giảng dạy thì những vật này nhận đƣợc năng lực truyền
cho ta đức tính của chúng. Chỉ cần ta đeo chúng thì ắt thấy ngay chúng tác động
lên phần hồn cũng nhƣ phần xác . . . Do sự kiện có cùng bản thể với mọi tạo vật
cho nên hồn ngƣời có một quyền năng mầu nhiệm. Kẻ nào sở hữu bí quyết thì có
thể vƣơn cao về mặt khoa học và tri thức tới mức mà óc tƣởng tƣợng có thể vƣơn
đến đƣợc, nhƣng y chỉ làm đƣợc việc đó với điều kiện là phải trở nên hiệp nhất
mật thiết với lực vũ trụ này . . . Lúc bấy giờ sự thật Ŕ ngay cả tƣơng lai Ŕ cũng
hiện diện trƣớc mắt linh hồn; và sự kiện này cũng đã đƣợc chứng tỏ nhiều lần đối
với những việc sắp xảy ra khi ngƣời ta nhìn thấy và mô tả chúng trƣớc thời hạn .
. . thời gian và không gian biến mất trƣớc con mắt chim ƣng của linh hồn bất tử .
. . quyền năng của nó trở nên vô biên . . . nó có thể bay lƣớt qua không gian và
bao phủ một ngƣời bất kể y ở khoảng cách nào; nó có thể chìm xuống xuyên
thấu qua y, khiến y nghe đƣợc tiếng nói của ngƣời vốn là chủ nhân ông phần hồn
dƣờng nhƣ thể ngƣời đó đang ở trong phòng” [2] .
Nếu không sẵn sàng mƣu tìm bằng chứng hoặc nhận đƣợc thông tin từ triết
lý Hermes thời trung cổ, ta có thể đi lui xa hơn nữa vào thời xƣa và tuyển lựa ra
từ đoàn thể lớn các triết gia thời tiền Ki Tô, một ngƣời mà ít ra ta không thể tố
cáo là mê tín dị đoan hoặc cả tin đƣợc Ŕ đó là Cicero. Khi nói về những vị mà ông
gọi là thần linh hoặc là ngƣời hoặc là chơn linh trong bầu hào quang, nhà hùng
biện già nua có nói: “Chúng ta biết rằng trong số mọi sinh linh thì con ngƣời có
hình dáng tốt nhất và vì chƣ thần linh thuộc vào trong số này cho nên họ ắt phải
có hình dạng ngƣời . . . Tôi không ngụ ý nói rằng chƣ thần linh có cơ thể và máu
chảy trong cơ thể; nhƣng tôi bảo rằng trông họ dường như thể có cơ thể và máu
chảy trong đó . . . Epicurus (đối với ông thì những vật ẩn tàng cũng rành rành
nhƣ thể ông đã dùng ngòn tay chạm vào chúng) dạy ta rằng chƣ thần linh
thƣờng thƣờng là không thấy đƣợc nhƣng có thể hiểu được; họ không có cơ thể
tƣơng đối rắn chắc . . . nhƣng ta có thể nhận ra họ bằng hình ảnh thoáng qua
nghĩa là có đủ nguyên tử trong không gian vô hạn để tạo ra những hình ảnh như
thế trƣớc mắt ta . . . và khiến cho ta nhận thức đƣợc đây là những thực thể bất
tử hạnh phúc” [3].
Đến lƣợt Levi có nói: “Khi một điểm đạo đồ đã trở nên sáng suốt hoàn toàn
thì ngài tùy ý giao tiếp và điều khiển đƣợc các rung động từ khí trong khối ánh
sáng tinh tú . . . Khi đƣợc biến thành ánh sáng con ngƣời vào lúc thụ thai thì ánh
sáng ấy trở thành lớp vỏ đầu tiên của linh hồn; bằng cách tổ hợp với những lƣu
chất tinh vi nhất, nó tạo nên một thể tinh anh tức bóng ma tinh đẩu vốn chỉ hoàn
toàn bị tháo rời ra vào lúc chết” [4] . Bí quyết lớn của bậc pháp sư cao tay ấn là
phóng chiếu thể tinh anh này ra tới bất cứ khoảng cách nào, khiến cho nó thuộc

[1]
Nam tƣớc Du Potet: “Bài giảng Từ khí”, trang 17-108.
[2]
“Bàn về Triết học Huyền bí”, trang 332-358.
[3]
Cicero: “Bàn về Bản chất của Chƣ thần”, quyển I, chƣơng xviii.
[4]
Eliphas Levi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 238


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

ngoại giới nhiều hơn và rành rành nhiều hơn bằng cách làm ngƣng tụ các làn
sóng của bản thể tổ phụ lên trên hình tƣớng lƣu động của nó.
Pháp thuật thông thần là biểu hiện cuối cùng của khoa tâm lý huyền bí. Các
hàn lâm viện sĩ bác bỏ nó là ảo giác của những bộ óc bệnh hoạn hoặc đóng dấu ô
nhục lên nó là lang băm. Chúng tôi mạnh mẽ chối bỏ việc họ có quyền bày tỏ ý
kiến về một đề tài mà họ chƣa từng khảo cứu. Trong tình trạng hiểu biết hiện
nay, họ không có quyền xét đoán pháp thuật và Thần linh học, cũng chẳng khác
nào thổ dân ở đảo Fiji không có quyền đánh bạo bày tỏ ý kiến về các công trình
lao động của Faraday hoặc Agassiz. Bất cứ ngày nào họ cũng có thể làm đƣợc
mọi điều để sửa chữa sai lầm của ngày trƣớc đó. Cách đây gần 3.000 năm, trƣớc
cả thời Pythagoras, các triết gia thời xƣa đã khẳng định rằng ánh sáng có khối
lƣợng vì vậy là vật chất và ánh sáng là lực. Vì Newton có một vài điều thất bại
không giải thích đƣợc cho nên thuyết hạt ánh sáng bị chế nhạo và ngƣời ta chấp
nhận thuyết sóng ánh sáng, nó tuyên bố rằng ánh sáng không có khối lượng. Thế
mà giờ đây thế giới lại sửng sốt khi ông Crookes cân đƣợc ánh sáng bằng bức xạ
kế của mình! Môn đồ Pythagoras chủ trƣơng rằng, mặt trời cũng nhƣ các ngôi
sao không phải là cội nguồn của ánh sáng và nhiệt, chúng chỉ là một đại diện
thôi; nhƣng các trƣờng phái thời nay thì dạy ngƣợc lại.
Ta cũng có thể nói giống nhƣ vậy về luật hấp dẫn của Newton. Theo đúng
học thuyết của Pythagoras, Plato cho rằng hấp dẫn chẳng là một định luật về
việc các vật thể nó bị từ khí hút về các vật thể lớn, mà còn có trƣờng hợp từ khí
đẩy những vật cùng cực tính và hút những vật khác cực tính. Ông bảo rằng:
“Những sự vật đƣợc đƣa lại gần nhau mà có bản chất ngƣợc nhau thì tự nhiên là
phải xung đột và đẩy nhau ra” [1] . Ta không thể cho rằng điều này là sức đẩy tất
yếu phải xảy ra giữa các vật thể có tính chất khác nhau, nó chỉ có nghĩa là khi
những vật thể tự nhiên đối nghịch nhau mà đƣợc dí sát vào gần nhau thì chúng
ắt đẩy nhau. Các nghiên cứu của Bart và Schweigger khiến ta không còn nghi
ngờ gì nữa về việc cổ nhân đã quá quen thuộc với tính chất hút lẫn nhau của sắt
và đá nam châm thiên nhiên, cũng nhƣ tính chất dƣơng và âm của điện, cho dù
họ có gọi nó là gì đi chăng nữa. Đối với họ, những quan hệ từ tính hỗ tƣơng của
các tinh cầu hành tinh (vốn đều là nam châm) là một sự kiện đã đƣợc chấp nhận;
chẳng những họ gọi thiên thạch là đá từ tính mà họ còn dùng chúng trong các Bí
pháp với những mục đích mà giờ đây ta áp dụng cho nam châm. Do đó khi Giáo
sƣ A. M. Mayer của Viện Công nghệ Stevens, vào năm 1872, nói với Câu lạc bộ
Khoa học Yale rằng trái đất là một nam châm lớn và “bất cứ khi nào đột nhiên có
sự xáo trộn bề mặt của mặt trời thì từ trƣờng của trái đất cũng bị mất thăng
bằng nghiêm trọng, gây ra những cơn co giật rung động trong nơi các nam châm
của đài quan sát thiên văn và tạo ra các đợt bùng nổ lớn của cực quang, những
ngọn lửa lờ mờ của chúng nhảy múa nhịp nhàng theo điệu run rẩy của kim la
bàn” [2] thì ông chỉ lập lại bằng tiếng Anh bác học những gì đã đƣợc giảng dạy
bằng tiếng thổ ngữ Doric bác học của Hi Lạp biết bao nhiêu thế kỷ trƣớc khi triết
gia đầu tiên thời Ki Tô nhìn thấy ánh sáng khi chào đời.
Những điều nhiệm mầu mà các tu sĩ về pháp thuật thông thần đã hoàn
thành đều đƣợc kiểm chứng hoàn toàn và bằng chứng Ŕ nếu sự chứng nhận của

[1]
Tác phẩm “Timæus”. Những cách diễn đạt nhƣ thế mà Giáo sƣ Jowett nêu rõ
trong phần Dẫn nhập của mình cho thấy Plato có dạy các vật giống nhau thì hút nhau.
Nhƣng một điều khẳng định nhƣ thế té ra là việc triết gia vĩ đại thậm chí chẳng biết một
kiến thức sơ cấp về các định luật của cực từ.
[2]
Alfred Marshall Mayer, Tiến sĩ chuyên khoa: “Trái đất là một Nam châm lớn”, bài
thuyết trình đƣợc đọc ở Câu lạc bộ Khoa học Yale, ngày 14, tháng 2, năm 1872.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 239


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

con ngƣời có chút giá trị nào đó Ŕ áp đảo đến nỗi ngài David Brewster mộ đạo
chẳng thà chấp nhận cho các tu sĩ nêu trên hết sức am tƣờng về vật lý học và
mọi điều thuộc về triết lý tự nhiên, còn hơn là thú nhận rằng các nhà thông thần
Ngoại đạo vƣợt xa các Ki Tô hữu về mặt phép lạ. Khoa học thấy mình lâm vào
thế tiến thoái lƣỡng nan rất khó chịu. Hoặc là buộc phải thú nhận rằng các nhà
vật lý thời xƣa hiểu biết nhiều hơn các nhà vật lý thời nay, hoặc là trong thiên
nhiên có tồn tại một điều gì đó vƣợt ngoài tầm khoa học vật lý và tinh thần có
đƣợc những quyền năng mà các triết gia chƣa bao giờ mơ tới.
Bulwer Lytton có nói: “Lỗi lầm chúng ta mắc phải trong một khoa học nào
đó mà chúng ta đã đặc biệt trau dồi, thƣờng thƣờng chỉ lộ ra trƣớc ánh sáng của
một khoa học biệt lập khác mà một ngƣời khác cũng đặc biệt trau dồi” [1].
Ta chẳng có gì phải giải thích dễ dàng hơn so với những khả năng cao nhất
của pháp thuật. Do ánh sáng rực rỡ của đại dƣơng từ khí vũ trụ (các làn sóng
điện của nó nối kết vũ trụ lại với nhau và chuyển động không ngừng xuyên thấu
mọi nguyên tử và phân tử của cơ sáng tạo vô biên), các môn đồ về pháp thuật
thôi miên mesmer Ŕ cho dù đủ thứ thí nghiệm của họ có thiếu sót đến đâu đi nữa
Ŕ cũng trực giác nhận đƣợc đầu đuôi của bí nhiệm lớn. Chỉ nhờ vào việc nghiên
cứu tác nhân này, vốn là thần khí thiêng liêng thì ta mới có thể phát lộ đƣợc
những bí mật của tâm lý học và sinh lý học, của những hiện tƣợng vũ trụ và tâm
linh.
Psellus có nói rằng: “Pháp thuật tạo thành bộ phận cuối cùng của khoa học
tăng lữ. Nó khảo cứu về bản chất, quyền năng và tính chất của mọi vật hạ
nguyệt tinh (sub-lunary); khảo cứu các nguyên tố và các bộ phận của chúng,
khảo cứu loài thú vật, mọi loài cây cỏ hoa quả đủ thứ và loài khoáng thạch. Tóm
lại nó thăm dò bản thể và quyền năng của vạn vật. Vì thế cho nên nó mới tạo ra
đƣợc các hiệu ứng. Và nó tạo ra những pho tượng (đã đƣợc từ hóa) mang lại sức
khỏe, khiến cho đủ thứ hình tƣợng và sự vật (bùa) cũng có thể trở thành những
công cụ gây ra bệnh tật hoặc mang lại sức khỏe. Lửa thiên giới rất thƣờng đƣợc
xuất hiện thông qua pháp thuật, thế rồi những pho tƣợng cƣời, những ngọn đèn
đƣợc thắp sáng tự phát” [2].
Nếu khám phá thời nay của Galvani có thể làm chuyển động tay chân của
một con ếch đã chết và khiến cho mặt ngƣời chết biểu cảm bằng cách làm méo
mó các đặc điểm của nó, biểu lộ đủ thứ xúc động, từ niềm vui tới cơn giận dữ quỉ
quái, nỗi thất vọng và sự khủng khiếp thì trừ phi bằng chứng phối hợp của hầu
hết những ngƣời đáng tin cậy thời xƣa là không đáng tin, còn thì các tu sĩ Ngoại
đạo đã hoàn thành những điều kỳ diệu hơn nữa khi làm cho các pho tƣợng bằng
đá và kim loại toát mồ hôi và cƣời. Lửa thiên giới thuần túy trên bàn thờ Ngoại
đạo là điện rút ra từ ánh sáng tinh tú. Do đó nếu đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng thì các
pho tƣợng có thể có khả năng truyền thụ sức khỏe hoặc bệnh tật do tiếp xúc với
nó cũng nhƣ bất kỳ dây đai lƣng điện sinh học hiện đại nào hoặc bình ắc quy tích
đầy điện mà tuyệt nhiên ta không thể tố cáo đó là mê tín dị đoan.
Những nhà kinh viện đa nghi cũng nhƣ những nhà duy vật dốt nát trong hai
thế kỷ vừa qua đã rất thích thú về những điều phi lý mà ngƣời viết tiểu sử
Pythagoras (tức Iamblichus) đã gán cho Pythagoras. Nghe nói bậc triết gia ở
Samos đã thuyết phục một con gấu cái để nó ngƣng việc ăn thịt ngƣời, ông đã
bắt buộc một con chim ƣng màu trắng từ trên mây sà xuống ông và ông đã

[1]
“Câu chuyện Kỳ lạ”.
[2]
Xem tác phẩn “Pausanias” của Taylor, Thạc sĩ Khoa học Tự nhiên; tác phẩm
“Luận về Ma quỉ” của Psellus và tác phẩm “Luận về các Bí pháp Eulesinia và Bí pháp Tửu
thần”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 240


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

khuất phục đƣợc nó bằng cách dùng tay vuốt ve nó, nói chuyện với nó. Có một
dịp khác, Pythagoras thực sự thuyết phục đƣợc một con bò đực bỏ không ăn đậu
nữa bằng cách chỉ thì thào vào tai con vật [1] . Ôi, dƣới mắt thế hệ đƣợc khai sáng
của chúng ta thì sự dốt nát và sự mê tín dị đoan của cha ông chúng ta có vẻ lố
bịch biết chừng nào! Tuy nhên, ta hãy phân tích điều phi lý này. Ngày nào mà ta
chẳng thấy những ngƣời thất học làm chủ các gánh xiếc dạo thuần hóa và hoàn
toàn khắc phục đƣợc những con thú dữ tợn nhất chỉ bằng quyền năng ý chí vô
địch của mình. Thậm chí vào lúc này ở Âu châu ta cũng có nhiều cô gái còn trẻ có
thể chất bạc nhƣợc còn chƣa tới tuổi đôi mƣơi mà cũng làm giống hệt nhƣ thế
chẳng sợ sệt gì. Mọi ngƣời đều đã chứng kiến hoặc nghe nói tới quyền năng
dƣờng nhƣ là pháp thuật của một số nhà thôi miên mesmer và nhà tâm lý học.
Họ có thể khuất phục đƣợc bệnh nhân của mình trong bất cứ thời khoảng nào.
Regazzoni, nhà thôi miên mesmer, đã kích động điều kỳ diệu nhƣ thế ở Pháp và
Luân đôn, đã thành tựu đƣợc những chiến công phi thƣờng hơn nhiều so với
những gì mà trên kia ngƣời ta đã gán cho Pythagoras. Vậy thì tại sao lại buộc tội
những ngƣời viết tiểu sử cổ nhân chẳng hạn nhƣ Pythagoras và Apollonius ở
Tyana là cố tình trình bày sai lạc hoặc mê tín dị đoan phi lý? Khi ta nhận thức
đƣợc rằng đa số những ngƣời nghi ngờ quyền năng pháp thuật mà các triết gia
thời xƣa có đƣợc, những ngƣời cƣời nhạo thần phổ của cổ nhân và những điều sai
trái trong thần thoại, song le lại mặc nhiên tin theo những điều đƣợc ghi chép và
linh hứng trong Thánh kinh, hầu nhƣ chẳng dám nghi ngờ ngay cả điều quái dị
phi lý là Joshua chặn đứng đƣợc lộ trình của mặt trời, thì chúng ta chỉ còn biết
nói Amen với lời quở trách đúng đắn của Godfrey Higgins, ông bảo rằng: “Khi tôi
thấy những ngƣời có học mà tin vào Sáng thế ký theo nghĩa đen – cổ nhân mặc
dù có khiếm khuyết vẫn thừa đủ ý thức để chỉ tiếp nhận Sáng thế ký là chuyện
ẩn dụ - thì tôi không khỏi nghi ngờ thực tại về sự cải thiện tâm trí con ngƣời”[2] .
Một trong rất ít nhà bình luận về các tác giả tiếng La tinh và tiếng Hi Lạp
thời xƣa đó là Thomas Taylor, ông đã tƣởng thƣởng xứng đáng cho cổ nhân về sự
phát triển trí tuệ của họ. Trong bản dịch tác phẩm Cuộc đời Pythagoras của
Iamblichus, ta thấy ông nhận xét nhƣ sau: “Vì Pythagoras (theo nhƣ Iamblichus
cho ta biết) đƣợc nhập môn vào mọi Bí pháp ở Byblus và Tyre, đƣợc khai tâm về
những thao tác linh thiêng của ngƣời Syria, đƣợc nhập môn vào các Bí pháp của
ngƣời Phœnicia, cũng nhƣ ông sống 22 năm trong mật điện của các đền thờ Ai
Cập cùng với các pháp sƣ ở Babylon để đƣợc họ giáo huấn về tri thức khả kính
của mình, cho nên tuyệt nhiên chẳng có gì lấy làm lạ khi ông thông thạo về pháp
thuật hoặc thuật thông thần, do đó ông có thể thực hiện những điều vƣợt quá
quyền năng của chỉ một ngƣời phàm và dƣờng nhƣ hoàn toàn không tin đƣợc đối
với những kẻ dung tục [3].
Dƣới mắt họ, chất ether vũ trụ đâu chỉ là một điều nào đó lan tỏa, bị bỏ
trống trong khắp cả khoảng rộng rãi của cõi trời; nó là một đại dƣơng vô biên
cũng có cƣ dân, giống nhƣ biển quen thuộc với ta có những tạo vật nho nhỏ và
quái dị, mỗi phân tử của biển đều có các mầm mống. Cũng giống nhƣ loài cá lúc
nhúc trong đại dƣơng và những nơi nhỏ hơn có nƣớc, mỗi loài đều cư trú ở một
nơi nào đó thích hợp nhất với nó, một số thì thân hữu còn một số thì thù nghịch
với con ngƣời, một số nhìn thú vị còn một số nhìn thấy dễ sợ, một số rút vào
những xó xỉnh yên lặng và hải cảng kẹt giữa đất liền, còn một số bơi tung tăng
giữa biển cả; cũng vậy đủ thứ loài tinh linh ngũ hành đƣợc họ tin rằng ở những

[1]
Iamblichus: tác phẩm “Cuộc đời của Pythagoras”.
[2]
Tác phẩm “Anacalypsis”, quyển I, trang 807.
[3]
Iamblichus: tác phẩm “Cuộc đời Pythagoras”, trang 297.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 241


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

vùng khác nhau trong đại dƣơng ether và thích ứng ăn khớp với điều kiện sống
của riêng mình. Miễn là ta nhớ tới sự kiện khi các hành tinh lƣớt qua không gian
ắt phải tạo ra một sự nhiễu loạn hoàn toàn trong môi trƣờng tế vi và đàn hồi
này, cũng giống nhƣ khi một viên đạn đại bác bay vút qua không khí hoặc một
tàu thủy lƣớt trên mặt nƣớc thì trên qui mô vũ trụ, ta cũng có thể hiểu đƣợc rằng
một vài thế chiếu của hành tinh (cứ thừa nhận rằng các tiên đề của ta là chính
xác) có thể tạo ra nhiều sự xáo động dữ dội và khiến cho các dòng ether chảy
mạnh hơn theo một hƣớng nào đó so với những hƣớng khác. Nếu ta đã chấp
nhận những tiên đề nhƣ thế thì ta cũng có thể hiểu đƣợc tại sao do đủ thứ thế
chiếu của các tinh tú nhƣ vậy, cả đám tinh linh ngũ hành thân hữu hoặc thù ghét
có thể tuôn đổ vào bầu hào quang của ta, hoặc một bộ phận đặc thù nào đó của
nó và gây ra sự kiện mà ta thẩm định đƣợc qua những hiệu ứng là hậu quả của
chúng.
Theo giáo lý cổ truyền thì các tinh linh ngũ hành vô hồn đƣợc tiến hóa ra do
sự vận động không ngừng cố hữu nơi ánh sáng tinh tú. Ánh sáng là lực và lực
đƣợc ý chí tạo ra. Vì ý chí này xuất phát từ đấng thông tuệ không thể sai lầm Ŕ
do đấng này chẳng có một cơ quan vật chất nào để tạo ra tƣ tƣởng của con
người, vì đó là phân thân thuần túy siêu tinh vi của bản thân đấng thiêng liêng
cao nhất (“Ngôi Cha” của Plato) Ŕ cho nên ngay từ khi khai thiên lập địa nó đã
tuân theo những định luật bất di bất dịch để triển khai ra cấu trúc tinh linh ngũ
hành cần thiết cho những thế hệ sau này của điều mà ta gọi là các giống ngƣời.
Mọi giống ngƣời cho dù thuộc về hành tinh này hay một hành tinh khác của vô
vàn hành tinh trong không gian đều có những cơ thể trần tục đƣợc triển khai ra
trong cái khuôn làm bằng cơ thể của một lớp nào đó các tinh linh ngũ hành vốn
vừa mới chết đi trong thế giới vô hình để chuyển kiếp sang cõi hữu hình. Trong
triết học của cổ nhân, không có một mắt xích nào còn thiếu cần phải đƣợc cung
ứng bằng điều mà Tyndall gọi là “óc tƣởng tƣợng có giáo dục”; không có một khe
hở nào cần phải đƣợc lấp đầy bằng cả bộ sách suy đoán duy vật đâm ra cần thiết
cho cái toan tính phi lý muốn giải một phƣơng trình chỉ bằng vào một tập hợp
các lƣợng số; tổ tiên “dốt nát” của chúng ta truy nguyên đƣợc định luật tiến hóa
xuyên suốt toàn thể vũ trụ. Cũng giống nhƣ qui tắc có giá trị khi dần dần tiến từ
một tinh vân cho tới lúc phát triển nên thể xác của một con ngƣời, cũng vậy họ
truy nguyên đƣợc một chuỗi liên tục các thực thể từ chất ether vũ trụ cho tới khi
tinh thần con ngƣời đã nhập thế. Những sự tiến hóa này xuất phát từ thế giới
tinh thần nhập vào thế giới vật chất thô trƣợc rồi băng qua thế giới đó để lại trở
về cội nguồn của vạn vật. Đối với họ, “dòng dõi của các chủng loại” là việc giáng
từ tinh thần (cội nguồn bản sơ của vạn vật) xuống tới “sự thoái hóa nơi vật
chất”. Các thực thể tâm linh, tinh linh ngũ hành này có một vị trí riêng biệt trong
cái chuỗi dây xích tiến hóa này, lƣng chừng giữa hai cực đoan cũng giống nhƣ
mắt xích còn thiếu của ông Darwin giữa loài khỉ và loài ngƣời.
Trong thế giới văn chƣơng, không có một tác giả nào mô tả trung thực hoặc
thi vị về các thực thể này nhiều hơn là là ngài E. Bulwer Lytton tác giả của quyển
Zanoni. Thế mà bản thân ông là “một chuyện không quan trọng”, song đó là một
“ý tƣởng về niềm vui và ánh sáng”, lời lẽ của ông nghe giống nhƣ tiếng vọng
trung thực của ký ức hơn là sự lai láng trào dâng của chỉ óc tƣởng tƣợng.
Ông để cho nhà minh triết Mejnour nói với Glyndon nhƣ sau: “Con ngƣời
càng dốt nát thì lại càng ngạo mạn”. Trong nhiều thời đại, y thấy vô số thế giới
lấp lánh qua không gian giống nhƣ những bọt trong đại dƣơng không bờ bến, chỉ
là những ngọn nến nho nhỏ . . . mà Thiên hựu đã bằng lòng thắp sáng lên chẳng
có mục đích gì khác hơn là khiến cho ban đêm dễ chịu hơn đối với con ngƣời. . .
Thiên văn học đã chỉnh lại cái ảo tƣởng hiếu danh này của loài ngƣời và giờ đây

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 242


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

con ngƣời miễn cƣỡng thú nhận rằng các ngôi sao là những thế giới rộng lớn hơn
và vinh diệu hơn thế giới của chính mình . . . Thế là ở bất cứ nơi đâu trong bản
thiết kế bao la này, khoa học đều thổi một nguồn sống mới vào trong ánh sáng .
. . Vậy là nếu lý luận bằng phép tƣơng tự hiển nhiên, nếu không có một cái lá,
nếu không có một giọt nƣớc mà chỉ hơn một ngôi sao đằng xa kia, một thế giới
đang sống động và có thể ở đƣợc Ŕ thậm chí nếu ngay cả chính con ngƣời cũng
là một thế giới đối với các sinh linh khác, có hàng triệu, hàng tỉ sinh linh bì bõm
trong dòng sông máu của y và ở trong bộ khung của con ngƣời cũng nhƣ ở trên
trái đất Ŕ thì óc phân biện phải trái bình thƣờng (nếu các nhà kinh viện có óc ấy)
cũng đủ dạy cho ta biết rằng cái khoảng bao xung quanh vô tận mà ta gọi là
không gian Ŕ điều vô biên vô hình phân chia trái đất ra cách xa mặt trăng và các
ngôi sao Ŕ cũng chứa đầy sự sống thích đáng tƣơng ứng. Rõ ràng đâu có gì là phi
lý khi giả định rằng sự tồn tại lại lúc nhúc trên mọi chiếc lá, thế nhƣng lại vắng
mặt trong không gian bao la! Định luật của hệ thống lớn cấm ta không đƣợc phí
phạm ngay cả chỉ một nguyên tử; nó chẳng biết có một nơi nào mà không có
một điều gì đó sống động, hít thở . . . Đƣợc thôi, vậy thì bạn có thể quan niệm ra
đƣợc không gian vốn vô biên lại chỉ là một thứ lãng phí dƣ thừa, chẳng có sự
sống, chẳng hữu ích gì cho bản thiết kế duy nhất về tồn tại vũ trụ. . . nhiều hơn
mức một cái lá có cƣ dân trên đó, một quả cầu nhun nhúc tinh linh? Kính hiển vi
cho ta thấy trên chiếc lá có rất nhiều tạo vật; người ta chưa phát minh ra được
cái ống cơ khí nào để khám phá ra những sự vật cao quí hơn và có nhiều năng
lực hơn vốn lởn vởn trong bầu không khí vô biên. Thế nhƣng giữa con ngƣời và
những tạo vật này có một ái lực rất bí nhiệm và khủng khiếp. . . Nhƣng trƣớc hết
linh hồn phải đƣợc tẩy trƣợc khỏi mọi ham muốn trần tục thì mới xuyên thấu qua
đƣợc hàng rào ngăn cách này; linh hồn mà bạn lắng nghe nói phải đƣợc làm cho
mẫn tiệp bằng lòng nhiệt thành sốt sắng . . . Khi bạn đã dọn mình nhƣ thế thì
khoa học có thể trợ giúp đƣợc cho bạn; bản thân thị giác có thể trở nên tinh vi
hơn, các dây thần kinh mẫn tiệp hơn, tinh thần linh hoạt hƣớng ngoại hơn và
chính nguyên tố ngũ hành Ŕ không khí, không gian Ŕ có thể đƣợc làm cho rành
rành hơn và trong suốt hơn bằng một vài bí quyết của hóa học cao cấp. Và điều
này cũng không phải là pháp thuật nhƣ kẻ cả tin gọi thế; nhƣ ta đã thƣờng nói
trƣớc kia, pháp thuật (với vai trò là một khoa học vi phạm định luật thiên nhiên)
không hề tồn tại; pháp thuật chẳng qua chỉ là khoa học giúp ta kiểm soát được
thiên nhiên. Thế mà trong không gian có cả triệu sinh linh, theo sát nghĩa không
mang tính cách tâm linh, vì chúng đều giống nhƣ những con thú nhỏ mà mắt
phàm ta không thấy đƣợc, đó là một vài dạng vật chất, mặc dù vật chất tế nhị,
loãng nhƣ không khí và tinh vi đến nỗi có thể nói đó chỉ là một lớp phim, một lớp
màng nhện mà tinh thần khoác lấy . . . Thế nhƣng thật ra thì các chủng loại này
khác nhau rất nhiều . . . một số có minh triết tuyệt vời, một số đầy ác ý khủng
khiếp; một số thù nghịch với con ngƣời giống nhƣ yêu tinh, một số dịu dàng nhƣ
các thiên sứ giữa trời và đất . . . Trong số đó thì ma vƣơng nghiệp chƣớng là thứ
vƣợt trội về ác ý và sự thù ghét hơn hết so với bộ tộc của mình; ma lực của mắt
y làm cho kẻ can đảm nhất cũng phải bủn rủn tay chân và y có quyền năng chế
ngự đƣợc tinh thần con ngƣời tỉ lệ chính xác với mức độ sợ hãi của con ngƣời”[1].
Đây là sự phác họa không đầy đủ về tinh linh ngũ hành không có tinh thần
thiêng liêng do một ngƣời trình bày mà ta có nhiều lý do để tin rằng ông biết
nhiều hơn mức ông sẵn sàng thừa nhận trƣớc mặt công chúng không chịu tin.
Trong chƣơng sau đây, ta sẽ trù tính giải thích một số điều suy đoán bí
truyền của các điểm đạo đồ trong thánh điện về việc con ngƣời đã, đang và có

[1]
Bulwer Lytton, tác phẩm “Zanoni”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 243


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thể sẽ ra sao. Giáo lý mà các ngài giảng dạy trong các Bí pháp Ŕ là cội nguồn
phát sinh ra Cựu Ƣớc và một phần Tân Ƣớc, nó thuộc những ý niệm cao siêu
nhất về đạo đức và sự khải huyền tôn giáo. Trong khi ngƣời ta bỏ mặc việc giải
thích theo nghĩa đen cho sự cuồng tín của giai cấp hạ lƣu thiếu lý trí trong xã hội
thì các giai cấp cao siêu hơn, đa số bao gồm các Điểm đạo đồ lại theo đuổi
nghiên cứu trong sự tịch lặng, trang nghiêm của các đền thờ vốn chỉ thờ phụng
một đấng Thƣợng Đế duy nhất trên Trời.
Các suy đoán của Plato trong tác phẩm Bữa Tiệc bàn về sự sáng tạo ra
những con ngƣời nguyên thủy và phần tiểu luận về Khởi nguyên vũ trụ trong tác
phẩm Timæus phải đƣợc xét theo tính cách ẩn dụ, nếu ta có chấp nhận chúng.
Chính ý nghĩa ẩn tàng này của Pythagoras trong tác phẩm Timæus, Crytalus và
Parmenides cùng với một vài tam bộ luận và đối thoại khác đã đƣợc các môn đồ
Tân Plato đánh bạo xiển dƣơng trong chừng mực mà lời thề thông thần giữa bí
mật cho phép. Giáo lý của Pythagoras theo đó Thượng Đế là trí tuệ vũ trụ bàng
bạc xuyên suốt vạn vật, cũng nhƣ tính giáo điều về tính bất tử của linh hồn là
những đặc điểm nổi bật trong các giáo huấn xét theo biểu kiến là không thích
đáng này. Lòng một đạo và sự sùng tín mà Plato dành cho các BÍ PHÁP cũng đủ
bảo đảm việc ông để cho sự bép xép của mình thắng lƣớt đƣợc cái ý thức trách
nhiệm sâu sắc mà mọi cao đồ đều cảm nhận. Trong tác phẩm Phœdrus [1] ông có
nói: “Kẻ nào thƣờng xuyên tự hoàn thiện mình nơi các BÍ PHÁP hoàn hảo thì chỉ
kẻ đó mới trở nên thực sự toàn bích”.
Ông chẳng mất công che giấu sự khó chịu của mình khi các Bí pháp trở nên
ít bí mật hơn trƣớc kia. Thay vì làm chúng bại hoại bằng cách hạ thấp chúng vừa
tầm với của đại chúng, ông lại bo bo giữ kỹ chúng không cho mọi ngƣời biết
ngoại trừ các môn đồ tha thiết nhất và xứng đáng nhất [2] . Trong khi ông đề cập
tới chƣ thần linh, thì bất cứ trang sách nào ta cũng không nghi vấn đƣợc thuyết
nhất thần của ông, vì trọn cả sợi chỉ xuyên suốt bản luận văn của ông biểu thị
rằng ông dùng từ ngữ chư thần để chỉ một lớp tinh linh thấp kém hơn chƣ thần
trên thang tiến hóa và chỉ cao hơn loài ngƣời một cấp. Ngay cả Josephus cũng
nhận thức và nhận ra đƣợc sự kiện này, mặc dù giống dân của ông tự nhên là có
thành kiến. Trong phần đả kích nổi tiếng về Apion, sử gia này bảo rằng [3] : “Tuy
nhiên trong số những ngƣời Hi Lạp triết lý phù hợp với sự thật đâu phải không có
những ngƣời chẳng biết gì . . . Họ cũng đâu phải không nhận ra đƣợc rằng sự hời
hợt lạnh lùng trong các ẩn dụ thần thoại, chính vì vậy mà họ mới khinh thƣờng
các thần thoại theo đúng lẽ . . . Vì thế Plato xúc động mạnh nên bảo rằng không
cần phải nhận bất cứ ngƣời nào trong các thi sĩ vào „Khối thịnh vƣợng chung‟;
ông nhã nhặn bác bỏ Homere sau khi đã tôn vinh ông ta và xức dầu cho ông ta
để cho ông ta thật sự không dùng các thần thoại của mình để dẹp bỏ đức tin
chính thống về Thượng Đế duy nhất”.
Những ngƣời nào có thể phân biệt đƣợc tinh thần chân chính của triết học
Plato ắt khó lòng thỏa mãn với sự đánh giá Plato mà Jowett đã trình bày với bạn
đọc. Ông bảo rằng Timæus gây ảnh hƣởng lên đƣợc hậu thế phần nào là do các
môn đồ Tân Plato hiểu lầm giáo lý của tác giả. Ông khiến ta tin rằng những ý
[1]
Cory, tác phẩm “Phœdrus”, I, trang 328.
[2]
Khẳng định này đƣợc chính Plato bổ chứng, ông bảo rằng: “Bạn cho rằng trong
bài thuyết trình trƣớc kia, tôi đã giải thích cho bạn chƣa đủ về bản chất của Điều Bản Sơ,
tôi cố tình nói theo kiểu đánh đố để cho trong trƣờng hợp bảng biểu ấy xuất hiện do tình
cờ gặp sự cố ở nơi đất liền hoặc biển cả, thì kẻ nào chưa có kiến thức trước đó về đề tài
này ắt không thể hiểu được nội dung của nó”. (“Plato”, Bức thƣ II, trang 312; Cory: “Các
Mảnh vụn Cổ truyền”.
[3]
“Josephus chống lại Apion”, ii, trang 1079.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 244


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

nghĩa ẩn tàng mà họ tìm thấy trong tác phẩm Đối Thoại là “hoàn toàn khác với
tinh thần Plato”. Điều này tƣơng đƣơng với việc giả định rằng Jowett hiểu cái
thần ấy thật sự là gì; trong khi sự phê phán của ông về đề tài đặc thù này thật ra
lại cho thấy rằng ông tuyệt nhiên không thâm nhập đƣợc vào cái thần ấy. Nếu
theo nhƣ ông bảo ta, các Ki Tô hữu dƣờng nhƣ tìm thấy trong tác phẩm của ông
tam vị nhất thể, ngôi lời, giáo hội và sự sáng tạo ra thế giới theo nghĩa Do Thái,
thì đó là vì tất cả đã sẵn có, do đó họ tìm thấy nó thì cũng tự nhiên thôi. Cái kết
cấu bên ngoài thì giống nhau nhƣng cái thần làm linh hoạt nghĩa đen trong giáo
huấn của triết gia ấy đã biến đâu mất rồi và chúng ta ắt hoài công mƣu tìm nó
qua những giáo điều khô khan trong thần học Ki Tô. Bây giờ thì con Nhân sƣ
cũng giống hệt nhƣ nó vào lúc bốn thế kỷ trƣớc Công nguyên; nhƣ Œdipus không
còn nữa. Y đã bị giết chết vì y ban ra cho thế giới điều mà thế giới chƣa đủ chín
muồi để tiếp nhận. Y là hiện thân của chân lý và y phải chết giống nhƣ mọi sự
thật vĩ đại phải đƣợc chết trƣớc khi nó hồi sinh từ đống tro tàn giống nhƣ con
Phƣợng hoàng thời xƣa. Mọi ngƣời dịch tác phẩm của Plato đều nhận thấy triết lý
của các nhà nội môn bí giáo giống giáo lý Ki Tô một cách kỳ lạ và mỗi ngƣời cố
gắng thuyết giải điều này theo những cảm xúc tôn giáo của riêng mình. Thế là
Cory trong tác phẩm Các Mảnh vụn Cổ truyền ra sức chứng tỏ rằng đó chẳng qua
là chỉ giống nhau bề ngoài, và ông làm hết sức mình để hạ bệ sự ngƣỡng mộ của
công chúng đối với Đơn nguyên của Pythagoras và đề cao đấng thiêng liêng nhân
hình sau này dựa trên những tàn tích cũ. Khi ủng hộ Pythagoras thì Taylor đã
hành động không khách sáo với Thƣợng Đế theo thánh Moses. Zeller can đảm
cƣời nhạo các cao vọng của những Đức Cha trong Giáo hội; bất chấp lịch sử và
niên đại học, và chẳng cần biết thiên hạ có muốn hay không, các Đức Cha vẫn
khăng khăng cho rằng Plato và trƣờng phái của ông đã trộm cƣớp những đặc
điểm nổi bật trong Ki Tô giáo. May cho chúng ta cũng nhƣ không may cho Giáo
hội La Mã khi cái trò xảo thuật đó mà Eusebius cần cầu viện tới thì lại khá ƣ là
khó khăn trong thế kỷ hiện nay. Vào thời Giám mục Cæsarea, ngƣời ta dễ xuyên
tạc niên đại học “để có đƣợc sự đồng bộ hơn” là so với thời nay và trong khi lịch
sử vẫn còn đấy thì ai mà chẳng biết Plato đã sống 600 năm trƣớc khi Irenæus
mƣu tính lập nên một học thuyết mới dựa trên những tàn tích của Học viện Plato
xƣa cũ hơn.
Giáo lý về Thƣợng Đế cho rằng ngài là trí tuệ vũ trụ bàng bạc xuyên suốt
vạn vật vốn là nền tảng của mọi triết lý thời xƣa. Ta không bao giờ có thể hiểu rõ
hơn về các tín điều Phật giáo nếu không nghiên cứu triết học Pythagoras (vốn là
sự phản ánh trung thực của các tín điều Phật giáo); các giáo điều này cũng thoát
thai từ cội nguồn ấy giống Bà la môn giáo và Ki Tô giáo thời sơ khai. Quá trình
tẩy trƣợc bằng chuyển kiếp Ŕ đầu thai Ŕ cho dù đã bị nhân hình hóa một cách
thô thiển vào thời kỳ sau này thì chỉ nên đƣợc coi là một giáo lý bổ sung đã bị
phép ngụy biện của thần học xuyên tạc với mục đích nắm chắc hơn tín đồ thông
qua một điều mê tín dị đoan bình dân. Cả Đức Phật Thích Ca lẫn Pythagoras đều
không dự tính giảng dạy ẩn dụ thuần túy siêu hình này theo nghĩa đen. Xét về
mặt bí truyền thì nó đƣợc giải thích trong “điều Bí nhiệm” về Kounboum [1] và có
liên quan tới cuộc hành hƣơng thuần túy tâm linh của hồn ngƣời. Các học giả
chẳng hi vọng gì tìm ra đƣợc giải pháp chân chính cho những điều tế nhị trong
siêu hình học dựa theo nghĩa đen trong pho kinh điển Phật giáo. Những điều tinh
tế siêu hình này làm mệt mỏi khả năng tƣ tƣởng do việc nghiền ngẫm nó đòi hỏi
mức độ thâm thúy không thể tƣởng tƣợng nổi; và khi môn sinh tự tin rằng mình
đang tiến gần nhất tới mức khám phá thì y lại xa sự thật hơn bao giờ hết. Ta có

[1]
Xem Chƣơng IX, trang 302.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 245


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thể thấu triệt đƣợc mọi giáo lý trong hệ thống Phật giáo gây rối trí bằng cách tiến
hành theo đúng phƣơng pháp của Pythagoras và Plato, nghĩa là đi từ cái chung
đến cái riêng, từ điều phổ quát tới điều đặc thù. Bí quyết của nó vốn ở nơi những
tín điều thần bí tinh vi về sự lƣu nhập tâm linh của sự sống thiêng liêng. Đức
Phật có dạy: “Kẻ nào chƣa quen thuộc với giáo lý của ta mà đã bỏ xác thì phải
trở lại trần thế cho tới khi trở thành một Sa môn toàn bích. Để đạt mục tiêu này,
y phải diệt đƣợc ba khía cạnh của Hão huyền nơi bản thân mình [1] . Y phải diệt
dục, hiệp nhất và đồng nhất hóa mình với Chánh pháp (giáo huấn trong Giáo lý
bí nhiệm) và hiểu thấu đƣợc tôn giáo về sự tịch diệt.”
Ở đây sự tịch diệt chỉ nhằm nói tới vật chất của cả thể hữu hình lẫn thể vô
hình; vì anh hồn vẫn còn là vật chất cho dù tinh vi đến đâu đi nữa. Cũng tác
phẩm ấy cho biết rằng Đức Phật ngụ ý muốn nói gì khi đề cập tới “chất bản sơ
vốn vĩnh hằng và thƣờng trụ”. Sự khải huyền cao nhất của nó là chất ether sáng
chói, thuần khiết, tức không gian vô biên, vô tận, không phải là hƣ không do
thiếu vắng các hình tƣớng mà ngƣợc lại là nền tảng của mọi hình tướng và có
trƣớc các hình tƣớng. “Nhƣng chính sự hiện diện của các hình tướng cho thấy đó
là sự tạo tác của Hão huyền Maya và mọi trò ảo hóa của Maya chẳng là gì đứng
trƣớc thực tại không ai sinh ra tức TINH THẦN mà mọi sự vận động phải mãi mãi
chấm dứt nơi sự an nghỉ linh thiêng và thâm thúy của nó”.
Nhƣ vậy, đối với triết học Phật giáo thì tich diệt chỉ có nghĩa là vật chất tản
mác đi, cho dù nó có thể ở trong hình tƣớng hoặc dáng vẻ giống hình tƣớng nào
đi chăng nữa; bởi vì vạn vật mà có hình tƣớng thì đều đƣợc tạo ra do đó nó sớm
muộn gì cũng phải bị tiêu diệt, nghĩa là thay đổi hình tƣớng; vì vậy giống nhƣ bất
cứ điều gì tạm bợ mặc dù có vẻ thƣờng trụ, nó chẳng qua chỉ là Hão huyền,
Maya; đó là vì thời gian vĩnh hằng vốn vô thủy vô chung cho nên kỳ gian ít nhiều
kéo dài của một hình tƣớng đặc thù nào đó có thể nói là qua đi giống nhƣ một tia
chớp lóe trong khoảnh khắc. Trƣớc khi ta có thời gian nhận thức đƣợc mình vừa
mới nhìn thấy nó thì nó đã đi mất biệt mãi mãi rồi; vì thế cho nên ngay cả các
thể tinh vi của ta bằng chất ether thuần túy, chẳng qua cũng chỉ là hão huyền
của vật chất, chừng nào chúng vẫn còn giữ lại cái hình thức trần tục của mình.
Các Phật tử bảo rằng phàm tƣớng này thay đổi theo phƣớc và tội của ngƣời ta
trong lúc sinh thời và đây chính là sự đầu thai chuyển kiếp. Khi thực thể tâm linh
mãi mãi tách ra khỏi hạt vật chất thì chỉ lúc đó nó mới nhập vào Niết Bàn vĩnh
hằng thƣờng trụ. Y tồn tại nơi tinh thần, nơi chân không, với vai trò là một hình
tƣớng, một hình thể, một dáng vẻ, y đã hoàn toàn bị tiêu diệt, thế là y chẳng còn
chết nữa vì chỉ có tinh thần mới không phải là Maya mà là THỰC TẠI duy nhất
trong cái vũ trụ hão huyền bao gồm các hình tƣớng vô thƣờng này.
Những tín điều chính yếu của triết học Pythagoras vốn dựa trên giáo lý này
của Phật giáo. Các môn đồ Pythagoras thắc mắc: “Chẳng biết cái tinh thần vốn
mang lại sự sống và sự vận động, vốn tham gia vào bản chất của ánh sáng, liệu
nó có bị rút gọn ta thành phi thực thể chăng? Liệu cái tinh thần nhạy cảm nơi
những con thú vốn vận dụng đƣợc trí nhớ (một trong các quan năng thuần lý) có
thể chết đi và chẳng còn là gì nữa chăng?” Và Whitelock Bulstrode trong khi bênh
vực cho Pythagoras rất tài tình đã xiển dƣơng học thuyết này bằng cách nói thêm
rằng: “Nếu bạn bảo rằng những con thú phà chân linh của mình vào trong không
khí và nó biến mất trong đó thì tôi nhất định tranh cãi điều này. Thật ra thì theo
Laertius, không khí là nơi thích hợp để tiếp nhận các chơn linh và nó chứa đầy

[1]
“Điều Hão huyền là vật chất biểu lộ ra ba mặt nơi trần thế, là hồn tinh anh tức
hồn nguyên thủy, hoặc thể xác và hồn lƣỡng tính của môn đồ Plato, tức là hồn có lý tính
và hồn phi lý tính”, xem chƣơng kế tiếp.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 246


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

linh hồn; còn theo Epicurus thì không khí chứa đầy nguyên tử vốn là nguyên thể
của vạn vật; đó là vì ngay cả nơi mà ta bƣớc trong đó và chim bay trong đó cũng
có nhiều bản chất tâm linh đến nỗi ta chẳng thấy đƣợc nó, và vì vậy nó có thể
tiếp nhận đƣợc các hình tƣớng, vì hình tƣớng của mọi cơ thể vốn nhƣ thế; ta chỉ
có thể nhìn thấy và nghe thấy đƣợc những hậu quả của nó; bản thân không khí
vốn quá tinh vi và vƣợt trên năng lực của thời đại. Thế còn cái chất ether nơi cõi
cao thì sao và đâu là những ảnh hƣởng hoặc hình tƣớng từ đó giáng xuống đây?”
Môn đồ Pythagoras cho rằng chơn linh của các tạo vật vốn là phân thân của
những bộ phận tinh vi nhất của chất ether, là phân thân, là THẦN KHÍ, nhưng
không phải là hình tướng. Mọi triết gia đều nhất trí rằng chất ether vốn bất hoại
và điều gì vốn bất hoại thì đâu có bị tiêu diệt khi nó tách rời ra khỏi hình tướng,
cho nên nó mới xứng danh là BẤT TỬ. Các Phật tử thắc mắc: “Nhƣng điều vốn
không có hình thể, không có hình tướng, không cân đong đo đếm đƣợc, không
nhìn thấy đƣợc và không phân chia ra đƣợc, liệu điều đó có tồn tại hay chăng?”
Xin đáp rằng “đó chính là Niết Bàn”. Nó là CHÂN KHÔNG, không phải là một cõi
mà nói cho đúng ra là một trạng thái. Một khi đã đạt tới Niết Bàn thì con ngƣời
thoát khỏi những hậu quả của “Tứ Đế”, vì hậu quả chỉ đƣợc tạo ra do có một
nguyên nhân nào đó, thế mà mọi nguyên nhân đều bị diệt vong trong trạng thái
này.
“Tứ Diệu Đế” là nền tảng của toàn bộ giáo lý Phật giáo về Niết Bàn. Bát Nhã
Ba La Mật Đa Tâm Kinh [1] dạy rằng đó là 1. Khổ Đế, tức sự tồn tại của đau khổ,
2. Tập Đế, tức việc tạo ra đau khổ, 3. Diệt Đế, tức việc tiêu diệt đau khổ, 4. Đạo
Đế, tức con đƣờng để diệt khổ. Nguồn gốc của đau khổ ở đây mà ra? Ŕ Do sự
Tồn tại. Do Sinh ra tồn tại, rồi nối tiếp mới có Lão, Bệnh và Tử; vì ở bất cứ nơi
đâu có hình tƣớng thì ở đó có nguyên nhân của sự đau khổ và đau đớn. Chỉ Tinh
thần mới không có hình tƣớng, vì vậy ta mới có thể nói là nó không tồn tại. Bất
cứ khi nào chơn nhơn (con ngƣời tinh anh trong nội giới) đạt tới mức trở nên cực
độ tâm linh do đó vô sắc tƣớng, thì y mới đạt tới trạng thái cực lạc. PHÀM NHƠN
với tƣ cách một thực thể nơi ngoại giới đã bị tiêu diệt, nhƣng thực thể tâm linh
với cuộc sống nội giới sẽ sống đời đời, vì tinh thần vốn bất hoại và bất tử.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đƣợc sự đồng nhất của hai học thuyết dựa
vào cái thần trong giáo huấn của cả Đức Phật lẫn Pythagoras. Hồn thế giới thấm
nhuần vạn vật, tức Anima Mundi, chính là Niết Bàn; còn Phật trên cƣơng vị một
tôn danh chung chính là đơn nguyên của Pythagoras đã đƣợc nhân cách hóa. Khi
an dƣỡng nơi Niết Bàn tức cực lạc tối hậu; Phật chính là đơn nguyên chơn thần
tịch tịnh, ngự trong u minh và tịch lặng; Phật cũng là Brahman vô hình, Đấng
thiêng liêng cao cả nhƣng ta không thể biết được, ngài thấm nhuần trọn cả vũ
trụ mà chẳng ai thấy. Bất cứ khi nào ngài biểu hiện ra vì muốn gây ấn tƣợng cho
loài ngƣời dƣới một hình dạng mà trí năng của ta có thể hiểu đƣợc thì ta gọi đó là
một hóa thân, tức một Thánh vƣơng Cứu thế, tức một phân thân của Tinh thần
Thiêng liêng, Ngôi Lời, Ki Tô, đó chẳng qua chỉ là cùng một thứ. Trong mỗi
trƣờng hợp thì “Ngôi Cha” ngự trong Ngôi Con và Ngôi Con cũng ở nơi “Ngôi
Cha”. Tinh thần bất tử phù hộ cho phàm nhân hữu hoại. Nó nhập vào con ngƣời,
thấm nhuần trọn cả bản thể của y, biến y thành một thần linh và giáng xuống cái
đền thờ tạm trần tục này. Giáo lý dạy rằng mọi ngƣời đều có thể thành Phật. Và
thế là trong suốt hàng dãy thời đại vô tận, ta thấy thỉnh thoảng có những ngƣời
ít nhiều thành công trong việc hiệp nhất “với Thƣợng Đế” (tạm gọi nhƣ vậy). Còn
chúng tôi xin mạn phép dịch là hiệp nhất với tinh thần của chính mình. Các Phật
tử tôn xƣng những vị đó là La hán. La hán là cấp kế Phật, không ai bì kịp ngài về

[1] “
Minh Triết Toàn Bích”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 247


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

khoa học tiếp điển tức các thần thông phép lạ. Một vị fakir đã minh chứng rõ cho
thuyết này về mặt thực hành nhƣ Jacolliot đã chứng tỏ.
Ngay cả cái gọi là những chuyện hoang đường trong một số kinh sách Phật
giáo, nếu tƣớc bỏ đi ý nghĩa ẩn dụ, thì cũng té ra là giáo lý bí nhiệm mà
Pythagoras đã giảng dạy. Trong kinh tạng Nam phạn có Bổn sanh truyện,
Jutakās, trình bày 550 kiếp đầu thai của Đức Phật. Chúng tƣờng thuật ngài đã
xuất thân nhƣ thế nào trong mọi dạng đời sống động vật và làm linh hoạt mọi
chúng hữu tình trên trần thế từ con côn trùng nhỏ xíu cho tới con chim, con thú
và cuối cùng là con ngƣời, hình ảnh tiểu vũ trụ của Thƣợng Đế trên trần thế. Nếu
phải xét theo nghĩa đen thì nó ngụ ý mô tả việc cùng một tinh thần thiêng liêng
bất tử cá biệt thật sự tồn tại và chuyển hóa lần lƣợt làm linh hoạt mọi loại chúng
hữu tình hay sao? Đúng hơn ta nên hiểu theo các nhà siêu hình học Phật giáo
rằng mặc dù tinh thần cá biệt của con ngƣời có vô số, nhƣng xét theo tập thể thì
chúng chỉ là một, giống nhƣ mọi giọt nƣớc lấy ra từ đại dƣơng (nói theo bóng
gió) có thể tồn tại cá biệt, thế nhƣng vẫn là một với các giọt nƣớc còn lại hợp
thành đại dƣơng; cũng thế, mọi tinh thần của con ngƣời đều là một điểm lấp lánh
trong ánh sáng duy nhất thấm nhuần tất cả? Phải chăng tinh thần thiêng liêng ấy
làm linh hoạt đóa hoa, hạt đá hoa cƣơng trên sƣờn núi, con sƣ tử, con ngƣời?
Các bậc Đạo trƣởng Ai Cập cũng nhƣ môn đồ Bà la môn và Phật tử ở phƣơng
Đông cùng với một số triết gia Hi Lạp thoạt đầu chủ trƣơng rằng tinh thần làm
linh hoạt hạt bụi, ẩn tàng bên trong hạt bụi, cũng lại làm linh hoạt con ngƣời và
biểu lộ nơi y qua trạng thái hoạt động cao siêu nhất. Giáo lý đó cũng dạy linh
hồn con ngƣời sẽ dần dần dung hợp trở lại vào bản thể của tinh thần tổ phụ
nguyên sơ vốn lúc nào cũng mang tính đại đồng vũ trụ. Nhƣng giáo lý chƣa bao
giờ hàm ý là chơn ngã tâm linh bị tiêu diệt mà chỉ có sự tản mạn các hình tướng
bên ngoài của con ngƣời sau khi y đã chết trên cõi trần cũng nhƣ khi y đang tại
thế. Còn ai thích hợp hơn để truyền thụ cho ta những điều bí mật về bên kia cửa
tử (mà ngƣời ta đã sai lầm nghĩ rằng không thể thâm nhập đƣợc) hơn là những
ngƣời nhờ kỷ luật tự giác, sống một cuộc đời có chủ đích thanh khiết, đã thành
công hiệp nhất với “Thƣợng Đế” của mình và đƣợc thoáng thấy một số điều về
chân lý vĩ đại cho dù nó bất toàn đến đâu đi chăng nữa [1] . Các nhà thấu thị này
kể cho ta những câu chuyện kỳ lạ về đủ loại hình tƣớng mà các anh hồn đã thoát
xác khoác lấy; những hình tƣớng này là phản ảnh cụ thể (mặc dù mang tính chất
tâm linh) của trạng thái tâm trí trừu tƣợng, và tƣ tƣởng của con ngƣời đã từng
tại thế.
Thật là phi lý khi buộc tội triết học Phật giáo là bác bỏ một Đấng Tối Cao tức
Thƣợng Đế, bác bỏ tính bất tử của linh hồn (tóm lại là vô thần) dựa trên cơ sở
theo giáo lý Phật giáo thì Niết Bàn nghĩa là tịch diệt, còn Chơn như KHÔNG PHẢI
là một người mà là hư vô. Từ ngữ En (tức Ayīn) trong thuật ngữ En Soph của Do
Thái giáo cũng có nghĩa là hư vô tức không phải là vật gì hết, không tồn tại; thế
nhƣng có ai dám khinh thị Do Thái giáo là vô thần đâu. Trong cả hai trƣờng hợp
thì chân ý nghĩa của thuật ngữ hư không truyền thụ ý niệm Thƣợng Đế không
phải là một sự vật, không phải là một Đấng cụ thể hoặc hữu hình và ta không
thể áp dụng đúng đắn cho Ngài một hồng danh diễn tả bất cứ sự vật nào mà ta
biết trên trần thế.

[1]
Porphyry tin rằng Plotinus (thầy của mình) đã hiệp nhất với “Thƣợng Đế” sáu lần
trong buổi sinh thời và phàn nàn bản thân mình chỉ hai lần đạt tới mức đó.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƢƠNG VIII Trang 248


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG IX

-
-
-
-
-
- .
-
-
-
-
-
-
-
-

“Bạn không thể gọi đó là sự điên rồ nếu bạn tỏ ra không biết đó là gì?”
TERTULLIAN, Tác phẩm Lời Xin Lỗi.

“Đây không phải là vấn đề ngày hôm nay,


Hoặc ngày hôm qua mà là vấn đề của muôn đời;
Chẳng điều gì bảo cho ta biết nó từ đâu mà ra hoặc làm thế nào đạt được như
vậy!”
SOPHOCLES

“Tin vào điều siêu tự nhiên vốn là một sự kiện tự nhiên, sơ khai, đại đồng thế giới,
và thường xuyên trong sinh hoạt và lịch sử của loài người. Không tin vào điều siêu tự
nhiên làm nảy sinh ra thuyết duy vật, thuyết duy vật sinh ra thuyết đa dục, sự đa dục
gây ra nhưng cơn chấn động xã hội, và giữa những cơn bão tố đó con người lại học cách
tin tưởng và cầu nguyện.”
GUIZOT

“Nếu bất cứ ai nghĩ rằng những điều này là không thể tin được, thì y cứ việc giữ ý
kiến đó cho bản thân chứ đừng cãi lại những người do những diễn biến ấy bị thúc đẩy
phải nghiên cứu về đức hạnh”.
JOSEPHUS

Giờ đây chúng tôi xin chuyển từ quan điểm về lực và vật chất của Pythagore
cũng như Plato sang triết lý của kinh Kabala về nguồn gốc của con người và so
sánh triết lý đó với thuyết tuyển trách tự nhiên mà Darwin và Wallace phát biểu.
Có lẽ chúng tôi ắt tìm ra được nhiều lý do để tin cổ nhân với sáng kiến đi theo

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 249


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chiều hướng mà chúng tôi đang khảo sát. Theo ý chúng tôi thì thuyết bàn về sự
tiến bộ tuần hoàn không cần phải có bằng chứng xác đáng hơn so với sự giác ngộ
tương đối của thời trước cũng như thời Giáo hội với các Đức Cha, khi ta xét về
hình dáng của trái đất và sự chuyển động của các hệ thống hành tinh. Ngay cả
khi thiếu những bằng chứng khác thì sự dốt nát của Augustine và Lactantius (vốn
dẫn dắt toàn thể Giáo hội Ki Tô đi lạc đường, về những vấn đề này mãi cho tới
thời kỳ Galileo) ắt đánh dấu sự lược bỏ của tri thức loài người khi chuyển từ thời
đại này sang thời đại khác.
“Lớp áo khoác bằng da” (được đề cập ở Chương ba của Sáng thế ký và được
dành cho Adam cũng như Eve) được một số triết gia thời xưa giải thích có nghĩa
là những cơ thể bằng xương bằng thịt mà tổ tiên loài người đã khoác lấy trải qua
diễn tiến của các chu kỳ. Họ quả quyết rằng hình tướng thể chất giống như thần
linh càng ngày càng thô trược cho tới khi đạt tới đáy của điều có thể gọi là chu kỳ
tâm linh cuối cùng, để rồi loài người bước vào vòng cung thăng lên thuộc chu kỳ
nhân loại đầu tiên. Thế rồi bắt đầu một loạt các chu kỳ tức yogas liên tiếp, con số
năm chính xác cấu thành mỗi chu kỳ vẫn còn là điều bí mật không ai vi phạm
được trong khuôn viên của thánh điện và chỉ tiết lộ cho các điểm đạo đồ. Ngay
khi loài người bước vào một thời đại mới thì thời đại đồ đá (chu kỳ trước đó đã
kết thúc bằng) bắt đầu dần dần hòa nhập vào thời đại tiếp sau cao siêu hơn. Trải
qua mỗi thời đại hoặc thời kỳ liên tiếp thì con người lại tinh anh hơn cho đến khi
đạt tới đỉnh cao toàn bích có thể đạt được trong chu kỳ đặc thù ấy. Thế rồi làn
sóng thoái trào của thời gian lại mang theo những vết tích về sự tiến bộ trí thức
và xã hội của loài người. Hết chu kỳ này nối tiếp chu kỳ kia qua những sự chuyển
tiếp không ai nhận thấy được; các quốc gia văn minh cao cấp phồn thịnh, tăng
trưởng về quyền lực, đạt tới đỉnh cao phát triển rồi lại suy thoái và bị tiêu diệt;
thế là loài người khi đạt tới cuối vòng cung tuần hoàn thấp lại đắm chìm vào sự
dã man như lúc ban đầu. Các vương quốc đã sụp đổ và các quốc gia đã nối tiếp
nhau từ lúc khởi đầu thời gian cho tới tận ngày nay, các giống dân thay phiên
nhau leo lên đỉnh cao nhất rồi lại tụt xuống mức phát triển thấp nhất. Draper
quan sát thấy rằng không có lý do gì để giả định rằng cùng một chu kỳ nào đó
được áp dụng cho cả loài người. Ngược lại, trong khi con người ở một phần của
hành tinh này trong tình trạng suy thoái thì một bộ phận khác trên hành tinh,
con người có thể đang tiến bước về sự giác ngộ và văn minh.
Thuyết này tương tự xiết bao với luật vận động của hành tinh khiến cho tinh
cầu cá thể xoay tròn quanh trục của mình; và nhiều hệ thống chạy vòng vòng
xung quanh mặt trời của riêng mình; trọn cả tập đoàn tinh tú đi theo một con
đường chung vòng quanh một tâm điểm chung. Khi hành tinh quay xung quanh
trục và băng ngang qua vòng hoàng đạo (vốn tiêu biểu cho chu kỳ nhỏ và chu kỳ
lớn [1] thì ta có sống và chết, ánh sáng và bóng tối, ngày và đêm trên hành tinh.
Ta hãy nhớ lại tiên đề công lý của Hermes: “Trên sao dưới vậy; trên trời ra sao
thì dưới trần thế cũng vậy”.
Ông Alfred R. Wallace lập luận một cách lành mạnh rằng sự phát triển của
con người đáng chú ý về tổ chức trí tuệ hơn là hình tướng bên ngoài. Ông quan
niệm con người khác con thú do con người có thể chịu đựng được những thay đổi
lớn về tình huống và thay đổi hoàn toàn môi trường xung quanh mà không bị
biến đổi rõ rệt về cấu trúc và hình dạng cơ thể. Y đối phó với sự thay đổi khí hậu
bằng cách tương ứng biến đổi quần áo, chỗ trú, vũ khí và nông cụ. Cơ thể y có

[1]
Nghe nói Orpheus đã gán cho chu kỳ lớn kéo dài 120.000 năm, còn Cassandrus
cho rằng nó kéo dài 136.000 năm. Xem Censorinus: “Bàn về Ngày sinh” và “Các Mảnh
vụn Thiên văn và Niên đại học”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 250


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thể ít lông lá hơn, đứng thẳng hơn, có màu da và tỉ lệ kích thươc khác đi, “đầu và
mặt liên quan trực tiếp với cơ quan trí tuệ là phương tiện biểu diễn những sự vận
động tinh tế nhất của bản chất y”, chỉ có đầu và mặt mới thay đổi theo sự phát
triển của trí năng. Có một lúc mà “y chưa đạt được sự phát triển kỳ diệu bộ óc, là
cơ quan của trí tuệ; giờ đây ngay cả trong những mẫu người thấp kém nhất thì
bộ óc cũng nâng con người vượt xa những con thú cao cấp nhất so với thời kỳ mà
y vẫn có hình tướng nhưng chưa được bao nhiêu bản chất con người, lúc y chưa
có được ngôn ngữ loài người cũng như những xúc cảm đạo đức và thiện cảm”.
Hơn nữa, ông Wallace bảo rằng: “Con người có thể đã – thật ra tôi tin rằng ắt đã
là – từng một lần là một giống loài đồng chất . . . nơi con người, lớp khoác đầy
lông lá trên cơ thể hầu như đã biến mất hoàn toàn”. Ông Wallace nhận xét thêm
về những người ăn lông ở lỗ tại Les Eyzies “. . . gương mặt bè bè ra, nhánh lên
của hàm dưới phát triển mạnh . . . biểu thị khả năng cơ bắp khổng lồ và thói
quen của một giống người dã man hung tợn”.
Đó là những thoáng thấy về con người mà nhân loại học đã cung cấp cho ta
khi con người đạt tới đáy của một chu kỳ hoặc khởi đầu một chu kỳ mới. Ta hãy
xem trắc tâm học thần nhãn bổ chứng cho chúng được đến đâu. Giáo sư Denton
đưa một mẩu xương đã hóa thạch cho vợ mình khảo sát mà không hé răng cho
bà Denton biết đó là món đồ gì. Nó ngay tức khắc gợi lên nơi bà những hình ảnh
về người ngợm và phong ảnh mà ông nghĩ rằng thuộc thời kỳ đồ đá. Bà thấy
người ta gần giống như khỉ, thân thể đầy lông lá “dường như thể lớp lông tự
nhiên đáp ứng được mục đích của quần áo”. Bà nói thêm: “Tôi thắc mắc chẳng
biết y có thể đứng thằng hoàn toàn chăng, xương háng của y dường như được
cấu tạo sao cho y có vẻ như không đứng thằng hoàn toàn được. Đôi khi tôi thấy
một bộ phận trong cơ thể của một trong những người xem ra có vẻ tương đối
nhẵn nhụi. Tôi có thể thấy lớp da có màu sắc sáng sủa hơn . . . Tôi chẳng biết
liệu người này có thể thuộc về cùng một thời kỳ đó hay chăng . . . Nhìn từ xa thì
khuôn mặt dường như dẹt; hạ đình trông nặng nề, hạ đình có điều mà tôi giả sử
được gọi là xương hàm nhô ra. Phần trên trán của đầu thì lõm vào, phần dưới
của nó thì lại lồi ra tạo thành một nếp tròn xung quanh trán, ngay bên trên lông
mày. . . Bây giờ tôi lại thấy một khuôn mặt trông giống như một người mặc dù
trông nó cũng có vẻ lai lai giống khỉ làm sao ấy. Mọi thứ này dường như thuộc
loại có tay dài và cơ thể đầy lông lá” [1] .
Cho dù các nhà khoa học có sẵn lòng thừa nhận hay chăng sự đúng đắn của
thuyết Hermes về cơ tiến hóa vật thể của con người xuất phát từ bản chất tâm
linh cao hơn, bản thân họ cũng cho ta thấy bằng cách nào mà loài người đã tiến
bộ từ mức thấp nhất quan sát được tới mức phát triển hiện nay. Và vì trọn cả
thiên nhiên dường như đều được tạo thành bởi điều tương tự, cho nên liệu có phi
lý hay chăng khi quả quyết rằng cũng sự phát triển tiến bộ ấy của các hình tướng
cá thể đã thịnh hành nơi các cư dân của vũ trụ vô hình? Nếu sự tiến hóa trên cái
hành tinh nhỏ bé vô nghĩa này của chúng ta mà gây ra được những hiệu quả
mầu nhiệm như thế (tạo ra được giống người có lý trí và trực giác từ một loại
hình cao siêu nào đó của họ linh trưởng) thì tại sao lại giả sử rằng cõi không gian
vô biên chỉ là nơi cư trú của những hình tướng thiên thần đã thoát xác? Tại sao
không dành chỗ trong cái địa hạt rộng mênh mông ấy cho những song trùng thể
tâm linh (spiritual duplicates) của tổ tiên đầy lông lá, có tay dài và một phần lý
trí cũng như những người tiền bối và mọi lớp hậu duệ mãi cho tới thời đại chúng
ta? Cố nhiên song trùng thể tâm linh của những thành viên sơ khai trong gia
đình nhân loại ắt cũng thô kệch và chậm phát triển như thể xác của họ. Trong

[1]
Tác giả W. và E. Denton; tác phẩm: “Linh hồn của Vạn vật”, quyển i.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 251


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

khi không thử tính thời kỳ kéo dài của “chu kỳ lớn” thì các triết gia phái Hermes
vẫn quả quyết rằng theo luật tuần hoàn, toàn thể loài người đang sống một ngày
kia tất yếu phải trở về khởi điểm, nơi mà con người thoạt tiên khoác lấy “lớp áo
khoác bằng da” hoặc nói cho rõ hơn thì theo luật tiến hóa, loài người rốt cuộc
phải được tâm linh hóa về mặt thể chất. Trừ phi quí ông Darwin và Huxley đã sẵn
sàng chứng tỏ được rằng con người trong thế kỷ của ta (coi như một con thú về
mặt thể chất và đạo đức) đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện và sự tiến hóa, vì đã đạt
tới đỉnh cao cho nên phải dừng lại không tiến bộ thêm nữa đối với Loài người
hiện đại, còn thì chúng tôi chẳng biết họ làm cách nào mà có thể bài bác được
một sự suy diễn hợp lý như thế.
Trong bài thuyết trình về Tác động của sự Tuyển trạch Tự nhiên đối với Con
người, ông Alfred W. Wallace kết luận phần chứng minh của mình về việc phát
triển các giống người theo luật tuyển trạch bằng cách nói rằng (nếu kết luận của
ông là đúng: “Ta tất yếu phải suy ra rằng các giống người cao hơn – về mặt trí
tuệ và đạo đức – phải thay thế cho các giống người thấp hơn và thoái hóa hơn;
khả năng ‘tuyển trạch tự nhiên’ vẫn còn tác động lên tổ chức trí tuệ, bao giờ
cũng phải đưa tới việc những năng khiếu cao siêu của con người thích ứng hoàn
hảo hơn với tình trạng của thiên nhiên xung quanh và những đòi hỏi cấp thiết
của tình trạng xã hội. Trong khi hình dáng bên ngoài của y có lẽ vẫn không thay
đổi ngoại trừ việc phát triển vẻ đẹp toàn bích trở nên tinh vi và cao cả do năng
khiếu trí tuệ cao nhất và những xúc động đồng cảm, thì cấu tạo tâm trí của y có
thể tiếp tục tiến bộ và được cải thiện cho tới khi thế giới lại là nơi cư trú của chỉ
một giống người gần như thuần chủng, không một cá nhân nào của giống người
ấy lại thấp kém hơn những khuôn mẫu cao cả nhất của loài người hiện nay”.
Những phương pháp khoa học chừng mực và sự thận trọng về những khả năng
theo giả thuyết hiển nhiên là đóng góp phần vào cách diễn tả ý kiến này của nhà
nhân loại học vĩ đại. Thế nhưng điều mà ông nói như trên tuyệt nhiên không
xung đột với những điều khẳng định trong kinh Kabala. Nếu để cho thiên nhiên
hằng tiến bộ vượt quá một bước đối với những suy diễn của ông Wallace về định
luật lớn là “sự sống còn của loài thích hợp nhất” thì trong tương lai ta có khả
năng – thậm chí chắc chắn có một giống dân (giống như Vril-ya trong tác phẩm
Giống dân Sắp tới của Bulwer Lytton) chỉ còn một nấc nữa là lên tới mức các
“Con của Thượng Đế” thời sơ khai.
Ta ắt nhận xét rằng triết lý về các chu kỳ này, vốn được các vị Đạo trưởng
Ai Cập trình bày ẩn dụ thành “vòng thiết yếu”, đồng thời cũng giải thích được ẩn
dụ về “sự Sa đọa của Con người”. Theo sự mô tả của người Ả Rập thì mỗi một
trong bảy phòng ở Kim tự tháp (vốn là biểu tượng lớn nhất trong mọi biểu tượng
vũ trụ) được gọi theo tên của một hành tinh. Kiến trúc đặc thù của Kim tự tháp
tự nó cũng cho thấy tư tưởng siêu hình của con người đã trôi giạt ra sao. Đỉnh
tháp khuất trong bầu trời xanh trong vắt của xứ sở các Pharaohs và tiêu biểu cho
điểm nguyên thủy chìm khuất trong vũ trụ vô hình mà từ đó nảy sinh ra giống
người đầu tiên gồm các nguyên mẫu tâm linh của con người. Từ khi được ướp,
mỗi xác ướp bị mất đi cá tính thể chất của mình theo một nghĩa nào đó và tượng
trưng cho một giống người. Khi được đặt theo một kiểu được tính toán kỹ nhất để
giúp cho “linh hồn” thoát ra, nó khiến cho linh hồn phải đi qua bảy phòng hành
tinh trước khi thoát ra qua đỉnh tháp biểu tượng. Đồng thời mỗi phòng tiêu biểu
cho một trong bảy cõi và một trong bảy loại hình cao cấp của nhân loại thể chất-
tâm linh vốn được cho là cao hơn nhân loại chúng ta. Cứ mỗi 3.000 năm, linh
hồn vốn tiêu biểu cho giống dân phải trở về khởi điểm nguyên thủy trước khi nó
trải qua một sự tiến hóa thêm nữa để được chuyển hóa hoàn hảo hơn về thể chất
và tâm linh. Thật vậy ta phải đi sâu vào siêu hình học bí hiểm của thuyết thần bí

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 252


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Đông phương trước khi ta có thể lĩnh hội trọn vẹn được sự bao la của những đề
tài bao hàm chỉ nội trong một tầm quét của tư tưởng oai nghiêm nơi những người
đặc trưng cho nó.
Khi khởi đầu là một đấng tâm linh hoàn hảo và thuần khiết, Adam trong
Chương thứ nhì của Sáng thế ký, không thỏa mãn với địa vị mà Đấng Hóa Công
qui định cho mình (Hóa công là đứa con cả sinh ra đầu tiên tức Adam Kadmon)
đến lượt Adam thứ nhì là “con người cát bụi” lại kiêu hảnh phấn đấu để trở thành
Đấng Sáng Tạo. Vì tiến hóa ra từ Kadmon thư hùng lưỡng tính cho nên bản thân
Adam này cũng thư hùng lưỡng tính; đó là vì theo những tín ngưỡng xưa nhất
được trình bày ẩn dụ trong tác phẩm Timæus của Plato, các nguyên mẫu của
giống người chúng ta đều được bao hàm trong cây tiểu vũ trụ vốn tăng trưởng và
phát triển bên trong và bên dưới cây đại vũ trụ tức cây trần thế vĩ đại. Tinh thần
thiêng liêng được coi là nhất nguyên cho dù có vô số tia của mặt trời tâm linh vĩ
đại, con người vẫn còn có nguồn gốc nơi cái Suối nguồn duy nhất của Ánh sáng
Vĩnh hằng này giống như mọi hình tướng khác cho dù là hữu cơ hay vô cơ. Thậm
chí nếu ta bác bỏ giả thuyết về một con người thư hùng lưỡng tính liên quan tới
cơ tiến hóa thể chất thì ý nghĩa của ẩn dụ này về mặt tâm linh vẫn không hề bị
suy suyển. Chừng nào mà con người thần nhân đầu tiên (tượng trưng cho hai
nguyên khí sáng tạo đầu tiên, yếu tố thư hùng lưỡng tính) còn chưa nghĩ tới
thiện ác thì y còn chưa thể thực chất thành “người nữ”, vì người nữ ở nơi người
nam cũng như người nam ở nơi người nữ. Chỉ khi do kết quả của những lời bóng
gió tà vạy của con rắn, vật chất mà người nữ ngưng tụ lại và nguội dần nơi con
người tâm linh khi tiếp xúc với các nguyên tố, thì các trái cây của con người –
bản thân y là cây tri thức – mới hiện ra cho y thấy. Từ lúc này trở đi sự hiệp nhất
lưỡng tính không còn nữa, người nam triển khai ra từ bản thân mình một người
nữ với vai trò là một thực thể riêng biệt. Họ đã cắt đứt tuyến nối liền giữa tinh
thần thuần túy và vật chất thuần túy. Từ nay trở đi, họ không còn sáng tạo về
mặt tâm linh nữa nhờ vào chỉ nội quyền năng ý chí của mình; con người đã trở
thành một đấng sáng tạo trên cõi trần, và y chỉ có thể đạt được thiên giới tinh
thần qua việc bị giam cầm lâu dài trong vật chất. Thế là ta đã thấy rõ ý nghĩa
của Gogard, cây hằng sống của Hi Lạp, cây sồi linh thiêng có một con rắn ở trong
cành lá xum xuê của nó, con rắn không thể bị đuổi đi được [1] . Khi bò ra khỏi cái
cây nguyên thủy ấy, con rắn trần tục tăng trưởng về mặt vật chất và có thêm
sức mạnh cũng như quyền năng sau mỗi cơ tiến hóa mới.
Adam Nguyên thủy tức Kadmon, Ngôi Lời của các nhà thần bí Do Thái giáo,
cũng giống như Prometheus của người Hi Lạp, y tìm cách cạnh tranh với minh
triết thiêng liêng; y cũng là Pimander của Hermes, tức là QUYỀN NĂNG CỦA TƯ
TƯỞNG THIÊNG LIÊNG xét theo khía cạnh tâm linh nhất, vì người Ai Cập ít chia
ngôi Prometheus hơn là chia ngôi Adam Kadmon, tức Ngôi Lời. Tất cả những
đấng này đều tạo ra con người, nhưng thất bại về mục tiêu cuối cùng. Vì muốn
phú cho con người một tinh thần bất tử để cho con người nhờ việc liên kết ba
ngôi thành một thể, dần dần có thể trở lại trạng thái tâm linh bản sơ mà không
mất đi cá tính của mình; Prometheus đã thất bại trong toan tính ăn trộm lửa
thiêng và bị kết án lưu dày trên núi Karzbeck. Prometheus cũng là Ngôi Lời của
người Hi Lạp thời xưa, cũng như Herakles. Trong Pháp điển của Nazarœus [2]
chúng ta thấy Bahak Zivo bỏ cõi trời của cha mình, vì thú nhận rằng mặc dù
mình là cha đẻ của chư thiên, song không thể “kiến tạo ra được các tạo vật”, vì

[1]
Xem tác phẩm “Vũ trụ khởi nguyên luận của Pherecycles”.
[2]
Xem thêm một vài trang nữa có phần trích dẫn từ “Pháp điển của người
Nazarenes”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 253


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

mình cũng không quen với Orcus và cũng chẳng quen với “lửa thiêu rụi vốn thiếu
sót trong ánh sáng”. Còn Fetahil, là một trong các “quyền năng” ngự nơi “đất
bùn” (vật chất) và thắc mắc chẳng biết tại sao lửa sống động lại biến đổi như
thế.
Mọi Ngôi Lời này đều phấn đấu phú cho con người tinh thần bất tử đều thất
bại và hầu như tất cả đều được biểu diễn là bị trừng phạt bằng những án nặng nề
do toan tính bất thành ấy. Các Đức Cha trong Ki Tô giáo thời sơ khai như Origen
và Clemens Alexandrinus đều rất thông thạo về biểu tượng học Ngoại đạo vì đã
bắt đầu đời sinh hoạt là một triết gia, cho nên cảm thấy rất bối rối. Họ không thể
chối bỏ việc các thần thoại xưa nhất đã tiên liệu giáo lý của mình rồi. Theo giáo
huấn của họ, Ngôi Lời mới đây nhất phải xuất hiện để chỉ đường cho loài người
đạt tới mức bất tử; và khi muốn phú cho thế gian sự sống vĩnh hằng thông lửa
của lễ Ngũ tuần, Ngôi Lời đã chịu mất mạng theo chương trình truyền thống. Thế
là bắt đầu nảy sinh ra lời giải thích rất vụng về mà các giáo sĩ thời nay tha hồ
vận dụng, theo đó mọi loại hình thần thoại này đều cho thấy tinh thần tiên tri
được Chúa Trời từ bi cung cấp cho ngay cả những kẻ ngoại đạo tôn thờ ngẫu
tượng! Họ quả quyết rằng người Ngoại đạo đã trình bày qua ảnh tượng của mình
tấn tuồng lớn Calvary – vì thế cho nên mới giống nhau. Mặt khác, các triết gia
quả quyết với một lý luận không thể đả kích được, theo đó các Đức Cha mộ đạo
chỉ tự tiện dùng một nền tảng đã có sẵn hoặc là vì thấy làm như vậy dễ hơn vận
dụng óc tưởng tượng của chính mình, hoặc là vì đa số những kẻ tân tòng dốt nát
bị thu hút về giáo lý mới do nó đặc biệt giống với thần thoại của mình, ít ra thì
cũng xét về dáng vẻ bên ngoài của những giáo lý căn bản nhất.
Ẩn dụ về sự Sa đọa của con người và lửa Prometheus cũng là một phiên bản
khác của thần thoại về việc Lucifer kiêu ngạo nổi loạn bị quăng xuống cái hố
không đáy là Orcus. Trong tôn giáo Bà la môn thì Moisasure, (Lucifer của người
Ấn Độ) đâm ra ganh tị với ánh sáng rực rỡ của Đấng Sáng Tạo và cầm đầu một
đội quân tinh linh hạ đẳng nổi loạn chống lại Brahma và tuyên chiến với ngài.
Cũng giống như Hercules, là người Khổng lồ trung thành đã giúp cho Jupiter phục
hồi được ngai vàng của mình; cũng vậy ngôi Shiva, ngôi thứ ba trong tam vị nhất
thể Ấn Độ, quẳng tất cả đám thiên binh này từ trên cõi trời xuống Honderah tức
là cõi u minh đời đời. Nhưng ở đây người ta khiến cho các thiên thần sa đọa hối
hận về hành vi xấu xa của mình, và trong giáo lý Ấn độ tất cả đều được cung cấp
cơ hội để tiến bộ. Trong chuyện hư cấu của Hi Lạp, thần Thái dương Hercules
xuống Âm ty để cứu các nạn nhân khỏi bị hành hạ; còn Giáo hội Ki Tô cũng khiến
cho vị thần linh nhập thể của mình xuống cõi Diêm vương buồn tẻ để khuất phục
được vị nguyên tổng thiên thần nổi loạn. Đến lượt các môn đồ kinh Kabala lại giải
thích ẩn dụ này một cách bán khoa học. Adam thứ nhì, tức chủng loại được sáng
tạo ra đầu tiên mà Plato gọi là chư Thiên, còn kinh thánh gọi là Elohim, vốn
không có bản chất tam bội của con người trần tục: nghĩa là y không bao gồm
tinh thần, linh hồn và thể xác, mà là một phức hợp các nguyên tố tinh vi và tinh
anh được “Ngôi Cha” phà vào tinh thần thiêng liêng bất tử. Vì có bản thể giống
như Thượng Đế cho nên tinh thần thiêng liêng bao giờ cũng phấn đấu để giải
thoát mình ra khỏi những ràng buộc của ngay cả cái nhà tù mong manh ấy; vì
thế cho nên các “Con của Thượng Đế” qua những nỗ lực bất cẩn, là những người
đầu tiên truy nguyên một mô hình tương lai cho định luật tuần hoàn. Nhưng
Đấng Thiêng Liêng Sáng Tạo, “một trong các Elohim được phó thác tạo ra con
thú hạ đẳng” [1] bảo rằng “con người không được giống như chúng ta”. Thế là khi
những người thuộc giống dân đầu tiên đã đạt tới tột đỉnh của chu kỳ thứ nhất thì

[1]
Xem tác phẩm Timæus của Plato.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 254


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

họ mất thăng bằng và cái lớp vỏ thứ nhì, bộ quần áo thô hơn (thể tinh anh) đã
kéo họ xuống vòng cung đối nghịch.
Thuyết giải theo phiên bản Kabala về các con của Thượng Đế (tức của Ánh
sáng) được trình bày trong Pháp điển Nazarœus, Bahak Jivo, “cha đẻ của chư
thiên được lệnh ‘kiến tạo các tạo vật’.” Nhưng vì y “không biết tới Orcus” cho nên
không thể làm được điều đó và phải cầu viện tới Fetahil, một chơn linh còn thuần
khiết hơn nữa, vị này còn thất bại nặng nề hơn.
Rồi tới giai đoạn sáng tạo ra “tinh thần” [1] (đúng ra nên dịch là “linh hồn”, vì
đó là hồn thế giới anima mundi, và đối với người của Nazarenes cũng như môn
đồ phái Ngộ đạo thì nó thuộc về nữ tính) và khi nhận thức được điều đó đối với
Fatahil [2] , con người mới nhất (gần đây nhất), ánh rực rỡ bèn “biến đổi” và chính
việc sự rực rỡ đang tồn tại bị “giảm đi và thiệt hại” để đánh thức Karabtanos [3],
“y vốn điên rồ, không có óc phán đoán” bèn tự nhủ rằng: “Dậy đi; xem này, (ánh
sáng) rực rỡ của người mới nhất (Fetahil) đã không thể tạo ra hoặc sáng tạo con
người, ánh sáng rực rỡ này rõ ràng là bị suy giảm đi. Đứng lên, đến với MẸ của
ngươi (spiritus) và tự giải thoát mình ra khỏi hạn chế đang giữ ngươi lại, những
hạn chế còn rộng lớn hơn cả toàn thể thế giới”. Sau đó là sự kết hợp của vật chất
mù quáng và cuồng loạn, theo sự chỉ đạo do những lời quanh co của anh linh
(không phải là Thần khí thiêng liêng mà là Anh hồn do bản thể lưỡng tính cho
nên đã bị vật chất làm ô nhiễm) và lời đề nghị của MẸ đã được chấp nhận
Spiritus quan niệm ra “bảy Hình dung” mà Irenæus có khuynh hướng coi là bảy
tinh đẩu (hành tinh) nhưng thật ra là tiêu biểu cho bảy tội lỗi chính, là sản phẩm
của một anh hồn (vốn tách rời khỏi cội nguồn thiêng liêng tức tinh thần) và vật
chất tức con quỉ tham dục mù quáng. Thấy thế Fetahil duỗi tay ra hướng về vực
thẳm vật chất và bảo rằng: “Mong sao trái đất hãy tồn tại giống như nơi chốn
của các quyền lực đã tồn tại”. Khi nhúng tay vào hỗn mang mà Fetahil làm
ngưng tụ lại, y đã sáng tạo ra hành tinh ta [4].
Thế rồi Pháp điển tiếp tục cho biết Bahak-Zivo đã tách rời khỏi Spiritus ra
sao, còn các thiên thần tách rời khỏi những kẻ nổi loạn ra sao [5] . Thế rồi Mano
[6]
(đấng vĩ đại nhất) vốn ngự nơi FERHO lớn nhất, đã gọi Kebar-Zivo (cũng được
biết tên là Nebat-Iavar bar Iufin-Ifafin) là Bánh lái và cây nho của thực phẩm sự
sống [7], y là sự sống thứ ba vì động lòng thương xót các thiên thần điên rồ nổi
loạn do có tham vọng quá lớn cho nên mới bảo rằng: “Hỡi Chúa tể của các thiên

[1]
Dựa vào thầm quyền của Irenæus, Justin Martyr và chính “Pháp điển”, Dunlap
cho thấy rằng người Nazarenes coi “vong linh” đúng ra là vong hồn, là một Quyền năng
Tà vạy, âm tính. Irenæus tố cáo phái Ngộ đạo là dị giáo, gọi đấng Ki Tô và Chúa Thánh
Thần là “cặp bài trùng ngộ đạo tạo ra các phân thân”. (Dunlap: tác phẩm “Sod, Con của
Người”, trang 52, chú thích cuối trang)
[2]
Đối với người Nazarenes, Fetahil là vua của ánh sáng, là Đấng Sáng Tạo; nhưng
trong trường hợp này ngài là Prometheus bất hạnh, không chiếm được Lửa Sống Động
cần thiết để tạo ra linh hồn thiêng liêng vì không biết được hồng danh bí mật tức là hồng
danh khôn tả hoặc không truyền thụ được của môn đồ kinh Kabalah.
[3]
Tinh linh của vật chất và lòng tham dục.
[4]
Xem tác phẩm “Pháp điển của người Nazaræus” của Franck và tác phẩm “Sod,
Con của Con người” của Dunlap.
[5]
“Pháp điển của người Nazaræus”.
[6]
Mano này của người Nazareth giống kỳ lạ với Bàn Cổ Manu của người Ấn Độ, vốn
là bậc thiên nhân trong kinh “Rig Phệ đà”.
[7]
“Ta là Nho chân thực, còn Cha ta là người trồng nho”, (Thánh thư John, xv, i)

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 255


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thần [1] (Æons) hãy xem các thiên thần nổi loạn làm gì và họ đang tham khảo ý
kiến về điều gì [2] . Họ bảo rằng “Xin hãy để chúng tôi tạo ra thế giới và xin hãy
cho chúng tôi tạo ra ‘quyền năng’. Các thiên thần là các Nguyệt thể, các ‘con của
Ánh sáng’, nhưng ngươi là Thiên sứ của Sự Sống” [3].
Và để hóa giải ảnh hưởng của bảy nguyên thể “có ảnh hưởng xấu xa” này
tức là con cháu Spiritus, CABAR ZIO, Đấng Tinh quân Rực rỡ hùng mạnh đã sinh
sản ra bảy sinh linh khác (các đức tính chủ yếu) vốn chói sáng về hình dạng
riêng và chiếu sáng “từ trên cao” [4] , thế là tái lập sự thăng bằng giữa thiện và
ác, ánh sáng và bóng tối.
Nhưng sự sáng tạo ra các sinh linh này (mà không cần thần khí thiêng liêng
nhập vào chúng, môn đồ kinh Kabala gọi thần khí này là “Lửa Sống Động”) chỉ
tạo ra các tạo vật của vật chất và ánh sáng tinh tú [5] . Thế là những con thú có
trước con người trên trần thế đã được tạo ra như vậy. Các thực thể tâm linh, các
“con của ánh sáng” vốn vẫn còn trung thành với Ferho vĩ đại (Nguyên nhân Bản
sơ của vạn vật) cấu thành huyền giai các thiên thần tức Adonim và là đạo quân
gồm những người tâm linh chưa bao giờ nhập thể. Những kẻ đi theo các thiên
thần điên rồ nổi loạn và đám con cháu của bảy anh linh “không có trí” do
“Karabtanos” và “spiritus” sinh ra, theo thời gian trở thành “những con người
trên hành tinh ta” [6], sau khi trước đó đã trải qua mọi “cơ sáng tạo” của mỗi một
trong các nguyên tố. Từ trình độ sinh hoạt này, họ được Darwin truy nguyên, ông
đã cho ta thấy phương cách mà các hình tướng cao siêu nhất tiến hóa ra từ các
hình tướng thấp nhất. Nhân loại học đâu dám đi theo môn đồ kinh Kabala để bay
bổng về mặt siêu hình học vượt ra khỏi hành tinh này, và thật đáng nghi ngờ
chẳng biết những người giảng dạy nó có đủ can đảm để mưu tìm cái mắt xích
còn thiếu trong những bản thảo kinh Kabalah xưa cũ hay chăng.
Thế là chu kỳ đầu tiên đã được phát động, khi xoay vòng đi xuống nó mang
theo một bộ phận vô cùng nhỏ các sinh linh được sáng tạo ra cho hành tinh đất
bùn của ta. Khi đạt tới điểm thấp nhất thuộc vòng cung chu kỳ ngay trước khi có
sự sống trên trái đất này, điểm linh quang thuần khiết vẫn còn lần lữa nơi Adam
bèn cố gắng tách rời khỏi anh hồn, vì “con người đang dần dần sa vào vòng sinh
hóa” và lớp áo khoác bằng xương bằng thịt đang trở nên càng ngày càng thô
trược trải qua mọi tác động.

[1]
Đối với môn đồ phái Ngộ đạo, thì Đấng Ki Tô cũng như Tổng Thiên Thần Michael,
(Tổng Thiên Thần này đồng nhất với Chúa Ki Tô một số phương diện) là “Thủ lĩnh của các
Phân thân”.
[2]
“Pháp điển của người Nazaræus”, I, 135.
[3]
Như trên.
[4 ]
“Pháp điển của người Nazaræus”, III, 61.
[5]
Ánh sáng Tinh tú tức là hồn thế giới vốn lưỡng thể và lưỡng tính. Phần hùng tính
của nó là thuần túy thiêng liêng và tâm linh; đó chính là Minh triết; trong khi phần thư
tính (spiritus của người Nazareth) theo một nghĩa nào đó bị vật chất làm ô nhiễm, do đó
đã là tà vạy rồi. Ấy là nguyên sinh khí của mọi sinh linh, nó cung cấp anh hồn tức phần
hồn linh động cho mọi con người, con thú, con chim và mọi tạo vật sống động. Những
con thú chỉ có mầm mống của hồn bất tử cao nhất với vai trò là nguyên thể thứ ba. Nó
chỉ được phát triển qua một loạt vô số cuộc tiến hóa; học thuyết về cuộc tiến hóa đó
được chứa đựng trong công lý tiên đề của kinh Kabala như sau: “Một viên đá trở thành
một cái cây, một cái cây trở thành một con thú, một con thú trở thành một con người,
một con người trở thành một chơn linh và chơn linh trở thành chư thiên”.
[6]
Xem phần Bình luận về “Indra Suta” của Giáo sĩ Do thái Eleashar.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 256


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Và bây giờ tới một điều bí nhiệm, Sod [1] , một điều bí mật mà giáo sĩ Do
Thái Simeon [2] chỉ truyền thụ cho rất ít điểm đạo đồ. Cứ mỗi bảy năm nó lại được
cử hành một lần trong các Bí pháp Samothrace và ta thấy những điều ghi chép
về nó được in trên những chiếc lá của cây linh thiêng Tây Tạng, cây KOUNBOUM
bí nhiệm trong tu viện Lạt ma của các bậc thánh sư [3] .
Trong đại dương không gian vô bờ bến, mặt trời trung ương, tâm linh Vô
hình tỏa sáng. Vũ trụ là cơ thể, tinh thần và linh hồn của nó; VẠN VẬT được uốn
nắn theo mô hình lý tưởng này. Ba phân thân này là ba sự sống, ba mức độ của
viên giác Pleroma thuộc phái Ngộ đạo, ba “Bản lai diện mục của kinh Kabala”, vì
ĐẤNG THÁI CỔ, Đấng thiêng liêng ngàn đời, En Soph vĩ đại “có một hình tướng
và cũng không có hình tướng”. Đấng vô hình “khoác lấy hình tướng khi ngài khai
thiên tịch địa” [4] theo Sohar, Thánh thư quang huy. Ánh sáng đầu tiên là linh hồn
của Ngài, là thần khí Bất tử, Vô biên và Vô tận; do sự lưu xuất của nó mà vũ trụ
căng phồng bộ ngực vạm vỡ của mình lên, làm thấm nhuần sự sống Thông tuệ
cho khắp mọi tạo vật. Phân thân thứ nhì làm ngưng tụ vật chất của sao chổi và
tạo ra những hình tướng bên trong vòng vũ trụ; khiến cho vô số thế giới trôi nổi
trong khoảng không gian điện và làm cho mọi hình tướng thấm nhuần nguyên
sinh khí mù quáng không thông tuệ. Phân thân thứ ba tạo ra trọn cả vũ trụ vật
chất vật lý; và khi nó dần dần tiếp tục triệt thoái khỏi Ánh sáng Trung tâm
Thiêng liêng thì sự chói sáng của nó mờ nhạt đi; nó trở thành BÓNG TỐI và ĐIỀU
ÁC – vật chất thuần túy, “chất tẩy thô trược của lửa thiên giới” của môn đồ phái
Hermes.
Khi Đấng Vô hình Trung tâm (Tinh quân Ferho) thấy nỗ lực của hồn thiêng
nhằm giải thoát mình không sẵn lòng kéo tuột xuống vật chất thoái hóa, thì ngài
bèn cho phép nó xạ ra một chơn thần từ bản thân mình, gắn liền với nó bằng
một sợi chỉ mỏng manh nhất; hồn thiêng phải giám sát nó trong mọi chuyến
hành hương vô tận từ hình tướng này sang hình tướng khác. Thế là chơn thần
được xạ xuống hình tướng đầu tiên của vật chất và bị nhốt vào trong đá; sau đó
trải qua thời gian do những nỗ lực phối hợp của lửa sống động và nước sống
động (cả hai đều chiếu phản ánh của mình xuống khối đá) chơn thần lẻn ra khỏi
nhà tù xuất hiện dưới ánh sáng mặt trời ở dạng địa y. Hết thay đổi này sang thay
đổi khác khiến cho nó tiến cao hơn; qua mỗi sự biến hóa mới, chơn thần đều vay
mượn thêm nữa ánh sáng rực rỡ của tổ phụ là hồn thiêng vốn càng ngày càng
tiến tới nó qua mỗi lần chuyển kiếp. Đó là vì “Nguyên nhân Bản sơ muốn nó tiến
theo trật tự này” và số phận của nó là phải bò trườn lên cao hơn, cho tới khi hình
tướng thể chất của nó một lần nữa trở thành Adam cát bụi được khuôn đúc theo
hình ảnh của Adam Kadmon. Trước khi trải qua sự biến hóa trần tục cuối cùng,
lớp vỏ bên ngoài của chơn thần từ lúc nó được thụ thai thành một phôi thai, một
lần nữa lại lần lượt trải qua các giai đoạn thuộc nhiều giới trong thiên nhiên. Bên
trong cái nhà tù chứa nước ối, nó khoác lấy một dáng vẻ mơ hồ mà trong nhiều
giai đoạn phôi thai trông giống như loài cây cỏ, loài bò sát, loài chim và loài thú
cho tới khi nó trở thành một bào thai con người [5] . Khi con người tương lai sinh
ra đời thì chơn thần (vốn chói lọi mọi ánh rực rỡ của tổ phụ bất tử đang giám sát
[1]
Sod có nghĩa là Bí pháp tôn giáo. Cicero đề cập tới sod, vốn cấu thành một bộ
phận của Bí pháp Idean. “Các thành viên của Trường Giáo sĩ được gọi là Sodales”. Dunlap
có nói như thế khi trích dẫn “Tự điển tiếng La tinh” của Freund, IV, 448.
[2]
Tác giả của “Sohar”, tác phẩm vĩ đại thuộc phái Kabala vào thế kỷ thứ nhất trước
Công nguyên.
[3]
Xem công trình của Tu viện trưởng Huc.
[4]
“Sohar”, III, 288; “Idra Suta”.
[5]
Everard: “Các điều Bí mật về Sinh lý học”, trang 132.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 257


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

nó từ cõi thứ bảy) đâm ra mất ý thức [1] . Nó mất hết mọi sự nhớ lại quá khứ, và
nó chỉ hồi phục lại ý thức dần dần khi bản năng con trẻ nhường chỗ cho lý trí và
trí thông minh. Sau khi nguyên sinh khí (anh hồn) và thể xác chia lìa với nhau thì
linh hồn được giải thoát tức Chơn thần hân hoan gặp lại mẹ và cha tinh thần, tức
Hào quang thể chói lọi và cả hai hợp nhất mãi mãi tạo thành Adam vốn đã hoàn
tất vòng tất yếu (thành quả này có sự chói sáng tỉ lệ thuận với sự thanh khiết
tâm linh trong kiếp sống đã qua trên trần thế); Adam đã được giải thoát khỏi di
tích cuối cùng của kiếp tù đày trong thể xác. Từ đó trở đi nó càng ngày càng chói
sáng qua mỗi bước tiến lên trên, nó leo lên cái con đường sáng rực tận cùng ở
điểm mà nó đã xuất phát từ đó trong CHU KỲ LỚN.
Trọn cả thuyết tuyển chọn tự nhiên của Darwin được bao gồm trong sáu
chương đầu tiên của Sáng thế ký. “Con người” trong chương một khác triệt để
với “Adam” của chương hai, vì con người trong chương một được sáng tạo ra “thư
hùng lưỡng tính” theo hình ảnh của Thượng Đế; còn Adam theo câu thơ số bảy,
được tạo ra từ đất bụi và trở thành “một linh hồn sống động” sau khi Đức Chúa
Trời “phà thần khí sự sống vào lỗ mũi y”. Hơn nữa, Adam này thuộc giống đực và
trong câu thơ 20 ta biết rằng “chưa tìm ra được người phối ngẫu cho y”. Adonais,
vốn là các thực thể tâm linh thuần khiết cho nên không có giới tính hoặc nói cho
đúng hơn là có cả hai giới tính hiệp nhất nơi bản thân giống như Đấng Sáng Tạo;
cổ nhân hiểu rất rõ điều này cho nên mới biểu diễn nhiều vị thần linh là lưỡng
tính. Kẻ nghiên cứu Kinh thánh hoặc là phải chấp nhận cách thuyết giải này,
hoặc là sẽ khiến cho những đoạn thơ trong hai chương đầu ám chỉ những điều
phi lý mâu thuẫn lẫn nhau. Chính việc chấp nhận theo nghĩa đen những đoạn thơ
ấy đã cho phép kẻ vô thần biêu diếu bài tường trình của thánh Moses và chính
nghĩa đen trong bản văn Cựu Ước đã sinh ra thuyết duy vật thời nay. Chẳng
những hai giống thực thể này đã được nêu rõ trong Sáng thế ký mà ngay cả
giống người thứ ba và thứ tư cũng được trình diện trước bạn đọc nơi chương bốn,
khi nó nhắc tới “các con của Thượng Đế” và “giống người khổng lồ”.
Khi chúng tôi viết tới đây thì trên một tờ báo Mỹ (tờ Thời báo Thành phố
Kansas) có xuất hiện một bài tường thuật về những khám phá quan trọng đối với
di tích của người khổng lồ thời tiền sử, bổ chứng cho những phát biểu của môn
đồ kinh Kabala đồng thời là các ẩn dụ trong Thánh kinh. Bài này thật đáng được
bảo tồn:
“Trong khi nghiên cứu ở những khu rừng phía Tây bang Missouri, Thẩm
phán E. P. West đã phát biểu một số ngọn đồi có hình nón với kiến tạo giống như
những ngọn đồi mà ta thấy ở Ohio và Kentucky. Ta phát hiện được những ngọn
đồi này trên các dốc đứng cao vút nhìn xuống sông Missouri, ngọn đồi cao nhất
và lớn nhất có ở Tennessee, Mississippi và Louisiana. Mãi cho tới cách đây ba
tuần lễ thì chẳng ai ngờ được rằng những người kiến tạo nên ngọn đồi đã biến
vùng này thành nơi cư trú của mình vào thời tiền sử; nhưng giờ đây người ta
phát hiện được rằng giống người kỳ lạ và tuyệt chủng này đã từng một lần cư
ngụ ở vùng đất này, đã để lại một khu nghĩa địa rộng lớn nơi một số ngọn đồi
cao trên các dốc đứng ở Quận Đất Sét (Clay County).
“Cho đến nay chỉ mới có một trong những ngọn đồi này đã được khai quật.
Thẩm phán West phát hiện được một bộ xương cách đây khoảng hai tuần và lập
một bản tường trình cho các thành viên khác của xã hội. Họ theo ông tới tận
ngọn đồi và không cách xa vùng đất được khai quật, họ tìm ra di tích của hai bộ
xương. Xương rất lớn – thật vậy lớn đến nỗi khi đem so sánh với một bộ xương
bình thường thời nay thì chúng dường như là thành phần của một người khổng

[1]
Xem “Timæus” của Plato.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 258


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

lồ. Xương đầu vì chưa bị tiêu hủy cho nên có kích thước khổng lồ. Hàm dưới của
một bộ xương được bảo quản tốt và lớn gấp đôi kích thước xương hàm của người
văn minh. Răng trong xương hàm này rất lớn và dường như bị mài dũa, ăn mòn
do tiếp xúc với rễ cây và thực phẩm do ăn thịt. Xương hàm biểu thị sức mạnh cơ
bắp lớn lao. Xương đùi khi so sánh với xương bình thường hiện nay thì trông
giống như xương ngựa. Bề dài, bề ngang và sự phát triển cơ bắp rất đáng chú ý.
Nhưng phần đặc biệt nhất của bộ xương là xương trán. Nó rất thấp và triệt để
khác với bất cứ thứ gì ta đã thấy trước kia trong bộ phần này. Nó tạo thành một
nếp xương rộng chừng một inche trải dài băng ngang qua mắt. Đó là một nếp
xương hẹp nhưng khá nặng nề thay vì ngữa lên trên giống như hiện nay vào thời
văn minh thì nó lại thụt vào phia lông mày, tạo thành một cái đầu dẹt và như
vậy biểu thị một cấp nhân loại rất thấp. Theo ý kiến của các nhà khoa học quí tộc
phát hiện được như thế thì xương này là di tích của một giống người tiền sử. Họ
không giống như giống người da đỏ đang tồn tại hiện nay, những ngọn đồi mà
bất cứ kiểu mẫu hoặc mô hình nào được xây dựng trên đó cũng chưa hề được
biết là có bất kỳ giống người nào hiện hữu nơi Châu Mỹ đang sử dụng. Các cơ thể
được phát hiện trong tư thế ngồi trên đồi và trong số những xương người ta còn
tìm thấy các vũ khí bằng đá chẳng hạn như dao bằng đá lửa, đồ nạo bằng đá lửa
và mọi thứ khác về kích thước so với những mũi tên, rìu đánh nhau và các dụng
cụ đá cũng như vũ khí bằng đá khác mà người ta biết là thổ dân da đỏ ở xứ này
đã sử dụng khi người da trắng phát hiện ra họ. Những nhà quí tộc phụ trách về
những chiếc xương kỳ diệu này đã ký gởi chúng cho Tiến sĩ Foe ở trên đường phố
Chính. Họ có ý định khảo cứu tỉ mỉ hơn nữa ở những ngọn đồi nơi dốc đứng đối
diện với thành phố. Họ sẽ tường trình công cuộc lao động này trong cuộc họp sắp
tới của Hàn lâm viện Khoa học, vào lúc đó họ trông mong có thể tường trình xác
định nào đó về ý kiến của mình. Tuy nhiên, người ta hầu như dứt khoát quyết
định rằng bộ xương là của một giống người hiện nay không còn tồn tại”.
Tác giả của một tác phẩm rất công phu mới đây đã thấy nguyên nhân để
hoan hỉ trước sự kết hợp của các con Thượng Đế với các “con gái của loài người”
rất đẹp vốn được ám chỉ trong Sáng thế ký và được mô tả dông dài trong chuyện
thần thoại ly kỳ là Thánh thư Enoch. Thật đáng tiếc cho các học giả phóng
khoáng nhất lại không sử dụng lý luận chặt chẽ và lạnh lùng để sửa chữa biên
kiến này khi mưu tìm cái thần chân chính khiến người ta viết nên những ẩn dụ
như thế vào thời xưa. Cái thần này chắc chắn là mang tính khoa học nhiều hơn
kẻ đa nghi sẵn sàng thừa nhận cho đến nay. Nhưng cứ mỗi năm trôi qua thì một
phát hiện mới nào đó có thể bổ chứng những điều khẳng định của họ cho đến khi
toàn thể chuyện cổ tích đã được minh chứng.
Ít ra thì cũng có một điều đã được chứng tỏ trong bản văn tiếng Hebrew,
nghĩa là có một giống tạo vật khác thuần túy tâm linh. Xin dành cho các nhà
nhân loại học xuất sắc nhu cầu lấp đầy khoảng trống giữa sự tiến hóa và “biến
hóa giống loài” của hai giống tạo vật nêu trên. Chúng tôi chỉ có thể lập lại triết lý
của cổ nhân, nó bảo rằng sự hợp nhất của hai giống người ấy tạo ra giống người
thứ ba là giống người Adam. Vì chia xẻ bản chất của cả cha lẫn mẹ, cho nên nó
cũng thích ứng với sự tồn tại trong thế giới vật chất và thế giới tâm linh. Liên kết
với nửa vật thể trong bản chất con người chính là lý trí, khiến y có thể duy trì
tính ưu việt của mình đối với loài thú vật hạ đẳng và chinh phục thiên nhiên để
phục vụ cho nhu cầu của mình. Liên kết với phần tâm linh của y chính là lương
tâm vốn được dùng làm điều dẫn dắt không thể sai lầm thông qua các cố tật của
giác quan; vì lương tâm là cái nhận thức chớp nhoáng giữa đúng và sai, vốn chỉ
có thể được vận dụng do tinh thần là một bộ phận của Minh triết và sự Thanh
khiết Thiêng liêng cho nên nó cũng hoàn toàn thanh khiết và minh triết. Các thôi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 259


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thúc của nó độc lập với lý trí và chỉ có thể biểu lộ rõ ràng khi không bị trở ngại
bởi những cám dỗ thấp hèn của bản chất hai mặt của ta.
Lý trí là một quan năng của óc phàm, ta có thể định nghĩa nó chính xác là
quan năng suy diễn dựa vào các tiên đề và hoàn toàn lệ thuộc vào bằng chứng
của các giác quan cho nên nó không thể là một phẩm tính trực tiếp thuộc về tinh
thần thiêng liêng. Tinh thần thiêng liêng biết rõ vì thế cho nên lý luận (vốn hàm
ý là thảo luận và lập luận) ắt là hoài công. Vì thế một thực thể mà nếu ta phải
coi là một phân thân trực tiếp của Tinh thần minh triết vĩnh hằng, thì thực thể ấy
phải được cho là có những thuộc tính giống như bản thể hoặc tổng thể mà nó là
một bộ phận. Do đó các nhà thông thần thời xưa cũng có một lý do nào đấy khi
khẳng định rằng phần thuần lý trong hồn người (tinh thần) chẳng bao giờ nhập
vào cơ thể con người mà chỉ ít nhiều phù hộ nó thông qua hồn phi lý tức anh
hồn; anh hồn được dùng làm tác nhân trung gian hoặc môi giới giữa tinh thần và
thể xác. Kẻ nào đã chinh phục được vật chất đúng mức để trực tiếp nhận được
ánh sáng từ Hào quang thể rực rỡ ắt cảm nhận được sự thật bằng trực giác; y
không thể phán đoán sai lầm bất chấp mọi điều ngụy biện do lý trí lạnh lùng gợi
ra vì y đã GIÁC NGỘ. Do đó sự tiên tri, đoán trước và cái gọi là sự linh hứng
Thiêng liêng chỉ là các tác dụng của sự giác ngộ này từ bên trên nhờ vào tinh
thần bất tử của chính ta.
Tuân theo các giáo lý thần bí của các triết gia Hermes, Swedenborg đã dành
một số bộ sách để soi sáng cho “giác quan bên trong” của Sáng thế ký.
Swedenborg chắc chắn là một “pháp sư bẩm sinh”, một nhà thấu thị; nhưng ông
không phải là một cao đồ. Vì vậy, cho dù ông đã theo sát phương pháp thuyết
giải biểu kiến mà các nhà luyện kim đan và các tác giả thần bí vận dụng thì ông
vẫn sai lầm một phần. Hơn nữa, mô hình mà ông chọn theo phương pháp này là
một người, mặc dù là một nhà luyện kim đan vĩ đại vẫn không phải là một cao đồ
cũng như bản thân nhà thấu thị người Thụy điển, theo ý nghĩa rốt ráo của từ ngữ
này. Eugenius Philalethes chưa bao giờ đạt tới “hỏa thuật cao cấp nhất” (tạm
dùng cách diễn tả của các triết gia thần bí). Nhưng mặc dù cả hai đều bỏ sót
toàn bộ sự thật xét về chi tiết, song Swedenborg hầu như cũng thuyết giải
Chương một của Sáng thế ký giống như các triết gia của phái Hermes. Mặc dù
diễn tả một cách úp úp mở mở, nhưng nhà thấu thị cũng như các điểm đạo đồ
đều cho thấy rõ rằng các chương đầu tiên trong Sáng thế ký có liên quan tới sự
hồi sinh hoặc sự sinh ra lần nữa của con người, chứ không phải việc sáng tạo ra
vũ trụ và công trình tuyệt diệu của nó là CON NGƯỜI. Sự kiện các thuật ngữ của
khoa luyện kim đan, chẳng hạn như muối, lưu huỳnh và thủy ngân được
Swedenborg biến đổi thành hữu thể, nguyên nhân và hậu quả [1] không hề ảnh
hưởng tới ý tưởng cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề trong thánh thư của Moses
bằng phương pháp khả hữu duy nhất (mà các môn đồ phái Hermes sử dụng) đó
là phép tương ứng.
Học thuyết tương ứng, tức biểu tượng hệ của phái Hermes là học thuyết của
phái Pythagore và phái kinh Kabala: “Trên sao dưới vậy”. Đó cũng là giáo lý của
các triết gia Phật giáo, trong một khoa siêu hình học còn trừu tượng hơn nữa, họ
đã đảo ngược cái phương thức định nghĩa thông dụng của các nhà bác học và họ
gọi các loại hình vô hình mới là thực tại duy nhất, còn mọi thứ khác nữa đều là
hậu quả của nguyên nhân tức là cái nguyên mẫu hữu hình, nghĩa là hão huyền.
Cho dù đủ thứ minh giải của họ về Ngũ thư Cựu ước có vẻ mâu thuẫn đến đâu đi
nữa, xét theo biểu kiến thì mỗi sự minh giải này đều có khuynh hướng cho thấy
rằng kho tài liệu linh thiêng của mọi xứ sở, Thánh kinh cũng như kinh Phệ đà và

[1]
Xem: “Bí mật Cõi Trời”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 260


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

kinh tạng Phật giáo đều chỉ có thể hiểu được và sàng lọc được rốt ráo qua sự
minh giải của triết lý Hermes. Các nhà đại hiền triết thời xưa, các hiền triết thời
trung cổ và các tác giả thần bí thời nay đều là môn đồ phái Hermes. Cho dù ánh
sáng trực giác đã soi sáng cho họ qua quan năng trực giác hay là kết quả của
việc học tập và điểm đạo chính qui thì hầu như họ đều chấp nhận phương pháp
đi theo con đường đã được vạch ra cho mình bởi các đấng như thánh Moses, Đức
Phật Thích Ca và Chúa Giê su. Sự thật mà một số nhà luyện kim đan biểu tượng
hóa là giọt sương từ trên trời đã rớt xuống vào trong lòng họ và họ thu gom được
tất cả từ trên đỉnh núi, sau khi đã trải vải gai SẠCH ra để tiếp nhận nó, và thế là
theo một ý nghĩa nào đó mỗi người đều tìm được cho mình chất dung môi vạn
năng theo cách của riêng mình. Họ đã cho phép chia xẻ nó bao nhiêu cho công
chúng là vấn đề khác. Cái bức màn mà người ta gán cho là che mặt thánh Moses
khi ông dạy cho thần dân về Ngôi Lời của Thượng Đế, sau khi từ trên núi Sinai đi
xuống, cái bức màn ấy không thể được kéo xuống mà chỉ theo ý của huấn sư
thôi. Nó còn tùy thuộc vào người nghe, liệu họ cũng có vứt bỏ đi bức màn che
phủ “trên tâm hồn họ”. Thánh Paul nói huỵch toẹt ra điều đó; và lời lẽ của ông
dành cho các tín hữu ở Corinth có thể áp dụng được cho mọi thiện nam tín nữ ở
bất cứ thời đại nào trong lịch sử thế giới. Nếu “tâm trí họ mà bị mù lòa đi” do lớp
vỏ chói sáng của sự thật thiêng liêng thì dù bức màn che bí nhiệm được gỡ bỏ
hay không ra khỏi khuôn mặt của huấn sư, nó không thể được gỡ bỏ ra khỏi tâm
hồn họ nếu “người ta không xoay chuyển hướng về Chúa”. Nhưng ta không được
áp dụng hồng danh Chúa cho ba ngôi đã được nhân hình hóa trong Tam vị nhất
thể mà đó là “Chúa” theo như Swedenborg và các triết gia Hermes hiểu; Chúa ở
đây có nghĩa là bản thể Sự Sống và CHƠN NHƠN.
Sự xung đột triền miên giữa các tôn giáo trên thế giới (Ki Tô giáo, Do Thái
giáo, Bà la môn giáo, Ngoại đạo, Phật giáo) thoát thai từ cùng một nguồn: chỉ
thiểu số biết được sự thật; những người còn lại không sẵn lòng gỡ bỏ bức che ra
khỏi tâm hồn mình vì tưởng rằng nó che mắt được người lân cận. Thần linh trong
mọi tôn giáo công truyền kể cả Ki Tô giáo (mặc dù có nhiều cao vọng về thần bí)
vẫn là một ngẫu tượng, một điều hư cấu chứ không thể là gì khác hơn được nữa.
Thánh Moses được che mặt kỹ lưỡng nói với đại chúng cứng cổ về Jehovah, là
đấng thiêng liêng độc ác nhân hình coi như Thượng Đế đã chôn sâu trong tận đáy
lòng họ cái sự thật vốn không thể “được nói ra hoặc tiết lộ”. Kapila dùng lưỡi
gươm sắc sảo châm biếm để chém người Bà la môn-Yoggins theo linh ảnh thần bí
của mình, họ tự cho là chứng kiến đấng TỐI CAO. Đức Phật Thích Ca che giấu sự
thật bên dưới lớp áo khoác không ai xuyên thấu được của những điều tinh tế siêu
hình và bị hậu thế coi là vô thần. Pythagore với thuyết thần bí ẩn dụ và thuyết
đầu thai chuyển kiếp bị coi là kẻ bịp bợm tài tình; nối tiếp ông cũng bằng vào sự
đánh giá đó có các triết gia khác như Apollonius và Plotinus, họ thường được gọi
là kẻ ảo tưởng, nếu không phải là kẻ lang băm. Plato – đa số các đại học giả chỉ
đọc hời hợt các tác phẩm của ông – bị nhiều dịch giả buộc tội là phi lý và ấu trĩ,
và thậm chí không biết tiếng mẹ đẻ của mình [1] . Điều này rất có thể là vì khi
nhắc tới Đấng Tối Cao ông có nói rằng đây là “vấn đề thuộc loại không thể diễn
tả nên lời, giống như những thứ khác mà ta học được” [2] khiến cho Protagoras
quá chú trọng tới việc sử dụng các “bức màn che”. Ta có thể lấp đầy trọn cả một
bộ sách bằng tên gọi của các nhà hiền triết bị hiểu lầm; các tác phẩm của họ -
chỉ vì các nhà phê bình duy vật cảm thấy không thể vén lên được “bức màn” che
khuất chúng – bị phương thức thịnh hành đánh tráo thành những điều phi lý thần

[1]
Burges: Lời nói đầu.
[2]
“Bức thư thứ Bảy”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 261


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

bí. Đặc điểm quan trọng nhất của điều bí nhiệm dường như không ai hiểu nổi này
có lẽ ở nơi thâm căn cố đế của đa số bạn đọc chỉ xét đoán một tác phẩm theo lời
lẽ và những ý tưởng được diễn đạt không trọn vẹn và bỏ qua cái thần của tác
phẩm ấy. Ta thường thấy các triết gia của những trường phái khác hẳn nhau đều
dùng nhiều cách diễn tả khác nhau – một số bí hiểm và bóng gió; tất cả đều theo
nghĩa bóng, thế nhưng lại cùng bàn về một chủ đề. Cũng như cả ngàn tia phân
kỳ của một bầu lửa (tuy nhiên mọi tia đều dẫn tới điểm trung tâm), cũng vậy
mọi triết gia thần bí cho dù là một kẻ nhiệt thành mộ đạo như Henry More; một
nhà luyện kim đan ưa cáu kỉnh (tạm dùng cách diễn tả của Billingsgate) như đối
thủ của ông là Eugenius Philalethes hoặc một kẻ vô thần như Spinoza thì tất cả
đều xét tới cùng một mục tiêu là CON NGƯỜI. Tuy nhiên chính Spinoza có lẽ
cung ứng được bí quyết chân thực nhất cho một bộ phận của điều bí nhiệm
không viết thành lời này. Trong khi thánh Moses cấm “những hình ảnh được ghi
khắc” về chính MÌNH (người ta đã hoài công dùng tên ông để tưởng niệm) thì
Spinoza lại đi xa hơn nữa. Ông rõ ràng suy diễn rằng ta không được mô tả
Thượng Đế đến mức như thế. Ngôn ngữ loài người hoàn toàn không thích hợp để
cho ta có ý niệm về một ”Đấng Tự Tại” độc nhất vô nhị. Chúng tôi dành cho bạn
đọc tự mình xét đoán xem liệu Spinoza hay thần học Ki Tô đúng hơn về các tiên
đề và kết luận. Mọi toan tính đi ngược lại đều khiến cho một quốc gia nhân hình
hóa đấng thiêng liêng mà mình tin tưởng và kết quả đã được Swedenborg trình
bày. Thay vì nêu rõ Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình,
thật ra chúng ta nên nói rẳng: “Con người tưởng tượng ra Thượng Đế theo hình
ảnh của mình” [1] , vì quên mất rằng mình đã dựng nên ảnh phản chiếu của chính
mình để mà thờ phụng.
Thế thì cái điều bí nhiệm chân thực ở chỗ nào mà các môn đồ Hermes nói
tới nhiều như thế? Không một học viên chân thực nào về kho tài liệu bí truyền
mà lại nghi ngờ việc đã có và đang có một bí quyết. Những người có thiên tài –
nhiều triết gia Hermes chắc chắn là như vậy - ắt đâu có điên mà ra sức làm cho
kẻ khác điên theo mình trong nhiều ngàn năm liên tiếp. Mọi thời đại đều phỏng
đoán có một bí quyết vĩ đại thường được gọi là “điểm kim thạch” với một ý nghĩa
tâm linh cũng như vật thể gắn liền với nó. Tác giả của quyển Nhận xét về thuật
Luyện kim đan và các nhà Luyện kim đan đã nhận định rất chính xác rằng chủ đề
của bí thuật Hermes là CHƠN NHƠN và mục tiêu của bí thuật đó là sự hoàn thiện
con người [2] . Nhưng chúng ta không thể đồng ý với ông cho rằng chỉ những kẻ
nào được ông gọi là “những kẻ đần độn ham tiền” thì mới toan tính đưa một bản
thiết kế thuần túy đạo đức (của các nhà luyện kim đan) vào trong địa hạt khoa
học vật lý. Sự thật theo ý kiến của họ, con người là một tam vị nhất thể được họ
chia ra thành Sol, nước thủy ngân và lưu huỳnh (tức là lửa bí mật) hoặc nói
huỵch toẹt ra là thể xác, linh hồn và tinh thần. Chỉ nội sự thật đó cũng cho thấy
rằng vấn đề có một khía cạnh vật thể. Con người là một điểm kim thạch xét về
phương diện tâm linh, “một tam vị nhất thể tức ba ngôi chung một thể” theo
cách diễn tả của Philalethes. Nhưng y cũng là một điểm kim thạch xét về mặt vật
thể. Cơ thể chẳng qua chỉ là hậu quả của nguyên nhân, còn nguyên nhân là chất
dung môi vạn năng của vạn vật tức tinh thần thiêng liêng. Con người là một
tương quan của các lực hóa lý cũng như tương quan của các quyền năng tâm
linh. Các quyền năng tâm linh phản tác động lên các quyền năng vật thể của con
người tỉ lệ với sự phát triển của con người trần tục. Một nhà luyện kim đan có
nói: “Công trình được đưa tới mức hoàn hảo theo phẩm chất thể xác, linh hồn và

[1]
“Ki Tô giáo Chân chính”.
[2]
A. E. Hitchcock tác phẩm “Swedenborg, một triết gia phái Hermes”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 262


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tinh thần, vì ta không thể thâm nhập được thể xác nếu không có tinh thần, tinh
thần không thể thường trụ ở mức độ siêu toàn bích nếu không có thể xác; cả hai
cũng không thể tác động lẫn nhau được nếu không có linh hồn, vì tinh thần là
một điều vô hình cho nên nó chẳng bao giờ xuất hiện mà không có một LỚP ÁO
khác, lớp áo này chính là LINH HỒN” [1] .
Thông qua thủ lĩnh của mình là Robert Fludd, các “triết gia lửa” quả quyết
rằng sự đồng cảm là dòng dõi của ánh sáng, còn “sự phản cảm cảm bắt nguồn
nơi bóng tối”. Hơn nữa họ dạy theo các môn đồ kinh Kabala khác rằng “mọi sự
đối nghịch trong thiên nhiên đều thoát thai từ một bản thể vĩnh hằng hoặc từ cội
rễ của vạn vật”. Như vậy nguyên nhân bản sơ là cội nguồn sinh ra điều thiện
cũng như điều ác. Tạo hóa – ngài không phải là Thượng Đế - là cha đẻ của vật
chất vốn xấu xa cũng như cha đẻ của tinh thần; tinh thần vốn là phân thân của
nguyên nhân vô hình cao nhất, nó đi xuyên qua ngài giống như xuyên qua một
dẫn thể và thấm nhuần trọn cả vũ trụ. Robert Fludd nhận xét rằng: “Chắc chắn
là cũng giống như có vô số tạo vật hữu hình thì cũng vậy có đủ thứ tạo vật vô
hình với bản chất tạp nham trong cái guồng máy vũ trụ. Thông qua hồng danh bí
nhiệm là Thượng Đế - mà thánh Moses muốn ngài (Jehovah) nghe và biết khi
ông nhận được lời phúc đáp của ngài – Jehovah chính là hồng danh đời đời của
ta. Còn về phần hồng danh khác thì nó thuần khiết và đơn giản đến nỗi ta không
thể phát âm hoặc phức chế nó hoặc thật sự diễn tả nên lời nói . . . mọi hồng
danh khác đều hoàn toàn được thấu hiểu trong phạm vi của nó, vì nó bao hàm
mọi tính chất của phản ý cũng như thuận ý, của âm bản cũng như dương bản,
của chết cũng như sống, của nguyền rủa cũng như ban phúc, của ác cũng như
thiện (mặc dù không điều nào hoàn toàn xấu nơi bản thân ngài), của thù ghét
cũng như thuận hòa, và do đó của đồng cảm cũng như phản cảm” [2] .
Trên cái thang tự tại ấy có những tạo vật vô hình thấp nhất mà môn đồ kinh
Kabala gọi là “tinh linh ngũ hành”. Có ba lớp tinh linh chuyên biệt. Lớp cao nhất
về mặt trí thông minh và xảo quyệt được gọi là tinh linh trần tục mà ta sẽ nói dứt
khoát hơn trong những phần khác của tác phẩm này. Hiện nay chỉ cần nói rằng
đó chỉ là những ấu trùng hoặc những hình bóng của những kẻ đã sống trên trần
thế, đã từ chối mọi ánh sáng tâm linh, khi bỏ xác vẫn còn chìm sâu trong vũng
lầy vật chất và tinh thần bất tử phải dần dần mới tách ra được phần hồn tội lỗi
của họ. Lớp thứ nhì bao gồm các loại hình đối nghịch vô hình của những người sẽ
sinh ra đời. Không một hình tướng nào tồn tại nơi ngoại giới – từ hình tướng cao
nhất cho tới hình tướng thấp nhất – trước khi xuất hiện lý tưởng trừu tượng của
hình tướng đó – tức là theo cách gọi của Aristotle âm bản của hình tướng đó.
Trước khi họa sĩ vẽ nên một bức tranh thì mọi đặc điểm của bức tranh ấy đã tồn
tại trong óc tưởng tượng của y rồi; để cho ta có thể phân biệt một cái đồng hồ,
thì cái đồng hồ đặc thù ấy ắt phải tồn tại dưới dạng trừu tượng trong tâm trí của
kẻ chế tạo ra đồng hồ. Đối với những người tương lai thì cũng thế. Theo học
thuyết của Aristotle thì trong vật thể thiên nhiên có ba nguyên thể: âm bản, vật
chất và hình thể. Ta có thể ứng dụng ba nguyên thể này vào trường hợp đặc thù
nêu trên. Âm bản của đứa trẻ sẽ sinh ra đời vốn định xứ nơi trí vô hình của bậc
Kiến trúc sư vĩ đại trong Vũ trụ - trong triết học của Aristotle thì âm bản không
được coi là nguyên thể cấu tạo nên vật thể mà là một tính chất ngoại tại để tạo
ra vật thể; đó là vì sự chế tạo ra vật thể chính là sự biến đổi khiến cho vật chất
chuyển từ dạng vô hình sang dạng hữu hình mà nó tồn tại. Mặc dù âm bản của
hình thể đứa trẻ chưa sinh ra cũng giống như hình thể tương lai của cái đồng hồ

[1]
“Ripley Hồi sinh”, năm 1678.
[2]
“Triết lý của thánh Moses”, trang 173, năm 1659.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 263


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chưa được chế tạo, cả hai chưa có chất liệu, chưa có quãng tính, chưa có phẩm
tính, chưa có bất cứ loại tồn tại nào, song le nó vẫn là một điều gì đó hiện hữu,
mặc dù cái đường nét của nó muốn hiện hữu thì phải chiếm lấy một hình tướng
nơi ngoại giới – tóm lại điều trừu tượng phải trở thành điều cụ thể. Như vậy,
ngay khi năng lượng truyền âm bản vật chất này cho chất ether vũ trụ thì nó bèn
trở thành một hình tướng vật chất cho dù vẫn còn tinh vi đến đâu đi nữa. Nếu
khoa học hiện đại dạy rằng tư tưởng con người “ảnh hưởng tới vật chất của một
thế giới khác cùng một lúc với thế giới này” thì làm sao kẻ tin vào một Nguyên
nhân Bản sơ Thông tuệ lại có thể chối bỏ được việc tư tưởng thiêng liêng cũng
được truyền đi theo cái luật năng lượng ấy tác dụng vào chất môi giới chung là
ether vũ trụ tức hồn thế giới? Và nếu vậy thì ta phải suy ra rằng một khi tư
tưởng thiêng liêng biểu lộ ra ngoại giới, năng lượng sẽ mô phỏng trung thực lại
các đường nét của điều mà âm bản của nó thoạt tiên đã được sinh ra trong trí
tuệ Thượng Đế. Chỉ có điều ta không được phép hiểu rằng tư tưởng này sáng tạo
ra vật chất. Không đâu; nó chỉ sáng tạo ra bản thiết kế của hình tướng tương lai;
vật chất được dùng để thi công bản thiết kế này vẫn luôn luôn tồn tại và đã được
chuẩn bị để tạo ra một cơ thể con người qua hàng loạt các sự biến hóa tiến bộ do
kết quả của cơ tiến hóa. Các hình tướng có thể mất đi nhưng các ý tưởng sáng
tạo ra hình tướng và vật liệu khiến cho hình tướng biểu hiện ra ngoại giới được
vẫn còn đó. Các mô hình này (cho đến nay vẫn chưa có tinh thần bất tử) chính là
các “tinh linh ngũ hành” – nói cho đúng đó là các phôi thai thông linh – khi đến
đúng lúc thì chúng sẽ chết đi trong thế giới vô hình để sinh ra trong thế giới hữu
hình để làm những đứa trẻ của loài người; trong cơ chuyển tiếp ấy chúng nhận
được cái thần khí thiêng liêng gọi là tinh thần để hoàn chỉnh được con người toàn
bích. Lớp này không thể giao tiếp với con người nơi ngoại giới.
Lớp thứ ba là các “tinh linh ngũ hành” chính hiệu, chúng chẳng bao giờ tiến
hóa thành con người, mà có thể nói là chúng chiếm một nấc thang chuyên biệt
trên thang tồn tại; khi đối chiếu với các thực thể khác thì chúng có thể được gọi
chính xác là tinh linh thiên nhiên tức các tác nhân vũ trụ của thiên nhiên. Mỗi
sinh linh này đều hạn chế trong hành của mình và không bao giờ xâm phạm sang
biên giới của các hành khác. Đây chính là điều mà Tertullian gọi là “các ông
hoàng của quyền năng không khí”.
Người ta tin rằng lớp này chỉ có một trong ba thuộc tính của con người.
Chúng không có tinh thần bất tử cũng chẳng có thể xác rành rành mà chỉ có hình
tướng tinh anh tham gia với một mức độ nổi bật vào hành mà chúng thuộc về
cũng như tham gia vào chất ether. Chúng là tổ hợp của vật chất tinh anh và một
cái trí sơ khai. Một số vốn không thay đổi nhưng vẫn không có cá tính riêng biệt
và có thể nói là hành động tập thể. Những tinh linh khác thuộc một vài hành và
chủng loại biến dạng theo một định luật cố định mà các môn đồ kinh Kabala giải
thích. Cơ thể rắn chắc nhất của chúng thông thường cũng mang tính phi vật chất
đủ để cho mắt phàm của ta không nhận thức được nhưng không đến nỗi thiếu
thực chất, sao cho thần nhãn hoặc nội nhãn có thể hoàn toàn nhận biết được
chúng. Chúng chẳng những tồn tại và có thể sống trong chất ether mà còn có
thể vận dụng và điều động chất này để tạo ra những hiệu ứng vật lý cũng dễ
dàng như việc ta có thể nén không khí hoặc nước bằng dụng cụ bơm hơi và thủy
lực để đạt được mục đích giống như thế; trong công việc này, chúng được “tinh
linh con người” sẵn sàng trợ giúp. Còn hơn thế nữa, chúng có thể làm ngưng tụ
chất ether để tạo cho mình những cơ thể rành rành mà bằng quyền năng thiên
biến vạn hóa, chúng có thể khiến cho cơ thể ấy giống như ý mình muốn bằng
cách phỏng theo mô hình là những chân dung mà chúng thấy ghi khắc trong trí
nhớ của những người có mặt. Người lên đồng không cần nghĩ tới các chân dung

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 264


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

được biểu diễn ấy vào ngay lúc đó. Hình ảnh ấy có thể đã phai nhòa đi trước đó
nhiều năm. Tâm trí tiếp nhận ấn tượng không xóa nhòa được ngay cả khi chỉ tình
cờ quen biết hoặc gặp gỡ người ta chỉ một lần. Cũng giống như một vài giây phơi
sáng kính ảnh nhạy ánh sáng là cũng để bảo tồn được vô thời hạn hình ảnh của
người lên đồng; tâm trí cũng như vậy.
Theo học thuyết của Proclus thì vùng cao nhất trên thiên đỉnh của vũ trụ đối
với mặt trăng thuộc về chư thần linh tức Chơn linh hành tinh (theo các huyền giai
và lớp sinh linh của họ). Lớp cao nhất trong số đó là 12 thần linh siêu thiên giới,
cầm đầu trọn cả đạo binh các A tu la thuộc cấp. Nối tiếp hàng ngũ đó về mặt
quyền lực là chư thần linh liên vũ trụ, mỗi vị cầm đầu một số lớn thần A tu la mà
họ truyền thụ quyền năng của mình và thay đổi nó tùy ý từ quyền năng này sang
quyền năng khác. Đây hiển nhiên là các lực thiên nhiên được nhân cách hóa qua
những tương quan, mối tương quan được biểu diễn bởi lớp thứ ba tức “tinh linh
ngũ hành” mà ta vừa miêu tả.
Hơn nữa dựa vào nguyên lý của công lý hiển nhiên Hermes về các loại hình
và nguyên mẫu, ông cho thấy rằng các cõi thấp cũng có các cấp sinh linh được tế
phân ra giống như các cõi trời cao, cõi thấp bao giờ cũng phụ thuộc vào cõi cao.
Ông cho rằng tứ đại đều được lấp đầy bằng các thần A tu la, do đó tán thành
theo Aristotole rằng vũ trụ vốn tròn đầy chứ trong thiên nhiên không có nơi trống
rỗng. Các thần của đất, nước, gió, lửa là một loại bản thể bán vật thể tinh vi và
có tính đàn hồi. Chính những lớp này đóng vai trò tác nhân trung gian giữa chư
thiên và loài người. Mặc dù có trí thông minh kém hơn cấp sáu của các vị thần
cao song các sinh linh này lại chủ trì trực tiếp tứ đại và sống hữu cơ. Chúng điều
khiển sự tăng trưởng, sự nở hoa, các đặc tính và đủ thứ biến đổi của cây cối.
Chúng là những đức tính hoặc ý tưởng được nhân cách hóa do chất ulê từ trên
trời xạ vào vật chất vô cơ; và vì giới thực vật cao hơn giới khoáng vật một bậc
cho nên các bức xạ này từ chư thiên bèn khoác lấy hình tướng và tồn tại nơi loài
cây cối để trở thành phần hồn của nó. Đây là điều mà học thuyết của Aristotle
gọi là hình thể trong ba nguyên thể của các vật thể thiên nhiên mà ông phân loại
là âm bản, vật chất và hình thể. Triết lý của ông dạy rằng ngoài vật chất nguyên
thủy ra thì cần phải có một nguyên thể nữa để hoàn tất bản chất tam bội của
mỗi hạt và đây chính là hình thể; đó là một sinh linh vô hình nhưng xét theo
nghĩa bản thể học của từ ngữ này thì nó vẫn còn là một thực thể hoàn toàn phân
biệt với vật chất chính cống. Như vậy, nơi một con thú hoặc một cây cối, ngoài
phần xương, thịt, thần kinh, óc và máu nơi một con thú; ngoài phần chất thịt của
trái cây, mô thực vật, xơ và nước cốt nơi cây cối – máu và nước cốt nuôi dưỡng
mọi bộ phận của cả con thú lẫn cây cối bằng cách tuần hoàn qua các tĩnh mạch
và rễ con, ngoài tinh linh có thú tính vốn là nguyên lý của chuyển động và hóa
năng vốn được biến thành sinh lực nơi lá xanh; ắt còn là có một hình thể có thực
chất mà Aristotle gọi là phần hồn của con ngựa (xét trường hợp con ngựa); còn
Proclus gọi là thần hồn của mọi loài khoáng vật, thực vật hoặc động vật, và các
triết gia thời trung cổ gọi là tinh linh ngũ hành của bốn giới trong thiên nhiên.
Trong thế kỷ hiện nay, người ta coi mọi thứ này đều là siêu hình học và mê
tín dị đoan thô thiển. Thế nhưng dựa trên những nguyên lý nghiêm xác của bản
thể học thì trong những giả thuyết xưa cũ ấy cũng có một bóng dáng xác suất
nào đó, một manh mối nào đó về “mắt xích còn thiếu” gây bối rối cho khoa học
chính xác. Gần đây khoa học chính xác đã trở nên giáo điều đến nỗi mọi thứ vượt
ngoài tầm hiểu biết của khoa học suy diễn đều được gọi là hư ảo, và ta thấy giáo
sư Joseph Le Conte phát biểu rằng một số nhà khoa học lỗi lạc nhất “chế nhạo
việc dùng thuật ngữ ‘sinh lực’ tức sinh khí, coi đó là tàn tích của mê tín dị

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 265


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đoan”[1]. De Candolle đề nghị dùng thuật ngữ “chuyển động sinh tồn” thay vì
dùng từ sinh lực [2] . Vậy là ông đã chuẩn bị cho bước nhảy cuối cùng của khoa
học để biến chơn nhơn bất tử biết suy tư thành ra một robot có cơ cấu đồng hồ
bên trong nó. Le Conte phản đối: “Nhưng làm sao ta quan niệm được một chuyển
động mà không có lực? Và nếu chuyển động ấy có tính đặc thù thì lực cũng phải
có hình thức đặc thù”.
Trong kinh Kabala của Do Thái giáo, các tinh linh thiên nhiên được gọi bằng
tên gọi chung là Shedim và được chia thành bốn lớp. Người Ba tư gọi chúng là
devs, người Hi Lạp gọi chúng không phân biệt là thần, người Ai Cập gọi chúng là
afrites. Kaiser có nói rằng người Mễ tây cơ thời xưa tin rằng có nhiều nơi chốn
cho tinh linh, một cõi để cho u hồn của những đứa trẻ vô tội ở đó cho đến khi
được an bài tối hậu; một cõi khác ở nơi mặt trời để cho các linh hồn dũng cảm
của các vị anh hùng thăng lên đó; trong khi ấy hồn ma gớm ghiết của những kẻ
phạm tội bất trị bị kết án đi lang thang và tuyệt vọng trong những hang động
dưới đất, hoặc bị giam cầm ở bầu không khí trên trái đất mà không sẵn lòng và
không tự mình giải thoát được. Chúng giết thời giờ bằng cách giao tiếp với người
phàm và dọa dẫm những người nào có thể thấy được chúng. Một số bộ lạc Phi
châu gọi chúng là Yowahoos. Trong đền thờ chư thần Ấn Độ có không ít hơn
330.000.000 bao gồm đủ thứ tinh linh kể cả các tinh linh ngũ hành; người Bà la
môn gọi tinh linh ngũ hành là Daityas. Những cao đồ biết rằng các sinh linh này
bị thu hút về một vài tụ điểm trên cõi trời do một điều gì đó có tính chất bí nhiệm
tương tự như điều khiến cho kim nam châm quay về hướng Bắc và một vài cây
cối cũng tuân theo sức hút ấy. Người ta cũng tin rằng đủ thứ chủng loại đồng
cảm đặc biệt với một vài tính khí của con người và dễ dàng tác động lên những
người ấy hơn là những người khác. Vậy là một người tính khí cáu gắt, uể oải,
thần kinh hoặc lạc quan ắt chịu ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi theo tình huống
trong tinh tú quang do kết quả của những thế chiếu khác nhau của các thiên thể
hành tinh. Sau khi đã đạt tới nguyên tắc tổng quát này, sau khi đã ghi lại những
quan sát trải dài qua một loạt năm hoặc thời đại không xác định thì bậc cao đồ
về chiêm tinh chỉ cần biết vào một thời kỳ đã định trước các thế chiếu hành tinh
là gì, rồi áp dụng kiến thức của mình cho những sự thay đổi nối tiếp nơi các thiên
thể thì có thể vạch ra gần đúng được số phận biến thiên của nhân vật mà ta cần
lập số tử vi, thậm chí tiên đoán được tương lai. Cố nhiên sự chính xác của lá số
tử vi tùy thuộc vào kiến thức của nhà chiêm tinh về các lực huyền bí và các
chủng loại trong thiên nhiên cũng như sự uyên bác về thiên văn của y. Trong
quyển Giáo điều và Nghi thức của Pháp thuật Cao cấp, Eliphas Levi có xiển
dương minh bạch một cách hợp lý định luật ảnh hưởng hỗ tương giữa các hành
tinh và tác dụng phối hợp của chúng đối với giới khoáng vật, thực vật và động
vật cũng như đối với bản thân ta. Ông nêu rõ rằng bầu hào quang tinh tú thường
xuyên thay đổi từ ngày này sang ngày khác, từ giờ này sang giờ khác giống như
không khí mà ta hít thở vậy. Ông trích dẫn tán thành học thuyết của Paracelsus,
theo đó mọi con người, con thú và cây cỏ đều mang những bằng chứng bên
ngoài và bên trong về những ảnh hưởng chiếm ưu thế vào lúc thụ thai. Ông lập
lại giáo lý xưa kia của kinh Kabala, theo đó trong thiên nhiên chẳng có cái gì là
không quan trọng, và ngay cả một chuyện nhỏ mọn, một đứa trẻ sinh ra trên
hành tinh vô nghĩa của ta cũng có ảnh hưởng tới vũ trụ, giống như toàn thể vũ
trụ có ảnh hưởng phản tác động lại nó.

[1]
“Sự tương quan của Sinh lực với các lực Hóa học và Vật lý” của J. le Conte.
[2]
“Văn khố Khoa học”, quyển xlv, trang, tháng 12 năm 1872.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 266


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Ông nhận xét rằng: “Các ngôi sao được nối liền với nhau bằng những sức
hút giữ cho chúng được thăng bằng và khiến cho chúng chuyển động đều qua
không gian. Mạng lưới ánh sáng ấy trải dài từ mọi tinh cầu này sang mọi tinh cầu
khác và không có một điểm nào trên bất cứ hành tinh nào mà không được nối
liền với một trong những tuyến sợi bất diệt đó. Nơi sinh chính xác cũng như giờ
sinh ắt được bậc cao đồ chân chính về chiêm tinh học tính toán, để rồi khi ông
tính toán chính xác được các ảnh hưởng tinh tú thì ông vẫn còn phải cân nhắc
những cơ may của địa vị đứa trẻ trên đời, những trợ giúp hoặc cản trở mà nó có
lẽ gặp phải . . . và những xung lực tự nhiên của nó hướng về việc hoàn thành số
mệnh của mình”. Ông cũng khẳng định rằng lực cá nhân của người ấy phải được
tính tới để biểu thị khả năng của y khắc phục được mọi khó khăn, chế ngự được
mọi khuynh hướng bất lợi để gọt dũa nên số phận của mình hoặc thụ động trông
chờ điều mà định mệnh mù quáng có thể mang lại.
Việc xét tới đề tài này theo quan điểm mà cổ nhân cung cấp cho ta ắt tỏ ra
là một quan niệm khác hẳn với điều mà Giáo sư Tyndall chấp nhận trong bài
thuyết trình nổi tiếng của ông ở Belfast. Ông bảo rằng: “Các sinh linh siêu giác
quan cho dù đầy quyền năng và vô hình đến đâu đi chăng nữa, chẳng qua chỉ là
các chủng loại tạo vật con người, có lẽ được nâng lên cao khỏi mức con người mà
vẫn giữ lại mọi đam mê và khát khao của con người. Họ được bàn giao cho việc
cai quản các hiện tượng thiên nhiên”.
Để củng cố quan điểm của mình ông Tyndall tiện thể trích dẫn đoạn quen
thuộc sau đây của Euripides do Hume đưa ra: “Chư thiên làm xáo trộn mọi thứ
lên, phối chế mọi thứ với phần đối nghịch của chúng khiến cho tất cả chúng ta vì
cảm thấy dốt nát và bấp bênh cho nên phải thờ phụng và kính cẩn họ nhiều hơn
nữa”. Mặc dù phát biểu nhiều giáo lý của Pythagoras trong tác phẩm Chrysippus,
Euripides bị mọi tác giả thời xưa coi là phi chính thống, do đó việc trích dẫn của
triết gia này tuyệt nhiên không củng cố gì được cho lập luận của ông Tyndall.
Còn về phần tinh thần con người thì các ý niệm của triết gia thời xưa và
môn đồ kinh Kabala thời trung cổ, trong khi khác nhau về một số đặc điểm chi
tiết thì lại đồng ý về tổng thể khiến cho ta có thể coi học thuyết của người này
cũng là học thuyết của người khác. Sự khác nhau quan trọng nhất cốt ở nơi chốn
của tinh thần bất tử tức thiêng liêng của con người. Trong khi các môn đồ Tân
Plato thời xưa cho rằng xét theo ba ngôi thì Hào quang thể (Augoeides) chẳng
bao giờ giáng xuống vào con người sống mà chỉ chiếu ít nhiều tia sáng lên con
người nội giới (tức anh hồn) thôi; thì môn đồ kinh Kabala thời trung cổ lại khẳng
định rằng tinh thần tách rời khỏi đại dương ánh sáng của tinh thần để nhập vào
hồn người, nó ở lại trong đó suốt đời bị giam hãm trong cái vỏ tinh vi. Sự khác
nhau này là kết quả của việc môn đồ kinh Kabala theo Ki Tô giáo ít nhiều tin theo
nghĩa đen của ẩn dụ về sự sa đọa của con người. Họ bảo rằng do Adam bị sa đọa
cho nên linh hồn mới bị ô nhiễm bởi thế giới vật chất tức quỉ sa tăng. Trước khi
nó có thể xuất hiện (với tinh thần thiêng liêng bị giam hãm bên trong) trước mặt
Đấng Vĩnh hằng thì nó phải tẩy trược mình khỏi những ô trược của u minh. Họ so
sánh “tinh thần bị giam hãm bên trong phần hồn cũng giống như một giọt nước
bị giam hãm bên trong cái viên nang ném xuống đại dương; chừng nào viên
nang vẫn còn nguyên vẹn thì giọt nước vẫn biệt lập; khi ta phá vỡ lớp vỏ của
viên nang thì giọt nước trở thành một bộ phận của đại dương, sự tồn tại cá thể
của nó không còn nữa. Tinh thần cũng giống như vậy. Chừng nào nó còn bị giam
hãm trong chất môi giới đàn hồi tức phần hồn thì nó vẫn còn một sự tồn tại cá
thể. Hủy diệt cái viên nang ấy đi (đây là kết quả có thể xảy ra do những thống
khổ của một lương tâm bị héo hắt vì tội ác và bệnh hoạn đạo đức) thì tinh thần
sẽ trở lại cố hương của mình. Cá tính của nó đã biến mất”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 267


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Mặt khác, triết gia nào giải thích “sự giáng sinh” theo đường lối của riêng
mình ắt coi tinh thần là một điều gì đó hoàn toàn riêng biệt với phần hồn. Họ chỉ
cho nó hiện diện trong cái viên nang tinh vi xét về mặt đó là một tia hoặc phân
thân tâm linh của “đấng chiếu sáng rực rỡ”. Con người và phần hồn phải chinh
phục được sự bất tử của mình bằng cách thăng lên hướng về sự hợp nhất với
điều mà nếu thành công thì cuối cùng chúng sẽ liên kết được với nó và có thể nói
là bị hấp thu vào nó. Sự biệt lập ngã tính của con người sau khi chết tùy thuộc
vào tinh thần chứ không tùy thuộc vào phần hồn và phần xác. Mặc dù từ ngữ
“phàm ngã” (theo nghĩa mà ta thường hiểu) là điều phi lý nếu áp dụng theo
nghĩa đen cho bản thể bất tử của mình, thế nhưng bản thể ấy tự thân nó vẫn là
một thực thể riêng biệt bất tử và vĩnh hằng. Và cũng giống như trong trường hợp
kẻ phạm tội không thể nào chuộc lại được khi sợi chỉ chói sáng nối liền tinh thần
với phần hồn từ lúc đứa trẻ mới sinh ra đời bị cắt đứt phụt và thực thể thoát xác
bị bỏ mặc cho chia xẻ số phận của những con thú hạ đẳng để dần dần tan biến
vào chất ether khiến cho cá tình của nó bị tiêu diệt – thì ngay cả lúc ấy tinh thần
vẫn còn là một thực thể riêng biệt. Nó trở thành một chơn linh hành tinh hoặc
thiên thần; đó là vì chư thiên của Ngoại đạo hoặc các Tổng thiên thần của Ki Tô
giáo vốn là phân thân trực tiếp của Nguyên nhân Bản sơ, cho nên chẳng bao giờ
đã hoặc sẽ thành người ít ra là trên hành tinh này, bất chấp phát biểu vu vơ của
Swedenborg.
Bất cứ thời nào thì sự chuyên biệt hóa này cũng là hòn đá làm cho các nhà
siêu hình học vấp ngã. Trọn cả khoa nội môn bí giáo của triết học Phật giáo đều
được dựa trên giáo huấn bí nhiệm này mà chỉ rất ít người hiểu nổi và nhiều học
giả uyên bác nhất cũng đều biểu diễn nó sai lạc. Ngay cả các nhà siêu hình học
cũng có quá nhiều khuynh hướng lẫn lộn hậu quả với nguyên nhân. Một người có
thể đạt được sự sống bất tử và vẫn cứ là cái chơn ngã nội giới như trên trần thế
trải qua suốt thời gian vĩnh hằng; nhưng điều này không nhất thiết hàm ý là y
vẫn cứ là ông Smith hoặc Brown giống như ở trên trần thế hoặc mất đi cá tính
của mình. Vì vậy trong cõi u minh ở Bên kia cửa tử, anh hồn và xác phàm của
con người có thể bị hấp thu vào đại dương vũ trụ gồm các nguyên tố tinh vi và
không còn cảm thấy bản ngã của mình nữa, nếu bản ngã này không xứng đáng
thăng lên cao hơn. Thế nhưng tinh thần thiêng liêng vẫn cứ là một thực thể bất
biến mặc dù kinh nghiệm trần thế của phân thân nó có thể bị xóa nhòa hoàn
toàn vào lúc nó chia tay với cái hiện thể không xứng đáng ấy.
Nếu “tinh thần” tức phần thiêng liêng của phần hồn đã tồn tại trước với vai
trò là một thực thể riêng biệt suốt thời gian vĩnh hằng (theo như Origen,
Synesius, các triết gia và Đức Cha Ki Tô khác giảng dạy) và nếu nó vẫn cứ y
nguyên chẳng có gì khác hơn là cái phần hồn nơi ngoại giới xét về mặt siêu hình
học thì làm sao mà nó có thể khác hơn là mang tính vĩnh hằng được? Và cho dù
trong trường hợp ấy con ngưới sống một cuộc đời đầy thú tính hay thanh khiết
thì có gì là quan trọng nếu y có làm gì đi chăng nữa thì y cũng chẳng bao giờ mất
đi cá tính của mình? Cái giáo lý này cũng độc hại như hậu quả của nó về giáo lý
chuộc tội thay cho người khác. Nếu người ta chứng tỏ được cho thế gian sự minh
giải đúng đắn của giáo điều chuộc tội thay kèm theo ý tưởng sai lầm là tất cả
chúng ta đều bất tử, thì việc truyền bá nó ắt đã làm cho nhân loại tốt hơn. Người
ta ắt tránh được phạm tội ác và tội nhỏ không phải vì sợ bị trừng phạt trên trần
thế hoặc sợ một địa ngục nực cười mà vì ích lợi của điều ở sâu thẳm bên trong
bản chất nội tại của ta – mong muốn có một sinh hoạt cá thể và riêng biệt bên
kia cửa tử, tin chắc rằng ta không thể đạt được như vậy nếu không “chiếm lĩnh
thiên giới bằng bạo lực” và tin chắc rằng lời cầu guyện của con người cũng như
sự đổ máu của một người khác đều không cứu được ta thoát khỏi sự hủy diệt cá

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 268


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thể sau khi chết, trừ phi ta đã thiết lập vững chắc mối quan hệ với tinh thần bất
tử của chính ta, tức THƯỢNG ĐẾ của ta trong khi ta còn sống trên cõi trần.
Pythagoras, Plato, Timæus ở Locris và toàn thể trường phái Alexandria đều
cho rằng phần hồn thoát thai từ Hồn Thế giới đại đồng vũ trụ; và theo giáo huấn
của họ thì Hồn Thế giới chính là chất ether, một điều gì đó có tính chất tinh vi
đến nỗi chỉ nội nhãn của ta mới nhận thức được nó mà thôi. Vì vậy, nó không thể
là bản thể của Đơn nguyên Chơn thần, tức nguyên nhân, vì hồn thế giới chẳng
qua chỉ là hậu quả, là phân thân nơi ngoại giới của Chơn thần. Cả tinh thần con
người lẫn phần hồn đều tồn tại trước. Nhưng khi tinh thần tồn tại dưới dạng một
thực thể riêng biệt đã biệt lập ngã tính thì phần hồn lại tồn tại dưới dạng vật chất
đã tồn tại trước, một bộ phận vô ý thức của một tổng thể thông tuệ. Cả hai khởi
thủy đều được tạo lập từ Đại dương Ánh sáng Vĩnh hằng; nhưng đúng như nhà
Thông Thiên Học diễn tả, nơi lửa có một tinh linh hữu hình cũng như một tinh
thần vô hình. Họ phân biệt hồn thú với hồn thiêng. Empedocles tin chắc rằng mọi
con người và con thú đều có hai phần hồn; còn ta thấy Aristotle gọi một đằng là
hồn có lý trí còn một đằng là hồn đầy thú tính. Theo các triết gia này thì hồn có
lý trí xuất phát từ bên ngoài hồn thế giới, còn hồn đầy thú tính thoát thai từ bên
trong hồn thế giới. Cái cõi cao siêu và thiêng liêng mà họ đặt đấng thiêng liêng
tối cao vô hình vào đó được họ (chính Aristotle nữa) coi là hành thứ năm, thuần
túy tâm linh và thiêng liêng trong khi hồn thế giới chính cống được coi là bao
gồm một bản thể lửa tinh vi và tinh anh bàng bạc khắp vũ trụ. Nói tóm lại là chất
ether. Môn đồ phái Khắc kỷ là những kẻ duy vật nhất thời xưa đã loại trừ Thượng
Đế Vô hình và Linh hồn (Tinh thần) Thiêng liêng ra khỏi bất kỳ bản chất vật thể
nào như vậy. Những kẻ ngày nay bình luận và ngưỡng mộ, họ ham hố chụp lấy
cơ hội, xây dựng trên nền tảng ấy cái giả định cho rằng môn đồ phái Khắc kỷ
chẳng tin vào Thượng Đế cũng như linh hồn. Song le Epicurus – học thuyết của
ông đấu tranh trực tiếp chống lại tác nhân của một Thượng Đế và chư thiên trong
việc tạo lập hoặc quản trị thế giới, khiến ông còn vượt xa phái Khắc kỷ về mặt vô
thần và duy vật – dạy rằng linh hồn là một bản thể mảnh mai, tinh vi được tạo ra
từ những nguyên tử nhẵn nhụi nhất, tròn vo nhất và tinh anh nhất; việc mô tả
như vậy cũng dẫn ta tới chất ether tinh vi nêu trên. Mặc dù là Ki Tô hữu,
Arnobius, Tertullian, Irenæus và Origen đều tin theo Spinoza và Hobbes cận đại
hơn, cho rằng linh hồn có thể chất mặc dù có bản chất rất tinh vi.
Học thuyết về việc có thể mất linh hồn (do đó mất cá tính) mâu thuẫn với
các thuyết duy tâm lý tưởng và các ý tưởng tiến bộ của một số nhà thần linh học,
mặc dù Swedenborg hoàn toàn chọn theo nó. Họ sẽ chẳng bao giờ chấp nhận
giáo lý của kinh Kabala dạy rằng người ta chỉ có thể đạt được sinh hoạt cá thể
bên kia cửa tử do tuân theo định luật hài hòa; và con người nội giới cũng như
ngoại giới càng xa lìa cái suối nguồn hài hòa bao nhiêu (nguồn gốc của nó ở nơi
tinh thần thiêng liêng của ta) thì nó càng khó trở lại cố hương bấy nhiêu.
Nhưng trong khi các nhà thần linh học và những tín hữu Ki Tô giáo khác ít
(nếu có) nhận thức được sự kiện phàm ngã con người có thể chết đi và bị xóa
nhòa do việc phần bất tử chia tay với phần hữu hoại, thì môn đồ của Swedenborg
lại hoàn toàn hiểu được điều đó. Một trong những giáo sĩ của Tân Giáo hội, Đức
Ông Chauncey Giles, Tiến sĩ Thần học ở New York, mới đây đã minh giải đề tài
này trong một bài thuyết trình công khai như sau: Cái chết trên cõi trần tức là
việc xác phàm bị chết là do cơ cấu tổ chức thiêng liêng cung ứng vì ích lợi của
con người, nhờ phương tiện được cung ứng này y mới đạt được những cứu cánh
cao siêu hơn của kiếp tồn tại. Nhưng còn một cái chết khác vốn làm chận đứng
trật tự thiêng liêng và hủy diệt mọi yếu tố nhân tính nơi bản chất con người, tiêu
diệt mọi khả năng hạnh phúc của con người. Đây là cái chết tâm linh vốn xảy ra

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 269


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

trước khi xác phàm tan rã. “Cái trí tự nhiên của con người có thể phát triển rộng
rãi nhưng sự phát triển ấy lại không kèm theo một mảy may nào tình thương
Thượng Đế hoặc tình yêu thương con người một cách vị tha. Khi người ta sa vào
việc yêu thương bản ngã và say đắm thế gian với mọi khoái lạc, mất đi tình
thương thiêng liêng về Thượng Đế và tình yêu thương người lân cận thì y đã sa
đọa từ sống xuống chết vậy. Các nguyên khí cao siêu cấu thành các yếu tố bản
thể nơi nhân tính của y đã bị tiêu diệt và y chỉ còn sống trên cõi thiên nhiên bằng
những quan năng của mình. Y tồn tại về mặt vật thể nhưng đã chết về mặt tâm
linh. Đối với mọi điều thuộc về giai đoạn cao siêu và giai đoạn duy nhất lâu bền
trong kiếp sống thì y cũng chết về mặt thể xác khi cơ thể của y đã chết đi với
mọi sinh hoạt, vui thú và cảm giác về thế gian lúc tinh thần đã rời bỏ nó. Sự chết
tâm linh này là do hậu quả của việc không tuân theo những định luật sinh hoạt
tâm linh vốn được nối tiếp bởi cùng một sự trừng phạt giống như việc không tuân
theo những định luật của sinh hoạt tự nhiên. Nhưng người chết về mặt tâm linh
vẫn còn có những vui thú của mình; họ có năng lực và năng khiếu trí tuệ cùng
với những hoạt động sôi nổi. Mọi thú vui đầy thú tính đều có mặt họ, và đối với
đa số người nam và nữ thì những thứ này cấu thành lý tưởng cao nhất của hạnh
phúc con người. Việc theo đuổi không mệt mỏi của cải, những thú vui và trò giải
trí trong sinh hoạt xã hội; việc trau dồi vẻ hào hoa phong nhã, y phục hợp thời
trang, thị hiếu xã hội và những tước hiệu xuất sắc về khoa học đã đầu độc và
làm ngây ngất những kẻ đang sống mà như đã chết này. Nhưng nhà thuyết pháp
hùng biện nhận xét rằng: “Mặc dù rất duyên dáng thu hút mọi người và đạt
nhiều thành tựu xuất sắc, những tạo vật này đã chết theo quan niệm của Chúa
và các thiên thần; và khi được đo lường theo tiêu chuẩn duy nhất đúng bất di bất
dịch thì thật ra họ cũng chẳng sống động nhiều hơn một bộ xương mà thịt đã tan
thành cát bụi”. Một sự phát triển cao của năng khiếu trí thức không hàm ý là sinh
hoạt tâm linh chân chính. Nhiều nhà khoa học vĩ đại nhất của ta chẳng qua chỉ là
những xác chết còn sống – họ không có tầm nhìn tâm linh vì tinh thần đã rời bỏ
họ rồi. Do đó ta có thể trải qua mọi thời đại, khảo sát mọi nghề nghiệp, cân nhắc
mọi thành tựu của con người và khảo cứu mọi dạng thức của xã hội và đâu đâu
ta cũng thấy những kẻ chết về mặt tâm linh này.
Pythagoras dạy rằng toàn thể vũ trụ là một hệ thống lớn lao gồm những tổ
hợp chính xác về mặt toán học. Plato cho thấy Thượng Đế hình học hóa. Thế giới
được duy trì bởi cũng cái định luật thăng bằng và hài hòa mà nó được kiến tạo
dựa trên đó. Lực hướng tâm không thể biểu lộ ra được nếu không có lực ly tâm
trong chuyển động xoay vòng hài hòa của tinh cầu; mọi hình tướng đều là sản
phẩm của lực lưỡng tính này trong thiên nhiên. Vậy là để minh họa cho trường
hợp của mình, ta có thể gọi tinh thần là lực ly tâm còn phần hồn là năng lực tâm
linh hướng tâm. Khi hoàn toàn hài hòa thì cả hai lực này tạo ra một kết quả duy
nhất; nếu ta phá hủy hoặc chận đứng chuyển động hướng tâm của phần hồn trần
tục hướng về tâm thu hút nó; nếu ta chận đứng sự tiến bộ của nó bằng việc nhồi
nhét cho nó một trọng lượng vật chất nặng hơn mức nó có thể chịu đựng nổi thì
sự hài hòa của tổng thể (vốn là sự sống của nó) sẽ bị triệt tiêu. Sự sống cá thể
chỉ có thể trực tiếp nối nếu nó được duy trì bởi lực lưỡng tính này. Chỉ lệch một
chút ra khỏi sự hài hòa cũng làm phương hại đến nó; khi nó bị triệt tiêu đến mức
không cứu vãn được thì các lực tách rời khỏi nhau và hình tướng dần dần bị hủy
diệt. Sau khi kẻ trụy lạc và kẻ độc ác chết đi thì sẽ có một giây phút tới hạn. Nếu
trong buổi sinh thời nó lơ là cái nỗ lực tối hậu và tuyệt vọng của bản ngã nội giới
nhằm tái hiệp nhất với tia sáng lờ mờ của tổ phụ thiêng liêng; nếu nó cho phép
tia này càng ngày càng bị nhốt kín bởi lớp vỏ cứng dày đặc của vật chất thì một
khi thoát khỏi thể xác phần hồn sẽ đi theo những hấp lực trần tục của mình và bị

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 270


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

từ tính hút vào giam giữ bên trong lớp sương mù dày đặc của bầu hào quang vật
chất. Thế rồi nó bắt đầu càng ngày càng chìm xuống thấp cho đến khi phục hồi
được ý thức thì nó lại thấy mình ở trong cái mà cổ nhân gọi là cõi Âm phủ. Sự
tiêu diệt một phần hồn như thế chẳng bao giờ ngay tức khắc; nó có lẽ kéo dài tới
nhiều thế kỷ; vì thiên nhiên chẳng bao giờ tiến bước nhảy vọt và anh hồn được
tạo ra bằng các hành thì định luật tiến hóa phải chờ thời cho đúng lúc. Thế rồi
mới bắt đầu cái định luật bù trừ dễ sợ tức luật nhân duyên của Phật tử.
Lớp vong linh này được gọi là “tinh linh trần thế” hay “trần tục”, tương phản
với các lớp khác mà ta trình bày ở chương Dẫn nhập. Ở Đông phương người ta
biết chúng là các “Huynh đệ Bóng tối”. Chúng vốn quỉ quyệt, hèn hạ, ưa trả thù
và tìm cách báo oán những nỗi đau khổ của mình trút lên loài người; cho đến khi
cuối cùng bị hủy diệt thì chúng trước đó đã trở thành ma cà rồng, yêu tinh ăn thịt
người và các diễn viên xuất sắc. Đây là những “tinh linh” hàng đầu trên sân khấu
tâm linh vĩ đại là “thuật hiện hình”, chúng thực hiện hiện tượng này nhờ vào sự
trợ giúp của những tạo vật “tinh linh” chính hiệu thông minh hơn vốn lởn vởn
xung quanh và vui mừng hoan nghênh chúng tham gia vào địa hạt của mình.
Henry Kunrath, môn đồ kinh Kabala vĩ đại người Đức, có một kính bản trong tác
phẩm hiếm hoi, “Hí trường Thông minh Vĩnh hằng” biểu diễn bốn lớp “tinh linh
ngũ hành” nhân loại này. Một khi đã vượt qua ngưỡng cửa của thánh điện điểm
đạo, một khi bậc cao đồ đã vén lên được “Bức màn che khuất Nữ thần Isis” bí
nhiệm và bo bo giữ bí mật thì ngài chẳng có gì phải sợ nữa, nhưng cho đến lúc
đó thì ngài vẫn thường xuyên gặp nguy hiểm.
Mặc dù bản thân Aristotle đã đi trước các nhà sinh lý học thời nay, coi trí tuệ
con người là một thực chất mang tính vật chất và chế nhạo các nhà vật hoạt luận
(hylozoïsts), song le ông hoàn toàn tin sự tồn tại của một phần hồn song trùng
bao gồm tinh thần và anh hồn [1]. Ông cười nhạo Strabo vì tin rằng bất cứ hạt vật
chất nào tự thân nó cũng có sự sống và trí năng đủ để từng bước hình thành
được một thế giới muôn hình muôn vẻ như thế giới của ta [2] . Aristotle kế thừa
phần đạo đức tinh vi trong Luân lý học Nichomachean do đã nghiên cứu thấu đáo
tác phẩm Những Mảnh vụn Luân lý của Pythagoras. Đó là vì người ta dễ dàng
chứng tỏ được Pythagoras là cội nguồn để ông thu thập ý tưởng của mình, mặc
dù ông không thề thốt rằng “tự mình đã khám phá ra tứ linh” [3] . Rốt cuộc thì ta
biết chắc được điều gì về Aristotle? Triết lý của ông bí hiểm đến nỗi ông thường
xuyên để cho bạn đọc dùng óc tưởng tượng của mình lấp đầy mắt xích còn thiếu
trong chuỗi lý luận của mình. Hơn nữa, chúng tôi biết rằng trước khi công trình
của ông lọt vào tay các học giả (họ rất vui mừng vì thấy ông dường như lập luận
vô thần để bênh vực cho thuyết số mệnh của mình) thì các tác phẩm này đã qua
nhiều tay đến nỗi nó khó lòng mà vô nhiễm. Khởi đầu từ Theophrastus, là người
lập di chúc cho ông, chúng chuyển qua tay Neleus; những người thừa kế Neleus
giữ các bản thảo đó mũn ra trong các hang động dưới đất gần 150 năm [4] ; sau
đó ta biết rằng các bản thảo của ông được Apellicon ở Theos sao chép lại và
thêm thắt nhiều vào đó, ông này thêm vào những đoạn văn để cho bản thảo có
thể hiểu được bằng những phỏng đoán của riêng mình, có lẽ nhiều đoạn thêm
thắt này được rút ra từ phần sâu thẳm trong tâm thức nội giới của ông. Các học
giả vào thế kỷ 19 chắc chắn có thể lợi dụng được cái gương của Aristotle, nếu họ

[1]
Aristotle: “Bàn về sự Sinh sản và sự Thoái hóa”, quyển ii.
[2]
“Bàn về Vi hạt” quyển i.
[3]
Một lời thề của phái Pythagoras. Môn đồ Pythagoras thề có thầy làm chứng.
[4]
“Bàn về Vi hạt” quyển i.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 271


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cũng nôn nóng muốn bắt chước ông, giống như họ muốn nhồi sọ phương pháp
suy diễn và các thuyết duy vật của ông vào đầu môn đồ phái Plato. Chúng tôi
kêu gọi họ hãy thu thập những sự kiện cẩn thận như chính ông, thay vì chối bỏ
những sự kiện mà họ chẳng biết gì hết.
Những điều chúng tôi đã nói trong những chương dẫn nhập và ở đâu đó về
các đồng cốt và khuynh hướng đồng cốt đâu có dựa vào phỏng đoán mà dựa vào
kinh nghiệm thật sự và việc quan sát. Hầu như không có bất kỳ loại giai đoạn
đồng cốt nào mà chúng tôi chưa từng thấy biểu diễn ở nhiều xứ sở khác nhau
trong vòng 25 năm vừa qua - Ấn Độ, Tây Tạng, Đảo Borneo, Xiêm la, Ai Cập,
Tiểu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và những nơi khác trên thế giới – mỗi nơi này đều phô
diễn cho chúng tôi thấy giai đoạn đặc thù về hiện tượng đồng cốt và pháp thuật.
Kinh nghiệm rộng rãi đã dạy cho chúng tôi hai sự thật quan trọng: một là muốn
vận dụng pháp thuật thì cần phải có sự thanh khiết cá nhân và sử dụng một
quyền năng ý chí lão luyện bất khuất; hai là các nhà thần linh học chẳng bao giờ
chắc mẫm được về tính chân thực của các hiện tượng đồng cốt nếu những sự
hiện hình này không xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trong những tình
huống trắc nghiệm hợp lý khiến cho việc toan tính lừa bịp ắt bị lộ tẩy ngay tức
khắc.
Vì e rằng mình bị hiểu lầm cho nên chúng tôi xin nhận xét ngay rằng trong
khi theo thông lệ thì các tinh linh thiên nhiên tạo ra những hiện tượng lạ trên cõi
trần của chính mình và thuận theo óc hoang tưởng của chính mình thì những
vong linh con người đã thoát xác mà tốt bụng trong những trường hợp đặc biệt
ngoại lệ (chẳng hạn như khát vọng của một tâm hồn thanh khiết hoặc xảy ra
một trường hợp khẩn cấp nào đó cần được ưu tiên) vẫn có thể phô diễn sự hiện
diện của mình bằng bất cứ hiện tượng lạ nào ngoại trừ việc đích thân hiện hình.
Nhưng phải có một sức thu hút mãnh liệt thì mới đủ sức hấp dẫn một vong linh
đã thoát xác thanh khiết rời khỏi nơi cư trú rực rỡ của mình để nhập vào bầu hào
quang ô trược mà nó đã thoát ra khỏi đó sau khi lìa bỏ xác phàm.
Các pháp sư và triết gia thông thần nghiêm khắc phản đối việc “chiêu hồn”.
Psellus có nói [1] : “Đừng chiêu hồn kẻo khi nó ra đi nó vẫn còn giữ lại một điều gì
đấy”.

Bạn không nên chiêm ngưỡng chúng trước khi bạn có thể điểm đạo.
Vì chúng hớp hồn của kẻ chưa được điểm đạo luôn luôn bằng cách làm chóa mắt”.

Cũng triết gia ấy nói như vậy trong một đoạn khác [2] .
Họ phản đối chiêu hồn vì nhiều lý do chính đáng: 1- Iamblichus có nói: “Cực
kỳ khó phân biệt một phúc thần với tà thần”, 2- Nếu hồn người thành công trong
việc thâm nhập vào phần rắn chắc của bầu bầu hào quang trái đất – bao giờ
cũng đầy áp bức đối với nó và thường là đầy hận thù – thì vẫn có nguy cơ hồn
không thể tới gần thế giới vật chất mà tránh được việc “khi ra đi vẫn giữ lại một
điều gì đó, nghĩa là làm ô uế sự thanh khiết của mình mà nó phải chịu đựng ít
nhiều sau khi ra đi. Vì vậy nhà thông thần chân chính ắt tránh gây ra bất kỳ sự
đau khổ nào thêm nữa cho các cư dân thanh khiết của cõi cao hơn mức hoàn
toàn cần thiết để phục vụ cho quyền lợi của loài người. Chỉ có những kẻ thực
hành tà thuật mới dùng những thần chú đầy quyền năng của phép chiêu hồn để
cưỡng chế triệu tập những vong hồn có tì vết vì buổi sinh thời đã sống ô trược và
sẵn sàng trợ giúp cho những mưu đồ ích kỷ của y. Ở đâu đó chúng tôi sẽ nói tới

[1]
Psellus trong Alieb, tác phẩm “Các Sấm truyền của Chaldea”.
[2]
Proclus trong I “Alieb”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 272


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

việc giao tiếp với thể Hào quang (Augoeides) thông qua quyền năng đồng cốt của
những đồng tử nội giới. Các nhà thông thần dùng hóa chất và khoáng chất để
trục xuất tà thần. Một viên đá tên , là một trong những tác nhân cho
nhiều quyền năng nhất.
Một câu Sấm truyền (Psellus, 40) của Bái Hỏa giáo nói rằng:

“Khi bạn thấy một vị thần trần tục tiến tới gần
Hãy kêu to lên và hiến tế đá Mnizurin”.

Thế mà khi xuống cấp từ thi ca xuất sắc của pháp thuật và thuật thông thần
tới tận pháp thuật “vô ý thức” trong thế kỷ hiện nay, qua đoạn văn xuôi của một
nhà nghiên cứu Kabala thời nay, chúng tôi xin điểm qua nó ở phần dưới đây.
Trong Tạp chí Từ khí của Bác sĩ Morin xuất bản cách đây vài năm ở Paris
vào lúc “cái bàn xoay” đang hoành hành ở nước Pháp, người ta có công bố một
bức thư kỳ lạ.
Người viết thư vô danh có nói: “Thưa các ngài, xin hãy tin theo tôi rằng
không có vong linh, không có ma, không có thiên thần, không có quỉ thần ẩn náu
trong cái bàn; song le ta có thể tìm thấy tất cả những thứ đó vì nó tùy thuộc vào
ý chí và óc tưởng tượng của chính chúng ta. . . . Cái Ý CHÍ TÂM THẦN này là một
hiện tượng xưa cũ mà những người hiện đại tự nhiên là hiểu lầm, vì tất cả những
thứ đó cũng đều thuộc về vật lý học và tâm lý học; tiếc thay người ta vẫn cứ
không hiểu được nó cho đến khi đã khám phá ra điện và thuật quang báo – để
giải thích một sự kiện có bản chất tâm linh, chúng tôi bắt buộc phải dựa trên một
sự kiện tương ứng trong thứ bậc vật chất. . .
“Như ta đều rõ kính bản chụp ảnh theo daguerreotype có thể được gây ấn
tượng chẳng những bởi các vật thể mà còn bởi các ảnh phản chiếu của chúng
nữa. Được thôi, hiện tượng mà ta đang xét (vốn nên được gọi là phép chụp ảnh
tâm thần) ngoài các thực tại còn tạo ra những mơ mộng trong óc tưởng tượng
của ta với một mức độ trung thực khiến ta rất hay không thể phân biệt được bản
sao đối với bản chính, âm bản đối với dương bản. . .
“Việc từ hóa một cái bàn hoặc một con người đều có kết quả giống hệt
nhau, đó là sự bảo hòa của một vật thể xa lạ hoặc là do điện sinh học thông tuệ,
hoặc là do tư tưởng của nhà thao tác từ hóa và những người có mặt”.
Không một điều gì có thể trình bày ý tưởng đúng đắn về vấn đề này hơn là
việc một bình ắc quy điện thu gom lưu chất điện trên dây dẫn của mình để từ đó
có được một lực thô thiển biểu diễn ra thành những hồ quang điện v.v. . . Như
vậy điện tích tụ trên một vật cô lập ắt có khả năng phản tác động đúng bằng tác
động, hoặc là để tích điện, từ hóa, làm phân giải, làm bốc cháy, hoặc là để phóng
xuất các rung động của mình ra xa. Đây là những hiệu ứng hữu hình của điện thô
thiển hoặc mù quáng do các yếu tố mù quáng gây ra – ta dùng từ mù quáng để
chỉ bản thân cái bàn tương phản với điện thông minh. Nhưng hiển nhiên là có
tồn tại một thứ điện tương ứng được tạo ra do bộ pin trí não của con người; điện
phần hồn này tức là chất ether tâm linh vũ trụ vốn ở xung quanh đây và có bản
chất làm trung gian cho vũ trụ siêu hình hoặc đúng hơn là vũ trụ phi vật thể;
khoa học vốn chẳng có ý niệm gì về nó ắt phải nghiên cứu nó trước khi công
nhận nó thì mới có thể biết được bất cứ điều gì về hiện tượng vĩ đại là sự sống.
“Dường như là muốn biểu lộ ra thì điện trí não này cần có sự trợ giúp của
tĩnh điện thông thường; khi trong bầu khí quyển thiếu tĩnh điện – khi không khí
rất ẩm ướt chẳng hạn – thì bạn chẳng có hoặc có ít hiện tượng về cái bàn hoặc
người đồng cốt. . . .

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 273


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Ý tưởng chẳng cần bày tỏ thật chính xác trong óc của những người có mặt;
cái bàn tự nó khám phá ra và bày tỏ ý tưởng hoặc là dưới dạng văn xuôi hay văn
vần nhưng luôn luôn chính xác; cái bàn cần có thời giờ thì mới làm ra được một
bài thơ; nó bắt đầu rồi lại tẩy xóa một chữ, sửa chữ đó lại, và đôi khi gửi trở lại
bài thơ châm biếm ngỏ lời với ta . . . nếu những người có mặt mà đồng cảm với
nhau thì nó đùa giỡn và cười vui với chúng ta giống như với bất kỳ người còn
sống nào vậy. Còn về phần những sự việc nơi ngoại giới thì nó cũng cam chịu
việc phỏng đoán giống như ta vậy; cái bàn chế ra những hệ thống triết học nho
nhỏ, bàn bạc và bảo vệ nó như nhà tu từ quỉ quyệt nhất. Tóm lại, nó tự tạo cho
mình một lương tâm và một lý trí thuộc về riêng mình nhưng bằng cái vật liệu
mà nó moi móc từ chúng ta. . .
“Người Mỹ tin chắc rằng họ nói chuyện với người chết; một số người nghĩ
(đúng hơn) đó là các vong linh; những người khác cho đó là thiên thần, lại còn
những người khác nữa cho đó là ma quỉ . . . (sinh linh thông tuệ) có dáng vẻ phù
hợp với niềm xác tín và ý kiến tiên niệm của mọi người; các điểm đạo đồ ở các
đền thờ Serapis, Delphi và các cơ sở y khoa thông thần khác cùng loại cũng đều
tin như vậy. Họ đã tin chắc trước đó rằng họ giao tiếp với chư thần linh và họ
chưa bao giờ thất bại.
“Chúng tôi vốn thừa biết giá trị của hiện tượng lạ này . . . hoàn toàn tin
chắc rằng sau khi đã tích cho cái bàn luồng lưu xuất từ khí của mình, chúng ta đã
sản sinh ra hoặc sáng tạo ra một sinh linh thông tuệ tương tự với chính ta, cũng
được phú cho tự do ý chí như ta, có thể bàn bạc và đàm đạo với ta ở một mức độ
sáng suốt rất cao xét vì hợp lực ắt phải mạnh hơn cá thể hoặc nói cho đúng hơn
tổng thể ắt phải lớn hơn một bộ phận của tổng thể . . . Chúng ta không được
buộc tội Herodotus là nói dối với ta khi ông ghi chép lại những tình huống phi
thường nhất, vì chúng ta phải coi chúng là chân thực và chính xác giống như
những sự kiện lịch sử khác mà ta thấy nơi mọi tác giả Ngoại đạo thời xưa. . .
“Hiện tượng này cũng xưa như trái đất . . . Các tu sĩ ở Ấn Độ và Trung Hoa
thực hành nó trước cả người Ai Cập và người Hi Lạp. Người dã man cũng như
người Esquimaux cũng thừa biết nó. Đây chính là hiện tượng Đức tin, cội nguồn
duy nhất của phép nhiệm mầu” và nó xảy ra cho bạn tùy theo đức tin của bạn.
Người nào phát biểu giáo lý thâm thúy này quả thật là hiện thân của Sự Thật; y
chẳng hề tự lừa bịp mình mà cũng đâu có muốn lừa gạt người khác; y xiển dương
một công lý hiển nhiên mà giờ đây chúng tôi xin lập lại cũng chẳng hi vọng bao
nhiêu là người ta sẽ chấp nhận nó.
“Con người là một tiểu vũ trụ tức là một thế giới nhỏ, y có nơi bản thân một
mảnh vụn của Tổng thể vĩ đại ở trạng thái hỗn mang. Nhiệm vụ của các vị bán
thần linh là phải gỡ rối ra từ đó cái phần chia thuộc về mình một công trình lao
động vất vả không ngừng về vật chất và tâm trí. Họ có nhiệm vụ phải mãi mãi
sáng chế ra những sản phẩm mới, những nền đạo đức mới và sắp xếp đúng đắn
vật liệu thô vô hình tướng mà Tạo hóa đã cung cấp cho mình; tạo hóa đã sáng
tạo ra họ theo hình ảnh của chính Ngài thì đến lượt họ ở đây cũng phải sáng tạo
và hoàn chỉnh được cái công trình sáng tạo; đây là một công trình sáng tạo bao
la vốn chỉ có thể thành tựu được khi tổng thể đã trở nên toàn bích đến mức nó
cũng giống như Chính Thượng Đế và do đó có thể sống sót được. Chúng ta còn
lâu mới đạt tới được cái giờ phút tối hậu ấy vì chúng ta có thể nói rằng cho đến
nay mọi chuyện trên quả địa cầu này (các định chế, máy móc và sản phẩm) đều
được chế tạo ra, xóa bỏ đi rồi lại bị vượt qua. . .

“Cái trí chẳng nên quậy lên mà còn sáng tạo ra những quan niệm sai lầm.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 274


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Chúng ta sống trong cuộc đời này ở một trung tâm trí thức bao xung quanh
vốn duy trì một sự liên đới cần thiết và miên viễn giữa con người với sự vật; mọi
bộ óc đều là một hạch thần kinh, một trạm điện báo thần kinh vũ trụ thường
xuyên liên lạc với các trạm trung ương khác qua các rung động của tư tưởng.
“Mặt trời tâm linh soi sáng cho phần hồn cũng giống như mặt trời vật chất
soi sáng cho phần xác, vì vũ trụ vốn song trùng và tuân theo định luật phối
ngẫu. Nhà thao tác vô minh thuyết giải sai lầm những điện tín của Thượng Đế và
thường gửi các điện tín đó đi một cách sai lạc và lố bịch. Do đó chỉ có việc nghiên
cứu và khoa học chân chính mới tiêu diệt được nạn mê tín dị đoan và những thứ
vớ vẩn được gieo rắc bởi những kẻ thuyết giải vô minh được cài đặt vào những
trạm dạy dỗ trong đám mọi người trên thế gian. Những kẻ thuyết giải mù quáng
về Ngôi Lời này bao giờ cũng ra sức áp đặt lên môn đồ của mình bổn phận phải
thề trung thành với mọi thứ do Ngôi Lời giáo huấn mà không cần khảo sát.
“Tiếc thay! Chúng ta chẳng mong được điều gì tốt hơn nếu họ phiên dịch
được chính xác những tiếng nói nội tâm chẳng bao giờ lừa bịp bất cứ ai ngoại trừ
những kẻ bản thân đang chứa chấp những tinh linh tà vạy. Họ bảo rằng ‘bổn
phận chúng tôi là phải thuyết giải các sấm truyền; chúng tôi nhận được sứ mệnh
độc quyền do cõi trời tấn phong, chơn linh tạo thần khí trên trời và nó chỉ chọn
chúng tôi thôi’ . . .
“Thật ra thần khí dành cho mọi người và các tia sáng tâm linh soi sáng cho
mọi lương tâm; khi mọi phần xác và mọi phần hồn đều phản chiếu ánh sáng
lưỡng tính này như nhau thì thiên hạ sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn mức hiện nay”.
Chúng tôi đã trích dịch những mẩu vụn nêu trên vì chúng rất tân kỳ và đúng
sự thật. Chúng tôi có biết người viết thư; ông nổi danh là một môn đồ vĩ đại của
kinh Kabala, một vài người bạn biết ông là một người trung thực và ngay thẳng.
Hơn nữa bức thư cho thấy rằng người viết đã nghiên cứu kỹ lưỡng bản chất
giống như cắc kè của những sinh linh thông tuệ chủ trì các nhóm thần linh học.
Chúng cũng thuộc cùng loại và cùng nòi giống như những thứ thường được đề
cập tới thời xưa, nếu ta thừa nhận chắc chắn rằng thế hệ con người thời nay
cũng có bản chất giống như những người thời thánh Moses. Những sự biểu lộ nơi
nội giới trong những tình huống hài hòa xuất phát từ những sinh linh mà thời xưa
gọi là “phúc thần”. Đôi khi, nhưng hiếm hơn có các chơn linh hành tinh – các
đấng thuộc chủng loại khác chúng ta – tạo ra chúng; đôi khi là anh linh của
những người bạn thân thương của chúng ta; đôi khi là các tinh linh thiên nhiên
thuộc một trong vô số các bộ tộc; nhưng thường hay xảy ra nhất là mọi tinh linh
ngũ hành trần tục, những người ác độc đã thoát xác, Diakka của A. Jackson
Davis.
Chúng tôi không quên rằng ở đâu đó chúng tôi đã viết về những hiện tượng
đồng cốt nội giới và ngoại giới. Chúng tôi luôn luôn phân biệt như vậy. Trong cả
hai lớp đều có thứ tốt và thứ xấu. Một người đồng cốt không thanh khiết sẽ thu
hút về các bản ngã nội giới ô trược của mỉnh những ảnh hưởng độc hại, trụy lạc,
đầy ác tính cũng tất yếu như một người đồng cốt thanh khiết chỉ thu hút những
ảnh hưởng tốt và thuần khiết. Liệu ta có thể tìm được trong loại đồng cốt thanh
khiết một gương mẫu nào cao siêu hơn nữ Nam tước dịu dàng Adelma von Vay
của nước Áo (nhũ danh là Nữ Bá tước Wurmbrandt), một thông tín viên miêu tả
với chúng tôi bà là “sự Phù hộ của môi trường lân cận?” Bà dùng quyền năng
đồng cốt của mình để chữa bệnh cho người đau ốm và an ủi kẻ đau khổ. Bà là
một hiện tượng lạ đối với giàu sang nhưng là một thiên thần hộ mệnh đối với giới
cùng khổ. Trong nhiều năm bà đã nhìn thấy và nhận ra được các tinh linh thiên
nhiên tức các tinh linh vũ trụ và thấy chúng bao giờ cũng thân hữu. Nhưng đây là
vì bà là một phụ nữ tốt bụng, thanh khiết. Những thông tín viên của Hội Thông

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 275


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Thiên Học đâu phải lúc nào cũng thấy thoải mái như vậy khi lọt vào tay những
tinh linh tinh nghịch như khỉ. Trường hợp điển hình là vụ Havanna mà ta có mô
tả ở đâu đó.
Mặc dù các nhà thần linh học bất tín nhiệm các thông tín viên ấy thì các tinh
linh thiên nhiên vẫn là thực tại. Nếu thời xưa, các thần đất, thần gió, thần lửa và
thần nước của phái Hoa hồng Thập tự đã tồn tại thì thời nay ắt phải tồn tại.
Nghiệp chướng chận Ngõ của Bulwer Lytton là một quan niệm hiện đại được uốn
nắn theo loại hình thời xưa về Sulanuth [1] của người Hebreux và người Ai Cập
vốn được đề cập trong quyển Thánh thư Jasher [2] .
Các Ki Tô hữu gọi chúng là “ma quỉ”, “tiểu yêu của Quỉ vương”, cùng với
nhiều tên gọi đặc trưng như vậy. Chúng đâu phải thuộc loại đó mà chỉ là những
tạo vật bằng vật chất tinh vi, vô trách nhiệm, chẳng tốt cũng chẳng xấu trừ phi
chịu ảnh hưởng của một trí thông minh cao cấp hơn. Thật là rất bất thường khi
nghe các tín đồ Công giáo La Mã sùng đạo chưởi rủa và trình bày sai lạc về các
tinh linh thiên nhiên khi một trong những người có thẩm quyền nhất là Clement ở
Alexandria đã xem xét tới chúng và mô tả những tạo vật này đúng y như thật.
Clement có lẽ đã là một nhà thông thần cũng như một môn đồ Tân Plato, vì thế
lập luận với thẩm quyển chính xác, nhận xét rằng thật là phi lý khi gọi chúng là
ma quỉ [3] , vì chúng chỉ là các thiên thần cấp thấp, “những quyền năng ngự nơi
ngũ hành, hô phong hoán vũ, do đó là các tác nhân thuộc hạ của Thượng Đế” [4].
Origen trước khi trở thành một Ki Tô hữu cũng thuộc về trường phái Plato cho
nên cũng có cùng ý kiến. Porphyry mô tả chư thần này kỹ lưỡng hơn bất kỳ
người nào khác.
Khi ta biết rõ hơn về bản chất khả hữu của các trí thông minh đang biểu lộ
mà khoa học tin là “một lực thông linh”, còn nhà thần linh học đồng nhất hóa
chúng với vong linh người chết thì các hàn lâm viện sĩ và tín đồ sẽ quay sang các
nhà triết học thời xưa để có thêm thông tin.
Ta hãy nhất thời tưởng tượng ra một con đười ươi thông minh hoặc một con
khỉ giống hình người nào đó ở Phi châu đã thoát xác nghĩa là mất xác rồi, chỉ
đang có một thể tinh vi nếu không phải là một thể bất hoại. Chúng ta thấy trong
các tạp chí thần linh học có nhiều ví dụ, người ta đã thấy những con chó cưng
hoặc những con thú khác đã chết hiện hình trở lại. Vì vậy cho nên dựa vào chứng
cớ của thần linh học, chúng tôi ắt nghĩ rằng những “vong linh” thú vật như vậy
có xuất hiện mặc dù chúng tôi xin dành cái quyền đồng ý với cổ nhân cho rằng
các hình tướng ấy chẳng qua chỉ là mánh khóe của đám tinh linh ngũ hành. Một
khi đã mở cửa thông thương giữa cõi trần thế và cõi tâm linh thì có gì ngăn cản
con khỉ không tạo ra những hiện tượng trên cõi trần giống như khi nó thấy vong
linh con người tạo ra. Và tại sao những thứ nổi bật về tài khéo và tinh xảo lại
không có nhiều người chứng kiến trong giới thần linh học? Xin để cho các nhà
thần linh học trả lời. Con đười ươi ở đảo Borneo đâu có kém cạnh bao nhiêu (nếu
có) so với người dã man xét về trí thông minh. Ông Wallace và những nhà vạn

[1]
Sulanuth được mô tả ở chương lxxx, câu thơ 19-20, trong tác phẩm “Jasher” .
[2]
“Và khi người Ai cập ẩn núp vì có đám đông” (một trong những trận dịch mà
người ta đã gán cho Thánh Moses đang mang lại) “. . . họ khóa chặt cửa lại, Thượng Đế
bèn ra lệnh cho Sulanuth . . .” (một con quái vật ở biển mà dịch giả ngây thơ giải thích
trong một chú thích cuối trang như sau) “lúc bấy giờ nó ở dưới biển, trồi lên và đi vào Ai
Cập . . . nó có cánh tay dài tới 10 cubits . . . nó đi dọc theo các mái nhà giở mái nhà lên,
bẻ gãy những cái rui . . . thọc cánh tay vào trong nhà mở khóa và tháo then cài để mở
cửa nhà ở Ai Cập. . . Đoàn quái vật ấy hủy diệt Ai Cập, làm cho họ cực ký đau khổ”.
[3]
“Strom”, vi 17, tiết 159.
[4]
Như trên, vi 3, tiết 30.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 276


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

vật học vĩ đại khác có nêu ví dụ về việc nó rất sắc sảo kỳ diệu, mặc dù bộ óc nó
có dung lượng thấp hơn bộ óc của kẻ dã man kém phát triển. Những con khỉ này
chỉ thiếu có mỗi ngôn ngữ là ắt trở thành người thuộc loại thấp. Những trạm canh
gác bố trí khỉ; những phòng ngủ được kiến tạo và chọn lọc để cho đười ươi trông
coi; chúng tiên liệu được cả điều nguy hiểm và biết tính toán hơn mức bản năng,
chúng biết chọn thủ lĩnh mà mình tuân theo và vận dụng được nhiều quan năng;
chắc chắn là điều này khiến cho chúng có quyền ít ra được ngang hàng với nhiều
người thổ dân Úc châu đầu dẹp. Ông Wallace có nói: “Nhu cầu trí tuệ của người
dã man và những quan năng mà họ thực sự vận dụng được chẳng khá hơn loài
thú là bao”.
Thế mà người ta giả định rằng bên kia cửa tử không có khỉ vì khỉ không có
“hồn”. Nhưng dường như khỉ cũng thông minh đâu kém một số người; thế thì tại
sao những người này (chẳng hề cao cấp hơn khỉ) lại có tinh thần bất diệt, còn khỉ
lại không? Nhà duy vật ắt trả lời rằng cả người lẫn khỉ đều không có tinh thần và
khi cái xác chết thì chẳng còn gì. Nhưng các triết gia xưa nay đều đồng ý rằng
con người ở nấc thang cao hơn một bậc so với con thú và có một điều gì đó mà
con thú còn thiếu, cho dù y là kẻ dã man thất học nhất hay là triết gia minh mẫn
nhất. Như ta đã thấy cổ nhân dạy rằng trong khi con người là một bộ ba gồm
phần xác, anh hồn và linh hồn bất diệt thì con thú chỉ là một bộ đôi: một sinh
linh có thể xác và một anh hồn làm cho nó linh hoạt. Các nhà khoa học có thể
chẳng phân biệt nỗi những nguyên tố cấu hành thể xác của con người và con
thú; các môn đồ kinh Kabala cũng đồng ý với họ đến mức bảo rằng thể tinh vi
(hoặc cái mà nhà vật lý gọi là “nguyên sinh khí”) của con thú và con người có
bản thể giống nhau. Con người xét theo thể xác chẳng qua chỉ là sự phát triển
cao nhất của cuộc sống đầy thú tính. Nếu như các nhà khoa học bảo với chúng
ta, ngay cả tư tưởng cũng là vật chất, mọi cảm giác đau khổ hoặc khoái lạc, mọi
ham muốn phù du đều có kèm theo một sự nhiễu loạn chất ether; và những nhà
suy đoán táo bạo (tác giả của quyển Vũ trụ Vô hình) còn tin rằng người ta cho là
tư tưởng có “ảnh hưởng tới vật chất của thế giới khác cùng một lúc với thế giới
này”; nếu thế thì tại sao cái tư tưởng thô thiển, cục súc của một con đười ươi
hoặc một con chó lại không gây ấn tượng lên các làn sóng ether của ánh sáng
tinh tú giống như tư tưởng của con người để bảo đảm cho con thú cũng có được
sinh hoạt liên tục sau khi chết hoặc “một trạng thái tương lai”?
Các môn đồ kinh Kabala đã chủ trương và hiện nay vẫn chủ trương rằng
việc thừa nhận thể tinh vi của con người có thể sống sót sau khi cái xác đã chết
là không hợp triết học; đồng thời họ lại khẳng định rằng thể tinh vi của con khỉ bị
phân giải ra thành các phân tử độc lập. Sau khi cái xác chết đi thì điều còn sống
sót dưới dạng cá thể chính là anh hồn; trong tác phẩm Timæus và Gorgias, Plato
gọi nó là hồn hữu hoại vì theo giáo lý của Hermes thì nó vứt bỏ những hạt mang
tính vật chất nhiều hơn cứ mỗi khi chuyển bậc tiến lên một cõi cao hơn. Socrates
kể cho Callicles [1] biết rằng hồn hữu hoại giữ lại mọi đặc trưng của thể xác sau
khi cái xác đã chết; thật vậy nó còn lưu giữ được nhiều điều đến nỗi một người bị
ăn đòn tan da nát thịt ắt có thể tinh vi “đầy những vết sẹo và dấu vết te tua”.
Anh hồn là một song trùng thể trung thực của thể xác, xét theo cả ý nghĩa vật
thể lẫn tâm linh. Tinh thần bất tử Thiêng liêng tối cao không thể bị phạt hoặc
được thưởng. Chủ trương một học thuyết như thế ắt vừa phi lý vừa phạm thượng
vì nó chẳng những là một ngọn lửa được thắp sáng lên nơi suối nguồn ánh sáng,
trung tâm bất tận, mà còn thực sự là một bộ phận của suối nguồn ấy vì có bản
thể giống như vậy. Nó bảo đảm cho thực thể tinh vi cá biệt được bất hoại tỉ lệ với

[1] “
Gorgias”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 277


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

mức thực thể này sẵn lòng tiếp nhận nó. Chừng nào mà con người lưỡng thể
(nghĩa là con người bằng xương bằng thịt và phần tinh thần) còn ở trong vòng
hạn chế của định luật liên tục tâm linh, chừng nào mà điểm linh quang còn nấn
ná nơi y cho dù mong manh đến đâu đi nữa, thì y vẫn còn đang trên đường tiến
tới một trạng thái bất hoại tương lai. Nhưng kẻ nào cam chịu một kiếp sống duy
vật, phong bế ánh sáng rực rỡ thiêng liêng mà tinh thần mình đã chiếu soi vào
lúc bắt đầu cuộc hành hương trên trần thế, và bóp nghẹt cái tiếng nói cảnh báo
của tên lính canh trung thành tức lương tâm (vốn được dùng làm một tiêu điểm
cho ánh sáng linh hồn); những kẻ như thế bởi vì đã bỏ lại đằng sau lương tâm và
tinh thần, đã băng qua biên giới của vật chất, cho nên tất yếu phải tuân theo
những định luật của vật chất.
Vật chất vốn cũng bất diệt và vĩnh hằng như chính tinh thần bất tử, nhưng
nó chỉ bất diệt xét về các vi hạt chứ không bất diệt xét về các hình tướng đã có
tổ chức. Cơ thể của một người duy vật thô thiển như vừa mô tả sau khi đã bị tinh
thần bỏ lại trước lúc lâm chung, thì khi cái diễn biến ấy xảy ra, vật liệu mềm dẻo
tức anh hồn sẽ tuân theo những định luật của vật chất mù quáng để hoàn toàn
uốn mình theo cái khuôn mẫu mà thói xấu đã dần dần chuẩn bị cho nó trong
suốt kiếp sống trên trần thế của cá nhân ấy. Như Plato có nói, lúc bấy giờ nó
khoác lấy hình tướng của “cái con thú giống như nó về những đường lối sinh hoạt
bậy bạ” trong buổi sinh thời [1] . Ông bảo rằng: “Theo ngạn ngữ cổ truyền thì do
đó phần hồn của người quá cố sẽ tồn tại trong cõi Âm phủ và từ nơi này trở lại vì
được tạo ra do người đã chết [2] . Nhưng những người tỏ ra đã sống một cuộc đời
thánh thiện nổi bật, đó là những người đạt tới tịnh độ ở BÊN TRÊN và NGỰ NƠI
PHẦN CAO của trái đất” [3] (cõi tinh anh). Trong tác phẩm Phœdrus ông lại nói
rằng khi con người đã chấm dứt kiếp đầu tiên của mình trên trần thế thì một số
đi tới nơi trừng phạt bên dưới trái đất [4] . Các môn đồ kinh Kabala không ngụ ý
bên dưới trái đất này là một nơi trong lòng đất, mà khẳng định đó là một tinh
cầu thấp kém hơn trái đất về mặt hoàn hảo và mang nhiều tính vật chất hơn.
Trong số tất cả những người thời nay suy đoán về những điều dường như
tiền hậu bất nhất trong kinh Tân Ước, dường như chỉ có tác giả của quyển Vũ trụ
Vô hình là đã thoáng thấy được những sự thật trong kinh Kabala liên quan tới nơi
trừng phạt trong vũ trụ [5] . Nơi trừng phạt này mà các nhà huyền bì học gọi là
cõi thứ tám (đánh số ngược lại), chỉ là một hành tinh giống như hành tinh ta, gắn
liền với trái đất và đi theo vùng nửa tối của nó; đây là một loại hố rác, “một chỗ
mà mọi thứ rác rưởi ô uế bị thiêu rụi” (tạm mượn một cách diễn tả của các tác
giả nêu trên), nơi đó mọi thứ cặn bã và xỉ quặng của vật chất vũ trụ thuộc hành
tinh ta ở một trạng thái liên tục được tái tạo hình thù.
Giáo lý bí nhiệm dạy rằng, nếu con người đạt được sự bất tử thì y vẫn còn
mãi mãi là bộ ba giống như lúc sinh thời và sẽ tiếp tục như thế trải qua mọi cõi.
Thể tinh vi trong lúc sinh thời bị che phủ bởi một lớp vỏ vật thể thô trược thì khi
thoát khỏi được lớp che ấy do quá trình xác phàm bị chết, đến lượt nó trở thành
một lớp vỏ cho một thể khác còn tinh vi hơn nữa. Điều này bắt đầu phát triển từ
lúc chết và được hoàn tất khi thể tinh vi của xác phàm cuối cùng tách rời khỏi
xác phàm. Họ bảo rằng quá trình này được lập lại vào mỗi sự chuyển tiếp mới mẻ
từ cõi này sang cõi khác. Nhưng hồn bất tử, “điểm linh quang lóng lánh như bạc”

[1]
“Timæus”.
[2]
Cory: “Phædro”, i. 69.
[3]
Như trên, i. 123.
[4]
Cory: “Phædras”; tác phẩm “Plato” của Cory, trang 325.
[5]
Xem ”Vũ trụ Vô hình”, trang 205-206.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 278


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

mà Bác sĩ Fenwick quan sát thấy trong bộ óc [1] của Margrave và ông không thấy
trong bộ óc của loài thú, chẳng bao giờ thay đổi mà vẫn còn bất diệt cho dù “bất
cứ thứ gì làm tan rã đền thờ tạm của nó”. Những điều mô tả của Porphyry,
Iamblichus và những người khác về tinh thần của loài thú vốn ở nơi ánh sáng
tinh tú đều được bổ chứng bởi những mô tả của nhiều nhà thần nhãn thông minh
và đáng tin cậy nhất. Đôi khi những hình hài thú vật, thậm chí còn hiện rõ ra cho
mọi người có mặt trong nhóm thần linh học thấy được qua phương thức hiện
hình. Trong tác phẩm Những Người từ Thế giới Bên kia, Đại tá H. S. Olcott có mô
tả một con sóc hiện hình đi theo vong linh một người nữ xuất hiện trước mắt
khán giả, biến mất và hiện ra trở lại nhiều lần trước mắt họ và cuối cùng đi theo
vong linh nhập vào phòng kín.
Ta hãy tiến thêm một bước nữa về lập luận của mình. Nếu có một chuyện
như việc tồn tại trong thế giới tâm linh sau khi xác phàm đã chết thì nó phải diễn
ra theo luật tiến hóa. Nó đưa con người từ địa vị đỉnh cao kim tự tháp vật chất,
nâng y lên tiến vào trong một cõi hiện tồn mà cũng định luật khắt khe ấy vẫn
bám theo y. Và nếu nó bám theo y thì tại sao nó không bám theo mọi thứ khác
nữa trong thiên nhiên? Tại sao những con thú và cây cỏ vốn đều có một nguyên
sinh khí và xác phàm đều bị phân rã giống như y, khi nguyên sinh khí rời bỏ
chúng mà lại không tuân theo định luật ấy? Nếu thể tinh vi của y trở nên tinh
anh hơn khi đạt tới cõi khác thì tại sao thể tinh vi của chúng lại không được như
vậy? Chúng cũng như y, đều tiến hóa ra từ vật chất vũ trụ ngưng tụ và các nhà
vật lý không thể thấy được sự khác nhau mảy may nào giữa các phân tử của bốn
giới trong thiên nhiên vốn được Giáo sư Le Conte nêu rõ như sau:

4. Giới Động vật.


3. Giới Thực vật.
2. Giới Khoáng vật.
1. Các Nguyên tố.

Sự tiến bộ của vật chất từ mỗi một trong các cõi này lên cõi cao hơn nó vốn
liên tục và theo ông Le Conte, không một lực nào trong thiên nhiên có thể tức
khắc nâng vật chất từ giới thứ nhất lên giới thứ ba, hoặc từ giới thứ nhì lên giới
thứ tư mà không dừng lại, và nhận được một sự gia trì thần lực thuộc loại khác
trên một cõi trung gian.
Thế mà liệu có ai dám giả định rằng xuất phát từ một số cho sẵn các phân
tử thoạt đầu đồng nhất và hằng định, tất cả đều được cấp năng lượng bởi cùng
một nguyên tắc tiến hóa mà một số lượng nào đó lại có thể mang đi xuyên qua
bốn giới này lên tới kết quả cuối cùng tiến hóa ra thành con người bất tử, còn
những phân tử khác lại không được phép tiến bộ vượt quá các cõi 1, 2 và 3? Tại
sao tất cả những phân tử này lại không có được cùng một tương lai mở ra phía
trước mình; loại khoáng vật trở thành thực vật, thực vật trở thành động vật và
động vật trở thành con người, nếu không phải trên trái đất này thì ít ra cũng ở
đâu đó nơi cõi vô biên trong không gian? Sự hài hòa hình học và toán học (các
môn khoa học chính xác duy nhất) tỏ ra là định luật của vũ trụ ắt bị tiêu diệt nếu
sự tiến hóa chỉ do mỗi một con người nêu gương hoàn chỉnh thôi, còn các giới hạ
cấp thì bị hạn chế. Điều mà khoa luận lý gợi ý thì khoa trắc tâm lại chứng tỏ; và

[1]
Xem Bulwer Lytton: “Câu chuyện Kỳ lạ”, trang 76. Chúng tôi cũng biết tìm thấy ở
đâu trong kho tài liệu một sự mô tả sống động và hay ho hơn về những sự khác nhau
giữa nguyên sinh khí của con người với con thú, hay hơn những đoạn mà chúng ta trích
dẫn ngắn gọn ở đây.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 279


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

như ta có nói trước kia, có lẽ một ngày nào đó các nhà khoa học sẽ dựng nên
một công trình để tưởng niệm Joseph R. Buchanan là người thời nay đã phát hiện
ra khoa trắc tâm. Nếu một mảnh vụn khoáng chất, cây cỏ đã bị hóa thạch hoặc
hình tướng động vật mà cung cấp cho nhà trắc tâm những hình ảnh sống động
và chính xác về tình trạng trước kia của nó cũng giống như một mảnh vụn xương
người cung cấp hình ảnh của cá thể mà nó thuộc về, thì dường như thể cũng một
tinh thần vi diệu đã thấm nhuần trọn cả thiên nhiên và không thể tách rời khỏi
vật chất vô cơ hoặc hữu cơ. Nếu các nhà nhân loại học, sinh lý học và tâm lý học
đều băn khoăn về những nguyên nhân bản sơ và tối hậu do tìm thấy nơi vật chất
có quá nhiều điều tương tự trong mọi dạng hình tướng, còn tinh thần thì khác
nhau một trời một vực; có lẽ đó là vì những cuộc điều tra của họ chỉ hạn chế vào
bầu hành tinh hữu hình của ta mà họ không thể và không dám vượt ra ngoài nó.
Chơn linh của một khoáng chất, thực vật hoặc động vật có thể bắt đầu được tạo
lập ở đây, và cả triệu thời đại sau này mới đạt tới sự phát triển tối hậu trên
những hành tinh khác hữu hình hoặc vô hình mà các nhà thiên văn có biết hoặc
chưa biết. Đó là vì ai có thể cãi lý lại cái thuyết được đề nghị trước kia theo đó
bản thân trái đất cũng giống như các sinh vật mà nó khai sinh ra, sau khi trải
qua giai đoạn chết và bị tan rã thì cuối cùng cũng trở thành một hành tinh tinh vi
đã được tinh anh hóa? “Trên sao dưới vậy”; hài hòa là định luật lớn của thiên
nhiên.
Hài hòa trong thế giới toán học và theo nghĩa vật lý chính là công bình trong
thế giới tâm linh. Công bình tạo ra sự hài hòa, còn bất công gây ra bất hòa và
trên qui mô vũ trụ thì bất hòa có nghĩa là hỗn mang – hủy diệt.
Nếu con người có một tinh thần bất tử đã phát triển thì nơi mọi thứ khác
nữa cũng phải có tinh thần ít ra dưới dạng tiềm tàng hoặc phôi thai và chỉ là vấn
đề thời gian để cho mỗi một mầm mống này được phát triển trọn vẹn. Còn gì bất
công thô bạo hơn việc một kẻ tội phạm không hối cãi gây ra việc giết người tàn
bạo khi vận dụng tự do ý chí của mình, sớm muộn gì cũng có tinh thần bất tử
được rửa sạch mọi tội lỗi để vui hưởng cực lạc; trong khi đó một con ngựa khốn
khổ, vô tội về mọi tội ác lại phải quần quật lao động chịu khổ nhọc do ngọn roi
của chủ tàn nhẫn hành hạ suốt trọn cả đời, để rồi chịu số phận bị hủy diệt vào
lúc chết? Tin như vậy hàm ý một sự bất công thô bạo và chỉ những người nào
được dạy dỗ giáo điều, theo đó vạn vật được tạo ra để phục vụ con người thì mới
tin như vậy; theo giáo điều này thì chỉ con người mới là chúa tể của vũ trụ; vị
chúa tể này có nhiều quyền năng đến nỗi y được cứu chuộc khỏi những hậu quả
do những hành vi sai trái của mình gây ra đến mức mà Thượng Đế của vũ trụ
cũng phải chết để làm nguôi ngoai cơn giận dữ chính đáng của con người.
Nếu kẻ dã man hèn hạ nhất với một bộ óc “chẳng thấp kém hơn bao nhiêu
so với một triết gia” [1] (triết gia phát triển về mặt thể chất qua những thời đại
văn minh) vẫn còn chẳng cao cấp hơn nhiều so với một con thú xét về mặt thực
sự vận dụng được quan năng trí tuệ, thì liệu có công bằng chăng khi suy diễn
rằng cả người dã man lẫn con khỉ đều không có cơ hội trở thành triết gia; con khỉ
trong thế giới này, con người nơi một hành tinh khác cũng có những sinh vật
được sáng tạo ra theo một hình ảnh nào khác của Thượng Đế?
Khi nói tới tương lai của khoa trắc tâm, Giáo sư Denton có phát biểu: “Thiên
văn học ắt không coi thường sự trợ giúp của quyền năng này. Cũng giống như
các hình tướng mới của sự sống hữu cơ bộc lộ ra khi ta quay trở lại với những
thời kỳ địa chất trước kia; cũng vậy, những sự kết nhóm ngôi sao mới mẻ, những
chòm sao mới sẽ bộc lộ ra khi bầu trời trong những thời kỳ trước kia được khảo

[1]
A. R. Wallace: “Tác động của sự Tuyển trạch Tự nhiên đối với Con người”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 280


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

sát bởi cặp mắt soi mói của các nhà trắc tâm trong tương lai. Một bản đồ sao
trên trời chính xác trong thời kỳ Siluria có thể tiết lộ cho ta nhiều bí mật mà ta
chưa thể khám phá được . . . Thật vậy, tại sao ta không thể giải mã được lịch sử
của đủ thứ thiên thể . . . Lịch sử địa chất, lịch sử thiên nhiên và biết đâu lịch sử
loài người của chúng ta? . . . Tôi có lý do chính đáng để tin rằng các nhà trắc tâm
lão luyện ắt có thể du hành từ hành tinh này sang hành tinh khác, giải mã được
tỉ mỉ tình trạng hiện nay của chúng và lịch sử đã qua của chúng” [1].
Herodotus cho ta biết rằng ở cái tháp thứ tám tại Belus nơi xứ Babylon (mà
các nhà chiêm tinh học tăng lữ sử dụng) có một cái phòng ở trên cùng là một
thánh điện; dùng làm phòng ngủ cho các nữ tu sĩ tiên tri để tiếp nhận thông điệp
của các thần linh. Ngoài giường ngủ ra còn có một cái bàn bằng vàng, trên đó có
đặt đủ thứ đá mà Manetho cho ta biết đó toàn là thiên thạch. Các nữ tu phát
triển được linh ảnh tiên tri nơi bản thân bằng cách ép một trong những viên đá
linh thiêng đó vào đầu mình và lòng mình. Điều đó cũng diễn ra ở Thebes và ở
Patara nơi xứ Lycia [2].
Điều này dường như biểu thị rằng cổ nhân cũng đã biết và thực hành rộng
rãi thuật trắc tâm. Ở đâu đó ta đã thấy người ta phát biểu rằng kiến thức sâu sắc
mà (theo Draper) các nhà chiêm tinh Chaldea thời xưa có được về các hành tinh
và mối quan hệ của chúng, ắt đạt được bằng phép bói toán dùng vẫn thạch
betylos hơn là bằng các dụng cụ thiên văn. Strabo, Pliny. Helancius, tất cả đều
nói tới khả năng điện hoặc điện từ của vẫn thạch betylos. Các vẫn thạch này
được thờ cúng từ thời xa xưa nhất ở Ai Cập và Samothrace dưới dạng đá nam
châm thiên nhiên “có chứa linh hồn sa đọa từ trên trời” và các tu sĩ ở Cybele đều
đeo trong mình vẫn thạch betylos nhỏ. Có sự trùng hợp kỳ diệu xiết bao giữa
phép thực hành của các tu sĩ ở Belus và các thí nghiệm của Giáo sư Denton!
Giáo sư Buchanan đã nhận xét rất đúng đắn rằng khoa trắc tâm có thể giúp
cho ta “dò tìm được tội lỗi và tội ác. Không một hành vi tội ác nào có thể thoát
khỏi sự dò tìm của khoa trắc tâm khi quyền năng của nó được triển khai đúng
mức . . . Chắc chắn là việc dò tìm tội lỗi bằng khoa trắc tâm (cho dù hành vi ấy
có bí mật đến đâu đi chăng nữa) sẽ vô hiệu hóa được mọi sự che giấu” [3].
Khi nói về tinh linh ngũ hành, Porphyry phát biểu: “Các sinh linh vô hình
này được con người tôn vinh chẳng kém gì chư thần linh . . . Việc cả thế giới tin
vào chúng khiến cho chúng trở nên rất nhiều ác ý: điều này chứng tỏ rằng chúng
có thể bị chọc giận đối với những kẻ nào lơ là việc hiến tế cho chúng theo nghi
thức chính đáng” [4].
Homer mô tả chúng bằng những lời lẽ sau đây: “Các thần linh xuất hiện ra
với ta khi ta hiến tế cho họ . . . Họ ngồi vào bàn ăn của ta, chia xẻ bữa tiệc tế lễ
của ta. Bất cứ khi nào họ gặp một người Phœnicia đơn độc trong chuyến du hành
thì họ đóng vai trò hướng đạo cho y và phô bày sự có mặt của mình theo một
cách khác. Ta có thể nói rằng lòng mộ đạo của ta đẩy ta tới gần họ cũng như tội
ác và sự đổ máu gắn kết những người khổng lồ một mắt với giống người tàn
bạo”[5] . Homer đã chứng tỏ rằng các vị thần linh này là phúc thần và cho dù họ
là các vong linh đã thoát xác hay các tinh linh ngũ hành thì đó không phải là “ma
quỉ’.

[1]
W. Denton: “Hồn của Vạn vật”, trang 273.
[2] “
Herodotus”, quyển I, chương 181.
[3]
“Nhân loại học”, trang 125.
[4]
“Bàn về những sự Hiến tế cho Chư thiên và Chư thần”, chương ii.
[5]
“Odyssey”, quyển vii.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 281


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Lời lẽ của Porphyry (bản thân ông là môn đồ trực hệ của Plotinus) còn rành
mạch hơn nữa về bản chất của các chơn linh này. Ông bảo rằng: “Chư thần vốn
vô hình nhưng họ biết cách khoác lấy hình tướng với những cấu hình có thể biến
thiên đủ thứ; điều này có thể giải thích được do bản chất của họ cũng có nhiều
tính vật thể. Họ ở quanh quẩn trái đất và khi họ thoát khỏi sự canh chừng của
các phúc thần họ cũng không dám phạm phải ác ý nào. Ba hồi thì họ dùng sức
mạnh thô bạo, ba hồi thì họ dùng sự quỉ quyệt” [1]. Ông còn nói thêm rằng: “Đối
với họ chỉ là trò con nít khi khêu gợi nơi ta những đam mê thấp hèn, truyền thụ
cho các xã hội và quốc gia những học thuyết kích động, khiêu chiến, gây ly khai
và thảm họa công cộng khác, thế rồi lại bảo bạn rằng ‘tất cả những thứ đó là
công trình của chư thiên’ . . . Các tinh linh này dành thời giờ để lừa gạt và lừa bịp
người phàm, tham vọng lớn nhất của chúng là được tiếng làm chư thiên hoặc linh
hồn (vong linh đã thoát xác)” [2] .
Iamblichus, nhà thông thần vĩ đại thuộc trường phái Tân Plato, một người có
tài về pháp thuật linh thiêng, đã dạy rằng: “Phúc thần thật sự có thể hiện ra với
ta, còn tà thần chỉ có thể biểu lộ dưới dạng mờ mờ ảo ảo của bóng ma”. Thêm
nữa ông bổ chứng cho Porphyry khi bảo rằng: “Phúc thần không sợ ánh sáng,
còn tà thần đòi hỏi phải có bóng tối . . . Những cảm giác mà chúng kích động nơi
ta khiến ta tin rằng những sự vệc mà chúng phô diễn là có thật mặc dù thật ra
những điều này không có” [3] .
Ngay cả các nhà thông thần lão luyện nhất đôi khi cũng thấy nguy hiểm qua
việc giao tiếp với một vài tinh linh ngũ hành, và chúng ta thấy Iamblichus phát
biểu rằng: “Chư thiên, các thiên thần và chư thần cũng như các chơn linh đều có
thể được triệu thỉnh nhờ vào sự khấn nguyện và cầu nguyện . . . Nhưng khi ta
thao tác theo phép thông thần mà phạm phải một lỗi lầm thì liệu hồn! Đừng có
tưởng rằng bạn đang giao tiếp với các thần linh phúc thiện; họ sẽ đáp ứng lời cầu
nguyện thiết tha của bạn; không đâu, vì họ đích thị là các tà thần chỉ có điều tá
danh làm phúc thần! Đó là vì các tinh linh ngũ hành thường làm ra bộ giống như
các phúc thần và chiếm một địa vị cao hơn hẳn so với mức mà chúng thực sự đạt
được. Chính sự khoe khoang của chúng đã tố cáo chúng” [4] .
Cách đây khoảng chừng 20 năm, Nam tước Du Potet vì quá chán ngán sự
thờ ơ của những nhà khoa học (vốn khăng khăng coi các hiện tượng tâm lý vĩ đại
nhất chỉ là kết quả của trò bịp bợm khéo tay) đã trút hết công phẫn của mình
qua những lời lẽ sau đây:
“Tôi có thể thật sự nói rằng tôi đang trên đường tiến tới cõi thần tiên! Tôi
đang chuẩn bị gây cho mọi dư luận phải xúc động mạnh và làm trò cười cho
những nhà khoa học nổi tiếng nhất . . . vì tôi tin chắc rằng các tác nhân có mãnh
lực bao la tồn tại bên ngoài chúng ta; và có thể nhập vào ta, làm cho tay chân và
các cơ quan của ta chuyển động; sử dụng ta tùy ý của họ. Xét cho cùng thì cha
ông chúng ta và tất cả cổ nhân đều tin như thế. Mọi tôn giáo đều công nhận thực
tại của các tác nhân tâm linh . . . Ta hãy nhớ lại vô số hiện tượng lạ mà tôi đã
tạo ra trước mắt hàng ngàn người để rồi thấy cái vẻ thờ ơ thô bạo của khoa học
chính thống khi đứng trước một khám phá đưa tâm trí con người tiến vào địa hạt
của con người chưa biết; đó là một ông già vào đúng cái lúc tôi mới chào đời . . .
Tôi cũng chẳng dám chắc liệu tôi chia xẻ kiến thức cho công chúng dốt nát ấy có
được ích lợi gì hay chăng?

[1]
Porphyry: “Bàn về những sự Hiến tế cho Chư thiên và Chư thần”, chương ii.
[2]
Như trên.
[3]
Iamblichus: “Bàn về Bí pháp Ai Cập”.
[4]
Như trên: “Bàn về sự Khác nhau giữa Chư thần và các Linh hồn, v.v. . .”

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 282


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Tôi đã bị vu khống mà cũng chẳng thèm bác bỏ . . . Có lúc người ta nói toàn
những chuyện dốt nát mà tôi đành phải lặng thinh . . . Có lúc những kẻ hời hợt
lại lên tiếng ba hoa và tôi tự thấy mình ngần ngại chẳng biết có nên lên tiếng hay
chăng. Đây là sự thờ ơ hay sự uể oải? Phải chăng sự sợ hãi có quyền năng làm tê
liệt tinh thần của tôi? Không đâu, tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng gì
đến tôi, tôi chỉ bết rằng cần phải chứng minh điều mà mình khẳng định và chính
điều đó mới kềm chế tôi. Đó là vì để biện minh cho những lời khẳng định của
mình, để chứng tỏ SỰ THẬT sống động, minh chứng cho lòng thành và sự trung
thực của mình, tôi xin trích dịch đoạn văn ghi khắc thiêng liêng sau đây BÊN
NGOÀI PHẠM VI CỦA ĐỀN THỜ MÀ CHẲNG CẶP MẮT PHÀM PHU NÀO ĐỌC TỚI.
“Bạn nghi ngờ thuật phù thủy và pháp thuật ư” Ôi đích thực vật sở hữu của
bạn là một gánh nặng!” [1] .
Với một sự ngu tín mà người ta ắt tìm kiếm hoài công bên ngoài phạm vi
giáo hội được người ta viết ra để phục vụ cho lợi ích của giáo hội, Des Mousseaux
đã trích dẫn lời lẽ nêu trên, coi đó là bằng chứng xác thực cho thấy nhà bác học
sùng đạo và tất cả những người chia xẻ đức tin đều bị Ác Quỉ chi phối!
Lòng tự mãn là chướng ngại nghiêm trọng nhất khiến cho nhà thần linh học
hiện đại không giác ngộ được. Ba mươi năm kinh nghiệm với những hiện tượng lạ
dường như cũng đủ xác lập cho ông sự giao tiếp giữa hai cõi âm dương cách trở
dựa trên một nền tảng không thể đả kích được. Ba mươi năm của ông chẳng
khiến cho ông tin chắc rằng người chết có giao tiếp và như vậy chứng minh được
vong linh là bất tử mà còn nhồi nhét vào trong tâm trí ông cái ý niệm cho rằng
nếu không thông qua các đồng cốt thì người ta chỉ có thể học hỏi được ít hoặc
chẳng học hỏi được gì về thế giới bên kia.
Đối với các nhà thần linh học thì tài liệu ghi chép của quá khứ hoặc là không
có hoặc là nếu họ có quen thuộc với kho tài liệu được tích lũy lại ấy, thì họ cũng
coi là chúng chẳng có ảnh hưởng gì tới những trải nghiệm của chính mình. Thế
nhưng, những vấn đề làm họ nhức nhối đã được các nhà thông thần giải quyết
cách đây cả ngàn năm rồi, các nhà thông thần đã để lại bí quyết cho những kẻ
nào mưu tìm một cách đầy hiểu biết với một tinh thần đúng đắn. Chẳng lẽ thiên
nhiên lại thay đổi cách làm việc hoặc chúng ta đang gặp phải các vong linh khác
và những định luật khác với thời xưa? Hay là nhà thần linh học cứ tưởng mình
biết nhiều hơn hoặc ít ra cũng biết nhiều về các hiện tượng đồng cốt hoặc bản
chất của đủ thứ tinh linh giống như giai cấp giáo sĩ đã dành trọn đời mình để
thực hành thuật thông thần vốn đã từng được biết rõ và nghiên cứu trước đây vô
số thế kỷ? Nếu tường trình của Owen và Hare, của Edmonds và Crookes và
Wallace là đáng tin cậy thì tại sao không tin tường trình của Herodotus, “Cha đẻ
của Khoa học Lịch sử, tường trình của Iamblichus, của Porphyry và hàng trăm tác
giả khác thời xưa? Nếu các nhà thần linh học đã đặt các hiện tượng lạ trong
những điều kiện để trắc nghiệm thì các nhà thông thần thời xưa cũng thế, hơn
nữa sử liệu của họ cho thấy rằng họ có thể tạo ra và tùy ý biến đổi các hiện
tượng lạ. Cái ngày mà sự kiện này được công nhận và những sự suy đoán hoài
công của các nhà nghiên cứu thời nay nhường chỗ cho sự nghiên cứu kiên trì các

[1]
Du Potet: “Vén màn Bí mật Pháp thuật”.

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 283


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tác phẩm về thuật thông thần thì ngày đó sẽ đánh dấu buổi bình minh của những
khám phá mới mẻ quan trọng trong lãnh vực tâm lý học.

---------------------------

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS CHƯƠNG IX Trang 284


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM


CHƯƠNG X

- Cha Félix
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-

Bản trình bày loài cá nhái rút ra từ tam diện trùm khắp thần khí của cha ông đã bị tẩy
xóa đi.
TAY. : Trong tác phẩm Người Lyd. Thông tuệ, 2o

“Linh hồn càng có nhiều quyền năng nhận thức được sự thật thông qua bản thân với một
bản chất sáng tạo hơn. Những linh hồn như thế được cứu rỗi do sức mạnh của chính mình theo
đúng sấm truyền”. – PROCLUS trong tác phẩm I. Alc.

“Vì linh hồn liên tục chạy qua chạy lại mọi thứ trong một thời khoảng nào đó được hoàn
tất, cho nên giờ đây nó bắt buộc phải chạy trở lại qua mọi thứ và triển khai cùng một mạng
lưới sinh sản trên thế giới . . . Đó là vì cũng giống như các nguyên nhân giống nhau quay trở
lại, thì những hậu quả giống nhau cũng trở lại giống như thế. – FICIN. Bàn về niên đại bất tử
129 trong Sấm truyền của người Chaldea.

“Nếu người ta không gán cho nó một cứu cánh đặc thù nào đó
Thì cái trí chỉ nghiên cứu chuyện tầm phào có vẻ đúng” – YOUNG.

Từ lúc mà cái phôi bào thai được hình thành cho tới khi con người già nua, trút
hơi thở cuối cùng, bước vào nấm mồ thì khoa học kinh viện chẳng hiểu nổi đầu cua tai
nheo của chuyện ấy; tất cả có trước chúng ta đều trống rỗng, tất cả có sau chúng ta
đều là hỗn mang. Đó là vì chẳng có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa tinh thần,
phần hồn và thể xác hoặc là trước hoặc là sau khi chết. Chỉ nội nguyên sinh khí thôi
cũng là một câu đố không giải được, thuyết duy vật đã hoài công vắt kiệt trí năng của
mình để nghiên cứu nó. Đứng trước một xác chết, nhà sinh lý học đa nghi bèn câm
như hến khi bị học trò vặn hỏi, cái người trước kia thuê mướn cái hộp rỗng tuếch này
ở đâu mà ra và y đi đâu mất tiêu rồi. Cũng giống như thầy, học trò phải không được
thỏa mãn với lời giải thích rằng nguyên sinh chất tạo ra con người, lực làm cho hoạt
động và giờ đây lại thiêu rụi thể xác; hoặc là y phải vượt ra ngoài biên cương của

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 285


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

trường học cũng như sách vở trong thư viện để tìm ra lời giải thích cho điều bí nhiệm
này.
Đôi khi thật là thú vị mang nhiều tính giáo huấn khi theo dõi hai đối thủ lớn,
khoa học và thần học đụng độ với nhau. Đâu phải mọi con em của Giáo hội đều không
thành công khi toan tính bào chữa giống như Tu viện trưởng tội nghiệp Moigno ở
Paris. Ông này thật khả kính và thánh thiện, đầy hảo ý với toan tính không có kết quả
nhằm bác bỏ lập luận tự do tư tưởng của Huxley, Tyndall, Du Bois Raymond và nhiều
người khác đã gặp phải một sự thật đáng buồn. Trong lập luận giải độc cho sự thành
công của ông nhiều hơn hoài nghi về việc tưởng thưởng cho chuyện rắc rối của ông,
“Hội đoàn Chỉ mục” đã cấm lưu hành tác phẩm của ông trong đám tín đồ.
Thật là một cuộc thí nghiệm nguy hiểm khi dấn thân vào việc đơn phương thách
đấu với các nhà khoa học về những đề tài vốn được các cuộc khảo cứu thực nghiệm
chứng minh rõ ràng. Trong điều mà họ biết rằng mình không thể bị đả kích và cho tới
khi họ tự tay hủy hoại công thức cũ để thay thế nó bằng một công thức mới được
khám phá nhiều hơn chẳng có ích gì mà chiến đấu chống lại Achilles – quả thật trừ phi
người ta đủ may mắn để tóm được cái gót chân dễ bị tổn thương của vị thần nhanh
chân này. Gót chân này chính là điều mà họ thú nhận là mình không biết!
Đây chính là một công cụ quỉ quyệt mà một nhà thuyết pháp nổi tiếng nào đó đã
cầu viện tới để thu phục được người phàm. Trước khi ta tiến hành tường thuật những
sự kiện phi thường mặc dù đã được kiểm chứng kỹ lưỡng mà ta dự tính đưa vào
chương này đầy đủ, thì thật là một chính sách đúng đắn khi một lần nữa cho thấy
khoa học hiện đại có thể dễ sai lầm như thế nào về mọi sự kiện trong thiên nhiên vốn
không thể trắc nghiệm được bằng bình cổ cong hay lò luyện. Sau đây là một vài mảnh
vụn rút ra từ một loạt những bài giảng của F. Felix ở Notre Dame, tựa đề là Điều Bí
nhiệm và Khoa học. Chúng đáng được phiên dịch và trích dẫn trong một tác phẩm vốn
cũng đảm nhiệm đúng cái tinh thần mà nhà thuyết pháp phô trương. Đó là vì đã từng
một lần Giáo hội im lặng trong một thời gian trước sự ngạo mạn của kẻ thù truyền
thống ngay trước mặt các nhà hàm lâm viện sĩ bác học.
Ta biết rằng nhà thuyết pháp vĩ đại để đáp ứng lòng mong muốn phổ biến của tín
đồ và có lẽ theo lệnh của cấp trên trong Giáo hội đã dọn mình cho một nỗ lực lớn lao
để hùng biện và nhà thờ chính lịch sử đông nghẹt một hội đoàn quái quỉ. Giữa sự im
lặng thâm u ông bắt đầu bài thuyết trình của mình mà những đoạn trích dẫn sau đây
cũng đủ cho mục đích của ta:
“Người ta đã thốt nên lời lẽ chẳng lành chống lại chúng ta khi đem sự tiến bộ của
KHOA HỌC ra đối chiếu với Ki Tô giáo. Đây là sự triệu thỉnh dễ sợ mà họ cố gắng làm
cho ta thất kinh. Đối với mọi điều mà ta có thể nói là sự tiến bộ dựa trên Ki Tô giáo thì
họ luôn luôn sẵn sàng trả lời: Điều này không hợp khoa học. Chúng ta nói tới sự khải
huyền thì sự khải huyền không hợp với khoa học. Chúng ta nói tới phép lạ thì phép lạ
không hợp với khoa học.
“Như vậy bọn chống Ki Tô trung thành với truyền thống và giờ đây sẵn sàng hơn
bao giờ hết giả vờ dùng khoa học để tiêu diệt chúng ta. Nó tự xưng là ánh sáng . . .
“Cả trăm lần tôi tự nói thế thì cái khoa học khủng khiếp đang sẵn sàng ăn tươi
nuốt sống chúng ta là cái gì vậy? . . . Phải chăng đó là khoa học toán? . . . Nhưng
chúng ta cũng có các nhà toán học. Phải chăng đó là vật lý học? Thiên văn học? Sinh
lý học? hoặc Địa chất học? Nhưng trong Công giáo La Mã ta cũng có các nhà thiên văn
học, vật lý học, địa chất học [1] và sinh lý học, họ cũng là một nhân vật khá lỗi lạc
trong giới khoa học, có địa vị ở Hàn lâm học viện và có tên tuổi trong lịch sử. Dường
như cái muốn đè bẹp chúng ta không phải là khoa học này hoặc khoa học kia mà là
khoa học chung chung.

[1]
Chúng tôi tự hỏi chẳng biết Cha Felix có chuẩn bị để bao gồm thánh Augustine,
Lactantius và Bede trong loại này chăng?
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 286
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

“Và tại sao họ dám tiên tri sẽ dùng khoa học để lật đổ Ki Tô giáo? Hãy lắng nghe
đây . . . Chúng ta ắt bị khoa học tiêu diệt vì chúng ta dạy những điều bí nhiệm và
những điều bí nhiệm của Ki Tô giáo mâu thuẫn triệt để với khoa học hiện đại . . . Bí
nhiệm là phủ nhận óc phân biệt phải trái thông thường; khoa học ghê sợ nó; khoa học
kết án nó; khoa học đã bài xích nó.
Ôi bạn cũng đúng thôi; nếu bạn tuyên cáo điều bí nhiệm của Ki Tô giáo thì nhân
danh khoa học bạn phải bài xích điều ấy. Không có gì phản cảm đối với khoa học hơn
là điều phi lý và điều mâu thuẫn. Nhưng vinh danh thay cho sự thật! Điều bí nhiệm
của Ki Tô giáo không giống như thế. Nếu mà nó giống như thế thì bạn bắt buộc phải
giải thich những điều bí nhiệm khó giải thích nhất. Trong vòng gần 2.000 năm, tại sao
biết bao nhiêu đầu óc lỗi lạc và các thiên tài hiếm có lại chọn theo các điều bí nhiệm
của ta mà không nghĩ tới việc chối bỏ khoa học hoặc từ bỏ lý trí [1] . Cho dù bạn có nói
nhiều tới khoa học hiện đại, tư tưởng hiện đại và thiên tài hiện đại thì trước năm 1879
vẫn có các nhà khoa học.
Nếu những điều bí nhiệm của ta mà rành rành phi lý và mâu thuẫn như thế thì
làm sao những thiên tài đầy quyền năng như vậy lại chấp nhận những điều bí nhiệm
ấy mà không một chút nghi ngờ? . . . Nhưng Thượng Đế ngăn ngừa không cho tôi
khăng khăng chứng tỏ việc điều bí nhiệm không hàm ý mâu thuẫn với khoa học! . . .
Có ích lợi gì mà dùng những điều trừu tượng siêu hình để chứng tỏ rằng khoa học có
thể dung hòa với điều bí nhiệm, khi mọi thực tại của cơ sáng tạo đều cho thấy không
chối cãi được rằng điều bí nhiệm ở khắp mọi nơi đều làm cho khoa học bối rối? Bạn
yêu cầu tôi chứng minh cho bạn không còn nghi ngờ gì nữa rằng khoa học chính xác
không thể thừa nhận điều bí nhiệm; tôi xin dứt khoát trả lời với bạn rằng khoa học
không thể trốn thoát được điều bí nhiệm. Điều bí nhiệm là cái SỐ PHẬN PHŨ PHÀNG
của khoa học.
“Liệu chúng tôi có nên đưa ra bằng chứng không? Trước hết thì bạn hãy nhìn
xung quanh cái thế giới thuần túy vật chất này, từ nguyên tử nhỏ nhất cho tới mặt
trời hoành tráng nhất. Ở đó, nếu bạn cố gắng bao trùm vào một điều đơn nhất chỉ
một định luật chi phối mọi vật thể và chuyển động của chúng, nếu bạn tìm lời để giải
thích trong cái khung cảnh rộng lớn của vũ trụ này vẫn có một sự hài hòa mầu nhiệm
khi tất cả dường như đều tuân phục thế lực của một lực duy nhất, thì bạn đành thốt
nên một lời để diễn tả nó là Sức Hút . . . Đúng vậy, sức hút chính là cái toát yếu cao
siêu của khoa học bàn về các thiên thể. Bạn bảo rằng trong khắp cả không gian các
thiên thể này đều nhận ra nhau và hút lẫn nhau; bạn bảo rằng chúng hút nhau tỉ lệ
với khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của chúng. Và
thật vậy, cho tới giờ phút này thì chẳng có điều gì xảy ra mà cải chính được lời khẳng
định này, song mọi thứ đều xác nhận một công thức giờ đây nắm quyền tối cao trong
ĐỊA HẠT GIẢ THUYẾT và do đó từ nay trở đi vui hưởng cái vinh quang là một chân lý
hiển nhiên vô địch.
“Thưa các ngài, tôi thật lòng khiến cho khoa học phải tuân phục cái quyền uy tối
cao của sức hút ấy. Đâu phải tôi muốn làm mờ nhạt đi ánh sáng trong thế giới vật
chất phản chiếu lên trên thế giới tinh thần. Vậy thì cái địa hạt sức hút này rành rành
ra đó, nó chiếm quyền tối cao; nó nhìn chòng chọc vào mắt ta!
“Nhưng cái sức hút này là gì vậy? Ai đã thấy sức hút? Ai đã gặp sức hút? Ai đã
chạm vào sức hút? Bằng cách nào mà những vật thể câm lặng này vốn thông minh và
không nhạy cảm mà lại vô hình trung tác dụng lên nhau cái sự hỗ tương tác động và
phản tác động giữ cho chúng đạt được trạng thái quân bình chung và sự hài hòa nhất
trí? Phải chăng cái lực này đã hút mặt trời với mặt trời, nguyên tử với nguyên tử, là

[1]
Chẳng hạn như Copernicus, Bruno và Galileo? Muốn biết thêm những chi tiết đặc biệt
thì hãy xem “Chỉ mục San nhuận”. Thật vậy, ngạn ngữ bình dân thật khôn ngoan khi bảo rằng:
“Sự táo bạo đánh chiếm được các thị trấn chỉ bằng một tiếng hò reo”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 287
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

một tác nhân trung gian vô hình đi từ cái này sang cái kia? Và trong trường hợp đó tác
nhân trung gian này là cái gì vậy? Ở đâu ra cái lực làm tác nhân trung gian, cái quyền
năng bao trùm mà cả nguyên tử lẫn mặt trời đều không thể trốn thoát khỏi nó. Nhưng
liệu cái lực này có gì khác với bản thân những yếu tố vốn hút lẫn nhau chăng? . . . Bí
mật! Thật là bí mật!
“Đúng vậy, thưa quí ngài, cái lực hút chói sáng rực rỡ xuyên suốt thế giới vật
chất này vẫn còn là một điều bí nhiệm không xuyên thấu được đối với thâm tâm của
quí vị . . . Được thôi! Chẳng lẽ vì nó bí nhiệm mà quí vị lại chối bỏ thực tại của nó vốn
đụng chạm tới quí vị, chi phối quí vị, khống chế quí vị? . . . Và lại nữa, xin quí vị vui
lòng nhớ cho rằng điều bí nhiệm vốn là nền tảng của mọi khoa học nhiều đến nỗi nếu
quí vị muốn loại trừ điều bí nhiệm thì quí vị ắt bắt buộc phải dẹp bỏ chính khoa học
luôn. Hãy tưởng tượng khoa học theo bất cứ cách nào mà bạn thích, theo sát cách đi
kỳ diệu của nó qua những điều suy diễn . . . Khi bạn tới tận cội nguồn gốc rễ của nó
thì bạn lại giáp mặt với điều chưa biết [1] .
“Ai có thể xuyên thấu được bí mật của việc tạo lập ra một vật thể, việc sản sinh
ra một nguyên tử thôi? Tôi chẳng cần nói tới trung tâm điểm của mặt trời mà chỉ cần
nói tới trung tâm điểm của nguyên tử thôi? Ai đã thăm dò được tới tận đáy vực sâu
trong một hạt cát? Thưa quí ngài, khoa học đã nghiên cứu hạt cát trong 4.000 năm,
nó đã trở đi trở lại hạt cát, nó chia nhỏ hạt cát ra rồi lại chia nhỏ ra tiếp, nó hành hạ
hạt cát bằng những thí nghiệm của mình; nó vặn vẹo hạt cát đến nỗi bực mình để rút
ra được lời nói tối hậu về cấu tạo bí mật của hạt cát, nó dò hỏi hạt cát với sự tò mò
khôn nguôi: ‘Liệu ta có thể chia mi nhỏ vô cùng hay chăng?’ Thế rồi bâng khuâng giữa
đôi vực thẳm, khoa học do dự sẩy chân, cảm thấy chói mắt, đâm ra choáng váng và
tuyệt vọng thốt lên: TÔI CŨNG CHẲNG BIẾT NỮA!
“Nếu bạn có số phận dốt đặc về sự khởi nguyên và bản chất ẩn tàng của một hạt
cát thì làm sao bạn có được trực giác về sự sản sinh ra một sinh vật thôi? Sự sống nơi
một sinh linh ở đâu ra vậy? Nó bắt đầu nơi đâu? Nguyên sinh khí là gì?” [2]
Liệu các nhà khoa học có thể đối đáp được với vị tu sĩ hùng biện ấy chăng? Liệu
họ có thể trốn thoát được cái lý luận không thương xót của ông ta chăng? Điều bí
nhiệm chắc chắn là bũa vây họ mọi phía;và cái vùng Viễn cực Tối hậu cho dù của
Herbert Spencer, Tyndall hay Huxley đều viết lên những cánh cổng khép kín những lời
lẽ sau đây: KHÔNG THỂ HIỂU NỔI, KHÔNG THỂ BIẾT ĐƯỢC. Đối với kẻ ưa thích cách
nói bóng gió thì khoa học có thể ví như một ngôi sao lấp lánh chói sáng rực rỡ qua
những vết nứt ở bờ mép của đám mây đen kịt. Nếu những kẻ hâm mộ khoa học không
thể định nghĩa được cái lực hấp dẫn bí nhiệm vốn thu hút các hạt vật chất thành ra
những khối cụ thể để tạo nên viên sỏi nhỏ nhất trên bãi biển thì làm sao họ có thể xác
định được cái giới hạn của điều có thể dừng lại được và điều bắt đầu không thể được?
Tại sao lại có sức hút giữa các phân tử vật chất mà lại không có sức hút giữa các
phân tử tinh thần? Nếu xuất phát từ phần vật chất của chất ether mà ta có thể triển
khai ra hình tướng của thế giới cũng như các chủng loại thực vật và động vật do tính
hiếu động cố hữu của các vi hạt thì tại sao xuất phát từ phần tâm linh của chất ether
ta lại không triển khai được các giống sinh linh liên tiếp từ giai đoạn chơn thần cho tới
giai đoạn con người; mỗi hình tướng thấp hơn lại triển khai thành một hình tướng cao
hơn cho đến khi công trình tiến hóa được hoàn tất trên trái đất ta để tạo ra chơn nhơn
bất tử? Ta ắt thấy rằng tạm thời ta đã hoàn toàn dẹp sang một bên những sự kiện tích
lũy lại minh chứng cho trường hợp này để dành cho luận lý quyền phán quyết trọng
tài.

[1]
Phát biểu này thì cả Herbert Spencer lẫn Huxley cũng không thể bác bỏ được. Nhưng
Cha Felix dường như không nhạy cảm với việc chính mình đang mang ơn khoa học; nếu ông
nói điều này vào tháng 2 năm 1.600 thì ông có thể đã chia xẻ số phận của Bruno khốn khổ.
[2]
“Điều bí mật và Khoa học”; một buổi hội thảo của P. Felix de Notre Dame; des
Mouseaux tác phẩm: “Các Hiện tượng của Pháp thuật Cao cấp”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 288
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Các nhà vật lý có thể gọi nguyên thể cấp năng lượng cho vật chất bằng tên gọi
nào thì cũng không quan trọng; đây là một điều gì đó tinh vi độc lập với bản thân vật
chất và vì nó thoát khỏi sự dò tìm của họ cho nên nó phải là một điều gì đó ở bên
ngoài vật chất. Nếu ta công nhận luật hấp dẫn chi phối đằng này thì tại sao ta lại loại
trừ nó không cho nó ảnh hưởng tới đằng kia? Xin để cho khoa lý luận trả lời, chúng tôi
xin quay sang kinh nghiệm thông thường của loài người và thấy trong đó có cả đống
bằng chứng bổ chứng cho tính bất tử của linh hồn nếu chúng ta chỉ phán đoán theo sự
tương tự. Nhưng chúng ta còn có hơn thế nữa, chúng ta có bằng chứng không thể bác
bỏ được của hết ngàn người này tới hàng người khác theo đó có một khoa học chính
qui về linh hồn mà mặc dù giờ đây người ta đã chối bỏ không cho nó có quyền hiện
diện trong đám khoa học, thì nó vẫn giữ địa vị của một khoa học. Khoa học này nhờ
thâm nhập vào bí nhiệm của thiên nhiên sâu hơn mức triết học hiện tại mơ tới được,
dạy cho ta cách buộc điều vô hình phải trở thành hữu hình, dạy rằng có tồn tại các
tinh linh ngũ hành, dạy về bản chất và đặc tính pháp thuật của ánh sáng tinh tú, dạy
về quyền năng của những người đang sống mà vẫn giao tiếp được với các tinh linh
ngũ hành thông qua ánh sáng tinh tú. Họ hãy xem xét những bằng chứng bằng ngọn
đèn thực nghiệm thì cả Hàn lâm viện lẫn Giáo hội (mà Đức Cha Felix đã nói năng với
đầy tính cách thuyết phục cho Giáo hội) đều không thể chối bỏ được.
Khoa học hiện đại đang tiến thoái lưỡng nan, nó phải chấp nhận giả thuyết của
chúng tôi là chính xác hoặc phải công nhận có thể có phép lạ. Làm như thế thì chẳng
khác nào bảo rằng có thể có sự vi phạm định luật thiên nhiên. Nếu chuyện này có thể
xảy ra trong một trường hợp thì lấy gì bảo đảm cho chúng ta việc nó có thể lập lại mãi
mãi và thế là làm sụp đổ cái tính cố định của định luật, cái sự thăng bằng toàn bích
của các lực vốn khống chế vũ trụ. Đây là một lập luận rất xưa cũ và không thể chối bỏ
được. Chối bỏ sự xuất hiện giữa chúng ta, những thực thể siêu giác quan khi chúng đã
được nhìn thấy trong nhiều dịp và trong nhiều xứ sở khác nhau bởi chẳng những hàng
ngàn mà còn là hàng triệu người nữa thì đúng là ngoan cố không thể tha thứ được,
trong bất kỳ trường hợp nào mà lại bảo rằng sự hiện hình ấy được tạo ra do phép lạ
thì thật là một đòn chí tử cho nguyên lý nền tảng của khoa học. Họ biết làm gì bây
giờ? Liệu họ có thể làm được gì khi họ mới bừng tỉnh dậy từ cơn đê mê đông cứng
lòng kiêu hảnh để rồi thu lượm được các sự kiện và cố gắng mở rộng biên cương thuộc
địa hạt khảo cứu của mình.
Thuyết duy vật chối bỏ sự tồn tại của tinh thần nơi chất trung gian thông thường
là ether; trong khi thần học coi đó là một vị thần linh cá nhân, môn đồ kinh Kabala
cho rằng cả hai đều sai và bảo rằng nơi chất ether các hành chỉ biểu diễn vật chất tức
là các lực vũ trụ mù quáng của thiên nhiên; còn Tinh thần là trí thông minh điều động
chúng. Hoc thuyết khởi nguyên vũ trụ của Hermes, Orpheux và Pythagore cũng như
của Sanchoniathon và Berosus đều dựa trên một công thức không thể bác bỏ được đó
là: chất ether và hỗn mang (hoặc nói theo kiểu Platon tâm trí và vật chất) là hai
nguyên thể bản sơ và vĩnh hằng của vũ trụ hoàn toàn độc lập với bất cứ thứ nào khác.
Chất ether là nguyên thể trí tuệ làm linh hoạt vạn vật; hỗn mang là một nguyên thể
lưu động, vô hình, không có “hình tướng hoặc ý thức”; do sự hiệp nhất của hai nguyên
thể này mà vũ trụ (hoặc đúng hơn là thế giới vũ trụ) nảy sinh ra, đấng thiêng liêng
đầu tiên thư hùng lưỡng tính có cơ thể là vật chất hỗn mang và có phần hồn là chất
ether. Theo cách diễn tả của tác phẩm Một Mảnh vụn của Hermes thì do “hợp nhất với
tinh thần cho nên hỗn mang mới có được ý thức sáng chói lên với sự khoái lạc và thế
là ánh sáng (sinh ra đầu tiên) tức Protogonos được tạo ra” [1] . Đây là bộ ba đại đồng
vũ trụ dựa trên các quan niệm siêu hình của cổ nhân, khi lý luận bằng phép tương tự

[1]
Damascius trong tác phẩm “Thần phổ” gọi nó là Dis tức “đấng an bài vạn vật”. Cory
tác phẩm: “Các Mảnh vụn Cổ truyền”, trang 314.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 289
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cổ nhân biến con người (vốn là phức hợp thể của trí năng và vật chất) thành ra tiểu
vũ trụ của đại thiên địa, tức vũ trụ lớn.
Giờ đây nếu ta đối chiếu học thuyết này với những suy đoán của khoa học, vốn
dừng hẳn lại ở Biên cương của điều chưa ai biết và trong khi không thông thạo để giải
quyết được điều bí nhiệm thì lại không ai cho phép ai khác suy đoán về đề tài này;
hoặc là đối với giáo điều vĩ đại về thần học thì thế giới được nảy sinh ra do một trò ảo
thuật trên cõi trời; chúng tôi không ngần ngại mà tin rằng nếu không có bằng chứng
xác đáng hơn thì cho đến nay học thuyết của Hermes ắt hợp lý hơn mặc dù nó rất siêu
hình. Vũ trụ vốn có ở đó và chúng ta biết rằng mình tồn tại; nhưng nó xuất hiện ra
sao và chúng ta xuất hiện trong vũ trụ như thế nào? Bị những người đại diện cho học
thuật vật thể từ chối trả lời, bị những kẻ tiếm đoạt tâm linh rút phép thông công và
bài xích vì tội tò mò phạm thượng, chúng tôi còn biết làm gì nếu không quay sang tìm
kiếm thông tin nơi những nhà hiền triết đã tham thiền về đề tài này hàng thời đại
trước khi phân tử của các triết gia tụ tập lại trong khoảng không gian chất ether?
Họ bảo rằng vũ trụ hữu hình này của tinh thần và vật chất chẳng qua chỉ là hình
ảnh cụ thể của sự trừu tượng lý tưởng; nó được xây dựng dựa trên mô hình về Ý NIỆM
thiêng liêng đầu tiên. Như vậy là vũ trụ của ta tồn tại từ vô thủy ở một trạng thái tiềm
tàng. Linh hồn làm linh hoạt vũ trụ thuần túy tâm linh này chính là mặt trời trung
ương, bản thân đấng thiêng liêng cao cả nhất. Chẳng phải chính ông đã xây dựng hình
thức cụ thể của ý niệm này mà đứa con cả của ông mới làm điều đó; và ý niệm được
xây dựng dựa trên hình kỷ hà là khối 12 mặt [1] , cho nên con cả “bằng lòng sử dụng
tới mười hai ngàn năm trong cơ sáng tạo”. Con số vừa nêu được biểu diễn trong khởi
nguyên luận Tyrrhenia [2] , nó cho thấy rằng con người được sáng tạo trong thiên niên
kỷ thứ 6. Điều này phù hợp với thuyết 6.000 “năm” của Ai Cập [3] và phép tính toán
của người Hebreux. Trong Vũ trụ khởi nguyên luận của mình, Sanchoniathon [4] tuyên
bố rằng khi gió (tinh thần) đâm ra phải lòng các nguyên thể của chính mình (hỗn
mang) thì một sự hiệp nhất mật thiết xảy ra, mối liên kết này được gọi là pothos và từ
đó sinh ra mầm mống của tất cả. Và hỗn mang không biết tới tạo vật của chính mình
vì nó vốn vô ý thức, nhưng do nó ôm choàng lấy gió mà môt, tức là ilus (bùn) mới
được sản sinh ra [5] . Từ đó mới sinh ra các bào tử của cơ sáng tạo và sản sinh ra vũ
trụ.
Cổ nhân vốn chỉ nêu tên có tứ đại đã biến hậu thiên khí (æther) thành hành thứ
năm. Vì bản thể của hậu thiên khí trở nên thiêng liêng do sự hiện diện vô hình cho
nên nó được coi là trung gian giữa thế giới này và thế giới tiếp theo. Họ cho rằng khi
các đấng thông tuệ điều khiển triệt thoái ra khỏi bất kỳ bộ phận nào của chất ether,
một trong bốn giới mà họ bắt buộc phải giám sát thì không gian bị bỏ mặc cho điều ác
chiếm hữu. Một cao đồ sẵn sàng đàm đạo với “cõi vô hình” phải biết rõ nghi thức của
mình và hoàn toàn quen thuộc với những điều kiện cần thiết cho sự thăng bằng toàn
bích của tứ đại trong ánh sáng tinh tú. Trước hết, ngài phải tẩy trược được bản thể và
trong nội bộ vòng tròn mà ngài tìm cách thu hút các chơn linh thanh khiết, thì ngài
phải làm quân bình được ngũ hành sao cho ngăn cản được các tinh linh ngũ hành
không xâm nhập vào địa hạt của riêng mình. Nhưng khốn khổ thay cho kẻ điều tra bất
cẩn không biết điều mà vượt qua vùng đất cấm; nguy hiểm sẽ bám sát y ở mỗi bước
chân. Y triệu thỉnh các quyền năng mà y không kiểm soát được, y đánh thức những
lính canh vốn chỉ cho chủ nhân của mình đi qua thôi. Đó là vì theo lời của môn đồ Hoa
hồng Thập tự bất tử: “Một khi ngươi đã quyết tâm hợp tác với tinh thần của Thượng

[1]
Plato: “Timæus”.
[2]
Suidas: v Tyrrhenia”.
[3]
Bạn đọc ắt hiểu rằng “năm” ngụ ý là “thời đại” chứ không chỉ là thời kỳ gồm 12 tháng
âm lịch.
[4]
Xem bản dịch tiếng Hi Lạp của Philo Byblius.
[5]
Cory: “”Các Mảnh vụn Cổ truyền”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 290
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Đế linh động thì đừng mất công cản trở Ngài hoạt động; vì nếu nhiệt của mi vượt quá
tỉ lệ tự nhiên mà mi sẽ kích động cơn giận dữ của các bản chất moyst [1] thì chúng sẽ
vùng lên chống lại lửa trung tâm, lửa trung tâm cũng chống lại chúng và thế là sẽ có
một sự chia rẽ khủng khiếp nơi hỗn mang [2] . Tinh thần hài hòa và hiệp nhất đã rời bỏ
ngũ hành bị bàn tay bất cẩn làm xáo trộn và các dòng thần lực mù quáng ngay tức
khắc sẽ bị ô nhiễm bởi vô số tạo vật mang đầy tính vật chất và bản năng – các tà
thần của nhà thông thần, ma quỉ của thần học; thần đất, thần lửa, thần gió và thần
nước sẽ tấn công nhà thao tác liều lĩnh dưới đủ dạng tinh vi. Do không chế ra được
điều gì cho nên chúng sẽ moi móc ký ức của bạn tới độ sâu thẳm nhất; vì thế cho nên
một vài người nhạy cảm trong giới thần linh học mới bị kiệt quệ thần kinh và ám ảnh
tâm trí. Các tinh linh ngũ hành sẽ đưa ra ánh sáng những hồi ức trong quá khứ đã bị
quên từ lâu rồi; đó là những hình tướng, hình ảnh, những kỷ niệm êm đềm và những
lởi lẽ quen thuộc từ lâu rồi đã mờ nhạt đi trong trí nhớ của ta, nhưng lại được bảo tồn
sống động nơi những độ sâu khôn dò của ký ức vì được ghi chép trên những bảng nhỏ
tinh tú của quyển “SỔ BỘ ĐỜI” bất diệt.
Mọi sự vật có tổ chức trên đời này dù là hữu hình hay vô hình đều có một hành
thích hợp với bản thân. Con cá sống và thở dưới nước; cái cây tiêu thụ axit carbonic
vốn gây cho loài thú và loài người phải chết; một số sinh linh thích hợp với tầng khí
quyển loãng còn một số sinh linh khác chỉ tồn tại nơi bầu khí quyển đậm đặc nhất. Đối
với một số sinh linh, sự sống tùy thuộc vào ánh sáng mặt trời; đối với những sinh linh
khác thì sự sống tùy thuộc vào bóng tối; và thế là cơ cấu tổ chức khôn ngoan của
thiên nhiên làm cho một dạng sinh linh nào đó thích ứng với mỗi điều kiện tồn tại.
Những điều tồn tại này bảo đảm cho kết luận chẳng những trong thiên nhiên vũ trụ
không hề có nơi nào không bị chiếm chỗ mà còn là đối với mọi sinh linh thì chúng đều
được cung cấp những tình huống đặc biệt và được cung cấp những gì cần thiết. Thế
mà ta giả sử rằng vũ trụ có một khía cạnh vô hình thì thói quen cố định của thiên
nhiên ắt bảo đảm cho kết luận một nửa vô hình này cũng bị chiếm chỗ giống như một
nửa hữu hình và mỗi cư dân chiếm chỗ trong đó đều được cung ứng điều kiện cần
thiết để tồn tại. Thật là phi lý khi tưởng tượng rằng các tình huống giống hệt nhau lại
được cung ứng cho mọi sinh linh, giống như việc khẳng định một thuyết như thế liên
quan tới các cư dân trong phạm vi hữu hình của thiên nhiên. Việc có tồn tại các chơn
linh hàm ý là có đủ loại tinh linh vì con người ta vốn cũng khác nhau và các vong linh
con người chẳng qua chỉ là những người đã thoát xác.
Bảo rằng mọi chơn linh đều giống nhau, đều thích hợp với cùng một bầu khí
quyển, hoặc có cùng một quyền năng hoặc bị chi phối bởi cùng một sức hút (bất kể đó
là của điện, từ, của chất od hay chất tinh tú) thì cũng phi lý dường như thể người ta ắt
bảo rằng mọi hành tinh đều có cùng một bản chất hoặc mọi con thú đều có tính lưỡng

[1]
Chúng tôi trình bày cách phát âm và từ ngữ của môn đồ kinh Kabala này, ông đã sống
và ấn hành tác phẩm của mình vào thế kỷ 17. Nói chung thì người ta coi ông là một trong
những nhà luyện kim đan nổi tiếng nhất trong số các triết gia phái Hermes.
[2]
Những người tích cực nhất trong các triết gia duy vật đều đồng ý rằng mọi thứ hiện
hữu đều thoát thai từ chất ether; vì thế cho nên đất, nước, gió, lửa; tứ đại đều thoát thai từ
chất ether và hỗn mang nghĩa là Lưỡng nguyên bản sơ; mọi điều đều không cân, đong, đo,
đếm được cho dù giờ đây ta đã biết hoặc chưa biết đều bắt nguồn cũng từ gốc ấy. Thế mà
trong vật chất có một bản thể tâm linh và bản thể ấy bắt buộc nó phải được hình thành ra
hàng triệu hình tướng cá thể thì tại sao lại phi lý khi quả quyết rằng mỗi một của những giới
tâm linh này trong thiên nhiên đều chứa đầy những sinh linh tiến hóa ra từ vật liệu của chính
nó? Hóa học dạy cho ta biết rằng trong cơ thể con người có gió, nước, đất và nhiệt tức lửa –
gió có mặt trong những thành phần cấu tạo nên nó, nước có trong những dịch tiết ra, đất có
trong các thành tố vô cơ; còn lửa ở nơi nhiệt động vật. Do kinh nghiệm môn đồ kinh Kabala
biết rằng một tinh linh ngũ hành chỉ chứa mỗi một và mỗi một thuộc bốn giới thiên nhiên ấy
cũng chỉ có tinh linh ngũ hành đặc thù của riêng mình; vì con người cao hơn các tinh linh ngũ
hành cho nên định luật tiến hóa được minh họa nơi sự tổ hợp của cả bốn tinh linh ngũ hành.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 291
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thê hoặc mọi người đều có thể nuôi dưỡng bằng cùng một loại thực phẩm. Thật là hợp
lý khi giả định rằng những bản chất thô trược nhất trong các tinh linh sẽ chìm xuống
đáy sâu thấp nhất của bầu hào quang tâm linh – nói cách khác là ở gần trần thế nhất.
Ngược lại các tinh linh thanh khiết nhất ắt ở xa nhất. Nơi điều mà ta gọi là Tâm động
học trong Huyền bí học (tạm chế ra một thuật ngữ như thế) cũng thật là vô căn cứ khi
giả định rằng các cấp tinh linh này có thể chiếm vị trí hoặc tồn tại trong tình huống
của cấp tinh linh khác, cũng chẳng khác nào trong thủy lực học, người ta trông mong
rằng hai chất lỏng với tỉ trọng khác nhau lại có thể trao đổi vạch khắc của mình trên
thang thủy kế Beaume.
Khi mô tả một cuộc đàm đạo của mình với một số người Ấn độ ở bờ biển
Malabar, Görres có tường trình rằng khi ông hỏi những người ấy liệu ma có lẩn quẩn
nơi chỗ họ chăng thì họ trả lời rằng: “Có đấy, nhưng chúng tôi biết ma chỉ là tà thần .
. . phúc thần hầu như chẳng bao giờ xuất hiện. Ma chủ yếu là vong linh của người tự
tử và kẻ sát nhân hoặc những người chết bất đắc kỳ tử. Chúng thường bay lượn và
hiện ra thành bóng ma. Thời khoảng ban đêm rất thích hợp với chúng, chúng quyến rũ
kẻ yếu bóng vía và cám dỗ những người khác bằng cả ngàn cách khác nhau” [1] .
Porphyry trình bày với ta một số sự kiện gớm ghiết mà sự thật được bổ chứng
qua kinh nghiệm của mọi học viên pháp thuật. Ông bảo rằng [2] : “Ngay cả sau khi
chết, phần hồn vẫn có một sự luyến ái nào đó đối với thể xác, ái lực này tỉ lệ với sự
thô bạo khi chúng bị chia lìa không hợp nhất nữa; ta thấy có nhiều vong linh lởn vởn
tuyệt vọng xung quanh di thể xác phàm; thậm chí chúng tôi thấy các vong linh hăm
hở tìm kiếm những di hài đã thối rữa của các xác chết khác nhưng nhất là việc đổ máu
thêm nữa, điều này nhất thời cung cấp cho chúng một số quan năng sinh hoạt” [3] .
Mong sao những nhà thần linh học nghi ngờ nhà thông thần hãy thử tác dụng
của chừng nửa cân Anh máu người vừa được rút ra trong buổi lên đồng hiện hình sắp
tới!
Iamblichus có nói: “Chư thiên và các thiên thần hiện ra với ta trong sự bình yên
và hài hòa; các tà thần mà hiện ra thì chỉ làm xáo trộn mọi chuyện . . . Về phần các
vong hồn bình thường thì chúng tôi hiếm thấy chúng hơn v.v. . .” [4].
Apuleius có nói: “Hồn người (thể tinh vi) là một thần ma quỉ (a tu la) mà ngôn
ngữ của ta có thể gọi là thần hộ mệnh. Đó là một vị thần bất tử mặc dù theo một ý
nghĩa nào đó, nó sinh ra cùng lúc với con người mà nó ngự trong đó. Vì vậy ta có thể
nói rằng nó cũng chết đi cùng lúc với y giống như khi nó được sinh ra”.
“Phần hồn sinh ra trong thế giới này khi nó rời bỏ một thế giới khác (hồn thế
giới), nó tồn tại trong thế giới ấy trước thế giới mà chúng ta đều biết (trên trần thế).
Như vậy chư thần linh xem xét diễn tiến của nó qua mọi giai đoạn với đủ kiếp tồn tại
xét chung, đôi khi trừng phạt nó vì những tội lỗi phạm phải trong kiếp trước. Nó chết
khi nó tách ra khỏi cái xác mà nó mượn để băng qua cuộc đời này giống như đi trên
một cái thuyền mỏng manh. Nếu tôi không lầm thì đây chính là mật nghĩa của lời ghi
khắc trên mộ phần rất đơn giản với điểm đạo đồ: “Xin dành cho các vong hồn chư
thần linh đã từng sống”. Nhưng cái loại chết này không tiêu diệt phần hồn mà chỉ biến
nó thành ra một lemure. Lemure là các vong hồn hoặc hồn ma mà ta biết với tên gọi
là lares. Khi chúng tránh và bảo bọc chúng ta với đầy hảo ý thì chúng ta tôn vinh
chúng là các thần linh che chở cho mái ấm gia đình; nhưng chúng phạm tội ác bị kết
án lưu đày thì chúng ta gọi là ấu trùng. Chúng trở thành cơn dịch bệnh cho kẻ ác độc
và nỗi khủng khiếp hư ảo cho kẻ thiện lương”.

[1]
Görres, tác phẩm “Thần bí gia”, quyển iii, trang 63.
[2]
Cổ nhân gọi “vong hồn” là vong linh của những người xấu; vong hồn đó là ấu trùng và
lemure. Chơn linh của những người tốt trở thành chư thiên.
[3]
Porphyry, tác phẩm “Bàn về sự Hiến tế”. Chương bàn về tục thờ cúng chân chính.
[4]
“Các Bí pháp của người Ai Cập”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 292
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Lời lẽ nêu trên khó lòng mà có thể gọi là mơ hồ. Thế nhưng các nhà Luân hồi học
lại trích dẫn Apuleius để bổ chứng cho thuyết của mình, theo đó con người trải qua
một loạt liên tiếp sinh ra làm người trên cõi trần của hành tinh này cho đến khi cuối
cùng y được tẩy trược khỏi những cặn bã trong bản thể. Nhưng Apuleius nói rõ rằng
chúng ta đến với trái đất này từ một cõi khác, nơi mà chúng ta đã tồn tại, thì ký ức
của ta đã bị xóa nhòa đi rồi. Cũng như cái đồng hồ chuyền từ tay này sang tay khác,
từ phòng này sang phòng khác trong một xưởng máy, một bộ phận được thêm vào
chỗ này và một bộ phận khác được thêm vào chỗ kia cho tới khi guồng máy tinh vi đã
hoàn chỉnh đúng như bảng thiết kế được quan niệm ra trong trí của người chủ trước
khi công trình bắt đầu, cũng vậy theo triết học cổ truyền, sự thụ thai thiêng liêng đầu
tiên của con người thành hình từ từ trong nhiều phân xưởng của xưởng máy vũ trụ, để
rồi con người hoàn chỉnh cuối cùng mới xuất hiện trên diễn trường.
Triết lý này dạy rằng thiên nhiên không bao giờ bỏ mặc dở dang công trình của
mình, nếu lần đầu toan tính làm mà bị cản trở thì nó sẽ thử cố gắng làm lại. Khi nó
triển khai ra một phôi thai người thì ý đồ là con người sẽ được hoàn hảo về mặt thể
chất, trí thức và tâm linh. Cơ thể nó phải trưởng thành, mòn mỏi đi rồi chết; tâm trí
nó phải phát triển, chín muồi và thăng bằng hài hòa; tinh thần thiêng liêng của nó
phải chói sáng và dễ dàng hòa lẫn với Chơn nhơn. Không người nào hoàn tất được chu
kỳ lớn, tức “vòng thiết yếu” của mình nếu chưa hoàn thành được điều này. Cũng như
kẻ lười biếng trong một cuộc tranh đấu, nhân loại vẫn lê bước ở quãng đầu tiên trong
khi kẻ chiến thắng đã lao vút qua khỏi mục tiêu; cũng vậy, trong dòng dõi bất tử, một
số linh hồn đã bước vượt lên mọi linh hồn khác để đạt tới cứu cánh trong khi vô số kẻ
đua tranh vẫn còn vất vả dưới gánh nặng vật chất loanh quanh gần mức khởi điểm.
Một số kẻ không may bị bỏ rơi lại hoàn toàn và mất mọi cơ may được tưởng thưởng;
một số bước đi trở lại rồi bắt đầu trở lại. Đây là điều mà người Ấn Độ sợ hơn hết mọi
chuyện: sự chuyển kiếp và đầu thai luân hồi; chỉ có điều ở những hành tinh khác thấp
kém hơn chứ chẳng bao giờ ở trên hành tinh này. Nhưng có một cách để tránh được
điều đó và Đức Phật đã dạy dỗ qua giáo lý về sự sống nghèo, kiềm chế các giác quan,
hoàn toàn thờ ơ với những sự vật trong cái thung lũng trần thế đầy nước mắt này,
thoát khỏi mọi đam mê và thường xuyên liên giao với Atma, tức là chiêm nghiệm phần
hồn. Nguyên nhân của sự luân hồi là sự vô minh của các giác quan và ý tưởng cho
rằng trên đời này có bất cứ thực tại nào, có một điều gì đó khác với sự tồn tại trừu
tượng. Do có giác quan ta mới có ảo giác gọi là “xúc”, do xúc mới có “ái”, do ái mới có
“thọ” (vốn cũng là sự lừa gạt của cơ thể), do thọ mới có “hữu” (bám víu lấy những vật
thể đang tồn tại), do hữu và thủ mới có “sinh”, do sinh mới có bệnh, lão và tử”.
Như vậy, giống như vòng quay của một bánh xe, ta có việc sống chết cứ đều đặn
nối tiếp nhau mà nguyên nhân tinh thần là do bám víu lấy những sự vật đang tồn tại
(thủ) trong khi đó nguyên nhân về công cụ chính là nghiệp báo (quyền năng kiểm
soát vũ trụ, thôi thúc nó hoạt động), phước và tội. “Vì vậy ham muốn lớn lao của mỗi
người là phải thoát khỏi những phiền não do việc cứ liên tiếp sinh ra, phải tìm cách
diệt được nguyên nhân tinh thần tức là bám víu lấy những sự vật đang tồn tại vốn là
một tà dục”. Những ai đã hoàn toàn diệt được tà dục thì được gọi là La Hán [1] . Có
thoát khỏi tà dục thì bảo đảm mới có được quyền năng phép lạ thần thông. Khi lâm
chung, La Hán chẳng bao giờ còn luân hồi nữa; ngài dứt khoát đã nhập Niết Bàn –
nhân tiện xin nói đây là một từ ngữ mà các học giả Ki Tô giáo và các nhà bình luận đa
nghi đã thuyết giải sai lạc. Niết Bàn là thế giới nguyên nhân trong đó mọi hậu quả hão
huyền hoặc mọi ảo tưởng của giác quan đều biến mất. Niết Bàn là cõi cao nhất mà ta
có thể đạt được. Triết gia Phật giáo coi như các pitris (các chơn linh tiền Adam) đang
luân hồi, mặc dù ở mức độ cao hơn hẳn so với trình độ con người trên trần thế. Đến
lượt họ, phải chăng họ không chết? Chẳng lẽ các thể tinh vi của họ cũng đau khổ và

[1]
“Chế độ tu Đông phương”, trang 9.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 293
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hân hoan, cảm thấy cùng một sự nguyền rũa của những cảm xúc hão huyền giống
như khi đang nhập thể hay sao?
Điều mà Đức Phật dạy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên thì
Pythagore đã dạy ở thế kỷ thứ 5 nơi Hi Lạp và nước Ý. Gibbon cho thấy những người
giả hình Pharisi đã chịu ấn tượng sâu sắc xiết bao khi tin vào sự chuyển kiếp của linh
hồn [1] . Vòng thiết yếu của người Ai Cập đã ghi dấu không xóa nhòa được trên những
dinh thự xa xăm thời xưa. Và Chúa Giê su khi chữa trị cho kẻ đau ốm luôn luôn dùng
cách diễn tả sau đây: “Tội lỗi của các con đã được tha thứ”. Đây là một giáo lý thuần
túy Phật giáo. “Người Do Thái giáo bảo kẻ mù rằng: ngươi hoàn toàn sinh ra trong tội
lỗi và liệu ngươi dạy được cho chúng ta điều gì? Giáo lý của các môn đồ Chúa Ki Tô
cũng tương tự như ‘Phước và Tội’ của Phật tử; vì kẻ đau ốm bình phục nếu tội lỗi của
họ được tha thứ” [2] . Nhưng Phật tử lại tin vào kiếp trước, không phải là kiếp sống
trên hành tinh này vì hơn bất kỳ người nào khác, triết gia Phật giáo đánh giá cao giáo
lý vĩ đại về cac chu kỳ.
Những suy đoán của Dupuis, Volney và Godfrey Higgins bàn về ý nghĩa bí mật
của các chu kỳ tức là các kiếp và yuga của người Bà la môn và Phật tử cũng chẳng đi
đến đâu vì họ không có được bí quyết về giáo lý tâm linh bí truyền chứa đựng trong
đó. Không một triết lý nào đã từng suy đoán Thượng Đế là một điều trừu tượng mà
xem xét Ngài với nhiều biểu lộ khác nhau. “Nguyên nhân Bản sơ” trong Thánh kinh
của người Hebreux, “Đơn nguyên Chơn thần” của Pythagore, “Thực tại Nhất như” của
triết gia Ấn giáo và “En Soph” – đấng Vô biên – của kinh Kabala đều đồng nhất với
nhau. Bhavagant của người Ấn giáo không hề sáng tạo; ngài nhập vào quả trứng thế
giới và phân thân ra từ đó thành Brahma, cũng giống như Lưỡng nghi của Pythagore
triển khai ra từ Thái cực đơn nguyên cao siêu nhất (Monas) [3]. Thái cực đơn nguyên
(Monas) của vị triết gia ở Samos chính là Chơn thần (trí tuệ) của người Ấn giáo “vốn
không có nguyên nhân bản sơ (apūrva tức nguyên nhân vật chất) cũng không thể bị
tiêu diệt” [4] . Trên cương vị là Prajāpati, Brahma biểu lộ trước hết thành ra “mười hai

[1]
“Sự Suy vi và Diệt vong của Đế quốc La Mã”, iv. 385.
[2]
Hardy, tác phẩm “Cẩm nang Phật giáo”; Dunlap, tác phẩm “Các Tôn giáo trên Thế
giới”.
[3]
Lemprière (“Từ điển Kinh điển”, mục từ “Pythagore”) có nói rằng: “Có nhiều lý do để
nghi ngờ sự thật trong toàn bộ chuyện kể về cuộc hành hương của Pythgoare xâm nhập Ấn
Độ”; nó kết luận bằng cách bảo rằng triết gia này chưa bao giờ gặp môn đồ phái Lõa thể hoặc
viếng thăm xứ sở của họ. Nếu quả thật như thế thì làm sao giải thích được học thuyết đầu thai
của Pythagore mà xét về chi tiết thì nghiêng hẳn về phía Ấn Độ hơn là phía Ai Cập? Nhưng
nhất là làm sao giải thích được sự kiện danh xưng MONAS được ông áp dụng cho Nguyên nhân
Bản sơ lại đồng nhất với hồng danh được dành cho Đấng Tự Tại trong tiếng Bắc phạn? Vào
năm 1792-1797, khi “từ điển” của Lemprière xuất hiện thì chúng ta có thể nói rằng người ta
hoàn toàn không biết tiếng Bắc phạn; bản dịch tác phẩm “Aitareya Brahmana” (trong bộ Rig
Veda) của Tiến sĩ Haug – thuật ngữ này có trong bản dịch ấy – chỉ được xuất bản cách đây
chừng hai mươi năm và cho tới khi đã hoàn tất việc thêm thắt đầy giá trị vào cho những tài
liệu của thời đại cổ sơ và chừng nào mà tuổi chính xác của “Aitareya” – nay được Haug ấn định
là từ năm 2000 tới 2400 trước Công nguyên – vẫn còn là một điều bí mật, thì ta có thể gợi ý
giống như trong trường hợp các biểu tượng Ki Tô giáo rằng người Ấn Độ vay mượn của
Pythagore. Nhưng giờ đây trừ phi ngôn ngữ học có thể chứng tỏ được đó là một “sự trùng hợp
ngẫu nhiên” và từ ngữ Monas không giống hệt theo những định nghĩa tỉ mỉ nhất thì chúng ta
có quyền khẳng định rằng Pythagore đã ở Ấn Độ và chính các môn đồ phái Lõa thể đã dạy cho
ông về thần học siêu hình. Chỉ nội sự kiện “tiếng Bắc phạn là bà chị cả so với tiếng Hi Lạp và
tiếng La Tinh” (theo như Max Müller cho thấy) cũng không đủ để giải thích cho việc các từ Bắc
phạn và Hi Lạp hoàn toàn giống như dưới dạng MONAS theo nghĩa bí hiểm siêu hình nhất. Từ
Bắc phạn Devas (chư thiên) đã trở thành tiếng La Tinh dues và vạch ra một cội nguồn chung;
nhưng chúng ta thấy trong kinh “Zend Avesta” của Bái Hỏa giáo cũng có từ ngữ ấy với nghĩa
ngược hẳn lại và trở thành daêva tức tà thần, do đó mới phái sinh ra thuật ngữ devil (ma quỉ).
[4]
Haug: “Aitareya Brahmana”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 294
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thể” tức mười hai thuộc tính vốn được biểu diễn thành mười hai thần linh được tượng
trưng là: 1- Lửa; 2- Mặt trời; 3- Soma vốn mang lại sự toàn tri; 4- mọi Sinh linh; 5-
Vayu tức Ether vật chất; 6- sự Chết tức thần khí hủy diệt, tức Shiva; 7- Đất; 8- Trời;
9- Agni (Lửa phi vật chất); 10- Aditya, Mặt trời vô hình thư tính và phi vật chất; 11-
Tâm trí; 12- Chu kỳ vô cực lớn không thể bị chặn đứng lại được” [1] . Sau đó Brahma
tan biến ra thành Vũ trụ Hữu hình, mọi nguyên tử của vũ trụ đều là bản thân ngài. Khi
điều này được thực hiện thì Chơn thần vô định, vô hiện và không thể phân chia được
triệt thoái vào trong đơn nguyên tịch lặng, không xáo trộn và uy nghi của mình. Đấng
thiêng liêng biểu lộ thoạt đầu là lưỡng nghi nay trở thành một bộ ba; phẩm tính ba
ngôi của nó không ngừng phân thân ra các quyền năng tâm linh, các quyền năng này
trở thành chư thần linh bất tử (linh hồn). Đến lượt mỗi một linh hồn này phải được
hiệp nhất với một con người và từ lúc có ý thức thì nó bắt đầu một loạt chuỗi sinh tử.
Một họa sĩ Đông phương đã thử toan tính diễn tả bằng tranh vẽ giáo lý trong kinh
Kabala về các chu kỳ. Bức tranh này trùm khắp trọn cả một bức tường bên trong một
đền thờ dưới đất ở gần một chùa lớn của Phật giáo và có tính cách gợi ý nổi bật. Ta
hãy thử ra sức truyền thụ một ý niệm nào đó về bảng thiết kế mà theo như chúng tôi
nhớ được.
Tưởng tượng rằng có một điểm cho sẵn trong không gian là đấng nguyên thủy;
thế rồi ta dùng compass để vẽ một vòng tròn xung quanh điểm này; nơi thủy và
chung hiệp nhất với nhau thì phân thân và sự tái hấp thụ lại gặp nhau. Bản thân vòng
tròn bao gồm vô số những vòng tròn nhỏ hơn giống như những chiếc vòng trong một
vòng đeo tay và mỗi một chiếc vòng thứ yếu này lại tạo thành đai lưng của nữ thần
biểu diễn cõi ấy. Khi đường cong của cung tới gần điểm tối hậu trên nửa vòng tròn –
thiên để của chu kỳ lớn – nơi mà một vị họa sĩ thần bí đặt hành tinh ta vào đó, thì bộ
mặt của vị nữ thần kế tiếp lại trở nên tối đen hơn và xấu xí hơn óc tưởng tượng của
người Âu Tây có thể quan niệm được. Mọi đai lưng đều được che phủ bằng cách biểu
diễn của cây cỏ, thú vật và con người, thuộc về hệ thực vật, hệ động vật, và hệ nhân
loại của cõi đặc biệt ấy. Người ta cố ý đánh dấu một khoảng cách nào giữa mỗi một
trong các cõi, vì sau khi hoàn tất các vòng xoay qua đủ thứ sự chuyển kiếp, linh hồn
được phép có một thời kỳ Niết Bàn tạm trong khoảng thời gian ấy, Atma quên hết mọi
phiền não trong quá khứ. Khoảng không gian tinh anh trung gian ấy có đầy những
sinh linh kỳ lạ. Vùng không gian giữa cõi ether cao nhất và cõi trần bên dưới có những
tạo vật với “bản chất trung gian”, đó là các tinh linh thiên nhiên hoặc theo như môn
đồ kinh Kabala đôi khi gọi nó là tinh linh ngũ hành.
Bức tranh này hoặc là bản sao của bức tranh do Berosus (tu sĩ ở đền thờ Belus ở
Babylon) mô tả cho hậu thế hoặc là nguyên bản. Chúng tôi xin dành cho nhà khảo cổ
học hiện đại dùng trí xảo của mình để quyết định. Nhưng bức tường có phủ đầy chính
những tạo vật được mô tả là bán thần hoặc nửa thần linh, Oannes, người cá của dân
Chaldea [2] . . . “Những sinh linh gớm ghiết được tạo ra từ nguyên thể lưỡng phân” –
ánh sáng tinh tú và vật chất thô trược hơn.
Ngay cả những di tích thuộc các di chỉ kiến trúc của các giống dân xa xưa nhất
mãi cho tới nay vẫn bị các nhà khảo cổ lơ là một cách đáng buồn. Những hang động ở
Ajunta, chỉ cách Bombay khoảng 200 dặm, trong rặng núi Chandor và các di tích của
thành phố cổ Aurungabad, những dinh thự bị sụp đổ và những ngôi mộ kỳ lạ của nó
đã bị hoang phế tịch liêu trong nhiều thế kỷ thì chỉ rất gần đây mới thu hút được sự
chú ý. Vốn là những kỷ vật của một nền văn minh đã qua từ lâu rồi, chúng được phép
trở thành chỗ trú cho những con thú hoang trong những thời đại, trước khi chúng tỏ ra
đáng được khoa học thám hiểm; và chỉ mới gần đây thì tờ báo Quan sát viên mới mô

[1]
Như trên.
[2]
Berosus: mảnh vụn do Alex. Polyhostor bảo toàn được; Cory: tác phẩm “Bàn về Vũ trụ
khởi nguyên luận và trận Hồng thủy”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 295
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

tả nhiệt tình về những tổ tiên cổ sơ này của Herculaneum và Pompeii. Sau khi đã chê
trách thật đúng mức chính quyền địa phương vì chỉ “cung ứng một nhà công quán nơi
mà khách lữ hành có thể tìm được chỗ trú và chỗ an toàn, nhưng chỉ có thế mà thôi”,
tờ báo tiếp tục tường trình những kỳ quan mà người ta thấy ở nơi ẩn cư này qua
những lời lẽ sau đây:
“Trong một vực sâu cách xa ngọn núi có một nhóm đền thờ trong hang động vốn
là những hang động kỳ diệu nhất trên trái đất. Hiện nay ta không biết có bao nhiêu
hang động trong các ngóc ngách sâu thẳm của rặng núi; nhưng người ta đã thám
hiểm, khảo sát và dọn rác trong một chừng mực nào đó đối với 27 hang mộ. Chắc
chắn là còn nhiều hang động khác. Thật khó lòng mà nhận ra được hai hang động kỳ
diệu này đã làm người ta tốn biết bao nhiêu công lao không mệt mỏi để đào đẻo nó từ
khối đá rắn chắc giống như hạt hạnh nhân. Nghe nói chúng hoàn toàn có nguồn gốc
Phật giáo và được dùng cho mục đích thờ phụng và tu khổ hạnh. Chúng được xếp
hạng rất cao trên cương vị là các tác phẩm nghệ thuật. Chúng trải dài ra hơn 500 bộ
dọc theo vách đá cao và được khắc đẻo một cách kỳ diệu nhất, phô bày ở một mức độ
mầu nhiệm nhất, thị hiếu, tài năng và sự khéo léo kiên trì của các nhà điêu khắc Ấn
Độ.
“Các đền thờ hang động này được đẻo gọt tuyệt mỹ ở phía ngoài, nhưng phía bên
trong chúng được hoàn tất một cách tinh xảo nhất và được trang trí bằng rất nhiều tác
phẩm điêu khắc và hội họa. Những đền thờ bị bỏ hoang từ lâu rồi phải chịu ẩm thấp
và bị lơ là; những bức tranh và bức vẽ trên tường không được bằng cách đây mấy
trăm năm. Nhưng màu sắc vẫn còn tươi sáng, phong cảnh vẫn còn vui vẻ mang tính
hội hè và vẫn còn sờ sờ ra trên những bức tường. Một số những bức hình khắc vào
trong đá được cho là những đám cưới và phong cảnh sinh hoạt gia đình vốn được biểu
diễn rất vui tươi. Hình phụ nữ mỹ miều, thanh lịch và xinh đẹp như người Âu Tây. Mỗi
một trong những biểu diễn này đều mang tính nghệ thuật và tất cả đều không bị ô uế
do bất kỳ sự thô tục hoặc tục tỉu nào mà người ta thường thấy nổi bật trong những
biểu diễn của người Bà la môn giáo có tính cách tương tự.
“Một số lớn các nhà khảo cổ đã viếng thăm những hang động này, họ đang cố
gắng giải mã những chữ tượng hình được khắc trên những bức vách để xác định niên
đại của những đền thờ kỳ diệu này.
“Di tích của thành phố cổ Aurungabad không cách xa những hang động này là
bao. Đó là một thành phố rất nổi tiếng có thành lũy bao quanh nhưng giờ đây đã bị bỏ
hoang. Chẳng những có những bức thành bị sụp đổ mà còn có những dinh thự bị chôn
vùi. Chúng được xây dựng với sức mạnh bao la và một số bức tường thành có vẻ rắn
chắc như những ngọn đồi tồn tại mãi.
“Có rất nhiều nơi ở xung quanh đây vốn có các di tích của Ấn Độ giáo, bao gồm
những hang động sâu và những đền thờ khoét vào đá. Nhiều đền thờ này được bao
quanh bằng một hàng rào tròn mà người ta thường trang điểm bằng các pho tượng và
cột đỡ. Rất thường có hình một con voi đặt ở phia trước hoặc bên cạnh lối đi vào một
đền thờ được coi như một loại lính canh. Hàng trăm hàng ngàn ổ tạc tượng được khắc
đẻo đẹp đẽ trong khối đá rắn chắc và khi những đền thờ này chật ních tín đồ thì mỗi ổ
đặt tượng lại có một pho tượng hoặc ảnh tượng thường theo phong cách hoa mỹ của
tác phẩm điêu khắc Đông phương. Sự thật đáng buồn là hầu hết mọi ảnh tượng ở đây
đều bị bẻ đầu, bẻ tay chân một cách đáng xấu hổ. Người ta thường bảo rằng không
một tín đồ Ấn giáo nào chịu cúi lạy một ảnh tượng bất toàn; tín đồ Hồi giáo biết như
thế cho nên mới cố tình bẻ tay chân của mọi ảnh tượng này để ngăn cho tín đồ Ấn
giáo không thờ phụng chúng. Tín đồ Ấn giáo coi điều này là báng bổ và phạm thượng,
khơi dậy lòng hiềm thù sâu sắc nhất mà mọi tín đồ Ấn giáo đều thừa kế của cha ông
và hàng thế kỷ cũng không xóa nhòa được.
“Ở đây cũng có di tích của những thành phố bị chôn vùi – những di chỉ đáng
buồn – thường thường thì chẳng có một người dân nào. Ở những dinh thự lớn nơi

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 296


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hoàng gia từng một lần tụ tập cử hành lễ hội, những con thú hoang tìm được chỗ
nương thân của mình. Ở nhiều chỗ người ta đã xây dựng đường rầy xe lửa bên trên
hoặc băng ngang qua những di tích này, người ta dùng vật liệu đó để làm nền đường .
. . Những tảng đá khổng lồ vẫn còn ở nguyên chỗ trong hàng ngàn năm và có lẽ vẫn
cứ thế trong hàng ngàn năm sắp tới. Những đền thờ đẻo trong đá này cũng như các
pho tượng bị bẻ tay chân cho thấy một trình độ nghệ nhân mà không một tác phẩm
nào của người bản xứ hiện nay có thể sánh kịp [1]. Hiển nhiên là hàng trăm năm trước
đây, có một số đông người đã sống ở những đồi này, giờ đây nó hoàn toàn hoang
vắng tịch liêu không có người ở hay không ai trồng trọt và bị phó mặc cho thú hoang.
Đây là vùng đất rất tốt cho việc săn bắn và vì người Anh rất thích săn bắn cho
nên có lẽ họ để cho vùng núi non này và di tích này vẫn cứ nguyên vẹn.
Chúng tôi nhiệt tình hi vọng rằng họ sẽ như thế. Trong những thời đại trước kia,
người ta đã thực hiện đủ mọi việc phá hoại công trình mỹ thuật khiến cho chúng tôi hi
vọng rằng ít ra trong thế kỷ thám hiểm và tìm hiểu này, khoa học với các ngành khảo
cổ học và ngôn ngữ học ắt không chịu bị tước mất những tài liệu ghi chép quí giá nhất
được khắc họa trên những tấm bảng nhỏ bất hoại bằng đá hoa cương và khối đá cứng.
Bây giờ chúng tôi xin trình bày một vài đoạn về thuyết bí hiểm tái sinh - phân
biệt với sự đầu thai – mà chúng tôi có được từ một vị có thẩm quyền. Tái sinh nghĩa là
việc cùng một cá thể (hoặc đúng ra là anh hồn của y) xuất hiện hai lần trên cùng một
hành tinh, điều này không phải là thông lệ trong thiên nhiên mà là ngoại lệ giống như
hiện tượng quái thai của một đứa trẻ có hai đầu. Trước đó phải có một sự vi phạm các
định luật hài hòa của thiên nhiên và nó chỉ xảy ra khi thiên nhiên tìm cách phục hồi lại
sự thăng bằng bị xáo trộn của mình, thô bạo quẳng anh hồn trở lại cuộc sống trên
trần thế, nó đã bị tội ác hoặc tai nạn hất ra khỏi vòng thiết yếu. Như vậy là trong
trường hợp sẩy thai, trẻ con chết yểu trước một tuổi nào đó, đần độn bẩm sinh không
chữa được thì bảng thiết kế nguyên thủy của thiên nhiên nhằm tạo ra một con người
hoàn chỉnh đã bị dở dang. Vì vậy trong khi vật chất thô trược của mỗi một trong nhiều
thực thể này phải chịu số phận bị rải rác vào lúc chết vương vải khắp cõi rộng mênh
mông, thì tinh thần bất tử và anh hồn cá thể - anh hồn đã được tách riêng ra để làm
linh hoạt một bộ khung, còn tinh thần bất tử đã chiếu soi ánh sáng thiêng liêng cho tổ
chức cơ chế - phải cố gắng một lần thứ hai để thi hành mục đích của trí thông minh
sáng tạo.
Nếu cho đến nay lý trí đã được phát triển để trở nên hoạt động và biết phân biệt
thì trên trần thế ắt không còn sự tái sinh nữa vì ba bộ phận của con người, ba ngôi đã
hiệp nhất với nhau và y có thể lãnh đạo loài người. Nhưng khi sinh linh mới chưa vượt
qua mức tình huống là một anh hồn hoặc khi với vai trò là kẻ đần độn, ba ngôi còn
chưa được hoàn chỉnh thì điểm linh quang bất tử vốn soi sáng cho nó phải nhập trở lại
cõi trần khi nó chưa hoàn thành toan tính đầu tiên. Bằng không thì hồn hữu hoại tức
anh hồn và hồn bất tử, tức linh hồn không thể tiến bộ song hành với nhau để chuyển
lên cõi cao hơn. Tinh thần sẽ đi theo đường lối song song với vật chất và sự tiến hóa
tâm linh phải sát cánh với sự tiến hóa thể chất. Cũng giống như trong trường hợp Giáo
sư Le Conte nêu gương (Xem Chương IX) “không có lực nào trong thiên nhiên” và
thông lệ được áp dụng cho cuộc tiến hóa tâm linh cũng như cuộc tiến hóa vật thể; “nó
có thể nâng tức khắc tinh thần hoặc vật chất từ Số 1 lên tới Số 3, hoặc từ Số 2 lên tới
Số 4 mà không dừng lại và nhận được sự gia trì thêm lực thuộc một loại khác trên một
cõi trung gian.” Điều này có nghĩa là Chơn thần vốn bị giam hãm nơi thực thể ngũ
hành – hình tướng tinh anh thấp nhất hoặc sơ cấp của con người tương lai – sau khi

[1]
Một tác giả nào đó đã dùng cách diễn tả ca tụng nhất để miêu tả sự hoành tráng của
những dinh thự cổ sơ Ấn Độ cùng công trình điêu khắc tinh xảo tuyệt vời của chúng. Ông ta
bảo rằng: “Họ xây dựng giống như những kẻ khổng lồ và hoàn tất công trình giống như những
thợ kim hoàn”
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 297
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

trải qua và rời bỏ hình tướng vật thể cao nhất của một con thú câm lặng (chẳng hạn
một con đười ươi hoặc lại nữa một con voi, một trong những con thú có nhiều trí tuệ
nhất) thì chúng tôi xin nói rằng Chơn thần ấy không thể lướt qua cõi vật thể và trí
thức của con người phàm tục rồi để đột ngột được tiến dần vào cõi tâm linh bên trên.
Liệu có thể có được sự tưởng thưởng hoặc trừng phạt nào nơi cái cõi thực thể của con
người đã thoát xác ấy dành cho một phôi thai hoặc bào thai con người thậm chí chưa
có thời giờ để hít thở trên trần thế chứ đừng nói chi tới cơ hội vận dụng các quan năng
thiêng liêng của tinh thần? Hoặc đối với một đứa trẻ vô trách nhiệm mà Chơn thần vô
tri vô giác vẫn còn yên ngủ bên trong lớp vỏ tinh vi và vật thể thì liệu nó có cản trở
được đứa trẻ khỏi tự làm phỏng mình đến chết giống như người khác hay chăng? Hoặc
đối với một kẻ đần độn bẩm sinh có số lớp cuộn vỏ não chỉ 20 tới 30 phần trăm nếp
cuộn của những người lành mạnh [1] mà do đó tại vô trách nhiệm vì bẩm sinh, hành vi
hoặc những khiếm khuyết của trí năng lông bông mới phát triển có một nửa.
Khỏi cần phải nhận xét rằng cho dù chỉ là giả thuyết thì giả thuyết này cũng
chẳng lố bịch hơn bao nhiêu so với nhiều thuyết khác vốn được coi là hoàn toàn chính
thống. Chúng ta không được quên rằng do sự bất tài của các chuyên gia hoặc vì một
lý do nào khác, bản thân sinh lý học vẫn là khoa học ít tiến bộ nhất và ít được hiểu
biết nhất; cùng với bác sĩ Fournié, một số y sĩ Pháp dứt khoát thất vọng về việc liệu
nó có bao giờ tiến bộ được vượt quá mức chỉ là giả thuyết hay chăng.
Hơn nữa cũng học thuyết huyền bí ấy còn thừa nhận một khả năng khác; mặc dù
nó hiếm hoi và mơ hồ đến nỗi thật sự là vô ích khi đề cập tới nó. Ngay cả các huyền bí
gia Tây phương hiện đại cũng chối bỏ nó, mặc dù nó được chấp nhận phổ biến ở các
xứ Đông phương. Khi một vong linh thoát xác – do có tật xấu, do phạm tội ác khủng
khiếp và đam mê đầy thú tính đã đọa vào cõi thứ tám (cõi Âm phủ ẩn dụ, cõi trừng
phạt trong Kinh thánh – gần nhất với trái đất ta) thì nhờ vào sự thoáng thấy của lý trí
và ý thức còn sót lại nơi mình, y có thể ăn năn hối hận, nghĩa là bằng cách vận dụng
những tàn lực của quyền năng ý chí, y có thể phấn đấu vươn lên giống như một người
chết chìm, một lần nữa phấn đấu ngoi lên mặt nước. Trong tác phẩm Các Huấn điều
Triết học và Pháp thuật của Psellus ta thấy có một loại cảnh báo nhân loại như sau:

“Đừng cúi xuống vì có một vực thẳm bên dưới trái đất,
Bức vẽ bên dưới đường đi xuống có BẢY nấc, dưới đó nữa là
Cái ngai thiết yếu thảm khốc”. [2]

Chỉ cần một khao khát mãnh liệt để sửa chữa thảm họa của mình, một lòng ham
muốn rõ rệt cũng đủ một lần nữa thu hút y về bầu hào quang quanh trái đất. Ở đây y
sẽ đi lang thang, chịu ít nhiều đau khổ trong cảnh tịch liêu dễ sợ. Bản ngã sẽ khiến
cho y thèm thuồng mưu tìm việc tiếp xúc với những người còn sống . . . Những vong
linh này vốn vô hình, nhưng cũng là những con ma cà rồng từ khí có biểu hiện rành
rành; đó là những con quỉ trong nội giới mà những người xuất thần nam nữ thời trung
cổ biết rất rõ, các “phù thủy” cũng làm cho chúng nổi tiếng xiết bao trong tác phẩm
Cây Búa Phù thủy và theo lời thú nhận của một số nhà thần nhãn nhạy cảm thì họ
cũng biết rõ loài quỉ ấy. Đó là quỉ hút máu của Porphyry, ấu trùng (larvœ) và lemures
của cổ nhân; những công cụ ma quỉ đã khiến cho biết bao nhiêu nạn nhân yếu đuối
và bất hạnh phải bị tra tấn và thiêu sống. Origen cho rằng mọi con quỉ ám ảnh kẻ bị
quỉ ám mà kinh Tân Ước có đề cập tới đều là vong linh” con người. Chính vì thánh
Moses biết rất rõ lai lịch chúng, hậu quả thảm khốc dành cho những kẻ yếu đuối
khuất phục trước những ảnh hưởng của chúng cho nên ông mới ban hành luật giết
người độc ác chống lại những kẻ sa vào đường “phù thủy” như thế; nhưng Chúa Giê
su vốn đầy óc công bình và tình bác ái thiêng liêng đối với loài người đã chữa trị cho

[1]
“Giải phẫu học của Bộ óc”, Malacorne, Milan.
[2]
Psellus, 6, Plet.2; Cory: “Các Sấm truyền của người Chaldea”
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 298
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chúng thay vì giết chết chúng. Sau này giới giáo sĩ tự cho mình là theo gương các
nguyên lý của Ki Tô giáo đã tuân theo luật của thánh Moses và lặng lẽ lờ đi luật của
Đấng mà mình gọi là “Đức Chúa Trời sống động duy nhất” bằng cách thiêu sống cả
chục ngàn những kẻ bị cho là “phù thủy” như thế.
Phù thủy là một tên gọi gớm ghiết mà trong quá khứ hứa hẹn bị bị chết nhục
nhã và hiện nay chỉ nói lên cũng gây nên một cơn gió lốc chế nhạo và một trận bão
châm biếm! Thế thì làm cách nào mà luôn luôn có những nhà trí thức bác học chưa
bao giờ nghĩ tới làm ô danh học vấn của mình hoặc hạ thấp phẩm giá của mình khi
công khai sáp nhập khả năng có một điều giống như là “phù thủy” theo ý nghĩa chính
xác của từ này. Một kẻ bênh vực vô úy như thế chỉ là Henry More, một nhà bác học ở
Đại học Cambridge vào thế kỷ thứ 17. Ta cũng nên thử xem ông xử trí vấn đề này
khéo léo ra sao.
Dường như vào khoảng năm 1678, có một nhà thần học nào đó tên là John
Webster viết quyển Phê phán và Thuyết giải Thánh kinh chống lại sự tồn tại của các
phù thủy và “những điều mê tín dị đoan” khác. Khi thấy công trình này là một tác
phẩm “bạc nhược và xấc xược”, Tiến sĩ More có phê phán nó trong một bức thư gửi
Glanvil, tác giả quyển Nhiệm niệm phái Chiến thắng (Sadducee = tin đồ Do Thái giáo
thời Chúa Giê su không tin Chúa sống lại, Nhiệm niệm phái) và trong phần phụ lục
ông có đính kèm một khảo luận về thuật phù thủy và giải thích chính thuật ngữ phù
thủy. Tài liệu này rất hiếm có, nhưng chúng tôi có được ở dạng manh mún trong một
bản thảo cổ, chúng tôi ngoài việc nó chỉ được đề cập trong một tác phẩm vô danh tiểu
tốt năm 1820, Bàn về sự Hiện hình thì dường như bản thân tài liệu này đã tuyệt bản
từ lâu rồi.
Theo Tiến sĩ More thì các từ ngữ nữ phù thủy và nam phù thủy chẳng có nghĩa gì
khác hơn là một người nam hoặc nữ khôn ngoan. Ta thấy rất rõ ngay trong từ phù
thủy nếu “suy diễn tỉ mỉ một cách minh bạch nhất thì tên gọi phù thủy có từ nguyên
là wit vốn là tính từ phái sinh wittigh hay wittich về sau bị rút gọn lại thành witch; vì
danh từ wit là phái sinh của động từ weet nghĩa là biết. Như vậy cho đến nay phù
thủy chẳng có nghĩa nào khác hơn là một người đàn bà có hiểu biết, điều này ăn khớp
với từ ngữ la tinh saga mà theo định nghĩa của Festus, saga nghĩa là bà già biết
nhiều.
Định nghĩa của từ ngữ này dường như có vẻ đúng với chúng ta vì nó ăn khớp
hoàn toàn với ý nghĩa hiển nhiên của các tên gọi trong tiếng Nga và tiếng Slave để chỉ
phù thủy nam và nữ. Nữ phù thủy được gọi là vyèdma, nam phù thủy được gọi là
vyèdmak, cả hai đều phái sinh từ động từ védat tức vyedāt, nghĩa là biết; hơn nữa
ngữ căn này dứt khoát là tiếng Bắc phạn. Trong Bài giảng về kinh Phệ đà, Max Müller
có nói: “Vedas thoạt tiên có nghĩa là biết hoặc kiến thức. Veda cũng chính là từ ngữ
xuất hiện trong tiếng Hi lạp oida nghĩa là tôi biết [chữ gamma kép vau đã bị bỏ đi]
còn trong tiếng Anh nghĩa là minh triết, khôn ngoan, hiểu biết” [1]. Hơn nữa, tiếng Bắc
phạn vidma tương ứng với tiếng Đức wir wissen có nghĩa đen là “chúng tôi biết”. Thật
đáng tiếc là nhà ngôn ngữ học lỗi lạc trong khi giảng bài dùng những từ nguyên đối
chiếu bằng tiếng Bắc phạn, tiếng Hi Lạp, tiếng Gô tích, tiếng Anglo Saxon và tiếng
Đức mà lại bỏ qua tiếng Slave.
Một tên gọi khác trong tiếng Nga để chỉ phù thủy nam và nữ vốn thuần túy là
tiếng Slave đó là znāhār và znāhaka (giống cái) đều phái sinh cùng từ một động từ
znāt tức là biết. Như vậy định nghĩa của Tiến sĩ More về từ ngữ này được đưa ra từ
năm 1678 là hoàn toàn chính xác và trùng hợp với mọi chi tiết đặc thù với ngôn ngữ
học hiện đại.
Học giả này có nói: “Khỏi cần phải thắc mắc khi người ta đã lạm dụng từ ngữ
này để chỉ một loại tài khéo và tri thức vượt ngoài con đường bình thường tức là phi

[1]
Xem “Bài giảng về kinh Phệ đà”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 299
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thường. Đặc tính này cũng không hề hàm ý bất hợp pháp. Nhưng về sau người ta hạn
chế nghĩa nó hơn nữa và thỉnh thoảng người ta mới chỉ sử dụng thuật ngữ phù thủy
nam và nữ. Đó là nghĩa một người có kiến thức và tài khéo làm hoặc nói một điều gì
đấy một cách phi thường hoặc là nhờ vào sự kết bè đảng công khai hoặc ngấm ngầm
hoặc là sự đồng lõa của một số tà thần”. Trong điều khoản của luật khắc khe của
thánh Moses, người đã kể tên ra biết bao nhiêu tên gọi phù thủy đến nỗi thật là khó
khăn và cũng là hoài công khi trình bày ở đây định nghĩa của mỗi một tên gọi ấy mà
ta thấy trong bộ khảo luận hay ho của Tiến sĩ More. Bản văn có nói: “Trong số các
con sẽ không có ai được phép dùng bói toán, hoặc một kẻ quan sát thời gian hoặc kẻ
bỏ bùa mê, hoặc nữ phù thủy hoặc kẻ thư ếm hoặc kẻ triệu thỉnh những vong linh
quen thuộc hoặc nam phù thủy hoặc nhà chiêu hồn”. Sau này ta sẽ chứng tỏ mục
đích khắc nghiệt ấy. Hiện nay ta ắt nhận xét rằng sau khi định nghĩa đầy bác học về
mỗi một trong những tên gọi ấy, Tiến sĩ More đã cho thấy giá trị trong chân ý nghĩa
của chúng vào thời thánh Moses, chứng tỏ rằng có sự khác nhau rất nhiều giữa “người
bỏ bùa mê”, “người quan sát thời gian” v.v. . . và nữ phù thủy. “Trong lệnh cấm đoán
của thánh Moses có nêu ra biết bao nhiêu tên gọi mà giống như trong luật thông
thường của ta ý nghĩa có thể chắc chắn hơn không có chỗ nào để cho ta né tránh. Và
tên gọi ‘nữ phù thủy’ không phải để chỉ một trò ảo thuật nào đó giống như kẻ sơn
đông mãi võ thông thường, làm mờ mắt người ta ở chợ và chợ phiên, song le đó là
tên gọi việc triệu thỉnh các bóng ma pháp thuật để làm mà mắt thiên hạ và chắc chắn
là những phù thủy nam và nữ đều có nơi bản thân một tà thần. ‘Ngươi sẽ không để
cho mecassephah (nghĩa là nữ phù thủy) được sống’. Đây là một luật cực kỳ nghiêm
khắc hoặc nói cho đúng hơn là độc ác chống lại một trò lẹ tay tồi tàn chỉ được dùng
làm trò ảo thuật”.
Thế là chỉ có tên gọi thứ sáu, ám chỉ kẻ dang díu với các vong linh quen thuộc
tức các phù thủy nữ mới chịu hình phạt lớn nhất trong luật thánh Moses, vì chỉ có nữ
phù thủy mới không được để cho sống, còn tất cả những kẻ khác chỉ bị liệt kê ra là
những người mà dân Do Thái bị cấm không được giao tiếp vì họ thờ ngẫu tượng hoặc
nói cho đúng hơn chủ yếu là vì quan điểm tôn giáo và học thức. Từ ngữ thứ sáu là
shoel aub được dịch sang tiếng Anh là “kẻ dang díu với các vong linh quen thuộc”,
nhưng phiên bản tiếng Hi lạp của Cựu Ước dịch là kẻ có một vong linh quen thuộc bên
trong mình, kẻ bị vong linh bói toán ám, người Hi Lạp coi vong linh đó là Python, còn
người Hebreux coi đó là obh tức con rắn già nua; xét theo nghĩa bí truyền thì đó là óc
tham lam vật chất mà theo môn đồ kinh Kabala luôn luôn là một tinh linh ngũ hành
nhân loại thuộc cõi thứ tám.
Henry More có nói, tôi quan niệm rằng phải hiểu shoel obh là chính nữ phù thủy
tham vấn vong linh quen thuộc của mình. Lý do tên gọi obh được coi trước hết từ việc
vong linh đó ở trong cơ thể của người liên hệ và phình ra như cái trống, tiếng nói
dường như xuất phát từ một cái chai, vì thế họ được gọi là những kẻ truyền âm nhập
mật (ventrilo quist). Ob cũng có nghĩa giống như Pytho thoạt tiên mang tên gọi này
do từ nguyên pythii vates, một vong linh nói chuyện chẳng ai biết hoặc những chuyện
sắp tới. Trong Công vụ của các Tông đồ xvi, 16, khi thánh Paul đau khổ quay sang nói
với vong linh, nhân danh Chúa Giê su Ki Tô ta truyền lệnh cho ngươi phải xuất ra khỏi
bà ấy và vong linh xuất ra khỏi vào cùng giờ”. Do đó cái từ bị ám hoặc bị nhập là
đồng nghĩa với từ nữ phù thủy; còn python của cõi thứ tám này không thể xuất ra
khỏi nữ phù thủy trừ phi nó là một tinh linh riêng biệt với nữ phù thủy. Và ta cũng
thấy như thế trong Thánh thư Leviticus, xx, 27: “Một người nam cũng như người nữ
có một tinh linh quen thuộc hoặc đó là một phù thủy (một jidegnoni vô trách nhiệm)
chắc chắn sẽ bị xử chết, người ta sẽ ném đá chúng, chúng sẽ bị đổ máu.
Chắc chắn đây là một luật độc ác và bất công, luật này cải chính cho một phát
biểu mới đây của các “vong linh” qua miệng một trong những đồng cốt linh hứng
đương thời được lòng người nhất với nội dung là việc khảo cứu ngôn ngữ học hiện đại

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 300


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

chứng minh rằng thánh Moses chưa bao giờ tính tới việc giết chết những “đồng cốt”
hoặc phù thủy khốn khổ trong Cựu Ước, song le cụm từ “ngươi sẽ không để cho một
nữ phù thủy sống”. Chỉ có nghĩa là mưu sinh bằng thuật đồng cốt tức là kiếm kế sinh
nhai! Thuyết giải như vậy vừa tài tình vừa không kém phần độc đáo. Chắc là không ở
nơi đâu thiếu một cội nguồn linh hứng như thế mà ta lại có thể tìm thấy một sự sâu
sắc ngữ học đến mức như vậy! [1]
Kinh Kabala có nói: “Con hãy đóng cửa lại trước mặt thần quỉ và nó sẽ chạy xa
lánh con dường như thể con xua đuổi nó vậy”; điều này có nghĩa là bạn không được
để cho các vong linh ám ảnh ấy kiểm soát bản thân mình bằng cách thu hút chúng
vào trong bầu hào quang tội lỗi bẩm sinh.
Những vị thần này tìm cách xâm nhập vào cơ thể những ngớ ngẩn và đần độn, ở
lại đó cho đến khi bị trục xuất bởi một ý chí mạnh mẻ và thuần khiết. Chúa Giê su,
Apollonius và một số môn đồ có quyền năng trục ma quỉ bằng cách tẩy trược bầu hào
quang bên trong và bên ngoài bệnh nhân khiến cho kẻ thuê mướn không được tiếp
đãi niềm nở và phải bắt buộc cao chạy xa bay. Một vài loại muối dễ bay hơi đặc biệt
độc hại đối với họ, và tác dụng của các hóa chất được dùng trong một cái đĩa đặt bên
dưới cái giường của ông Varley ở Luân đôn [2] vì mục đích giữ cho một số hiện tượng lạ
khó chịu trên cõi trần phải lánh xa vào ban đêm; điều này bổ chứng cho sự thật ấy.
Các vong linh con người thanh khiết hoặc thậm chí chỉ vô hại thôi ắt chẳng sợ điều gì
vì họ đã rũ bỏ vật chất trần tục, các hợp chất trần tục tuyệt nhiên không có thể ảnh
hưởng tới họ được; các vong linh như thế giống như một thần khí. Các vong hồn
vướng vòng tục lụy và các tinh linh thiên nhiên không được như thế.
Các nhà nghiên cứu kinh Kabala thời xưa ấp ủ hi vọng tái sinh cho những ấu
trùng xác thịt trần tục này tức là các vong linh con người đã thoái hóa. Nhưng khi nào
hoặc làm thế nào? Vào một lúc thích hợp, và nếu được trợ giúp bởi một ham muốn
chân thành cải tạo và ăn năn do một người mạnh mẽ có thiện cảm nào đó hoặc ý chí
của một cao đồ, hoặc ngay cả một ham muốn xuất phát từ chính vong hồn lang

[1]
Để tránh một số nhà thần linh học cãi lại, chúng tội xin trình bày nguyên văn bản văn
đang xét, coi đó là một mẩu cho tính không đáng tin cậy của những lời thốt ra dưới dạng sấm
truyền của một số “vong linh”. Cho dù chúng là vong linh người hay tinh linh ngũ hành thì các
vong linh ấy thật là trơ tráo vì các nhà huyền bí học không thể coi chúng là những kẻ hướng
dẫn an toàn về triết học, khoa học chính xác hoặc luân lý. Trong một bài thuyết trình công
cộng bàn về “Lịch sử của Huyền bí học và Quan hệ của nó với Thần linh học” (Xem tạp chí
“Ngọn cờ Ánh sáng” số ra ngày 28 tháng 6 năm 1876) bà Cora V. Tappan có bảo rằng: “Ta nên
nhớ rằng từ ngữ cổ truyền, “thuật phù thủy” hoặc việc vận dụng phép phù thủy vốn bị cấm
đoán trong đám người Hebreux. Bản dịch cho rằng không nên để nữ phú thủy sống sót. Người
ta đã giả định rằng đó là thuyết giải theo nghĩa đen và dựa vào điều ấy tổ tiên rất mộ đạo và
sùng tín của bạn không cần có đủ bằng chứng vẫn cứ xử tử biết bao nhiêu người chân thành,
khôn ngoan và rất thông minh khi kết án người ta là dùng thuật phù thủy. Thế mà giờ đây lại
hóa ra rằng có thể thuyết giải hoặc dịch là: không được để cho các nữ phù thủy mưu sinh bằng
cách thực hành thuật phù thủy. Điều này nghĩa là không được kiếm tiền chuyên nghiệp bằng
thuật phù thủy”. Liệu chúng ta có quá táo bạo chăng khi thắc mắc với diễn giả nổi tiếng rằng
ai hoặc thẩm quyền nào dám đổi trắng thay đen một sự việc như thế.
[2]
Ông Cromwell F. Varley, người thợ điện nổi tiếng của Công ty Cáp điện tại Đại tây
dương loan báo kết quả quan sát của ông trong buổi thảo luận tại Hội Tâm linh học ở nước Anh
vốn được tường trình trong Tạp chí Nhà Thần linh học (Luân đôn số ngày 14 tháng 4 năm 1876
trang 174-175). Ông nghĩ rằng tác dụng của axit nitric tự do trong bầu khí quyển có thể xua
tan điều mà ông gọi là các “tà thần”. Ông nghĩ rằng những người bị tà thần quấy nhiễu trong
nhà ắt sẽ được dễ chịu hơn nếu đổ một ounce lưu toan đặc lên hai ounces hỏa tiêu mịn như
bột bỏ trong một cái đĩa rồi đặt hỗn hợp ấy bên dưới giường ngủ. Đây là một nhà khoa học mà
danh tiếng vươn ra trên cả hai đại học, ông trình bày một phương thuốc để xua tan tà thần.
Thế mà công chúng lại chế nhạo coi như “mê tín dị đoan” đối với các thảo dược và nhang trầm
mà người Ấn Độ, Trung Hoa, Phi châu và các giống dân khác sử dụng để hoàn thành cùng một
mục đích như vậy.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 301
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thang, miễn nó có đủ sức mạnh để khiến cho y vứt bỏ gánh nặng vật chất tội lỗi. Vì
mất hết mọi ý thức, Chơn thần từng một thời sáng suốt bèn một lần nữa bị lôi cuốn
vào vòng xoáy của cuộc tiến hóa trần tục và nó phải trải qua lại các giới thuộc cấp để
rồi được phà ra là một đứa trẻ đỏ hỏn. Không thể tính toán được thời gian cần thiết để
hoàn tất quá trình này. Vì trong vĩnh hằng không có nhận thức về thời gian cho nên
toan tính như vậy chỉ là dã tràng xe cát.
Nhưng chúng ta chỉ có nói một ít tín đồ kinh Kabala tin vào điều đó và thuyết
này bắt nguồn từ một vài chiêm tinh gia. Trong khi lập lá số tử vi của một vài nhân
vật lịch sử nổi tiếng về một số điều đặc thù trong bẩm tính, thì họ thấy sự hội tụ của
các hành tinh hoàn toàn ăn khớp với những sấm truyền đáng chú ý và những điều
tiên tri về những người khác được sinh ra vào những thời đại sau này. Sự quan sát và
điều mà giờ đây người ta gọi là những “sự trùng hợp đáng chú ý”, bổ sung thêm cho
điều khải huyền trong “giấc ngủ linh thiêng” của kẻ sơ cơ, tiết lộ sự thật dễ sợ. Tư
tưởng này khủng khiếp đến nỗi ngay cả những kẻ buộc phải tin vào nó cũng thích lờ
nó đi hoặc ít ra tránh nói tới đề tài này.
Cách thức đạt các sấm truyền này được thực hành vào thời xa xưa nhất. Ở Ấn
Độ, sự hôn thụy cao cả này được gọi là “giấc ngủ linh thiêng của * * * ”. Đó là sự quên
lãng mà đối tượng đắm chìm vào đấy qua một vài quá trình pháp thuật, được bổ sung
bởi những ngụm nước cam lồ. Cơ thể của người ngủ vẫn còn ở trong tình trạng giống
như chết trong nhiều ngày, và do quyền năng của bậc cao đồ, nó được tẩy trược khỏi
điều trần tục và khiến cho nó trở thành vật tạm thời chứa đựng ánh sáng chói của thể
Hào quang bất tử. Trong trạng thái này cơ thể bị mê mẫn được khiến cho phản chiếu
sự vinh quang của các cõi cao, giống như một chiếc gương sáng bóng phản chiếu các
tia sáng mặt trời. Người ngủ không chú ý tới khoảng thời gian nhưng lúc thức dậy sau
bốn hoặc năm ngày xuất thần, y tưởng tượng rằng mình mới chỉ ngủ được một vài
giây phút. Điều mà miệng y thốt ra y chẳng bao giờ biết tới; nhưng vì chính tinh thần
điều động chúng cho nên chúng chẳng thốt ra điều gì ngoại trừ sự thật thiêng liêng.
Trong lúc này thì cái vỏ bơ vơ khốn khổ được cho trở thành đền thờ của sự hiện diện
linh thiêng và chuyển hóa thành một sấm truyền một ngàn lần không thể sai lầm so
với nữ Pythoness bị ngạt thở ở đền thờ Delphi; và không giống như cơn mê sảng
mantic của bà vốn được phô trương trước đám đông, giấc ngủ linh thánh chỉ được
chứng kiến bên trong phạm vi linh thiêng bởi một vài cao đồ vốn xứng đáng để đứng
trước mặt đấng ADONAI.
Sự mô tả mà Isaiah dành cho điều tẩy trược cần thiết đối với một đạo sư phải
trải qua trước khi y xứng đáng là phát ngôn viên của cõi trời, áp dụng cho trường hợp
đang xét. Trong phép ẩn dụ thông thường, ông có nói rằng: “Thế rồi một trong các
seraphim bay tới ta và có một cục than cháy rực trên bàn tay mà ông đã dùng cái kẹp
bếp gắp ra từ bàn thờ . . . và ông bỏ nó vào miệng rồi nói Hãy xem, điều này đã
chạm tới miệng của con và sự bất toàn của con đã biến mất”.
Lời triệu thỉnh thể Hào quang mình của bậc cao đồ được tẩy trược mô tả trong
những lời lẽ đẹp vô song của Bulwer-Lytton trong tác phẩm Zanoni và ở đó ông cung
cấp cho ta hiểu được chỉ cần nhiễm chút ít lòng đam mê trần tục thì với bậc đạo
trưởng cũng không thích hợp để thông công được với hồn vô nhiễm. Chẳng những có
ít người có thể thực thi thành công nghi thức mà ngay cả những người này cũng hiếm
khi cầu viện tới nó ngoại trừ để giáo huấn một kẻ sơ cơ và đạt được sự hiểu biết có
tầm quan trọng long trọng nhất.
Thế nhưng tri thức mà các bậc đạo trưởng này tích tụ cũng ít được thấu hiểu
hoặc đánh giá cao xiết bao bởi công chúng! Tác giả của quyển Pháp Thuật có nói: “Có
một tập hợp khác các tài liệu và truyền thuyết mang tựa đề là kinh Kabala được gán
cho các học giả Đông phương; nhưng vì tác phẩm đáng chú ý này có ít hoặc không có
giá trị nếu không có bí quyết, vốn chỉ được cung cấp bởi các Hội đoàn Huynh đệ Đông

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 302


W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

phương cho nên việc sao lục nó ắt vô giá trị đối với bạn đọc nói chung” [1] . Và họ bị
chế nhạo xiết bao bởi mọi thương khách Houndsditch vốn đi lang thang qua xứ Ấn Độ
trong việc theo đuổi “các lệnh” và viết thư cho tờ Thời Báo, biểu diễn sai lạc bởi mọi
kẻ ranh mảnh nhanh tay vốn tự cho là mình trình diễn trò ảo thuật đối với đám đông
đang há hốc miệng ra trước kỳ công của nhà pháp thuật Đông phương chân chính!
Nhưng mặc dù vốn không công bằng về vụ việc Algeria, Robert Houdin, một
người có thẩm quyền về thuật tiên tri và Moreau Cinti, một người khác, xác nhận
thẳng thắn vì lợi ích của các đồng cốt người Pháp. Khi các Hàn lâm viện sĩ kiểm tra
chéo họ thì chứng nhận rằng không một ai ngoại trừ những “người đồng cốt” có thể
tạo ra những hiện tượng lạ về sự gõ bàn và khinh thân mà không chuẩn bị thích hợp
và có đồ nghề thích ứng với mục đích ấy. Họ cũng cho thấy rằng cái gọi là “những sự
khinh thân không chạm tay vào” là những chiến tích vượt ngoài tầm quyền năng của
kẻ sơn đông mãi võ chuyên nghiệp; đối với họ những sự khinh thân như thế trừ phi
được tạo ra trong một căn phòng được cung cấp máy móc bí mật và gương lõm thì ta
không thể làm được. Hơn nữa, họ nói thêm rằng chỉ nội việc xuất hiện một bàn tay
trong mờ ở chỗ mà ta không có được sự đồng lõa khi người đồng cốt bị lục soát trước
đó ắt chứng tỏ rằng ấy là công trình của không một tác nhân con người nào, cho dù
tác nhân ấy có ra sao đi chăng nữa. Báo Thế Kỷ và các báo Pháp ở Paris ngay tức
khắc công bố sự nghi ngờ của mình có thể là hai nhà quí tộc chuyên nghiệp và rất tế
nhị này đã trở thành đồng lõa của những nhà thần linh học!
Giáo sư Pepper, giám đốc Viện Bách khoa Luân đôn, phát minh ra một guồng
máy khéo léo để tạo ra việc các vong linh xuất hiện trên sân khấu và ông bán được
bằng phát minh vào năm 1863 ở Paris được tổng số tiền là 20.000 quan. Những con
ma nhìn giống như thực và phù du nhưng chỉ là một hiệu quả được tạo ra do sự phản
chiếu của một vật được soi sáng rất nhiều lên trên bề mặt của kính ảnh. Chúng dường
như xuất hiện và biến mất, bước quanh sân khấu, đóng vai trò của mình một cách
hoàn hảo. Đôi khi một trong những con ma ngã mình trên ghế dài, sau đó một trong
những diễn viên sống bắt đầu cãi lộn với con ma, chụp lấy cây rìu nặng nề chặt đôi
đầu và mình của con ma. Nhưng khi nối hai bộ phận với nhau thì con ma ắt lại xuất
hiện cách xa một vài bước trước sự sửng sốt của công chúng. Trò sáng chế này hoạt
động như phép lạ và đêm nào cũng thu hút một đám đông. Nhưng để tạo ra những
con ma này cần có một khí cụ sân khấu và hơn một đồng lõa. Tuy nhiên có một số
phóng viên đã dùng trò phô diễn này để làm cớ chế nhạo các nhà thần linh học,
dường như thể hai lớp hiện tượng lạ có liên quan rất ít với nhau! Điều mà có con ma
của Pepper làm ra vẻ thực hiện thì khi phản chiếu của mình được các tinh linh ngũ
hành làm cho hiện hình, các chơn linh con người đã thoát xác chân chính có thể thực
sự thực thi. Họ sẽ tự cho phép mình bị xuyên thủng bằng những viên đạn hoặc lưỡi
gươm hoặc bị cắt cụt chân tay để rồi ngay tức khắc tạo ra chúng trở lại. Nhưng
trường hợp này lại khác, đối với cả các tinh linh ngũ hành, con người lẫn vũ trụ, vì cây
gươm hay con dao găm hoặc ngay cả một cây gậy có chuốc mũi nhọn cũng khiến cho
họ biến mất khủng khiếp. Ta ắt dường như không thể giải thích được điều này cho
những người nào không hiểu tinh linh ngũ hành được cấu tạo bằng chất liệu nào;
nhưng môn đồ kinh Kabala hoàn toàn hiểu được chúng. Những sử liệu của thời xưa và
của thời trung cổ (chứ đừng nói tới những phép lạ hiện đại ở Cideville) vốn đã được
xác nhận đúng đắn đối với chúng tôi, ắt bổ chứng cho những sự kiện này.
Các kẻ đa nghi và ngay cả những nhà thần linh học đa nghi thường tố cáo bất
công đám đồng cốt là gian lận, khi chối bỏ điều mà họ coi là quyền không thể trắc
nghiệm các vong linh. Nhưng ở nơi có một trường hợp như thế thì có 50 trường hợp
mà các nhà thần linh học được phép thực hành đối với những kẻ ranh mảnh, trong khi
họ bỏ qua những sự trình diễn chân chính để đánh giá cao chúng mà những nhà đồng

[1]
“Pháp Thuật”, trang 97.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 303
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cốt đã tạo ra. Vì không biết các định luật về đồng cốt, cũng không biết khi nào thì
một người đồng cốt ngay thẳng đã từng một lần các vong linh ấy nhập vào, cho dù đã
thoát xác hay thuộc tinh linh ngũ hành thì y vẫn không còn tự chủ được nữa. Y không
thể kiểm soát được hành động của vong linh thậm chí hành động của chính mình.
Chúng khiến cho y trở thành một bù nhìn múa may quay cuồng theo ý thích của họ
trong khi họ giật dây ở đằng sau cánh gà. Người đồng cốt giả mạo dường như xuất
thần thế nhưng lúc nào cũng mánh lới; trong khi đó người đồng cốt trung thực có thể
dường như làm chủ được trọn vẹn các giác quan của mình khi thật ra y đã biến đi xa
còn thể xác của y được làm linh hoạt bởi “vong linh kiểm soát” hoặc “hướng dẫn
người da đỏ”. Hoặc là y có thể xuất thần trong phòng kín khi thể phách tức
doppelganger của y đi vòng vòng quanh căn phòng do một sinh linh thông tuệ khác
điều động.
Trong số mọi hiện tượng lạ thì hiện tượng phản kích có liên quan mật thiết với
hiện tượng phân thân và “đằng vân” là đáng gây sửng sốt nhất. Vào thời trung cổ, nó
được bao gồm trong đề mục thuật phù thủy. De Gasparin trong phần biện bác về tính
cách kỳ diệu của những phép lạ ở Cideville bàn dông dài về đề tài này; nhưng đến
lượt những lời giải thích tự xưng tự mọc này đều bị de Mirville và des Mousseaux
chứng minh là sai; trong khi không thể thành công với toan tính truy nguyên hiện
tượng lạ tới tận Ma quỉ, tuy nhiên ông lại chứng tỏ nguồn gốc tâm linh của chúng.
Des Mousseaux có nói: “Sự kỳ diệu trong sự phản kích xảy ra khi một cú đấm
nhắm vào vong linh hữu hình hoặc vô hình của một người còn sống đang vắng mặt
hoặc nhắm vào bóng ma đang biểu diễn, y lại đánh trúng chính bản thân người ấy
cùng lúc ở chính cái chỗ mà bóng ma hoặc thể phách của y bị chạm tới! Do đó ta ắt
phải giả định rằng cú đấm đã bị phản kích và nó đạt tới, dường như thể bị dội lại từ
hình ảnh của người sống – song trùng thể (duplicate) mờ ảo của y [1] – là cái bản gốc
mà y có thể ở bất cứ nơi đâu bằng xương bằng thịt.
“Như vậy chẳng hạn như một cá nhân xuất hiện trước mặt tôi hoặc vẫn còn vô
hình, tuyên chiến, đe dọa và khiến cho tôi bị đe dọa bởi sự ám ảnh. Tôi đập vào cái
nơi mà tôi nhận thức được bóng ma, nơi tôi nghe tiếng y di chuyển, nơi tôi cảm thấy
một người nào đó, một điều gì đó quấy nhiễu và chống lại tôi. Tôi đánh vào đó; đôi
khi máu xuất hiện tại chỗ, đôi khi ta có thể nghe một tiếng kêu thét lên, y bị thương
và có lẽ đã chết rồi. Nó đã được thực hiện và tôi đã giải thích được sự kiện này” [2] .
“Mặc dù vậy, vào lúc tôi đánh y thì sự hiện diện của y ở một chỗ khác được
chứng tỏ là trung thực . . . Tôi đã thấy, đúng vậy, tôi thấy rõ bóng ma bị bị tổn
thương trên má hoặc ở vai và ta thấy cũng vết thương ấy ở chính xác nơi người còn
sống được phản kích trên má hoặc vai của y. Như vậy hiển nhiên là các sự kiện phản
kích có liên quan mật thiết với hiện tượng phân thân hoặc chiết thân xét về mặt tâm
linh hoặc vật thể”.

[1]
Con ma này được gọi là Scin Lecca. Xem “Câu chuyện Kỳ lạ” của Bulwer Lytton.
[2]
Trong ấn bản Strasbourg của tác phẩm, xuất bản năm 1603, Paracelsus có viết về
quyền năng pháp thuật kỳ diệu của tinh thần con người. Ông bảo rằng: “Có thể là tinh thần
của tôi cần tới sự trợ giúp của cơ thể mà chỉ cần một ý chí hừng hực thôi cũng có thể đâm thọc
và làm bị thương người khác mà không cần có một lưỡi gươm. Cũng có thể là tôi đưa tinh thần
của đối thủ mình vào trong một ảnh tượng, nhân đôi nó lên rồi làm cho nó què quặt . . . Việc
vận dụng ý chí là một tuyệt tác trong y học . . . Mọi óc tưởng tượng của con người đều xuất
hiện qua trái tim vì đây là mặt trời của tiểu vũ trụ và óc tưởng tượng xuất phát từ tiểu vũ trụ
nhập vào đại vũ trụ (chất ether vũ trụ) . . . óc tưởng tượng của con người là một hạt giống vốn
mang tính cách vật chất”. (Các nhà khoa học nguyên tử hiện đại của ta đã chứng tỏ được điều
đó; xem Babbage và Giáo sư Jevons). “Tư tưởng cố định cũng là một phương tiện để đạt được
cứu cánh. Pháp thuật là minh triết ẩn tàng vĩ đại, còn lý trí là sự điên rồ vĩ đại của công chúng.
Không có áo giáp nào che chở ta chống được pháp thuật, vì pháp thuật gây tổn thương cho
tinh thần bản thể bên trong”.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 304
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Lịch sử của thuật phù thủy ở Salem theo như ta thấy được ghi lại trong các tác
phẩm của Cottom Mather, Calef, Upham và những tác phẩm khác cung ứng một sự
bổ chứng kỳ diệu cho sự kiện về thể phách, vì nó cũng bổ chứng cho những hiệu quả
khiến cho các tinh linh ngũ hành tự tung tự tác. Cái hồi bi kịch này trong lịch sử nước
Mỹ chưa bao giờ được viết ra phù hợp với sự thật. Một đoàn bốn hoặc năm cô gái trẻ
đã được “phát triển” thành các đồng cốt bằng cách ngồi đồng với một phụ nữ da đen
ở Tây Ấn, một người thực hành Obeah. Họ bắt đầu chịu đủ thứ tra tấn thể xác chẳng
hạn như nhéo, kim gút đâm vào, các dấu vết bầm tím và vết răng cắn ở các bộ phận
khác nhau trong cơ thể. Họ ắt tuyên bố rằng mình bị tổn thương do bóng ma của một
vài người, và chúng ta học được từ tác phẩm nổi tiếng Chuyện kể về Deodat Lawson
(Luân đôn, năm 1704) mà “một số người thú nhận rằng đã hành hạ những người đau
khổ (nghĩa là những cô gái còn trẻ) tùy theo thời gian và phương thức mà họ bị tố
cáo; người ta hỏi họ, họ đã làm gì để hành hạ chúng thì một số bảo rằng họ lấy kim
châm chích vào hình nộm làm bằng giẻ rách, sáp và các vật liệu khác. Sau khi ký lệnh
hành quyết, một người thú nhận rằng mình thường hành hạ chúng bằng cách dùng
móng vuốt và chắp tay lại mong sao cái bộ phận nào và cách thức nào sẽ hành hạ
được họ và “thế là điều đó được thực thi” [1].
Ông Upham cho ta biết rằng Abigail Hobbs, một trong những cô gái này thú
nhận rằng cô đã đồng lõa với ma quỉ đến với cô dưới dạng một con người và ra lệnh
cho cô hành hạ những cô gái, đem tới những hình ảnh làm bằng gỗ giống như họ,
dùng gai chích vào các hình ảnh đúng như bà ta làm; thế là những cô gái kêu thét lên
như thể họ bị bà ta gây tổn thương”.
Những sự kiện này hoàn hảo xiết bao, giá trị của nó được chứng tỏ bởi sự chứng
nhận không chối cãi được nơi tòa án đạt tới mức bổ chứng cho học thuyết của
Paracelsus. Thật vô cùng kỳ lạ khi một học giả lão thành như ông Upham mà tích lũy
được vào trong một ngàn trang gồm bộ sách hai quyển của mình một đống bằng
chứng pháp lý như thế đạt đến mức cho thấy tác nhân của những vong hồn vướng
vòng tục lụy và những tinh linh thiên nhiên ranh ma trong các bi kịch này mà không
nghi ngờ gì về các sự thật.
Cách đây hàng nhiều thời đại, Lucretius có khiến cho ông già Ennius nói câu sau
đây:

“Bis duo sunt hominis, manes, caro, spiritus umbra;


Quatour ista loci bis duo suscipirent;
Terra tegit carnem; -tumulum circumvolat umbra,
Orcus habet manes.”

Trong trường hợp này cũng như trong mọi trường hợp tương tự vì không thể giải
thích được mọi sự kiện cho nên các nhà khoa học khẳng định rằng nó không thể tồn
tại.
Nhưng giờ đây chúng tôi sẽ nêu ra một vài trường hợp lịch sử để chứng tỏ rằng
một số vị thần hoặc tinh linh ngũ hành sợ gươm, dao hoặc bất kỳ vật nào sắc bén.
Chúng tôi không tự cho mình giải thích được lý do. Đó là địa hạt của sinh lý học và
tâm lý học. Tiếc thay, các nhà sinh lý học thậm chí chưa thể xác lập được mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng, do đó phải bàn giao nó cho các nhà siêu hình học.
Theo Fournié, đến lượt các nhà siêu hình học cũng chẳng làm được gì. Chúng tôi nói
chẳng làm được gì mà lại yêu sách đủ thứ. Người ta không thể trình bày sự kiện nào
cho một số những người này, đối với các nhà bác học quí phái ấy, ít ra thì nó cũng
quá lớn lao để cố gắng nhồi nhét vào trong những lỗ chuồng bồ câu của mình mà một
số người gọi tên bằng tên gọi tiếng Hi lạp hoang tưởng, biểu diễn mọi điều khác hơn
là bản chất thực của hiện tượng này.

[1]
“Thuật phù thủy ở Salem; có bản tường trình về Làng Salem” của C. W. Upham.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 305
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Người khôn ngoan Muphti ở Aleppo kêu to lên với con trai của mình là Ibrahim:
“Hỡi ơi, hỡi ơi! Con của tôi!” Abrahim bị mắc nghẹn do cái đầu của một con cá khổng
lồ. “Khi nào thì ngươi nhận thức ra rằng bao tử của ngươi còn nhỏ hơn đại dương?”
Hoặc như bà Katherine Crowe có nhận xét trong Khía cạnh Đêm đen của Thiên nhiên,
khi các nhà khoa học chúng ta công nhận rằng “trí năng của mình không đo lường
được các bản thiết kế của Thượng Đế Toàn Năng?”
Chúng tôi sẽ không yêu cầu một tác giả thời xưa nào đề cập tới những sự kiện có
bản chất dường như siêu tự nhiên; mà đúng hơn là liệu ai trong số họ không đề cập
đến điều đó? Trong tác phẩm Homer chúng ta thấy Ulysses triệu thỉnh vong linh của
bạn mình là thầy bói Tiresias. Để chuẩn bị cho nghi thức “đại tiệc máu”, Ulysses rút
gươm ra và thế là dọa cho hàng ngàn con ma bị lễ hiến tế thu hút tới phải tháo chạy.
Bản thân người bạn Tiresias vốn được trông mong bao lâu rồi không dám tiếp cận y
chừng nào mà Ulysses còn cầm lăm lăm trên tay vũ khí dễ sợ [1] . Æneas chuẩn bị
giáng xuống cõi giới của các u hồn và ngay khi chúng đến gần cửa vào thì người nữ
đồng cốt Sibyl hướng dẫn ông bèn thốt lên lời cảnh cáo đối vị anh hùng thành Trojan
và ra lệnh cho ông rút gươm vạch đường đi xuyên qua đám đông ken đặc những hình
tướng thoáng qua:
[2]
“Tuque invade viam, vaginâque eripe ferrum.”

Glanvil tường thuật kỳ diệu về sự hiện hình của “kẻ Đánh trống ở Tedworth” xảy
ra vào năm 1661; trong đó thể phách của người phù thủy đánh trống hiển nhiên là
rất sợ thanh gươm. Trong tác phẩm của mình [3] Psellus trình bày một câu chuyện dài
về người chị dâu bị quẳng vào một trạng thái dễ sợ nhất do một vị thần tinh linh ngũ
hành ám bà. Rốt cuộc bà được một thầy pháp chữa khỏi, y là một người nước ngoài
tên là Anaphalangis, y bắt đầu bằng cách đe dọa kẻ vô hình chiếm xác bà bằng một
cây gươm trần, cho đến khi cuối cùng kẻ chiếm xác bị trục xuất. Psellus dẫn nhập
trọn cả một vấn đáp giáo lý về ma quỉ học mà ông trình bày qua những lời lẽ sau đây
mà chúng tôi nhớ được.
Người thầy pháp hỏi: Bạn muốn biết phải chăng cơ thể của các tinh linh có thể
bị tổn thương do gươm hoặc bất kỳ vũ khí nào khác? [4] . Đúng vậy, họ có thể. Bất cứ
chất cứng rắn nào đánh lên họ đều có thể khiến cho họ cảm thấy đau đớn; và mặc dù
cơ thể chúng không làm bằng vật chất rắn chắc hoặc bền dai thì chúng vẫn cảm thấy
nó do bởi các sinh linh được phú cho tính nhạy cảm mà không nhất thiết chỉ có dây
thần kinh mới có được khả năng cảm nhận, tinh linh ngự nơi các dây thần kinh cũng
có năng lực cảm nhận . . . Cơ thể của một tinh linh có thể nhạy cảm về tổng thể cũng
như nơi mỗi một trong các bộ phận. Nếu không có sự trợ giúp của bất kỳ cơ thể nào
thì tinh linh vẫn nhìn thấy, nghe thấy và cảm xúc thấy nếu bạn sờ vào nó. Nếu bạn
chia chẻ nó ra làm hai thì nó vẫn cảm thấy đau như bất kỳ người còn sống nào bởi vì
nó vẫn còn là vật chất, mặc dù tinh vi đến nỗi thường thường thì mắt phàm ta không
thấy được . . . Tuy nhiên có một điều phân biệt y với người còn sống, nghĩa là khi tay
chân người ta bị chia chẻ ra một lần thì các bộ phận ấy không thể tái hợp nhất rất dễ
dàng. Nhưng nếu bạn cắt một vị thần ra làm đôi thì bạn ắt thấy ngay tức khắc nối liền
bản thân lại. Cũng như nước hoặc không khí khép lại đằng sau một vật thể rắn chắc
[5]
băng ngang qua nó và không để lại một dấu vết nào. Cũng vậy cơ thể của một vị

[1] “
Odyssy”, A. 82.
[2]
“Eneid”, quyển vi, trang 260.
[3]
Tác phẩm “ De Dæmon”, chương “Quomodo dæm occupent.”
[4]
Numquid dæmonum corpora pulsar possunt? Possunt sane, atque dolere solido quidam
percussa corpora.
[5]
Ubi secatur, mox in se iterum recreatur et coaecit . . . dictum velocius dæmonicus
spiritus in se revertitor.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 306
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

thần ngưng tụ trở lại khi vũ khí thọc sâu vào được rút ra khỏi vết thương. Nhưng mọi
vết rách trong cơ thể đều khiến cho vị thần cảm thấy đau đớn. Chính vì thế mà các vị
thần sợ mũi nhọn của một cây gươm hoặc bất kỳ vũ khí sắc bén nào. Mong sao
những người muốn thấy các vị thần tháo chạy hãy thử thí nghiệm như vậy”.
Một trong những học giả uyên bác nhất thuộc thế kỷ đương thời, nhà Ma quỉ học
Bodin, cũng chủ trương cùng một ý kiến cho rằng cả con người và các tinh linh ngũ
hành vũ trụ “đều sợ đau do gươm dao”. Đó cũng là ý kiến của Porphyry, Iamblichus
và Plato. Plutarch có đề cập tới nó nhiều lần. Các nhà thông thần thực hành cũng biết
rõ nó và hành động theo đó; nhiều nhà thông thần quả quyết rằng “chư thần bị đau
do bất kỳ vết rách nào trong cơ thể”. Bodin kể cho chúng ta một câu chuyện diệu kỳ
với nội dung như vậy ở trang 292 của tác phẩm Bàn về Chư thần.
Tác giả có nói: “Tôi nhớ là vào năm 1557, một vị thần tinh linh ngũ hành, một
trong những người đó được gọi là sấm cùng với tia chớp rớt vào nhà của Poudot, là
người thợ giày và ngay tức khắc bắt đầu ném đá khắp phòng. Chúng tôi lượm được
nhiều đá đến nỗi bà chủ nhà chất đầy một cái rương lớn sau khi đã đóng kín cửa sổ
và cửa ra vào lại còn khóa chặt cái rương nữa. Những điều đó tuyệt nhiên không ngăn
cản được vị thần đưa những viên đá khác vào trong phòng mà không làm tổn hại cho
bất cứ thứ nào khác. Latomi, lúc bấy giờ là vị Khu phố Trưởng [1] đã đến xem điều gì
xảy ra. Ngay khi ông bước vào, tinh linh làm cho cái nón rơi ra khỏi đầu ông, khiến
ông bỏ chạy. Điều này kéo dài trong hơn sáu ngày khi ông Jean Morgnes, Cố vấn ở
Presidial đến rủ tôi đi xem điều bí mật ấy. Khi tôi bước vào nhà, một người nào đó
khuyên chủ nhà cầu nguyện Thượng Đế một cách hết lòng và quơ tròn một thanh
gươm nơi không khí bao xung quanh phòng; người chủ đã làm như thế. Vào ngày
hôm sau thì bà chủ nhà cho chúng tôi biết rằng ngay từ chính lúc đó, họ tuyệt nhiên
không còn nghe thấy tiếng động trong căn nhà; nhưng trong bảy ngày trước đó, tiếng
động cứ kéo dài khiến cho họ không một giây phút nào được yên nghỉ”.
Những quyển sách về thuật phù thủy thời trung cổ đầy dẫy những câu chuyện
như thế. Tác phẩm rất hiếm hoi và thú vị của Glanvil tên là Nhiệm Niệm phái Chiến
thắng (Sadducismus Triumphatus) xếp ngang hàng với tác phẩm của Bodin nêu trên
là một trong các tác phẩm hay nhất. Nhưng bây giờ tôi phải nhường chỗ cho một vài
câu chuyện kể của các triết gia thời xưa hơn, họ đồng thời cũng giải thích điều mà họ
mô tả.
Và xếp hàng đầu là các phép lạ xuất phát từ Proclus. Danh sách các sự kiện của
ông, hầu hết những sự kiện này đều được ông ủng hộ bằng cách trích dẫn các nhân
chứng – đôi khi là các triết gia nổi tiếng - ắt gây sững sờ. Ông ghi lại nhiều trường
hợp đương thời mà người ta thấy người chết đổi thế nằm trong mộ hoặc là từ thế
đứng sang thế ngồi mà ông gán cho là do các ấu trùng và ông bảo rằng “nó được cổ
nhân tường thuật lại chẳng hạn như Aristius, Epimenides và Hermodorus”. Ông trình
bày năm trường hợp như thế từ câu chuyện của Clearchus, môn đồ của Aristote. 1.
Cleonymus, người thành Athene; 2. Polykritus, là một người nổi tiếng trong số người
Æolians. Sử gia Nomachius có tường thuật rằng Polykritus đã chết và 9 tháng sau khi
chết lại trở về. Dịch giả Taylor: “Hiero, người Ephesia và các sử gia khác đều chứng
nhận cho sự thật của điều này; 3. Ở Nicopolis điều ấy cũng xảy ra đối với một người
Erinus. Người Erinus sống lại vào ngày thứ 15 sau khi đã được chôn và sau đó sống
thêm một thời gian, sống một cuộc đời gương mẫu; 4. Rufus là một tu sĩ ở
Thessalonica đã hồi sinh ba ngày sau khi chết vì mục đích thực hiện một vài nghi thức
linh thiêng theo lời hứa; y hoàn thành cam kết của mình và chết trở lại rồi không hiện
về nữa. 5. Đây là trường hợp của một Philonæa, sống dưới thời vua Philip trị vì. Bà là
con gái của Demostratus và Charito ở Amphipolos. Bị ép gả cho một người Kroterus,
chẳng bao lâu sau bà qua đời. Nhưng vào tháng thứ 6 sau khi chết bà sống lại như lời

[1]
Một vị thẩm phán ở quận ấy.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 307
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Proclus: “Do tình yêu của bà đối với một thanh niên tên là Machates từ Pella đến với
cha bà Demostratus”. Bà viếng thăm thanh niên ấy trong nhiều đêm liên tiếp, nhưng
điều này rốt cuộc bị bại lộ thì bà, đúng hơn là con ma cà rồng biểu diễn bà, chết đi vì
tức giận. Trước đó bà tuyên bố rằng bà hành động theo kiểu này do ý muốn của vị
thần trần tục. Mọi người ở thị trấn thấy xác chết bà bị chết lần thứ hai nằm trong nhà
cha mình. Khi mở cửa mà nơi người ta đặt xác chết bà, thân bằng quyến thuộc thấy
nó trống rỗng, những người này đâu có tin chuyện ấy nên đi tới đó để kiểm chứng sự
thật. Chuyện kể này được bổ chứng bởi tác phẩm Thư của Hipparchus và thư của
Arridæus gửi vua Philip [1] .
Proclus có nói: “Nhiều cổ nhân khác đã sưu tập được lịch sử của những người đã
chết lâm sàng rồi sau đó sống lại. Trong số những người này có nhà vật lý
Demokritus. Trong tác phẩm của mình bàn về cõi Âm phủ, trong trường hợp đang
xét, ông quả quyết rằng chết dường như không phải là hoàn toàn bỏ hết trọn cả sự
sống của thể xác, mà sự sống chỉ dừng lại do một cú đấm hoặc có lẽ do một vết
thương nào đó; nhưng các ràng buộc của anh hồn vẫn còn bám rễ xung quanh tủy
sống và trái tim vẫn còn tràn trề nơi sâu thẳm mùi cháy khét của sự sống; và khi còn
cái này thì nó còn thụ đắc được sự sống vốn đã bị kiệt quệ do phải thích ứng với sự
hồi sức”.
Ông lại nói tiếp: “Ông thấy hiển nhiên anh hồn có thể đi ra hoặc nhập vào thể
xác; theo Clearchus, ông đã dùng một cái đãu phép thu hút anh hồn đối với một đứa
trẻ đang ngủ; theo Clearchus tường thuật trong tác phẩm Bàn về Giấc ngủ thì ông có
thuyết phục Aristote rằng anh hồn có thể tách rời khỏi xác phàm rồi lại nhập vào xác
phàm và dùng nó làm nơi cư trú. Đó là khi dùng đũa phép đánh vào đứa trẻ thì có thể
nói là ông trục xuất và hướng dẫn linh hồn của nó vì mục đích chứng tỏ rằng thể xác
vẫn trơ trơ ra khi anh hồn ở cách xa nó và được bảo tồn không bị phương hại; nhưng
người ta lại dùng đũa phép dẫn anh hồn nhập xác, sau khi hồn nhập xác thì nó tường
thuật lại được mọi chi tiết đặc biệt. Do đó trong trường hợp này cả khán giả lẫn
Aristote đều tin chắc rằng anh hồn đã tách ra khỏi xác phàm”.
Ta có thể thấy là hoàn toàn phi lý khi rất thường nhớ lại các sự kiện về thuật phù
thủy dưới ánh sáng trọn vẹn của thế kỷ 19. Nhưng bản thân của thế kỷ này cũng đã
xa xưa rồi và nó dần dần đi đến khúc cuối chấm dứt thì dường như thể nó đâm ra lẩm
cẩm lẫn lộn; chẳng những nó từ chối không chịu nhớ lại các sự kiện về thuật phù thủy
đã được chứng tỏ nhiều lần xiết bao, mà nó còn từ chối không chịu nhận thức điều
đang diễn ra trong vòng 30 năm vừa qua trên khắp thế giới. Sau khi nhiều ngàn năm
đã trải qua, chúng tôi có thể nghi ngờ quyền năng pháp thuật của các tu sĩ
Thessalonia và các “thuật phù thủy” do Pliny nhắc tới [2]; chúng tôi có thể không tin
vào thông tin của Duidas, ông tường thuật cuộc đằng vân của Medea và như vậy
chúng tôi đã quên rằng pháp thuật là tri thức cao nhất của triết lý thiên nhiên; nhưng
làm thế nào mà chúng tôi giải quyết được việc thường xuyên xảy ra chính những cuộc
“đằng vân” như thế khi chúng diễn ra ngay trước mắt chúng tôi và được bổ chứng bởi
chứng cớ của hàng trăm người xét theo biểu kiến là lành mạnh? Nếu tính phổ biến
của một niềm tin là bằng chứng về sự chân thực của nó thì ít có sự kiện nào lại được
xác lập vững chắc hơn sự kiện về thuật phù thủy. Thomas Wright, tác giả của quyển
Thuật phù thủy và Pháp thuật và là một thành viên đa nghi của Học viện Quốc gia
Pháp có nói: “Mọi người từ dã man nhất cho tới thanh lịch nhất (chúng tôi cũng có thể
nói thêm rằng trong mọi thời đại) đều tin vào cái loại tác nhân siêu tự nhiên mà
chúng ta hiểu bằng thuật ngữ này. Nó vốn dựa trên tín điều cũng phổ biến không kém

[1]
Hoàn cảnh dễ sợ ấy được chứng thực bởi vị Thái thú ở thành ấy cùng với quan Chấp
chính ở Tỉnh dâng sớ tường trình lên cho Hoàng đế. Câu chuyện này được bà Catherine Crowe
tường thuật khiêm tốn trong tác phẩm “Khía cạnh U minh trong Thiên nhiên”, trang 335.
[2]
Pliny, xxx, I.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 308
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

cho rằng ngoài sự tồn tại hữu hình của chính ta ra, ta còn sống trong một thế giới vô
hình gồm các thực thể tâm linh thường hay dẫn dắt hành động và ngay cả tư tưởng
của ta, họ có một mức độ quyền năng nào đấy đối với ngũ hành và đối với lộ trình
thông thường của sự sống hữu cơ”. Hơn nữa khi thán phục việc khoa học bí nhiệm
này đã thịnh hành xiết bao ở khắp nơi và nhận xét rằng có nhiều trường phái pháp
thuật nổi tiếng ở các bộ phận khác nhau tại Âu châu; ông có giải thich niềm tin thời
danh cho thấy sự khác nhau giữa thuật phù thủy và pháp thuật khác nhau như sau:
“Pháp sư khác với phù thủy ở chỗ, trong khi phù thủy là một công cụ dốt nát dưới tay
chư thần thì pháp sư lại làm chủ được chư thần qua trung gian đầy quyền năng của
môn Khoa học, vốn chỉ ở trong tầm với của một số ít người và chư thần không thể
không vâng phục khoa học ấy” [1]. Tác giả đưa ra phác họa này vốn được xác lập và
biết tới từ thời thánh Moses là thoát thai từ “các nguồn chân thực nhất”.
Nếu chuyển từ kẻ không tin này sang thẩm quyền của một cao đồ về khoa học
bí nhiệm tức là các tác giả vô danh của quyển Pháp Thuật thì chúng tôi thấy ông phát
biểu như sau: “Bạn đọc có thể thắc mắc chẳng biết đồng cốt và pháp sư khác nhau
cốt yếu ở chỗ nào? . . . Đồng cốt là người mà các vong khác có thể biểu lộ qua anh
hồn của đồng cốt, các vong linh này chứng tỏ sự hiện diện của mình bằng đủ thứ hiện
tượng lạ. Cho dù những hiện tượng này bao gồm điều gì đi chăng nữa thì đồng cốt
vẫn chỉ là một tác nhân thụ động dưới tay họ. Y không thể điều khiển sự hiện diện
của họ cũng như sự vắng mặt của họ, chẳng bao giờ có thể bắt buộc họ thực hành
bất kỳ hành vi đặc biệt nào và cũng không điều khiển được bản chất của nó. Ngược
lại, pháp sư có thể triệu thỉnh và tùy ý giải tán các vong linh; có thể thực thi nhiều
chiến tích về quyền năng huyền bí thông qua tinh linh của chính mình; có thể cưỡng
chế sự hiện diện và trợ giúp của các vong linh thuộc cấp hơn chính mình và thực hiện
việc biến đổi trong địa hạt thiên nhiên đối với các vật thể có tri giác và vô tri giác [2] .
Tác giả bác học này quên vạch ra một sự phân biệt nổi bật nơi thuật đồng cốt
mà ông ắt hoàn toàn quen thuộc. Các hiện tượng vật lý là kết quả của việc các sinh
linh thông tuệ vô hình thuộc bất cứ lớp nào vận dụng các thần lực thông qua hệ thống
thể chất của đồng cốt. Tóm lại, thuật đồng cốt trên cõi trần tùy thuộc vào sự tổ chức
đặc thù của hệ thống tổ chức vật chất ấy; thuật đồng cốt tâm linh (vốn có kèm theo
việc biểu lộ các hiện tượng lạ trí thức thuộc nội giới), tùy thuộc vào một sự tổ chức
cũng đặc thù như thế về bản chất tâm linh của đồng cốt. Cũng giống như người thợ
gốm từ một khối đất sét nặn ra một cái bình ô nhục và từ một khối đất sét khác nặn
ra một cái bình vinh danh; cũng vậy trong đám đồng cốt trần thế, anh hồn mềm dẻo
của đồng cốt này có thể được dọn mình cho một hiện tượng lạ ngoại giới nào đó, còn
anh hồn của một đồng cốt khác có thể được dọn mình cho một lớp khác. Một khi đã
được dọn mình như thế, dường như khó thay đổi được giai kỳ của thuật đồng cốt cũng
giống như một thanh thép được rèn ra thành một hình thù nào đó thì người ta không
thể dùng nó với một mục đích khác hơn mục đích nguyên thủy mà không gặp khó
khăn. Theo thông lệ thì đồng cốt nào được phát triển về một hiện tượng lạ hiếm khi
nào chuyển sang lớp khác, mà cứ lập lại cũng cái phương thức biểu diễn ấy mãi mãi.
Cơ bút tức việc vong linh ấy trực tiếp viết ra các thông điệp, tham gia vào cả hai
dạng đồng cốt. Bản thân việc viết lách là một sự kiện ngoại giới trên cõi trần, trong
khi những tình cảm chứa đựng trong bản văn viết ấy có thể có tính cách cao quí nhất.
Tính cách này tùy thuộc hoàn toàn vào tính cách đạo đức của đồng cốt. Không nhất
thiết là phải giáo dục đồng cốt viết các bộ luận triết học đáng giá như của Aristote, y
cũng không nhất thiết được giáo dục thành một nhà thơ để viết ra những vần thơ
phản ánh sự tôn vinh với Byron hoặc Lamartine; nhưng nhất thiết là anh hồn của

[1]
T. Wright, Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn, hội viên Hiệp hội Khoa học . . ., tác
phẩm “Thuật phù thủy và Pháp thuật”, quyển iii.
[2]
“Pháp Thuật”, các trang 159-160.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 309
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đồng cốt phải đủ thanh khiết để được dùng làm kênh dẫn cho các chơn linh có thể thố
lộ ra được những tình cảm cao siêu như thế.
Trong tác phẩm Pháp Thuật, một trong những bức tranh vui vè nhất được trình
bày với chúng tôi, đó là bức tranh một đồng cốt thiếu nhi ngây thơ; khi đồng tử này
có mặt thì trong vòng ba năm vừa qua các chơn linh đã viết ra bốn bộ bản thảo bằng
tiếng Bắc phạn cổ truyền mà không cần bút mực, bút chì hoặc mực. Tác giả nói rằng
“Chỉ cần đặt những tờ giấy trắng lên một cái kiềng ba chân, được che chắn kỹ lưỡng
không trực tiếp bị ánh sáng chiếu vào nhưng vẫn còn thấy được lờ mờ dưới mắt của
những quan sát viên chăm chú. Đứa trẻ ngồi bệt xuống đất, gối đầu lên cái vạc ba
chân, choàng vòng tay nhỏ nhắn của mình ôm lấy ba chân đế. Ở tư thế này, nữ đồng
tử thường ngủ thiếp đi trong một tiếng đồng hồ, vào thời gian đó những trang giấy ở
trên cái đỉnh ba chân được lấp đầy bằng những chữ Bắc phạn cổ truyền viết một cách
tinh xảo”. Điều này rõ rệt là một ví dụ về thuật đồng cốt cơ bút và như vậy hoàn toàn
minh họa cho nguyên tắc mà chúng tôi đã phát biểu trên đây, theo đó chúng tôi
không thể trích dẫn một vài dòng từ một trong các tác phẩm tiếng Bắc phạn, vả lại nó
còn bao hàm cái bộ phận trong triết lý Hermes tường trình về trạng thái trước kia của
con người mà chúng tôi mô tả ít thỏa đáng hơn ở đâu đó.
“Con người sống trên nhiều trái đất trước khi y đạt tới trái đất này. Hằng hà sa
số thế giới lúc nhúc trong không gian nơi mà hồn dưới dạng sơ cấp hoàn thành cuộc
hành hương của mình trước khi nó đến cái hành tinh lớn lao và chói sáng mà ta gọi là
Quả đất với chức năng vinh diệu là ban cấp ngã thức. Chỉ ở mức này thôi thì y mới
đúng là con người; còn ở mỗi giai đoạn trước kia trong cuộc hành hương rộng lớn
mênh mang thì y chẳng qua chỉ là một thực thể phôi thai – một hình thái vật chất
tạm bợ phù du – một tạo vật mà chỉ có một bộ phận thuộc về nó là linh hồn cao siêu
bị giam hãm mới chiếu sáng được; một hình thái sơ cấp với mọi chức năng sơ cấp, cứ
sống đi rồi chết, cấp dưỡng một sự tồn tại tâm linh phù du thoáng qua cũng sơ cấp
như cái hình hài vật chất mà nó thoát thai từ ấy; một con bướm bay ra khỏi một cái
vỏ kén nhưng khi nó vượt lên bao giờ nó cũng phải trải qua những sự sinh mới, sự
chết mới, kiếp lâm phàm mới, chết rồi ngay tức khắc lại sống nhưng vẫn còn vươn lên
trên, vẫn còn phấn đấu tiến tới, vẫn còn chạy ùa lên cái con đường gập ghềnh, vất
vả, dễ sợ, gây choáng váng cho tới khi một lần nữa nó thức tỉnh dậy, một lần nữa
sống dưới dạng hình thái vật chất, một sự vật bằng cát bụi, một tạo vật bằng xương
thịt nhưng bây giờ đúng là một con người” [1].
Chúng tôi đã từng một lần chứng kiến ở Ấn Độ việc thi thố tài năng thông linh
giữa một gossein thánh thiện [2] với một thầy phù thủy [3] mà chúng tôi xin tường
thuật lại nơi đây. Chúng tôi đã bàn luận về quyền năng tương đối của các vị Pitris
fakirs (các chơn linh tiền Adam) và các đồng minh vô hình của thầy pháp. Người ta
đồng ý việc thi thố tài năng và chọn tác giả làm trọng tài. Chúng tôi đi nghỉ vào lúc xế
trưa bên cạnh một cái hồ nhỏ ở Bắc Ấn Độ. Trên bề mặt nước bóng loáng có trôi nổi
vô số đóa hoa mọc dưới nước và những chiếc lá lớn bóng loáng. Mỗi một người tranh
đua ngắt một chiếc lá. Vị fakir nằm úp sấp ngực xuống, khoanh tay lại và rớt vào
trạng thái xuất thần nhất thời, thế rồi y đặt chiếc lá với bề mặt úp xuống trên mặt
nước. Người thầy pháp tự cho là mình đã kiểm soát được “thần nước” tức tinh linh ở
trong nước và khoe khoang rằng mình có thể cưỡng chế quyền năng ngăn cản các
pitris không biểu lộ được bất kỳ hiện tượng lạ nào thuộc về hành của mình trên chiếc
lá của vị fakir. Y lấy cái lá của chính mình quẳng nó xuống nước sau khi lẩm nhẩm
đọc một loại thần chú man rợ nào đó. Nó ngay tức khắc phô bày một sự xáo trộn
mãnh liệt trong khi chiếc lá kia vẫn còn hoàn toàn bất động. Sau khoảng vài giây, cả

[1]
“Pháp Thuật”, trang 28.
[2]
Đạo sĩ fakir, người hành khất.
[3]
Người ta gọi như thế là nhà ảo thuật.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 310
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

hai chiếc lá được vớt lên. Trên chiếc lá của vị fakir ta thấy – điều khiến thầy pháp
công phẩn rất nhiều – một điều gì đó giống như một bảng thiết kế đối xứng vạch
bằng loại chữ trắng như sữa dường như thể người ta dùng nhựa của cây để làm lưu
chất viết theo lối ăn mòn. Khi mực khô đi và ta có dịp khảo sát những dòng chữ kỹ
lưỡng thì nó tỏ ra là một loạt những chữ Bắc phạn được viết rất tinh xảo; toàn thể
hợp thành một câu thể hiện một huấn điều đạo đức cao siêu. Chúng tôi xin nói rằng vị
fakir không biết đọc, cũng chẳng biết viết. Trên chiếc lá của thầy pháp thay vì là chữ
viết thì ta thấy hình vẽ một khuôn mặt tinh nghịch gớm ghiết nhất. Do đó mỗi chiếc lá
mang ấn tượng hoặc phản ánh ẩn dụ tính tình của người ganh đua và biểu lộ phẩm
chất của các thực thể tâm linh bao xung quanh người ấy. Nhưng rất tiếc chúng tôi
một lần nữa phải rời bỏ Ấn Độ với bầu trời xanh và quá khứ huyền bí, những tín đồ
tôn giáo và thầy phù thủy quái dị của nó trên cái thảm bay của nhà lịch sử chuyển
vận chúng tôi trở về bầu không khí cổ lổ của Hàn lâm viện Pháp.
Để thẩm định sự rụt rè, thành kiến và sự hời hợt vốn đánh dấu việc khảo luận về
các đề tài tâm lý trong quá khứ, chúng tôi đề nghị duyệt lại một quyển sách ngay
trước mắt chúng tôi. Đó là quyển Lịch sử Phép lạ trong thời Hiện đại. Tác phẩm này
được xuất bản bởi tác giả là một bác sĩ Figuier đầy học thức, nó chứa đầy những điều
trích dẫn từ các nhân vật có thẩm quyền rành rành nhất về sinh lý học, tâm lý học và
y học. Bác sĩ Calmeil, tổng giám đốc nổi tiếng của bệnh viện tâm thần Charenton trứ
danh ở Pháp, vốn là vị thần Atlas cường tráng mà thế giới bác học này dựa trên đôi
vai lực lưỡng của ông. Đó là thành quả chín muồi của tư tưởng vào năm 1860 cho nên
nó phải mãi mãi giữ một địa vị đặc biệt trong số những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu
nhất. Có động cơ thúc đẩy là vị thần khoa học lăn xăn quyết tâm tiêu diệt mê tín dị
đoan - và do đó là thuyết duy linh – chỉ nội trong một cú thôi, tác giả đã cung cấp
cho ta một tổng quan về những ví dụ đáng chú ý nhất trong những hiện tượng đồng
cốt của hai thế kỷ vừa qua.
Phần bàn luận bao gồm các vị đạo sư ở Cevennes, các môn đồ Camisards, môn
đồ Jansen và Tu viện trưởng Paris cùng với những trận dịch lịch sử khác mà vì hầu
hết mọi tác giả về các hiện tượng lạ thời nay đã mô tả chúng trong vòng 20 năm vừa
qua, cho nên chúng tôi xin nhắc tới càng ngắn gọn càng tốt. Không phải là những sự
kiện mới khiến chúng tôi muốn đưa ra bàn luận trở lại, mà chúng tôi chỉ muốn bàn về
cách thức xem xét và khảo luận những sự kiện ấy, bởi vì những vị có trách nhiệm lớn
hơn về những thắc mắc này trên cương vị là các y sĩ và những người có thẩm quyền
được công nhận. Nếu tác giả đầy thành kiến này mà được giới thiệu cho bạn đọc vào
lúc ấy thì đó là vì tác phẩm của ông giúp cho chúng tôi chỉ ra được các sự kiện huyền
bí và những pha trình diễn có thể trông mong được điều gì từ khoa học chính thống.
Khi người ta khảo luận về những bệnh dịch tâm lý nổi tiếng nhất trên thế giới như
vậy, thì điều gì sẽ khiến cho một nhà duy vật nghiêm chỉnh nghiên cứu những hiện
tượng khác cũng xác thực và thú vị chẳng kém, nhưng vẫn còn ít bình dân hơn? Ta
nên nhớ rằng những phúc trình của đủ thứ ủy ban gửi cho các hàn lâm viện tương
ứng vào thời đó cũng như biên bản của các tòa án pháp đình vẫn còn tồn tại và có thể
được tham khảo với mục đích kiểm chứng. Bác sĩ Figuier đã biên soạn tác phẩm dị
thường của mình từ những nguồn thông tin không thể bác bỏ được như trên. Ít ra thì
chúng tôi cũng trình bày đại khái những lập luận vô song mà tác giả dùng để tìm cách
phá tan mọi dạng thuyết siêu tự nhiên cùng với phần bình luận về Ma quỉ học của Des
Mousseaux, ở một trong những tác phẩm của mình [1] , ông đã vồ lấy nạn nhân đa
nghi của mình giống như một con cọp vồ mồi.
Học viên không thành kiến có thể thu hoạch được một vụ mùa bội thu giữa hai
kẻ cực đoan: nhà duy vật và kẻ ngu tín.

[1]
“Phong tục và phép Thực hành của Chư thần”
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 311
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Chúng ta sẽ bắt đầu với các tín đồ Kinh phong ở Cevennes, bệnh dịch bao gồm
những hiện tượng lạ gây sửng sốt này xảy ra ở phần sau của thế kỷ 18. Các biện
pháp tàn nhẫn mà tín đồ Công giáo người Pháp chọn theo để diệt trừ tận gốc rễ óc
tiên tri, trục xuất khỏi trọn cả dân chúng mang tính lịch sử mà không cần được lập lại
ở đây. Chỉ nội sự kiện một dúm người nam nữ và trẻ con không quá 2.000 người, có
thể đương cự được trong hàng năm trời với quân đội của nhà vua phối hợp với dân
quân lên tới 60.000 người, bản thân điều đó cũng là một phép lạ rồi. Mọi phép lạ đều
được ghi chép lại và biên bản vào thời ấy được bảo tồn trong Văn khố nước Pháp mãi
đến tận ngày nay. Ngoài ra còn có một bản báo cáo chính thức khác, do Tu viện
trưởng khốc liệt Chayla gửi tới Rome, đây là Tu viện trưởng ở Laval; trong báo cáo ấy,
ông than phiền rằng Tà thần mạnh đến nỗi không một sự hành hạ, không một phép
trục tà ma theo tòa án tôn giáo nào có thể trục xuất tà thần ra khỏi người Cevennes.
Ông nói thêm rằng, ông nắm bàn tay của họ khép chặt lại xung quanh những cục
than đang cháy đỏ mà thậm chí các bàn tay không hề bị cháy xém. Ông quấn trọn
thân mình những người ấy bằng vải bông tẩm dầu, rồi nổi lửa và trong nhiều trường
hợp không tìm ra được một vết phỏng rộp nào trên lớp da của họ; người ta bắn những
quả cầu vào họ và thấy chúng bị dẹp đi giữa lớp da và lớp quần áo mà không gây tổn
thương cho họ v.v. . .
Khi chấp nhận trọn cả câu chuyện trên là nền tảng vững chắc cho nền tảng lập
luận đầy học thức của mình, bác sĩ Figuier có nói như sau: “Vào cuối thế kỷ 17, một
bà già du nhập vào Cevennes óc tiên tri. Bà trao truyền nó cho các thiếu niên nam
nữ, đến lượt chúng tỏ ra nó và truyền bá nó ở bầu không khí xung quanh . . . Phụ nữ
và trẻ con trở nên nhạy cảm nhất với sự truyền nhiễm này”(quyển II, trang 261).
“Những người nam nữ và trẻ con đều nói theo linh hứng, không phải bằng tiếng bồi
thông thường mà bằng tiếng Pháp thuần túy nhất – một ngôn ngữ hoàn toàn chẳng ai
biết tới ở xứ này vào thời đó. Theo như tôi học biết được từ biên bản thì trẻ con chỉ
mới có 12 tháng, thậm chí còn ít tuổi hơn nữa, trước đó hầu như chỉ phát âm được
một vài âm tiết ngắn, thế mà lại nói chuyện lưu loát và tiên tri nữa”. Figuier nói:
“Tám ngàn nhà tiên tri rải rác khắp xứ sở; các bác sĩ và y sĩ tài ba được gửi tới đó”.
Một nửa trường Y khoa ở Pháp, trong số đó có Khoa Y Montpellier, vội vã tìm đến nơi
này. Người ta tổ chức khám bệnh và các y sĩ tuyên bố họ “cảm thấy hân hoan đắm
chìm vào sự ngưỡng mộ và khâm phục khi nghe những đứa bé trai và bé gái dốt đặc
cán mai và mù chữ mà lại đọc những bài thuyết trình về những điều mà chúng chưa
bao giờ được học” [1] . Fuguier lên án những huynh đệ chuyên nghiệp phản bội này vì
quá hân hoan với các nhà tiên tri ấu thơ là bởi họ “không hiểu điều mà mình chứng
kiến là gì” [2] . Nhiều nhà tiên tri cố gắng trao phần hồn của mình cho những người ra
sức phá bùa mê thuốc lú [3] . Một số lớn những người này ở trong khoảng từ ba tới 12
tuổi, còn có những đứa bé khác miệng còn hôi sữa thế mà nói tiếng Pháp chính xác và
xuất sắc [4]. Những bài thuyết trình này thường kéo dài trong nhiều giờ vốn không thể
có được đối với các nhà hùng biện oắt con nếu chúng ở trong trạng thái bình thường
tự nhiên [5] .
Nhà điểm sách thắc mắc: “Thế mà đâu là ý nghĩa của một loạt phép lạ như vậy,
tất cả đều được thoải mái công nhận trong quyển sách của Fuguier? Chẳng có ý nghĩa
gì hết! Ông ta bảo rằng: “Nó chẳng là gì cả ngoại trừ việc là tác dụng của một sự
hưng phấn nhất thời của quan năng trí thức” [6]. Ông nói thêm rằng “ta có thể quan
sát được những hiện tượng này nơi nhiều bệnh tật của bộ óc”.

[1]
“Lịch sử Phép lạ vào thời Hiện đại”, quyển ii, trang 262.
[2]
Như trên
[3]
Như trên, trang 265.
[4]
Như trên, trang 267, 401, 402.
[5]
Như trên, trang 266, . . . 400.
[6]
Như trên, trang 403.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 312
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Des Mousseaux kêu toáng lên: “Sự hưng phấn nhất thời kéo dài nhiều tiếng
đồng hồ trong bộ óc sơ sinh chưa thôi nôi và chưa cay sữa, nói tiếng Pháp lưu loát
trước khi học nói được một từ bằng tiếng bồi! Ôi phép lạ của sinh học! Phép lạ ấy phải
được nhân danh mi!”.
Figuier nhận xét rằng: “Trong tác phẩm về bệnh điên, khi tường trình về chứng
cuồng thần xuất thần của môn đồ Calvin, bác sĩ Cameil kết luận rằng “trong những
trường hợp đơn giản ta phải gán bệnh ấy cho CHỨNG CUỒNG THẦN KINH, còn trong
những trường hợp có tính cách nghiêm trọng hơn thì đó là bệnh động kinh . . . Figuier
nói chúng tôi có khuynh hướng ngã theo ý kiến cho rằng đó là một bệnh riêng biệt và
để có một tên gọi thỏa đáng chỉ bệnh ấy, chúng ta phải bằng lòng với một trong các
tín đồ mắc Kinh phong Co giật ở Cevennes [1]. Lại là chứng cuồng thần và cuồng thần
kinh! Bản thân y sĩ đoàn ắt phải bị ám ảnh bởi một chứng cuồng atomomania bất trị;
bằng không thì tại sao họ lại có đưa ra điều trị phi lý như vậy đối với khoa học để hi
vọng rằng khoa học sẽ chấp nhận chúng?
Figuier nói tiếp: “Đó là cơn điên rồ trục tà ma và quay sống người khi các tu sĩ
thấy ma quỉ ám người ở khắp mọi nơi thì họ thấy cần phải có những phép lạ để hoặc
soi sáng thêm nữa cho tính toàn năng của Ma quỉ hoặc giữ cho nồi nước nóng dùng
bữa tối vẫn sôi ở nữ tu viện” [2].
Des Mousseaux mộ đạo thành thật tỏ lòng biết ơn Figuier về sự châm biếm này
bởi vì theo như ông nhận định: “Ở nước Pháp ông là một trong những tác giả đầu tiên
mà chúng tôi sửng sốt khi thấy ông không chối bỏ hiện tượng lạ vốn đã từ lâu rồi trở
nên không thể chối bỏ được nữa. Có động cơ thúc đẩy là một óc cao ngạo và ngay cả
khinh thường đối với phương pháp mà tiền nhân sử dụng. Bác sĩ Figuier muốn bạn
đọc biết rằng ông không đi theo cùng con đường như họ. Ông bảo rằng chúng tôi sẽ
không chối bỏ những sự kiện, coi đó là không đáng tin cậy, chỉ vì chúng làm cho hệ
thống của chúng tôi lúng túng. Ngược lại, chúng tôi sẽ thu thập mọi sự kiện mà cùng
một bằng chứng lịch sử đã truyền lại cho chúng tôi . . . Và do đó chúng tôi có quyền
cũng được tin cậy như thế dựa trên cùng một khối lượng sự kiện mà chúng tôi dùng
làm nền tảng cho sự giải thích tự nhiên; đến lượt chúng tôi phải đề ra một sự nối tiếp
cho những sự kiện của các nhà bác học vốn đã đi trước chúng tôi bàn về đề tài này”
[3]
.
Thế rồi bác sĩ Figuier nói tiếp [4] . Ông tiến một vài bước và đặt mình ngay giữa
các tín đồ mắc Kinh phong của thánh Medard, ông mời gọi bạn đọc theo chỉ đạo của
mình hãy xem xét tỉ mỉ những phép lạ vốn chẳng qua chỉ là những hiệu ứng đơn giản
của thiên nhiên đối với ông.
Nhưng đến lượt mình, trước khi ta tiến hành trình bày ý kiến của bác sĩ Figuier
thì chúng tôi xin bạn đọc nhớ lại cho việc các phép lạ của môn đồ Jansen bao gồm
những gì theo bằng chứng lịch sử.
Tu viện trưởng Paris là một môn đồ Jansen, từ trần năm 1727. Ngay sau khi ông
qua đời, những hiện tượng gây sửng sốt nhất bắt đầu xảy ra ở ngôi mộ của ông.
Nghĩa trang đặc nghẹt người từ sáng tới khuya. Các môn đồ dòng Tên bực mình khi
thấy đám dị giáo chữa bệnh bằng phép lạ cùng với nhiều công trình khác đã xin được
trát tòa thẩm phán ra lệnh đóng cửa không cho mọi người đi đến ngôi mộ của Tu viện
trưởng. Nhưng mặc dù có mọi sự chống đối, các phép lạ vẫn kéo dài trong hơn 20
năm. Giám mục Douglas tới Paris cũng vì mục đích duy nhất ấy vào năm 1749 đã
viếng thăm nơi chốn này và ông tường trình rằng những phép lạ vẫn còn tiếp diễn
trong đám tín đồ mắc Kinh phong. Khi mọi nỗ lực chặn đứng chúng đều thất bại thì

[1]
“Lịch sử Phép lạ”, quyển i, trang 397
[2]
Như trên, trang 26, 27.
[3]
Như trên, trang 238
[4]
Des Mousseaux: “Pháp thuật vào thế kỷ 19”, trang 452.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 313
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

giáo sĩ đoàn Công giáo bắt buộc phải công nhận chúng có thật, nhưng như thường lệ
giáo sĩ đoàn che chắn chúng đằng sau chiêu bài Ma quỉ. Trong Tiểu luận Triết học,
ông Hume có nói rằng: “Chắc chắn chưa bao giờ có một số phép lạ lớn đến nỗi được
gán cho một người như những phép lạ mới đây nghe nói đã xảy ra ở Pháp nơi ngôi mộ
của Tu viện trưởng Paris. Đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán về việc chữa bệnh
cho kẻ đau ốm, làm cho kẻ điếc nghe được, người mù trông thấy, coi đó là tác dụng
của ngôi mộ linh thiêng. Nhưng điều còn phi thường hơn nữa là có nhiều phép lạ được
chứng tỏ ngay tức khắc tại chỗ trước mắt các thẩm phán với uy tín và sự xuất chúng
không ai nghi ngờ được trong thời đại đầy học thức, và trên một diễn trường nổi bật
nhất hiện nay trên thế giới . . . ngay cả các môn đồ dòng Tên mặc dù là một đoàn thể
bác học được hỗ trợ bởi các thẩm phán dân sự và quyết tâm thù địch với những ý kiến
ủng hộ cho việc nghe nói các phép lạ có xảy ra cũng đã từng có thể phản bác hoặc là
dò tìm chúng một cách riêng rẽ . . . Đó là bằng chứng lịch sử” [1] . Trong tác phẩm Tự
do Điều tra (quyển sách được viết ra vào thời kỳ mà những sự hiện hình đã giảm bớt
đi rồi, nghĩa là vào khoảng 19 năm sau khi chúng đã bắt đầu lần đầu tiên), Tiến sĩ
Middleton tuyên bố rằng bằng chứng về các phép lạ này cũng vững mạnh chẳng kém
gì những phép lạ được ghi chép lại của các thánh Tông đồ.
Những hiện tượng lạ được hàng ngàn nhân chứng xác nhận trước các vị thẩm
phán bất chấp giáo sĩ đoàn Công giáo, vốn là những phép lạ kỳ diệu nhất trong lịch
sử. Carré de Montgeron, một nghị sĩ quốc hội và một người nổi tiếng vì có liên hệ với
môn đồ Jansen đã liệt kê chúng cẩn thận trong tác phẩm của mình. Nó bao gồm bốn
quyển sách dày bằng giấy gấp tư, trong đó quyển đầu tiên được đề tặng cho Đức Vua
với tựa đề: “Sự Thật về các Phép lạ do sự can thiệp của ông de Paris được minh
chứng chống lại Tổng Giám mục de Sens. Tác phẩm này được kính dâng lên Đức Vua
do ông de Montgeron là Cố vấn của Quốc hội”. Tác giả trình bày một số lớn bằng
chứng chính thức cá nhân mang tính trung thực trong mọi trường hợp. Chính vì ngỏ
lời bất kính đối với giáo sĩ đoàn Roma, cho nên Montgeron mới bị tống vào ngục
Bastile, nhưng tác phẩm của ông lại được chấp nhận.
Và bây giờ ta hãy xét tới những quan điểm của Bác sĩ Figuier về các hiện tượng
lạ đáng chú ý và chắc chắn là mang tính lịch sử này. Tác giả bác học trích dẫn từ biên
bản như sau: “Một tín đồ mắc Kinh phong uốn người thành hình vòng cung, be sườn
được nâng lên bởi một cái cọc. Cô ta mong cầu có được sung sướng là bị nện bằng
một viên đá nặng 50 cân Anh và bị treo lơ lửng bằng một sợi dây thừng xỏ qua một
ròng rọc gắn cố định trên trần nhà. Viên đá được câu lên tới độ cao tối đa, rớt xuống
với mọi sức nặng trên bao tử của bệnh nhân trong khi lưng của cô lúc nào cũng tựa
trên đầu nhọn hoắc của cái cọc. Montgeron và đủ thứ nhân chứng khác chứng nhận
cho sự thật là thịt da ở phía sau lưng tuyệt nhiên không hề bị đánh dấu, và cô gái cho
thấy mình không hề bị đau đớn chút nào, vẫn cứ la lên ‘Đánh mạnh lên nữa đi!”.
“Jeanne Maulet, một cô gái mới tuổi đôi mươi tựa lưng vào một bức tường, bị
100 cú đập bằng búa nặng 30 cân Anh nện vào bao tử; những cú đập này do một
người đàn ông rất lực lưỡng thực hiện khủng khiếp đến nỗi chúng làm bức tường rung
rinh. Để trắc nghiệm sức mạnh của những cú đánh, Montgeron thử chúng trên bức
tường bằng đá mà cô gái đang tựa lưng vào . . . Ông lấy ra một trong những dụng cụ
chữa bệnh của phái Jansen được gọi là TRỢ CỤ LỚN. Ông viết “đến cú đánh thứ 25 thì
tảng đá mà tôi đập vào đó do bị rung chuyển bởi những nỗ lực trước kia đột nhiên trở
nên bục ra và rớt sang phía bên kia của bức tường tạo thành một lỗ rỗng có kích
thước hơn nửa bộ Anh”. Montgeron nói rằng “khi người ta đánh những cú mạnh mẽ
lên trên một mũi khoan bằng sắt dí vào bao tử của một Tín đồ mắc Kinh phong
(Convulsionaires) (đôi khi chỉ là một phụ nữ yếu đuối) thì dường như nó xuyên qua
cột xương sống và làm vỡ nát ruột gan do sức mạnh của cú đánh” (quyển I, trang

[1]
Hume: “Tiểu luận Triết học”, trang 195.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 314
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

380). “Nhưng xét theo diễn tiến thì Tín đồ mắc Kinh phong lại gào lên với sự biểu lộ
ngây ngất trọn vẹn trên khuôn mặt, ‘Ôi sướng quá! Ôi điều đó làm cho tôi thích thú
xiết bao! Can đảm lên, huynh ơi, nếu có thể thì hãy đập mạnh lên gấp đôi. Bác sĩ
Figuier tiếp tục: “Giờ đây ta còn phải cố gắng giải thích về hiện tượng kỳ lạ mà chúng
tôi vừa mô tả”.
“Trong phần dẫn nhập cho tác phẩm này, chúng tôi đã nói rằng vào giữa thế kỷ
19, một trong những bệnh dịch nổi tiếng nhất về quỉ ám bộc phát ra ở nước Đức: đó
là Nonnains, ông thực hiện mọi phép lạ đáng thán phục nhất từ thời thánh Medard và
ngay cả một số phép lạ còn lớn hơn nữa; ông nhào lộn LEO LÊN NHỮNG BỨC TƯỜNG
ĐỨNG và nói TIẾNG NƯỚC NGOÀI” [1] .
Bản phúc trình chính thức về các phép lạ vốn đầy đủ hơn báo cáo của Figuier có
nói thêm những chi tiết đặc biệt hơn nữa như: “bệnh nhân trồng chuối ngược trong
nhiều tiếng đồng hồ và mô tả chính xác được những diễn biến ở xa ngay cả những
chuyện xảy ra trong nhà của những người thuộc ủy ban; và về sau này được kiểm
chứng là đúng. Những người nam và nữ bị treo lơ lửng giữa không trung do một lực
vô hình và các nỗ lực phối hợp của ủy ban không đủ sức kéo họ xuống. Những bà già
leo lên những bức tường thẳng đứng cao tới 30 bộ Anh một cách dẻo dai như một con
mèo hoang v.v. . .”
Thế mà người ta nên trông mong rằng nhà phê bình có học thức, y sĩ và nhà tâm
lý học lỗi lạc này vốn chẳng những tin vào những hiện tượng khó tin như thế, mà còn
tự mình mô tả chúng tỉ mỉ và có thể nói là say mê, tất nhiên làm cho công chúng phải
sửng sốt khi đọc một lời giải thích dị thường như vậy về quan điểm khoa học của ông
gây ra một cuộc cách mạng thật sự trong những địa hạt còn chưa thám hiểm thuộc
tâm lý học. Đúng vậy, ông làm chúng ta sửng sốt vì mọi điều mà ông âm thầm nhận
xét: “Chỉ cần cầu viện tới sự kết hôn là chặn đứng ngay được những chứng lộn xộn
đám Tín đồ mắc Kinh phong này!” [2]
Đó là vì Des Mousseaux đã từng một lần chiếm ưu thế so với địch thủ. Ông nhận
xét rằng: “Kết hôn, bạn có hiểu chưa? Việc kết hôn chữa cho họ mất tiêu cái năng lực
leo lên những bức tường thẳng đứng giống như biết bao nhiêu con ruồi và nói được
tiếng nước ngoài nữa. Ôi! Những tính chất diệu kỳ của việc kết hôn vào cái thời đáng
chú ý ấy!”
Figuier nói tiếp: “Ta ắt nói thêm rằng đối với kẻ cuồng tín theo thánh Medard thì
các cú đấm chưa bao giờ thực hiện ngoại trừ trong các cơn co giật và do đó theo như
Bác sĩ Calmeil gợi ý, trong các cơn cổ trướng, tử cung phụ nữ bị co rút, đường tiêu
hóa bị co giật trong mọi trường hợp, trạng thái co rút kích thích cương nở của các lớp
vỏ thịt thuộc các lớp cơ che chở và bảo vệ cho bụng dưới, lồng ngực, các khối mạch
máu chính yếu và các bề mặt xương xẩu, tất cả những thứ đó có thể đặc biệt đóng
góp vào việc làm giảm thiểu hoặc ngay cả hóa giải lực công phá của các cú đấm!”.
Sức cản gây sửng sốt của da, mô quầng, bề mặt của các cơ thể và tay chân của
các Tín đồ phải co giật đối với các sự vật lẽ ra dường như phải xé toạc hoặc nghiền
nát chúng, có một bản chất kích động nhiều sự kinh ngạc hơn nữa. Tuy nhiên ta có
thể giải thích được nó. Lực cản này, sự thiếu nhạy cảm này dường như tham dự vào
những sự thay đổi cực kỳ về tính nhạy cảm vốn có thể xảy ra trong cơ cấu tổ chức
động vật vào lúc hưng phần nhiều. Giận dữ, sợ hãi, tóm lại mọi xúc động mạnh miễn
là nó được nâng lên tới mức tột đỉnh đều có thể tạo ra sự vô cảm này” [3] .
Bác sĩ Cameil đối đáp và được Figuier trích dẫn như sau: “Hơn nữa, ta nên nhận
xét rằng để đập lên cơ thể Tín đồ mắc Kinh phong, người ta thường dùng những vật

[1]
“Lịch sử Phép lạ”, trang 401.
[2]
Như trên.
[3]
Như trên, quyển ii, trang 410, 411.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 315
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

đồ sộ có bề mặt dẹt hoặc tròn hoặc có hình dáng tù và hình trụ [1] . Xét về nguy cơ
liên quan tới chúng, tác động của những tác nhân vật lý như thế không thể sánh được
với tác động của các dây thừng, các dụng cụ mềm mại hoặc dẻo dai và các dụng cụ
có mép sắc. Tóm lại sự tiếp xúc và cơn chấn động mạnh mà các cú đấm tạo ra nơi Tín
đồ mắc Kinh phong có tác dụng như thoa xà bông vệ sinh làm giảm sự kích động
mạnh mẽ của những trò hành hạ trong CƠN CUỒNG THẦN KINH”.
Bạn đọc nên nhận xét rằng người ta không dụng ý coi đây là một câu nói đùa,
mà là một thuyết mực thước của một trong những y sĩ xuất sắc nhất nước Pháp, nặng
trĩu tuổi đời và kinh nghiệm đầy mình, Tổng Giám đốc của Bệnh viện Tâm thần Nhà
nước ở Charenton. Thật vậy, lời giải thích nêu trên có thể dẫn bạn đọc tới một mối
nghi ngờ kỳ lạ. Có lẽ chúng ta có thể tưởng tượng rằng Bác sĩ Cameil đã kè kè bên
cạnh bệnh nhân được mình chăm sóc nhiều hơn vài năm đủ cho tác động lành mạnh
của bộ óc chính ông.
Ngoài ra khi Figuier nói tới những vật lớn lao hình trụ hoặc hình tù thì chắc chắn
ông đã quên mất những cây gươm sắc bén, những cọc sắt nhọn và những lưỡi rìu mà
chính ông mô tả bằng hình vẽ ở trang 409 trong quyển sách đầu tiên. Ông trình bày
anh của Elie Marion dùng sức mạnh ghê gớm cắm mũi nhọn của một con dao vào bao
tử và bụng dưới; “trong khi đó cơ thể ông vẫn kháng cự lại dường như nó được làm
bằng sắt thép”.
Khi đến chỗ này thì Des Mousseaux mất hết kiên nhẫn và công phẩn la lên:
“Chẳng biết nhà y sĩ đầy học thức này có hoàn toàn tỉnh táo hay chăng khi viết
ra những câu nêu trên? . . . Biết đâu nếu Bác sĩ Calmeil và Figuier mà nghiêm chỉnh
khẳng định lời xác nhận của mình khăng khăng bám lấy thuyết của họ thì chúng tôi
xin sẵn sàng thắc mắc với họ như sau: ‘Chúng tôi hoàn toàn sẵn lòng tin vào quí ông,
nhưng đứng trước một nỗ lực hạ cố siêu nhân như thế, liệu quí ông có chứng minh
được cho chúng tôi sự thật trong thuyết của quí ông một cách thực tế hơn hay chăng?
Chẳng hạn như ta hãy phát triển nơi quí ông một xúc động mạnh ghê gớm và tàn bạo
- nếu muốn thì đó là cơn giận điên lên. Quí ông sẽ cho phép chúng tôi chỉ một lần
nhìn thấy quí ông bực bội, thô bạo và xúc phạm người khác. Cố nhiên là chúng tôi chỉ
làm như thế theo yêu cầu của quí ông, vì lợi ích của khoa học và chính nghĩa của quí
ông. Theo hợp đồng thì bổn phận của chúng tôi cốt ở việc lăng nhục quí ông và khiêu
khích quí ông đến tận cùng. Đứng trước cử tọa công chúng vốn chẳng biết gì về thỏa
thuận giữa chúng ta, nhưng bạn phải thỏa mãn cho những điều quả quyết của mình
thì chúng tôi sẽ lăng nhục bạn . . . Chúng tôi sẽ bảo bạn rằng các tác phẩm của bạn
là một ổ phục kích đối với sự thật, một điều sỉ nhục đối với óc phân biệt phải trái
thông thường, một sự ô nhục mà chỉ có giấy tờ mới chịu đựng nổi còn công chúng sẽ
trừng phạt. Chúng tôi sẽ nói thêm rằng bạn nói dối đối với khoa học, nói dối vào tai
những kẻ điên rồ ngu xuẩn và dốt nát tụ tập xung quanh bạn, há hốc miệng ra giống
như đám đông vây xung quanh một kẻ sơn đông mãi võ. Và khi bị kích lên vượt quá
khả năng mình thì mặt bạn sẽ bừng bừng giận dữ đỏ mặt tía tai, lưu chất trong người
bạn ắt chạy lộn xộn, khi cơn giận dữ của bạn đã đạt tới mức bùng nổ thì chúng tôi sẽ
khiến cho những cú đấm mạnh mẽ quật vào các cơ bắp đang cương phồng của bạn;
thân hữu của bạn sẽ chỉ cho chúng ta những chỗ vô cảm nhất, chúng ta sẽ để cho
một cơn mưa rào hoàn toàn, một dòng thác lũ đá rớt xuống chúng . . . vì khi được đối
xử như thế da thịt của những người phụ nữ mắc kinh phong vốn khao khát những cú
đấm như vậy chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được. Nhưng để cho bạn thỏa mãn được
một vụ thoa xà phòng y tế - theo cách diễn tả tế nhị của bạn - thì người ta chỉ đập
vào tay chân bạn bằng một vật có bề mặt cùn nhụt và có dáng hình trụ, với những
dùi cui và gậy gộc không mềm dẻo và nếu bạn thích thì chúng đã được tiện nhẵn nhụi
trên một máy tiện”.

[1]
Như trên, trang 407.
VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 316
W.W.W.THONGTHIENHOC.COM

Des Mousseaux vốn phóng khoáng và quyết tâm cung cấp cho các đối thủ của
mình mọi cơ may khả hữu để chứng tỏ thuyết của họ đến nỗi ông cung cấp cho họ sự
lựa chọn bằng cách thay thế trong cuộc thí nghiệm này hoặc là vợ, mẹ, con gái hoặc
là chị em gái; ông bảo rằng “bởi vì bạn đã nhận thức rằng trong những cuộc thử
thách gây sửng sốt này thì phái yếu lại là phái mạnh chịu đựng được nhiều hơn”.
Thật uổng công mà nhận xét rằng thách thức của Des Mousseaux vẫn còn chưa
được ai đáp ứng.

------------------------------

VÉN MÀN BÍ MẬT NỮ THẦN ISIS Trang 317

You might also like