You are on page 1of 28

Gia đình tác giả giữ bản quyền.

Nhà xuất bản Trẻ xuất bản độc quyền theo hợp đồng sử dụng tác phẩm với
gia đình tác giả.

BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN
General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Nguyễn Duy Cần, 1907-1998
Dịch Kinh tường giải. Q. Thượng / Thu Giang Nguyễn Duy Cần. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014.
        548 tr. ; 24 cm. - (Tủ sách Triết học phương Đông).
                
        1. Kinh Dịch. 2. Triết học phương Đông. 3. Bói toán.
1. Yi jing. 2. Philosophy, Eastern. 3. Divination.

        133.33 -- dc 23
        N573-C21
LỜI NÓI ĐẦU

Bộ kinh Chu Dịch tính đến nay (theo ước lượng) đã


có hơn 4500 năm tồn tại và phát triển, chỉ tính riêng
loại sách dịch và bình chú về kinh Dịch trên toàn thế
giới hiện nay cũng đã lên đến “thiên kinh vạn quyển”.
Cũng như ở Trung Quốc, kinh Dịch ở Việt Nam và các
nước đồng văn khác được xếp vào hệ thống “Ngũ kinh”
(gồm kinh Thư, kinh Thi, kinh Lễ, kinh Dịch và kinh
Xuân Thu) và được dùng làm giáo trình chính thống
đào tạo nhân sĩ, trí thức trong các viện hàn lâm thời
phong kiến. Ngày nay, kinh Dịch vẫn được đông đảo
tầng lớp người học say mê nghiên cứu, tìm hiểu và
phong trào phát huy Dịch học trên toàn thế giới vẫn
ngày càng phát triển.
Nhưng trớ trêu thay, dù đã trải qua lịch sử nhiều
ngàn năm phát triển, truyền bá rộng rãi và đã được
dịch ra nhiều ngôn ngữ với số lượng hết sức phong phú
nhưng kinh Dịch đến nay với một đại bộ phận trí thức
nước ta nó vẫn bị hiểu lầm là sách chuyên phục vụ bói
toán mang đậm màu sắc mê tín dị đoan. Còn một bộ
phận người đọc khác thì tuy nhận biết được các giá trị
triết lý cao quý của Dịch học và chịu khó tìm tòi, học hỏi
nghiên cứu, nhưng (như họ thú nhận) thường bị thất bại
và phải bỏ dở giữa chừng (con đường nghiên cứu kinh
6 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

Dịch) từ đó các sách viết về kinh Dịch thường chỉ còn tác
dụng làm sách “trang trí” trên các kệ sách gia đình.
Sự tình như trên, lý do của nó vì đâu?
Đầu tiên phải kể đến sự khó hiểu của hình thức biểu
đạt trong kinh Dịch. Dịch dùng Tượng (hình tượng) và
Số (con số) để biểu đạt tư tưởng, phần “ngôn từ” chỉ là
phần phụ dùng để làm sáng tỏ thêm cho Tượng và Số
mà thôi. Thứ hai, là bản thân ngôn từ của kinh Dịch,
tuy chỉ là phần phụ thì nó cũng đã là một thách thức
vô cùng to lớn đối với những người muốn tìm hiểu nó.
Ngôn ngữ của Dịch (Thoán từ, Hào từ, Thoán truyện...)
được thánh nhân tác Dịch giản dị hóa tối đa với loại
ngôn ngữ “tối cổ” mà ngày nay không còn được mấy
người có thể đọc và hiểu trực tiếp từ nguyên bản.
Với những khó khăn trên, đa phần độc giả muốn
tìm hiểu kinh Dịch thường tiếp cận bằng các loại sách
“dịch và bình chú” kinh Dịch do các nhà nghiên cứu
viết ra. Phần diễn giải và bình chú kinh Dịch của các
tác giả Đông Tây Kim Cổ tuy nhiều đến hằng hà sa
số về lượng nhưng mỗi nhà giải thích mỗi kiểu, mỗi
trường phái có sở học riêng lại bình chú theo thiên
kiến của học phái của mình mà phần lớn chỉ trình bày
được phần Hình nhi hạ học mà thôi, tư tưởng của các
nhà diễn giải có khi sai lạc với tư tưởng chủ đạo của
kinh Dịch thậm chí tự mâu thuẫn với nhau rất nhiều
và có nhiều khi sự lý giải các thời trong các quẻ rất
khiên cưỡng gần như là giải ép. Chính vì thế, người
mới học Dịch thường dễ bị sa vào mê hồn trận đến rối
tung rối mù của rừng sách bình chú kinh Dịch này.
Bộ Dịch Kinh Tường Giải mà các bạn đang cầm trên
tay nằm trong bộ sách ba tựa gồm: Dịch Học Tinh Hoa,
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 7

Chu Dịch Huyền Giải và Dịch Kinh Tường Giải của


tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần - một nhà nghiên
cứu và trước tác kỳ cựu. Hai tựa Dịch Học Tinh Hoa
và Chu Dịch Huyền Giải đã lần lượt được xuất bản. Và
nay, sau 28 năm kể từ khi Dịch Kinh Tường Giải được
hoàn thành (1986), 16 năm kể từ khi tác giả qua đời
(1998), được sự giúp đỡ của gia đình tác giả, bộ di cảo
Dịch Kinh Tường Giải được hân hạnh lần đầu tiên ra
mắt bạn đọc.
Dịch Kinh Tường Giải là bộ sách dịch và bình chú
kinh Dịch đầy đủ 64 quẻ theo Hình nhi thượng học, tác
giả đã vận dụng những thành tựu của khoa học hiện đại
để lý giải 64 quẻ tương ứng với 64 thời trong kinh Dịch,
giúp người đọc dễ hiểu, dễ tiếp cận những Hào, Tượng,
Số và từ đó dễ dàng thoát khỏi những thứ tư tưởng mù
mờ, bí hiểm, khó hiểu nhuốm đậm màu sắc mê tín. Qua
Dịch Kinh Tường Giải người đọc sẽ dễ dàng nắm bắt
những tư tưởng triết lý của Dịch về sự vận hành các
luật lý của vũ trụ, những hình thái phát triển cũng
như sự vượng suy của xã hội loài người từ xưa đến nay.
Chúng tôi hy vọng Dịch Kinh Tường Giải sẽ là bộ sách
hữu ích cho quý bạn đọc trên con đường tiếp cận những
tinh hoa của nền triết học minh triết phương Đông.
Là lần đầu xuất bản, chắc hẳn bộ sách không tránh
khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong các bậc cao
minh, những nhà nghiên cứu kinh Dịch cùng quý bạn
đọc xa gần lượng thứ và góp ý với nhà xuất bản Trẻ
để bộ sách được hoàn thiện hơn trong những lần xuất
bản tới.

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ


Không học Dịch, làm gì rõ được đầu mối của Tạo hóa.
Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật tự thông.
Chưa từng thấy chưa thông Dịch lại thông cả được
cái lý của sự vật.
“ Gieo mầm Sống, thì cứ gieo...
Đừng thắc mắc nó sẽ ra sao, nó chỉ là cái Nhân...
mà cái Nhân, cần phải có Duyên,


sự vật mới tạo thành...

Đây, là thuyết Nhân Duyên của Nhà Phật,


mà cũng là của Dịch đạo.

“ Triêu văn Đạo; tịch tử khả hỉ...


Sớm nghe và hiểu được Đạo; chiều có chết, cũng thỏa lòng!

*
*  *

Thánh hiền xưa đã bảo: “Dịch, quán quần kinh chi thủ”.
Sách này đứng đầu trong cái học của Tam Huyền, hạng
thế nhơn dễ gì lui tới với nó.
Học Dịch thật khó, đâu phải ai cũng học được. Nếu không
bền chí kiên gan, không sao học nổi bộ sách vĩ đại này.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHI HỌC DỊCH KINH

Các triết lý của phần lớn các tôn giáo hiện nay đã
và đang vào quỹ đạo của Thái Âm, cho nên phần Hình
nhi thượng học đã bị thất truyền từ lâu.
Sách Dịch đã biến thành sách bói chỉ còn dành cho
bọn Hạ Ngu; Kinh Phật chỉ dành cho bọn thầy sãi
chuyên việc tụng Kinh để cầu phúc báo nào đâu còn để
tìm Huệ nghiệp; Thánh Kinh Cựu Ước lẫn Tân Ước đã
mất từ lâu phần Hình nhi thượng học, chỉ còn lại phần
Hình nhi hạ học, tu cầu phúc báo như các tôn giáo khác.
Thiền học ngày xưa, nay cũng đã biến thành một
thứ giáo quyền có một tổ chức chu đáo và cứng rắn mà
Chùa, Miễu, Nhà thờ đã trở thành những nơi “buôn
Thần, bán Thánh”, cầu cạnh Thần quyền một cách vô
cùng trắng trợn.
Trong Bộ Dịch Kinh Tường Giải này, chúng tôi cố
gắng đem ra cái “học Hình nhi thượng” (ésotérisme),
trong bộ Thánh Kinh (la Sainte Bible) Thánh Jean,
trong Apocalypse, toàn dùng đến con số, Xin lưu ý các
bạn nếu không hiểu về Tượng Số học thì không làm gì
hiểu nổi phần bí truyền của Thánh Kinh. Đối với Dịch
Kinh cũng thế!
Tương đối mà nói, ta tạm công nhận Bộ Thánh Kinh
16 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

(la Sainte Bible) đã được cộng đồng Thiên Chúa giáo và


Cơ Đốc giáo nhìn nhận gọi là “la Bible de Jérusalem”
(Les Editions du Cerf, Paris, 1955).
Trong bộ sách nghiên cứu khá dồi dào của M.C
Poinsor (Lib. Secrétan, Paris 14e, 1950) nhan đề
“L’Occultisme, La Bible et l’Evangile”, nhiều nghi vấn
đã được nêu lên, có thể tin được phần nào. Người tín
đồ Thiên Chúa giáo (Catholicisme) cũng như của Cơ
Đốc giáo (Christianisme) nên đọc quyển sách này để
rõ thêm Bộ Thánh Kinh.
Người Tây phương ngày nay không thể dốt về Dịch
Kinh, mà người Đông phương ngày nay cũng không
thể dốt về Bộ Thánh Kinh hay Bộ Kabbale của Trung
Đông. Đối với hàng trí thức ngày nay Đông Tây phải là
Một, vì Đông và Tây chỉ là một Âm một Dương mà thôi.
Đông, Tây, Nam, Bắc cũng chỉ là một khối, không thể
phân chia. Ngay giữa cái hữu hình và vô hình không
còn có sự ngăn cách nữa... Khoa học nguyên tử ngày
nay cũng chẳng nói khác hơn.
Dịch Kinh, là một bộ sách với sự cộng tác cả trong
mấy thế kỷ, gồm hầu hết các tiên hiền của cả 2 phái
Nho và Lão. Cho nên, nào là Thoán từ, Thoán truyện,
Đại Tượng, Tiểu Tượng gắn thêm vào các Quẻ... thật
là rườm rà, phức tạp, đa đoan... Làm sao tránh được sự
lặp đi lặp lại mãi... nào là chú... rồi lại còn phụ chú cho
những phụ chú... Đọc Dịch thực sự có biết bao nhiêu
trở lại, khó khăn... vậy mà vẫn còn mù mờ! Đọc Dịch
xong, còn lại phải đọc thêm Thập dực... toàn là những
gì trong Kinh văn, được lập đi lập lại mãi...
Sự lặp đi lặp lại mãi này, là một sự cần để cho Chân
lý thâm nhập lần lần hầu mở được Chân Tâm, mới
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 17

hiểu được phần nào Thiên Lý! Thiền Tông đốn pháp
nói: “nhất hồi niêm xuất, nhất hồi xuân” (mỗi lần nói
lại, mỗi lần mới lạ).
Cái khó của sự Học Dịch nằm trong sự Mâu thuẫn.
Muốn biết rõ một học thuyết nào, điều kiện đầu tiên
là phải vào sâu trong đó, và điều kiện kế đó, là phải ra
khỏi đó.
Đi vào sâu, có khi còn dễ hơn lúc bỏ nó mà bước ra...
vì có khi ta bị “kẹt” nặng! Bỏ thì thương, vương thì
tội, cho nên có một bức họa vẽ Huệ Năng xé sách, “xé
sách” là hàm ý bảo hãy “quên” đi! Hãy viết “vô trụ”, “vô
tướng” và “vô chấp”! Ngày hôm qua không còn phải là
ngày hôm nay: mặt Trời mỗi ngày mỗi mới.

*
*  *

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐỌC DỊCH?


Đọc sách là để hiểu được mình, bằng cách tìm người
tri kỷ của lòng mình, vì chỉ có đồng thinh mới tương
ứng, đồng khí mới tương cầu... Nhưng, cũng có lối thứ
hai là không kiếm tri kỷ tri âm mà tìm bề trái tâm tư
mình... hầu tránh kiến thức phiến diện của mình. Kẻ
có những ý kiến không hợp ta, thường giúp ta nhiều
hơn là người tri kỷ của ta. Chân lý bao giờ cũng có Hai
mặt... Họ không còn ru ngủ ta, họ đánh thức ta, họ
châm điện, làm cho ta nẩy ngược người lên... Thường
đọc họ, ta cảm thấy như bị điện giựt...
Pascal nói: “À la fin de chaque vérité, il faut ajouter
qu’on se souvient de la vérité opposée.” (Sau mỗi chân
18 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

lý, cần thêm cái chân lý đối nghịch). Cho nên không gì
thích thú bằng đọc Lão Tử hay Trang Tử, nhất là đọc
Dịch Kinh, nguồn gốc của Lão Trang.
Nhớ lại câu chuyện của nhà văn Paul Claudel, khi
đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử, bỗng la to lên: “Anh
nói gì đấy? Ôi! Kinh khiếp quá, ngu xuẩn quá, nhục nhã
quá! Quá lắm rồi anh ạ! Anh đi quá xa rồi! Ậy, anh ca
tụng những tính xấu nhất của tôi, anh phanh phui một
cách trơ trẽn quá những tư tưởng đang chôn giấu mà
không bao giờ tôi dám thổ lộ! Tôi nghe anh nói, mà lòng
bị ray rứt, nhưng lại rất đê mê sảng khoái!” (Comment
dis-tu? Horrible, idiot, scandaleux! C’est trop! Tu vas
trop loin! Ah, tu flattes mes plus mauvais instincts,
tu dévoiles cyniquement mes pensées inavouables! Je
t’écoute avec remords et ravissement!)
(Paul Claudel et l’Univers Chinois, Ed. Gallimard,
1968, page 355)
L’Oiseau noir dans le Soleil vivant, Oe,t III, p.301).

CHÂM NGÔN DỊCH LÝ – CĂN BẢN CỦA TAM HUYỀN


“Tam Huyền là Kinh Dịch, Lão, Trang”
1. Phế đó, là hưng đó;
Thu rút lại, là mở rộng đó ra;
Cướp đoạt đó, là ban thêm cho đó;
Làm yếu đó, là làm mạnh đó.
Thắng, là Bại
Thêm cho đó, là bớt đó,
Bớt cho đó, là thêm cho đó.
Đạo Trời vậy thay!
(Luật Lưỡng Cực)
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 19

2. Đại thắng, đại bại;


Đại vinh, đại nhục;
Đại lợi, đại hại;
(Luật Lưỡng Cực)

3. Càng muốn được, càng khó được.

4. “Vội bồi, vội lỡ”

5. “Được, là mất”

6. “Ân càng thâm; Oán càng sâu”

7. Đạo Trời xoay vần,


Chánh phản tương thông,
Chung thủy vô đoan.

8. Đại thoái, tắc đại tiến.

Chỗ huyền nhiệm thiêng liêng của những câu văn


ngắn gọn và cô đọng của các Kinh sách xưa như Dịch
Kinh và Đạo Đức Kinh chứa một Thần Lực phi thường
làm chấn động cả Kiền Khôn vũ trụ.
Một câu văn ngắn gọn của người xưa, có thể dùng
viết ra cả một quyển sách ngàn chương... nhất là khi
được cô đọng bằng một hình tượng đơn giản như hình
Thái cực đồ chẳng hạn.
Bộ “Dịch Kinh Tường Giải” hôm nay, là để bổ túc
cho 2 bộ sách Dịch Học Tinh Hoa và Chu Dịch Huyền
Giải, đọc giả nên đọc kỹ lại Chương I (Âm Dương luận)
và Chương II (Tứ Tượng luận) quyển Chu Dịch Huyền
giải mới có thể đọc tiếp bộ này.
20 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

Tập sách hôm nay cũng có thể gọi là một loại đặc
biệt của Bộ Chu Dịch Huyền Giải, nghĩa là cố giảng
giải đến chỗ huyền nhiệm của Kinh Dịch theo kiến giải
hiện thời.

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM


Có 10 điều nên lưu ý để đọc Bộ “Dịch Kinh Tường
Giải” này.
1. Dịch, không phải là bộ sách thuộc về Luân Lý với
nghĩa thông thường, vì nó chẳng nêu lên những giá trị
bất di bất dịch nào cả: Nó đứng ngoài Thiện Ác, Thị
Phi, Lợi Hại, Vinh Nhục. Nó đứng ngoài hệ thống tư
tưởng Nhị Nguyên. Nó thuộc hệ thống Nhất Nguyên
luận, mà là thứ Nhất Nguyên Lưỡng Cực Động, nghĩa
là Âm Dương trong đồ Thái Cực.
Cho nó là Duy Tâm luận hay Duy Vật luận cũng
không sao. Trong đồ Thái Cực, bên Sáng, thuộc về Duy
Tâm luận (bởi Thái Dương hàm chứa Thiếu Âm); bên
Tối, thuộc về Duy Vật luận (bởi Thái Âm hàm chứa
Thiếu Dương). Cho nên, nói chung thì Dịch là Âm
Dương luận. Cả hai tuy Hai, mà Một; tuy Một mà Hai.
Nó ngầm chứa mâu thuẫn, nhưng lại không bao giờ
mâu thuẫn. Xin đọc kỹ lại, chương Âm Dương luận,
trong quyển Chu Dịch Huyền Giải.
2. Cần có một đồ hình viên mãn và nhất trí để nói
lên cả Lưỡng Nghi và Tứ Tượng, cả Vô Cực và Thái
Cực. Các bậc Thánh nhờ các đồ hình mới biểu lộ được
những ý tưởng thâm sâu của mình. Các đồ hình, là các
bí quyết của Thánh nhơn. Nếu chẳng có đồ hình, không
ai có thể hiểu được thâm ý sâu sắc của các bậc Thánh
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 21

làm ra Kinh Dịch. Một đồ hình của quẻ Kiền là cả một


bộ Kinh nói về quẻ ấy. Nên viết ít, mà vẽ nhiều là thế.
Ta cần vẽ cho nhiều, và nói ít hơn... “Hi ngôn, tự
nhiên” (Ít nói, mới đúng với Tự Nhiên, tức là Đạo.
(“Dịch”, là “Dị” (đơn giản), chữ “Dị” đây là ám chỉ Vô
cực, cái “bất di bất dịch” (immuable) gọi là Đạo (theo
Lão), quá đơn giản, nên không được phần đông lưu ý,
bởi trí óc con người ngày nay đã bị chìm sâu vào sự
phức tạp và đa đoan của Nhị Nguyên Lý Trí.
Trong “Dịch Thuyết Cương Lĩnh” Chu Hy có nói:
“Phục Hy vạch ra 8 quẻ, tuy chỉ có mấy nét mà đã bao
quát được hết mọi lẽ huyền vi trong Trời Đất. Kẻ học
mà chỉ hiểu được ở Lời thì chỉ hiểu được phần thiển
cận, chỉ khi nào hiểu được phần Tượng mới mong đạt
đến phần tinh thâm diệu nghĩa của Nó mà thôi. Tiền
nhơn vì Ý mà truyền Lời. Kẻ hậu học chỉ lo đọc Lời mà
quên Ý. Dịch, vì thế mà bị thất truyền từ lâu”.
Chớ quên: “Dịch, là một Kinh Vô tự”, chỉ có Tượng và
Số mà thôi. Cái hay cũng đó, mà cái khó cũng đó.
Các nhà Khoa học chính xác (sciences exactes) thì
dùng Dịch mà đi sâu vào các môn kỹ thuật máy móc
như hai nhà Vật lý học Trung Hoa nhờ Dịch mà được
giải Nobel về Vật lý... Giá trị thực sự của Dịch học đâu
phải chỉ ở những gì nó đã được khoa học vật chất Tây
phương hiện đại chứng nhận, mà chính ở những gì
mà khoa học hiện đại của Tây phương bó tay không
khai thác nổi, chúng tôi muốn nói đến những giá trị
huyền nhiệm thiêng liêng của nó nơi tâm linh con
người, mà một phần nào nhóm “Tâm lý học về bề sâu”
của C.G.Jing đã khám phá, tức là cái học về Vô Thức
22 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

(Inconscient) hay Siêu Thức (Superconscient) trong


vấn đề Mộng mị (les Rêves).
3.Như chúng tôi đã thường nói: Dịch Kinh là một bộ
Kinh “vô tự” vì, như Lão Tử đã từng nói: “Tri giả bất
ngôn, ngôn giả bất vi”, ĐẠO bất khả ngôn luận.
Bởi muốn cho dễ hiểu, dễ lĩnh hội mà chúng tôi đã bị
bắt buộc phải dùng đến khoa học vật chất hiện đại để
gợi ý thôi. Các danh từ khoa học ngày nay, cũng như
chính khoa học ngày nay đã bị “xét đi xét lại” mãi vì chỉ
trong vài thập niên sau mà những gì khoa học đã khám
phá đều bị “xét lại”.
Tiếng nói của Dịch Kinh, là tiếng nói của “Vô ngôn”,
và bởi “Vô ngôn” mới nói lên được phần nào cái “vô
tận” của Đất Trời... không thể hiểu một cách máy móc
theo những danh từ “tạm bợ” đang được dùng ở các
môn vật lý của Âu Mỹ ngày nay. Có nhiều bạn trẻ “tiên
tiến” ngày nay, đọc Dịch vội vã reo mừng vì thấy được
có một vài chỗ hợp với những gì mình đã được nhồi
nắn ở Nhà Trường Tiến bộ ngày nay, và bởi thiếu kinh
nghiệm, các bạn ấy đâu có dè những danh từ dùng
trong bộ Dịch Kinh là những danh từ cưỡng dụng, hư
ngôn, đa dạng và đa dụng tùy trường hợp, tùy không
gian và thời gian gọi là “Siêu Thời Không”.
Dịch học là Nhất nguyên luận trước hết, tức là đối
với Dịch học phải có cái nhìn bao quát. Đời sống của
con người là sự tổng hợp của con người và vũ trụ, mà
cái động của vũ trụ là một bản nhạc trong đó có đủ âm
giọng... Khoa học Tây phương thiên về sự phân tích, nó
phân sự vật ra từng khu vực, ra từng yếu tố, còn cái học
của Đông phương là cái học tổng quát, tìm hiểu sự liên
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 23

lạc giữa mọi sự vật. Đông phương nghe nhạc, tuy quý
từng loại nhạc khí, mà lại thích nghe bản hòa tấu của
cả 3 giới “Thiên lai, Địa lai, Nhơn lai” (nói theo Trang
Tử) hơn là nghe riêng ra từng nhạc khí... Kinh Dịch chủ
trương sự Thái hòa cho nên Đông phương không nghe
nhạc lẻ tẻ... mà thích nghe nhạc hòa tấu... Tuy nhiên
không phải thế mà họ không để ý đến các tiếng nhạc
lẻ tẻ. Nên mới nói: “Dịch, là Biến, mà là Biến trong cái
Bất biến: Mỗi cái “Tư riêng”, lại cũng là cái “Tổng thể”,
“hòa nhi bất đồng”.
Đông phương Y học cũng một thế. “Không có bệnh,
chỉ có người bệnh” nghĩa là toàn thể cơ quan trong con
người đều đau, cho nên trị bệnh phải để ý đến sự liên
lạc các cơ quan trong cơ thể con người. Nên nhớ câu:
“Vũ trụ là một bãi chiến trường, trên đó trỗi lên một
bản tình ca bất tận”.
Cũng có một số học giả lỗi lạc Tây phương cỡ Richard
Wilhem, Carl Gustav Jung, Hermann de Reyserling
René Guénon, v.v... đã khai thác khéo léo những giáo
lý căn bản của Dịch, nhưng cũng chưa hẳn nói lên hết
được những giá trị huyền nhiệm thiêng liêng của Nó.
Có lẽ, chỉ có Richard Wilhem, là đã được vào trong
phần Hình nhi thượng học của Đạo với sự thực hiện
cụ thể Đạo Tâm bằng một hé mở... như đã giới thiệu
với Tây phương bản dịch Bộ Kim Hoa “Le Secret de la
Fleur d’Or” của Lữ Tổ (Lu-Tsou).

*
*  *

Đọc Dịch, đừng chết theo văn tự... Nếu cứ mãi chết
theo văn tự, thì Dịch đã chết rồi, đối với các bạn! Phải
24 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

đọc Dịch như đọc Lão Trang: “đắc ý nhi vong ngôn”!
(được ý, hãy quên lời).
Sau khi đã cho xuất bản những sách thuộc về Đạo
học Đông phương... tôi cảm thấy hết sức thất vọng vì
chưa gặp được người lý tưởng đã được Trang Tử nói
đến: “Có Lời là vì Ý, được Ý hãy quên Lời. Ta tìm đâu
được kẻ biết quên Lời, hầu cùng nhau đàm luận?”
Cố tật của con người, là chấp trong văn tự mà không
dám lìa văn tự.
4. Học Dịch, như đã thấy, là học về Tượng (symboles).
Phải đọc kỹ, phần “Dịch Tượng” (ở thiên Thuyết Quái).
Vì vậy Tượng học (Dịch Tượng) phải đi cùng với Số
học (Dịch Số) gọi chung là Tượng Số học. Chúng tôi
sẽ dành riêng cho Dịch Số luận (giới thiệu về sự quan
trọng của con số được ghi trên Hà đồ và Lạc thư, những
con số 1, 3, 5, 7, 9 (số dương) và 2, 4, 6, 8, 10 (số âm) gọi
là “cơ ngẫu” trong 1 bộ sách tiếp theo.[1]
Tượng Số học, tóm lại, là cái học về những con số
ẩn trong mỗi Tượng, như đời Tống, Thiệu Ung (1011–
1077) lập thành một học phái đặc biệt gọi là Tượng Số
học, viết ra quyển “Hoàng Cực Kinh thế” phảng phất
giống như cái học Hình nhi thượng của Lão Trang.
Thiệu Khang Tiết theo cái học về Tượng Số mà suy
diễn ra cái học tu dưỡng rất cao.
Vì sự cực kỳ quan trọng của nó, chúng tôi đã phải
dành riêng một tập đặc biệt, lấy tên là Tượng Số luận.
Nói “luận” mà không nói “học” vì đây chỉ nói đại cương

1. Đón đọc Dịch Tượng Luận và Dịch Số Luận của Thu Giang NGUYỄN
DUY CẦN.
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 25

về phần lý thuyết Tượng Pháp là một. Thiệu Khang


Tiết trích riêng thành một tập sách nhỏ có tên là Tiên
Thiên đồ (lấy Tiên Thiên Dịch số làm căn bản).
Thêm phần Thập dực (Mười cánh chim), nhờ đó mà
bay cao và nhìn rộng Dịch lý, mà Dịch, nằm trong cái
học về Tượng. Chẳng những riêng về Dịch luận, ngay
tất cả sách tư tưởng cao sâu của Đạo học Đông phương
đều đặt nền tảng trên Tượng học.
Tượng luận, là phần quan trọng vào bậc nhất của
Dịch Kinh. Ta thấy trong Dịch Kinh có 2 phần quan
trọng, là Đại Tượng và Tiểu Tượng. Cho nên Dịch
Truyện là quan trọng, nhất là bộ phận thứ 5 của nó, là
Thuyết Quái. Tiếc thay, ở các bản dịch ra Việt văn trong
nước từ trước tới giờ, đó lại là phần đã bị liệt vào loại
không mấy thiết yếu. Bản dịch của Phan Sào Nam chỉ
dành cho Thuyết Quái một chương độc nhất, là Chương
Hai (mà chương này cũng chỉ có một tiết mà thôi). Còn
bản dịch của Ngô Tất Tố, thì bỏ hẳn, chỉ có bản dịch của
Nguyễn Duy Tinh thì dịch được đầy đủ nhưng lại than:
“Khó hiểu quá” nên chỉ dịch theo sát văn tự mà thôi nên
rất khó đọc và khó hiểu, bởi thiếu sự giảng giải.
Nói đến Dịch Tượng, cần phải nói đến Dịch Số. Rất
tiếc, Dịch Kinh chưa có sách nào đề cập đến Dịch Số
rõ ràng.
Nên biết: Tượng học không thể rời khỏi những con số,
đã ghi rõ ở Hà đồ và Lạc thư. Số là tiếng nói thiêng liêng
của cái Tượng, nên cần đọc chung là Tượng Số Học.
Những con số, là những Tượng Hình vĩnh cửu
(symboles éternels), bất diệt (symboles immortels) được
khắc sâu và không bao giờ phai, vào “Tiềm Thức Chung”
của con người từ vạn cổ. Chúng là những “khuôn thức
26 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

bất di bất dịch” được gọi là những “khuôn thiêng”, nhà


“Tâm lý học về bề sâu” đặt cho cái tên là “Archétype”
(theo nghĩa là những cái gọi là “Original qui sert de
modèle”, mà Tạo hóa đã dùng làm mô hình để tạo
thành vạn vật. “Nếu chẳng phải là một vật dùng làm
biểu tượng độc lập để mà hiểu thấu được thần minh,
thấu rõ được sự biến hóa của Trời Đất mà biểu tượng
ấy là những con số, thì làm sao ta có đủ điều kiện để
tham dự vào công việc sáng tạo huyền bí của Tạo hóa?”
Tóm lại, sự sinh thành vũ trụ vạn vật, sự thiên biến
vạn hóa của Âm Dương, sự tác động cực kỳ biến chuyển
của Ngũ hành sinh, khắc, chế, hóa, sự hình thành của
muôn vật để tạo thành vũ trụ đều tùy thuộc vào những
con số trong Hà đồ.
Chúng ta thật không ngờ chỉ ở trong những con số
biểu thị qua những điểm đen trắng, hoặc những cái
xoáy trắng bên lưng con Long Mã mà lại có một tác
dụng kỳ diệu trong cuộc khám phá những huyền bí
của vũ trụ. Theo Số học, của Tây phương cổ học, con số
là một sinh vật trên địa bàn tinh linh.
5. Trong đồ Thái cực, cần phải lưu ý kỹ về đồ Tứ
tượng: “Âm trung hữu Dương căn”. Dịch đã nói rất rõ
về công dụng của Âm nghi trong sáng tạo. Có Dương
mà không có Âm, dù Kiền khí có công năng sáng tạo bực
nào nhưng chính nhờ có Khôn âm mới có thể thực hiện
được sáng kiến của mình. Nó mới là nguyên lý của sự
sinh sản nhờ ôm ấp lâu ngày sáng kiến mới hình thành
được, không khác nào không có noãn bào của người đàn
bà thì tinh trùng của người đàn ông cũng chỉ hiện ra
để rồi chết mất, như hột giống, nếu chẳng gặp được đất
lành, đành phải chịu sự thối nát mà vứt đi thôi!
DỊCH KINH TƯỜNG GIẢI 27

Các bậc vĩ nhân có óc sáng tạo phi thường đều là


những người có bộ óc thuần âm. Những nhà chuyên
môn thường chỉ là một bộ óc thuần dương, một bộ óc
thuộc về lý trí theo Nhị nguyên, hay phân tích mà
chẳng biết tổng hợp, cứ mãi phân tâm nên không làm
sao sinh sản gì được cả. Những bậc Đại Trí đều mang
chất Âm, Tạo hóa ban cho họ một cái Bụng đẻ (ám chỉ
cái Đan điền Khí hải) có thể thụ thai và sinh đẻ tạo
được một ngoại thể thành một thể chất giống mình,
như trường hợp Richard Wilhem. Ông này có một bộ óc
sáng tạo thiêng liêng đến cực độ giúp ông có được một
thứ trực giác mà hiếm ai có được, ông mới thực hiện
nổi những bản dịch phi thường của ông về Bộ Kinh
Dịch mà không ai có thể so sánh nổi! (theo C.G.Jung).
6. Một vấn đề khá quan trọng khác trong nhân sinh
quan của Dịch, là vấn đề Định Mạng hay Tự do?, điều
mà trước giờ các triết gia cả Đông lẫn Tây đã bàn cãi và
đã làm hao không biết bao nhiêu giấy mực mà không
giải quyết được ổn thỏa.
Không thể phủ nhận rằng không có định mạng, là
bởi một cách khách quan mà nói, lịch sử đã chứng
minh con người có thể biết trước tương lai. Đó là nhờ
nơi luật Nhân Quả, các quẻ trong Dịch Kinh đều bàn
rõ về những Nhân và Quả. Đó là cái mà ta gọi là Định
Mạng. Sở dĩ con người không biết được tương lai là
vì chưa đạt đến óc Nhất Nguyên nên cũng đã mất
luôn thiên tính gọi là linh giác, mà những kẻ dốt nát,
những đứa trẻ đần độn... còn giữ lại phần nào (theo
Balzac, trong quyển “La Viet son Mystère” của Bác sĩ
A. Leprince).
Từ một quyển sách đầu tiên là sách thuộc loại Bói
28 Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

toán (bốc phệ) đến một quyển thuần túy triết học và
“tâm lý học về bề sâu”, Dịch Kinh đã phải trải qua từ
Thiên tính hồn nhiên đến Lý trí.
Cái học về Định Mạng, về Linh Giác (Bốc phệ) ngày
nay đã bị thất truyền từ lâu vì đó là một cái học rất
khó, may ra chỉ có những đầu óc phi thường cỡ Thiệu
Khang Tiết, Khương Thượng, Khổng Minh, Phạm
Lãi... mới học nổi. Và cũng vì thế cái học về Tượng Số
của Thiệu Nghiêu Phu về sau ít ai theo nổi mà phải
bị thất truyền... Rồi một bọn người thừa nước đục thả
câu, chuyên môn khai thác... nên cái học về Bói Toán
bị lợi dụng trắng trợn... và bị gọi là khoa “mê tín, dị
đoan” rất đúng.
Kết quả sự Bói toán rất cụ thể, ngay nhà bác học
Carl Gustav Jung chuyên khảo cứu về Dịch lý cũng
đã dùng đến cách bói Cỏ thi, tuyên bố rằng những
câu hỏi của ông đã được quẻ trả lời một cách rất hợp
lý và đầy ý nghĩa của lương tri, đến đỗi người ta khó
tưởng tượng có được câu nói nào hay hơn! (...la réponse
accordée par l’oracle à ses interrogations était si
raisonnable et pleine de bon sens qu’il eût été difficile
d’en imaginer une meilleure). Jung lại còn nói thêm:
“Si un être humain m’avait fait de telles réponses je
n’aurais eu, en tant que psychiatre, qu’à le déclarer
saint esprit...” (Le Livre des Mutations, par Raymond
de Becker, p.45, 46). (Nếu có một ai nói cho tôi những
gì tôi thắc mắc như câu trả lời của Dịch bốc, tôi sẽ cho
họ là một kẻ có tinh thần lành mạnh sáng suốt, đứng ở
cương vị một người trị bệnh tâm thần như tôi).
Đọc la Sorcellerie en campagne của Charles Cancelin.
(de l’Inconscient au Conscient, từ trực giác đến linh

You might also like