You are on page 1of 12

VÌ SAO NGƯỜI XƯA DÙNG KINH DỊCH

DỰ ÐOÁN VẬN MỆNH VÔ CÙNG


CHÍNH XÁC?
Biết bao nhà nghiên cứu bỏ ra cả đời người nghiên cứu Kinh Dịch nhưng nào
có ai đã hiểu trọn vẹn ý nghĩa thâm sâu của nó? Một vài gợi ý dưới đây sẽ
cho bạn những hình dung cơ bản về cuốn sách kỳ lạ này.

Kinh Dịch là đệ nhất kinh các nước Á Ðông, nó đứng đầu các kinh điển, cũng
là khởi đầu các kinh điển. Mọi vật đều bắt nguồn từ trong đó, nó là cội nguồn
văn hóa Á Ðông, là khởi đầu của Chư tử Bách gia. Nó xuất hiện vào khoảng
thời kỳ đồ đá mới, là tiêu chí quan trọng bước vào xã hội văn minh của người
Á Ðông.

Nó không chỉ là điển tịch văn minh sớm nhất, đồng thời cũng có ảnh hưởng
trọng yếu đối với các tầng diện văn hóa Ðạo giáo, Nho gia, Ðông y, văn tự, số
thuật, triết học, văn hóa dân gian… Bài viết này sẽ trả lời giúp bạn 10 câu hỏi
để có thể nhanh chóng đọc hiểu Kinh Dịch.
1. Kinh Dịch là gì?

Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội, xưa nay được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á
Ðông. Hàng ngàn năm nay, Kinh Dịch có ảnh hưởng rất lớn đến triết học, lịch
sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội các nước Á
Ðông.

Nói một cách nghiêm túc, Kinh Dịch và Truyện dịch cấu thành Chu dịch. Mà
Chu dịch, Liên sơn, Quy tàng lại cấu thành Tam dịch. Liên sơn là dịch học đời
Hạ, Quy tàng là dịch học đời Ân, Chu dịch là dịch học đời Chu. Ðáng tiếc
rằng Liên sơn và Quy tàng đã thất truyền.

Kinh Dịch còn được gọi là Bản kinh, gọi tắt là Dịch, thành sách vào đầu thời
Tây Chu đến cuối thời Chu, cách ngày nay khoảng 3000 năm. Kinh Dịch do
các quái từ (quẻ) và hào từ (hào) tổ hợp thành. Tổng cộng có 64 quẻ, mỗi
quẻ có 6 hào, tổng cộng 384 hào. Truyện dịch có 10 dực (cánh), tức: 10
thiên: thoán thượng, thoán hạ, tượng thượng, tượng hạ, văn ngôn, hệ từ (lời
giải quẻ) thượng, hệ từ hạ, thuyết quái, tự quái, tạp quái. Truyện dịch thành
sách vào thời kỳ Xuân Thu đến giữa Chiến Quốc, là chú thích và phát huy đối
với Kinh Dịch.

Giới sử học cho rằng Chu dịch là do trước tác của tứ Thánh Phục Hy, Văn
Vương, Chu Công, Khổng Tử hợp thành. Phục Hy vẽ bát quái, Văn Vương chế
tác quái từ, Chu Công chế tác hào từ, Khổng Tử soạn Truyện dịch.

Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, xưa nay được tôn
xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Ðông có ảnh hưởng rất lớn đến triết
học, lịch sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội các
nước Á Ðông.

2. Hạt nhân của Kinh Dịch là gì?

Hạt nhân của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch” nổi tiếng, tức là: Giản dịch, biến
dịch và bất dịch.

Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi
nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng
thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.

Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang
biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này,
vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.

Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn
có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất
biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.

Cái gọi là Bất dịch, chính là cân bằng cơ bản. Biến dịch tức là phát triển biến
hóa, tức là không cân bằng. Giản dịch tức là tất cả các sự vật phức tạp trên
thế giới có thể dùng những phù hiệu đơn giản để khái quát. Phát triển biến
hóa, không cân bằng là tuyệt đối, là vĩnh hằng. Cân bằng là tương đối, là tạm
thời.
3. Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là gì?

Phương thức biểu đạt của Kinh Dịch là bát quái, mà bát quái lại phát triển
thành 64 quẻ.

Bát quái là do 8 quẻ đơn: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn tổ hợp
thành. Biết được bát quái là có thể suy ra được 64 quẻ:

Càn: thiên (trời)


Khôn: địa (đất)
Ðoài: thủy (nước)
Ly: thái dương (mặt trời)
Chấn: lôi (sấm sét)
Khảm: nguyệt (trăng)
Cấn: sơn (núi)
Tốn: phong (gió)

Trong kinh văn của Kinh Dịch, dùng “-“ biểu thị hào dương, dùng “- – “ biểu
thị hào âm. Hào âm dương tổ hợp thành quẻ. Nói cụ thể, mỗi một quẻ có 6
hào, hoặc là do 3 hào dương hoặc 3 hào âm tổ hợp thành, hoặc là do 1 hào
âm và 2 hào dương, hoặc là do 1 hào dương và 2 hào âm tổ hợp thành. Bát
quái chính là 8 quẻ đơn. 8 quẻ đơn lại tổ hợp với nhau, thành 64 quẻ. Lấy ví
dụ quẻ hào của càn khôn:

Càn: ≡

Tư tưởng thái cực và bát quái của quốc kỳ Hàn Quốc là từ Kinh Dịch. Thái ất
cực là trung tâm, 4 quẻ 4 góc lần tượt tượng trưng cho âm dương diều hòa
lẫn nhau, quẻ càn biểu thị cho trời, quẻ khôn biểu thị cho đất, quẻ khảm biểu
thị cho mặt trăng và nước, quẻ ly biểu thị cho mặt trời và lửa, các quẻ còn
tượng trưng cho chính nghĩa, giàu có, sinh lực và trí tuệ.

“Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng tứ tượng
sinh bát quái”. Sự biến hóa âm dương do thái cực khởi đầu, lưỡng nghi do thái
cực sinh ra tức là âm dương. Có âm dương, khiến chúng cảm ứng lẫn nhau,
dương nuôi âm, âm chứa dương, thế là trong âm có dương, trong dương có
âm, do đó hai khí âm dương lại chia làm 4, gọi là tư tượng. Tứ tượng hiện nay
thường được gọi là thiếu dương, lão dương, thiếu âm, lão âm.

Bát quái đồ trong Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ
cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này.
4. Kinh Dịch tại sao lại chia ra Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái?

Tiên thiên bát quái cũng gọi là Phục Hy bát quái, là lấy chữ số xếp thứ tự vận
hành là Càn nhất, đoài nhị, ly tam, chấn tứ, tốn ngũ, khảm lục, cấn thất, khôn
bát, đây chính là tiên thiên bát quái số.

Hậu thiên bát quái tương truyền do Chu Văn Vương chế tác, còn gọi là Văn
Vương bát quái. Thứ tự sắp xếp của nó là: Khảm nhất, khôn nhị, chấn tam,
tốn tứ, trung (ở giữa) ngũ, càn lục, đoài thất, cấn bát, ly cửu.

Tình trạng vạn sự vạn vật trên thế giới trước khi hình thành gọi là tiên thiên,
có vạn sự vạn vật rồi, tức là hậu thiên. Nói cách khác, con người trong bụng
mẹ là tiên thiên, sau khi dời khỏi bụng mẹ là hậu thiên, tiên thiên hậu thiên là
cách nói phân chia phạm vi, giai đoạn.

Theo thư tự của tiên thiên bát quái, chúng ta có thể biết, con người khi trong
bụng mẹ, đầu tiên bắt đầu sinh ra đầu, vì càn là nhất, tiếp đến sinh ra phổi, vì
đoài là nhị, tiếp đến sinh ra tim, vì ly là tam, tiếp đến sinh ra gan mật, vì chấn
là tứ, tốn là 5, tiếp theo là sinh ra thận, vì khảm là lục, kế tiếp là sinh ra ruột,
dạ dày, vì cấn là thất, tiếp theo là sinh ra thịt, vì khôn là bát.

Tiên thiên bát quái là nói về trạng thái khi vũ trụ hình thành, hậu thiên bát
quái là nói về biến hóa trong nội bộ vũ trụ và phép tắc vận dụng. Hiện nay sử
dụng hậu thiên bát quái chiếm đa số.

5. Cách đọc những chữ khó trong Kinh Dịch như thế nào?
Những chữ khó đọc trong Kinh Dịch có mấy chữ sau: Hào, đoài, quái, thoán,
trinh, phệ

Hào ( yáo): đường ngang dài ngắn tổ hợp thành mỗi quẻ trong bát quái:
Hào tượng
Ðoài ( dùi): quẻ đoài: vui vẻ, niềm vui lan tỏa tới người xung quanh.
Quái ( : guài): quẻ quái, nghĩa là quyết
Thoán ( : tuàn): quẻ thoán, nghĩa là “lợn chạy thoát”.
Trinh ( : zheng): quê trinh, nghĩa là may mắn tốt lành.
Phệ ( shì): quẻ phệ. Xem hung cát, như phệ ngắn quy dài.

6. Kinh Dịch có tác dụng gì?

Kinh Dịch là bảo điển giải khai mật mã vũ trụ, hạnh phúc nhân sinh.

Kinh Dịch là triết lý và kinh nghiệm hàng ngàn năm của văn minh Á Ðông, nó
bao la vạn tượng, phạm vi liên quan đến rất rộng, hầu như tất cả tri thức đều
bao gồm trong đó, là bộ bách khoa toàn thư. Nó trao cho nhân loại 3 chiếc
chìa khóa vàng.

Chìa khóa vàng thứ 1 là “âm dương”, bất kỳ sự việc nào trên thế giới, cân
bằng âm dương đạt được hài hòa, hài hòa thì có thể phát triển, tiến bộ.

Chìa khóa vàng thứ 2 là “ngũ hành”, vạn sự vạn vật đều không rời xa cái bóng
của ngũ hành, mệnh lý học và vị lý học của phong thủy đều từ nó mà sinh ra.

Chìa khóa vàng thứ 3 là “bát quái”, bát quái phát triển thành “Văn Vương 64
quẻ”. Nó cho chúng ta biết 64 mật mã của vũ trụ, đại thiên thế giới cũng
không ngoài mật mã này.

Kinh Dịch là triết lý và kinh nghiệm hàng ngàn năm của văn minh Á Ðông, nó
bao la vạn tượng, phạm vi liên quan đến rất rộng, hầu như tất cả tri thức đều
bao gồm trong đó, là bộ bách khoa toàn thư.

7. Kinh Dịch rất khó học phải không?


Kinh Dịch, là kinh điển dễ học, chứ không phải là “kinh khó”.

Tại sao nói Kinh Dịch dễ học? Vì Kinh Dịch tuy là bộ thiên thư không có
chữ,nhưng nó đã sáng lập ra 8 phù hiệu để miêu tả 8 loại hiện tượng tự nhiên
ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh tồn của nhân loại, đó chính là bát quái (8 quẻ)
đã nói ở trên.

Chúng ta nói Kinh Dịch có 3 từ then chốt, đó là: Âm dương, ngũ hành, bát
quái. Hạt nhân của toàn bộ học thuật Kinh Dịch chỉ có 3 từ đó. Phù hiệu bát
quái là một loại ngôn ngữ cổ đại, chúng ta vận dụng Kinh Dịch thì cũng tương
đương với dịch một loại ngôn ngữ cổ đại sang ngôn ngữ hiện đại mà thôi.

Ðại đa số chúng ta đều hiểu được tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh có 26 chữ cái,
mà bát quái – loại ngôn ngữ cổ đại này có bao nhiêu chữ cái? Chỉ có 8 chữ
cái. Học được tiếng Anh giao tiếp cơ bản cần phải nắm được bao nhiêu từ?
Ước tính bảo thủ cũng chỉ cần 1, 2 ngàn từ thôi. Mà toàn bộ thể hệ Kinh Dịch
có bao nhiêu từ? Chỉ có 64 từ! 64 từ nhưng chứa đựng tất cả quy luật vũ trụ
nhân sinh!

Chính vì học Kinh Dịch chỉ cần nắm được 8 chữ cái, chỉ cần nhớ được 64 từ.
Do đó, Kinh Dịch là kinh điển rất dễ học. Rất nhiều người cảm thấy khó, là do
không nắm được phương pháp đơn giản. Dưới tình trạng đi sai đường, cho du
dùng cả đời, thì cũng không tài nào nắm bắt và vận dụng Kinh Dịch được.

8. Tại sao dùng Kinh Dịch dự đoán vô cùng chính xác?

Bởi vì dự đoán Kinh Dịch là khoa học, chứa đầy đại trí tuệ của nhân loại mà
đến nay vẫn chưa khám phá hết. Thuật số Kinh Dịch là chi phái nội dung
trọng yếu của ngũ thuật của Ðạo giáo cổ đại. Thuật, là chỉ phương thức,
phương pháp. Số, là chỉ lý số, khí số.

Sở dĩ nói dùng Kinh Dịch dự đoán là khoa học, như trên đã nói, bản thân bát
quái biểu thị cho trạng thái của một đoạn thời gian, 64 quẻ đương nhiên
cũng như vậy. Trạng thái thời gian đó là quá khứ, hiện tại, tương lai. Cũng có
nghĩa là, bất cứ quẻ nào trong Kinh Dịch đối với phán đoán sự vật đều hàm
chứa đoán định trạng thái của tương lai đối với sự việc đó.

Ðường thẳng thấp nhất trong bát quái là biểu thị trạng thái tương lai này,
đồng thời cũng chứa đựng đoán định trạng thái quá khứ của sự việc, đường
thẳng phía trên cao nhất của bát quái là biểu đạt trạng thái quá khứ của sự
việc. Do đó ý nghĩa của 1 quẻ bao hàm suy đoán đối với quá khứ và đoán
định đối với tương lai. Do vậy, người hiểu Kinh Dịch có thể biết được 500 năm
trước và 500 năm sau. Tính khoa học cũng là ở đó.

Có người nói, một quẻ (quái tướng) là hiện nay rút ra, đã bao hàm quá khứ,
hiện tại và tương lai, cũng rất ngắn, dường như gắn liền với trạng thái hiện tại,
làm sao biết được quá khứ, tương lai trong thời gian dài như vậy được? 3
đường tròng bát quái lần lượt biểu thị 3 khái niệm thời gian, nhưng đơn vị thời
gian trong mỗi khái niệm thời gian thì không có quy định. Người dùng Kinh
Dịch có thể căn cứ tình hình thực tế, căn cứ yêu cầu biểu đạt mà xác định
một đơn vị thời gian, có thể lấy một đường đại diện cho 1 giờ, cũng có thể đại
diện cho 1 năm.

Lấy ví dụ: quẻ cấn, đại diện cho núi, đường trên cùng biểu thị sự biến động
vỏ trái đất từ niên đại xa xưa, đường ở giữa biểu thị dung nham đóng rắn
thành thân núi, đường ở dưới biểu thị một niên đại nào đó trong quá khứ,
thân núi vẫn còn đóng rắn bất động, do đó chỏ có bảo trì thời gian dài trạng
thái nói trên mới có thể gọi là núi. Vừa vặn đã biểu thị rõ ràng trạng thái vật lý
và trạng thái thời gian của núi. Dùng quẻ cấn là núi để toán quái thì đương
nhiên có thể biết 500 năm trước và 500 năm sau, nhưng khi chúng ta lấy quẻ
thì không đến 1 giây, mà chúng ta rút ra kết luận mấy của nghìn năm.

Bát quái rút tượng đều rất lớn, đều cố định, do đó về mặt thời gian đều rất
đảm bảo. Ba đường bát quái biểu thị sự vật như thế này, quẻ 6 đường cũng
như vậy, chỉ là nó là 2 quẻ 3 đường tổ hợp thành, biểu thị tư tượng sự việc
gặp nhau biến động lẫn nhau.

Trong 64 quẻ bất cứ quẻ nào trong Kinh Dịch đối với phán đoán sự vật đều
hàm chứa đoán định trạng thái của tương lai đối với sự việc đó.

9. Chữ “Dịch” trong Kinh Dịch biểu thị cái gì?

Chữ “Dịch” ( ) biểu thị mặt trời (nhật), mặt trăng (nguyệt) ( ). Cũng
có nghĩa là “Mặt trời ở trên, mặt trăng ở dưới là Dịch”, hay “Chữ Dịch, theo
mặt trăng, theo mặt trời, âm dương đủ cả”.

Có người cho rằng: Chữ “dịch” là chữ tượng hình, hình thể trong chữ giáp
cốt, “dịch” giống con thằn lằn đầu quay lên. Cũng có người cho rằng, chữ
“dịch” là chữ hội ý. Hình thể trong chữ giáp cốt, ban đầu bên trái là 3 chấm, ở
giữa là một đường cong dài, bên phải là nửa hình tròn. Hoặc bên trái là nửa
hình tròn, ở giữa là đường cong dài, bên phải là 3 chấm.

Mặt trời, mặt trăng biểu thị trời đất, cũng đại diện cho âm dương, cách nói
này khá khớp với 8 quẻ trong Kinh Dịch cấu thành, và quy luật phép tắc sắp
xếp, cũng như tư tưởng hạt nhân nội hàm của nó. Bất kể là ý kiến, quan điểm
nào, đều không thể phủ định hàm nghĩa “biến hóa” của “dịch”. Nhật nguyệt
tượng số hàm chứa nghĩa thay nhau biến hóa.

10: Phép biện chứng của Kinh Dịch là gì?

“Dịch, cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (Dịch, đến cùng cực tất
sẽ biến đổi, biến đổi tất sẽ thông suốt, thông suốt tất sẽ lâu dài), đây là trong
“Hệ từ” nói, cũng là một phép tắc biện chứng quan trong Kinh Dịch: “Thông
biến trí cửu” (Thay đổi thông suốt cho đến lâu dài).

Quy luật vận hành của Thiên Ðạo: “Duy biến sở thích” (Chỉ biến đổi thích hợp
với Ðạo). Sự vật có biến đổi thì lâu dài, lâu dài thì có biến đổi. Kinh Dịch ở
trong “biến động bất cư” này đã thể hiện ra phép tắc bất biến “hằng thường
thông cửu” (Luôn thông đạt lâu dài), lại cũng trong “thường hằng thông cửu”
này biểu hiện quy luật khả biến “duy biến sở thích”. Quy luật này chính là cái
gọi là “Thiên hành”, tức quy luật vận hành của Thiên Ðạo.

Sự vật biến hóa tuân theo quy luật vận hành của Thiên Ðạo. Vạn vật thế gian
đều đang biến hóa, chỉ có bản thân quy luật của Thiên Ðạo là bất biến, do đó
sự vật biến hóa ắt phải tuân theo quy luật vận hành của Thiên Ðạo.

Do đó Kinh Dịch cho rằng mặc dù vạn vật thế gian đều đang biến hóa, chỉ có
bản thân quy luật Thiên Ðạo là bất biến, vậy thì con người nên theo phép của
Thiên Ðạo, không trái với Trời ngược với lẽ thường, thuận theo thời mà thay
đổi thích hợp, như vậy mới có thể bảo trì được lâu dài.

Hai khái niệm chỉ đạo hành vi con người của Kinh Dịch, tức “Thời” và “Trung”.
Trung có nghĩa là Ðạo Trung dung: ở chính giữa cái Ðạo tự nhiên của Trời Ðất
vận hành, không thái quá, cũng không bất cập. Thời có nghĩa là thời thế nhất
trí: cũng có nghĩa là hài hòa, tiến cùng với thời.

Chúng tôi tin tưởng rằng, đại đa số bạn đọc sau khi đọc 10 câu này sẽ đọc
hiểu được Kinh Dịch. Ðương nhiên đọc hiểu chỉ là hiểu sơ bộ, cũng có nghĩa
là hiểu Kinh Dịch là như thế nào. Nhập môn không khó lắm, vậy thì đi sâu vào
cũng sẽ có nhiều đất dụng võ.

Bạn đọc có hứng thú có thể bước tiếp tìm tòi sự huyền bí mênh mông của
Kinh Dịch. Chúng tôi tin tưởng rằng, các bạn sẽ thọ ích rất nhiều. Nếu vận thế
của bạn không tốt, các bạn hãy điều chỉnh theo lý, các bạn cần nhớ kỹ: Vận
khí tốt chân chính, chính là cần các bạn tự mình nắm lấy, vì điều chỉnh theo lý
là Ðạo lý, phong thủy tốt sẽ ở quanh chúng ta.

st: Lê Công

You might also like