You are on page 1of 213

NỘI ĐAN, NGOẠI ĐAN VÀ CÁC TU LUYỆN ĐỂ TRƯỜNG SINH CỦA CÁC TU LUYỆN GIẢ

Trong các cảnh giới của truyện tiên hiệp có Luyện khí, Trúc Cơ, Kim Đan, Nguyên Anh, Hóa Thần, Phân Thần, Đại Thừa, Độ
Kiếp. Cụ thể là Tám đại cảnh giới cho đến khi người tu luyện vũ hóa phi thăng lên tiên giới.

Tất nhiên sau đó thì cón có cả Chân Tiên, Kim Tiên, Ngọc Tiên…cái gì gì nữa thì ta tạm không nhắc tới.

Trên thực tế thì trong Tám đại cảnh giới của người tu tiên thì chỉ có 3 cảnh giới đầu là có thật. Tức là thực tế có Luyện khí,
Trúc cơ, Kim đan là có thật trong lịch sử, còn lại thì là diễn hóa ra.

Mà cái gọi là Kim Đan kia cũng gọi là Nội Đan chứ không phải viên vàng chóe nằm ở Đan Điền.

Thực tế thì nó ra làm sao ?

Y học phương Đông coi cơ thể con người là một Tiểu Thiên Địa. Trong Tiểu Thiên Địa đó diễn hóa đủ có Ngũ Hành ( Kim-
Mộc- Thủy- Hỏa-Thổ). Trong cái Tiểu Thiên Địa ấy lại có tám trạng thái gọi là Bát Cương ( Biểu - Lý, Hàn - Nhiệt, Hư - Thực,
Âm – Dương).

Cứ như vậy, những gì diễn ra trong cơ thể gọi là vòng Tuần Hoàn, hay ta gọi với cái tên trong sách cổ, truyện tiên hiệp là
một vòng Chu Thiên.

Tu luyện để nhằm mục đích trường sinh tức là chuyên tâm vào việc Luyện Đan. Trong luyện đan này có 2 loại Đan, một là
Nội

Đan, hai là Ngoại Đan.

- Luyện Nội Đan

Nội Đan thật sự trong việc tu luyện nó không phải là áp súc lực lượng vào một viên bi tròn tròn trong Đan Điền ( thực tế thì
Đan Điền có 3 cái là Thượng- Trung – Hạ Đan Điền nhưng tiên hiệp, kiếm hiệp chỉ đề cập cái Hạ Đan Điền mà thôi) mà nó là
luyện bên trong cơ thể thành một Nội Đan kháng cự với bên ngoài.

Cảnh giới đầu tiên của người tu luyện, chính là Luyện Khí.

Luyện khí là gì ? Cơ bản của phương pháp Dưỡng Sinh phương Đông chính là Thổ Nạp. Thổ Nạp gọi đơn giản là mửa ra
nuốt vào không khí. Bằng cách vận hành dòng khí trong cơ thể theo vòng tuần hoàn qua cách kinh mạch ( Nhâm- Đốc nhị
mạch, sinh tử huyền quan nó cũng từ đây mà ra) sẽ nâng cao sự lưu chuyển trong cơ thể, là tốt cho sự tuần hoàn. Đại thể
nó cũng như các phương pháp khí công ngày nay.

Ảnh minh họa chính là vận chuyển khí đi theo một vòng Chu Thiên.

Cảnh giới thứ hai là Trúc Cơ.

Trúc Cơ thật sự là gì ? Tất nhiên nó không thể cưỡi phi kiếm bay vèo vèo như tiên hiệp đâu. Trúc Cơ là giai đoạn xây dựng
trụ cột để hình thành Nội Đan.

Giai đoạn này ngoài luyện khí thì bản thân người tu luyện phải kết hợp thêm cả luyện những thứ khác như cơ bắp, nội
tạng, huyết nhục, tâm tính…để làm phụ trợ cho khí lưu thông trong cơ thể được nhuần nhuyễn và chắc chắn hơn.

Hay nói cách đơn giản, Luyện Khí là bên trong cơ thể, Trúc Cơ là bên ngoài cơ thể. Nó như quả bóng, không có lớp vỏ da
bên ngoài tốt thì khí có tốt đến mấy cũng bay đi.

Lý luận này thường thể hiện trong Tiên Hiệp coi người thường chỉ là “Những bị da hôi thối” là như vậy.

Giai đoạn Trúc Cơ tiêu hao nhiều tài nguyên và được coi là giai đoạn quan trọng nhất cho việc tu luyện sau này.

Cảnh giới cuối cùng là Nội Đan

Sau khi chuẩn bị xong cả về Khí và Huyết thì người tu luyện đạt đến đỉnh phong và đột phá lên thành Nội Đan.

Trạng thái này là trạng thái tĩnh, tức là đã đạt đến đỉnh. Khí trong cơ thể điều hòa, vận chuyển thông thoát. Huyết nhục nội
tạng mạnh khỏe, cứng rắn đủ để cho khí lưu thông. Hai thứ này kết hợp lại chính là Nội Đan, tức là bên trong cơ thể sinh ra
kháng lực lớn với các tác động bên ngoài, nôm na là hơn nhiều người khác.
Chính cái giai đoạn này được gọi là Tâm Bình Khí Hòa. Người tu luyện sau khi qua một quá trình tu luyện, hiểu cơ thể, hiểu
việc đời, trải qua thất tình lục dục…đạt đến trạng thái tâm tính bình thản, không màng thế sự nữa thì khí huyết, lục phủ
ngũ tạng yên ổn, trường thọ sống lâu.

Đến cảnh giới này thì phải xem ông nào luyện Nội Đan tốt hơn, kiểu gì thì ông ấy sẽ sống lâu hơn thôi. Đến lúc này thì nó
thuộc về Thuộc Tính Đan như tiên hiệp đã nói.

Cho nên, đây người ta vẫn gọi là cảnh giới Chân Nhân ( quy nhất về đúng trạng thái của NGƯỜI). Thường thì ta thấy mấy
ông Chân Nhân này không lấy vợ là thế, có gia đình thì tâm khó bình mà khí khó hòa. Tức giận hại nội tạng, mà tức lắm thì
đạt trạng thái Tẩu Hỏa Nhập Ma.

- Luyện Ngoại Đan

Ngoại Đan thì dễ hiểu rồi. Ngoại Đan chính là luyện thuốc thành viên ( Đan là viên cứng, tròn). Bạn nào hay dùng cái Thất
Bảo Trường Sinh Đơn hay Tô Gia Cố Tinh Đơn (đan) của mình để trị yếu sinh lý, vô sinh, hiếm muộn; Vệ Tỳ Chỉ Thống Đơn
( trị dạ dày, trào ngược, đại tràng) thì chính là một loại Đan đấy. Mình tạm coi là Luyện Đan Sư.

Quá trình tu luyện con người cũng cần có thuốc để bổ sung cái khuyết thiếu của cơ thể, bồi bổ cơ thể, nội tạng làm trợ lực
cho quá trình tu luyện. Hoặc đơn giản là họ cần thuốc để khắc chế một trạng thái nào đó : tức giận, mệt mỏi, đau nhức…
đều cần đến Đan dược.

Tất nhiên là Ngoại Đan chỉ là một cách nói đại diện cho việc luyện thuốc do Đan là cô đọng kết tinh của quá trình luyện
dược. Trong việc nấu thuốc nó còn sinh ra các loại như Dược tề ( thuốc bôi), Dược tán ( thuốc bột), Dược cao ( thuốc bôi
hoặc uống)…

Điều này giải thích lý do tại sau trong Tiên Hiệp, chức nghiệp Luyện Đan Sư lại được coi trọng như vậy.

Kết hợp Luyện Nội Đan và Luyện Ngoại Đan, ta thu được một TU LUYỆN GIẢ. Thường thường nếu phương pháp luyện tập
(công pháp) và đan dược phụ trợ không có sai lầm thì họ sống rất lâu.

Con đường của tu tiên, mục tiêu đầu tiên là để trường sinh mà.

“Nghèo văn, giàu võ” như ta thấy là cả ngày chỉ ngồi hít thở, rồi luyện quyền, luyện cơ bắp...với nuốt đan dược thì rất tốn
kém. Vì vậy đa số chỉ có người giàu mới làm được ( ví như Vương Trùng Dương thực tế nhà giàu vỡ mặt) hoặc đến môt lúc
nào đó cần người phụ giúp thì họ thu đồ đệ, mở môn phái để truyền đạo, cũng như thu thập nhân tài, tiền bạc để giúp cho
quá trình tu luyện của họ.

Sơ qua vài nét như vậy để thấy rằng

- Tu luyện để trường sinh không phải là chuyện viễn tưởng. Cách cách về rèn luyện khí công, nội tạng, cơ bắp, tâm tính…
không phải là không có lý. Và có thể áp dụng được tùy theo người sử dụng.

Tất nhiên, bất tử là không thể, nhưng rõ ràng nếu tâm bình khí hòa, trạng thái bình tĩnh thì sống lâu hơn.

- Kiến thức trong võ hiệp, tiên hiệp…phần nhiều từ lý luận Đông y mà ra. Thực tế cơ thể cũng có Đan Điền, Chu Thiên, Lục
Mạch ( không phải thần kiếm nhé) trên cổ tay, rồi thì Tam Muội Chân Hỏa…chịu khó tìm hiểu ta sẽ thu hoạch được những
điều quý.

Dông dài vậy thôi, tương lai nếu bạn nào giàu có mà cầu tu tiên với trường sinh thì có thể tìm hiểu thêm hoặc ngồi đàm
luận với mình.

Mục đích trở thành thầy thuốc của mình, chủ yếu cũng vì sống lâu mà thôi.

Chúc các vị đạo hữu cát tường !

---------------------------

- Vệ Tỳ Chỉ Thống Đơn: chữa viêm loét dạ dày, vi khuẩn HP, trào ngược thực quản, viêm đại tràng

- Thất Bảo Trường Sinh Đơn : Bổ thận dương, cố tinh, chữa yếu sinh lý

- Lục Vị Địa Hoàng Hoàn : Bổ thận âm, bổ âm phần, tiêu nhiệt, cố tinh

- Dạ Giao Hoàn ( Hà Thủ Ô Viên) : Đen tóc, bổ máu, bổ thận


- Cao ngựa bạch : Bồi bổ cơ thể cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp, tăng chuyển hóa cơ thể

- Dưỡng Can Tiêu Độc Hoàn : Bổ gan, tiêu độc, thanh nhiệt, tán uất

- Dưỡng Vinh Vệ Hoàn : Bổ khí huyết, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân an toàn

- Ngũ Vị Thanh : Kháng sinh tự nhiên, tăng kháng thể, chống bệnh tật.

- CHÂU THIÊN NGHỊCH CHUYỂN

CHÂU THIÊN NGHỊCH CHUYỂN CÔNG PHU

Mục đích: Thanh lọc bản thể, khai mở hệ thống kinh mạch, gia tăng sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, đưa tâm dần dần trở nên vi
tế bước vào cảnh giới nhập định.

Thời gian: Tập vào giờ tí (23h đêm – 01h sáng),nếu có thời gian nên tập tứ thời ( Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu ) công phu lâu mau
tùy theo sức .

Không gian: Phòng hoàn toàn tối, không lọt một chút ánh sáng nào.

Điều thân: Ngồi bán già hay kiết già, chân phải để trên chân trái, bàn tay phải nắm bàn tay trái đặt trước bụng. Không được
nhắm mắt, hai mắt lim dim nhìn xuống dưới, mới đầu công phu chỉ cần hơi khép mắt lại, sau khi đã nhập định thì tự nhiên
sẽ lim dim, không cưỡng ép, miệng ngậm, lưỡi để tự nhiên ở hàm dưới, công pháp này không yêu cầu phải cong lưỡi vì ảnh
hưởng tới nhập tĩnh.

Chỉ cần đầu lưỡi không đụng vào hàm trên là được rồi, bàn tay này nắm lấy tay kia, mục đích là khi hít thở có thể hai tay
hơi nắm chặt lại để tập trung, không phải là huyệt lao cung úp vào nhau như thế bắt tay mà là lòng bàn tay phải úp lên mặt
ngoài tay trái, nếu biết cách nắm tay theo ”Tí Ngọ liên hoàn bát quái thủ” của đạo gia thì cũng được.

Điều tâm: Ngừng tạp niệm, không tập trung vào bất cứ điều gì, theo ánh mắt nhìn xuống khoảng đen tối trước mắt.

Điều tức: Yêu cầu phải thở được kiểu bụng ngược, hít vào thì phần bụng dưới rốn thót lại, thở ra thì phình ra, các bạn nào
chưa rõ thì tìm cách sách khí công để tham khảo cho biết chính xác cách hít thở. Hiện nay các sách khí công thường đưa
thêm hướng dẫn cong lưỡi và co rút hậu môn nhằm nối thượng, hạ thước kiều, công phu này không dùng tới, yêu cầu bỏ
phần đó, chỉ cần chú ý tới phép hít thở ngược thôi. Tập điều tức khi nào thuần thục thì hãy bắt đầu công phu Châu Thiên
Nghịch Chuyển.

Châu Thiên Nghịch Chuyển:

Sau khi đã điều thân, điều tâm, điều tức vài ba hơi để tập co giãn bụng dưới thì bắt đầu chuyển pháp luân.

Theo phép thở bụng kiểu ngược thì khi hít vào bụng dưới từ từ co lại, đến đây thay vì thở ra hành giả tiếp tục hít vào, hít
vào.. (thời gian tối thiểu phải đạt được là 1 phút), bụng dưới vẫn tiếp tục co lại đến khi cảm thấy ngộp thở không thể tiếp
tục hít vào được nữa thì từ từ thở ra bằng mũi, nhưng không cố gắng phình bụng hết sức như kiểu thở ngược mà chỉ thở
ra từ từ, bụng dưới chỉ hơi phình như đang giãn ra mà thôi, không thở ra hết không khí trong phổi, đó là một hiệp.

Tiếp tục thực hiện hiệp hai, ba đến khoảng chín hiệp thì ngừng, có thể tự nhiên nhập vào đại định. Có nhiều người khi thực
hiện khoảng ba hiệp thì thấy tự nhiên nhập định, thì cứ để nhập định như vậy, tạm thời ngưng pháp luân, đến khi xuất
định lại tiếp tục pháp luân, nếu thấy nhiều tạp niệm thì dùng thần chú ‘Ôm Mani Pát Mê Hum” vài ba lần sẽ hết.

Công phu xong thì nằm xuống ngủ luôn, lợi dụng giấc ngủ để cho nội khí tự động vận hành.

Chứng nghiệm:
Sau khi nằm xuống có thể thấy điện giật, bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao, đó là nội khí
vận hành không có gì đáng ngại, thường người mới tập luyện do kinh mạch chưa thông thoáng dễ thấy hiện tượng trên,
sau một thờ gian cơ thể được thanh lọc sẽ hết.

Ghi chú về thở: Tạm nói như thế này cho dễ hình dung, ta ví thân mình làm ba phần, phần trên từ cổ tới ngực, phần giữa
từ ngực tới rốn, phần dưới từ rốn tới bụng dưới. Như vậy 3 kiểu hô hấp chính được tạm thời mô tả như sau( các bạn đừng
hiểu theo kiểu chẻ chữ ra làm đôi nhé):

1.Kiểu ngực: Khi hít vào chủ yếu là phần trên căng lên.

2.Kiểu thở bụng thuận: Khi hít vào thì chủ yếu phần dưới căng lên

3.Kiểu thở bụng nghịch: Khi hít vào thì phần giữa căng lên, trong khi đó phần dưới thì thắt lại.

Khi tập luyện các bài hít thở, thì tuân thủ cách thở theo bài tập là tự nhiên nhất.

Những lưu ý để tập tốt Châu thiên nghịch chuyển:

- Muốn nhập định thì phải Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng.

Vậy thế nào là đạt chất lượng? đó là:

- Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt 9 hiệp thì phải cảm thấy rất mệt, hết sức lực.

- Nguyên tắc của Châu Thiên Nghịch Chuyển là khi hít vào mặc dù biết không thể hít thêm vẫn cố gắng hít thêm tối đa đến
khi không thể cố gắng được nữa mới thở ra, một hiệp tối thiểu đạt 1 phút.

- Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng, thì sau mỗi hiệp hơi thở sẽ dồn dập, phải nghỉ điều hoà hơi thở 3-5 hơi
(điều hoà bằng thở thuận) rồi lại tiếp tục hiệp 2, nếu có thể làm liện tục hiệp 1, 2, 3.. 9 mà không cần nghỉ là chưa đúng
nguyên tắc.

- Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng thì sẽ tự nhiên nhập định, hơi thở tự nhiên chứ không phải thở nghịch
nữa, thở nghịch chỉ dùng khi làm Châu Thiên Nghịch Chuyển thôi.

Điểm quan trọng: vì chúng ta sử dụng “‘phong“‘ để khai thông kinh mạch, nên Châu Thiên Nghịch Chuyển quan trọng nhất
là động tác hít vào, hít vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí
sẽ bị đẩy ngược ra ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào , đây là yếu
quyết chính để Châu Thiên Nghịch Chuyển thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt
cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh, thấy như vậy là bạn đã hoàn thành Châu Thiên Nghịch Chuyển trọn vẹn.

THIỀN ĐỊNH

(Sau khi tập CTNC được 6 tháng thì bắt đầu tiến hành thiền định.)

Châu Thiên Nghịch Chuyển là phép luyện Tinh hoá Khí, thiền định là phép luyện Khí hoá Thần, cho nên sau khi Châu Thiên
nghịch chuyển (PLNC) thì chân khí sẽ tiến sang Đốc mạch, thì bắt buộc phải thiền định để chân khí vượt Ngọc Chẩm nhập
vào Nê Hoàn Cung hoá thần. Đây là công pháp truy nhiếp nguyên thần về Nê Hoàn Cung mà cổ tiên giấu kín, nay sư huynh
đem ra công truyền. Người luyện thiền định này coi như đã đặt một chân vào đại đạo, cho nên khi thực hành nếu có gặp
nhiều trải nghiệm huyền ảo cũng không nên lo sợ.

Nguyên tắc của phép thiền định đạo gia là ”tâm tức tương ỷ”, đó là phép làm cho thần khí quyến luyến lẫn nhau không rời
ra, nói theo thế tục thì thần khí cũng như âm dương, nam nữ, dùng chân ý làm người mai mối khiến cho thần khí giao kết
thì sẽ tiến vào cảnh giới nhập định, có thể khiến cho hô hấp ngừng lại, đạo gia gọi là thai tức, phép này được chỉ rõ trong
”Lục diệu pháp môn” của nhà Phật và ”Thái ất kim hoa tông chỉ” của Lã Tổ, Chỉ có điều người xưa khi truyền công pháp đều
muốn người ta phải phát huy ”ngộ tính” thì mới có thể chứng nghiệm hiệu quả. Vì thế mà phép này truyền ra đời cũng ít
thấy ai hiểu mà tu luyện hiệu quả. Nay tôi đặc biệt chỉ ra chỗ ”ngộ” này cho các bạn hiểu.

Nếu thiền với tư thế ngồi thì sau khi Châu Thiên nghịch chuyển, thì bước sang thiền định, về tư thế thì có thể hai tay vẫn
ôm nhau như khi châu thiên nghịch chuyển, hoặc là hai tay tách ra đặt xuống hai đầu gối, tư thế nằm thì nằm ngửa hay
nghiêng cũng được miễn sao cho thoải mái. Tùy theo từng người thấy phép nào hợp thì theo

Yếu quyết: Miệng ngậm, hai mắt nhắm kín, hai tròng mắt ngước nhìn lên khoảng đen tối phía trên trán, im lìm như mèo
nằm rình chuột, tuy nhiên không được quá tập trung căng thẳng, đầu óc không suy nghĩ gì cả, ngưng mọi tạp niệm. Nếu
thấy tạp niệm khởi lên thì dùng tâm tức tương ỷ mà thâu nhiếp, tuyệt đối không thủ ý vào bất kỳ huyệt đạo nào trên đầu.
Thời gian thiền định tối thiểu là 30 phút.

Thông thường sau khi Châu Thiên nghịch chuyển thì tự nhiên nhập định rồi, được một lúc sẽ thấy mức độ nhập định không
sâu nữa gọi là sắp xuất định thì thực hiện pháp ”Tâm tức tương ỷ” này, từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình
hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không
được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là một hiệp, thực hiện 3 hiệp như vậy rồi ngưng, tiếp
tục nhập định, ngưng mọi tạp niệm, khi đó sẽ cảm thấy trí giác ngày càng lịm đi, đến khi nào thấy sắp sửa xuất định thì lại
thực hiện ”Tâm tức tương ỷ”. Làm tốt pháp này thì có thể ”siêu phàm nhập thánh”, chứng nghiệm được mọi ấn chứng
được nói tới trong ”Toạ thiền chỉ quán” của nhà Phật.

- Lưu ý: Khi ”Tâm tức tương ỷ”, tiến hành hô hấp bụng kiểu thuận, hít vào bụng căng lên, thở ra xẹp xuống.

- Giải thích: Tại sao chỉ hô hấp 3 hiệp trong một lần ”Tâm tức tương ỷ”?

Vì chân ý như bà mai mối cho thần khí vậy, khi tâm theo dõi hơi thở chính là đang mai mối cho thần và khí, nếu chân ý cứ
theo dõi liên tục mấy chục hiệp thì cũng như nam nử đến gặp nhau mà có bà mai đứng đó ngó hoài thì làm sao kết hợp
được, đây là điểm mấu chốt của pháp này. Vì thế nhiệm vụ của bà mai chỉ là dẩn dắt đoạn đầu rồi sau đó phải đi chổ khác
thì thần khí mới phối hợp được, do đó mà mỗi lần “tâm tức tương ỷ” chỉ làm 3 hiệp thì ngừng.

Hỏi:

Mới tập vài hôm, mình quan sát thấy : khi phần bụng dưới thắt lại, thì vùng chứa khí hít vào sẽ bắt đầu từ phần cơ hoành
(tương ứng với phần giữa cơ thể như HuyenQuangTu vừa nêu), nhưng do hít vào từ từ đến mức đầy, nên từ phần cơ
hoành trở lên sẽ dần dần đầy chỗ chứa : phần giữa đầy, phần ngực đầy cũng phải căng lên, phần ngực đầy rồi sẽ tới phần
cổ đầy, phần cổ đầy rồi vẫn còn chỗ chứa nữa là các hốc xoang, khi các hốc xoang đầy rồi thì sẽ không hít vào được nữa.

Tới giai đoạn thở ra, thì ngay khi thở ra sẽ không thể phình bụng ngay được, mà hơi ở vùng trên được giải toả hết rồi thì
vùng dưới mới phình ra được. Tức là quá trình phình phải lần lượt từ trên xuống dưới, khi hơi ở xoang ra hết sẽ đến cổ,
đến ngực, khi hơi ở ngực ra hết thì mới bắt đầu có thể phình phần giữa và khi hơi ở phần giữa ra hết thì mới bắt đầu có thể
nới lỏng dần đai bụng dưới rốn từ từ.

Như vậy quá trình phình bụng khi thở ra cũng phải nương theo quá trình không khí thoát ra một cách tuần tự, chứ không
cố ý ngay từ đầu được.

HuyenQuangTu có thể nói rõ hơn về phạm vi chứa khí được không ? Vì nếu đã hít đầy hơi thì phần ngực sẽ căng hơn phần
giữa vì thể tích nó lớn hơn nhiều (có chỗ nào chứa được sẽ tự nhiên chứa bằng hết).

Đáp:

Ban Tienkyanh mô tả cách hít thở bụng kiểu nghịch như vậy là chính xác và khoa học, tuy nhiên chúng ta không nên quá
quan tâm đến chuyện không khí sẽ vào ra như thế nào, vì thực sự chúng ta không sử dụng không khí để khai thông kinh
mạch, mà sử dụng một lực lượng gọi là “phong”, nó nương theo không khí vào cơ thể khi ta hít vào, phạm vi hoạt động của
nó vượt ra ngoài không khí, vì thế nếu quá chú tâm vào không khí sẽ chứa ở đâu thì sẽ bị máy móc, các bạn chỉ cần biết
rằng mình đang hít thở vào sâu dài từ từ theo kiểu bụng nghịch thì không khí sẽ tự biết vào đúng chỗ của nó, dĩ nhiên như
bạn Tienkyanh đã mô tả, thì quả thật không khí sẽ vượt lên chứa đầy cổ và cả các xoang, khi thở ra cũng vậy, ta cũng chỉ
chú ý vào chuyện thở ra từ từ và tập trung vào động tác dãn bụng dưỡi cho đến khi phình ra. Những gì bạn Tienkyanh mô
tả là hoàn toàn chính xác.

Điểm quan trọng:vì chúng ta sử dụng ”phong” để khai thông kinh mạch, nên PLNC quan trọng nhất là động tác hít vào, hít
vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí sẽ bị đẩy ngược ra
ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào, đây là yếu quyết chính để PLNC
thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh,
thấy như vậy là bạn đã hoàn thành PLNC thành công trọn vẹn.

PLNC chính là phép luyện đả thông mệnh môn ( là phần đối diện với rốn ở sau lưng).

Tu luyện sai lệch phần nhiều do các nguyên nhân thủ ý, dẩn ý, cong lưỡi, nay PLNC không dùng tới tất cả những phép luyện
đó, nên không thể có sai lệch, hoàn toàn phù hợp nếu kết hợp với các môn khác (khí công, nhân điện…), và hỗ trợ chữa trị
nếu do tập các môn khác phát sinh sai lệch, nếu kết hợp với các môn khác thì nên tập PLNC sau cùng, rồi sau đó ngồi thiền
định nhập tĩnh luôn.
Lưu ý, sau khi tập PLNC thì phải dành khoảng 30 phút thiền định, vì PLNC là để hỗ trợ thiền định.

-Trạng thái nín thở là trạng thái thanh quản bị đóng lại, nên sẽ có hiện tượng đỏ mặt

-PLNC hoàn toàn không có trạng thái đóng thanh quản, thanh qủan lúc nào cũng mở nên không có trạng thái nín thở, mà
thực sự khi bạn hít vào đầy hơi , vẫn tiếp tục hít vào thì sẽ có một phần không khí ở phía trên cổ và các xoang sẽ bị đẩy ra
để không khí mới vào, bạn hãy hình dung không khí trong cơ thể bạn và bên ngoài vẫn thông suốt với nhau chứ không có
hiện tượng ngăn cách trong và ngoài khi làm PLNC

-khi bạn thở ra, thì phần không khí ở phía trên sẽ ra trước, khi phình bụng bạn sẽ có cảm giác là không khí vừa ra đằng mũi
làm ngực trống mà vừa đi sâu xuống bụng dưới khi phình bụng.

Khi thở ra bạn hãy chú ý vào chuyện thở không khí ra và phình bụng dưới.

Hô hấp Đạo gia: Cũng gọi là hô hấp nghịch được dùng để chuẩn bị cho khí lưu thông, và sự phát triển đúng đắn của nó có ý
nghĩa quyết định. Cử động bình thường của bụng dưới bị đảo ngược. Thay vì phình ra khi hít vào , đạo gia thót lại, và
ngược lại. Ta không bao giờ giữ hơi lại hoặc cưỡng ép nó. Hít vào từ từ bằng mũi , giữ cho hơi thở được êm dịu và dễ dàng,
co bụng dưới lại, nâng nó lên. Khi phổi đầy hơi, bắt đầu thở ra nhẹ nhàng. Hít vào được coi là âm , thở ra là dương. Chúng
phải hoạt động chung như vòng tròn Âm dương, cái này trở thành cái kia một cách êm dịu và không cố gắng trong một
động tác buông lỏng. Khi thở ra, từ từ đẩy Đan Điền và bụng dưới ra. Vùng Đan Điền là nơi khí sinh ra và tích tụ để khởi
vòng Tiểu Chu Thiên. Vì vậy , cơ bắp quanh Đan Điền phảI được luyện tập sao cho có thể co lại và phình ra vừa đủ khi
người tập hít vào và thở ra. Trước hết phình bụng dưới khi thở ra có lẽ khó khăn , nhưng với thực hành các cơ bắp sẽ tập
càng lúc càng to hơn đến khi toàn thể bụng dướI căng từ rốn đến xương chậu khi thở ra. Ta không nên cưỡng ép Đan Điền
phình ra, mà phải làm nhẹ nhàng đến khi thành công.

Toàn thể tiến trình là một hình thức hô hấp sâu, không phải vì hô hấp nặng nề, mà vì nó làm cho phổi gần đầy. Nhiều người
tập các bài đòi hỏi nhiều cố gắng phải hô hấp vất vả, họ không tất yếu thở sâu. Thở sâu làm cho nội tạng rung động nhịp
nhàng với hơi thở, làm kích thích và luyện tập chúng. Nội tạng không có tiếp thu loại nội luyện này mà không có thở sâu. Ta
có thể thấy rõ nhiều hình thức tập luyện hung bạo chỉ ảnh hưởng cơ bắp bên ngoài, tác dụng ít ỏi tới nội tạng.

________________________________________

CÁC BÀI TẬP PHỤ TRỢ

TIẾN DƯƠNG CÔNG

1.Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

2.bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn, hai chưởng xoay ra sau lưng, tưởng tượng hai chưởng đang hổ trợ lưng
đẩy một tảng đá lớn đang tiến tới áp sát lưng, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

3.Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì từ từ đứng thẳng dậy, hai chưởng
xoay ngửa theo hai bên thân đẩy thẳng lên trời, đồng thời kết hợp thở ra từ từ bằng mũi.

THOÁI ÂM CÔNG

- Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

- Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn. Hai chưởng đẩy thẳng tới trước măt. Tưởng tượng hai chưởng đang đẩy
một tảng đá lớn đang từ từ tiến đến áp sát ngực. Tưởng tượng hai chưởng không thể chống đỡ nổi tảng đá vẫn đang tiến
tới áp sát vào ngực, hai chưởng bị tảng đá đẩy phải co về trước ngực, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

- Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì bất ngờ đẩy mạnh hai chưởng về
trước, tưởng tượng tảng đá bị đẩy bật văng ra xa, đồng thời kết hợp thở ra thật mạnh bằng mũi.

Thời gian: Tập hai buổi chính là sáng tiến dương và chiều thoái âm.

NGOẠI CHÂU THIÊN

Hai chân đứng bằng vai, quay 2 tay từ sau ra trước, khi 2 tay sau lưng thì bàn tay ngửa lên, khi 2 tay qua đầu đi xuống thì
úp bàn tay lại, khi qua đỉnh đầu khoảng cách 2 tay nhỏ hơn vai, không để hai tay chạm nhau, quay tốc độ vừa phải sao cho
khi tay đi lên hít vào khi tay đi xuống thở ra.
Bài này luyện phần phách bao quanh thân và đồng thời cũng có tác dụng thông mạch (có tác dụng thông mạch tương tự
bài phất tay Dịch cân Kinh nhưng khó tập hơn vì mau mỏi tay mỏi vai ,tuy nhiên tập tốt và chăm chỉ có thể gây tự phát
động công và tay quay tự động hàng nghìn vòng không mỏi).

BÀI TẬP NỘI CÔNG

- Bài tập này các bạn tập vào buổi sáng, có tác dụng hấp thu địa khí, làm khí huyết lưu thông, giãn gân cốt do ngồi thiền
lâu, ổn định nhịp tim và huyết áp bất thường.có thể chữa được bệnh đau thần kinh toạ, hoặc những ai do luyện khí công bị
đau chân thì cũng công hiệu tốt.

- Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai, hít vào, bụng căng ra, nâng hai tay (mở chưởng) lên ngực, bắt đầu nín thở, hai
chân rùn xuống tấn mã bộ, hai chưỡng hướng xuống đất, gồng cứng hai chân và hai tay, tưởng tượng mặt đất đang nâng
lên còn mình thì đang dồn toàn bộ sức lực xuống chân để ấn mặt đất xuống, tùy theo khả năng nín thở rồi bắt đầu thu thế,
từ từ thở ra bằng miệng, hai chân từ từ đứng thẳng như cũ, hai tay nâng lên ngực rồi hạ xuống hai bên thân về tư thế ban
đầu.

BÀI NỘI CÔNG TRỤC TÀ

Âm tà vào người theo đường xương sống từ dưới đất lên, những người có căn âm bẩm sinh, hoặc là tập thiền ngồi trên
nền đất có âm khí nhiều dễ bị nhiễm.

Bài nội công trục tà :

Tương tự như 2 bài tỉến dương thoái âm nhưng hai tay nắm chặt 2 quả đấm buông dọc theo thân mình hướng xuống đất,
bắt đầu hít vào bụng , gồng cứng 2 cánh tay và 2 chân tưởng tượng mình nặng như một quả tạ, sức ì nặng ngày một tăng
dần đè xuống mặt đất, hai chân rùn xuống tấn mã bộ vững chắc, đầu cúi nhìn xuống mặt đất, gia tăng quán lực, khi nào
không thể hít vào được nữa thì thở ra đồng thời thư giãn toàn bộ cơ thể, hai tay mở ra tự nhiên, hai gối đứng thẳng dậy,
tiếp tục làm hiệp 2.

Tại giường ngủ hoặc chỗ tập thiền vẽ quẻ dịch ‘phong địa quan’ , thường nhìn vào hình quẻ dịch quán niệm, khi thấy hiện
tượng xấu thì quán tưởng và niệm tên quẻ dịch.

TÂM TỨC TƯƠNG Y

Đây là một công pháp rất nhiều huyền diệu.

Từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên
tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là
một hiệp.

Tâm theo dõi hơi thở. Thở nhịp nhàng khoảng 3 lần vào ra như vậy thì dừng để nội khí tự vận hành, thần khí tự quyến
luyến nhau, khoảng vài phút lặp lại một lần.

Chăm tập TÂM TỨC TƯƠNG Y và nhận thấy nó rất tuyệt, nó thúc đẩy nội khí vận hành rất mạnh, thần khí quyện vào nhau,
tâm trí như say, như mơ. Lúc tập nên thả lỏng tâm trí, buông lơi tất cả, bám vào hơi thở thật nhẹ nhàng, không nên dùng
sức mà thật nhẹ nhàng ta sẽ thấy tất cả như quyện chặt vào nhau…. rất khó tả

ĐỘNG TÁC THU CÔNG

Mọi người tu tập CTNC khá lâu rồi mà chưa thấy sư huynh nói gì tới thu công chắc cũng có người thắc mắc, bây giờ sư
huynh mới nói rõ tại sao. Trong các bài quyền thuật khí công thường khi kết thúc có động tác thu công, vậy động tác này
dùng làm gì? Xin trả lời động tác thu công dùng để đưa hệ thống kinh mạch trở lại bình thường, như vậy CTNC chưa dạy
thu công chắc là có thiếu sót hay sao? Không phải vậy, thực ra động tác thu công chỉ thực hiện khi nào hệ thống kinh mạch
đã khai mở mà thôi, và không những thu công chỉ dùng sau khi tập mà bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng vì mục đích của
nó là giúp cho sư vận hành khí điều hoà bình thường. Do đó nếu kinh mạch chưa khai thông thì thu công không có ý nghĩa
gì cả. Đối với khá nhiều bài quyền thuật khí công, sư huynh thấy chỉ là một động tác quy tắc mà thôi. Động tác thu công
được thực hiện như sau: Hai bàn tay chắp lại như khi lễ Phật, nhưng từng cặp ngón tay tách rời nhau ra thoải mái chứ
không khép sát nhau như khi lễ Phật.

Để hiểu tại sao phải dùng động tác thu công như trên sư huynh nhường lại cho mọi người tự tìm hiểu, sau khi kinh mạch
khai thông thì sẽ tự có lời giải đáp.
BÀI TẬP SỬ DỤNG CHÂN HỎA TAM MUỘI

Bài tập sử dụng chân hỏa tam muội rất đơn giản chỉ là động tác lim dim hai mắt, thuật ngữ đạo gia gọi là ‘buông rèm’, có
tác dụng thu hút được ánh sáng của nhật nguyệt giao quang giúp thanh lọc cơ thể. Trong loạt bài trừu thiêm sư huynh đã
giảng rõ dùng hô hấp thu hút âm khí từ hệ kinh mạch ngoài vào trong và dùng nội đan tiêu diệt. Tuy nhiên người không có
nội đan thì dùng kỹ thuật thu hút chân hỏa tam muội này bổ khuyết. Không có gì phải ngạc nhiên tại sao các phái tu thiền
Phật giáo như Thiên Thai Tông đều sử dụng kỹ thuật này, tuy nhiên có thể họ không hiểu rõ công dụng hoặc không muốn
giải thích rõ ràng. Công phu này nếu sử dụng lâu năm có thể đạt tới những tầng thiền định rất cao, đồng thời có công năng
tiêu trừ bệnh tật. Bài tập này có thể sử dụng trong khi thiền định, ngoài ra khi rảnh rỗi, khi muốn thư giãn, khi thấy trong
người không khỏe, khi bị bệnh đều có thể áp dụng với bất cứ tư thế nào cảm thấy thoải mái.

Ghi chú: Các công phu khi đem công truyền đều đã được hạ bậc so với công phu chính thống, nói nôm na là công phu đã
thủ công hóa, có một số công phu nghe rất đơn giản như trừu thiêm là hít vào thở ra thực chất lại rất cao không thể hạ bậc
để công truyền, vì thế những gì có thể đem ra truyền dạy đều có hiệu quả và những công phu không thể công khai tức là
không thể hạ bậc vì không hiệu quả, sư huynh giảng rõ như vậy để mọi người khỏi lăn tăn.

ĐẠO GIA TRÚC CƠ PHÁP

Trúc cơ pháp này là pháp sư huynh luyện đầu tiên từ thời kỳ mới lập diễn đàn đạo gia khí công này, mục đích để thu ngọc
dịch, khai thông nhâm đốc dẫn tới hoạt tí thời sơ kết chân tâm. Tính ra từ khi bắt đầu trúc cơ pháp tới lúc hoạt tí thời phải
mất khoảng 7,8 tháng, ngày nay với hỗ trợ của nước dưỡng sinh chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua giai đoạn này.

Yêu cầu của trúc cơ pháp là 2 bàn tay phải thông mạch, lấy giao kết thủ ấn đả thông huyền quan khiếu ở giữa 2 con mắt,
qua đó thu được ngọc dịch hoàn đan, là pháp bảo chân truyền của đạo gia cổ truyền, có thể luyện bất kể giờ giấc.

Phương pháp ngồi tự nhiên, không gò bó về tư thế, ngày trước sư huynh thường ngồi dựa lưng vào tường, hai chân thả dài
trên giường, mắt nhắm, hai hàm răng cắn lại nhưng hai môi lại tách ra, lưỡi đáp thượng kiều ngay dưới chân răng hàm
trên.

Thủ ấn: 2 tay đặt dưới bụng, 2 lòng bàn tay xếp chồng lên nhau, quan trọng nhất là lóng thứ nhất của ngón cái này đặt trên
lóng thứ nhất của ngón cái kia.

Ý thức nhẹ nhàng hướng xuống bụng dưới mục đích để đạo dẫn giáng khí.

Thực hiện đúng phương pháp như trên thì một lúc sau sẽ cảm thấy vùng sơn căn có cảm giác khí, có thể thấy hơi thốn và
nước bọt sẽ tràn ra đầy miệng, chờ khi nào được 1 ngụm lớn thì nuốt xuống.

Với người dùng sản phẩm dưỡng sinh lâu ngày có thể huyền quan khiếu đã khai thông thì sẽ không thấy nước miếng tiết ra
nữa mà chỉ thấy khí chuyển trên nhâm đốc.

LỤC TỰ CHÂN NGÔN

Lục Tự Đại Minh là vua của tất cả thần chú trong các cõi. Xuất xứ của thần chú này xưa nay nhiều người thường tưởng lầm
là thần chú của đạo Phật nhưng theo Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh thì chính Như Lai cũng thừa nhận đến ngài
cũng chưa đủ khả năng sở đắc, tức đến Phật cũng không biết. Thần chú này cũng không phải do ngài Quán Tự Tại Bồ Tát
tuyên thuyết mà do ngài cầu được ở nơi một vị pháp sư không rõ nguồn gốc, do đó nó là thần chú chung của tất cả các cõi.
Công năng của Lục Tự đại minh trong kinh đã nêu rõ không cần phải nghi ngờ, và chính các vị tổ sư đạo gia cũng phải nhờ
nơi thần chú này mới có thể tìm ra đường tắt mà đắc đạo, biết thần chú này thì rút ngắn con đường 10 lần, không biết
thần chú này thì kéo dài thêm 10 lần. Công năng thần chú này theo quan điểm đạo gia có thể phá bỏ mọi tắc nghẽn kinh
mạch bất kỳ thuộc tầng lớp nào, từ nông đến sâu, từ thô đến vi tế, có thể thay thế ngay cả các bộ thủ ấn phức tạp và bí
mật nhất cần phải sử dụng trong quá trình khai thông kinh mạch. Phật từng thọ ký sau này có ngài Đại Lực A Tô La sẽ thành
Phật chỉ cần dựa vào duy nhất thần chú này có thể đủ tỏ rõ công năng.

Việc đọc hay nghe thần chú này đều có công năng như nhau. Do đó đối với đệ tử đạo gia cần phải nghe thần chú này bất
cứ thời gian nào, thậm chí ngay cả khi thiền định, nghe 24h cũng như tụng 24h, không cần phải chăm chú lắng nghe mà cứ
nghe một cách vô thức như khi nghe nhạc, bất kỳ tắc nghẽn nào cũng sẽ được gỡ bỏ mà không cần phải cầu học tới các bộ
thủ ấn bí mật.

Om Ma Ni Pê Mê Hum

Om Ma Ni Pát Mê Hum
PHÁP CÀN KHÔN GIAO CẤU CỦA ĐẠO GIA

Pháp càn khôn giao cấu theo phương pháp của đạo gia đã được mã hóa bởi đại minh chú nhưng bởi có lẽ nhiều người
muốn biết nó như thế nào mà lại được truyền thụ bí mật, để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mọi người nên sư huynh viết ra
chứ thực tâm không muốn viết vì luyện theo phương pháp đạo gia chắc không mấy người thành công được rồi sinh tâm
nghi hoặc đánh mất đạo căn. Đây là phương pháp đã hạ bậc, điều kiện luyện thành là chân tâm đã hỗn dung với ý thức,
tức thông qua ý thức có thể điều động được chân tâm, đây chính là điểm khó nhất của phương pháp hạ bậc.

Định nghĩa một số thuật ngữ cần dùng:

1. Vũ hỏa: là động tác hít vào

2. Văn hỏa: là động tác thở ra

3. Càn cung: chỉ huyệt thiên cốc

4. Khôn cung: chỉ huyệt trung quản

Pháp Càn Khôn Giao Cấu

Pháp này chỉ luyện được nội trong giờ tí, đó là lúc nhị khí càn khôn xuất hiện.

Ở đây chọn dùng ngồi luyện.

1. Thu khí quẻ Khôn: Hai lòng bàn tay đặt ngửa trên đầu gối,trên cơ sở đã hỗn dung ý thức với chân tâm thì thủ ý là ngưng
thần, ngưng thần chính là thủ ý, đem ý thức đặt vào Khôn cung, dùng vũ hỏa liên tục hít vào thật nhẹ nhàng, càng hít vào
lâu chừng nào càng tốt, lúc này địa khí sẽ từ bên ngoài vào trong ta theo huyệt trung quản, theo đốc mạch tràn lên đầu
não, thực hiện phương pháp này đến khi thấy khí tràn đầy không thể tiếp nạp thêm nữa thì ngừng.

2. Thu khí quẻ Càn: Hai lòng bàn tay đặt úp trên đầu gối. Đem ý thức đặt vào Càn cung, dùng vũ hỏa nạp thiên khí như trên
tới khi tràn đầy thì ngừng, khí này được chứa trong mạch nhâm phần trước bụng ngực

lưu ý: tràn đầy là chỉ tình trạng khí của càn khôn thiên địa chứ không phải là trạng thái hít vào không nổi nữa.

3. Hợp nhất Càn khôn: Sau khi nạp khí càn khôn thì cơ thể chia làm 2 nửa, phía sau lưng chứa địa khí, phía trước bụng chứa
thiên khí, ta bắt đầu hợp nhất càn khôn. Dùng văn hỏa liên tục thở ra, càng chậm càng tốt, ý thức không đặt vào đâu cả,
lúc này nhị khí càn khôn sẽ phối hợp trong khoang não, khi tiến trình phối hợp hoàn tất chúng sẽ trở nên hợp nhất thành
một dạng khí có trước khi càn khôn phân chia gọi tiên thiên nhất khí, khí này sẽ từ khoang não di chuyễn xuống thành một
vòng theo mạch nhâm đốc, từ khoang não xuống bụng, vòng ra sau lưng , đi lên đỉnh đầu và chứa tại một chỗ ở đỉnh đầu,
đạo gia gọi là nê hoàn cung, hoặc đơn giản gọi là “đỉnh”, cái đỉnh này nằm ở tầng lớp bên trên lớp khoang não nơi hợp
nhất càn khôn chân khí. Sau đó hai mạch nhâm đốc trở lên trống rỗng và ta tiếp tục lặp lại 3 bước trên cho đến hết giờ tí.

Bổ sung về thủ ấn:

Trong pháp càn khôn giao cấu nếu mạch chưa thông sẽ dẫn tới việc khó tiếp nạp thiên địa chi khí, vậy cần phải kết hợp
dùng thủ ấn, có một số vấn đề cần trình bày như sau:

Càn khôn giao cấu tức là quẻ địa thiên thái, nghĩa là thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên vậy khi nạp địa khí thì ngửa
lòng bàn tay có tác dụng khiến địa khí thăng lên mạch đốc, khi nạp thiên khí thì úp lòng bàn tay có tác dụng khiến thiên khí
giáng xuống mạch nhâm, ngoài ra nếu vì mạch chưa thông thoáng khó tiếp nạp khí thì cần kết hợp thêm thủ ấn

- Khi nạp khí càn khôn thì hai đầu ngón tay cái đụng nhau sẽ khiến mạch nhâm đốc thông suốt

- Khi hợp nhất càn khôn thì 2 đầu ngón cái và 2 đầu ngón giữa chạm nhau khâu thành một vòng tròn, hai đầu ngón giữa
chạm nhau có tác dụng mở cửa ngăn cách 2 mạch nhâm đốc trong xoang não khiến thiên địa chính khí tràn qua nhau mà
hợp nhất lại.

TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN

Châu thiên nghịch chuyển là bài tập được giới thiệu đầu tiên đối với mọi thành viên đạo gia và thông qua tập luyện mọi
người đều được biết nó có tác dụng khai thông kinh mạch rất lớn. Trước đây sư huynh chỉ giải thích sơ lược rằng nó có tác
dụng sử dụng luồng tốn phong trong hô hấp nhằm đả thông những bế tắc trong kinh mạch nhưng thực ra là chưa tiết lộ
đầy đủ. Khi chúng ta luyện châu thiên nghịch chuyển là chúng ta nhóm lên ngọn lửa tịnh hóa thân tâm, những người có đôi
chút khả năng có thể nhìn thấy một ngọn lửa bao trùm hành giả khi người đó thực hành châu thiên nghịch chuyển. Một
bất ngờ là ngay cả bài tập này cũng được mật tông mã hóa thành mật chú và nó chính là tịnh pháp giới chân ngôn, phạn
âm đọc là “Om Ram”. Như vậy khi thực hành châu thiên nghịch chuyển chính là ta đang tụng tịnh pháp giới chân ngôn
theo phong cách đạo gia và ta cũng biết mật chú này rất quan trọng đối với hành giả tu mật tông. Tùy theo cơ địa của hành
giả mà chúng ta có thể chọn lấy một trong hai cách tập sao cho phù hợp nhất.

THẦN THÔNG – KHAI MỞ TAM MẠCH

Đây là phương pháp tập luyện để phát sinh các khả năng đặc biệt, là chung nhất, tổng quát nhất của tất cả các đạo phái,
không có phương pháp thứ 2. Điều kiện tập luyện là phải điều khiển được các nguồn năng lượng thế gian, tuy nhiên với
một số người đặc biệt có sẵn năng lượng tiềm tàng thì phương pháp tập này có khả năng kích phát thần thông.

1. Bài tập khai mở tam mạch

1.1. Khai mở tả mạch: Không yêu cầu bất kỳ tư thế đặc biệt nào, chỉ cần hai tay đưa qua trái thực hiện giống như ôm chồng
gạch xếp cao, lòng bàn tay phải ở trên, lòng bàn tay trái ở dưới, hai lòng bàn tay đối nhau hợp với vú trái thành một đường
thằng.

1.2. Khai mở hữu mạch: Giống như khai mở tả mạch nhưng đổi vị trí hai tay trên dưới và hợp với vú phải thành đường
thẳng.

1.3. Khai mở trung mạch: Hai lòng bàn tay đối nhau hợp với huyệt đản trung thành một đường thẳng, hai tay có thể luân
phiên thay đổi vị trí trên dưới.

Lưu ý: Kết hợp bài tập với tư thế trạm trang cũng có hiệu quả dưỡng sinh cao.

2. Khiển vật: nhìn một đồ vật và quán tưởng có thể kéo vật dịch chuyển từ xa hoặc quán vật đó biến mất, tan vỡ,…vv..

3. Thiên nhãn: Nhắm mắt tưởng tượng nhìn thấy các đồ vật trong phòng, ngoài đường

4. Thiên nhĩ: Tưởng tượng cố gắng lắng nghe ai đó đang nói từ nơi rất xa ngoài đường

Các phương pháp tập 2,3,4 nhằm mục đích để các nguồn năng lượng thoát khỏi cơ thể di chuyển tới vị trí mà ta muốn tác
động, quan sát, khảo sát và nhận phản hồi.

Bài tập khai mở tam mạch thực chất chính là phương pháp gỡ phong ấn hỏa xà hay còn gọi là đánh thức kundalini, bài tập
này đối với sư huynh thì không có một chút nguy hiểm nào nhưng theo tài liệu Yoga thì nó có thể gây tác hại lớn đối với
người luyện thông thường, vì thế sư huynh khuyến cáo mọi người nên ngừng tập bài này.

Liên Thanh Sưu Tập

Nội gia “Hồn Nguyên Môn” là nhất đại tông sư do Tiêu Thiên Nghĩa lão tiên sanh truyền lại cho đời sau chánh tông nội
đan công, chính là trúc cơ pháp môn, kế thừa theo đường lối của Chung Lữ. Mong rằng đại đạo công pháp, dễ học dễ
luyện. Nếu tu tập chính xác sau hơn 10 ngày, có thể “nhập tĩnh”, sản sanh nguyên dương chân khí, luyện công sau 100
ngày, có thể đả thông “tiểu chu thiên”, khoảng hơn 300 ngày, chân khí tụ hội ngưng kết thành “nội đan”, hình như viên
đạn, màu như quả chu quất, giữ lâu ở hạ đan điền. Đến đó, có thể được phản lão hoàn đồng, được hiệu nghiệm diên niên
ích thọ.

Công pháp tại mỗi ngày vào giờ Tý (sau 23g00 đến 1g00 đêm) và giờ Mão (từ 5g00 đến 7g00 sáng) (nếu như không đủ điều
kiện như thế, thì sáng tối luyện công cũng được ), chọn ở 1 nơi an tĩnh , ngồi xếp bằng (song bàn tất hoặc đơn bàn tất) ,
đầu ngay thân thẳng, hai mắt khép hờ, lưỡi chạm nướu trên, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay xếp lại trước bụng hoặc đặt
trên hai đầu gối cũng được. Sau khi ổn định tư thế, hai mắt nhìn vào hạ đan điền (khoảng sau rốn (?) một thốn ba phân),
bỏ hết tất cả tư lự, dục vọng, tạp niệm, dùng cách thở bụng thuận tự nhiên, dùng mũi hít vào, cần yếu là phải sâu, chậm
rãi, đều, nhỏ nhẹ, không được ráng sức mà làm, điều chỉnh thuận theo tự nhiên. Lấy ý cùng theo hơi hít vào đưa vào trong
hạ đan điền, cùng giữ với tiên thiên, tiềm phục đến hạ đan điền thì nguyên dương chân khí tương tiếp tương hợp, hoà đều
thành một thể. Hít hơi vào rồi, khéo dừng đóng lại, không dùng ý lực; tự nhiên hơi thở sẽ theo mũi nhẹ nhẹ thở ra (lấy tai
không nghe tiếng hơi thở làm chuẩn), lúc thở ra như vậy ý niệm phải chẳng rời hạ đan điền. Như vậy một hấp một hô là
một tức, tức tức theo nhau về gốc, lần lược tập luyện. Lúc bắt đầu có thể trước luyện mỗi lần khoảng hơn mười phút thì
dừng, về sau tùy công lực tiến triển, dần dần tập luyện kéo dài thời gian hơn.

Yếu lĩnh của công pháp ở chỗ trong khi rèn luyện, nương nhờ vào ý, tức là bậc cao hiệp điều thống nhất, ngay đó hình
dung như là một sợi tơ nối tiếp không dứt để hơi thở hoàn toàn quân bình, thân tâm bước vào trạng thái hoàn toàn buông
lỏng vắng lặng, hốt nhiên cảm thấy được một chuyển động ở hạ đan điền, theo đó lại có động lại dần dần ấm nóng, phảng
phất có những biểu hiện như có một vật từ trong siêu nhiên xuất hiện, thân tâm trong ngoài có một khối khí hòa hợp ấm
áp hiển bày hư vô hoảng hốt khí tượng. Tình huống như thế, chính là tiên thiên nguyên dương chân khí sản sanh, thuật
ngữ cổ khí công gọi là “đạo tự hư vô sanh nhất khí ”. Lúc đó, cần luyện công tu giữ gìn tâm thần, tâm không buông lung
chuyền níu, cũng chẳng bám chấp. Cụ thể mà nói chỉ là yếu tố : đến thì chẳng sanh lòng vui mừng, cũng không nghi ngờ
kinh sợ, phải phân biệt được đến chỗ tận cùng vi tế. Tóm lại chỉ phải giữ gìn một trạng thái ta và vật đều quên. Chẳng kể
trong công phu có cảnh giới huyền diệu ra sao cũng đều lấy tâm bình thường mà đối đãi, trước sau đều như thế, không có
một chút mong cầu đến các điều tốt đẹp. Có thể nói đây chính là một quá trình rèn luyện tâm tính. Luyện công cần yếu
phải không ngừng bỏ đi tâm bám chấp các việc đã qua, ngàn vạn chẳng mong cầu thành công sớm. Phải biết công việc tu
tập tĩnh công nếu có phân nửa miễn cường cũng không được, quá mong chỉ làm tâm phiền khí táo, quá mong thì chẳng thể
dễ dàng thu được công hiệu. Nói rằng “muốn nhanh thì chẳng thành”, thật đúng lý này vậy.

Luyện công chẳng dừng, cảnh giới nhập tĩnh ngày càng dần dần ổn định, trong hạ đan điền luôn có cảm giác ấm nóng, tỏa
ra thong thả trọn đầy càng nhiều thêm ra, lúc đó hình thần hợp nhất, phảng phất toàn thân cùng hòa nhập vào trong hư
không. Vẫn giữ gìn được tâm tính chẳng động theo các vọng duyên, ý niệm được như gương sáng, như nước đứng, rặc
ròng thanh tịnh, như nhập vào chốn thăm thẳm mờ mịt bao la mênh mông, người tập cảm nhận có khí động ở hạ đan
điền, sau đó cảm thấy có một luồng chân khí từ hạ đan điền bắt đầu phát ra tuôn chảy tuần hoàn, trước đến Hội Âm, qua
Vĩ Lư, theo Đốc mạch chạy lên, qua Giáp Tích, đến Ngọc Chẩm, lại đến Bách Hội, thuận theo trước trán xuống đến mặt, qua
“Thước Kiều”(chỉ thiệt ), rồi vào nhâm mạch, quay về Hạ Đan Điền. Tiến trình ấy gọi là “khí thông tiểu chu thiên”. Từ khi khí
thông tiểu chu thiên về sau, chân khí có thể noi theo Nhâm Đốc hai mạch, quay vòng rồi trở về chỗ ban đầu, như vòng tròn
không có đầu mối, cứ như thế mà tự động vận chuyển, càng luyện càng thuần, lâu dần ngưng kết thành đan.

Trong quá trình tập luyện đan đạo tiểu chu thiên công, có một giai đoạn thái “tiểu dược ”. Tinh thần hư cực tĩnh đốc về sau
thì nguyên thần hiển hiện, nguyên thần hiển hiện thì nguyên khí sanh, nguyên khí sanh thì nguyên tinh sản. Nguyên tinh
chính là luyện tựu nội đan trọng yếu “dược vật ”. Nguyên tinh sản xuất về sau, dương khí lại có chấn động, nơi đan điền
ấm nóng, thư thái, sướng đẹp khó nói cho rõ cảm giác, đồng thời ngoại thận hưng khởi. Lúc đó lập tức nhắm mắt lấy ý nhìn
vào hạ đan điền, hơi thở hô hấp cần yếu phải vào sâu trọn vẹn, hít hơi vào thì thêm ý niệm, ý tùy hơi thở mà đi, cùng
nguyên dương chân khí hướng thành một khối, thở ra thì chẳng để ý chỉ để thuận theo tự nhiên. Như vậy một hơi vào một
hơi ra là một tức, tức tức theo nhau về gốc, ý niệm tập trung nơi đan điền. Giữ được sự chú ý như vậy, hít vào thì ý noi
theo hơi thở mà đi, nhưng cần phải không được bám chấp vào hô hấp. Khoản chừng hơn 10 hơi, ngoại thận sẽ hoàn toàn
trở về trạng thái bình thường, nguyên tinh đã thải hồi, về lại trong hạ đan điền mà phục hóa thành khí. Bộ công pháp này
Đạo gia cũng gọi là “luyện tinh hóa khí ”. Riêng chỉ thi hành khi chân khí sung túc. Đến một trình độ nhất định sẽ tự động
vận hành theo đường đi của tiểu chu thiên, đả thông tam quan, hoàn thành công phu trúc cơ.

Trong quá trình khí thông tiểu chu thiên, nếu chân khí sung túc, lúc tuần hành theo trên đường, thần ý cần yếu bám theo
chân khí chạy, nếu chân khí không đủ mà dừng lại thì thần ý cần phải dừng lại, tiếp tục ôn dưỡng hạ đan điền, đến khi chân
khí lực lượng sung thật đã mạnh, lại tiếp tục thuận theo tự nhiên mà đi. Tình huống này thuật ngữ cổ khí công gọi là “bỉ thị
chủ lai ngã vi tân ”, tức là thức thần lui khỏi chỗ nhường cho nguyên thần chủ sự, hư tĩnh vô vi, trong khi chân khí tự động
vận hành, thể ngộ lí tự nhiên.

Đả thông tiểu chu thiên, đối với tu luyện nội đan công mà nói, chính là một giai đoạn trọng yếu, đạt được chỉ nhờ vào công
lực bản thân thủ đắc liễu chất biến tính đột phá. Công phu đến cảnh giới này, có thể giúp cho thân không tật bệnh. Trong
truyền thống y học nước nhà, lí luận đã nói:âm dương không điều hòa là nguồn của bệnh. Mà tiểu chu thiên một khi đả
thông, thủy hỏa kí tế, đạt được cao độ của “âm bình dương bí”, nguồn bệnh đã trừ sạch, các chứng trầm kha cố tật tự
nhiên sẽ lành . Như kẻ viết bài này thuở nhỏ do tiên thiên chẳng đủ, mà mắc phải bệnh viêm phổi rất nặng, lại thêm đường
ruột mang nhiều bệnh khác nhau, thể chất rất yếu, thời tiết thay đổi hay bị thương phong cảm mạo, nhiều bệnh phát một
lượt, khổ không kể siết. Sau đó chỗ phổi bị viêm lại kết hạch, khám bệnh xác định là bệnh nặng đến thời kỳ thứ ba. Thầy
thuốc giỏi bó tay, thuốc thang vô hiệu, tuyệt vọng đúng mức. May mà gặp được ân sư, theo chỉ dẫn mà tu luyện đan đạo
tiểu chu thiên công pháp này, hơn một tháng sau thân thể lập tức khôi phục kiện khang toàn diện, so với khi trước như hai
người khác nhau. Qua đó có thể thấy đan đạo tiểu chu thiên công có tác dụng trừ bệnh cường thân chắc chắn cả mười
phần. Cũng nhân đây xem qua trong các nhà nội đan, có thông qua quá trình tu luyện tiểu chu thiên công đều có khả năng
triệt để khu trừ tận đến nguồn gốc của bệnh, thay đổi thân tâm tố chất đến toàn diện, theo đó tiến tu lên công pháp bậc
cao làm cơ sở cho Đan đạo đại chu thiên công.

Công lí của đại đạo thật là giản dị, mặc dù công pháp giản dị, nhưng công lí thì mười phần thâm thúy. Các nhà Nội Đan căn
cứ trong Đan kinh với tư tưởng “hiệu pháp thiên địa ”, đem kết hợp với quá trình tu luyện thật tiễn của tự thân, đề xuất ra
lấy khí hậu thiên đem giao kết với khí tiên thiên, mà được khí tráng thần mãn, kết thành lí luận cùng phương pháp nội đan.
Nhận định ý là tính, là thần. Nguyên thần là thể, chân ý là dụng. Chân ý chính là động thái của nguyên thần. Trong khi luyện
công, thông qua điều chỉnh tâm thần, đạt đến “tự nhiên vô vi ” chính là cảnh giới của tiên thiên, ý khí tự nhiên hợp nhất,
khí hô hấp có thể noi bám theo chân ý dẫn đường, thâm nhập đến hạ đan điền, cùng tồn tại với tiên thiên, chính là nguyên
dương chân khí tương tiếp tương hợp cùng nhau kích phát xuất lai, lại trải qua “luyện tinh hóa khí ”, không ngừng bổ sung
nhân thể đã vì tư lự mà háo tán khí chân nguyên. Chân khí tích lũy đã nhiều, trải qua tiểu chu thiên hỏa hậu phanh luyện,
thần khí nương nhau giúp nhau mà được ngưng kết thành nội đan. Các nhà nội đan gia nhận định chỉ có tu luyện xuất
nguyên dương chân khí, noi theo tiểu chu thiên lộ tuyến mà vận chuyển, kết thành nội đan, sẽ chân chánh bảo chứng thân
thể được kiện khang, từ đó có khả năng tiến qua một bước tham tác áo bí của sanh mệnh.

I. SƠ TỊNH (HẠ THỪA)

LUYỆN CHƠN KHÍ

Ngay từ năm đầu khai đạo, Đức CHÍ TÔN chỉ dạy luyện KHÍ. Vì luyện KHÍ là luyện Đạo Trường Sanh Vạn vật hiện hữu đều
phát sinh từ Khí, tuỳ thuộc vào khí để có sự sống.

A. Khởi đầu ta tập thở bằng bụng, có ba giai đoạn : hít vào, thở ra, nghỉ, chiêu số 5-5-5, với nhịp độ bình thường là 12 – 15
lần mỗi phút.

Tư thế ngồi kiết già, tập trung tư tưởng và lưỡi bịt kín 2 hàm răng.

Tập liền 3 tháng như vậy.

B. Sau đó thở đếm hơi, hít vô và thở ra bằng nhau, đều 5 tiếng đếm nhịp điệu nhẹ nhàng, gọi là sổ tức.

Mỗi tuần tăng số đếm lên 10 – 20. hơi thở phải nhẹ nhàng không ngắt quãng.

Mỗi ngày tập 4 lần vào giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút

Tập liền trong 3 tháng.

C. Tiếp theo, là Quán tức, tập thở có công án bằng cách tập trung tư tưởng. Hãy nói câu này trong não :

“THẦY LÀ CÁC CON ĐÓ, CÁC CON LÀ THẦY VẬY”, đủ 10 tiếng.

Phương pháp này giúp tinh thần quen dần việc tập trung tư tưởng.

Tập liền trong 3 tháng, (không tạp ý).

D. Rồi đến Chỉ tức, thở chia ba thời kỳ : hít vào, nghỉ và thở ra (giai đoạn nghỉ dài gấp 4 lần hít vào và gấp 2 lần thở ra, với
chiêu số 5-20-10) với chiêu số ban đầu là 5-5-5.

Lúc ngưng thở giữ khí ở đan điền 5 số đếm. Khi thở ra đếm nhẩm từ 1-5 vừa lúc đưa hơi thở đến huyệt Aán đường.

Thời gian tập cũng 3 tháng.

E. Sau hết là Duyên tức, nương theo hơi thở tự nhiên.


Có 3 thời kỳ : hít vào, thở ra và nghỉ với chiêu số : 4-1-5, nghĩa là hít vào đếm được 4 tiếng là thở ra ngay, rồi nghỉ là 5 tiếng
tại huyệt Cưu vĩ (dưới ức). Trong Duyên tức, thở lúc nào cũng nhẹ nhàng, trạng thái tự động, sẽ không còn chú ý đến luyện
thở nữa, dùng luyện giai đoạn Thượng thừa sau.

Phương pháp luyện Chân khí có 48 thời kỳ hít vào, nghỉ, thở ra, nghỉ.

- Tập trung tư tưởng hít Thiên khí, Địa khí vào khí hải.

- Vừa đếm 5 số vừa vận chuyển khí trước khi sanh (Tiên thiên khí) ở Mệnh Môn và Khí sau sanh (Hậu thiên khí) ở Thần
khuyết tích tụ ở Đan điền rồi nghỉ.

- Đếm 20 số (để bụng âm) rồi thở ra cho tán khí toàn thân (bụng thót vào thong thả, đoạn đưa khí về Khí hải.

- Đếm 10 số (để bụng im), rồi lại tiếp nhịp 2,3 …

Tập ngày 4 lần mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.

II. TRUNG TỊNH (TRUNG THỪA)

LUYỆN TINH, KHÍ, THẦN

A. LUYỆN TINH

Luyện Tinh thở theo chiêu thức 1-4-2 tức 10-40-20 tiếng đếm, chia làm hai thời kỳ :

1. Mượn hơi thở :

- Hít vào : Hít vào từ từ và tưởng tượng khí vào đầy bụng dưới (tại Quan Nguyên), đếm 10 tiếng.

- Ngưng thở : Khi khí đã tích tụ tại vùng Hạ Đan điền QN, hãy tưởng tượng sức mạnh toàn thân tập trung vào đây, đếm
tới 40 tiếng thì buông lỏng cơ thể.

- Thở ra : Thở ra từ từ, hãy tưởng tượng vùng Quan Nguyên lan toả ra cả vùng bụng, đếm đủ 20 là hết một nhịp.

2. Thở tự nhiên (Duyên tức)

Hãy tập trung tư tưởng và quán tưởng một huờn đơn (viên thuốc) bằng hạt đậu đen ở Quan nguyên xoay vòng tròn theo
chiều ngược chiều kim đồng hồ 600 vòng và thuận chiều kim đồng hồ (chiều âm) cũng xoay vòng tròn 600 là đạt.

- LUYỆN TINH MỖI NGÀY 4 LẦN : TÝ, NGỌ, MẸO, DẬU

- MỖI LẦN TRONG 30 PHÚT

- TẬP LIÊN TỤC TRONG 3 THÁNG.


B. LUYỆN KHÍ

Luyện Khí theo 4 thời kỳ với công thức : 1-4-2-2.

Mỗi chu kỳ là 24 nhịp thở, gồm hai bước :

1. Mượn hơi thở :

- Hít vào : Dẫn khí từ Ấn đường xuống Đan điền khí (vùng huyệt Thần khuyết (rốn) và Khí hải.

- Ngưng thở :

Tưởng tượng tập trung sức mạnh toàn thân vào vùng này vừa đếm 40 tiếng, vừa để khí toả ra toàn vùng.

- Thở ra: Từ từ thở ra, đồng thời tưởng tượng toả khí ra quanh rốn.

- Nghỉ thở :

Thời gian nghỉ thở bằng thời gian thở ra là 20 tiếng đếm. Toàn thân nghỉ thoải mái, là dứt 1 nhịp thở, rồi tiếp tục cho đủ 24
nhịp.

2. Thở tự nhiên (Duyên tức)

Thở tự nhiên vừa tưởng tượng một hột huờn đơn xoay quanh tại rốn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại thời gian chung
là 1200 vòng.

Luyện Khí 1 ngày 4 lần, mỗi lần 30 phút trong 3 tháng.

C. LUYỆN THẦN

Phương pháp luyện Thần gần giống như luyện Khí, theo công thức 1-4-2-2 , trải qua 2 thời kỳ :

1. Mượn hơi thở :


- Hít vào :Dẫn khí từ Nhân trung lên Bá hội.

- Ngưng thở :Tưởng tượng sức mạnh toàn thân đều tập trung ở Bá hội, đếm gần hết 40 tiếng rồi thả lỏng cơ thể, dẫn khí
xuống Nhân trung.

- Thở ra :Thư giãn, cho khí thoát ra từ huyệt Nhân trung.

- Nghỉ thở toàn thân :

2. Tụ khí :

- Vận khí từ hai bên Thái dương, sau gáy và trước phía trán tụ về Bá hội, chuyển vận hết sức mạnh gom vào đây rồi buông
lỏng cho khí toả ra khắp vùng đầu.

- Sau đó quán tưởng huờn đơn xoay qua rồi xoay lại cho đủ 1200 vòng, như luyện khí.

MỖI NGÀY TẬP 4 LẦN, MỖI LẦN 30 PHÚT, SUỐT TRONG 3 THÁNG.

Nên nhớ trong ngũ tạng đều có thần lai vãng. Phải hợp nhất Tinh, Khí, Thần mới sống lâu được.

D. QUY TAM BỬU

Qui Tam Bửu là gom Tinh, Khí, Thần tụ tại Nê Hoàn Cung (Bá hội, Thiên Môn) theo công thức 1-4-2, thở tự nhiên, nhẹ
nhàng.

1. Phương pháp công phu :

- Hít vào :Sâu và dài kéo khí từ Ấn đường xuống Quan Nguyên.

- Ngưng thở : Tập trung sức nén khí ở Quan nguyên (Tinh) rồi vận khí lên Khí hải (Khí) theo mạch Đới qua Mệnh Môn lên
Bá hội, nén khí tại đây rồi xuống Đan điền, vừa đếm đủ 40 tiếng.

Nhớ ngậm miệng lại, lưỡi bịt kín 2 hàm răng làm như vậy giúp cho mạch Nhân và mạch Đốc giao nhau, tà khí khỏi chen
vào. Nước miếng sẽ chảy ra gọi là quỳnh tương cam lộ.

Hãy nuốt từng ngụm một, gọi là ngọc dịch hườn đơn. Nước miếng đó chính là tinh, tinh hoá khí, khí hoá Thần. Nhờ đó, Khí
trong người không thất thoát ra ngoài mà luôn luôn được pháp luân thường chuyển.

- Thở ra :Từ từ êm nhẹ thở ra và tưởng tượng khí lan ra ở vùng bụng dưới, rồi tiếp tục hít vào, công phu tiếp …

2. Ý nghĩa công phu :

- Công phu thành đạt thì phát huệ, sáng suốt…

- Giúp hành giả có sức khoẻ không ốm đau, có trí nhớ, có nghị lực, có trực giác và làm chủ bản thân.

- Dẹp bỏ hết mọi ước muốn, giữ cái tâm thanh tịnh. Rồi một ngày nào đó mà ta không biết trước được, tự nhiên thần khí
của ta sáng bừng lên cảm thấy chân lý. Đó là lúc điểm sáng linh quang bật cháy toả quanh thân ta, ân chứng ngộ Đạo.

- Nếu chưa thành thì tiếp tục tu luyện. Mỗi ngày 4 lần : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi lần 30 phút. Không cần theo phương pháp
nào khác.

III. ĐẠI TỊNH (THƯỢNG THỪA)

LUYỆN THẦN HUỜN HƯ


A.LUYỆN TIỂU CHU THIÊN

Muốn luyện Thần Huờn Hư trước hết phải thuần thuộc các phương pháp sau đây :

- Các cách luyện thở

- Phái thuộc Qui Tam Bửu

- Quân bình âm dương (Luyện Tiểu chu thiên)

- Gom tụ Ngũ hành (Luyện Đại chu thiên)

- Luyện Tam Hoa tụ đỉnh

Luyện Tiểu chu thiên là luyện cho khí âm dương điều hoà. Ngồi kiết già làm sao 3 huyệt Bá hội, Khí hải và Quan nguyên
nằm cùng trên đường thẳng với trục Bá hội, Hội âm.

1. Giai đoạn 1 :

• Luyện mạch Nhâm :

. Hít vào : dẫn khí từ huyệt Thừa tương xuống Hội âm

. Thở ra : Theo mạch Nhâm dẫn khí ngược lại từ Hội âm vô Thừa tương.

• Luyện mạch Đốc:

. Hít vào : dẫn khí từ Trường Cường theo mạch Đốc (cột sống) lên Bá hội tới Nhân trung.

. Thở ra : dẫn khí trở lại từ Nhân trung xuống Trường cường.

2. Giai đoạn 2 :

• Luyện vòng âm dương theo chiều thuận.

Từ Thừa tương xuống Hội âm lên Trường cường tới Nhân trung, phải tập trung tư tưởng cho khí chuyển thành vòng. (10 -
10).

• Luyện vòng âm dương theo chiều nghịch.

. Hít vào : Vận khí từ Hội âm đi ngược lên Thừa tương, đếm đủ 10.

. Thở ra : Vận khí từ Thừa tương lên Bá hội xuống Trường cường qua Hội âm rồi về Đan điền. Vận khí xoay vòng nơi rốn
không cho thoát ra ngoài.

3. Ý nghĩa :

Luyện vòng âm dương tác động vào Tinh, Khí, Thần để Tinh biến thành Khí, Khí thành Thần.

Chỉ cần đặt lưỡi vào huyệt Ngân giao là nối liền 2 luồng khí âm dương của 2 mạch Nhâm Đốc tự vận hành.

Tiểu chu thiên làm cho âm dương thanh khiết, quân bình chống rối loạn chức năng của tạng phủ.

B. LUYỆN ĐẠI CHU THIÊN

Muốn luyện vòng Đại chu thiên phải vận khí thành thuộc theo 2 nhóm kinh âm và kinh dương ở tay và chơn.

1. Giai đoạn 1:

- Vòng tay :
. Hít vào : dẫn khí theo mặt ngoài của hai bàn tay lên 2 bả vai tới mặt qua đỉnh đầu xuống ngực, đã qua các Thủ dương
kinh.

. Thở ra : dẫn khí từ ngực lan ra 2 nách xuống bên trong của 2 tay và 2 bàn tay.(Thủ âm kinh).

- Vòng chân :

. Hít vào : dẫn khí từ hai bàn chân dọc theo mặt trong của 2 chân rồi lên bẹn, dọc 2 bên bụng lên ngực và mặt, đã qua các
Túc âm kinh. Thở ra dẫn khí từ đầu xuống cột sống theo mặt ngoài của 2 chân và 2 bàn chân (Túc Dương kinh).

2. Giai đoạn 2 : Dẫn khí các kinh âm dương theo một vòng kín.

- Hít vào theo vòng kinh âm : Dẫn khí theo mặt trong của 2 bàn chân lên 2 bẹn, lên tiếp 2 bên đường vụng tới ngực, rồi lan
ra 2 nách dọc theo mặt trong của 2 tay và 2 bàn tay.

- Thở ra theo vòng kinh dương : Dẫn khí theo mặt ngoài của 2 bàn tay lên mặt và đầu, tiếp xuống theo hướng mạch Đốc
dọc theo sống lưng rồi lan ra mặt ngoài của 2 chân tới 2 bàn chân.

3. Giai đoạn 3 :

- Hít vào : Thâu hút khí vô hai bàn chân.

- Ngưng thở : . Dẫn khí từ 2 bàn chân lên mặt trong của 2 chân tới huyệt Hôi âm thuộc Túc âm kinh. Rồi từ Hội âm theo
mạch Đốc lên Đại chuỳ. Tại đây lan ra 2 bên nách theo mặt trong của 2 tay xuống lòng bàn tay thuộc Thủ âm kinh.

. Đầu các ngón tay lên mu bàn tay, theo mặt ngoài của 2 tay lên 2 bả vai đến huyệt Đại chuỳ thuộc Thủ dương kinh. Từ đó
theo mạch Đốc lên đầu qua mạch Nhâm xuống Hội âm. Từ đây lan ra 2 bên phía sau đùi, theo mặt ngoài của 2 chân xuống
2 bàn chân tới các ngón chân thuộc Túc dương kinh.

- Thở ra : Thâu khí từ chân trở về Đan điền.

4. Ý nghĩa :

- Luyện vòng Đại chu thiên là vận khí lên toàn thể kinh mạch tác đông vào các tạng phủ, làm quân bình Ngũ hành.

- Thâu hút Thiên Địa khí, tăng cường chức năng các tạng phủ.

Đạo Tâm Tâm Đạo phát sanh,

TAM HOA tụ đỉnh, NGŨ HÀNH triều nguơn.

C. LUYỆN TAM HOA TỤ ĐỈNH :

Trong mỗi người, có ba vị trí quan trọng trên mạch Đốc gọi là Tam Hoa :

• Vĩ lư (lư là cái chỏm, đỉnh) tại huyệt Trường cường,

• Tỳ lư tại huyệt Đại chuỳ,

• Ngọc lư tại huyệt Phong phủ.

1. Cách luyện :Ngồi kiết già hai bàn tay ngửa chồng lên nhau. Thở nhẹ nhàng, theo công thức 10-40-20.

- Hít vào : Thở sâu, nhẹ, êm, đều và dài. Tưởng tượng dẫn khí từ Thừa tương xuống Đan điền.

- Ngưng thở : Đưa khí từ Đan điền ở mạch Nhâm qua mạch Đới, đến Trường cường (mạch Đốc), nén khí tại đây. Rồi đưa
khí lên Đại chuỳ tức Tỳ lư, nén khí tại đây, đoạn đưa khí lên Phong phủ tức Ngọc lư, cho tụ khí nén một thôi, rồi đưa khí lên
Bá hội nén 1 thôi, đoạn dẫn khí theo mạch Nhâm về Đan điền, trong thời gian là 40 số điếm.

- Thở ra : Từ từ êm nhẹ, chậm mà dài đều tưởng tượng khí lan ra từ Đan điền, với 20 số đếm. Chấm dứt 1 nhịp thở, liền
hít vào ngay cho đủ 1 chu kỳ là 24 nhịp thở.

2. Ý nghĩa :

Nếu Tam Hoa khai thì cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào, trí tuệ sáng, có nhiều trực giác tốt .
Hai phương pháp này tập khi nào đạt thì thôi

D. LUYỆN THẦN HUỜN HƯ :

Luyện Thần huờn hư là Thần hoà vào hư vô thoát khỏi mọi việc ràng buộc của trần thế.

1. Điều kiện công phu :

- Phải trường trai để tránh tẩu hoả nhập ma.

- Phải đạt huệ Qui Tam Bửu

- Quán tưởng câu : “Thầy là các con, các con là Thầy”.

- Có nội lực tốt và thuần thuộc thở Duyên tức (thở tự nhiên theo thiền).

- Có Trí hữu sư chỉ dẫn.

2. Hai bước luyện Đạo :

Luyện Thần nhằm mở Nê Huờn Cung (Bá hội) đối chiếu tuyến Tùng để mở con mắt thứ ba ở Aán đường. Tuyến Tùng nằm
ở mấu não trên giống như trái thông (tùng). Vị trí tuyến Tùng tương đồng với vị trí Huệ Nhãn (Aán đường).

- Luyện nội đan : Tụ khí toàn thân vào Bá hội, tưởng tượng Thiên khí vào Nê huờn cung nổi lên vòng Vô Vi to bằng hạt đậu
xoay tròn theo kim đồng hồ.

Đó là “ Phản bổn huờn nguyên “ (về nguồn). Nhớ lấy ý điều khiển cho vòng vô vi xoay 120 vòng rồi đạt đến 1200 vòng.

Phép luyện nội đan nhằm dưỡng khí tụ thần, vận nguyên khí thông suốt nội tạng.

- Luyện Thần huờn hư :

. Quán não hư không :

Biến tất cả suy nghĩ của cảm tình thành hư vô, không còn điều chi ẩn chứa trong lòng, để vòng vô vi tự chuyển động.

. Quán Thần vào hư vô :

Thần kinh trung ương ngưng động, Thần trở nên vắng lặng hoàn toàn mà tự mở cát cửa Thiên môn, không còn việc gì tác
động vào được nữa vì hồn đã vân du Thiên ngoại.

Luyện đến khi nào đạt thì thôi.

“Chơn Thần (nó) phải có bổn nguyên Chí Thánh, Chí Tiên, Chí Phật mới xuất ra Thánh, Tiên, Phật ”

(Đàn đêm 17-7-1926).

3. Danh hiệu chung cho tu tịnh ;

Đức Chí Tôn đã dạy : “Dầu không Thiên Phong, hễ gắng tâm thiện niệm thì địa vị cũng đạt hồi đặng”. Đó là địa vị mà Đức
Chí Tôn đã dạy ở trên : Chí Thánh, Chí Tiên …

- Hành giả luyện Chơn Nhứt Khí vì tuổi sức yếu, khi giải thoát được đạt Chí Thần.

- Hành giả luyện Tam Bửu rủi mệnh một cũng đạt Chí Thánh, cho tròn câu tận độ.

- Hành giả luyện Thần huờn hư, dù chưa vân du Thiên ngoại mà qui vị nửa đường cũng đạt vị Chí Tiên, “cho trọn câu phổ
độ ” theo lời dạy của Chí Tôn.
IV.XẢ TỊNH

CHUNG CHO CÁC BUỔI TỊNH LUYỆN

Ngay sau khi tịnh luyện, các hành giả phải làm các động tác sau đây :

Muốn xả tịnh thì hai bàn tay phải chà sát vào nhau cho nóng gọi là âm dương ký tế, rồi chà từ mặt lên trán ra sau ót, đoạn
vuốt hai bên lỗ tai, hai cánh tay rồi hai bàn tay tập trung trên rốn chà mạnh gom khí xuống huyệt Đan điền (ruộng thuốc),
đoạn đưa hai bàn tay xuống hai ống chân.

Sau cùng, hai bàn chân tự chà sát vào nhau, rồi đứng lên đi lại bình thường.

PHỤ TRANG

CÁC HÀNH GIẢ TỊNH TÂM ĐẮC ĐẠO

Ngay từ những tháng đầu khai đạo Tân Luật ghi có 3 phần : Đạo pháp, Thế luật và Tịnh Thất phát triển đồng thời. Dù lúc
đầu, Hội Thánh đã lập 4 loại Tịnh thất điển hình như dưới đây mà không mở rộng

1. THẢO XÁ HIỀN CUNG

Năm 1927, Đức Cao Thượng Phẩm lập tại nhà riêng ở Thị xã một Nhà Tịnh, được Thất Nương Diêu Trì Cung ban hiệu :

THẢO XÁ tuỳ nhơn ngu muội bần cùng nghinh nhập thất

HIỀN CUNG trạch khách thông minh phú quí cẩm lai môn.

Ngài tịnh luyện ở đây cho đến ngày đắc vị Kim Tiên.

2. TRÍ GIÁC CUNG

Năm 1948, Ngài Trần Khai Pháp không muốn nhìn thấy cảnh náo động vì Ngài vốn là cơ Bí Pháp với Trương Tiếp
Pháp, nên Đức Hộ Pháp lập Trí Giác Cung cho Ngài vào đó tịnh luyện.

TRÍ linh quán chúng Thiên cơ đạt,

GIÁC ngộ siêu phàm Đạo pháp thông.

Vì đó, TRÍ GIÁC cung là nơi phụ lão vào tịnh dưỡng

Ngài Trần Khai Pháp thoát xác đắc vị Thiên Tiên.


3. TRÍ HUỆ CUNG

Trí Huệ Cung toạ lạc ở Trường Đông, Nhà tịnh của Nử phái.

TRÍ định thiên lương qui nhứt bổn,

HUỆ thông đạo pháp độ quần sanh

Năm 1950, Đức Hộ Pháp vào Trí Huệ cung tịnh vì Ngài là nguơn linh của Phật Shiva mà Shiva là Phật Mẫu theo lời thuyết
đạo của Đức Hộ Pháp. Nhờ đó Đức Phật Mẫu ban cho Ngài “Vẹn toàn pháp môn” tại Trí Huệ Cung (tức thế pháp lẫn bí
pháp tịnh luyện).

Khi nhập tịnh, Đức Ngài nói : “Giải chức Hộ Pháp chỉ còn bạn tu mà thôi”, vì Tịnh Thất thuộc Tín đồ. Đức Ngài xuất hồn
diện kiến Thiên cung, Thiên Thai … nhiều lần. Nhờ vậy, Ngài đã viết các quyển : Con đường Thiêng liêng hằng sống, Bí pháp,
Thiên Thai kiến diện v.v…

Và truyền cho các chức sắc các phép : Bí tích, Giải oan, Phép xác, hôn phối …

Đạo hữu nào đến xin luyện Đạo, Đức Ngài đã CÂN THẦN, đo mức độ khí trược trong người đó coi có đủ chịu nỗi điển lực
Thiêng Liêng, vì sợ kém sức sẽ sinh ra Tả đạo Bàng môn.

4. VẠN PHÁP CUNG :

Năm 1952, Đức Hộ Pháp biết Chí Thiện Võ Văn Đợi có thiên khiếu tu tịnh. Ngài vời ông đến dạy lập Vạn Pháp cung tại Sân
Đình núi Bà để thu phục những ông muốn lên núi tu mà không người dẫn dắt.

VẠN lý hoà tâm đồng nhứt mạch

PHÁP cao bình trí hội tam tông

Sau một thời gian tu luyện, Chí Thiện Đợi biết được mọi việc từ xa. Đức Hộ Pháp biết ông đã đạt pháp nên ban cho đạo
hiệu là Linh Đoán. Nhờ đó, đạo hữu các nơi về tụ chơn ngày càng đông. Ông đắc đạo Chí Thánh.

THIÊN TƯỢNG QUẺ LY

Của Hành giả Tu Chơn

ĐAN ĐIỀN VÀ TỌA THIỀN

Ngọc Bảo

Tu tập Thiền tập trung chú ý vào hơi thở nơi bụng là phương pháp diệu dụng nhất để định tâm mà nhiều tông phái Thiền
môn đã thực hành. Nói đến hơi thở nơi bụng là có liên quan đến khí và đan điền. Khí và Đan điền là ý niệm xuất phát từ
thuật khí công và dưỡng sinh của Đạo gia. Để có một ý niệm rõ ràng, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là Khí và Đan Điền.

1- Khí:

Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu khắp cơ thể qua các đường kinh mạch, vào lục phủ ngũ tạng. Khí
biểu hiện qua hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được.
Đừng nhầm lẫn khí và không khí. Khí là năng lượng (energy), còn không khí là khí trời (air), là nguồn oxygen cho ta thở hít.

Mỗi người sinh ra đều có sẵn một lượng khí nhất định, nhiều ít tùy theo từng người. Đó là khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn
gọi là khí Tiên Thiên. Khi sinh ra rồi thì con người tiếp thụ khí từ bên ngoài vào qua sự hô hấp khí trời, đồ ăn thức uống,
ánh sáng, môi trường v.v... Đó là khí Hậu Thiên. Khí Tiên Thiên và Hậu Thiên hợp lại làm thành sinh khí, là năng lượng sống
của con người. Khí là nguồn sống của chúng ta, có khí thì sống, không có khí thì chết.

Khí không chỉ tồn tại bên trong cơ thể mà còn tỏa ra ngoài cơ thể, tạo một dạng không gian đặc biệt bao quanh cơ thể mà
người ta thường gọi là "hào quang".v.v.. Cái khí bao quanh một con người cũng biểu hiện tâm lý của người đó, vui hay
buồn, thiện hay ác v.v..

2- Kinh mạch và huyệt : nơi khí lưu chuyển trong cơ thể.

Kinh mạch là những con đường dẫn khí luân chuyển vận hành trong cơ thể. Huyệt là những điểm đặc biệt trong cơ thể ở
đó khí có thể tích tụ và phát tán đi. Kinh mạch và huyệt không thể thấy được, nhưng có thể cảm nhận được qua sự tác
động của khí vào các tế bào thần kinh.

Các điểm trên cơ thể mà ở đó khí ở trong và khí ở ngoài cơ thể có thể lưu thông được với nhau gọi là "huyệt". Nghiên cứu
y học hiện đại cho thấy: vị trí của các huyệt trên cơ thể thường là đầu mối của các dây thần kinh và mạch máu.

3- Huyệt Đan Điền là gì?

Đan Điền là nơi tập trung khí lực nhiều nhất trong cơ thể. Có 3 loại đan điền:

- Thượng đan điền: ở nơi huyệt ấn đường, giữa hai lông mày trên trán, còn gọi là "đan điềnThần".

- Trung đan điền: ở nơi huyệt đản trung, ở trung điểm của đường thẳng ngang ngực, còn gọi là "đan điền Khí".

- Hạ đan điền: nơi huyệt khí hải trên đường chính trung dưới rốn khoảng 3cm, nằm ở giữa và phía trên bụng dưới, còn
được gọi là "đan điền Tinh".

Theo quan niệm đông y, Tinh, Khí Thần là căn bản, là cỗi rễ sự sống của con người, và trong Đạo giáo còn được gọi là "Tam
Bảo" của con người.

Tinh được chia làm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên. Tinh tiên thiên là thể chất cốt lõi ta thừa hưởng từ cha mẹ, mang
nhiều tính di truyền như gene. Tinh hậu thiên là những gì ta hấp thụ từ Trời Đất như đồ ăn, thức uống v.v.. và được tinh
lọc, điều chế thành những kích thích tố trong cơ thể như hormones, các loại enzymes, chất truyền thần kinh, các tinh dịch
v.v.. để duy trì và bồi đắp cho sự tiêu hao của Tinh tiên thiên. Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên giao hòa, gọi là Tinh Khí.
Tinh khí được coi như tích tụ tại Thận.

Khí, như trên đã nói ở trên, là năng lượng tràn ngập trong cơ thể, ở khắp các tế bào, các mạch máu, kích thích sự hoạt
động của tất cả các cơ quan nội tạng của chúng ta. Khí tiên thiên được chuyển biến từ tinh khí trong tuyến thượng thận,
làm thành Chân Khí, hay nguyên khí. Chân khí được coi như tích tụ nhiều nhất tại huyệt Đan Điền ở bụng (khí hải).

Thần là phần tinh anh, hay tâm linh của con người. Thần cũng được chia làm hai loại: thần tiên thiên và thần hậu thiên.
Thần tiên thiên còn được gọi là nguyên thần, là nguồn ánh sáng nguyên thủy làm nền tảng cho sự hiện hữu của chúng ta,
có sẵn nơi con người nhưng không sinh diệt theo sự sinh diệt của con người. Theo một số đạo giáo, đó gọi là linh hồn bất
tử - đạo Phật gọi là Phật tánh. Thần tiên thiên không thể thấy được, mà chỉ được cảm nhận khi đạt đến một trình độ tâm
linh nào đó. Thần hậu thiên được biểu hiện qua những tư tưởng, cảm giác, cá tính, cũng như các trạng thái tâm thức của
con người. Thần hậu thiên được coi như tích tụ nhiều nhất ở não.

4- Hơi thở (hay Khí) nơi đan điền.

Thở đan điền là hít thở sâu, cho có cảm tưởng là hơi thở xuống dưới bụng và từ đó tống thán khí đi lên theo nhịp lên
xuống (phình lên, xẹp xuống) của bụng.

Tuy nhiên, có một số quan niệm bác bỏ sự hiện diện của đan điền, cho đó chỉ là một ý niệm của Đạo gia không có cơ sở
khoa học. Vả lại, cơ quan duy nhất để hô hấp khí ra vào là phổi, chứ không phải là bụng được. Như vậy tại sao khi ta hít thở
sâu bụng lại phồng lên hay xẹp xuống? Điều này được giải thích là trong khi hít thở sâu, không khí được đưa xuống phần
dưới sâu của hai lá phổi, tạo một sức ép trên hoành cách mô, tức là màng bắp thịt chia cách lồng ngực và bụng, khiến cho
hoành cách mô hạ xuống, tạo một khoảng trống giữa hoành cách mô và phần dưới của hai lá phổi. Lúc đó những túi nhỏ
khí bào ở vùng dưới hai lá phổi phải dãn nở tối đa để tồn trữ được một số lượng dưỡng khí lớn thay vào chỗ thán khí bị
loại bỏ ra ngoài. Đồng thời, áp suất của hoành cách mô trên bụng dưới khiến các máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng
và màng ruột được ép dồn vào các tĩnh mạch, và kích thích thần kinh thái dương, khiến tâm trí trở nên yên tĩnh.

Khi thở ra, hai lá phổi co thắt lại dần dần, làm sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng
lên theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời, tạo nên một sức đẩy hướng thượng tác động vào phần đáy của hai lá phổi, tạo
sức ép tống khứ không khi nhơ bẩn ứ đọng từ dưới đáy phổi ra ngoài.

Hít thở sâu là cách thở tự nhiên, không cần phải cố công tạo ra, chỉ cần tập trung ý thức hơi thở nơi bụng thì hơi thở sẽ
nhẹ dần đi, khí lực được dồn về gốc nên sung mãn, làm âm dương quân bình, máu huyết lưu thông, sức khoẻ cải thiện,
thân tâm an ổn.

5- Bàn về Tâm và Bụng (Lòng)

Chúng ta thường dùng chữ "tâm" để chỉ cho nơi khởi lên những ý tưởng, cảm xúc, tính tình v.v..., nhưng người Việt Nam
từ xưa đã dùng chữ "lòng" để nói đến điều ấy. Ví dụ như "Lòng mẹ, lòng người v.v.. " ngay cả dùng chữ "bụng" để nói đến
sự thông minh hay tính tình "sáng dạ" hay "tối dạ", "xấu bụng" "tốt bụng" v.v.. Nếu dịch chữ "tâm" theo tiếng Hán thì
"tâm" tức là "tim", và trong tiếng Việt "tim" phần nhiều nói đến bộ phận tim trong cơ thể, có tính cách giới hạn nhiều hơn.
Trong khi đó chữ "lòng" có một ý nghĩa rộng rãi hơn, ví dụ khi dịch chữ "thiện tâm" thì chúng ta dùng chữ "lòng tốt" đúng
hơn là "tim tốt".

Theo âm dương ngũ hành thì Bụng thuộc về Thổ, tức là đất. Trời thì vô hạn, đất thì bao la. Nhưng đất bao giờ cũng là cái
nền vững chắc, từ đó mọi vật sinh ra và mọi vật trở về. Bụng hay đan điền được coi như ruông điền của khí lực, nơi tàng
trữ chân khí, là nguồn sống của con người. Trong Đạo gia, huyệt đan điền được coi là cái "lò luyện đan" để chuyển hóa
chân khí, đưa đến sự cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử. Khi trụ tâm nơi bụng, quán năng lượng tập trung tràn đầy nơi
đan điền, dần dần sẽ có một luồng khí nóng tỏa ra nơi bụng và lan dần lên sống lưng. Đó là nguồn sinh lực đã được sưởi
ấm và tái tạo. Theo Đạo giáo thì đó là đem lửa từ tim xuống giao hòa với nước ở thận, làm quân bình âm dương, theo kinh
Dịch gọi là "Thủy Hỏa Ký Tế". Đó cũng là phương pháp Nội Quán mà thiền sư Bạch Ẩn đã học được từ một vị tiên nhân để
chữa trị căn bệnh thiền do dụng tâm quá độ gây nên. Và khi trụ tâm nơi bụng sẽ kích thích một sự thấy biết trực tiếp mà
trong đạo Phật thường gọi là Tánh Giác, cũng được biết như là "trực giác".

Người Tây phương cũng nói đến "gut", là điểm trung tâm của thân, nằm giữa bụng nơi rún, cho đó là trung tâm năng
lượng và trực giác. Người ta có thể cảm nhận điều đó khi đứng trước một cảnh tượng nào đó cảm thấy xốn xang nơi bụng
trước khi tư tưởng khởi lên. Hoặc khi phải đối phó với một điều gì đó, cái "phản ứng ở bụng" (gut reaction), hay là "Câu trả
lời từ bụng" (gut response) trước khi có những ý kiến hay quan niệm xen vào, bao giờ cũng chứng tỏ là những điều đúng
nhất. Tập trung chú ý nơi bụng sẽ khai mở được một khả năng thấy biết siêu nhiên (psychic abilities) do sự phát triển trực
giác.

Tánh Giác là bao la, là gốc của các căn thức, bao trùm tất cả những cái biết riêng biệt của giác quan, nên không cần phải
nhìn bằng mắt cũng có thể thấy, không cần phải nghe bằng tai cũng có thể nghe. Vì vậy, các thiền sư thường dạy phải luôn
trụ tâm nơi bụng, niệm Phật cũng ở nơi bụng, cho đến những cái thấy cái nghe của giác quan cũng đều trụ nơi bụng. Và khi
trụ trong tánh giác, tuy vẫn thấy nghe cảm biết nhưng vẫn tách rời khỏi những điều thấy nghe cảm biết đó, không bị chìm
đắm hay vướng mắc nơi chúng.

Trong kinh Kim Cang, Đức Phật trả lời câu hỏi của Tu Bồ Đề về cách hàng phục tâm rằng: "Bồ Tát hàng phục tâm bằng cách
đem hết tất cả chúng sanh các loài vào vô dư Niết Bàn để diệt độ." Điều đó cũng có thể hiểu như là "người giác ngộ hàng
phục tâm bằng cách đưa hết các niệm dấy khởi vào chỗ không lặng". Chỗ không lặng hay Vô Dư Niết Bàn phải chăng chính
là khoảng trống bao la của Đất Mẹ nơi bụng, nơi dung chứa nguồn sinh lực tập trung ở đan điền của chúng ta? Và đó cũng
là cách hàng phục tâm thiết thực nhất mà những người tu Thiền đã áp dụng từ bao ngàn năm nay.

CHỈ QUÁN TỌA THIỀN

Chỉ Quán Tọa Thiền là pháp môn tu thiền điển hình áp dụng sự tập trung tâm ý nơi đan điền, được áp dụng một cách hệ
thống, đem lại rất nhiều lợi lạc. Chỉ Quán Tọa Thiền còn gọi là "Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu", do Đại sư Trí Giả biên
soạn. Đại sư Trí Giả là Tổ thứ tư của Tông Thiên Thai. Thầy của ngài là Nam Nhạc. Thầy của Nam Nhạc là Huệ Văn. Thầy của
Huệ Văn là đại sư Long Thọ, Tổ thứ mười ba của Ấn Độ truyền thừa từ thời Đức Phật Thích Ca. Long Thọ là tổ đầu tiên của
Tông Thiên Thai. Nhưng ba đời trước chưa gọi là Thiên Thai, mà đến đời thứ tư Đại sư Trí Khải dừng chân ở núi Thiên Thai
mới thành lập tông phái này và từ đó phát triển rực rỡ. Long Thọ làm sơ Tổ tông Thiên Thai cũng như Bồ Đề Đạt Ma là sơ
Tổ của Thiền tông Trung Hoa.

Nhân duyên bộ Chỉ Quán ra đời:

Đại sư Trí Giả có người anh là Trần Châm, làm Tham tướng trong quân, đến năm 40 tuổi, một ngày nọ đi đường gặp vị tiên
là Trương Quả Lão nói rằng: "Tướng ông vận mạng đã hết, chỉ trong vòng một tháng là chết". Trân Châm nghe nói sợ hãi,
liền đến ngài Trí Giả vấn kế. Trí Giả bảo: "Anh nghe tôi tu trì theo pháp môn này thì có thể khỏi được". Trần Châm xin thọ
giáo. Đại sư bèn chỉ cho pháp tu Tiểu Chỉ Quán điều hòa thân tâm, Trần Châm tuân theo, tu tập rất tha thiết tinh tấn. Một
năm sau Trần Châm gặp lại Trương Quả Lão, ông rất kinh ngạc hỏi: "Ông thoát chết có phải vì nhờ uống thuốc trường sinh
ở đâu không" Trần Châm thuật lại là đã tu công phu Chỉ Quán tọa thiền nên mới được như thế. Trương Quả Lão tán thán:
"Phật Pháp chẳng thể nghĩ bàn, có thể cải tử hoàn sinh, thật là hiếm có!" Sau đó vài năm Trần Châm nằm mộng thấy ngôi
nhà của mình ở trên cõi trời, với câu viết: "Mười lăm năm sau sinh ở đây". Quả nhiên mười lăm năm sau Trần Châm từ biệt
thân thích, lúc lâm chung ngồi kiết già an nhiên mà đi. Vì vậy pháp tu Chỉ Quán Tọa Thiền này trước hết là được anh em đại
sư Trí Giả và Trần Châm truyền đi..

Chỉ Quán Tọa Thiền cũng gọi là Tiểu Chỉ Quán, tuy gọi là tiểu để so với bộ Ma Ha Chỉ Quán là pháp môn viên đốn, nhưng
chính là căn bản then chốt vào đạo, bao gồm những điều yếu lược của Ma Ha Chỉ Quán. Đây cũng là pháp tu dùng chung
cho mọi pháp môn, dù tu thiền hay niệm Phật, tất cả cũng đều không ngoài Chỉ và Quán. Chỉ là ngừng lại, Quán là quán xét,
nhìn lại. Ngừng lại những cái xấu gây chướng ngại, quán xét thực chất của những gì khởi lên trong tự thân và ở ngoài. Chỉ
Quán là phương tiện căn bản của câu kệ chính mà đại sư Trí Giả đã dùng để thuyết minh đại cương pháp môn tu này:

Buông mọi niệm ác

Năng giữ niệm lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy

A) Quá trình tu Chỉ Quán:

Pháp môn tu Chỉ Quán không ngoài Giới Định Tuệ, vì vậy đại sư khuyến cáo phải phối hợp với những phương tiện thiện xảo
khác, trước hết là giữ gìn thân ý (Giới) rồi tọa thiền (Định & Tuệ) thì mới có kết quả tốt đẹp hoàn mãn.

Quá trình tu tập được chia làm mười phần chính sau đây:

- Hợp đủ các duyên: giữ giới, sám hối, y thực đầy đủ, chỗ ở nhàn tĩnh, dừng các duyên vụ, gần thiện tri thức.

- Quở dục (tiết dục): buông mọi ham muốn theo sắc, thanh, hương, vị, xúc.

- Bỏ năm món che đậy: tham, sân, ngủ nghỉ, trạo hối (hối tiếc), nghi ngờ.

- Điều hòa: ăn uống, ngủ nghỉ, điều thân, điều hơi thở, điều tâm.

- Phương tiện: dục (ý muốn), tinh tấn, niệm, trí tuệ thiện xảo, nhất tâm phân minh.

- Chánh tu: tu chỉ quán trong khi ngồi; chỉ quán khi gặp duyên đối cảnh.

- Căn lành khai phát: tướng trạng căn lành, phân biệt chân ngụy, dùng chỉ quán nuôi lớn các căn lành.

- Biết ma sự: tinh mị, quỷ đối nghịch, ma não, hàng phục ma.

- Trị bịnh: bịnh phát.

- Chứng quả: Chứng quả của tâm đầu, chứng quả của tâm sau.

Trong giới hạn của đề tài Thiền và thở đan điền, ở đây chỉ bàn về chương nói về Điều Hòa.

B) Điều Hoà:

Nói về điều hòa, đầu tiên sự tu tập phải đặt trên nền tảng tín tâm và đại nguyện rộng lớn, một ý chí dũng mãnh không thối
chuyển. Nền tảng này có từ sự nhận thức rằng tất cả các pháp trên thế gian này, thiện hay bất thiện, những điều phiền não
hay nghiệp chướng nhân quả là đều do tâm mà ra. Từ đó phải quán rằng nếu làm cho tâm thanh tịnh, không dính nhiễm
thì những tạo tác nghiệp quả sinh tử sẽ dừng lại.
Thế nào là điều hòa?

Như người thợ làm đồ gốm phải khéo nhồi đất cho đều, không cứng không mềm quá mới có thể đưa vào khuôn được.
Cũng như muốn điều chỉnh dây đàn phải không căng quá cũng không trùng quá mới có thể ra tiếng được. Hành giả tu tâm
có năm việc phải điều hòa cho vừa phải, thì thiền định mới dễ sinh, còn không thì sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại.

1) Điều hòa ăn uống:

Tuy thân này là huyễn mộng nhưng phải mượn nó để tu lấy điều chân thật., từ hữu vi mà đến vô vi. Tục ngữ Việt Nam có
câu "Có thực mới vực được Đạo". Vì vậy vấn đề ăn uống để nuôi thân rất quan trọng, cần phải điều hòa. Ăn no quá thì khí
gấp tâm đầy, thân nặng nề khiến huyết mạch khó lưu thông, tâm địa bế tắc - từ đó thân tâm không được an vui, đạo
nghiệp cũng khó thành. Nhưng nếu ăn ít quá thì thân ốm tâm rỗng, ý niệm không tập trung được, sức khỏe suy nhược thì
tinh thần cũng xuống dốc. Vì đó phải biết ăn cho vừa đủ, không no quá mà cũng không ít quá. Nhưng trước tiên phải biết
những thức ăn nào nên ăn, thức nào không nên ăn. Có những thứ ăn vào làm thân bịnh, tâm sinh phiền não thì không nên
ăn. Còn những thứ nào làm thân tươi tốt, tâm sảng khoái thì nên ăn. Chỉ nên ăn một món mỗi bữa, ăn một lúc nhiều món
khác nhau cũng có hại cho hệ thống tiêu hóa.

2) Điều hòa ngủ nghỉ:

Giấc ngủ cần thiết cho con người, nhưng khi ngủ thần thức của con người bị che đậy tối tăm, không có sự sáng suốt biết rõ
mọi việc, nên phải điều hòa việc ngủ nghỉ, không nhiều quá cũng không ít quá. Ngủ nhiều quá thì bỏ mất thời gian để tu
tập, tâm thức lại hôn ám mê muội, tất cả căn lành chìm mất. Nên người tu hành phải giới hạn không nên nằm ngủ phóng
túng, phải biết giác ngộ vô thường mà sớm cầu tự độ,

điều phục sự ngủ nghỉ cho thần khí thanh bạch, tâm niệm sáng suốt.

Kinh nói: "Thường nghĩ ngày nay đã qua mạng cũng giảm dần, đừng vì nhân duyên ngủ nghỉ mà để một đời trôi qua uổng
phí. Lại nên nghĩ đến ngọn lửa vô thường thiêu đốt thế gian, ba cõi bất an như nhà lửa, khổ não đầy dẫy nên phải sợ hãi,
gấp sớm tìm cầu sự giải thoát, chẳng nên tham đắm ngủ nghỉ. Nghĩa là "Đời này chẳng độ thân này thì đời nào mới độ thân
này". Đây là lời minh huấn thành thực, hành giả phải nên tỉnh thức ngay. "

3) Điều thân:

Tọa thiền trước hết phải đi từ thô đến tế, khi xuất định thì đi từ tế ra thô, tất cả đều theo quá trình nhập, trụ và xuất.

Điều thân là bước đầu để nhập thiền. Trước khi vào thiền hành giả nên định tâm để điều thân, tức là chú ý đến thân, khi đi
đứng nằm ngồi đều biết rõ tình trạng như thế nào để điều hòa thân thể cho thích nghi. Nếu thân làm việc gì cũng thô tháo,
hơi thở nặng nề là tâm tán loạn khó chuyên nhất, ngồi thiền không thể an vui thư thái. Vì vậy trước phải dự bị điều thân
cho yên tĩnh lại, tức là đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tĩnh thể đều an nhiên.

Nơi ngồi thiền phải yên tĩnh, làm cho mọi việc an ổn, không trở ngại. Ngồi thế kiết già hay bán già, quần áo nới lỏng, bàn
tay trái để trên bàn tay phải chồng lên đối nhau, đặt trên hai chân. Kế đến điều chỉnh thân cho ngay ngắn, trước tiên dao
động thân mình, đừng làm cho tay chân xê lệch, rồi làm cho xương sống không cong cũng không ngay cứng. Điều chỉnh
đầu cổ cho ngay, mũi và rốn đối nhau không nghiêng lệch, đầu không cúi cũng không ngước, mặt ngay thẳng. Sau đó
miệng thở hơi dơ bằng cách há miệng thở hơi ra nhè nhẹ. Đồng thời tưởng nơi trăm mạch không thông trong thân thể
phóng ra theo hơi dơ. Lúc hít vào miệng ngậm mũi hít hơi sạch, làm như thế ba lần. Kế ngậm miệng lại, răng khít nhau, luỡi
đưa lên ổ gà, rồi khép hờ mắt ngồi ngay thẳng như bàn thạch, thân đầu tứ chi đều không dao động. Đó là pháp điều thân
trước tiên vào thiền định. Nói tóm lại, không khoan không gấp là tướng điều thân nhập và trụ.

4) Điều hơi thở

Hơi thở có bốn loại: phong, suyễn, khí, tức. Ba loại hơi thở đầu không điều hòa, loại sau cùng thì điều hòa.

Thế nào là Phong? Khi ngồi hơi thở ra vào nghe có tiếng là phong. Hơi thở Phong thì tán động.

Thế nào là Suyễn? Lúc ngồi hơi thở tuy không có tiếng mà bị nghẽn trệ không thông là hơi thở Suyễn.

Thế nào là Khí? Khi ngồi hơi thở không có tiếng cũng không bị nghẽn mà ra vào chẳng nhẹ nhàng là hơi thở khí. Hơi thở Khí
thì lao nhọc.

Thế nào là Tức? Không có tiếng, không bị nghẽn, không thô tháo, ra vào êm dịu như còn như mất, thần thái an ổn, vui tươi
thì đó là hơi thở tức. Hơi thở Tức là định.
Nếu ngồi thiền mà có ba loại hơi thở phong, suyễn và khí thì không điều hòa, nếu dùng chúng để dụng tâm thì chẳng
những vô ích mà còn làm hại, càng thêm khó định.

Để điều hòa ba loại hơi thở này, phải dùng ba cách như sau:

Một là bỏ vướng mắc làm cho tâm an: hành giả phải buông tất cả tâm nghĩ ngợi phan duyên xuống để không chạy tản
mạn, bằng cách nhất tâm chuyên chú ở nơi đan điền.

Hai là phải buông thư thân thể, tất cả ra vào phải tự nhiên không câu thúc.

Ba là phải tưởng hơi thở biến khắp châu thân, theo vô số lỗ chân lông ra vào, thông suốt không chướng ngại.

Làm được ba điều đó thì đi hơi thở sẽ điều hòa, tự nhiên trở nên nhẹ nhàng. Đó là đi từ thô vào tế. Hơi thở điều hòa làm
cho thân an định, ngăn chận bệnh tật không cho phát sinh. Đây là pháp điều hòa hơi thở từ thô vào tế trong bước đầu tiên
của hành giả vào thiền.

5) Điều tâm

Điều tâm lúc mới vào định có ba nghĩa: một là Nhập, hai là Trụ, ba là Xuất.

a- Nhập:

Lúc mới vào thiền tâm còn chưa ổn định, cần phải điều hòa ba thứ sau đây:

- Loạn tưởng: tâm khởi động tạp niệm không dứt, lúc ấy phải chuyên chú buộc niệm vào một nơi, ví dụ như niệm Phật, hay
theo dõi hơi thở ở đan điền, bụng, rốn...

- Trầm (hôn trầm: buồn ngủ): lúc ngồi trong tâm hôn ám, không ghi nhớ được gì, đầu cúi xuống là trầm. Lúc đó phải buộc
niệm ngay mũi để tâm trụ trong duyên, ý không phân tán.

- Phù: khi ngồi tâm thích phiêu du, phiêu lãng theo những duyên khác ở ngoài. Lúc bấy giờ nên an tâm hướng xuống, buộc
duyên nơi rốn để chế phục vọng niệm.

Tâm định cũng có hai loại: nhanh (gấp) và chậm (khoan).

Nhanh (gấp) là khi bắt đầu ngồi thiền hành giả dùng niệm để nhiếp tâm quá nhanh, dụng tâm quá độ. Niệm ấy lại không
phải chánh niệm, mà là vọng niệm, vì thế ở ngực cảm thấy đau gấp, thân tâm không an ổn, sinh chứng tâm khí đau gấp. Để
trị bệnh này, nên buông xả tâm, tưởng tượng hơi đều đi xuống thì bệnh sẽ tự khỏi.

Chậm (khoan) là khi ý chí trong tâm hành giả quá tản mạn đến nỗi không tập trung và xả được. Lúc ấy thân muốn xiêu vẹo,
tinh thần u uất không sảng khoái, sáu tình mờ mịt. Bệnh khoan là ở chỗ phóng dật quá độ. Lúc ấy phải nhiếp tâm tĩnh niệm
chuyên chú vào một cảnh, nghĩa là sáu căn đều thu nhiếp, kiểm soát tâm liên tục không để cho giải đãi lười biếng, thì mới
dứt được bệnh khoan.

Nói tóm lại, pháp nhập định phải từ thô vào tế, bắt đầu từ thân, qua hơi thở rồi tới tâm, nên sự điều hòa cũng từ thô đến
tế theo quá trình như vậy.

b- Trụ:

Sau khi vào định rồi, trong thời gian ngồi thiền phải luôn nhiếp niệm và dụng tâm. Nhiếp niệm là thu nhiếp tất cả loạn
tưởng tạp niệm vào một niệm. Dụng tâm là khéo xử dụng tâm để dứt trừ những khởi động thầm lặng. Trong khi nhiếp
niệm dụng tâm phải luôn luôn tỉnh giác để biết thân, hơi thở và tâm của mình có điều hòa hay không.

- Nếu ngồi lâu sinh mệt, thân xiêu vẹo không ngay ngắn thì phải sửa đổi lại cho ngay thẳng, không nên để nguyên như thế
mà tiếp tục thiền. Đó là trụ trong tướng điều thân ở trong định.

- Nếu thân điều hòa mà hơi thở không điều hòa, hoặc phong, hoặc suyễn, hoặc gấp, trong thân chướng đầy khó thở, đó là
do hơi thở chẳng đều, nên dùng ba cách như nói ở trên: một là buông những vướng mắc làm cho tâm an, hai là buông lỏng
thân thể, ba là tưởng tượng hơi thở ra vào khắp các lỗ chân lông thông suốt. Điều hòa như thế hơi thở sẽ nhẹ nhàng, tâm
thân sảng khoái. Đó là trụ trong tướng điều hòa hơi thở.

- Nếu thân và hơi thở điều hòa mà tâm hoặc phù động hoặc hôn trầm, lúc nhanh lúc chậm chẳng định, thì nên dùng cách ở
trên để đối trị: an tâm hướng xuống mũi, hoặc buộc tâm nơi rún để chế phục vọng niệm không cho lan tràn.
c- Xuất:

Hành giả lúc nhập định nhiếp niệm về một, nay lúc xuất định thì thả tâm ra cho duyên vào nơi khác, như là duyên ở danh
tự pháp tướng, hoặc duyên ở sáu căn hay sáu trần. Sau đó mở miệng phóng hơi dơ ra, hít thở khí trong sạch. Tưởng tượng
trăm mạch tùy ý lưu thông, rồi lay động thân nhè nhẹ, cử động từ hai vai, hai tay và đầu cổ. sau đó cử động hai chân làm
cho mềm mại, lấy tay chà xát toàn thân khắp các lỗ chân lông. Bởi vì trong lúc tĩnh tọa lỗ chân lông toàn thân đều mở, nếu
chẳng ma xát, một khi dao động khí vào thân thì mang bệnh. Sau đó dùng hai tay chà xát cho nóng để áp vào hai mắt một
lúc rồi mới mở mắt ra. Lúc xuất định phải từ từ, đừng gấp quá để cho thân và tâm chuyển dần từ tế sang thô, nếu không sẽ
bị phản ứng nơi thân mà bị những chứng bệnh như đau đầu, phong thấp, sau này ngồi thiền sẽ có chướng ngại.

Khi nhập định thì từ thô vào tế, lúc xuất định thì từ tế ra thô, có thứ tự trước sau không rối loạn nhau, như thế gọi là khéo
nhập-trụ-xuất.

Kinh Pháp Hoa nói: "Đại chúng chư Bồ Tát... này đã từ vô lượng ngàn vạn ức kiếp vì đạo Phật mà cần hành tinh tấn, khéo
nhập trụ xuất vô lượng trăm ngàn vạn ức tam muội, được đại thần thông, tu phạm hạnh lâu, khéo léo thứ lớp tu tập các
pháp lành". Như vậy để thấy chư Bồ Tát từ trước tới nay cũng đều theo công phu tu Chỉ Quán, khéo nhập trụ xuất mà
được đại thần thông, tự tại vô ngại. Chúng ta tuy bị vô minh che lấp, ngụp lặn trong biển phiền não, nhưng nếu phát
nguyện đi theo con đường Phật đạo, tinh tấn tu trì Chỉ Quán thì dần dần sẽ sáng tỏ được công đức diệu dụng của tự tâm.

Ngọc Bảo

Cuối hạ, tháng 9-2013

Viết cho buổi nói chuyện với nhóm Anh Đào

Nhập Đạo

GIEO DUYÊN

Thanh Tịnh Kinh ngày đọc 10 lần, rồi dần dần tăng. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên ban đầu ngày đọc 1-2 lần, sau thì 3-5 lần,
sau thì 10 lần. Sau này thì thêm Đạo Đức Kinh Côn Lôn ngày 1 lần, đọc hán việt là được, không cần hiểu nghĩa, lâu dần tự
có sở ngộ.

________________________________________

CHÂU THIÊN NGHỊCH CHUYỂN CÔNG PHU

Mục đích: Thanh lọc bản thể, khai mở hệ thống kinh mạch, gia tăng sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, đưa tâm dần dần trở nên vi
tế bước vào cảnh giới nhập định.

Thời gian: Tập vào giờ tí (23h đêm – 01h sáng), công phu lâu mau tùy theo sức .

Không gian: Phòng hoàn toàn tối, không lọt một chút ánh sáng nào.

Điều thân: Ngồi bán già, chân phải để trên chân trái, bàn tay phải nắm bàn tay trái đặt trước bụng. Không được nhắm mắt,
hai mắt lim dim nhìn xuống dưới, mới đầu công phu chỉ cần hơi khép mắt lại, sau khi đã nhập định thì tự nhiên sẽ lim dim,
không cưỡng ép, miệng ngậm, lưỡi để tự nhiên ở hàm dưới, công pháp này không yêu cầu phải cong lưỡi vì ảnh hưởng tới
nhập tĩnh.

Chỉ cần đầu lưỡi không đụng vào hàm trên là được rồi, bàn tay này nắm lấy tay kia, mục đích là khi hít thở có thể hai tay
hơi nắm chặt lại để tập trung, không phải là huyệt lao cung úp vào nhau như thế bắt tay mà là lòng bàn tay phải úp lên mặt
ngoài tay trái, nếu biết cách nắm tay theo ”Tí Ngọ liên hoàn bát quái thủ” của đạo gia thì cũng được.

Điều tâm: Ngừng tạp niệm, không tập trung vào bất cứ điều gì, theo ánh mắt nhìn xuống khoảng đen tối trước mắt.

Điều tức: Yêu cầu phải thở được kiểu bụng ngược, hít vào thì phần bụng dưới rốn thót lại, thở ra thì phình ra, các bạn nào
chưa rõ thì tìm cách sách khí công để tham khảo cho biết chính xác cách hít thở. Hiện nay các sách khí công thường đưa
thêm hướng dẫn cong lưỡi và co rút hậu môn nhằm nối thượng, hạ thước kiều, công phu này không dùng tới, yêu cầu bỏ
phần đó, chỉ cần chú ý tới phép hít thở ngược thôi. Tập điều tức khi nào thuần thục thì hãy bắt đầu công phu Châu Thiên
Nghịch Chuyển.

Châu Thiên Nghịch Chuyển:


Sau khi đã điều thân, điều tâm, điều tức vài ba hơi để tập co giãn bụng dưới thì bắt đầu chuyển pháp luân.

Theo phép thở bụng kiểu ngược thì khi hít vào bụng dưới từ từ co lại, đến đây thay vì thở ra hành giả tiếp tục hít vào, hít
vào.. (thời gian tối thiểu phải đạt được là 1 phút), bụng dưới vẫn tiếp tục co lại đến khi cảm thấy ngộp thở không thể tiếp
tục hít vào được nữa thì từ từ thở ra bằng mũi, nhưng không cố gắng phình bụng hết sức như kiểu thở ngược mà chỉ thở
ra từ từ, bụng dưới chỉ hơi phình như đang giãn ra mà thôi, không thở ra hết không khí trong phổi, đó là một hiệp.

Tiếp tục thực hiện hiệp hai, ba đến khoảng chín hiệp thì ngừng, có thể tự nhiên nhập vào đại định. Có nhiều người khi thực
hiện khoảng ba hiệp thì thấy tự nhiên nhập định, thì cứ để nhập định như vậy, tạm thời ngưng pháp luân, đến khi xuất
định lại tiếp tục pháp luân, nếu thấy nhiều tạp niệm thì dùng thần chú ‘Ôm Mani Pát Mê Hum” vài ba lần sẽ hết.

Công phu xong thì nằm xuống ngủ luôn, lợi dụng giấc ngủ để cho nội khí tự động vận hành.

Chứng nghiệm:

Sau khi nằm xuống có thể thấy điện giật, bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao, đó là nội khí
vận hành không có gì đáng ngại, thường người mới tập luyện do kinh mạch chưa thông thoáng dễ thấy hiện tượng trên,
sau một thờ gian cơ thể được thanh lọc sẽ hết.

Ghi chú về thở: Tạm nói như thế này cho dễ hình dung, ta ví thân mình làm ba phần, phần trên từ cổ tới ngực, phần giữa
từ ngực tới rốn, phần dưới từ rốn tới bụng dưới. Như vậy 3 kiểu hô hấp chính được tạm thời mô tả như sau( các bạn đừng
hiểu theo kiểu chẻ chữ ra làm đôi nhé):

1.Kiểu ngực: Khi hít vào chủ yếu là phần trên căng lên.

2.Kiểu thở bụng thuận: Khi hít vào thì chủ yếu phần dưới căng lên

3.Kiểu thở bụng nghịch: Khi hít vào thì phần giữa căng lên, trong khi đó phần dưới thì thắt lại.

Khi tập luyện các bài hít thở, thì tuân thủ cách thở theo bài tập là tự nhiên nhất.

Những lưu ý để tập tốt Châu thiên nghịch chuyển:

– Muốn nhập định thì phải Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng.

Vậy thế nào là đạt chất lượng? đó là:

– Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt 9 hiệp thì phải cảm thấy rất mệt, hết sức lực.

– Nguyên tắc của Châu Thiên Nghịch Chuyển là khi hít vào mặc dù biết không thể hít thêm vẫn cố gắng hít thêm tối đa đến
khi không thể cố gắng được nữa mới thở ra, một hiệp tối thiểu đạt 1 phút.

– Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng, thì sau mỗi hiệp hơi thở sẽ dồn dập, phải nghỉ điều hoà hơi thở 3-5 hơi
(điều hoà bằng thở thuận) rồi lại tiếp tục hiệp 2, nếu có thể làm liện tục hiệp 1, 2, 3.. 9 mà không cần nghỉ là chưa đúng
nguyên tắc.

– Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng thì sẽ tự nhiên nhập định, hơi thở tự nhiên chứ không phải thở nghịch
nữa, thở nghịch chỉ dùng khi làm Châu Thiên Nghịch Chuyển thôi.

Điểm quan trọng: vì chúng ta sử dụng “‘phong“‘ để khai thông kinh mạch, nên Châu Thiên Nghịch Chuyển quan trọng nhất
là động tác hít vào, hít vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí
sẽ bị đẩy ngược ra ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào , đây là yếu
quyết chính để Châu Thiên Nghịch Chuyển thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt
cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh, thấy như vậy là bạn đã hoàn thành Châu Thiên Nghịch Chuyển trọn vẹn.

THIỀN ĐỊNH

(Sau khi tập CTNC được 6 tháng thì bắt đầu tiến hành thiền định.)

Châu Thiên Nghịch Chuyển là phép luyện Tinh hoá Khí, thiền định là phép luyện Khí hoá Thần, cho nên sau khi Châu Thiên
nghịch chuyển (PLNC) thì chân khí sẽ tiến sang Đốc mạch, thì bắt buộc phải thiền định để chân khí vượt Ngọc Chẩm nhập
vào Nê Hoàn Cung hoá thần. Đây là công pháp truy nhiếp nguyên thần về Nê Hoàn Cung mà cổ tiên giấu kín, nay sư huynh
đem ra công truyền. Người luyện thiền định này coi như đã đặt một chân vào đại đạo, cho nên khi thực hành nếu có gặp
nhiều trải nghiệm huyền ảo cũng không nên lo sợ.
Nguyên tắc của phép thiền định đạo gia là ”tâm tức tương ỷ”, đó là phép làm cho thần khí quyến luyến lẫn nhau không rời
ra, nói theo thế tục thì thần khí cũng như âm dương, nam nữ, dùng chân ý làm người mai mối khiến cho thần khí giao kết
thì sẽ tiến vào cảnh giới nhập định, có thể khiến cho hô hấp ngừng lại, đạo gia gọi là thai tức, phép này được chỉ rõ trong
”Lục diệu pháp môn” của nhà Phật và ”Thái ất kim hoa tông chỉ” của Lã Tổ, Chỉ có điều người xưa khi truyền công pháp đều
muốn người ta phải phát huy ”ngộ tính” thì mới có thể chứng nghiệm hiệu quả. Vì thế mà phép này truyền ra đời cũng ít
thấy ai hiểu mà tu luyện hiệu quả. Nay tôi đặc biệt chỉ ra chỗ ”ngộ” này cho các bạn hiểu.

Nếu thiền với tư thế ngồi thì sau khi Châu Thiên nghịch chuyển, thì bước sang thiền định, về tư thế thì có thể hai tay vẫn
ôm nhau như khi châu thiên nghịch chuyển, hoặc là hai tay tách ra đặt xuống hai đầu gối, tư thế nằm thì nằm ngửa hay
nghiêng cũng được miễn sao cho thoải mái. Tùy theo từng người thấy phép nào hợp thì theo

Yếu quyết: Miệng ngậm, hai mắt nhắm kín, hai tròng mắt ngước nhìn lên khoảng đen tối phía trên trán, im lìm như mèo
nằm rình chuột, tuy nhiên không được quá tập trung căng thẳng, đầu óc không suy nghĩ gì cả, ngưng mọi tạp niệm. Nếu
thấy tạp niệm khởi lên thì dùng tâm tức tương ỷ mà thâu nhiếp, tuyệt đối không thủ ý vào bất kỳ huyệt đạo nào trên đầu.
Thời gian thiền định tối thiểu là 30 phút.

Thông thường sau khi Châu Thiên nghịch chuyển thì tự nhiên nhập định rồi, được một lúc sẽ thấy mức độ nhập định không
sâu nữa gọi là sắp xuất định thì thực hiện pháp ”Tâm tức tương ỷ” này, từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình
hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không
được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là một hiệp, thực hiện 3 hiệp như vậy rồi ngưng, tiếp
tục nhập định, ngưng mọi tạp niệm, khi đó sẽ cảm thấy trí giác ngày càng lịm đi, đến khi nào thấy sắp sửa xuất định thì lại
thực hiện ”Tâm tức tương ỷ”. Làm tốt pháp này thì có thể ”siêu phàm nhập thánh”, chứng nghiệm được mọi ấn chứng
được nói tới trong ”Toạ thiền chỉ quán” của nhà Phật.

– Lưu ý: Khi ”Tâm tức tương ỷ”, tiến hành hô hấp bụng kiểu thuận, hít vào bụng căng lên, thở ra xẹp xuống.

– Giải thích: Tại sao chỉ hô hấp 3 hiệp trong một lần ”Tâm tức tương ỷ”?

Vì chân ý như bà mai mối cho thần khí vậy, khi tâm theo dõi hơi thở chính là đang mai mối cho thần và khí, nếu chân ý cứ
theo dõi liên tục mấy chục hiệp thì cũng như nam nử đến gặp nhau mà có bà mai đứng đó ngó hoài thì làm sao kết hợp
được, đây là điểm mấu chốt của pháp này. Vì thế nhiệm vụ của bà mai chỉ là dẩn dắt đoạn đầu rồi sau đó phải đi chổ khác
thì thần khí mới phối hợp được, do đó mà mỗi lần “tâm tức tương ỷ” chỉ làm 3 hiệp thì ngừng.

Hỏi:

Mới tập vài hôm, mình quan sát thấy : khi phần bụng dưới thắt lại, thì vùng chứa khí hít vào sẽ bắt đầu từ phần cơ hoành
(tương ứng với phần giữa cơ thể như HuyenQuangTu vừa nêu), nhưng do hít vào từ từ đến mức đầy, nên từ phần cơ
hoành trở lên sẽ dần dần đầy chỗ chứa : phần giữa đầy, phần ngực đầy cũng phải căng lên, phần ngực đầy rồi sẽ tới phần
cổ đầy, phần cổ đầy rồi vẫn còn chỗ chứa nữa là các hốc xoang, khi các hốc xoang đầy rồi thì sẽ không hít vào được nữa.

Tới giai đoạn thở ra, thì ngay khi thở ra sẽ không thể phình bụng ngay được, mà hơi ở vùng trên được giải toả hết rồi thì
vùng dưới mới phình ra được. Tức là quá trình phình phải lần lượt từ trên xuống dưới, khi hơi ở xoang ra hết sẽ đến cổ,
đến ngực, khi hơi ở ngực ra hết thì mới bắt đầu có thể phình phần giữa và khi hơi ở phần giữa ra hết thì mới bắt đầu có thể
nới lỏng dần đai bụng dưới rốn từ từ.

Như vậy quá trình phình bụng khi thở ra cũng phải nương theo quá trình không khí thoát ra một cách tuần tự, chứ không
cố ý ngay từ đầu được.

HuyenQuangTu có thể nói rõ hơn về phạm vi chứa khí được không ? Vì nếu đã hít đầy hơi thì phần ngực sẽ căng hơn phần
giữa vì thể tích nó lớn hơn nhiều (có chỗ nào chứa được sẽ tự nhiên chứa bằng hết).

Đáp:

Ban Tienkyanh mô tả cách hít thở bụng kiểu nghịch như vậy là chính xác và khoa học, tuy nhiên chúng ta không nên quá
quan tâm đến chuyện không khí sẽ vào ra như thế nào, vì thực sự chúng ta không sử dụng không khí để khai thông kinh
mạch, mà sử dụng một lực lượng gọi là “phong”, nó nương theo không khí vào cơ thể khi ta hít vào, phạm vi hoạt động của
nó vượt ra ngoài không khí, vì thế nếu quá chú tâm vào không khí sẽ chứa ở đâu thì sẽ bị máy móc, các bạn chỉ cần biết
rằng mình đang hít thở vào sâu dài từ từ theo kiểu bụng nghịch thì không khí sẽ tự biết vào đúng chỗ của nó, dĩ nhiên như
bạn Tienkyanh đã mô tả, thì quả thật không khí sẽ vượt lên chứa đầy cổ và cả các xoang, khi thở ra cũng vậy, ta cũng chỉ
chú ý vào chuyện thở ra từ từ và tập trung vào động tác dãn bụng dưỡi cho đến khi phình ra. Những gì bạn Tienkyanh mô
tả là hoàn toàn chính xác.

Điểm quan trọng:vì chúng ta sử dụng ”phong” để khai thông kinh mạch, nên PLNC quan trọng nhất là động tác hít vào, hít
vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí sẽ bị đẩy ngược ra
ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào, đây là yếu quyết chính để PLNC
thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh,
thấy như vậy là bạn đã hoàn thành PLNC thành công trọn vẹn.

PLNC chính là phép luyện đả thông mệnh môn ( là phần đối diện với rốn ở sau lưng).

Tu luyện sai lệch phần nhiều do các nguyên nhân thủ ý, dẩn ý, cong lưỡi, nay PLNC không dùng tới tất cả những phép luyện
đó, nên không thể có sai lệch, hoàn toàn phù hợp nếu kết hợp với các môn khác (khí công, nhân điện…), và hỗ trợ chữa trị
nếu do tập các môn khác phát sinh sai lệch, nếu kết hợp với các môn khác thì nên tập PLNC sau cùng, rồi sau đó ngồi thiền
định nhập tĩnh luôn.

Lưu ý, sau khi tập PLNC thì phải dành khoảng 30 phút thiền định, vì PLNC là để hỗ trợ thiền định.

-Trạng thái nín thở là trạng thái thanh quản bị đóng lại, nên sẽ có hiện tượng đỏ mặt

-PLNC hoàn toàn không có trạng thái đóng thanh quản, thanh qủan lúc nào cũng mở nên không có trạng thái nín thở, mà
thực sự khi bạn hít vào đầy hơi , vẫn tiếp tục hít vào thì sẽ có một phần không khí ở phía trên cổ và các xoang sẽ bị đẩy ra
để không khí mới vào, bạn hãy hình dung không khí trong cơ thể bạn và bên ngoài vẫn thông suốt với nhau chứ không có
hiện tượng ngăn cách trong và ngoài khi làm PLNC

-khi bạn thở ra, thì phần không khí ở phía trên sẽ ra trước, khi phình bụng bạn sẽ có cảm giác là không khí vừa ra đằng mũi
làm ngực trống mà vừa đi sâu xuống bụng dưới khi phình bụng.

Khi thở ra bạn hãy chú ý vào chuyện thở không khí ra và phình bụng dưới.

Hô hấp Đạo gia: Cũng gọi là hô hấp nghịch được dùng để chuẩn bị cho khí lưu thông, và sự phát triển đúng đắn của nó có ý
nghĩa quyết định. Cử động bình thường của bụng dưới bị đảo ngược. Thay vì phình ra khi hít vào , đạo gia thót lại, và
ngược lại. Ta không bao giờ giữ hơi lại hoặc cưỡng ép nó. Hít vào từ từ bằng mũi , giữ cho hơi thở được êm dịu và dễ dàng,
co bụng dưới lại, nâng nó lên. Khi phổi đầy hơi, bắt đầu thở ra nhẹ nhàng. Hít vào được coi là âm , thở ra là dương. Chúng
phải hoạt động chung như vòng tròn Âm dương, cái này trở thành cái kia một cách êm dịu và không cố gắng trong một
động tác buông lỏng. Khi thở ra, từ từ đẩy Đan Điền và bụng dưới ra. Vùng Đan Điền là nơi khí sinh ra và tích tụ để khởi
vòng Tiểu Chu Thiên. Vì vậy , cơ bắp quanh Đan Điền phảI được luyện tập sao cho có thể co lại và phình ra vừa đủ khi
người tập hít vào và thở ra. Trước hết phình bụng dưới khi thở ra có lẽ khó khăn , nhưng với thực hành các cơ bắp sẽ tập
càng lúc càng to hơn đến khi toàn thể bụng dướI căng từ rốn đến xương chậu khi thở ra. Ta không nên cưỡng ép Đan Điền
phình ra, mà phải làm nhẹ nhàng đến khi thành công.

Toàn thể tiến trình là một hình thức hô hấp sâu, không phải vì hô hấp nặng nề, mà vì nó làm cho phổi gần đầy. Nhiều người
tập các bài đòi hỏi nhiều cố gắng phải hô hấp vất vả, họ không tất yếu thở sâu. Thở sâu làm cho nội tạng rung động nhịp
nhàng với hơi thở, làm kích thích và luyện tập chúng. Nội tạng không có tiếp thu loại nội luyện này mà không có thở sâu. Ta
có thể thấy rõ nhiều hình thức tập luyện hung bạo chỉ ảnh hưởng cơ bắp bên ngoài, tác dụng ít ỏi tới nội tạng.

________________________________________

CÁC BÀI TẬP PHỤ TRỢ

TIẾN DƯƠNG CÔNG

1.Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

2.bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn, hai chưởng xoay ra sau lưng, tưởng tượng hai chưởng đang hổ trợ lưng
đẩy một tảng đá lớn đang tiến tới áp sát lưng, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

3.Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì từ từ đứng thẳng dậy, hai chưởng
xoay ngửa theo hai bên thân đẩy thẳng lên trời, đồng thời kết hợp thở ra từ từ bằng mũi.

THOÁI ÂM CÔNG

– Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.
– Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn. Hai chưởng đẩy thẳng tới trước măt. Tưởng tượng hai chưởng đang đẩy
một tảng đá lớn đang từ từ tiến đến áp sát ngực. Tưởng tượng hai chưởng không thể chống đỡ nổi tảng đá vẫn đang tiến
tới áp sát vào ngực, hai chưởng bị tảng đá đẩy phải co về trước ngực, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

– Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì bất ngờ đẩy mạnh hai chưởng về
trước, tưởng tượng tảng đá bị đẩy bật văng ra xa, đồng thời kết hợp thở ra thật mạnh bằng mũi.

Thời gian: Tập hai buổi chính là sáng tiến dương và chiều thoái âm.

NGOẠI CHÂU THIÊN

Hai chân đứng bằng vai, quay 2 tay từ sau ra trước, khi 2 tay sau lưng thì bàn tay ngửa lên, khi 2 tay qua đầu đi xuống thì
úp bàn tay lại, khi qua đỉnh đầu khoảng cách 2 tay nhỏ hơn vai, không để hai tay chạm nhau, quay tốc độ vừa phải sao cho
khi tay đi lên hít vào khi tay đi xuống thở ra.

Bài này luyện phần phách bao quanh thân và đồng thời cũng có tác dụng thông mạch (có tác dụng thông mạch tương tự
bài phất tay Dịch cân Kinh nhưng khó tập hơn vì mau mỏi tay mỏi vai ,tuy nhiên tập tốt và chăm chỉ có thể gây tự phát
động công và tay quay tự động hàng nghìn vòng không mỏi).

BÀI TẬP NỘI CÔNG

– Bài tập này các bạn tập vào buổi sáng, có tác dụng hấp thu địa khí, làm khí huyết lưu thông, giãn gân cốt do ngồi thiền
lâu, ổn định nhịp tim và huyết áp bất thường.có thể chữa được bệnh đau thần kinh toạ, hoặc những ai do luyện khí công bị
đau chân thì cũng công hiệu tốt.

– Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai, hít vào, bụng căng ra, nâng hai tay (mở chưởng) lên ngực, bắt đầu nín thở, hai
chân rùn xuống tấn mã bộ, hai chưỡng hướng xuống đất, gồng cứng hai chân và hai tay, tưởng tượng mặt đất đang nâng
lên còn mình thì đang dồn toàn bộ sức lực xuống chân để ấn mặt đất xuống, tùy theo khả năng nín thở rồi bắt đầu thu thế,
từ từ thở ra bằng miệng, hai chân từ từ đứng thẳng như cũ, hai tay nâng lên ngực rồi hạ xuống hai bên thân về tư thế ban
đầu.

BÀI NỘI CÔNG TRỤC TÀ

Âm tà vào người theo đường xương sống từ dưới đất lên, những người có căn âm bẩm sinh, hoặc là tập thiền ngồi trên
nền đất có âm khí nhiều dễ bị nhiễm.

Bài nội công trục tà :

Tương tự như 2 bài tỉến dương thoái âm nhưng hai tay nắm chặt 2 quả đấm buông dọc theo thân mình hướng xuống đất,
bắt đầu hít vào bụng , gồng cứng 2 cánh tay và 2 chân tưởng tượng mình nặng như một quả tạ, sức ì nặng ngày một tăng
dần đè xuống mặt đất, hai chân rùn xuống tấn mã bộ vững chắc, đầu cúi nhìn xuống mặt đất, gia tăng quán lực, khi nào
không thể hít vào được nữa thì thở ra đồng thời thư giãn toàn bộ cơ thể, hai tay mở ra tự nhiên, hai gối đứng thẳng dậy,
tiếp tục làm hiệp 2.

Tại giường ngủ hoặc chỗ tập thiền vẽ quẻ dịch ‘phong địa quan’ , thường nhìn vào hình quẻ dịch quán niệm, khi thấy hiện
tượng xấu thì quán tưởng và niệm tên quẻ dịch.

TÂM TỨC TƯƠNG Y

Đây là một công pháp rất nhiều huyền diệu.

Từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên
tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là
một hiệp.

Tâm theo dõi hơi thở. Thở nhịp nhàng khoảng 3 lần vào ra như vậy thì dừng để nội khí tự vận hành, thần khí tự quyến
luyến nhau, khoảng vài phút lặp lại một lần.

Chăm tập TÂM TỨC TƯƠNG Y và nhận thấy nó rất tuyệt, nó thúc đẩy nội khí vận hành rất mạnh, thần khí quyện vào nhau,
tâm trí như say, như mơ. Lúc tập nên thả lỏng tâm trí, buông lơi tất cả, bám vào hơi thở thật nhẹ nhàng, không nên dùng
sức mà thật nhẹ nhàng ta sẽ thấy tất cả như quyện chặt vào nhau…. rất khó tả

ĐỘNG TÁC THU CÔNG


Mọi người tu tập CTNC khá lâu rồi mà chưa thấy sư huynh nói gì tới thu công chắc cũng có người thắc mắc, bây giờ sư
huynh mới nói rõ tại sao. Trong các bài quyền thuật khí công thường khi kết thúc có động tác thu công, vậy động tác này
dùng làm gì? Xin trả lời động tác thu công dùng để đưa hệ thống kinh mạch trở lại bình thường, như vậy CTNC chưa dạy
thu công chắc là có thiếu sót hay sao? Không phải vậy, thực ra động tác thu công chỉ thực hiện khi nào hệ thống kinh mạch
đã khai mở mà thôi, và không những thu công chỉ dùng sau khi tập mà bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng vì mục đích của
nó là giúp cho sư vận hành khí điều hoà bình thường. Do đó nếu kinh mạch chưa khai thông thì thu công không có ý nghĩa
gì cả. Đối với khá nhiều bài quyền thuật khí công, sư huynh thấy chỉ là một động tác quy tắc mà thôi. Động tác thu công
được thực hiện như sau: Hai bàn tay chắp lại như khi lễ Phật, nhưng từng cặp ngón tay tách rời nhau ra thoải mái chứ
không khép sát nhau như khi lễ Phật.

Để hiểu tại sao phải dùng động tác thu công như trên sư huynh nhường lại cho mọi người tự tìm hiểu, sau khi kinh mạch
khai thông thì sẽ tự có lời giải đáp.

BÀI TẬP SỬ DỤNG CHÂN HỎA TAM MUỘI

Bài tập sử dụng chân hỏa tam muội rất đơn giản chỉ là động tác lim dim hai mắt, thuật ngữ đạo gia gọi là ‘buông rèm’, có
tác dụng thu hút được ánh sáng của nhật nguyệt giao quang giúp thanh lọc cơ thể. Trong loạt bài trừu thiêm sư huynh đã
giảng rõ dùng hô hấp thu hút âm khí từ hệ kinh mạch ngoài vào trong và dùng nội đan tiêu diệt. Tuy nhiên người không có
nội đan thì dùng kỹ thuật thu hút chân hỏa tam muội này bổ khuyết. Không có gì phải ngạc nhiên tại sao các phái tu thiền
Phật giáo như Thiên Thai Tông đều sử dụng kỹ thuật này, tuy nhiên có thể họ không hiểu rõ công dụng hoặc không muốn
giải thích rõ ràng. Công phu này nếu sử dụng lâu năm có thể đạt tới những tầng thiền định rất cao, đồng thời có công năng
tiêu trừ bệnh tật. Bài tập này có thể sử dụng trong khi thiền định, ngoài ra khi rảnh rỗi, khi muốn thư giãn, khi thấy trong
người không khỏe, khi bị bệnh đều có thể áp dụng với bất cứ tư thế nào cảm thấy thoải mái.

Ghi chú: Các công phu khi đem công truyền đều đã được hạ bậc so với công phu chính thống, nói nôm na là công phu đã
thủ công hóa, có một số công phu nghe rất đơn giản như trừu thiêm là hít vào thở ra thực chất lại rất cao không thể hạ bậc
để công truyền, vì thế những gì có thể đem ra truyền dạy đều có hiệu quả và những công phu không thể công khai tức là
không thể hạ bậc vì không hiệu quả, sư huynh giảng rõ như vậy để mọi người khỏi lăn tăn.

ĐẠO GIA TRÚC CƠ PHÁP

Trúc cơ pháp này là pháp sư huynh luyện đầu tiên từ thời kỳ mới lập diễn đàn đạo gia khí công này, mục đích để thu ngọc
dịch, khai thông nhâm đốc dẫn tới hoạt tí thời sơ kết chân tâm. Tính ra từ khi bắt đầu trúc cơ pháp tới lúc hoạt tí thời phải
mất khoảng 7,8 tháng, ngày nay với hỗ trợ của nước dưỡng sinh chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua giai đoạn này.

Yêu cầu của trúc cơ pháp là 2 bàn tay phải thông mạch, lấy giao kết thủ ấn đả thông huyền quan khiếu ở giữa 2 con mắt,
qua đó thu được ngọc dịch hoàn đan, là pháp bảo chân truyền của đạo gia cổ truyền, có thể luyện bất kể giờ giấc.

Phương pháp ngồi tự nhiên, không gò bó về tư thế, ngày trước sư huynh thường ngồi dựa lưng vào tường, hai chân thả dài
trên giường, mắt nhắm, hai hàm răng cắn lại nhưng hai môi lại tách ra, lưỡi đáp thượng kiều ngay dưới chân răng hàm
trên.

Thủ ấn: 2 tay đặt dưới bụng, 2 lòng bàn tay xếp chồng lên nhau, quan trọng nhất là lóng thứ nhất của ngón cái này đặt trên
lóng thứ nhất của ngón cái kia.

Ý thức nhẹ nhàng hướng xuống bụng dưới mục đích để đạo dẫn giáng khí.

Thực hiện đúng phương pháp như trên thì một lúc sau sẽ cảm thấy vùng sơn căn có cảm giác khí, có thể thấy hơi thốn và
nước bọt sẽ tràn ra đầy miệng, chờ khi nào được 1 ngụm lớn thì nuốt xuống.

Với người dùng sản phẩm dưỡng sinh lâu ngày có thể huyền quan khiếu đã khai thông thì sẽ không thấy nước miếng tiết ra
nữa mà chỉ thấy khí chuyển trên nhâm đốc.

LỤC TỰ CHÂN NGÔN

Lục Tự Đại Minh là vua của tất cả thần chú trong các cõi. Xuất xứ của thần chú này xưa nay nhiều người thường tưởng lầm
là thần chú của đạo Phật nhưng theo Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh thì chính Như Lai cũng thừa nhận đến ngài
cũng chưa đủ khả năng sở đắc, tức đến Phật cũng không biết. Thần chú này cũng không phải do ngài Quán Tự Tại Bồ Tát
tuyên thuyết mà do ngài cầu được ở nơi một vị pháp sư không rõ nguồn gốc, do đó nó là thần chú chung của tất cả các cõi.
Công năng của Lục Tự đại minh trong kinh đã nêu rõ không cần phải nghi ngờ, và chính các vị tổ sư đạo gia cũng phải nhờ
nơi thần chú này mới có thể tìm ra đường tắt mà đắc đạo, biết thần chú này thì rút ngắn con đường 10 lần, không biết
thần chú này thì kéo dài thêm 10 lần. Công năng thần chú này theo quan điểm đạo gia có thể phá bỏ mọi tắc nghẽn kinh
mạch bất kỳ thuộc tầng lớp nào, từ nông đến sâu, từ thô đến vi tế, có thể thay thế ngay cả các bộ thủ ấn phức tạp và bí
mật nhất cần phải sử dụng trong quá trình khai thông kinh mạch. Phật từng thọ ký sau này có ngài Đại Lực A Tô La sẽ thành
Phật chỉ cần dựa vào duy nhất thần chú này có thể đủ tỏ rõ công năng.

Việc đọc hay nghe thần chú này đều có công năng như nhau. Do đó đối với đệ tử đạo gia cần phải nghe thần chú này bất
cứ thời gian nào, thậm chí ngay cả khi thiền định, nghe 24h cũng như tụng 24h, không cần phải chăm chú lắng nghe mà cứ
nghe một cách vô thức như khi nghe nhạc, bất kỳ tắc nghẽn nào cũng sẽ được gỡ bỏ mà không cần phải cầu học tới các bộ
thủ ấn bí mật.

Om Ma Ni Pê Mê Hum

Om Ma Ni Pát Mê Hum

PHÁP CÀN KHÔN GIAO CẤU CỦA ĐẠO GIA

Pháp càn khôn giao cấu theo phương pháp của đạo gia đã được mã hóa bởi đại minh chú nhưng bởi có lẽ nhiều người
muốn biết nó như thế nào mà lại được truyền thụ bí mật, để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mọi người nên sư huynh viết ra
chứ thực tâm không muốn viết vì luyện theo phương pháp đạo gia chắc không mấy người thành công được rồi sinh tâm
nghi hoặc đánh mất đạo căn. Đây là phương pháp đã hạ bậc, điều kiện luyện thành là chân tâm đã hỗn dung với ý thức,
tức thông qua ý thức có thể điều động được chân tâm, đây chính là điểm khó nhất của phương pháp hạ bậc.

Định nghĩa một số thuật ngữ cần dùng:

1. Vũ hỏa: là động tác hít vào

2. Văn hỏa: là động tác thở ra

3. Càn cung: chỉ huyệt thiên cốc

4. Khôn cung: chỉ huyệt trung quản

Pháp Càn Khôn Giao Cấu

Pháp này chỉ luyện được nội trong giờ tí, đó là lúc nhị khí càn khôn xuất hiện.

Ở đây chọn dùng ngồi luyện.

1. Thu khí quẻ Khôn: Hai lòng bàn tay đặt ngửa trên đầu gối,trên cơ sở đã hỗn dung ý thức với chân tâm thì thủ ý là ngưng
thần, ngưng thần chính là thủ ý, đem ý thức đặt vào Khôn cung, dùng vũ hỏa liên tục hít vào thật nhẹ nhàng, càng hít vào
lâu chừng nào càng tốt, lúc này địa khí sẽ từ bên ngoài vào trong ta theo huyệt trung quản, theo đốc mạch tràn lên đầu
não, thực hiện phương pháp này đến khi thấy khí tràn đầy không thể tiếp nạp thêm nữa thì ngừng.

2. Thu khí quẻ Càn: Hai lòng bàn tay đặt úp trên đầu gối. Đem ý thức đặt vào Càn cung, dùng vũ hỏa nạp thiên khí như trên
tới khi tràn đầy thì ngừng, khí này được chứa trong mạch nhâm phần trước bụng ngực

lưu ý: tràn đầy là chỉ tình trạng khí của càn khôn thiên địa chứ không phải là trạng thái hít vào không nổi nữa.

3. Hợp nhất Càn khôn: Sau khi nạp khí càn khôn thì cơ thể chia làm 2 nửa, phía sau lưng chứa địa khí, phía trước bụng chứa
thiên khí, ta bắt đầu hợp nhất càn khôn. Dùng văn hỏa liên tục thở ra, càng chậm càng tốt, ý thức không đặt vào đâu cả,
lúc này nhị khí càn khôn sẽ phối hợp trong khoang não, khi tiến trình phối hợp hoàn tất chúng sẽ trở nên hợp nhất thành
một dạng khí có trước khi càn khôn phân chia gọi tiên thiên nhất khí, khí này sẽ từ khoang não di chuyễn xuống thành một
vòng theo mạch nhâm đốc, từ khoang não xuống bụng, vòng ra sau lưng , đi lên đỉnh đầu và chứa tại một chỗ ở đỉnh đầu,
đạo gia gọi là nê hoàn cung, hoặc đơn giản gọi là “đỉnh”, cái đỉnh này nằm ở tầng lớp bên trên lớp khoang não nơi hợp
nhất càn khôn chân khí. Sau đó hai mạch nhâm đốc trở lên trống rỗng và ta tiếp tục lặp lại 3 bước trên cho đến hết giờ tí.

Bổ sung về thủ ấn:

Trong pháp càn khôn giao cấu nếu mạch chưa thông sẽ dẫn tới việc khó tiếp nạp thiên địa chi khí, vậy cần phải kết hợp
dùng thủ ấn, có một số vấn đề cần trình bày như sau:
Càn khôn giao cấu tức là quẻ địa thiên thái, nghĩa là thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên vậy khi nạp địa khí thì ngửa
lòng bàn tay có tác dụng khiến địa khí thăng lên mạch đốc, khi nạp thiên khí thì úp lòng bàn tay có tác dụng khiến thiên khí
giáng xuống mạch nhâm, ngoài ra nếu vì mạch chưa thông thoáng khó tiếp nạp khí thì cần kết hợp thêm thủ ấn

– Khi nạp khí càn khôn thì hai đầu ngón tay cái đụng nhau sẽ khiến mạch nhâm đốc thông suốt

– Khi hợp nhất càn khôn thì 2 đầu ngón cái và 2 đầu ngón giữa chạm nhau khâu thành một vòng tròn, hai đầu ngón giữa
chạm nhau có tác dụng mở cửa ngăn cách 2 mạch nhâm đốc trong xoang não khiến thiên địa chính khí tràn qua nhau mà
hợp nhất lại.

TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN

Châu thiên nghịch chuyển là bài tập được giới thiệu đầu tiên đối với mọi thành viên đạo gia và thông qua tập luyện mọi
người đều được biết nó có tác dụng khai thông kinh mạch rất lớn. Trước đây sư huynh chỉ giải thích sơ lược rằng nó có tác
dụng sử dụng luồng tốn phong trong hô hấp nhằm đả thông những bế tắc trong kinh mạch nhưng thực ra là chưa tiết lộ
đầy đủ. Khi chúng ta luyện châu thiên nghịch chuyển là chúng ta nhóm lên ngọn lửa tịnh hóa thân tâm, những người có đôi
chút khả năng có thể nhìn thấy một ngọn lửa bao trùm hành giả khi người đó thực hành châu thiên nghịch chuyển. Một
bất ngờ là ngay cả bài tập này cũng được mật tông mã hóa thành mật chú và nó chính là tịnh pháp giới chân ngôn, phạn
âm đọc là “Om Ram”. Như vậy khi thực hành châu thiên nghịch chuyển chính là ta đang tụng tịnh pháp giới chân ngôn
theo phong cách đạo gia và ta cũng biết mật chú này rất quan trọng đối với hành giả tu mật tông. Tùy theo cơ địa của hành
giả mà chúng ta có thể chọn lấy một trong hai cách tập sao cho phù hợp nhất.

THẦN THÔNG – KHAI MỞ TAM MẠCH

Đây là phương pháp tập luyện để phát sinh các khả năng đặc biệt, là chung nhất, tổng quát nhất của tất cả các đạo phái,
không có phương pháp thứ 2. Điều kiện tập luyện là phải điều khiển được các nguồn năng lượng thế gian, tuy nhiên với
một số người đặc biệt có sẵn năng lượng tiềm tàng thì phương pháp tập này có khả năng kích phát thần thông.

1. Bài tập khai mở tam mạch

1.1. Khai mở tả mạch: Không yêu cầu bất kỳ tư thế đặc biệt nào, chỉ cần hai tay đưa qua trái thực hiện giống như ôm chồng
gạch xếp cao, lòng bàn tay phải ở trên, lòng bàn tay trái ở dưới, hai lòng bàn tay đối nhau hợp với vú trái thành một đường
thằng.

1.2. Khai mở hữu mạch: Giống như khai mở tả mạch nhưng đổi vị trí hai tay trên dưới và hợp với vú phải thành đường
thẳng.

1.3. Khai mở trung mạch: Hai lòng bàn tay đối nhau hợp với huyệt đản trung thành một đường thẳng, hai tay có thể luân
phiên thay đổi vị trí trên dưới.

Lưu ý: Kết hợp bài tập với tư thế trạm trang cũng có hiệu quả dưỡng sinh cao.

2. Khiển vật: nhìn một đồ vật và quán tưởng có thể kéo vật dịch chuyển từ xa hoặc quán vật đó biến mất, tan vỡ,…vv..

3. Thiên nhãn: Nhắm mắt tưởng tượng nhìn thấy các đồ vật trong phòng, ngoài đường

4. Thiên nhĩ: Tưởng tượng cố gắng lắng nghe ai đó đang nói từ nơi rất xa ngoài đường

Các phương pháp tập 2,3,4 nhằm mục đích để các nguồn năng lượng thoát khỏi cơ thể di chuyển tới vị trí mà ta muốn tác
động, quan sát, khảo sát và nhận phản hồi.

Bài tập khai mở tam mạch thực chất chính là phương pháp gỡ phong ấn hỏa xà hay còn gọi là đánh thức kundalini, bài tập
này đối với sư huynh thì không có một chút nguy hiểm nào nhưng theo tài liệu Yoga thì nó có thể gây tác hại lớn đối với
người luyện thông thường, vì thế sư huynh khuyến cáo mọi người nên ngừng tập bài này.

________________________________________

Download Đan Đạo Kinh:

https://sites.google.com/site/khicongdaogia/file

EPUB:

https://www.dropbox.com/sh/sx1vplcyti2aypl/XxAf5z6U-0
http://www.box.com/s/050c87263d075740ba8d

Thanh Tĩnh Kinh

1.老君曰:大道無形,生育天地;大道無情,運行日月;大道無名,長養萬物。吾不知其名,強名曰道。

Lão Quân viết: «Đại Đạo vô hình, sinh dục thiên địa; Đại Đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt. Đại Đạo vô danh, trưởng
dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết Đạo.

2.夫道者,有清有濁,有動有靜。天清地濁,天動地靜;男清女濁,男動女靜。降本流末,而生萬物。清者濁之源,
動者靜之基。人能常清靜,天地悉皆歸。
Phù Đạo giả, hữu thanh hữu trọc,hữu động hữu tĩnh.Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam
động nữ tĩnh. Giáng bản lưu mạt,nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, động giả tĩnh chi cơ. Nhân năng thường thanh
tĩnh, thiên địa tất giai quy.

3.夫人神好清,而心擾之;人心好靜,而慾牽之。常能遣其慾,而心自靜;澄其心,而神自清。自然六慾不生,三
毒消滅。所以不能者,為心未澄,慾未遣也。能遣之者,內觀其心,心無其心;外觀其形,形無其形;遠觀其物,
物無其物。三者既無,唯見於空。
Phù nhân thần hiếu thanh, nhi tâm nhiễu chi; nhân tâm hiếu tĩnh, nhi dục khiên chi. Thường năng khiển kỳ dục, nhi tâm tự
tĩnh; trừng kỳ tâm, nhi thần tự thanh. Tự nhiên lục dục bất sinh, tam độc tiêu diệt. Sở dĩ bất năng giả, vị tâm vị trừng, dục
vị khiển dã. Năng khiển chi giả, nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm; ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình; viễn quán kỳ vật, vật
vô kỳ vật. Tam giả ký vô, duy kiến ư không.

4.觀空亦空,空無所空。所空既無,無無亦無。無無既無,湛然常寂。寂無所寂,慾豈能生。慾既不生,即是真靜。
真常應物,真常得性。常應常靜,常清靜矣!
Quán không diệc không, không vô sở không. Sở không ký vô, vô vô diệc vô. Vô vô ký vô, trạm nhiên thường tịch. Tịch vô sở
tịch, dục khởi năng sinh. Dục ký bất sinh, tức thị chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường đắc tính. Thường ứng
thường tĩnh, thường thanh tĩnh hĩ!

5.如此清靜,漸入真道。既入真道,名為得道。雖名得道,實無所得。為化眾生,名為得道。能悟之者,可傳聖道。

Như thử thanh tĩnh, tiệm nhập chân đạo. Ký nhập chân đạo, danh vi đắc đạo. Tuy danh đắc đạo, thực vô sở đắc. Vị hoá
chúng sinh, danh vi đắc đạo. Năng ngộ chi giả, khả truyền thánh đạo.

6.老君曰:上士無爭,下士好爭。上德不德,下德執德。執著之者,不明道德。 眾生所以不得真道者,為有妄心。
既有妄心,即驚其神。既驚其神,即著萬物。既著萬物,即生貪求。既生貪求,即是煩惱。煩惱妄想,憂苦身心,
便遭濁辱,流浪生死,常沉苦海,永失真道。真常之道,悟者自得。得悟道者,常清靜矣!
Lão Quân viết: «Thượng sĩ vô tranh, hạ sĩ hiếu tranh. Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức. Chấp trước chi giả, bất minh
đạo đức. Chúng sinh sở dĩ bất đắc chân đạo giả, vị hữu vọng tâm. Ký hữu vọng tâm, tức kinh kỳ thần. Ký kinh kỳ thần, tức
trước vạn vật. Ký trước vạn vật, tức sinh tham cầu. Ký sinh tham cầu, tức thị phiền não. Phiền não vọng tưởng, ưu khổ
thân tâm, tiện tao trọc nhục, lưu lãng sinh tử, thường trầm khổ hải, vĩnh thất chân đạo. Chân thường chi đạo, ngộ giả tự
đắc. Đắc ngộ đạo giả, thường thanh tĩnh hĩ!»

Cảm Ứng Thiên

1. MINH NGHĨA

Thái Thượng viết:

Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu.

Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình.

2. GIÁM SÁT

Thị dĩ, thiên địa hữu Tư Quá chi Thần, y nhân sở khinh trọng dĩ đoạt nhân toán. Toán giảm tắc bần hao, đa phùng ưu hoạn,
nhân giai ố chi, hình họa tùy chi, cát khánh tị chi, ác tinh tai chi. Toán tận tắc tử. Hựu hữu Tam Thai, Bắc Đẩu Thần Quân tại
nhân đầu thượng, lục nhân tội ác, đoạt kỳ kỷ toán. Hựu hữu Tam Thi Thần tại nhân thân trung, mỗi đáo Canh Thân nhật,
triếp thướng nghệ Thiên Tào, ngôn nhân tội quá. Nguyệt hối chi nhật, Táo Thần diệc nhiên. Phàm nhân hữu quá, đại tắc
đoạt kỷ, tiểu tắc đoạt toán. Kỳ quá đại tiểu hữu sổ bách sự. Dục cầu trường sinh giả, tiên tu tị chi.

3. TÍCH THIỆN

Thị đạo tắc tiến, phi đạo tắc thoái. Bất lý tà kính. Bất khi ám thất. Tích đức lũy công. Từ tâm ư vật. Trung, hiếu, hữu, đễ.
Chính kỷ hóa nhân. Căng cô tuất quả. Kính lão hoài ấu. Côn trùng thảo mộc, do bất khả thương. Nghi mẫn nhân chi hung.
Lạc nhân chi thiện. Tế nhân chi cấp. Cứu nhân chi nguy. Kiến nhân chi đắc như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất như kỷ chi
thất. Bất chương nhân đoản, bất huyện kỷ trường. Át ác dương thiện. Thôi đa thủ thiểu. Thụ nhục bất oán. Thụ sủng
nhược kinh. Thi ân bất cầu báo. Dữ nhân bất truy hối.

4. THIỆN BÁO

Sở vi thiện nhân, nhân giai kính chi, thiên đạo hữu chi, phúc lộc tùy chi, chúng tà viễn chi, thần linh vệ chi, sở tác tất thành,
thần tiên khả ký. Dục cầu thiên tiên giả, đương lập nhất thiên tam bách thiện. Dục cầu địa tiên giả, đương lập tam bách
thiện

5. CHƯ ÁC (THƯỢNG)

Cẩu hoặc phi nghĩa nhi động, bối lý nhi hành, dĩ ác vi năng, nhẫn tác tàn hại, âm tặc lương thiện, ám vũ quân thân, mạn kỳ
tiên sinh, bạn kỳ sở sự, cuống chư vô thức, báng chư đồng học, hư vu trá ngụy công yết tông thân, cương cường bất nhân,
ngận lệ tự dụng, thị phi bất đang, hướng bối quai nghi, ngược hạ thủ công, siểm thượng hy chỉ, thụ ân bất cảm, niệm oán
bất hưu, khinh miệt thiên dân, nhiễu loạn quốc chính, thưởng cập phi nghĩa, hình cập vô cô, sát nhân thủ tài, khuynh nhân
thủ vị, tru hàng lục phục, biếm chính bài hiền, lăng cô bức quả, khí pháp thụ lộ, dĩ trực vi khúc, dĩ khúc vi trực, nhập khinh
vi trọng, kiến sát gia nộ, tri quá bất cải, tri thiện bất vi, tự tội dẫn tha, ung tắc phương thuật, sán báng thánh hiền, xâm lăng
đạo đức, xạ phi trục tẩu, phát trập kinh thê, điền huyệt phúc sào, thương thai phá noãn, nguyện nhân hữu thất, hủy nhân
thành công, nguy nhân tự an, giảm nhân tự ích, dĩ ác dịch hảo, dĩ tư phế công, thiết nhân chi năng, tế nhân chi thiện, hình
nhân chi xú, yết nhân chi tư, hao nhân hoá tài, ly nhân cốt nhục, xâm nhân sở ái, trợ nhân vi phi, sính chí tác uy, nhục nhân
cầu thắng, bại nhân miêu giá, phá nhân hôn nhân, cẩu phú nhi kiêu, cẩu miễn vô sỉ, nhận ân thôi quá, giá họa mại ác, cô
mãi hư dự, bao trữ hiểm tâm, tỏa nhân sở trường, hộ kỷ sở đoản, thừa uy bức hiếp, túng bạo sát thương, vô cố tiễn tài,
phi lễ phanh tể, tán khí ngũ cốc, lao nhiễu chúng sinh, phá nhân chi gia thủ kỳ tài bảo, quyết thủy phóng hỏa dĩ hại dân cư,
văn loạn qui mô dĩ bại nhân công, tổn nhân khí vật dĩ cùng nhân dụng, kiến tha vinh quý nguyện tha lưu biếm, kiến tha phú
hữu nguyện tha phá tán, kiến tha sắc mỹ khởi tâm tư chi, phụ tha hóa tài nguyện tha thân tử, can cầu bất toại tiện sinh chú
hận, kiến tha thất tiện tiện thuyết tha quá, kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi, kiến tha tài năng khả xưng nhi ức chi ..

6. CHƯ ÁC (HẠ)

Mai cổ yếm nhân, dụng dược sát thụ, nhuế nộ sư phó, để xúc phụ huynh, cưỡng thủ cường cầu, háo xâm háo đoạt, lỗ lược
trí phú, xảo trá cầu thiên, thưởng phạt bất bình, dật lạc quá tiết, hà ngược kỳ hạ, khủng hách ư tha, oán thiên vưu nhân, ha
phong mạ vũ, đấu hiệp tranh tụng, vọng trục bằng đảng, dụng thê thiếp ngữ vi phụ mẫu huấn, đắc tân vong cố, khẩu thị
tâm phi, tham mạo ư tài, khi võng kỳ thượng, tạo tác ác ngữ, sàm hủy bình nhân, hủy nhân xưng trực, mạ thần xưng chính,
khí thuận hiệu nghịch, bối thân hướng sơ, chỉ thiên địa dĩ chứng bỉ hoài, dẫn thần minh nhi giám ôi sự, thí dữ hậu hối, giả
tá bất hoàn, phận ngoại doanh cầu, lực thượng thi thiết, dâm dục quá độ, tâm độc mạo từ, uế thực ủy nhân, tả đạo hoặc
chúng, đoản xích hiệp độ, khinh xứng tiểu thăng, dĩ ngụy tạp chân, thái thủ gian lợi, áp lương vi tiện, mạn mạch ngu nhân,
tham lam vô yếm, chú trớ cầu trực, thị tửu bột loạn, cốt nhục phẫn tranh, nam bất trung lương, nữ bất nhu thuận, bất tri
kỳ thất, bất kính kỳ phu, mỗi háo căng khoa, thuờng hành đố kỵ, vô hạnh ư thê tử, thất lễ ư cữu cô, khinh mạn tiên linh, vi
nghịch thượng mệnh, tác vi vô ích, hoài hiệp ngoại tâm, tự chú chú tha, thiên tăng thiên ái, việt tỉnh việt táo, khiêu thực
khiêu nhân, tổn tử đọa thai, hành đa ẩn tịch, hối lạp ca vũ, sóc đán hiệu nộ, đối bắc thế thóa cập niệu (nịch), đối táo ngâm
vịnh cập khốc, hựu dĩ táo hỏa thiêu hương, uế sài tác thực, dạ khởi lõa lộ, bát tiết hành hình, thóa lưu tinh, chỉ hồng nghê,
triếp chỉ tam quang, cửu thị nhật nguyệt, xuân nguyệt liệu lạp, đối bắc ác mạ, vô cố sát qui đả xà.

7. ÁC BÁO

Như thị đẳng tội, Tư Mệnh tùy kỳ khinh trọng, đoạt kỳ kỷ toán. Toán tận tắc tử. Tử hữu dư trách, nãi ương cập tử tôn. Hựu
chư hoạnh thủ nhân tài giả, nãi kế kỳ thê tử gia khẩu đang chi, tiệm chí tử tang, nhược bất tử tang, tắc hữu thuỷ hỏa đạo
tặc, di vong khí vật, tật bệnh khẩu thiệt chư sự, dĩ đang vọng thủ chi trực. Hựu uổng sát nhân giả, thị dịch đao binh nhi
tương sát dã. Thủ phi nghĩa chi tài giả, thí như lậu phụ cứu cơ, trấm tửu chỉ khát, phi bất tạm bão, tử diệc cập chi.

8. CHỈ VI
Phù tâm khởi ư thiện, thiện tuy vị vi nhi cát thần dĩ tùy chi.

Hoặc tâm khởi ư ác, ác tuy vị vi nhi hung thần dĩ tùy chi.

9. HỐI QUÁ

Kỳ hữu tằng hành ác sự, hậu tự cải hối, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, cửu cửu tất hoạch cát khánh, sở vị
chuyển họa vi phúc dã.

10. LUẬT ĐỊNH

Cố, cát nhân ngứ thiện, thị thiện, hành thiện, nhất nhật hữu tam thiện, tam niên thiên tất giáng chi phúc.

Hung nhân ngứ ác, thị ác, hành ác, nhất nhật hành tam ác, tam niên thiên tất giáng chi họa. Hồ bất miễn nhi hành chi?

Đạo Đức Kinh Côn Lôn

Tổng chương:

đạo khả hằng đạo, phi thường hằng đạo; danh khả hằng danh, phi thường hằng danh.

đức khả hằng đức, phi thường hằng đức; hành khả hằng hành, phi thường hằng hành.

vô danh nhi danh, thiên địa chi thủy; hữu danh nhi danh, vạn vật chi mẫu.

vô hành nhi hành, tôn đức chi sơ; hữu hành nhi hành, vạn đạo chi phụ.

01:

vô dục quan diệu, hữu dục quan kiếu; kiếu diệu đồng xuất, dị danh đồng huyền.

huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn; hành chi hựu hành, vạn linh chi duyên.

áo áo vi huyền, huyền huyền vi đạo; đạo đạo vi đức, đức đức vi hành.

tinh tinh vi kiếu, kiếu kiếu vi vi; vi vi vi diệu, diệu diệu vi linh.

02:

mĩ chi vi mĩ, thiện chi vi thiện; sửu chi vi sửu, ác chi vi ác.

hữu vô tương sanh, nan dịch tương thành; cao để tương đảo, thượng hạ tương khuynh.

tiền hậu tương tùy, tả hữu tương xưng; âm thanh tương hòa, vận luật tương nhạc.

vô vi chi sự, bất ngôn nhi giáo; tác nhi bất từ, sanh nhi bất hữu.

vi nhi bất thị, công thành bất cư; thị dĩ bất khứ, vô danh nhi quy.

thánh nhân chi mĩ, tại vu hoa đức; vạn dân chi thiện, tại vu phổ đạo.

03:

nhược bất thượng hiền, sử dân bất tranh; nhược bất quý hóa, sử dân bất đạo.

nhược bất kiến dục, sử tâm bất loạn; túng dục tất cuồng, cuồng hung tất vong.

hư tâm thật phúc, nhược chí cường cốt; mĩ nguyện kiện thân, thiện ý tráng thể.

dân vô tri vô, vi vô tri vi; vi nhi vô vi, vô bất nhi vi.

04:

đạo trùng nhi dụng, hoặc tự bất doanh; đạo tịnh nhi vi, hoặc minh nhi thông.

uyên hề trạm hề, vạn vật chi tông; trạm hề uyên hề, vạn vật chi nguyên.

tỏa duệ giải phân, khứ tạp trừ loạn; thải tinh đoạt hoa, hòa quang đồng trần.

05:
thiên địa bất nhân, vạn vật vi sô; thánh nhân bất nhân, bách tính vi sô.

thiên địa chi gian, do như dược hồ? hư nhi bất xuất, động nhi dũ xuất.

đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung; ưu ngôn giai ngữ, đạo giả tôn dã.

06:

đạo đan bất vong, thị vị đức kiện; đức kiện chi đình, huyền diệu chi nguyên.

cốc thần bất tử, thị vị huyền tẫn; huyền tẫn chi môn, thiên địa chi căn.

miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần; cẩm cẩm nhược tuần, sử chi bất tổn.

vạn sự hàm đạo, thích phản nhi sanh; vạn tình hàm đạo, tư hoài nhi dục.

vạn dân hàm đức, đãi cơ nhi phát; vạn vật hàm đức, ứng thì nhi phóng.

thiên địa hữu nhân, vạn vật vi thánh; thánh nhân hữu nhân, vạn dân vi thần.

07:

đại đạo thậm viễn, kì tồn thậm cổ; sanh thiên dục địa, mạc khả hữu thủy.

thiên trường địa cửu, bất dĩ tự sanh; thiên thừa địa tái, sanh nhi vô chung.

hậu thân nhi tiên, ngoại thân nhi tồn; dĩ kì vô tư, cố năng thành tư.

thiện vi đạo giả, đính thiên lập địa; chiếu diệu vạn vật, cố năng thành đạo.

08:

hữu vi hữu pháp, vô vi vô pháp; bất vi bất pháp, sở vi sở pháp.

chân vi chân pháp, toàn vi toàn pháp; đạo vi đạo pháp, đức vi đức pháp.

cư thiện địa lợi, tâm thiện hung uyên; dữ thiện thành nhân, ngôn thiện ngữ tín.

chánh thiện thống trì, sự thiện minh trí; tĩnh thiện lương thần, động thiện cát thì.

thượng thiện nhược thủy, lợi nhi bất tranh; duy sở bất tranh, cố nhi vô ưu.

vô ưu trường tồn, trường tồn thái nhiên; chúng nhân chi ác, cố kỉ vu đạo.

09:

huyền nhi điếu chi, bất khả cửu xử; cao nhi cử chi, bất khả cửu lập.

sùng nhi phủng chi, bất khả cửu tình; thượng nhi bão chi, bất khả cửu hoài.

trì nhi doanh chi, bất khả kì dĩ; sủy nhi duệ chi, bất khả thường bảo.

kim ngọc mãn đường, mạc năng tư thủ; phú quý nhi kiêu, tự di kì cữu.

công thành danh toại, thân nhi dẫn thối; tu thân xử sự, nãi hòa thiên đạo.

thị dĩ thánh nhân, tỉnh kỷ sát nhân; liễm kỷ lợi nhân, hàm đạo nhi khứ.

10:

tái doanh bão nhất, năng vô li hồ? chuyên khí trí nhu, năng vô anh hồ?

địch trừ huyền lãm, năng vô tỳ hồ? ái dân trì quốc, năng vô vi hồ?

thiên môn khai hạp, năng vô thư hồ? minh bạch tứ đạt, năng vô tri hồ?

sanh nhi súc chi, sanh nhi bất thị; trường nhi bất tể, thị vị huyền đức.

11:
phúc củng kì vô, hữu xa chi dụng; chỉ thực kì vô, hữu khí chi dụng.

tạc hộ kì vô, hữu thất chi dụng; hữu dĩ vi lợi, vô dĩ vi dụng.

thánh nhân thiện vô, dĩ kì vi trọng; vạn dân thị hữu, dĩ thử vi bảo.

quân tử hữu đạo, dĩ vô trọng dụng; bách tính hữu trí, dĩ hữu thiện lợi.

12:

ngũ sắc mục manh, ngũ âm nhĩ lung; ngũ vị khẩu sảng, ngũ hương tâm phương.

trì sính phát cuồng, quý hóa hành phương; vi phúc trừ mục, thủ thử khứ bỉ.

thánh nhân quý thật, dĩ lợi vạn dân; bách tính hư hoa, dĩ dụng vạn vật.

13:

sủng nhục nhược kinh, quý đại hoạn thân; quý dĩ thiên hạ, khả kí thiên hạ.

ái dĩ thiên hạ, khả thác thiên hạ; thiên hạ nhi hàm, đạo chi sở dưỡng.

thánh nhân nghiễm thân, vạn dân bác ái; thiên hạ vi gia, đạo chi phổ hoa.

14:

thị chi bất kiến, cố danh viết di; thính chi bất văn, cố danh viết hi.

dương chi bất tổn, cố danh viết tinh; bác chi bất đắc, cố danh viết vi.

bất khả trí cật, hỗn nhi vi nhất; kì thượng bất giác, kì hạ bất muội.

thằng bất khả danh, phục quy vô vật; vô trạng chi trạng, vô tượng chi tượng.

huyền áo thật biến, thị vị hoảng hốt; linh diệu hư hoa, thị vị hốt hoảng.

nghênh bất kiến thủ, tùy bất cân hậu; chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim hữu.

năng tri cổ thủy, thị vị đạo cương; thiện minh kim chung, thị vị đạo kỉ.

15:

thiện vi quân giả, nghiễm bác thần đạo; áo bất khả thức, ngoan chi vi tân.

thiện vi sĩ giả, vi diệu huyền thông; địch bất khả tri, cường chi vi khách.

dự nhược thiệp xuyên, do nhược úy lân; nghiêm nhược kính khách, hoán nhược thích băng.

đôn hề nhược phác, khoáng hề nhược cốc; hồn hề nhược thanh, trọc hề nhược tịnh.

thanh tịnh từ tĩnh, an trữ đãi động; bảo thử đạo giả, thượng bất dục doanh.

phu duy bất doanh, cố năng tân thành; thành tựu cần tân, cố năng đạo thành.

thánh nhân thiện tân, vạn dân huyền thành; bách tính hảo cần, vạn vật đại tựu.

quân tử bỉnh thiên, bách tính thừa địa; thiên công địa tư, đạo giả thủ dã.

16:

kính trí hư cực, tín thủ tĩnh đốc; vạn vật tịnh tác, dư dĩ quan phục.

phu vật vân vân, các phục kì căn; quy căn viết tĩnh, tĩnh viết phục mệnh.

phục mệnh viết thường, tri thường viết minh; bất minh vọng tác, vọng tác tắc hung.

tri minh nãi dung, dung nãi hợp công; công nãi hợp vương, vương nãi hợp thiên.

thiên nãi hợp đạo, đạo nãi hợp đức; đạo thành đức tựu, cố nhi vĩnh đảo.
17:

thái thượng hữu đức, thiên địa tình tĩnh; thái thượng hữu đạo, nhân dân thần thánh.

thái thượng hữu lí, vạn vật tinh minh; thái thượng hữu trí, vạn sự hanh thông.

thượng giả tri hữu, nhân vô sở kính; thứ giả thân dự, dân hữu sở kính.

tái giả úy vũ, tín nhi bất tín; hạ giả nộ mạ, phản nhi hữu kháng.

do kì quý ngôn, công thành danh toại; bách tính giải úy, phương vi tự nhiên.

18:

đại đạo vô phế, từ hữu nhân nghĩa; trí tuệ dục xuất, hoa hữu đại ngụy.

lục thân bổ hợp, thượng hữu hiếu từ; quốc gia huy lạn, thượng hữu trung thần.

thiên hạ sự đại, mạc vu triêu bang; thiên hạ sự tiểu, mạc vu thân gia.

thánh nhân bảo triêu, trì bang vi thân; bách tính hộ quốc, chấp hương vi gia.

19:

tuyệt thánh khí tôn, lợi dân vạn bội; tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ.

dĩ vũ vi văn, cố lệnh sở chúc; kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục.

thị dĩ thánh nhân, thân lập vu dân; vô thánh vô tôn, đồng vu thiên địa.

vi nhân bất kiêu, vi sự bất cuồng; phổ hoa đồng đẳng, tái đạo nhạc tục.

20:

tuyệt học vô ưu, duy a tương hòa; chí thiện vô hoạn, duy a tương xử.

nhân chi sở úy, bất khả bất úy; úy nhi kính chi, thị nhi vô úy.

hoang hề vu hề, kì vị ương tai; chúng nhân hi hi, như hanh thái lao.

vu hề hoang hề, như anh thai yên; chúng nhân nhương nhương, tự đăng xuân thai.

thừa hề bỉnh hề, ngã độc bách đào; chúng nhân tụ tụ, nhược nhập ngọc tâm.

bỉnh hề thừa hề, ngã độc tiêu diêu; chúng nhân hào hào, sử hiệp doanh châu.

yểu hề tịch hề, hôn hôn chiêu chiêu; tịch hề yểu hề, sát sát muộn muộn.

nhược hốt nhược hối, tự vô sở trí; nhược ngoan nhược bỉ, quý cầu vu mẫu.

21:

khổng đức chi dung, duy đạo thị tòng; đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt.

kì cực vô ngoại, vô ngoại nhi tại; kì vi vô nội, vô nội nhi tồn.

hoảng hề hốt hề, kì trung hữu tượng; kì tượng chí hoành, kì hoành cực đồng.

hốt hề hoảng hề, kì trung hữu vật; kì vật chí sủng, kì sủng cực hùng.

yểu hề minh hề, kì trung hữu tinh; kì tinh chí chân, kì chân cực tín.

minh hề yểu hề, kì trung hữu vi; kì vi chí diệu, kì diệu cực linh.

u hề mặc hề, kì trung hữu lượng; kì lượng chí quang, kì quang cực mang.

mặc hề u hề, kì trung hữu lạn; kì lạn chí huy, kì huy cực hoàng.

tự cổ chí kim, kì danh bất khứ; dĩ duyệt chúng phủ, dĩ thử thiện tai.
cổ dĩ đức đạo, thông vu vô cực; kim dĩ đạo đức, biến vu vô lượng.

22:

khúc toàn uổng trực, oa doanh tệ tân; thiểu đắc đa hoạch, bão nhất vi thiên.

bất tự kiến minh, bất tự thị chương; bất tự phạt công, bất tự căng trường.

phu duy bất tranh, thiên hạ mạc tranh; ủy khuất thành toàn, thành toàn đạo quy.

thánh nhân minh lí, đạt sự trình toàn; toàn chi cầu toàn, đạo chi viên nhiên.

23:

phiêu bất chung triêu, phiêu bất chung nhật; hi ngôn tự nhiên, thục ngữ thiện tai.

đạo giả đồng đạo, đức giả đồng đức; đồng đạo đắc đạo, đồng đức đắc đức.

thiên địa dĩ kính, vạn thần câu thủ; bách tính dĩ kính, vạn dân cung tư.

thánh nhân minh đạo, bất từ thiên địa; bách tính đạt lí, bất tuyệt vạn vật.

24:

tễ giả bất lập, khóa giả bất hành; tự kiến bất minh, tự thị bất chương.

tự phạt vô công, tự căng vô trường; kì vu đạo giả, dư thực chuế hành.

ái thiên nhạc địa, tuần vu thiên đạo; thông lí đạt tình, huệ vu địa đạo.

25:

hữu vật hỗn thành, huyền đạo nhi sanh; độc lập bất cải, chu hành bất đãi.

tịch hề liêu hề, tiên thiên chi phụ; kì hình kiện kiện, kì trạng khang khang.

liêu hề tịch hề, hậu thiên chi mẫu; kì thể cương cương, kì thái nhu nhu.

cường danh viết đạo, gia tự viết đại; thái đại viết thệ, thái thệ viết viễn.

thái viễn viết nhĩ, thái nhĩ viết phản; phản nhi tắc vãng, vãng nhi tắc phản.

đạo đại thiên đại, địa đại nhân đại; vực trung tứ đại, nhân cư cực đại.

nhân thái địa thái, thiên thái đạo thái; lĩnh trung tứ thái, đạo tôn cực thái.

nhân tất pháp địa, địa tất pháp thiên; thiên tất pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.

26:

thiện vi trọng giả, mạc vu thái sơn; thiện vi khinh giả, mạc vu hồng mao.

thiện vi minh giả, mạc vu nhật nguyệt; thiện vi tình giả, mạc vu đấu thần.

thiện vi tĩnh giả, mạc vu uông dương; thiện vi táo giả, mạc vu liệt viêm.

thiện vi quân giả, mạc vu hoàng vương; thiện vi thần giả, mạc vu công hầu.

trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân; khinh tắc thất thần, táo tắc thất quân.

quân tử chung hành, bất li truy trọng; tuy hữu vinh quan, yến xử siêu nhiên.

thị dĩ thánh nhân, kính thiên ái dân; từ tâm khai hoài, bác ái vạn vật.

thiên tàng địa độn, dữ thần đồng đẳng; phổ hoa vạn dân, đạo giả đức dã.

27:

thiện hành vô tích, thiện ngôn vô trích; thiện kế vô sách, thiện toán vô hoa.
thiện bế vô khai, thiện triển vô phóng; thiện liễm vô thu, thiện quan vô sát.

thiện dịch bất bặc, thiện quái bất chiêm; thiện sổ bất độc, thiện vận bất từ.

thường thiện cứu nhân, cố vô nhân khí; thường thiện cứu vật, cố vô vật khí.

thiện nhân vi sư, ác nhân vi tư; bất ái kì sư, như ngộ đại mê.

bất quý kì tư, tuy trí bất tuệ; thị vi tập minh, thị vi yếu diệu.

thánh nhân minh đạo, tôn sư ái tư; tín mê ngưỡng tuệ, thị vi đạo thông.

28:

tri hùng thủ thư, vi thiên hạ khê; thường đức bất li, phục quy anh nhân.

tri bạch thủ hắc, vi thiên hạ thức; thường đức bất thắc, phục quy vô cực.

tri vinh thủ nhục, vi thiên hạ cốc; thường đức bất túc, phục quy tố phác.

phác tán vi khí, tắc vi quan trường; thánh nhân chi dụng, đại chế bất cát.

thánh nhân nhạc thiên, hào phóng vạn dân; bách tính nhạc địa, phổ hoa vạn vật.

quân tử chi đạo, thị vi đạo quang; thứ nhân chi đạo, thị vi đạo hoa.

29:

tương dục thiên hạ, vi nhi bất đắc; thiên hạ thần khí, bất khả cuồng vi.

cuồng giả vong chi, uổng giả bại chi; chấp giả thất chi, trì giả tổn chi.

hoặc hành hoặc tùy, hoặc hư hoặc xuy; hoặc cường hoặc luy, hoặc tái hoặc đọa.

thánh nhân dụng sự, thận giả vi trọng; trừ thậm trừ xa, khứ an khứ thái.

quân tử chi đạo, thái giả đạo lập; thứ nhân chi đạo, an giả đạo ổn.

30:

dĩ đạo tá chủ, kì chủ tự quý; dĩ đức hoa dân, kì dân tự cường.

sư chi sở xử, kinh cức sanh yên; đại quân chi hậu, tất hữu hung niên.

cố thiện sự giả, bất cảm cường thủ; vật căng vật phạt, vật kiêu vật cuồng.

đạo tá binh cường, kì sự hảo thành; chủ quý dân tôn, kì sự hảo tố.

31:

phu giai binh giả, bất tường chi khí; đạo giả bất xử, quân tử ác chi.

quân tử quý tả, dụng binh quý hữu; thiên tương xử tả, chủ tương xử hữu.

cát sự thượng tả, hung sự thượng hữu; dĩ bi ai khấp, dĩ tang ngôn lễ.

thị dĩ sát nhân, bất khả đắc dân; điềm đạm vi thượng, thắng nhi bất mĩ.

thị dĩ thánh nhân, quý dân đắc thượng; ái dân như mẫu, dĩ vi thiên đức!

32:

đạo thường vô danh, thiên địa phi thần; vương hầu nhược thủ, vạn vật tự tân.

thiên địa tương hợp, dĩ hàng cam lộ; quân dân tương hòa, thiên hạ tự trì.

nhân nhi tự quân, thủy chế hữu danh; tri chi sở danh, thi đạo thiên hạ.

do như giang hải, tại đạo nhược cốc; đồng thiên như địa, thượng đức hi tục.
33:

ân nhân giả thánh, tự ân giả nguyện; huệ nhân giả từ, tự huệ giả thiện.

nhẫn nhân giả năng, tự nhẫn giả nại; nhượng nhân giả hoành, tự nhượng giả khoan.

quan nhân giả tuệ, tự quan giả chiếu; sát nhân giả thông, tự sát giả tinh.

tri nhân giả trí, tự tri giả minh; thắng nhân giả lực, tự thắng giả cường.

tri túc giả phúc, cường hành giả chí; kì sở giả cửu, vĩnh sanh giả thọ.

34:

đại đạo tấn hề, kì khả tả hữu; vạn vật thị lập, sanh nhi bất từ.

ái dưỡng vạn vật, vi nhi bất chủ; vô dục danh tiểu, vạn vật danh đại.

ái thiệm vạn dân, vi nhi bất vương; duy ngã vi tiểu, vạn dân vi đại.

thánh nhân công thành, bất vi hữu danh; chung bất vi đại, cố năng thành đại.

quân tử đạo thành, kì danh bất dương; phụng thiên hiếu địa, đạo giả quý dã.

35:

đắc thiên đãi địa, vạn tượng kì tân; đắc nhân đãi dân, ức khí tường trinh.

duệ khổng chi nhãn, thiên địa minh tượng; châm tiêm chi điểm, thiên địa hiểu vị.

nhược chấp đại tượng, thiên hạ tất vãng; vãng nhi bất hại, an định bình thái.

nhạc dữ thi nhị, quá khách dục chỉ; đạo chi xuất khẩu, đạm kì vô vị.

thị chi bất kiến, thính chi bất văn; sử chi bất kí, dụng chi bất cần.

thị dĩ thánh nhân, quý thiên quý địa; tôn nhân tôn dân, thị vi đạo thân.

36:

đạo giả kì chi, kì hình bất loại; đức giả kì chi, kì mạo bất bỉ.

tương liễm tất trương, tương nhược tất cường; tương phế tất hưng, tương kì tất chánh.

dĩ nhu thắng cương, dĩ nhược thắng cường; ngư bất li uyên, long bất thoát úc.

quốc chi duệ khí, bất khả kì nhân; dĩ thử vĩnh thịnh, thị vị vi minh.

37:

thái đức khí đức, thị dĩ tôn đức; đại đức đâu đức, thị dĩ quý đức.

thượng đức vô đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức trì đức, thị dĩ vô đức.

thái đức toàn vi, đại đức chân vi; thượng đức vô vi, hạ đức hữu vi.

thái nhân tống vi, đại nhân sở vi; thượng nhân bất vi, hạ nhân nhi vi.

đạo nhi hậu đức, đức nhi hậu nhân; đức vi đạo hoa, nhân vi đạo tinh.

38:

phu đại đạo giả, chí công chi tinh; cố đại đức giả, chí tư chi hoa.

đạo thường vô vi, vô vi tự hoa; vi nhi vô vi, vạn vật tự quy.

hoa nhi dục tác, vô danh chi phác; quy nhi dục trấn, vô danh chi tố.

vô danh phác tố, dục tương dĩ tĩnh; tình tĩnh nhi vi, thiên hạ tự chỉnh.
39:

đạo giả quý nhất, tạo hóa chi tinh; đức giả tôn nhất, hoa hoa chi diệu.

thiên đắc nhất tình, địa đắc nhất trữ; nhân đắc nhất đảo, thần đắc nhất linh.

cốc đắc nhất doanh, vật đắc nhất sanh; hoàng đắc nhất trung, vương đắc nhất chỉnh.

quý dĩ tiện bổn, tôn dĩ bỉ căn; cao dĩ để sở, thượng dĩ hạ cơ.

hoàng vương tự cô, công hầu tự bỉ; bích bích như ngọc, lạc lạc như thạch.

40:

phu đại đạo giả, tự huyền tự diệu; tự ân tự huệ, tự kiện tự cường.

phản giả đạo động, nhược giả đạo dụng; nghịch giả đạo tiến, thuận giả đạo thối.

vật sanh vu hữu, hữu sanh vu vô; vô vi đạo sơ, hữu vi đạo thủy.

vạn vật cư đạo, ưu sanh giai hoa; thiên tài địa bồi, thị vi đạo tấn.

41:

đại sĩ văn đạo, tố nhi tu chi; thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi.

trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo, đại tiếu đại nộ.

minh đạo nhược muội, tiến đạo nhược thối; di đạo nhược loại, hi đạo nhược tụ.

thái đức nhược nhục, tu đức nhược cốc; nghiễm đức nhược khiếm, kiến đức nhược thâu.

đại phương vô ngung, đại khí vãn thành; đại âm hi thanh, đại tượng vô hình.

đức chân nhược du, đạo ẩn vô danh; duy thiện đạo thành, duy công thiện đức.

quân tử thiện đức, dĩ lợi vạn dân; thánh nhân thiện đức, dĩ lợi bách tính.

bách tính thiện đức, dĩ lợi vạn vật; vạn dân thiện đức, dĩ lợi chúng sanh.

42:

đạo sanh huyền nhất, nhất sanh huyền nhị; nhị sanh huyền tam, tam sanh vạn vật.

phụ âm bão dương, trùng khí dĩ hòa; thiên địa giao thái, vạn vật xung hoa.

phụ dương bão âm, chánh khí dĩ tú; thiên địa hoa dục, vạn vật ưu mĩ.

nhân chi sở ác, vương công vi xưng; dân chi sở hoài, vạn vật vi khoa.

tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn; nhân chi sở giáo, dĩ vi giáo phụ.

43:

thiên hạ chí cực, bại vu chí vi; xâm chi vô bị, tập chi vô triệu.

thiên hạ chí nhu, trì sính chí kiên; nhập hồ vô gian, xuất hồ vô khích.

vô vi hữu ích, bất ngôn chi giáo; bất vi chi ích, thiên hạ hi chi.

thị dĩ thánh nhân, quý cực tôn vi; thành dĩ cực cực, tựu vu vi vi !

44:

danh thân thục thân, thể hóa thục đa; thậm ái tất phí, đa tàng tất vong.

tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi; phương khả trường cửu, cố năng vĩnh tồn.

thị dĩ thánh nhân, quý thân sơ danh; quý thể sơ hóa, ái đạo tàng đức.
45:

đại thành nhược khuyết, kì dụng bất tệ; đại doanh nhược trùng, kì dụng bất cùng.

đại trực nhược khúc, kì dụng bất chiết; đại xảo nhược chuyết, kì dụng bất bổn.

đại biện nhược nột, kì dụng bất húy; đại luận nhược cật, kì dụng bất trá.

táo thắng hàn lãnh, tĩnh thắng viêm nhiệt; tình tinh trọng chỉnh, thiên hạ tự thống.

46:

thiên hạ hữu đức, vạn dân dĩ cần; thiên hạ thất đức, vạn dân dĩ loạn.

thiên hạ hữu đạo, tẩu mã dĩ phẩn; thiên hạ vô đạo, nhung mã sanh giao.

tội đại khả dục, họa đại bất túc; tai đại tham đồ, cữu đại dục đắc.

47:

bất xuất môn hộ, biến tri thiên hạ; bất khuy song dũ, dự kiến thiên đạo.

kì xuất di viễn, kì tri di thiểu; bất hành nhi tri, bất kiến nhi danh.

bất tác quý tân, tức khả lợi dân; bất tác tôn chủ, thi phát thiên đức.

kì quý bất tác, đại quý việt đa; kì tôn bất tác, đại tôn việt thánh.

48:

vi học nhật ích, vi đạo nhật tuẫn; tuẫn chi hựu tuẫn, dĩ chí vô vi.

vô vi nhi vi, thiên hạ hi sự; hữu kì hi sự, dĩ thủ thiên hạ.

49:

thánh nhân vô tâm, bách tính vi tâm; thánh nhân vô ý, bách tính chú mục.

thiện giả thiện chi, đức giả đức chi; thiện tín tín thiện, đức tín tín đức.

thánh nhân hàm đức, thiên địa phát nhân; bách tính hàm đức, xã tắc phát nghĩa.

vạn dân hàm đức, đãi cơ nhi phát; vạn vật hàm đức, ứng thì nhi phóng.

50:

xuất sanh vô tử, sanh sanh chi hậu; hữu sanh vô vong, hoa hoa chi ái.

thánh nhân hữu đức, vạn dân vô tử; bách tính hữu đức, vạn vật bất vong.

thánh nhân hỉ thiên, vạn dân nhạc địa; bách tính hoa đạo, vạn vật phổ thiên.

51:

đạo sanh đức súc, vật hình thành thế; đức sanh đạo hoa, duy tượng mệnh cách.

sanh nhi bất hữu, vi nhi bất thị; trường nhi bất tể, thị vị huyền đức.

tôn đạo quý đức, thường nhi tự nhiên; hành đạo thượng đức, tự nhiên nhi nhiên.

52:

tiên thiên vi thủy, thủy nhi vô thủy; hậu thiên vi mẫu, mẫu nhi hữu mẫu.

kí minh kì thủy, kí ngộ kì mẫu; kí đắc kì mẫu, tức tri kì tử.

kí dụng kì tử, phục thủ kì mẫu; kí vệ kì thủy, một hữu bất đãi.

tắc đoái bế môn, chung thân bổ cần; khai đoái tể sự, chung thân bổ cứu.
kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường; khai quang phục minh, vô di thân ương.

thông âm đạt dương, thị vi hựu đạo; tri thật minh hư, thị vi hựu đức.

thông đạo minh đạo, thông đức minh đức; thử vi kì trí, thần tuệ tập thường.

cố lộng huyền diệu, thị vi đạo thần; thiện giải diệu huyền, thị vi đức tường.

53:

giới nhiên hữu trí, hành vu đại đạo; đại đạo thậm huyền, dân thậm hảo kính.

triêu điền hoang vu, thương hư oa tẫn; yếm ẩm ác thực, thị vị đạo khất.

tài hóa hữu dư, duy uy thi úy; thị vị đạo thô, phi chân đạo đức.

thánh nhân minh đạo, đạo dụng vô cùng; thứ nhân minh đạo, dụng đạo nghiễm đại.

bách tính nhạc đạo, vạn vật tịnh ưu; vạn dân nhạc đạo, vạn vật tinh mĩ.

54:

thiện vi đạo giả, kiến nhi bất bạt; bão nhi bất thoát, tự nhi bất xuyết.

tu thân đức chân, tu gia đức dư; tu hương đức trường, tu quốc đức phong.

tu thiên đức phổ, tu đạo đức hoa; dĩ thân quan gia, dĩ hương quan quốc.

dĩ địa quan thiên, dĩ đạo quan đức; dĩ đức chú thế, thiên hạ thiện tai.

55:

bão đạo chi khoan, đồng vu huyền mẫu; hàm đức chi hậu, bỉ vu xích tử.

độc trùng bất ngao, ác long bất xúc; mãnh thú bất cư, trạc điểu bất bác.

nhuyễn cốt nhu cân, thường nhi ác cố; chí tinh chân khí, vĩnh sanh hi tường.

ấu giả thiện đạo, đạo chi lão dã; lão giả thiện đạo, đạo giả ấu dã.

56:

trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí; nhược bất ngôn trí, thị vị huyền đồng.

tắc đoái bế môn, tỏa duệ giải phân; hòa quang đồng trần, vi thiên hạ quý.

thánh nhân bất ngôn, quân tử bất ngữ; dĩ thân nhi vi, đạo giả khải dã.

57:

dĩ chánh trì quốc, dĩ kì dụng binh; dĩ pháp lợi địa, dĩ tượng thủ thiên.

thiên hạ đa kị, dân nhi di bần; thiên hạ đa húy, dân nhi việt cùng.

vương đa lợi khí, quốc gia tư hôn; nhân đa kĩ xảo, kì vật tư khởi.

pháp đa chương lệnh, đạo tặc tư nhiễu; quan đa bách áp, quốc dân tư kháng.

vô vi tự hoa, vô sự tự phú, vô xa tự chỉnh, vô dục tự phác.

58:

kì chánh muộn muộn, kì dân thuần thuần; kì chánh sát sát, kì dân quái quái

phúc họa sở ỷ, họa phúc sở phục; thục trí kì cực, vô kì chánh tà.

thiện chánh vi kì, phục kì vi tà; dân mê kì cửu, tất hữu sở bạo.

phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế; lượng nhi bất tứ, quang nhi bất diệu.
thánh nhân chiếu dân, bất mê kì tâm; đạo tâm đại minh, thử vi đức huy.

59:

trì nhân sự thiên, thị vị tảo phục; tòng đạo tích đức, thị vị vô khắc.

mạc tri kì cực, khả dĩ hữu quốc; hữu quốc chi mẫu, khả dĩ trường cửu.

thâm căn cố đế, khả dĩ trường sanh; trường sanh cửu chân, đạo khí trường tồn.

60:

đạo lị thiên hạ, kì thần bất thần; đức lị thiên hạ, thánh nhân đồng dân.

đạo đức tương hòa, thiên địa tôn dân; thiên địa tương hòa, thần quỷ kính vật.

hỗ vi tương hòa, đạo chi giao yên; hỗ vi tương vãng, đức chi quy yên.

61:

thiên hạ giao tẫn, dĩ tĩnh thắng mẫu; dĩ tĩnh đãi động, dĩ động chế tĩnh.

thiên địa dựng tĩnh, vạn vật dục động; động tĩnh tương ứng, các đắc kì sở.

thiên địa toàn chuyển, nhật nguyệt huy hoàng; bách tính tố tác, vạn vật ưu mĩ.

62:

phu đại đạo giả, thiên địa chi úc; cố đại đức giả, vạn đạo chi bảo.

mĩ ngôn dĩ thị, tôn hành gia nhân; thiên địa sở kính, vương hầu sở cung.

thị dĩ thánh nhân, dĩ đạo trì thế; dĩ đức lí dân, thử vi đức thượng.

63:

thiên vi cát sự, báo oán dĩ đức; địa vi thiện sự, gia tình tẫn nghĩa.

đồ nan kì dịch, vi đại tri tiểu; đắc thành kì bại, tổng thống minh tế.

khinh nặc thất tín, trọng tụng tất gian; thánh nhân do nan, chung thành vô nan.

64:

kì an dịch trì, vị triệu dịch mưu; kì thúy dịch phá, kì vi dịch tán.

vi chi vị hữu, trì chi vị loạn; pháp chi vị tác, lí chi vị thành.

hợp bão chi mộc, sanh vu hào mao; cửu tằng chi thai, khởi vu tế thổ.

thiên lí chi hành, thủy vu túc hạ; vạn hải chi hàng, chung vu thủ thượng.

vọng vi giả bại, cường trì giả thất; vô vi vô bại, vô trì vô thất.

thận chung như thủy, tắc vô bại sự; dĩ phụ vạn đạo, tự nhiên nhi đức.

65:

dĩ đạo minh dân, dĩ tuệ lí nhân; thường trí giai thức, thị vị huyền đức.

dĩ đức chiếu thiên, dĩ đạo phổ địa; thường mịch mô thắc, thị vị huyền hành.

thánh nhân hữu đạo, dĩ dân vi thiên; dĩ vật vi địa, thị vị huyền đạo.

quân tử hữu đức, dĩ từ ân nhân; dĩ bi huệ vật, thị vị huyền danh.

66:

đại hải uông dương, dĩ kì thiện hạ; hạ nhi dũ hạ, cực hạ bất hạ.
thái sơn nguy nga, bất từ vi ai; vi ai tích trần, cơ vu đại địa.

thánh nhân dục thượng, dĩ kì ngôn hạ; quân tử dục quý, bất bỉ phàm dân.

xử nhân bất trọng, dụng nhân bất hại; dĩ kì bất tranh, mạc năng dữ tranh.

thị dĩ thánh nhân, vị tôn thái sơn; thân bỉ uông dương, thị vị đạo tinh.

67:

phu đại đạo giả, kì đức tế dã; ngô hữu cự bảo, bảo nhi trì chi.

nhất từ nhị kiệm, tam ổn tứ trọng; thẩm thế sát minh, bất uổng vi tiên.

dĩ chiến tắc thắng, dĩ thủ tắc cố; thiên thần bảo hộ, địa thần tá hữu.

thánh nhân từ kiệm, vạn dân cúc cung; quân tử ổn trọng, bách tính tẫn thùy.

thị dĩ thánh nhân, trung tâm thiên hạ; vạn dân vi hiếu, thử vi đạo thái.

68:

thiện đấu bất vũ, thiện chiến bất nộ; thiện đãi bất kiếu, thiện thắng bất tranh.

dụng nhân chi lực, thị vị phối thiên; khải nhân chi tuệ, thị vị đắc thiên.

thị dĩ thánh nhân, tàng vũ tức nộ; dĩ đãi nhi thắng, thị vi đạo thống.

69:

dụng binh chí ngôn, vi khách nhi thối; họa vu khinh địch, khinh địch tang bảo.

kháng binh tương gia, ai giả tất thắng; lưỡng quân đối trì, thận giả tất lợi.

thánh nhân chi thắng, ai kì vạn dân; quân tử chi lợi, thận kì bách tính.

70:

dịch tri dịch hành, thiên hạ hữu tông; phu duy vô tri, thị dĩ ngã tri.

tri ngã giả hi, tắc ngã giả quý; thị dĩ thánh nhân, bị hạt hoài ngọc.

71:

tri bất tri thượng, bất tri tri bệnh; phu duy bệnh bệnh, thị dĩ bất bệnh.

thánh nhân bất bệnh, dĩ bệnh lợi bệnh; thị dĩ bất bệnh, nhiên nhi vô bệnh.

72:

dân bất úy uy, cương uy nhu dũng; dân bất phạ hung, trí cảm tuệ mãnh.

vô hiệp dân cư, dân vô sở phẫn; vô yếm dân sanh, dân vô sở nộ.

phu duy bất yếm, thị dĩ vô a; tự tri tự minh, tự ái tự tôn.

73:

cuồng mãnh giả sát, trí dũng giả hoạt; hoặc lợi hoặc hại, thiên chi sở ác.

bất tranh thiện thắng, bất ngôn thiện ứng; bất thủ tự chí, bất triệu tự lai.

đạn nhiên thiện mưu, tú tai thiện kế; thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất.

thánh nhân thiện mưu, bách tính thiện kế; mưu lợi kế hoạt, thị vi đạo tư.

74:

dân bất úy tử, hà dĩ tử cụ; dân thường úy tử, thiên hạ quái giả.
chấp sát thục cảm, ti sát thường cảm; vọng sát cuồng chước, tất hữu tự thương.

thánh nhân lí thế, trì nhi bất sát; dân dĩ đãi dụng, thị dĩ đạo bị.

75:

thuế đa dân cơ, quan đa thế loạn; dân cơ khinh tử, thị dĩ nan trì.

cầu sanh chi hậu, dân dĩ an sanh; mưu hiền chi huệ, dân dĩ quý hoạt.

thị dĩ thánh nhân, trọng dân khinh quan; thế chi trường an, thử vi đạo hòa.

76:

dân sanh nhu nhược, kì tử kiên cường; thảo mộc nhu thúy, kì tử khô cảo.

kiên cường sanh đồ, nhu nhận hoạt đồ; cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng.

thánh nhân trì thế, dụng kiên sử nhu; khải nhận phát cường, thử vi đạo liêm.

77:

phu thiên chi đạo, do cường cung hồ? cao giả ngưỡng chi, hạ giả cử chi.

dư giả tổn chi, khiếm giả bổ chi; vi nhi bất thị, công thành bất xử.

thánh nhân chi đức, hàm thiên nạp địa; thai cử vạn dân, thị vi đạo quân.

78:

nhu nhược vu thủy, kiên cường mạc thắng; dĩ nhu khắc cương, dĩ nhược thắng cường.

chánh ngôn nhược phản, kì ngữ nhược kháng; thiện giác hảo ngộ, đạo giả tuệ dã.

thụ quốc chi cấu, xã tắc chi chủ; thụ quốc bất tường, thiên hạ vi vương.

thị dĩ thánh nhân, tái đạo tham thiên; bẩm đức phổ địa, thị vi đạo lí.

79:

hòa đại dư thứ, an khả vi thiện; chấp khế bất trách, hữu đức ti ước.

vô đức ti triệt, thiên đạo vô thân; thường dữ thiện nhân, vô thân nhi thân.

thị dĩ thánh nhân, đạo thành đức tựu; đồng vu vạn dân, thị vi đạo nhân.

80:

phế vương chi tôn, lợi dân vạn bội; đại bang phân trì, tiểu quốc quả dân.

bách tính đồng tôn, vạn dân câu phú; cam thực mĩ phục, an cư nhạc tục.

thánh nhân chi đạo, đại thiên phổ hoa; vạn dân dĩ tôn, thị dĩ đức tôn.

81:

tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín; thiện giả bất biện, biện giả bất thiện.

trí giả bất bác, bác giả bất trí; dữ nhân dũ hữu, vi nhân dũ đa.

vạn dân chi đạo, trung tín quân chủ; vạn vật chi đạo, trung tín nhân chủ.

thiên địa chi đạo, lợi nhi bất hại; thánh nhân chi đạo, vi nhi bất tranh.

vạn dân chi đức, phổ vu thiên địa; vạn vật chi đức, hoa vu nhân dân.

thiên địa chi đức, phổ hoa chúng sanh; thánh nhân chi đức, giáo hóa vạn dân.

vạn vật chi đạo, đồng vu huyền đạo; huyền đạo chi đức, đồng vu đạo hành.
vạn dân chi đạo, đồng vu đạo đức; đạo đức chi hành, đồng vu đức hành.

Giảng minh bí mật tu luyện trong 'huyền diệu cảnh'

Tôi trước tới nay đọc được vài bộ sách đơn kinh của người xưa đắc đạo viết như : Tính mệnh khuê chỉ, Tham đồng khế,
Chu dịch xiễn chân, Huyền diệu cảnh, Huệ mạng kinh.. đến nay đem so lại công trình tu luyện của mình thì thấy rằng thánh
nhân chẳng gạt người bao giờ, mỗi lời đều là tận tiết bí chỉ, đem so lại với các sách khí công ngày nay thì thầm than làm sao
mà người ta tu luyện mãi sao chẳng thành, lòng muốn sau này có điều kiện sẽ chú giải toàn bộ các đơn kinh đã từng xem
qua, các bộ sách Tham đồng khế, Châu dịch xiển chân lời lẽ huyền bí cao xa, dùng dịch thuyết đạo, tôi tài hèn lẽ dịch chưa
thông nên xem qua thì hiểu đôi phần chứ chưa thể giảng minh được, vả cũng chưa phải lúc cần giảng những điều quá cao
xa nên gác lại sau này, trước lấy bộ Huyền diệu cảnh ra giảng minh , sau sẽ tính tiếp bộ Tính mệnh khuê chỉ, bộ huệ mạng
kinh tôi có một phần chứ chẳng đủ nhưng xét lại ba bộ sau tận tiết đạo Kim đan, lại mỗi bộ có chỗ hay riêng bổ túc cho
nhau, như huệ mạng kinh, huyền diệu cảnh bàn sâu về phép thái dược, luyện hoả tiến dương , còn Tính mệnh khuê chỉ bàn
nhiều về huyền quan, phép hoán đổi mạch trở lại trẻ thơ, mỗi mỗi đều phải cậy có khẩu quyết.nay nói ra với các bạn xem
thấy chỗ khó trong tu luyện , nhưng kỳ thật cũng từ chổ phát minh ra huyền quan khiếu, thì từ ngộ lại dẫn tới ngộ, mỗi lúc
mỗi phát hiện ra thêm những cái mới mà thôi.

Hỏi: -Làm sao được phép huyền diệu?

Ðáp: -Muốn biết tâm pháp huyền diệu phải có thầy truyền phép ấy, là trao lời khẩu quyết. Khẩu quyết là lời nói miệng
truyền miệng với nhau đặng chỉ cho tột chỗ. Huyền diệu có nói tại Ðơn kinh chớ đâu. Vậy cho nên phải tìm kiếm minh sư
chỉ bày tỏ rõ phép huyền diệu thì đại đạo thành được. Kim đơn kiết đặng, thánh thai cũng khá đặng, dương thần khá xuất,
thì học Thiên tiên đại đạo sẽ thành Tiên, Phật được.

Tôi học đơn kinh hơn 20 năm mà còn chưa rõ thấu máy huyền diệu, nên không có hiệu nghiệm chi hết. Sau gặp người chí
nhơn chỉ bày tôi mới rõ. Tôi lại suy xét thêm mấy năm nữa, mới rõ thấu huyền vi nhiệm mầu. Quả nhiên cũng đồng một lẽ
với đơn kinh chẳng sai. Thì tôi mới hiểu phép tắc tu luyện.

Ðời thượng cổ, các thánh nhơn lấy lời nói mà truyền phép tu luyện cho nhau, chớ chẳng bày tỏ sự huyền diệu trong các
đơn kinh xưa. Qua đời trung cổ, thánh nhơn có bày khẩu quyết nơi kinh sách mà chẳng dám nói ra. Còn đời hiện tại bây
giờ, chẳng những các vì thánh nhơn để lời khẩu quyết trong kinh điển, mà lại còn vẽ hình đồ làm cho kẻ nào muốn tu cho
thành linh đơn thì coi đơn kinh cho thiệt kỹ lưỡng, rồi cầu minh sư truyền cửu khiếu chánh chơn (chánh pháp nhãn tàng).
Lo rửa lòng trong sạch, ra công mà tu luyện.

Đây là một đoạn hay cần phải nghiền ngẫm kỹ cho vững tâm đạo.

XXI. LUYỆN KỶ LUẬN

Tu luyện kim đơn, trước hết phải luyện kỷ (là sửa mình cho đầy đủ tinh, khí, thần).

Dù cho hành trú, tọa, ngọa (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng chẳng quên việc luyện kỷ. Thứ nhứt đừng cho dâm niệm khởi động.
Lại phải đoạn dứt những tình dục ta đã nhiễm khi trước. Muôn việc đều phải bỏ tuyệt hết. Phải bỏ cái tánh tham lam, giận
hờn, sự ngây dại, tình ân ái, việc giàu sang, đường danh lợi. Luyện sao trong lòng đặng trong ngần như khí thái hư vậy. Một
điểm tà niệm chẳng khởi, một mảy trần gian không nhuốm. Trong lúc luyện, hễ niệm tưởng, ấy là bịnh. Mà bịnh chẳng lành
là tại nơi thuốc chẳng hay. Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác trì (là biết chậm).

Cho nên có lời nói như vầy: Muốn tu thân cho đặng làm khách trường sanh, thì phải luyện sao cho cái tâm tánh mình như
cái tâm tánh của người đã chết rồi vậy.

-------------------------------

Luyện kỷ chẳng qua là việc đoạn dứt trần lao, để chuyên tâm tu luyện mà thôi. Nếu không vậy thì sẽ tu luyện trồi sụt, được
3 hôm thì bỏ 2 hôm, chung cuộc khó tiến bộ.

XXII. ÐIỀU TỨC LUẬN

Nghĩa điều tức khó nói cho rõ đặng. Người học đạo hễ mạnh mẽ siêng năng tập luyện thì ngày sau tự nhiên biết rõ đặng.

Ðiều tức là cái tâm và hơi thở chẳng lìa nhau, phải đi cặp với nhau hoài. Khi thời giờ đến,

thì thần nó biết. Nếu không biết là bởi tâm tức xa nhau.
Ðiều là cách thở lúc tấn dương hỏa, thối âm phù, khi mộc dục, ôn dưỡng. Một hơi thở ra và một hơi hít vô, gọi là hơi thở
nhứt tức. Cái tâm và cái hơi thở cứ nương nhau hoài. Thần (tâm) không rời khí (hơi thở), mà khí cũng chẳng rời thần,
chẳng mau, chẳng chậm. Thần khí đều dùng hết thì âm dương mới hiệp lại một. Nếu thở mau thì nôn quá, nếu dễ động,
chẳng hội điều. Còn thở chậm quá, thì nó theo khí hữu tướng, cũng chẳng hội điều đặng. Vậy nên sanh bệnh nặng, vì
không hội điều.

Phải thở cho mau mà không động, phải thở chậm rãi mà không ngừng, mới trúng phép chơn tức của chánh đạo. Chẳng
thấy có mà không giúp sức cho hơi thở, đừng thấy không mà quên phức đi. Cái lý nó thì là chẳng có, chẳng không. Chẳng
thở ra, chẳng hít vô là một hơi thở thiên nhiên. Chơn hỏa hầu tự nhiên tịnh định. Tịnh định hoài không thôi. Luyện được
như vậy rồi, lâu lâu mới được "an". An ấy là hòa. An rồi cái lý xung hòa ắt đặng. Chơn tức ở trong mình, chớ nó không có
hình tượng chi hết, như không không vậy. Tuy chẳng thở, mà thiệt là có hơi thở.

Như-Lai Tạng nói: "Biết đặng chơn không, thiệt là tại tánh người, rồi sau mới đặng điều chơn tức". Như điều chơn tức
chẳng đặng, thì rốt cuộc khó đại tịnh.

Lại nói rằng: ban ngày đồng đi, chẳng trước, chẳng sau, ban đêm đồng ngưng, chẳng thông cũng chẳng lìa. Luyện đặng
dường ấy thì biết đạo rồi.

-----------------------------------------

Đây là phép thai tức tôi đã truyền dạy, phải luyện thường xuyên từ khi nhập đạo tới mãi sau này, trong đó có chứa nhiều bí
chỉ huyền vi, luyện thành rồi sẽ tự nhiên khám phá ra.

XXIII. DƯỢC HỎA LUẬN

Trúc cơ thể dược, vận hành tấn hỏa, đề hỏa, ôn dưỡng, mộc dục là lửa của ngươn thần. Khởi hỏa, gián hạ, thối phù, là lửa
phanh luyện. Ðiều tức, dẫn hỏa là lửa của hơi hít vô thở ra. Khôn hỏa, khảm hỏa, dương sanh sản dược, ngoại dược, nội
dược, tiểu dược, đại dược là lửa huyền khí.

Trong lửa có thuốc, mà trong thuốc cũng có lửa. Thể luyện là lửa, vận hành là thuốc. Hỏa dược (lửa thuốc), cũng là một
nghĩa lý. Mượn tên mà nói hỏa dược, chớ gốc nó cũng là thần khí mà thôi. Thần là hỏa, khí là dược. Việc thêm hay bớt lửa
phải có chơn sư truyền chỉ mới biết được.

Nếu hỏa dược chẳng rõ thì đại đạo khó thành. Vậy nên phải cần kiếm cho đặng chơn sư chỉ bày rạch ròi hỏa dược. Cắt
nghĩa rõ ràng mấy chỗ giả danh và thí dụ. Rồi mới nên hạ thủ mà luyện hỏa dược.

------------------------

Đoạn này bàn qua về hoả dược, đặt thành nhiều danh từ như: lửa nguyên thần, lửa phanh luyện, lửa huyền khí, trong đó
các danh tự khác chẳng cần quan tâm, chỉ cần để ý đến lửa phanh luyện mà thôi.' hoả dược chẳng rõ thì đại đạo khó thành
' cũng như 'thánh nhân truyền dược không truyền hỏa' là một nghĩa vây. Biết thái dược huyền quan mà không biết khởi
hoả phanh luyện thì dược mãi nằm trong lò rốt cuộc cũng lậu tiết.

XXIV. BÁ NHỰT TRÚC CƠ

Khi luyện trúc cơ cần nhứt là thôi tưởng niệm.

Khi nhập định thì lần lần phải bớt hơi thở. Ðó là công pháp. Lổ miệng và lổ mũi thì phải thở ra nhẹ nhẹ tự nhiên, chớ chẳng
nên chú ý thở nhẹ, nếu chú ý, thì tâm ý lại lo thở nơi miệng, mũi, cho nên chơn khí chẳng định được. Hễ không định thì
thuốc không hiệu nghiệm. Cho nên bế tức (không thở) mà cũng như không bế lại, tự nhiên hơi thở nó nhẹ nhẹ.

Chữ trúc cơ là bồi đấp cái linh căn, nghĩa là đem tam bửu (tinh, khí, thần) thâu về nơi trong lư. Phản quang vô trong, chẳng
cho nó chạy ra ngoài. Ấy là ngưng thần nhập khí huyệt. Lửa trong quẻ ly lần lần giáng xuống nơi quẻ khôn. Nghĩa là lửa
trong tâm mình nó đi lần xuống nơi hạ đơn điền. Phúc nhiên, yểu minh đại định. Một mảy tư niệm chẳng lừng lên, một
mảy hồng trần chẳng nhuốm. Ðịnh tại khảm vị (là hạ đơn điền). Như mất, như còn. Ngoài thì chẳng biết hình thể trời đất,
nhơn ngã, trong thì không có dấu tích thân tâm chi hết. Làm được vậy, lần lần mới được an. An đây nghĩa là hòa. Ấy vậy,
cái lý xung hòa đã đặng rồi. Công tu luyện đến đó, như đài cao 100 thước, mà bước được đến chót, mà vẫn còn phải lần
lên nữa.

Hễ ở dưới đáy nồi, có hơi lửa nóng, thì hơi nước phải lừng lên, như nấu nước vậy. Ðó thiệt là hỏa bức kim hành.
Lại nói khi trúc cơ, ngoài thì lổ tai đừng cho nghe, con mắt đừng cho thấy, còn trong thì tâm đừng cho biết lo lường, chẳng
biết đến, chẳng hay đến việc chi hết. Cái tâm phải cho trong sạch như khí thái hư vậy. Ðến đối tưởng cái thân của mình
cũng như không có. Lúc đó thì yểu yểu, minh minh, hoảng hoảng hốt hốt, lâu lâu sẽ

-----------------------------

Bá nhựt trúc cơ nghĩa là 100 ngày xây đắp nền móng, trên thì thu khí tiên thiên, dưới thì không lậu tiết, giữ vững tinh khí.

Trong này có một đọan mà các nhà khí công hiện đại mượn chế biến thành phép ý thủ đan điền, thực chất khi thu khí từ
huyền quan thì tâm hướng về đan điền để giáng khí tiên thiên, thái dược quy lư, hoàn toàn khác với ý thủ đan điền là lấy
thuốc ra khỏi lò, nếu không được truyền thụ huyền quan thì sai một ly đi một dặm.

'Hoả bức kim hành' còn gọi là 'tụ hoả tải kim', ví von tiên thiên khí như dược thuốc,phải nhờ hoả đun nấu mới hoá hơi bốc
lên, hiểu sai ý này lên khí công ngày nay có thuyết hạ tâm hoả góp tốn phong,tinh vụt hoá khí bay lên, kỳ thực chữ hoả ở
đây không phải là tâm hoả, mà là hoả 'phanh luyện' , thứ hoả này sinh ra khi nào tinh khí không tiết lậu lâu ngày thì nó xuất
hiện tự nhiên vào ban đêm.Muốn biết hoả này thì để ý đứa trẻ hoặc thanh niên, lúc nửa đêm gần sáng khi ngủ thấy ngoại
thận dục cử , đó là đang tụ hoả tải kim vậy, nếu tiết giữ tinh khí lâu ngày thì sẽ thấy hiện tượng này ngày càng mạnh, bá
nhựt trúc cơ cần 100 ngày không lậu tiết để tụ hoả, tiên thiên khí tuy chứa đầy đan điền mà không có hoả này để tiến
dương thì không thể theo vĩ lư nhập nê hoàn đươc.Tu đạo vừa dễ vừa khó, bá nhựt trúc cơ nghe ghê gớm vậy chứ thực
chất là hoàn toàn tự nhiên , chỉ cần tiết giữ tinh khí, đến chập tối nằm nghiêng mà ngủ sớm thì dương hoả tự nhiên tiến
lên.Lại có người thắc mắc tiết giữ 100 ngày đối với thanh niên khoẻ mạnh có chịu nổi không? làm sao mà không tiết lậu bậy
trong khi ngủ mê? xin trả lời đạo gia có bí pháp hết, chỗ này cũng là chổ quan trọng , phải cậy thầy trao khẩu quýết, tự
nhiên mạch khí đổi lại từ người lớn thành trẻ thơ, tự nhiên nhi nhiên, không làm mà vẫn làm.

THỦY NGUYÊN THANH CHƠN LUẬN

Thủy là dược, nguyên là đơn điền. Thể dược thì phải tịnh, đặng đợi cho khí phát động thì dược yểu yểu minh minh mà đại
định. Việc lo lường vọng tưởng một mảy chẳng biết đến, chẳng hay chẳng biết việc chi hết, một việc trần thế chi nhỏ mọn
hết sức cũng không đến lòng. Khi ấy thủy động mới là thiệt chơn thủy. Dược miêu lấy hồi đó mới là chơn thanh dược miêu.

Như vậy thì lúc tịnh định cho dược miêu sanh ra, nếu trong lòng còn lo lường việc chi, vọng tưởng điều gì, làm cho trần
duyên tạp nhiễm, cho nên còn biết, còn thấy, còn nghe, thì thủy nguyên chẳng đặng thanh chơn, nếu lấy dược miêu ấy mà
dùng thì không thành chơn đặng.

Bởi dược miêu theo nơi nguồn trong mà phát sanh, nếu lấy dùng thứ đó mới thành đơn dược. Còn tại nơi trược nguyên
(nguồn đục) mà sanh ra thì phải bỏ đi, không nên lấy mà dùng.

Lại như dâm niệm phát sanh, thì không nên lấy thuốc lúc đó mà dùng. Hễ mà dùng thì chẳng thấy khỏi thành huyễn đơn,
chớ chẳng thành chơn đơn bao giờ.

------------------------

Tôi lược bỏ vài chương không cần thiết, nghi rằng do tam sao thất bản hoặc do người sau viết thêm tỏ vẻ huyền bí.Mấy
chương bên trên có khái niệm lấy thuốc phân già non là thuật ngữ dùng trong phòng trung thuât,

sau này sẽ bàn riêng vào mục khác.

chương này có khái niệm về nguồn thuốc trong đục, xin giảng rõ như sau

-thuốc trong: là khi tụ hoả tải kim vào đêm ngoại thận tự nhiên dục cử, không có chút tà niệm xen vào là nguồn thuốc
trong ,lại khi ban ngày đang đi đứng cũng tự nhiên thấy như vậy mà không phải do tư tưởng bậy bạ, thường thấy nhiều ở
con nít, như vậy thì yên tâm mà hái thuốc, thực chất nếu phải dùng từ hái thuốc thì e rằng còn chưa được sư truyền phép
hoán đổi mạch, tôi giảng về hoán đổi mạch:

Khi còn nhỏ thì đứa trẻ nó vận đốc mạch tự nhiên, cửa vĩ lư mở sẵn thông thẳng vào nê hoàn, mạch nhâm hoàn toàn đóng
kín lên không có tíêt lậu, khi này vòng tiểu châu thiên vận hành tự nhiên, tiên thiên khí từ đan điền do hoả tụ hút về hội âm
rồi theo vĩ lư thẳng vào nê hoàn, hoàn tinh bổ não tự nhiên.

sau 16 tuổi dương cực âm sinh, vĩ lư đóng lại, đốc mạch bế mà vận nhâm mạch , huyệt hội âm không thông với vĩ lư mà
thông thẳng vào dương quan, như vậy là có lậu tiết.

Đứa trẻ dưới 16 tuổi mà may mắn đắc sư truyền thì tu luyện rất dễ, chắc chắn thành kỳ nhân.
sau khi đã tiết lậu thì mạch đã thay đổi, muốn tu luyện trở lại thì phải được sư truyền khẩu quýêt đổi lại mạch trước thành
sau như trẻ thơ vây.

Chương này dùng từ 'hái thuôc', tôi e chưa được hoán đổi mạch, còn phải dùng phép thủ công là bế hậu mộn để vận khí.

-nguồn đục:là khi tư tưởng bậy bạ, tà dâm mà ngoại thận cử động đó là nguồn đục, lấy thuốc này tu luyện thì cái khí tiên
thiên nó đã có niệm dục xen vào không còn tinh khiết nữa, tuy rằng cũng tốt cho não bộ nhưng sau vẫn phải luyện lại cho
hết chất dục niêm đi mới xài được, hái thuốc nguồn đục trở thành nguyên tắc của thuật hoàn tinh bổ não,phòng trung
thuật, hoặc các phương thức giao hợp thần bí của mật giáo, tuy nhiên muốn thực hành phương pháp này thì nhất thiết
phải hoán đổi được mạch mới thực hiện được, một ngày có thể giao hợp chục lần mà không lậu tiết, không mệt mỏi, nếu
chưa hóan đổi mạch mà cố bắt chứoc thì tai hại gấp nhiều lần khi bình thường.

THỂ ÐẠI DƯỢC LUẬN

Khi lửa đúng thì phải tắt lửa. Nếu lửa chẳng dứt thì lửa vỏ hỏa của hậu thiên sót lại,

ắt kim đơn chẳng khỏi bị hại bởi lửa dư ấy.

Nếu tắt lửa cho hiệu nghiệm thì ngoại thận teo lại cũng như đầu con rùa vậy, thường chữ kêu là qui túc.

Ngoại thận không cử động chi hết, cho đến đổi lại gần đàn bà nó cũng xụi lơ. Còn nơi đơn điền thì thường thường lại âm
ẩm ngoài. Từ con mắt cho đến nơi lổ rún thì có 1 con đường sáng chói lòa kêu là bạch quang khí.

Như lúc ấy mà ngươn tinh chưa động thì đừng vận châu thiên nữa, phải tịnh mà đợi cho dương quang (khí sáng) phát hiện
ra lần thứ hai. Còn như hậu thiên ngươn khí nó động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải ngồi mà nhập định, đợi cho
dương quang hiện chói lần thứ ba. Lúc ấy lửa đủ thì đơn dược mới thành. Chừng đó trong hạ đơn điền mới có đại dược.
Phải lấy đại dược đó mà thủ luyện thì mới thành kim đơn.

Rồi trở lại dùng phép đại châu thiên đặng trừ diên, thêm hống (bớt âm, thêm dương). Lần lần khí dương nhiều thì khí âm
phải tiêu mòn hết. Tự nhiên thuần dương, hết âm, thì dương thần thành tựu, ắt sau thần định. Còn như thần không định
thì dương thần chẳng xuất hiện ra đặng. Ông Xung Hư chơn nhơn nói rằng: Tắt lửa là luyện sao cho dược vật chẳng động
nữa. Lại có dương quang hiện ra lần thứ hai là chừng ấy phải tắt lửa đó. Phải tắt cho hết vỏ hỏa,

còn văn hỏa thì để vậy mà ôn dưỡng khá rời.

Dương quang nó phát hiện ra trước chơn mày, có lòa ra như điện khí chớp nhoáng, đó là dương quang hiện lần thứ nhất.
Lúc ấy lửa chưa đủ, nên ngoại thận cũng chưa thụt vô.

Như gặp có khí dương sanh phát thì lấy mà vận luyện. Phải vận 1 châu thiên, cứ luyện như vậy hoài cho được nhiều phen.
Tịnh rồi lại tịnh nữa, vận châu thiên cho giáp vòng, rồi vận nữa cho đến khi đầy đủ, lo nhập định đặng bồi bổ chơn dương,
đặng đợi cho dương quang hiện ra lần thứ nhì. Như lúc hiện lần thứ hai đó có khí động, chẳng nên lấy thuốc mà dùng. Phải
lo nhập định mà thôi, đặng đợi dương quang hiện lần thứ 3, mới nên lấy thuốc đại dược. Lấy thuốc ấy mà vận luyện.

Ðại dược khi nó mới khởi ra thì hình nó như trái châu lửa (hỏa châu). Lúc đại dược sanh thì có hiệu nghiệm như vầy: 2 con
mắt phóng kim quang (hào quang chói sáng như điện khí), 2 lổ tai nghe gió thổi vù vù, đàng sau ót nghe tiếng kêu, hai bên
thanh cật (sau lưng chỗ gần eo lưng) nóng tợ nước sôi, còn dưới hạ đơn điền nóng tợ lửa đốt.

Hễ có cái cảnh tượng như vậy thì là có đại dược sanh. Phải lấy ý dời nó lên trung đơn điền. Trước hết phải dùng hà sa
(*thủy xa*) mà vận cho siêu thoát, thì lục căn mới không lậu (hở chảy ra) ở tại đường cốc đạo, thì giữ gìn đừng cho nó địt.

Hễ đại dược sanh ra thì nó chạy vọt lên tâm (tim). Nếu tâm vị không chứa đặng thì nó hạ xuống nơi vĩ lư. Như vĩ lư chẳng
thông, nó lại chạy thẳng xuống cốc đạo mà tẩu triệt ra ngoài.

Lúc ấy phải thủ tịnh mà đợi cho chơn khí động lại, rồi nhẹ nhẹ dùng ý mà dẫn đại dược qua khỏi cốc đạo, vì sợ nó chạy bậy
ra ngoài. Nếu gặp nhầm vĩ lư bị điều chi ngăn trở, chẳng thông thì phải thủ tịnh nữa. (Một mảy vọng niệm chẳng tưởng tới,
một ý trần gian chẳng muốn đến) Tịnh mà đợi cho chơn khí động lại nữa. Chẳng nên bất tử mà dẫn đại dược đi, phải đợi
cho chơn khí động lại, rồi cũng dùng ý nhẹ nhẹ mà dẫn đại dược qua vĩ lư.

Bắt từ giáp tích cho tới ngọc chẩm (sau ót), đi đến minh đường, xuống trùng lầu (cuống họng) rồi quá quang. Như có việc
chi ngăn trở thì phải đợi cho chơn khí động lại nữa, rồi cũng nhẹ nhẹ vận dụng mới được. Lúc xuống trùng-lầu ấy cũng như
hồi phục thực vậy. Ðại dược vào nơi trung đơn điền, chỗ thần nhất (là chỗ dưỡng thần). Cho nên trung đơn điền và hạ đơn
điền thông rồi thì hiệp lại làm một.
Khi ấy dưỡng đại dược nơi trung đơn điền thì ngươn thần tịch chiếu nơi hạ đơn điền và trung đơn điền, thì đại dược cần
phát sanh. Còn ngươn thần tuy ở trung đơn điền, mà cũng vận động tới cả về trung và hạ đơn điền. Nên nhị khí mới diệu
dụng, hóa ra cảnh giới hư không.

Lúc ấy phải dùng lửa ấm ấm, dường như có mà cũng dường như không, thì văn hỏa mới hiệp mầu nhiệm, và nhị khí lên
xuống tự nhiên. Chẳng cần để ý mà dẫn nó, cứ để tự nhiên cho nó đi.

---------------------------

Chương này có mấy thuật ngữ cần tìm hiểu:

- Tiểu dược: là khi tiết giữ tinh khí chưa được 100 ngày thì sức hoả chưa mạnh, mức độ tụ hoả tiến dương chưa cao do đó
chân khí thường đột nhập vĩ lư trong lúc ngủ với số lượng ít, khi được truyền chân quýết hoán mạch thì ngoại thận dục cử
suốt đêm, những bạn tập CTNC thấy như vậy cũng là đang tụ hoả tiến dương, CTNC sẽ mở tạm thời mạch đốc trong khi
ngủ, khi thấy hiện tượng tụ hoả thì hãy chủ động nằm nghiêng mà ngủ, gọi là ngoạ thiền.

- Đại dược:tiết giữ tinh khí đủ trăm ngày thì sức hoả đã rất mạnh, mỗi lần hút chân khí từ đan điền về hội âm với số lượng
rất lớn đến nỗi khi chân khí rọ rạy thì cảm nhận được hết, giai đoạn này theo mật tông gọi là bản thân tự giao cấu vì chân
khí từ hội âm là điểm cuối của âm mạch bị hút sang vĩ lư là điểm đầu của dương mạch rất lớn cho nên cảm nhận như thật,
nhưng mức độ trải nghiệm thì lớn hơn nhiều, theo mật tông thì mạnh hơn 100 lần, giai đoạn này còn gọi là giao hợp thần
bí, thậm chí có thể trong trạng thái này thực sư trông thấy bạn tình của chính bản thân,rất đẹp, có thể nói là mấy cô hoạ
hậu vẫn còn thua xa lắc, sau giai đoạn này thì không còn hứng thú với đối tượng bên ngoài, vì thế những người theo đạo
không thích lấy vợ nữa, chứ kễ ra họ đã luyện thành phòng trung thuật thì đâu có ngại tiếp chiêu ( chỗ này tôi lấy tư cách
sư huynh mới dám tiết lộ, chứ người xưa rất ngại nói mấy đoạn này,thánh nhân nói chỉ dám truyền dược chứ không truyền
hoả là vậy, gần đây có một số tác phẩm của OSHO bàn vấn đề này rất thẳng thắn). sau khi có đại dược rồi thì từ đó về sau
cứ thế mỗi đêm lấy đại được, luyện tiến dương hoả cho đến khi chân tâm thuần dương mới thôi.

GIẢNG MINH HUYỀN QUAN

Hỏi: Từ xưa đến nay, người người thuyết đạo, nói đặng huyền quan, mới đặng thành Tiên,

Phật. Huyền quan ấy ở chỗ nào, tên gì, họ gì?

Ðáp: Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt thì biết rõ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư
trú tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn
Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ý. Vì bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới
xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Ðề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là
nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng
hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần. Huyền quan ăn năn, vì lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà
chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn
giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan lòng mừng nhảy nhót, mau mau đứng
dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Ðinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn
mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi 100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày
đông chí, giờ Tý sanh ra. Linh phụ khuôn mẫu già cả đặng một con thì rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc
Minh Châu,

mới đặt tên là Huyền Quan.

Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải đọa
khổ hải, chuyển đầu thai trong loài bò bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt, thiệt
khó báo đáp vậy. Huyền Quan còn có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền Quan là
ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành thần thông,
mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa. Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong lòng lo sợ, e sanh họa đến mình, cho
nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan
làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối
hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất, dị bửu mảng đình. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu.
Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra cửa
du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.
Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tý, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tý, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn
rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng lìa Khuôn mẫu, lâu lâu
mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho lìa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng
Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ. Huyền
Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật Đẩu
Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội Huyền
Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại thiên cung,
phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên mãn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày ngươn đán, giờ tý
thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời.

1.Vật ấy không tên chi khác. Cần cầu sư phụ chỉ đường tắt thì biết rõ huyền quan. Huyền quan là tiên thiên tổ khí. Cư trú
tại Nam Thiệm Bộ Châu, nước Vô Song, phủ Thần Châu, huyện Thần Sa, trong núi Côn Lôn là Linh Sơn Thái Tử, tên Chơn
Ngươn, tự là Ngươn Dương, hiệu Tây-Lai-Ý

Tu luyện truy cầu huyền quan khiếu là phép tu tắt, nói theo nhà Phật là 'trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật'.Các
đường lối tu luyện không truy cầu huyền quan là tiệm tu, tạm phân biệt như sau:

1.tu giữ giới cấm: nhằm đoạn trừ , đè nén nhân duyên phiền não của quá khứ và hiện tại , do đó tương lai sẽ không bị
nhiễm thêm phiền não, khiến cho mức độ nghiệp lực của tâm giảm nhẹ,

có thể cầu tái sinh vào cảnh giới thích hợp để tu luyện ( tịnh độ)

2.tu thiền định: mục đích lọc bỏ phần âm của chân tâm, tức là thanh lọc tham sân si hỷ nộ ái ố dục bằng cách làm cho chân
tâm trở nên thanh tịnh, tự động gạt bỏ các phiền não , tuy nhiên cách này chỉ thích hợp với hàng thượng căn, chân tâm
không bị nhiểm các phiền não thô , nếu là bậc trung căn bị nhiễm nhiều phiền não thô bám chặt chân tâm rất khó lọc bỏ.

Vì sao nói tu huyền quan là 'trực chỉ chân tâm, kiến tính thành phật'?

Vì huyền quan là của ngõ của tiên thiên tổ khí , có nhiệm vụ hộ trì chân tâm, như gương báu chém đứt mọi nghiệp chướng,
giải cứu chân tâm ra khỏi mọi nghiệp lực trong tam giới.

Huyền quan cư trú tại nam thiệm bộ châu, tức là phương nam, ở người là khu vực thượng đình trước trán, nằm tại sơn căn
tới ấn đường, hiệu là ngươn dương tức là thuần dương.

2.Vì bởi sắc dục chưa dứt, tham tưởng hồng trần. Nhơn trời đất mở cửa mới xuống Bác Cu Lư Châu, nước An Dưỡng, phủ
Huyền Huỳnh, huyện Bạch Kim, làng Bồ Ðề, nơi chơn núi Linh Sơn. Con nuôi là nhà Thận, cha nuôi là Hạo Nhiên, là người
tâm tánh nhơn từ, mẹ nuôi là Trần Thị Tâm, là tham luyến phàm huê lại lo lắng hoạn nạn, cực nhọc, lao lực phí thần

Tiên thiên khí theo chiều hướng thuận thì sinh nhân nên là nguồn gốc của dục tình, khi nhập xác thân thì xuống bắc cu lư
châu tức là phương bắc, ở người là thận, thận tàng tinh, trong tinh có khí chính dương.Làng Bô đề, chân núi linh sơn là chỉ
cột xương sống cho tới não bộ, đều là nơi cư trú của khí tiên thiên.Nhận thận là nhà tức là nơi cư trú, hạo nhiên là cha nuôi
là khí hô hấp, mẹ nuôi là trần thị tâm tức là phàm tâm.Tiên thiên khí nương tựa vào tâm, thận, khí hô hấp mà tồn tại trong
thân thể. Vì sao chỉ nhận những thứ này là cha mẹ nuôi? vì đó là nguồn gốc khác nhau, một đằng tiên thiên, một đằng hậu
thiên vậy.

3. Huyền quan ăn năn, vì lúc ban đầu giận mà tưởng lầm. Ngày nay muốn chết mà chẳng hay chết, muốn sống mà chẳng
hay sống, oán hận chẳng thôi. Trong lúc nửa đêm, khi ở trên giường ăn năn, hờn giận lo tưởng, bỗng nghe cách vách, linh
phu khuôn mẫu hiệp thương. Huyền quan lòng mừng nhảy nhót, mau mau đứng dậy chạy vào bụng khuôn mẫu, lộn lạo
biến hóa anh nhi, chịu khổ 3 năm, đến năm Ðinh Tỵ, 30 tháng 5 ngày hạ chí, mượn mẹ đầu thai. Ở trong bụng mẹ tính đợi
100 ngày, đến đời vua Phục Hư (hườn hư), năm Bính Ngọ, mùng 1 tháng 11, ngày đông chí, giờ Tý sanh ra. Linh phụ khuôn
mẫu già cả đặng một con thì rất hân thiên, hỉ địa, cũng như ban đêm được ngọc Minh Châu, mới đặt tên là Huyền Quan.

Tiên thiên thuận sinh thì hoá hậu thiên. Nhà Phật coi đời là bễ khổ, cho nên huyền quan vì mê lầm , tham tưởng sắc dục
hồng trần, tưởng là điều tốt đẹp mà xuống thân xác phàm tục , không ngờ đó là tù ngục. Vì thế nói rằng 'muốn sống chẳng
hay sống, oán hận chẳng thôi'.Linh phụ khuôn mẫu hiệp thương, đây là cách ví von về âm dương bản thể giao phối thì tiên
thiên khí liền theo huyền quan khiếu mà vào, ở trong bụng mẹ 100 ngày tức là hạ đơn điền , đó là bể chứa khí tiên thiên
dự trữ của con người, giờ tý sinh ra sau 100 ngày là huyền quan lộ xuất, phát sáng như ngọc minh châu.Chịu khổ 3 năm thì
đầu thai tức là chứng quả thuần dương.
4.Huyền Quan nói rằng: Tôi làm cực nhọc cha mẹ, cha mẹ nuôi tôi mới đặng ra đời. Nếu không cha mẹ giao cấu, tôi phải
đọa khổ hải, chuyển đầu thai trong loài bò bay, máy cựa (tứ sanh) trọn không ngày ra đặng. Ơn cha mẹ banh da, xẻ thịt,
thiệt khó báo đáp vậy. Huyền Quan còn có cha nuôi tên Huyền Tông, mẹ nuôi họ Khôn tên Nguyệt Bửu. Thầy của Huyền
Quan là ông Chánh Nhứt Tử chơn nhơn, truyền cho phép làm trời, đất. Huyền Quan đêm ngày công cần tập tành thành
thần thông, mới có phép di sơn, đảo hải, thiên biến vạn hóa

Đoạn này ý nói tiên thiên khí làm cho con người trở nên đạo đức hiếu nghĩa , nên huyền quan biết nói đến chuyện công ơn
sinh thành của cha mẹ. Thầy là ông chánh nhứt tử chơn nhơn truyền cho phép làm trời làm đất nghĩa là trong quá trình
tiến đến thuần dương thì tự nhiên sẽ phát sinh thần thông, thiên biến vạn hoá. Thần thông là do tiên thiên hoá hậu thiên
mà ra, vạn vật trên thế gian đều nương tựa khí tiên thiên mà xuất hiện.

5.Nhưng cha mẹ Huyền Quan trong lòng lo sợ, e sanh họa đến mình, cho nên giờ khắc nào cũng chăm nom, không giây
phút thả lỏng. Trong cung có nàng long tử, mới chiêu thân với Huyền Quan làm chức nữ (tân lang). Lại chuyển pháp luân
xuống đáy biển, cả phá long cung. Trong long cung có nàng long nữ mới phối hôn với Huyền Quan. Huỳnh Kim mảng thất,
dị bửu mảng đình. Có khi ngủ trên thiên cung. Cha mẹ yêu như trân bửu

Vì huyền quan tập tành thần thông sẽ gây nghiệp chướng, cản trở tiến trình thuần dương nên nói rằng cha mẹ lo sơ, e
sanh hoạ đến mình, không giây phút thả lỏng tức là không nên tập thần thông.Chuyển pháp luân xuống đáy biển, cả phá
long cung, nghĩa là tiên thiên khí vận xuống đáy biển , thuật ngữ gọi là 'hải để ' là chỉ hội âm. Phối hôn với long nữ là ám chỉ
giao hợp thần bí trong thân thể , ai cũng có một người phối ngẫu ở long cung huyệt hội âm vậy. Có khi ngủ trên thiên đình,
cha mẹ yêu như trân bửu nghĩa là trạng thái giao hợp thần bí diễn ra trong cảnh giới hư ảo ví như thiên cung, và là trạng
thái cực kỳ quý giá ví như trân bửu vì đó là chặng then chốt trong tu luyện.

6.Huyền Quan khôn lớn, nên người cứ quen thói cũ, dời lên núi Côn Lôn. Lại xưng đại danh là chơn nhơn. Huyền Quan ra
cửa du ngoạn. Bà khuôn mẫu giờ khắc nào cũng trông nom chẳng dám rời.

Tiên thiên khí khi tích tụ đủ lực lượng gọi là khôn lớn thì sẽ tự nhiên chạy vòng ra sau xương sống đi lên đầu nên nói là
quen thói cũ dời lên núi Côn Lôn. Huyền quan ra cửa du ngoạn là khi đã chứng quả thuần dương thì có thể tuỳ ý xuất nhập
ra ngoài thiên địa du ngoạn , nhưng cũng không nên đi chơi xa nên nói là bà khuôn mẫu trông nom chẳng dám rời.

7.Thuở vua Minh Đế, năm thứ bảy, nhằm năm Mậu Tý, tiết trung thu, ngày rằm, giờ tý, Huyền Quan ra cửa. Khôn mẫu dặn
rằng: ram au, phải về mau, chẳng khá ở lâu nơi ngoài. Huyền Quan lúc nào cũng uống sữa chẳng lìa Khuôn mẫu, lâu lâu
mới dám đi xa. Đến chừng Huyền Quan khôn lớn, cha mẹ vui long mới để cho lìa mẹ chơi xa. Cha mẹ lại cưới nàng Hằng
Nga ở cung trăng cho làm đôi bạn, mới sanh đặng đứa con trai tên Kim Đồng, lại đẻ 1 nàng con gái tên Ngọc Nữ

Khi mới chứng thuần dương thì còn non yếu không nên đi chơi xa. Tích luỷ thêm dương khí thành cứng cáp thì có thể tuỳ ý
xuất nhập trong tam giới không nơi nào có thể ngăn trở, vào nước không chìm, vào lửa không cháy, lên trời xuống biển tự
do tự tại. Cha mẹ cưới nàng Hằng nga ở cung trăng cho làm đôi bạn nghĩa là đến đây, Huyền quan lại cưới thêm một cô vợ,
cô vợ này là Hằng nga ở Cung Trăng nghĩa là Thái Âm, là thuần âm. Đây là giai đoạn càn khôn giao cấu của Đạo gia. Sanh
đặng con trai là Kim Đồng, một con gái là Ngọc Nữ , đây là cách nói ví von, thực chất sau khi càn khôn giao cấu thì sinh
thánh thai là thể vô cực ,không phân biệt âm dương, nên gọi là sinh cả trai lẫn gái.

8.Huyền Quan ra ngoài du ngoạn, anh em bạn mới cho hiệu là Dương thần tử. Phật Như Lai, Địa Tạng kết làm an hem. Phật
Đẩu Mẩu, Quan Âm là em gái. Đức Ngươn Thỉ Ngọc Hoàng là đạo hữu. Chư Phật bồ tát là bà con quyền thức. Ông nội
Huyền Quan là mộc công, bà nội là Kim mẫu. Thái công vô thượng (illimité) Thái bà vô danh (incrée). Huyền Quan ở tại
thiên cung, phật quốc làm Tiên, khoái lạc vô cùng. Huyền Quan công hạnh viên mãn, tính là 9 năm, tháng giêng ngày
ngươn đán, giờ tý thoát xác sắc phi thăng, cỡi rồng về trời

Sau khi càn khôn giao cấu sinh thánh thai thì Huyền quan ra cửa du ngoạn được xếp vai vế ngang hàng với Phật Như lai,
Địa Tang.Phật Đẩu Mẫu , Quan Âm là em gái vì nguồn gốc ra đời sau Phật Như lai , Đức Nguyên Thủy Ngọc hoàng tức là vị
Ngọc Hoàng Thượng Đế đầu tiên nguyên thủy nhận làm đạo hữu, bạn đồng tu. Huyền quan ở tại Phật quốc làm tiên ý nói
tiên phật chung một nguồn côi. Từ càn không giao cấu sản thánh thai tính tiếp 9 năm là công hạnh viên mãn vì công lao giải
cứu quần âm trong tam giới lên được thoát xác phi thăng cưỡi rồng về trời chứng Phật quả.

Xưa nay, có rất nhiều người thường cho rằng các đạo giáo Á Đông, các triết thuyết Á Đông hết sức là mơ hồ, huyền ảo.
Khảo về các học thuyết Á Đông nhiều người cảm thấy như mình lạc vào một mê đồ trận, hay vào một khu rừng rậm giữa
đêm tăm, không còn biết đầu đuôi, phương hướng ra sao. Cho nên muốn khảo sát các đạo giáo Đông phương, ta cần phải
nắm vững ít nhiều tư tưởng then chốt của ĐẠO Giáo...
1. Đầu tiên có Nhất Thể

Trước hết các đạo giáo Đông Phương đều xác tín rằng có một thực thể tuyệt đối, một Bản Thể duy nhất, uyên nguyên, vô
hình vô ảnh, nhưng lại linh động, biến hóa vô cùng. Bản Thể ấy, Lão Giáo gọi là ĐẠO.

ĐẠO vì là Bản Thể của vũ trụ, tuyệt đối, vô biên tế nên không thể dùng danh hiệu để tuyên xưng, không thể dùng ngôn từ
để mô tả.

Đạo có 2 thế: Thế tiềm ẩn, và thế hiển dương.

Trước khi sinh ra vũ trụ, Đạo ở thế tiềm ẩn. Sau khi sinh ra vũ trụ, Đạo ở thế hiển dương. Vũ trụ này xét về phương diện
Bản Thể thì hư tĩnh, vi diệu; xét về phương diện hình tướng, thì có giới hạn, có hình danh, sắc tướng.

Muốn hiểu rõ vũ trụ, thì phải bao quát cả hai mặt:

― Bản thể (Diệu), Hằng.

― Hình tướng (Khiếu), Biến của nó.

Đạo gia gọi đó là Diệu Khiếu Tề Quan.

Các ý tưởng trên đã được Lão Tử nói lên nơi chương I, Đạo Đức Kinh:

Hóa Công hồ dễ đặt tên,

Khuôn Thiêng hồ dễ mà đem luận bàn.

Không tên, sáng tạo thế gian,

Có tên, là mẹ muôn vàn thụ sinh.

Tịch nhiên cho thấy uy linh,

Hiển dương cho thấy công trình vân vi.

Hai phương diện, một hóa nhi,

Huyền linh khôn xiết, huyền vi khôn lường,

Đó là Chúng diệu chi môn,

Cửa thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.

Đạo khi chưa sinh hóa ra vũ trụ còn được gọi là:

Hư, Hư Vô, Hồng Mông, Hỗn Độn, Hư Không, Đạo, Vô Cực v.v...Hư Vô, Hư Không không phải là Hư Ảo mà là Thực Thể Bất
Khả Tư Nghị, vô biên tế của vũ trụ.

Vì thế, Lão Tử nói: Thiên Hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô (ĐĐK, chương 41).

Trang Tử cũng nói: Đầu trước hết có Vô, không hiện hữu, không tên tuổi. (Trang Tử, Nam Hoa Kinh, Thiên Địa). Hai chữ Vô
Cực được Lão Tử đề cập nơi chương 28, Đạo Đức Kinh.

Các danh từ Không, hay Hư Vô cũng được các Đạo Gia thường dùng. Sách Xướng Đạo Chân Ngôn viết: Vạn vật bắt đầu từ
Không. Thái Cực là Không. Không sinh ra Nhất, Nhất sinh ra Vạn, Vạn trở về Không. Không là Thủy Tổ muôn loài. Học giả
cần biết Chân Không, cần phân biệt Linh Không với Ngoan Không.

Xướng Đạo Chân Ngôn còn gọi Hư Vô là Vô Cực, là Đơn, là Đạo, là Bản Thể của Trời Đất. Sách viết: «Đơn là Bản Thể của vạn
vật. Đơn là Đạo, Đạo là Bản Thể của Hư Vô. Hư Vô không thể đặt tên, nên Thánh Nhân tạm gọi là Đạo. Hư sinh Nhất, Nhất
sinh Vạn, Vạn hoàn Nhất, Nhất hoàn Hư.»

Sách viết thêm: «Đạo gia gọi là Hư, Phật gia gọi là Không. Hư Không nghe biết, nhìn biết mọi sự... Cho nên khi một người
suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư Không vô lượng đã biết, đã hay...Vì thế Nho Gia thận độc, úy không (cẩn
thận khi ở một mình, sợ cái Không).»

Đạo sinh ra vũ trụ bằng sự hiển dương phóng phát, tức là bằng Đức và cũng bằng sự phân liệt chia phôi.
Bản Thể ấy sinh xuất ra vũ trụ hiện tượng, hữu hình, hữu tướng này. Đó là thuyết THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ.

2. Nhất Thể biến vạn thể

Bản thể duy nhất vô sinh, vô diệt, vô thủy vô chung ấy là căn nguyên sinh xuất ra vũ trụ hữu hình, hữu sinh, hữu diệt, hữu
thủy, hữu chung này; nó mang muôn ngàn danh hiệu. Dưới đây chỉ đan cử ít nhiều danh hiệu để rọi sáng vào ít nhiều tính
cách của Bản Thể uyên nguyên ấy.

3. Danh hiệu của Nhất Thể

Bản Thể ấy trước hết được gọi là NHẤT vì cũng như số Một sinh ra mọi con số khác, Bản Thể ấy cũng sinh mọi hiện tượng,
mọi sinh linh.

Bản Thể ấy cũng còn được gọi là Trung, vì nó lồng trong mọi hiện tượng, mọi sinh linh, để làm Chân Tâm, làm Khu Nữu,
làm Cốt Lõi, nâng đỡ giữ gìn vạn sự, vạn loài.

Trung này vừa vô định tại, vô phương sở, vì bao trùm vũ trụ, vì là bản thể vũ trụ; vừa hữu định tại, hữu phương sở, vì nằm
trong lòng sâu muôn loài, muôn vật, từ tinh tú, nhật nguyệt, đến vi tử, vi trần.

* Lão giáo gọi Đạo Thể đó là:

Đạo vì là đường đi, nước bước của nhân quần.

Tạo hóa chi nguyên vì là căn cơ sinh hóa.

Tiên thiên chủ nhân vì sẽ tạo dựng ra trời đất, vạn hữu,

Vạn tượng chủ tể vì sinh xuất mọi hiện tượng.

Huyền tẫn chi môn vì bao quát âm Dương (Huyền = Dương; Tẫn = âm).

Tổ Khiếu vì là nơi phát xuất muôn loài.

Cốc Thần vì ở sẵn ngay trong đầu não con người.

Chân Nhất Xứ vì Bản Thể ấy duy nhất.

Trung hoàng cung vì là Tâm điểm vạn hữu.

Mậu Kỷ môn vì là Tâm Điểm vạn hữu.

Chân Thoå vì là Tâm Điểm vạn hữu.

Huỳnh đình vì là Tâm Điểm vạn hữu.

Qui Trung vì là tâm điểm vạn hữu.

Ngưng kết chi sơû vì có Đắc Nhất thì luyện đơn mới thành.

Qui căn khiếu, Phục Mệnh quan vì đó là cùng đích muôn loài.

Huyền quan Khiếu vì là cửa sinh xuất muôn loài v.v...

* Khổng giáo gọi Đạo Thể đó là:

Vô Cực. Thái Cực. Nhất. Trung

Và Dịch Kinh cũng chỉ triển khai mấy quan niệm đó...

Nhất Thể đó khi thì được đạo Lão coi như là Vô Ngã và được hài danh bằng những danh từ như Đạo, Hư Vô, Hư, Vô, Vô
Cực, Đơn, Tiên Thiên Nhất Khí, Thái Hòa Nguyên Khí, Hạo Thiên chi khí v. v... Lão Tử, Trang Tử theo chủ trương này.

Đó cũng chính là chủ trương của Phật, của các đại hiền triết Hy lạp cổ thời như Pythagoras, Héraclitus, Parmenides, Plato,
Anaximander v. v...
Đó là quan niệm Nhất Nguyên Vô Ngã theo danh từ Triết Học ngày nay.

Cũng Nhất Thể ấy, khi thì được đạo Lão coi như là Hữu Ngã và được gọi là Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn,
Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Đó là Quan niệm Nhất Nguyên Hữu Ngã tương đương với quan niệm Đại Nhật Như Lai trong , và Thượng Đế trong các đạo
giáo.

Đạo Lão có khi còn dung thông 2 quan niệm trên làm một và gọi Bản Thể vũ trụ là Tiên Thiên Nhất Khí, Thái Thượng Lão
Quân.

4. Tâm điểm và vòng tròn

Nó tượng trưng cho Nhất Thể vạn thù. Quan niệm Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, Nhất thể tán vạn thù, vạn thù qui
Nhất Thể còn được Dịch Kinh và các đạo gia, đạo sĩ xưa biểu hiệu tượng trưng bằng Tâm Điểm và Vòng Tròn.

Tâm điểm tượng trưng cho Bản Thể, căn nguyên, gốc gác, cùng đích muôn loài.

Vòng tròn bên ngoài tượng trưng cho hiện tượng, cho luân lưu biến hóa. Trong quyển Huỳnh Đình Nội Cảnh, do Tử Hà,
Hàm Hư Tử chú, nơi tr. 4a, có một câu hết sức ý vị:

Nhất Thần chính vị nhi trung lập,

Vạn Thần triều củng nhi hoàn trần.

Huỳnh Đình chi thể dụng bị hĩ.

Nghĩa là:

Một Thần chính vị nơi Trung Điểm,

Vạn thần chầu chực thành vòng quanh

Thể và dụng của Huỳnh Đình đầy đủ trong hai câu đó.

5. Nhất thể, vạn thù ở hai thế giới đối đỉnh

Từ hình vẽ TÂM ĐIỂM và vòng tròn chúng ta dễ dàng suy diễn ra được rằng: Vũ trụ này gồm có hai phần:

a.- Một thế giới của Bản Thể, của Thực Thể, lý tưởng siêu việt, thế giới của Chân, Thiện, Mỹ, vĩnh cửu trường tồn. Đó là thế
giới khinh thanh, bao la, tiềm ẩn, đồng đẳng, vô phân biệt. Đó là Chân Như Môn theo danh từ , đó là Vô Vi, là Diệu, theo
danh từ Lão Giáo, là Thể theo Nho Giáo.

b.- Một thế giới của hiện tượng, của giác quan, của thiên nhiên, của những gì phù du, biến ảo, những gì trọng trọc, những
gì chất chưởng, những gì hữu hạn, những gì bị chi phối bởi sự duyên. Ở nơi con người nó bao quát hết cả tâm tư, trí não
giác quan, hình hài ta, tóm lại tất cả cái gì là vọng tâm, vọng ngã, cái gì là Tứ Đại Giả hợp, . Đó cũng chính là Sinh Diệt Môn
theo danh từ , là Hữu Vi, là Khiếu theo danh từ Lão giáo, là Dụng theo Khổng giáo.

Phàm nhân thì sống phù phiếm, lênh đênh chìm nổi trên cái thế giới hiện tượng ấy, chỉ biết những gì là sắc tướng, chỉ thích
những gì là phù hoa, chỉ mê những gì là hào nhoáng bên ngoài; lạc lõng trong muôn ngàn sai biệt; bị ngoại cảnh chi phối,
thất tình lục dục đẩy đưa, từ ngữ tư tưởng ám nhãn, manh tâm, thu hẹp con người vô hạn của mình vào trong gông cùm
của không gian thời gian, hình hài sắc tướng hữu hạn.

Thánh nhân trái lại đã xuyên qua được bức màn hiện tượng ấy để vào thế giới chân tâm, vô biên vĩnh cửu, thế giới bản thể
vĩnh cửu, trường tồn: xuyên qua được tâm thức, để vào tới cõi Hư Vô, Chân thể, đồng đẳng với Thái Hư.

Chính vì thế mà sách Tham Đồng Khế có câu:

Chân nhân tiềm thâm uyên,


Phù du thủ qui trung

Tạm dịch:

Chân nhân sống rất thâm trầm,

Phởn phơ khinh khoát, ôm cầm Khuôn thiêng.

(Lý Lạc Cầu, Tiên Học diệu tuyển, tr. 86)

Tính Mệnh Khuê Chỉ có câu:

Ly chủng chủng biên,

Doãn chấp quyết trung

Tạm dịch:

Lìa xa hết mọi vòng ngoài,

Trung Tâm giữ vững chẳng rời tấc gang.

6. Nhất thể vạn thù với hai chiều thuận nghịch.

Tâm điểm và vòng tròn còn giúp ta nhìn được hai chiều thuận nghịch, biến hóa của trời đất và của con người.

Ở nơi trời đất, thì chiều đi từ Bản Thể đi ra hiện tượng, đi từ Vô đến Hữu, chiều từ Tâm ra Biên, chiều từ Nhất sinh Vạn, là
chiều Thuận, là chiều sinh hóa ra Vạn Hữu.

Đó là chiều Ly Tâm và đồng thời cũng là chiều đi xuống, chiều thoái hóa, từ Khinh Thanh ra dần, xuống dần đến Trọng Trọc,
từ Phác Giản ra dần, xuống dần đến Tần Phiền.

Ở nơi con người, thì chiều Thuận chính là chiều Ly Tâm, là chiều Phóng Ngoại, Hướng Ngoại, từ Thần ra dần đến Tâm Tư, Ý
Thức, Hình Hài, Ngoại Cảnh.

Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ thì ở nơi con người chiều Thuận sẽ được phác họa như sau:

TÍNH ➔ TÂM ➔ Ý ➔ TÌNH ➔ VỌNG (MÊ VỌNG).

(Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh tr.

Ở nơi trời đất thì chiều biến hóa từ Biên trở về Tâm Điểm, chiều từ Vạn qui hoàn về Nhất, là Chiều Nghịch, là chiều Thăng
Hoa sinh Thánh sinh Thần. Đó là chiều Đi Vào, Chiều Hướng Tâm, đồng thời cũng là Chiều Đi Lên, Chiều Tiến Hóa từ Trọng
Trọc trở lại dần tới Khinh Thanh, từ Tần Phiền trở lần về tới Phác Giản.

Ở nơi con người thì Chiều Nghịch đó chính là Chiều Hướng Tâm, là Chiều Hồi Hướng, là Chiều Hướng Nội, chiều từ Hình Hài
quay về với Thiên Tính, với Thần Linh, với Đạo Tâm, Chân Tâm nội tại.

Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ, thì ở nơi con người, chiều Nghịch sẽ được phác họa như sau:

VỌNG (MÊ VỌNG) ➔ TÌNH ➔ Ý ➔ TÂM ➔ TÍNH.

(Tính Mệnh Khuê Chỉ, Thuận Nghịch Tam Quan Đồ, q. Nguyên tr. 13a).

Chiều Nghịch này mới là chiều quan trọng.

Cuối cùng, mọi sự lại trở lại Hư Vô.

Vòng tuần hoàn, biến dịch của vũ trụ, được Trang Tử toát lược bằng một câu: «Vạn vật giai xuất ư cơ, giai nhập ư cơ.» Vạn
vật đều xuất ở Cơ ra, rồi lại đều trở về Cơ. (Nam Hoa Kinh, Chí Lạc).

Đạo Đức Kinh viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, tĩnh viết phục mệnh, phục mệnh viết thường. (ĐĐK,
chương XVI).

Dịch:
Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh,

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.

Ở nơi vòng DỊCH, thì chiều Thuận là chiều Quan Nguyệt Quật theo từ ngữ của Thiệu Khang Tiết, từ quẻ CẤU đến quẻ
KHÔN.

Còn chiều Nghịch là chiều Kiến Thiên Căn theo Thiệu Khang Tiết, từ quẻ PHỤC đến quẻ KIỀN, rồi vào TRUNG CUNG THÁI
CỰC. Thế là Quân tử HOÀNG TRUNG THÔNG LÝ, CHÍNH VỊ CƯ THỂ.

Dịch chủ trương Chiều Nghịch mới là chiều quan trọng, và Thánh Hiền xưa đã định nghĩa Dịch là Nghịch số. (Dịch Kinh,
Thuyết quái, chương 3)

Liệt Tử viết trong Xung Hư Chân Kinh:

Hình thanh, vị, sắc đều do Vô Vi mà sinh ra.

Hình, thanh, vị, sắc khi còn, khi mất, khi có, khi không. Vô vi không bao giờ có cùng.

Hình, thanh, vị, sắc hình hiện ra bên ngoài, mà Vô Vi thì không bao giờ hình hiện.

Tất cả hình, thanh, sắc, tướng đều là chức năng của Vô Vi.

Vô Vi có thể Âm, có thể Dương, có thể mềm, có thể cứng, có thể vắn, có thể dài, có thể tròn, có thể vuông, có thể làm cho
sống, có thể khiến cho chết, có thể nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể là Cung, có thể là Thương, có thể ẩn,
có thể hiện, có thể đen, có thể vàng, có thể ngọt, có thể đắng, có thể tanh, có thể thơm. Tưởng không biết, không hay, mà
cái gì cũng biết, cũng hay.

Liệt Tử còn viết: Xưa Thánh Nhân lấy Âm Dương bao quát trời đất, mà hữu hình thời sinh ra từ vô hình, nên trời đất dần dà
mới có. Cho nên nói: Có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thủy, có Thái Tố.

Thái Dịch là giai đoạn chưa có Khí.

Thái Sơ là giai đoạn Khí bắt đầu có.

Thái Thủy là giai đoạn Hình bắt đầu có.

Thái Tố là giai đoạn Chất bắt đầu có.

Khí, Hình, Chất có đủ, nhưng chưa chia lìa nhau. Cho nên gọi là Hồn Luân. Hồn Luân là khi vạn vật còn trà trộn, chưa phân
ly... Nhìn không thấy, nghe không ra, theo không được nên gọi là Dịch. Dịch không giới hạn, không bến bờ. Dịch biến thành
Nhất, Nhất biến thành Thất, Thất biến thành Cửu. Cửu là biến hóa đến cùng cực. Thế rồi lại trở về Nhất.

Sách Linh Bảo Tất Pháp có một đoạn tương tự như vậy, mà tôi đã chuyển thành thơ như sau:

Tự Đạo phân chia số mới thành,

Ngũ Hành hình tượng: Đạo nha manh.

Năm phương vũ trụ: Thần phân liệt,

Chất sắc năm màu: đạo tán sinh.

Số từ Vô Số xuất sinh,

Trở về Vô Số mới thành vãng lai.

Tượng từ Vô Tượng an bài,

Trở về Vô Tướng trong ngoài ấm êm.

Vị hoàn Vô Vị mới nên,

Chất hoàn Vô Chất, tinh tuyền trước sau.


Chớ chia Đạo Thể nhiệm màu,

Số kia bám víu vào đâu sinh thành.

Muốn trừ cho hết tượng hình,

Ngừng cơ biến hóa, mối manh tiêu liền.

Vị ngôi muốn hết dưới trên,

Thời đừng phân biệt bản nguyên làm gì.

Đạo không phát tán, chia ly,

Thời thôi vật chất biến đi từ đời.

Đạo là Vô Số, Vô Ngôi,

Vô Hình, Vô Chất, chia phôi nhẽ nào.

Đạo Trời vi diệu biết bao...

7. Con đường trở về Nhất Thể phải là con đường qui tâm hướng nội

Hiểu được hai chiều tiến hóa ngược xuôi ấy, ta sẽ thấy ngay:

*Đi ra Ngoại Cảnh là đi Ra Đời... Bất kể ngoại cảnh ấy là đền đài miếu mạo, Thần Phật hay chi chi nữa.

*Đi vào nội Tâm mới là đi Vào Đạo.

Có vậy, ta mới hiểu lời lẽ sau đây của Tính Mệnh Khuê Chỉ:

Muốn thoát Luân Hồi, phải thể hợp với Chí Đạo, muốn thể hợp với Chí Đạo, tất phải quán chiếu bản tâm, muốn quán chiếu
bản tâm, tất phải nhắm mắt hồi quang, nhìn vào hư không, đem ánh sáng Tuệ Quang chiếu diệu vào nơi Thất Tình chưa
nhen nhúm, nơi mà Bản Thể chưa bị Bát Thức làm ô nhiễm; ngoài thì tuyệt hết chư duyên, trong thì tuyệt hết chư Vọng,
hợp Nhãn quang, ngưng Nhĩ vận, điều Tị tức, khóa Thiệt khí, tứ chi bất động, để cho Ngũ Thức của tai, mắt, mũi, lưỡi, thân
quay trở về gốc gác, như vậy tinh, thần, hồn, phách, ý sẽ an vị: suất cả 12 giờ trong ngày, mắt luôn nội quan quán chiếu
nhìn vào Khiếu ấy, tai trở ngược lại lắng nghe Khiếu ấy, đầu lưỡi thường phong bế Khiếu ấy, vận dụng, thi vi, niệm niệm
không rời khỏi Khiếu ấy... Khiếu ấy chính là Bản Thể Thần Linh của con người.

Đó là Bản Thể tuyệt đối mà chúng ta đã đề cập tới trong suốt cả chương này.

Thái Thượng nói: Ta từ vô lượng kiếp quan tâm đắc đạo, và tới được Hư Vô. (Thái Thượng viết: Ngô tòng vô lượng kiếp,
quan tâm đắc đạo nãi chí Hư Vô.) (Tính Mệnh Khuê Chỉ, Hanh, tr. 3a).

Hiểu được Bản Thể là hiểu được Căn Nguyên, Cùng Đích vũ trụ và con người.

Hiểu được hai chiều Thuận, Nghịch nói trên là hiểu được nhẽ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ, vạn hữu và của con người.

8. Chung qui, Hiểu chữ Nhất là hiểu được tinh hoa đạo giáo Á Đông nói chung, Lão Giáo nói riêng

Dù đứng trên lập trường Vô Ngã hay Hữu Ngã mà nhìn vào Nhất Thể, dù gọi Nhất Thể đó là Khí, là Thể, là Thần, là Lão, là
Thiên, thì khái niệm cơ bản vẫn là:

Nhất thể đó linh minh, huyền diệu, có khả năng sinh xuất biến hóa ra vạn sự vạn hình.

Nhất Thể đó có thể hóa thành Tam Thể, Vạn Thể.

Nhất Khí đó có thể hóa thành Tam Khí, Vạn Khí.

Nhất Thần đó có thể hóa thành Tam Thần, Vạn Thần.

Nhất Lão đó có thể hóa thành Tam Lão, Vạn Lão.

Nhất Thiên đó có thể hóa thành Tam Thiên, Vạn Thiên.

Thế tức là hiểu Lẽ Một, sẽ hiểu được Căn Cơ, Gốc Gác của muôn loài, muôn vật, và có thể đi đến một kết luận hết sức triết
học và khoa học sau đây: «Thiên, Địa, Nhân, Vật Nhất Tính, Đồng Thể.» (Tính Mệnh Khuê Chỉ, Nguyên, tr. 6a)
Suy ngược lại sẽ có:

Nếu Nhất Thần hóa Chúng Thần, thì Chúng Thần sẽ qui Nhất Thần; Nhất khí hóa Vạn Khí thì Vạn Khí cũng qui Nhất Khí.

Nếu trong con người có Chúng Thần, thì cũng có Nguyên Thần, có Nhất Thần.

Nếu trong con người có Vạn Khí, Ngũ Khí, Tam Khí, thì ắøt cũng có Chân Nguyên Nhất Khí hay Nguyên Khí.

Vì hiểu lẽ Một cho nên người đạo sĩ:

Chọn cái Tinh Hoa, bỏ cái Bác Tạp.

Chọn cái Giản dị, bỏ cái Tần Phiền.

Chọn Chân Tâm mà bỏ Thất Tình, Lục dục, Tam Thi, Tứ Đại, Âm Dương đối đãi.

Vì hiểu lẽ Một cho nên người đạo sĩ biết mình là Tiên Thiên Nhất Khí hóa thân, nghĩa là có đồng bản tính với Thượng Thần
trong trời đất.

Vì biết lẽ Một cho nên hiểu rằng Chân Thần trong mình và Chân Thần trời đất là Một. Mình đây chẳng qua là Hóa Thân của
Chân Thần đó mà mình chẳng hay.

Họa sĩ Wyzewa đã viết từ năm 1893:

Cái mà ta gọi là Thực Tại chẳng qua chỉ là hình ảnh của Bản Thể thầm kín nơi ta, phóng phát ra hư cảnh bên ngoài mà thôi.

Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:

Vì thế nói: Thánh Nhân tẩy rửa tâm hồn, trở về náu ẩn trong nơi thầm kín. Trong đó vốn đã có Bản Thể uyên nguyên cùng
với Thái Hư hỗn thành nhất khối. Vì thế nói: Thánh Nhân đồng thể với Thái Hư.

Lão Giáo vì thế chủ trương Thủ Trung Bão Nhất, giữ Trung ôm Nhất.

Khổng giáo vì thế chủ trương: Ngô Đạo Nhất dĩ quán chi, Đạo ta dùng chữ Nhất bao quát tất cả.

Tính Mệnh Khuê Chỉ có chép: «Khi Hoàng Đế lên núi Nga Mi, gặp Thiên Chân Hoàng Nhân ở Ngọc Đường và hỏi về cái đạo
Chân Nhân. Hoàng Nhân đáp: Đó là cái đạo quí trọng nhất của Đạo Gia. Kinh của Đạo này, Thượng đế giấu trong 5 thành
núi Côn Lôn (đầu não con người), cất trong hòm ngọc ( Trong sọ người), viết vào thẻ vàng, phong bằng bùn tím (Nê Hoàn),
đóng ấn bằng chữ Trung (Trung Tâm đầu não con người).

Nhất đó ở Thái Uyên Bắc Cực (đầu), trước có Minh Đường (Trán), sau có Ngọc Trẩm (ót), trên là Hoa Cái (Đỉnh Đầu), dưới là
Giáng Cung...»

Với những lời lẽ mập mờ đó, Ta thấy ngay rằng Hoàng Nhân đã muốn nói như sau:

Muốn tìm Trời, tìm Đạo, tìm Nhất, tìm Trung, phải tìm nơi Trung Điểm đầu não con người.

Trước đó vài dòng Tính Mệnh Khuê Chỉ đã khéo léo đề cập tới Nê Hoàn Cung và trích dẫn Kinh Huỳnh Đình:

Nê Hoàn Cửu Chân giai hữu phòng,

Phương Viên Nhất Thốn xứ thử trung.

Đồng phục tử y, phi la thường,

Đãn tư nhất bộ thọ vô cùng.

Dịch:

Nê Hoàn Cửu Chân đều có phòng,

Vuông Tròn Một Tấc tại Não Trung.

Áo tía, quần là đều rỡ ràng,

Tâm tồn Cửu Chân, thọ vô cương.

(Huỳnh Đình Kinh chương 7 và Tính Mệnh Khuê Chỉ q. Lợi tr. 9a).
Nhập Dược Kính viết:

Nê Hoàn nhất khiếu đạt Thiên Môn,

Trực thượng Hư Hoàng Ngọc Đế Tôn.

Thử thị Chân Nhân lai vãng lộ,

Thời thời khóa hạc, khứ triều nguyên.

(Nhập Dược Kính, tr. 10b)

Nê Hoàn một khiếu thấu cửa Trời,

Ngọc Hoàng Thượng Đế ấy tòa ngôi.

Thánh hiền lui tới, duy đường ấy,

Cưỡi hạc băng chừng thẳng tới nơi.

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến lời chú của Tây Tạng: Um Mani Padme Hum, ôi Ngọc Châu Viên Giác nằm tại Liên Hoa
Tâm, mà Liên Hoa Tâm theo lời bình giải của các đạo sư Tây Tạng, thì chính là Trung Tâm Đầu Não con người.

Tôi mở đầu đoạn này bằng Bản Thể Uyên Nguyên của vũ trụ và của con người, kế đến bàn về hai chữ Trung và chữ Nhất,
cuối cùng kết thúc bằng chữ Nhất và đem chữ Nhất ấy vào Trung Tâm Đầu Não con người, vào Nê hoàn Cung, nơi mà từ vô
lượng kiếp Đức Thái Thượng đã dạy đạo cho chúng ta, đúng như lời kinh Huỳnh Đình: Thị tích Thái Thượng cáo ngã giaû...
(Huỳnh đình Kinh chương 17), thiết tưởng cũng đã phát quang được gai góc và để lộ ra con đường Đại Đạo...

VŨ TRỤ THÁM VI (TÌM HIỂU HUYỀN CƠ VŨ TRỤ)

Người xưa chỉ dùng Thần (tuệ giác = illumination, intuition), Trí (raisonnement), Giác quan để quan sát, suy tư và trực giác
về vũ trụ, để tìm cho ra những điều vi ẩn của vũ trụ.

Lão giáo cũng như các Đạo khác ở Đông Phương xác tín rằng có một Thượng Đế Tuyệt Đối, một Bản Thể Duy Nhất, uyên
nguyên, vô hình, vô ảnh, nhưng lại linh động, biến hoá vô cùng, đã sinh xuất ra vũ trụ hiện tượng hữu hình, hữu tướng này.
Đó là Thuyết Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể.

Bản Thể vô sinh, vô diệt, vô thuỷ, vô chung này, đạo Lão đã hài danh bằng nhiều danh hiệu, đại khái là:

a. Khi chưa có Trời Đất, thì Đạo hay Bản Thể tuyệt đối còn ở trong thế tiềm ẩn, chưa hiển dương, nên được gọi bằng những
danh từ như: Hư Vô, Hư Không, Hồng Mông, Hỗn Độn, Vô Cực, Vô Vi, hoặc được tượng trưng bằng con số 1, hay bằng
vòng tròn không có tâm điểm. Tất cả đều nói lên sự viên dung, toàn mãn, hoàn hảo, đồng đẳng tuyệt đối, không tịch tuyệt
đối, hư tĩnh tuyệt đối.

b. Khi bắt đầu hiển dương, thì gọi là Đạo, là Thái Cực, là Tổ Khiếu, là Cốc Thần, là Huyền Quan Khiếu, hay Huyền Tẫn chi
môn, là 5, là 15, và được tượng trưng bằng vòng tròn có chấm ở giữa, hay bằng đồ hình Thái Cực mà ta vẫn thường thấy.

c. Khi đã có Trời đất, thì Bản Thể ấy tiềm ẩn dưới các lớp lang hiện tượng, và được gọi là Trung, là Đạo, là Tổ Khiếu, là Cốc
Thần v.v... hay được tượng trưng bằng vòng Dịch với:

- Thái Cực ở giữa, tượng trưng cho Bản Thể duy nhất.

- Các hào quải bên ngoài tượng trưng cho vạn hữu, vạn tượng luân lưu biến hoá.

Ta vẽ lại, trình bày lại 3 quan điểm trên thành sơ đồ sau:

Tiên Thiên (Chưa hiển dương): Đạo, Nhất, Hỗn Độn, Hư Vô, Hồng Mông, Thường, Hằng, Căn Nguyên, Vô vi, Tiên Thiên,
Trường Sinh Bất tử.

Thuỷ Chung. Tổ Khiếu. Đạo, Thái Cực, Huyền Tẫn, Huyền Quan, Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan.
Hậu Thiên (Đã hiển dương): Vạn Hữu, Vạn Tượng, Dị Biệt, Tạp Thù, Biến thiên, Ảo hoá, Lưu Mạt, Hũu Vi, Hậu Thiên, Sinh
Diệt, Phù Sinh.

Nhờ những đồ hình và những quan niệm khái quát trên, ta hiểu được một điều rất trọng đại này là:

Vũ Trụ hữu hình này sở dĩ có là do sự phóng phát, tán phân của một thực thể duy nhất.

Thuyết Phóng Phát của hiền, thánh muôn phương khác với Thuyết Tạo Dựng của các Đạo Giáo Công Truyền Tây Phương
(Công Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo) như sau:

Thuyết Phóng Phát (Emanation)

1. Vũ Trụ Hữu Hình này là những phân thể của một Toàn Thể.

2. Vạn hữu đồng căn, dị dạng, nhất thể vạn thù.

3. Thượng Đế tiềm ẩn trong lòng sâu vạn hữu (Immanent)

4. Chung cuộc là Hoà Hài, Hợp Nhất, Siêu Thăng, Hoà Giải.

5. Lịch sử vũ trụ chuyển hoá 2 chiều, vãng lai, thuận nghịch, phản phục, thành một chu kỳ.

Thuyết Sáng Tạo (Creationism).

1. Vũ trụ Hữu Hình này là do quyền năng của Thượng Đế sáng tạo từ không.

2. Vạn hữu nhất nhất đều có bản thể riêng biệt.

3. Thượng Đế siêu việt, tách rời khỏi vạn hữu. (Transcendent).

4. Chung cuộc là Tan vỡ, kinh hoàng, là Tận Thế.

5. Lịch sử vũ trụ và con người chuyển biến một chiều, theo đường thẳng.

Dựa vào Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể của Lão Giáo, ta suy ra:

1. Vạn Hữu đồng căn, dị mạt. Tính Mệnh Khuê Chỉ viết: Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể. (Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Nguyên,
tr. 6a).

Người xưa cũng nói:

Thiên, Nhân nhất Lý.

Ngã Vật đồng nguyên

2.Vạn vật hữu hình biến hoá có chu kỳ, theo 2 chiều tán tụ.

-Chiều Tán:

Chiều phân hoá, giáng bản, qui mạt (Đi từ gốc tới ngọn).

Chiều giáng (từ Căn Nguyên Thái Cực xuống vạn vật, quần sinh, hào quái), chiều đi ra (từ nội tâm ra ngoại cảnh), chiều
thuận (thuận theo dòng đời, thuận theo dục vọng), chiều ly tâm (từ hợp nhất ra phát tán chi ly.

- Chiều Tụ:

Chiều hoà hợp, qui nguyên, phản bản, thăng, lai, nghịch, hướng tâm.

Hai chiều biến hoá thuận nghịch nói trên là 2 chiều biến hoá từ vô tướng ra hữu tướng, rồi lại từ hữu tướng trở về vô
tướng.

Đạo đức Kinh và Kinh Dịch đều đề cao chiều Nghịch hay chiều Phục.

Dịch Kinh viết: Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã. (Dịch kinh, Thuyết quái, chương 3, tiết 2)

Dịch:

Tìm ra quá vãng là thường,


Tương lai tiên đoán tỏ ràng mới cao.

Dịch kinh có số ngược chiều,

Ngược chiều thời thế khinh phiêu về nguồn.

Đạo Đức Kinh nơi chương 16 viết: «Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, phục mệnh viết trường.»

Dịch:

Muôn loài sinh hoá đa đoan,

Rồi ta cũng phải lai hoàn bản nguyên,

Hoàn bản nguyên, an nhiên phục mệnh,

Phục mệnh rồi, trường vĩnh vô cùng.

Chương 29 viết: «Thường đức bất thắc, phục qui ư vô cực.»

Chương 14 viết: «Phục qui ư vô cực.»

3. Vạn hữu vì là sự hiển dương của Đạo, của Bản Thể tuyệt đối, nên rất có giá trị.

4. Vạn hữu vì là phân thể của một đại thể, nên không có vật nào, người nào toàn mãn, mà phải dựa vào nhau, cái nọ bổ
sung lẫn cái kia.

5. Mọi sự thay đổi trong vũ trụ đều có ảnh hưởng chẳng ít, thì nhiều, đến chung quanh.

Liệt tử đã viết trong Xung Hư Chân Kinh, chương 3, đoạn C: «Nhất thể chi doanh hư, tiêu tức giai thông ư Thiên Địa, ứng ư
vạn loại.» 一 體 之 盈 虛 消 息 皆 通 於 天 地, 應 於 萬 類.

Dịch: Mỗi một sự thay đổi, đầy vơi, tăng giảm nơi sự vật, đều thông với trời đất, ứng với muôn vật.

Người xưa còn nói:

Lạc hồng bất thị vô tình vật,

Hoá tác xuân nê, cánh bộ hoa

Dịch:

Hồng rơi chẳng phải vô tình,

Hoá thành bùn lại nuôi cành hoa xuân.

Nếu ta đồng ý dùng Tâm điểm và vòng tròn để tượng trưng cho Bản Thể và Hiện Tượng, ta sẽ thấy vũ trụ này gồm 2 phần:

a. Một Thế giới của Bản Thể, của Thực Thể, lý tưởng, siêu việt, thế giới của Chân, Thiện, Mỹ, vĩnh cửu, trường tồn (Tâm
Điểm). Đó là thế giới khinh thanh, bao la và đồng đẳng, vô phân biệt. Đạo Lão gọi đó là Đạo, là Tiên Thiên, là Vô Vi, là Hư, là
Diệu.

b. Một Thế giới của Hiện Tượng, của giác quan, của Biến Thiên, của những gì phù du, biến ảo, những gì trọng trọc, những gì
chất chưởng, những gì hữu hạn, những gì bị chi phối bởi sự duyên. Đạo Lão gọi đó là Hậu Thiên, là Hữu Vi, là Khiếu (Vòng
tròn bên ngoài).

Người học Đạo, hiểu Đạo phải biết nhìn thấy cả hai mặt Biến, Hằng, Hữu Hạn và Vô Hạn, của một Bản Thể, một Thực Thể
duy nhất. Có vậy, mới gọi được là Diệu, Khiếu Tề Quan.

Người học Đạo cũng còn phải biết nhìn thấy Đạo Thể vô biên tế xuyên qua các lớp lang hiện tượng, các bức màn hình,
thanh, niệm, dục.

Thế mới hay: «Đắc Nhất vạn sự tất» 得 一 萬 事 畢. (Trang Tử, Nam Hoa Kinh, ch. Thiên Địa: Thông Nhất, nhi vạn sự
tất.)

Trên đây đưa ra 5 vấn đề rất quan trọng:

- Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.


- Thuyết Vạn Vật tương ứng, tương thừa, tương giao, tương tiếp.

- Thuyết Vạn Vật biến dịch, tuần hoàn.

- Thuyết Phóng Phát, Tán Phân (Emanation and division) thành vũ Trụ.

- Thuyết Thượng Đế ẩn tàng trong lòng sâu vạn hữu (God Immanent). Có như vậy,Thượng Đế mới ở khắp mọi nơi và thông
biết mọi sự.

NHÂN SINH PHÁT DIỆU (VI DIỆU CỦA CUỘC ĐỜI)

Từ trước đến nay, người ta thường học con người dưới những khía cạnh phiến diện, đa đoan, nên càng học càng lìa xa
Chân, Diện, Mục con người, càng sao lãng cái Tinh Hoa Chí Bảo nơi con người.

Cho nên, muốn học về con người cho thấu đáo, cho có cơ sở triết học, khoa học vững chắc, ta phải dựa vào:

- Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể.

- Thuyết Nhất Thể tán vạn thù, vạn thù qui nhất thể.

- Thuyết Đạo nội tại, Thái Cực nội tại, Thượng đế nội tại.

1. Nơi con người có 2 phần Chân, Giả, Biến, Hằng.

Trước hết, nếu ta chấp nhận thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể, mà Nhất Thể đó ta đã biết là Đạo, là Thái Cực, là
Thượng Đế, thì dĩ nhiên trong ta phải có phần Thiên, có Thái Cực, có Thượng Đế.

Như vậy, nhận định sơ bộ về con người đã cho thấy rằng: Trong ta có 2 phần:

- Một phần vĩnh cửu, bất biến, bất sinh, bất diệt. Đó là phần Thiên.

- Một phần Biến Thiên, ảo hoá. Đó là phần Nhân.

a. Phần Thiên, phần vĩnh cửu, bất biến: Đạo Lão gọi phần Vĩnh Cửu, Bất Biến đó là: Đạo, Cốc Thần, Thái Cực, Thiên, Đạo
Tâm, Thiên Tâm, Thiên Địa chi tâm, Chủ Nhân Ông, Đơn v.v...

Châm thạch tử viết: Thiên Tâm giả, Bản Thể dã, Chủ Nhân Ông dã. 天 心 者 本 體 也, 主 人翁 也.

Vì biết mình có Đạo bất biến, vĩnh cửu ẩn tàng bên trong, nên Trang Tử mới nói:

«Thiên Địa dữ ngã tịnh sinh, 天 地 與 我 並 生

Nhi vạn vật dữ ngã vi nhất.» 而 萬 物 與 我 為 一

Dịch:

Ta và Trời đất cùng sinh,

Ta và muôn vật sự tình chẳng hai.

Từ Viên Tiên Sư viết:

Đương thời vị hữu tinh hà đẩu, 當 時 未 有 星 河 斗

Tiên hữu Ngô, đương hậu hữu thiên. 先 有 吾 當 後 有 天

Dịch:

Trước khi Thiên Hán, quần tinh có,

Trước có ta, sau mới có Trời.

Và:

Ngã thể bản đồng Thiên địa lão, 我 體 本 同 天 地 老

Tu Di sơn đảo, tính do tồn. 須 彌 山 倒 性 猶 存


Dịch:

Tính ta vốn thọ cùng trời đất,

Tu di sơn đảo, tính do tồn.

b. Phần Nhân, phần biến thiên, ảo hoá nơi con người: gồm Nhục thân (xác) với lục căn (Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý), Nhân
Tâm (Hồn), với Thất Tình (hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục).

Chia con người thành 2 phần biến, hằng như vậy, chẳng những hiểu được tinh hoa Đạo Lão, mà còn hiểu được các Đạo
Giáo Á Đông, các Mật giáo Âu Châu.

Âm Phù Kinh viết:

Thiên tính nhân dã, 天 性 人 也

Nhân Tâm cơ dã. 人 心 機 也

Lập Thiên chi đạo 立 天 之 道

Dĩ định nhân dã 以 定 人 也

Dịch:

Thiên Tính là người,

Nhân Tâm là máy.

Lập ra Thiên Đạo,

Để định con người

Sách Tiên Học Tập Cẩm của Cung Tùng Tiên, có đoạn như sau:

«Cái Thân ảo hoá là Nhục Thân (Xác). Cái Tâm ảo hoá là Nhân Tâm.

Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý đều do ảo thân mà ra.

Mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét, muốn đều do Nhân Tâm mà ra.

Lục căn (Ảo Thân) mỗi mỗi đều đủ để làm hại sinh mệnh.

Thất tình, vọng niệm (Nhân Tâm) mỗi mỗi đều có thể đưa đến cõi chết.

Còn như cái Thân chân chính đó là Pháp Thân.

Cái Tâm Chân Chính đó là Thiên Tâm.

Ngũ tính nhân duyên (tức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), nơi Pháp Thân đều là những mầm mống giúp ta thành Đạo.

Ngũ Ban chí Bảo (tức là Nguyên Tinh, Nguyên Khí, Nguyên Thần, Nguyên Tánh, Nguyên Tình nơi Thiên Tâm), đều là vật liệu
giúp ta luyện đơn.

Đem dùng những chất liệu ấy mà tu luyện, sẽ khởi tử, hoàn sinh, cải lão, hoàn đồng.

Vì con người không biết mình có Pháp Thân và Thiên Tâm, nên Pháp Thân mai một, Ảo Thân dụng sự, Thiên Tâm thoái vị,
Nhân Tâm đương quyền.

Thiên Tâm bất cấu, bất tịnh, chí hư, chí linh, cảm nhi toại thông, đó là nơi nương tựa của Tính.»

Có người hỏi Doãn Chân Nhân về Lý Thái Cực. Chân Nhân đáp: «Thái Cực là Thiên Tâm nơi ta. Thích thị gọi là Viên Giác,
Đạo gọi là Kim Đơn, Nho gọi là Thái Cực.

Gọi là Vô Cực rồi Thái Cực, có nghĩa là Siêu Việt tuyệt đối. Con người khi chưa bẩm sinh, thoạt kỳ thuỷ có điểm linh quang
ấy, để làm chủ hình hài sau này, đó chính là Thái Cực.

Trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta, cũng một điểm Thái Cực đó, vì chưa thuộc về hình hài, nên gọi là Vô Cực.
Muốn biết Bản Lai Chân Diện Mục,

Một vầng sáng láng lúc chưa sinh...»

Phàm nhân thì sống phù phiếm, lênh đênh, chìm nổi, trên cái thế giới hiện tượng ấy, chỉ biết những gì là sắc tướng, chỉ
thích những gì là phù hoa, chỉ chuộng những gì là phù phiếm bên ngoài, lạc lõng trong muôn sai ngàn biệt, bị ngoại cảnh
chi phối, thất tình lục dục đẩy đưa; bị từ ngữ, tư tưởng ám nhãn, manh tâm; thu hẹp con người vô hạn của mình vào trong
gông cùm của không gian, thời gian, hình hài, sắc tướng hữu hạn.

Thánh nhân trái lại, xuyên qua được bức màn hiện tượng ấy, vào tới được thế giới Chân Tâm vô biên, vĩnh cửu, thế giới
của vĩnh cửu, trường tồn; xuyên qua được tâm thức để vào tới Hư Vô, Chân Thể, đồng đẳng với Thái Hư.

Chính vì vậy mà sách Tham Đồng Khế có câu:

Thánh Nhân tiềm thâm uyên 聖 人 潛 深 淵

Phù du thủ qui trung 浮 游 守 規 中.

Dịch:

Chân Nhân sống rất thâm trầm,

Nhởn nhơ, khinh khoát, ôm cầm khuôn thiêng.

Tính Mệnh Khuê Chỉ có câu:

Ly chủng chủng biên, 離 種 種 邊

Doãn chấp quyết Trung. 允 執 厥 中

Dịch:

Lìa xa hết mọi vòng ngoài,

Trong Tâm giữ vững, chẳng rời tấc gang.

Để hiểu rõ con người, ta lập đồ bản sau:

Thái Cực

Thần

Tiên Thiên

nhất khí

Chân, Vô vi, Tính, Vô Dục, Tuyệt đối, Bất sinh, Bất tử.

Âm Dương

Hồn/ Phách

Khí (Chân Khí)

Phách (tinh)

Vọng,

Hữu Vi

Hữu Tướng Mệnh

Sinh tử`
Luân Hồi.

Tứ Tượng

Ngũ Hành

Lục Phủ (Xác)

Ngũ tạng (Xác)

Ngũ Vị

Tinh Hoa ngũ cốc

Vọng, Hữu Vi, Sinh, Tử, Luân Hồi.

Nhìn vào đồ bản trên, ta thấy con người có 3 phần. Thần, Hồn, Xác. Thần thời Bất biến. Đó là phần Thiên. Đó là Thái Cực
trong ta. Còn Hồn, Xác là phần biến thiên, luân hồi, sinh tử.

Chúng ta hay Lão Tử, hay Trang Tử, Liệt Tử hay chư Tiên trong Đạo Lão, cũng đều có một Thái Cực, một Thần, một Đạo như
nhau nơi căn cốt. Mọi người khác nhau là từ ở các tầng lớp biến thiên nơi hồn phách, trí não, lục phủ, ngũ tạng bên ngoài.

Chúng ta khác với Lão, Trang, chẳng những vì tâm hồn, thể phách khác nhau, mà còn khác hơn nữa là vì Lão, Trang thời
biết trở về khế hợp với Đạo, với Thái Cực nơi tâm, biết:

Phục qui ư Vô Cực. (ĐĐK, tr. 28)

Phối Thiên (ĐĐK, tr. 68)

Hưu hồ Thiên Quân (yên nghỉ trong Trời) (Nam Hoa Kinh, ch. 2, C).

Đắc kỳ hoàn trung (vào được trung điểm vũ trụ) (Nam Hoa Kinh, ch. 2, C).

Còn chúng ta thì cứ luẩn quẩn nơi các vòng sinh, tử, hiện tượng, ái, ố bên ngoài, vì thế không thoát được sự hấp dẫn của
vạn hữu (Attraction Universelle, Attraction électro-magnétique), và vì thế không thể băng mình tới cõi siêu việt được...

Đã biết trong ta có Đạo, làm sao tìm cho ra, làm sao mà kiểm chứng?

1. Người xưa cho rằng: Muốn tìm cho ra Đạo, ra Thái Cực trong con người, phải trở về Nguyên Thuỷ, Gốc Gác, vì thế nên
phải tìm Đạo khi con người thoạt sinh thân, thụ khí.

Tử Dương Ông viết: «Khuyến quân cùng thủ sinh thân xứ.» 勸 君 窮 守 生 身 處.

Lại viết:

Cùng thủ sinh thân thụ khí sơ, 窮 守 生 身 受 氣 初

Hạo quái thiên cơ câu tiết tận 皓 怪 天 機 俱 洩 盡

Trương Cảnh Hoà có thơ:

Hỗn nguyên nhất khí thị Tiên Thiên: 混 元 一 氣 是 先 天

Nội diện hư vô, lý tự nhiên. 內 面 虛 無 理 自 然

Nhược hướng vị sinh tiền kiến đắc, 若 向 未 生 前 見 得

Minh tri tất thị Đại La Tiên. 明 知 必 是 太 羅 仙

Dịch:

Hỗn Nguyên nhất khí ấy Tiên Thiên,

Tịnh tĩnh, hư vô, khớp tự nhiên.

Từ trước sinh ra, tìm mới thấy,


Hiểu thông nhẽ ấy, chính Chân Tiên.

2. Người xưa chỉ thêm rằng khi ta đã sinh ra, thì Đạo ở nơi sinh xuất ra mọi niệm lự. Người xưa gọi thế là «Niệm Đầu Động
Xứ»

Trần Nê Hoàn nói: «Niệm đầu động xứ vi Huyền Tẫn».

3. Dẫu sao, thì Trời, thì Đạo cũng ở trong ta. Trang Tử viết: «Thiên tại nội, Nhân tại ngoại.»

Sách Thượng Phẩm Đơn Pháp Tiết Yếu cũng quyết rằng Đơn, hay Đạo, hay Huyền Quan Khiếu, hay Tổ Khiếu chắc chắn là ở
trong ta:

Tại Nhân thân trung 在 人 身 中

Mạc hướng ngoại cầu. 莫 向 外 求

và viện dẫn Kim Đơn Tứ Bách Tự cũa Trương Tử Dương:

Thử khiếu phi phàm khiếu, 此 竅 非 凡 竅

Càn Khôn cộng hiệp thành 乾 坤 共 合 成

4. Tống tiên sinh trong bài Giải Mê Ca cho biết:

«Đạo đã ở sẵn trong Nê Hoàn nơi óc não con người (Nê Hoàn, Niết Bàn, Tâm):

Đạo bất viễn, tại Nê Hoàn. 道 不 遠, 在 泥 丸

5. Để giản dị hoá, và phổ thông hoá, cách thấy Đạo, thấy Trời, tôi cho rằng: Lương Tâm là Tiếng Trời. Lương Tâm là Đạo, là
Trời.

Nghe được tiếng Lương Tâm là nghe được tiếng của Đạo, của Trời, là chứng minh được rằng trong Thân có Đạo, có Trời.

Lương Tâm thời hằng cửu, bất biến, Đông Tây, kim cổ ai cũng như ai, mà chỉ có Thái Cực, có Trời trong ta mới hằng cửu,
bất biến, nên chắc chắn Lương Tâm là Thiên Tâm.

Còn Nhân Tâm thời biến thiên, nên chắc chắn đó là Vọng Tâm, là Tư Tâm.

Đạo Học Từ Điển bình về Lương Tâm như sau:

«Đó là Thiên Tâm chi Tâm, bổn lai chi linh tính. Ai ai cũng đều có đủ, lương tâm nào cũng hoàn mỹ, viên thành. Nho nói:
Không nghĩ sái quấy, tức là nhận được tiêu chuẩn hoàn thiện của Lương Tâm. Thích nói: Ly nhất thiết vọng tâm tức kiến
Như Lai. Như Lai tức Lương Tâm vậy.Đạo nói: Trừ nhất thiết phiền não, sẽ được tâm thanh tịnh.»

Nói đến Lương Tâm, không thể nào không nhắc tới một danh nho thời Minh là Vương Dương Minh (1472-1528) với Học
Thuyết về Lương Tri của Ông. Trong phần phụ lục, sẽ sao lại những bài thơ bất hủ của Ông về Lương Tri, Lương Tâm.

6. Hai chiều Thuận, Nghịch nơi con người.

Nếu ở trong vũ trụ có 2 chiều tiến thoái, thuận nghịch, vãng lai, thì ở nơi con người cũng có 2 chiều tiến thoái thuận,
nghịch đó.

Tưởng cũng nên nhắc lại:

Chiều Thuận là chiều từ Bản Thể sinh xuất ra hiện tượng.

Chiều Nghịch là chiều từ Hiện Tượng, vạn hữu quay trở về Bản Thể.

Theo Tính Mệnh Khuê Chỉ thì ở nơi con người, chiều Thuận được phác hoạ như sau:

TÍNH - TÂM - Ý - TÌNH - VỌNG (Mê Vọng).

Và chiều Nghịch:

VỌNG - TÌNH - Ý - TÂM - TÍNH. (Bản Thể).

Nhiều sách khác cho rằng: Chiều Thuận là chiều Thần sinh Khí, Khí sinh Tinh.
Chiều Nghịch là chiều Tinh hoá khí, Khí hoá Thần, Thần hoàn Hư, phục qui Vô Cực.

Cũng nên ghi nhận rằng: Trong chiều Thuận thời Thần Tán, Khí Sơ 神 散 氣 疏. Trong chiều Nghịch thì Thần Ngưng. Khí
Tụ 神 凝 氣 聚

Chiều Thuận sinh nhân, sinh vật.

Chiều Nghịch sinh Tiên, sinh Thần, Thánh, Phật.

Tiên học từ điển định nghĩa:

Thuận là từ Vô nhập Hữu, Nghịch là từ Hữu nhập Vô, và đưa ra những câu:

Thuận sinh nhân, Nghịch sinh đơn (Trương Tam Phong).

Thuận vi Phàm, Nghịch vi Tiên, chỉ tại trung gian điên đảo điên. (Vô Căn Thụ).

Thuận tắc sinh Phàm, Nghịch tắc sinh thánh.

Thị tắc sinh Nhân, sinh Đơn, lý vô nhị trí dã.

Nói cho rõ hơn, chiều Thuận là chiều hướng ngoại, đi ra ngoại cảnh. Chiều Nghịch là chiều hướng nội, đi vào nội tâm.

- Đi ra ngoại cảnh là đi vào Đời, bất kể ngoại cảnh ấy là đền đài, miếu mạo, Thần, Phật, chi chi đi nữa.

- Đi vào nội tâm, mới là vào Đạo, mới là đi Đạo.

Có vậy mới hiểu được lời đức Thái Thượng: «Ta từ vô lượng kiếp quan tâm đắc Đạo, và tới được Hư Vô.»

Tính Mệnh Khuê Chỉ viết: «Muốn thoát luân hồi, phải thể hợp với Chí Đạo, muốn thể hợp với Chí Đạo, tất phải quán chiếu
Bản Tâm. Muốn quán chiếu Bản Tâm, tất phải dắm mắt hồi quang,nhìn vào Hư Không, đem ánh sáng Tuệ Quang chiếu diệu
vào nơi mà Thất Tình chưa nhen nhúm, nơi mà Bản Thể chưa bị Bát Thức làm ô nhiễm, ngoài thì tuyệt hết chư duyên,
trong thì tuyệt hết chư vọng. Hợp nhãn quang, ngưng nhĩ vận, điều tỵ tức, khoá thiệt khí. Tứ chi bất động để cho ngũ thức
của tai, mắt, mũi, lưỡi, thân quay về gốc gác, như vậy tinh, thần, hồn, phách, ý sẽ yên vị, suốt cả 12 giờ trong ngày, mắt
luôn nội quan, quán chiếu, nhìn vào Khiếu ấy; tai trở ngược lại lắng nghe Khiếu ấy; đầu lưỡi thường phong bế Khiếu ấy.
Vận dụng, thi vi, niệm niệm không rời Khiếu ấy.»

7. Tìm Đạo nơi Nhất niệm bất sinh.

Như vậy, đã biết Đạo ở nơi đâu, ta sẽ tìm được Đạo.

Người xưa biết rằng Đạo ở «niệm đầu động xứ», nên đã nói:

Nhất niệm bất sinh, toàn thể hiện, 一 念 不 生 全 體 現

Lục căn tài động, bị vân già. 六 根 栽 動 被 雲 遮

Dịch:

Một niệm chưa sinh toàn thể hiện,

Lục căn vừa động bị mây che.

Tùng Giang, Vương Cảnh Dương Duy Nhất nói:

Yếu tri Tính Mệnh an thân xứ, 要 知 性 命 安 身 處

Ý vị manh thời hợp Thái Hoà. 意 未 萌 時 合太 和

Dịch:

Biết nơi Tính Mệnh sinh thân xứ,

Lúc ý chưa sinh, hợp Thái Hoà.

Lại nói:

Dục niệm vị trừ, không học Đạo,


Tham tâm bất đoạn, mạc cầu Tiên.

Dịch:

Dục niệm chưa trừ, không học Đạo (học Đạo uổng công),

Tham tâm chưa tuyệt, uổng cầu Tiên.

Tiêu Dao Đại Sư viết:

«Nếu mà một niệm không sinh tức thoát sinh tử. Tới được một nơi một niệm không sinh, là thấy được Bản Lai Diện Mục.»

Hoài Nam Tử viết: «Thanh tĩnh vô vi, nhập ư Thiên môn».

Chúng ta kết luận đoạn này bằng 2 bài thơ tứ tuyệt:

Học Đạo, tu cùng Thiên Địa Tâm, 學 道 須 窮 天 地 心

Hãn văn thế thượng, hữu tri âm. 罕 聞 世 上 有 知 音

Đô duyên thử lý nan khinh tiết, 都 緣 此 理 難 輕 洩

Tận hướng bàng hề, khúc kính tầm. 盡 向 旁 兮 曲 徑 尋

Dịch:

Học Đạo phải rành Thiên Địa Tâm,

Ít nghe trần thế có tri âm,

Toàn vì nhẽ ấy, không khinh tiết,

Đường tà, nẻo vạy, mới đâm sầm.

Duy Giác Thiền Sư viết:

Khuyến quân học Đạo, mạc tham cầu, 勸 君 學 道 莫 貪 求

Vạn sự vô tâm, Đạo hợp đầu, 萬 事 無 心 道 合 頭

Vô tâm thuỷ thể Vô Tâm Đạo, 無 心 始 體 無 心 道

Thể đắc Vô Tâm Đạo dã hưu. 體 得 無 心 道 也 休

Dịch:

Khuyên ai học Đạo chớ tham cầu,

Vạn sự vô tâm, hiệp Đạo mầu.

Vô Tâm khế hợp Vô Tâm Đạo,

Khế hợp Vô Tâm, Đạo mới cao.

Chỗ cao siêu nhất của Đạo Lão là dạy con người Phối Thiên. Lão Tử trong chương 68 Đạo Đức Kinh đã viết: Phối Thiên là
cực điểm của người xưa.

Các đạo sĩ lớn xưa nay cũng coi mình là Vô Cực, là Thái Cực, là Trời.

Đạo học cầu chân, chương X, viết:

Hướng tiền, thần tụ, đồng Vô Cực,

Kim tán, trần ai mãn thế đồ.

Dục qui Chính Vị Hoàng Trung Lý,

Nê hoàn vạn vựng kíp hồi qui.

Dịch:
Khi xưa Thần Tụ, đồng Vô Cực,

Nay tán:Trần ai mãn thế đồ.

Muốn về Nguyên Vị Hoàng Trung Lý,

Nê Hoàn vạn vựng kíp hồi qui.

Lão giáo chủ trương rằng khi ta chưa sinh ra, thì là Trời, là Thuần Kiền. Nhưng khi ta đã sinh ra, thì chúng ta biến thành Ly.
Mà quẻ Ly là quẻ Kiền bị thay ruột bằng một hào Âm. (Ngã sinh chi tiền, Thiên vi chủ, Ngã sinh chi hậu, Tâm vi chủ). Nên tất
cả công trình tu luyện là phải biết dùng Hào Dương của quẻ Khảm để biếân Ly, thành Kiền. Đó là Khầu quyết Dĩ Khảm Điền
Ly, biến Ly thành Kiền.

Nam Hoa Kinh viết: Thiên tại nội, Nhân tại ngoại. (Nam Hoa Kinh, chương XVII, Thu Thuỷ, cuối đoạn A) (Trời ở trong, người
ở ngoài)..

Vì trong ta có Trời, nên tu luyện cốt là bỏ được cái Lốt Người, mà giữ nguyên được cái Cốt Trời.

Đạo Lão gọi thế là Tâm Tử Thần Hoạt, Tâm con người có chết đi, thì Thần bên trong mới sống động.

Trang Tử gọi thế là Dữ Thần vi Nhất. Nên Một với Thần (Nam Hoa Kinh, Khắc Ý, cuối phần .

Các vị Đạo Sĩ xưa đi theo hai con đường:

1. Một là Đạo Học của Lão Tử, Liệt Tử, Trang Tử v.v.. v với chủ trương Thanh Tĩnh, Vô Vi, Thủ Trung Bão Nhất. Đạo Đức
Kinh chương LXII viết:

Đạo là bí quyết muôn loài,

Là châu, là báu của người hiền lương.

Đạo còn là chốn dựa nương,

Cho người bạc đức có đường dung thân.

Lời hay, ý đẹp gian trần,

Đều do nguồn đạo tinh thuần phát ra.

Mấy đời những kẻ gian tà,

Mong nhờ lượng cả khỏi ra thân tàn.

Cho nên đã tiếng vua quan,

Phải đâu rỡn ngọc, đùa vàng trêu ngươi.

Phải đâu tứ mã rong chơi,

Vua quan cốt để Tiến Trời vào thân.

Người xưa chuộng Đạo muôn phần,

Vì khi Đắc Đạo luỵ trần tiêu tan,

Đạo là vật báu thế gian,

2. Hai là Tiên Học, đặt cho mình mục tiêu phản lão, hoàn đồng, trường sinh bất lão.

Nguỵ bá Dương (thế kỷ 2) tác giả bộ Tham Đồng Khế, là người đã xây nền tảng Tiên Học. Nhưng Tiên Học hay Nội Đơn
(Esoterical Alchemy) hưng thịnh từ thời nhà Hán.

Đó là chủ trương, từ thời nhà Hán, của Hán Chung Ly, của Lữ Đồng Tân (798-) cho tới các vị tổ Tiên Học sau này như Lưu
Thao, Trương Bá Đoan (984-1082), Tiết Đạo Quang, Trần Nam, Bạch Ngọc Thiềm (Nam Tông), Vương Trùng Dương (1112-
1170) với bảy đệ tử là Khưu Xử Cơ (1148-1227), Lưu Xử Huyền, Đàm Xử Đoan (1123-1185), Mã Ngọc (1123-1183), Hách
Đại Thông (1140-1212), Vương Xử Nhất (1142-1217), và Tôn Bất Nhị (1119-1182); (Bắc Tông); Lục Tiềm Hư (1520-1606)
(Đông Phái); Lý Hàm Hư (đời Thanh) (Tây Phái); Lý Đạo Thuần (đời Nguyên) (Trung Phái) với những hậu duệ trứ danh như
Doãn Chân Nhân sư đệ, Huỳnh Nguyên Cát, Lưu Nhất Minh v.v...

Phái Tiên Học đóng góp rất nhiều cho tư tưởng nhân loại:

* Chẳng hạn họ đã tìm ra được rằng: Nê Hoàn Cung trong trung tâm đầu não con người chính là Bản Thể con người, chính
là Căn Nguyên và Cùng Đích con người. Họ gọi đó là Thiên Đường, là Thiên Tâm, là Bồng Lai v.v... (xem Chú Thích 17 của
chương này) )

* Họ chủ trương Tính Mệnh Song Tu. Mà Tính là Thái Cực là Tuyệt đối. Mệnh là Âm Dương, là Tương Đối. Chân Mạch Tử
cho rằng: Thần là Tính, Tức (Khí, Hơi) là Mệnh (Tiên Học, tr. 35). Ngộ Chân Trực Chỉ viết: Tính là Pháp Thân thượng sự,
Mệnh là Ảo Thân thượng sự. Tính là Vô Vi chi đạo, Mệnh là Hữu Vi chi đạo (Ngộ Chân trục chỉ, tr. 1).

* Họ dạy con người phải biết thở qua 2 Mạch Nhâm Đốc. Như vậy con người có 2 cách thở. Một là Thở bằng Mũi mà người
xưa gọi là Phàm Tức, và Thở qua 2 Mạch Nhâm Đốc mà người xưa gọi là Chân Tức. Khi biết thở bằng Chân Tức, thì thở
bằng mũi sẽ đình. Huỳnh Nguyên Kiết gọi thế là Phàm Tức đình nhi Chân Tức hiện.

Tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ để luyện tập lối thở qua hai Mạch Nhâm Đốc, và kiểm chứng được rằng người xưa nói thật không
ngoa. Có điều là lối luyện tập trên rất là nguy hiểm, và rất khó luyện, vì không có thày truyền. Cho nên từ khi sang Mỹ tôi
đã bỏ không còn luyện tập như xưa nữa, vì sợ sẽ Thọ Cùng Thiên Địa nhất ngu phu (là một kẻ ngu phu sống lâu cùng trời
đất).

* Họ biết rằng 2 mạch Nhâm Đốc là một vòng Từ Tuyến đứt quãng, nên lúc thở qua Nhâm Đốc, phải biết Khoá Lưỡi (Để) và
Khép Chặt Hậu Môn (Toát).

Tiên gia có khẩu quyết: Hậu Thăng tiền Giáng Định Nhất Chu (Trước xuống sau lên, định một vòng). Mạch Đốc là Thăng là
Tiến Dương Hoả, Mạch Nhâm là Giáng, là Thoái Âm Phù.

*Thiết tưởng nên nói thêm về 2 Mạch Nhâm Đốc và Nê Hoàn Cung trong con người.

Ở ngoài vũ trụ thì Vòng Hoàng Đạo là vòng Đại Chu Thiên. Quần tinh đều xoay quanh vòng Hoàng Đạo này. Tâm Điểm bất
biến của vũ trụ là sao Bắc Thần hay nói đúng hơn là khoảng không cách sao Bắc Thần 1 độ. Nhà Thiên Văn Tổ Hằng Chi
(430-501) đã khám phá ra chuyện này.

Còn trong con người thì 2 Mạch Nhâm Đốc là Vòng Tiểu Chu Thiên, còn Nê Hoàn Cung hay Tổ Khiếu là Trung Cung Thái Cực
trên đầu. Huyệt Vĩ Lư là quẻ Phục, Huyệt Bá Hội là quẻ Kiền. Huyệt Thừa Tương, chỗ lõm dưới môi dưới là quẻ Cấu, Huyệt
Hội Âm là quẻ Khôn. Thần dẫn Khí qua tủy sống lên Nê Hoàn (Thần Tức tương y), rồi lại từ Nê Hoàn chuyển qua Thừa
Tương xuống Hội Âm. Cứ như vậy hoài. Khi Thần khí lên tới Nê Hoàn, thì con người có thể ngưng thở (Định Tức). Đó là đi
vào Đại Định (samadhi). Đại Định tức là Thai tức (respiration embryonnaire). Xưa có những người nhập định được cả giờ
hay nhiều giờ; người xưa tính giờ bằng thắp tàn mấy nén nhang. (Xem Thái Thanh Trung Hoàng Chân Kinh, tr. 7a, Pháp
Quyết Minh Chỉ, tr. 10b, quyển 4. Tiên Thiên Chính Lý Trục Luận, tr. 33a, Đạo Nguyên Tinh Vi Ca quyển thượng,tr. 15a, Sao
Kiểu Động Chương, quyển Hạ, tr. 8a, Pháp Quyết Minh Chỉ, q. 5, tr. 17a, q. 8, tr. 15a, q. 9, tr. 6a, Tiên học diệu tuyển tr. 345
v.v...).

Tuy nhiên nhiều đạo gia thường lấy Hạ Đơn Điền (huyệt Khí Hải phía dưới Rốn) làm nơi thu thần, định khí. (Xin đọc Tính
Mệnh Khuê Chỉ). Tôi không bàn thêm.

Như vậy Đạo Lão đã tìm thấy Trời, thấy Đạo, thấy Thái Cực trong Tâm, và tìm ra cách phối Thiên, ngay trong con người. Tôi
không muốn đi sâu thêm vào vấn đề phức tạp này.

Cách hô hấp đặc biệt của Đạo Lão trên đây đã trở thành môn Khí Công, hay Nội Công của Trung Hoa (Xin đọc bộ Phương
Xuân Dương, Trung Quốc Khí Công Đại Thành Tập, Cát Lâm Khoa Học Kỹ Thuật xuất bản xã).

*Tiên Gia còn đề cao Mạch Âm Kiều. Các sách Tiên Học còn gọi nó là Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử Lộ hay Sinh
Tử Khiếu, Hư Nguy Huyệt, Tẫn Môn, Tử Lộ v.v...

Âm Kiều cắt 2 mạch Nhâm Đốc nơi khỏang giữa Hội Âm (Nhâm Mạch) và Trường Cường, Vĩ Lư (Đốc Mạch). Âm Kiều dưới
thông tới gót chân, trên thông tới Tình Minh (mắt).

Nó giải thích được câu của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh, Đại Tông Sư: Thánh Nhân chi tức dĩ chủng (Thánh Nhân thở bằng
gót chân.).
Tôi giải thích thêm vế Nhâm Đốc và Âm Kiều như sau:

Huyệt Hội Âm của Mạch Nhâm là quẻ Khôn. Huyệt Vĩ Lư của Mạch Đốc là quẻ Phục. Âm Kiều cắt chính giữa 2 mạch Nhâm
Đốc nên gọi là Sinh Tử Lộ, Phục Mệnh Quan, vì đó là nơi mà con người thoát vòng Sinh Tử (tượng trưng bằng Mạch Nhâm),
và được Trời gọi về, sau khi đã làm trọn Mệnh Trời, và trở về được với Căn Trời (Qui Căn Khiếu). Sau đó con người sẽ vào
được Cửa Trời (Vĩ Lư). Vĩ Lư chính là cái Cổng Trời, Đạo Bà La Môn cũng gọi Vĩ Lư là Cửa Trời (Brahma’s Gate) (Xem Hồ Phu
Thâm, Trung Hoa Đạo giáo Đại Từ Điển tr. 1173, 1174, 1175).

* Tiên gia sáng lập ra Đơn Đạo

Dưới khía cạnh Triết Học, Đơn Đạo chung qui là tất cả những công trình suy tư, tìm hiểu về Bản Thể Chân Thực của con
người, cũng như tất cả các phương pháp các giai trình để thực hiện Bản Thể ấy. Đơn đạo chẳng qua là những áp dụng của
Dịch vào phương pháp tu trì.

Theo Dịch, thì Bản Thể vũ trụ là Thái Cực duy Nhất, duy Tinh. Thái Cực này đã sinh xuất ra vũ trụ và con người, bằng cách
phóng phát, tán phân (Émanation), và vẫn luôn luôn tiềm ẩn trong lòng sâu con người.

Suy tư tìm kiếm cốt là tìm ra Căn Bản ấy.

Tu luyện cốt là để trở về với Căn Bản ấy.

Trường sinh bất tử chính là khế hợp với Căn Bản ấy.

Nếu Thái Cực đã phóng phát ra con người và ra quần sinh vũ trụ, thì con đường về với Thái Cực là con đường nội tâm,
phương pháp tu luyện để trở về với Thái Cực là phương pháp Thu Nhiếp, Ngưng Tụ, Hoà Hài. Con đường Nội Tâm chính là
chiều nghịch của vòng Dịch. Nếu Thái Cực đã tiềm ẩn đáy lòng, thì Trường Sinh Dược, mục đích của khoa Luyện Đan cũng
đã sẵn có ở nơi Thân, Tâm con người.

Dưới khía cạnh Đạo Giáo, thì Đơn Đạo chính là công trình để tìm cho ra Thượng Đế tiềm ẩn đáy lòng.

Mục đích tối hậu của Đơn Đạo chính là đi đến chỗ hợp nhất với Thiên Tâm, với Thượng đế.

Tất cả các phương pháp tu luyện chung qui là sửa sang cho Tâm Thần trở nên xứng đáng với Toà Ngôi của Thượng Đế chí
tôn.

Sau đây, xin bàn qua về khoa Luyện Đơn của Đạo Lão.

1. Trước hết, ta tìm hiểu về chữ Đơn 丹

- Chữ Đơn, đầu tượng Nhật, chân tượng Nguyệt.

Chấm ở giữa là Thử Châu (Thái Cực)

Nét ngang là « Được».

Trước thời Hán, thì gọi là Đạo 道, sau thời Hán thì gọi là Đơn 丹

Thế nghĩa là: Đơn chính là Thái Cực, bao quát Âm Dương, đã tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người, và thu gọn lại ở thế cực
tiểu, như hạt vừng (Thử) theo từ ngữ Trương Tam Phong. Tu Đơn Đạo cốt là để đắc Thái Cực, đắc Đạo, vì Đơn chính là Đạo,
là Thái Cực vậy.

Đơn chính là Độc Nhất. Chỉ có Đạo là Độc Nhất Vô Nhị, cho nên gọi là Đơn.

Trời được Một thời trong xanh, đất được Một thời đầy đặn, người được Một thời Trường Sinh.

Định nghĩa này cho thấy: Muốn trường sinh phải Đắc Đơn, Đắc Đạo, Đắc Nhất.

- Kết Đơn chi Đạo chỉ là Nhất mà thôi. Mà Nhất chẳng qua chỉ là Hư mà thôi.

Định nghĩa này đưa ta trở về với Hư với Vô Cực.

Định nghĩa này còn cho thấy Đơn là Thái Cực tiềm ẩn trong thân.

- Tâm là Đơn, Đơn là Tâm.

- Đơn là Đạo, Đạo là Đơn.


- Đơn là Bản Thể, là gốc gác của Trời đất, vạn vật.

Cái gì là Gốc của Trời đất, vạn vật? Đó là Đơn, là Đạo. Nó Hư Vô không thể đặt tên, nên tạm gọi là Đạo. Hư sinh Một, Một
sinh Vạn, Vạn qui Nhất, Nhất qui Hư.

Định nghĩa này lại càng cho thấy: Đơn là Thái Cực và sách Đại Động chân kinh cũng cho rằng:

Muốn tìm gốc gác phải tìm nơi Thái Cực.

Xướng Đạo Chân Ngôn còn cho rằng: khi con người bừng tỉnh, nhận ra được Thái Cực nơi Tâm, tức là nhìn thấy Bản Lai
Diện Mục của mình, thấu triệt được Căn Nguyên của mình.

Những danh từ như:

-Cùng thủ sinh thân, thụ khí sơ.

-Thử mễ bảo Châu.

- Nhất lạp Kim Đơn.

- Nhất lạp túc

đều là những danh từ để chỉ Thái Cực tiềm ẩn nơi Tâm.

- Kim Đơn: Kim là Pháp Thân bất hoại. Đơn là Thực Tướng Viên Mãn.

Định nghĩa này cho thấy: Đơn của Lão Giáo tức là Pháp Thân của .

- Đơn Đạo dạy con người con đường Hoàn Phản, Phản Bản, Hoàn Nguyên. Chính vì thế mà người xưa định nghĩa:

Thất phản là Phản Bản.

Cửu Hoàn là Hoàn Nguyên.

2. Muốn phản bản hoàn nguyên phải đi theo chiều nghịch. chiều hướng nội.

-Muốn phản bản, hoàn nguyên phải đi theo chiều nghịch, chiều qui tâm, hướng nội.

«Thuận sinh nhân, nghịch sinh Đơn.» (Trương Tam Phong).

«Thuận vi phàm, nghịch vi tiên.»

« Phải hồi tâm, mới có thể hướng Đạo.

Tôn Bất Nhị viết:

Thuận kỳ cơ, để hành nhân đạo.

Nghịch kỳ cơ, để hành Tiên Đạo.

Sinh cơ ngoại phát, gọi là Thuận.

Sinh cơ nội liễm, gọi là Nghịch.

Tiên Học Diệu Tuyển viết: «Kim đơn Đại Đạo từ Hữu Vi nhập Vô Vi, tức là Liễu Mệnh (lo cho thân thể khang cường)
(Nguyễn Văn Thọ), kiêm Liễu Tính (tu tâm, luyện Thần ) (Nguyễn Văn Thọ), có như vậy Thần Hình mới song toàn, viên
mãn.»

Xướng Đạo Chân Ngôn viết:

«Tâm nội quan tâm, mịch bản tâm,

Tâm tâm câu tuyệt, kiến Thiên Tâm.

Chân Tâm minh triệt, thông tam giới,

Ngoại đạo, thiên ma bất cảm sâm.»

Dịch:
Rong ruổi trong tâm, kiếm bản tâm,

Phàm tâm diệt tích, kiến Chân Tâm.

Chân Tâm minh triệt, thông tam giới,

Ngoại đạo, thiên ma chẳng dám sâm.

«Xưa nay, thánh hiền cầu Đạo, đều không hướng ngoại tìm cầu. Chỉ tĩnh định mà cầu ở nơi nhất tâm...trong đó có đủ mọi
sự.»

Tôn Bất Nhị còn gọi công trình đi từ Hậu Thiên trở về Tiên Thiên là Cửu Chuyển hoàn đơn, hay Phản Hoàn, Nghịch Chuyển.

Kim Đơn Đại Đạo trọng tại Nghịch Chuyển Tạo Hoá, cho nên nếu Tạo Hoá phát tán đi từ Nhất ra Vạn, để sinh hóa ra vạn
hữu, thì Tu Đơn phải đi từ Vạn trở về Nhất, phải thu nhiếp, hòa hài, tập hợp để trở về với Thái Cực Tiên Thiên.

Trương Bá Đoan cũng lý luận tương tự như vậy. Ông viết: «Nhận rằng Đạo từ Hư Vô sinh xuất vạn vật, theo chiều Thuận,
còn Tu Nội Đơn thời đi ngược lại: Phải trở về Hư Vô, phải hợp nhất với Đạo.

Luyện Đơn diệu dụng, theo Kiền Khôn,

Kiền Khôn vận chuyển, sinh Ngũ Hành.

Ngũ Hành thuận chuyển sinh sống chết,

Ngũ Hành nghịch chuyển hoá Kim Đơn.»

3. Phải thu nhiếp tất cả về Một.

- Thu nhiếp Ngũ Khí, Ngũ Hành (Tinh, Thần, Hồn, Phách, Ý) trở về Thái Cực.

Người xưa gọi thế là Toàn Thốc Ngũ Hành hay Ngũ Khí Triều Nguyên.

- Thu nhiếp Tứ Tượng (tinh thần, hồn, phách) về với Thái Cực. Người xưa gọi thế là: Tứ Tổ qui gia.

- Thu Nhiếp Tam Tài về cùng Thái Cực (Tinh, khí Thần). Tam Hoa qui đỉnh.

- Thu Nhiếp Lưỡng Nghi về cùng Thái Cực (Lưỡng Nghi đây là Thần Khí). Và tới đây, thì các danh từ trở nên vô cùng hùng
hậu, bởi vì thay vì dùng 2 chữ Thần Khí, thì người ta nói Long Hổ: Anh Nhi, Xá Nữ; Kim Ô, Ngọc Thố; Diên, Hống; Hắc Qui,
Xích Xà; Khảm Ly; Thủy Hỏa; Âm Dương; Kim tinh, Mộc dịch; Mã Ngưu; Thần Thủy, Hoa Trì v.v...

4. Thu Nhiếp tất cả về Thái Cực, Trung Cung.

- Muốn thu nhiếp, phải thu nhiếp về một nơi nào. Nguyên tắc là thu nhiếp về Trung Cung, Thái Cực. Lúc ấy, Trung Cung
Thái Cực được gọi là Huỳnh Bà Xá, Trung Cung, Trung Hoàng, Mậu Kỷ Môn, Phục Mệnh quan v.v...

Nhưng trên thực tế là thu nhiếp về 1 Đơn Điền nào đó trong con người (hoặc Thượng, Trung, Hạ). Nhưng chung qui,
thường là thu nhiếp về Thượng Đơn Điền hay Nê Hoàn Cung.

Tính Mệnh Khuê Chỉ tóm tắt bằng câu sau: «Tứ Tượng, Ngũ Hành toàn thốc ư nhất đỉnh. Hồn hữu linh ư Thiên Cốc, Lý Ngũ
Khí ư Nê Hoàn.»

Nếu ta dùng quan niệm Đạo Giáo mà tìm hiểu khoa Luyện Đơn, ta sẽ thấy một chiều hướng thứ 2, với những nét chính yếu
sau đây:

Trong tâm ta có Đạo, có Trời, mà ta chẳng biết, chẳng hay. Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 11a có thơ:

Tá vấn Chân Nhân hà xứ lai?

Tòng tiền nguyên chỉ tại Linh Đài.

Tích niên, vân vụ, thâm già tế,

Kim nhật tương phùng, đạo nhỡn khai.

Dịch:

Chân Nhân ướm hỏi tới từ đâu?


Tâm khảm tiềm tàng sẵn đáy sâu.

Thủa trước Linh Đài vân vụ phủ,

Ngày nay gặp gỡ hết xa nhau.

Như vậy, con người phải tu tâm, luyện kỷ, định tĩnh, thanh hư, để mong thấy Đạo, thấy Trời hiện ra trong tâm khảm mình.

Tam Mao Chân Quân có thơ:

Linh Đài trạm trạm tự băng hồ,

Chỉ hưá Nguyên Thần lý diện cư.

Nhược hướng thử trung lưu nhất vật,

Khởi năng chứng Đạo, hợp Hư Vô.

Dịch:

Tâm linh vằng vặc tự băng hồ,

Chỉ khứng Nguyên Thần lý diện cư.

Nếu để vật chi vương vấn đó,

Làm sao chứng Đạo, hợp Hư Vô.

5.Thế nào là Đơn thành.

Đây là một vấn đề có thể làm chúng ta điên đầu. Tiên hiền cho rằng sẽ luyện thành Nhất lạp Thử Châu, hay luyện thành
Thánh Thai. Tôi suy tư về vấn đề này rất nhiều, và thấy nếu hiểu theo nghĩa đen thì không ổn vì luyện đơn là trở thành Thái
Cực, mà Thái Cực thì vô hình tượng, vô thanh, vô xú, nên chúng ta phải hiểu theo nghĩa bóng.

Tôi giải vấn đề như sau:

Đạo Lão chũ trương con người có 3 phần, là:

Tinh (Xác).

Khí (Hồn)

Thân (Thần)

Có Xác thì chúng ta phải làm ăn, và phải luyện xác cho khoẻ mạnh.

Có Hồn, thì chúng ta phải làm người, và phải luyện hồn cho thành một con người xứng đáng với danh vị con người.

Có Thần nên phải làm Thần, Phật, Thánh, Tiên.

Cho nên đơn thành là khi con người bỏ được lốt người, mà mặc lấy cốt Tiên, cốt Trời. Biết mình chính là Tiên, là Phật tại
thế.

Sách Thái Thượng Bảo Phiệt viết: «Văn Đạo Tử một hôm gặp một đạo sĩ, liền mời vào nhà đãi đằng, xong mới hỏi đâu là
Huyền Môn Diệu Chỉ. Đạo Sĩ đáp:

Tâm tức thị Đạo,

Đạo tức thị Tâm.

Tâm dữ Đạo ly,

Tắc tạo Lục Đạo Tam Đồ,

Tâm dữ đạo hợp,

Tắc tạo Bồng Lai Tam Đảo.

Dịch:
Tâm là Đạo, Đạo là Tâm,

Bỏ Tâm tìm Đạo, hỏi tầm đâu ra.

Tâm kia và Đạo lìa xa,

Thì là Lục Đạo, Tam Đồ chẳng sai.

Tâm Kia mà hợp Đạo Trời,

Bồng Lai, Tam Đảo tức thời hiện ra.

Cuối sách Tính Mệnh Khuê Chỉ có một bức tranh, với bài thơ sau của Mã Ngữ:

Tụng Kinh, Trai Giới tổng giai không,

Hà tất tham thiền, uổng phí công.

Kham tiếu danh sơn bôn tẩu khách,

Bất tri Phật tại kỷ tâm trung.

Dịch:

Tụng Kinh, Trai giới thảy đều không,

Khỏi phải tham thiền uổng phí công.

Nực cười thiên hạ tìm trong núi,

Chẳng hay rằng Phật tại tâm trung.

Như vậy là người xưa nhiều người đã tin rằng mình chính là Phật, là Trời. Tiếc rằng chúng ta không có cái nhìn sáng tỏ như
vậy.

Người xưa còn nói:

Dữ Đạo vi thể, siêu xuất Thiên Địa. (Có Đạo làm Bản Thể mình, sẽ siêu xuất Thiên Địa).

Chân Nhân khế Đạo cố viết Chí Nhân (Chân Nhân là người kết hợp với Đạo, cho nên gọi là Chí Nhân,)

Tham Đồng Khế cho rằng Đơn thành là thành Phật (Xem Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. 3, chương Linh Đơn nhập đỉnh, trường
dưỡng Thánh Thai, tr.376-377), và nuốt được Kim Đan là thoát vòng sinh tử.

Thâu Thạch Giản viết:

Nhất lạp xan hề, Thiên Địa thọ,

Tử sinh, sinh tử bất tương can.

Nuốt hạt Kim Đơn, thọ vô cùng,

Từ nay sinh tử đã thoát vòng,

Thiết tưởng nên nhấn mạnh rằng phải sống sao cho thật tự nhiên. Lão tử dạy trong chương 25 Đạo đức Kinh: «Nhân pháp
Địa, Địa pháp Thiên, Thiên Pháp Đạo, Đạo pháp Tự Nhiên.» (Người khuôn theo phép đất đai, Khuôn Trời Đất lấy, Đạo cai
quản Trời. Tự Nhiên, Đạo cứ thảnh thơi.)

NHỮNG BIẾN THÁI CỦA ĐẠO LÃO QUA CÁC THỜI ĐẠI

Như chúng ta đã thấy, Đạo Lão theo đà thời gian đã khoác nhiều bộ mặt khác nhau:

- Biến thái thứ 1 là từ một triết thuyết, một nghệ thuật sống, một đạo huyền đồng siêu việt, dành cho một ít ẩn sĩ siêu
phàm, đạo Lão đã trở thành một tôn giáo ẩn sâu vào lòng quần chúng với những tín ngưỡng, những phù chú ma thuật,
những đền miếu, những lễ nghi thờ phụng.
Đạo, hay Nguyên lý tối cao lúc ban đầu dần dần được hình dung hóa, nhân cách hóa thành Thái Nhất, Nguyên Thủy Thiên
Tôn hay Ngọc Hoàng Thượng đế. Lão Tử được suy tôn thành Thái Thượng Lão Quân và được tôn sùng như là hiện thân của
Thượng đế từ đời nhà Hán.

Đó là công trình của các vua nhà Hán như Hán Văn Đế (179-156) Hán Vũ Đế (140-86) các vua nhà Đường như Đường Cao
Tổ, Lý Uyên (620-627), Đường Huyền Tông (713-756), Hiến Tông (806-820), Mục Tông (821-825), Vũ Tông (841-847), các
vua nhà Tống như Tống Chân Tông (998-1023), Tống Huy Tông (1101-1126), các vị Thiên sư, cái vị đạo sĩ như Trương Đạo
Lăng, Trương Giác, Trương Lỗ, Trương Tu, Trịnh Tư Viễn, Khấu Khiêm Chi, Bão Phác Tử v.v… Về phương diện Đạo giáo, Đạo
Lão đã đặt nặng vấn đề giao tiếp với thần tiên, cầu trường sinh bất tử.

- Biến thái thứ 2 của Đạo Lão là bùa chú, phù thủy môn, hô phong, hoán võ, hô thần, trừ quỉ v.v Đó là những bí thuật của
các thầy phù thủy pháp môn, mà ngày nay rất ít người biết được.

- Biến thái thứ 3 của Đạo Lão là các phương thuật dưỡng hình, dưỡng sinh với thủ thuật, công phu như:

. Đạo dẫn, ma sát.

. Võ công như Bát Đoạn Cẩm, Lục Đoạn Cẩm, Thập Nhị Đoạn Cẩm, Thái cực quyền.

. Khí công tức là vận khí điều tức.

. Tĩnh công tức là đặt nặng vấn đề giữ yên tâm thần, định hồn phách.

- Biến thái thứ 4 là đi tìm các phương dược để bổ dưỡng thân tâm.

Chính vì thế mà đã có một số đạo sĩ đã trở thành những y sư danh tiếng như Đào Hoằng Cảnh (452-536), Cát Hồng (281-
340), Tôn Tư Mạc (581-682) v.v.

- Biến thái thứ 5 của đạo lão là chủ trương sống thoát vòng cương tỏa của xã hội, sống tùy ý, tùy thích. Đó là chủ trương
của Trúc Lâm Thất Hiền thời Tam quốc gồm các nhân vật như Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Đạo,
Hướng Tú, Vương Nhung…

- Biến thái thứ 6 của đạo Lão là luyện nội đan để cầu trường sinh bất tử mà người chủ xướng là Ngụy Bá Dương thời Hán
(thế kỷ 2), tác giả bộ Tham Đồng Khế.

Phương pháp luyện nội đơn này chẳng qua là vận khí, điều tức, tập trung tâm thần để đi đến chỗ xuất thần huyền hóa. Cho
nên, tuy dùng những thuật ngữ đặc biệt, nhưng bộ mặt thực của khoa luyện nội đơn cũng chỉ là tu luyện tâm thần để đi
đến chỗ phối kết với Trời với Đạo, mà ta đã đề cập đến rất nhiều ở bên trên.

- Biến thái thứ 7 của đạo Lão là những phương thuật luyện ngoại đơn, gồm tất cả các phương thức làm cho thân xác trở
nên khinh phiêu bất tử.

Từ thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch, Tống Vô Kỵ học trò Tiện Môn Tử Cao đã có chủ trương rằng con người có thể thoát xác để
trường sinh. Rồi tiếp đến có Bão Phác Tử một người đã dùng cả đời để luyện thuốc trường sinh. Công cuộc cầu trường sinh
này gồm:

- Phương pháp Tịch cốc để cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, tinh khiết.

- Hấp thụ khí âm dương tinh hoa của trời đất. Tắm ánh sáng mặt trời để hấp thụ khí dương. Uống sương móc hứng giữa
thinh không lúc ban đêm để hấp thụ tinh hoa của khí Âm.

- Dùng những loại kim thạch, tinh hoa của âm dương để luyện thành kim đơn mà uống.

Người xưa cho rằng Lưu Hoàng (Soufre) và Vàng là tinh hoa của Dương. Những chất liệu trên không thể dùng thẳng được
nên cần phải chuyển biến tinh luyện.

Muốn ăn Lưu Hoàng người ta dùng Đơn Sa hay Chu Sa hay Thần Sa (Cinabre) tức là một hợp chất gồm Thủy ngân và Lưu
Hoàng (S2Hg).

Muốn điều chế vàng nhân tạo người ta dùng Chì có pha bạc hay Thạch tín (Plomb argentifère hay arsénifère). Điều chế
chất chì này người ta được Hùng hoàng (Sulfure d’arsenic rouge) hay Thư Hoàng (Sulfure d’arsenic jaune) mà người ta coi
như là vàng nhân tạo.
Đơn Sa, Chu Sa, Thần Sa và Hùng Hoàng, Thư Hoàng sau này được coi là linh đơn, hay ít nữa là được coi là những chất liệu
chính dùng để chế linh đơn.

Đọc những thành phần các chất liệu dùng để luyện linh đơn như thấy trong bài Bát quỳnh đơn hay Cửu chuyển hoàn đơn,
ta thấy chúng toàn là những loại kim thạch tối độc cho cơ thể con người. Hậu quả là các vua chúa đã uống qua linh đơn
đều trở nên điên cuồng hay chết non ví dụ:

+ Ai Đế nhà Đông Tấn (361-366)

+ Đường Hiến Tông (805-820)

+ Đường Mục Tông (820-824)

+ Đường Vũ Tông (840-847)

Vị tiên ông chuyên luyện thuốc trường sinh là Cát Hồng Bão Phác tử cũng chỉ hưởng thọ có 61 tuổi.

Sau khi thấy các linh đơn rất là nguy hiểm, các vua chúa đã có những phản ứng khác nhau như sau:

1. Ra lệnh hành quyết hết các thầy luyện đan như đời vua Đường Y Tông (860).

2. Nhận thuốc trường sinh, nhưng chỉ sẽ uống lúc hấp hối như vua Văn Tuyên Đế nhà Bắc Tề (550-559).

3. Bắt các tử tội phải thí nghiệm thuốc trường sinh như trường hợp vua nước Ngụy là Đạo Vũ Đế đã làm năm 400.

Nhà văn hào Tô Đông Pha được biếu thuốc trường sinh, đã viết thư cho bạn như sau: «Mới đây đệ có nhận được một ít
chu sa thần dược màu tuyệt đẹp, nhưng đệ không đủ can đảm dùng linh đan ấy.» (Xem Trần Văn Tích, Tư tưởng Lão Trang
trong Y thuật Đông phương, tr. 141).

NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC NƠI LÃO TRANG

Những trình bày và nhận xét trên đã cho chúng ta thấy:

+ Phương pháp luyện ngoại đơn đã hoàn toàn thất bại.

+ Chủ trương xác thân con người có thể nhờ dược liệu, nhờ công phu tu luyện mà trở nên bất tử được chỉ là một ảo vọng,
vì hễ là hợp chất, tạp chất thời trước sau cũng phải ly tan. Mà Á Đông vẫn cho thân này là Tứ đại giả hợp thì làm sao mà
trường cửu được cho cam?

+ Những chuyện con người có thể bạch nhật thăng thiên cũng là những chuyện huyền thoại hoang đường.

+ Những ma thuật phù chú sẽ dần dần đưa dân chúng vào một thế giới nghi kỵ lẫn nhau, và sợ hãi lẫn nhau. Đời xưa khi
vua Hán Vũ Đế lâm bệnh, triều đình đã giết trước sau cả vạn người vì nghi là đã trù ếm vua.

+ Chủ trương con người có thể tịch cốc để cho xác thân trở nên phiêu bồng bất tử cũng đi ngược lại với định luật thiên
nhiên.

* Còn như nói rằng con người cần phải dưỡng sinh, cần phải phòng bệnh, ăn ở cho sạch sẽ, ăn uống cho có tiết độ, lao tác
sống động cho có chừng mực, đừng quá lao tâm lao lực, giữ cho lòng mình ung dung thoải mái, hồn nhiên khinh khoát, để
sống cho khỏe mạnh, để sống cho trọn tuổi đời thì là những bài học hết sức là khôn ngoan và hữu lý, rất đáng cho chúng ta
theo.

* Quan niệm vui sống, vui chết là một quan niệm hết sức là hào sảng. Thái độ này sẽ làm cho chúng ta sống bình thản hồn
nhiên hết mọi lo âu, sợ hãi.

* Lão Trang lại còn chủ trương sống theo thiên nhiên, rũ bỏ nhân tạo. Đó là một chủ trương hết sức đẹp đẽ, cao siêu, nếu
hiểu và áp dụng cho đúng đắn, nhất là vào thời buổi văn minh này, con người đang bị đủ mọi thứ gông cùm ngoại cảnh, lý
thuyết, xã hội, tập quán, chính trị, văn minh vật chất buộc ràng, những bậc thức giả cũng nên rũ bỏ bớt những gì nhân vi,
nhân tạo, rũ bỏ những gì giả tạo, bôi bác mà sống một cuộc sống đơn thuần, thành khẩn, an nhiên.

* Lão Trang có cái đẹp là từ thời Tuỳ, Đường đến nay nhất là từ Vương Trùng Dương và các đệ tử (đời Tống) đều nhất luật
chủ trương Tam Giáo Đồng Nguyên, Tam Giáo Hợp Nhất. Đời Minh Gia Khánh 1562, Lâm Triệu Ân soạn quyển Tam Giáo
Hội Biên cũng theo chiều hướng đó. Đời Minh Vĩnh Lạc có người soạn quyển Tam Giáo Nguyên Lưu Sưu Thần Đại Toàn, vẽ
181 hình Thánh, Tiên, Phật v.v.. (Xem Ho àPhu Thâm,Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, Trung Quốc Xã Hội Khoa Học xuất
bản xã, 1995, các trang 1768, 468, 421.)

* Cao siêu nhất là lời kêu gọi của Lão Trang khuyên ta tìm về với Thiên Chân, trở về với Đạo với Trời.

Thiết tưởng chúng ta nên nghe theo lời kêu gọi đó mà rũ bỏ bớt những kiến thức đa đoan phù phiếm của tiểu trí để mà có
cái nhìn bao quát của những bậc đại trí, đại huệ, thấy rằng mình hồn dung liên kết với Đạo, với Trời với vũ trụ vạn hữu, để
mà sống cho khinh phiêu siêu thoát, tẩy rửa tâm tư cho sạch những tà tâm tà niệm, trở nên thuần nhất, tinh toàn, dữ Đạo
hợp chân, dữ Thiên tương phối ….

Tôi nghĩ bàn về Đạo Lão như vậy, đã quá nhiều. Người xưa có câu:

Nhất ngôn bán cú tiện thông huyền,

Hà dụng đơn kinh thiên vạn biên.

Thông Huyền một chữ cũng thông,

Đơn kinh lọ phải thuộc lòng ngàn pho

KHÁI LƯỢC VỀ LÃO GIÁO VIỆT NAM

(Trích sách Con Đường Tam Giáo Việt Nam của Lê Anh Dũng, Nxb Tp HCM, 1999, từ tr. 11 đến tr. 18)

Cái học Lão Trang trong sáu, bảy thế kỷ trước công nguyên ở Trung Quốc (thời Xuân thu Chiến quốc) là một học thuật tư
tưởng. Các đạo gia không chủ trương những điều huyền bí, trước cảnh thiên hạ đại loạn họ chọn cuộc sống ẩn dật, di
dưỡng thiên chân. Từ thế kỷ I, thời Đông Hán (Hậu Hán), với Trương Đạo Lăng 張 道 陵, cái học Lão Trang biến thành một
tôn giáo, gọi là Đạo giáo, Lão giáo.

Đạo giáo phát triển muôn vẻ. Các đạo sĩ (phương sĩ 方 士) chuyên tâm vào bùa chú (phù chú 符 咒 hay phù lục 符 籙 ),
luyện đan. Họ được gọi là phái thần tiên đan đỉnh 神 仙 丹 鼎 và phù lục. Toàn bộ kinh điển Đạo giáo rất phức tạp, gồm
5.485 quyển, gọi chung là Đạo tạng 道 藏, gồm Chính Đạo tạng, Tục Đạo tạng. Đạo giáo có nhiều môn phái, rất phức tạp,
một số phái chủ yếu:

- Phái Chính nhất (Thiên sư đạo), phát triển mạnh ở phương Nam, tôn Trương Đạo Lăng làm Thiên sư; con cháu họ Trương
đời đời làm thủ lãnh. Các đạo sĩ không xuất gia, gọi là hỏa cư đạo sĩ.

- Phái Toàn chân, xuất hiện thời Liêu Kim, phát triển rộng ở phương Bắc, có cả đạo sĩ và đạo cô, đều xuất gia, gọi là mao
sơn đạo sĩ.

Có thể Lão giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ II, bấy giờ đã mang màu sắc Đạo giáo. Nguyên vì ở Trung Quốc, sau khi
Hán Linh đế mất (năm 189), xã hội đại loạn, người Hán chạy sang Giao Châu lánh nạn rất đông, trong đó có nhiều đạo sĩ
tịch cốc (nhịn ăn), luyện pháp trường sinh.

Quan lại Trung Quốc sang đô hộ nước Nam hầu như đều sính phương thuật. Theo Đại Việt sử ký toàn thư 大 越 史 記
全 書, quyển 3, Thái thú Sĩ Nhiếp lâm bịnh, chết đã ba ngày, lại được một đạo nhân là Đổng Phụng đến cho thuốc cải tử
hoàn sinh. Lại chép việc Thứ sử Trương Tân (sang Giao Châu từ năm 201) hay đội khăn đỏ, đọc kinh sách Đạo giáo. Đời
Đường, năm 865, Cao Biền sang nước Nam đàn áp các cuộc khởi nghĩa của dân Việt. Cao là một thuật sĩ có hạng, chuyên về
phong thủy ¬嗣水, ráo riết tìm phá long mạch, trấn yểm các nơi anh linh tú khí của nước Nam, cốt ý cho nước Nam không
còn sinh ra nhân tài, anh hùng hào kiệt, sẽ phải lệ thuộc dưới ách đô hộ của phương Bắc đời đời.

Đạo Lão Việt Nam cũng khá phức tạp, vừa mang màu sắc Đạo giáo, vừa chịu ảnh hưởng các Đạo gia, và đồng thời cũng kết
hợp với Thần đạo 神 道 của người Việt; vì thế, đạo Lão ở Việt Nam có nhiều khuynh hướng.

I. CÁC KHUYNH HƯỚNG TIÊU BIỂU CỦA LÃO GIÁO VIỆT NAM

1. Khuynh hướng phù chú và bạo động


Bùa chú trong một thời gian dài có ảnh hưởng trong các sinh hoạt xã hội. Chẳng hạn, cọp được coi là loài thú tính dương,
nên có thể khu trừ tà ma (tính âm), do đó nhiều nhà dán bùa vẽ hình cọp trước cửa để che chở gia đình, và lá bùa ấy có
tên trừ tà trị bệnh, trấn trạch bình an.

Đạo giáo có sức lôi cuốn nông dân vào các hội bí mật, hoặc để tương trợ nhau chống lại cường hào ác bá, hoặc để mưu đồ
quốc gia đại sự. Đời Trần Phế đế, ở lộ Bắc Giang có Nguyễn Bổ, năm 1379 xưng vương, hiệu Đường lang Tử y. Đời Hồ có
Trần Đức Huy cũng dùng phương thuật thu hút đông người theo, bị Hồ Quý Ly dẹp năm 1403. Thời kháng Pháp có đạo sĩ
Trần Cao Vân (1866-1916), tên thật là Trần Công Thọ, hiệu Hồng Việt, quê làng Tư Phủ, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Miền Nam có Thiên địa hội 天 地 會 lôi cuốn hàng ngàn người. Có Phan Phát Sanh (Phan Xích Long) xưng hoàng đế, nổi
lên đánh Pháp (cuối tháng 3.1913); nghĩa quân đeo bùa, mang giáo mác, gậy gộc, bất chấp súng đạn của giặc. Còn rất
nhiều những phong trào như thế khắp cả nước, như Mạc Đình Phúc (miền Bắc), Võ Trứ (miền Trung), Nguyễn Hữu Trí
(miền Nam)...

2. Khuynh hướng phong thủy và sấm ký

Khoa phong thủy (địa lý) ở nước Nam và việc tiên tri loan truyền sấm ký rất được quần chúng ưa thích. Đời Trần?Hồ ở lộ
Tân Hưng có Trần Quốc Kiệt làm quan chức an phủ sứ, soạn Hình thế địa mạch ca. Đời Mạc có Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-
1585), hiệu Bạch Vân Cư sĩ 白 雲 居 士, đời gọi Trạng Trình, nổi tiếng vì nhiều tiên tri ký bí. Đời vua Lê chúa Trịnh ở làng
Tả Ao, tỉnh Nghệ An, có Nguyễn Đức Huyên vang danh nhờ khoa địa lý. Đời Tây Sơn ở huyện La Sơn, tỉnh Hà Đông có
Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu tử) cũng nổi tiếng về phong thủy.

Sấm ký cũng được nhiều cao tăng sử dụng. Làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, trong phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi có nhiều nhân vật lừng
lẫy: sư Định Không (thế kỷ VIII, đời thứ tám); sư La Quý An (852-939, đời thứ mười); sư Vạn Hạnh (thế kỷ XI, đới thứ mười
hai)...

3. Khuynh hướng trường sinh bí thuật

Vua Trần Dụ tông (1341-1369) cầu đạo trường sinh với đạo sĩ Huyền Vân tu ở núi Niết (núi Phụng Hoàng), huyện Chí Linh,
tỉnh Hải Dương. Đời Trần Thuận tông (1388-1398) có quan tri huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tên Từ Thức, người Hóa Châu.
Đời Trần?Hồ ở xã Cổ Định, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có Trần Tu vào ẩn tu ở núi Nưa (Na Sơn). Đời vua Lê chúa
Trịnh ở huyện Đông Thành có Phạm Viên...

Triều Lê Cảnh hưng có Nguyễn Hoãn, làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, làm quan Lại bộ thượng thư, Viện
quốc công, Quốc sư Quốc lão. Gia phả họ Nguyễn, mục Tiên khảo đạo tu lục cho biết ông tu tiên từ năm ba mươi ba tuổi
(Ất sửu 1745), đọc Đạo đức kinh. Năm bốn mươi bốn tuổi lập tĩnh thất để tu luyện ngay trong nhà. Năm bốn mươi tám
tuổi thờ thần Ngũ Nhạc. Sau lại xây thêm tháp mười hai tầng để luyện khí âm dương... Vì cuồng vọng, ông về sau đi lạc
sang tà đạo. Mất năm 1792, thọ tám mươi tuổi.

4. Phương hướng thanh tĩnh, nhàn lạc

Triết lý vô vi thanh tĩnh của Lão-Trang ảnh hưởng giới Nho sĩ rất nhiều, tạo cho con người xu hướng ẩn dật, ưa thích gần
thiên nhiên, tìm cái thú nhàn lạc bên chén rượu cuộc cờ, tiêu dao với ngón đàn, vần thơ, hay nét thư họa... Xu hướng này
thích hợp khi con người không gặp thời, hoặc khi đã chán cuộc đời phồn tạp. Vì thế, Nho sĩ Việt Nam thời xưa luôn luôn
trang bị cho bản thân tư tưởng xuất xử. Gặp thời hay, được thi thố tài năng thì xuất 出, tham gia việc nước. Lúc bất đắc
chí, khi tuổi già hay chán quan trường thì xin bỏ về điền dã; đó là xử 處.

Đời Trần, Nguyễn Phi Khanh viết:

Bách niên phù thế nhân giai mộng,

Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên.

(Cuộc đời nổi trôi trăm năm kiếp người như giấc mộng, Ăn trộm được cái nhàn nửa ngày thì ta cũng là tiên).

Đời Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:

Nhưng trong mọi việc đà ngoài hết,

Được một ngày là tiên một ngày.

Hay là:

Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,


Nhìn xem thế sự tựa chiêm bao.

Đời Lê-Mạc, có Nguyễn Hãng, quê xã Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây, thi đậu hương cống nhưng không làm quan,
về ẩn tu ở xã Đại Đồng, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang. Ông lấy hiệu Nại Hiên. Triều Lê (khi trung hưng) phong tặng là
Thảo Mao Dật sĩ. Ông sáng tác những bài phú như Đại Đồng phong cảnh phú, Tam Ngung động phú, Tịch cư ninh thể phú...
Những bài này ca ngợi thú ở ẩn non cao.

Đời Tây Sơn, có Phan Huy Ích (1750-1822), quê ở Nghệ An, lấy hiệu Bảo chân Đạo nhân. Năm 1796 ông dựng nhà tại kinh
thành Thăng Long, đặt tên là Bảo chân quán. Trong bài ký do ông sáng tác để nói về Bảo chân quán, ông bày tỏ mục đích là
để sớm hôm quanh quẩn ở đó, khi dựa bao lơn uống trà, khi đến dòng sông buông câu, khi khảy đàn nhắp rượu, khi ngâm
vịnh tùy hứng... Đời Nguyễn có Nguyễn Công Trứ (1778-1858), người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là một con
người độc đáo, tiêu biểu chi lối sống xuất xử vẹn toàn của nhà Nho. Ông từng tự hào:

Tri túc, tiện túc; đãi túc, hà thời túc?

Tri nhàn, tiện nhàn; đãi nhàn, hà thời nhàn?

Cầm kỳ thi tửu với giang san,

Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế?

Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn lạc còn thấy được qua thú chơi cây kiểng và hòn non bộ. Người ta chơi một gốc cây sù sì,
nho nhỏ, uốn cành sửa lá theo ý riêng, hoặc bày vài hòn đá con con, chông chênh trên một bể nước cạn. Thêm vào vài
nhánh lá, chiếc cầu, con thuyền, lác đác một hai tượng sành tí xíu hình lão tiều, ông câu, hay đôi bạn đang đánh cờ... Đó là
cả một thế giới riêng của con người đem thu nhỏ lại từ hình ảnh thật của thiên nhiên bao la. Chơi cây kiểng và hòn non bộ
từ lâu đời vẫn được coi như thú tiêu khiển thanh tao, giúp con người di dưỡng tánh tình. Nó được xếp hạng không kém
bốn thú tài tử cầm, kỳ, thi, họa. Người sành chơi, khi đứng trước một chậu kiểng đẹp, một hòn non bộ khéo đắp, có thể dễ
mê mẫn tâm hồn, đắm mình trong sức tưởng tượng phong phú, và quên cả thực tại phồn tạp bên ngoài.

II. LÃO GIÁO KẾT HỢP VỚI THẦN ĐẠO VIỆT NAM

Từ lâu đời, người Việt có một đức tin sâu sắc vào sự trường cữu của anh linh những công thần, hào kiệt. Lúc sống, làm
rường cột chống đỡ sơn hà xã tắc, cứu dân giúp nước. Khi thác, trở thành thần thánh, hiển hích, âm phò mặc trợ cho đồng
bào. Thần đạo Việt Nam giản dị như vậy, và đó cũng là một truyền thống yêu nước và lòng kính trọng nghìn đời của dân
tộc đối với các vị anh hùng, những bậc kỳ tài của đất nước. Cái đình làng, tục thờ thành hoàng, đền thờ hay lăng, miếu các
danh tướng lương thần đều là nét tín ngưỡng Thần đạo của người Việt.

Đạo Lão cũng như đạo Phật đã khéo dung hợp, hòa nhập với những tín ngưỡng cổ truyền trong lòng xã hội Việt Nam. Đế
quốc phong kiến phương Bắc đã thất bại khi tìm cách dập tắt tín ngưỡng bản địa này của người Việt. Trong lúc nước mất
chủ quyền, chính tín ngưỡng Thần đạo đã nuôi dưỡng ý thức quốc gia, khơi lòng yêu nước, để khi thời cơ đến thì gây
phong trào khởi nghĩa, đánh đuổi ngoại xâm.

Trong toàn bộ lịch sử lâu dài vừa đấu tranh giữ nước vừa ra sức dựng nước, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bất khuất,
không phải chỉ với phương tiện vật chất hữu hình, mà còn có cả sức mạnh vô hình là đức tin mãnh liệt vào khí thiêng sông
núi, tin rằng có biết bao thế hệ anh linh tiền nhân dân tộc đang cùng đứng chung chiến tuyến với chính nghĩa của dân tộc
để bảo vệ sự độc lập, thống nhất, trường tồn của Việt Nam.

Chính Thần đạo Việt Nam cũng thể hiện tình yêu nước Việt Nam. Người Việt theo đạo Lão nhưng vẫn không hề mất bản
sắc của mình. Do đó, bên cạnh các vị thần tiên của đạo Lão theo kinh điển Trung Quốc truyền sang, dân Việt vẫn thờ chung
các vị thần của người Việt. Thí dụ, Thông thánh quán ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì) đã thờ thần sông Tam Giang là vị phúc thần
của địa phương. Các đạo quán khác thờ thần núi Tản Viên (núi này ở tỉnh Sơn Tây), gồm ba ngọn cao ngất, nên cũng gọi là
núi Ba Vì), thờ thần sông Tô Lịch, Lý Ông Trọng... Từ đời Trần, đức Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở Vạn Kiếp,
Chí Linh, rồi lan truyền nhiều nơi. Đời Hậu Lê, có đền thờ bà chúa Liễu Hạnh. Các nữ thần khác cũng được dân gian thờ
phụng khắp trong nước.

III. MỘT SỐ ĐẠO QUÁN NỔI TIẾNG

1. Thông thánh quán

Ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì), dựng khoảng năm 650-655, đến thế kỷ XIV thì không còn.

2. Thái thanh cung


Cung được dựng ở kinh thành Thăng Long, bên trái. Bên phải là chùa Vạn tuế. Vua Lý Thái tổ (1010-1028) cho cất cung và
chùa này khi mới dời đô về Thăng Long.

3. Trấn vũ quán

Cũng được xây dựng lúc vua Lý Thái tổ vừa dời đô về Thăng Long (1010), hiện nay nằm ở góc đường Quan Thánh và đường
Thanh Niên, khu phố Ba Đình, Hà Nội. Quán thờ đức Huyền thiên Trấn vũ để hộ trì mặt phía bắc của thành Thăng Long.
Quán này còn được gọi là đền Trấn vũ hay Chân vũ. Đời vua Lê Hy tông (1676-1704), tượng đức Trấn vũ được đúc bằng
đồng đen cao 3,96 mét, nặng 4 tấn. Năm 1893, lại xây thêm một bệ đá cho tượng. Bệ này cao 1,20 mét.

4. Ngọc thanh quán

Quán nằm trên núi Đại Lai (Thanh Hóa). Năm 1398, Hồ Quý Ly mưu việc dứt ngôi nhà Trần, ép vua Trần Thuận tông (1388-
1398) thoái vị, và cưỡng bách vua về tu tiên ở quán này.

5. Nghinh tiên quán (hay Vọng tiên quán)

Nguyên vua Lê Thánh tông chơi Hồ Tây, gặp một thiếu nữ xinh đẹp, xướng họa thơ rất ưng ý nên vua Lê rước lên xe đưa về
cung. Khi đến cửa Đại Hưng thành Thăng Long (nay là cửa Nam Hà Nội), thiếu nữ bay lên trời, biến mất. Vua cho cất tại cửa
Đại Hưng lầu Vọng tiên để kỷ niệm, sau chốn này thành quán Vọng tiên hay Nghinh tiên nằm ở phố Hàng Bông, Hà Nội.

6. Tiên tích tự

Vua Lê Hiển tông chơi hồ Kim Âu phía nam thành Thăng Long gặp hai cô tiên, nên cho cất Tiên tích tự ở đấy làm kỷ niệm.
Hồ Kim Âu nay ở vị trí nhà ga đường sắt Hà Nội.

7. Đền Ngọc sơn

Đền nằm trên một gò đất nổi lên ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm. Thoạt đầu nơi đây thờ đức Quan thánh Đế quân, sau trùng tu
lại, thờ Phật, gọi là chùa Ngọc sơn. Năm 1841, biến thành đền thờ đức Văn xương Đế quân. Về sau lại thờ thêm đức Lữ tổ
và đức Trần Hưng đạo.

8. Bảo chân quán

Do Phạm Huy Ích cất tại Thăng Long năm 1796.

IV. THƯỢNG SƯ NỘI ĐẠO

Đây là một đạo trường lớn của đạo Lão ở Việt Nam thời xưa. Đời Hậu Lê, Trần Toàn là người làng Yên Đông, huyện Quảng
Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê (thời gian 1527-1529), ông từ quan về quê
tu hành, đắc đạo, được Thiên đình phong chức Thượng sư, lo trừ tà khử quái suốt hai vùng châu Hoan (Thanh Hóa) và
châu Ái (Nghệ An). Thượng sư đến làng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa mở đạo trường. Vua Lê Thần tông
(1619-1662) ban cho trường tên là Nội đạo trường. Lúc Thượng sư thoát xác, Vua lại truy phong là Phục ma Thượng đẳng
Phúc thần và cho lập đền thờ.

Thượng sư có ba con trai là Nhật Quang, Nguyệt Quang, và Ngọc Quang, đều tinh thông đạo pháp của Thượng sư truyền
dạy. Ba vị nổi danh lừng lẫy, đời xưng tán, gọi là Tam thánh Nội đạo. Sau khi Thượng sư về Trời, Ngọc Quang kế tục đạo
nghiệp của cha, lãnh phần điều khiển Nội đạo trường.

Triều đình đã công nhận đạo trường này. Nó có uy thế rất lớn. Chi nhánh của Nội đạo trường xuất hiện khắp nơi, nào là
làng Từ Quang (tức Từ Minh trước kia, huyện Hoằng Hóa), là làng Yên Đông (huyện Quảng Xương), đều ở tỉnh Thanh Hóa;
hoặc ở tỉnh Nghệ An, ở hạt Huệ Lai, tỉnh Hưng Yên; hay ở Nhật Tảo (tỉnh Hải Dương), ở làng Giảng Võ (gần Hà Nội)...

Về sau, Nội đạo trường thờ cả bà chúa Liễu Hạnh, đức Trần Hưng đạo, đức Phù đổng Thiên vương, thần núi Tản Viên, thần
Bạch Mã...

V. THI LÃO HỌC

Triều Lý Cao tông (1195) và triều Trần Thái tông (1247) đều mở khoa thi Tam giáo. Riêng về nội dung thi Lão giáo, Nguyễn
Đổng chi đã sưu tầm được một đề thi và một bài trả lời các câu hỏi ra trong đề đó. Nghiên cứu tài liệu này, có thể hiểu
được phần nào sự học Lão của người Việt đời trước. Sau đây là bài thi:

1. PHÁP MÔN LÀ GÌ?


Mọi pháp quy tôn, muôn đời chẳng đổi, muôn thánh ngàn thần, một môn đồng hội, ấy gọi là pháp môn vậy.

2. PHÙ THỦY LÀ GÌ?

Khí âm khí dương hỗn hợp mà thành ra thiêng, dùng nước đại bi phun cho ma sợ, ấy gọi là phù thủy vậy.

3. PHÁP MÔN LẤY AI LÀM THÁNH?

Pháp môn do Thái thượng Lão quân lập ra cho nên tôn Ngài làm Thánh.

4. PHÙ THỦY LẤY AI LÀM THẦY?

Phù thủy do Chân vũ Tiên sinh lập ra cho nên tôn Ngài làm Thầy.

5. TỨ THÁNH, TỨ GIÁC, TỨ TUNG, TỨ DUY LÀ Ý THẾ NÀO?

Thiên bồng, Thiên du, Bảo đức, Hắc sát gọi là Tứ thánh. Càn, Khôn, Tốn, Cấn gọi là Tứ giác. Thiên hoa, Địa hoa, Lão hạc,
Đồng trụ gọi là Tứ tung. Tí, Ngọ, Mão, Dậu gọi là Tứ duy.

6. TAM GIỚI, TAM THANH, TAM ĐỘNG, TAM TY LÀ THẾ NÀO?

Dục giới, sắc giới, vô sắc giới ấy là Tam giới. Ngọc thanh, Thượng thanh, Thái thanh, ấy là Tam thanh. Động chân, Động
huyền, Động vi ấy là Tam động. Lôi đình, Linh bảo, Thái huyền ấy là Tam ty.

7. ÔN, HOÀNG, DỊCH, LỆ SINH VÀO BUỔI NÀO?

Vua Hoàng Đế có bốn người con bất tài tên là, Ôn, Hoàng, Dịch, Lệ sinh vào đời Chuyên Húc.

8. TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI SINH ĐƯỢC MẤY CON?

Tốn sinh ra được bốn con là Đông, Tây, Nam, Bắc. Ly sinh được chín con từ Nhất bạch, Nhị hắc đến Bát bạch, Cửu tử. Khôn
sinh ra sáu con tức là Thái âm, Lục khí. Đoài sinh ra bảy con tức là Bắc đẩu Thất tinh. Ấy là Tốn, Ly, Khôn, Đoài có hai mươi
sáu con vậy.

9. HÀNH MÃN TAM THIÊN SỐ, THỜI ĐƯƠNG TỨ VẠN NIÊN LÀ GÌ?

Số Trời thành 1.000, số đất thành 1.000, số người thành 1.000, ấy là hành mãn tam thiên số. Từ Thái dịch đến Thái sơ là
10.000 năm, từ Thái sơ đến Thái thủy 10.000 năm, từ Thái thủy đến Thái tố 10.000 năm, từ Thái tố đến Thái cực 10.000
năm. Ấy là thời đương tứ vạn niên.

10. ĐẠO CẠO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KINH CHỈ VỀ THẦY NÀO?

Đạo chí cao không thể vượt qua được, mà rồng là dương tinh, cọp là âm tinh đều phục đạo cao. Đức chí hậu không thể
vượt qua được, mà quỷ là khí tán, thần là khí tinh đều sợ đức trọng. Ấy là Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh,
chính là chỉ sư Phổ Am vậy.

11. PHÉP BẮT TÀ TRÓI QUỶ DÙNG LINH PHÙ NÀO? ĐỌC THẦN CHÚ NÀO?

Nếu được đàn tràng cho chỉnh túc, pháp tịch cho hẳn hoi, niệm thấy tam giới mà muôn thánh đều đến, trống đánh ba hồi
mà muôn thần đều nhóm họp, trước phải gọi tướng, thứ phải sai đi. Tưởng đến thiên võng mà kín đáo ra bùa, bắt tay ấn
mà thiêng liêng chú bút, bốn chữ thánh đè năm chữ quỷ, chữ (...?) hợp với vạn linh. Dùng những bùa thiêng Bạch xà, Độc
cước, đọc những thần chú Thái thượng, Tề thiên.

12. MUỐN CHO ĐỜI NÀY, DÂN NÀY ĐỀU VÀO TRONG ĐÀI XUÂN, CÙNG BƯỚC LÊN CÕI THỌ THÌ PHẢI DÙNG THUẬT GÌ?

Nếu trước hết chính tâm thì bọn tà mị không thể rục rịch. Trước hết chính thân thì khí tà không thể xâm phạm. Tâm chính
rồi thì lấy đó ra ơn cho dân. Thân chính rồi thì lấy đó mà giúp chúng.

Qua bài làm của thí sinh đời trước, cùng với cách ra câu hỏi như thế, có thể phỏng đoán rằng trọng tâm cái học Lão giáo
đời xưa nặng về Đạo giáo (Taoist religion) hơn là Đạo học (Taoist philosophy).

VI. CẦU TIÊN

Cầu tiên là một phương tiện liên lạc, tiếp xúc (thông công) giữa cõi người hữu hình với các đấng tiên thánh trong cõi vô
hình. Người cầu tiên có thể do nhiều mục đích khác nhau: hoặc mượn thơ phú xướng họa để tiêu khiển thanh tao, hoặc xin
thuốc chữa bịnh, hoặc hỏi việc tương lai hậu vận, hoặc hỏi thiên cơ quốc sự, hoặc để học hỏi trực tiếp đạo lý với thần tiên.
Thông thường các đấng thiêng liêng tùy duyên hóa độ, cũng vì từ bi, cho nên mượn những mục đích bình thường của thế
nhân (thơ phú, xin thuốc...) để gây đức tin, rồi dẫn dắt đến chỗ học đạo thánh hiền.

Thời kỳ Việt Nam còn dưới ách thực dân Pháp, ở tỉnh Nghệ An có nhiều nơi cầu tiên, gọi là Thiện đàn. Ở miền Nam, đầu
thế kỷ XX nhiều địa danh và các đàn tiên đã gắn liền với lịch sử khai đạo Cao đài như đàn ở Miễu Nổi (Bình Lợi, Gò Vấp), ở
chùa Ngọc hoàng (Đất Hộ, tức Đa Kao), đàn Minh thiện (Thủ Dầu Một), đàn Hiệp minh (Cái Khế, Cần Thơ), đàn ở núi Thạch
Động (Hà Tiên), đàn ở chùa Quan âm (núi Dương Đông, Phú Quốc), đàn ở phố Hàng Dừa (đường Arras, Sài Gòn, nay là
Cống Quỳnh).

Qua mười chín thế kỷ, đạo Lão hầu như dần dần vắng bóng ở Việt Nam. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi đạo Cao đài ra đời,
dường như có những mối liên hệ gần gũi với đạo Lão. Đạo Cao đài thờ Ngọc hoàng Thượng đế (cũng là Cao đài Tiên ông),
Diêu trì Kim mẫu, Thái thượng Lão quân, v.v... cũng là các đấng vốn được sùng bái, tôn thờ trong đạo Lão cổ truyền. Bản
thân các tín đồ Cao đài vẫn coi mình là học trò Tiên, tu đạo Tiên. Phương tiện cơ bút là một điểm tương đồng khác giữa
đạo Lão xưa và đạo Cao đài nay. Việc dạy giáo lý qua hình thức thơ phú trong Cao đài cũng cho thấy đường nét của văn
hóa Lão-Trang. Như vậy, phải chăng sau mười chín thế kỷ, đạo Lão ở Việt Nam không hoàn toàn biến mất? Phải chăng đã
có một sự hồi phục đạo Lão xưa trong một nền tôn giáo mới là Cao đài? Trả lời thích đáng câu hỏi này cần có sự tiếp tục
nghiên cứu trong một chuyên khảo khác về Tam giáo Việt Nam, kể từ đầu thế kỷ XX trở đi.

Phụ Lục

Mấy bài thơ về Lương Tâm, Lương Tri của Vương Dương Minh.

1. Nhĩ thân các các hữu Thiên Chân,

Bất dụng cầu nhân, cánh vấn nhân.

Đãn trí Lương Tri thành chức nghiệp,

Mạc tòng cố chỉ phí tinh thần.

Thân anh ai nấy có Thiên Chân,

Khỏi phải cầu nhân, phải vấn nhân.

Hãy dựa Lương Tri, tu đức nghiệp,

Giấy cũ đọc chi, phí tinh thần.

2. Lương tri tức thị độc tri thì,

Thử tri chi ngoại cánh vô tri.

Thuỳ nhân bất thức Lương Tri tại,

Tri đắc Lương Tri khước thị thuỳ?

Lương tri thấy được lúc độc tri,

Ngoài biết ấy ra há biết gì?

Ai ai cũng có Lương Tri sẵn,

Hồ dễ mấy ai biết Lương Tri?

Cá cá nhân tâm hữu Trọng Ni,

Tự tương văn kiến khổ già mê,

Nhi kim chỉ dữ chân đầu diện,

Chỉ thị Lương Tri cánh mạc nghi.

Trong tâm ai cũng có Trọng Ni,

Kiến văn trùm lấp, mới u mê,

Nay ta đem chỉ Chân Đầu Diện,


Chính thực Lương Tri chớ khá nghi.

4. Vấn quân hà sự nhật động đồng,

Phiền não trường trung thố dụng công.

Mạc dạo Thánh Môn vô khẩu quyết.

Lương Tri lưỡng tự thị Tham Đồng.

Sao anh suốt buổi chạy Tây, Đông,

Trong vòng phiền não, uổng dụng công.

Đừng nói Thánh Môn không khẩu quyết,

Hai chữ Lương Tri chính Tham Đồng.

(Hai chữ Lương Tri trong đạo Khổng cũng có giá trị như bộ sách Tham Đồng Khế của Đạo Lão.)

5. Nhân nhân tự hữu định bàn châm,

Vạn hoá căn nguyên, bản tại Tâm.

Khước tiếu tòng tiền điên đảo kiến,

Chi chi diệp diệp ngoại đầu tầm.

Trong ta ai cũng sẵn Nam Châm,

Căn nguyên vạn hoá sẵn nơi Tâm.

Nực cười ta trước nhìn lộn ngược,

Ngoại cảnh chi li vất vả tầm.

6. Vô thanh vô xú độc tri thì,

Thử thị Kiền Khôn, vạn hữu ki.

Phao khước tự gia vô tận tạng,

Diên môn trì bát, hiệu bần nhi.

Vô thanh, vô xú lúc độc tri,

Ấy thực Kiền Khôn, vạn hữu ki.

Vứt bỏ cửa nhà kho vô tận,

Từng cửa ăn xin, thực thảm thê.

Léon Wieger, Textes Philosophiques, tr. 259-260.

Phàm vật giả thủy ư Không, Thái Cực giả Không dã. Không năng sinh Nhất, Nhất năng sinh Vạn, dĩ Vạn hoàn Nhất, Nhất
phục hoàn Không.

Không giả, vạn vật chi tổ dã. Học giả yếu kiến Chân Không, vật kiến Giả Không, Yếu kiến Linh Không, vật kiến Ngoan
Không... ― Xướng Đạo Chân Ngôn, q. 2, tr. 9.

Đơn giả thiên địa chi bản dã. Hà dĩ vi Thiên Địa vạn vật chi bản. Đơn giả, Đạo dã. Hư Vô chi thể dã. Hư Vô bất khả lập danh.
Cố thánh nhân dĩ Đạo danh chi. Hư sinh Nhất, Nhất sinh Vạn. Vạn hoàn Nhất, Nhất hoàn Hư. ― Xướng đạo Chân Ngôn, q.
3, tr. 19.
Đạo Gia vị chi Hư, Phật gia vị chi Không. Không năng vô sở bất biến, vô sở bất văn. Không vô sở cách, Không bản vô lượng,
vô biên. Cố nhân phát nhất niệm, đồng thất chi nhân bất tri, nhi vô lượng vô biên Hư Không tri chi. Nhu gia chi thận độc uý
không cố dã. ― Xướng đạo chân ngôn, q. 5, tr. 31.

Đạo tán vi Đức: Les produits divers du Principe sont les manifestations de sa Vertu. Đức vi Đạo chi kỷ dã: La chaine infinie
de ses manifestations, de la Vertu du Principe, peut s'appeler le dévidage du Principe. ― Les Pères du Système Taoiste,
Léon Wieger p. 29.

Léon Wieger, Les Pères du Système Taoiste, Xung Hư Chân Kinh, chương I.

Ce que nous appelons la Réalité n'est que la projection au néant externe de l'image de notre Essence intime. ― Pierre
Francestel, Art et Technique, p. 198.

Ngọc thư viết: Nhất, tam, ngũ, thất, cửu, Đạo chi phân nhi hữu số. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Đạo chi biến nhi hữu tượng.
Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung, Đạo chi liệt, nhi hữu vị. Thanh, bạch, xích, hoàng, hắc, Đạo chi tán nhi hữu chất. Số qui ư Vô
Số, Tượng phản ư Vô Tượng, Vị chí ư Vô Vị, Chất hoàn ư Vô Chất. Dục Đạo chi vô số, bất phân chi tắc vô số hĩ. Dục Đạo chi
vô Tượng, bất biến chi tắc vô tượng dã. Dục Đạo chi vô Vị, bất liệt chi, tắc vô Vị hĩ. Dục Đạo chi vô Chất, bất tán chi, tắc vô
Chất hĩ. Vô Số, Đạo chi nguyên dã, Vô tượng Đạo chi Bản dã, Vô Vị Đạo chi Chân dã. ― Linh Bảo Tất Pháp, tr. 12a.

Cố viết: Thánh Nhân dĩ thử tẩy tâm thoái tàng ư mật, kỳ trung Bản Hư Nguyên dữ Thái Hư hỗn nhi vi Nhất. Cố viết: Thánh
Nhân dữ Thái Hư đồng thể. ― (Xem Tính Mệnh Khuê Chỉ, nơi hình Trung Tâm Đồ, q. Nguyên Tr. 10b)

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Lợi, tr. 9b.

Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể.

Vũ Trụ này do Nhất Thể phóng phát ra, đã được chứng minh là một học thuyết dành cho các cao nhân, danh phái, còn
quần chúng thì tin và Thuyết Tạo Dựng, mà các Đạo giáo Công Truyền Âu Châu như Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo, Hồi
Giáo giảng dạy. (Xem trang 11 và 12 chương này.)

Trong tập Khảo Luận về Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể của tôi, tôi đã chứng minh rằng có nhiều hiền thánh Công
Giáo (mystiques) như John of the Cross, Teresa of Avila, và nhiều hiền thánh Do Thái giáo thuộc Mật Tông Kaballah, hay
nhiều Hiền Thánh Hồi Giáo thuộc môn phái Sufism (Bạch Y) cũng theo Thuyết Phóng Phát, Tán Phân, và chủ trương
Thượng Đế ở trong lòng sâu vạn hữu.

Đây xin trưng thêm 1 tài liệu về một học thuyết của một vị thánh hiền Hồi Giáo mới chết năm 1934: Đó là Ông Cheikh Ben
Aliona. Tài liệu này được đăng tải trong Lotus Bleu, Paris, số 39, tr. 89-106, và trong Gabriel Gobron, Histoire du
Caodaisme, tr. 92.

Nội dung như sau:

Học Thuyết của Ben Aliona như thế nào?

Aliona chủ trương: Thượng Đế duy nhất và Nhất Thể. Thế giới hữu hình, hữu hạn này chỉ là những màn che «barzakh» làm
cho chúng ta không trông thấy thế giới chân thực (Thế giới vô cùng).

Thế giới này do Thượng Đế phóng phát ra, ngược lại với Thánh Thư Hồi giáo Coran. Coran chủ trương thế giới này đã được
tạo dựng. Chủ trương thế giới này được tạo dựng dành cho quần chúng (Focara), còn cái Vi Diệu (Le Sirr= caché), thì chỉ
dành cho một số môn đệ hiểu được áo nghĩa (bathen). Thuyết Phóng Phát ăn khớp với Thuyết «Thượng Đế nội tại». Ai
hiểu được Chân Thể mình sẽ biết Thượng đế; ai thăm dò Chân Thể đó sẽ tới gần Thượng Đế). «Thuyết Thượng Đế nội tại»
cũng không loại trừ «Thuyết Thượng Đế siêu việt.»

Nguyên văn chữ Pháp:

Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n’est qu’un exemple de voiles» barzakh» nous cachant le
monde réel: l’infini), Univers émané de Dieu, à l’inverse du Coran créationiste pour la masse des Focara, croyants
ordinaires; le Sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le «Bathen» (le sens occulte), émanationisme
s’accordant avec l’immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention,
s’approche de Dieu); doctrine de l’immanence n’excluant pas la transcendance...

Quyển Histoire du Caodaisme, nơi tr. 91, khi mô tả lại đời sống của Ben Aliona, có những dòng bất hủ sau đây:
«Nhờ ở phái Soufisme (Bạch Y), ông biết được Mật giáo của Hồi Giáo, và nhờ Mật giáo đó, ông có được khuymh hướng
vươn lên tới Đại Đạo (bao quát Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, v.v...) Tất cả những mặc khải trước sau đều bổ
sung lẫn nhau, và tất cả đều cùng do một nguồn mặc khải siêu việt:»Các đấng tiên tri, dẫu là vạn người - theo một ngạn
ngữ của môn phái Soufisme - cũng chỉ là Một, cũng chỉ là những tia lửa của một thứ lửa duy nhất.

Thiên địa vị phân, Thái Cực tại thiên địa chi thuỷ; Thiên địa ký phân, Thái Cực tại Thiên địa chi trung. ― Huỳnh Nguyên Kiết,
Lạc Dục Đường ngữ lục, tr. 50.

Tiên Học, tr. 30.

Trang Tử , Nam Hoa Kinh, Tề Vật Luận.

Từ Viên Tiên sư chân kinh, tr. 39a.

Ibidem, tr. 17a.

Ảo hoá chi thân, nhục thân dã. Ảo hoá chi tâm, nhân tâm dã. Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý, câu ảo thân chi sở xuất. Hỉ, nộ,
ai, lạc, ái, ố, dục, giai Nhân Tâm chi sở xuất. Lục căn môn đầu, dạng dạng túc dĩ táng mạng. Thất tình, vọng niệm, kiện kiện
năng dĩ chí tử. Chí ư Chân Chính chi thân, Pháp Thân dã. Chân Chính chi tâm, Thiên Tâm dã. Ngũ tính nhân duyên, câu giai
thành Đạo chi chủng. Ngũ ban chí bảo, tận hệ luyện đơn chi tài. Thái chi, tu chi, khởi tử, hồi sinh, phản lão, hoàn đồng.

Đãn thử thân «Thiên Tâm», nhân đa bất thức, sở dĩ Pháp Thân mai một, ảo thân dụng sự; Thiên Tâm thoái vị, Nhân Tâm
đương quyền.

Thử Thiên Tâm bất cấu, bất tịnh, chí hư, chí linh, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông. Thị tính chi sở ký dã. ― Cung
Tùng Tiên, Tiên Học Tập Cẩm, tr. 215.

Thỉnh vấn Thái Cực chi lý.

Sư viết: Thái Cực giả ngô thân chi Thiên Tâm dã. Thích Thị viết: Viên giác, Đạo viết: Kim Đơn, Nho viết: Thái Cực.

Sở vị Vô Cực nhi Thái Cực giả, bất khả cực nhi cực chi chi vị dã. Phàm nhân thuỷ sinh chi sơ, chỉ thử nhất điểm Linh Quang.
Sở dĩ chủ tể hình hài giả, tức thử Thái Cực dã. Phụ mẫu vị sinh chi tiền, nhất phiến Thái Cực, nhi kỳ sở dĩ bất thuộc hồ hình
hài giả, nãi vi Vô Cực dã.

Dục thức Bản Lai Chân Diện Mục,

Vị sinh thân xứ, nhất luân minh.

Liêu Dương diện mục vấn đáp thiên. tr. 2b.

Lý Lạc Cầu, Tiên Học diệu tuyển, tr. 86.

Nguỵ Bá Dương, Chu Dịch Tham Đồng Khế phát huy. tr. 18a.

Nguỵ Bá Dương giải Chân Nhân là Nguyên Thần, và Giải Thâm Uyên là Thái Uyên, là Nê Hoàn Cung, là Thiên Cốc, là Thiên
Đường,v.v...

Sách viết: Chân Nhân tức Nguyên Thần dã. Thâm Uyên tức Thái Uyên dã. Dị danh chúng đa, kim thí cử nhi ngôn chi viết:

Nê Hoàn Cung, Lưu Châu Cung, Ngọc Thanh Cung, Thuý Vi Cung, Thái Vi Cung, Thái Ất Cung, Thái Huyền quan, Huyền Cung,
Huyền Môn, Huyền Thất, Huyền Cốc, Huyền Điền, Sa Môn, Đệ Nhất Quan, Đô Quan, Thiên Quan, Thiên Môn, Thiên Cốc,
Thiên Điền, Thiên Tâm, Thiên Luân, Thiên Trục, Thiên Nguyên, Thiên Trì, Thiên Căn, Thiên Đường, Thiên Cung, Kiền Cung,
Kiền Gia, Giao Cảm Cung, Ly Cung, Thần Cung, Thần Thất, Thần Quan, Thần Phòng, Thần Đô, Huyền Đô, Cố Đô, Cố Hương,
Cố Khưu, Cố Lâm, Cố Cung, Tử Phủ, Tử Kinh Thành, Tử Kim Đỉnh, Cống đỉnh, Ngọc Đỉnh, Ngọc Thất, Ngọc Kinh, Ngọc Vũ,
Dao Phong, Đệ Nhất Phong, Tối Cao Phong, Chúc Dung Phong, Côn Lôn Đỉnh, Không Động Sơn, Bồng Lai, Thượng Đảo,
Thượng Cung, Thượng Kinh, Thượng Huyền, Thượng Nguyên, Thượng Cốc, Thượng Thổ Phủ, Thượng Đan Điền. Kỳ danh
tuy chúng, kỳ thật tắc nhất dã.

Thuý Hư Thiên vân: Thiên hữu thất tinh, địa thất bảo. Nhân hữu thất khiếu quyền qui não.

Thái Cổ tập vân: Kim đơn vận đáo Nê Hoàn Huyệt, Danh tính tiên tương ký Thiên Đô, thị dã.
Cố Đế Nhất hồi nguyên chi Đạo, tố lưu bách mạch, thượng bổ Nê Hoàn. Não thực tắc Thần toàn, Thần toàn tắc hình toàn
dã.

Kim Nguỵ Công vị Chân Nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ qui trung giả, tuỳ chân tức chi vãng lai, nhiệm chân khí chi thăng
giáng. Tự chiêu chí mộ, Nguyên Thần thượng thê ư Nê Hoàn dã. Huỳng Đình Kinh vân: Tử dục bất tữ tu Côn Lôn. Tĩnh trung
ngâm vân: Ngã tu Côn Lôn đắc Chân Quyết. Phục Mệnh Thiên vân: Hội hướng ngã gia viên lý, tài bồi nhất mẫu Thiên Điền.
Hoàn nguyên Thiên vân: Ngộ Đạo hiển nhiên minh khuếch lạc, nhàn nhàn đoan toạ vận Thiên Quan.

Thử nãi chí giản chí dị chi đạo...

Chu Dịch Tham Đồng Khế phát huy, tr. 18a.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 8b.

Kim Đơn yếu quyết, tr. 1b.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 11a.

Tiên Học Từ Điển, tr. 76. ― Thượng Phẩm Kim Đơn bí quyết, tr. 2b.

Nam Hoa Kinh, XVII, Thu Thuỷ, A.

Thượng phẩm Đơn Pháp Tiết Yếu, tr. 2b.

Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 139.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Nguyên, tr. 13. Chương Thuận Nghịch Tam quan Đồ.

Tiên học Diệu Tuyển, tr. 184.

Thái Thượng viết: Ngô tòng vô lượng kiếp lai, quan tâm đắc Đạo nãi chí Hư Vô. 太 上 曰: 吾 從 無 量 劫 來 觀 心得
道, 乃 至 虛 無. ― Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 3a.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 2.

Trương Chuyết tú tài. ― Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 5.

Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 121.

Ib. tr. 139.

Nhược nhất niệm bất sinh tức thoát sinh tử. Hướng thử nhất niệm bất sinh xứ, tức kiến Bản Lai Diện Mục. ― Tiên Học diệu
tuyển, tr. 141.

. P. Léon Wieger, Textes Philosophiques, Confucianisme, Taoisme, Bouddhisme, Hien Hien 1930, tr. 333.

Tùng giang, Dương cảnh Dương Duy Nhất, Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 140.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 4b.

Đơn tự, đầu tượng Nhật, cước tượng Nguyệt. Trung Nhầt điểm vi thử Châu. Nhất hoạch vi đắc. Hán dĩ tiền vị chi Đạo, Hán
dĩ hậu, vị chi Đơn. ― Tiên Học Từ Điển, tr. 62.

Đơn giả, đơn dã. Duy Đạo vô đối, cố viết Đơn. Thiên đắc Nhất dĩ thanh, địa đắc nhất dĩ doanh, nhân đắc Nhất dĩ trường
sinh.

Kết Đơn chi đạo, Nhất nhi dĩ hĩ...Nhất vô tha...Hư nhi dĩ hĩ. ― Xướng Đạo Chân Ngôn, q. 2, tr. 11.

Tâm tức Đơn, Đơn tức Tâm. ― Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 231.

Đơn tức Đạo dã, Đạo tức Đơn dã. ― Tiên Học Diệu Tuyển, tr. 263.

Đơn giả, Thiên Địa vạn vật chi bản dã, hà vị dĩ vi Thiên Địa vạn vật chi bản, viết: Đơn giả, Đạo dã. Đạo giả, Hư Vô chi thể dã.
Hư Vô bất khả lập danh, cố thánh nhân cưỡng dĩ Đạo danh chi. Hư sinh Nhất, Nhất sinh Vạn, Vạn qui Nhất, Nhất qui Hư. ―
Xướng Đạo Chân Ngôn, q. 3, tr. 19a.

Căn bản do tòng Thái Cực tầm. ― Đại Đỗng chân kinh, tr. 4b.
Đỗng kiến Bản Lai Diện Mục, chứng triệt Nguyên Căn. ― Xướng Đạo Chân Ngôn, q. 1, tr. 2b.

Kim đơn yếu quyết, tr. 1b.

Trương Tam Phong, Đạo thuật hối tông, q. 3, tr. 101.

Xướng Đạo Chân Ngôn, q.2, tr. 8.

Nhất lạp túc trung tàng thế giới. ― Tiên học, tr. 30.

Kim giả, bất hoại chi Pháp Thân, Đơn giả, viên thành chi thực tướng. ― Tiên Học, tr. 9.

Thất phản giả, phản bản. Cửu hoàn giả, hoàn nguyên. ― Hoàn Nguyên Thiên, tr. 4a. Hậu tự.

Trương Tam Phong Đạo thuật hối tông, q. 2, tr. 59.

Trương Tam Phong Đạo thuật hối tông, q. 2, tr. 56.

Thuận kỳ cơ nhi hành nhân đạo. ― Tôn Bất Nhị nữ đơn thi chú, tr. 20.

Nghịch kỳ cơ, nhi hành Tiên Đạo. ― Ib. tr. 20.

Sinh cơ ngoại phát vi Thuận. ― Ib. tr. 20.

Sinh cơ nội liễm vi Nghịch. ― Ib. tr. 20.

Kim đơn Đại Đạo tòng hữu vi nhi nhập vô vi, tức Liễu Mệnh nhi kiêm Liễu Tính, phương thị Thần Hình câu diệu. ― Tiên học
diệu tuyển, tr. 99.

Tiên Học diệu tuyển, tr. 383.

Cố tòng thượng thánh hiền cầu Đạo, đô bất hướng ngoại trì cầu, tĩnh nhi cầu chi ư nhất tâm, vô bất cụ túc. ― Xướng Đạo
Chân Ngôn, q. 4, tr. 35.

Tôn Bất Nhị nữ đơn thi chú, tr. 13-14.

Tôn Bất Nhị nữ đơn thi chú, tr. 14.

«Nhận vi Đạo tự Hư Vô sinh vạn vật, thị thuận sinh quá trình, nội đơn tu luyện tắc phản thử. Đương phục qui Hư Vô, dữ
Đạo hợp nhất.

Đại Đơn diệu dụng pháp Kiền Khôn,

Kiền Khôn vận hề, ngũ hành phân.

Ngũ Hành thuận hề, thường Đạo hữu sinh hữu tử,

Ngũ hành nghịch hề, đơn thể thường linh, thường tồn.»

認 為 道 自 虛 無 生 萬 物, 是 順 生 過 程. 內 丹 修 鍊 則 反 此, 當復 歸 虛 無, 與 道 合 一.

大 丹 妙 用 法 乾 坤,

冢坤 運 兮 五 行 分.

眇行 順 兮, 常 道 有 生 有 死.

眇行 逆 兮, 丹 體 常 靈 常 存.

Trung Quốc Đạo Giáo, Khanh Hi Thái chủ biên, tr. 305.

Tính Mệnh Khuê Chỉ, q. Hanh, tr. 10a.

Xem Thái Thượng bảo Phiệt, q. Hiếu tr. 16.

Tính Mệnh Khuê chỉ, tr. 372.


Bát quỳnh đơn: 1. Đơn sa (Chu sa): Sulfure de Mercure - 2. Hùng hoàng: Réalgar, Sulfure d’Arsenic rouge - 3. Thư Hoàng:
Sulfure d’arsenic jaune - 4. Lưu Hoàng: Soufre - 5. Nhung diêm: Borate de Soude - 6. Vân Mẫu: Mica - 7. Tiêu Thạch:
Salpêtre - 8. Không thanh (Sulfate de Cuivre).

Cửu chuyển hoàn đơn gồm 14 vị. Ngoài tám vị của bài Bát quỳnh đơn còn có 6 vị khác là: Bạch thạch anh (quartz blanc) - 2.
Tử thạch anh (quartz violet) - 3. Thanh đại (Plombagine) - 4. Dương khởi thạch (Actiolite) - Kim nha thạch (dent de tigre) -
6. Hồ phấn (Céruse). (Xem Henri Doré, Variétés sinologiques, No 66, Chapitre II, Section B, Art. V. La pilule d’immortalité.

Tiên Học diệu Tuyển tr. 9.

Chân khí vận hành pháp - căn nguyên, Sinh lý vận hành hô hấp

Posted at tháng 12 10, 2019 | in Sức-khỏe

Sau khi đọc và tìm hiểu một số lớn sách vở về khí công, người viết nhận thấy đây là phương pháp giản dị và dễ tập nhất
phù hợp với cổ thư Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý và cũng khác với các sách dạy Khí Công thông thường là phương pháp này
dựa trên căn bản “hậu thăng, tiền giáng”. Khi hít vào, chân khí chạy từ dưới lên trên theo mạch Đốc (từ đốt xương cùng
theo xương sống chạy lên đầu) còn khi thở ra chân khí chạy theo mạch Nhâm (từ mặt chạy xuống Đan Điền ở phía trước
mặt). Nguyên lý quan trọng này ngược lại với những sách dạy Khí Công không phân biệt khí trời và chân khí nên thường là
hít vào thì phình bụng ra (thực ra không khí không thể nào đi xuống khỏi hoành cách mạc được), thở ra thì tóp bụng lại.
Người tập chỉ cần nhớ là không khí (vào phổi) và chân khí chạy ngược chiều nhau, không khí vào ra không phải cùng theo
chân khí (chân khí không ra ngoài chỉ chạy vòng quanh cơ thể). Tập sách này được viết dựa theo phương pháp của ông Lý
Thiếu Ba do nhà xuất bản Cam Túc (Trung Hoa) ấn hành năm 1979.

Ngay từ nghìn xưa, người ta đã quan tâm đến việc phòng bệnh và trị bệnh, cách sống sao cho phù hợp với thiên nhiên, và
qui luật phát triển của trời đất.Trong Hoàng Đế Nội Kinh, cuốn sách vẫn được coi là một loại kinh điển của Đông y, những
thiên viết về Nhiếp Sinh, Âm Dương, Tạng Tượng, Kinh Mạch đều có đưa ra những phương pháp dưỡng sinh. Theo cổ
nhân, khí được coi như sức mạnh tiềm tàng của trời, còn huyết là tinh hoa của đất và để khí huyết được sung thịnh, con
người phải biết cách hấp thu khí dương (của trời) và bồi dưỡng khí âm (của đất)(1). Ngoài ra, theo những điều kiện chủ
quan và hoàn cảnh của mỗi người, cổ nhân cũng khuyên nên ăn uống chừng mực, làm việc, nghỉ ngơi điều độ,tránh gió
độc, tùy theo thời tiết mà giữ gìn, trị bệnh từ khi bệnh chưa phát (tiết ẩm thực , thích lao dật, hư tà tặc phong tị chi hữu
thời, bất trị dĩ bệnh, trị vị bệnh -Tứ Thời Điều Thần Luận). Như thế, tựu trung con người cần phải chú trong đến cả hai mặt,
thích ứng với ngoại cảnh để có thể sinh tồn, và tự mình làm cho cơ thể khỏe mạnh để đề kháng với bệnh tật. Đó là những
vấn đề cần chú trọng trong đời sống hàng ngày.

Về phương diện chẩn đoán bệnh, người xưa lưu tâm đến sự liên quan giữa các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, sự ảnh
hưởng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất, giữa ngoại vật và nội tâm ngõ hầu có cái nhìn thống nhất giữa con người với vũ
trụ. Con người còn phải tuân theo những qui tắc của âm dương, hợp với những nguyên lý của trời đất, đồng thời quan tâm
đến bảy điều nên tránh, và tám điều nên theo (thất tổn, bát ích) để thuận theo bốn mùa mà điều nhiếp cơ thể. Khi đã hòa
hợp được với tự nhiên, chúng ta mới đạt được tình trạng âm dương quân bình và đầy đủ. Phép vận hành chân khí chính là
để đạt tới những mục đích đó.

Trước đây, khi đề cập đến tĩnh tọa dưỡng sinh, phần lớn các tác giả chỉ đề cập đến phép thở lấy bốn tiêu chuẩn sâu, nhẹ,
đều và dài (thâm, tế, quân, trường) để điều tức nhưng lại không phân biệt nội khí và ngoại khí. Có người lại cho rằng phép
vận hành chân khí cũng tương tự như phép vận khí trong võ thuật. Thực tế, hai bên có hai mục tiêu khác nhau và phép vận
hành chân khí của đạo gia thuần túy chú trọng đến dưỡng sinh, nghĩa là làm sao cho cơ thể khỏe mạnh và hợp thiên nhiên
chứ không nhằm mục tiêu tăng gia thể lực, vốn được dùng để chiến đấu.Theo Đông phương, chân khí là năng lượng cần
thiết để cơ thể có thể hoạt động, là động lực chủ yếu để đề kháng bệnh tật, bảo tồn sức khỏe và giúp con người sinh tồn.
Nói giản dị, chân khí sung túc thì thân thể khỏe mạnh, trái lại nếu không đầy đủ sẽ suy nhược, và khi khô kiệt thì chết.Theo
sinh lý học hiện đại, tiềm lực uẩn tàng trong cơ thể chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta biết cách điều động và vận dụng, thân
thể sẽ kiện khang và có thể sống tới 150 hay 200 tuổi. Nội Kinh, thiên Nhiếp sinh có viết: Theo đúng phép âm dương, điều
hòa theo thuật số, ăn uống chừng mực, sinh sống đúng cách, không làm việc quá độ, cho nên hình và thần đều đầy đủ,
sống đến già ngoài trăm tuổi mới chết(2).Não bộ chúng ta có từ 100 đến 150 tỉ tế bào thần kinh (neuron), nhưng chỉ có độ
10 tỉ hoạt động, còn 80-90% ở trong trạng thái đứng yên. Trên mỗi phân vuông vủa biểu bì chúng ta, cũng có chừng 2000 vi
ti huyết quản và trong tình trạng bình thường, chỉ có khoảng 5 huyết quản có máu lưu thông mà thôi. Khi hoạt động thì
cũng chỉ có chừng 200 huyết quản có máu chảy đến, 90% còn lại không hề sử dụng đến. Về phổi thì mặt tiếp xúc với không
khí của các phế nang cả thảy chừng 130 m2 nhưng chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ. Theo thời gian, những tế bào đó
teo lại và vì thế khi chỉ vận động một chút chúng ta đã thở hổn hển vì cơ thể không đủ dưỡng khí. Nếu có biết phép vận
hành

chân khí, người ta chỉ cần thở hút vài lần là năng lượng trở lại sung vượng vì đã sử dụng một số lớn tế bào để làm việc.Một
trong những nguyên nhân chính của sự lão suy là chúng ta đã bỏ phế một số lớn tiềm năng không sử dụng. Ngay từ năm
25 tuổi trở đi, cơ thể đã bắt đầu lão hóa và mỗi năm lại suy giảm một ít nhất là hệ thống huyết quản và thần kinh. Để làm
chậm lại sự tiêu hao và suy thoái,chúng ta phải tìm được phương thức phát huy các năng lực tiềm ẩn trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta là một tập hợp khoảng 75 triệu triệu (75 trillion) tế bào, kết cấu thành những cơ quan khác nhau. Việc sinh
trưởng, phát dục, suy lão, tử vong chẳng qua là hiện tượng cộng hợp của những tế bào mà thành. Muốn thân thể khỏe
mạnh thì ngay từ căn bản những tế bào trong cơ thể chúng ta phải khỏe mạnh. Theo quan niệm của Đông phương, năng
lực làm cho các đơn vị nhỏ bé đó sinh tồn và hoạt động chính là chân khí. Linh Khu Thích Tiết Chân Tà Luận có viết: Chân
khí là do thụ bẩm từ trời, cùng với cốc khí (khí do ăn uống mà sinh ra) mà làm cho cơ thể được sung mãn .(3)Ý nói sức khỏe
chúng ta bao gồm khí trời và đồ ăn được tiêu hóa để thành chất bổ nuôi cơ thể. Theo lý thuyết Đông Y, chân khí lưu hành
trong theo một lộ trình rõ rệt, đi khắp thân thể để đến tận mọi tế bào trên một mạng lưới bao gồm 12 kinh, 15 lạc và kỳ
kinh bát mạch. Thai nhi còn trong bụng mẹ không trực tiếp hấp thụ được dưỡng khí thì chân khí do người mẹ truyền theo
đường rốn, và khí tiên thiên của bào thai sẽ vận động, thúc đẩy để sinh hóa hình thành các bộ phận trong cơ thể.Tiên thiên
chân khí vận chuyển chính yếu trong hai mạch Nhâm và Đốc, được coi như hai lộ tuyến chính của con người, vận chuyển
theo một vòng tròn đi từ sau lưng đi lên, vòng qua đầu, mặt trở xuống bụng rồi quay lại ra sau lưng (hậu thăng tiền giáng).
Trong lộ trình ấy có ba điểm quan trọng mà cổ nhân gọi là Đan Điền (Thượng, Trung và Hạ Đan Điền).Sau khi ra đời, ngoại
hô hấp thay thế khí tiên thiên để đưa chân khí đến mọi nơi trong cơ thể. Chân khí tiên thiên không còn được nuôi dưỡng
sẽ mất dần mòn nhưng khí hậu thiên ngày càng mạnh do ăn uống, sinh hoạt tinh thần và vật chất. Do đó phép vận hành
chân khí là phương pháp làm gia tăng khí hậu thiên, bồi bổ khí tiên thiên và nhất là sử dụng các nguồn chân khí của con
người đạt mức tối đa để thân thể khỏe mạnh và làm chậm lại sự lão hóa.

Theo Đông y, tinh, tân, huyết, dịch (bốn thể lỏng trong con người bao gồm tinh khí, nước dãi, máu, và dịch trấp) cùng với
thần và chân khí (thể vô hình) là cơ sở của sinh mệnh. Ba dạng đó được mệnh danh là tinh, khí và thần vẫn được cổ nhân
coi là “nhân thân tam bảo”. Linh Khu Bản Tạng Thiên có viết: Khí, huyết, tinh, thần chạy quanh cơ thể để nuôi sống con
người(4).

Chính vì thế trong thuật dưỡng sinh, người xưa rất coi trọng việc làm thế nào để chủ động trong việc điều hòa ba loại là
căn bản của sinh mệnh. Tố Vấn Thượng CổThiên Chân Luận viết là con người phải biết hút khí trong lành và giữ cho thần
được vững mạnh (hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần) hay súc tích tinh khí, giữ thần cho đầy đủ (tích tinh toàn thần) để được
khỏe mạnh và sống lâu. Tinh khí thần ba loại có tính năng khác nhau nhưng lại không thể tách rời. Tinh là nơi cưtrú của
thần, có tinh là có thần, nên súc tích tinh sẽ làm cho thần thêm toàn vẹn, nếu tinh kiệt thì thần không có chỗ nương tựa.
Phần lớn chúng ta nghĩ đến tinh là tinh dịch nhưng thực tế tinh dịch chỉ là một dạng vật chất của sinh lý con người, có cơ
năng nhất định. Súc tinh không có nghĩa là giữ không để xuất tinh, mặc dầu phòng sự quá độ sẽ làm cho con người bị suy
nhược. Tuy nhiên vì tinh khí có trực tiếp liên hệ đến sức khỏe của người đàn ông nên thường thì cổ

nhân khuyên không nên dâm dục, trác táng, việc chăn gối nên điều độ. Tinh là mẹ của khí, tinh hư thì không có khí và con
người không sống nổi. Tinh thoát, khí hư, thất thần đều là một dạng của suy kiệt toàn diện để đưa đến cái chết.
Vậy tinh là gì?

Tinh bắt đầu có từ khi sinh mệnh có, nghĩa là gắn liền với khí tiên thiên, như một cái mầm trong một hạt từ đó tiến hóa để
thành một thân cây. Ý niệm đó khá mơ hồ nên tuy nhiều người đã cố gắng giải thích nhưng không mấy ai đưa ra được một
câu trả lời thích đáng.

Linh Khu Bản Thần Thiên viết: Từ khi sinh ra là có tinh, vạn vật muốn sống được đều do tinh làm đầu (5).Thần tức thần thái,
tri giác chủ động và điều khiển mọi vận động của con người. Thần làm chủ các sinh hoạt, công năng và phản ứng nội tạng
hình thành từ tiên thiên khí, được hậu thiên khí bổ sung qua ăn uống, xuống chứa vào đan điền và liên tục được bổ xung.
Thành ra chân khí bao gồm cả tinh, khí và thần là nguyên động lực khiến cho ngũ tạng, lục phủ hoạt động. Chân khí cũng
tái tục các chu trình sinh lý, nếu không tinh không tái sinh, thần sẽ suy kiệt đưa đến cái chết. Để hậu thiên chân khí được
dễ dàng biến hóa, thân thể kiện khang, việc bồi dưỡng chân khí là quan trọng hơn hết.

Do đó, ngày xưa người ta đưa ra quan niệm “luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư” chính là nhằm
mục đích kiện khang thân thể. Tuy về sau, một số đạo gia coi việc luyện tinh khí thần là một phương tiện để đạt những
cảnh giới siêu nhiên, hay trường sinh bất tử nhưng mục tiêu đó không phải là mục tiêu đích thực của phép vận hành chân
khí.

Căn nguyên của chân khí

Chân khí có hai loại: tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên chân khí do sinh mệnh mà có, do nguyên tinh (tinh nguyên thủy từ
đầu) mà thành nên còn gọi là nguyên khí. Trong đời sống con người, nguyên tinh không ngừng tiêu hao, nên luôn luôn cần
bổ sung. Hậu thiên chân khí do mũi thở hút khí trời (dương tinh), và do miệng ăn uống thực phẩm (âm tinh) theo máu
huyết lưu thông đến mọi tế bào, do

phản ứng của các hóa chất biến dưỡng liệu thành nhiệt năng, nuôi sống cơ thể. Linh Khu Thích Tiết, Chân Tà Luận có viết:

Chân khí là do thụ bẩm từ trời, cùng với cốc khí mà làm cho cơ thể được sung mãn (6). Hậu thiên chân khí bao gồm thiên
khí do mũi hút khí trời (dưỡng khí) vào phổi rồi chu lưu trong cơ thể, và địa khí (hay cốc khí) do miệng đem đồ ăn vào dạ
dày, tiêu hóa đưa chất bổ vào trong máu.

Công dụng của chân khí

Nội Kinh cho rằng chân khí (hay nguyên khí) là do tiên thiên nguyên tinh mà thành, phát nguyên từ thận, tàng trữ tại đan
điền, theo đường tam tiêu đi khắp cơ thể, thúc đẩy các hoạt động của ngũ tạng, lục phủ và các cơ quan khác trong cơ thể.
Chân khí tùy nơi mà có tên khác nhau, vì tại mỗi bộ phận có cơ năng khác nhau. Trương Cảnh Nhạc viết:

Khí ở mạch dương gọi là dương khí, khí ở mạch âm gọi là âm khí, ở dạ dày gọi là vị khí, tại tì là tì khí, ở ngoài da gọi là vệ khí
- khí bảo vệ cơ thể, bên trong nội tạng gọi là doanh khí - khí nuôi dưỡng cơ thể, tại thượng tiêu gọi là tông khí, tại trung
tiêu gọi là trung khí, tại hạ tiêu gọi là nguyên âm nguyên dương khí (7).

Khi khí ở tại các kinh mạch thì gọi là kinh khí. Ly Hợp Chân Tà Luận trong Tố Vấn có viết:Chân khí chính là khí chạy trong các
kinh mạch (8).
Như vậy chân khí có thể ở nhiều dạng khác nhau, nhiều tên khác nhau. Doanh khí chạy theo các mạch máu, nuôi lục phủ
ngũ tạng, nếu chảy ra được ngoài da ắt sẽ làm cho da dẻ tươi tốt, hồng hào. Linh Khu Tà Khách Thiên viết:

Doanh khí đi theo tân dịch đi vào các mạch để làm thành máu huyết, làm tươi nhuận tứ chi rồi lại quay về nằm trong tạng
phủ (9).Vệ khí là dương khí, chưng đốt nơi hoang mạc (phần nằm giữa tim phổi và hoành cách mạc) rồi tản vào trong các
bộ phận của cơ thể làm cho thân thể ấm áp. Khi chạy ra ngoài, vệ khí theo các bắp thịt làm cho nhiệt độ cơ thể điều hòa.
Linh Khu Bản Tạng Thiên viết: Vệ khí làm cho cơ thể ấm áp, làm cho da dẻ sung mãn, đóng mở -- theo thời tiết. Vệ khí hòa
thì da dẻ tươi tốt, mềm mại, các lỗ chân lông dày (10).

Do đó chúng ta thấy rằng vệ khí không những có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể mà còn có nhiệm vụ bảo vệ, chống lại
những xâm nhập từ bên ngoài. Theo y khoa hiện đại, vệ khí chính là chân khí chủ động các hạch nội tiết, giữ nhiệm vụ duy
trì sự quân bằng trong cơ thể.

Tông khí tích tụ trong ngực, là một tổng hợp của doanh khí và vệ khí, bao gồm kết quả của cả biến dưỡng đồ ăn lẫn hô hấp
dưỡng khí mà thành. Tông khí chỉ huy hô hấp, làm nền tảng cho thanh âm, hút thở. Vì thế người nào tông khí sung túc,
tiếng nói mạnh mẽ, vang vọng. Còn nếu tông khí yếu, tiếng nói thều thào, hơi thở dồn dập, đứt quãng. Nhiệm vụ thứ hai
của tông khí là chỉ huy tâm tạng để dẫn máu nuôi cơ thể, khí huyết vận hành đến đâu, cơ thể cảm thấy nóng hay lạnh đều
có liên quan đến tông khí.Trong suốt cuộc đời, từ khi còn là một thai nhi đến khi già chết, con người đều phải nhờ vào chân
khí để sinh sống và hoạt động. Nếu chúng ta luôn luôn giữ cho chân khí sung túc, thân thể sẽ kiện khang, tinh thần thoải
mái. Nếu chân khí tiêu hao mà không được bổ sung, con người sẽ dần dần suy kiệt và nếu hoàn toàn tiêu kiệt, sẽ chết.
Chân khí vốn vô hình, nên một cơ thể khỏe mạnh không phải do việc gầy béo bên ngoài mà chính do nội khí bên trong.
Nhiều người to béo nhưng lại dễ bị bệnh tật, hay yếu đau, kém chịu đựng trong khi nhiều người thân thể gầy nhỏ nhưng lại
dẻo dai, mạnh mẽ, bị bệnh cũng mau khỏi. Chính vì thế, việc quan sát thần khí để định sức khỏe là một điều quan trọng.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập sơ qua đến phép biện khí sắc, luận tinh thần để giúp độc giả hiểu thêm về
phương pháp chẩn đoán mà thôi.

Sự phân bố và tuần hành của chân khí

Chân khí trong cơ thể cũng không khác gì những nguyên tử trong bầu khí quyển, ở khắp mọi nơi, luôn luôn di động. Tuy
nhiên, vì chân khí là động lực vô hình nên việc đo lường rất khó khăn. Tuy nhiên, vì đó là căn bản của đời sống nên nếu cơ
quan nào không được nuôi dưỡng đầy đủ, cơ quan đó sẽ dần dần suy yếu và đưa đến phế thải.Chân khí chu lưu theo một
lộ tuyến nhất định theo nhịp hô hấp, thành một vòng tròn mà người ta mệnh danh là tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn (hay
tiểu chu thiên và đại chu thiên). Chỉ có nắm vũng đường đi và nhịp điệu của vòng chân khí chúng ta mới khỏi rơi vào những
sai lầm mà nhiều sách vở mắc phải khi cho rằng chân khí cũng đồng nghĩa với không khí nên mệnh danh dồn khí xuống đan
điền đồng nghĩa với nín hơi, dồn xuống bụng cho phình ra. Thực ra nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, không khí không thể
nào đưa xuống bụng được mà chỉ nằm trong phổi . Nếu cố gắng hút hơi, hoành cách mạc dồn xuống, không khí sẽ đi tới
được những phế nang ở phần dưới của lá phổi và đó là ưu điểm duy nhất của phép thở bụng. Thành ra phép thở mà người
ta thường mệnh danh là thâm hô hấp hay phúc tức chỉ thuần túy gia tăng cường lực của việc hút thở không khí mà thôi,
không liên quan gì đến vận hành chân khí, nếu không nói rằng đi nghịch lại với lý thuyết về chu lưu của tiểu chu thiên. Khi
thở ra, chân khí theo Nhâm Mạch chạy xuống đan điền, và khi hút vào, chân khí theo xung mạch chạy lên để thành thế tâm
thận tương giao, thủy hỏa ký tế. (lửa và nước giúp đỡ lẫn nhau, tâm và thận giao thông với nhau) là câu mà chúng ta
thường đọc thấy trong truyện kiếm hiệp. Một thời gian sau khi tập phép vận hành chân khí, hai mạch Nhâm và Đốc nối liền
với nhau (đả thông Nhâm Đốc nhị mạch), khi hút vào khí sẽ theo đốc mạch chạy từ hậu môn dẫn lên lưng, cổ và đầu.

Theo Đông phương, mạch đằng trước cơ thể chúng ta là mạch Nhâm là mạch chủ yếu cho các kinh âm, chạy từ môi trên
xuống ngực, bụng cho tới hậu môn. Mạch sau lưng là mạch Đốc, đi từ hậu môn chạy theo xương sống qua cổ, lên trên đầu,
đi vòng xuống trán, mũi và ngừng lại ở môi trên. Mạch Đốc là mạch chủ các kinh dương. Theo đạo gia, hai kinh Nhâm Đốc
là hai nửa vòng tròn có hai điểm tiếp giáp tại hai đầu. Thành ra khi luyện khí, người ta phải nối lại cho hai chỗ đứt đó có thể
giao tiếp với nhau. Trên đầu người ta ngậm miệng, dùng lưỡi đưa lên hàm ếch gọi là Thượng Thước Kiều (cầu chim quạ,
theo tích Ngưu Lang-Chức Nữ) và ở dưới huyệt hội âm nơi hậu môn, người ta nhíu lại khi hút vào để nối Hạ Thước Kiều. Đó
là nguyên do tại sao khi tập khí công người ta thường đòi hỏi phải

nâng lưỡi lên hàm ếch và nhíu hậu môn.Sau khi đã quen với vòng tiểu chu thiên, thường thì người ta tiến thêm một bước
để vận chân khí chạy theo vòng đại chu thiên. Khi thở ra, chân khí từ đầu chạy xuống đan điền đồng thời từ ngực cũng
chảy vào ba mạch âm ở tay (thủ tam âm kinh). Khi thở ra, chân khí cũng từ mạch Nhâm chảy xuống ba mạch dương ở chân
(túc tam dương kinh). khi hút vào, chân khí chạy từ bụng lên đầu theo mạch Đốc, đồng thời từ ba kinh dương ở tay (thủ
tam dương kinh) chân khí chảy vào đầu. Trong khi đó, chân khí theo ba kinh âm ở chân (túc tam âm kinh) từ chân chảy lên
bụng. Vòng lớn này người ta gọi là đại chu thiên.

Thời gian và Vận hành

Chân khí vận chuyển không lúc nào ngừng nghỉ trong thân thể chúng ta, từ ngũ tạng lục phủ ra khắp tứ chi, xương cốt. Tuy
nhiên, lưu chuyển của chân khí cũng có tiết điệu theo sự tuần hoàn của trời đất, ngày đêm, mỗi giờ (giờ Trung Hoa, bằng
hai giờ của phương Tây) có một khu vực mạnh hơn những khu vực khác theo thứ tự sau đây:

Dần: bắt đầu từ Thủ thái âm Phế kinh

Mão: chảy vào Thủ Dương Minh Đại trường kinh

Thìn : chảy vào Túc dương minh Vị kinh

Tỵ: chảy vào Túc Thái âm Tì kinh

Ngọ: chảy vào Thủ thiếu âm Tâm kinh

Mùi: chảy vào Thủ Thái Dương Tiểu trường kinh

Thân: chảy vào Túc thái dương Bàng quang kinh

Dậu: chảy vào Túc thiếu âm Thận kinh

Tuất: chảy vào Thủ quyết âm Bao tâm kinh

Hợi: chảy vào Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh

Tí: chảy vào Túc thiếu dương Đảm kinh

Sửu: chảy vào Túc quyết âm Can kinh

Trở lại giờ Dần, Phế kinh lại bắt đầu và cứ thế tuần hoàn một ngày mới. Sự vận hành của chân khí và vũ trụ có liên quan
mật thiết từng giây từng phút, không sai lạc. Vì thế chỉ khi nào sống thuận theo lẽ tự nhiên, chúng ta mới có thể mạnh
khỏe và hạnh phúc. Quan niệm “túc hưng, dạ mị” (ngày thức đêm ngủ) tuy giản dị như thế nhưng rất nhiều người trong
chúng ta không theo được, hoặc vì công ăn việc làm khiến chúng ta phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt, hoặc vì thói quen nên
nhiều người thích thức khuya và ngủ bù vào ban ngày. Dù chưa có những hậu quả trực tiếp, trong trường kỳ sinh hoạt trái
tự nhiên đó sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng.Chỉ có sống hợp với thiên nhiên, khí âm dương trong cơ thể chúng ta
mới được tái phục hồi, bổ xung đúng mức. Ngày thuộc dương nên việc thức giấc, sinh hoạt là chính yếu. Đêm thuộc âm
nên nghỉ ngơi, an dưỡng để bồi bổ những mất mát ban ngày. Nếu không theo được qui luật ấy, chúng ta phải biết khai
thác những giờ phút ngắn ngủi để điều tức, vận chân khí ngõ hầu khôi phục được phần nào sức khỏe.

Theo chu trình lưu chuyển chân khí, nhiều y gia có thể chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn như chứng “kê minh tả”, cứ sáng sớm
là phải dậy đi bài tiết, là một chứng bệnh thuộc thận khí bất túc nên mệnh môn hỏa suy, không thể chưng đốt các đồ ăn.
Nhưng tại sao lại bài tiết vào buổi sớm? Vì phế là mẫu tạng của thận (phế thuộc kim, thận thuộc thủy, theo lý ngũ hành kim
sinh thủy), thận thương tổn lâu năm phế bị ảnh hưởng. Theo nguyên tắc vận hành của chân khí, thời gian từ 3-5 giờ sáng là
giờ dần, mão từ 5-7 giờ. Dần thuộc phổi, mão thuộc ruột già nên những giờ phú đó hai cơ quan phổi và ruột hoạt động
mạnh vì phế và đại trường một biểu, một lý. Học thuyết về kinh lạc là căn bản của Đông Y, là một hệ thống mà người ta
cho rằng đường đi của chân khí chẳng khác gì hệ thống xa lộ trên nước Mỹ này. KINH là các đường chính, LẠC là phân chi
liên hệ giữa các kinh với nhau. Dưới nữa là các đường nhỏ hơn gọi là TÔN LẠC, là một mạng lưới hết sức chặt chẽ trên toàn
cơ thể, chuyển chân khí cho từng cơ quan, tùy nhiệm vụ. Vì thế kinh lạc chính là hệ thống liên lạc, vừa giao thông, vừa
truyền đạt lẫn nhau của chân khí.Nghiên cứu về kinh lạc là đề tài phức tạp nhất và cũng quan trọng nhất trong Đông y, và
đây cũng chính là sở đắc độc đáo mà hệ thống y khoa Trung Hoa đã hình thành được. Trong hơn một nửa thế kỷ nay,
nhiều học giả, khoa học gia đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu để cốt đưa ra những trả lời thỏa đáng cho vấn đề này nhưng
kết quả cũng chưa được mỹ mãn. Có người cho rằng đó chỉ là hệ thần kinh ở cấp cao, lẫn vào với huyết quản. Thế nhưng
không ai đã giải đáp được các tác dụng trọng yếu của hệ thống kinh mạch mà chỉ có những hành giả (người thực tập vận
hành chân khí) mới có thể ý thức được về đường đi và cơ năng mà người ngoài cảm thấy là mơ hồ hay khó hiểu. Những
kết quả đó lại khó có thể đo lường bằng máy móc (hoặc chưa đo lường được) nên lại càng khó kiểm chứng.

Cơ cấu

Kinh lạc theo Nội Kinh là một tập hợp các đường lớn nhỏ đóng một trong những vai trò chủ yếu của cơ thể. Trong con
người chúng ta có nhiều hệ thống khác nhau, mỗi hệ thống có những tổ chức riêng rẽ nhưng tất cả đều liên quan mật thiết
lẫn nhau chẳng hạn như hệ thống bắp thịt, hệ thống gân cốt, huyết quản … Các cơ quan sở dĩ vận hành một cách nhịp
nhàng chính là do sự vận chuyển không ngừng của các đường chân khí, vừa bồi dưỡng, vừa chỉ huy, vừa liên hệ với nhau.
Trên mỗi đường chân khí có những điểm hội tụ, nhưng những điểm đó lại không giống nhau về cường độ, về nhiệm vụ gọi
là huyệt đạo. Vì thế tùy từng huyệt, người ta phải dùng nhiều cách để hỗ trợ hay khai thông, có khi phải dùng kim, có khi
dùng ngải cứu, hay xoa bóp để khôi phục hoạt động của những đường kinh này. Mỗi cơ quan, mỗi bộ phận khi được châm
hay kích thích lại có những phản ứng, và cơ thể cũng phát sinh những hiện tượng khác nhau như sưng, ngứa, đau … tùy
trường hợp. Thường thường, khi nào châm sai chỗ, châm nhằm gân thì bắp thịt sưng lên, nếu nhằm hệ thần kinh thì hay bị
ngứa, còn nếu thấy đau thì là trúng nhằm những hệ giao cảm.

Danh xưng

Kinh là tên gọi của 12 đường trực hành, lên hệ trực tiếp đến tạng phủ.

Thủ thái âm PHẾ kinh, thủ quyết âm TÂM BAO kinh và thủ thiếu âm TÂM kinh là ba đường kinh ÂM nằm ở bên trong cánh
tay, gọi là THỦ TAM ÂM thuộc lý (bên trong) dẫn chân khí từ ngực chạy vào tay.

Thủ dương minh ĐẠI TRƯỜNG kinh, thủ thiếu dương TAM TIÊU kinh, và thủ thái dương TIỂU TRƯỜNG kinh nằm ở mặt
ngoài cánh tay gọi là THỦ TAM DƯƠNG, thuộc biểu (bên ngoài) từ tay chạy lên đầu.

Túc dương minh VỊ kinh, túc thiếu dương ĐẢM kinh, túc thái dương BÀNG QUANG kinh ở bên ngoài và đằng sau đùi, gọi là
TÚC TAM DƯƠNG, thuộc biểu chạy từ đầu xuống chân.

Túc thái âm TÌ kinh, túc quyết âm CAN kinh, túc thiếu âm THẬN kinh nằm ở mặt trong đùi, gọi là TÚC TAM ÂM, thuộc lý từ
chân chạy lên bụng.

Đó là mười hai đường kinh lớn nên gọi là chính kinh.Ngoài ra còn tám đường kỳ kinh gọi là bát mạch, là nơi mười hai
đường chính kinh đổ chân khí vào. Tám đường mạch này là ĐỐC, NHÂM, XUNG, ĐỚI, ÂM DUY, DƯƠNG DUY, ÂM KIỀU,
DƯƠNG KIỀU. Nếu 12 chính kinh ví như sông ngòi, thì tám mạch mày ví như đầm ao. Chân khí trong chính kinh thịnh hay
suy cũng do tám mạch đó có điều hòa hay không. Sự quân bình chân khí trong cơ thể là do tám mạch này, và hai mạch
nhâm đốc là quan trọng hơn cả.

Nhâm mạch thuộc âm, cai quản các kinh âm, nằm ở trước ngực và bụng. Đốc mạch thuộc dương, cai quản các kinh dương
nằm ở sau lưng. Khi tập luyện vận hành chân khí, khi đã đẫn được chân khí lưu thông trong hai mạch này - mà sách vở và
các tiểu thuyết kiếm hiệp vẫn thường đề cập đến gọi là đả thông nhâm đốc nhị mạch - thì lần lược các kinh mạch còn lại
cũng từ từ được thông suốt. Như trên đã đề cập, trên hệ thống kinh mạch còn những điểm chủ yếu gọi là huyệt.

Lạc có mười lăm đường, chạy lẫn trong các kinh âm và dương, là các hệ nối lẫn 12 kinh với nhau. Những lạc nhỏ gọi là tôn
lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Sau đây là khái lược về vị trí và đường đi của mỗi kinh:Thủ thái âm phế kinh bắt đầu ở
trung tiêu, đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay và chấm dứt ở đầu ngón tay cái.Thủ dương minh
đại trường kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một nhánh xuống ruột già, một nhánh
lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.

Túc dương minh vị kinh bắt đầu từ cạnh mũi, một đằng chạy lên đầu, một đằng chạy xuống ngực, bụng, đùi chân rồi chấm
dứt ở ngón chân cái.

Túc thái âm tì kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một nhánh chạy lên vai, qua cổ tới lưỡi. Nhánh
thứ hai chạy từ dạ dày lên qua hoành cách mạc và chấm dứt ở tim.

Thủ thiếu âm tâm kinh bắt đầu từ tim chia ra ba nhánh, một nhánh qua hoành cách mạc xuống ruột non, một nhánh theo
thực quản lên mắt, và một nhánh đi qua phổi, sang tay tới ngón tay út.

Thủ thái dương tiểu trường kinh bắt đầu từ ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại truy chi
thành hai nhánh, một nhánh đi xuống ruột non, một nhánh chạy lên mặt đi vào tai.

Túc thái dương bàng quang kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống chia
thành hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.

Túc thiếu âm thận kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân rồi lên đùi chia thành hai nhánh một nhánh
chạy lên phổi, một nhánh chạy lên lưỡi.

Thủ quyết âm bao tâm kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy ra cánh tay tới ngón tay giữa.

Thủ thiếu dương tam tiêu kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh một nhánh nối
liền tam tiêu, một nhánh chạy lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.

Túc thiếu dương đảm kinh bắt đầu từ mang tai chạy vòng vèo trên mặt đi xuống qua bụng tới chân và ngừng lại ở ngón
chân út.
Túc quyết âm can kinh bắt đầu từ ngón chân cái chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng. Một nhánh chạy
lên cổ đến mắt, vòng qua đầu để gặp đốc mạch .

Tám mạch (bát mạch) bao gồm:

Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng
xuống tới nhân trung.

Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.

Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến mười hai chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh
dục chia làm ba nhánh một nhánh chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống và một nhánh xuống tới bàn chân.

Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và dương.

Âm kiều mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.

Dương kiều mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại ở sau ót.

Âm duy mạch từ bắp chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.

Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.

Công dụng

Phép vận hành chân khí phải theo một trình tự nhất định để đưa chân khí đến khắp các kinh mạch, tạng phủ, đem sinh lực
cho mọi cơ quan trong cơ thể. Sinh lực đầy đủ tự nhiên thân thể sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau. Linh Khu Kinh Mạch Thiên viết:

Kinh mạch quyết định việc sống chết, liên quan đến mọi loại bệnh tật, làm thành các chứng thực và hư, không thể không
thông (11).

Lý Đình trong Y Học Nhập Môn cũng viết:

Nghề thuốc mà không biết kinh mạch thì chẳng khác gì đi đêm mà không đèn đuốc (12).Các y gia Trung Hoa từ xưa đến
nay, dù trong việc chẩn đoán bệnh, bào chế dược phẩm, xoa bóp, châm cứu … đều phải dựa vào lý thuyết về kinh lạc để
suy luận và lý giải. Có thể nói rằng lý thuyết về kinh lạc là cơ sở chính yếu của Trung Y và vận hành chân khí chính là hình
thức thực nghiệm học thuyết này. Chân khí là điện năng còn kinh lạc là những đường dây dẫn điện đến từng nhà, hai bên
liên hệ mật thiết với nhau. Nếu chúng ta không am tường kinh lạc, việc điều vận chân khí trở nên mơ hồ và do đó kết quả
cũng không rõ ràng.
Chân khí tuy không phải nhờ động lực của hô hấp nhưng lại có liên quan rất tiết điệu với việc hút thở khí trời. Hành giả tập
phép vận hành chân khí phải sử dụng hô hấp như một lực dẫn để theo dõi và thúc đẩy chân khí lưu chuyển, giữ cho cơ thể
được nhịp nhàng. Điều chỉnh hô hấp cũng còn là một phương tiện để thư dãn và làm chủ cơ thể ngõ hầu theo dõi và tập
trung được sức mạnh tinh thần.Khi đề cập đến phép thở, nhiều sách vở về khí công và yoga đã đưa ra những phép thở
khác nhau, mỗi phép có công hiệu riêng, có mục đích riêng. Tuy nhiên vì có quá nhiều cách, lắm khi lại trái tự nhiên, khiến
nhiều người hoang mang và e ngại, nhất là lại thêm một câu cảnh cáo nếu không có minh sư chỉ dạy có thể tẩu hỏa nhập
ma. Thực ra, những người thường như chúng ta chỉ coi việc vận hành chân khí như một phương pháp thể dục nhẹ, nếu
không mong đạt đến moạt cảnh giới siêu phàm mà chỉ cầu khỏe mạnh thì phép thở cũng thật giản dị dễ dàng.

Sinh lý vận hành hô hấp

Hô hấp là sự co dãn của lồng ngực, lên xuống của hoành cách mạc làm cho phổi nở ra co vào đem khí trời vào nuôi dưỡng
các tế bào trong cơ thể. Hô hấp là một hoạt động không thể thiếu của con người. Người bình thường chúng ta mỗi phút
thở ra hút vào trung bình 18 lần. Có hai loại hô hấp: nội hô hấp và ngoại hô hấp.

Nội hô hấp là hoạt động của chân khí, là sự tiếp thu dưỡng khí, các chất bổ đưa đến từng tế bào và biến chuyển các dạng
năng lượng. Thai nhi còn trong bụng mẹ không thể tự mình thở hút khí trời hay ăn uống nên mọi chất cần thiết đều do
người mẹ truyền cho qua cuống rốn và lá nhau (thai bàn). Tiến trình biến chuyển và hấp thu đó cổ nhân gọi là “thai tức”
(lối thở của bào thai) là hình thức rõ rệt nhất của nội hô hấp.

Khi luyện phép vận hành chân khí, cứu cánh đạt đến là làm sao cho việc ngoại hô hấp (thở bằng mũi) trở nên hết sức nhẹ
nhàng, như có như không, tưởng như ngoại hô hấp đã ngưng lại chỉ để nội hô hấp làm việc. Khi đó hành giả cảm thấy đan
diền đóng mở, hơi ấm chảy vào hai mạch nhâm đốc, toàn thân ấm áp như gió xuân thổi đến làm cho trăm hoa đua nở.
Trình độ đó cũng không khác gì thai nhi còn trong bụng mẹ, chỉ thuần nhờ vào nội hô hấp, tâm hồn thư thái, yên tĩnh nên
còn gọi là “thai tức pháp”.

Ngoại hô hấp là phép thở mà chúng ta dùng để hút thở khí trời hàng ngày chỉ xuất hiện sau khi ra khỏi bụng mẹ. Người tập
chân khí làm thế nào để hai tiến trình ngoại hô hấp và nội hô hấp ăn khớp với nhau, tiết điệu để việc dẫn chân khí đến

các cơ quan được đều đặn, làm đúng với cơ năng, và toàn diện. Nội Kinh Tạng Tượng Thiên viết : Phổi là cơ quan dùng để
truyền dẫn tiết điệu của cơ thể (13).

Ảnh hưởng của sự vận động chân khí và hô hấp

Hô hấp là một vận động tự nhiên có tính chất máy móc. Khi hút vào, ngực nở ra, hoành cách mạc đè xuống, bụng thóp vào
tạo áp lực đè xuống bụng dưới. Sự thu dãn của ngực và bụng làm cho chân khí khởi động. Túc tam âm kinh theo sự hút
không khí vào dẫn chân khí từ dưới đi lên. Thận kinh chân khí, khi chúng ta hút vào, di theo túc thiếu âm kinh chạy lên
bụng, vào đan điền nhập với xung mạch, theo rốn chạy lên ngực, chảy vào tâm bao kinh giao với tâm khí. Hiện tượng này
sách vở gọi là "thận thủy thượng triều dĩ tế tâm hỏa" (nước từ thận chảy ngược lên dập tắt lửa của tim). Cũng khi đó, can
kinh chân khí chạy lên chảy vào phế kinh, tì kinh chân khí chảy ngược lên tâm kinh nên được gọi là “can tì chi khí nghi
thăng” (khí tì khí can chạy lên). Trong khi hút vào, chân khí từ thủ tam dương kinh chạy lên đầu, mặt, tiếp với khí từ túc
tam dương nên cũng gọi là “tam dương vinh ư diện ” (khí tam dương làm cho mặt được tươi tốt).

Khi thở ra, lồng ngực hóp vào, hoành cách mạc nâng lên, ngực thu nhỏ nhưng bụng to ra, chân khí trong lồng ngực bị áp
lực theo nhâm mạch chạy xuống đan điền nên được gọi là “tâm thận tương giao dĩ bổ mệnh hỏa”. Đây là một phần rất
quan trọng trong phép vận hành chân khí. Cũng khi đó, chân khí theo thủ tam âm kinh chạy từ ngực xuống các đầu ngón
tay, nối tiếp với thủ tam dương kinh, chân khí từ túc tam dương kinh từ đầu chạy xuống chân, tiếp với túc tam âm kinh.
Chu trình này gọi là đại tuần hoàn của kinh khí.

Tập luyện vận hành chân khí khi đã đả thông được đốc mạch, lúc thở ra chân khí theo nhâm mạch chạy xuống đan điền,
khi hút vào chân khí theo đốc mạch chạy lên huyệt bách hội, gọi là tiểu tuần hoàn. Chung qui, vận hành chân khí không
ngoài mục tiêu đả thông hai mạch nhâm đốc. Tuy nhiên, chính vì hô hấp là động lực vận chuyển chân khí nên tập luyện
chân khí chính là để điều chỉnh và dẫn chân khí chạy đến các đầu ngón tay. Dẫu hô hấp là một hiện tượng tự nhiên của con
người, nhưng sau khi sinh ra, sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho chúng ta mất đi cái bản tính nguyên thủy, làm sai lạc các
hoạt động tiên thiên, mất tiết điệu sẵn có, làm cho chân khí không còn đầy đủ, kinh lạc không còn thông suốt, chưa già đã
suy, trong người mang vô số bệnh tật. Phương pháp điều tức chính là cách hay nhất để bồi bổ lại chân khí đã hao hụt, đả
thông các kinh mạch bị tắc nghẽn, khôi phục các cơ năng tiên thiên.

Điều chỉnh và bồi dưỡng chân khí chủ yếu là làm sao đưa được khí trở về đan điền. Mỗi khi thở ra, chúng ta phải điều động
chân khí chạy theo nhâm mạch quay trở về đan điền là để cho khí đi đúng hướng. Vấn đề điều tức vì thế quan trọng nhất
là khi thở ra, và mỗi lần thở ra chân khí lại vào đan điền thêm một chút. Thở ra cũng là cách để tống không khí đã dơ trong
phổi ra ngoài để chuẩn bị thay bằng khí mới, cho nên điều tức cũng là vận chuyển chân khí. Cũng nên nói thêm, nhiều
người chủ trương thở sâu (thâm hô hấp), cho là muốn cho khí trầm đan điền cần cố gắng hút vào thật nhiều, giữ hơi cho
thật lâu. Thực tế như thế là đi ngược với cơ năng sinh lý bình thường của con người, và cũng mang ảo tưởng chân khí
chính là không khí. Khi hút vào, không khí chỉ vào đến lồng ngực chứ không chạy xuống được dưới bụng, nếu bụng phình ra
là vì hoành cách mạc bị ép xuống. Những ai tập theo phương pháp này sẽ bị hiện tượng gọi là trệ khí. Áp lực càng mạnh thì
phản áp lực càng nhiều, đến một lúc nào đó, chân khí sẽ thượng xung gây ra hoa mắt, nhức đầu và có thể gây ra bệnh cao
áp huyết. Phương pháp nhịn hơi chỉ có tác dụng vào các bắp thịt bụng và ngực, nhưng không có ảnh hưởng gì đến việc
điều dẫn chân khí, và chắc chắn không thể nào đả thông được hai mạch nhâm đốc.

Có thể nói trong phương pháp tập luyện chân khí, tất cả các dưỡng sinh gia đều quan tâm đến một bộ phận có tên là đan
điền. Đây là một vị trí thần bí không những người tập võ hết sức coi trọng mà cả đến người tập nói, tập hát cũng phải giữ
cho đan điền được sung mãn ngõ hầu không mệt, không đứt hơi.

Tuy nhiên, quan niệm về huyệt này không đồng nhất, mỗi môn phái một khác. Nhiều người còn giữ bí mật, không truyền ra
ngoài. Cho đến nay người ta cho rằng đan điền không phải là một huyệt mà là ba khu vực trọng yếu trên cơ thể, gồm
thượng đan điền ở trên đầu, trung đan điền ở ngực và hạ đan điền ở bụng dưới. Thượng đan điền là vị trí quan yếu nhất
không những đối với sinh mệnh mà đối với người luyện tiên đan và vi trí của nó ngày nay nhiều học giả xác định là tại não
thất thứ ba, chiếu điểm của hai huyệt bách hội (từ đỉnh đầu đâm xuống) và mi tâm (từ giữa hai lông mày đâm vào). Có lẽ vì
thế mà các tôn giáo đều coi là những bậc tiên thánh có vòng hào quang tại trên đầu, lấy tâm điểm là thượng đan điền.
Trung đan điền nằm tại tâm oa, nhưng cũng có thuyết nói là ở gần rốn. Hạ đan điền ở dưới rốn chừng ba phân (tuy nhiên
khoảng cách này mỗi nơi nói một khác, có chỗ viết là 1 tấc rưỡi, có chỗ lại nói ở ngay huyệt hội âm). Những vị trí của đan
điền có nhiều điểm tương đồng với những luân xa (chakras) mà những người tập yoga thường dùng để tập trung tư tưởng,
thượng đan điền tương ứng với ajna, trung đan điền tương ứng với anahata còn hạ đan điền có lẽ là muladhara. Một cách
tổng quát, ba vị trí này là ba vị trí quan yếu của cơ thể, là những nơi chân khí hội tụ và lưu động.

Theo Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển thì đan điền là “tinh thất của con trai, bào cung của con gái, là nơi tu luyện nội đan, ở
dưới rốn ba tấc”. Theo định nghĩa thông thường nhất, đan điền ngay giữa bụng dưới, khoảng ba tấc dưới rốn. Theo
nguyên nghĩa, điền là ruộng, đan là viên thuốc, là tinh chất của dược liệu, có công dụng cường thần trị bệnh. Chân khí lưu
chuyển trong thân thể chúng ta làm cho khỏe mạnh, gia tăng tuổi thọ nên được gọi là đan. Đan diền là nơi tập trung chân
khí nên đặt tên như vậy. Đan điền là nguyên động lực của đời sống, là một bộ vị cực kỳ trọng yếu, là khởi điểm của nhâm,
đốc và xung mạch, nơi hội tụ của mọi kinh mạch trong con người. Người ta tin rằng đan điền cũng như một cánh cửa, mở
ra khi có khí, đóng lại khi không có khí, đóng vai trò của một biển cả để tích tụ chân khí nên còn gọi là biển khí (khí hải
nhưng không phải là huyệt khí hải cũng gần nơi đó). Về phương diện sinh lý, đan điền là nơi tàng tinh của nam giới, nơi thụ
thai của nữ giới, nhờ đó mà sinh trưởng, phát dục nên còn gọi là sinh môn hay mệnh môn. Sau khi đan điền sung mãn chân
khí, nên từ eo trở lên trở nên có sức lực, Nạn Kinh gọi sức này là thận gian động khí. Trong phép vận hành chân khí, khi thở
ra, chân khí chạy xuống đan điền, nên giai đoạn này phải tập trung ý chí vào đan điền (ý thủ đan điền) và chờ cơ hội tiến
thêm bước kế tiếp là đưa chân khí khai thông mạch đốc (tích khí xung quan). Đây là giai đoạn chủ yếu trong việc tăng
cường và bảo vệ sức khỏe.

Động và tĩnh là hai mặt trái ngược nhau, nhưng chung qui cũng chỉ là một. Động nói về tính tuyệt đối, còn tĩnh là tính
tương đối. Có động tất nhiên có tĩnh, còn có tĩnh dĩ nhiên sẽ có động.

Trong hoạt động sinh lý của con người cũng không thoát khỏi qui luật, tĩnh cực sinh động, động cực lại quay về tĩnh, tĩnh là
cơ sở của động, động là lực lượng của tĩnh. Vận hành chân khí là lợi dụng một cách hữu hiệu quan hệ động tĩnh, dùng chân
khí để tăng cường sức đề kháng ngõ hầu cơ thể thêm khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Việc vận hành chân khí cũng có hai phương pháp: tĩnh công và động công. Tĩnh công là một mặt giữ cho thân thể bất động,
mặt khác điều tức để thúc đẩy chân khí vận chuyển ngõ hầu đạt tới mục đích đả thông kinh kỳ bát mạch. Động công thì
phải vận chuyển thân thể theo những tư thức khác nhau, phối hợp tư thức để dẫn tinh thần, bài trừ tạp niệm, làm cho đầu
óc trở nên tĩnh lãng. Nói như thế, cả hai hình thức động và tĩnh công đều chỉ nhằm đạt tới tình trạng an tĩnh của tâm hồn
và dẫn chân khí theo một đường đi nhất định nhằm mục đích khỏe mạnh.

Nhận thức về tĩnh

Mục đích tối hậu của tĩnh là gì? Cảnh giới đích thực của tĩnh ra sao? Cũng một vấn đề nhưng mỗi người giải thích một
khác.Những nhà dưỡng sinh khi bàn đến tĩnh bao giờ cũng đòi hỏi tình trạng an tĩnh, không suy nghĩ gì hết (gọi là nhập
định hay nhập tĩnh). Tuy nhiên nhiều người tuy cố gắng nhưng vẫn không đạt được tình trạng tĩnh, trái lại đầu óc vẫn suy
nghĩ vẩn vơ, không tìm ra được manh mối giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy tình trạng tĩnh tuyệt đối không thể có mà
chúng ta chỉ có thể đạt được tình trạng tĩnh tương đối mà thôi. Thành thử, tĩnh đối với người tập chân khí vận hành chỉ có
nghĩa là thân thể an nhiên, tập trung tinh thần vào việc điều chỉnh hô hấp, thúc đẩy chân khí đả thông hai mạch nhâm, đốc
rồi sau cùng đả thông toàn thể các kinh lạc.Trong tiến trình đạt đến cảnh giới này, thân thể chúng ta trải qua nhiều trạng
thái khác nhau. Trong Bản Thảo cương mục, Lý Thời Trân có viết: Cảnh tượng khi đi tìm đạo, chỉ những người soi chiếu nội
tâm mới thấy được (ý nói phải tập mới biết)(14).

Khi việc luyện công đạt thành, chân khí trong kinh mạch vận hành không ngừng, những gì hành giả cảm thấy phong phú
vượt ra ngoài sự tưởng tượng mà người không tập không thể biết được.

Thành ra khi đó, tuy bề ngoài tĩnh nhưng bên trong chân khí lưu chuyển, hết sức tích cực, cho nên cái tĩnh đó chỉ là tĩnh
tương đối và biểu kiến mà thôi.

Tĩnh cực sinh động

Khi đạt tới giai đoạn mà hành giả có thể điều động hệ thần kinh cao cấp để kiểm soát và điều động toàn thể cơ thể, loại trừ
được những kích thích của ngoại giới, chỉ tập trung vào sự vận hành chân khí để dẫn chân khí đến bất cứ nơi nào theo ý
muốn, nội gia gọi là “nội quan” hay “tinh thần nội thủ”. Đầu tiên, để tập trung tư tưởng, những người luyện công thường
theo một trong hai phương pháp, quán tưởng pháp là chú ý sự suy nghĩ vào một cảnh giới, hay ý niệm nào đó, và sổ tức
pháp, là cách đếm hơi thở để khỏi rơi vào tạp niệm. Những người tu đạo có khi theo phương pháp loại trừ mọi suy nghĩ,
gọi là chỉ quán pháp (ngưng các suy nghĩ).
Tuy dùng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là làm sao không bị chia trí, chỉ tập trung vào việc dẫn chân khí đi tới
những nơi mà hành giả muốn. Chân khí và khả năng chế ngự có quan hệ hỗ tương, chân khí càng nhiều thì sự tập trung tư
tưởng càng mạnh, và khi chân khí đầy đủ thì tinh thần cũng thêm an tĩnh, trấn định. Đó chính là tĩnh cực sinh động. Có
người dùng câu sấm vang trong núi cũng không sợ (lôi kích sơn nhi bất cụ) để hình dung trạng thái đó.

Khi đã nhập tĩnh, chân khí vận hành không ngừng, lưu chuyển thiên biến vạn hóa, thân thể ấm áp như gió xuân, trong lòng
thoải mái, cái cảm giác mà cổ nhân gọi là lòng tự tại với trăng gió vô biên. Tĩnh hay định đó là trạng thái sung mãn chân khí,
tự nhiên không phải là công phu tu tập của con người có niềm tin tôn giáo, mà là sự phát triển của cơ thể. Đó chính là tĩnh
động tương kiêm.

Việc điều chỉnh chân khí và bồi dưỡng chân khí đến đả thông mọi kinh lạc cũng giống như dẫn nước tới các cánh đồng
đang nắng hạn, làm cho những tiềm năng còn chìm đắm có dịp phát huy toàn bộ năng lực của cơ thể. Khi các cơ năng đều
khỏe mạnh sẽ tương trợ lẫn nhau khiến mọi tạng phủ đều điều hòa, và từ đó cơ thể kiện khang, tinh thần thoải mái. Bệnh
tật theo đông y chỉ là sự bất thường của một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, và một khi đã điều chỉnh lại sự thất điệu đó,
cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Phế tạng

Phổi nằm trong ngực, về kinh lạc liên quan đến ruột già vì phế kinh và đại trường kinh là một biểu một lý. Trong cơ thể, hai
cơ quan này có nhiệm vụ tẩy rửa chất độc, làm cho thân thể sạch sẽ, da dẻ tươi nhuận. Phổi có cửa ngõ là mũi, vừa là một
giác quan để biết mùi, vừa là thông đạo để cơ thể hút và thở khí trời. Phổi trợ lực cho tâm tạng trong việc vận chuyển khí
huyết và dẫn dưỡng khí đến toàn thân. Phổi còn là nhiệm vụ nối liền các tạng, làm cho việc sinh hoạt giữa các cơ quan
được điều hòa.

Từ khi mới sinh ra đời, phổi liên tục hoạt động không ngừng nghỉ, hút dưỡng khí, nhả thán khí. Việc vận hành chân khí chú
trọng khi thở ra giúp cho việc co rút các tế bào, làm gia tăng cơ năng bài trừ thán khí. Thổ cố nạp tân, đúng như tên gọi là
đẩy không khí cũ ra và hít không khí mới vào vì thế khi tống ra cốt làm sao không khí ra càng được nhiều càng tốt. Phổi chủ
về bì mao, trong khi hô hấp, các lỗ chân lông cũng theo đó mà đóng mở, bình thường không thấy cảm giác nhưng đến một
trình độ nào đó, tất cả các lỗ chân lông sẽ theo hô hấp mà hoạt động. Trình độ đó khiến cho nội khí và ngoại khí giao hòa
với nhau, người ta gọi là thể hô hấp (hô hấp toàn thân). Chính vì nội hô hấp hoạt động mạnh, ngoại hô hấp trở nên nhẹ
nhàng, như có như không, do đó hơi thở lúc đó trở nên sâu, nhẹ, đều đặn và dài, bốn đặc điểm quan trọng mà nội gia
thường đề cao (thâm, tế, quân, trường). Khi đó, mỗi phút hành giả chỉ còn thở 4, 5 lần, so với bình thường đã giảm đi đến
2/3. Thời gian nghỉ ngơi của phổi tăng lên, nhịp tim đập chậm lại, và sinh lực của phổi tăng lên. Danh từ riêng mà những
người luyện đan gọi phép thở này là qui tức (thở như con rùa), cổ nhân vẫn coi là một cách để được trường

thọ.

Tâm tạng

Tim nằm trong ngực, có bao tim che bên ngoài. Tim là chủ tể cả 12 cơ quan, giữ việc hợp các mạch, khai khiếu ở lưỡi. Tim
chủ vận huyết, trung bình co thắt 70 lần mỗi phút để dẫn máu đi khắp cơ thể đem chất bổ nuôi các tế bào. Hoạt động của
tim do hệ thần kinh giao cảm chỉ huy và điều tiết. Huyết quản do hệ trực giao cảm và hệ đối giao cảm chỉ huy việc co bóp.
Theo nghiên cứu của Viện Y

học Thượng Hải (Trung Hoa) khi thở ra hệ đối giao cảm bị khích động, khi hút vào thì hệ trực giao cảm bị khích động. Hai
hệ thống đó thay phiên làm việc. Khi điều tức, chúng ta phải chú ý khi thở ra để tăng cường hoạt động co rút của các mạch
máu, giúp cho tim dỡ mỏi mệt.Những người bị áp huyết cao, tập phép vận hành chân khí sẽ giúp cho áp huyết giảm xuống
và dần dần có thể điều hòa trở lại. Chính bệnh phong thấp cũng có liên hệ với tim mạch nên tập luyện cũng làm cho các
hạch nội tiết hoạt động điều hòa hơn, giảm bệnh.

Can tạng

Gan nằm ở dưới xương sường, bên phải, theo kinh lạc thì gan và mật, một biểu, một lý. Gan khia khiếu ở mắt, giữ nhiệm
vụ tàng trữ huyết dịch cho toàn thân, điều tiết các vận động của khớp xương , cùng sự an tĩnh của tâm hồn. Chính thế mà
người dạn dĩ được mệnh danh là can đảm.

Gan ứng với mùa xuân, thuộc mộc, chủ nảy nở. Về sinh lý, gan không nên xung động nhưng cũng không nên ức chế. Nếu
gan xung động thì tính tình cấp tháo, dễ nổi nóng, can khí không đủ thì dễ khiếp sợ. Những người bị uất trệ, có bệnh ở gan
thường đau nhức ở mạng sườn, phía bên trái vì can khí chạy qua bên trái, huyệt kỳ môn ở cạnh sường đau nhói, dương khí
xông lên làm cho miệng đắng, mắt hoa, ăn không ngon, bụng chướng, chân tay bải hoải, tâm tính nóng nảy khó chịu.

Vận hành chân khí, nhắm mắt điều tức là phương pháp trị liệu tối hảo. Trong ngũ lao thất thương có chứng mắt nảy đom
đóm chính là bị thương tổn ở gan nên khi nhắm mắt chính là dưỡng gan. Khi ta chú ý đến thời kỳ thở ra cốt để tâm hỏa hạ
giáng. Tâm tạng là con của can (mộc sinh hỏa), bệnh thuộc thực phải tả tử nên vì thế khi tim mạch điều hòa thì gan trở lại
quân bình. Can khí bình, xương sườn hết đau, tì khí không còn bị khắc chế khiến bụng không bị chướng nữa.Tâm và thận
lại tương giao, thận khí trở nên vượng thịnh, gan và thận được bồi dưỡng, ưu phiền cũng giảm xuống, tâm thần trở lại bình
thường. Khi theo dõi những bệnh nhân bị can viêm mạn tính, luyện công trong vòng một tháng, chân khi chảy vào đan
điền, ăn ngon miệng hơn, bụng bớt chướng. Đến hai tháng thì chân khí sung túc, toàn bộ triệu chứng hoặc hoàn toàn hết,
hoặc bớt, gan làm việc trở lại bình thường. Đến tháng thứ ba, kinh lạc toàn thân thông sướng, tinh thần phấn chấn, bệnh
dứt hẳn.

Tì Vị

Tì và vị là một biểu, một lý. Dạ dày nhận đồ ăn, còn tì để vận hóa, khai khiếu ở miệng. Việc tiêu hóa đồ ăn để thành chất bổ
nuôi cơ thể là một công năng hết sức tinh vi, thăng thanh giáng trọc, là căn nguyên cấu tạo máu huyết. Tất cả cơ thể con
người, phủ tạng đều phải được nuôi dưỡng bằng máu huyết nên cổ nhân gọi tì vị là "hậu thiên chi bản".

Trong bước đầu tiên của phép vận hành chân khí, khi thở ra ta phải chú ý vào tâm oa, chính là vào dạ dày, dẫn tâm hỏa
xuống tì vị để gia tăng nhiệt năng. Cho nên sau khi bắt đầu luyện công chừng năm, bảy ngày thì tâm oa có khí nóng chạy
đến, đối vời những ai tì vị hư hàn, tiêu hóa kém rất hữu ích. Nhiều người bị bệnh đau dạ dày lâu năm không hết, luyện
chân khí dần dần trở lại bình thường. Da dày sa xuống cũng là một chứng nan y, tập chân khí cũng bớt.

Khi tập vận hành chân khí, nhiệt khí tại dạ dày tăng lên, công năng của tì vị khôi phục. Khi chân khí tại đan điền sung túc,
bụng dười đầy đặn có sức, dạ dầy sa xuống được đẩy lên.

Chân khí vận hành pháp (Phần 6)

Được gửi vào 04/07/2008


Thận và Mệnh môn

Thận gồm hai quả, nằm ở sau bụng, giáp hai bên xương sống, cùng với bàng quang một biểu một lý, khai khiếu tại tai. Thận
là nơi chứa tinh, là căn nguyên của sinh dục và phát triển, giúp cho việc cấu tạo tủy trong xương, duy trì ngũ dịch và làm
cho các tuyến trong cơ thể được điều hòa. Thận đối với việc sinh lý của con người rất quan trọng, là căn bản sinh mệnh
nên được gọi là “tiên thiên chi bản”.Thận khí sung mãn thì thông minh cơ trí, hành động nhanh nhẹn. Linh Lan Bí Điển Luận
trong Tố Vấn viết:Thận giả tác cường chi quan, kỹ xảo xuất yên(hành động mạnh mẽ, khéo léo là do thận).

Theo Nạn Kinh, mệnh môn là nơi cư ngụ của mọi tinh thần, nơi tàng trữ nguyên khí (chư thần tinh chi sở xá, nguyên khí chi
sở hệ) là nơi chứa tinh của con trai, là nơi nuôi bào thai của con gái, khí thông với thận. Thận gian động khí là căn nguyên
của sinh khí, là căn bản của ngũ tạng lục phủ, gốc của 12 kinh mạch, cửa ngõ của hô hấp, nguồn của tam tiêu. Nếu như
mệnh môn suy kiệt thì đời sống cũng hết.

Trên đây đã định nghĩa mệnh môn và đan điền là một, vận hành chân khí ở bước thứ ba là làm cho chân khí tại đan điền
sung mãn, tăng cường công năng của tạng thận, làm cho các chứng hỏa suy, đau lưng, đái dắt, hoặc phụ nữ kinh nguyệt
không đều từ từ giảm bớt. Đến bước thứ tư, khi chân khí đã thông được đốc mạch, thận khí chạy về não, bổ ích não tũy,
làm cho phần ngoài của não bộ được mạnh mẽ. Nhân đó các chứng mất ngủ, kém trí nhớ, mộng mị và những chứng thần
kinh suy nhược sẽ cải thiện rất nhiều.

Trên quan điểm sinh lý học, sau khi đốc mạch quán thông, tuyết nang thượng thận và não thùy được tăng cường, hai bên
hỗ trợ cho nhau rất có ích. Từ đó các cơ quan trong người được khỏe mạnh, thân thể trở nên kiện khang. Cổ nhân có
câu:“Yếu đắc bất lão, hoàn tinh bổ não” (muốn cho không già thì phải đem tinh về bổ cho não bộ).

Vận hành chân khí làm cho mọi cơ quan từ từ cải thiện, và đây là những khái niệm mà chúng tôi lược qua.

Muốn thực hiện phép vận hành chân khí cần nắm vững các nguyên lý và tiến trình hầu am tường cách vận dụng và theo
dõi được các biến chuyển sinh lý. Vì chưng lý luận của Đông Y có nhiều điểm chưa rõ ràng, ngay cả những bộ phận trong cơ
thể như tam tiêu, mênh môn, đan điền cũng còn nhiều tranh luận, vấn đề vận hành chân khí và công hiệu đối với tạng phủ
chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Trong Nội Kinh và Nạn Kinh có giải thích những vấn đề này nhưng chỉ mới trong
vòng biện luận chứ chưa được kiểm chứng theo những phương pháp khoa học.

Đông Y cũng không phải là sản phẩm của một người mà là công trình tập thể, của nhiều đời nên nhiều bộ phận được đặt
tên khác nhau, khiến cho vấn đề nghiên cứu ngày nay gặp nhiều trở ngại. Vì thế, phương pháp cụ thể nhất là chính chúng
ta tập vận hành chân khí để ấn chứng lại những kinh nghiệm của người xưa, và chính việc thực nghiệm ngay trên cơ thể
của chính mình sẽ làm cho chúng ta thấu đáo Nội Kinh và Nạn Kinh dễ dàng hơn.

Tư thế

Người mới học vận hành chân khí cần biết thế nào là tư thức đúng để tập luyện vì tư thế không đúng thì chân khí không
thể lưu chuyển được dễ dàng. Tuy không câu chấp vào qui luật mà mỗi môn phái đặt ra, nhưng dù sao cũng có một số qui
luật mà những người mới tập cần phải theo.
Luyện tập chân khí có thể theo bốn loại: đó là đi, đứng, ngồi nằm. Trong bốn thức này, ngồi là chính yếu. Các thức khác chỉ
là phụ và chỉ áp dụng khi hành giả không thể ngồi. Về phương tiện, cốt sao có chỗ để hành công được lâu mà không bị
quấy rầy.

1) Tọa Thức (ngồi): có hai hình thức tọa công, ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế. Ngồi xếp bằng, nhất là ngồi kiết già dễ tê
mỏi, nên phương pháp thích hợp nhất cho người mới tập là ngồi trên ghế.

a)Ngồi xếp bằng: còn gọi là ngồi kiết già (hay song bàn thức), chân phải gáctrên đùi trái, chân trái gác lên đùi phải như kiểu
ngồi của Phật Thích Ca. Đây là tư thế ổn cố, không bị dao động nhưng hiệu quả cũng không hơn những tư thế khác. Chỉ có
điều người ngồi theo kiểu kiết già cảm thấy mình vững chãi hơn và khi gặp những hiện tượng bất thường không bị ngả
nghiêng. Ngồi bán già (đơn bàn thức) là cách ngồi giống thế kiết già nhưng chỉ gác một bên chân. Kiểu này dễhơn ngồi kiết
già. Ngồi tự do hay ngồi xếp bằng, chỉ cần xếp hai chân lại theo cách chúng ta thường ngồi hàng ngày. Ba cách trên tùy
theo thói quen mỗi người tự chọn lấy, cốt sao thoải mái.

b)Ngồi trên ghế: Chọn một ghế vừa tầm sao cho đùi nằm ngang, chân thẳng, hai chân song song để cách nhau vừa hai bàn
tay. Hai tay úp xuống để trên đùi. Hai vai hạ xuống, lưng ngay ngắn, không dùng sức, không ưỡn ngực cũng không gù lưng,
ngửng hay cúi đầu. Cằm hơi thu vào, đỉnh đầu như treo lên. Thể thái lấy ngay thẳng tự nhiên làm chuẩn. Đây là tư thức
thông dụng nhất.

2) Ngọa thức (nằm): Nằm nghiêng về phía phải, chân dưới hơi cong, chân trên co lại, tay phải co lên để dưới đầu như thể
gối đầu. Tay trái để xuôi trên mình. Thức này để phụ với thức ngồi, hoặc cho những người bị bệnh không thể ngồi lâu
được.

3) Trạm thức (đứng): có nhiều cách nhưng ở đây chỉ giới thiệu một cách dễ dàng nhất, cũng để phụ với tọa thức. Đứng
thẳng, hai chân hơi giang ra (khoảng ngang vai), hai tay úp vào bụng đưới, tay trái áp vào bụng, tay phải đè lên tay trái. Vai
dể thẳng nhưng cùi chỏ hơi kéo xuống, ngực thu vào, tâm thanh tĩnh, tập trung vào bụng. Tư thế này mượn của phương
pháp tập Thái Cực Quyền (tủng kiên, thùy trửu, hàm hung, bạt bối, hư tâm, thực phúc).

4) Hành thức (đi): Khi đi tản bộ, mắt chú ý vào khoảng cách 3 tới 5 bước trước mặt, chú ý vào đầu mũi, giữ không để thần
đi ra ngoài. Khi đi thì cứ hai bước một lần thở ra. Nếu chịu khó tập, đây là phương pháp chạy đường xa rất hiệu quả, lâu
mà không mệt.

Ngũ quan

1) Miệng: Miệng ngậm lại tự nhiên, răng hàm trên đụng với hàm dưới, lưỡi cong lên đầu lưỡi đụng vào hàm trên. Khi nước
dãi chảy ra

nhiều, lấy lưỡi cuộn lại rồi nuốt đi. Theo Đông y, nước bọt rất quí, lợi tiêu hóa, nhuận tạng phủ. Sách có câu : Khí thị thiên
niên dược, Tân thị tục mệnh chi (Khí là thuốc nghìn năm, nước dãi là thuốc làm cho chết đi sống lại).

2) Mắt: Nhắm mắt lại nhìn vào bên trong(nội thị), luyện đến đâu tưởng tượng như nhìn vào chỗ đó. Chẳng hạn như khi chú
ý vào tâm oa (chỗ hõm trên ngực) thì nghĩ đến tâm oa. Khi tọa công nếu thấy tinh thần xao lãng, mở mắt ra nhìn vào đầu
mũi để cho tư tưởng chấm dứt rồi lại tiếp tục. Phương pháp này cổ nhân gọi là “tuệ kiếm trảm loạn tư “(kiếm sắc chém tư
tưởng loạn).
3) Tai: Dùng tai chú ý vào hô hấp để cho việc hút thở không gây ra những âm thanh phì phò. Nêu giữ sao cho tự nhiên
không để việc hô hấp phải khó khăn và cũng là một phương pháp tập trung tư tưởng rất hay.

4) Hô hấp: Phương pháp hô hấp liên quan mật thiết đến cách vận hành chân khí. Trong tiến trình đả thông hai mạch nhâm
đốc, các bước 1, 2, 3 chỉ chú ý đến giai đoạn thở ra, dẫn chân khí nhập đan điền. Thời kỳ hút vào thuận theo tự nhiên,
không để ý như không hề biết tới. Sau khi chân khí đã vào đầy đan điền tự nhiên đốc mạch sẽ được quán thông. Khi đó khi
thở ra chân khí chạy vào đan điền, khi hút vào chân khí sẽ từ đan điền chạy lên theo đốc mạch vào não bộ. Đó là trạng thái
tự nhiên của chân khí, ngoại và nội hô hấp liên miên bất tuyệt, như có như không, hô hấp càng thêm tự nhiên, không cần
phải chú ý đến nữa.Những điều cần biết khi luyện công. Muốn luyện tập vận hành chân khí, trước hết phải kiên định niềm
tin, không thay đổi, cũng không mong cho chóng thành công, cũng không vì gian khổ mà nản chí. Khi luyện tập cốt tự
nhiên, không nên lơi là vọng tưởng, cũng không miễn cưỡng truy cầu để khỏi rơi vào tình trạng dục tốc bất đạt. Nếu như
quá mong đợi ắt sẽ nóng nảy càng thêm chậm. Trái lại, nếu thuần theo tự nhiên, chân khí hoạt động càng dễ dàng, tiến bộ
càng rõ rệt. Vọng tưởng chỉ càng làm trở ngại thêm vì sẽ gây ra tạp niệm cản trở vận hành của chân khí. Đó chính là "điềm
đạm hư vô, chân khí tòng chi" (trong lòng càng bình tĩnh, trống không thì chân khí càng dễ lưu chuyển).

Trong quá trình luyện công, thân thể sẽ phát sinh nhiều hiện tượng sinh lý, cũng nên coi tự nhiên, đừng sợ hãi. Cũng không
nên cầu cho có, thường là tự đến rồi tự đi.

1) Khi mới tập, nên giữ cho tư tưởng được tập trung. Nếu có được một khu vực an tĩnh là tốt nhất, nhưng không nên quá
đặt nặng vào đó. Tuy nhiên, khi luyện công nên tránh để người ngoàilàm phiền.

2) Không nên miễn cưỡng luyện tập một khi no quá, đói quá, giận dữ, kinh sợ. Khi thời tiết có gió bão, mưa, sấm chớp cũng
không nên tập vì tinh thần sẽ bị kích thích mãnh liệt, có hại hơn là có lợi.

3) Ý thủ đan điền (tập trung tư tưởng vào đan điền) là nguyên tắc phải duy trì suốt thời gian hành công, vì đan điền là nơi
chân khí tập trung, là bản nguyên của sinh mệnh, không được rời xa. Chú ý vào tâm oa là để chân khí đả thông nhâm mạch,
dễ dàng tuôn vào đan điền. Khi chân khí ở đan điền đã sung mãn đến một trình độ nào đó sẽ thuận theo kinh mạch mà vận
hành. Sự lưu chuyển đó tùy theo sức mạnh của đan điền. Không nên dùng ý để dẫn khí, mà nên để tự nhiên, cần đi sẽ đi,
cần ngừng sẽ ngừng. Dẫn khí theo ý mình dễ đưa tới việc cố gắng quá sức, có thể tổn hại tới hệ thần kinh, tình trạng mà cổ
nhân gọi là “tẩu hỏa nhập ma”.

4) Khi chân khí hoạt động sẽ phát sinh những hiện tượng thông thường sau đây:

a)Trong khi vận khí có khi thấy thân thể phồng to. Đó là do sức ức chế của não bộ tăng cường, chân khí thông suốt, các vi ti
huyết quản nở ra, làm cho chúng ta có cảm giác các bộ phận nở phì ra.

b)Cũng có khi thấy thân thể thu nhỏ lại vì chân khí tập trung vào đan điền nên thấy như vậy.

c)Có khi thấy thân thể nhẹ nhàng như muốn bay lên. Hiện tượng đó thường xẩy ra khi hút vào, vì khi hút vào, chân khí chạy
lên, giống như đang đi trên mây vậy.
d)Có khi thân thể nặng như đá đè xuống là do chân khí chạy xuống như võ thuật gia xuống tấn, vì khi thở ra chân khí chạy
về đan điền.

e)Cũng có khi thấy mát mẻ, do hai mạch nhâm đốc tuần hoàn, tâm thận tương giao nên giữa tim và thận thấy mát, thận
âm sung túc nên thủy dâng lên.

f)Có khi thấy nóng và đây là cảm giác thường thấy nhất và cũng dễ chịu hơn cả.

Đầu tiên thấy ở tâm oa, sau đó ở đan điền, qua lưng rồi tới chân tay, sau cùng toàn thân vì chân khí vượng thịnh, nhiệt
năng tập trung. Trong nhiều nhóm tập luyện công, người ta dùng nhiệt kế để theo dõi thì thấy nhiệt độ trong người có
tăng lên từ 1 tới 2 độ C. Trong tiến trình năm bước luyện công, các vị trí tập

trung như tâm oa, đan điền, mệnh môn, bách hội đều tăng lên ít nhiều. Sau khi đốc mạch đã được thông, có người đo tại
huyệt bách hội lên đến 38.5 độ C. Con người sở dĩ khỏe mạnh, thân thể kiện khang là do năng lượng sung túc, và vận hành
chân khí chính là một phương thức dùng năng lực bản thân để đề kháng bệnh tật.

g)Cũng có lúc cảm thấy thân thể ngứa ngáy, là vì các tôn lạc và kinh mạch lâu ngày không được chân khí chạy đến nên khi
chân khí sung túc làm thông các mạch do đó tạo ra ngứa ngáy. Khi đó hành giả không nên cào gãi làm trở ngại việc lưu
chuyển chân khí. Chỉ nên xoa bóp nhè nhẹ để giúp cho chân khí vận hành thì sẽ bớt đi.

h)Cũng có khi thấy một vài nơi trên cơ thể như có kiến bò qua, hoặc như điện giật, hoặc rung động đều do chân khi đi qua
mà phát sinh.

Tám hiện tượng trên ngày xưa gọi là “bát xúc”. Cũng có khi đang hành công thân thể rung chuyển do chân khí quá sung
mãn và người tập không nên hoảng hốt, chỉ cần mở mắt hoặc tự kỷ ám thị để đằn xuống một lát sẽ hết.

Một hiện tượng khác cũng thường có là ánh sáng. Tới một trình độ nào đó, trước mắt hiện ra ánh sáng như một lằn chớp,
hoặc như cầu vồng, hoặc chạy theo xương sống lên óc, theo nhâm đốc nhị mạch với tốc độ cao. Những hiện tượng trên chỉ
xảy ra trong chốc lát. Nếu ai luyện công đã lâu, huyệt bách hội thấy như có một vầng ánh sáng tụ lại, tùy theo công phu,
trình độ mà nhiều hay ít. Ánh sáng,

màu sắc, cường độ cũng biến đổi theo từng người. Những hiện tượng trên là do kinh mạch đã thông suốt, điện lực trong
người tập trung mà thành. Theo những kết quả đo được trong những chương trình hành công tập thể tại Trung Hoa, điện
lực ngoài da cũng tăng lên sau khi hành công. Những người đã đả thông được hai mạch nhâm đốc, khi đo tại huyệt bách
hội, trước khi hành công chỉ khoảng 20 MA, sau khi hành công xong có thể lên tới 200 MA, hoặc cao hơn.

Những hiện tượng trên không có gì kỳ bí, chỉ do chân khí sung túc và có ích cho cơ thể. Nhiều người e ngại, tưởng là một
chứng bệnh nên tìm cách trị liệu, người khác lại hiếu kỳ cố đạt cho được những hiện tượng đó, chỉ có hại mà thôi Nếu gặp
phải chỉ nên để tự nhiên, bình tĩnh, giữ cho ý tại đan điền sẽ bình thường trở lại.

Nhiều người thường đặt câu hỏi, phải tập bao lâu mới có thể đạt được mức “đả thông nhâm đốc nhị mạch”? Vì ảnh hưởng
của truyện kiếm hiệp, nhiều người cho rằng cần phải tập luyện rất công phu một thời gian dài mới đạt tới trình độ này,
chưa kể còn phải có minh sư chỉ dẫn, và nhiều kỳ ngộ khác. Khi dạt đến mức đó, con người sẽ trở thành một hiệp khách
xuất chúng, phi thiềm tẩu bích. Thực tế, không phải như vậy. Tập luyện vận hành chân khí chỉ là tăng cường một số công
năng có sẵn của con người, làm hoạt động trở lại một số kinh mạch vì đời sống mà trì trệ, yếu đuối. Có thể nói, những
đường kinh mạch của chúng ta cũng như một hệ thống cống rãnh bị tắc nghẽn một vài nơi, hoặc vì rác rưởi, hoặc vì ít dùng
đến. Việc khơi lại để nước chảy đều hòa hơn là một việc chúng ta cần làm nhất là khi vào tuổi trung niên, khí lực tiên thiên
suy giảm, mà hậu thiên khí không được bồi bổ. Việc tập luyện vận hành chân khí là cần nhưng chưa đủ. Cùng một lúc
chúng ta phải theo đuổi nhiều phương pháp khác nhau, trong đó ngoài việc tập vận hành chân khí, còn thêm những công
tác thường nhật như thể thao, vệ sinh, ẩm thực, sinh hoạt xã hội, tâm linh, và cả việc chăn gối nữa. Khi đi vào những vấn
đề này, mỗi sinh hoạt đều có những điều nên và không nên mà chúng ta phải tìm hiểu để không đi vào những quá độ, hay
bất cập. Những vấn đề đó đều là những đại vấn đề không thể trình bày trong một vài trang giấy, nhất là chúng ta thờ ơ đã
lâu, trong người mắc phải nhiều chứng bệnh nan trị.

Theo những chuyên gia về chân khí vận hành pháp, nếu một người có quyết tâm thì chỉ cần một trăm ngày (100) là có thể
thành công bước đầu và tự mình đi tiếp những bước cao hơn. Thời gian tập luyện chỉ cần mỗi ngày độ một giờ là đủ.

Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng chừng vì hoàn cảnh mỗi người một khác, điều kiện sinh sống, sức khỏe cũng không giống nhau,
tâm lý cũng không đồng đều. Qui luật chung là thanh niên dễ hơn người lớn tuổi, người khỏe nhanh hơn người ốm yếu,
đàn bà nhanh hơn đàn ông. Một trong những điểm quan trọng là chúng ta đừng cầu chóng thành công, lại cũng không nên
cầu phép lạ, nhưng phải kiên trì và đều đặn. Luyện công ngoài việc để cho thân thể khỏe mạnh cũng còn là một phương
pháp luyện chí khí và suy nghĩ thêm một chút, chúng ta cũng cần áp dụng một số nguyên tắc điều hành vì đây cũng là một
cách quản trị cơ thể và quản trị tâm hồn mình.

Tập sách mỏng này tôi viết đặc biệt riêng trước hết là cho chính bản thân tôi, sau là cho những người đang ở tuổi trung
niên, những người mà trong mấy chục năm qua không quan tâm đến sức khỏe, và khi bước vào tuổi đứng bóng, xế chiều
cảm thấy mình không còn được như thuở thanh xuân và muốn quãng đời còn lại không bị rơi vào những suy bại chúng ta
thường chứng kiến trong xã hội này. Đây cũng chỉ là một trong nhiều vấn đề khác nhau mà chúng ta cần tìm một giải pháp
thỏa đáng.

Tập vận hành chân khí, chúng ta không thể làm một lần mà phải chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mục
tiêu cần đạt tới, mỗi giai đoạn có một số thành quả riêng. Những giai đoạn đó đi theo một tiến trình liên tục và nối kết với
nhau thành một chuỗi liền không đứt, và không tách thành từng vấn đề riêng biệt. Hành giả cần coi đây như là một
phương pháp thể dục nhẹ, và là một công việc làm cho mình thích thú chứ không phải là một việc phải làm. Cần có cái tâm
vô cầu và thoải mái khi tập vận hành chân khí.Trước khi tập chúng ta cần chọn cho mình một địa điểm yên tĩnh, không bị
quấy rầy, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và coi như một nghi thức hơn là một công việc bắt buộc phải làm. Những người
nào sùng tín tôn giáo có thể áp dụng một số nghi lễ của tôn giáo mình trong việc hành công, coi công tác này như một phần
của công tác tăng tiến tâm linh. Quần áo nên thoải mái, và tốt hơn cả là sáng sớm hay khi sắp đi ngủ. Những người tập
theo lối hành công, trạm công (đi và đứng) có thể vào công viên, ra bờ biển vừa đi vừa thực hành. Tuy nhiên, như đã viết ở
trên, không nên tập khi trời lạnh quá, nóng quá, và luôn luôn giữ cho cơ thể ấm áp nếu thời tiết không điều hòa. Đúng ra
trước khi tập nên có một số động tác xoa bóp (án ma), bát đoạn cẩm, yoga … để khởi động cơ thể và làm cho máu huyết
lưu thông.Ở đây chúng tôi cũng nhấn mạnh là việc tập luyện cơ thể theo Đông Phương không giống như những orkout của
Âu Mỹ, chú trọng về bắp thịt, giảm cân và thẩm mỹ hơn là cho sức khỏe. Tập theo Đông Phương là để điều hòa, làm cho
con người mình hòa hợp với tự nhiên chứ không tìm kiếm lời khen của người khác. Vì thế những động tác thường nhẹ
nhàng và thư thái, tập thân thể mà cũng điều tiết luôn cả tâm hồn. Vận hành chân khí chỉ là một mắt trong nhiều mắt xích
của đời sống hàng ngày.

Chân khí vận hành pháp (Phần cuối)

Được gửi vào 02/09/2008


Tâm oa

a) Phương pháp: Sau khi đã chuẩn bị xong, để tập trung tâm thần khỏi ra ngoài,hành giả hé mắt nhìn vào đầu mũi trong
chốc lát (nhưng không dùng sức để vận dụng mắt),điều hòa hơi thở để cho tâm hồn an tĩnh, dùng tai lắng nghe chính hơi
thở của mình, không nên để hơi thở thành tiếng phì phò. Khi thở ra, tưởng tượng như có một luồng chân khí chảy xuống
tâm oa (chỗ trũng giữa mỏ ác trên ngực). Hãy để cho chân khí tự nhiêm tràn vào ngực, đừng cố gắng thở sâu. Nhắc lại là
khi thở ra, chân khí chạy xuống và chỉ cần chú ý khi thở ra mà thôi. Khi hút vào mặc cho khí trời tự nhiên vào phổi, không
cần để ý, nghĩa là cứ tập trung tư tưởng một vài giây rồi lại xả thần, giống như mình lùa một đàn vịt vào trong chuồng, cứ
để ý từng con một chạy vào thôi, không quan tâm đến chuyện khác. Một thời gian sau sẽ thấy khí lực bắt đầu tập trung và
tự cảm thấy mình đã kiểm soát được chân khí. Thường thường giai đoạn này chúng ta hay rơi vào những tạp niệm, tâm
viên ý mã, nghĩ ngợi lông bông. Việc không nghĩ ngợi gì cả là việc hết sức khó mà chỉ những người có trình độ tu tập cao
mới đạt được. Ở đây chúng ta không đi theo đường tu đạo mà chỉ cốt sao không vọng tưởng, gò cương con ngựa chạy
theo con đường mình đã chọn thôi. Thành ra thay vì để tạp niệm xâm lấn, chúng ta tưởng tượng đến việc đưa khí vào tâm
oa, nếu cần thì đếm hơi thở để thêm tập trung tinh thần. Hãy quản trị tư tưởng và cơ thể mình một cách nhẹ nhàng như
người cưỡi ngựa trên một cánh đồng mênh mông, người và ngựa ăn nhịp với nhau như cánh chim phiếu diểu chứ không
phải như trong một đấu trường. Trong giai đoạn đầu nếu mình chưa tự chủ được, có thể nghe những băng nhựa ghi tiếng
sóng, tiếng suối reo, tiếng thác đổ, tiếng gió vi vu có bán trong những tiệm nhạc (relaxation tape) để nhờ âm thanh dẫn
mình vào những cảnh giới thơ mộng. Làm thế nào để khi hành công thấy thoải mái, tim đập chậm lại, tâm hồn rộng rãi
hơn, những ác niệm không đến trong đầu là đủ. Thông thường trong một hai hai tuần thì giai đoạn này trở thành thói
quen, nghĩa là tâm hồn đã bắt đầu tập trung và tâm oa thấy ấm áp.

b) Thời gian: Theo nguyên tắc, chúng ta có thể tập vận hành chân khí ba lần một ngày, nhưng thường thì chúng ta không có
điều kiện để làm như thế, nên một lần một ngày cũng đủ. Nên chọn một thời gian nhất định nào đó, hoặc sáng sớm, hoặc
trước khi đi ngủ. Mỗi lần tập khoảng chừng 20 tới 30 phút. Người nào nhanh chỉ trong mười ngày đã có thể hoàn tất bước
số 1.

c) Phản ứng: Khi luyện công được 3-5 ngày thì thấy tâm oa bắt đầu hơi nặng. Từ 5-10 ngày, mỗi lần thở ra, ta cảm thấy có
một luồng hơi nóng chảy vào ngực. Đó chính là hiện tượng chân khí đang dần dần tích tục và chuẩn bị để sang bước thứ
hai. Gia đoạn đầu chỉ là giai đoạn chuẩn bị tinh thần và cơ thể để chứng nghiệm sự hiện hữu của chân khí, khiến cho hành
giả phấn khởi để bước sang bước thứ hai.

d) Hiệu quả: những ngày đầu vì chưa quen, người tập thường hay bị váng đầu, hoa mắt, đau lưng, thở hút không tự nhiên,
đầu lưỡi không để lên hàm trên. Những hiện tượng đó hầu như ai cũng gặp phải và đừng quá quan tâm, chỉ một thời gian
sau sẽ hết. Nên nhớ rằng ích lợi thực tế của giai đoạn này còn rất mơ hồ. Có người thì cảm thấy ngực ấm áp hơn, dễ ngủ,
ăn uống dễ tiêu hơn. Nhưng cũng có người lại bị mất ngủ vì cơ thể thay đổi bất thường. Không nên lo lắng vì những thay
đổi đó. những ai ở vùng lạnh nên mặc áo ấm, đi vớ trong và sau khi hành công để thân thể tiếp tục ấm áp, dùng chân khí
bảo vệ cơ thể, chống lại khí hậu khắc nghiệt và bệnh tật.

Đan điền

a) Phương pháp: Khi mỗi lần thở ra thấy tâm oa nóng thì lúc đó chân khí đã bắt đầu tập trung và điều khiển được. Tới giai
đoạn này, người tập thay vì ngừng lại ở tâm oa, kéo dài thêm một chút để dẫn khí xuống dưới bụng. Cũng xin nhắc lại, dẫn
chân khí chứ không phải không khí nghĩa là không phải phình bụng ra như người ta thường lầm tưởng. Chân khí vô hình vô
ảnh nên chúng ta chỉ cảm thấy một luồng khí nóng đi xuống dưới bụng mà thôi. Làm thế nào để việc chân khí đi xuống thật
tự nhiên, đừng vội vã, cũng đừng gò ép mất thoải mái.
b) Thời gian: cũng như trước từ 1 đến 3 lần một ngày, mỗi lần 20-25 phút hay hơn. Tập như thế trong khoảng 10 ngày ta sẽ
thấy chân khí chạy xuống được đan điền (khí trầm đan điền).

c) Phản ứng: Mỗi lần thở ra, ta thấy một làn khí nóng chạy xuống đan điền. Dần dần bụng như có âm thanh ùng ục, các bắp
thịt bụng co thắt mạnh hơn, có khi trung tiện.Chính vì chân khí đã đến bụng dưới nên hoạt động của ruột cải biến, cơ thể
hồi sinh và tự thải các chất độc trong người.

d) Hiệu quả: Vì chân khí đã chạy đến tì vị nên tì vị được cải thiện. Sau khi chân khí đã vào đến đan điền, các bộ phân chung
quanh, chủ yếu là đại tiểu trường, thận, bàng quang đều được ảnh hưởng. Hành giả thấy ăn ngon miệng hơn, đại tiểu tiện
tốt hơn. Những người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa sẽ cảm thấy có những thay đổi rõ rệt.

Ngưng thần

a) Phương pháp: Đến khi đan điền có cảm giác rõ rệt, chân khí trong hành giả sung túc, tì có thể tiến sang giai đoạn thứ ba
là tập trung hơi thở ngừng lại tại đan điền. Ở giai đoạn này, không còn cần phải ngưng tụ chân khí vào đan điền vì có thể
gây nhiệt thái quá, hao tổn âm dịch phạm vào chứng "tráng hỏa thực khí". Lúc này thở hút để tự nhiên, chỉ cần giữ ý tại
đan điền dùng lửa chân khí sưởi ấm cơ thể. Người ta gọi đó là “thiếu hỏa sinh khí”.

b) Thời gian: Mỗi ngày tập từ một tới ba lần, mỗi lần từ nửa giờ trở lên. Giai đoạn này có thể kéo dài từ một tới nhiều
tháng. Nhiều môn ngoại môn công phu tập khí công để phụ trợ ngừng lại ở giai đoạn này.

c) Phản ứng: Ở giai đoạn 2, bụng dưới thấy rõ rệ có hơi nóng và tập giai đoạn ba độ mười ngày thì bắt đầu hình thành một
hiện tượng mà người ta gọi là “gò khí” (khí khâu). Tùy theo công phu mà gò khí lớn dần,bụng dưới thêm có sức, thân thể
thấy nặng nề, đi đứng vững chãi hơn. Nhiều người ở giai đoạn này thấy mình cỏ vẻ như “long hành hổ bộ” bước đi nhẹ
nhàng, tâm thần tự tin, khí mạo đĩnh đạc. Khi gò khí đã đủ lớn, chân khí bắt đầu đi xuống, có khi âm bộ thấy ngứa, hoặc hội
âm rung động. Tứ chi và lưng có khi thấy nóng.

d) Hiệu quả: Đến giai đoạn này, nhâm mạch đã thông, đạt tới trình độ “tâm thận tương giao’ nghĩa là khí từ trung đan điền
(ngực) và hạ đan điền đã gặp nhau. Trung khí của chúng ta bắt đầu vượng thịnh, ăn ngủ ngon hơn, tâm thần an tĩnh hơn.
Thường thường khi ta bị mất ngủ là vì tâm hỏa bốc lên gây ra những chứng bệnh về tim. Luyện công làm cho ruột và dạ
dày thêm nhiệt năng, tì vị hấp thu năng lượng cũng tăng cường, và những người gầy yếu thường lên cân. Tinh thần mạnh
khỏe, nguyên khí đầy đủ, thận cũng mạnh mẽ, những chứng bất túc về sinh lý sẽ được cải thiện, phụ nữ kinh nguyệt không
đều cũng trở lại bình thường. Vì thận (thủy) vượng, gan (mộc) cũng mát, các chứng bệnh do gan nóng cũng bớt dần.

Đốc mạch

a) Phương pháp: Khi đã tập giữ ý tại đan điền chừng 40 ngày, chân khí đã ngưng tụ và điều khiển được theo ý muốn, hành
giả cảm thấy đầy đủ và từ từ dẫn khí qua đốc mạch. Chân khí sẽ chạy từ đan điền vòng xuống hội âm theo đường xương
sống chạy lên trên (đầu). Theo phương pháp khí công, người ta thường đòi hỏi phải nhíu hậu môn vì đây là “hạ thước
kiều”, phải bắc cầu để cho chân khí có lối đi qua, cũng như khi tập vận khí vào tâm oa, lưỡi phải cong lên đụng hàm ếch để
bắc “thượng thước kiều” cho khí chạy xuống. Giai đoạn này là một thời kỳ khó khăn, nguyên lý của nó là đừng quên (vật
vong) nhưng cũng đừng giúp (vật trợ).
Thế nào là đừng quên?

Đừng quên nghĩa là luôn luôn theo dõi chân khí, không lúc nào rời xa. Ý vẫn giữ ở đan điền nhưng chân khí chạy xuống hội
âm rồi đi vòng lên xương sống ta phải luôn luôn theo dõi tiến trình di chuyển.

Thế nào là đừng giúp?

Việc di chuyển đó không còn tùy ý của ta mà phải theo tự nhiên. Điều quan trọng là ta biết được đường đi của chân khí để
kiểm soát nhưng cũng không cố gắng dùng sức để ép nó phải đi. Nếu mong mỏi cho mau thành, cố gắng đẩy chân khí đả
thông nhâm đốc hai mạch sẽ làm cho khí ở đan điền thoát tiết rất có hại. Người xưa gọi hành vi đó là “nhổ mạ cho mau
lớn”. Giai đoạn này cần sao cho tự nhiên, đến đâu hay đó, ý chí con người không thể làm cho công phu tốc thành, càng hối
hả càng nguy hiểm, có thể làm tổn thương một số giây thần kinh, đưa đến tê liệt toàn thân, sách gọi là “tẩu hỏa nhập ma ”.
Chỉ khi nào chân khí chạy đến ngọc trẩm (sau ót) bị bế tắc, người ta mới dùng phương pháp nội thị (quán tưởng) để trợ
cho chân khí phần nào.

b) Thời gian: Ở giai đoạn này, người ta tăng lên từ 40 phút đến 1 giờ mỗi lần hành công. Có người chỉ trong giây lát chân
khí đã chạy lên đến đỉnh đầu nhưng có người phải mất một vài ngày mới xong. Đa số mất khoảng chừng một tuần thì
thông được cả hai mạch nhâm và đốc. Nếu một tuần mà vẫn chưa thông được đốc mạch thì hành giả phải ngưng lại tìm
hiểu lý do vì sao.

c) Phản ứng: Trong thời kỳ thứ ba đan điền sung thực, hội âm dao động, sau

lưng thấy nóng, mệnh môn chân khí đầy dẫy cảm giác thận gian động khí như có một luồng lực đạo chạy lên, mỗi người
một khác. Có người chân khí mãnh liệt, hơi nóng lên thật nhanh chỉ một lần thông được đốc mạch, có người từ từ vài ngày
mới xong. Cũng có người như ống thủy ngân, lên rồi lại xuống, lúc nhanh lúc chậm. Khi đốc mạch chưa thông, lưng thường
có khuynh hướng vươn lên, hoặc ngả về đằng sau, trên đầu có khi thấy căng căng khó chịu, không thoải mái. Gặp trường
hợp này nên bình tĩnh, kiên trì vượt qua, khi đốc mạch thông rồi sẽ hết. Trong tiến trình vận hành chân khí, đây là bước
quan yếu nhất, có thể nguy đến tính mệnh vì trèo càng cao thì ngã càng đau. Sách gọi là “tích khí xung quan” (tích khí để
vượt qua ba cửa ải, vĩ lữ, hiệp tích, ngọc trẩm)cũng còn gọi là hậu thiên phản tiên thiên.

d) Hiệu quả: Khi đốc mạch đã thông, mỗi lần thở ra chân khí chạy về đan điền, mỗi lần hút vào chân khí chạy vào não hải.
Một lần hô hấp là một lần chân khí tuần hoàn một vòng nhâm đốc, cổ nhân gọi là tiểu chu thiên. Đến giai đoạn này người
ta mới được gọi là "hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần" và tinh lực không ngừng bổ cho não tủy não bộ thêm mạnh mẽ,
những chứng thuộc về thận suy hay tuyến nội tiết không đều hòa (đầu váng, mắt hoa, tai lùng bùng, mất ngủ mau quên,
đau lưng, chân mỏi, tinh thần hoảng hốt, dễ giận, dễ vui, tình dục suy yếu)sẽ được cải thiện.

Súc lực

a) Phương pháp: Từ trước tới nay,hành giả vẫn theo nguyên tắc là ý giữ tại đan điền (ý thủ đan điền) nghĩa là lúc nào cũng
chú tâm vào bộ vị ở bụng dưới. Sau khi đốc mạch đã quán thông, các kinh mạch khác cũng lần lượt sẽ thông, huyệt bách
hội trên đầu cảm thấy có sức lực và có thể chuyển sang tập trung ý vào đỉnh đầu. Tùy theo mỗi người có thể tập trung ý chí
vào một bộ vị khác nhau.

b) Thời gian: Thời gian bây giờ khoảng chừng một giờ mỗi lần tập. Trong một tháng, các hiện tượng xúc động sẽ dần dần
giảm bớt, chỉ hai nơi, thượng và hạ đan điền càng ngày càng tích thêm chân khí.
c) Phản ứng: trong khi đốc mạch chưa thông, thân thể thường như có điện chạy, hoặc ngứa, hoặc tê trên da dẻ. Mi tâm và
mũi như thấy căng ra, môi cũng hơi ngứa. Thân thể lúc ấm lúc mát, da cũng theo hô hấp mà chuyển động. Khi hút vào da
căng ra, khi thở ra thì như bị đè xuống. Có lúc thấy nhẹ nhàng phiếu diểu, có lúc lại nặng như non Thái, có khi to lớn, có khi
bé nhỏ, nhiều khi bất chợt rung động. Tất cả đều do chân khí hoạt động mà hóa thành. Tuy nhiên mỗi người một khác, gặp
phải cũng đừng sợ hãi, không gặp cũng đừng truy cầu. Khi đạt tình trạng tĩnh, mọi hiện tượng trên sẽ mất đi, hơi thở nhẹ
nhàng, như có như không, chân khí vượng thịnh, linh động hoạt bát, tinh thần sảng khoái, thoải mái. Đan điền như dòng
nước có ngậm hạt ngọc, huyệt bách hội như ánh trăng chiếu rọi, chính là nhờ chân khí đầy đủ mà có được.

d) Hiệu quả: Căn cứ theo những biểu hiện của thân thể, nhất là hai huyệt đan điền và bách hội, các hạch nội tiết cũng hoạt
động mạnh mẽ hơn. Những hoạt lực này càng lâu càng nhiều, và người tập nhận thấy sinh lý và điều tiết thêm cải thiện,
tiềm lực tăng gia. Sức đề kháng bệnh tật cũng mạnh mẽ hơn, các cố tật trầm kha thuyên giảm. Kiên trì tập luyện chắc chắn
thân tâm kiện khang,

khỏe mạnh trường thọ.

(1) Hấp thiên dương dĩ dưỡng khí, ẩm địa âm dĩ dưỡng huyết.

(2)Pháp ư âm dương, hòa ư thuật số, ẩm thực hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất vọng lao tác, cố năng hình dữ thần cụ, thọ
chung kỳ thiên niên, bách tuế nãi khứ.

(3) Chân khí giả sở thụ ư thiên, dữ cốc khí tịnh nhi sung thân giả dã.

4. Nhân chi khí huyết tinh thần giả sở dĩ phụng sinh nhi chu ư tính mệnh giả dã.

5. Cố sinh chi lai vị chi tinh, vạn vật hóa sinh tất tòng tinh thủy.

6. Chân khí giả sở thụ ư thiên, dữ cốc khí tịnh nhi sung thân giả dã.

7. Khí tại dương tức dương khí, khí tại âm tức âm khí, tại vị viết vị khí, tại tì viết sung khí, tại lý viết doanh khí, tại biểu viết
vệ khí, tại thượng tiêu viết tông khí, tại trung tiêu viết trung khí, tại hạ tiêu viết nguyên âm nguyên dương chi khí.

8. Chân khí giả, kinh khí dã.

9. Doanh khí giả bí kỳ tân dịch, chủ chi ư mạch hóa dĩ vi huyết, dĩ vinh tứ mạt. Nội chú ngũ tạng lục phủ.

10. Vệ khí giả sở dĩ ôn phân nhục, sung bì phu, phì thấu lý, tư khai hạp giả dã. Vệ khí hòa tắc phân nhục giải lợi, bì phu điều
nhu, thấu lý chí mật hĩ.

11. Kinh mạch giả, sở dĩ quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều thực hư, bất khả bất thông.

12. Y học bất minh kinh lạc, do nhân dạ hành vô chúc.

13. Phế giả tương truyền chi quan, chế tiết xuất yên

Hết

Khí cảm đơn giản đó là cảm nhận về khí, có các mức độ như sau:

1. Khí cảm: Đầu tiên là nhận ra sự hiện diện của Khí, sau là nhận ra tính chất của khí như nóng, lạnh, hay mát, cao hơn nữa
là nhận ra khí thanh nhẹ hay trọng trược (càng dương càng thanh nhẹ, càng âm càng trọng trược)

2. Khí hình: Cảm nhận được hình của khí. Thông qua đó nhận biết được phạm vi, tính chất, và dạng tồn tại của khí như
sương khói (dạng hơi), những đám rối như rong rêu hay vón cục hoặc lưu thủy như nước. Một số người có thể cảm nhận
được cả màu sắc của khí (không phải nhìn).
3. Khí vận: Cảm nhận được sự vận hành, lưu chuyển của khí.

Có khí cảm tốt, có thể cảm nhận được toàn bộ hoạt động của khí trong cơ thể mình hoặc người khác.

Khí cảm là cơ sở để nhận biết sự bế tắc của kinh mạch hay sự tồn tại của bệnh tật từ đó có biện pháp chữa trị.

Khí cảm cũng nhận ra được buồn hay vui, hỷ hay lạc,…thật tâm hay dối lừa. Qua khí cảm, đôi khi mình còn nhận biết được
tâm của người tặng mình thông qua một món quà.

Đôi khi khí cảm còn nhận biết được đó là sự tự thân trải nghiệm (tâm) hay chỉ là tổng hợp từ sách vở (trí) khi nói về kiến
thức hoặc nhìn 1 cuốn sách.

Khí cảm tốt cũng cảm nhận được khí trong một ngôi nhà, một mảnh đất, là gốc của thuật Phong Thủy.

Đôi khi chỉ cần cảm nhận khí, cũng biết người đó tập luyện theo trường phái nào và trình độ cao thấp ra sao.

Sự thật về chân khí trong tập luyện khí công

03/03/2018

Đạt Ma Sư Tổ là người duy nhất tìm ra cách tập luân chuyển khí trong kinh mạch bằng tập luyện khi ngài ngồi 9 năm trong
động núi, tập từng động tác một làm thế nào để chân khí luân chuyển trong kinh mạch và khai sáng ra các bài động khí
công.

• Thiền, Khí công và Yoga giúp gì cho bộ não?

• Nhận quả đắng khi công không thủ

Nói về khí rất khó định nghĩa về nó sao cho mọi người hiểu được. Khí là năng lượng luân chuyển trong kinh mạch cơ thể
người. Nó luân chuyển theo bí quyết sinh học cơ thể người riêng. Từ xưa các cổ nhân đã tìm ra nó chính nó đã duy trì sự
sống con người và điều hành sinh mạng cơ thể người.

Khí này chạy trong cơ thể vô hình nên không cảm nhận đươc bằng các cảm giác của cơ thể. Nhưng khi nó thông đươc các
đại huyệt thì có cảm giác nhói đau tự nhiên thời gian vài tháng thông thường là đau xương cùng, kế đến huyệt gần đan
điền trên bộ phận sinh dục.

Hai huyệt này đau nhói qua thời gian hết đau thì thông được nhâm đốc nhi mạch. Cảm giác thông tại hai huyệt này có khi
là ngứa ngáy tại đan điền có thể cảm giác này sẽ rất khác nhau tùy mỗi người. Căn bản của khí công là làm sao cho chân khí
chạy được trong kinh mạch ban đầu là chạy tự nhiên, tập làm sao cho chân khí chạy tự nhiên lâu năm dần rồi ta điều khiển
được nó.

Thúc đẩy nó đi đến những nơi nào mà cơ thể phát hiện bị bệnh để nó thôi thúc các tế bào gần đó tự chữa trị. Đây là mục
đích của khí công.
Khí đã điều hành được thì hướng đi của khí cũng tùy mục đich mà phát khí ra thành các loại khí công hiển thị bên ngoài
như phát khí chữa bệnh. hát khí đẩy người té ngã,… Như vậy làm thế nào để tập cho chân khí luân chuyển và chủ động
điều khiển chân khí này trong cơ thể người là mục đích của khí công.

Nguyên tắc luân chuyển khí trong kinh mạch thì ta phải làm sao kinh mạch thông suốt như cáp quang thì năng lượng mới
đi nhanh được. Muốn tập cho kinh mạch thông suốt làm tiền đề cho chân khí lưu thông chỉ có các làm cho kinh mạch dễ
luân chuyển khí là xong rồi,.. Mà kinh mạch muốn thông chỉ còn cách là rung động nó thường xuyên đề đặn và định kỳ cho
thành thói quen. Lâu ngày các tế bào sẽ tự nó tạo thành đường dẫn theo đúng khoa học kinh mạch từ ngàn xưa đã hoạch
định nên các con đường luân chuyển khi qua mạng lưới kinh mạch cơ thể.

Đạt Ma Sư Tổ là người duy nhất tìm ra cách tập luân chuyển khí trong kinh mạch bằng tập luyện khi ngài ngồi 9 năm trong
động núi, tập từng động tác một làm thế nào để chân khí luân chuyển trong kinh mạch và khai sáng ra các bài động khí
công.

Hiện nay khó xác định nguồn gốc các bài khí công này là của Đạt ma. Nhưng kết quả các bài tập này đã nói lên mục đích
của ngài đạt ma mong muốn khi xưa. Qua thời gian luyện tập đã phát hiện các bài tập này liên quan đến đả thông các kinh
mạch cơ thể và tăng sức mạnh để trường thọ và tự chữa trên 100 bệnh thông dụng ngoài đời.

Nhận thức như sau:

+ Bài dịch cân kinh liên quan đến 12 kinh mạch cơ thể người.

+ Bài bát đoạn cẩm liên quan đến (8) bát mạch.

+ Bài ngũ cầm hí liên quan chân khí trong 10 đầu ngón tay ngón chân.

+ Bài lục tự khí công liên quan đến sáu âm thanh tập thể dục trong ngũ tạng lục phủ.

+ Bài thái cực quyền liên quan tới cách thở tự nhiên của điều khí bận khí trong khí công.

Khi tập các bài động khí công này đến mức đúng mực của nó thì cơ thể sẽ phát sinh đầy đủ các luồng chân khí làm sao thay
đổi tái tạo các tế bào xấu già nua, cải lão hoàn đồng, chống lại các loại bệnh tật. Lâu năm chân khí sẽ điều khiển được qua
các bài khí công trung cao cấp thì có thể trở thành nhà khí công phát khí hoặc vận khí tự chữa bệnh hay chữa bệnh cho
người khác được.

Đât là các khái niệm để mọi người thấu hiểu mục đích của website này. Các bài tập không phải tập cho nở nang các cơ bắp
mà là tập sao cho chân khí phát sinh và tập sau cho kinh mạch hoạt động dễ dàng cho chân khí chạy được trong đó mới là
mục đích của tập khí công. Mong các bạn nắm vững các vấn đề cơ bản này trước khi vào tập các bài động khí công trên
website. Nên tập thở khí công trước qua các bài “Thái cực quyền” sau đó mới đến các bài thông kinh mạch và cho luân
chuyển chân khí trong kinh mạch khác.

Khí công: Vì sao ít người luyện khí thành công?

Thứ Năm, 12:01, 24/03/2016

VOV.VN - Tập khí công phải luyện rèn đều đặn, công phu theo ngày tháng; và quan trọng hơn nữa phải học phần tụ khí,
nạp khí

Tập khí công tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể.

Nhiều người biết câu chuyện bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tập khí công chữa khỏi bệnh lao phổi. Trong gia đình tôi, ông nội tôi
tập Yoga chữa khỏi nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Năm đó ông nội tôi gần 70, bị nhồi máu cơ tim đến lần thứ
ba, tai biến mạch máu não liệt nửa người bên trái. Sau đó ông tôi tập Yoga, bao gồm đủ cả ba phần là Dhyana, Pranayama
và Asana, vậy mà khỏi hẳn. Đến sau này, năm 91 tuổi, ông nội tôi còn làm được những động tác mềm dẻo mà tôi lúc đó
còn là thanh niên, có tập luyện tử tế mà vẫn không làm được. Tôi tập khí công chữa khỏi bệnh hen suyễn kinh niên năm 11
tuổi.
Vậy làm thế nào để tập có hiệu quả thực sự, không chỉ người tập “cảm thấy” mà các kết quả xét nghiệm y học cũng cho
thấy bệnh đã khỏi (có cơ sở khoa học).

Nói đơn giản, các bài tập về khí công phổ biến hiện nay chỉ là các bài dẫn khí (năng lượng) chạy theo các kinh mạch (kênh
năng lượng) trong cơ thể.

Để dẫn được khí, đầu tiên là phải có khí.

Điều này cũng tương tự như bạn muốn bơm nước trong một hệ thống ống nước, thì đầu tiên phải có nước trong ống đã.
Vì các lý do này hoặc khác trong lịch sử, các bài tập về vận khí, đưa chân đưa tay hay ngồi dẫn khí… được phổ biến rất
nhiều, nhưng phần đầu tiên là làm gì để có khí (tụ khí, nạp khí) thì thường bị giấu đi.

Vì thế nên các thầy dạy võ thời xưa khi dạy võ thì ngoại trừ phần tụ khí, nạp khí, họ đều dạy đầy đủ hết. Đến lúc tìm được
truyền nhân đắc ý rồi, họ thêm phần nạp khí, là tự nhiên người học trò đó tập có kết quả hơn rất nhiều bậc so với những
người khác. Trong khi đó thì những người khác cứ giơ tay múa chân, ngồi thiền, trạm trang hì hục từ ngày này qua ngày
khác, năm này qua năm khác mà chẳng có kết quả gì.

Phần tụ khí, nạp khí thường lại là một vài động tác rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, nhưng nếu không có người chỉ
dạy thì không ai biết. Mà có những người được chỉ dạy rồi thì vì thấy nó đơn giản, đôi khi còn ngớ ngẩn quá, không biết có
thực hư thế nào, có được tích sự gì không…; do đó hoặc là họ không tập theo, hoặc là tập theo ít buổi, rồi lại theo tư duy
chủ quan của mình: thêm thắt, điều chỉnh cho (có vẻ) hay hơn, hoặc tập ít buổi rồi bỏ. Tất cả những người hành động theo
lối đó đều không đi đến đâu cả.

Nhiều người lúc ốm đau hay thể trạng ốm yếu mới tập Yoga hay khí công nhằm khỏi bệnh, chứ nhiều người khỏe mạnh thì
lại không có động lực, thường thiếu nghiêm túc, tập mấy hôm cho có, cho vui, không thấy chuyển biến gì thì thôi. Trong khi
đó, khí công đòi hỏi một sự tập luyện nghiêm túc, đều đặn, quan trọng nhất là đều đặn, công phu theo ngày tháng.

Khí công - Sự thật và những điều ngộ nhận

VOV.VN - Nên tập khí công để củng cố sức khoẻ, nhưng cần tìm hiểu nghiêm túc và tập luyện kiên nhẫn mới đạt hiệu quả
cao

Vì sao luyện khí ít thành công?

Tóm lại, lý do có những người tập khí công, thiền, Yoga mà chỉ "cảm thấy", không chứ đạt thành tựu gì đo đếm được,
không chữa được bệnh thì phần nhiều do một trong các nguyên nhân sau đây:

- Không có phương pháp tập tử tế. Mà quan trọng nhất là không có phần tụ khí, nạp khí.

- Tập luyện không chặt chẽ theo phương pháp, mà sau khi tập ít lâu thì tự động điều chỉnh tư thế, động tác, tập nhiều
thêm (NGUY HIỂM NHẤT là TẬP NHIỀU THÊM).

- Tập không đều đặn hàng ngày.

- Không kiên trì, tập ít lâu rồi bỏ.

- Quá cuồng tín vào một phương pháp mà bỏ các phương pháp khác.

Tuỳ theo cơ địa, tâm tính từng người, sẽ có phương pháp phù hợp với người này hơn so với người kia. Thường là khi tập
nghiêm túc, bài bản, chính xác, đều đặn trong vòng một năm mà không có thay đổi về mặt cơ thể, tim mạch, huyết áp, thể
lực trong phạm vi có thể đo được bằng máy móc, thì nên chọn một phương pháp khác. Nhưng không nên thay đổi phương
pháp loạn xạ trước khi thử trong vòng một năm./.

CTV Châu Hồng Lĩnh/VOV.VN

Tối Thượng Nhất Thừa Tiên Thiên Khẩu Quyết

Khẩu quyết tối thượng bật nhất tu thiên tiên (bản chú giải)
Xem chân tâm là chủ, xem chân khí là dụng, xem tam bảo là nền tảng. ngoại tam bảo (nhĩ, mục, khẩu) không lậu (rỉ ra) thì
nội tam bảo (tinh, khí, thần) tự hợp, trước đắc thiên nhân (nội ngoại) cảm ứng, tiên thiên nhất khí tự nhiên sẽ thu nhập
vào bên trong thân thể. Thân thể máu thịt của con người vốn là vật chất tất cả đều thuộc về hậu thiên âm đục nên không
thể siêu phàm nhập thánh mà chỉ khí của tiên thiên thuần dương chí linh chí diệu, yểu minh mạt trắc (mờ mịt không
lường), hỏang hốt nan đồ ( như bức đồ hình khó thấy đích xác) là có thể. Tuy nói từ ngoài đến nhưng thật ra thai nghén ở
bên trong. Tiên thiên (động lực ban đầu) nếu không mượn nơi hậu thiên (vật chất) sẽ lấy gì mà thu nhập? hậu thiên nếu
không đắc tiên thiên cũng không thể khởi biến hóa. Ấy là trong vô sinh hữu, trong hữu chứa vô. Hữu mang nhân vô mà
thành hình, vô có gốc hữu mà thông linh.

Tiên gia diệu dụng, tuy chỉ chú trọng thái thủ tiên thiên nhất khí được xem là mẹ của kim đan mà có thể điểm hóa phàm
thân thành thánh thể, nên tri đạo pháp tự nhiên mà không miễn cưỡng được gọi là trí vậy.

Phương pháp tối thượng thừa tu luyện thiên tiên.

Bộ thứ nhất

Thần không rời khí, khí không li thần. hô hấp tương hàm (hàm chứa lẫn nhau).

Không để tâm loại bỏ mà cũng không để ý ánh sáng. Giao phó tâm ý cho thanh hư, thường chiếu trong vắng lặng

(giả thích: tiên thiên nhất khí từ trong hư vô đến, hai khí tương giao tự nhiên thần ôm ấp khí, khí ôm ấp thần. khí tiên thiên
và hậu thiên tương giao tương đắc thì hồn như say mộng, tự nhiên nhi nhiên, vô nhất hào tác vi (không làm chút gì). thần
hô khí hấp, thượng hạ qua lại, trở về bổn nguyên luyện kết thành đan gọi là thai, thân tâm đại định vô vi mà thần khí tự
nhiên sẽ giúp. Phó mặt tâm trí hư vô, không thể tồn tưởng. Giống như thiên địa đều định tĩnh thì tự nhiên dương thăng
âm giáng, nhật nguyệt qua lại mà tạo nên vạn vật. khi công phu lâu ngày tĩnh sẽ sinh định, thần nhập vào trong khí, khí
thần hòa hợp thì ngũ hành tứ tượng tự nhiên (toàn thốc) hòa hợp, tinh ngưng khí kết, ấy là khảm ly giao cấu. công phu
tĩnh lúc đầu, khí thuần âm bên dưới cần dùng dương hỏa nung luyện vừa đắc là chân khí sẽ phát sinh, thần minh tự đến,
luyện tự nhiên thuần thục, công phu tĩnh lâu ngày, tự nhiên thần khí giao hợp. thần thuộc phương nam hỏa, hỏa ở quái là
ly. Tinh thuộc phương bắc thủy, thủy ở quái là khảm, hồn thuộc phương đông mộc, mộc ở quái là chấn, phách thuộc tây
phương kim, kim ở quái là đoài. Ý thuộc trung ương thổ, thổ ở quái là khôn là trung cung hoành đình. Tiên thiên huyền
quan là kiền, khi thần khí đã hợp thì thần nhập khí trung, tự nhiên ngũ hành tứ tượng toàn thốc (hòa hợp), ấy là khảm ly
giao cấu. thuần âm dụng hỏa là ngưng thần hạ chiếu khôn cung, yểu yểu minh minh ( mờ mờ, mịt mịt) mà đắc chân khí
phát sanh, thần minh tự đến đó là nhất dương lai phục.

đệ nhị bộ

thần thủ thần (khôn) cung, chân khí tự động, hỏa nhập vào trong thủy, thủy tự hóa khí, dùng nhiệt lực chưng cất bay lên,
yểu yểu minh minh (mờ mờ, mịt mịt), tự có hình trạng.

ấy là dược vật sơ sanh, không thể thái vội, ví như có chút niệm khởi thì chân khí liền tan.

(giải thích: khôn cung là trung hoành đình trong thân người, là khiếu của hư không, là nơi chân khí phát sinh. Nhất khiếu ấy
là cung của tổ khí nên gọi là khôn cung. Khôn bèn theo đó mà tạo thành vạn vật vậy, đầy tràn sẽ sản dược xuyên về nguồn
là nơi âm dương giao cấu. thần thủ khôn cung quan trọng là trưa tối không rời, nguyên thần hạ chiếu, hồi quang tĩnh định,
nghịch thi tạo hóa (nghịch lại sự sắp đặt của tạo hóa), bạt (lấy được) chuyển thiên quan, đại dược từ đấy mà sinh, kim đan
do đó mà kết. hỏa của khôn cung gọi là hỏa của chân nhân vậy. Thường lấy thần chiếu khôn cung nung luyện âm dương,
tinh sẽ hóa khí. Chuyên tâm trì chí, lấy thời gian đi đứng nằm ngồi, tất cả tùy theo ý mà thủ, không cho tán loạn. lâu ngày
không thấy có công hiệu tất cả là do trong tâm tạp loạn. Nếu nung luyện lâu ngày, tinh được hỏa luyện tự nhiên hóa khí.
Lâu ngày ba tiếng vang làm chấn động thượng nê hoàn, hóa thành cam lộ, giáng hạ trọng lâu, ngưng thành tinh dịch, trở về
khôn vị. phôi thai nguyên khí, dần dần tráng vượng, thần hô khí hấp, tự nhiên nuôi dưỡng, chu lưu không ngừng, khí mạch
dừng mà nhập tĩnh định, trong đại định hốt nhiên sinh động là tiên thiên nhất khí phát sinh. Từ khôn cung mà đến như
mẫu luyến tử, tự nhiên cảm hàm (cảm nhận được), thần biến mạt trắc (thần biến đổi khôn lường), nghe theo tự nhiên
không được dục tốc thì khí đến sẽ biến hóa tự nhiên sẽ thấy công hiệu vậy. thiên quang là thần quang vậy. Công phu tĩnh
lâu ngày thần quang chiếu soi, tĩnh thì thần linh, thấu hết trong ngoài, phát hiện hình tướng ngoại sắc ấy không thể gây trở
ngại, ái dục không thể che lấp, tự nhiên cách tường thấy vật, biết được tiền kiếp. thiên là thanh nhẹ tại thượng, địa là
trọng trọc ở hạ. khi khí hóa cùng cực, thanh khí thăng lên là thiên, trọc khí hạ xuống ngưng là địa, nhị khí nhân uân ( hai khí
trời đất hòa hợp), hóa sanh vạn vật. tiên thiên chân dương cùng hậu thiên chân âm, âm dương hỗn nhất. hốt nhiên trong
định sanh động, tạo hóa tự hiện, như thiên địa phân chia lần đầu, biệt lập kiền khôn như thế vậy. Nếu nhất vật hoặc minh
hoặc ẩn, ấy là huyền châu đã thành hình. Huyền châu ấy như ở bên ngoài, nhắm mắt lại rất phân minh như là ở bên trong,
mở mắt ngay có thanh bạch tượng. Người khác không thấy. vô hình chỉ mình mình thấy phân minh gọi là vô tượng huyền
châu. Đó là mầm đại dược vừa mới sinh, dược còn non nên không thể thái. Nếu có vọng niệm thái là mất huyền châu, tan
mất thiên chân chí bảo, phản thành ma cuồng, hô hấp lọan không thể cứu. tính mệnh quý giá không thể xem nhẹ là điều
ấy)

bộ thứ 3

thần thủ khôn cung, chân khí tự tụ.

đầu tiên là ngưng thần ở khôn lô (bếp lò), nung luyện âm tinh, hóa thành dương khí thượng thăng. kế là ngưng thần ở càn
đỉnh, dương khí dần tích tụ nhiều, trong suốt sáng láng, thượng hạ thông sáng, ấy là nội chân ngoại ứng, tiên thiên nhất khí
từ trong hư vô tự nhiên đến.

tồn tưởng không giới hạn, không nhờ vào động tác. Hỏa hầu của Tiên thiên nhất khí vừa đến thì nê hòan sinh phong, đan
điền hóa lửa cháy mạnh. chu du thân thể, quan khiếu đồng khai, các đốt xương tán ra, xốp nhuyễn như bông, hồn dung
(hòa tan) như say.

(giải thích: khôn cung thuộc địa là âm, ứng với người hậu thiên có hình hữu chung (có kết thúc). Kiền cung thuộc thiên ứng
với thần tiên thiên vô trước, kiền cung là hư vô huyền quan nhất khiếu, thật là nguồn của tạo hóa, từ vô mà tạo hữu, từ
hữu mà hóa vô, vì có tạo mà có hóa. Khởi đầu do tụ khí ở hư vô nhất khiếu mà sinh ra, kết thúc vì tinh tán nơi ý ảo vọng,
lục hại mà chết, tạo hóa tuần hoàn không biết bao nhiêu vạn kiếp, người bẩm (có được) thiên địa âm dương hai khí mà
sinh, khí chân dương tại thân là diên là tinh là khảm, khí chân âm tại tâm là hông là thần là li, về hình tượng là người cùng
thiên địa đồng thể khí. Người tu chân đã đắc đại dược ban đầu, huyền châu thành hình mà tinh thần tráng vượng, đang
giao nhau như vậy, tinh trong thần hạ giao ở khảm, thần trong tinh thượng giao ở li. Nội thì tinh thần giao hợp ở trong.
Ngoại thì âm dương giao hợp ở bên ngoài, trong ngoài minh triệt (thông suốt), chiếu diệu thượng hạ, hóa thành một hạt
minh châu, hơi tròn tròn sáng rực, tam quan thăng giáng, thượng hạ tất cả chuyển động như luân (bánh xe), chu lưu không
ngừng. thấy cảnh tượng như vậy là bên trong tinh thần đã hòa hợp, kim mộc giao hợp, thủy hỏa bắt đầu giao nhau. Đó là
bên trong chân thật nên ứng với cảnh tượng bên ngoài. nếu không phải tự thân tạo chân cảnh, lẽ nào có khả năng thế ấy.
khí của tiên thiên là mẫu khí, khí của hậu thiên là tử khí, tự nhiên cảm hợp, phản lại tạo hóa kỳ diệu, lúc đầu đắc dược từ
ngoài đến. mẫu khí, thiên khí; tử khí, nhân khí, nếu người thường thanh tịnh, thiên địa tất cả đều quay trở về. trước khôn
sau kiền còn có tên là dời đỉnh hoán lô, ấy là chân khiếu diệu của kim đan, là bí quyết tiên thiên hỏa hầu. lúc mới luyện
đan, trước tiên đợi thần chiếu khôn cung, lấy hỏa luyện dược, lấy thần chế khí. Đợi chân khí phát sanh, sau thủ kiền cung,
bên trong huyền thai đỉnh (lô đỉnh), kết thành huyền châu, luyện thành đại dược, nuốt vào trong bụng, điểm hóa hết âm
khí thành thể kiền dương, ấy là Diệu dụng của không trung. người bây giờ không ngộ diệu dụng của không trung, không
ngộ sự truyền thụ của chí nhân, nghe đạo theo thuyết, mù mờ tu luyện, tiện hướng vào trong thủy cầu nó, thủy là mờ mịt,
quên niệm quên thể ở trong yểu minh (mờ mịt), há không lạc ở hư không mờ mịt sao, tất cả kết lại là đan không thành. Lấy
dùng dương toại (đồ lấy hỏa thời xưa) mọi phương, nhờ lý cảm thông của thủy hỏa, tự đắc được đầu mối là dương toại
hỏa châu ở thái dương chánh cung, lấy hỏa châu hướng đến mặt trời thu hỏa. hướng của hạt thủy châu là thái âm chánh
cung, lấy thủy châu hướng nguyệt châu. thiên địa huyền cách chi viễn (xa) nhưng chỉ trong một khắc mà tự nhiên đắc thủy
hỏa vậy. vật đấy thụ khí của thiên, trên có thể cảm thông nhật nguyệt, đắc thủy hỏa trong khỏanh khắc. huống gì người là
vạn vật chi linh, tĩnh định bên trong, há không cảm thông trong thân diệu hóa mà kết thành kim đan sao?. không biết như
đang say, ấy là cảnh tượng đắc dược.đang lúc huyền châu thành hình, nhật nguyệt giao quang, là chánh thời kỳ thái dược
(hái thuốc), chính là hỏa hầu tiên thiên, đương lúc đang giao ấy, nê hòan tự giác sanh phong, từ thiên thổi xuống hạ, quán
nhập vào huyền quan ở giửa hai mắt, bèn thông toàn thân, quan khiếu đều mở, các đốt xương như đoạn lìa, mềm mại như
bông, tâm lạnh như băng tuyết, đan điền như hỏa, thân tâm sảng khoái, cẩn thận chớ sợ hải, đó chính là thời gian kích
phát chưng nấu thủy hỏa, long hổ thủy hỏa giao hội, sau ít phút ba cung khí tràn đầy, hai khí hòa sâu vào nhau, hết tuyệt
trần tình, thần khí thái định, hỏang như say mơ, giống như vạn thủy vạn mộc hỗ tương cảm kích, không biết đến cái ngã
của thiên địa nhân. Than ôi chỉ nghe ngàn tiếng chuông như sấm sét, vạn đạo hào quang linh minh nội ngoại, tiếng ngọc
tràn cả không gian, tiếng sấm điện vang lừng, lay thông cả kiền khôn. Thái dược trở về, cái ấy diệu dụng, như cái máy nửa
thốn bắn ra ngàn nỏ đồng lọat, nhất thủy trở lại quay vần cái chu vạn học. kinh sách nói rằng người phát sát ky, thiên địa
phản phúc (lật lại), ấy là cái dụng chân diệu, ví như nguyệt đến vị trí thiên tâm là lúc phong lai thủy diện (phong đến, thủy
ngỏanh về). ví như dương liễu gió đến thổi bên trên, ngô đồng nhớ hướng nguyệt chiếu. có câu gió thanh của cung nê
hòan hạ xuống cung nguyệt lãng (sáng), gió non giữa rừng, một dòng nước thiên âm giáng xuống thì tất cả hình dung tiên
thiên nhất khí bên ngoài sẽ tự đến).

bộ thứ tư

nhất thần quyền biến phân hai tác dụng, thượng thủ huyền quan, hạ đến mẫu phủ.
Bên trong cái yểu yểu minh minh (mờ mịt) đó ánh hồng chớp sáng, do não bộ giáng xuống hạ đan điền. nội chân khí trong
thân lập tức khởi hấp dẫn. ba phiên triều dũng ( như sóng nhỏ hợp lại vọt ra), hà úy vân chưng (như những đám ráng kết
lại nhiều thành mây bay lên), cam lộ quỳnh tương , giọt giọt vào bụng. ấy là thấy kim dịch hòan đan.

Cốt là đợi thân như bàn thạch, tâm tựa băng hồ, không bị tẩu thất.

(gỉai thích: huyền cung là huyền quan, là luyện thử mễ chi sở (nơi luyện gạo). ví như huyền thai đỉnh, chu sa đỉnh, kiền
khôn đỉnh tất cả đều do khác danh xưng mà thôi. Xưa nói kiền khôn, là nơi luyện đan ban đầu, lấy kiền khôn làm đỉnh khí.
Đầu tiên ngưng thần tụ ở khôn, trong tĩnh sanh động, thái (hái) âm trong dương là thỏ tủy (tủy của con thỏ). Chân khí bay
lên trên đến kiền cung, động nhưng sau tĩnh mà hợp với dương trong âm, có tên là ô can (gan của quạ). Hai vật bao dung
lẫn nhau luyện thành như ý châu, gọi là khảm ly giao cấu, quý hoa phát hiện, chân duyên (diên) sơ lộ, tiên thiên sơ hiện, lúc
nhất dương sơ động. như canh ba thấy tượng nhật nguyệt ấy đúng họat tý thời. thời thứ nhất phân tác lục hầu, ví như nhị
hầu đắc dược, tứ hầu có diệu dụng khác biệt, đó là thời đắc dược sơ nhất hầu. đã đắc dược sơ nhất hầu thì nên nhập tĩnh
thất, vận thiên thiên chi hỏa, nhập lại đỉnh đoài nửa vầng trăng hiện, đó là lúc có âm thanh của long ngâm hổ khiếu. Diên
hống tròn vẹn tẩy tâm địch lự (tẩy rửa cái tâm lo nghĩ), mộc dục (phép tắm gội) đề phòng. Dần dần qua mười ba ngày thì
sanh kiền giáp, khoảng năm mươi ngày ấy là lúc kiền khôn viên mãn, ngân ngạc đã thành, huyền tẫn đã lập, kim hoa đã
hiện, là lúc tam dương đã đủ. Nguyệt viên mãn ở giáp phương, ứng với tượng của quẻ kiền, chỉ e ngại khi gặp kim thì mong
vận chuyển, chính là nhật nguyệt trọng minh chi tế ( nhật nguyệt nặng sáng giao nhau), tái đắc hỏa hầu của dược, nhị hầu
đắc dược. tứ hầu có các pháp diệu dụng riêng, là tượng hình bán nguyệt trước mắt, một nữa minh nguyệt bên trong, có
âm thanh long ngâm hỗ khiếu, cốt lo phòng nguy hiểm diệu dụng. hỏa hầu của tiên thai thành, như trăng 18, dùng nhất âm
thủ thành ở tốn phương, là dã chiến chi diệu dụng. kế luyện nhị âm, hạ huyền nhị thập tam, dùng cấn địa tẩy tâm mộc dục,
luyện hết tận tam âm, dương thần xuất hiện, đề phòng cố tể chi diệu dụng là tiền tam tam hậu tam tam, diệu dụng của tứ
hầu là lý đắc hầu của nhị dược. thần thủ huyền cung, ý nghênh tẫn phủ, ấy là câu khẩu quyết thái dược. đang lúc bên trong
huyền cung, chí tinh phát sanh, chân diên là khí, phát hiện tượng hình nhật nguyệt trước mặt, chân hống là thủy, phát hiên
hình tượng mặt trời hồng. bên trong nhật nguyệt đều phát ra hai đóa kim hoa, mạnh mẽ như núi đan, sắc đỏ hồng kim
(vàng). ấy chính là không già không non, cấp cấp thái thủ, thái thủ ra sao?. Quyết nói chỉ là ý nghênh tẫn phủ, thần ý tương
hợp, tiên thiên tự đắc. hỏang hoảng hốt hốt, yều yểu minh minh (mờ mịt khôn lường), nhất điểm hồng quang, lấp lánh
nhập vào hạ nguyên, giao hội với chân âm, âm bèn tự nhiên thấu hợp, âm bèn ôm ấp dương, dương bèn kích âm, âm
dương kích phát, hải lãng phiếm dũng ( sóng biển tuôn trào), từ thái huyền quan đến vĩ lư giáp tích, qua ngọc chẩm hóa
thành kim dịch, quỳnh tương nhập vào trong bụng, thơm ngọt, trong trẻo, sảng khóai,tai nghe tiếng trống, tiếng vạn khỏa
lôi ô (vạn hạt sấm sét), quân (bằng) thiên diệu dược, phi cầm phi sắt (không phải tiếng đàn cầm, sắt), phi địch phi tiêu
(không phải tiếng địch tiêu), mà là một diệu âm bật nhất khác, như tiếng hàn tuyền (suối lạnh) làm tan ngọc, như tiếng kim
khánh lay động hư không, như tiếng ve mùa thu không ngừng, tựa như gió đánh vào trống thanh tùng, thật khác thường,
tiếng ngọc chấn hưởng, có tiếng của bầy quạ đồng kêu, như lòai chim hòa vận, khẩu hàm mục kinh (miệng ngậm mắt thấy
sợ), tâm yêu ý thích, thành ban nhạc lớn, thật đó là thiên cung diệu cảnh, khách phàn trần như mù như điếc. thân tâm
thanh tịnh, trăm quan thông suốt, vạn lổ sinh xuân, biến thành vạn đạo hào quang, hiện lên một viên quang, bên trong có
tượng hình anh nhi, đó là dương thần xuất hiện vậy. tròn vẹn nên phòng ngừa nguy hiểm, không nên rời xa.)

bộ thứ 5

thần thủ hùynh đình, tiên thai thự kết, sớm sớm tối tối, đi đứng nằm ngồi không thể rời nó.

Mười tháng thai vẹn tròn, huyền châu thành tượng, ba năm đủ hỏa, âm phách tiêu hết, thân ngoại hữu thân, hiện là thần
gom thu khí, trong hình không có vật chất , ẩn là khí thu vào thần. cửu tái công hòan, hình thần câu diệu, bách thiên vạn
kiếp, đạo thể trường tồn.

(giải thích: hoàng phòng là hùynh đình cung, vẫn là kiền thì hạ, khôn thì thượng, trở về khuôn phép đúng. Kim thai tức tiên
thai, kim là vật cứng không bị hủy hoại, đó là nguyên thần của người, không hư không hoại, là thể thanh tịnh diệu dụng,
như kim bền bĩ, như sắt cứng bền, tịnh như lưu li, sáng như trăng rằm, không giảm đi độ sáng, nếu có một niệm sai, là
nhân tạo huyễn hóa (ảo hóa). Đắc phản hoàn đan đạo cốt luyện hữu hợp vô, đầu hắc kết hồng mà thành tiên thai, phản lại
chân thương của bổn lai, hợp diệu dụng của nguyên thủy. kim thai tự thành, quy trung chi diệu, lấy thần thủ khí. Bên trong
hòang đình, nhất ý không tán, 12 thời đều thủ trung, cốt niệm có ích, hàm quang tàng diệu, thu lại tai mắt, luôn luôn tồn
tưởng, không rời một chút, như gà ấp trứng, như long dưỡng châu. Long dưỡng hạng hạ châu, tâm ý không quên, tinh
thần cảm hóa, châu này có quang, đã sanh quang lâu, châu thành tiểu long, phi lên thái không, hoặc thu hoặc phóng, lúc
người thấy nó đó là long tượng, long ấy là thần, thần vẹn biến hóa, lên mây gọi mưa, thóat cốt bay lên thì là thần long. Sở
dỉ có thể lớn nhỏ, có thể ẩn hiện, động thì xé thái sơn phát ánh sáng hồng, tạo nên mây mù, kích phát sấm sét, tĩnh thì
thần tàng ở uyên tuyền (suối sâu), là vật dương linh. Là đạo Kim đan, học tiên thiên cũng đồng lý ấy, ban đầu là bảo
nguyên thủ nhất ( bảo vệ chân nguyên thủ nhất), dưỡng tiên thiên thử mễ (hạt gạo là màu vàng luyện được), nguyên thần
diệu châu tồn tưởng lâu ngày, tự nhiên nguyên thần và hạt gạo vàng ấy tương hội kiếp kiếp, dần dần biến hóa lẫn nhau,
trăng non đẹp đẽ trước mặt , rồi đến nửa vòng thượng huyền (trăng nửa vòng của ngày 7, 8 âm lịch), dần dần đến trăng
rằm tròn tròn trước mắt. tự phát ra kim quang, nhật nguyệt hợp bích, duyên hống tương đầu (nương tựa lẫn nhau), kết
thành tiên thai, dưỡng ấm ba năm, anh nhân (anh nhi) lão thành (trưởng thành), đến chín năm, công thành viên mãn, âm
đục tiêu hết, một thần có thể hóa thành trăm vạn thần, hình thần câu diệu, xuất hữu nhập vô, luyện thần cùng thái hư
đồng thể, phản hồi vô cực chân đạo, hợp với nguyên thủy diệu cảnh vậy, quán thiên địa tại huyền diệu cung như hạt gạo
thái thượng ấy, nghe rằng một mảnh thái hư, do đâu mà ngũ hành nối liền, do đâu mà âm dương biến hóa, đó là do thiên
địa, do ta bày ra, âm dương do ta nắm lấy, vĩnh vô chung vô thủy ( mãi không có mở đầu, không có kết thúc), muôn kiếp
vẫn tồn tại, cùng đạo hợp chân, thần tiên thay, thần tiên thay.

Bài trên không quá năm trăm bốn chục chữ mà bao quát tòan bộ đan pháp bên trong. Bất luận Nam phái, Bắc phái, Đông
phái, Tây phái, Trần Hi Di phái, Trương Tam Phong phái tất cả không nằm ngòai phạm vi trên. Chỉ có những loại hạ phẩm
khác, bàng môn tiểu thuật, giang hồ tà giáo vân vân, tài liệu những pháp ấy không được ghi ra. Ta xem người xưa soạn đan
kinh, dùng nhiều ngôn ngữ ẩn dụ, dùng tòan tên lạ làm độc giả mờ mịt khó hiểu. lời văn không rỏ nghĩa, trình tự rối loạn,
người sử dụng không thể theo đó mà hạ thủ công phu. Suốt năm xem xét qua (đạo tạng) năm ngàn bốn trăm tám chục
quyển. cùng các sách khác ngoài sách đạo, đạo thư số lên đến ngàn quyển, cộng tính lại lên đến vạn quyển. chưa hiểu hết
được tất cả, trình bày đơn giản lại như vậy.

Khẩu quyết trên do sư phụ viết thành, từ trước đến nay, phàm đồng chí với ta để bổ túc cho duyên thế nhân. có thể sẽ
ngộ. là may mắn nên chớ khing thường. nên suốt đời yêu quý sách và hay giúp đở người. Cần thiết là không nên truyền sai
cho người.

Năm ất 1995, chưa lập thu, nhật trần anh sao chép lưu trử ở y thất từ hải

CHÂN TRUYỀN ĐAN ĐẠO TIỂU CHU THIÊN CÔNG

Tiêu Thiên Nghĩa

*LGT:- Công phu tu Đạo trải qua bốn bước:-

-Luyện tinh hóa Khí.

-Luyện khí hóa Thần.

-Luyện thần hoàn Hư.

-Luyện Hư hoàn Vô.

Đây là bước đầu của việc tu tập công phu Đạo gia (thuộc về giai đoạn "Thất nhật thể dương tinh" và "Bá nhật trúc cơ".

Xin giới thiệu cùng quí huynh đệ tham khảo và ứng dụng để tăng trưởng sức khỏe.

Nội gia “Hồn Nguyên Môn” là nhất đại tông sư do Tiêu Thiên Nghĩa lão tiên sanh truyền lại cho đời sau chánh tông nội đan
công, chính là trúc cơ pháp môn, kế thừa theo đường lối của Chung Lữ. Mong rằng đại đạo công pháp, dễ học dễ luyện.

Nếu tu tập chính xác sau hơn 10 ngày, có thể “nhập tĩnh”, sản sanh nguyên dương chân khí, luyện công sau 100 ngày, có
thể đả thông “tiểu chu thiên”, khoảng hơn 300 ngày, chân khí tụ hội ngưng kết thành “nội đan”, hình như viên đạn, màu
như quả chu quất, giữ lâu ở hạ đan điền.

Đến đó, có thể được phản lão hoàn đồng, được hiệu nghiệm diên niên ích thọ.

Công pháp tại mỗi ngày vào giờ Tý (sau 23g00 đến 1g00 đêm) và giờ Mão (từ 5g00 đến 7g00 sáng) (nếu như không đủ điều
kiện như thế, thì sáng tối luyện công cũng được ).

Chọn ở 1 nơi an tĩnh , ngồi xếp bằng (song bàn tất hoặc đơn bàn tất) , đầu ngay thân thẳng, hai mắt khép hờ, lưỡi chạm
nướu trên, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay xếp lại trước bụng hoặc đặt trên hai đầu gối cũng được.

Sau khi ổn định tư thế, hai mắt nhìn vào hạ đan điền (khoảng dưới rốn một thốn ba phân), bỏ hết tất cả tư lự, dục vọng,
tạp niệm, dùng cách thở bụng thuận tự nhiên, dùng mũi hít vào, cần yếu là phải sâu, chậm rãi, đều, nhỏ nhẹ, không được
ráng sức mà làm, điều chỉnh thuận theo tự nhiên.
Lấy ý cùng theo hơi hít vào đưa vào trong hạ đan điền, cùng giữ với tiên thiên, tiềm phục đến hạ đan điền thì nguyên
dương chân khí tương tiếp tương hợp, hoà đều thành một thể.

Hít hơi vào rồi, khéo dừng đóng lại, không dùng ý lực; tự nhiên hơi thở sẽ theo mũi nhẹ nhẹ thở ra (lấy tai “không nghe
tiếng hơi thở” làm chuẩn), lúc thở ra như vậy ý niệm phải chẳng rời hạ đan điền.

Như vậy một hấp một hô là một tức, tức tức theo nhau về gốc, lần lượt tập luyện. Lúc bắt đầu có thể trước luyện mỗi lần
khoảng hơn mười phút thì dừng, về sau tùy công lực tiến triển, dần dần tập luyện kéo dài thời gian hơn.

Yếu lĩnh của công pháp ở chỗ trong khi rèn luyện, nương nhờ vào ý, tức là bậc cao hiệp điều thống nhất, ngay đó hình
dung như là một sợi tơ nối tiếp không dứt để hơi thở hoàn toàn quân bình, thân tâm bước vào trạng thái hoàn toàn buông
lỏng vắng lặng, hốt nhiên cảm thấy được một chuyển động ở hạ đan điền, theo đó lại có động lại dần dần ấm nóng, phảng
phất có những biểu hiện như có một vật từ trong siêu nhiên xuất hiện, thân tâm trong ngoài có một khối khí hòa hợp ấm
áp hiển bày hư vô hoảng hốt khí tượng.

Tình huống như thế, chính là tiên thiên nguyên dương chân khí sản sanh, thuật ngữ cổ khí công gọi là “đạo tự hư vô sanh
nhất khí ”.

Lúc đó, cần luyện công tu giữ gìn tâm thần, tâm không buông lung chuyền níu, cũng chẳng bám chấp. Cụ thể mà nói chỉ là
yếu tố : đến thì chẳng sanh lòng vui mừng, cũng không nghi ngờ kinh sợ, phải phân biệt được đến chỗ tận cùng vi tế. Tóm
lại chỉ phải giữ gìn một trạng thái ta và vật đều quên.

Chẳng kể trong công phu có cảnh giới huyền diệu ra sao cũng đều lấy tâm bình thường mà đối đãi, trước sau đều như thế,
không có một chút mong cầu đến các điều tốt đẹp. Có thể nói đây chính là một quá trình rèn luyện tâm tính.

Luyện công cần yếu phải không ngừng bỏ đi tâm bám chấp các việc đã qua, ngàn vạn chẳng mong cầu thành công sớm.

Phải biết công việc tu tập tĩnh công nếu có phân nửa miễn cường cũng không được, quá mong chỉ làm tâm phiền khí táo,
quá mong thì chẳng thể dễ dàng thu được công hiệu.

Nói rằng “muốn nhanh thì chẳng thành”, thật đúng lý này vậy.

Luyện công chẳng dừng, cảnh giới nhập tĩnh ngày càng dần dần ổn định, trong hạ đan điền luôn có cảm giác ấm nóng, tỏa
ra thong thả trọn đầy càng nhiều thêm ra, lúc đó hình thần hợp nhất, phảng phất toàn thân cùng hòa nhập vào trong hư
không.

Vẫn giữ gìn được tâm tính chẳng động theo các vọng duyên, ý niệm được như gương sáng, như nước đứng, rặc ròng thanh
tịnh, như nhập vào chốn thăm thẳm mờ mịt bao la mênh mông, người tập cảm nhận có khí động ở hạ đan điền, sau đó
cảm thấy có một luồng chân khí từ hạ đan điền bắt đầu phát ra tuôn chảy tuần hoàn, trước đến Hội Âm, qua Vĩ Lư, theo
Đốc mạch chạy lên, qua Giáp Tích, đến Ngọc Chẩm, lại đến Bách Hội, thuận theo trước trán xuống đến mặt, qua “Thước
Kiều”(chỉ thiệt ), rồi vào nhâm mạch, quay về Hạ Đan Điền.

Tiến trình ấy gọi là “khí thông tiểu chu thiên”. Từ khi khí thông tiểu chu thiên về sau, chân khí có thể noi theo Nhâm Đốc
hai mạch, quay vòng rồi trở về chỗ ban đầu, như vòng tròn không có đầu mối, cứ như thế mà tự động vận chuyển, càng
luyện càng thuần, lâu dần ngưng kết thành đan.

Trong quá trình tập luyện đan đạo tiểu chu thiên công, có một giai đoạn thái “tiểu dược ”.

Tinh thần hư cực tĩnh đốc về sau thì nguyên thần hiển hiện, nguyên thần hiển hiện thì nguyên khí sanh, nguyên khí sanh thì
nguyên tinh sản. Nguyên tinh chính là luyện tựu nội đan trọng yếu “dược vật ”.

Nguyên tinh sản xuất về sau, dương khí lại có chấn động, nơi đan điền ấm nóng, thư thái, sướng đẹp khó nói cho rõ cảm
giác, đồng thời ngoại thận hưng khởi.

Lúc đó lập tức nhắm mắt lấy ý nhìn vào hạ đan điền, hơi thở hô hấp cần yếu phải vào sâu trọn vẹn, hít hơi vào thì thêm ý
niệm, ý tùy hơi thở mà đi, cùng nguyên dương chân khí hướng thành một khối, thở ra thì chẳng để ý chỉ để thuận theo tự
nhiên. Như vậy một hơi vào một hơi ra là một tức, tức tức theo nhau về gốc, ý niệm tập trung nơi đan điền.

Giữ được sự chú ý như vậy, hít vào thì ý noi theo hơi thở mà đi, nhưng cần phải không được bám chấp vào hô hấp. Khoản
chừng hơn 10 hơi, ngoại thận sẽ hoàn toàn trở về trạng thái bình thường, nguyên tinh đã thải hồi, về lại trong hạ đan điền
mà phục hóa thành khí.

Bộ công pháp này Đạo gia cũng gọi là “luyện tinh hóa khí ”.
Riêng chỉ thi hành khi chân khí sung túc. Đến một trình độ nhất định sẽ tự động vận hành theo đường đi của tiểu chu thiên,
đả thông tam quan, hoàn thành công phu trúc cơ.

Trong quá trình khí thông tiểu chu thiên, nếu chân khí sung túc, lúc tuần hành theo trên đường, thần ý cần yếu bám theo
chân khí chạy, nếu chân khí không đủ mà dừng lại thì thần ý cần phải dừng lại, tiếp tục ôn dưỡng hạ đan điền, đến khi chân
khí lực lượng sung thật đã mạnh, lại tiếp tục thuận theo tự nhiên mà đi.

Tình huống này thuật ngữ cổ khí công gọi là “bỉ thị chủ lai ngã vi tân ”, tức là thức thần lui khỏi chỗ nhường cho nguyên
thần chủ sự, hư tĩnh vô vi, trong khi chân khí tự động vận hành, thể ngộ lí tự nhiên. Nhập Đạo

GIEO DUYÊN

Thanh Tịnh Kinh ngày đọc 10 lần, rồi dần dần tăng. Thái Thượng Cảm Ứng Thiên ban đầu ngày đọc 1-2 lần, sau thì 3-5 lần,
sau thì 10 lần. Sau này thì thêm Đạo Đức Kinh Côn Lôn ngày 1 lần, đọc hán việt là được, không cần hiểu nghĩa, lâu dần tự
có sở ngộ.

CHÂU THIÊN NGHỊCH CHUYỂN CÔNG PHU

Mục đích: Thanh lọc bản thể, khai mở hệ thống kinh mạch, gia tăng sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật, đưa tâm dần dần trở nên vi
tế bước vào cảnh giới nhập định.

Thời gian: Tập vào giờ tí (23h đêm – 01h sáng), công phu lâu mau tùy theo sức .

Không gian: Phòng hoàn toàn tối, không lọt một chút ánh sáng nào.

Điều thân: Ngồi bán già, chân phải để trên chân trái, bàn tay phải nắm bàn tay trái đặt trước bụng. Không được nhắm mắt,
hai mắt lim dim nhìn xuống dưới, mới đầu công phu chỉ cần hơi khép mắt lại, sau khi đã nhập định thì tự nhiên sẽ lim dim,
không cưỡng ép, miệng ngậm, lưỡi để tự nhiên ở hàm dưới, công pháp này không yêu cầu phải cong lưỡi vì ảnh hưởng tới
nhập tĩnh.

Chỉ cần đầu lưỡi không đụng vào hàm trên là được rồi, bàn tay này nắm lấy tay kia, mục đích là khi hít thở có thể hai tay
hơi nắm chặt lại để tập trung, không phải là huyệt lao cung úp vào nhau như thế bắt tay mà là lòng bàn tay phải úp lên mặt
ngoài tay trái, nếu biết cách nắm tay theo ”Tí Ngọ liên hoàn bát quái thủ” của đạo gia thì cũng được.

Điều tâm: Ngừng tạp niệm, không tập trung vào bất cứ điều gì, theo ánh mắt nhìn xuống khoảng đen tối trước mắt.

Điều tức: Yêu cầu phải thở được kiểu bụng ngược, hít vào thì phần bụng dưới rốn thót lại, thở ra thì phình ra, các bạn nào
chưa rõ thì tìm cách sách khí công để tham khảo cho biết chính xác cách hít thở. Hiện nay các sách khí công thường đưa
thêm hướng dẫn cong lưỡi và co rút hậu môn nhằm nối thượng, hạ thước kiều, công phu này không dùng tới, yêu cầu bỏ
phần đó, chỉ cần chú ý tới phép hít thở ngược thôi. Tập điều tức khi nào thuần thục thì hãy bắt đầu công phu Châu Thiên
Nghịch Chuyển.

Châu Thiên Nghịch Chuyển:

Sau khi đã điều thân, điều tâm, điều tức vài ba hơi để tập co giãn bụng dưới thì bắt đầu chuyển pháp luân.

Theo phép thở bụng kiểu ngược thì khi hít vào bụng dưới từ từ co lại, đến đây thay vì thở ra hành giả tiếp tục hít vào, hít
vào.. (thời gian tối thiểu phải đạt được là 1 phút), bụng dưới vẫn tiếp tục co lại đến khi cảm thấy ngộp thở không thể tiếp
tục hít vào được nữa thì từ từ thở ra bằng mũi, nhưng không cố gắng phình bụng hết sức như kiểu thở ngược mà chỉ thở
ra từ từ, bụng dưới chỉ hơi phình như đang giãn ra mà thôi, không thở ra hết không khí trong phổi, đó là một hiệp.

Tiếp tục thực hiện hiệp hai, ba đến khoảng chín hiệp thì ngừng, có thể tự nhiên nhập vào đại định. Có nhiều người khi thực
hiện khoảng ba hiệp thì thấy tự nhiên nhập định, thì cứ để nhập định như vậy, tạm thời ngưng pháp luân, đến khi xuất
định lại tiếp tục pháp luân, nếu thấy nhiều tạp niệm thì dùng thần chú ‘Ôm Mani Pát Mê Hum” vài ba lần sẽ hết.

Công phu xong thì nằm xuống ngủ luôn, lợi dụng giấc ngủ để cho nội khí tự động vận hành.

Chứng nghiệm:

Sau khi nằm xuống có thể thấy điện giật, bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao, đó là nội khí
vận hành không có gì đáng ngại, thường người mới tập luyện do kinh mạch chưa thông thoáng dễ thấy hiện tượng trên,
sau một thờ gian cơ thể được thanh lọc sẽ hết.
Ghi chú về thở: Tạm nói như thế này cho dễ hình dung, ta ví thân mình làm ba phần, phần trên từ cổ tới ngực, phần giữa
từ ngực tới rốn, phần dưới từ rốn tới bụng dưới. Như vậy 3 kiểu hô hấp chính được tạm thời mô tả như sau( các bạn đừng
hiểu theo kiểu chẻ chữ ra làm đôi nhé):

1.Kiểu ngực: Khi hít vào chủ yếu là phần trên căng lên.

2.Kiểu thở bụng thuận: Khi hít vào thì chủ yếu phần dưới căng lên

3.Kiểu thở bụng nghịch: Khi hít vào thì phần giữa căng lên, trong khi đó phần dưới thì thắt lại.

Khi tập luyện các bài hít thở, thì tuân thủ cách thở theo bài tập là tự nhiên nhất.

Những lưu ý để tập tốt Châu thiên nghịch chuyển:

– Muốn nhập định thì phải Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng.

Vậy thế nào là đạt chất lượng? đó là:

– Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt 9 hiệp thì phải cảm thấy rất mệt, hết sức lực.

– Nguyên tắc của Châu Thiên Nghịch Chuyển là khi hít vào mặc dù biết không thể hít thêm vẫn cố gắng hít thêm tối đa đến
khi không thể cố gắng được nữa mới thở ra, một hiệp tối thiểu đạt 1 phút.

– Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng, thì sau mỗi hiệp hơi thở sẽ dồn dập, phải nghỉ điều hoà hơi thở 3-5 hơi
(điều hoà bằng thở thuận) rồi lại tiếp tục hiệp 2, nếu có thể làm liện tục hiệp 1, 2, 3.. 9 mà không cần nghỉ là chưa đúng
nguyên tắc.

– Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng thì sẽ tự nhiên nhập định, hơi thở tự nhiên chứ không phải thở nghịch
nữa, thở nghịch chỉ dùng khi làm Châu Thiên Nghịch Chuyển thôi.

Điểm quan trọng: vì chúng ta sử dụng “‘phong“‘ để khai thông kinh mạch, nên Châu Thiên Nghịch Chuyển quan trọng nhất
là động tác hít vào, hít vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí
sẽ bị đẩy ngược ra ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào , đây là yếu
quyết chính để Châu Thiên Nghịch Chuyển thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt
cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh, thấy như vậy là bạn đã hoàn thành Châu Thiên Nghịch Chuyển trọn vẹn.

THIỀN ĐỊNH

(Sau khi tập CTNC được 6 tháng thì bắt đầu tiến hành thiền định.)

Châu Thiên Nghịch Chuyển là phép luyện Tinh hoá Khí, thiền định là phép luyện Khí hoá Thần, cho nên sau khi Châu Thiên
nghịch chuyển (PLNC) thì chân khí sẽ tiến sang Đốc mạch, thì bắt buộc phải thiền định để chân khí vượt Ngọc Chẩm nhập
vào Nê Hoàn Cung hoá thần. Đây là công pháp truy nhiếp nguyên thần về Nê Hoàn Cung mà cổ tiên giấu kín, nay sư huynh
đem ra công truyền. Người luyện thiền định này coi như đã đặt một chân vào đại đạo, cho nên khi thực hành nếu có gặp
nhiều trải nghiệm huyền ảo cũng không nên lo sợ.

Nguyên tắc của phép thiền định đạo gia là ”tâm tức tương ỷ”, đó là phép làm cho thần khí quyến luyến lẫn nhau không rời
ra, nói theo thế tục thì thần khí cũng như âm dương, nam nữ, dùng chân ý làm người mai mối khiến cho thần khí giao kết
thì sẽ tiến vào cảnh giới nhập định, có thể khiến cho hô hấp ngừng lại, đạo gia gọi là thai tức, phép này được chỉ rõ trong
”Lục diệu pháp môn” của nhà Phật và ”Thái ất kim hoa tông chỉ” của Lã Tổ, Chỉ có điều người xưa khi truyền công pháp đều
muốn người ta phải phát huy ”ngộ tính” thì mới có thể chứng nghiệm hiệu quả. Vì thế mà phép này truyền ra đời cũng ít
thấy ai hiểu mà tu luyện hiệu quả. Nay tôi đặc biệt chỉ ra chỗ ”ngộ” này cho các bạn hiểu.

Nếu thiền với tư thế ngồi thì sau khi Châu Thiên nghịch chuyển, thì bước sang thiền định, về tư thế thì có thể hai tay vẫn
ôm nhau như khi châu thiên nghịch chuyển, hoặc là hai tay tách ra đặt xuống hai đầu gối, tư thế nằm thì nằm ngửa hay
nghiêng cũng được miễn sao cho thoải mái. Tùy theo từng người thấy phép nào hợp thì theo

Yếu quyết: Miệng ngậm, hai mắt nhắm kín, hai tròng mắt ngước nhìn lên khoảng đen tối phía trên trán, im lìm như mèo
nằm rình chuột, tuy nhiên không được quá tập trung căng thẳng, đầu óc không suy nghĩ gì cả, ngưng mọi tạp niệm. Nếu
thấy tạp niệm khởi lên thì dùng tâm tức tương ỷ mà thâu nhiếp, tuyệt đối không thủ ý vào bất kỳ huyệt đạo nào trên đầu.
Thời gian thiền định tối thiểu là 30 phút.
Thông thường sau khi Châu Thiên nghịch chuyển thì tự nhiên nhập định rồi, được một lúc sẽ thấy mức độ nhập định không
sâu nữa gọi là sắp xuất định thì thực hiện pháp ”Tâm tức tương ỷ” này, từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình
hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không
được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là một hiệp, thực hiện 3 hiệp như vậy rồi ngưng, tiếp
tục nhập định, ngưng mọi tạp niệm, khi đó sẽ cảm thấy trí giác ngày càng lịm đi, đến khi nào thấy sắp sửa xuất định thì lại
thực hiện ”Tâm tức tương ỷ”. Làm tốt pháp này thì có thể ”siêu phàm nhập thánh”, chứng nghiệm được mọi ấn chứng
được nói tới trong ”Toạ thiền chỉ quán” của nhà Phật.

– Lưu ý: Khi ”Tâm tức tương ỷ”, tiến hành hô hấp bụng kiểu thuận, hít vào bụng căng lên, thở ra xẹp xuống.

– Giải thích: Tại sao chỉ hô hấp 3 hiệp trong một lần ”Tâm tức tương ỷ”?

Vì chân ý như bà mai mối cho thần khí vậy, khi tâm theo dõi hơi thở chính là đang mai mối cho thần và khí, nếu chân ý cứ
theo dõi liên tục mấy chục hiệp thì cũng như nam nử đến gặp nhau mà có bà mai đứng đó ngó hoài thì làm sao kết hợp
được, đây là điểm mấu chốt của pháp này. Vì thế nhiệm vụ của bà mai chỉ là dẩn dắt đoạn đầu rồi sau đó phải đi chổ khác
thì thần khí mới phối hợp được, do đó mà mỗi lần “tâm tức tương ỷ” chỉ làm 3 hiệp thì ngừng.

Hỏi:

Mới tập vài hôm, mình quan sát thấy : khi phần bụng dưới thắt lại, thì vùng chứa khí hít vào sẽ bắt đầu từ phần cơ hoành
(tương ứng với phần giữa cơ thể như HuyenQuangTu vừa nêu), nhưng do hít vào từ từ đến mức đầy, nên từ phần cơ
hoành trở lên sẽ dần dần đầy chỗ chứa : phần giữa đầy, phần ngực đầy cũng phải căng lên, phần ngực đầy rồi sẽ tới phần
cổ đầy, phần cổ đầy rồi vẫn còn chỗ chứa nữa là các hốc xoang, khi các hốc xoang đầy rồi thì sẽ không hít vào được nữa.

Tới giai đoạn thở ra, thì ngay khi thở ra sẽ không thể phình bụng ngay được, mà hơi ở vùng trên được giải toả hết rồi thì
vùng dưới mới phình ra được. Tức là quá trình phình phải lần lượt từ trên xuống dưới, khi hơi ở xoang ra hết sẽ đến cổ,
đến ngực, khi hơi ở ngực ra hết thì mới bắt đầu có thể phình phần giữa và khi hơi ở phần giữa ra hết thì mới bắt đầu có thể
nới lỏng dần đai bụng dưới rốn từ từ.

Như vậy quá trình phình bụng khi thở ra cũng phải nương theo quá trình không khí thoát ra một cách tuần tự, chứ không
cố ý ngay từ đầu được.

HuyenQuangTu có thể nói rõ hơn về phạm vi chứa khí được không ? Vì nếu đã hít đầy hơi thì phần ngực sẽ căng hơn phần
giữa vì thể tích nó lớn hơn nhiều (có chỗ nào chứa được sẽ tự nhiên chứa bằng hết).

Đáp:

Ban Tienkyanh mô tả cách hít thở bụng kiểu nghịch như vậy là chính xác và khoa học, tuy nhiên chúng ta không nên quá
quan tâm đến chuyện không khí sẽ vào ra như thế nào, vì thực sự chúng ta không sử dụng không khí để khai thông kinh
mạch, mà sử dụng một lực lượng gọi là “phong”, nó nương theo không khí vào cơ thể khi ta hít vào, phạm vi hoạt động của
nó vượt ra ngoài không khí, vì thế nếu quá chú tâm vào không khí sẽ chứa ở đâu thì sẽ bị máy móc, các bạn chỉ cần biết
rằng mình đang hít thở vào sâu dài từ từ theo kiểu bụng nghịch thì không khí sẽ tự biết vào đúng chỗ của nó, dĩ nhiên như
bạn Tienkyanh đã mô tả, thì quả thật không khí sẽ vượt lên chứa đầy cổ và cả các xoang, khi thở ra cũng vậy, ta cũng chỉ
chú ý vào chuyện thở ra từ từ và tập trung vào động tác dãn bụng dưỡi cho đến khi phình ra. Những gì bạn Tienkyanh mô
tả là hoàn toàn chính xác.

Điểm quan trọng:vì chúng ta sử dụng ”phong” để khai thông kinh mạch, nên PLNC quan trọng nhất là động tác hít vào, hít
vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí sẽ bị đẩy ngược ra
ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào, đây là yếu quyết chính để PLNC
thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh,
thấy như vậy là bạn đã hoàn thành PLNC thành công trọn vẹn.

PLNC chính là phép luyện đả thông mệnh môn ( là phần đối diện với rốn ở sau lưng).

Tu luyện sai lệch phần nhiều do các nguyên nhân thủ ý, dẩn ý, cong lưỡi, nay PLNC không dùng tới tất cả những phép luyện
đó, nên không thể có sai lệch, hoàn toàn phù hợp nếu kết hợp với các môn khác (khí công, nhân điện…), và hỗ trợ chữa trị
nếu do tập các môn khác phát sinh sai lệch, nếu kết hợp với các môn khác thì nên tập PLNC sau cùng, rồi sau đó ngồi thiền
định nhập tĩnh luôn.

Lưu ý, sau khi tập PLNC thì phải dành khoảng 30 phút thiền định, vì PLNC là để hỗ trợ thiền định.
-Trạng thái nín thở là trạng thái thanh quản bị đóng lại, nên sẽ có hiện tượng đỏ mặt

-PLNC hoàn toàn không có trạng thái đóng thanh quản, thanh qủan lúc nào cũng mở nên không có trạng thái nín thở, mà
thực sự khi bạn hít vào đầy hơi , vẫn tiếp tục hít vào thì sẽ có một phần không khí ở phía trên cổ và các xoang sẽ bị đẩy ra
để không khí mới vào, bạn hãy hình dung không khí trong cơ thể bạn và bên ngoài vẫn thông suốt với nhau chứ không có
hiện tượng ngăn cách trong và ngoài khi làm PLNC

-khi bạn thở ra, thì phần không khí ở phía trên sẽ ra trước, khi phình bụng bạn sẽ có cảm giác là không khí vừa ra đằng mũi
làm ngực trống mà vừa đi sâu xuống bụng dưới khi phình bụng.

Khi thở ra bạn hãy chú ý vào chuyện thở không khí ra và phình bụng dưới.

Hô hấp Đạo gia: Cũng gọi là hô hấp nghịch được dùng để chuẩn bị cho khí lưu thông, và sự phát triển đúng đắn của nó có ý
nghĩa quyết định. Cử động bình thường của bụng dưới bị đảo ngược. Thay vì phình ra khi hít vào , đạo gia thót lại, và
ngược lại. Ta không bao giờ giữ hơi lại hoặc cưỡng ép nó. Hít vào từ từ bằng mũi , giữ cho hơi thở được êm dịu và dễ dàng,
co bụng dưới lại, nâng nó lên. Khi phổi đầy hơi, bắt đầu thở ra nhẹ nhàng. Hít vào được coi là âm , thở ra là dương. Chúng
phải hoạt động chung như vòng tròn Âm dương, cái này trở thành cái kia một cách êm dịu và không cố gắng trong một
động tác buông lỏng. Khi thở ra, từ từ đẩy Đan Điền và bụng dưới ra. Vùng Đan Điền là nơi khí sinh ra và tích tụ để khởi
vòng Tiểu Chu Thiên. Vì vậy , cơ bắp quanh Đan Điền phảI được luyện tập sao cho có thể co lại và phình ra vừa đủ khi
người tập hít vào và thở ra. Trước hết phình bụng dưới khi thở ra có lẽ khó khăn , nhưng với thực hành các cơ bắp sẽ tập
càng lúc càng to hơn đến khi toàn thể bụng dướI căng từ rốn đến xương chậu khi thở ra. Ta không nên cưỡng ép Đan Điền
phình ra, mà phải làm nhẹ nhàng đến khi thành công.

Toàn thể tiến trình là một hình thức hô hấp sâu, không phải vì hô hấp nặng nề, mà vì nó làm cho phổi gần đầy. Nhiều người
tập các bài đòi hỏi nhiều cố gắng phải hô hấp vất vả, họ không tất yếu thở sâu. Thở sâu làm cho nội tạng rung động nhịp
nhàng với hơi thở, làm kích thích và luyện tập chúng. Nội tạng không có tiếp thu loại nội luyện này mà không có thở sâu. Ta
có thể thấy rõ nhiều hình thức tập luyện hung bạo chỉ ảnh hưởng cơ bắp bên ngoài, tác dụng ít ỏi tới nội tạng.

CÁC BÀI TẬP PHỤ TRỢ

TIẾN DƯƠNG CÔNG

1.Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

2.bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn, hai chưởng xoay ra sau lưng, tưởng tượng hai chưởng đang hổ trợ lưng
đẩy một tảng đá lớn đang tiến tới áp sát lưng, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

3.Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì từ từ đứng thẳng dậy, hai chưởng
xoay ngửa theo hai bên thân đẩy thẳng lên trời, đồng thời kết hợp thở ra từ từ bằng mũi.

THOÁI ÂM CÔNG

– Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

– Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn. Hai chưởng đẩy thẳng tới trước măt. Tưởng tượng hai chưởng đang đẩy
một tảng đá lớn đang từ từ tiến đến áp sát ngực. Tưởng tượng hai chưởng không thể chống đỡ nổi tảng đá vẫn đang tiến
tới áp sát vào ngực, hai chưởng bị tảng đá đẩy phải co về trước ngực, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

– Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì bất ngờ đẩy mạnh hai chưởng về
trước, tưởng tượng tảng đá bị đẩy bật văng ra xa, đồng thời kết hợp thở ra thật mạnh bằng mũi.

Thời gian: Tập hai buổi chính là sáng tiến dương và chiều thoái âm.

NGOẠI CHÂU THIÊN

Hai chân đứng bằng vai, quay 2 tay từ sau ra trước, khi 2 tay sau lưng thì bàn tay ngửa lên, khi 2 tay qua đầu đi xuống thì
úp bàn tay lại, khi qua đỉnh đầu khoảng cách 2 tay nhỏ hơn vai, không để hai tay chạm nhau, quay tốc độ vừa phải sao cho
khi tay đi lên hít vào khi tay đi xuống thở ra.

Bài này luyện phần phách bao quanh thân và đồng thời cũng có tác dụng thông mạch (có tác dụng thông mạch tương tự
bài phất tay Dịch cân Kinh nhưng khó tập hơn vì mau mỏi tay mỏi vai ,tuy nhiên tập tốt và chăm chỉ có thể gây tự phát
động công và tay quay tự động hàng nghìn vòng không mỏi).
BÀI TẬP NỘI CÔNG

– Bài tập này các bạn tập vào buổi sáng, có tác dụng hấp thu địa khí, làm khí huyết lưu thông, giãn gân cốt do ngồi thiền
lâu, ổn định nhịp tim và huyết áp bất thường.có thể chữa được bệnh đau thần kinh toạ, hoặc những ai do luyện khí công bị
đau chân thì cũng công hiệu tốt.

– Đứng thẳng, hai chân dang rộng hơn vai, hít vào, bụng căng ra, nâng hai tay (mở chưởng) lên ngực, bắt đầu nín thở, hai
chân rùn xuống tấn mã bộ, hai chưỡng hướng xuống đất, gồng cứng hai chân và hai tay, tưởng tượng mặt đất đang nâng
lên còn mình thì đang dồn toàn bộ sức lực xuống chân để ấn mặt đất xuống, tùy theo khả năng nín thở rồi bắt đầu thu thế,
từ từ thở ra bằng miệng, hai chân từ từ đứng thẳng như cũ, hai tay nâng lên ngực rồi hạ xuống hai bên thân về tư thế ban
đầu.

BÀI NỘI CÔNG TRỤC TÀ

Âm tà vào người theo đường xương sống từ dưới đất lên, những người có căn âm bẩm sinh, hoặc là tập thiền ngồi trên
nền đất có âm khí nhiều dễ bị nhiễm.

Bài nội công trục tà :

Tương tự như 2 bài tỉến dương thoái âm nhưng hai tay nắm chặt 2 quả đấm buông dọc theo thân mình hướng xuống đất,
bắt đầu hít vào bụng , gồng cứng 2 cánh tay và 2 chân tưởng tượng mình nặng như một quả tạ, sức ì nặng ngày một tăng
dần đè xuống mặt đất, hai chân rùn xuống tấn mã bộ vững chắc, đầu cúi nhìn xuống mặt đất, gia tăng quán lực, khi nào
không thể hít vào được nữa thì thở ra đồng thời thư giãn toàn bộ cơ thể, hai tay mở ra tự nhiên, hai gối đứng thẳng dậy,
tiếp tục làm hiệp 2.

Tại giường ngủ hoặc chỗ tập thiền vẽ quẻ dịch ‘phong địa quan’ , thường nhìn vào hình quẻ dịch quán niệm, khi thấy hiện
tượng xấu thì quán tưởng và niệm tên quẻ dịch.

TÂM TỨC TƯƠNG Y

Đây là một công pháp rất nhiều huyền diệu.

Từ từ hít vào, trong lúc này tâm theo dõi quá trình hít vào, sau đó lại từ từ thở ra, tâm theo dõi quá trình thở ra, nguyên
tắc là hít vào 8 phần hơi, thở ra 6 phần hơi, không được hít đầy, cũng không được thở ra cạn hơi, một lần hít vào thở ra là
một hiệp.

Tâm theo dõi hơi thở. Thở nhịp nhàng khoảng 3 lần vào ra như vậy thì dừng để nội khí tự vận hành, thần khí tự quyến
luyến nhau, khoảng vài phút lặp lại một lần.

Chăm tập TÂM TỨC TƯƠNG Y và nhận thấy nó rất tuyệt, nó thúc đẩy nội khí vận hành rất mạnh, thần khí quyện vào nhau,
tâm trí như say, như mơ. Lúc tập nên thả lỏng tâm trí, buông lơi tất cả, bám vào hơi thở thật nhẹ nhàng, không nên dùng
sức mà thật nhẹ nhàng ta sẽ thấy tất cả như quyện chặt vào nhau…. rất khó tả

ĐỘNG TÁC THU CÔNG

Mọi người tu tập CTNC khá lâu rồi mà chưa thấy sư huynh nói gì tới thu công chắc cũng có người thắc mắc, bây giờ sư
huynh mới nói rõ tại sao. Trong các bài quyền thuật khí công thường khi kết thúc có động tác thu công, vậy động tác này
dùng làm gì? Xin trả lời động tác thu công dùng để đưa hệ thống kinh mạch trở lại bình thường, như vậy CTNC chưa dạy
thu công chắc là có thiếu sót hay sao? Không phải vậy, thực ra động tác thu công chỉ thực hiện khi nào hệ thống kinh mạch
đã khai mở mà thôi, và không những thu công chỉ dùng sau khi tập mà bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng vì mục đích của
nó là giúp cho sư vận hành khí điều hoà bình thường. Do đó nếu kinh mạch chưa khai thông thì thu công không có ý nghĩa
gì cả. Đối với khá nhiều bài quyền thuật khí công, sư huynh thấy chỉ là một động tác quy tắc mà thôi. Động tác thu công
được thực hiện như sau: Hai bàn tay chắp lại như khi lễ Phật, nhưng từng cặp ngón tay tách rời nhau ra thoải mái chứ
không khép sát nhau như khi lễ Phật.

Để hiểu tại sao phải dùng động tác thu công như trên sư huynh nhường lại cho mọi người tự tìm hiểu, sau khi kinh mạch
khai thông thì sẽ tự có lời giải đáp.

BÀI TẬP SỬ DỤNG CHÂN HỎA TAM MUỘI

Bài tập sử dụng chân hỏa tam muội rất đơn giản chỉ là động tác lim dim hai mắt, thuật ngữ đạo gia gọi là ‘buông rèm’, có
tác dụng thu hút được ánh sáng của nhật nguyệt giao quang giúp thanh lọc cơ thể. Trong loạt bài trừu thiêm sư huynh đã
giảng rõ dùng hô hấp thu hút âm khí từ hệ kinh mạch ngoài vào trong và dùng nội đan tiêu diệt. Tuy nhiên người không có
nội đan thì dùng kỹ thuật thu hút chân hỏa tam muội này bổ khuyết. Không có gì phải ngạc nhiên tại sao các phái tu thiền
Phật giáo như Thiên Thai Tông đều sử dụng kỹ thuật này, tuy nhiên có thể họ không hiểu rõ công dụng hoặc không muốn
giải thích rõ ràng. Công phu này nếu sử dụng lâu năm có thể đạt tới những tầng thiền định rất cao, đồng thời có công năng
tiêu trừ bệnh tật. Bài tập này có thể sử dụng trong khi thiền định, ngoài ra khi rảnh rỗi, khi muốn thư giãn, khi thấy trong
người không khỏe, khi bị bệnh đều có thể áp dụng với bất cứ tư thế nào cảm thấy thoải mái.

Ghi chú: Các công phu khi đem công truyền đều đã được hạ bậc so với công phu chính thống, nói nôm na là công phu đã
thủ công hóa, có một số công phu nghe rất đơn giản như trừu thiêm là hít vào thở ra thực chất lại rất cao không thể hạ bậc
để công truyền, vì thế những gì có thể đem ra truyền dạy đều có hiệu quả và những công phu không thể công khai tức là
không thể hạ bậc vì không hiệu quả, sư huynh giảng rõ như vậy để mọi người khỏi lăn tăn.

ĐẠO GIA TRÚC CƠ PHÁP

Trúc cơ pháp này là pháp sư huynh luyện đầu tiên từ thời kỳ mới lập diễn đàn đạo gia khí công này, mục đích để thu ngọc
dịch, khai thông nhâm đốc dẫn tới hoạt tí thời sơ kết chân tâm. Tính ra từ khi bắt đầu trúc cơ pháp tới lúc hoạt tí thời phải
mất khoảng 7,8 tháng, ngày nay với hỗ trợ của nước dưỡng sinh chúng ta hoàn toàn có thể bỏ qua giai đoạn này.

Yêu cầu của trúc cơ pháp là 2 bàn tay phải thông mạch, lấy giao kết thủ ấn đả thông huyền quan khiếu ở giữa 2 con mắt,
qua đó thu được ngọc dịch hoàn đan, là pháp bảo chân truyền của đạo gia cổ truyền, có thể luyện bất kể giờ giấc.

Phương pháp ngồi tự nhiên, không gò bó về tư thế, ngày trước sư huynh thường ngồi dựa lưng vào tường, hai chân thả dài
trên giường, mắt nhắm, hai hàm răng cắn lại nhưng hai môi lại tách ra, lưỡi đáp thượng kiều ngay dưới chân răng hàm
trên.

Thủ ấn: 2 tay đặt dưới bụng, 2 lòng bàn tay xếp chồng lên nhau, quan trọng nhất là lóng thứ nhất của ngón cái này đặt trên
lóng thứ nhất của ngón cái kia.

Ý thức nhẹ nhàng hướng xuống bụng dưới mục đích để đạo dẫn giáng khí.

Thực hiện đúng phương pháp như trên thì một lúc sau sẽ cảm thấy vùng sơn căn có cảm giác khí, có thể thấy hơi thốn và
nước bọt sẽ tràn ra đầy miệng, chờ khi nào được 1 ngụm lớn thì nuốt xuống.

Với người dùng sản phẩm dưỡng sinh lâu ngày có thể huyền quan khiếu đã khai thông thì sẽ không thấy nước miếng tiết ra
nữa mà chỉ thấy khí chuyển trên nhâm đốc.

LỤC TỰ CHÂN NGÔN

Lục Tự Đại Minh là vua của tất cả thần chú trong các cõi. Xuất xứ của thần chú này xưa nay nhiều người thường tưởng lầm
là thần chú của đạo Phật nhưng theo Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh thì chính Như Lai cũng thừa nhận đến ngài
cũng chưa đủ khả năng sở đắc, tức đến Phật cũng không biết. Thần chú này cũng không phải do ngài Quán Tự Tại Bồ Tát
tuyên thuyết mà do ngài cầu được ở nơi một vị pháp sư không rõ nguồn gốc, do đó nó là thần chú chung của tất cả các cõi.
Công năng của Lục Tự đại minh trong kinh đã nêu rõ không cần phải nghi ngờ, và chính các vị tổ sư đạo gia cũng phải nhờ
nơi thần chú này mới có thể tìm ra đường tắt mà đắc đạo, biết thần chú này thì rút ngắn con đường 10 lần, không biết
thần chú này thì kéo dài thêm 10 lần. Công năng thần chú này theo quan điểm đạo gia có thể phá bỏ mọi tắc nghẽn kinh
mạch bất kỳ thuộc tầng lớp nào, từ nông đến sâu, từ thô đến vi tế, có thể thay thế ngay cả các bộ thủ ấn phức tạp và bí
mật nhất cần phải sử dụng trong quá trình khai thông kinh mạch. Phật từng thọ ký sau này có ngài Đại Lực A Tô La sẽ thành
Phật chỉ cần dựa vào duy nhất thần chú này có thể đủ tỏ rõ công năng.

Việc đọc hay nghe thần chú này đều có công năng như nhau. Do đó đối với đệ tử đạo gia cần phải nghe thần chú này bất
cứ thời gian nào, thậm chí ngay cả khi thiền định, nghe 24h cũng như tụng 24h, không cần phải chăm chú lắng nghe mà cứ
nghe một cách vô thức như khi nghe nhạc, bất kỳ tắc nghẽn nào cũng sẽ được gỡ bỏ mà không cần phải cầu học tới các bộ
thủ ấn bí mật.

Om Ma Ni Pê Mê Hum

Om Ma Ni Pát Mê Hum

PHÁP CÀN KHÔN GIAO CẤU CỦA ĐẠO GIA

Pháp càn khôn giao cấu theo phương pháp của đạo gia đã được mã hóa bởi đại minh chú nhưng bởi có lẽ nhiều người
muốn biết nó như thế nào mà lại được truyền thụ bí mật, để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mọi người nên sư huynh viết ra
chứ thực tâm không muốn viết vì luyện theo phương pháp đạo gia chắc không mấy người thành công được rồi sinh tâm
nghi hoặc đánh mất đạo căn. Đây là phương pháp đã hạ bậc, điều kiện luyện thành là chân tâm đã hỗn dung với ý thức,
tức thông qua ý thức có thể điều động được chân tâm, đây chính là điểm khó nhất của phương pháp hạ bậc.

Định nghĩa một số thuật ngữ cần dùng:

1. Vũ hỏa: là động tác hít vào

2. Văn hỏa: là động tác thở ra

3. Càn cung: chỉ huyệt thiên cốc

4. Khôn cung: chỉ huyệt trung quản

Pháp Càn Khôn Giao Cấu

Pháp này chỉ luyện được nội trong giờ tí, đó là lúc nhị khí càn khôn xuất hiện.

Ở đây chọn dùng ngồi luyện.

1. Thu khí quẻ Khôn: Hai lòng bàn tay đặt ngửa trên đầu gối,trên cơ sở đã hỗn dung ý thức với chân tâm thì thủ ý là ngưng
thần, ngưng thần chính là thủ ý, đem ý thức đặt vào Khôn cung, dùng vũ hỏa liên tục hít vào thật nhẹ nhàng, càng hít vào
lâu chừng nào càng tốt, lúc này địa khí sẽ từ bên ngoài vào trong ta theo huyệt trung quản, theo đốc mạch tràn lên đầu
não, thực hiện phương pháp này đến khi thấy khí tràn đầy không thể tiếp nạp thêm nữa thì ngừng.

2. Thu khí quẻ Càn: Hai lòng bàn tay đặt úp trên đầu gối. Đem ý thức đặt vào Càn cung, dùng vũ hỏa nạp thiên khí như trên
tới khi tràn đầy thì ngừng, khí này được chứa trong mạch nhâm phần trước bụng ngực

lưu ý: tràn đầy là chỉ tình trạng khí của càn khôn thiên địa chứ không phải là trạng thái hít vào không nổi nữa.

3. Hợp nhất Càn khôn: Sau khi nạp khí càn khôn thì cơ thể chia làm 2 nửa, phía sau lưng chứa địa khí, phía trước bụng chứa
thiên khí, ta bắt đầu hợp nhất càn khôn. Dùng văn hỏa liên tục thở ra, càng chậm càng tốt, ý thức không đặt vào đâu cả,
lúc này nhị khí càn khôn sẽ phối hợp trong khoang não, khi tiến trình phối hợp hoàn tất chúng sẽ trở nên hợp nhất thành
một dạng khí có trước khi càn khôn phân chia gọi tiên thiên nhất khí, khí này sẽ từ khoang não di chuyễn xuống thành một
vòng theo mạch nhâm đốc, từ khoang não xuống bụng, vòng ra sau lưng , đi lên đỉnh đầu và chứa tại một chỗ ở đỉnh đầu,
đạo gia gọi là nê hoàn cung, hoặc đơn giản gọi là “đỉnh”, cái đỉnh này nằm ở tầng lớp bên trên lớp khoang não nơi hợp
nhất càn khôn chân khí. Sau đó hai mạch nhâm đốc trở lên trống rỗng và ta tiếp tục lặp lại 3 bước trên cho đến hết giờ tí.

Bổ sung về thủ ấn:

Trong pháp càn khôn giao cấu nếu mạch chưa thông sẽ dẫn tới việc khó tiếp nạp thiên địa chi khí, vậy cần phải kết hợp
dùng thủ ấn, có một số vấn đề cần trình bày như sau:

Càn khôn giao cấu tức là quẻ địa thiên thái, nghĩa là thiên khí giáng xuống, địa khí thăng lên vậy khi nạp địa khí thì ngửa
lòng bàn tay có tác dụng khiến địa khí thăng lên mạch đốc, khi nạp thiên khí thì úp lòng bàn tay có tác dụng khiến thiên khí
giáng xuống mạch nhâm, ngoài ra nếu vì mạch chưa thông thoáng khó tiếp nạp khí thì cần kết hợp thêm thủ ấn

– Khi nạp khí càn khôn thì hai đầu ngón tay cái đụng nhau sẽ khiến mạch nhâm đốc thông suốt

– Khi hợp nhất càn khôn thì 2 đầu ngón cái và 2 đầu ngón giữa chạm nhau khâu thành một vòng tròn, hai đầu ngón giữa
chạm nhau có tác dụng mở cửa ngăn cách 2 mạch nhâm đốc trong xoang não khiến thiên địa chính khí tràn qua nhau mà
hợp nhất lại.

TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN

Châu thiên nghịch chuyển là bài tập được giới thiệu đầu tiên đối với mọi thành viên đạo gia và thông qua tập luyện mọi
người đều được biết nó có tác dụng khai thông kinh mạch rất lớn. Trước đây sư huynh chỉ giải thích sơ lược rằng nó có tác
dụng sử dụng luồng tốn phong trong hô hấp nhằm đả thông những bế tắc trong kinh mạch nhưng thực ra là chưa tiết lộ
đầy đủ. Khi chúng ta luyện châu thiên nghịch chuyển là chúng ta nhóm lên ngọn lửa tịnh hóa thân tâm, những người có đôi
chút khả năng có thể nhìn thấy một ngọn lửa bao trùm hành giả khi người đó thực hành châu thiên nghịch chuyển. Một
bất ngờ là ngay cả bài tập này cũng được mật tông mã hóa thành mật chú và nó chính là tịnh pháp giới chân ngôn, phạn
âm đọc là “Om Ram”. Như vậy khi thực hành châu thiên nghịch chuyển chính là ta đang tụng tịnh pháp giới chân ngôn
theo phong cách đạo gia và ta cũng biết mật chú này rất quan trọng đối với hành giả tu mật tông. Tùy theo cơ địa của hành
giả mà chúng ta có thể chọn lấy một trong hai cách tập sao cho phù hợp nhất.

THẦN THÔNG – KHAI MỞ TAM MẠCH

Đây là phương pháp tập luyện để phát sinh các khả năng đặc biệt, là chung nhất, tổng quát nhất của tất cả các đạo phái,
không có phương pháp thứ 2. Điều kiện tập luyện là phải điều khiển được các nguồn năng lượng thế gian, tuy nhiên với
một số người đặc biệt có sẵn năng lượng tiềm tàng thì phương pháp tập này có khả năng kích phát thần thông.

1. Bài tập khai mở tam mạch

1.1. Khai mở tả mạch: Không yêu cầu bất kỳ tư thế đặc biệt nào, chỉ cần hai tay đưa qua trái thực hiện giống như ôm chồng
gạch xếp cao, lòng bàn tay phải ở trên, lòng bàn tay trái ở dưới, hai lòng bàn tay đối nhau hợp với vú trái thành một đường
thằng.

1.2. Khai mở hữu mạch: Giống như khai mở tả mạch nhưng đổi vị trí hai tay trên dưới và hợp với vú phải thành đường
thẳng.

1.3. Khai mở trung mạch: Hai lòng bàn tay đối nhau hợp với huyệt đản trung thành một đường thẳng, hai tay có thể luân
phiên thay đổi vị trí trên dưới.

Lưu ý: Kết hợp bài tập với tư thế trạm trang cũng có hiệu quả dưỡng sinh cao.

2. Khiển vật: nhìn một đồ vật và quán tưởng có thể kéo vật dịch chuyển từ xa hoặc quán vật đó biến mất, tan vỡ,…vv..

3. Thiên nhãn: Nhắm mắt tưởng tượng nhìn thấy các đồ vật trong phòng, ngoài đường

4. Thiên nhĩ: Tưởng tượng cố gắng lắng nghe ai đó đang nói từ nơi rất xa ngoài đường

Các phương pháp tập 2,3,4 nhằm mục đích để các nguồn năng lượng thoát khỏi cơ thể di chuyển tới vị trí mà ta muốn tác
động, quan sát, khảo sát và nhận phản hồi.

Bài tập khai mở tam mạch thực chất chính là phương pháp gỡ phong ấn hỏa xà hay còn gọi là đánh thức kundalini, bài tập
này đối với sư huynh thì không có một chút nguy hiểm nào nhưng theo tài liệu Yoga thì nó có thể gây tác hại lớn đối với
người luyện thông thường, vì thế sư huynh khuyến cáo mọi người nên ngừng tập bài này.

Đả thông tiểu chu thiên, đối với tu luyện nội đan công mà nói, chính là một giai đoạn trọng yếu, đạt được chỉ nhờ vào công
lực bản thân thủ đắc liễu chất biến tính đột phá. Công phu đến cảnh giới này, có thể giúp cho thân không tật bệnh. Trong
truyền thống y học nước nhà, lí luận đã nói:âm dương không điều hòa là nguồn của bệnh.

Mà tiểu chu thiên một khi đả thông, thủy hỏa kí tế, đạt được cao độ của “âm bình dương bí”, nguồn bệnh đã trừ sạch, các
chứng trầm kha cố tật tự nhiên sẽ lành .

Như kẻ viết bài này thuở nhỏ do tiên thiên chẳng đủ, mà mắc phải bệnh viêm phổi rất nặng, lại thêm đường ruột mang
nhiều bệnh khác nhau, thể chất rất yếu, thời tiết thay đổi hay bị thương phong cảm mạo, nhiều bệnh phát một lượt, khổ
không kể siết.

Sau đó chỗ phổi bị viêm lại kết hạch, khám bệnh xác định là bệnh nặng đến thời kỳ thứ ba. Thầy thuốc giỏi bó tay, thuốc
thang vô hiệu, tuyệt vọng đúng mức.

May mà gặp được ân sư, theo chỉ dẫn mà tu luyện đan đạo tiểu chu thiên công pháp này, hơn một tháng sau thân thể lập
tức khôi phục kiện khang toàn diện, so với khi trước như hai người khác nhau. Qua đó có thể thấy đan đạo tiểu chu thiên
công có tác dụng trừ bệnh cường thân chắc chắn cả mười phần.

Cũng nhân đây xem qua trong các nhà nội đan, có thông qua quá trình tu luyện tiểu chu thiên công đều có khả năng triệt
để khu trừ tận đến nguồn gốc của bệnh, thay đổi thân tâm tố chất đến toàn diện, theo đó tiến tu lên công pháp bậc cao
làm cơ sở cho Đan đạo đại chu thiên công.

Công lí của đại đạo thật là giản dị, mặc dù công pháp giản dị, nhưng công lí thì mười phần thâm thúy.
Các nhà Nội Đan căn cứ trong Đan kinh với tư tưởng “hiệu pháp thiên địa ”, đem kết hợp với quá trình tu luyện thật tiễn
của tự thân, đề xuất ra lấy khí hậu thiên đem giao kết với khí tiên thiên, mà được khí tráng thần mãn, kết thành lí luận
cùng phương pháp nội đan.

Nhận định ý là tính, là thần. Nguyên thần là thể, chân ý là dụng. Chân ý chính là động thái của nguyên thần.

Trong khi luyện công, thông qua điều chỉnh tâm thần, đạt đến “tự nhiên vô vi ” chính là cảnh giới của tiên thiên, ý khí tự
nhiên hợp nhất, khí hô hấp có thể noi bám theo chân ý dẫn đường, thâm nhập đến hạ đan điền, cùng tồn tại với tiên thiên,
chính là nguyên dương chân khí tương tiếp tương hợp cùng nhau kích phát xuất lai, lại trải qua “luyện tinh hóa khí ”, không
ngừng bổ sung nhân thể đã vì tư lự mà háo tán khí chân nguyên.

Chân khí tích lũy đã nhiều, trải qua tiểu chu thiên hỏa hậu phanh luyện, thần khí nương nhau giúp nhau mà được ngưng
kết thành nội đan.

Các nhà nội đan gia nhận định chỉ có tu luyện xuất nguyên dương chân khí, noi theo tiểu chu thiên lộ tuyến mà vận chuyển,
kết thành nội đan, sẽ chân chánh bảo chứng thân thể được kiện khang, từ đó có khả năng tiến qua một bước tham tác áo
bí của sanh mệnh. (luyện khí hóa thần)

--------------------------------------------

Chân khí vận hành pháp - căn nguyên, Sinh lý vận hành hô hấp

Posted at tháng 12 10, 2019 | in Sức-khỏe

Sau khi đọc và tìm hiểu một số lớn sách vở về khí công, người viết nhận thấy đây là phương pháp giản dị và dễ tập nhất
phù hợp với cổ thư Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý và cũng khác với các sách dạy Khí Công thông thường là phương pháp này
dựa trên căn bản “hậu thăng, tiền giáng”. Khi hít vào, chân khí chạy từ dưới lên trên theo mạch Đốc (từ đốt xương cùng
theo xương sống chạy lên đầu) còn khi thở ra chân khí chạy theo mạch Nhâm (từ mặt chạy xuống Đan Điền ở phía trước
mặt). Nguyên lý quan trọng này ngược lại với những sách dạy Khí Công không phân biệt khí trời và chân khí nên thường là
hít vào thì phình bụng ra (thực ra không khí không thể nào đi xuống khỏi hoành cách mạc được), thở ra thì tóp bụng lại.
Người tập chỉ cần nhớ là không khí (vào phổi) và chân khí chạy ngược chiều nhau, không khí vào ra không phải cùng theo
chân khí (chân khí không ra ngoài chỉ chạy vòng quanh cơ thể). Tập sách này được viết dựa theo phương pháp của ông Lý
Thiếu Ba do nhà xuất bản Cam Túc (Trung Hoa) ấn hành năm 1979.

Ngay từ nghìn xưa, người ta đã quan tâm đến việc phòng bệnh và trị bệnh, cách sống sao cho phù hợp với thiên nhiên, và
qui luật phát triển của trời đất.Trong Hoàng Đế Nội Kinh, cuốn sách vẫn được coi là một loại kinh điển của Đông y, những
thiên viết về Nhiếp Sinh, Âm Dương, Tạng Tượng, Kinh Mạch đều có đưa ra những phương pháp dưỡng sinh. Theo cổ
nhân, khí được coi như sức mạnh tiềm tàng của trời, còn huyết là tinh hoa của đất và để khí huyết được sung thịnh, con
người phải biết cách hấp thu khí dương (của trời) và bồi dưỡng khí âm (của đất)(1). Ngoài ra, theo những điều kiện chủ
quan và hoàn cảnh của mỗi người, cổ nhân cũng khuyên nên ăn uống chừng mực, làm việc, nghỉ ngơi điều độ,tránh gió
độc, tùy theo thời tiết mà giữ gìn, trị bệnh từ khi bệnh chưa phát (tiết ẩm thực , thích lao dật, hư tà tặc phong tị chi hữu
thời, bất trị dĩ bệnh, trị vị bệnh -Tứ Thời Điều Thần Luận). Như thế, tựu trung con người cần phải chú trong đến cả hai mặt,
thích ứng với ngoại cảnh để có thể sinh tồn, và tự mình làm cho cơ thể khỏe mạnh để đề kháng với bệnh tật. Đó là những
vấn đề cần chú trọng trong đời sống hàng ngày.

Về phương diện chẩn đoán bệnh, người xưa lưu tâm đến sự liên quan giữa các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, sự ảnh
hưởng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất, giữa ngoại vật và nội tâm ngõ hầu có cái nhìn thống nhất giữa con người với vũ
trụ. Con người còn phải tuân theo những qui tắc của âm dương, hợp với những nguyên lý của trời đất, đồng thời quan tâm
đến bảy điều nên tránh, và tám điều nên theo (thất tổn, bát ích) để thuận theo bốn mùa mà điều nhiếp cơ thể. Khi đã hòa
hợp được với tự nhiên, chúng ta mới đạt được tình trạng âm dương quân bình và đầy đủ. Phép vận hành chân khí chính là
để đạt tới những mục đích đó.
Trước đây, khi đề cập đến tĩnh tọa dưỡng sinh, phần lớn các tác giả chỉ đề cập đến phép thở lấy bốn tiêu chuẩn sâu, nhẹ,
đều và dài (thâm, tế, quân, trường) để điều tức nhưng lại không phân biệt nội khí và ngoại khí. Có người lại cho rằng phép
vận hành chân khí cũng tương tự như phép vận khí trong võ thuật. Thực tế, hai bên có hai mục tiêu khác nhau và phép vận
hành chân khí của đạo gia thuần túy chú trọng đến dưỡng sinh, nghĩa là làm sao cho cơ thể khỏe mạnh và hợp thiên nhiên
chứ không nhằm mục tiêu tăng gia thể lực, vốn được dùng để chiến đấu.Theo Đông phương, chân khí là năng lượng cần
thiết để cơ thể có thể hoạt động, là động lực chủ yếu để đề kháng bệnh tật, bảo tồn sức khỏe và giúp con người sinh tồn.
Nói giản dị, chân khí sung túc thì thân thể khỏe mạnh, trái lại nếu không đầy đủ sẽ suy nhược, và khi khô kiệt thì chết.Theo
sinh lý học hiện đại, tiềm lực uẩn tàng trong cơ thể chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta biết cách điều động và vận dụng, thân
thể sẽ kiện khang và có thể sống tới 150 hay 200 tuổi. Nội Kinh, thiên Nhiếp sinh có viết: Theo đúng phép âm dương, điều
hòa theo thuật số, ăn uống chừng mực, sinh sống đúng cách, không làm việc quá độ, cho nên hình và thần đều đầy đủ,
sống đến già ngoài trăm tuổi mới chết(2).Não bộ chúng ta có từ 100 đến 150 tỉ tế bào thần kinh (neuron), nhưng chỉ có độ
10 tỉ hoạt động, còn 80-90% ở trong trạng thái đứng yên. Trên mỗi phân vuông vủa biểu bì chúng ta, cũng có chừng 2000 vi
ti huyết quản và trong tình trạng bình thường, chỉ có khoảng 5 huyết quản có máu lưu thông mà thôi. Khi hoạt động thì
cũng chỉ có chừng 200 huyết quản có máu chảy đến, 90% còn lại không hề sử dụng đến. Về phổi thì mặt tiếp xúc với không
khí của các phế nang cả thảy chừng 130 m2 nhưng chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ. Theo thời gian, những tế bào đó
teo lại và vì thế khi chỉ vận động một chút chúng ta đã thở hổn hển vì cơ thể không đủ dưỡng khí. Nếu có biết phép vận
hành

chân khí, người ta chỉ cần thở hút vài lần là năng lượng trở lại sung vượng vì đã sử dụng một số lớn tế bào để làm việc.Một
trong những nguyên nhân chính của sự lão suy là chúng ta đã bỏ phế một số lớn tiềm năng không sử dụng. Ngay từ năm
25 tuổi trở đi, cơ thể đã bắt đầu lão hóa và mỗi năm lại suy giảm một ít nhất là hệ thống huyết quản và thần kinh. Để làm
chậm lại sự tiêu hao và suy thoái,chúng ta phải tìm được phương thức phát huy các năng lực tiềm ẩn trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta là một tập hợp khoảng 75 triệu triệu (75 trillion) tế bào, kết cấu thành những cơ quan khác nhau. Việc sinh
trưởng, phát dục, suy lão, tử vong chẳng qua là hiện tượng cộng hợp của những tế bào mà thành. Muốn thân thể khỏe
mạnh thì ngay từ căn bản những tế bào trong cơ thể chúng ta phải khỏe mạnh. Theo quan niệm của Đông phương, năng
lực làm cho các đơn vị nhỏ bé đó sinh tồn và hoạt động chính là chân khí. Linh Khu Thích Tiết Chân Tà Luận có viết: Chân
khí là do thụ bẩm từ trời, cùng với cốc khí (khí do ăn uống mà sinh ra) mà làm cho cơ thể được sung mãn .(3)Ý nói sức khỏe
chúng ta bao gồm khí trời và đồ ăn được tiêu hóa để thành chất bổ nuôi cơ thể. Theo lý thuyết Đông Y, chân khí lưu hành
trong theo một lộ trình rõ rệt, đi khắp thân thể để đến tận mọi tế bào trên một mạng lưới bao gồm 12 kinh, 15 lạc và kỳ
kinh bát mạch. Thai nhi còn trong bụng mẹ không trực tiếp hấp thụ được dưỡng khí thì chân khí do người mẹ truyền theo
đường rốn, và khí tiên thiên của bào thai sẽ vận động, thúc đẩy để sinh hóa hình thành các bộ phận trong cơ thể.Tiên thiên
chân khí vận chuyển chính yếu trong hai mạch Nhâm và Đốc, được coi như hai lộ tuyến chính của con người, vận chuyển
theo một vòng tròn đi từ sau lưng đi lên, vòng qua đầu, mặt trở xuống bụng rồi quay lại ra sau lưng (hậu thăng tiền giáng).
Trong lộ trình ấy có ba điểm quan trọng mà cổ nhân gọi là Đan Điền (Thượng, Trung và Hạ Đan Điền).Sau khi ra đời, ngoại
hô hấp thay thế khí tiên thiên để đưa chân khí đến mọi nơi trong cơ thể. Chân khí tiên thiên không còn được nuôi dưỡng
sẽ mất dần mòn nhưng khí hậu thiên ngày càng mạnh do ăn uống, sinh hoạt tinh thần và vật chất. Do đó phép vận hành
chân khí là phương pháp làm gia tăng khí hậu thiên, bồi bổ khí tiên thiên và nhất là sử dụng các nguồn chân khí của con
người đạt mức tối đa để thân thể khỏe mạnh và làm chậm lại sự lão hóa.

Theo Đông y, tinh, tân, huyết, dịch (bốn thể lỏng trong con người bao gồm tinh khí, nước dãi, máu, và dịch trấp) cùng với
thần và chân khí (thể vô hình) là cơ sở của sinh mệnh. Ba dạng đó được mệnh danh là tinh, khí và thần vẫn được cổ nhân
coi là “nhân thân tam bảo”. Linh Khu Bản Tạng Thiên có viết: Khí, huyết, tinh, thần chạy quanh cơ thể để nuôi sống con
người(4).

Chính vì thế trong thuật dưỡng sinh, người xưa rất coi trọng việc làm thế nào để chủ động trong việc điều hòa ba loại là
căn bản của sinh mệnh. Tố Vấn Thượng CổThiên Chân Luận viết là con người phải biết hút khí trong lành và giữ cho thần
được vững mạnh (hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần) hay súc tích tinh khí, giữ thần cho đầy đủ (tích tinh toàn thần) để được
khỏe mạnh và sống lâu. Tinh khí thần ba loại có tính năng khác nhau nhưng lại không thể tách rời. Tinh là nơi cưtrú của
thần, có tinh là có thần, nên súc tích tinh sẽ làm cho thần thêm toàn vẹn, nếu tinh kiệt thì thần không có chỗ nương tựa.
Phần lớn chúng ta nghĩ đến tinh là tinh dịch nhưng thực tế tinh dịch chỉ là một dạng vật chất của sinh lý con người, có cơ
năng nhất định. Súc tinh không có nghĩa là giữ không để xuất tinh, mặc dầu phòng sự quá độ sẽ làm cho con người bị suy
nhược. Tuy nhiên vì tinh khí có trực tiếp liên hệ đến sức khỏe của người đàn ông nên thường thì cổ

nhân khuyên không nên dâm dục, trác táng, việc chăn gối nên điều độ. Tinh là mẹ của khí, tinh hư thì không có khí và con
người không sống nổi. Tinh thoát, khí hư, thất thần đều là một dạng của suy kiệt toàn diện để đưa đến cái chết.

Vậy tinh là gì?

Tinh bắt đầu có từ khi sinh mệnh có, nghĩa là gắn liền với khí tiên thiên, như một cái mầm trong một hạt từ đó tiến hóa để
thành một thân cây. Ý niệm đó khá mơ hồ nên tuy nhiều người đã cố gắng giải thích nhưng không mấy ai đưa ra được một
câu trả lời thích đáng.

Linh Khu Bản Thần Thiên viết: Từ khi sinh ra là có tinh, vạn vật muốn sống được đều do tinh làm đầu (5).Thần tức thần thái,
tri giác chủ động và điều khiển mọi vận động của con người. Thần làm chủ các sinh hoạt, công năng và phản ứng nội tạng
hình thành từ tiên thiên khí, được hậu thiên khí bổ sung qua ăn uống, xuống chứa vào đan điền và liên tục được bổ xung.
Thành ra chân khí bao gồm cả tinh, khí và thần là nguyên động lực khiến cho ngũ tạng, lục phủ hoạt động. Chân khí cũng
tái tục các chu trình sinh lý, nếu không tinh không tái sinh, thần sẽ suy kiệt đưa đến cái chết. Để hậu thiên chân khí được
dễ dàng biến hóa, thân thể kiện khang, việc bồi dưỡng chân khí là quan trọng hơn hết.

Do đó, ngày xưa người ta đưa ra quan niệm “luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư” chính là nhằm
mục đích kiện khang thân thể. Tuy về sau, một số đạo gia coi việc luyện tinh khí thần là một phương tiện để đạt những
cảnh giới siêu nhiên, hay trường sinh bất tử nhưng mục tiêu đó không phải là mục tiêu đích thực của phép vận hành chân
khí.

Căn nguyên của chân khí

Chân khí có hai loại: tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên chân khí do sinh mệnh mà có, do nguyên tinh (tinh nguyên thủy từ
đầu) mà thành nên còn gọi là nguyên khí. Trong đời sống con người, nguyên tinh không ngừng tiêu hao, nên luôn luôn cần
bổ sung. Hậu thiên chân khí do mũi thở hút khí trời (dương tinh), và do miệng ăn uống thực phẩm (âm tinh) theo máu
huyết lưu thông đến mọi tế bào, do

phản ứng của các hóa chất biến dưỡng liệu thành nhiệt năng, nuôi sống cơ thể. Linh Khu Thích Tiết, Chân Tà Luận có viết:

Chân khí là do thụ bẩm từ trời, cùng với cốc khí mà làm cho cơ thể được sung mãn (6). Hậu thiên chân khí bao gồm thiên
khí do mũi hút khí trời (dưỡng khí) vào phổi rồi chu lưu trong cơ thể, và địa khí (hay cốc khí) do miệng đem đồ ăn vào dạ
dày, tiêu hóa đưa chất bổ vào trong máu.

Công dụng của chân khí

Nội Kinh cho rằng chân khí (hay nguyên khí) là do tiên thiên nguyên tinh mà thành, phát nguyên từ thận, tàng trữ tại đan
điền, theo đường tam tiêu đi khắp cơ thể, thúc đẩy các hoạt động của ngũ tạng, lục phủ và các cơ quan khác trong cơ thể.
Chân khí tùy nơi mà có tên khác nhau, vì tại mỗi bộ phận có cơ năng khác nhau. Trương Cảnh Nhạc viết:
Khí ở mạch dương gọi là dương khí, khí ở mạch âm gọi là âm khí, ở dạ dày gọi là vị khí, tại tì là tì khí, ở ngoài da gọi là vệ khí
- khí bảo vệ cơ thể, bên trong nội tạng gọi là doanh khí - khí nuôi dưỡng cơ thể, tại thượng tiêu gọi là tông khí, tại trung
tiêu gọi là trung khí, tại hạ tiêu gọi là nguyên âm nguyên dương khí (7).

Khi khí ở tại các kinh mạch thì gọi là kinh khí. Ly Hợp Chân Tà Luận trong Tố Vấn có viết:Chân khí chính là khí chạy trong các
kinh mạch (8).

Như vậy chân khí có thể ở nhiều dạng khác nhau, nhiều tên khác nhau. Doanh khí chạy theo các mạch máu, nuôi lục phủ
ngũ tạng, nếu chảy ra được ngoài da ắt sẽ làm cho da dẻ tươi tốt, hồng hào. Linh Khu Tà Khách Thiên viết:

Doanh khí đi theo tân dịch đi vào các mạch để làm thành máu huyết, làm tươi nhuận tứ chi rồi lại quay về nằm trong tạng
phủ (9).Vệ khí là dương khí, chưng đốt nơi hoang mạc (phần nằm giữa tim phổi và hoành cách mạc) rồi tản vào trong các
bộ phận của cơ thể làm cho thân thể ấm áp. Khi chạy ra ngoài, vệ khí theo các bắp thịt làm cho nhiệt độ cơ thể điều hòa.
Linh Khu Bản Tạng Thiên viết: Vệ khí làm cho cơ thể ấm áp, làm cho da dẻ sung mãn, đóng mở -- theo thời tiết. Vệ khí hòa
thì da dẻ tươi tốt, mềm mại, các lỗ chân lông dày (10).

Do đó chúng ta thấy rằng vệ khí không những có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ cơ thể mà còn có nhiệm vụ bảo vệ, chống lại
những xâm nhập từ bên ngoài. Theo y khoa hiện đại, vệ khí chính là chân khí chủ động các hạch nội tiết, giữ nhiệm vụ duy
trì sự quân bằng trong cơ thể.

Tông khí tích tụ trong ngực, là một tổng hợp của doanh khí và vệ khí, bao gồm kết quả của cả biến dưỡng đồ ăn lẫn hô hấp
dưỡng khí mà thành. Tông khí chỉ huy hô hấp, làm nền tảng cho thanh âm, hút thở. Vì thế người nào tông khí sung túc,
tiếng nói mạnh mẽ, vang vọng. Còn nếu tông khí yếu, tiếng nói thều thào, hơi thở dồn dập, đứt quãng. Nhiệm vụ thứ hai
của tông khí là chỉ huy tâm tạng để dẫn máu nuôi cơ thể, khí huyết vận hành đến đâu, cơ thể cảm thấy nóng hay lạnh đều
có liên quan đến tông khí.Trong suốt cuộc đời, từ khi còn là một thai nhi đến khi già chết, con người đều phải nhờ vào chân
khí để sinh sống và hoạt động. Nếu chúng ta luôn luôn giữ cho chân khí sung túc, thân thể sẽ kiện khang, tinh thần thoải
mái. Nếu chân khí tiêu hao mà không được bổ sung, con người sẽ dần dần suy kiệt và nếu hoàn toàn tiêu kiệt, sẽ chết.
Chân khí vốn vô hình, nên một cơ thể khỏe mạnh không phải do việc gầy béo bên ngoài mà chính do nội khí bên trong.
Nhiều người to béo nhưng lại dễ bị bệnh tật, hay yếu đau, kém chịu đựng trong khi nhiều người thân thể gầy nhỏ nhưng lại
dẻo dai, mạnh mẽ, bị bệnh cũng mau khỏi. Chính vì thế, việc quan sát thần khí để định sức khỏe là một điều quan trọng.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập sơ qua đến phép biện khí sắc, luận tinh thần để giúp độc giả hiểu thêm về
phương pháp chẩn đoán mà thôi.

Sự phân bố và tuần hành của chân khí

Chân khí trong cơ thể cũng không khác gì những nguyên tử trong bầu khí quyển, ở khắp mọi nơi, luôn luôn di động. Tuy
nhiên, vì chân khí là động lực vô hình nên việc đo lường rất khó khăn. Tuy nhiên, vì đó là căn bản của đời sống nên nếu cơ
quan nào không được nuôi dưỡng đầy đủ, cơ quan đó sẽ dần dần suy yếu và đưa đến phế thải.Chân khí chu lưu theo một
lộ tuyến nhất định theo nhịp hô hấp, thành một vòng tròn mà người ta mệnh danh là tiểu tuần hoàn và đại tuần hoàn (hay
tiểu chu thiên và đại chu thiên). Chỉ có nắm vũng đường đi và nhịp điệu của vòng chân khí chúng ta mới khỏi rơi vào những
sai lầm mà nhiều sách vở mắc phải khi cho rằng chân khí cũng đồng nghĩa với không khí nên mệnh danh dồn khí xuống đan
điền đồng nghĩa với nín hơi, dồn xuống bụng cho phình ra. Thực ra nếu suy nghĩ một cách thấu đáo, không khí không thể
nào đưa xuống bụng được mà chỉ nằm trong phổi . Nếu cố gắng hút hơi, hoành cách mạc dồn xuống, không khí sẽ đi tới
được những phế nang ở phần dưới của lá phổi và đó là ưu điểm duy nhất của phép thở bụng. Thành ra phép thở mà người
ta thường mệnh danh là thâm hô hấp hay phúc tức chỉ thuần túy gia tăng cường lực của việc hút thở không khí mà thôi,
không liên quan gì đến vận hành chân khí, nếu không nói rằng đi nghịch lại với lý thuyết về chu lưu của tiểu chu thiên. Khi
thở ra, chân khí theo Nhâm Mạch chạy xuống đan điền, và khi hút vào, chân khí theo xung mạch chạy lên để thành thế tâm
thận tương giao, thủy hỏa ký tế. (lửa và nước giúp đỡ lẫn nhau, tâm và thận giao thông với nhau) là câu mà chúng ta
thường đọc thấy trong truyện kiếm hiệp. Một thời gian sau khi tập phép vận hành chân khí, hai mạch Nhâm và Đốc nối liền
với nhau (đả thông Nhâm Đốc nhị mạch), khi hút vào khí sẽ theo đốc mạch chạy từ hậu môn dẫn lên lưng, cổ và đầu.

Theo Đông phương, mạch đằng trước cơ thể chúng ta là mạch Nhâm là mạch chủ yếu cho các kinh âm, chạy từ môi trên
xuống ngực, bụng cho tới hậu môn. Mạch sau lưng là mạch Đốc, đi từ hậu môn chạy theo xương sống qua cổ, lên trên đầu,
đi vòng xuống trán, mũi và ngừng lại ở môi trên. Mạch Đốc là mạch chủ các kinh dương. Theo đạo gia, hai kinh Nhâm Đốc
là hai nửa vòng tròn có hai điểm tiếp giáp tại hai đầu. Thành ra khi luyện khí, người ta phải nối lại cho hai chỗ đứt đó có thể
giao tiếp với nhau. Trên đầu người ta ngậm miệng, dùng lưỡi đưa lên hàm ếch gọi là Thượng Thước Kiều (cầu chim quạ,
theo tích Ngưu Lang-Chức Nữ) và ở dưới huyệt hội âm nơi hậu môn, người ta nhíu lại khi hút vào để nối Hạ Thước Kiều. Đó
là nguyên do tại sao khi tập khí công người ta thường đòi hỏi phải

nâng lưỡi lên hàm ếch và nhíu hậu môn.Sau khi đã quen với vòng tiểu chu thiên, thường thì người ta tiến thêm một bước
để vận chân khí chạy theo vòng đại chu thiên. Khi thở ra, chân khí từ đầu chạy xuống đan điền đồng thời từ ngực cũng
chảy vào ba mạch âm ở tay (thủ tam âm kinh). Khi thở ra, chân khí cũng từ mạch Nhâm chảy xuống ba mạch dương ở chân
(túc tam dương kinh). khi hút vào, chân khí chạy từ bụng lên đầu theo mạch Đốc, đồng thời từ ba kinh dương ở tay (thủ
tam dương kinh) chân khí chảy vào đầu. Trong khi đó, chân khí theo ba kinh âm ở chân (túc tam âm kinh) từ chân chảy lên
bụng. Vòng lớn này người ta gọi là đại chu thiên.

Thời gian và Vận hành

Chân khí vận chuyển không lúc nào ngừng nghỉ trong thân thể chúng ta, từ ngũ tạng lục phủ ra khắp tứ chi, xương cốt. Tuy
nhiên, lưu chuyển của chân khí cũng có tiết điệu theo sự tuần hoàn của trời đất, ngày đêm, mỗi giờ (giờ Trung Hoa, bằng
hai giờ của phương Tây) có một khu vực mạnh hơn những khu vực khác theo thứ tự sau đây:

Dần: bắt đầu từ Thủ thái âm Phế kinh

Mão: chảy vào Thủ Dương Minh Đại trường kinh

Thìn : chảy vào Túc dương minh Vị kinh

Tỵ: chảy vào Túc Thái âm Tì kinh

Ngọ: chảy vào Thủ thiếu âm Tâm kinh

Mùi: chảy vào Thủ Thái Dương Tiểu trường kinh

Thân: chảy vào Túc thái dương Bàng quang kinh

Dậu: chảy vào Túc thiếu âm Thận kinh

Tuất: chảy vào Thủ quyết âm Bao tâm kinh

Hợi: chảy vào Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh

Tí: chảy vào Túc thiếu dương Đảm kinh

Sửu: chảy vào Túc quyết âm Can kinh

Trở lại giờ Dần, Phế kinh lại bắt đầu và cứ thế tuần hoàn một ngày mới. Sự vận hành của chân khí và vũ trụ có liên quan
mật thiết từng giây từng phút, không sai lạc. Vì thế chỉ khi nào sống thuận theo lẽ tự nhiên, chúng ta mới có thể mạnh
khỏe và hạnh phúc. Quan niệm “túc hưng, dạ mị” (ngày thức đêm ngủ) tuy giản dị như thế nhưng rất nhiều người trong
chúng ta không theo được, hoặc vì công ăn việc làm khiến chúng ta phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt, hoặc vì thói quen nên
nhiều người thích thức khuya và ngủ bù vào ban ngày. Dù chưa có những hậu quả trực tiếp, trong trường kỳ sinh hoạt trái
tự nhiên đó sẽ gây ra những hiệu quả nghiêm trọng.Chỉ có sống hợp với thiên nhiên, khí âm dương trong cơ thể chúng ta
mới được tái phục hồi, bổ xung đúng mức. Ngày thuộc dương nên việc thức giấc, sinh hoạt là chính yếu. Đêm thuộc âm
nên nghỉ ngơi, an dưỡng để bồi bổ những mất mát ban ngày. Nếu không theo được qui luật ấy, chúng ta phải biết khai
thác những giờ phút ngắn ngủi để điều tức, vận chân khí ngõ hầu khôi phục được phần nào sức khỏe.

Theo chu trình lưu chuyển chân khí, nhiều y gia có thể chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn như chứng “kê minh tả”, cứ sáng sớm
là phải dậy đi bài tiết, là một chứng bệnh thuộc thận khí bất túc nên mệnh môn hỏa suy, không thể chưng đốt các đồ ăn.
Nhưng tại sao lại bài tiết vào buổi sớm? Vì phế là mẫu tạng của thận (phế thuộc kim, thận thuộc thủy, theo lý ngũ hành kim
sinh thủy), thận thương tổn lâu năm phế bị ảnh hưởng. Theo nguyên tắc vận hành của chân khí, thời gian từ 3-5 giờ sáng là
giờ dần, mão từ 5-7 giờ. Dần thuộc phổi, mão thuộc ruột già nên những giờ phú đó hai cơ quan phổi và ruột hoạt động
mạnh vì phế và đại trường một biểu, một lý. Học thuyết về kinh lạc là căn bản của Đông Y, là một hệ thống mà người ta
cho rằng đường đi của chân khí chẳng khác gì hệ thống xa lộ trên nước Mỹ này. KINH là các đường chính, LẠC là phân chi
liên hệ giữa các kinh với nhau. Dưới nữa là các đường nhỏ hơn gọi là TÔN LẠC, là một mạng lưới hết sức chặt chẽ trên toàn
cơ thể, chuyển chân khí cho từng cơ quan, tùy nhiệm vụ. Vì thế kinh lạc chính là hệ thống liên lạc, vừa giao thông, vừa
truyền đạt lẫn nhau của chân khí.Nghiên cứu về kinh lạc là đề tài phức tạp nhất và cũng quan trọng nhất trong Đông y, và
đây cũng chính là sở đắc độc đáo mà hệ thống y khoa Trung Hoa đã hình thành được. Trong hơn một nửa thế kỷ nay,
nhiều học giả, khoa học gia đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu để cốt đưa ra những trả lời thỏa đáng cho vấn đề này nhưng
kết quả cũng chưa được mỹ mãn. Có người cho rằng đó chỉ là hệ thần kinh ở cấp cao, lẫn vào với huyết quản. Thế nhưng
không ai đã giải đáp được các tác dụng trọng yếu của hệ thống kinh mạch mà chỉ có những hành giả (người thực tập vận
hành chân khí) mới có thể ý thức được về đường đi và cơ năng mà người ngoài cảm thấy là mơ hồ hay khó hiểu. Những
kết quả đó lại khó có thể đo lường bằng máy móc (hoặc chưa đo lường được) nên lại càng khó kiểm chứng.

Cơ cấu

Kinh lạc theo Nội Kinh là một tập hợp các đường lớn nhỏ đóng một trong những vai trò chủ yếu của cơ thể. Trong con
người chúng ta có nhiều hệ thống khác nhau, mỗi hệ thống có những tổ chức riêng rẽ nhưng tất cả đều liên quan mật thiết
lẫn nhau chẳng hạn như hệ thống bắp thịt, hệ thống gân cốt, huyết quản … Các cơ quan sở dĩ vận hành một cách nhịp
nhàng chính là do sự vận chuyển không ngừng của các đường chân khí, vừa bồi dưỡng, vừa chỉ huy, vừa liên hệ với nhau.
Trên mỗi đường chân khí có những điểm hội tụ, nhưng những điểm đó lại không giống nhau về cường độ, về nhiệm vụ gọi
là huyệt đạo. Vì thế tùy từng huyệt, người ta phải dùng nhiều cách để hỗ trợ hay khai thông, có khi phải dùng kim, có khi
dùng ngải cứu, hay xoa bóp để khôi phục hoạt động của những đường kinh này. Mỗi cơ quan, mỗi bộ phận khi được châm
hay kích thích lại có những phản ứng, và cơ thể cũng phát sinh những hiện tượng khác nhau như sưng, ngứa, đau … tùy
trường hợp. Thường thường, khi nào châm sai chỗ, châm nhằm gân thì bắp thịt sưng lên, nếu nhằm hệ thần kinh thì hay bị
ngứa, còn nếu thấy đau thì là trúng nhằm những hệ giao cảm.

Danh xưng

Kinh là tên gọi của 12 đường trực hành, lên hệ trực tiếp đến tạng phủ.

Thủ thái âm PHẾ kinh, thủ quyết âm TÂM BAO kinh và thủ thiếu âm TÂM kinh là ba đường kinh ÂM nằm ở bên trong cánh
tay, gọi là THỦ TAM ÂM thuộc lý (bên trong) dẫn chân khí từ ngực chạy vào tay.

Thủ dương minh ĐẠI TRƯỜNG kinh, thủ thiếu dương TAM TIÊU kinh, và thủ thái dương TIỂU TRƯỜNG kinh nằm ở mặt
ngoài cánh tay gọi là THỦ TAM DƯƠNG, thuộc biểu (bên ngoài) từ tay chạy lên đầu.

Túc dương minh VỊ kinh, túc thiếu dương ĐẢM kinh, túc thái dương BÀNG QUANG kinh ở bên ngoài và đằng sau đùi, gọi là
TÚC TAM DƯƠNG, thuộc biểu chạy từ đầu xuống chân.
Túc thái âm TÌ kinh, túc quyết âm CAN kinh, túc thiếu âm THẬN kinh nằm ở mặt trong đùi, gọi là TÚC TAM ÂM, thuộc lý từ
chân chạy lên bụng.

Đó là mười hai đường kinh lớn nên gọi là chính kinh.Ngoài ra còn tám đường kỳ kinh gọi là bát mạch, là nơi mười hai
đường chính kinh đổ chân khí vào. Tám đường mạch này là ĐỐC, NHÂM, XUNG, ĐỚI, ÂM DUY, DƯƠNG DUY, ÂM KIỀU,
DƯƠNG KIỀU. Nếu 12 chính kinh ví như sông ngòi, thì tám mạch mày ví như đầm ao. Chân khí trong chính kinh thịnh hay
suy cũng do tám mạch đó có điều hòa hay không. Sự quân bình chân khí trong cơ thể là do tám mạch này, và hai mạch
nhâm đốc là quan trọng hơn cả.

Nhâm mạch thuộc âm, cai quản các kinh âm, nằm ở trước ngực và bụng. Đốc mạch thuộc dương, cai quản các kinh dương
nằm ở sau lưng. Khi tập luyện vận hành chân khí, khi đã đẫn được chân khí lưu thông trong hai mạch này - mà sách vở và
các tiểu thuyết kiếm hiệp vẫn thường đề cập đến gọi là đả thông nhâm đốc nhị mạch - thì lần lược các kinh mạch còn lại
cũng từ từ được thông suốt. Như trên đã đề cập, trên hệ thống kinh mạch còn những điểm chủ yếu gọi là huyệt.

Lạc có mười lăm đường, chạy lẫn trong các kinh âm và dương, là các hệ nối lẫn 12 kinh với nhau. Những lạc nhỏ gọi là tôn
lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Sau đây là khái lược về vị trí và đường đi của mỗi kinh:Thủ thái âm phế kinh bắt đầu ở
trung tiêu, đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay và chấm dứt ở đầu ngón tay cái.Thủ dương minh
đại trường kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một nhánh xuống ruột già, một nhánh
lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.

Túc dương minh vị kinh bắt đầu từ cạnh mũi, một đằng chạy lên đầu, một đằng chạy xuống ngực, bụng, đùi chân rồi chấm
dứt ở ngón chân cái.

Túc thái âm tì kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một nhánh chạy lên vai, qua cổ tới lưỡi. Nhánh
thứ hai chạy từ dạ dày lên qua hoành cách mạc và chấm dứt ở tim.

Thủ thiếu âm tâm kinh bắt đầu từ tim chia ra ba nhánh, một nhánh qua hoành cách mạc xuống ruột non, một nhánh theo
thực quản lên mắt, và một nhánh đi qua phổi, sang tay tới ngón tay út.

Thủ thái dương tiểu trường kinh bắt đầu từ ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại truy chi
thành hai nhánh, một nhánh đi xuống ruột non, một nhánh chạy lên mặt đi vào tai.

Túc thái dương bàng quang kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống chia
thành hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.

Túc thiếu âm thận kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân rồi lên đùi chia thành hai nhánh một nhánh
chạy lên phổi, một nhánh chạy lên lưỡi.

Thủ quyết âm bao tâm kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy ra cánh tay tới ngón tay giữa.
Thủ thiếu dương tam tiêu kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh một nhánh nối
liền tam tiêu, một nhánh chạy lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.

Túc thiếu dương đảm kinh bắt đầu từ mang tai chạy vòng vèo trên mặt đi xuống qua bụng tới chân và ngừng lại ở ngón
chân út.

Túc quyết âm can kinh bắt đầu từ ngón chân cái chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng. Một nhánh chạy
lên cổ đến mắt, vòng qua đầu để gặp đốc mạch .

Tám mạch (bát mạch) bao gồm:

Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng
xuống tới nhân trung.

Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.

Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến mười hai chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh
dục chia làm ba nhánh một nhánh chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống và một nhánh xuống tới bàn chân.

Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và dương.

Âm kiều mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.

Dương kiều mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại ở sau ót.

Âm duy mạch từ bắp chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.

Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.

Công dụng

Phép vận hành chân khí phải theo một trình tự nhất định để đưa chân khí đến khắp các kinh mạch, tạng phủ, đem sinh lực
cho mọi cơ quan trong cơ thể. Sinh lực đầy đủ tự nhiên thân thể sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau. Linh Khu Kinh Mạch Thiên viết:

Kinh mạch quyết định việc sống chết, liên quan đến mọi loại bệnh tật, làm thành các chứng thực và hư, không thể không
thông (11).

Lý Đình trong Y Học Nhập Môn cũng viết:


Nghề thuốc mà không biết kinh mạch thì chẳng khác gì đi đêm mà không đèn đuốc (12).Các y gia Trung Hoa từ xưa đến
nay, dù trong việc chẩn đoán bệnh, bào chế dược phẩm, xoa bóp, châm cứu … đều phải dựa vào lý thuyết về kinh lạc để
suy luận và lý giải. Có thể nói rằng lý thuyết về kinh lạc là cơ sở chính yếu của Trung Y và vận hành chân khí chính là hình
thức thực nghiệm học thuyết này. Chân khí là điện năng còn kinh lạc là những đường dây dẫn điện đến từng nhà, hai bên
liên hệ mật thiết với nhau. Nếu chúng ta không am tường kinh lạc, việc điều vận chân khí trở nên mơ hồ và do đó kết quả
cũng không rõ ràng.

Chân khí tuy không phải nhờ động lực của hô hấp nhưng lại có liên quan rất tiết điệu với việc hút thở khí trời. Hành giả tập
phép vận hành chân khí phải sử dụng hô hấp như một lực dẫn để theo dõi và thúc đẩy chân khí lưu chuyển, giữ cho cơ thể
được nhịp nhàng. Điều chỉnh hô hấp cũng còn là một phương tiện để thư dãn và làm chủ cơ thể ngõ hầu theo dõi và tập
trung được sức mạnh tinh thần.Khi đề cập đến phép thở, nhiều sách vở về khí công và yoga đã đưa ra những phép thở
khác nhau, mỗi phép có công hiệu riêng, có mục đích riêng. Tuy nhiên vì có quá nhiều cách, lắm khi lại trái tự nhiên, khiến
nhiều người hoang mang và e ngại, nhất là lại thêm một câu cảnh cáo nếu không có minh sư chỉ dạy có thể tẩu hỏa nhập
ma. Thực ra, những người thường như chúng ta chỉ coi việc vận hành chân khí như một phương pháp thể dục nhẹ, nếu
không mong đạt đến moạt cảnh giới siêu phàm mà chỉ cầu khỏe mạnh thì phép thở cũng thật giản dị dễ dàng.

Sinh lý vận hành hô hấp

Hô hấp là sự co dãn của lồng ngực, lên xuống của hoành cách mạc làm cho phổi nở ra co vào đem khí trời vào nuôi dưỡng
các tế bào trong cơ thể. Hô hấp là một hoạt động không thể thiếu của con người. Người bình thường chúng ta mỗi phút
thở ra hút vào trung bình 18 lần. Có hai loại hô hấp: nội hô hấp và ngoại hô hấp.

Nội hô hấp là hoạt động của chân khí, là sự tiếp thu dưỡng khí, các chất bổ đưa đến từng tế bào và biến chuyển các dạng
năng lượng. Thai nhi còn trong bụng mẹ không thể tự mình thở hút khí trời hay ăn uống nên mọi chất cần thiết đều do
người mẹ truyền cho qua cuống rốn và lá nhau (thai bàn). Tiến trình biến chuyển và hấp thu đó cổ nhân gọi là “thai tức”
(lối thở của bào thai) là hình thức rõ rệt nhất của nội hô hấp.

Khi luyện phép vận hành chân khí, cứu cánh đạt đến là làm sao cho việc ngoại hô hấp (thở bằng mũi) trở nên hết sức nhẹ
nhàng, như có như không, tưởng như ngoại hô hấp đã ngưng lại chỉ để nội hô hấp làm việc. Khi đó hành giả cảm thấy đan
diền đóng mở, hơi ấm chảy vào hai mạch nhâm đốc, toàn thân ấm áp như gió xuân thổi đến làm cho trăm hoa đua nở.
Trình độ đó cũng không khác gì thai nhi còn trong bụng mẹ, chỉ thuần nhờ vào nội hô hấp, tâm hồn thư thái, yên tĩnh nên
còn gọi là “thai tức pháp”.

Ngoại hô hấp là phép thở mà chúng ta dùng để hút thở khí trời hàng ngày chỉ xuất hiện sau khi ra khỏi bụng mẹ. Người tập
chân khí làm thế nào để hai tiến trình ngoại hô hấp và nội hô hấp ăn khớp với nhau, tiết điệu để việc dẫn chân khí đến

các cơ quan được đều đặn, làm đúng với cơ năng, và toàn diện. Nội Kinh Tạng Tượng Thiên viết : Phổi là cơ quan dùng để
truyền dẫn tiết điệu của cơ thể (13).

Ảnh hưởng của sự vận động chân khí và hô hấp

Hô hấp là một vận động tự nhiên có tính chất máy móc. Khi hút vào, ngực nở ra, hoành cách mạc đè xuống, bụng thóp vào
tạo áp lực đè xuống bụng dưới. Sự thu dãn của ngực và bụng làm cho chân khí khởi động. Túc tam âm kinh theo sự hút
không khí vào dẫn chân khí từ dưới đi lên. Thận kinh chân khí, khi chúng ta hút vào, di theo túc thiếu âm kinh chạy lên
bụng, vào đan điền nhập với xung mạch, theo rốn chạy lên ngực, chảy vào tâm bao kinh giao với tâm khí. Hiện tượng này
sách vở gọi là "thận thủy thượng triều dĩ tế tâm hỏa" (nước từ thận chảy ngược lên dập tắt lửa của tim). Cũng khi đó, can
kinh chân khí chạy lên chảy vào phế kinh, tì kinh chân khí chảy ngược lên tâm kinh nên được gọi là “can tì chi khí nghi
thăng” (khí tì khí can chạy lên). Trong khi hút vào, chân khí từ thủ tam dương kinh chạy lên đầu, mặt, tiếp với khí từ túc
tam dương nên cũng gọi là “tam dương vinh ư diện ” (khí tam dương làm cho mặt được tươi tốt).

Khi thở ra, lồng ngực hóp vào, hoành cách mạc nâng lên, ngực thu nhỏ nhưng bụng to ra, chân khí trong lồng ngực bị áp
lực theo nhâm mạch chạy xuống đan điền nên được gọi là “tâm thận tương giao dĩ bổ mệnh hỏa”. Đây là một phần rất
quan trọng trong phép vận hành chân khí. Cũng khi đó, chân khí theo thủ tam âm kinh chạy từ ngực xuống các đầu ngón
tay, nối tiếp với thủ tam dương kinh, chân khí từ túc tam dương kinh từ đầu chạy xuống chân, tiếp với túc tam âm kinh.
Chu trình này gọi là đại tuần hoàn của kinh khí.

Tập luyện vận hành chân khí khi đã đả thông được đốc mạch, lúc thở ra chân khí theo nhâm mạch chạy xuống đan điền,
khi hút vào chân khí theo đốc mạch chạy lên huyệt bách hội, gọi là tiểu tuần hoàn. Chung qui, vận hành chân khí không
ngoài mục tiêu đả thông hai mạch nhâm đốc. Tuy nhiên, chính vì hô hấp là động lực vận chuyển chân khí nên tập luyện
chân khí chính là để điều chỉnh và dẫn chân khí chạy đến các đầu ngón tay. Dẫu hô hấp là một hiện tượng tự nhiên của con
người, nhưng sau khi sinh ra, sinh hoạt hàng ngày đã khiến cho chúng ta mất đi cái bản tính nguyên thủy, làm sai lạc các
hoạt động tiên thiên, mất tiết điệu sẵn có, làm cho chân khí không còn đầy đủ, kinh lạc không còn thông suốt, chưa già đã
suy, trong người mang vô số bệnh tật. Phương pháp điều tức chính là cách hay nhất để bồi bổ lại chân khí đã hao hụt, đả
thông các kinh mạch bị tắc nghẽn, khôi phục các cơ năng tiên thiên.

Điều chỉnh và bồi dưỡng chân khí chủ yếu là làm sao đưa được khí trở về đan điền. Mỗi khi thở ra, chúng ta phải điều động
chân khí chạy theo nhâm mạch quay trở về đan điền là để cho khí đi đúng hướng. Vấn đề điều tức vì thế quan trọng nhất
là khi thở ra, và mỗi lần thở ra chân khí lại vào đan điền thêm một chút. Thở ra cũng là cách để tống không khí đã dơ trong
phổi ra ngoài để chuẩn bị thay bằng khí mới, cho nên điều tức cũng là vận chuyển chân khí. Cũng nên nói thêm, nhiều
người chủ trương thở sâu (thâm hô hấp), cho là muốn cho khí trầm đan điền cần cố gắng hút vào thật nhiều, giữ hơi cho
thật lâu. Thực tế như thế là đi ngược với cơ năng sinh lý bình thường của con người, và cũng mang ảo tưởng chân khí
chính là không khí. Khi hút vào, không khí chỉ vào đến lồng ngực chứ không chạy xuống được dưới bụng, nếu bụng phình ra
là vì hoành cách mạc bị ép xuống. Những ai tập theo phương pháp này sẽ bị hiện tượng gọi là trệ khí. Áp lực càng mạnh thì
phản áp lực càng nhiều, đến một lúc nào đó, chân khí sẽ thượng xung gây ra hoa mắt, nhức đầu và có thể gây ra bệnh cao
áp huyết. Phương pháp nhịn hơi chỉ có tác dụng vào các bắp thịt bụng và ngực, nhưng không có ảnh hưởng gì đến việc
điều dẫn chân khí, và chắc chắn không thể nào đả thông được hai mạch nhâm đốc.

Có thể nói trong phương pháp tập luyện chân khí, tất cả các dưỡng sinh gia đều quan tâm đến một bộ phận có tên là đan
điền. Đây là một vị trí thần bí không những người tập võ hết sức coi trọng mà cả đến người tập nói, tập hát cũng phải giữ
cho đan điền được sung mãn ngõ hầu không mệt, không đứt hơi.

Tuy nhiên, quan niệm về huyệt này không đồng nhất, mỗi môn phái một khác. Nhiều người còn giữ bí mật, không truyền ra
ngoài. Cho đến nay người ta cho rằng đan điền không phải là một huyệt mà là ba khu vực trọng yếu trên cơ thể, gồm
thượng đan điền ở trên đầu, trung đan điền ở ngực và hạ đan điền ở bụng dưới. Thượng đan điền là vị trí quan yếu nhất
không những đối với sinh mệnh mà đối với người luyện tiên đan và vi trí của nó ngày nay nhiều học giả xác định là tại não
thất thứ ba, chiếu điểm của hai huyệt bách hội (từ đỉnh đầu đâm xuống) và mi tâm (từ giữa hai lông mày đâm vào). Có lẽ vì
thế mà các tôn giáo đều coi là những bậc tiên thánh có vòng hào quang tại trên đầu, lấy tâm điểm là thượng đan điền.
Trung đan điền nằm tại tâm oa, nhưng cũng có thuyết nói là ở gần rốn. Hạ đan điền ở dưới rốn chừng ba phân (tuy nhiên
khoảng cách này mỗi nơi nói một khác, có chỗ viết là 1 tấc rưỡi, có chỗ lại nói ở ngay huyệt hội âm). Những vị trí của đan
điền có nhiều điểm tương đồng với những luân xa (chakras) mà những người tập yoga thường dùng để tập trung tư tưởng,
thượng đan điền tương ứng với ajna, trung đan điền tương ứng với anahata còn hạ đan điền có lẽ là muladhara. Một cách
tổng quát, ba vị trí này là ba vị trí quan yếu của cơ thể, là những nơi chân khí hội tụ và lưu động.
Theo Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển thì đan điền là “tinh thất của con trai, bào cung của con gái, là nơi tu luyện nội đan, ở
dưới rốn ba tấc”. Theo định nghĩa thông thường nhất, đan điền ngay giữa bụng dưới, khoảng ba tấc dưới rốn. Theo
nguyên nghĩa, điền là ruộng, đan là viên thuốc, là tinh chất của dược liệu, có công dụng cường thần trị bệnh. Chân khí lưu
chuyển trong thân thể chúng ta làm cho khỏe mạnh, gia tăng tuổi thọ nên được gọi là đan. Đan diền là nơi tập trung chân
khí nên đặt tên như vậy. Đan điền là nguyên động lực của đời sống, là một bộ vị cực kỳ trọng yếu, là khởi điểm của nhâm,
đốc và xung mạch, nơi hội tụ của mọi kinh mạch trong con người. Người ta tin rằng đan điền cũng như một cánh cửa, mở
ra khi có khí, đóng lại khi không có khí, đóng vai trò của một biển cả để tích tụ chân khí nên còn gọi là biển khí (khí hải
nhưng không phải là huyệt khí hải cũng gần nơi đó). Về phương diện sinh lý, đan điền là nơi tàng tinh của nam giới, nơi thụ
thai của nữ giới, nhờ đó mà sinh trưởng, phát dục nên còn gọi là sinh môn hay mệnh môn. Sau khi đan điền sung mãn chân
khí, nên từ eo trở lên trở nên có sức lực, Nạn Kinh gọi sức này là thận gian động khí. Trong phép vận hành chân khí, khi thở
ra, chân khí chạy xuống đan điền, nên giai đoạn này phải tập trung ý chí vào đan điền (ý thủ đan điền) và chờ cơ hội tiến
thêm bước kế tiếp là đưa chân khí khai thông mạch đốc (tích khí xung quan). Đây là giai đoạn chủ yếu trong việc tăng
cường và bảo vệ sức khỏe.

Động và tĩnh là hai mặt trái ngược nhau, nhưng chung qui cũng chỉ là một. Động nói về tính tuyệt đối, còn tĩnh là tính
tương đối. Có động tất nhiên có tĩnh, còn có tĩnh dĩ nhiên sẽ có động.

Trong hoạt động sinh lý của con người cũng không thoát khỏi qui luật, tĩnh cực sinh động, động cực lại quay về tĩnh, tĩnh là
cơ sở của động, động là lực lượng của tĩnh. Vận hành chân khí là lợi dụng một cách hữu hiệu quan hệ động tĩnh, dùng chân
khí để tăng cường sức đề kháng ngõ hầu cơ thể thêm khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Việc vận hành chân khí cũng có hai phương pháp: tĩnh công và động công. Tĩnh công là một mặt giữ cho thân thể bất động,
mặt khác điều tức để thúc đẩy chân khí vận chuyển ngõ hầu đạt tới mục đích đả thông kinh kỳ bát mạch. Động công thì
phải vận chuyển thân thể theo những tư thức khác nhau, phối hợp tư thức để dẫn tinh thần, bài trừ tạp niệm, làm cho đầu
óc trở nên tĩnh lãng. Nói như thế, cả hai hình thức động và tĩnh công đều chỉ nhằm đạt tới tình trạng an tĩnh của tâm hồn
và dẫn chân khí theo một đường đi nhất định nhằm mục đích khỏe mạnh.

Nhận thức về tĩnh

Mục đích tối hậu của tĩnh là gì? Cảnh giới đích thực của tĩnh ra sao? Cũng một vấn đề nhưng mỗi người giải thích một
khác.Những nhà dưỡng sinh khi bàn đến tĩnh bao giờ cũng đòi hỏi tình trạng an tĩnh, không suy nghĩ gì hết (gọi là nhập
định hay nhập tĩnh). Tuy nhiên nhiều người tuy cố gắng nhưng vẫn không đạt được tình trạng tĩnh, trái lại đầu óc vẫn suy
nghĩ vẩn vơ, không tìm ra được manh mối giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy tình trạng tĩnh tuyệt đối không thể có mà
chúng ta chỉ có thể đạt được tình trạng tĩnh tương đối mà thôi. Thành thử, tĩnh đối với người tập chân khí vận hành chỉ có
nghĩa là thân thể an nhiên, tập trung tinh thần vào việc điều chỉnh hô hấp, thúc đẩy chân khí đả thông hai mạch nhâm, đốc
rồi sau cùng đả thông toàn thể các kinh lạc.Trong tiến trình đạt đến cảnh giới này, thân thể chúng ta trải qua nhiều trạng
thái khác nhau. Trong Bản Thảo cương mục, Lý Thời Trân có viết: Cảnh tượng khi đi tìm đạo, chỉ những người soi chiếu nội
tâm mới thấy được (ý nói phải tập mới biết)(14).

Khi việc luyện công đạt thành, chân khí trong kinh mạch vận hành không ngừng, những gì hành giả cảm thấy phong phú
vượt ra ngoài sự tưởng tượng mà người không tập không thể biết được.

Thành ra khi đó, tuy bề ngoài tĩnh nhưng bên trong chân khí lưu chuyển, hết sức tích cực, cho nên cái tĩnh đó chỉ là tĩnh
tương đối và biểu kiến mà thôi.

Tĩnh cực sinh động


Khi đạt tới giai đoạn mà hành giả có thể điều động hệ thần kinh cao cấp để kiểm soát và điều động toàn thể cơ thể, loại trừ
được những kích thích của ngoại giới, chỉ tập trung vào sự vận hành chân khí để dẫn chân khí đến bất cứ nơi nào theo ý
muốn, nội gia gọi là “nội quan” hay “tinh thần nội thủ”. Đầu tiên, để tập trung tư tưởng, những người luyện công thường
theo một trong hai phương pháp, quán tưởng pháp là chú ý sự suy nghĩ vào một cảnh giới, hay ý niệm nào đó, và sổ tức
pháp, là cách đếm hơi thở để khỏi rơi vào tạp niệm. Những người tu đạo có khi theo phương pháp loại trừ mọi suy nghĩ,
gọi là chỉ quán pháp (ngưng các suy nghĩ).

Tuy dùng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là làm sao không bị chia trí, chỉ tập trung vào việc dẫn chân khí đi tới
những nơi mà hành giả muốn. Chân khí và khả năng chế ngự có quan hệ hỗ tương, chân khí càng nhiều thì sự tập trung tư
tưởng càng mạnh, và khi chân khí đầy đủ thì tinh thần cũng thêm an tĩnh, trấn định. Đó chính là tĩnh cực sinh động. Có
người dùng câu sấm vang trong núi cũng không sợ (lôi kích sơn nhi bất cụ) để hình dung trạng thái đó.

Khi đã nhập tĩnh, chân khí vận hành không ngừng, lưu chuyển thiên biến vạn hóa, thân thể ấm áp như gió xuân, trong lòng
thoải mái, cái cảm giác mà cổ nhân gọi là lòng tự tại với trăng gió vô biên. Tĩnh hay định đó là trạng thái sung mãn chân khí,
tự nhiên không phải là công phu tu tập của con người có niềm tin tôn giáo, mà là sự phát triển của cơ thể. Đó chính là tĩnh
động tương kiêm.

Việc điều chỉnh chân khí và bồi dưỡng chân khí đến đả thông mọi kinh lạc cũng giống như dẫn nước tới các cánh đồng
đang nắng hạn, làm cho những tiềm năng còn chìm đắm có dịp phát huy toàn bộ năng lực của cơ thể. Khi các cơ năng đều
khỏe mạnh sẽ tương trợ lẫn nhau khiến mọi tạng phủ đều điều hòa, và từ đó cơ thể kiện khang, tinh thần thoải mái. Bệnh
tật theo đông y chỉ là sự bất thường của một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, và một khi đã điều chỉnh lại sự thất điệu đó,
cơ thể sẽ khỏe mạnh.

Phế tạng

Phổi nằm trong ngực, về kinh lạc liên quan đến ruột già vì phế kinh và đại trường kinh là một biểu một lý. Trong cơ thể, hai
cơ quan này có nhiệm vụ tẩy rửa chất độc, làm cho thân thể sạch sẽ, da dẻ tươi nhuận. Phổi có cửa ngõ là mũi, vừa là một
giác quan để biết mùi, vừa là thông đạo để cơ thể hút và thở khí trời. Phổi trợ lực cho tâm tạng trong việc vận chuyển khí
huyết và dẫn dưỡng khí đến toàn thân. Phổi còn là nhiệm vụ nối liền các tạng, làm cho việc sinh hoạt giữa các cơ quan
được điều hòa.

Từ khi mới sinh ra đời, phổi liên tục hoạt động không ngừng nghỉ, hút dưỡng khí, nhả thán khí. Việc vận hành chân khí chú
trọng khi thở ra giúp cho việc co rút các tế bào, làm gia tăng cơ năng bài trừ thán khí. Thổ cố nạp tân, đúng như tên gọi là
đẩy không khí cũ ra và hít không khí mới vào vì thế khi tống ra cốt làm sao không khí ra càng được nhiều càng tốt. Phổi chủ
về bì mao, trong khi hô hấp, các lỗ chân lông cũng theo đó mà đóng mở, bình thường không thấy cảm giác nhưng đến một
trình độ nào đó, tất cả các lỗ chân lông sẽ theo hô hấp mà hoạt động. Trình độ đó khiến cho nội khí và ngoại khí giao hòa
với nhau, người ta gọi là thể hô hấp (hô hấp toàn thân). Chính vì nội hô hấp hoạt động mạnh, ngoại hô hấp trở nên nhẹ
nhàng, như có như không, do đó hơi thở lúc đó trở nên sâu, nhẹ, đều đặn và dài, bốn đặc điểm quan trọng mà nội gia
thường đề cao (thâm, tế, quân, trường). Khi đó, mỗi phút hành giả chỉ còn thở 4, 5 lần, so với bình thường đã giảm đi đến
2/3. Thời gian nghỉ ngơi của phổi tăng lên, nhịp tim đập chậm lại, và sinh lực của phổi tăng lên. Danh từ riêng mà những
người luyện đan gọi phép thở này là qui tức (thở như con rùa), cổ nhân vẫn coi là một cách để được trường

thọ.

Tâm tạng
Tim nằm trong ngực, có bao tim che bên ngoài. Tim là chủ tể cả 12 cơ quan, giữ việc hợp các mạch, khai khiếu ở lưỡi. Tim
chủ vận huyết, trung bình co thắt 70 lần mỗi phút để dẫn máu đi khắp cơ thể đem chất bổ nuôi các tế bào. Hoạt động của
tim do hệ thần kinh giao cảm chỉ huy và điều tiết. Huyết quản do hệ trực giao cảm và hệ đối giao cảm chỉ huy việc co bóp.
Theo nghiên cứu của Viện Y

học Thượng Hải (Trung Hoa) khi thở ra hệ đối giao cảm bị khích động, khi hút vào thì hệ trực giao cảm bị khích động. Hai
hệ thống đó thay phiên làm việc. Khi điều tức, chúng ta phải chú ý khi thở ra để tăng cường hoạt động co rút của các mạch
máu, giúp cho tim dỡ mỏi mệt.Những người bị áp huyết cao, tập phép vận hành chân khí sẽ giúp cho áp huyết giảm xuống
và dần dần có thể điều hòa trở lại. Chính bệnh phong thấp cũng có liên hệ với tim mạch nên tập luyện cũng làm cho các
hạch nội tiết hoạt động điều hòa hơn, giảm bệnh.

Can tạng

Gan nằm ở dưới xương sường, bên phải, theo kinh lạc thì gan và mật, một biểu, một lý. Gan khia khiếu ở mắt, giữ nhiệm
vụ tàng trữ huyết dịch cho toàn thân, điều tiết các vận động của khớp xương , cùng sự an tĩnh của tâm hồn. Chính thế mà
người dạn dĩ được mệnh danh là can đảm.

Gan ứng với mùa xuân, thuộc mộc, chủ nảy nở. Về sinh lý, gan không nên xung động nhưng cũng không nên ức chế. Nếu
gan xung động thì tính tình cấp tháo, dễ nổi nóng, can khí không đủ thì dễ khiếp sợ. Những người bị uất trệ, có bệnh ở gan
thường đau nhức ở mạng sườn, phía bên trái vì can khí chạy qua bên trái, huyệt kỳ môn ở cạnh sường đau nhói, dương khí
xông lên làm cho miệng đắng, mắt hoa, ăn không ngon, bụng chướng, chân tay bải hoải, tâm tính nóng nảy khó chịu.

Vận hành chân khí, nhắm mắt điều tức là phương pháp trị liệu tối hảo. Trong ngũ lao thất thương có chứng mắt nảy đom
đóm chính là bị thương tổn ở gan nên khi nhắm mắt chính là dưỡng gan. Khi ta chú ý đến thời kỳ thở ra cốt để tâm hỏa hạ
giáng. Tâm tạng là con của can (mộc sinh hỏa), bệnh thuộc thực phải tả tử nên vì thế khi tim mạch điều hòa thì gan trở lại
quân bình. Can khí bình, xương sườn hết đau, tì khí không còn bị khắc chế khiến bụng không bị chướng nữa.Tâm và thận
lại tương giao, thận khí trở nên vượng thịnh, gan và thận được bồi dưỡng, ưu phiền cũng giảm xuống, tâm thần trở lại bình
thường. Khi theo dõi những bệnh nhân bị can viêm mạn tính, luyện công trong vòng một tháng, chân khi chảy vào đan
điền, ăn ngon miệng hơn, bụng bớt chướng. Đến hai tháng thì chân khí sung túc, toàn bộ triệu chứng hoặc hoàn toàn hết,
hoặc bớt, gan làm việc trở lại bình thường. Đến tháng thứ ba, kinh lạc toàn thân thông sướng, tinh thần phấn chấn, bệnh
dứt hẳn.

Tì Vị

Tì và vị là một biểu, một lý. Dạ dày nhận đồ ăn, còn tì để vận hóa, khai khiếu ở miệng. Việc tiêu hóa đồ ăn để thành chất bổ
nuôi cơ thể là một công năng hết sức tinh vi, thăng thanh giáng trọc, là căn nguyên cấu tạo máu huyết. Tất cả cơ thể con
người, phủ tạng đều phải được nuôi dưỡng bằng máu huyết nên cổ nhân gọi tì vị là "hậu thiên chi bản".

Trong bước đầu tiên của phép vận hành chân khí, khi thở ra ta phải chú ý vào tâm oa, chính là vào dạ dày, dẫn tâm hỏa
xuống tì vị để gia tăng nhiệt năng. Cho nên sau khi bắt đầu luyện công chừng năm, bảy ngày thì tâm oa có khí nóng chạy
đến, đối vời những ai tì vị hư hàn, tiêu hóa kém rất hữu ích. Nhiều người bị bệnh đau dạ dày lâu năm không hết, luyện
chân khí dần dần trở lại bình thường. Da dày sa xuống cũng là một chứng nan y, tập chân khí cũng bớt.

Khi tập vận hành chân khí, nhiệt khí tại dạ dày tăng lên, công năng của tì vị khôi phục. Khi chân khí tại đan điền sung túc,
bụng dười đầy đặn có sức, dạ dầy sa xuống được đẩy lên.

Chân khí vận hành pháp (Phần 6)


Được gửi vào 04/07/2008

Thận và Mệnh môn

Thận gồm hai quả, nằm ở sau bụng, giáp hai bên xương sống, cùng với bàng quang một biểu một lý, khai khiếu tại tai. Thận
là nơi chứa tinh, là căn nguyên của sinh dục và phát triển, giúp cho việc cấu tạo tủy trong xương, duy trì ngũ dịch và làm
cho các tuyến trong cơ thể được điều hòa. Thận đối với việc sinh lý của con người rất quan trọng, là căn bản sinh mệnh
nên được gọi là “tiên thiên chi bản”.Thận khí sung mãn thì thông minh cơ trí, hành động nhanh nhẹn. Linh Lan Bí Điển Luận
trong Tố Vấn viết:Thận giả tác cường chi quan, kỹ xảo xuất yên(hành động mạnh mẽ, khéo léo là do thận).

Theo Nạn Kinh, mệnh môn là nơi cư ngụ của mọi tinh thần, nơi tàng trữ nguyên khí (chư thần tinh chi sở xá, nguyên khí chi
sở hệ) là nơi chứa tinh của con trai, là nơi nuôi bào thai của con gái, khí thông với thận. Thận gian động khí là căn nguyên
của sinh khí, là căn bản của ngũ tạng lục phủ, gốc của 12 kinh mạch, cửa ngõ của hô hấp, nguồn của tam tiêu. Nếu như
mệnh môn suy kiệt thì đời sống cũng hết.

Trên đây đã định nghĩa mệnh môn và đan điền là một, vận hành chân khí ở bước thứ ba là làm cho chân khí tại đan điền
sung mãn, tăng cường công năng của tạng thận, làm cho các chứng hỏa suy, đau lưng, đái dắt, hoặc phụ nữ kinh nguyệt
không đều từ từ giảm bớt. Đến bước thứ tư, khi chân khí đã thông được đốc mạch, thận khí chạy về não, bổ ích não tũy,
làm cho phần ngoài của não bộ được mạnh mẽ. Nhân đó các chứng mất ngủ, kém trí nhớ, mộng mị và những chứng thần
kinh suy nhược sẽ cải thiện rất nhiều.

Trên quan điểm sinh lý học, sau khi đốc mạch quán thông, tuyết nang thượng thận và não thùy được tăng cường, hai bên
hỗ trợ cho nhau rất có ích. Từ đó các cơ quan trong người được khỏe mạnh, thân thể trở nên kiện khang. Cổ nhân có
câu:“Yếu đắc bất lão, hoàn tinh bổ não” (muốn cho không già thì phải đem tinh về bổ cho não bộ).

Vận hành chân khí làm cho mọi cơ quan từ từ cải thiện, và đây là những khái niệm mà chúng tôi lược qua.

Muốn thực hiện phép vận hành chân khí cần nắm vững các nguyên lý và tiến trình hầu am tường cách vận dụng và theo
dõi được các biến chuyển sinh lý. Vì chưng lý luận của Đông Y có nhiều điểm chưa rõ ràng, ngay cả những bộ phận trong cơ
thể như tam tiêu, mênh môn, đan điền cũng còn nhiều tranh luận, vấn đề vận hành chân khí và công hiệu đối với tạng phủ
chưa được trả lời một cách thỏa đáng. Trong Nội Kinh và Nạn Kinh có giải thích những vấn đề này nhưng chỉ mới trong
vòng biện luận chứ chưa được kiểm chứng theo những phương pháp khoa học.

Đông Y cũng không phải là sản phẩm của một người mà là công trình tập thể, của nhiều đời nên nhiều bộ phận được đặt
tên khác nhau, khiến cho vấn đề nghiên cứu ngày nay gặp nhiều trở ngại. Vì thế, phương pháp cụ thể nhất là chính chúng
ta tập vận hành chân khí để ấn chứng lại những kinh nghiệm của người xưa, và chính việc thực nghiệm ngay trên cơ thể
của chính mình sẽ làm cho chúng ta thấu đáo Nội Kinh và Nạn Kinh dễ dàng hơn.

Tư thế
Người mới học vận hành chân khí cần biết thế nào là tư thức đúng để tập luyện vì tư thế không đúng thì chân khí không
thể lưu chuyển được dễ dàng. Tuy không câu chấp vào qui luật mà mỗi môn phái đặt ra, nhưng dù sao cũng có một số qui
luật mà những người mới tập cần phải theo.

Luyện tập chân khí có thể theo bốn loại: đó là đi, đứng, ngồi nằm. Trong bốn thức này, ngồi là chính yếu. Các thức khác chỉ
là phụ và chỉ áp dụng khi hành giả không thể ngồi. Về phương tiện, cốt sao có chỗ để hành công được lâu mà không bị
quấy rầy.

1) Tọa Thức (ngồi): có hai hình thức tọa công, ngồi xếp bằng hoặc ngồi trên ghế. Ngồi xếp bằng, nhất là ngồi kiết già dễ tê
mỏi, nên phương pháp thích hợp nhất cho người mới tập là ngồi trên ghế.

a)Ngồi xếp bằng: còn gọi là ngồi kiết già (hay song bàn thức), chân phải gáctrên đùi trái, chân trái gác lên đùi phải như kiểu
ngồi của Phật Thích Ca. Đây là tư thế ổn cố, không bị dao động nhưng hiệu quả cũng không hơn những tư thế khác. Chỉ có
điều người ngồi theo kiểu kiết già cảm thấy mình vững chãi hơn và khi gặp những hiện tượng bất thường không bị ngả
nghiêng. Ngồi bán già (đơn bàn thức) là cách ngồi giống thế kiết già nhưng chỉ gác một bên chân. Kiểu này dễhơn ngồi kiết
già. Ngồi tự do hay ngồi xếp bằng, chỉ cần xếp hai chân lại theo cách chúng ta thường ngồi hàng ngày. Ba cách trên tùy
theo thói quen mỗi người tự chọn lấy, cốt sao thoải mái.

b)Ngồi trên ghế: Chọn một ghế vừa tầm sao cho đùi nằm ngang, chân thẳng, hai chân song song để cách nhau vừa hai bàn
tay. Hai tay úp xuống để trên đùi. Hai vai hạ xuống, lưng ngay ngắn, không dùng sức, không ưỡn ngực cũng không gù lưng,
ngửng hay cúi đầu. Cằm hơi thu vào, đỉnh đầu như treo lên. Thể thái lấy ngay thẳng tự nhiên làm chuẩn. Đây là tư thức
thông dụng nhất.

2) Ngọa thức (nằm): Nằm nghiêng về phía phải, chân dưới hơi cong, chân trên co lại, tay phải co lên để dưới đầu như thể
gối đầu. Tay trái để xuôi trên mình. Thức này để phụ với thức ngồi, hoặc cho những người bị bệnh không thể ngồi lâu
được.

3) Trạm thức (đứng): có nhiều cách nhưng ở đây chỉ giới thiệu một cách dễ dàng nhất, cũng để phụ với tọa thức. Đứng
thẳng, hai chân hơi giang ra (khoảng ngang vai), hai tay úp vào bụng đưới, tay trái áp vào bụng, tay phải đè lên tay trái. Vai
dể thẳng nhưng cùi chỏ hơi kéo xuống, ngực thu vào, tâm thanh tĩnh, tập trung vào bụng. Tư thế này mượn của phương
pháp tập Thái Cực Quyền (tủng kiên, thùy trửu, hàm hung, bạt bối, hư tâm, thực phúc).

4) Hành thức (đi): Khi đi tản bộ, mắt chú ý vào khoảng cách 3 tới 5 bước trước mặt, chú ý vào đầu mũi, giữ không để thần
đi ra ngoài. Khi đi thì cứ hai bước một lần thở ra. Nếu chịu khó tập, đây là phương pháp chạy đường xa rất hiệu quả, lâu
mà không mệt.

Ngũ quan

1) Miệng: Miệng ngậm lại tự nhiên, răng hàm trên đụng với hàm dưới, lưỡi cong lên đầu lưỡi đụng vào hàm trên. Khi nước
dãi chảy ra

nhiều, lấy lưỡi cuộn lại rồi nuốt đi. Theo Đông y, nước bọt rất quí, lợi tiêu hóa, nhuận tạng phủ. Sách có câu : Khí thị thiên
niên dược, Tân thị tục mệnh chi (Khí là thuốc nghìn năm, nước dãi là thuốc làm cho chết đi sống lại).
2) Mắt: Nhắm mắt lại nhìn vào bên trong(nội thị), luyện đến đâu tưởng tượng như nhìn vào chỗ đó. Chẳng hạn như khi chú
ý vào tâm oa (chỗ hõm trên ngực) thì nghĩ đến tâm oa. Khi tọa công nếu thấy tinh thần xao lãng, mở mắt ra nhìn vào đầu
mũi để cho tư tưởng chấm dứt rồi lại tiếp tục. Phương pháp này cổ nhân gọi là “tuệ kiếm trảm loạn tư “(kiếm sắc chém tư
tưởng loạn).

3) Tai: Dùng tai chú ý vào hô hấp để cho việc hút thở không gây ra những âm thanh phì phò. Nêu giữ sao cho tự nhiên
không để việc hô hấp phải khó khăn và cũng là một phương pháp tập trung tư tưởng rất hay.

4) Hô hấp: Phương pháp hô hấp liên quan mật thiết đến cách vận hành chân khí. Trong tiến trình đả thông hai mạch nhâm
đốc, các bước 1, 2, 3 chỉ chú ý đến giai đoạn thở ra, dẫn chân khí nhập đan điền. Thời kỳ hút vào thuận theo tự nhiên,
không để ý như không hề biết tới. Sau khi chân khí đã vào đầy đan điền tự nhiên đốc mạch sẽ được quán thông. Khi đó khi
thở ra chân khí chạy vào đan điền, khi hút vào chân khí sẽ từ đan điền chạy lên theo đốc mạch vào não bộ. Đó là trạng thái
tự nhiên của chân khí, ngoại và nội hô hấp liên miên bất tuyệt, như có như không, hô hấp càng thêm tự nhiên, không cần
phải chú ý đến nữa.Những điều cần biết khi luyện công. Muốn luyện tập vận hành chân khí, trước hết phải kiên định niềm
tin, không thay đổi, cũng không mong cho chóng thành công, cũng không vì gian khổ mà nản chí. Khi luyện tập cốt tự
nhiên, không nên lơi là vọng tưởng, cũng không miễn cưỡng truy cầu để khỏi rơi vào tình trạng dục tốc bất đạt. Nếu như
quá mong đợi ắt sẽ nóng nảy càng thêm chậm. Trái lại, nếu thuần theo tự nhiên, chân khí hoạt động càng dễ dàng, tiến bộ
càng rõ rệt. Vọng tưởng chỉ càng làm trở ngại thêm vì sẽ gây ra tạp niệm cản trở vận hành của chân khí. Đó chính là "điềm
đạm hư vô, chân khí tòng chi" (trong lòng càng bình tĩnh, trống không thì chân khí càng dễ lưu chuyển).

Trong quá trình luyện công, thân thể sẽ phát sinh nhiều hiện tượng sinh lý, cũng nên coi tự nhiên, đừng sợ hãi. Cũng không
nên cầu cho có, thường là tự đến rồi tự đi.

1) Khi mới tập, nên giữ cho tư tưởng được tập trung. Nếu có được một khu vực an tĩnh là tốt nhất, nhưng không nên quá
đặt nặng vào đó. Tuy nhiên, khi luyện công nên tránh để người ngoàilàm phiền.

2) Không nên miễn cưỡng luyện tập một khi no quá, đói quá, giận dữ, kinh sợ. Khi thời tiết có gió bão, mưa, sấm chớp cũng
không nên tập vì tinh thần sẽ bị kích thích mãnh liệt, có hại hơn là có lợi.

3) Ý thủ đan điền (tập trung tư tưởng vào đan điền) là nguyên tắc phải duy trì suốt thời gian hành công, vì đan điền là nơi
chân khí tập trung, là bản nguyên của sinh mệnh, không được rời xa. Chú ý vào tâm oa là để chân khí đả thông nhâm mạch,
dễ dàng tuôn vào đan điền. Khi chân khí ở đan điền đã sung mãn đến một trình độ nào đó sẽ thuận theo kinh mạch mà vận
hành. Sự lưu chuyển đó tùy theo sức mạnh của đan điền. Không nên dùng ý để dẫn khí, mà nên để tự nhiên, cần đi sẽ đi,
cần ngừng sẽ ngừng. Dẫn khí theo ý mình dễ đưa tới việc cố gắng quá sức, có thể tổn hại tới hệ thần kinh, tình trạng mà cổ
nhân gọi là “tẩu hỏa nhập ma”.

4) Khi chân khí hoạt động sẽ phát sinh những hiện tượng thông thường sau đây:

a)Trong khi vận khí có khi thấy thân thể phồng to. Đó là do sức ức chế của não bộ tăng cường, chân khí thông suốt, các vi ti
huyết quản nở ra, làm cho chúng ta có cảm giác các bộ phận nở phì ra.

b)Cũng có khi thấy thân thể thu nhỏ lại vì chân khí tập trung vào đan điền nên thấy như vậy.
c)Có khi thấy thân thể nhẹ nhàng như muốn bay lên. Hiện tượng đó thường xẩy ra khi hút vào, vì khi hút vào, chân khí chạy
lên, giống như đang đi trên mây vậy.

d)Có khi thân thể nặng như đá đè xuống là do chân khí chạy xuống như võ thuật gia xuống tấn, vì khi thở ra chân khí chạy
về đan điền.

e)Cũng có khi thấy mát mẻ, do hai mạch nhâm đốc tuần hoàn, tâm thận tương giao nên giữa tim và thận thấy mát, thận
âm sung túc nên thủy dâng lên.

f)Có khi thấy nóng và đây là cảm giác thường thấy nhất và cũng dễ chịu hơn cả.

Đầu tiên thấy ở tâm oa, sau đó ở đan điền, qua lưng rồi tới chân tay, sau cùng toàn thân vì chân khí vượng thịnh, nhiệt
năng tập trung. Trong nhiều nhóm tập luyện công, người ta dùng nhiệt kế để theo dõi thì thấy nhiệt độ trong người có
tăng lên từ 1 tới 2 độ C. Trong tiến trình năm bước luyện công, các vị trí tập

trung như tâm oa, đan điền, mệnh môn, bách hội đều tăng lên ít nhiều. Sau khi đốc mạch đã được thông, có người đo tại
huyệt bách hội lên đến 38.5 độ C. Con người sở dĩ khỏe mạnh, thân thể kiện khang là do năng lượng sung túc, và vận hành
chân khí chính là một phương thức dùng năng lực bản thân để đề kháng bệnh tật.

g)Cũng có lúc cảm thấy thân thể ngứa ngáy, là vì các tôn lạc và kinh mạch lâu ngày không được chân khí chạy đến nên khi
chân khí sung túc làm thông các mạch do đó tạo ra ngứa ngáy. Khi đó hành giả không nên cào gãi làm trở ngại việc lưu
chuyển chân khí. Chỉ nên xoa bóp nhè nhẹ để giúp cho chân khí vận hành thì sẽ bớt đi.

h)Cũng có khi thấy một vài nơi trên cơ thể như có kiến bò qua, hoặc như điện giật, hoặc rung động đều do chân khi đi qua
mà phát sinh.

Tám hiện tượng trên ngày xưa gọi là “bát xúc”. Cũng có khi đang hành công thân thể rung chuyển do chân khí quá sung
mãn và người tập không nên hoảng hốt, chỉ cần mở mắt hoặc tự kỷ ám thị để đằn xuống một lát sẽ hết.

Một hiện tượng khác cũng thường có là ánh sáng. Tới một trình độ nào đó, trước mắt hiện ra ánh sáng như một lằn chớp,
hoặc như cầu vồng, hoặc chạy theo xương sống lên óc, theo nhâm đốc nhị mạch với tốc độ cao. Những hiện tượng trên chỉ
xảy ra trong chốc lát. Nếu ai luyện công đã lâu, huyệt bách hội thấy như có một vầng ánh sáng tụ lại, tùy theo công phu,
trình độ mà nhiều hay ít. Ánh sáng,

màu sắc, cường độ cũng biến đổi theo từng người. Những hiện tượng trên là do kinh mạch đã thông suốt, điện lực trong
người tập trung mà thành. Theo những kết quả đo được trong những chương trình hành công tập thể tại Trung Hoa, điện
lực ngoài da cũng tăng lên sau khi hành công. Những người đã đả thông được hai mạch nhâm đốc, khi đo tại huyệt bách
hội, trước khi hành công chỉ khoảng 20 MA, sau khi hành công xong có thể lên tới 200 MA, hoặc cao hơn.

Những hiện tượng trên không có gì kỳ bí, chỉ do chân khí sung túc và có ích cho cơ thể. Nhiều người e ngại, tưởng là một
chứng bệnh nên tìm cách trị liệu, người khác lại hiếu kỳ cố đạt cho được những hiện tượng đó, chỉ có hại mà thôi Nếu gặp
phải chỉ nên để tự nhiên, bình tĩnh, giữ cho ý tại đan điền sẽ bình thường trở lại.
Nhiều người thường đặt câu hỏi, phải tập bao lâu mới có thể đạt được mức “đả thông nhâm đốc nhị mạch”? Vì ảnh hưởng
của truyện kiếm hiệp, nhiều người cho rằng cần phải tập luyện rất công phu một thời gian dài mới đạt tới trình độ này,
chưa kể còn phải có minh sư chỉ dẫn, và nhiều kỳ ngộ khác. Khi dạt đến mức đó, con người sẽ trở thành một hiệp khách
xuất chúng, phi thiềm tẩu bích. Thực tế, không phải như vậy. Tập luyện vận hành chân khí chỉ là tăng cường một số công
năng có sẵn của con người, làm hoạt động trở lại một số kinh mạch vì đời sống mà trì trệ, yếu đuối. Có thể nói, những
đường kinh mạch của chúng ta cũng như một hệ thống cống rãnh bị tắc nghẽn một vài nơi, hoặc vì rác rưởi, hoặc vì ít dùng
đến. Việc khơi lại để nước chảy đều hòa hơn là một việc chúng ta cần làm nhất là khi vào tuổi trung niên, khí lực tiên thiên
suy giảm, mà hậu thiên khí không được bồi bổ. Việc tập luyện vận hành chân khí là cần nhưng chưa đủ. Cùng một lúc
chúng ta phải theo đuổi nhiều phương pháp khác nhau, trong đó ngoài việc tập vận hành chân khí, còn thêm những công
tác thường nhật như thể thao, vệ sinh, ẩm thực, sinh hoạt xã hội, tâm linh, và cả việc chăn gối nữa. Khi đi vào những vấn
đề này, mỗi sinh hoạt đều có những điều nên và không nên mà chúng ta phải tìm hiểu để không đi vào những quá độ, hay
bất cập. Những vấn đề đó đều là những đại vấn đề không thể trình bày trong một vài trang giấy, nhất là chúng ta thờ ơ đã
lâu, trong người mắc phải nhiều chứng bệnh nan trị.

Theo những chuyên gia về chân khí vận hành pháp, nếu một người có quyết tâm thì chỉ cần một trăm ngày (100) là có thể
thành công bước đầu và tự mình đi tiếp những bước cao hơn. Thời gian tập luyện chỉ cần mỗi ngày độ một giờ là đủ.

Tuy nhiên, đó chỉ là phỏng chừng vì hoàn cảnh mỗi người một khác, điều kiện sinh sống, sức khỏe cũng không giống nhau,
tâm lý cũng không đồng đều. Qui luật chung là thanh niên dễ hơn người lớn tuổi, người khỏe nhanh hơn người ốm yếu,
đàn bà nhanh hơn đàn ông. Một trong những điểm quan trọng là chúng ta đừng cầu chóng thành công, lại cũng không nên
cầu phép lạ, nhưng phải kiên trì và đều đặn. Luyện công ngoài việc để cho thân thể khỏe mạnh cũng còn là một phương
pháp luyện chí khí và suy nghĩ thêm một chút, chúng ta cũng cần áp dụng một số nguyên tắc điều hành vì đây cũng là một
cách quản trị cơ thể và quản trị tâm hồn mình.

Tập sách mỏng này tôi viết đặc biệt riêng trước hết là cho chính bản thân tôi, sau là cho những người đang ở tuổi trung
niên, những người mà trong mấy chục năm qua không quan tâm đến sức khỏe, và khi bước vào tuổi đứng bóng, xế chiều
cảm thấy mình không còn được như thuở thanh xuân và muốn quãng đời còn lại không bị rơi vào những suy bại chúng ta
thường chứng kiến trong xã hội này. Đây cũng chỉ là một trong nhiều vấn đề khác nhau mà chúng ta cần tìm một giải pháp
thỏa đáng.

Tập vận hành chân khí, chúng ta không thể làm một lần mà phải chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mục
tiêu cần đạt tới, mỗi giai đoạn có một số thành quả riêng. Những giai đoạn đó đi theo một tiến trình liên tục và nối kết với
nhau thành một chuỗi liền không đứt, và không tách thành từng vấn đề riêng biệt. Hành giả cần coi đây như là một
phương pháp thể dục nhẹ, và là một công việc làm cho mình thích thú chứ không phải là một việc phải làm. Cần có cái tâm
vô cầu và thoải mái khi tập vận hành chân khí.Trước khi tập chúng ta cần chọn cho mình một địa điểm yên tĩnh, không bị
quấy rầy, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và coi như một nghi thức hơn là một công việc bắt buộc phải làm. Những người
nào sùng tín tôn giáo có thể áp dụng một số nghi lễ của tôn giáo mình trong việc hành công, coi công tác này như một phần
của công tác tăng tiến tâm linh. Quần áo nên thoải mái, và tốt hơn cả là sáng sớm hay khi sắp đi ngủ. Những người tập
theo lối hành công, trạm công (đi và đứng) có thể vào công viên, ra bờ biển vừa đi vừa thực hành. Tuy nhiên, như đã viết ở
trên, không nên tập khi trời lạnh quá, nóng quá, và luôn luôn giữ cho cơ thể ấm áp nếu thời tiết không điều hòa. Đúng ra
trước khi tập nên có một số động tác xoa bóp (án ma), bát đoạn cẩm, yoga … để khởi động cơ thể và làm cho máu huyết
lưu thông.Ở đây chúng tôi cũng nhấn mạnh là việc tập luyện cơ thể theo Đông Phương không giống như những orkout của
Âu Mỹ, chú trọng về bắp thịt, giảm cân và thẩm mỹ hơn là cho sức khỏe. Tập theo Đông Phương là để điều hòa, làm cho
con người mình hòa hợp với tự nhiên chứ không tìm kiếm lời khen của người khác. Vì thế những động tác thường nhẹ
nhàng và thư thái, tập thân thể mà cũng điều tiết luôn cả tâm hồn. Vận hành chân khí chỉ là một mắt trong nhiều mắt xích
của đời sống hàng ngày.

Chân khí vận hành pháp (Phần cuối)


Được gửi vào 02/09/2008

Tâm oa

a) Phương pháp: Sau khi đã chuẩn bị xong, để tập trung tâm thần khỏi ra ngoài,hành giả hé mắt nhìn vào đầu mũi trong
chốc lát (nhưng không dùng sức để vận dụng mắt),điều hòa hơi thở để cho tâm hồn an tĩnh, dùng tai lắng nghe chính hơi
thở của mình, không nên để hơi thở thành tiếng phì phò. Khi thở ra, tưởng tượng như có một luồng chân khí chảy xuống
tâm oa (chỗ trũng giữa mỏ ác trên ngực). Hãy để cho chân khí tự nhiêm tràn vào ngực, đừng cố gắng thở sâu. Nhắc lại là
khi thở ra, chân khí chạy xuống và chỉ cần chú ý khi thở ra mà thôi. Khi hút vào mặc cho khí trời tự nhiên vào phổi, không
cần để ý, nghĩa là cứ tập trung tư tưởng một vài giây rồi lại xả thần, giống như mình lùa một đàn vịt vào trong chuồng, cứ
để ý từng con một chạy vào thôi, không quan tâm đến chuyện khác. Một thời gian sau sẽ thấy khí lực bắt đầu tập trung và
tự cảm thấy mình đã kiểm soát được chân khí. Thường thường giai đoạn này chúng ta hay rơi vào những tạp niệm, tâm
viên ý mã, nghĩ ngợi lông bông. Việc không nghĩ ngợi gì cả là việc hết sức khó mà chỉ những người có trình độ tu tập cao
mới đạt được. Ở đây chúng ta không đi theo đường tu đạo mà chỉ cốt sao không vọng tưởng, gò cương con ngựa chạy
theo con đường mình đã chọn thôi. Thành ra thay vì để tạp niệm xâm lấn, chúng ta tưởng tượng đến việc đưa khí vào tâm
oa, nếu cần thì đếm hơi thở để thêm tập trung tinh thần. Hãy quản trị tư tưởng và cơ thể mình một cách nhẹ nhàng như
người cưỡi ngựa trên một cánh đồng mênh mông, người và ngựa ăn nhịp với nhau như cánh chim phiếu diểu chứ không
phải như trong một đấu trường. Trong giai đoạn đầu nếu mình chưa tự chủ được, có thể nghe những băng nhựa ghi tiếng
sóng, tiếng suối reo, tiếng thác đổ, tiếng gió vi vu có bán trong những tiệm nhạc (relaxation tape) để nhờ âm thanh dẫn
mình vào những cảnh giới thơ mộng. Làm thế nào để khi hành công thấy thoải mái, tim đập chậm lại, tâm hồn rộng rãi
hơn, những ác niệm không đến trong đầu là đủ. Thông thường trong một hai hai tuần thì giai đoạn này trở thành thói
quen, nghĩa là tâm hồn đã bắt đầu tập trung và tâm oa thấy ấm áp.

b) Thời gian: Theo nguyên tắc, chúng ta có thể tập vận hành chân khí ba lần một ngày, nhưng thường thì chúng ta không có
điều kiện để làm như thế, nên một lần một ngày cũng đủ. Nên chọn một thời gian nhất định nào đó, hoặc sáng sớm, hoặc
trước khi đi ngủ. Mỗi lần tập khoảng chừng 20 tới 30 phút. Người nào nhanh chỉ trong mười ngày đã có thể hoàn tất bước
số 1.

c) Phản ứng: Khi luyện công được 3-5 ngày thì thấy tâm oa bắt đầu hơi nặng. Từ 5-10 ngày, mỗi lần thở ra, ta cảm thấy có
một luồng hơi nóng chảy vào ngực. Đó chính là hiện tượng chân khí đang dần dần tích tục và chuẩn bị để sang bước thứ
hai. Gia đoạn đầu chỉ là giai đoạn chuẩn bị tinh thần và cơ thể để chứng nghiệm sự hiện hữu của chân khí, khiến cho hành
giả phấn khởi để bước sang bước thứ hai.

d) Hiệu quả: những ngày đầu vì chưa quen, người tập thường hay bị váng đầu, hoa mắt, đau lưng, thở hút không tự nhiên,
đầu lưỡi không để lên hàm trên. Những hiện tượng đó hầu như ai cũng gặp phải và đừng quá quan tâm, chỉ một thời gian
sau sẽ hết. Nên nhớ rằng ích lợi thực tế của giai đoạn này còn rất mơ hồ. Có người thì cảm thấy ngực ấm áp hơn, dễ ngủ,
ăn uống dễ tiêu hơn. Nhưng cũng có người lại bị mất ngủ vì cơ thể thay đổi bất thường. Không nên lo lắng vì những thay
đổi đó. những ai ở vùng lạnh nên mặc áo ấm, đi vớ trong và sau khi hành công để thân thể tiếp tục ấm áp, dùng chân khí
bảo vệ cơ thể, chống lại khí hậu khắc nghiệt và bệnh tật.

Đan điền

a) Phương pháp: Khi mỗi lần thở ra thấy tâm oa nóng thì lúc đó chân khí đã bắt đầu tập trung và điều khiển được. Tới giai
đoạn này, người tập thay vì ngừng lại ở tâm oa, kéo dài thêm một chút để dẫn khí xuống dưới bụng. Cũng xin nhắc lại, dẫn
chân khí chứ không phải không khí nghĩa là không phải phình bụng ra như người ta thường lầm tưởng. Chân khí vô hình vô
ảnh nên chúng ta chỉ cảm thấy một luồng khí nóng đi xuống dưới bụng mà thôi. Làm thế nào để việc chân khí đi xuống thật
tự nhiên, đừng vội vã, cũng đừng gò ép mất thoải mái.

b) Thời gian: cũng như trước từ 1 đến 3 lần một ngày, mỗi lần 20-25 phút hay hơn. Tập như thế trong khoảng 10 ngày ta sẽ
thấy chân khí chạy xuống được đan điền (khí trầm đan điền).

c) Phản ứng: Mỗi lần thở ra, ta thấy một làn khí nóng chạy xuống đan điền. Dần dần bụng như có âm thanh ùng ục, các bắp
thịt bụng co thắt mạnh hơn, có khi trung tiện.Chính vì chân khí đã đến bụng dưới nên hoạt động của ruột cải biến, cơ thể
hồi sinh và tự thải các chất độc trong người.

d) Hiệu quả: Vì chân khí đã chạy đến tì vị nên tì vị được cải thiện. Sau khi chân khí đã vào đến đan điền, các bộ phân chung
quanh, chủ yếu là đại tiểu trường, thận, bàng quang đều được ảnh hưởng. Hành giả thấy ăn ngon miệng hơn, đại tiểu tiện
tốt hơn. Những người bị bệnh liên quan đến tiêu hóa sẽ cảm thấy có những thay đổi rõ rệt.

Ngưng thần

a) Phương pháp: Đến khi đan điền có cảm giác rõ rệt, chân khí trong hành giả sung túc, tì có thể tiến sang giai đoạn thứ ba
là tập trung hơi thở ngừng lại tại đan điền. Ở giai đoạn này, không còn cần phải ngưng tụ chân khí vào đan điền vì có thể
gây nhiệt thái quá, hao tổn âm dịch phạm vào chứng "tráng hỏa thực khí". Lúc này thở hút để tự nhiên, chỉ cần giữ ý tại
đan điền dùng lửa chân khí sưởi ấm cơ thể. Người ta gọi đó là “thiếu hỏa sinh khí”.

b) Thời gian: Mỗi ngày tập từ một tới ba lần, mỗi lần từ nửa giờ trở lên. Giai đoạn này có thể kéo dài từ một tới nhiều
tháng. Nhiều môn ngoại môn công phu tập khí công để phụ trợ ngừng lại ở giai đoạn này.

c) Phản ứng: Ở giai đoạn 2, bụng dưới thấy rõ rệ có hơi nóng và tập giai đoạn ba độ mười ngày thì bắt đầu hình thành một
hiện tượng mà người ta gọi là “gò khí” (khí khâu). Tùy theo công phu mà gò khí lớn dần,bụng dưới thêm có sức, thân thể
thấy nặng nề, đi đứng vững chãi hơn. Nhiều người ở giai đoạn này thấy mình cỏ vẻ như “long hành hổ bộ” bước đi nhẹ
nhàng, tâm thần tự tin, khí mạo đĩnh đạc. Khi gò khí đã đủ lớn, chân khí bắt đầu đi xuống, có khi âm bộ thấy ngứa, hoặc hội
âm rung động. Tứ chi và lưng có khi thấy nóng.

d) Hiệu quả: Đến giai đoạn này, nhâm mạch đã thông, đạt tới trình độ “tâm thận tương giao’ nghĩa là khí từ trung đan điền
(ngực) và hạ đan điền đã gặp nhau. Trung khí của chúng ta bắt đầu vượng thịnh, ăn ngủ ngon hơn, tâm thần an tĩnh hơn.
Thường thường khi ta bị mất ngủ là vì tâm hỏa bốc lên gây ra những chứng bệnh về tim. Luyện công làm cho ruột và dạ
dày thêm nhiệt năng, tì vị hấp thu năng lượng cũng tăng cường, và những người gầy yếu thường lên cân. Tinh thần mạnh
khỏe, nguyên khí đầy đủ, thận cũng mạnh mẽ, những chứng bất túc về sinh lý sẽ được cải thiện, phụ nữ kinh nguyệt không
đều cũng trở lại bình thường. Vì thận (thủy) vượng, gan (mộc) cũng mát, các chứng bệnh do gan nóng cũng bớt dần.

Đốc mạch

a) Phương pháp: Khi đã tập giữ ý tại đan điền chừng 40 ngày, chân khí đã ngưng tụ và điều khiển được theo ý muốn, hành
giả cảm thấy đầy đủ và từ từ dẫn khí qua đốc mạch. Chân khí sẽ chạy từ đan điền vòng xuống hội âm theo đường xương
sống chạy lên trên (đầu). Theo phương pháp khí công, người ta thường đòi hỏi phải nhíu hậu môn vì đây là “hạ thước
kiều”, phải bắc cầu để cho chân khí có lối đi qua, cũng như khi tập vận khí vào tâm oa, lưỡi phải cong lên đụng hàm ếch để
bắc “thượng thước kiều” cho khí chạy xuống. Giai đoạn này là một thời kỳ khó khăn, nguyên lý của nó là đừng quên (vật
vong) nhưng cũng đừng giúp (vật trợ).

Thế nào là đừng quên?

Đừng quên nghĩa là luôn luôn theo dõi chân khí, không lúc nào rời xa. Ý vẫn giữ ở đan điền nhưng chân khí chạy xuống hội
âm rồi đi vòng lên xương sống ta phải luôn luôn theo dõi tiến trình di chuyển.

Thế nào là đừng giúp?

Việc di chuyển đó không còn tùy ý của ta mà phải theo tự nhiên. Điều quan trọng là ta biết được đường đi của chân khí để
kiểm soát nhưng cũng không cố gắng dùng sức để ép nó phải đi. Nếu mong mỏi cho mau thành, cố gắng đẩy chân khí đả
thông nhâm đốc hai mạch sẽ làm cho khí ở đan điền thoát tiết rất có hại. Người xưa gọi hành vi đó là “nhổ mạ cho mau
lớn”. Giai đoạn này cần sao cho tự nhiên, đến đâu hay đó, ý chí con người không thể làm cho công phu tốc thành, càng hối
hả càng nguy hiểm, có thể làm tổn thương một số giây thần kinh, đưa đến tê liệt toàn thân, sách gọi là “tẩu hỏa nhập ma ”.
Chỉ khi nào chân khí chạy đến ngọc trẩm (sau ót) bị bế tắc, người ta mới dùng phương pháp nội thị (quán tưởng) để trợ
cho chân khí phần nào.

b) Thời gian: Ở giai đoạn này, người ta tăng lên từ 40 phút đến 1 giờ mỗi lần hành công. Có người chỉ trong giây lát chân
khí đã chạy lên đến đỉnh đầu nhưng có người phải mất một vài ngày mới xong. Đa số mất khoảng chừng một tuần thì
thông được cả hai mạch nhâm và đốc. Nếu một tuần mà vẫn chưa thông được đốc mạch thì hành giả phải ngưng lại tìm
hiểu lý do vì sao.

c) Phản ứng: Trong thời kỳ thứ ba đan điền sung thực, hội âm dao động, sau

lưng thấy nóng, mệnh môn chân khí đầy dẫy cảm giác thận gian động khí như có một luồng lực đạo chạy lên, mỗi người
một khác. Có người chân khí mãnh liệt, hơi nóng lên thật nhanh chỉ một lần thông được đốc mạch, có người từ từ vài ngày
mới xong. Cũng có người như ống thủy ngân, lên rồi lại xuống, lúc nhanh lúc chậm. Khi đốc mạch chưa thông, lưng thường
có khuynh hướng vươn lên, hoặc ngả về đằng sau, trên đầu có khi thấy căng căng khó chịu, không thoải mái. Gặp trường
hợp này nên bình tĩnh, kiên trì vượt qua, khi đốc mạch thông rồi sẽ hết. Trong tiến trình vận hành chân khí, đây là bước
quan yếu nhất, có thể nguy đến tính mệnh vì trèo càng cao thì ngã càng đau. Sách gọi là “tích khí xung quan” (tích khí để
vượt qua ba cửa ải, vĩ lữ, hiệp tích, ngọc trẩm)cũng còn gọi là hậu thiên phản tiên thiên.

d) Hiệu quả: Khi đốc mạch đã thông, mỗi lần thở ra chân khí chạy về đan điền, mỗi lần hút vào chân khí chạy vào não hải.
Một lần hô hấp là một lần chân khí tuần hoàn một vòng nhâm đốc, cổ nhân gọi là tiểu chu thiên. Đến giai đoạn này người
ta mới được gọi là "hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần" và tinh lực không ngừng bổ cho não tủy não bộ thêm mạnh mẽ,
những chứng thuộc về thận suy hay tuyến nội tiết không đều hòa (đầu váng, mắt hoa, tai lùng bùng, mất ngủ mau quên,
đau lưng, chân mỏi, tinh thần hoảng hốt, dễ giận, dễ vui, tình dục suy yếu)sẽ được cải thiện.

Súc lực

a) Phương pháp: Từ trước tới nay,hành giả vẫn theo nguyên tắc là ý giữ tại đan điền (ý thủ đan điền) nghĩa là lúc nào cũng
chú tâm vào bộ vị ở bụng dưới. Sau khi đốc mạch đã quán thông, các kinh mạch khác cũng lần lượt sẽ thông, huyệt bách
hội trên đầu cảm thấy có sức lực và có thể chuyển sang tập trung ý vào đỉnh đầu. Tùy theo mỗi người có thể tập trung ý chí
vào một bộ vị khác nhau.
b) Thời gian: Thời gian bây giờ khoảng chừng một giờ mỗi lần tập. Trong một tháng, các hiện tượng xúc động sẽ dần dần
giảm bớt, chỉ hai nơi, thượng và hạ đan điền càng ngày càng tích thêm chân khí.

c) Phản ứng: trong khi đốc mạch chưa thông, thân thể thường như có điện chạy, hoặc ngứa, hoặc tê trên da dẻ. Mi tâm và
mũi như thấy căng ra, môi cũng hơi ngứa. Thân thể lúc ấm lúc mát, da cũng theo hô hấp mà chuyển động. Khi hút vào da
căng ra, khi thở ra thì như bị đè xuống. Có lúc thấy nhẹ nhàng phiếu diểu, có lúc lại nặng như non Thái, có khi to lớn, có khi
bé nhỏ, nhiều khi bất chợt rung động. Tất cả đều do chân khí hoạt động mà hóa thành. Tuy nhiên mỗi người một khác, gặp
phải cũng đừng sợ hãi, không gặp cũng đừng truy cầu. Khi đạt tình trạng tĩnh, mọi hiện tượng trên sẽ mất đi, hơi thở nhẹ
nhàng, như có như không, chân khí vượng thịnh, linh động hoạt bát, tinh thần sảng khoái, thoải mái. Đan điền như dòng
nước có ngậm hạt ngọc, huyệt bách hội như ánh trăng chiếu rọi, chính là nhờ chân khí đầy đủ mà có được.

d) Hiệu quả: Căn cứ theo những biểu hiện của thân thể, nhất là hai huyệt đan điền và bách hội, các hạch nội tiết cũng hoạt
động mạnh mẽ hơn. Những hoạt lực này càng lâu càng nhiều, và người tập nhận thấy sinh lý và điều tiết thêm cải thiện,
tiềm lực tăng gia. Sức đề kháng bệnh tật cũng mạnh mẽ hơn, các cố tật trầm kha thuyên giảm. Kiên trì tập luyện chắc chắn
thân tâm kiện khang,

khỏe mạnh trường thọ.

(1) Hấp thiên dương dĩ dưỡng khí, ẩm địa âm dĩ dưỡng huyết.

(2)Pháp ư âm dương, hòa ư thuật số, ẩm thực hữu tiết, khởi cư hữu thường, bất vọng lao tác, cố năng hình dữ thần cụ, thọ
chung kỳ thiên niên, bách tuế nãi khứ.

(3) Chân khí giả sở thụ ư thiên, dữ cốc khí tịnh nhi sung thân giả dã.

4. Nhân chi khí huyết tinh thần giả sở dĩ phụng sinh nhi chu ư tính mệnh giả dã.

5. Cố sinh chi lai vị chi tinh, vạn vật hóa sinh tất tòng tinh thủy.

6. Chân khí giả sở thụ ư thiên, dữ cốc khí tịnh nhi sung thân giả dã.

7. Khí tại dương tức dương khí, khí tại âm tức âm khí, tại vị viết vị khí, tại tì viết sung khí, tại lý viết doanh khí, tại biểu viết
vệ khí, tại thượng tiêu viết tông khí, tại trung tiêu viết trung khí, tại hạ tiêu viết nguyên âm nguyên dương chi khí.

8. Chân khí giả, kinh khí dã.

9. Doanh khí giả bí kỳ tân dịch, chủ chi ư mạch hóa dĩ vi huyết, dĩ vinh tứ mạt. Nội chú ngũ tạng lục phủ.

10. Vệ khí giả sở dĩ ôn phân nhục, sung bì phu, phì thấu lý, tư khai hạp giả dã. Vệ khí hòa tắc phân nhục giải lợi, bì phu điều
nhu, thấu lý chí mật hĩ.

11. Kinh mạch giả, sở dĩ quyết tử sinh, xử bách bệnh, điều thực hư, bất khả bất thông.

12. Y học bất minh kinh lạc, do nhân dạ hành vô chúc.

13. Phế giả tương truyền chi quan, chế tiết xuất yên

Hết

(I) Sinh tử thuyết – Bàn về sự sống chết

Sinh tử là chuyện lớn, vốn là có sinh ất có tử, mà cũng có điền cần ngẫm về chúng. Như ba vị thánh nhân (Khổng tử, Đức
Phật và Lão tử) thực sự là những người mãi trường tồn cùng trời đất, điều này không có gì phải ban luận nữa. Đôi lúc cũng
có người lớn tiếng cho rằng sinh là lẽ thường của tử, tử là lẽ thường của sinh, sao phải nhọc lòng tìm hiểu về chúng? Và
nếu chưa biết cái lẽ thường của sinh tử thì giống như chưa từng sinh ra, chưa từng nhìn thấy cái chết. Vì sao vậy? “Khí tụ
lại thì sinh, khí tan ra thì chết”, đó là nhận định của nhà Nho. Người ta do khí tụ mà sinh, đến mười lăm tuổi ngày càng bị
hao tổn cho tới khi chết. Đó là do ta làm khí tan đi chứ khí không tự tan biến. Do vậy, người đời không ai không chết,
mà không ai biết cách chết, tức không ai biết cách sống.

Ôi! Trời sinh ra người như thế nào mà người tự mình không biết cách sống, không biết cách chết, không biết làm người,
không biết làm người thì giống như cỏ cây, cầm thú. Cỏ cây cầm thú ngờ nghệch hơn người nhiều. Cầm thú chết đi, bên
ngoài còn lại bộ lông, bên trong tiêu biến cả, mà nương theo khí. Cây cỏ chết, khô héo rồi lại tươi tốt, tươi tốt rồi khô héo,
lúc nảy nở (tạo), lúc tiêu biến (hóa), nhờ biết chiếm lấy khí. Con người là giống ưu tú trong trời đất nên linh hơn cả muôn
vật, nhưng khí tụ lại thì chúng ta tự làm nó tan đi. Và không thể thừa theo cái hữu của khí mà nhập vào vô, cũng không thể
chiếm lấy cái vô của khí mà nhập vào hữu, há không bằng lòai cầm thú, cỏ cây ư?

Ba vị thánh nhân không tham sống, không né tránh cái chết, đang lúc sống thì sống, đến lúc chết thì chết. Bởi vậy nói họ
vẫn còn thì ta không thể, mà bảo họ đã mất ta lại không dám. Cái gọi là còn còn mất mất của họ sao có thể bỏ qua không
bàn tới?

Khổng tử đề xướng nghiệp tố vương , thực hiện đường lối nhập thế. Người bàn về tính, mệnh, lời lẽ vi diệu khó biết. Đức
Phật được gọi là Phạn vương, chỉ bàn về tính không bàn về mệnh, lời lẽ kín đáo. Ngũ kinh ngày nay là đại tạng của Khổng
tử, đại tạng ngày nay là ngũ kinh của đức Phật. Đứng đầu trong ngũ kinh là “Kinh dịch”, mà “Kinh dịch” có viết: “Hiểu hết
mọi lý, thấu rõ mọi tính, thì đạt đến sự hiểu biết tối cao về mệnh.” Còn như các vấn đề: đại nhân hợp đức cùng trời đất,
mặt trăng mặt trời lần lượt chiếu sáng, bốn mùa hợp với trật tự, quỷ thần hợp với sự lành dữ, đó chính là những mấu chốt
về tính mệnh. Đương thời, các đệ tử của Khổng tử từ Nhan Uyên trở xuống không ai có thể nhìn ra hàm ý uyên áo ấy của
thầy, khi truyền đến cháu của ông là Tử Tư, Tử Tư mới bắt đầu vạch ra “thiên mệnh chi vị tính (mệnh trời gọi là

Nghiệp tố vương là sự nghiệp lớn không cần có có chức tước mà vẫn có thế lực như vua.

tính)”. Chương đầu của Trung dung còn ca tụng rằng: “Trên tuân theo thiên thời, dưới dựa vào thủy thổ, ví như bốn mùa
tuần hòan qua lại, như mặt trời mặt trăng thay nhau tỏa sáng.” Và đạo tàng ẩn của họ Khổng đã được tiết lộ trong câu này.
Nhưng các môn đồ của Khổng tử luôn cho rằng ông ít nói về mệnh, còn tính và thiên đạo là những điều không được nghe
đến. Nhưng nếu sinh thời nếu ông không có những ẩn ý vi diệu này thì sao đời sau con cháu ông lại dám lên tiếng luận bàn
như vậy. Đại tạng có 5.048 quyển, và không quyển nào không chủ yếu nói về tính.

Về tính, Khổng tử ít nói, đức Phật thì nói hết sức kín đáo. Và trong sự kín đáo đó còn có sự sâu kín, chỉ trong những lời
niệm chú mới truyền tải chúng. Người niệm chú là Phật, ý nghĩa của lời tụng chú cũng chỉ Phật biết. Từ hàng bồ tát trở
xuống không ai có thể hiểu được. Cho nên, phàm người tụng chú đều nói: “Tôi noi theo mật giáo” và chắc chắn họ không
hiểu được ý nghĩa trong câu chú.

Kín đáo (mật) là lối truyền cho câu chú, không phải điều nó nói đến. Theo lối truyền cho này mà tìm được ý nghĩa muốn
truyền dạy, ý nghĩa đó là mệnh trong tính chăng? Nếu không phải đức Thế tôn, ai bàn được chân ngôn của thầy? Do đó,
môn đồ Phật giáo đều chỉ nói “kiến tính thành Phật” và cái học về mệnh bị thất truyền mãi mãi.

Sự dạy bảo của Lão tử lại khác. Từ “Âm phù”, “Đạo đức” các sách đều liên tục nói về mệnh, nói về tính và liên tục nói về
mệnh ất có nói đến tính, nói đến tính ất có nói đến mệnh.

Tôi thường cho rằng: Khổng tử nói về tính mệnh chỉ nói về bóng mà không nói hình. Đức Phật nói về tính mệnh, lấy tính
làm hình, lấy mệnh làm bóng. Lão tử nói về tính mệnh, nói cả về bóng lẫn hình của chúng.

Sau Lão tử, Đạo giáo phân ra nhiều nhánh. Tôi không dám theo đòi nhiều nhánh mà đi ngược thẳng về nguồn và tự hài
lòng về điều đó. Ngày rỗi, mang đan thư ra đọc, thấy nói việc chủ yếu là chiếm được nhất. Nhất tức là đan, đan chính là
càn kim tiên thiên. Mà càn kim tàng ẩn trong khảm thủy hậu thiên, lầy hào nhất của khảm bổ cho hào hai ở ly, đây gọi là tu
tính tu mệnh, là song tu điều hòa tính mệnh. Nhưng còn lo người không biết tu gồm có: lập

nền, luyện kỷ, rút diên thêm hống, dời lò, đổi vạc, tóm lại là những việc dùng thần điều khiển khí, luyện tinh hợp với khí,
luyện thần hợp với hư. Và tu luyện để đạt đến hư vô là điều đáng tu, để trở về cái chân thật của sự sinh sinh tử tử, mà
không sai lệch với chính đạo. Cái học về hư vô, là hư hóa thành thần, thần hóa thành khí, khí hóa thành tinh, hiểu một mà
thông được cả vạn, biết đến vậy thì việc gì còn phải tu? Những công cụ tu luyện sắc bén trên, đời khó gặp. Phải lấy tinh lưu
giữ khí, dùng khí lưu giữ thần. Thần còn thì sống không còn thì chết. Còn không còn do ở ta, không do trời. Nhưng sống và
chết lại do trời mà không do người. Người người đều vậy, người người đều có thể tu luyện. Thần tiên nói rõ cả không phải
như Khổng tử và đức Phật có điều nói ra, có điều không nói ra. Tôi đọc “Sám ký” của Tinh Dương nên biết thời gian tám
trăm ngày. Tám trăm ngày bản thân tự cho chủ, xóa bỏ sự mông muội u mê, ất phải bắt đầu từ lời của thánh hiền. Nhưng
lời của họ miên man khó đọc, nên ta đọc hết kinh sách các nhà mà không hiểu lắm. Lại đọc các lọai sách chú giải, thấy có
sự khác nhau, không thống nhất. Lại thấy các lọai sách chú đều chấp vào hình thức văn vẻ che đậy sự thô lậu của mình.
Nên ý của thánh hiền lại mờ đi mà không được làm sáng tỏ. Sao biết được tám trăm ngày không thóat ra khỏi nỗi khổ của
ta chính là khổ? Và tôi biết đây là việc không dễ, sao có thể dễ dàng thành công được? Muốn cưỡi hạc rong chơi tất phải có
tiền giắt lưng đã. Kẻ phàm phu nghe liền cười lớn, nên bậc thượng thánh không nói. Sai một ly đi một dặm, nếu dễ dàng
tiết lộ thiên cơ, tất liên lụy đến tổ tiên phải chịu tội và đạo lớn không thể truyền đi được. Muốn nói nhưng thôi, muốn phô
bày mà không thể. Xin giữ sự ẩn mật nơi huyền vi, còn vì muốn trình bày về nó thì dựa theo yếu chỉ của thầy mà viết ra đan
thư, làm rõ sự tinh vi của việc luyện đan, viêc điều dưỡng đan một cách tỉ mỉ. Ngộ ra cái “vô” đã nói ở trên, hòan toàn có
được chính giác về chân nguyên. Động thì rong chơi, tĩnh thì nhập niết bàn, tạo ra một hình tượng không bị níu giữ,

không bị cản trở, vĩnh viễn trở về cội gốc ban đầu. Sách này trước đưa ra sự cảnh giới,

giác ngộ, sau nói về việc hòan nguyên, tập trung giảng giải trực tiếp,

xuyên suốt từ đầu đến cuối, phân biệt thật giả, giúp người đọc

hiểu tường tận. Không dám nhận là sách đã hòan tòan hay tốt, xin để người đọc tự nhận xét.

Tháng năm năm Nhâm tuất, Xung Hư tử viết.

<hết phần 1>

RA ĐỜI, VÀO ĐẠO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua:

1. Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh.

2. Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên.

Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội.

Nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng
ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh.

Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến:

Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy: «Âm Dương thuận nghịch bất đồng đồ.» 陰 陽 順 逆 不 同 途 (Âm
Dương xuôi ngược khác đường nhau).

Chương 33 Trung Dung viết:

«Thơ rằng:

Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa,

Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.

Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước,

Sau dần dần mới sáng rực mãi lên.

Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,

Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm...»

Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất
của các đạo giáo công truyền, của các «NGOẠI ĐẠO» này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý
ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định
luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm
nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị «viễn cách chỉ huy» (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên
sân khấu đời... mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo.
Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định
của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi
cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô
thực.

Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi
còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là con người ấu trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ.

Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp
con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối
nghĩ của các giáo hội.

Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu
nhiên của con người.

Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là
Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là Self– realization, hay God– realization (thực hiện
tự tánh, thực hiện thiên chúa) v. v...

Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này – một Nội Giáo duy nhất của nhân quần – là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội
tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng
thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là
thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu,
khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên
trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn
ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự
hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không.

Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả
năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy
mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận.

Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra
được Nội Giáo này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy.

Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái.

Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo.

Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhau.

1. Trước hết chúng là đạo giáo của đại đa số quần chúng. Đạo nào cũng hãnh diện vì có hàng triệu triệu tín đồ.

2. Đạo nào cũng có đền đài miếu mạo.

3. Đạo nào cũng có một vị Thượng thần, hay nhiều vị thần; nhiều vị Phật, hay nhiều vị thánh để ca tụng, tôn thờ, hương
hoa cúng quải.

3. Đạo nào cũng có những nghi lễ để hành, những kinh để đọc, những bài ca để hát, cũng xì xụp van vái.

4. Đạo nào cũng đòi hỏi sự đóng góp của giáo dân: xem lễ, dự lễ, cầu kinh chung, góp công, góp của.

5. Đạo nào cũng thường có những lễ nghi đặc biệt để đánh dấu các thời điểm quan trọng của cuộc đời như: tử, sinh, quan,
hôn, tang, tế v.v...

6. Đạo nào cũng tạo ra những thiên đường riêng, những địa ngục riêng, và cũng có những vị thánh thần, hay những yêu
ma, quỉ quái, đầy nhóc trong đó. ở thiên đừờng thì ca hát, ở địa ngục thì khóc than. Cả ở hai nơi, cuộc sống đều vô vị, vô ý
nghĩa như nhau.

7. Đạo nào chung qui cũng cốt là để thờ TRỜI, thờ ALLAH, thờ PHẬT.

Tất cả những đạo giáo trên đều có giáo trình, giáo sử, và theo đà thời gian cũng có thăng trầm, và rồi ra cũng có thể có
sinh, có diệt.
Có điều lạ là đạo nào cũng cho mình là Chân đạo, còn đạo khác là tà đạo, là ngoại đạo, mặc đầu chính bản chất của mình
vốn là tà đạo, là ngoại đạo: tà đạo vì không nhìn ra được chân bản thể của con người, chân bản thể của vũ trụ, chân giá trị
của con người, mục đích chân chính của cuộc tiến hóa quần sinh; ngoại đạo, vì chỉ biết những lễ nghi hình thức hời hợt bên
ngoài, chạy theo những gì phù phiếm, phiến diện bên ngoài, mà ù cạc về những điều trọng yếu, những lý sự tiềm ẩn bên
trong vũ trụ và con người.

Từ năm tôi 36 tuổi, tôi bắt đầu tìm ra được con đường nội giáo:

– Tôi cảm nghiệm một cách mãnh liệt rằng con người có Thiên tính.

– Tôi xác tín rằng con người phải đi vào tâm mà tìm Đạo. tìm Trời.

– Con người có giá trị vô biên và có những khả năng vô biên, vô tận, cần được khai thác.

– Con người vì có hai phương diện nội ngoại, hằng biến, nên có nhiều loại bổn phận:

a. Thích ứng với ngoại cảnh, khai thác ngoại cảnh, để sống một cuộc đời vật chất sung sướng, khỏe mạnh, thoải mái.

b. Ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, có một đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế hẳn hoi trật
tự trong một bàu không khí, tương ái, tương kính, tương thân, tương trợ.

c. Vươn vượt lên trên thân phận con người, thoát vòng kiềm tỏa của không gian thời gian, của biến thiên, ảo hóa, để sống
một cuộc đời thần linh, siêu tuyệt.

Đại Đạo Tâm Linh này chỉ có một mục đích duy nhất là THÀNH PHẬT, THÀNH TRỜI, THÀNH THẦN, chứ không chủ trương
LẠY TRỜI, LẠY PHẬT, LÀM TÔI TỚ CHO TRỜI, CHO PHẬT.

Nó không có lễ nghi, hình thức, nó không chủ trương xì xụp van vái, mà chỉ có chủ trương sống với mọi người, với quần
sinh vũ trụ, thế nào cho hay, cho phải, chỉ chủ trương tương kính, tương ái, tương thân, và hợp sức cùng nhau cải thiện
ngoại cảnh, tổ chức gia đình xã hội, quốc gia cho ngày một thêm hoàn mỹ. Chưa thực hiện được một cuộc sống cá nhân và
cộng đồng lý tưởng, chưa lơi công trình...

Nó chỉ có một mục đích duy nhất là giúp con người tìm cho ra cái bản chất thần linh siêu tuyệt nơi mình. Chúng ta muốn
gọi cái Bản thể thần linh ấy là gì cũng được: Là Tuyệt đối, là Chúa, là Allah, là Oum, là Brahman, là Atman, là Chân Như, là
Đạo, là Nhất, là Hư, là Vô, hay là Không. Danh hiệu không cần, nhưng đừng bao giờ quên nó, xa lìa nó, chối bỏ nó...

Cũng nên nhận chân rằng con đường đi vào nội tâm mà tìm Đạo, tìm Trời là một con đường có thực, nhưng rất ít người tìm
ra.

Không tìm ra được, vì nhiều lý do:

1. Con người đã bị thôi miên, bị nhồi sọ từ tấm bé bằng cái đạo công truyền sẵn có ở xã hội bên ngoài.

2. Lười biếng không chịu tìm cầu. Sống phù phiếm, không biết trầm tư mặc tưởng.

3. Không có căn cơ, hay chưa có cơ duyên.

4. Cho rằng đi vào tâm để tìm Đạo, tìm Trời là điều không tưởng.

5. Cái đạo cao siêu này thường chỉ truyền thụ cho những người thực tâm tha thiết tìm cầu, chứ không vơ bèo, gạt tép,
truyền dạy ẩu tả.

Huyền thoại Ấn Độ có ghi: Xưa kia mọi người đều là thần minh. Nhưng vì ăn ở bất xứng, lạm dụng danh tước đó, nên Tối
Thượng Thần Brahman nhất định cất bản chất thần minh ra khỏi con người. Nhưng đem bản chất thần linh đó ra rồi, sẽ
đem dấu cất nơi đâu. Chúng thần bàn tới, bàn lui, đề nghị dấu trên đỉnh non cao, hay chôn trong lòng đất, hay thả chìm
đáy biển. Thượng Thần Brahma nói dẫu dấu chỗ nào bên ngoài con người cũng đều không ổn, vì một ngày nào đó, con
người sẽ tìm lại được, chi bằng đem dấu vào một chỗ kín đáo nhất mà không bao giờ con người có thể nghĩ tới mà đi tìm,
đó là dấu ngay ở chính giữa lòng sâu tâm hồn con người... [1]

Mặc dầu các vị giáo chủ đã cố giảng dạy rằng Chúa, rằng Trời, rằng Nước Trời ở ngay trong ta, nhưng chẳng có ai tin. Chẳng
những thế lại cho rằng tin như vậy là lầm lẫn lớn. Thật đáng buồn thay! [2]

Từ đây sắp xuống tôi sẽ bàn về mục đích cuộc đời, về cái nhìn siêu tuyệt của những bậc thượng trí thượng nhân từ cổ chí
kim, không phân biệt đông tây, về Nội Giáo mật truyền của thiên hạ.
Thực ra, từ trước đến nay, dù nói xa, nói gần, tôi vẫn thường đề cập đến cái Đại Đạo tâm truyền ấy, khi thì tôi gọi đó là Đại
Đạo, khi thì tôi gọi đó là Tinh Hoa các tôn giáo, khi thì tôi gọi là đạo Huyền Đồng. Cái Đạo này thực ra nó đã tiềm ẩn sẵn
trong lòng mọi người, tôi chỉ muốn khơi động nó lên, chứ thực ra nó đã có từ muôn thủa.

Cái Đại Đạo này bắt đầu có từ khi mà Bản Thể vô biên tế của vũ trụ này bắt đầu phóng phát, tán phân, bắt đầu hình hiện
thành quần sinh vũ trụ.

Khi đã phóng phát, tán phân thành quần sinh vũ trụ này rồi, thì Đại thể vô biên, linh minh huyền diệu ấy lại tiềm ẩn sẵn
trong lòng sâu của vũ trụ, quần sinh và của con người.

Như vậy vũ trụ, quần sinh, và con ngưười có hai bình diện:

– Một là bình diện Bản thể, duy nhất bất khả phân, thường hằng vĩnh cửu, siêu việt, tuyệt đối. Tùy cung cách trình bày,
cảm nghĩ của các bậc thánh hiền, mà Bản Thể đấy mang nhiều danh hiệu: Hư, Vô, Vô Cực, Thái Cực, Chân Tâm, Chân Như,
Thượng đế, Allah, Trời, Jehovah, Elohim, Adonai, Ahura Madza, Brhaman, Atman, Niết Bàn, Nước Trời v.v...Đó cũng là Cõi
Thiêng, siêu sinh tử, siêu không gian, thời gian...

– Hai là bình diện Hiện Tượng, hình tướng biến thiên, đa tạp, lệ thuộc vào vòng hình danh, sắc tướng, không gian, thời
gian, vòng duyên nghiệp, sinh tử, luân hồi, có danh mà không có thực, phù du, hư ảo, như những áng mây bồng bềnh trên
khung trời thẳm, hay như những bọt bèo biến hiện trên mặt trùng dương vô biên, vô tận. Đây là thế giới của cá nhân, cá
tính, của những gì vô minh, của những gì hư ảo. Đây là «Nước thế gian», theo danh từ Tân ước; hay Cõi Tục, hay hồng trần
tục lụy, bể khổ bến mê, nói theo kiểu Á Đông.

Khi đã nhìn tỏ được hai phương diện này, tự nhiên một câu hỏi được nêu lên: Giữa cái Khổ và cái Lạc, cái Biến và cái Hằng,
cái Giả và cái Chân nói trên, ta sẽ chọn cái gì?

Dĩ nhiên là ta phải chọn cái gì là Thường Hằng, vĩnh cửu, cái gì là Chân thực, cái gì là Quang Minh Chính Đại, cái gì là Lý
tưởng.

Tất cả những phương tiện dẫn từ Phù Sinh, đến Trường sinh, từ Hiện Tượng tới Bản Thể, đó gọi là Đại Đạo, vì nó là con
đường duy nhất, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua để tiến tới trường sinh vĩnh cửu.

Các đạo sư Ấn Độ là những người có công đi tiên phong trong công cuộc tìm Đạo, tìm Trời nói trên. Bộ Veda, bộ
Upanishads, bộ Bhagavad Gita là những bộ kinh cổ xưa đã cho ta rất nhiều chi tiết về con đường thành chân, chứng thánh
đó. Ấn Độ, ngay cả bây giờ vẫn còn có những đạo sư, những kỳ nhân đóng vai hướng đạo thế giới trên con đường tâm
linh...Nói thế không có ý nói rằng chỉ có Ấn Độ giáo mới có nhiều vị thánh hiền. Nếu chúng ta chịu tìm cầu, thì đâu đâu
cũng gặp những bậc siêu nhân như trên. Đọc Đạo Tạng của Lão Giáo, khảo các Mật Tông ÂSu Châu như Kabala, Free-
Masonry, Rosicrucianism, Theosophy, Gnosticism, Neo-Platonism, Transcendentalism, ta thấy tràn đầy những tư tưởng
đó...

Chúng ta sẽ chứng minh điều đó sau đây.

Khi một con người tiến từ Phù Sinh lên tới Trường Sinh, từ Hiện Tượng vào tới Bản Thể, thì sự kiện ấy được mệnh danh là:

– Giải thoát.

– Nhập Niết Bàn.

– Phối Thiên.

– Đắc Đạo.

– Trở thành Atman-Brahman.

– Thực hiện Thượng đế (God-realization).

– Thực hiện Tự Tính; thực hiện Đại Ngã (Self-Realization).

Cuộc tiến hóa này, mỗi một người đều phải thực hiện lấy. Một kiếp chưa xong, thì tiếp tục tiến hóa trong nhiều kiếp. Các vị
Giáo Chủ xưa nay chỉ là những vị tiên phong, những bậc dẫn đạo, chứ chẳng ai cứu rỗi nổi ai...

Vũ trụ này đều được chi phối bằng những định luật vĩnh cửu.
Như vậy, mục đích công cuộc tu trì là:

– Tìm cho ra những định luật vĩnh cửu của đất trời để mà theo mà giữ. Ta có thể gọi đó là GIỚI, GIỚI LUẬT, hay LỄ, hay Ý
CHÚA.

– Tìm ra con đường, tìm ra cách để thoát vòng không gian, thời gian, thoát vòng biến thiên. Con đường đó, Bà La Môn gọi
là Kriya Yoga (Con đường thực hiện Thượng đế), là Yoga mà ta thường gọi là Thiền, là Thiền Định.

– Thiền là tham thiền là mài miệt suy tư về Bản thể siêu tuyệt, về Thiên Tính, Phật tính của mình, để luôn cảm thấy mình
chẳng hề rời xa Đạo, xa Trời.

Định là thu thần định trí, là thu nhiếp tâm linh về một điểm. Đó là Chân Tâm, đó là Điểm Khởi Nguyên đã tung tỏa ra thành
vũ trụ, và con người, và đó cũng là Điểm Hội Tụ của mọi biến hóa, và là Cùng Đích của vòng Càn Khôn sinh hóa của muôn
loài.

Thiền định để phát ra đại trí, đại huệ.

– Phát ra Đại Trí, Đại Huệ để nhìn tỏ Căn Nguyên và Cùng Đích của Vũ Trụ, Quần Sinh và của Con Người.

Mục đích tối hậu của Giới Định Huệ là thể nhập với Bản Thể của vũ trụ.

Như vậy, tôi đã giải nghĩa lại ba chữ GIỚI, ĐỊNH, TUỆ của Phật giáo, cũng như của Bà La Môn, và của Thánh Hiền Đông Tây,
kim cổ.

Nhưng Yoga, hay Thiền, hay Đơn Đạo, thực ra có những mục tiêu hết sức đa tạp:

– Mục tiêu tối hậu của nó là giúp con người sống phối hợp với Đạo, với Trời. Nhưng nó cũng có những mục đích gần gũi
hơn, nhãn tiền hơn, chẳng hạn như là:

a. Giữ gìn sức khỏe bằng cách:

– Ở nơi trong sạch.

– Ăn uống thanh đạm.

– Động công (physical exercises: tập thể dục) (nhất là phía Lão giáo).

– Án Ma (Massage) (Lão giáo)

– Yết tân (Nuốt nước bọt) (Lão)

– Khí công: (Điều hòa hơi thở).

– Hoặc điều hòa «phàm tức» (thở điều hòa bằng phổi).

– Hoặc vận «chân tức» (vận chân khí qua hai mạch Nhâm, Đốc).

– Hoặc «đình tức» (ngưng thần tụ khí nơi não thất 3, tức Nê Hoàn Cung).

b. Luyện trí bằng cách:

– Điều chế tư lự.

– Mài miệt suy tư về một vấn đề gì nhất là để tìm cho ra Chân Bản Thể, thân thế và định mệnh con người.

c. Luyện tâm, bằng cách:

– Chế ngự thất tình, lục dục.

d. Luyện thần bằng cách:

– Tập trung thần trí.

– Đại định, nhập vào Đại Thể vũ trụ.

Tóm lại người thường sống trong loạn lạc, hỗn tạp.

– Hành động hỗn loạn, thân thể bất an.


– Loạn tư, loạn lự: Suy tư hỗn loạn.

– Tình cảm hỗn loạn: hốt hỉ, hốt nộ, yêu cuồng sống vội, phóng túng vô độ.

Các Yogi, các đạo sư thời sống an bình, trật tự, tĩnh lãng.

– An tọa.

– Điều tức.

– Tâm bình, khí hòa, điềm đạm, hư vô.

– Hư tâm, vô niệm.

Đi sâu vào đời sống các đạo sĩ, ta còn thấy một hiện tượng lạ lùng sau:

1. Mới đầu, họ thở bằng mũi, bằng phổi, thở điều hòa. Phương pháp thở này gọi là «phàm tức» (lối thở của kẻ phàm phu).

2. Vận Chân Khí qua hai mạch Nhâm, Đốc. Lúc này thì hơi thở qua phổi giảm đi, và có thể đình lại. Cả Yoga Ấn Độ, cả Lão
giáo đều đề cập đến các phương pháp này. Huỳnh Nguyên Kiết 黃 元 吉 có câu: «Phàm tức đình, nhi chân tức hiện» 凡
息 停 而 眞 息 現 : Phàm tức (lối thở bằng mũi) có ngưng, thì chân tức (lối thở bằng xương sống) mới hiện.

3. Cuối cùng là «đình tức» 停 息 (ngừng thở bằng phổi, ngừng vận động chân khí), sau khi đã vận được Thần, Khí tụ về
Nê Hoàn cung. Người xưa gọi thế là đại định, là thai tức (cách thở của thai nhi khi còn trong bào thai).

Nhập đại định đối với người xưa tức là:

– Nhập vào Đại Thể của vũ trụ.

– Trở về với Chân Nhất.

– Thoát vòng hiện tượng biến thiên.

– Thoát vòng không gian thời gian.

– Siêu nhân, hợp Thiên.

– Phối Thiên.

– Đắc Đạo.

– Nhập Niết Bàn.

– Giải Thoát.

– Trở thành Chân Nhân.[3]

Vì trọng tâm của Đại Đạo nói trên là trở thành con người toàn diện, là tìm cho ra những định luật đất trời mà theo, mà giữ;
tìm cho ra những môi trường thuận tiện mà sinh sống, cho nên người theo đại đạo:

– Tìm những nơi có không khí trong lành mà sinh sống.

– Những nước bình trị mà cư trú.

– ăn uống thanh cảnh, giữ gìn sức khỏe.

– Sống điều độ, mực thước, không làm gì quá mức, quá lạm.

– Giữ cho óc chất quang minh.

– Giữ cho tâm hồn tĩnh lãng.

– Giữ cho tinh thần thanh sảng.

Họ thích những nơi tịch mịch, như những lùm cây, những núi non hưu quạnh, hay những phòng ốc thang vắng, vì ở những
nơi đó, tâm thần họ đỡ bị tản lạc, và sự hòa đồng với Trời, với Đạo dễ dàng hơn. Cũng có người chủ trương rằng có những
linh địa, thánh địa như Thiên Thai, Nga Mi (Tàu), Tarakeswar (Ấn Độ), hay Hi Mã Lạp Sơn có thể phả ra những làn sóng điện
giúp con người trở nên thanh sảng, dễ xuất thần.
Họ muốn sống lại bằng thân ánh sáng của Bản Thể, nên cố gắng rũ bỏ cái thân «từ điện» của hiện tượng. Thân «từ điện» là
thân có yêu có ghét, có chấp, có cầu. Nên muốn rũ bỏ được thân «từ lực», phải hoạt động trong vô chấp, vô cầu, phải sống
vượt lên trên yêu ghét thường tình. Thân «từ lực» chính là vọng tâm, vọng ngã, luôn luôn sống trong vòng nhân duyên,
duyên nghiệp, luân hồi. Người xưa, khi viết các chữ DUYÊN 緣, chữ TRIỀN 纏, chữ PHƯỢC 縛, đều có bộ TI 糸 là Tơ một
bên. Tơ đây thực ra không phải là tơ tằm mà là tơ duyên từ điện, phát ra những từ trường, từ lực, từ tuyến. Những từ
tuyến, từ lực, từ trường nói trên chính là những sợi dây kiên cố giam hãm tâm linh chúng ta. Rũ bỏ VỌNG TÂM, VỌNG NGÃ
chính thoát khỏi từ trường của nhân quần.

Đứng về một phương diện khác, họ cũng cố tìm cách thoát vòng không gian, thời gian:

Muốn thoát vòng không gian thời gian, phải thoát khỏi những gì biến thiên, sinh tử.

Muốn vậy:

1. Phải sống vượt trên ngoại cảnh, bằng cách đóng khóa ngũ quan, để thoát ảnh hưởng của hình danh, sắc tướng, của
ngoại cảnh, cũng như của ngũ quan.

2. Phải dừng những suy tư về những công truyện gian trần, thường hay có tính cách làm cho loạn trí. Thế là sống Vô Niệm.

3. Giữ cho tâm tư tĩnh lãng, hồn nhiên, không cho thất tình, lục dục tung hoành, thao túng.

4. Tập trung thần khí vào Nê Hoàn Cung. Người xưa gọi thế là Tam Hoa Qui Đỉnh, Ngũ Khí Triều Nguyên hay Nhập Đại Định.

Bốn phương cách này cũng na ná như bốn trạng thái Thiền mà Phật giáo đề cập.[4]

Mục đích của Yoga là tìm cho ra Thượng đế nội tại.[5]

Mircea Eliade gọi các các thiền sư xưa nay là «cái điểm hình học» (the geometrical point), để Trời người gặp gỡ, hòa hàì với
nhau.[6]

Chữ «điểm hình học» trên làm tôi liên tưởng đến công trình suy khảo của tôi để tìm cho ra chỗ TRỜI NGƯỜI HOÀ HÀI
(THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) nơi con người. Lạ lùng thay trong đầu có một cung mà đạo Lão gọi là Động Phòng, Âu Châu gọi là
Thalamus, mà Thalamus cũng có nghĩa là Động Phòng. Nhưng vì Thalamus là cái gì có thể thấy được, nên tôi lại đi tìm sâu
hơn, và tôi đã tìm thấy rằng nơi chính trung đầu não con người có những động trống (ventricles), Đạo Lão gọi động chính
giữa là Thiên Cốc hay Nê Hoàn Cung. Lão giáo cho rằng nơi ấy là nơi Thần trời đất ngự trị, [7] Bà La Môn gọi đó là Liên Hoa
Tâm (Sahasrara), hay Thiên Môn (Brahma-randhra Brahmagate).[8] Mircea Eliade còn cho rằng; nếu nhìn bảy luân xa của
con người, từ trên xuống dưới, thì thấy chúng họp lại thành một Mandala duy nhất, mà Tâm Điểm chính là
Brahmarandhra.[9] Thiết tưởng không còn cách nào xác định Tâm Điểm của đầu não con người, tâm điểm tâm linh, tâm
điểm vũ trụ chính xác hơn được nữa.

Cao Đài cũng gọi đó là Nê Hoàn Cung, Huyền Tẫn Môn, hay Thiên Môn.[10]

Tuy nhiên cái «Tâm điểm» trong đầu não con người ấy không phải là ai cũng tìm được ra. Ngày nay, vô số người tu trì vẫn
còn đặt trọng tâm vào Hạ Đơn Điền nơi dưới rốn.

Thời Trung cổ, bên Âu Châu có «môn phái tu nhìn rốn» (Hesychasm). Họ chuyên tu nhìn rốn, trong khi kêu tên Chúa Jesus
Christ, và họ cho rằng sau nhiều ngày đêm tu trì khổ hạnh như vậy, họ sẽ tìm ra «tâm sở» (the place of the heart), nơi chứa
đựng mọi điều huyền diệu.[11]

Trên đây tôi đã chứng minh:

– Đạo giáo nội tại có đường hướng hẳn hoi: Đó là hướng nội.

Chủ trương, đường lối, sự diễn biến của nó đều theo những định luật bất biến của trời đất, và luôn luôn được cảm nghiệm
nơi mình. Tu đúng đường thì xác thân sẽ cường tráng, con người sẽ yên vui sung sướng, óc chất sẽ quang minh, tâm tư sẽ
hòa hoãn, sảng khoái, lạc quan, tràn đầy nhựa sống.

– Đạo giáo nội tại vì là con đường của các vị hiền thánh đã băng qua, vì đã được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu, nên
khi hiểu rành rẽ về đại giáo nội tại này ta hiểu được tâm tư các vị giáo chủ, cách tu trì của quí vị cũng như lối sống thường
nhật của các ngài. Có thể nói được rằng chúng ta đã được «tha tâm thông». Lát nữa chúng ta sẽ áp dụng những hiểu biết
của chúng ta để soi rọi vào đời sống của ít nhiều vị giáo chủ.
– Đạo giáo nội tại có mục đích đưa con người đến chỗ phối thiên, thành Trời, thành Phật, thành Thần, nên bao giờ cũng chỉ
có ít người theo nổi.

– Nó đòi hỏi con người phải thành khẩn tìm cầu, ao ước vươn vượt, không cố chấp, không câu nệ, trọng kính chính mình,
tin tưởng vào giá trị vô biên của mình, vào định mệnh sang cả của mình, tin thật rằng mình chẳng hề bao giờ lìa xa khỏi
Hóa Công.

Đọc lịch sử Đức Phật ta thấy ngài đã thụ giáo với đại sư Arada Kalama về học thuyết tiền– Samkya (đại khái là phép nội
quan quán chiếu, na ná như Phân Tâm Học ngày nay) tại Vaisali, và với đại sư Udraka Ramaputra về căn bản và mục đích
của Yoga.[12]

Chúng ta cũng đã thấy rằng chính nhờ thiền định trong 49 ngày dưới gốc Bồ Đề mà Ngài đã giác ngộ.

Trong quyển Đức Phật và Phật Pháp, của Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch, nơi Chương 13, khi thuật lại đời sống
hằng ngày của Đức Phật, tác giả ghi: «Đời sống bên trong là tham thiền nhập định và chứng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn
còn bên ngoài là phục vụ vị tha, và nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sinh trong khắp thế gian.» (Sách trích dẫn, tr, 233).

Nếu Ngài chủ trương Niết Bàn đã sẵn có trong tâm linh con người, thì rõ ràng là ngài dẫn chúng ta vào Nội Giáo.

Chúa Giê Su với chủ trương: Nứơc trời ở trong anh em (Luke 17, 21), và khi đọc kinh chớ ra ngã ba đầu chợ, mà hãy vào
buồng đóng cửa lại (Mat.6,6) hay không còn thờ Chúa ở núi này, hay ở Jerusalem, nhưng vì Chúa là Thần, nên phải thờ
Ngài bằng thần (John, 4:22–24; thánh Paul khi dạy rằng Thần Chúa ở trong ta, ta là đền thờ Chúa (1 Cor.6, 19–20) rõ ràng là
dạy chúng ta nội giáo: Tìm Chúa Đáy Lòng...

Đạo Lão với những chủ trương: «Thiên tại nội, nhân tại ngoại» 天 在 內 人 在 外 [13] hoặc: «Ngoại du giả cầu bị ư vật,
nội quan giả, thủ túc ư thân» 外游者求備於物 內觀者取足於身 (Đi ra bên ngoài, là cầu cạnh vào ngoại vật mới mong
thành toàn; nội quan quán chiếu là thấy trong tâm có đầy đủ tất cả) [14]

Trong Nam Hoa Kinh, ta thường thấy đề cập đến trạng thái «xuất thần, nhập định», mà tác giả gọi là Táng Ngã 喪 我
(Sách trích dẫn, Chương 2, Tề vật luận, đoạn 1.)

Như vậy mục đích đạo Lão cũng cốt là chỉ vẽ cho ta nội giáo chân truyền.

Nho giáo với chủ trương:

«Cả vạn vật ở trong ta đó,

Quay vào ta, ta cố tinh thành.

Kiện toàn, hoàn thiện tinh anh,

Vui nào hơn đươc vui mình đang vui.» [15]

của Mạnh Tử; và:

«Quay vào ta mà tìm đạo ấy,

Tìm đáy lòng sẽ thấy chẳng sai,

Dẹp tan cám dỗ bên ngoài,

Căn lành sẵn có đồng thời khuếch sung.» [16]

của Trung Dung, rõ ràng là chủ trương nội giáo.

Có điều lạ là theo đà thời gian tất cả các đạo giáo lớn đều biến từ nội giáo chân truyền thành ngoại giáo công truyền, vì
thấy rằng có làm như vậy mới có người theo!

Mới đầu tôi cứ tưởng rằng Nội Giáo Tâm Truyền là của Á Đông, nhưng càng ngày tôi càng thấy rằng từ cổ xưa không biết
bao nhiêu là môn phái Âu Châu, và ngày nay cũng có rất nhiều giáo phái Âu Mỹ chủ trương nội giáo:

Dưới đây tôi xin đan cử một số giáo phái, triết phái, mật tông, mật giáo chủ trương NỘI GIÁO:

– Neo-Platonism (Tân Bá Lạp Đồ).

– Gnosticism (Giác Ngộ).


– Kabala (Mật tông, huyền học Do Thái).

– Free-Masonry (Tam Điểm).

– Theosophy (Thông Thiên Học).

– Rosicrucianism (Hồng Hoa Hội).

– Sufism (Bạch Y Phái của Hồi Giáo).

– Alchemy (Luyện đan phái – Nội đan phái).

– Trancendentalism (Siêu việt phái).

– Modern Gnosticism (Tân Giác Ngộ phái).

– The Ramakrishna Mission and Vedanta Societies.

– The Self– Realization Fellowship.

– The Maharishi Mahesh Yogi's Transcendental Meditation.

– International Sivananda Yoga Society.

– The International Society for Krishna Consciousness v.v...

Tôi không thể đi vào chi tiết các giáo phái này, nhưng đại khái họ cũng có những nét chính yếu mà tôi đã phác họa về Nội
Giáo.

Tôi chỉ xin giới thiệu hai cuốn sách trong nhiều cuốn sách nói về các giáo phái trên:

1. Religious and Spiritual Groups in Modern America của Robert’s Ellwood, Jr., Prentice Hall Inc., Englewood Cliff, New
Jersey, 1973.

2. The Kingdom of The Cults của Walter R. Martin, Bethany House Publishers, Minneapolis. Minnesota 55438, 1982.

Mục đích tôi viết bài này, cốt là để chứng minh rằng con đường nội tâm chính là con đường chắc nhất, gần nhất để về với
Đạo với Trời.

Chỉ có Nội giáo này mới đem lại giá trị siêu việt lại cho con người, giải thoát thực sự con người, đem lại hạnh phúc thực sự
cho con người, và đồng thời cũng cho thấy sự thông minh siêu tuyệt sự sắp đặt siêu tuyệt của Trời, là đã dựng nên con
người với những khả năng vô biên vô tận, đã chia sẻ cho con người chính Bản Thể mình, và đã cho con người thời gian vô
tận, không gian vô tận, và những nguồn năng lực vô tận của vũ trụ để thực hiện sứ mạng sang cả của mình là biến trần ai
tụy lụy thành thiên đường, biến con người ngày nay thành những con Trời, những Phật Tiên mai hậu. Thật là cao siêu vô
cùng, đẹp đẽ vô cùng.

CHÚ THÍCH

[1] Herbert B. Puryear, Ph.D., Edgar Cayce Reflections on the Path, Bantam Books, Toronto, New-York, 1979, p. 13, 14.

[2] Luke, 17-21. 1, Cor. 6, 19-20.

[3] Trong cuốn Yoga, Immortality and Freedom của Mircea Eliade, Bolinger Series, Princeton, 1958, ta còn thấy những tiếng
đồng nghĩa sau đây:

- Transcending the human condition, p. 4.

- Rebirth to a non-conditioned mode of being, p. 4.

- The true union of the human soul with God, p. 5.

- Moksa, Nirvana, Asamskrta..., p. 6.

- Absorbed (or reabsorbed) into the primordial substance, p. 9, 93.


- Final withdrawal from the phenomenal world, p. 96.

- Reintegration of the different modalities of the real in a single modality

- The undifferentiated completeness of precreation, the primordial Unity, p. 98.

- The divinization of man, p. 103.

- Return to the primordial unity, p. 109.

- Union of the soul with the Cosmic Soul, p. 141.

- Attain the unconditioned, p. 179.

- Emergence from time, p. 182.

- Entrance into the unconditioned, p. 182.

- Withdraw to the center of oneself, p. 193.

- Return to the Primordial Unity, pp. 45-46.

- Transcend the phenomenal world and pass into that non-conditioned and timeless state, p. 271.

- Transcend the opposites, p. 271.

- Coincidence of time and eternity, p. 271.

- Reconquest of the completeness that precedes all creation, p. 271.

- Regression to the undiscriminated state of the original Totality, p. 270.

- Coincidentia oppositorum, p. 272.

- Recover the «paradisial» state of primordial man, p. 272.

[4] a.To purify the mind and the sensibility from «temptations» – that is, to isolate them from external agents; in short, to
obtain a first autonomy of consciousness;

b. to suppress the dialectical functions of the mind, obtain concentration, perfect mastery of a rarefied consciousness;

c. to suspend all «relations» both with the sensible world and with memory, to obtain a placid lucidity without any
other content than «consciousness of existing»;

d. To reintegrate the «opposites,» obtain the bliss of «pure consciousness.»

Ib. p. 171.

[5] Yoga through which divinity is found within, is doubtless the highest road.

Paramahamsa Yogananda, Autobiography of a Yogi, Self-Realization Fellowship, 3880 San Rafael Avenue, Los Angeles,
California, 90065, USA, 1981, p. 136.

[6] Clearly, his (the yogin's) situation is paradoxical. For he is in life, and yet liberated; he has a body, and yet he knows
himself and thereby is purusa; he lives in duration, yet at the same time shares in immortality; finally, he coincides with all
Being, though he is but a fragment of it, etc. But it has been toward the realization of this paradoxical situation that Indian
spirituality has tended from its beginnings. What else are the «men-gods» of whom we spoke earlier, if not the
«geometrical point» where the divine and the human coincide, as do being and non-being, eternity and death, the whole
and the part?

Mircea Eliade, Yoga, Immortality and Freedom, Bolingen Series, Princeton University Press, 1958, p. 95.

[7] Đầu hữu Cửu cung trung hữu Nê Hoàn. 頭 有 九 宮 中有 泥 丸 (Kim Đơn Đại Thành Tập, tr. 4)

Nhân đầu hữu cửu cung, trung hữu nhất sở, danh viết Thiên Cốc, thanh tịnh vô trần, năng tương nguyên thần an trí kỳ
trung, hào bất ngoại trì, tắc thành chân chứng thánh...
人 頭 有 九 宮 中 有 一 所 名 曰 天 谷 清 凈 無 塵 能 將 元 神 安 置 其 中毫 不 外 馳 則 成 眞 證
聖 (Huỳnh Nguyên Kiết, Lạc Dục Đường ngữ lục, Chân Thiện Mỹ xuất bản xã, ấn hành, 1936, tr. 87.

[8] The seventh center, the «thousand-petaled lotus» in the brain, is the throne of the Infinite Consciousness. In the state
of divine illuminatipon the yogi is said to perceive Brahma or God the Creator as Padmaja, «the One born of the lotus.»

Paramahamsa Yogananda, Autobiography of a yogi, p. 158n.

[9] Dr. Vasant G. Rele, in analyzing the word Brahmarandhra, reminds his readers that the word randhra may as well be
translated «cavity» as «hole». He, therefore, visualizes the Brahmarandhra not as an opening but as a cavity surrounded
“by a chakra or plexus of a thousand branches, known as sahasrara.

[10] Xem Đại Thừa Chân Giáo, nơi các tr. 56, 61 (ấn bản cũ) hoặc 322, 432 (ấn bản mới.)

[11] Cf. Mircea Eliade, Yoga, Immortality and Freedom, Bolingen, Princeton p. 63.

[12] Asvaghosa, Buddhacarita, XII, 17ff. id. Saundarananda, XV-XVII; Majjhima-nikaya, I, 164 ff.

[13] Nam Hoa Kinh, Chương 17, Thu Thủy, đoạn 1.

[14] Liệt Tử, Xung Hư Chân Kinh, Ch.4, Trọng Ni đệ tứ, đoạn G. Xem Léon Wieger, Les Pères du Système Taoiste, pp. 122–
123.

[15] Vạn vật giai bị ư ngã hĩ, phản thân nhi thành, lạc mạc đại yên. 萬 物 皆 備 於 我 矣 . 反 身 而 誠 樂 莫 大 焉.
– Mạnh Tử, Tận tâm chương cú thượng, câu 4.

[16] Cái dục học giả ư thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi, dĩ khử phù ngoại dụ chi tư nhi sung kỳ bổn nhiên chi thiện. 蓋
欲 學 者 於 此, 反 求 諸 身 而 自 得 之, 以 去 夫 外 誘 之

私 而 充 其 本 然 之 善.– Trung Dung, Chương Nhất.

TU HÀNH LÀ GÌ?

&

DỮ THIÊN ĐỒNG ĐỨC tức PHỐI THIÊN

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Muốn trả lời câu này, chúng ta cần biết mình và biết mình là ai. Tu là gì và Tu để làm gì. Chúng ta cần phải thấu triệt các
vấn đề này.

Trước hết ta là ai?

Ít người biết trong ta có hai thứ con người:

a. Con người phàm phu, nhem nhuốc vì hồng trần đã làm cho ta nhơ bẩn.

b. Con người lý tưởng, nấp ngay sau bộ mặt hóa trang bên ngoài.

Con người lý tưởng này hoàn thiện và linh diệu. Phật giáo gọi đó là Bản Lai Diện Mục (bộ mặt thật của chúng ta). Con
người lý tưởng này chính là Trời, là Tiên, Phật, Thánh trong ta. Nó chính là Bản Thể của ta.

Tuy nhiên các đạo giáo quan niệm khác nhau về vấn đề này:

Công giáo: Ngoại trừ những người theo môn phái Giác Ngộ (Gnosticism hay Mysticism) thì cho rằng Trời là Trời, Người là
người. Trời ở trên Trời, còn Người và Tạo Vật quần sinh thì ở dưới đất và do Trời tạo ra. Hai đằng có một vực sâu ngăn
cách, nên Con Người chỉ có thể thờ Trời, yêu kính Trời, hưởng Thiên Nhan Trời chứ không bao giờ kết hợp được với Trời.

Còn Hiền Thánh khắp nơi trong hoàn võ và nhất là Hiền Thánh Á Đông thì nhất nhất đều tin rằng Trời chính là Bản Thể con
người, và con người có thể sống kết hợp với Trời mà họ gọi đó là Đạo Phối Thiên, là Đạo Huyền Đồng. Như vậy Trời chính
là Tinh Hoa con người, và đã ngự ngay trong lòng sâu con người.
Chính vì thế mà Cao Đài mới nói: Thày Ngự trong lòng mỗi chúng sinh.

Bà La Môn nói: Thượng Đế ở trong mọi vật thụ sinh, và điều khiển vạn vật từ bên trong. [1]... Ta không cần phải ngửa mặt
lên Trời mà tìm Trời. Ngài đã ở trong ta. (Sđd, tr. 56). Yoga là một môn phái chuyên luyện tập xác, hồn để tìm cho ra bản
thể siêu vi của con người, đó chính là đấng Tối Cao. [2]

Đại học gọi Trời là Nhất, và xin mọi người; Dừng chân nơi Hoàn Thiện, mà họ gọi là Chỉ ư chí Thiện 止 於 至 善, là Chỉ
Nhất 止 一 : Ngừng nơi chữ Nhất. Mà chữ Chính 正 là Chỉ Nhất 止 一 .

Như vậy khi chưa tu, thì ta có hai lòng: Lòng Trời, Lòng người.

Lòng của Trời siêu vi huyền ảo,

Lòng con người điên đảo, ngả nghiêng.

Tinh ròng chuyên Nhất ngày đêm,

Ra công ra sức giữ nguyên lòng Trời.

Nhân Tâm duy nguy,

Đạo Tâm duy vi,

Duy tinh, duy Nhất,

Doãn chấp quyết Trung. [3]

Còn Tu là dẹp bỏ lòng người mà giữ nguyên lấy lòng Trời.

Công giáo gọi Con Người chưa tu (lòng người) là Con Người Cuõ, và Con người tu luyện (lòng Trời) là Con Người mới (Rom.
6, 6; Ephes 4, 22; Colos 2, 9.- Ephes 4, 24; Colos 3, 10 ), và gọi Con Đường Tu là Cửa Hẹp (Mat 7, 14; 7, 18; Luc 13, 24)

Nho Giáo cũng cho rằng con người phải cắt, đánh, rũa, mài mới nên đẹp đẽ được.

Kinh Thi viết:

Kìa xem bên nẻo sông Kỳ,

Tre non mới mọc xanh rì vườn ai,

Người đâu văn vẻ hỡi người,

Như cắt, như xén, rũa, mài bấy nay.

Lẫm liệt thay, rực rỡ thay,

Hỡi người quân tử biết ngày nào quên.[4]

Cao Đài dạy Tu là dẹp bỏ Phàm Tâm:

Các trẻ muốn gặp Thày cũng dễ,

Dẹp «Phàm Tâm» đừng để dây dưa.

Thiệt hư, quấy phải ngăn ngưà,

Tham, sân, ái, ố ráng chừa cho xa.[5]

Nho gia cho rằng Thiên Lý hay Thiên Tâm thời quang minh chính đại. Nhân dục hay Nhân Tâm thời Tư Tà. Bao giờ cũng
phải sống cho Quang Minh Chính Đại, nếu để Nhân Dục thắng, thì Thiên Lý sẽ vong. Nhân dục có tận, thì Thiên Lý mới hiện.

Lúc nào cũng phải:

Minh kính, chỉ thủy dĩ tồn tâm,

Thái Sơn, kiều nhạc dĩ lập thân.


Thanh thiên, bạch nhật dĩ ứng sự,

Thanh phong, minh nguyệt dĩ đãi nhân.

Tâm như gương sáng, nước trong.

Thân như non Thái phong long cao vời.

Thanh thiên bạch nhật đối đời,

Thanh phong, minh nguyệt với người ở ăn.

Như vậy là phải luôn dẹp trừ tạp niệm, loạn niệm. Đạo Lão và Kinh Dịch gọi thế là

Mộc Dục là Tẩy Tâm để giữ cho lòng luôn trong sáng.Dĩ nhiên cũng còn là phải Từ, Bi, Hỉ, Xả, thương người như mình.

Nho gia luôn luôn dạy con người phải Xét Mình:

Tăng Tử viết: «Ta một ngày xét mình ba lần.» (Ngô nhật tam tỉnh ngô thân. - Luận Ngữ, 1, 4)

Nếu xét mình mà không có gì đáng trách, thì không có gì đáng sợ. (Luận Ngữ, XII, 4)

Như vậy muốn tu sửa Con Người ta đã có sẵn khuôn mẫu ở ngay trong con người.

Trung Dung viết:

Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu,

Trông lại nhìn cố đấu cho in.

Ngắm đi ngắm lại liền liền,

Đẽo lui đẽo tới, mắt xem chưa vừa,

Nên quân tử khi lo giáo hóa,

Sưả trị người, sẵn có khuôn người.

Thấy người giác ngộ thì thôi,

Đã chiều cải hóa liệu bài ta ngưng.[6]

Tôi yêu đạo Nho vì nó dạy tu thân rất là hay, mà Tu Thân theo Nho Gia là Tu Đạo Trời.

Đạo thánh nhân to sao, to lớn quá,

Nó mênh mang biến hóa chúng nhân,

Nó cao, cao vút tới trời thẳm muôn tầm,

Nó rộng, rộng bát ngát khôn tả xiết.

Gồm thâu mọi điều lễ nghi, chi tiết,

Bao uy nghi quán triệt hết chẳng trừ,

Đợi thánh nhân Trời mới phú thác cho,

Không Đức cả, Trời không ngưng Đạo cả.

Nên quân tử dốc một lòng một dạ,

Trọng Tính Trời, quyết gắn bó học hành,

Tiến sao cho đến mức rộng rãi tinh anh,

Mức cao sáng của Trung Dung Đạo cả.


Ôn điều cũ, học thêm điều mới lạ,

Chuộng lễ nghĩa, sống đời sống nết na,

Ở ngôi cao, không có thói kiêu xa,

Ở cấp dưới không làm điều trái nghịch.

Nước có Đạo, chỉ một lời làm tiến ích,

Nước đảo điên: lặng lẽ đủ dung thân.

Thơ rằng: Khôn lại còn ngoan,

Khôn ngoan nên mới bảo toàn tấm thân.[7]

Nhưng mà chương Trung Dung hay nhất chính là chương XX, mà tôi dịch như sau:

Hoàn toàn là Đạo của Trời,

Trở nên hoàn thiện đạo người xưa nay.

Người hoàn thiện cất tay là trúng,

Chẳng cần suy cũng đúng chẳng sai.

Thung Dung Trung Đạo tháng ngày,

Ấy là vị thánh, từ ngay lọt lòng.

Còn những kẻ cố công nên thánh,

Gặp điều lành phải mạnh tay co,

Ra công học hỏi thăm dò,

Học cho uyên bác, hỏi cho tận tường.

Đắn đo suy nghĩ kỹ càng,

Biện minh thấu triệt, quyết mang thi hành.

Đã định học, chưa thành chưa bỏ,

Đã hỏi han, chưa tỏ chưa thôi,

Đã suy, suy hết khúc nhôi,

Chưa ra manh mối chưa rời xét suy.

Biện luận mãi tới khi vỡ lẽ,

Chưa rõ ràng, không thể bỏ qua.

Đã làm làm tới tinh hoa,

Tinh hoa chưa đạt, việc ta còn làm.

Người 1 chuyến thâu toàn thắng lợi,

Ta tốn công dở dói trăm khoanh.

Người làm 10 bận đã thành,

Ta làm nghìn thứ ta ganh với người.

Đường lối ấy nếu ai theo được,


Dẫu u mê, sau trước sẽ thông,

Dẫu rằng mềm yếu như không,

Sớm chày, cũng sẽ ra lòng sắt son.

Cái hay của Trung Dung là một khi đã đi vào con đường tu luyện, thì không bao giờ được bỏ nửa chừng (Trung Dung, XI),
mà phải bền chí cho tới chết mới thôi. (Luận Ngữ,VIII, 8)

Như vậy tu luyện đòi hỏi sự bền chí.

Nó cũng đòi hỏi sự quyết tâm, sự thành ý. Người tu luyện lúc nào cũng phải bắt chước con chim khi ấp trứng, phải chuyên
chú vào công việc của mình.

Không có quyết tâm, thành ý, không bao giờ nên công.

Ngươì xưa nói:

Tinh thành sở chí kim thạch vi khai.

Lòng mình mà tinh thành, thì vàng đá sẽ mở ra.

Phúc Âm nói: Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gõ thì sẽ mở ra. (Matth 7, 7, Luc 11, 9, Marc XI, 24)

Thế là mới đầu thì có: Nhân tâm, Đạo Tâm, cuối cùng chỉ còn Đạo Tâm, thế là: Advaita, thế là Bất Nhị Pháp Môn, thế là Tâm
tử Thần Hoạt, thế là Doãn Chấp Quyết Trung (Giữ nguyên lòng Trời của Nho Giáo).

Đây tôi không luận Tu Hành theo lối thông thường, là mỗi ngày để ra mấy tiếng để hít thở để tĩnh tọa công phu.

Công trình chúng ta là thành Trời, thành Đạo, là dữ Thiên hợp Nhất, là Phối Thiên.

Tôi viết Phối Thiên nghĩa là con người sẽ được sống phối kết với Trời, như Trời. Tôi thấy cần phải nói rõ hơn về vấn đề này
để tránh mọi nhận định sai lầm.

Khi tôi viết xong bài này, ngẫu nhiên tôi đọc bức thư sau đây của thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trả lời cho một
độc giả người Anh hỏi về tôn giáo.

Ông viết:

Thưa bà.

Tôi rất cảm ơn vì nhận được quí thư. Xin phúc đáp để bà rõ tôi không thuộc giáo phái nào và cũng chẳng nghiêng theo đức
tin nào cả. Điều tôi biết là lúc sinh ra tôi, Đấng tối cao đã biến mình thành tôi rồi. Người vẫn hằng tiếp tục triển khai, qua
tôi luyện trong cuộc sống, và luôn luôn nâng niu con người tôi với sinh lực khác nhau cùng vẻ đẹp chuyển biến trong thế
giới chung quanh. Sự kiện tôi hiện hữu đã mang cho nó tình yêu vĩnh cửu, thưa bà. Kính chào bà. [8]

Thật là ngắn gọn, thật là tự nhiên, thật là hào hùng. Như vậy Ông đã công nhận mình là Hiện Thân của Thượng Đế.

Trong thế giới xưa nay, nhiều người đã cho mình là hiện thân Thượng Đế: như chúa Giêsu, như Al-Hallag, như Abu- Zazid,
như Jalalu’d Din, như Eckhart v.v...

- Chúa Giêsu nói: Ta và Cha ta là một. (John 10 30)

- Al-Hallag (ob. 922) viết:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân,

Một thân mà có 2 Thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi.

(Je suis Celui que j’aime, et celui que j’aime est moi.

Nous sommes 2 esprits infus en 1 seul corps.


Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois. (Le Divin d’AL-Hallag, éd. Massignon, M. 57; Marijan Molé, Les
mystiques musulmans, p. 70.)

- Abu-Zazid viết: «Một hôm Thượng Đế đem tôi lên đặt trước mặt ngài mà phán: Hỡi Abu-Zazid, tạo vật, Ta muốn thấy
Con... Tôi liền thưa: Xin Chúa trang điểm cho Con bằng sự duy nhất Chúa; xin hãy mặc cho con cá tính Chúa. Xin hãy nâng
con lên cho tới sự hợp nhất với Chúa, để hễ thấy Con, tạo vật sẽ nói: Ta đã thấy Chúa... Và đó là Chúa mà chẳng còn có ta
nữa.» [9]

- Jalalu’d Din có thơ:

Hồn Ta, hồn Chúa tuy hai,

Như Nước và Rượu hòa hài khó phân.

Nước kia rượu ấy hợp quần,

Chúa tôi nên một, ai phân, ai rời.

Chuá là Đại Ngã của tôi,

Bao dây rợ nhỏ khôn bài buộc tôi.

«Cái tôi», Chúa đã lấy rồi,

Thế thì Chúa chính là tôi còn gì?

Chúa- tôi cho thấy điều chi?

Phải chăng tôi-Chúa tương tri gót đầu?

Tình Ngài tôi bị đớn đau,

Xuyên qua xương thịt, móc sâu vào người.

Sáo- tôi Ngài để trên đùi,

Tôi là Đàn, để ngực Ngài dựa nương.

Thở đi, tôi sẽ phát thanh,

Đàn đi, tôi sẽ long lanh lệ trào.

(With Thy Sweet Soul, this soul of mine,

Hath mixed as Water doth with Wine.

Who can the Wine and Water part,

Or Me and Thee when combine?

Thou art become my greater self;

Thou hast my being taken on,

And shall not I now take on Thine?

Me Thou for ever hast affirmed,

That I may ever know Thee mine.

Thy love has pierced me through and through,

Its thrill with Bone and Nerve entwine,

I rest a flute laid on thy lip.

A lute, I on thy breat recline,

Breathe deep in me, that I may sigh,


Yet strike my strings, and tears shall shine...) [10]

- Meister Eckhart viết: «Người Biết và cái Biết là một. Phàm nhân thì thấy Chúa như Chúa ngồi đây và họ ngồi đó. Còn tôi
với Chúa, chúng tôi là một, trong hiểu biết.» Hoặc: «Mắt mà tôi nhìn Chúa cũng chính là mắt mà Ngài nhìn tôi.» [11]

- Eckhart viết: «Chúa nói với mỗi linh hồn: Ta đã làm người vì Con, nếu Con không thành Chúa vì ta, thì Con chẳng tốt đối
với ta.»[12]

- Eckhart còn viết: «Nếu tôi biết Chúa trực tiếp, thì nhất định tôi phải trở thành Ngài, và Ngài trở thành tôi. Ngài và tôi trở
nên một tôi.»[13]

- Bà La Môn là đạo nói rõ nhất về Phối Thiên.

Chandogya Upanishad dùng nhiều đoạn chỉ vẽ cho chúng ta biết chúng ta là Thượng Đế. Tat tvam Asi = Con là Cái Đó. [14]

Phối Thiên là thoát Phàm Cách, Nhân Cách, mặc lấy Thiên Cách. Huỳnh Đình Kinh chủ trương: Tâm có chết, thì Thần mới
sống. [15]

- Upanishad cũng cho rằng Phàm tâm phải được tẩy trừ sạch sẽ, thì Thiên Tâm mới hiện.[16]

- Abu Yazid viết: «Tôi đã gặp Chúa toàn năng trong giấc mộng, và hỏi Ngài: «Đường nào đưa tới Chúa», và ngài trả lời tôi:
«Hãy chút bỏ Ngã Chấp và hãy vươn lên.» [17]

Lam Điền Lữ Thị viết: Từ người lên tới Trời là Thượng Đạt (Tự Nhân nhi Thiên tắc thượng đạt.) [18]

Tiên Nho cho rằng đi cho tận Nhân Đạo rồi mới lên tới Thiên Đạo (Tận Nhân Đạo, tắc Thiên Đạo chí).

Lên tới Thiên Đạo là đạt đạo Trung Dung, là Phối Thiên.

Tuy nhiên Phối Thiên là nói về phần Tâm Tình, phần Tâm Linh.

Nho gia nói Phối Thiên là Dữ Thiên Đồng Đức.

Chứ không một ai dám nói: Mình là Trời trên mọi bình diện.

Thật ra Trời thông minh hơn ta muôn vàn, quyền phép hơn ta muôn vàn, khéo léo hơn ta muôn vàn.

Trong một bức thư tôi viết cho Ông Phạm Mạnh Lương ngày 4/13/95, tôi có viết như sau:

«Thực sự cho tới nay, chưa ai chứng minh được có Thượng Đế và sự bất tử, nhưng nếu ta đi sâu vào tâm tư ta, và suy tư
về vũ trụ, ta sẽ thấy rằng vũ trụ này thật là lớp lang, tiết tấu, có trật tự hẳn hoi, và tất cả những sinh vật quanh ta là những
gì hết sức kỳ bí. Con người dù giỏi giang mấy cũng chưa tạo ra được một con muỗi hay một con ruồi.

Tôi nhìn vào tâm linh tôi, tôi thật xấu hổ vì sự hiểu biết của tôi còn hết sức thô sơ, nông cạn, không có được lấy một phần tỉ
cái thông minh, trí tuệ của Trời Đất. Chẳng những thế, lại còn thấy mình gần đất, xa trời, bị bệnh hoạn vây quanh, càng
ngày càng thấy những khả năng của mình suy giảm đi. Tôi thấy tôi thật là một hạt muối sắp tan trong biển cả vô biên...»

Rồi tôi xét lại mình tôi, thấy thông minh chẳng bằng ai, học hành chẳng bằng ai, đức độ chẳng bằng ai, thế mà tự nhiên
được trời đất thương tình, run rủi vào con đường đạo hạnh chân chính, đó là đạo Phối Thiên.

Cách đây gần 50 năm nay, mà tôi đơn thương độc mã, đi được vào con đường này, thật là một chuyện hi hữu. Thoạt đầu
tôi học đạo Khổng, nhưng lại được Trời chỉ vẽ cho biết con người gồm đủ Tam Tài: Thiên, Nhân, Địa, và gồm đủ Vật Đạo,
Nhân Đạo, Thiên Đạo. Và từ đó tôi thấy rất là mãnh liệt rằng con người sinh ra, theo Nhân Đạo không, thì không đủ.

Vì con người có Thần, nên còn phải thành Thần nữa. Mà làm thế nào để thành Thần. Thưa là phải Phối Thiên.

Tôi gặp mấy chữ: Cao minh Phối Thiên trong Trung Dung, nơi chương 26 và 31, sau đó tôi gặp câu Thị vị Phối Thiên cổ chi
cực trong Đạo Đức Kinh ch. 68, và 2 chữ Phối Thiên nhiều nơi trong Trang Tử, ví dụ nơi Chương 12, Thiên Địa, tiết E (Les
Pères du Systène Taoiste, Tchuang Tzeu, 12, p. 297).

Tôi mới suy rằng nếu mà Tam Giáo Đồng Nguyên, thì chữ Nirvana phải có nghĩa là Phối Thiên, là Niết Bàn.

Sau đó, tôi mượn được 1 cuốn sách của Nathan Soderblom, nhan đề là La Vie Future d’après le Mazdéisme (Paris Ernest
Leroux Éditeurs, 28 Rue Bonaparte, 1901, p. 363). Sách này giải thích Nirvana là Phối Thiên.
Le Nirvana avait fait partie d’une Brahmavidya, đ’une métaphysique de Brahman, avant de faire partie de l’agnosticisme
religieux bouddhique.

Le Nirvana avait signifié l’union avec le Brahman, Tat Tvam Asi «tu es cela», avant đ’être prêché par Gautama comme une
délivrance pure et simple, sans but positif, sans préoccupation métaphysique, dans une religion uniquement occupée du
salut religieux au sens négatif. – Sđd., tr. 363.

Le Brahman, l’être infini, éternel, inébranlable, est atteint dans le Nirvana. Être Brahman, arriver au Nirvana, veut dire
posséder la paix suprême dans cette vie et après la mort. – Sđd., tr. 363.

Cách đó vài tháng tôi gặp một Thiếu Tá Ấn Độ làm trong Ủy Ban Đình Chiến. Tôi hỏi: Nirvana trong tiếng Ấn Độ nghĩa là gì?
Ông lập tức trả lời: Union with God (Phối Thiên).

Có điều đặc biệt là khi Cưu Ma La Thập (Kumarajiva; dịch kinh Phật tại Trường An từ năm 401 đến 412, đời Đông Tấn), đã
mượn hai chữ Nê Hoàn của Đạo Lão để dịch chữ Nirvana. Mà Nê Hoàn chính là Tổ Khiếu, là Đạo trong ta. Tôi đã xác định
Nê Hoàn là Não Thất Ba, là Trời trong ta, theo Bà La Môn.

Thế là tôi nắm được khẩu quyết: Sống phối hợp với Trời là đắc Đạo. Từ đó tôi đi vào các đạo giáo như chơi. Sáng tôi học
Đạo Khổng. Trưa đem Đạo Đức Kinh ra dịch mà lại dịch bằng thơ, rất dễ dàng.

- Tôi đã để ra khoảng hơn 10 năm để học Nho giáo, học Kinh Dịch, học Khổng tử (551-481 tr. C.N.), Mạnh Tử (372-288 tr.
C.N.), Đổng trọng Thư (thời Tây Hán), Trương Tái (Trương Hoành Cừ 1020-1076), Thiệu Tử (1011-1077), Chu Liêm Khê
(1017-1073), Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107), Chu Hi (1130-1200), Lục Tượng Sơn (1139-1192) Vương Dương
Minh (1472-1528) v.v...

- Tôi may mắn được các vị Cao Đài ở Đà Nẵng đem cho tôi mượn khoảng 100 quyển trong bộ Đạo Tạng dạy về Lão giáo.
Nhờ đó mà tôi nắm được Đạo Lão và từ từ biết các cao nhân, danh phái Đạo Lão.

Tôi biết Lão Tử (Thế kỷ VI trước C.N.), Trang tử (khoảng330 trướcC.N.), Liệt tử (Cuối thế kỷ IV trước C.N.), biết Hán Chung
Ly, Lữ Động Tân (798-), biết Nam Tông với Lưu Thao (khoảng 911), Trương Bá Đoan (984-1082) v.v..., biết Bắc Tông với
Vương Trùng Dương (1112-1170) và 7 đệ tử, Khưu Xử Cơ (1148-1227), Lưu Xử Huyền, Đàm Xử Đoan (1123-1185), Mã
Ngọc (1123-1183), Hác Đại Thông (1140-1212), Vương Xử Nhất (1142-1217), Tôn Bất Nhị (1119-1182), biết Đông Phái với
Lục Tiềm Hư (1520-1606), biết Tây Phái với Lý Hàm Hư, Trung Phái với Lý Đạo Thuần v.v...

- Sau đó tôi sang Bà La Môn. Tôi có dịp đọc các bộ Thánh Thư Ấn Giáo như Rig-Veda, như Upanishads, và được đọc đời
sống các vị Thánh như Shankara, hay Shankaracharya (Cuối thế kỷ thứ VIII), Ramakhrisna (1636-86), và đại đệ tử của Ông là
Vivekananda (1863-1902), và các vị khác như Sri Aurobindo (1872-1950, Tagore (1861-1941), Gandhi (1869-1948), Sai Baba
v.v... Tôi thấy Ấn giáo quả đã đạt tới đỉnh cao trí tuệ loài người.

- Sau đó, tôi quay sang đọc các kinh Phật, nhưng tôi chỉ chú tâm đến những đoạn liên quan đến tư tưởng của tôi. Nhờ đó
tôi học được nhiều về đời sống Đức Phật (khoảng 568 tr. C.N - khoảng 463tr. C.N.) và các tổ Thiền như Bồ Đề Đạt Ma (528),
Huệ Khả (486-593), Tăng Xán (606), Hoằng Nhẫn (601-674), Huệ Năng (628-713) v.v..

Không bao lâu, tôi cũng nắm được tinh hoa các đạo giáo đó (Nho, Thích, Lão, Bà La Môn).

- Tôi quay sang khảo về Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Chính Thống v.v... và tôi đã thấy Chúa Giêsu, thánh John, thánh Paul, là
những vị thánh Phối Thiên. Tôi khảo thêm về khoảng 100 nhà huyền học Công giáo khác cũng đã đi theo đường lối này, và
tôi đã tìm ra những khuôn mặt cự phách như Meister Eckhart (khoảng 1260-1327) và các đệ tử xa gần của Ông như thánh
Thomas Aquinas (1226-1274), John Tauler (khoảng 1300-1361), Henri Suso (c. 1295-1363) v.v... Bên Tây Ban Nha tôi đọc
thánh John of the Cross (1542-1991) và bà thánh Thérèse d’Avila (1515- 1582).

Phía Tin Lành tôi thấy có Jacob Boehme (1575-1624), Emmanuel Swedenborg (1688-1772).

Chính Thống giáo có Giám mục Ignatius Brianchaninov, Nicephorus the Solitary v.v...

- Tôi nghiên cứu Do Thái giáo và mật tông Kaballah của Do Thái giáo. Tôi thấy Kabbalah rất cao siêu.

- Rồi tôi sang các Mật Tông như Tam Điểm (Free-masonry) hoạt động vào khoảng 1717, Rose-crucians (Khoảng 1420),
Alchemy, và Hermetism.

- Sau đó tôi sang Hồi Giáo đọc Coran và các môn phái Hồi Giáo. Tôi thấy môn phái Sufism có chủ trương Phối Thiên.

- Tôi nghiên cứu Cao Đài hết sức hẳn hoi. Tôi rất quí Cao Đài vì chủ trương Vạn Giáo Nhất Lý và Cao Minh Phối Thiên.
Tóm lại, tôi không đóng khung tôi trong một Tôn Giáo nào, và bao giờ tôi cũng chỉ đi tìm Đạo Phối Thiên mà thôi.

Tuy tôi đọc nhiều và nhớ nhiều, nhưng thực sự không vất vả vì những tư tưởng mà tôi đi tìm y như đã là của tôi tự bao giờ.

Đức Khổng xưa đã dạy Tử Cống: «Ngươi cho ta học nhiều mà biết, có phải không? Không phải. Ta đây chỉ học cái Một mà
suốt hết cái đó.»[19]

Tôi nghĩ cái học sách vở không quan hệ vì những bậc Đại Thánh như Ramakhrishna, như Huệ Năng, như Jacob Boehme hầu
như là thất học.

Tôi nhớ khi ở Đà Nẵng có một kỹ sư Trung Hoa là Phương Dật Nguyên biếu tôi quyển Chu Dịch Xiển Chân ngày 6-1-1963,
tôi đọc suốt đêm vì thấy có nhiều hình giống như tôi đã vẽ ra. Tôi có trích dịch Bài Trung Đồ và viết vào Trung Dung Tân
Khảo của tôi.

Tôi cảm ơn Trời đã hướng dẫn tôi trong mọi bước tôi đi, đã run rủi cho tôi gặp nhiều duyên may, cho tôi biết những điều
cần biết, nên dù nay tôi bị tật nguyền tôi thấy nó không đáng gì, so với những hồng ân mà tôi đã được.

Tôi thấy rằng chân đạo sao mà ít người nhận ra thế. Họ đi tìm ngược, tìm xuôi, mà cái gì trước mắt thì bỏ qua. Biết một
chút cái gì, thì cho là mình đã nắm được chân lý nên không thèm tìm tòi thêm điều gì nữa.

Thực ra đạo Trời hết sức giản dị, vì Lương Tâm chính là Phật tính, là Thiên Tính là Chân Ngã, là cái gì Bất Biến. Còn Vọng
Tâm là cái gì biến thiên.

Bỏ biến thiên tìm về bất biến; bỏ bóng tối tìm về ánh sáng; bỏ sự Chết tìm về sự Sống; bỏ Giả tìm Chân, đều là chuyện hợp
lý, chuyện có thể làm được.

Và lời hứa Phối Thiên là Niết Bàn là hạnh phúc trường cưủ cũng không phải là cái gì viển vông, vô nghĩa.

Lục Tượng Sơn viết: «Mạnh Tử bảo: «Không nghĩ mà biết là lương tri, không học mà giỏi là lương năng, ấy là cái Trời phú
dữ cho ta, ta vốn có rồi, không phải do ở ngoài đúc ra cho ta vậy. Cho nên nói rằng: Vạn vật đều đủ ở ta, ta trở lại thân ta,
mà thành thực, thì không có cái vui nào lớn hơn vậy.» Đó là cái bản tâm của ta vậy. Cái gọi là an trạch, là chính lộ, là cái ấy;
cái gọi là quảng cư, chính vị, Đại Đạo là cái ấy. Cổ nhân tự đắc cái ấy, cho nên có cái chân thực, nói lý là thực lý, nói sự là
thực sự, đức là thực đức, hạnh là thực hạnh.» [20]

Lão tử viết trong Đạo Đức Kinh, chương 70:

Lời ta dễ biết, dễ làm,

Nhưng mà thiên hạ chẳng am, chẳng tường.

Lời ta nói có chủ trương,

Việc ta vốn có lối đường chốt then.

Nhưng mà tục tử ngu hèn,

Hiểu ta chẳng nổi, nên xem thường tình.

Hiểu ta mấy bực tinh anh,

Ít người hiểu nổi, nên danh càng lừng.

Xưa nay những bậc thánh nhân,

Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ.

Tông Bổn Thiền Sư, trong quyển Qui Nguyên Trực Chỉ, bài 49, Đỗ Thiếu Lăng dịch, tr. 240 và 252, tóm tắt cách tu Đạo Phật
như sau: «Tu Phật không cần học nhiều, chỉ cần biết niệm Di Đà, biết nội quan quán chiếu, để tìm ra Bản Lai Diện mục của
mình, và biết đâu là Nê Hoàn thì sẽ biết căn do sinh tử là tại đó.»

Bài kệ nguyên văn như sau:

Tây phương bất dụng học đa đoan,


Nhất cú Di Đà tại phản quan.

Kiến đắc Bản Lai Chân Diện Mục,

Thủy tri sinh tử tại Nê Hoàn.

Tây phương chẳng buộc học cho nhiều,

Một nịêm Di Đà xét sớm chiều,

Thấy được buổi xưa mày mắt thiệt,

Mới hay sống chết ấy Nê Hoàn.

Mới hay:

Chí đạo đừng tìm trong biến hóa,

Lẽ Trời đừng kiếm chỗ tần phiền.

(Chí đạo bất kỳ ư biến hoá,

Giản dị nhi Thiên Địa chi lý đắc.)

Dịch Kinh, Hệ Từ hạ, chương I, viết:

Càn Khôn dễ biết, dễ làm,

Dị nên dễ biết, giản càng dễ theo.

Dễ hay, nên sẽ dễ yêu,

Dễ theo, nên sẽ chắt chiu thi hành.

Có yêu, trường cưủ mới sinh,

Có làm mới có công trình lớn lao.

Hiền Nhân đức cốt bền lâu,

Hiền Nhân, sự nghiệp cơ mầu lớn lao,

Lẽ Trời giản dị xiết bao,

(Tìm trong phiền toái thấy sao lẽ Trời),

(Lẽ Trời giản dị thấy rồi,)

Ngôi Trời cao cả tức thời hiện ra.

Kinh Thi viết:

Thiên chi dũ dân,

Như Huân như Trì,

Nhu Chương, như Khuê,

Như thủ như huề,

Huề vô viết ích,

Dũ dân khổng dịch.

Trời xanh dẫn dắt chúng nhân,

Như là tấu khúc nhạc Huân, nhạc Trì.

Trời Người đôi ngọc chương khuê,


Bên cho bên lấy đề huề biết bao.

Tay cầm, tay dắt, khéo sao,

Trời xanh dẫn dắt dân nào khó chi. [21]

CAO ĐÀI CŨNG CHO RẰNG: TU TRÌ LÀ TÌM LẠI ĐƯỢC BẢN THÂN

Đức Chí Tôn có dạy rằng: «Lập một nước còn dễ hơn Thầy lập đạo kỳ Ba này. vì Đạo kỳ Ba này chỉ dùng huyền diệu cơ bút
chọn nhân sinh, giao phận sự thế Thiên hành hóa, vì nhân sinh tức là Thày đó vậy.» (Đàn cơ Văn Tuyên Khổng Thánh)

Tôi đã để ngót 60 năm tìm hiểu so sánh đạo trời nhưng chưa thấy đạo nào mà lại coi trọng tín đồ, mà lại đối đãi với giáo
dân như với chính mình bằng đạo Cao Đài.

Đàn cơ Lấy Tĩnh chế Động, Minh Lý Thánh Hội, 2- 4 Kỷ Dậu(15- 7- 1969) viết: «Chư hiền sĩ, hiền muội, Trời là Đại Thiên Địa,
con người cũng như tất cả chúng sinh là Tiểu Thiên Địa. Trời đã có những gì, trong vạn vật vẫn có những vật ấy. Chỉ khác
nhau là ở chỗ lớn bé trên hình thức hoặc biến dịch không ngừng, khi bày khi ẩn vậy thôi. Thế nên Thượng Đế hằng nói:
Thày là các Con, các con là Thày. Tất cả chúng sinh sẽ thành Phật, đồng trở về hợp nhất cùng khối Đại Linh Quang, chẳng
qua là sự tiến hóa mau chậm mà thôi.»

Một trường hợp khác, đời thường nói hai chữ «thiên hạ» ám chỉ con người. Thiên thượng là Trời. Thiên hạ là người. Vậy
người cũng có đủ điều kiện làm Trời.

Phương pháp tu trì

Đời có hai mặt: Thanh trọc, trái phải, động tĩnh. Tất cả đều theo lý Âm Dương mà ra.

Người tu biết đạo, Thiêng liêng thường khuyên nên lấy Tĩnh chế động, lấy Thiện chế Ác, lấy Phải chế Trái,

Nên lấy Tĩnh chế động là nguồn gốc Tu Trì. Cũng như Nước sông mới Gánh về thì Đục, đánh phèn hay để cho lắng lại sẽ
thành trong.

Tu trì được chi phối bởi định luật Nhân Quả:

Nhân quả:

Nhân nào quả nấy lẽ xưa nay

Nhân Trời, Tính Phật hỏi sao đây:

Gieo chi được nấy, đành là vậy,

Biết được muôn loài Cốt không hai.

Trên mặt biến thiên muôn hình trạng,

Dưới lòng vĩnh cửu một Thể thôi.

Kiếp này nếu biết mình là Phật,

Bao kiếp Luân hồi mới như nay.

Tu Trì cũng được chi phối bởi danh từ Hữu Vô.

Hữu Vô.

Tòng Vô nhập hữu, Hữu tài thông

Hữu hữu, Vô vô xứ xứ đồng.

Nhân Vô sinh Hữu sinh biến hóa

Biến cùng Hóa tận, tái hoàn không

Vủ trụ tuần hoàn, tư lý đạt.


Tự thân minh liễu hiển thần thông

Tri đắc biến thiên, tri tạo hóa.

Tạo hóa ký tri Ngã thị Ông.

Dịch:

Từ Không sinh Có, Có sẽ thông

Hữu Hữu, Vô Vô khắp chốn đồng.

Từ Vô sinh Hữu sinh Biến Hóa

Biến Hóa sinh rồi trở lại Không.

Vũõ trụ tuần hoàn mà đạt lý,

Thân mình hiểu rõ, sẽ thần thông,

Bíến thiên rõ lẽ, thông Tạo Hóa,

Tạo Hóa thông rồi, ta là Ông.

(Nguyễn Văn Thọ)

Suy ra, muốn tu trì cho đứng đắn Con người cần biết rằng Mình vốn có Căn Trời, Cốt Phật từ muôn thủa.

Vì ta có Căn Trời Cốt Phật, nên Thượng Đế mới nói: Thày là các Con, các Con là Thày.

Đàn cơ Lấy Tĩnh Chế Động viết: «Vì chư hiền sĩ, hiền muội mỗi người đểu có phép nhiệm mầu vạn năng của Thượng Đế đã
chia phần từ khi mang thề xác vi nhân chốn hồng trần này, chỉ cần lau chùi cho sạch lớp bụi vô minh thì phép màu sẽ hiện
lên như lòng mong muốn... Riêng chư hiền sĩ hiền muội hãy an lòng luôn luôn lấy tĩnh chế động thì mọi động sẽ trở lại an
tĩnh.»

Đạo LÃO gọi căn Trời, cốt Phật trong mình là: Tính Mệnh, là Đạo Tâm.

Đạo Nho gọi căn Trời cốt Phật trong Mình là Tính Mệnh, là Lương Tri.

Đạo Phật gọi Căn Trời Cốt Phật là Đại Ngã là Phật Tính.

Nó vốn dĩ toàn hảo, nên Ba đạo biểu tượng nó là Vòng Tròn Vô Cực. (Vòng tròn chỉ sự Viên Mãn.

Con người nếu biết rằng trong mình có sẵn Đạo Tâm, Lương Tri, phật Tính, theo gương mẫu đó mà tu trì, thì sẽ thành Tiên
Phật.

Trung Dung chương 13 viết: «Phạt kha, Phạt kha, kỳ tắc bất viễn.» : Đẽo cán rìu, có liền bên cán mẫu, Trông lại nhìn cố đấu
cho in, Ngắm đi, ngắm lại liền liền, Đẽo lui đẽo tới mắt xem chưa vừa. Thì ra cán mẫu đã ở sẵn trong mình.[22]

Vừa qua, tôi có được quyển Đại Thừa Chân Giáo của Phái Chiếu Minh xuất bản năm Canh Dần (1950) có kèm theo bản dịch
tiếng Pháp. Sách dịch theo nghĩa bóng, rất là hay. Quyển sách này, đã được Thiên Lý Bửu Tòa, in lại năm 2000. Sách này
không giống các sách Đại Thừa Chân Giáo khác, vì đi hẳn vào Đại Đạo chân truyền, và dịch Đại Thừa Chân Giáo là Le Grand
Cycle de l’ésotérisme và chú thích thêm: Sur l’Ordre Divin, le grand Cycle s’ouvre pour unir les âmes dans l’Âme Universelle
(Dieu) (Đại thừa Chân Giáo trang bìa sách). Tôi chuyên khảo về Ésotérisme (Mật tông) nên đọc sách này rất thích thú.

Ví dụ 2 câu: Trung Dung noi đấy làm gương,

Chỉ Minh Minh Đức là phương siêu phàm (Đại thừa Chân giáo, tr.32- 33)

Mà dịch ý là: Amour et justice, Piété et Fraternité, telle est la Destinée Humaine, Montrez à votre prochain le Dieu que
vous portez en vous, voilà le secret de l’Ascension thật là thâu toát ý tưởng của Trung Dung của Đại Học và của Nho Giáo
muôn đời.

Đại Thừa Chân Giáo có mục đích dạy người tìm lại Căn Nguyên, Cốt Cách của Con Người.

Đại Thừa Chân Giáo víết:


Chiếu sắc Đại Thừa qui Bổn Tính

Minh truyền Chân Giáo phục Linh Căn

Trong bài Tu hành là gì tôi cũng chỉ vẽ cho Con Người con đường Qui Nguyên Phản Bản, tìm về Bản Tính Trời trong con
người mình. Tóm lại, tôi không đi ra ngoài Thánh Giáo.

________________________________________

CHÚ THÍCH

[1] Arthur Avalon, La Puissance du Serpent, Lyon, 1959, p. 60.

[2] Sđd., tr. 179.

[3] Kinh Thư, Đại Vũ Mô.

[4] Kinh Thi, Tản Đà dịch, 168.

[5] Tập San Đại Đạo Phổ Thông, số 16, tr. 111.

[6] Trung Dung, ch. VIII.

[7] Trung Dung Ch. XXVII.

[8] Rabindranath Tagore, Lời Dâng, Đỗ Khánh Hoan dịch, 1999, tr. 5.

[9] Abu Yazid dit: «Tl me placa devant Lui... et dit: «O Abu Yazid! Mes créatures veulent te voir.» Je dis alors: «Orne- moi de
ton unicité, habille-moi de ton individualité, élève-moi à ton unité, afin que me voyant, ces créatures disent: Nous t’avons
vu. Et ce sera Toi, et moi je n’y serai pas.» – Marijan Molé, les Mystiques Musulmans p. 56.

[10] Mysticism, Everly Hill,1974, p. 426.

[11] The Knower and the Known are one. Simple people imagine they should see God as if He stood there and they here.
God and I we are One in knowledge. The eye with I see God is the same as that with he sees me. – F.C. Happold,
Mysticism, 1970, p. 67.

[12] Eckhart therefore did no more than expand the patristic view when wrote: «Our Lord says to every living soul, I
became man for You, if You do not become God for me, you do me wrong.» -- Every Hill, Mysticism, p. 502.

[13] Eckhart in whom the language of deification assumes its most extreme form, justifies it on this necessity. «If, he says, I
am to know God directly, I must be completely He, and He is so that this He and this I become and are one I.» Sđd., tr. 502.

[14] The thirteen principal Upamishads, Robert Ernest Hume, 1988, p. 50-51, p. 246-250.

[15] Huỳnh Đình Kinh chú, Ngoại cảnh Ngọc Kinh tr. 17.

[16] Sđd.. tr. 51.

[17] Abu Yazid dit: Je vis le Seigneur de la Puissance en rêve et lui demandai: «Quel est le chemin qui mène vers Toi?» Il me
dit: Dépouille-toi de ton Toi et élève-toi.» – Marijan Molé, Les Mystiques Musulmans, p. 54.

[18] Trung Dung hoặc vấn, tr. 127.

[19] Luận Ngữ, XV, 2; Trần Trọng Kim, Nho Giáo, q. 2, tr. 266.

[20] Trần trọng Kim, Nho giáo, q. 2, tr. 183.

[21] The She King, James Legge, p. 502.

[22] Nguyễn Văn Thọ, Trung Dung tân khảo, tr. 343- 350.

Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp


Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp

(I) Sinh tử thuyết – Bàn về sự sống chết

Sinh tử là chuyện lớn, vốn là có sinh ất có tử, mà cũng có điền cần ngẫm về chúng. Như ba vị thánh nhân (Khổng tử, Đức
Phật và Lão tử) thực sự là những người mãi trường tồn cùng trời đất, điều này không có gì phải ban luận nữa. Đôi lúc cũng
có người lớn tiếng cho rằng sinh là lẽ thường của tử, tử là lẽ thường của sinh, sao phải nhọc lòng tìm hiểu về chúng? Và
nếu chưa biết cái lẽ thường của sinh tử thì giống như chưa từng sinh ra, chưa từng nhìn thấy cái chết. Vì sao vậy? “Khí tụ
lại thì sinh, khí tan ra thì chết”, đó là nhận định của nhà Nho. Người ta do khí tụ mà sinh, đến mười lăm tuổi ngày càng bị
hao tổn cho tới khi chết. Đó là do ta làm khí tan đi chứ khí không tự tan biến. Do vậy, người đời không ai không chết,

mà không ai biết cách chết, tức không ai biết cách sống.

Ôi! Trời sinh ra người như thế nào mà người tự mình không biết cách sống, không biết cách chết, không biết làm người,
không biết làm người thì giống như cỏ cây, cầm thú. Cỏ cây cầm thú ngờ nghệch hơn người nhiều. Cầm thú chết đi, bên
ngoài còn lại bộ lông, bên trong tiêu biến cả, mà nương theo khí. Cây cỏ chết, khô héo rồi lại tươi tốt, tươi tốt rồi khô héo,
lúc nảy nở (tạo), lúc tiêu biến (hóa), nhờ biết chiếm lấy khí. Con người là giống ưu tú trong trời đất nên linh hơn cả muôn
vật, nhưng khí tụ lại thì chúng ta tự làm nó tan đi. Và không thể thừa theo cái hữu của khí mà nhập vào vô, cũng không thể
chiếm lấy cái vô của khí mà nhập vào hữu, há không bằng lòai cầm thú, cỏ cây ư?

Ba vị thánh nhân không tham sống, không né tránh cái chết, đang lúc sống thì sống, đến lúc chết thì chết. Bởi vậy nói họ
vẫn còn thì ta không thể, mà bảo họ đã mất ta lại không dám. Cái gọi là còn còn mất mất của họ sao có thể bỏ qua không
bàn tới?

Khổng tử đề xướng nghiệp tố vương , thực hiện đường lối nhập thế. Người bàn về tính, mệnh, lời lẽ vi diệu khó biết. Đức
Phật được gọi là Phạn vương, chỉ bàn về tính không bàn về mệnh, lời lẽ kín đáo. Ngũ kinh ngày nay là đại tạng của Khổng
tử, đại tạng ngày nay là ngũ kinh của đức Phật. Đứng đầu trong ngũ kinh là “Kinh dịch”, mà “Kinh dịch” có viết: “Hiểu hết
mọi lý, thấu rõ mọi tính, thì đạt đến sự hiểu biết tối cao về mệnh.” Còn như các vấn đề: đại nhân hợp đức cùng trời đất,
mặt trăng mặt trời lần lượt chiếu sáng, bốn mùa hợp với trật tự, quỷ thần hợp với sự lành dữ, đó chính là những mấu chốt
về tính mệnh. Đương thời, các đệ tử của Khổng tử từ Nhan Uyên trở xuống không ai có thể nhìn ra hàm ý uyên áo ấy của
thầy, khi truyền đến cháu của ông là Tử Tư, Tử Tư mới bắt đầu vạch ra “thiên mệnh chi vị tính (mệnh trời gọi là

Nghiệp tố vương là sự nghiệp lớn không cần có có chức tước mà vẫn có thế lực như vua.

tính)”. Chương đầu của Trung dung còn ca tụng rằng: “Trên tuân theo thiên thời, dưới dựa vào thủy thổ, ví như bốn mùa
tuần hòan qua lại, như mặt trời mặt trăng thay nhau tỏa sáng.” Và đạo tàng ẩn của họ Khổng đã được tiết lộ trong câu này.
Nhưng các môn đồ của Khổng tử luôn cho rằng ông ít nói về mệnh, còn tính và thiên đạo là những điều không được nghe
đến. Nhưng nếu sinh thời nếu ông không có những ẩn ý vi diệu này thì sao đời sau con cháu ông lại dám lên tiếng luận bàn
như vậy. Đại tạng có 5.048 quyển, và không quyển nào không chủ yếu nói về tính.

Về tính, Khổng tử ít nói, đức Phật thì nói hết sức kín đáo. Và trong sự kín đáo đó còn có sự sâu kín, chỉ trong những lời
niệm chú mới truyền tải chúng. Người niệm chú là Phật, ý nghĩa của lời tụng chú cũng chỉ Phật biết. Từ hàng bồ tát trở
xuống không ai có thể hiểu được. Cho nên, phàm người tụng chú đều nói: “Tôi noi theo mật giáo” và chắc chắn họ không
hiểu được ý nghĩa trong câu chú.

Kín đáo (mật) là lối truyền cho câu chú, không phải điều nó nói đến. Theo lối truyền cho này mà tìm được ý nghĩa muốn
truyền dạy, ý nghĩa đó là mệnh trong tính chăng? Nếu không phải đức Thế tôn, ai bàn được chân ngôn của thầy? Do đó,
môn đồ Phật giáo đều chỉ nói “kiến tính thành Phật” và cái học về mệnh bị thất truyền mãi mãi.

Sự dạy bảo của Lão tử lại khác. Từ “Âm phù”, “Đạo đức” các sách đều liên tục nói về mệnh, nói về tính và liên tục nói về
mệnh ất có nói đến tính, nói đến tính ất có nói đến mệnh.

Tôi thường cho rằng: Khổng tử nói về tính mệnh chỉ nói về bóng mà không nói hình. Đức Phật nói về tính mệnh, lấy tính
làm hình, lấy mệnh làm bóng. Lão tử nói về tính mệnh, nói cả về bóng lẫn hình của chúng.

Sau Lão tử, Đạo giáo phân ra nhiều nhánh. Tôi không dám theo đòi nhiều nhánh mà đi ngược thẳng về nguồn và tự hài
lòng về điều đó. Ngày rỗi, mang đan thư ra đọc, thấy nói việc chủ yếu là chiếm được nhất. Nhất tức là đan, đan chính là
càn kim tiên thiên. Mà càn kim tàng ẩn trong khảm thủy hậu thiên, lầy hào nhất của khảm bổ cho hào hai ở ly, đây gọi là tu
tính tu mệnh, là song tu điều hòa tính mệnh. Nhưng còn lo người không biết tu gồm có: lập
nền, luyện kỷ, rút diên thêm hống, dời lò, đổi vạc, tóm lại là những việc dùng thần điều khiển khí, luyện tinh hợp với khí,
luyện thần hợp với hư. Và tu luyện để đạt đến hư vô là điều đáng tu, để trở về cái chân thật của sự sinh sinh tử tử, mà
không sai lệch với chính đạo. Cái học về hư vô, là hư hóa thành thần, thần hóa thành khí, khí hóa thành tinh, hiểu một mà
thông được cả vạn, biết đến vậy thì việc gì còn phải tu? Những công cụ tu luyện sắc bén trên, đời khó gặp. Phải lấy tinh lưu
giữ khí, dùng khí lưu giữ thần. Thần còn thì sống không còn thì chết. Còn không còn do ở ta, không do trời. Nhưng sống và
chết lại do trời mà không do người. Người người đều vậy, người người đều có thể tu luyện. Thần tiên nói rõ cả không phải
như Khổng tử và đức Phật có điều nói ra, có điều không nói ra. Tôi đọc “Sám ký” của Tinh Dương nên biết thời gian tám
trăm ngày. Tám trăm ngày bản thân tự cho chủ, xóa bỏ sự mông muội u mê, ất phải bắt đầu từ lời của thánh hiền. Nhưng
lời của họ miên man khó đọc, nên ta đọc hết kinh sách các nhà mà không hiểu lắm. Lại đọc các lọai sách chú giải, thấy có
sự khác nhau, không thống nhất. Lại thấy các lọai sách chú đều chấp vào hình thức văn vẻ che đậy sự thô lậu của mình.
Nên ý của thánh hiền lại mờ đi mà không được làm sáng tỏ. Sao biết được tám trăm ngày không thóat ra khỏi nỗi khổ của
ta chính là khổ? Và tôi biết đây là việc không dễ, sao có thể dễ dàng thành công được? Muốn cưỡi hạc rong chơi tất phải có
tiền giắt lưng đã. Kẻ phàm phu nghe liền cười lớn, nên bậc thượng thánh không nói. Sai một ly đi một dặm, nếu dễ dàng
tiết lộ thiên cơ, tất liên lụy đến tổ tiên phải chịu tội và đạo lớn không thể truyền đi được. Muốn nói nhưng thôi, muốn phô
bày mà không thể. Xin giữ sự ẩn mật nơi huyền vi, còn vì muốn trình bày về nó thì dựa theo yếu chỉ của thầy mà viết ra đan
thư, làm rõ sự tinh vi của việc luyện đan, viêc điều dưỡng đan một cách tỉ mỉ. Ngộ ra cái “vô” đã nói ở trên, hòan toàn có
được chính giác về chân nguyên. Động thì rong chơi, tĩnh thì nhập niết bàn, tạo ra một hình tượng không bị níu giữ,

không bị cản trở, vĩnh viễn trở về cội gốc ban đầu. Sách này trước đưa ra sự cảnh giới,

giác ngộ, sau nói về việc hòan nguyên, tập trung giảng giải trực tiếp,

xuyên suốt từ đầu đến cuối, phân biệt thật giả, giúp người đọc

hiểu tường tận. Không dám nhận là sách đã hòan tòan hay tốt, xin để người đọc tự nhận xét.

Tháng năm năm Nhâm tuất, Xung Hư tử viết.

=================================================

(II)Bạch Ngọc Thiềm thủy điệu ca đầu

Chưa gặp minh sư để được chỉ dạy thì ngày đêm khổ sở ưu lo. Khi gặp rồi, có được đôi lời khẩu quyết lại quên mất ân tình.
Đáng tiếc thời gian lần lữa trôi vô ích, người không bận lòng vì tinh suy khí kiệt, mà vất vả lo cuộc sống tầm thường. Sao
không quay đầu nhìn lại, ra tay hái rồi quay về nung luyện.

Người trong thiên hạ biết điều lợi mà không thể thực hành, đáng thương bị vùi lấp, làm thế nào mà mãi không tỉnh ngộ.
Chỉ thấy nói lời đầu môi, trong lòng hòan tòan trống rỗng. Chỉ cần mở đan thư xem sẽ thấy, cửa địa ngục đã mở rộng,
nhanh nhanh gây dựng tiền đồ.

=================================================

(III) Chương I: Luận về tiên thiên, hậu thiên

Phàm, thần và tinh chỉ dùng thứ tiên thiên, kỵ dùng thứ hậu thiên. Thần và tinh tiên thiên là nguyên thần, nguyên tinh, là
thứ có lực thần thông, có sức biết hóa.

Thần và tinh hậu thiên là cái thần ưu lo, cái tinh giao cảm,

là thứ không có lực thần thông, không có sức biến hóa.

Nhưng khí thì không thể không dùng cả hai (khí tiên thiên và khí hậu thiên) làm gốc cho sự trường sinh vượt qua số kiếp.

Khí có hai là khí tiên thiên và khí hậu thiên, chia ra hai thể và hai tác dụng. Khí tiên thiên là nguyên khí, khí hậu thiên là khí
của sự hô hấp, còn gọi là khí mẹ và khí con, là gốc để vượt qua số kiếp. Loại khí công cụ (khí hậu thiên) bản thân nó không
thể tự vượt qua, cần có hô hấp để tạo ra tác dụng của nó, nên nói: có tiên thiên không có hậu thiên thì không có gì làm gốc
cho sự hái lấy và nung luyện; có hậu thiên mà không có tiên thiên, không có gì để thành công phu trường sinh thực sự,
chuyển thần nhập định. Như vậy phải dùng cả hai khí mới thành gốc của sự trường sinh, thóat khỏi số kiếp.

Người tu chân hái khí tiên thiên nguyên thủy làm tổ tiên của kim đan. Nếu không hái nó sẽ ngày đêm khô mất mà thôi.
Từng hơi từng hơi quay về cội gốc, đó là mẹ của kim đan. Người chưa bị thất thóat khí tiên thiên ra ngòai thì hái nó để an
thần, nhập vào tĩnh định, trở lại với cái thể chân nhân trẻ trung, tức dùng phép tu Đồng chân. Người đã bị tổn thất khí này
thì hái lấy mà bù đắp như lúc mới được sinh ra, hòan tòan đầy đủ khí tiên thiên này thì hậu thiên mà có thể đón nhận thiên
thời.

Người tu luyện không được để tiên thiên biến thành hậu thiên, cũng cần giành lấy tinh tiên thiên, đưa nó trở lại thành thủy
khí,   

đây là trở về với gốc của tính, trở lại với nơi cội rễ của mệnh. Thủy khí là cực hư cực tĩnh. Nó đến nhờ hô hấp hậu thiên đã
có được chân cơ, cho nên ranh giới của tiên thiên, hậu thiên là cuối giờ hợi đầu giờ tý thì dùng hô hấp hậu thiên tìm lấy hơi
thở của chân nhân. Do tiên thiên cần phải chuyển ngược nên hô hấp hậu thiên cũng phải chuyển ngược, không chuyển
ngược thì khác chi anh phàm phu, ngông cuồng.

Người tu chân, hái tinh thường dùng, hợp thành nhất khí để bổ sung và hòan thiện tiên thiên. Đang khi hít vào (bộ máy hô
hấp khép lại) thì chuyển khí đến can (Nê hòan), gọi thăng (lên) là tiến (tới), đây vốn là cơ chế của sự hái lấy; rồi lại chuyển
đến khôn (hòang phòng), gọi giáng (xuống) là thóai (lui). Thăng lên đến càn vốn là cơ chế của sự hái lấy, giáng xuống đến
khôn vốn là cơ chế của sự nung luyện. Và sự nung luyện vào lúc này lại là tiên cơ (khâu trước) của sự hái lấy sắp tới. Đây là
phương pháp bí mật được các bậc chân nhân đời đời truyền miệng cho nhau.

Người tu luyện chỉ cần biết được sự đóng khép thì kim dịch quay về và thành đan. Nếu không hiểu được điều này thì không
thể hái lấy chân khí, đại dược không thành chỉ phí công tu. Việc có được cơ chế đạt tới chân động chân tĩnh cũng là điều vô
cùng cần thiết, nếu không không hái được. Chân khí chưa đến mức cực hư cực tĩnh, thì lúc vô tri giác cũng không phải là
chân tĩnh (sự tĩnh lặng chân thật, bản chất). Với trạng thái vô tri giác mà có được diệu giác từ cái thấp thóang mập mờ, đây
chính là chân động. Chưa đến được lúc vô tri giác mà bằng vọng tưởng cố ép sẽ sinh ra vọng giác, đây không phải là chân
động. Động đã không chân thì không có chân khí. Và nếu không biết thứ tự cũng không thể thành đan. Thứ tự đó là: Biết
đúng lúc thuốc sinh ra, hái lấy, nung luyện, đóng kín, tiến dương hỏa, thóai âm phù, hòan tất chu thiên.

Chúng có Chu thiên là một thuật ngữ của Đạo gia.

Chu thiên thường nói đến là thông hai mạch Nhâm, Đốc với nhau, được gọi là tiểu chu thiên, chỉ giúp trừ bệnh tật và giúp
cơ thể khỏe mạnh. Có một lọai chu thiên khác không gọi là tiểu chu thiên hay đại chu thiên, là hình thức chu thiên được tu
luyện trong thiền định, từ Nê hòan đưa một vòng xuống dưới, đến Đan điền chuyển một vòng lên, tuần hòan bên trong
thân. Sau khi hòan thành vòng chu thiên này sẽ hình thành một dòng năng lượng rất mạnh, một mạch khơi dậy trăm mạch,
làm cho các mạch trong cơ thể đều chịu tác động. Còn đại chu thiên là thuật luyện công,

là sự chuyển vận của vài mạch, từ tam âm tam dương ở tay xuống đến chân,

rồi từ hai gót chân thẳng đến đầu, vận hành một vòng tòan thân.

Luyện đến đại chu thiên là đã đạt mức luyện công thật sự cao cấp.

những tác dụng khác nhau trong cơ thể chúng ta. Công phu hái lấy, từ cơ chế thăng giáng hiểu được lý của nó có thể hái
lấy chân khí, bằng không sẽ chẳng có được chân khí. Ngoài ra, dùng hỏa phù một cách tùy tiện cũng chỉ như dùng nước lửa
nấy chõ không mà thôi, còn nói gì đến việc thu phục khí?

“Thai tức quyết” của Viên Thiên Cương có chép: “Nguyên khí là gốc của đạo lớn, là mẹ của trời đất, một âm một dương mà
sinh dưỡng muôn lòai. Ở con người nó là khí hô hấp, ở trời là khí nóng lạnh. Có thể thay đổi khí của bốn mùa, đó là Mậu
kỷ. Xuân ở cung tốn sinh ra vạn vật, hạ ở cung khô nuôi lớn vạn vật, thu ở cung càn làm vạn vật trưởng thành chín chắn,
đông ở cung cấn hàm dưỡng vạn vật.” Nên người học cần thu lấy chính khí của bốn mùa, nạp vào trong thai, đây là chân
chủng.

Tích lũy lâu ngày tự nhiên thành tựu, tâm định, tức định, thần định. Rồng thân thiết,

hổ kề cận, kết thành thai thánh, gọi là thai tức của chân nhân.

Chu thiên là một thuật ngữ của Đạo gia. Chu thiên thường nói đến là thông hai mạch Nhâm, Đốc với nhau, được gọi là tiểu
chu thiên, chỉ giúp trừ bệnh tật và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có một lọai chu thiên khác không gọi là tiểu chu thiên hay đại
chu thiên, là hình thức chu thiên được tu luyện trong thiền định, từ Nê hòan đưa một vòng xuống dưới, đến Đan điền
chuyển một vòng lên, tuần hòan bên trong thân. Sau khi hòan thành vòng chu thiên này sẽ hình thành một dòng năng
lượng rất mạnh, một mạch khơi dậy trăm mạch, làm cho các mạch trong cơ thể đều chịu tác động. Còn đại chu thiên là
thuật luyện công, là sự chuyển vận của vài mạch, từ tam âm tam dương ở tay xuống đến chân, rồi từ hai gót chân thẳng
đến đầu, vận hành một vòng tòan thân. Luyện đến đại chu thiên là đã đạt mức luyện công thật sự cao cấp.
=================================

IV) Chương II: Dược vật luận - Luận về thuốc

Xung Hư tử nói: “Đại đạo của thiên tiên được ví là kim đan, kim đan vốn được ví von là thuốc”. Vậy có thể dùng vật gì để ví
với thuốc? Người luyện ngọai đan dùng chân diên rút ra được từ hắc diên (chì đen) tức bạch kim luyện thành kim đan,
người luyện nội đan dùng chân khí rút ra từ thận thủy giống như kim luyện thành nội đan, cũng gọi là kim đan.

Ngọai thì lấy bạch kim làm thuốc, lấy đan sa làm chủ;

nội lấy chân khí giống với kim làm thuốc, lấy nguyên thần bản tính làm chủ.

Thái Thượng nói: “Thấp thóang mập mờ, bên trong có vật”. Thấp thóang mập mờ là nguyên thần của bản tính, không bám
váo tri giác suy tư, tựa như chỗ huyền diệu của tri giác, trong nó ất có vật. Vật tức là cái tinh chân dương trong thân ta, gọi
là “tổ khí tiên thiên”. Trời đã gọi nó là tổ khí, tất phải ở bên trong, là gốc sinh ra khí, thế vì sao còn gọi là ngọai dược?
Người xưa từng nói: “nội dược kim đan đến từ bên ngòai”, vì từ khi thân được sinh ra tổ khí tuy tàng ẩn ở Đan điền nhưng
có khi lại phát sinh ra bên ngòai. Như nghe nhìn nói, cử động và lòng dâm dục đều từ khí này hóa sinh ra, như nghĩ đến sắc,
thanh, hương, vị, xúc pháp ở bên ngòai cũng đều do khí này mang tới.

Người tu luyện phải lấy cái phát sinh ra bên ngòai này đưa trở về bên trong. Do đó,

tổ khí tuy là sinh ra bên trong nhưng lại đến từ ngòai, vì vậy được gọi là ngọai dược.

Khi luyện thành hòan đan, nó là nội dược, còn gọi là đại dược.

Thực ra chỉ nhất khí này, khi đã luyện xong thì thành đại dược.

Chân Dương nói: “Đại dược không tự sinh ra, nó đợ hái rồi sau mới sinh, không giống như sự xao động ban đầu của cái
dương nhỏ bé lúc mới xuất hiện, là tự phát sinh.” Hòan tòan không theo ở bên ngòai, chỉ động ở chỗ động của sự phát
sinh. Vì nó không rời khỏi bên trong nên gọi là nội dược. Đã có phân biệt trong ngòai thì sự hái lấy cũng khác nhau. Ngọai
dược sinh rồi sau ta mới hái, nội dược phải hái rồi sau mới sinh ra. Thánh sư các đời truyền cho nhau, cái gọi là “bảy ngày
dùng lời truyền thụ thiên cơ”, đều nói về việc hái thuốc như vậy cả. Tử Dương chân nhân nói: “Không tĩnh định thì dương
không sinh, sau khi dương sinh, không tĩnh định được thì đan không kết.”, chính là nói điều này.

Nhưng bước đầu biến hóa tuy nằm ở chỗ chuyển ngược nhất khí, nhưng chủ tể của sự chuyển ngược lại ở thần, tức là
thuyết “thần trở về trong thân thì khí tự quay về”. Nếu niệm động lên thần sẽ chạy rong, kéo theo khí này chạy ra thế giới
dục vọng. Vậy nguyên thần, nguyên khí sẽ biến thành cái tinh hữu hình hậu thiên, là vật vô ích trong đạo luyện đan. Vì thế,
tất phải lấy nguyên thần tiên thiên không niệm tưởng làm chủ, quay trở lại soi chiếu bên trong, ngưng thần nhập vào khí
huyệt, tự khắc chân dược tiên thiên từ hư vô quay về gốc khí (khí căn) trong đỉnh, thành nền tảng cho quá trình luyện đan.
Người xưa nói: “từ ngòai đến” là vậy, là nói về ngọai dược này.

Cho thuốc này vào đỉnh tiến hành hỏa hậu tiểu chu thiên nung luyện. Du Diễm nói: “Nếu biết thuốc mà không biết bí mật
về hỏa hậu luyện nó, chỉ có thể làm ấm Hạ nguyên, không thành hòan đan” khi bàn về việc luyện ngọai đan. Đây cũng
chính là câu “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh (Đưa khí về hỗn hợp với thần, trong trăm ngày công phu linh diệu)”
trong “Tâm ấn kinh”.

Ngọai đan gặp đủ hỏa thì thành thuốc, đây chính là chân khí có đầy đủ dương thần; khí không hóa thành âm tinh, chính là
chân khí thuần âm, đây mới đáng gọi là trong khảm đã đầy tràn. Xưa Hòan Dương chân nhân khẩu truyền thiên cơ, nói về
cảnh hái đại dược va cách hái đại dược đúng như vậy. Phàm, hái tức đại dược sinh tới, lúc nay kiên trì điều hòa nó để có
được nội dược, hái lấy khí này mà dùng thì điểm hóa được nguyên thần. Tử Dương chân nhân gọi đây là “lấy khảm lấp vào
ly”. Chính Dương lão tổ gọi là “rút diên thêm hống”, đều nói về nội dược này. Muốn luyện khí này hóa thần, phải lấy nó
hợp cùng thần mà luyện. Người xưa nói: “Luyện khí hóa thần” là vậy. Người ngày này không biết luyện hóa thần khí như
thế nào nên khí mà mỗi người tự có vì dâm cấu ma bị hao tổn, thần vì dâm dục mà mê lọan, nên thần khí đều suy giảm và
dần đi đến cái chết.

Chân nhân tu luyện, đầu tiên dùng thần hỗ trợ khí, luyện cho khí hòan tòan thuần dương thì có thể định. Sau đó, dùng cái
khí đã định rồi hỗ trợ thần, thần khí đều định. Khí vô cùng hư tĩnh và thần tự thuần dương. Riêng định riêng giác, đây gọi là
khí hóa thần. Luyện ra thần thuần dương thì có hỏa hậu đại chu thiên trong đó. Tiên gia gọi đây là hòai thai, thai tức, để ví
như lúc đang còn thai nghén. Tự có hơi thở và hơi thở vô cùng nhẹ như không có, nhà Phật gọi đây là tứ thiền định. “Hoa
nghiêm kinh” viết: “Khi thiền, bước đầu là giữ niệm, bước hai giữ hơi thở, bước ba giữ mạch, bước bốn diệt hết cả để đạt
đến định (bước này gọi là tứ thiền định)”. Vào lúc này, hỏa tự có hỏa mà như không có, dược tự có dược mà như không
có. Khí tự thuần dương không tiết lộ ra để làm thành thần thuần dương. Không lộ mà nhất thần (thần thuần dương) lặng lẽ
soi chiếu thì từ đây thực sự đạt đến đạo tiên. Đây là chân tướng của thuốc hai lần sinh ra, hai lần luyện dược. Việc phân
biệt thuốc này là thiên cơ bí mật hết sức quan trọng của tiên gia, người học có thể không biết phân biệt sao? Nhưng người
xưa chỉ nói thuốc, không nói cách phân biệt, cách dùng, lúc hái và cách hái. Những tên hư ảo của nhất dược đều nằm ngòai
những điều mắt thấy tai nghe nên người sau không thể nhận ra bản chất của nó.

Thi Kiên Ngô lão tổ nói: “Trong khí có thuốc trường sinh, thuốc vốn là khí tiên thiên nên vô hình, ta tin ở sự vô cùng chân
thật trong cái vô hình của nó. Thấp thóang mập mờ cũng do sự chuyển động kỳ diệu trong vô mà có. Trong sâu thẳm tối
tăm mà hái lấy nung luyện. Đây chính là đạo lý hư vô rất chân chính. Tâm sai khiến khí và thần, hỏa vốn là sự hữu hình của
hô hấp, ta lấy cái hữu hình mà tác động đến nó là nuôi lớn tà hỏa, không lấy cái hữu hình tác động đến nó thì tựa như
không có hỏa. Khi diệu ở nhất dương trở lại, dùng thần khiển khí, trở về cung giữa, đây chính là sự vi diệu của việc trong vô
có hữu. Cho nên nói là như có như không. Có thể biết chủ tể điều khiển khí mà không biết sự vi diệu của cái như có như
không thì thần rơi vào trống không, tức trở thành cô âm (chỉ âm không dương). Các giống sinh vật trong trời đất đều có khí
hun đúc thành, vạn vật sinh sôi biến đổi lẽ nào không có lúc thịnh vượng? Qua một thời gian tu luyện, tất đến lúc hun hấp
suốt ngày, chuyển nghịch mà đón lấy thì thành đan. Thuận mà thi hành thì thành thai. Theo đó mà thành tiên hay người.

đan đã thành tự có hình dạng nên không phụ thuộc vào ngọai hình mà chỉ sinh ra bên trong,

có tác dụng bên trong.

Do thần của ta cảm nhận được nó, từ Vĩ lư qua Tam quan,

lên đến Nê hòan, xuống đến Trùng lâu,vào dến Hòang phòng. Có thể cảm nhận được là có thể biết,

có thể thấy. Đây gọi là quả sinh tử, từ đây có được chính niệm

====================================================

(5) Chương III: Đỉnh khí luận – Bàn về đỉnh vạc

Đỉnh này là nơi các bậc tiên thánh xưa cho rằng việc luyện tinh, luyện khí, luyện thần đều quay về nương tựa ở đó. Nên
thần, khí được ví là diên, hống, và đan điền được ví là đỉnh. Nó có trong thân người, nhưng người ngu không biết luyện
tiên thiên trong thân chính là luyện ra ngọai đan để uống, chấp vào lời về đỉnh mà tin rằng luyện các thứ chì, thủy ngân,
kim thạch, thảo mộc bên ngòai thành ngọai đan để uống, uống vài sẽ bất tử, đến nỗi họ phải mất mạng không thể cứu,
thật đau lòng!

Lã tổi viết: “Buồn cười Thượng thư Trương vùng Cửu Giang, uống thuốc không sáng suốt để thần khí cạn khô. Không biết
hòan đan vốn đâu có chất, nuốt lấy kim thạch, sao dại khờ!” Thuyết về đỉnh quả thật đã gây ra những hiểu lầm tai hại.
Những kẻ yêu nghiệt, tà thuyết nói nữ nhân là đỉnh, việc giao cấu là hái thuốc, lấy tinh dịch của nam, huyết bẩn của nữ để
uống. Kẻ điên cuồng tự làm những chuyện điên cuồng mong bồi bổ cơ thể, nối dài mệnh sống.. Xưa, tổ Chung Li nói: “Nếu
dùng lọan những thứ quái dị mà thành tiên, thì e con dê được cho uống rượu để đem cúng tế cũng bay lên trời rồi.” Kim
Cốc dã nhân nói: “Diên hống đã được luyện từ mấy trăm năm, mà có mấy người hiểu được, mấy người tu được? Nếu mọi
anh ngu độn đều hiểu đạo thì trong thiên hạ thần tiên nhiều như nước chảy.” Những câu này đều nói việc người ngộ nhận
về đỉnh.

Đỉnh được ví như có đỉnh trong và đỉnh ngòai: đỉnh ngòai chỉ hình dạng của Đan điền, đỉnh trong chỉ khí ở Đan điền. Nói về
hình, thì luyện hình là nối chỗ dụng của việc luyện tinh hóa khí. Xưa có câu: “Phía trước đối diện với rốn, phía sau đối diện
với thận, ở giữa có chiếc đỉnh chứa chân kim.” Về khí mà nói, luyện khí là nói việc luyện khí hóa thần, xưa có câu: “Đầu tiên
dùng bạch kim làm đỉnh vạc”, đây là câu của Tinh Dương chân quân. Người xưa dùng hắc diên ví thận, chân khí phát ra
trong thận ví là bạch kim, giữ lấy nó mới an được nguyên thần. Nên nói, đầu tiên lấy bạch kim làm vạc để đưa nguyên thần
trở về. Lại có câu: “Rõ ràng đỉnh trong là hòang kim (vàng)”, nói bạch (trắng),

nói hòang (vàng) đều để nói cái khí đã trở lại này.

Ở đây xin mở rộng bàn thêm. Không có gì không thể ví với đỉnh. Khi bắt đầu, tức ở bước đầu tiên luyện tinh hóa khí, muốn
triệu chân khí tiên thiên về phải dùng đến thần, tức dùng nguyên thần thống lĩnh khí và cùng quay xuống Hạ đan điền. Và
việc hô hấp hậu thiên đều theo thân mà hồi phục chân khí, tức lấy nguyên thần gọi là nội đỉnh (đỉnh trong). Nếu không có
thần này thì không thể nắm lấy khí này, và nơi dừng lại của chúng là Hạ đan điền được gọi là ngọai đỉnh (đỉnh ngòai). Lại
nếu không nói đến vị trí tàng ẩn, tức nơi được gọi là có “một đỉnh chứa chân kim”, thì lúc này gọi Đan điền là ngọai đỉnh,
và thần cũng có thể là nội đỉnh. Như vậy phải ngưng thần nhập vào khí huyệt này,

mà thần đã trở về trong thân thì khí tự quay về.

Chân khí và dương tinh một khi sinh ra tất chạy ra ngòai nên cần triệu chúng về. Thần biết khí ở bên ngòai thì thần cũng
chạy ra ngòai. Vậy muốn triệu khí về phải nhờ thần điều khiển nó, đưa nó từ Thái huyền quan, qua Vĩ lư, Hiệp tích, lên Nê
hòan,

qua Trùng lâu, đưa về thổ phủ, nên có câu: “thần trở về trong thần thì khí cũng trở về.

” Khí sở dĩ có thể quay về cội gốc là do vậy.

Khi đã hòan tất bước trên, muốn dưỡng thai tiên và thu phục nguyên thần vô cùng linh diệu, tức bước vào bước thứ hai
luyện khí hóa thành thần, lúc này duy chỉ dùng đến khí. Dùng khí chở thần tức lấy khí tiên thiên an định ở Trung đan điền,
đây là khâu then chốt. Thần đã có thể bị thu phục lâu dài và an định lâu dài bên trong đó, thì chuyển thần nhập vào định,
tức như trên đã nói, lúc này khí cũng có thể gọi là nội đỉnh. Nếu không có khí này thì rơi vào cô âm, không thể lưu giữ thần
lại. Thần không có nơi nương tựa nên ra vào tùy tiện và vọng niệm dấy lên. Trung, Hạ đan điền nơi lưu giữ là ngọai đỉnh, là
vị trí chính mà thần cư ngụ. Nên thần đã tĩnh định thì lặng lẽ soi chiếu là như vậy.

Ban đầu luyện tinh hóa khí nên lấy thần làm nơi nương nhờ của khí. Sau dó luyện khí hóa thần, lấy khí làm nơi nương nhờ
của thần. Thần khí nương tựa lẫn nhau, cùng giữ lấy nhau, chặt chẽ không rời, thật có thể nói là giống như sự nghiêm mật
của chiếc đỉnh. Cố gắng đặt ra cái tên “điên đảo” để nói rõ đạo lý này. Lã tổ nói, lò vạc chân thật, ống bễ chân thật, biết sự
chân thật của chúng thì sau mới dùng sự chân thật đó. Dùng được cái chân thật của chúng thì sau mới đạt đến chân. Lẽ
nào có đỉnh vạc nào đó để hòan đan ư? Cái điều sâu sắc và sáng suốt này có thể không nghiên cứu sao? Sao có thể lấy
những thứ bên ngòai thân mà làm ra một cái đỉnh nào khác sao? Ở đây cần nói thêm, bùn đất, sắt thép, đỉnh và nữ nhân
mà gọi một cách giả dối là đỉnh vạc thì đều không đáng tin cậy, tin vào những tà thuyết ấy chắc chắn bị ngộ nhận khiến tính
mệnh tan thành ma. Xưa có câu: “Thần luôn ở chỗ thánh khí, tính trở nên linh thì sẽ được.”, lời này cũng có ý như trên.

Bạch Ngọc Thiềm cho rằng: “Chỉ lấy mậu kỷ làm lò đan, luyện được một viên đỏ hồng làm bơ ngọc.” Mậu tức khí trong
thận, gọi là bạch kim, mậu kỷ tức bản tính trong thân. Mậu kỷ vốn thuộc thổ nên còn gọi là thổ phũ (chõ đất), tức tên gọi
khác của đỉnh. Tử Dương chân nhân nói: “Đưa về thổ phũ nhốt kiên cố”. Việc triệu thần điệu khí vi diệu ở chỗ hư vô. Hư vô
là tướng mạo của thần khí tiên thiên. Thần không lo nghĩ, khí không dâm ô, tất tiên thiên có chỗ nương tựa. Thần dựa vào
khí, khí dựa vào thần, thần khí nương tựa lẫn nhau, và còn dựa vào ngọai đỉnh là Trung, Hạ đan điền, nên mới định vững
vàng (thắng định). Đã định vững vàng thì ở vào bậc tối thượng thừa, đại định cực hư cực tĩnh. Xưa có câu: “Tâm tức tương
y (thần khí nương tựa nhau) lâu dần sẽ thành thắng định” Việc nghiên cứu về đỉnh, không thể xem nhẹ.

“Hoa nghiêm kinh” viết: “Thế tổ ngồi dưới gốc bồ đề mà lên đến đỉnh Tu di, đến cõi trời Đao lợi, cỡi trời Đâu suất thuyết
pháp, nhưng vẫn không rời khỏi chỗ ngồi ở gốc bồ đề.” “Đại tập kinh” viết: “Phật thành Chính giác ở giữa hai thế giới dục
giới và sắc giới, hóa ra đài thất bảo (đài được làm bằng bảy lọai châu báu), giống như chùa Phật ở mười phương đại thiên
thế giới, giảng giải sâu sắc Phật pháp cho các bồ tác, khiến các pháp của người mãi được lưu giữ lại” “Hoa nghiêm kinh hợp
luận” viết: “Biết Phật pháp chính là thế gian pháp , thế gian pháp tức là Phật pháp. Không ở trong tình đời mà phân biệt với
tình đời.” Lại viết: “Tất cả thế gian pháp đều là Phật pháp. Sao có thể rời khỏi thế gian pháp mà có được Phật pháp?”

Doanh Thiềm tử trong “Bách tự lệnh” nói: “Đại dược kim đan không khó biết, khéo ra tay lúc dưõng sinh. Trong cuộc sống
thường ngày cần luôn cẩn thận ở chỗ một mình, chớ để rồng hổ chạy mất. Tâm cần an nhàn, thân cần ngay ngắn vững
vàng (chính định), ý phải luôn giữ gìn, không bao giờ xao nhãng, tự niên thông thấu được huyền tẫn. E đôi lúc gặp điều lừa
bịp, xin vì anh chỉ rõ ra: nghe tiếng sấm rền lập lò đặt vạc, đây không phải chuyện nhỏ, kịp thời xoay vần sao Đẩu. Tính trở
lại tròn trịa sáng láng, nền sinh mệnh kiên cố, khám phá trong vô có hữu. Lão cóc già thành hình, lập tức thọ ngang trời
đất.

Phật pháp là giáo lý của đức Phật Thích Ca, gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, cùng những giới luật
được ghi chép đầy đủ trong Tam tạng kinh.

Thế gian pháp là những sự nghiệp giả tạm nơi cõi thế gian như: làm quan, kinh doanh... để mưu cần cuộc sống vật chất.

=========================================================
Chương IV: Hỏa hậu luận – Bàn về hỏa hậu

Xung Hư tử viết: “Tu thiên tiên là tu mệnh và nguyên thần, thần tiên từ tính mệnh mà chứng được tính. Cho nên bước đầu
là tu mệnh, bước giữa là tu tính, không có được kim đan không thể hồi phục chân tính. Để chứng được kim đan là tinh khí
chân dương, nếu không có hỏa hậu, không thể hái lấy nung luyện thành đan.” Vì thế có câu: “Hoàn toàn nhờ vào hỏa hậu
mà thành công.”

Xưa, Hư Am chân nhân viết: “Dù có chân dương và quyết chí tu luyện, nếu không có hỏa hậu chí khó thành. Cách luyện chu
thiên cần được tiên truyền thụ, người đời có ai nói được sự thật?”

Còn có câu: “Nếu mọi anh ngu đều hiểu đạo, thần tiên trong thiên hạ sẽ nhiều như nước chảy.”

Lại nghe Tiết Đạo Quang nói: “Thánh nhân truyền cho thuốc mà không truyền cho lửa (hỏa hậu)”, tôi lại cho rằng: “Hỏa
hậu ai bảo không truyền? (đã không thể truyền sao có sách “Hỏa ký” gồm 600 thiên?) Tùy cơ duyên âm thầm vận hành
nhập vào cõi vô cùng huyền diệu. Thấy được hàng nghìn bậc thánh thời xưa, rõ ràng đều thở theo cách tiên.”

Và Trần Hư Bạch từng viết: “Muốn biết chỗ diệu trong khẩu quyết về hỏa hậu, rồng đương ở trong chân tức, nên đến mà
hỏi nói.”

Tào Tiên cô trong “Linh nguyên đại đạo ca” viết: “Ta vì anh mà nói ngọn ngành, gốc mệnh đến từ chân tức.” Câu này chỉ rõ
hỏa hậu chỉ là chân tức, là lối hô hấp của chân nhân, không phải cách hô hấp qua mũi miệng.

Trần Chí Hư nói: “Khẩu quyết về hỏa hậu vô cùng huyền bí, không thể một lời mà nói hết, trong nó có rất nhiều điều.”

Từ các bậc tổ truyền cho nhau, có những điều gọi là: Hỏa hậu hái thuốc, hỏa hậu phong kín, hỏa hậu khởi lên tiểu chu
thiên, hỏa hậu tiến thoái điên đảo, hỏa hậu mộc dục, hỏa hậu lúc đủ hỏa dừng hỏa, hỏa hậu hái đại dược, hỏa hậu uống
lấy đại dược, hỏa hậu đại chu thiên, hỏa hậu để thần toàn vẹn, hỏa hậu để xuất thần… có thể không phân biệt rõ chúng
sao?

Tử Dương chân nhân nói: “Bắt đầu ở sự hữu vi người ta khó thấy ra, đến lúc vô vi mọi người bắt đầu hiểu. Nhưng tin vô vi
chính là sự vi diệu cốt yếu, ai biết hữu vi chính là nền tảng.” Hữu vi là tiểu chu thiên, vô vi là đại chu thiên. Bởi hỏa hậu tiến
hành trong hô hấp của chân nhân, nó thuộc vào vô hô hấp (không hít thở). Từ không hít thở để giao hội thần khí, luyện lâu
ngày mà thành đại dược, tất phải dùng hữu vi, nếu không tu luyện không đúng cách. Không ai biết, là vì lẽ thiên cơ bí
truyền cần kín đáo tu luyện. Tiên thánh ngày xưa cảnh giác mọi người rằng: “Biết nó không được phô trương cho người
biết” là vậy. Gọi là truyền dược không truyền hỏa tức không được tùy tiện truyền bá điều này. Trước sự vô hô hấp thì đều
từ vô nhập vào hữu, sau nó đều từ hữu quy vào vô. Nhưng hô hấp hỏa hậu vốn là điều có trong thân. Đầu tiên từ ngoài
quay về bên trong, thì bên trong là hữu. Nên dùng đến hỏa hậu đại chu thiên tất đến được vô. Nhưng vô không phải là
không dùng hỏa mà đến được vô, mà là chỗ kỳ diệu của việc tiến hành hỏa hậu nằm ở vô. Thứ hỏa này vô cùng nguy hiểm,
vì hỏa ở bậc hữu vi dễ tiến hành nhưng ở mức vô vi lại khó khăn. Không thể không vận hỏa, đây là điều nguy hiểm, nếu hơi
có chút pha tạp của hữu vào cũng nguy hiểm. Vô vi nhưng đôi lúc gián đoạn cũng hết sức nguy hiểm. Nên Tử Dương chân
nhân dặn dò: “Những anh phàm phu tục tử trên đời, vừa nghe đến vô vi liền đoán là không dùng hỏa. Bèn theo ý thích của
mình mà an tâm phóng túng. Hoặc đoán rằng vô vi là trước sau chỉ dùng vô mà thôi, không hiểu lúc đầu cần có sự hữu vi.”
Nên có câu: “Chỉ dựa vào vô vi thì còn có gì phải làm?”, và Tử Dương chân nhân đã nói thẳng ý chỉ: “song tu cả hữu lẫn vô”.

Thuần Dương lão tổ nói: “Nhất dương sơ động, trung tiêu lậu vĩnh” (Đoạn dưới đây nói về hỏa hậu lúc hoạt tý).

Ngụy Bá Dương nói: “Cuối tháng rồi đến đầu tháng, sấm rền lên nhận được hỏa phù”, ở đây lấy một tháng làm ví dụ. Cuối
tháng (hối) ví với lúc âm cực trong thân, hối rồi đến đầu tháng (sóc) của tháng tiếp theo, tức mồng một. Quẻ chấn có nhất
dương bắt đầu xuất hiện ở hào dưới, nên ví với sự sinh thành chân khí trong thân. Thuốc sinh thì hỏa cũng sinh. Chấn
dương động và đến thì nhận được hỏa phù, hái mà luyện lấy.

Trong câu trên Thuần Dương dùng một ngày để ví dụ. Trung tiêu là lúc nửa đêm, giờ tý, lậu vĩnh tức thời khắc của hỏa phù.
Xưa có câu: “Hoặc dùng ngày ví dụ, hoặc dùng tháng, dùng năm ví dụ, không có gì không ví dụ được.” Qua đó thấy rằng,
phát minh về hỏa hậu là điều không dễ nói ra. Người học dù không nhìn nhận đúng những ví dụ đều lờ mờ cho đó là sự ví
von về sự lý trong thân, nên còn chưa hiểu thật đúng.

Trần Triêu Nguyên nói: “Phàm luyện đan, theo giờ tý lúc nguyên khí sinh ra mà vận hỏa, thì hỏa lực đầy đủ. Vào những giờ
khác vận hỏa không được là do không có thuốc.” Không có thuốc tức là “nước lửa nấu chõ không”. Doanh Thiềm tử cho
rằng: “Luôn vận lên vào giờ tý lúc nửa đêm, đạo trời lòng người đều trở về nguyên thủy. Luyện tính tu chân phải ở lúc này,
tự nỗ lực không ngừng, mới thật là người quân tử. Vất vả cuộc sống mà tránh được cái chết thì việc đối vách tu thiền có là
gì?”

Trần Nê Hoàn nói: “Trong mười hai canh giờ phải biết đến giờ tý.”

Đạo luyện đan một khi dùng đến chu thiên cần đợi đúng giờ tý để vận hỏa. Mười hai cành giờ của một ngày vốn có lúc giờ
tý vào nửa đêm. Đạo luyện đan tuy nói giờ tý mà không thể chấp vào giờ tý. Trong 12 canh giờ, bất cứ giờ nào cũng có thể
là giờ tý dương sinh ra hỏa phát lên, nên nói “giờ hoạt tý” để ngầm chỉ không câu chấp cứng nhấc vào giờ tý thực sự lúc
nửa đêm. Người luyện đan theo thiên thời phải nhận cho được giờ hoạt tý lúc hỏa đang sinh ra. Cái gọi là đang sinh ra,
đang soi chiếu, bản mệnh nguyên thần tinh quân là đây. Nếu không hiểu chữ “hoạt (linh động)” này, thì xem như cơ hội
trôi qua trước mắt mà không biết. Bạch Ngọc Thiềm cho rằng: “Trăng tròn trăng khuyết nói rõ ràng, giờ tý tâm truyền quả
không sai.”

Bạch Nhạn Lâm viết: “Hỏa và dược vốn ở một nơi, lúc nhìn tựa như có, lúc tìm lại là không có.” Thuốc vốn là nguyên khí
tiên thiên, vốn vô hình, ta tin vào sự vô cùng chân thật trong cái vô hình của nó, cũng nhờ vào chỗ diệu dụng của vô mà hái
lấy, nung luyện, đó chính là đạo tu tiên hư vô mà chân chính. Hỏa vốn là cái hữu hình của sự hô hấp, nếu dùng sự hữu hình
để sử dụng nó thì nuôi lớn tà hỏa. Không dùng cái hữu hình, nên sự sử dụng nó tựa như vô (không dùng đến). Hỏa và dược
ở một nơi, ở chính chỗ diệu của sự trong vô có hữu, nên nói nó như có như không.

Thầy của tôi nói: “Lúc nhất dương động bắt đầu vận hỏa, mão dậu đỏ hồng như lò đóng kín.” Nhất dương động giống với
thuần dương, và việc hái lấy, đóng kín; tắm gội, ôn dưỡng; vô và hữu đều quên cả, giống với thái hư. Ở đây nói thuốc sinh
tức là hỏa sinh, để làm rõ hỏa hậu khi vận hỏa hái thuốc.

Còn đây là lời Xung Hư tử tổng kết cả đoạn dài bên trên. Hái thuốc, là việc trước khi có hỏa giờ tý. Vận hỏa là việc khi có
hỏa vào giờ tý. Hai điều này phải rõ. Nên Đạt Ma nói: “Nhị hậu thái Mâu Ni, tứ hậu biệt thần công”. Chính Dương ông viết:
“Dùng hỏa hậu kết đan phải có thời khắc.” (Dưới đây nói việc vận hỏa vào giờ tý). Lúc tiến hành hỏa hậu tiểu chu thiên
trong mười hai canh giờ, chính là lúc nung luyện kim đan, nên nói: “Kết đan phải có thời khắc.”

Tiêu Tử Hư: “Ống bễ càn khôn thổi có số.”

Ống bễ là dụng cụ đưa gió vào thổi lửa, ví hư khí hít vào thở ra, tức là càn thở ra thành khôn, khôn hít vào thành càn. Có số
tức càn dùng số 9 (số dương), khôn dùng số 6 (số âm). “Ly khảm đao khuê đến có thời”, Ly là thần trong tâm gọi là kỷ thổ.
Khảm là khí trong thận gọi là mậu thổ. Hai chữ thổ trên dưới hợp thành chữ khuê. Mậu thổ và kỷ thổ hợp nhất gọi là đao
khuê, ví von sự hợp nhất thần khí. Đao khuê thành là do luyện hợp hai thổ, điều này trước hết cũng cần biết lúc hái lấy hai
thổ này mới có thể thành đao khuê. Nếu không hiểu tất không thể thành khuê của nhị thổ.

Ngọc Đỉnh chân nhân nói: “Nhập đỉnh nếu không đúng thời khắc thì mầm linh không sinh ra.” Chân Dưong nói: “Nhập đỉnh,
tức tinh của chân dương đã quay vào huyệt khí, cần dùng hỏa đúng thời khắc để nung luyện nó thì mầm vàng mới sinh. Có
thời khắc, tức nếu canh một đã hết thì sang canh hai. Lục dương (sáu giờ dương: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ) thì dùng thăng
(lên), lục âm (sáu giờ âm: ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) dùng giáng (xuống) mới hợp lẽ chính đáng. Và để hội tụ được thần
khí cần phải bên nửa cân bên tám lạng mới được. Còn nếu dùng thời khắc một canh giờ, khi thăng khi giáng, không thăng
mãi mà không giáng mãi mới đúng lý.”

“Huyền học chính tông” viết: “Khắc lậu (thời khắc) là hơi thở vào ra” (ở đây nói thẳng ra thời khắc là tên gọi chung cho sự
ra vào của khí). Thời khắc (khắc lậu - khắc là đánh dấu, lậu là rơi xuống), chỉ một ngày có mười hai canh giờ, mỗi canh giờ
có số khắc, mỗi khắc ứng với bao nhiêu giọt nước rơi xuống (đồng hồ nước thời xưa), và bao nhiêu giọt thì ứng với một
canh giờ. Người xưa nói: “Hơi thở hỏa hậu chu thiên đếm rất nhẹ như không đếm, hợp với tiếng rơi lạnh từng giọt tí tách
của sương ngọc.” Ở đây muốn nói hơi thở khi hô hấp. Và nếu bình thường dùng giọt nước rơi để định thời gian, thì trong
đan đạo dùng chân tức định thời gian.

Quảng Thành tử nói: “Sự phản phục trong con người là hô hấp triệt để đến chân gốc. Một lần hít vào thì thiên khí giáng
xuống, một lần thở ra địa khí bay lên, chân khí của ta được nối liền.” Phản phục nghĩa là sự xoay chuyển qua Thượng,
Trung, Hạ đan điền. Hô hấp chính là hô hấp của chân nhân (không phải hô hấp bằng mũi miệng). Triệt đến gốc là thông đến
khí huyệt. Hít thở lên xuống như thuyết phản phục (từ Thượng điền trở về Trung điền, từ Trung điền trở về Hạ điền, từ Hạ
điền lại trở về Thượng điền, từ Thượng điền trở về khí hải, nối với chân khí. Ba việc này cùng thông suốt, gọi là hỏa hậu
chu thiên.) Trong các sách đan nói rất nhiều đến thuyết phản phục, ta dùng lý và sự để nghiên cứu tường tận nó, thì đó
đều là nói đến việc thở ra thì giáng xuống, hít vào thì nâng lên,

hợp với tự nhiên mới đạt được chỗ diệu của việc hữu vô tùy ý.
Hoàn Dương chân nhân cho rằng: “Tý mẹo ngọ dậu định chõn cơ, điên đảo âm dương trong ba trăm hơi thở.” Tý, ngọ,
mẹo, dậu là hoả hậu của đại chu thiên khi thoát thai được nói đến trong “Nhập dược kính”. Và “Hoả dược kính” viết “cuối
cùng thoát thai, trông vào tứ chính”, tứ chính tức là bốn giờn này. “Nhập dược kính” nói hỏa hậu đại chu thiên, ở đây chỉ
nói hoả hậu tiểu chu thiên. Đại tiểu là những việc khác nhau nhưng có chung chỗ dụng. Vì sao vậy” Chính là như “Tâm ấn
kinh” nói: “Tinh khí thần có chung một lý”.

Tử Dương chân nhân nói: “Khắc khắc điều hoà, chân khí ngưng kết.” Khắc khắc là nói 360 tức phải điều hoà cho hợp với tự
nhiên, chỉ một khắc không điều hoà sẽ không nhập định và dựng được nền móng để thành thai.

Bạch Ngọc Thiềm nói: “Hỏa vốn ở hướng nam thuộc quẻ Ly.” Ly thuộc tâm, tâm là thần. Khí là dược, thần không loạn thì
khí quay về với thần. Dùng hỏa luyện dược mà thành đan, tức dùng thần khiển khí để thành đạo.

Trần Hư Bạch: “Điều cốt yếu trong khẩu quyết về hoả hậu cần tìm trong chân tức.” Bới tức (hơi thở) từ tâm (tim) khởi lên,
tâm tĩnh thì tức điều hoà, từng hơi thở quay về gốc, đây là yếu tố sinh ra kim đan. “Tâm ấn kinh” viết “Hồi phong hỗn hợp,
bách nhật công linh (Đưa khí về hợp với thần, trong trăm ngày công phu linh diệu)” là có ý này.

Tiết Đạo Quang: “Thêm bớt hoả hậu, tâm tư dứt tuyệt bụi trần, một hào qua đi một hào sinh ra”. Thêm bớt là tiến thoái.
Tâm tư dứt tuyệt bụi trần là ý niệm không còn có sự lo âu, tà vọng, ảo tưởng. Một hào qua đi một hào sinh là dằng dặc
không bao giờ gián đoạn.

Trần Nê Hoàn: “Trong trăm khắc tối kỵ sự hôn mê.” Hoặc hôn mê, hoặc tán loạn đều để mất thời cơ nên phải hết sức ghi
nhớ.

Trần Hi Di: “Công phu vào giờ tý ngọ là hoả hậu, hai giờ này phải được xác định một cách linh hoặc bất kể đêm hay ngày.
Nhất dương sinh ra ở quẻ phục vào giờ tý, giờ ngọ nhất âm sinh ở quẻ cấu. Ba mươi sáu rồi hai mươi bốn (càn dùng số 9,
bốn lần 9 ba mươi sáu. Khôn dùng số 6, bốn lần sáu hai mươi bốn); số chu thiên giống nhau, giờ m•o tắm gội, giờ dậu cũng
vậy. Khi hoả hậu đủ thì chớ tùy tiện.” Thôi ông trong “Nhập dược kính” nói: “Hỏa hậu đủ, chớ làm tổn thương đan”, ý nói
không nên tùy theo ý riêng tiến hành hỏa hậu mà không biết dừng lại.

Kim Cốc Do nhân: “Ở hỏa hậu chu thiên đến hơi thở, đếm rất nhẹ như không đếm, hợp với tiếng rơi lạnh từng giọt tý tách
của sương ngọc.”

Chân Thuyên: “Hỏa hậu vốn chỉ ngụ ở nhất khí, tiến hay thoái cũng không có gì khác cả. Chỗ diệu của hỏa hậu là, ở người
nếu dụng ý nhanh gấp thì hỏa khô nóng, dụng ý chậm thì hỏa lạnh đi. Không lơ là nhưng cũng không nôn nóng thì không gì
không định được. Sợ nhất ý bị thất tán, không thăng không giáng, không kết đại đan.” Đây là lời dạy ở bậc vỡ lòng, dù là
người chưa hiểu đại đạo, lời này cũng có thể hé mở cánh cửa đạo cho họ.

Vương Quả Tề: “Miệng không thở ra mũi không hít vào, (miệng mũi không hô hấp thì hô hấp theo cách của chân nhân) ống
bễ của trời đất ngừng hơi thở. Gió tốn lửa ly nung trong đỉnh, lập tức an thân mà lập mệnh.”

Trần Nê Hoàn: “Hành tọa tẩm thực luôn như như, chỉ e hỏa lạnh đan lực chậm.” Hành tọa nghĩa là ngồi mà luyện công,
không phải hành là đi lại. Có ngủ có ăn là chưa thoát khỏi kiếp phàm, chỉ mới luyện tinh hóa khí, lo xây lấy nền. Còn như
công phu thai thần trong mười tháng sẽ quên ngủ quên ăn. Như như là sự vi diệu của việc nhập định. Luôn như như thì
hoả hợp vào sự huyền diệu. Hỏa không lạnh, đan lực không chậm trễ.

Thuần Dương l•o tổ nói: “Sắp đặt lò vạc luyện huyền căn, tiến thoái phải rõ cửa mẹo dậu.”

Lò vạc chính là khí huyệt. Huyền căn tức nói tinh khí nguyên dương quay về gốc mà nung luyện chúng. Lò vạc, huyền căn
đều nói nơi dụng hỏa, ý muốn nói người ta không thể chỉ tiến dương hỏa, thoái âm phụ. Điều hoà tiến thoái mà không tắm
gội thì việc tiến thoái đó thành ra hư ảo. Tắm gội mà không tiến thoái thì việc tắm gội không được thấm nhuần. Nhờ Thuần
Dương dạy phải “minh (hiểu rõ)”.

Thiền gia Mã tổ nói: “Chưa từng có ai luôn đi mà không dừng lại, chưa từng có ai dừng mà không đi.”

Chính Dương lữ tổ: “Vào cuối giờ dần, thân thì biết được hỏa hậu.” Dựa vào hai giờ mẹo dậu để tắm gội thì Thuần Dương
ông đ• nói thẳng ra rồi. Chính Dương ông nói: “Dần thân, sau giờ dần chính là giờ mẹo; sau giờ thân chính là giờ dậu. Nếu
có người tu đến hỏa hậu dậu thân thì không thể quên việc tắm gội ở giờ mẹo dậu.”

Còn nói: “Tắm gội, thoát thai phân ra mẹo dậu.” Việc tắm gội khi thoát thai mà viết là có phân biệt ra, tức trước tựa như có
mà sau tựa như không có. Mọi người chẳng ai tiết lộ công phu luyện khí hoá thần, chỉ có Chính Dương ông mới tiết lộ bí
mật vạn cổ trong câu này thôi. Lại nói: “Tắm gội, tiềm tàng đều là không.” Việc tắm gội mà thành chân không, đó chính là
tiên cơ. Không thể thành chân không thì rơi vào tà môn ngoại đạo, miễn cưỡng tu luyện thêm sẽ thành bệnh hoạn nặng
nề. “Ngộ chân thiên chú sớ” có viết: “Giờ tý tiến dương hỏa, tức hỏa gọi là tắm gội. Giờ ngọ thoái âm phù, cũng gọi là tắm
gội.” Còn có câu: “Quả là trăm ngày phòng nguy hiểm”. Tiểu chu thiên có hỏa tiến thoái, có hoả không tiến thoái. Nếu tiến
thoái không phù hợp với số của chúng, không hợp với nguyên lý của chúng, không theo đạo lý thích đáng của chúng,
khôngo hợp với sự khởi dừng của chúng, không biết chỗ dừng khi hóa đủ, đều nguy hiểm cho sự đề phòng của chúng ta.

Tiêu Tử Hư: “Đề phòng sự thất thố về hỏa hậu, kỵ sự hôn mê chìm đắm.”

“Thiên tôn đắc đạo liễu thân kinh” nói: “Điều hòa hơi thở cho liền mạch và nhẹ nhàng, tựa như có tựa như không.” Tử
Dương ông: “Bâng quơ giữ lò thuốc trông hỏa hậu, việc an thần tức thì để tự nhiên.” Thần tức để mặc tự nhiên, điều này
giống như hỏa hậu đại chu thiên. Thật ra, “giữ lò thuốc” ở câu trên chỉ hoả hậu tiểu chu thiên. Nhưng hỏa trong lò luyện
dược thuộc hàng hữu vi, cần phải hợp với sự tự tại thiên nhiên mới đạt đến chỗ diệu. Không như thế không phải là chân
hỏa, chân hậu, mà là hỏa của loại tà môn ngoại đạo.

Hạnh Lâm chân nhân khuyên: “Giữ tâm tịch mịch tiến hành hỏa hậu, lắng định hơi thở tìm chân diên.” Thầy của Hạnh Lâm
là Tử Dương ông nói: “Chỉ duy có định mới luyện được đan, bất định thì đan không kết.” Đây là lời chân chính vô cùng vi
diệu và trọng yếu.

Tử Dương ông: “Hỏa hậu không cần bám vào thời gian, đông chí không nằm ở tý. Còn như giờ tắm gội là giờ m•o dậu, đó
chỉ là ví suông.” Hai chữ “ví suông”, nói được chỗ cốt yếu của bốn câu trên, không cần bám vào thời gian, tức không dùng
mười hai canh giờ được quy định mà dụng tâm âm thầm vận hành. Mười hai canh giờ chỉ là sự ví von ước lệ. Đông chí là
lúc dương sinh trong cơ thể con người, tất phải khởi lên hỏa hậu giờ tý, nên gọi lúc dương sinh là giờ tý, chứ không dựa
vào chữ tý trong tý nguyệt (tháng mười một), là tháng giữa đông. Mười hai canh giờ trong một ngày, bất cứ giờ nào dương
sinh thì đó là giờ tý. Lúc tắm gội được ví với giờ m•o dậu. Mẹo nằm trong 6 giờ dương, dậu nằm trong 6 giờ âm, mỗi lần
điều tức (điều hòa hơi thở), đến giữa giờ (âm, dương) thì tiến hành tắm gội.

Có câu: “Trong thời gian không tính đếm, chia ra tý ngọ; trong quẻ không có hào phân biệt ra càn khôn.” Mỗi canh giờ (ứng
với hai tiếng đồng hồ) có tám khắc, lúc không có ý niệm về giờ giấc là lúc trong tâm đang âm thầm vận hành, tượng trưng
chia ra giờ tý ngọ, vì không cần dùng đến thời gian được tính đếm. Trong kinh Dịch mỗi quẻ có 6 hào, nhưng trong thân
mượn càn khôn để ví với đỉnh vạc, nên nói “không có hào”.

đây muốn nói sự vận hành hỏa để luyện dược, tức hỏa hậu tiểu chu thiên. Với câu này, Xung Hư tử đã tổng kết về hỏa
trong trăm ngày mà các vị thánh trên đã nói.

Môn nhân hỏi rằng: “Xưa nay các bậc thánh chân nói về hỏa nhiều, làm thế nào phân biệt rằng tiểu chu thiên là cái dụng
của việc luyện tinh hóa khí trong trăm ngày?”

Trả lời rằng: “Tiểu chu thiên có tiến có thoái, có tắm gội, có điên đảo, có số lượt chu thiên. Phàm, nói về việc luyện dược,
luyện đan, giữ gìn, trông đỉnh, nấu thuốc, đan thành đều là việc thuộc tiểu chu thiên trong trăm ngày. Căn cứ vào cách này
mà phân biệt thánh chân, người tài, thì trong “Đại tạng kinh” chưa thấy nói đến, đành để người học đời sau nghiệm chứng
vậy.”

“Tâm ấn kinh” nói: “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh.” Hồi phong là đảo vòng hô hấp, ví với khí. Hỗn hợp là vì
nguyên thần ở tâm, nguyên khí ở thận, vốn cách xa nhau. Khi khí sinh ra và thoát ra ngoài, thần tuy biết nhưng không làm
gì được, thì không có cach để hỗn hợp thần khí. Do đó, kinh này nói rằng con người đảo vòng khí hô hấp mới làm thần khí
quy căn (trên lên đến Nê hoàn), phục mệnh (dưới đến Mệnh đế), và hỗn hợp lại, như vậy mới khiến thần sai bảo được khí
mà có sự hợp nhất. Nếu không có diệu dụng của sự hồi phong, thì tuy thần làm chủ tể của khí cũng không biết khí có chịu
sự thống suất đó hay không. Đây là điều tối quan trọng và hết sức bí mật trong luyện kim đan. Dụng công phu luyện trong
trăm ngày sẽ có linh nghiệm rõ rệt. (Làm thể trẻ lại trong trăm ngày, dù đ• tàn phá thể trong 10 năm, chỉ cần không đầy
một năm có thể bù đắp lại để hoàn thiện khí tiên thiên này.) Khí đ• đủ có thể định, thần luyên lâu cũng có thể định, nên
cách hồi phong trong tiểu chu thiên dừng ở đây. Từ đây trở xuống đều nói đến cảnh giới hỏa hậu tiểu chu thiên đủ thì nên
dừng.

Chính Dương ông: “đan đã thuần thục không cần tiến hành hỏa hậu, nếu tiến hành hỏa hậu tất thương tổn đan.”

Lửa đ• đủ và thuốc đ• luyện xong thì không cần đến hỏa nữa, nên có lời cảnh giới về chính hỏa. Một khi vừa đến lúc ngừng
hỏa, lập tức không được tiến hành hỏa hậu. Nếu lại tiến hành hỏa hậu sẽ không lợi ích gì. Tổn thương đan, tức đan đã chín
đan thành thục cần lấy ra khỏi đỉnh vạc, và đưa vào đỉnh khác. Nếu không đưa vào đỉnh khác thì đan lấy ra không có chỗ
quay về, lẽ nào không tổn thương nó? Tinh hóa khí ở khí huyệt, khí hóa thần ở thần thất, nên nói “biệt đỉnh (đỉnh khác)”.
Trong “Nhập dược cảnh”, Thôi ông nói: “Nhận đủ khí, đề phòng tạo ra hung sự. Hỏa hậu đủ chớ tổn thương đan.”

Luyện đến độ hoàng nha tràn đỉnh, tuyết trắng đầy trời, anh nhi thành hình thì hỏa hậu đ• đủ. Hỏa hậu đủ rồi chỉ nên tắm
gội, ôn dưỡng, nếu không biết rằng đủ phải dừng, cứ tùy ý hành hỏa, sẽ tổn thương đan. Sau khi đan thành, đất trời hỗn
trộn, thần khí tự trở nên linh diệu. Tiên sư đã nói: “Khoảng không phát sáng, thần minh tự đến.” là ý rằng trời đất đủ linh
ứng.

Tử Dương ông: “Chưa luyện được hoàn đan nên cấp tốc luyện, đan luyện thành rồi nên biết dừng, không biết dừng ất sa
vào nguy khốn.”

Liễu Chân tử: “Cấm không hành hỏa hậu (đối với người không biết), không biết lúc đủ để dừng thì nguy khốn đến nơi.”

ở đây, ngũai chú thích còn ghi thêm hai trường hợp về luyện công của họ Khâu và họ Tào. Xưa, Khâu chân nhân nói: “Do an
định lâu nên luôn ở vào trạng thái mơ màng, không biết kịp thời dừng hỏa, đến nỗi muộn mất, đây gọi là tẩu đan, sau này
mới thành thiên tiên.” Còn Tào chân nhân khi mới luyện tinh, đạt tới mà không biết, chỉ thấy giật mình một cái rồi thôi.
Đến khi tĩnh tâm lại thì cảnh giới đó đ• qua, chợt tỉnh ngộ kêu lên: “Thầy đã nói cần biết ngưng hỏa. Đáng tiếc, đáng tiếc!
để thời cơ trôi qua trước mắt.” Sau này, ông luyện lại, không còn sai lầm như lúc đầu. Và việc dừng hỏa không được đợi
đến khi cảnh giới ấy xuất hiện cả xung quanh mới dừng hỏa, tốc độ dừng hỏa không được nhanh gấp mà cũng không được
chậm chạp. Dừng hỏa xong thì có được thuốc, vượt qua cửa ải, điểm hóa dương thần.

Phàm, để tu thành thánh chân phải chịu muôn nghìn khổ sở, vất vả rất đáng thương. Luyện thành kim đan sao có thể lơ là
đến nỗi phải gặp tai ách? Huống chi để vượt qua kiếp phàm thành thánh là chuyện to lớn nhất. ở đây đều nói về cảnh giới
đan thành, ngưng hỏa. Luyện cửu hoàn đan để thành tiên thiên, hỏa hậu phải như vậy. Lúc luyện tinh hóa khí, hỏa hậu
cũng vậy. Xung Hư Tử tổng kết các việc trong trăm ngày như hái lấy, nung luyện, dừng hỏa... đến đây giúp người học biết
tham cứu các thuyết của thánh hiền đời trước. Phần dưới tôi viết, xin dừng lời các vị đời trước ở đây.

Xung Hư tử bàn về các cơ chế bí mật của hỏa hậu trong trăm ngày luyện công, nói đó đều là: “tự biêts thuốc sinh rá mà hái
lấy, đóng kín, vận hỏa, chu thiên. Trong đó, tiến thoái, điên đảo, tắm gội, hít thở, hành trụ khởi chỉ, tuy cônog phu luyện
theo các cách khác nhau nhưng chân cơ vô cùng vi diệu đều nằm ở chỗ nhất khí xuyên suốt chân khí và không sai lệch ra
thành hai mối; nhất thần điều khiển nhị khí mà không hề rời ra bởi niệm kiến khác. Chu thiên tam bách còn có phần thừa
ra tượng trưng cho những lỳ nhuận, nhất hậu cùng có sự huyền diệu như ba trăm hậu thì khí mới quay về nhất khí, thần
định thành nhất thần, tinh trụ khí ngưng, đến lúc đủ thì dừng hỏa, làm nền tảng cho việc nhập dược, làm nơi chốn cho sự
tồn thần.

Đoạn này Xung Hư tử nói về luyện tinh trong trăm ngày, về các chi tiết tỉ mỉ trong dùng hỏa, là những chỉ dẫn sâu sắc, thiết
thực. Tiểu chu thiên là tên gọi chung của hỏa hậu lúc luyện tinh. Sự lý trong đó vốn nhiều, thánh hiền mỗi người có một
cách nói khác nhau. Có người cho rằng hái thuốc là một hậu, mà đóng kín lại là một hậu. Đạt Ma cũng chỉ nói hai hậu, hái
thuốc và đóng kín là hai hậu và nói gộp chúng với nhau. Có người lại nói đến bốn hậu, mỗi hậu có chỗ diệu dụng riêng, đây
là hậu trong ba trăm hậu ở tiêu chu thiên. Tôi theo tiên ông nói “hai hậu”. Về lúc luyện chu thiên cho rằng có hậu tiến
thoái, nếu không giống tiến thoái cũng ước lệ cho chúng là tiến thoái. Đan pháp về diên hống, nói đến tiến thoái, tiến tức
dùng hỏa và nhập lò, thoái tức không dùng hỏa và rời lò. Điều này thực sự đơi giản dễ hiểu. Tụi gọi thêm nhiêu là tiến,
giảm đi là thoái, cũng là cách gọi dễ hiểu và đơn giản. Luyện tinh thì không thể bắt chước cách nói này, nay tụi chỉ miễn
cưỡng mà ví von suông, việc không giống mà làm như giống. Điều ý, lúc lục dương (sáu giờ dương) do càn dùng số 9 nên số
tăng nhiều, gọi là tiến; lúc lục âm (6 giờ âm) do khôn dùng số 6 nên số giảm đi, gọi là thoái. Do đó, trong chu thiên việc tiến
dương hỏa, thoái âm phù, không nói ít nhiều thì không thể. Còn như lấy cái dụng mà nói thì hết sức xa xôi khó hiểu.

Điên đảo, việc phối hợp điên đảo ở thuốc không cần nói, chỉ nói điên đảo trong hỏa hậu. tiên ông nói: “Mấu chốt lớn nằm
ở chỗ điên đảo.” Đầu tiên, lo sư bảo rằng lúc lục dương, hỏa chuyên chủ thăng tiến, và việc thoái lui chỉ là việc phụ theo
mà thôi (vì có tiến phải có thoái). Lúc lục dương thì phù chuyên việc thoái xuống, mà việc tiến lên chỉ phụ theo mà thôi.
Ngày ngày chuyên tâm luyện tập, chuyên tiến lên chủ về hái lấy, chuyên giáng xuống chủ về nung luyện. Bảo là “phụ theo”
có nghĩa là thuận theo, do có lên thì có xuống, có đến phải có đi, nhưng nó không được chú trọng như cái “chuyên chủ”.
Đây là sự điên đảo cơ mật của thánh chân xưa.

Nói về tắm gội (mộc dục) – Mười hai chi có vị trí thứ tự là tý, sửu, dần, m•o... Thế gian pháp có ngũ hành nên nội đan dùng
ngũ hành ví von. Mỗi hành có vị trí sinh trưởng, là dần thân tỵ hợi. Hỏa sinh ở dần, thủy sinh ở thân, kim sinh ở tỵ, mộc
sinh ở hợi. Vị trí mẹo dậu tý ngọ là vị trí tắm gội, nên đan đạo tiến hành theo hỏa các thời. Qua giờ sửu dần đến giờ mẹo,
mượn vị trí mộc dục mà gọi hỏa công, nên gọi là mộc dục. Dậu cũng vậy. Người ngu khắp thế gian không hiểu mộc dục chỉ
điều gì, thì sao biết cái dụng và ý nghĩa của nó? ở đây, chỉ nói sơ qua những điều cốt yếu. Nên xem trong phần hỏi đáp của
sách “Tiên Phật hợp tông” để hiểu rõ, có thể tự tra cứu trong phần ấy mà nắm được toàn bộ chân cơ.
Hành trụ khởi chỉ – Hành ví với nhị tông của tiên phật, trụ ví với nhị tông của tiên phật. Khởi là sau hai hậu hái và đóng kín,
khởi lên tiêu chu thiên. Chỉ là hỏa hậu tiểu chu thiên đủ nên ngừng hỏa (chỉ là dừng lại). Nhất khí, khí trong hô hấp xuyên
suốt chân khí, hái lấy đến khi ngưng mà khí và chân khí vẫn không rời nhau, nếu rời sẽ gián đoạn, chồng chéo, đưa ra hai
mối khác nhau. Điều này do sự hôn mê, tán loạn của tâm gây ra, thậm chí còn khiến sinh ra hai, ba bốn mối, đều là hỏa hậu
không thành công. Cẩn thận với điều đó. Nhưng dùng khí ở hơi thở xuyên suốt chân khí tất chủ tể nằm ở nhất thần và
không rời ra, nếu trong tâm khỏi lên một niệm khác sẽ tác rời, nếu bên ngoài xen vào một niệm khác cũng sẽ rời. Rời thì
không thành hậu, không thành hỏa, sao có thể khí đủ sinh khí?

Ba trăm sáu mươi độ là gì? Một vòng chu thiên cũng gọi là năm độ bốn phân. Cỏi gọi lỏ số thừa của độ trời chánh là nhuận.
Đã biết có nhuận tức biết trời đất có sự xoay vòng. Nờn người tu luyện nếu có thể xoay vòng thì khí dễ định, đan dễ thành,
và thuốc cũng dễ sinh ra. Huyền diệu cơ (cơ chế huyền diệu) là điều bí mật không được truyền. Hỏa hậu cũng như hô hấp
phải có sự xoay vòng. Nếu không xoay vòng, hoa không thể thông đi như hô hấp, nên chân tức ứ trệ va gần với mũi miệng
phàm phu nên hóa ra đục nặng gây thành bệnh. Không xoay vòng thì thần cũng không thể khiển nhị khí để chúng hành trụ
theo tự nhiên, một tức như vậy thì ba trăm tức cũng như vậy. Điều này các chân nhân xưa đều giấu kín, hoặc tiết lộ mập
mờ, không dám nói rõ, cũng không dám nói toàn bộ. Không xoay vòng như vậy tuy nói đạt đến chu thiên cũng gần như chu
thiên của tà đạo, chỉ vô dụng mà thôi. Cho nên ba chữ huyền diệu cơ là mấu chốt của việc luyện tinh hóa khí trong trăm
ngày. Các hậu hái lấy, đóng kín, luyện, dừng... đều không thể thiếu. Nhất khí chạy ra ngoài dục giới thành tinh của sự dâm
cấu. Chấp vào những điều mắt nhìn, tai nghe, lời nói, động tác là trợ giúp cho dâm cấu. Khí không chạy ra ngoài mà quay
về nhất, thần có thể nhập thẳng vào đại định, gọi là hậu đủ hoả dừng và nền móng được lập. Như vậy, vĩnh viễn có cái nền
vững chắc để đưa thuốc vào, có chốn để tồn thần nhập định. Đây gọi là “trước tiên dùng bạch kim làm đỉnh vạc.”

Và chân nhân Đạo Quang Tiết có yếu chỉ về định tức dụng diên, được chân diên đại dược thì uống vào. Chính Dương ông
gọi là trừu diên (rút lấy diên).

Đại dược chính là kim đan do dương tinh hóa khí mà thành. Nó từ nơi đâu đến? Từ khí huyệt đan điều đi ra. Khi chưa có sự
“ hóa khí” (chưa thành hình), nó đi ra từ đan điền nhưng vô hình và hết sức mỏng manh, dựa vào hình thể bên ngoài để có
hình dạng. Xưa Tào lo sư vì sau có tên gọi đại dược bèn gọi nó là tiểu dược, do khí này quá ư nhỏ bé. Đến khi luyện thành
kim đan, tức kim đan được sinh ra sau khi có sự “hóa khí”, cũng đi ra từ Đan điền, gọi là đại dược, là khí thực sự hữu hình,
giống như hỏa châu, cũng từ vô mà nhập vào hữu. Hoàng Đế nói nó là “xích thủy huyền châu ”, còn có ngừoi gọi nó là nhất
thủy, nhất tình, là khí chân nhất, hoa trì, liên trì, địa dũng kim liên, thiên nữ hiến hoa, long nữ hiến châu, địa dũng bảo
tháp, đao khuê, hoàng nha, chân diên. Các tên gọi khác nhua như vậy chẳng qua chỉ nói về chân khí sinh ra ở đan điền. Vì
tự thành hình nên không còn nhờ vào ngoại hình mà sinh ở bên trong có dụng ở bên trong, chỉ có thần của ta cảm nhận
được nó, nên có thể biết, có thể thấy. Đến lúc nó qua Nhị kiều, qua Tam quan đều có thể biết và thấy được. Đây gọi là quả
thoát khỏi sinh tử, từ đây có sự nghiệm chứng về chân.

Hành hỏa hậu luyện thần gọi là thêm hống. Hỏa hậu này là đại chu thiên. Thêm hống – cái thần hư vô trong tâm gọi là
hống. Phàm, thần của con người, một nửa động vào ban ngày thì dương và sáng, một nửa tĩnh vào ban đêm thì âm và tối.
Dương cũng như sự sống, và âm như cái chết. Người luyện đan ất phải dần triệt tiêu cái âm và sự u tối. Và xoá một phần
âm là thêm một phần dương, bỏ đi hai, ba, bốn, năm phần âm thì thêm hai, ba, bốn, năm phần dương. Cứ phân tranh dần
giữa âm và dương như vậy sẽ đến lúc tiêu trừ hết phần âm và thêm đủ hoàn toàn dương, gọi là thuần dương. Thuần
dương đến sẽ không còn chút âm nào, gọi là thai toàn thần toàn. Cho nên có câu: “Phần âm chưa hết thì không thành
tiên”, đây là nói về việc thêm hống. Thêm chính là phải vận hỏa đại chu thiên, có hỏa có thể khiến nguyên khí bồi dưỡng
nguyên thần, nguyên thần không rời khỏi nhị khí, và cả khí lẫn thần đều hư không, đều tĩnh định, cho đến khi dương thần
trở nên viên

Nếu không vận hỏa hậu thêm hống mà dùng thần điều khiển hỏa thì thần không dương và sáng tỏ, sao vận hỏa được?
Thêm được ba phần, năm phần dương sáng, mới vận hành được ba, năm phần hỏa. Chỉ có dương sáng mới có được nhị
khí để bồi dưỡng nguyên thần, giúp nó lớn lên.

Còn như chân khí gián đoạn và không sinh thì chính là bất định nên thuốc không sinh, lúc này sao chứng được quả trường
sinh bất tử.

Nếu không luyện thần thì không có dương sáng, cuối cùng chỉ dừng ở bước thi giải mà thụi.

Luyện thần, luyện thần minh cho đến khi thuần dương, hoàn toàn không còn chút âm nào, hỏa đủ khí định và thần cũng
định, mới đạt đến dương thần. Phương pháp luyện thần hoàn toàn dựa vào sự tĩnh định của nhị khí, đưa chúng cùng nhập
vào cõi diệt. Nhưng nhị khí nếu có hơi không theo đúng phương pháp thì thần không luyện được, dương thần không thuần
được, không thể xuất thần. Hơn nữa trong vòng 10 tháng, nếu chưa từng định được thì chỉ có cái chết. Vì sao? Vì có hô
hấp phàm tục thì có sự sinh tử. Đáng sợ nhất là thủy hoả đánh nhau, phân giải hình thần làm hai.

Thi giải là con đường cũn cú sinh tử, con đường của những ai chưa từng vận hành đại chu thiên, nhị khí và thần đều không
nhập định. Đan đã thành, nó được sinh ra và lớn lên thì sao có thể không nhập vào cõi đại định chân nhất? Đó là lời thánh
chân khích lệ người học đạo sau này.

“Cửu chuyển quỳnh đan luận” nói: “Lại e khi khí đã suy kiệt nhiều, làm ngưng trệ thần, đan biến đổi.”

Ba câu này là ý mà Xung Hư tử dẫn ra trong năm câu trên, tự nhiên mà đạo đến, biến hóa trong vòng mười ba câu. ở đây,
Xung Hư tử nối tiếp ý trên trình bày ý dưới, nói rõ thiên cơ hết sức quan trọng về thánh và phàm.

Suy kiệt khí, tức cạn kiệt khí ở hỏa hậu chu thiên, hoặc có được cái đầy đủ giữa quẻ khảm mà lấy đó lấp vào âm ở giữa quẻ
ly, cần mẫn điểm hóa âm trong ly thành thuần dương, có được chỗ đầy của khảm thì điểm hóa cho ly sáng lên. Không vận
hành hỏa hậu đại chu thiên thì vạch đầy của khảm cũng không liên tục đến để dùng lấp vào ly. Hoặc vận hỏa hậu đại chu
thiên mà không hợp với thiên cơ huyền diệu, cũng giống như không vận hành, nên không thể sinh đủ vạch đầy của khảm
để lấp vào vạch âm của ly, khiến thần trong âm của ly bị ứ đọng, làm biết đổi sự thuần dương.

Thần đan chính là vạch đầy của khảm, gọi là kim đan. điểm hóa ly thì nhị khí dần hóa thần. Nhị khí đần thành vô, chỉ riêng
còn sự linh giác của thần, nên nói là luyện khí hóa thần.

Sư tổ Thuần Dương nói: “Từ nay rời trống, mất cả đàn”. Rời trống là thôi không vận hành riêng đại chu thiên (muốn nói
đại, tiểu chu thiên lúc này như nhau). Mất đàn, nghĩa là không còn hình thanh. Nhưng việc vận hỏa ở đại, tiểu chu thiên có
khác nhau, nên cần hiểu rõ rồi sau mới luyện được.

Tử Dương chân nhân nói: “Phần lớn hỏa hậu chỉ ở nơi đại chu thiên mới có nhiều nguy hiểm, nên không được xem nó như
hỏa hậu bình thường.”

Quảng Thành tử nói: “Lò đan, hà xa thôi miệt mài, thai hạc hơi rùa tự miên man.”

Nói không dùng hà xa là việc tiểu chu thiên trong trăm ngày đi qua, không còn cần nữa. Nay phải tiến hành công phu đại
chu thiên trong mười tháng, chỉ dùng hỏa ở mức “thai hạc hơi rùa miên man (thật nhẹ nhàng mà không dứt)”. “Thượng
thanh ngọc chân thai tức quyết” nói: “Ta dùng thần làm xe, dùng khí làm ngựa, suốt ngày rong trên cỗ xe ngựa đó mà
không chán.” Trăm ngày trước, dùng âm tình vận chuyển hà xa, thai tức này dùng chuỷen thần nhập vào định, xem thần là
xe, khí là ngựa để ngựa trên xe thần. Lời nói này ví von việc luyện khí hóa thần. Người học sau này nên phân biệt rõ.

Bạch Ngọc Thiềm: “Tâm nhập vào hư vô, vận hành hỏa hậu.”

Nhập vào hư vô là thần khí đi vào sự tĩnh định, không chấp vào tướng, chính là chân không mà Khâu chân nhân nói đến.
Tuy vận đại chu thiên mà không thấy có tướng của đại chu thiên, đó là chỗ diệu của hư vô.

Phạm Đức Chiêu nói: “Nội khí không ra, ngoại khí không vào, không cần bế khí.”

Sự bế khí mà người đời nói đến là sự chưỡng chế. Đạo tu tiên có thiên cơ riêng, không giống sự cưỡng chế của tà môn. Tuy
bên trong không ra, bên ngũai không vào nhưng không có sự cưỡng ép, chỉ nhờ sự vận hành kỳ diệu khi chân tức hợp tự
nhiên nên nhập định được. Bạch Ngọc Thiềm nói: “Đan pháp bậc cao không có quẻ hào.” Tiểu chu thiên dùng để “hóa tinh
thành khí” là tiểu thành, có quẻ hào. Đại chu thiên là đại thành, không có quẻ hào, dùng hóa khí thành thần nên gọi là
thượng phẩm (bậc cao).

Bành Nhạn Lâm: “Nếu đến được lúc đan thành cần phải tắm gội.”

Đan thành chỉ sự hình thành đan ban đầu, tắm gội chỉ đại chu thiên. Muốn nói đan thành không dùng tiểu chu thiên mà
bắt đầu bước vào thời ky tu luyện 10 tháng, cần dùng đại chu thiên.

Lử tổ Chính Dương: “Tắm gội một năm phòng nguy hiểm.” Ngũ Chân Dương nói: “Tắm gội vốn ví với tiểu chu thiên, nay nói
về đại chu thiên cũng ví là tắm gội. Tiểu chu thiên dùng “nhị thời nhị nguyệt” để ví von, đại chu thiên dùng một năm để ví
von. Ở tiểu chu thiên có thể ví với nhỏ, ở đại chu thiên có thể ví với lớn. Đề phòng nguy hiểm là ngăn ngừa những nguy
hiểm nhát đinh chắc chắn có. Nếu có sai lầm về tiên cơ thì không đạt được sự tắm gội. Tắm gội quý nhất tâm tĩnh định. Đề
phòng nguy hiểm chính là đề phòng tâm không định được, đề phòng tắm gội không đúng cách.”

Còn có câu: “Không cần vận hành hỏa hậu, trong lò tự có sự ấm áp.”
Đây là nói trong mười tháng không cần dùng hỏa có định lượng (hữu hậu) mà phải dùng hỏa ấm áp tự nhiên không theo
định lượng nào cả (vô hậu). Không lạnh không nóng, không hữu không vô, đó mới là chân cảnh ấm áp.

L•o tổ Vương Trung Dương nói: “Thai thánh đ• ngưng dưỡng bằng văn hỏa (mức hỏa vừa phải). An thần định tức, thuận
theo tự nhiên.”

Đạo Quang nói: “Tắm gội một năm phòng nguy hiểm, mười tháng điều hỏa phải cẩn thận.”

Tắm gội chính là hỏa vô hầu, tức là đại chu thiên. Cẩn thận là cẩn thận giữ đúng lý của tắm gội. Phòng nguy hiểm tức đề
phòng tắm gội mà thần bỏ chạy ra ngoài, không định được. Còn như một năm mà có thể định được thì luôn luôn định, vạn
năm vạn kiếp đều định, không chỉ trong mười tháng hay một năm.

Trần Hư Bạch: “Hỏa cần có hậu mà không cần dựa theo thời gian, mọi điều liên quan ta tự biết.”

Có hậu, ý nói hoá ở đại chu thiên dùng hậu vô hậu, là sự vi diệu của cái tựa có tựa không. Không cần dựa vào thời gian, là
khụng dùng 12 canh giờ làm hậu, nên có thể nhập vào vô vi. Những điều liên quan chính là nói tựa như tắm gội mà lại
không, luôn định tĩnh mà thần luôn cảm nhận được, nên bảo “ta tự biết”. Nếu không tự biết sẽ chìm vào mê man, hoả lạnh
đi và đan lực chậm hẳn.

Tử Hư nói: “Làm cho ý tĩnh lặng như như, vận hỏa hậu.”

Như như là như có mà không có, như không mà không phải là không. Trong cái hậu để định ý như hữu như vô đó mới có
được chân hậu của đại chu thiên, mới là sự vận hành đúng đắn.

Lại nói: “Nhìn thì tựa như có mà tìm thì không có.”

Nhập định ở bậc đại chu thiên chính là nhập vào hư vô, nếu lại chấp vào vô thì rơi vào sự trống rỗng, nên nói như có như
không, không không mà là không, phải là không này mới đúng là chân không chân định.

Lại nói: “Không có hô hấp và số tức (đếm hơi thở), như trong trời đất mẹ con vốn tự gắn bó với nhau.” Hô hấp và số tức là
nói việc hữu vi. Nay nhập định, không còn ở bước hữu vi, nên thuận theo tự nhiên để chứng đến cảnh giới vô vi.

Lại nói: “Giữ lấy chân nhất, thì không còn đến đi.”

Chân nhất chính là chân tinh có được khi luyện tinh ở bước đầu. Lúc này luyện khí thì khí của chân tinh có được chân thần.
Dùng khí chân tức giữ nó, ba cái này hợp lại quay về thần nên gọi là chân nhất. Tất thảy đều định mà không động, chính là
hơi thở không còn thở ra hít vào nữa. Vậy còn có gì đến và đi?

Xưa nói: Sách Hỏa ký có sáu trăm thiên, mỗi thiên đều tựa như cùng nói về việc hái chân diên.”

“Tham đồng khuế” cũng ghi: “Sách Hoả ký sáu trăm thiên, các thiên đều tương tự nhau.” mà chưa nói ra ý chỉ vi diệu về hái
chân diên. ở đây nói tựa như hái chân diên, chính là nói “trong huyền lại có huyền”. Hái chân diên là điều Tiết Đạo Quang
nói: định tức hái chân diên. Thiên thiên tương tự nhau là đều quay về đại định.

Mã Đan Dương nói: “Công phu không bao giờ gián đoạn, định tức gọi là linh thai.”

Định tức nơi hư không, thần tự giữ tức nên thành thai tức. Không được gián đoạn sự tĩnh định, thần cũng luôn cảm giác
đến, không bị ngắt qu•ng và thai thần bắt đầu linh. Hạnh Lâm nói: “Không cần vận hành hỏa hậu, còn e tổn hại anh nhi.”

Bắt đầu bước vào cánh cửa mười tháng, cần dùng hỏa hậu luyện khí hóa thần, và thành thai của anh nhi. Anh nhi ví như sự
nhỏ bé vi diệu của thần. Đến khi thai thành, anh nhi cũng đã thành, sắp hiện ra bên ngoài thì không dùng hỏa nữa. Nếu lại
dùng hỏa, như khí anh nhi chưa hoàn thành, lẽ nào khônog tổn hại đến anh nhi?

“Trung hòa tập” nói: “Giữ thì sai lầm, bỏ mặc thì không đúng. không giữ không lòng quên, không đón lấy không buông
xuôi, nhìn xem là ai đang có ở đây.”

NHập định ở đại chu thiên tựa có tựa không, tựa có là cái định của thần khí, tựa không là bởi thần khí đang định nên không
thấy cái tướng lúc đang định. Nếu nói giữ là chấp vào hữu. chấp vào hữu thì khởi lên vọng niệm về hữu. Bỏ mặc không
quan tâm đến thì thần khí rời nhau, không đúng lẽ của định. Và tựa như có cái vi hữu (cái hữu nhỏ bé khó biết), như nhị
khí tồn tại thì thần cũng tồn tại. Thần tồn tại thì nhị khí tồn tại, thần khí đều tồn tại trong định, diệu cảnh vô thượng nằm ở
đây.
Nhạn Lâm tử: “Đến khi đúc thành khối, thử hỏi người biết hay không? Không tăng không giảm sao thêm bớt? Không đến
không đi sao tiến thoái?”

Thần khí hợp nhất cùng định vào một khối thì không dùng hỏa, không giống tiểu chu thiên có tăng có giảm. Lúc này không
tăng không giảm, không rút không thêm, hơi thở không vào ra, thì còn có gì để tiến thoái? Đây nói lúc quay về nhất và dần
quay về vô.

Trương Tĩnh hư nói: “Chân hầu hoàn toàn không có hào cửu lục, không điên đảo, không tiến thoái, như tắm gội mà lại
không phải, định ở chỗ không, định lâu thì thần trở nên thông tuệ.”

Chân hầu là hỏa hậu ở trạng thái định và không, không dùng âm dương ở tiểu chu thiên, không giống như khi điên đảo,
tắm gội, chỉ định và không thôi. Định tĩnh lâu, hư không lâu, thần thông sáng suốt, toả sáng rạng ngời, giống như cõi niết
bàn của Thế tôn diệt tận thì định được.

Khâu Trường Xuân: “Tức có hơi bất an, mệnh không phải của ta. Có tức (hơi thở) thì có sự sinh tử, không có tức thì chấm
dứt con đường sinh tử. Tâm định tức tự nhiên không còn, thì mệnh là cái ta có, do ta đ• đạt đến đạo bất tử. Nếu tức có
chút không an định thì mệnh nằm ở tức mà không là cái ta có nữa, mà tùy sự an bài của trời đất, âm dương, của diêm
vương. Đây nói về luyện khí hóa thần, mười tháng dưỡng thai, hỏa hậu đại chu thiên. Dưới đây là lời Xung Hư tử tổng hợp
những điều về hỏa hậu đại chu thiên được các thánh chân nói ở trên.

Tụi cũng cho rằng: “Đại chu thiên không nói đến hào, nên không phải làm gì, chỉ để liên tục ấm nóng, mà cũng không bỏ
luôn không bận tâm đến. Ban đầu giống như không chấp vào hữu vào vô, cuối cùng hoàn toàn quay về đại định. Nhất định
không được lấy vô làm hữu, nếu không rời vào hàng tiểu giải. Cũng không được giữ hoả cho là thường hành, nếu không
mất khả năng quay về đại định. Đưa hữu trở về vô, thẳng đến định sẽ siêu thoát xuất thần, cất thân bay lên, đạo hoàn toàn
thành tựu.”

Và Xung Hư tử còn tự nói yếu chỉ đại chu thiên, kiêm luôn lời dặn dò, khuyến khích, cảnh giới. Không tính đến hào tượng là
vô vi, khác với tiểu chu thiên, cú ấm nóng mà không hoàn toàn trống rỗng. Đõy là lẽ thực, như cái như có như không ở
bước đầu của đại chu thiên. Bước đầu của đại chu thiên chính là thỏng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, bảo rằng tựa như có là
còn có hữu. Bảo tựa như vô là chưa thực sự vô. Cho nên còn có một chút yêu cầu về ăn uống của người phàm, còn có chút
hơi thở. Đến khi hoàn toàn quay về đại định, không còn hơi thở, không còn ăn uống, nên “Kim bích long hổ thượng kinh”
nói: “Điều cốt yếu của tự nhiên là trước có sau không.” Du Diễm chú câu này rằng: “Đầu tiên tồn thần nơi khí huyệt, sau đó
cùng quên lòng đi. Thần tự ngưng, khí tự định.”

Nhưng hỏa vốn có từ vô, nếu không hiểu chỗ diệu của “tự hữu (tựa có)” lúc đầu, mà khăng khăng cho rằng: “Vốn là vô thì
hà tất cần “tựa như có”?”, vậy sẽ rơi vào sự trống rỗng và không thể đến được chân vô, rơi vào hàng thi giải thấp kộm. Còn
như biết hỏa khởi lên từ chỗ “tựa như có” mà cầu tìm được ất sẽ quay về vô. Nếu không biết hữu không được nắm lấy nên
cứ chấp vào hữu, thường hành nơi hữu mà không có vô, vậy sẽ rơi vào hoàn toàn hữu, sao quay về đại định được, sao có
thể sống vạn kiếp mà không chết? Rốt cuộc chỉ dừng ở mức quỷ giữ nhà, cũng là thuộc vào hàng thi giải, quay về con
đường sinh tử. Nghĩ lúc đầu, luyện tinh bổ khí, chịu bao nhiêu vất vả khổ sở mới được truyền bí mật thất truyền vạn đời để
luyện đến mức tiểu thành, thì sao có thể tiếc rẻ mà cho qua bậc đại thành, không cầu đến cho bằng được.

Tôi cũng nhắc rằng: “Đưa hữu về vô, thẳng đến chỗ chân định, và có thể trường định ở cảnh giới hư vô thì đạo siêu thoát
xuất thần, cất thân bay lên đạt hết. Cho nên hỏa hậu đại chu thiên là yếu chỉ chung để thành tiên, thành phật, để đắc đạo.”

Tôi lại dùng việc “hóa khí”, “hóa thần” mà tóm lược rằng: “Việc luyện tinh hóa khí trong trăm ngày ban đầu ất dùng công
phu hữu vi, từ vô nhập vào hữu, vạn pháp trong phật pháp đều quay về nhất. Trong giai đoạn mười tháng luyện khí hóa
thần sau này, cần từ hữu dể tự nhiên đến vô tức, từ hữu nhập vào vô chính là Phật đi vào tứ thiền, diệt tận sinh định, là
nhất quay về vô. Bí pháp nhị tông của tiên phật này không thể có sự thiếu sót. Nay Xung Hư tử vì những thánh chân tương
lai một lần nữa giảng rõ, để dẫn dắt các thánh sư đời sau ấu chứng tiên đạo. Tránh cho người học đời sau chấp vào hữu vi,
vô vi, chấp vào hữu hậu, vô hậu mà tranh nhau lập ra các phái, đi vào con đường sai lầm.

Còn tiên cơ này, từ câu này đến câu cuối cùng là lời tổng kết về hỏa hậu của Xung Hư tử, lại chỉ ra cơ lý bí mật để luyện
thần trở về hư, để hậu thánh đời sau chứng nghiệm.

Quần tiên trực ngữ, các thần tiên trước nay đều có lời giảng giải trực tiếp rõ ràng ở đời, nhưng người ta không thể ngộ ra.
Cho nên bí quyết không được lộ hoàn toàn.
Từ xưa đến này có rất nhiều người nsoi về hỏa hậu, nhưng không ai nói hoàn toàn cả, chỉ một hai câu mà thôi. Đ• không
hoàn toàn thì người học sau này vận dụng thế nào? Suy đoán thế nào? Nên người phàm trên đời cứ đoán xằng, chỉ có
người có tiên phận, tự nhiên có tiên nhân độ trì.

Đạo tản mác thì mỗi người nói một cách, tập hợp lại thì lời thành tường tận.

Tất cả về hỏa hậu bất tất phải nói ra hết từ miệng ta, nhưng khi sách này xuất hiện sẽ làm căn bản cho các kinh sách về
chân hỏa các đời. Những người đọc nó trước giờ đều tự có thể từ nó mà tỉnh ngộ ra, không còn sa vào tà môn.

Tà môn ngọai đạo dùng hỏa hữu hình, nén khí chấp tướng, gọi là hành hỏa. Biết được tâm hỏa này tự nhiên định thì sẽ
không còn vận tà hỏa theo lối cưỡng chế.

NHư vậy dương thần tự thành, số kiếp tự siêu thoát.

Tập luyện định, nhập vào đinh, thành được định đều là những điều có luyện có chứng để xuất thần, siêu thần, nên có thể
chứng được ở đời này.

Sau khi xuất thần, chỗ diệu của chín năm khi luyện thần hoàn hư, tuy ai không dám nói, nhưng “Trung hòa tập” nói: “chín
năm ba năm luôn nhất định, thì đó chính là thần tiên.” Như vậy là cũng nói thẳng ra rồi.

Dương thần xuất ra là lúc bắt đầu thành thần tiên, cũng giống như trẻ sơ sinh lúc còn trong bụng mẹ, tuy có hình người
nhưng hình nhân này còn chưa đủ, cho nên gọi là anh nhi. Vì vậy, xưa có nói: “Đứa bé nhỏ chưa thành người cần nhờ ân
nuôi dưỡng của mẹ khôn”, ở đây ví với việc ba năm bú mớm, nhưng thánh xưa cho rằng thành tự chỉ trong một hai năm.

Bú mớm ý nói thần khí đại định, tiếp đến định tuệ, rồi luyện để luôn giữ được định mà không cần xuất ra, nên giống người
mẹ cho con bú, bú rồi bú nữa, cho đến khi lớn lên. Thần đ• lớn thì lập tức luyện thần trở về hư, công phu trong chín năm,
đây chỉ là con số án chừng về việc tu luyện trong chín năm. Nếu nguyện vọng cứu đời còn chưa hoàn thành, thì không cần
luyện đến chín năm để ở lại trần thế cứu đời. Nếu muốn siêu thoát khỏi thế gian, bay lên hư vô phải theo đủ chín năm để
quay về hư vô.

Điều đó thực ra không phải là điều dễ dàng được ngộ ra với người học đạo. Để dễ dàng thực hiện phải là người ngộ đạo,
lấy thực tướng hư vô mà thực hiện nó. Người ngộ đạo là thần tiên xuất định, chỉ khi đạt tới định mới có được nền tảng của
hư vô, và sau đó có thể đến được chỗ tận cùng của hư vô, mới ngộ ra nó và thực hiện nó.

Tiếp đến không thể đạt ngay được nhất thừ nên chỉ gọi là “ngộ ra”, còn chưa thực hiện sự hoàn hư cuối cùng thì chưa thể
dừng bước ở cảnh giới thần thông. Cảnh giới thần thông nằm ở lúc hóa thần, thần đã thông linh và không còn trở ngại (vô
ngại). Khi hoàn hư, thần càng thêm thông linh và vô ngại. Thần thông nói đến ở đây là thần thông khi mới có, còn chưa lớn
mạnh thành thục, nên nói rằng: “dừng chân không được, nếu dừng chân thì dừng ở bậc thần tiên. Còn phải hoàn hư, mới
đến được thiên tiên.

Người đời sau nên cố gắng

==================================

Chương V: Luyện kỷ luận – Bàn về luyện kỷ

Kỷ chính là chân tính trong tĩnh, chân ý trong động của ta, là tên gọi khác của nguyên thần. Do chân tính trong tâm ta định
đoạt tinh khí. Nếu tính này thống suất thuận theo tự nhiên thì sinh ra người, cũng tính này nếu thống suất tinh khí theo
đạo thì thành thánh. Nên có thể không luyện nó trước sao? Khi thuốc sinh ra, bất kể lúc nào, sau khi luyện dược, bất kể ở
hậu nào. Thuốc sắp thành nếu kỷ khơi lên niệm thì thuốc lại mất, thần sắp xuất ra nếu kỷ khởi lên niệm thần lại lặn xuống.

Muốn khí thanh chân mà kỷ chưa thuần thì không thể thanh chân được. Muốn thần tĩnh định mà kỷ chưa thuần thì thần
không tĩnh định được. Vậy sao có thể thoát khỏi sự ô nhiễm mà đưa khí về luyện thành thai thần?

Người trước nói: “Chưa luyện hoàn đan, đầu tiên phải luyện tính,

chưa tu đại dược trước tiên phải tu tâm” là ý này.

Xưa Tự Nhiên cho rằng: “Để luyện dược đầu tiên phải học luyện tâm, đối cảnh mà

Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp

không sinh tâm, đó là đại hoàn.


Trương Hư Tĩnh nói: “Muốn thần trong thân không thoát ra, thì không để lại một vật gì nơi Linh đài.”

Để luyện được như vậy, thì do mắt hướng theo sắc nên mới có nhìn ngắm, nên phải luyện để không nhìn ngó. Tai lắng theo
âm thanh nên mới nghe, vậy phải luyện để không nghe nữa. Trong cuộc sống bình thường, đầu tiên phải luyện như vậy thì
hàng phục niệm nơi kỷ, mà tính thật sự thuần tĩnh. Cho nên “Nguyên thủy thiên tốn đắc đạo liễu thân kinh” nói: “Thanh
sắc không dứt hăn thì tinh khí không toàn vẹn. Vạn duyên không ngưng hẳng thì thần không an tĩnh.” Nên đầu tiên phải
luyện kỷ, luyện khí, luyện thần để không bị cảnh vật điên đảo. Hái thuốc thì thuốc liền có, xây nền thì nền liền thành, kết
thai thành cụng mới gọi là bước đầu phục tính, vậy công phu luyện kỷ đã đạt.

Các bậc thánh trước, khi bắt đầu nói luyện kỷ, cho rằng nó có sự đối chiếu, cái dụng của tính nằm trong thế pháp, thế
niệm, nên nói phải đảo ngược. Cuối cùng nói về luyện kỷ cho rằng không có sự đối chiếu mà tự mình quay về hư nên đi
đến tịch diệt tận định. Bắt đầu và kết thúc đều là luyện bản tính thành chân, có thể hoàn thiện chân tính, tức thành tiên.
Không có được chân tính thì không thành tiên.

Kẻ ngu trên đời không biết tiên tức là phật, cho rằng tiên và phật khác nhau, không tin xin xem Kinh Pháp hoa: “Như lai
đạo thiên tiên, vi diệu khó lường tới.” Đã không tin lời phật thì hà tất cố bàn về phật, không nhưng không biết tiên không
biết phật mà cũng không biết chân tính của bản thân, chỉ cuồng ngôn vọng ngữ, mê hoặc đời, tự đoạ mình vào trong biển
pháp của tiên phật, không thể nhận ra sự chìm nổi, thật đáng tiếc.

======================================================

Chương VI: Trúc cơ luận – Bàn về xây nền

Xung Hư tử nói: “Tu tiên thì bắt đầu từ việc xây dựng nền móng. Xây dựng nghĩa là phải tích lũy dần dần, tăng dần. Nền
móng là gốc rễ của việc tu luỵên dương thần, là nơi để an thần, định tức. Nền cần xây trước tiên, nên nói sự thần nhất,
toàn vẹn và hiển linh của dương thần phải luôn nhờ vào tinh khí mà thể hiện tác dụng của nó.

Thần vốn thuộc âm, tinh khí thuộc dương, dựa vào dương tinh và chân khí mới có thể thành tựu dương thần. Không dựa
vào dương tinh chân khí thì không thể thành tựu dương thần, chỉ dừng ở âm thần mà thôi. Tinh khí vượng thì thần cũng
vượng, nên pháp lực mạnh.

Tinh khí hao tổn thì thần cũng hao tổn nên linh quang yếu đi. Lý của nó là vậy. Muốn nguyên thần thường trụ và luôn linh
giác thì tinh khí chắc chắn phải thường trụ và luôn vững vàng. Nếu nền móng chưa được xây trước, nguyên thần sẽ chạy ra
ngoài khiến nguyên khí tán mác, nguyên tinh tổn thất, nền móng càng suy đồi. Và tinh trụy vào giao cảm, qua năm dài
tháng rộng, lưu luyến ái căn. Lập tức muốn không bị thất tán tinh mà trở về khí thì sẽ được sao? Khí tản đi theo hô hấp,
thở ra hít vào, cần mẫn không ngừng, lập tức muốn làm cho ngưng thở để hóa thần thì sẽ được sao? Đây đều là việc không
có nền móng sẵn, cho nên cần dùng ba bảo bối: tinh, khí, thần cùng luyện. Tinh bổ tinh, khí bổ khí, thần bổ thần, xây nên
nền móng. Chỉ khi có thể hợp nhất thì nền móng mới thành, không thẻ hợp nhất thì nền móng không thành. Cái gọi là đúc
thành viên chính là nói điều này.

Khi nền đ• xây xong, tinh thì vững vàng, khí tự tuần hoàn, chứng được quả nhập tiên. Để xuất khỏi dục giới, vượt lên nền
sức giới là từ đây. Để thành nền cho mười tháng đưa thần nhập định cũng từ đây. Chín mười tháng không sa vào hôn ám
là nhờ nền này. Mười tháng thần không chạy ra ngoài mà nhập vào đại định cũng nhờ nền này. Cho nên luyện khí thì khí
định, dứt tuyệt không còn hơi thở, luyện thần thì thần hư, nên không còn hôn ám chìm đắm. Đây gọi là dương thần đủ có
nền. Nền có được nhờ dương tinh không rơi rớt nên gọi đó lậu tận thông. Không có nền thì không có lậu tận thông, không
có tính linh diệu của nhất âm, chứng quả ngũ thông.

Ngũ thông là thần của âm thân thông. Nếu là dương thần có lục thông, vì có thêm lậu tận thông.

Lục thông gồm: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần cảnh thông, túc mệnh thông, tha tâm thông, lậu tận thông. Lậu tận
thông là cái dương thần có thêm. Ngũ thông còn lại giống vơi âm thần.

Nếu không tránh được chết ở nơi này mà sinh ra ở nơi khác, nhà cửa khó vững, thì âm thần có thể lớn mạnh sao? Nền của
dương thần có thể không xây sao? Có thể không để tâm tìm hiểu ư? Có kẻ dâm cấu làm suy bại tinh, ngược lại còn ngông
cuồng nói với người đó là “hái để bù đắp vào việc xây nền”, lừa gạt người ngu tối, xem thương chính đạo, có thể không răn
dạy họ sao? Người đời không biết tiên thiên là tên gọi của sự chí thanh chí tĩnh (sự thanh tĩnh tột bậc) nên biến nó thành
cái tinh hữu hình hậu thiên. Tiên thiên này, động thì thành tinh vô hình tiên thiên. Cũng tiên thiên này nếu chía tách rời ra
thì thành hô hấp hữu hình hậu thiên, đây là lý của sự vận hành theo chiều thuận. Nguyên khí là gốc để sinh ra thân. Phàm
gọi thứ trong thân đều do nguyên khí hóa sinh mà có. Nếu tu luyện đi ngược chiều thuận, không làm nó hó thành tinh hữu
hình hậu thiên, vì nó là tiên thiên. Không làm động tinh vô hình tiên thiên thì định được tiên thiên này. Không để nó chia
tách thành hô hấp hữu hình hậu thiên thì phục lấy được tiên thiên này. Chứng đến tiên thiên mới gọi tên nó là nhất khí, là
nhất mà là tam, ba mà quay về một, có nhiều tên gọi thì có nhiều tác dụng. Nên không phân biệt được tiên thiên, hậu
thiên, trong đục thế nào, cũng không thể hái lấy chân khí.

========================================================

Chương VII: Luyện dược luận – Bàn về luyện thuốc

Xung Hư tử nói: “Tiên đạo dùng tam nguyên: tinh, khí, thần là thuốc chính, (nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần gọi là
tam nguyên, đều là tiên thiên). Ví việc luyện tam hợp thành nhất là luyện dược.” Quỷ Cốc tử nói: “Đạo lấy chí thần làm gốc,
chí tinh là dược, xung hòa làm dụng, lấy vô vi mà trị, được như vật thì đạo trường sinh cửu thị đươc thành.” Nếu không
như vậy thì không phải đường lối của kim dịch đại hoàn đan.

Lý này vô cùng tinh vi, pháp này vô cùng bí mật. Xưa tổ Chung Ly từng mười lần thăm dò ở Lữ tổ. Khâu tổ từng chịu trăm
vất vả với Trùng Dương.

Ngũ Tử tôi cũng phai học đạo hai mươi năm với Tào Hoàn Dương.

Gặp thầy vào tháng ba mùa đông năm quý tỵ thời Vạn Lịch, được truyền cho tàon bộ nghĩa lý về đạo vào tháng ba năm
nhâm tý, tính ra là hai mươi năm mới học hết. Cho nên những người học đạo mù mờ trên đờ và những kẻ đàm luận vu vơ
đều không biết chân dược là gì? Chân luyện là cách nào? Chỉ nói suông rằng hướng vào thân tâm mình mà cầu, thực ra
không biết có chân thời, chân cơ của chí tĩnh.

Chân thời, chân cơ của chí tĩnh là chỉ thân tâm này cực tĩnh, tức ví von vào cuối giờ hợi đầu giờ tý, âm tĩnh cực thì dương
động, nên khí vẫn tuần hòan, chân cơ tự nhiên động lại. Đây chính là lúc nguyên khí tiên thiên vô hình sắp động thành
nguyên tinhi tiên thiên vô hình. Và tinh tiên thiên vô hình này chính là thuốc. Vật đó có sinh cơ của dược khí tất có cảm
giác đắc được tiên thiên, nên lấy linh giác làm chủ của việc luyện dược, lấy xung hòa làm dụng của luyện dược. Như vậy thì
khởi hỏa hậu mà hái lấy. Cần phân biệt thuốc non già, hái lúc còn non thì khí nhỏ bé quá nên không linh, không kết đan.
Hái lúc đã già thì khí thất tán nên cũng không linh, không thể kết đan. Có được thuốc đúng thời, lập tức hái lấy quay về lò,
dùng hỏa hậu luyện, tiến hành hỏa tiểu chu thiên, phải vận hỏa trước khi thuốc về đến lò.

Thuần Dương Lữ tổ thường răn rằng: “Không có thuốc mà tiến hành thai tức trước,

cố giữ nơi bụng, ất tích khí lạnh gây bệnh.”

Thuốc còn ở bên ngoài thì một chút cũng không phải của ta. Thuốc còn chưa vào trong đỉnh vọng động hành hỏa, đây gọi
là “trong vạc nếu không có chân chủng tử, giống như dùng nước lửa nấu chõ không.”

Nếu thuốc đưa về lò mà chưa kịp hành hỏa thì chân khí bị đứt đoạn không liên tục được nên cũng không luyện thành đại
dược.

Thuốc ở bên ngàoi, dùng hỏa hái lấy nó rồi quay về lò, cũng dùng hỏa nung luyện nó mới tạo ra sự biến hóa trong lò. Đem
được thuốc đưa về lò, hỏa có lúc gián đoạn không vận hành thì chân khí cũng bị gián đoạn và không trụ lại. Đến khi hành
hỏa lại, tuy đủ vòng nhưng trước sau khônog liên tục thì sao thành đại dược? Đây gọi là ngoại hỏa tuy động và vận hành
nhưng nội phù không ứng thì hồn trời phách đất không giao tiếp với nhau.

Nếu chỉ đơn thuần chú ý vào hỏa thì thiên lệch chấp trước vào hỏa nên thuốc cũng tiêu hao (chấp trước dụng tâm ở hỏa
thì sau sinh ra tướng và nóng rát, gần với sự tồn tưởng của những cách tu ngoại đạo, không phải là diệu dụng của thiên cơ
tự nhiên.)

Nếu nhẩn nhơ không biết đến hỏa thì hôn mê tán loạn. Lúc hành hỏa nếu tâm không thành thì không linh, hoặc rơi vào
hônme. Hành hỏa vào một lúc nào đó trong mười hai canh giờ, nếu quên đi số khắc lậu, quên hậu tắm gội, hoặc khụng biết
mấy vòng chu thiên, hoặc đã đủ mà không dừng. Đó đều là thất hỏa mà tiêu hao thuốc.

Hỏa không thể lưu giữ thuốc, sao có thể không tiêu? tức có ý rằng thần không giữ được khí.

Như vậy đều không thành đại dược.ở trên đều nói đến cô âm quả dưong (âm dương đơn độc).

Sự nguy hiểu cược việc quá thiên về hữu, về vô.


Nếu hỏa gián đoạn thì công phu không liên tục, thuốc tuy sắp thành mà lại hỏng đi.

Hỏa là dùng luyện dược, xưa có câu: “Hỏa dược ở chung một nơi.” Cách hành hỏa càng lâu càng nghiêm mật, càng nghiêm
mật thì càng tinh vi, như vậy ất thành đại dược, ất thành được thì uống lấy. Nếu thần theo những điều tai nghe, mắt thấy,
theo dâm niệm chạy ra ngoài và bám vào tà ma, rời xa con người nên hỏa lìa dược, công phu không liền lạc. Vậy làm sao
thành đại dược? Tuy sắp thành cũng có nguy cơ bị thất tán, thoái lui mất.

Nếu vận hỏa lâu mà không biết đủ để dừng lại, thuốc tuy thành sẽ hỏng đi.

Hỏa đủ tức được thành đại dược, sao chưa chịu dừng hỏa?

Lúc này hái lấy thì thuốc không trở lại thành tinh hữu hình hậu thiên. Nếu không dừng hỏa, không hái lấy thì không thể
uống được đại dược, và đại dược tất theo sinh cơ mà đi mất.

Như vậy đều không uống được. Tu chân cần làm cho thần khí hài hòa, tương hợp, hỏa dược thích ứng với nhau. Để khí hô
hấp (tức là hỏa) nương theo sự động tĩnh của chân khí (tức dược), dùng sự động tĩnh của chân khí an định nền gốc của
chân tức.

Chân khí đã quay về gốc thì chân tức cũng định ở gốc. Nhị khí hợp nhất ở gốc làm nền cho thai thần.

Hỏa dược không thiên không lệch, cũng không còn lo được mất, cứ vậy mà hái mới thành đại dược trường sinh, tạm gọi là
ngoại kim đan đã thành. Mã Đan Dương nói: “Nhân dưới ngọn lửa nóng luyện đan dược mà làm cho nước sông Hoàng Hà
chảy ngược.” “Ngọc chi thư” viết:

“Huyền hòang (trời đất, âm dương) nếu không có sự giao hòa, sao có dương bay lên từ dưới khảm?” Thứ thước chí bảo
uống vào bay lên của chân tiên các đời này chính là huyền cơ tối thượng, người học rất nên tìm hiểm mà tu luyện tinh
tường. Có được chân dược này uống vào liền có thể bắt tay luyện hỏa hậu đại chu thiên nhằm luyện khí hóa thần. Luyện
khí thì tức định,luyện thần thì thần viên mãn. Dương thần bay lên đến cửa trời thì hiện ra, việc tu thành thần tiên đã xong.
Sự nghiệp ở bước quan trung (bậc giữa) trong mười tháng đã hòan thành. Sau đó, đối diện vách, luyện cho thần trở về hư
vô. Chí năm luôn định, nhờ thần tiên mà đốn ngộ về tính ở vô cực (hình thần đều vi diệu), cuối cùng luyện thành thân
thánh thanh trong không bao giờ hư họai. Đây đều nhờ luyện dược hợp với tiên cơ mà đạt đến chỗ tận cùng thành đan,
tàhnh thần.

Phàm, đại tu hành, hòan thành bậc tu cao nhất (thượng quan) như vậy là xong. Trong phương pháp này, bắt đầu từ trăm
ngày hái thuốc, rồi thành uống được thuốc, thành địa tiên vô lượng thọ. Bước giữa là mười tháng hòan thành thai, xuất ra
dương thần, thành thần tiên vượt ra ngàoi âm dương. Bước cuối cùng là chín năm đối vách, luyện để trở về hư vô, thành
thiên tiên thóat mọi kiếp vận. Ban đầu đạt thành thần tiên là đạt được dại định và xuất định. Nhưng đạt được định là do ở
chổ Thủ trung, và xuất định thì từ ở Nê hòan, nên Thế tôn đã nhập diệt mà cũng là nhập vào Nê hoàn là vậy. Sau này khi
hòan hư (trở về hư vô) thì cũng nhập định ở Nê hòan. Người xưa nói: “Tính ở Nê hòan, mệnh ở rốn”, ý nói việc tu mệnh
hòan tất ở rốn, tu tính hòan tất ở Nê hòan. Cái định ở Nê hòan không phải nhất đinh trước đây như trong chín năm, mà đó
chỉ là nói lúc đầu mới nhập định. Còn như trong trăm năm, nghìn năm, vạn năm, một kiếp, trăm kiếp, nghìn vạn kiếp đều
có thể nhập thành nhất định, đây chính là sự thót khỏi kiếp vận của Phật, của thiên tiên. Người có duyên đọc được sách
này,

xem đây là sự giảng bàn sáng rõ về thiên tiên, nên giữ tâm thanh tĩnh mà lĩnh.

=====================================================

Chương VIII: Phục khí luận

Xung Hư tử nói: “Chỗ mấu chốt về sinh tử của con người chỉ là khí, sự phân biệt thánh phàm chỉ nằm ở chỗ phục khí. Tàng
phục là tàng ẩn sâu kín, đưa trở lại gốc nguyên khí. Hàng phục là nắm giữ nghiêm mật không cho chạy ra ngòai. Hai điều
này cũng có nghĩa phòng nguy chống hiểm.

Chỉ cần có thể phục khí thì tinh có thể trở lại mà thành khí tiên thiên, thần có thể ngưng mà thành thần tiên thiên. Sở dĩ
luyện tinh là muốn điều hòa khí này để phục lấy.

Luyện tinh ở bậc tiểu chi thiên, điều hòa hơi thở mà phục khí, vì không thể phục lấy tức thời nên dùng cách từ từ điều hòa
mà phục. Sở dĩ luyện thần là nhằm ngưng khí này mà phục lấy.
Luyện thần ở bậc đại chu thiên là làm thai tức ngưng mà phục được khí,

vì nó không thể lập tức ngưng nơi vô nên cũng phải dùng csch từ từ’ thai tức là h ơi thở

như có như không, đã chí vô lại còn vô vô, nên phải phục lấy trong sư tịch tĩnh.

Công phu hướng thượng từ đầu đến cuối, chỉ là phục lấy một hơi khí này mà thôi. Bởi vì tất phải phục lấy nên trước sau
đều phải phục. Đó là vì sao? Vì khi thân này chưa sinh, nhị khí bước đầu kết thành nền, nền này ẩn nơi Đan điền, tàng phục
thành khí căn. Tàng phục lâu trong tĩnh tắc có lúc động và sinh ra hô hấp. Điều này cho thấy tàng phục trong tĩnh rồi sau
sinh ra khí trong hô hấp nên thành đạo người, gọi là thuận sinh. Nếu tu luyện ngược lại thì thành tiên. Việc tu thành tiên
tất phải từ khí hô hấp mà đi ngược trở lại tĩnh. Đây là nguyên lý thuận nghịch về khí phục và phục khí. Và hô hấp đi ra qua
mũi miệng và trở thành dụng của mũi miệng. Hô hấp đi ra qua mũi miệng, đó là con đường sinh tử. Không còn phụ thuộc
vào mũi miệng thì rời khỏi con đường sinh tử.

Chân khí phát tán ra bên ngòai sẽ gây ứ trệ tổn hai khí này, tạo thành bệnh tật làm hao tổn khí, dẫn đến cái chết. Đó là do
không biết “phục lấy” là lý do của sự hồi phục.

Phục lấy là muốn đưa hô hấp trở về khí huyệt, và sau đó nguyên khí quay về,

nguyên thần ngưng tụ. Ba thứ này đều có thể tàng phục nơi khí huyệt.

Và cũng không biết làm thế nào để phục.

Làm thế nào để phục, là nói đến thiên cơ vô cùng vi diệu và vô cùng bí mật. Hô hấp hợp với thiên nhiên là chân. Nguyên khí
hợp với lúc sinh lúc hái là chân, nguyên thần hợp với hư vô cực tĩnh là chân. Ba điều này đều là chân, rồi sau mới có cái lý
về phục, thực hiện nó tất thành đạo, không như vậy là ngọai đạo, sao có thể bảo đảm trường sinh vượt khỏi sinh tử, nằm
ngòai kiếp vận? Có những hạng người nói vẩn vơ về phục khí mà không biết chân cơ của phục khí. Suốt ngày điều hòa hơi
thở, nên hô hấp qua mũi miệng càng tăng,

ngu dốt bám vào hơi thở mà trong bụng bế tắc khó dung.

Ôi thôi! Hạng người cuồng vọng này sao có thể biết được việc phục khí mà tĩnh định?

Khâu chân nhân nói: “Tức hơi có chút bất định,mệnh không là thứ của ta.”

Tức có thể dứt khỏi hô hấp thì con đường sinh tử chấm dứt,

tức còn theo hô hấp thì bất định nên không tránh khỏi sinh tử.

Người xưa đưa ra tên gọi điều tức, nhưng hơi thở của người đời một thở ra một hít vào đã cân bằng, không cần điều hòa.
Tiên gia đưa ra tên gọi là điều tức, không phải để dùng hơi thế pháp mà chỉ việc điều hòa nguyên khí nên rất hữu vi. Họ
dùng thần thu lấy khí, hành (đi, họat động) tất có trụ (dừng, nghỉ), trụ tất có hành. Trong khỏang dừng nghỉ thì điều hòa.
Theo nguyên lý có đến có đi mà không chấp vào hỉnh ảnh đến đi để hợp với sự hô hấp mà tựa không hô hấp. Giống như
thuyết tâm tức tương y.

Người xưa đưa ra tên gọi “bế tức”, là để bên trong trống không (không không), như thái hư ứng được vật, để hợp với sự
tăng phục tĩnh lặng trong vô cực. Yếu chỉ của sự phục khí này chính là công phu mà người luyện sử dụng để chứng đạo.
Nhưng thiên cơ này vi diệu tuyệt mật, không dễ biết được.

Vô cực, vô là nguyên thủy của nhất khí, một khi chia tách liền thành ra trời đất. Nay nói vô cực là nói trước khi trời đất và
nhất khí ra đời, tức giống như trước khi cha mẹ sih ra, chính là nói cảnh tượng cực hư cực tĩnh. Lúc này, sự giác ngộ vi diệu
ất sẽ đến, đây chính là tàng phục tĩnh lặng chân chính.

Tóm lại, trên đây là cơ chế bí mật về hóa khí, hóa thần, người xưa nói: “Để trường sinh cần phục khí.” Các vấn đề từ chu
thiên đến giờ, ngày, năm, kiếp đều chỉ nhằm phục lấy khí này.

Nói có phục ở một tiểu chu thiên, có phục ở một đại chu thiên, phục một ngày, phục một năm, một kiếp. Hoặc tạm thời,
hoặc lâu dài mà có thể hòan thành nhất phục thì thật sự là kẻ sĩ đắc đạo.

Khí này đã đại định sẽ không nhận ra nó từ đâubắt đầu tàng phục, và kết thúc sự tàng phục ở đâu. Vô thủy vô chung, suốt
vạn năm mà không có một hơi thở, cùng thần đều thành hư không và tĩnh lặng. Đây gọi là cảnh giới hình thần đều vi diệu.
Duy có nghe theo chính đạo thiên tiên mới biết được lý này.
Duy có tam bảo đều tòan vẹn mới đốn ngộ được công phu này.

Tam bảo là nguyên thần, nguyên khí, nguyên tinh, nếu có một thứ không thuộc về nguyên thì không còn là quý giá nữa, mà
thuộc vào hậu thiên, trở nên vô dụng và cũng không thể hòan thành công phu. Công phu này là, bên trong như thái hư,
chứng nhập vào vô cực tĩnh định. Nếu tam bảo hội tụ, luyện tinh hóa khí, rồi sau có thể tiến hành công phu thường định,
nhập định. Nếu còn chưa hóa khí thì công phu tập luyện chỉ vô ích.

Đây là lời dành bậc thánh chân có chí lớn đời sau, xin nghiên cứu và chứng ngộ nó.

==========================================

Chương IX: Thai tức luận – Bàn về thai tức

Xung Hư tử nói: “Xưa “Thai tức kinh” viết: “Thai được kết trong sự phục khí, chưa từng có tức trong thai.” Đây là nói về
yếu pháp trước nay và sau này thỉnh cầu nơi phật, thần tiên, thiên tiên.” Trong thân nam tử vốn không có thai, nhưng
muốn kết thai, vậy ất phải có nguyên nhân. Đó là nhờ phục khí trong khí huyệt nơi Đan điền mà kết thành thai, nên thai là
từ trong phục khí mà kết được. Nguyên khí tĩnh rồi tất động, muốn nguyên khí không động cần tàng phục nó, nhờ có thai
nên có nơi để tàng phục. Do đó, thở mà khí không động, khí này thở từ trong thai. Thai nhờ tàng phục khí nên càng lớn, khí
nhờ thai cfng lớn nên càng tàng phục, thai và khí cùng được tu luyện như vậy sẽ thành một thai thần viên mãn. Đây là yếu
pháp để thành thần tiên, thiên tiên, không có yếu pháp này sao có thể thành tựu? Nhưng thai tức và phục khí vốn là một
việc, sao phải chia ra hai để bàn luận? Chỉ vì để hòan thai tất dùng thai tức, rồi sau thành thai thì thần trụ ở thai. Người xưa
đều dùng thai tức nói về điều đó, nay cũng nói rõ đó là lúc luyện khí hóa thần. Phục khí thì khiến tinh hóa lại thành khí,
luyện dược thì có được đại dược. Ngừoi xưa chỉ nói về phục khí, nay cũng theo đó nới về phục khí, tuy nói về nó theo hai
lối mà làm sáng lý lẽ lẫn nhau, giúp người học hiểu được chỗ diệu của hai lối này mà không sai lầm hòai nghi, cho nó là hai.

Tôi xin giảng lại rõ ràng và luận bàn trực tiếp về nó. Phàm, thân người, lúc ban đầu chỉ là nhị khí hợp nhất thành nhất khí
trong hư không. Không có thai cũng không có tức. Nhờ hô hấp của người mẹ mà lớn lên thành thai. Nhờ thai mà lớn lên
thành thai tức. Đến khi thai hòan chỉnh, điều kỳ diệu nằm ở chỗ thai biết hô hấp theo hô hấp của mẹ nên suốt ngày hô hấp
mà không chút khó chịu. Ở đây nói hô hấp của thai không qua mũi miệng, chỉ qua nhao thai nối liền với cơ thể người mẹ,
nên có thể giống như không hít thở khí. Đây chính là hình ảnh về thai tức. Người xưa nó nội khí không ra, ngọai khí không
vào, mà không phải là bế tức (nín thở), chính là nói sự hô hấp qua rốn, nếu không còn trong thai thì hơi thở này sẽ bị cắt
đứt, không có sự nối liền giữa mẹ và con qua nhao thai thì không thể không hô hấp theo mũi miệng nơi thân mình, tức
cũng giống với hô hấp trong thai nhưng khác là phải thông qua các lỗ. nghịc tu để phản hòan sao có thể nằm ngòai việc
đưa hơi thở qua hô hấp của ta ngày nay trở về hơi thở trong thai? Và khi đưa hô hấp trở về như vậy, sẽ lấy khí hô hấp ở
mũi miệng đưa về nơi của thai tức. Bão Phác Tử nói: “Có được thai tức có thể không dùng mũi miệng hô hấp, mà thở như
trong bào thai, như vậy là đã thành đạo.” (Giữa rốn nguyên khí kết thành đan). Tưởng như đang lúc còn thai tức, dần dần
luyện cho thành thai tức, cũng chính là đến được chân vô.

Chân vô có nghĩa là diệt tức tĩnh định, bảo rằng tức trong thai cũng chínhlà chân vô, đây chính là thuyết vạn pháp quy nhất,
nhất quay về vô của thiền gia.

Đang lúc chưa sinh mà trở về cảnh giới khi chưa có tức, chưa có thai, không rời vào con đường sinh tử. Sở dĩ được như vậy
cũng không phải bỗng nhiên không có nơi nương tựa, phối hợp mà đem hô hấp quay về trong để thành thai tức.

Khí hô hấp rất khó chế phục, cần có nguyên khí để cùng nương tựa mới cùng định được mà thành thai tức. Nhưng làm sao
biết thai tức đã thành. Đưa hô hấp vê trạng thái thai tức thì mũi miệng không còn hô hấp nên thành thai tức, điều này đã
thật sự hòan thành thì cuối cùng không còn nhờ mũi miệng để hô hấp, sự việc định chân thần cũng giống như vậy.

Còn như những kẻ phàm phu ngọai đạo, không hiểu vê nguyên khí là gì mà vọng động nói về nhập định tâm tức. Tức của
họ không thẻ ở lâu nơi thai, tuy nén khí mà khí lại không có chỗ dung chưa, như vậy khí lập tức bức phá người,

cuối cùng không thể cố nén được, khí ở mũi miệng liền hô hấp liên hồi.

Đó đều do họ xem thường điều Thế tôn gọi là vô sinh pháp nhẫn.

Những kẻ tu đạo, thiền giả dối trên đời đều như vậy,

đó cũng là chỗ những ngườihọc sau cần phân biệt rõ mà tự đề phòng nguy hiểm.

Đây cũng là một trong những điều gọi là cô âm bất thành.


Khí hô hấp là vật âm hữu hình hậu thiên, nên được gọi như vậy.

Cần đợi lúc khí cơ tiên thiên phát động,

lại thêm nguyên linh độc giác và hô hấp tương y, ba bảo bối này hội tụ,

trước tiên luyện thành đại dược, lúc này chuyển về nơi kết thai ở hòang đình.

“Lúc này” là lúc đang kết thai, muốn nói trước là hóa khí, đến đây bắt đầu nói đến kết thai.

Ở đây muốn nói rõ sự tất yếu phải luyện tinh hó khí, dùng khí trợ cho thần,

dùng thần làm chr thai để hô hấp kết thai mới có thành thai tức sự sự.

Và sau đó dùng thai tức dưỡng thành thai thần,

làm cho thần khí nương theo khí ở thai tức, đi vào nhất định bên trong.

Thần khí và thai tức cùng nương lẫn nhau mới là công phu tu luyện thai tức thực sự, có phối hợp. Cho nên có thể thành
chân thai, đạt tới chân định. Nếu không có khí này thì không thành thân kim cương bất họai, cuộc sống chỉ tòan mê muội
và chìm đắm, sao có thể trưởng giác, trưởng minh mà biết khiển khí, nhập đại đinh để thành thai? (Có gián đọan là không
có thai tức).

Khí nhập vào đại định là lúc ban đầu của sự kết thai,

đúng như “Nhập dược kính” viết: “Ban đầu kết thai, nhìn thấy bản mệnh.”

Bản mệnh là nhị khí. Nguyên khí là gốc sinh thân. Khí cụ hô hấp là công cụ sinh thân. Và lúc đầu của sự kết thai tất cần nhị
khí bản mệnh này theo hiệu lệnh của thàn cùng ngưng ở trong mà thành chân thai tức.

Nêu thật lâu mà không có chút gián đọan, cứ miên man liên tục, không quan tâm đến giờ, khắc, và không nghĩ rằng đang ở
nơi thai. Cảnh giới vô tức chính là dương thần đại định, tuyệt đối không có động tĩnh sinh diệt, tức thai đã viên mãn, liền
tiến vào lúc thai mẫu bắt đầu kết nhất khí, chưa thành ra ta và chưa có sự phân tách ra tinh, khí và thần. Đúng như “Nhập
dược kính” viết: “Cuối cùng thóat thai, nhìn vào tứ chính” mà thành đạo.

“Nhìn vào tứ chính” là nghiệm thấy sự hữu vô của công phu tứ chính.

Hữu là thai còn chưa viên mãn, dùng hữu làm công phu dưỡng thai.

Vô là “diệt tận định”, dương thần đã thành.

Thai tức đã quay về thành thần nên nói là chấm dứt. Sự chấm dứt này là việc trong mười tháng ở bậc trung quan, chứng
được thành thần tiên. Sau đó còn có công phu hướng đến Thượng đan điền luyện thần hòan hư, chứng thành thiên tiên.
Lúc này, điều tất yếu phải biết là đưa thần lên đến Đan điền và xuất ra Thiên môn, để sự hiển lộ của dương thần thóat xuất
thóat nhập. Vì sao? Trong mười thsng trước, nếu có xuất thì đó là cái xuất không nên xuất, do lục căn là ma quỷ lôi kéo nên
vọng tưởng mà xuất.

Ma quỷ, tức âm ma, là âm khí chưa hết.

Vọng tưởng xuất ra nên thần chạy đi, bám vào ma cảnh, tức cũng chạy đến mũi miệng. Như vậy, cần lập tức nhập vào để
dựa vào tức mà quay về thai.

Đọan này, một lần nữa chỉ cho mọi người thấy sự cần thiết đề phòng nguy hiểm trong mười tháng.

Xuất ra vào lúc này là cái xuất nên xuất.

Xưa Lam Dưỡng Tố, thai thành nên xuất mà không biết xuất,

vì vậy Lưu Hải Thiềm gửi thư cho ông ta, chỉ bí quyết của việc xuất thần.

Do đó khởi lên một niệm xuất thì xuất dương thần ở Thiên môn. Thiên môn, chính là Đỉnh môn trong “Truyền đạo tập”.
(Người xưa bình tán về nó rằng: “Ngòai thân có thân” là đây.)

Nếu xuất ra lâu, e thần mê lầm mà sai niệm.

Xưa nói: “Mười bước, trăm bước đều phải chiếu cố đến” là vậy.
Như vậy, nhập vào Thượng điền, dựa vào chỗ định trong hư vô để xuất khỏi thai, ví như con người khi còn nhỏ cần có ba
năm bú mớm. Bú mớm chính là định. Còn nói, chín năm, ba năm nhất định, tức khi bắt đầu xuất định thì nhập định để
hoan thành thiên tiên trở về hư vô. Chứng đến chỗ cực hư cực vô, tức chứng được thiên tiên. Lúc này thời gian nhập định
nhiều, xuất định ít, lại nên xuất thì cần mẫn, nhập thì nhanh chóng. Nên tôi nói: “Lúc đầu của xuất định là khởi điểm của
nhập định, tuy đã chứng đến bậc thiên tiên cũng không được có lúc bất định. Đây giống như phía trên tiên phật còn có
diệu cảnh không tiên không phật, là chỗ tối cao của thiên tiên và phật.

Thánh chân đời sau, nên cùng biết và cùng chứng đến điều này vậy.

Sách này sọan xong vào năm nhâm tuất, niên hiệu Thiên Khải, thực ra muốn giữ kín cho môn hạ học, bản thân không cho là
mình có tâm phổ độ chúng sinh, nên không dám gánh vác trách nhiệm với tất cả mọi người, cũng không mong làm cho
giống ý người. Sách chú này có truyền cho đời sau, cũng chỉ mong giúp những người biết nghĩ đến tính mệnh,

dốc lòng với đạo đức, có duyên gặp thầy được truyền khẩu quyết.

Được sách ấn chứng, đi vào giác ngộ, như mây tan trưng sáng, bụi lắng gương trong,

xóa bỏ cái ảo quay về cảnh chân, cuối cùng vạn pháp quy nhất.

Tam nguyên tuần hòan bên trong, thần tự hướng về nguyên. Theo đó mà tu luyện,

nỗ lực không chay lười, cưỡi mây trắng về lại cố hương, đầu mối bắt đầu từ đây vậy.

(Hết)

Tu tiên là một khái niệm từ xa xưa nhiều người biết đến nhưng lại chỉ như một trò đùa vì chưa ai tận mắt thấy một vị tiên
ở ngoài đời mà thường chỉ suất hiện trong các bộ tiểu thuyết của trung quốc với các cảnh giới tu vi từ thấp đến cao. Vậy
mọi người có nghĩ tiên có thực sự tồn tại và việc tu tiên có thực sự khả thi?

Để giải đáp thắc mắc này chúng ta phải lúc lại về huyền cơ mà tiền nhân để lại từ ngàn đời trước về các loại phương pháp
tu tiên đạt được thần thông.

Trước tiên chúng ta hãy nói về cách tu tiên cơ bản đó là luyện công và luyện đan. Luyện công là nhằm mục đích rèn luyện
thân thể cho thân thể trở nên cứng rắn đối với việc luyện ngoại công và lực bạo phát mạnh đối với việc luyện nội công
nhưng đây chỉ là tôi thân luyện thể không thể coi là tu tiên mà tu tiên còn phải kết hợp việc luyện khí thông kỳ kinh bát
mạch và với việc luyện khí ta có thể sử dụng công phu luyện khí bát đoạn Cẩm, cộng với việc luyện đan dược từ các loại
thuốc cả ngàn năm tuổi và hấp thụ tinh hoa đất trời.

Nghe đến đây mọi người có thể thấy nó thực sự bất khả thi vậy nên ta lại phải chuyển sang một phương pháp khác có hiệu
quả hơn đó là luyện tinh thần lực. Đối với phương pháp này con người vẫn có thể đạt được thần thông nhưng cơ thể thì
vẫn sẽ già đi nhưng linh hồn lại thoát khỏi Luân hồi tái sinh đó là phương pháp thiền định của Phật giáo.

Có thể nói đây là phương pháp khả thi nhất vì nó còn gần như nguyên vẹn, nếu như ta thử kết hợp giữa việc luyện khí công
bát đoạn Cẩm để đả thông kinh mạch sau đó ta dùng phương pháp ngồi thiền hoa sen từ từ cảm nhận, nhưng đây lại là
một việc cực kỳ khó vì vốn dĩ con người lòng nhiều tạp niệm khi ta ngồi thiền trong đầu ta suất hiện đủ thứ như một bộ
phim và ta thường sẽ bị cuốn theo nó và việc ta cần làm đó là nhận thức, ta phải nhận thức được ta đang ngồi xem phim
chứ không phải là một nhân vật trong phim cho đến khi hết phim và không còn bộ phim nào được chiếu lúc đó tâm bạn
thanh thản như mặt hồ phẳng lặng lúc đó bạn mới tiếp nhận được tinh hoa đất trời từ từ tiến vào trong cơ thể mình

Làm cho linh hồn trở nên mạnh mẽ hơn tần số rung động của cơ thể được nâng cao không còn chịu sự ràng buộc của tần
số vật chất từ đó có được một số thần thông, và việc này đương nhiên là không dễ dàng
Cho nên người tu thì nhiều mà người thành có được bao nhiêu.

Phương pháp đã có chỉ chờ người có đủ nghị lực dám thực hành hay là không.

Có tu có thành

Không tu không thành

Ta là vũ trụ vũ trụ là ta

Huyền bí bao la

Nằm trong tâm ta

Kính chào tất cả,

Nay có vài người bạn hỏi về thuật tu tiên nên tôi cũng mạo muội trích trong vài cuốn sách mà tôi có để các vị góp ý và xây
dựng thêm. Tôi chỉ là người biết rất ít về thuật này nên không thể trả lời sâu sắc được. Nhân tiện mời hai Đạo là đại huynh
Daoky, DaoTran, cùng đại huynh Tam Tam và các bạn cùng nhau bổ khuyết.

THUẬT TU TIÊN

Chu tử nói: Trong trời đất, chí tôn là Đạo, chí quí là đức, nan đắc là người. Người sở dĩ khó được là vì phải gồm thâu đạo
đức trong mình.

Tiên triết nói:

Nhân thân nan đắc, kim dĩ đắc,

Đại đạo nan minh kim dĩ minh.

Thử thân bất hướng kim sanh độ,

Cách hướng hà sinh đô thử thân?

Nghĩa:

Thân người khó được, nay đã được,

Đại Đạo khó hay, nay đã hay.

Thân này chẳng hướng kiếp này độ,


Đợi đến kiếp nào mới độ đây?

Người đời không hiểu rõ thân này hư ảo, đó chỉ là Tứ Đại Giả hiệp mà thôi. Một kiếp người mau qua như bọt nước, như
lửa xẹt trong đá, bừng lên rồi tắt ngay. Con người có thể sống đến trăm tuổi, nhưng sống tới 70 đã thấy hiếm.

Nay mọi người dùng cái thân dễ bị hư hoại của mình, để bôn ba tìm cầu những gì bất trắc. Một khi hết thở là chết mất
luôn. Mệnh chưa cáo chung, mà Chân Linh đã bị đầu thai vào xác khác.

Trong khi tuy vinh hoa cực phẩm, lộc hưởng nghìn chung, nhà cử khang trang mỹ lệ, đầy châu báo, ngọc ngà, cũng đều
phải bỏ lại, đâu phải của ta. Cho nên nói: “Cái gì cũng không đem theo được, chỉ có Nghiệp theo mình.”

Hồi Quang Tập có câu:

Ngàn năm cây sắt nở dễ,

Một thân đã mất khó tìm.

Ngộ chân Thiên có câu:

Bạc vàng ví chất cao như núi,

Nhưng quỷ vô thường mua nổi không?

Lữ Thuần Dương viết:

Muôn kiếp, ngàn đời được cá nhân,

Mới hay kiếp trước đã gieo nhân.

Hãy thoát mê tân, mau giác ngộ,

Tránh khỏi luân hồi, khỏi khổ tân.

Người muốn thoát khỏi luân hồi, chẳng rơi vào lưới đời, không gì bằng tu luyện kim đơn. Đó là thang Linh bắc lên Trời; đó
là đường tắt để thoát phàm. Đạo ấy rất giản dị. Dẫu tiểu nhân ngu muội, biết được mà tu, cũng có thể thành chánh quả.

Nhiều bậc Chân tu, tuy để tâm tu đạo nhưng chẳng chuyên tinh, hay tinh mà không bền vững, cho nên người tu thì nhiều,
mà người thành đạt thì ít.

Kinh thư viết: “ Biết không khó, mà hành mới khó.”

Đạo Đức kinh viết: “Thượng đức văn đạo, Cần nhi hành chi.”

Nghĩa:

Người Thượng đẳng khi nghe biết Đạo,


Liền ân cần tiết tháo khuôn theo.

Chỉ nghe mà không hành, làm sao mà thành Đạo được.

Trần Nê Hoàn viết:

Ta tu hành được chân quyết,

Đêm ngày công phu không đoạn tuyệt.

Một hôm hành mãn, không ai biết,

Chỉ thấy hào quang sáng tứ vi.

Mã Đơn Dương viết:

Ơn thầy sâu rộng sao đền đáp.

Nguyện xin Diện Bích luyện Chí Chân.

Lữ Tổ nói:

Khổ sở một vài năm,

Sung sướng muôn vạn kiếp.

Trời có khi bị nghiêng đổ; đất có khi cũng bị sụt tan; núi có khi cũng bị kiệt; biển có khi cũng bị cạn. Chỉ có tu hành mới
thành Đạo, mới có thể cưỡi gió, cưỡi rồng, cưỡi mây tím, ngao du ngoài trời, tiêu diêu hư không. Vân số không hạn chế
được ta; vân mệnh không câu thúc được ta. Chân thường bản thể ta sống lâu vô hạn; nhìn lại cái vui trần tục, thì có gì gọi
là vui?

Đạo Là Gì?

Đạo là cái gì lập Thiên Địa, làm cho Trời Đất được chính ngôi chính vị, làm cho muôn vật được dưỡng dục, cho mặt trời mặt
trăng sáng láng, cho Ngũ Hành sinh hóa, đó là Đạo.

Nhiều thì vô số như cát sông Hằng, cô đơn thì không có ai làm bạn lữ. Đó là Đạo. Nhập vào Hồng Mông rồi lại trở về Minh
Tể, đó là Đạo.

Làm mọi việc của Hóa Công nhưng cũng siêu phàm nhập thánh được. Đó là đạo.

Trước mắt tình hình chưa rõ, mà đột nhiên Linh thông được, đó là Đạo. Trước mắt thấy chết không sao thoát được, đó là
Đạo.

Ở nơi thấp hèn, đê tiện nhưng vẩn đại tôn quí, đó là Đạo. Ở nơi u minh, vẫn cực cao minh, đó là Đạo. Nhỏ chui lòng bụi,
lớn trùm Trời Đất, đó là Đạo. Từ Vô nhập Hữu là Đạo. Tác Phật thành tiên đó là Đạo.
Trân trọng,

Nguyên Trí thư sinh

TU SỬA

Con người nhờ Âm Dương nhị khí hun đúc mà sinh trưởng. Khi tròn 16 tuổi, thì Cửu Tam chi Dương đã thuần, nên cũng
sánh được với người đại nhân, thượng đức. Nhưng một ngày kia, con người càng ngày càng đục đẽo Thiên Chân, Hỗn Độn.
Bởi người không biết đạo ấy, nên lúc Dương khí còn thịnh tráng thì không biết bảo dưỡng, khi Dương khí đã suy thì không
biết cánh bổ cứu. Ngày qua tháng lại Dương khí tận kiệt, âm khí thịnh mãn, chết đi thành quỷ. Cho nên Dương Chân Nhân
nói:

“Thương thay! Thân người khó được, thời gian qua mau, không biết tu trì, làm sao thoát nghiệp báo. Nếu không sớm tỉnh
ngộ, chỉ cam tâm chờ chết, lúc đó một niệm mà sai, thì sẽ nhập tam đồ, ác triệt. (Tam Đồ: Hỏa đồ, Huyết đồ, Đao đồ, hay
Địa Ngục đạo, Súc sinh đạo, Quỉ đạo). Giả như có kinh qua vạn thế, cũng không thể siêu thoát. Có hối cũng muộn.”

CON ĐƯỜNG TU:

TÌM HIỂU TÍNH MỆNH,

TÌM HIỂU BẢN THỂ CON NGƯỜI,

MÀ BẢN THỂ LÀ THÁI CỰC, LÀ TÂM TÍNH.

Cho nên Tam Giáo thánh nhân lấy cái học Tính Mệnh dạy đời. Dạy người tu luyện để siêu xuất sinh tử.

*Đạo Nho dạy Thuận Tính Mệnh để trở về với tạo hóa. Lý luận thế đúng công đạo vậy.

*Thiền tông dạy coi Tính Mệnh là hư ảo, để đạt Đại Giác, Đại Ngộ. Nghĩa lý đó cũng cao diệu.

*Lão tử dạy: Tu Dưỡng Tính Mệnh để đạt Trường Sinh. Những lời lẽ đó thật tha thiết và đạt nhân ý.

Giáo tuy chia ba nhưng Đạo lý là một vậy.

Nho nói: Tồn tâm dưỡng tính

Đạo nói: Tu tâm luyện tính

Thích nói: Minh tâm kiến tính

Tâm Tính chính là Bản Thể.

TU LÀ THỰC HIỆN HAI CHỮ TRUNG, NHẤT (THỦ TRUNG)

Nho nói: Chấp trung – là chấp cái trung của bản thể.

Đạo nói: Thủ trung – là giữ cái trung của bản thể.

Thích nói: Không trung – là trong bản thể vốn không có gì.

Nho nói: Nhất Quán – là quán triệt cái nhất của bản thể.
Đạo nói: Đắc nhất – là được cái Nhất của bản thể.

Thích nói: Qui nhất – là quay về cái nhất của bản thể.

Chúng ta nhờ đó mà biết nếu chẳng Chấp Trung chẳng Nhất Quán, thì làm sao nên được như Khổng Tử.

Nếu chẳng thủ trung, chẳng đắc nhất, thì làm sao mà thông huyền như Lão Tử.

Nếu chẳng không trung chẳng qui nhất, thì làm sao thiền quán được để thành Như Lai?

Cũng là Một Bản Thể, nhưng thấy nó hư không vô trẫm thì cưỡng gọi là Trung.

Thấy nó hiện ra đầu mối thì cưỡng gọi là Nhất.

Trung là kho chứa Nhất, Nhất là Dụng của Trung.

TÍNH MỆNH THUYẾT

Ở đời không học gì hơn học về Tính Mệnh. Nay người đời ít ai hiểu về tính mệnh.

**Tính là gì?

Tính là Nguyên Thủy Chân Như. Một điểm minh Linh của Tiên Thiên.

**Mệnh là gì?

Mệnh là một Khí chí tinh, chí thuần của Tiên Thiên.

Nhưng có Tính là có Mệnh. Có Mệnh là có Tính.

Ở nơi Trời thì gọi là Mệnh

Ở nơi người thì gọi là Tính

Tính và Mệnh không phải là hai. Thực sự, Tính mà không có Mệnh, thì không thể thành lập. Mệnh mà không có Tính thì
không thể tồn tại. Tính Mệnh hỗn nhiên hợp nhất, và quan hệ với nhau....

Trân trọng,

Nguyên Trí thư sinh

Chào tất cả các bạn,

Anh Minh Thuận có biết gì cũng nên bổ khuyết cho. Hy vọng có thể giúp được cho những ai muốn trường sanh và bảo
mệnh của mình. Tất cả những gì viết trên đây đều là trích trong những sách đạo giáo tu tiên chứ không phải là lời của
Nguyên Trí tôi. Xin quý vị lưu ý cho.
**Huyền môn đạo gia cho rằng Mệnh là Khí. Lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ. Thông qua luyện dưỡng Đơn Điền để cầu
huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà bàn sơ về Tính. Do đó mà chẳng biết Tính. Cuối cùng cũng không biết Mệnh.

**Thiền gia cho rằng Thần là Tính. Lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy Ly cung để tu luyện lập giáo như dạy dân bài trừ tạp
niệm, và tu Định nhập Tĩnh. Nên bàn nhiều về Tính nói sơ về Mệnh. Như vậy là không biết về Mệnh, cuối cùng cũng không
biết gì về Tính. Có hay đâu Tính Mệnh không hề rời nhau. Thích, Đạo vốn không hai nẻo. Thần Khí tuy có hai công dụng,
nhưng Tính Mệnh cần phải song tu, cần phải tu luyện đồng thời.

**Cái học của hiền nhân là: Tồn tâm dưỡng tính, tu thân để lập Mệnh.

**Cái học của thánh nhân là: Tận Tính để chí Mệnh. Gọi Tính là khai thủy của Thần. Tính là thần chưa bắt đầu, nên Thần
nhờ đó mà Linh.

Mệnh là khai thủy của Khí.

Khí là gốc ở Mệnh.

Mệnh là Khí chưa sinh.

Khí do đó mà sinh ra.

Tinh trong thân trong người tịch nhiên bất động, vốn cương kiện trung chính, thuần túy.

Tinh này là nơi nương tựa của Khí.

Tính cũng nương nhờ vào đó, và là căn bản cho Mệnh.

Thần trong tâm người nhờ cảm ứng mà thông Linh. Ai cụ hỉ nộ ái ố dục là thất tình, Mệnh phải y cứ vào đó, và Tính phải lấy
đó làm khu cơ.

Khi Tính chuyển hóa thánh Tâm, thì Nguyên Thần từ trong tác dụng, khi Mệnh chuyển hóa thành Thân, thì Nguyên Khí từ
trong vận động, cho nên Thân Tâm là sở cư của Tinh Thần mà Tinh Thần là căn bản của Tính Mệnh.

Tính mà hoá dục, biến thiên được là theo khẩu quyết của Tâm; Mệnh mà hóa dục biến thiên được là theo khẩu quyết của
Thân.

**Kiến giải, tri thức do Tâm mà ra. Tư lự niệm tưởng là do Tâm sai khiến Tính.

**Cử động, ứng thù, xuất phát từ Thần. Ngữ mặc, thị thính, do Thân lụy Mệnh.

**Mệnh bị Thân khiên lụy, nên có sinh tử; Tính bị Tâm sai sử, nên không khứ lai.

**Có sinh tử thì không Chí Mệnh được. Có khứ lai thì không tận Tính được.

Cho nên đầy dẫy trong Trời Đất đều là Sinh Khí. Tham gia phụ giúp hai bên, hóa dục vạn vật. Đó là Mệnh lưu hành không
ngừng nghỉ.

Cho nên đầy dẫy trong Trời Đất là Linh Giác. Hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đều là cái Tính rực rỡ đó. Linh giác vốn gốc ở
Tính. Khi chưa có Tính, thì Tính ta đã có. Đó là Tính bắt đầu.
Khi chưa có Mệnh, thì Mệnh ta đã có. Đó là Mệnh bắt đầu.

Thiên khiếu tròn mà tàng Tính. Địa khiếu vuông mà tàng Mệnh. Bẩm hư Linh mà thành Tính. Trung thiên địa mà lập Mệnh.
Trong đó có Thần.

Thần tàng ở mũi, Miệng có nơi Đan Điền. Thần tiềm phục ở Tâm, khí tụ kết ở Thân.

Mệnh gốc nơi Nguyên Khí.

Tính gốc nơi Nguyên Thần.

Trân trọng,

Nguyên Trí thư sinh

anh NguyeTri cứ tiếp tục trình bày hiểu biết của anh về tu tiên thuật, MT cũng chỉ là người đang mò mẫm tìm chìa khoá mở
toang cánh cửa của thuật tu tiên thôi, nên những gì anh trích dẫn từ sách vở sẽ vô cùng qúy giá đối với những ai cùng chí
hướng, MT cũng sẽ cố gắng tìm kiếm sách vở để đưa ra những điểm mà mình cảm thấy cần phải nói nhất sau

Chào tất cả các bạn,

Giờ thì Nguyên Trí tiếp tục.

Tính có Khí Chất chi tính – tính phàm phu là Hậu Thiên chi Tính

Có Thiên phú chi Tính – tính Trời là Tiên Thiên chi Tính

Mệnh có phân định chi Mệnh, Hình khí chi Mệnh.

Người quân tử tu Tính Thiên Phú, khắc chế Tính Khí Chất. Tu Mệnh Hình Khí mà khắc chế hậu thiên phân định chi mệnh.
Phân ra mà nói thì là Hai, hợp lại mà nói là một. Nghĩa là Thần không lìa Khí, Khí không lìa Thần. Trong thân ta, nếu thần khí
tương hợp, thì Tính Mệnh trong ta sẽ thấy được.

Tính không lìa Mệnh, Mệnh không lìa Tính:

Tính Mệnh trong ta tương hợp, thì cái Tính Tiên Thiên của ta và cái Mệnh Tiên Thiên của ta sẽ thấy được.

Tiên Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh, là Chân Tính chân Mệnh của ta. Chân tính chân mệnh của ta là chân tính mệnh của
Trời Đất, là chân tính mệnh của Hư Không.

Nên thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm, luyện Tinh, Khí, Thần để bảo thân. Thân Bảo thì nền tảng của Mệnh sẽ
vững vàng, Hư Tâm thì Tính thể sẽ luôn sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì có Khứ Lai, Mệnh mà vững vàng thì làm gì có
sinh tử? Cho nên chết đi, là chết cái hình hài. Còn chân Tính Mệnh của ta thì thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim,
có bao giờ mất mát, tiêu diệt được?

Kìa xem cỏ cây, thấy chúng cũng Qui Căn Phục Mệnh:

Tính là Thần, cho nên sinh hoa, kết quả, và Mệnh cũng ở trong đó. Thần trong hình, nhập vào thần trong tính, nên gọi là
Qui Căn Phản Bản.

Lại thường ví như nam nữ cấu tinh: Nhất điểm nam tinh, lọt vào tử cung, hợp với Khí mà thành Mệnh, mà Tính cũng ở
trong đó. Thế là một Âm một Dương tương bác, mà một điểm rơi vào đơn điền mà sinh ra Tính, bèn diệu hợp mà ngưng,
đó là Bất Trắc chi vị Thần. Đó gọi là Tính Mệnh Diệu Hợp.

Đâu phải như bọn đạo Dẫn chỉ biết vận động thân thể, nên lấy Hình Hài làm Tính Mệnh. Đâu phải như nay, có nhóm luyện
thần, luyện khí, lấy thần khí làm tính mệnh. Những người làm vậy, chẳng những vô ích cho Tính Mệnh, mà còn làm hại Tính
Mệnh. Không biết được chân tính mệnh thật đáng thương.

Có kẻ luận rằng: Thai nhi trong bụng mẹ, hô hấp phối hợp với mẹ, cho nên tính mệnh của mẹ là tính mệnh của mình; Khi ra
khỏi bụng mẹ, khi đã cắt rốn mới có Tính Mệnh riêng. Nhưng đó cũng không phải là tính mệnh chân thường của chúng ta.
Chúng ta phải từ trong tính mệnh ấy luyện thành Kiền Nguyên Diệu Mục của mình, lộ xuất ra được điểm Chân Linh của
mình. Nghĩa là Tâm ta phải biết dùng cái Tính Mệnh Vô Vi sẳn có trong mình, luyện dưỡng thành Kim Đơn, làm lộ xuất ra
được điểm Chân Linh Chi Khí.

Hình y Thần, thì Hình không bị hoại, Thần y Tính thì Thần bất hoại. Thể ngộ được Tính, lại biết Tận Tính Chí Mệnh, thì sẽ đạt
được Hư Không Bản Thể sẽ vĩnh cửu, trường sinh vô tận. Trời đất có hoại, nếu trùng lập được Tính Mệnh, sẽ tái tạo được
Kiền Khôn. Đạo gia không biết cái đó là bàng môn. Thích gia không biết đạo lý này là ngoại đạo, làm sao hợp được với
Thiên Địa chi đức, đồng thể được với Thái Hư?

Mời các bạn tham khảo,

Nguyên Trí thư sinh

Thế nào là Tiên?

Đạo Lão gọi Tiên là:

a. Một người sống lâu khỏe mạnh vài trăm tuổi, nhờ dùng các linh dược, linh chi, linh thảo hoặc nhờ thổ nạp, hành khí,
đạo dẫn....vv

b. Tuy nhiên tiên nhân chân chính đều do công phu tu luyện nội công:

- Luyện tinh hoá khí - thành nhân tiên.

- Luyện khí hoá thần – thành thần tiên.

- Luyện thần hoàn hư – Thiên tiên hay Đại La tiên.


Sau đây là lời của Nguyên Trí tôi:

(Người học Đạo thuật trước tiên phải hiểu rõ mệnh Trời để bắt trước Trời mà hành sự. Nếu ta thành khẩn thì cửa Trời sẽ
mở ra, đạo Trời, Đơn Đạo giản dị. Lập dị là sai. Muốn học cho rõ cái lẽ của Trời Đất mà suy ra lẽ Âm và Dương mà hoà hợp
với tứ tượng để trở thành một người quân tử ăn nói phải cho thành khẩn thuận thời, thuận lý. Đã là người quân tử thì biết
suy tư làm gì cũng đúng tiết, đúng thời phối hợp với lẽ Âm Dương tiến thoái. Vì đã rõ lẽ huyền vi của Trời Đất nên thuận
theo Thiên Văn Địa Lý mà hành sự theo ý Trời. Trên đã rõ lẽ của Trời đất thì mới có thể bảo toàn thân thể để có thể Tính
Mệnh song tu, nếu Âm Dương không hòa hợp, thì không có sinh khí, Âm Dương tương hoà để đi đến An tĩnh Hư Vô. Trên
đã rõ ý Đạo thuận mệnh trời thì có thể dùng đạo Tâm để chế ngự nhân tâm, chế phục hỏa hầu. Nhưng phải biết Hỏa là cái
khí làm cho Âm Dương hòa hợp. Nếu chế phục được hoả hầu thì hòa hợp ngũ hành để mà biết và hiểu cái gốc và diệu dụng
của Âm Dương hiệp nhất. Phải biết phục thực Hạo Nhiên chi khí mới thành Đạo. Luyện Đơn là thực hành chân tánh thiên
lương.)

Kính,

Nguyên Trí thư sinh

----------------------------

Viết về Thuật tu Tiên nên Nguyên Trí cũng trích một bài thơ trong tập thơ của tôi là:

Cõi Tiên

Hồ thủy tang bồng khách vấn vương

Đảo tiên ẩn hiện chốn non tuyền

Xa xa tuyệt cảnh bồng lai xứ

Mờ mờ ảo ảo chốn tiên cung

Ngũ sắc mây trời tô vẽ đẹp

Bồng lai tiên thảo ngát mùi hương

Suối chảy róc rách tươi thiên thảo

Ngàn hoa rực thắm đủ các màu

Bát tiên luận bàn luyện Kim Đơn

Tính Mệnh song tu quyết nhất lòng

Tu Tính biết trời hành đạo cả

Tu Mệnh bảo thân vĩnh thọ trường

Ngọc quang mã não sáng long lanh

Minh châu rực rỡ hào quang chói

Long lân quy phụng múa từng đôi

Quần tiên nhảy múa vui tiên khúc


Tiệc rượu non bồng bách tiên say

Men rượu bồng lai thơm cõi mộng

Nguyệt Nga khẩy khúc “Tiên Bách Tửu”

Tiên nữ tuyệt trần quyện nhạc tiên

Trăm tiên rực rỡ hương tiên tửu

Vài tiên vui thú bước thấp cao

Mỗi tiên tỏa ánh quang vui vẽ

Trăm tiên trăm vẽ đẹp lạ lùng

Cảnh tiên mờ mờ ảo ảnh mất

Khách hăng say thú chốn non tiên

Vấn vương chốn cũ lòng ước vọng

Quyết chí tầm ra chốn non bồng

Nguyên Trí thư sinh

• THÙY CÔNG PHÁP

TRONG GIẤC NGỦ CHỨA CẢ CÀN KHÔN

A./ NÓI CHUNG

- “Thùy pháp” ( phương pháp luyện tập khi ngủ ) là phương pháp tu luyện của riêng

Đạo giáo nhằm giúp con người nhập định vào định cảnh. Họ đã lợi dụng giấc ngủ để

tu luyện định công, trở thành một bộ công pháp nổi tiếng vừa dễ học vừa đạt hiệu quả

cao trong dưỡng sinh, rèn luyện thân thể.

- Nguồn gốc của thùy công pháp : “Thùy công” là tên gọi tắt của “Thùy công đơn”.

Người tu luyện Thùy công nổi danh hàng đầu là ẩn sĩ Trần Đoàn ở trên núi Hoa Sơn.

Ông từng nằm ngủ trên núi Hoa Sơn ngủ liền một giấc mấy ngày không dậy, sau đó

đắc đạo ngay trong giấc ngủ. Thường thì người luyện tập dùng giấc ngủ để luyện giấc

ngủ, dần dần sinh định lực, các tập khí, các giấc mộng không tốt dần dần mất đi.

B./ THÙY ĐƠN CÔNG QUYẾT

( yếu quyết của phương pháp luyện công khi ngủ )

1./ Tổng quyết của Thùy đơn pháp: Tâm tức tương y, đại định chân không

Người xưa cho rằng pháp điều tức trước phải tự điều tâm, muốn định thần phải tư

điều tức. Vì thế “Thùy công quyết” là sự kết hợp hữu cơ giữa điều tâm và điều tức,

dùng tâm điều hòa hơi thở, dùng hơi thở để nhiếp tâm.
Hơi thở và tâm nhiếp hộ lẫn nhau

2./ Khẩu quyết thứ nhất: Tâm tức tương y, thần định hư không

Thả lỏng thân thể, nằm yên tịnh trên giường, để tâm niệm và ý thức ở khoảng không

trước mũi. Tâm niệm và hô hấp tương tùy gọi là “tâm tức tương y”, và hợp lại ở

khoảng hư không trước mũi, gọi là “thần định hư không”.

Trong phương pháp này “ tâm tức tương y” là phương tiện để đạt được “thần định hư

không”.

3./ Khẩu quyết thứ hai: Tâm tức tương vong, thần khí hợp nhất

Thần không có hình tướng, khí không có dung nhan tướng mạo. Không thể nhìn thấy

thần, chỉ căn cứ vào tâm. Không nhìn thấy khí, chỉ biết được khi lắng nghe hơi thở.

Vậy tâm chính là nơi nương gá của thần khí, muốn cho thần khí hợp nhất thì tâm tức

phải tương tùy.

4./ Khẩu quyết thứ ba: Hoảng nhiên nhi thùy, đại định tiền tấu

Ngủ và định rất giống nhau. Ngủ chính là bước đệm đầu tiên của định. Thùy công

không tách khỏi yếu quyết của định. Người dễ dàng đi vào giấc ngủ cũng rất dễ nhập

định cảnh.

C./ THỰC HIỆN

- Thở thai tức

- Thần không suy nghĩ, tim đập đều, hơi thở đều, thả lỏng cơ thể

- Tập trung vào khoảng không trước mũi, lắng nghe hơi thở, vô thức, chìm vào giấc

ngủ

- Luyện mọi nơi trong khi ngủ

Khi tôi còn nhỏ, đọc truyện Tàu, thấy nhiều bậc hiền nhơn, anh hùng, liệt nữ, khi lâm nguy nhờ các vị Đại Tiên cứu thoát,
đem về núi truyền dạy phép tắc thần thông, sau ra mặt cứu khổn phò nguy, công danh hiển hách, lòng tôi rất thích thú.
Nào là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, Tôn Tẩn, thuật pháp cao cường, nào là Tề Thiên Đại Thánh, Vương Tiển, có thất thập nhị
huyền công v.v. . . Truyện Phong Thần kể các Động phủ Thần Tiên, Thiên Tiên, Địa Tiên vào ra cõi Thiên Đình, cõi Phật, dạo
chơi bốn biển, làm cho tôi mê mẩn, cũng như nhiều người khác.

Khi lớn lên, lòng mộ Đạo càng tăng, nhằm vào lúc thanh bình, nên tôi thường đi lên Thất Sơn vãng cảnh, tôi cũng hy vọng
gặp một vị Chơn Nhơn thâu nhận làm đệ tử, nhưng phí công mà chẳng có kết quả gì.

Kịp khi khoa học tiến bộ lần lên cao thì người ta cho đó là mê tín dị đoan, là chuyện bịa đặt, những điều không thể có
được, như Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ, đằng vân giá võ, sái đậu thành binh, đều là phi lý, làm cho tôi phải suy nghĩ
nhiều, bán tín bán nghi.

Sau, nhờ đọc nhiều sách Thông Thiên Học, mới biết chắc Phật, Tiên có thật, mới phân biệt được phải, trái, hiểu được một
mớ chân lý, mới biết được bí quyết trong Đạo Đức, phải thi hành cách nào để hy vọng gặp Tiên, nên tôi không còn chạy
theo ảo ảnh nữa. Hơn nữa, mấy năm nay. Khoa học nguyên tử, và phi hành không gian đã chứng minh được một phần nào
khoa học bí truyền. Thế là việc Thần, Tiên giáng trần giúp đời, quả thật không sai vậy.

Đành rằng Phật, Tiên ở nơi non cao động cả và người thường chưa đủ điều kiện tinh thần thì không thể nào sớm gặp các
Ngài được. Mặc dầu khó, nhưng hiện nay, trên thế gian đã có nhiều người được thâu nhận làm đệ tử, và đã đến viếng Thầy
tại các động ở Hy-mã-lạp-sơn. Phần đông đệ tử chánh thức đã gặp mặt Chơn Sư bằng xương thịt, nên họ không bao giờ
xao lảng phận sự nữa.

Người nào chưa quên mình và chưa chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự nhơn loại thì dầu có khổ công tìm kiếm, lặn lội đến đầu
non góc biển cũng không gặp được Chơn Sư. Các Ngài chỉ chịu phí công lao khó nhọc để giúp người nào có triển vọng gia
nhập vào đoàn người cứu trợ nhơn sanh.

Nhưng không có một kẻ nào bị bỏ quên, khi va xứng đáng vào hàng Đệ Tử Tiên. Đức Chưởng Giáo có dạy rằng: “CON
ĐƯỜNG VÀ CÁI CỬA DẮT VÀO CÕI TRƯỜNG SANH RẤT HẸP, ÍT AI TÌM ĐẶNG LẮM”. Muốn vào cửa Đạo phải biết hạ mình,
cầu Đạo, tập đủ các tánh tốt, diệt cho hết các tật xấu, nhất là trừ thói kiêu căng, xấc xược, không tham, sân, si.

Có bốn cách con người mau đến cửa Đạo :

1/- Ở chung với Chơn Sư hoặc là một vị Đệ tử Tiên.

2/- Đọc kinh, sách, giảng giải về đường Đạo.

3/- Mở trí suy nghĩ.

4/- Ăn ở có đức hạnh.

Ở CHUNG VỚI CHƠN SƯ

Không phải được ở với Chơn Sư thì được nghe lời dạy dỗ nhiều. Công việc các Ngài quá bận rộn. Các Ngài làm thinh và lo
công việc trong trí. Lúc nào rảnh rang các Ngài mới dạy đệ tử đôi lời, song đệ tử tấn hóa mau lắm, vì nhờ tư tưởng của các
Ngài truyền qua trí của đệ tử, nên đệ tử hiểu biết được nhiều. Chơn Sư là người trọn lành nên Vía, Trí, Kim Thân, Tiên Thể
của các Ngài chiếu ra hào quang rực rỡ, bao trùm người đệ tử ngày và đêm, làm cho Vía, Trí người đệ tử trở nên tốt đẹp
theo và cũng chiếu ra hào quang như vậy. Nhờ đó, người đệ tử được ở chung với Thầy không hề sanh ra ý muốn xấu hay
tư tưởng xấu nữa, tự nhiên được tấn hóa mau hơn những người đệ tử còn ở lẫn lộn giữa đám người trần tục.

Nhưng xét lại, người mới học Đạo làm sao tìm được Tiên Trưởng để ở chung. Vậy chúng ta nhờ các vị Đệ Tử Tiên. Nếu
được ở gần một vị ấy thì cũng nhờ được ảnh hưởng, vì hào quang của Đệ tử, mặc dầu kém xa Thầy, nó cũng giúp cho
người học Đạo mở các đức tánh tốt để trừ tư tưởng xấu.

ĐỌC KINH SÁCH

Đọc được nhiều kinh sách Đạo Đức thì ta mới hiểu được Luật Trời, nhất là luật Luân Hồi và Nhân Quả. Thuận theo luật Trời
thì được kết quả mỹ mãn, trái nghịch với luật Trời sẽ bị tai hại. Kinh sách Thông Thiên Học sơ đẳng đã được xuất bản khá
nhiều, có thể giúp đỡ người mới tìm Đạo khỏi bở ngở, lạc lầm. Nếu tu mà không đọc kinh sách thì khó phân biệt được điều
chơn lẽ giả; nếu tâm lành phát khởi mà trí phán đoán chưa sáng suốt, thì ta dễ sa vào mê tín dị đoan. Muốn mở Tâm và Trí
một lượt, ta phải đọc sách hằng ngày. Không cần phải đọc nhiều quá. Mỗi ngày vài ba trang sách, mà suy nghĩ thật kỹ
lưỡng, thấu đáo được hết ý nghĩa trong đó thì trí hóa ta cũng sẽ mở mang nhiều. Còn đọc nhiều quá, đọc cho mau hết
sách, mà khi buông quyển sách rồi không nhớ gì cả thì cũng như không đọc. Vậy cách đọc sách cũng quan trọng. Những
sách cần thiết cho người mới học Đạo như : MUỐN ĐƯỢC VÀO HÀNG ĐỆ TỬ CHƠN SƯ, NGƯỜI PHỤNG SỰ, TRƯỚC THỀM
THÁNH ĐIỆN, CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ, CHƠN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO, NHỮNG VỊ PHÒ TRỢ VÔ HÌNH v.v. . . sẽ giúp
người tầm Đạo tiến lên một bước khá cao.

MỞ TRÍ SUY NGHĨ

Nhờ đọc sách, ta mới thấy được nhiều vấn đề lạ lùng hơn, cao xa hơn, nó giúp cho ta có dịp để suy xét, tìm tòi thêm.
Chúng ta không thể nhắm mắt tin càng, ai nói sao cũng cho là phải. (Đọc kinh cầu lý). Mỗi khi gặp vấn đề nào khó khăn, quá
sức hiểu biết, thì ta để nó một bên, chờ dịp khác sẽ suy luận lại, hoặc sẽ nhờ người giỏi hơn giải thích. Có nhiều vấn đề ta
đã hiểu rành rẽ rồi, ta cho là lý luận của chúng ta đã xác đáng chắc chắn, nhưng sau một thời gian học hỏi nghiên cứu
thêm, ta sẽ thấy nó còn sai, cần phải xác định lại, vì những chơn lý ở thế gian đều là tương đối, tùy theo năng lực, trí hóa
và tình cảm của ta. Vậy chúng ta cần phải suy nghĩ luôn luôn, tập tư tưởng rõ ràng để cho trí mở rộng mới đỡ lầm lẫn. Các
nhà bác học nhờ suy cứu, nghiền ngẫm mới phát minh được những điều mới lạ. Nhờ học Đạo, nhờ tham thiền nhập định,
suy xét kỹ lưỡng và quyết định đạt cho được mục đích cao thượng duy nhất là PHẢN BỔN HƯỜN NGUYÊN, nên mới thấu
đáo được lẽ Đạo huyền vi. Cái trí của thường nhơn thì sợ mệt nhọc, nên không chịu suy xét, còn chúng ta muốn tiến bộ thì
phải bắt nó ham suy nghĩ, phân biện, tìm tòi, bắt nó phải chuyên lo tư tưởng đến việc lành, việc phải, việc cao thượng. Nếu
nó lạc qua dòng tư tưởng đê hèn, bê tha, ích kỷ, thì phải kéo nó lại, nghĩa là ngưng tư tưởng xấu và suy nghĩ đến Đạo lành.
Quyền năng tư tưởng mạnh vô cùng. Nó có thể làm cho ta sa đọa, mà cũng có thể đưa ta đến bực Chánh Đẳng Chánh Giác,
nhưng nếu không tập tư tưởng điều thiện (tham thiền), thì không thể tiến bộ mau được.

ĂN Ở CÓ ĐỨC HẠNH

Ngày xưa, có người bạch với Đức Thích Ca Mâu Ni, coi có thể nào thâu gồm mối Đạo cao siêu bao quát của Ngài vào ít câu,
để cho dễ in sâu vào trí não loài người chăng? Phật liền tóm lại bốn câu gồm cả Giáo lý trong Tam tạng (Tripitakas), viết
bằng chữ Pali, như vầy :

Sabla papâssa akasanam,

Kusalassa upasampadâ,

Sachitta pario dapanam,

Etam Buddhânusâsanam.

Tàu dịch :

Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành,

Tự tịnh kỳ ý,

Thị chư Phật Giáo.

Nghĩa là :

Chớ làm các điều ác,

Phải làm các điều lành,

Giữ lòng cho trong sạch,

Đó lời chư Phật dạy.

Nếu không thực hành đức hạnh đúng theo lời dạy nầy thì không thể nào gặp được Tiên Trưởng.

Mới nghe qua thì dễ quá, nhưng khi thực hành mới thấy khó vô cùng. Chúng ta đã quen chìu theo Xác, Vía, Trí, chúng ta
thích ở không, chẳng làm động móng tay, ưa ăn món ngon, vật lạ, ham chơi bời phóng túng, thích tưởng nghĩ mông lung,
vơ vẫn, ham vui sướng trước mặt mà quên xét đến điều tội phước về sau, thì làm sao ở gần Tiên, Thánh được.

Phật có dạy: “CHỚ CÓ SẦU THẢM, CHỚ CÓ RÊN LA, CHỚ CÓ KHÓC LÓC, HÃY MỞ LỚN CON MẮT RA MÀ XEM, HÃY TRÔNG
CHO RÕ MÀ BIẾT.”

Vậy chúng ta hãy vững lòng chịu mọi nỗi khó khăn ở trần gian thì mới mong được đứng hầu một bên Tiên, Phật.
KẾT LUẬN

Nếu ta ăn ở có đức hạnh, bền lòng tập cho Tâm được trầm tĩnh, kiên gan để phụng sự, một lòng thành thật nhận lấy trách
nhiệm giúp đỡ nhơn loại cho mau tiến bộ, cố gắng làm chủ Xác, Vía, Trí, để có khả năng độ thế, siêng năng học hỏi, tìm tòi
nghiên cứu để khỏi lầm lạc, tâm lành mở rộng thì ngày gặp Chơn Sư không xa. Chúng ta cứ ở nhà mà hành Đạo, không cần
đi tìm xứ nào cả. Nhiều vị Sư Huynh thường nhắc nhở rằng :”PHẢI CHO RA LUÔN LUÔN MÀ KHÔNG ĐÒI HỎI ĐIỀU GÌ RIÊNG
CHO MÌNH” và “KHI SINH VIÊN ĐÃ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THÌ CHƠN SƯ LIỀN HIỆN ĐẾN.”

Thật vậy, Chơn Sư sẽ tìm ta để chỉ dạy ta cách CỨU NHƠN ĐỘ THẾ. Vậy muốn gặp Ngài thì cứ dọn mình, ăn ở đúng theo
quyển DƯỚI CHƠN THẦY.

You might also like