You are on page 1of 16

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Đả Thông Kỳ Kinh Bát Mạch


Viễn Lưu/Bạch Sĩ
Email: vienluutd@yahoo.com
Website: www.bachyhuynhde.org
Bài viết này để dùng trong nội bộ của Bạch-Y-Huynh-Đệ.

Các bạn thân mến. Khi bạn chọn tu pháp môn Vô Vi trong Bạch-Y-Huynh-Đệ Thiền
Tam Pháp là bạn đã chọn lối tu “Điển”. Đường vào của bên tu “Điển” là dùng thanh khí
đưa vào cơ thể để tẩy trược lưu thanh khai thông nhâm đốc lưỡng mạch. Giống như bên
Đạo gia vậy. Tuy nhiên phần thiền định trong Vô Vi Pháp thì hành giả niệm phật “Lục Tự
Di Đà”. Pháp thiền Vô Vi đã được Đỗ và Lương Tổ Sư ghi chép và truyền lại rõ ràng
rồi. Tài liệu có thể kiếm trên website: www.bachyhuynde.org . Ở đây tôi chỉ nhắc lại vài
điểm chánh sau đây:
- Phép thở chiếu-minh và soi hồn được tập trong 6 tháng đầu tiên. Mục đích là để mở
Nhâm mạch và các đường kinh tới một độ tối thiểu. Sau đó mới đủ sức tập pháp thở
Pháp-Luân-Thường-Chuyển (PLTC) để mở Đốc mạch (khai thông Nhâm Đốc mạch).
- Thở Chiếu Minh sẽ khôi phục được “trung khí” mà hành giả đã mất vì ham dục quá độ
hay vì sanh con đẻ cái nhiều lúc còn trẻ. Thở nhiều tứ chi sẽ ấm áp (Điều này ám chỉ kinh
kỳ bát mạch được đả thông).
- Soi hồn nhiều giúp mở cột xương sống (Điều này ám chỉ phép soi hồn cùng với PLTC
sẽ giúp khai thông Đốc mạch (Xung mạch)).
- Thầy Tám thường nhắc đi nhắc lại là PLTC hay lắm! Đây là pháp chánh để khai thông
Đốc mạch trong Vô Vi Thiền Pháp.
- Tu phải bằng Ý bằng Trí. Trí là phải hiểu rõ pháp môn từ lý đến sự. Ý là phải để tâm
vào chuyện hành pháp. Ý để đâu thì khí đến đó, nhưng không dắt khí!.
- Tu sao cho ngũ tạng có trật tự: kim ra kim, mộc ra mộc, thủy ra thủy, hỏa ra hỏa, thổ ra
thổ. (Khi am tường và đả thông kinh kỳ bát mạch, bạn sẽ hiểu ngũ hành và trật tự của
từng đường kinh mạch)

Như các bạn đã biết, Vô Vi Pháp có 3 pháp Soi Hồn, Pháp Luân và Thiền Định. Nghe
có vẻ dễ ghê nhưng sư thật thì không dễ chút nào! Nay hai Tổ đã ra đi, hôm nay chúng tôi
mạo muội đào sâu thêm về pháp thở Chiếu Minh này với mục đích giúp đỡ bạn nào đang
gặp trở ngại với pháp thở trên và cũng mong khơi dậy sự tham gia chia xẻ kinh nghiệm
của các hành giả để phát triển thêm cho pháp thiền Vô Vi.

Nếu bạn nào căn cơ cao đã đạt được phép thở chiếu-minh và PLTC thì chuyện đọc thêm
những gì tôi viết dưới đây chỉ là dư thừa. Tuy nhiên nếu bạn nào cảm thấy là mình tu đã
lâu nhưng sao không thấy tiến bộ gì nhiều thì xin mời đọc thêm vì những điều tôi viết sau
đây có thể giúp bạn.

PHẦN 1: VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẢ THÔNG NHÂM ĐỐC MẠCH

1
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Nếu hành giả chưa đạt phép thở chiếu-minh thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong lúc tập
PLTC. Bởi lý do là vì Nhâm mạch chưa thông thì kinh mạch có thể bị nghẽn. Do đó khí
lực không đầy đủ thì khó lòng thở PLTC để mở tung bộ đầu cho được.

Vì thế vấn đề then chốt là bạn làm sao khai thông các đường kinh mạch để lấy thanh khí
từ bên ngoài vào những đường kinh mạch rồi đem chứa tại tam điền nằm trên đường
Nhâm mạch. Kèm thêm ăn uống nhẹ nhàng đúng tiêu chuẩn để giảm bớt trược khí mang
vào trong người đồng thời cung cấp đủ hậu thiên khí vào Nhâm mạch để các đường kinh
mạch được tràn đầy khí lực. Rồi thì vận công làm PLTC sẽ có kết quả tốt và dễ dàng hơn
nhiều. Trong Vô Vi pháp, phép để thải trược khí ra ngoài và đem thanh khí điển vào
người hữu hiệu nhất là phép thở PLTC. Phép để đả thông Nhâm mạch và 12 đường kinh
là phép thở Chiếu Minh và Soi Hồn.

Thuật ngữ “đả thông Nhâm Đốc mạch” trong đạo học còn có tên là thuật “chiết khảm
điền ly”. Trong văn tự của quẻ Bát Quái có nghĩa là đem nước (vạch giữa) của quẻ Khảm
từ hạ điền (thận) lên làm mát trung điền (tim), đồng thời đem lửa (vạch giữa) của quẻ Ly
ở trung điền xuống làm ấm hạ điền. Sau khi hoàn thiện thì quẻ Khảm biến thành Khôn và
Ly biến thành Càn. Hai quẻ Khảm Ly nay trở thành Càn Khôn trên dưới phân minh và
hành giả đắc đạo quả! Lý là như thế nhưng Sự thì làm sao? Sự là phép mở Xung và Đốc
mạch trong người. Xung, Đới và Nhâm mạch tạo thành vòng Thối Âm Phù, còn Đốc và
Nhâm mạch tạo thành vòng Tấn Dương Hỏa. Dùng phép thở Chiếu Minh để tạo đủ khí
trong người trước khi dùng phép thở PLTC (Pháp Luân Thường Chuyển) để vận hành
đưa khi lên theo cột xương sống để mở Đốc mạch. Phép Chiếu Minh sẽ giúp mở Xung
mạch. PLTC đưa khí đi từ hậu môn tức Vĩ Lư theo xương sống lên tới thận (Mệnh Môn),
tiếp tục qua giáp tích lên tới ngọc chẩm quan, đỉnh đầu rồi mới thông tới Nhâm mạch để
hoàn tất Nhâm Đốc giao thoa. Độ thông của Nhâm Đốc có sâu có cạn. Những người chủ
đích học võ luyện khí công thì cũng thông Nhâm Đốc mạch đạt được phần sức khỏe, đó
là phần bên ngoài. Nếu dùng thuật ngữ thất trùng la võng, tức là 7 từng hay 7 lớp thì phần
sức khỏe mới là phần 1, 2 phía bên ngoài. Còn những phần sâu bên trong là dành cho
những người chuyên về tu hành giải thoát. Đây là chỗ mà thầy Tám thường nói là “phải
thở nhẹ nhàng. Thở mạnh là tập võ không phải là thiền”

Thân thể D3 của con người nhìn vào thì có da, thịt, mỡ, máu, xương, tủy, ngũ tạng (tim,
gan, tì, phế, thận) v.v., chứ không thấy đâu là tam điền, 12 kinh và 8 mạch, hoặc luân xa
v.v. Những thứ này thì nằm ở trong phần thân D5 (thân ánh sáng, etheric body) và thân
cảm thọ của con người nằm trong thân D5 này. Vì vậy mình tuy không nhìn thấy kinh
mạch, huyệt đạo nhưng có thể cảm nhận được.

Tam Điền gồm thượng, trung và hạ điền là ba ruộng hay ba hồ chứa khí. Tám mạch là 8
con sông lớn đưa nước vào hồ. Mười hai kinh là mười hai con sông nhỏ cùng 72,000 con
suối nhỏ khắp thân thể là chỗ để giao tiếp đưa khí từ bên ngoài vào hồ và thải khí độc từ
trong người ra ngoài.

Cho nên thuật ngữ khai thông Nhâm Đốc mạch hàm nghĩa khai thông tất cả 72,000 con
suối nhỏ, 12 con sông nhỏ và 8 con sông lớn để đưa khí trong sạch từ bên ngoài vào hồ
hay tam điền.

2
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Vì Nhâm mạch là nơi hội tụ các Âm mạch trong người và Đốc mạch là nơi hội tụ các
Dương mạch trong người. Cho nên phương pháp thường thấy và cũng là cách của Pháp
Lý Vô Vi là mở Nhâm Đốc mạch trước, rồi dùng 2 mạch này để mở những kinh mạch
còn lại.
Tuy nhiên vì những nơi giao tiếp với khí bên ngoài nhiều nhất là ở hai bàn tay, 2 bàn
chân và miệng. Cho nên một phương pháp thứ hai là khai mở 12 kinh trước để có đủ khí,
rồi dùng đó mà giúp mở Nhâm Đốc mạch.
Trong hai cách, cách nào cũng được tùy theo căn cơ và nghiệp lực của hành giả.

Sau khi bát mạch và mười hai kinh được đả thông thì khí lực luân chuyển đều trong
thân, hành giả lúc này có thể đem được thanh khí trời từ bên ngoài vào cơ thể để giúp bổ
túc cho hậu thiên khí lấy được từ đồ ăn. Lúc này hành giả mới có thể ngồi thiền lâu mà
thoải mái, không cần ăn nhiều ngủ nhiều mà cơ thể tinh thần vẫn sung mãn.

Ngoài ra Thối Phù và Tấn Hỏa còn có tên khác là 2 đường Nước và Lửa. Nước và Lửa
cần phải quân bình thì con người mới mạnh khỏe và quân bằng. Nếu luyện khí không kỹ
càng làm mất quân bình thì gọi là bị Tẩu Hỏa Nhập Ma.

Đây cũng là cách khai thông Nhâm Đốc mạch chứa đựng trong hai bộ kỳ thư của người
Da Vàng là Phong Thần và Tây Du Ký. Chuyện Phong Thần mô tả sự khai mở Nhâm
mạch qua tích Khương Tử Nha nhờ binh tướng nhà Trời (Thần Tiên) từ thượng đan điền
đi xuống chinh phạt Trụ Vương hoang dâm vô độ ở hạ thừa hay bộ phận sinh dục gần
huyệt hội âm. Rồi trong truyện Tây Du Ký, trước khi Tôn Ngộ Không đưa Đường Tam
Tạng đi thỉnh kinh (nghịch hành mở Đốc mạch tại Vĩ Lư theo cột xương sống lên não bộ)
lúc còn làm Hầu Vương ở Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không đã đi học đạo được 72 phép
thần thông biến hóa của Bồ Đề Tổ Sư, đầy đủ bản lĩnh bay lên trời đại náo thiên cung
(huyệt ấn đường), xuống biển Long Hải (biển khí hải hạ thừa) quậy phá Long Vương và
đóng đô tại Thủy Liêm Động (Thận hay rốn là chỗ Nhâm mạch gặp Đới mạch và Xung
mạch). Tác giả đã hé lộ bí quyết là phải đả thông các mạch và 12 kinh tới một trình độ tối
thiểu trước rồi mới nên bắt đầu cuộc hành trình khai thông Đốc mạch.

Vô Vi Thiền Pháp cũng không ngoài lệ này. Sơ tổ ban đầu dạy nguyên pháp chỉ có Soi
Hồn, Pháp Luân và Thiền Định. Song vì nhiều người chưa sẵn sàng, chưa đủ công lực để
có thể tập PLTC ngay được nên nhị tổ mới đặt thêm pháp Chiếu Minh để trợ giúp lúc ban
đầu cho đến khi sẵn sàng có thể làm PLTC. Vì thế trước tiên ta dùng phép Chiếu Minh để
khai thông Nhâm mạch và 12 kinh tới một độ tối thiểu rồi sau đó mới dùng PLTC và Soi
Hồn để thông Đốc mạch.

Câu hỏi: Làm sao để biết được là mình thở Chiếu-Minh đúng?
Khi bạn thở nhiều từ 1 tới 2 tiếng mỗi ngày hoặc hơn. Với hơi thở nhẹ nhàng và cơ thể
thả thật lỏng, sau một thời gian những đường kinh mạch ở chân sẽ bắt đầu thông trước.
Lý do là ở một người bình thường, đôi chân mạnh hơn hai tay vì mỗi ngày đôi chân phải
chịu đựng sức nặng của toàn thân. Sau đó từ từ bạn sẽ có kinh nghiệm về chân giật hay
gân giật. Lúc đầu còn ít và nhẹ. Sau thì sẽ giật nhiều và mạnh. Không thể lầm lẫn được.
Tôi đã kiểm chứng điều này với Bạch Sĩ và còn nghe Bạch Sĩ kể là khi xưa lúc thầy Tám
tập thở, người thầy lắc và giật rất nhiều.

3
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Hết chân thông thì đến lượt tay rồi xương sống thông. Nghĩa là tay chân rồi thân mình
đều giật hết. Khi thông hết rồi thì mới yên. Lúc đó người khỏe mạnh gân cốt cứng cáp
hơn lúc thường. Thần khí tươi tỉnh da mặt bóng láng vượng khí, tay chân ấm áp, móng
tay móng chân mập mũm mĩm bóng bẩy. Lúc này hành giả không cần ăn ngủ nhiều như
trước nữa. Khi thiền có lúc mặt ngứa như cả ngàn con kiến bò trên mặt nhất là vùng mũi,
môi và trán vì đó là chỗ hội tụ của các đường kinh mạch ở trên mặt. Đấy là lúc khí thông
lên các đường kinh trên mặt và đầu. Triệu chứng của Nhâm mạch và 12 kinh bắt đầu
thông.

Tương tự một số người cũng cảm thấy bị gân giật hay người lắc mạnh trong lúc soi hồn
hay thiền định. Đó là lúc kinh mạch đang trên đường khai thông (còn trược). Rất tốt và
nên tiếp tục thực hành.

Câu hỏi: Nếu tôi tập thở đã lâu. Cả năm rồi nhưng chưa thấy tiến bộ gì cả, thì nên làm
gì đây?
Vậy có thể là bạn có vấn đề. Hễ có vấn đề thì mình phải tìm cách giải quyết.

Cách thứ nhất: Tập thể dục cho cơ bắp khỏe mạnh.
Thiếu thể dục làm cơ thể yếu ớt, gân cốt lỏng lẻo và khí huyệt bế tắc. Đây là vấn đề
người hành nghề bàn giấy hay người lớn tuổi về hưu ít hoạt động tay chân thường gặp
phải. Chính vì dùng đầu óc nhiều nên các đường kinh mạch ở cổ đầu và tay chân thường
bị nghẹt nhiều. Cộng thêm với sự căng thẳng, stress, ở sở làm khiến cho bắp thịt ở hai
bên cổ vai cứng lại làm cản trở khí lưu thông. Vơi những người làm công việc ngồi nhiều
trên ghế hơn di động thì đới mạch và xung mạch vì thiếu hoạt động nên bộ máy tiêu hóa
ở bụng ngày càng yếu đi. Vì thế nhiều người quá 50 tuổi hay bị chứng prostate cancer là
ví dụ điển hình. Vì vậy các bạn nào ít hoạt động thì nên bổ túc thêm cho mình phần tập
thể dục hằng ngày để các cơ bắp kinh mạch được khỏe mạnh rồi sau đó tập thở Chiếu
Minh lại thì sẽ thấy kết quả khác xưa. Nếu pháp thể dục vẫn không đem lại kết quả như ý
thì có lẽ phải thêm cách thứ hai.

Những bài thể dục trợ luân của Thầy Tám rất là hay. Ví dụ như cách vẩy tay nhíu hậu
môn rất là hữu hiệu và quan trọng.

Note: Thể dục ở đây là thể dục toàn bộ chứ không phải chỉ lên tread mills đi bộ khơi khơi
vài dặm mỗi ngày. Bạn có thể vào gym class ghi tên vào những lớp aerobic hay lớp tập
thể hình. Về khí công thì có thể tập dịch cân kinh, bát đoạn cẩm, suối nguồn tươi trẻ v.v..
Cái gì cho nặng một tí để phát triển cơ bắp ở tay, vai, chân và cần phải tập cái bụng để
mở Đới và Xung mạch. Sau đó nên đi Sauna hay Steamed room để ra mồ hôi tẩy trược
rất tốt.

Cách thứ hai: phương pháp tự kỷ ám thị.


Chỗ này thì sự việc bắt đầu phức tạp hơn nhiều. Bạn cần dành một thời gian tìm hiểu
đọc nghiên cứu về hình đồ kinh mạch có trong phần 2 của bài này. Mục đích là để cho
đầu óc hiểu về kinh mạch và ăn sâu vào tâm khảm của mình. Sau đó quay trở lại tập thở
chiếu-minh, bạn sẽ thấy kết quả khác khi trước. Đây là cách tự kỷ ám thị. Nhờ đã biết
được ngõ ngách về kinh mạch, cái tâm tự nó sẽ làm việc giúp mở khai thông kinh mạch

4
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

trong lúc mình thở Chiếu Minh. Cách này rất có hiệu quả và đã áp dụng thành công cho
nhiều người.

Cách thứ ba: phương pháp mới.


Nếu cả hai cách trên đều thất bại thì có thể bạn phải tìm một pháp nào thích hợp với
mình hơn là pháp Chiếu Minh. Cách đả thông kinh kỳ bát mạch thì có rất nhiều. Ở đây tôi
xin giới thiệu một cách đả thông kinh mạch dễ dàng của Thiền Sư N.K. Xin đọc phần 3
bên dưới.

PHẦN 2: ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐỒ HÌNH KINH KỲ BÁT MẠCH


Tạng phủ:
KIM MỘC THỦY HỎA THỔ
Tạng Âm Phổi Can (Gan) Thận Tim Tì Màng tim
Phủ Dương Ruột già Mật Bọng đái Ruột non Lá lách Tam tiêu
Màu sắc Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng
Trên mặt Mũi Mắt Tai Lưỡi Miệng
Trong người Da/Lông Gân Xương Máu Thịt
Tâm trạng Buồn Giận Sợ Mừng Lo lắng
Vị nếm Cay Chua Mặn Đắng Ngọt

Lục Phủ hay 6 cái túi, gồm có Tiểu-Tràng(ruột non) Đại-Tràng(ruột già), Túi-Mật,
Bọng-Đái, Lá-Lách, Tam-Tiêu, là chỗ mà đồ ăn được xử lý lấy chất bổ và đẩy đi nơi
khác. Trong Đông Y lục phủ được cho là thuộc về Dương. Ngũ tạng,Tim Gan Tì Phế
Thận, là năm bộ phận quan trọng trong cơ thể. Trong Đông Y ngũ tạng được cho là thuộc
về Âm. Khi nói đến đường kinh mạch thì người ta mới bàn tới thêm một tạng nữa là
Màng-tim, pericardium (âm) đi cặp với phủ Tam-tiêu, triple burner (dương). Do đây ta có
6 cặp tạng phủ và 12 đường kinh đi liền với 6 cặp tạng phủ này cũng chia thành 6 cặp âm
dương.

12 Kinh: Kinh là các nhánh sông chính trong cơ thể nơi khí lưu thông. Cũng là nơi để
nhận khí từ bên ngoài vào cơ thể qua các lỗ chân lông trên da thịt, đốt xương. Nơi vào
nhiều nhất là 2 lòng bàn tay (huyệt lao cung) và 2 lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền).
12 kinh chia làm 6 cặp âm dương như sau:

Phổi Thủ thái âm phế kinh Ruột già Thủ dương minh đại tràng kinh
Gan Túc âm duy can kinh Mật Túc thiếu dương mật kinh
Thận Túc thiếu âm thận kinh Bàng quang Túc thái dương bàng quang kinh
Tim Thủ thiếu âm tâm kinh Ruột non Thủ thái dương tiểu tràng kinh
Tì Túc thái âm tì kinh Vị Túc dương minh vị kinh
Màng Tim Thủ âm duy tâm kinh Tam Tiêu Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Hình Đồ Thập Nhị Kinh:


Gan:

5
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 9: Túc Âm Duy Can Kinh


Phổi:

Figure 10: Thủ Thái Âm Phế Kinh

Tim:

6
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 11: Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh

Pericardium:

Figure 12: Thủ Âm Duy Tâm Kinh

Thận:

7
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 13: Túc Thiếu Âm Thận Kinh

Tì:

Figure 14: Túc Thái Âm Tì Kinh

Vị:

8
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 15: Túc Dương Minh Vị Kinh

Ruột Non:

Figure 16: Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh

Ruột Già:

9
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 17: Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh

Túi Mật:

Figure 18: Túc Thiếu Dương Mật Kinh

Bàng Quang (bọng đái):

10
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 19: Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh

Tam Tiêu:

Figure 20: Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh

Bát Mạch: Mạch là nơi tích tụ haychứa khí, và chuyển khí lên đầu để nuôi não bộ hay
nuôi hồn theo thuật ngữ của thầy Tám. Do đó thanh khí đi từ ngoài vào12 kinh rồi từ 12
kinh đổ vào 8 mạch. Bát mạch là Nhâm, Đốc, Đới, Xung, Âm Kiều, Âm Duy, Dương
Kiều, và Dương Duy. Trong 8 mạch thì 2 mạch quan trọng nhất là Nhâm và Đốc. Nhâm
mạch chạy phía trước người từ huyệt hội âm lên đến miệng hàm dưới. Nối liền tất cả các
âm kinh, âm mạch, xung mạch, đới mạch. Còn Đốc Mạch thì chạy từ môi trên qua đầu ra
sau ót xuống cổ lưng theo đường xương sống phía bên ngoài xuống tới vĩ lư. Đốc Mạch

11
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

nối liền tất cả các đường Dương kinh. Nếu để ý kỹ sẽ thấy nhiều mạch tụ tập tại bụng và
đầu. Đó là lý do tại sao khi ăn no hay lúc khí đầy đủ hành giả thường có cảm giác rút
mạnh ở trán và đầu. Nhâm Đốc mạch khai thông có nghĩa là toàn bộ kinh mạch cũng khai
thông. Lúc này hành giả khí công trước tiên sẽ được một thân thể khỏe mạnh, không bệnh
tật với tinh thần sung mãn và an lạc. Rồi sau đó mới tính đến chuyện Chiết Khảm Điền
Ly! Thân có an rồi thì Tâm mới an!.

Hình Đồ Bát Mạch:

Figure 1: Đới Mạch Figure 2: Nhâm Mạch và Xung Mạch Figure 3: Nhâm và Đốc Mạch

12
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Figure 4: Xung Mạch Figure 5: Hữu Dương Kiều Mạch Figure 6: Âm Kiều Mạch

Figure 7: Âm Duy Mạch Figure 8: Hữu Dương Duy Mạch

13
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Trong các mạch kể trên thì Xung Mạch rất quan trọng cho việc tu hành. Xung mạch đi
từ lòng bàn chân lên huyệt hội âm, gặp Nhâm Đốc tại đây. Tại đây chia 2 đường. Đường
trước đi lên trongbụng gặp nhâm mạch và đới mạch tại rốn. Đường sau theo Vĩ Lư Quan
đi vào cột xương sống dọc theo đốc mạch thẳng lên tới thận. Tại đây có ngã rẽ. Một
đường theo thận đường ra rốn xuống ngoại thận. Còn đường kia đi tiếp theo cột xương
sống lên não bộ, sẽ gặp Giáp Tích Quan rồi Ngọc Chẩm Quan. Tam Quan, Vĩ Lư Giáp
Tích Ngọc Chẩm, hành giả cần hiểu và biết cách thì mới có thể qua khỏi và dắt khí lên tới
não bộ được. Ngược lại, nếu khí không vượt qua được tam quan thì sẽ theo đường còn lại
mà trở xuống hạ thừa, uổng công tu luyện! Trong đạo gia, thuật ngữ Chiết Khảm Điền
Ly, bí quyết là ở chỗ này. Đường của Xung mạch gọi là đường nước hay Khảm. Còn đốc
mạch là đường lửa hay Ly. Hai đường Ly Khảm phải quân bình và thông tới não thì mới
là “Nhâm Đốc Giao Thoa”.
Trong trường hợp gặp hỏa quá nhiều trong lúc đường Xung mạch chưa thông, hành giả
có thể dùng Xung mạch dọc theo Nhâm mạch dẫn thủy âm khí từ bụng ngược lên ngực
tới đầu để quân bình hỏa dương khí.

Tam Điền: là ba cái bồn chứa khí nằm trên đường Nhâm mạch. Hạ điền nằm nơi rún,
trung điền nằm khoảng tim, và thượng điền nằm nơi chỗ huyệt ấn đường. Trong ba điền
thì hạ điền là quan trọng nhất và cũng là bồn chứa lớn nhất. Quan trọng nhất là vì mọi
kinh kỳ bát mạch đều tụ tập ở đây. Vì vậy cái bụng là trung tâm để tu luyện vận công cho
cả võ đạo cũng như đạo học. Phật gia hay Tiên gia đều không thể bỏ qua chỗ này! Trong
pháp luyện tụ khí vào tam điền, cách dễ dàng và an toàn nhất là dẫn khí vào chứa tại hạ
điền trước. Khi hạ điền đầy khí kèm với kinh mạch khai thông thì tự động dư khí sẽ được
đưa lên trung điền rồi thượng điền. Do đó trong các pháp tu lúc sơ khởi gọi là luyện kỷ
trúc cơ (xây nền đắp móng) thường dặn là “thủ ý tại đan điền” hay “song mục tại mâu” là
chỗ này. Trong Vô Vi Pháp, thầy Tám thường dặn “tu sao cho lòng trống bụng đầy” là ý
này. Cách thở PLTC “Đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu” cũng ám chỉ rõ ràng là đem
thanh khí vào cho đầy tam điền từ hạ điền (rún), trung điền (ngực), rồi thượng điền (đầu).

PHẦN 3: CÁCH THỨC ĐẢ THÔNG KINH MẠCH:


Tôi xin trình bày phương pháp của Thiền Sư N.K . Phương pháp này rất dễ tập và kết
quả mau chóng. Nếu chuyên tâm thì có thể khai thông kinh mạch trong vài tuần lễ.

Lý thuyết (Lý):
- Cái bụng là chỗ quan trọng nhất trong cơ thể. Tất cả kinh kỳ bát mạch đều đi
ngang đây. Mọi chuyện đều lấy cái bụng làm chuẩn (cái rốn). Khi hít vào thì bụng
phình ra (khí vào bụng) và khi thở ra thì bụng xẹp xuống. Đây là lối thở của Phật
Gia.
- Huyệt Lao Cung và Dũng Tuyền nơi lòng hai bàn tay và hai bàn chân là chỗ quan
trọng thứ nhì. Khí ra vào cơ thể nhiều nhất qua bốn huyệt này, miệng mũi, và bộ
phận sinh dục. Lúc hít vào khí theo huyệt vào đường kinh dọc theo tứ chi vô
bụng. Khi thở ra khí từ bụng chuyển ra khắp tứ chi tới đầu ngón tay ngón chân.
Do đó hành giả có thể dùng 4 huyệt này để điều hòa khí lực trong cơ thể.
- THỞ BẰNG 4 HUYỆT NÀY. Nghĩa là gì? Nghĩa là khi hành giả hít vào hành giả
phải để tâm của mình (ý của mình) tại bụng và bốn chỗ này, hai lòng bàn tay và
hai lòng bàn chân. Hít vào biết bụng phình lên thì cũng phải biết lòng bàn tay bàn

14
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

chân nhúc nhích như thế nào. Khi thở ra biết bụng mình xẹp xuống thì cũng phải
biết lòng bàn tay bàn chân nhúc nhích như thế nào.
- Bắp thịt, gân cốt đầu mình tứ chi phải thả cho thật lỏng. Càng lỏng càng tốt. Hễ
cứng chỗ nào là kẹt chỗ đó.
- Hơi thở càng nhẹ, càng tĩnh thì khí càng thông.
-
Thực Hành (Sự):
- Trước tiên nên chọn tư thế nằm hay ngồi trên ghế, 2 chân để thòng cho khí dễ
chạy. Sau này khi thông nhiều rồi thì mới tập đứng rồi cuối cùng là di chuyển.
- Lúc bắt đầu thì tập từng tay hay từng chân. Sau đó mới kết hợp 2 tay rồi 2 chân.
Cuối cùng mới kết hợp cả chân lẫn tay.
- Tạp niệm phải ngưng. Thân tâm thả lỏng.
- Vì đã đọc và tìm hiểu hình ảnh các đường kinh mạch, hành giả biết rằng khi hít
vào khí sẽ đi từ bên ngoài vào huyệt Lao Cung Dũng Tuyền theo các đường kinh
mạch vô bụng. Khi thở ra thì khí theo đường kinh mạch chạy ra lòng bàn tay bàn
chân và khắp các ngón tay ngón chân. DO ĐÓ, HÀNH GIẢ KHÔNG CẦN DẪN
KHÍ vì cái tâm tự nó đã biết làm gì rồi. Nếu chưa rành chỗ này thì nên đọc, xem
lại hình đồ và định nghĩa của các đường Kinh Mạch.
- Hít vào thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Không tự mình cố gắng làm cho hơi thở dài
hơn hoặc ngắn hơn. Không tự mình cố gắng làm cho bụng phình to hơn hay xẹp
xuống nhiều hơn. Cơ thể tự nó biết thở ngắn hay dài, nông hay sâu. Nghĩa là phải
thật là tự nhiên nhẹ nhàng không dùng lực nhiều. Càng tĩnh càng tốt. Lúc đầu có
thể thở sâu một chút, sau khi thông rồi thì thả cho lỏng và thở cho nhẹ.
- Lắng tâm để ý lúc hít khí vào bụng, bụng phình lên thì đồng thời lòng bàn tay bàn
chân cũng hít vào như vậy. Khi thở ra, bụng xẹp xuống thì lòng bàn tay bàn chân
cũng thở ra như vậy.
- Làm như vậy suốt ngày đêm cho đến khi nào bạn cảm thấy có sự nối liền giữa
bụng và các điểm đó thì lúc đó bạn sẽ hiểu câu nói “THỞ BẰNG BỐN HUYỆT”.
Nếu chuyên cần thì chỉ vài tuần lễ là có thể đả thông kinh mạch.

Kiểm Soát độ thông:


- Lúc mới thông hay thông ít thì sẽ thấy hơi ấm tại hai lòng bàn tay bàn chân. Khi
khí chạy vào thân thì gân cốt bắt đầu chuyển đổi, nằm thở mà chân tay giật,
xương kêu răng rắc. Đó là triệu chứng tốt. Kinh mạch bắt đầu thông. Lúc đầu giật
ít rồi tăng dần.
- Khi thông nhiều xương sống cũng sẽ chuyển đổi. Khi toàn thân và tứ chi thông rồi
thì khí mới đi lên phía trên đầu, mặt sẽ ngứa như kiến bò khắp mặt.
- Thân thể cảm thấy khỏe mạnh. Ngủ ít, ăn ít, mười đầu móng tay móng chân bóng
và mập lên. Gân cốt sẽ cứng cáp hơn lúc thường. Hành giả sẽ có cảm giác lâng
lâng khi khí đầy di chuyển trong kinh mạch lúc vận công.
- Lúc ban đầu vận khí còn lâu còn chập chạp rồi sẽ lần lần nhanh lên.
- Lúc ban đầu bạn sẽ thấy một bên người trái hay phải hoặc chân trái hay chân phải
giật nhiều hay mạnh hơn. Đó là vì hai bên não bộ (suy luận và trực giác) hoạt
động không đều, bên yếu bên mạnh. Bạn nên dùng chi tiết này để điều chỉnh sao
cho được quân bình.

15
Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

- Khi khí lên tới đỉnh đầu bạn sẽ thấy lúc hít vào toàn thân hay toàn bộ có cảm giác
lâng lâng, gân cốt mạnh mẽ, tâm thần sung sướng. Tạp niệm sẽ yếu hẳn. Không
thể lầm lẫn được.
- Độ thông kinh mạch có sâu có cạn cũng giống như trình độ phát huệ của người
đắc đạo. Sư Ngộ Không có nói là việc đả thông kinh mạch cũng giống như việc
khai mương khai kinh vậy.

Note: Vài chi tiết bổ túc về cách khí chạy trong âm kinh và dương kinh (không cần thiết
phải biết)
- Ở chân, khí từ ngoài chạy vào bụng qua âm kinh và từ bụng chạy ra theo dương
kinh.
- Ở tay, khí từ ngoài chạy vào bụng qua dương kinh và từ bụng chạy ra theo âm
kinh.

PHẦN KẾT:
Trước khi có loài người thì khỏi phải thắc mắc điều gì. Khi có loài người thì đầu tiên có
Y-Đạo, sau đến Võ-Đạo, rồi nay có Giáo-Đạo. Do đó mới thấy rằng mọi tôn giáo hay
pháp môn đều xoay quanh con người và Y-Đạo là chuyện không thể bỏ qua. Các tổ đi
trước đều tinh thông không y-học thì võ-học hoặc cả hai. Chúng ta là người tầm đạo theo
sau thì cũng nên biết chút đỉnh về y-học.
Việc nạp khí vào đan điền hay khai thông kinh mạch là chuyện làm cả đời (life time
project) chứ không phải chỉ là một thời gian ngắn rồi thôi. Bạn nên nhớ hễ leo lên thang
được thì cũng có thể bị tụt xuống được. Do đó nếu không tiếp tục miên mật hành trì công
phu thì chỉ cần một chút bụi hồng trần (thức ăn và tiếp xúc với đời) mỗi ngày là đủ để
làm ô nhiễm dẫn đến giai đoạn tắt nghẽn kinh mạch.

Người xưa có câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Chúc bạn may mắn!.
Nếu có điều gì sơ sót, xin các vị cao minh chỉ bảo dùm.

Kính Bút,
Viễn Lưu.
Viết xong ngày 25 tháng 9 năm 2011 D.L., updated: Aug/07/2016
Thắc mắc xin email về: vienluutd@yahoo.com
Website: www.bachyhuynhde.org

Những hình ảnh về kinh mạch trong bài này được lấy từ website:
http://www.nutrimaxorganic.com/health_topics/meridian.html

16

You might also like