You are on page 1of 29

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY

CHƯƠNG: AI CẬP CỔ ĐẠI


I. PHẠM VI:
-Là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nil vùng đông bắc châu
Phi.
- Đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.
- Tập trung ở dải phù sa hẹp ven 2 bờ sông Nile.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC (CÓ MẶT BẰNG):
- Quy mô lớn, kích thước đồ sộ, phong cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ, nặng nề và
thần bí.
- Kiến trúc Ai Cập chú ý sự cân bằng và ổn định, chú ý đến trục
- Các loại hình kiến trúc tiêu biểu:
1. Kiến trúc lăng mộ: Mastaba, Pyramid và Hypogee.
+ Mastaba: là lăng mộ của các tầng lớp quý tốc, xây dựng hướng B-N, chia 2 đường
tách biệt người sống – người chết. Là tiền thân của KTT. Là 1 khối xây bằng đá, mặt
cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật.

+ Kim tự tháp (Pyramid): các KTT tiêu biểu:


KTT dạng bậc thang: KTT Djoser
KTT 2 dốc: KTT Dahshur
KTT trơn (hoặc 1 dốc): KTT Kheops
+ Địa mộ (Hypogee): phát triển từ thời Trung và Tân Vương Quốc. Xây tại thung lũng
các vì vua và thung lũng các hoàng hậu gần Thebes. Cửa hang mộ là mặt đứng đá
dùng cột Tiền Doric. Mộ có dạng hang sâu, từ 100-230m.
2. Kiến trúc tôn giáo: đền thờ, xây dọc sông hoặc đục trong núi: đền thờ 1 vị thần, đền
thờ Mặt trời, Đền tang nghi.
3. Kiến trúc cung điện:
- Cung tiếp tân: nơi ở của vua và hoàng gia.
- Hành cung: xây ngoài thành phố để vua nghỉ khi đi săn hay đi chơi.
- Cung miếu: để vua nghỉ tạm khi trông coi xây KTT.
4. Kiến trúc nhà ở: nhà ở thị dân, nhà ở kiểu doanh trại cho dân xây dựng KTT.
5. Kiến trúc cột kỉ niệm Obelisk (Timbi)
III. MẶT ĐỨNG VÀ KHỐI
IV. KẾT CẤU + VẬT LIỆU:
1. Kết cấu:
- Kết cấu tường dầm hay cột dầm chịu lực. Cột rất lớn và khoảng cách giữa các cột nhỏ
 gây cảm giác áp chế nặng nề, thần bí
- Móng cạn
- Tường xây đá hoặc gạch. Xây không trùng mạch.
- Mái lau sậy trộn bùn hoặc lợp dale đá. Xây vòm nôi  hành lang hẹp chạy dài.
2. Vật liệu xây dựng:
- Nhiều đá: đá vôi trắng (ốp mặt KTT), sa thạch (mềm, dễ đục, làm lõi KTT), đá hoa
cương đỏ trang trí, đá đen, thạch anh…
- Gỗ ít  ít dùng trong kiến trúc, làm hòm ướp xác.
- Bùn trộn lau sậy  làm mái bằng, vách, tường  tạo gờ Ai Cập
V. KHÔNG GIAN BÊN TRONG
VI. TRANG TRÍ + THỦ PHÁP:
- Điêu khắc trang trí
- Thể thức hoá: gờ mái (gờ cong Ai Cập gorge l’Egypte), thức cột (thức bông sen
lotuforme, thức papyrus, thức hình chuông campaniforme)…
- Trang trí có tính quy ước: hội hoạ và điêu khắc
CHƯƠNG: HY LẠP CỔ ĐẠI
I. PHẠM VI:
- Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm
miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu
vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.
- Trung tâm là Hy Lạp và đảo Crete  tiếp thu VM Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư.

II. MẶT BẰNG:


- Thời kỳ Hy Lạp những ngôi đền thường có nhiều cột chạy phía bên ngoài. Các loại
hình đền đại Hy lạp cổ đại phân biệt theo mức độ phức tạp của cách thiết kế cột chạy
viền xung quanh nhà:
+ Cổ nhất là hình dạng chữ nhật
+ Dạng cột đôi ở hiên 2 đầu
+ Dạng hàng cột mặt trước
+ Hàng cột cả 2 đầu
+ Dạng nhà hình tròn
+ Hình dạng chữ nhật và tường
+ Hàng cột chạy bao quanh lấy vòng ngoài
+ Bao quanh kiến trúc hình chữ nhật là hàng 2 cột
QUAN TRỌNG!!!
- 3 loại thức cột Hy lạp : Doric, ionic, Corinth
- Cột Doric: Hậu thân của nó là Toscan. Có thiết kế khá
đơn giản, không có phần đầu và phần đế cột (được sử
dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea), mang 1 sự
mạnh mẽ khỏe khoắn .
- Cột Ionic : Mang 1 vẽ đẹp mềm mại, nữ tính và có phần
cầu kì hơn ( được sử dụng ở các công trình nổi tiếng đền
thờ Hera ở Samos, đền Artemis ở Ephesus, đền Apollo ở
Bassae, đền Erecteyon ở Athena )
- Cột Corinth: Đây là thươc cột hoàn thiện và có vẽ đẹp
hoa mỹ nhất, có đường nét mãnh mai , trang trí cầu kì
( được sử dụng ở đền Olympeion ở Athena và đền
Apollo ở Bassae, đền Mars Ultor)

-CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU : Đền Parthenon ( QUAN TRỌNG )


-Mặt bằng :
.Các thước cột Doric chạy xung
quanh
.Gồm 4 phần :
+Pronaos (tiền sảnh)
+Naos (Gian thờ, chổ để tượng nử
thần Athena)
+Parthenon (Chỗ để châu báu)
+Opisthidomos (hậu sảnh).

III. MẶT ĐỨNG + HÌNH KHỐI:


- Được áp dụng theo tỷ lệ vàng và có 8 cột.
- Diềm mái mảnh mai. Diềm trên của diềm mái hơi cao vồng lên thành 1 đường cong,
nhìn không gian diềm mái sẽ phẳng, vì người Hy lạp đã biết điều chỉnh độ vị sai.
IV. KẾT CẤU + VẬT LIỆU:
1. Kết cấu:
- Cột, đá chịu lực
- Tường: đá tự nhiên
- Khung: vì kèo gỗ
- Mái: ngói đá
2. Vật liệu xây dựng: chủ yếu là đá
V. KHÔNG GIAN BÊN TRONG
VI. TRANG TRÍ + THỦ PHÁP:
1. Trang trí:
- Nhẹ nhàng, gần gũi.
- Điêu khắc, phù điêu : 92 cái metope, 200M fries và 2 bức tường sơn lớn ở 2 mặt
chính. Những nét nghệ thuật đó cho ta thấy được sự phối hợp giữa nghệ thuật với
ngôn ngữ kiến trúc hoàn thiện.
2. Thủ pháp:
- Tỷ lệ vàng & điều chỉnh độ vị sai trong kiến trúc
CHƯƠNG: LA MÃ CỔ ĐẠI
I. PHẠM VI:
- Bán đảo Italia (Ý), nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Châu Âu như
một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.
- Ngoài lãnh thổ Italia, La Mã còn chiếm đóng và xây dựng nền kiến trúc trên những khu
vực rộng lớn quanh nó : Pháp ( xứ Gaules), Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bắc Phi, Thổ Nhĩ
Kỳ, Syrie, Đức, Anh.
II. ĐẶC ĐIỂM:
- Có nhiều loại hình công trình phong phú :
+ Đền thờ thần, miếu thờ thần
+ Basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng)
+ Các công trình hành chính (Curia – Viện nguyên lão), lưu trữ, thư viện.
+ Quảng trường
+ Nhà tắm công cộng (Therma)
+ Hý trường, kịch trường
+ Đấu trường
+ Khải hoàn môn
+ Các loại nhà ở, cung điện
+ Cầu dẫn nước, cầu ống, đường xá
+ Quy mô rộng lớn, đồ sộ, gây ấn tượng về sức mạnh.
+ Sử dụng rộng rãi các thức cột của Hy Lạp trong nên kiến trúc La Mã.
+ Tôn giáo : Đa thần giáo và Cơ đốc giáo
KIẾN TRÚC MÁI VÒM
+ Có 3 LOẠI VÒM CHÍNH
- Vòm nửa trụ : dạng ống, hình thức nửa tròn
- Vòm giao thoa ( vòm khía ) : 2 nửa vòm phần sau có khía
- Vòm bán cầu ( Coupole )

CÁC LOẠI THỨC CỘT LA MÃ


- 5 loại thức cột La Mã ( QUAN TRỌNG )

+ Tuscan: là cột Doric La Mã đơn giản hóa, thân cột trơn, không trang trí.
+ Doric: khác hẳn Doric Hy Lạp, tuân theo quy tắc đơn giản hết sức nghiêm khắc.
+ Ionic: giống Ionic Hy Lạp
+ Corinthian: sản phẩm La Mã thực thụ, đầu cột có 2 loại : loại thông thường (ở đền
thờ Vesta, Tilvoli) với loại trang trí cầu kì, bay bướm (ở đền Jupiter)
+ Composite: Phát triển từ thức cột Conrithian, nhìn tổng thể ổn định.
Công trình tiêu biểu
Đền Pantheon, Roma
III. MẶT ĐỨNG + HÌNH KHỐI:
- Rộng 33m có 8 cây cột Corinthian cao hơn 14m (14,18m), đường kính đáy rộng
1,51m.
- Mặt tường chia làm 3 phần, mỗi tầng có nấc phân vị ngang phân chia ranh giới, tầng
dưới cùng ốp đá cẩm thạch trắng, 2 tầng trên trát vữa.
- Khu đền hình trụ tròn có mái vòm độ vượt lớn.
Mặt bằng : gồm khối sảnh vào hình chữ nhật phía trước có 16 thước cột Corinthian bố
trí theo trục đối xứng đến ngôi đền hình tròn.
IV. KẾT CẤU + VẬT LIỆU:
- Có nhiều mỏ kim loại
- Nhiều đá thiên nhiên dễ khai thác, gia công: cẩm thạch, đá vôi…
- Gạch sống và gạch nung từ đất sét
- Bê tông núi lửa (bê tông puzolan  dùng puzolan trong tro núi lửa trộn với cát)
V. KHÔNG GIAN BÊN TRONG:
- Những lỗ thủng hình chữ nhật hoặc hình bán nguyệt ( tổng cộng 7 cái ), hình thành
các hốc ngăn, làm phong phú thêm nội thất ( vừa mang tính trang trí cũng như làm nhẹ
đi sức mặng của mái vòm khổng lồ).
- Cửa tròn lấy ánh sáng ở đỉnh vòm ( đường kính 8,9m ), tạo không gian đón ánh sáng,
không bị đóng kín.
VI. TRANG TRÍ + THỦ PHÁP:
1. Trang trí: Điêu khắc, trang trí bay bướm, đơn giản nhưng đồng nhất, không kém
phần biến hóa.
2. Thủ pháp: Với kiến trúc La Mã cao và to hơn kiến trúc Hy Lạp, sử dụng thức cột cao
và giàu chi tiết, đền Pantheon thành công trong việc xử lí không gian nội thât, hùng vĩ,
tráng lệ, sáng sủa và hài hòa.
CHƯƠNG: BYZANTINE
( phần này vẽ được cái vòm buồm, một vài thông tin
về vòm buồm, với nhớ một vài ý của nhà thờ Hagia
Sophia để làm ví dụ là ok )

Nhớ một vài ý thôi chứ đừng


học hết nha
Btw shout out to Ngân Cao vì
đã viết tay hết đống này thay vì
ngồi đánh máy 
Figure 1 VẼ KĨ CÁI NÀY LÀ OK

ROMAN & GOTHIC ( by Ngân lùn )


So sánh, phân biệt được kiến trúc Roman và Gothic là 10
điểm chắc vậy =))))))))
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG / BAROCO / ROCOCO ( BY
BÉ THU )
( Phần này khả năng ra thi là 1%... nếu tui là người ra đề.
Đề thi năm ngoái không có phần này, biết đâu nay trời trở gió có thì sao.
Nói chung coi sơ để lấy 10 điểm )
KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI ( by Kim chi củ kiệu )
( Phần này mình cung cấp thêm thông tin để Kim soạn chứ trong sách không có, các
bạn đọc qua nhớ gì nhớ, đừng học hết nha, tại đề năm ngoái chỉ có một câu ngắn gọn
trong phần kiến trúc hiện đại là “ 5 tiêu chí thiết kế của Le Corbusier “ =))). Nên lựa cái
mà nhớ nha.

1.Chủ Nghĩa VỊ LAI ITALIA (Futurisme)


Nước Ý có bề dày lích sử hàng nghìn năm là cái nôi của nghệ thuật La Mã cổ
đại ,Phục Hưng , Baroque .Một bộ phận nghệ sĩ Ý nảy sinh tâm lí chối bỏ nghệ thuật cũ
,đi tìm hướng đi mới để vượt qua cái bóng của nghệ thuật cổ điển
Chủ nghĩa vị lai ngụ ý một mong muốn cho tương lai - cả về định
hướng nói chung và kiến trúc nói riêng, chủ nghĩa chống thời tiền sử, sự tươi
mới, năng động và trữ tình cường điệu
1.1.Đặc Điểm Trong Quan Điểm Sáng Tác :
 Phủ nhận quá khứ :Thoát ra khỏi những chuẩn mực cổ điển .Cảm hứng không
lấy từ thiên nhiên và sử thi
 Ca tụng kĩ thuật :Sử dụng chồng chéo hình thức, nhịp điệu, màu sắc và ánh
sáng qua đó thể hiện cảm giác động và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn ,cấu
trúc phức tạp của thế giới
 Đề tài sáng tác là cuộc sống thành thị công nghiệp hóa: :Lấy cảm hứng từ tính
động của thành thị (tiếng ồn,sự di chuyển,khói bụi)
1.2.KTS Tiêu Biểu Cho Chủ Nghĩa :
ANTONIO SANT ELIA & Đề Án “THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI”
-Elia đại diện quan trọng của chủ nghĩa vị lai
-Ông phác thảo đề án khoảng những năm 1913-1914
-Ông cho rằng: “Giá trị trang trí của kiến trúc tương lai phụ
thuộc duy nhất vào việc sử dụng và bố cục của các loại vật
liệu màu sắc mạnh mẽ,nguyên thủy và trần trụi”ảnh hưởng
đến sau này.
-Sant Elia sử dụng những hình thức biến hóa để gây ra “cảm
giác vận động” và “cảm giác tốc độ”
Bản phác thảo của Sant’Elia đã tiết lộ siêu cấu trúc (MegaStructures), kiến trúc công
nghiệp và sử dụng rộng rãi của thép. Chúng phản ánh tinh thần của thời đại máy móc
và thời tiền chiến

2.Chủ Nghĩa BIỂU HIỆN ĐỨC (Expressionisme)


2.1. Đặc Điểm Trong Quan Điểm Sáng Tác :
 Hình thức đi kèm với công năng và kỹ thuật
 Sử dụng các hình dạng méo mó, dây chuyền phân mảnh, các hình thức hữu cơ
hoặc biomorphic, hình dạng điêu khắc khổng lồ, sử dụng rộng rãi bê tông và gạch, và
thiếu tính đối xứng.
2.2.KTS Tiêu Biểu:
ERIC MENDELSOHN (Đức) & THÁP EINSTEIN (1920 Đức)

Được xây dựng năm 1920, tháp Einstein


hay Einsteinturm ở Potsdam, Đức là một tác phẩm Expressionist bởi kiến trúc sư Erich
Mendelsohn.
Là chủ nghĩa biểu hiện động
Bề ngoài ban đầu được hình thành bằng bê tông,
nhưng do những khó khăn trong xây dựng với thiết kế
phức tạp và thiếu hụt từ chiến tranh, phần lớn tòa nhà
đã thực sự được thực hiện bằng gạch, phủ bằng vữa
2.3.Công Trình Ví Dụ Khác :
TÒA NHÀ CHILEHAUS (Đức)
Nằm tại quận Kontorhaus thành phố Hamburg, Đức .Thiết kế bởi kiến trúc sư người
Đức Fritz Höger
Kiến trúc chủ nghĩa biểu hiện gạch nung của những năm 1920
Tòa nhà có cấu trúc bê tông cốt thép và được xây dựng với việc sử dụng 4,8 triệu viên
gạch Oldenburg sẫm màu

3.Chủ Nghĩa KẾT CẤU NGA (Constructivisme)(1920-1930)


Ở giai đoạn đầu tiên, sự xuất hiện của các cấu trúc bằng gỗ, tuy nhiên các cấu
trúc này chỉ thể hiện trên những hình khối nghệ thuật nhỏ với mục đích triển lãm, trong
các sân khấu hoặc trên các đường phố. Giai đoạn thứ hai đánh dấu sự chuyển biến
nhanh chóng,các công trình Kiến trúc được xem như những thực thể nửa giống các cỗ
máy nửa giống các cấu trúc sinh học.
Chủ Nghĩa Kết Cấu được xem như một lĩnh vực mở rộng của chủ nghĩa công năng,nó
biểu hiện hình thức của nghành xây dựng và nó từ bỏ loại bỏ những chi tiết trang trí
thừa mứa lãng phí, công trình chủ yếu là hệ kết cấu chịu lực.
Trên công trình kiến trúc, nó tìm ý tưởng trong phép tích hợp của một vài thành phần
cấu trúc tương ứng. Để tạo hình, chủ nghĩa tạo dựng sử dụng các vật liệu như : thuỷ
tinh, kim loại, nilông, chất dẻo và những vật liệu mới nhất của nghành công nghiệp hiện
đại

3.1.Đặc Điểm Trong Quan Điểm Sáng Tác:


 Khoe cái đẹp của kết cấu (khung kết cấu,…) Chủ nghĩa kết cấu là sự đơn giản
 Chủ nghĩa kết cấu đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người, hướng
tới sự đơn giản , cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu.

3.2.KTS Tiêu Biểu:


TATLIN & MÔ HÌNH ĐÀI KỈ NIỆM ĐỆ TAM QUỐC TẾ (1920)
-Tác phẩm kiến trúc hiện đại đầu tiên gây xôn
xao dư luận quốc tế
-Đại diện xứng đáng cho kiến trúc Xô Viết là
một tác phẩm của chủ nghĩa tạo dựng Nga
-Đã tiên đoán sự ra đời của kiến trúc treo và
nhất là của kiến trúc động
Đây là công trình đầu tiên đánh dấu sự ra đời của
Chủ nghĩa kết cấu
Với tỉ lệ 1:20, Đài Đệ Tam Quốc Tế là một khối hình
chóp xoắn ốc bằng thép cao 400m. Bên trong mô
hình có những chi tiết đặc biệt đó là ba khối lớn
thiết kế dạng treo.
Bên trong có treo 3 khối lớn là 3 phòng trưng bày
hình lập phương, tứ diện tam giác và hình trụ. 3
phòng này quay quanh trục của chúng với nhịp điệu
khác nhau.

3.3.Công Trình Ví Dụ Khác :


Chủ nghĩa kết cấu được châu Âu biết đến lần đầu tiên vào năm 1925 tại Hội chợ quốc
tế Paris. GIAN HÀNG TRIỂN LÃM LIÊN XÔ với sự đơn giản đến không còn gì có thể
đơn giản hơn, đã nổi bật giữa những gian hàng các nước châu Âu khác: phù hoa, phô
trương sự giàu có, thừa mứa của chủ nghĩa tư bản.
4.Các Trường Phái KIẾN TRÚC HÀ LAN
4.1.PHÁI DESTIL : (Trường phái kiến trúc Hà Lan đầu TK XX)
 Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa kết cấu Nga ,nhóm Destil phá bỏ khái niệm
cũ về xây dựng mặt đứng ,đòi hỏi kiến trúc phải có nhiều mặt phẳng
 Sử dụng chính xác và có tổ chức các yếu tố :đường nét, mặt phẳng và khối
lập phương , lấy những đường kẻ ngang dọc làm nền cốt yếu ,theo đuổi hình
dáng hình học quan trọng hơn hết
 Nhận thức những hình khối kiến trúc không cần biểu hiện nhu cầu nào khác
ngoài vẻ đẹp tự thân
 Ưa chuộng kiểu không gian mở, không gian đa chức năng, hay những
không gian mang tính ước lệ ,lòng khung kính
 Sử dụng vlieu BTCT
Là nguồn cảm hứng tác động lớn tới phong cách thiết kế hiện đại không chỉ ở
Hà Lan mà trên toàn thế giới.

Một Số Thành Viên Tiêu Biểu


 Công Trình Ví Dụ :
GERRIT RIETVELD & NHÀ Ở RIETVELD SCHRODERHUIS
Được vinh danh là di sản thế giới

Sử dụng đường thẳng, mặt phẳng vuông được sắp xếp một cách cân xứng .Mỗi
thành phần đều tuân theo quy tắc nhất định
Phía trong phòng khách của ngôi nhà Schroder không có một khu vực cố định nào, mà
là một khu vực mở có thể thay đổi, có thể chia nhỏ ra bằng những vách ngăn trượt hay
xoay

Tầng hai là một không gian


mở xung quanh cầu thang
,phân chia các phòng bằng hệ
thống panel trượt và xoay
,không gian linh hoạt dễ thay
đổi theo nhu cầu sử dụng
-Các phòng đều là hình vuông hoặc là hình chữ nhật
-Áp dụng tỉ lệ vàng vào trong các phòng

4.2.PHÁI ROTTERDAM
 Sử dụng vlieu mang tính chất bê tông ,đá (hạn
chế kính)
 Không sử dụng đường cong
 Truyền thống gạch ,mái dốc
được bao quanh bởi rừng, hồ
mặt nước hay đi kèm để gây
ra sự phản chiếu ,cân bằng và
ảo giác
(thủ pháp mặt phẳng+khối)

Nhà thị chính Hilversum được thiết kế bởi Willem Marinus Dudok để phục vụ như
là trụ sở của hội đồng thành phố Hilversum ở Hà Lan.

4.3.PHÁI AMSTERDAM
 Sử dụng vlieu địa phương
 Mang tính chất hình thức (nhà ở)
 Sử dụng tường gạch kết hợp kết cấu BTCT
Anne Frank House là nhà của một nhà Begijnhof-Một trong những tập thể tòa
văn,  nhà bảo tàng tiểu sử dành riêng cho nhà lâu đời nhất ở thành phố
người Do Thái thời chiến tranh Amsterdam, được thành lập trong thời
Trung Cổ
 Phạm vi ở Hà Lan

5. Chủ Nghĩa CÔNG NĂNG (Functionalisme)


5.1. Đặc Điểm Trong Quan Điểm Kiến Trúc
 Chủ nghĩa công năng là nguyên tắc mà các tòa nhà nên được thiết kế
chỉ dựa trên mục đích và chức năng của tòa nhà.
 Hình thức đi sau công năng
 MB tự do , không đối xứng, nhà được chia thành từng khối với từng nhóm
phòng, có chức năng đồng nhất, nối liền bằng lối đi kín hoặc hở.
 Dùng hình khối hình học đơn giản,tiêu
chuẩn hóa các cấu kiện
 Phân vị ngang và mái bằng là chủ đạo
 Mở nhiều cửa sổ để lấy nhiều ánh sáng hơn

5.2. Các KTS Tiêu Biểu:


 WALTER GROPIUS & Trường BAUHAUS ở
Dessau (Đức)
Chủ nghĩa dựa trên sinh lý- vật lý- kiến trúc .Là sự
tổ hợp giữa các khối và hình khối
-Là người đã cùng sáng lập, phát triển nên chủ
nghĩa hiện đại và ngôi trường Bauhaus trứ danh tại
Đức 

KTS Walter Gropius


(1883-1969)(Đức)
-Ông đưa ra 2 khẩu hiệu : “dân chủ hóa nghệ thuật” và “nghệ thuật và KHKT là một sự
thống nhất mới”

-Xóa bỏ những quy ước xưa cũ, những họa tiết rườm rà trong thiết kế trước kia.
-Bauhaus không chỉ là một ngôi trường, mà còn là một trường phái nghệ thuật coi
trọng công năng, có ảnh
hưởng sâu sắc đến ngành
thiết kế công nghiệp hiện
đại.
-Mặt đứng của tòa nhà là các
cửa sổ lớn với mong muốn
tạo ra không gian mở của kiến
trúc mới
-Ý tưởng về mặt bằng và hình
khối của Bauhaus được bắt
nguồn từ công năng. 

 LECORBUSIER & Biệt Thự SAVOYE (Pháp)


- KTS Le Corbusier (1887-1965)(Pháp)
- Nhà hoạt động kiến trúc lớn nhất của TKXX ,ảnh hưởng rất lớn
- Tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng
- Mô hình nhà ở Domino
- Ông đưa ra khẩu hiệu “nhà là cái máy để
ở”.
- Và Biệt Thư SAVOYE như bản tuyên
ngôn lý luận của ông (1929)
- Quan tâm nhiều hơn đến quan hệ giữa
công năng với tổ chức không gian, hình thức
kiến trúc và vai trò của cây xanh, ánh sáng,
đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở.
5 nguyên tắc thiết kế:
-Nhà trên cột,giải phóng tầng 1 cho cây xanh
-Vườn trên mái (mái bằng) ,trên mái có cây xanh
-Mặt bằng tự do(miễn sao phù hợp với công năng) ,nhà khung và vách ngăn và tường
bao che hoàn tòa phụ thuộc sử dụng, các tầng không nhất thiết trùng nhau
-Cửa sổ băng ngang kéo dài
-Mặt đứng tự do, trổ cửa với bất kỳ dạng nào

VILLA SAVOYE là một biệt thự theo chủ


nghĩa hiện đại ở Poissy, ngoại ô Paris, Pháp.
-Khởi công từ giữa năm 1928 và hoàn thành
năm 1929
-Các không gian từ nhỏ đến lớn đều có chức
năng riêng
-Nằm trong top những biểu tượng kiến trúc
nổi tiếng nhất thế kỷ XX.
-Sự cộng sinh giữa kiến trúc và môi trường
thiên nhiên, thể hiện qua sự đan xen giữa
ngoại thất và nội thất
-Trở thành nguồn cảm hứng cho những thế
hệ kiến trúc sư trẻ nhờ thiết kế phóng khoáng, tinh tế, mang đậm dấu ấn cá nhân của
KTS Le Corbusier.

 MIES VAN DER ROHE(Đức) & NHÀ TRIỂN LÃM TẠI BARCELONA
 KTS MIES VAN DER ROHE
(1886-1969)(Đức)
 Người đi đầu trong phong trào
Bauhaus
 Là hiệu trưởng thứ 2 của Trường
BAUHAUS đưa ra khẩu hiệu “less is
more”(ít hơn tức là nhiều hơn)và “Thiên
Chúa là trong các chi tiết”
 Là nhân vật được biết đến với
những công trình chọc trời tại Mỹ như tòa
tháp Lake Shore Drive, Seagam hay IBM
Plaza.
 Hướng tới tính vạn năng của không gian trong công trình kiến trúc
 Quan niệm công năng là không gian bên trong ,tường có thể linh hoạt di chuyển
tạo ra nhiều không gian trong một công trình
 Phong cách sáng tác :trật tự ,đơn giản ,chính xác ,hoàn thiện
Nguyên tắc thiết kế:
-Đơn giản hóa hệ thống kết cấu nhằm đặt hiệu quả đơn giản, trong sáng, thuần thiết về
tạo hình
-Sử dụng kết cấu không gian lớn ,chia cắt tự do ,tường ngoài bằng kính lớn
-Phân biệt rõ kết cấu chịu lực và ngăn che, dùng vlieu kính ,khung thép là chủ yếu .Sử
dụng mặt nước trước công trình
GIAN TRIỂN LÃM CỦA ĐỨC TẠI
BARCELONA (1929)

6.Chủ Nghĩa THÔ MỘC (Brutalisme)


(Là một phong trào kiến trúc phát triển mạnh trong giai đoạn từ thập niên 1950
đến giữa những năm 1970) được đưa ra bởi các kiến trúc sư người Anh là Alison và
Peter Smithson. Được bắt nguồn từ “Béton brut” (bê tông thô) đầu tiên bởi Le Corbusier
Le Corbusier gắn bó với Chủ Nghĩa Thô Mộc với hai công trình đình nổi bật nhất là
Unité d'Habitation (Tạm dịch: Nhà ở Đơn vị) được xây dựng năm 1962 và Tòa nhà Ủy
ban (Palace of Assembly) tại Chandigarh, Ấn Độ năm 1953.  

6.1.Đặc Điểm Trong Quan Điểm Kiến Trúc


- Hình dạng và bề mặt thô, cấu trúc công năng và kết cấu được thể hiện rõ ràng.
- Quần thể được tạo nên dưới hình thức mô-đun; những đơn thể giống nhau có tính
chất lặp lại tạo thành các khối đại diện cho chức năng của từng khu vực cụ thể.
- Vật liệu xây dựng thường thấy là bê tông, gạch, kính, thép, đá thô, rọ đất đá...
- Về hình thức thẩm mĩ: xuất hiện nhiều các yếu tố cong chéo và dốc hoặc yếu tố
ngang và dọc tương phản mạnh.
- Có khu vực rộng lớn của các bức tường trống, cửa sổ nhỏ liên kết hình thức
giữa các khối bộ phận khác nhau.
Công trình kiến trúc Chủ Nghĩa Thô Mộc - Brutalism là những tòa nhà chính
phủ, nhà ở cao tầng, các trung tâm mua sắm và trường đại học...xuất hiện không
chỉ ở Anh mà còn lan sang Pháp, Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Brazil,
Philippines và Úc.

7.KIẾN TRÚC HỮU CƠ (Architecture Organique)


KTS FRANK LOUD WRIGHT(1869-1959) (Mỹ) đề xướng trào lưu này
BIỆT THỰ TRÊN THÁC do ông sáng tác năm 1936 xây dựng ở bang Pennsylvania
được coi là bản tuyên ngôn của Trường phái Kiến Trúc Hữu Cơ
-Hướng về con ngườimỗi người có tính cách khác nhau
“con người+kiến trúc+thiên nhiên hòa làm 1”,công năng vẫn tồn tại
Nguyên tắc thiết kế:
-Kiến trúc gắn bó hài hòa với thiên nhiên,tôn trọng thiên nhiên ,mô phỏng thiên nhiên,
đề cao tính địa phương
-Thiết kế phù hợp với cá tính đặc thù con người mà nó phục vụ
Quan niệm:
-Thẫm mỹ cũng là công năng
-Nhà phát triển từ trong ra ngoài, coi trọng nội thất
-Không gian lưu động ,bên trong phù hợp với bên ngoài
Công trình tiêu biểu khác: Nhà văn phòng Johnson-wax wisconsin(1936-1939)
,Bảo tàng Guggenheim New York(1959),.....

8.Chủ Nghĩa BIỂU HIỆN MỚI (Neo Expressionisme)


Chủ nghĩa biểu hiện sau khi bị chủ nghĩa công năng nhấn chìm .Chủ nghĩa Tân biểu
hiện ra đời
9.Chủ Nghĩa QUỐC TẾ (Internationalisme)
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của phong cách quốc tế là tòa nhà Thư ký Liên
Hiệp Quốc, được thiết kế ban đầu bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế của kiến trúc sư
bao gồm Le Corbusier , Oscar Niemeyer , và Wallace Harrison. Nó được hoàn thành
vào năm 1952
Cao ốc văn phòng tòa nhà chọc trời gần LHQ cũng là quốc tế trong thiết kế bao gồm
1958 Seagram Building bởi Mies van der Rohe và Tòa nhà MetLife, được xây dựng
như tòa nhà PanAm vào năm 1963 và được thiết kế bởi Emery Roth, Walter
Gropius, và Pietro Belluschi ..
 Các tấm kính mặt mịn màng, một trong những ứng dụng đầu tiên của tấm ốp
kính màn tường trên một tòa nhà cao tầng
 Xu hướng hình học, tòa nhà chọc trời nguyên khối với các tính năng điển hình:
một hình chữ nhật rắn với sáu bên (kể cả tầng trệt) và một mái nhà bằng phẳng; một
bức tường rèm (bên ngoài siding) hoàn toàn bằng kính; không có trang trí; và vật liệu
đá, sắt thép, kính xây dựng
 Lắp kính hết 4 phía
 Không có tính bản địa

You might also like