You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ
HỘI MALAYSIA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

Giảng viên: TS. Hồ Thị Thành


Học phần: 231 – SEA1151 – 01
Họ và tên: Đào Thị Mai Ánh
Mã sinh viên: 21030585

Hà Nội – 2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Tổng quan về quốc gia Malaysia.................................................................2
1.1. Đất nước Malaysia.................................................................................2
1.2. Bối cảnh Malaysia năm 2009................................................................3
2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Malaysia từ năm 2009 đến nay............4
2.1. Tình hình về chính trị............................................................................4
2.2. Tình hình về kinh tế...............................................................................7
2.3. Tình hình về xã hội................................................................................9
3. Đánh giá chung về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Malaysia từ năm
2009 đến nay....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................11
MỞ ĐẦU
Chính trị, văn hóa xã hội và kinh tế vốn là những lĩnh vực quan trọng nhất đối
với sự phát triển và tồn tại của một đất nước. Các lĩnh vực này là những vấn đề nòng
cốt, có vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển của một quốc gia và là những vấn đề
có sự quan tâm nhất đối với bất cứ quốc gia nào. Trên hình thức dường như những lĩnh
vực này chỉ nhận sự ảnh hưởng từ phía con người và có sự tồn tại, phát triển độc lập,
song, chính trị - văn hóa xã hội – kinh tế lại có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Những
khía cạnh này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, tiến bộ của đất nước cũng như đời sống
của người dân. Mỗi quốc gia sẽ có một nền chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau về bản
chất, cách vận hành cũng như sự phát triển. Nhìn từ thực tế của các quốc gia qua từng
thời kỳ, có thể thấy rằng, con người đặt ra nền móng và sự phát triển của các lĩnh vực
chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Nhưng đồng thời, chính các lĩnh vực đó lại có
những ảnh hưởng và tác động ngược lại tới con người, đời sống xã hội và sự phát triển
của đất nước. Một nền chính trị, một đường lối kinh tế đúng đắn và một xã hội phát
triển kết hợp với nhau để tạo những dấu mốc phát triển của đất nước, đời sống nhân
dân hài hòa, hạnh phúc; nếu không thể kết hợp hài hòa các lĩnh vực này sẽ dẫn đến nảy
sinh cacs vấn đề gây khó khăn sự phát triển của đất nước. Malaysia vốn là một quốc
gia “theo mô hình quân chủ tuyển cử lập hiến với Quốc vương là lãnh đạo tối đa. Hệ
thống chính trị của Malysia theo mô hình gần với hệ thống Quốc hội Westminster –
một di sản của chế độ thuộc địa Anh trước đây.” 1 Cùng với đó, Malaysia là một quốc
gia đa tôn giáo, đa dân tộc và kinh tế cũng có những sự phát triển nhất định. Điều này
khiến cho chính trị, kinh tế, xã hội của Malaysia có những điểm đặc biệt và khác biệt
so với các quốc gia trong khu vực. Chính trị, kinh tế, xã hội của Malaysia vẫn luôn là
một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi những sự đặc biệt của
quốc gia này. Để tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội Malaysia,
bài nghiên cứu này sẽ đi sâu trong việc tìm hiểu và phân tích tình hình của chính trị
kinh tế, xã hội Malaysia từ năm 2009 đến nay để đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất.

1
Vũ Quỳnh (2020). Vài nét về thể chế chính trị. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân,
(https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/Vai-net-ve-the-che-chinh-tri-i247805/), Truy
cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.

1
NỘI DUNG
1. Tổng quan về quốc gia Malaysia
1.1. Đất nước Malaysia

Quốc gia Malaysia gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ quốc gia
Malaysia bao gồm hai phần chính: Tây Malaysia và Đông Malaysia, hai phần Đông –
Tây cách nhau 531km về phía biển Đông. Trong đó, tại Tây Malaysia, phía Bắc của
Malaysia giáp với Thái Lan, phía Nam giáp với Singapore và tại Đông Malaysia (phần
bắc đảo Borneo), phía Bắc giáp với Brunei và phía Nam giáp với Indonesia. 2 Diện tích
khoảng 329, 657km2 với dân số khoảng 33,497,171 người (số liệu 6/1/2004).3

Malaysia là một quốc gia đa tôn giáo và dân tộc. Trong đó, dân tộc người Malay
chiếm phần đa – khoảng hơn 60%, xếp thứ hai là người Trung Quốc với khoảng gần
25% và người Ấn Độ khoảng 7% cùng với những dân tộc khác đang sinh sống trên
lãnh thổ của Malaysia. Tôn giáo ở Malaysia cũng đa dạng với Islam giáo là quốc giáo
và bên cạnh đó còn có đạo Phật và đạo Thiên chúa. Ngôn ngữ chính thức quốc gia
được công nhận là tiếng Malay. Việc đa tôn giáo và sắc tộc đã tạo nên những sự đa
dạng trong bản sắc, văn hóa của Malaysia nhưng cũng gây ra những mâu thuẫn khó
tránh khỏi. Malaysia là quốc gia quân chủ lập hiến – quy định trong hiến pháp năm
1957; đứng đầu nhà nước là Vua và đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Điểm đặc biệt
của Malaysia chính là nhà vua sẽ được bầu chọn 5 năm một lần từ những người đứng
đầu của tiểu vương quốc liên bang Malaysia chứ không theo hình thức cha truyền con
nối như nhiều quốc gia trong khu vực.

Trong lịch sử, từ thế kỷ XVI trở về trước, các tiểu vương quốc tại Malaysia thường
xuyên bị miền Nam Thái Lan và Indonesia đô hộ. Từ các thế kỷ sau đó, Malaysia bị
các nước phương Tây như Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh thay nhau
đô hộ và trở thành thuộc địa trong một thời gian khá dài. Thế kỷ XVIII – XIX,
Malaysia bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh, đồng thời Anh đã thành lập liên
2
Nguyễn Yến (2015), Khái quát về Malaysia, Cổng thông tin điện tử Sở ngoại vụ tỉnh An Giang,
(http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEw
N3Q1dDA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/
songoaivu2/songoaivusite/asean/erwerwerwerwerwer), Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
3
Dân số Malaysia, Trang DanSo, (https://danso.org/malaysia/), Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.

2
hiệp các quốc gia Mã Lai năm 1896. Tuy nhiên, năm 1941 Malaysia bị Nhật Bản
chiếm đóng và Nhật Bản chịu sự đầu hàng năm 1946, Anh có ý định lập lại chế độ
thuộc địa tại đây những gặp nhiều sự phản đối của nhân nên đã buộc phải ký hiệp ước
năm 1948 về việc thành lập Liên bang Malaysi. Năm 1956, Hội nghị Luân Đôn đã
quyết định trao trả độc lập cho Malaysia. Liên bang Malaysia chính thức trở thành
quốc gia độc lập từ ngày 31/8/1957 và theo hình thức quân chủ lập hiến. Cũng từ đây,
Malaysia đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước đến tận ngày nay.

1.2. Bối cảnh Malaysia năm 2009

Trong năm 2009, Malaysia có nhiều sự thay đổi trong các khía cạnh về chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội bởi những sự chuyển biến từ nội bộ cùng với sự ảnh hưởng từ
các biến động của thế giới bên ngoài. Trước hết về tình hình chính trị lúc bấy giờ,
Malaysia vốn là quốc gia theo hình thức quân chủ lập hiến liên bang với dân số hiện
tại là hơn 33 triệu người. Hệ thống chính trị của Malaysia có những điểm đặc biệt hơn
khi hệ thống chính phủ nghị viên với sự đứng đầu của Thủ tướng – được lựa chọn
thông qua một buổi đa đảng định kì được tổ chức 5 năm một lần. Cuộc bầu cử quốc
gia gần nhất khi đó là vào tháng 3 năm 2008, được tổ chức một các tương đối minh
bạch. Najib Razak đã nhận chức vào tháng 4 năm 2009, bắt đầu mở ra một thời kỳ giữ
chức vụ cao nhất này trong hai nhiệm kì. Nội bộ Malaysia đã xảy ra cuộc biểu tình của
nhân dân vào đầu tháng 8 năm 2009, liên quan đến vấn đề người Malaysia muốn có
được tự do dân sự lớn hơn và họ đang ngày càng thất vọng đối với hệ thống chính trị
đương thời, do Liên minh Mặt trận quốc gia cầm quyền và có sự chi phối. 4 Trong việc
đối ngoại, giữa Malaysia và Indonesia xảy ra một cuộc căng thẳng liên quan đến vấn
đề tranh chấp về văn hóa và lãnh thổ giữa hai quốc gia này. Điều này đã gây ra một
thực trạng đáng lo khi xảy ra những cuộc biểu tình chống lại Malaysia thời gian gần
đó.

Malaysia vốn là một quốc gia đa tôn giáo và đa sắc tộc, điều đó đã tạo nên một sự
đa dạng, độc đáo về bản sắc và văn hóa nơi đây. Dân số của Malaysia vào năm 2009 là
28,22 triệu người (Ngân hàng thế giới). Dân số đông cùng với sự đa tôn giáo và đa sắc

4
Nguyễn Nhâm (2010), Thế giới năm 2009: Từ góc nhìn an ninh, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam,
(https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/the-gioi-nam-2009-tu-goc-nhin-an-ninh-132706.vov), Truy cập ngày 6 tháng 1
năm 2024.

3
tộc khiến cho xã hội của Malaysia là nơi giao thoa, hội tụ và hòa hợp của các nền văn
hóa khác nhau cùng tồn tại ở nơi đây. Các vấn đề về dân tộc và tôn giáo nhìn chung có
mực độ phân hóa và phổ biến khác nhau, tuy nhiên, thời điểm này vẫn chưa có sự nổi
lên của các cuộc mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc một cách gay gắt. Có thể nói rằng, với
sự hòa quyện của ba nền văn minh cổ xưa của Mã Lai, Trung Quốc và Ấn Độ cùng với
nền văn minh bản địa đã phần nào tạo nên một nền văn hòa, xã hội đặc biệt của
Malaysia như hiện nay. Hiện nay, xã hội Malaysia đã và đang ngày càng phát triển văn
mình, hiện đại hơn qua từng giai đoạn.

Đồng thờ, cũng trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2009, nền kinh tế toàn cầu
đang phải trải qua một đợt suy thoái mạnh nhất kể từ sau thế chiến thứ hai khiến cho
nhiều quốc gia điêu đứng về kinh tế và có sự sụt giảm vô cùng mạnh về GDP. Nền
kinh tế của Malaysia cũng phải chịu nhiều tác động từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu
trong quý đầu tiên, giảm đến 6,2% và trong năm 2009, Malaysia giảm 1,7%. (Theo
Báo cáo thường niên năm 2009) Tuy nhiên những vấn đề như lạm phát, thất nghiệp,…
đã được phục hồi vào nửa cuối năm 2009, các điều kiện và các vấn đề trên thị trường
lao động hay khu vực bên ngoài đã được cải thiện. Nhìn chung, năm 2009 là một năm
tràn đầy thách thức đối với hầu hết các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Malaysia.
Trong quý đầu tiên, do bối cảnh môi trường kinh tế trong nước và toàn thế giới có xu
hướng xấu đi, hầu hết các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng, có mức tăng trưởng âm.
Những nhờ những hỗ trợ đồng bộ và kịp thời về các chính sách trong nước, cùng với
sự ổn định từ môi trường bên ngoài đã giúp cải thiện các quý sau trong năm 2009 của
Malaysia.

2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Malaysia từ năm 2009 đến nay
2.1. Tình hình về chính trị

Quốc gia Malaysia với thể chế chính trị quân chủ lập hiến đã được quy định trong
hiến pháp năm 1957, thực hiện theo hình thức dân chủ nghị viện và Quốc hội sẽ bao
gồm quốc vương và hai viện là Thượng viện và Hạ viện. 5 Về Chính phủ, Malaysia bao

5
Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Khoa chính trị học (2003). Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb
Chính trị quốc gia.

4
gồm: Nhà vua, Thủ tướng, Nội các và các bộ trưởng. Đứng đầu nhà nước là Vua và
đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Điểm đặc biệt trong thể chế chính trị của Malaysia
là nhà vua không phải do một dòng họ trị vì như tại Thái Lan, mà sẽ được bầu luân
phiên theo nhiệm kì 5 năm giữa 9 vị tiểu vương của liên bang ở Malaysia. Cũng theo
quy định của hiến pháp thì nhà vua sẽ là người bổ nhiệm Thủ tướng, các bộ trưởng và
các thẩm phán, đồng thời Vua có quyền giải tán quốc hội khi cần thiết. Tuy nhiên, thực
tế, người nắm quyền thực sự lại là Thủ tướng và dưới đó là các Phó thủ tướng, Bộ
trưởng và Thứ trưởng.

Ông Najib Razak chính thức trở thành thủ tướng của của Malaysia, sau thất bại của
liên minh Mặt trận dân tộc và cầm quyền 13 đảng và nắm giữ quyền lực trong một thời
gian rất dài từ 2009 – 2018. Chính vì vậy, chính sách của ông đã để lại nhiều dấu ấn
trong lịch sử của Malaysia. Trong vấn đề đối nội, ông Razak đã cam kết rằng, chính
phủ của liên minh Mặt trận dân tộc sẽ tiếp tục phấn đấu vì một đất nước với nhiều sắc
tộc, nhiều tôn giáo; dựa trên cơ sở chia sẻ quyền lực và bảo đảm mọi người dân
Malaysia đều được quan tâm; đáp ứng tất cả các nguyện vọng của các dân tộc và sẽ
tìm được các giải pháp mới cho những vấn đề này trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội của đất nước, của dân tộc. Thủ tướng Razak cũng kêu gọi các cộng
đồng đa sắc tộc ở đất nước Malaysia tiếp tục hợp tác nhằm đẩy mạnh tiến trình xây
dựng đất nước, mở ra một sự khởi đầu mới và mở ra một kỷ nguyên, tương lai mới cho
tất cả người dân Malaysia.6 Trong vấn đề đối ngoại, Najib đã triển khai nhiều biện
pháp khác nhau, vừa có sự ngoại giao song phương với Trung Quốc, đồng thời vừa tìm
cách đối trọng với Mỹ thông qua việc mở rộng quan hệ an ninh đối với các nước khác.
Đồng thời để tăng cường sức mạnh nội tại và ràng buộc Trung Quốc vào các khuôn
khổ đa phương của ASEAN.7 Trong những năm của nhiệm kì đầu tiên, có thể thấy
dưới thời thủ tướng Najib Razak, chính trị đã có những hiệu quả nhật định và đem lại
sự hiểu quả cho nhân dân. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, chính trị đã
không có nhiều kết quả như vậy, bởi sự tham nhũng khủng khiếp và những hành vi sai
trái của Razak.

6
HH (2009), Thủ tướng mới của Malaysia Najib Razak, Báo Nhân dân, (https://nhandan.vn/thu-tuong-moi-cua-
malaysia-najib-razak-post529973.html), Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
7
Phạm Duy Thực (2018). Chính sách biển Đông của Ma-lay-si-a dưới thời chính quyền thủ tướng
Najib Razack, NCS Tiến sĩ, Viện biển Đông, Học viện ngoại giao.

5
Ngày 10/5/2018, thủ tướng Mahathir Mohamad chính thức nhậm chức, bắt đầu
lãnh đạo quốc gia Malaysia sau khi đảng Liên minh Hy vọng (HP) do ông dẫn dắt
giành chiến tắng trong cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14.8

Thủ tướng Muhyiddin Yassin chính thức nắm quyền từ 1/3/2020 và kết thúc vào
ngày 21 tháng 8 năm 2021, được xem là một trong những nhiệm kỳ ngắn nhất tại
Malaysia. Trong thời kỳ này, nền chính trị có nhiều bất ổn do ông không nhận được
nhiều sự tín nhiệm cũng như không thể kêu gọi hợp tác chính trị các đảng và những
khó khăn từ đại dịch Covid-19 đang bùng ra. Đồng thời, việc khủng hoảng và bất đồng
kéo dài giữa các đảng phái cũng khiến cho chính trị ngày càng nặng nề.

Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob đã đứng lên cầm quyền trong hoàn cảnh đầy thách
thức và những bất ổn về chính trị từ ngày 21/8/2021 đến 24/11/2022. Đây cũng có thể
coi là một trong những nhiệm kỳ thủ tướng ngắn từng tồn tại ở Malaysia nhưng thông
qua một năm nỗ lực ông đã nhanh chóng triển khai nhiều kế hoạch giúp hàn gắn lại nội
bộ và mang đến những thay đổi tích cực hơn trong lĩnh vực chính trị.

Từ năm 2022 đến nay, ông Anwar Ibrahim đã đảm nhận chức vụ thủ tướng
Malaysia. Ông đã có ý thức ngay về những việc cần làm, ông khuyến khích, mời chào
các đảng chính trị khác tham gia chính phủ để tạo dựng hình ảnh về chính phủ đoàn
kết. Ông cũng xác định 3 việc quan trọng là khắc phục tình trạng phân rẽ trong nội bộ,
chống tham nhũng và thúc đẩy kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống người dân. Có thể
thấy được những bước tiến mới trong nền chính trị từ khi ông Anwar Ibrahim lên nắm
quyền và có những sự khéo léo nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong chính trị
Malaysia.

Có thể thấy chính trị Malaysia có nhiều sự biến động từ năm 2009 cho đến nay.
Các vị thủ tướng qua các thời kỳ đã có nhiều sự đóng góp cho cho sự ổn định, phát
triển của chính trị và đất nước. Tuy nhiên, thông qua đó cũng nổi lên một vấn đề mà
trước đó không thấy xuất hiện nhiều ở Malaysia, đó chính là vấn nạn tham nhũng
trong bộ máy nhà nước. Điều này cần gấp rút khắc phục và loại bỏ bởi nó có thể gây

8
Phạm Duy Thực (2018). Chính sách biển Đông của Ma-lay-si-a dưới thời chính quyền thủ tướng
Najib Razack, NCS Tiến sĩ, Viện biển Đông, Học viện ngoại giao.

6
ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của đời sống con người và của cả đất
nước.

2.2. Tình hình về kinh tế

Malaysia vốn là một quốc gia có thu nhập trung bình, nền kinh tế của Malaysia
cũng đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ việc sản xuất nguyên vật liệu thô thành
nền kinh tế đa ngành nghề. Malysia luôn có sự cố gắng để đạt được mong muốn trở
thành một quốc gia có thu nhập cao trước năm 2020 và đưa kinh tế, đất nước phát triển
vượt bậc,

Năm 2009, không nằm ngoài sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
từ năm 2008, Malaysia cũng đã phải hứng chịu nhiều những ảnh hưởng với nền kinh tế
nhưng cũng rất nhanh đã có sự hồi phục từ quý sau của năm 2009. Mặc dù Malaysia
và Châu Á không nằm trong trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng việc ảnh
hưởng, sự lan truyền rộng rãi là điều khó để tránh khỏi. Chính vì vậy khi ấy, nhà nước
Malaysia đã tham gia những hội đồng để bàn bạc, cuối cùng đưa ra những kế hoạch,
phương pháp hữu ích nhất trong tình hình nền kinh tế không ngừng suy giảm như vậy.
Trong đó phải kể đến những chính sách như “Chính sách tài khóa – áp dụng chính
sách tài khóa mở rộng để kích thích tiêu dùng..”, “Chính sách tiền tệ - có chính sách
phù hợp, tránh những trường hợp xấu”… 9 Chính nhờ sự linh hoạt trong cách tiếp cận,
vận hành và áp dụng các chính sách, kế hoạch đúng đắn mà kinh tế từ quý sau của năm
2009 có sự cải thiện rõ rệt hơn. Những thay đổi tích cực trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu hóa này cũng đã được thể hiện rất rõ trong biểu đồ phía dưới đây.

9
Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2009), Biện pháp đối phó với khủng hoảng của các nước SEACEN,
(https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP01162524839&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&show
Footer=false&showHeader=false&_adf.ctrl-state=10olf1vcd8_9&_afrLoop=40685293142055466), Truy cập
ngày 6 tháng 1 năm 2024.

7
Biểu đồ về GDP Malaysia từ 2005 - 2022

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?end=2022&fbclid=IwAR3HjnPATPdXG-
eQnfGhCaKvqP0SDOZbCEgfalRmnXFqMUZVXJ7MVlpwa-E&locations=MY&start=2005&view=chart

Đồng thời, thông qua biểu đồ về sự thay đổi GDP của Malaysia trong những
năm 2015 – 2016 sụt giảm, do thời điểm đó Trung Quốc có sự giảm tốc trong ảnh
hưởng đến các nước Đông Nam Á và Malaysia là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
trong khu vực. Từ mức tăng trưởng GDP đạt 6% trong năm 2014 đã giảm xuống
khoảng 4,4% trong năm 2015 – 2016. 10 Nguyên nhân một phần đến từ sự phụ thuộc
cao vào nền kinh tế Trung Quốc và một phần đến từ việc áp dụng thuế tiểu dùng từ
tháng 4/2015 đã khiến cho việc tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm.

Kinh tế Malysia lại có sự giảm khá lớn vào năm 2019 – 2020 do tình hình đại dịch
Covid-19 quá căng thẳng, dẫn đến sự thiệt hại về người và của. Đồng thời, các lĩnh
vực kinh tế cũng bị đóng băng như vận tải biển, du lịch, xuất khẩu,… Tất cả những

10
Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng chậm lại (2015), Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam,
(https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/kinh-te-dong-nam-a-tang-truong-cham-lai-324264.html), Truy cập ngày
7 tháng 1 năm 2024.

8
điều này đã khiến cho kinh tế Malaysia suy giảm, nhưng cũng nhanh chóng được khắc
phục sau khi đã mở cửa.

Lĩnh vực thương mại quốc tế của Malaysia cũng phát triển do có sự thuận lợi nhờ
việc nằm sát tuyến đường tàu thủy qua biển Malacca và biến nơi đây trở thành một
quốc gia xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, nông sản và dầu mỏ rất lớn. Cùng với đó là
các nghề thủ công nghiệp, các nghề trong lịch vực dịch vụ cũng ngày càng được chú ý
phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây.

Cùng với những sự thay đổi về chính trị, xã hội, nền kinh tế của Malaysia từ năm
2009 đến nay đã có nhiều sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau và dựa trên những
chính sách khác nhau. Điều này sẽ phản ánh mức độ phát triển của đất nước, đồng
thời cũng phần nào phản ánh mức sống của người dân và những ảnh hưởng của các
yếu tố như chính trị, văn hóa đến với kinh tế.

2.3. Tình hình về xã hội

Khi nói đến lĩnh vực xã hội của một quốc gia là nói đến hệ thống các mối quan hệ,
sự liên hệ giữa các yếu tố khác nhau của chỉnh thể xã hội như giữa các cá nhân, giữa
các cộng đồng (giai cấp, dân tộc, gia đình,…). Mối quan hệ giữa các cá nhân trong xã
hội Malaysia đã từng có những xung đột, căng thẳng bởi sự đa dạng về sắc tộc, về sự
phân chia quyền lợi xã hội, sự ảnh hưởng kinh tế,... giữa các nhóm người với nhau,
như vào tháng 5/1969 đã xảy ra cuộc bạo loạn sắc tộc ở Kuala Lumpur. 11 Tuy nhiên, từ
năm 2009 đến nay, xã hội ngày càng hiện đại, văn minh đã khiến cho những vấn đề
căng thẳng hay xung đột sắc tộc, tôn giáo đã nhẹ nhàng, giảm đi rất nhiều. Đồng thời,
nhà nước đã có rất nhiều hành động để ngăn chặn những cuộc xung đột sắc tộc. Như
ngày 04/3/2013, Chính quyền Malaysia và Philippines đã có cuộc gặp tại quận Lahad
Datu ở bang Sabah nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. “Cuộc gặp
mặt có sự tham gia của Đại sứ Philippines tại Malaysia J. Eduardo Malaya và Thứ
trưởng Ngoại giao Philippines Jose Brilliantes, Bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia
Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi và Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Datuk Seri
Hishamuddin Tun Hussein. Đại sứ quán Philippines tại Malaysia đã kêu gọi cộng đồng

11
Abdul Rahman Embong (2012). Malaysia as a Multicultural Society. Universiti Kebangsaan Malaysia, 12
(10), 37 -58.

9
người gốc Philippines ở Sabah giữ bình tĩnh và không có bất cứ hành động nào có thể
làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại.”12

Với sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo với một nền văn minh cổ đại kết hợp cùng
những nền văn minh xưa cũng như sự hiện đại đã tạo nên một Malaysia được ví như
một “châu Á thu nhỏ”. Malaysia là một xã hội đa sắc tộc, với người Mã Lai, người
Hoa, những nhóm người khác,…cùng chung sống. Đồng thời, Malaysia còn có sự đa
dạng trong tôn giáo, như Islam giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo,… với Islam giáo
được quy định trong Hiến pháp là quốc giáo của Malaysia. Chính bởi sự đa dạng về
tôn giáo, sắc tộc ấy khiến cho xã hội của Malaysia có sự đa dạng và vô cùng đặc sắc.
Đời sống của nhân dân cũng ngày càng được quan tâm, chăm lo và tốt hơn, điều này
có thể thấy được qua GDP trung bình tăng dần các năm gần đây.

Quốc gia Malaysia là một xã hội nơi các dân tộc cùng tồn tại, các tôn giáo cùng
được phát triển và xuất hiện sự giao thoa trong văn hóa, bản sắc giữa các nền văn hóa
tồn tại ở Malaysia. Mặc dù còn tồn tại những xung đột, căng thẳng sắc tộc, tôn giáo
nhưng nhờ sự nỗ lực của nhà nước cùng sự phát triển của xã hội đã giúp giảm thiểu
và loại bỏ những vấn đề còn tồn đọng đó. Việc tồn tại song song những bản sắc này
cũng thể hiện người bản địa và xã hội Mã Lai đã và đang là một quốc gia khác cởi
mở, dễ chịu và dễ chấp nhận những cái khác biệt, cáu mởi mẻ.

3. Đánh giá chung về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Malaysia từ năm
2009 đến nay

Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Malaysia từ năm 2009 đến nay đã có
nhiều sự thay đổi, biến động cùng với sự thay đổi của thời đại. Có thể thấy sự độc đáo
của chế độ chính trị, sự linh hoạt của kinh tế và sự đặc sắc của xã hội Malaysia được
thể hiện rõ qua những đặc điểm riêng biệt, nổi bật giữa các nước Đông Nam Á. Tình
hình chính trị, kinh tế và xã hội có sự thay đổi qua mỗi năm, thể hiện sự vận động
không ngừng của đất nước va con người. Qua đó cũng thể hiện mối liên hệ trong bản

12
Ban tôn giáo chính phủ (2014), Xung đột dân tộc, tôn giáo ở một số nước và giải pháp, Tạp chí Tổ chức Nhà
nước, (https://tcnn.vn/news/detail/6330/Xung_dot_dan_toc_ton_giao_o_mot_so_nuoc_va_giai_phapall.html),
Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.

10
chất của các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội của Malaysia thể hiện qua sự ảnh
hưởng, thúc đẩy lẫn nhau.

Trong cả bà lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế
như nạn tham nhũng của quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước; kinh tế phát triển
và phân bố quyền lực không đồng đều hay những xung đột sắc tộc, tôn giáo của các
quốc gia trong khu vực,… Đây không chỉ là những vấn đề hạn chế còn tồn đọng trong
xã hội Malaysia mà còn của nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhưng đây là những
vấn đề nổi bật mà bộ máy nhà nước của Malaysia cần nhìn nhận rõ và tìm ra các
phương án thay đổi để đưa đất nước ngày càng phát triển hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Abdul Rahman Embong (2012). Malaysia as a Multicultural Society. Universiti
Kebangsaan Malaysia, 12 (10), 37 -58.

Ban tôn giáo chính phủ (2014), Xung đột dân tộc, tôn giáo ở một số nước và
giải pháp, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,
(https://tcnn.vn/news/detail/6330/Xung_dot_dan_toc_ton_giao_o_mot_so_nuoc_va_gi
ai_phapall.html), Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2024.

Dân số Malaysia, Trang DanSo, (https://danso.org/malaysia/), Truy cập ngày 7


tháng 1 năm 2024.

Economic Developments in 2009 (2009). Annual Report.

Government of Malaysia (2017). Malaysia Sustainable Development Goals


Voluntary National Review 2017. High-level Political Forum.

11
HH (2009), Thủ tướng mới của Malaysia Najib Razak, Báo Nhân dân,
(https://nhandan.vn/thu-tuong-moi-cua-malaysia-najib-razak-post529973.html),
Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Khoa chính trị học (2003). Thể chế chính
trị thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia.
Kee-Cheok Cheong, Shyamala Nagara, Kiong-Hock Lee. (2009). Counting
Ethnicity: the National Economic Policy and Social Integration. Malaysian
Journal of Economic Studies, 46 (1), 33-52.

Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng chậm lại (2015), Báo Điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam, (https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/kinh-te-dong-nam-a-tang-truong-
cham-lai-324264.html), Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2009), Biện pháp đối phó với khủng hoảng của
các nước SEACEN, Trang điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

(https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=CNTHWEBAP01162524839&leftWidth=20%25&
rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=10olf1vcd8_9&_afrLoop=40685293142055466), Truy cập ngày 6 tháng 1 năm
2024.

Ngọc Mai (2022), Hậu trường chính trị: Chính trường Malaysia lại rơi vào bất
ổn, Báo Thanh Niên, (https://thanhnien.vn/hau-truong-chinh-tri-chinh-truong-
malaysia-lai-roi-vao-bat-on-1851101831.htm), Truy cập ngày 7/1/2024.
Nguyên Sa (2022), Lại kỳ tích chính tri, Báo kinh tế chính trị,
(https://kinhtedothi.vn/lai-ky-tich-chinh-tri-o-malaysia.html), Truy cập ngày 7 tháng 1
năm 2024.
Nguyễn Anh Tuấn. (2013). Đặc điểm của đời sống chính trị. Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, số 12 (73), 29 – 35.

12
Nguyễn Nhâm (2010), Thế giới năm 2009: Từ góc nhìn an ninh, Báo điện tử
đài tiếng nói Việt Nam, (https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/the-gioi-nam-2009-tu-
goc-nhin-an-ninh-132706.vov), Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.

Nguyễn Yến (2015), Khái quát về Malaysia, Cổng thông tin điện tử Sở ngoại vụ
tỉnh An Giang,

(http://songoaivu.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz
9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7NAYx8nE_2CbEdFACIuvEM!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/songoaivu2/songoaivusite/asean/
erwerwerwerwerwer), Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Noor A’yunni Muhamad, Azian Tahir, Ishak Ramli, Syed Alwi S. Abu Bakar.
(2023). The Development of the Malaysian Cultural Elements Framework. Idealogy
Journal, 8 (1), 176 - 202. DOI: https://doi.org/10.24191/idealogy.v8i1.421.

Phạm Duy Thực (2018). Chính sách biển Đông của Ma-lay-si-a dưới thời chính
quyền thủ tướng Najib Razack, NCS Tiến sĩ, Viện biển Đông, Học viện ngoại giao.

Quỳnh Dương (2022), Một năm cầm quyền của thủ tướng Malaysia Ismail
Sabri Yaakob: Đã thấy “Làn gió mới”, Báo Hà Nội mới, (https://hanoimoi.vn/mot-
nam-cam-quyen-cua-thu-tuong-malaysia-ismail-sabri-yaakob-da-thay-lan-gio-moi-
8345.html), Truy cập 6/1/2024.

Reuters (2009), Hundreds Held in Large Protest in Malaysia, The New York
Times, (https://www.nytimes.com/2009/08/02/world/asia/02malaysia.html), Truy cập
ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Trọng Nghĩa (2009), Xu hướng dân tộc chủ nghĩa gây căng thẳng quan hệ
Indonesia - Malaysia, (http://www1.rfi.fr/actuvi/articles/117/article_4918.asp), Truy
cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.

Vũ Quỳnh (2020). Vài nét về thể chế chính trị. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân,
(https://daibieunhandan.vn/nghi-vien-the-gioi-viet-nam-va-the-gioi/Vai-net-ve-
the-che-chinh-tri-i247805/), Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.

13
14

You might also like