You are on page 1of 113

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ NGUYỆT TRANG

QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN


DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
(2006-2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ NGUYỆT TRANG

QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN


DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
(2006-2015)

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam

Hà Nội - 2016
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 5
1.1. Nguồn gốc và các luận điểm của chủ nghĩa tự do ..................................... 5
1.1.1. Chủ nghĩa tự do cổ điển - Chủ nghĩa lý tưởng: từ Kant đến Wilson ...... 5
1.1.2. Chủ nghĩa tự do mới................................................................................ 8
1.1.3. Các luận điểm chính.............................................................................. 15
1.2. Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan ............................ 18
1.2.1. Nhân tố nội tại của Thái Lan ................................................................ 18
1.2.2. Nhân tố nội tại của Việt Nam ................................................................ 27
1.2.3. Nhân tố bên ngoài ................................................................................. 33
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LANError! Bookmark not defined.
2.1. Nền dân chủ chính trị của hai nước ......................................................... 37
2.2. Phát triển kinh tế thị trường hai nước ...................................................... 41
2.3. Sự tham gia của các chủ thể phi quốc gia ................................................ 55
2.4. Phát triển hợp tác thay thế cho xung đột .................................................. 65
2.5. Phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau .............................................................. 73
2.6. An ninh chung .......................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM
THÁI LAN DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO ................... 79
3.1. Điểm mạnh trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan ..... 79
3.2. Điểm yếu trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan ........ 84
3.3. Cơ hội phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan .............................. 86
3.4. Thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan ........................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA: Hiệp định thương mại tự do
GDP: Tổng sản phẩm Quốc nội
QHQT: Quan hệ quốc tế
TNC: Công ty xuyên quốc gia
WB: World Bank (Ngân hàng Thế giới)
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015
Bảng 2.1: So sánh chỉ số phát triển kinh tế 2 nước năm 2014
Bảng 2.2: So sánh chỉ số phát triển 2 nước năm 2010 – 2015
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan thời kỳ
2006 – 2011
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực ASEAN năm 2014
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan từ 2006 – 2014
Biểu 1.2: Tốc độ tăng trưởng Thái Lan qua các năm
Biểu 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Biểu 1.4: GDP Nhật Bản từ quý 1/2007 – quý 3/2015
Biểu 1.5: GDP các nước đang phát triển từ quý 1/2007 – quý 3/2015
Biểu 2.1: Diễn biến thương mại Việt Nam – Thái Lan trong các năm 2012,
2013 và 11 tháng 2014
Biểu 2.2: Đầu tư Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2012 – T2/2016
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có mối quan hệ láng giềng lâu đời, liên
tục với các liên hệ phong phú, đa tầng. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1976,
mối quan hệ hai nước bắt đầu khởi sắc từ sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Trong giai đoạn 1979 – 1989, trước
nguy cơ đe dọa chiến tranh ở cả hai đầu của đất nước, trước sự bạo tàn diệt chủng
của Khme Đỏ đối với nhân dân Việt Nam và Campuchia. Quan hệ Việt – Thái bước
sang giai đoạn mới với sự trở lại của tình trạng đối đầu. Quan hệ giữa hai nước
trong giai đoạn này chủ yếu xoay quanh và lên xuống theo diễn biến của sự kiện
Campuchia. Năm 1985 là năm bắt đầu có nhiều thay đổi trong lịch sử quan hệ quốc
tế. Đã xuất hiện những cơ hội và điều kiện mới cho việc chấm dứt chiến tranh lạnh.
Thời gian từ 1985-1989, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các diễn biến này. Sự đối đầu giảm bớt, xu thế hòa dịu và tăng cường
đối thoại tăng dần, tuy nhiên hòa dịu mới xuất hiện nhưng chưa đủ để tạo ra những
thay đổi cơ bản. Trong thời kỳ từ 1989 – 2000, mối quan hệ Việt – Thái đã bắt đầu
thời kỳ cải thiện quan hệ và phát triển hợp tác; trong đó có dấu mốc quan trọng vào
tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây cũng chính là nền tảng
cho sự phát triển tiếp tục của mối quan hệ này. Bước sang thể kỷ XXI, sự hợp tác và
tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Thái Lan ngày càng bền vững và
đóng góp nhiều hơn trên các lĩnh vực an ninh – chính trị và kinh tế. Một sự kiện lớn
nhất trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam Thái Lan là ngày 16/2/2004 Bộ
Ngoại giao ra thông cáo chung, sau phiên họp nội các chung giữa hai nước diễn ra
tại Đà Nẵng, Việt Nam và Nakhon Phanom, Thái Lan, hai bên đã ký kết được rất
nhiều văn bản quan trọng; đây là những văn kiện quan trọng làm nền tảng cho sự
hợp tác trên các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học kỹ
thuật và văn hóa giáo dục giữa hai nước trong tương lai. Năm 2013, Việt Nam và
Thái Lan chính thức nâng cấp mối quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”, đánh dấu
bước phát triển quan trọng của mối quan hệ hợp tác song phương. Đặc biệt gần đây
khi diễn biến về xung đột Biển Đông đang trở thành đề tài nóng của an ninh trong

1
khu vực thì việc xây dựng mối quan hệ bền chặt của hai nước càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
Trong các lý thuyết về QHQT chủ nghĩa tự do (liberalism) là một trong hai
lý thuyết có lịch sử lâu đời nhất, theo lý thuyết này thì QHQT chịu tác động đáng kể
của nhiều yếu tố đối nội (Domestic Factors). Lợi ích quốc gia (National Interest) là
đa dạng và QHQT là đa lĩnh vực, sự đa dạng lợi ích này được quy định bởi quốc gia
được cấu thành từ nhiềm nhóm lợi ích khác nhau và bởi sự đa dạng trong lợi ích con
người. Chủ nghĩa tự do cho rằng hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa người
với người và từ đó là khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia với nhau. Một
điểm quan trọng nữa đó là chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do (Liberal
Demoracy) như phương cách quan trọng thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy
trì hòa bình trong QHQT; luận điểm này được hiểu đơn giản là khi nhân dân được
hưởng các quyền tự do dân chủ trong nền công hòa, nhân dân sẽ bầu ra được một
chính phủ đúng với ý nguyện của mình. Nhân dân vốn yêu hòa bình nên chính phủ
đó sẽ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.
Theo chủ nghĩa tự do, với một nước có nhiều biến động về chính trị như Thái
Lan thì việc thay đổi về lợi ích của các tổ chức trong quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng
đến các chính sách ngoại giao và hoạt động QHQT, trong đó có mối quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Thái Lan. Cuộc khủng hoảng chính trị của Thái Lan có thể nói
được bắt đầu từ cuộc đảo chính do giới quân sự tiến hành nhằm lật đổ cựu thủ tướng
Thaksin Shinawatra năm 2006. Quá trình thay đổi và điều chỉnh các chính sách kinh
tế - xã hội của Thái Lan gắn liền với những chương trình, kế hoạch phát triển chung
của toàn đất nước. Trước tiên phải nói đến các kế hoạch 5 năm phát triển xã hội và
quốc gia của Thái Lan. Đặc biệt là kế hoạch phát triển xã hội và quốc gia lần thứ 10
(giai đoạn 2006-2011) với chủ trương tiếp tục phát triển nền kinh tế tự chủ, phấn
đấu mang lại phúc lợi cho toàn xã hội. Kế hoạch này bao gồm năm chiến lược phát
triển thuộc các lĩnh vực khác nhau, mà trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực, thiết
lập các cộng đồng kinh tế lớn mạnh, và cải tiến các biện pháp sản xuất để có thể
cạnh tranh trên toàn cầu. Để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề nêu trên, cũng như
minh chứng cho sự tồn tại, tầm ảnh hưởng và phát triển của chủ nghĩa tự do trong

2
môi trường QHQT hiện tại, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn “Quan hệ Việt Nam
– Thái Lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở từng góc độ tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, cho đến nay đã có
rất nhiều công trình khoa học, bài viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan.
Tại Việt Nam, có thể kể đến nghiên cứu của các tác giả:
- Hoàng Khắc Nam với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan 1976 – 2000”
xuất bản năm 2007. Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của quan hệ Việt Nam –
Thái Lan trong 25 năm quan hệ, tác giả đã chỉ ra những cơ sở lịch sử cũng như bản
chất và đặc điểm của mối quan hệ, đồng thời làm sáng tỏ động lực phát triển và
những yếu tố tác động tới mối quan hệ này.
- Nguyễn Diệu Hùng với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ đầu thập kỉ
90 (thế kỉ XX) tới nay” xuất bản năm 2001.
- Nguyễn Quốc Hùng với cuốn “Về mối quan hệ giữa các nước ASEAN với
các nước Đông Dương” xuất bản năm 1990.
- Nguyễn Tương Lai với cuốn “Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong những
năm 90” xuất bản năm 2001.
- Vũ Dương Ninh với đề tài nghiên cứu khoa học “Quan hệ Việt Nam –Thái
Lan trong mối quan hệ khu vực” năm 1992.
- Chulacheeb Chinwanno với cuốn Thailand – Vietnam Relations: an
overview, Vietnam-Thailand: Traditional and Modernity, xuất bản năm 1991.
- Hoàng Khắc Nam với bài báo “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế:
những luận điểm chính và sự đóng góp” năm 2013. Trong đó có nói rõ các luận
điểm chính của lý thuyết này.
Có thể nói, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan là một đề tài thu hút sự chú ý
của các nhà nghiên cứu. Đến nay, các công trình nghiên cứu đã bao quát được mối
quan hệ này cả về lĩnh vực hợp tác và lịch sử phát triển. Tuy nhiên, việc đặt vấn đề
nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Thái dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do vẫn còn
khá mới. Vì vậy, học viên hy vọng rằng đề tài luận văn “Quan hệ Việt Nam – Thái
Lan theo góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)” sẽ góp một phần nhỏ bé

3
nhưng mới mẻ về quan hệ ngoại giao giữa hai nước nói riêng và quan hệ trong khu
vực nói chung.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
- Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ 2006 – 2015
2) Phạm vi nghiên cứu
Về góc độ lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu theo các luận điểm chính
của lý thuyết chủ nghĩa tự do.
Về thời gian, luận văn sẽ trình bày thực trạng phát triển của mối quan hệ này
trong giai đoạn 2006-2015.
Về mặt nội dung, luận văn nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Thái Lan trên tất
cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh quân sự và kinh tế. Thêm vào đó
là những nhận định, đánh giá của học viên đối với triển vọng quan hệ của hai nước,
những tác động của mối quan hệ đối với khu vực và thế giới.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
1) Nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của chủ
nghĩa tự do.
2) Tìm ra ý nghĩa của chủ nghĩa tự do trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan.
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác những mặt tích cực và hạn chế
các tác động tiêu cực từ quan hệ Việt - Thái.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do cũng là
một hiện tượng quan hệ quốc tế. Vì vậy, để nghiên cứu đối tượng này, bên cạnh
việc sử dụng các phương pháp trên, học viên đã kết hợp các cách tiếp cận như: các
cấp độ phân tích quan hệ quốc tế, lý thuyết về chủ nghĩa tự do, các lý thuyết về hợp
tác và hội nhập, lý thuyết về nguyên nhân xung đột quốc tế, quan điểm về hệ thống
quốc tế, các quan điểm về chủ thể và lợi ích trong quan hệ quốc tế.
Mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ xưa đến nay là một hiện tượng xã hội
mang tính quá trình. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này được dựa trên các phương

4
pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp lịch đại, đồng đại, logic – lịch sử, so
sánh lịch sử, phương pháp hệ thống cấu trúc.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Nguồn gốc và các luận điểm của lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do
1.1.1. Chủ nghĩa tự do cổ điển - Chủ nghĩa lý tưởng: từ Kant đến Wilson
Phong trào khai sáng bắt đầu từ thế kỉ 18 là một cuộc cách mạng tư tưởng
quan trọng trong lịch sử văn minh thế giới. Trong quá trình cách tân, một nhóm các
nhà tư tưởng luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa lý trí (rationalism), họ tiến
hành phê phán mạnh mẽ đối với sự suy đồi của “chế độ cũ” ở Châu Âu với đại diện
là chủ nghĩa chuyên chế và tôn giáo thần quyền. Chủ nghĩa lý trí và tư tưởng tôn
trọng con người mang đến sức mạnh như một dòng nước lũ đã tẩy sạch những tư
tưởng cố hữu nằm sâu trong tâm trí con người từ vài trăm năm trước đó. Và đến
thời đại này con người dường như đã tiến thêm một bước phát triển trí tuệ của bản
thân. Đúng giống như lời nhà triết học nước Đức Immanuel Kant đã nói, đây chính
là thời đại “mang tới ánh sáng chiếu rọi những góc khuất tối tăm trong tư tưởng con
người”. [45]
Dù cho trong quá trình khai sáng, đại bộ phận các nhà tư tưởng đều xuất phát
từ góc độ của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa lý trí để nghiên cứu những vấn đề
triết học thông thường, nhưng cũng có một vài nhà tư tưởng đã tiến hành nghiên
cứu và suy ngẫm sâu sắc hơn đối với thể chế chính trị quốc tế và trật tự thế giới trên
cơ sở triết học cơ bản này. Những nghiên cứu này là gốc rễ trực tiếp của lý luận
quan hệ quốc tế về Chủ nghĩa lý tưởng và Chủ nghĩa tự do sau này. Những nhân vật
đại diện khai sáng cho tư tưởng Chủ nghĩa tự do gồm có: John Locke, Jean-Jacques
Rousseau và Kant. Những nhà tư tưởng này đã thiết lập một số nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa tự do. Khác với chủ nghĩa ngu dân và thần quyền ở giữa thế kỷ, họ
cho rằng: lý trí là một tư chất bẩm sinh tự nhiên và duy nhất chỉ có ở loài người. Lý
trí của cá nhân có mục đích là tự mình thực hiện, đây cũng là một loại “trạng thái tự
nhiên” của con người. Còn quốc gia cũng chỉ là sản phẩm của “khế ước” được thiết
lập giữa những cá thể khác nhau trong xã hội, và nó phục vụ mục đích duy nhất là

5
bảo đảm quyền lợi tự nhiên mà con người được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tình,
hợp lý.
Trong những nhà tư tưởng vĩ đại này, Kant là người có ảnh hưởng lớn nhất
đến sự phát triển sau này của lý luận quan hệ quốc tế. Trong lịch sử phát triển của
chủ nghĩa tự do phương Tây, tư tưởng của Kant đóng một vai trò quan trọng trong
việc kế thừa những cái có trước và là tiền đề cho những cái ra đời sau. Khác với
quan niệm tự do cá nhân tiêu cực trong quan điểm tự do tuyệt đối (Perfect freedom)
của John Locke; trong quan niệm của Kant, cái mà quan niệm tự do cá nhân nhấn
mạnh là sự tham gia tích cực của cá nhân đối với đời sống chính trị. Hoặc có thể
nói, con người là tự do, họ có thể lập ra những tiêu chuẩn pháp luật riêng cho hành
vi của mình. Chính phủ phải bảo vệ cho an toàn và phúc lợi của cá nhân dựa trên
nguyên tắc pháp luật và chính nghĩa. Trái ngược với Machiavelli, Kant cho rằng cá
nhân không phải là “thủ đoạn” mà phải là “mục đích”. Quan điểm tích cực của tự
do cá nhân là hạt nhân trong tất cả tư tưởng triết học chính trị của Kant. Trên
phương diện triết học chính trị quốc tế, Kant cho rằng, chiến tranh giữa các quốc gia
mang đến tổn thất vô cùng nặng nề, sự phát triển của xã hội công dân và lý trí loài
người, cuối cùng sẽ khiến cho quan hệ giữa các quốc gia từ trạng thái riêng lẻ tự
nhiên quá độ đến trạng thái pháp chế, từ đó thực hiện mục tiêu “hòa bình vĩnh cửu”.
Tư tưởng hòa bình vĩnh cửu của Kant có ảnh hưởng trực tiếp đến lý luận quan hệ
quốc tế sau đó là chủ nghĩa tự do cộng hòa, và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra
đời và phát triển của lý luận hòa bình dân chủ.
Và trước khi nổ ra trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tư tưởng quốc tế
phát huy sức ảnh hưởng quan trọng nhất trong lĩnh vực chính trị quốc tế lúc đó là lý
luận cân bằng quyền lực (The Balance of power theory). Các nhà chính trị học Châu
Âu lấy Metternich và Bismarck làm đại diện đã trở thành những đại sứ duy trì cán
cân quyền lực Châu Âu, họ cố gắng thông qua quan hệ liên minh mật thiết phức tạp
để bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì hòa bình Châu Âu. Nhưng sự bùng nổ tàn bạo
của chiến tranh thế giới lần thứ nhất vô tình đã tạo ra một sự mỉa mai lớn đối với
những nỗ lực này. Vì vậy, một số nhà chính trị và học giả thời đó đã suy nghĩ lại
một cách sâu sắc về lý trí của loài người, hi vọng thoát khỏi bi kịch đáng buồn của

6
lý luận cân bằng quyền lực này, điều này trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của tư tưởng
quan hệ quốc tế mang ý nghĩa hiện đại hơn là chủ nghĩa lý tưởng.
Từ những năm 20, 30 của thế kỷ 20, những đại diện tiêu biểu của lý luận
quan hệ quốc tế Chủ nghĩa lý tưởng hiện đại chủ yếu có tổng thống Mỹ kiêm học
giả Woodrow Wilson, JohnMurray, Parker TMoon, học giả người Anh Alfred
Ezimmern, Philip Noel Baker và David Mitrany ….
Chủ nghĩa lý tưởng phủ nhận quan điểm cho rằng bản chất cái ác trong con
người là nguồn gốc dẫn đến chiến tranh và xung đột giữa các quốc gia của chủ
nghĩa hiện thực. Alfred Ezimmern cho rằng bản tính của con người không có cái gì
là thiện hay ác, quan trọng nó được quyết định bởi sự giáo hóa sau này. Chiến tranh
xảy ra không phải vì con người thiếu quan niệm về cộng đồng quốc tế, mà là vì sự
hạn chế về kiến thức khiến họ chưa ý thức được điều này [29]. Giống như Wilson
đã nói “thiện ác lẫn lộn, vàng thỏi cũng bị ăn mòn”. Cũng có thể nói rằng, dù bản
tính của con người tồn tại sự ngu muội và vô tri, những kẻ độc tài có thể lợi dụng
điểm yếu này để thực hiện dã tâm của bản thân, nhưng sức mạnh của giáo dục và
tuyên truyền có thể khắc phục được điểm cực đoan này. Vì vậy, những người theo
Chủ nghĩa lý tưởng vô cùng coi trọng sự giáo hóa đối với quần chúng nhân dân.
Đồng thời, sự giao lưu qua lại giữa nhân dân thế giới cũng giúp cho nhận thức lý trí
và trí tuệ của con người được phát huy một cách toàn diện, qua đó hình thành quan
niệm về thể cộng đồng thế giới và tinh thần chủ nghĩa quốc tế, từ đó loại bỏ những
nguyên nhân cơ bản của chiến tranh.
Trên lĩnh vực chính trị quốc tế, tư tưởng cơ bản của Chủ nghĩa lý tưởng là
dựa vào sức mạnh của tổ chức quốc tế và pháp luật quốc tế để theo đuổi công lý và
hòa bình lâu dài của xã hội quốc tế. Điều này được tập trung thể hiện trong phương
án “Mười bốn điểm” của Wilson về sự sắp xếp sau hậu chiến, và thành quả trực tiếp
của phương án này chính là sự thành lập của liên minh quốc tế. Với vai trò vừa là
nhà chính trị vừa là học giả của mình đã giúp Wilson có thể thực hiện được phương
án hòa bình theo Chủ nghĩa lý tưởng của mình. Ngày 08/01/1918 trong quá trình
diễn thuyết tại quốc hội Mỹ, Wilson đã lần đầu tiên đưa ra kế hoạch “Mười bốn
điểm” để làm cương lĩnh cơ bản tạo nên hòa bình thế giới sau chiến tranh. Nhắm

7
vào những nguyên nhân cực đoan của chính trị quốc tế đã dẫn đến chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, kế hoạch “Mười bốn điểm” chủ trương các quốc gia nên từ bỏ
ngoại giao bí mật, loại bỏ rào cản thương mại, thực hiện tự do hàng hải trên biển, cổ
vũ sự tự trị dân tộc, cắt giảm vũ khí...; điểm cốt lõi trong kế hoạch “Mười bốn
điểm” là việc Wilson nhấn mạnh sau chiến tranh phải thiết lập một tổ chức quốc tế
lấy việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới làm mục tiêu. Phương án thành lập tổ
chức quốc tế này cùng nguyên tắc an toàn tập thể của Wilson đã thay thế hoàn toàn
nguyên tắc cân bằng lực lượng, là một tiên phong vĩ đại trong lịch sử phát triển của
lý luận quan hệ quốc tế. Nó cũng tập trung phản ánh được quan niệm về trật tự quốc
tế của Chủ nghĩa lý tưởng. Chủ nghĩa lý tưởng cho rằng sự sụp đổ của cán cân
quyền lực trước chiến tranh và sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất là hậu quả của
việc các quốc gia không coi trọng nguyên tắc đạo đức chính nghĩa và pháp luật
quốc tế, và việc thiết lập một tổ chức quốc tế mang tính phổ biến là con đường tốt
nhất để giải quyết vấn đề này. Liên minh quốc tế (Hội Quốc liên) được thành lập
sau chiến tranh là một thử nghiệm vĩ đại của quan niệm Chủ nghĩa lý tưởng này
[30]. Nó mang tới những ý nghĩa vô cùng to lớn về cả mặt lý luận và thực tiễn cho
Chủ nghĩa lý tưởng, mang đến cho sự phát triển của lý luận quan hệ quốc tế Chủ
nghĩa tự do sau này những kinh nghiệm và bài học vô cùng phong phú.
1.1.2. Chủ nghĩa tự do mới
Lý luận quan hệ quốc tế những năm 50 và 60 thế kỉ 20 là lý luận được phát
triển trong quá trình biện luận giữa chủ nghĩa khoa học hành vi và chủ nghĩa truyền
thống. Cuộc tranh luận này dù rất khốc liệt nhưng về cơ bản thì lại là “một cuộc
chiến giả tạo” [44], sự tranh luận của hai bên chỉ là sự khác biệt về phương pháp
nghiên cứu. Dẫu sao thì nó cũng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy việc nghiên cứu
sâu hơn đối với tư tưởng và quan niệm cơ bản của lý luận quan hệ quốc tế. Từ
những ý nghĩa này, sau chiến tranh thì tiến bộ lớn nhất của hoạt động nghiên cứu lý
luận quan hệ quốc tế đến vào giai đoạn những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 là sự
xuất hiện của chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa hiện thực mới, và cả sự đối đầu của
hai lý luận này. Những nghiên cứu này đã tạo nên trào lưu chủ đạo trong sự phát triển
lý luận quan hệ quốc tế và được duy trì đến ngày nay. Cái được gọi là “Chủ nghĩa tự do

8
mới” và “Chủ nghĩa hiện thực mới” là cái dùng để phân biệt với Chủ nghĩa tự do cũ là
Chủ nghĩa lý tưởng và Chủ nghĩa hiện thực kinh điển truyền thống.
Cái tên “Chủ nghĩa tự do mới” chỉ là một sự ám chỉ, bởi sự khác biệt của
quan niệm cụ thể và trọng điểm nghiên cứu nằm trong bản thân nó, trong nó vẫn
còn tồn tại những trào lưu khác nhau. Tại đây, chúng ta có thể tóm gọn thành 3 trào
lưu mang tính tiêu biểu:
a. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau
Lực sát thương vô cùng lớn của vũ khí hạt nhân đã khiến cho con người đang
trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhận ra rằng, hậu quả của chiến tranh hạt nhân không
khác gì sự hủy diệt toàn bộ của loài người; sự phát triển toàn cầu hóa của kinh tế và
thương mại khiến cho thế giới trở nên ngày càng “nhỏ”, những vấn đề chung mà
các quốc gia toàn cầu phải đối mặt như môi trường sinh thái ngày càng nhiều hơn.
Những điều này giúp các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nhận thức sâu sắc hơn
phụ thuộc lẫn nhau trong chính trị thế giới, cũng từ đó mà cuối cùng lí luận phụ
thuộc lẫn nhau được ra đời. [55, 54, 53]
Những người đại diện cho lí luận phụ thuộc lẫn nhau bao gồm: Robert
Keohane, Joseph Nye và Richard Rosecranse… Robert Keohane hiện là giáo sư tại
Đại học Duke của Mỹ, Joseph Nye là hiệu trưởng học viện chính phủ Kennedy
trường Harvard, hai người đã có sự hợp tác nghiên cứu lâu dài và có những thành
quả vô cùng phong phú. Tình hữu nghị sâu sắc giữa họ được giới lý luận quan hệ
quốc tế học gọi là một giai thoại. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau chính là lý luận được
sáng lập bởi hai người họ, và những kiệt tác của họ cũng là hợp tác hoàn thành. Chủ
yếu gồm có Quan hệ xuyên quốc gia và chính trị thế giới, Quyền lực và phụ thuộc
lẫn nhau… Tác phẩm thứ hai là tác phẩm xuất sắc nhất của lý luận phụ thuộc lẫn
nhau. Ngoài ra còn có Rosecranse, hiện là một giáo sư tại Đại học California, Los
Angeles. Tác phẩm mang tính tiêu biểu phản ánh tư tưởng phụ thuộc lẫn nhau của
ông là Sự phát triển của mậu dịch quốc gia.
Lý luận về phụ thuộc lẫn nhau đã thách thức một số giả định cơ bản của Chủ
nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, chính phủ quốc gia là thể hành vi
quan trọng duy nhất trong chính trị quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia tạo nên

9
những nội dung cơ bản trong chính trị quốc tế, thể hành vi phi chính phủ dù có tồn
tại cũng không thể phát huy tác dụng thiết thực nào, mà chỉ là cái phụ thuộc vào
quyền lực chính trị của chính phủ quốc gia [39]. Lý luận phụ thuộc lẫn nhau phản
đối chủ nghĩa trung tâm quốc gia, nó cho rằng chính phủ quốc gia không phải là thể
hành vi duy nhất trong chính trị thế giới, ngày càng có nhiều những tổ chức siêu
quốc gia và xuyên quốc gia phát huy tác dụng to lớn trên bình diện quốc tế, ví dụ: tổ
chức quốc tế liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, công ty xuyên quốc gia… Lý
luận phụ thuộc lẫn nhau coi trọng việc nghiên cứu quan hệ xuyên quốc gia, chú
trọng việc phân tích hậu quả và ảnh hưởng của việc nhất thể hóa. Chủ nghĩa hiện
thực cho rằng, mục tiêu đầu tiên của chính phủ quốc gia là theo đuổi sự an toàn trên
lĩnh vực quân sự, tiếp đó mới đến kinh tế, môi trường… Lý luận phụ thuộc lẫn nhau
cho rằng, sự phát triển của nhất thể hóa không chỉ khiến sự ỷ lại lẫn nhau giữa các
quốc gia ngày càng sâu sắc, mà còn làm cho “sự phụ thuộc lẫn nhau phù hợp”
(Complex Interdependence) trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, môi
trường và sinh thái…ngày càng gia tăng. Sự sắp xếp cao thấp trong chính trị quốc tế
theo chủ nghĩa hiện thực lấy quyền lực và lợi ích quốc gia chủ quyền đặt lên trên
sau đó mới đến kinh tế và môi trường đã bị phá vỡ, các sự vụ trên thế giới ngày
càng trở nên thành một chỉnh thể. Mô hình chính trị quốc tế lấy chính phủ quốc gia
và lợi ích làm hạt nhân đã phải dần nhường chỗ cho những nghiên cứu về các vấn
đề xuyên quốc gia.
Sự xuất hiện của lý luận phụ thuộc lẫn nhau đã phá vỡ trạng thái chiếm lĩnh
trong lý luận quan hệ quốc tế của chủ nghĩa hiện thực, mở rộng góc nhìn trong
nghiên cứu lý luận, mang đến những vấn đề nghị sự và con đường tư duy hoàn toàn
mới về sự biến động trong chính trị thế giới, tạo nền móng vững chắc cho sự phát
triển nhanh chóng của lý luận quan hệ quốc tế về Chủ nghĩa tự do hiện đại. Cũng
trên chính cơ sở của lý luận phụ thuộc lẫn nhau hoặc lý luận phụ thuộc phù hợp, thì
Chủ nghĩa chế độ tự do mới mới có thể được sinh ra, và tạo nên ảnh hưởng trực tiếp
đối với những lý luận chính trị thế giới ra đời sau chiến tranh lạnh như lý luận toàn
cầu trị và lý luận chủ nghĩa tự do mới. Kiệt tác tiêu biểu của lý luận phụ thuộc lẫn
nhau là cuốn quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau nó được coi là “tác phẩm cột mốc

10
quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu chính trị kinh tế học quốc tế và quan hệ quốc
tế”. [55]
b. Chủ nghĩa thể chế tự do mới
Trên cơ sở lí luận phụ thuộc lẫn nhau phù hợp, một nhóm các nhà lý luận
quan hệ quốc tế học phương Tây trong đó lấy Robert Keohane làm trung tâm, đã
tiến thêm một bước nghiên cứu một cách sâu sắc và phong phú hơn lý luận Chủ
nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế. Họ đã đưa ra lý luận chủ nghĩa chế độ tự do mới
được gọi là “lý luận thể chế” (institution theory) hoặc “lý luận chế độ” (regime
theory). Ngoài Robert Keohane, những đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu
lí luận chủ nghĩa chế độ tự do mới còn có: Oran Young, Ernst Hass…[36, 64, 57,
58, 51, 42]
Khác với lý luận phụ thuộc lẫn nhau, lý luận Chủ nghĩa chế độ tự do mới đã
tiếp nhận một vài giả thiết cơ bản của lý luận chủ nghĩa hiện thực mới, ví dụ như:
chính phủ quốc gia là chủ thể quan trọng duy nhất trong chính trị quốc tế hay trạng
thái vô chính phủ của xã hội quốc tế…mặc dù cũng có nhiều cách giải thích khác
nhau về hậu quả và sự hiểu biết của những khái niệm này. Đồng thời, lý luận này
còn hấp thu cả lý thuyết trò chơi (Game Theory), lựa chọn lý trí...bên cạnh đó là
những phương pháp nghiên cứu mới, khiến cho phân tích lý luận của mình càng
chặt chẽ và thực tế hơn.
Căn cứ vào định nghĩa được đại đa số học giả đồng thuận của Stephen
Crasner, cái được gọi là “chế độ” chính là “sự tập hợp của một loạt những cá thể
với thứ tự sắp xếp rõ ràng hoặc mơ hồ về các nguyên tắc, qui phạm, qui tắc và quyết
sách...đối với những vấn đề đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ quốc tế” [65]. Dù những
học giả khác nhau có những định nghĩa không giống nhau về “thể chế” hay “chế
độ”, nhưng khái niệm cơ bản của nó đều được bao hàm trong định nghĩa này, cường
điệu thể chế trong hành động quy phạm của các cá thể. Đây cũng là điểm xuất phát
và gốc rễ của những nghiên cứu về chủ nghĩa chế độ tự do mới.
Lý luận lựa chọn lí trí (Rational Choice Theory) được xây dựng trên nền tảng
của thuyết trò chơi là công cụ chủ yếu trong việc nghiên cứu chủ nghĩa chế độ tự do
mới. Lý luận lựa chọn lí trí hay còn gọi là lý luận lựa chọn công cộng, xuất hiện

11
sớm nhất bắt nguồn từ phương pháp phân tích, nghiên cứu kinh tế học; quan điểm
cơ bản của nó bao gồm: coi cá thể trong hành động tập thể là đối tượng hành vi có
lý trí, mục đích của những cá thể này là tìm kiếm lợi ích tối đa cho riêng mình,
trong quá trình hành động của bản thân họ có thể lựa chọn những gì có lợi nhất cho
mình sau khi đã cân nhắc kĩ càng [31, 60, 61]. Từ đó mà tạo nên tính logic thông
thường trong hành động của một tập thể. Những hành vi lý trí này được thiết lập
thông qua sự kết hợp của sự học tập, trò chơi và công năng.
Lý luận chủ nghĩa chế độ tự do mới đã tham khảo tiền đề và phương pháp
phân tích lý trí của chủ nghĩa hiện thực, nhưng lại rút ra được một kết luận ngược
lại. Nó cho rằng hợp tác dưới trạng thái vô chính phủ là có thể, từ đó tạo nên một
thái độ chủ nghĩa lạc quan trong thế giới quan. Nó nắm bắt một cách rõ ràng các xu
thế phát triển và vấn đề mới của chính trị thế giới, từ đó đưa ra một cách giải thích
hoàn toàn mới. Sự vươn lên của chủ nghĩa chế độ tự do mới trong những năm 70,
80 thế kỷ 20 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ
quốc tế, đặc biệt là trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ quốc tế Chủ nghĩa tự do.
Mặc dù bản thân Robert Keohane cũng thừa nhận nó vẫn tồn tại không ít những
khuyết điểm, nhưng ý nghĩa mà nó mang lại cho lý luận và thực tiễn của lý luận
quan hệ quốc tế đương đại là rõ ràng và chắc chắn. Là một trường phái quan trọng
trong lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do, tranh luận giữa nó và chủ nghĩa hiện
thực mới đã tạo nên những nội dung chủ yếu trong lịch sử phát triển lý luận quan hệ
quốc tế trước khi chiến tranh lạnh kết thúc. Đương nhiên, chủ nghĩa thể chế không
phải là tất cả trong sự phát triển lý luận quan hệ quốc tế chủ nghĩa tự do vào thời
gian này, cụ thể là sự “tái phát hiện” của lý luận hòa bình dân chủ (Theory of
Democracy Peace) trước khi chiến tranh lạnh kết thúc ở những năm 70 thế kỉ 20 là
một minh chứng.
c. Chủ nghĩa tự do cộng hòa: lý luận hòa bình dân chủ
Mặc dù “lý luận hòa bình dân chủ” được coi là thành quả có ý nghĩa nhất đối
với việc nghiên cứu chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh [67]. Nhưng nó đóng vai
trò là tư tưởng của một loại mô hình an toàn thì nó đã sớm tồn tại, vì thế nó được
gọi là lý luận “tái khám phá” (Rediscoverd) [35]. Người sớm nhất đưa ra lý luận

12
tương tự là Kant, ông đã đề cập và thảo luận đến mô hình an toàn được gọi là “hòa
bình vĩnh cửu” (Perpetual Peace). Những thể cộng đồng được mở rộng liên tục của
các quốc gia cộng hòa, có tinh thần dân chủ và pháp chế thì cuối cùng sẽ có thể đạt
được “hòa bình vĩnh cửu” dưới nguyên tắc pháp luật quốc tế chung. Vì cơ chế kiểm
soát của thể chế chính trị cộng hòa có thể ngăn chặn các quốc gia cộng hòa mạo
hiểm tiến hành chiến tranh, còn các quốc gia phi dân chủ có tiến hành chiến tranh
hay không lại hoàn toàn dựa vào quan điểm không chịu bất cứ kiểm soát nào của
một kẻ độc tài [41, 40]. Tư tưởng của Kant được gọi là “chủ nghĩa quốc tế của chủ
nghĩa tự do” [46], và nó được phát triển thêm một bước sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất; trong “Mười bốn điểm” của mình tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã nói
rằng: “dựa vào phương thức sinh hoạt của bản thân để quyết định chế độ riêng của
quốc gia”, “yêu hòa bình”, “có thể đạt được sự đảm bảo của chính nghĩa”, và nhận
được sự đối đãi công bằng của những dân tộc khác trên thế giới, từ đó tránh được
việc nhận tổn thất lợi ích hay phải chịu bạo lực”. Năm 1919, Schumpeter đã đưa ra
mệnh đề “Chủ nghĩa tư bản của dân chủ có thể dẫn đến hòa bình” [43]. Học giả
đương đại từ những năm 70 thế kỉ 20 đã bắt đầu nhận thức lại vấn đề hòa bình dân
chủ, và từng bước lý luận hóa, hệ thống hóa nó. Vào năm 1976 Mekvin Small và
David Singer đã lần đầu tiên tiến hành mô tả hiện tượng thực nghiệm hòa bình dân
tộc [48]; Vào năm 1983 Michael Doyle trong Kant, di sản chủ nghĩa tự do và
ngoại giao đã chính thức đề cập đến “hòa bình dân tộc” như một lý luận [49]; Sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc, “hòa bình dân tộc” đã trở thành một trong những điểm
nghiên cứu chính của giới lý luận quan hệ quốc tế phương Tây, ví dụ Bruce Russett
trong tác phẩm của mình nắm vững hòa bình dân chủ: nguyên tắc của thế giới sau
chiến tranh lạnh đã nghị luận một cách hệ thống đối với nó [32].
Là một giả thiết có liên quan đến mô hình an ninh quốc tế, quan điểm chủ
yếu của “lý luận hòa bình dân chủ” hiện đại bao gồm [47, 32, 46, 66]:
(1) Một nguyên tắc trong quan hệ quốc tế: giữa các quốc gia dân chủ không hoặc rất
ít khi xảy ra xung đột;
(2) Dù cho giữa các quốc gia có xảy ra xung đột, hai bên cũng không sử dụng vũ
lực hoặc lấy vũ lực để uy hiếp, bởi điều này trái với nguyên tắc dân chủ và lý tính;

13
(3) Giữa các quốc gia chuyên chế hoặc giữa các nước dân chủ và chuyên chế rất dễ
phát sinh xung đột, hơn nữa càng dễ dàng sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Có những học giả còn cho rằng so với các nước dân chủ các quốc gia phi dân chủ
càng hiếu chiến hơn [34].
Đóng vai trò là một loại kinh nghiệm pháp chế, một trong những căn cứ quan
trọng của “lý luận hòa bình dân chủ” là: “kinh nghiệm thực tế” của “các quốc gia
dân chủ ít chiến tranh”. Nếu nói “hòa bình vĩnh cửu” của Kant chỉ là một lý tưởng,
thì “lý luận hòa bình dân chủ” lại cố gắng thông qua các thống kê và phân tích để
chứng minh hiện tượng này tồn tại phổ biến trong những giai đoạn khác nhau.
Mekvin Small và David Singer và Michael Doyle cho rằng, từ năm 1816 đến nay
giữa các quốc gia dân chủ hầu như không xảy ra chiến tranh thực sự [47, 63].
Có hai nguyên nhân dẫn tới “lý luận hòa bình dân chủ”, một là sự ràng buộc
chế độ (institutional restraints) trong nội bộ quốc gia dân chủ, hai là qui phạm dân
chủ và văn hóa chung (normand culture) trong cộng đồng giữa các quốc gia dân chủ
[62].
Một mặt khác, “lý luận hòa bình dân chủ” cho rằng, trong sự phát triển chính
trị trong nước thì sẽ có một vài thể chế và qui phạm ảnh hưởng tới mô thức đối
ngoại của quốc gia, sự khác biệt về chính trị trong nước giữa các nước dân chủ và
phi dân chủ dẫn đến sự khác biệt về chính sách đối ngoại của đôi bên. Chính trị dân
chủ nhấn mạnh việc thông qua phương thức hòa bình để tiến hành những cạnh tranh
chính trị một cách có qui tắc. Như vậy, cách giải quyết những mâu thuẫn chính trị
trong nước của các nước dân chủ không được thực hiện bằng cách loại bỏ đối thủ,
điều này khiến cho xã hội dân chủ bất luận là quốc gia, khu vực hay cá nhân đều rất
ổn định. Còn trong cạnh tranh chính trị của các quốc gia phi dân chủ, kẻ thắng sẽ có
tất cả, kẻ bại không có cơ hội vực dậy được; sự ổn định của các nước phi dân chủ
bắt buộc được tạo nên trên cơ sở không có phe phản đối chính trị nào hiệu quả [67].
Nói một cách cụ thể, sự ràng buộc chế độ được thể hiện như sau: Đầu tiên, chế độ
bầu cử của các nước dân chủ quyết định chính phủ phải chịu trách nhiệm đối với cử
tri. Thứ hai, nguyên tắc phân quyền (Power Division) và cân bằng chế độ
(Checkand Balance) trong chính trị quốc gia dân chủ khiến cho trách nhiệm quyết

14
sách ngoại giao được đa dạng hóa, từ đó có thể tránh khỏi việc đưa ra những quyết định
cực đoan. Ngoài ra, do các quốc gia dân chủ muốn tiến hành chiến tranh phải thông
qua việc tranh luận công khai và cần nhận được sự đồng thuận của các nhà chính trị
dân chủ, thời gian chuẩn bị chiến tranh lâu dài; những điều này mang đến cơ hội hòa
hoãn trong thời gian thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp.
Đối với nhân tố văn hóa và qui phạm của dân chủ, lý luận hòa bình dân chủ
cho rằng khí chất tinh thần (ethos) mà các quốc gia dân chủ có chung cũng khiến
cho giữa các nước dân chủ ít xảy ra chiến tranh, đặc trưng căn bản của tinh thần này
nằm ở cạnh tranh hòa bình và thỏa hiệp chính trị. Một quốc gia dân chủ sẽ nghĩ
rằng các quốc gia dân chủ khác cũng sẽ giải quyết các tranh chấp bằng những biên
pháp cạnh tranh hòa bình có nguyên tắc, hơn nữa sẽ vận dụng nó trong cả quan hệ
đối ngoại; vì vậy, ấn tượng của quốc gia dân chủ đối với các quốc gia dân chủ khác
là tích cực, họ cho rằng đôi bên là hòa bình, từ đó tạo nên quan hệ tôn trọng lẫn
nhau. Ngược lại, giữa các quốc gia dân chủ và phi dân chủ lại thiếu tinh thần tôn
trọng nhau này [62].
Dù “lý luận hòa bình dân chủ” từ khái niệm, thực tế đến logic đều tồn tại rất
nhiều thiếu xót, bị không ít những học giả phê phán, nhưng hàm ý logic của nó lại
là cơ sở ổn định của hòa bình thế giới với chế độ dân chủ đã được phương Tây thừa
nhận, cho nên nó có sức ảnh hướng rât lớn đối với giới chính trị và giới lý luận quan
hệ quan hệ quốc tế phương Tây, nó mở ra một con đường khiến mọi người phải coi
trọng trong sự phát triển của tư tưởng lý luận quan hệ quốc tế về chủ nghĩa tự do.
1.1.3. Các luận điểm chính
Chủ nghĩa Tự do được xây dựng trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn. Các
cơ sở này bao gồm quan niệm về mối quan hệ giữa môi trường vô chính phủ và
xung đột trong QHQT, tính đa nguyên về chủ thể QHQT, bản chất của con người,
chủ nghĩa duy vật kết hợp duy tâm chủ quan, quan điểm về sự vận động của thực
tiễn lịch sử, quan niệm về tự do. Chủ nghĩa Tự do có những luận điểm cơ bản về
QHQT như sau [16]:

15
- Chủ nghĩa Tự do cho rằng trong QHQT, bên cạnh quốc gia còn các chủ thể
phi quốc gia như các tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia… Các chủ thể phi
quốc gia đang tham gia ngày càng nhiều vào QHQT với vai trò ngày càng tăng.
- QHQT chịu tác động đáng kể của nhiều yếu tố đối nội. Vì quốc gia không
phải là nhất thể, nên bên trong quốc gia có nhiều lực lượng cùng tham gia xác định
lợi ích quốc gia và hoạch định chính sách đối ngoại. Lợi ích quốc gia và chính sách
đối ngoại nhiều khi là kết quả của sự đấu tranh, thỏa hiệp, liên minh giữa các nhóm
chứ không phải lúc nào cũng phản ánh trung thành lợi ích quốc gia. Chính trị đối
nội trở thành một phần của QHQT và các nhóm trong nước trở thành một trong
những đơn vị phân tích trong nghiên cứu QHQT. Các yếu tố đối nội mà Chủ nghĩa
Tự do nhấn mạnh có thể tác động tới chính sách đối ngoại và QHQT chính là tự do,
dân chủ, nhân quyền…thông qua kênh phổ biến nhất là công luận.
- Lợi ích quốc gia là đa dạng và QHQT là đa lĩnh vực. Sự đa dạng lợi ích này
được cấu thành từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau và bởi sự đa dạng trong lợi ích con
người. Cũng giống như con người, lợi ích của quốc gia không phải chỉ có mỗi an
ninh và quyền lực mà còn cả sự thịnh vượng kinh tế và những lợi ích khác. Chủ
nghĩa Tự do coi QHQT là sự hỗn hợp của nhiều lĩnh vực và vấn đề tương tác với
nhau. Cũng theo Chủ nghĩa Tự do, những lợi ích quốc gia quan trọng nhất là hòa
bình (chính trị) và thịnh vượng (kinh tế) nên chính trị và kinh tế cũng là hai lĩnh vực
cơ bản nhất trong QHQT. Những người theo Chủ nghĩa Tự do luôn cho rằng kinh tế
và chính trị luôn gắn bó mật thiết với nhau, có tác động qua lại. Bởi vậy, Chủ nghĩa
Tự do rất quan tâm tới mối tương tác giữa hai lĩnh vực này trong đời sống quốc tế
và coi các vấn đề này đều quan trọng như nhau. Chính sự quan tâm này khiến Chủ
nghĩa Tự do còn được gọi là “lý thuyết kinh tế chính trị quốc tế”.
- Chủ nghĩa Tự do cho rằng hoàn toàn có khả năng hòa hợp lợi ích giữa
người với người và từ đó là khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia với nhau.
Chính sự tự do cá nhân sẽ làm bộc lộ nhiều lợi ích và ý tưởng khác nhau của con
người và ý tưởng khác nhau của con người và nhận thức lý trí sẽ giúp con người
nhận thức được đâu là lợi ích chung bên cạnh lợi ích riêng và những ý tưởng tốt
nhất.

16
- An ninh tập thể là một phương thức ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình
của Chủ nghĩa Tự do. An ninh tập thể có nghĩa là an ninh được nhận thức là vấn đề
có tính tập thể và bảo vệ an ninh là trách nhiệm của tập thể hơn là của cá nhân quốc
gia nào đó. Đây chính là cách thức “mọi người chống lại một người” nhằm đảm bảo
an ninh, loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống.
- Chủ nghĩa Tự do cũng coi phát triển kinh tế thị trường như phương cách
quan trọng khác để thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong
QHQT. Kinh tế thị trường được xây dựng trên cơ sở tự do kinh tế và một phần tự do
chính trị. Kinh tế thị trường giúp đem lại lợi ích kinh tế và thịnh vượng mà tất cả
đều cần; đòi hỏi phải thúc đẩy hợp tác bởi đây là phương thức quan hệ chủ yếu
trong kinh tế thị trường; yêu cầu phải duy trì môi trường an ninh để phát triển. Bên
cạnh đó, kinh tế thị trường phát triển còn đem lại một thực tế khác nữa rất có ý
nghĩa đối với hòa bình và hợp tác trong QHQT. Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau. Kinh
tế thị trường là phương tiện, còn sự phụ thuộc lẫn nhau là kết quả và kết quả này
mới tác động mạnh mẽ đến QHQT.
- Chủ nghĩa Tự do Mới đặc biệt đề cao vai trò của thể chế quốc tế như
phương án chủ yếu để xây dựng và sắp xếp lại QHQT theo tinh thần của lý thuyết
này. Thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, quản lý xung đột,
thúc đẩy hợp tác và hội nhập.
- Theo Chủ nghĩa Tự do, xung đột không phải là hình thái QHQT duy nhất
trong môi trường vô chính phủ, mà bên cạnh đó vẫn có chỗ cho sự hợp tác trong
môi trường vô chính phủ. Hợp tác có thể được thực hiện trên cơ sở tương đồng nhất
định chứ không nhất thiết phải có sự hài hòa hay thống nhất. Hợp tác có thể diễn ra
trong vấn đề cụ thể nào đó mà không nhất thiết phải là trên tất cả các lĩnh vực.
Xung đột và hợp tác có tác động qua lại với nhau nên phải tính đến cả hai hình thái
này mới đánh giá đúng bản chất và sự vận động của các mối QHQT.
- Hợp tác sẽ ngày càng tăng, và dần thay thế cho xung đột, trở thành xu thế
chính trong QHQT. Đó là do mong muốn hòa bình, nhu cầu thịnh vượng kinh tế,
phát huy dân chủ tự do, phát triển kinh tế thị trường, thúc đẩy luật pháp quốc tế và
mở rộng thể chế quốc tế.

17
- Chủ nghĩa Tự do cho rằng hợp tác chính là xu hướng phát triển của lịch sử
QHQT thế giới. Xu thế hợp tác phát triển không chỉ về bề rộng mà còn về bề sâu
với sự phát triển của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế tuy xuất hiện muộn hơn
hợp tác từ nửa cuối thế kỳ XIX nhưng phát triển khá mạnh mẽ trong thời kỳ hiện
đại. Hiện nay, hội nhập quốc tế tuy chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực kinh tế nhưng đã
lôi cuốn mọi quốc gia tham gia với nhiều hình thức (khu vực thương mại tự do, liên
hiệp thuế quan, thị trường chung…) và cấp độ khác nhau (song phương, khu vực,
toàn cầu…).
- Chủ nghĩa Tự do Mới cũng thừa nhận sự tồn tại của hệ thống quốc tế,
nhưng đó đơn giản chỉ là một trong những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến
QHQT. Chủ nghĩa Tự do chủ yếu quan tâm đến sự tương tác giữa các chủ thể
QHQT trong việc hình thành hệ thống và ảnh hưởng đến nhau bên trong hệ thống.
Trong hệ thống phụ thuộc lẫn nhau này, các chủ thể rất dễ chịu tác động cũng như
dễ bị tổn thương bởi hành vi của chủ thể khác.
- Chủ nghĩa Tự do cũng đề cập đến vai trò của luật pháp quốc tế như một
phương thức khác dù không quá đề cao như dân chủ tự do, kinh tế thị trường hay
thể chế quốc tế. Luật pháp giúp điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng ngăn
chặn xung đột và hợp tác thực hiện các vấn đề chung.
- Chủ nghĩa Tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do, là yếu tố quan trọng thúc
đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong QHQT. Khi nhân dân thế
giới đều được hưởng quyền tự do cộng hòa, chính phủ các nước trên thế giới đều sẽ
thi hành chính sách đối ngoại hòa bình.
Nhìn từ những luận điểm của lý thuyết chủ nghĩa tự do, mối quan hệ Việt
Nam – Thái Lan có nhiều lý do để trở nên gắn bó với nhau hơn. Không chỉ đơn
thuần là sự hợp tác trên góc độ vì lợi ích của hai quốc gia, mà nó còn là điều kiện
bắt buộc để cả hai nước xây dựng nền kinh tế, chính trị ổn định trong nước, an ninh
của quốc gia cũng như khu vực.
1.2. Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
1.2.1. Nhân tố nội tại của Thái Lan
Bối cảnh chính trị - xã hội bất ổn

18
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Ngày
10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên và
Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16
hiến pháp, nhưng chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở Hiến pháp 1932. Sau sự kiện
19/9/2006, Thái Lan lập chính phủ mới do Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn đứng
đầu. Sau đó Thái Lan đã tiến hành soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức thực hiện
Tổng tuyển cử vào tháng 11/2007.
Cuộc đảo chính ngày 19-9-2006 bùng nổ vào đúng thời điểm Thaksin đang ở
New York (Mỹ) tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Toàn bộ diễn biến của cuộc đảo chính đều hiện hữu ở thủ đô Bangkok, trung tâm
chính trị, quyền lực của Thailand. Phạm vi của cuộc đảo chính thậm chí còn mở
rộng tận sang Mỹ qua mạng lưới truyền thông, vào thời điểm mà Thaksin đang
chuẩn bị phát biểu về “Tương lai dân chủ ở châu Á”. Lý do của cuộc đảo chính này
bắt nguồn từ “phong cách Thaksin” tạo ra những lực lượng đối lập mạnh mẽ cho
Thaksin, trong đó tầng lớp trung lưu với thượng lưu thành thị và phần đông giới
quân sự giữ vị trí chủ chốt. Lực lượng thứ nhất phát động các cuộc biểu tình chống
chính phủ trên đường phố trong suốt những tháng đầu năm 2006, dẫn đến cuộc
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng. Lực lượng thứ hai đưa cuộc khủng
hoảng đó lên đỉnh điểm, đồng thời chấm dứt nó bằng hành động đảo chính. “Phong
cách Thaksin” trở thành nguồn gốc quyết định sự kiện ngày 19-9-2006. Ngoài ra
phải kể đến một số lí do quan trọng mang tính chủ quan mà chính phủ Thaksin
không may gặp phải. Đó là nạn tham nhũng trong bộ máy quan liêu di căn từ các
thời kỳ trước, cùng với đó là sự gia tăng những tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn lậu
vũ khí, buôn bán và sử dụng ma túy… sản phẩm của nền văn hóa “mở” thời hiện
đại, và nhất là tình trạng tái phát bạo loạn ở miền Nam từ đầu năm 2004.
Sau cuộc đảo chính này, tình hình chính trị của Thái Lan rơi vào tình trạng
khủng hoảng triền miên, người dân Thái Lan bị cuốn vào vòng xoáy các cuộc biểu
tình, hết của phe Áo Đỏ ủng hộ Thaksin đến phe Áo Vàng bảo hoàng và chống đến
cùng hệ thống của Thaksin. Bên cạnh đó là những phong trào ly khai của người Hồi
giáo gốc Malay ở miền Nam Thái Lan chống đối chính quyền tại Bangkok từ hơn

19
10 năm qua và gia tăng cường độ kể từ năm 2004. Trong khi đó, ở miền Nam Thái
Lan, chiến dịch đòi ly khai vẫn diễn ra, tập trung ở vùng Pattani và liên tục lan sang
các tỉnh lân cận, đe dọa lan đến thủ đô Bangkok. Một loạt xung đột dẫn khiến 1.200
người thiệt mạng trong một thập kỷ, với hơn 1.000 người chết kể từ khi bạo loạn nổ
ra tháng 1/2004 [69]. Vùng bạo loạn là nơi đa số cư dân lại là thiểu số Hồi giáo trên
một đất nước Phật giáo. Sau cuộc đảo chính năm 2006, những cuộc đụng độ giữa
phe chống đối và ủng hộ Thaksin diễn ra liên tục; tới năm 2008 tưởng như việc
đồng minh chính trị của ông Thaksin – Abhisit Vejjajiva, lãnh tụ đảng dân chủ được
dân bầu lên để giữ chức vụ thủ tướng sẽ có thể bình ổn tình trạng chính trị bất ổn
này sau khi chính phủ mới đã vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày
20 tháng 3 năm 2009; đúng lúc này lại có hơn 20000 người biểu tình bao vây văn
phòng thủ tưởng, đòi chính phủ phải từ chức, mặc dù chính phủ của thủ tướng
Vejjajiva đã phát chi phiếu cho người dân nhưng cũng không mang lại hiệu quả,
thậm chí thời gian sau đó người biểu tình còn bao vây và tấn công xe của thủ tướng, dù
cuối cùng cuộc biểu tình cũng được dẹp yên với sự giam cầm những nhà lãnh đạo biểu
tình, nhưng tình trạng bạo động cũng đã mang đến những thiệt hại không nhỏ.
Liên tục hai năm sau đó các cuộc bạo lực phe phái không lúc nào có dấu hiệu
dừng lại, tới năm 2011 khi em gái của Thaksin là bà Yingluck Shinawatra lên cầm
quyền, sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội năm đó, thì sóng gió
trên chính trường Thái Lan đã tạm lắng lại, dù mâu thuẫn lợi ích phe phái vẫn còn
âm ỉ.
Tới năm 2013, bất ổn chính trị lại được đẩy lên cao trào khi bà Thủ tướng
Yingluck Shinawatra tìm cách thông qua dự luật ân xá gây tranh cãi. Bước vào
những tháng đầu tiên của năm 2014, làn sóng biểu tình vẫn rầm rộ tại Thái Lan với
chiến dịch đóng cửa Bangkok bắt đầu từ ngày 13/1/2014. Người biểu tình vẫn tiếp
tục bày tỏ sự phản đối đối với Dự luật ân xá của Thủ tướng Yingluck Shinawatra;
họ cho rằng, mục đích chính của Dự luật ân xá là nhằm "xóa tội" cho cựu Thủ
tướng Thaksin Shinawatra – anh trai của bà Yingluck thông qua điều khoản xóa tội
cho các cá nhân có hành vi sai trái và mở đường cho ông trở về nước mà không phải
chịu án tù sau thời gian dài sống lưu vong như: sát hại người biểu tình không có vũ

20
trang. Ông Thaksin đã bị tòa án Thái Lan kết tội tham nhũng và kết án vắng mặt 2
năm tù. Trong một nỗ lực hạ nhiệt cuộc khủng hoảng chính trị do làn sóng biểu tình
phản đối chính phủ gây ra, bà Yingluck trước đó đã ra lệnh giải tán Quốc hội và kêu
gọi tiến hành bầu cử vào ngày 2/2/2014. Tuy nhiên, người biểu tình tuyên bố, họ
không muốn tiến hành bầu cử vì họ biết rõ rằng, đảng Vì nước Thái (Puea Thai) của
bà Yingluck gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giành phần thắng nhờ sự ủng hộ của
đông đảo người dân khu vực nông thôn ở đất nước 66 triệu dân này. Họ cho biết, sẽ
ngăn cản bầu cử. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho cuộc tổng tuyển cử tháng
2 tại đất nước chùa Vàng này thất bại.
Hàng loạt xung đột giữa phe Áo Đỏ (ủng hộ chính phủ của Thủ tướng
Yingluck) và phe Áo Vàng thuộc lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD)
đã nổ ra trong 5 năm qua. Tháng 5/2014, Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Prayut
Chan-ocha đảo chính quân sự và cầm quyền thay cho đảng Pheu Thai (Vì nước
Thái) của bà Yingluck. Tháng 8/2015, phe cánh ủng hộ ông Thaksin đã phản đối
chính quyền quân sự cấm một số nhà chính trị thuộc phe này hoạt động chính trị.
Bên cạnh đó đó là vụ đánh bom gần đền Erawan ở thủ đô Bangkok khiến 20 người
thiệt mạng và hơn 120 nạn nhân khác bị thương vào tối 17/8/2015 xảy ra vào thời
điểm căng thẳng gia tăng tại quốc gia bị chia rẽ sâu sắc về mặt chính trị [76].
Theo như lộ trình đã vạch ra, chính quyền quân sự Thái Lan ngày 23/7/2015,
đã công bố chi tiết bản Hiến pháp tạm thời, theo đó, cho phép Tướng Prayuth Chan
O-cha trở thành Thủ tướng lâm thời của nước này. Điều này có nghĩa, chính quyền
quân sự Thái Lan khẳng định, sẽ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đất nước cho đến khi
cuộc bầu cử được tổ chức vào thời gian tới theo Hiến pháp mới. Theo lộ trình mà
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đưa ra, bản dự thảo hiến pháp sẽ được đưa
ra trưng cầu dân ý vào tháng 11/2016. Sau đó, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ
chức vào năm 2017 [109]. Tuyên bố mới nhất này của Thủ tướng Prayuth là sự
khẳng định công khai của người đứng đầu chính quyền Thái Lan hiện nay cho thấy,
lộ trình cải cách Thái Lan gồm 3 giai đoạn, dự kiến kết thúc vào cuối năm 2016
nhưng bị kéo dài sang năm 2017. Hiện Thái Lan đang trong giai đoạn 3 của cuộc
cải cách với nội dung là tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thành lập một chính phủ

21
dân cử. Và theo chủ nghĩa tự do thì tình hình chính trị bất ổn có ảnh hưởng không
nhỏ tới chính sách ngoại giao của một quốc gia.
Kinh tế trong vòng xoáy bất ổn của chính trị
Cũng như chính trị nền kinh tế Thái Lan cũng bị ảnh hưởng nặng nề do
khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình chính trị bất ổn trong nước. Cứ sau mỗi
lần đảo chính kinh tế Thái Lan lại phải vật lộn để đi lên.
Sau cuộc đảo chính năm 2006, tình hình đầu tư có mức độ tăng trung bình
2,7% một năm, nhưng chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Thái Lan. Sau cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008 thì tình hình đầu tư vào Thái Lan còn ảm đạm hơn, tỷ lệ
đầu tư công so với GDP trung bình chỉ ở mức 5,7% so với 10% trước cuộc khủng
hoảng năm 1998; bên cạnh đo con số này đã giảm xuống chỉ còn 5% trong năm
2008 do những bất ổn chính trị đã trì hoãn các quyết định đầu tư. Năm 2009, chính
phủ Thái Lan có công bố chương trình kích thích kinh tế với tổng giá trị khoảng 1,6
nghìn tỷ baht (tương đương 45 tỷ USD). Gói kích thích kinh tế này tập trung vào
đầu tư công trong các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới chỉ ra
đầu tư Thái Lan bị hạn chế không phải do kinh phí mà còn do những ràng buộc về
chính trị và thể chế [86]. Một phần quan trọng của kinh tế Thái Lan là sự sụt giảm
của thu nhập trong ngành du lịch, do những cuộc biểu tình và đấu tranh chính trị
diễn ra thường xuyên, điều này đã làm khủng hoảng lòng tin của người tiêu dùng và
khiến du khách lo ngại. Người tiêu dùng Thái Lan đã phải thắt chặt chi tiêu do ngày
càng lo ngại về tình hình chính trị trong nước.
Biểu 1.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Thái Lan từ 2006 – 2014
(đơn vị: tỷ USD)

22
Thailand
450.00

Billions
400.00
350.00
300.00
250.00
200.00
150.00
100.00
50.00
0.00
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

(Nguồn WB data)1
Biểu 1.2: Tốc độ tăng trƣởng Thái Lan qua các năm (%)

(Nguồn: indexmundi.com)2
Điều này lại được đẩy lên cao trào với cuộc đảo chính năm 2014, trong 4
tháng đầu năm 2014 số lượng du khách tới Thái Lan giảm 5% so với cùng kỳ. Các
quốc gia như Philippines, Úc, Nhật Bản...đều đưa ra những cảnh báo với các doanh
nghiệp và người dân của những nước này khi tới Thái Lan du lịch hoặc đầu tư. Các
nhà máy mới bị hoãn xây dựng hoặc giảm sản lượng. Điều này thể hiện rõ vào

1
http://search.worldbank.org/all?qterm=GDP+Thailand#
2
http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?c=th&v=66

23
tháng 4/2014 sản lượng ô tô Thái Lan đã giảm ¼ so với cùng kỳ còn 126.730 xe; số
lượng xe bán ra cũng giảm 1/3 còn 73.242 xe. [87]
Năm 2015, nền kinh tế Thái Lan lại càng hồi phục chậm hơn do cả những
nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục chậm, những ưu đãi
thuế quan phổ cập mà Liên minh Châu Âu dành cho Thái Lan cũng hết hiện lực làm
cản trở tới hàng hóa Thái Lan nhập khẩu vào thị trường này. Kể từ khi lên nắm
quyền vào tháng 5/2014, Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã thực hiện chính sách cải
cách kinh tế thông qua các biện pháp cải tổ trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Nổi bật trong số những chính sách được thực hiện là những thay đổi về ưu đãi, thu
hút đầu tư nước ngoài, cải tổ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước và phát triển sản
xuất hướng vào thị trường nội địa thay vì hướng về xuất khẩu.
Với những nỗ lực của Chính quyền quân sự, trong 9 tháng đầu năm 2015
kinh tế đã tăng trưởng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu đạt kim ngạch
161,56 tỉ USD. Dự kiến cả năm 2015, kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng khả quan ở
mức 2,7%. Một trong những điểm tối của bức tranh kinh tế 2015 là đầu tư nước
ngoài giảm mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2015 đã giảm 33% so với cùng kỳ năm
2014. Tuy nhiên, du lịch là ngành giúp nền kinh tế Thái Lan khởi sắc. Trong đó, số
lượng khách du lịch tăng 9% so với cùng thời điểm của năm 2014. Nhìn chung, cả
năm 2015, nền kinh tế Thái Lan sẽ phục hồi lại đà tăng trưởng và tạo tiền đề cho
bước phát triển tốt hơn trong năm 2016 [70].
Chính phủ Thái Lan đã thông qua Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới giai đoạn
2015-2021. Chiến lược mới đã chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2015. So với
chiến lược được thông qua vào năm 2013, sự khác biệt nổi bật bao gồm: thay đổi về
cơ chế ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài; mở rộng phạm vi hỗ trợ thông qua các
hoạt động tăng cường tính cạnh tranh. Trước đây, mức độ ưu tiên các nhà đầu tư
nước ngoài được phân loại dựa trên yếu tố địa lý (geography) tại 03 khu vực chính:
Bangkok, Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathoum Thani, Samut Prakan, và Samut
Sakhon; Ang Thong, Ayutthaya, Chachoengsao, Chon Buri, Kanchanaburi, Nakorn
Nayok, Ratchaburi, Samut Songkhram, Saraburi, Supanburi, Phuket và Rayong; và
59 tỉnh thành còn lại. Tuy nhiên, Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới giai đoạn 2015-

24
2021 sẽ phân loại mức độ ưu tiên đối với các nhà đầu tư theo từng nhóm ngành
công nghiệp. Ngoài ra, chiến Chiến lược Xúc tiến Đầu tư mới của Chính phủ Thái
Lan sẽ dành nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát
triển, thiết kế sản phẩm và bao bì, đào tạo công nghệ và phát triển các nhà phân
phối nội địa. Điều này giúp Chính phủ Thái Lan gián tiếp điều tiết sự phát triển của
các ngành công nghiệp là trọng tâm phát triển trong chiến lược kinh tế tổng thể.
Song song với việc thực hiện các chính sách ở trên, Chính phủ Thái Lan
cũng đang rất tích cực phát triển các mối quan hệ về thương mại, đầu tư và du lịch
với nước ngoài, trong đó, ưu tiên kết nối với các nền kinh tế trong khu vực như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời, Chính phủ cũng bày tỏ rõ quan điểm
xúc tiến đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và coi đây là trọng tâm
quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại của Thái Lan thời gian tới. Thái
Lan hiện có tổng cộng 12 FTA với các nước và khu vực và đang xem xét xúc tiến
đàm phán tiếp với Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, một trong những mối quan
tâm lớn nhất của Chính phủ là cân nhắc việc tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh một số nền kinh tế trong khu vực là thành
viên của TPP đang bắt đầu cho thấy hiệu quả mà TPP mang lại, đặc biệt là trong
việc thu hút đầu tư nước ngoài dù nó chưa chính thức được thực hiện. Phía cộng
đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Thái Lan cũng tỏ ra hết sức sốt sắng và
mong muốn Chính phủ sớm tham gia đàm phán để gia nhập trong thời gian tới. Bên
cạnh đó, Thái Lan cũng đang tham gia tích cực vào đàm phán các hiệp định thương
mại đa phương khác như APEC, RCEP,... Tất cả những động thái này cho thấy
Chính phủ Thái Lan đang tăng cường hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền kinh tế thế
giới. Những mục tiêu kinh tế nhằm thúc đẩy sự hồi phục nền kinh tế nhiều biến
động có ảnh hưởng rất lớn tới chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Chính sách ngoại giao của Thái Lan
Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực chưa từng bị đô hộ. Các nhà học
giả luôn chỉ trích về sự bất ổn phân hóa chính trị đã cản trở sự linh hoạt của chính
sách ngoại giao Thái Lan. Thực tế, nhìn vào lịch sử, Thái Lan luôn phải đối mặt với
những bất ổn và mâu thuẫn trong nước. Dù Thái Lan có làm gì đi nữa, trên phương

25
diện cá nhân hay thay mặt ASEAN, thì vẫn bị cho là hành vi chịu sự tác động từ các
nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Trong ý nghĩ của người Thái, chính sách này
cũng đồng nghĩa với việc không có quyết định nào được thực hiện cho đến khi có
người chiến thắng. Nếu có thể và mọi sự thuận lợi, Thái Lan sẽ nhảy sang “con tàu
chiến thắng”. [68]
Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 5/2014, các tướng lĩnh
thuộc Hội đồng vì Hòa bình và Trật tự Quốc gia cầm quyền ở Thái Lan cảm thấy
tức giận với những chỉ trích gay gắt từ Mỹ, và đang có xu hướng áp dụng chiến
lược ngoại giao mềm dẻo để ngả sang Bắc Kinh. Kể từ sau vụ đảo chính, số lượng
các chuyến viếng thăm cấp cao giữa các lãnh đạo Thái Lan và Trung Quốc đã tăng
mạnh. Tháng 12/2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Bangkok vài
ngày trước khi tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền quân sự
Thái Lan, có chuyến thăm đáp lễ. Tháng 2/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc Thường Vạn Toàn tới Thái Lan và tới tháng 4, đến lượt Phó chủ tịch Quân ủy
trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng công du tới quốc gia Đông Nam Á này.
Vào mùa hè 2015, trước khi tới Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan
Prawit Wongsuwan tuyên bố đang thương thảo với Trung Quốc để mua ba tàu
ngầm tấn công trị giá một tỷ euro. Dù thỏa thuận này không được cụ thể hóa do
những quan ngại từ phía Mỹ, nó cho thấy sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Thái Lan ngày
càng gay gắt giữa hai cường quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, sự năng động của cộng
đồng người Hoa ở Thái Lan với nhiều doanh nhân thành đạt và có vị trí trong xã hội
sở tại cũng giúp tạo nên mối liên kết thương mại giữa Bangkok và Bắc Kinh sau khi
Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa vào cuối những năm 1970. Hai bên đã đa
dạng hóa lĩnh vực thương mại song phương. Trung Quốc và Thái Lan đang thảo
luận để thực hiện một dự án đường sắt cao tốc tham vọng nối biên giới Lào với vịnh
Thái Lan trị giá 11,8 tỷ USD. Trung Quốc cũng đã hứa hẹn sẽ mua hai triệu tấn gạo
và 200.000 tấn cao su của Thái Lan [81].
Với những chuyển biến này thì chính sách đối ngoại của Thái Lan cũng sẽ
còn rất nhiều thay đổi, bởi tranh chấp biển đông giữa ASEAN và Trung Quốc đang
là vấn đề nóng trong giai đoạn này. Giữ nhiệm vụ hàn gắn quan hệ ASEAN – Trung

26
Quốc, Thái Lan có một vai kép trong vòng 03 năm gần đây (từ 2013 – 2015). Ưu
tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Thái Lan thời điểm này là phải bảo
đảm sự tiến triển trong các nỗ lực chung nhằm dự thảo Quy tắc ứng xử trên biển
Đông. Sự tin tưởng lẫn nhau cần phải được phục hồi càng sớm càng tốt.
1.2.2. Nhân tố nội tại của Việt Nam
Bối cảnh chính trị
So với Thái Lan thì nền chính trị Việt Nam ổn định hơn. Chế độ chính trị
Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền. Trong những giai đoạn
lịch sử nhất định, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ và Đảng
Xã hội. Tuy nhiên, hai đảng này được tổ chức và hoạt động như những đồng minh
chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo và vị trí cầm
quyền duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ở Việt Nam là thế
chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập. Hệ thống chính
trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam.
Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam
sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước),
tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần
chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua
đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều tổ chức có tính chất, vị trí, vai
trò, chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, tạo thành
một thể thống nhất. Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ
chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát hiện
sức mạnh tổng hợp và tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh trong toàn bộ hệ thống. Đặc
điểm nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị đại diện cho
nhiều giai cấp, tầng lớp nhân dân. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi
các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của
giai cấp công nhân. Do vậy, hệ thống chính trị nước ta mang bản chất giai cấp công
nhân và tính dân tộc sâu sắc.

27
Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của
quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân.
Theo tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013, liên quan đến dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện, Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: Thể chế hoá và
nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Tập trung xây dựng
những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân. Phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực
hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày
06-4-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị
trấn. Thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, giám sát".
Trên thực tế, có thể chỉ ra sự tương phản giữa thứ hạng thấp mà Việt Nam bị
xếp theo điều tra của các tổ chức quốc tế về dân chủ, tự do với sự đánh giá cao mà
chính các công dân Việt Nam dành cho hệ thống chính trị ở Việt Nam. Trong các
cuộc điều tra dư luận xã hội của các tổ chức khác nhau tại Việt Nam, kể cả điều tra
của một số tổ chức nước ngoài, kết quả cho thấy người dân tỏ ra tin tưởng cao đối
với Nhà nước. Hơn 90% số người được thăm dò trả lời tin tưởng vào Chính phủ,
Quốc hội và Đảng. Các nhà điều tra của cuộc Điều tra về giá trị thế giới cho biết:
mức độ tin tưởng vào thể chế chính trị của Việt Nam là rất cao khi so sánh với đa số
các nước khác ở vùng Đông Á. Một điểm cần nhấn mạnh hơn khi 96% số người
Việt Nam được hỏi trả lời tích cực về hệ thống quản lý nhà nước [82].
Thực tế xây dựng và thực hành dân chủ trực tiếp ở cơ sở tại Việt Nam cũng
tương đồng với nhiều nước trên thế giới. Nhìn chung, mục tiêu đề ra của nhiều nước
là khuyến khích sự tham gia của người dân, trước tiên ở cấp hành chính thấp nhất,
nơi mà người dân gần gũi nhất với các thể chế có tác động đến cuộc sống của họ.
Tại Việt Nam cũng như nhiều nước, sự tham gia của người dân vào công tác quản

28
lý ở địa phương diễn ra từ mức độ tham vấn hạn chế cho tới sự tham gia và kiểm
soát tích cực.
Kinh tế
Nhìn lại lịch sử dân tộc cho thấy, trước những khó khăn, chính nhờ có sự
đồng thuận của nhân dân “triệu người như một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân
tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích có ý nghĩa thời đại. Truyền thống dân tộc,
lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh vô địch để
dân tộc Việt Nam tiến lên phía trước. Điều này càng được khẳng định thông qua
đánh giá về tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm gần đây.
Văn kiện Đại hội XII Đảng CSVN đánh giá Việt Nam đã thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam hiện phát triển
chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được
huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng
kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, phát triển thiếu bền vững.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 [97] ước tính tăng 6,68% so với
năm 2014, mức tăng trưởng năm 2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức
tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức
tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%,
thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng
chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng
6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%,
đóng góp 2,43 điểm phần trăm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành
lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ
đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù
tăng thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong
khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành

29
thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất
của ngành này trong 5 năm qua do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch
bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39% so
với năm trước, trong đó côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao hơn nhiều
mức tăng của một số năm trước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II
và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng chung. Ngành khai khoáng
tăng 6,50%. Ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm trước, đây là mức
tăng cao nhất kể từ năm 2010.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức
tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức
tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần
trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%,
cao hơn mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng
góp 0,16 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng;
GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương
2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục có
sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,25%; khu vực
dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu
tương ứng của năm 2014 là: 17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%). Xét về góc
độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014, đóng
góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 9,04%, đóng
góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm
8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

30
Biểu 1.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam (%)

(Nguồn: indexmundi.com)3

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015

(Nguồn:chinhphu.vn)4

3
http://www.indexmundi.com/g/g.aspx?v=66&c=vm&l=en

31
Chính sách ngoại giao
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Báo cáo Chính trị xác định: “Nhiệm
vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [88].
Trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đường lối đối ngoại
của Đại hội XI đã có một số phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ
mới và tình hình mới, cụ thể là:
- Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của
các hoạt động đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc là lợi ích tối cao của gần 90 triệu
nhân dân Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
- Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế
là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, quốc phòng, an ninh, văn
hóa-xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu.
- Từ chủ trương “là bạn và đối tác tin cậy” của Đại hội IX, Đại hội XI bổ
sung thêm Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
- Xây dựng cộng đồng ASEAN trở thành một trọng tâm đối ngoại. Đại hội
XI khẳng định Việt Nam là thành viên ASEAN, cam kết phấn đấu cùng các nước
xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN.
Các hoạt động đối ngoại sẽ được triển khai đồng bộ, toàn diện trên cơ sở
phát huy tiềm lực của mọi lực lượng và thực thi trên mọi kênh, nhằm tạo nên sức
mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên mặt trận đối ngoại.
4

http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/kehoachphattrienkinhtexahoi?categoryId=865&articleId=10
052433

32
Tuy nhiên, việc Trung Quốc gần đây triển khai giàn khoan HD-981 và hối hả
hoàn tất xây dựng đường bay trên các đảo nhân tạo (tại Trường Sa) cho thấy Việt
Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, sẽ phải đối mặt với một thời kỳ
khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn luôn chủ trương hành động đơn
phương thay vì hợp tác.
1.2.3. Nhân tố bên ngoài
Tình hình chính trị trên thế giới từ năm 2006 đến 2015 luôn tồn tại những
nguy cơ, thách thức, mối đe doạ nhiều loại, nhiều mặt, từ nhiều phía. Chúng tác
động, ảnh hưởng tiêu cực đến hoà bình, ổn định của thế giới cũng như an ninh của
các quốc gia, dân tộc và cuộc sống của tất cả mọi người. Tiêu biểu nhất là các hoạt
động khủng bố nguy hiểm, là hiểm hoạ mang tính toàn cầu. Quy mô và cường độ
hoạt động của khủng bố có giảm vào giai đoạn từ 2006 đến 2009, nhưng lại tăng đột
biến trong giai đoạn từ 2013 đến 2015; Các tổ chức khủng bố đang tích cực củng cố
về mặt tổ chức, bổ sung lực lượng, phát triển các phương tiện khủng bố kĩ thuật cao,
trong đó số người tham gia lực lượng khủng bố trong các nước thuộc ASEAN, đặc
biệt là Indonesia không ngừng gia tăng.
Chủ nghĩa bá quyền cũng thực sự là một thách thức, mối đe doạ với hoà
bình, ổn định thế giới, an ninh của các quốc gia, dân tộc, Trung Quốc cũng không
ngừng gia tăng sức mạnh của mình trên biển Đông, tạo ra nhiều mâu thuẫn và có cả
nguy cơ xung đột vũ trang với các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippines và Việt Nam.
Chiến tranh và xung đột vũ trang là mối đe doạ, thách thức mang tính truyền
thống, bên cạnh đó là sự tồn tại của các mâu thuẫn, đối kháng giai cấp, tôn giáo,
tiêu biểu nhất là sự bất ổn tại khu vực Trung Đông từ năm 2006 đến nay vẫn chưa
có dấu hiệu giảm nhiệt, biểu hiện bằng cả chiến tranh, xung đột vũ trang, khủng
hoảng chính trị, khủng hoảng nhân đạo…, những cuộc nội chiến giữa người Hồi
giáo dòng Si-ai và Săn-ni gây nên bất ổn ở những nước như Irắc hay Siri. Trong khi
đó tại khu vực châu Á, Triều Tiên đang trở thành một điểm nóng trong những năm
gần đây với sự bất đồng và mâu thuẫn về chính trị và an ninh với Hàn Quốc và các
nước đồng minh, trong đó có Mĩ và Nhật Bản.

33
Trong khi các nước lớn hợp tác và đấu tranh, cạnh tranh nhau để thiết lập trật
tự thế giới đơn cực hay đa cực, thì tuyệt đại đa số các quốc gia, dân tộc trên thế giới
vẫn kiên trì hợp tác và đấu tranh cho một trật tự thế giới công bằng, tốt đẹp, cho
mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Kinh tế toàn cầu năm 2015 [91] nhìn chung phát triển chậm và không ổn
định, dù đã xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Có thể thấy, sau hơn 7 năm diễn ra
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), kinh tế thế giới vẫn chưa lấy lại
được đà tăng trưởng như trước đó. Bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới
trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Nhịp độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới vẫn chưa được như mức dự báo. Theo số
liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015
là 2,4%, nhưng về cơ bản có thể thấy, những tác động của khủng hoảng tài chính và
nợ công đã không còn trầm trọng, kinh tế toàn cầu bắt đầu thích nghi dần với những
biến động về chính trị, an ninh.
Năng suất của cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều giảm thấp hơn
so với trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó, mức tăng trưởng
giữa các nước và nhóm nước không đồng đều. Kinh tế các nước phát triển tiếp tục
phục hồi nhưng chậm hơn kỳ vọng. Mỹ là nước có nền kinh tế phục hồi tích cực
nhất trong nhóm nước phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm còn 5%, tiêu dùng
và thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi. Khu vực đồng tiền chung châu Âu
(Eurozone) phục hồi yếu, tăng trưởng chậm với tốc độ là 1,5%, do phải xử lý cuộc
khủng hoảng “kép” gồm vấn đề nợ công và di cư, cùng tình trạng giảm phát và thất
nghiệp cao. Một cột trụ kinh tế khác của thế giới là Nhật Bản, cho dù tỷ giá đồng
Yên đã giảm giá đến 60% so với USD kể từ đạt mức đỉnh 73,35 Yên/USD (tháng
10-2011), tạo lợi thế cho hoạt động xuất khẩu nhưng đà phục hồi của kinh tế Nhật
Bản còn rất bấp bênh. Tổng nợ công vẫn cao gấp đôi so với GDP.
Các nền kinh tế đang phát triển vẫn tiếp tục giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp với
mức tăng trưởng 4,3% trong năm 2015. Năm 2015, tăng trưởng của khối 5 nước
thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) không như kỳ vọng. Nền kinh tế
Trung Quốc gặp khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu cải cách, mở cửa. Mặc dù đã áp

34
dụng nhiều biện pháp chặn đà tăng trưởng nhưng sản xuất công nghiệp Trung Quốc
vẫn suy giảm, xuất nhập khẩu vẫn trì trệ, thị trường nhà đất đóng băng, thị trường
chứng khoán biến động mạnh, đồng Nhân dân tệ phá giá, dự trữ ngoại hối giảm
mạnh… Mức tăng trưởng của Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,9% và lần đầu tiên
trong 25 năm qua tăng trưởng dưới mức 7%.

Biểu 1.5: GDP các nƣớc đang phát triển từ quý 1/2007 – quý 3/2015

Tới năm 2015, lại một lần nữa thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động
mạnh và phức tạp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009.
Những diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh đến tâm lý thị
trường tài chính - tiền tệ quốc tế, khiến nhiều thị trường chao đảo trong quý
III/2015. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã gây sốc trên thị trường tài
chính thế giới khi liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8-2015.
Năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục
giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên
liệu (chỉ số Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi
giá dầu thế giới tháng 12 -2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua,
chạm mức 35 USD/thùng. Việc dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu

35
cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực liên quan đến dầu. Hàng trăm ngàn
lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã phải nghỉ việc.
Sự đối đầu ngày càng trầm trọng giữa chủ nghĩa khu vực và hợp tác đa
phương, gây bất lợi đến tiến trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thế giới. Vòng
đàm phán Đô-ha của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được khởi động cách
đây 15 năm nhưng vẫn chưa kết thúc. Những tiến triển ít ỏi và chậm chạp của WTO
tạo cơ hội và động lực thúc đẩy trào lưu đàm phán hình thành những khu vực mậu
dịch tự do song phương và đa phương trong những quy mô khác nhau và với cấp độ
khác nhau. Ngay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2015 đánh dấu bằng
một loạt các động thái của các quá trình liên kết, hội nhập kinh tế. Cụ thể, đã xuất
hiện cơ cấu mới và tầm cỡ về tài chính liên quốc gia - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ
tầng châu Á (AIIB), thành lập theo đề nghị của Trung Quốc. Đầu tháng 12-2015,
Mỹ tiếp tục đạt thành quả trong ý tưởng đối trọng với Trung Quốc về kinh tế
thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) giữa Mỹ với 11 nước thành viên khu vực đã được ký kết. Đây
được xem là hiệp định của thế kỷ, TPP quy tụ các quốc gia đang nắm giữ tới 40%
GDP toàn cầu và có thể giúp kinh tế toàn cầu gia tăng thêm 300 tỷ USD mỗi năm.
TPP cũng là hiệp định thương mại mới nhất kể từ khi thành lập WTO, vượt xa
khuôn khổ thương mại hàng hóa và dịch vụ, hình thành các dây chuyền sản xuất
toàn cầu, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên... Tuy
nhiên, cũng chính vì thế mà nó sẽ xung đột với các quy tắc thương mại đa phương,
làm suy yếu nền tảng WTO và có khả năng sẽ điều chỉnh các vấn đề trọng yếu của
hợp tác kinh tế đương đại. Các quốc gia không nằm trong hiệp hội khu vực mới sẽ
phải tuân theo luật chơi mới của các nước lớn, mặc dù điều này có thể không phù
hợp với lợi ích của họ và các nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nhìn chung, phúc
lợi kinh tế từ một hiệp định thương mại song phương của một nền kinh tế phát triển
và đang phát triển thường không lớn nếu tính theo con số tuyệt đối.
Trong khu vực, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47 (AEM
47) 2015 ở Malaysia, các nước đã nhất trí thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
thành viên ASEAN, tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên cụ thể gồm [98]: Tăng

36
cường hội nhập kinh tế thông qua hài hòa các quy tắc, luật lệ, các tiêu chuẩn và thúc
đẩy sự minh bạch trong khu vực; đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ thông tin trong
thúc đẩy thương mại - đầu tư nội khối; thúc đẩy các tam giác tăng trưởng tiểu khu
vực, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư qua biên giới; đẩy mạnh tự
do hóa dịch vụ, bao gồm cả các dịch vụ tài chính và hội nhập thị trường vốn để
cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính cần thiết và cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích khu vực tư nhân chủ động
hơn trong hội nhập kinh tế. Theo các thỏa thuận và cam kết về kết nối ASEAN,
những sự hỗ trợ của các nước ASEAN-6 đã tập trung vào những ưu tiên và nhu cầu
cấp thiết của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong nỗ lực cải
thiện cơ sở hạ tầng mềm của các quốc gia, đem lại những tác động bền vững và lâu
dài đối với hội nhập khu vực, đồng thời tạo nguồn vốn cho các dự án phát triển.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO TRONG


QUAN HỆ VIỆT NAM – THÁI LAN
2.1. Nền dân chủ chính trị của hai nƣớc
Chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do như phương cách quan
trọng thúc đẩy hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong QHQT. Đây là
quan điểm được thể hiện rõ nhất trong thời kỳ đầu của lý thuyết này với trường phái
chủ nghĩa quốc tế tự do. Luận điểm này cho rằng khi nhân dân được hưởng các
quyền tự do dân chủ trong nền công hòa, nhân dân sẽ bầu ra được một chính phủ
đúng với ý nguyện của mình. Nhân dân vốn yêu hòa bình nên chính phủ đó sẽ thực
hiện chính sách đối ngoại hòa bình, khi nhân dân thế giới đều được hưởng quyền tự
do công hòa, chính phủ các nước trên thế giới đều sẽ thi hành chính sách đối ngoại
hòa bình. Khi đó, thế giới sẽ đạt được nền “hòa bình vĩnh viễn” theo như tinh thần
của Immanuel Kant.
Về điểm này thì cả Thái Lan và Việt Nam đều có thể đáp ứng được, tuy
nhiên nền dân chủ của Thái Lan vẫn tồn tại nhiều vấn đề hơn so với Việt Nam. Vấn
đề dân chủ trong chính trị của mỗi nước được thể hiện cụ thể như sau:
(1) Nền dân chủ Thái Lan:

37
Có một chi tiết đáng chú ý là tới tận giờ luật pháp Thái Lan gần như vẫn bảo
vệ "quyền đảo chính" của quân đội. Cụ thể luật Thiết quân luật 1914 nêu rõ quân
đội có "quyền lực cao hơn hẳn" các thể chế dân sự, trong việc duy trì trật tự và an
ninh công cộng.
Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái
Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol
Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha,
người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của
bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách”
và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan.
Bản hiến pháp tạm thời [52] có thể được đánh giá là chống lại các nhà chính
trị dân túy và nền chính trị dựa trên bầu cử, những thứ vốn từng gây ra cuộc đảo
chính quân sự năm 2006. Bản hiến pháp tạm thời có tất cả 48 điều, nhưng có thể nói
chỉ có 46 điều trong số đó có hiệu lực. Trong khi Điều 3 tuyên bố rằng quyền lực tối
cao thuộc về người dân Thái Lan và Điều 4 thừa nhận các quyền con người, sự tự
do, và sự bình đẳng của người dân trên cơ sở chính quyền dân chủ của Thái Lan và
các nghĩa vụ quốc tế, thì các điều khác của hiến pháp đã vô hiệu hóa nội dung của 2
điều trên. Ví dụ như Điều 44 trao cho thủ lĩnh chính quyền quân sự, tướng Prayuth,
quyền lực tối thượng trong việc ban hành luật lệ và thực hiện bất cứ thứ gì mà Hội
đồng thấy cần thiết bất chấp các quy tắc lập pháp, hành pháp và tư pháp, “vì lợi ích
của cải cách trong mọi lĩnh vực và tăng cường sự thống nhất và đồng thuận của
công chúng, hoặc để ngăn cản, chấm dứt và trấn áp mọi hành động làm xói mòn hòa
bình và trật tự của công chúng hoặc an ninh quốc gia, nền quân chủ, nền kinh tế
hoặc nền hành chính quốc gia, bất kể hành động đó phát sinh trong hoặc ngoài
vương quốc”. Bản hiến pháp bảo đảm rằng những mệnh lệnh của tướng Prayuth là
hoàn toàn “hợp pháp, hợp hiến và mang tính quyết định”, vì vậy làm cho các cơ chế kiểm
soát quyền lực trở nên không cần thiết. Vì bản hiến pháp không quy định về việc liệu Hội
đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia có giải thể sau khi bản hiến pháp chính thức được ban
hành (theo dự kiến sẽ được đưa ra tham khảo ý kiến người dân vào tháng 11/2016) hay

38
không, quyền lực rộng khắp của người đứng đầu hội đồng có thể sẽ tiếp tục được bảo đảm
trong bản hiến pháp mới theo cách này hay cách khác.
Bản hiến pháp tạm thời cũng báo hiệu sự phản kháng lại các chính trị gia và
nền chính trị dựa trên bầu cử. Nó quy định thành viên nội các được hình thành sau
đảo chính (Điều 20), thành viên của Nghị viện Lập pháp quốc gia (Điều 8) và các
thành viên của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp (Điều 33) không được là thành viên của
của các đảng phái chính trị trong 3 năm trước ngày được bổ nhiệm. Trong khi đó,
nó chuyển quyền lực chính trị sang cho các thành viên Hội đồng Hòa bình và Trật
tự Quốc gia, các sĩ quan quân sự và quan chức chính phủ. Thái Lan được cho rằng
đã quay trở lại nền chính thể quan liêu, nơi mà quân đội, các quan chức và nhóm lợi
ích của doanh nghiệp giành quyền điều khiển đối với những người đại diện dân cử. [38]
Hệ thống chính quyền hành chính địa phương được thiết lập thông qua Hiến
pháp năm 1997 và Luật Phân quyền năm 1999. Từ năm 2001, ngân sách dành cho
các cơ quan hành chính địa phương tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2014, các cơ
quan này được phân phối 622 tỷ Baht và chiếm 27,37% ngân sách của của chính
quyền trung ương. Hơn nữa, vào ngày 29/7/2014, Hội đồng chấm dứt một số dự án
tăng quyền cho địa phương được bắt đầu bởi chính phủ Yingluck bởi chúng được
cho là mang tính dân túy. Các dự án này bao gồm Quỹ phát triển cộng đồng hoặc
Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp địa phương và
Quỹ phát triển đô thị vùng miền. Hội đồng cũng chuyển đổi Quỹ phát triển phụ nữ
sang chịu sự quản lý của Bộ Nội vụ và Hội nông dân sang chịu sự quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Hợp tác. Cả hai chương trình này sẽ tiếp tục được đánh giá xem
chúng có nên được chấm dứt hoàn toàn hay không. [115]
Mặc dù bản Hiến pháp của Hội đồng là tạm thời, nhưng các mục tiêu của nó
chắc chắn sẽ được kế thừa trong bản Hiến pháp chính thức. Quyền lực của Hội đồng
chắc chắn sẽ chi phối công việc của Nghị viện Lập pháp Quốc gia (NLA). Rốt cuộc,
các Điều 6 và 30 cho phép Hội đồng bổ nhiệm tất cả thành viên của NLA và Hội
đồng Cải cách Quốc gia (NRC); và cả Hội đồng cùng NLA và NRC sẽ bổ nhiệm Ủy
ban Soạn thảo Hiến pháp. Điều này cho thấy nhiều khả năng mục tiêu của hiến pháp
tạm thời sẽ áp đảo trong bản Hiến pháp mới.

39
Kể từ cuộc đảo chính 2006, các tiêu chuẩn kép được nhận thấy từ hệ thống tư
pháp và các tổ chức độc lập chống lại các đảng phái thân Thaksin đã gây ra sự giận
dữ trong các cử tri ủng hộ dân chủ. Đã có những lời kêu gọi mạnh mẽ hơn yêu cầu
cần phải có các cải cách thực sự đối với các tổ chức này nhằm khiến chúng có trách
nhiệm hơn với người dân. Tuy nhiên, các tổ chức này có thể sẽ không bao giờ được
cải cách một khi chúng còn là công cụ của giới tinh hoa thủ cựu để chống lại phong
trào dân chủ.
(2) Nền dân chủ Việt Nam:
Dân chủ ở nước ta được thể hiện, mở rộng và có cơ chế để đảm bảo thực
hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật, tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước. Dân chủ thực sự về kinh tế thể hiện qua cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho mọi công dân phát huy được
quyền tự chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh. Mọi công dân có quyền lao động
và hưởng thành quả lao động theo năng lực và sự đóng góp của mình, có quyền tự
do kinh doanh, sản xuất, đầu tư… Nhà nước còn có những chính sách thiết thực để
khuyến khích người dân phát triển kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ ở Việt Nam thể hiện rõ nét qua các quy
định được nêu lên trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà
nước của dân, do dân, vì dân” [5]. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân chứ
không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân
thực hiện quyền dân chủ của mình qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân
có quyền tố cáo, khiếu nại những người có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ
quan có thẩm quyền giải quyết. Trong lĩnh vực tôn giáo, công dân có quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động và lôi kéo nhân dân làm việc trái
pháp luật. Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do đi lại, tự do cư trú, có quyền học tập, khám chữa bệnh và đặc biệt là quyền được
thể hiện chính kiến của bản thân về việc xây dựng nhà nước và xã hội Việt Nam.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước
là thống nhất, nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ

40
quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp. [2]
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Ðảng ta đã chỉ rõ một trong những
nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội không ngừng tiến lên. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm
1991 đã ghi: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân
dân”. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo
hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được
thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Trải qua
gần 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, nền dân chủ XHCN ở
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận. [3]
Mang trong mình những bản chất ưu việt của nền dân chủ XHCN và những
thành tựu đã đạt được đã thể hiện rõ nét việc nền dân chủ XHCN của Việt Nam đã
và đang xây dựng đã thực sự đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, của dân tộc;
bên cạnh đó cùng đã thực hiện được một cách tốt nhất công cuộc đổi mới xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, hoàn thiện hệ thống chính trị, kỷ
cương, pháp luật dựa trên quyền làm chủ của nhân dân.
Dù có nhiều điểm riêng khác biệt về nền dân chủ ở mỗi nước như vậy, nhưng
sự hợp tác giữa hai quốc gia vẫn hoàn toàn có thể tạo ra được một mối quan hệ “hòa
bình vĩnh viễn” tốt đẹp; có thể thấy việc nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược
cùng với sự ổn định an ninh trong khu vực vào thời kỳ hiện nay là một minh chứng
rõ nét cho vấn đề này.
2.2. Phát triển kinh tế thị trƣờng hai nƣớc
Chủ nghĩa Tự do, nhất là những người dựa trên Chủ nghĩa Tự do kinh tế,
cũng coi phát triển kinh tế thị trường như phương cách quan trọng khác để thúc đẩy
hợp tác, đảm bảo an ninh và duy trì hòa bình trong QHQT. Kinh tế thị trường được

41
xây dựng trên cơ sở tự do kinh tế và phần nào đó là tự do chính trị. Kinh tế thị
trường tác động tới QHQT bằng nhiều tác động khác nhau. Thứ nhất, kinh tế thị
trường giúp đem lại lợi ích kinh tế và thịnh vượng mà tất cả đều cần. Điều này thúc
đẩy lợi ích chung trong QHQT. Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải
thúc đẩy hợp tác bởi đây là phương thức quan hệ chủ yếu trong kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường luôn có xu hướng mở rộng thị trường ra bên ngoài và điều này
buộc các quốc gia đều phải tìm cách mở rộng hợp tác trong QHQT. Thứ ba, kinh tế
thị trường dẫn đến yêu cầu phải duy trì môi trường an ninh để phát triển. Điều này
tạo ra áp lực từ trong nước đối với chính sách đối ngoại theo hướng hòa bình. Cạnh
tranh là cần thiết và không tránh khỏi trong kinh tế thị trường nhưng được điều
chỉnh bằng pháp luật và được kiềm giữ ở mức độ nhất định không cho leo thang
thành xung đôt cao hơn. Lý do của điều này được các nhà Chủ nghĩa Tự do giải
thích là cái lợi cho hợp tác phát triển kinh tế thường cao hơn và lâu dài hơn cái lợi
thu được từ xung đột, cái giá phải trả cho xung đột thường là lớn hơn cái giá duy trì
quan hệ hợp tác trong kinh tế thị trường. Tính toán lý trí như vậy khiến các quốc gia
đều tìm cách duy trì hợp tác bất chấp cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
Lợi ích kinh tế thị trường của hai nước đối với nhau được thể hiện ở những
điểm sau:
(1) Trao đổi thương mại song phương
Việt Nam và Thái Lan – đang dần tiến sát nhau trong cuộc đua trở thành
quốc gia có giá trị gia tăng cao hàng đầu khu vực. Thái Lan và Việt Nam xuất phát
điểm để phát triển kinh tế gần tương đồng nhau khi có dân số gần tương đương
nhau, và nhất là vào thập niên 50 hai nước có cùng trình độ phát triển. Theo tài liệu
của ECAFE tiền thân của ESCAP thuộc UN, vào năm 1954 GNP bình quân đầu
người của Việt Nam là 117 USD trong khi đó Thái Lan vào năm 1952 là 108 USD.
Tuy nhiên, những năm sau đó, Thái Lan phát triển vượt bậc về mọi mặt so với Việt
Nam. Một loạt khó khăn ập đến với Thái Lan bắt đầu bằng những trận lụt hoành
hành kéo dài năm 2010, những bế tắc trong chính trị, và các cuộc đảo chính quân
sự, khiến Thái Lan phải chứng kiến nước láng giềng Việt Nam thu hút một lượng

42
lớn vốn FDI vượt trội trong khu vực, qua đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nền kinh tế.
Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, và sẽ chiếm lĩnh được
thị trường, đặc biệt với cơ hội từ việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) với các nguyên tắc xuất xứ linh hoạt.Việt Nam là quốc gia sản xuất có
giá trị gia tăng cao hơn. Việt Nam có thể chiếm lĩnh được thị phần nhiều hơn từ các
nền kinh tế sản xuất có giá trị gia tăng ở mức trung bình như Thái Lan, nhờ vào việc
leo cao hơn trong chuỗi giá trị thông qua việc chuyển giao kiến thức từ các doanh
nghiệp FDI thu hút được trong lĩnh vực điện tử. Hơn nữa, Việt Nam cũng là trung
tâm của du lịch và logistics. Khi Việt Nam dịch chuyển cao hơn trong chuỗi giá trị,
sự phát triển một trung tâm logistics theo chiều sâu dọc bờ biển sẽ giúp Việt Nam
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vùng duyên hải đáng kể hơn, hiệu quả hơn. Cơ
sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy nền du lịch của Việt Nam phát triển sâu hơn.
Bảng 2.1: So sánh chỉ số phát triển kinh tế 2 nƣớc năm 2014
Việt Nam Thái Lan

Dân số:
Năm 2014: Ước tính 90,6 triệu Năm 2014: Ước tính 68,7 triệu
Năm 2017: Dự báo 96,4 triệu người Năm 2020: Dự báo 69,3 triệu người
GDP bình quân đầu ngƣời danh nghĩa:
Năm 2014: 2.048 USD Năm 2014: 5.898 USD
Năm 2017(dự báo): 3.225 USD Năm 2020 (dự báo): 7.271 USD
Tăng trƣởng GDP danh nghĩa:
Dự báo đạt 8,8%/năm trong 5 năm tới Dự báo đạt 5,5%/năm trong 5 năm tới
Các ngành công nghiệp chủ chốt(tỷ trọng GDP):
1. Chế biến, chế tạo (19,7%) 1. Chế biến, chế tạo (28,5%)
2. Nông nghiệp (13,2%) 2. Bán buôn, bán lẻ (14,7%)
3. Bán buôn, bán lẻ (13,8%) 3. Vận tải, kho bãi, giao thông (9,7%)
4. Bất động sản, cho thuê và kinh doanh
4. Khai khoáng (8,8%) (8,3%)
5. Xây dựng (6,0%) 5. Trung gian tài chính (6,4%)
Các ngành tăng trƣởng nhanh (tốc độ bình quân 3 năm):

43
1. Khai khoáng (31,1%) 1. Trung gian tài chính (37%)
2. Thủy sản (26,2%) 2. Khách sạn và Nhà hàng (22,5%)
3. An ninh cộng đồng, xã hội và cá nhân
3. Giáo dục, đào tạo (25,5%) (21,3%)
4. Nông nghiệp (22,4%) 4. Vận tải, kho bãi, giao thông (19,5%)
5. Khách sạn và Nhà hàng (22,0%) 5. Cung cấp điện, nước, khí đốt (15,5%)
Mặt hàng xuất khẩu chính (năm 2014):
1. Điện thoại và linh kiện (17,1%) 1. Máy móc (42,9%)
2. Hàng dệt, may (13,5%) 2. Lương thực (12,6%)
3. Máy tính và thiết bị điện tử (7,8%) 3. Sản phẩm chế biến, chế tạo (12,6%)
4. Giày dép (7,2%) 4. Hóa chất (10,9%)
5. Nhiên liệu khoáng và dầu nhờn
5. Dầu thô (6,1%) (9,0%)
Mặt hàng xuất khẩu tăng trƣởng nhanh nhất (5 năm qua):
1. Điện thoại và linh kiện (từ 0% lên
13,2% một năm) 1. Bia rượu và thuốc lá (21,1%)
2. Máy tính và thiết bị điện tử (44,7%) 2. Dầu mỡ động vật, thực vật (13,5%)
3. Cao su (39,7%) 3. Hóa chất (13,4%)
4. Hạt tiêu (34,9%) 4. Nguyên liệu thô (8,2%)
5. Nhiên liệu khoáng và dầu nhờn
5. Cà phê (30,1%) (7,7%)
Mặt hàng nhập khẩu chính (năm 2014):
1. Máy móc và thiết bị (14,1%) 1. Máy móc (35,0%)
2. Nhiên liệu khoáng và dầu nhờn
2. Sản phẩm điện tử (12,7%) (21,1%)
3. May mặc (6,5%) 3. Sản phẩm chế biến, chế tạo (16,5%)
4. Xăng dầu (5,1%) 4. Hóa chất (10,3%)
5. Sản phẩm thép (5,3%) 5. Lương thực (4,6%)
Mặt hàng nhập khẩu tăng trƣởng nhanh (5 năm qua)
1. Phân đạm (77,0%, biến động nhiều) 1. Dầu mỡ động vật, thực vật (18,1%)
2. Nhiên liệu khoáng và dầu nhờn
2. Sản phẩm điện tử (49,7%) (12,8%)
3. Bông (37,1%) 3. Bia rượu và thuốc lá (11,4%)

44
4. Lúa mì (33,8%) 4. Lương thực (10,9%)
5. Sợi (22,4%) 5. Vàng (10,6%)
Dự trữ ngoại hối:
35 tỷ USD 150,6 tỷ USD tính đến tháng 5/2015

Bảng 2.2: So sánh chỉ số phát triển 2 nƣớc năm 2010 - 2015

2010 2011 2012 2013 2014 2015


Dân số 67.3 67.6 68 68.3 68.7 68.8
86.9 87.8 88.8 89.7 90.6 91.6
GDP trên đầu 4,725 5,495 5,842 6,166 5,894 5,732
người (USD)
1,169 1,373 1,754 1,894 2,032 2,036
GDP (tỷ 318 372 397 421 405 395
USD) 102 121 156 170 184 186
Tốc độ tăng 7.8 0.8 7.2 2.7 0.8 2.8
trưởng (GDP
6.4 6.2 5.2 5.4 6 6.7
%)
Tiêu thụ (%) 4.8 1.8 6.7 1.1 0.6 2.1
8.2 4.1 4.9 5.2 6.1 -
Đầu tư (%) 9.4 4.9 10.7 -1 -2.4 4.7
10.9 -7.8 1.9 5.3 9.3 -
Sản phẩm 14.2 -7.5 10.6 2.4 -5.2 0.3
công nghiệp
15.3 13.5 4.8 5.9 7.5 9.8
(%)
Tỷ lệ thất 0.7 0.4 0.5 0.6 0.6 0.7
nghiệp 4.3 3.6 3.2 3.6 3.4 -
Cân bằng tài -1.5 -1.6 -4.4 -2.4 -2.2 -
chính (% of
-2.8 -0.5 -3.4 -4.7 -4.4 -
GDP)
Nợ công (% 42.3 38.1 40.2 42.3 42.8 44.4
of GDP) 48.4 46.5 48.6 52.6 57.2 -
Tỷ lệ lạm 3.3 3.8 3.0 2.2 1.9 -0.9
phát (CPI) 9.2 18.7 9.1 6.6 4.1 0.6

45
Lãi suất chính 2.00 3.25 2.75 2.25 2.00 1.50
sách (%)
9.00 15.00 9.00 7.00 6.50 6.50
Tỷ lệ ngoại 30.1 31.64 30.58 32.76 32.92 36.04
hối (vs USD)
19,498 21,034 20,840 21,095 21,388 22,485
Cân bằng 29.5 17.0 6.7 6.8 24.6 34.6
thương mại
-12.1 -8.9 2.0 0.4 0.8 -4.1
(tỷ USD)
Xuất khẩu (tỷ 191 220 226 226 225 212
USD ) 71.7 95.4 114 133 150 162
Nhập khẩu (tỷ 161 203 219 219 200 177
USD) 83.8 104 112 133 149 166
Dự trữ quốc 172 175 182 167 157 157
tế (USD)
12.5 13.5 25.6 25.9 34.2 -
Nợ nước 31.6 28.1 32.9 33.7 34.8 -
ngoài
44.2 44.0 38.0 38.5 39 -
(%GDP)
Ghi chú: chỉ số trên của Thái Lan, chỉ số dưới của Việt Nam
(Tổng hợp nguồn Focus-Economics)5

Bước sang những năm đầu của thế kỉ 20, kim ngạch thương mại hai chiều
giữa Việt Nam – Thái Lan tăng mạnh; Tháng 12 năm 2006, thủ tướng hai nước đã
đặt mục tiêu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD, tuy
nhiên mới đến năm 2007, đã đạt 4,7 tỷ USD, tăng 20,4 % so với mức gần 4 tỷ USD
năm 2006. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kim ngạch buôn bán
giữa hai nước giảm đạt gần 5,8 tỷ USD, thấp hơn mức 6,2 tỷ của năm 2008.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan
thời kỳ 2006 – 2011
(Đơn vị: triệu USD)

5
http://www.focus-economics.com/countries/thailand và http://www.focus-economics.com/countries/vietnam

46
Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng kim ngạch Xuất khẩu ròng từ
Năm khẩu sang Thái khẩu từ Thái XNK Việt Nam - Việt Nam sang
Lan Lan Thái Lan Thái Lan
2006 930,2 3034,4 3964,6 -2104,2
2007 1030 3744,2 4774,2 -2714,2
2008 1288,5 4905,6 6194,1 -3617,1
2009 1314,2 4471,1 5785,3 -3156,9
2010 1182,8 5602,3 6785,1 -4419,5
2011 1792,2 6383,6 8175,8 -4591,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong hai năm 2010 và 2011 vừa qua, bối cảnh kinh tế thế giới nói chung
gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế suy thoái và ảm đạm. Kinh tế Thái Lan nói riêng lại
chịu thêm những tác động tiêu cực từ bất ổn chính trị và thiên tai lũ lụt. Trong khi
đó kinh tế Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, kim ngạch thương mại
hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan không những không giảm đi mà vẫn giữ được
xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy tiềm năng và triển vọng phát triển rất lớn
trong quan hệ thương mại hai nước.
Nhìn chung, trong khu vực ASEAN, Thái Lan luôn là một trong những bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam. Về kim ngạch nhập khẩu, Thái Lan luôn là nhà cung
cấp lớn thứ 2 của Việt Nam trong khu vực, chỉ sau Singapore. Còn Việt Nam hiện
cũng nằm trong nhóm những quốc gia ASEAN có kim ngạch xuất khẩu nhiều nhất
vào Thái Lan.

47
Biểu 2.1: Diễn biến thƣơng mại Việt Nam – Thái Lan trong các năm 2012, 2013
và 11 tháng 2014

(Nguồn: Hải Quan Việt Nam)


Theo số liệu được công bố vào tháng 9 năm 2014 của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Thái Lan trong
năm 2013 là 479 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với năm 2012. Trong đó xuất khẩu đạt
228,5 tỷ USD (xếp thứ 24 trên toàn cầu bao gồm cả trao đổi nội khối EU) và nhập
khẩu đạt 250,7 tỷ USD (xếp thứ 21 trên toàn cầu bao gồm cả trao đổi nội khối EU).
Đối với Việt Nam, Thái Lan là một trong những đối tác xuất nhập khẩu lớn
với tổng trị giá trao đổi thương mại luôn nằm trong 10 các quốc gia có quan hệ
thương mại lớn nhất với Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,
trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Thái
Lan đạt 9,17 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam
sang thị trường Thái Lan đạt 2,86 tỷ USD, tăng gần 9,2% và nhập khẩu hàng hóa
vào Việt Nam có xuất xứ từ Thái Lan đạt gần 6,32 tỷ USD, tăng 9,07%.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng đầu
năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu sang Thái Lan 2,94 tỷ USD hàng hóa, tăng 10,5%
so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Trong khi
đó, trị giá nhập khẩu từ quốc gia này đạt 6,44 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Như vậy, trong 11 tháng tính từ đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 3,5
tỷ USD trong thương mại song phương với Thái Lan. [99]

48
Những con số đã nói lên điều này: tổng kim ngạch thương mại song phương
hai nước đạt 10 tỷ USD (năm 2013), tính đến tháng 9-2014 đạt 7,6 tỷ USD, tăng
11% so với cùng kỳ năm 2013. Với Việt Nam, Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn
thứ 2 trong ASEAN. Còn ở chiều ngược lại thì Thái Lan hiện đang ở vị trí dẫn đầu
trong những nước cung cấp hàng hóa cho Việt Nam. [100]
Những mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan như nhiên liệu
(dầu thô, than đá); sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; nông sản; dệt may...Và
Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan các linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, dược phẩm...
Năm 2009, trong khuôn khổ hội nhập Việt Nam và Thái Lan đã thỏa thuận giảm
thuế cho 92% các mặt hàng nhập khẩu giữa hai nước.

Trong năm 2014 vừa qua, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan
tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các mặt hàng Việt Nam xuất
khẩu sang Thái Lan khá phong phú, từ sắt cuốn nguội, cà phê, gia vị, nông sản, thủy
sản, văn phòng phẩm, bánh kẹo, thực phẩm chế biến... Tuy nhiên, nếu biết tận dụng
tốt các lợi thế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác tốt hơn nữa về thị
trường này... Nhiều mặt hàng Việt Nam đã vào Thái Lan như thực phẩm chế biến,

49
bánh kẹo, hoa quả chế biến, lương thực, cá tươi, cá sấy khô, các mặt hàng vật liệu
xây dựng như gạch ốp lát, sứ men hay gỗ chế biến...Hầu như các tỉnh phía bắc nước
này, ngay cả những vùng quê hẻo lánh, đều có hàng Việt Nam [94]. Một số mặt
hàng Việt Nam như Vinamit, đồ sứ xây dựng, văn phòng phẩm của Thiên Long...
rất được bà con Việt kiều tại khu vực này ưa chuộng. Do hoạt động sản xuất bị ảnh
hưởng nặng bởi đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, nhiều công ty của Thái Lan đã chuyển
sang nhập khẩu hàng nước ngoài, trong đó có hàng Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu
trong nước cũng như tái xuất sang các nước khác. Hiện Thái Lan quan tâm các mặt
hàng nông sản, rau củ quả Việt Nam, đặc biệt su hào, nhãn, vải thiều... Nếu làm tốt
công tác xúc tiến thương mại, hàng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội vào Thái Lan, nhờ
lợi thế nhất định là thu hoạch không trùng với vụ thu hoạch của Thái Lan. Ngay cả
các mặt hàng như linh kiện ôtô, xe máy, điện tử... cũng hoàn toàn có cơ hội xuất
khẩu sang Thái Lan. Có thể nói người tiêu dùng Thái Lan đánh giá hàng Việt Nam
rất tốt nhờ chất lượng đảm bảo và ổn định hơn hàng Trung Quốc. Vì vậy, hàng Việt
Nam có nhiều khả năng cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, mẫu
mã và chủng loại cần quan tâm cải tiến để bắt mắt hơn với người tiêu dùng.
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng gia dụng
nhập khẩu từ Thái Lan, được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng. Hội chợ
hàng tiêu dùng Thái Lan đã trở thành hội chợ thường niên ở Việt Nam và thu hút
được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng [92]. Sau hàng Trung Quốc, nhiều mặt
hàng có xuất xứ từ Thái Lan đang đổ vào Việt Nam với tốc độ chóng mặt. Nguyên
nhân, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng Thái không xuất
được vào châu Âu, Mỹ… đã tràn sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Điều đặc biệt, người tiêu dùng Việt đón nhận hàng Thái khá cởi mở và có xu hướng
dùng hàng Thái thay hàng Trung Quốc. Chất lượng của hàng Thái cũng cao hơn
hàng Trung Quốc. Tần suất xuất hiện của hàng hóa xuất xứ từ Thái Lan ngày càng
dày đặc trên các kệ hàng siêu thị, trong các khu chợ lớn. Theo giới kinh doanh, hàng
Thái vào Việt Nam bẳng khá nhiều đường và dù bằng đường nào cũng cạnh tranh
được với hàng nội. Ngoài đường chính ngạch, hàng Thái xách tay mới thật sự sôi
động. Chi phí đi Thái rẻ, tìm nguồn hàng không khó nên kinh doanh hàng Thái xách

50
tay được xem như một vốn bốn lời. Đặc biệt nhiều mặt hàng thời trang, mỹ phẩm
của Thái khá sắc sảo, giá bình dân… nên đang chiếm lĩnh thị trường khá nhanh.
Một trong những nguyên nhân hàng Thái dễ dàng tiếp cận nữa là tại Thái Lan có
những công ty chuyên nhận dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nghĩa là chỉ
cần nhà kinh doanh gửi đơn hàng yêu cầu, công ty này sẽ lo thủ tục, tìm nguồn hàng
và chi phí sẽ được trả trên đầu hàng. Chính sự hỗ trợ đặc biệt này, những người
kinh doanh mới vào nghề cũng có thể dễ dàng “đánh” hàng Thái.
(2) Hợp tác và Đầu tư
Việc Thái Lan thường xuyên xảy ra bất ổn chính trị, dẫn đến việc bị thất
thoát và ngưng trệ trong phát triển kinh tế khiến cho họ không thể không hợp tác
với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam nhằm cứu vãn nền kinh tế bất ổn,
điển hình nhất là ngành du lịch, một ngành kinh tế dịch vụ chính của đất nước này.
Ngành công nghiệp du lịch ở Thái Lan thường đóng góp khoảng 10% cho tăng
trưởng kinh tế ở nước này. Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan, bà Kobkarn
Wattanavrangkul cho biết thu nhập từ ngành du lịch của nước này trong năm 2015
đã tăng 18%, vào khoảng 10 tỷ baht (27,5 triệu USD) so với năm 2014 và dự kiến
sẽ tăng vượt chỉ tiêu trong năm nay. Trong năm 2015, Thái Lan cũng đã thu hút
lượng khách du lịch kỷ lục là 29 triệu lượt khách, vượt qua mục tiêu dự kiến đầu
năm là 28 triệu lượt khách. [101] Trong đó chiếm tỷ trọng không nhỏ là những
khách du lịch đến từ Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển du lịch mới năm 2015, Thái Lan cũng xem trọng
sự cân bằng giữa phát triển du lịch và xã hội-môi trường đồng thời hướng tới tận
dụng các lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Các chương trình "Hai
quốc gia, Một điểm đến" sẽ được triển khai mạnh với sự liên kết du lịch của các
nước láng giềng như Myanmar, Malaysia, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cùng với
chiến lược phát triển du lịch, Thái Lan cũng định đưa ra các biện pháp đảm bảo an
ninh với Hệ thống Xử lý Hành khách tiên tiến (APPS) tại 32 sân bay khác trên toàn
quốc vào năm 2016. Còn đối với Việt Nam thì việc phát triển ngành du lịch còn đòi
hỏi phải học hỏi cũng như hợp tác nhiều với ngành du lịch Thái Lan.

51
Đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam góp phần quan trọng vào công cuộc phát
triển kinh tế, xã hội của cả hai nước, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trực tiếp
và lao động gián tiếp trong xây dựng và dịch vụ khác. Các nhà đầu tư Thái Lan đầu
tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, từ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp,
xây dựng khu đô thị mới, khách sạn du lịch đến các dự án trong lĩnh vực công
nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ nhưng tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và
xây dựng. Số dự án ngày càng tăng với quy mô vốn đầu tư tương đối cao. Các dự án
đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài,
tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nhìn
chung, các dự án đều hoạt động hiệu quả cao, có sản phẩm tham gia tích cực vào
lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các nhà đầu tư Thái Lan chọn Việt Nam
vì họ thấy rõ tiềm năng phát triển và những điều kiện ưu đãi của Việt Nam. Bên
cạnh đó là những hải cảng mới như ở Vũng Tàu sẽ phụ trách toàn bộ các quốc gia
vành đai biển Thái Bình Dương vì vậy đầu tư vào Việt Nam sẽ giúp Thái Lan có thể
xuất khẩu sang các nước khác.

Bảng 2.4: Đầu tƣ trực tiếp của Thái Lan vào Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Số dự án lũy kế 125 160 169 215 240
Tổng số vốn đầu tư (tỷ USD) 1,5 1,56 1,66 2,96 5,84
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Về hợp tác đầu tư, tính đến tháng 10-2014, Thái Lan có 365 dự án đầu tư tại
Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 6,63 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số những quốc
gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có 7 dự án đầu tư vào Thái
Lan với số vốn 11,35 triệu USD. [78]

52
Biểu 2.2: Đầu tƣ Thái Lan vào Việt Nam giai đoạn 2012 – T2/2016

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, http://fia.mpi.gov.vn)


Năm 2015, Các nhà đầu tư Thái Lan có hơn 400 dự án vào Việt Nam, tương
đương với hơn 7 tỷ USD. Mặc dù vậy, Thái Lan lại tụt hạng, xếp thứ 14 trong các
nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Và tính đến tháng 2/2016, Các nhà đầu tư Thái
Lan có 428 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,88 tỷ USD,
xếp thứ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong
đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được các đại gia Thái Lan xem là thị
trường 'màu mỡ' nhất với khoảng 200 dự án, chiếm gần 7 tỷ USD vốn đầu tư, tương
đương 88% vốn đầu tư của Thái Lan tại Việt Nam. Đứng thứ hai là lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Còn lại tập trung vào các ngành bán lẻ, xây dựng…
[104]
Cơ cấu này nhìn chung phản ánh đúng cách đánh giá lợi thế và sự lựa chọn
hướng đầu tư của các nhà kinh doanh Thái Lan đối với Việt Nam. Đa số dự án đầu
tư của Thái Lan có xu hướng tận dụng nguồn lao động dồi dào và rẻ của Việt Nam
(công nghiệp chế biến và dịch vụ khách sạn). Một số dự án hướng vào việc tạo địa
bàn cho hoạt động kinh doanh lâu dài và có hiệu quả (tài chính, ngân hàng). Về cơ

53
bản cơ cấu các dự án đầu tư của Thái Lan cũng phù hợp với định hướng gọi vốn đầu
tư nước ngoài của Việt Nam, có tác động tạo công ăn việc làm cho người lao động
và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.
Như vậy ta có thể thấy những lợi ích rất rõ ràng về mặt kinh tế trong mối
quan hệ Việt Nam – Thái Lan gồm:
Thứ nhất, việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Thái Lan đem lại cho Việt
Nam những nguồn lợi về kinh tế: tăng kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, từ đó tạo ra thu
nhập quốc dân, tạo ra việc làm cho người lao động, thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển. Nhất là khi những thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam
như EU, Nhật Bản đang gặp rất nhiều khó khăn thì việc tăng cường hợp tác, quan
hệ với các nước trong khu vực nói chung, với Thái Lan nói riêng lại càng trở nên
quan trọng hơn, giúp chúng ta đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, giảm thiểu rủi
ro và sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Bên cạnh việc tăng cường trao đổi hàng hóa giữa hai nước thì mối quan hệ
hợp tác Việt Nam - Thái Lan còn mở ra cơ hội cho mỗi nước tiếp cận, tăng cường
trao đổi hàng hóa với các thị trường thứ ba khác nữa. Ví dụ thông qua Thái Lan,
hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Thái Lan sẽ có cơ hội tiếp cận với không chỉ
người tiêu dùng Thái Lan mà là người tiêu dùng trên toàn thế giới, nhất là khi Thái
Lan lại là đất nước du lịch nổi tiếng.
Thứ hai, vai trò của Thái Lan trong ASEAN trên phương diện kinh tế cũng
không kém phần quan trọng, với vị trí trung tâm lục địa Đông Nam Á, Thái Lan
như là một trạm trung chuyển, một cửa ngỏ để tiến vào các nền kinh tế mới nổi khu
vực hạ nguồn sông Mê Kông rộng lớn, trong khi vị trí của nó với Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) giúp dễ dàng tiếp cận với khu vực được xem như thị
trường kinh tế đang phát triển lớn nhất hiện nay. Ở cấp độ khu vực và trong khuôn
khổ AFTA, Thái Lan là nước tích cực cổ vũ cho việc đảm bảo tiến trình AFTA
được thực hiện đúng hạn. Có thể nói, Thái Lan là một trong những nước có vai trò
rất lớn cho sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Thậm chí có những thời kỳ Thái
Lan hầu như quyết định và chi phối mọi hoạt động của ASEAN, đặc biệt là trong
chính sách đối ngoại.

54
Với vai trò là một thành viên chủ chốt, một trong những nền kinh tế lớn của
khu vực ASEAN như vậy thì Thái Lan có một vị thế nhất định, có một tiếng nói
nhất định trong diễn đàn khu vực. Việc tăng cường hợp tác với Thái Lan sẽ giúp
chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của nước bạn trong các diễn đàn khu vực và trên
cả các diễn đàn quốc tế.
Thứ ba, qua phần trình bày tổng quan về Thái Lan ở trên, có thể dễ dàng
nhận thấy rằng Việt Nam và Thái Lan có tiềm năng và điều kiện phát triển rất giống
nhau. Ngoài ra, mô hình phát triển ngoại thương của Thái Lan cũng được xem là mô
hình gần gũi nhất với Việt Nam (bên cạnh mô hình của Malaysia) và nước bạn lại đi
trước chúng ta cả thập kỉ về phát triển kinh tế. Mối quan hệ hợp tác với Thái Lan vì
thế sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong việc học hỏi các kinh nghiệm phát
triển, “mở cửa” của Thái Lan cũng như rút ra được bài học kinh nghiệm từ những
thất bại và khủng hoảng mà Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó, việc hợp tác mở ra
nhiều triển vọng để Việt Nam và Thái Lan phát triển mạnh những sản phẩm, lĩnh
vực mà cả hai cùng có thế mạnh.
2.3. Sự tham gia của các chủ thể phi quốc gia
Chủ nghĩa tự do cho rằng trong QHQT, bên cạnh quốc gia còn các chủ thể
phi quốc gia như tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia...Một số nhà chủ nghĩa tự
do còn đi xa hơn khi coi các tổ chức tôn giáo quốc tế, nhóm sắc tộc ly khai, tổ chức
khủng bố quốc tế...cũng là chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể phi quốc gia đang tham
gia ngày càng nhiều vào QHQT với vai trò ngày càng tăng. Và điều này đang làm
QHQT thay đổi theo ít nhất ba cách. Thứ nhất, sự tham gia vào QHQT của các chủ
thể này khiến cho QHQT trở thành sự đan xen lợi ích giữa nhiều chủ thể khác nhau
chứ không còn bị chi phối chỉ bởi mỗi lợi ích và toan tính của quốc gia. Sự tồn tại
của các chủ thể phi quốc gia khiến quốc gia không còn một mình tự tung tự tác
trong QHQT như trước kia nữa. Thứ hai, các chủ thể phi quốc gia có lợi ích và quan
niệm không giống với lợi ích quốc gia. Chúng chủ yếu theo đuổi hòa bình và hợp
tác nên QHQT không còn chỉ mỗi xung đột như quan niệm của chủ nghĩa hiện thực.
Thứ ba, không những thế, bản thân quốc gia cũng buộc phải thay đổi bởi sự tồn tại
của chủ thể phi quốc gia. Các chủ thể này không chỉ kết hợp, bổ sung mà còn tác

55
động tới quốc gia, thậm chí trong nhiều trường hợp còn thay thế quốc gia. Điều này
làm giảm vai trò và tính tự trị của quốc gia trong QHQT cũng như làm xói mòn chủ
quyền quốc gia. Và tất nhiên, khi chủ thể thay đổi, QHQT cũng sẽ thay đổi theo.
Một vài chủ thể phi quốc gia có tác động mạnh trong mối quan hệ Việt Nam
– Thái Lan như:
(1) Tổ chức quốc tế
Các tổ chức mà Việt Nam và Thái Lan đều đã là thành viên như Quỹ tiền tệ
quốc tế (The International Monetary Fund, IMF); Ngân hàng thế giới (The World
Bank, WB); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…
- ASEAN: ASEAN luôn tuân theo các nguyên tắc chính như [89]: Cùng tôn
trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả
các dân tộc; Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình,
không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; Không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau; Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, thân thiện, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; Hợp tác với nhau một cách có
hiệu quả. Bên cạnh đó còn tồn tại một số các nguyên tắc không thành văn, không
chính thức song các nước đều hiểu và tôn trọng áp dụng, đó là nguyên tắc có đi có
lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn
đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
Dưới những nguyên tắc chung như vậy thì giữa Thái Lan với các nước thành
viên khác của ASEAN đã bước vào giai đoạn phát triển toàn diện (kể cả với những
nước thành viên mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam). Thái Lan đã cùng
với những nước thành viên của ASEAN cam kết thúc đẩy tiến trình hợp tác trong
khuôn khổ hợp tác vì sự đoàn kết ASEAN (Initiative for ASEAN Integration: IAI).
Với tiến trình này, các thành viên cũ của ASEAN sẽ cùng nhau thực hiện các dự án
giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên mới là Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam để
các nước này có khả năng phát triển ngang tầm với các nước thành viên cũ nhằm
thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch kinh tế giữa các nước thành viên cũ và mới
để hướng tới mục tiêu vì sự đoàn kết trong tương lai.

56
Và cũng kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 đến nay, quan hệ
giữa hai nước thành viên ASEAN có chung lợi ích cả chiều rộng và chiều sâu này
đã có những bước phát triển nhảy vọt. Hai bên thường xuyên tiến hành trao đổi tiếp
xúc cấp cao và các cấp. Năm 2004, hai nước đã tiến hành cuộc họp Chính phủ
chung lần thứ nhất. Đây là cơ chế hợp tác song phương tầm vĩ mô do Thủ tướng hai
nước đồng chủ trì, đề ra các định hướng lớn trong quan hệ hữu nghị và hợp tác
nhiều mặt giữa hai nước. Tháng 6-2013, nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc
Thái-lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước đã quyết định nâng
tầm quan hệ song phương thành đối tác chiến lược. Đây là bước tiến quan trọng, là
dấu mốc lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Thái-lan, mở ra triển vọng mới góp phần
thúc đẩy và phát triển mối quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó và bền vững,
đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Pray-út Chan Ô-cha tháng
11-2014, hai bên đã ký Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến
lược Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2014 - 2018, một văn kiện quan trọng bao gồm
tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước trong giai đoạn này.
- Liên Hợp Quốc: Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu [71]: Duy
trì hoà bình và an ninh quốc tế; Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên
cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc
dân tộc tự quyết; Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền
con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc,
màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà
các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Việt Nam và Thái Lan cũng hợp tác với nhau khá toàn diện ở Liên Hợp
Quốc. Gần nhất Việt Nam, Thái Lan đã giúp đào tạo ngoại ngữ cho lực lượng "mũ
nồi xanh" cũng như sự hỗ trợ của Mỹ và một số quốc gia khác đã giúp huấn luyện
quân đội Campuchia thực hiện các nhiệm vụ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên
hợp quốc.

57
(2) Công ty xuyên quốc gia
Công ty xuyên quốc gia [17] được nhiều người coi là một loại hình tổ chức
quốc tế phi chính phủ (INGO) trong kinh tế. Giữa INGO và TNC có những đặc
điểm giống nhau. Nhưng cũng có nhiều người khác tách TNC như một chủ thể phi
quốc gia riêng. Sở dĩ như vậy là bởi vì TNC có những đặc điểm riêng không chỉ
trong tổ chức, hoạt động mà cả trong tác động của nó tới QHQT. Các TNC hoạt
động tương đối độc lập với quốc gia do chúng có sự chủ động về tổ chức, tài lực và
nhân lực. Chúng hoạt động vì lợi ích của bản thân nhiều hơn là vì lợi ích quốc gia.
Nhìn chung, các TNC được tự do định đoạt quy mô, đối tượng và phương án thực
hiện hoạt động kinh doanh mà ít có sự can thiệp của nhà nước. Sự độc lập của TNC
còn được tăng lên bởi những quy định pháp lý của nhà nước cho phép nó được
quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết. Ngày nay, các TNC đã
“phủ sóng” hầu như khắp mọi quốc gia trên thế giới. Thậm chí, nhiều TNC có tầm
hoạt động trên quy mô toàn cầu. kênh quan hệ, các TNC tham gia vào QHQT không
chỉ qua quan hệ giữa TNC với quốc gia khác, giữa TNC với công ty khác mà còn
trong nội bộ công ty qua quan hệ giữa trụ sở với các chi nhánh của mình ở nước
ngoài. Về hình thức quan hệ, đó là sự phân công lao động quốc tế, đầu tư nước
ngoài, thương mại xuyên quốc gia, giao dịch tài chính quốc tế, chuyển giao công
nghệ, thu hút lao động nước ngoài,… Về lĩnh vực tham gia, hoạt động của TNC
không chỉ diễn ra trong mọi ngành kinh tế lớn mà còn đi sâu vào các lĩnh vực
chuyên môn hẹp. Bên cạnh đó, sự tham gia của TNC trong chính trị - lĩnh vực quan
trọng trong QHQT - là rất đáng kể. Ngoài ra, TNC còn hiện diện khá lớn một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau của QHQT như khoa học,
văn hoá, xã hội,…. Không chỉ về bề rộng, mức độ tham gia QHQT của các TNC
cũng rất sâu sắc, đặc biệt trong kinh tế. Điều này tạo khả năng cho TNC tham gia
sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế, chính trị và xã hội quốc tế.
Không ít tập đoàn lớn của Thái Lan đang có lượng tiền mặt dồi dào và muốn
tìm kiếm địa chỉ đầu tư trong khu vực, khi thị trường nội địa dần chật hẹp. Sự
chuyển hướng này dẫn tới các vụ M&A hay dự án FDI lớn tại Việt Nam vừa qua.
Những năm gần đây, bản đồ thu hút vốn nước ngoài của Việt Nam xuất hiện nhiều

58
hơn những cái tên đến từ quốc gia láng giềng Thái Lan, trong cả khu vực đầu tư
trực tiếp (FDI) cũng như trên thị trường mua bán – sáp nhập (M&A). Từ giữa năm
2012, Nawaplastic Industries (Saraburi), công ty chuyên sản xuất và phân phối ống
nhựa của Thái Lan và có liên hệ với một đại gia khác của nước này là Tập đoàn
Siam Cement (SCG - kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng) gây bất ngờ cho giới
đầu tư khi hoàn tất việc nắm 22,7% cổ phần của Công ty Nhựa thiếu niên Tiền
Phong (NTP) và 16,7% cổ phần của Nhựa Bình Minh (BMP). Đây là 2 công ty
chiếm lĩnh thị trường ống nhựa ngoài Bắc và trong Nam. Cũng trong lĩnh vực này,
Prime Group - nắm 20% thị phần gạch Việt Nam cũng bị SCG mua lại 85% cổ
phần. [111]
CP Group là tập đoàn nông nghiệp lớn nhất của Thái, bắt đầu đầu tư vào Việt
Nam từ năm 1992. Hiện tập đoàn đã có 4 nhà máy tại Việt Nam với số vốn xây
dựng hàng tỷ baht. Năm 2014, tập đoàn này có kế hoạch xây dựng thêm 6 nhà máy
nữa tại Việt Nam Kinh phí xây dựng 6 nhà máy mới sẽ ít hơn 4 nhà máy trước đó
do công suất nhỏ hơn. Số vốn đầu tư xây dựng sẽ được phân bổ: 37 triệu USD cho
năm 2012, 60 triệu USD và 70 triệu USD cho 2 năm tiếp theo. Mục đích của công
ty là xây dựng 1 nhà máy tại mỗi khu vực tại Việt Nam . Ông Sakulchai, Tổng giám
đốc công ty chăn nuôi CP Việt Nam thuộc Tập đoàn CP Thái Lan nhận định điều
này sẽ giúp công ty tiếp cận nguồn nguyên liệu thô cũng như các khách hàng một
cách rộng rãi và hiệu quả hơn, giảm chi phí vận chuyển. Việc mở rộng sản xuất
nhằm đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi đang tăng mạnh mẽ tại Việt Nam. Năm
2015 ước tính năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty tăng thêm 17,2%,
lên 17,7 triệu tấn/năm. CP Group nhận định thị trường Việt Nam có nhiều thuận lợi
về dân số trẻ và nguồn lao động rẻ hơn so với các nước thuộc Asean khác như Thái
Lan, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, lao động có kĩ năng còn thiếu. Nhà máy
Bình Dương thuộc công ty CP Việt Nam đã được mở trong năm nay và hiện đang
được vận hành với công suất 60-70%, tương đương với 720.000 tấn thức ăn chăn
nuôi/năm. Nhà máy tiếp theo sẽ được mở gần Hà Nội. [116]
Mặc dù là công ty sản xuất đồ hộp, xúc xích lớn nhất Thái Lan với 25 năm
hoạt động nhưng S Khon Kaen chưa có nhà máy nào ở các nước khác thuộc

59
ASEAN. Ông Charoen Rujirasopon, Tổng giám đốc S Khon Kaen, cho biết mở
rộng đầu tư ra nước ngoài là mục tiêu trọng tâm của công ty để đón cơ hội AEC và
Việt Nam là nơi S Khon Kaen thực hiện kế hoạch này. Bởi Việt Nam không chỉ là nơi có
nguồn nguyên liệu công ty cần mà còn là thị trường tiêu thụ tiềm năng vì các sản phẩm
của công ty có khẩu vị đáp ứng nhu cầu của người Thái, người Việt và Hoa.
Công ty Royal Foods, sản xuất thực phẩm và trái cây đóng hộp hàng đầu
của Thái Lan, cũng đã quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam với kế hoạch xây
dựng nhà máy thứ 2 trị giá 600 triệu baht (420 tỉ đồng) vào tháng 8.2012 ở Vinh,
Nghệ An. Nhà máy đầu tiên của Royal Foods ở Tiền Giang (từ 2007) có công suất
200 tấn sản phẩm/ngày phục vụ thị trường miền Nam, còn nhà máy thứ 2 hoạt động
vào năm 2013 có công suất 100 tấn sản phẩm/ngày sẽ nhắm vào miền Trung và
miền Bắc. Royal Foods tin rằng khi AEC ra đời, các nhà máy này đã sẵn sàng và
giúp công ty tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam.[95]
Có lẽ Berli Jucker Public Company (BJC) là một trong những công ty Thái
Lan nhanh chân nhất trong việc hướng đến cơ hội từ AEC. Chỉ trong vòng 6 tháng
đầu năm 2012, BJC cho khai trương 2 nhà máy tại Việt Nam. Một nhà máy sản xuất
chai thủy tinh dùng cho sản phẩm bia, nước giải khát, liên doanh với SABECO đã
bắt đầu hoạt động hồi đầu tháng 2/2012 ở Bà Rịa - Vũng Tàu và một nhà máy lon
nhôm liên doanh với một đối tác của Mỹ cũng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 5.2012
tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Ông Aswin Techajareonvikul, chủ tịch
BJC, nhận xét Việt Nam là thị trường rất tiềm năng trong ASEAN và những nhà
máy này không chỉ là nền tảng để tăng trưởng tại thị trường Việt Nam mà còn mở
rộng sang các thị trường xung quanh. Cũng theo ông Aswin, nhiều tập đoàn lớn ở
Thái Lan và BJC chuẩn bị cho AEC từ chục năm nay. AEC cho phép tự do đầu tư,
thương mại và lưu chuyển hàng hóa vì vậy đặt nhà máy ở Việt Nam có lợi về mặt
chi phí, nhất là nhân công. Sản phẩm sản xuất từ Việt Nam sẽ được chuyển qua thị
trường khác hoặc trở về Thái Lan. Không chỉ dừng lại ở đầu tư, BJC còn đẩy mạnh
lĩnh vực thương mại thông qua Thai Corp (công ty con của BJC ở Việt Nam) để đưa
những mặt hàng khác từ Thái Lan vào Việt Nam.

60
Không chỉ nổi lên với các thương vụ góp vốn, mua cổ phần theo dạng M&A,
nhà đầu tư Thái Lan còn đổ hàng tỷ USD theo hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) vào
ngành năng lượng Việt Nam, vốn trước giờ là lãnh địa của các tập đoàn Nhà nước.
Ví dụ: Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện
dự án lọc hóa dầu tại Bình Định, vốn đầu tư có thể lên tới 30 tỷ USD. Nếu được
hoàn thành, đây sẽ là dự án FDI lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay. Hay mới đây,
Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATI) cũng tuyên bố xây nhà máy nhiệt điện
hơn 2 tỷ USD tại Quảng Trị. [77]
Có thể thấy doanh nghiệp Thái Lan chủ yếu đầu tư vào Việt Nam các lĩnh
vực sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng. Đây vốn là những thế mạnh của doanh
nghiệp Thái Lan do đó khi mở rộng đầu tư ra nước ngoài, họ có thể dễ dàng chiếm
lĩnh thị phần. Mặc dù tình hình chính trị tại Thái Lan vẫn chưa ổn định nhưng các
doanh nghiệp Thái Lan vẫn đang tập trung vươn mình ra nước ngoài, đặc biệt tập
trung vào thị trường Việt Nam, và theo xu hướng, các doanh nghiệp tập đoàn Thái
Lan đang trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia lớn mạnh.
Thái Lan và Việt Nam, dù hai nền chính trị khác nhau, là nước láng giềng có
một số điểm chung kể cả điểm xuất phát khi phát triển kinh tế, nhưng cuộc chạy đua
trong phát triển kinh tế căn cứ vào tiềm lực và khả năng lãnh đạo quốc gia của mỗi
nước. Tuy nhiên, với tư tưởng của chủ nghĩa tự do, các tập đoàn doanh nghiệp Thái
Lan tận dụng cơ hội hiệp định phát triển kinh tế giữa hai bên, đặc biệt những lợi ích
mà cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại đẩy mạnh đầy tư vào thị trường Việt Nam.
Hiện nay, việc đầu tư ồ ạt vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp xuyên
quốc gia Thái Lan đã mang lại hiệu quả rất lớn cho quan hệ song phương giữa hai
nước. Do đó, mối quan hệ 40 năm của hai nước ngày càng được nâng lên tầng cao
thông qua các dòng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia.
(3) Phật giáo
Phật giáo là quốc giáo của Thái Lan (những tôn giáo nhỏ khác là Ki Tô giáo,
Hồi giáo và Ấn giáo) [105]. Thái Lan được biết đến như "vùng đất tự do", "quê
hương của nụ cười", "đất nước của những chiếc áo cà sa". Tên gọi cuối cùng này đã
mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ. Lịch sử

61
Thái Lan được chia thành 4 thời kỳ qua các triều đại: Sukhothai, Ayutthaya, Thon
Buri và Rattanakosin (Bangkok). Thời kỳ đầu của triều đại Sukhothai (1237-1456),
Phật giáo (PG) đã được xem là quốc giáo của dân tộc Thái. Hiện tại, tổng số 95%
dân chúng được ghi nhận là tín đồ PG, hầu hết là theo truyền thống Theravada.
Theo sự thống kê từ năm 1998 cho thấy, có trên 30.000 ngôi Chùa ở 75 tỉnh thành
của Thái Lan. Con số tăng sĩ Thái Lan không có con số nhất định mà tùy thuộc vào
mùa mỗi năm. Con số cao nhất được ghi nhận là 350.000 tăng sĩ hiện diện trong
mùa nhằm vào mùa kiết đông an cư của chư tăng Thái, từ tháng 7 đến tháng 9 mỗi
năm. Ngoài những vị đã chính thức được truyền Cụ Túc giới (Upasamapada), số
còn lại là những tăng sinh tập sự hoặc tu gieo duyên, tuổi từ 6 cho đến 19, con số
này đông không thể thống kê được.
Chùa có vị trí quan trọng, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
người dân Thái Lan. Không chỉ là nơi thờ Phật, nó còn là một trung tâm sinh hoạt
văn hoá, tinh thần của mọi người. Các ngày lễ lớn, hội hè đều tổ chức ở chùa. Nhiều
chùa có thư viện để mọi người đến đọc sách. Và một hiện tượng chắc Thái Lan là
một đặc trưng: “nơi nào có chùa, nơi ấy có trường” [83]. Nhà chùa là một thành
phần tích cực của hệ thống giáo dục, nhất là đối với trẻ ở giai đoạn đầu của việc học
hành và cấp tiểu học. Trẻ được nuôi ăn, phát sách vở, giấy bút, Người dân rất tín
nhiệm gửi con cái vào chùa vì giáo lý của đạo Phật toàn dạy điều hay lẽ phải. Thấm
nhuần những điều đó từ thủa ấu thơ, nên tinh thần của đạo Phật có ảnh hưởng lớn
đến tâm lý và tính cách của người Thái trong quan hệ giữa người và người: hiền
hậu, nhường nhịn, bao dung, có lòng vị tha, thật thà và mến khách. Chính phủ Thái
Lan ngoài việc tôn trọng quyền phát huy Phật Giáo, lại còn lập ra Vụ Tôn Giáo để
quản lý công việc của các tôn giáo. Hàng năm, chính phủ giành ra ngân khoản cần
thiết cho các tổ chức Phật Giáo: tu bổ, xây dựng chùa chiền, Viện Phật Học, Viện
Phật Học Palu, tăng đoàn Phật Giáo, các trường Đại Học Phật Giáo.
Trong các hoạt động đối ngoại của mình Thái Lan thông qua các công tác
phật sự để củng cố quan hệ ngoại giao. Có thể kể đến như hoạt động Quốc vương
Thái Lan Bhumibol Adulyadej đã trao tặng áo choàng Kathina cho các tu sĩ tại chín
ngôi chùa của các nước thành viên ASEAN và các nước Nam Á khác nhằm thắt

62
chặt mối quan hệ trong liên minh các quốc gia Phật giáo. Những tấm áo choàng
Kathina được chuẩn bị một cách trang trọng nhất đến những nhà sư của chín quốc
gia khác trong khoảng thời gian diễn ra lễ dâng y Kathina từ 6/10 đến 8/11 năm
2015 [72]. Linna Tangthasiri, Bộ Thông tin và Truyền thông Thái Lan cho biết đây
là hoạt động thường niên của hoàng gia kể từ năm 1995. Linna cho biết thêm, tính
đến nay Bộ trưởng của cô đã chuyển những tấm áo choàng Kathina được Quốc
vương tôn kính tặng đến bảy trong số chín quốc gia Phật giáo. Hoạt động dâng y
Kathina hoàng gia cùng với nhiều hoạt động khác như văn hóa, du lịch, thể thao,
hợp tác làm phim nghệ thuật, công nghiệp… đã hỗ trợ rất nhiều cho các chính sách
đối ngoại của Bộ Ngoại giao nhằm thúc đẩy mối quan hệ ổn định giữa Thái Lan và
các nước khác. Chín quốc gia, nơi mà quốc vương tặng y Kathina trong lễ hội dâng
y Kathina hàng năm, bao gồm năm thành viên của ASEAN là Lào, Việt Nam,
Campuchia, Myanmar, Malaysia cùng với hai nước tại khu vực Nam Á là Srilanka
và Nepal.
Còn ở nước ta Phật giáo tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật Giáo Việt
Nam có chủ trương nhập thế, tinh thần nhập thế sinh động này nổi bật nhất là các
thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Trong các thời này các vị cao tăng có học thức, có giới
hạnh điều được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vấn trong những việc quan
trọng của quốc gia. Ta thấy có nhiều lý do khiến các thiền sư Việt Nam tham gia
vào chính sự [23], thứ nhất: họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống
gần gũi nên thấu hiểu được nổi đau khổ của một dân tộc bị nhiều cuộc đô hộ của
ngoại bang. Thứ hai: các thiền sư không có ý tranh ngôi vị ngoài đời nên được các
vua tin tưởng và thứ ba: các thiền sư không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết
giúp vua mà thôi) như các nho gia nên họ có thể cộng tác với bất cứ vị vua mào
đem lại hạnh phúc cho dân chúng. Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền
sư Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, thời Tiền Lê có ngài Vạn Hạnh, ngài Đỗ Pháp
Thuận, ngài Khuông Việt cũng tham gia triều chính. Trong đó đặc biệt thiền sư Vạn
Hạnh đã có công xây dựng triều đại nhà Lý khi đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm
dứt chế độ tàn bạo của Lê Long Đỉnh, ông vua Ngọa Triều còn có biệt danh kẻ róc

63
mía trên đầu sư. Thời nhà Trần có các thiền sư Đa Bảo, thiền sư Viên Thông.. điều
được các vua tin dùng trong bàn bạc quốc sự như những cố vấn triều đình.
Đến thế kỷ 20, phật tử Việt Nam rất hăng hái tham gia các hoạt động xã hội
như cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu. Đến thời Diệm, Thiệu (1959-
1975) cũng thế, các tăng sĩ và cư sĩ miền Nam tham gia tích cực cho phong trào đấu
tranh đòi hòa bình và độc lâp cho dân tộc, nổi bật là những cuộc đối thoại chính trị
giữa các tăng sĩ Phật Giáo và chính quyền. Đến cuối thế kỷ 20, ta thấy tinh thần
nhập thế này cũng không ngừng phát huy, đó là sự có mặt của các thiền sư Việt
Nam trong quốc hội của nước nhà. Qua quá trình lịch sử, trải qua bao cuộc biến đổi
thăng trầm của đất nước, Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững
chắc trong lòng của dân tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật
giáo đã đóng góp cho dân tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn
hóa và xã hội. Lịch sử đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước
trước họa xâm lăng; nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng
đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do.
Gương sáng của thiền sư Khuông Việt thiền sư Vạn Hạnh còn kia, công lao lớn của
vua Trần Nhân Tông đối với đất nước và dân tộc còn đó, tiếng chuông thức tỉnh của
Hòa thượng Thích Quảng Đức vẫn còn vang vọng đâu đây... Phật giáo đã từng đóng
một vai trò trong việc củng cố tinh thần đoàn kết của toàn dân và đấu tranh bảo vệ
đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa và dân tộc có điều kiện phát triển, Phật
giáo cũng góp phần không nhỏ làm nên những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Những đặc điểm chung về tín ngưỡng phật giáo của Việt Nam và Thái Lan
đã mở ra nhiều mối quan hệ hợp tác, giao lưu, chia sẻ qua lại giữa hai quốc gia. Có
thể kể đến như những đại lễ phật giáo được tổ chức thường xuyên ở Việt Nam cũng
như Thái Lan với sự tham gia của đông đảo phật tử của cả hai quốc gia. Bên cạnh
đó thì Phật giáo Việt nam du nhập vào Thái lan vào khoảng thế kỷ thứ 18 và những
ngôi Chùa Việt đầu tiên được xây dựng bởi những Phật tử thuộc Hoàng tộc triều
Nguyễn, chạy sang lánh nạn tại nước Thái trong bối cảnh giao tranh giữa Chúa
Nguyễn và nhà Tây sơn, giai đoạn 1768-1782, sau này được gọi là phật giáo Việt
tông.

64
Gần đây vào tháng 10/2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, TX.Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính lễ dâng y Kathina do phái
đoàn đại diện Quốc vương Thái Lan cúng dường. Lễ dâng y Kathina lần này là cơ
hội để các Phật tử trong nước và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á có cơ hội
gần gũi, tìm hiểu về phong tục tập quán của nhau nhằm tăng cường sự hiểu biết
giữa các cộng đồng trong ý hướng cùng nhau chung sống, cùng phát triển trong hòa
bình, hữu nghị như lời dạy của Đức Phật từ hơn hai nghìn năm trước.
Sự giao lưu giữa phật giáo hai nước luôn thu hút được sự quan tâm và chú ý
của các lãnh đạo, nhà ngoại giao bởi đây không chỉ đơn thuần là các hình thức tâm
linh mà còn chứa đựng trong đó cơ hội hợp tác, gắn kết với nhau hơn giữa hai quốc
gia trên trường quốc tế.
2.4. Phát triển hợp tác thay thế cho xung đột
Luận điểm này được bắt nguồn từ mong muốn hòa bình, phát huy dân chủ tự
do, thúc đẩy luật pháp quốc tế và mở rộng thể chế quốc tế... Đồng thời, chủ nghĩa tự
do cũng nhấn mạnh đến sự phát triển của nhận thức lý trí khiến các chủ thể ngày
càng quan tâm hơn đến lợi ích tuyệt đối với cái nhìn lợi ích lâu dài. Lợi ích tuyệt
đối là những gì mình mong muốn đạt được để đáp ứng nhu cầu của mình. Nó khác
với lợi ích tương đối cũng là những cái đó nhưng trong sự so sánh với các quốc gia
khác. Theo chủ nghĩa tự do, lợi ích tuyệt đối quan trọng hơn lợi ích tương đối. Lợi
ích thu được từ hợp tác có thể không như nhau nhưng thà thu được lợi ích gì đó còn
hơn là không thu được gì nếu không hợp tác, và càng có khả năng mất nhiều hơn
nếu tiếp tục xung đột. Vì thế, hợp tác vẫn sẽ tiếp tục được lựa chọn thay vì xung đột
hay không hợp tác. Hợp tác nhằm đạt được lợi ích tuyệt đối vì thế sẽ ngày càng tăng
và tiếp tục phát triển lâu dài. Như vậy, tính toán lý trí với nhận thức lâu dài sẽ giúp
các quốc gia lựa chọn hợp tác và thay thế dần cho tình trạng xung đột trong QHQT.
Hay nói cách khác, các quốc gia sẽ ngày càng lựa chọn theo đuổi lợi ích tuyệt đối
hơn là lợi ích tương đối. Và hợp tác như vậy sẽ giúp đem lại hòa bình.
Luận điểm này được thể hiện trong mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan như sau:

65
(1) Chính trị an ninh
Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976. Trước khi
giải quyết hòa bình xung đột Campuchia vào năm 1991, trong bối cảnh địa chính trị
những năm 1980 thì Việt Nam và Thái Lan có tư tưởng đối nghịch. Sau khi quân
đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot trong chiến tranh biên giới
Tây Nam năm 1979, các tàn quân Khmer Đỏ rút về các khu vực biên giới gần Thái
Lan. Với sự trợ giúp từ quân đội Trung Quốc, đội quân của Pol Pot đã tái tập hợp và
tổ chức lại trong các khu rừng và miền núi vùng biên giới Thái Lan-Campuchia.
Trong thời gian từ 1980 tới đầu những năm 1990, lực lượng Khmer Đỏ từ bên trong
trại tị nạn ở Thái Lan đã tiến hành chiến tranh du kích nhằm chống lại sự ổn định
của nước Cộng hòa Nhân Dân Campuchia.
Trong các cuộc hành quân càn quét lực lượng du kích, quân đội Việt Nam đã
tiến sát và thậm chí vượt qua biên giới Thái Lan để tấn công các căn cứ Khmer Đỏ.
Sau khi chế độ Khmer đỏ rút khỏi Phnôm Pênh, Thái Lan không công nhận chính
phủ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia được Việt Nam hậu thuẫn và cùng với phần
lớn các nước trên thế giới vẫn công nhận Khmer đỏ là đại diện hợp pháp của
Campuchia.
Sự hiện diện quân sự lớn của Việt Nam ngay kề bên một Thái Lan quân chủ
làm nước này hết sức lo ngại. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong và sau Chiến tranh
Việt Nam cũng đã hỗ trợ một lực lượng du kích cộng sản Thái lên đến 20 nghìn
người hoạt động ở vùng Đông Nam Thái Lan. Căng thẳng trên mở màn cho một
chuỗi những vụ đụng độ và đối đầu lẻ tẻ, tuy chưa bao giờ được tuyên bố là một
cuộc xung đột chính thức nhưng đã kéo dài cho đến khi Việt Nam rút quân khỏi
Campuchia năm 1989.
Trong các cuộc đối đầu đó thì sự kiện Nom Mak Mun, nơi đụng độ quân đội
Thái Lan trên biên giới Thái Lan-Campuchia cho là mốc thấp nhất trong quan hệ
Thái Lan-Việt Nam.
Sau đó, sự căng thẳng bắt đầu giảm dưới thời chính phủ Chatichai (1988-
1991). Quan hệ Thái Lan-Việt Nam có bước chuyển tích cực hơn khi cựu ngoại
trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói với thủ cựu Thủ tướng vào cuối năm 1988 rằng quân

66
đội Việt sẽ rút khỏi Campuchia. Ngay sau khi lên nắm quyền, Chatichai tuyên bố
chính sách xích lại gần nhau và “biến chiến trường Đông Dương thành một thị
trường” [96].
Sau 1991, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, vào năm 1995 mối quan hệ Thái
Lan-Việt Nam đã vượt qua giai đoạn "thâm hụt niềm tin" và đạt đến mức độ thoải
mái để gắn bó chiến lược. Trong suốt thời gian này, Bangkok khẳng định với Hà
Nội rằng sẽ không cho phép bất kỳ nhóm hoặc các nhân nào sử dụng lãnh thổ Thái
Lan để làm hại Việt Nam.
Cùng với sự biến chuyển không ngừng của chính trị thế giới thì hai nước đã
xích lại gần nhau và trở thành đối tác chiến lược vào tháng 6/2013. Tới thời điểm
hiện nay thì hai bên đã đi lên cấp độ tiếp theo - đối tác chiến lược toàn diện (2015),
bởi những lý do mang tới lợi ích chính trị, an ninh cho cả hai phía trên, cụ thể:
Đầu tiên, Thái Lan và Việt Nam cùng chia sẻ một mục tiêu chung - đó là
quan hệ đối tác chiến lược của họ là vì sự thịnh vượng và hội nhập khu vực, đặc biệt
là liên quan đến hai nước láng giềng chung gồm Lào và Campuchia. Bản thân giữa
Thái Lan và Campuchia, Campuchia và Lào luôn có các tranh chấp liên quan tới
đường biên giới của những quốc gia này; việc thông qua Việt Nam để hòa giải các
mối quan hệ phức tạp này cũng đã mang đến những hiệu quả tích cực.
Thứ hai, cả hai cũng chia sẻ các đối tác lớn - Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan là
một đồng minh hiệp ước của Mỹ và cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.
Còn Việt Nam thì lại có quan hệ Đảng rất gần gũi với Trung Quốc và mối quan hệ
với Mỹ cũng đang trong giai đoạn phát triển không ngừng. Trong khu vực, sự phát
triển của mối quan hệ Mỹ - Việt Nam đáng chú ý hơn là bởi nó mang bối cảnh
chính trị đối kháng giữa hai nước trong quá khứ. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là một dấu mốc cho thấy
Washington sẽ thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời điểm
hiện tại và tương lai. Trong khi đó, mối quan hệ Thái Lan -Trung Quốc có động lực
riêng, đặc biệt là trong năm qua sau đảo chính tháng 5/2014. Trung Quốc đã tiếp
cận Thái Lan như chưa từng có tiền lệ, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chiến lược
hai nước.

67
Thái Lan nhấn mạnh với Việt Nam rằng chính sách của Thái Lan đối với
Trung Quốc là một chính sách độc lập, được xây dựng để đảm bảo hòa bình và ổn
định khu vực. Thái Lan sẽ không kéo các nước khác vào làm những việc họ không
muốn làm. Trên cơ sở đó thì Việt Nam và Thái Lan đã cùng chia sẻ đồng minh một
cách hiệu quả để đảm bảo an ninh của hai nước và cả khu vực.
Thứ ba là mục đích để xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ
trong tiểu vùng sông Mekong mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan
đến bảo vệ môi trường, chia sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng
ý với nhau rằng khu vực hạ lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn
sự can thiệp của các cường quốc lớn.
Hai nước đã ký Hiệp định phân định ranh giới trên biển (8/1997), từ đó giải
quyết dứt điểm khu vực chồng lấn, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy an
ninh, hợp tác trên biển. Bà con Việt kiều tại Thái Lan cũng đã được Nhà Vua và
Chính phủ Thái Lan quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, hòa
nhập cộng đồng. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, liên kết tại Hành lang Đông-Tây.
(2) Kinh tế
Một mâu thuẫn kinh tế rõ nhất giữa hai “cường quốc” xuất khẩu gạo Việt
Nam và Thái Lan, là luôn luôn có sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thương trường
trong khu vực và thế giới.
Việt Nam hiện là nước có năng suất lúa gạo bình quân cao nhất ASEAN, đạt
862,4 kg/rai (1 rai = 1.600 m2), so với mức bình quân 680 kg/rai trên thế giới và
448 kg/rai của Thái Lan. Việt Nam thực hiện chính sách “ba giảm và ba tăng”:
Giảm lượng thóc giống, phân bón và thuốc trừ sâu, và tăng sản lượng, chất lượng và
lợi nhuận. Trong khi đó, Thái Lan chỉ chú ý đến việc tăng giá bảo lãnh cho nông
dân. Chi phí sản xuất của Thái Lan là 4.575 bạt/rai (1 USD = trên 30 bạt Thái), so
với con số 2.464 bạt/rai tại Việt Nam. Khoảng 82% diện tích trồng lúa của Việt
Nam đã được thủy lợi hóa, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 24% ở nước này [102].
Ngoài ra, chính sách quản lý hoạt động buôn bán thóc gạo của Thái Lan còn
thiếu sự nhất quán và hay bị các nhà chính trị can thiệp vì gạo là một mặt hàng nhạy
cảm. Những thách thức khác bao gồm công tác nghiên cứu và phát triển chưa được

68
quan tâm đúng mức, tuổi trung bình của nông dân ngày càng già đi, hiện tượng biến
đổi khí hậu, sâu bệnh và tác động của hóa chất đối với môi trường, và hệ thống thủy
nông chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng, bước đi của hạt gạo sẽ không ổn
định nếu không xây dựng một kế hoạch phát triển và tạo dựng thương hiệu sản
phẩm có hiệu quả trên thị trường quốc tế. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất
khẩu cả nước [112]. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống
của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây Tuy nhiên, chúng ta nhìn
chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn
cao và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra gần 20 triệu tấn
lúa, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong
những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Một vấn đề quan trọng được đặt ra là
việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo khu vực
ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức
cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn (ít
hơn cùng kỳ năm ngoái 0,4 triệu tấn), đạt 1,64 tỷ USD. Không chỉ giảm về lượng
mà giá xuất khẩu gạo cũng ở mức thấp. Theo Bộ NN&PTNT, giá gạo xuất khẩu
bình quân trong 7 tháng đầu năm đạt 429,07 USD/tấn, giảm 5,33% so với cùng kỳ
năm 2014. Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của
Việt Nam với 35,21% thị phần trong 7 thángvới 1,33 triệu tấn, đạt 524,7 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường này có xu hướng giảm so với cùng kỳ
năm 2014 (giảm 7,2% về khối lượng và giảm 12,46% về giá trị). Các thị trường có
sự giảm đột biến trong 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là
Philippines (giảm 34,34% về khối lượng và giảm38,58% về giá trị), Singapore
(giảm 40,48% về khối lượng và giảm 36,84% về giá trị), và Hồng Kông
(giảm28,45% về khối lượng và giảm 34,49% về giá trị) [113].
Theo chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân thì: "Xuất khẩu gạo từ nay đến cuối
năm vẫn còn bi đát bởi chắc chắn Thái Lan chưa thể bán hết gạo tồn kho và họ sẵn

69
sàng bán giá rẻ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Philippines,
Indonesia, châu Phi. Thị trường châu Phi có nhu cầu lớn về gạo tuy nhiên họ không
có tiền để mua. Thái Lan có thể sẽ “nhảy vào” thị trường này bởi nước này sẵn sàng
cho châu Phi vay tiền mua gạo. Thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là xuất khẩu
theo đường tiểu ngạch thì vẫn có thể duy trì thị phần. Tuy nhiên, việc xuất khẩu gạo
cấp cao sang thị trường này sẽ gặp trở ngại vì doanh nghiệp Việt Nam có hành vi
gian dối trong buôn bán bằng cách bán gạo Nhật giả”.
Tuy cạnh tranh phức tạp như vậy nhưng để có thể thúc đẩy sự phát triển cho
lĩnh vực xuất khẩu gạo, đòi hỏi hai nước cần phải có sự hợp tác tốt hơn thay vì sự
cạnh tranh như hiện nay vì nhiều lợi ích:
Thứ nhất, lợi ích đầu tiên đó là tránh gặp phải tình trạng bị ép giá khi xuất
khẩu. Bài học bán gạo cho Philippines năm 2015 đã nói lên vấn đề này.
Muốn bán gạo cho Philippines, các nước xuất khẩu gạo (chủ yếu là Việt
Nam và Thái Lan) phải qua Philippines dự thầu. Philippines tổ chức đấu thầu nhưng
đưa ra “giá trần” còn gọi là giá tham chiếu. Việt Nam và Thái Lan muốn thắng thầu,
không những phải bỏ thầu giá thấp nhất mà còn phải thấp hơn giá trần mà
Philippines đưa ra.
“Cả Việt Nam lẫn đối thủ chính là Thái Lan trong cuộc đấu thầu bán 250.000
tấn gạo cho Philippines đều bỏ giá cao trong buổi mở thầu trong khi Philippines đưa
ra giá mua khá thấp, chỉ 340 đô la Mỹ mỗi tấn gạo trắng hạt dài loại 25% tấm.” [74]
Trong đợt đấu thầu 100.000 tấn gạo ngày 16/6/2015, Việt Nam bỏ thầu thấp
nhất là 416 đô la Mỹ/ tấn nhưng vẫn trượt thầu vì giá trần Philippines đưa ra chỉ có
408,14 đô la Mỹ/ tấn. Nếu các nước đấu thầu bỏ thầu cao hơn giá trần, Philippines
sẽ loại tất cả, sau đó tổ chức đấu thầu lại, hoặc bàn riêng với từng nước, nước nào
đồng ý giảm giá bằng hoặc dưới giá trần thì trúng thầu.
“Việt Nam đã có được hợp đồng bán 150.000 tấn gạo cho Philippines trong
phiên mở thầu hôm 5-6 sau khi đồng ý giảm giá bán theo thỏa hiệp với Cơ quan
Lương thực quốc gia Philippines (NFA)”. [75]

70
Đấu thầu, nhưng giá phải thấp hơn giá trần hay giá tham chiếu mà Cơ quan
lương thực quốc gia Philippines NFA đưa ra có nghĩa là Philippines luôn nắm
quyền ấn định giá gạo.
Khi Philippines ấn định giá gạo, Việt Nam và Thái Lan phải cạnh tranh hạ
giá gạo theo ý của Philippines, thực tế nhiều năm nay là giá gạo 25% tấm luôn bị
khống chế xoay quanh mức 340 đô la Mỹ/ tấn. Nên biết, đây là mức giá sát với giá
thành sản xuất lúa gạo. Mỗi năm, Philippines mua khoảng 1,8 triệu tấn gạo, chiếm
khoảng 10% lượng gạo xuất khẩu của hai nước Việt Nam và Thái Lan. Nếu không
bán cho Philippines, chia điều ra mỗi năm Việt Nam và Thái Lan tồn kho thêm
khoảng gần 1 triệu tấn gạo mỗi nước, điều này không có gì lớn. Việt Nam và Thái
Lan bán cho Philippines 1,8 triệu tấn gạo mỗi năm nhưng để cho Philippines ép giá
gạo, rồi các nước nhập khẩu dùng giá này để đàm phán mua gạo, tức là Việt Nam
và Thái Lan sẽ phải bán gạo giá thấp cho cả 18 triệu tấn gạo, ở mức giá 340 đô la
Mỹ/ tấn cho loại gạo 25% tấm. [84]
Thứ hai, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia chiếm đến khoảng trên 50%
thị trường gạo thế giới, cho nên nếu hợp tác, Việt Nam và Thái Lan không những có
thể lấy lại quyền ấn định giá gạo từ Phillippines, mà còn có thể nắm quyền ấn định
giá gạo thế giới. Ngoài ra sẽ giảm bớt được sự cạnh tranh giá cả từ phía các đối thủ
mới nổi như Myanmar.
Thứ ba, cả Việt Nam và Thái Lan đều là những đất nước thiên về nông
nghiệp, quyền lợi của người nông dân gắn liền với lợi ích kinh tế đất nước; việc hợp
tác xuất khẩu gạo, tránh được trạng thái tồn đọng và thua lỗ là giải pháp duy nhất
của nền sản xuất lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan, và đó cũng là cách duy nhất để
bảo vệ quyền lợi của nông dân hai nước Việt Nam và Thái Lan.
(3) Văn hóa xã hội
Cả Việt Nam và Thái Lan đều có một nền văn hóa lâu đời và giá trị, giá trị
văn hóa này cũng mang tới cho hai quốc gia nhiều điều kiện để phát triển trên các
lĩnh vực, như du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới...
Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một
sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài

71
văn hóa Việt-Mường mang tính tiêu biểu, còn có các nhóm văn hóa đặc sắc khác
như Tà-Nùng, Thái, Chàm, Hoa-Ngái, Môn-Khmer, H’Mông-Dao, nhất là văn hóa
các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá phong phú và toàn diện
cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.
Văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam cũng rất đa dạng [106], các di
tích lịch sử đã nổi tiếng trên thế giới như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng, quần thể di tích Cố đô Huế, Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành
Thăng Long, thành nhà Hồ. Những văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận
là di sản văn hóa thế giới như quan họ Bắc Ninh, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù.
So với Việt Nam thì văn hóa Thái Lan chủ yếu được thể hiện qua: đầu tiên là
Phật Giáo – bao gồm những di tích đình chùa, đạo phật; nét đẹp thứ hai trong văn
hóa Thái Lan là chào Wai - một cử chỉ chắp tay như đang cầu nguyện, cùng với một
nụ cười ấm áp. Đó chính là một biểu hiện tôn trọng mà ta có thể thấy ở bất cứ đâu
trên đất nước Thái Lan; tiếp đến là múa Thái - điệu múa cổ truyền trong nét văn hóa
đặc trưng ở Thái Lan. Và cuối cùng là ẩm thực - ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn
tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu
nướng đặc biệt.
Tuy vậy, so với Việt Nam thì Thái Lan lại khai thác và quảng bá rất tốt hình
ảnh văn hóa của mình ra thế giới, chủ yếu được thể hiện qua lĩnh vực du lịch.
Ngành du lịch Thái Lan đón gần 30 triệu lượt du khách quốc tế năm 2015, trong lúc
con số tại Việt Nam vỏn vẹn 8 triệu [73]. Vấn đề không phải nằm ở sự cạnh tranh
mà chủ yếu là do Việt Nam còn chưa biết cách làm sao để quảng bá hình ảnh văn
hóa của mình ra thế giới.
Do đó, việc hợp tác lợi ích trong lĩnh vực văn hóa xã hội sẽ mang đến cho
ngành du lịch Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc quảng bá
hình ảnh đất nước, còn Thái Lan sẽ hồi phục kinh tế nhanh hơn và xây dựng lại hình
ảnh đất nước trong con mắt cộng đồng quốc tế sau những cuộc đảo chính liên miên
vừa qua. Cụ thể:
Thứ nhất, những năm qua, lượng khách trao đổi giữa hai nước không ngừng
tăng lên. Thái Lan thường nằm trong top 10 thị trường nguồn của Việt Nam [93].

72
Du lịch đường bộ giữa hai nước đã được liên tục được đẩy mạnh, kết nối các điểm
đến ở miền Trung Việt Nam với vùng Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên, lượng khách
Thái Lan sang Việt Nam vẫn thấp hơn so với lượng khách Việt Nam sang Thái Lan.
Với số lượng dân cư đông đúc ở vùng Đông Bắc Thái Lan cùng với các bãi biển
đẹp ở miền Trung Việt Nam, tuyến du lịch này có tiềm năng lớn thu hút khách du
lịch Thái Lan sang Việt Nam cũng như tăng cường trao đổi khách giữa hai nước.
Với việc hợp tác miễn thị thực giữa hai nước, cùng vị trí địa lý gần, đường bay
thuận tiện, Thái Lan và Việt Nam sẽ có thể trở thành nhóm thị trường gửi khách
hàng đầu của nhau.
Thứ hai, việc tạo điều kiện trao đổi đoàn giữa cơ quan du lịch quốc gia hai
nước, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch giữa hai nước sẽ tháo gỡ các
khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển, hợp tác quảng bá xúc tiến thu hút khách
từ các nước thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh du lịch đường bộ,
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch...
Như vậy, ta có thể thấy rằng với những lợi ích trên 3 phương diện lớn thì mối
quan hệ Việt Nam – Thái Lan sẽ cần tới sự hợp tác lâu dài, để cả hai cùng ổn định
và phát triển. Bên cạnh đó sẽ giải quyết ổn thỏa được các tranh chấp như lãnh thổ,
xuất khẩu gạo,…
2.5. Phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau
Quan điểm đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau như cách thức ngăn chặn chiến
tranh, thúc đẩy hợp tác và hội nhập còn được gọi là chủ nghĩa xuyên quốc gia. Theo
quan điểm này, kinh tế thị trường phát triển sẽ đem lại sự phụ thuộc lẫn nhau. Kinh
tế thị trường chỉ là phương tiện, còn sự phụ thuộc lẫn nhau là kết quả và kết quả này
mới tác động mạnh mẽ đến QHQT. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó không chỉ diễn ra
giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp mà còn giữa các giới và tầng lớp xã hội
khác nhau đơn giản bởi vì tất cả đều là những bộ phận trong nền kinh tế thị trường.
Không những thế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế còn ảnh hưởng sang các lĩnh
vực khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau diễn ra không chỉ trong kinh tế mà còn trong cả
lĩnh vực khác. Nhìn chung, sự phụ thuộc lẫn nhau tạo sự hiểu biết lẫn nhau và tạo
điều kiện cho sự hợp tác. Nó tạo sự trao đổi các giá trị và thúc đẩy toàn cầu hóa để

73
hình thành ngày càng nhiều điểm chung, tạo tính hướng đích chung cho QHQT. Sự
phụ thuộc lẫn nhau còn làm các quốc gia giảm khả năng tự kiểm soát vận mệnh của
mình nên buộc chúng phải hợp tác để hạn chế các tác động tiêu cực từ điều này.
Không chỉ buộc các chủ thể QHQT phải tăng cường hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau
còn đem lại tác dụng lớn cho hòa bình và an ninh. Nó khiến cái giá phải trả cho
xung đột còn lớn hơn cho tất cả các bên khi các bên đang phụ thuộc lẫn nhau. Nó
hạn chế khả năng sử dụng vũ lực trong QHQT. Nó tạo cơ sở cho việc phổ biến và
thực thi hiệu quả luật pháp trong QHQT cũng như sự hình thành các thể chế hợp tác
trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
Có thể nói thay đổi lớn nhất trong nền kinh tế quốc tế trong những năm 80 và
đầu 90 là việc các nước thuộc hệ thống XHCN cũ và các nước thế giới thứ ba đã
thực hiện những cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Quá trình "thị trường hoá
toàn cầu" này khiến cho nền kinh tế thế giới mang tính đồng nhất hơn, với việc đa
số các nước trên thế giới tiến hành thu hẹp khu vực kinh tế cộng đồng và mở rộng
khu vực kinh tế tư nhân.
Các hoạt động kinh tế, các giao dịch tài chính tuy âm thầm nhưng với cường
độ cao, so với các hoạt động thuần tuý chính trị và an ninh quốc tế. Song các lực
lượng thị trường xuyên quốc gia với sức mạnh thể chế hoá qua các định chế kinh tế,
tài chính quốc tế đã xác định luật chơi. Do vậy, các quốc gia và không quốc gia đơn
lẻ nào có thể cưỡng lại được mà không phải trả một giá rất đắt. Một hệ quả của
chính sách tự do hoá mới này là các nhà nước bị mất quyền chủ động trong các
chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan, đặc
biệt trong phát triển thương mại, là một ví dụ điển hình.
Việc hợp tác tự do thương mại song phương, các quốc gia trên thế giới đã có
những bước tiến rất lớn thông qua việc thực hiện tiến trình xây dựng và ký kết các
thỏa thuận thương mại tự do (FTA). FTA là thỏa thuận mà các bên sẽ dành cho
nhau hưởng ưu đãi về mở cửa thị trường, chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Một FTA được xem là đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) khi phần lớn thương mại giữa các bên tham gia sẽ được lưu chuyển tự do
sau 10 năm kể từ khi thỏa thuận FTA có hiệu lực. Căn cứ vào các kinh nghiệm từ

74
quá khứ, những nguyên tố ảnh hưởng đến việc ký kết FTA có thể quy nạp thành hai
loại, nhân tốt kinh tế và nhân tố phi kinh tế. Trước hết xét đến các nhân tố kinh tế,
chính là chỉ đến mục tiêu gia tăng đầu tư lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực
cùng kí kết, đồng thời cũng gia tăng các khoản đầu tư từ bên ngoài vào khu vực,
giúp đỡ việc mang lại các hiệu quả sáng lập kinh tế nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng
xấu của việc chuyển dời thương mại. Đối với yếu tố phi kinh tế, việc gia nhập vào
các FTA giúp cho các thành viên tạo được liên kết về mặt chính trị và còn giúp gia
tăng ảnh hưởng đến các quyết sách liên quan của các quốc gia thành viên. Đương
nhiên ngoài các yêu cầu trên, việc kí kết FTA còn giúp cho các quốc gia thành viên
trong khu vực mậu dịch chung tích hợp được các lợi ích chính trị với nhau.
FTA hình thành và phát triển mạnh ở hầu khắp các khu vực trên thế giới. Từ
những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa
khu vực (regionalism) đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất. Trước
đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do (Free Trade
Area) nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA (Free Trade Agreement) song
phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không
chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả
xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục
hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, FTA đang là trào lưu phát triển mà
các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, đặc biệt là sau thất bại của vòng đàm phán
Đô-ha năm 2000, số lượng FTA trên toàn cầu đã tăng từ 16 (cuối năm 1989) lên
171 (năm 2009). Tại khu vực châu Á, FTA chiếm tỷ lệ lớn trong các hoạt động
thương mại của khu vực này. Trong đó, FTA ở khu vực Đông Nam Á chiếm số
lượng nhiều nhất với 86 FTA thực hiện tính đến năm 2008.
Các FTA ngày càng phát triển theo chiều sâu. Cùng với các mục tiêu truyền
thống là dỡ bỏ các rào cản, nhiều thỏa thuận thương mại đang hướng đến tự do hóa
dịch vụ thương mại, đầu tư nước ngoài cũng như đơn giản hoát các thủ tục giải
quyết các tranh chấp thương mại.

75
Bên cạnh đó, các FTA có xu hướng chuyển sang hình thức các hiệp định
song phương. Khi vòng đàm phán Đô-ha bị đình trệ, số lượng các FTA song
phương và khu vực được ký kết tăng lên đáng kể. Theo WTO, tính đến tháng
3/2010, đã có 271 hiệp định thương mại (trong đó bao gồm các hiệp định song
phương) có hiệu lực. Các khu vực kinh doanh đang dần coi FTA song phương như
là phương tiện hiệu quả trong mở cửa thị trường hơn là các cuộc đàm phán đa
phương. Ở châu Á, FTA song phương được ký kết chiếm tới 77% [110]. Cụ thể,
FTA giữa khu vực ASEAN với các quốc gia châu Á như FTA ASEAN – Trung
Quốc (có hiệu lực từ năm 2004), FTA ASEAN – Hàn Quốc (có hiệu lực từ năm
2007), FTA ASEAN- Nhật Bản (có hiệu lực từ năm 2008), FTA ASEAN –
Australia/New Zealand (được ký năm 2009).
Tính đến năm 2015, Việt Nam đã cùng Thái Lan tham gia chung 6 FTA khu
vực gồm có: ASEAN-AEC, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN -
Nhật Bản, ASEAN – Australia/New Zealand và ASEAN - Ấn Độ. Bên cạnh đó còn
có 2 FTA đang trong quá trình đàm phán là ASEAN+6 – RCEP và ASEAN – Hồng
Kông [85]. Mà theo đánh giá của ANZ thì Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai quốc gia
hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP. [114]
Tuy nhiên, vì đều là thành viên của ASEAN nên Việt Nam và Thái Lan chủ
yếu phát triển quan hệ kinh tế thương mại song phương trong quy định của ASEAN
và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Hiệp Định Về Hợp Tác Thương Mại, Kinh Tế
Và Kỹ Thuật Giữa Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính
Phủ Vương Quốc Thái Lan được ký năm 1978, và Nghị Định Thư Sửa Đổi Hiệp
Định Hợp Tác Thương Mại, Kinh Tế Và Kỹ Thuật Giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam Và Vương Quốc Thái Lan được ký năm 1992. Sau đó, hiệp định
giữa chính phủ hai nước về việc thành lập ủy ban hỗn hợp tác kinh tế được ký kết
nhằm phát huy tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước. Các hiệp định này chủ yếu
giúp các doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư.
Bên cạnh đó, những lợi thế giống nhau trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, dệt
may, da giày...sẽ giúp cho Việt Nam và Thái Lan cùng phát triển một cách mạnh mẽ
về kinh tế không chỉ của riêng hai quốc gia mà còn của cả khu vực. Trên cơ sở đó,

76
sự phát triển chung về mặt lợi ích kinh tế này đã phát triển sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa hai quốc gia ngày càng trở nên khăng khít hơn.
2.6. An ninh chung
An ninh chung có nghĩa là an ninh được nhận thức là vấn đề có tính tập thể
và bảo vệ an ninh là trách nhiệm của tập thể hơn là của cá nhân quốc gia nào đó.
Đây là một phương pháp ngăn chặn chiến tranh, duy trì hòa bình của Chủ nghĩa Tự
do, cách thức “mọi người chống lại một người” nhằm bảo đảm an ninh, loại trừ
chiến tranh ra khỏi đời sống. Khi một nước đe dọa hay tiến hành xâm lược nước
khác, tất cả các nước phải hành động tập thể để đẩy lùi sự xâm lăng đó, các biện
pháp thực hiện an ninh tập thể có thể phi quân sự như bao vây, cấm vận kinh
tế...nhưng cũng có thể là quân sự như can thiệp quân sự đẩy lùi sự xâm lăng.
Nguyên tắc này được hi vọng là có tính khả thi và có khả năng thay thế nguyên tắc
tự lực bởi sức mạnh của một nước khó lòng vượt hơn sức mạnh của tất cả các nước
cộng lại.
Trong thời kỳ chính trị thế giới biến động như hiện nay, với những sự bành
trướng thế lực của các nước lớn bên cạnh sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa
khủng bố ngày càng hung tợn, thì việc các nước nhỏ phải chung tay bảo vệ nền hòa
bình chung là một điều bắt buộc trong các mối quan hệ ngoại giao.
Trên cơ sở Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Thái Lan
đã đi đầu trong việc khơi nguồn cho những quan hệ ngoại giao trong nội bộ ASEAN
nhằm củng cố hoà bình và ổn định khu vực. Đồng thời cố gắng ủng hộ các nước
ngoài khu vực có vị trí quan trọng đối với an ninh và sự bền vững của ASEAN và
Châu Á Thái Bình Dương để xây dựng hoà bình, củng cố hợp tác bằng cách kết nạp
họ vào làm thành viên của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN như Trung
Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Pakixtan, Nga, Hàn Quốc…
Thái Lan cũng đã đi đầu trong việc xây dựng ASEAN thành khu vực phi vũ
khí hạt nhân, tích cực thúc đẩy quá trình đàm phán giữa ASEAN và các nước có vũ
khí hạt nhân để các nước này cùng ký vào Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân Đông Nam
Á (Southeast Asia Nuclear Weapon-Free Zone: SEANWFZ). Cũng từ năm 1999 –
2000, Thái Lan từng khởi xướng và đóng vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy quá

77
trình xây dựng khung hành động chung ở vùng biển Đông. Hiện nay ASEAN đã
xây dựng được đường lối và đề ra những nguyên tắc hoạt động giữa các nước có
quyền lợi và liên quan trong vùng biển này, góp phần giảm bớt những căng thẳng
lâu nay giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc.
Thái Lan cùng Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình Hành động
ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia thông qua việc trao đổi tin tức, những
thông tin mới, chính xác giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với những
nước đối thoại quan trọng có liên quan như Ôtrâylia, Nga, Hàn Quốc, Niuzilan và
Pakixtan… Trên thực tế và tình trạng cụ thể của khu vực, nội dung trao đổi, hợp tác
chống khủng bố của ASEAN bao gồm cả các vấn đề như nạn buôn bán người qua
biên giới, buôn bán ma tuý, rửa tiền và tội phạm vi tính.
Trong thời gian này, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông đang trở nên nóng
hơn bao giờ hết, với những vụ việc liên tiếp như dàn khoan HD981 của Trung Quốc
hạ đặt trái phép ở vùng lãnh hải của Việt Nam, Trung Quốc quân sự hóa đảo nhân
tạo thuộc quần đảo thuộc Hoàng Sa – Việt Nam, tranh chấp chủ quyền biển đảo
giữa Philippines và Trung Quốc. Đây là những thách thức không nhỏ với an ninh
trong khu vực cũng như thế giới.
Đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc, nên mặc dù từ năm
2015 quan hệ Thái Lan – Trung Quốc có nhiều biến chuyển tích cực nhưng việc
đảm bảo an ninh chung vẫn là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của
Thái Lan. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM-48) diễn ra tại
thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia một lần nữa chứng kiến sự đoàn kết, nhất trí của
các nước thành viên khi các bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến
phức tạp gần đây trên thực địa, cho rằng những hành động này đã làm suy giảm
lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông. Các
Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh,
an toàn và tự do hàng hải và hàng không; giải quyết hòa bình tranh chấp trên cơ sở
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS);
thực hiện kiềm chế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện
đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

78
Các Bộ trưởng cũng nhất trí cần tăng cường đoàn kết, trách nhiệm và vai trò của
ASEAN trong việc xử lý vấn đề Biển Đông. Trong số các nước ASEAN chỉ có 4
nước tham gia tranh chấp nhưng tình hình an ninh khu vực và những hành động của
Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông đã ảnh hưởng đến toàn bộ an ninh
khu vực và tất cả các nước ASEAN chứ không riêng gì các bên tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy rằng để có thể giữ gìn an ninh chung cho Việt Nam,
Thái Lan và cả khu vực ASEAN thì bắt buộc cần sự hợp tác chung tay của tất cả
các quốc gia thành viên.
.
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM
THÁI LAN THEO CHỦ NGHĨA TỰ DO
3.1. Điểm mạnh trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Mối quan hệ Việt Nam Thái Lan ở thời điểm hiện tại đang là mối quan hệ
đối tác chiến lược, đây là một mối quan hệ hợp tác quan trọng vừa có tính hướng
vào mục tiêu cụ thể, vừa có hàm ý mong muốn quan hệ lâu dài (đôi bên cùng có
lợi). Đối tác chiến lược có thể diễn ra linh hoạt và có tính mở vì không hướng tới
một kết cục cụ thể.
Đây cũng là lý do tại sao Chủ nghĩa tự do lại hiện hữu và có ý nghĩa trong
mối quan hệ của hai quốc gia, và cũng bởi một phần trong đó chính là việc hợp tác
và chia sẻ lợi ích trên nhiều lĩnh vực khác nhau, khiến cho cả hai nước trở nên gắn
bó hơn.
Cụ thể, như đã phân tích ở chương 2, có thể thấy rằng việc hợp tác song
phương giữa Việt Nam và Thái Lan là điều hoàn toàn hợp lý, bởi ba vấn đề sau:
Thứ nhất, việc hợp tác sẽ đảm bảo tối đa hóa lợi ích kinh tế song phương của
hai quốc gia. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa của hai nước đã
tăng từ 4 tỷ USD vào năm 2006, chạm mốc 10 tỷ USD vào năm 2013, và đến 7
tháng đầu năm 2015 thì con số này đã là 4,5 tỷ USD và duy trì được ở mức độ ổn
định. Chỉ tính riêng trong khu vực ASEAN thì Thái Lan luôn đứng ở vị trí dẫn đầu
trong trao đổi thương mại với Việt Nam. Do nền kinh tế Thái Lan phát triển hơn
Việt Nam, cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam sẽ có tính

79
tương hỗ rất cao, ví dụ xét đến yếu tố chất lượng trong các sản phẩm xuất nhập
khẩu của Việt Nam và Thái Lan, các sản phẩm mà Thái Lan xuất sang Việt Nam
chủ yếu là hàng gia dụng, hóa mỹ phẩm với chất lượng tốt hơn hàng Trung Quốc và
một số hàng nội địa khác, và rất được người dân ưu chuộng. Trong khi đó các sản
phẩm của Việt Nam nhập vào Thái Lan chủ yếu là thực phẩm chế biến, hàng nông
sản với sự đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, không chỉ bà con Việt kều mà cả
người bản địa cũng rất hài lòng.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia trong
khu vực ASEAN năm 2014
Đơn vị tính: USD

Quốc gia Kim ngạch xuất Kim ngạch nhập Tổng kim nghạch
khẩu 2014 khẩu 2014 năm 2014

Brunei 49.585.169 118.088.641 167.673.810

Campuchia 2.666.528.557 625.202.617 3.291.731.174

Indonesia 2.890.666.860 2.497.370.479 5.388.037.339

Lào 477.222.388 808.098.440 1.285.320.828

Malaysia 3.930.752.662 4.193.314.979 8.124.067.641

Myanma 345.862.656 134.786.689 480.649.345

Philippines 2.321.046.154 675.548.700 2.996.594.854

Singapore 2.932.751.873 6.827.101.484 9.759.853.357

Thái Lan 3.475.773.008 7.118.692.649 10.594.465.657

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)


Trên lĩnh vực đầu tư FDI thì cả Việt Nam và Thái Lan đều có trong mình
những ưu điểm thuận lợi cho cả hai phía. Việc cả hai nước có những thỏa thuận hợp
tác như miễn thị thực, giảm thủ tục thuế quan...đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp của Thái Lan có thể sang mở rộng thị trường ở Việt Nam và ngược

80
lại. Kỹ thuật sản xuất hiện đại của Thái Lan kết hợp cùng nguồn lao động chất
lượng cao, dồi dào và nhân công rẻ của Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích to lớn
về kinh tế. Con số đầu tư 1,5 tỷ USD của Thái Lan vào Việt Nam năm 2006 đã tăng
không ngừng trong những năm qua, tính đến tháng 2/2016 thì con số này đã là 7,88
tỷ USD với 428 dự án đầu tư và xếp thứ 11/112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư tại Việt Nam [107], chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; đây đều là những thế mạnh truyền thống của Việt Nam.
Bên cạnh đó, với những đặc điểm hàng hóa sản xuất, xuất khẩu có nhiều
điểm chung. Việc hợp tác hay thậm chí là phát triển sự lệ thuộc lẫn nhau sẽ hỗ trợ
hai nước đẩy mạnh được các ưu thế của mình như đảm bảo sự ổn định của giá gạo
xuất khẩu, chống bán phá giá cũng như giảm được thiệt hại từ sự cạnh tranh của
những quốc gia khác. Thêm nữa, cả hai bên sẽ có thể cùng thực hiện được nhiều FTA có
giá trị, và gần nhất có lẽ là FTA ASEAN+6 – RCEP, mà theo đánh giá của ANZ thì Việt
Nam và Thái Lan sẽ là hai quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP.
Vể khả năng hợp tác nhiều ngành nghề, cái Việt Nam cần nhiều ở Thái Lan
có lẽ chính là những bài học kinh nghiệm từ ngành du lịch của quốc gia này. Trong
nền kinh tế Thái Lan, du lịch luôn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, còn Việt
Nam mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển du lịch như đặc trưng văn hóa phong
phú, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, ẩm thực...nhưng lại chưa thể quảng bá
được một cách hiệu quả; mà trong bối cảnh kinh tế sản xuất hàng hóa trên thế giới
không ổn định, thì ngành kinh tế dịch vụ này sẽ là nguồn thu lớn nhất trong tương
lai. Việc trao đổi, học tập và hợp tác sẽ thúc đẩy được ngành du lịch vẫn còn mới ở
nước ta phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Thứ hai, việc phối hợp ăn ý với nhau trên chính trường thế giới sẽ giúp cho
Thái Lan và Việt Nam đảm bảo được an ninh chung, duy trì được một nền chính trị
ổn định cũng như giải quyết các tranh chấp một cách mềm mại mà không sử dụng
đến vũ lực. Bằng những biện pháp như chia sẻ thông tin tình báo, giải quyết mâu
thuẫn bằng những cuộc họp ngoại giao trên cơ sở hòa bình và hợp tác.
Thái Lan là quốc gia đầu tiên trong ASEAN mà Việt Nam đặt cấp quan hệ
Đối tác chiến lược. Việt Nam và Thái Lan đang nỗ lực hợp tác để xây dựng một khu

81
vực ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Hơn nữa, hai nước cùng chia sẻ
quan điểm chung đối với nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực và thế giới.
Trên phương diện ngoại giao, tranh chấp trên biển Đông giữa các quốc gia
Đông Nam Á và Trung Quốc trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Indonexia cũng đang ngày càng nóng; đặc biệt là sau khi Trung Quốc bất chấp
những lời khuyên của cộng đồng quốc tế để thực hiện việc xây đảo nhân tạo trái
phép ở Trường Sa, mà mục đích sâu xa có lẽ là phục vụ cho hoạt động của các giàn
khoan mà Trung Quốc muốn hạ đặt trái phép tại vùng biển này. Tuy vậy, với vai trò
là đầu tầu của khu vực ASEAN và mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam,
cho nên Thái Lan cũng không thể làm ngơ trước các vấn đề xung đột như vậy,
những cam kết hợp tác chung trong khối đòi hỏi các nước phải chung tay với nhau
trên mọi lĩnh vực, chưa kể đến nếu xảy ra xung đột vũ trang thì không chỉ các nước
tham gia bị ảnh hưởng mà nền kinh tế, chính trị vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau
đảo chính của Thái Lan cũng sẽ chịu các biến động không nhỏ, đặc biệt là khi Việt
Nam đang trở thành thị trường xuất khẩu, đầu tư tiềm năng cho các doanh nghiệp
Thái Lan, những tập đoàn xuyên quốc gia lớn này sẽ không dễ dàng chấp nhận việc
bất ổn chính trị làm tổn hại đến lợi ích của họ. Do đó, liên tiếp trong những năm gần
đây Thái Lan rất tích cực cùng ASEAN tổ chức các cuộc họp về vấn đề thực hiện
DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông) giữa ASEAN và Trung Quốc,
gần nhất là cuộc họp lần thứ 10, diễn ra từ ngày 19 – 21/10 tại Tứ Xuyên, Trung
Quốc. Mặc dù các biện pháp giải quyết vẫn chưa mang lại được sự ổn định ngay lập
tức, nhưng việc hợp tác để giải quyết xung đột là điều cần thiết.
Còn trong khu vực, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan, góp phần thúc đẩy sự
phát triển của hành lang kinh tế Đông – Tây (WEC) bao gồm 48 tỉnh thuộc liên
vùng nghèo dọc Hàng lang Đông-Tây (Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia,
Trung và Hạ Lào, miền Trung Việt Nam). Với cùng một mục tiêu là đẩy nhanh xóa
đói giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng thuộc Tiểu
vùng Mê Công; Phát huy lợi thế so sánh của liên vùng về nguồn lao động, tài
nguyên, điều kiện thiên nhiên, địa lý… vì sự phát triển chung của cả khu vực; Đưa
liên vùng trở thành một cửa ngõ phát triển của Tiểu vùng Mê Công mở rộng và

82
thông qua việc đẩy mạnh tự do hoá và thuận lợi hoá về kinh tế, giao lưu văn hoá…
góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế và hội nhập toàn diện giữa các nước ASEAN với
nhau và giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực. Sự phát triển của hành lang này
sẽ góp phần giải quyết tranh chấp xung đột giữa Thái Lan – Campuchia về khu vực
đền cổ Preah Vihear, hay Việt Nam – Campuchia xảy ra tranh chấp trong xây dựng
ở khu vực đường biên giới.
Thứ ba, hợp tác Việt Nam – Thái Lan sẽ mang đến nhiều sự phát triển về văn
hóa xã hội cho cả hai quốc gia.
Trong sự phát triển của cả hai quốc gia thì phật giáo đóng các vai trò không
nhỏ; Có thể nói bên cạnh biểu tượng quyền lực – Đức Vua, nếu không có đạo Phật,
Thái Lan sẽ không giữ được tinh thần Thái Lan nữa. “Wat”, chùa trong tiếng Thái
đóng vai trò rất lớn trong việc gìn giữ nề nếp xã hội. Không chỉ là nơi thờ Phật,
chùa còn là một thiết chế duy trì nền văn hóa truyền thống của người Thái Lan. Có
thể nói đời sống tinh thần của 95% dân số Thái là Phật tử nương tựa vào nhà chùa.
Còn đối với Việt Nam, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu trong tiềm thức người dân,
gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp
đặt của chính quyền, cả khi Phật giáo được tôn là Quốc giáo. Sự tồn tại lâu dài của
Phật giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng
kể cho văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Với số
lượng phật tử đông đảo, cùng chung lòng hướng thiện như quan điểm của Đạo phật
thì mọi vấn đề trong xã hội, trong đó có ngoại giao đều có thể hòa hợp. Từ khi Liên
Hiệp Quốc tôn vinh Đức Phật và giáo lý hòa bình của Ngài bằng việc hàng năm tổ
chức ngày lễ Tam hợp (Vesak), cũng như nhiều quốc gia mà Phật giáo ảnh hưởng
sâu sắc thì Việt Nam và Thái Lan cũng trở nên gần nhau hơn qua các cuộc đại lễ
này.
Bên cạnh đó, việc trao đổi hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia sẽ mang lại
nhiều sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, như giáo dục, nghệ thuật, thể thao...ngoài
việc trao đổi kinh nghiệm thì còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ra khu vực và thế
giới; đây cũng là những kinh nghiệm mà Thái Lan có thể mang lại cho Việt Nam.

83
3.2. Điểm yếu trong việc phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Theo chủ nghĩa tự do thì không phải lúc nào hai quốc gia cũng có thể hợp tác
hòa bình với nhau. Bởi những vấn đề sau:
(1) Yếu tố đối nội: trong luận điểm của chủ nghĩa tự do có nhấn mạnh những
yếu tố tác động tới chính sách đối ngoại và QHQT chính là tự do, dân chủ, nhân
quyền...thông qua kênh phổ biến là công luận.
Đối với Thái Lan, mặc dù ở thời điểm này bạo loạn đã không còn diễn ra
nhiều như thời kỳ trước đảo chính và dần đi vào quỹ đạo ổn định. Tuy nhiên, việc
luật pháp của quốc gia này công nhận “quyền đảo chính” của quân đội, coi lực
lượng này có quyền lực hơn các thể chế dân sự sẽ chưa thể đảm bảo sự ổn định và
bền vững của nền dân chủ tại quốc gia này. Thậm chí, như bà Yingluck Shinawatra
đã nói: “Dân chủ của Thái Lan đã chết cùng với những quy định pháp luật.” thì việc
nó có tồn tại hay không đang là một câu hỏi rất khó trả lời.
Thêm nữa, là hàng loạt các xung đột phe phái, tôn giáo chưa bao giờ chấm
dứt ở quốc gia này giữa phe Áo Đỏ (ủng hộ chính phủ bị lật đổ của Thủ tướng
Yingluck) và phe Áo Vàng thuộc lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD)
hay Phong trào ly khai của người Hồi giáo gốc Malay ở miền Nam Thái Lan chống
đối chính quyền tại Bangkok từ hơn 10 năm qua. Nếu theo đúng lộ trình của chính phủ
quân sự hiện tại của Thái Lan, thì hiến pháp mới sẽ được đưa ra thảo luận vào tháng
11/2016, và sau đó sẽ bầu cử vào 2017; tiến trình này đã bị kéo lùi lại rất nhiều lần và
nếu vẫn tiếp tục như vậy thì sẽ không có “dân chủ tự do” ở Thái Lan nữa.
Bên cạnh đó, dù kinh tế Thái Lan luôn tăng trưởng ổn định sau đảo chính
nhưng chênh lệch rất lớn về giàu nghèo vẫn là nguồn gốc của mọi vấn đề phát sinh
trong tương lai. Trong lúc các thành phố đang phát triển khá nhanh, hầu như toàn bộ
các khu vực nông thôn bị bỏ rơi. Những người làm chính trị không quan tâm nhiều
đến phát triển dài hạn và bền vững nhằm cải thiện cuộc sống của người dân mà chỉ
nghĩ tới những lợi ích trước mắt. Không ít người đang tìm cách thu lại số tiền đã chi
trong thời gian vận động tranh cử và trở nên giàu có hơn, trong khi các cử tri bỏ
phiếu cho họ thì ngày càng nghèo đi. Điều này cộng với nạn tham nhũng hiện đang
là gánh nặng kinh tế cho đất nước và con người Thái Lan.

84
Còn đối với Việt Nam, với một nền dân chủ XHCN ổn định thì những bất ổn
chính trị sẽ ít có khả năng xảy ra. Tuy vậy, trong suốt chặng đường lịch sử phát
triển của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn gặp phải những sự chống phá của các thế
lực thù địch, ở cả trong và ngoài nước, đây cũng là vấn đề thường xuyên được nhắc
tới trong các cuộc họp đại hội Đảng.
Cũng như Thái Lan, hiện tượng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam cũng
đang rơi vào tình trạng ngày càng tăng, theo Bộ lao động – Thương binh – Xã hội
thì tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vũng đồng
bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%;
tỷ trọng hồ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu
nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả
nước; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng từ 9,2 lần (năm 2010) lên khoảng
9,4-9,5 lần (năm 2012) [80]. Đáng chú ý là với một đất nước liên tục phải gánh chịu
thiên tai như Việt Nam thì ranh giới giữa mức cận nghèo và nghèo là rất mong
manh nên nguy cơ số hộ nghèo tăng lên rất dễ xảy ra. Đây cũng là vấn đề ảnh
hưởng không nhỏ đối với Nhà nước và xã hội.
(2) Lợi ích hai quốc gia: lợi ích quốc gia là đa lĩnh vực và được cấu thành từ
nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Những lợi ích cũng có tính tương tác qua lại với
nhau. Đòi hỏi cả hai quốc gia phải xem xét lợi ích cẩn thận trước khi quyết định hợp
tác. Dù cho mối quan hệ ngoại giao đã 40 năm những trên một vài lĩnh vực, vẫn có
nhiều điểm yếu đảm bảo sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả hai.
Đầu tiên, ở lĩnh vực thương mại, đầu tư thì tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam
sang Thái Lan chỉ chưa bằng một nửa so với của Thái Lan vào Việt Nam; số lượng
doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Việt Nam cũng chênh lệch hơn rất nhiều lần ở
chiều ngược lại. Mặc dù nếu xét về năng xuất lao động thì Thái Lan tốt hơn Việt
Nam rất nhiều, đây cũng là thách thức và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong
việc bắt kịp mức năng suất của các nước khác. Lý do chính của bất cập này, theo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, là xuất phát điểm và quy mô nền kinh tế của Việt Nam quá
nhỏ bé. Mặc dù quy mô nền kinh tế liên tục được mở rộng, GDP năm 2014 gấp 29
lần GDP năm 1990, nhưng so với một số nước trong khu vực ASEAN thì quy mô

85
kinh tế nước ta vẫn còn nhỏ. Tại thời điểm năm 2014, GDP của Indonesia gấp 4,8
lần GDP của Việt Nam; Thái Lan gấp 2 lần; Malaysia gấp 1,8 lần; Singapore gấp
1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần [79].
Tiếp đến, mặc dù mối quan hệ đã nâng tầm lên đối tác chiến lược tuy nhiên
cả hai nước vẫn đang có những hướng đi riêng trên chính trường quốc tế; như việc
Thái Lan cùng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đang dần xoay trục sang
phía Trung Quốc để thay thế cho Mỹ. Còn quan điểm của Việt Nam thì xác định
thiết lập mối quan hệ hòa bình, bền vững với tất cả các nước trên thế giới, không có
sự chú trọng hay phân biệt nhất định nào. Cũng do vậy cho nên khi xảy ra tranh
chấp trên Biển Đông với Trung Quốc thì mối quan hệ đối tác chiến lược này cũng không
mang lại được nhiều ý nghĩa, bởi nó còn liên quan tới lợi ích riêng của hai bên.
3.3. Cơ hội phát triển mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Những người theo chủ nghĩa tự do luôn đề cao xu thế hợp tác và hội nhập
quốc tế. Trong đó quan trọng nhất vẫn đến từ sự hòa hợp lợi ích kinh tế và lợi ích
chính trị giữa các quốc gia với nhau. Năm 2016 Việt Nam và Thái Lan đang tích
cực chuẩn bị cho hoạt động kỷ niệm 40 năm ngoại giao giữa hai nước. Đây cũng là
dấu mốc cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ ngoại giao hai nước
trong tương lai. Ngoài ra các cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ này cũng đang ngày
càng đa dạng.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại hai nước tăng trưởng 10-13% một năm.
Thái Lan đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu trong số các nước ASEAN tại
Việt Nam. Hiện nay, các dự án đầu tư của Thái Lan có mặt ở 30 tỉnh tại Việt Nam.
Hai bên đang thúc đẩy các dự án lớn ở Bình Định, Quảng Ninh, Quảng Trị, Bà Rịa -
Vũng Tàu. Nếu các dự án được thông qua, Thái Lan có thể vươn lên là nước có vốn
đầu tư lớn thứ tám ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng năm 2015, hai nước đã đưa ra mục tiêu 20 tỷ thương mại vào
năm 2020; mở cơ chế tham vấn nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy đầu tư;
xem xét sử dụng đồng baht Thái và đồng Việt trong giao dịch thương mại và đầu tư.
Việt Nam đã đàm phán với các đối tác xuyên Thái Bình Dương và gia nhập
TPP, mở rộng mạng lưới thương mại tự do. Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tất

86
cả các thành viên phải tự do các hạn chế đầu tư để thúc đẩy đầu tư trực tiếp. Là nhà
xuất khẩu chính của hai mặt hàng nông sản chính - gạo và cao su - cả hai bên sẽ hợp
tác để trao đổi thông tin và bí quyết công nghệ. Tất cả những điều được tính đến,
khi các cường quốc lớn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đối với mỗi nước, Thái Lan và
Việt Nam sẽ gắn bó với nhau nhiều hơn. Ngoài ra Thái Lan và Việt Nam còn nằm
trong khối Hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) được phân bố
thành các hành lang gồm: Hành lang kinh tế Bắc – Nam (gồm Trung Quốc, Lào,
Mianma, Thái Lan và Việt Nam), Hành lang kinh tế Đông – Tây (gồm Lào,
Mianma, Thái Lan và Việt Nam), Hành lang kinh tế phía Nam (Thái Lan,
Cămpuchia và Việt Nam). Trong khuôn khổ các hành lang kinh tế, điều kiện cơ sở
vật chất về giao thông giữa các nước tham gia đều được cải thiện, hình thành những
trục giao thông đạt tiêu chuẩn quốc tế trong khu vực. Việc hoàn thiện tuyến đường
bộ xuyên Á nối liền các nước trong khu vực này, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại và đầu tư qua biên giới giữa các nước. Đặc biệt là Liên doanh
hàng không Thai-Vietjet đã chính thức được thành lập tại Thái Lan.Thai-Vietjet đi
vào khai thác các chuyến bay thường lệ nội địa và quốc tế đến/đi từ Thái Lan vào
tháng 9-2015, con đường trao đổi, hợp tác kinh tế chung của hai quốc gia sẽ trở nên
nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó việc ra đời của cộng đồng AEC sẽ tạo dựng được một khối cộng
đồng chung thịnh vượng, ổn định, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa,
dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển tự do, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn,
kinh tế phát triển đồng đều, giảm đói, nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch kinh
tế - xã hội giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). AEC
được kỳ vọng sẽ là môi trường tương tác giúp kinh tế các nước thành viên tăng
trưởng nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
mạnh hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng
cạnh tranh. Ước tính, những tiêu chuẩn được thực thi đầy đủ dựa trên các điều
khoản của AEC sẽ đưa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN tăng 7% vào
năm 2025.

87
Tiếp đến là hợp tác trong lĩnh vực du lịch, lượng du khách Việt Nam sang
Thái Lan sẽ còn tăng trong các năm tới, và với những thành công của mình ngành
du lịch Thái Lan sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều bài học giá trị, đặc biệt là khi du
lịch Việt Nam đang tiến lên thời kỳ hội nhập và phát triển. Theo nghiên cứu của
Tổng cục Du lịch: ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch Việt Nam.
Với dân số hơn 500 triệu dân, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN
đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước
ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa là cửa
ngõ quan trọng đưa khách du lịch quốc tế. Quá trình hợp tác đã góp phần nâng cao
uy tín của du lịch Việt Nam trong khu vực; tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh
nghiệm về phát triển du lịch, hỗ trợ tích cực của các nước có ngành du lịch phát
triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore... Hội nhập ASEAN đã góp phần quan
trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du
lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.
Về nông nghiệp, với thành công của cuộc họp lần thứ 5 Nhóm Công tác
chung về hợp tác nông nghiệp trong khuôn khổ Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp
giữa Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã của Vương quốc Thái Lan và Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đã và sẽ
mở ra những điều kiện phát triển mới cho nền nông nghiệp của hai nước trong đó có
việc Thái Lan hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội đồng cao su quốc tế ba bên,
cùng phối hợp về công nghệ sau thu hoạch, cải thiện chất lượng và nâng cao giá trị
của các sản phẩm nông nghiệp; trong đó có gạo và cao su. Hợp tác về an toàn chất
lượng và kiểm soát an toàn đối với sản phẩm cá và thủy sản. Trong tương lai ngành
nông nghiệp Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và uy tín hơn nữa với
những hợp tác có giá trị bền vững này.
Trên lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, chương trình hành động triển
khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014-2018 sẽ góp phần nâng cao chất
lượng của các cơ chế hợp tác của hai nước. Những năm gần đây thường xuyên tổ
chức các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp cao, thể hiện sự tin cậy chính trị giữa hai

88
bên vào thời điểm hiện tại và tương lai. Những ủy ban chung được thành lập trong
tương lai như Ủy ban chung Việt Nam - Thái Lan về An ninh giữa Bộ Quốc phòng
Thái Lan và Bộ Quốc phòng Việt Nam, hợp tác pháp lý và tư pháp giữa hai Bộ Tư
pháp hay tổ chức đối thoại an ninh thường niên giữa Bộ Công an của Việt Nam và
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Điều này sẽ mang đến sự đảm bảo về an ninh tập thể
của hai quốc gia trong tương lai.
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới khẳng định mối quan hệ hai nước
không thay đổi mặc dù chính quyền quân sự cầm quyền ở Thái Lan. Đây là tín hiệu
đáng mừng, góp phần thắt chặt tình cảm hai nước láng giềng.
Cả Thái Lan và Việt Nam đã, đang và sẽ di chuyển gần nhau hơn. Mục đích
để xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ trong tiểu vùng sông Mekong
mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan đến bảo vệ môi trường, chia
sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng ý với nhau rằng khu vực hạ
lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn sự can thiệp của các cường
quốc lớn.
Tình hình Biển Đông cũng như các vấn đề khủng hoảng về chính trị, khủng
bố trên thế giới vẫn sẽ là những đề tài nóng trong thời gian tới. Trách nhiệm của
Thái Lan cùng Việt Nam trong tương lai đòi hỏi cả hai nước phải tiếp tục kề vai sát
cánh để giữ gìn nền hòa bình trong khu vực và thế giới.
Trong chuyến thăm Thái Lan vào tháng 7/2015 của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng qua lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Hai bên nhất trí tăng
cường trao đổi các đoàn cấp cao và các cấp; tích cực thực hiện hiệu quả Chương
trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2014-2018; nâng
cao chất lượng của các cơ chế hợp tác. Về hợp tác an ninh và quốc phòng, hai nước
sẽ thành lập ủy ban an ninh chung, tăng cường hợp tác, phối hợp ở các cấp; thành
lập cơ chế hợp tác mới như Nhóm công tác chung hợp tác trong việc chống đánh bắt
cá trái phép. Hai Thủ tướng đồng ý giao cho các cơ quan chức năng liên quan lập
đường dây nóng để trao đổi về vấn đề này. Sẽ có đối thoại hàng năm giữa Bộ Công
an và đốit ác của bạn. Hai bên khẳng định cam kết không cho phép bất cứ cá nhân,
tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của nước này để chống lại nước kia. Về các vấn đề

89
khu vực và quốc tế, hai nước nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác và phối
hợp tốt đẹp trên các diễn đàn đa phương như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS),
Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc; ủng hộ và hỗ
trợ lẫn nhau trong đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác khu vực (RCEP), Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Về ASEAN, lãnh đạo hai nước đã trao
đổi làm sao phát huy hiệu quả khi ASEAN trở thành Cộng đồng, đồng thời phát huy
vai trò trung tâm của ASEAN. Hai bên cam kết ủng hộ nhau ứng cử làm Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Thái Lan nhiệm kỳ 2017-2018,
Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021) và Thái Lan ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng
Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018. Hai bên cũng nhất
trí tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong hoạch định và quản
lý bền vững nguồn tài nguyên nước, đặc biệt của sông Mê Công và tăng cường phối
hợp trong các cơ chế liên quan, trong đó có Ủy hội sông Mê Công (MRC).
3.4. Thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan
Lý thuyết chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế chủ yếu hướng đến những
lợi ích chung co các quốc gia với nhau. Sự ổn định và lợi ích về kinh tế, chính trị,
an ninh, quốc phòng...Mục tiêu cuối cùng mà lý thuyết này muốn hướng tới đó là
một nền hòa bình dân chủ, thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh và duy trì nền hòa
bình chung giữa các quốc gia với nhau. Để có thể đạt được điều này, nó đòi hỏi
nhiều sự gắn kết giữa môi trường trong nước và môi trường quốc tế, chính sách đối
nội và đối ngoại, chính trị và kinh tế...
Trong sự vận động chung của thế giới, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra và sẽ
mang đến những thách thức không nhỏ cho mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan.
Đầu tiên, là thách thức trong việc đảm bảo an ninh chung. Trong giai đoạn
này, tình hình an ninh trong khu vực và thế giới đang trở nên rất khó lường. Vấn đề
nóng nhất có lẽ là việc bùng phát của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, mà trong đó nổi
lên như một đại diện cho sự tàn bạo của chúng là nhóm Nhà nước Hồi giáo cực
đoan IS. Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ khủng bố từ nhóm Nhà
nước Hồi giáo (IS), khi người dân theo đạo Hồi trong khu vực bị phiến quân tuyên
truyền, chiêu mộ và huấn luyện. IS đang thu hút tín đồ từ các cộng đồng Hồi giáo

90
tại khu vực Đông Nam Á. Ở nhiều nơi trên khắp Indonesia, những nhóm nhỏ người
Hồi giáo tham gia chính trị đã "công khai cam kết lòng trung thành" với IS. Sự thâm
nhập của IS vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là điều bất ngờ, tuy
nhiên, xu hướng này chưa được quan tâm đúng mức, và có thể gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với khu vực. Số liệu thống kê của khu vực mang đến nỗi lo sợ về
sự trỗi dậy của các chiến binh Hồi giáo. Gần 62% dân số Hồi giáo trên thế giới sống
tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Indonesia là quốc gia có số người theo đạo
Hồi lớn nhất thế giới, với 209 triệu người, tương đương 87,2% dân số [108].
Philippines cũng phải đối mặt với mối đe dọa giống như Indonesia. Khi Lực lượng
đặc nhiệm hỗn hợp của Mỹ tại Philippines rút khỏi nước này, Manila có thể gặp
nguy hiểm trước nạn khủng bố. Nếu các thành viên của Mặt trận Giải phóng Hồi
giáo Moro (MILF), một nhánh của Al-Qaeda đóng tại Philippine, đến Syria hay Iraq
để chiến đấu và trở về nước, MILF có thể sẽ trỗi dậy. Điểm nóng khác trong khu
vực là Malaysia. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 19 chiến binh được IS truyền cảm
hứng, lên kế hoạch tấn công các quán rượu, vũ trường và nhà máy bia trong và xung quanh
Kuala Lumpur. Còn đối với Việt Nam và Thái Lan tuy chưa chịu nhiều ảnh hưởng từ
những hoạt động khủng bổ thế giới, nhưng việc hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin
tình báo, hỗ trợ phát triển quốc phòng, an ninh để đảm bảo được an ninh của hai nước và
cả khu vực một cách chủ động cũng là một thách thức không nhỏ.
Vẫn liên quan đến vấn đề này, tình hình Biển Đông đã và đang chưa có dấu
hiệu hạ nhiệt, bên cạnh đó là các vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, khủng hoảng ở
Ukraina,...cùng với đó là sự xoay trục của các cường quốc trên thế giới như Mỹ,
Nga và Trung Quốc cũng có tác động lên các chính sách quốc phòng, an ninh của cả
Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt là khi Thái Lan luôn thay đổi chính sách đồng minh
mềm mại của mình theo hướng lợi ích trước mắt, và điều này rất khó đảm bảo sự ổn
định trong tình trạng chính trị như hiện nay.
Thứ hai, thách thức đối với lợi ích kinh tế chính trị của hai nước khi chúng
có điểm khác biệt. Được thể hiện qua việc lựa chọn quan hệ đối tác với các nước
khác; Quan hệ đối tác Việt – Mỹ cho thấy sự cam kết tiếp tục đối với hợp tác hiện
hữu về thương mại, giáo dục và phát triển. Đối với Việt Nam, nâng cấp quan hệ

91
Việt – Mỹ còn chứa đựng lợi ích được tham gia vào Hiệp định Quan hệ Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi giúp tăng cường hơn nữa quan hệ với
Mỹ, mối quan hệ đối tác toàn diện cũng sẽ góp phần tích cực vào chiến lược “phòng
bị nước đôi” (hedging) của Việt Nam đối với Trung Quốc. Về phía Washington,
Việt Nam là một đối tác có các tài sản chiến lược giá trị trong khu vực Đông Nam
Á, và sẽ là một thành phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Bốn
nguyên tắc “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”, vốn từng được
tuyên bố là nền tảng của quan hệ Việt -Trung, đang bị làm cho suy yếu do tranh
chấp Biển Đông chưa có giải pháp. Nhiều nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Trung
Quốc – bao gồm cả đối thoại giữa hai đảng cộng sản, đối thoại giữa các bộ trưởng
quốc phòng, một đường dây nóng về các vấn đề trên biển – đã không hiệu quả.
Trung Quốc là một trong hai đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, cùng với
Nga. Điều này đã mang lại cho Việt Nam một cảm giác sai về an ninh từ mối quan
hệ tích cực với Trung Quốc, cũng như những ảo tưởng về sự hỗ trợ của Nga.
Moscow đã không đứng cạnh Việt Nam trong cuộc khủng hoảng Hải Dương 981.
Thay vào đó họ đã ký kết một thỏa thuận khí đốt 30 năm với Bắc Kinh trị giá 400 tỷ
USD. Nhiều người sẽ thấy sự kiện này như một sự thất bại của hệ thống quan hệ đối
tác của Việt Nam. Các lợi ích quốc gia về kinh tế và chính trị là những lý do chính
trả lời cho câu hỏi tại sao các nước khác không muốn gây rủi ro cho mối quan hệ
của họ với Trung Quốc chỉ để ủng hộ Việt Nam. Chỉ những quốc gia đang cố gắng
để đối trọng lại Trung Quốc hoặc có quan hệ tương đối nghèo nàn với Trung Quốc
mới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam – cụ thể là Mỹ, Nhật Bản và Philippines.
Theo Thitinan Pongsudhirak, giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc tế
thuộc Đại học Chulalongkorn tại Bangkok, quan hệ Thái - Trung hiện nay được
đánh giá là sự hàn gắn của mối bang giao lâu đời giữa hai nước từ trước thế kỷ 20,
lúc Thái Lan còn chưa ngả sang phương Tây. Vào mùa hè 2015, trước khi tới Bắc
Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan tuyên bố đang thương
thảo với Trung Quốc để mua ba tàu ngầm tấn công trị giá một tỷ euro. Dù thỏa
thuận này không được cụ thể hóa do những quan ngại từ phía Mỹ, nó cho thấy sự
cạnh tranh ảnh hưởng với Thái Lan ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc. Trong

92
lĩnh vực kinh tế, sự năng động của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan với nhiều
doanh nhân thành đạt và có vị trí trong xã hội sở tại cũng giúp tạo nên mối liên kết
thương mại giữa Bangkok và Bắc Kinh sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách
mở cửa vào cuối những năm 1970. Hai bên đã đa dạng hóa lĩnh vực thương mại
song phương. Trung Quốc và Thái Lan đang thảo luận để thực hiện một dự án
đường sắt cao tốc tham vọng nối biên giới Lào với vịnh Thái Lan trị giá 11,8 tỷ
USD. Trung Quốc cũng hứa hẹn sẽ mua hai triệu tấn gạo và 200.000 tấn cao su của
Thái Lan trong năm nay. [81]
Thứ ba, thách thức của sự phát triển của cộng đồng chung ASEAN, nơi mà
Thái Lan và Việt Nam cùng đóng các vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hợp
tác ổn định và phát triển cho khu vực. Trong đó nổi bật lên là khoảng cách phát
triển, sự khác biệt về hệ thống chính trị của mỗi quốc gia thành viên. Mức độ phát
triển khác nhau giữa các quốc gia ASEAN gây khó khăn cho các nước khi làm việc
cùng nhau và gắn bó khăng khít trên quy mô lớn. Việc thực hiện các mục tiêu mà
Cộng đồng ASEAN đề ra cũng trở nên khó khăn. Ví dụ, so với Singapore, lãnh thổ
của Campuchia rộng gấp 250 lần và dân số lớn hơn khoảng 30 lần. Tuy nhiên, đời
sống của người dân Campuchia kém quốc đảo sư tử nhiều lần. Theo số liệu của
Numbeo - một trang web về dữ liệu uy tín hàng đầu thế giới, mức lương trung bình
trong một tháng của người dân Singapore đạt khoảng 2.989 USD, trong khi con số
tương tự tại Campuchia khoảng 176 USD. Khoảng cách về cơ sở hạ tầng giữa hai
quốc gia cũng rất lớn. [90]
Campuchia với Thái Lan đều trải qua nhiều giai đoạn khó khăn về kinh tế và
chính trị. Tuy nhiên, tình hình kinh tế ở Thái Lan khả quan hơn nhiều so với nước
láng giềng. Theo US-ASEAN, vùng nông thôn Campuchia gần như không có những
cơ sở hạ tầng cơ bản. Phần lớn dân số là thanh niên dưới 21 tuổi, thiếu kỹ năng làm
việc và học thức cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự chênh lệch về thu
nhập giữa các quốc gia sẽ tạo ra dòng di chuyển lao động. Tình trạng "mất điểm
trên sân nhà" có thể dễ xảy ra nếu chính phủ trong nước không kịp điều chỉnh để tạo
thế cân bằng với các nước khác.

93
Sự khác biệt trong hệ thống chính trị giữa các nước ASEAN khiến khả năng
hợp tác của họ trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể gây ra những xung đột giữa
các quốc gia. Hệ thống chính trị ảnh hưởng lớn tới sự ổn định trong mỗi một đất
nước với nhiều khía cạnh như kinh tế, an ninh, phúc lợi xã hội. Người ta có thể thấy
rõ sự khác biệt trong hệ thống chính quyền ASEAN qua trường hợp của Thái Lan.
Thái Lan là một chính phủ quân chủ lập hiến gồm vua, thủ tướng và hệ thống dân
chủ nghị viện với nhiều đảng phái chính trị. Vua của họ là một biểu tượng của đất
nước. Ông không có quyền lực trực tiếp theo Hiến pháp của Thái Lan. Trong những
năm gần đây, tình hình chính trị Thái Lan là vấn đề trở ngại trong việc phát triển đất nước.
Tình trạng bất ổn chính trị bắt đầu từ một cuộc đảo chính vào năm 2006, khi quân đội cáo
buộc cựu Thủ tướng Thaksin tham nhũng và lạm dụng quyền lực. 8 năm sau, khi em gái
ông Thaksin đang giữ chức thủ tướng Thái Lan, lịch sử lại tái diễn.
Thứ tư, thách thức sự phát triển kinh tế hai nước vào thời kỳ kinh tế thế giới
ảm đạm. Từ năm ngoái đến nay, trước việc giá dầu hạ, nền kinh tế Trung Quốc liên
tục giảm tốc độ tăng trưởng, kinh tế Nhật Bản giậm chân tại chỗ, EU chưa vượt qua
khỏi khủng hoảng nợ công, Mỹ tăng trưởng “không rõ ràng”, cùng các nền kinh tế
mới nổi, như Nga, Brazil tụt hạng về kinh tế, đã xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại về
một kết cục của nền kinh tế thế giới năm 2016 tương tự như năm 2008 với sự bùng
phát của cuộc đại khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng giá dầu và giá nguyên liệu đầu
vào thấp đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ hay xuất
khẩu nguyên liệu đầu vào như Nga, Venezuela, Brazil, gián tiếp tác động đến các
nền kinh tế mới nổi và thậm chí làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Nhiều
nhận định bi quan cho rằng sự sụt giảm của giá dầu và nguyên liệu đầu vào có thể
giống như vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brother hồi năm 2008, mở đầu cho
cuộc đại khủng hoảng kinh tế mà đến nay thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Cổ
phiếu ngân hàng ở châu Âu và Mỹ đã sụt giảm mạnh từ đầu năm 2016 trên thị
trường tài chính bởi các rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đã làm ngơ, đặc biệt là
với sự mất giá dầu. Triển vọng ảm đạm tại nhiều nước tiên tiến cũng được áp lên
các nền kinh tế mới nổi, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ. Ví dụ, GDP Trung
Quốc đã tăng chậm lại trong quý II xuống 7,5%. Tốc độ này vẫn được coi là bùng

94
nổ theo chuẩn mực của các nước phát triển, nhưng là thấp nhất đối với Trung Quốc
trong hai thập kỷ qua.
Thứ năm, thách thức không chỉ của riêng Việt Nam và Thái Lan mà còn của
toàn cầu đó chính là việc khủng hoảng tài nguyên ngày càng trầm trọng. Những
xung đột thường nổ ra giữa các quốc gia thường xuất phát nhiều nhất cũng chính từ
vấn đề thiếu hụt hay cạn kiệt nguồn tài nguyên trong nước. Theo Viện Nghiên cứu
Hoàng gia về các vấn đề quốc tế (Anh) [103], cuộc khủng hoảng nguồn tài nguyên
thiên nhiên đang trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Trong mười năm gần
đây, tốc độ tiêu thụ nguyên liệu thô tăng nhanh và có thể nằm ngoài tầm kiểm soát
trong vài thập kỷ tới. Năm 2030, nhu cầu đối với các mặt hàng cơ bản như chất đốt,
thép và đồng của thế giới dự báo sẽ tăng lần lượt 44%, 90% và 60%. Nhu cầu năng
lượng của châu Á, nơi tập trung nhiều nền kinh tế mới nổi với tốc độ tăng trưởng
kinh tế đáng chú ý trong những năm qua, có thể tăng khoảng 40% trong thập kỷ
này. Trong khi đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cảnh báo, với tốc độ khai thác tài
nguyên hiện nay, “phải cần thêm một Trái đất nữa mới đáp ứng nhu cầu đất cho
nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi”. Nhân loại đang sử dụng vượt quá 50% giới
hạn nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phép. Dự báo, đến năm 2040, các nguyên liệu
cơ bản như nhiên liệu hóa thạch, thép, thực phẩm và nước sẽ bị thiếu hụt nghiêm
trọng. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, lượng dầu thu được từ các mỏ
thông thường đang giảm với tốc độ trung bình hơn 4% mỗi năm, trong đó, mức
giảm lớn nhất xảy ra tại các khu mỏ của Anh, Na Uy, Nga… Từ năm 2035, thế giới
buộc phải khai thác phần lớn lượng dầu thô tại các địa điểm mới, trong khi việc tìm
kiếm thêm mỏ dầu ngày càng khó khăn. Mặt khác, những nguyên nhân chủ yếu gây
ra cuộc khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết. Hiện tượng
trái đất ấm lên kéo theo những tác động xấu tới vấn đề an ninh lương thực toàn cầu,
là hậu quả nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt. Hơn nữa, bùng nổ dân số thế giới
cũng là vấn đề nan giải. Hiện nay, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Ðộ,
Bra-xin… và các nước phát triển có nhu cầu nguyên liệu thô lớn nhất. Nhưng trong
vòng hai đến ba thập kỷ nữa, “cơn khát tài nguyên” của các nước đang phát triển có

95
dân số đông và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, sẽ tiếp tục gia tăng áp
lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng bị thu hẹp.

KẾT LUẬN
Chủ nghĩa Tự do được xây dựng trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn. Các
cơ sở này bao gồm quan niệm về mối quan hệ giữa môi trường vô chính phủ và
xung đột trong QHQT, tính đa nguyên về chủ thể QHQT, bản chất của con người,
chủ nghĩa duy vật kết hợp duy tâm chủ quan, quan điểm về sự vận động của thực
tiễn lịch sử, quan niệm về tự do.
Chủ nghĩa tự do có hệ thống lý luận phức tạp và đa dạng hơn Chủ nghĩa hiện
thực. Lý thuyết này có nhiều đóng góp vào kho tàng lý luận QHQT. Qua nghiên cứu
“Quan hệ Việt Nam – Thái Lan theo góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)” ta
có thể thấy được rõ nét vai trò của các chủ thể phi quốc gia, mối quan hệ qua lại
giữa các chủ thể này làm thay đổi diện mạo của QHQT. Bên cạnh đó, sự tương tác
qua lại về kinh tế, chính trị mang đến sự hòa hợp về lợi ích dẫn tới xu hướng hợp
tác thay thế cho xung đột.
Ý nghĩa của chủ nghĩa tự do trong mối quan hệ Việt Nam Thái Lan được thể
hiện rõ nét nhất ở hai điểm: một là, việc trao đổi lợi ích đa lĩnh vực khiến cho hai
quốc gia gần nhau hơn. Dù là hai nước cạnh tranh nhau về mặt kinh tế trong một số
mặt hàng xuất khẩu như gạo, nông sản; tuy nhiên hai quốc gia luôn chú trọng đến
những lợi ích kinh tế bền vững cho cả hai phía, việc thay đổi hình thức cạnh tranh
mang đến các tín hiệu tích cực trong lĩnh vực ngoại giao. Thêm vào đó là lợi ích về
mặt chính trị, việc Thái Lan đang dần xoay trục sang phía Trung Quốc, thể hiện rõ
cách thức tìm kiếm lợi ích lâu dài của chính quyền quân sự nước này. Dẫu vậy, Thái
Lan vẫn xây dựng mối quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp với các nước trong khu
vực, đặc biệt là Việt Nam đóng vai trò đối tác chiến lược, không những có thể hạn
chế xung đột mà còn gia tăng vai trò của mình trong các hoạt động giữ gìn hòa bình
chung trong khu vực và thế giới.
Hai là, ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế và chủ thể phi quốc gia. Việc Thái
Lan và Việt Nam cùng tham gia các diễn đàn kinh tế, chính trị chung trong khu vực

96
và thế giới như ASEAN, LHQ, WTO, APEC,TPP...cũng là một yếu tố quan trọng
quyết định sự gắn kết trong quan hệ ngoại giao hai nước. Việc ra nhập các tổ chức
này là hoàn toàn tự nguyện và dựa trên khả năng hòa hợp lợi ích giữa các quốc gia
với nhau, do vậy lợi ích riêng trở thành lợi ích chung, những thỏa hiệp, hiệp định
khiến cho các cá thể quốc gia trong tổ chức phải theo đuổi hòa bình và hợp tác.
Mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan có nhiều điểm mạnh như việc hợp tác sẽ
đảm bảo tối đa hóa lợi ích kinh tế song phương của hai quốc gia, phát triển sự lệ
thuộc lẫn nhau sẽ hỗ trợ hai nước đẩy mạnh được các ưu thế của mình như đảm bảo
sự ổn định của giá gạo xuất khẩu, chống bán phá giá cũng như giảm được thiệt hại
từ sự cạnh tranh của những quốc gia khác. Đảm bảo được an ninh chung, duy trì
được một nền chính trị ổn định cũng như giải quyết các tranh chấp một cách mềm
mại mà không sử dụng đến vũ lực. Bằng những biện pháp như chia sẻ thông tin tình
báo, giải quyết mâu thuẫn bằng những cuộc họp ngoại giao trên cơ sở hòa bình và
hợp tác.
Năm 2016 Việt Nam và Thái Lan đang tích cực chuẩn bị cho hoạt động kỷ
niệm 40 năm ngoại giao giữa hai nước. Đây cũng là dấu mốc cho sự phát triển
mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ ngoại giao hai nước trong tương lai. Ngoài ra các
cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ này cũng đang ngày càng đa dạng, như sự phát triển
của cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE), khối Hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng (GMS). Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới khẳng
định mối quan hệ hai nước không thay đổi mặc dù chính quyền quân sự cầm quyền
ở Thái Lan. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thắt chặt tình cảm hai nước láng
giềng. Cả Thái Lan và Việt Nam đã, đang và sẽ di chuyển gần nhau hơn với chung
mục đích là xây dựng quan hệ song phương cũng như quan hệ trong tiểu vùng sông
Mekong mạnh mẽ hơn, cho dù động thái như vậy có liên quan đến bảo vệ môi
trường, chia sẻ tài nguyên, kết nối và an ninh. Cả hai nước đều đồng ý với nhau
rằng khu vực hạ lưu ven sông Cửu Long gắn kết hơn có thể ngăn chặn sự can thiệp
của các cường quốc lớn.
Tình hình Biển Đông cũng như các vấn đề khủng hoảng về chính trị, khủng
bố trên thế giới vẫn sẽ là những đề tài nóng trong thời gian tới. Trách nhiệm của

97
Thái Lan cùng Việt Nam trong tương lai đòi hỏi cả hai nước phải tiếp tục kề vai sát
cánh để giữ gìn nền hòa bình trong khu vực và thế giới.
Mục tiêu cuối cùng mà lý thuyết này muốn hướng tới đó là một nền hòa bình
dân chủ, thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh và duy trì nền hòa bình chung giữa các
quốc gia với nhau. Để có thể đạt được điều này, nó đòi hỏi nhiều sự gắn kết giữa
môi trường trong nước và môi trường quốc tế, chính sách đối nội và đối ngoại,
chính trị và kinh tế...Tuy nhiên, trong sự vận động chung của thế giới, có rất nhiều
vấn đề đang đặt ra và sẽ mang đến những thách thức không nhỏ cho mối quan hệ
Việt Nam – Thái Lan.
Theo những tuyên bố chung trong cuộc họp nội các Việt Nam – Thái Lan lần
thứ ba thì mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan sẽ ngày càng thể hiện rõ
ràng vai trò của Chủ nghĩa tự do trong đó, với những cách giải quyết các vấn đề
chúng, hợp tác phụ thuộc lẫn nhau, giảm xung đột, cạnh tranh công bằng theo quy
định của luật pháp quốc tế.
Có thể thấy rằng Chủ nghĩa tự do có nhiều đóng góp cho an ninh, hợp tác và
hòa bình một cách cụ thể với nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh và góp
phần vào hòa bình ổn định cũng như sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Thanh Bình (2006), Cải cách kinh tế ở Thái Lan và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam, TC Kinh tế và phát triển, tr. 49-51
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 131–132
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ
đổi mới (Khóa VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Fistie Pierre H, Quá trình phát triển của nước Thái Lan hiện đại, Tài liệu dịch
của Thư viện Quân đội.
5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
6. Hà Lê Huyền (2012), Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Thái Lan 2000-
2010, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (Số 3), tr. 76-82
7. Hà Lê Huyền (2010), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan từ năm 2000 đến
nay, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (Số 11), tr. 49-54
8. Hồ Kim Hương, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Kinh nghiệm phát triển hệ
thống bán lẻ ở Thái Lan thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và hàm ý chính sách
đối với Việt Nam, TC Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Số 9), tr. 26-29
9. Hall. D.G.E (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Lê Thị Hồng Khuyên, Đỗ Hải Yến (2010), So sánh cơ cấu kinh tế ngành của
Việt Nam, Thái Lan trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số
bài học kinh nghiệm rút ra, TC Phát triển nguồn nhân lực (số 4), tr. 49-56
11. Nguyễn Ngọc Lan (2007), Một số điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội của
Thái Lan từ sau khủng hoảng đến nay, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (Số 3), tr. 13-22
12. Nguyễn Ngọc Lan (2011), Tác động của khủng hoảng chính trị Thái Lan đến
Việt Nam, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (Số 4), tr. 23-30
13. Nguyễn Tương Lai, Phạm Nguyên Long, chủ biên (1998), Lịch sử Thái Lan,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
14. Quế Lai chủ biên (1999), Thái Lan – Truyền thống và hiện đại, NXB Thanh
niên, Hà Nội

99
15. Phạm Quang Minh (2008), Hành lang kinh tế Đông – Tây và quan điểm của
Thái Lan, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (Số 11), tr. 21-29
16. Hoàng Khắc Nam (2013), Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế: những luận
điểm chính và sự đóng góp, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và
nhân văn, tập 29 (số 1), tr. 17 – 26
17. Hoàng Khắc Nam (2008), Công ty xuyên quốc gia – chủ thể quan hệ quốc tế,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 24, tr. 157–167
18. Hoàng Khắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam – Thái Lan 1976 -2000, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
19. Hoàng Khắc Nam (2004), Quan hệ Việt Nam-Thái Lan, Việt Nam-ASEAN:
Quan hệ đa phương và song phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Vũ Dương Ninh (1990), Vương quốc Thái Lan: Lịch sử và hiện tại, Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội
21. Paul R. Viotti – Mark V. Kauppi (2001), Lý luận Quan hệ quốc tế, NXB Học
viện Quan hệ quốc tế.
22. SONG JUNG NAM (8/2008), Quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan trong lịch
sử, TC Nghiên cứu lịch sử, tr. 32-46
23. Thích Nguyên Tạng (1996), Phật Giáo tại Việt Nam, Chùa Pháp Vân, Sài Gòn
24. Tanaka Tadaharu (1985), Thái Lan là thế đó, TTXVN, Hà Nội
25. Thanyathip Sripana (2001), 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Thái Lan –
Việt Nam, TC Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6), Hà Nội.
26. Nguyễn Xuân Thắng (2001), 25 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Thái Lan và
triển vọng, TC Những vấn đề kinh tế thế giới (số 4/72), Hà Nội
27. Nguyễn Vũ Tùng và Hoàng Anh Tuấn (2006), Quan hệ đối tác chiến lược trong
quan hệ quốc tế từ lý thuyết đến thực tiễn, Học viện Quan hệ Quốc tế
28. Nguyễn Thị Kim Thu (2011), Phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam nhìn từ
kinh nghiệm của Thái Lan, TC Lý luận chính trị & Truyền thông (Số 11), tr. 56-60

100
Tài liệu tiếng Anh
29. Alfred Zimmern (1936), Neutrality and Collective Security, Lectures on the
Harris foundation 1936 in Quincy Wright, The University of Chicago Press, pg.
8-9
30. A LeRoy Bennett (1995), International Organizations: Principles and Issues,
Prentice Hall, pg. 22
31. Bruno S.Frey (1984), The public choice view of international political economy,
international organization, pg. 201–202
32. Bruce Russett (1993), Grasping the democratic peace: Principles for past cold
war world, Princeton University Press
33. David J.Manning (1971), Liberalism, London: Demt, pg. 14-23
34. David A. Lake (1992), Powerful pacifist: democratic states and war, American
political science review, vol 86 (no 1), pg. 28–29
35. David E.Spiro (1994), The insignificance of the liberal peace, International
security, vol 19 (no 2), pg. 50
36. Ernst Hass (1975), On system and international regimes, World politics, vol 27
(no 2), pg. 147–174
37. Edward H.Carr (2001), The Twenty Years’s Crisis 1919 – 1939: An Introduction
to the study of international relations, New York: Palgrave
38. Fred W.Riggs (1966), Thailand: the modemization of a bureaucratic polity,
Honolulu: East-West center Press
39. Hans Morgenthau, Politics among nations: the struggle for power and peace,
New York: Alfred A.Knopf Inc, pg. 18–25
40. Hans Reiss & H.B.Nisbet (1970), Kan’s political writings, Cambridge
University Press
41. Imannel Kant (1957), Perpetual peace, Indianapolis: Liberal Arts Press
42. John Ruggie (1993), multilateralism matters, Columbia University Press
43. Joseph Schumpeter (1955), Capitalism, socialism, and democracy, Cleveland:
World publishing co

101
44. Klause Knorr & James N.Rosenau (1969), Contending Approaches to
international politics, Princeton University Press, pg. 12
45. Marvin Perry, Myrua Chase, James R.Jacb, Margaret C.Jacb, Theodore H. Von
Laue, Western Civilization, Houghton Mifflin Company, pg. 388
46. Michael W.Doyler (1986), Liberalism and world politics, American political
science review, vol 80 (no 4)
47. Michael Doyle, Kant (1983), liberal legacy and foreign affairs, Philosophy and
public affairs, pg. 205–235
48. Mekvin Small and David Singer (1976), The warproness of democratic regime,
1816 – 1865, Jersusalem Journal of international relations
49. Michael Doyle (1983), Kant, libral legacies, and foreign affairs, Philosophy and
public affairs, pg. 323–353
50. Michael Doyle, Kant, liberal legacy and foreign affairs, pg. 205–235
51. Oran Young (1980), international regimes: problems of concept formation,
World politics, vol 32, pg. 331–405
52. Puangthong Pawakapan (2014), The Thai Junta’s Interim Consitution: Towards
an Anti-Electoral Democracy, ISEAS Perspective, pg. 45
53. Richard Rosecranse (1986), The rise of the trading states, Basic books
54. Rober O.Keohane and Joseph S.Nye (1972), transnational relations and world
politics, Harvard University Press
55. Robert Keohane and Joseph Nye (2001), Power and interdepence: World
politics in transition, Prentice Hall Inc
56. Robert Keohane and Joseph Nye, Power and interdepence: world politics in
transition
57. Robert Keohane (1984), After hegemony: cooperation and discord in the world
political economy, Princeton University Press
58. Robert Keohane, Neorealism and its critics, Columbia University Press
59. Robert Keohane (1988), International institution: two approaches, international
studies quarterly, vol 32 (no 4)

102
60. Roland Vaubel (1991), a public choice view of international organization,
Westview Press
61. Roland Vaubel & Thomas Willett, the political economy of international
organization: a public choice approach, Westview Press
62. Russett, Grasping the democratic peace, pg. 33
63. Small and David Singer, The warproness of democratic regime (1816 – 1865)
64. Stephen Krasner (1983), International regimes, Cornell University Press
65. Stephen Crasner (1982), Structural cause and regime consequences: regimes as
intervening variables, international organization, vol 36, pg. 186
66. Zeev Maoz and Bruce Russet (1993), Normative and structural causes of
democratic peace, 1949 – 1986, Americal political science review, vol 87 (no
3), pg. 624–638
67. Zeev Maoz and Bruce Russett, Normative and structural causes of democratic
peace, American political science review, pg. 625
Tài liệu online tiếng Việt
68. Mỹ Anh, Ngoại giao Thái Lan sẽ được kiểm chứng trong năm 2013,
http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/3258-ngoai-giao-thai-lan-se-
duoc-kiem-chung-trong-nam-2013, 28/12/2012
69. Hải Anh, Bất ổn chính trị Thái Lan và vụ đánh bom Bangkok,
http://news.zing.vn/bat-on-chinh-tri-thai-lan-va-vu-danh-bom-bangkok-
post570864.html, 20/8/2015
70. Bộ công thương, Báo cáo tình hình kinh tế Thái Lan năm 2015,
http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/6317/ba%CC%81o-ca%CC%81o-
ti%CC%80nh-hi%CC%80nh-kinh-te-thai-lan-nam-2015.aspx, 10/12/2015
71. Bộ ngoại giao, Việt Nam và Liên hợp quốc,
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTie
tVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=123
72. Pháp Bảo, Thái Lan: Củng cố quan hệ ngoại giao thông qua các công tác Phật
sự, http://phapbao.org/thai-lan-cung-co-quan-he-ngoai-giao-thong-qua-cac-
cong-tac-phat-su/, 11/4/2014

103
73. BBC, Du lịch Việt Nam học được gì từ Thái Lan,
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151228_tourism_thai_vn,
28/12/2015
74. Trung Chánh, Đấu thầu bán gạo cho Philippines: cả VN và Thái Lan đều bỏ giá
cao, http://www.thesaigontimes.vn/131265/Dau-thau-ban-gao-cho-Philippines-
ca-VN-va-Thai-Lan-deu-bi-loai.html, 5/6/2015
75. Trung Chánh, Việt Nam trúng thầu bán 150.000 tấn gạo cho Philippines,
http://www.thesaigontimes.vn/131279/Viet-Nam-trung-thau-ban-150000-tan-
gao-cho-Philippines.html, 6/6/2015
76. Đánh bom ở trung tâm Bangkok, hàng chục người chết, http://tuoitre.vn/tin/the-
gioi/20150817/danh-bom-o-thai-lan-it-nhat-15-nguoi-chet/953679.html,
17/8/2015
77. Văn Được, Xây nhà máy nhiệt điện trị giá hơn 2 tỷ USD tại Quảng Trị,
http://news.zing.vn/xay-nha-may-nhiet-dien-tri-gia-hon-2-ty-usd-tai-quang-tri-
post435723.html, 12/7/2014
78. FIA, Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam – ASEAN,
http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/1245/Trien-vong-hop-tac-dau-tu-Viet-Nam-
ASEAN,
13/10/2014
79. Tư Giang, Hơn 50 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan về năng suất lao động,
http://www.thesaigontimes.vn/134881/Hon-50-nam-nua-mo%CC%81i-
ba%CC%81t-ki%CC%A3p-Tha%CC%81i-Lan-ve-nang-suat-lao-dong.html,
26/8/2015
80. Vũ Hạnh, Chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam lên tời 9,5 lần, http://vov.vn/xa-
hoi/chenh-lech-giau-ngheo-o-viet-nam-len-toi-95-lan-296156.vov, 9/12/2013
81. Nguyễn Hoàng, Bị Mỹ thờ ơ, Thái Lan ngả sang Trung Quốc,
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/bi-my-tho-o-thai-lan-nga-sang-
trung-quoc-3362315.html, 1/3/2016

104
82. Nguyễn Văn Hậu, Tiếp tục xây dựng dân chủ trực tiếp nhằm thực hiện, phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/37710/Tiep-
tuc-xay-dung-dan-chu-truc-tiep-nham-thuc-hien-phat.aspx, 29/2/2016
83. Tuấn Hà, Nếu không có đạo Phật, Thái Lan không còn là Thái Lan nữa,
http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2008/09/23/77D250/, 23/9/2008
84. Huỳnh Kim Hải, Xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan: Cạnh tranh hay hợp
tác?, http://www.thesaigontimes.vn/131917/Xuat-khau-gao-Viet-Nam-va-Thai-
Lan-Canh-tranh-hay-hop-tac.html, 22/6/2015
85. Hiệp định thương mại tự do (FTA), http://www.trungtamwto.vn/fta
86. Kinh tế Thái Lan có thể “sống sót” trong khủng hoảng?,
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=183100,
18/5/2010
87. Phúc Minh, Thái Lan: Kinh tế và tương lai sau đảo chính,
http://www.thesaigontimes.vn/115331/Thai-Lan-Kinh-te-va-tuong-lai-sau-dao-
chinh.html, 23/5/2014
88. Phạm Bình Minh, Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan
trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta,
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cs_doingoai/nr070523093001/ns1105201
70239
89. Mục tiêu, nguyên tắc và phương thức hoạt động chính của ASEAN,
http://asean.mofa.gov.vn/thong-tin/20/act_print/ban-in.html, 10/12/2015
90. Kim Ngân, 3 thách thức lớn đối với Cộng đồng ASEAN, http://news.zing.vn/3-
thach-thuc-lon-doi-voi-cong-dong-asean-post603230.html, 23/11/2015
91. Hoàng Nguyên, Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2015 và dự báo năm 2016,
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-
kien/2016/37233/Tong-quan-ve-kinh-te-the-gioi-nam-2015-va-du-bao.aspx,
21/1/2016

105
92. Bùi Nguyễn, Hàng tiêu dùng Thái Lan lên ngôi tại thị trường Việt,
http://tieudungplus.vn/hang-tieu-dung-thai-lan-len-ngoi-tai-thi-truong-viet-
1884.html, 19/7/2015
93. Truyền Phương, Tăng cường hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Thái Lan,
http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/3443, 5/10/2010
94. Phạm Phương, Nhiều cơ hội cho hàng Việt tại Thái Lan,
http://www.doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-te/2012/01/1061236/nhieu-
co-hoi-cho-hang-viet-tai-thai-lan/, 14/1/2012
95. Minh Quang, Thái Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam,
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/thai-lan-day-manh-dau-tu-vao-viet-nam-
73513.html, 21/3/2012
96. Trần Quang, Kỳ vọng về mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam gắn bó với nhau
hơn, http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/5168-ky-vong-moi-
quan-he-thai-lan-viet-nam, 3/8/2015
97. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015,
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=15503,
26/12/2015
98. Thu hẹp khoảng cách phát triển – Ưu tiên hàng đầu của ASEAN,
http://www.vietnamplus.vn/thu-hep-khoang-cach-phat-trien-uu-tien-hang-dau-
cua-asean/361579.vnp, 18/12/2015
99. Thống kê hải quan, Diễn biến thương mại Việt Nam – Thái Lan trong năm 2013,
cập nhật 11 tháng tính từ đầu năm 2014,
http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=762
&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4%9
1%E1%BB%81&Group=ph%C3%A2n%20t%C3%ADch., 24/12/2014
100. Thống kê hải quan, Vài nét sơ lược về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và các thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giai
đoạn 2005-2014 và 11 tháng năm 2015,
http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=88

106
0&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn%20%C4
%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch, 21/12/2015
101. TTXVN, Thái Lan đặt mục tiêu vào top 5 điểm du lịch của thế giới,
http://bnews.vn/thai-lan-dat-muc-tieu-vao-top-5-diem-du-lich-cua-the-
gioi/7207.html, 9/1/2016
102. TTXVN, Thái Lan: Quan ngại về khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu,
http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns1106
13172652
103. Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Khủng hoảng tài nguyên ngày
càng trầm trọng,
http://dgmv.gov.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=5937:kh%E1
%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-t%C3%A0i-nguy%C3%AAn-
ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-tr%E1%BA%A7m-
tr%E1%BB%8Dng&Itemid=357&lang=vi
104. Tri thức trẻ, “Vận tốc” đầu tư của người Thái Lan sang Việt Nam đang tăng
vùn vụt, http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4460/Van-toc-dau-tu-cua-nguoi-Thai-Lan-
sang-Viet-Nam-dang-tang-vun-vut, 24/3/2016
105. Nguyên Tạng & Nguyên Chí, Phật giáo tại Thái Lan,
http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha245.htm, 5/1999
106. Đình Trung, 10 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam,
http://www.vietjetours.com/168/10-di-san-van-hoa-the-gioi-cua-viet-nam.html
107. Diệu Thùy, Thái Lan xếp thứ 11/112 quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam,
http://infonet.vn/thai-lan-xep-thu-11112-quoc-gia-co-du-an-dau-tu-vao-viet-
nam-post193379.info, 15/3/2016
108. Vũ Thảo, Báo động nguy cơ khủng bố Hồi giáo tại Đông Nam Á,
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/bao-dong-nguy-co-khung-bo-
hoi-giao-tai-dong-nam-a-3074429.html, 5/9/2014
109. Xuân Sơn, Thủ tướng Thái Lan quyết tâm tổng tuyển cử năm 2017,
http://vov.vn/thegioi/thu-tuong-thai-lan-quyet-tam-tong-tuyen-cu-nam-2017-
473247.vov, 27/1/2016

107
110. Xu thế hình thành các thỏa thuận thương mại (FTA),
http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/xuthehinhthanhcacthoa-nd-
16617.html
111. Anh Việt, NTP và BMP: nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm, http://ndh.vn/ntp-va-
bmp-nguy-co-bi-nuoc-ngoai-thau-tom-4049706p146c155.news, 3/4/2012
112. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Nâng cao tính cạnh tranh của hạt gạo
Việt Nam, http://www.vaas.org.vn/nang-cao-tinh-canh-tranh-cua-hat-gao-viet-
nam-a6839.html, 25/9/2007
113. Vinanet, Xuất khẩu gạo đang mất dần thị trường,
http://canthopromotion.vn/index.php/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u/tt-
x%C3%BAc-ti%E1%BA%BFn-%C4%91t-tm-dl/11-xuat-nhap-khau/3795-
xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-g%E1%BA%A1o-%C4%91ang-
m%E1%BA%A5t-d%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-
tr%C6%B0%E1%BB%9Dng
114. Việt Nam và Thái Lan sẽ là 2 quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP,
http://www.hoinhap.org.vn/chuyen-de/hiep-dinh-dang-dam-phan/rcep/tin-tuc-
dam-phan/9812-viet-nam-va-thai-lan-se-la-2-quoc-gia-huong-loi-nhieu-nhat-
tu-rcep.html, 27/7/2015

Tài liệu online tiếng Anh


115. ASTV Manager online, NCPO suspends SML fund and two populist schemes,
http://www.manager.co.th/Politics/ViewNews.aspx?NewsID=9570000085985
116. Thai firms to invest in VietNam, http://www.business-in-
asia.com/asia/thais_invest_in_vietnam.html

108

You might also like