You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA HÀN QUỐC HỌC
-------------

HỒ MỸ DUY
NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG LINH

QUAN HỆ HỢP TÁC SONG PHƯƠNG


VIỆT NAM - INDONESIA TRONG THẾ KỈ 21

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC


MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


MỤC LỤC

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7. BỐ CỤC BÀI NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG NHÂN TỐ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG LÀ TIỀN ĐỀ
CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - INDONESIA
CHƯƠNG 2: CÁC CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VÀ INDONESIA LIÊN QUAN ĐẾN MỐI
QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA HAI NƯỚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ CỦA HAI NƯỚC
(2000 - NAY), ĐỒNG THỜI RÚT RA NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, NÊU LÊN THÁCH THỨC VÀ
TRIỂN VỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ.

1
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về chính sách và chiến lược trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam -
Indonesia là một trong những chủ đề được chú ý bởi các học giả, các nhóm nghiên cứu
trong và ngoài nước. Những công trình nghiên cứu này đã được công bố công khai
dưới nhiều hình thức khác nhau từ sách, báo, tạp chí cho đến các bài luận văn, luận án.
5.1 Các nghiên cứu ở Indonesia và ngoài nước
Trong “Hubungan internasional di Asia Tenggara: teropong terhadap dinamika,
realitas, dan masa depan”, (tạm dịch: Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á: ống nhòm
về động lực, thực tế và tương lai) của tác giả Bambang Cipto, xuất bản 2007 đã
khái quát lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tác
giả đã đưa ra được những khó khăn, thách thức của hai nước, cũng như đã đưa ra
những biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
Trong “A voice for a just peace” (tạm dịch: Một tiếng nói cho một nền hòa
bình chính đáng) của tác giả Ali Alatas, xuất bản năm 2002 đã đưa ra những khó
khăn của Indonesia, cũng như những hợp tác chính trị, kinh tế, ngoại giao với các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong “Indonesia, Asia, and the world” (tạm dịch: Indonesia, Châu Á, và
thế giới) của tác giả Ellington Lucien  Education About ASIA 21.1 (2016). Ông đã
đưa ra những nhân tố cho sự phát triển của Indonesia và ông cũng đưa ra những ý kiến
về những chiến lược hợp tác với các nước trên thế giới. Ngoài ra, ông còn đưa ra được
những thông tin, số liệu của Indonesia trong các cuộc hợp tác với các nước trên thế
giới.

5.2 Các nghiên cứu ở trong nước


Trong “Quan hệ Indonesia - Việt Nam (1991-2011): Thành tựu và triển
vọng” của tác giả Đỗ Thanh Bình, Lê Thị Liên, Việt Nam học - Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ tư, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013 đã khái quát
được tổng quan mối quan hệ giữa Việt Nam - Indonesia từ năm 1991 đến 2011, quan
hệ đối ngoại của hai nước Việt Nam - Indonesia nói riêng và với các nước trong khối
ASEAN nói chung đạt được nhiều hiệu quả trong các tổ chức quốc tế và khu vực.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được các thành tựu về chính trị, kinh tế,... trong quan hệ
Việt Nam - Indonesia từ năm 1991 đến 2011. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra được các

2
hạn chế cũng như triển vọng trong tương lai đối với quá trình hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, tác giả chỉ khái quát một cách sơ lược các chính sách của Việt Nam và
Indonesia trong các lĩnh vực mà chưa đi cụ thể vào từng lĩnh vực đó.
Trong “Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN
đến hết thế kỷ (1995-2000)” của Thạc sĩ Lê Thị Liên, Khoa Sư Phạm, Trường Đại
học An Giang năm 2008 đã khái quát tổng quan mối quan hệ hai nước Việt Nam -
Indonesia từ năm 1995 đến năm 2000 trong khối ASEAN, cho thấy được sự hợp tác và
phát triển của hai nước tăng lên, có góp phần quan trọng đối với sự phát triển của
ASEAN trong thời kỳ đó. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra được các thành tựu mà hai
nước Việt Nam - Indonesia đạt được trong khoảng thời gian 1995 - 2000. Tuy nhiên,
tác giả chưa đưa ra được các hạn chế cũng như những triển vọng trong tương lai đối
với quá trình hợp tác của hai nước, cũng như các thông tin và số liệu của tác giả đưa ra
chỉ dừng lại ở năm 2020.
Trong “Nhìn lại 65 năm quan hệ Việt Nam - Indonesia (1955-2020)” của tác
giả Nguyễn Minh Giang, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 3 (240)-2020 đã tóm tắt
lại mối quan hệ hai nước Việt Nam - Indonesia trong 65 năm qua, đưa ra được thực
trạng hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Indonesia từ năm 1955 đến năm 2020 qua các
quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và hợp tác đầu tư. Ngoài ra, tác
giả còn đưa ra được những hạn chế trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước và những
ảnh hưởng từ các hạn chế đó. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào các chiến lược hợp
tác giữa Việt Nam và Indonesia.
Trong “Mối quan hệ “Tiến-Thoái” giữa Việt Nam và các nước ASEAN-4”
của nhóm tác giả Lâm Trí Dũng, Lê Sĩ Trí, Trần Nha Ghi, Tạp chí Khoa học
trường Đại Học Mở TP.HCM số 2 (41) 2015 đã tóm tắt được các đặc trưng trong
quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước ASEAN-4. Nhóm tác giả đã đưa
ra các mối tương quan giữa Việt Nam và các nước ASEAN-4 bằng cách phân tích các
số liệu GDP bình quân đầu người giai đoạn 1985-2013. Ngoài ra, nhóm tác giả còn
đưa ra được những hạn chế mà Việt Nam còn thiếu sót, cũng như những triển vọng mà
Việt Nam có thể mang lại trong tương lai.
Trong “Lâm nghiệp Xã hội - tại sao và cho ai ? Nghiên cứu so sánh chính
sách giữa Việt Nam và Indonesia” của nhóm tác giả Moira Moeliono, Indah Waty
Bong, Grace Yee Wong, Maria Brockhaus, Phạm Thu Thủy, Báo cáo chuyên đề,

3
Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), năm 2020 đã khái quát ngành
Lâm nghiệp ở Việt Nam và Indonesia. Nhóm tác giả đã phân tích các chính sách của
Việt Nam và chính sách của Indonesi, phân tích các thay đổi của chính sách qua từng
năm và đưa ra các quan điểm về chính sách đã thay đổi sự phát triển của ngành Lâm
nghiệp hai nước như thế nào. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn đưa ra các khó khăn, thử
thách khi đưa các phương thức quản lí rừng mới. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đưa ra
được những triển vọng trong tương lai đối với sự phát triển ngành Lâm nghiệp giữa
hai quốc gia.

5.3 Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu


5.3.1 Những thành công của những tác giả đi trước
Phần lớn các tác giả đã khái quát được mối quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia,
nguyên nhân đã đưa hai nước hợp tác với nhau cũng như lợi ích của các chính sách,
chiến lược đối với sự phát triển của Việt Nam và Indonesia nói riêng và đối với các
nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu cũng
đưa được những tranh chấp, hạn chế và triển vọng trong sự hợp tác trong tương lai.

5.3.2 Những hạn chế của những tác giả đi trước


Đối với các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước mà chúng tôi tiếp cận
được về vấn đề “Quan hệ hợp tác song phương” giữa Việt Nam - Indonesia được nhiều
tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, có nhiều công trình đã nghiên cứu
một cách toàn diện về các chiến lược cũng như các chính sách hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, khi phân tích các chiến lược cũng như chính sách trong mối quan hệ giữa
hai nước thì chỉ tập trung vào kinh tế và chính trị, những vấn đề về lĩnh vực văn hóa,
du lịch thì chưa được nghiên cứu sâu vào và chưa làm rõ được những hạn chế, triển
vọng cho sự hợp tác lâu dài về sau của hai nước.

5.3.3 Những vấn đề tiếp tục đặt ra cho nghiên cứu ở tiểu luận
Dựa trên những thành công của những tác giả đi trước, bài tiểu luận của chúng
tôi sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây theo một cách có chọn lọc và tiếp
tục nghiên cứu về vấn đề “Quan hệ hợp tác song phương” của Việt Nam và Indonesia.
Chúng tôi sẽ hệ thống lại các mặt của vấn đề và tiếp tục tham khảo từ những nguồn tài

4
liệu gốc cũng như nguồn tài liệu uy tín để bổ sung những thông tin và số liệu mới cho
bài tiểu luận. Để có thể phân tích các chiến lược của Việt Nam và Indonesia trong
“Quan hệ hợp tác song phương” một cách toàn diện thì những vấn đề được đặt ra là:
Một, chúng tôi sẽ phân tích mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước Việt
Nam - Indonesia, những nhân tố đã tác động đến mối quan hệ giữa hai quốc gia. Nêu
ra các chính sách cũng chiến lược hợp tác giữa hai nước.
Hai, chúng tôi sẽ phân tích, khai thác sâu hơn về các chính sách và chiến lược hợp
tác mà hai nước đã đề ra trong các linh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và du lịch.
Ba, chúng tôi sẽ phân tích các hạn chế, nghiên cứu các triển vọng trong mối quan
hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia Việt Nam và Indonesia. Từ đó có thể đưa ra
một số khuyến nghị cho các chiến lược hợp tác trong tương lai của hai quốc gia.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


6.1 Phương pháp luận
Trong bài tiểu luận, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp luận theo lý thuyết quan
hệ quốc tế dựa trên quan điểm của nhà nước, nhằm chứng minh mối quan hệ gắn kết
giữa Việt Nam - Indonesia rất phát triển và vô cùng tốt đẹp. Hiện nay, Việt Nam và
Indonesia không ngừng củng cố cho sự phát triển của mỗi nước nói riêng và đối với
hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới nói chung. Lãnh đạo của cả hai nước đã
chủ động trao đổi nhiều kinh nghiệm, các biện pháp thúc đẩy cùng phát triển toàn diện.
Hai nước đã đạt được nhiều thành tựu về cả chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua các
chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, ký nhiều thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa…Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam
tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chủ động tích cực hội nhập quốc tế
toàn diện và sâu rộng; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng, sẽ không ngừng củng
cố và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Indonesia. Những nét tương đồng về văn
hóa, lịch sử đã tạo nền tảng bền vững cho mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng và hiểu biết
lẫn nhau giữa Việt Nam và Indonesia. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ hợp tác
song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, nhất trí phối hợp triển.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp luận khác như Chủ nghĩa yêu
nước, dựa theo quan điểm của Đảng và nhà nước về quan hệ quốc tế cũng như là tư

5
tưởng ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh về việc Việt Nam luôn mở rộng quan hệ
với các nước, người dân hai nước ngày càng phồn vinh và hạnh phúc. Mối quan hệ
hợp tác chiến lược được chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng nên vì thế các cán bộ
ngoại giao của hai nước luôn nhắc nhở nhau dù khó khăn, gian khổ đến mấy cũng phải
hết sức mình đóng góp vào công tác đối ngoại chung, củng cố và phát triển. Mối quan
hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển bền vững. Chúng tôi tin tưởng mạnh
mẽ rằng, mối quan hệ truyền thống này sẽ phát triển tốt đẹp, phục vụ lợi ích thiết thực
của nhân dân hai nước, đóng góp xứng đáng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực và trên thế giới.

6.2 Phương pháp nghiên cứu


Do chúng tôi muốn khai thác đầy đủ những khía cạnh về mối quan hệ giữa Việt
Nam - Indonesia cả trong quá khứ nên phương pháp lịch sử - logic được chúng tôi sử
dụng trong suốt quá trình tìm hiểu đề tài để đưa ra những lập luận và lý luận. 
Phương pháp lịch sử nhằm cho thấy từ xưa Việt Nam - Indonesia đã có mối quan hệ
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cho chúng ta thấy theo thời gian mối quan hệ hữu nghị,
tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau vẫn chưa hề thay đổi.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng phương pháp logic nhằm giải thích cụ thể về
các chiến lược hợp tác song phương giữa Việt Nam - Indonesia.
Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại cũng được sử dụng khi tìm hiểu đề tài này
nhằm tiếp cận làm rõ nguồn gốc bên trong của việc hoạch định chính sách đối ngoại
như các nhà lãnh đạo, bộ máy hành chính, văn hóa, các nhân tố tác động, mục tiêu nội
dung chính sách hợp tác phát triển của Việt Nam - Indonesia. 
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích Quan hệ quốc tế để thực
hiện nghiên cứu đề tài tiểu luận này. Cụ thể các phương pháp nghiên cứu bao gồm
nghiên cứu tài liệu, phân tích tài liệu, phân tích động cơ, phân tích động thái.

7. Bố cục bài nghiên cứu


Trong bài tiểu luận của chúng tôi được chia làm ba chương :
Chương 1 : Tìm hiểu tìm hiểu những nhân tố đóng vai trò quan trọng là tiền
đề của mối quan hệ Việt Nam - Indonesia. Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích
từ những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến mối quan hệ giữa hai nước. Đi từ

6
những khó khăn cho đến thuận lợi, những cơ hội và thách thức giúp cho mối quan hệ
hợp tác này. Cho thấy rằng hai nước là đối tác mạnh trong các lĩnh vực. Đồng thời
phân tích quá trình hình thành cũng như chỉ ra những phương châm, nguyên tắc, mục
tiêu và lộ trình cụ thể trong triển khai chiến lược hợp tác. 
Chương 2 : Các chính sách của Việt Nam và Indonesia liên quan đến mối quan
hệ hợp tác của hai nước từ năm 2000 đến nay. Ở chương này chúng tôi sẽ phân tích
sâu hơn về những chính sách giữa hai nước. Những chính sách đó ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp như thế nào đến với tình hữu nghị giữa Việt Nam - Indonesia. Phân tích đâu
là chính sách quan trọng nhất, là bước đẩy giúp hai nước được vươn ra thế giới. Những
chính sách đó có gì đặc biệt mà từ xưa cho đến nay đã giúp mối quan hệ hợp tác chiến
lược vô cùng phát triển. 
Chương 3 : Đánh giá thành tựu, hạn chế của quan hệ hai nước ( 2000 - nay),
đồng thời rút ra những đặc điểm, nêu lên thách thức và triển vọng của mối quan
hệ. Đầu tiên, cùng nêu ra những thành tựu to lớn mà hai nước đã đạt được từ năm
2000 đến nay, những thành tựu đó đã mang lại sự tôn trọng và tin cậy của cộng đồng
quốc tế đối với Việt Nam và cũng như là đối với Indonesia. Cùng thảo luận về những
cơ hội, thách thức đặt ra đối với từng nước và quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh
thế giới và khu vực hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị nhằm đưa quan
hệ Việt Nam – Indonesia phát triển cao hơn nữa trong thời gian tới.

You might also like