You are on page 1of 10

ĐỀ TÀI

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC
TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2016 ĐẾN
NAY
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài


Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27 nước
thành viên: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Italy, Đan Mạch , Ireland, Hy Lạp, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia,
Litva, Malta, Czech, Cyprus, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia.
Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28
tháng 11 năm 1990. Năm 2020 đánh dấu 30 năm Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên chặng đường dài 30 năm qua, với sự nỗ
lực không ngừng của hai bên nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
quan hệ Việt Nam - EU đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc, mở ra
những triển vọng tươi sáng trong tương lai. Trong 30 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam
và EU đã chứng kiến nhiều dấu mốc đáng nhớ. Cụ thể là: Sau 6 năm thiết lập quan hệ,
năm 1996, Ủy ban châu Âu đã thành lập phái đoàn Đại diện thường trực ở Việt Nam.
Năm 2004, Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.
Đáng chú ý, năm 2012, hai bên ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA).
Hiệp định PCA có hiệu lực từ ngày 1/10/2016 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong
quan hệ Việt Nam - EU, tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ song phương sang một giai đoạn
phát triển mới với phạm vi rộng lớn và mức độ sâu sắc hơn. Đặc biệt, sau một thập kỷ
không ngừng nỗ lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định
Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) đã được ký ngày 30/6/2019, trong đó EVFTA
chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra một chương mới tươi sáng hơn trong
quan hệ hợp tác song phương.
Có thể khẳng định quá trình triển khai hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của
Việt Nam trên các linh vực. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ năm, thị trường xuất
khẩu lớn thứ ba, nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại
hàng đầu cho Việt Nam. Với thuận lợi là tính bổ sung cao trong cấu trúc ngành nghề
kinh tế, việc triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA góp phần phục hồi tăng trưởng sau
đại dịch Covid-19, mang lại triển vọng tích cực về mở rộng thị trường cho cả Việt Nam
và EU, nhất là đối với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của mỗi bên như nông sản,
dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản của Việt Nam và máy móc, thiết bị công nghệ cao
của EU.
Với những nền tảng vững chắc sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ
giữa Việt Nam và EU đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên nếu phát huy
hơn nữa những tiềm năng và lợi thế của hai bên trong trong tương lai sẽ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ, sâu sắc và hiệu quả, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, phát
triển của hai bên cũng như của hai khu vực Á-Âu và thế giới.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong
mối quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu, cụ thể là nâng cao hiệu quả tuyên truyền
về các chính sách đối ngoại, xây dựng hình ảnh tích cực và uy tín cao của Việt Nam đối
với Liên minh Châu Âu, tác giả chọn đề tài “Quán trình triển khai hiệp định khung về
đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu từ năm 2016 đến
nay” làm luận văn thạc sỹ ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quản lý hoạt động đối
ngoại.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Sách

Bộ Ngoại giao Việt Nam: Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa
một bên là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu
và các quốc gia thành viên, Hà Nội, tháng 10 năm 2012

Nguyễn Quang Thuấn (2009),“Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu:
thực trạng và triển vọng”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân 5 tích thực
trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU từ năm 1995 đến năm 2008 với ba nội
dụng chính là thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển chính thức. Trên cơ sở đó sẽ đưa
ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU cho
đến giai đoạn năm 2020
Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh
châu Âu trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam”,Viện nghiên cứu châu
Âu, Hà Nội. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan, sâu rộng về các vấn đề nổi bật của EU
giai đoạn 2011 cho đến hiện nay, đồng thời khuyến nghị nhiều triển vọng cho giai đoạn
tiếp theo.

Đoàn Thị Hồng Vân – chủ biên (2004), Thâm nhập thị trường EU những điều cần
biết, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Dương Văn Quảng - chủ biên (2008), Quan hệ kính tế quốc tế, Học viện ngoại
giao, Hà Nội.

Khoa Quốc tế học – ĐH KHXH&NV, Hội nhập khu vực quan điểm của
EU&ASEAN, Nxb Thế giới.

Nguyễn Quang Thuấn (cb) (2010): Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu
Âu: thực trạng và triển vọng. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang (2009): Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc
tế của Liên minh Châu Âu. Nxb Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Luận văn, luận án, đề tài

Luận văn thạc sỹ của Vũ Bình Minh: Chính sách đối ngoại của liên minh Châu
Âu đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới, Học viện Khoa học
Xã nội, năm 2018

- Đề tài: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển
vọng”của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010);

Phùng Thị Vân Kiều (2004): Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Việt Nam sang thị trường EU. Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

2.3 Báo, tạp chí


- Michael Reiterer: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Tập 30, Số 2 (2014) 3-7 3 Việt Nam và Liên minh châu Âu trong bối cảnh hiện tại

- Báo cáo “Đánh giá tác động các Hiệp định thương mại tự do đối với Kinh tế
Việt Nam” của Mutrap năm 2010;

- “Khuyến nghị Chính sách của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển
vọng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU” của Ủy ban Tư vấn Chính sách
Thương mại Quốc tế - VCCI (2013);

- Bài viết: “Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam - EU trợ lực cho quan hệ
hợp tác song phương” của PGS.TS Đinh Công Tuấn, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số
11(158)/2013;

- Bài viết: “FTA Việt Nam - EU: Cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam”
của PGS.TS Nguyễn An Hà, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 5(152)/2013;

- Bùi Việt Hưng (2010), Chiến lược phát triển kinh tế châu Âu tầm nhìn 2020,
Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 7(118), tr.33-43.

- Đinh Công Tuấn (2013), Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam – EU trợ
lực cho quan hệ hợp tác song phương, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(158), tr.14-
18.

Và một số báo cáo của phía EU do Mutrap chủ trì:

- Report Tariffs Protection and subsidisation of agro food products and


negotiation of an FTA between Viet Nam and the EU, (Bảo vệ thuế quan và trợ cấp cho
thực phẩm nông nghiệp và đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU);

- Report “New areas: of trade: goverment procurement liberalisation under the


proposed EU-Viet Nam FTA”, (Các lĩnh vực mới: thương mại: tự do hóa mua sắm của
chính phủ dưới sự đề xuất FTA EU-Việt Nam);
- Report “Suport Viet Nam in the negotiations of the EU-Viet Nam free trade
agreement”, (Việt Nam trong đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do EU-Việt
Nam);

- Report integrating environmental provisions into the future EU-Viet Nam FTA:
issues and perspectives”, Báo cáo tổng hợp các quy định về môi trường trong tương lai
của FTA EU-Việt Nam: các vấn đề và quan điểm;

- Report implications of an ipr chapter in a hypothetical free trade agreement


between Viet Nam and the European Union, Báo cáo ý nghĩa của chương IPR trong
thỏa thuận FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


3.1 Mục địch nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng Quán trình
triển khai hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh
Châu Âu từ năm 2016 đến nay, tác giả phân tích cụ thể những kết quả đạt được, chỉ ra
những hạn chế, tồn tại từ đó đưa giai giải pháp đê thực hiện khung hợp tác toàn diện
hơn.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:

- Khái quát chung về hợp tác giữa việt nam và tiên minh châu âu đối tác và hợp
tác toàn diện giữa việt nam và tiên minh châu âu

- Phân tích thực trạng thực hiện khung hợp tác về đối tác và hợp tác toàn diện giữa việt
nam và tiên minh châu âu

- Phương hướng, giải pháp triển khai kiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện
giữa việt nam và liên minh châu âu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quán trình triển khai hiệp định khung về đối
tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu từ năm 2016 đến nay

- Từ năm 2016 đến nay

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là dựa trên nguyên tắc của V.I.Lenin về chính sách đối
ngoại cũng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện chính sách đối ngoại hòa
bình, bảo đảm những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và chủ nghĩa cộng sản. Thực hiện sự hợp tác toàn diện với các quốc gia trẻ
tuổi, đang phát triển; triệt để bảo vệ nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có
chế độ xã hội khác nhau

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Logic và lịch sử, phân tích và tổng
hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tiễn, điều tra xã hội học...

6. Đóng góp của luận văn


Việc phân tích, đánh giá quán trình triển khai hiệp định khung về đối tác và hợp
tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu từ năm 2016 đến nay sẽ giúp người
đọc hiểu được những lợi ích, sự thay đổi trong việc ổn định và phát triển, đẩy mạnh tự
do hóa thương mại và đầu tư, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, chính trị của Việt Nam
thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán
cân thương mại; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; thúc đẩy doanh
nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3
chương và 8 tiết

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ TIÊN
MINH CHÂU ÂU

1.1 Khái quát về Liên minh châu Âu

1.2 Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam

1.3 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

1.3.1.Về chính trị

1.3.22. Về kinh tế

1.3.3. Về Văn hóa

1.4 Vai trò hỗ trợ và phát triển thị trường của Liên minh châu Âu đối với sự phát
triển của Việt Nam

Tiểu kết

Chương 2: ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ TIÊN
MINH CHÂU ÂU

2.1 Quá trình hình thành và phát triển hiệp định khung về đối tác hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu

2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam và Liên minh Châu Âu
2.1.2 Quá trình hình thành hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu

2.1.3 Quá trình phát triển hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu

2.2 Thực trạng triển khai hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu từ 2016 đến nay

2.2.1 Ưu điểm và các kết quả đạt được trong hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn
diện giữ Việt Nam và Liên minh Châu Âu

2.2.1 Hạn chế trong hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện giữ Việt Nam và
Liên minh Châu Âu

Tiểu kết

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KIỆP ĐỊNH KHUNG
VỀ ĐỐI TÁC VÀ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH
CHÂU ÂU

3.1. Phương hướng phát triển


3.1.1 Quan điểm
3.1.2 Chủ Trương
3.1.3 Mục tiêu
3.2. Giải pháp
3.2.1 Cải thiện chính sách để thực hiện hiệu quả
3.2.2
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT LUẬN VĂN

You might also like