You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


----------

TIỂU LUẬN
MÔN: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: “Quan hệ thương mại Việt Nam – EU


giai đoạn 1995-2017 ”

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thu Hoàn


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Uyên
Trần Nguyên Uyên Phương
Huỳnh Thị Duyên
Trần Thị Chí
Lớp : KT44C

Hà Nội - 2018

1
Danh sách thành viên nhóm 2

1.Nguyễn Thị Thu Uyên – Làm phần “ Tình hình chung


về chính trị”

2.Trần Nguyên Uyên Phương – Làm phần “ Tóm tắt


quan hệ kinh tế”

3.Huỳnh Thị Duyên – Làm phần “ Quan hệ thương mại


giữa Việt Nam và EU giai đoạn 1995-2017”

4.Trần Thị Chí – Làm phần “ Hiệp định thương mại tự


do FTA - Ảnh hưởng – Thách thức & Chính sách”

2
Mục Lục

A. Tình hình chung về chính trị:


1. Giới thiệu chung về EU.
2. Cơ cấu tổ chức.
3. Tình hình EU.
4. Quan hệ Việt Nam – EU

B.Quan hệ thương mại Việt Nam - EU:


1. Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU.
2. Xuất nhập khẩu.
3. Quy chế Kinh tế thị trường (KTTT).
4. Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
5. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU.

C.Hiệp định tự do EVFTA:


1. Hiệp định tự do EVFTA.
2. Cơ hội về thương mại Việt Nam – EU.
3. Thách thức.
4. Chính sách.

3
MỞ ĐẦU
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh
lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chính trong đời sống chính trị thế
giới. Xu thế tự do hoá toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia
trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các
quốc gia.

Để hội nhập một cách có hiệu quả, tại Đại hội Đảng lần thứ
VII-6/1991, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng
nhằm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì hoà bình độc
lập và phát triển.

Thực tiễn trong hơn thập niên qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng
quan hệ với thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu
quả giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã lấy việc bình thường hoá quan hệ
(10/1990) và cao hơn nữa là Hiệp định khung được ký kết ngày 17/7/1995 là
một nền tảng, cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt. Đặc biệt
quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đã có một vị trí xứng đáng.

Quan hệ Việt Nam-EU thể hiện sự đúng đắn của đường lối chính sách
của Việt Nam từ lý luận tới thực tiễn. Chính sách mở cửa đã nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta trong những năm tới.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-EU góp phần vào sự phát triển kinh tế
của nước ta trong thời gian qua.

Ở đây bài tiểu luận tập trung đi sâu vào quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và EU trong 12 năm qua (1995 - 2017) và đề ra triển vọng và những
giải pháp cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên.

4
A. TÓM TẮT QUAN HỆ KINH TẾ
1. Khái quát về kiên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện bao gồm 27
nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len,
Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan,
Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia,
Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
Trụ sở:
Brussels (Bỉ)
Số ngôn ngữ chính thức:
23
Ngày châu Âu;
Ngày 9 tháng 5
Diện tích:
4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và nhỏ
nhất là Malta với 300 km2);
Dân số:
Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới
(thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4
triệu).
GDP (EU 27):
17,57 nghìn tỷ USD
Thu nhập bình quân:
32,900 USD/người/năm
Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật
pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự
lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.[11] EU duy trì các
chính sách chung về thương mại,[12] nông nghiệp, ngư nghiệp[13] và phát
triển địa phương.[14] 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung
(đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển
vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức
Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên Hiệp Quốc. Liên
minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước
Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành
viên Liên minh châu Âu.[15]),
5
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu[19] từ 6
quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh
châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc
tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
II. Cơ cấu tổ chức:
- EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc.
Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ
trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
1. Hội đồng châu Âu (European Council):
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27
nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa
ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu
thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các
quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức
đồng thuận.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm
kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
2. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the
European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council):
- Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc
gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ
thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung.
- Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại
và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng
khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
3. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban
hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy
ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy
viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân
sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của
Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây
vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính
trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
4. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC)
6
- Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có
chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và
giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách
chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định.
- Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có
26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm
trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê
chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
III. Tình hình EU:
- EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới.
EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp
hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.
- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ
USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.
- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010
FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của
năm 2009.
- EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối
mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò
là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành
cho các nước đang phát triển trong năm 2011.

B. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ EU


GIAI ĐOẠN 1995-2017
1. Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU:
• EU là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Trung Quốc) của Việt Nam.
• EU hiện là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ với kim
ngạch 9 tháng đầu năm đạt khoảng 28,4 tỷ USD. Việt Nam cũng nhập
khẩu từ EU lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản
với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 9,1 tỷ USD.
• Trong những năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát
triển rất nhanh chóng và hiệu quả:
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập khẩu

7
Trị giá Tăng(%) Trị giá Tăng(%) Trị giá Tăng(%)
2010 11.385,47 21,38 6361,71 9,12 17.747,18 16,67
2011 16.545,28 45,31 7.747,10 21,78 24.292,34 36,88
2012 20.302,8 22,71 8.791,3 13,48 29.094,1 19,77
Thống kê kim ngạch xuất khẩu Việt Nam- EU ( Đơn vị : triệu USD)
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
 Trong giai đoạn 1995 – 2000, nhìn chung quan hệ thương mại Việt
Nam - EU phát triển khá tốt, tốc độ trung bình là 20%/năm. Nét đặc
trưng của giai đoạn này là xu hướng suất siêu của Việt Nam sang EU
gia tăng.
 Trong vòng 15 năm từ năm 2000 đến năm 2015, kim ngạch quan hệ
thương mại Việt Nam – EU đã tăng hơn 10 lần, từ mức 4,1 tỷ USD
năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015; trong đó xuất khẩu của Việt
Nam vào EU tăng 11 lần (từ 2,8 tỷ USD lên 30,8 tỷ USD) và nhập
khẩu vào Việt Nam từ EU tăng 8 lần (1,3 tỷ USD lên 10,4 tỷ USD).
• Năm 2011, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong
các nước ASEAN, với tổng giá trị thương mại song phương là 18 tỷ
Euro, bao gồm 12,8 tỷ euro giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU và
5,2 tỷ euro giá trị nhập khẩu từ EU. Trong nửa đầu năm 2012, EU đã trở
thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam, với giá trị
nhập khẩu hàng hóa khoảng 7,3 tỷ euro, chiếm tỷ trọng 17,14% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2. Xuất nhập khẩu:
a. Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU:
TT Tên hàng 2014 2015 6T/2016
1 Giay dép 3604,3 4068,9 2084,1
2 Dệt may 3301,2 3459,4 1608,1
3 Hải sản 1356 1060 536,7
4 Cà phê 1484,5 1155,6 716,8
5 Đồ gỗ 705,1 739,3 372,2

8
6 Gạo 13,68 9.95 3,3
Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU( Đơn vị :
Triệu USD). (Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
 Về nông sản: trong cơ cấu về hàng xuất khẩu sang thị trường EU thì
nó chiếm tỷ trọng lớn 85% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong
đó cà phê (đạt 213 triệu EURO). Tuy nhiên, một số hàng nông sản
khác của Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu lớn như gạo và đường
nhưng đang vấp phải hàng rào thuế quan cao (gạo 100%, đường
200%) mặc dù nó đã được giảm thuế theo GSP.
 Về thủy sản: theo số lượng thống kê, năm 2003 hàng hoá thuỷ sản
xuất sang thị trường EU đạt 100 triệu USD, một con số khá cao, tuy
nhiên trong mấy năm gần đây nó đang có xu hướng giảm do EU là
một thị trường rất khó tính về chất lượng và giá cả. Nhưng với việc
EU cho phép 40 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được phép xuất
khẩu thủy sản vào EU thì kim ngạch về mặt hàng này sẽ có cơ hội
tăng lên.
 Về hàng giày dép và đồ da: (đạt 210 triệu EURO năm 2002). Đây
cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU. Song
hiện nay mặt hàng này vẫn còn đang gặp phải khó khăn do vẫn phải
nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ lạc hậu v.v...
 Về hàng dệt may: đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
(đạt 717 triệu EURO năm 2002), mặt hàng này ngày càng có chỗ
đứng trong thị trường EU, tuy nhiên do bị hạn chế về hạn ngạch nên
mặt hàng này xuất sang EU tuy có tăng hơn so với những năm trước,
nhưng vẫn còn thấp so với khả năng cung cấp của Việt Nam và nhu
cầu tiêu dùng của người châu Âu.
 Các mặt hàng khác như đồ gỗ, nhựa gia dụng, thực phẩm chế biến
v.v... được đánh giá là có khả năng xuất khẩu và được thị trường EU
chấp nhận.
b. Tình hình nhập khẩu từ EU của Việt Nam:
TT Tên hàng 2014 2015 6T/2016
1 Máy móc thiết bị 2610,3 3166 1438,1
2 Tân dược 944,7 1139,6 644,4
3 NPL Dệt may da 272 274,6 150,3

9
Sữa và sản phẩm
4 218,3 211,7 113,4
từ sữa
Máy vi tính, sản
5 phẩm điện tử và 160,6 220,7 65,1
linh kiện
Một sô mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ EU (Đơn vị : Triệu
USD). (Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
 Việt Nam nhập khẩu từ hầu hết các nước thành viên EU. Trong năm
2015, kim ngạch nhập khẩu từ các nước EU vào Việt nam ở mức 10,4
tỷ USD chiếm 34% kìm ngạch Xuất khẩu Việt Nam đi các nước EU.
 Những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ EU chủ yếu là những
sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc còn thiếu như: máy
móc-thiết bị-dụng cụ, dược phẩm, sữa và sản phẩm từ sữa.
3. Quy chế Kinh tế thị trường (KTTT):
 Theo Phái đoàn EU, để được công nhận là nền kinh tế thị trường, các
quốc gia phải đạt được 5 tiêu chí. Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của
chính phủ trong việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của
doanh nghiệp. Đây là tiêu chí mà Việt Nam đã thực hiện được đầy đủ.
 Sau khi gia nhập WTO (năm 2007), ta đã tích cực vận động các đối tác
sớm công nhận quy chế KTTT nhằm tránh bị phân biệt đối xử trong các
vụ kiện chống bán phá giá. Đến nay, đã có 69 nước công nhận nền
KTTT của ta, điều này thực sự quan trọng, có nghĩa Việt Nam được coi
là nền kinh tế có giá cả thị trường được quyết định bởi sự cạnh tranh cởi
mở, chứ không phải bởi sự can thiệp của nhà nước.
 Một số nước thành viên EU: Đức, Anh, I-ta-li-a, Ét-xtô-ni-a, Lúc-xăm-
bua đã cam kết thúc đẩy EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường
của Việt Nam.
 Tại cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Hội
đồng châu Âu Herman Van Rompuy ngày 31/10, EU cam kết hỗ trợ kỹ
thuật, thúc đẩy đàm phán để hai bên có thể sớm hoàn tất và ký kết Hiệp
định FTA Việt Nam-EU ( EVFTA); thúc đẩy việc sớm công nhận quy
chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
4. Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP):

10
 Hiệp định khung Việt Nam - EU quy định rõ Việt Nam và EU sẽ dành
cho nhau quy chế “tối huệ quốc” (MFN), đặc biệt cho Việt Nam hưởng
quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
 Tháng 3/2013, EU đã công bố quy chế GSP giai đoạn 2014-2016. Việc
EU thông qua quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới có hiệu lực
10 năm, áp dụng kể từ ngày 1/1/2014 đã đưa Việt Nam vào danh sách
các nước được hưởng GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt
hàng trước đã từng bị xếp vào nhóm hàng đã “trưởng thành” như giày
dép, nón, dù... giai đoạn 2014 - 2016. Việt Nam tiếp cận thuận lợi
hơn thị trường EU, thúc đẩy công nghiệp hóa, tạo công ăn việc làm,
tăng thu nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế.
 Theo quy định xuất xứ hàng hóa trong Hệ thống GSP mới, Việt Nam sẽ
được phép nhập khẩu cộng gộp lên tới dưới 50% nguyên liệu đầu vào
từ các quốc gia ASEAN cho hàng hóa được xuất vào EU.
 GSP giảm thuế cho các nước đang phát triển với mức ưu đãi thấp hơn
mức thuế Tối huệ quốc 3,5%. 
5. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – EU:
a. Thuận lợi:
 Thị trường Châu Âu rộng lớn, đa dạng, có nhu cầu nhập khẩu nhiều
loại hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác
như dệt may, giày dép, chè, cà phê, thủy sản, hạt tiêu, cao su tự
nhiên…
 Sức mua của người tiêu dùng Châu Âu lớn và tương đối bền vững đặc
biệt là người tiêu dùng các nước: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan,Nga…
 Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, các khối kinh tế này có
quan hệ kinh này có mối quan hệ rộng và từ lâu với EU điều kiện
mở rộng hợp tác thương mại với EU.
 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU trong tương lai sẽ tạo ra cân
bằng trong quan hệ buôn bán với các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật
Bản và các nước trong khu vực như: Trung Quốc, NICs, ASEAN 6.
b. Khó khăn:
 Hàng rào thuế quan: một số sản phầm của Việt Nam như giày mũ da,
xe đạp, chốt cài inox… và một số mặt hàng nông sản vẫn thuế cao
trên thị trường EU như gạo(100%) hay đường (lên đến 200%) khó

11
cạnh tranh với hàng hóa các nước vùng Châu Phi, Thái Bình Dương,
các nước Đông Âu.
 Hàng rào kỹ thuật áp dụng đối với thủy sản ( tiêu chuẩn vệ sinh, an
toàn thực phẩm), hàng dệt may (thay đổi cách phân loại)hạn chế
hàng nhập khẩu.
 Các hàng rào thương mại phi thuế quan vẫn còn được sử dụng như
hạn ngạch nhập khẩu( đặc biệt với hàng dệt may Việt Nam).
 Năng lực cạnh tranh, sản xuất, quản lí của các doanh nghiệp còn yếu.
 Khác biệt về tập quán kinh doanh: Châu Âu có văn hoá kinh doanh
phương Tây(dựa vào luật pháp và uy tín thương hiệu) thì Việt Nam
vẫn mang đậm văn hóa phương Đông(chịu ảnh hưởng lớn của quan
hệ và uy tín cá nhân).
 Trở ngại trong ngôn ngữ kinh doanh quốc tế - Tiếng Anh.

C. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA - CƠ HỘI –


THÁCH THỨC & CHÍNH SÁCH
1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
- Là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.
EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai
FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ
trước tới nay.
- Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Hiện tại, hai bên đang tiến
hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định trong
năm 2018.
2. Cơ hội về thương mại Việt Nam – EU : Cam kết mở cửa thị trường hàng
hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Vệ sinh an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại (TBT), Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ
thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm chính phủ, Sở
hữu trí tuệ, Phát triển bình vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề
pháp lý.
- Theo cam kết trong EVFTA, trong vòng 7 năm, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số
dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của

12
Việt Nam vào EU. Trong vòng 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ trên 99% số
dòng thuế đối với nhập khẩu từ EU. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư,
EU cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cao hơn
mức cam kết trong WTO và tương đương mức cam kết cao nhất của EU
trong các FTA gần đây.Cam kết của Việt Nam đối với EU cũng cao hơn
trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất của Việt Nam
đối với các đối tác khác.
- Đối với Việt Nam, hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn duy trì thuế quan cao như dệt
may, giày dép và hàng nông sản. Về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có
cơ hội tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ EU,
qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về môi trường kinh
doanh, việc thực thi các cam kết trong EVFTA sẽ dẫn
đến những cải thiện về thể chế, chính sách, pháp luật tại theo hướng minh
bạch, thuận lợi hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
3. Ảnh hương thương mại:
• Cắt giảm thuế đáng kể:
_ Trong lĩnh vực Máy móc và Thiết bị ứng dụng: Hầu hết tất cả các mặt
hàng xuất khẩu từ Châu Âu sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi
EVFTA có hiệu lực; các mặt hàng còn lại sẽ được miễn thuế sau 5 năm kể từ
ngày hiệu lực
_ Dược phẩm: Khoảng hơn một nửa các dòng sản phẩm trong sẽ được miễn
thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm còn lại sẽ được miễn thuế
sau 7 năm kể từ ngày có hiệu lực
_ Ngành công nghiệp ô tô: • Bộ phận, linh kiện ô tô: Miễn thuế sau 7 năm kể
từ ngày có hiệu lực • Ô tô: Sau 10 năm (riêng ô tô động cơ lớn sẽ được miễn
sau 9 năm)
_ Thực phẩm: Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể
đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn
ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ
được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập
khẩu về 0% trong vòng 7 năm.

13
_Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác,
túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: Về cơ bản sẽ
được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
_Gỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
Châu Âu:
+ Việt Nam sẽ chấp nhận nhãn mác hàng hóa với xuất xứ “Sản xuất tại Châu
Âu” cho các sản phẩm phi nông nghiệp (trừ Dược phẩm). Nhãn mác xuất xứ
của từng nước thành viên Liên minh cũng vẫn tiếp tục được chấp nhận.Cho
phép các nhà sản xuất Châu Âu có nhiều cơ hội hơn, phản ánh được thị
trường Châu Âu ngày càng hội nhập.
+ Trong ngành công nghiệp Ô tô: Việt Nam công nhận toàn bộ các Chứng
nhận hợp quy đối với các phương tiện Châu Âu sau 5 năm kể từ ngày có
hiệu lực.
_ Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU xóa
bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
 Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn
lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế
nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
4. Thách thức
_ Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn trên sân nhà.
Hàng hóa của EU khi đi vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn và giảm giá mạnh
do không phải chịu thuế nhập khẩu. Hệ quả là, việc tiêu thụ sản phẩm sản
xuất trong nước tại thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có
những ngành phải thu hẹp sản xuất do không cạnh tranh được.  Đồng
thời, các doanh nghiệp từ EU có thể dễ dàng thành lập các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam và tham gia vào các lĩnh
vực hiện nay Việt Nam chưa có thế mạnh, hoặc đang trong giai đoạn phát
triển ban đầu, như: ngành logistics, cảng biển, một số mặt hàng tiêu dùng.
Với kinh nghiệm quản lý, chất lượng vượt trội hơn hẳn của các doanh

14
nghiệp EU, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam chịu lép vế là khá rõ
ràng.
_ Các quy định nghiêm ngặt về môi trường luôn là thách thức đối với các
nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng EVFTA có thể
đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề bán phá
giá, trợ cấp và sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Với một số
ngành là thế mạnh xuất khẩu của mình, EU sẽ đòi hỏi cắt giảm các hàng
rào phi thuế quan, trước hết là loại bỏ các hình thức trợ giá từ phía Chính
phủ Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các điều
khoản quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công
nghệ.Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam
khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản
phẩm không đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường
_Thêm vào đó, mức thuế bình quân áp dụng với hầu hết các mặt hàng
xuất khẩu của EU vào Việt Nam (ngoại trừ đối với ô tô 24,2% và một
phần với hàng điện tử 8,9%) về cơ bản đều ở mức thấp (cơ khí 3,4%,
dược phẩm 2%, dụng cụ quang học và y tế 1,3%, máy bay 0%). Tuy
nhiên, đó là tính trên mức bình quân, mức thuế đỉnh cho các mặt hàng
như đã nêu vẫn tương đối cao, từ 10% đối với dược và đến 90% đối với ô
tô. Vì vậy, FTA Việt Nam – EU thực hiện ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến
ngân sách do nguồn thu thuế nhập khẩu bị ảnh hưởng.
5. Chính sách :
 Nhà nước:
- Để giảm chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn (SPS và TBT) của EU, Việt Nam
cần chủ động ký kết các thỏa thuận công nhận chung và thỏa thuận tương
đương trong từng trường hợp cụ thể với EU. Việc đạt được các thỏa thuận
như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có
cơ hội tiếp cận thực sự hoặc còn ở dạng tiềm năng vào thị trường EU, sẽ
mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi
thế so sánh lớn, được ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế này có thể
tương đương hoặc thậm chí lớn hơn những nhượng bộ thuế quan trong FTA.
- Nhà nước cần giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức trong việc đối phó
với những rào cản phi thuế quan, hoặc đàm phán lại với đối tác nhập khẩu để
họ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản. Ví dụ, thị trường EU đưa ra

15
những tiêu chuẩn mới về hóa chất sử dụng trong các mặt hàng nhập khẩu từ
Việt Nam, nhưng EU cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giúp doanh
nghiệp nắm bắt những điểm mới này.
- Vấn đề tiếp theo được nhấn mạnh là chuẩn bị và ban hành các chính sách
liên quan đến quyền sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Trong đó quy định
rõ vai trò của Chính phủ trong quản lý doanh nghiệp nhà nước và quản lý
hoạt động nội bộ của doanh nghiệp nhà nước, cơ chế mà nhà nước sẽ quản
lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
 Về phía doanh nghiệp
- Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về
các cơ hội thị trường mà EVFTA mang lại, đặc biệt là thông tin về ưu đãi
thuế liên quan đến hàm lượng giá trị gia tăng nội địa của các hàng hóa, dịch
vụ và các hàng rào kỹ thuật khác. Từ đó, đóng góp ý kiến trong quá trình
đàm phán Hiệp định EVFTA để đảm bảo được lợi ích chính đáng.
- Điều quan trọng không kém nữa là, doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới
thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… để khẳng định vị trí trên
sân nhà và tận dụng các cơ hội vươn ra thị trường EU.

16
Bảng đánh giá thành viên

Nguyễn Thị Thu Uyên


10/10

Huỳnh Thị Duyên


10/10

Trần Thị Chí


10/10

Trần Nguyên Uyên Phương


10/10

17

You might also like