You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

---------------------------

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ

MÔN HỌC TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Học kỳ 2 năm học 2020-2021

Đề tài: Các hiệp ước của Liên minh châu Âu từ khi thành lập cho đến nay

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Hồng Vân

Thành viên nhóm: Lã Thị Lan Anh,

Trần Thị Hồng Mến,

Tô Thị Nhược Lan

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2021


TỔNG QUAN

Sau hơn 50 năm phát triển, Liên minh Châu Âu (EU) được thế giới công nhận là
một tổ chức liên kết khu vực thành công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế
chuyển sang chính trị - xã hội, diễn ra cả ở quy mô và chất lượng, cả chiều rộng và
chiều sâu, từ liên kết kinh tế phát triển thành thể chế siêu quốc gia. Hiện nay Liên
minh châu Âu luôn được đánh giá là tổ chức quốc tế khu vực tương đối thống nhất,
chặt chẽ và có sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên trường quốc tế.

Để có thể trở thành một trong những khu vực kinh tế, chính trị có tầm ảnh
hưởng nhất thế giới như hiện nay, liên minh đã phải đi một chặng đường dài trên con
đường nhất thể hóa toàn Châu Âu với rất nhiều hiệp ước. Đây là tổ chức quốc tế liên
chính phủ khu vực ra đời trên cơ sở bổ sung, sửa đổi các hiệp ước thành lập ba cộng
đồng là Cộng đồng than, thép châu Âu (hành lập năm 1951), Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu (thành lập năm 1957), Cộng đồng kinh tế châu Âu (thành lập năm
1957) và liên kết chúng trong một tổng thể duy nhất kể từ ngày 01 tháng 11 năm 1993
- ngày Hiệp ước về Liên minh châu Âu có hiệu lực. Trong bài thu hoạch chỉ đề cập
đến những hiệp ước tiêu biểu, đánh dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử hình
thành, hợp thể và phát triển của Liên minh châu Âu.

I. HIỆP ƯỚC PARIS (1951)

Hiệp ước Paris còn được biết đến với tên gọi khác là Hiệp ước thành lập Cộng
đồng Than và Thép Châu Âu. Hiệp ước này được coi là điểm khởi đầu của quá trình
hội nhập châu Âu, là cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình phát triển Liên minh Châu
Âu sau này.

2
1. Hoàn cảnh ra đời

Hiệp ước Paris được ký kết ngày 18/4/1951 tại Paris, Pháp. Ảnh: European Parliament

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong chưa đầy một thế kỷ, nhiều người
đã tìm cách để ngăn chặn sự tàn phá đó xảy ra lần nữa. Một ý tưởng đã được đề xuất
bởi một công chức người Pháp Jean Monnet, và được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
Robert Schuman thực hiện. Ý tưởng này kiến nghị gộp các ngành công nghiệp được
coi là động cơ chiến tranh làm một. Với chủ đích "khiến cho chiến tranh không chỉ
không thể nghĩ tới, mà còn không thể thực hiện được", ý tưởng này đã được thông qua
trong Hiệp ước Paris 1951.

Hiệp ước Paris được ký kết vào ngày 18 tháng 4 năm 1951 giữa Pháp, Tây Đức,
Ý và ba quốc gia Benelux (Bỉ, Luxembourg và Hà Lan), được điều hành bởi tổ chức
quốc tế đầu tiên, Cơ quan Tối cao, và thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu
(ECSC). Vương quốc Anh được mời tham gia ECSC năm 1955, nhưng chính phủ Lao
động của Clement Attlee đã từ chối trở thành thành viên, có thể do nhiều yếu tố, bao
gồm cả mong muốn duy trì nền kinh tế độc lập và sự thất bại trong việc nhận thức tầm
quan trọng của cộng đồng. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực vào ngày 23 tháng 7 năm
1952.

2. Ý nghĩa

3
Hiệp ước được coi là sẽ tạo ra sự ổn định trong ngoại giao và kinh tế ở Tây Âu
sau Chiến tranh thế giới Thứ hai. Trong khoảng thời gian tồn tại của ECSC, sản xuất
thép đã cải thiện và tăng gấp bốn lần. Sản lượng than tuy giảm, nhưng công nghệ, an
toàn lao động và sản xuất, cũng như chất lượng môi trường được cải thiện đáng kể.
ECSC đã giải quyết những khủng hoảng trong ngành và đảm bảo sự phát triển và phân
phối cân bằng của các nguồn lực, đồng thời giúp loại bỏ các động cơ của chiến tranh
khi chỉ mới ở trong nôi. Tuy nhiên, không giống như những hiệp ước trước, hiệp ước
Paris được thiết kế để hết hiệu lực sau 50 năm. Do đó, Cộng đồng đã ngừng hoạt động
vào ngày 23 tháng 7 năm 2002; tuy nhiên, di sản của nó được chuyển giao cho Cộng
đồng Châu Âu để thành lập nên Cộng đồng Kinh tế Châu Âu.

II. BỘ HIỆP ƯỚC ROME (1958)

Bộ hiệp ước Rome (hay còn có tên gọi khác là Hiệp ước về chức năng của Liên
minh châu Âu (TFEU)) được ký kết để thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC)
song song với Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (Euratom), với mục tiêu hội
nhập, thành lập một thị trường chung và dần dần thống nhất các chính sách kinh tế
của các nước thành viên.

1. Hoàn cảnh ra đời

Năm 1954, Pháp, Tây Đức, Ý và ba quốc gia Benelux (Bỉ, Luxembourg và Hà
Lan) đã ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu, mục tiêu là thành lập
Quân đội châu Âu. Tuy nhiên, hiệp ước này đã không thành một phần do Quốc hội
Pháp từ chối phê chuẩn, một phần do sự không thống nhất và chưa đủ lực lượng độc
lập. Không lập được liên minh chính trị và quân sự, các nước này quyết định tập trung
mọi nỗ lực xây dựng liên minh kinh tế, với hy vọng hòa bình, hợp tác và phát triển
thịnh vượng sẽ giúp châu Âu tránh được mọi nguy cơ xung đột, hạn chế cảnh chiến
tranh tàn phá và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân. Tại thủ đô Rome của
Italy, 6 sáng lập viên ECSC đã đi đến quyết định ký kết bộ hiệp ước Rome.

Hai hiệp ước được ký kết vào ngày 25 tháng 3 năm 1957, một hiệp ước thành
lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và hiệp ước còn lại thành lập Cộng đồng Năng
lượng Nguyên tử Châu Âu (EAEC, hay còn được biết đến với tên gọi Euratom). Đối
với cả hai Cộng đồng mới, các quyết định đã được Hội đồng đưa ra theo đề xuất của
4
Ủy ban. Hội đồng Nghị viện sẽ được tham vấn và đưa ra ý kiến của mình trước Hội
đồng. Hội tăng quy mô lên 142 thành viên. Hội đồng Nghị viện Châu Âu đã tổ chức
phiên họp đầu tiên vào năm sau, vào ngày 19 tháng 3 năm 1958. Với Hiệp ước Rome,
một điều khoản cụ thể được đưa ra để các thành viên được bầu trực tiếp (điều này
được thực hiện vào năm 1979).

2. Nội dung:

Hiệp ước về việc thành tập Cộng đồng kinh tế châu Âu quy định hợp tác trong
lĩnh vực kinh tế, khoa học và kỹ thuật, trong đó có việc xây dựng thị trường chung và
định ra các hình thức xích tại gần nhau, thống nhất chính sách kinh tế của các nước
thành viên. Hiệp ước này nhằm giảm dần các rào cản thuế quan giữa các quốc gia
thành viên trong vòng 12 năm (tức đến năm 1969) theo ba giai đoạn, cũng như việc
chấp nhận biểu thuế quan duy nhất và thực hiện chính sách thương mại thống nhất đối
với các nước thứ ba. Những nước tham gia “thị trường chung” cam kết cố gắng dỡ bỏ
những rào cản để có thể luân chuyển sức lao động nguồn vốn và các dịch vụ giữa họ.
Các nước thỏa thuận tiến hành chính sách chung trong lĩnh vực nông nghiệp và giao
thông, đạt sự gắn kết về luật pháp kinh tế và góp phần tiêu chuẩn hóa các thủ tục soạn
thảo và thông qua những quyết định đã đạt được trong các vấn đề thực hiện chính sách
kinh tế của mỗi nước thành viên.

Hiệp ước thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (Euratom) ấn
định sự hội nhập của các nước châu Âu trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì
mục đích hòa bình. Các nước châu Âu coi đây là công cụ quan trọng nhất và triển
vọng nhất để giải quyết vấn đề năng lượng ở Tây Âu. Bằng cách đó, Tây Âu mới có
thể giải quyết được sự trầm trọng của khủng hoảng năng lượng kinh niên mà trước tiên
là Pháp và các quốc gia Tây Âu nhỏ phải chịu đựng.

Việc đưa vào Bộ hiệp ước Rome những điều khoản về thống nhất các chính sách
kinh tế và áp dụng những quy chuẩn chung trong soạn thảo nghị quyết ngụ ý về tính
tất yếu của việc chuẩn hóa trong tương lai một số những thực tiễn chính trị như là một
điều kiện tối thiểu.

III. HIỆP ƯỚC MAASTRICHT (1992)

5
Hiệp ước Maastricht có tên gọi chính thức là Hiệp ước thành lập Liên minh
châu Âu (Treaty on European Union), là một thỏa thuận quốc tế thành lập nên Liên
minh châu Âu (EU) ngày nay.

1. Hoàn cảnh ra đời

Bức ảnh tượng trưng cho Hiệp ước Maastricht viết bằng 10 ngôn ngữ chính thức của EU.
Ảnh: CVCE.eu

Khi các kế hoạch mới của Cộng đồng châu Âu hoặc đang được thảo luận hoặc
bắt đầu vận hành thì tình hình châu Âu và thế giới có những biến động dữ dội: Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã; Tây Đức và Đông Đức thống nhất; sự xuất
hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng Quốc tế hóa, khu vực hóa ngày
càng phát triển. Chính những biến cố này đã tạo ra các tác động vô cùng lớn đối với
Cộng đồng châu Âu:

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, chấm dứt sự đối đầu 2 cực trong
thời kỳ chiến tranh lạnh. Đối thủ chung của cả Mỹ và Tây Âu không còn nên nền tảng
chung trong hợp tác chiến lược Mỹ – Tây Âu cũng không còn chặt chẽ nữa. Điều này

6
tạo cơ hội cho Tây Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và bắt đầu đi theo con đường
độc lập của mình nhằm vươn lên tìm lại vị thế trước đây.

Ngoài ra, việc nước Đức thống nhất cũng trở thành một nhân tố quan trọng và
tạo nên một trật tự mới ở châu Âu và thế giới. Điều này đã dẫn đến một sự thay đổi về
tương quan lực lượng trong nội bộ Tây Âu (đặc biệt là trong quan hệ tế nhị giữa Pháp
và Đức - hai nước trụ cột của Cộng đồng) và đây có thể là nguồn gốc của sự mất đoàn
kết nội bộ trong Tây Âu.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng quốc
tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển cũng đòi hỏi Cộng đồng châu Âu phải đẩy
nhanh các tiến trình liên kết của mình.

Chính những thách thức và cũng là cơ hội mới xuất hiện như thế, cùng với những
nội lực mà các nước châu Âu có được trong tiến trình nhất thể hóa cộng đồng sau gần
40 năm liên kết, họ buộc phải chuẩn bị cho mình một phương hướng phát triển mới.

Chính vì vậy, sau khi thương thuyết xong ngày 7 tháng 12 năm 1991 giữa các
nước thành viên của Cộng đồng châu Âu, vào ngày 7 tháng 2 năm 1992, Hiệp ước
thành lập EU (Hiệp ước Maastricht 1992) đã được ký kết ở Maastricht, Hà Lan và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 1993 dưới thời Ủy ban Delors. Do đó, có thể nói rằng
EU là sản phẩm của một bối cảnh tức thời.

Tuy nhiên, quá trình phê chuẩn hiệp ước này đầy khó khăn trong 3 nước thành
viên. Cuộc trưng cầu ý dân lần đầu để phê chuẩn hiệp ước của Đan Mạch ngày 2 tháng
6 năm 1992 đã bị các cử tri bác bỏ. Cuộc trưng cầu ý dân về hiệp ước lần thứ hai ngày
18 tháng 5 năm 1993 (cùng với Thỏa ước Edinburgh) mới được chấp nhận với 4 lĩnh
vực bảo lưu (ví dụ Đan Mạch chưa gia nhập khu vực đồng euro). Tháng 9 năm 1992,
cuộc trưng cầu ý dân của Pháp để phê chuẩn hiệp ước cũng chỉ đạt được đa số thuận
khít khao 51,05%. Tại Vương Quốc Anh, chính phủ của thủ tướng John Major (đảng
Bảo thủ Anh) cũng phải trầy trật mới vượt qua được phe chống đối trong Hạ nghị viện
Anh.

2. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Maastricht

7
Về mặt cơ cấu, Hiệp ước Maastricht 1992 bao gồm 2 nhóm quy định:

Thứ nhất là nhóm các quy định mới so với các quy định trong các Hiệp ước
thành lập Cộng đồng châu Âu (liên quan đến Liên minh chính trị). Liên minh chính trị
bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính
sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Một số vấn đề
được quy định như: Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi
lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Theo luật án lệ của Tòa án công
lý châu Âu, quyền của người lao động tự do di chuyển không liên quan gì đến mục
đích công việc của họ ở nước ngoài. Không quan trọng việc người lao động làm việc
toàn thời gian hay bán thời gian, hoặc việc di cư của họ có được tài trợ bởi nhà nước
hay không vì Tòa án Công lý Châu Âu đã hỗ trợ người nhận dịch vụ có quyền tự do đi
lại (rất dễ đáp ứng các tiêu chuẩn do hiệp ước đặt ra).

Kết quả là, ngay cả trước Hiệp ước Maastricht, mọi công dân trong các nước
đồng minh, bất kể hoạt động kinh tế của họ ra sao cũng không được phân biệt đối xử
với họ theo Điều 12 của Hiệp ước: Tất cả công dân cũng được quyền bầu cử và ứng cử
chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ
đang cư trú. Hiệp ước cho phép thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung
trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền
quốc gia trên lĩnh vực này. Hiệp ước cũng đồng thời cho phép tăng cường quyền hạn
của Nghị viện châu Âu. Ngoài ra, quyền của Cộng đồng ở hiệp ước này được mở rộng
hơn trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu… Các hoạt động tư
pháp được phép phối hợp, chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực được
thực hiện.

Thứ hai là nhóm sửa đổi các quy định của Hiệp ước Pari và Hiệp ước Roma
(liên quan đến Liên minh kinh tế tiền tệ).

Liên minh kinh tế tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới
1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền
tệ (còn gọi là những tiêu chí hội nhập) là lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với
mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt
quá 3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng

8
tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); lãi suất (tính theo lãi suất
công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước
có lãi suất thấp nhất.

Việc hai trụ cột mới được tạo dựng thêm bởi các quốc gia thành viên theo con
đường liên Chính phủ dưới hệ thống Cộng đồng đã được thiết lập trước đó với sự điều
hành, quản lý của hệ thống các thiết chế là Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và
Nghị viện châu Âu, Hiệp ước Maastricht đã tạo ra một khối liên kết là Liên minh châu
Âu như ngày nay.

3. Ý nghĩa của Hiệp ước Maastricht

Thứ nhất, Hiệp ước Maastricht đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất
thể hóa châu Âu.

Từ sau Hiệp ước Maastricht đến nay, Liên minh châu Âu đã mở rộng lãnh thổ
của mình bằng việc cho gia nhập rất nhiều thành viên đủ điều kiện tham gia. Và sau
đó, người đứng đầu của các nước thành viên Liên minh châu Âu đã ký Hiệp ước
Lisbon sửa đổi Hiệp ước về Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng
châu Âu. Có hiệu lực vào ngày 1/12/2009, Hiệp ước Lisbon đã khiến cho EU gắn kết,
năng động và hiệu quả hơn để thích ứng với những thách thức và thay đổi đang diễn ra
hàng ngày trên thế giới.

Hiệp ước Maastricht 1992 đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có
tiền lệ trong lịch sử, nó xác lập: một liên minh chính trị giữa các nước giữa các nước
thành viên: thiết lập quy chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung,
chính sách hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp và nội vụ… và một liên minh kinh tế –
tiền tệ được nhất thể hóa ở cấp độ cao, với một đồng tiền chung của cả Cộng đồng.

Thứ hai, Hiệp ước Maastricht đưa tới việc thiết lập đồng Euro. Kể từ ngày 1
tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành
viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý,
Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh,
Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng
đô la Mỹ.

9
Thứ ba, Hiệp ước Maastricht cũng đưa ra các tiêu chí mà các quốc gia phải đáp
ứng để tham gia vào liên minh đồng euro nhằm đảm bảo rằng các quốc gia tham gia
đồng euro có lạm phát, mức nợ công, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định. Sự ra đời của
đồng Euro đem lại cho các nước thành viên cũng như toàn thế giới những lợi ích đáng
kể. Đồng Euro làm cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn đối với các công ty khi làm ăn
kinh doanh với khách hàng trong khu vực. Các công ty có thể giao dịch kinh doanh với
hầu hết các nước trong Liên Minh Châu Âu bằng một loại tiền tệ. Do vậy, các giao
dịch tài chính được đơn giản hóa, giá cả trở nên rõ ràng hơn và dao động hối đoái giữa
các nước thành viên đã biến mất. Hơn nữa, nó còn mở ra một thị trường tiền tệ mới
giúp cho các nước thành viên đa dạng hóa nhu cầu vay vốn của mình. Khi di chuyển
trong khu vực đồng Euro người ta chỉ cần đổi tiền một lần. Điều này giúp tiết kiệm rất
nhiều về thời gian và tiền bạc do không phải đổi tiền nhiều lần khi di chuyển từ nước
này sang nước khác trong phạm vi khu vực Euro. Khi mua sắm trong khu vực Euro giá
cả được niêm yết bằng một loại tiền duy nhất giúp người mua có thể so sánh một cách
dễ dàng để có quyết định lựa chọn hàng hóa đúng đắn. Đồng Euro còn có tác động tích
cực lên thị trường thế giới, thông qua việc cung cấp một đồng tiền chắc chắn để lựa
chọn bên cạnh đồng đô la Mỹ và yên Nhật trong danh mục đầu tư và làm đồng tiền dự
trữ.

Thứ tư, mở rộng việc áp dụng các chính sách về quyền công dân nhằm nâng
cao đời sống người dân ở các nước thành viên. Khi Hiệp ước Maastricht được thông
qua và Liên minh châu Âu (EU) được thành lập, Liên minh châu Âu đã cấp quyền
công dân EU cho mọi người có quốc tịch của các quốc gia thành viên. Điều khoản này
cho phép mọi người dân là công dân nước thành viên có thể tự do chạy đua vào văn
phòng hành chính địa phương hay tự do tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu bất kể
quốc tịch. Đây được xem là một trong những quy định quan trọng với mục đích kinh tế
và xã hội rộng lớn. Điều này có nghĩa là công dân các nước thành viên có thể ra ngoài
làm việc tự do, không chỉ vì lợi ích của một thị trường duy nhất cho một quốc gia
thành viên, mà còn cho người lao động để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

IV. HIỆP ƯỚC SCHENGEN (1995)

10
Chính sách tự do di chuyển người và hàng hóa (gọi tắt là Hiệp ước Schengen)
với đường biên giới mở luôn được coi là niềm tự hào, là thành tựu quan trọng bậc
nhất của châu Âu. Hiệp ước cho phép công dân 26 nước tham gia hiệp ước này có thể
đi lại tự do giữa các nước mà không cần xin thị thực và không bị kiểm soát ở khu vực
biên giới.

1. Hoàn cảnh ra đời

Schengen là tên một ngôi làng nhỏ, nằm ở đông nam Luxembourg, gần ngã ba
biên giới với Ðức và Pháp. Tại đây, vào ngày 14-6-1985, các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan,
Luxembourg và Ðức đã ký hiệp định Schengen, bãi bỏ việc kiểm soát biên giới lẫn
nhau để công dân đi lại tự do, nhằm thúc đẩy thương mại và du lịch. Sau đợt mở rộng
năm 2001, khu vực Hiệp ước Schengen có 15 thành viên là Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần
Lan, Pháp, Đức, Ireland, Italy, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha và Thuỵ Điển. Ngày 21 tháng 12 năm 2007 có thêm 9 thành viên mới của
khu vực Schengen là Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan,
Slovakia và Slovenia nâng tổng số các nước trong khối lên 24. Tính đến ngày 9 tháng
12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn Hiệp ước này là 26 nước (thêm 2
nước là Thụy Sĩ, Liechtenstein trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).

Các nước Schengen với hơn 400 triệu dân đưa biên giới khu vực Schengen tiến
sát tới các nước Ukraine, Belarus và Nga. Quy định về khu vực biên giới tự do của các
nước này bao gồm đường bộ, đường biển và áp dụng cho đường hàng không vào tháng
3-2008. Đối với công dân các nước ngoài EU, chỉ cần được cấp thị thực nhập cảnh
một trong 26 nước nói trên là có thể đi lại tự do trong toàn khối từ Estonia ở phía Bắc
đến Bồ Đào Nha ở phía Nam hay sang tận phía Đông là Hungary.

2. Nội dung hiệp ước

Trong hiệp ước Schengen, có hai điểm đáng chú ý:

a) Chính sách cư trú

Đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một thị thực đồng
nhất gọi là thị thực Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước mà mình
muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng Schengen. Loại thị thực này
thường chỉ có thời hạn tối đa là 3 tháng.

11
Đối với những người có thị thực lưu trú hay giấy phép cư trú dài hạn, các nước
thành viên Schengen quy định tương đương với một thị thực lưu trú ngắn hạn. Chủ sở
hữu của một thị thực lưu trú do nhà nước thành viên Schengen cấp sẽ được tự do đi du
lịch đến các nước thành viên Schengen khác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập
cảnh như sở hữu một giấy thông hành hợp lệ, chứng minh được mục đích cùng điều
kiện sinh kế để ở lại và không nằm trong các trường hợp bị từ chối nhập cảnh.

Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thông báo cho Ủy ban châu Âu về các loại
thị thực lưu trú dài hạn, giấy phép cư trú và giấy phép cư trú tạm thời. Ủy ban này sẽ
cung cấp thông tin trên cho các nước thành viên khác. Các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ chấp nhận những loại giấy phép này.

Hiệp ước Schengen còn quy định rõ về một công dân mang quốc tịch EU và một
công dân ngoài EU. Đối với người mang quốc tịch EU, các nước thành viên của khu
vực Schengen cho phép công dân của một nước thứ 3 (trong khu vực này) tự do di
chuyển với điều kiện có giấy phép cư trú hoặc thị thực du lịch, nghỉ dưỡng trong vòng
3 tháng (90 ngày) và thị thực có thời hạn 6 tháng (180 ngày). Riêng những công dân
nước thứ 3 cư trú bất hợp pháp nhưng nếu đã vào các nước này một cách hợp pháp thì
thời gian còn lại sẽ được tính theo khoảng thời gian cho phép ở trên.

Đối với công dân không phải là thành viên EU, các nước trong khu vực
Schengen sẽ đưa ra các quy định chung về lưu trú ngắn hạn bao gồm các chính sách
thị thực chung về việc công nhận lẫn nhau và điều kiện cấp thị thực. Các nước trong
Schengen sẽ không cấp thị thực cho phép ở lại lâu dài cũng như giấy phép cư trú hoặc
tự do đi lại cho công dân ngoài EU. Những vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi luật
pháp của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các nước thành viên Schengen cũng sẽ
có những điều kiện và cấp giấy phép cư trú đối với một số trường hợp đặc biệt được
bảo vệ quốc tế hay nằm trong diện tị nạn với lý do nhân đạo.

b) Việc kiểm soát đường biên giới

Theo Hiệp ước Việc kiểm soát biên giới chỉ thực hiện bên ngoài vùng cho du
khách xuất nhập cảnh, không có kiểm soát biên giới nội bộ giữa các nước tham gia
Schengen. Tuy nhiên theo điều 23 luật biên giới Schengen, nơi nào có đe dọa nghiêm
trọng đối với chính sách công cộng hoặc an ninh nội bộ, một nước thành viên có thể
tiến hành tái kiểm soát biên giới nước mình và phải báo cho các nước thành viên khác,
12
đặc biệt, phải có một báo cáo được trình lên cho Nghị viện châu Âu. Việc tái khôi
phục kiểm soát tạm thời biên giới nội bộ sẽ là một ngoại lệ và được áp dụng trong một
khoảng thời gian nghiêm ngặt khoảng 30 ngày hoặc lên tới 6 tháng, nhưng nếu trong
một trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc gia thì các nước thành viên sẽ đơn
phương tiến hành kiểm soát trong 10 ngày.

Ủy ban châu Âu, các cơ quan của liên minh châu Âu và các nước sẽ cùng thành
lập một cơ quan mới nhằm đánh giá và giám sát việc tuân thủ các quy tắc kiểm tra
biên giới. Những chuyến thị sát này sẽ không được báo trước với mục đích ngăn chặn
việc kiểm soát đường biên giới nội bộ một cách bất hợp pháp, trái với quy định Hiệp
ước Schengen.

3. Những thách thức có thể dẫn tới đổ vỡ của Hiệp ước:

Đối với những du khách cần phải xin thị thực trước khi vào EU, Hiệp ước là một
chuyển biến hết sức tích cực, giúp họ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Nhiều biện
pháp nhằm cải thiện sự hợp tác giữa các đơn vị cảnh sát và tư pháp các nước đã được
hình thành, một cơ sở dữ liệu lớn (hệ thống thông tin Schengen) được thành lập, cho
phép lực lượng an ninh phát đi cảnh báo giữa các quốc gia trong khối Hiệp ước
Schengen về các cá nhân, vật thể và xe cộ. Hiệp ước Schengen còn góp phần bảo đảm
tự do, hoà bình, an ninh và đoàn kết, giúp các thành viên hình thành nên những mối
quan hệ đối tác thương mại gần, thúc đẩy xuất nhập khẩu và thu hút khách du lịch.
Schengen là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của sự thống nhất châu Âu.

Tuy vậy, từ khi ra đời, Hiệp ước đã gặp phải những vấn đề:

Thứ nhất, việc mở rộng biên giới sẽ tạo ra lỗ hổng trong việc kiểm soát biên giới
làm gia tăng hoạt động tội phạm, gây ra nhiều hệ lụy về tội phạm xuyên quốc gia. Một
trong những hệ lụy đó là vấn đề khủng bố, sau vụ khủng bố ở thành phố Madrid (Tây
Ban Nha) năm 2004, London (Anh) năm 2007, tòa soạn báo Charlie Hebdo (Pháp)
năm 2015 và đặc biệt là thảm kịch khủng bố khiến hàng trăm người thương vong ở
Paris, người ta buộc tội Hiệp ước Schengen đã tạo điều kiện cho khủng bố vào châu
Âu một cách quá dễ dàng. Những cam kết hợp tác an ninh xuyên biên giới bắt đầu
được chính quyền các nước quan tâm xem xét. Pháp yêu cầu việc sử dụng hiệu quả
hơn trong hệ thống thông tin Schengen. Các quốc gia khác cũng kêu gọi chia sẻ thông
tin rộng rãi hơn về dữ liệu hành khách đi máy bay và thành lập một cơ quan quy mô
13
châu Âu để giám sát những biên giới bên ngoài khối Schengen. Có rất nhiều tranh cãi
xung quanh vấn đề này. Nó cho thấy sự rạn nứt trong khối Schengen là không thể
tránh khỏi.

Thứ hai là vấn đề nhập cư trái phép. Năm 2011, một vụ tai tiếng lớn đã khiến
Pháp và Ý bất đồng với nhau, sau khi hàng nghìn người Tunisia tới bờ biển Ý. Thủ
tướng Hà Lan đã đe dọa khai trừ Hy Lạp khỏi Hiệp ước Schengen nếu nước này cho
phép người nhập cư được tự do đi lại đến phần còn lại của châu Âu. Pháp và Đức đã
phải đấu tranh để có thể đưa được vấn đề nhập cư vào danh sách các chủ đề cho phép
tái lập kiểm soát tại cửa khẩu.

Đỉnh điểm vào mùa hè năm 2015, người di cư với số lượng lớn chưa từng có đã
đặt chân đến các bờ biển của châu Âu. Họ có xu hướng đi đến các nước mà ở đó họ có
khả năng cao sẽ được ở lại là Đức và Thụy Điển. Điều này đã tạo ra áp lực lớn, buộc
EU sẽ phải thay đổi một số nội dung Hiệp ước liên quan đến việc tự do đi lại, cư trú và
kiểm soát biên giới trên lãnh thổ các quốc gia thành viên trong khu vực Schengen.

Thứ ba là vấn đề kiểm soát biên giới. Việc bảo vệ biên giới bên ngoài khu vực
Schengen phụ thuộc vào những nhà nước thành viên riêng lẻ. Tại khu vực Schengen,
một số quốc gia bất lực trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài bởi thiếu năng lực quản
lý hành chính và cả tài chính, cùng với những khó khăn về địa lý như đường bờ biển
dài và hiểm trở đã làm xói mòn niềm tin trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng
người di cư.

Đức hiện đã thiết lập kiểm soát trở lại đối với biên giới với Áo. Pháp cũng có
hành động tương tự đối với Bỉ sau làn sóng di cư tự do. Những sự kiểm soát kể trên
chỉ mang tính tạm thời, đại đa số các đường biên giới khác vẫn được mở cửa. Pháp
hoặc Đức đều có thể tự mình thắt chặt kiểm soát biên giới của họ nhưng nếu việc kiểm
soát biên giới kéo dài thì hàng chục năm hội nhập của châu Âu sẽ có nguy cơ bị đảo
ngược, dường như châu Âu hiện nay không hướng tới việc tiếp tục mở cửa biên giới,
và đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nữa có thể dẫn tới sự đổ vỡ của Hiệp ước
Schengen.

Nếu muốn khu vực Schengen được bền vững, cần phải phát triển nó theo hướng
thiết lập một cơ quan có thẩm quyền chung chịu trách nhiệm bảo đảm vững chắc biên
giới bên ngoài khu vực, trong khi cũng cần củng cố khuôn khổ an ninh nội địa. Những
14
gì khu vực Schengen cần lúc này là một lực lượng tuần tra bờ biển đích thực với
nguồn ngân sách, tàu thuyền và lực lượng riêng. Vùng Địa Trung Hải dự đoán sẽ tiếp
tục chịu nhiều thách thức về an ninh bởi tình trạng nhập cư bất hợp pháp và vị trí địa
lý gần kề với các tổ chức khủng bố. Do đó, sẽ rất hợp lý khi lực lượng tuần tra bờ biển
mới được hỗ trợ ngân quỹ của Liên minh châu Âu triển khai tại đây. Lực lượng tuần
tra là một công cụ linh hoạt để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất chống lại
nạn di cư bất hợp pháp.

Các thành viên của khối Schengen cũng cần phải nhận ra rằng, lý do an ninh là
căn nguyên của việc bãi bỏ biên giới nội địa. Mỗi thành viên trong khối Schengen phải
vừa duy trì quyền tự do đi lại mà vẫn đảm bảo được an ninh và tương hỗ. Các nước
trong khối Schengen cần nghiên cứu để thiết lập lại một số hình thức kiểm soát biên
giới hợp lý trong thời gian sớm nhất nếu không muốn Hiệp ước Schengen bị đổ vỡ.

V. HIỆP ƯỚC AMSTERDAM (1997)

Hiệp ước Amsterdam là Hiệp ước về Liên minh Châu Âu, các Hiệp ước thành
lập cộng đồng Châu Âu và một số hành vi liên quan nhất định. Hiệp ước này không có
nhiều đổi mới so với các hiệp ước trước như SEA, TEU ngoại trừ một số thay đổi căn
bản trong hệ thống quản lý của EU. Tuy nhiên, nó đã thúc đẩy mô hình một Liên minh
châu Âu siêu quốc gia với chi phí hợp tác liên chính phủ.

1. Hoàn cảnh ra đời

Hiệp ước là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài bắt đầu tại Messina, Ý, gần
40 năm sau Hiệp ước Rome. Sau khi Hiệp ước được ký kết vào ngày 2 tháng 10 năm
1997, các quốc gia thành viên đều phải tham gia vào một quá trình phê chuẩn rất dài
và vô cùng phức tạp. Nghị viện Châu Âu đã thông qua hiệp ước vào ngày 19 tháng 11
năm 1997, sau 2 cuộc trưng cầu dân ý và 13 quyết định của các nghị viện, các quốc gia
thành viên. Ngày 1 tháng 5 năm 1999, hiệp ước chính thức có hiệu lực sau khi được tất
cả các quốc gia thành viên phê chuẩn, tuân theo các quy tắc hiến pháp của riêng họ.

2. Nội dung hiệp ước

Theo Hiệp ước Amsterdam, các quốc gia thành viên đã đồng ý chuyển một số
quyền lực từ chính phủ quốc gia sang Nghị viện châu Âu trên nhiều lĩnh vực khác
15
nhau, bao gồm lập pháp về nhập cư, áp dụng luật dân sự và hình sự; ban hành chính
sách đối ngoại và an ninh (CFSP), cũng như thực thi thể chế thay đổi để mở rộng khi
các quốc gia thành viên mới gia nhập EU.

Hội nghị thượng đỉnh mới của Liên minh châu Âu mà các nhà lãnh đạo của các
nước thành viên EU (Liên minh châu Âu) đã đồng ý tại Hội nghị thượng đỉnh
Amsterdam ở Hà Lan vào tháng 6 năm 1997. Nó có hiệu lực vào tháng 5 năm 1999.
Đây là một đánh giá mới về Hiệp ước Maastricht đã thành lập Thành lập EU và giới
thiệu tiền tệ đơn châu Âu và Hiệp ước La Mã của người tiền nhiệm, đó là một “luật
hiến pháp mới” của EU. Trong hiệp ước mới, Hệ thống kiêng kị mang tính xây dựng
(quyết định của hội nghị thượng đỉnh không bị xáo trộn bởi sự kiêng kỵ, do đó việc
kiêng kỵ trong hội nghị thượng đỉnh không bị cản trở, do đó, việc bỏ phiếu của quốc
gia cụ thể không làm xáo trộn tổng thể bỏ phiếu từ Phương pháp nhất trí cho đến nay
về mặt chính sách bảo mật. Tuy nhiên, các quyết định không thể được đưa ra nếu sự
kiêng khem vượt quá 1/3). (2) Chúng tôi đã xác nhận khái niệm tích hợp đa cấp và đặt
ra Nguyên tắc linh hoạt để thúc đẩy tích hợp các lĩnh vực cụ thể chỉ với ba quốc gia có
động lực. Liên quan đến liên minh tiền tệ châu Âu , trong khi đồng ý với Thỏa thuận
ổn định tài chính rằng tỷ lệ thâm hụt tài chính trên GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)
phải ở mức 3%, thông qua Nghị quyết về tăng trưởng và việc làm Nó cũng có thể đáp
ứng để thay đổi môi trường. Sau đó, để chuẩn bị mở rộng sang Trung và Đông Âu của
EU, Công ước Nice năm 2001 đã được ký kết, và các quy định trong các công ước lớn
của EU đã được sửa đổi đáng kể.

VI. HIỆP ƯỚC NICE (2001)

Hiệp ước thể hiện một nỗ lực hơn nữa của chính phủ các nước thành viên nhằm
tìm ra một biện pháp khả thi để tiến tới quá trình hội nhập châu Âu và chuẩn bị cho
việc mở rộng EU sắp tới bao gồm mười thành viên mới.

1. Hoàn cảnh ra đời

Hiệp ước Nice được các nhà lãnh đạo châu Âu ký ngày 26 tháng 2 năm 2001 và
có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2003.

16
2. Nội dung hiệp ước

Nó đã sửa đổi Hiệp ước Maastricht (hay Hiệp ước về Liên minh châu Âu) và
Hiệp ước Rome (hoặc Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu, trước Hiệp ước
Maastricht, là Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu). Hiệp ước Nice đã cải
tổ cấu trúc thể chế của Liên minh châu Âu để chống lại sự bành trướng về phía đông,
một nhiệm vụ ban đầu được Hiệp ước Amsterdam thực hiện, nhưng không được giải
quyết vào thời điểm đó.

Sự nghi ngờ có hiệu lực của hiệp ước đã bị nghi ngờ trong một thời gian, sau khi
các cử tri Ailen từ chối trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 năm 2001. Kết quả
trưng cầu dân ý này đã bị đảo ngược trong một cuộc trưng cầu dân ý sau đó được tổ
chức một năm sau đó.

Hiệp ước ký kết trong tháng 2 năm 2001 để chuẩn bị cho việc mở rộng quốc gia
thành viên của các nước Liên minh châu Âu (EU) đến Trung và các nước Đông Âu.
Hội nhập sơ bộ sửa đổi các hiệp ước khác nhau như Công ước Maastricht và Hiệp ước
Amsterdam và tiến hành chính sách tích hợp với điều kiện có sự tham gia của tám
quốc gia thành viên, v.v., và đa số phiếu sẽ được thiết lập với hơn 70% phiếu bầu.
Hiệp ước có hiệu lực vào tháng 2 năm 2003 và năm 2004, 10 quốc gia bao gồm Trung
và Đông Âu đã tham gia và chuyển sang chế độ 25 quốc gia. Trên cơ sở Tuyên bố
Laken về tương lai của EU vào tháng 2 năm 2002, Công ước Hiến pháp EU đã được
thông qua vào tháng 6 năm 2004 về hoạt động của EU .

VII. HIỆP ƯỚC LISBON (2009)

Hiệp ước Lisbon (ban đầu được gọi là Hiệp ước cải cách ) là một thỏa thuận
quốc tế sửa đổi hai điều ước tạo thành cơ sở lập hiến của Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù không phải là văn bản đánh dấu sự thành lập Liên minh châu Âu (EU), Hiệp
ước Lisbon (Lisbon Treaty) là văn bản có đóng góp quan trọng trong quá trình nhất
thể hóa châu Âu.

17
1. Hoàn cảnh ra đời

Song song với quá trình hoạt động và mở rộng của EU, quy chế hoạt động
được quy định trong Hiệp ước Maastricht đã ngày càng lỗi thời, nhất là trong trụ cột
ngoại giao và an ninh chung cùng đối nội và tư pháp.

Để đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa châu Âu, EU đã bổ sung Hiệp ước
Maastricht bằng nhiều hiệp ước khác như Hiệp ước Amsterdam (1999), Hiệp ước Nice
(2003) và đặc biệt là Hiệp ước về thành lập một hiến pháp cho châu Âu (Treaty
establishing a Constitution for Europe, 2004). Tuy nhiên, Hiệp ước về thành lập một
hiến pháp cho châu Âu đã không được người dân Pháp và Hà Lan chấp nhận. Trong
trưng cầu ý dân năm 2005, 54,8% người dân Pháp và 61,6% người dân Hà Lan đã bỏ
phiếu phản đối. Vì vậy, đến năm 2005, quá trình nhất thể hóa châu Âu vẫn gặp nhiều
khó khăn. Để thay thế cho Hiệp ước về thành lập một hiến pháp cho châu Âu bị thất
bại, các lãnh đạo EU đã rất cố gắng để đạt được một văn bản pháp lý cho toàn EU.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon năm 2007, chiến lược đạt được tại Hội nghị
Lisbon năm 2005 đã được bổ sung và lấy tên là Hiệp ước Lisbon (Lisbon Treaty). Đến
tháng 10.2007, các lãnh đạo EU về cơ bản đã thống nhất về hiệp ước này. Tháng 12
năm 2007, lãnh đạo 27 nước thành viên đã ký vào Hiệp ước Lisbon. Hiệp ước sau đó
phải điều chỉnh lại một số nội dung, vượt qua cuộc trưng cầu ý dân tại Ireland năm
2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2009.

Hiệp ước Lisbon đã bổ sung những thiếu sót của các hiệp ước trước và hiện đại
hóa các cơ cấu của EU cho phù hợp với quy mô hoạt động của tổ chức đã có 27 nước
thành viên này (Croatia đến năm 2014 mới gia nhập EU). Vì vậy, Hiệp ước Lisbon
được đánh giá là "một hiệp ước cải cách", cũng được coi là hiệp ước quan trọng trong
nhất thể hóa châu Âu.

18
Lễ ký kết trong Tu viện Jerónimos tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: Wikipedia

2. Nội dung hiệp ước

Về cấu trúc, Hiệp ước Lisbon được chia làm hai phần. Phần một là Hiệp ước về
Liên minh châu Âu (Treaty on European Union) và phần hai là Hiệp ước về chức năng
của Liên minh châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union).

Phần một đề cập đến những quy định chung về EU, trong đó có những quy định
về quan hệ đối ngoại. Một số điều quan trọng trong phần này gồm có điều 18 (Những
đại diện cấp cao về ngoại giao và chính sách an ninh của EU), điều 21 (Những hoạt
động đối ngoại, bao gồm cả hợp tác kinh tế) và điều 50 (Rời khỏi EU).

Phần hai của Hiệp ước Lisbon đưa ra những mục tiêu cụ thể cho từng chính sách
trên các lĩnh vực. Các quy định cụ thể làm cơ sở cho hoạt động đối ngoại của EU cũng
được đưa ra trong tiểu phần 5 của phần này.

Về nội dung, Hiệp ước Lisbon đã đưa ra những thay đổi quan trọng, bao gồm:

Thứ nhất, hiệp ước đã cải tổ cơ chế vận hành theo hướng dân chủ, minh bạch và
hiệu quả hơn, xóa bỏ các cơ cấu riêng của 3 trụ cột, phân định rõ ràng và cụ thể thẩm
quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách.

19
Thứ hai, hiệp ước lần đầu trao cho EU tư cách pháp nhân “thừa kế và thay thế tư
cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”.

Thứ ba, thông qua hiệp ước đã lập ra chức chủ tịch Hội đồng châu Âu
(European Council) và đại diện cao cấp của EU về ngoại giao và an ninh (là phó chủ
tịch Hội đồng châu Âu).

Thứ tư, hiệp ước đã áp dụng chế độ bầu cử mới. Kể từ năm 2009, Nghị viện
châu Âu chỉ còn 750 nghị sĩ, mọi nghị quyết của EU phải có 55% nước thành viên với
tổng số 65% dân số ủng hộ mới được thông qua.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (25/07/2018), Liên minh châu Âu (EU) -
European Union (EU). Truy cập lúc 20:45 ngày 02/04/2021 tại

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-chuc-quoc-te/lien-
minh-chau-au-eu-european-unio-eu-3287

2. Cẩm Bình (02/07/2016), Bài 1: Hoàn cảnh ra đời Hiệp ước Lisbon. Báo Một thế
giới mới. Truy cập lúc 21:00 ngày 02/04/2021 tại

https://1thegioi.vn/bai-1-hoan-canh-ra-doi-hiep-uoc-lisbon-35522.html

3. Hoàng Cường (24/03/2007), 50 năm hướng tới một Châu Âu thống nhất. Báo Nhân
Dân điện tử. Truy cập lúc 23:15 ngày 06/04/2021 tại

https://nhandan.com.vn/ho-so-tu-lieu/50-nam-huong-toi-mot-chau-au-thong-nhat-
409281

4. Huỳnh Tấn Bửu (28/03/2018), Vấn đề 27: Hiệp ước Roma và sự thành lập Cộng
đồng kinh tế Châu Âu. Nghiên cứu quan hệ quốc tế. Truy cập lúc 12:15 tại
20
https://quanhequocte.org/van-de-27-hiep-uoc-roma-va-su-thanh-lap-cong-dong-kinh-
te-chau-au/

5. Nguyễn Văn Dương (26/03/2021), Hiệp ước Maastricht là gì? Nội dung cơ bản và
ý nghĩa của Hiệp ước Maastricht?. Luật Dương gia. Truy cập lúc 7:30 ngày
03/04/2021 tại

https://luatduonggia.vn/hiep-uoc-maastricht-la-gi-noi-dung-co-ban-va-y-nghia-cua-
hiep-uoc-maastricht/

6. Panos Koutrakos, Hội nhập Châu Âu: Lịch sử, lý thuyết, thể chế và hài hòa hóa
pháp luật. Truy cập lúc 11:35 ngày 04/04/2021 tại

https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/01_panos_eu_integration_vietver.pdf

7. Vụ thông tin báo chí - Bộ Ngoại giao Việt Nam (2012), Tài liệu cơ bản về Liên
minh Châu Âu. Truy cập lúc 20:24 ngày 2/4/2021 tại

https://www.mofahcm.gov.vn/mofa/cn_vakv/euro/nr040823164750/ns120612104435/
newsitem_print_preview

Tiếng Anh

1. Wil James (11/2005), Treaty of Nice. CIVITAS. Truy cập lúc 9:10 ngày 03/04/2021
tại

https://www.civitas.org.uk/content/files/TR.5.Nice_.pdf

21

You might also like