You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


NHÓM 3
ĐỀ BÀI:
Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU

Giảng viên: TS.Lê Tuấn Anh


Thành viên: Đặng Linh Chi
Nguyễn Thu Trang
Nguyễn Quốc Huy
Lớp học phần: HNKTQT06

HÀ NỘI 2023
1
MỤC LỤC
I. Tổng quan mối quan hệ Việt Nam - EU..............................................................................3
II. Quan hệ Việt Nam và EU – 30 năm và những bước tiến dài..........................................5
III. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam....................................................................9
IV. Giải pháp và kết luận.......................................................................................................12
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................14

2
Lời mở đầu

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với 27 nền kinh tế thành viên, là một trong
những đối tác thương mại lớn nhất thế giới, với quy mô thị trường 18.000 tỷ USD (chiếm 22%
tổng GDP toàn cầu), dân số trên 500 triệu người, tổng kim ngạch thương mại hàng năm đạt xấp
xỉ 4.000 tỷ USD, cung cấp gần 40% vốn đầu tư ra nước ngoài của thế giới. Các quốc gia trong
khối EU đóng vai trò quan trọng trong lưu chuyển thương mại quốc tế, dẫn đầu thế giới cả xuất
khẩu và nhập khẩu. Thị phần của Liên minh châu Âu trong tổng thương mại thế giới chiếm
khoảng 24,7% xuất khẩu và 21,2% nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Do hội tụ nhiều
yếu tố thuận lợi, phù hợp với các động lực của EU, Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng
đầu của EU trong phát triển quan hệ với ASEAN và Đông Á. Quan hệ hợp tác toàn diện giữa
Việt Nam và EU liên tục phát triển tốt đẹp trong hơn 30 năm qua. Kim ngạch thương mại song
phương đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng. EU là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là nhà viện trợ ODA lớn nhất, là nhà đầu tư hàng đầu, có mặt
trong mọi lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Về hợp tác phát triển, các nước EU đã
dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ ODA, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại để
thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, cung
cấp nước, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục - đào tạo…
Trong những năm vừa qua, quan hệ Việt Nam với EU đã chuyển từ hình thái mang tính chất
chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang hình thái hợp tác năng động, vừa song phương, vừa đa
phương; từ tiếp nhận viện trợ là chủ yếu chuyển dần sang hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư,
khoa học - kỹ thuật... trên cơ sở hai bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU lại có thêm
điều kiện để phát triển khi sự hợp tác ASEAN - EU và hợp tác Á - Âu (ASEM) được quan tâm
thúc đẩy cùng các Hiệp định quan trọng như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (IPA). Hiện nay, với bối cảnh quốc tế và
khu vực có nhiều tác động tới sự phát triển của cả hai phía, đòi hỏi các bên có những điều chỉnh
mạnh mẽ trong chiến lược phát triển nói chung cũng như chính sách đối ngoại của mình, trong
đó chú trọng tới thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.
Với chủ đề “Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU”, bài tiểu luận sẽ trình bày tổng quan mối quan
hệ hiện đang có nhiều biến động với nhiều tác động thuận nghịch tới cả Việt Nam và EU cũng
như bản chất mối quan hệ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam
- EU trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và đầu tư, an ninh - quốc
phòng, khoa học - công nghệ.
Do hạn chế về mặt nhận thức nên bài tiểu luận này không tránh khỏi sai sót cần phải sửa đổi bổ
sung. Rất mong được thầy tạo điều kiện giúp đỡ, cho ý kiến bổ sung để bài làm của chúng em
được hoàn thiện và có những nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
1. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2. ASEM Diễn đàm hợp tác hai Châu Á và Châu Âu

3. Covid-19 Bệnh truyền nhiễm do chủng vi-rút corona gây ra từ tháng 12/2019

4. INF Hiệp ước hạt nhân

5. EC Cộng đồng Châu Âu

6. EU Liên minh Châu Âu

7. EVFTA Hiệp định Thương mại tự do

8. EVIPA Hiệp định Bảo hộ đầu tư

9. FTA Hiệp định thương mại tự do

10. PCA Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện

11. GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch

12. GDP Tổng sản phẩm quốc nối

13. ODA Vốn viện trợ phát triển

14. Euro Đồng tiền chung Châu Âu

15. USD Đô la Mỹ

16. UBHH Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC


4
17. UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

18. WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

I. Tổng quan mối quan hệ Việt Nam – EU

Bảng 1: Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam – EU


ST Năm Sự kiện
T
1 1990 Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
2 1992 Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may
3 1995 Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

4 1996 Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam
5 1997 Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU
6 2003 Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền
7 2004 Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên tại Hà Nội
8 2005 Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định
hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam – EU
9 2010 Ký tắt PCA Việt Nam – EU
10 2012 Ký chính thức PCA Việt Nam - EU và khởi động đàm phán EVFTA

5
11 2015 Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA
12 2016 PCA bắt đầu có hiệu lực (từ 01/10/2016)
13 2018 EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và IPA
14 2020 EVFTA được Hội đồng châu Âu và Quốc Hội Việt Nam thông qua thực hiện, chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020
(Nguồn: Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao)
Ngày 28/11/1990 Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là kết quả của
một quá trình vận động từ cả hai phía trước những biến động sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực.
Có thể nói, EC là một trong những đối tác tiên phong trong việc ghi nhận những động thái thay đổi của
Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia (năm 1989) và thậm chí khi Mỹ còn chưa
thực sự bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam. Mặc dù, trước đó Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao song phương với 22/27 nước thành viên
của EU hiện nay, song việc thiết lập quan hệ với EC là một chủ thể đặc biệt với các nước thành viên
Tây Âu là một sự kiện có tính then chốt đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Các hoạt động hợp tác song phương giữa EC và Việt Nam trong những năm đầu tiên thiết lập
quan hệ ngoại giao được khởi đầu từ một vấn đề nhân đạo. Đó là Chương trình quốc tế của EC
(European Community International Programme - ECIP) do EC phối hợp với Cao ủy Liên hợp quốc về
người tị nạn, hỗ trợ cho người Việt Nam hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả của chương
trình này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ Việt Nam - EC nói chung khi mở ra cánh cửa hợp tác
trong các lĩnh vực khác, và đối với Việt Nam nói riêng, khi thông qua đó, cộng đồng quốc tế thấy được
sự nghiêm túc, độ tin cậy của Việt Nam trong các cam kết quốc tế với châu Âu cũng như thế giới.
Cho đến ngày 17/7/1995, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định khung về
hợp tác (FCA). Đây là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - EU
phát triển ngày càng mạnh mẽ. FCA là hiệp định có tính tiên phong vì quá trình đàm phán hiệp định đã
diễn ra trước cả khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và khôi phục quan hệ ngoại giao với Việt Nam, do đó ít
nhiều đã tác động đến Mỹ và các đối tác khác tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
Kể từ khi hai bên ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã có những bước tiến vượt bậc.
Quan hệ Việt Nam - EU bắt đầu mở rộng và tiếp cận cả những lĩnh vực vốn được coi là “nhạy cảm”.
Năm 2003, Việt Nam và EU đã chính thức tiến hành đối thoại về vấn đề quyền con người. Năm 2004,
Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần thứ nhất đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Năm 2008, hai bên
chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) và đến
năm 2010, PCA đã được hai bên tiến hành ký tắt.
Giai đoạn 2000 - 2010, hợp tác giữa Việt Nam và EU bắt đầu đi vào chiều sâu, việc PCA chính
thức được ký kết vào ngày 27-6-2012 đã tạo nên một bước đột phá mới trong quan hệ giữa hai bên.
PCA đã trở thành nền tảng pháp lý thay thế FCA, thể hiện cam kết của EU trong việc tiến tới mối quan
hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. PCA mở rộng phạm vi hợp tác Việt Nam - EU
vượt qua lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế, sang cả những lĩnh vực khác, như môi trường, năng
lượng, công nghệ, quản trị công hiệu quả, du lịch, văn hóa, di cư, an ninh, chống tham nhũng và tội
phạm có tổ chức. Có thể nói, sau Hiệp ước Li-xbon (năm 2009) và PCA, quan hệ chính trị giữa hai bên
được tăng cường, thể hiện bằng tần suất và cấp độ của các cuộc tiếp xúc hai bên ngày càng cao hơn và
diễn ra ngày càng thường xuyên, liên tục hàng năm.
Ý tưởng về ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam đã được Ủy viên Thương
mại EU Karel De Gucht đề xuất trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từ tháng
6-2010. Chỉ 4 tháng sau, hai bên đã nhất trí khởi động đàm phán FTA Việt Nam - EU (EVFTA). Tiến
trình đàm phán EVFTA đã bắt đầu từ tháng 6-2012 và kết thúc vào tháng 12-2015. Tháng 6-2018, hai
6
bên đã nhất trí tách phần đầu tư ra thành Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Ngày 30-6-2018, EU và Việt
Nam đã chính thức ký kết EVFTA và EVIPA. Hai năm sau, EVFTA được Hội đồng châu Âu thông qua
vào ngày 30-3-2020 và phía Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8-6-2020. Ngày 1-8-2020, EVFTA chính
thức có hiệu lực đây được xem là cột mốc trọng đại mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng
là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU

You might also like