You are on page 1of 19

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: CÁC CAM KẾT HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
ĐỀ BÀI:
“Phân tích sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và một
quốc gia bất kỳ mà nhóm lựa chọn (từ quan hệ thương mại song
phương độc lập đến quan hệ liên quan trong hiệp định đa
phương thuộc khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực).”

LỚP : N01.TL1
NHÓM : 05

Hà Nội, 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm: 05 Lớp: N01.TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10
Môn học: Các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Xác định mức độ tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập
nhóm, kết quả như sau:
Đánh giá Đánh giá của giáo
SV
của SV viên
STT Mã SV Họ và tên ký
Điểm Điểm GV
A B C tên
(số) (chữ) ký
1 452941 Phan Bảo Ngọc X
2 452942 Đào Thùy Linh X
3 452943 Hoàng Trung Hiếu X
4 452945 Lê Diệu Linh X
5 452946 Nguyễn Minh Anh X
6 452947 Vũ Thảo Linh X
7 452948 Nguyễn Lê Thành Chinh X
8 452949 Vũ Hà Linh X
9 452950 Phạm Thị Hiền X
10 452951 Bùi Lê Gia Phong X

Hà Nội, ngày tháng năm 2023


NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Lê Thành Chinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện


ASEAN - Nhật Bản

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến


bộ Xuyên Thái Bình Dương

FTA Hiệp định Thương mại tự do

RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện


Khu vực

VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam –


Nhật Bản

WTO Tổ chức Thương mại thế giới


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
1. Khái quát về quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Nhật
Bản................................................................................................................1
1.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO......................................................1
1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO.........................................................1
2. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và Nhật Bản...........2
2.1. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
so với các hiệp định thương mại, đầu tư song phương trước đó...............2
2.2. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa của các FTA truyền thống mà Việt
Nam và Nhật Bản đã ký kết so với các cam kết trong WTO.......................3
2.3. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia các
FTA thế hệ mới.............................................................................................4
2.3.1. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia
CPTPP.......................................................................................................4
2.3.2. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia
RCEP.........................................................................................................5
3. Bình luận, đánh giá về sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt
Nam và Nhật Bản........................................................................................6
3.1. Bình luận về sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và
Nhật Bản.......................................................................................................6
3.2. Đánh giá về sự thay đổi trong mức độ mở cửa giữa Việt Nam và
Nhật Bản.......................................................................................................7
KẾT LUẬN.......................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................9
1

MỞ ĐẦU
Trong suốt nhiều năm qua, Nhật Bản đã và đang là một trong bốn đối tác
thương mại quan trọng nhất của Việt Nam bên cạnh Trung Quốc, Hoa Kỳ và
Hàn Quốc1. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Việt Nam và
Nhật Bản đã tích cực thiết lập quan hệ thương mại song phương độc lập đến
quan hệ liên quan trong hiệp định đa phương thuộc khuôn khổ liên kết kinh tế
khu vực, cùng với mức độ mở cửa ngày càng sâu và rộng. Bài viết này sẽ trình
bày những khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản,
một số phân tích về sự thay đổi mức độ mở cửa giữa hai quốc gia từ đó đưa ra
một số bình luận, đánh giá.
NỘI DUNG
1. Khái quát về quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
1.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ lâu đời và liên tục phát triển trong
khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật
Bản vào ngày 21/09/1973, Việt Nam đã ký kết với Nhật Bản một số hiệp định
thương mại, đầu tư song phương như Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
(9/1995), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (12/2004),...
1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO
Sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam đã
ký kết một loạt các FTA, trong đó Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
(VJEPA) là FTA duy nhất được Việt Nam ký trước năm 2010 với tư cách độc
lập chứ không phải với tư cách thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN cũng
có FTA với Nhật Bản, được ký kết rất gần với VJEPA2. Tuy nhiên, nội dung của
các FTA truyền thống này đa số bao gồm các cam kết tự do hóa thương mại
trong lĩnh vực thương mại hàng hóa (Quan trọng nhất là xóa bỏ thuế quan). Tuy
1
Thái Bình (2020), Nhật Bản - top 4 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, truy cập tại:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM183718. Ngày truy
cập gần nhất: 7/9/2023.
2
ThS.Đỗ Thu Hương (2022), Tác động của CPTPP và RCEP đến thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong xuất
khẩu nông sản, truy cập tại: http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211036. Ngày truy cập
gần nhất: 7/9/2023.
2

có thêm các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (mở cửa thêm các dịch vụ so
với mức mở cửa trong WTO) và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở hữu trí tuệ,
cạnh tranh,... Tuy nhiên, những cam kết về vấn đề này thường là chung chung, ít
ràng buộc vụ thể ở mức cao.3
Kể từ đó, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ dựa
trên nền tảng của WTO và hai FTA kể trên. Cho đến năm 2019, dấu mốc hết sức
quan trọng và có ý nghĩa khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, thì Việt Nam và
Nhật Bản có thêm khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại. Năm
2020, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết một lần nữa đưa
Việt Nam và Nhật Bản vào một FTA mới.
Cả CPTPP và RCEP đều được biết đến như FTA có quy mô lớn nhất mà
Việt Nam tham gia vào thời điểm ký kết; bên cạnh đó, CPTPP còn được coi là
hiệp định có tính bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều
sâu của Việt Nam. Cả hai hiệp định này đều có sự tham gia của Nhật Bản. Như
vậy, cho đến nay, mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt đến
mức độ mở cửa thị trường rất cao, được ghi nhận trong các FTA mới ký kết, kỳ
vọng đem đến lợi ích to lớn cho các bên ký kết nói chung và Việt Nam nói
riêng.4
Những FTA được ký kết sau không chỉ cam kết về thương mại hàng hóa,
dịch vụ, đầu tư… mà còn quan tâm đến những vấn đề “phi thương mại” như lao
động, môi trường… và nhất là những nội dung mà từ trước đến nay các quốc gia
vốn coi như ngoại lệ là mua sắm của chính phủ. Có thể nói, càng ngày các FTA
càng thể hiện mức độ mở cửa thị trường sâu rộng, thiết lập sự tự do hóa thương
mại đến mức tối đa mà cụ thể trong trường hợp này là sự cộng hưởng tác động

3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (Song ngữ), Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.
4
ThS.Đỗ Thu Hương (2022), Tác động của CPTPP và RCEP đến thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong xuất
khẩu nông sản. Truy cập tại: http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211036. Ngày truy
cập gần nhất: 7/9/2023.
3

của CPTPP và RCEP. Mục 2 dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn sự thay này đổi
trong mức độ mở cửa của Việt Nam và Nhật Bản.
2. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và Nhật Bản
2.1. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa kể từ khi Việt Nam gia nhập
WTO so với các hiệp định thương mại, đầu tư song phương trước đó
Các hiệp định thương mại, đầu tư song phương mà Việt Nam ký kết với
Nhật Bản như Hiệp Định giữa Việt Nam và Nhật Bản về Tự Do, Xúc tiến và
Bảo hộ Đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản
đều là các cam kết nhằm tạo khung khổ chung cho hoạt động thương mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản. Hầu hết các hiệp định này không bao gồm nội dung nào
về mở cửa thương mại hay loại bỏ rào cản thương mại cụ thể.
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã giúp giảm bớt rào cản thương mại giữa
hai quốc gia, đặt mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia vào những nguyên
tắc thương mại toàn cầu ở một thể thống nhất và quan trọng nhất là tạo nền tảng
pháp lý cơ bản cho hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng hơn, cụ thể là cho việc
ký kết các FTA sau này.
2.2. Sự thay đổi trong mức độ mở cửa của các FTA truyền thống mà
Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết so với các cam kết trong WTO
Các hiệp định WTO tuy bao gồm rất nhiều lĩnh vực thương mại khác
nhau như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,... nhưng chỉ mới giảm bớt
chứ chưa đạt được loại bỏ rào cản với phần lớn thương mại. 5 Điều này phần lớn
là do vai trò của WTO chỉ là tạo ra một khuôn khổ chung cho việc tự do đàm
phán và cung cấp các nguyên tắc cho việc tự do hóa thương lượng việc hạ thấp
rào cản thương mại giữa các thành viên. Việc gia nhập WTO đã tạo nền tảng
pháp lý cho Việt Nam - Nhật Bản ký kết thêm 2 FTA là AJCEP (có hiệu lực từ
2008) và VJEPA (có hiệu lực từ 2009) với nội dung chủ yếu là loại bỏ thuế quan
cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các thành viên.

5
Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
4

(i) AJCEP: được ký kết vào tháng 4/2008 và có hiệu lực từ 1/12/2008, là
một FTA duy nhất, có nội dung bao trùm nhiều lĩnh vực thương mại gồm hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Nội dung chủ yếu của AJCEP là các cam
kết loại bỏ thuế quan và quy tắc xuất xử, cùng các cam kết khác liên quan đến
thương mại hàng hóa như nguyên tắc đối xử với hàng hóa, một số biện pháp phi
thuế quan, biện pháp tự vệ đặc biệt,...
(ii) VJEPA: được ký kết vào ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày
1/10/2009, là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó Việt Nam và
Nhật Bản dành cho nhau nhiều ưu đãi hơn so với AJCEP.
VJEPA có một số cam kết mới so với WTO liên quan đến các định nghĩa, mức
độ bảo hộ cạnh tranh trong một số lĩnh vực dịch vụ (dịch vụ viễn thông…). Về
dịch vụ, Nhật Bản mở cửa thị trường dịch vụ cho Việt Nam rộng hơn nhiều so
với cam kết của nước này trong WTO (đặc biệt các dịch vụ chuyên môn như
dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, dịch vụ máy tính, kỹ thuật, quảng cáo, phân tích
kiểm định…; các dịch vụ về thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi
trường, tài chính, y tế, du lịch.6
So với VJEPA, các cam kết về thuế của AJCEP đều thấp hơn, nhưng dù ít
được giảm thuế, song AJCEP lại có các quy tắc về xuất xứ thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nhật Bản.7
Nhìn chung, các FTA truyền thống này dựa trên nền tảng pháp lý trong các hiệp
định WTO, do được đàm phán, ký kết trong giai đoạn đầu nên có phạm vi hẹp
và mức độ mở cửa hạn chế. 8 Các FTA truyền thống kể trên chủ yếu chỉ bao gồm
các cam kết tự do hóa thương mại trong lĩnh vực hàng hóa. Tuy VJEPA có thêm
các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ và các nguyên tắc chung về đầu tư, sở

6
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2013), Tóm tắt cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện Việt Nam-Nhật Bản EPA, truy cập tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/4353-tom-tat-cam-ket-cua-
viet-nam-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-viet-nam--nhat-ban-epa. Ngày truy cập gần nhất: 7/9/2023.
7
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2013), Tóm tắt cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện Việt Nam-Nhật Bản EPA, truy cập tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/4353-tom-tat-cam-ket-cua-
viet-nam-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-viet-nam--nhat-ban-epa. Ngày truy cập gần nhất: 7/9/2023.
8
Báo Công Thương (2015), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Động lực cho tăng trưởng thương
mại- Kỳ I: Cánh cửa mới cho hàng Việt, truy cập tại: https://tinyurl.com/vietnamnhatban. Ngày truy cập gần
nhất: 7/9/2023.
5

hữu trí tuệ, cạnh tranh,... nhưng những cam kết này vẫn còn ít ràng buộc cụ thể ở
mức độ cao.
2.3. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia các
FTA thế hệ mới
2.3.1. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia
CPTPP
Hiệp định CPTPP được ký kết vào năm 2018, xét riêng mối quan hệ
thương mại Việt Nam – Nhật Bản thì đây là FTA thứ ba, có mức độ mở cửa thị
trường tốt nhất cả về chiều sâu và chiều rộng so với AJCEP và VJEPA. Theo kết
quả đàm phán, Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực
đối với 86% số dòng thuế nhập khẩu của Việt Nam, vào năm thứ 11 sẽ xóa bỏ
đối với khoảng 95,6% số dòng thuế. Nhìn chung, mức độ cam kết mà Nhật Bản
dành cho Việt Nam trong CPTPP tốt hơn khá nhiều so với các FTA trước đó,
ước tính CPTPP giúp cải thiện 38,4% số dòng thuế nông sản theo VJEPA.
Ví dụ: Đối với mặt hàng nông nghiệp, cam kết rất có ý nghĩa khi lần đầu
tiên Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản
xuất khẩu của Việt Nam, đây là bước tiến rất lớn so với AJCEP khi mà Nhật
Bản duy trì hàng loạt các nhóm hàng không cắt giảm, danh mục loại trừ hàng
nông nghiệp nhạy cảm, áp dụng hạn ngạch với khá nhiều dòng hàng…
Tuy nhiên, trên thực tế, do VJEPA tính đến thời điểm hiện tại đã kết thúc
lộ trình cắt giảm thuế quan, nên đối với một số mặt hàng mà Hiệp định này có
cam kết cắt giảm thuế quan, thì mức độ cắt giảm này sẽ sâu hơn so với mức cắt
giảm hiện nay trong CPTPP.
Về thương mại dịch vụ, biểu cam kết CPTPP theo cách tiếp cận chọn-bỏ
(tức là liệt kê các ngành, phân ngành bị hạn chế về mở cửa thị trường). Các nước
cũng cam kết áp dụng nguyên tắc “chỉ tiến không lùi”, tức là chỉ được điều
chỉnh, thay đổi chính sách theo hướng tốt hơn mức đã áp dụng trước đó. CPTPP
có mức độ mở cửa cao hơn trong WTO đối với một số ngành như dịch vụ viễn
thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải,…
6

2.3.2. Sự thay đổi trong mức độ mở của kể từ khi hai nước tham gia
RCEP
Cam kết mở cửa thị trường của RCEP được xây dựng dựa trên các FTA
ASEAN+, nghĩa là mức độ mở cửa tương đương với cam kết của các FTA
ASEAN + hiện hành. Về phạm vi mở cửa, RCEP có thêm một số lĩnh vực chưa
cam kết trong các FTA ASEAN + (doanh nghiệp vừa và nhỏ, mua sắm Chính
phủ, thương mại điện tử) nhưng mức cam kết thấp hơn CPTPP. Điểm khác biệt,
đó là nếu như CPTPP hướng đến mở cửa thị trường, thì RCEP hướng đến vai trò
trung tâm của ASEAN, cụ thể là tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương
mại và tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN.
Với quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói riêng, Hiệp định RCEP không
hướng đến mở cửa thêm thị trường mà nhằm đa phương hóa các FTA ASEAN+,
tối đa hóa các lợi ích kinh tế, hài hòa các cam kết, quy định trong các FTA
ASEAN+ hiện hành, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và thuận lợi hóa thương mại. 9
Ngoài ra, Hiệp định RCEP cũng bổ trợ cho Hiệp định CPTPP và các FTA
mà Việt Nam đã ký trước đây với các nền kinh tế lớn trong RCEP, như VJEPA
với Nhật Bản, VKFTA với Hàn Quốc, AFTA với ASEAN khi cung cấp thêm
lựa chọn cho việc tận dụng các cơ hội và ưu đãi từ cam kết trong các hiệp định
này.10 Ví dụ như việc sử dụng mẫu C/O theo mỗi FTA một cách phù hợp, nhằm
có được mức ưu đãi thuế quan cao nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa.
Cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, điểm
khác biệt là RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập
quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. 11 Nhờ đó sẽ tạo cơ hội cho doanh
nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các
9
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2020), Các FTA mới của Việt Nam sẽ bổ trợ cho nhau như thế nào?,
truy cập tại: https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/16611-cac-fta-moi-cua-viet-nam-se-bo-tro-cho-nhau-nhu-
the-nao. Ngày truy cập gần nhất: 7/9/2023.
10
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2020), Các FTA mới của Việt Nam sẽ bổ trợ cho nhau như thế nào?,
truy cập tại: https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/16611-cac-fta-moi-cua-viet-nam-se-bo-tro-cho-nhau-nhu-
the-nao. Ngày truy cập gần nhất: 7/9/2023.
11
ThS.Đỗ Thu Hương (2022), Tác động của CPTPP và RCEP đến thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong xuất
khẩu nông sản, truy cập tại: http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211036. Ngày truy cập
gần nhất: 7/9/2023.
7

chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc
cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực
nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.
Như vậy, về mức độ mở cửa, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam - Nhật
Bản tham gia như CPTPP và RCEP cam kết tự do hóa thương mại trong nhiều
lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường) cùng
mức độ cam kết mở cửa mạnh hơn các FTA truyền thống cũng như WTO, đặt ra
nhiều tiêu chuẩn cao trong các vấn đề quy tắc giữa hai quốc gia nói riêng.
3. Bình luận, đánh giá về sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và
Nhật Bản
3.1. Bình luận về sự thay đổi trong mức độ mở cửa của Việt Nam và
Nhật Bản
Từ những sự thay đổi trong mức độ mở cửa thông qua các hiệp định giữa
Việt Nam và Nhật Bản, cũng như các cam kết của Việt Nam và Nhật Bản trong
WTO đã được trình bày ở phần trên, có thể nhận xét về mức độ mở cửa của hai
quốc gia này như sau:
(i) Đối với những sản phẩm mà có sự cam kết giữa Việt Nam và Nhật Bản
về việc cắt giảm thuế quan, mức độ mở cửa của hai quốc gia này trong Hiệp
định VJEPA là sâu nhất, tiếp theo đó là đến Hiệp định RCEP và Hiệp định
CPTPP, kế tiếp là Hiệp định AJCEP, và cuối cùng là các cam kết mở cửa thị
trường của Việt Nam và Nhật Bản khi gia nhập WTO.
(ii) Tuy nhiên, đối với những sản phẩm mà Việt Nam và Nhật Bản không
có sự cam kết với nhau về việc cắt giảm thuế quan trong VJEPA thì mức độ mở
cửa giữa hai quốc gia trên trong Hiệp định CPTPP là mạnh nhất.
Nguyên nhân của sự khác nhau trong mức độ mở cửa giữa các Hiệp định
trên cũng như trong các cam kết của Việt Nam và Nhật Bản trong WTO là bởi
những lý do sau:
Thứ nhất, Hiệp định ra đời sau có mức cam kết cao hơn so với các Hiệp
định hoặc các cam kết đã có trước đó.
8

Thứ hai, Hiệp định VJEPA là một hiệp định song phương giữa Việt Nam
và Nhật Bản do đó có thể dễ cam kết mở cửa một cách sâu hơn so với các Hiệp
định có nhiều thành viên như trong CPTPP hay RCEP. Bên cạnh đó, hiện tại
VJEPA cũng đã kết thúc lộ trình cắt giảm thuế, cho nên những ưu đãi trong
VJEPA cao hơn so với những ưu đãi hiện nay trong CPTPP.
3.2. Đánh giá về sự thay đổi trong mức độ mở cửa giữa Việt Nam và
Nhật Bản
Việc càng mở cửa hơn, tạo ra nhiều hơn các ưu đãi đối với các hiệp định
về sau giữa Việt Nam và Nhật Bản có thể đem lại những tác động tích cực và tác
động tiêu cực nhất định cho cả Việt Nam lẫn Nhật Bản. Cụ thể:
Thứ nhất, tác động tích cực:
(i) Thông qua việc cắt giảm thuế quan và nới lỏng bộ quy tắc xuất xử, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều khả năng và cơ hội để có thể thâm nhập vào
một thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Nhật Bản, từ đó, tăng kim
ngạch xuất khẩu các mặt hàng từ Việt Nam sang Nhật Bản. Đồng thời, phía
Nhật Bản cũng có thể gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Việt
Nam, nơi được coi là một thị trường tiêu thụ lớn.
(ii) Dựa trên tiến trình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản, các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể học hỏi thêm được các công nghệ, khoa học,
kĩ thuật từ một quốc gia tiên tiến như Nhật Bản và áp dụng điều đó vào trong
hoạt động kinh doanh của mình.
(iii) Việc mở cửa thị trường này cũng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để Việt
Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa lẫn nhau. Từ đó, có thể gia tăng tình hữu
nghị giữa hai quốc gia.
Thứ hai, tác động tiêu cực:
(i) Việc mở cửa thị trường ở mức độ rộng cũng sẽ tương đương với việc
nền kinh tế sẽ dễ bị tổn thương. Chẳng hạn, khi Nhật Bản gặp phải một cuộc
khủng hoảng về kinh tế, thì nền kinh tế của Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi
ảnh hưởng.
9

(ii) Mở cửa thị trường với Nhật Bản cũng đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn
với nhau. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam lẫn các doanh
nghiệp Nhật Bản phải thường xuyên tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trong khi hiện nay có rất ít
doanh nghiệp có thể thực hiện được điều này và đa phần là các doanh nghiệp
Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày phân tích, bình luận và đánh giá sự thay đổi
mức độ của Việt Nam và Nhật Bản (từ quan hệ thương mại song phương độc lập
đến quan hệ liên quan trong hiệp định đa phương thuộc khuôn khổ liên kết kinh
tế khu vực). Nhìn chung, sự ra đời của CPTPP và RCEP đã nâng tầm mối quan
hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thay vì các FTA truyền thống có
mức độ mở cửa thị trường chưa thật sự cao.
10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế
(Song ngữ), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Báo Công Thương (2015), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật
Bản: Động lực cho tăng trưởng thương mại- Kỳ I: Cánh cửa mới cho
hàng Việt, truy cập tại: https://tinyurl.com/vietnamnhatban
4. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (2013), Quan hệ đối tác Việt Nam -
Nhật Bản từ quá khứ đến tương lai, truy cập tại:
https://www.jica.go.jp/Resource/vietnam/office/others/pamphlet/ku57pq0
000221kma-att/
Japan_Vietnam_Partnership_To_Date_and_From_Now_On_vie.pdf
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật
Bản trong bối cảnh hình thành TPP, truy cập tại :
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8543-quan-he-thuong-mai-viet-nam--
nhat-ban-trong-boi-canh-hinh-thanh-tpp
6. Nguyễn Ngọc Tú (2021), Cam kết thuế quan của Nhật Bản đối với rau
quả Việt Nam, thủy sản Việt Nam, thịt và các sản phẩm thịt Việt Nam,
trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP), truy cập tại: https://ngkt.mofa.gov.vn/forums/nganh-hang/cam-
ket-thue-quan-cua-nhat-ban-doi-voi-rau-qua-viet-nam-thuy-san-viet-nam-
thit-va-cac-san-pham-thit-viet-nam-trong-hiep-dinh-doi-tac-toan-dien-va-
tien-bo-xuyen-thai-binh-duong-cptpp
7. Thái Bình (2020), Nhật Bản - top 4 đối tác thương mại hàng đầu của Việt
Nam, truy cập tại:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM183718
11

8. ThS.Đỗ Thu Hương (2022), Tác động của CPTPP và RCEP đến thương
mại Việt Nam – Nhật Bản trong xuất khẩu nông sản, truy cập tại:
http://www.lapphap.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=211036
9. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2013), Tóm tắt cam kết của Việt
Nam trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản EPA,
truy cập tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/4353-tom-tat-cam-ket-cua-
viet-nam-trong-hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-viet-nam--nhat-ban-
epa
10.Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2020), Các FTA mới của Việt
Nam sẽ bổ trợ cho nhau như thế nào?,truy cập tại:
https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/16611-cac-fta-moi-cua-viet-nam-
se-bo-tro-cho-nhau-nhu-the-nao
12

PHỤ LỤC 1: Bảng so sánh cam kết về thuế quan của AJCEP và VJEPA

STT Cam kết AJCEP VJEPA


về thuế
quan

1 Nhật Bản Nhật Bản cam kết đến cuối lộ trình Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan
vào năm 2026: cho 96,45% tổng số các dòng thuế
 Xóa bỏ thuế quan đối với trong Biểu thuế cho hàng hóa Việt
96,45% tổng số các dòng Nam vào cuối lộ trình (năm 2026),
thuế đối với các sản phẩm có trong đó:
xuất xứ đến từ Việt Nam  Đối với nông sản: Xóa bỏ thuế
 Các sản phẩm không cam quan đối với 36% số dòng thuế
kết chủ yếu là nông sản. nông sản ngay khi VJEPA có
Mặc dù vậy, Nhật Bản đã hiệu lực (năm 2009); tiếp tục
xóa bỏ thuế quan cho khá xóa bỏ dần các dòng thuế nông
nhiều loại nông sản từ Việt sản theo lộ trình vụ thể (dài
Nam (tính đến 2015, đã xóa nhất là đến 2019) trừ Nhóm
bỏ thuế đối với 923 dòng sản được loại trừ (Nhóm X) (bao
phẩm nông nghiệp từ Việt gồm 735/2350 dòng thuế nông
13

Nam; đến năm 2019, sẽ có sản mà Nhật Bản kiểm soát chặt
thêm 338 dòng thuế nông bằng hạn ngạch thuế quan, các
nghiệp khác được xóa bỏ biện pháp định lượng) và Nhóm
thuế). đàm phán sau (nhóm C2).
 Đối với thủy sản: Cam kết cắt
giảm thuế từ 2009 đối với 19%
số dòng thuế thủy sản, sau 15
năm sẽ cắt giảm tổng cộng 57%
số dòng thuế thủy sản (188/330
dòng); 33% số dòng thuế thủy
sản (59/330 dòng) áp dụng hạn
ngạch nhập khẩu.
 Đối với hàng công nghiệp: Xóa
bỏ thuế quan ngay đối với 95%
số dòng thuê; khoảng 57 dòng
thuế sản phẩm công nghiệp vẫn
áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
(chủ yếu trong dệt may, da, da
thuộc); 58 dòng thuế không
cam kết cắt giảm (quần áo da;
giày da)

2 Việt Nam Việt Nam cam kết đến cuối lộ trình Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan
vào năm 2026: cho hàng hóa Nhật Bản theo lộ trình
 Xóa bỏ thuế quan đối với như sau:
khoảng 88,6% số dòng thuế  Từ 2018: xóa bỏ thuế quan đối
trong Biểu thuế với 41,78% số dòng thuế trong
 Gần 100% dòng thuế cắt Biểu thuế
giảm xuống 5% và khoảng  Đến năm 2026 (năm cuối của lộ
14

10% số dòng thuế còn lại cắt trình cắt giảm thuế) xóa bỏ thuế
giảm phần thuế suất hoặc quan đối với 90,64% số dòng
không cam kết (các mặt thuế trong Biểu thuế.
hàng ô tô nguyên chiếc, phụ
tùng linh kiện, đồ điện gia
dụng, sắt thép, máy móc
thiết bị,...)

You might also like