You are on page 1of 6

TÌM HIỂU 2 TỔ CHỨC LIÊN KẾT KINH TẾ EU và ASEAN

4. Phân tích hiệp định Thương mại tự do (FTA) của EU và ASEAN


4.1 Lý do hình thành các hiệp định FTA: 2 lý do
Có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA:
Thứ nhất là vòng đàm phán Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia
ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn
đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao… nên họ muốn ký với nhau FTA để thúc
đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại.
Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại
mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện cho nhau cùng
phát triển. Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các
FTA.
4.2 Quan hệ hợp tác Asean - EU được thiết lập vào thời gian nào ? (LINH)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Chủ tịch Hội
đồng châu u Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula Von der Leyen
tham dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN - EU tại
Brussels, Vương quốc Bỉ, ngày 14/12/2022. (Ảnh: TTXVN)
Năm 1977, ASEAN và Cộng đồng châu u (EC) thiết lập quan hệ đối tác đối thoại.
Năm 1980, tại cuộc họp cấp Bộ trưởng lần thứ hai, ASEAN và EU đặt ra mục tiêu
về thương mại, kinh tế và phát triển nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai
khu vực. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN -
EU gặp bế tắc do ảnh hưởng của các vấn đề Đông Timor và Myanmar. Năm 1994,
quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN - EU được khởi động trở lại. Tháng 12-2020, tại
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - EU lần thứ 23, hai bên nhất trí chính
thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - EU. Sau 45 năm, quan hệ
ASEAN - EU được thúc đẩy mở rộng bao trùm trên tất cả các lĩnh vực, như chính
trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại, văn hóa, xã hội và hợp tác phát
triển. Hiện hai bên đang phối hợp triển khai Kế hoạch hành động triển khai quan
hệ Đối tác chiến lược ASEAN - EU giai đoạn 2023 - 2027.
Quan hệ đối tác ASEAN - EU là một trong những quan hệ đối tác phát triển mạnh
mẽ nhất trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị; Kinh tế - thương mại; Quốc phòng - an
ninh; Văn hóa - giáo dục; Về hợp tác phát triển
4.3 Một số nội dung chính mà quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU hướng
tới (LINH)
https://www.tuyengiao.vn/quan-he-doi-tac-chien-luoc-asean-lien-minh-chau-au-
va-mot-so-thach-thuc-151933
Một là, nhu cầu phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19 thông qua các hỗ
trợ của Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN (ACRF) và Cơ chế kháng cự và
phục hồi EU.
Hai là, tầm quan trọng chiến lược của quan hệ đối tác kinh tế và ghi nhận những nỗ
lực nhằm tăng cường, củng cố hơn nữa dòng chảy thương mại và đầu tư hai chiều
giữa ASEAN và EU, hỗ trợ quá trình phục hồi toàn diện của hai khu vực, nhất là
đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ba là, thực hiện các cam kết đối với Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu
phát triển bền vững của Liên hợp quốc cũng như Thỏa thuận Paris trong khuôn khổ
Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, nhằm thúc đẩy phát triển bền
vững và giải quyết các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh
học, bảo vệ môi trường và các cơ chế đối thoại ASEAN - EU có liên quan.
Bốn là, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, tái khẳng định Tuyên bố
ASEAN - EU về Hợp tác an ninh mạng được thông qua năm 2019.
Năm là, thúc đẩy sự tham gia của ASEAN và EU trong hàng loạt vấn đề liên quan
đến quốc phòng, an ninh, bao gồm an ninh hàng hải, chống khủng bố và tội phạm
xuyên quốc gia (CTTC) trong khuôn khổ ARF.
4.4 Mục tiêu dẫn đến việc kí kết hiệp định Thương mại tự do giữa Asean và
EU
Tăng cường thương mại và đầu tư: Mục tiêu chính của hiệp định này là tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các thành viên của
ASEAN và EU. Bằng cách giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại, như thuế
quan và hạn chế không thuế, hiệp định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận
lợi hơn cho các doanh nghiệp và tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các khu vực.
Tiếp cận thị trường: Đối với các doanh nghiệp từ cả ASEAN và EU, hiệp định mở
ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Việc loại bỏ
hoặc giảm bớt rào cản thương mại giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận các thị
trường một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo ra cơ hội tăng trưởng và mở rộng quy mô
kinh doanh.
Tăng cường hợp tác kỹ thuật và chính sách: Hiệp định cung cấp cơ hội cho việc
tăng cường hợp tác kỹ thuật và chính sách giữa ASEAN và EU trong các lĩnh vực
như quản lý thương mại, chuẩn mực kỹ thuật, quản lý hải quan, và bảo vệ môi
trường. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của hoạt động thương mại và
đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển bền vững.
Tăng cường quan hệ đối tác: Việc kí kết hiệp định thương mại tự do cũng là một
cơ hội để tăng cường quan hệ đối tác giữa ASEAN và EU không chỉ trong lĩnh vực
kinh tế mà còn trong các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục và chính trị. Điều
này có thể tạo ra một nền tảng vững chắc cho hòa bình và ổn định ở cả hai khu
vực.
4.4 Ý nghĩa và lợi ích của mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU(DIỄM)
https://www.tuyengiao.vn/quan-he-doi-tac-chien-luoc-asean-lien-minh-chau-
au-va-mot-so-thach-thuc-151933
Dựa trên các giá trị và lợi ích chung hai tổ chức khu vực thành công nhất thế giới
là Eu và ASEAN đã nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào tháng 12-2020.
Hợp tác giữa ASEAN và EU ngày càng toàn diện, năng động, cùng nhau cam kết
tăng cường phối hợp và hợp tác đa phương, thúc đẩy thương mại tự do, công bằng,
đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai khu vực.
Việc ASEAN và EU nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược đã khẳng định sự
đồng thuận của hai bên, nhấn mạnh vào việc hợp tác dựa trên việc chia sẻ các giá
trị, nguyên tắc và lợi ích chung. Cả hai phía đề cao tầm quan trọng của hợp tác đa
phương và việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ để đóng góp vào sự ổn định
và thịnh vượng của khu vực và thế giới không chỉ trong thương mại và kinh doanh,
mà còn trong tất cả các lĩnh vực, từ biến đổi khí hậu đến an ninh hàng hải.
Tỷ trọng kim ngạch thương mại giữa EU với 6 nước ASEAN là Singapore ký kết
(năm 2019), Việt Nam (năm 2020) và đang đàm phán FTA với Indonesia và Thái
Lan, mong muốn khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại tự do với Malaysia
và Philippines này chiếm tới 95% tổng kim ngạch thương mại với ASEAN. Và
ASEAN hy vọng đẩy nhanh các cuộc đàm phán FTA ASEAN - EU (khởi động từ
năm 2007) để mở rộng hơn nữa thị trường của ASEAN tại EU và thúc đẩy quá
trình hội nhập của ASEAN với mục tiêu FTA giữa EU và ASEAN sẽ là FTA liên
khu vực đầu tiên trên thế giới.
4.5 Tác động Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN ( Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á ) và EU tới kinh tế Việt Nam (DIỄM XƯA)
Đối với Việt Nam, EU là thị trường nước ngoài lớn (GDP hơn 17.000 tỷ USD) và
quan trọng nhất trong hoạt động xuất khẩu. Năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam
đã xuất khẩu sang thị trường EU lượng hàng hóa khá lớn và chiếm 17,7% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Khi FTA với EU được ký kết, cả hai bên đều có cơ hội mở rộng thị trường và giảm
bớt rào cản thương mại. Đối với Việt Nam, điều này có nhiều ảnh hưởng tích
cực:
+) Thứ nhất: Việt Nam có thể tiếp cận thị trường EU một cách dễ dàng hơn, với
hơn 90 dòng thuế sẽ được loại bỏ khi ký kết FTA, giúp hàng hóa của Việt Nam
giảm giá thành và tăng cạnh tranh.
+) Thứ hai: Sản phẩm của EU sẽ tăng cơ hội xuất khẩu vào Việt Nam, tạo sự cạnh
tranh trong thị trường nội địa và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam.
+) Thứ ba: Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu hút được đầu tư từ EU trong nhiều lĩnh
vực, từ nghiên cứu thị trường đến phát triển sản phẩm và công nghệ.
+) Thứ tư: Việt Nam có lợi thế so với các nước ASEAN về chi phí lao động thấp
và nguồn nhân lực có trình độ, tạo động lực tiếp tục thu hút vốn FDI.
Mặc dù có nhiều lợi ích từ FTA với EU, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
+) Thứ nhất: Khả năng cạnh tranh sẽ khó khăn hơn: khi AEFTA được ký kết, vì
giảm thuế từ cả hai phía sẽ làm giảm giá của hàng hóa từ EU, đẩy các sản phẩm
nội địa gặp khó khăn trong tiêu thụ và có nguy cơ thu hẹp sản xuất trong một số
ngành.
+) Thứ hai: yêu cầu cao về chất lượng và kỹ thuật. Hàng hóa xuất sang EU yêu cầu
cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật đặt doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép
cạnh tranh lớn cần phải đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp
ứng.
+) Thứ 3: sản phẩm của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp và không có thương hiệu
nên hiệu quả kinh tế không cao. Ví dụ, giày dép là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
ngành da giày nhưng hầu hết không mang thương hiệu của Việt Nam và giá trị gia
tăng cũng còn thấp vì chủ yếu là hàng gia công cho nước ngoài.
+) Thứ tư: nguy cơ đối diện với chống bán phá giá:
=> Tóm lại, việc ký kết hiệp định FTA có tác động đến nền kinh tế Việt Nam
thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Theo đó, kim ngạch xuất nhập
khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông
nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược
kinh tế quan trọng.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/22432/hiep-dinh-
thuong-mai-tu-do-giua-asean-voi-eu-va-nhung-tac-dong-den-kinh-te-viet-nam.aspx

https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM150981
https://trungtamwto.vn/an-pham/15709-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-
moi-va-tac-dong-doi-voi-kinh-te-viet-nam

You might also like