You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

------------------------------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Học kỳ 2 năm học 2022 – 2023

Lớp FLF1006***

STT Họ và tên MSSV

01 Đinh Thu Huyền 21041516

02 Nguyễn Thùy Linh 21041455

03 Nhữ Thị Thanh Nga 21041464

04 Nguyễn Hoàng Ngân 21041326


Phần I: Tóm tắt nội dung học phần

Tuần 1: Nhập môn Tìm hiểu cộng đồng Châu Âu

- Giới thiệu về môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá

- Hướng dẫn sử dụng học liệu số

Tuần 2: Tổng quan về lục địa châu Âu – Châu Âu và Châu Âu

1. Vị trí địa lý, giới hạn

- Giới hạn: Từ 36° B – 71° B + Bắc giáp Bắc Băng Dương + Nam giáp biển Địa
Trung Hải + Tây giáp Đại Tây Dương + Đông giáp châu Á.

- Diện tích: > 10 triệu km2

- Đặc điểm tự nhiên

+ Địa hình: đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đông: Đông Âu,
Trung Âu, Tây Âu. 5 dãy núi chính: U-Ran, Xcan-đi-na-vi, Cac-pat, Cap-ca, An Pơ,
chiếm 1/3 diện tích, hệ thống núi cao tập trung phía nam.

- Khí hậu: Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa.

- Cảnh quan: Rừng lá kim ở phía Bắc, núi cao, rừng lá rộng ở Tây Âu.
2. Lục địa Châu Âu

- Nước lớn nhất châu Âu là Nga (khoảng 37% tổng diện tích lục địa, tính cả phần
diện tích trải dài ở Châu Á) và nhỏ nhất là tòa thánh Vatican, trong trung tâm của Rome.
Châu Âu được chia thành 4 khu vực là Bắc Âu, Nam Âu, Đông Âu và Tây Âu.

- 47 nước thuộc Châu Âu

- Khí hậu

+ Miền khí hậu cực và cận cực

+ Miền khí hậu ôn đới

+ Miền khí hậu ôn đới lục địa

+ Miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải

- Dân tộc

- Ngôn ngữ và tôn giáo

+ German – Tin lành và Công giáo

+ Latin – Công giáo

+ Slave - Tôn giáo chính là Cơ Đốc, Chính thống giáo, Công giáo và cả Hồi giáo.

- Ngoài ra còn có các ngôn ngữ khác gồm Hy Lạp, Albania, Celtic, Basques và
Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều người châu Âu sử dụng tiếng Anh hay tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ
hai.

Tuần 3: LMCA - Các biểu tượng, hệ giá trị

• Ý nghĩa của lá cờ EU
Theo nhiều truyền thống, 12 là một con số tượng trưng cho sự trọn vẹn, nó còn
tượng trưng cho 12 tháng của một năm, 12 số trên mặt đồng hồ. Còn vòng tròn, là biểu
tượng cho sự nhất thể. Vì vậy, số ngôi sao không liên hệ gì với số quốc gia hợp thành.
12 ngôi sao tượng trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn và nhất quán, cũng như lá cờ sẽ giữ
mãi không đổi cho dù số thành viên có tăng lên. Một vòng tròn gồm những ngôi sao
vàng tượng trưng cho sự liên kết và sự hài hòa giữa các dân tộc châu Âu.
Năm 1983 Quốc hội Âu châu đã chấp nhận biểu hiệu này. Cuối cùng, năm 1985
lá cờ đã được tất cả những vị nguyên thủ quốc gia và chính quyền Liên hiệp Âu châu
xem như một biểu hiệu chính thức của Hội liên hiệp, lúc bấy giờ được gọi là Cộng đồng
Âu châu. Từ đầu năm 1986, lá cờ này dùng làm biểu hiệu cho các quốc gia Âu châu.

Tuần 4: LMCA - Lịch sử hình thành và phát triển


1. Giới thiệu về Ủy hội châu Âu - Cơ cấu và tổ chức của Uỷ hội châu Âu
- Là một tổ chức bảo vệ quyền con người ở châu Âu.
- Gồm 46 thành viên - đa phần quốc gia thuộc châu Âu (Nga out tổ chức từ 2021)
- Công ước là thành tựu chủ yếu của Uỷ hội - bất cứ nước nào muốn gia nhập đều
phải tuân thủ
2. Giới thiệu về Liên minh châu Âu
- Gồm 27 thành viên
- Đặc điểm:
+ Là một tổ chức tự nguyện liên kết khu vực, có kết cấu tổ chức chặt chẽ nhất -
đông dân số nhất.
+ Gồm các nước có mô hình kinh tế chính trị giống nhau NHƯNG khác nhau về
dân tộc, văn hóa, lịch sử,…
3. 5 biểu tượng Châu Âu
+ Thống nhất trong đa dạng.
+ Quốc ca Liên minh Châu Âu
+ Đồng tiền chung Châu Âu - EURO
+ Lá cờ Châu Âu
+ Ngày Châu Âu 19/5
4. Tại sao phải có một liên minh thống nhất?
a. Thúc đẩy việc thiết lập một nền hòa bình bền vững
- Ngăn chặn chiến tranh nổ ra một lần nữa
b. Khắc phục tình trạng manh mún về kinh tế và chính trị của châu Âu để
nâng cao vị thế của châu Âu trên trường quốc tế
- Nhu cầu tái thiết châu Âu đã bị 2 cuộc chiến tranh tàn phá
- Tạo nên đối trọng với Mỹ và khối các nước xã hội chủ nghĩa (Đông Âu),
đứng đầu là Liên xô. Những dấu mốc chính
- 1957 - 6 nước thành viên sáng lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu
(ECSC)
- 1967 - Hiệp ước thống nhất ba cộng đồng nói trên, được gọi chung là
Cộng đồng Châu Âu.
- 1973 - Nhập học Đan Mạch, Ireland và Anh.
- 1981 - Nhập học Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
- 1986 - Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đổi tên EC thành Liên
minh Châu Âu (EU) - Ngày 31-1-2020, Anh chính thức rời khỏi EU
5. Giá trị cốt lõi
- Tất cả 27 quốc gia thành viên luôn giữ sự hòa hợp, khoan dung, công bằng,
đoàn kết và không phân biệt đối xử.
1. Tôn trọng nhân phẩm
2. Tự do
3. Dân chủ
4. Bình đẳng
5. Nhà nước pháp quyền
6. Quyền con người
6. Những lợi ích mà EU mang lại
1. Tạo ra khu vực bình ổn, hòa bình, thịnh vượng
2. Với việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên EU, đã dẫn
đến việc thành lập khu vực Schengen.
3. Bình đẳng giữa mọi quốc gia và con người trong EU
4. EU hoạt động trên cơ sở một nền kinh tế thị trường duy nhất, cho phép di
chuyển tự do hầu hết hàng hóa, dịch vụ và con người.
5. EU hỗ trợ hơn 120 triệu người mỗi năm là nạn nhân của các thảm họa nhân
tạo hoặc thiên tai trên toàn thế giới. Trong suốt 60 năm kể từ khi thành lập, các nước
trong Liên minh Châu Âu tiếp tục củng cố chỗ đứng như là một lực lượng kinh tế mạnh
mẽ, với giá trị của đồng Euro ngày càng gia tăng
Tuần 5: Thể chế, chính trị - tổng quan
- 1951: năm ký kết hiệp ước Paris lập ra Cộng đồng Than thép Châu Âu
Khi cộng đồng Than Thép Châu Âu ra đời phải có một cơ quan điều hành: Hội
đồng bộ trưởng Than thép, Ủy ban Điều hành
- Đến 1957, Nghị viện Châu Âu ra đời
- Hiệp ước Roma năm 1957 cho ra đời Ký kết Cộng đồng Kinh tế, cộng đồng
Nguyên tử Châu Âu, 1958 có hiệu lực
- 1967 Cộng đồng Châu Âu, đến 1992 đổi thành Liên minh Châu Âu, năm 2007,
nó đã được ký kết bởi các nước thành viên, các Hiệp ước Lisbon (cụ thể là đã phê chuẩn
cho ra Hội đồng Chủ tịch châu Âu), năm 2009 có hiệu lực.
*Liên minh chia thành trụ cột Cộng đồng châu Âu, trụ cột Chính sách đối ngoại
và an ninh chung và trụ cột Tư pháp và Nội vụ. Cộng đồng Châu Âu bao gồm 3 Tổ chức
riêng biệt:
- Đầu tiên là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) còn được gọi là thị trường chung,
và nó được thành lập để thống nhất các nền kinh tế của châu Âu.
- Thứ hai là Cộng đồng Than và Thép châu Âu, được thành lập ra để điều chỉnh
và quản lí các hoạt động sản xuất trên khắp các quốc gia thành viên.
- Cuối cùng là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, được thành lập để thiết
lập một thị trường chung cho năng lượng hạt nhân.
*Các tổ chức hiệp ước kết hợp với nhau nhằm đảm bảo các chính sách ban hành
công bằng và được thực thi trên toàn bộ các quốc gia thành viên.
- Hiệp ước năm 1986: điều chỉnh về quy cách hoạt động
- Dự thảo của Chính phủ được bàn trước, nghị viện bàn sau

Tuần 6: Thể chế, chính trị - Các cơ quan chủ chốt

1. Hội đồng chủ tịch Châu Âu

- Hội đồng Châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU. Nó bao gồm người
đứng đầu của 27 quốc gia thành viên và Chủ tịch của EC. Hội đồng đặt ra phương hướng
và các ưu tiên chính trị cho khối. Nó không phải là một cơ chế chính thức của Liên minh
châu Âu, mặc dù nó được chỉ định là một cơ chế sẽ ‘tạo cho Liên minh động lực cần
thiết để phát triển

2. Ủy ban Châu Âu

- Ủy ban châu Âu là cơ quan điều hành của khối. EC có 28 thành viên và 1 Chủ
tịch từ 28 quốc gia thành viên. Các thành viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa
các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống được
các quốc gia thành viên nhất trí đề cử và phải được EP chấp thuận.

3. Nghị viện Châu Âu

- Nghị viện Châu Âu có quyền phê chuẩn hoặc loại bỏ các thành viên của Ủy ban
Châu Âu. Kể từ năm 1979, các nghị sĩ được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi quốc
gia thành viên có ít nhất 6 ghế và nhiều nhất là 96 ghế. Hiện nay, trong Nghị viện, các
nghị sĩ được chia thành 8 nhóm chính trị khác nhau (không phân chia theo quốc tịch).

4. Hội đồng bộ trưởng Liên minh Châu Âu

- Hội đồng bộ trưởng Châu Âu là cơ quan ra quyết định chính của Liên minh
Châu Âu. Nó bao gồm 27 bộ trưởng từ các nước thành viên. thành viên được xác định
tùy theo từng vấn đề được thảo luận, ví dụ khi thảo luận về chính sách nông nghiệp, 27
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp sẽ thành lập Hội đồng. Luật của Liên minh châu Âu thường
bị giới hạn trong các lĩnh vực chính sách cụ thể, nhưng luật của Liên minh được ưu tiên
hơn luật quốc gia.

5. Ngân hàng Trung ương Châu Âu

- Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) phụ trách chính sách tiền tệ của khu
vực đồng Euro (19 nước thành viên) Ngân hàng được điều hành bởi Hội đồng quản trị,
đứng đầu là Chủ tịch và Hội đồng thống đốc. Bốn thành viên của Ban điều hành thường
là đại diện của các ngân hàng trung ương của Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

6. Tòa án công lý Châu Âu


- Tòa án Công lý Châu Âu có thẩm quyền xét xử đối với các vấn đề liên quan đến
luật pháp EU. Tòa án có vai trò độc lập và có quyền xử lý các quy định của các tổ chức
thuộc Ủy ban Châu Âu và Chính phủ của các Quốc gia Thành viên nếu các quy định
này được coi là không thể chấp nhận được. Chánh án Tòa án do các thẩm phán bầu ra
với nhiệm kỳ 3 năm, có thể được bổ nhiệm lại.

7. Tòa kiểm toán Châu Âu

- Cơ quan này không có quyền:

+ Kiểm tra các sổ sách kế toán

+ Lập báo cáo kiểm toán cho mỗi năm tài chính đệ trình Hội đồng và Nghị viện
châu Âu

+ Cho ý kiến về pháp luật tài chính và các hành động chống gian lận

Tuần 7: Lĩnh vực hoạt động

- EU chỉ được hoạt động trong những lĩnh vực được các nước thành viên cho
phép, trong khuôn khổ các hiệp ước của EU. Các hiệp ước này xác định rõ thẩm quyền
và phạm vi hoạt động của EU, các quốc gia thành viên và các lĩnh vực hoạt động chung
của cả hai bên. Ba nguyên tắc chi phối cách thức và vị trí hoạt động của EU.

1. Những lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của EU

- Liên minh hải quan - Các quy định về cạnh tranh trong thị trường chung - Chính
sách tiền tệ cho các nước nằm trong khu vực đồng euro - Các hiệp định thương mại và
quốc tế - Quản lý vật nuôi và cây trồng được quy định trong chính sách chung về nông
nghiệp và ngư nghiệp.

2. EU và các nước thành viên đều có quyền ban luật

- Trong một số lĩnh vực, cả EU và các quốc gia thành viên của EU đều có quyền
ban hành luật. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên chỉ có thể ban hành luật khi EU quyết
định không ban hành. Đó là các khu vực: Thị trường chung; việc làm và các vấn đề xã
hội; nông nghiệp; thủy sản; môi trường; sự bảo vệ người tiêu dùng; vận chuyển; năng
lượng.

3. Các nước thành viên ban hành luật, EU hỗ trợ

- Trong một số lĩnh vực, EU chỉ đóng vai trò hỗ trợ, điều phối và bổ sung cho
hoạt động cho các nước thành viên: Y tế; Công nghiệp; Văn hoá; Du lịch; Giáo dục, đào
tạo, thanh niên và thể thao; Bảo hộ dân sự; Hợp tác hành chính

4. EU có vai trò đặc biệt

1. Điều phối các chính sách kinh tế và việc làm

2. Hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại và an ninh chung

3. “Điều khoản linh hoạt” cho phép EU, trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể
can thiệp cả vào những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình.

Tuần 8: Kiểm tra giữa kì

Tuần 9: Văn hóa, giáo dục

- Chính sách ngôn ngữ, giáo dục và đào tạo

Mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về giáo dục và đào tạo của mình, EU hỗ trợ.
Tỷ lệ bỏ học: <8% Bắc Âu, 22% Romania. Lương giáo viên cao nhất ở Đức và Hà Lan.
Từ năm 1992: giáo dục chính thức thuộc thẩm quyền của EU - khuyến khích sự hợp tác
giữa các thành viên.

+ Chương trình Erasmus, Erasmus+

Học bổng Erasmus Mundus (Erasmus +) là học bổng toàn phần dành cho các
chương trình thạc sĩ và tiến sĩ dành cho sinh viên đến từ EU và các quốc gia khác. Hội
đồng Châu Âu (EC) là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động của chương của chương
trình này. Chương trình nhằm hỗ trợ giáo dục, đào tạo, thanh thiếu niên và thể thao ở
Châu Âu.
+ Tiến trình Bologne

Tiến trình Bologne là một chuỗi các cuộc họp và thỏa thuận giữa các nước châu
Âu. Mục đích là đảm bảo khả năng đánh giá và thống nhất các tiêu chuẩn và chất lượng
giáo dục. Quá trình này được đặt theo tên của Đại học BologNA, nơi Tiến bộ được các
bộ trưởng giáo dục từ 29 quốc gia châu Âu ký vào năm 1999. Khu vực Giáo dục Đại
học Châu Âu là một chuỗi các cuộc họp và thỏa thuận cấp độ giữa các nước Châu Âu.
Mục đích là đảm bảo khả năng đánh giá và thống nhất các tiêu chuẩn và chất lượng giáo
dục. Đó là kết quả của ý chí chính trị của 48 quốc gia trong 18 năm qua và nhằm tạo ra
một mô hình giáo dục toàn châu Âu.

- Văn hóa: kiến trúc, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, ẩm thực, thời trang, văn học, …

Đa dạng, LMCA tích cực thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển kinh tế của ngành công
nghiệp văn hóa, hỗ trợ khả năng tiếp cận văn hóa của người dân, sự tỏa sáng của văn
hóa châu Âu ra toàn thế giới. 2014-2020 1,46 tỷ và 2021-2027 2,2 tỷ euro: tạo việc làm
và thúc đẩy ngành điện ảnh phát triển.

Tuần 10: Tương lai của Liên minh Châu Âu

Châu Âu hiện đang phải trải qua một số thay đổi, mà những điều đó là không thể
tránh khỏi và không thể đảo ngược. Châu Âu có thể bị cuốn theo những điều đó hoặc
tìm cách định hình chúng. Vì vậy năm kịch bản đã được đưa ra trong Sách trắng để giúp
EU định hướng về tương lai của mình. Họ trình bày một loạt cái nhìn sơ lược về Nhà
nước Liên minh có thể làm gì vào năm 2025 tùy thuộc vào những lựa chọn mà họ đưa
ra theo thỏa thuận chung. Mỗi kịch bản đều dựa trên giả định rằng 27 Quốc gia Thành
viên cùng tiến lên như một Liên minh. Châu Âu được đánh giá cao vì là nơi có thị trường
bán lẻ lớn nhất thế giới và tiền tệ được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới. Đây cũng là
các cường quốc thương mại và phát triển và nhà tài trợ nhân đạo lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên vị trí của châu Âu trên thế giới đang bị thu hẹp lại khi các khu vực khác trên thế
giới phát triển. Sức mạnh kinh tế tương đối của Châu Âu cũng được dự báo sẽ suy yếu,
chỉ chiếm ít hơn 20% GDP của thế giới vào năm 2030. Ảnh hưởng đáng lo ngại khi các
nền kinh tế mới nổi nhấn mạnh nhu cầu châu Âu phải nói bằng một tiếng nói và hành
động với tinh thần tập thể của các bộ phận riêng lẻ. Việc quân sự hóa ngày càng gia tăng
trên khắp thế giới là những minh họa sống động cho bối cảnh toàn cầu ngày càng căng
thẳng. Nhu cầu tìm các giải pháp về cách ngăn chặn, ứng phó và bảo vệ trước các mối
đe dọa, từ các cuộc tấn công mạng quy mô lớn đến các hình thức xâm lược truyền thống
hơn, chưa bao giờ trở nên quan trọng như vậy. NATO sẽ tiếp tục cung cấp an ninh cứng
rắn cho hầu hết các nước EU nhưng châu Âu không thể ngây thơ mà phải tự lo cho an
ninh của mình. Việc trở thành một “quyền lực mềm” không còn đủ mạnh khi vũ lực có
thể chiếm ưu thế hơn các quy tắc. Sự thịnh vượng của Châu Âu và khả năng duy trì các
giá trị của chúng ta trên trường thế giới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào sự cởi mở và liên kết
chặt chẽ với các đối tác của Châu Âu. Tuy nhiên, đứng lên vì thương mại tự do và tiến
bộ và định hình toàn cầu hóa để nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người sẽ là một thách
thức ngày càng tăng. Châu Âu đang già đi nhanh chóng và tuổi thọ đang đạt mức chưa
từng có. Với độ tuổi trung bình là 45, châu Âu sẽ là khu vực “già nhất” trên thế giới vào
năm 2030. Những thách thức của việc tăng cường sử dụng công nghệ và tự động hóa sẽ
ảnh hưởng đến tất cả các công việc và ngành công nghiệp. Việc tận dụng tối đa các cơ
hội mới trong khi giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào sẽ đòi hỏi sự đầu tư lớn vào
các kỹ năng và hệ thống giáo dục và học tập suốt đời. Nó cũng sẽ kêu gọi triển khai các
quyền xã hội mới để đồng hành với thế giới việc làm đang thay đổi. Và chúng ta sẽ phải
tiếp tục thích ứng với áp lực khí hậu và môi trường ngày càng tăng. Ngành công nghiệp,
các thành phố và hộ gia đình của EU sẽ cần phải thay đổi cách họ hoạt động và cung
cấp năng lượng. EU đã và đang đi đầu trong lĩnh vực “thành phố thông minh”, sử dụng
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

1. 6 thách thức về mặt xã hội

+ Giải quyết vấn đề người nhập cư

+ Bảo vệ mô hình xã hội bình đẳng

+ Giải quyết vấn đề già hóa dân số

+ Đảm bảo các vấn đề đạo đức do tiến bộ khoa học công nghệ đặt ra

+ Đảm bảo an ninh và quyền tự do của các công dân


+ Đảm bảo vấn đề phòng thủ của Liên minh

2. 3 thách thức về chính trị, ngân sách và chính sách dân chủ

Tuần 11: Quan hệ quốc tế và chính sách an ninh chung

Liên Minh Châu Âu đang dần tạo được tiếng nói trên trường quốc tế khi cả Liên
Minh được biết đến “như 1 thể thống nhất” trong đàm phán Quốc Tế. Năm 2009, với sự
ra đời của 1 vị trí Chủ Tịch ổn định của Hội Đồng Châu Âu và sự hoàn thiện về chức
năng của Đại diện cấp cao của Liên minh Chính sách An ninh và Đối ngoại, Liên Minh
đã thể hiện rõ ràng khả năng đạt được những mục tiêu đề ra. Trong lĩnh vực quốc phòng,
mỗi Quốc gia vẫn có chủ quyền, cho dù đó là một phần của liên minh quân sự chẳng
hạn như Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc trung lập. Tuy nhiên,
tất cả các quốc gia đều cùng tham gia vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình và phát triển hợp
tác quân sự. Trong lĩnh vực thương mại, nơi mà Liên minh là một cường quốc thực sự,
nó hoạt động nhằm thúc đẩy sự mở cửa của Thương Mại Quốc Tế trong khuôn khổ
những quy tắc của Tổ chức thương mại Thế giới. Châu Phi, vì lý do lịch sử và sự gần
gũi về địa lý, là tâm điểm của sự chú ý đặc biệt từ Liên minh Châu Âu (thông qua các
chính sách viện trợ phát triển, các ưu đãi thương mại, viện trợ lương thực, hợp tác, nhân
quyền). Bối cảnh an ninh Thế Giới xấu đi nghiêm trọng trong vài năm qua tại các vùng
lân cận phía đông (Ukraine) và phía nam (Syria, Sahel) khiến Liên minh Châu Âu có
thêm động lực để củng cố chính sách an ninh và quốc phòng chung, nhằm để bảo vệ các
giá trị chung, lợi ích của và đảm bảo an ninh của toàn Liên Minh cũng như của mỗi quốc
gia.

3. Các chính sách an ninh và đối ngoại

1. Sự hình thành dần dần của nền Ngoại Giao chung toàn Châu Âu

2. Những thành tựu cụ thể trong các lĩnh vực chính sách an ninh và phòng thủ
chung

4. Chính sách thương mại mở


Liên minh Châu Âu có thẩm quyền ký kết các hiệp định thương mại thay mặt của
các quốc gia thành viên của nó. Liên Minh Châu Âu, nhờ vào ưu thế về phát triển thương
mại của nó có sức ảnh hưởng quốc tế đáng kể. Liên minh ủng hộ việc xây dựng hệ thống
dựa trên các quy tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới xác định, với 161 thành viên, đảm
bảo tính chắc chắn và minh bạch về mặt pháp lý trong việc thực hiện thương mại quốc
tế.

5. Chính sách phát triển châu phi

Mối quan hệ giữa châu Âu và châu Phi cận Sahara đã lâu đời: nó bắt nguồn từ
Hiệp ước Rome năm 1957. Hiệp định Cotonou, được ký năm 2000 tại thủ đô Berlin,
đánh dấu một giai đoạn của chính sách phát triển của Liên minh Châu Âu. Thỏa thuận
này, ràng buộc Liên minh với các quốc gia châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương, là
hiệp định quan trọng nhất, đầy tham vọng và lớn nhất được ký kết giữa các nước phát
triển và đang phát triển sự phát triển.

Tuần 12: Liên minh Châu Âu - ASEAN - UN

- Tương đồng: EU và ASEAN là 2 "Ngôi nhà lớn" trong "Ngôi làng toàn cầu"

+ Đều là sản phẩm của chiến tranh lạnh, được lập ra để củng cố hòa bình và ổn
định khu vực, hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của các nước thành
viên, tạo ra sức mạnh tập thể để bảo vệ quyền lợi chung

+ Đều là kết quả của Chủ nghĩa Tư bản và đang trên đà khu vực hóa mạnh mẽ

- Dị Biệt:

+ ASEAN có đặc điểm ra đời từ các nước đang phát triển và vừa thoát khỏi chế
độ thuộc địa hoặc phụ thuộc từ ý tưởng của các nhà lãnh đạo chứ không phải từ người
dân như EU (Tuyên bố Băng Cốc 8/8/1967)

+ Khác nhau về nguyên tắc hoạt động


Tuần 13: Liên minh Châu Âu và Việt Nam

- Chính trị: Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song
phương, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, cũng như hợp tác
tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác
ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc

-Kinh tế: Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong
bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam- EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đã mang lại
nhiều tác động tích cực đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế- thương mại. EU hiện đang là
một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam là đối tác
thương mại lớn thứ 2 của Liên minh Châu Âu tại khu vực Đông Nam Á

- Về đầu tư: Các nhà đầu tư từ các nước EU có ưu thế về công nghệ và vốn nên
đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ
cao cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả nước

- Hợp tác phát triển (ODA): EU và các nước thành viên đã trở thành nhà tài trợ
không hoàn lại lớn nhất tại Việt Nam. Giai đoạn 2007- 2013, các dự án ODA của Liên
minh Châu Âu tập trung hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, cải cách thể chế ở
nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa, có nhiều khó khăn.

- Một số cột mốc chính trong quan hệ ngoại giao EU - Việt Nam:

+ 22/10/1990: Việt Nam và Cộng Đồng Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao

+ 1992: Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định dệt may

+ 17/7/1995: Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác
(FCA)

+ 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam

+ 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU
+ 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền

+ 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam – EU lần thứ I tại Hà Nội

+ 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010
và định hướng tới 2015 quan hệ Việt Nam – EU

+ 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm pháp Hiệp định Đối tác và Hợp tác
toàn diện (PCA)

+ 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam – EU

+ 27/6/2012: Ký Hiệp định PCA Việt Nam – EU

+ 6/2012 đến 12/2015: Đàm phán EVFTA

+ 1993: Tổng thống Pháp thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế
giới đầy phức tạp

+ 3/2/1994: Mỹ tuyên bố dỡ bỏ cấm vận

+ 11/7/1995: Quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt được bình thường hóa.

Tuần 14: Hiệp định EVFTA

- Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) là một
thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng
với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TP), là hai FTA có phạm vi cam kết
rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Hiệp Định EVFTA là
một bước thứ hai của EU để tiến vào thị trường của khối ASEAN bao gồm 10 quốc gia
với tổng dân số trên 6 trăm triệu.

- Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016
văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, EVFTA được tách làm hai Hiệp
định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư
(EVIPA). Hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Ngày 21/1/2020, Ủy ban
Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) thông qua Hiệp định, Nghị viện
châu Âu ngày 12/2/2020 chính thức thông qua cả hai hiệp định.

Tuần 15: Thảo luận, ôn tập, tổng kết

Phần II: Tiểu luận kết thúc học phần Tìm hiểu Cộng đồng châu Âu

Chủ đề: Sự ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp đến văn hóa ẩm thực Việt Nam
I. Khái quát về văn hóa ẩm thực Pháp, Việt Nam

1. Tổng quan về văn hóa ẩm thực của Pháp, Việt Nam

a, Ẩm thực Pháp

- Nhắc đến ẩm thực Pháp người ta nhắc đến sự độc đáo trong những món ăn Pháp
luôn toát lên sự tinh tế và vẻ đẹp đẳng cấp mang sắc thái sang trọng khi thưởng thức
chúng. Những món ăn được tạo ra từ sự tinh tế và cầu kỳ trong cách chế biến cũng như
bài trí món ăn đã luôn là niềm tự hào của nước Pháp và khiến rất nhiều người phải thán
phục.

- Ẩm thực Pháp đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử để đạt được danh
tiếng như bây giờ. Thông qua những món ăn, người ta có thể hiểu thêm về văn hoá của
đất nước tình yêu này. Người Pháp rất coi trọng bữa ăn của mình. Chính vì vậy, họ khá
khó tính trong việc ăn uống. Những món ăn được chế biến cũng như trang trí rất công
phu và cầu kỳ. Khẩu vị của người Pháp rất đậm. Nước sốt là thứ mà họ mất nhiều thời
gian chế biến nhất. Trong một món ăn phải có sự hài hoà về màu sắc và hương vị. Người
dân ở đây rất thích kết hợp các loại thảo mộc và trái cây vào trong món ăn của mình.
- Sự đẳng cấp của ẩm thực Pháp còn nằm ở cách uống rượu vang. Người ta không
uống một cách bừa bãi mà mỗi món ăn sẽ chỉ được dùng với một loại rượu riêng. Điều
này làm tăng kích thích mùi vị, đồng thời cũng giúp tiêu hoá tốt. Bàn ăn của người Pháp
cũng thể hiện một phong cách rất sang trọng. Họ chú trọng từng chi tiết một từ dĩa đựng
thức ăn cho đến ly rượu và thậm chí từng cái dao, nĩa. Cách bài trí bàn ăn rất tinh tế và
hài hoà.

b, Ẩm thực Việt Nam

- Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà
đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với
những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít dầu mỡ; đậm đà hương vị với sự kết
hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị,
sức hấp dẫn trong từng món ăn.

- Nền văn minh lúa nước của Việt Nam khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu
nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các
vùng khác). Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa,
ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn
có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là
thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,...
- Ngoài ra, một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất
là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm. Nước mắm được sử dụng
thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước
chấm như tương bần, xì dầu (làm từ đậu nành). Trong bữa ăn, thức ăn được xúc ra bát,
tô, đĩa và bày trong mâm hình tròn và luôn có bát nước chấm đặt chính giữa mâm. Các
thức ăn, nước chấm đều được dùng chung. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm,
không chỉ làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn mà còn biểu thị
tính cộng đồng và mực thước trong mỗi bữa ăn của người Việt.

2. Một số món ăn đặc trưng của ẩm thực Pháp

- Bánh mì: Ở Pháp, bánh mì được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày.
Món ăn cơ bản, truyền thống nhất của người Pháp là bánh mì baguette phết bơ, một loại
bánh mì dài, và có vỏ giòn... là nguồn cung cấp năng lượng tràn trề, đi kèm với paté, sốt
mayonnaise hay với một ly sô-cô-la nóng vào buổi điểm tâm sáng, hoặc với một ít pho
mát.
- Gan ngỗng: Món foie gras hay còn gọi là pate gan ngỗng. Đây là món ăn làm
nên tên tuổi cho ẩm thực Pháp. Nó được chế biến từ gan của những con ngỗng đực.
Miếng gan ngỗng được phủ qua một lớp bột rồi đem đi áp chảo. Ngoài ra, vị ngon của
món pate gan ngỗng còn phụ thuộc vào nước sốt. Đó là sự kết hợp đầy tinh tế giữa các
loại hương liệu như: lá thơm, thảo mộc, hoa oải hương, cam… Đây có lẽ là linh hồn
trong món ăn này.

- Rượu vang Pháp: Đây là thức uống làm vẻ vang cho ẩm thực Pháp. Nhắc tới
rượu vang Bordeaux thì chắc ai cũng biết bởi sự nổi tiếng của nó trên toàn thế giới. Sự
đẳng cấp trong ẩm thực của người Pháp, đó chính là việc kết hợp các loại rượu cho từng
món ăn. Đạt được danh tiếng như bây giờ là nhờ vào quá trình sản xuất rất tỉ mỉ và công
phu để cho ra những giọt rượu đầy tinh khiết của người Pháp.
3. Một số món đặc trưng của ẩm thực Việt Nam
- Phở: Phở được coi là món ăn đặc trưng cho ẩm thực Việt Nam. Nguồn gốc của
món phở bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ 20, tại Hà Nội và Nam Định. Đây cũng là hai địa
điểm có loại phở truyền thống ngon nhất và nổi tiếng nhất: phở Hà Nội và phở bò Nam
Định. Đặc điểm chung của phở đó là một món ăn làm từ sợi phở, có nước súp, ăn cùng
thịt bò hoặc gà cùng các gia vị như hành.
- Bún đậu mắm tôm: là một món ăn đơn giản, dân dã trong ẩm thực miền Bắc
của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Thành phần chính của món ăn này gồm có bún tươi,
đậu hũ chiên vàng, chả cốm, nem chua và mắm tôm pha chanh, ớt. Và nó ăn kèm với
các loại rau thơm như là tía tô, kinh giới, rau húng, xà lách, cà pháo…

- Cà phê sữa đá: Cà phê sữa đá là đặc sản Việt Nam được du khách nước ngoài
yêu thích và truyền thông quốc tế khen ngợi. Theo đánh giá của CNN, cà phê sữa đá đã
lọt top 10 đồ uống nhất định phải thử khi du lịch Việt Nam. Cà phê rang xay được pha
phin, khuấy cùng sữa đặc và cho thêm đá tạo hương vị đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.

II. So sánh văn hóa ẩm thực Pháp - Việt Nam


• Giống nhau: Ẩm thực Pháp và Việt Nam đều rất phong phú về hương vị,
truyền thống và kỹ thuật chế biến. Cả hai nước cùng có văn hóa “Café” (có cả vỉa hè)
và họ yêu thích việc chia sẻ thức ăn ngon với bạn bè và gia đình. Ít ai biết rằng “văn hóa
cà phê” của Việt Nam rất tương đồng với Pháp. Người Pháp giống người Việt đâu đó
trong văn hóa uống cà phê là để thư giãn, để được chậm rãi, có không gian riêng nhìn
ngắm mọi thứ; hơn là thói quen dùng cà phê để làm chất tăng hưng phấn làm việc như
các nước khác. Ngoài ra, văn hóa trên bàn ăn của hai nước cũng giống nhau, đó là đều
ăn gọn gàng, nhẹ nhàng, từ tốn, tránh phát ra tiếng động.
• Khác nhau:

Tiêu chí Việt Nam Pháp

Thức ăn Một bữa ăn truyền thống sẽ bao Bữa ăn của người Pháp lại chuộng
chính gồm cơm, thịt, cá và rau. thịt và nước sốt, bánh mì hoặc bánh
ngọt.

Thành - Đa dạng trong sự kết hợp các - Luôn kết hợp các thành phần
phần kết thành phần nguyên liệu phổ biến, nguyên liệu có hơi hướng mâu thuẫn
hợp và có sự tương đồng về vị. Hạt nêm, và tránh ghép nối những thứ có
gia vị muối, đường, nước mắm,… là hương vị tương tự. Bơ, sữa, trứng là
những gia vị được sử dụng nhiều những thành phần kết hợp được sử
nhất. dụng nhiều nhất.
- Thường kèm theo nước mắm, - Người Pháp thường ăn kèm theo
nước tương để chấm, có thể dùng nước sốt, mỗi món ăn sẽ có một loại
chung cho tất cả món ăn. nước sốt riêng biệt.

Hình - Nhiều hình thức: nhỏ như sợi - Thức ăn thường được để nguyên
thức bún, mỏng như tờ giấy, có miếng miếng to, người dùng sẽ dùng dao,
vuông, tròn,… ngoài ra, còn kết nĩa để cắt nhỏ khi thưởng thức.
hợp thêm nhiều nguyên liệu cho -Thường đơn giản hóa các món ăn.
một món ăn.
-Đa dạng các món ăn trong các
bữa tiệc, cúng, giỗ.
Văn hóa - Dùng đũa là chủ yếu. - Dùng dao, thìa và nĩa để ăn. Tuân
ăn uống - Ăn chung theo mâm, món ăn thủ những quy tắc về cách dùng dao-
được đựng chung trong một bát, nĩa-thìa. Mỗi món ăn sẽ yêu cầu một
nồi lớn, ai muốn ăn gì thì lấy thức bộ dụng cụ ăn khác nhau và đảm bảo
ăn vào bát của mình. phù hợp với món ăn đó.
- Có thể nói chuyện trong bữa ăn, - Họ ăn riêng theo từng phần.
tạo sự gần gũi, vui vẻ và thân - Không nói chuyện trong khi ăn,
mật. tránh gây mất lịch sự, khiếm nhã.

III. Một số món ăn Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Pháp
1. PHỞ SỐT VANG
Phở là món ăn truyền thống quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của
người Việt Nam. Người Việt ăn phở như một món ăn sáng ấm nóng, hay là bữa lót dạ
vào buổi đêm. Thậm chí, ăn vào bữa trưa thay cơm. Có nhiều giả thuyết tranh cãi về
nguồn gốc của phở Việt. Có người cho rằng nguồn gốc của phở là món ăn “ngưu nhục
phấn” từ Quảng Đông. Có ý kiến lại cho rằng nguồn gốc của phở là món “xáo trâu” của
Việt Nam, món ăn nấu thịt trâu với sợi bún. Và lại có giả thuyết khác cho rằng phở sốt
vang bắt nguồn từ món thịt bò hầm rượu vang đỏ pot - au - feu của ẩm thực Pháp.
Pot-au-feu:
- Pot-au-feu hay Phú Lang Sa, là món súp thịt bò hầm với nhiều loại rau củ như
cà rốt, tỏi tây, củ cải…, có hương vị của các loại thảo mộc, thường được dùng kèm với
bánh mì. Theo truyền thống, pot-au-feu được nấu bằng nồi lớn trong nhiều giờ, được
chế biến từ những nguyên liệu đơn giản nhưng ngon miệng, là món ăn thấm nhuần
truyền thống và là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử, văn hóa Pháp.
- Vào khoảng TK XII, pot-au-feu là món ăn dành cho người nghèo và nguyên
liệu của nó thường không cố định. Ở vùng nông thôn, nguyên liệu chính của pot-au-feu
thường là thịt từ những con vật mà các gia đình có thể tự nuôi như thịt lợn (thường được
ướp muối), thịt xông khói hoặc phổ biến nhất thịt gà. Và mặc dù người ta ưu tiên các
loại rau ăn củ - chẳng hạn như cà rốt, rau mùi tây, củ cải, cần tây,... nhưng có thể thêm
bắp cải, tỏi tây, thậm chí súp lơ trắng, tùy thuộc vào khu vực và thời gian trong năm.
Không nguyên liệu nào trong số này có chất lượng đặc biệt tốt: thịt thường là những
miếng thừa gân guốc, trong khi rau thường đã được thu hoạch từ rất lâu. Tuy vậy, pot-
au-feu không phải là một món ăn hàng ngày mà chỉ dành cho những dịp đặc biệt vì
người nghèo hiếm khi có điều kiện ăn thịt, ngay cả khi họ tự nuôi động vật.
- Đến cuối thế kỷ XVI, đối tượng sử dụng pot-au-feu bắt đầu thay đổi. Khi mùa
màng thất bát và dịch bệnh càn quét nước Pháp trong Chiến tranh Tôn giáo, người nghèo
ngày càng cảm thấy món ăn này vượt quá khả năng chi trả của mình. Pot-au-feu bắt đầu
xuất hiện trên bàn ăn của giới quý tộc. Vào năm 1582, Henri III của Pháp đã yêu cầu
đầu bếp của mình chuẩn bị cho ông một ít 'thịt cực mềm' hoặc cho ông một muôi pot-
au-feu ngon.
Sự thay đổi trong tiêu dùng này dẫn đến sự phát triển của một công thức pot-au-
feu ổn định hơn. Mặc dù các loại rau vẫn có xu hướng theo mùa, nhưng việc lựa chọn
thịt đã phản ánh sở thích của giới quý tộc hoặc hoàng gia. Thịt lợn và thịt xông khói bắt
đầu biến mất và được thay thế bởi thịt bò, kết hợp với thịt gà và thịt bê. Tuy nhiên, pot-
au-feu tại thời điểm đó vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn trong ẩm thực giới quý tộc.
Nó vẫn bị coi là món ăn của nông dân, được ăn tương đối ít và hiếm khi xuất hiện ở nơi
công cộng hoặc nghi lễ.
- Nhưng đến thế kỷ XX, pot-au-feu đã thực sự trở thành trung tâm' của ẩm thực
Pháp, như nhà sử học Maryann Tebben đã nhận định. Mức sống tăng lên đáng kể sau
Chiến tranh Thế giới thứ 2, hầu hết người dân Pháp có đủ khả năng mua thịt thường
xuyên và hầu hết mọi người đều có thể thưởng thức món pot-au-feu ngon cùng gia đình
vào mỗi cuối tuần. Và với những rào cản xã hội cuối cùng đã bị xóa bỏ, thực sự có thể
nói về pot-au-feu như là “le jour de gloire est arrivé”.
Phở và phở sốt vang:
- Theo các nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực, Phở ra đời vào khoảng cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX. Đến tận năm 1930, lần đầu xuất hiện danh từ phở trong tự điển
Khai Trí Tiến Đức, nhưng chưa đầy 100 năm đã xuất hiện trên công cụ tìm kiếm nhiều
nhất thế giới - Google.
- Trong khoảng giữa của hai cột mốc ấy, phở đã có những dấu ấn khác, như tháng
9/2007 từ “Phở” lần đầu xuất hiện trong từ điển Oxford của Anh. Ngày 19/5/2014, từ
“Phở” cũng xuất hiện trong hệ thống từ điển nổi tiếng của Mỹ - Merriam Webster. Hai
năm sau, vào ngày 26-5-2016, từ điển nổi tiếng của người Pháp Le Petit Larousse cũng
cập nhật từ “Phở”… Mới nhất, vào tháng 4/2021, chuyên trang Love Food của Anh đã
đưa ra một danh sách các món ăn "phải thử trong đời". Trong danh sách đó, người Nhật
có mì Ramen, người Trung Quốc có vịt quay Bắc Kinh, người Pháp có món bò hầm
Bourguignon, người Hàn có món cơm trộn Bibimbap và Việt Nam có phở. Phở là món
ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt. Phở có mặt ở mọi ngóc ngách của Việt Nam, từ
bếp trong nhà ra ngoài phố, từ những quán phở gánh vỉa hè xưa cũ đến những quán phở
lớn sang trọng ngày nay.
- Phở sốt vang là món ăn được cải biến từ món phở truyền thống của ẩm thực
Việt Nam, là món phở nóng hổi với nước dùng sốt vang sánh nhẹ ăn kèm thịt bò mềm
dai vừa phải, được nêm nếm từ các loại thảo mộc, hương liệu tự nhiên. Đây là món ăn
được lòng các tín đồ ẩm thực nhờ hương vị đậm đà, hòa quyện giữa thịt bò mềm ngọt
và sợi phở trắng thơm ngon. Thực chất, bò sốt vang có nguồn gốc từ phương Tây, được
nấu với nguyên liệu chính là thịt bò thái quân cờ, gân bò, rượu vang và các loại gia vị.
Khác với các cách chế biến truyền thống như chế nước dùng hay xào khô, món phở sốt
vang có nước sốt đặc sánh, dễ ăn nhưng không mất đi nét độc đáo.
Như vậy, phở sốt vang chính là sự kết hợp độc đáo giữa ẩm thực Pháp và nét Việt
Nam truyền thống. Thế nhưng, người Pháp có lẽ chỉ mang đến đây hình ảnh một nồi bò
hầm, còn lại mọi gia vị và cách nấu thì đều đã được Việt hóa theo phong cách của người
Việt. Những thảo quả, hoa hồi, ngũ vị hương… đã làm nên một chất Việt đậm đà và khó
quên, khiến phở sốt vang trở thành món ăn có vị ngon cầu kỳ.

2. BÁNH MÌ
Bánh mì Baguette của Pháp
Bánh mì baguette là một loại bánh mì được xem là biểu tượng của nền ẩm thực
Pháp. Nó có hình dạng dài, mỏng, giòn với vỏ ngoài màu nâu sậm, bên trong mềm, dẻo
và không quá ngọt. Đặc trưng của bánh mì baguette là phần vỏ ngoài giòn và bên trong
mềm, tạo ra sự kết hợp độc đáo giữa vị ngọt và vị mặn.
Từ khi xuất hiện vào thế kỷ 19, bánh mì baguette đã trở thành một phần của văn
hóa ẩm thực Pháp và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nó được sử dụng để làm nhiều
loại sandwich, từ những món đơn giản như bơ tỏi đến những món xa xỉ hơn như bánh
mì kẹp thịt nướng và rau sống.
Bánh mì Việt Nam
Một món ăn khác của Việt Nam ảnh hưởng từ ẩm thực của người Pháp là bánh
mì. Năm 1859, những chiếc bánh mì baguette đã theo quân Pháp vào Sài Gòn. Cho đến
khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa có chương trình tài trợ cho các trường tiểu học tư
thục và công lập một bữa ăn nhẹ là sữa và bánh mì thì những lò gạch kiểu Pháp cũ của
thập niên 50-60 không còn đủ khả năng đáp ứng. Sang những năm đầu 70, chúng được
thay thế dần bằng những lò điện sử dụng điện từ Nhật, là loại là có nhiều tầng mà ngày
nay các tiệm bánh vẫn sử dụng. Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến
Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn, thêm vào các nguyên liệu có sẵn ở
địa phương. Họ thay mayonnaise bằng bơ và thay các thành phần lạnh, đắt đỏ thành thịt
heo và rau củ. Trong giai đoạn 1975-1986, kinh tế tư nhân bị cấm phát triển nên nhu cầu
sử dụng điện bị hạn chế, một số lò điện và lò gạch chỉ hoạt động dưới dạng hợp tác xã
và sản xuất “chui’ ra thị trường.
Sau năm 1975, bánh mì Sài Gòn theo chân người vượt biên tới Pháp, Mỹ, Úc,
Canada và trở nên phổ biến tại những quốc gia đó. Người Mỹ gọi tắt là bánh mì và danh
từ này đã được đưa vào từ điển Oxford vào năm 2011. Vào tháng 3 năm 2012, chuyên
trang du lịch của The Guardian, một tờ báo nổi tiếng của Vương quốc Anh, đã bình chọn
bánh mì Sài Gòn thuộc 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn du khách nhất thế giới.
a, Điểm giống nhau giữa bánh mì Việt Nam và bánh mì baguette của Pháp
• Món bánh mì baguette ở Pháp hay "bánh mì" ở Việt Nam đều là biểu tượng của
nền ẩm thực và niềm tự hào của người dân ở mỗi nước, được khẳng định thương
hiệu và công nhận trên toàn cầu.
• Về cách ăn: Cả bánh mì baguette của Pháp và bánh mì Việt Nam đều có vỏ giòn
và phần nhân bên trong. Vỏ bánh mì của cả hai loại bánh mì đều được làm từ bột
mì, muối, nước và men.
b, Điểm khác nhau giữa bánh mì Việt Nam và bánh mì baguette của Pháp
• Vỏ bánh mì baguette của Pháp có hình dáng dài và hẹp hơn so với bánh mì Việt
Nam. Ngoài ra, vỏ bánh mì baguette thường cứng hơn, có vị chua hơn và bề mặt
có nhiều lỗ hơn so với bánh mì Việt Nam. Bánh mì Việt Nam có chiều dài ngắn
hơn, khoảng 30-40cm, vỏ mỏng và giòn hơn.
• Phần nhân bên trong của bánh mì baguette của Pháp thường là phô mai, thịt
nguội, xúc xích và rau sống, trong khi bánh mì Việt Nam thường được kẹp với
thịt heo, pate, giò, chả, thịt nướng và rau sống. Thêm vào đó, bánh mì Việt Nam
thường được ăn với nhiều loại nước sốt khác nhau, trong khi đó bánh mì baguette
của Pháp thường được ăn kèm với nước sốt mayonnaise hoặc nước sốt mù tạt.

3. CÀ PHÊ
Cà phê là một thức uống phổ biến trên toàn thế giới trong đó có Pháp. Thế kỷ
XIX, cà phê được du nhập vào Việt Nam qua tay các nhà thương nhân Pháp, đến năm
1857, khi người Pháp xây dựng nhà máy chế biến cà phê đầu tiên tại Đà Lạt, thì ngành
công nghiệp cà phê Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Và cho đến nay Việt Nam đã trở
thành một trong những nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
a, Điểm giống nhau giữa văn hóa cà phê ở Pháp và Việt Nam
- Về độ phổ biến của cà phê và văn hóa cà phê:
+ Ở Việt Nam và Pháp mọi người đều rất thích uống cà phê và đều có văn hoá
uống cà phê. Người dân ở Việt Nam và Pháp đều thích ngồi ở những quán cà phê để
nhâm nhi đồ uống cùng các món bánh ngọt hay như người Pháp thì sẽ nhâm nhi cùng
những viên kẹo marshmallow hoặc bánh ngọt. Ở Việt Nam đặc biệt ở Pháp thì đa số mọi
người sẽ không bao giờ vội vàng cho một cốc cà phê mà luôn thích ngồi xuống nhâm
nhi từ từ thưởng thức hương vị của cà phê và tán gẫu chuyện trò đủ thứ cùng bạn bè,
đồng nghiệp. Các quán cà phê ở Việt Nam và Pháp thì đều có khu vực ở cả trong lẫn
ngoài lề đường với những chiếc bàn nhỏ và những chiếc ghế đơn giản. Và giống như
Việt Nam thì đa số người Pháp đều thích cà phê ngoài trời.

Người Pháp rất thích tán gẫu tại quán cà phê

Người Việt cũng thích ngồi tại quán cà phê trò chuyện
b, Điểm khác nhau giữa văn hóa cà phê ở Pháp và Việt Nam
- Về văn hoá uống cà phê:
+ Thời gian uống cà phê: tuy thời điểm nào cũng có thể uống cà phê nhưng cụ
thể thì người Việt thường hay uống vào buổi sáng có thể là sau khi ăn sáng xong. Còn
người Pháp phổ biến nhất là họ sẽ uống cà phê sau bữa trưa, họ sẽ tới các quán cà phê
để thư giãn, trò chuyện trước khi bắt đầu làm việc vào buổi chiều, đặc biệt người Pháp
chỉ uống cà phê sau khi ăn xong.
+ Khác với Việt Nam nhiều người có thói quen mua cà phê mang đi thì người
Pháp không thích mua cà phê mang đi mà đều thích ngồi thưởng thức tại chỗ. Nếu bạn
vào 1 quán cà phê Pháp và yêu cầu cà phê mang đi chắc chắn người Pháp sẽ thấy lạ và
khó hiểu.
- Về độ mạnh của cà phê:
+ Cà phê ở Việt Nam thì thường mạnh hơn so với cà phê ở Pháp. Ở Việt Nam cà
phê sẽ đậm đặc hơn và số lượng cũng nhiều hơn khi được đựng trong những chiếc cốc
to còn ở Pháp thì thường sẽ chỉ đựng trong những chiếc cốc rất nhỏ được gọi là "small
coffee cup" kích cỡ chỉ nhỉnh hơn chiếc chén bên Việt Nam một chút.
- Về các loại cà phê phổ biến:
+ Ở Việt Nam thường phổ biến: cà phê đen, cà phê sữa, bạc xỉu, cà phê trứng…
+ Ở Pháp thì thường phổ biến: café serré (cơ bản giống cà phê đen), espresso, au
lait (tương tự bạc xỉu), allongé

4. PATE GAN HEO


Pate gan heo là một món ăn đến từ Pháp và rất phổ biến tại Pháp, được du nhập
vào Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc (giai đoạn năm 1858 - 1954).
a, Điểm giống nhau giữa món pate gan heo ở Việt Nam và ở Pháp
- Món pate ở Việt Nam và Pháp đều được làm từ nguyên liệu chính là gan heo và
phổ biến ăn kèm với bánh mì hoặc sandwich.
b, Điểm khác nhau giữa món pate gan heo ở Việt Nam và ở Pháp
- Về nguyên liệu:
+ Pate ở Pháp ngoài sử dụng nguyên liệu chính là gan thì thường có thêm bơ sữa,
kem sữa, các lá thơm thảo mộc phương Tây hay rượu vào hỗn hợp gan và thịt mỡ, hoặc
hỗn hợp hoàn toàn từ gan. Thế nên, đôi khi pate kiểu Pháp lại không hợp với khẩu vị
người Việt bởi độ béo ngậy từ gan, bơ sữa, kem sữa,…mùi thơm lạ miệng từ các lá thảo
mộc độc đáo.

Rượu Cognac thường được sử dụng để chế biến pate ở các nước phương Tây

Ngoài ra kem sữa cũng có mặt trong món pate ở Pháp


+ Pate gan kiểu Việt không cho các loại lá thảo mộc hay kem sữa béo ngậy như của kiểu
Pháp mà pate kiểu Việt tuy đơn giản mà vẫn rất thơm ngon. Nguyên liệu chính của pate
thường là hỗn hợp gan, thịt ba rọi, thịt mỡ trộn cùng với ruột bánh mì hay bột mì, hành
tây, tỏi và tiêu. Ngoài ra, công thức dùng gan 100% như pate kiểu Pháp thường được ít
sử dụng, mà pate kiểu Việt luôn được trộn gan cùng với thịt mỡ vào để giảm độ tanh
của gan, tăng vị béo thơm trong pate hơn nữa để hợp khẩu vị người Việt và tạo nên nét
đặc trưng cho pate Việt Nam.
Pate Việt rất ít khi sử dụng 100% gan mà hay kèm theo thịt mỡ nữa
- Về kết cấu:
+ Pate Pháp thường được xay nhuyễn mịn hoặc là cắt lát để kẹp vào bánh mì.
+ Pate Việt Nam không mịn hoàn toàn như pate Pháp mà sẽ vẫn còn rõ những
miếng thịt hay mỡ nhỏ.

IV. Tài liệu tham khảo


Coffee, P. (2014, 1 16). Văn hóa Cà phê Pháp - Cà phê lãng mạn. Retrieved from
Purio Coffee
Foodeli. (2021, 6). Nguồn gốc của phở – Phở bắt nguồn từ đâu? Retrieved from
foodelivietnam
Gavin, P. (2023, 4 25). Thấp Thoáng Bóng Pháp Trong Hương Vị Bánh Mì Việt.
Retrieved from huongnghiepaau
Holden, S. (2019, 7 23). What You Need To Know About France’s National Dish,
Pot Au Feu. Retrieved from touristsecrets
Khôi, M. (2021, 12 12). Phở - Món ăn đậm đà hương vị Việt trên bản đồ ẩm thực
thế giới. Retrieved from vtc.vn
Paticusi. (2019, 9 22). Tìm hiểu về bánh mì Việt Nam. Retrieved from paticusi
Pho, W. T. (2021, 11 12). 5 Must Try Vietnamese-French Dishes | 5 Món Ăn Việt
Lai Pháp Mà Bạn Nên Thử
Coffee, P. (2014, 1 16). Văn hóa Cà phê Pháp - Cà phê lãng mạn. Retrieved from
Purio Coffee
Foodeli. (2021, 6). Nguồn gốc của phở – Phở bắt nguồn từ đâu? Retrieved from
foodelivietnam
Gavin, P. (2023, 4 25). Thấp Thoáng Bóng Pháp Trong Hương Vị Bánh Mì Việt.
Retrieved from huongnghiepaau
Holden, S. (2019, 7 23). What You Need To Know About France’s National Dish,
Pot Au Feu. Retrieved from touristsecrets
Khôi, M. (2021, 12 12). Phở - Món ăn đậm đà hương vị Việt trên bản đồ ẩm thực
thế giới. Retrieved from vtc.vn
Paticusi. (2019, 9 22). Tìm hiểu về bánh mì Việt Nam. Retrieved from paticusi
Pho, W. T. (2021, 11 12). 5 Must Try Vietnamese-French Dishes | 5 Món Ăn Việt
Lai Pháp Mà Bạn Nên Thử
Thành, L. B. (2020, 6 11). PATE GAN VIỆT NAM KHÁC GÌ SO VỚI PATE GAN
KIỂU PHÁP? Retrieved from emyeupate
Trẻ, T. T. (2021, 10 13). Thực khách Hà Nội thường tranh luận phở sốt vang
"toàn cái loại bạc nhạc, ăn chỉ tổ tốn tiền", bà chủ hàng phở 20 năm đình đám nhờ món
này "lên tiếng" lý giải. Retrieved from giadinh.suckhoedoisong
Anh, N. (2023, 3 22). ĐẾN TỌA ĐÀM NÀY ĐỂ TÌM HIỂU VỀ NÉT TƯƠNG
ĐỒNG GIỮA ẨM THỰC PHÁP VÀ VIỆT. Retrieved from bazaarvietnam
Báo Dân trí. (2016, 12 26). Ẩm thực đem Pháp - Việt đến gần nhau. Retrieved
from dantri
CAP EDUCATION. (2023, 4 23). So Sánh Ẩm Thực Pháp Và Việt Nam.
Retrieved from capfrance.edu.vn
Ezcooking. (2023, 4 23). Tìm hiểu nét đặc trưng của ẩm thực Pháp. Retrieved
from daynauan.vn
Trần, D. (2021). Ẩm thực Pháp - Đẳng cấp tinh hoa trong nền ẩm thực thế giới.
Retrieved from tastykitchen.vn
Wikipedia. (2023, 4 23). Ẩm thực Việt Nam. Retrieved from wikipedia

You might also like