You are on page 1of 41

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU


ÂU- ĐỒNG EUR………………………………………………………………….4
1.1. Sơ lược về đồng tiền chung châu ÂU………………………………………..4
1.2.Lịch sử ra đời đồng EURO…………………………………………………...4
1.2.1. The European Unit of Account(EUA)…...………………………………….........4
1.2.2.The European Currency Unit (ECU)……………………………….…………5
1.2.3.EURO………………………………………………………………………...6
1.3.Sự phát triển của Euro và các nước thành viên……………………………..8
1.3.1.Quá trình phát triển………………………………………………………...8
1.3.2.Các nước tham gia…………………………………………………………17
1.4. Vị thế đồng Euro…………………………………………………………….19
1.5.Tác động của euro……………………………………………………………20
1.5.1. Đối với EU…………………………………………………………………21
1.5.2.Đối với thế giới……………………………………………………………..23
1.6.Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia đồng tiền chung châu Âu…...24

1.6.1. Thuận lợi…………………………………………………………………..24


1.6.2.Khó khăn…………………………………………………………………..25
CHƯƠNG II. BÀI HỌC RÚT TỪ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU
ÂU CHO CHÂU Á……………………………………………………………….28
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ NHU CẨU
VỀ MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG……………………………………………….31
3.1 Quá trình hội nhập thông qua thương mại và FDI………………………..31
3.2. Hội nhập tài chính…………………………………………………………..33
CHƯƠNG IV: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG TIỀN CHUNG
CHÂU Á- ĐỒNG ACU………………………………………………………….34

1
4.1.Khái quát về ACU……………………………………………………………34
4.1.1. Khái niệm về ACU?.....................................................................................34
4.1.2. Ý tưởng thành lập…………………………………………………………35
4.2. Hạn chế………………………………………………………………………38
4.3. Những tác động nếu có đồng tiền chung châu Á………………………….40
4.3.1.Tác động đến thị trường tài chính………………………………………..40
4.3.2.Tác động đến khu vực châu Á…………………………………………….41
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….........42

2
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU
ÂU- ĐỒNG EUR.

1.1. Sơ lược về đồng tiền chung châu Âu(Euro)

Đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO) chính thức ra mắt vào ngày 1/1/1999.
Euro được quy định tỉ giá không đổi đối với các đồng tiền quốc gia thuộc EU. Sự ra đời
của đồng tiền chung châu Âu là một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu
Âu và đánh dấu một bước phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia đồng EURO
đợt đầu có 11 nước thành viên của EU : Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo, Bỉ,
Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen. Ba nước Anh, Thụy Điển và Đan Mạch
chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành
viên.

Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết
định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau: EURO không trùng tên với bất
cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU (đơn vị tiền tệ châu Âu) trùng tên với
đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các
thành viên.

1.2.Lịch sử ra đời của Euro

EURO có tiền thân là Đơn vị tài khoản châu Âu (EUA), tiếp theo là Đơn vị tiền
tệ châu Âu(ECU).

1.2.1. The European Unit of Account (EUA)

Ban đầu, Đơn vị châu Âu tài khoản (EUA)- một đơn vị tài khoản được sử dụng
trong cộng đồng châu Âu từ 1975-1979. Trước khi được dần dần giới thiệu ở các lĩnh vực

3
khác của hoạt động trong cộng đồng châu Âu thì EUA được sử dụng cho Công ước Lome
và Ngân hàng đầu tư châu Âu. EUA được xác định trên cơ sở một giỏ tiền tệ châu Âu,
ban đầu được thiết kế có cùng giá trị như giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF vào
giữa năm 1974, đều trị giá 1.20635 đôla Mỹ.

1.2.2.The European Currency Unit (ECU)

1.2.2.1. Cơ chế “Rắn bò trong hang”-Tiền thân của EMS

Sau khi Hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1971, một vấn đề giành
được nhiều sự quan tâm tại châu Âu là nếu để cho tỉ giá giữa các đồng tiền trong Cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC) được xác định duy nhất bằng lực lượng của thị trường thì
sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Cộng đồng sẽ không ổn định, thêm vào đó nếu có
sự chủ động phá giá để cạnh tranh thương mại giữa các nước trong thị trường thì mâu
thuẫn nội bộ sẽ là không tránh khỏi.Với những lo ngại trên và mong muốn cho ra đời một
đồng tiền chung các nước thành viên, EEC đã áp dụng biện pháp hạn chế biến động của tỉ
giá được biết đến với cái tên “Rắn bò trong hang”-“Snake in the tunnel”.

Cơ chế này được chính thức hoạt động vào ngày 24-4-1972, nội dung là tỷ giá
giữa các đồng tiền thành viên được phép dao động trong biên độ cho phép là ±1.25%, gọi
là “con rắn”, còn tỷ giá đối với đồng USD được dao động trong biên độ ±2.25%, gọi là
“hang”.Thuật ngữ “Rắn bò trong hang” bắt nguồn từ thực tế: theo thời gian vì có biên độ
hẹp hơn nên tỷ giá giữa các đồng tiền trong khu vực biến động lắc lư như con rắn đang
trườn trong một biên độ rộng hơn (được ví là hang) đối với USD. Tuy nhiên sau đó, với
nhiều biến động, tỷ giá giữa các đồng tiền thành viên được cố định và được thả nổi hoàn
toàn so với các đồng tiền bên ngoài hệ thống, cơ chế trên trở thành “Hệ thống con rắn”.

“Hệ thống con rắn” đã không đáp ứng được nhu cầu bức thiết trong việc phối hợp
các chính sách kinh tế, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước EEC, vì thế các
nước thành viên chuyển sang thời kỳ hợp tác mới trong lĩnh vực tiền tệ theo cơ chế EMS.

1.2.2.2.The European Monetary System (EMS)

4
Vào ngày 17-6-1978, tại Hội nghị diễn ra ở Bremen, 6 nước thuộc EEC thỏa
thuận thành lập EMS thay cho Hệ thống con rắn. EMS được đi vào hoạt động ngày
13-3-1979. Tham gia EMS bao gồm tất cả các nước của EEC, trừ Anh là nước không
tham gia từ đầu. Ba nguyên tắc hoạt động chính của EMS dựa trên Hệ thống con rắn, bao
gồm:

-Cơ chế tỷ giá (exchange rate mechanism-ERM).

-Đơn vị tiền tệ châu Âu (European Curency Unit-ECU).

-Hợp tác tiền tệ bao gồm cung cấp các hạn mức tín dụng hay còn gọi là phương
tiện tín dụng thường xuyên (Credit Facilities-CF).

1.2.2.3. The European Currency Unit (ECU)

Đơn vị tiền tệ châu Âu (ECU) là một giỏ các loại tiền tệ của các quốc gia thành
viên cộng đồng châu Âu, được sử dụng là đơn vị tài khoản của cộng đồng châu Âu trước
khi bị thay thế bằng Euro vào ngày 1-1-1999. Chính ECU cũng đã từng thay thế Đơn vị
tài khoản châu Âu vào ngày 13-3-1979. Cơ chế tỉ giá ngoại tệ châu Âu (ERM) đã cố gắng
làm giảm thiểu sự biến động của tiền tệ các quốc gia thành viên với ECU. ECU cũng đã
được sử dụng trong các giao dịch tài chính quốc tế, nơi mà lợi thế của chứng khoán bằng
tiền trong ECU đã cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội mở rộng ra nước ngoài mà không
bị phụ thuộc vào tiền tệ của riêng một quốc gia nào.

1.2.3. Euro

Châu Âu với một đồng tiền chung duy nhất là mục tiêu phấn đấu bền bỉ của
EU. Vào năm 1970, đã có một kế hoạch đầy tham vọng gọi là kế hoạch Werner (tên của
thủ tướng Luxemburg) nhằm lập ra một liên minh kinh tế và tiền tệ trong vòng 10 năm.
Sau thời hạn đó, cộng đồng châu Âu sẽ có một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống
tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên hàng loạt các biến cố đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng
này (sự tan vỡ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods năm 1971, sự suy thoái kinh tế toàn
cầu, khủng hoảng dầu lửa...). Tiếp đó, vào tháng 3 năm 1979, hệ thống tiền tệ châu Âu
(EMS) đã ra đời, mục tiêu là nhằm tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các

5
dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần
nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và
giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật.
Đó là những yếu tố quan trọng làm cho các nước EU nhận thấy cần thiết phải thành lập
một liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU). Liên minh này được ghi trong chương II của
Hiệp ước Maastricht và được triển khai theo 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1: Bắt đầu từ 1-7-1990 và kết thúc vào 31-12-1993. Nội dung chủ yếu
của giai đoạn này là tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách
biệt giữa các nền kinh tế của các nước thành viên. Theo lịch trine của giai đoạn này, từ
1-7-1990, mọi hạn chế trong việc lưu hành tư bản giữa các nước EU sẽ bị dỡ bỏ, từ
1-1-1993, thị trường nội địa bắt đầu vận hành.

Giai đoạn 2 : Được coi là giai đoạn chuyển tiếp và bắt đầu từ 1-1-1994 với sự
kiện Viện tiền tệ châu Âu (EMI) được thành lập cho đến ngày 31-12-1998. Theo lịch
trình của giai đoạn này, sự chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng trung ương châu Âu đã
ở giai đoạn cuối cùng, chính sách tiền tệ vẫn chủ yếu thuộc thẩm quyền của các quốc gia.

Giai đoạn 3 : Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Giai đoạn đầu
từ 1-1-1999 đến 1-1-2002 đồng EURO chỉ lưu hành không bằng tiền mặt. Từ 1-1-2002
đến tháng 7-2002 bắt đầu lưu hành đồng EURO bằng tiền giấy và tiền kim loại song song
với các đồng tiền bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại.

Sự ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá trình phấn đấu đầy gian
khổ của chính phủ các nước thuộc EU nhằm thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ. Nếu
không có đồng tiền chung thì thị trường chung châu Âu không thể hoàn thiện và không
có ý nghĩa nhiều trên thực tế.

Liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình
nhất thể hoá châu Âu, dựa trên những cơ sở khoa học sau :

Một là xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực :

6
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và
tiếp đó đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất và
nền kinh tế các nước Tây Âu. Không gian kinh tế của các nước này đã trở nên nhỏ hẹp và
mỗi nước đều có nhu cầu đẩy mạnh sự hợp tác và liên kết kinh tế để đạt được sự tiến bộ
trong nền kinh tế của chính nước họ. Cộng đồng kinh tế châu Âu ra đời nhằm mục đích
hoà nhập kinh tế các nước thành viên, tiến tới một thị trường thống nhất trong toàn khu
vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá
trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả to lớn của những nỗ lực
thống nhất châu Âu là đã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2-1992, trong đó đề ra mục
tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối
cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế ở Châu Âu và tạo ra một Châu Âu hoàn toàn
mạnh mẽ tiến bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của đồng EURO là một tất yếu phục vụ cho
mục tiêu trên.

Hai là quá trình liên kết kinh tế và tiền tệ của EU trải qua rất nhiều khó khăn và trở
ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được.

Ngay cả các nhà lãnh đạo Mỹ từ trước tới nay đều khó tin là Liên minh tiền tệ châu Âu có
thể thành công được. Việc cho ra đời đồng tiền chung châu Âu là kết quả của một quá
trình phấn đấu đầy gian khổ, trong đó các nhà lãnh đạo châu Âu đã phải có nhiều dàn xếp
chính trị, hy sinh một phần lợi ích, thể hiện quyết tâm cao độ của họ nhằm tạo ra một cực
châu Âu vững mạnh hơn về kinh tế và chính trị bước vào thế kỷ 21. Sự ra đời của Liên
minh tiền tệ châu Âu có tác động sâu sắc về kinh tế không chỉ với các nước thành viên
mà với cả châu Âu và các nước có quan hệ buôn bán với khối này.

Chính sự ra đời của đồng Euro là bước hoàn thiện cho sự ra đời của Liên minh
kinh tế tiền tệ châu Âu.

1.3. Sự phát triển của Euro và các nước thành viên

1.3.1Quá trình phát triển

7
1.3.1.1.Quá trình thay các đồng tiền nội địa thành đồng Euro

Ngay sau khi đồng Euro trở thành tiền tệ chính thức, ngày 2 tháng 1, một số sàn
giao dịch ở Milano (Italia), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả
các chứng khoán bằng Euro. Cũng tại thời điểm đồng Euro trở thành tiền tệ chính thức
cách ghi giá cho ngoại tệ đã được thay đổi, từ 1USD=xxx DEM thành 1EUR = xxx USD.
Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng
khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người
tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Các nước đều có một thời gian chuyển tiếp nhất định, kéo dài đến hết tháng
2-2002 hoặc đến hết tháng 6-2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như
tiền tệ chính thức. Sau thời gian được quy định, tiền quốc gia vẫn được đổi sang Euro tại
các Ngân hàng quốc gia, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28-2-2002 pháp luật
Đức quy định về việc chuyển đổi đồng Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng, và khác
với các nước, quy định này tại Đức là không thời hạn. Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005
vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi
thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng liên bang Đức
phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.

1.3.1.2. Sự biến động của Euro trên các thị trường cụ thể từ 1999 cho đến nay

Từ trước khi ra đời với nhiều dự đoán sẽ là đồng tiền thay thế vị trí độc tôn của
USD, EURO đã tăng giá mạnh trong những phiên giao dịch đầu tiên, ngày 4-1-1999, với
tỉ giá 1EURO =1,1906USD, mức cao nhất kể từ khi ra đời vào ngày 1-1-1999, làm cho tỉ
giá giữa đồng JPY và đồng EURO cũng tăng lên 134,6 JPY/1EURO.

Sự ra đời của đồng EURO cũng gây được sự chú ý trong giới tài chính ngân hàng,
70% các liên hiệp công ty ở Luân Đôn đã xem xét mối quan hệ của mình với hệ thống
ngân hàng trong dịch vụ chuyển đổi sang đồng EURO.

8
Tuy nhiên, không lâu sau đó biến động của đồng euro lại diễn ra theo chiều hướng
ngược lại trong vòng 2 năm sau đó, làm cho giá trị đồng tiền này giảm 30% so với giá trị
ban đầu.

Sau đây là diễn biến của quá trình giảm giá đó

-Giá trị đồng EURO giảm liên tục từ 1,1675 USD giá ngày 1-1-1999 thì chỉ sau
một tháng đến ngày 1-2-1999 tỷ giá này là 1,0964 USD/1 EURO tức là đã giảm hơn 6%
giá trị trong một tháng. Tiếp theo trong tháng 3 năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm giá
so với đồng USD, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn.

-Ngày 1-3-1999, tỷ giá chính thức được công bố trên thị trường là 1,0706 USD/1
EURO. Sau đó đồng tiền này lên xuống bấp bênh và vào ngày 2-6-1999 đồng tiền này
xuống mức thấp nhất trong 6 tháng đầu kể từ khi ra đời tỷ giá EURO/USD là 1,0330,
giảm 15% so với giá trị ban đầu. Tuy nhiên, sang tháng thứ 7 có lên giá chút ít so với
USD song vẫn ở mức thấp.

-Ngày 1-7-1999, 1 EURO bằng 1,0724 USD lên 3,8% so với tháng 6.

-Sáu tháng cuối năm 1999 đồng EURO tiếp tục giảm xuống so với đồng đôla Mỹ.
Đến ngày 1-12-1999, 1 EURO đổi được 1,001 USD, tức đã giảm 14,2% so với giá trị ban
đầu và đến ngày 31-12-1999 là 0,987 USD tức là đã giảm 15,5% sau một năm ra đời.

-Sang năm 2000 tình hình đồng EURO cũng không ngừng biến động. Trong 3
tháng đầu năm đồng EURO có xu hướng lên nhẹ. Tăng 1 EURO bằng 0,9731 USD ngày
1-1-2000 lên 0,9990 USD vào ngày 2-3-2000. Tiếp đó đồng EURO liên tục giảm nhẹ.
Trong 9 tháng đầu năm đồng EURO giảm 12% so với giá trị đầu năm, tức là đã giảm
27% so với giá trị ban đầu. Và diễn biến càng tồi tệ hơn trong tháng 10 của năm 2000
đồng EURO rớt giá với mức kỷ lục chưa từng có từ khi ra đời đến nay: đạt mức 0,8228
USD. Sau đó đồng EURO có xu hướng tăng nhẹ và tỏ ra ổn định hơn trong mấy tháng
cuối năm 2000 và 3 tháng đầu năm 2001.

-Sang nửa cuối 2003, tỷ giá đồng EURO có xu hướng quay trở lai với tỷ giá lúc
mới ra đời, có khuynh hướng nhích lên so với đồng đôla.

9
-Trong giai đoạn 2004-2005 tỷ giá giữa đồng EURO và USD đã lên tới giới hạn
1EURO =1,30-1,35 USD, thực chất tỷ giá này vẫn có thể tiếp tục tăng nếu các nước EU
không kiềm giá đồng EURO để tránh những tổn thất về xuất khẩu.

-Từ thời điểm 1-1-2009 đồng EURO trở thành tiền tệ chính thức của Slovakia, tiếp
đến là Cộng hòa Sec, Ba Lan. Đầu năm 2009, các nhà kinh tế dự đoán đồng EURO sẽ
gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính đang lan rộng, tuy nhiên EU với đồng tiền
chung thống nhất đã chống đỡ tốt hơn nhiều so với đối thủ lớn nhất của mình là Mỹ.

-Trong năm 2010, với những diễn biến ngày càng xấu đi trong cuộc khủng hoảng
nợ châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp với sự kiện ngày 11/5/2010, chính phủ Hy Lạp công bố
mức thâm hụt ngân sách là 12,7%, gấp đôi so với dự kiến trước đó và gấp 4 lần mức cho
phép của Eurozone, sau đó cuộc khủng hoảng lan rộng ra Italia, Tây Ban Nha, gây nên
tâm lý hoang mang cho công chúng, các nhà đầu tư, đồng EURO rớt xuống mức thấp
nhất trong 4 năm so với đồng USD, ở mức 1 euro ăn 1,23 USD vào cuối ngày 25/5.

Trên thị trường vốn.

Ngay trong những ngày đầu tháng 1 năm 1999, các trái phiếu châu Âu bằng đồng EURO
đã được phát hành với lợi nhuận ước tính cho các kỳ hạn dao động quanh mức 3,02%, giá trái
phiếu trong khoảng 100,01-100,04. Đây là mức khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư nếu so với mức
lãi tiền gửi là 3%. Không chỉ được phát hành trên thị trường châu Âu, một số thị trường như
Trung Quốc, Hồng Kông cũng phát hành một lượng khá lớn các trái phiếu và các khoản nợ của
mình bằng đồng EURO. Đây là một dấu hiệu tích cực cho các nhà hoạch định chính sách của
ECB.

Thị trường trái phiếu châu Âu là một thị trường trái phiếu năng động và hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư trên khắp thế giới, là thị trường lớn thứ 2 thế giới với 7000 tỷ USD đứng sau mỹ
đạt 8000 tỷ USD. Những diễn biến trên thị trường này sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới niềm
tin của những nhà đầu tư cũng như triển vọng của một thị trường tương lai tươi sáng của đồng
tiền chung (đồng EURO). Việc 85% trái phiếu phát hành bằng các đồng châu Âu (11 đồng tiền
trong khối EMU) được chuyển ngay sang đồng EURO trong tuần đầu tiên của năm 1999 đã phần
nào thể hiện quyết tâm cao của các nước thành viên trong việc xây dựng một đồng EURO vững
mạnh .

10
Trong tháng đầu tiên, giá trái phiếu châu Âu liên tục biến động theo chiều hướng gia
tăng. Chỉ trong vòng 14 ngày giá trái phiếu chính phủ Đức phát hành bằng đồng EURO thời hạn
2 năm đã tăng 50 điểm và trái phiếu thời hạn 5 năm đã tăng 60 điểm. Kể từ ngày 1-1-1999 tới
nay Đức và Pháp đã phát hành 11 đợt trái phiếu bằng đồng EURO thời hạn chủ yếu là 5 năm với
lợi nhuận bình quân (coupon) là 3,5%.

Thống kê mới công bố cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Eurozone hiện đang ở mức
thấp kỷ lục, sản xuất công nghiệp tháng 11/2008 của khu vực sụt giảm mạnh nhất trong 18 năm,
tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 tăng lên mức cao nhất trong hai năm là 7,8%.
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh số phận của đồng EURO.

Lý giải cho sự trượt dốc không phanh này, một số nhà phân tích tài chính cho rằng, nhà
đầu tư vẫn hoài nghi về mức độ thành công của giải pháp ngăn ngừa cuộc khủng hoảng nợ lan
rộng ra khu vực đồng tiền chung này.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia còn “vạch mặt” một nguyên nhân sâu xa hơn chính là “mối
lương duyên giữa những kẻ không cân sức”. Sự chênh lệch về trình độ phát triển là vấn đề
"nóng" khi đồng EURO chính thức ra đời. Và nay là thời điểm các nhược điểm mà người ta lo
ngại bị lộ rõ. Người ta thường ví von, việc sử dụng một đồng tiền và tuân thủ chung một tiêu
chuẩn không khác gì "bắt một ông già chạy marathon với thanh niên". Khi ông già đuối sức, vấn
đề lập tức xuất hiện. Hiện Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ailen, Italy bắt đầu rớt lại phía
sau. Nếu Đức và Pháp không dừng lại cõng những "vận động viên" bị rớt lại thì cuộc chơi sẽ kết
thúc, đồng EURO cũng sụp đổ. Còn nếu dừng lại thì khu vực các nước sử dụng đồng EURO sẽ
trở thành "nồi cơm to" nuôi những "vận động viên" lười.

Chính vì tồn tại mâu thuẫn mang tính kết cấu như vậy nên cũng chưa thấy một phương
án giải quyết khả thi và hữu hiệu cho cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp. Bất cứ phương án nào
cũng sẽ tạo ra một vấn đề mới, lớn hơn.

Chính những dấu hệu xấu về sự phát triển kinh tế và những mâu thẫn mới nảy sinh giữa
các nước trong khối EMU nhiều chuyên gia đã dự báo đồng Euro có nguy cơ sẽ biến mất trong
tương lai. Trong số 25 nhà kinh tế hàng đầu tham gia khảo sát, có tới 12 chuyên gia dự đoán,
đồng Euro sẽ không thể tồn tại tới hết nhiệm kỳ Nghị viện Châu Âu, trong khi 8 chuyên gia cho
rằng, đồng tiền này vẫn tồn tại và 5 người không đưa ra ý kiến.

11
Vào năm 2009, chỉ một vài chuyên gia trong Khu tài chính London mới tự tin dự đoán về
sự kết thúc đồng Euro. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha, cùng với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận đồng Euro đang đối mặt với
"khủng hoảng tồn tại", thì những quan điểm của giới chuyên gia đã thay đổi mạnh mẽ.

2 trong số 8 chuyên gia dự báo đồng tiền chung châu Âu sẽ tiếp tục tồn tại, cho rằng điều đó sẽ
chỉ xảy ra khi cái giá phải trả là chứng kiến ít nhất 1 trong số các thành viên của khu vực sử dụng
đồng Euro (Eurozone) bị vỡ nợ.

Andrew Lilico, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc tổ chức Policy Exchange, cho rằng cơ
hội tồn tại của đồng Euro với mô hình thành viên hiện nay là “gần bằng không”. Còn chuyên gia
Douglas McWilliams thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh cho rằng, đồng tiền này
“thậm chí còn không tồn tại trong một tuần”.

Trong khi đó, giáo sư David Blanchflower của trường Đại học Dartmouth, cho rằng "tác
động chính trị của sự đổ vỡ đồng Euro có thể sẽ rất sâu rộng. Đức hiện đang phản đối việc phải
chi tiền cho các nước khác và có thể sẽ sớm rút khỏi khu vực đồng Euro".4 trong số các nhà kinh
tế cho rằng, mặc dù nhiều người nghi ngờ Hy Lạp hoặc một số nền kinh tế yếu kém hơn có thể bị
buộc ra khỏi Eurozone, nhưng thực tế, nước có khả năng lớn nhất rút khỏi khối này sẽ là Đức.

Theo chuyên gia Peter Warburton thuộc hãng tư vấn Economic Perspectives, "nhiều khả
năng Đức sẽ rút lui. Có thể một số quốc gia Tây và Trung Âu khác - cộng thêm Đan Mạch, sẽ
tham gia Eurozone. Có thể, sẽ xuất hiện mô hình thành viên đa cấp của Liên minh Châu Âu và
một cơ chế tham gia hay rút lui khỏi khu vực này. Đồng Euro có thể sẽ vẫn tồn tại, nhưng không
phải dưới hình thức hiện nay".

Chuyên gia Tim Congdon thuộc tổ chức Nghiên cứu tiền tệ quốc tế thì cho rằng: “Khu
vực đồng Euro sẽ mất 3 tới 4 thành viên - Hy Lạp, Bồ Đào Nga, hay Ireland - và cũng có khả
năng tan vỡ hoàn toàn do bất đồng giữa Đức và Pháp đang tăng lên".

Những lo lắng gần đây về số phận của đồng Euro đã tăng lên sau việc Liên minh Châu
Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế quyết định thành lập quỹ cứu trợ khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ USD,
nhằm ngăn ngừa những đổ vỡ trong tương lai. Mặc dù khoản cứu trợ này cũng đã thúc đẩy niềm
tin ban đầu, song giới đầu tư vẫn từ bỏ đồng Euro khi các chính trị gia cho thấy sự miễn cưỡng
phải ủng hộ quyết định cứu trợ này.

12
Giá vàng quốc tế chiều 8/6/2010 đã tăng mạnh là do những lo ngại về tình hình nợ nần
của Châu Âu. Giới đầu tư quốc tế đẩy mạnh gom mua vàng để ngăn ngừa diễn biến xấu có thể
xảy ra ở châu Âu. Tỷ giá Euro/USD trong ngày đã có lúc chỉ còn 1 Euro đổi được dưới 1,19
USD, thấp nhất trong 4 năm.

Chính những lo ngai này cộng thêm những bất ổn của nền kinh tế thế giới đã làm cho nền
kinh tế châu âu thêm phần nguy khốn. Ngay từ những tháng đầu tiên của năm 2010 (28.04.2010),
các Thị trường Chứng khóang Châu Âu đã ghi nhận những sự giảm giá mạnh vì lo sợ sự khủng
hỏang từ Hy lạp lan sang các quốc gia thành viên khác thuộc khối euro như Bồ đào nha và Tây
ban nha: Thị trường Madrid đã giảm 4.19%, Lisbonne giảm 5.36% và Athenes giảm 6%.

Ngày 06/05/2010 Tại Châu Âu, những chỉ số chứng khoán đều giảm: Paris (-2,20%),
Londres (-1,52%), Francfort (-0,84%), Milan (-4,26%), Madrid (-2,93%) và Dublin (-2,08%).
Tại Á châu, những chỉ số chứng khoán đều có cùng chiều hướng: Tokyo (-3,27%), Hong Kong (-
0,96%) và Shanghai (-4,11%). Trên thị trường tiền tệ Paris, một euro có giá tương đương với
1,27 mỹ kim, mức thấp nhất từ tháng 03.2009.

Trên thị trường lãi suất của đồng EURO.

Trong những năm gần đây xu hướng chung là giảm lãi suất với các đồng tiền, từ đồng
đôla Mỹ, MD hay JPY, đặc biệt là các nước châu á sau cuộc khủng hoẳng tài chính tiền tệ năm
1997, thậm chí Nhật Bản duy trì lãi suất bằng không trong một thời gian dài. Trong năm 1999,
2000 lãi suất thị trường có xu hướng tăng nhẹ do sự phục hồi kinh tế của một số khu vực, nhu
cầu đầu tư tăng làm lãi suất tăng lên .

Ngày 01-01-1999, đồng EURO được đưa vào sử dụng với lãi sất EURIBO (lãi suất của
ECB), lãi suất kỳ hạn 1, 2, 3 tháng dao động quanh mức 3%. Trong tuần đầu, hơn 80% lượng
giao dịch bằng đồng EURO trên thị trường tiền gửi được thực hiện theo lãi suất của EURIBO:
20% còn lại thực hiện thông qua lãi suất EUROLIBOR.

Nhìn chung trên thị trường tiền gửi đồng EURO trong thời gian đầu không có nhiều biến
động lớn, các giao dịch diên ra một cách suôn sẻ tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư.

Trên thực tế, lãi suất đồng Euro đã được đưa về mức 2% trong khoảng thời gian từ 2003
- 2005. Đầu năm 2006 ECB đã tăng lãi suất từ 2% lên 2.25% và 2.5%. Đến 7/6/2006 ECB thông
báo tăng mức lãi suất thêm 0.25% lên mức 2.75%. Việc tăng lãi suất của ECB lần này vẫn không

13
nằm ngoài mục tiêu kiểm soát mức lạm phát vốn đang cao hơn 0,5% so mức cho phép 2%. Lạm
phát hiện vẫn tăng theo đà tăng của giá dầu cao và sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu
vực Eurozone.

Kết thúc phiên họp 8/12/2006. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định
tăng lãi suất cơ bản của đồng Euro trong khu vực từ mức 3.25% hiện nay lên 3.5%. Đây là lần
thứ 6 trong năm 2006 ECB tăng mức lãi suất của đồng Euro.

Các nhà phân tích cho rằng lãi suất đồng Euro có thể tăng lên mức 3.75% vào năm 2007.

Đúng như nhận định của giới chuyên gia tiền tệ thế giới, Ngân hàng trung ương châu Âu
(ECB) đã quyết định tăng lãi suất đồng tiền chung euro từ mức 3,75% lên 4% trong phiên họp
thường kỳ vào ngày 6/6/2007. Cơ sở cho việc tăng lãi suất là tốc độ tăng trưởng nhanh của nền
kinh tế khu vực này trong thời gian gần đây. Theo công bố mới đây của Uỷ ban châu Âu,
chỉ số tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vẫn tiếp tục
tăng trong tháng 5/2007 vừa qua.

Theo dự báo của Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế của khu vực này sẽ còn tiếp tục tăng
trưởng với mức dự kiến cao hơn 2%. EU hiện đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra là
2,6% trong năm 2007 và 2,5% vào năm 2008.

Tăng trưởng kinh tế cao luôn đi kèm với việc tỉ lệ lạm phát sẽ tăng theo. Do vậy, ECB đã quyết
định tiếp tục thắt chặt các điều kiện tiền tệ để kiềm chế nguy cơ lạm phát ở khu vực này.

Lạm phát ở khu vực Eurozone đang thấp hơn mức 2% song theo ECB, tính chung cả năm, con số
này có thể đạt 2%. Công việc chính của ECB là đảm bảo lạm phát của Eurozone chỉ ở dưới mức
2%. ECB cũng cho biết nếu kinh tế còn tiếp tục phát triển, lãi suất sẽ còn phải được điều chỉnh để
kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, việc nâng lãi suất lên trên 4% sẽ tạo ra tình huống
nguy hiểm, làm cho giá trị đồng euro trở nên quá cao và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Châu
Âu.

14
Mức 4% là mức lãi suất cho vay của Eurozone lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2001.

Ngày 3/7 /2008 Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất cơ bản của đồng
euro từ 4% lên 4,25%. Đây là lần tăng lãi suất euro đầu tiên trong vòng một năm qua.
Đề nghị tăng lãi suất đã được giám đốc ECB Jean-Claude Trichet đề cập đến từ tháng trước, khi
khu vực các nước sử dụng đồng euro (EU) có mức lạm phát vào tháng 6/2008 ở mức cao nhất:
4%.

ECB cũng tăng lãi suất cho vay, với mức vay nóng qua đêm lên tới 5,25% và lãi suất tiền
gửi lên đến 3,25%. Nhưng đến cuối năm 2008, với sự khủng hảng kinh tế thế giới ngày càng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế các nước Châu Âu.

Ngày 8/10,/2008 ECB đã quyết định cắt giảm lãi suất chủ chốt, từ 4,25% xuống 3,75%,
như một phần hành động phối hợp hiếm có với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, để tránh
một sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và tăng cường nguồn tín dụng. Ông Trichet cho biết ECB
có thể hành động như vậy do sức ép lạm phát đã nới lỏng, chủ yếu do giá các mặt hàng như dầu
sụt giảm.

Theo giới phân tích, động thái trên diễn ra trong bối cảnh suy giảm đáng kể của nền kinh
tế khu vực sử dụng đồng tiền châu Âu (Eurozone), đánh dấu sự thay đổi của ECB trong việc tập
trung vào tăng trưởng kinh tế và xa rời mục tiêu truyền thống là ổn định giá cả. Hiện tại, các thị
trường chứng khoán châu Âu và đồng euro đều sụt giảm do những lo ngại ngày một lớn về việc
kinh tế Eurozone đường như đã rơi vào tình trạng suy thoái.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 2/4/2009 đã hạ lãi suất cơ bản đồng Euro về
mức thấp kỷ lục mới, đồng thời cam kết sẽ tung ra những biện pháp mới để thúc đẩy hoạt động
tín dụng.

Trong cuộc họp diễn ra tại Frankfurt, Đức, các quan chức ECB nhất trí đưa lãi suất đồng
Euro từ mức 1,5% về mức 1,25%, thấp chưa từng có trong lịch sử hơn 10 năm của ngân hàng
này. Mức cắt giảm 0,25% của ECB thấp hơn mức kỳ vọng 0,5% trước đó của thị trường.

Từ ngày 8/10/2008 tới tháng 4/2010, lãi suất đồng Euro đã được hạ tổng cộng 3%.

15
1.3.2. Các nước tham gia

Khu vực Euro:

  Khu vực Euro (16)

  Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(9)

  Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1)

  Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro
nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1)

  Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5)

  Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4)

16
Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm
bằng đường gạch màu xanh.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tại Frankfurt

Ngoài 13 nước trong Khu vực đồng Euro đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng
Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu
vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức. Bên cạnh các thành viên chính thức,
một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn
(không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro
là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô la Mỹ.

Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp cam kết
giữ tỉ giá tiền tệ của mình đối với đồng Euro trong khoảng giao động cho phép của Cơ
chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II). Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã quyết định
không dùng đồng Euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia.

17
Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta,
Slovakia, và Síp gia nhập EU năm 2004 chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và
Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của
Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác).

Các nước mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Bulgaria, Romania có
kế hoạch gia nhập Khu vực đồng Euro lần lượt vào các năm 2010 và 2011.

1.4. Vị thế đồng Euro

Từ ngày 1-1-1999 trong toàn cõi khối EURO, giá cả của mọi hàng hoá và dịch
vụ sẽ được tính toán và biểu thị bằng một đồng tiền duy nhất là đồng EURO. Đồng
EURO thay thế các đồng bản tệ trong thị trường vốn, thị trường chứng khoán Châu Âu.
Do vậy, cạnh tranh trên thị trường thương mại, thị trường vốn và thị trường chứng khoán
sẽ quyết liệt hơn. Đồng thời do thống nhất giá, phạm vi thị trường cũng được mở rộng
hơn. Người tiêu dùng trong khu vực, các nhà đầu tư trong và ngoài khối sẽ dễ dàng so
sánh hiệu quả đầu tư của các phương án đầu tư giữa các nước trong khu vực EURO. Vì
vậy, họ sẽ có những quyết định tiêu dùng ở thị trường nào có lợi nhất cũng như đầu tư ở
đâu sẽ có hiệu quả nhất vì sẽ không còn bất kỳ ràng buộc địa lý hoặc tiền tệ nào cản trở
họ. Do vậy, tổng nhu cầu nội bộ trong khối sẽ tăng, sẽ kích thích sản xuất và đầu tư, đẩy
mạnh lưu thông vốn và hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo dự tính. Nhờ có
EURO, tăng trưởng kinh tế EU tăng thêm từ 0,5% đến 1% /năm.

Cũng nhờ có sự tác động của đồng EURO, thị trường Châu Âu thống nhất
hơn, điều kiện cạnh tranh quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, các công ty EU muốn tồn
tại và phát triển sẽ phải cơ cấu lại, trong đó xu hướng sáp nhập quy mô lớn sẽ diễn ra
mạnh hơn. Đây sẽ là bước khởi đầu cho cuộc cách mạng về năng suất lao động, tiền đề
quan trọng cho việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới.

EURO tham gia vào lưu thông tiền tệ sẽ tác động đến những nước có sử
dụng EURO nói riêng và đối với cả thế giới nói chung, trước hết là trên thị trường tài
chính. Việc sử dụng EURO cũng sẽ sớm được mở rộng ra ngoài biên giới EU. Các nước

18
trong khu vực đồng Franc Châu Phi (CFA) quy định tỉ giá đồng tiền trên cơ sở đồng
Franc của Pháp sẽ sử dụng đồng EURO trước nhất, sau đó sẽ đến các nước Trung và
Đông Âu, vì phần lớn các nước này định giá đồng tiền nước mình theo đồng DM. Sau
nữa là các nước Địa Trung Hải sẽ sử dụng EURO, vì các nước này có quan hệ kinh tế gắn
bó với EU, nhất là trong bối cảnh tiến tới khu vực mậu dịch năm 2011. Đồng EURO cũng
sẽ được sử dụng ở Châu á vì quan hệ kinh tế giữa EU và Châu lục này đang ngày càng
được phát triển .

Vai trò của EURO trong dự trữ cũng rất quan trọng. Theo khảo sát của IMF,
cho tới hết năm 1996 tổng dự trữ của toàn thế giới vào khoảng 1600 tỷ USD trong đó
58,6% là bằng USD, 25,8% bằng ECU, 7,1% bằng JPY. Dự trữ của EU chiếm 30% tổng
dự trữ thế giới cao cấp gấp 6 lần của Mỹ và 2 lần Nhật Bản. Khối lượng tiền này hiện
đang là đồng tiền của các nước thành viên EU và sẽ được chuyển sang đồng EURO. EU
cũng sẽ tăng dự trữ bằng đồng EURO để can thiệp trên thị trường ngoại hối.

Sự ra đời của EURO còn làm đa dạng hoá các thị trường chứng khoán. Tỷ lệ
chứng khoán tư nhân được phát hành bằng các đồng tiền Châu Âu năm 1981 là 13% đã
tăng lên 37%. Các đồng tiền Châu Âu trong trái phiếu quốc tế đã tăng lên gấp đôi và hiện
nay đạt tới 37%. Ngay sau khi đồng EURO ra đời các nước trong liên minh tiền tệ Châu
Âu sẽ phát hành trái phiếu nợ nhà nước bằng đồng EURO, nhiều nước thành viên EMU
trong đó có Pháp đã có ý định chuyển đổi toàn bộ số nợ nhà nước sang đồng EURO ngay
từ 1-1-1999. Đến năm 2002, toàn bộ số nợ nhà nước của các nước thành viên EMU sẽ
được chuyển sang EURO. Kết quả là ở Châu Âu sẽ hình thành một tổ chức phát hành và
kinh doanh chứng khoán khổng lồ. Trên thực tế, ngay sau khi đồng EURO ra đời, nhiều
thị trường chứng khoán trên thế giới đã tiến hành buôn bán bằng EURO, và có lẽ thị
trường hối phiếu sử dụng EURO sẽ là thị trường lớn nhất thế giới.

1.5.Tác động của EURO

Với tiềm lực kinh tế mà nó đại diện, đồng EURO có thể trở thành một đồng
tiền mạnh, ngang với đồng tiền USD. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước
EU như đồng USD đã mang lại cho Mỹ những lợi ích từ trước tới nay. Sự ra đời của

19
đồng EURO thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng đa cực, trong đó các
phương thức hợp tác giữa các cực tiền tệ quan trọng là yếu tố bảo đảm cho sự ổn định
toàn cầu. EURO ra đời làm cho vai trò độc tôn của USD giảm đi đáng kể. Thế giới sẽ bớt
lệ thuộc hơn vào đồng USD, rủi ro về biến động tỷ giá sẽ được phân tán, hệ thống tiền tệ
thế giới do vậy sẽ có cơ sở ổn định hơn. Đến cuối năm 1995, có 56,4% dự trữ ngoại tệ
quốc tế USD, 25,8% bằng ECU và 7,1% bằng JPY. Tỷ trọng sử dụng USD, ECU, JPY
trong tổng các giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới tháng 4 năm 1995 tương ứng
41,5%, 35% và 12%; trong tổng kim ngạch buôn bán quốc tế năm 1992 là 48%, 31% và
5%. Trong thời gian tới tỷ trọng sử dụng đồng USD, ECU là JPY trên thị trường ngoại
hối thế giới sẽ thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng đồng EURO.

EURO ra đời còn được coi như một nhân tố mới góp phần chuyển dịch sự
cân bằng của hệ thống tiền tệ toàn cầu hướng về một thế giới tiền tệ 3 cực EURO, USD
và JPY. Sự thống trị riêng “hoàng đế USD” trong thế giới tiền tệ sẽ sớm chấm dứt.
EURO đã ra đời, yên Nhật đã được kích hoạt và sẽ trở nên tích cực hơn. Ba đồng tiền này
sẽ cùng vươn tới hoàn thiện chức năng tiền tệ quốc tế của mình và nhờ đó, thế giới sẽ
cùng hưởng lợi.

Tác động đối với kinh tế các nước EU và thế giới :

1.5.1. Đối với EU

Việc 11 nước ban đầu tham gia EMU với 290 triệu dân sẽ hình thành một thị
trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế gần tương đương với Mỹ có trình độ phát
triển kinh tế cao. Như vậy các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn,
liên kết chặt chẽ hơn, và do đó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ
kinh tế với Mỹ.

EMU và đồng EURO ra đời thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc
đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế
tiền tệ châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra
đời góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi

20
quan thuế còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi
phí hành chính. Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu, việc thực hiện liên minh
tiền tệ có thể đem lại lợi cho các nước EU khoảng 200 ty ECU và giúp làm tăng thêm 1%
GDP của các nước thành viên.

Sự ra đời của đồng EURO giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của
việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh
thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của
toàn khối. Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) năm 1992 là một ví dụ. Để
thu hút ngoại tệ trang trải cho những tốn kém trong việc khôi phục lại nền kinh tế bị phá
sản của Đông Đức, nước Đức đã áp dụng chính sách giữ lãi suất rất cao làm cho các nhà
tư bản quốc tế bị lợi nhuận quyến rũ đã đổ tiền vào Đức; trong khi đó, với mục tiêu chống
lạm phát, Pháp muốn duy trì lãi suất thấp vừa phải. Nhưng do tất cả các đồng tiền trong
EMS vốn liên quan mật thiết với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà
không làm cho đồng phrăng Pháp (FF) hạ giá so với đồng mác Đức (DM). Giới đầu cơ
tính toán rằng đã đến lúc đồng FF sẽ phải phá giá và họ đã tập trung vào tấn công đồng
FF. Hậu quả là đồng FF bị phá giá và làm cho cả EMS bị lung lay. Cuộc khủng hoảng hệ
thống tiền tệ châu Âu (EMS) vào năm 1992-1993 đã làm cho hệ thống tiền tệ châu Âu
cũng như nền kinh tế các nước thành viên bị chao đảo và chịu nhiều thiệt hại. Sự bất ổn
định của tiền tệ châu Âu đã làm cho các nước thành viên EU bị mất 1,5 triệu việc làm
trong năm 1995.

Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung
ương châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước thành viên, với mục
tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định tạo cơ sở cho kinh tế phát
triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một
chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực
này ổn định và phát triển hơn trước. Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60%
ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung tạo điều kiện đẩy mạnh
trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá

21
của đồng USD vì không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng
khác lại lên giá.

1.5.2.Đối với thế giới

Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới: Hệ thống tiền tệ quốc tế với
đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống
tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối. Với một
nền kinh tế phát triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân
chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6% thương mại toàn cầu, đồng EURO trở thành một
đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ đáng gờm đối với đồng USD. Sự thách thức của đồng
EURO đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương
và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán.

Về dự trữ ngoại tệ : Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở
thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu
về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó, nhiều khả
năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD. Mặt khác khi
đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế
giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng
đồng USD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn
định của đồng EURO). Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la
Mỹ. Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự
trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử
dụng để dự trữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị
giảm. Đây là điều mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này.
Về ngoại thương, trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất
khẩu) dùng nhiều USD (ngay cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với
đồng mác Đức cũng có xu hướng thanh toán với nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức)
nay chuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng
đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể. Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì

22
phần tính bằng USD chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33%. Xét tổng thể,
nền kinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt
hẳn Mỹ. Đối với thương mại thế giới khi đồng EURO ra đời và được thừa nhận là đồng
tiền mạnh và ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng EURO thay thế USD
trong thanh toán một số giao dịch ngoại thương với nhau và trong buôn bán giữa EU với
các nước khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới.
Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới bị thay đổi cơ bản.
Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể
cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các
quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuất
hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc
sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động
đến lĩnh vực tiền tệ mà tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các
quốc gia.

1.6. Những thuận lợi và khó khăn của các nước khi sử dụng đồng tiền
chung châu Âu

1.6.1 Thuận lợi

Việc đồng tiền chung ECU ra đời đã giúp cho liên minh Châu Âu có một
chính sách tài chính và tiền tệ thống nhất.

-EU đang nỗ lực hoàn thành việc xây dựng thị trường thống nhất trong
khối, tạo cơ sở vạch ra những giải pháp để thu hẹp khoảng cách trong các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.Trong đó các công ty và dân cư
đều có các hoạt động kinh doanh như nhau ở khắp mọi nơi trong phạm vi EU.

-Các quốc gia sử dụng đồng EURO trên cơ sở có sự đồng nhất về một số
yếu tố. Sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, tương đồng về mặt văn hóa, và sự gần gũi nhau
về mặt địa lý. Trong những lúc ktế khó khăn, họ đều có những cách giải quyết tương đối

23
giống nhau. Vì vậy, việc có một cơ chế chính sách tiền tệ đơn nhất sẽ tạo được sự liên kết
nhằm giảm tránh các cú sốc kinh tế.

-Ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo hiệp ước Maastricht, buộc
các nước EU phải thực hiện các tiêu thức gia nhập. Trong thời kỳ từ năm 1993-1997 tỷ lệ
lạm phát bình quân EU đã giảm từ 4,1% xuống còn 1,9%, lãi suất dài hạn từ 8% xuống
còn 6,7%, thâm hụt ngân sách giảm từ 6,1% xuống còn 2,4% GDP. Đạt được thăng bằng
hoặc thặng dư ngân sách, góp phần giảm chi phí vay nợ của nhà nước vế sau này và
nguồn vốn tiết kiệm được có thể đầu tư vào các hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm
mới. Với việc thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng ổn định giá cả sẽ tạo cơ sở cho
kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát ở mức thấp, đem lại những điều kiện thuận lợi cho
việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một đảm bảo giữ cho
nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn.

Người tiêu dùng, các doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ giảm được một khoản chi phí
chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế, giảm được sự chênh lệch về tỉ giá hối đoái.
Nhờ cơ chế tỷ giá ổn định giữa các nước thành viên sẽ giúp các nước tránh được
sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tiền
tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển
chung.
Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu là một ví dụ: Để thu hút ngoại tệ
trang trải cho nhứng tốn kém của Đông Đức, do đó nước Đức áp dụng chính sách tăng lãi
suất rất cao để nhà đầu tư đổ tiền vào Đức. Trong khi đó Pháp muốn duy trì lãi suất thấp
vừa phải. Nhưng tất cả các đồng tiền trong EMS có liên quan với nhau nên Pháp không
thể đơn phương hạ lãi suất mà không làm cho đồng Phrăng Pháp(FFr) hạ giá so với đồng
Mác Đức. Giới đầu cơ đã tính đến lúc đồng FFr phải phá giá và họ tập trung tấn công
đồng FFr dẫn đến đồng FFr bị phá giá nghiêm trọng và cả hệ thống EMS bị lung lay.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Âu 1992-1993 đã làm cho các nước thành viên bị chao
đảo.
Khuyến khích đầu tư và thương mại: Do tôn trọng tiêu chí gia nhập về lãi suất

24
trung và dài hạn không được vượt quá 2% mức lãi suất trung quân của 3 nước thấp nhất,
làm cho lãi suất giữa các nước EU giảm, độ chênh lệch lãi suất giữa các nước thu hẹp lại,
làm tăng tốc độ luân chuyển các nguồn vốn và tăng số lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại
thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự biến động tỉ giá của đồng USD:
Đồng Euro sẽ trở thành phương tiện để dự trữ và giao dịch thưong mại có sức cạnh tranh
với đồng USD. Hiện nay, EURO vượt lên với tư cách là đồng tiền thế giới và đứng thứ 2
chỉ sau USD, nhanh chóng vượt qua 2 đối thủ nặng ký là bảng Anh và Yên Nhật.
Tác động đến thị trường tài chính Châu Âu: Những thị trường tiền tệ ở khu vực
đồng euro đã nhanh chóng hội nhập sau sự ra đời của đồng euro. Khi EMU và đồng euro
ra đời thị trường trái phiếu châu âu đã tăng nhanh, khối lưọng giao dịch cũng tăng nhanh
chóng và giữ ở mức tương đối cao, cho thấy tiềm năng đồng euro trở thành một đồng tiền
quan trọng trong việc phát hành trái phiếu quốc tế. Một điểm đáng chú ý là không chỉ có
những phát triển bên trong khu vực Euro mà còn có những phát triển liên kết với những
khu vực bên ngoài đồng Euro. Đối với các doanh nghiệp Châu Âu, việc ra đời của đồng
tiền chung sẽ làm tăng các hoạt động trao đổi và đầu tư, trong đó mọi giao dịch được tổ
chức theo hướng đem lại hiệu quả cao nhất. Nhờ xoá bỏ tỉ giá, khách hàng hiểu về giá cả
các hàng hoá và dịch vụ được rõ ràng minh bạch hơn. Chi phí và lợi nhuận trong mọi lĩnh
vực đều có thể tính toán ngay lập tức nhờ xoá bỏ các chi phí bảo hiểm và phí hoa hồng
của ngân hàng đối với các rủi ro tỉ giá, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được lợi từ việc
xoá bỏ này và phải đối mặt rất ít với rủi ro tỉ gía.

1.6.2 Khó khăn:

Việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đảm nhiệm chức năng điều
hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia mất đi công cụ để điều
tiết nền kinh tế và rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng.

Mỗi nước tham gia đều có nền kinh tế phát triển ở những mức độ khác
nhau, mỗi nước đều có những khó khăn riêng. Sự cách biệt năng suất và lạm phát như
Đức với Hy Lạp hay Tây Ban Nha là quá lớn,…nên việc áp dụng một chính sách tiền tệ

25
cũng như một mức lãi suất chung nhằm dung hòa lợi ích của các nước là một cuộc đấu
tranh gay go, đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp lớn của mỗi nước. Mặt khác, các nước tham gia
phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, điều chỉnh chính sách cho phù hợp…
Điều này có thể gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp
dân nghèo…

Hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh
tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp,
năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong
nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân
sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Bên cạnh đó theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25%
thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại
được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí
thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt
từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn không nhận được;
thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình.
Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.

Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha… để
tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các
khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia
tăng thâm hụt ngân sách.

Ngoài ra, việc sử dụng đồng euro tạo điều kiện vay vốn với chi phí thấp
(lãi suất giảm xuống gần bằng mức lãi suất của Đức khiến cho chi phí vay nợ rẻ hơn đáng
kể. Không những thế, nguồn tín dụng còn rất phong phú, thuận lợi cho người đi vay thế
chấp, vay bằng thẻ tín dụng hay vay mua xe) khiến tiêu dùng trong nước bùng nổ, sự
bùng nổ không bắt nguồn từ xuất khẩu mà là do tiêu dùng trong nước tăng đột biến kéo

26
theo chi phí sản xuất leo thang đã nhanh chóng đẩy giá cả lên cao, thiếu hụt lao động
bỗng trở thành vấn đề cốt yếu- đặc biệt là tiền lương nhân công. Điều này làm suy giảm
nhanh chóng sức cạnh tranh của các quốc gia đó so với những nước khác trong khu vực.

Ảnh hưởng của những khoản vay giá rẻ còn khiến cho lãi suất không thể
tăng lên nhằm kìm hãm đà lạm phát và ngăn chặn bong bóng giá cả. Nhưng rắc rối còn
chưa chấm dứt ở đó, việc vay mượn dễ dàng trở thành một cám dỗ khuyến khích các
chính phủ chi tiêu phung phí, và hậu quả là họ đang phải vật lộn với nguy cơ vỡ nợ.

CHƯƠNG II. BÀI HỌC RÚT TỪ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU
ÂU CHO CHÂU Á

Sau khi nghiên cứu quá trình phát triển của Euro, có thể rút ra một số bài học
cho khu vực Châu Á:

1. Liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể

hoá khu vực.

Kinh nghiệm khu vực Châu Âu cho thấy, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền
kinh tế đã đẩy nhanh quá trình đoàn kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả
của những nỗ lực thống nhất Châu Âu là đã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2-1992,
trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá
bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế. Vì thế, sự ra đời của Euro
là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực.
Mặt khác, sự ra đời Euro là kết quả của một quá trình phát triển và hòa nhập về kinh tế
lẫn chính trị, có tác động sâu sắc không chỉ với các nước thành viên mà với cả Châu Âu
và các nước có quan hệ thương mại với Eurozone.

2. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên.
ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát

27
Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro. Nhưng nó
cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không thể sử dụng chính sách
tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển.

Các quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung
ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế
chung.

3. Tính minh bạch

Do việc nhất thể hóa chính trị không theo kịp nhất thể hóa tiền tệ, mà quan trọng
hơn là sự chậm trễ trong nhất thể hóa kinh tế, nhất là nguyên tắc phối hợp giữa chính
sách tiền tệ với chính sách tài khóa, trong khi giao quyền về chính sách tiền tệ cho ECB,
nhưng mỗi thành viên vẫn hoạch định chính sách tài khóa riêng. Vì thế, khi thâm hụt
ngân sách, chính phủ các nước thành viên không thể phát hành đồng tiền để bù đắp thiếu
hụt, mà buộc phải tăng vay nợ và tìm mọi cách che dấu.

Nguồn: website của Ngân hàng trung ương châu Âu – ECB

Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, thì nhiều nghi vấn được đặt ra, bởi các số
liệu công bố khác xa với thực tế. Do đó một bài học rất có giá trị đối với khu vực Châu Á
chính là việc minh bạch tài chính nói chung, minh bạch về chi tiêu công nói riêng nếu
muốn hướng đến hội nhập khu vực. Trong khi các vấn đề về minh bạch tài chính, minh
bạch nợ công và hiệu quả của chi tiêu công và kỷ luật tài khóa ở Châu Á còn hạn chế hơn
nhiều so với Châu Âu. Vì vậy, vấn đề tạo sự cân bằng giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi
ích ngắn hạn với phát triển bền vững trong dài hạn cùng các cơ chế điều hành chính sách
28
tài khóa – tiền tệ hợp lý là rất cấp thiết cho Châu Á cũng như các khu vực khác trên thế
giới.

4. Vấn đề quản lý các dòng vốn vào ra của khu vực

Euro được coi một đồng tiền mạnh, nhưng sự luân chuyển toàn cầu của Euro
lại bị chi phối bởi các trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, khi gặp khó khăn về
tài chính, một số thành viên phải trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mặt khác cũng
do chưa nhất thể hóa trong việc quản lý dòng vốn vào – ra (vốn FDI, FII và ODA), đặc
biệt là hoạt động vay mượn của Chính phủ và doanh nghiệp, nên khi có bất ổn nảy sinh,
thì mối đe dọa về khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế là khó tránh khỏi. Đây
cũng là bài học cho khu vực Châu Á, khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, nhưng vẫn
thiếu các chế tài để giám sát chặt chẽ dòng vốn vào – ra trên thị trường.

5. Sự khác biệt về trình độ phát triển trong Eurozone có chiều hướng gia tăng, khiến
các nước khu vực Châu Á cần xem xét nghiêm túc về chênh lệch mức độ phát
triển, nếu muốn hướng đến hội nhập khu vực.

Về mức độ phát triển của các nước ở Eurozone là khá đồng đều, đây là một thuận
lợi cho quá trình hội nhập khu vực. Tuy nhiên, sau một số năm gia nhập, khoảng cách và
sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này không những không thu hẹp
mà còn nới rộng hơn, trong khi các nước Nam Âu tăng trưởng rất chậm, thì Đức nhanh
chóng trở thành “đầu tàu kinh tế” của Châu Âu. Thực tế này đòi hỏi ECB phải đưa
ra được chính sách tiền tệ phù hợp cho các nền kinh tế trong khu vực. Đối với Châu Á,
tính đa dạng và không đồng nhất về thể chế chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế giữa các
nền kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, mức độ phát triển của thị trường tài chính,
quy mô và phạm vi kiểm soát về vốn, thể chế chính trị và các điều kiện xã hội khác) sẽ là
một trở ngại lớn trong phối hợp chính sách khu vực. Do đó để hướng đến khu vực đồng
tiền chung, trước hết Châu Á (cụ thể là các nước Đông Á) cần khắc phục được những bất
cập này.

29
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ NHU CẨU VỀ
MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG.
3.1 Quá trình hội nhập thông qua thương mại và FDI:

Trên thực tế, hội nhập thương mại – đầu tư ở khu vực Ðông Á đã diễn ra
mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua. Thương mại nội vùng trong tổng giá trị thương mại của
Ðông Á tăng từ 38% (1980) lên 54% (2007), hiện nay là 55%, tuy thấp hơn của EU
(64%) nhưng vượt xa Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA – đạt 46%). FDI vào
Ðông Á tăng nhanh, nhất là vào các nền kinh tế mới nổi, từ 8% (1985) lên 22% (giữa
thập niên 1990). Trung Quốc từ vị trí nước tiếp nhận FDI lớn thứ ba thế giới (năm 2002)
sau Luxembourg và Mỹ vươn lên vị trí lớn thứ hai, Luxembourg (năm 2003). Giai đoạn
1990 – 2002 khoảng 22% FDI vào khối ASEAN (trừ Singapore) là từ Nhật Bản, 18% từ
EU và 16% từ Mỹ. Ðối với Trung Quốc 10% FDI đến từ Mỹ, 8,3% từ EU và 6,2% từ
Nhật Bản. Các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á (NIE) chiếm 55% FDI vào Trung
Quốc. Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU là những nhà cung cấp FDI quan trọng ở Ðông Á.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN. Trung Quốc là đối tác thương mại quan
trọng của ASEAN với kim ngạch buôn bán hai chiều nửa đầu năm 2006 đạt 72,7 tỷ USD,
tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là khách hàng lớn nhất, nhà cung cấp FDI lớn
nhất của ASEAN, hiện tại FDI của ASEAN vào Mỹ đạt 88 tỷ USD. ASEAN là thị trường
xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ, kim ngạch buôn bán hai chiều ASEAN-Mỹ năm 2005 đạt
135 tỷ USD.

Nét đáng chú ý là sự khởi động các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song
phương. Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận hoàn thành FTA vào năm 2010 với các thành
viên phát triển của Hiệp hội, vào năm 2015 với các thành viên còn lại. Hai bên thực thi
Chương trình thu hoạch sớm từ tháng 1-2004. Nhật Bản thực hiện FTA với Singapore từ
tháng 11-2002, đạt thỏa thuận với Hàn Quốc, Malaysia, Thái-lan và Philippines, thương
lượng FTA Nhật Bản – ASEAN từ tháng 4-2005, dự kiến hoàn tất vào mùa xuân năm
2007. Ngày 23-8 vừa qua, tại Hội nghị AMM 38 với các đối tác, Bộ trưởng Kinh tế Nhật
Bản T.Nikai đề xuất bãi bỏ 90% các dòng thuế trong gần 5.000 dòng thuế giữa hai bên,

30
nội dung chính để tiến tới FTA song phương: Nhật Bản bãi bỏ thuế đối với hàng dệt và
hóa dầu từ ASEAN, đổi lại ASEAN bãi bỏ thuế đối với hàng linh kiện điện tử từ Nhật
Bản. Ấn Ðộ mong muốn Hiệp định AFTA với ASEAN có hiệu lực từ ngày 1-1-2007 và
tháng 8 vừa qua đã đưa 854 mặt hàng ra khỏi danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu, từ con
số 1.414 mặt hàng ban đầu (chỉ tiêu của ASEAN là 400). Mỹ đã ký FTA với Singapore,
đang thương lượng với Malaysia và Thái Lan. Ngày 25-8, ASEAN và Mỹ ký Thỏa thuận
khung về đầu tư và thương mại (TIFA) mở đường cho FTA Mỹ - ASEAN. Thương lượng
FTA giữa Australia và New Zealand với ASEAN diễn ra suôn sẻ, dự kiến kết thúc vào
tháng 3-2007. Hàn Quốc và ASEAN đang tích cực đàm phán, dự tính hoàn tất FTA vào
năm 2009, v.v. Các nước kỳ vọng FTA góp phần tạo nên sự hội nhập thương mại và đầu
tư sâu rộng hơn ở Ðông Á.

Bảng 3.1. Phân ngạch mậu dịch trong khu vực, 1980-2007 (%)/a

Nguồn: IMF
Bảng 3.2: Tỷ lệ luồng vốn FDI chảy vào khu vực
Đơn vị:%

31
Nguồn: IMF
3.2. Hội nhập tài chính:

Thị trường tài chính cũng được nhất thể hóa một cách nhanh chóng do chính sách
mở cửa, bãi bỏ một số qui định trong hệ thống tài chính trong nước, tiến bộ trong việc
kiểm soát nguồn vốn. Hoạt động ngoại thương bằng cách phát triển ngân hàng thương
mại quốc gia và danh mục đầu tư của các tổ chức nhằm hội nhập sau hơn giữa các thị
trường tài chính trong khu vực.

Bảng 3: Danh mục đầu tư xuyên quốc gia, 2005


Đơn vị: Tỷ USD, %

32
CHƯƠNG IV: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á-
ĐỒNG ACU.
4. 1Khái quát về đồng ACU.
4.1 .1.Khái niềm về ACU.
Đồng tiền chung Châu Á là tiền do viện nghiên cứu kinh tế, thương mại và công
nghiệp của chính phủ Nhật Bản đệ trình. Nó giống như đơn vị tiền tệ chung Châu Âu
(ECU)
Đồng ACU, đồng tiền chung châu Á là đơn vị tiền tệ dự tính cho các nền kinh tế
trong ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc). Đồng ACU lấy ý tưởng từ đồng tiền
chung đồng ECU của các nước Châu Âu. ACU chưa phải là một đồng tiền thực mà mới
dừng lại là chỉ số đại diện cho một rổ tiền tệ, tức là một chỉ số bình quân gia quyền của
đồng tiền các nước Đông Á, đóng vai trò như một chuẩn mực để đánh giá các biến động
tiền tệ trong khu vực.
Sự ra đời của ACU vẫn còn được mọi người hiểu một cách chưa đúng mức. Hình
thái của nó không phải là giấy bạc hay đồng xu được ấn định là đồng tiền chung được lưu
hành tại Châu Á , tương tự như EUR ở Châu Âu. ACU trước mắt không phải là đồng tiền
chung cho Châu Á, mà nó là một chỉ số thống kê, và trước mắt nó không có chức năng

33
như một đồng tiền. Đơn vị tiền tệ mới này được phát hành trên cơ sở giá trị trung bình
của 15 đồng tiền của 15 nền kinh tế châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông và mười nước thành viên hiệp hội các nước Đông Nam Á-ASEAN).
Số đồng tiền thành phần có thể được bổ sung, nâng tổng số đồng tiền làm cơ sở tính toán
lên 40 đồng nội tệ, trong đó có tiền của Ấn Độ, Australia, Newzealand. Giá trị tương đối
của mỗi đồng tiền thành phần của cả hệ thống sẽ được tính toán dựa trên tổng sản phẩm
quốc nội và giá trị thương mại của quốc gia sử dụng đồng tiền cũng như giá trị của đồng
tiền đó. Điều này có nghĩa là các đồng tiền của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc sẽ
có giá trị lớn hơn trong hệ thống các đồng tiền được dùng làm cơ sở tính toán.

4.1.2 Ý tưởng tạo lập.

Ý tưởng về một đồng tiền châu Á được đề xuất lần đầu tiên bởi thủ tướng
Malaysia Mahathir Mohamad tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 1997. Năm 2003,
“cha đẻ” của đồng Euro, người đã giành giải Nobel về kinh tế học, ông Robert Mondale
cũng đã gợi ý việc xây dựng một đồng tiền chung châu Á, kiểu như đồng “Nhân dân tệ
châu Á”. Mục đích của việc xây dựng đồng tiền này là nhằm thúc đẩy hợp tác và phát
triển kinh tế trong khu vực lên một tầm cao mới.

Ngày 8-2-2006 ADB đã công bố kế hoạch hình thành đồng tiền chung
Châu Á. Theo ông Kuroda, đơn vị tiền tệ mới, được phát hành trên cơ sở giá trị trung
bình của các đồng tiền sử dụng tại các nước ASEAN và 3 nước đối tác là Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ là công cụ thực sự hữu ích cho các cơ quan tiền tệ trong việc
hoạch định chính sách hối đoái. ACU sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực giám sát hoạt
động chung của các đồng tiền châu Á trước những đồng tiền mạnh ở bên ngoài như đồng
USD và đồng euro, cũng như hoạt động của mỗi đồng tiền châu Á trước đồng ACU.
Ngoài ra, ACU còn góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường trái phiếu châu
Á và tăng cường các thị trường vốn nhằm giảm bớt tác động trước những biến động từ
bên ngoài. Ông Kuroda cho biết, Diễn đàn Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ba nước đối
tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) sẽ trở thành một diễn đàn tương

34
tự như nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7), để điều phối các chính sách tiền tệ
và tỷ giá hối đoái tại 13 nước trong khu vực.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xem xét lại một số lựa chọn về
khía cạnh kĩ thuật liên quan đến cách tính toán giá trị đồng ACU, bao gồm nội dung của
rổ tiền tệ, lựa chọn giữa việc cố định trọng số tính toán hay cố định các đơn vị, đồng tiền
nào sẽ đưa vào rổ tiền tệ, lựa chọn trọng số, các tiêu chí cho việc đánh giá định kì, cũng
như nhiều mặt khác nữa. Để hoàn thành xong việc xem xét nội bộ tất cả những khía cạnh
kĩ thuật này, ADB muốn đăng một vài chỉ số cho đồng ACU trên website trong thời gian
tới.

ADB dự kiến công bố chi tiết về đồng ACU sớm nhất là vào tháng 3-2006.
Tuy nhiên, sức ép từ bên ngoài đã làm chậm việc công bố trên, dù cho khái niệm mới này
vẫn đang được nghiên cứu rất tỉ mỉ. Trên thực tế EU mất khoảng 20 năm mới có được
đồng tiền chung châu Âu –Euro sau sự ra đời của đồng ECU, cho nên vẫn còn quá sớm
để nói đến việc xây dựng một đồng tiền chung châu Á thực thụ.

Ngày 5-5-2006, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Han Duck Soo và hai
người đồng nhiệm Jin Renqing (Trung Quốc) và Sadakazu Tanigaki (Nhật Bản) đã bàn
thảo về vấn đề này bên thềm hội nghị hàng năm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
lần thứ 39 họp tại. Hyderabad, Ấn Độ.

Theo thỏa thuận, tới cuối năm 2006, 3 nước sẽ thành lập một nhóm chuyên
gia bao gồm các quan chức chính phủ, chuyên gia các viện nghiên cứu công và tư để đưa
ra một khuôn khổ chung cho ACU.

Một đồng tiền chung châu Á rõ ràng sẽ đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy
kinh tế châu Á phát triển và củng cố quá trình liên kết kinh tế châu Á, phù hợp với trào
lưu toàn cầu hóa. Tại hội nghị cấp cao Đông Á ở Malaysia , đồng ACU là một trong
những chủ đề kinh tế được thảo luận nhiều và sâu.

Trong vấn đề này, châu Á được lợi nhờ tham khảo kinh nghiệm của quá
trình hình thành đồng tiền chung châu Âu (đồng EURO kéo dài 30 năm). Theo đánh giá

35
của các chuyên gia tài chính châu Á, việc ra đời của đồng ACU sẽ nhanh hơn đồng
EURO.

Tuy nhiên quá trình hình thành và đưa vào sử dụng đồng ACU cũng sẽ gặp
một số khó khăn. So với châu Âu, trình độ phát triển kinh tế các nước châu Á chênh lệch
sâu hơn, xem xét trên các mặt GNP, GDP tính theo đầu người, kim ngạch thương mại,
khả năng chuyển đổi của đồng tiền từng quốc gia, dòng chảy của tư bản…

Trong khi châu Á có những nền kinh tế khổng lồ như Nhật, Trung Quốc…
thì lại có những nước kinh tế quá nhỏ, lạc hậu như Lào, Campuchia. Khó khăn tiếp theo
là vấn đề đặt mệnh giá cho ACU, hiện nhiều nước cho rằng tạm lấy tỷ giá
1ACU= 1 EURO.

Đồng Nhân Dân Tệ và ACU

Sau 30 năm mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế đã dần
khẳng định được vị thế cùa mình và đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua năm 2008, đồng USD đã mất đi niềm tin và đồng
Nhân Dân Tệ (NDT) được mọi người nhắc đến nhiều và sử dụng rộng rãi. Xét trên
phương diện toàn cầu thì đồng NDT đã có được vị thế rất đáng tin cậy.

Vậy điều này có tác động gì trong quá trình tiến tới việc hình thành đồng
tiền ACU của Châu Á hay không?

Trong nội bộ châu Á, Trung Quốc có thái độ không giống Nhật Bản về
đồng tiền chung châu Á. Cùng với vị thế mới trên bản đồ kinh tế thế giới, mấy năm gần
đây, Trung Quốc tích cực quốc tế hóa đồng NDT nhằm biến đồng nội tệ thành đồng tiền
mạnh trên thế giới, trong tương lai có thể cùng với USD và EURO tạo nên 3 đồng tiền
mạnh nhất. Vì vậy, Trung Quốc rất khó từ bỏ ý định biến đồng NDT trở thành đồng tiền
mạnh để tiếp nhận đồng tiền chung châu Á.

Hơn nữa, Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN chính thức có
hiệu lực từ 1-2010, đã giúp NDT mở rộng được phạm vi lưu thông của nó, NDT ngày
càng được sử dụng nhiều hơn trong thanh toán quốc tế. Tuy vậy NDT chưa thể tự do quy

36
đổi nhưng ở một số nước như Lào, Campuchia, người dân đã bắt đầu dùng đồng NDT
làm công cụ trao đổi và xu thế tích trữ đồng NDT cũng bắt đầu xuất hiện. Mậu dịch tự do
mở cửa sẽ là yếu tố tất nhiên đưa NDT đi lên và củng cố vị thế của nó trên thế giới.

Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mạnh lên, đồng NDT được dự đoán
tăng giá và xu thế tích trữ rộng răi đồng tiền này sẽ là xu thế tất yếu. với các vấn đề như
vậy, thái độ của các nước châu Á về tính thực tế của một đồng tiền chung châu Á cần có
sự thay đổi.

Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp vừa qua lại khiến cho quyết
định thành lập ACU cần thận trọng và xem xét kỹ hơn. Sự thất bại về hàng loạt nguy cơ
khủng hoảng nợ ở ECU cũng minh chứng cho những mặt yếu kém và bất cập của nó. Do
đó nếu muốn ACU ra đời thì không nên vội vã mà hãy thu góp kinh nghiệm từ ECU. Bởi
vì một đồng tiền chung lớn như ACU ra đời là một quyết định rất quan trọng và ảnh
hưởng rất sâu rộng đến nền kinh tế không chỉ một quốc gia mà là của rất nhiều quốc gia
(trong đó có Việt Nam).

Rất nhiều sức ép xung quanh việc cho ra đời đồng ACU, trong đó có sức ép
lớn từ NDT. Bởi do Trung Quốc rất khó chấp nhận ACU thay thế NDT. Vậy câu hỏi đặt
ra là liệu ACU có thể chính là NDT trong tương lai?

4.2. Hạn chế.


Trước tiên hãy so sánh một vài số liệu tổng quát giữa EU và ASEAN
Khối Diện tích Dân số Năm khởi GDP* PPP** Số thành
(km2) (người) đầu (triệu USD) (USD) viên
EU 4.324.728 494.070.000 1957 12.025.415 24.235 27
ASEAN 4.325.675 558.812.000 1961 884.000 4.930 10

Dễ dàng thấy rằng, hai khối này có diện tích, dân số, số năm hình thành ban
đầu cho đến nay có sai biệt không lớn. Số thành viên khối ASEAN chỉ nhiều hơn 1/3 số
thành viên EU một ít (càng ít thành viên, thì về nguyên lý, dễ dẫn đến sự đồng thuận

37
hơn), thế nhưng sự sai lệch kinh tế (tổng sản phẩm nội địa và sức mua trên đầu người)
chênh nhau khoảng 6 lần. Sức mạnh kinh tế của khối ASEAN rõ ràng thua xa EU.

Nguyên tắc tổng quát hình thành nên khối EU là hợp tác và đồng thuận, dù
các nước Châu Âu có nhiều sai biệt, bất đồng, nhưng họ đều ngồi lại thương thảo đi đến
những điểm chung. Tuy nhiên trong cộng đồng Châu Âu giữa các nước có nhiều nét
tương đồng về lịch sử, kinh tế, chính trị cho nên đi đến thống nhất là không khó. Nhìn lại
Châu Á chúng ta, còn quá nhiều điểm chưa thống nhất để đi đến hình thành đồng tiền
chung:

a. Khó khăn trong việc xác định mệnh giá đồng tiền chung: chưa có
chỉ số gia trọng để chuyển đổi các đồng tiền tại Châu Á, khó khăn lựa chọn rổ tiền
tệ, các tiêu chí cho việc đánh giá định kì và nhiều khía cạnh kĩ thuật khác.

b. Chưa có chính sách chung, cơ quan quản lí chung: dù các nước


Asian có cuộc họp cấp cao 3 năm một lần để thảo luận các vấn đề chung về an
ninh, môi trường, kinh tế, giáo dục, thể thao… nhưng để hình thành chính sách
chung, cơ quan quản lí chung thì còn xa vời (trong khi đó khối EU đã có thượng
viện, hạ viện, cơ quan hành pháp, tư pháp).

c. Vẫn còn tranh chấp giữa các quốc gia: tranh chấp quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa trên biển Đông giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,
Đài Loan, tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, tranh chấp nguồn
nước giữa Malaysia và Singapo, mâu thuẫn về khai thác sông Mekong giữa các
nước có sông Mekong đi qua.

d. Khác biệt về trình độ phát triển, trình độ dân trí, tôn giáo, sắc
tộc, tội phạm, y tế, môi trường…: khoảng cách quá lớn về GDP (Trung Quốc
gần 5000 tỷ USD, Nhật Bản hơn 5000 tỷ USD, Indonesia đạt 546 tỷ USD; Thái
Lan, Malaysia, Singapore đạt khoảng 200 tỷ USD; Việt Nam là 91 tỷ USD; Lào,
Myanmar, Campuchia dưới 18 tỷ USD) (năm 2009), khoảng cách về mức sống:
thu nhập bình quân đầu người các nước như Singapo, Brunây, Malaysia gấp 10-16

38
lần các nước như Lào, Campuchia, Việt Nam. Cư dân các nước trong khu vực
cũng ít hiểu biết về dân tộc, văn hóa các nước láng giềng, trình độ dân trí, khoa
học kĩ thuật các nước cũng chênh lệch quá lớn.

e. Việc đi lại giữa các công dân ASEAN chưa hoàn toàn tự do và
không giới hạn :Các công dân trong các nước ASEAN sau những năm gần đây đã
có thể dễ dàng nhập cảnh các nước trong khối trong thời hạn 3 tuần nhưng không
phải tất cả, ví dụ công dân Việt Nam vào Campuchia hoặc Myanmar vẫn phải xin
visa với hộ chiếu phổ thông. Trong khi đó, công dân EU có thể đi lại giữa các
nước không hạn chế số lần và thời gian.

Để khắc phục các sai biệt, bất đồng mâu thuẫn như trên cần thiện ý hợp tác và tốn
một khoảng thời gian dài cho nên việc hình thành đồng tiền chung ACU sẽ còn xa, có thể
20 năm, 50 năm tùy thuộc thiện ý hợp tác của các nước khu vực.

4.3. Những tác động nếu có đồng tiền chung châu Á.


4.3.1. .Đối với thị trường tài chính toàn cầu.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng trong bối cảnh kinh tế châu Á phát triển như hiện nay,
cần phải có một đồng tiền chung châu Á để hạn chế chi phí giao dịch qua biên giới và sự
biến động tỷ giá, góp phần củng cố các thị trường tài chính khu vực.

Châu Á, nơi đang có nền kinh tế mạnh và phát triển nhanh nhất thế giới, có
nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn nhưng sự tồn tại của vài chục đồng nội tệ đã làm tăng nguy
cơ rủi ro từ tỷ giá hối đoái và phương hại các thị trường vốn. Châu Á hiện cũng phụ
thuộc quá lớn và các nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển. Sự phụ thuộc đó tiềm ẩn
nguy cơ để lại hậu quả như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998.

Trong khung cảnh trên, đồng tiền chung châu Á ra đời có thể giúp củng cố sức
mạnh của các nước trong khu vực để đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường tài
chính. Đồng tiền này cũng có thể tham gia hệ thống tài chính thế giới để cùng với đồng
US, Euro ổn định thị trường tiền tệ toàn cầu. Theo The Wall street cho biết Mỹ đang hoạt
động ở Đông Nam Á tỏ ra lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế-thương mại của khu

39
vực này. Đây là động lực thúc đẩy họ lên kế hoạch mở rộng sản xuất, tuyển thêm nhân
công và tăng vốn đầu tư.

Theo kết quả điều tra của các phòng thương mại Mỹ ở Singapo, Malaixia,
Indonesia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam, hơn 80% số công ty được hỏi khẳng định họ
sẽ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở châu Á trong 2 năm tới.

4.3.2. Đối với khu vực Châu Á.


4.3.2.1.Tác động tích cực.

Việc lưu hành một đồng tiền chung góp phần ổn định tỷ giá hối đoái giữa các
quốc gia thành viên tạo nên những động lực tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế trong
khu vực, bao gồm:

- Thúc đẩy thương mại nội khối.

- Tăng cường tính cạnh tranh trên các thị trường hàng hóa và thị
trường chứng khoán.

- Tạo môi trường đầu tư ổn định hơn với chi phí rủi ro giảm đáng kể.

- Giảm chi phí giao dịch ngoại hối giữa các nước, tăng cường hiệu quả
kinh tế chung.

4.3.2.2. Tác động tiêu cực.

Bên cạnh những tác động tích cực thì vẫn còn nhiều thách thức.

Các nền kinh tế không đối xứng, tỷ lệ lạm phát cao. Khi xảy ra sự cố bất ổn
trong khu vực có thể tạo cơ chế lan truyền rất nhanh gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Gặp khó khăn trong việc sử dụng chính sách tiền tệ trong việc phối hợp các
chính sách kinh tế giữa các nước thành viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


40
1.Nguyễn Văn Tiến:Tài chính quốc tế hiện đại- Xuất bản lần thứ tư; Nhà xuất bản thống
kê, Hà Nội, 2005.
2. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Khủng hoảng Hy Lạp -thách thức cho đồng Euro; 13
tháng 5 năm 2010; http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/kinhtecacnuoc/34359/
3. http://www.imf.org.
4. Tzu-chin Chou, Associate Researcher; The proposed Aisan Currency Unit (ACU):
challenges and Prospects.
5. Masahiro Kawai, Asian Development Bank Institute, The role of an Asian Currency
Unit for Asian Monetary Integration.
6. ECB, Eurosystem, How the euro become our money.
7. Đồng tiền chung Châu Âu: Thách thức, triển vọng và bài học cho Châu Á;
27/7/2010; http://www.vnbaorg.info/index.php?
option=com_content&task=view&id=5830&Itemid=134
8. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
9. http://vneconomy.vn/20100604040527617p0c99/4-kich-ban-cho-so-phan-cua-
dong-euro-ky-1.htm

41

You might also like