You are on page 1of 13

PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ

1.1. Giới thiệu chung


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund: IMF) là một tổ chức quốc tế
giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân
thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.
Logo của quỹ sẽ bao gồm 2 phần chính là biểu tượng và phần chữ tên của tổ chức.
Trong đó, phần biểu tượng được thiết kế với rất nhiều chi tiết. Nhìn giống với một
chiếc khiên có màu xanh được đặt trong một vòng tròn khá mỏng. Tiếp đến là 2
hình địa cầu và một nhánh oliu có 3 lá và 2 trái. Chiếc khiên được xem là biểu
tượng của sức mạnh khi tổ chức có sự hợp lực và đoàn kết giữa các thành viên. Hai
hình địa cầu thể hiện cho tất cả châu lục mang ý nghĩa toàn cầu rất cụ thể. Nhánh
oliu được xem là biểu tượng của Hy Lạp cổ xưa, nó tượng trưng cho sức mạnh và
sự bền bỉ. Cuối cùng là tên tổ chức International Monetary Fund thiết kế ôm quanh
vòng tròn. Tên được ngăn cách bởi cặp sao 5 cánh tạo ra một tỷ lệ hình học rất cân
đối và thuận mắt.
1.2. Lịch sử hình thành
Sau thế chiến thứ nhất (1918), cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm lay chuyển
hệ thống tiền tệ vàng, nhiều ngân hàng bị phá sản, tiền giấy không còn được tin
tưởng, người dân bắt đầu đổi tiền giấy thành vàng bạc. Các nước kỹ nghệ mạnh
như Anh, Mỹ, Pháp cố gắng thiết lập hệ thống tiền tệ mới dựa trên yếu tố chính là
vàng. Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghệ chính thu
hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế
của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài
nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ và một số nước áp
đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Thương mại thế giới sa sút
nghiêm trọng khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.
IMF được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp
quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Lúc này 44 quốc gia tham dự đã tìm cách xây
dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ
cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930.
IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên
ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là
giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt
động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.
1.3. Quá trình phát triển
IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn
ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế
của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Như vậy, nguồn
vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. IMF đã xây
dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước thành viên. Số
phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước đó cho
IMF. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật
Bản, Đức, Anh và Pháp.
Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF
đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ giá hối
đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.
Năm 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã
đẩy các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì tỷ
giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa mà mỗi nước tự do quy định, tuyên bố
hay không tuyên bố tỷ giá đồng tiền của mình. Lúc này vàng bị gạt ra khỏi hệ
thống tiền tệ và được thay thế bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights
– SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế.
1.4. Lĩnh vực hoạt động
1.4.1. Phương thức thanh toán quốc tế
Nguồn lực của tổ chức gồm dự trữ đồng tiền quốc gia và tài sản dự trữ của quốc tế.
Mỗi một nước thành viên sẽ phải nộp 75% hạn mức bằng với đồng tiền của mình
và 25% so với tài sản dự trữ.
Các nước thành viên cũng được các quyền vay hoặc rút vốn đối với IMF. Vì vậy
các nước có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ để tài trợ cho những khoản thâm
hụt. Đối với cơ chế rút vốn của quỹ tiền tệ, các nước trong tổ chức mỗi khi gặp
phải sự cố về thanh toán có thể rút được vốn. Tức là mua được đồng tiền của nước
ngoài bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn là 125%. Đồng thời các nước
thành viên cũng phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong thời gian từ 3 đến 5
năm.
1.4.2. Tỷ giá hối đoái
Năm 1971 các nước đã thực hiện chế độ tỷ giá hoái đoái để cố định cho đồng tiền
của mình nhằm mục đích tạo ra sự ổn định cho giao dịch thương mại. IMF được
phê duyệt những nước thành viên có thể điều chỉnh được tỷ giá hối đoái. Có thể
điều chỉnh được tỷ giá lên hoặc xuống tới tỷ giá cố định mới để xử lý các trường
hợp mất cân bằng trong cán cân thanh toán.
Bắt đầu từ năm 1971 hầu hết các đồng tiền lớn ở trên thế giới đều được thả nổi.
Nguyên nhân chính là do các nước thành viên cần phải tuân thủ quy tắc về hành vi
phù hợp do tổ chức đặt ra. Nhằm tránh một số thủ đoạn do kiểm soát hối đoái và
ảnh hưởng đến các nước xung quanh.
1.5. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu của tổ chức IMF khi hoạt động bao gồm:
• Thúc đẩy toàn diện các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc tư vấn và cộng
tác.
• Nâng cao mở rộng và đẩy mạnh hoạt động mậu dịch quốc tế giúp tăng tỷ lệ việc
làm, gia tăng thu nhập cho các nước thành viên trên thế giới.
• Giúp ổn định ngoại hối và đảm bảo trật tự giao dịch ngoại hối giữa các thành viên
trong tổ chức. Hạn chế tối đa việc phá giá tiền để cạnh tranh.
• Thành lập hệ thống thanh toán giữa các thành viên, đồng thời gỡ bỏ rào cản về
ngoại hối giúp đẩy mạnh hoạt động mậu dịch.
• Cung cấp nguồn dự trữ của quỹ để đảm bảo được an toàn và tạo ra các cơ hội cho
các nước thành viên giải quyết được vấn đề mất cân bằng khi thanh toán.
1.6. Cơ cấu tổ chức
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gồm những bộ phận như sau: - Hội đồng thống đốc: Đây
là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc và
một thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên. Thống đốc được chỉ định
bởi
quốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân
hàng trung ương. - Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi
hai Ủy ban Bộ trưởng là: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế (IMFC- International
Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development
Committee).
- Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu trách
nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF. 24 thành viên của Ban Giám đốc
Điều hành sẽ thay mặt cho 189 quốc gia thành viên. Ban Giám đốc Điều hành sẽ
bàn luận và giải quyết tất cả các vấn đề như xem xét tình trạng kinh tế của các
nước thành viên, các vấn đề về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn
cầu - Cán bộ Quỹ: Số lượng nhân viên của Quỹ có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100
nước, được tổ chức thành 5 Vụ khu vực, 9 vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt, 3
vụ thông tin liên lạc và 3 bộ phận dịch vụ.
Ngoài ra, IMF còn có 60 văn phòng đại diện tại các quốc gia có nhiệm vụ báo cáo
cho các Vụ khu vực tương đương.
1.7. Các hoạt động của IMF
1.7.1. Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên
Đây là tổ chức tiền tệ quốc tế nên việc giúp đỡ cũng như hỗ trợ tài chính cho các
nước thành viên là điều dễ hiểu. IMF có nhiệm vụ giúp đỡ các quốc gia cân bằng
cán cân thương mại và đưa ra lời khuyên để bình ổn giá cả. Đưa ra các nguồn vốn
vay mới mức lãi suất thấp hoặc không lãi suất với thời gian đáo hạn dài, nhằm giúp
đỡ quốc gia đó khôi phục nền kinh tế. Đây được coi là nhiệm vụ tài chính cốt lõi
của tổ chức, giúp các nền kinh tế phục hồi và phát triển một cách bền vững lâu dài.
1.7.2. Phát triển năng lực cho các nước thành viên
Ngoài việc giúp đỡ và đưa ra các lời khuyên, tư vấn về các hoạt động tài chính, tổ
chức còn trợ giúp về mặt kỹ thuật để các nước thành viên cải thiện môi trường kinh
tế, ví dụ như các lĩnh vực quản lý chi tiêu hay tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ
nhằm giám sát cũng như hoạch định các khoản đầu tư tài chính của quốc gia.
1.7.3. Nghiên cứu, giám sát kinh tế thế giới
Tổ chức giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như các quốc gia thành
viên, điều này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu, phân tích và thống kê các
hoạt động của nền kinh tế nhằm tạo ra dự báo tăng trưởng của từng quốc gia, khu
vực. Các chỉ số đánh giá này thể hiện việc quốc gia hay khu vực đó phát triển thế
nào trong một năm vừa qua, đồng thời tạo ra các bình ổn để quốc gia nhận các
khoản đầu tư nước ngoài.
Tổ chức với hơn 190 quốc gia thành viên này có chức năng quan sát tình hình kinh
tế tài chính của từng khu vực cũng như toàn cầu để đưa ra những tư vấn kịp thời
giúp tăng trưởng nền kinh tế. Ngoài ra tổ chức này cũng đưa ra lời khuyên, nhằm
khuyến khích các quốc gia bình ổn giá cả và thúc đẩy nền kinh tế thị trường để ổn
định tài chính. Trách tác động từ những cuộc khủng hoảng kinh tế khác trên thế
giới, nhằm nâng cao mức sống cho người dân.
1.8. Vai trò của IMF
Trong hoạt động kinh tế nói chung và tiền tệ nói riêng, IMF đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Theo đó: - IMF đóng vai trò trong việc phát triển các công cụ để các
nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô, bao gồm chính sách
tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Theo đó, IMF sẽ
giúp các nước tìm ra giải pháp tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các
lĩnh vực nói trên và xác định những bài học từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó
có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có.
- Thông qua đối thoại, nghiên cứu, tư vấn, cũng hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, IMF sẽ
giúp tạo ra một cộng đồng toàn cầu các chuyên gia thực hành.
- IMF đóng vai trò thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có
trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề
tiền tệ quốc tế. - Quỹ tiền tệ Quốc tế tạo điều kiện mở rộng, tăng trưởng cân đối
hoạt động mậu dịch quốc tế, từ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức
cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các
thành viên.
- Tăng cường ổn định ngoại hối để duy trì một cách có trật tự các hoạt động giao
dịch ngoại hối giữa các thành viên. Từ đó tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh
giữa các nước.
- Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành
viên cũng như xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối có thể ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của mậu dịch quốc tế. - Bằng việc cung cấp các nguồn lực dự trữ của quỹ,
đảm bảo an toàn, tạo ra cơ hội cho các nước sửa chữa mất cân đối trong cán cân
thanh toán quốc tế, IMF đã tạo niềm tin cho các nước thành viên.
- Có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng
trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.
1.9. Mối quan hệ Việt Nam và IMF
Việt Nam Cộng hòa gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Từ năm 1976, Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức kế thừa vị trí hội viên IMF của Việt Nam Cộng
hòa.
Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á trong IMF, gồm 13 nước, trong đó có 10 nước
ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam, cùng các nước Fiji, Nepal và Tonga. Theo Pháp lệnh Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam 1990 của Hội đồng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước là
đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ, tín dụng và ngân hàng quốc tế
(khoản 10, điều 3). Tiếp đó, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 và 2010
cũng quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện cho Chính phủ tại các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước là đại diện cho
Chính phủ Việt Nam tại IMF. Cổ phần của Việt Nam tại IMF là 1,153 tỉ SDR,
chiếm 0,24% tổng vốn cổ phần. Trên cơ sở đó, Việt Nam được 12.990 phiếu,
chiếm 0,26% tổng quyền bỏ phiếu. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp
cho Việt Nam 3 khoản vay với tổng vốn 473 triệu SDR (tương đương với 653,3
triệu USD). Từ tháng 4/2004 đến nay, giữa hai bên không còn chương trình vay
vốn. Tính tới thời điểm 31/12/2012, Việt Nam đã thanh toán hết các khoản nợ
trước đây cho IMF.
Hiện nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục trên nhiều lĩnh vực như giám sát kinh
tế vĩ mô, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Cụ thể: - Giám sát kinh tế vĩ
mô: Hàng năm theo định kỳ, IMF thực hiện các đợt đánh giá về tình hình kinh tế vĩ
mô Việt Nam thông qua 2 Đoàn công tác: Đoàn Điều IV (thực hiện vào Quý 2) và
Đoàn đánh giá giữa kỳ (Đoàn cán bộ, thực hiện vào Quý 3 hoặc Quý 4) để nghiên
cứu cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam để đưa ra các tư vấn, đánh giá,
đề xuất về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cải
cách DNNN… Trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19,
IMF không tổ chức các Đoàn công tác đánh giá định kỳ sang Việt Nam như các
năm trước, thay vào đó, là tiếp xúc, thảo luận với các Bộ, ngành, cơ quan hữu
quan, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học... theo hình thức trực
tuyến. Ngoài ra, Đoàn Điều IV cũng xây dựng các kịch bản tăng trưởng và thực
hiện các nghiên cứu chuyên đề về tác động của đại dịch COVID-19 tới một số lĩnh
vực, khu vực kinh tế để từ đó đưa ra các khuyến nghị, tư vấn chính sách liên quan
cho Chính phủ và các cơ quan quản lý của Việt Nam. Kể từ khi nổ ra khủng hoảng
COVID-19, Đoàn Điều IV đã 03 lần thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Cùng với đó, Đoàn cũng tích cực thực hiện các nghiên cứu chuyên đề về tác
động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thương mại, khu vực doanh
nghiệp, khu vực hộ gia đình, v.v...
Năm 2022, IMF khôi phục các Đoàn đánh giá định kỳ trực tiếp tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, Đoàn Điều IV tiếp tục thực hiện các báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác
động của những bất ổn kinh tế toàn cầu tới kinh tế trong nước cũng như các vấn đề
có tính thời sự khác và đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan cho Chính phủ
và các cơ quan quản lý. - Hỗ trợ kỹ thuật: Từ 1994 - 2022, IMF đã cung cấp hơn
200 đoàn hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam về
các nội dung đa dạng về tài chính công, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thống kê,
phòng chống rửa tiền… Năm 2022, ngoài một số hỗ trợ kỹ thuật bị hoãn dưới ảnh
hưởng dịch COVID, đa số các dự án hỗ trợ kỹ thuật vẫn được tiếp tục dưới hình
thức trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp. Ngoài ra, IMF cũng thường xuyên tổ chức
đối thoại tư vấn chính sách và thông tin cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
Quốc hội và Chính phủ.
- Đào tạo: Hàng năm, IMF cung cấp học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và tài trợ cho cán bộ
của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan tham dự các khóa đào tạo dài
hạn, ngắn hạn về các chủ đề chính sách và kinh tế vĩ mô, tài chính, ngân hàng, tiền
tệ, thống kê… tại các Viện đào tạo khu vực của IMF tại Singapore, Mỹ; các Văn
phòng khu vực của IMF như Văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(OAP), Văn phòng Tăng cường Năng lực tại Thái Lan (CDOT)…; và các nước
thành viên được lựa chọn. Từ năm 1993 đến tháng 11/2022, IMF đã đào tạo
khoảng hơn 1880 lượt cán bộ của Việt Nam trong các lĩnh vực quản lý kinh tế vĩ
mô, kinh tế, tài chính, ngân hàng...
PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
2.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế cung cấp các
khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho chính phủ của các quốc gia đang phát
triển thông qua các chương trình vay vốn. Được thành lập tại hội nghị Bretton
Wood năm 1944 cùng 3 tổ chức khác trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Cả
WB và IMF đều có trụ sở tại Washington DC và có mối quan hệ gần với nhau.
Ngân hàng Thế giới là tên gọi chung của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
(IBRD) và Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), hai trong số năm tổ chức quốc tế
thuộc sở hữu của Nhóm Ngân hàng Thế giới(WBG).
2.2. Lịch sử hình thành và quá trình quá triển
Tháng 7 năm 1944, trong giai đoạn diễn ra Thế chiến II, WB được hình thành và
chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 25 tháng 06 năm 1946 gồm 38 quốc gia
thành viên ban đầu với mục đích ban đầu của là hỗ trợ tái thiết châu Âu sau Thế
chiến II, cung cấp các khoản vay tái thiết cho các nền kinh tế bị tàn phá của Châu
Âu.
Trong những năm 1950 và 1960, khi châu Âu bắt đầu phục hồi từ đống đổ nát của
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, WB bắt đầu chuyển trọng tâm của mình sang
hỗ trợ phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Mỹ
Latinh.
Giai đoạn 1960-1980: WB bắt đầu tập trung vào hỗ trợ phát triển kinh tế cho các
nước đang phát triển. WB cho vay để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục,
y tế và nông nghiệp.
Từ năm 1980 cho đến nay, WB tập trung chủ yếu vào các vấn đề như giảm nghèo,
bảo vệ môi trường và quản trị tốt. WB cũng bắt đầu cung cấp các khoản vay lãi
suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển.
Cho đến thời điểm hiện tại, World Bank là tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất thế
giới, với 189 quốc gia thành viên (2022). WB cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật
cho các nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xóa đói giảm nghèo,
phát triển giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và môi trường.
Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 1956 và là thành viên thứ
69. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam bị đình chỉ quyền vay vốn do các khoản nợ quá
hạn. Việt Nam tạm ngừng quan hệ với WB từ năm 1975 đến năm 1993. Sau khi
nối lại quan hệ, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 176 của WB vào
năm 1993.
2.3. Cơ cấu tổ chức
Bản thân Ngân hàng Thế giới chứa đựng hai tổ chức chính: Ngân hàng Tái thiết và
Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (International
Development Association - IDA). Ngoài ra, WB còn bao gồm 3 cơ quan tổ chức
nhỏ khác: Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương
(MIGA) và Trung tâm quốc tế Giải quyết mâu thuẫn đầu tư (ICSID). Mỗi cơ quan
có một vai trò khác nhau, nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục
tiêu làm cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình mang tính bền vững và đồng đều
hơn. Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
a) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD), được chính thức thành lập
ngày 17/02/1945 theo tinh thần Hiệp ước Bretton Wood, bắt đầu đi vào hoạt động
từ năm 1946 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái
thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế
ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục, IBRD cấp tài
chính cho các nước đang phát triển.
b) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA),được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài
chính cho các nước nghèo.
c) Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1955 chuyên thúc đẩy đầu tư tư
nhân ở các nước nghèo.
d) Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc
đẩy FDI vào các nước đang phát triển.
e) Trung tâm quốc tế Giải quyết mâu thuẫn đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966
như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư
nước ngoài với các nước nhận đầu tư.
2.4. Mục tiêu hoạt động
Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức tài chính quốc tế có tầm ảnh hưởng lớn, đóng
vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang
phát triển. Hoạt động của WB được định hướng bởi ba mục tiêu chính: Giảm
nghèo và cải thiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực là mục tiêu cốt lõi và mang tính cấp bách
nhất của WB. WB cam kết giảm thiểu tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ thông
qua các hoạt động hỗ trợ đa dạng như cung cấp cho vay, hỗ trợ kỹ thuật …
Xóa bỏ sự ngăn cách và đầu tư các nguồn tài nguyên của nước giàu để phát triển
các quốc gia thành viên khác: Ngân hàng Thế giới (WB) nhận thức rõ rằng tăng
trưởng kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc xóa bỏ nghèo đói và cải thiện chất
lượng cuộc sống. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân cũng tăng
lên, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận các nhu cầu thiết yếu như giáo dục, y tế,
nhà ở và dinh dưỡng.
WB hỗ trợ Chính phủ các nước đang phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng
cao chất lượng y tế và bảo vệ môi trường: WB luôn hướng tới những hành động hỗ
trợ mang tính thiết thực, mang lại giá trị cho các nước đang phát triển bằng cách
cho xây dựng các dự án trường học, hệ thống điện nước, đường sá, các dự án giúp
ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ các chương trình phòng chống bệnh tật, cung
cấp dịch vụ y tế cơ bản, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nâng cao
sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ tương lai.
2.5. Các hoạt động chính
Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và
sử dụng chúng trong các dự án phát triển ở các nước đnag phát triển. Tất cả các
khoản vay của WB đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Có
năm thể thức cho vay chủ yếu tại WB: Vay vốn đầu tư, Vay vốn điều chỉnh, Đồng
tài trợ, Quỹ tín khác và Giúp kĩ thuật. Hoạt động chính của WB có thể được hiểu
cụ thể qua các hoạt động sau:
Tạo quỹ: IBRD tạo những nguồn vốn vay cho các nước đang phát triển thông qua
việc bán cổ phiếu được xếp hạng AAA trên thị trường tài chính thế giới. Trong khi
IBRD đạt được một phần nhỏ lợi nhuận từ những nguồn cho vay này, nguồn thu
lớn hơn của tổ chức này đến từ việc cho vay những nguồn vốn mà nó sở hữu.
Nguồn vốn này bao gồm những khoản dự trữ được tích trữ qua nhiều năm và
những nguồn đóng góp của các quốc gia thành viên. Nguồn thu của IBRD cũng
được dùng để chi trả cho chi phí vận hành của WB và hỗ trợ hoạt động của IDA
cũng như chương trình xóa nợ cho các nước nghèo.
Cung cấp các nguồn vốn vay
Quản lý các quỹ tín thác (trust funds) và cung cấp các khoản viện trợ không hoàn
lại:
Cung cấp dịch vụ tư vấn:
Xây dựng năng lực:
2.6. Vai trò của WB trong nền kinh tế thế giới
2.6.1. Nguồn tài trợ thiết yếu cho các dự án phát triển của các nước đang phát
triển
Ngân hàng Thế giới đóng vai trò như một ngân hàng cho các quốc gia đang phát
triển, hỗ trợ họ thực hiện các dự án quan trọng trong nhiều lĩnh vực thiết yếu như
giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp.
Các khoản vay của Ngân hàng Thế giới có lãi suất ưu đãi, phù hợp với khả năng
chi trả của các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, tổ chức còn cung cấp các khoản
tài trợ không hoàn lại cho các dự án có tác động xã hội cao ví dụ như:
Giáo dục: Xây dựng trường học, đào tạo giáo viên, cung cấp học bổng cho học
sinh nghèo, hỗ trợ các chương trình giáo dục xóa mù chữ.
Chăm sóc sức khỏe: Nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, cung cấp trang thiết bị y tế hiện
đại, đào tạo nhân viên y tế, hỗ trợ các chương trình phòng chống dịch bệnh.
Cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào giao thông vận tải, năng lượng, nước sạch và vệ sinh
môi trường, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
Phát triển nông nghiệp: Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp, cung cấp vốn vay cho nông dân, giúp nâng cao năng suất cây trồng và cải
thiện sinh kế cho người nông dân.
2.6.2. Hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy chia sẻ kiến thức
Chuyên gia và nguồn lực: Ngân hàng Thế giới cung cấp các chuyên gia giàu kinh
nghiệm trong nhiều lĩnh vực để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc lập
kế hoạch, thực hiện và giám sát các dự án phát triển.
Nâng cao năng lực: Tổ chức cung cấp các chương trình đào tạo và tập huấn giúp
tăng cường năng lực quản lý và thực thi dự án cho các cán bộ của các quốc gia
đang phát triển.
Chia sẻ kiến thức: Ngân hàng Thế giới là kho tàng kiến thức về phát triển, với
nhiều nghiên cứu, báo cáo và dữ liệu cập nhật về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và
môi trường.
Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm: Tổ chức thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị
và các hoạt động kết nối để các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
2.6.3. Thúc đẩy chính sách và cải cách
Ngân hàng Thế giới tư vấn cho các quốc gia đang phát triển về các chính sách hiệu
quả nhằm giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện giáo dục và chăm
sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các quốc gia trong việc thực hiện các cải cách kinh tế và
chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển.
Ngân hàng Thế giới thực hiện các nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị về các
chính sách phát triển hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng quốc gia.
2.6.4. Điều phối hoạt động viện trợ quốc tế
Ngân hàng Thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động viện trợ
của các nhà tài trợ khác, bao gồm các chính phủ, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi
chính phủ.
Ngân hàng Thế giới sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để phối hợp các hoạt động
viện trợ. Tổ chức sẽ giúp đảm bảo rằng các hoạt động viện trợ được thực hiện một
cách hiệu quả, tránh tình trạng các nhà tài trợ cung cấp viện trợ cho cùng một dự
án hoặc hoạt động, dẫn đến lãng phí nguồn lực và hỗ trợ các mục tiêu phát triển
của các quốc gia đang phát triển.
2.7. Mối quan hệ giữa Việt Nam và WB
Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của Ngân
hàng Thế giới với tổng số vốn đóng góp là 8,5 triệu USD nhưng chưa vay khoản
nào. Năm 1976 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hội viên của
chính quyền Sài Gòn.
Tại IBRD Việt Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm : Philippines, Indonesia,
Lào, Singapore, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thailand, Cộng Hòa Congo và Việt
Nam. Các nước trong nhóm luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành
của nhóm.
Năm 1978, IDA cho Việt Nam vay 60 triệu USD để thực hiện dự án thủy lợi Dầu
Tiếng. Từ năm 1979 đến năm 1992, Việt Nam không vay thêm của Ngân hàng Thế
giới.
Năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cử nhiều đoàn vào Việt Nam để xúc tiến cho
Việt Nam vay ngay trong năm 1993 hai dự án: Dự án đường quốc lộ 1A với 112,4
triệu USD và Dự án giáo dục tiểu học là 70 triệu USD.
Kể từ khi nước ta chính thức bước vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp
WB cam kết sẽ xây dựng chiến lược để hỗ trợ Chính phủ thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015. CPS gồm các nội dung như:
- Tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam
- Tăng tính bền vững của quá trình phát triển
- Mở rộng điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh tế và xã hội
Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những thành viên vay ưu đãi lớn nhất từ
Hiệp hội phát triển quốc tế IDA. Đồng thời, từ năm 2009, nước ta cũng bắt đầu
triển khai vay vốn từ IBRD. Cho đến tháng 2/2012, các khoản cam kết tài chính
của WB dành cho Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD cho 111 dự án. Các khoản tín
dụng này là công cụ quan trọng để Chính phủ thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng,
cải cách hành chính công, tài chính, quản lý nhà nước và các dịch vụ xã hội.
Trong thời gian qua, WB còn tài trợ cho Việt Nam một số các chương trình hỗ trợ
ngân sách trực tiếp như Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) và
Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR), Chương trình Mục tiêu Quốc gia như:
Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giáo dục cho mọi
người, Chương trình cải cách ngành điện…..
WB cũng cung cấp cho Việt Nam các dịch vụ tư vấn về chính sách cùng với các hỗ
trợ kỹ thuật khi triển khai các dự án do WB tài trợ nhằm giúp nước ta hoàn thiện
khuôn khổ thể chế trên mọi lịch vực, nâng cao năng lực quản lý và qua đó, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định an sinh xã hội.
Đặc biệt, hàng năm, WB còn cử các đoàn tới Việt Nam để phối hợp với các
Bộ/ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành cũng như xây
dựng chiến lược quản lý và phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan có liên quan để chuẩn bị danh
mục dự án trình Ngân hàng Thế giới xem xét tài trợ trong những năm tiếp theo.

You might also like