You are on page 1of 1

C1 IMF và Ngân Hàng Thế Giới khác nhau ở

điểm gì? 
IMF giám sát chính sách kinh tế của các thành viên cũng như sự trao đổi tiền tệ tự do
trong hệ thống tỷ giá cố định. Để duy trì trật tự tài chính này, IMF cũng hoạt động như
một nhà cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho các thành viên gặp khó khăn. Đổi lại,
các thành viên sẽ nỗ lực cải cách chính sách kinh tế của họ.   
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo bằng cách tài trợ
cho các dự án cụ thể nhằm giúp nâng cao năng suất. Ngân hàng Thế giới bao gồm hai
tổ chức: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hiệp hội Phát triển
Quốc tế (IDA). IBRD cho các quốc gia đang phát triển vay với lãi suất ưu đãi, trong
khi đó IDA chỉ cho các nước nghèo nhất vay và không tính lãi suất.

IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn
ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế
của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn. Ngân hàng Thế
giới xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua vay vốn bằng cách phát hành trái
phiếu AAA cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, WB còn nhận được các khoản tiền từ các
nhà tài trợ.  
https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Su-khac-biet-giua-Ngan-hang-the-gioi-
va-Quy-tien-te-quoc-te-i282790/
C2 IMF đã từng cử một đoàn công tác sang VN để
rà soát, đánh giá lại quy mô GDP của VN, cho hỏi
việc làm này là vì sao và mục đích gì? 
IMF có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên có được
các số liệu tốt nhất về kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng được những chính sách và quản
lý kinh tế tốt nhất.
Mục đích IMF muốn Việt Nam có thể nắm bắt được tất cả các số liệu thống kê liên
quan đến các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nước
ngoài, mà trước đây có thể trong quá trình thống kê về GDP chưa tính được hết và
chưa cập nhật được đầy đủ những số liệu này, để đảm bảo bao phủ 100% toàn bộ
những hoạt động kinh tế ở Việt Nam từ đó đưa ra những chính sách và quản lí kinh tế
tốt nhất, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển, có tốc độ thay đổi nhanh về
cơ cấu kinh tế như Việt Nam 
https://m.baochinhphu.vn/story.aspx?did=373062

You might also like