You are on page 1of 3

1-Tổng quan ngành: Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng

quốc
gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu
được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc
biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc
điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
2- Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ngành: Dưới tác động của đại dịch, Tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 được dự đoán tăng mạnh trở lại 6%-6.5% YoY. Tăng
trưởng tín dụng chậm lại, nhưng vẫn tích cực trong những năm gần đây. Tín dụng thường dồn
nhiều vào những ngày cuối năm, nên khả năng tín dụng năm 2021 Ngân hàng Nhà Nước
(NHNN) đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 14%-16% dưới kịch bản dịch bệnh vẫn
được khống chế tại Việt Nam. Cụ thể, NHNN cho biết, tính đến ngày 29/10/2021, tín dụng toàn
nền kinh tế đạt 9,994,371 tỷ đồng, tăng 8.72% YTD (cùng kỳ năm 2020 tăng 6.48% YTD), riêng
khu vực Hà Nội tăng trưởng tín dụng đạt 2,433,000 tỷ đồng và tăng 10.4% YTD.
3-Chu kỳ sống của Ngân Hàng:Ngân hàng được xem như là kết nối giữa khách hàng có
thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn do đó trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng
trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân
cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên.
4-Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng mạnh: Mặc dù những năm
gần đây đại dịch covid nhưng tính đến cuối năm 2020, tổng thu nhập lãi thuần của các ngân hàng
niêm yết đạt 279,880 tỷ đồng, tăng 11.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng thu nhập lãi
thuần tăng được đóng góp chính bởi các ngân hàng thương mại tư nhân, với mức tăng 17.5%
YoY lên tổng cộng 172,217 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi thuần của các ngân hàng niêm yết cũng
đã tăng mạnh 16.5% YoY lên 91,765 tỷ đồng vào năm 2020. Có thể kể đến một số NHTM ghi
nhận mức tăng vượt trội như CTG tăng + 33% YoY, TCB + 22% YoY hay BID 17% YoY….
Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh trong năm vừa qua nhờ vào 2 động lực chính là lãi từ kinh doanh
TPCP và thu nhập từ hoạt động bảo hiểm tăng mạnh.
5-Mức độ cạnh tranh: Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày
càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính
phi Ngân hàng. Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự
ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn . Vì vậy, mức độ cạnh tranh ngành này khá khốc
liệt, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên kinh tế còn nhiều
khó khăn như hiện nay.
6-Chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ của Nhà nước : Ngân hàng trung ương căn cứ vào
thực trạng của nền kinh tế để thực hiện điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm một số mục tiêu
nhất định như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế. Tháng 3/2020, chỉ đạo các tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, duy trì phân loại
nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tiếp đó, Trích lập dự phòng rủi ro
để giảm bớt cú sốc về chi phí trích lập cho ngân hàng
7-Mức độ rủi ro: Rủi ro thường thường sẽ đi đôi vơi lợi ích, mức độ rủi ro càng cao thì lợi
nhuận kỳ vọng tương lai càng lớn. Do đó, ngân hàng sẽ tìm hiểu đánh giá các hoạt động kinh
doanh trong mối quan hệ rủi ro- lợi ích để thấy được lợi ích của lợi nhuận rõ nhất xứng đáng với
rủi ro mà ngân hàng chấp nhận. Vì vậy, Chấp nhận rủi ro là yêu cầu đối với tất cả các ngân hàng
8- Phân tích rủi ro: Theo báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của các ngân hàng trong hệ thống
ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhẹ đặc biệt là 2022 do đại dịch covid-19 có
thể thấy , tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các NHTM niêm yết đã tăng từ mức 1.36% trong năm 2020
tăng lên 1.9% của 2021 và tiếp tục tiếp dự đoán tăng mạnh vào 2022 là 2.3%-2.5%. Do đó Xu
hướng giảm dần nợ xấu là nỗ lực rất lớn của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng, ngăn ngừa nợ xấu và cũng nhờ các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại.
9-Danh mục đầu tư :Dưới đây là bảng cung cấp các chỉ số cơ bản của các của các ngân hàng
Việt Nam
Ngân hàng Sà n Total Credit TOI Net Profit NIM CIR ROE EPS
1H (VND b) 1H (VND 1H (VND b) TTM (%) TTM (%) TTM (%) (VND)
b)
ACB HOSE 341,668 11,903 5,072 4.15% -25.57% 26.44% 3,588
BID HOSE 1,297,445 31,661 6,510 2.86% -23.92% 12.32% 2,512
CTG HOSE 1,076,581 27,006 8,710 3.13% -29.73% 18.50% 3,404
EIB HOSE 106,353 2,350 445 2.30% -62.67% 6.35% 874
HDB HOSE 191,841 8,422 3,352 4.59% -39.56% 20.50% 3,303
LPB HOSE 191,228 4,775 1,617 3.54% -45.11% 18.23% 2,221
MBB HOSE 331,147 18,117 6,397 5.14% -34.59% 20.07% 2,772
MSB HOSE 91,381 5,359 2,479 3.68% -32.83% 20.90% 3,240
OCB HOSE 96,152 4,249 2,120 3.86% -27.81% 23.34% 3,062
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích ngành ở trên cùng với sự ảnh hưởng của kinh tế chính trị thế giới
cũng như trong nước, nhóm nhận thấy Ngân hàng là một ngành có tiềm năng tăng trưởng trong
thời gian sắp tới. Chính vì thế nhóm quyết định đầu tư vào ngành này.

You might also like