You are on page 1of 2

Thực trạng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước hỗ trợ các doanh

nghiệp trong Covid-19

Ảnh hưởng của Covid-19 tới tình hình kinh tế thế giới
- Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 là một cú sốc với quy mô và tính chất
chưa từng có. Giải pháp chính được thực hiện cho đến nay để kiềm chế sự lây lan
của dịch bệnh là phong tỏa và cách ly ở quy mô toàn cầu, điều này đã dẫn đến sự
ngưng trệ của các nền kinh tế, làm phía cầu vốn bị sụt giảm nghiêm trọng do các
biện pháp giãn cách xã hội. Điều này làm tăng nguy cơ nợ quá hạn đối với các
khoản thế chấp và vay tiêu dùng. Các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề suy giảm
các hoạt động sản xuất và giảm dòng tiền, nhất là trong các lĩnh vực như ô tô, bán
lẻ và du lịch. Những vấn đề về thanh khoản của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng
với sự bất ổn ngày càng tăng cao đã tác động tiêu cực đến sự hoạt động của thị
trường tài chính.
- Trước tình trạng này, Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định kinh tế

Những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong Covid-19

Kể từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện giảm 3 lần
một loạt lãi suất điều hành như lãi suất tiền gửi, lãi suất qua nghiệp vụ thị trường
mở (OMO), lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu... để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó
với đại dịch Covid-19.

-  Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu
từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN
đối với các ngân hàng từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Điều chỉnh lãi suất chào mua
giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ OMO từ 3%/năm xuống 2,5%/năm. Lãi suất
cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách
hàng vay, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ
5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ
Tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ
6%/năm xuống 5,5%/năm…
 - Bên cạnh việc cắt giảm các mức lãi suất điều hành, NHNN chỉ đạo các tổ chức
tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm các khoản lãi vay. Đối với
những khoản vay cũ, NHNN đã kêu gọi các TCTD thực hiện giảm lãi suất đối với
các khoản dư nợ cũ và nhận được sự đồng tình của các tổ chức này. Cùng với đó,
các ngân hàng cũng thực hiện giảm phí thanh toán, sẵn sàng nguồn vốn cho các
DN có nhu cầu vay mới nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế trở lại. Theo báo cáo của
hệ thống các TCTD, thời gian qua, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên
nhóm nợ, toàn hệ thống đã cơ cấu được cho gần 170.746 khách hàng với dư nợ
128.210 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.372 khách hàng với
dư nợ 28.441 tỷ đồng; hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho 318.528 khách hàng với dư
nợ là 980.163 tỷ đồng. Đồng thời, trong các tháng đầu năm 2020, đặc biệt là từ
tháng 4/2020, phần lớn các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay với mức giảm phổ
biến từ 0,5-2%, thậm chí có một số ngân hàng như VietinBank, Vietcombank,
Techcombank… đã hạ lãi suất vay vốn cho khách hàng từ 2,5% - 4%/năm.

Kết luận

Cho đến nay, dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc ở nhiều nơi trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, còn quá sớm để có thể đánh giá được hết những tác động
tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với những giải
pháp về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã giúp nền kinh tế tiếp tục tăng
trưởng ở mức 3,82% trong quý I và 0,36% trong quý II năm 2020. Đây là mức tăng
trưởng khá giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát và nhiều nước trên thế giới ghi nhận
tăng trưởng âm. Từ đó, ta có thể thấy được NHNN trong thời kì Covid-19 đã phản
ứng nhanh chóng và quyết liệt, thực hiện đúng nhiệm vụ và vai trò của họ, để duy
trì hoạt động có hiệu quả của thị trường tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ
hiệu quả

You might also like