You are on page 1of 3

1.

Chọn tối thiểu 2 nước đã từng trải qua vỡ nợ trái phiếu: tóm tắt thực trạng tại thời điểm đó và
các giải pháp, kết quả của các biện pháp.

Lebanon - quốc gia từng được gọi là "Thụy Sĩ của Trung Đông" - vỡ nợ lần
đầu tiên trong lịch sử vào tháng 3/2020. Nước này khi đó chìm trong khủng
hoảng kinh tế và biểu tình phản đối chính phủ. Quốc gia này không thể trả khoản
nợ 1,2 tỉ USD trái phiếu châu Âu (Eurobond), theo Đài DW. Khối nợ của Lebanon từ
lâu đã thuộc nhóm lớn nhất thế giới, tương đương 170% GDP.
Liên hợp Quốc cho biết đồng pound Lebanon đã mất 90% giá trị và 4 trên 5
người dân nước này hiện sống dưới mức nghèo khổ. Lạm phát tại đây đã lên
3 chữ số, Covid-19, xung đột Nga – Ukraine và vụ nổ tại cảng ở Beirut năm
2020 càng khiến khủng hoảng tại đây thêm tồi tệ.

Các chủ nợ liên tục thúc giục Lebanon tái cấu trúc. Tuy nhiên, cách đây vài
ngày, nước này mới đạt thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khoản
cứu trợ 3 tỷ USD để thoát khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ được
giải ngân nếu Quốc hội Lebanon chấp thuận gói ngân sách 2022 và luật ngân
hàng mới để chống tham nhũng và kế hoạch tái cấu trúc nợ.

Nga: năm 1918 và 1998


Nga vỡ nợ với khối nợ bằng ngoại tệ năm 1918, khi nhà lãnh đạo Vladimir
Lenin từ chối thanh toán nợ trái phiếu do Sa hoàng phát hành.

Đến tháng 8/1998, Nga tuyên bố hoãn thanh toán nợ nước ngoài trong 90
ngày, hạ giá đồng ruble và vỡ nợ với khối nợ trong nước. Nợ nước ngoài của
Nga khi đó là 141 tỷ USD. Fitch ước tính nợ trong nước của họ tương đương
50,6 tỷ USD.

Quốc gia này chịu tác động lan truyền từ khủng hoảng tài chính châu Á. Đồng
ruble cũng bị ảnh hưởng bởi đầu cơ khi giá dầu lao dốc. Trong khi đó, dầu là
mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga. Phải mất hơn 10 năm sau, Nga mới có
thể quay lại vay tiền trên thị trường quốc tế.
Hiện tại, dưới các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây vì chiến dịch
quân sự ở Ukraine, Nga đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ nước ngoài lần nữa
trong năm nay. Cách đây vài ngày, S&P thậm chí tuyên bố Nga vỡ nợ vì trả
bằng đồng ruble thay vì đôla Mỹ.

2. So sánh thực trạng với Việt Nam hiện tại: quy mô thị trường, lãi suất, điều kiện kinh tế vĩ mô,
rủi vỡ nợ thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay
- Tại Việt Nam, báo cáo cho thấy sau khi tăng trưởng mạnh trong quý trước, thị
trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 31-8 đến 4-
11 đã giảm 0,2% do thị trường trái phiếu sụt giảm và trái phiếu doanh nghiệp tăng
chậm hơn. 
- Tuy vậy, so với quý 3 năm trước, thị trường vẫn tăng 21,1% lên 97,4 tỉ USD.
- Trái phiếu chính phủ giảm 2% do lượng tín phiếu ngân hàng trung ương đang lưu
hành giảm 70,3% so với quý trước. Dư nợ trái phiếu chính phủ đạt 67,3 tỉ USD. Việc
trái phiếu doanh nghiệp giảm 4,1% so với quý trước đã đưa phân khúc này đạt 30,1 tỉ
USD.
- Bức tranh thị trường trái phiếu Việt Nam cũng giống với khu vực khi các đồng tiền
trong khu vực giảm giá so với USD, chứng khoán sụt giảm và phí bảo hiểm rủi ro
tăng. 
- Nếu loại bỏ các trái phiếu ngân hàng thì số dư nợ trái phiếu của các doanh
nghiệp phi ngân hàng là 908,8 nghìn tỷ đồng và các nhà phát hành bất động
sản đóng góp 455 ngàn tỷ đồng. Mức này chỉ chiếm khoảng 4% tổng dư nợ
tín dụng toàn hệ thống ngân hàng
- Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay cũng đang nắm giữ danh mục
trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng với quy mô vào khoảng 284
ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 2,37% trên tổng tài sản sinh lời tại thời
điểm 30/6/2022. Đây không phải là vấn đề lớn đối với chất lượng tín
dụng ngân hàng bởi quy mô còn nhỏ và chất lượng trái phiếu có tính
phân hóa và cũng được các ngân hàng đánh giá kỹ lưỡng. Mức độ ảnh
hưởng chỉ có thể lớn hơn đối với một số ngân hàng có phân bổ tín
dụng trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn 10% tổng dư nợ tín dụng của
họ.
3. Lực chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam
- Nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên giữ bình
tĩnh và sự tỉnh táo trước các thông tin nhiễu loạn được lan truyền,
tránh việc bán tháo và cắt lỗ trái phiếu đang nắm giữ mà không đánh
giá được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành. Trong
trường hợp nhà đầu tư đang sở hữu các trái phiếu mà doanh nghiệp
không thể trả lãi và/ hoặc gốc, việc chấp nhận đàm phán và dàn xếp
với doanh nghiệp và các tổ chức trung gian sẽ là giải pháp tốt cho các
bên
4. Tài liệu tham khảo
https://vneconomy.vn/fiinratings-rui-ro-trai-phieu-doanh-nghiep-voi-he-thong-
tin-dung-o-muc-thap.htm
https://vnexpress.net/nhung-quoc-gia-tung-vo-no-4450813.html
https://tuoitre.vn/nhung-nuoc-tung-vo-no-tren-the-gioi-2022041319091204.htm

You might also like