You are on page 1of 12

CHƯƠNG 6: THẤT BẠI –PHÁ SẢN NGÂN HÀNG

 Thất bại – phá sản ngân hàng


 Nguyên nhân
 Các trường hợp thất bại phá sản ngân hàng trên thế giới
 Vấn đề thất bại và phá sản ngân hàng tại Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH

1. Thất bại phá sản ngân hàng


1.1. Khái niệm
- Khái niệm thất bại ngân hàng:
o Bị tiếp quản bởi ngân hàng khác
o Bị thanh lý hay mua lại bởi ngân hàng trung ương
o Bị hợp nhất bởi một ngân hàng đang hoạt động hiệu quả hơn
o Có sự can thiệp của chính phủ hay chính phủ mua lại ngân hàng
- Khái niệm phá sản ngân hàng
o Phá sản là tình trạng pháp lý của một người hoặc tổ chức không trả
được các khoản nợ của mình cho các chủ nợ.
o Một ngân hàng phá sản là khi đã được NHTW yêu cầu thực hiện thủ
tục phá sản, ngân hàng khi thực hiện thanh lý và phá sản sẽ tuân thủ
quy định và luật pháp.
o Tại Hoa Kỳ: Theo điều 3 luật phá sản ngân hàng, TCTD và công ty bảo
hiểm của Hoa Kỳ ngày 06/11/2001 thì Ngân hàng thực hiện thủ tục
phá sản chỉ khi có yêu cầu của NHTW.
1.2. Khái niệm phá sản ngân hàng tại Việt Nam
- Phá sản doanh nghiệp: Tại Việt Nam căn cứ Theo khoản 2 Điều 4 Luật phá
sản năm 2014 ngày 19/06/2014 quy đinh: Phá sản là tình trạng của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết
định tuyên bố phá sản.
- Theo quy định luật phá sản năm 2014 thì “doanh nghiệp hợp tác xã” mất khả
năng thanh toán là việc DN/HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản
nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Khái niệm thủ tục phá sản: là trình tự các bước tiến hành giải quyết phá sản
theo quy định của pháp luật. Thủ tục phá sản có thể không phải nhất thiết do
tòa an phụ trách. Đối với TCTD việc giải quyết phá sản có thể bao gồm nhiều
thủ tục hành chánh hơn.
- Bản chất của phá sản: tiếp cận dưới góc độ chủ nợ phá sản là một thủ tục đòi
nợ tập thể, tiếp cận dưới góc độ thanh toán nợ phá sản là để giải quyết tình
trạng mất khả năng thanh toán => phá sản TCTD là 1 thủ tục pháp lý nhằm
giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả của 1
TCTD.
- Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng ngày
20/11/2017 thì khoản 35 điều 1 có nói đến phá sản ngân hàng: Phương án cơ
cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ
cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
o Phương án phục hồi;
o Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần
vốn góp;
o Phương án giải thể;
o Phương án chuyển giao bắt buộc;
o Phương án phá sản.
- Theo Luật Phá sản năm 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp
tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố
phá sản. Một tổ chức tín dụng (TCTD) bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi
bị mất khả năng thanh toán và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản
chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp
dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng
thanh toán.
2. Tác động của phá sả ngân hàng
2.1. Tác động tích cực
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con nợ
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Chịu sự kiểm soát của chính phủ
- Tái cơ cầu nền kinh tế
2.2. Tác động tiêu cực
- Khủng hoảng niềm tin là hậu quả quan trọng nhất khi xảy ra sự kiện ngân
hàng bị mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản. Khi một ngân
hàng phá sản, người gửi tiền sẽ phải gánh chịu rủi ro không được hoàn trả lại
hoặc chỉ được chi trả một phần số tiền đã gửi từ bảo hiểm tiền gửi, hay từ giá
trị phân chia tài sản ngân hàng sau phá sản theo quyết đinh của tòa án. Hiện tại
số tiền tối đa được bảo hiểm tiền gửi chi trả đối với khoản tiền gửi của một
người tại một TCTD là 75 triệu đồng, còn số này vẫn còn khá khiêm tốn so
với lượng tiền gửi thực tế. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin
khiến cho người dân đồng loạt đi rút tiền. Thay vì gửi ngân hàng, tiền được cất
giữ tại nhà, dẫn đến hệ quả thiếu nguồn vốn cho việc đầu tư trở lại nền kinh tế
- Phá sản 1 ngân hàng có thể dẫn đến phá sản hàng loạt của các NH và DN theo
hiệu ứng domino gây bất ổn cho nền kinh tế.
- Ảnh hưởng đến hệ thống tài chính
- Nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính
- Tăng thất nghiệp, làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn và có thể làm nảy
sinh các tệ nạn xã hội, các tổi phạm.
3. Nguyên nhân phá sản ngân hàng
Giám sát tài chính không hiệu quả Vay nợ không hiệu quả
Cú sốc kinh tế vĩ mô Lựa chọn người vay
Vốn điều lệ không đủ Ngành bất động sản
Đánh giá tín dụng không phù hợp. Can thiệp chính trị
Chi tiêu quá nhiều vào TSCĐ của ngân hàng Thiếu dự phòng
Sự suy giảm vị thế của ngân hàng Gian lận và quản lý rủi ro

4. Các trường hợp thất bại phá sản ngân hàng trên thế giới
4.1. Washington Mutual (2008)
- Trước khi phá sản, Washington Mutual là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ.
Ngân hàng này cũng sở hữu Washington Mutual Saving Bank, tổ chức cho
vay và tiết kiệm hàng đầu quốc gia.
- Tương tự như Lehman Brothers, nguyên nhân đẩy Washington Mutual đến bờ
phá sản cũng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trăm năm mới có một lần tại thị
trường tín dụng và bất động sản. Thiệt hại kéo dài đã khiến hãng phải đóng
nhiều chi nhánh và cắt giảm nhân công. Giá cổ phiếu của Washington Mutual
từ đó đi xuống thê thảm, từ 30 đôla, vào tháng 9/2007, thậm chí 45 đôla trong
năm 2006, xuống chỉ còn 2 đôla vào tháng 2/2008.
- Sau nhiều nỗ lực cải tổ bằng cách sa thải ban giám đốc hoặc tìm đối tác mua
lại cổ phần nhưng không thành công, ngân hàng trên lại bị giáng một đòn nặng
khi chỉ trong 10 ngày các khách hàng đã đua nhau rút ra một khoản tiền kỷ lục
lên tới 16,7 tỷ đôla.
- Vào ngày 26/9, Washington Mutual Bank đệ đơn xin phá sản. Đây là vụ sụp
đổ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với số tài sản "bốc hơi" lên tới 307 tỷ
đôla.
4.2. Lehman Brothers (2008)
- Định chế tài chính 158 năm tuổi vừa phá sản ngày 15/9 khi mới chỉ 1 năm
trước còn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26
nghìn. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các
khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản
đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
- Định chế tài chính 158 năm tuổi sụp đổ nhanh chóng chỉ sau vài tháng xảy ra
khủng hoảng.
- Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản
vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các
danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia
tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm.
Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín
dụng càng tăng.
- Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt
giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman
Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
- Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman
Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ
ngân hàng chóng vánh nhất.
4.3. Bear Stearns (2008)
- Thứ ba, ngày 11/3, từ nhà đầu tư, người cho vay, và khách hàng đều cố rút ra
khỏi Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall. Bear Stearn ban đầu
không phải là ngân hàng thương mại mà chủ yếu hoạt động thông qua các
khoản đầu tư vào việc bán khống trái phiếu sắp đáo hạn, một hình thức kinh
doanh đầy rủi ro.
- Những biến động bất thường của khối tài chính khiến hãng thua lỗ và gặp
nhiều khó khăn. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Giám đốc tín dụng của một
ngân hàng khác cho rằng Bear Stearn sẽ không thể đạt được lợi nhuận như đã
công bố trước đó.
- Hệ quả là, chỉ trong hai ngày, vốn cổ phần của ngân hàng này từ 17 tỷ đôla
tiền mặt chỉ còn lại 2 tỷ đôla. Trước tình hình trên, Bear Stearn không có lựa
chọn nào khác ngoài tuyên bố phá sản.
4.4. Barings Bank (1995)
- Câu chuyện sai lầm của Nick Leeson đã được dựng thành phim vào năm 2005.
- Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu
đời, thành lập vào năm 1762, và có uy tín nhất London. Đây cũng là ngân
hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon
vào thế kỷ 19.
- Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một trong những nhân viên của
ngân hàng tại chi nhánh Singapore, Nick Leeson, 28 tuổi, gây nên khoản lỗ tới
827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ đôla, do đầu cơ vào các hợp đồng tương
lai.
- Thay vì công khai sai lầm của mình, Leeson che giấu mọi thứ bằng một serie
các bản báo cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường
hồi phục nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, tới tận tháng
3/1995, mọi chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Thông tin được công bố, đã
đặt dấu chấm hết cho ngân hàng thương mại lâu đời và uy tín nhất London.
Baring Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá
1 bảng.
4.5. Bank of England (1992)
- Bank of England đóng vai trò là người cho vay cuối, cứu giúp các định chế tài
chính. Thế nhưng, ngân hàng từng được quốc hữu hóa này đã phải trải qua
thua lỗ và không tự cứu nổi mình. Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá
đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại châu Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao,
giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng mua lại sau khi Bank of England
điều chỉnh lại chính sách.
- Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, ngân hàng này lại chống lại nhà đầu cơ bằng
cách mua đồng bảng và tăng mạnh lãi suất. Kế hoạch thất bại và vào ngày thứ
tư đen tối 16/9/1992, giới đầu cơ trong đó có cả George Soros danh tiếng đã
bán khống lượng bảng Anh có giá trị khoảng 10 tỷ đôla. Hệ quả là Bank of
England buộc phải rút khỏi cơ chế một tỷ giá của hệ thống tiền tệ châu Âu và
tiến hành phá giá đồng bảng. Soros và "bạn bè" đã kiếm được khoảng 1,1 tỷ
đôla nhờ sự kiện này. Cũng từ đó, cái tên Soros còn được nhắc đến như kẻ đã
phá hoại Bank of England.
5. Vấn đề thất bại và phá sản ngân hàng tại Việt Nam
5.1. Phá sản ngân hàng tại Việt Nam
- Đề án 254
o Bảo đảm thanh khoản và khả năng chi trả
o Giám sát TCTD mất thanh khoản và TCTD yếu kém
o Sát nhập, hợp nhất và mua lại TCTD.
o Xủ lý nợ xấu
o Tăng vốn tự có
o Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
- Từ ngày 15/1/2018 Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi đã chính thức có hiệu
lực thi hành, không có quy định nào về mua bắt buộc một TCTD với giá 0
đồng. Thay vào đó, Luật cho phép phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt tại
Điều 152. Luật có hiệu lực chính thức từ ngày 15/1/2018 cho phép các ngân
hàng hoạt động không hiệu quả được phép phá sản.
- Thực trạng ngân hàng được mua lại 0 đồng và kiểm soát đặc biệt tại Việt
Nam trong 10 năm qua:
o Ngân hàng Xây dựng (VNCB)
- Ngân hàng Xây dựng (VNCB) là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam
bị Ngân hàng Nhà nước thu mua lại bắt buộc toàn bộ số cổ phần
với mức giá 0 đồng kể từ ngày 02/02/2015.
- VNCB là tiền thân của ngân hàng Đại Tín. Vào cuối năm 2012,
ngân hàng này bị liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém với
mức lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng.
- Đến cuối năm 2013, con số này đã lên đến 11.348 tỷ đồng và tăng
đến 27.000 tỷ đồng vào cuối năm 2014.
- Theo ngân hàng Nhà nước thì vào thời điểm này không có bất kỳ
một nhà đầu tư nào có ý định mua lại ngân hàng Xây dựng và theo
cơ sở định giá thì mức mua lại là 0 đồng với giá trị thực âm hơn
80.000 đồng/cổ phiếu.
- Trước thời điểm bị mua lại, VNCB đã có tổng cộng 551 cổ đông,
trong đó có 6 cổ đông pháp nhân và tới 545 cổ đông thế nhân.
o Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)
- Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là trường hợp ngân hàng thứ
2 được Ngân hàng Nhà nước thu mua với mức giá 0 đồng kể từ
ngày 25/04/2015.
- OceanBank là tiền thân của Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Vào
năm 2007, ngân hàng này chuyển sang hình thức ngân hàng
thương mại cổ phần đô thị và phát triển rất nhanh cho đến năm
2010.
- Từ cuối năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện ra rất nhiều
sai phạm tại ngân hàng này. Với số vốn điều lệ âm và tự thân ngân
hàng đã không còn đủ khả năng để bù đắp lại số vốn này.
- Ngày 25/04/2015, ngân hàng Nhà nước đã tiến hành mua bắt buộc
toàn bộ số cổ phần hiện hữu của OceanBank và tiến hành tái cơ
cấu lại ngân hàng này.
- Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 100% vốn điều lệ của
OceanBank và chấm dứt hoàn toàn các quyền lợi của các cổ đông
hiện hữu tại ngân hàng này và thực hiện chỉ định ngân hàng
VietinBank tham gia công tác quản trị OceanBank.
- Trước khi bị thu mua, các cổ đông lớn của ngân hàng gồm Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH VNT, Công ty Cổ phần
Tập đoàn Đại Dương và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Sông Đà.
o Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)
- Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu GPBank là ngân hàng thứ 3 bị Ngân
hàng Nhà nước thu mua lại bắt buộc toàn bộ số cổ phần với mức
giá 0 đồng từ ngày 07/07/2015.
- Theo các báo cáo tài chính năm 2014, tính đến thời điểm
02/04/2015, tổng số tiền lỗ lũy kế của GPBank đã lên đến 12.280
tỷ đồng, số dư nợ vay giảm mạnh chỉ còn 6.669 tỷ đồng.
- Do không thể tự khắc phục được tình hình tài chính, ngân hàng
Nhà nước đã mua lại bắt buộc GPBank toàn bộ số cổ phần với mức
giá 0 đồng kể từ ngày 07/07/2015.
- Trước khi bị thu mua lại, các pháp nhân nắm giữ khoảng 27% số
cổ phần của ngân hàng. Hai tổ chức đã nắm giữ trên 5% cổ phần
bao gồm Công ty Cổ phần Quản lý Qũy đầu tư FPT và Công ty
chứng khoán của một ngân hàng Thương mại Cổ phần quốc doanh.
- Đến sau 2018, khi luật pháp đã có Luật phá sản ngân hàng thì có rộ
lên các thông tin liên quan đến các ngân hàng có nguy cơ bị phá
sản như sau, tuy nhiên nhưng thông tin này vẫn đang nằm trong dự
đoán của các chuyên gia.
5.2. Vì sao chưa có ngân hàng nào phá sản tại Việt Nam
- Người dân sẽ không còn tin tưởng vào ngân hàng cũng như ngân hàng
nhà nước.
o Khi 1 ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản, niềm tin của người dân vào
ngân hàng sẽ bị sụp đổ, người ta sẽ tích lũy tiền, mua vàng… thay vì
gửi tiền vào ngân hàng. Hàng loạt những người đang có tiền gửi trong
ngân hàng sẽ rút tiền đồng loạt vì tâm lý lo sợ mất tiền. Sẽ không một
ngân hàng nào có đủ tiền mặt để chi trả cho người dân trước hiện tượng
rút tiền hàng loạt như vậy.
o Và khi muốn rút tiền mà ngân hàng không cho rút sẽ càng tạo lên tâm
lý lo sợ, mất tin tưởng vào ngân hàng. Vì nguyên tắc làm việc của ngân
hàng là người có tiền gửi sẽ được rút tiền bất cứ khi nào. Giờ đây ngân
hàng không cho rút tiền, người gửi sẽ nghĩ tới việc ngân hàng không
còn tiền để chi trả?
- Tư duy “bảo bọc”. Ở đây là sự bảo bọc của Ngân hàng Nhà nước đối với các
ngân hàng thương mại, của “mẹ” đối với các “con” thông qua việc mua lại,
cho sáp nhập, hợp nhất, xử lý theo các biện pháp hành chính nhằm “cứu” các
ngân hàng bị thua lỗ. Cụ thể:
o Bơm tiền: Đây là bước đi đầu tiên và dễ dàng nhất để các ngân hàng
yếu kém duy trì hoạt động với hy vọng chúng sẽ cải thiện được tình
hình. Tuy nhiên, đây là biện pháp tốn kém và khó giải quyết được gốc
rễ của vấn đề.
o Khuyến khích hoặc ép buộc các thương vụ mua bán sáp nhập.
Quan trọng nhất là tìm được một ngân hàng khác chịu ôm phần nợ của
ngân hàng yếu kém. Nhờ ưu điểm là khi áp dụng cách này sẽ tiết kiệm
được một khoản tiền mặt khổng lồ nên đây cũng chính là con đường
Việt Nam đang đi. Thương vụ điển hình là Habubank sáp nhập vào
SHB. Với khả năng thanh toán gần như bằng 0, vốn chủ sở hữu giảm
chỉ còn gần 200 tỉ đồng, Habubank được xem là gặp may khi có SHB
đứng ra bảo lãnh mọi khoản nợ. Đối với Ngân hàng Nhà nước, đây là
một thành công khi có thể bảo toàn được khoản tiền gửi của người dân
tại Habubank trị giá 18.700 tỉ đồng.
o Hợp nhất: Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành công với thương vụ
hợp nhất đình đám giữa 3 ngân hàng ở trong tình trạng mất thanh
khoản trầm trọng SCB, FicomBank và TinnghiaBank trong năm 2011.
o Mua lại với giá 0 đồng: Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
đã liên tiếp mua lại 3 ngân hàng thương mại (NHTM) với giá 0 đồng
bao gồm gân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng
TMCP Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn
cầu (GPBank).
o NHNN có thể chọn phương án sáp nhập các ngân hàng trên vào các
ngân hàng khác theo quy định, nhưng điều này cũng đòi hỏi ngân hàng
nhận sáp nhập phải là một ngân hàng vững mạnh. vì không có ngân
hàng nào tự nguyện đứng ra nhận sáp nhập. Và cũng như trường hợp
trên, NHNN cũng đã không lựa chọn phương án chỉ định bắt buộc một
ngân hàng đảm nhiệm việc nhận sáp nhập, vì thiếu cơ sở pháp lý.
o Biện pháp cuối cùng để xử lý ngân hàng yếu kém chính là quốc hữu
hóa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được sử dụng khi ngân hàng đó “quá
lớn để sụp đổ”, tức có quá nhiều mối liên kết chằng chịt và to lớn trong
hệ thống tài chính. Đây cũng là biện pháp tốn kém nhất.
- Tư duy trên đã dẫn đến tư duy không chấp nhận rủi ro và tâm lý ỷ lại.
Kiểu như “đứa con” cứ thoải mái trong hoạt động, còn những vấn đề “hậu sự”
đã có người lo. Các ngân hàng nên tự chịu trách nhiệm về những thất bại trong
kinh doanh của họ, chấp nhận sự phá sản nếu hoạt động không hiệu quả. Việc
cho phá sản ngân hàng có tính tích cực là các ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn
trong hoạt động của mình.
- Người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung có tâm lý chung là “dị ứng”
với một số vấn đề thực tế trong cuộc sống, như ly hôn, viết di chúc, giải thể,
phá sản... Theo nghiên cứu của bà Natalie Martin (giáo sư luật của Đại học
New Mexico, công tác tại Viện Phá sản Hoa Kỳ) thì “Ở Nhật Bản sự sỉ nhục
vì bị phá sản lớn đến nỗi người ta có thể tự sát”.
- Người Việt Nam quan niệm phá sản là kết thúc, là chấm hết sự nghiệp kinh
doanh. Theo bà Natalie Martin thì “trên thực tế, luật về phá sản của Hoa Kỳ
được xây dựng để sao cho những người thất bại trong kinh doanh được
khuyến khích tiếp tục theo đuổi công việc kinh doanh của mình”. Và “khả
năng có thể bắt đầu lại công việc kinh doanh chính là động lực khiến cho một
số người Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, và đây là điều có lợi
cho toàn bộ nền kinh tế”.
- Việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vì quy định hiện hành về bảo
hiểm tiền gửi ở Việt Nam thực sự chưa thỏa đáng. Theo quy định tại khoản
3, điều 1, Nghị định 109/2005/NĐ-CP và sau này Nghị định 68/2013/NĐ-CP
đã kế thừa thì “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao
gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện
hợp pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy
định tại điều 3 của nghị định này, tối đa là 50 (năm mươi) triệu đồng”. Hiện
nay lên đến 75 triệu đồng. Chính vì vậy, nếu ngân hàng phá sản, thiệt hại cho
người gửi tiền sẽ rất lớn, kéo theo niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống
ngân hàng, đối với Nhà nước bị sụt giảm.
- Ngân hàng Việt Nam không phá sản phải chăng đang đi trái lại với quy
luật kinh tế?
o Nếu như ngân hàng dù làm ăn có thua nỗ mà không bị phá sản là đi
ngược lại với quy luật kinh tế. Trên thế giới việc phá sản ngân hàng
cũng như các doanh nghiệp bình thường khác là điều cần thiết để nền
kinh tế vận động theo đúng quy luật của nó.
o Nhưng tại Việt Nam, phá sản ngân hàng là việc rất hệ trọng bởi chúng
ta còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề phá sản ngân hàng.
Với một nền kinh tế non trẻ, có lẽ vì điều này mà Ngân hàng nhà nước
chủ trương không để dẫn tới phá sản ngân hàng. Tuy nhiên, có lẽ chủ
trương này chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định chứ
không thể tồn tại mãi mãi.a

You might also like