You are on page 1of 36

T

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


KHOA NGÂN HÀNG
- 

Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại

Chủ đề: Sự Thất Bại Và Phá Sản Của Ngân Hàng. Bài Học
Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
I. SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG.............................................................................2
1. Khái niệm về sự ổn định tài chính..............................................................................2
2. Các yếu tố tác động đến sự ổn định của NHTM........................................................2
II. THẤT BẠI NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG PHÁ SẢN........................................3
1. Khái niệm về thất bại ngân hàng và ngân hàng phá sản..........................................3
1.1 Khái niệm thất bại ngân hàng......................................................................................3
1.2 Khái niệm về ngân hàng phá sản.................................................................................4
2. Mô hình đo lường rủi ro phá sản của ngân hàng......................................................5
2.1 Mô hình Z - score của Altman.........................................................................................5
2.2 Mô hình đo lường Camels..............................................................................................6
4. Các ảnh hưởng của việc ngân hàng phá sản:...........................................................12
III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ VIỆC PHÁ SẢN CỦA CÁC TCTC VÀ NGÂN HÀNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ THẤT BẠI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM..........................................16
1. Một số vụ phá sản điển hình của các TCTD và Ngân hàng trên thế giới..............16
1.1 Barings Bank (1995):.................................................................................................16
1.2 Bank of England (1992).............................................................................................19
1.3 Northern Rock............................................................................................................20
2. MỘT SỐ THẤT BẠI CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM......................................23
2.1 Habubank:..................................................................................................................23
2.2. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP.Bank).........................................................24
IV. CÓ NÊN ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG PHÁ SẢN HAY KHÔNG?...............................26
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM........................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................31
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM Ngân hàng thương mại

DVNH Dịch vụ ngân hàng

CNTT Công nghệ thông tin

TCTD Tổ chức tín dụng


TS Tài sản
RR Rủi ro
BĐS Bất động sản
LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và hội nhập với thế giới, đặc biệt là sau sự
kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006, ngành ngân
hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh việc hỗ trợ ngành ngân hàng tiếp cận với các công nghệ hiện đại của thế giới
cùng với các cách thức quản trị, quản lý rủi ro tốt hơn, hội nhập kinh tế còn tạo nên môi
trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Và trong môi trường cạnh
tranh đó, bên cạnh những ngân hàng không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình
trên thị trường trong nước và thế giới, thì còn tồn tại những Ngân hàng hoạt động yếu kém
và cần phải xử lý. Tuy nhiên, vì ngành ngân hàng là một ngành đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc gia và tương đối đặc biệt so với các ngành kinh tế, đòi hỏi Nhà nước cần
phải có ứng xử phù hợp nhằm đảm bảo lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong nước, đồng
thời tránh gây ra khủng hoảng tâm lý cho người dân, làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính
và nền kinh tế của quốc gia. Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài “Sự thất bại và phá sản của ngân
hàng. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về sự thất
bại của các Ngân hàng và cách giải quyết như thế nào đối với các Ngân hàng hoạt động yếu
kém và kinh doanh thất bại của các nước trên thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cụ
thể cho Việt Nam.

Page 1 of 37
I. SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG
1. Khái niệm về sự ổn định tài chính
Theo Eric S. Rosengren, Chủ tịch và CEO Ngân hàng dự trữ liên bang Boston thì:
Sự ổn định tài chính phản ánh khả năng của hệ thống tài chính duy trì cung cấp các
dịch vụ trung gian tín dụng và thanh toán cần thiết trong nền kinh tế để tiếp tục trên con
đường phát triển của mình
Từ ý niệm trên ta có thể hiểu rằng sự ổn định của một ngân hàng chính là khả năng
ngân hàng đó duy trì được việc cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian tín dụng và thanh
toán cần thiết cho nền kinh tế.
2. Các yếu tố tác động đến sự ổn định của NHTM
Có một số bài nghiên cứu nghiên cứu về các yếu tốc tác động đến sự ổn định của
NHTM.
Theo nghiên cứu của Raluca-Ioana Diaconu, Dumitru-Cristian Oanea (2014); The
Main Determinants of Bank’s Stability. Evidence fromRomanian Banking Sector , các yếu tố
tác động đến sự ổn định của Ngân hàng bao gồm:
- Tình hình khu vực ngân hàng
- Lạm phát
- Tốc độ tăng trưởng GDP
- Tình hình thị trường tài chính.
Nghiên cứu của Michael Adusei (2015); The impact of bank size and funding risk on
bank stability thì cho thấy các yếu tố tác động đến ổn định Ngân hàng là:
- Quy mô ngân hàng.
- Rủi ro tài chính ngân hàng
- Lợi nhuận
- Lạm phát
- Tốc độ tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu của Magdalena Petrovska, Elena Mucheva Mihajlovska (2013), Measures
of Financial Stability in Macedonia, nói về các yếu tố:
- Rủi ro vỡ nợ
- Rủi ro tín dụng,
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro tiền tệ
- Lợi nhuận
II. THẤT BẠI NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG PHÁ SẢN
1. Khái niệm về thất bại ngân hàng và ngân hàng phá sản
1.1 Khái niệm thất bại ngân hàng.

Trang 2
Thông thường, một doanh nghiệp được xem là thất bại khi doanh nghiệp đó phá sản, và
tại thời điểm đó, công ty không có khả năng thanh tóan cho các chủ nợ bởi vì các khỏan nợ
của công ty đã vượt quá tổng tài sản của công ty. Cũng giống như vậy, khi các Ngân hàng
mất khả năng thanh khỏan và không có khả năng chi trả, ngân hàng buộc phải tuyên bố phá
sản và thanh lý tài sản. Như theo Theo tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC):
“A bank failure is the closing of a bank by a federal or state banking regulatory
agency. Generally, a bank is closed when it is unable to meet its obligations to depositors
and others.”
“Một thất bại ngân hàng là việc đóng cửa một ngân hàng do một cơ quan quản lý ngân
hàng trung ương thực hiện. Nói chung, một ngân hàng được đóng lại khi nó không thể đáp
ứng các nghĩa vụ của mình cho người gửi tiền và người khác.”
Tuy nhiên, tại một số nước như Nhật Bản hay châu Âu, có rất ít Ngân hàng bị buộc
đóng cửa do những lo lắng về các hệ lụy trong tương lai đối với hệ thống tài chính và nền
kinh tế của đất nước. Vì vậy, Theo Marco (2005):
Definition of failure Most empirical studies on banking failures consider a financial
institution (bank) to have failed if it either received external support or was directly closed.
In this paper, a financial institution will be considered to have failed if it fits into any of the
following categories (Bongini, Claessens, and Ferri 2001; Gonzalez-Hermosillo 1999):
(i) The financial institution was recapitalized by either the central bank or an agency
specifically created to address the crisis, and/or required a liquidity injection from the
monetary authority;
(ii) The financial institution’s operations were temporarily suspended (“frozen”) by the
government;
(iii) The government closed the financial institution;
(iv) The financial institution was absorbed or acquired by another financial institution.
Tạm dịch “Ngân hàng được xem là thất bại khi nó nhận sự trợ giúp đặc biệt từ bên
ngoài hoặc là đóng cửa ngân hàng. Một tổ chức tài chính sẽ được coi như đã thất bại nếu nó
phù hợp với bất kỳ của các dấu hiệu sau:

Trang 3
+ Các tổ chức tài chính đã được tái cấp vốn bởi hoặc là ngân hàng trung ương hoặc một
cơ quan đặc biệt được tạo ra để giải quyết cuộc khủng hoảng, hỗ trợ thanh khoản của cơ
quan tiền tệ;
+ Hoạt động các tổ chức tài chính đã được tạm thời bị đình chỉ ("đóng băng") bởi
Chính phủ;
+ Chính phủ đóng cửa tổ chức tài chính;
+ Các tổ chức tài chính đã được sáp nhập hoặc mua lại bởi một tổ chức tài chính.
Trong cuốn Modern Banking (2008), H.R. Machiraju cho rằng hầu hết các chuyên gia
đều thống nhất một thất bại ngân hàng cần định nghĩa rộng hơn, đó là một ngân hàng bị xem
là thất bại khi ngân hàng đó mất khả năng thanh khỏan, bị sáp nhập, mua lại bở một ngân
hàng mạnh khác hoặc hoặc bị đặt dưới sự giám sát của Chính phủ, hoặc cần được nhận sự
cứu trợ về tài chính.
1.2 Khái niệm về ngân hàng phá sản
Theo Wikipedia thì phá sản là một tình trạng pháp lý của một người hay một tổ chức
mà họ không có khả năng trả nợ cho các chủ nợ. Tương tự như vậy, ngân hàng phá sản có
thể hiểu là việc một ngân hàng mất thanh khoản và không thực hiện được các cam kết đã
giao kết với người gửi tiền hay chủ nợ.
Theo Nghị định 05/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2010 thì Tổ chức tín dụng
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện
pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là
lâm vào tình trạng phá sản.
Như vậy, có thể hiểu Ngân hàng phá sản là tình trạng ngân hàng không có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi có văn bản của cơ quan có
thẩm quyền về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng
thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt
2. Mô hình đo lường rủi ro phá sản của ngân hàng
2.1 Mô hình Z - score của Altman
Mô hình Altman Z - score là kết quả thực nghiệm trên 66 Doanh nghiệp sản xuất từ
năm 1946 - 1965 (trong đó 33 Doanh nghiệp phá sản và 33 Doanh nghiệp không phá sản); là
Trang 4
chỉ số kết hợp 5 tỷ số tài chính khác nhau với các trọng số khác nhau. Sau khi kiểm tra lại
với 25 Doanh nghiệp khác cũng cho xác suất đúng 96% (thực tế 24 Doanh nghiệp phá sản, 1
Doanh nghiệp không phá sản). Theo Altman (2000), mô hình này được đánh giá là dự báo
được một cách tương đối chính xác các công ty sẽ bị phá sản trong vòng 2 năm (94% với 1
năm và 2 năm là 72%). Ban đầu, chỉ số Z được ứng dụng cho các Doanh nghiệp sản xuất đã
cổ phần hóa sau đó đã phát triển thêm chỉ số Z’ và Z” để áp dụng rộng cho các loại hình
Doanh nghiệp khác. Theo tác giả Hay Sinh (2013), mô hình Z - score của Altman (1993) đã
dự đoán chính xác 66% Doanh nghiệp bị phá sản và 78% Doanh nghiệp không bị phá sản
trước đó 1 năm.
Có thể thấy, Z - score của Altman là một trong những mô hình hiệu quả nhất trong dự
báo phá sản được sử dụng trong nghiên cứu của nhiều tác giả trong suốt 45 năm qua. Mô
hình đã phát triển để ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau cũng như các công ty
chứng khoán, ngân hàng với các chỉ số Z, Z’ và Z”. Và Z- score có thể được áp dụng cho nền
kinh tế hiện đại để dự đoán một, hai và ba năm trước khi phá sản nhờ tính đơn giản và độ
chính xác tương đối của nó.
Grice và Ingram (2001) kiểm chứng sự phù hợp của mô hình Altman Z score trong dự
báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, độ chính xác khi áp
dụng mô hình Z score để dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp là 57,6% so với 83,5%
được chứng minh bởi Altman (1968). Bên cạnh đó, độ chính xác trong dự báo khả năng phá
sản của doanh nghiệp sản xuất cao hơn doanh nghiệp phi sản xuất; 69,1% so với 57,8% khi
sử dụng mô hình Z score cổ điển. Do đó, ứng dụng mô hình Altman Z score điều chỉnh - Z’’
score để đánh giá nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp phi sản xuất đã đươc đề xuất.
Áp dụng mô hình Alman Z score:
Công thức: Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 (Altman, 2000; Lâm Minh
Chánh, 2007)
Với:
 X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản
 X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
 X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản
 X4 = Vốn chủ sở hữu /Tổng nợ phải trả
+ Nếu Z” > 2,6: Ngân hàng nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Trang 5
+ Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Ngân hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
+ Nếu Z” < 1,2: Ngân hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
2.2 Mô hình đo lường Camels
Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh
lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp
được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh
giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu
CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng,
đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức
độ nhạy cảm thị trường.
Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ
trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao
hơn.
Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với
tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các
khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát
các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam theo thông tư số
13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II
mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.
Asset Quality (Chất lượng tài sản có)
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông
thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay từ trước
đến nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái
nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản,
hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.
Trang 6
Management (Quản lý)
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ
thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt
động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
những yếu tố như:
 Chất lượng tài sản có
 Mức độ tăng trưởng của tài sản có
 Mức độ thu nhập
Earnings (Lợi nhuận)
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động
chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm
vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai
từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và
trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:
 Thu nhập từ lãi
 Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
 Thu nhập từ kinh doanh mua bán
 Thu nhập khác
Liquidity (Thanh khoản)
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà
không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư
có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo
mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy
động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất
cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.
Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong
hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi

Trang 7
về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm
đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm
soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung.
Tuy nhiên, đây chỉ là một kênh phân tích, để có thể thu đuợc kết quả kỹ lưỡng và hữu
ích, cần kết hợp việc phân tích theo CAMELS với những đánh giá định tính khác của ngân
hàng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại và phá sản ngân hàng
Một số nghiên cứu đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thất bại và phá sản của Ngân
hàng:
Tác giả Quốc gia, năm Quy mô mẫu Phương pháp Biến được tím thấy
nghiên cứu có ý nghĩa về thống
kê và dấu hiệu kỳ
vọng
Altman (1977) US thrift 65 NH có vấn Phương pháp Thu nhập hoạt động
failures, đề nghiêm phân tách sự ròng/ Tổng thu nhập
(1966–73) trọng, 65 NH khác biệt (-), Vốn chủ sở
có vấn đề tạm hữu/Tổng tài sản(-),
thời, 65 NH lợi nhuận chưa
hoạt động tốt. chia/tổng tài sản (-),
Tổng dư nợ/Tổng tài
sản (+), Tiền vay/tiền
gửi (+).
Sinkey (1975) 110 NH thất Cứ 1 NH thất Phương pháp Hệ số K: tiền vay/
bại ở Mỹ bại tương ứng phân tách sự (vốn+dự phòng nợ
(1972-1973) với 1 NH hoạt khác biệt xấu) (-),Mức độ cho
động tốt. vay: tiền vay/Tổng tài
sản (+)
Tính hiệu quả: chi
phí hoạt động/thu
nhập hoạt động.(+)
Martin (1977) Các ngân hàng 58 NH thất bại Logit Thu nhập ròng/Tổng
ở Mỹ trong số 5700 tài sản (-), Cho vay
(1970-1976) thành viên của thương mại/Tổng dư
FED nợ, Nợ xóa sổ/thu
nhập hoạt động ròng
(+), vốn/Tài sản rủi

Trang 8
ro(-)
Avery và Mỹ 100 NHTM Logit Thu nhập sau thuế/tài
Hanweck (1979-1983) thất bại, 1190 sản(-), Vốn/tài sản
(1984) NH bình (-), Nợ/Tài sản(+), tỷ
thường lệ các khoản vay
thương mại và công
nghiệp (+)
Pantalone và Các ngân hàng 113 NH thất Logit Thu nhập ròng/Tổng
Platt (1987) ở Mỹ bại, 226 NH tài sản (-),Vốn
(1983-1984) bình thường K/tổng tài sản (-),
Tổng dư nợ/Tổng tài
sản (+)
Espahbodi Các ngân hàng 48 NH thất bại, Logit Thu nhập từ cho vay/
(1991) ở Mỹ (1983) 48 NH bình Tổng thu nhập, thu
thường nhập lãi/tổng thu
nhập, Lãi tiền
gửi/tổng thu
nhập(tiền gửi thanh
toán và tiền gửi tiết
kiệm)/tổng tiền gửi:
tất cả đều có dấu hiệu
(-)
Holdsworth Các ngân hàng 859 NH thất Logit Tập trung vào cho
(1994) ở Mỹ (1986- bại và 12364 vay BĐS (+), các
1991) NG không thất nhân tố hệ thống (-)
bại (VD: điều kiện thị
trường BĐS)
Cebula (1999) Các ngân hàng % NH thất bại OLS Tăng cùng với sự
ở Mỹ (1963- mỗi năm-biến cạnh tranh trong nửa
1991) phụ thuộc đầu những năm 1980,
chi phí tiền gửi, tăng
bảo hiểm tiền gửi.
Giảm với: tỷ lệ
vốn /tài sản, lãi suất
thực, tỷ lệ tăng
trưởng GDP
Hwang và cộng Các ngân hàng 131-819 NH Logit theo năm Vốn K (-), Lợi nhuận
sự ở Mỹ (1985- thất bại, phụ có thể đạt được (-),
1988) thuộc theo thanh khoản (-), tăng
Trang 9
(1997) năm, khoảng nợ quá hạn (+)
500 NH thất
bại mỗi năm
Logan (2000) Các ngân hàng 25 NH nhỏ thất Logit Tôc độ tăng trưởng
ở mỹ bại từ 1991- tín dụng trong năm
1994, tương đến 1991 (RR tín
ứng với các dụng -), Thu nhập lãi
NH còn tồn tại ròng (+), Rủi ro
thanh khoả(TS ngắn
hạn-nợ ngắn hạn -),
lọi nhuận (-), đòn bẩy
(-)
Heffernan Thế giới – Aus, 36 NH bình Logit Thu nhập ròng/Tổng
(2003) Fin, Fra, Ita, thường, 19 NH tài sản (-), hệ số K
Nor, thất bại nội bộ (-), tính thanh
Sp, Sw, UK, khoản (-), nợ không
1988–92 thu hồi được (-), quy
mô(-), tỷ lệ tăng
trưởng tài sản (-), lạm
phát (+), , tỷ giá hối
đoái thực (-), Lãi suất
thực (-)
Từ các nghiên cứu trên và nghiên cứu của H.R. Machiraju (2008) , có thể thấy các
yếu tố ảnh hưởng đến sự thất bại và phá sản Ngân hàng có thể chia ra thành nhân tố bên
trong Ngân hàng và nhân tố bên ngoài Ngân hàng.
3.1 Nhân tố từ bên trong ngân hàng
- Tầm quan trọng và chất lượng của hội đồng quản trị, người điều hành phụ thuộc vào
kinh nghiệm, năng lực và phán đoán của những người điều hành và các cán bộ cao cấp.
- Thất bại trong quản lý ngân hàng: Hệ thống không đầy đủ để đảm bảo tuân thủ các
chính sách nội bộ hoặc luật ngân hàng, không tuân thủ quy định bảo đảm an toàn vốn tối
thiểu, cho vay lớn không có tài sản đảm bảo hoặc có sự can thiệp của chính quyền, đầu tư
mạo hiểm, thiếu kiểm soát ngân hàng đầy đủ, chính sách vay vốn kém hiệu quả, quản lý nợ
và tài sản tồn tại kém.
- Chính sách cho vay của Ngân hàng không phù hợp
- Tăng trưởng tín dụng vượt khả năng kiểm soát.
- Khả năng thanh khoản của Ngân hàng yếu, tài sản của Ngân hàng không có khả
năng thanh toán cho người gửi tiền và nhà đầu tư.
Trang 10
- Các khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn tăng cao và có số lương lớn.
- Hành vi gian lận liên quan đến các cán bộ cấp cao, cổ đông chính, lạm dụng nội bộ.
- Cơ cấu kinh doanh mà ngân hàng hoạt động: ngân hàng có ít sự lựa chọn nào khác
ngoài việc nhượng bộ các tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng để theo đuổi mục tiêu kinh
doanh của thị trường.
- Quy mô tài sản của Ngân hàng: các nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có quy mô
tài sản càng lớn thì khả năng thất bại càng thấp. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với giả
thuyết “too big to fail”, bởi vì các Ngân hàng này thường được giám sát chặt chẽ bởi các nhà
chức trách. Hơn nữa, các Ngân hàng lớn thường đa dạng hóa kinh doanh nên các ngân hàng
này thường ít có khả năng thất bại.
- Rủi ro đạo đức: một số nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra tỷ lệ thất bại ngân hàng tăng khi
bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ tăng từ 40.000USD lên 100.000USD, là minh chứng cho thấy khi
bảo hiểm tiền gửi tăng, các ngân hàng trở nên chủ quan với các khoản nợ của mình và sử
dụng các khoản nợ với mục đích đầu tư mạo hiểm làm tăng nguy cơ thất bại và phá sản.
3.2 Nhân tố từ bên ngoài
- Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định chi phối bởi suy thoái kinh tế, lạm phát cao.
Nghiên cứu của Cebula (1999) và Heffernan (2003) đã cho thấy khả năng thất bại của ngân
hàng sẽ tăng khi lạm phát tăng và giảm khi tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực hay tốc độ tăng
trưởng GDP thực tăng.
- Sự mất cân đối thông tin giữa ngân hàng và người gửi tiền. Khi thông tin của các
Ngân hàng không được công bố đầy đủ đến người gửi tiền thì khi có một thông tin bất lợi
cho ngân hàng, người gửi tiền sẽ ngay lập tức rút tiền để bảo đảm an toàn cho các khoản tiền
gửi của mình, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng và
dẫn đến thất bại ngân hàng.
- Rủi ro hệ thống do sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn tại nước ngoài hay do sự sụp
đổ của ngân hàng trong nước.

4. Các ảnh hưởng của việc ngân hàng phá sản:


4.1 Ảnh hưởng đến người gửi tiền ngân hàng: Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng có
nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và lãi nếu như các ngân hàng lâm vào tình trạng
phá sản.
4.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh
tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá
Trang 11
nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Là kênh thu hút và
cung cấp nguồn vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế.Vì vậy, kết
quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và
đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi
hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của
ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Ngược lại, rủi ro trong
ngành ngân hàng và đặc biệt là rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Rủi ro
xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh,làm ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc tiêu dùng của các khách hàng bị hạn chế, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể đó và gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng
trưởng của nền kinh tế.
Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản,
thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng
hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát
triển của đất nước. Nếu một ngân hàng thương mại để xảy ra tình trạng mất tính thanh khoản
như nêu trên sẽ gây ra những tác động dây chuyền cho nền kinh tế như sau:
+ Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút, ngân hàng sẽ hạn chế hoặc
không còn khả năng tiếp tục tài trợ vốn cho các pháp nhân, thể nhân và phải thu hồi vốn
trước hạn. Như vậy, các đối tượng nhận tài trợ vốn bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh của họ.
+ Phản ứng dây chuyền đến các ngân hàng thương mại khác: Khi niềm tin của công
chúng đối với một ngân hàng giảm sút, họ sẽ mất dần lòng tin vào các ngân hàng khác, từ đó
gây ra phản ứng đây chuyền rút vốn tại các ngân hàng khác.
+ Phản ứng dây chuyền đến các ngành kinh tế khác: ngân hàng đổ vỡ dẫn đến nền
kinh tế suy thoái, sức mua giảm, thất nghịêp tăng, xã hội mất ổn định.
5. Lộ trình phá sản của một Ngân hàng

Trang 12
Hiện nay, thủ tục phá sản của Ngân hàng tại Việt Nam được quy định tại Luật phá sản
số 51/2014/QH13 ngày 19/06/2014 của Quốc hội. Tiến trình phá sản của một Ngân hàng
được tóm tắt như sau:
TCTD mất khả năng thành khoản nghiêm trọng=> NHNN sẽ đưa TCTD đó vào diện
kiểm soát đặc biết => NHNN tiến hành nhiều biện pháp nhằm cân bằng thanh khoản cho
TCTD đó => Khi tất cả các biện pháp được áp dụng nhưng đều không thành công thì mới
cho tiến hàng phá sản TCTD.

Một số điểm cần chú ý trong tiến trình phá sản TCTD:

Thứ nhất, về thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khác với thủ tục phá sản doanh nghiệp thông thường, Luật Phá sản 2014 quy định rõ
việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD chỉ thực hiện sau khi NHNN có văn
bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả
năng thanh toán hoặc, văn bản không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán…
Khi TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán, NHNN sẽ xem xét, quyết định áp dụng biện
pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD đó.Việc mở thủ tục phá sản đối với TCTD sẽ được
thực hiện khi TCTD không có khả năng khôi phục được khả năng thanh toán.

Thứ hai, về người có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản

Luật phá sản 2014 quy định rõ những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản TCTD như: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà TCTD không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Người lao động, công đoàn cơ sở nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ
khác đến hạn đối với người lao động mà TCTD không thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên
tục ít nhất 6 tháng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi TCTD mất khả năng thanh toán;
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục
ít nhất 06 tháng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi TCTD mất khả năng thanh toán

Trang 13
trong trường hợp Điều lệ TCTD quy định; Thành viên hoặc người đại diện theo pháp luật
của hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Thứ ba, về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD

Luật Phá sản 2014 quy định, Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
TCTD khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hay văn bản chấm dứt áp dụng hoặc
không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của NHNN mà TCTD vẫn mất khả
năng thanh toán.

Thứ tư, về quyết định tuyên bố TCTD phá sản

Luật phá sản 2014 quy định Tòa án không áp dụng thủ tục Hội nghị chủ nợ và thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng
kê tài sản của TCTD, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố TCTD phá sản. Quy định này
nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết phá sản TCTD, đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ nợ
của TCTD và phù hợp đặc thù của TCTD.

Thứ năm, về hoàn trả khoản vay đặc biệt và phân chia tài sản

Để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng gửi tiền tại TCTD và tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã
chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Luật phá sản 2014 quy định, các khoản tiền gửi,
khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại TCTD phá sản được ưu
tiên chi trả trước các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải
trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị
tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Theo đó, thứ tự phân chia tài sản trong phá sản
TCTD được thực hiện theo trình tự sau: (i) Chi phí phá sản; (ii) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi
việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng
lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; (iii) Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo
hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại TCTD phá sản theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của NHNN; (iv) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo
đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Trường hợp
Trang 14
giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ nêu trên, các đối tượng thuộc cùng một
thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Thứ sáu, về việc trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi TCTD bị tuyên bố phá
sản

Theo quy định hiện hành, các TCTD đang được thực hiện hoạt động nhận ủy thác, giữ
hộ, quản lý, bảo quản tài sản. Theo đó, khách hàng chuyển giao tài sản cho TCTD giữ hộ,
quản lý hộ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ của TCTD hoặc chuyển giao tài sản cho TCTD
theo hợp đồng ủy thác. Tài sản này không được tính là tài sản của TCTD mà phải trả lại cho
chủ tài sản khi TCTD bị phá sản. Do đó, Điều 102 Luật Phá sản 2014 quy định, trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố TCTD phá sản, chủ sở hữu
tài sản ủy thác cho TCTD, gửi TCTD giữ hộ, giao TCTD quản lý thông qua hợp đồng ủy
thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy
tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.

Thứ bảy, về giao dịch của TCTD trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt

Đối với TCTD trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt, các giao dịch TCTD được thực hiện
dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước là NHNN và đều là những giao dịch cần
thiết cho việc đảm bảo khả năng thanh toán của TCTD. Do đó, NHNN sẽ không áp dụng quy
định về giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 59 của Luật phá sản 2014 mà áp dụng Điều 103
Luật phá sản 2014 quy định giao dịch của TCTD thực hiện trong giai đoạn NHNN áp dụng
biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán dưới sự
kiểm soát của NHNN.

III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ VIỆC PHÁ SẢN CỦA CÁC TCTC VÀ NGÂN HÀNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ THẤT BẠI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
1. Một số vụ phá sản điển hình của các TCTD và Ngân hàng trên thế giới
1.1 Barings Bank (1995):
Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu đời, thành
lập vào năm 1762, và có uy tín nhất London. Đây cũng là ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng
và đã từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon vào thế kỷ 19.

Trang 15
Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một trong những nhân viên của ngân
hàng tại chi nhánh Singapore, Nicolas Leeson, đã gây nên khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương
đương 1,4 tỷ đôla, do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai. Chỉ trong vòng có một tuần lễ,
Nicolas Leeson đã làm tiêu tan trong mây khói hơn 1 tỷ đôla, bằng số tiền mà ngân hàng này
tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm từ lúc thành lập. Sự kiện này đã gây chấn động hệ
thống ngân hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng lâu đời và rất có uy tín
tại Anh.
Nicolas Leeson được bổ nhiệm phụ trách Chi nhánh của Barings tại Singapore, một vị
trí được đánh giá là rất quan trọng. Vào giữa thập kỷ 90, chính một mình Nicolas Leeson
hoạt động trên thị trường Singapore lại thu về 30% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings.
Điều này lúc đó được đánh giá là một nỗ lực phi thường.
Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lối cũ chưa bao giờ đem lại được số lợi nhuận
lớn như vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường phái
sinh có thể bán lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều
rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas
Leeson muốn làm gì thì làm. Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát,
đây là một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng.
Sự việc bắt đầu tồi tệ từ tháng 01/1994, khi Leeson bán đồng thời các hợp đồng quyền
chọn bán và quyền chọn mua về chỉ số Nikkei 225. Có khoảng 40 000 hợp đồng đã được
bán ra. Các giao dịch sẽ mang lại lợi nhuận lớn nếu thị trường Nhật Bản ít biến động hơn so
với dự đoán của các giá tùy chọn. Tuy nhiên, Kobeđã bị một trận động đất tàn phá vào ngày
17/01/1994, và chỉ số Nikkei giảm nhẹ. Chỉ số chứng khoán Nikkei tại Nhật Bản bất ngờ sụt
thấp trong khi Nicolas Leeson lại đặt cược là lên. Ông Leeson kỳ vọng chỉ số Nikkei dao
động trong khoảng 18500-19500 thì sẽ vẫn duy trì lợi nhuận. Lẽ ra phải dừng ngay lại,
nhưng Nicolas Leeson vẫn tiếp tục mua vào các hợp đồng, mỗi hợp đồng lên đến 180 nghìn
bảng Anh. Đến 23/01/1994 chỉ số này mất 1000 điểm, giảm xuống dưới 17800. Ông tiếp tục
mua các hợp đồng tương lai, hy vọng thị trường sẽ biến động tốt.Tuy nhiên, nỗ lực của ông
đã thất bại, để lại cho Barings với 827 triệu bảng thua lỗ.

Trang 16
Một ngày sau đó, người ta thông báo là Nicolas Leeson đã biến mất. Cùng ngày hôm
đó, ban giám đốc Barings đã họp khẩn cấp. Bước đầu, các chuyên gia của Barings ước tính
ngân hàng bị thua lỗ khoản 800 triệu euros. Đến cuối ngày thì con số này tăng lên gấp đôi.
Nhà quản lý Barings - Peter Barings -vội vã tìm cách liên lạc với Thống đốc ngân hàng
Anh - Eddie George. Theo tờ Financial Times, một cuộc họp được triệu tập với sự có mặt
của đại diện các ngân hàng và thống đốc Ngân hàng Anh Eddie George. Peter Barings báo
cáo hành động của Nicolas Leeson, “ám chỉ” một âm mưu phá hoại và yêu cầu “phải tái tích
luỹ vốn cho Barings”. Đáp lại đề nghị của ông là sự im lặng. Một số người đã biết tịnh trạng
nguy kịch của Barings Singapore từ trước đó nhiều tháng và họ đã trả lời giám đốc Barings
một cách lạnh nhạt: “Chúng tôi phải tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị”. Nói một cách
khác là từ chối. Thống đốc Ngân hàng Anh tìm hiểu và phân tích tình hình xung quanh. Peter
Barings chờ đợi Eddie George “ra tay cứu giúp”. Còn nhớ hồi cuối những năm 1980, Ngân
hàng quốc gia Anh đã giúp đỡ Barings sau vụ nước sôi lửa bỏng tài chính. Nhưng vị Thống
đốc lần này im lặng. Eddie George biết rằng Ngân hàng Barings chưa phải là tầm cỡ mà sự
suy sụp của ngân hàng có thể đe dọa toàn bộ hệ thống ngân hàng Anh. Eddie hẹn họp lại vào
hôm sau.
Chiến dịch che dấu sự thật ở Ngân hàng Barings vẫn tiếp tục được tiến hành. Vào thời
gian ở London đang diễn ra cuộc họp thứ hai tại trụ sở Ngân hàng Barings, Peter Barings đề
nghị nhường chức chủ tịch Ngân hàng Barings cho ai đó có thể cứu giúp. Nhưng giờ đây cái
chức vụ này chẳng còn đáng giá lắm, nên không ai dám liều lĩnh. May sao đến cuối buổi
họp, Peter Barings lại rút lui ý kiến. Tất cả mọi người lại vào phòng kín họp tiếp. Đúng là
ngày tận số của Ngân hàng Barings đã điểm. Thống đốc Ngân hàng Anh từ chối ký séc cho
Barings vay.
Sau đó vài ngày, các báo công bố kết quả kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Barings cho
thấy tình trạng nguy hiểm do hậu quả các hoạt đông ngân hàng mà Leeson gây ra ở
Singapore.Tờ Financial Times công bố tình trạng tài chính sụp đổ của Chi nhánh Ngân hàng
Barings ở Singapore.Thông tin được công bố, đã đặt dấu chấm hết cho ngân hàng thương
mại lâu đời và uy tín nhất London. Baring Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ
sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng.

Trang 17
Sau sự sụp đổ lịch sử này đã có rất nhiều câu hỏi, rất nhiều sự thắc mắc: Tại sao
một ngân hàng được coi là lâu đời nhất nước Anh, một ngân hàng có thế lực lớn nhất lại có
thể sụp đổ một cách dễ dàng và rất nhanh chóng như thế? Qua hàng loạt các cuộc thanh tra,
kiểm soát và nghiên cứu, người ta đã rút ra 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của
ngân hàng Barings:
- Thứ nhất, sự yếu kém trong khâu quản lý và kiểm soát nội bộ. Sự yếu kém này được
thể hiện ở một số việc sau: Các nhà quản lý của Barings không có bất cứ hành động gì khi
nhận ra dấu hiệu rủi ro nguy hiểm từ hoạt động kinh doanh của Barings. Tháng 10/1993, một
ủy ban được thành lập nhằm giám sát rủi ro của Barings nhưng ủy ban này hoạt động kém
hiệu quả vì thiếu thông tin cũng như kinh nghiệm kiểm soát.
- Thứ hai, sự thiếu hiểu biết về hoạt động kinh doanh. Nếu bộ phận kiểm toán và quan
chức cấp cao của Barings hiểu biết về hoạt động kinh doanh thì họ phải nhận ra rằng Leeson
không thể kiếm lợi nhuận cao mà không đối mặt với rủi ro. Hơn thế, họ phải đặt ra câu hỏi là
nguồn lợi nhuận đó từ đâu mà có. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá được biết là một
hoạt động rủi ro rất thấp và đi kèm với nó là lợi nhuận sẽ thấp hơn. Vì vậy, khoản lợi nhuận
lớn mà Leeson có được không phải được tán dương, khâm phục mà nó là hồi chuông cảnh
báo tới ngân hàng Barings, nhưng họ không để ý đến điều đó. Hơn nữa, hoạt động kinh
doanh chênh lệch giá là hoạt động vừa mua vừa bán tại cùng một thời điểm nên chỉ cần ít
vốn, vậy mà Barings đã đổ hàng trăm triệu USD tới Singapore cho BFS, điều đó cũng chứng
tỏ trụ sở chính của Barings tại London (đặc biệt là bộ phận quản lý cấp cao) kém hiểu biết về
hoạt động kinh doanh này.
- Thứ ba, sự yếu kém trong giám sát các hoạt động của nhân viên. Mặc dù trước khi
đến Singapore, Nick Leeson chưa hề có bất cứ giấy phép kinh doanh nào, nhưng trụ sở chính
tại London không cử bất cứ một cá nhân nào chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp hoạt đông
kinh doanh của ông ta tại Singapore, Nick đã nắm trong tay cả khâu kinh doanh lẫn khâu
kiểm soát.
- Thứ tư, đó chính là sự yếu kém trong khâu quản lý, kiểm soát, thanh tra từ phía
NHTW Anh cũng như của các công ty kiểm toán. Họ đã không phát hiện ra vấn đề nghiêm
trọng nào của Barings, kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém của ngân hàng này.

Trang 18
Tóm lại, đây là một vụ rủi ro tác nghiệp nghiêm trọng và hậu quả của nó là sự sụp đổ
của một trong những ngân hàng lâu đời nhất nước Anh - Ngân hàng Barings. Sự đổ này là
hồi chuông cảnh báo đến tất cả các ngân hàng trên thế giới trong đó có các NHTM Việt Nam
1.2 Bank of England (1992)
Bank of New England đã từng là ngân hàng gửi tiết kiệm lớn thứ 15 ở Mỹ, nhưng nó
đã chịu sự thất bại vào năm 1991 do một số lượng lớn các khoản nợ không thanh toán được.
The Bank of New England Corporation (BNEC) được thành lập vào năm 1985 thông qua
sáp nhập Bank of New England (BNE) và Connecticut Bank and Trust. Với
tổng tài sản khoảng 14 tỷ USD, các nhà phân tích tỏ ra lạc quan về việc sáp nhập bởi vì nó
kết hợp các chuyên gia trong lĩnh vực cho vay bất động sản và dịch vụ ngân hàng bán lẻ của
Bank of New England (BNE) và Connecticut Bank and Trust. Một sự bứt phá tăng trưởng
đáng chú ý vào năm 1989, BNEC có 32 tỷ USD tài sản, và tám ngân hàng con.
Tuy nhiên, sự suy giảm trong thị trường bất động sản đã làm cho các ngân hàng con
của BNEC gặp khó khăn. Tại Bank of New England, một trong những công ty con của
BNEC, nợ xấu tăng lên mức 20% vào cuối năm 1990. Người gửi tiền ồ ạt đòi rút tiền ảnh
hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Đỉnh điểm chỉ trong ngày 4 tháng 1 năm 1991,
người gửi tiền đã rút 1 tỷ USD từ ngân hàng. Hai ngày sau, OCC tuyên bố BNE và hai công
ty con khác bị phá sản. Thất bại của BNEC là lớn thứ ba sau First Republic Bank và
Continental Illinois .
Ngày 06 tháng 1, Tổng công ty bảo hiểm tiền gởi liên bang (FDIC) tiếp nhận các ngân
hàng này. Tất cả người gửi tiền của ba ngân hàng BNEC được bảo vệ, nhưng cổ đông và trái
chủ phải chịu tổn thất nặng nề. Theo kết luận điều tra của The Senate Banking Committee,
nguyên nhân thất bại của BNEC là do sự gia tăng nhanh chóng nguồn tài sản của ngân hàng,
chính sách cho vay lỏng lẻo, và tập trung cho vay bất động sản thương mại.
Vào tháng Tư năm 1991, FDIC công bố rằng nhóm các ngân hàng này sẽ được mua bởi
Fleet/Norstar Financial group, và các nhà quản lý đầu tư KKR (Kohlberg, Kravis, Roberts &
Co). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tổ chức phi ngân hàng cung cấp vốn để mua một
ngân hàng thương mại đã thất bại.
1.3 Northern Rock

Trang 19
Northern Rock Building Society được thành lập vào ngày 08/07/1965, vốn là một tổ
chức chuyên cấp tín dụng để xây nhà có trụ sở đặt tại Newcastle – vùng đông bắc nước Anh.
Ban đầu, nó chỉ là một ngân hàng rất nhỏ. Northern Rock, vào thời điểm năm 1965, đứng
thứ 60 trong bảng xếp hạng các tổ chức cung cấp tín dụng xây dựng.
Sau 40 năm hoạt động, nhờ vào việc tiếp nhận và mua lại các quỹ đầu tư cũng như đa
dạng hóa hình thức kinh doanh và bước chân vào lãnh địa cho vay, cho thuê nhà, Northern
Rock trở thành một trong 10 ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh, sau khi tiếp
quản thành công Tổ chức tín dụng North of England có trụ sở tại Sunderland với hơn
300.000 các tài khoản đầu tư, 43.000 người cho vay và tổng số tài sản lên tới 1.500 triệu
bảng Anh với tổng tài sản lên tới 10 tỉ bảng. Năm 2006 lợi nhuận của ngân hàng này đạt 1,18
tỉ bảng Anh và là ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 tại Anh. Ngoài ra Northern Rock còn
là nhà tài trợ chính thức cho CLB Bóng đá nổi tiếng Newcastle United.
Mô hình kinh doanh của Northern Rock như mọi ngân hàng khác là thu hút tiền gửi
vào và dùng số tiền đó cho vay thế chấp. Nhưng việc huy động vốn không phải là một quy
trình đơn giản. Mặc dù thực hiện nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, lượng tiền gửi
tại Northern Rock khá thấp trong khi nhu cầu vay tại ngân hàng luôn lớn hơn nhiều lần so
với các khoản tiền gửi.
Nhiều năm trước điều này đã khiến Northern Rock để vuột mất nhiều cơ hội đẩy mạnh
kinh doanh, vì theo các quy định của Ngân hàng Trung ương Anh, các ngân hàng chỉ được
cho vay số tiền mà họ thu được từ nguồn tiền gửi, và rõ ràng là, nếu một ngân hàng không
thể thu hút nhiều tiền gửi vào thì nó cũng không thể tăng số tiền cho vay ra.
Nhưng điều này đã thay đổi. Trong khi những yêu cầu về nguồn vốn dự trữ cho mỗi
ngân hàng là khá chặt chẽ, thì lại chẳng hề có một quy định nào về mức tiền gửi dự trữ trong
ngân hàng cần có để phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Vì thế các ngân hàng
được phép cho vay nhiều hơn rất nhiều số tiền gửi tiết kiệm mà nó thu hút được. Tính trung
bình thì số tiền cho vay gấp khoảng 6 lần so với số tiền gửi mà một ngân hàng đang nắm
giữ. Nhưng Northern Rock còn đi xa hơn thế.
Theo nhận định của Northern Rock thị trường cho vay thế chấp là khá lành mạnh. Vì
thế những gì Northern Rock làm là gói một số các khoản vay thế chấp lại vào với nhau và
bán những khoản thu nhập tương lai này cho các nhà đầu tư dài hạn. Northern Rock làm việc
Trang 20
này thông qua một công ty có tên là Granitte – và quá trình này được gọi là “chứng khoán
hóa” hay “trái phiếu hóa”. Việc trái phiếu hóa các khoản vay đã cho phép Northern Rock mở
rộng việc cho vay. Theo định kỳ, nó sẽ bán các khoản thế chấp bằng cách chứng khoán hóa
và đổi lại có tiền để tiếp tục cho vay.
Northern Rock thường bù đắp khoảng thời gian giữa những hợp đồng chứng khoán hóa
bằng cách vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, được gọi là thị trường tiền mặt bán buôn.
Northern Rock đã làm như vậy trong nhiều năm và quy trình này tỏ ra rất hiệu quả.
Tuy nhiên, khi một ngân hàng vay tiền trên thị trường tiền tệ họ phải trả mức lãi suất
liên ngân hàng được gọi là LIBOR (London Inter-bank Offered Rate – tỉ lệ lãi suất cho vay
liên ngân hàng London) – thường cao hơn một chút so với lãi suất cơ bản của ngân hàng TW
Anh.
Ví dụ vào 2/01/2007 tỉ lệ lãi suất LIBOR trong 3 tháng (lãi suất áp dụng cho vay trong
3 tháng liên tiếp) là 5,32% trong khi tỉ lệ lãi suất cơ bản của ngân hàng TW Anh là 5,00%.
Sự dao động giữa 2 tỉ lệ này tác động tới khả năng sinh lời của Northern Rock.
Mô hình huy động vốn này có nghĩa là Northern Rock bán một nửa hợp đồng cho vay
cho các nhà đầu tư hơn là nắm giữ nó cho tới khi đáo hạn. Và đây chính là mô hình kinh
doanh hoạt động hiệu quả của Northern Rock.
Chiến lược huy động vốn của ngân hàng là 25% lấy từ khoản tiền gửi tiết kiệm, 25% từ
thị trường tiền tệ bán buôn và 50% từ việc chứng khoán hóa. Năm 2005 mô hình huy động
vốn này – vận hành rất trơn tru đã giúp cho Northern Rock đạt được mức tăng trưởng hàng
năm là 20%.
Tỉ lệ lãi suất liên ngân hàng tăng cao 3 lần liên tục trong năm 2007, quá mức chịu đựng
của Northern Rock, ngân hàng này gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cho vay.
Northern Rock buộc phải tìm kiếm đối tác để bán bớt những bộ phận kinh doanh nhỏ của
mình để có thêm vốn duy trì hoạt động.
Khi Giám đốc điều hành Apple Adamgarth ra tuyên bố điều chỉnh hạ thấp dự đoán lợi
nhuận của năm 2007 từ 17% xuống còn 15% thì phản ứng tiêu cực của thị trường xảy ra. Tồi
tệ hơn thị trường tiền mặt bán sỉ đóng băng khiến việc huy động vốn ngắn hạn của Northern
Rock gặp khó khăn nghiêm trọng.

Trang 21
Ngày 9 tháng 8 năm 2007, theo quyết định của BNP Paribas’s, ngân hàng của Pháp,
tạm dừng các quỹ đầu tư do cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp thứ cấp tại Mỹ đã gây ra cú
sốc cho hệ thống tài chính toàn cầu, gây đóng băng các thị trường tiền tệ.
Sau đó Northern Rock đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủ cũng như
Ngân hàng Anh để được trợ giúp giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Những thông tin bí
mật về các cuộc trao đổi giữa Northern Rock và ngân hàng TW Anh cũng như các tổ chức
tài chính khác bị giới truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về
nguy cơ vỡ nợ, cũng như nguy cơ với người gửi tiền như thế nào khiến cố phiếu của
Northern Rock rớt không phanh, các nhà đầu tư tức giận và từng đoàn người nườm nượp kéo
đến các chi nhánh của Northern Rock rút tiền gây nên cảnh hỗn loạn.
Các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cập nhật thông tin và hình ảnh về
Northern Rock và hàng dài người nối nhau xếp hàng dài chờ rút tiền được truyền đi khắp thế
giới càng khiến những nỗ lực cứu ngân hàng này trở nên khó khăn hơn.
Các ngân hàng lớn tại Anh và châu Âu đều từ chối trợ giúp Northern Rock vượt qua
khủng hoảng, trong đó có cả HSBC, Barclays, Lloyds TSB, RBS, Santander và Credit
Agricole.Chính phủ Anh buộc phải ra tay và tiến hành thương lượng đàm phán với các thể
chế tài chính lớn trên thế giới về các phương án giải cứu Northern Rock. Trong số những
quỹ đầu tư lớn tham gia đàm phán mua lại Northern Rock có cả tập đoàn Virgin, dẫn đầu bởi
ngài Richard Branson.Tuy nhiên những nỗ lực đàm phán này đã thất bại. Cuối cùng ngày 21
tháng 2 năm 2008 Northern Rock chính thức bị quốc hữu hóa sau 3 ngày tranh cãi tại
Thượng và Hạ viện Anh.
Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng và sự sụp đổ của Northern Rock có rất nhiều,
trước hết là do: mô hình kinh doanh, tốc độ phát triển quá nóng trong một thị trường đang
thay đổi và đảo chiều, bộ máy làm việc không hiệu quả, phản ứng chậm chạp của các cơ
quan chính phủ dẫn tới việc Northern Rock không nhận được sự trợ giúp kịp thời từ Ngân
hàng TW Anh cũng như các thể chế tài chính lớn khi ngân hàng này gặp khó khăn. Ngoài ra
việc rò rỉ thông tin khiến giới truyền thông nhảy vào cuộc và khiến mọi chuyện thêm tồi tệ
cũng là một tác động khiến cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng và gây hậu quả nặng nề hơn.
2. MỘT SỐ THẤT BẠI CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Habubank:
Trang 22
Chính thức hoạt động từ tháng 4-1989, sau 3 năm hoạt động thử nghiệm, tháng 6-1992,
NH Phát triển Nhà thành phố Hà Nội trở thành NH thương mại với tên gọi NH TMCP Nhà
Hà Nội (Habubank - HBB) với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và đến năm 2012 vốn điều lệ của
HBB đã đạt con số 4.050 tỷ đồng, nằm trong số những NH lớn tại Việt Nam.
Lướt qua quá trình phát triển của HBB cho thấy đây là một NH có sự phát triển vững
mạnh, chắc chắn. Thế nhưng năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình tài chính của HBB rất
kém, chất lượng tín dụng xấu, HBB luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả và thực
tế đã mất khả năng thanh toán. HBB trở thành 1 trong 3 tổ chức tín dụng NHNN phải áp
dụng chế độ kiểm soát đặc biệt.
Một trong những lý do Habubank phải tính đến sáp nhập là do nợ xấu, nguyên nhân
đến từ việc Habubank có chiến lược kinh doanh không phù hợp. Theo báo cáo đánh giá lại
tài sản và các khoản dự phòng liên quan của Công ty Kiểm toán Ernst&Young, trước khi sáp
nhập Habubank chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng.
Sự thất bại của Habubank được nhận định bằng cụm từ "do tập trung tín dụng vào một
số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản. Chỉ với
50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank. Trong đó các khoản cho vay và
đầu tư trái phiếu gắn với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác
định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Nhiều người
cũng cho rằng Vinashin chính là nguyên nhân khiến ngân hàng này phải sáp nhập. Habubank
đã cho Vinashin vay 2.745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà
ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỷ đồng, bằng 83% vốn điều lệ. 5-6 năm trước, Vinashin là
một doanh nghiệp có bề ngoài đang lên, không ít ngân hàng đã cho tập đoàn vay những
khoản tiền lớn, vượt 15% vốn tự có dù theo quy định, tổ chức tín dụng không được cho vay
như vậy.
Hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay
của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng. Liên tục ở trong tình trạng phải có bằng được
vốn huy động sau trả cho vốn huy động, Habubank năm 2011 đã không tránh khỏi trở thành
ngân hàng đầu tiên báo lỗ.Một khách hàng lớn nữa là Công ty Thủy sản Bình An
(Bianfishco) cũng góp phần làm cho Habubank điêu đứng. Habubank góp vốn mua 5 triệu
cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ
Trang 23
của Bianfishco). Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị
giá 125 tỷ đồng. Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco,
trị giá 62 tỷ đồng. Như vậy Habubank đã đầu tư vào Bianfishco trị giá 267 tỷ đồng. Thêm
vào đó hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 của Habubank trong thời gian qua cũng
gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính Cao
su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn cầu, Đệ
Nhất (hiện đã hợp nhất vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn), Tài chính Sông Đà
và Tài chính Handico. Các khoản tiền gửi này đến thời điểm sáp nhập đều chưa thu hồi được
do đối tác khó khăn về thanh khoản.
Ngoài các tên tuổi nổi tiếng trên, một số khách hàng của HBB cũng gặp khó khăn trong
việc trả nợ đúng hạn do tình trạng kinh tế khủng hoảng, sản xuất bị đình trệ và thị trường
tiêu thụ bị thu hẹp, doanh thu bán hàng sụt giảm.
Không chỉ vậy HBB cũng là NH nằm trong danh sách bị khách hàng “lừa” liên quan
đến tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá.
Trước khó khăn trên, dù không muốn nhưng để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, Hội
đồng quản trị ngân hàng Habubank đã quyết định sáp nhấp vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn
- Hà Nội (SHB). Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Habubank chính thức sáp nhập
SHB từ 28/8/2012. Sau 24 năm hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam đã chính thức biến mất.
2.2. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP.Bank)
Năm 2012 qua thanh tra, NHNN đã phát hiện GP.Bank bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn
nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng
kém hiệu quả. NHNN đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để GP.Bank tìm kiếm đối tác (trong nước
và ngoài nước), xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi nhưng Ngân hàng này tiếp tục bộc lộ
nhiều yếu kém, kinh doanh thua lỗ. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 thì tính đến ngày
02/04/2015, tổng số lỗ lũy kế của GP.Bank lên đến 12.280 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu
bị âm 9.195 tỷ đồng (vốn điều lệ của GPBank là 3.018 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu của GPBank
đạt tới con số cao kỷ lục 45,37%. Đồng thời, dư nợ cho vay khách hàng giảm mạnh, chỉ còn
6.669 tỷ đồng.

Trang 24
Để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng này, đảm bảo an toàn
hoạt động của ngân hàng cũng như bảo vệ tiền gửi của nhân dân, NHNN đã quyết định đặt
GP.Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật; đồng thời yêu cầu
GP.Bank thuê tổ chức độc lập thực hiện kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực
vốn điều lệ. NHNN cũng yêu cầu GP.Bank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để
thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ.
Tuy nhiên, qua 3 lần tổ chức, Đại hội đồng cổ đông bất thường của GP.Bank không
thành công, Ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ để
bảo đảm giá thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo yêu cầu của
NHNN.
Căn cứ quy định của Luật Tổ chức Tín dụng (TCTD) và quyết định 48/2013/QĐ-TTg
ngày 1/8/2013 của Thủ tướng về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm
soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng, NHNN đã ban hành Quyết định 1304/QĐ-NHNN
ngày 7/7/2015 mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông hiện hữu tại NHTMCP Dầu khí
toàn cầu (GP.Bank) với giá 0 đồng/cổ phần và chuyển đổi GP.Bank thành NHTM TNHH
Một thành viên Dầu khí Toàn cầu. Việc NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của
GP.Bank, chấm dứt toàn bộ lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của
GP.Bank.
Việc NHNN trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần và chuyển đổi GP.Bank thành NHTM
trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Toàn cầu nhằm để chủ động trong việc tiếp tục
tái cơ cấu GP.Bank, gia tăng sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Để đảm bảo công tác quản trị, điều hành, NHNN chỉ định VietinBank tham gia quản
trị, điều hành NHTM TNHH một thành viên Dầu khí Toàn cầu, đồng thời có các quyết định
bổ nhiệm nhân sự Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành NHTM TNHH một
thành viên Dầu khí Toàn cầu.
IV. CÓ NÊN ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG PHÁ SẢN HAY KHÔNG?
Khi các Ngân hàng kinh doanh thất bại, các nhà chức trách thường đối phó bằng các
cách:

Trang 25
Cách thứ nhất là đặt các ngân hàng trong tình trạng receivership – nghĩa là ngân hàng
vẫn hoạt động bình thường trong khi đang chờ thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.
Người gửi tiền được bảo hiểm chi trả và tài sản sẽ được bán. Cách làm này thường được sử
dụng tại Mỹ, và qua quan sát, một số ngân hàng đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
Cách thứ hai là sáp nhập thất bại ngân hàng với một ngân hàng lành mạnh.
Cách thứ ba đó là chính phủ can thiệp bằng cách hỗ trợ cho vay, bảo lãnh hay thậm chí
là quốc hữu hóa các ngân hàng này.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các Chính phủ cũng đủ khả năng để thực hiện giải cứu
các Ngân hàng và họ buộc phải để các Ngân hàng phá sản.
Ngân hàng phá sản gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bởi khi một ngân hàng phá sản,
việc này không chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu và cổ đông của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng
đến tâm lý của người dân, dẫn tới ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tại quốc gia đó và vì
vậy, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 là minh chứng rõ ràng cho những hậu quả gây ra do sự sụp đổ của các Ngân hàng. Vì
vậy, có nhiều ý kiến cho rằng các chính phủ nên tránh việc để các Ngân hàng phá sản.
Mặt khác, có nhiều ý kiến lại cho rằng nên đối xử với ngân hàng kinh doanh thất bại
như đối với các doanh nghiệp kinh doanh thất bại trong các lĩnh vực khác, các ngân hàng
phải tự gánh chịu lấy những hậu quả do những quyết định kinh doanh sai lầm của mình. Một
số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các biện pháp can thiệp của Chính phủ có thể mang lại
ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế, như nghiên cứu của Hoggarth (2003) cho thấy việc hỗ
trợ thanh khoản và bảo đảm của chính phủ làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của nền
kinh tế. Nghiên cứu đã chỉ ra trong suốt những cuộc khủng hoảng của Ngân hàng, hỗ trợ
thanh khoản càng lớn thì sản lượng nền kinh tế càng giảm. Ngược lại, các khoản bảo hiểm
tiền gửi không làm ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế. Kết quả này cũng tương tự như kết quả
được tìm thấy trong báo cáo của Bordo (2001), người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng
tại 29 nước từ năm 1973 đến năm 1997. Họ cho rằng việc hỗ trợ thanh khoản có thể làm
tăng rủi ro đạo đức, khuyến khích các ngân hàng gia tăng các hoạt động đầu tư mạo hiểm với
hy vọng kiếm được lợi nhuận lớn và chấp nhận hoạt động thua lỗ để tiếp tục được hỗ trợ.
Các cuộc tranh luận giữa các chuyên gia về việc chính phủ có nên can thiệp để tránh sự
phá sản của các Ngân hàng trở thành mối quan tâm lớn, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài
Trang 26
chính 2008. Những tranh luận này được phản ánh trong các chính sách của các chính phủ
trên thế giới. Các nhà chức trách tại Nhật Bản và một số nước châu Âu cho rằng hầu hết các
ngân hàng yếu kém cần được giải cứu hoặc sáp nhập với một ngân hàng mạnh. Tại Anh, mặc
dù chính sách không thể hiện rõ ràng nhưng hầu hết các quan sát cho thấy các ngân hàng
hàng lớn và hầu hết các ngân hàng nhỏ sẽ được giải cứu. Tại Mỹ, mặc dù trong quá khứ có
xu hướng hạn chế cứu các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, từ năm 1991, luật đã yêu cầu các nhà
chức trách chấp nhận các biện pháp làm hạn chế chi phí thấp nhất để giải quyết các thất bại
ngân hàng, nghĩa là hầu hết các ngân hàng có vấn đề sẽ đóng cửa, trừ khi có một ngân hàng
lành mạnh chấp nhận tiếp quản lại ngân hàng đó,bao gồm tham gia vào danh mục cho vay và
bất kỳ vấn đề nào của ngân hàng kinh doanh thất bại đó. Tại Iceland, vào năm 2008, khi mà
các khỏan nợ của ba ngân hàng lớn nhất Iceland đã tăng gấp 8 lần sản lượng nền kinh tế của
Iceland lúc bấy giờ, chính phủ đã từ chối bảo vệ người cho vay của các ngân hàng. Kết quả
là ba ngân hàng lớn nhất tại Iceland phá sản, kinh tế Iceland rơi vào khủng hoảng, thị trường
chứng khóan nội địa 2009 giảm 95% so với năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm
xuông 14%. Tại thời điểm đó, Chính phủ Iceland chủ trương chỉ bảo vệ người gửi tiền trong
nước, xóa nợ cho người dân và từ chối nghĩa vụ với những nhà đầu tư quốc tế. Và kết quả là
nền kinh tế của Iceland đã phục hồi trở lại sau chưa đầy 3 năm. Mặc dù chính Iceland cũng
không khuyến khích các nước học theo cách làm này, nhưng câu chuyện thành công của
Iceland cũng là một ví dụ hoàn hảo với nhiều nhà kinh tế, những người cho rằng các chính
phủ nên chấp nhận để các ngân hàng và các thể chế tài chính yếu kém sụp đổ.
Dù có nhiều tranh luận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng ngành
ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và cần phải được quy định và
kiểm soát chặt chẽ hơn so với các ngành kinh tế khác. Các quy định có thể bao gồm bảo
hiểm tiền gửi, yêu cầu về vốn tối thiểu, quy định về cấp giấy phép và kiểm tra thường xuyên
đối với các hoạt động của các ngân hàng, sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền vào
giai đoạn đầu khi ngân hàng có vấn đề.
Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng để tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, các ngân hàng cần phải đối mặt với nguy cơ phá sản nhằm giúp các Ngân hàng cẩn
trọng hơn trong các quyết định kinh doanh của mình . Việc xem xét có nên hỗ trợ hay để các
ngân hàng phá sản thì Chính phủ cần phải cân nhắc đến lợi ích thu được và chi phí phải bỏ
Trang 27
ra để đưa ra quyết định cần thiết nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và ổn định
cho nền kinh tế. Đồng thời, cần quy định giới hạn quy mô của các ngân hàng để tránh việc
ngân hàng quá lớn để có thể phá sản.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Thất bại và phá sản Ngân hàng có thể mang đến nhiều hệ lụy cho hệ thống tài chính
cũng như nền kinh tế trong nước. Tại Việt Nam, tuy chưa có Ngân hàng nào bị phá sản
nhưng đã một số Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả và thất bại, buộc Ngân hàng nhà
nước phải mua lại hoặc đứng ra kiểm soát đặc biệt. Để tránh những thất bại Ngân hàng làm
ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và nền kinh tế, từ những nguyên nhân đã được phân tích
trên, nhóm xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng tại Việt Nam:
1. Về phía Ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng nhà nước với vai trò là cơ quản quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng,… đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động của hệ thống ngân
hàng thương mại. Do đó, trên cơ sở nhận diện những yếu kém của hệ thống ngân hàng
thương mại, ngân hàng nhà nước cần đề xuất lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đánh
giá đầy đủ thực trạng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra định hương và
giải pháp tái cấu trúc Ngân hàng thương mại Việt Nam, xử lý các ngân hàng hoạt động
không hiệu quả,… để nâng cao chất lượng hệ thống Ngân hàng của Việt Nam.
- Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần yêu cầu các Ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro
theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể hiện tại là Basel 2 . Hơn nữa, Ngân hàng nhà nước cần có quy
định bắt buộc các ngân hàng thương mại minh bạch thông tin và báo cáo tài chính của Ngân
hàng để tạo nên tính minh bạch trong hệ thống ngân hàng.
- Ngân hàng nhà nước cần giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Ngân hàng
thương mại để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm của các Ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần phải can thiệp sâu hơn đối với những vấn đề liên quan
đến nhiều chủ thể khác nhau khi các chủ thể đó có nhiều mâu thuẫn về quyền lợi.
- Ngân hàng nhà nước cần xây dựng lộ trình để giảm sở hữu vốn lẫn nhau giữa các
Ngân hàng thương mại, giữa các Ngân hàng thương mại với Doanh nghiệp và các tổ chức tín
dụng khác nhằm ngăn chặn việc thao túng, lợi ích nhóm trong hoạt động Ngân hàng.
- Ngân hàng nhà nước cần đôn đốc việc xử lý nợ xấu, giám sát chặt chẽ quá trình bán,
xử lý nợ xấu giữa các Ngân hàng thương mại và Công ty quản lý tài sản Việt Nam theo Đề
án xử lý nợ xấu đã được Chính phủ phê duyệt cho nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.

Trang 28
- Để đảm bảo cho khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
nhà nước cần quy định một tỷ lệ dự trữ tối thiểu để đáp ứng
- Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần đưa ra định hướng hình thành một số ngân hàng
thương mại đạt tiêu chuẩn khu vực.
2. Về phía Chính phủ và các cơ quan có liên quan
- Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cần xây dựng hành lang pháp lý
rõ ràng, tạo điều kiện cho quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng thương mại thuận lợi,
đúng mục tiêu đã đề ra, giúp xử lý các Ngân hàng yếu kém và phát triển các Ngân hàng
mạnh.
- Chính phủ cần quy định mức bảo hiểm tiền gửi phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho
người gửi tiền cũng như giảm thiểu vấn đề “rủi ro đạo đức” từ phía các Ngân hàng.
- Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín để xếp hạng các Ngân hàng và
các Doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề mất cân xứng thông tin trên thị trường.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, quy chế cho vay và có dấu hiệu không
minh bạch trong hoạt động
3. Về phía các Ngân hàng thương mại
Mỗi Ngân hàng thương mại là một mắt xích trong hệ thống tài chính của một đất nước,
vì vậy mỗi bản thân ngân hàng cần không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh dẫn đến
tình trạng thất bại ngân hàng và phá sản. Chính vì vậy, các Ngân hàng thương mại cần phải:
- Nâng cao văn hóa quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng. Để thực hiện có
hiệu quả những nội dung này, mỗi ngân hàng phải nâng cao quản trị rủi ro nội bộ, thường
xuyên kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng, giúp ngân hàng đối phó với tình huống xấu
nhất có thể xảy ra.
- Thiết lập quy chế cho vay và chính sách cho vay phù hợp.
- Giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng của các cán bộ Ngân hàng, đảm bảo việc
cấp tín dụng tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng và Nhà nước.
- Ngân hàng cần đảm bảo vốn an toàn tối thiểu, thực hiện quản lý nợ và tài sản tốt,
đầu tư hiệu quả, giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng.
- Không ngừng gia tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, đa dạng hóa dịch vụ ngân
hàng để đa dạng hóa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hiện nay, hoạt động
kinh doanh chính của Ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Nền kinh tế đang trong giai
đoạn tăng trường nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế rẩt lớn, trong khi thị trường vốn tại Việt
Nam chưa phát triển thì hoạt động tín dụng cần hướng đến các lĩnh vực sản xuất, phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, …các khu vực kinh tế năng động, hạn chế các

Trang 29
lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro. Hơn nữa, bên cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ truyền
thống, các ngân hàng cần chú trọng phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ
sở hiện đại hóa công nghệ.
- Đào tạo đội ngũ nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt để
đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng, tránh tình trạng gian lận gây thất thoát tài sản của
Ngân hàng.

Trang 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benton E.Gup and James W.Kolari, 2005.Commercial Banking The Management of
Risk.3rd Edition. Hoboken: John Wiley & Son, Inc.
2. Brian Walters, 2008, The Fall of Northern Rock: The Insider’s Story of Britain’s
Biggest Banking Disaster, Great Britain: Harriman House.,Ltd.
3. Nguyễn Hà, (2012). Vì sao Habubank phải sáp nhập?.<
http://www.baohaiquan.vn/Pages/Vi-sao-Habubank-phai-sap-nhap.aspx >. [Ngày truy cập:
20 tháng 11 năm 2016].
4. H.R.Machiraju (2008), Modern Commercial Banking (Second Edition), New age
international publishers, Chapter 7, page 351-405
5. Robert Kärrberg, Victor Sellman (2012), Should banks be allowed to go into
bankruptcy.
6. David O. Beim; Charles W. Calomiris (2001), Emerging Financial Markets,
McGraw-Hill Publishing Co.
7. Sal Bommarito, (2012). Financial Meltdown 101: 10 Reasons Why Banks Fail.
https://mic.com/articles/10304/financial-meltdown-101-10-reasons-why-banks-
fail#.MfAEvscWe, [ Ngày truy cập 21 tháng 11 năm 2016]
8. Nguyễn Thị Mùi (2015), Giải pháp phát triển ổn định và lành mạnh hệ thống ngân
hàng, http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-
phat-trien-on-dinh-va-lanh-manh-he-thong-ngan-hang-59491.html, [ Ngày truy cập 21 tháng
11 năm 2016]
9. Nguyễn Đăng Tùng, Bùi Thị Len (2015), Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân
hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số ALTMAN Z SCORE, Tạp
chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 5: 833-840
10. Ths Nguyễn Đức Tú (2011), Đôi điều cần biết về mô hình CAMELS,
<http://vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1562:oi-iu-cn-
bit-v-mo-hinh-camels-&catid=43:ao-to&Itemid=90>, [Ngày truy cập: 20 tháng 11 năm
2016]
11. Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19/06/2014 của Quốc hội Việt Nam, <
http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?
itemid=29059>, [Ngày truy cập: 20 tháng 11 năm 2016]

Trang 31

You might also like