You are on page 1of 180

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


-------------------------------

NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH

TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT


ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

NGUYỄN PHÚC QUÝ THẠNH

TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT


ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng


Mã số : 9.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. LÊ ĐÌNH HẠC
: TS. LÊ THẨM DƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án có lời cam đoan về công trình khoa học này của mình, cụ thể:
Tôi tên là: Nguyễn Phúc Quý Thạnh
Sinh ngày 20 tháng 03 năm 1987 – Tại Bình Phƣớc
Quê quán : Quảng Nam
Hiện đang công tác tại: Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM

Là nghiên cứu sinh khóa XIX của Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM. Cam đoan đề
tài: “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM”

Mã số: 9.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Hạc và TS. Lê Thẩm Dƣơng

Luận án đƣợc thực hiện tại Trƣờng đại học Ngân hàng TPHCM
Luận án chƣa từng trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại một trƣờng đại học bất kỳ. Luận
án là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó
không có nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực
hiện ngoại trừ những trích dẫn đƣợc dẫn nguồn trong luận án.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Ngoài ra để hoàn thiện luận án tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn giúp đỡ quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin cảm ơn tập thể giảng viên trƣờng ĐH Ngân hàng
TP.HCM đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực
kinh tế. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Đình Hạc và TS.
Lê Thẩm Dƣơng đã hết sức nhiệt tình, sâu sát trong quá trình tôi thực hiện luận án này.

TPHCM, ngày tháng năm 2020

Nguyễn Phúc Quý Thạnh


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng nƣớc ngoài Nghĩa Tiếng Việt


ROE Return On Equity Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu
ROA Return On Assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên
tài sản
ROS Return On Sale Tỷ suất sinh lời trên doanh
thu thuần
C/I Costs Ratio Hệ số chi phí
SFA Stochastic Frontier Approach Phƣơng pháp biên ngẫu
nhiên
TFA Thick Frontier Approach Phƣơng pháp phân tích
TFA
DFA Distribution Free Approach Phƣơng pháp phân tích
DFA
DEA Data Envelopment Analysis Phƣơng pháp phân tích
bao dữ liệu
FDH Free Disposal Hull Phƣơng pháp xử lý yếu tố
tự do FDH
TE Technically Efficiency Hiệu quả kỹ thuật
AE Allocative Efficiency Hiệu quả phân bổ
CE Cost Efficiency Hiệu quả chi phí
SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô
PPF Production Possibility Frontier Đƣờng giới hạn khả năng
sản xuất
DMUs Decision Making Units Các đơn vị ra quyết định
CCR Charnes, Cooper and Rhodes Mô hình CCR
BCC Banker, Charnes and Cooper Mô hình BCC
SBM Slack – based measures model Mô hình SBM
CRS Constant returns to scale Hiệu quả không đổi theo
iii

quy mô
VRS Variable Returns to Scale Hiệu quả thay đổi tùy
thuộc vào quy mô
PTE Pure Technical Efficiency hiệu quả kỹ thuật thuần
RE Revenue efficiency Hiệu quả doanh thu
SPE Standard profit efficiency Hiệu quả lợi nhuận tiêu
chuẩn
APE Alternative profit efficiency Hiệu quả lợi nhuận tùy
chọn
NPLs Non – Performing Loans Nợ xấu
GMM General Method of Moments Phƣơng pháp hồi quy mô
– men tổng quát
Tobit Phƣơng pháp hồi quy
kiểm duyệt
OLS Ordinary Least Square Phƣơng pháp bình phƣơng
nhỏ nhất
2SLS 2 Stage Least Square Phƣơng pháp hồi quy hai
giai đoạn
PVAR Panel Vector Autoregression Mô hình tự hồi quy véc tơ
dữ liệu bảng
NLP Net Liquidity Position Trạng thái thanh khoản
ròng
NHTM Ngân hàng thƣơng mại
TT Thông tƣ
TTTK Trạng thái thanh khoản
HQHĐ Hiệu quả hoạt động
ALCO Asset – Liability Committee Hội đồng quản lý tài sản
nợ -có
NH Ngân hàng
iv

DANH MỤC BẢNG

STT Thứ tự bảng Tên Trang


bảng
1 Bảng 1.1 Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân 16
hàng
2 Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả 39
ngân hàng
3 Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác 42
động đến HQHĐ NH
4 Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy 58
Tobit
5 Bảng 3.2 Các ngân hàng thƣơng mại (DMUs) trong mẫu 63
nghiên cứu
6 Bảng 3.3 Số lƣợng các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu 64
giai đoạn 2007-2017
7 Bảng 4.1 Bốn nhóm Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 69
8 Bảng 4.2 Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam năm 70
2017
9 Bảng 4.3 Tổng hợp chỉ số thanh khoản nhanh của hệ 80
thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 -
2017
10 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình phân 83
tích nhân tố tác động
11 Bảng 4.5 Xem xét tính tƣơng quan giữa các biến độc lập 84
12 Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là 84
DEA_TE
13 Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong ƣớc lƣợng D- 86
GMM
14 Bảng 4.8 Kết quả ƣớc lƣợng bằng D-GMM lDEA_TE 87
15 Bảng 4.9 Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp D – 88
GMM lLATA
v

DANH MỤC HÌNH

STT Thứ tự hình Tên biểu đồ Trang


1 Hình 1.1 Mô hình quản trị thanh khoản 13
2 Hình 1.2 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 20
3 Hình 1.3 Lợi thế quy mô và đƣờng cong chi phí 22
4 Hình 1.4 Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô 22
5 Hình 3.1 Mô hình theo ba cách tiếp cận 53
6 Hình 3.2 Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu vào 54
7 Hình 3.3 Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu ra 55
8 Hình 4.1 Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất 72
9 Hình 4.2 Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất 73
10 Hình 5.1 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến 94
31/12/2017
vi

MỤC LỤC

Lời cam đoan


Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ biểu đồ iii

MỤC LỤC ................................................................................................................... VI

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................3

3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................4

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................5

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .........................................................5

6. KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..............................................................7

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .........................................................................................8

II. NỘI DUNG ................................................................................................................9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN, HIỆU


QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI
THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..........................9

1.1. TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM........9

1.1.1. Thanh khoản ngân hàng .....................................................................................9

1.1.2 Trạng thái thanh khoản .....................................................................................10


vii

1.1.3 Các phƣơng pháp đo lƣờng trạng thái thanh khoản .....................................11
1.1.3.1. Phƣơng pháp cung cầu thanh khoản .............................................................11
1.1.3.2 Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản ...................................................................14
1.1.3.3 Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn .........................................16

1.1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng ............17

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG...19

1.2.1 Hiệu quả hoạt động ............................................................................................19


1.2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................19
1.2.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động .........................................................................20

1.2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng..........................................................................23


1.2.2.1 Cách tiếp cận phi cấu trúc (the nonstructural approach) ...............................24
1.2.2.2 Cách tiếp cận cấu trúc (the structural approach) ...........................................25
- Cách tiếp cận tham số (Parametric Frontier Approach) ......................................27
- Cách tiếp cận phi tham số (Non – Parametric Approach) ...................................28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................29

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG ..............................................................................................................30

2.1 LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ....................................................................................30

2.1.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory) ......................................30

2.1.2 Lý thuyết ƣa thích tiền mặt (Liquidity Preference theory - LPT) .................31

2.1.3 Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản (The Shiftability Theory of
Liquidity) ......................................................................................................................31

2.1.4 Lý thuyết thanh khoản động lực .......................................................................32


viii

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ..............33

2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các nƣớc trên thế giới 33

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. ...................37

2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ............39

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI
THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG...................................................44

2.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỪ LƢỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU TRƢỚC ..............................................................................................................46

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................47

CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG.....................................................................................48

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO


LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ...............................................48

3.1.1. Mô hình nền (model background) ...................................................................48

3.1.2. Mô hình đo lƣờng hiệu quả bao dữ liệu – DEA .............................................50


3.1.2.1. Nhóm mô hình DEA không phân bổ (Non – allocation DEA models) .......52
3.1.2.2 Nhóm mô hình phân bổ (allocation DEA models) ........................................56

3.1.3 Chỉ định mô hình và lựa chọn yếu tố đầu vào đầu ra .....................................56

3.2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. .....57
ix

3.2.1. Chỉ định mô hình và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng .....................................................................................................................57

3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẰM


PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ...............................................................61

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................................62

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................65

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................66

4.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM,
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. .66

4.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam...................................66
4.1.1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của hệ thống các NHTM Việt Nam ...................72
4.1.1.2 Thực trạng tổng tài sản của hệ thống các NHTM Việt Nam .........................73
4.1.1.3 Thực trạng chỉ số ROE và ROA của hệ thống các NHTM Việt Nam ...........74

4.1.2 Thực trạng trạng thái thanh khoản tại các NHTM Việt Nam .......................74
4.1.2.1 Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại các NHTM .................................74
4.1.2.2 Sơ lƣợc về tình hình thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007-2017 ......76
4.1.2.3 Chỉ số thanh khoản nhanh ..............................................................................78

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG.....................................82

4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHMTM VIỆT NAM ......................................................83

4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH
KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM..............86

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................89


x

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................90

5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................90

5.1.1 Kết luận về đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ............90

5.1.2 Kết luận về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam .......................................................................................................................90

5.1.3 Kết luận về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
.......................................................................................................................................91

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM.............................................................92

5.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các yếu tố về tài chính ...................92
5.2.1.1 Cải thiện quy mô ngân hàng ..........................................................................92
5.2.1.2 Nâng cao năng lực tài chính ..........................................................................95

5.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn .............................96
5.2.2.1 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn .....................................................96
5.2.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ sử dụng vốn .......................................................98

5.2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản ........................................................99

5.2.4 Nâng cao năng lực quản trị điều hành............................................................101

5.2.5 Các giải pháp khác ...........................................................................................103

5.3 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................109

5.3.1 Kiến nghị với NHNN ........................................................................................109

5.3.2. Kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách ....................................................110

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........111

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ..........................................................................................112


xi

KẾT LUẬN ................................................................................................................113

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ ....................................................................................................................115

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................116

PHỤ LỤC 1: HIỆU QUẢ KỸ THUẬT THEO DEA CỦA CÁC NGÂN HÀNG
TRONG MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................................121

PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ KỸ


THUẬT THEO DEA .................................................................................................124

PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG .................................................................151
1

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Các ngân hàng là những định chế tài chính quan trọng ở hầu hết các nền kinh tế phát
triển và đang phát triển. Nếu nhƣ trƣớc đây, ngân hàng chỉ đóng vai trò là tổ chức tài
chính trung gian giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn, thì hiện nay các ngân hàng
hiện đại đã thực hiện thêm rất nhiều chức năng, vai trò nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát
triển của nền kinh tế và đảm bảo tính cạnh tranh để phát triển. Chính vì những vai trò
quan trọng nêu trên, việc duy trì sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng càng
phải đƣợc nhấn mạnh. Các yếu tố chính duy trì sự ổn định cho bất kỳ doanh nghiệp
thƣơng mại nào nói chung và ngân hàng nói riêng chính là trạng thái thanh khoản và
hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, một số ngân hàng có tỷ lệ sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn gần sát ngƣỡng quy định tại Thông tƣ
06/2016 là 50% NFSC (2017)) và còn áp lực hơn khi lần lƣợc thông tƣ số 19/2017/TT-
NHNN và thông tƣ 16/2018/TT-NHNN (v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tƣ số 36/2014/TT-NHNN, ) thì lộ trình từ 1/1/2018-31/12/2018, tỷ lệ tối đa của nguồn
vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài là 45%. Kể từ 1/1/2019 trở đi, tỷ lệ 40% sẽ đƣợc áp dụng cho
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Mới đây nhất, thông tƣ số 22/2019/TT-
NHNN có hiệu lực từ 1/1/2020, nhƣng tháng 10/2020 mới bắt đầu điều chỉnh giảm tỷ
lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 37%. Điều này
khiến trạng thái thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hƣởng và gây tác động đến hiệu
quả hoạt động, bài toán về thanh khoản này nếu không sớm đƣợc khắc phục thì hệ
thống ngân hàng sẽ khó ổn định đƣợc.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam hiện nay đang đứng trƣớc nguy cơ tiềm ẩn rủi ro
về trạng thái thanh khoản là rất lớn khi một số các nhà băng nhỏ liên tục áp dụng mức
lãi suất cao hơn thị trƣờng mà nguyên nhân chính đền từ việc NHNN tiếp tục thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát. Nguồn cung tiền từ
2

NHNN bị thắt chặt khiến cho những ngân hàng nhỏ rơi vào tình thế khó khăn và đối
mặt nhiều với rủi ro thanh khoản.

Xét về bản chất, ngân hàng là ngƣời đi kinh doanh niềm tin, do đó các nhà quản trị
ngân hàng cần phải có khuôn khổ chính sách tập trung chủ yếu vào việc duy trì niềm
tin của công chúng vào ngân hàng. Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong
việc giữ an toàn và xử lý các khoản tiền gửi của khách hàng. Trong khi mặt khác, phải
phân bổ các quỹ để đáp ứng nhu cầu tín dụng và tiêu dùng. Do đó, ngân hàng cần điều
tiết cung - cầu thanh khoản thận trọng, ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến
thanh khoản. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng nhƣ hiện
nay (1/1/2016 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của AEC; 08/03/2018 Việt
Nam trở thành thành viên của CPTPP) trong đó có sự dịch chuyển về dòng vốn tự do
giữa các quốc gia dẫn đến các ngân hàng trong nƣớc có nguy cơ đối mặt với rủi ro
thanh khoản nhƣ đã từng diễn ra ở Thái Lan vào năm 1997 (Khủng hoảng tiền tệ Châu
Á).

Ngoài ra, việc nắm giữ nhiều tài sản của ngân hàng ở dạng lỏng có thể dẫn đến khả
năng sinh lợi thấp hơn nhƣng lại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng, đặc biệt là đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn. Chính vì vậy, quản trị thanh
khoản tạo ra hai tình huống tiến thoái lƣỡng nan: Duy trì tính thanh khoản cao, dẫn
đến rủi ro thấp và khả năng sinh lời thấp và duy trì tính thanh khoản thấp, dẫn đến rủi
ro cao và có thể có mức sinh lợi cao. Trạng thái thanh khoản tác động đến hiệu quả
hoạt động và cả lợi nhuận của ngân hàng. Việc điều tiết trạng thái thanh khoản của
ngân không khéo sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản và tệ hơn chính là ảnh hƣởng đến uy
tín của ngân hàng hoặc thậm chí phá sản.

Diamond và cộng sự là những ngƣời đầu tiên cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng
của vai trò của ngân hàng trong việc tạo ra thanh khoản. Ngoài ra, trạng thái thanh
khoản có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nếu thanh khoản không
đƣợc tạo ra hợp lý, có thể dẫn đến mất khả năng chi trả (trong trƣờng hợp thanh khoản
thấp) và khả năng sinh lợi thấp (trong trƣờng hợp thanh khoản cao) và có thể gây hại
cho các ngân hàng khác và do tác động lan truyền (Diamond & Dybvig (1983)).
3

Các nghiên cứu riêng lẻ về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngày càng đa
dạng về quy mô, đối tƣợng và cả mô hình lẫn phƣơng pháp đo lƣờng. Trên nền tảng
đó, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
dần đƣợc chú ý về phƣơng pháp và mô hình tiếp cận mới để đo lƣờng, xác định chính
xác và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, hiệu quả
hoạt động ngân hàng cũng nhƣ mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở phân tích cục bộ từng yếu tố
hoặc ngân hàng và chỉ dừng lại ở phân tích định tính chƣa đƣa ra đƣợc những bằng
chứng định lƣợng đề xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Chính vì thế, việc nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, đo lƣờng hiệu quả hoạt động,
xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động và xác định mối quan hệ giữa
trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đó cũng là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu
luận án của mình.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các mục tiêu nghiên cứu của luận án “TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM”:

Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả
hoạt động và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các
NHTM Việt Nam từ đó đề xuất các hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua mô hình hiệu quả
kỹ thuật bằng phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA)
- Đánh giá sự tác động của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động thông
qua việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam.
4

- Xác định sự tác động qua lại giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
nhằm phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất các giải giáp dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả
hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng để
nâng cao tính ổn định của trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu: Những câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:

- Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam ra sao trong thời gian nghiên
cứu?
- Mô hình và phƣơng pháp nào để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam?
- Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng? Mô hình và
phƣơng pháp nào để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động?
- Mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản hiệu quả hoạt động ngân hàng nhƣ thế
nào? Mô hình và phƣơng pháp nào để xác định mối quan hệ giữa trạng thái
thanh khoản hiệu quả hoạt động ngân hàng?
- Các giải pháp nào liên quan đến việc vận dụng kết quả về đo lƣờng hiệu quả
hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng để
nâng cao tính ổn định của trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam

3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Trạng thái thanh khoản, hiệu quả hoạt động ngân
hàng, mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam.

- Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu của luận án đƣợc lấy từ Thomson Reuter
và từ nguồn báo cáo tài chính có kiểm toán (báo cáo tài chính riêng lẻ) của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam.
5

- Phạm vi không gian: Luận án tập trung vào các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Dựa trên thực trạng giai đoạn 2007 -2017. Luận án chọn mốc
thời gian nghiên cứu 10 năm từ lúc Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm kết thúc
đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo chuẩn Basel II (Định
hƣớng của NHNN trong lộ trình thực hiên Basel II qua ban hành Công văn
1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ƣớc vốn Basel II). Vì
sau khi gia nhập WTO, ngành hội nhập đầu tiên là tài chính ngân hàng nên giai đoạn
này phát triển rất nhanh và nóng, là thời điểm rất tốt để bắt đầu quan sát và nghiên cứu
mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động, sau năm 2017 khi kết
thúc đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo chuẩn Basel II
NHHH sẽ thực hiện các điều chỉnh nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra nên dữ liệu
nghiên cứu sẽ không còn phù hợp cho mục đích nghiên cứu của luận án.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu mà luận án đã nêu ra ở trên, nghiên cứu sử
dụng các phƣơng pháp sau:
- Thứ nhất, phƣơng pháp đo lƣờng phi tham số bao dữ liệu (DEA) cách tiếp cận trung
gian tài chính (intermediate approach) và mô hình hiệu quả kỹ thuật (DEA Technically
Efficiency) thông qua phần mềm DEA Solver để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
- Thứ 2, phân tích hồi quy Tobit với sự hỗ trợ của phần mềm Stata đề phân tích các
nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động động của các NHTM Việt Nam.
Thứ 3, phƣơng pháp ƣớc lƣợng D-GMM để xác định mối quan hệ giữa trạng thái
thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


- Một là, luận án đã đo lƣờng đƣợng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
giao đoạn 2007 -2017 thông qua phƣơng pháp phi tham số bao dữ liệu (DEA). Với
cách tiếp cận trung gian tài chính với 03 đầu vào (chi phí nhân viên (I1), tài sản cố
định (I2), tiền gửi KH (I3)) và 02 đầu ra (thu nhập từ lãi (O1) và thu nhập ngoài lãi
6

(O2)) để phân tích hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 chỉ đạt 86%;.
- Hai là, luận án phân tích đƣợc các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
NHTM Việt Nam thông qua mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ
thuật đƣợc đo lƣờng theo DEA với dữ liệu thời gian cập nhật gần với hiện tại. Các
nhân tố về quy mô ngân hàng, cơ cấu vốn, trạng thái thanh khoản, tỷ trọng tín dụng và
quy mô tiền gửi có tác động đến hiệu quả ngân hàng.
- Ba là, luận án đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả
hoạt động thông qua mô hình D-GMM với dữ liệu bảng động với kết quả có tồn tại
mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2007-2017.
- Bốn là, Nghiên cứu cũng đã chỉ ra thực trạng về bức tranh trạng thái thanh khoản và
hiệu quả hoạt động của các NHTM trong thời gian nghiên cứu đồng thời luận án cũng
đề xuất các khuyến nghị với các nhà quản lý các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng
thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
7

6. KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu


- Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thông qua
mô hình DEA.
- Nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân
hàng.

Mục tiêu nghiên cứu


Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam qua mô hình hiệu quả kỹ thuật
bằng phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA); Đánh giá sự tác động của trạng thái thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động thông qua việc phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam; Xác định sự tác động qua lại giữa trạng thái thanh
khoản và hiệu quả hoạt động nhằm phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản
và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Phƣơng pháp nghiên cứu


Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, bao gồm: phƣơng pháp bao dữ liệu DEA,phƣơng pháp
hồi quy Tobit và phƣơng pháp ƣớc lƣợng D – GMM cho mô hình dữ liệu bảng động,

Nội dung nghiên cứu


 Phân tích thực trạng trạng thái thanh khoản, và hoạt động quản trị thanh khoản trong
giai đoạn nghiên cứu

 Phân tích hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng theo mô hình đo lƣờng hiệu quả
ngân hàng DEA

 Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
bằng phƣơng pháp hồi quy tobit với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.

 Phân tích phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam

Kết quả nghiên cứu; Kết luận và hàm ý chính sách


8

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận án đƣợc cấu trúc thành 5 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả ngân hàng, trạng thái thanh khoản, mối quan hệ
giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chƣơng 2: Đánh giá các công trình nghiên cứu về trạng thái thanh khoản, hiệu quả
hoạt động ngân hàng, mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
ngân hàng.

Chƣơng 3: Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu

Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách


9

II/ NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẠNG THÁI THANH


KHOẢN, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, MỐI QUAN
HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA CÁC NHTM

1.1.1. Thanh khoản ngân hàng

Hiện nay có một số cách định nghĩa về thanh khoản và thanh khoản ngân hàng nhƣ:

Theo Greuning và Bratanovic (2004) thanh khoản ngân hàng thể hiện khả năng của
một ngân hàng để tự tài trợ hiệu quả cho các giao dịch. Khi một ngân hàng xảy ra rủi
ro thanh khoản đồng nghĩa với việc ngân hàng mất khả năng tài trợ cho các hoạt động
của mình cũng nhƣ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với khách hàng (rút
tiền gửi, đáp ứng các yêu cầu tài trợ bổ sung cho danh mục cho vay và đầu tƣ).

Trong khi đó, Laker (2007) lại định nghĩa thanh khoản của một ngân hàng là chính
dòng tiền đƣợc xác định bằng mức độ nắm giữ tiền mặt và tƣơng đƣơng tiền hoặc tài
sản lƣu động.

Theo BASEL (2006) thanh khoản là khả năng của ngân hàng tạo ra sự tăng trƣởng tài
sản và đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn mà không có tổn thất đáng kể. Ủy ban Basel
nhận định rằng sự tồn tại của các ngân hàng thƣơng mại phụ thuộc vào trạng thái thanh
khoản của ngân hàng.

Bhunia (2010) đề cập đến thanh khoản là khả năng của một ngân hàng để đáp ứng các
nghĩa vụ ngắn hạn của mình. Thanh khoản của ngân hàng chính là "máu" cho phép
ngân hàng duy trì các hoạt động của mình và tồn tại. Bản chất của chức năng ngân
hàng đòi hỏi ngân hàng đó phải duy trì một mức độ thanh khoản an toàn để có thể duy
trì hoạt động cho vay thông thƣờng, thanh toán những khoản tiền gửi của khách hàng
khi đến hạn, giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối, cũng nhƣ đáp ứng các chức năng
10

chung của quản trị. Việc không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời gửi tiền và các nghĩa
vụ ngắn hạn khác có thể dẫn đến khủng hoảng niềm tin, sự hoảng loạn, sự rút tiền ồ ạt
của ngƣời gửi và cuối cùng là dẫn đến sự đóng cửa của các ngân hàng (Goddard
(2009)).

Qua các định nghĩa trên, ta có thể rút ra thanh khoản ngân hàng chính là khả năng của
một ngân hàng có thể tài trợ cho các hoạt động và nghĩa vụ của mình khi đến hạn mà
chi phí phát sinh là không đáng kể.

1.1.2 Trạng thái thanh khoản

Trạng thái thanh khoản là sự chênh lệch giữa một bên là tổng tài sản thanh khoản và
dòng tiền vào và một bên là dòng tiền ra từ cam kết cho vay hay đáp ứng các nghĩa vụ
đến hạn. Trạng thái thanh khoản chính là một thƣớc đo - thƣớc đo của thanh khoản.

TTTK = Tài sản thanh khoản + Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản

Ở đây xảy ra một trong ba trƣờng hợp:


Nếu TTTK < 0 : Ngân hàng đang ở trạng thái “ Thâm hụt thanh khoản”. Tức là tại thời
điểm đánh giá, tổng cầu thanh khoản vƣợt quá tổng cung thanh khoản và tài sản thanh
khoản.
Nếu TTTK > 0 : Ngân hàng đang ở trạng thái “Thặng dƣ thanh khoản”. Tức là tại thời
điểm đánh giá, tổng cung thanh khoản và tài sản thanh khoản vƣợt quá tổng cầu thanh
khoản.

Nếu TTTK = 0: Ngân hàng đang ở trạng thái cân bằng thanh khoản. Tức là tại thời
điểm đánh giá, tổng cung thanh khoản và tài sản thanh khoản và tổng cầu thanh khoản
của ngân hàng bằng nhau.

Trong đó, tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và chứng khoán kinh doanh ngắn hạn
(tiền mặt đƣợc định nghĩa là các khoản tiền mặt có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến
hạn đƣợc ký gửi tại Ngân hàng Trung Ƣơng và các ngân hàng khác) (Duttweiler
(2011))
11

1.1.3 Các phƣơng pháp đo lƣờng trạng thái thanh khoản


Hiện tại, các phƣơng pháp đo lƣờng thanh khoản đã và đang đƣợc phát triển nhƣ:
Phƣơng pháp cung cầu thanh khoản, phƣơng pháp chỉ số tài chính về thanh khoản,
phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn ... Mỗi phƣơng pháp nêu trên đều
đƣợc xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ƣớc lƣợng gần đúng
mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm nhất định. Đó chính là lý do vì sao nhà
quản lý thanh khoản phải luôn sẵn sàng điều chỉnh mức dự tính về yêu cầu thanh
khoản mỗi khi ngân hàng nhận đƣợc thông tin mới.

1.1.3.1. Phƣơng pháp cung cầu thanh khoản

Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo
thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể đƣợc tính nhƣ sau:
NLP (Net Liquidity Position) = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản + (dƣ)/ -
(thiếu) dự trữ thanh khoản
Trong đó:
 Cung thanh khoản là nguồn tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian tƣơng lai ngắn
để NH sử dụng. Luồng tiền vào này đƣợc tạo nên từ các nguồn:
(i) Tiền gửi của khách hàng
Đây đƣợc xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất của NH. Để tăng nhu cầu
này, cũng tức là tăng cung thanh khoản cho NH, NH có thể thực hiện các biện pháp
nhƣ: điều chỉnh lãi suất huy động hấp dẫn, tạo những dịch vụ hấp dẫn khác ngoài lãi
suất (khuyến mại, thƣởng…), NH có kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Trong điều
kiện khi mà các cơ hội đầu tƣ khác trở nên kém hấp dẫn hơn thì nguồn tiền gửi này
cũng có thể đƣợc tăng lên.
(ii) Khách hàng hoàn trả tín dụng
Đây đƣợc xem nhƣ là nguồn cung thanh khoản quan trọng thứ hai. Hoạt động tín dụng
là hoạt động chính của NH, mang lại nguồn thu lớn nhất cho NH nhƣng cũng tiềm ẩn
rủi ro cao, ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán cuối cùng của NH. Nếu mọi khoản tín
dụng đều đƣợc thanh toán đúng hạn thì không những đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh
doanh, mà còn là nguồn cung thanh khoản lớn cho NH.
(iii) Đi vay mượn trên thị trường tiền tệ
12

NH có thể tăng nguồn cung thanh khoản bằng cách đi vay trên thị trƣờng tiền tệ, bao
gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ vay… Các giao dịch diễn ra giữa
các NH với các NH khác hay với NHTW. Đây là nguồn có chi phí cao và phụ thuộc
vào chính sách tiền tệ từ NHNN
(iv) Thu nhập từ bán tài sản
Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NH có thể chuyển hóa một phần tài sản thanh khoản
thành tiền (ví dụ nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, vàng…).
(v) Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ
Các khoản thu nhập của NH trong quá trinh thực hiện các dịch vụ cho khách hàng nhƣ
thu phí bảo lãnh, phí mở L/C…
(vi) Phát hành cổ phiếu ra thị trường
Việc NH phát hành cổ phiếu ra thị trƣờng cũng là một nguồn cung thanh
khoản lớn cho NH.
 Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời điểm khác
nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào các nhân tố sau:
(i) Nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng
Đây là nhu cầu thanh khoản có tính thƣờng xuyên, tức thời, bao gồm các loại tiền:
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và có thể rút
trƣớc hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi giao dịch, NH luôn phải đảm
bảo một khoản tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này. Những
nhân tố tạo nên nhu cầu thanh khoản này có thể là sự biến động của lạm phát trong nền
kinh tế, chênh lệch đang kể về lãi suất huy động giữa các NH, mức lợi tức khác biệt
của các cơ hội đầu tƣ (chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ) so với gửi tiền vào
NH.
(ii) Nhu cầu vay tiền từ khách hàng
Đây cũng là yếu tố tác động mạnh đến cầu về thanh khoản đối với NH. Nhu cầu này
chịu tác động của các nhân tố nhƣ nhu cầu đầu tƣ của doanh nghiệp, lãi suất cho vay
của NH có tính cạnh tranh cao so với các NH khác, các nguồn vốn khác trở nên khó
tiếp cận hơn…
(iii) Hoàn trả các khoản đi vay
Đây là khoản tiền mà NH phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức kinh tế, ca
nhân, các TCTD khác hay từ NHTW.
13

(iv) Chi phí cung ứng dịch vụ và chi phí lãi


Đây là các khoản chi phí trả lãi huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá mà NH đã
huy động trƣớc đây đến hạn NH phải thanh toán cho khách hàng.
(v) Thanh toán cổ tức cho cổ đông
Đây là khoản tiền mà NH phải trả cho các cổ đông của mình.
(vi) Mua lại cổ phiếu
Việc NH mua lại các cổ phiếu đã phát hành cũng tác động đến nhu cầu thanh khoản
của NH. (Đại (2014)).

Cách tiếp cận cung cầu thanh khoản dùng dự trữ thanh khoản nhƣ một hồ chứa. Qua
đó, ngân hàng đánh giá trạng thái thanh khoản bằng cách so sánh sự thay đổi trong
dòng tiền vào và dòng tiền ra để xác định lƣợng dự trữ cần thiết. Cách tiếp cận cung
cầu thanh khoản vận dụng sự thay đổi giữa tài sản và nợ phải trả cả trong hiện tại và
tƣơng lai. (Bassis, 2009)

 Dƣ/ thiếu dự trữ thanh khoản: bao gồm dƣ/ thiếu dự trữ bắt buộc để đáp ứng yêu
cầu của NHNN và dƣ/ thiếu dự trữ ngân quỹ để đáp ứng yêu cầu thanh khoản của từng
ngân hàng.
Hình 1.1: Mô hình quản trị thanh khoản

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2015)


14

1.1.3.2 Phƣơng pháp chỉ số thanh khoản

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đo lƣờng trạng thái thanh khoản nhƣ Crosse &
Hempel (1980), Aspachs et al. (2005), Tamirisa & Igan (2008), Moore (2009) tập
trung vào 03 tỷ số thanh khoản sau:

L1 = Tài sản thanh khoản/ tổng tài sản

Tỷ số L1 phản ánh một cái nhìn tổng quát về khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ
trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản là bao nhiêu. Tỷ số cao tức khả năng thanh
khoản tốt và ngƣợc lại.

L2 = Tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi + Vốn huy động ngắn hạn)

Tỷ số L2 cũng sử dụng nền tảng tài sản thanh khoản nhƣ L1. Tuy nhiên, tỷ số này tập
trung độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại nguồn tài trợ (tiền gửi KH cá
nhân, doanh nghiệp, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác). Do đó, tỷ lệ L2 sẽ nắm
bắt đƣợc lỗ hổng của ngân hàng liên quan đến các nguồn này. Tỷ số này càng cao khả
năng chịu đòn của ngân hàng càng tốt.

L3 = Tài sản thanh khoản/ tiền gửi

Tỷ lệ thanh khoản L3 rất giống với tỷ lệ thanh khoản L2. Tuy nhiên, nó chỉ bao gồm
tiền gửi của KH cá nhân và doanh nghiệp. Ngƣợc lại với tỷ lệ L2, tỷ lệ L3 đo lƣờng
tính thanh khoản của một ngân hàng giả định rằng ngân hàng không thể vay từ các
ngân hàng khác trong trƣờng hợp cần thanh khoản. Đây là một biện pháp đo lƣờng
thanh khoản tƣơng đối nghiêm ngặt nhƣng lại kiểm soát rủi ro thanh khoản tốt hơn.
Ngân hàng có thể đáp ứng các nghĩa vụ đối với nguồn tài trợ của mình (khối lƣợng tài
sản thanh khoản đủ cao để bù đắp cho nguồn tài trợ không kỳ hạn) khi tỷ lệ này lớn
hơn hay bằng một. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản;
tỷ lệ cho vay/(tiền gửi + nguồn vốn ngắn hạn) để đánh giá khả năng thanh khoản, nếu
các chỉ số này cao thì khả năng không đáp ứng đƣợc các giao dịch khi tới hạn sẽ cao
(Athanasoglou et al. (2008)).
15

Ngoài ra, việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một cách để ƣớc tính yêu cầu thanh
khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía
cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng:
 Chỉ số trạng thái tiền mặt = [ ( tiền mặt + tiền gửi NHNN + tiền gửi các TCTD
khác)/ tổng tài sản ] x 100%
Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh toán tức
thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này trên thực tế quá
cao thì sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống bởi vì các tài sản tiền mặt hoặc
tƣơng đƣơng tiền thƣờng ít đem lại lợi tức cao cho ngân hàng.
 Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (chứng khoán chính phủ/ tổng tài sản) x100%
Các chứng khoán chính phủ bao gồm các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc là
những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Nếu chỉ tiêu chứng khoán thanh
khoản càng lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt càng giảm.
 Chỉ số trạng thái ròng của thị trƣờng liên ngân hàng = (cho vay liên ngân hàng –
vay liên ngân hàng)/ tổng tài sản
 Chỉ số tiền nóng = Tài sản trên TTTT/ Vốn trên TTTT
Trong đó: Tài sản trên TTTT = Tiền mặt + Chứng khoán chính phủ ngắn hạn + cho
vay quỹ liên bang + hợp đồng mua lại)
Vốn trên TTTT = Chứng chỉ tiền gửi (CD) có giá trị lớn +vay liên NH + Hợp đồng
mua lại
 Chỉ số tiền gửi môi giới = Tiền gửi môi giới/ Tổng tiền gửi
Trong đó Tiền gửi môi giới bao gồm các khoản tiền gửi do những ngƣời môi giới
chứng khoán thay mặt khách hàng gửi vào để hƣởng lãi suất. Tiền gửi môi giới rất
nhạy cảm với lãi suất do đó chỉ số này càng cao thì ngân hàng đối mặt với nguy cơ về
thanh khoản càng lớn.
 Chỉ số tiền gửi cơ sở = Tiền gửi cơ sở / Tổng tài sản
Trong đó tiền gửi cơ sở bằng tổng tiền gửi trừ đi các khoản tiền gửi có giá trị lớn. Tiền
gửi cơ sở thƣờng có quy mô nhỏ của khách hàng và ít bị rút vốn bất thƣờng => Có tính
ổn định khá cao
 Chỉ số cấu trúc tiền gửi = Tiền gửi giao dịch/ Tiền gửi kỳ hạn
Tỷ lệ này đo lƣờng tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu. Tỷ lệ này
thấp thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và ngƣợc lại.
16

1.1.3.3 Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn


Phƣơng pháp tiếp cận vốn và sử dụng vốn dựa trên một thực tế là: Khả năng thanh
khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngƣợc lại, nó giảm khi
tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh
khoản không bằng nhau, ngân hàng đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các giai
đoạn chính trong phƣơng pháp này gồm:
Giai đoạn 1: Ƣớc lƣợng nhu cầu vay vốn và lƣợng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng
ƣớc tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch).
NLP = Dự báo thay đổi nguồn vốn huy động – Dự báo thay đổi tín dụng +/- Dự
báo thay đổi dự trữ tối thiểu
Giai đoạn 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn
kế hoạch. Trong đó:
Thay đổi dự tính tổng nguồn vốn huy động là một hàm của: Tốc độ tăng trƣởng dự tính
trong thu nhập các nhân; Mức tăng trƣởng dự tính trong doanh thu bán lẻ năm; Mức
tăng cung tiền của NHNN; Tỷ lệ thu nhập dự tính từ tiền gửi trên thị trƣờng tiền tệ; Tỷ
lệ lạm phát dự tính
Thay đổi dự tính của tín dụng là một hàm của: Tăng trƣởng dự tính kinh tế nơi ngân
hàng hoạt động; Thu nhập của công ty; Mức tăng cung tiền của NHNN; Lãi suất cho
vay; Tỷ lệ lạm phát dự tính
Giai đoạn 3: Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (trên cơ sở so sánh
mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và trong tiền gửi). Ví dụ

Bảng 1.1: Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng

Nguồn: Duttweiler (2011)


17

Tại đây, nhà quản trị thanh khoản của ngân hàng sẽ lập kế hoạch về các nguồn sẽ đƣợc
sử dụng trong thời gian sắp tới. Đầu tiên là đánh giá dự trữ của ngân hàng về tài sản
thanh khoản có thể sử dụng và sau đó quyết định những nguồn vốn mà ngân hàng có
thể sẽ huy động.

Để có một cái nhìn tổng quan, chính xác về việc điều tiết trạng thái thanh khoản theo
chuẩn của các hệ thống ngân hàng quốc tế từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng. Việc nghiên cứu các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong
ngân hàng là một bƣớc không thể thiếu trong việc hỗ trợ đình hình khung phân tích
nghiên cứu ở các chƣơng sau.

1.1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý thanh khoản trong ngân hàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một diễn đàn cho sự hợp tác thƣờng xuyên về
các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu
rõ hơn về các vấn đề mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao
chất lƣợng giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Trong các công việc về giám
sát khả năng thanh khoản, Ủy ban Basel đã nỗ lực mở rộng cách hiểu về cách thức một
ngân hàng quản lý khả năng thanh khoản của mình ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở bù
trừ các giao dịch trong nội bộ. Những tiến bộ gần đây về phƣơng diện tài chính và
công nghệ đã cung cấp cho các ngân hàng những phƣơng pháp mới để cấp vốn cho các
hoạt động của mình và quản lý khả năng thanh khoản. Vì vây, Ủy ban Basel đã đƣa ra
một số nguyên tắc cơ bản nhằm đánh giá công tác quản lý thanh khoản trong ngân
hàng nhƣ sau: (Ngân hàng thanh toán quốc tế,2009)
Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần thống nhất về một chiến lƣợc quản lý thanh khoản
hàng ngày. Chiến lƣợc này cần đƣợc truyền đạt trong toàn ngân hàng.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là cơ quan kiểm duyệt chiến
lƣợc và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý thanh khoản của ngân hàng. Hội
đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện
những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát thanh khoản.
Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả
chiến lƣợc về thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thƣờng xuyên của các
thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp.
18

Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo lƣờng,
theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần đƣợc cung cấp kịp
thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các cán bộ có
thẩm quyền khác.
Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và đo
lƣờng liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.
Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình
huống dạng “nếu thì”.
Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thƣờng xuyên những giả thiết
đƣợc sử dụng trong viêc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó
còn giá trị hay không.
Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây
dựng và duy trì quan hệ với những ngƣời nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các tài
sản nợ và đảm bảo khả năng bán đƣợc các tài sản có của mình.
Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lƣợc xử lý các
vấn đề về khả năng thanh khoản và quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những
tình huống khẩn cấp.
Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát
khả năng thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động. Ngoài
việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những chênh lệch
(mismatch) có thể chấp nhận đƣợc kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng
cũng cần phân tích riêng rẻ chiến lƣợc của mình đối với từng đồng tiền.
Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích đƣợc thực hiên theo nguyên tắc 10, khi cần
thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thƣờng xuyên trong một khoảng thời gian
nhất định các giới hạn về quy mô của sự chênh lệch dòng tiền đối với toàn bộ các
ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.
Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho quy
trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm
soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và
đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ đƣợc tăng cƣờng hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết
quả của những đánh giá này cần đƣợc cung cấp cho các cơ quan giám sát.
19

Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về việc
công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong con mắt công
chúng.
Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lƣợc,
chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh khoản một
cách độc lâp. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hê thống
hiệu quả để đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan giám sát
cũng cần đƣợc cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách đầy đủ và kịp thời để
đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đảm bảo là ngân hàng có các kế hoạch dự phòng về
khả năng thanh khoản đầy đủ.

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

1.2.1 Hiệu quả hoạt động

1.2.1.1 Khái niệm

Hughes & Mester (2008) đã định nghĩa hiệu quả hoạt động là sự kết hợp đúng đắn của
con ngƣời, quá trình và công nghệ với nhau để nâng cao năng suất và giá trị của bất kỳ
hoạt động kinh doanh nào, đồng thời giảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên đến một
mức mong muốn. Theo Afonso et al. (2010) thì hiệu quả hoạt động là phép so sánh
giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trƣớc,
hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn. Việc thực thi hiệu
quả hoạt động chính là nghệ thuật của một tổ chức để duy trì một sự cân bằng an toàn
giữa chi phí và năng suất. Nó xác định các quá trình hoặc các yếu tố lãng phí góp phần
làm tiêu hao nguồn lực và lợi nhuận của tổ chức. Nó đề cập đến việc giảm thiểu lãng
phí và tối đa hóa lợi ích của nguồn lực để cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khách
hàng. Để cạnh tranh hiệu quả, giảm chi phí là một lựa chọn tốt nhất vì sự lãng phí nội
bộ sẽ làm tăng thêm chi phí cho tổ chức. Bất kỳ đầu vào không đƣợc xử lý thông qua
hệ thống để tạo ra sản lƣợng hữu ích là lãng phí. Nó có nghĩa là sản xuất thêm hàng
hoá và dịch vụ mà không sử dụng nhiều hơn các nguồn lực hoặc duy trì cùng một mức
độ sản xuất bằng cách sử dụng nguồn lực ít hơn
20

Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, hiệu quả hoạt động của một điểm sản xuất đƣợc
hiểu khi quy mô đầu ra tối đa so với đầu vào cho trƣớc. Một đơn vị kinh tế đƣợc cho là
hiệu quả hơn so với đơn vị khác nếu nó có thể cung cấp hàng hóa dịch vụ nhiều hơn
mà không cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn (Koopmans (1951)).

1.2.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động

Sử dụng định nghĩa của Koopmans (1951), Debreu (1951) đã đƣa ra phƣơng pháp đo
lƣờng hiệu quả nhìn dƣới góc độ đầu ra – so sánh sản lƣợng quan sát với sản lƣợng tối
đa có thể đạt đƣợc từ cùng một mức độ đầu vào cho phép. Còn G. Shephard (1953)
đƣa ra phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả nhìn dƣới góc độ đầu vào – so sánh mức độ
quan sát của đầu vào với đầu vào tối thiểu có thể để sản xuất ra cùng mức độ đầu ra
cho phép.
Farrell (1957) đã phân loại nguồn lực dựa trên lý thuyết về hiệu quả sản xuất. Qua đó
hiệu quả đƣợc phân tách thành hiệu quả kỹ thuật (TE – Technically Efficiency), hiệu
quả phân bổ (AE – Allocative Efficiency), hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE – Pure
Technical Efficiency), hiệu quả quy mô (SE – Scale Efficiency), hiệu quả chi phí (CE
– Cost Efficiency), hiệu quả lợi nhuận (Profit Efficiency)…
Hình 1.2: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ

Nguốn: Farrell (1957)


21

Nếu một ngân hàng đã cho sử dụng các yếu tố đầu vào, xác định tại điểm P, để sản
xuất một đơn vị đầu ra thì phi hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng đó đƣợc xác định bởi
khoảng cách RP - là lƣợng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà
không làm giảm đầu ra. Mức không hiệu quả này thƣờng đƣợc biểu diễn theo phần
trăm và bằng tỷ số RP/OP, biểu thị tỷ lệ phần trăm mà tất cả các đầu vào có thể giảm.
Hiệu quả kỹ thuật (TE) của ngân hàng đƣợc đo bằng tỷ số: TEi = OR/OP và nhận giá
trị trong khoảng từ 0 đến 1. Khi TE có giá trị bằng 1 thì ngân hàng có hiệu quả
kỹ thuật tối đa, điểm R là hiệu quả kỹ thuật vì nằm trên đƣờng đồng lƣợng hiệu quả.
Hiệu quả phân bổ (AE) của ngân hàng hoạt động tại P đƣợc định nghĩa bởi tỷ số:
AEi = OS/OR. Khoảng cách SP biểu thị lƣợng giảm trong chi phí sản xuất, nếu
sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả kinh
tế toàn phần D, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật, nhƣng không hiệu quả phân bổ
Q (Coelli et al. (2005)).
Hiệu quả kinh tế toàn phần hay hiệu quả chi phí (CE) là sự kết hợp các yếu tố đầu
vào (x1,x2) với chi phí thấp nhất. Hiệu quả chi phí đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa
chi phí thực tế wx và chi phí thấp nhất wx*, tỷ lệ wx*/ wx = OS / OP. Chính vì thế,
hiệu quả chi phí đƣợc tách thành hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ: CE = OS / OP = hiệu quả kỹ thuật (OR/OP) * hiệu quả phân bổ (OS/OR).
Lợi thế quy mô đo lƣờng tỷ lệ đầu ra thay đổi khi các yếu tố đầu vào thay đổi với
công nghệ sản xuất và quản l không thay đổi tại quy mô sản xuất tối ƣu (Samisoni,
2010). Lợi thế tăng dần do quy mô (IRS) xảy ra khi quy mô đầu ra của ngân hàng
tăng lên và quy mô đầu vào tăng ít hơn sự gia tăng trong quy mô đầu ra tƣơng ứng
đó. Hiệu suất giảm dần do quy mô (DRS) xảy ra khi tốc độ gia tăng chi phí đầu vào
của quá trình sản xuất lớn hơn sự gia tăng quy mô của đầu ra tƣơng ứng. Hiệu suất
không thay đổi theo quy mô (CRS) là hiện tƣợng xảy ra khi tốc độ gia tăng quy mô
đầu ra và gia tăng chi phí đầu vào là nhƣ nhau.
Lợi thế quy mô của ngân hàng đƣợc xây dựng dựa trên đƣờng chi phí trung bình
trong ngắn hạn (SAC) và dài hạn (LAC) của ngân hàng. Mỗi đƣờng chi phí trung
bình ngắn hạn đại diện cho quy mô khác nhau của ngân hàng trong ngắn hạn. Ngân
hàng sẽ lựa chọn hoạt động tại quy mô mà chi phí trung bình thấp nhất với cùng
một quy mô sản lƣợng đầu ra. Đƣờng chi phí trung bình dài hạn LAC chia thành 2
đoạn, đoạn có độ dốc giảm phản ánh sản lƣợng đầu ra gia tăng khi chi phí trung
22

bình giảm, đoạn có độ dốc tăng phản ánh chi phí trung bình tăng khi sản lƣợng đầu
ra gia tăng. Ngân hàng sẽ duy trì quy mô hoạt động tại điểm M với mức chi phí
trung bình trong ngắn dạn và dài hạn thấp nhất.

Hình 1.3: Lợi thế quy mô và đƣờng cong chi phí

Nguồn: Farrell (1957)

Khi ngân hàng sử dụng nhiều hơn hai đơn vị đầu vào (x1; x2) thì sự kết hợp các yếu
tố đầu vào đƣợc biểu diễn thông qua hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS). Chính
vì thế, hiệu quả kỹ thuật đƣợc phân tách thành hai bộ phận gồm hiệu quả kỹ thuật
thuần (PTE) và hiệu quả quy mô (SE)

Hình 1.4: Hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô

Nguồn: Farrell (1957)


23

Hình 1.3 cho thấy ngân hàng đang ở điểm P khi kết hợp đầu vào X để tạo sản lƣợng
đầu ra Y. Đƣờng OA là đƣờng hiệu suất không đổi theo quy mô (CRS) và đƣờng
FEBCD là đƣờng đại diện cho hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS). Hiệu quả kỹ
thuật của ngân hàng P sẽ là tỷ số GR/GP thay vì OR/OP nhƣ đã phần tích ở phần
trƣớc. Để đo lƣờng hiệu quả quy mô, giả định hiệu suất thay đổi theo quy mô đƣợc
sử dụng thay thế cho giả định hiệu suất không đổi theo quy mô. Trên đƣờng
FEBCD - hiệu suất thay đổi theo quy mô thì hiệu quả quy mô (SE) đƣợc đo lƣờng
bằng tỷ số GR/GE và hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE) đo lƣờng bằng tỷ số GE/GP.

1.2.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng

Trong khuôn khổ đối tƣợng nghiên cứu là các NHTM Việt Nam. Góc nhìn về hiệu quả
hoạt động cần điều chỉnh và thu hẹp lại cho phù hợp hơn và chính xác hơn do các ngân
hàng là tổ chức cung cấp dịch vụ với hàng loạt những chi phí đáng kể. Đáng lƣu ý hơn
nữa là các ngân hàng tạo ra phần lớn thu nhập của họ thông qua lãi từ các khoản vay,
mà tiền gửi của khách hàng lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong số những khoản cho vay
này.

Theo Beck et al. (2000) hiệu quả hoạt động ngân hàng chính là trung chuyển các quỹ
từ ngƣời tiết kiệm đến ngƣời đi vay nhằm cho phép phân bổ các nguồn lực tới những
ngƣời sử dụng hiệu quả nhất. Một hệ thống tài chính hiệu quả chính cách mà nó tạo ra
nhiều nguồn lực và phân bổ tốt hơn. Qua đó đóng góp nhiều hơn cho việc tăng năng
suất và tăng trƣởng kinh tế.

Theo Chen (2001), hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng đã đƣợc xác định và nghiên cứu
các khía cạnh khác nhau bao gồm: (i) hiệu quả quy mô (ii) hiệu quả về phạm vi và (iii)
hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động ngân hàng đề cập đến việc sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Khi việc sử dụng bất kỳ
hoặc kết hợp cả ba loại này tốt hơn, qua đó có thể tăng sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ
và giảm chi phí. Các ngân hàng hoạt động có hiệu quả bằng cách định hƣớng các
khoản tiết kiệm của xã hội đến những doanh nghiệp có lợi ích xã hội cao nhất mong
muốn và theo dõi chúng cẩn thận sau khi cho vay. Ngƣợc lại, các ngân hàng hoạt động
lãng phí và không hiệu quả sẽ làm chậm tăng trƣởng kinh tế và giảm phúc lợi xã hội
(Athanasoglou et al. (2008)). Giống nhƣ các tổ chức khác, ngân hàng không phải là
24

các tổ chức từ thiện mà cũng phải nổ lực đem lại lợi nhuận cho các cổ đông. Hiệu quả
hoạt động ngân hàng chính là năng lực của các ngân hàng trong việc chuyển đổi đầu
vào thành sản phẩm và dịch vụ tài chính với chi phí thấp hơn so với doanh thu từ hoạt
động kinh doanh.

Berger và Mester (1997) coi hiệu quả hoạt động của các NHTM thể hiện ở mối quan
hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay chính là khả
năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh
của các NHTM. Cụ thể ở việc các NHTM tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất với giá trị
các nguồn lực đầu vào nhỏ nhất.

Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động của NHTM có thể đƣợc hiểu theo ba hƣớng: Thứ nhất đó
là tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, cơ sở vật
chất, lao động…để tạo ra đầu ra nhƣ trƣớc. Thứ hai đó là giữ nguyên đầu vào nhƣng
tạo ra lƣợng đầu ra nhiều hơn. Thứ ba là sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhƣng
lƣợng đầu ra đƣợc tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Trong khuôn khổ
bài nghiên cứu này, các NHTM đƣợc xem là đạt hiệu quả khi đạt doanh thu đầu ra lớn
nhất thông qua việc sử dụng cùng số lƣợng nguồn lực đầu vào với các NHTM khác
nhƣng chi phí sử dụng là thấp nhất.
Hiệu quả hoạt động và đo lƣờng hiệu quả dần trở nên phổ biến và đƣợc sử dụng cho
nhiều loại hình tổ chức kinh tế khác nhau - ngân hàng là lựa chọn của khá nhiều
nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả. Cũng từ đó có nhiều cách tiếp cận để ƣớc lƣợng, đo
lƣờng và giải thích hiệu quả ngân hàng. Nhƣng xét tổng thể thì có hai cách tiếp cận đo
lƣờng hiệu quả phổ biến là tiếp cận cấu trúc (structural) và phi cấu trúc (nonstructural)
Hughes & Mester (2008).

1.2.2.1 Cách tiếp cận phi cấu trúc (the nonstructural approach)
Cách tiếp cận phi cấu trúc (nonstructural) để đo lƣờng hiệu quả ngân hàng là một cách
truyền thống và đƣợc sử dụng phổ biến. Cách thức đo lƣờng thông qua hàng loạt chỉ số
tài chính nhƣ ROE (return on equity), ROA (return on assets), ROS (return on sale),
C/I (costs ratio)…Tuy nhiên, cách tiếp cận này có hai nhƣợc điểm: một là, không đánh
giá đƣợc giá trị thị trƣờng của tài sản, mức độ rủi ro…; hai là, chỉ phù hợp khi ngân
hàng sử dụng một đầu vào duy nhất hoặc sản xuất một đầu ra duy nhất.
25

Vì vậy, để khắc phục, nhiều nghiên cứu đã ứng dụng giá trị thị trƣờng, mức độ rủi ro
của ngân hàng/doanh nghiệp trong đo lƣờng hiệu quả, ví dụ: sử dụng chỉ số Tobin’s q
(tỷ số giữa giá trị thị trƣờng của tài sản trên giá trị sổ sách của tài sản); chỉ số Sharpe
(một thƣớc đo xem lợi nhuận thu đƣợc là bao nhiêu trên một đơn vị rủi ro khi đầu tƣ
vào một tài sản), hệ số CAR (hệ số an toàn vốn)…
Theo Wozniewska (2015), Hughes và Mester Hughes & Mester (2008) đo lƣờng hiệu
quả ngân hàng theo chỉ số có thể chƣa thành 4 nhóm chỉ số chính:
- Một là, nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời nhƣ ROA, ROE, ROS.
- Hai là, nhóm chỉ số phản ánh cấu trúc bảng cân đối nhƣ tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên
tổng tài sản (DTA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ dƣ nợ tín dụng
trên tổng tài sản (LTA).
- Ba là, nhóm chỉ số phản ánh chất lƣợng tài sản của các ngân hàng nhƣ nợ xấu (NPLs),
tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trên tổng dƣ nợ.
- Bốn là, nhóm chỉ số có phản ánh giá trị thị trƣờng và mức độ rủi ro của tài sản nhƣ chỉ
số Tobin’s q, chỉ số Sharpe, hệ số an toàn vốn CAR…

Bên cạnh phân tích các nhóm chỉ số tài chính trên thì cần kết hợp với những đặc điểm
môi trƣờng vi mô của ngân hàng/doanh nghiệp nhƣ chiến lƣợc đầu tƣ, chiến lƣợc cạnh
tranh, thị phần, cấu trúc hội đồng quản trị…Để từ đó đƣa ra những đánh giá khách
quan và phù hợp với nguồn lực ngân hàng/doanh nghiệp.
Tóm lại, cách tiếp cận phi cấu trúc thông qua phân tích các nhóm chỉ số tài chính là
một phƣơng pháp phổ biến và dễ thực hiện. Nhƣng ít phù hợp với ngân hàng nên cách
tiếp cận cấu trúc (the structural approach) lại trở nên ƣu việt hơn.

1.2.2.2 Cách tiếp cận cấu trúc (the structural approach)


Tiếp cận cấu trúc là sự lựa chọn lý thuyết, nghĩa là dựa trên một mô hình lý thuyết của
ngân hàng/hoặc doanh nghiệp và các khái niệm về tối ƣu hóa. Các lý thuyết cũ thƣờng
sử dụng lý thuyết sản xuất vi mô truyền thống (the traditional microeconomic theory
of production) cho ngân hàng. Còn các lý thuyết mới hơn xem ngân hàng là một trung
gian tài chính – đó có những dịch vụ tài chính rất phức tạp và nhiều rủi ro. Hay kết
hợp lý thuyết trung gian tài chính với hoạt động sản xuất vi mô của ngân hàng trong đo
lƣờng hiệu quả ngân hàng.
26

Theo Hughles và Mester Hughes & Mester (2008) cách tiếp cận cấu trúc (the structural
approach) thƣờng dựa vào tính kinh tế của chi phí tối thiểu (cost minimization) hoặc
lợi nhuận tối đa (profit maximization), mà phƣơng trình hiệu quả đƣợc biểu hiện
thông qua hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận, hoặc có thể gọi chung là hàm sản xuất.
Khi ƣớc lƣợng hàm sản xuất có thể cho biết một công ty có hiệu quả về mặt kỹ thuật
(technically efficient), nếu nhà quản trị thực hiện tối đa hóa sản lƣợng sản xuất với số
lƣợng nhất định các đầu vào. Nhƣng Hughles và Mester lại thích hơn về hiệu quả về
mặt kinh tế (economic efficiency), tức là công ty phản ứng kịp thời với sự thay đổi giá
cả trong việc lựa chọn đầu vào và đầu ra.
Các phân tích hiệu quả ngân hàng tập trung vào hiệu quả theo phạm vi (scope
efficiency) và hiệu quả theo quy mô (scale efficiency). Và việc quan sát các yếu tố đầu
vào, đầu ra, sau đó kết hợp để nhằm giảm thiểu chi phí hoặc tối đa hóa lợi nhuận.
Sự kết hợp có liên quan đến sự lựa chọn phạm vi hoặc quy mô hiệu quả ở những ngân
hàng đều có sự hiệu quả khác nhau. Nên từ đó, các nhà nghiên cứu đƣa ra thêm mô
hình X – efficiency để đo lƣờng hiệu quả ngân hàng.
X – efficiency đƣợc sử dụng để mô tả thiếu hiệu quả kỹ thuật và sự phân bổ của các
ngân hàng. Cách tiếp cận này đƣợc cho rằng phù hợp hơn với ngân hàng so với phạm
vi hoặc quy mô hiệu quả.
Chính Leibenstein Leibenstein (1966) khởi xƣớng nghiên cứu X – efficiency, và mãi
đến năm 1990 mới đƣợc công bố bởi Berger và Humphrey Berger & Humphrey
(1991), Ferrier và Lovell Ferrier & Lovell (1990b), Elyasiani và Mehdian Elyasiani &
Mehdian (1990). Theo đó, nghiên cứu đã cung cấp đƣợc các ứng dụng thực nghiệm
đầu tiên với phƣơng pháp khác nhằm tiếp cận đo lƣờng hiệu quả ngân hàng. Avilez
Avilez (2011), mỗi nghiên cứu đo lƣờng hiệu quả ngân hàng sử dụng phân tích biên
(frontier analysis) nhƣng có sự khác nhau ở hai hƣớng hoặc là hiệu quả biên (efficient
frontier) hoặc hiệu quả tối ƣu thực tế (the best practice).
Berger và Humphey Berger & Humphrey (1991) thì sử dụng phƣơng pháp tham số,
còn Ferrier và Lovell Ferrier & Lovell (1990a), Elyasiani và Mehdian Elyasiani &
Mehdian (1990) dùng phƣơng pháp phi tham số. Cả hai dùng để phân tích đo lƣờng
hiệu quả ngân hàng thƣơng mại Mỹ và các tổ chức tài chính khác cũng tại Mỹ. Sau
năm 1993, xuất hiện các nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ngoài Mỹ Berger et al.
(1993).
27

Từ đây, các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ngày càng đa dạng lẫn hình thành nhiều
phƣơng pháp ƣớc lƣợng hiệu quả ngân hàng và mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng
với các yếu tố ảnh hƣởng khác đến ngân hàng (nhƣ tăng trƣởng kinh tế, cấu trúc vốn
chủ sở hữu, năng lực cạnh tranh…). Đa phần các nghiên cứu sau chỉ sử dụng cách tiếp
cận cấu trúc với các phƣơng pháp chính để đo lƣờng hiệu quả ngân hàng, cụ thể nhƣ
sau:
Một là, cách tiếp cận tham số (parametric approach) với 3 phƣơng pháp chính: (i)
phƣơng pháp biên ngẫu nhiên (SFA); (ii) phƣơng pháp phân tích Thick Frontier
Approach (TFA); (iii) và phân tích Distribution Free Approach.
Hai là, cách tiếp cận phi tham số (non – parametric approach) với 2 phƣơng pháp
chính: (i) phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA); (ii) và phƣơng pháp xử lý yếu tố
tự do Hull (FDH).

- Cách tiếp cận tham số (Parametric Frontier Approach)


Để đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, những nhà nghiên cứu
thƣờng sử dụng hai cách tiếp cận: cách tiếp cận tham số và phi tham số. Cách tiếp cận
này tính toán chỉ số hiệu quả tƣơng đối dựa trên việc so sánh khoảng cách của các đơn
vị (DMUs) ngân hàng với một đơn vị thực hiện hoạt động tốt nhất trên đƣờng biên.
Đồng thời cho phép tính toán đƣợc điểm hiệu quả chung của từng ngân hàng dựa trên
hoạt động của chúng và xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Cách tiếp cận tham số (Parametric Frontier Approach) bao gồm 3 phƣơng pháp: một
là, SFA – Stochastic Frontier Approach; hai là, DFA – Distribution Free Approach; ba
là, TFA – Thick Frontier Approach.
Một trong những phƣơng pháp phân tích thƣờng đƣợc sử dụng nhất là phƣơng pháp
SFA (Stochastic Frontier Approach). SFA đòi hỏi phải xác định một dạng hàm cụ thể
đối với đƣờng biên hiệu quả mà liên quan đến một yếu tố đầu vào với nhiều yếu tố đầu
ra hoặc một yếu tố đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào.
Hay theo Jondrow và cộng sự Jondrow et al. (1982), phƣơng pháp biên ngẫu nhiên
(SFA) dựa trên giả định của một hàm chi phí, lợi nhuận hoặc hàm sản xuất và phần sai
số. Một phần của phần sai số là sai số có tính chất 2 phía (two – sided error term) theo
phân phối chuẩn. Phần khác là phần sai số có tính chất 1 phía (one – sided error term)
đại diện cho sự thiếu hiệu quả và theo phân phối bất đối xứng. Đây có thể là một phân
phối nửa chuẩn, phân phối Gamma, phân phối chuẩn cụt (a truncated normal
28

distribution) Stevenson (1980). Sự thiếu hiệu quả phải chỉ có tính chất 1 phía bởi vì
các nhà nghiên cứu không thể phủ định trong trƣờng hợp của chi phí biên hoặc khẳng
định trong trƣờng hợp của hàm lợi nhuận. Vì vậy, đo thiếu hiệu quả kỹ thuật trung
bình cho ngân hàng có thể bằng cách đo lƣờng từ giá trị trung bình của phân phối bất
đối xứng Jondrow et al. (1982).
Còn phƣơng pháp DFA (the Distribution – Free Approach) thì xác định rõ các hàm số
của chi phí biên/ lợi nhuận biên, nhƣng lại không có những giả định về sự phân phối
của phần sai số. DFA chỉ giả định rằng sự thiếu hiệu quả của mỗi ngân hàng là không
đổi theo thời gian, nhƣng các sai số ngẫu nhiên có xu hƣớng tới 0 (Ilieva 2003). Do đó,
theo Berger & Humphrey Berger & Humphrey (1997) sự kém hiệu quả của mỗi công
ty có thể đƣợc ƣớc tính nhƣ sự khác biệt giữa phần dƣ trung bình tối thiểu và phần dƣ
trung bình của mỗi công ty.
Và phƣơng pháp sử dụng ít nhất là TFA (Thick Frontier Approach) vì phƣơng pháp
này không tính toán mức độ hiệu quả của đơn vị mà đo lƣờng hiệu quả tổng thể. Cũng
giống nhƣ SFA và DFA, TFA cũng đòi hỏi xác định một dạng hàm cụ thể đối với
đƣờng biên hiệu quả, nhƣng lại không áp đặt các giả định phân phối cho sự thiếu hiệu
quả hoặc các sai số ngẫu nhiên. TFA xếp các dữ liệu chi phí trên từng đơn vị tài sản và
chia ra trong bốn phần. Ƣớc lƣợng hàm chi phí đƣợc thực hiện đối với mỗi ngân hàng
trong tứ phân vị, và sự khác biệt các sai số nhóm cao nhất với thấp nhất sẽ phản ánh sự
khác biệt về hiệu quả Mester (1996).

- Cách tiếp cận phi tham số (Non – Parametric Approach)


Không giống cách tiếp cận tham số, tiếp cận phi tham số không yêu cầu xây dựng hàm
sản xuất hay chi phí cho những ngân hàng, và cho phép kết hợp nhiều đầu vào với đầu
ra trong việc tính các độ đo hiệu quả.
Cách tiếp cận tham số khá hữu ích khi đo lƣờng hiệu quả trong các ngành dịch vụ
phức tạp nhƣ ngành ngân hàng, bởi có nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào – đầu ra là
không xác định, nhất là xem xét mối quan hệ đồng thời của nhiều đầu vào, nhiều đầu
ra. Còn cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể dạng hàm giữa đầu vào –
đầu ra, và có thể ƣớc lƣợng sai khi dạng hàm này không đúng.
Có hai phƣơng pháp trong cách tiếp cận phi tham số gồm: phƣơng pháp phân tích bao
dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis); và phƣơng pháp xử lý các yếu tố tự do
Hull (Free Disposal Hull, FDH).
29

- Phân tích bao dữ liệu DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính cho phép nhiều đầu
vào và đầu ra đƣợc đánh giá, cung cấp số điểm hiệu quả cho từng đơn vị đƣợc đánh
giá. DEA là phƣơng pháp đặc trƣng của cách tiếp cận phi tham số và đƣợc phát triển
bởi Charnes A. Charnes, W.W. Cooper, and E. Rhodes (1978) khi đánh giá hiệu quả
sử dụng nguồn lực của khu vực công với nhiều nguồn lực đầu vào cũng nhƣ đầu ra.
- Phƣơng pháp xử lý các yếu tố tự do Hull – FDH đã đƣợc phát triển nhƣ một tập hợp
con của DEA. FDH sử dụng một tập hợp nhỏ hơn của các đơn vị khi xác định hiệu quả
biên. Đồng thời, FDH không áp đặt nhiều hạn chế về biên nhƣ DEA và đƣa đến kết
quả ƣớc lƣợng hiệu quả trung bình lớn hơn so với DEA Tulkens (2006).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


Trong chƣơng 1 nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý luận về thanh khoản, trạng thái thanh
khoản ngân hàng và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Từ đó làm nền tảng để lựa chọn
phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận thích hợp để đo lƣờng thanh khoản cũng nhƣ
đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
Tiếp đến chƣơng 2, luận án sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu
quả hoạt động ngân hàng theo các lý thuyết nền. Đồng thời, luận án sẽ tổng hợp chi
tiết nhất những kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và
hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để tiến hành xây dựng mô
30

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU


VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

2.1 LÝ THUYẾT NỀN TẢNG

2.1.1 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholders Theory)

Lý thuyết các bên liên quan cố gắng giải thích tầm quan trọng của các nhóm liên quan
khác nhau trong một tổ chức cụ thể Freeman (1984). Trong lý thuyết các bên liên
quan, Freeman lập luận rằng ngoài các chủ sở hữu của một tổ chức, còn có những
nhóm khác tham gia ví dụ nhƣ nhà tài trợ, chính phủ, công đoàn, nhà cung cấp, nhân
viên, khách hàng... Lý thuyết các bên liên quan, mâu thuẫn với quan điểm truyền
thống của một công ty, nơi chủ sở hữu của một công ty là quan trọng nhất đối với các
quyết định ảnh hƣởng đến công ty. Theo lý thuyết của các bên liên quan, chắc chắn có
những lợi ích khác nhau giữa các nhóm quan tâm khác nhau đối với một công ty. Ví
dụ, các nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên có thể mong muốn thƣơng mại hoặc
làm việc với các tổ chức có tiền mặt phong phú bởi vì nó thƣờng đƣợc xem nhƣ là một
dấu hiệu của sự ổn định. Đối với các tổ chức ngân hàng, ban điều hành phải bảo đảm
rằng lợi ích của các bên liên quan đƣợc xem xét khi thực hiện vai trò của mình. Nhà
quản trị phải có những định hƣớng và xây dựng kế hoạch thanh khoản để đảm bảo các
hoạt động của tổ chức không bị đe dọa. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên liên
quan tin tƣởng vào việc quản trị ngân hàng. Cụ thể, khách hàng sẽ đƣợc đảm bảo về sự
an toàn của khoản tiết kiệm; các chủ nợ và đối tác sẽ tự tin rằng tổ chức có thể đáp ứng
các nghĩa vụ tài chính của mình; các cơ quan nhà nƣớc sẽ đƣợc đảm bảo rằng tổ chức
này tuân thủ các quy định đã đƣợc đặt ra; trong khi các cổ đông sẽ đƣợc đảm bảo về sự
an toàn của khoản đầu tƣ Freeman (1984).
31

Thuyết các bên liên quan xác định công ty đƣợc thành lập và hoạt động vì lợi ích của
tất cả các bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định hội đồng quản trị và ngƣời điều hành
công ty phải xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem xét
đến lợi ích của cổ đông nhƣ quan điểm truyền thống. Nó thực hiện điều này bằng cách
đảm bảo rằng các lợi ích của các bên liên quan đƣợc quan tâm đúng mức. Chính vì vậy
ngân hàng cần cẩn trọng trong điều tiết trạng thái thanh khoản, tránh chạy theo lợi
nhuận nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động qua đó có thể bảo vệ lợi ích của các bên
liên quan.

2.1.2 Lý thuyết ƣa thích tiền mặt (Liquidity Preference theory - LPT)

Quản lý thanh khoản đƣợc coi là chìa khóa cho sự tồn tại của bất kỳ tổ chức nào. Điều
này phù hợp với lý thuyết ƣa thích tiền mặt của Keyes. Lý thuyết cho rằng các nhà đầu
tƣ thích đầu tƣ ngắn hạn hơn là dài hạn vì nó dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà ít
có nguy cơ mất tiền gốc hơn. Mặt khác, ngƣời vay thích nợ dài hạn vì nó loại bỏ nguy
cơ phải trả nợ trong điều kiện bất lợi. Khi các khoản hoàn trả đƣợc mở rộng trong thời
gian dài, có thể lập kế hoạch tài chính phù hợp để tránh làm gián đoạn hoạt động bình
thƣờng, do đó đảm bảo sự sống còn của tổ chức trong điều kiện bất lợi Rancan (2012).
Lý thuyết này có liên quan đến nghiên cứu vì nó sẽ cho phép ngân hàng cân đối các
nguồn tài trợ/nợ ngắn hạn và dài hạn và giữ nhiều tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản
cao hơn. Vì các khoản đầu tƣ ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên ngân hàng có thể
dễ dàng đáp ứng các nhu cầu khi đến hạn, qua đó tăng hiệu quả hoạt động của ngân
hàng.

2.1.3 Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản (The Shiftability Theory of
Liquidity)

Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản của ngân hàng đƣợc đề xuất bởi HG
Moulton vào năm 1915 (thay thế cho thuyết vay mƣợn thƣơng mại – the commercial
loan theory và đƣợc bổ sung bởi thuyết thu nhập dự kiến) Sự phát triển chính thức của
Harold G, Moulton năm 1915 cho thấy các ngân hàng có thể tự bảo vệ mình trƣớc
những khoản rút tiền lớn nhất bằng cách nắm giữ các công cụ tài chính mà luôn dễ
dàng đƣợc chuyển đổi ở thị trƣờng thứ cấp. Bao gồm trong dự phòng thanh khoản này
là giấy tờ thƣơng mại, chấp nhận thanh toán của ngân hàng, quan trọng nhất là trái
32

phiếu kho bạc. Trong điều kiện bình thƣờng, tất cả các công cụ này đều đáp ứng đƣợc
các thử nghiệm về khả năng tiếp cận thị trƣờng vì các điều khoản ngắn hạn của chúng
đến khi đáo hạn và an toàn về vốn.

Một khuyết điểm chính trong lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản tƣơng tự nhƣ
sự từ bỏ lý thuyết lý thuyết tín dụng cho vay thƣơng mại, cụ thể là trong những thời
điểm khủng hoảng chung, các tài sản dự trữ thứ cấp đƣợc xem nhƣ là một nguồn thanh
khoản không thể thực hiện đƣợc vai trò của nó vì thiếu thị trƣờng Casu et al. (2006).
Ngoài ra, sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng đƣợc xác định chặt chẽ hơn với
tình trạng sức khoẻ của phần còn lại của nền kinh tế. vì điều kiện kinh doanh có ảnh
hƣởng trực tiếp đến dòng tiền và qua đó cũng ảnh hƣởn đến khả năng trả nợ của ngƣời
đi vay. Lý thuyết khả năng chuyển đổi thanh khoản đƣợc sửa đổi và bổ sung, trong đó
bao gồm cả ý tƣởng ngân hàng trung ƣơng là ngƣời cho vay cuối cùng có thể thay đổi
đối với các Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Theo đó, trạng thái thanh khoản của các
ngân hàng có liên quan đến danh mục cho vay, trong đó việc duy trì các tài sản có chất
lƣợng nhằm đáp ứng đƣợc sự kiểm tra tính an toàn mới là điều tối quan trọng (Allen et
al. (1989)).

Từ việc nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết ƣa thích tiền mặt và lý thuyết
khả năng chuyển đổi thanh khoản. Nghiên cứu đặt giả thiết:

H1:Trạng thái thanh khoản có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động tại các
NHTM.

2.1.4 Lý thuyết thanh khoản động lực


Các tài liệu kinh tế và tài chính phân tích các lý do có thể cho các ngân hàng nắm giữ
tài sản thanh khoản. Keynes (1936) đã xác định các động cơ về lý do tại sao các ngân
hàng yêu thích thanh khoản. Động cơ giao dịch, ở đây các ngân hàng nắm giữ tài sản
thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dòng tiền vào và dòng tiền ra mà họ có. Tài sản thanh
khoản đƣợc nắm giữ để thực hiện các giao dịch và nhu cầu thanh khoản là cho động cơ
giao dịch. Động cơ phòng ngừa của việc nắm giữ tài sản thanh khoản đóng vai trò là
quỹ khẩn cấp cho các ngân hàng. Nếu dòng tiền dự kiến không về kịp lúc khi đó
nguồn dự kiến phòng ngừa có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn.
Trên cơ sở đó Almeida và cộng sự. (2002) đã đề xuất một lý thuyết về trạng thái thanh
33

khoản của ngân hàng dựa trên giả định rằng các lựa chọn liên quan đến thanh khoản sẽ
phụ thuộc vào việc các ngân hàng tiếp cận các nguồn lực về vốn và tầm quan trọng của
việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động của các ngân hàng. Chi phí phát
sinh khi thiếu hụt thanh khoản cao hơn đối với các ngân hàng có hiệu quả hoạt động
kém hơn do. Do đó, dự kiến sẽ có mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt động ngân
hàng và trạng thái thanh khoản.
H2: Hiệu quả hoạt động có sự tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản tại các
NHTM

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

2.2.1 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các nƣớc trên thế giới
Berg et al. (1993) nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
sử dụng phƣơng pháp bao dữ liệu, bằng cả hai cách tính điểm hiệu quả từng lãnh thổ
và lẫn so sánh cả chung ba nƣớc. Dữ liệu của bài nghiên cứu lấy từ 503 ngân hàng
Phần Lan, 150 ngân hàng Na Uy và 126 ngân hàng Thụy Điển. Nhóm tác giả nhận
thấy các ngân hàng Thụy Điển có 52 – 63% hiệu quả hơn Phần Lan và 40 – 60% hiệu
quả hơn so với ngân hàng Na Uy. Đồng thời, các ngân hàng lớn nhất Thụy Điển cũng
là những đơn vị hiệu quả nhất trong các mẫu gộp lại, vì vậy, nhóm tác giả kết luận
rằng ngân hàng Thụy Điển đang ở vị trí tốt nhất để mở rộng thị trƣờng ngân hàng Bắc
Âu.
Fecher & Pestieau (1993) sử dụng phƣơng pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả kỹ
thuật (technical efficiency) cho 11 khu vực tổ chức tài chính ở khối nƣớc OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development). Họ sử dụng tổng thuế giá
trị gia tăng nhƣ tiêu chí để đánh giá đầu ra của ngành dịch vụ tài chính của mỗi quốc
gia, và việc làm trong khu vực tài chính và vốn là hai đầu vào. Qua đó, họ tìm thấy
Nhật Bản có dịch vụ tài chính hiệu quả nhất, và Đan Mạch là kém hiệu quả nhất.
Rim (1996) đã tập trung phân tích hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần (pure
technical efficiency) của 163 ngân hàng thƣơng mại lớn tại Mỹ và 115 ngân hàng
thƣơng mại lớn tại Nhật trong năm 1994. Trong nghiên cứu này, Rim sử dụng hai đầu
ra (tiền gởi, dƣ nợ tín dụng) và ba đầu ra (chi phí nhân viên, chi phí của vốn, chi phí
của các quỹ) với phƣơng pháp SFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng tại
Mỹ và Nhật đang hoạt động tại mức hiệu quả chi phí thấp và quy mô không tối ƣu.
34

Carbó et al. (2002) đã tiến hành đo lƣờng phi hiệu quả quy mô (scale efficiencies) và
phi hiệu quả X (X – efficiencies) các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu giữa những năm
1989 – 1996. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp SFA và hàm chức năng linh hoạt
Fourier (Fourier flexible functional form). Nhóm tác giả tìm thấy quy mô nền kinh tế ở
các quốc gia khác nhau có ảnh hƣởng đến tăng quy mô ngân hàng. Đồng thời, những
ngân hàng tiết kiệm (savings banks) lớn có lợi thế quy mô kinh tế hơn những ngân
hàng nhỏ hơn, nhƣng trong hiệu quả X (X – efficiency) thì lợi thế quy mô không đƣợc
tính đến. Nhóm tác giả kết luận rằng các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu có thể đƣợc cắt
giảm chi phí thông qua việc giảm quản lý và những chi phí thiếu hiệu quả khác, và
cũng bằng cả cách tăng quy mô sản xuất.
Bonin et al. (2005) sử dụng phƣơng pháp SFA để phân tích sự ảnh hƣởng của quyền
sở hữu ngân hàng (bank ownership) lên hiệu quả ngân hàng. Đây là nghiên cứu thực
nghiệm về hiệu quả ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi (transition economies)
nhƣ Bulgaria, Cộng hòa Czech, Croatia, Hungary, Ba Lan, Romania. Kết luận của
nhóm nghiên cứu là hiệu quả ngân hàng ngoại hiệu quả hơn ngân hàng nội. Họ kết
luận ngân hàng ngoại có hiệu quả chi phí (cost efficiency) hơn so với ngân hàng nội
địa (domestic bank) và ngân hàng thƣơng mại vốn nhà nƣớc có hiệu quả thấp nhất
trong nhóm phân tích. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hiệu quả chi phí của
những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ khác biệt đáng kể với những ngân hàng nƣớc
ngoài và ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.
Abd Karim et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng
trong hệ thống ngân hàng Singapore và Malaysia. Trong đó, hiệu quả chi phí (cost
efficiency) ngân hàng đƣợc đo bằng phƣơng pháp SFA. Tiếp đến, hiệu quả chi phí
đƣợc đƣa vào mô hình kinh tế lƣợng hồi quy Tobit để đánh giá ảnh hƣởng của nợ xấu
đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu tăng cao làm giảm hiệu
quả ngân hàng, còn có nghĩa hiệu quả chi phí thấp thì nợ xấu tăng cao. Kết quả trên
cũng hỗ trợ cho giả thuyết “quản lý kém” (bad management) của Berger và DeYoung.
Vì vậy, quản trị yếu kém dẫn đến kết quả chất lƣợng tín dụng giảm, gia tăng nợ xấu.
Svitalkova (2014) đã sử dụng phƣơng pháp phi tham số DEA để đo lƣờng hiệu quả
ngân hàng thƣơng mại tại những quốc gia: Czech, Slovakia, Áo, Ba Lan, Hungary và
Slovenia giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả ngân hàng
lớn nhất trong các quốc gia nghiên cứu thuộc về hệ thống ngân hàng Áo và Czech.
35

Còn hệ thống ngân hàng Ba Lan có mức hiệu quả thấp nhất. Nghiên cứu sử dụng ba
biến đầu vào (chi phí nhân viên, tiền gởi, tài sản cố định) và hai biến đầu ra (tổng dƣ
nợ cho vay, doanh thu lãi ròng).
Tại châu Á, Fukuyama (1993) đã tiến hành đo lƣờng hiệu quả của 143 ngân hàng Nhật
Bản trong năm 1990 với 3 biến đầu vào là lao đông vốn và tiền gửi của khách hàng, và
2 biến đầu ra là doanh thu từ hoạt động tín dụng và doanh thu từ các hoạt động khác.
Kết quả của nghiên cứu này là HQKT thuần trung bình đạt 0,86 và hiệu quả quy mô
đạt 0,9. Điều này có ý nghĩa việc thiếu hiệu quả toàn bộ là do HQKT thuần thấp.
Pasiouras & Kosmidou (2007) đã đánh giá và phân tích hiệu quả chi phí của 16 ngân
hàng cổ phần tại Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004 với việc ứng dụng phƣơng pháp
DEA hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất tác giả sử dụng DEA để đánh giá HQKT, hiệu
quả chi phí và hiệu quả phân bổ. Kết quả phân tích DEA chỉ ra rằng các ngân hàng cổ
phần của Hy Lạp có thể tăng hiệu quả chi phí lên trung bình 17,7%, ngoài ra phi hiệu
quả phân bổ luôn cao hơn phi HQKT. Giai đoạn thứ hai tác giả sử dụng mô hình Tobit
để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài và bên trong đến hiệu quả của ngân
hàng. Kết quả của mô hình Tobit chỉ ra rằng ảnh hƣởng của việc vốn hóa, số lƣợng các
chi nhánh và số thẻ ATM phụ thuộc vào các thƣớc đo hiệu quả khác nhau.
Halkos & Tzeremes (2013) phân tích hiệu quả 45 ngân hàng ở Hy Lạp tham gia vào
quá trình sáp nhập hoặc mua lại. Kết quả cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng, hầu
hết các ngân hàng này không thể tạo ra hiệu quả hoạt động - tuy nhiên trong thời kỳ
hỗn loạn, tăng hiệu quả đã đƣợc quan sát thấy. Tầm quan trọng của việc xem xét ảnh
hƣởng của các biến điều kiện môi trƣờng đến hoạt động của ngân hàng cũng đƣợc xem
xét bởi nhiều nghiên cứu (Hauner, 2005; Fries and Taci, 2005; Bos and Kool, 20
Berger & Humphrey (1992) sử dụng phƣơng pháp phân tích TFA để so sánh hiệu quả
chi phí (cost efficiency) của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1980 – 1988. Trong nghiên
cứu, họ đã tìm thấy cách tiếp cận TFA ƣớc tính ngân hàng không hiệu quả cao hơn so
với cách tiếp cận SFA. Nhóm tác giả cũng lƣu ý rằng các ngân hàng vẫn có thể hiệu
quả đến hiệu quả tối ƣu thực tế nhƣng khi vẫn có nhiều chi nhánh không hiệu quả.
Một số nghiên cứu khác nghiên cứu về hiệu quả chi nhánh ngân hàng nhƣ Berger &
Mester (1997) đã ƣớc lƣợng chi phí biên của 760 chi nhánh ngân hàng lớn ở Mỹ từ
1989 – 1991. Họ đã xác định và so sánh theo hai cách tiếp cận trung gian (the
36

intermediation approach) lẫn sản xuất (the production approach), và kết luận những chi
nhánh ngân hàng nhỏ hơn sẽ có hiệu quả về quy mô (scale efficiency).
Resti (1997) tiến hành nghiên cứu hiệu quả hệ thống ngân hàng Ý giai đoạn 1988 –
1992. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phƣơng pháp tham số (SFA) và phi tham số
(DEA) để ƣớc tính hiệu quả ngân hàng. Resti tìm thấy tƣơng quan nghịch và có ý
nghĩa tƣơng quan giữa chỉ số hiệu quả với nợ xấu/tổng khoản vay. Đồng thời, các kết
quả đo lƣờng hiệu quả ngân hàng không mấy khác biệt giữa hai phƣơng pháp trên.
Bauer et al. (1998)) so sánh bốn phƣơng pháp ƣớc lƣợng hiệu quả ngân hàng bao gồm
SFA, DFA, TFA, và DEA nhằm đo lƣờng hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng
Mỹ từ 1977 – 1988. Các tác giả đề xuất một tập hợp những điều kiện thống nhất để đo
lƣờng hiệu quả biên sao cho có ích nhất trong phân tích thông thƣờng và những mục
đích khác. Mục đích chính của bài nghiên cứu là so sánh hiệu quả ngân hàng Mỹ thông
qua bốn phƣơng pháp khác nhau. Phát hiện của họ là phƣơng pháp tham số có tính
thống nhất chung và hai phƣơng pháp (tham số và phi tham số) không đồng thời hỗ trợ
cho nhau.
Eisenbeis et al. (1996) sử dụng phƣơng pháp SFA để nghiên cứu 254 ngân hàng lớn
nhỏ ở Mỹ giai đoạn 1986 – 2001. Trong nghiên cứu, họ sử dụng ba đầu vào (lao động,
quỹ, vốn tự có) và năm đầu ra (chứng khoán đầu tƣ, khoản vay bất động sản, khoản
vay thƣơng mại, khoản vay tiêu dùng và những cam kết ngoại bảng). Họ phát hiện có
sự thiếu hiệu quả đáng kể trong ngành ngân hàng trung bình từ 10% - 20% và các ngân
hàng nhỏ là tƣơng đối kém hiệu quả hơn so với ngân hàng trung bình và lớn.
Liang et al. (2008) sử dụng phƣơng pháp DEA để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của
ngân hàng (bank’s operating efficiency) của hệ thống ngân hàng Đài Loan. Nhóm
nghiên cứu sử dụng mô hình tiếp cận là CCR, BCC và chỉ số Malmquist để đo lƣờng
hiệu quả ngân hàng có tính đến sự ảnh hƣởng của yếu tố nợ xấu. Đồng thời, nghiên cứu
còn dùng phƣơng pháp tham số DFA để so sánh và đối chiếu kết quả. Kết quả cho thấy,
sau khi đƣa vào yếu tố chỉ số nợ xấu NPLR (non – performing loans ratio) thì điểm hiệu
quả sụt giảm. Ngoài ra, nợ xấu còn là điểm hiệu quả của các ngân hàng tƣ nhân ban đầu
cao liền xuống thấp so với ngân hàng công.
Đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chỉ sử dụng cách tiếp cận cấu trúc
(tham số và phi tham số) với những phƣơng pháp chính để đo lƣờng nhƣ: phƣơng pháp
biên ngẫu nhiên (SFA); phƣơng pháp phân tích Thick Frontier Approach (TFA); phân
37

tích Distribution Free Approach (DFA); phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA); và
phƣơng pháp xử lý yếu tố tự do Hull (FDH).

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.
Dân (2004) đã xây dựng đƣợc hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các
NHTM thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các
NHTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1999 – 2002. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu của những NHTM khác trên địa bàn miền Trung để
so sánh đối chiếu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi áp dụng các phƣơng pháp thống
kê khác nhau sẽ cho kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM khác nhau.
Mỗi phƣơng pháp có ƣu và nhƣợc điểm riêng, khi phân tích hiệu quả của NHTM nên
sử dụng kết hợp những phƣơng pháp khác nhau nhằm khai thác ƣu điểm, hạn chế
khuyết điểm của từng phƣơng pháp để có góc nhìn đa chiều về ngân hàng cần phân
tích.
Hùng (2008) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của 32 NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2001 – 2005 thông qua phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Nghiên
cứu áp dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA và phân tích biên ngẫu nhiên
SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cho thấy hệ thống ngân hàng thƣơng mại cần phải cải thiện những nhân tố phi hiệu quả
ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại có nhƣ
vậy hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mới trở nên hiệu quả hơn và tăng khả
năng cạnh tranh trong thời kỳ hậu WTO.
H. T. Vu & Turnell (2010) đã đo lƣờng hiệu quả chi phí (cost efficiency) bằng phƣơng
pháp biên ngẫu nhiên SFA theo cách tiếp cận Bayesian của hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam. Nghiên cứu hƣớng đến một ƣớc tính hợp lý trong việc ƣớc tính các chi
phí biên và sử dụng cách tiếp Bayesian. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hiệu
quả chi phí của NHTM Việt Nam là rất cao, 87%. Có sự khác biệt nhỏ và không đáng
kể trong hiệu quả chi phí giữa các nhóm khác nhau của những ngân hàng phân theo
quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghiên cứu, ngành ngân hàng có sự
sụt giảm nhẹ hiệu quả chi phí. Điều này đƣợc giải thích bởi sự gia tăng trong chi phí
quản lý các hoạt động đa dạng, mở rộng mạng lƣới chi nhánh và nâng cấp nền tảng
công nghệ ngân hàng.
38

H. Vu & Nahm (2013) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả lợi
nhuận (profit efficiency) của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Sự ảnh hƣởng
bởi bốn nhóm: đặc tính từng ngân hàng (bank specific characteristics), quyền sở hữu
(ownership), môi trƣờng kinh doanh chuyển đổi (transitional enviroment), và điều kiện
kinh tế vĩ mô (macroeconomic conditions). Sau đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy
Tobit để đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng lên hiệu quả lợi nhuận ngân hàng Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam đƣợc tăng
cƣờng bởi kích thƣớc lớn hơn, khả năng quản lý tốt hơn, và cản trở bởi chất lƣợng thấp
của tài sản, cũng nhƣ mức độ cổ phần hóa cao (high level of capitalisation). Tốc độ tăng
trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời cao và tỷ lệ lạm phát thấp tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động của ngân hàng.
Qua phần đánh giá thực nghiệm các công trình nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng. Tác
giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng sử dụng hai phƣơng pháp
là bao dữ liệu DEA và biên ngẫu nhiên SFA. Có những nghiên cứu nhƣ Resti (1997),
Bauer et al,. (1998), Pelosi (2008), Hùng (2008), Vu et al,. (2010), Ngoc Nguyen et
al,. (2013) thì sử dụng cả hai phƣơng pháp để đo lƣờng hiệu quả ở một quốc gia. Khi
nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ở một quốc gia, phƣơng pháp bao dữ liệu DEA đƣợc
sử dụng ngày càng phổ biến, đặc biệt là những năm 2008 đến nay nhƣ Liang et al,.
(2008), Staub et al,. (2010), Ke et al,. (2010), Yu et al,. (2013), Replová (2014),
Zimková (2014)…Đồng thời, phần lớn có nghiên cứu đều sử dụng mô hình DEA
không phân bổ, DEA phân bổ nhƣ CCR, BCC, SBM, hiệu quả chi phí (cost
efficiency), hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency).
39

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về đo lƣờng hiệu quả ngân hàng
Tác giả/ Nhóm tác Năm nghiên
Đối tƣợng Phƣơng pháp
giả cứu
11 Khu vực TCTC Dùng SFA đánh giá
Fecher & Pestiau 1993
khối nƣớc OECD HQKT
Dùng DEA đánh giá
Pasiouras&Kosmidou 2007 16 NHTM Hy Lạp
HQKT
Dùng SFA và DEA
Resti 1997 Hệ thống NH Ý
để đo lƣờng HQKT
Dùng DEA và SFA
Hùng 2008 32 NHTM Việt Nam
để đo lƣờng HQKT
Dùng DEA và SFA
Sáng 2015 48 NHTM Việt Nam để đo lƣờng HQKT
và hiệu quả chi phí
[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Hoàng & Huân (2016) đã dựa theo gợi ý mô hình của Williams (2012) đã nghiên cứu
các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 2005-
2011 theo phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả hoạt động biên ngẫu nhiên (SFA) và
phƣơng pháp hồi quy tobit để phân tích các nhân tố tác động đếu hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng. . Kết quả cho thấy, hiệu quả chịu ảnh hƣởng bởi 02 nhóm chính:
Nhân tố chủ quan (thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài và quy mô của ngân hàng) và Nhân tố khách quan (tổng thu nhập quốc nội và
lạm phát). Trong đó các nhân tố tác động tích cực là tỷ lệ nắm giữ của các NĐT nƣớc
ngoài, quy mô và thị phần ngân hàng.
Sáng (2015) tiến hành nghiên cứu 48 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2013
về hiệu quả ngân hàng và mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế thông qua ba phƣơng
pháp: phân tích bộ chỉ số tài chính; phân tích tham số với cách tiếp cận biên ngẫu
nhiên SFA; phƣơng pháp phân tích phi tham số với cách tiếp cận bao dữ liệu (DEA).
Nghiên cứu đã phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
40

thƣơng mại Việt Nam thông qua mô hình Tobit. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí
đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả
cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM Việt Nam còn thấp; năng lực
tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM chƣa hợp lý; chất lƣợng tài sản của hệ
thống NHTM không cao; chất lƣợng của hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán tại
các NHTM Việt Nam thấp; khả năng huy động vốn còn thấp.. Qua đó đánh giá các
nhân tố tác động đến hiệu quả ngân sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam bằng
phƣơng pháp hồi quy Tobit. Trong đó các yếu tố quy mô ngân hàng, ROA, vốn chủ sở
hữu/ tổng tài sản và dƣ nợ trên tổng tài sản là có ý nghĩa trong cả 02 phƣơng pháp.

Trong nghiên cứu của mình, Sharma, Raina và singh (2012) đã sử dụng dữ liệu bảng
thông qua mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để đo lƣờng nguồn gốc hiệu quả
kỹ thuật của ngành ngân hàng Ấn Độ. Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố quyết định
chính về hiệu quả kỹ thuật là tài sản cố định, tiền gửi và tiền gửi trên tổng nợ phải trả.

Sử dụng cách tiếp cận phi tham số để đo lƣờng hiệu quả bằng cách tập trung vào năng
suất các nhân tố tổng hợp (total factor productivity – TFP)1 trong việc đánh giá các
yếu tố quyết định hiệu quả của các ngân hàng Trung Á giai đoạn 2003-2006, Djahlilor
và Piesse cho thấy phần lớn các tổ chức ngân hàng đều có hiệu quả và sự kém hiệu quả
của một số ngân hàng Trung Á là do hệ số an toàn vốn thấp, chất lƣợng tài sản kém và
khả năng sinh lời thấp (J.Piesse (2007)).
Nghiên cứu của Berger và Mester (1997) cho thấy các yếu tố nhƣ quy mô của ngân
hàng và chất lƣợng tài sản của các ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử
dụng nguồn lực của các NHTM. Cơ cấu nguồn vốn đo lƣờng sức mạnh nguồn vốn
của ngân hàng đƣợc thể hiện qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân
hàng là một trong yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng.
Sufian (2009) phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Malaysia giai đoạn 1995 – 1999 xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á
1997. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích phi tham số DEA để đo lƣờng hiệu
quả hoạt động và phân tích hồi quy tobit để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả

1 TFP (Total Factor Productivity) là chỉ tiêu đo lƣờng năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động
cụ thể hay cho cả nền kinh tế.
41

hoạt động của các NHTM Malaysia. Biến phụ thuộc của mô hình là hiệu quả hoạt
động của NHTM theo DEA, các biến độc lập bao gồm: (i) quy mô ngân hàng đƣợc đo
lƣờng bằng logarit tự nhiên của tổng tiền gửi, (ii) tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản,
(iii) tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng tài sản, (iv) tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài
sản, (v) tổng chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, (vi) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản.
Theo Williams (2012) sử dụng phƣơng pháp SFA để phân tích các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạ động của các NHTM bao gồm: sức mạnh thị trƣờng (Lerner Index),
mức độ tập trung (trên thị trƣờng tiền gửi: concr4deposit và thị trƣờng tiền vay:
concr4loan), quy mô (banksize), thị phần (marketshare), rủi ro tín dụng (credit risk),
rủi ro thanh khoản (liquidity risk), tổng sản phẩm quốc nội (gdp), lạm phát (inflation).
Biến “ownership” và “listed dummy” đƣợc đƣa vào với vai trò là biến giả: ownership
nhận giá trị “1” khi ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và nhận giá
trị “0” khi không có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; các ngân hàng
đƣợc niêm yết sẽ nhận giá trị listed dummy là “1” và các ngân hàng không niêm yết
nhận giá trị “0”. Việc đƣa biến giả vào mô hình nhằm giúp tác giả trong việc xem xét
các tác động tích cực hay tiêu cực của biến giả đối với hiệu quả hoạt động của hệ
thống ngân hàng
Ayadi (2013) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
tại Tunisian giai đoạn 1996 – 2010. Nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp phân tích phi
tham số để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Tunisian. Mô hình sử dụng
biến hiệu quả chi phí theo DEA làm biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lƣợt là: chỉ
số tập trung của thị trƣờng (HHI), tỷ lệ tiền gửi của từng ngân hàng so với hệ thống, tỷ
lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô của
các ngân hàng đo lƣờng bằng logarit thập phân của tổng tài sản và biến giả về hình
thức chủ sở hữu các NHTM. Ayadi (2013) sử dụng phƣơng pháp hồi quy với dữ liệu
bảng thông qua mô hình fixed effects và random effects sau đó dùng Hausman test để
kiểm định.
Alrafadi et al. (2014) đo lƣờng hiệu quả hoạt động nhƣ các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Libya trong giai đoạn 2004 – 2010 thông
qua bộ dữ liệu của 17 NHTM Libya. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp phân tích phi
tham số DEA để đo lƣờng hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM và hồi quy tobit
42

để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Libya. Mô
hình nghiên cứu sử dụng hiệu quả kỹ thuật theo DEA làm biến phụ thuộc và biến độc
lập bao gồm: tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy
mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, trạng thái thanh khoản và Cơ cấu
vốn.

Bảng 2.2:Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động NH

Tác giả/
Phƣơng pháp Biến phụ Kết quả nghiên
Nhóm Biến độc lập
Nghiên cứu thuộc cứu
tác giả

Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng


Đo lƣờng hiệu
Hiệu quả (SIZE); Tỷ lệ trọng tín (SIZE); Tỷ lệ trọng
quả hoạt động
hoạt động dụng; trạng thái thanh tín dụng; trạng thái
Sufian bằng DEA và
của khoản, cơ cấu nguồn thanh khoản,cơ cấu
(2009) hồi quy Tobit để
NHTM vốn, quy mô tiền gửi, nguồn vốn và quy
đánh giá các
theo DEA tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi mô tiền gửi có ý
nhân tố tác động
nhuận. nghĩa thống kê.

Sức mạnh thị trƣờng, Sức mạnh thị


Đo lƣờng hiệu
Hiệu quả mức độ tập trung, quy trƣờng, quy mô
quả hoạt động
hoạt động mô ngân hàng, thị ngân hàng, thị phần,
Williams bằng SFA, và
của phần, rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng, trạng
(2012) hồi quy Tobit để
NHTM trạng thái thanh khoản, thái thanh khoản,
đánh giá các
theo SFA GDP, Lạm phát và biến GDP có ý nghĩa
nhân tố tác động
giả trong mô hình.
43

Chỉ số tập trung của Chỉ số tập trung của


thị trƣờng (HHI), tỷ lệ thị trƣờng (HHI), tỷ
tiền gửi của từng ngân lệ tiền gửi của từng
hàng so với hệ thống, ngân hàng so với hệ
tỷ lệ dƣ nợ tín dụng thống, tỷ lệ dƣ nợ
Hiệu quả chi phí Hiệu trên tổng tài sản, tỷ lệ tín dụng trên tổng
Adadi theo DEA và quả chi vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ vốn
(2013) Fixed Effects và phí theo tổng tài sản, quy mô chủ sở hữu trên
Random Effects DEA của các ngân hàng đo tổng tài sản, quy
lƣờng bằng logarit mô của các ngân
thập phân của tổng tài hàng đo lƣờng bằng
sản và biến giả về logarit thập phân
hình thức chủ sở hữu của tổng tài sản có
các NHTM ý nghĩa thống kê.

Tiền gửi khách


Tiền gửi khách hàng/ hàng/ tổng tài sản,
Hiệu
tổng tài sản, vốn chủ vốn chủ sở hữu trên
Dùng DEA để đo quả kỹ
sở hữu trên tổng tài tổng tài sản, quy
Alrafadil lƣờng hiệu quả và thuật
sản, quy mô ngân mô ngân hàng là
et al hồi quy Tobit để của
hàng là logarit tự logarit tự nhiên của
(2014) phân tích các NHTM
nhiên của tổng tài sản, tổng tài sản, trạng
nhân tố tác động theo
trạng thái thanh khoản thái thanh khoản và
DEA
và cơ cấu vốn cơ cấu vốn có ý
nghĩa thống kê.

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]


44

2.4. ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI
THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG.

Một số nghiên cứu về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động đã đƣợc thực hiện
bởi các học giả với nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Nkobe (2013) xem xét
mối quan hệ của trạng thái thanh khoản, an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại ở Kenya. Cụ thể, nghiên cứu đã sử dụng một thiết kế nghiên
cứu giải thích và phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng hồi quy Hiệu ứng cố định (Fixed
Effect) nhằm xác định tác động của tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn
đến hiệu quả hoạt động. Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ hiệu quả hoạt
động của năm trƣớc, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên nợ ngắn hạn và tỷ lệ tổng vốn ảnh
hƣởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy hiệu quả cố định bao dữ liệu bởi Sanchez .B.
(2013) cho thấy những ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Châu Mỹ Latinh thực hiện vốn
hóa thu nhập trong thanh khoản vì tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay trên tổng dƣ nợ cho
vay có tƣơng quan ngƣợc chiều đến hiệu quả. Trong khi các ngân hàng có các khoản
vay chất lƣợng thấp đƣợc kỳ vọng phải có hiệu quả thấp.Kamaruddin & Mohd (2013)
sử dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu để phân tích về hiệu quả tại các ngân hàng
Hồi giáo Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy thấy quy mô hoạt động ngân hàng,
chất lƣợng tài sản cải thiện hiệu quả hoạt động trái ngƣợc với trách nhiệm xã hội của
công ty vốn là tƣơng quan ngƣợc đến chi phí / hiệu quả hoạt động.
Bourke (1989) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thiết lập mối quan hệ giữa tài sản
lƣu động và lợi nhuận ngân hàng cho 90 ngân hàng ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc từ năm
1972 đến 1981, nghiên cứu sử dụng khung kinh tế lƣợng đƣợc trình bày trong một
phƣơng trình. Biến phụ thuộc, hiệu quả hoạ động, đã đƣợc hồi quy dựa trên biểu thức
phi tuyến tính của nắm giữ tài sản lỏng tƣơng đối, cũng nhƣ một tập hợp các biến kiểm
soát. Tài sản lƣu động thƣờng đƣợc đƣa vào nhƣ một biến kiểm soát trong nghiên cứu
này với thảo luận rất hạn chế xung quanh tham số ƣớc tính. Từ nghiên cứu, một ngân
hàng có tính thanh khoản thấp và hiệu quả hoạt động thấp phải tăng khoản vay dẫn đến
tăng chi phí tài chính. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tăng lãi suất, vì các nguồn rẻ hơn
nhanh chóng cạn kiệt. Ngoài ra, sẽ không thể nhận đƣợc chiết khấu tài chính nhƣ các
nhu cầu tài chính đã dự báo trƣớc và phải chịu lãi suất và tiền phạt cho các khoản
45

thanh toán trễ, các vấn đề thanh khoản sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu nhấn mạnh
rằng hiệu quả hoạt động và khả năng thanh khoản là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
lành mạnh của ngân hàng và cả hai đều đƣợc điều chỉnh bởi chiến lƣợc đƣợc áp dụng
trong trung và dài hạn.
Bordeleau, Crawford và Graham (2009) đã xem xét mối quan hệ của trạng thái thanh
khoản và hiệu quả hoạt động của 55 ngân hàng Mỹ và 10 ngân hàng Canada trong giai
đoạn 1997 đến 2009. Nghiên cứu đã sử dụng các biện pháp định lƣợng để đánh giá tác
động của thanh khoản đối với lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả từ nghiên cứu cho
thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính, nhờ đó hiệu quả hoạt động đƣợc cải thiện đối
với các ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản, tuy nhiên, có một điểm vƣợt trội hơn
là việc ngân hàng hoạt động hiệu quả tiếp đến sẽ tác động tích cực đến trạng thái thanh
khoản của ngân hàng.,
Owolabi, Obiakor và Okwu (2011) đã thực hiện một nghiên cứu điều tra mối quan hệ
giữa thanh khoản và hiệu quả hoạt động trong 15 ngân hàng đƣợc niêm yết ở Nigeria.
Mục tiêu trọng tâm là kiểm tra bản chất và mức độ của mối quan hệ giữa thanh khoản
và hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng và cũng để xác định xem có tồn tại mối
quan hệ nhân quả hay không. Trang thái thanh khoản đƣợc xem xét là tỷ lệ tài sản
thanh khoản trên nợ phải trả. Phƣơng pháp phân tích điều tra và định lƣợng đã đƣợc sử
dụng cho nghiên cứu. Phân tích đƣợc dựa trên dữ liệu trích xuất từ các báo cáo và tài
khoản hàng năm của các ngân hàng trong giai đoạn có liên quan. Phân tích tƣơng quan
và hồi quy tƣơng ứng đƣợc sử dụng để kiểm tra tính chất và mức độ của mối quan hệ
giữa các biến và xác định xem có bất kỳ mối quan hệ nguyên nhân và kết quả giữa
chúng không. Một mô hình về mối quan hệ chức năng nhận thức đã đƣợc chỉ định, ƣớc
tính và đánh giá. Kết quả cho thấy, trong khi sự đánh đổi tồn tại giữa thanh khoản và
lợi nhuận, thì trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động có mối tƣơng quan tích cực
và cũng củng cố lẫn nhau.
Eljelly (2004) cho rằng các tổ chức có tính thanh khoản cao chiếm phần lớn các khoản
đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn, có lợi nhuận thấp hơn so với tài sản dài hạn. Kết quả là
thanh khoản cao dự kiến sẽ làm cho hiệu quả hoạt động tốt hơn nhƣng lợi nhuận thấp
và ngƣợc lại. Duy trì tính thanh khoản phù hợp cho thấy rằng tiền đƣợc giới hạn trong
tài sản lƣu động do đó không có sẵn để cho mục đích đầu tƣ để mang lại lợi nhuận cao
46

hơn nhƣng lại đáp ứng đƣợc các nhu cầu về vốn khi cần thiết qua đó giúp cho hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng đƣợc tốt hơn.

2.5 NHỮNG NHẬN ĐỊNH TỪ LƢỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU TRƢỚC
Đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng: Các công trình nghiên cứu đo lƣờng hiệu quả
hoạt động ngân hàng thƣờng sử dụng 02 phƣơng pháp bao dữ liệu (DEA) và biên ngẫu
nhiên (SFA). Một số nghiên cứu sử dụng cả hai phƣơng pháp để đo lƣờng hiệu quả
hoạt động ngân hàng nhƣ Pelosi (2008), Resti (1997; Sang (2013)
Đối với nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng các nhà
nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp hồi quy khác nhau gồm bình phƣơng nhỏ nhất
(OLS), hồi quy kiểm duyệt (Tobit), hồi quy 2 giai đoạn (2SLS) cho mô hình kinh tế
lƣợng đƣợc đề xuất trong nghiên cứu. Các mô hình đƣợc xây dựng nhằm đánh giá sự
các động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong đó có biến giải thích
là trạng thái thanh khoản nhƣ Alrafadi et al. (2014; Nkobe (2013; Sufian et al. (2012).
Kết quả nghiên cứu thƣờng thể hiện sự tác động tích cực của trạng thái thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong thời gian nghiên cứu
Đối với các nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
ngân hàng nhƣ Nkobe (2013),Bordeleau & Graham (2010; Eljelly (2004) hƣớng đến
phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động trong mô
hình giải thích hồi quy đa biến. Những nghiên cứu này thƣờng sử dụng kỹ thuật phân
tích tuyến tính thông qua phƣơng pháp D-GMM cho mô hình dữ liệu bảng động, phân
tích nhân quả Granger, hồi quy kiểm duyệt Tobit, hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất.

Từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về trạng thái thanh khoản và hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Đối với các nghiên cứu ở ngoài nƣớc về các
nhân tố tác động đến trạng thái thanh khoản, những nhân tố tác động đến thanh khoản
ở quốc gia này chƣa chắc đƣợc lặp lại ở quốc gia khác. Đối với các nghiên cứu trong
nƣớc thì chỉ mới dừng lại xác định các nhân tố tác động đến thanh khoản, hiệu quả
hoạt động mà chƣa mở rộng việc xác định mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và
hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở
Việt Nam đạt khá nhiều thành tựu nhƣ Hung (2008); Sang (2013) ở cả hai phƣơng
47

pháp tham số và phi tham số. Ngoài ra còn có các nghiên cứu phân tích các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, phân tích các nhân tố tác động đến trạng thái
thanh khoản nhƣ Hồng (2012; Thông (2013) nhƣng thiếu vắng các nghiên cứu đánh
giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Với
kiến thức nghiên cứu của tác giả đánh giá và tổng hợp thì hiện nay chƣa có nghiên cứu
nào đƣợc thực hiện việc xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động trong
đó có biến trạng thái thanh khoản cũng nhƣ đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh
khoản và hiệu quả hoạt động từ đó kiểm soát tốt trạng thái thanh khoản nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017.

Tóm lại, khi nghiên cứu đề tài “Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các
NHTM Việt Nam” sẽ tìm kiếm đƣợc (i) các bằng chứng thực nghiệm cho sự tác động
của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng; (ii) bằng chứng thực
nghiệm cho mối quan hệ tuyến tính giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017. Đây chính là khoảng trống mà nghiên
cứu tìm cách giải quyết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, nghiên cứu đã lƣợc khảo đầy đủ nhất về những công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài nhƣ hiệu quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu
quả hoạt động ngân hàng cũng nhƣ đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản
và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Lƣợc khảo không chỉ cô đọng ở phạm vi một nƣớc
mà còn mở rộng ở nhóm nhiều quốc gia, không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn cả
các nƣớc đang phát triển. Qua đó cho thấy đƣợc một bức tranh toàn cảnh về tiến trình
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng và mối quan hệ
giữa trạng thái thanh khoản với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
48

CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI
THANH KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐO


LƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

3.1.1. Mô hình nền (model background)

Các nghiên cứu ban đầu về hiệu quả ngân hàng chủ yếu tập trung vào các nhóm chỉ số
tài chính nhƣ cách tiếp cận phi cấu trúc đã đề cập. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã dựa
vào hàm chi phí, doanh thu và/hoặc lợi nhuận để phân tích các hiệu quả ngân hàng.
Theo Shephard R. W. Shephard (1970), dƣới những điều kiện nhất định, có thể nghiên
cứu hàm sản xuất (production function) thông qua hàm chi phí (cost function). Một
hàm chi phí đƣợc biểu diễn nhƣ sau Ilieva (2003):
( ) (1.1)
Trong đó:
- TCi là tổng chi phí ngân hàng thứ i
- Còn yi, pi là vector biểu hiện cho giá đầu ra và đầu vào.
- là sai số

Ilieva Ilieva (2003) cho rằng các kỹ thuật ƣớc lƣợng khác nhau và các giả định khác
nhau cho phân phối của sai số thì có kết quả trong các mô hình khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở lý thuyết đƣợc phát triển cũng đề xuất sử dụng quan điểm tối
đa hóa mục tiêu lợi nhuận mà có thể ƣớc tính bằng cách sử dụng hàm lợi nhuận tiêu
chuẩn (a standard profit maximization) hoặc hàm lợi nhuận tùy chọn (an alternative
profit function).
Một hàm tối đa hóa lợi nhuận tiêu chuẩn (a standard profit maximization) phải dƣới
một giả định là ngân hàng hoạt động trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, tức là các
49

ngân hàng là ngƣời chấp nhận giá2 cho giá đầu vào và đầu ra. Lúc này, hàm số đƣợc
xác định là hàm của số lƣợng đầu vào và giá đầu ra.
Còn hàm lợi nhuận tùy chọn (an alternative profit function) cho phép ngân hàng có
quyền lớn trong quyết định giá đầu ra nên hàm số đƣợc xác định của giá đầu vào và
sản lƣợng đầu ra, cụ thể nhƣ sau:
( ) = 1…n, (1.2)
Hàm lợi nhuận luân phiên cũng sử dụng các biến ngoại sinh giống nhƣ hàm tổng chi
phí 1.1, mà chỉ có khác nhau là lợi nhuận trƣớc thuế sẽ thay thế cho tổng chi phí. Theo
đó, các nghiên cứu khác nhau có thể sử dụng một trong hai hàm số chi phí hoặc hàm
lợi nhuận, nhƣng cũng có thể sử dụng đồng thời cả hai với nhiều kỹ thuật ƣớc tính
khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả để đi đến các kỹ thuật ƣớc tính là nhận
diện và giải thích rõ ràng các yếu tố đầu vào, đầu ra của ngân hàng.
Các nhà nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng thƣờng sử dụng nhiều cách tiếp cận để
nhận điện những đầu vào (inputs) và đầu ra (outputs) của ngân hàng, chẳng hạn: (i)
cách tiếp cận sản xuất (the production approach); (ii) cách tiếp cận trung gian tài chính
(the intermediation approach); (iii) cách tiếp cận tài sản (the asset approach); (iv) cách
tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach); (v) cách tiếp cận giá trị gia tăng
(the value – added approach).
Cách tiếp cận sản xuất (the production approach) nhấn mạnh đến hoạt động vận hành,
và vì vậy xem ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ cho các chủ tài khoản. Cách tiếp cận
này đƣợc giới thiệu lần đầu bởi Benston Benston (1965). Theo Berger & Humphrey
Berger & Humphrey (1997), đối với phƣơng pháp này thì đầu ra (output) đƣợc đo
lƣờng tốt nhất bằng số lƣợng và loại giao dịch trên tài khoản vãng lai trong khoảng
thời gian nhất định. Còn đầu vào (inputs) là lao động và vốn.
Cách tiếp cận thứ hai đƣợc gọi là tiếp cận trung gian (the intermediation approach), lúc
này, ngân hàng là trung gian tài chính kết nối giữa ngƣời gởi tiết kiệm (savers) và
ngƣời đầu tƣ (investors) Dƣới cách tiếp cận này, các đầu vào (inputs) sẽ bao gồm vốn,
lao động và nguồn vốn cho vay (borrowed funds) hay đơn giản là chi phí hoạt động và
chi phí lãi (interest expenses). Còn đầu ra (output) là toàn bộ giá trị của các hình thức
khoản vay, đầu tƣ chứng khoán (equity investment), và giao dịch chứng khoán (trading

2
Một đơn vị kinh tế có quy mô hoạt động không đáng kể so với quy mô của thị trƣờng cho nên hoạt động của
đơn vị ấy không gây ảnh hƣởng gì đến giá trị thị trƣờng
50

securities). Tuy nhiên, có những tranh cãi dài về lựa chọn tiền gởi là đầu và hay đầu ra.
Theo Camanho và Dyson Camanho & Dyson (2005) cho rằng các tranh luận này đã
dẫn đến sự hình thành thêm ba cách tiếp cận nữa tiếp cận tài sản (the asset approach),
cách tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach) và cách tiếp cận giá trị gia
tăng (the value – added approach).
Cách tiếp cận thứ ba là tiếp cận tài sản (the asset approach) là mô hình đơn giản hóa
của hình thức hoạt động ngân hàng, và chỉ tập trung hoàn toàn vào vai trò của ngân
hàng là trung gian tài chính giữa ngƣời gởi tiền (depositors) và những ngƣời đi vay
(bank loans). Tiền gởi và các tài sản nợ khác (other liabilities), cùng với các nguồn lực
hữu hình nhƣ lao động và vốn đƣợc xem là đầu vào. Còn đầu ra chỉ là các tài sản của
ngân hàng nhƣ các khoản vay. Sealey và Lindley Sealey & Lindley (1977) đề xuất đầu
tiên cho cách tiếp cận này.
Cách tiếp cận chi phí sử dụng (the user – cost approach) yêu cầu phải xác định một sản
phẩm tài chính là một đầu vào hay đầu ra trên cơ sở đóng góp ròng hằng năm đến
doanh thu của ngân hàng. Nếu chi phí tài chính (the financial costs) của tài sản nợ thấp
hơn chi phí cơ hội thì đƣợc nhận diện nhƣ là đầu ra, và ngƣợc lại là đầu vào. Hancock
Hancock (1986) là ngƣời đầu tiên áp dụng cách tiếp cận chi phí sử dụng cho ngân
hàng. Cách tiếp cận giá trị gia tăng (the value – added approach) đƣợc Berger và
Humphrey Berger & Humphrey (1991) áp dụng. Lúc này đầu ra là các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán mà có đóng góp vào giá trị gia tăng cho ngân hàng. Thông
thƣờng, các khoản tiền gởi (vãng lãi, kỳ hạn, tiết kiệm) và khoản cho vay đƣợc xem là
đầu ra quan trọng.

3.1.2. Mô hình đo lƣờng hiệu quả bao dữ liệu – DEA

Farrell Farrell (1957) đã đƣa ra một độ đo hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của
một ngân hàng đạt đƣợc đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào cho trƣớc. Nghiên cứu
của Farrell trở thành động lực cần thiết để phát triển những phƣơng pháp và mô hình
đánh giá hiệu quả tốt hơn. Charnes và cộng sự A. Charnes, W.W. Cooper, and E.
Rhodes (1978) đã dựa trên gợi ý của Farrell phát triển thành mô hình DEA, ý tƣởng đó
là áp dụng đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF)
làm tiêu chí đánh giá hiệu quả (mang tính tƣơng đối) giữa các công ty trong cùng một
ngành (các DMUs – Decision Making Units, các đơn vị ra quyết định). Các công ty
51

đạt đến mức giới hạn khả năng sản xuất sẽ đƣợc coi là hiệu quả và không đạt đến PPF
sẽ bị coi là kém hiệu quả.
Theo đó, việc đánh giá hiệu quả của các DMU thƣờng phải dựa vào nhiều chỉ số hiệu
quả khác nhau bởi một DMU thƣờng sử dụng một tổ hợp các yếu tố đầu vào để thu
đƣợc một loạt các yếu tố đầu ra. Đến lƣợt các đầu vào, đầu ra lại rất khác nhau về bản
chất, thƣớt đo…nên để đánh giá tổng hợp cho từng DMU và so sánh giữa các DMU
đòi hỏi phải quy về cùng một thƣớt đo là tiền tệ. Khó khăn nhất là việc xác định giá cả
của tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra.
Nếu giả thiết một DMU sử dụng m yếu tố đầu vào x để sản xuất n yếu tố đầu ra y với
cách thức phối hợp các đầu vào và đầu ra nhất định theo hai trọng số tƣơng ứng là v và
u (u và v là tập hợp giá cả của các biến đầu vào và đầu ra, giả thuyết thông tin là đầy
đủ), lúc này hiệu quả DMU đƣợc tính nhƣ sau:


i = 1…m; j = 1…n (2.1)

Áp dụng công thức trên để tính toán hiệu quả lần lƣợt của từng DMU và trên lý thuyết,
mỗi DMU sẽ khác nhau về x và y, còn u, v, m, n là giống nhau. Nếu trƣờng hợp không
xác định đƣợc giá cả, có thể giả thuyết rằng 1 biến đầu vào x i hoặc 1 biến đầu ra yi sẽ
đƣợc gán cho 1 trọng số vi hoặc ui dựa vào mức độ quan trọng của biến đầu vào hoặc
đầu ra đó đối với DMU. Tuy vậy, mỗi DMU sẽ có đánh giá khác nhau về tầm quan
trọng của từng biến đầu vào và đầu ra, do đó mỗi DMU sẽ rất khác nhau về cả u, v, x,
và y. Chính vì vậy, phƣơng pháp DEA sẽ can thiệp và giải quyết vấn đề trên.
Phƣơng pháp DEA sau đó đƣợc phát triển ở nhiều dạng mô hình khác nhau với ứng
dụng rộng rãi cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngân hàng bởi Seiford (1993),
Charnes et al. (1994), Seiford (1996), Zhu (2003), Ray (2004) and Copper et al. (2007)
Kumar & Gulati (2013). DEA tạo hàng thử biểu mức độ hiệu quả kỹ thuật (Technical
Efficiency – TE) trên cơ sở biên hiệu quả (efficient frontier) hoặc đƣờng hiệu quả tối
ƣu thực tế (best practice frontier) cho các DMUs trong nghiên cứu.
Với khuôn khổ bài nghiên cứu, các DMUs đƣợc lựa chọn là những ngân hàng thƣơng
mại tại Việt Nam, gọi là ngân hàng. Và sử dụng những dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc
cho các ngân hàng xem xét, phƣơng pháp DEA đƣợc dùng để giải quyết bài toán tuyến
tính nhằm xây dựng hiệu quả biên hoặc đƣờng hiệu quả tối ƣu thực tế. Trong thực tế,
52

mô hình DEA đƣợc xây dựng phát triển khá đa dạng và việc áp dụng để tính toán hiệu
quả cũng tùy vào kỹ thuật và mục tiêu khác nhau.
Tuy nhiên, với mục đích phân tích khác nhau, các nhà nghiên cứu thƣờng phân loại
những mô hình DEA đƣợc sử dụng trong đo lƣờng hiệu quả ngân hàng thành hai nhóm
chính Kumar & Gulati (2013): (i) nhóm mô hình DEA không phân bổ (Non –
allocation DEA models); (ii) nhóm mô hình DEA phân bổ (Allocation DEA models).

3.1.2.1. Nhóm mô hình DEA không phân bổ (Non – allocation DEA models)
Nhóm mô hình DEA không phân bổ tính điểm hiệu quả kỹ thuật cho từng ngân hàng
đơn lẻ mà không sử dụng bất cứ thông tin về giá cả của đầu vào và đầu ra. Theo đó,
hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE) là một điểm số nhận giá trị từ 0 đến 1,
và TE đề cập việc chuyển đổi các đầu vào thành đầu ra sao cho tối ƣu nhất. Hay TE
của ngân hàng là khả năng chuyển đổi nhiều nguồn lực đầu vào thành nhiều dịch vụ tài
chính Bhattacharyya et al. (1997), và một ngân hàng gọi là kém hiệu quả khi hoạt động
dƣới biên hiệu quả. Đo lƣờng TE sẽ giúp xác định tính không hiệu quả giữa đầu vào và
đầu ra của những DMUs trong nghiên cứu.
Để tính điểm TE thì có ba cách tiếp cận bằng ba mô hình A. Charnes et al. (1994): (i)
mô hình định hƣớng đầu vào (input – oriented models); (ii) mô hình định hƣớng đầu ra
(output – oriented models); và (iii) mô hình không định hƣớng (non – oriented
models).
- Mô hình định hƣớng đầu vào (input – oriented models) là mô hình mà các ngân hàng
tạo ra sản lƣợng đầu ra với lƣợng đầu vào ít nhất. Theo định hƣớng này, các ngân hàng
trong nghiên cứu đƣợc cho là không hiệu quả (inefficient) khi đem so sánh với vùng
biên hiệu quả. Lúc này, các ngân hàng cần gia tăng hiệu quả bằng cách quản lý tốt hơn
hoặc tiết giảm chi phí đầu vào để mức sản lƣợng đầu ra vốn có.
- Mô hình định hƣớng đầu ra (output – oriented models) là mô hình mà các ngân hàng
tạo ra giá trị đầu ra tối đa với một lƣợng đầu vào nhất định. Theo định hƣớng này, các
ngân hàng không hiệu quả đƣợc vạch một đƣờng thẳng lên vùng biên hiệu quả nhằm
gia tăng sản xuất thêm đầu ra. Tối đa hóa sản lƣợng có thể bắt buộc sử dụng khi các
yếu tố đầu vào bị hạn chế, và nhấn mạnh việc gia tăng đầu ra.
- Mô hình không định hƣớng (non – oriented models) là mô hình mà các ngân hàng đạt
hiệu quả khi tối ƣu hóa cả đầu vào và đầu ra. Theo định hƣớng này, các ngân hàng
53

không hiệu quả sẽ đƣợc vạch một đƣờng thẳng đến vùng biên hiệu quả, nhằm gia tăng
hiệu quả bằng cách giảm đầu vào và tăng đầu ra sao cho đạt mức tối ƣu.

Theo Kumar & Gulati (2013), hình 3.1 có thể mô tả các định hƣớng trong từng mô
hình DEA với trƣờng hợp đơn giản một đầu vào và một đầu ra. QQ’ là đƣờng hiệu quả
biên, ngân hàng D là đơn vị ra quyết định (DMU) không hiệu quả. Điểm I là điểm
chuẩn cho cho hiệu quả ngân hàng của ngân hàng D theo mô hình định hƣớng đầu ra.
Hiệu quả tƣơng đối của ngân hàng D là tỷ số giữa DII/DID. Điểm O là điểm chuẩn cho
hiệu quả ngân hàng D theo mô hình định hƣớng đầu ra. Hiệu quả tƣơng đối của ngân
hàng D lúc này là tỷ số giữa DDO /DOO. Cuối cùng điểm B là điểm chuẩn cho hiệu quả
ngân hàng D theo mô hình không định hƣớng.
Hình 3.1: Ba mô hình theo ba cách tiếp cận

Nguồn: A. Charnes et al. (1994)

Hình 3.2 Mô tả về một trƣờng hợp nghiên cứu thực nghiệm đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật
TE ngân hàng theo mô hình định hƣớng đầu vào (input – oriented models). Theo sơ đồ
cho thấy hai chiều biên hiệu quả trong không gian đầu vào để sản xuất cùng lƣợng đầu
ra y, nhƣng với số lƣợng khác nhau của các yếu tố đầu vào x1 và x2. Lúc này, biên hiệu
quả trong không gian đầu vào đƣợc xác định bởi các ngân hàng A, B, C, D (đƣờng
54

L(y)), và các ngân hàng khác muốn đạt hiệu quả phải tối thiểu hóa đầu vào để sản xuất
cùng một mức sản lƣợng.

Hình 3.2: Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu vào

Nguồn: Kumar & Gulati (2013)


Các ngân hàng A, B, C, D đƣợc gọi là những ngân hàng mức hiệu quả kỹ thuật tối đa,
điểm TE bằng 1. Ngƣợc lại, ngân hàng E, F là những ngân hàng thiếu hiệu quả bởi vì
phải cần điều chỉnh đầu vào để sản xuất cùng một mức sản lƣợng đầu ra. Đo lƣờng
hiệu quả kỹ thuật TE nhƣ sau:

(2.2)

Điểm TE của ngân hàng E là , , ngân hàng E có thể tiến đến vùng

biên hiệu quả bằng cách tiết giảm chi phí đầu vào bởi một lƣợng bằng EE’.
55

Hình 3.3: Hiệu quả kỹ thuật theo định hƣớng đầu ra

Nguồn: Kumar & Gulati (2013)


Hình 3.3 mô tả điểm hiệu quả kỹ thuật theo mô hình định hƣớng đầu ra. Trong trƣờng
hợp này, các ngân hàng A, B, C, D, E và F tạo ra sản lƣợng bằng sự kết hợp của hai
đầu ra y1 và y2 với một lƣợng đầu vào. Các tuyến tính từng phần theo đƣờng biên
ABCD là quỹ tích của hiệu quả ngân hàng, và các ngân hàng A, B, C, D đƣợc gọi là
hiệu quả. Ngân hàng E, F là hai ngân hàng không hiệu quả. Theo mô hình định hƣớng
đầu ra, hiệu quả kỹ thuật TE đƣợc định nghĩa là tỷ lệ mà sản lƣợng đầu ra có thể tối ƣu
hóa mà không cần thay đổi lƣợng đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật TE đƣợc tính nhƣ sau:

(2.3)

Hai ngân hàng E, F là những đơn vị không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình định hƣớng
đầu ra. Đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật TE của ngân hàng E: . Ngân hàng E có

thể tiến đến hiệu quả tại biên hiệu quả bằng cách gia tăng thêm sản lƣợng đầu ra bằng
một mức EB.
Các mô hình DEA không phân bổ đƣợc sử dụng rộng rãi để tính điểm hiệu quả kỹ
thuật bao gồm: mô hình CCR; mô hình BCC, mô hình thêm vào (the additive model);
mô hình multiplicative; mô hình SBM (theo slack – based measures model); mô hình
CCR mở rộng; và mô hình BCC mở rộng.
56

3.1.2.2 Nhóm mô hình phân bổ (allocation DEA models)


Nhóm mô hình phân bổ đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng chi phí, doanh thu và lợi nhuận biên
để tính điểm hiệu quả tƣơng ứng với ba mục tiêu quan trọng là tối thiểu hóa chi phí, tối đa
hóa doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận. Những mô hình này có tính đến yếu tố giá của đầu
vào, đầu ra hoặc cả hai khi tính điểm hiệu quả cho từng ngân hàng.
Mô hình phân bổ bao gồm: mô hình DEA hiệu quả chi phí (CE – Cost
Efficiency), mô hình DEA hiệu quả doanh thu (RE – Revenue Efficiency), và mô hình
DEA hiệu quả lợi nhuận (PE - Profit Efficiency).
Theo đó, đo lƣờng hiệu quả chi phí (CE) sẽ cung cấp cách thức làm thế nào để
chi phí một ngân hàng đạt đến chi phí của hiệu quả tối ƣu thực tế nhằm sản xuất cùng
một lƣợng đầu ra. Còn hiệu quả doanh thu (RE) thì đo lƣờng sự thay đổi doanh thu của
ngân hàng có điều chỉnh sai số ngẫu nhiên, so với doanh thu ƣớc tính thu đƣợc từ sản
xuất ra sản lƣợng hiệu quả nhất nhƣ các ngân hàng có hiệu quả tối ƣu thực tế. Cuối
cùng là hiệu quả lợi nhuận (PE), là tỷ số giữa lợi nhuận thực tế với lợi nhuận tối đa,
hiệu quả này đƣợc đƣợc nhờ sự kiểm soát cả chi phí và doanh thu của một ngân hàng.

3.1.3 Chỉ định mô hình và lựa chọn yếu tố đầu vào đầu ra
Theo Sealey & Lindley (1977) mặc dù không có cách tiếp cận hoàn hảo trong việc xác
định đầu ra và đầu vào của ngân hàng vì không có cách tiếp cận nào có thể phản ánh
đƣợc tất cả các hoạt động, vai trò của ngân hàng với tƣ cách là chủ thể cấp các dịch vụ
trung gian tài chính. Theo hai ông, cách tiếp cận trung gian là phù hợp nhất: xem ngân
hàng là các trung gian tài chính, kết nối khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tƣ của nền
kinh tế, để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với cách tiếp cận
này, bài nghiên cứu sử dụng 3 biến đầu vào (tiền gửi, lao động và vốn thực) nhƣ bài
nghiên cứu của Olson and Zoubi (2011) và một biến đầu ra (tổng tài sản) theo nhƣ
nghiên cứu của Turk Ariss (2010). Sử dụng phƣơng pháp DEA cso quy mô thay đổi và
định hƣớng đầu ra để đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, NHTM đƣợc xem nhƣ là các đơn vị trung gian tài chính và
cung cấp các dịch vụ tài chính và cung cấp dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong
nền kinh tế nên các biến đầu vào đƣợc lựa chọn với 3 biến đầu vào: chi phí nhân
viên (I1), tài sản cố định (I2); tiền gửi khách hàng (I3); và các biến đầu ra bao gồm:
thu nhập từ lãi (Y1); thu ngoài lãi (Y2) bao gồm thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ,
thu nhập ròng từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tƣ và thu nhập
57

ròng từ các hoạt động khác. Các biến đại diện chi phí là (W1) chi phí nhân viên, chi
phí sử dụng tài sản cố định bình quân (W2) và chi phí lãi bình quân (W3).
Với cách tiếp cận trên của luận án, các biến đầu vào và đầu ra đƣợc lựa chọn:
- Chi phí nhân viên (I1)
- Tài sản cố định ròng (I2)
- Tiền gửi khách hàng (I3)
- Thu nhập từ lãi (O1)
- Thu nhập ngoài lãi (O2)

3.2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
Để xác định đƣợc mô hình và phƣơng pháp sử dụng để phân tích nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM, nghiên cứu tiến hành lƣợc khảo các công trình
nghiên cứu liên quan đến nội dung phân tích.

3.2.1. Chỉ định mô hình và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng
Bảng 3.1 cho thấy các nghiên cứu chính của một số tác giả ở các quốc gia khác nhau
trên thế giới đƣợc sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu này. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu
của các tác giả đều chú trọng đến một số yếu tố khác nhau trong nghiên cứu các nhân
tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, trong
nghiên cứu này không thể xem xét đƣợc hết toàn bộ các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động nhƣ tất cả các nghiên cứu trƣớc mà chỉ chú trọng vào một số yếu tố
đƣợc xem là có khả năng giải thích cao nhất với hiệu quả hoạt động. Qua quá trình
lƣợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan và thực trạng hoạt động kinh doanh
ngân hàng tại Việt Nam. Nhóm các nhân tố đƣợc sử dụng để phân tích tác động đến
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam đƣợc trình bày nhƣ sau:
58

Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy Tobit

Dấu
Nghiên
Biến Dữ liệu kỳ
cứu
vọng
Hiệu quả hoạt động ngân hàng Sufian(2009); Alrafadi và
(kết quả từ chạy hiệu quả kỹ thuật cộng sự (2014)
DEA_TE từ DEA) /
Quy mô tiền gửi Alrafadi và cộng sự (2014);
DETA (tiền gửi KH/ Tổng tài sản) + Kwan (2006)
Berger và Mester
Cơ cấu nguồn vốn (1997) ;Sufian(2009);Alrafa
EQTA (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) + di và cộng sự (2014)
Trạng thái thanh khoản Vodová (2011); Aspachs &
(Tài sản thanh khoản3/ Tổng tài cộng sự (2005); Alrafadi và
LATA sản) + cộng sự (2014)
Tỷ trọng tín dụng Lee và Kim (2013)
LODE (dƣ nợ cho vay/ tiền gửi KH) +
Logarit của tổng tài sản thể hiện Kwan (2006)
SIZE quy mô của ngân hàng + Lee và Kim (2013)

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trên thế giới, để tiến hành phân tích nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy tobit với các
biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam là hiệu quả
kỹ thuật đƣợc ƣớc lƣợng từ mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA). Do đặc điểm của
các biến phụ thuộc là các biến bị chặn, nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 nên nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy tobit (hay mô hình hồi quy kiểm duyệt – censored

3
Tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và chứng khoán kinh doanh ngắn hạn (trong đó tiền mặt đƣợc
định nghĩa là các khoản dự trữ tiền mặt có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến hạn đƣợc ký gửi tại
Ngân hàng Trung Ƣơng và các ngân hàng khác) (Duttweiler (2011))
59

regression model) đƣợc giới thiệu bởi Tobin (1958) khi cận trên của biến hiệu quả là 1,
cận dƣới là 0 và nhận giá trị liên tục trong khoảng 0 đến 1. Dựa theo nghiên cứu của
Tobin (1958) và Coelli cùng cộng sự (1998), mô hình tobit chuẩn với mẫu nghiên cứu
bao gồm i ngân hàng trong 1 năm đƣợc đề xuất:

Trong đó, xi và β là véc tơ các biến giải thích và các tham số cần tìm. yi * là biến biến
phụ thuộc bị chặn hay biến bị cắt cụt và yi là biến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng i trong mẫu nghiên cứu nhận giá trị từ 0 đến 1; εi là phần nhiễu.
Mô hình (2.1) là mô hình tobit chuẩn hóa cho dữ liệu chéo (cross-sectional) tuy
nhiên để phù hợp với dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced data panel) trong
nghiên cứu và các biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật, mô hình (2.1) đƣợc triển khai
thành:
= + + + + +

Mô tả chi tiết các biến trong mô hình đƣợc trình bày mô hình. Nhóm các biến độc lập
bao gồm:
(i) Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đo lƣờng tỷ trọng huy động tiền gửi khách
hàng trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nghiên cứu kỳ vọng rằng khi tỷ lệ
DETA càng tăng thì các NHTM Việt Nam có nguồn để mở rộng hoạt động kinh doanh
từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động;
(ii) Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và
quy mô tổng tài sản (EQTA), đây là nhân tố cho biết cơ cấu và sức mạnh nguồn vốn
chủ sở hữu mà ngân hàng đang nắm giữ. tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an
toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng
sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho
lợi nhuân của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng
cơ cấu nguồn vốn sẽ có mối tƣơng quan dƣơng với khả năng thanh khoản của các ngân
hàng
(iii) Trạng thái thanh khoản đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản và tổng tài
sản. Tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng.
60

Tức là trong tổng tài sản của ngân hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ
số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt. Theo Aspachs & cộng
sự (2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008), Vodová (2011), các nghiên
cứu này đã sử dụng 4 tỷ số (L1 = TS thanh khoản/Tổng tài sản, L2 = TS thanh
khoản/Tổng vốn huy động ngắn hạn, L3 = Tổng cho vay/Tổng tài sản và L4 = Tổng
cho vay/Tổng vốn huy động ngắn hạn) nhƣ là biến phụ thuộc để đo lƣờng khả năng
thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ sử dụng tỷ
số L1, tức là Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản để đo lƣờng khả năng thanh khoản của
các ngân hàng thƣơng mại VN. Bởi vì chỉ có tỷ số này mới phản ánh một cách chính
xác nhất tình trạng thanh khoản của các ngân hàng, nó cho thấy trong tổng tài sản mà
ngân hàng đang nắm giữ thì những tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất chiếm
bao nhiêu phần trăm. Trong đó tài sản thanh khoản bao gồm tiền mặt và những tài sản
khả nhƣợng. Theo Duttweiler, tiền mặt đƣợc định nghĩa là các khoản dự trữ tiền mặt
có sẵn và tất cả các khoản tiền gửi đến hạn đƣợc ký gửi tại Ngân hàng Trung ƣơng và
các ngân hàng khác. Trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này cũng sử dụng
tiền mặt, chứng khoán đầu tƣ sẵn sàng để bán và những chứng khoán có thời gian đáo
hạn dƣới 1 năm là những Tài sản thanh khoản
(iv) Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi khách hàng (LODE) khi duy trì ở mức phù hợp có thể
gia tăng mức hiệu quả hoạt động của các NHTM nhƣng khi tỷ lệ này quá cao làm gia
tăng áp lực huy động các nguồn vốn chi phí cao lại làm giảm hiệuquả sử dụng nguồn
lực của NHTM;
(v) Quy mô của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân
hàng (SIZE). Nếu SIZE có mối tƣơng quan dƣơng với hiệu quả hoạt động của ngân
hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng
tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác
nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Ngƣợc lại, trƣờng hợp xuất hiện
mối tƣơng quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí
tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển
của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, tác động đến hiệu quả hoạt động.
Tuy nhiên, với tình hình của VN hiện nay, nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm ra mối quan hệ
đồng biến giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Qua đó,
61

khi quy mô ngân hàng đƣợc mở rộng giúp các ngân hàng tận dụng lợi thế nhờ quy mô
giúp gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng
Giả thiết nghiên cứu
Với mô hình nghiên cứu và các biến nhƣ trên, giả thiết nghiên cứu đƣợc đăt ra nhƣ
sau:
H1: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quy mô tiền gửi và hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
H2: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động
ngân hàng.
H3: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
ngân hàng.
H4: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa tỷ trọng tín dụng và hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
H5: Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động
ngân hàng
Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam đƣợc thực hiện thông qua phân tích hồi quy tobit với sự trợ giúp
của phần mềm STATA cho dữ liệu bảng không cân bằng thời gian nghiên cứu từ
năm 2007– 2017.

3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHẰM


PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH KHOẢN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Trạng thái thanh khoản là một trong những yếu tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng cũng
là nhân tố ảnh hƣởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng – đây là một trong những
yếu tố nội tại của ngân hàng (bank specific). Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng
thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động ngân hàng đặt trong bối cảnh hệ thống ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam không những giúp tìm hiểu sự tác động của trạng thái thanh khoản
đến hiệu quả hoạt động, mà còn tìm hiểu sự ảnh hƣởng ngƣợc lại của hiệu quả hoạt động
đến trạng thái thanh khoản;
62

Các biến đƣợc lựa chọn là: trạng thái thanh khoản (LATA) và hiệu quả hoạt động
(DEA_TE). Chuyên đề đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
( )
(3.1)
( )
(3.2)
Trong đó: n là số độ trễ, là hiệu ứng ngân hàng cụ thể mà ghi nhận sự khác biệt
có hệ thống giữa các ngân hàng, là sai số ngẫu nhiên có phân phối giống nhau và
độc lập, DEA_TE là hiệu quả hoạt động, LATA là trạng thái thanh khoản
Để thực hiện phân tích trên, luận án sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng D – GMM
hai bƣớc cho mô hình dữ liệu bảng động (dynamic panel data models).

3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


Dữ liệu nghiên cứu của luận án đƣợc lấy từ Thomson Reuter và từ nguồn báo
cáo tài chính có kiểm toán (báo cáo tài chính riêng lẻ) của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong năm 2007 đến 2017.
Thời gian nghiên cứu của luận án trải dài trong giai đoạn 2007 đến 2017. Luận án
chọn mốc thời gian nghiên cứu 11 năm từ lúc Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm
kết thúc đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo chuẩn Basel II
(Định hƣớng của NHNN trong lộ trình thực hiên Basel II qua ban hành Công văn
1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ƣớc vốn Basel II). Sau
năm 2017. vì sau khi gia nhập WTO, ngành hội nhập đầu tiên là tài chính ngân hàng
nên giai đoạn này phát triển rất nhanh và nóng, là thời điểm rất tốt để bắt đầu quan sát
và nghiên cứu mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động, sau
năm 2017 khi kết thúc đánh giá đợt 1 lộ trình các ngân hàng thí điểm thực hiện theo
chuẩn Basel II NHHH sẽ thực hiện các điều chỉnh nhằm đạt đƣợc mục tiêu nên dữ liệu
nghiên cứu sẽ bị chệch.
Tổng số lƣợng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là 34 ngân hàng (tuy nhiên, số
lƣợng ngân hàng tối đa cho vài năm là ít hơn, bởi có sự sáp nhập), bao gồm cả ngân
hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN), ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP).
63

Bảng3.2: Các ngân hàng thương mại (DMUs) trong mẫu nghiên cứu
STT Ngân hàng Ký hiệu STT Ngân hàng Ký hiệu
1 NHTMCP An Bình ABB 18 NHTMCP Quốc Dân NAV
2 NHTMCP Á Châu ACB 19 NHTMCP Bắc Á NSB
3 NHNN&PTNT Agribank AGR 20 NHTMCP Phƣơng Đông OCB
4 NHTMCP Bản Việt BAN 21 NHTMCP Đại Dƣơng OEB
5 NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam BID 22 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB
6 NHTMCP Bảo Việt BVB 23 NHTMCP Sài Gòn SCB
7 NH Công Thƣơng Việt Nam CTG 24 NHTMCP Đông Nam Á SEA
8 NHTMCP Đông Á EAB 25 NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng SGB
9 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EIB 26 NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội SHB
10 NHTMCP Đại Á DAI 27 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín STB
11 NHTMCP Phát Triển TPHCM HDB 28 NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam TCB
12 NHTMCP Kiên Long KLB 29 NHTMCP Tiên Phong TPB
13 NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt LVP 30 NHTMCP Việt Á VAB
14 NHTMCP Quân Đội MBB 31 NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam VCB
15 NHTMCP Phát triển Mê kong MDB 32 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam VIB
16 NHTMCP Hàng Hải MSB 33 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng VPB
NHTMCP Đại Chúng/Ngân hàng Miền
17 NHTMCP Nam Á NAB 34 Tây(WTB) PVcombank
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
64

Bảng3.3: Số ngân hàng trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007– 2017

Năm Số ngân hàng Năm Số ngân hàng


2007 33 2013 29
2008 29 2014 32
2009 32 2015 27
2010 33 2016 28
2011 28 2017 31
2012 31

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Ở Việt Nam, có những đặc thù về việc công bố thông tin qua báo cáo tài chính, và một
số ngân hàng mới đƣợc thành lập, cũng nhƣ mua bán – sáp nhập trong thời gian nghiên
cứu. Nên dữ liệu bảng thu thập từ các ngân hàng thƣơng mại không đƣợc cân bằng. Cụ
thể:
- Ngày 05/05/2008, ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Tiên Phong (TPBank)
đƣợc thành lập.
- Ngày 28/3/2008, ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo
Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam (NHNN). Năm 2011, ngân hàng đƣợc chấp thuận đổi tên thành ngân
hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).
- Ngày 27/7/2010, ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh đổi tiên
thành ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank).
- Ngày 15/11/2011, NHNN chấp thuận hợp nhất 3 ngân hàng TMCP: ngân hàng
TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, và ngân hàng TMCP
Đệ Nhất (Ficombank) thành ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
- Ngày 28/08/2012, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đƣợc sáp nhập vào
ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
- Ngày 23/05/2013, ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đổi tên và chủ sở hữu
thành ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB). Ngày 05/03/2015, NHNN
công bố quyết định mua lại VNCB với giá 0 đồng, và chuyển đổi mô hình hoạt động
cũng nhƣ thƣơng hiệu là ngân hàng CB.
65

- Ngày 04/10/2013, ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (WesternBank) hợp nhất với công
ty Tài chính Dầu Khí Việt Nam (PVFC) thành ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
(Pvcombank).
- Ngày 23/11/2013, ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đƣợc sáp nhập vào ngân
hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank).
- Ngày 22/01/2014, ngân hàng TMCP Nam Việt (NAV) đổi tên thành ngân hàng
TMCP Quốc dân (NCB)
- Ngày 01/10/2015, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (STB) và ngân hàng
TMCP Phƣơng Nam (SouthernBank) ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập
toàn hệ thống SouthernBank và STB dƣới sự chứng kiến của NHNN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


Chƣơng 3 đã tổng hợp đƣợc các phƣơng pháp sử dụng trong luận án, bao gồm phƣơng
pháp đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng bao dữ liệu DEA; phƣơng pháp hồi quy
kiểm duyệt Tobit nhằm phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng và phƣơng pháp ƣớc lƣợng D-GMM cho mô hình dữ liệu bảng động nhằm đánh
giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2007-2017.
Với phƣơng pháp DEA sẽ tiến hành đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật (TE) để làm nền tảng
thực hiện mục tiêu nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng và đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
tại các NHTM Việt Nam.
Phƣơng pháp D-GMM nhằm đánh giá mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu
quả hoạt động ở khía cạnh mối quan hệ tuyến tính. Các kết quả nghiên cứu sẽ là bằng
chứng thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa trạng
thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam.
66

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM,
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THANH KHOẢN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.
Mục đích chƣơng 4 là chuyển tải kết quả nghiên cứu cho mô hình và phƣơng pháp ở
chƣơng 3. Bên cạnh đó, chƣơng 4 cũng lƣợc khảo về sự phát triển hệ thống ngân hàng,
diễn biến và thực trạng quản trị thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu nhằm kết nối và đối sánh giữa hoạt động thực tiễn với kết quả nghiên cứu định
lƣợng.
Trọng tâm của chƣơng 4 vẫn là trình bày các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc với thứ tự
nhƣ sau: (i) một là, kết quả đo lƣờng hiệu quả hoạt động ngân hàng qua mô hình hiệu
quả DEA kỹ thuật; (ii) hai là, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam; (iii) ba là, phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh
khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017.

4.1.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa. Theo đó, hàng loạt những chính sách đổi mới, mà ngày nay đã góp phần
to lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế Việt Nam nhƣ: chính sách cải cách thuế, tái cải cách
giá, cải cách sở hữu nhà nƣớc…Nhƣng hệ thống NH Việt Nam vẫn là hệ thống 1 cấp,
không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. NHNN vừa
đóng vai trò là NHTW vừa đóng vai trò là NHTM. Việc quản trị thanh khoản của các
NHTM Việt Nam giai đoạn này khá chặt chẽ, từng doanh nghiệp, hợp tác xã phai xây
dựng kế hoạch thu chi tiền mặt gửi các ngân hàng, tiếp đến các ngân hàng sẽ tổng hợp
gửi chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc để xét xuyệt.
Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức
chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, bao gồm
NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng,
thanh toán, ngoại hối và NH; và cấp NH kinh doanh thuộc lĩnh vực lƣu thông tiền tệ,
tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ NH. Nhƣng đặc biệt là hoạt động chuyển
dịch mô hình ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Lúc này, Ngân
67

hàng Nhà nƣớc Việt Nam (SBV) trở thành ngân hàng trung ƣơng có vai trò điều hành
chính sách tiền tệ, và hình thành hệ thống ngân hàng cấp hai đáp ứng nhu cầu tài chính
– ngân hàng của thị trƣờng nhƣ ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (SOCB – State owned
commercial banks), ngân hàng thƣơng mại cổ phần (JSCB – Joint-stock commercial
banks), ngân hàng nƣớc ngoài (FB – Foreign banks). Trong thời gian này, 4
NHTMNN lớn đã đƣợc thành lập gồm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam,
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1991 đến 2001, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã tiến hành
cải cách, sắp xếp, thay thế…để tạo một hệ thống ngân hàng thƣơng mại hiệu quả.
Đồng thời, thời gian này, hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trở thành mạch
máu của cả nền kinh tế, là nơi cung cấp phần lớn nguồn vốn phục vụ nhiều đối tƣợng
của nền kinh tế. Lúc này, hoạt động tái cơ cấu tiến hành khá quyết liệt nhằm gia tăng
tính hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Đến năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật Các tổ chức tín dụng ra đời đã thừa
nhận nhiều loại hình sở hữu NH, giúp bộ mặt ngành NH thay đổi lớn với sự bùng nổ
về số lƣợng NH. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NH do kinh
doanh không hiệu quả nên đã bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động. Viêc quản
trị thanh khoản của các ngân hàng cũng từng bƣớc chuyển đổi theo cơ chế thị trƣờng,
giai đoạn này NHNN không quản lý thu chi của các ngân hàng mà quản lý định mức
tồn quỹ của các NHTM. Các NHTM phải phân bổ định mức tồn quỹ tiền mặt cho các
chi nhánh của mình.
Cùng với tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống NH nhằm củng cố và phát triển
theo hƣớng tăng năng lực quản lý về tài chính đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất
hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh nên số lƣợng NH ở Việt
Nam đã giảm còn 75 đơn vị vào năm 2005. Giai đoạn năm 2005 – 2006, hệ thống ngân
hàng Việt Nam có hiện tƣợng mở rộng mạng lƣới hoạt động khắp nơi, cùng với sự
tăng trƣởng của tiền gởi và tín dụng (trên 30%). Đồng thời, các luật định hạn chế hoạt
động của ngân hàng nƣớc ngoài cũng đƣợc dần bãi bỏ, đã giúp cho hệ thống ngân
hàng trở nên đa dạng thành phần bởi sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nƣớc ngoài
(FB). Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng đã và
đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
68

Từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, các NH
100% vốn nƣớc ngoài đã đƣợc phép thành lập tại Việt Nam, tạo thêm một mảng mới
cho hệ thống NH tại Việt Nam.
Từ năm 2010, do ảnh hƣởng của thị trƣờng thế giới cũng nhƣ hệ quả của quá trình mở
rộng quá nhanh trƣớc đây, hệ thống ngân hàng đã bộc lộ một số vấn đề bất cập. Chất
lƣợng tín dụng sụt giảm, thanh khoản của hệ thống bất ổn, nguy cơ gây ra đổ vỡ hệ
thống... Vì vậy, đầu năm 2012, hệ thống NHTM bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề
án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254). Sau
05 năm triển khai, đề án cơ bản đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra, xử lý cơ bản đƣợc các
NHTM yếu kém và giữ đƣợc ổn định chung của toàn hệ thống. Từ năm 2012 đến năm
2015, hệ thống đã giảm đi 6 NHTM cổ phần thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất
(Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Nhà Hà Nội, Phƣơng Tây, Đại Á, Phƣơng Nam) và Ngân hàng
Nhà nƣớc (NHNN) đã mua lại 3 NHTM cổ phần (VNCB, OceanBank và GPBank).
Tuy nhiên, hệ thống vẫn tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại về sở hữu chéo, nợ xấu ở
mức cao cũng nhƣ năng lực tài chính của các NHTM vẫn ở mức kém.
Chính vì vậy, Đề án Tái cơ cấu NH giai đoạn 2 (2016 - 2020) đƣợc Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg, với các mục tiêu cụ thể: Tiếp tục cắt giảm tỷ lệ
nợ xấu một cách bền vững và cắt giảm đáng kể số NHTM yếu kém; kéo lãi suất cho
vay xuống mức trung bình của các nƣớc đang phát triển là khoảng 5%/năm; đảm bảo
70% số NHTM thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020. Đến nay, sau gần 2 năm, quá
trình này đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. NHNN đã phê duyệt phƣơng án cơ cấu lại gắn
với xử lý nợ xấu của 3/4 NHTM Nhà nƣớc. Các NHTM cổ phần tập trung củng cố,
chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Nợ xấu của toàn hệ thống tiếp tục đƣợc kiểm
soát và duy trì ở mức dƣới 3%. Bên cạnh đó, một số mục tiêu cần tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện nhƣ yêu cầu tăng vốn để đảm bảo an toàn hoạt động. Theo tính toán của Ủy
ban Giám sát tài chính Quốc gia, tới cuối năm 2020 nhu cầu vốn tự có tăng thêm của 3
NH VietinBank, BIDV và Vietcombank dự kiến gấp 1,8 - 2 lần so với thời điểm hiện
tại mới có thể đáp ứng quy định của Basel II. Nhƣng các NHTM Nhà nƣớc này chƣa
đƣợc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi đó, tăng vốn theo hình thức bán
cổ phần bị hạn chế bởi quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà nƣớc. Ở
giai đoạn này, đối với công tác quản trị thanh khoản, NHNN đã bãi bỏ việc xét duyệt
69

định mức tồn quỹ tiền mặt mà chuyển sang quản lý bằng dự trữ bắt buộc để quản lý
thanh khoản của các NHTM.
Tính đến 31/12/2019 có tất cả 92 NH đang hoạt động tại Việt Nam với 4 NHTMNN,
33 NHTMCP, 2 NH liên doanh, 8 NH 100% vốn nƣớc ngoài và 49 chi nhánh NH nƣớc
ngoài. Theo tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NH thi đến cuối năm 2019, hệ thống
NHTM Việt Nam có hơn 9.200 chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp cả nƣớc, một số
NH có chi nhánh nƣớc ngoài nhƣ Sacombank, Vietinbank…Trong đó riêng chi nhánh,
phòng giao dịch của Vietinbank và Agribank chiếm trên 1/3 tổng số chi nhánh, phòng
giao dịch của hệ thống.
Bảng 4.1: Bốn nhóm Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đến 31/12/2019
Nhóm Ngân Số
Danh sách các ngân hàng
Hàng lƣợng
NHTM nhà Ngân hàng Nông Nghiệp, NH Xây Dựng,NH Dầu Khí Toàn
4
nƣớc Cầu và NH Đại Dƣơng
Đầu Tƣ Phát Triển, Công Thƣơng, Ngoại Thƣơng, Ngân
hàng Á Châu, An Bình, Bắc Á, Bảo Việt, Đông Á, Xuất
Nhập Khẩu, Phát triển Nhà, Kiên Long, Bƣu Điện Liên Việt,
NHTMCP 29 Hàng Hải, Quân Đội, Nam Á, Quốc Dân, Phƣơng Đông, Đại
Chúng, Sài Gòn Thƣơng Tín, Sài Gòn Công Thƣơng, TMCP
Sài Gòn, Đông Nam Á, Sài gòn Hà Nội, Kỹ Thƣơng, Tiên
Phong, Quốc Tế, Việt Nam Thịnh Vƣợng, Bản Việt, Việt Á
NH Nƣớc Ngân hàng ANZ, Hong Leong, HSBC, Shinhan, Standard
8
Ngoài Chartered, Public Bank, CIMB, Woori Vietnam.
Ngân hàng
2 NH Indovina, NH liên doanh Việt - Nga
liên doanh
Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả
Hiện nay, hệ thống NHTM đang trong giai đoạn tiếp tục cơ cấu lại để đảm bảo an toàn
hoạt động và hƣớng tới quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế. Trong đó, những vấn
đề cụ thể đƣợc quy định chi tiết trong các văn bản pháp lý riêng. Đặc biệt là quản lý
thanh khoản của các NHTM đƣợc quan tâm và các quy định đƣợc cập nhật liên tục.
70

Bảng 4.2: Thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam năm 2017
TỔNG VCSH TỔNG TÀI SẢN LNST ROE ROA
2017 So năm 2017 So năm 2017 So năm
STT TÊN VIẾT TẮT (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) 2016 2017 2017
1 ABBank 6.119 4,73% 84.503 13,93% 489 100,41% 7,99% 0,58%
2 ACB 16.031 14,00% 284.316 21,67% 2.118 59,84% 13,21% 0,74%
3 Agribank 53.691 9,06% 1.151.948 15,06% 4.060 19,83% 7,56% 0,35%
4 BacABank 6.375 9,77% 91.782 20,86% 602 20,33% 9,44% 0,66%
5 VietcapitalBank 3.344 1,00% 39.901 23,21% 34 1140,74% 1,00% 0,08%
6 BaovietBank 3.498 3,00% 48.462 41,33% 117 25,81% 3,34% 0,24%
7 BIDV 48.843 10,70% 1.202.284 19,47% 6.946 12,09% 14,22% 0,58%
8 Eximbank 14.251 5,97% 149.370 15,97% 823 166,35% 5,78% 0,55%
9 HDBank 14.759 48,44% 189.334 25,98% 1.954 133,71% 13,24% 1,03%
10 KienLongBank 3.552 5,58% 37.327 22,58% 202 66,70% 5,69% 0,54%
11 LienVietPostBank 9.383 12,62% 163.434 15,20% 1.368 28,73% 14,58% 0,84%
12 MB 29.601 11,33% 313.878 22,48% 3.490 21,05% 11,79% 1,11%
13 MSB 13.702 0,92% 112.589 21,99% 125 -13,79% 0,91% 0,11%
14 NamABank 3.667 6,82% 54.440 27,04% 239 628,00% 6,52% 0,44%
15 NCB 3.218 -0,31% 71.842 4,10% 22 102,57% 0,68% 0,03%
16 OCB 6.139 30,19% 84.300 32,10% 817 111,10% 13,31% 0,97%
71

17 PGBank 3.560 1,85% 29.298 18,02% 65 -47,40% 1,83% 0,22%


18 PVCombank 10.131 0,89% 126.537 10,92% 91 127,50% 0,90% 0,07%
19 Sacombank 23.236 4,71% 368.469 10,98% 1.182 1233,45% 5,09% 0,32%
20 SaigonBank 3.417 -2,78% 21.319 11,93% 55 -60,84% 1,61% 0,26%
21 SCB 15.530 0,45% 444.032 22,77% 124 57,83% 0,80% 0,03%
22 Seabank 6.175 5,05% 125.009 20,94% 305 160,68% 4,94% 0,24%
23 SHB 14.691 11,05% 286.010 18,80% 1.539 68,53% 10,48% 0,54%
24 Techcombank 26.931 37,50% 269.392 14,46% 6.446 104,70% 23,94% 2,39%
25 TPBank 6.667 17,52% 124.119 16,75% 964 70,49% 14,46% 0,78%
26 VIB 8.788 0,51% 123.159 17,84% 1.124 100,15% 12,79% 0,91%
27 VietABank 4.116 2,46% 64.434 4,83% 99 -0,63% 2,41% 0,15%
28 VietBank 3.329 8,56% 41.534 13,18% 262 290,90% 7,87% 0,63%
29 VietCombank 52.558 9,16% 1.035.293 31,39% 9.111 32,13% 17,34% 0,88%
30 VietinBank 63.765 5,73% 1.095.061 15,44% 7.459 10,25% 11,70% 0,68%
31 VPBank 29.696 72,88% 277.752 21,41% 6.441 63,68% 21,69% 2,32%
TRUNG BÌNH 16.412 11,27% 274.553 19,12% 1.893 155,96% 8,62% 0,62%

Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả


72

4.1.1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của hệ thống các NHTM Việt Nam
Tính đến cuối năm 2017 tổng vốn chủ sở hữu của 31 Ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
mà tác giả tập hợp đƣợc dữ liệu là 508.763 tỷ đồng. Trong đó riêng 10 ngân hàng có
vốn chủ sở hữu lớn nhất là 359.882 tỷ đồng chiếm 70.74% tổng vốn chủ sở hữu của 31
ngân hàng.
Trong năm 2017, VPBank tiếp tục là ngân hàng tăng VCSH mạnh nhất (tăng 72.88%,
tƣơng đƣơng tăng 12.518 tỷ đồng) thông qua việc phát hành tăng vốn điều lệ, lợi
nhuận chƣa phân phối và đặc biệt là quỹ dự trữ (năm 2016 Vpbank cũng là ngân hàng
có VCSH tăng mạnh nhất với 28.3%). Các vị trí dẫn đầu trong top 10 có nhiều sự thay
đổi, nhất là các vị trí từ thứ 4 trở xuống. Theo đó, VPBank đã vƣơn lên vị trí thứ 5 của
MB, trong khi Techcombank thay SCB vƣơn lên vị trí thứ 7, Sacombank lọt top 10 với
vị trí thứ 8 sau khi vắng mặt năm 2016 do công bố BCTC muộn. Sự có mặt của
Sacombank đẩy Eximbank ra khỏi vị trí top 10 và đẩy SCB xuống vị trí thứ 10, đứng
sau ACB.
Trong năm 2017 có 6 ngân hàng tăng vốn điều lệ là VPBank, MB, Techcombank,
ACB, HDBank và OCB. Trong đó tăng mạnh nhất là VPBank, tăng 71%, từ 9.181 tỷ
đồng lên hơn 15.706 tỷ đồng thông qua 3 đợt phát hành. Thứ 2 là Techcombank, tăng
31% từ 8.878 tỷ đồng lên 11.655 tỷ đồng.
Hình 4.1: Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất

Top 10 NHTM có VCSH lớn nhất


70.000 63.765
60.000 53.691 52.558
48.843
50.000
40.000
29.696 29.601 26.931
30.000 23.236
16.031 15.530 Năm 2017
20.000
Năm 2016
10.000
-

Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả


73

4.1.1.2 Thực trạng tổng tài sản của hệ thống các NHTM Việt Nam
Tổng tài sản của 31 NHTM tính đến cuối năm 2017 là 8.511.128 tỷ đồng, tăng
19.12% so với cuối năm 2016. Trong đó cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất
chiếm trên 64% tổng tài sản và tiếp đến là chứng khoán đầu tƣ chiếm tỷ trọng 15%. Số
liệu trên cho thấy nghiệp vụ cho vay khách hàng vẫn là nghiệp vụ chính của các NH
và trong năm 2017 tiếp tục tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng cho vay khách hàng nhanh
hơn đáng kể so với tốc độ tăng trƣởng của chứng khoán đầu tƣ. Điều này phản ánh,
các ngân hàng tập trung cho mảng hoạt động nghiệp vụ chính là cung ứng vốn cho nền
kinh tế. Nó cũng cho thấy các ngân hàng tự tin hơn với cho vay ra nền kinh tế trong
bối cảnh nợ xấu đang dần đƣợc xử lý và tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng (đạt 6.81% tăng
trƣởn GDP năm 2017 vƣợt mục tiêu 6.7% mà Quốc Hội đặt ra).
Top 10 Ngân hàng có Tổng tài sản lớn nhất đạt 6.459.034 tỷ đồng chiếm 75.89% tổng
tài sản của 31 ngân hàng. Tất cả các NH thống kê đều có TS tăng so với năm 2016.
Trong đó tăng mạnh nhất là BaovietBank với hơn 41 % tiếp đó là OCB (32.1%) và
thứ 3 là VCB (31.39% , trở thành ngân hàng thứ 4 có tổng tài sản vƣợt 1 triệu tỷ đồng
(cùng với BIDV, CTG và Agribank).

Hình 4.2: Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất

Top 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất


1.400.000 1.202.284
1.151.948
1.200.000 1.095.061
1.035.293
1.000.000

800.000
444.032
600.000 368.469 Năm 2017
284.316
313.878 Năm 2016
400.000 277.752
286.010
200.000

Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả


74

4.1.1.3 Thực trạng chỉ số ROE và ROA của hệ thống các NHTM Việt Nam
Chỉ số ROE (LNST/VCSH) bình quân của 31 ngân hàng là 8.62% đây là một mức khá
tốt của ngành. Trong đó dẫn đầu vẫn là Techcombank với 23.94%, tiếp theo là Vpbank
với 21.69% , thứ 3 là VCB với 17.34%. Chỉ số ROA (LNST/Tổng tài sản) bình quân
của 31 ngân hàng là 0.62%. Điểm đặc biệt về chỉ số này là có một số ngân hàng có quy
mô nhỏ lọt vào top 10 nhƣ OCB, Lienvietpostbank, TPBank. Trong đó dẫn đầu vẫn là
cái tên quen thuộc Tecombank với 2.39%, tiếp đến là Vpbank 2.32% và thứ 3 là MB
với 1.11%.

4.1.2 Thực trạng trạng thái thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

4.1.2.1 Khung pháp lý về quản lý thanh khoản tại các NHTM


 Giai đoạn trƣớc 2007
Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các
TCTD thay thế Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN, các định hƣớng ban đầu về đảm bảo
an toàn thanh khoản của các NHTM đã đƣợc quy định. Cụ thể gồm có: (i) yêu cầu
nhân sự cũng nhƣ cách thức quản lý thanh khoản đối với các NHTM. NHNN yêu cầu
các NHTM đều phải thành lập bộ phận chuyên biệt dƣới sự điều hành của thành viên
Ban Giám đốc (Ban Tổng Giám đốc) để quản lý chiến lƣợc và chính sách đảm bảo khả
năng chi trả của NHTM. Cụ thể hơn về cách thức vận hành, các quy định về việc xây
dựng hệ thống cảnh báo sớm và các dự kiến/phƣơng án ứng phó cũng đƣợc đƣa ra; (ii)
mức an toàn tối thiểu về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ khả năng chi trả cho kỳ hạn 7 ngày và
30 ngày, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn. Có thể nói, Quyết
định 457 có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức về quản lý thanh khoản
trong hoạt động của các NHTM.
 Giai đoạn 2007-2016:
NHNN đẩy mạnh hoàn thiện các quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng để đảm
bảo an toàn hệ thống. Nổi bật là yêu cầu nâng mức vốn pháp định và tăng cƣờng kiểm
soát việc chuyển đổi các NHTM cổ phần nông thôn lên thành các NHTM cổ phần đô
thị. Đồng thời, các quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của hệ thống tiếp tục
đƣợc bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của hệ thống cũng nhƣ tiến gần
đến các thông lệ quốc tế. Cụ thể là Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN đã quy định “Quy
định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài
75

hạn đối với TCTD”. Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 “Quy định về các
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” quy định chi tiết về tỷ lệ an toàn
vốn, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.
Trong giai đoạn cơ cấu lại hệ thống theo Đề án 254, NHNN đã phối hợp với các
NHTM lành mạnh để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng yếu để giảm thiểu rủi
ro thanh khoản của hệ thống. Ðồng thời, NHNN đã cho các NHTM gia hạn nợ đối với
doanh nghiệp (DN) và cho phép một số NHTM mua bán nợ dƣới dạng cho DN vay và
nợ của các TCTD vay lẫn nhau. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tƣ 36/2014/TT-
NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Thông tƣ 36 đã tập trung đƣợc tất cả các quy định trƣớc
đây và tiếp tục nâng dần quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản của các NHTM.
Quy định của thông tƣ 36 đã chi tiết hơn về quản trị nội bộ về thanh khoản của NHTM
cũng nhƣ các tỷ lệ an toàn thanh khoản. Các tỷ lệ về khả năng chi trả đã đƣợc quy định
tƣơng đối đầy đủ nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro chênh lệch kỳ hạn của
NHTM nhƣ: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (báo cáo theo ngày); Tỷ lệ khả năng chi trả
trong vòng 30 ngày (theo ngày); Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu
tƣ trung và dài hạn; Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trái phiếu
chính phủ; Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó, tỷ lệ khả năng chi trả
trong vòng 30 ngày và tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để đầu tƣ trung
và dài hạn có ý nghĩa gần giống với các khuyến nghị về thanh khoản của Basel III
(LCR và NSFR).
 Giai đoạn 2016 đến nay:
Đến giữa năm 2016, Thông tƣ 06/2016/TT-NHNN (TT06) đƣợc ban hành nhằm sửa
đổi và bổ sung một số điều của thông tƣ 36. Trong đó, các nội dung về quản lý thanh
khoản đã có những thay đổi quan trọng: (i) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung
dài hạn điều chỉnh giảm từ 60% xuống 40% đối với NHTM và quy định lộ trình giảm
trong 2 năm (2017: 50%, 2018: 40%); (ii) Định nghĩa lại khái niệm NHTM Nhà nƣớc,
giữ nguyên tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi đối với nhóm NHTM cổ phần Nhà
nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ là 80%; (iii) Thay đổi tỷ lệ đầu tƣ trên vốn ngắn hạn
đối với NHTM Nhà nƣớc từ 15% lên 25%, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài từ 15%
lên 35%, Ngân hàng Hợp tác xã từ 40% về 35%. Bổ sung nguồn vốn ngắn hạn bao
gồm cả các khoản tiền gửi cá nhân và tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức. Nhƣ vậy, các
76

quy định về an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM đƣợc điều chỉnh theo hƣớng chú
trọng hơn đến đảm bảo an toàn thanh khoản trong dài hạn, tránh tình trạng các NHTM
lạm dụng chuyển đổi kỳ hạn.
Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống có thể thấy, các vấn đề về thanh khoản của
hệ thống đã luôn đƣợc NHNN hết sức quan tâm và điều hành sát sao. Bởi vì, chính
những yếu kém về thanh khoản là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phải thực hiện cơ
cấu lại hệ thống để đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh.

4.1.2.2 Sơ lƣợc về tình hình thanh khoản của các NHTM giai đoạn 2007-2017
Nghiên cứu thanh khoản hệ thống các NHTM trong giai đoạn 2007-2017, có thể thấy,
về cơ bản đƣợc đảm bảo an toàn. Trong giai đoạn này, tình trạng khủng hoảng thanh
khoản diện rộng không xảy ra. Song cũng có NH đôi lúc còn căng thẳng thanh khoản
và những khó khăn thanh khoản cục bộ đối với một số NHTM. Những trƣờng hợp
căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM có thể đƣợc nhận biết thông qua biến
động lãi suất trên thị trƣờng.
Căng thẳng thanh khoản của hệ thống trong giai đoạn 2007 đến 2017 có 3 lần xảy ra
với diễn biến và tính chất khác biệt nhau. Cụ thể từng lần nhƣ sau:
Lần thứ nhất là vào năm 2008, khi tỷ lệ tín dụng/huy động vốn của hệ thống vƣợt qua
mức 100% từ tháng 1/2008 thì ngay từ tháng 2/2008, lãi suất huy động vốn và cho vay
tăng cao. Cụ thể, các NHTM phải áp dụng nhiều hình thức khuyến mại bằng tiền, hiện
vật để tìm cách thu hút nguồn vốn. Xuất hiện tình trạng huy động vốn với kỳ hạn rất
ngắn, tƣơng tự nhƣ thị trƣờng liên ngân hàng (LNH) với mức lãi suất rất cao. Các kỳ
hạn đã đƣợc huy động là từ 2 đến 6 ngày với mức lãi suất hấp dẫn từ 0,45
0,65%/tháng. Tình trạng này kéo dài đến tháng 7 khiến cho mặt bằng lãi suất trên thị
trƣờng bán lẻ liên tục tăng. Mức tăng bình quân theo tháng từ 1 đến 2%/năm. Kết quả
là mức lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng tăng mạnh lên mức 10,5%/năm, vƣợt
ngƣỡng hơn 0,61%/năm so với quy định về mức lãi suất không đƣợc vƣợt quá 150%
lãi suất cơ bản. Đồng thời, mức lãi suất cho vay cũng tăng lên đáng kể. Đến tháng
7/2008, mức lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân của các NHTM tăng lên mức
13,8%/năm, trƣớc tháng 2/2008 dao động ổn định quanh mức 12,3-12,7%/năm. Tình
hình căng thẳng hơn khi chịu thêm ảnh hƣởng của thị trƣờng chứng khoán. Bởi vì, các
NHTM không thể thực hiện bán giải chấp với các khoản vay kinh doanh chứng khoán
khi thị trƣờng sụt giảm. Nguyên nhân là do VNIndex sụt giảm trên 60% trong 6 tháng
77

đầu năm 2008. Để tránh tình trạng trở nên tệ hơn, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc đã
vận động ngừng bán giải chấp cổ phiếu.
Lần thứ hai thanh khoản NHTM có biểu hiện căng thẳng là tháng 12/2009 khi lãi suất
tái cấp vốn ở mức 8%/năm. Tỷ lệ vốn thanh khoản/tiền gửi huy động từ nền kinh tế
tháng 12/2009 giảm ở tất cả các nhóm NHTM so với cuối năm 2008. Trong đó: Nhóm
NHTM Nhà nƣớc giảm từ 34,5% xuống 25,8%; Nhóm NHTM cổ phần giảm từ 47,2%
xuống 43,4%; Nhóm NH liên doanh và NH nƣớc ngoài giảm từ 65,3% xuống 60,8%.
Cuối tháng 12/2009, số dƣ huy động vốn của các NHTM từ thị trƣờng LNH tăng
65,8% so với cuối năm 2008. Riêng tháng 12/2009, huy động vốn trên thị trƣờng LNH
tăng đột biến (gần 21%) so với tháng 11/2009. Theo đó: Tỷ lệ huy động vốn từ thị
trƣờng LNH so tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 21,6% năm 2008 lên 26%; Tỷ
lệ chênh lệch (tổng dƣ nợ tín dụng - huy động vốn trên thị trƣờng I) so với huy động
vốn trên thị trƣờng LNH tăng từ -25,3% năm 2008 lên 5,4% năm 2009. Lãi suất LNH
qua đêm và 1 tuần tăng mạnh. Trong khi lãi suất thị trƣờng mở và tái cấp vốn chỉ tăng
1% từ mức 7% lên 8%/năm vào tháng 12/2009 thì lãi suất LNH bình quân tăng từ mức
trung bình 6%/năm ở các tháng trong năm lên gần 11%/năm vào tháng 12 đối với kỳ
hạn qua đêm, tăng từ 8%/năm lên 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần.
Lần thứ ba trong giai đoạn từ tháng 10/2010 - 1/2011, tỷ lệ tín dụng/huy động vốn
VND của toàn hệ thống TCTD tăng đáng kể từ mức 98,6% tháng 10/2010 lên mức
100,07% tháng 11/2010. Mặc dù đến thời điểm cuối năm 2010, tỷ lệ này đã giảm nhẹ
xuống còn 99,1%. Nhƣng ngay sau đó, vào tháng 1/2011, mức 100% lại tiếp tục bị
vƣợt qua và duy trì đến tháng 5/2011. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng trƣởng tín
dụng nhanh hơn tăng trƣởng huy động vốn bằng VND liên tục diễn ra trong vòng 6
tháng kể từ tháng 10/2010. Thậm chí trong 3 tháng đầu năm 2011, số dƣ huy động vốn
VND vào hệ thống NHTM liên tiếp giảm so với các tháng liền trƣớc. Trên thị trƣờng
LNH, mức lãi suất qua đêm tăng liên tục. Mặc dù, trƣớc đó, lãi suất đang duy trì xu
hƣớng giảm từ đầu năm 2010 thì xu hƣớng ngƣợc lại đã đƣợc xác lập từ tháng 7 đến
cuối năm. Từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2010, mức tăng bình quân tháng của mặt
bằng lãi suất LNH liên tục là từ 0,1-0,5%/năm. Đến tháng 11/2010, chỉ trong vòng 1
tháng, mức lãi suất đã tăng cao đột biến 2,8%/năm lên mức 10,3%/năm vào tháng
11/2010. Lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng dao động xung quanh
mức 13,3-13,5%/năm, cao hơn mức ổn định 7-11%/năm trong các tháng trƣớc đó.
78

Đồng thời, các NHTM tăng vay mƣợn trên thị trƣờng LNH từ tháng 8/2010. Mức tăng
mạnh nhất diễn ra vào tháng 10/2010 với mức tăng theo tháng đạt 19,3%. Sự gia tăng
lãi suất này chính là nguyên nhân giúp cho tỷ lệ dƣ nợ/huy động vốn của các NHTM
có dấu hiệu sụt giảm nhẹ vào cuối năm. Bởi vì, số dƣ huy động vốn VND của các
NHTM từ thị trƣờng LNH trong 11 tháng đầu năm tăng khá so với cuối năm 2009, đạt
14,34%. Tỷ lệ vốn huy động từ thị trƣờng LNH/tổng vốn huy động tăng từ mức phổ
biến 14% trong 7 tháng liền trƣớc lên mức 17,1% tháng 11/2010 và tăng lên mức cao
nhất 21,03% vào tháng 1/2011.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản của các NHTM trong thời gian này
là do nhiều yếu tố, từ điều kiện khách quan đến các yếu tố chủ quan của NHTM. Điều
kiện khách quan có thể kể đến là ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, điều
kiện kinh tế vĩ mô trong nƣớc. Nhƣng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các yếu tố chủ quan
của hệ thống khi các NHTM không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đảm bảo an toàn
thanh khoản của NHNN đƣa ra cũng nhƣ vấn đề về xử lý khủng hoảng thông tin liên
quan đến uy tín, ảnh hƣởng của Ban Lãnh đạo NHTM.

4.1.2.3 Chỉ số thanh khoản nhanh


Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của NH trong bất cứ
thời điểm nào khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt. Nhu cầu này của khách hàng hiện
nay không còn nhƣ trƣớc kia, khi NH làm việc chỉ theo giờ hành chính, mà với dự án
hiện đại hoá NH và các sản phẩm dịch vụ mà NH đƣa ra ngày càng đa dạng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các nhu cầu rút tiền của khách hàng có thể
đƣợc đáp ứng ngay lập tức thông qua dịch vụ ATM. Điều này đòi hỏi NH cần xác định
đƣợc nhu cầu sử dụng tiền mặt bình quân của khách hàng, đồng thời kết hợp với
những biến động mang tính thời vụ, chu kỳ hay xu hƣớng của khách hàng để đƣa ra tỉ
lệ tồn quỹ cho hợp lí mà không ảnh hƣởng tới yếu tố sinh lời của tài sản. Tỉ lệ tiền mặt
trên tổng tài sản chỉ ra rằng nếu tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của NH là
càng tốt.
Nhìn vào Bảng 4.2 có thể thấy một số NH có chỉ số trạng thái tiền mặt năm 2007 rất
thấp, dƣới 5% nhƣ: Agribank, BIDV, Vietinbank, STB, SCB, HDB, VPBank, MDB,
SGB. Những NH này khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn NH buộc
phải vay trên thị trƣờng tiền tệ với lãi suất cao. Thực tế cho thấy những tháng cuối
năm 2007 và đầu năm 2008, các NH đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay
79

qua đêm trên thị trƣờng tiền tệ LNH lên mức “kỷ lục”: 40%/năm. Mục tiêu cuối cùng
của các NH không có gì khác là đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy
giảm. Tình hình này có thể giải thích nhƣ sau: những biện pháp mạnh của NHNN nhƣ
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc đã thu hồi một lƣợng tiền lớn
từ lƣu thông về “két” của NHNN. Các NHTM trƣớc đây đã không coi trọng vấn đề
thanh khoản, thậm chí có thời điểm các NH cho rằng đã “dƣ thừa” vốn và hạ lãi suất
huy động. Khi chính sách tiền tệ thắt chặt đƣợc thực thì quyết liệt, điểm yếu thanh
khoản bộc lộ. Không còn cách nào khác, các NH buộc phải cạnh tranh nhau để thu hút
tiền gửi khách hàng và trong một thế “cực chẳng đã”, một số NH buộc phải vay qua
đêm với lãi suất cao nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Sang năm 2008, 2009 và
2010 nhìn chung các NH có sự điều chỉnh theo hƣớng tích cực về chỉ số này. Tuy
nhiên từ năm 2011 chỉ số này lại có xu hƣớng sụt giảm cho thấy có sự khó khăn trong
thanh khoản của các NHTM.
80

Bảng 4.3: Tổng hợp chỉ số thanh khoản nhanh của hệ thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 -2017
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Agribank 5,48 5,39 5,49 8,13 7,01 3,05 3,28 8,81 13,35 8,44 9,68
BIDV 11,01 11,44 13,13 15,01 11,25 6,18 6,77 6,29 11,32 10,97 13,75
CTG 8,73 10,26 10,05 13,43 14,21 4,75 10,77 10,86 10,64 11,92 12,43
VCB 22,09 14,06 19,9 27,21 20,9 15,98 19,15 16,83 24,02 22,98 32,79
STB 12,03 22,38 22,84 20,84 20,21 14,51 8,53 7,25 6,13 5,41 4,4
SCB 13,31 12,44 9,31 12,62 6,41 3,27 5,75 7,33 7,54 5,24 7,99
MB 48,5 36,98 36,93 32,97 30,7 10,95 4,26 5,96 11,22 15,01 19,75
ACB 39,81 31,78 25,82 22,21 32,09 15,96 4,76 3,51 8,71 7,19 7,77
TCB 24,78 28,78 30,1 33,65 27,07 14,43 9 6,99 10,47 11,39 13,66
SHB 43,94 20,95 23,65 23,21 26,82 18,32 12,68 14,9 17,56 13,11 13,42
EIB 19,57 28,91 20,8 29,36 39,1 29,11 18,71 21,64 10,01 10,85 14,14
HDB 14,68 21,71 31,47 27,19 23,11 9,82 7,59 10,91 15,94 16,45 14,09
NVB - - 13,31 24,25 15,06 1,14 15,51 11,89 - 19,45 16,78
Oceanbank 33,13 20,47 26,66 34,46 39,13 21,81 8,83 - - - -
PGB 23,82 33,72 20,68 12,11 9,28 5,05 26,64 24,12 - - -
ABB 33,73 19,38 32,55 21,97 19,46 14,49 4,54 4,93 21,59 15,55 18,51
VIB 32,39 22,78 28,95 27,95 28,63 10,64 9,55 4,62 10,08 13,42 12,08
OCB 25,14 3,27 10,8 27,73 15,4 5,93 11,92 7,79 15,08 9,22 16,15
81

BacABank - - - - 10,79 2,77 1,94 1,77 4,55 9,35 15,37


DongABank 17,42 13,83 7,58 17,73 19,13 9,23 6,47 8,06
KienLongBank 23,22 13,2 21,65 14,51 23,86 14,57 7,16 12,07 10,64 14,09 18,34
VPBank 5,39 11,01 28,1 20,59 28,88 17,5 4,01 11,44 10,51 6,16 9,56
MDB 13,89 26,23 2,08 49,76 41,62 6,01 8,9 9,61 - - -
MHB 17,65 21,15 19,03 28,25 25,91 8,37 7,53 10,64 - - -
SGB 13,22 13,46 4,29 12,66 8,02 4,62 3,2 1,94 13,41 - 19,22
PVCombank - - - - - - 13,69 15,19 12,65 9,52 8,61
BaoVietBank - - - - - 35,13 31,08 33,95 23,68 12,75 15,06
LienVietPostBank - - - - - - - 11,53 7,23 16,63 15,69
PGBank - - - - - 15,61 29 26,52 14,67 7,91 8,96
VietBank - - - - - - - - 20,14 10,55 12,74

Nguồn: Thu thập từ BCTC và tổng hợp của tác giả


82

Chỉ số thanh khoản nhanh của các NH chỉ ra rằng nếu tỉ lệ này càng cao thi khả năng
thanh khoản của NH là càng tốt. Nhìn vào Bảng 4.5 có thể thấy một số NH có chỉ số
thanh khoản nhanh thấp năm 2011, 2012 và 2013 rất thấp, dƣới 7% nhƣ: Agribank,
BIDV, Vietinbank, SCB, HDB, VPBank, MDB, SGB. Những NH này khi có nhu cầu
thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn NH buộc phải vay trên thị trƣờng tiền tệ với lãi
suất cao. Thực tế cho thấy những thang cuối năm trong thời gian này, các NH đua
nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trƣờng tiền tệ LNH lên
cao.
Giai đoạn 2015, 2016 và 2017 nhìn chung các NH có sự điều chỉnh theo hƣớng tích
cực về chỉ số này. Các chỉ số thanh khoản nhanh của các NH trong giai đoạn này đƣợc
duy trì khá tốt và thể hiện xu hƣớng ngày càng ổn định hơn. Riêng có STB chỉ số này
lại có xu hƣớng sụt giảm cho thấy có sự khó khăn trong thanh khoản của các NHTM
do giai đoạn hậu sát nhập với NH Phƣơng Nam.

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG


Nghiên cứu sử dụng mô hình BCC (Banker và cộng sự 1984) với sự hô trợ của phần
mềm DEA slover để ƣớc lƣợng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo
phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA). Nghiên cứu phân tích hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả chí phí trong giai đoạn 2007-2017. Kết quả phân tích chi tiết đƣợc trình bày
tại phụ lục 1
Hiệu quả kỹ thuật theo DEA của các NHTM thấp nhất vào năm 2008 đạt 80% và cao
nhất vào năm 2007 đạt 92%. Hiệu quả kỹ thuật theo DEA trung bình giai đoạn 2007-
2017 đạt 86%. Tính không hiệu quả về kỹ thuật phản ánh sự chệch hƣớng về quản lý
so với ngân hàng có hiệu quả tốt nhất. Kết quả phân tích kỹ thuật theo DEA trong phụ
lục 1 cho thấy AGR,VCB, MBB, TPB, NAB là những ngân hàng có mức hiệu quả kỹ
thuật trung bình cao nhất (100%) và NAV là ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất
(56%)Hiệu quả kỹ thuật trung bình đƣợc duy trì ở mức khá cao cho thấy các NHTM
Việt Nam đã chú trọng gia tăng năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
của mình để đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ƣu. Các NHTM trong mẫu nghiên cứu giai
đoạn 2007-2017 hiệu quả kỹ thuật đạt trung bình 86% nguyên nhân chính là việc sử
dụng chƣa hợp lý các yếu tố đầu vào.
83

Sau khi nghiên cứu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tác giả
nhận thấy một số bất cập sau đây:
Một là, sự tăng trƣởng về quy mô của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có sự tăng
lên đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của tài sản bình
quân của các NHTM không tăng bằng tốc độ tăng trƣởng nên không phát huy đƣợc lợi
thế về quy mô mà các ngân hàng đang có đƣợc.
Hai là, chất lƣợng tài sản của các NHTM có xu hƣớng giảm trong giai đoạn nghiên
cứu khi tỷ lệ dự phofnh rủi ro trên dƣ nợ của các ngân hàng gia tăng.
Ba là, tỷ trọng doanh thu của hoạt động tín dụng quá cách biệt với tỷ trọng hoạt động
ngoài lãi. Tỷ trọng doanh thu ngoài lãi chỉ chiếm xấp xỉ 10% so với tỷ trọng doanh thu
từ tín dụng.
Bốn là, việc phân phối và sử dụng các nguồn lực của các NHTM Việt Nam chƣa thật
sự hợp lý nó phản anh qua hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng chỉ đạt
86%.

4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHMTM VIỆT NAM

Để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam, nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy tobit với sự hỗ trợ của
phần mềm Stata.
Bảng 4.4: Thống kê mô tả chi tiết các biến trong mô hình.
sum DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE
Biên nghiên cứu Trung bình Độ lêch chuẩn
DEA_TE .869 .166
SIZE .608 .560
DETA .608 .151
EQTA .530 .140
LATA .009 .009
LODE .921 .357
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA
84

Bảng 4.5 Xem xét tính tƣơng quan của các biến độc lập
pwcorr DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE

| DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE


DEA_TE | 1.000
SIZE | 0.105 1.000
DETA | -0.1032 0.5027 1.0000
EQTA | -0.0419 0.1885 0.4904 1.0000
LATA | 0.2810 -0.2707 -0.2523 -0.0198 1.0000
LODE | 0.0922 -0.3672 -0.5350 0.3572 0.2202 1.0000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA

Qua quá trình kiểm tra xem xét tính tƣơng quan của các biến độc lập trong mô hình.
Kết quả cho thấy các chỉ số chỉ xấp xỉ ở quanh mức 0,5 và không có chỉ số nào vƣợt
quá 0,6 qua đó ta có thể dùng các biến độc lập này để phân tích mô hình.
Bảng 4.6 Kết quả phân tích hồi quy tobit với biến phụ thuộc là DEA_TE
tobit DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE, ul(1)

DEA_TE Hệ số Độ lêch chuẩn Giá trị P

*
SIZE 0.168 .034 0.000
**
DETA 0.681 .286 0.018
*
EQTA -0.959 .285 0.001
*
LATA 0.812 .378 0.000
*
LODE 0.361 .128 0.005
**
C -0.782 .308 0.012

LR chi2(5) = 69.66 Prob > chi2 = 0.0000


*;**;*** mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA
85

Mô hình có giá trị prob>chi2 đạt 0.000 điều này chứng tỏ mô hình hồi quy tobit đảm
bảo độ tin cậy. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017 với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật
theo DEA nhƣ sau:
Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu
với mức ý nghĩa 1% và có tác động cùng chiều phản ánh khi quy mô của các NHTM
tăng dẫn đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô.
Biến DETA phản ánh tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu
và có tác động cùng chiều. Kết quả phản ánh trong giai đoạn nghiên cứu các NHTM
Việt Nam đã phân phối khá tốt nguồn lực này.
Biến EQTA thể hiện cơ cấu vốn trên tổng tài sản có ý nghĩa nghiên cứu và có tác động
ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động. Kết quả này không đúng với giả thuyết kỳ vọng
của nghiên cứu tuy nhiên lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sufian et al. (2012)
và thực trạng của các NHTM Việt Nam hiện nay khi các NH có xu hƣớng duy trì tỷ lệ
EQTA cao nhằm đối phó với những yếu tố bất ổn của nền kinh tế nhƣng xét về lâu dài
việc này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc duy trì tỷ suất sinh lời cũng nhƣ
phân bổ nguồn lực nhằm đạt hiệu quả hoạt động ở mức độ thích hợp.
Biến LATA – trạng thái thanh khoản có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều
với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ
LATA cho biết trong tổng tài sản ngân hàng, tài sản thanh khoản chiếm bao nhiêu. Khi
tỷ số này hợp lý cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ
số này quá cao, điều đó chứng tỏ một lƣợng vốn dƣ đang nằm ở dạng dự trữ mà không
tham gia vào quá trình sản xuất gây lãng phí nguồn lực của ngân hàng.
Biến LODE – tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình
và tác động cùng chiều với biến hiệu quả hoạt động. LODE cho biết quy mô của hoạt
động tín dụng (tạo doanh thu đầu ra) so với tiền gửi khách hàng (nguồn sử dụng để tạo
doanh thu). Khi tỷ lệ này hợp lý thì việc tăng tỷ lệ LODE sẽ làm tăng doanh thu đầu ra
từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này quá cao các
NHTM sẽ phải chịu áp lực về thanh khoản và phải đi huy động các nguồn khác với
chi phí cao hơn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
86

4.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẠNG THÁI THANH
KHOẢN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bảng 4.7 thống kê mô tả các biến trong ƣớc lƣợng D-GMM

. sum DEA_TE LATA LogDEA_TE LogLATA


Biên nghiên cứu Trung bình Độ lêch chuẩn
DEA_TE .869 .166
LATA .009 .009
lDEA_TE -.0705 .097
lLATA -2.219 .490

Ghi chú: lDEA_TE, lLATA là logarit của DEA_TE và LATA


Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm STATA
Kết quả phân tích ƣớc lƣợng dữ liệu bảng động với phƣơng pháp D – GMM một bƣớc
đƣợc thể hiện ở bảng 4.5 với câu lệnh xtabond2 đƣợc giới thiệu bởi Roodmand. Tính
hợp lệ của hai mô hình và của các biến công cụ đƣợc thể hiện ở số biến công cụ là 18
nhỏ hơn số nhóm quan sát là 31.
Ngoài ra, kiểm định Sargan hoặc Hansen sẽ cho thấy tính hiệu lực của mô hình. Đối
với mô hình (1), kiểm định Hansen cho thấy giá trị p>0.1, nghĩa là giả thuyết ban đầu
bác bỏ và mô hình có tính hiệu lực; còn kiểm định AR(2) cũng cho kết quả p>0.1, nên
giả thuyết ban đầu về việc không tồn tại mối tƣơng quan chuỗi 2 bậc bị loại bỏ. Do
đó, tất cả các kết quả trong D– GMM cho mô hình (1) đều có ý nghĩa.
87

Bảng 4.8: Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp D – GMM lDEA_TE
. xtabond2 DEA_TE l.DEA_TE LATA,gmm (l1.DEA_TE l1.LATA,lag (1 1))nolevel
small

DEA_TE Hệ số Độ lêch chuẩn Giá trị P


lDEA_TE -0.194 0.143 0.177
LATA 6.070 2.362 0.011 **
Số lƣợng các quan sát: 220
Số lƣợng nhóm quan sát: 31
Số lƣợng các công cụ: 18
Kiểm định Sargan: chi2(16) = 14.01; Prob > chi2 = 0.598
AR(1) = -1.95
AR(2) = 0.12
F(2, 218) = 3.50
Prob > F = 0.032
*;**;*** mức ý nghĩa 10%; 5% và 1%
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata

Kết quả ở bảng 4.8 và giải thích cho mô hình (1) nhằm phân tích mức độ ảnh hƣởng
của trạng thái thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (hiệu quả ngân hàng
đƣợc đo lƣờng qua hiệu quả kỹ thuật), cụ thể nhƣ sau:
- Tỷ lệ trạng thái thanh khoản của năm hiện tại t tác động tích cực và có ý nghĩa
thống kê lên hiệu quả hoat động.
- Bậc trễ 1 của hiệu quả hoạt động không có tác động đến hiệu quả hoạt động
năm quan sát do không có ý nghĩa thống kê
Điều này có thể đƣợc giải thích bởi lý thuyết “các bên liên quan” khi trạng thái thanh
khoản tốt sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2007-2017.
88

Đối với mô hình (2), sự ảnh hƣởng ngƣợc lại của hiệu quả hoạt động đến trạng thái
thanh khoản, nhằm đánh giá toàn diện quan hệ tuyến tính giữa trạng thái thanh khoản
và hiệu quả hoạt động. Cụ thể:
Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp D – GMM lLATA
. xtabond2 LATA l.LATA DEA_TE ,gmm (l1.LATA l1.DEA_TE ,lag (1 1))nolevel
small
LATA Hệ số Độ lêch chuẩn Giá trị P
l LATA 0.3990237 0.1033363 0.000 ***
DEA_TE 0.0256083 0.0152132 0.011 **
Số lƣợng các quan sát: 222
Số lƣợng nhóm quan sát: 31
Số lƣợng các công cụ: 18
Kiểm định Sargan: chi2(16) = 19.93; Prob > chi2 = 0.223
AR(1) = -4.90
AR(2) = 1.03
F(2, 220) = 12.61
Prob > F = 0.000
*;**;*** mức ý nghĩa 10%; 5% và 1%
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata
Kết quả phân tích ƣớc lƣợng dữ liệu bảng động với phƣơng pháp D – GMM đƣợc thể
hiện ở bảng 4.9 với câu lệnh xtabond2 đƣợc giới thiệu bởi Roodmand. Tính hợp lệ của
hai mô hình và của các biến công cụ đƣợc thể hiện ở số biến công cụ là 18 nhỏ hơn số
nhóm quan sát là 31.
Ngoài ra, kiểm định Sargan hoặc Hansen sẽ cho thấy tính hiệu lực của mô hình. Đối
với mô hình (1), kiểm định Hansen cho thấy giá trị p>0.1, nghĩa là giả thuyết ban đầu
bác bỏ và mô hình có tính hiệu lực; còn kiểm định AR(2) cũng cho kết quả p>0.1, nên
giả thuyết ban đầu về việc không tồn tại mối tƣơng quan chuỗi 2 bậc bị loại bỏ. Do
đó, tất cả các kết quả trong D– GMM cho mô hình đều có ý nghĩa

- Bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tác động tích cực đến trạng thái thanh
khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, bậc trễ 1 của trạng thái thanh
khoản tăng 1 phần trăm thì trạng thái thanh khoản năm quan sát tăng 3.99 phần trăm.
89

- Hiệu quả hoạt động năm t có tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản năm
quan sát và có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4


Trong chƣơng 4, nghiên cứu đã tiến hành phân tích đo lƣờng hiệu quả hoạt động, từ
kết quả của đo lƣờng hiệu quả hoạt động nghiên cứu đã phân tích các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng nhƣ phân tích mối quan hệ
giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Dựa trên kết quả phân tích đo lƣờng hiệu quả hoạt động, phân tích các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa
trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu tổng hợp các kết luận và
đánh giá sau:
-Hiệu quả kỹ thuật theo DEA đạt trung bình 86% trong giai đoạn nghiên cứu. Hiệu
quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam đạt mức khá thấp là do quy mô đầu vào lớn
trong khi quy mô thu nhập đầu ra chƣa tƣơng xứng làm giảm hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam.
Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam cho thấy Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng, biến DETA phản
ánh tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản, biến LATA – trạng thái thanh khoản,
Biến LODE – tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình
nghiên cứu và tác động cùng chiều. Riêng biến EQTA thể hiện cơ cấu vốn trên tổng tài
sản có ý nghĩa nghiên cứu và có tác động ngƣợc chiều với hiệu quả hoạt động.
Kết quả phân tích cho thấy,trong giai đoạn 2007-2017 trạng thái thanh khoản có tác
động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Ở chiều ngƣợc lại
hiệu quả hoạt động ngân hàng tác động đến trạng thái thanh khoản cũng có ý nghĩa
thống kê.
Nghiên cứu tiếp tục tiến hành đánh giá hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để
trong mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là cơ sở cho các giải pháp, kiến nghị và đề xuất
giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
90

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1 KẾT LUẬN

5.1.1 Kết luận về đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Kết quả phân tích và xếp hạng hiệu quả kỹ thuật theo phƣơng pháp phân tích bao dữ
liệu (DEA) đƣợc trình bày chi tiết trong phụ lục 1, nghiên cứu nhận thấy hiệu quả hoạt
động của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu có những vấn đề bất cập:
Thứ nhất, tỷ trọng nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn quá thấp so với tỷ
trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Nếu xét về số tuyệt đối thì doanh thu từ hoạt động phi tín dụng bình quân chỉ bằng
khoảng 1/5 so với doanh thu từ hoạt động tín dụng bình quân. Cụ thể năm 2017 tổng
thu từ hoạt động phi tín dụng chỉ xấp xỉ 42.388 tỷ đồng, trong khi đó thu từ hoạt động
tín dụng lên đến hơn 134.590 tỷ đồng.
Thứ hai, Quy mô của các NHTM trong mẫu nghiên cứu đã có sự tăng trƣởng trunh
bình trên 15%. Tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2017 tổng tài sản bình quân của
các NHTM chỉ mới sấp xỉ 267.829.499 trđ khiến các NHTM Việt Nam chƣa tận dụng
đƣợc lợi thế nhờ quy mô mà các ngân hàng có đƣợc.
Thứ ba, hạn chế về hiệu quả kỹ thuật của các NHTM trong mẫu nghiên cứu còn thấp.
Hiệu quả theo kỹ thuật theo DEA trung bình trong giai đoạn nghiên cứu chỉ đạt 86%.
Kết quả này chứng tỏ các NHTM Việt Nam vẫn chƣa sử dụng hiệu quả các nguồn lực
đầu vào của mình để đạt đƣợc biên hiệu quả tối ƣu.

5.1.2 Kết luận về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam
Qua quá trình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam thông qua mô hình hồi quy Tobit với biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật
theo DEA. Nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề đáng chú ý:
Thứ nhất, biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa. Cho thấy trong giai đoạn
nghiên cứu các ngân hàng đã tận dụng tốt nguồn vốn này trong việc mở rộng tỷ lệ
nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
91

Thứ hai, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động tích cực và có quan hệ ngƣợc
chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có xu hƣớng duy trì tỷ lệ
EQTA cao có sự ổn định cao hơn vì có khả năng ứng phó với các vấn đề bất trắc từ
nền kinh tế. Tuy nhiên, việc duy trì quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ gây áp lực và khó
khăn cho ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ sinh lời ở mức độ phù hợp.
Thứ ba, biến tỷ lệ dƣ nợ tín dụng với tiền gửi khách hàng – LODE có ý nghĩa trong
mô hình và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM trong giai
đoạn nghiên cứu. Tỷ lệ LODE cho biết quy mô hoạt động tạo doanh thu đầu ra so với
nguồn vốn đầu vào mà các NHTM đã sử dụng để tạo ra nguồn thu đó. Khi tỷ lệ này
quá cao các NHTM chịu áp lực về thanh khoản và phải huy động các nguồn khác với
chi phí cao hơn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên khi tỷ lệ
này duy trì ở mức hợp lý thì gia tăng LODE sẽ làm dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam.
Thứ tƣ, biến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản – LATA phản ánh trạng thái
thanh khoản của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa và tác động cùng chiều với hiệu quả
hoạt động. Tỷ lệ này cho biết mức độ các tài sản thanh khoản mà các NHTM đang
nắm giữ nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và bền vững cho các NHTM. Tuy
nhiên nếu tỷ lệ này quá cao đồng nghĩa với việc một lƣợng lớn tài sản không tham gia
vào tạo ra thu nhập sẽ làm chi phí tăng dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
Thứ năm, quy mô của các NHTM – SIZE có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu và có
tác động cùng chiều trong mô hình phản ánh khi gia tăng quy mô của các NHTM sẽ
làm tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng đƣợc lợi thế theo quy mô. Tuy nhiên đây chỉ
là giai đoạn đầu của quá trình tăng trƣởng, giai đoạn sau các NHTM sẽ mất dần lợi thế
này và dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM. Quá trình tăng trƣởng sẽ
tiếp tục nếu các NHTM biết tận dụng lợi thế, cải tiến quy trình và áp dụng công nghệ
hiện đại sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động.

5.1.3 Kết luận về mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động
Thứ nhất, kết quả phân tích cho thấy,trong giai đoạn 2007-2017 trạng thái thanh khoản
có tác động tích cực đế hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Thứ hai, ở chiều ngƣợc lại hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng có tác động đến trạng
thái thanh khoản.
92

Thứ ba, tỷ lệ trạng thái thanh khoản của năm hiện tại t tác động tích cực và có ý nghĩa
thống kê lên hiệu quả hoat động. Tuy nhiên, bậc trễ 1 của hiệu quả hoạt động không có
tác động đến hiệu quả hoạt động năm quan sát do không có ý nghĩa thống kê.
Thứ tƣ, bậc trễ 1 của trạng thái thanh khoản tác động tích cực đến trạng thái thanh
khoản năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là, bậc trễ 1 của trạng thái thanh
khoản tăng 1 phần trăm thì trạng thái thanh khoản năm quan sát tăng 3.99 phần trăm.

Thứ năm, hiệu quả hoạt động năm t có tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản
năm quan sát và có ý nghĩa thống kê. Qua đó cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa
trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn
2007-2017.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Từ những phân tích kết quả ở chƣơng 4 về đo lƣờng hiệu quả hoạt động, các nhân tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và mối quan hệ giữa trạng thái
thanh khoản và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ kết hợp với thực trạng về trạng thái thanh
khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, tác giả xin đề
xuất một số giải pháp từ phía chính các ngân hàng thƣơng mại nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam.

5.2.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các yếu tố về tài chính

5.2.1.1 Cải thiện quy mô ngân hàng


Biến SIZE thể hiện quy mô của các ngân hàng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu
với mức ý nghĩa 1% và có tác động cùng chiều phản ánh khi quy mô của các NHTM
tăng dẫn đến việc gia tăng hiệu quả hoạt động khi tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô. Về
mặt lý thuyết, một ngân hàng có quy mô tổng tài sản càng lớn thƣờng thể hiện khả
năng huy động vốn và năng lực cho vay càng cao vì vậy sẽ làm cho khả năng thanh
khoản của ngân hàng càng tốt lên.Ở Việt Nam các ngân hàng có quy mô tổng tài sản
lớn thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn nhà nƣớc chiếm đa số. Các
ngân hàng này nhận đƣợc nhiều ƣu đãi trong việc huy động các nguồn vốn lớn giá rẻ
ví dụ nhƣ nguồn từ kho bạc nhà nƣớc, trạm BOT và các công ty có vốn nhà nƣớc....
93

Điều này cho thấy quy mô của các ngân hàng càng cao sẽ giúp cho khả năng thanh
khoản đƣợc cải thiện và qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam
Trong tất cả các nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu là nguồn có thể đƣợc sử dụng linh hoạt
nhất và NH có tính tự chủ cao nhất. Vốn chủ sở hữu của NH có thể đƣợc sử dụng để
bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời, để đề phòng rủi ro trong hoạt động… Quy mô
vốn chủ sở hữu đƣợc cải thiện sẽ là một điều kiện để NH cải thiện năng lực quản lý
thanh khoản: khi có một lƣợng vốn lớn hơn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản khi có những phát sinh nhu cầu rút vốn đột ngột mà các nhà quản trị không
lƣờng tính trƣớc đƣợc. Ngoài ra, khi ngân hàng có quy mô lớn sẽ tạo lòng tin cho
khách hàng tốt hơn. Qua đó, khi gặp những sự cố về tin đồn, niềm tin của khách hàng
sẽ là một trong những yếu tố then chốt để không xảy ra hiện tƣợng rút vốn ồ ạt dẫn đến
suy giảm thanh khoản.

Có thể nói, quy mô của các NH Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các nƣớc trong khu
vực nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thai Lan và Indonesia. Do đó, các NH Việt
Nam đang chịu áp lực phải tăng cƣờng qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an
toàn hoạt động. Có thể thấy rằng, việc tăng vốn là yếu tố cần thiết để nâng cao sức
cạnh tranh trong bối cảnh thị trƣờng tài chính hiện nay.
Tuy nhiên theo lý thuyết về lợi thế quy mô của ngân hàng thì lợi thế này chỉ có trong
giai đoạn đầu của quá trình tăng trƣởng và càng về sau sẽ càng mất dần. Các NHTM
cần duy trì quy mô hoạt động tại điểm có mức chi phí trung bình trong ngắn hạn và dài
hạn thấp nhất.
94

Hình 5.1 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến 31/12/2017

Nguồn: NFSC (2017)


95

5.2.1.2 Nâng cao năng lực tài chính


Kết quả phân tích ở chƣơng 4 cũng cho thấy các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
vẫn còn sử dụng lãng phí các nguồn lực và một số ngân hàng đang phải đối mặt với
hiệu suất giảm theo quy mô. Các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tuy chiếm thị phần
thị trƣờng lớn nhƣng hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều hạn chế, hoạt động
vẫn dựa chủ yếu vào các nghiệp vụ truyền thống, có nhiều rủi ro.
Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, sức mạnh cạnh tranh trong xu hƣớng hội
nhập quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại cần tiếp tục đẩy mạnh việc chấn chỉnh
củng cố hoạt động của các ngân hàng theo hƣớng:
Năng lực tài chính của các NHTM nƣớc ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều
còn là thấp so với các nƣớc trong khu vực. Hơn nữa kết quả ƣớc lƣợng của mô hình
Tobit cũng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản EQTA và BANKSIZE có ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam chính điều
này cho ta gợi ý để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số
biện pháp nhƣ: Cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có phù hợp với chuẩn mực quốc tế và xử
lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng
cạnh tranh nhằm cung cấp một dịch vụ đệm để bù đắp các rủi ro, thua lỗ và cho phép
các NHTM tiếp tục tồn tại để từng bƣớc có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động trong
tƣơng lai.
- Đối với các NHTM có vốn nhà nƣớc, tập trung bổ sung thêm vốn để đến năm 2020
hệ số CAR đạt trên 9%, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật của Việt
Nam. Tuy nhiên, nếu các NHTM nhà nƣớc chỉ mong chờ vào ngân sách nhà nƣớc thì
không phải là một giải pháp đúng đắn mà giải pháp cơ bản là phải cổ phần hóa. Nhƣ
vậy, phải nhanh chóng hoàn tất quá trình cổ phần hoá bốn ngân hàng thƣơng mại nhà
nƣớc còn lại sau khi đã thực hiện thành công cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thƣơng,
nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc. Bởi vì, quá trình cổ phần
hóa sẽ thực hiện việc tái cơ cấu lại vốn cho các NHTM nhà nƣớc từ đó nâng cao năng
lực tài chính, đổi mới toàn bộ cách thức quản lý, tuyển dụng nhân sự. Trên cơ sở đó
thay đổi mô hình quản lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh, tạo điều
kiện để các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trƣờng vốn.
Nghiên cứu và xem xét tiến hành sát nhập các NHTM nhà nƣớc để trở thành một ngân
hàng có đủ tiềm lực về tài chính có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và
96

trên thế giới. Hiện nay, các NHTM nhà nƣớc ở Việt Nam tuy có tên gọi khác nhau
nhƣng đều có các chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng nhƣ nhau và đều có vốn sở
hữu của nhà nƣớc. Chính việc chia nhỏ nguồn vốn của nhà nƣớc thành nhiều ngân
hàng đã làm cho hoạt động không hiệu quả bởi chi phí cho công tác điều hành chi phí
quản lý quá cao. Sáp nhập sẽ tạo nên quy mô về vốn lớn hơn đồng thời giảm đƣợc chi
phí điều hành, quản lý và hơn hết là tạo nên phƣơng thức quản lý mới là cơ hội để
sử dụng vốn có hiệu quả.
Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹ thuật
cũng nhƣ trình độ quản lý từ các nƣớc tiên tiến trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên,
khi lựa chọn các đối tác chiến lƣợc các ngân hàng thƣơng mại cần phải cân nhắc kỹ,
bởi vì có những đối tác họ chỉ đơn thuần vì mục tiêu hƣởng cổ tức hoặc lợi nhuận từ
chênh lệch giá vốn trên thị trƣờng.
- Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát
hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng
vốn điều lệ và không khắc phục đƣợc những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi
giấy phép hoạt động. Đồng thời nâng giới hạn vốn điều lệ và dần dần chuyển đổi và
xóa bỏ loại hình ngân hàng thƣơng mại cổ phần nông thôn. Tuy nhiên NHNN cũng
cần thận trọng khi cho phép các ngân hàng thƣơng cổ phần đô thị tăng vốn vì một số
ngân hàng này hiện nay đang hoạt động với hiệu suất giảm theo quy mô và tỷ lệ an
toàn vốn hiện tại quá lớn bởi vậy việc tăng vốn chủ sở hữu là không có ý nghĩa đối với
các ngân hàng này.

5.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn

5.2.2.1 Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn


Kết quả nghiên cứu cho thấy biến DETA phản ánh tiền gửi trên tổng tài sản có ý nghĩa
nghiên cứu và tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động. Do đó các NHTM Việt
Nam nên đa dạng hoác các nghiệp vụ huy động vốn nhằm tạo tính chủ động trong việc
đảm bảo thanh khoản qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam. Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản
cho NH. Trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2017, các NHTM đã dần mở rộng các hình
thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên,
điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào NH hay trở thành chủ nợ của NHTM bằng
97

việc mua chứng chỉ nợ do NH phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi
đƣợc nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác nhƣ uy tín của NH, tiện
ích mang lại khi đến giao dịch với NH…Vì vậy, để thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến
gửi tiền và huy động tối ƣu nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, các NHTM cần:
- Phát triển thêm những sản phẩm huy động vốn với kỳ hạn linh hoạt (nhƣ kỳ hạn
1, 2, 3 tuần, 1, 2 tháng, hay những kỳ hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy
động (USD, EUR, AUD…) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi,
tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tại điểm cố định và tại gia…) Qua
đó tạo thuận lợi cho ngƣời gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền.
Đồng thời, tăng cƣờng quan hệ quốc tế song phƣơng, đa phƣơng với các NH nƣớc
ngoài, NH đại lí để tranh thủ các nguồn vốn nƣớc ngoài, đặc biệt là nguồn trung dài
hạn và nguồn vốn tài trợ.
Đối với nguồn vốn huy động dân cƣ, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của NH,
vì vậy, các NHTM cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới, huy động tiết
kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn
khách hàng bằng các tiện ích mà NH mang lại cho khách hàng. Các ngân hàng nên cho
phép khách hàng gửi tiết kiệm theo yêu cầu. Ví dụ thực tế hiện nay khách hàng nguồn
vốn nhàn rỗi và có nhu cầu gửi tiết kiệm có kỳ hạn 42 ngày. Nhƣng các sản phẩm gửi
tiết kiệm hiện nay chỉ có theo tháng. Nếu khách hàng gửi kỳ hạn 30 ngày thì thiệt thòi
12 ngày có lãi và nếu khách hàng rút thì ngân hàng lại mất 12 ngày có nguồn vốn đó.
Nếu khách hàng gửi 2 tháng thì phải tất toán trƣớc hạn lại bị bao nhiêu thủ tục phiền
hà còn về phía ngân hàng lại bị bị động về nguồn vốn. Trong bối cảnh đó, các NHTM
nên cho khách hàng đƣợc tự chọn kỳ hạn gửi để tối ƣu lợi ích cho khách hàng cũng
nhƣ tận dụng triệt để lợi ích của nguồn vốn này ở phía ngân hàng. Với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, các phần mềm, chức năng hiện nay trên hệ thống ngân hàng
chẳng hạn nhƣ T24 hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc việc này.
- Đa dạng hoá các nhóm đối tƣợng của sản phẩm huy động: Một vài NHTM hiện
nay có những chi nhánh đặc thù hay do khu vực đó chỉ tập trung một nhóm khách
hàng. Nếu trƣờng hợp xảy ra biến cố nhóm khách hàng đó rút tiền thì sẽ ảnh hƣởng rất
lớn đến trạng thái thanh khoản và qua đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng rất nhiều. Các NHTM nên có chủ trƣơng trong định hƣớng phát triển của từng
đơn vị kinh doanh, một mặt tận dụng cơ hội trong việc tiếp cận nguồn vốn của các
98

nhóm đối tƣợng hiện hữu, mặt khác luôn chủ động mở rộng đối tƣợng của các sản
phẩm huy động nhằm đa dạng hoá đối tƣợng khách hàng. Đối với các sản phẩm huy
động sẵn có của ngân hàng mà các đơn vị kinh doanh chƣa sử dụng để đa dạng hoá đối
tƣợng huy động của mình thì cần phải phát huy nhiều hơn. Đối với các đối tƣợng
khách hàng đặc thù mới mà sản phẩm huy động hiện tại của ngân hàng chƣa hƣớng tới
phục vụ, các đơn vị kinh doanh nên đề xuất với phòng phát triển sản phẩm Hội sở
nhằm sớm đƣa ra các sản huy động mới phục vụ cho trải nghiệm của những nhóm
khách hàng này đƣợc tối ƣu nhất.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của NHTM kết hợp với đổi mới công
nghệ thanh toán: Những dịch vụ nhƣ Internet banking, phone banking, ...,đang dần
bộ lộ những nhƣợc điểm (ví dụ sự cố lỗi bảo mật khiến KH Na Hƣơng mất tiền 500 trđ
tại VCB) và không theo kịp xu hƣớng phát triển của công nghệ (các nền tảng mới hiện
nay thu hút đƣợc rất nhiều ngƣời dùng nhƣ Facebook, Youtube, Tik tok...). Các ngân
hàng cần sớm khắc phục các nhƣợc điểm hiện tại và phát triển các sản phẩm có thể
tích hợp trên các nền tảng công nghệ mới. Đồng thời, Ngân hàng cần cải tiến chính
sách lãi suất đa dạng tƣơng ứng với những hình thức huy động, cho phép chuyển đổi
dễ dàng giữa những hình thức huy động.

5.2.2.2 Đa dạng hoá các nghiệp vụ sử dụng vốn


Dựa vào kết quả nghiên cứu ở chƣơng 4, biến LODE phản ánh tỷ lệ dƣ nợ tín dụng
trên tiền gửi khách hàng có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều với hiệu quả
hoạt động. Khi các NHTM tận dụng đƣợc quy mô của hoạt động tín dụng nhằm tạo
doanh thu đầu ra so với nguồn sử dụng để tạo doanh thu từ tiền gửi khách hàng sẽ làm
tăng doanh thu đầu ra qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
- Phát triển nghiệp vụ mua và bán các khoản cho vay: Đây có thể coi là nghiệp vụ
đƣợc các NH ƣu thích khi hoạt động NH trở thành công nghiệp NH. Nghiệp vụ này
đƣợc đề cập tới trong Quy chế mua bán nợ đƣợc NHNN ban hành kèm theo Quyết
định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21 thang 12 năm 2006. Mua bán khoản cho vay là
một hình thức thay đổi chủ thể ngƣời cho vay trong mối quan hệ tín dụng. Trong đó
ngƣời đi vay đầu tiên trao quyền đòi của mình cho một ngƣời khác trên sự thoả thuận
một mức giá cả hợp lí giữa hai bên. Giá cả của khoản cho vay trong trƣờng hợp này
đƣợc tính toán thƣơng lƣợng căn cứ trên giá trị còn lại của khoản vay. Khi bán khoản
vay là ngƣời cho vay đã từ chối hƣởng những lợi ích do khoản vay đem lại nhƣ lãi,
99

vốn gốc và cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao khoản cho vay là chuyển giao cả
những rủi ro tiềm ẩn sang ngƣời mua.
- Đa dạng hoá đối tƣợng khách và kỳ hạn của các sản phẩm tín dụng: Các kết quả
ƣớc lƣợng từ mô hình định lƣợng cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn
còn thấp và thu nhập hiện tại của các ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ lãi. Nhƣ vậy,
để tăng hiệu quả hoạt động của mình thì các ngân hàng cần phát triển các sản phẩm tín
dụng phục vụ đa dạng các nhóm đối tƣợng cũng nhƣ nhu cầu linh hoạt về kỳ hạn vay
của những nhóm đối tƣợng này (nhóm đối tƣợng giảng viên đại học có thu nhập hàng
tháng chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc một phần lãi vay, nhƣng mỗi 6 tháng nhóm
này lại có thêm nguồn thu nhập từ tiền giảng và phúc lợi. Do đó sản phẩm vay góp vốn
lãi theo kỳ hàng tháng hoàn toàn không phù hợp với nhóm đối tƣợng này. Nên có
những sản phẩm linh hoạt về kỳ hạn phù hợp với từng nhóm đối tƣợng)

5.2.3 Nâng cao năng lực quản trị thanh khoản


Dựa vào kết quả phân tích ở chƣơng 4, biến LATA phản ánh trạng thái thanh khoản tác
động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu. Khi trạng thái thanh khoản của các NHTM đảm bảo đƣợc khả năng thanh
toán của các nghĩa vụ khi đến hạn mà không có các tổn thất đáng kể sẽ góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nhƣng khi chỉ số này quá cao thể
hiện một lƣợng vốn lớn đang không tham gia vào quá trình sản xuất và gây ra lãng phí
cho ngân hàng. Do đó, để có thể nâng cao năng lực quản trị thanh khoản nhằm tăng
hiệu quả hoạt động các ngân hàng cần:
- Xây dựng cơ chế kiểm soát ALCO để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
thanh khoản:Hoạt động của ủy ban ALCO là đƣờng lối chung cho việc thực hiện
quản trị thanh khoản tại ngân hàng. Các ALCO hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động quản trị thanh khoản. Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm
soát nội bộ đầy đủ cho quá trình quản trị thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ
thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của
ALCO và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ đƣợc tăng cƣờng hoặc chỉnh sửa khi cần
thiết. Kết quả của những đánh giá này cần đƣợc cung cấp cho hội đồng ALCO trong
các cuộc họp định kì.
Việc kiểm soát hoạt động của ủy ban ALCO đối với việc quản trị thanh khoản cần là
một phần không thể thiếu của hệ thống kiểm soát nội bộ chung của ngân hàng. Kiểm
100

soát nội bộ về quản lý thanh khoản cần thúc đẩy những hoạt động có hiệu quả, các hệ
thống báo cáo quản lý và báo cáo tài chính đều đặn và đáng tin cậy và thúc đẩy việc
tuân thủ các luật lệ, quy trình và các chính sách của ngân hàng.Về các quy trình và
chính sách kiểm soát hỗ trợ bộ phận ALCO, cần chú ý tới những quy trình xét duyệt,
các giới hạn và các cơ chế khác để đảm bảo là việc quản lý rủi ro thanh khoản của
ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Nhiều công việc cần làm để quản lý rủi ro tốt nhƣ
đo lƣờng rủi ro, theo dõi và kiểm soát là những khía cạnh chủ chốt của một hệ thống
kiểm soát ALCO hiệu quả của ngân hàng.
Cho dù tất cả quy trình xây dựng các giới hạn và việc thực hiện chúng có thể khác
nhau giữa các ngân hàng nhƣng việc xem xét định kỳ cần đƣợc thực hiện để xác định
liệu các ALCO của ngân hàng có tuân thủ các chính sách và quy trình đƣa ra hay
không và có hoạt động đúng, đủ với chức năng vốn có hay chƣa. Các trạng thái vƣợt
quá những giới hạn cho phép cần đƣợc chấn chỉnh theo các quy trình đƣợc đƣa trong
các chính sách đã đƣợc duyệt và cần đƣợc báo cáo cụ thể đến các ALCO. Việc xem xét
định kỳ quá trình quản lý khả năng thanh khoản cũng cần đề cập tới những thay đổi
đáng kể về bản chất của các công cụ, các giới hạn hạn và các biện pháp kiểm soát đã
diễn ra từ sau lần xem xét trƣớc đó.Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng cần xem xét định
kỳ qui trình quản lý khả năng thanh khoản hiện hành của ALCO để xác định những
vấn đề hoặc những điểm yếu của qui trình này. Sau đó, những vấn đề đƣợc phát hiện
cần đƣợc xem xét bởi các cán bộ quản lý cấp cao một cách kịp thời và hiệu quả.
- Xem xét áp dụng mô hình quản trị thanh khoản định lƣợng có hiệu chỉnh yếu tố
thị trƣờng
Mô hình đánh giá lại danh mục từ đó xác định mức chênh lệch thanh khoản ròng hiện
đang đƣợc áp dụng tại các NHTM đã bắt đầu bộc lộ nhiều điểm yếu đi liền với quá
trình phát triển phức tạp của hệ thống. Do đó các NHTM nên xem xét áp dụng mô hình
quản trị thanh khoản định lƣợng có hiệu chỉnh yếu tố thị trƣờng.
Trong hoạt động QTTK, mô hình quản trị thanh khoản có điều chỉnh yếu tố rủi ro -
LvaR (Liquidity Value adjust Risk) đƣợc áp dụng nhƣ là một công cụ đo lƣờng định
lƣợng hữu hiệu nhất hiện nay. Hầu hết các NHTM trên thế giới đều đang áp dụng mô
hình tính LVaR để xác định mức độ chịu rủi ro tối đa đối với các hoạt động kinh doanh
trên thị trƣờng tài chính cũng nhƣ các biến cố thanh khoản gây ra, trên cơ sở đó các
NHTM Việt Nam có thể xác định đƣợc mức dự trữ tối thiểu liên quan đến QTTK. Để
101

áp dụng mô hình này cần có chất lƣợng đội ngũ nhân sự cao và tiềm lực tài chính mạnh
để thuê ngoài dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ quá trình thực hiện. Mà hiện tại tiềm lực về nhân sự
và tài chính của các NHTM hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu. Do đó mô
hình định lƣợng này nên đƣợc áp dụng để quản trị trạng thái thanh khoản của ngân
hàng. Bên cạnh đó, do quy mô của các NHTM tƣơng đối lớn và nắm giữ nhiều loại tài
sản tài chính phức tạp có độ biến động cao với các thay đổi môi trƣờng, do đó sẽ chịu
tác động rất lớn từ việc thay đổi yếu tố môi trƣờng kinh doanh. Mỗi biến động từ các
yếu tố môi trƣờng sẽ gây tác động đa chiều đến giá trị các loại tài sản mà các NHTM
Việt Nam đang nắm giữ từ đó ảnh hƣởng đến trạng thái thanh khoản ròng của ngân
hàng. Do các yếu tố này biến động không ngừng và phức tạp nên cần áp dụng mô hình
LVaR để quản trị tốt thanh khoản trong trƣờng hợp này. Các NHTM Việt Nam cần
nâng cấp mô hình quản trị thanh khoản hiện tại sang xu hƣớng mới trên thế giới – xu
hƣớng phân tích định lƣợng trong tƣơng lai.
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cần tập trung đào sâu vào đặc điểm kinh doanh của
đơn vị mình để nghiên cứu ứng dụng những mô hình định lƣợng tiên tiến hiện nay mà
các nƣớc có nền tài chính phát triển sử dụng nhƣ đã phân tích ở trên. Việc chuẩn bị cho
cơ sở khoa học này rất quan trọng khi mà nền tài chính Việt Nam đang có những bƣớc
hội nhập lớn, nền tài chính nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng sẽ có
những cải tiến đáng kể cả về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ độ phức tạp trong quản
trị. Do đó, học hỏi những kinh nghiệm này sẽ góp phần giúp các NHTM có một sự
chuẩn bị tốt cho công việc kinh doanh.

5.2.4 Nâng cao năng lực quản trị điều hành


Một trong những yếu tố có thể đƣợc sử dụng để phản ánh năng lực điều hành, quản trị
ngân hàng đó là tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DETA) và tỷ lệ cho vay
trên tiền gửi khách hàng (LODE). Theo kết quả ƣớc lƣợng đƣợc trong mô hình Tobit
thì các tỷ lệ này hiện nay có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng. Nhƣ vậy rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động thì các ngân hàng thƣơng mại
cần hoàn thiện hơn nữa năng lực quản trị điều hành qua đó cơ cấu lại các nhóm tỷ lệ ở
mức phù hợp nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng. Đồng thời, xây dựng chuẩn hoá và văn bản hoá toàn
bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, đẩy nhanh việc thực
hiện cải cách hành chính doanh nghiệp. Cụ thể là:
102

- Đổi mới cơ cấu hoạt động của các NHTM: Một nội dung quan trọng trong đề án tái
cơ cấu là đổi mới tổ chức bộ máy theo hƣớng NHTM hiện đại. Quá trình tiến hành cơ
cấu lại tổ chức của các NHTM cần theo hƣớng thực hiện quản lý các hoạt động kinh
doanh của các NHTM theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng
đa năng, thay thế dần cho việc quản lý theo chức năng và nghiệp vụ hiện nay, đồng
thời nâng cao trình độ quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ - tài sản có, kiểm soát nội bộ,
nhằm để tạo tiền đề xây dựng một số tập đoàn tài chính mạnh, có khả năng hoạt động
nhƣ một ngân hàng quốc tế. Việc áp dụng phân cấp quản lý theo mô hình khối có thể
nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng đồng thời có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu
phát triển ngân hàng trong tƣơng lai. Đây cũng là mô hình tổ chức đang đƣợc áp dụng
tại hầu hết các ngân hàng lớn hàng đầu thế giới. Bằng việc phát triển mô hình khối,
hoạt động ngân hàng sẽ đƣợc tổ chức thành các khối cơ bản nhƣ khối ngân hàng bán
lẻ; khối ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối các định chế tài chính và khối quản lý
vốn. Hỗ trợ cho các khối hoạt động ngân hàng là các phòng ban có nhiệm vụ đảm bảo
cho các hoạt động ngân hàng đƣợc vận hành thông suốt.
Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt động của các NHTM cần xây dựng đƣợc các qui
chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị
nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay
tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và
hiệu quả kinh doanh ngân hàng.
- Tăng cƣờng hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ: Công tác KSNB là một hoạt
động rất quan trọng của NH. Nó đảm bảo việc kiểm tra chấp hành đúng quy định tất cả
các nghiệp vụ trong NH. Mặc dù có nhiều văn bản quy định về hoạt động và nhiệm vụ
của công tác này, nhƣng vai trò của nó vẫn chƣa đƣợc đanh gia đúng mức. Việc đặt bộ
máy KSNB dƣới sự chỉ đạo của HĐQT NH mà các NHTM đang áp dụng là một giải
pháp cải thiện năng lực thanh khoản của NH thông qua chất lƣợng kiểm soát rủi ro của
công tác KSNB, đồng thời đây là bộ phận có số liệu chính xác và đầy đủ nhất trong vai
trò tƣ vấn công tác quản lý thanh khoản cho NH. Nếu đặt bộ phận KSNB dƣới sự điều
hành của Tổng giám đốc, nó sẽ rất dễ bị chi phối mục tiêu hoạt động, thay vì theo dõi
và kiểm soát sự chính xác và sự chấp hành các quy định của Nhà nƣớc và của ngành
trong các bộ phận của NH, thì nó có thể bị buộc phải bỏ qua những vi phạm để đạt
đƣợc sự thuận tiện trong các nghiệp vụ và bỏ qua những rủi ro có thể gặp phải. Tuy
103

nhiên, việc hoàn thiện chức năng và tăng cƣờng hiệu quả của bộ phận này là một quá
trinh, đòi hỏi các NHTM phải tăng cƣờng cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh
nghiệm, đồng thời xây dựng quy trình và các biện pháp kiểm soát theo thông lệ quốc
tế.
- Đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho đơn vị cơ
sở: Khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhƣng phải
thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.
- Quản trị tín dụng: quản lý tín dụng nhằm mục đích hƣớng tới khác hàng, đáp ứng
các nhu cầu của khách hàng với chất lƣợng cao nhƣng vẫn đảm bảo một cách an toàn
dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân
hàng quốc tế.
- Quản tri rủi ro: Các ngân hàng cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc hội
đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động
ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo thông lệ
quốc tế.
- Quản trị nguồn vốn: quản lý vốn theo mô hình quản lý tập trung tại trụ sở chính,
quản lý hoạt động của các tài khoản mà ngân hàng mở tại nƣớc ngoài cũng chƣ chịu
trách nhiệm trong việc đầu tƣ nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đóng
hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại ngân hàng nƣớc ngoài ở các chi
nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa
hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.

5.2.5 Các giải pháp khác


Bên cạnh các giải pháp cụ thể đƣợc đƣa ra dựa trên kết quả phân tích về đo lƣờng hiệu
quả hoạt động ngân hàng, các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng và
mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2007-2017. Luận án còn đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả
nghiên cứu thực trạng về trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam:
104

 Thứ nhất, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Sau khi gia nhập WTO, các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức từ
phía các ngân hàng nƣớc ngoài khi họ có nhiều lợi thế về công nghệ và dịch vụ ngân
hàng. Một loạt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại vốn đã đƣợc phổ biến và
kiểm chứng trên nhiều quốc gia khác nhau sẽ đƣợc tung ra trên thị trƣờng Việt Nam
cho khách hàng sử dụng (ví dụ nhƣ các ngân hàng của Mỹ, Nhật và Singapore).
Những lợi thế tạm thời của các ngân hàng Việt Nam sẽ dần mất đi. Điều này đòi hỏi
các ngân hàng Việt Nam phải sớm tiến hành thực hiện việc hiện đại hoá, nhanh chóng
đƣa ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là hệ thống thông tin quản lý
cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh,
kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và
công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và
giám sát từ xa... nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ cho khách hàng. Kinh nghiệm thế
giới cho thấy, các ngân hàng hiện đại muốn duy trì đƣợc hệ thống hạ tầng cơ sở và ứng
dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho các hoạt động của mình thì hàng năm họ
phải đầu tƣ vào công nghệ là khoảng từ 3% - 5% tổng doanh thu hoạt động của ngân
hàng.
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, mặc dù trong thời gian qua các ngân hàng trong
nƣớc đã chú trọng hơn đầu tƣ vào công nghệ thông tin nhƣng đóng góp của tiến bộ vào
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng còn nhiều hạn chế và thực trạng hệ thống công
nghệ thông của ngành ngân hàng vẫn bị đánh giá là yếu kém, manh mún, cục bộ, và
điều này đƣợc khẳng định rõ ràng trong thời kỳ 2007-2017 phản ánh sự thay đổi của
tiến bộ công nghệ.
Nguyên nhân là do nhiều ngân hàng mặc dù đã triển khai các phần mềm hiện đại với
chức năng hoạt động trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho
khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng; các phần mềm mà một số
NHTM đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới đƣợc nhiều ngân
hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi
triển khai xong, một số bộ phận lại chƣa tạo đƣợc một cơ chế nhằm khai thác
hiệu quả công nghệ đó và đặc biệt là nguồn nhân lực của các ngân hàng chƣa
105

hoàn toàn làm chủ đƣợc những công nghệ mới này đã làm cho việc khai thác các hệ
thống công nghệ thông tin thiếu hiệu quả.
Nhƣ vậy, để tăng hiệu quả hoạt động của mình, trong thời gian tới các NHTM cần thực
hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lƣợc nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ
tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tƣ, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả
sử dụng hạ tầng cơ sở hiện có đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ về thẻ nội địa
để dần dần có lãi từ những hoạt động này.
Nếu các ngân hàng thƣơng mại chỉ chú ý phát triển những hoạt động truyền thống thì
rất khó có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của mình, vì đây là những dịch vụ đang bị
cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng tiền tệ, tín dụng. Chính sự cạnh tranh gay gắt này
làm cho biến động về chênh lệch lãi suất giữa đầu ra và đầu vào có xu hƣớng giảm
mạnh, và kết quả là có thể làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Nhƣ vậy, để tăng
hiệu quả hoạt của mình, bên cạnh song song duy trì và nâng cao chất lƣợng dịch vụ
truyền thống, các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ,
đồng thời cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển
những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng
cƣờng bán chéo (Cross - selling) cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng
hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình
hoạt động.
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử
nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm đƣợc việc phát triển các chi nhánh
tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động.
Bên cạnh sự đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ về phần cứng cần lƣu ý lựa
chọn các phần mềm có khả năng mở rộng các ứng dụng dịch vụ. Nhƣ vậy, nếu các
ngân hàng thƣơng mại làm tốt đƣợc những việc nhƣ trên sẽ giúp các ngân hàng thƣơng
mại có thể nâng cao hoạt động của mình, đặc biệt là đối với các ngân hàng đang đối
mặt với hiệu suất giảm theo quy mô, họ có thể phá vỡ đƣợc quy luật này, và dần dần
có thể tăng thị phần thị trƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh trong
thời kỳ hội nhập.
106

 Thứ hai, xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với hệ thống kế toán quốc tế
Trong quá trình nghiên cứu và thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, tôi nhận thấy các báo cáo tài chính của các ngân
hàng đƣợc xây dựng dựa trên cả chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam do đó gây
khó khăn rất nhiều cho ngƣời thu thập, xử lý và phân tích số liệu, chính điều này làm
cho các báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại trở lên mù mờ, thiếu sự minh bạch.
Nhƣ vậy, nếu chúng ta sử dụng hệ thống kế toán quốc tế (IAS) trong công tác kế toán
của các ngân hàng thƣơng mại thì sẽ bỏ đƣợc quy trình báo cáo theo hai phƣơng thức
với hai phiên bản báo cáo khác nhau nhƣ hiện nay, giảm thiểu thời gian, công sức đối
chiếu và điều chỉnh, đồng thời cũng giúp cho các ngân hàng minh bạch hóa tình hình
hoạt động của mình theo chuẩn mực quốc tế và nhanh chóng công bố thông tin đại
chúng về hoạt động của ngân hàng mình. Bởi vậy, trong thời gian tới trƣớc mắt cần:
- Chuyển đổi hệ thống tài khoản kế toán, nội dung hạch toán, chế độ chứng từ kế toán
và xây dựng các loại báo cáo kế toán, báo cáo tài chính phù hợp với thông lệ, chuẩn
mực của hệ thống kế toán quốc tế.
- Việc chuyển đổi hệ thống kế toán phải đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc có chọn
lọc, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ kế toán của các nền kinh tế phát triển theo
quan điểm của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nƣớc.
- Thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm và mỗi ngân hàng cần lựa chọn cho mình một
công ty kiểm toán có uy tín, thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Thứ ba, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Để cải thiện đƣợc hiệu quả hoạt động của mình các ngân hàng cần:
- Rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn nhân lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ
quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại cán bộ
để có cách thức đào tạo phù hợp, có vậy mới có thể giải quyết đƣợc "bài toán" đang
đặt ra đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay, đó là nguồn nhân lực
"thiếu" những vẫn "thừa", đặc biệt là ở các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Cụ thể,
đòi hỏi các NHTM phải sắp xếp, tinh giảm lao động dôi dƣ, bổ sung lao động chuyên
môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển đổi cơ cấu lao
động nghiệp vụ theo hƣớng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên.
- Coi đào tạo là một bộ phận trong chiến lƣợc phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch
đào tạo cán bộ ngay từ khi mới đƣợc tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn
107

đạo đức để xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghề nghiệp.
Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp nhiều hình thức đặc biệt là
đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao nguồn lực hiện có để đáp ứng yêu cầu mới.
- Trƣớc mắt để chủ động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình các
ngân hàng cũng nên xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo riêng và có kế hoạch
hợp tác đào tạo, trao đổi, nghiên cứu với các ngân hàng, tổ chức tài chính có uy tín
trên thế giới để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ đƣợc tiếp cận với những công nghệ
hàng mới, học hỏi những kinh nghiệm quản trị, điều hành của các tổ chức này. Về dài
hạn có thể tiến tới thành lập trƣờng đại học, trƣớc hết là đáp ứng nhân lực trình độ cao
cho ngân hàng mình, sau đó là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thực hiện theo
mô hình tập đoàn kinh doanh đa năng.
- Chƣơng trình đào tạo ở các NHTM phải nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ
của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội
nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết
hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác luật
quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Thƣờng xuyên tổ chức thi sát
hạch chuyên môn nhằm nâng bậc, nâng lƣơng cho đội ngũ cán bộ có nhƣ vậy mới bắt
buộc ngƣời lao động không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Đồng thời cũng phải xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút, khuyến khích
ngƣời lao động theo hƣớng tạo ra động lực thúc đẩy.

 Thứ tƣ, xử lý dứt điểm nợ xấu


Để xử lý dứt điểm nợ xấu và tăng cƣờng năng lực tài chính cho các ngân hàng thƣơng
mại đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Trƣớc hết cần hỗ trợ nguồn tài
chính cho các ngân hàng trích lập đủ dự phòng để có thể bù đắp những tổn thất có thể
xảy ra khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Sau đó thực hiện
chuyển nhƣợng các khoản nợ xấu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ khả năng
và quyền lực xử lý nợ. Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân khác, ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc phép bán nợ cho VAMC hoặc các
doanh nghiệp, cá nhân có đủ năng lực tài chính kể cả tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài
thông qua tổ chức đấu giá công khai.
Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức
năng mua bán nợ theo giá thị trƣờng. Đối với những khoản nợ xấu của các doanh
108

nghiệp mà ngân hàng không chuyển giao đƣợc cho công ty mua bán nợ và tổ chức, cá
nhân khác, thì Chính phủ cần có cơ chế để ngân hàng có thể chủ động áp dụng các
biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Thậm chí, cho phép
ngân hàng đƣợc tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nƣớc và cho phép
chuyển nợ thành vốn góp và tham gia điều hành doanh nghiệp.
Những giải pháp trên có tính khả thi hay không thì không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực
của các NHTM mà còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ pháp lý và công cuộc cải cách hành
chính của Chính phủ. Để có thể hỗ trợ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, xin có một số kiến nghị sau:
- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nhằm thực sự tạo ra một "sân chơi" bình đẳng cho các
ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam. Đặc biệt
đảm bảo tính độc lập của các tổ chức kinh doanh tiền tệ.
- Nâng cao tính độc lập và tự chủ cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để Ngân hàng
Nhà nƣớc thực sự đóng vai trò và chức năng của một Ngân hàng Trung ƣơng. Có nhƣ
vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc mới có thể quản lý tốt các hoạt động tiền tệ, tín dụng khi mà
nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng với quá trình
tiền tệ hóa diễn ra mạnh mẽ.
- Nhanh chóng hợp nhất và điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với
các chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành các ngân hàng thƣơng mại.
- Các ngân hàng thƣơng mại phải xây dựng và hoàn thiện các chiến lƣợc phát triển dài
hạn cho riêng mình vì không có mô hình chung cho mọi ngân hàng, lựa chọn đối tác
chiến lƣợc, tăng năng lực tài chính và quản lý, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và
khẩn trƣơng điều chỉnh các hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới khi
mà hiện nay luồng vốn lƣu chuyển trong nền kinh tế ngay càng nhanh và với quy mô
ngày càng lớn. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hƣớng ngân hàng hiện đại, đa dạng
hóa ngành nghề kinh doanh.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và kinh doanh dựa
trên nền tảng của việc cải thiện năng lực tài chính, chú trong tính liên kết về giải pháp
công nghệ giữa các ngân hàng đồng thời phải kết hợp với việc phát triển nguồn nhân
lực chú trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng mà đặc biệt là chất lƣợng chuyên môn, xây
dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng với ngƣời lao động.
109

- Cần mạnh dạn đƣa phƣơng pháp phân tích định lƣợng vào đánh giá, xếp hạng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm điều chỉnh chiến lƣợc của từng ngân
hàng nói riêng và của cả ngành nói chung cho phù hợp với những biến động của thị
trƣờng và nền kinh tế.
- Phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp thích ứng với những biến đổi của công
nghệ ngân hàng hiện nay.

5.3 KIẾN NGHỊ

5.3.1 Kiến nghị với NHNN


Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả của các ngân hàng, cho thấy thị
trƣờng tài chính hiện nay ở Việt Nam ở mức phát triển thấp, mức độ cạnh tranh trên
thị trƣờng còn yếu và hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn
dựa chủ yếu vào các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Chính vậy, để tạo động lực cho
thị trƣờng tài chính ở Việt Nam phát triển ổn định và lành mạnh cần có sự quan tâm,
hỗ trợ hơn nữa trực tiếp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc.
Trƣớc hết, nâng cao năng lực quản lý điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng
lực dự báo của NHNN, chất lƣợng cán bộ NHNN và hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng của hệ thống NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ngân hàng
nhà nƣớc nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hƣớng xây dựng NHTW hiện
đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà
nƣớc trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý Nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng.
Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của
NHNN.
Thứ hai, NHNN cần nhanh chóng đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa các NHTM
nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc
tế nhƣ: xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả
kinh doanh ngân hàng; quản trị rủi ro; quản trị tài sản có; quản trị vốn; kiểm tra nội bộ;
xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu; báo cáo tài chính nhằm tạo ra sự
minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
Thứ ba, xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông
tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh,
110

kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và
công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và
giám sát từ xa. Với vai trò cấp quản lý trực tiếp và toàn bộ các hoạt động ngân hàng,
NHNN cần đứng ra tƣ vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tƣ vấn của các nhà tài
trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của
toàn hệ thống, tránh việc đầu tƣ đơn lẻ; dàn trải kém hiệu quả nhƣ việc đầu tƣ vào hệ
thống thanh toán thẻ của một số ngân hàng vừa qua.
Thứ tƣ, giảm thiểu những can thiệp bằng hành chính trong việc quản lý các ngân hàng
thƣơng mại, áp dụng các thông lệ quốc tế trong kiểm tra, giám soát hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại.
Thứ năm, cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán không dùng tiền
mặt.Theo Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hƣớng đến
năm 2025", Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ số, tăng cƣờng đổi mới, sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng; đƣa ra cơ chế quản lý thử nghiệm đối với việc phát triển các
loại hình dịch vụ công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, xây dựng
khung khổ thử nghiệm cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ
thông tin, nhƣ ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng
trên Internet… và trình Chính phủ trong năm 2020. Qua đó, Ngân hàng Nhà nƣớc
(NHNN) đang đƣợc giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành xây dựng rất nhiều văn
bản pháp lý liên quan đến các loại hình thanh toán mới nhƣ Mobile Money, P2P
lending, trung gian thanh toán…, song đa phần vẫn trong giai đoạn lấy ý kiến.

5.3.2. Kiến nghị cơ quan hoạch định chính sách


Thứ nhất, cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo
hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại
các NHTM nhà nƣớc cao. Vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách
DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM
nói riêng là khó thực hiện.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu
lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính nói riêng theo hƣớng đảm bảo sự
công bằng, tính minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài để
111

khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn và hiệu
quả của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, qua đó đƣa luật trở thành công cụ để Chính
phủ kiểm soát cạnh tranh.
Thứ ba, phải xác định lại một cách căn bản vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc. Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam phải trở thành một ngân hàng trung ƣơng thực sự, chứ
không phải nhƣ hiện nay, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa là “ngƣời chủ”, vừa là ngƣời “cầm
còi” giám sát các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.
Thứ tƣ, mở cửa thị trƣờng trong nƣớc trên cơ sở xoá bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với
các NHTM Việt Nam, cũng nhƣ xóa bỏ các giới hạn về số lƣợng, loại hình tổ chức,
phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nƣớc ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các
ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngoài theo các cam kết đa phƣơng và song
phƣơng. Việc có đƣợc lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài
chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá các NHTM Việt
Nam và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính - ngân hàng.

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù nghiên cứu đã đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra tuy nhiên do những hạn chế
về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu, đề tài vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót sau:
Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2007 -2017 chƣa đủ dài để đảm bảo độ tin cậy
khi phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam thông qua mô hình GMM.
Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam và các nhân tố tác động đến hiệu quả
hoạt động NHTM Việt Nam là vấn đề khá phức tạp cũng nhƣ chịu sự chi phối của các
các yếu tố vĩ mô tuy nhiên nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu các biến nội tại
trong ngân hàng cũng nhƣ chỉ mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 -2017.
Trong gia đoạn nghiên cứu, xuất hiện sự tăng giảm về số lƣợng các NHTM so sát nhập
hợp nhất cũng nhƣ đổi tên khiến mẫu nghiên cứu không cân bằng dẫ đến khó khăn khi
phân tích cũng nhƣ phân nhóm các ngân hàng dựa trên tiêu chí cụ thể để phân tích tác
động theo nhóm.
112

Trong thời gian tiếp theo khi có đủ điều kiện và dữ liệu sẽ tiếp tục nghiên cứu phát
triển thêm hƣớng mở rộng quy mô trong mẫu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Đồng thời nghiên cứu sẽ phát triển bổ sung thêm các nhân tố trong mô hình phân tích
các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó,
nghiên cứu hoàn thiện mô hình phân tích mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và
hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo hƣớng mở rộng thời gian nghiên
cứu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5


Trong chƣơng 5, nghiên cứu đã đƣa ra các nhận xét và đánh giá về kết quả trong việc
đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, kết luận về các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng nhƣ kết luận về mối quan hệ giữa trạng
thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động nhằm làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó
nghiên cứu đã phân tích các định hƣớng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam của
Ngân hàng Nhà nƣớc. Dựa vào định hƣớng phát triển, cũng nhƣ kết quả từ việc đo
lƣờng hiệu quả hoạt động, phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng và mối quan hệ giữa trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động, nghiên cứu đề
xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
113

III/ KẾT LUẬN


Luận án với đề tài: "Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam" đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại và áp dụng vào đánh giá
cho 32 ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017. Trên cơ sở phân
tích định tính kết hợp với phân tích định lƣợng trong việc đánh giá hiệu quả và xác
định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ở Việt
Nam, để từ đó nghiên cứu có thể đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại hiện nay ở Việt Nam
cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế.
Bởi vì, sự sống còn của nền tài chính quốc gia hoàn toàn phụ thuộc sự lành mạnh của
hệ thống ngân hàng thƣơng mại và hệ thống này hiện đang là nhân tố thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển đổi ở Việt Nam. Các nội dung cụ thể mà luận án đã đạt đƣợc là:
- Hệ thống các phƣơng pháp sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại từ phƣơng pháp đánh giá truyền thống đến những phƣơng pháp
định lƣợng hiện đại nhất mà hiện nay đang đƣợc sử dụng khá phổ biến trong phân tích
không chỉ ở những nƣớc có nền tài chính phát triển nhƣ Mỹ, Nhật bản...mà còn đƣợc
áp dụng đánh giá ở cả các nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi.
Qua đó chỉ ra đƣợc những ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để xem xét đánh giá
toàn diện về các phƣơng pháp đánh này và vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá
trình đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng
thƣơng mại. Đồng thời qua đây cũng là một kênh chuyển tài các phƣơng pháp định
lƣợng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại vào Việt
Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng theo phƣơng pháp phân tích định lƣợng (tham số và phi tham số)
đƣợc thực hiện tại một số quốc gia, luận án đã rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm
có tính lý luận và thực tiễn để có thể vận dụng vào việc lựa chọn và xây dựng các mô
hình đánh giá hiệu quả và mô hình xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thƣơng mại để từ đó đƣa ra một mô hình phù hợp cho Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam Nam từ
trƣớc đến nay, những đòi hỏi của quá trình tự do hóa tài chính buộc các ngân hàng
114

thƣơng mại Việt Nam phải tự làm "mới" lại mình có vậy hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam mới có thể thực sử trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển
đổi nhanh ở Việt Nam.
Trong việc đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt
Nam, luận án không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà đã mạnh dạn sử dụng
phƣơng pháp phân tích định lƣợng vào nghiên cứu, đó là phƣơng pháp phi tham số
(DEA) trong việc đo lƣờng hiệu quả và sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thƣợng mại Việt Nam thời kỳ
2007-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng thƣơng mại hiện nay cần
phải cải thiện các nhân tố phi hiệu quả ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thƣơng mại có nhƣ vậy hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
mới trở nên có hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh.
Luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại trong thời gian tới, cụ thể là: (1) các giải pháp từ phía Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình ngân hàng,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, chuyển đổi ngân
hàng nhà nƣớc thực sự trở thành ngân hàng trung ƣơng nhằm nâng cao năng lực quản
lý trên thị trƣờng tiền tệ, nghiên cứu thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mức quốc
tế nhƣ về chế độ hạch toán, tỷ lệ an toàn vốn...và đây thực sự là nhóm giải pháp mang
tính chất tiền đề bảo đảm cho các ngân hàng thực hiện thành công nhóm giải pháp từ
nội bộ của chính các ngân hàng thƣơng mại. (2) nhóm giải pháp từ phía các
ngân hàng thƣơng mại nhƣ nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng, phát triển khách hàng và mạng lƣới bán lẻ, nâng cao năng lực quản trị
điều hành, nâng cao chất lƣợng lao động, hạn chế nợ xấu. Luận án cũng đã đề xuất
một số kiến nghị cho việc thực hiện tốt những nhóm giải pháp đã đƣa ra nhằm tạo
thêm tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
115

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ

Tác giả Năm Tên công trình Tạp chí đăng tải
Nguyễn Phúc Quý Thạnh 2019 Hiệu quả hoạt động tại các Tạp chí Công
ngân hàng thƣơng mại Việt Thƣơng số 20,
Nam tháng 11/2019
Nguyễn Phúc Quý Thạnh 2019 Nhân tố tác động đến hiệu Tạp chí Tài Chính
quả hoạt động của các Kỳ 1, tháng
NHTM Việt Nam 12/2019 (718)
Nguyễn Phúc Quý Thạnh 2018 Quy định pháp luật về bảo Sách chuyên
Bùi Quang Tín vệ quyền lợi khách hàng khảo, 2017 -2018
Lê Minh Hoàng Long trong hoạt động sáp nhập,
hợp nhất và mua lại ngân
hàng thƣơng mại
Nguyễn Phúc Quý Thạnh 2016 Cơ hội và thách thức cho Hội thảo quốc tế
Phạm Xuân Vƣơng ngành ngân hàng Việt Nam Việt Nam Học lần
trong bối cảnh hội nhập TPP 5 -2016_
Đồng tác giả
The 5th
international
conference on
Vietnamese
Studies
Nguyễn Phúc Quý Thạnh 2015 Rủi ro hệ thống và ổn định Đề tài cấp
Châu Đình Linh tài chính: hình thái biểu hiện ngành/đã hoàn
Bùi Quang Tín tại Việt Nam và các gợi ý thành
chính sách
116

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt
Dân, L. (2004). Vận dụng phƣơng pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Đại, T. V. (2014). Đánh giá khả năng quản trị thanh khoản của ngân hàng. Quản tri
ngân hàng thương mại.
Hoàng, T. H., & Huân, N. H. (2016). Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính
quốc tế. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(1Q), 88-101.
Hồng, V. T. (2012). Các yếu tố ảnh hƣởng đên thanh khoản của các NHTM Việt
Nam.
Hùng, N. V. (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam..
Hƣơng, L. T. (2002). Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ của ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam.
Sáng, N. M. (2013). Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng
thƣơng mại và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
Tien, N. V. (2015). Giáo trình quản trị ngân hàng thƣơng mại.

Tài liệu Tiếng Anh


Abd Karim, M. Z., Sok, G. C., & Hassan, S. (2010). Bank efficiency and non-
performing loans: Evidence from Malaysia and Singapore. Prague Economic
Papers.
Afonso, A., Schuknecht, L., & Tanzi, V. (2010). Public sector efficiency: evidence for
new EU member states and emerging markets. Applied Economics, 42(17),
2147-2164.
Allen, L., Peristiani, S., & Saunders, A. (1989). Bank size, collateral, and net purchase
behavior in the federal funds market: empirical evidence. Journal of Business,
501-515.
Alrafadi, K. M., Kamaruddin, B. H., & Yusuf, M. (2014). Efficiency and determinants
in Libyan banking. International Journal of Business and Social Science, 5(5).
Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation and the
macroeconomy.
Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry-
specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of
international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136.
117

Avilez, V. D. (2011). EVIDENCE ON BANKING EFFICIENCY: AN ANALYSIS


OF FINANCIAL INTERMEDIATION IN MEXICO. Dissertation(University
of Texas-Pan American).
BASEL, C. (2006). Principles for sound liquidity risk management and supervision.
Basel Committee on Banking Supervision.
Bauer, P. W., Berger, A. N., Ferrier, G. D., & Humphrey, D. B. (1998). Consistency
conditions for regulatory analysis of financial institutions: a comparison of
frontier efficiency methods. Journal of Economics and Business, 50(2), 85-114.
Beck, T., Levine, R., & Loayza, N. (2000). Finance and the Sources of Growth.
Journal of financial economics, 58(1-2), 261-300.
Benston, G. J. (1965). Branch banking and economies of scale. The Journal of
Finance, 20(2), 312-331.
Berg, S. A., Førsund, F. R., Hjalmarsson, L., & Suominen, M. (1993). Banking
efficiency in the Nordic countries. Journal of Banking & Finance, 17(2-3), 371-
388.
Berger, A. N., Hancock, D., & Humphrey, D. B. (1993). Bank efficiency derived from
the profit function. Journal of Banking & Finance, 17(2), 317-347.
Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1991). The dominance of inefficiencies over scale
and product mix economies in banking. Journal of Monetary Economics, 28(1),
117-148.
Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1992). Measurement and efficiency issues in
commercial banking Output measurement in the service sectors (pp. 245-300):
University of Chicago Press.
Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1997). Efficiency of financial institutions:
International survey and directions for future research. European Journal of
Operational Research, 98(2), 175-212.
Berger, A. N., & Mester, L. J. (1997). Inside the black box: What explains differences
in the efficiencies of financial institutions? Journal of Banking & Finance,
21(7), 895-947.
Bhattacharyya, A., Lovell, C. A. K., & Sahay, P. (1997). The impact of liberalization
on the productive efficiency of Indian commercial banks. European Journal of
Operational Research, 98(2), 332-345. doi: http://dx.doi.org/10.1016/S0377-
2217(96)00351-7
Bonin, J. P., Hasan, I., & Wachtel, P. (2005). Privatization matters: Bank efficiency in
transition countries. Journal of Banking & Finance, 29(8), 2155-2178.
Bordeleau, É., & Graham, C. (2010). The impact of liquidity on bank profitability:
Bank of Canada working paper.
Camanho, A. S., & Dyson, R. G. (2005). Cost efficiency measurement with price
uncertainty: a DEA application to bank branch assessments. European journal
of operational research, 161(2), 432-446.
Carbó, S., Gardener, E. P., & Williams, J. (2002). Efficiency in Banking: Empirical
evidence from the savings banks sector. The Manchester School, 70(2), 204-
228.
Casu, B., Girardone, C., & Molyneux, P. (2006). Introduction to banking (Vol. 10):
Pearson Education.
Coelli, T. J., Rao, D. S. P., O'Donnell, C. J., & Battese, G. E. (2005). An introduction
to efficiency and productivity analysis: Springer Science & Business Media.
118

Crosse, H. D., & Hempel, G. H. (1980). Management policies for commercial banks:
Prentice Hall.
Charnes, A., Cooper, W. W., Lewin, A. Y., & Seiford, L. M. (1994). Introduction
Data Envelopment Analysis: Theory, Methodology, and Applications (pp. 3-21).
Dordrecht: Springer Netherlands.
Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes. (1978). Measuring the efficiency of
decision making units. European Journal of Operational Research, 2, 429-444.
Debreu, G. (1951). The coefficient of resource utilization. Econometrica: Journal of
the Econometric Society, 273-292.
Diamond, D. W., & Dybvig, P. H. (1983). Bank runs, deposit insurance, and liquidity.
Journal of political economy, 91(3), 401-419.
Duttweiler, R. (2011). Quản Lý Thanh Khoản Trong Ngân Hàng Phƣơng Pháp Tiếp
Cận Từ Trên Xuống: Tổng hợp.
Eisenbeis, R., Ferrier, G., & Kwan, S. (1996). An empirical analysis of the
informativeness of programming and SFA efficiency scores: Efficiency and
bank performance. WP University of North Carolina, Chapel Hill.
Eljelly, A. M. (2004). Liquidity‐profitability tradeoff: An empirical investigation in an
emerging market. International journal of commerce and management, 14(2),
48-61.
Elyasiani, E., & Mehdian, S. M. (1990). A nonparametric approach to measurement of
efficiency and technological change: The case of large US commercial banks.
Journal of Financial Services Research, 4(2), 157-168.
Farrell, M. J. (1957). The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal
Statistical Society. Series A (General), 120(3), 253-290.
Fecher, F., & Pestieau, P. (1993). Efficiency and competition in OECD financial
services. The Measurement of Productive Efficiency, 374-385.
Ferrier, G. D., & Lovell, C. K. (1990a). Measuring cost efficiency in banking:
econometric and linear programming evidence. Journal of Econometrics, 46(1-
2), 229-245.
Ferrier, G. D., & Lovell, C. K. (1990b). Measuring cost efficiency in banking:
econometric and linear programming evidence. Journal of Econometrics, 46(1),
229-245.
Freeman, R. E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach (Pitman,
Boston, MA).
Fukuyama, H. (1993). Technical and scale efficiency of Japanese commerical banks: a
non-parametric approach. Applied Economics, 25(8), 1101-1112.
Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. O. (2009). The financial crisis in Europe:
evolution, policy responses and lessons for the future. Journal of financial
regulation and compliance, 17(4), 362-380.
Halkos, G. E., & Tzeremes, N. G. (2013). A conditional directional distance function
approach for measuring regional environmental efficiency: Evidence from UK
regions. European journal of operational research, 227(1), 182-189.
Hancock, D. (1986). A model of the financial firm with imperfect asset and deposit
elasticities. Journal of Banking & Finance, 10(1), 37-54. doi:
http://dx.doi.org/10.1016/0378-4266(86)90019-1
Hughes, J. P., & Mester, L. J. (2008). Efficiency in banking: Theory, practice, and
evidence.
Ilieva, I. (2003). * Efficiency in the banking industry: Evidence from Eastern Europe.
119

J.Piesse, D. K. (2007). Measurement and Determinants of Efficiency in Central Asian


Banks. Bournemouth University research paper. South Africa.
Jondrow, J., Lovell, C. K., Materov, I. S., & Schmidt, P. (1982). On the estimation of
technical inefficiency in the stochastic frontier production function model.
Journal of Econometrics, 19(2-3), 233-238.
Kamaruddin, B. H., & Mohd, R. (2013). Camel analysis of Islamic banking and
conventional banking in Malaysia. Business & Management Quaterly Review,
4(3&4), 81-89.
Koopmans, T. C. (1951). An analysis of production as an efficient combination of
activities. Activity analysis of production and allocation.
Kumar, S., & Gulati, R. (2013). Deregulation and efficiency of Indian banks: Springer.
Laker, J. (2007). The evolution of risk and risk management–a prudential regulator’s
perspective: The Structure and Resilience of the Financial System. The Journal
of Finance, 4 (8) 300- 305.
Leibenstein, H. (1966). Allocative efficiency vs." X-efficiency". The American
Economic Review, 56(3), 392-415.
Liang, C.-J., Yao, M.-L., Hwang, D.-Y., & Wu, W.-H. (2008). The impact of non-
performing loans on bank's operating efficiency for Taiwan banking industry.
Review of Pacific Basin Financial Markets and Policies, 11(02), 287-304.
Mester, L. J. (1996). A study of bank efficiency taking into account risk-preferences.
Journal of Banking & Finance, 20(6), 1025-1045.
Moore, W. (2009). How do financial crises affect commercial bank liquidity?
Evidence from Latin America and the Caribbean.
NFSC, U. b. G. s. T. c. Q. g. (2017). Báo cáo Tổng quan thị trƣờng tài chính năm
2017.
Nkobe, D. (2013). Liquidity, capital adequacy and operating Efficiency of Commercial
Banks in Kenya Research. Journal of Finance and Accounting, 4(8), 76-80.
Pasiouras, F., & Kosmidou, K. (2007). Factors influencing the profitability of
domestic and foreign commercial banks in the European Union. Research in
International Business and Finance, 21(2), 222-237.
Pelosi, T. (2008). Risk, Efficiency and Industry Dynamics in the Australian Banking
Sector. The University of New South Wales.
Rancan, A. (2012). Modigliani's 1944 Wage Rigidity Assumption and the
Construction of the Neoclassical Synthesis.
Resti, A. (1997). Evaluating the cost-efficiency of the Italian banking system: What
can be learned from the joint application of parametric and non-parametric
techniques. Journal of Banking & Finance, 21(2), 221-250.
Rim, K. T. (1996). International comparison of bank efficiency: an empirical study of
large commercial banking in the United States and Japan. The Ohio State
University.
Sanchez .B., M. K. H. a. J. R. B. (2013). Efficiency Determinants and Dynamic
Efficiency
changes in Latin American Banking Industries. Journal of Centrum Cathedra.
Sealey, C. W., & Lindley, J. T. (1977). Inputs, outputs, and a theory of production and
cost at depository financial institutions. The Journal of Finance, 32(4), 1251-
1266.
Shephard, G. (1953). Unitary groups generated by reflections. Canadian Journal of
Mathematics, 5, 364-383.
120

Shephard, R. W. (1970). Theory of Cost and Production Functions Princeton


University Press. Princeton, New Jersey.
Stevenson, R. E. (1980). Likelihood functions for generalized stochastic frontier
estimation. Journal of Econometrics, 13(1), 57-66.
Sufian, F., Kamarudin, F., Noor, M., & Haziaton, N. H. (2012). Determinants of
revenue efficiency in the Malaysian Islamic banking sector. Journal of King
Abdulaziz University Islamic Economics, 25(2), 195-224.
Svitalkova, Z. (2014). Comparison and evaluation of bank efficiency in selected
countries in EU. Procedia Economics and Finance, 12, 644-653.
Tamirisa, N. T., & Igan, D. O. (2008). Are weak banks leading credit booms?
Evidence from emerging Europe. Comparative economic studies, 50(4), 599-
619.
Tulkens, H. (2006). On FDH efficiency analysis: some methodological issues and
applications to retail banking, courts and urban transit Public goods,
environmental externalities and fiscal competition (pp. 311-342): Springer.
Thông, T. Q. (2013). Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thông ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam.
Vu, H., & Nahm, D. (2013). The determinants of profit efficiency of banks in
Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy, 18(4), 615-631.
Vu, H. T., & Turnell, S. (2010). Cost efficiency of the banking sector in Vietnam: A
Bayesian stochastic frontier approach with regularity constraints. Asian
economic journal, 24(2), 115-139.
Williams, J. (2012). Efficiency and market power in Latin American banking. Journal
of Financial Stability, 8(4), 263-276.
Wozniewska, G. (2015). Methods of measuring the efficiency of commercial banks: an
example of Polish banks. Ekonomika, 85, 81-91.
121

PHỤ LỤC 1: Hiệu quả kỹ thuật theo DEA của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
TRUNG
DMU 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 BÌNH
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 1,00 1,00 0,77 1,00 0,89 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 0,98 0,97
NHNN&PTNT Agribank(AGR) 1,00 - - - - - - - 1,00 - - 1,00
NHTMCP Á Châu(ACB) 0,72 1,00 1,00 0,96 0,98 0,86 0,71 0,74 0,62 0,72 0,69 0,82
NHTMCP An Bình(ABB) 0,96 0,45 0,78 0,69 0,73 0,73 0,67 0,75 0,62 0,69 - 0,71
NHTMCP Bản Việt(BAN) 1,00 1,00 0,93 1,00 0,96 1,00 1,00 0,64 - - - 0,94
NHTMCP Bảo Việt(BVB) - - 0,79 1,00 0,89 1,00 - - - - - 0,92
NHTMCP BẮc Á(NSB) - - - - - 0,67 1,00 1,00 - - - 0,89
NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) - 1,00 1,00 1,00 1,00 0,82 0,74 0,66 - - - 0,89
NHTMCP Đại Á(DAI) - 0,54 0,42 1,00 0,71 0,82 - - - - - 0,70
NHTMCP Đại Chúng(WTB) - - - - - - 0,36 1,00 1,00 - - 0,79
NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 1,00 0,68 1,00 1,00 1,00 0,93 - - - - - 0,94
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 0,97 1,00 1,00 0,98 0,99 0,81 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 0,98
NHTMCP Đông Á(EAB) 1,00 1,00 0,83 0,75 0,79 0,70 0,56 - - - 0,70
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 1,00 0,54 1,00 1,00 1,00 0,49 0,46 0,54 0,44 0,79 - 0,73
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 0,95 0,82 0,91 0,80 0,85 0,73 0,85 1,00 1,00 1,00 1,00 0,90
122

NHTMCP Kiên Long(KLB) 0,89 0,62 0,80 1,00 0,90 0,98 0,91 0,71 0,83 0,71 0,76 0,83
NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt
Nam(TCB) - - - - - 0,76 0,87 1,00 1,00 - - 0,91
NHTMCP Nam Á(NAB) - - 1,00 1,00 1,00 1,00 - - - - - 1,00
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt
Nam(VCB) 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
NHTMCP Phát triển Mê kong MDB 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 - - - 1,00
NHTMCP Phát Triển Nhà Việt
Nam(HDB) 0,91 0,52 1,00 0,57 0,78 1,00 1,00 0,95 1,00 1,00 1,00 0,88
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 1,00 0,86 0,69 0,79 0,74 0,76 0,86 0,79 1,00 0,92 0,87 0,84
NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) - - 0,84 1,00 0,92 1,00 0,67 - - - - 0,89
NHTMCP Quân Đội(MBB) - 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
NHTMCP Quóc Dân(NAV) 0,70 0,43 - 0,88 - 0,75 0,78 0,56 0,44 0,56 0,53 0,56
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 0,83 0,65 0,88 1,00 0,94 1,00 0,96 1,00 0,58 0,89 0,85 0,87
NHTMCP Sài Gòn Công
Thƣơng(SGB) 1,00 1,00 0,75 1,00 0,87 1,00 1,00 0,97 1,00 1,00 1,00 0,96
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 1,00 1,00 1,00 0,90 0,95 0,90 0,95 0,93 0,60 0,85 0,58 0,88
NHTMCP Sài Gòn(SCB) 0,62 1,00 0,64 1,00 0,82 0,83 0,62 0,80 1,00 0,34 0,71 0,76
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 1,00 1,00 0,79 0,95 0,87 1,00 0,55 0,75 0,72 0,75 0,82 0,84
NHTMCP Tiên Phong(TPB) - - 1,00 1,00 1,00 - 1,00 1,00 - - - 1,00
123

NHTMCP Việt Á(VAB) 0,75 0,47 0,58 0,81 0,70 0,94 1,00 0,44 1,00 1,00 1,00 0,79
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TNB) 0,93 1,00 0,98 0,85 0,91 - - - - - - 0,93
NHTMCP Việt Nam Thịnh
Vƣợng(VPB) 0,72 0,69 0,78 0,73 0,76 0,80 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 0,86
NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 1,00 0,30 0,68 0,72 0,70 - - - - - - 0,68
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam(EIB) 0,77 1,00 0,95 1,00 0,97 1,00 0,69 0,66 0,63 0,61 0,54 0,80
NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông
Cửu Long(MHB) 1,00 0,50 0,65 0,54 0,59 0,73 - - - - - 0,67
124

Phụ lục 2: Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA

Năm 2007
(I) tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng (I) CP nhân viên (I) Tiền gửi định lãi lãi
NHTMCP An Bình(ABB) 49.953 6.787.378 79.925 324.363 97.182
NHTMCP Á Châu(ACB) 392.054 55.283.106 1.175.194 1.311.106 905.066
NHNN&PTNT Agribank(AGR) 3.676.248 230.001.084 2.234.045 11.892.975 3.945.815
NHTMCP Bản Việt(BAN) 15.859 417.162 23.607 54.746 48.209
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam(BID) 1.545.010 138.233.627 900.611 4.856.449 569.634
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 1.619.135 112.425.767 996.651 4.683.390 1.965.290
NHTMCP Đông Á(EAB) 139.386 14.329.375 342.584 510.901 968.170
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 160.657 22.895.416 183.538 684.629 331.973
NHTMCP Nhà Hà Nội(HAB) 88.949 8.467.382 93.054 - -
NHTMCP Phát Triển Nhà Việt Nam(HDB) 48.020 3.539.924 66.390 210.601 58.914
NHTMCP Kiên Long(KLB) 23.654 952.245 17.936 107.468 1.030
NHTMCP Quân Đội(MBB) 101.518 18.062.666 143.737 - -
NHTMCP Phát triển Mê kong MDB 15.420 328.714 7.554 90.395 336
NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long(MHB) 236.876 9.945.883 128.178 593.858 51.963
125

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 58.655 7.368.771 47.375 354.049 74.175


NHTMCP Nam Á(NAB) 43.494 2.801.741 78.314 - -
NHTMCP Quóc Dân(NAV) 38.029 6.140.079 59.783 75.772 138.552
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 83.309 5.771.874 204.139 363.968 44.107
NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 16.114 2.419.678 14.180 150.164 39.412
NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex(PGB) 9.024 1.311.841 25.530 - -
NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 71.224 9.546.578 202.070 - -
NHTMCP Sài Gòn(SCB) 154.211 15.970.585 195.302 445.207 249.296
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 41.252 10.744.177 29.260 469.015 82.195
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 59.300 6.466.709 234.691 361.278 47.195
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 28.361 2.804.803 50.050 89.461 172.875
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 345.968 44.231.944 590.400 1.151.872 1.289.716
NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 182.249 24.476.521 437.012 - -
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TNB) 21.375 1.037.577 22.376 113.847 6.799
NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 12.849 311.187 16.110 49.829 2.481
NHTMCP Việt Á(VAB) 43.024 4.576.859 87.499 173.780 135.315
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 610.721 142.620.180 851.742 4.004.927 1.715.819
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 174.353 17.686.726 129.591 709.182 175.046
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 128.590 12.764.383 270.393 466.001 30.288
NHTMCP Đại Chúng(WTB)/ngân hàng Miền Tây 8.100 572.452 21.544 - -
126

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2008

Ngân hàng (I) CP nhân viên (I) Tiền gửi (I) TSCĐ (O)Thu từ lãi (O)thu ngoài lãi
NHTMCP An Bình(ABB) 92.355 6.683.336 423.067 270.839 65.994
NHTMCP Á Châu(ACB) 691.303 64.217.030 739.688 2.728.257 1.511.219
NHTMCP Bản Việt(BAN) 42.485 619.820 67.176 97.665 -34.749
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam(BID) 1.975.953 166.290.734 1.002.322 6.243.550 2.133.948
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 2.947.037 121.634.433 1.279.217 7.189.431 1.504.822
NHTMCP Đại Á(DAI) 49.958 1.802.174 36.232 105.071 32.999
NHTMCP Đông Á(EAB) 215.947 23.010.456 483.845 844.332 634.739
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 282.667 32.319.964 317.470 1.319.712 572.335
NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 68.417 4.336.944 150.416 114.195 100.208
NHTMCP Kiên Long(KLB) 65.784 1.651.950 32.213 126.038 10.414
NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 67.059 2.847.382 89.561 440.955 158.652
NHTMCP Quân Đội(MBB) 204.573 27.271.004 256.618 1.420.712 217.372
NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 16.403 1.297.603 12.284 130.468 -8.577
NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long(MHB) 250.750 12.028.544 150.926 433.287 115.798
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 124.781 14.111.452 219.682 726.312 76.594
127

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 92.694 6.796.233 187.934 260.341 63.824


NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 33.445 6.412.043 40.028 64.835 93.464
NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 151.774 9.044.667 493.182 217.639 209.221
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 78.434 8.586.967 64.173 645.550 17.695
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 96.090 7.164.634 303.379 311.367 117.082
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 85.398 9.508.139 97.108 160.800 316.987
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 643.259 53.282.824 912.282 1.146.668 1.307.291
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TNB) 32.169 2.126.713 22.451 78.955 58.269
NHTMCP Tiên Phong(TPB) 19.524 1.171.922 41.594 125.352 101.014
NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 31.459 2.015.543 43.880 68.185 6.075
NHTMCP Việt Á(VAB) 75.887 7.447.640 91.336 198.722 85.557
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 1.204.179 157.066.960 1.043.437 3.695.245 1.799.922
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 253.467 23.905.314 189.973 818.774 91.225
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 187.426 14.230.121 353.767 651.510 34.275
128

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2009

(I) chi phí nhân (O) Thu từ (O) thu ngoài


Ngân hàng viên (I)Tiền gửi (I) TSCĐ lãi lãi
NHTMCP An Bình(ABB) 143.027 15.016.775 430.930 689.502 150.803
NHTMCP Á Châu(ACB) 851.512 86.919.118 824.533 2.800.528 2.134.542
NHTMCP Bản Việt(BAN) 41.208 1.161.590 80.938 131.726 27.362
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 3.480.889 188.828.031 1.198.363 6.974.392 3.179.573
NHTMCP Bảo Việt(BVB) 32.968 3.514.336 24.201 163.699 1.622
NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 1.793.512 148.374.543 1.775.278 4.450.750 977.566
NHTMCP Đại Á(DAI) 51.926 4.766.288 97.015 154.937 4.324
NHTMCP Đông Á(EAB) 280.696 27.973.510 574.882 1.106.832 556.749
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 458.464 46.958.280 430.376 1.975.308 601.427
NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 91.841 9.459.215 187.192 234.714 257.929
NHTMCP Kiên Long(KLB) 85.674 4.794.376 36.560 245.293 11.569
NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 110.504 7.302.531 123.255 656.501 234.112
NHTMCP Quân Đội(MBB) 349.706 39.978.447 265.133 1.838.068 815.443
NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 28.815 677.246 17.042 172.333 6.902
NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu 320.056 14.950.065 193.838 602.924 133.849
129

Long(MHB)
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 248.358 30.053.322 258.521 1.278.449 366.695
NHTMCP Nam Á(NAB) 77.569 4.500.560 42.317 286.954 185.509
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 122.516 8.051.855 201.236 473.658 61.909
NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 77.612 23.377.044 47.578 449.162 88.887
NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 156.517 14.720.741 636.786 408.114 344.341
NHTMCP Sài Gòn(SCB) 223.042 30.113.378 297.512 832.718 233.808
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 83.156 12.345.820 131.201 700.858 248.169
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 111.244 8.481.491 469.551 510.926 69.598
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 143.449 14.672.141 126.027 643.441 216.551
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 747.374 60.516.273 1.365.405 2.302.935 1.793.192
NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TNB) 85.946 6.642.224 53.633 410.307 24.076
NHTMCP Tiên Phong(TPB) 45.643 4.230.397 85.605 216.469 84.686
NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 87.903 3.896.487 62.904 98.567 106.221
NHTMCP Việt Á(VAB) 153.903 10.809.476 168.898 349.851 201.238
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 1.937.154 169.071.562 1.181.841 6.498.666 1.869.799
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 405.799 32.364.860 181.094 1.137.013 452.427
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 208.074 16.489.551 223.528 773.211 147.525
130

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2010
(I) Chi phí nhân (I) Tiền gửi (I) tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng (triệu đồng) viên - deposits định lãi lãi

NHTMCP Nam Á(NAB) 91.917 5.781.793 88.653 262.515 137.356

NHTMCP Sài gòn (SCB) 349.936 35.121.557 499.829 461.039 1.055.839

NHTMCP An Bình(ABB) 249.443 23.478.010 498.095 1.183.063 139.411

NHTMCP Á Châu(ACB) 970.713 106.936.573 1.014.755 4.163.770 1.325.908

NHTMCP Bản Việt(BAN) 55.695 3.181.330 78.803 191.013 11.519


NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam
(BID) 3.614.448 247.493.768 1.486.583 9.191.386 2.296.413

NHTMCP Bảo Việt(BVB) 62.209 7.291.108 39.077 288.071 68.617

NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 4.140.983 205.918.635 2.206.273 12.089.002 2.730.400


NHTMCP Đại Á(DAI) 87.690 4.580.223 109.218
131

214.685 134.023
- -
NHTMCP Đông Á(EAB) 353.328 31.417.313 676.438 1.374.028 555.645

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 440.850 50.753.844 404.407 2.882.935 786.685

NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 162.543 13.986.160 255.960 522.407 188.191

NHTMCP Kiên Long(KLB) 98.562 6.546.888 46.594 498.717 2.463

NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 167.085 12.314.125 200.807 1.224.307 103.209

NHTMCP Quân Đội(MBB) 445.955 65.740.838 263.357 3.519.104 569.096

NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 42.928 6.556.452 36.152 285.291 3.471


NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long(MHB) 457.015 21.402.680 396.778 936.398 78.648

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 418.305 48.626.673 498.170 1.919.903 660.160


NHTMCP Quóc Dân(NAV) 122.450 10.721.288 65.373
132

262.515 137.356

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 137.065 8.687.235 235.420 628.580 73.592

NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 148.323 42.337.878 87.675 1.241.326 17.961

NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 206.314 28.584.373 846.683 311.577 754.163

NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 150.100 24.790.003 140.028 1.124.320 315.174

NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng (SGB) 161.160 9.067.423 538.033 572.342 638.238

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) 279.858 25.633.723 126.598 1.216.165 269.995

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (STB) 1.238.045 78.335.416 1.602.394 3.890.551 1.165.456

NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa(TNB) 217.890 25.546.043 93.073 1.021.280 (67.449)

NHTMCP Tiên Phong(TPB) 69.520 7.557.535 92.825 212.706 246.319


NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 112.478 8.948.429 105.985
133

455.248 83.645

NHTMCP Việt Á(VAB) 140.028 9.394.483 204.610 531.868 199.349

NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 2.569.733 204.755.949 1.178.724 8.188.413 3.336.393

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 531.670 44.990.303 149.113 2.094.748 439.616

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 239.568 23.969.588 199.061 1.077.037 231.609
134

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2011
(I) Tiền gửi (I) tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng (triệu đồng) (I)chi phí nhân viên - deposits định lãi lãi
NHTMCP An Bình(ABB) 359.552 20.378.712 541.024 1.829.545 350
NHTMCP Á Châu(ACB) 1.574.312 142.218.080 1.207.764 6.607.558 1.038.977
NHTMCP Bản Việt(BAN) 89.743 5.231.506 103.677 422.196 156.717
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 4.823.671 243.654.993 1.512.659 12.638.956 2.775.522
NHTMCP Bảo Việt(BVB) 92.432 7.029.708 51.707 367.235 69.504
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 4.975.169 257.273.777 2.548.247 20.048.054 2.326.127
NHTMCP Đại Á(DAI) 197.093 5.114.610 124.040 878.140 18.126
NHTMCP Đông Á(EAB) 629.852 36.063.956 910.116 2.467.060 380.413
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 1.044.239 53.756.259 766.352 5.303.626 933.481
NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 267.332 19.089.964 265.212 1.308.832 -62.147
NHTMCP Kiên Long(KLB) 178.945 8.137.592 60.880 877.264 37.885
NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 342.622 25.657.567 323.148 2.057.669 43.345
NHTMCP Quân Đội(MBB) 756.204 89.581.236 470.820 5.222.398 -75.269
NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 175.614 1.254.257 97.504 801.940 -16.655
NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long(MHB) 500.358 20.368.748 558.832 1.035.734 89.003
135

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 578.548 62.294.504 241.739 1.557.476 855.002


NHTMCP Nam Á(NAB) 129.976 6.445.839 390.772 384.021 221.697
NHTMCP Quốc Dân(NAV) 194.459 14.822.282 74.565 740.111 -54.232
NHTMCP BẮc Á(NSB) 117.792 9.343.055 114.530 612.154 3.298
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 373.401 9.792.946 222.882 898.389 5.786
NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 203.096 38.589.936 129.765 1.594.554 -148.462
NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 641.445 33.410.162 1.025.671 168.592 991.436
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 221.339 34.352.699 263.539 849.891 -36.173
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 218.479 8.929.181 474.802 841.947 81.477
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 510.920 34.785.596 167.692 1.897.534 330.800
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 1.942.939 75.092.251 2.105.523 5.842.225 912.541
NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 1.181.264 88.647.800 1.037.952 5.298.375 1.363.800
NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(TRU) 245.123 11.172.976 261.946 491.721 111.023
NHTMCP Việt Á(VAB) 154.232 7.246.738 185.261 496.175 158.039
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 3.188.514 227.016.854 1.460.829 12.421.680 2.449.091
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 783.552 44.149.000 192.496 3.734.294 -215.273
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 644.213 29.412.032 214.769 2.045.109 470.215
136

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2012
(I)số lƣợng nhân
viên hoặc chi phí (I)Tiền gửi - (I)tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng nhân viên deposits định lãi lãi

NHTMCP An Bình(ABB) 538.909 28.939.817 556.812 1.668.679 88.980

NHTMCP Á Châu(ACB) 1.884.580 125.233.595 1.438.061 6.870.928 (1.036.200)

NHTMCP Bản Việt(BAN) 146.907 10.298.787 132.271 469.328 198.306


NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 3.797.946 303.059.537 1.759.385 9.208.212 2.276.873

NHTMCP Bảo Việt(BVB) 91.574 6.265.077 46.504 396.582 32.213

NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 4.988.884 289.105.307 2.971.038 18.420.024 3.541.503

NHTMCP Đông Á(EAB) 572.186 50.790.243 917.537 2.494.395 288.996

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 1.114.229 70.516.238 858.213 4.901.459 485.802
137

NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 301.888 34.261.860 255.582 850.072 672.335

NHTMCP Kiên Long(KLB) 347.890 10.641.181 114.485 1.078.096 30.301

NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 675.490 41.336.683 430.403 2.453.708 (142.598)

NHTMCP Quân Đội(MBB) 1.171.661 117.747.416 451.173 6.602.558 1.210.812

NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 238.956 1.501.085 116.586 706.703 (12.912)


NHTMCPPT Nhà Đồng Bằng Sông Cửu
Long(MHB) 989.567 23.096.754 593.903 1.492.227 30.736

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 814.362 59.586.516 355.951 2.009.926 609.588

NHTMCP Nam Á(NAB) 135.342 8.727.085 400.994 448.021 189.820

NHTMCP Quóc Dân(NAV) 245.043 12.272.866 96.544 732.411 9.819

NHTMCP BẮc Á(NSB) 201.785 29.039.159 123.459 686.090 75.716


138

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 468.374 15.271.370 229.393 1.185.087 (118.646)

NHTMCP Đại Dƣơng(OEB) 386.432 43.239.855 130.014 1.620.362 (147.953)

NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 629.325 56.750.000 1.108.091 (285.557) 1.020.331

NHTMCP Sài Gòn(SCB) 693.078 79.192.921 916.626 3.195.951 114.910

NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 567.435 31.446.801 253.263 1.158.082 10.195

NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 237.498 10.451.684 534.954 966.600 85.120

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 732.037 77.598.520 398.883 1.875.528 1.063.928

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 2.101.396 107.458.698 2.768.831 6.495.657 298.818

NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 1.388.235 111.462.288 819.766 5.115.573 645.805

NHTMCP Việt Á(VAB) 156.087 14.997.980 187.426 316.901 219.545


139

NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 3.353.516 285.381.722 2.304.003 10.941.052 4.139.564

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 824.925 39.061.259 195.384 2.988.700 272.286

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 797.556 59.514.141 251.800 2.967.161 166.261

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2013
(I)tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng (I)chi phí nhân viên (I)Tiền gửi định lãi lãi

NHTMCP An Bình(ABB) 638.953 37.349.312 591.334 1.257.899 337.537

NHTMCP Á Châu(ACB) 1.485.679 138.110.836 2.279.114 4.565.813 1.083.779

NHTMCP Bản Việt(BAN) 172.450 12.042.042 173.742 479.435 113.560


NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 4.026.930 338.902.132 2.682.616 14.844.647 4.319.213
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 5.005.376 364.497.001 3.464.589
140

18.277.255 3.010.554

NHTMCP Đông Á(EAB) 702.088 65.086.791 928.767 2.227.582 307.389

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 944.166 79.472.411 848.718 2.736.344 512.518

NHTMCP Phát Triển nhà Việt Nam(HDB) 353.930 62.383.934 369.550 325.086 1.117.642

NHTMCP Kiên Long(KLB) 445.672 13.303.626 133.018 1.034.359 29.064

NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 873.403 55.553.137 479.197 2.298.568 (250.935)

NHTMCP Quân Đội(MBB) 1.267.500 136.088.812 696.093 6.124.370 1.536.111

NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 221.717 1.739.553 90.141 618.429 (50.794)

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 798.064 65.491.701 285.971 1.614.390 802.056

NHTMCP Quóc Dân(NAV) 205.181 18.376.936 211.080 596.039 70.505


NHTMCP BẮc Á(NSB) 224.893 42.563.278 131.355
141

1.236.611 66.057

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 507.432 19.115.649 271.673 1.257.488 (28.052)

NHTMCP Phƣơng Nam(PNB) 627.669 71.991.850 1.397.322 262.812 837.938

NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 512.789 36.183.422 212.751 863.714 211.085

NHTMCP Sài Gòn (SCB) 706.939 147.098.061 1.203.220 1.984.817 570.395

NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 210.280 10.803.034 513.377 685.861 79.089

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 758.215 90.761.017 405.949 2.014.058 353.979

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 2.246.196 131.644.622 2.907.070 6.627.437 973.870

NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 1.385.789 119.997.924 656.656 4.335.662 1.312.174

NHTMCP Tiên Phong(TPB) 192.265 14.331.681 55.109 610.578 278.729


NHTMCP Việt Á(VAB) 176.598 18.822.074 145.597
142

466.922 (17.368)

NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 3.308.221 332.245.598 2.556.047 10.782.402 4.724.952

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 711.920 43.239.428 273.455 1.935.658 577.988

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 1.156.511 83.843.780 242.984 4.151.665 933.489

NHTMCP Đại Chúng(WTB) 367.748 49.181.054 376.312 72.312,00 322.416,00


143

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2014
(I)tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng (I)chi phí nhân viên (I) Tiền gửi định lãi lãi

NHTMCP An Bình(ABB) 452.422 45.102.698 592172 1.486.473 200.660

NHTMCP Á Châu(ACB) 1.741.228 154.613.588 2.384.923 4.765.633 1.290.664

NHTMCP Bản Việt(BAN) 400.285 14.687.247 143.311 524.653 219.771


NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam(BID) 4.046.380 440.471.589 3.458.405 16.844.262 5.062.362

NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 5.059.865 424.181.174 4.661.630 17.580.186 3.450.942

NHTMCP Đông Á(EAB) 737.192 77.417.160 902.341 1.483.569 643.224

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 945.248 101.371.886 1.029.068 2.710.233 232.566

NHTMCP Phát Triển Hồ Chí Minh (HDB) 674.292 65.411.576 310.927 1.629.142 1.269.679
NHTMCP Kiên Long(KLB) 246.420
144

267.469 16.570.527 793.717 7.798

NHTMCP Bƣu Điện Liên Việt(LVP) 875.000 77.819.859 737.510 2.290.846 (177.911)

NHTMCP Quân Đội(MBB) 1.496.572 167.608.506 775.170 6.540.074 1.766.818

NHTMCP Phát Triển MeKong(MDB) 146.872 1.523.160 75.598 578.626 (69.934)

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 585.053 63.218.853 205.491 1.173.401 1.163.421

NHTMCP Quóc Dân(NAV) 226.288 24.440.358 219.087 600.481 63.099

NHTMCP BẮc Á(NSB) 165.234 46.312.474 120.162 1.093.042 79.698

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 321.429 23.898.896 238.460 1.075.269 161.270

NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 402.584 45.030.136 214.200 724.225 367.303

NHTMCP Sài gòn (SCB) 710.008 198.505.149 1.410.427 2.045.096 1.102.379


NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 595.690
145

179.114 11.843.166 675.781 118.091

NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 882.755 123.227.619 383.906 2.725.965 531.368

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 2.577.590 163.067.454 2.831.507 6.564.654 1.684.820

NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 1.626.522 131.689.810 657.032 5.772.630 1.333.802

NHTMCP Tiên Phong(TPB) 266.408 21.623.430 59.387 979.171 172.302

NHTMCP Việt Á(VAB) 191.110 19.779.746 118.656 398.780 21.369

NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 3.494.352 422.203.780 2.811.969 11.774.453 5.529.716

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 843.026 49.051.909 272.007 2.292.885 1.177.190

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 1.925.033 108.353.665 291.025 5.291.087 979.974

NHTMCP Đại Chúng(WTB) 386.135 71.033.426 371.178 (495.456) 1.962.513


146

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2015
(I)chi phí nhân (I)tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng viên (I) Tiền gửi định lãi lãi
NHTMCP An Bình(ABB) 1.120.031 47.529.915 567.678 1.647.256 324.378
NHTMCP Á Châu(ACB) 3.742.720 174.918.997 2.054.258 5.883.527 336.762
NHNN&PTNT Agribank(AGR) 450.457 18.623.768 139.836 437.633 125.140
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam(BID) 6.255.652 564.583.061 4.554.885 19.314.969 5.397.195
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 9.951.632 492.960.064 4.374.977 18.838.985 3.904.899
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 2.072.604 98.430.542 1.105.024 3.397.690 401.673
NHTMCP Phát Triển Nhà Việt Nam(HDB) 1.008.069 74.542.719 518.828 3.244.710 887.927
NHTMCP Kiên Long(KLB) 532.359 20.080.836 374.732 822.560 26.682
NHTMCP Quân Đội(MBB) 1.914.621 181.565.384 731.085 7.318.530 1.453.338
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 776.687 62.615.688 202.244 1.586.915 906.810
NHTMCP Quóc Dân(NAV) 634.028 34.030.972 231.116 762.878 3.780
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 412.532 29.506.294 215.499 1.331.055 97.056
NHTMCP Sài Gòn(SCB) 117.425 255.977.884 1.909.441 4.509.457 498.874
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 871.372 57.018.437 256.201 1.146.561 31.337
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 336.869 13.141.759 587.865 622.822 77.637
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 1.937.545 148.828.876 361.018 3.696.154 241.666
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 4.689.962 260.997.659 4.530.437 6.614.943 1.848.882
147

NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam(TCB) 3.451.652 142.239.546 538.147 7.208.380 2.135.452


NHTMCP Việt Á(VAB) 408.942 24.439.799 134.527 1.102.379 -227.065
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 7.138.869 500.528.267 3.385.622 15.453.032 5.748.765
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 692.154 49.968.183 263.544 1.240.144 201.950
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 5.065.782 130.270.670 325.013 10.353.437 1.712.874
NHTMCP Đại Chúng(WTB)/ngân hàng Miền
Tây 1.742.021 64.720.010 473.776 409.853 1.176.651

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2016
(I)chi phí nhân (I) tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng viên (I) Tiền gửi định lãi lãi

NHTMCP An Bình(ABB) 1.261.541 51.827.514 535.531 1.791.980 439.874

NHTMCP Á Châu(ACB) 4.157.014 207.347.013 2.283.144 6.687.209 548.216

NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam(BID) 7.035.453 723.673.797 5.022.696 22.568.207 6.494.214

NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 10.826.330 654.814.515 6.356.626 21.677.200 3.866.151


NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 2.034.407 854.368 3.076.332 635.546
148

102.461.262

NHTMCP Phát Triển Nhà Việt Nam(HDB) 806.726 103.342.441 507.329 2.509.100 846.327

NHTMCP Kiên Long(KLB) 607.846 22.892.082 583.712 785.126 103.230

NHTMCP Quân Đội(MBB) 1.672.481 195.147.771 1.300.701 7.876.634 1.597.267

NHTMCP Hàng Hải(MSB) 1.370.164 57.665.951 139.014 2.330.117 1.480.722

NHTMCP Quóc Dân(NAV) 816.556 41.848.293 237.611 951.017 101.000

NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 996.111 43.063.985 197.345 1.660.680 199.004

NHTMCP Sài Gòn(SCB) 2.441.060 295.452.547 2.035.212 2.867.106 811.471

NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 957.614 72.130.806 243.208 1.843.032 70.461

NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 371.478 14.780.546 601.852 628.146 105.918
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 2.383.261 392.592 4.002.577 804.683
149

165.895.650

NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 2.927.015 289.455.981 4.044.626 3.730.623 2.429.974

NHTMCP Việt Á(VAB) 447.000 32.201.591 117.966 945.476 -1.421

NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 9.197.581 590.910.736 3.515.534 18.277.094 6.241.729

NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 1.984.092 59.563.523 242.555 2.610.063 767.156

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 3.756.831 121.788.187 255.724 7.092.959 2.135.363

Dữ liệu trong mô hình đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật theo DEA năm 2017
(I) chi phí nhân (I) Tiền gửi (I) tài sản cố (O) Thu từ (O) thu ngoài
Ngân hàng viên - deposits định lãi lãi
NHTMCP Á Châu(ACB) 4.792.789 241.617.508 2.425.869 8.248.407 2.904.429
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam(BID) 7.903.003 844.831.147 4.971.030 29.619.194 8.028.076
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG) 12.565.302 752.569.535 6.299.839 26.450.948 4.882.770
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam(EIB) 2.023.046 118.257.442 785.068 2.661.185 1.151.088
NHTMCP Phát Triển Nhà Việt Nam(HDB) 1.036.273 120.628.498 506.494 3.601.131 1.165.586
150

NHTMCP Kiên Long(KLB) 707.603 26.227.168 687.705 1.041.535 40.495


NHTMCP Quân Đội(MBB) 2.283.680 220.276.955 1.376.374 10.653.642 2.489.476
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 1.554.936 56.831.508 124.331 1.617.820 1.655.621
NHTMCP Quóc Dân(NAV) 942.401 45.788.652 267.772 1.108.089 135.869
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 1.391.363 53.265.795 259.503 2.401.105 315.918
NHTMCP Sài Gòn(SCB) 2.801.942 346.887.504 1.649.749 1.809.837 2.138.085
NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng(SGB) 358.648 15.461.076 707.245 652.260 101.859
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 2.407.109 195.374.211 404.319 4.652.056 1.585.598
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín(STB) 5.865.783 316.905.245 4.082.727 4.934.629 3.261.045
NHTMCP Việt Á(VAB) 513.179 34.411.221 95.468 1.143.375 -165.826
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam(VCB) 10.321.301 708.748.578 3.865.271 21.617.842 7.241.216
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 2.222.056 68.613.971 216.193 3.443.144 624.321
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng(VPB) 4.909.091 129.056.826 302.531 8.934.968 4.833.265
151

Phụ lục 3: Dữ liệu trong mô hình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động
YEAR DEA_TE SIZE DETA EQTA LATA LODE
2007 0,9572 7,234874 0,394563 0,39933 0,009418 1,01208
2008 0,4528 7,130145 0,494567 0,48458 0,003683 0,979807
2009 0,78 7,423542 0,565721 0,485818 0,011752 0,858759
2010 0,686 7,579963 0,617043 0,52286 0,013051 0,847365
2011 0,73 7,618487 0,487448 0,479407 0,007391 0,983503
NHTMCP An Bình(ABB) 2012 0,73 7,662887 0,624467 0,407613 0,008678 0,652737
2013 0,67 7,760631 0,644857 0,410336 0,002439 0,636322
2014 0,75 7,829078 0,668536 0,384929 0,001734 0,575778
2015 0,62 7,808715 0,738332 0,48024 0,001418 0,650439
2016 0,69 7,871757 0,696311 0,534668 0,00315 0,767858
2017 0,66 7,928008 0,686467 0,565393 0,005763 0,823627
2007 1 8,514411 0,703589 0,769999 0,005068 1,094387
2008 1 8,602586 0,748977 0,735416 0,005315 0,981894
2009 1 8,682088 0,690098 0,765374 0,003804 1,109079
NHTM Argibank (Agribank)
2010 1 8,728343 0,715118 0,807481 0,00243 1,129157
2011 - - - - - -
2012 - - - - - -
152

2013 - - - - - -
2014 - - - - - -
2015 1 8,941339 0,873814 0,71694 0,003318 0,820472
2016 1 9,000523 0,864963 0,743918 0,003384 0,860058
2017 - - - - - -
2007 0,72 7,931416 0,647406 0,372529 0,020611 0,575417
2008 1 8,022454 0,609812 0,330776 0,020993 0,542422
2009 1 8,225002 0,517743 0,371441 0,013112 0,717425
NHTMCP Á Châu(ACB) 2010 0,96 8,311972 0,52138 0,425128 0,011384 0,815391
2011 0,98 8,448736 0,506079 0,365844 0,011415 0,722898
2012 0,86 8,246271 0,710313 0,583156 0,004447 0,820985
2013 0,71 8,221672 0,829002 0,643401 0,004961 0,776116
2014 0,74 8,25433 0,860831 0,647649 0,005299 0,752353
2015 0,62 8,304182 0,86827 0,665312 0,005104 0,766251
2016 0,72 8,367468 0,889673 0,690935 0,005612 0,776617
2017 0,69 8,452396 0,852576 0,689867 0,007371 0,809157
2007 1 6,308866 0,204851 0,516187 0,031613 2,519816
2008 1 6,524838 0,185109 0,38709 0,001476 2,091147
NHTMCP Bản Việt(BAN)
2009 0,93 6,522437 0,350612 0,695172 0,016404 1,982739
2010 1 6,915157 0,386767 0,445308 0,006874 1,992981
153

2011 0,96 7,229637 0,308312 0,258147 0,015908 0,837292


2012 1 7,315349 0,498238 0,376472 0,009878 0,755607
2013 1 7,371227 0,51224 0,426802 0,004386 0,833207
2014 0,64 7,411325 0,569659 0,503811 0,006288 0,884408
2015 0,82 7,462684 0,641776 0,546647 0,001834 0,851773
2016 - - - - - -
2017 0.92 7,606384 0,682101 0,619598 0,000766 0,908366
2007 0,97 8,310717 0,661752 0,645361 0,007479 0,975231
2008 1 8,391807 0,662883 0,653088 0,00803 0,985224
2009 1 8,471925 0,631782 0,696287 0,009505 1,102101
2010 0,98 8,563799 0,668092 0,694005 0,010268 1,038786
2011 0,99 8,608264 0,59274 0,724419 0,007886 1,222153
NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển
2012 0,81 8,685549 0,625143 0,701185 0,005305 1,12164
Việt Nam(BID)
2013 1 8,739086 0,617999 0,713065 0,007387 1,153829
2014 1 8,813141 0,677294 0,685323 0,007666 1,011854
2015 1 8,929761 0,663692 0,703486 0,007496 1,059958
2016 1 8,998564 0,726071 0,712437 0,006054 0,981222
2017 1 9,069225 0,720352 0,711488 0,005622 0,987695
2007 1 8,220404 0,676803 0,615188 0,00692 0,908961
NH Công Thƣơng Việt Nam(CTG)
2008 1 8,286884 0,628308 0,62375 0,009321 0,992746
154

2009 0,77 8,387007 0,608628 0,669321 0,005268 1,09972


2010 1 8,565508 0,56 0,636924 0,009285 1,137365
2011 0,89 8,663154 0,558481 0,637319 0,013595 1,141164
2012 1 8,702026 0,574157 0,662038 0,012253 1,153061
2013 1 8,7607 0,632403 0,652862 0,010077 1,032351
2014 1 8,820288 0,641599 0,665327 0,008663 1,036984
2015 1 8,891807 0,632419 0,690303 0,007334 1,091528
2016 1 8,975139 0,693392 0,694703 0,006986 1,001891
2017 0,98 9,036658 0,691654 0,719487 0,006174 1,040242
2007 1 7,437371 0,523425 0,652302 0,012137 1,246217
2008 1 7,540495 0,662873 0,736631 0,01552 1,11127
2009 0,83 7,628597 0,657885 0,807978 0,01382 1,228144
2010 0,75 7,747203 0,562297 0,685855 0,0118 1,219738
2011 0,79 7,811161 0,557075 0,679708 0,014631 1,220138
NHTMCP Đông Á(EAB) 2012 0,77 7,840597 0,733134 0,731111 0,008332 0,99724
2013 0,7 7,874596 0,868754 0,708078 0,00438 0,81505
2014 0,56 7,940058 0,888749 0,595233 0,00031 0,669743
2015 - - - - - -
2016 - - - - - -
2017 - - - - - -
155

2007 0,77 7,527764 0,679497 0,547372 0,013747 0,805555


2008 1 7,683478 0,639982 0,440065 0,014737 0,687622
2009 0,95 7,815899 0,592321 0,586445 0,017303 0,990079
2010 1 8,117639 0,443523 0,475519 0,01384 1,072141
2011 0,97 8,263795 0,292278 0,406736 0,016555 1,391606
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
2012 1 8,230847 0,414081 0,440315 0,012569 1,063356
Nam(EIB)
2013 0,69 8,230028 0,467938 0,490794 0,003878 1,048845
2014 0,66 8,207079 0,629272 0,540968 0,000348 0,859672
2015 0,63 8,096387 0,788392 0,678895 0,00032 0,861113
2016 0,61 8,112871 0,790111 0,670047 0,002285 0,848041
2017 0,54 8,176822 0,787058 0,67436 0,005439 0,856811
2007 0,91 7,140588 0,256096 0,64477 0,008752 2,517692
2008 0,52 6,980363 0,453748 0,646104 0,006272 1,423927
2009 1 7,281657 0,494538 0,430318 0,010153 0,870142
2010 0,57 7,536422 0,406703 0,341043 0,007834 0,838554
NHTMCP Phát Triển Hồ Chí Minh
2011 0,78 7,653458 0,42398 0,307555 0,009472 0,7254
(HDB)
2012 1 7,722493 0,64911 0,400657 0,006184 0,617241
2013 1 7,935641 0,723488 0,510637 0,002524 0,705799
2014 0,95 7,99793 0,65724 0,421932 0,004792 0,641975
2015 1 8,027292 0,700024 0,531139 0,005917 0,758744
156

2016 1 8,153172 0,726284 0,521519 0,004825 0,718065


2017 1 8,25554 0,669746 0,527722 0,009355 0,787943
2007 0,89 6,342591 0,43267 0,614189 0,024471 1,419532
2008 0,62 6,468202 0,562075 0,746976 0,012675 1,328961
2009 0,8 6,873812 0,641092 0,65179 0,012249 1,016686
2010 1 7,101327 0,522438 0,555001 0,01547 1,062329
2011 0,9 7,251619 0,455908 0,470825 0,022108 1,03272
NHTMCP Kiên Long(KLB) 2012 0,98 7,269069 0,572692 0,521149 0,018892 0,91
2013 0,91 7,329841 0,622485 0,567506 0,014665 0,911678
2014 0,7 7,363686 0,717217 0,585462 0,007614 0,816297
2015 0,83 7,403502 0,793012 0,640464 0,006525 0,807635
2016 0,71 7,483038 0,752744 0,649966 0,003711 0,863462
2017 0,76 7,572867 0,701269 0,660047 0,005299 0,941219
2007 - - - - - -
2008 1 6,872328 0,382057 0,324 0,059518 0,848039
2009 1 7,239723 0,420482 0,312275 0,031097 0,74266
NHTMCP Bƣu Điện Liên
2010 1 7,543878 0,351986 0,281086 0,01952 0,798571
Việt(LVP)
2011 1 7,749213 0,457091 0,227269 0,017406 0,497208
2012 0,82 7,822251 0,622421 0,346194 0,013072 0,556205
2013 0,74 7,900882 0,697954 0,371233 0,007115 0,531887
157

2014 0,66 8,003468 0,772009 0,409607 0,004628 0,530573


2015 0,7 8,031761 0,721544 0,522039 0,003252 0,723503
2016 0,68 8,151876 0,782326 0,561633 0,007492 0,717901
2017 0,69 8,213341 0,784877 0,61567 0,008371 0,784416
2007 1 7,471638 0,60036 0,387149 0,016629 0,644861
2008 1 7,646855 0,61252 0,354945 0,015699 0,579483
2009 1 7,838901 0,579328 0,428759 0,017008 0,740097
2010 1 8,039902 0,599698 0,44513 0,01592 0,742257
2011 1 8,142488 0,645017 0,425299 0,013796 0,65936
NHTMCP Quân Đội(MBB) 2012 1 8,244549 0,670505 0,424114 0,013211 0,632528
2013 1 8,256191 0,754452 0,486431 0,012672 0,644747
2014 1 8,302091 0,835998 0,501618 0,012484 0,600023
2015 1 8,344475 0,821407 0,548985 0,011365 0,668347
2016 1 8,398272 0,779995 0,595077 0,011889 0,762924
2017 1 8,486766 0,71813 0,58766 0,014001 0,81832
2007 0,95 7,244748 0,419411 0,371556 0,009838 0,885898
2008 0,82 7,513565 0,432524 0,343583 0,009705 0,794368
NHTMCP Hàng Hải(MSB) 2009 0,91 7,805379 0,47045 0,373683 0,012099 0,79431
2010 0,8 8,061965 0,421609 0,275972 0,010033 0,654569
2011 0,85 8,058331 0,544652 0,33008 0,006971 0,606039
158

2012 0,73 8,04109 0,542073 0,263307 0,00206 0,485741


2013 0,85 8,02985 0,611416 0,255887 0,00308 0,418516
2014 1 8,01857 0,605726 0,225254 0,001366 0,371874
2015 1 8,018331 0,600277 0,269303 0,001115 0,448631
2016 1 7,965173 0,624808 0,379929 0,001576 0,608072
2017 1 8,051497 0,504768 0,321438 0,001114 0,636803
2007 - - - - - -
2008 - - - - - -
2009 - - - - - -
2010 1 7,161629 0,398505 0,365443 0,009554 0,917036
2011 1 7,279616 0,338586 0,328041 0,012634 0,968857
NHTMCP Nam Á(NAB) 2012 1 7,204343 0,545163 0,427789 0,011285 0,784699
2013 1 7,459117 0,475267 0,401992 0,004684 0,845824
2014 - - - - - -
2015 - - - - - -
2016 1 7,63193 0,795929 0,561038 0,000652 0,704884
2017 1 7,736342 0,733032 0,666974 0,004345 0,909883
2007 0,7 6,99577 0,620023 0,440716 0,007546 0,710806
NHTMCP Quóc Dân(NAV) 2008 0,43 7,037637 0,552197 0,50201 0,00524 0,909114
2009 0,56 7,271608 0,515236 0,532886 0,00762 1,034256
159

2010 0,88 7,301386 0,535626 0,537887 0,007839 1,004221


2011 0,82 7,352106 0,658884 0,574087 0,007388 0,871302
2012 0,75 7,334156 0,568577 0,596967 0,000101 1,04993
2013 0,78 7,46351 0,632067 0,46348 0,000635 0,733277
2014 0,56 7,566285 0,663472 0,451737 0,000221 0,680868
2015 0,44 7,683324 0,705699 0,423618 0,000111 0,600282
2016 0,56 7,839153 0,606073 0,367166 0,000158 0,605812
2017 0,53 7,856376 0,636395 0,446964 0,000306 0,702337
2007
2008
2009
2010
2011
NHTMCP BẮc Á(NSB) 2012 0,67 7,528386 0,860198 0,649833 0,001324 0,755446
2013 1 7,702948 0,843504 0,58488 0,003821 0,693393
2014 1 7,757259 0,809914 0,637233 0,004793 0,786791
2015 1 7,802501 0,833525 0,657966 0,005679 0,789378
2016 1 7,880541 0,7789 0,633323 0,006748 0,813099
2017 1 7,963126 0,69146 0,604046 0,006375 0,87358
NHTMCP Phƣơng Đông(OCB) 2007 1 7,070223 0,491003 0,642912 0,014342 1,309386
160

2008 0,86 7,004094 0,673243 0,851683 0,006442 1,265046


2009 0,69 7,103332 0,634696 0,80536 0,016253 1,268891
2010 0,79 7,294238 0,441208 0,588356 0,015464 1,333511
2011 0,4 7,40524 0,385189 0,544599 0,011907 1,413851
2012 0,76 7,438133 0,556859 0,6286 0,008383 1,128831
2013 0,86 7,51581 0,582879 0,615302 0,007361 1,055625
2014 0,79 7,59212 0,611305 0,54902 0,005641 0,898111
2015 1 7,694142 0,596723 0,560072 0,004236 0,938578
2016 - - - - - -
2017 0,87 7,925828 0,631147 0,571564 0,009689 0,905596
2007 1 7,136088 0,176869 0,344548 0,00712 1,94804
2008 0,68 7,148952 0,45503 0,421448 0,003215 0,926197
2009 1 7,528723 0,691935 0,301581 0,006728 0,435852
2010 1 7,741458 0,767839 0,319755 0,009438 0,416435
2011 1 7,796847 0,616065 0,30631 0,00779 0,497204
NHTMCP Đại Dƣơng(OEB)
2012 0,93 7,809304 0,67078 0,407062 0,003773 0,606849
2013 1 7,826564 0,774119 0,424598 0,002812 0,548492
2014 - - - - - -
2015 - - - - - -
2016 - - - - - -
161

2007 1 7,418945 0,409476 0,420792 0,011394 1,027634


2008 0,54 7,35168 0,382087 0,337539 0,014288 0,88341
2009 1 7,485679 0,403499 0,314603 0,015028 0,779687
2010 1 7,742266 0,448755 0,371318 0,011389 0,82744
2011 1 8,004719 0,339815 0,194288 0,001247 0,571746
NHTMCP Đông Nam Á(SEA) 2012 0,49 7,875447 0,418918 0,222395 0,000703 0,530879
2013 0,46 7,902353 0,453061 0,262054 0,001899 0,578408
2014 0,54 7,904086 0,561587 0,399908 0,001083 0,712103
2015 0,44 7,928175 0,67273 0,50504 0,001084 0,750733
2016 0,79 8,014373 0,697826 0,570686 0,00113 0,817804
2017 0.75 8,096941 0,64027 0,564164 0,002439 0,881134
2007 0,62 7,413996 0,615636 0,750826 0,009974 1,219596
2008 1 7,586543 0,595115 0,603125 0,012019 1,01346
2009 0,64 7,736337 0,552614 0,574584 0,005776 1,039756
2010 1 7,779473 0,583581 0,551281 0,004621 0,944652
NHTMCP Sài gòn (SCB) 2011 0,82 8,160811 0,404888 0,456241 0,005198 1,126833
2012 0,83 8,173785 0,530764 0,590829 0,000428 1,113166
2013 0,62 8,257723 0,812613 0,491683 0,000235 0,605064
2014 0,8 8,384214 0,819517 0,553234 0,000373 0,675073
2015 1 8,493477 0,821723 0,547205 0,000256 0,665924
162

2016 0,34 8,557311 0,818799 0,615744 0,000186 0,752009


2017 0,71 8,646626 0,782642 0,601275 0,000236 0,768263
2007 1 7,007946 0,634941 0,723006 0,016743 1,138697
2008 1 7,049426 0,639401 0,706481 0,01439 1,104912
2009 0,75 7,075934 0,715338 0,816257 0,017391 1,141079
2010 1 7,225619 0,539348 0,621922 0,047289 1,153099
2011 0,87 7,186536 0,581133 0,727799 0,019782 1,252379
NHTMCP Sài Gòn Công
2012 1 7,1718 0,703698 0,731251 0,020013 1,039156
Thƣơng(SGB)
2013 1 7,166866 0,735664 0,726603 0,011765 0,987683
2014 0,97 7,199298 0,748462 0,709853 0,011431 0,948415
2015 1 7,249168 0,740433 0,654244 0,002429 0,883597
2016 1 7,293542 0,75188 0,637581 0,007091 0,847982
2017 1 7,341031 0,705032 0,643215 0,00249 0,91232
2007 1 7,09228 0,226795 0,338267 0,01026 1,491515
2008 1 7,157798 0,661146 0,43478 0,013543 0,657615
2009 0,79 7,438846 0,534131 0,467023 0,011591 0,874361
NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội(SHB) 2010 0,95 7,70785 0,502297 0,477645 0,009686 0,950922
2011 0,87 7,851194 0,49001 0,410791 0,010608 0,838331
2012 1 8,066466 0,665867 0,488595 0,014478 0,733773
2013 0,55 8,157232 0,631927 0,532701 0,005917 0,842979
163

2014 0,75 8,227978 0,729004 0,615821 0,004678 0,844743


2015 0,72 8,311127 0,727044 0,642035 0,003884 0,883076
2016 - - - - - -
2017 0,82 8,456381 0,681409 0,693299 0,005381 1,01745
2007 1 7,81005 0,684993 0,547879 0,021648 0,799833
2008 1 7,835301 0,674018 0,511537 0,013951 0,758937
2009 1 8,017113 0,58178 0,573519 0,01606 0,985801
2010 0,9 8,182948 0,514056 0,541285 0,012536 1,052969
2011 0,95 8,150855 0,530567 0,569054 0,014102 1,072541
NHTMCP Sài Gòn Thƣơng
2012 0,9 8,182182 0,706414 0,633285 0,006589 0,896479
Tín(STB)
2013 0,95 8,207843 0,815755 0,685137 0,013813 0,839881
2014 0,93 8,278302 0,85909 0,674464 0,011625 0,785091
2015 0,6 8,466189 0,892171 0,635521 0,003918 0,712331
2016 0,85 8,517443 0,879304 0,58659 0,000234 0,667107
2017 0,58 8,561121 0,87058 0,595331 0,003376 0,683833
2007 7,81005 0,684993 0,547879 0,021648 0,799833
2008 7,835301 0,674018 0,511537 0,013951 0,758937
NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt
2009 8,017113 0,58178 0,573519 0,01606 0,985801
Nam(TCB)
2010 8,182948 0,514056 0,541285 0,012536 1,052969
2011 8,15066 0,530805 0,56931 0,014108 1,072541
164

2012 0,76 8,181602 0,70925 0,634132 0,004703 0,894088


2013 0,87 8,207843 0,815755 0,685137 0,013813 0,839881
2014 1 8,278302 0,85909 0,674464 0,011655 0,785091
2015 1 8,466189 0,892171 0,635521 0,003918 0,712331
2016 1 8,517443 0,879304 0,58659 0,000234 0,667107
2017 1 8,561121 0,87058 0,595331 0,003376 0,683833
2007 - - - - - -
2008 1 6,383572 0,484505 0,113904 0,020884 0,235093
2009 1 7,03054 0,394305 0,297579 0,01195 0,754692
2010 1 7,319923 0,361787 0,250118 0,00774 0,691341
2011 - - - - - -
NHTMCP Tiên Phong(TPB) 2012 1 7,179562 0,613075 0,402307 0,007695 0,656211
2013 1 7,506343 0,446636 0,371665 0,011886 0,832142
2014 7,711618 0,420055 0,385391 0,01041 0,917477
2015 7,882074 0,518302 0,370507 0,007375 0,714846
2016 8,026579 0,518121 0,43874 0,005317 0,846791
2017 8,093837 0,566382 0,510984 0,007764 0,902189
2007 0,75 6,97623 0,483428 0,608843 0,015491 1,259427
NHTMCP Việt Á(VAB) 2008 0,47 7,013507 0,721952 0,642946 0,006997 0,890567
2009 0,58 7,199117 0,683424 0,761315 0,013277 1,113971
165

2010 0,81 7,381709 0,390091 0,551863 0,011064 1,414704


2011 0,7 7,352435 0,32189 0,514288 0,011019 1,597714
2012 0,94 7,391088 0,60946 0,523809 0,006668 0,859465
2013 1 7,431888 0,696272 0,532262 0,002224 0,764445
2014 0,44 7,551334 0,555759 0,444556 0,001335 0,799908
2015 1 7,621988 0,583593 0,483968 0,001957 0,829291
2016 1 7,788587 0,523951 0,494892 0,00159 0,94454
2017 1 7,809172 0,533984 0,531114 0,001869 0,994624
2007 1 8,295267 0,717403 0,494679 0,012109 0,689541
2008 1 8,346528 0,707224 0,507872 0,006782 0,71812
2009 1 8,407384 0,661739 0,554299 0,01544 0,83764
2010 1 8,488016 0,66561 0,574778 0,013988 0,863535
2011 1 8,564337 0,619043 0,571052 0,0115 0,922476
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt
2012 1 8,617512 0,688516 0,581843 0,010666 0,845069
Nam(VCB)
2013 1 8,671167 0,708422 0,584899 0,009334 0,825637
2014 1 8,761173 0,731728 0,560382 0,007948 0,765834
2015 1 8,828914 0,742189 0,574073 0,007906 0,773486
2016 1 8,895418 0,751804 0,581607 0,008468 0,773616
2017 1 9,013811 0,686564 0,522004 0,008572 0,760314
NHTMCP Quốc Tế Việt Nam(VIB) 2007 0,83 7,594448 0,449987 0,426008 0,00773 0,946711
166

2008 0,65 7,540568 0,688535 0,569558 0,004863 0,827202


2009 0,88 7,753086 0,571463 0,482963 0,008111 0,845134
2010 1 7,972328 0,479503 0,444765 0,00843 0,927554
2011 0,94 7,986546 0,455383 0,448658 0,006591 0,985234
2012 1 7,81307 0,600726 0,521154 0,008003 0,86754
2013 0,96 7,885783 0,562467 0,458389 0,000654 0,814963
2014 1 7,906663 0,608125 0,473324 0,00648 0,778334
2015 0,58 7,887011 0,64816 0,535178 0,00196 0,825687
2016 0,89 8,020044 0,568769 0,574652 0,005336 1,010343
2017 0,85 8,090947 0,5565 0,488092 0,004532 1,163964
2007 - - - - - -
2008 - - - - - -
2009 - - - - - -
2010 - - - - - -
2011 - - - - - -
NHTMCP Đại Chúng(WTB)
2012 8,006754 0,447443 0,428986 0,000644 0,958748
2013 0,36 8,002841 0,488604 0,408505 0,000277 0,836066
2014 1 8,034622 0,655179 0,384307 0,00154 0,586568
2015 1 7,993901 0,656353 0,407378 0,102242 0,620662
2016
167

2017 8,102219 0,700897 0,463801 0,000717 0,661726

NHTMCP Việt Nam Thịnh


2007 0,72 7,259437 0,702364 0,731148 0,012475 1,040982
Vƣợng(VPB)
2008 0,69 7,26921 0,765594 0,694256 0,007671 0,90682
2009 0,78 7,440011 0,598684 0,57413 0,009812 0,958988
2010 0,73 7,776752 0,400783 0,423424 0,008416 1,056492
2011 0,76 7,918124 0,355142 0,352383 0,009656 0,992231
2012 0,8 8,011457 0,579647 0,359425 0,006969 0,620076
2013 1 8,083733 0,691413 0,432725 0,008392 0,625856
2014 1 8,21283 0,663763 0,480141 0,007679 0,723361
2015 1 8,287525 0,671926 0,602468 0,012358 0,896627
2016 1 8,302694 0,606612 0,560689 0,014469 0,924296
2017 1 8,369338 0,551369 0,589018 0,02042 1,068283

You might also like