You are on page 1of 4

1.

Nợ nước ngoài
1.1/ Một số khái niệm cơ bản:
- Theo IMF, nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là số
dư thựctế (không phải bất thường) của khoản vay mà người không cư trú cấp
cho người cư trúvà yêu cầu phải hoàn trả gốc và/hoặc lãi vào một thời điểm
trong tương lai.
- Nợ nước ngoài bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, và
nợ tư nhân không được Chính phủ bảo lãnh. Nợ Chính phủ là những khoản tín
dụng dành cho chính phủ hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nợ
được chính phủ bảo lãnh là những khoản tín dụng được cấp cho khu vực kinh
tế tư nhân. Do mức độ rủi ro cao, những khoản tín dụng này đòi hỏi phải có
bảo lãnh của chính phủ. Do hầu hết các nước LDCs áp dụng các biện pháp
kiểm soát ngoại hối, chính phủ các nước này thường liên đới tới những thỏa
thuận tín dụng giữa người cho vay nước ngoài và người đi vay trong nước.
- Theo thời hạn vay, nợ nước ngoài được chia thành nợ ngắn hạn và dài hạn.
Đối với các khoản nợ, việc phân loại là nợ ngắn hạn hay dài hạn thông thường
được dựa trên thời hạn nợ ban đầu. Đây là khoảng thời gian tính từ khi khoản
nợ được tạo ra đến ngày đáo hạn.
+ Nợ dài hạn được xác định là khoản nợ có thời hạn nợ ban đầu trên 1 năm
hoặc là các khoản nợ không quy định thời hạn.
+ Các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải hoàn trả có kỳ hạn hoặc có thời
gian hoàn trả ban đầu là 1 năm hoặc ngắn hơn.
* Nếu một công cụ nợ với thời hạn ban đầu nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm thì được
xếp vào loại ngắn hạn thậm chí cả trong trường hợp khoản nợ đó phát sinh theo
một thỏa thuận dài hạn.
- Theo phương thức vay nợ, nợ nước ngoài được phân chia thành nợ ODA và
nợ thương mại
+ Nợ ODA được hình thành từ các khoản vay ODA ưu đãi và hỗn hợp. Trong
đó vay ODA ưu đãi (còn gọi là tín dụng ưu đãi) là khoản vay với các điều kiện
ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không
hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với
các khoản vay không ràng buộc. Vay ODA hỗn hợp là các khoản viện trợ
không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các
khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại”
đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản
vay không ràng buộc.
+ Nợ thương mại được hình thành từ các khoản vay thương mại. Theo Nghị
định 134/2005/NĐ–CP của Chính phủ, tất cả các khoản vay nước ngoài của
Việt Nam không phải vay ODA đều là vay thương mại. Như vậy vay thương
mại không chứa đựng yếu tố ưu đãi, được thực hiện dưới hai hình thức chính:
phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế và vay thương mại thông qua
đàm phán vay nợ trực tiếp.
1.2/ Tác động của nợ nước ngoài
-Tác động tích cực
Tác động tích cực đầu tiên và quan trọng nhất của nợ nước ngoài đối với nền
kinh tế đó là đáp ứng được nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế – xã hội của
một quốc gia. Trong điều kiện tiết kiệm trong nước không đáp ứng được nhu
cầu đầu tư, vay nợ nước ngoài là không thể tránh khỏi. Điều này đặc biệt đúng
đối với những nước đang phát triển khi nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, phát triển vùng và lãnh thổ
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Ngay cả
những quốc gia có nền kinh tế phát triển, vay nợ nước ngoài vẫn là một hoạt
động phổ biến. Khi lượng vốn đầu tư thông qua nợ nước ngoài trong nền kinh
tế tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư được sử dụng vào
những chương trình dự án kinh tế xã hội như chương trình xoá đói giảm nghèo,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho những vùng sâu, vùng xa từ đó giảm thiểu
bất bình đẳng trong xã hội, khi đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế.
Như vậy, vay nợ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn từ đó góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, vay nợ nước ngoài thông qua các chương trình dự án ODA giúp
các quốc gia đi vay có thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại, học hỏi được
kinh nghiệm quản lý tiến tiến trên thế giới.
- Tác động tiêu cực
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, vay nợ nước ngoài là một hoạt
động không thể thiếu, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc
tế. Thực tiễn ở các quốc gia trên thế giới cho thấy, vay nợ nước ngoài mang lại
rất nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, nợ nước ngoài sẽ trở
thành một yếu tố tiêu cực khi một quốc gia vay nợ quá nhiều dẫn đến khủng
hoảng nợ. Khủng hoảng nợ xảy ra khi một quốc gia không thể trả nợ cho các
chủ nợ, họ tuyên bố tình trạng vỡ nợ và gia nhập vào các câu lạc bộ. Tuy nhiên,
các quốc gia con nợ chỉ tuyên bố tình trạng vỡ nợ như một giải pháp cuối cùng,
bởi vì tuyên bố vỡ nợ quốc gia bao giờ cũng phát sinh những tác động tiêu cực
đến nền kinh tế.
Thứ nhất, mất khả năng vay nợ trong tương lai. Khi một quốc gia tuyên bố vỡ
nợ thì đồng nghĩa với việc từ bỏ khả năng vay nợ nước ngoài trong tương lai.
Những chủ nợ nước ngoài bị mất vốn sẽ không bao giờ sẵn sàng cho vay lại
trong tương lai. Những chủ nợ tiềm năng sẽ đánh giá quốc gia vỡ nợ thuộc loại
có rủi ro đặc biệt. Các nước vỡ nợ không có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài cũng như thâm nhập thị trường vốn quốc tế, do đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế sẽ bị kìm hãm.
Thứ hai, giảm lợi ích từ thương mại quốc tế. Các nước chủ nợ có thể sẽ áp
dụng những biện pháp bảo hộ thương mại để trừng phát các nước con nợ. Xuất
khẩu của các nước con nợ sẽ trở thành đối tượng tịch thu của nước chủ nợ khi
hàng hóa chạm đến biên giới quốc tế. Ngoài ra, nước vỡ nợ cũng khó khăn
trong việc nhập khẩu vì nước xuất khẩu lo ngại rằng sẽ không thu được tiền.
Kết quả là, khối lượng ngoại thương của nước vỡ nợ sẽ giảm xuống.
Thứ ba, nước chủ nợ có thể phong tỏa hay tịch thu những tài sản của nước con
nợ nằm trên lãnh thổ nước chủ nợ. Nhiều nước con nợ duy trì một lượng đáng
kể dự trữ ngoại hối bằng vàng và ngoại tệ tại các NHTW của các nước phát
triển, và đây chính là những tài sản bị tịch thu hay phong tỏa khi tuyên bố vỡ
nợ với những chủ nợ chính thức.
Ngoài ra việc vay nợ nước ngoài quá nhiều đặc biệt là vay ODA sẽ buộc các
nước đi vay phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc về kinh tế – chính trị –
xã hội. Do vậy khi tiến hành vay nợ nước ngoài, các nước đi vay phải cân nhắc
kỹ lưỡng những lợi ích và những mặt hạn chế tiêu cực để đạt được hiệu quả
vay nợ cao nhất.
1.3/ Chỉ tiêu đo mức độ nợ nước ngoài.
Tỷ lệ nợ nước ngoài so với nguồn thu xuất khẩu: chỉ tiêu này phản ánh nguồn
thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là một phương tiện mà quốc gia có thể sử
dụng để trả nợ nước ngoài. Tuy nhiên, cần lưu khi sử dụng chỉ tiêu này, do
nguồn thu xuất khẩu thường biến động từ năm này qua năm khác, ngoài ra
nước vay nợ còn có những phương án khác mà không nhất thiết phải tăng xuất
khẩu (ví dụ: cắt giảm nhập khẩu, hoặc xuất quỹ dự trữ ngoại hối).
 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng nợ nước ngoài: chỉ tiêu này phản ánh khả
năng của NHTW nước vay nợ có thể dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ nước
ngoài là cao hay thấp.
 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP: chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng trả nợ của
1 quốc gia.
 Tỷ lệ nợ phải trả hàng năm so với nguồn thu xuất khẩu: chỉ tiêu này phản ánh
quan hệ giữa nghĩa vụ phải thanh toán những khoản nợ so với năng lực xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng năm của nước vay nợ.
 Tỷ lệ nợ phải trả hàng năm so với GDP: chỉ tiêu này phản ánh tiềm năng trả
nợ hàng năm của nước vay nợ.

2. Khủng hoảng nợ nước ngoài


2.1/ Bắt nguồn của khủng hoảng nợ ( Tân)
2.2/ Dấu hiệu và tác động của khủng hoảng nợ
3. Nợ nước ngoài của Việt Nam
- Vay nợ nước ngoài là điều cần thiết đối với những quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển. Trong điều kiện thị trường tài chính trong nước kém phát triển, khả
năng huy động vốn trong nước còn hạn chế, vay nợ nước ngoài giúp các quốc
gia đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế – xã hội cũng như thực hiện
những mục đích trong những giai đoạn nhất định như: bù đắp thâm hụt ngân
sách, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, vay nợ mới để trả nợ cũ…
- Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của các nước đang phát triển
trong việc tận dụng nguồn vốn vay nước ngoài để đáp ứng thiếu hụt nhu cầu về
vốn trong nước. Lịch sử nợ nước ngoài của Việt Nam từ sau khi đất nước thống
nhất đến nay có thể chia thành ba giai đoạn:
 Giai đoạn 1: (1975 – 1988), nền kinh tế gần như hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn vốn bên ngoài. Thu vay nợ và viện trợ nước ngoài trong giai đoạn này
bằng 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Tính
đến năm 1988, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên tới 8,5 tỷ RUP và 1,9
tỷ USD.
 Giai đoạn 2: (1988 – 1993), đây là giai đoạn khó khăn nhất khi các nước
XHCN đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng và cắt hầu hết các khoản viện trợ cho
Việt Nam.
 Giai đoạn 3: (từ 1993 đến nay), đây là giai đoạn Việt Nam bình thường hoá
quan hệ với các định chế tài chính quốc tế khu vực và thế giới. Lúc này, vay nợ
và viện trợ nước ngoài của Việt Nam cũng có bước chuyển biến mới: đa dạng
hoá về chủ thể cho vay, đa dạng hóa loại hình vay…
Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam được đánh giá trên các phương diện
như quy mô nợ nước ngoài, cơ cấu nợ nước ngoài và đánh giá dựa trên các chỉ
tiêu do các tổ chức thế giới đưa ra.

You might also like