You are on page 1of 2

TỔNG QUAN VỀ ODA

1. Khái niệm:
Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA): là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà
nước hoặc Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội
/+ Gọi là ODA hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc
lãi suất thấp với thời gian vay dài/
/+ Gọi là ODA phát triển vì mục tiêu nhằm phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được
đầu tư/
2. Đặc điểm:
2.1 Nguồn vốn hợp tác phát triển
Ø ODA là hình thức hợp tác phát triển giữa các nước phát triển, tổ chức tài chính quốc tế
dành cho nước đang hoặc chậm phát triển.
Ø Ngoài ra nó còn bao gồm chuyển giao kỹ thuật, cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
/ Bên cạnh việc cho vay các khoản vay ưu đãi, bên viện trợ sẽ thực hiện cung cấp hàng hóa,
chuyển giao khoa học kỹ thuật,cung cấp các dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ phải có trách
nhiệm sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,
…tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân./
2.2 Nguồn vốn có nhiều ưu đãi
Ø Lãi suất thấp(dưới 2%/năm)
Ø mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang phát triển và kém phát triển ,
/ODA có tính ưu đãi hơn bất kỳ nguồn vốn nào khác/
2.3 Các điều kiện ràng buộc
Ø Các nước viện trợ vốn ODA đều có những chính sách, quy định ràng buộc khác nhau
+ Ràng buộc về chi phí vay vốn: Lãi suất cố định, Lãi suất quá hạn, Phí quản lý, Phí
cam kết, Phí bảo hiểm
+ Ràng buộc về thời gian:Thời gian ân hạn, Thời gian trả nợ gốc
/ ngoài việc giúp đỡ các nước đang phát triển nâng cao năng lực phát triển kinh tế ra thì các nước
viện trợ ODA còn muốn đạt được ảnh hưởng nhất định về mặt chính trị lên các quốc gia nhận tài
trợ, và đồng thời là những chính sách mở cửa để nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của nước viện trợ/
3. Các loại hình ODA hiện nay
- ODA viện trợ không hoàn lại
- ODA vốn vay
- Vốn vay ưu đãi
4. Quy định quản lý về ODA
- Sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
- Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ
- Bảo đảm công khai, minh bạch
- Công bố thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của các nhà tài trợ.
- Phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí
- Phương thức xác định khoản mục chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước.

You might also like