You are on page 1of 12

MỤC LỤC

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 2

1. Khái niệm ODA 2

2. Các hình thức ODA tại Việt Nam 2

3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 2

3.1. Vốn ODA mang tính ưu đãi 2

3.2. Vốn ODA mang tính ràng buộc 2

3.3. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ 3

4. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam 3

4.1. ODA là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự đầu tư phát triển 3

4.2. ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và phát
triển nguồn nhân lực 3

4.3. ODA giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế 4

4.4. ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng
đầu tư phát triển 4

II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VIỆC TIẾP NHẬN, SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT
NAM TỪ GIAI ĐOẠN SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 5

1. Tình hình tiếp nhận vốn ODA của Việt Nam 5

2. Tình hình sử dụng vốn ODA 7

2.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc tiếp nhận, sử dụng vốn ODA 7

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA 8

3. Một số chính sách về quản lý nhà nước để tiếp nhận và sử dụng vốn ODA một
cách hiệu quả 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
1. Khái niệm ODA

ODA – Official Development Assistance (Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức) là
nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế hoặc các địa phương) cung cấp cho các nước chậm và đang phát triển,
nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế, phúc lợi ở các nước này.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Nhưng tại Việt Nam, theo nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ về
Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức coi “ODA là hoạt động
hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm:

a) Chính phủ nước ngoài


b) Các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia”

Có thể hiểu, vốn ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài, là việc các tổ chức quốc tế
hoặc Chính phủ một nước đầu tư, viện trợ cho các nước đang phát triển (trong đó có
Việt Nam) nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của nước đó.

2. Các hình thức ODA tại Việt Nam

Ở nước ta, hình thức ODA chủ yếu bao gồm1:

- ODA không hoàn lại (viện trợ không hoàn lại): các khoản cho không, không
phải trả lại
- ODA ưu đãi có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất
25%.
3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
3.1. Vốn ODA mang tính ưu đãi

1
Nghị định 17/2001 ngày 4/5/2001 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức.
2
Vì mục tiêu phát triển, vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước chậm phát triển và đang
phát triển. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài.

3.2. Vốn ODA mang tính ràng buộc

ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về
địa điểm chi tiêu. Mỗi nước cung cấp viện trợ ODA cũng đều có những ràng buộc nhất
định và các ràng buộc này rất chặt chẽ với nước nhận.

Các nước nhận viện trợ luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng về những điều kiện của các nhà
tài trợ. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải luôn đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, bình đẳng cùng có lợi.

3.3. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

Do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện ngay khi tiếp nhận và sử
dụng nguồn hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hiệu quả, các nước có thể lâm vào
tình trạng nợ nần mà không có khả năng trả. Chính vì vậy, các nước cần phải vạch ra
những chính sách cụ thể, quản lý và kiểm soát chặt chẽ về chi tiêu để sử dụng vốn
ODA một cách hiệu quả, tránh biến nước ta thành con nợ của nước ngoài.

4. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy, nguồn ODA có đóng góp vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong quá trình Đổi mới, tình trạng
thiếu vốn cho phát triển được giải quyết đáng kể khi Việt Nam nhận viện trợ ODA từ
năm 1993.

4.1. ODA là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự đầu tư phát triển

ODA là nguồn vốn quan trọng cho việc phát triển kinh tế khi nguồn vốn này được giải
ngân cho nhiều ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng; năng lượng và công nghiệp; giao thông
vận tải, bưu chính viễn thông, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo; cấp thoát nước;
môi trường và phát triển đô thị; y tế, giáo dục và công nghệ. Nhờ vào vốn ODA mà
nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 7.5%/ năm, mức đói
nghèo giảm từ trên 50% những năm 90 xuống còn trên 10% năm 2008,... Một số dự án
lớn đã được thực hiện dựa trên nguồn vốn ODA như Dự án quốc lộ 1A, dự án giảm

3
nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, Nhà máy nhiệt điện sông Hinh, nhà máy nhiệt điện
Phú Mỹ, bệnh viện Bạch Mai, hệ thống cấp nước sinh hoạt,...

4.2. ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và
phát triển nguồn nhân lực

Nhân tố khoa học công nghệ là nhân tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, sau Đổi mới đến nay, đất nước ta vẫn còn gặp
rất nhiều khó khăn về kinh tế. Điều này gây cản trở rất lớn trên con đường sáng tạo
khoa học, công nghệ. Chính vì vậy, chúng ta chọn phương thức tiếp thu những thành
tựu khoa học, công nghệ trên thế giới để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.

Thông qua các dự án ODA, các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam
nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các
tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của những chuyên gia nước
ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tham quan mô hình làm việc và
quản lý tại các nước phát triển,... Thông qua đó sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao
trình độ khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới
chính là lợi ích căn bản, lâu dài để xây dựng và phát triển kinh tế.

4.3. ODA giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế


- Cơ cấu kinh tế theo ngành:

Nguồn vốn đầu tư tư nhân ít khi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải
và phát triển kỹ thuật bởi thường mất nhiều vốn và lâu thu hồi vốn. Họ chỉ chủ yếu tập
trung đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến hoặc là du lịch. Điều này dẫn đến mất
cân bằng trong cơ cấu công nghiệp nước ta, trong khi đó, công nghiệp nặng vốn là
ngành công nghiệp trụ cột. Tuy nhiên, nhờ vào nguồn vốn ODA đầu tư vào cơ sở hạ
tầng và phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế Việt Nam phần nào dần đi vào ổn định, cân
bằng.

- Cơ cấu kinh tế theo vùng:

Với những khu vực tiềm năng phát triển công nghiệp chưa rõ ràng, hoặc chưa phát
hiện hết, nguồn vốn ODA phần nào giúp các khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ví dụ như khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam
4
Trung bộ, Tây Nguyên. Từ đó thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội với các
khu vực khác trong nước.

4.4. ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng
đầu tư phát triển

Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước (FDI), trước
hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Với một hệ thống cơ
sở hạ tầng yếu kém, thiết bị kỹ thuật lạc hậu, các nhà đầu tư tất yếu phải bỏ ra nhiều
hơn. Bởi vậy, đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ sở
hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường
đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Trong đó, giao thông vận tải (35,67%); môi trường và phát
triển đô thị (18,65%); năng lượng và công nghiệp (17,14%) luôn chiếm tỉ lệ phần trăm
lớn nhất trong cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực, còn nông nghiệp và xóa đói giảm
nghèo chỉ chiếm 9,47% (số liệu được lấy giai đoạn 2011-2015).

Hơn nữa, vốn ODA còn giúp nâng cao kỹ thuật và trình độ công nhân tại Việt Nam để
tăng sức hút hơn nữa với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài những vai trò trên, có thể thấy ở Việt Nam, nguồn vốn ODA cũng đã góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của người dân. “Trong suốt hơn 15 năm qua
(1993-2009), dù chỉ chiếm tỉ trọng 3-4% GDP của cả nước (bình quân chiếm 15-17%
tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước) song nguồn vốn ODA đã phát huy vai trò là
“chất xúc tác” đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo của Việt
Nam”2. Đồng thời, tăng cường thể chế, cải cách hành chính công cũng là một vai trò
quan trọng của ODA tại Việt Nam.

II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ VIỆC TIẾP NHẬN, SỬ DỤNG ODA Ở


VIỆT NAM TỪ GIAI ĐOẠN SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
1. Tình hình tiếp nhận vốn ODA của Việt Nam

Sau những nỗ lực từ 2 phía các Nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam, việc sử dụng vốn
ODA ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định và nhận được nguồn tài trợ rất
lớn từ các nước trên thế giới. Từ năm 1993 đến năm 2005, Việt Nam đã thiết lập quan
hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương, 350 tổ chức Chính phủ với hơn

2
Võ Hồng Phúc, Nguồn vốn ODA trong sự nghiệp phát triển, Tạp chí Thông tin đối ngoại, T4, 2009, tr30.
5
1500 chương trình dự án. Năm 2009, “Việt Nam có 51 nhà tài trợ trong đó 28 nhà tài
trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Ngoài ra vốn tài trợ còn đến từ các nhà
tài trợ không là thành viên DAC, thông qua cơ chế hợp tác Nam-Nam, cũng như hỗ trợ
từ khu vực tư nhân” [4].

Hiện nay, nguồn cung cấp vốn ODA ở nước ta chủ yếu là từ nhóm các nước công
nghiệp hóa, một số nước Tây Âu như: Nhật Bản, Đức, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển,...
và một số tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF).

Đứng đầu trong các nước tài trợ song phương ODA cho Việt Nam trong suốt những
năm qua (từ năm 1993) là Nhật Bản. Giai đoạn 2000-2016, tổng vốn tài trợ của Nhật
Bản lên đến 15,05 tỷ USD. Các dự án điển hình của vốn hỗ trợ phát triển chính thức
của Nhật Bản có thể kể đến như: nhà ga sân bay Nội Bài, cầu Bãi Cháy ở vịnh Hạ
Long, cầu Bạch Hổ, Nhà máy thủy điện Đại Ninh, nhà máy xử lý nước thải, bệnh viện,
phát triển nông thôn,... Các nhà tài trợ song phương đóng góp tới 60% tổng vốn ODA
cho Việt Nam.

Hàn Quốc là nước đứng ở vị trí thứ hai với 1,5 tỷ USD, tiếp theo đó là Mỹ và Hà Lan,
với tổng vốn tài trợ tương ứng là 994 triệu USD và 474 triệu USD.

Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư thì nhà tài trợ ODA đa phương lớn nhất cho
Việt Nam gồm có: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB),
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Các tổ chức của Liên hợp quốc (UN), Các tổ chức phi
Chính phủ (NGO), các tổ chức phi lợi nhuận (NPO).

“Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là những nhà tài
trợ lớn nhất trong nhóm các nhà tài trợ đa phương, với tổng vốn tài trợ tương ứng 20,1
tỷ USD và 14,23 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2012” [5].

Tính từ năm 1992 đến năm 2012, “tổng lượng vốn ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam
đạt gần 70 tỷ USD, trong đó, tổng lượng vốn ODA giải ngân dự tính đạt trên 35 tỷ
USD” [6,25]. Đến năm 2018, sau 25 năm, tổng số vốn ODA đã tiếp nhận đạt 80 tỷ
USD.

Vốn ODA từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây,
phần lớn dưới hình thức các khoản vay lãi suất thấp phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng.
6
Trong giai đoạn từ 2011-2015, Trung Quốc đã hỗ trợ các khoản vay ưu đãi với tổng
giá trị 2.189 tỷ USD, trong đó chỉ có khoảng 15.000 USD viện trợ được sử dụng cho
mục đích nhân đạo.

Theo báo cáo mới nhất của OECD, trong số 163 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận
vốn ODA, Việt Nam đứng thứ 3 (sau Afghanistan và Ethiopia) là nước nhận được
nhiều vốn ODA nhất, với 3,74 triệu USD năm 2009.

2. Tình hình sử dụng vốn ODA


- Sau thời kỳ đổi mới, với những chính sách đúng đắn, việc sử dụng ODA của
quản lý Nhà nước có những tiến bộ hơn so với thời kỳ trước đây.
- Theo cơ cấu ngành và lĩnh vực, lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cấp thoát nước chiếm tỉ trọng cao nhất mỗi năm. Giai đoạn 2006-2010, số vốn
ODA trong lĩnh vực này đạt tới 6,62 tỷ USD, chiếm 38,32%. Cũng trong giai đoạn
này, lĩnh vực Y tế, môi trường, giáo dục đào tạo, KHKT và các ngành khác đạt 4,4 tỷ
USD (chiếm 25,48%); Năng lượng và công nghiệp đạt số vốn 3,36 tỷ USD (chiếm
22,97%); thấp nhất là lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo với số vốn là 2,89 tỷ USD (chiếm 15,9%).
- Theo cơ cấu vùng kinh tế, nguồn vốn ODA phân bố không đều giữa các vùng,
chủ yếu là đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Hồng với tỉ trọng 51% (2008). Các vùng
như Tây Nguyên 1% (2008), Trung du và miền núi Bắc Bộ 5% (2008) lại ít được đầu
tư trong khi những vùng này thực sự rất cần vốn.
2.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc tiếp nhận, sử dụng vốn ODA

Trong hơn thập kỷ vừa qua, hàng trăm công trình, dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của
Việt Nam được đầu tư từ nguồn vốn ODA như: dự án nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất,
cầu Mỹ Thuận, cảng Cái Lân, hầm đèo Hải Vân, sân bay Nội Bài, hệ thống thủy lợi và
chống lũ, phục hồi các cầu lớn trên quốc lộ 1A, phục hồi cầu yếu trên tuyến đường sắt
thống nhất Bắc – Nam, nhà thủy điện sông Hinh, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Ô Môn
(Cần Thơ), nhiều trường tiểu học được xây mới, Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, hệ
thống đường giao thông nông thôn, hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều nông thôn,
miền núi,... Những dự án này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo. GDP tăng trưởng liên tục đạt trên 7%/năm, đói nghèo giảm trên 50%.

7
Tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết từ 1993-2004 là 28,78 tỷ USD, chúng
ta đã giải ngân được 14,11 tỷ USD. “Năm 2010, tổng số vốn ODA đạt trên 8,06 tỷ
USD – con số kỷ lục. Năm 2009 cũng xác lập kỷ lục mới với mức giải ngân đạt
khoảng 3 tỷ USD” [7].

Tính chung cả giai đoạn 1993-2020, “các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cung cấp
nguồn vốn ODA cho Việt Nam lên đến 78,2 tỷ USD (trong đó: các khoản viện trợ
không hoàn lại là 11,647 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng số vốn; các khoản vay ưu đãi với
66,553 tỷ USD, chiếm 85,1% tổng vốn cam kết)”3.

Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan
trọng, không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo sau giai
đoạn khó khăn ban đầu từ sau Đổi mới mà còn phát triển khoa học công nghệ, tăng
cường năng lực và phát triển thể chế, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, giáo dục
và đào tạo cũng như phát triển đô thị,...

Qua những thành tựu đất nước ta đã đạt được, có thể thấy quản lý nhà nước trong việc
sử dụng vốn ODA tương đối hiệu quả, chú trọng vào mục đích phát triển bền vững, dài
lâu (đó là cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, công nghiệp nặng). Quản lý nhà nước đã
thể hiện nỗ lực không ngừng trong việc tận dụng nguồn vốn ODA; không ngừng hoàn
thiện hệ thống quản lý và tổ chức; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối về
việc điều phối, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức; sự phối hợp của
bộ, ngành, địa phương tương đối hiệu quả trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các dự
án; hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng cũng được hoàn thiện.

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta phải thừa nhận rằng, việc tiếp nhận
và sử dụng vốn ODA của Nhà nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế, sự quản lý của
Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả.

- Năng lực tiếp nhận, hấp thụ ODA còn kém, tốc độ giải ngân chậm, dẫn đến lãng
phí trong việc sử dụng nguồn vốn này. Ví dụ như trong giai đoạn từ 2001- 2005, 14,6
tỷ USD viện trợ đã được cam kết cho Việt Nam, tuy nhiên chỉ có 7,87 tỷ USD được
giải ngân. Riêng thời kỳ 2006-2010, khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết, nhưng
3
http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-giai-phap-tang-cuong-hieu-qua-su-dung-nguon-von-oda-o-viet-
nam-329618.html
8
chưa giải ngân, trong đó có nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài
chính ưu đãi cao phải chuyển tiếp sang thời kỳ 2011-2015. Từ năm 2011-2015 mức
giải ngân đã được cải thiện đáng kể với 27,78 tỷ USD được cam kết và 22,32 tỷ USD
được giải ngân. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt yêu cầu so với cam kết của
nhà tài trợ. Tính từ năm 1993 đến tháng 3/2020, mức giải ngân tăng, giảm không đồng
đều qua các năm, chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn và việc quản lý, sử dụng ODA chưa
tương xứng. Đặc biệt, trong việc thực hiện dự án, phát sinh nhiều yếu tố tham nhũng,
ăn hối lộ, tắc trách của các nhà quản lý. Điều này gây ra sự thất thoát lớn của nguồn tài
trợ quốc tế này, khiến cho mức độ giải ngân biến đổi, giảm liên tục. Ví dụ như vụ án
nhận hối lộ tại dự án Đại lộ Đông - Tây năm 2008 tại TP. Hồ Chí Minh và gần đây
nhất là vụ nhận hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội vào năm 2014.
- Công tác giải phóng mặt bằng chậm, các bộ, ngành bố trí không đủ ngành
nguồn vốn đối ứng.
- Quá trình lập duyệt dự án vay vốn ODA còn kéo dài, tình hình thực hiện các dự
án thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai. Sự chậm trễ này làm
giảm hiệu quả đầu tư, gây lãng phí lao động, chi phí quản lý, ảnh hưởng đến lòng tin
của các nhà tài trợ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn ODA.
- Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công
trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các ODA vay lại và đang trong thời gian trả nợ.
- Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư. Theo Bộ Tài
chính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng hệ
thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tài trợ.
Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủ tục để giải
quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ. Ví dụ như trên cùng một
địa bàn nông thôn, có sự trùng lặp, gần giống nhau như: xóa đói giảm nghèo, giao
thông vận tải, nước sạch nông thôn,... làm hạn chế hiệu quả nguồn vốn.
- Sự phối hợp trong nội bộ các bộ, ngành giữa Trung ương, địa phương và các
nhà tài trợ chưa thật sự thông suốt, nhất là các lĩnh vực có sự tham gia của nhiều nhà
tài trợ hoặc các chương trình, dự án đa ngành đa cấp và đa mục tiêu.
- Tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực và trình độ chuyên
môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phương.
Nhân sự các ban quản lý dự án thường không ổn định, trong nhiều trường hợp hoạt
9
động kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực hiện thường xuyên, có hệ
thống và bài bản.

� Qua đó, ta có thể thấy rằng, sự quản lý Nhà nước còn nhiều vấn đề vướng mắc

cần phải sửa đổi, hoàn thiện, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ quản và
các cơ quan chức năng của Nhà nước.
3. Một số chính sách về quản lý nhà nước để tiếp nhận và sử dụng vốn ODA
một cách hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, quản lý Nhà
nước cần:

- Xây dựng ban quản lý dự án một cách chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên sâu,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, luôn chủ động trong công tác chuẩn bị dự án, khai thác
và tổ chức dự án.
- Tăng cường phân cấp cho địa phương, cam kết chính trị của các cấp chính
quyền trong thực hiện dự án. Việc tổ chức thực hiện được phân cấp rõ ràng, cơ quan
trung ương chỉ nên thực hiện công tác điều phối, địa phương trực tiếp triển khai, thực
hiện, giám sát và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư dự án. Tuy nhiên, cần phải có
công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên. Để dự án có thể thành công thì
không thể thiếu sự cam kết chính trị của địa phương với chính quyền.
- “Hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự
án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là
trong ba khâu công việc quan trọng: đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư;
quản lý tài chính của các chương trình, dự án dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép” [9].
- Nhà nước cần xác định ưu tiên mục tiêu, kế hoạch dự án trọng tâm để đầu tư
vốn, trong đó đặc biệt tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế và xã hội. Siết chắt hạn vốn
đầu tư cũng như đo lường khả năng hiệu quả của dự án, có tầm nhìn dài hạn. Đồng
thời đẩy mạnh công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án.
- Chính phủ cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo môi trường cho
các phương pháp tiếp cận mới. Bên cạnh đó, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để
sử dụng một cách hợp lý các cách tiếp cận và mô hình viện trợ mới, nhất là hỗ trợ
ngân sách trong tiếp nhận tài trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và

10
góp phần cải thiện các hệ thống quản lý công của Việt Nam theo chuẩn mực và tập
quán quốc tế.
- Nhà nước chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực,
chậm trễ, và hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện kiên quyết theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây
dựng, thực hiện chặt chẽ trong các khâu đấu thầu, chọn chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự
án, tăng cường sử dụng tư vấn độc lập trong quá trình thực hiện dự án.
- Ban hành, sửa đổi những Nghị định, văn bản pháp luật kịp thời nhằm định
hướng và hoàn thiện quy chế sử dụng vốn ODA theo sự thay đổi tình hình thực tiễn.
Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và địa phương, cơ quan Nhà nước và các doanh
nghiệp trong nước tham gia và sử dụng hiệu quả ODA.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong tát cả các
khâu của quá trình đầu tư và có sự quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các
chủ đầu tư trong việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án ODA. Đảm bảo hài
hòa thủ tục của các dự án.
- “Để đảm bảo tính công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sớm đưa Cổng thông tin điện tử về giám sát và đánh giá đầu tư công
vào hoạt động, bao gồm các thông tin, dữ liệu về các chương trình, dự án ODA và vốn
vay ưu đãi. Mặt khác, thiết lập và vận hành hệ thống giám sát và đánh giá đầu tư công,
nhằm tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá việc tiếp nhận và sử dụng
vốn ODA; đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền về nội dung của Đề án cho
các cơ quan Việt Nam, các nhà tài trợ và giới truyền thông” [10].

� Quản lý Nhà nước có vai trò quyết định tới việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn

ODA. Quản lý Nhà nước luôn đi đầu trong công tác thực hiện dự án, tận dụng tối đa
nguồn vốn với hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong
quá trình hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nghị định 17/2001 ngày 4/5/2001 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

[2]. Nguyễn Thị Huyền, Vai trò của ODA trong công cuộc cải cách hành chính công
ở VN 2001-2005, Phát triển kinh tế, T8 2006.

[3]. Võ Hồng Phúc, Nguồn vốn ODA trong sự nghiệp phát triển, Tạp chí Thông tin đối
ngoại, 4/2009, tr30.

[4]. OECD 2013, Quản lý viện trợ đối với kết quả thương mại và phát triển – Nghiên
cứu điển hình Việt Nam, truy cập vào tháng 7/2018.

[5]. Hương Giang và Vũ Thanh Thúy 2013, Nhìn lại 20 năm thu hút vốn ODA, Truy
cập vào tháng 7/2018.

[6]. Minh Ngọc, 20 năm dòng vốn ODA đến Việt Nam, Thuế Nhà nước, 12/2012.

[7]. Vũ Thị Thanh Ngọc, Sáng nữa lên nguồn vốn ODA, Tài chính, 1/2010.

[8]. http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-giai-phap-tang-cuong-hieu-qua-su-
dung-nguon-von-oda-o-viet-nam-329618.html

[9]. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/von-oda-doi-voi-phat-trien-viet-nam-
20-nam-nhin-lai-69290.html

[10]. Nguyễn Xuân Thạch, Một số đột phá trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và
vốn vay ưu đãi, Tài chính, 04, 2016.

12

You might also like