You are on page 1of 2

Phần 1 : Giới thiệu

BỐI CẢNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay dựa vào vốn đầu tư nước ngoài
( FDI )
- Trong bối cảnh của nền kinh tế đang phát triển, tự do hoá thương mại và
ngày càng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thì vai trò của vốn
đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển kinh tế
được đánh giá rất quan trọng. Hiện nay, tại Việt Nam vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài ( FDI ) được xem như là “ trụ cột” tăng truởng kinh tế của
nước ta. Vai trò đó được thể hiện rõ qua các đóng góp giúp tăng trưởng
như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công
nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo môi trường việc làm cho rất nhiều
người,…. Bên cạnh đó FDI cũng thúc đẩy Việt Nam phát triển mạnh và
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
- Vai trò quan trọng của Fdi được thể hiện qua các số liệu sau đây :
+ Năm 2022, tổng số vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72%,
mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì
năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 -
2022)
+ Năm 2022, có tổng số 108 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong đó,
Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD, Hàn Quốc đứng
thứ hai với gần 4,88 tỉ USD, Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư
đăng kí hơn 4,78 tỉ USD, tiếp theo là Trung Quốc (2,52 tỉ USD), Hồng
Kông (2,22 tỉ USD).
- Bên cạnh đó hiện nay cũng có một số dự án “ khủng” đang hoạt động và
chiếm tỉ phần lớn GDP của Việt Nam như :
+ Dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III có
tổng vốn đầu tư hơn 284,7 triệu USD do Công ty Liên doanh Việt Nam -
Singapore (VSIP) làm chủ đầu tư.
+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (P&D) Samsung của Công ty
TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với quy mô đầu tư 300 triệu
USD.
+ Nhà máy xử lý và tái chế bụi lò thép tại Việt Nam (VPR) do Anh đầu tư
với tổng vốn đầu tư 115 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

1.2 Tính cấp thiết của vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) đối với VIệt Nam

- Những đóng góp này cho thấy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) trong
nền kinh tế Việt Nam vô cùng quan trọng và cần thiết bởi sẽ giúp cho Việt
Nam phát triển nhanh hơn, đẩy mạnh được xuất nhập khẩu cũng như nền
kinh tế để có thể theo kịp và hội nhập với thế giới.
- Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần chú ý không nên quá dựa dẫm và lạm
dụng vào vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) quá nhiều bởi nó có dẫn đến rất
nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Nền kinh tế của Việt Nam sẽ chịu tổn thất
một cách nặng nề nếu có một cú sốc nào đó từ bên ngoài.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng về tình hình vốn đầu tư nước ngoài ( FDI ) tại VIệt
Nam hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp để Việt Nam có thể nâng cao
sức hút và sử dụng nguồn vốn ( FDI ) ở Việt Nam.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu : nhóm chủ yếu lấy các số
liệu thông qua các phương tiện : Báo, Báo cáo tổng kết của Tổng cục
thống kê, cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài
chính…. Bên cạnh đó nhóm cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả
thông qua các công cụ : Số tương đối, số tuyệt đối,… nhằm mô tả thực
trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chú thích :
1. Thuyduong ngày 5 tháng 4 năm 2021 trang Tổng cục Thống kê (
https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2021/12/viet-nam-can-lam-gi-
de-tiep-tuc-dan-dau-trong-cuoc-dua-gianh-fdi/ )
2. 31/5/2023 trang VietNam+ ( https://www.vietnamplus.vn/tong-von-
fdi-dang-ky-vao-viet-nam-5-thang-nam-2023-dat-1086-ty-usd/
865484.vnp )

You might also like