You are on page 1of 188

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1
 Số đơn vị học trình: 03
 Trình độ: cho sinh viên năm thứ 3
 Mục tiêu của môn học: nhằm trang bị cho
sinh viên những hiểu biết về các nguyên lý
kinh tế của sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư
giữa các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu
hoá nền kinh tế thế giới.

2
Nhiệm vụ của sinh viên:

 Tham dự lớp học đầy đủ theo đúng quy


chế.
 Đọc các tài liệu môn học trước khi lên lớp
 Làm tiểu luận (bài tập nhóm)
 Tham dự kiểm tra cá nhân và thi kết thúc
học phần theo quy định.

3
Tài liệu học tập:
- John D. Daniesl & Lee H. Radebaugh, International
Business
- Mark R. Eaker, Frank J. Fabozzi & Dwight Grant,
International Corporate Finance, The Dryen Press,
Harcourt Brace College Publishers, 1996
- TS. Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản đại
học Quốc gia, Hà nội, 2001
- Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB đại học KTQD HN, T.S
Nguyễn Bạch Nguyệt.
- Các sách, báo, bài viết, trang web liên quan đến lĩnh vực
đầu tư quốc tế

4
 Đánh giá học phần
* Thang điểm: 10
* Cơ cấu điểm:
- Bài tập nhóm: 20%
- Kiểm tra cá nhân: 20%
- Thi kết thúc học phần ( Tự luận): 60%

5
ĐỐI TƯỢNG, CẤU TRÚC, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phần mở NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
đầu

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học


- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2. Cấu trúc và nội dung của môn học
- Cấu trúc của môn học
- Nội dung của môn học

6
Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư giữa các quốc
gia.
 Nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết và chính sách đầu tư mà
không đi sâu vào nghiên cứu các công ty đa quốc gia, các
nghiệp vụ đầu tư tài chính và hoạt động thực tiễn kinh
doanh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
 Nghiên cứu tổng quát dự án đầu tư và quản lý nhà nước về
đầu tư phát triển.

7
Phương pháp nghiên cứu
 Ngoài các phương pháp cơ bản được sử
dụng trong nghiên cứu kinh tế, các phương
pháp chủ yếu nghiên cứu môn học này là
đọc tài liệu, nghe giảng, thảo luận và viết
tiểu luận ( bài tập nhóm)

8
Nội dung của môn học
 Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ĐTQT: khái
niệm, vai trò, các hình thức đầu tư, môi trường đầu tư
quốc tế và xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay
 Nghiên cứu các lý thuyết đầu tư quốc tế giải thích các
nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế và phân tích
tác động của đầu tư đến nền kinh tế thế giới và đến
các nước tham gia đầu tư
 Xem xét tác động của đầu tư quốc tế đối với các nước
tham gia đầu tư và các chính sách, biện pháp đối với
đầu tư quốc tế của các nước tham gia đầu tư.
 Kết cấu : gồm 6 chương

9
BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
CHƯƠNG
1
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm
1.2. Vai trò của đầu tư quốc tế
1.2.1. Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc
tế
1.2.2. Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa
1.2.3. Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển nghề nghiệp
1.2.4. Đầu tư quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 10
1.3. Các xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay
1.4. Tác động của ĐTQT

1.4.1.Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước


nhận đầu tư:
- Lợi ích của đầu tư quốc tế:
- Bất lợi của đầu tư quốc tế:
1.4.2. Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước
chủ đầu tư:
- Lợi ích của đầu tư quốc tế:
- Bất lợi của đầu tư quốc tế:

11
1.1.Khái niệm & đặc điểm
 Đầu tư: là sự hy sinh các nguồn lực (tài sản)
hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó
nhằm thu về các kết quả nào đó (thu lợi)
trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra
(vốn, tài nguyên, lao động, trí tuệ).
 Đặc điểm của đầu tư:

- Nguồn lực thường lớn


- Mục tiêu : thu lợi
- Thời gian dài (quá trình đầu tư & thu lợi)
nên rủi ro lớn
12
Khái niệm
 Đầu tư quốc tế là gì?
- là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản
lý,...giữa các quốc gia nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích.
- Nước nhận đầu tư : nước chủ nhà
- Nước chủ đầu tư : nước đầu tư
- Ðầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để
tiến hành hoạt động đầu tư (Luật đầu tư)
 Thực chất của ĐTQT:
- Là sự di chuyển vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,...
- là sự di chuyển tài sản giữa các quốc gia
- Mục đích tìm kiếm lợi ích
 ĐTQT là một hình thức của QHKTQT

13
Đặc điểm
 ĐTQT mang đầy đủ đặc điểm của đầu tư & có một số đặc
điểm khác so với đầu tư nội địa:
- Chủ đầu tư là người nước ngoài.
- Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới.
- Vốn đầu tư là ngoại tệ.
=> Khi quyết định đầu tư ra nước ngoài, các chủ đầu tư
phải xem xét rất kỹ các đặc điểm trên và chính các đặc
điểm khác biệt này thường làm nảy sinh nhiều vấn đề cho
các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài.

14
1.2.Vai trò của đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh trong
phân công lao động quốc tế
- Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu
hóa
- Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển
nghề nghiệp
- Đầu tư quốc tế và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (Việt nam)
15
 Đầu tư quốc tế và lợi thế so sánh
trong phân công lao động quốc tế
 ĐTQT khai thác trực tiếp lợi thế so sánh
giữa các nước. Các yếu tố sản xuất di
chuyển từ nơi “thừa” (Quốc gia) đến nơi
“thiếu”(Quốc gia), tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ với giá thành hạ, năng suất
cao. Mang lại lợi nhuận cho các chủ đầu
tư, lợi ích cho các nước tham gia đầu tư
và tăng sản lượng thế giới.

16
 Đầu tư quốc tế và quá trình
toàn cầu hóa
 Toàn cầu hóa nền KTTG là sự gia
tăng nhanh các hoạt động KTQT,
tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế trong sự vận động
và phát triển hướng tới một nền
kinh tế toàn cầu thống nhất

17
Đầu tư quốc tế và quá trình toàn cầu hóa

 ĐTQT, đặc biệt là FDI (Foreign


Direct Investerment) thúc đẩy
nhanh quá trình hình thành thị
trường toàn cầu thông qua việc tạo
ra các mối liên kết trong các thị
trường vốn, công nghệ, lao động,
hàng hoá và dịch vụ giữa các nước.

18
Đầu tư quốc tế và cơ hội phát triển
nghề nghiệp
 Nhu cầu lao động trong các DN có vốn ĐTNN,
văn phòng đại diện nước ngoài hoặc các tổ chức
có liên quan đến ĐTNN. (ở Việt Nam trong tình
trạng “vừa thừa lại vừa thiếu”: thừa đối với lao
động phổ thông và thiếu đối với những người có
nghiệp vụ chuyên môn)
 Làm việc trong các DN có vốn ĐTNN hoặc các tổ
chức có liên quan đến ĐTNN thường có nhiều cơ
hội tốt để phát triển nghề nghiệp: thu nhập cao,
điều kiện làm việc tốt, được học hỏi trực tiếp các
nhà quản lý, công nghệ của nước ngoài và luôn
phải cố gắng vươn lên trước sức ép của cạnh
tranh. 19
 Đầu tư quốc tế và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Nhờ có ĐTNN mà các yếu tố có lợi thế so
sánh như tài nguyên (dầu mỏ), lao động dồi
dào, tiềm năng thị trường tiêu thụ,... được
khai thác hiệu quả hơn và tận dụng được
các yếu tố bất lợi thế so sánh như vốn, công
nghệ, kiến thức quản lý tiên tiến và mạng
lưới phân phối toàn cầu của nước ngoài để
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
20
ĐTNN, đặc biệt là FDI là nguồn bổ sung quan
trọng các yếu tố cơ bản để CNH, HĐH đất nước
 Vốn: là yếu tố quan trọng hàng đầu của tăng
trưởng. (Ở VN- Khả năng tích luỹ còn thấp, nên
cần huy động vốn nước ngoài, chủ yếu là từ
ĐTNN).
 Công nghệ: ĐTNN là kênh quan trọng chuyển
giao công nghệ (ở VN, nhờ đó tăng năng suất lao
động và phát triển được khả năng công nghệ trong
nước. Hầu hết, công nghệ hiện đại trong các ngành
kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông, ôtô và xe
máy, chế biến thực phẩm,... được chuyển giao qua
ĐTTTNN. Công nghệ của các nhà ĐTNN có vị trí
đặc biệt quan trọng trong chiến lược “đi tắt đón
đầu” để hiện đại hoá nền kinh tế).
21
ĐTNN, đặc biệt là FDI là nguồn bổ sung quan
trọng các yếu tố cơ bản để CNH, HĐH đất nước
 Kiến thức quản lý tiên tiến: ĐTNN giúp nâng cao kiến
thức quản lý tiên tiến cho các nhà quản lý, kinh doanh
(Việt Nam) bằng nhiều cách:
- Tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo hoặc giúp đỡ về
tài chính cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực
- Gián tiếp “học thông qua làm”
 Tận dụng mạng lưới phân phối toàn cầu của nước ngoài:
tiếp cận vào thị trường khu vực và thế giới thông qua
các chi nhánh của công ty đa quốc gia. Nhờ các nhà sản
xuất và phân phối có tên tuổi trên thị trường thế giới,
các doanh nghiệp trong nước có thể XK hàng hoá và
dịch vụ ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là vào thị
trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

22
1.3.Các xu hướng vận động của
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 Xu hướng 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu


được thực hiện giữa các nước phát triển với nhau.
 Xh 2: Có sự thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ
đầu tư
 Xh 3: Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư
 Xh 4. Khu vực Đông Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư

23
1.4.TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1.4.1. Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước


nhận đầu tư
 Lợi ích của đầu tư quốc tế
 Bất lợi của đầu tư quốc tế

1.4.2. Tác động của đầu tư quốc tế đối với nước


chủ đầu tư
 Lợi ích của đầu tư quốc tế:
 Bất lợi của đầu tư quốc tế:

24
Lợi ích của đầu tư quốc tế đối với nước
nhận đầu tư – đầu tư FDI
 Tác động chuyển giao nguồn lực
 Tác động việc làm
 Tác động đến cán cân thanh toán
 Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế

25
Tác động chuyển giao nguồn lực
Cung cấp vốn, công nghệ, và nguồn lực quản lý, nhờ
vậy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước nhận đầu tư.
 Về vốn:
 Nhiều công ty đa quốc gia nhờ quy mô lớn và sức

mạnh tài chính, tiếp cận được các nguồn lực tài
chính mà các hãng của nước nhận đầu tư không tiếp
cận được.
 Nguồn tài chính:

 Chính nguồn lực của công ty

 Dễ dàng vay tiền từ các thị trường vốn hơn các

hãng ở nước nhận đầu tư.


26
Tác động chuyển giao nguồn lực
 Về công nghệ:
 công nghệ tồn tại dưới hai dạng:

 Công nghệ được tích hợp trong một quy


trình sản xuất
 Công nghệ tích hợp trong một sản phẩm

 Nhiều nước (công ty) thiếu nguồn lực nghiên


cứu, phát triển và các kỹ năng cần thiết để phát
triển công nghệ quy trình và sản phẩm của
chính họ.
 Nước nhận đầu tư thường ưu tiên tiếp cận công
nghệ thông qua việc cấp license hơn là FDI.
27
Tác động chuyển giao nguồn lực
 Về quản lý:
 Các nhân viên địa phương được đào tạo để nắm giữ các
vị trí quản lý, tài chính và kỹ thuật ở các công ty con của
một MNCs (Multi- national- Corporations) nước ngoài
rời khỏi hãng đó và giúp thành lập các hãng bản xứ.
 Các kỹ năng quản lý ưu việt của một MNC nước ngoài
thúc đẩy các nhà cung ứng, các nhà phân phối và các đối
thủ cạnh tranh địa phương cải tiến các kỹ năng quản lý
của họ
 Các lợi ích này có thể giảm đáng kể nếu hầu hết các
công việc quản lý và đòi hỏi kỹ năng cao ở các công ty
con được giành cho các công dân của nước chủ đầu tư

28
Tác động việc làm
 Tạo ra việc làm cho nước nhận đầu tư
 Tác động việc làm vừa gián tiếp vừa trực tiếp:
 Các tác động trực tiếp: MNC nước ngoài thuê lao

động là công dân nước chủ nhà.


 Các tác động gián tiếp:

 việc làm được tạo ra cho các nhà cung ứng địa

phương là kết quả của đầu tư trong các ngành


công nghiệp phụ trợ
 việc làm được tạo ra bởi vì chi tiêu nội địa của

các nhân viên của MNC gia tăng.


 Vấn đề sự gia tăng tịnh về việc làm
29
Cán cân thanh toán (BOP)
 Các hạng mục của cán cân thanh toán của một nước: (balance –
of - payments accounts) theo dõi các khoản chi của nước đó cho
và các khoản thu của nước đó từ các nước khác.
 Các hạng mục của cán cân thanh toán:
 Hạng mục vãng lai (current account): ghi chép các giao dịch
thuộc về 3 hạng mục.
 Thương mại hàng hoá: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá

 Xuất nhập khẩu dịch vụ

 Thu nhập đầu tư: thu nhập từ hoạt động đầu tư nước ngoài
và thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài.
 Hạng mục vốn (capital account): ghi chép các giao dịch liên
quan đến việc mua hay bán các tài sản.
 Chênh lệch thống kê và dự trữ

30
Tác động đến cán cân thanh toán
 Hạng mục vốn của nước chủ nhà được lợi từ dòng chảy
vốn vào ban đầu. Đổi lại sẽ là một dòng chảy thu nhập ra
nước mẹ ở nước ngoài, mà sẽ được ghi vào bên nợ trên
hạng mục vãng lai của nước chủ nhà.
 Nếu FDI là để thay thế cho nhập khẩu hàng hoá hoặc
dịch vụ, có thể cải thiện hạng mục vãng lai của BOP của
nước chủ nhà.
 Lợi ích đối với vị thế BOP của nước chủ nhà khi MNC
sử dụng một công ty con ở nước ngoài để xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ sang nước khác.

31
Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế

 Bằng việc tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng, FDI có thể giúp
tăng mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước, nhờ đó làm
giảm giá bán và làm tăng phúc lợi kinh tế của người tiêu dùng.
 Cạnh tranh gia tăng có khuynh hướng gia tăng đầu tư vốn của
các hãng vào nhà máy, thiết bị, và R&D để giành lợi thế so với
đối thủ cạnh tranh của họ. Kết quả dài hạn là tăng năng suất, đổi
mới quy trình và sản phẩm, và tăng trưởng kinh tế lớn hơn.
 Tác động của đầu tư FDI đến cạnh tranh ở thị trường trong nước
đặc biệt quan trọng đối với dịch vụ, lĩnh vực mà không thể xuất
khẩu được bởi vì các dịch vụ đó phải được sản xuất ở nơi nó
được cung cấp.

32
Bất lợi của đầu tư quốc tế đối với nước
nhận đầu tư – đầu tư FDI
 Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà
 Tác động bất lợi đến cán cân thanh toán
 Mất chủ quyền và tự trị quốc gia.

33
Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà
 Các công ty con của các MNE nước ngoài có thể có sức mạnh
kinh tế lớn hơn các đối thủ cạnh tranh nội địa. Công ty MNE
nước ngoài có thể huy động nguồn tài chính được tạo ra ở nơi
khác để tài trợ cho các khoản chi phí của mình ở thị trường nước
chủ nhà, đẩy các công ty bản địa ra khỏi ngành kinh doanh và
độc quyền trên thị trường nước chủ nhà.
 Khi thị trường trở thành độc quyền, MNE nước ngoài có thể tăng
giá trên mức tồn tại trong các thị trường cạnh tranh, có các tác
động có hại đến phúc lợi kinh tế của nước chủ nhà.
 Mối quan tâm này có khuynh hướng lớn hơn ở những nước có ít
hãng bản địa lớn

34
Tác động bất lợi đến cạnh tranh ở nước chủ nhà

 Tranh cãi cạnh tranh có liên quan đến ngành non trẻ:
 Nếu một nước có lợi thế so sánh tiềm năng trong một

ngành cụ thể, cho phép đầu tư FDI vào ngành đó, các
hãng bản xứ có thể không bao giờ có cơ hội phát
triển.
 Thường được các đối thủ cạnh tranh bản xứ hoạt động
không hiệu quả sử dụng khi họ vận động hành lang
chính phủ hạn chế FDI của các MNEs nước ngoài.

35
Tác động bất lợi đến cán cân thanh toán
 Dòng chảy thu nhập từ công ty con ở nước ngoài sang
công ty mẹ của nó. Dòng chảy ra như vậy sẽ được ghi
vào bên nợ trên hạng mục vãng lai của nước chủ nhà
 Khi một công ty con ở nước ngoài nhập khẩu đáng kể
đầu vào của nó từ nước ngoài, dẫn đến một khoản nợ
trên hạng mục vãng lai của BOP của nước nhận đầu tư
=> Vấn đề hàm lượng nội địa

36
Chủ quyền và tự trị quốc gia.
 Đầu tư FDI đi cùng với mất đi phần nào đó sự độc lập kinh tế.
 Các quyết định chủ yếu có thể ảnh đến nền kinh tế nước chủ
nhà sẽ được đưa ra bởi một công ty mẹ ở nước ngoài mà
công ty này không có cam kết thực tế đối với nước nhận đầu
tư, và chính phủ nước nhận đầu tư thực tế không kiểm soát
được công ty mẹ này.
 Nếu người nước ngoài sở hữu các tài sản ở Hoa kỳ, họ có
thể bằng cách này hay cách khác “đòi Hoa kỳ phải nhượng
bộ bằng cách đe doạ”.
 Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng những mối quan tâm như
vậy là không có cơ sở và bất hợp lý bởi vì chúng không thể
giải thích cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế thế
giới ngày càng tăng.

37
Lợi ích của đầu tư quốc tế đối với nước chủ
đầu tư – đầu tư FDI

 Tác động đến BOP


 Tác động việc làm
 Tác động chuyển giao nguồn lực

38
Tác động đến BOP
 BOP của nước chủ đầu tư được lợi:
 Dòng chảy thu nhập từ nước ngoài về.

 FDI cũng làm lợi cho hạng mục vãng lai của BOP của

nước chủ đầu tư nếu công ty con ở nước ngoài tạo ra


một nhu cầu cho việc xuất khẩu của nước chủ đầu tư
đối với thiết bị máy móc, hàng hóa trung gian, sản
phẩm bổ sung và những hàng hoá tương tự.

39
Tác động việc làm

 Tác động việc làm tích cực nảy sinh:


 Khi công ty con ở nước ngoài tạo ra nhu cầu

cho việc xuất khẩu đối với thiết bị máy móc,


hàng hóa trung gian, sản phẩm bổ sung và
những hàng hoá tương tự xuất khẩu của nước
chủ đầu tư.

40
Tác động chuyển giao nguồn lực

 Tác động chuyển giao nguồn lực ngược.


 MNE ở nước chủ đầu tư học được các kỹ năng
quý giá từ việc tham gia hoạt động ở thị trường
nước ngoài, những kỹ năng này sau đó có thể
được mang trở về nước chủ đầu tư đóng góp
cho sư tăng trưởng kinh tế của nước chủ đầu tư

41
Bất lợi của đầu tư quốc tế đối với nước
chủ đầu tư – đầu tư FDI
 Tác động đến BOP
 Tác động việc làm

42
Tác động đến BOP
 BOP của nước chủ đầu tư có thể chịu tác động xấu
theo 3 hướng:
 Hạng mục vốn của BOP bị ảnh hưởng do dòng
chảy vốn ban đầu để đầu tư FDI. Tuy nhiên, dòng
chảy thu nhập từ nước ngoài sau đó thường thừa
sức bù đắp ảnh hưởng này.
 Hạng mục vãng lai của BOP bị ảnh hưởng nếu mục
đích của đầu tư nước ngoài là để phục vụ cho thị
trường nước chủ đầu tư từ những cơ sở sản xuất chi
phí thấp
 Hạng mục vãng lai của BOP bị ảnh hưởng nếu đầu
tư FDI là để thay thế cho xuất khẩu trực tiếp.

43
Tác động việc làm
 Đầu tư FDI để thay thế cho sản xuất trong
nước: việc làm ở nước chủ đầu tư giảm đi.
 Nếu thị trường lao động ở nước chủ đầu tư

rất căng thẳng với rất ít thất nghiệp thì mối


quan tâm này có thể không nhiều lắm.
 Nếu nước chủ đầu tư đang bị tác động vì

tình trạng thất nghiệp, mối quan tâm về việc


xuất khẩu việc làm có thể nảy sinh.

44
Tác động việc làm
 Đầu tư FDI được thực hiện để phục vụ thị trường nước chủ đầu
tư:
 Hoạt động đầu tư FDI như vậy thực tế có thể thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và nhờ đó mà gia tăng việc làm ở nước chủ đầu
tư bằng việc giải phóng các nguồn lực ở nước chủ đầu tư để
tập trung vào các hoạt động nơi mà nước chủ đầu tư có lợi thế
so sánh.
 Người tiêu dùng ở nước chủ đầu tư được lợi nếu giá cả của
hàng hoá giảm là kết quả của hoạt động đầu tư FDI.
 Nếu một công ty bị cấm đầu tư với lý do là có những tác động
việc làm tiêu cực trong khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế của
công ty này đã hưởng lợi ích của các cơ sở sản xuất có chi phí
thấp, công ty đó chắc chắn sẽ mất thị phần cho đối thủ cạnh
tranh quốc tế của mình. => tác động kinh tế dài hạn xấu cho
đất nước có lẽ sẽ lớn hơn tác động việc làm và ảnh hưởng đến
BOP

45
CÁC LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
CHƯƠNG
2

Lý thuyết giải thích đầu tư FDI theo chiều ngang

 Giải thích vì sao các hãng khi thâm nhập thị trường
nước ngoài lại đầu tư FDI khi mà hãng còn có những sự
lựa chọn khác là xuất khẩu hoặc cấp license (licensing).
46
 FDI đắt và rủi ro so với xuất khẩu và cấp license

 FDI đắt bởi vì hãng phải chịu chi phí thiết lập
cơ sở sản xuất ở nước ngoài hoặc chi phí mua
một hãng nước ngoài.
 FDI rủi ro vì các vấn đề liên quan đến hoạt
động kinh doanh ở một nền văn hoá khác nơi
mà “luật chơi” có thể rất khác.

47
 Xuất khẩu: hãng không phải chịu các chi phí
như khi đầu tư FDI và các rủi ro liên quan đến
bán hàng hoá ở nước ngoài có thể giảm nhờ
việc sử dụng đại lý bán hàng địa phương.
 Licensing: hãng không phải chịu các chi phí
hay rủi ro như đầu tư FDI, vì những chi phí hay
rủi ro này sẽ do hãng địa phương được cấp
license sử dụng bí quyết chịu. Tuy nhiên hãng
vẫn có thể thu lợi nhuận từ bí quyết của hãng
dưới dạng phí cấp phép

48
 Nhiều yếu tố có thể thay đổi tính hấp dẫn
tương đối của xuất khẩu, licensing và FDI

 (1) chi phí vận tải


 (2) thị trường không hoàn hảo
 (3) hành vi chiến lược
 (4) vòng đời sản phẩm
 (5) các lợi thế địa điểm

49
(1) chi phí vận tải
(Transportation Costs)
 Việc vận chuyển hàng hoá đường dài sẽ không có
lợi nhuận vì chi phí vận tải cao.
 Đặc biệt đúng đối với những sản phẩm có tỷ lệ giá
trị trên trọng lượng thấp và có thể sản xuất ở hầu
hết mọi nơi. Đối với những sản phẩm này, tính
hấp dẫn của xuất khẩu giảm so với đầu tư FDI
hoặc licensing.
 Đối với những sản phẩm có tỷ lệ giá trị trên trọng
lượng cao, chi phí vận tải thường chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, chi phí vận tải có
ít ảnh hưởng đến tính hấp dẫn tương đối của xuất
khẩu, licensing và FDI.

50
(2) thị trường không hoàn hảo
(Market imperfections)
 Đầu tư FDI sẽ được ưa thích hơn bất cứ khi
nào có những cản trở làm cho cả xuất khẩu
và việc bán bí quyết trở nên khó khăn
và/hoặc đắt đỏ

51
 Đối với đầu tư FDI theo chiều ngang, sự
không hoàn hảo của thị trường xảy ra ở hai
trường hợp:
 khi có những cản trở đối với luồng di

chuyển sản phẩm tự do giữa các quốc gia


 khi có những cản trở đối với việc bán các

bí quyết

52
Những cản trở đối với xuất khẩu (Rào cản
thương mại)

 Thuế đối với hàng hoá nhập khẩu => tăng


chi phí xuất khẩu so với đầu tư FDI và
licensing.
 Hạn chế nhập khẩu thông qua việc áp đặt
hạn ngạch => tăng tính hấp dẫn của đầu tư
FDI và licensing.

53
Những cản trở đối với việc bán các bí quyết
 Lợi thế cạnh tranh mà nhiều hãng có được bắt nguồn từ:

 Bí quyết công nghệ có thể giúp hãng sản xuất được sản
phẩm tốt hơn, có thể cải tiến quy trình sản xuất của công ty
so với đối thủ cạnh tranh.
 Bí quyết marketing có thể giúp cho một hãng định vị sản
phẩm của mình tốt hơn trên thị trường so với đối thủ cạnh
tranh.
 Bí quyết quản lý đối với các yếu tố như cơ cấu tổ chức,
quan hệ con người, hệ thống kiểm soát, kế thống kế hoạch,
quản trị tồn kho, và v.v…có thể giúp một công ty quản lý
tài sản hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh.

54
Những cản trở đối với việc bán các bí quyết

 Bảo vệ bí quyết
 Cần kiểm soát công ty ở nước ngoài
 Bí quyết không thể chuyển nhượng được

55
Bảo vệ bí quyết

 licensing có thể làm cho hãng để lộ bí quyết


cho đối thủ cạnh tranh nước ngoài tiềm
năng

56
Cần kiểm soát công ty ở nước ngoài
 Kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động sản xuất,
marketing, và chiến lược ở nước ngoài có thể cần thiết
để khai thác một cách có lợi nhuận lợi thế về bí quyết
của hãng
 licensing không cho phép hãng kiểm soát chặt chẽ đối
với các hoạt động này ở nước ngoài
 Với licensing, việc kiểm soát các hoạt động này được
trao cho người được cấp giấy phép.
 Vì cả lý do chiến lược và hoạt động, hãng có thể muốn
giữ quyền kiểm soát đối với các hoạt động này.

57
Bí quyết không thể chuyển nhượng được
 Đặc biệt đúng đối với bí quyết quản lý và bí
quyết marketing.
 Khi cấp giấy phép cho một hãng nước ngoài sử
dụng những bí quyết này để sản xuất một sản
phẩm cụ thể thì điều đó đồng nghĩa với việc
cấp giấy phép về cách thức một hãng hoạt
động kinh doanh – hãng quản lý quy trình và
đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào.

58
Trường hợp Toyota
 Toyota từ bỏ chiến lược xuất khẩu truyền thống,
Toyota ngày càng theo đuổi chiến lược đầu tư FDI hơn
là cấp giấy phép cho doanh nghiệp nước ngoài sản
xuất xe hơi.

59
Ưu điểm của lý thuyết
 Được hầu hết các nhà kinh tế học ủng hộ:
 Giải thích được tại sao các hãng quyết

định thực hiện đầu tư FDI, thay vì xuất


khẩu hay cấp license.
 Hướng vào vấn đề liệu đầu tư FDI có

hiệu quả hơn xuất khẩu hay cấp licensing


để mở rộng ra nước ngoài.

60
Hạn chế của lý thuyết

 Không giải thích được ĐTQT có khai thác


được lợi thế so sánh ở nước nhận đầu tư hay
không

61
Chi phí vận tải và thuế Thấp Xuất khẩu
quan cao hay thấp?

Cao
Liệu bí quyết có thể cấp Không FDI theo
license không? chiều ngang


Có cần thiết kiểm soát Có FDI theo
chặt chẽ hoạt động ở chiều ngang
nước ngoài ?
Không
Bí quyết có thể được bảo Không FDI theo
vệ theo hợp đồng chiều ngang
licensing không?

Cấp license
62
(3) Lý thuyết hành vi chiến lược
(Theo chân đối thủ cạnh tranh/Lý thuyết bắt chước)
(Strategic Behavior)

 Lý thuyết của Knickerbocker


 Giải thích đầu tư FDI dựa trên ý tưởng dòng
chảy FDI là sự phản ảnh cạnh tranh chiến
lược giữa các hãng trên thị trường toàn cầu.

63
 Độc quyền nhóm:
 Một ngành bao gồm một số lượng hạn chế các hãng
lớn.
 Đặc trưng: các hãng hành động chiến lược. Khi
một hãng đưa ra quyết định của mình (về giá, sản
lượng...), hãng sẽ xem xét phản ứng của đối thủ
cạnh tranh. Những gì một hãng làm có thể có ảnh
hưởng ngay lập tức đến các đối thủ cạnh tranh
chính sẽ dẫn đến một sự phản ứng lại bằng việc
làm tương tự.
 Các kiểu hành vi bắt chước:

• Cắt giảm giá.


• Tăng giá
• Mở rộng công suất.
• ...
64
 Cạnh tranh trong các ngành độc quyền nhóm là
nguyên nhân dẫn đến đầu tư FDI

 Kiểu hành vi bắt chước đã dẫn đến đầu tư FDI: các hãng sẽ
cố gắng bên nhau ở các thị trường khác nhau để cố gắng
kiềm chế nhau, để đảm bảo một đối thủ không giành được
vị trí thống trị trên một thị trường và sau đó sử dụng lợi
nhuận tạo ra ở đó để trợ cấp cho các cuộc tấn công cạnh
tranh ở các thị trường khác

65
Ưu và nhược điểm của lý thuyết
 Ưu điểm:
 Giải thích được một phần hiện tượng đầu tư FDI

 Giúp giải thích hành vi đầu tư FDI bắt chước của các

hãng trong các ngành độc quyền nhóm


 Nhược điểm:
 Không giải thích được tại sao hãng đầu tiên trong

ngành độc quyền nhóm quyết định thực hiện đầu tư


FDI, thay vì xuất khẩu hay cấp license
 Không hướng vào vấn đề liệu đầu tư FDI có hiệu quả

hơn xuất khẩu hay cấp licensing để mở rộng ra nước


ngoài.

66
(4) Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm
(The Product Life-Cycle Theory)
 Raymond Vernon đưa ra Lý thuyết vào giữa thập niên 1960.
 Giới thiệu về lý thuyết:
 Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm: Giải thích hiện tượng xảy ra
trong buôn bán quốc tế, một SP ban đầu là SP XK của quốc gia
này sau đó trở thành SPNK của chính quốc gia đó. Bao gồm 3
giai đoạn: Giới thiệu SP mới; SP chín muồi (SP trưởng thành);
SPtiêu chuẩn hoá
 Dựa trên quan sát ở thế kỷ 20, một tỷ lệ rất lớn những sp mới
của thế giới được phát triển bởi các hãng Hoa Kỳ và được bán
trước tiên ở Hoa Kỳ. Vernon lập luận sự giàu có và quy mô thị
trường Hoa Kỳ đã tạo cho các hãng Hoa Kỳ một động lực
mạnh mẽ để phát triển các sp tiêu dùng mới. Chi phí lao động
Hoa Kỳ cao là động lực thúc đẩy các hãng phát triển các quy
trình tiết kiệm chi phí.
67
 TheoVernon, hầu hết các sản phẩm mới lúc đầu được
sx ở Mỹ. Các hãng tiên phong tin tưởng rằng: Đặt cơ
sở sx gần với thị trường và trung tâm ra quyết định
của hãng thì sẽ hạn chế bớt rủi ro cố hữu. Bởi vì:
- Đa số cầu của các sp mới (Giai đoạn1) có xu
hướng dựa trên các nhân tố phi giá nên các hãng có
thể định giá tương đối cao cho các sp mới. Điều này
đã loại bỏ nhu cầu tìm kiếm các địa điểm sx với chi
phí thấp ở nước khác.
- Giai đoạn 1: Cầu ở Mỹ bắt đầu tăng nhanh, cầu ở
các nước phát triển chỉ giới hạn ở nhóm thu nhập cao
nên không khích lệ các nước này sx SP mới. Do đó,
tạo nhu cầu xk từ Mỹ sang các nước khác.

68
 Giai đoạn 2: Cầu của sp mới tăng ở các nước phát
triển khác. Vì vậy đã khích lệ các nhà sx nước ngoài
(đối với Mỹ) bắt đầu sx cho thị trường nước mình.
Hơn nữa, các hãng Hoa Kỳ có thể thành lập các cơ
sở sx ở các nước phát triển có cầu đang tăng này. Do
đó, sx ở các nước phát triển (nước theo đuổi) bắt đầu
hạn chế tiềm năng xk từ Hoa Kỳ. Vì:
- Nước bắt chước: Học hỏi kinh nghiêm, cải tiến
công nghệ SX, quản lý, marketing nên Sx SP tốt
hơn, chi phí thấp hơn.
- Giảm chi phí vận tải và các chi phí NK khác.
- Sử dụng nguồn lực trong nước.
- Bảo hộ của chính phủ nước chủ nhà.

69
 Khi thị trường Mỹ và các nước phát triển chín
muồi, sp trở nên tiêu chuẩn hoá hơn, và giá cả
trở thành vũ khí cạnh tranh chủ yếu. Các nhà sx
ở các nước phát triển Có chi phí sx thấp hơn ở
Mỹ có thể xk sang Mỹ.
 Nếu áp lực chi phí trở nên căng thẳng. Chu kỳ có
thể lặp lại một lần nữa, khi các nước đang phát
triển bắt đầu có được lợi thế sx so với các nước
phát triển. Vì vậy, địa điểm sx của toàn cầu lúc
đầu dịch chuyển từ Hoa Kỳ sang các nước phát
triển khác, và sau đó từ các nước này sang các
nước đang phát triển.
 Dần dần, Hoa Kỳ từ một nhà xk trở thành nhà nk
sp khi hoạt động sx tập trung ở những nước có
chi phí thấp hơn.
70
Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm và FDI
 Vernon lập luận thường hãng đi tiên phong về một sp
ở thị trường nội địa cũng là hãng đảm nhận FDI sản sx
sp để tiêu dùng ở thị trường nước ngoài.
 Quan điểm của Vernon: các hãng đảm nhận đầu tư
FDI ở những giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống
của sp mà hãng đã đi tiên phong:
 Đầu tư vào các nước phát triển khác khi cầu nội địa
ở các nước này tăng đủ lớn để hỗ trợ sx nội địa
 Dịch chuyển sx sang các nước đang phát triển khi
việc tiêu chuẩn hoá sp và sự bão hoà của thị trường
dẫn đến cạnh tranh về mặt giá cả và áp lực chi phí.

71
Ưu và nhược điểm của lý thuyết
 Ưu điểm: Giải thích thời điểm đầu tư FDI.
 Các hãng đầu tư ra nước ngoài khi cầu ở nước đó đủ
lớn để hỗ trợ sx nội địa và là những nơi có chi phí thấp
khi áp lực chi phí trở nên căng thẳng.
 Nhược điểm:
 Không thể giải thích tại sao FDI tại những thời điểm
như thế lại có lợi nhuận đối với các hãng hơn là tiếp tục
xk & cấp giấy phép cho hãng nước ngoài để sx sp.
 Khả năng giải thích của lý thuyết và tính hữu ích của lý
thuyết đối với hoạt động kinh doanh bị hạn chế: lý
thuyết không thể xác định được khi nào đầu tư ra nước
ngoài thì có lợi nhuận.

72
(5) Lợi thế địa điểm
(Location-Specific Advantages)
 Nhà kinh tế học người Anh John Dunning
 Lợi thế địa điểm có thể giải thích bản chất và
chiều hướng của đầu tư FDI.
 Các lợi thế bắt nguồn từ việc sử dụng các yếu tố
nguồn lực hoặc tài sản gắn liền với vị trí nước
ngoài cụ thể.
 Hãng nhận thấy việc kết hợp các yếu tố trên với
tài sản của hãng thì giá trị.
Vì vậy, thường đòi hỏi đầu tư FDI, hãng phải
thiết lập cơ sở sx ở nơi có tài sản hoặc các yếu
tố nguồn lực nước ngoài này.
73
Các nguồn lực có lợi thế địa điểm
 Tài nguyên thiên nhiên
 Nguồn nhân lực
 Nguồn lực khác: kiến thức về thiết kế và
sản xuất máy tính và chất bán dẫn được tạo
ra ở Thung lũng Silicon

74
Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm:
 Giải thích bản chất và chiều hướng của

đầu tư FDI
 Nhược điểm:
 không giải thích được tại sao các hãng

thích đầu tư FDI hơn cấp giấy phép hay


xuất khẩu

75
Lý thuyết giải thích đầu tư FDI
theo chiều dọc

 (1) Lý thuyết lợi thế địa điểm


 (2) Hành vi chiến lược
 (3) Thị trường không hoàn hảo

76
(1) Lý thuyết lợi thế địa điểm
 Giúp giải thích tại sao các công ty dầu khí như
BP và Royal Dutch Shell lại hợp nhất theo
chiều dọc ngược vào sản xuất dầu ở nước
ngoài?

77
Ưu và nhược điểm của lý thuyết
 Ưu điểm:
 Giúp giải thích chiều hướng của đầu tư FDI theo

chiều dọc lùi


 Nhược điểm:
 Không giải thích được tại sao các hãng thích đầu tư

FDI hơn cấp giấy phép hay xuất khẩu


 Không làm rõ tại sao các hãng đã không Nk

nguyên liệu thô của các nhà khai thác địa phương.
 Không giải thích được tại sao cần phải đầu tư FDI

theo chiều dọc tiến.

78
(2) Hành vi chiến lược
 Quan điểm 1: FDI theo chiều dọc ngược là nỗ
lực xây dựng rào cản gia nhập ngành và đẩy
ĐTCTr mới ra khỏi ngành qua việc giành sự
kiểm soát đối với nguồn NVL ở nước ngoài.
 Quan điểm 2: FDI theo chiều dọc tiến là nỗ lực
để phá vỡ các rào cản được thiết lập bởi các
hãng đang hoạt động kinh doanh ở một nước.

79
Ưu và nhược điểm của lý thuyết theo
quan điểm 1
 Ưu điểm:
 Góp phần giải thích hành vi FDI theo chiều

dọc ngược làm tăng rào cản gia nhập ngành


và đẩy những đối thủ cạnh tranh mới ra khỏi
ngành
 Nhược điểm:
 Các cơ hội để cản trở gia nhập thông qua

FDI theo chiều dọc quá hạn chế để giải thích


.
80
(3) Thị trường không hoàn hảo

 Giải thích tổng quát hơn về đầu tư FDI theo


chiều dọc
 Đưa ra 2 cách giải thích:
 Cần phải bảo vệ bí quyết

 Đầu tư vào những tài sản chuyên môn hoá

đặt hãng vào tình thế nguy hiểm mà có thể


giảm bớt qua đầu tư FDI theo chiều dọc.

81
Bảo vệ bí quyết
 Đầu tư FDI theo chiều dọc lùi:
- Hãng có kiến thức và khả năng khai thác
nguyên liệu thô ở nước khác.
- Không có nhà sx nào ở nước đó có thể cung
cấp nguyên liệu thô có hiệu quả cho hãng.
- Hãng cần phải bảo vệ bí quyết .

82
Đầu tư vào những tài sản chuyên môn
hoá (Specialized Assets)
 Hãng phải đầu tư vào tài sản chuyên môn hoá mà giá
trị của các tài sản này phụ thuộc vào các yếu tố đầu
vào do một nhà cung ứng nước ngoài cung cấp.
 Đầu tư FDI theo chiều dọc để đảm bảo tính kinh tế của
việc đầu tư vào một tài sản chuyên môn hoá.
 Tài sản chuyên môn hoá là tài sản dành cho việc thực
hiện một nhiệm vụ cụ thể và giá trị của nó giảm đáng
kể nếu lựa chọn cách sử dụng tốt thứ nhì

83
CÁC HÌNH THỨC CỦA
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
CHƯƠNG
3

84
 Căn cứ vào chủ thể thực hiện
- Di chuyển vốn chính thức
- Di chuyển vốn phi chính thức
 Căn cứ vào thời gian thực hiện
- Di chuyển vốn dài hạn
- Di chuyển vốn ngắn hạn
 Căn cứ vào hình thức thực hiện di chuyển vốn
- Cho vay hoặc hỗ trợ
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ đối tượng đầu tư
- Xây dựng mới đối tượng đầu tư

85
 Căn cứ vào tính chất
- Di chuyển vốn phi kinh doanh
- Di chuyển vốn kinh doanh
 Căn cứ vào mức độ tham gia quản lý vốn của chủ ĐT

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Direct


Investerment - FDI)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Indirect
Investerment ).

86
Phân loại đầu tư quốc tế
Viện trợ không
ODA hoàn lại (1)
Di chuyển vốn
chính thức Vay ưu đãi chính
thức (2)
Vay không ưu đãi
chính thức (3) Vay TCKD tiền tệ
Di chuyển vốn
(4)
quốc tế
Vay nợ tư nhân
Vay # (5)

Di chuyển vốn
ĐT chứng khoán lãi ĐT chứng khoán lãi
phi chính
LĐ (7) CĐ (6)
thức

ĐTTTNN (8) 87
* Đầu tư gián tiếp nước ngoài
a. Khái niệm
Ðầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc
mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá
khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực
tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
b. Đặc điểm:
- Về mức độ tham gia quản lý vốn
- Về vốn đầu tư gián tiếp
- Về lợi ích của chủ đầu tư

88
c. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA: Official
Development Assistance)
- Tín dụng quốc tế
- Đầu tư chứng khoán

d. Ưu và nhược điểm
- Đối với nước chủ đầu tư
- Đối với nước nhận đầu tư

89
Hỗ trợ phát triển chính thức
 Khái niệm: Là hình thức viện trợ không hoàn lại or
cho vay vốn với những ĐK đặc biệt ưu đãi, cách trả
nợ thuận lợi nhằm giúp các nước chậm và đang phát
triển đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phúc lợi
xã hội.
 Phân loại ODA

90
Phân loại ODA
- Căn cứ vào tính chất hỗ trợ : viện trợ không
hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi, viện trợ hỗn
hợp.
- Căn cứ vào chủ thể cấp hỗ trợ : song
phương, đa phương
- Căn cứ vào điều kiện cấp ODA : có điều
kiện, vô điều kiện và ràng buộc một phần
- Căn cứ vào hình thức thực hiện : hỗ trợ
ngân sách, dự án, chương trình

91
Đặc điểm của ODA
 Là vốn đầu tư ưu đãi
 Là vốn đầu tư có điều kiện về nguồn sử dụng
(đối tác giao dịch và đối tượng mua sắm) và
mục đích sử dụng (lĩnh vực và đối tượng sử
dụng)
 Là vốn được quản lý gián tiếp thông qua các
điều kiện hoặc sự giám sát sử dụng vốn

92
Lợi ích của ODA
 Đối với chủ tài trợ
- Gây ảnh hưởng về mặt chính trị; tạo điều
kiện cho các quan hệ thương mại, đầu tư với
nước nhận tài trợ và phối hợp giải quyết các vấn
đề mang tính xã hội
 Đối với nước nhận tài trợ
- Phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội và giải quyết những vấn đề cấp bách

93
Tín dụng quốc tế
 Khái niệm: Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay và
kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay
 Các hình thức tín dụng quốc tế
- Cho vay không ưu đãi chính thức
- Vay các tổ chức kinh doanh tiền tệ
- Vay các tổ chức, cá nhân phi kinh doanh tiền tệ
 Đặc điểm
- Người đi vay hoàn toàn chủ động sử dụng vốn
- Chủ đầu tư thẩm định kỹ dự án xin vay, yêu cầu tài
sản thế chấp hoặc bảo lãnh để hạn chế rủi ro.
- Thu nhập của chủ đầu tư ổn định nhưng thấp
94
Đầu tư chứng khoán
 Khái niệm: Là hoạt động đầu tư vào các tài sản tài
chính trái phiếu và cổ phiếu
- Trái phiếu là chứng thư xác nhận 1 khoản nợ của người
phát hành và cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với lãi trong
1 thời hạn nhất định
- Cổ phiếu là loại phiếu chứng nhận sự góp vốn vào 1
công ty để trở thành 1 thành viên của công ty đó.

95
Đầu tư chứng khoán
 Các hình thức đầu tư chứng khoán
- Đầu tư chứng khoán lãi linh động: đầu tư cổ
phiếu
- Đầu tư chứng khoán lãi cố định: đầu tư trái
phiếu
 Đặc điểm
- Chủ đầu tư có khả năng lựa chọn đối tượng
đầu tư để hạn chế rủi ro
- Hình thức đầu tư này rất linh hoạt
- Dễ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền
tài chính của nước tiếp nhận vốn

96
Ưu điểm đối với nước chủ đầu tư
- Rủi ro trong kinh doanh được phân tán cho
nhiều người cùng đầu tư
- Linh hoạt hơn so với đầu tư trực tiếp
- Chủ đầu tư có được những ưu đãi trong quan
hệ với nước nhận đầu tư hoặc ràng buộc
nước tiếp nhận vào vòng ảnh hưởng kinh tế,
chính trị của mình

97
Ưu điểm đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư
- Chủ động trong trong sử dụng vốn
- Tạo điều kiện thu hút và sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
- Mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư từ
những chủ đầu tư có số vốn nhỏ từ mọi
nguồn trên thế giới.
- Góp phần hình thành nên thị trường chứng
khoán.

98
Nhược điểm đối với chủ đầu tư
- Không trực tiếp quản lý và điều hành việc
sử dụng vốn đầu tư nên không thể khống
chế theo đúng mong muốn và yêu cầu của
mình
- Các khoản lợi ích từ đầu tư có thể ổn định
nhưng thấp.

99
Nhược điểm đối với nước tiếp
nhận vốn đầu tư
- Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước
ngoài.
- Hạn chế khả năng tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước chủ đầu tư.
- Dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài quá lớn
- Dễ gây ra những bất ổn định lớn cho nền tài chính và kinh tế,
đồng thời dễ dẫn đến sự thao túng của các thế lực đầu cơ tiền
tệ quốc tế.
- Khi nhận đầu tư gián tiếp, nhất là dưới hình thức ODA, nước
nhận đầu tư gián tiếp thường bị ràng buộc và phụ thuộc về
chính trị và kinh tế.

100
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài
a. Khái niệm
Ðầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu
tư.
b. Đặc điểm:
- Về mức độ tham gia quản lý vốn : Kiểm soát hoạt
động ĐT
- Về vốn đầu tư trực tiếp : tối thiểu để kiểm soát
- Về lợi ích của chủ đầu tư : Lợi nhuận dài hạn

101
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài
c. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Căn cứ vào phương thức đầu tư:
- Đầu tư xây dựng mới CSKD (GI)
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ CSKD và sáp nhập các
CSKD hiện có (M & A)
* Căn cứ vào lĩnh vực:
- FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI)
- FDI theo chiều dọc (Vertical FDI)
d. Ưu và nhược điểm
- Đối với nước chủ đầu tư
- Đối với nước nhận đầu tư

102
Đầu tư xây dựng mới CSKD

 Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước


ngoài thông qua việc xây dựng các doanh
nghiệp mới
 Là kênh đầu tư truyền thống của FDI
 Là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các
nước phát triển vào đầu tư ở các nước đang
phát triển

103
Mua lại và sáp nhập
 Các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua
việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp
hiện có ở nước ngoài
 Là kênh đầu tư chủ yếu được thực hiện ở
các nước phát triển, các nước mới công
nghiệp hoá và rất phổ biến trong những
năm gần đây.

104
FDI theo chiều ngang
 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào cùng ngành
với ngành mà hãng hoạt động trong nước chủ đầu

 Chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất
một loại sản phẩm nào đó
 Mục đích là để mở rộng và thôn tính thị trường ở
nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh ở nước ngoài. Thường dẫn đến cạnh
tranh độc quyền

105
FDI theo chiều dọc

 FDI theo chiều dọc ngược/lùi (backward


vertical FDI)
 FDI theo chiều dọc tiến (forward vertical
FDI)

106
FDI theo chiều dọc ngược/lùi
 Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài cung cấp đầu vào
cho các quy trình sản xuất trong nước của một hãng.
 Hầu hết đầu tư FDI theo chiều dọc lùi là trong các
ngành công nghiệp khai khoáng
 Mục đích là để cung cấp đầu vào cho các hoạt động
tiếp theo của một hãng; khai thác nguồn nguyên liệu
tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ

107
FDI theo chiều dọc tiến
 Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài tiêu thụ các
đầu ra của các quy trình sản xuất trong nước của
một hãng.
 Ít phổ biến hơn đầu tư trực tiếp theo chiều dọc
lùi.

108
Ưu điểm đối với chủ đầu tư
- Chủ động điều hành quản lý vốn đầu tư đảm
bảo hiệu quả của vốn đầu tư cao
- Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, công nghệ và thị trường cung cấp
nguyên vật liệu
- Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn
đầu tư, tận dụng được công nghệ cũ, kéo dài
được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công
nghệ nước ngoài .

109
Ưu điểm đối với chủ đầu tư (tt)
- Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở
trong nước: như chi phí cao và gây ô
nhiễm môi trường
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch
- Tạo ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị và
các mặt khác ở nước sở tại.

110
Ưu điểm đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư
- Không hạn chế khả năng thu hút vốn từ các
chủ đầu tư nước ngoài
- Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên
tiến, kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý
hiện đại cũng như khả năng marketing hữu
hiệu của nước ngoài
- Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế
của mình là những nguồn lực phi vốn
111
Ưu điểm đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư (tt)
- Nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao
động.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của
chủ đầu tư nước ngoài giúp sử dụng có hiệu quả vốn góp
của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp
tác kinh doanh
- Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu
tư.
- Ít gây ảnh hưởng xáo trộn cho nền kinh tế tài chính của
đất nước khi có những biến động lớn.
112
Nhược điểm đối với nước chủ đầu

- Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ
dẫn đến rủi ro mất vốn do môi trường đầu tư của
nước tiếp nhận vốn không ổn định.
- Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để
đầu tư nên gây nên tình trạng bất ổn cho nền
kinh tế xã hội, nhất là nạn thất nghiệp....
- Đầu tư trực tiếp có thể gây ra tình trạng lộ bí
mật kỹ thuật, công nghệ

113
Nhược điểm đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư
- Phụ thuộc vào công nghệ được chuyển giao.
- Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lý dễ dẫn đến
tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá
mức và ô nhiễm môi trường.
- Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng
phiến diện, mất cân đối.

114
Nhược điểm đối với nước tiếp nhận
vốn đầu tư (tt)
- Nền chính trị, xã hội, văn hóa... cũng bị
những tác động tiêu cực như: sự phân hoá
giàu nghèo, sự di dân ồ ạt ra thành thị
- Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị
nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia.

115
Các hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật
đầu tư Việt Nam

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC


 Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BOT,
(BT, BTO)
 Thành lập doanh nghiệp Liên doanh - JV
 Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt
động đầu tư.
 Ðầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.

116
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng
BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà
đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập
pháp nhân.
 Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết
cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời
hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công
trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

117
 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh
doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình
thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó
cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành
cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận.
118
 Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (gọi tắt
là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà
đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà
đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

119
Doanh nghiệp Liên doanh
 Khá phổ biến trong giai đoạn đầu tiếp nhận FDI ở các
nước đang phát triển
 Nguyên nhân:
 Đối với nước nhận đầu tư:

 Kiểm soát và học hỏi được trực tiếp kinh nghiệm


quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài
 Chia sẻ lợi nhuận với các chủ đầu tư nước ngoài

 Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

 Muốn bên nhận đầu tư có trách nhiệm với họ


bằng cách chia sẻ rủi ro trong đầu tư
 Có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với thị
trường và các nhà hoạch định chính sách của
nước nhận đầu tư
120
Ðầu tư gián tiếp theo Luật đầu tư Việt Nam

 a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các


giấy tờ có giá khác.
 b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán.
 c) Thông qua các định chế tài chính trung
gian khác.

121
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ
CHƯƠNG
4

4.1. Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư


4.2. Môi trường kinh doanh ở nước chủ đầu tư
4.3. Môi trường quốc tế

122
Môi trường đầu tư quốc tế

 Khái niệm
 Các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế
 Tác động của các yếu tố môi trường ĐTQT
đến lưu chuyển dòng vốn ĐTQT

123
Khái niệm
 Môi trường ĐTQT là tổng hoà các yếu
tố có ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm
vi toàn cầu

124
Các yếu tố của môi trường
ĐTQT
 Bao gồm 3 thành phần:
 Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu

tư/môi trường đầu tư nước ngoài => có vị


trí đặc biệt quan trọng và có vai trò quyết
định đến dòng vốn ĐTQT vào nước chủ
nhà
 Môi trường kinh doanh ở nước chủ đầu

tư/môi trường đầu tư ở nước đầu tư


 Môi trường quốc tế

125
Sơ đồ môi trường ĐTQT

Môi trường quốc tế (dung môi)

Môi trường KD ở Môi trường


nước đầu tư (các ĐTNN (các yếu
yếu tố đẩy) tố kéo)

Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài


Dòng lợi nhuận đầu tư chuyển về nước

126
5.1. Môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư
 Khái niệm: là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN ở nước
nhận đầu tư
 Các yếu tố:
 5.1.1. Tình hình chính trị

 5.1.2. Chính sách - pháp luật

 5.1.3. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

 5.1.4. Tình hình kinh tế

 5.1.5. Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội

 Tác động: làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro
cho các nhà đầu tư

127
Tình hình chính trị
 Môi trường chính trị ổn định:
 Là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư

 Là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự nhất quán về


đường lối phát triển, đảm bảo các cam kết của
Chính phủ đối với các nhà đầu tư về:
 sở hữu vốn đầu tư

 các chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư


trong thời hạn đã công bố
 Định hướng phát triển, cơ cấu đầu tư của nước
nhận đầu tư
 Là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tình
hình kinh tế - xã hội
 Là nhân tố quan trọng tác động đến tính rủi ro của
các hoạt động đầu tư 128
Chính sách - pháp luật
 Môi trường pháp lý vững chắc bao gồm:
Chế độ Pháp lý & hệ thống đầy đủ các bộ
luật ,văn bản PL; các chính sách, quy định
cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không
mâu thuẫn chồng chéo.
 Các chính sách phải minh bạch, đảm bảo
nguyên tắc “không hồi tố”
 Các chính sách, pháp luật phải có hiệu lực

129
Chính sách – pháp luật
 Các chính sách có tác động trực tiếp:
 Quy định về lĩnh vực đầu tư

 Mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

 Cơ chế thuế: miễn giảm thuế

 Tỷ lệ xuất khẩu

 Quy định về các thủ tục hành chính đối với các nhà

ĐTNN trong việc đi lại, xin giấy phép đầu tư, giải quyết
các khiếu kiện và các vấn đề trong cuộc sống của họ
 Tư nhân hoá, bảo hộ quyền SHTT...

 Các chính sách ảnh hưởng gián tiếp:


 Chính sách tài chính - tiền tệ

 Chính sách thương mại, an ninh, đối ngoại...

130
Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
 Bao gồm các yếu tố: khoảng cách, địa điểm, khí
hậu, tài nguyên thiên nhiên,...
 Ảnh hưởng:

- Chi phí vận chuyển


- Đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư
- Nguồn nguyên liệu đầu vào
- Thị trường tiêu thụ tiềm năng tiêu thụ lớn

131
Trình độ phát triển của nền kinh tế

 Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô


 Cơ sở hạ tầng
 Chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động
kinh doanh của các nhà ĐTNN
 Mức độ cạnh tranh của thị trường.
 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

132
Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô
Có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của kinh tế vĩ
mô, các thủ tục hành chính và tham nhũng
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
 Tình trạng lạm phát
 Nợ nước ngoài
 Thủ tục hành chính
 Tham nhũng

133
Cơ sở hạ tầng và chất lượng cung cấp dịch vụ cho
các hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTNN
Tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho
hoạt động đầu tư
 Cơ sở hạ tầng (cứng) bao gồm các yếu tố: hệ thống
đường giao thông, sân bay, bến cảng, điện lực, hệ
thống cấp nước, viễn thông, ngan hang…
 Chất lượng dịch vụ cung ứng (cơ sở hạ tầng mềm):
chất lượng dịch vụ lao động, tài chính, công nghệ,
dịch vụ sinh hoạt cho các nhà đầu tư...

134
Mức độ cạnh tranh trên thị
trường
 Cơ chế quản lý kinh tế
- Cơ chế quản lý tập trung
- Cơ chế Thị trường
- Cơ chế hỗn hợp

135
Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
 Hội nhập QT là quá trình một QG độc lập phấn đấu
trở thành thành viên chính thức & hoạt động trong
1 tổ chức quốc tế lớn hơn. Hội nhập=thích nghi.
 Mức độ: Khu vực mậu dịch tự do (Free
tradeArea):EFTA(1960);NAFTA(1961);
AFTA.Liên minh thuế quan(Customs
Union):ECM(EupeanCommonMarket)(1957)Tây
đức, Pháp, Ý, Bỉ, Hà lan, Luxembourg. Thị trường
chung & liên minh kinh tế.

136
Đặc điểm phát triển văn hóa -XH
 Frederico Mayor: Văn hoá bao gồm tất cả những
gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động
 Czinkota: Văn hoá là hệ thống những cách cư xử
đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội
nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề từ cách
nghĩ , cách làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm
vật chất và những tình cảm, quan điểm chung của
các thành viên đó

137
Đặc điểm phát triển VH-XH
 VH là tập hợp các giá trị tư tưởng và thái độ được
thừa nhận bởi một lớp người đồng nhất và được
truyền từ đời này sang đời khác.
 Tác động đến nhu cầu, mong muốn, hành vi của
con người.
 Cung cấp t/chuẩn đ/ giá, lựa chọn nhân viên
 Lựa chọn kiểu quản lý, phương thức phối hợp,
kích thích trong quản lý nhân sự
 Ảnh hưởng đến phương thức giao tiếp kinh doanh

138
Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội
 Các yếu tố
 Ngôn ngữ

 Tôn giáo

 Giá trị và thái độ: đạo đức và tinh thần dân

tộc...
 Phong tục tập quán

 Thị hiếu thẩm mỹ

 Giáo dục.

 Cấu trúc xã hội

139
Ngôn ngữ
 Ngôn ngữ có lời: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết
 Ngôn ngữ không lời:

- Phần ngoại suy từ thông điệp


- Cử chỉ điệu bộ
- Những thông điệp xuất phát từ bản thân người
đối thoại
- Những yếu tố xuất phát từ ngoại cảnh

140
Ngôn ngữ không lời
 Ngôn ngữ quà tặng
Cần thiết tặng quà hay không?; Tặng quà gì? Giá trị
món quà ra sao?
 Nhật: Không nên tặng chậu cảnh vào nhà có người
đau ốm.
 Ả Rập: không tặng rượi
 Nga, Đức, Pháp: không tặng dao, vật nhọn, nếu nhận
họ thường đưa lại 1 đồng xu
 Đa số: socola, hoa hồng, rượu

141
Giá trị và thái độ
 Giá trị: niềm tin và chuẩn mực chung cho
một nhóm người
 Thái độ: là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu
cực đối với các sự việc, hiện tượng trên cơ
sở giá trị
 Giá trị + Thái độ  hình thành nên những
quan niệm trong cộng đồng người

142
Tôn giáo
 Có tác động mạnh đến các quan niệm sống của con người về
các giá trị cá nhân và xã hội, ảnh hưởng đến thái độ đối với các
nhà KD, tập quán tiêu dùng và thuần phong mỹ tục

Giáo dục
 Trình độ giáo dục tốt
 Cơ cấu đào tạo hợp lý

Trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn


ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán không chỉ giúp giảm
chi phí mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước
ngòai hòa nhập vào cộng đồng nước sở tại

143
Tôn giáo
Thiên chúa giáo: làm việc chăm chỉ, tạo ra
của cải vật chất và tiết kiệm
Khổng giáo: ‘’vi nhân bất phú-vi phú bất
nhân’’ & sự trung thành, tương thân tương ái,
sự trung thực
Hindu: chú trọng giá trị tinh thần, tin tưởng
vào số kiếp và luật nhân quả, ủng hộ hệ thống
đẵng cấp
Phật giáo: tương tự như Hindu nhưng không
phân chia đẳng cấp và không yêu cầu cao đối
với sự khổ hạnh

144
Tôn giáo

Hồi giáo: Là tôn giáo có nhiều cấm kỵ,


Phân biệt nam nữ mạnh nhất. Đưa ra quy
định một số nguyên tắc kinh tế như: ủng hộ
cách kiếm lời thông qua buôn bán, bảo vệ
quyền sỡ hữu tài sản, cấm trả hoặc nhận lãi
suất đối với những khoản vay. Sự xung đột
giữa Shia và Sunnis là mầm mống của sự
mất ổn định chính trị

145
Cấu trúc xã hội

 Mức độ coi trọng tính cá nhân và tập thể.


 Chủ nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù
 Giai tầng trong xã hội
 Mẫu quan hệ họ hàng
 Mẫu quan hệ không họ hàng

146
5.2. Môi trường kinh doanh ở nước chủ đầu tư
 Bao gồm các yếu tố:
 Tình hình chính trị

 Chính sách - pháp luật

 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên

 Tình hình kinh tế

 Đặc điểm phát triển văn hóa - xã hội

 Tác động:
 Tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư

 Tác động mạnh đến quyết định của nhà đầu tư trong việc nên
đầu tư trong nước hay đầu tư ra nước ngoài.
 Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà
đầu tư luôn so sánh mức độ hấp dẫn và rủi ro giữa các yếu tố
của môi trường ĐTNN với các yếu tố của môi trường kinh
doanh và chiến lược phát triển của nước họ. Về cơ bản, họ chỉ
quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu đầu tư ở nước ngoài hiệu
quả hơn đầu tư ở trong nước.
147
5.2. Môi trường kinh doanh ở nước chủ đầu tư

 Quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư còn
chịu ảnh hưởng rất lớn từ những yếu tố sau:
 5.2.1. Chính sách kinh tế vĩ mô

 5.2.2. Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

của Chính phủ


 5.2.3. Tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ và

chính sách xã hội

148
Chính sách kinh tế vĩ mô
 Chính sách tài chính - tiền tệ
 Chính sách xuất nhập khẩu
 Chính sách ngoại hối

149
 Tác động của các chính sách:
 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: hiệu quả trong nước

càng cao thì càng ít đầu tư ra nước ngoài


 Khả năng xuất khẩu: càng hạn chế xuất khẩu thì càng

thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài


 Khả năng nhập khẩu: càng dễ NK từ nước ngoài thì

các nhà đầu tư sẽ chuyển hoạt động sản xuất ra nước


ngoài, sau đó NK sản phẩm đó về nước

150
Chính sách về tài chính - tiền tệ
 Chính sách thắt chặt hay nới lỏng
 Tác động đến lạm phát

151
Chính sách xuất nhập khẩu

 Các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các


hiệp định thương mại song phương hoặc đa
phương => giảm rào cản thương mại
 Các rào cản nhập khẩu giảm => thúc đẩy đầu tư
ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh trong
phân công lao động quốc tế => nhập khẩu lại
sản phẩm

152
Chính sách ngoại hối
 Chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt quản lý
ngoại hối
 Nới lỏng quản lý ngoại hối theo hướng tự do

hoá thị trường vốn => các nhà đầu tư được


quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoài =>
thúc đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài

153
Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
 Các hiệp định đầu tư song phương và đa biên
 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
 Trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu

 Bảo hiểm vốn đầu tư
 Cung cấp thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài
 Chính sách đối ngoại của nước đầu tư

=> tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu
tư ở nước ngoài

154
Các hiệp định đầu tư song phương và đa biên
 Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties -
BITs): là hiệp định được ký kết giữa nước chủ đầu tư và nước
nhận đầu tư
 Hiệp định đầu tư đa biên: được ký kết giữa các chính phủ trong
một nhóm nước:
 Vai trò của các Hiệp định:
 Quy định những nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh
ở nước nhận đầu tư
 Các hiệp định là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo tin tưởng

cho các nhà đầu tư


 Các hiệp định là yếu tố quan trọng thúc đẩy đầu tư ra nước

ngoài

155
Nội dung cơ bản của BITs
 Xác định đối tượng đầu tư
 Khuyến khích đầu tư
 Đảm bảo nguyên tắc MFN
 Đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa nhà
ĐTNN và nhà đầu tư trong nước
 Khi có nhiều các hiệp định, chính sách, luật pháp liên
quan đến ĐTNN thì sẽ ưu tiên áp dụng những điều khoản
có lợi nhất cho các nhà đầu tư
 Không tịch thu, quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của các
nhà ĐTNN
 Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn, tài
sản, lợi nhuận hợp pháp của mình về nước

156
Nội dung cơ bản của BITs
 Giải quyết tranh chấp phát sinh phù hợp với pháp luật của 2
nước
 Các nhà đầu tư có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh
chấp theo các quy định pháp luật của 2 nước và thông lệ
quốc tế
 Các quy định khác:
 Nước chủ nhà phải cung cấp đầy đủ các thông tin về luật

pháp cho các nhà đầu tư


 Các quy định về tiêu thụ sản phẩm (nội địa, xuất khẩu),

lao động,…
 Cam kết tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN xuất nhập cảnh

 …

157
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

 DTTs: Double Taxation Treaties: giữa nước


chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
 Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải
nộp một lần thuế ở nước nhận đầu tư
 Tạo ra sự hấp dẫn về tài chính để chuyển vốn ra
nước ngoài

158
Trợ giúp về tài chính trong các hoạt động
xúc tiến đầu tư
 Nước đầu tư thường trợ giúp các nhà đầu tư
nước mình thông qua thành lập các chương trình
xúc tiến đầu tư và các tổ chức hỗ trợ đầu tư hải
ngoại
 OPIC (Mỹ): tổ chức xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

hải ngoại
 MITI, JAIDO, JICA (Nhật Bản)

159
Chính sách đối ngoại của nước đầu tư
 Chính sách bãi bỏ cấm vận
 Tăng cường các hoạt động ngoại giao
 Thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế
 Cung cấp ODA cho các nước đang phát triển

160
Tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ và
chính sách xã hội
 Khả năng tích lũy của nền kinh tế: Mức tĩch lũy cao sẽ
tạo nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để khai thác hiệu quả
nguồn vốn
 Trình độ nghiên cứu và phát triển công nghệ (R & D):
tạo ra công nghệ nguồn ,tạo ra lợi thế cạnh tranh, cho
phép các TNCs mở rộng quy mô khai thác lợi thế so
sánh của mình trên phạm vi toàn cầu
 Khả năng cung cấp công nghệ càng lớn sẽ khuyến
khích các công ty đầu tư ra nước ngoài.
 Trợ cấp phúc lợi xã hội
161
Trợ cấp phúc lợi xã hội
 Đầu tư ra nước ngoài và tạo việc làm trong
nước có quan hệ ngược chiều
 Mức trợ cấp phúc lợi xã hội cao (trợ cấp thất
nghiệp) sẽ giảm được làn sóng phản đối chuyển
vốn đầu tư ra nước ngoài

162
5.3. Môi trường quốc tế

 5.3.1. Xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước


 5.3.2. Liên kết kinh tế khu vực
 5.3.3. Tăng trưởng nhanh của các TNCs
 5.3.4. Tốc độ toàn cầu hóa

163
Xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước

 Đối thoại chính trị là việc giải quyết các bất


đồng giữa các nước được thực hiện bằng đàm
phán
 Xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước là
quan trọng để tạo tình hình khu vực ổn định
 Xu hướng này gia tăng sẽ hạn chế được sự đối
đầu bằng quân sự, mở rộng được quan hệ hợp
tác giữa các nước, là điều kiện quan trọng để
thúc đẩy đầu tư quốc tế
164
Liên kết kinh tế khu vực
 Liên kết kinh tế khu vực tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
ĐTQT:
 Chính sách tự do hóa thương mại đã loại bỏ các rào

cản thâm nhập thị trường các nước thành viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho các TNCs mở rộng mạng lưới
phân công lao động trong khối
 Trên cơ sở tự do hóa thương mại, các nước trong khối

hình thành nên khu vực tự do đầu tư (không có rào


cản trong di chuyển vốn đầu tư giữa các nước trong
khối), tác động trực tiếp đến lưu chuyển dòng vốn
ĐTQT.
 Tạo sự phát triển ổn định của các nước trong khu

vực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trong vùng


165
Liên kết kinh tế khu vực
 Tạo ra một thị trường với quy mô lớn, việc xóa bỏ các rào
cản của thị trường quốc gia giúp giảm bớt các chi phí sản
xuất hướng vào xuất khẩu trong vùng của các TNCs, giảm
bớt các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh cho các nhà đầu tư
=> hẫp dẫn các TNCs đầu tư tìm kiếm thị trường
 Tác động tích cực đến điều kiện kinh doanh của các nhà

ĐTNN: giảm chi phí giao dịch trong kinh doanh phát sinh
do thiếu thông tin trong kinh doanh, thủ tục hành chính
khác nhau giữa các nước. Cac hiệp định khu vực đã xây
dựng các chương trình hợp tác quy mô vùng để cùng nhau
xóa bỏ hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế
này

166
Tăng trưởng nhanh của các TNCs
 Tốc độ tăng trưởng của các TNCs ảnh hưởng
quan trọng đến ĐTQT vì phần lớn các hoạt
động ĐTNN được thực hiện bởi TNCs
 Tốc độ tăng trưởng của các TNCs thể hiện ở sự
tăng nhanh về số lượng công ty mẹ và các chi
nhánh trên toàn cầu

167
Tốc độ toàn cầu hóa
 Nhấn mạnh đến quá trình đan kết giữa các công ty trên phạm vi
toàn cầu để hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế
 Mức độ hòa nhập, lan tỏa của các hoạt động kinh tế trên phạm vi
toàn cầu.
 Tốc độ toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tự do hóa đầu tư, tạo điều kiện
thuận lợi cho các TNCs trong việc lựa chọn các lĩnh vực và hướng
đầu tư mà họ có thế mạnh, mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn
cầu
 Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính quốc
tế, tác động mạnh đến dòng vốn đầu tư:
 Giảm bớt các định chế tài chính đối với lưu chuyển vốn quốc tế

 Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và chính xác trong các
nghiệp vụ giao dịch của thị trường tài chính
 Đa dạng hóa các hình thức đầu tư trên thị trường vốn

 Cung cấp kịp thời các “tín hiệu” thị trường trên phạm vi toàn
cầu cho các nhà đầu tư
168
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ
BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI ĐẦU
CHƯƠNG TƯ QUỐC TẾ
5

5.1. Các chính sách và biện pháp của nước nhận đầu tư:
5.1.1. Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư
5.1.2. Chính sách và biện pháp hạn chế đầu tư
5.2. Các chính sách và biện pháp của nước chủ đầu tư
5.2.1. Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư
5.2.2. Chính sách và biện pháp hạn chế đầu tư

169
5.1.1Chính sách và biện pháp khuyến khích
đầu tư của nước nhận đầu tư
 Đảm bảo vốn đầu tư:
 Nội dung:

 không quốc hữu hóa, tịch thu tài sản của các nhà ĐTNN

 Bồi thường đầy đủ và nhanh chóng những thiệt hại về tài


sản cho các nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của họ bị
trưng dụng vào mục đích công
 Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi
nhuận, vốn đầu tư và các tài sản hợp pháp khác ra khỏi
biên giới
 Luật pháp về ĐTNN của nước chủ nhà quy định đảm bảo
không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư
 Chính phủ nước chủ nhà ký hiệp định đảm bảo đầu tư với các
nước đầu tư hoặc ký các hiệp định đầu tư song phương có quy
định về vấn đề đảm bảo tài sản hợp pháp của các nhà ĐTNN

170
Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu
tư của nước nhận đầu tư

 Khuyến khích tài chính:


 Thuế: - Miễn giảm thuế: Thuế thu nhập DN; Thuế

XNK đối với MMTB và nguyên vật liệu cho các dự


án XK, công nghệ cao, hoặc đầu tư vào các lĩnh
vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; Thuế thu
nhập cá nhân;Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- Thời gian miễn giảm thuế
 Ưu đãi tín dụng; Trợ cấp.

 Quy định thời gian khấu hao: khấu hao nhanh

171
Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu
tư của nước nhận đầu tư
 Các biện pháp xúc tiến đầu tư:
 Là các họat động giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư
và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà được thực hiện bởi
các quan chức Chính phủ, các nhà khoa học, các
doanh nhân…
 Hình thức:

 Các chuyến viếng thăm ngoại giao cấp Chính phủ

 Các hội thảo khoa học

 Diễn đàn đầu tư

 Các đoàn tham quan khảo sát

 Xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện xúc
tiến đầu tư ở nước ngoài
 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
172
Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu
tư của nước nhận đầu tư
Các biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng: xây
dựng hệ thống giao thông (đường sá, nhà ga,
bến cảng); hệ thống kho bãi; hệ thống điện,
nước, viễn thông…
 Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp,
khu công nghệ cao
 Tại đây, các nhà ĐTNN được cung cấp các

dịch vụ đầu tư tốt nhất và nhận được nhiều


ưu đãi của nước chủ nhà
173
Khu chế xuất (Export Processing Zones - EPZs)
 Là khu vực địa lý được khoanh vùng với các quy chế đặc biệt
tách khỏi quy chế thương mại, thuế quan của một nước, trong
đó chủ yếu để phát triển các họat động công nghiệp chế tạo
và hầu hết các sản phẩm của các ngành công nghiệp này
dùng để xuất khẩu
 Theo luật đầu tư Việt Nam: Khu chế xuất là KCN chuyên SX
hàng xk, thực hiện dịch vụ cho SX hàng xk và hoạt động xk,
có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định
của Chính phủ.
 Từ cuối thập kỷ 80s, KCX bộc lộ nhiều hạn chế liên quan
đến:
 Liên kết kinh tế với các khu vực kinh tế nội địa

 Xu hướng phát triển nền kinh tế mở của LDCs

174
Khu công nghiệp (Industrial Zones - IZs)
 Là một vùng lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ
thống, theo kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các dịch
vụ kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng
phù hợp với sự phát triển của một liên hợp các ngành
công nghiệp
 KCN không bị tách biệt với quy chế thương mại và thuế
quan của nước sở tại, quy mô thường rộng hơn KCX, sp
của các ngành CN không nhất thiết phải XK
 Theo luật đầu tư Việt Nam:
 KCN là khu chuyên SX hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho SX công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của
Chính phủ.

175
Khu công nghiệp (Industrial Zones - IZs)

 Ưu điểm:
 các nhà đầu tư được cung cấp các dịch vụ kỹ

thuật thuận tiện, cơ sở hạ tầng phù hợp và sản


phẩm của họ có thể được tiêu thụ ở thị trường
nội địa
 Đối với nước chủ nhà: tập trung được vốn đầu

tư để phát triển cơ sở hạ tầng có trọng điểm;


phát triển liên kết kinh tế giữa các DN nước
ngoài với các DN nội địa; thuận lợi trong kiểm
soát môi trường
176
Khu công nghệ cao
 Ngoài những đặc điểm của KCN, khu công nghệ cao
còn là nơi đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật hiện
đại và bao gồm cả các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào
tạo nhân lực…
 Theo luật đầu tư Việt Nam, Khu công nghệ cao là khu
chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực
công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công
nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
theo quy định của Chính phủ.

177
Mô hình “Khu trong khu”
 Bao gồm cả KCX, KCN, Khu kỹ thuật cao
 Trong KCN có KCX và kỹ thuật cao

 Trong khu kỹ thuật cao có KCN và KCX

…

 Ưu điểm:
 Các nhà ĐTNN sẽ được cung cấp một hệ thống các
cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên hoàn từ khâu nghiên
cứu, triển khai (sản xuất) và phân phối trên phạm vi
toàn cầu
 Các ưu điểm và hạn chế của các KCX, KCN, khu
kỹ thuật cao sẽ bổ sung cho nhau, đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho nước chủ nhà

178
Chính sách và biện pháp khuyến khích đầu
tư của nước nhận đầu tư

 Các khuyến khích nhằm khai thác các lợi ích


của ĐTQT
 Các khuyến khích cũng nhằm cạnh tranh thu
hút FDI khỏi các nước nhận đầu tư tiềm năng
khác.

179
5.1.2.Chính sách và biện pháp hạn chế đầu
tư của nước nhận đầu tư

 Hai chính sách phổ biến nhất:


 Hạn chế quyền sở hữu

 Các yêu cầu về hoạt động.

180
Hạn chế quyền sở hữu

 Các dạng hạn chế quyền sở hữu:


 Các công ty nước ngoài không được tham

gia vào một số lĩnh vực cụ thể.


 Quy định tỷ lệ % tối đa vốn góp (tỷ lệ sở

hữu vốn) của nước ngoài. Một tỷ lệ đáng kể


các cổ phần của các công ty con phải được
sở hữu bởi các nhà đầu tư địa phương.

181
Cơ sở hạn chế quyền sở hữu
 Các hãng nước ngoài thường không được tham gia
vào các khu vực nào đó vì an ninh quốc gia hay
cạnh tranh.
 Các hãng nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ nhất
định vốn vì đó là lĩnh vực đầu tư nhạy cảm (dịch
vụ, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính –
ngân hàng) và có triển vọng thu lợi nhuận cao
 Các chủ sở hữu địa phương có thể giúp tối đa hoá
lợi ích việc làm và lợi ích chuyển giao nguồn lực
của đầu tư FDI cho nước nhận đầu tư.

182
Mục đích hạn chế quyền sở hữu
 Chủ động kiểm soát các hoạt động của các nhà
ĐTNN
 Điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa ĐTNN với đầu tư
trong nước
 Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư theo định
hướng phát triển của nước chủ nhà
 Hạn chế sự can thiệp của nhà ĐTNN vào nền kinh tế
- xã hội của nước chủ nhà
 Nhận được lợi ích từ hoạt động ĐTNN do chiếm tỷ
lệ góp vốn nhất định

183
Các yêu cầu về hoạt động

 Các yêu cầu vê hàm lượng nội địa hoá


 Tỷ lệ xuất khẩu
 Yêu cầu về chuyển giao công nghệ
 Sự tham gia của địa phương vào vị trí
quản lý cấp cao
 Yêu cầu về tạo việc làm

184
5.2.1Chính sách và biện pháp khuyến khích
đầu tư của nước chủ đầu tư

 Bảo hiểm rủi ro nước ngoài


 Hỗ trợ vốn
 Ưu đãi thuế
 Sức ép chính trị

185
Bảo hiểm rủi ro nước ngoài

 Nước chủ đầu tư có các chương trình bảo hiểm do


chính phủ hậu thuẫn để bảo hiểm cho các loại rủi ro
đầu tư nước ngoài chủ yếu
 Các loại rủi ro có thể được bảo hiểm:
 Các rủi ro bị quốc hữu hoá

 Thua lỗ do chiến tranh

 Không có khả năng chuyển lợi nhuận về nước.

 Đặc biệt hữu ích trong việc khuyến khích các hãng
thực hiện đầu tư ở các nước không ổn định về chính
trị.

186
 Hỗ trợ vốn:
 Các quỹ hay ngân hàng đặc biệt thực hiện hoạt
động cho vay của chính phủ cho các hãng muốn đầu
tư ở các nước đang phát triển
 Ưu đãi thuế:
 Bỏ đánh thuế hai lần đối với thu nhập ở nước ngoài
(đánh thuế lên thu nhập ở cả nước nhận và nước chủ
đầu tư)
 Sức ép chính trị
 Nước chủ đầu tư (đặc biệt là Hoa kỳ) đã sử dụng
ảnh hưởng chính trị của họ để thuyết phục các nước
nhận đầu tư nới lỏng các hạn chế đối với đầu tư FDI
vào trong nước

187
5.2.2.Chính sách và biện pháp hạn chế đầu tư
của nước chủ đầu tư

 Quy định kiểm soát hối đoái để gây khó khăn cho các
hãng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài
 Thực hiện các luật lệ về thuế nhằm khuyến khích các
hãng đầu tư ở trong nước.
 Cấm các hãng trong nước đầu tư vào những nước nào
đó vì lý do chính trị.
 Những hạn chế như vậy có thể chính thức hoặc phi
chính thức.

188

You might also like