You are on page 1of 64

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

By
Bùi Quý Thuấn
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Đối tượng và mục tiêu của môn học


2. Phương pháp học của môn học
3. Chuẩn đầu ra
4. Đánh giá kết quả môn học
5. Tài liệu tham khảo
6. Tóm tắt các chương của môn học

Slide 2
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Đối tượng và mục tiêu của môn học


- Đối tượng của môn học: Nghiên cứu sự di chuyển
các dòng vốn trên quy mô quốc tế & Việt Nam.
Các dòng vốn quốc tế gồm?
➢ Vốn phát triển chính thức (ODA)
➢ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
➢ Đầu tư gián tiếp nước ngoài
➢ Vay thương mại quốc tế (ngắn và dài hạn)

Slide 3
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

- Mục tiêu kiến thức của môn học:


➢ Trang bị cho học viên một cách hệ thống, khoa học,
toàn diện các kiến thức cơ bản về sự di chuyển của
các dòng vốn quốc tế, tập trung vào nguồn vốn FDI;
➢ Bên cạnh mục tiêu trang bị không chỉ các vấn đề lý
thuyết cho người học, mà còn cung cấp các kiến thức
gần với thực tiễn, phục vụ cho thực tế công việc đã và
đang được thực hiện ở các cơ quan liên quan trong
đó có các cơ quan của Bộ, Sở KH & ĐT và doanh
nghiệp.

Slide 4
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

- Mục tiêu kỹ năng của môn học:


➢ Giải quyết và phân tích tình huống thực tiễn về đầu tư
trực tiếp nước ngoài, xúc tiến đầu tư, mua lại và sáp
nhập;
➢ Kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu khoa học, sử dụng
ngoại ngữ trong quá trình đọc, nghiên cứu các báo cáo
đầu tư thế giới (UNCTAD), hiệp định đầu tư quốc tế
➢ Tính toán, đánh giá được một số chỉ tiêu về đầu tư FDI;

Slide 5
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
2. Phương pháp dạy và học của môn học
- GV hướng dẫn các vấn đề lý thuyết cốt lõi trên lớp
- Sinh viên sẽ đọc thêm giáo trình và tài liệu tham khảo
liên quan tới môn học, đặc biệt khuyến khích sinh viên
tham gia trao đổi và thảo luận trên lớp trên cơ sở đã
đọc tài liệu liên quan tới Chương sẽ được giảng theo
lịch học trước khi lên lớp nghe giảng
- Ngoài ra, sinh viên sẽ được chia nhóm nhỏ để làm đề
án (bài tập nhóm) và bài tập của môn học sau đó nộp
bài và thuyết trình trên lớp với sự trao đổi và phản
biện, đánh giá của các nhóm khác

Slide 6
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
2. Phương pháp dạy và học của môn học

Phương pháp giảng dạy Phương pháp học Phương pháp bổ trợ quá
trình dạy và học
- Thuyết trình (chính) - Nghe giảng - Phương pháp động tư

- Thảo luận - Thảo luận duy

- Bài tập nhóm - Nghiên cứu tình huống - Phương pháp trao đổi
từng cặp
- Nghiên cứu tình huống - Tự nghiên cứu
- Phương pháp hoạt động
- Nói chuyện chuyên đề
nhóm
- Đi thực tế

Slide 7
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

3. Chuẩn đầu ra
- Nắm vững các lý thuyết về đầu tư và đầu tư quốc tế, các
hình thức và xu hướng vận động mới của đầu tư quốc tế
- Hiểu và đánh giá các yếu tố cấu thành của môi trường
đầu tư quốc tế (cấp quốc gia và địa phương). Vận dụng
các chỉ số đo lường về môi trường đầu tư quốc tế
- Vận dụng được các kiến thức đã học của học phần để
trợ giúp việc ra quyết định quản lý có liên quan đến hoạt
động đầu tư quốc tế

Slide 8
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
3. Chuẩn đầu ra
- Có kỹ năng thu thập, phân tích các thông tin kinh tế, đầu
tư; có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn
đề độc lập; có kỹ năng nghiên cứu và thuyết trình các
vấn đề trong lĩnh vực kinh tế nói chung, hoạt động đầu
tư quốc tế nói riêng
- Có khả năng hình thành và lãnh đạo nhóm; tạo động lực
làm việc và phát triển nhóm; tăng cường kỹ năng giao
tiếp, thuyết trình thông qua các giờ thảo luận
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả để
truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề ở môi trường
trong nước và quốc tế
Slide 9
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
4. Đánh giá kết quả môn học
- Số đơn vị tín chỉ: 03
- Tiêu chí đánh giá kết quả môn học:
Tỷ
Stt Hình thức Tiêu chí đánh giá
trọng

- Tích cực trên lớp (10%)


1 Chuyên cần 20%
- Đi học đầy đủ (10%)

2 Tiểu luận/Thuyết trình nhóm - Đáp ứng yêu cầu kiến thức (10%)
20%
3 Kiểm tra giữa kỳ - Đáp ứng yêu cầu kỹ năng (10%)

- Đáp ứng yêu cầu kiến thức (45%)


4 Thi kết thúc học phần 60%
- Đáp ứng yêu cầu kỹ năng (15%)

Slide 10
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
4. Tài liệu tham khảo
➢ Giáo trình Đầu tư Quốc tế, PGS.TS. Vũ Chí Lộc, 2012
➢ Giáo trình nội bộ “Đầu tư Quốc tế”,TS. Bùi Thúy Vân chủ biên, 2017
➢ 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới
trong kỷ nguyên mới, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2018
➢ Luật đầu tư năm 2014, Luật doanh nghiệp 2014
➢ Nghị quyết số 103/NQ – CP ngày 29/08/2013 của CP về định
hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI
➢ Báo cáo đề tài nghiên cứu điều chỉnh chính sách Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam đến 2020, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2014
➢ OECD Investment Policy Reviews: VIET NAM, March 2016
➢ Chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020 –
2030, Bộ KH & ĐT và IFC
Slide 11
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
5. Tóm tắt các chương của môn học
➢ Chương 1: Tổng quan về Đầu tư Quốc tế
➢ Chương 2: Môi trường đầu tư quốc tế
➢ Chương 3: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
➢ Chương 4: Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
➢ Chương 5: Báo cáo và Đánh giá hiệu quả FDI
➢ Chương 6: Hiệp định đầu tư quốc tế.
➢ Chương 7: Mua lại và Sáp nhập
➢ Chương 8: Vấn đề chung về hỗ trợ phát triển chính thức
➢ Chương 9: Quản lý nhà nước về ODA
➢ Gặp gỡ và thảo luận với chuyên gia
➢ Tham quan thực tế
➢ Thảo luận, ôn tập

Slide 12
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư quốc tế

2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế

3. Các hình thức đầu tư quốc tế

4. Một số lý thuyết về đầu tư quốc tế

5. Các yếu tố tác động kéo và đẩy đối với dòng vốn
đầu tư quốc tế

6. Các tác động của đầu tư quốc tế

7. Xu hướng vận động mới của đầu tư quốc tế

Slide 14
ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Đầu tư là gì?
Nguồn lực: Tạo ra:

- Tiền - Sản phẩm

- Công nghệ - Doanh thu/lợi nhuận

- Trí tuệ - Tài sản cho chủ sở


hữu/nền kinh tế
- Quan hệ
- Việc làm
- Tài nguyên thiên nhiên

Slide 15
ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Đầu tư là gì?
- Theo luật đầu tư 2005 của Việt Nam: Đầu tư là việc nhà
đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu
tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan

- Theo luật đầu tư 2014: mở rộng khái niệm đầu tư thành


đầu tư kinh doanh “là việc NĐT bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ
chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế, đầu tư theo hình thức hợp đồng
hoặc thực hiện dự án đầu tư”

Slide 16
ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Đầu tư là gì?

Tóm lại: Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một


hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi
nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế xã hội
Đặc điểm của đầu tư?
1. Có vốn đầu tư: tiền, đất đai, MMTB, công nghệ..

2. Tính sinh lợi: LN hoặc lợi ích KTXH

3. Tính mạo hiểm: Đòi hỏi CĐT chịu rủi ro và thất bại

Slide 17
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Đối với DAĐT Đối với Quốc gia


- NPV - Tỷ lệ vốn/SL tăng thêm
- IRR - ICOR = Vt/Gt – Gt-1
- ROA, ROE
Trong đó: Vt: VĐT của năm
- ROI n/cứu, Gt: GDP năm
n/cứu, Gt- 1 GDP của
- Thời gian thu hồi vốn năm trước n/cứu

Slide 18
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2. Đầu tư quốc tế là gì? hay FDI là gì?

Slide 19
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Đầu tư
quốc tế Đầu tư FDI

Là hình thức di
chuyển vốn từ Là hoạt động đầu tư
nước này sang được thực hiện nhằm
nước khác để thiết lập các mối quan
tiến hành hoạt hệ kinh tế lâu dài với
động SXKD hoặc một DN hoạt động trên
các hoạt động 1 lãnh thổ của 1 nền
khác nhằm mục kinh tế khác nền kinh tế
đích thu lợi nước CĐT, mục đích là
nhuận và/hoặc giành quyền quản lý
lợi ích KTXH DN đó

Slide 20
2. Một số khái niệm về ĐTQT?
- Theo Hiệp hội luật Quốc tế năm 1966: ĐTNN là sự
di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang
nước của người sử dụng đầu tư nhằm xây dựng ở
đó XN kinh doanh hoặc dịch vụ

- Theo luật ĐTNN của Nga năm 1991: ĐTNN là tất cả


các hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần mà
NĐT nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt
động KD hoặc hoạt động khác nhằm mục đích lợi
nhuận

Slide 21
2. Một số khái niệm về ĐTQT?
- Theo luật đầu tư 2014 của Việt Nam: chia ra làm 02 đối
tượng đầu tư

➢ Nhà đầu tư nước ngoài? Là cá nhân có quốc tịch nước


ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực
hiện hoạt động đầu tư KD tại Việt Nam.

➢ Nhà đầu tư trong nước? Là cá nhân có quốc tịch Việt


Nam, tổ chức kinh tế không có NĐT NN là TV hoặc CĐ.

Tóm lại: Đầu tư quốc tế là việc các NĐT của 1 nước (cá
nhân or pháp nhân) đưa vốn vào bất kỳ hình thức giá trị
nào khác sang một nước khác để thực hiện đầu tư, kinh
doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận
Slide 22
ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
3. Những hoạt động không phải là ĐTQT?
- DNNN cung cấp dịch vụ qua biên giới (thường cho
một chính phủ) mà không góp vốn;

- DN có HĐ làm ăn dài hạn với Công ty nước ngoài


nhưng không góp vốn

- Các văn phòng đại diện

Slide 23
ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
4. Tóm lại
Đầu tư và ĐTQT nhằm:

➢ Lợi ích lâu dài;

➢ Quyền kiểm soát;

➢ Tỷ lệ sở hữu tối thiểu

➢ Thực hiện kinh doanh

Slide 24
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Mang các đặc điểm của đầu tư nói chung:
➢ Tìm kiếm lợi nhuận

➢ Phân chia quyền lợi và nghĩa vụ

➢ Quyền kiểm soát

2. Có sự di chuyển vốn ra khỏi biên giới quốc gia của


nước chủ đầu tư

3. Thường chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật


khác nhau

4. Gắn với chuyển giao công nghệ

Slide 25
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Các dòng vốn
đầu tư quốc tế

Đầu tư phi tư nhân Đầu tư tư nhân


quốc tế quốc tế

Hỗ trợ phát Hỗ trợ Đầu tư trực Đầu tư gián Tín dụng


triển chính chính thức tiếp nước tiếp nước thương mại
thức ngoài ngoài quốc tế

Slide 26
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Hỗ trợ
phát triển
Hổ trợ chính
chính thức
thức (OA)
(ODA)

ODA là khoản OA là khoản viện


viện trợ không trợ không hoàn
hoàn lại, viện trợ lại, viện trợ có
có hoàn lại hoặc hoàn lại hoặc tín
tín dụng ưu đãi dụng ưu đãi của
của GO, NGO, tổ GO, NGO, tổ
chức Tài chính chức Tài chính
quốc tế cho các quốc tế cho các
nước đang và nước có thu
chậm p/triển nhập cao

Slide 27
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

FDI là gì? FPI là gì? Tín dụng TM QT?

Theo OECD: FDI là hoạt


CĐT của 01 nước
động ĐT được thực hiện
nhằm thiết lập các mối mua chứng khoán CĐT của 01 nước
quan hệ kinh tế lâu dài của các công ty, tổ cho đối tượng tiếp
bằng cách (1) thành lập chức phát hành ở 01 nhận đầu tư ở 01
hoặc mở rộng 01 DN nước khác với 01 nước khác vay vốn
hoặc 01 chi nhánh thuộc mức tỷ lệ nhất định trong một khoảng
toàn quyền q/lý của CĐT; nhằm thu lợi nhuận thời gian nhất định
(2) mua lại toàn bộ DN đã nhưng không nằm và thu lợi nhuận
có; (3) tham gia vào 01 quyền kiểm soát trực qua lãi suất tiền cho
DN mới; (4) cấp tín dụng tiếp tổ chức phát vay
dài hạn (> 5 năm) hành CK đó
Câu hỏi thảo luận
◼ Hiện tại, Việt Nam có hạn chế về tỷ lệ
nắm giữ chứng khoán của các nhà đầu
tư nước ngoài khi tham gia thị trường
chứng khoán không?

Chapter 5 Slide 29
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Theo mục đích của NĐT
➢ ĐTQT theo chiều dọc: NĐT thường chú ý đến khai thác
các lợi thế của các yếu tố đầu vào (Tài nguyên thiên
nhiên, chi phí LĐ, đất đai, ưu đãi đầu tư…)

➢ ĐTQT theo chiều ngang: NĐT có lợi thế cạnh tranh trong
việc sản xuất một SP nào đó và tiến hành đầu tư ra
nước ngoài là nhằm mục đích mở rộng việc sản xuất các
sản phẩm tương tự ở nước tiếp nhận đầu tư. Phù với
với các NĐT có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kỹ năng
quản lý,…

➢ ĐTQT theo phương thức hỗn hợp: phù hợp NĐT tiến
hành đầu tư trực tiếp trong một lĩnh vực hoàn toàn mới

Slide 30
CÂU HỎI THẢO LUẬN

◼ Theo các bạn, Samsung đầu tư vào Việt Nam theo


hình thức đầu tư quốc tế nào? Hãy giải thích
◼ Thông tin về đầu tư của Samsung tại Việt Nam: Có
mặt tại Việt Nam hơn 20 năm kể từ năm 1996, tính
đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam với
tổng số tiền là hơn 15 tỷ USD
⚫ Samsung Electronics là 8,9 tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất
ĐTDĐ ở Thái Nguyên (5 tỷ USD), ở Bắc Ninh (2,5 tỷ USD),
TP. HCM có vốn đầu tư 1,4 tỷ USD
⚫ Ngoài ra, các dự án về năng lượng, hạ tầng (đường cao tốc,
sân bay, cảng biển)

Chapter 5 Slide 31
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
2. Theo mục đích của nước tiếp nhận đầu tư
➢ ĐTQT (FDI) thay thế nhập khẩu

➢ ĐTQT (FDI) tăng cường xuất khẩu

➢ ĐTQT (FDI) theo định hướng của Chính phủ

Slide 32
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
3. Theo chiến lược đầu tư

➢ Đầu tư mới (Greenfield Investment)

➢ Mua lại và sáp nhập (Merger & Acquisition)

4. Theo phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn
(NEM): Thông qua FDI, TNCs hướng đến mục đích lợi nhuận cận
biên thông qua tìm kiếm thị trường tiềm năng mà không cần góp
vốn

➢ Chiến lược thương mại và đầu tư của TNCs được thực hiện bằng
nhiều phương thức, trực tiếp hoặc thông qua chi nhánh tại một số
quốc gia để thực hiện những dự án mới, thông qua M&A để nắm
giữ cổ phần đến mức có thể tham gia quản trị doanh nghiệp theo
môt trong ba hình thức đầu tư chủ yếu: liên doanh, 100% vốn
nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh

Slide 33
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
➢ Đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM) cho phép các TNCs điều
phối hoạt động chuỗi cung ứng sản phẩm, tạo cơ hội cho các nhà sản
xuất và cung ứng trong nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; khoản
“đầu tư” của nhà đầu tư nước ngoài thường bao gồm việc cung cấp
thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh, nhượng quyền
Ví dụ:
- Apple (Mỹ) thuê Inventec (Đài Loan) sản xuất một số loại linh kiện thông
qua hợp đồng gia công
- Thương hiệu và hệ thống quản lý Hyatt điều hành khách sạn thuộc sở hữu
của doanh nghiệp Nepal
- VinFast đã hợp tác công nghệ với một số tập đoàn ô tô và linh kiện phụ
tùng lớn của châu Âu như BMW, Siemens AG và Robert Bosch
GmbH của Đức, Magna Steyr của của Áo, và hãng thiết
kế Pininfarina của Ý; liên doanh sản xuất thân vỏ xe với Aapico Hitech của
Thái Lan

Slide 34
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
5. Theo hình thức đầu tư
➢ DN 100% vốn nước ngoài (TNHH hoặc Cổ phần)

➢ DN liên doanh

➢ Đầu tư theo phương thức hợp đồng như:


❖ BOT (Build – Operate – Transfer)

❖ BOO (Build – Owner – Operate)

❖ BT (Build – Transfer)

❖ BCC (Business – Cooperate – Contract)

❖ BTO (Build – Transfer – Operate)

❖ PPP (Public – Private Partnership)


Slide 35
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là
hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập pháp nhân

- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT: là hình thức đầu tư được
thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định;
hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình
đó cho Nhà nước.

- Hình thức đầu tư PPP: là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng
phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp
dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án

Slide 36
CASE STUDY: TRẠM BOT CAI LẬY – TIỀN GIANG

Slide 37
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1. Lý thuyết Mc.Dougall – Kemp về lợi


nhuận cận biên của vốn
2. Lý thuyết Raymond Vernon về vòng đời
quốc tế của sản phẩm
3. Lý thuyết chiết trung của Dunning về sản
xuất quốc tế

Slide 38
Lý thuyết Mc.Dougall – Kemp về lợi nhuận
cận biên của vốn

1. Tác giả: Mc. Dougall xây dựng và được Murry C. Kemp


phát triển
2. Các giả thiết:
➢ Thị trường 2 quốc gia là cạnh tranh hoàn hảo
➢ LN cận biên của nước đi đầu tư < LN cận biên của nước
nhận đầu tư
➢ Vốn được tự do di chuyển
➢ Thông tin thị trường hoàn hảo
➢ Các quốc gia đều cùng sản xuất 01 loại hàng hóa

Slide 39
Lý thuyết Mc.Dougall – Kemp về lợi nhuận
cận biên của vốn

3. Một số kết quả của lý thuyết:


➢ Phân tích, so sánh giữa chi phí và lợi ích của di chuyển
vốn (Mc. Dougall, 1960)
➢ Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các
quốc gia là nguyên nhân của di chuyển vốn.
➢ Sự dịch chuyển giữa các quốc gia khi LN cân biên của
vốn giữa các quốc gia là khác nhau (n/cứu của Kojima,
1978).
➢ Sự dịch chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực giữa các quốc gia, làm tăng sản lượng,
giá trị và phúc lợi giữa các quốc gia.

Slide 40
Lý thuyết Mc.Dougall – Kemp về lợi nhuận
cận biên của vốn

4. Kết luận:
➢ Di chuyển vốn làm tăng tổng sản lượng của thế giới,
điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đâu tư trên thế
giới được tăng lên
➢ Đối với nước đi đầu tư:
⚫ Thu nhập người lao động giảm
⚫ Tăng vốn đầu tư ở nước ngoài
➢ Đối với nước tiếp nhận đầu tư
⚫ Thu nhập của người lao động tăng lên
⚫ Thu nhập vốn giảm

Slide 41
Lý thuyết Raymond Vernon về vòng đời quốc
tế của sản phẩm
1. Tác giả: S. Hirch đưa ra và được R. Vernon phát triển từ
năm 1966 trên cơ sở n.cứu các DN của Mỹ
2. Ý tưởng nghiên cứu của lý thuyết: Vòng đời sản
phẩm: xuất hiện – tăng trưởng mạnh – chững lại – suy
giảm.
➢ GĐ 1: SP mới xuất hiện, sx & tiêu thụ tại TT nước phát minh.
➢ GĐ 2: SP mới tăng trưởng, sx phục vụ thị trường trong nước
và XK, các đối thủ cạnh tranh trong & ngoài nước xuất hiện,
FDI xuất hiện.
➢ GĐ 3: SP được chuẩn hóa về chất lượng, nhiều DN tham gia
sản xuất, cạnh tranh cao vì thế các DN phải tìm thị trường có
lợi thế so sánh về chi phí SX, FDI phát triển.
➢ GĐ 4: Cạnh tranh khốc liệt, sản xuất hàng loạt, sản phẩm đi
vào thoái trào.
Slide 42
Lý thuyết Raymond Vernon về vòng đời quốc
tế của sản phẩm

Slide 43
Lý thuyết Raymond Vernon về vòng đời quốc
tế của sản phẩm
3. Hạn chế:
➢ Thị trường và công nghệ thấy có nhiều đổi, không
chỉ có ở những nước phát triển mà nhiều nước đã
có nhiều phát minh, sáng chế.
➢ Khi khoảng cách thu nhập và công nghệ giữa các
quốc gia bị thu hẹp thì không thể tiếp tục dùng lý
thuyết này để giải thích cho hoạt động đầu tư quốc
tế nữa.

Slide 44
Lý thuyết chiết trung của Dunning về sản
xuất quốc tế

1. Tác giả: Dunning đề xuất từ năm 1977


2. FDI được thực hiện hiệu quả khi 3 điều kiện sau
được thỏa mãn:
O (Ownership advantages)
Lợi thế về quyền sở hữu

L (Location advantages) I (Internalization advantages)


Lợi thế địa điểm Lợi thế nội bộ hóa

Slide 45
Lý thuyết chiết trung của Dunning về sản
xuất quốc tế

2. FDI được thực hiện hiệu quả khi 3 điều kiện sau
được thỏa mãn (tiếp):
➢ Lợi thế quyền sở hữu (O): công nghệ độc quyền, tính
kinh tế nhờ quy mô, kỹ năng quản lý…
➢ Lợi thế địa điểm (L): gồm có ưu thế tài nguyên, chi phí
lao động, thuế, chi phí vận tải, quy mô tăng trưởng của
thị trường, sự phát triển của CSHT, chính sách của CP
➢ Lợi thế nội bộ hóa (I): chi phí giao dịch thông qua FDI
thấp hơn các hoạt động XNK, khắc phục những rào cản
và rủi ro do có sự không hoàn hảo của thị trường bên
ngoài gây ra (rào cản thuế quan & phi thuế quan…)

Slide 46
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG KÉO VÀ ĐẨY ĐỐI
VỚI DÒNG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1. Yếu tố kéo (Pull)


◼ Chi phí lao động cạnh tranh;
◼ Chi phí hoạt động thấp hơn;
◼ Quy mô thị trường đáng kể;
◼ Các ưu đãi, khuyến khích về thuế;
◼ Các luật bảo vệ môi trường, lao động ít hà khắc hơn;
◼ Tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn hơn

Slide 47
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG KÉO VÀ ĐẨY ĐỐI
VỚI DÒNG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

2. Yếu tố đẩy (Push)


◼ Chi phí sản xuất cao;
◼ Luật bảo vệ môi trường hà khắc;
◼ Luật lao động quá chặt chẽ;
◼ Công nghệ sản xuất đã lỗi thời;
◼ Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm.

Slide 48
YẾU TỐ ĐẨY VÀ KÉO CỦA FDI
(Theo UNCTAD, 2006)

Yếu tố “Đẩy” - Nước chủ đầu Yếu tố “Kéo” - Nước thu


tư hút
Thị trường và thương Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế Thị trường lớn và phát triển là
mại buộc công ty phải tìm kiếm một thị điều kiện tốt để thu hút các nhà
trường mới đầu tư
Chi phí sản xuất Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi
nguồn tài nguyên, chi phí lao động caophí lao động thấp giúp giảm chi
gây ra xu hướng đầu tư ra nước ngoài phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các
NĐT
Doanh nghiệp địa Xu hướng toàn cầu hóa và áp lực cạnh Các hiệp định FTA, Đầu tư song
phương tranh từ các doanh nghiệp địa phương và đa phương tạo điều kiện
là động lực tác động công ty tìm kiếm thuận lợi cho vốn đầu tư nước
thị trường nước ngoài ngoài

Thể chế Chính sách hỗ trợ như cắt giảm chi phí, Chính sách ưu đãi thu hút FDI
nâng cao các khả năng hoạt động như chính sách tự do hóa, tư
doanh nghiệp nhân hóa, ổn định chính trị, sở
hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, quản
trị minh bạch….
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1. Tích cực:
➢ Cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển
➢ Tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP)
➢ Thu hút công nghệ cao
➢ Tạo việc làm và thu nhập cho người dân
➢ Nâng cao kỹ năng và trình độ, năng suất lao động
2. Tiêu cực:
➢ Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, sự ổn định của đồng
tiền.
➢ Gây ô nhiễm môi trường
➢ Trốn thuế, chuyển giá
➢ Tội phạm tài chính….
Slide 50
ĐỌC TÀI LIỆU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SAU

◼ Câu 1: Đánh giá tóm tắt về xu hướng dòng


vốn đầu tư toàn cầu (FDI) năm 2018
◼ Câu 2: Các yếu tố tác động đến dòng vốn
đầu tư toàn cầu (FDI) trong tương lai

Slide 51
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

1. Những con số thống kê:


➢ Dòng vốn FDI toàn cầu năm 2015 đạt 1,75 ngàn tỷ giảm
2% trong quá trình kinh tế tăng trưởng yếu, trong đó
đáng chú ý dòng vốn FDI vào các quốc gia phát triển và
chuyển đổi tăng là 5% và 81%, dòng vón FDI vào các
quốc gia đang phát triển giảm 14% trong năm 2016. Dự
báo trong năm 2017, dòng vốn FDI sẽ tăng 5% đạt mức
1,8 ngàn tỷ USD
➢ FDI vào các nền kinh tế đang phát triển tại Châu Á tăng
15%, đạt 515 tỷ USD trong năm 2017 so với 443 tỷ USD
của năm 2016.

Slide 52
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

1. Những con số thống kê:


➢ Quốc tiếp nhận FDI nhiều nhất: nhóm các nước phát
triển gồm Châu Âu và Bắc Mỹ với 2 đại diện lớn nhất là
Mỹ (391 tỷ USD) và Anh (254 tỷ USD), Trong khu vực
các nước đang phát triển - nơi thu hút được nhiều FDI
nhất là các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc (134 tỷ
USD), Hong Kong (108 tỷ USD), Singapore (62 tỷ USD)
➢ Lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất: dịch vụ chiếm tới 2/3
lượng FDI toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực tài chính & các
hđ kinh doanh thương mại; sau đó là lĩnh vực sản xuất
và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Slide 53
DÒNG VỐN FDI TOÀN CẦU VÀ THEO NHÓM NỀN KINH THẾ

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cầu, 2017


Slide 54
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ FDI THEO KHU VỰC

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cầu, 2017

Slide 55
DÒNG VỐN FDI VÀO CHIA THEO NỀN KINH TẾ

Slide 56
DÒNG VỐN ĐẦU TƯ FDI THEO NGÀNH/LĨNH VỰC

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cầu, 2017 Slide 57


DÒNG VỐN FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Nguồn: Báo cáo đầu tư toàn cầu, 2017 Slide 58


DÒNG VỐN FDI ĐI RA CHIA THEO NỀN KINH TẾ

Slide 59
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

1. Tự do hóa đầu tư quốc tế


➢ Tự do hóa đầu tư quốc tế là những biện pháp nhằm cắt giảm
hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc
gia này sang quốc gia khác để tạo lên một môi trường đầu tư có
tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông
thoáng cho việc di chuyển các dòng vốn giữa các quốc gia
➢ Đưa ra chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận
lợi cho đầu tư nước ngoài như thiết lập các khu kinh tế tự do,
khuyến khích những dự án năng lượng tái sinh
➢ Các lĩnh vực tự do hóa hay hạn chế: Dịch vụ (tài chính, ngân
hàng, điện thoại di động), hạ tầng (cảng biển, sân bay)

Slide 60
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

2. Xu hướng mua lại và sáp nhập (M&A)


➢ Diễn ra rất sôi động trên khắp thế giới
➢ M&A được thực hiện trong tất cả các ngành, bao gồm
các ngành công nghệ cao và ngành công nghệ truyền thống,
ngành chế tạo và cả ngành dịch vụ
➢ Sáp nhập công ty để hình thành các công ty khổng lồ có mặt
trên khắp các châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị
trường thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hơn, cơ cấu có
hiệu quả và được chuyên môn hóa cao hơn

Slide 61
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

3. Thay đổi về dòng vốn đầu tư


➢ Nước nhận đầu tư
➢ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: không chỉ là khu vực
có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những
khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung
nhiều của cải nhất và cũng là nơi tồn tại nhiều “điểm
nóng” của thế giới. Do đó, khiến đây là khu vực hấp
dẫn FDI nhất thế giới

Slide 62
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG MỚI CỦA ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ

3. Thay đổi về chủ đầu tư


4. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư quốc tế
➢ Trước đây, dòng vốn đầu tư tập trung vào khai thác
tài nguyên, kết cấu hạ tầng…
➢ Từ năm 2000, dòng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực
dịch vụ, công nghệ thông tin…

Slide 63
KẾT THÚC

Chapter 5 Slide 64

You might also like