You are on page 1of 4

Câu 1.

(Tham khảo chương 3 của giáo trình hoặc phần lý thuyết của ôn thi EZ)
a. “Xuất khẩu tư bản” --> thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vn sau “Đổi mới”
(năm 1986) đến nay
b. Đặc điểm xuất khẩu tư bản
- Nguyên nhân:
VD: Pháp đưa sang VN nền công nghiệp đóng tàu, khai thác mỏ,,,...
- Khái niệm Xuất khẩu tư bản: Là việc đầu tư tư bản ra nước ngoài để sản xuất
GTTD và thực hiện GTTD ở nước ngoài nhằm làm phương tiện để bóc lột GTTD ở
nước nhập khẩu
- Các hình thức xuất khẩu tư bản:
+ Theo chủ thể xuất khẩu
+ Theo cách thức đầu tư
+ Theo hình thức hoạt động
- Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản: Hướng xuất khẩu tư bản có sự thay đổi cơ bản
+ Về dòng vốn đầu tư
+ Về chính trị
- …
Câu 2. (Tham khảo công thức của giáo trình hoặc phần bài tập của ôn thi EZ)
a. Diễn giải phần lý thuyết:
- Giá trị hàng hóa là gì? Phân tích kết cấu giá trị hàng hóa.
b. Diễn giải phần bài tập
- Diễn giải các phép tính rõ ràng, mạch lạc
- Không được quên đơn vị tính triệu EUR
- Tổng TB đầu tư (K) = C + V
- Tổng G/Trị của sản phẩm là: C + V + M
--> Giá trị của mỗi ĐV SP = Tổng GTr / Tổng số ĐV SP
1. Lý luận chung của Lênin về xuất khẩu tư bản
Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là một nhân tố vô cùng quan trọng và là xu hướng tất yếu của tất cả các
nước trong đó có Việt Nam.
Định nghĩa, “xuất khẩu tư bản” là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra
nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước
nhập khẩu tư bản.
Nguyên nhân nhân hình thành: Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
+ Một số ít nước phát triển đã tích luỹ cho mình được một lượng tư bản lớn, lượng tư
bản này nếu đầu tư trong nước thì lợi nhuận thấp nên họ cần đầu tư ra nước ngoài để
thu được lợi nhuận cao hơn
+ Nhiều nước lạc hậu kinh tế bị cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại thiếu
vốn để phát triển kinh tế, giá cả rẻ, tiền lương thấp nên tỉ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn
đầu tư nước ngoài
+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội càng gay gắt, xuất
khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
Hình thức xuất khẩu tư bản: xét theo cách thức đầu tư
+ Đầu tư trực tiếp: hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng hoặc mua lại xí nghiệp mới
để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao.
+ Đầu tư gián tiếp: đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ
phiếu.
Biểu hiện: Chủ thể xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi, vai trò của các công ty xuyên
quốc gia ngày càng lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó
hình thức xuất khẩu tư bản cũng rất đa dạng. Trong xuất khẩu tư bản, sự áp đặt được
gỡ bỏ dần, nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.
Ý nghĩa: Xuất khẩu tư bản thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, làm
chuyển biến, thay đổi nền công nghiệp của một quốc gia, thực hiện xã hội hóa sản
xuất; thúc đẩy hàng hóa phát triển mạnh, đồng thời là nấc thang để phát triển chủ
nghĩa tư bản độc quyền.
Hạn chế: Là công cụ bành trướng sự thống trị, bóc lột của nhà tài chính trên thế giới;
các công ty khó khăn trong tiếp xúc với người tiêu dùng, không am hiểu sâu sắc về
phong tục tập quán, luật pháp của thị trường cần thâm nhập.
Việc vận dụng lí luận của Lê-Nin về “xuất khẩu tư bản” vào đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước góp phần vào
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
2. Liên hệ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN sau "đổi mới"
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là
một quá trình trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm
mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành được đề ra
tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về
thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực cũng như thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt Nam.
Thực trạng và biểu hiện mới
Từ khi bắt đầu “đổi mới” Việt Nam còn là một nước kém phát triển và lạc hậu, việc
tự lực cánh sinh, đưa đất nước đi lên một cách nhanh chóng là điều rất khó đối với
nước ta lúc bấy giờ. Thu hút FDI là tạo thêm nguồn lực thông qua việc mở ra một kênh
đầu tư mới cho phát triển và không chỉ tạo ra giá trị thặng dư, nguồn lợi cho nhà tư bản
đầu tư mà còn là bước đệm đưa đất nước ta đổi mới và đi lên. Quá trình trao đổi vốn
thường gắn liền với chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh. Khắc
phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện khai
thác tốt hơn lợi thế trong nước, mở rộng cạnh tranh…thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển. Tăng thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế. Không gây ra nợ
chính phủ. Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo việc làm, thu ngân sách cũng như thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam. Đã có hơn 350 tỷ
USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề và
lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, từ nguồn vốn này đã hình thành những ngành công
nghiệp chủ lực như: viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, dệt may, nông
sản thực phẩm…Ngoài ra, khu vực FDI cũng đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc
làm cho người dân, ổn định tình hình xã hội. Khu vực này tạo ra khoảng 3,5 triệu việc
làm trực tiếp và gần 5 triệu việc làm gián tiếp; có nhiều lao động đã được đào tạo và
tiếp cận với trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới. Thu hút FDI còn góp
phần cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, giúp nâng cao tầm vóc, vai trò và
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu
nền kinh tế nhanh hơn theo hướng đổi mới.
Từ sau “đổi mới” đến nay Việt Nam ta đã có những thành tựu vô cùng nổi bật về thu
hút FDI. Tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 10,4% trong giai đoạn từ 2013 đến
2019. Việt Nam được các chuyên gia đánh là là một trong những trung tâm quan trọng
thu hút vốn đầu tư của thế giới. trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt
các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2020 và đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-
19, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có giảm nhưng xét trong bối cảnh toàn cầu suy
giảm mạnh, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì kết quả này thế hiện việc đầu tư an
toàn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Tính đến nay, Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh
thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỉ USD,
chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn
đầu tư trên 2,5 tỉ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư,…
Ý nghĩa: Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, làm chuyển biến, thay
đổi nền công nghiệp của một quốc gia, thực hiện xã hội hóa sản xuất; Thúc đẩy hàng
hóa phát triển mạnh, đồng thời là nấc thang để phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Việc vận dụng lí luận của Lê-Nin về “xuất khẩu tư bản” vào đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước góp phần vào
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Thách thức
+ Việc đảm bảo quyền lợi của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì các nhà đầu tư sẽ có sự tin tưởng vào nền kinh
tế của Việt Nam nếu họ thấy rằng quyền lợi của người lao động được đảm bảo.
+ Việc tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và quản lý đầu tư hiệu quả là rất quan
trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu môi trường đầu tư không thuận lợi
hoặc quản lý đầu tư không hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vào Việt
Nam.
Hạn chế tồn tại trong thu hút FDI ở nước ta sau đổi mới đến nay
+ Là công cụ bành trướng sự thống trị, bóc lột của nhà tài chính trên thế giới; các công
ty khó khăn trong tiếp xúc với người tiêu dùng, không am hiểu sâu sắc về phong tục
tập quán, luật pháp của thị trường cần thâm nhập
+ Cơ sở hạ tầng lạc hậu, hệ thống ngân hàng làm việc kém hiệu quả; sức mua hạn chế;
hệ thống pháp luật còn bất cập; nguồn lao động tuy dồi dào nhưng thái độ làm việc
kém, chất lượng kém…
+ Phụ thuộc về kinh tế với các nước xuất khẩu tư bản. Việc chuyển giao công nghệ
còn nhiều bất cập do các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ
thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ.
+ Nhiều dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái
+ Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi, dồi dào
tài nguyên dẫn đến mất cân đối giữa các vùng nông thôn và thành thị, gây ra mất ổn
định về chính trị, kinh tế và cả xã hội.
Giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào Việt Nam những năm tới
+ Thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp và xử lí kịp
thời các vi phạm. Cần hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính đơn giản,
gọn nhẹ cho các dự án đầu tư nước ngoài
+ Cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu các
doanh nghiệp FDI.
+ Đẩy mạnh thu hút FDI thế hệ mới, hướng tới lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao
nhưng phải hạn chế cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường.
Hy vọng trong thời gian tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp
phần không nhỏ tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu, tạo tiền đề
vững chắc cho nền kinh tế phát triển, thực hiện thành công công việc đổi mới đất nước
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

You might also like