You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------***-------

BÀI TIỂU LUẬN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU TƯ BẢN, THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ SỰ
VẬN DỤNG CỦA BẢN THÂN SINH VIÊN

Trịnh Quang Quyền, MSV 11225502, Lớp EBBA 14.1

Hà Nội, 15/04/2023

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………… 3
NỘI DUNG CHÍNH
Chương I: Lý luận về xuất khẩu tư bản
1. Khái niệm xuất khẩu tư bản…………………………………. 4
2. Nguyên nhân hình thành xuất khẩu tư bản………………….. 5
3. Các hình thức xuất khẩu tư bản……………………………... 5
4. Những thay đổi về xuất khẩu tư bản trong điều kiện phát triển
hiện nay ………………………………………………………... 7
Chương II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
hiện nay.
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………… 10
2. Khái quát chung về đầu tư FDI tại Việt Nam hiện nay……... 10
3. Vai trò của FDI trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay……… 12
4. Những vấn đề, thách thức trong thu hút đầu tư FDI tại Việt
Nam……………………………………………………………. 13
5. Giải pháp để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI…………………………………………………………….. 14
Chương III: Vận dụng của bản thân sinh viên…………….. 15

KẾT LUẬN…………………………………………………... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………... 16

2
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 35 năm đổi mới, mở cửa, bắt đầu từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một
nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội và sự trì trệ, vươn lên trở thành một trong những nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng như là nước xuất khẩu nông – lâm –
thủy sản hàng đầu. Cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
thì 35 năm cũng là chặng đường mà Việt Nam hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng,
đa dạng về hình thức, lĩnh vực và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới. Từ khi gia nhập WTO đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối
tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, phủ khắp các châu lục với gần 60 nền
kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên
G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm
kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Năm 2020, Việt Nam phê
chuẩn và triển khai Hiệp định EVFTA; tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam – Anh Quốc… [1]

Cùng với sự hộp nhập ngày càng sâu rộng đó, việc thu hút các dòng xuất khẩu tư
bản tiêu biểu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment -
FDI) đóng vai trò ngày càng quan trọng và là động lực to lớn cho sự tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê thì năm 2019 khối doanh
nghiệp FDI đóng góp khoảng 23,5% tổng đầu tư toàn xã hội (tức gần 20% GDP),
chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với đó là sự
chuyển giao về vốn, kĩ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý là động lực phát triển
nền kinh tế [2], đặc biệt trong hoàn cảnh Chiến tranh thương mại và Cách mạng

3
công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để nước ta có thể
đi trước, đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nhờ nguồn vốn FDI
mang hàm lượng công nghệ cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như sự
chuyển dịch dòng vốn do Chiến tranh thương mại. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách
thức, một bài toán mà chúng ta phải đi tìm lời giải. Vì vậy trên cơ sở phân tích lý
luận và thực trạng em xin trình bày đề tài: “Lý luận về xuất khẩu tư bản, thu hút
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và vận dụng của sinh viên.”

NỘI DUNG CHÍNH

Chương I: Lý luận xuất khẩu tư bản


1. Khái niệm xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản (tiếng Anh là Capital export) theo tài liệu của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) là sự di chuyển vốn và các nguồn tài chính khác từ
một quốc gia này sang một quốc gia khác với mục đích mở rộng kinh doanh, đa
dạng hóa và sinh lời.

Ví dụ: Một tập đoàn đa quốc gia thành lập công ty con tại nước ngoài nhằm kinh
doanh, sản xuất và kiếm lợi nhuận về cho tập đoàn trong nước.

Xuất khẩu hàng hóa theo Paul Krugman & Maurice Obstfeld (1985) là việc
bán hàng hóa hoặc dịch vụ của các công ty, tập đoàn ở quốc gia này cho người tiêu
dùng ở quốc gia khác [3]. Còn theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì xuất
khẩu hàng hóa được hiểu là sự di chuyển của bất kì hàng hóa nào qua biên giới hải
quan mà nơi bán ở quốc gia này và nơi mua ở quốc gia khác.

Ví dụ: Một công ty xuất khẩu thủy sản ở nước mình sang nước khác bán để thu
được lợi nhuận.

Vì thế mà V.I.Lenin khẳng định trong cuốn sách "Tư tưởng chủ nghĩa quốc tế"
(1916) rằng xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa khác nhau về nguyên tắc.
Ngoài ra trong tác phẩm này Lênin cũng đã đề cao tư tưởng rằng xuất khẩu tư bản

4
là quá trình ăn bám bình phương vì tư bản không chỉ là công cụ bóc lột những lao
động nội địa mà giờ nó còn được đưa ra ngoài lãnh thổ theo hình thức đầu tư hoặc
cho vay nhằm bóc lột cả lao động nước ngoài. [4]

2. Nguyên nhân hình thành xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:

 Một số nước tư bản phát triển đã tích lũy được một lượng tư bản khổng lồ,
một bộ phận này chuyển sang “tư bản thừa”. Tình trạng này là do không tìm
được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao trong nước. Đây không phải tình
trạng thừa tuyệt đối mà là thừa tương đối vì theo V.I. Lenin (1916) thì nếu
chủ nghĩa tư bản có thể nâng cao được mức sống của người dân thì sao ở
khắp các nước vẫn còn thiếu ăn, nghèo khổ, dù cho kỹ thuật phát triển rất
nhanh nhưng vẫn không thể nào có chuyện tư bản thừa được. Chừng nào chủ
nghĩa tư bản vẫn còn là chủ nghĩa tư bản, lượng “tư bản thừa” vẫn còn được
sử dụng không phải để nâng cao mức sống của nhân dân trong quốc gia đó.
[5]
 Đối với các quốc gia tư bản phát triển, xuất khẩu tư bản là việc cần thiết để
tìm kiếm cũng như gia tăng các nguồn tài nguyên nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế và tạo ra những khoản thu nhập khổng lồ (John Hobson, 1902).
[6]
 Do nắm trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bản
ra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức tư bản độc
quyền đồng thời làm giảm mức gay gắt của mâu thuẫn kinh tế - xã hội xảy ra
khi chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển. Đồng thời theo V.I. Lenin (1916)
thì những lợi ích kinh tế và chính trị được đạt được thông qua xuất khẩu tư
bản giúp tăng cường quyền lực và vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.[5]

3. Các hình thức xuất khẩu tư bản

Nếu xét về hình thức đầu tư ta có thể chia xuất khẩu tư bản thành 2 dạng:

- Xuất khẩu tư bản trực tiếp: là hình thức một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc
gia đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc tài sản trong một quốc gia khác, quá trình

5
này bao gồm việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động,
thành lập liên doanh, xây dựng cơ sở, nhà máy sản xuất, trực tiếp kinh doanh tại
nước nhận đầu tư (Mario Holzner & Leon Podkaminer, 2017)[7]. Các doanh nghiệp
này tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hóa trong đó bao gồm cả giá trị thặng dư của
nước nhập khẩu tư bản.

- Xuất khẩu tư bản gián tiếp: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay thu lợi tức.
Chúng được thực hiện thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các tổ chức tín dụng
quốc gia, quốc tế. Các ngân hàng tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác
vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các dự án nhằm phát triển
kinh tế (Atul Parvatiyar & Jagdish N. Sheth, 2001)[8]. Hiện nay, hình thức này còn
được tiến hành bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở các nước
nhập khẩu tư bản (Paul R. Krugman & Maurice Obstfeld, 1998).[9]

Nếu xét theo chủ sở hữu thì ta cũng chia được thành 2 dạng:

- Xuất khẩu tư bản tư nhân: là hình thức xuất khẩu tư bản thực hiện bởi tư bản tư
nhân. Hiện nay, hình thức này chủ yếu được các công ty đa quốc gia tiến hành
thông qua các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm của xuất khẩu tư
bản tư nhân là thường được đầu tư vào những ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh có
vòng quay tư bản ngắn đồng thời thu được lợi nhuận độc quyền cao. Hình thức chủ
yếu của xuất khẩu tư bản là xuất khẩu tư bản tư nhân, nó đang có xu hướng tăng
nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu, chiếm 50% trong tổng tư bản
xuất khẩu những năm 70 của thế kỷ XX và tăng lên đến 70% những năm 80 của thế
kỷ này (Đặng Nghiêm Vạn Lý, 2019).[10]

- Xuất khẩu tư bản nhà nước: là hình thức sử dụng ngân quỹ của nhà nước để đầu
tư vào các nước nhập khẩu tư bản, viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại nhằm giúp
nước xuất khẩu tư bản đạt được các mục tiêu khác nhau liên quan đến chính trị,
kinh tế hoặc quân sự. Ví dụ điển hình là Vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA).

 Về kinh tế: Xuất khẩu tư bản nhà nước hướng vào đầu tư xây dựng các ngành
liên quan đến kết cấu hạ tầng nhằm mở đường cũng như tạo điều kiện cho việc
xuất khẩu tư bản tư nhân vào nước nhập khẩu.

6
 Về chính trị: Các viện trợ nhằm tăng sự lệ thuộc, tạo sức ảnh hưởng về đường
lối chính trị đối với các quốc gia nhập khẩu, thực hiện các toan tính chính trị của
nước xuất khẩu
 Về quân sự: Nhằm lôi kéo, ép buộc các nước lệ thuộc tham gia các liên minh
quân sự hoặc ép các nước đó mang quân đánh nước khác hay cho phép nước
xuất khẩu tư bản đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ hoặc chỉ đơn giản là để bán vũ
khí.

Khi xét về cách thức hoạt động bao gồm hoạt động tài chính tín dụng của
các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng, các chi nhánh của các công ty đa
quốc gia, và chuyển giao công nghệ thì hoạt động dưới hình thức chuyển giao
công nghệ là biện pháp mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để thao
túng nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản bản chất là
hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới,
là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính để bóc lột người lao động trên
toàn thế giới, khiến cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư, cơ
cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào các nước xuất khẩu tư bản. Từ đó mâu thuẫn
kinh tế – xã hội gia tăng.

4. Những thay đổi về xuất khẩu tư bản trong điều kiện phát triển hiện nay

Nửa đầu của thế kỷ XX, các nước đế quốc chủ nghĩa chủ yếu xuất khẩu tư bản
sang các nước thuộc địa và phụ thuộc của mình. Vào những năm 50 của thế kỷ XX,
các nước kém phát triển đã từng chiếm trên 2/3 lượng tư bản mới xuất khẩu [11].
Bắt đầu từ những năm 60, việc xuất khẩu tư bản từ những nước tư bản phát triển
này sang những nước tư bản phát triển khác được tăng cường mạnh mẽ. Thí dụ như
hiện nay, trên 70% số vốn đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức lũng đoạn Mỹ là ở
những nước phát triển, nhất là các nước Tây Âu và Nhật Bản. Điều này khiến cho
luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển quay đầu giảm mạnh khi mà
thậm chí chỉ còn 16,8% vào năm 1996 và đến hiện nay là khoảng 30% trong tỷ
trọng xuất khẩu tư bản. [12],[13],[14]

Sự thay đổi trong xu hướng xuất khẩu tư bản không có nghĩa là tỷ suất lợi
nhuận ở các nước đang phát triển đã giảm xuống và hiện tại vẫn là nguồn lợi nhuận

7
to lớn. Vậy thì nguyên nhân nào đã làm thay đổi phương hướng xuất khẩu tư bản ?
Trước hết là sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Việc những quốc gia từng là thuộc địa
trước kia giành được độc lập đã làm giảm sự ảnh hưởng của các nước xuất khẩu tư
bản đối với các quốc gia đó, từ đó hạn chế khả năng xuất khẩu tư bản. Dưới ảnh
hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những bước biến đổi nhảy
vọt của lực lượng sản xuất. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công
nghiệp mới được ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế
của các nước tư bản như : chế tạo vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ bán
dẫn và vi điện tử, công nghệ sinh học… Các ngành này có hàm lượng khoa học kỹ
thuật cao với các thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên, nhiên
vật liệu. Những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư rất lớn vì trong thời gian
đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cực kì cao. Việc chuyển giao kỹ thuật mới chỉ
diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội nghèo nàn,lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các công nghệ
mới, tình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư mặc dù vẫn cao
nhưng không còn được như trước (với các nước đang phát triển nhưng thuộc nhóm
Nics ( các nước công nghiệp hóa mới ) thì tỷ trọng trong luồng tư bản xuất khẩu
vẫn rất lớn: chiếm đến 80% tổng lượng tư bản xuất khẩu của các nước đang phát
triển). Hơn nữa hiện nay, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản
phát triển mạnh đã hình thành các khối kinh tế đi kèm với những đạo luật bảo hộ rất
khắt khe. Để có thể chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng, các tập đoàn đa
quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu
thành của khối kinh tế mới nhằm tránh các đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo
hộ. Tây Âu và Nhật đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng phương pháp này.
[15]

Sự biến đổi về địa bàn và tỷ trọng đầu tư, xuất khẩu tư bản của các nước tư bản
phát triển không làm thay đổi bản chất của xuất khẩu tư bản mà chỉ làm tăng thêm
sự phong phú và phức tạp của hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản. Cùng
với sự ra đời của các ngành nghề mới có hàm lượng tri thức cao ở các nước tư bản
phát triển đã dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và đương nhiên dẫn đến tỷ
suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hệ quả không thể tránh khỏi của sự phát

8
triển đó là hiện tượng thừa tư bản tương đối. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các thiết bị quy trình công nghệ mới đã loại bỏ các thiết bị và công nghệ cũ kĩ, lạc
hậu khỏi quá trình sản xuất trực tiếp (do bị hao mòn hữu hình và vô hình). Đối với
nền kinh tế các nước đang phát triển, những tư liệu sản xuất này rất hữu ích và vẫn
là những kỹ thuật mới. Để thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc
quyền mang các tư liệu đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển
giao công nghệ. Rõ ràng, khi mà chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì việc xuất khẩu tư
bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển là không thể tránh
khỏi. Nếu xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể diễn ra sự biến đổi tỷ
trọng đầu tư tư bản vào khu vực nào đó trên thế giới, nhưng nếu phân tích một thời
kỳ dài hơn: xuất khẩu tư bản vẫn là công cụ chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng
để bành trướng ra toàn thế giới. Tình trạng nợ nần ở các nước đang phát triển của
châu Á, Phi, Mỹ Latinh là minh chứng cho kết luận trên.

Một yếu tố không thể không nhắc tới là sự thay đổi lớn của chủ thể xuất khẩu
tư bản, trong đó công ty đa quốc gia trong xuất khẩu tư bản đóng vai trò ngày càng
to lớn, đặc biệt là trong FDI . Mặt khác, đã có sự xuất hiện của nhiều chủ thể xuất
khẩu tư bản từ các nước đang phát triển, đặc biệt là các Nics châu Á [16]. Hình thức
xuất khẩu tư bản cũng trở nên rất đa dạng với sự tăng lên của việc kết hợp giữa xuất
khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện
những hình thức mới như BT,BOT... [17] sự kết hợp giữa các hợp đồng buôn bán
hàng hoá, dịch vụ, chất xám với xuất khẩu tư bản không ngừng tăng lên. Đồng thời
nguyên tắc cùng có lợi được đề cao và sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất
khẩu tư bản được gỡ bỏ dần.

Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn tồn tại hai mặt. Một mặt, nó giúp các quan hệ
tư bản chủ nghĩa phát triển và mở rộng ra trên phạm vi quốc tế, góp phần đẩy nhanh
quá trình phân công lao động và quốc tế hoá nền kinh tế của nhiều quốc gia Nó
cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu tư bản diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Nhưng mặt
khác, xuất khẩu tư bản cũng đã để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho các quốc gia
nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển như: nền kinh tế lệ thuộc và

9
phát triển mất cân đối, nợ nước ngoài cao và rất nhiều các vấn đề về môi trường
cũng như xã hội khác. Tuy nhiên việc này phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý
cũng như điều hành của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Nhiều nước đã sử
dụng hiệu quả mặt tích cực của xuất khẩu tư bản giúp đẩy mạnh được quá trình
công nghiệp hoá ở nước mình. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết vận dụng linh hoạt,
mềm dẻo nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án tốt nhất để khai thác nguồn
lực quốc tế một cách hiệu quả.

Chương II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam hiện nay
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI (Foreign Direct Investment) có thể hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của nước này đầu tư toàn bộ hay một phần vốn cho một dự án ở
nước khác để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia vào việc kiểm soát dự án đó.
Còn theo luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam năm 1987, được bổ sung hoàn thiện ba
lần thì :“ Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ
Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”.[18]

2. Khái quát chung về đầu tư FDI tại Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam
có sự biến động liên tục và tăng dần từ 19,89 tỷ USD lên 21,92 tỷ USD. Giai đoạn
sau năm 2015 tổng vốn FDI có sự tăng trưởng mạnh và ổn định, với tổng vốn đăng
ký vào Việt Nam năm 2015 là 22,7 tỷ USD, thì sang năm 2019 con số đã tăng thành
38,95 tỷ USD. [19]

10
a) Đối tác đầu tư

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2020 tổng số vốn đầu
tư FDI Việt Nam thu hút được là trên 377 tỷ USD với hơn 30.000 dự án từ 139 các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, 10 quốc gia đã cam kết đầu tư với số vốn trên
10 tỷ USD. Trong đó Hàn Quốc đứng đầu bảng với tổng vốn đầu tư 69,3 tỷ USD và
9.149 dự án (chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư) ; xếp thứ hai là Nhật Bản với 60,1 tỷ
USD và 4.674 dự án (chiếm gần 15,9% tổng vốn đầu tư) , tiếp theo là Singapore và
Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc lần lượt chiếm 14,8%, 8,9%, 6,6% và 4,7%.
[20]

11
b) Cơ cấu FDI theo ngành

Giai đoạn 2010 - 2020, 19 ngành và lĩnh vực đã được các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực nhận được
nhiều sự quan tâm, chú ý của nhà đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đầu tư
đăng ký mới luôn dao động trong khoảng 13 - 24 tỷ USD, chiếm tỷ lệ cao nhất tổng
số vốn đầu tư đăng ký (40 - 70%) . Ngoài ra, những lĩnh vực như phân phối và bán
lẻ, kinh doanh bất động sản hay sản xuất kinh doanh điện năng cũng rất được chú ý
trong những ngành thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. [20]

3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm vừa qua đã trở thành động
lực quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế của Việt
Nam. Với môi trường kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, môi trường chính trị tốt và
nguồn cung lao động dồi dào với mức chi phí thấp, Việt Nam là một trong những
thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Với ưu thế đó, trong vài năm trở lại
đây, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên.

Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy, chủ trương mở cửa hút vốn đầu tư nước
ngoài của Việt Nam là đúng, qua 30 năm chúng ta đã được nhiều hơn mất. Những
năm vừa qua, chúng ta đã thu hút được những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế

12
giới như: Samsung, Honda, Panasonic, Lotte, . .. điều này đã tạo sự đột phá trong
bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam. Thứ nhất, FDI đã bổ sung nguồn vốn đáng kể
cho đầu tư xã hội, nhờ nguồn vốn này mà đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong xã hội, đồng thời đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Thứ
hai, nhờ có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài nên đã tạo được công ăn việc làm, nâng
cao chất lượng nguồn lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hơn nữa nó còn tạo ra
sự cạnh tranh tích cực. Với sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo thêm áp
lực ngày càng tăng lên các doanh nghiệp, thúc đẩy họ phải không ngừng thay đổi
phương thức sản xuất, cải tiến năng suất và tăng cường tìm kiếm thị trường mới.
[20]

Hiện nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trọng các "trụ cột" tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được nhìn nhận khá rõ ràng thông qua sự
đóng góp cho những khía cạnh quan trọng của tăng trưởng như cung cấp nguồn vốn
đầu tư, thúc đẩy thương mại và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và
tạo công ăn việc làm,… Ngoài ra, FDI cũng đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách và giúp Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Do có sự đóng
góp lớn của FDI nên Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao trong
nhiều năm liền và được biết đến là quốc gia phát triển nhanh, sáng tạo và nhận được
sự chú ý của cộng đồng thế giới.[21]

4. Những vấn đề, thách thức trong thu hút đầu tư FDI tại Việt Nam

Trước những thay đổi về xu thế và hình thức xuất khẩu tư bản đã đặt ra những
khó khăn và thách thức mới đối với thu hút đầu tư của Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, như đã nói ở chương I, xu hướng đầu tư hiện nay có sự chuyển dịch
từ các nước phát triển sang các nước phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 70% còn lại
30% dành cho các nước đang phát triển. Trong số những nước đang phát triển thì
những nước nhóm NICS đã chiếm tới 80% lượng đầu tư. Vì vậy mà nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào những nước đang phát triển còn lại là rất ít ỏi. Vậy làm thế nào
để Việt có thể vượt lên những nước còn lại để hút vốn đầu tư là một bài toán vô
cùng khó khăn. [20]

13
Thứ hai là, mặc dù tính chất thực dân của xuất khẩu tư bản đã dần dần được dỡ
bỏ và đề cao nguyên tắc cùng có lợi, nhưng nhằm bảo hộ các hoạt động sản xuất
kinh doanh của nước mình những nước tư bản phát triển đang có xu hướng hình
thành những khối kinh tế với các đạo luật bảo hộ mậu dịch rất chặt chẽ. Nhằm
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, những công ty đa quốc gia đã biến các doanh
nghiệp con của mình thành một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới, thực hiện
các thủ thuật chuyển giá để né thuế của những đạo luật bảo hộ. Cũng đặt ra vấn đề
đối với những nước nhận đầu tư về việc thu thuế và quản lý hoạt động đầu tư kinh
doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba là, sự phát triển nhanh chóng của những thiết bị và công nghệ mới đã
dẫn đến sự thải loại những thiết bị và công nghệ cũ ra ngoài quá trình sản xuất trực
tiếp (do bị hao mòn vô hình và hữu hình) . Với những nước đang phát triển thì các
tư liệu sản xuất này rất có ích vì vẫn là công nghệ mới. Nhằm mục tiêu thu được lợi
nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản đã đưa những thiết bị lạc hậu vào những
quốc gia đang phát triển dưới dạng chuyển giao công nghệ. Nếu không cẩn thận
trong quá trình chuyển giao công nghệ thì Việt Nam sẽ trở thành "bãi rác công
nghệ" của thế giới.

Ngoài ra các vấn đề như rủi ro tiềm ẩn về mặt an ninh, môi trường, hoạt động
của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là gia công chứ chưa thể bước lên những nấc
thang giá trị cao hơn, cơ cấu đầu tư mất cân đối giữa các ngành, các vùng cũng đặt
ra thách thức đối với Việt Nam trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả của khu vực
FDI đối với nền kinh tế.

5. Giải pháp để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 Nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành và sự năng động, tiên phong
của các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy
mạnh quá trình xúc tiến và thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở cơ sở hạ tầng, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Những yếu tố đó tạo nên môi trường đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
 Việt Nam cần có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn FDI đầu
tư, ưu tiên những nguồn vốn FDI mang hàm lượng tri thức, công nghệ kỹ

14
thuật cao, đặc biệt là nguồn vốn FDI 4.0 (nguồn vốn FDI mang công nghệ
của CMCN 4.0) có thể sử dụng hiệu quả nguồn nhân công và thân thiện với
môi trường
 Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có
tay nghề. Đây là chìa khóa để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu
tư có công nghệ cao.
 Cùng với đó cần xây dựng, bổ sung các bộ luật một cách chặt chẽ, tăng
cường quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư kinh doanh của
các doanh nghiệp FDI, tránh để các hiện tượng như chuyển giá, trốn thuế, ô
nhiễm môi trường và chuyển giao công nghệ lạc hậu, cũ kĩ,…. xảy ra.

Chương III: Vận dụng của bản thân sinh viên


Để vận dụng tốt cho bản thân trong bối cảnh xuất khẩu tư bản hiện nay, bản
thân sinh viên cần bổ sung cho mình các kỹ năng để thích nghi và phát triển.

Đầu tiên, ta cần nắm vững các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trang bị
các kiến thức kinh tế cũng như hiểu biết sâu rộng về môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Việc này sẽ giúp ta đáp ứng tốt các yêu cầu cần thiết để có thể tham gia cạnh tranh
trong thị trường việc làm hoặc phát triển kinh doanh. Việc sử dụng tiếng Anh nói
riêng và ngoại ngữ nói chung thành thạo, hiểu biết về văn hóa kinh doanh của các
nước đầu tư sẽ giúp cho công việc tương lai dễ dàng và hiệu quả và cơ hội thăng
tiến cao hơn khi mà FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Với
việc môi trường làm việc ngày càng mang tính quốc tế hóa cao đòi hỏi sinh viên
phải luôn rèn luyện để trở nên năng động, ham học hỏi, làm việc một cách linh
hoạt, sáng tạo. Cuối cùng, cần kiên trì và có tính kiên nhẫn cũng như cần chủ động
học hỏi, cập nhật thông tin để luôn có những thay đổi để có thể thích nghi với thị
trường cạnh tranh ngày một khắc nghiệt.

KẾT LUẬN
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 cũng như những ảnh hưởng của xu hướng chuyển dịch vốn

15
đầu tư ra ngoài Trung Quốc do cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra
cho Việt Nam không ít thách thức nhưng cũng đem đến những cơ hội để nước ta có
thể kéo giảm khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới,
đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Những cơ hội
đó đến từ những dòng vốn FDI mang hàm lượng khoa học công nghệ cao đang
hướng về Việt Nam, bằng chứng là hàng loạt các tập đoàn lớn như Foxconn
Technology hay Apple, Google, Samsung đang có ý định hoặc mở rộng kinh doanh
và tăng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nếu tận dụng tốt những lợi ích từ CMCN 4.0 cũng
như làn sóng đầu tư FDI lớn này Việt Nam có cơ hội đi trước đón đầu và thúc đẩy
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

Để thực hiện được thì vai trò của Nhà nước và mỗi người dân, đặc biệt là giới
trẻ trong việc nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu tư bản đối với sự phát
triển của đất nước là rất cần thiết. Việt Nam không được "ngồi yên", thụ động chờ
các tập đoàn lớn trên thế giới mà chúng ta phải nghiên cứu chính sách ưu đãi của
các nước, từ đó tìm ra những giải pháp cạnh tranh hơn cho mình trong cuộc đua thu
hút dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển. Mỗi người dân, đặc biệt là sinh viên
cần trang bị những kỹ năng, kiến thức phù hợp với yêu cầu của thời đại mới để tận
dụng tối đa những cơ hội, giúp xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh. [22]

Tài liệu tham khảo


[1] Trung tâm Nghiên cứu Sở hữu trí tuệ và Thương hiệu Quốc gia, Bộ Khoa học và Công
nghệ. (2020). Báo cáo "Sở hữu trí tuệ và thương hiệu: Nâng cao giá trị kinh tế Việt Nam
trong thời đại công nghiệp 4.0".

[2] Tổng cục Thống kê. (2020). Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2020: Chuyển đổi kinh tế vì phát
triển bền vững.

[3] Obstfeld, P. K. (1985). "International Economics: Theory and Policy.

[4] V.I.Lenin. (2017). Tư tưởng chủ nghĩa quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[5] V.I.Lenin. (2018). The Highest Stage of Capitalism. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự
thật.

[6] Hobson, J. (2016). Theories of Imperialism. Cambridge University Press.

[7] Podkaminer, M. H. (2017). Direct Investment and Economic Integration.

[8] Sheth, A. P. (2001). Indirect Exporting and a Globalize Marketing Approach.

16
[9] Paul R. Krugman, M. O. (1998). International Finance: Theory and Policy.

[10]Lý, Đ. N. (2019). Những bước đường cách mạng: Lược sử cho lối đi mới của Việt Nam.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[11]Thế giới Ngân hàng và Hội đồng Phát triển kinh tế Liên Hiệp Quốc. (1963). "Economic
Development, Foreign Trade and Investment", 263-264.

[12]Ủy ban Các nước Đang Phát triển Liên Hợp Quốc. (1998). World Investment Report 1998:
Trends and Determinants.

[13]Ủy ban Các nước Đang Phát triển Liên Hợp Quốc. (2005). World Investment Report 2005:
Transnational Corporations and the Internationalization of R&D.

[14]Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên minh Châu Âu. (2011). Báo cáo "Export
Diversification: What’s Behind the Hump?".

[15]Moore, D. A. (2003). Trade Protectionism in the United States: Depoliticization and


Globalization. Cambridge University Press.

[16]Loayza, C. A. (2009). Export Diversification: What’s Behind the Hump? Research and Chief
Economist Office, World Bank.

[17]Nhà phát triển thương mại Hoa Kỳ. (2021). Foreign Direct Investment in the United States.

[18]Nam, N. T. (2019). Pháp luật đầu tư nước ngoài Việt Nam.

[19]Tổng cục Thống kê. Thống kê về FDI Việt Nam. Được truy lục từ http://www.gso.gov.vn

[20]Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019 & 2020). Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
Tình hình và xu thế phát triển.

[21]UNDP & UNCTAD. (2016). Báo cáo Tài chính - Ngân hàng và Chính sách đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam: Những thách thức và cơ hội cho phát triển bền vững.

[22]CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. (2021). Việt Nam đang hấp dẫn
các Tập đoàn lớn đầu tư vào. FIA Việt Nam. Được truy lục từ
https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/3bdcb27f-403e-4f36-901e-1e9c71aa14cb/NewsID/
4cdbc1ab-bd0c-4163-926a-79d73ffbbf49

17

You might also like