You are on page 1of 3

BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN CHƯƠNG IV

THÀNH VIÊN NHÓM 3


Lưu Hương Thảo
Tạ Kim Phúc
Tạ Ngọc Bảo Trâm
Võ Minh Ý Nhi
Phạm Ánh Sao
Câu 1: Vì sao cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành hiện tượng
phổ biến?
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:
+ Trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và
một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi
nhuận cao ở trong nước.
+ Khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào
sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại
tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt. Xuất
khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó
Câu 2: Xu hướng xuất khẩu tư bản từ cuối thế kỷ XX trở lại đây thay đổi như thế nào
so với giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX? Vì sao có sự thay đổi như vậy?
- Thứ nhất, trước kia luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang
các nươc kém phát triển. Nhưng những thập kỉ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại
chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau.
- Thứ hai, chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các công ty
xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Mặt khác, đãxuất hiện nhiều chủ thể tư bản từ các nước đang phát triển.
- Thứ ba, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và
xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn
bán hàng hóa, dịch vụ, chất xám,… không ngừng tăng lên.
- Thứ tư, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ và
nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao.
=> Nguyên nhân: Do ở các nước tư bản phát triển đã phát triển các ngành có hàm lượng
khoa học – kỹ thuật cao và hàm lượng vốn lớn, nên đầu tư vào đây lại thu được lợi nhuận
cao. Ở các nước đang phát triển lại có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn
định, nên đầu tư có phần rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như
trước đây. Do cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của xuất khẩu tư bản đến những nước nhập khẩu tư bản

Ảnh hưởng tích cực:


+ Xuất khẩu tư bản là công cụ để thực hiện nền kinh tế mở, góp phần thúc đẩy nhanh
chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước;
làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc
tế; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho
quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu
tư bản phát triển nhanh chóng.

Ảnh hưởng tiêu cực:


+ Xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước
đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ
thuộc, cạn kiệt tài nguyên, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề.
+ Xuất khẩu tư bản là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền nên mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại và ngày càng sâu sắc hơn

Liên hệ với Việt Nam:


+ Đóng góp tích cực của FDI: FDI đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nó đã giúp cung cấp nguồn vốn
quan trọng và bổ sung đầu tư phát triển.
+ Chính sách chính đáng của Đảng: Việc hướng tới thu hút FDI được coi là một chủ
trương đúng đắn của Đảng, nhấn mạnh rằng FDI là một yếu tố quan trọng trong việc
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
+ Kinh nghiệm và động lực từ FDI: Doanh nghiệp Việt Nam đã học hỏi nhiều kinh
nghiệm từ các doanh nghiệp FDI và đã phát triển năng lực sản xuất. Sự tiếp xúc với
thị trường thế giới cũng đã giúp nâng cao chuyên môn hoá và tập trung hóa sản xuất.
+ Cải thiện môi trường đầu tư: Chính phủ đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
để thu hút FDI, và Luật đầu tư đã được cải thiện để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế.
Thành công và hạn chế:
FDI đã mang lại những thành công nhất định cho Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các hạn chế và bất cập để tìm cách giải quyết và
cải thiện tình hình.
Nhìn chung, FDI đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam, nhưng cũng
cần tiếp tục làm việc để khắc phục các thách thức và hạn chế trong quá trình thu hút
và quản lý FDI để đảm bảo rằng nó có lợi ích tối đa cho đất nước và nhân dân.

You might also like