You are on page 1of 4

I.

Nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Tổng vốn ODA giải ngân tính đến hết năm 2020 đạt 60,79 tỷ USD, chiếm trên 69,8%
tổng vốn ODA ký kết. Riêng hai năm 2011 và 2012, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ, nỗ lực
của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn như Nhật Bản,
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có tiến bộ vượt bậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam
năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới; tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam
tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012. Kết quả này cho thấy sự đồng tình và ủng hộ mạnh
mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế với Việt Nam trong công cuộc đổi mới và chính sách
phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự tin tưởng tín nhiệm của các nhà tài
trợ vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Thời kỳ 2016 - 2020: Tổng vốn
ODA ký kết đạt 12,99 tỷ USD, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 13,6 tỷ USD.
Đơn vị: Triệu USD

Thời kì Cam kết (C) Kí kết (S) Giải ngân (D) D/S (%)

2011 – 2015 13,872.77 28,115.45 23,225.00 82.61%

2015 – 2020 11,764.74 12,378.00 105.21%

Tổng 39880,19 35603 89,27

*Ghi chú: Từ năm 2013 không thực hiện cam kết


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hiện tại, Việt Nam có 59 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 31 nhà tài
trợ đa phương. Trong đó, khoảng 80% nguồn vốn ODA của Việt Nam được huy động từ 6 ngân
hàng, gồm: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển
Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Nhật Bản là quốc gia có mức ký kết vốn ODA
lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016 với mức 10,1 tỷ USD, đứng thứ hai là Ngân
hàng Thế giới (WB) với mức 8,5 triệu USD, tiếp sau đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
với mức 5,1 tỷ USD.
Cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015.
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong giai đoạn 2011 – 2020, vốn ODA được tập trung đầu tư vào lĩnh vực như xây dựng
hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Vốn ODA trong thời kỳ 2011-2020 được đầu tư vào các ngành giao thông vận tải khoảng
33%; đầu tư vào môi trường và phát triển nguồn nhân lực khoảng 23%; đầu tư vào năng lượng
và công nghiệp khoảng 14,5%; đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm
nghèo khoảng 10,2%; đầu tư vào các ngành y tế, xã hội, giáo dục đào tạo khoảng 9%; còn lại
10,3% đầu tư vào các ngành khác. Như vậy, có khoảng 57,7% được đầu tư vào các lĩnh vực xây
dựng hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, có tác động
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Có khoảng 42,3% được đầu tư vào các lĩnh vực y
tế, giáo dục, môi trường, phát triển nhân lực...
Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình, do đó, chính
sách viện trợ vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với Việt Nam trong thời
gian tới sẽ có nhiều thay đổi, chuyển từ quan hệ viện trợ phát triển sang quan hệ đối tác. Điều
này có nghĩa là, việc kêu gọi nguồn vốn ODA của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn hơn. Tình
hình ký kết vốn ODA và vốn vay ưu đãi đang có chiều hướng giảm dần. Sau khi trở thành nước
có thu nhập trung bình vào năm 2010, vốn ODA của Việt Nam qua các năm từ 2011 đến 2015 đã
suy giảm. Tháng 7/2017, Ngân hàng thế giới (WB) dừng cung cấp vốn vay ODA với các điều
kiện ưu đãi (IDA) và thay vào đó là vốn vay với các điều kiện kém ưu đãi hơn (IBRD). Năm
2019, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã dừng cung cấp vốn vay với các điều kiện ưu
đãi (ADF) để chuyển sang vốn vay với các điều kiện kém ưu đãi (OCR)...
Tài liệu tham khảo
[1] Công Trí (2011), Năm 2011 giải ngân vốn ODA đạt 3,650 tỷ USD, Báo Điện tử Chính
phủ
[2] Đào Huyền (2019), Giải pháp nào huy động vốn nước ngoài khi vốn ODA ngày càng
giảm?, Trang Thông tin điện tử Ngân hàng Phát triển Việt Nam
[3] Nguyễn Thanh Cai, Nguyễn Minh Hải (2021), Tác động của đầu tư vốn ODA đến tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1993-2020, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
[4] Quyết định số 251/QĐ-TTg, ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”
[5] Tuấn Anh (2016), Vốn ODA và vốn vay ưu đãi - Nhiều thách thức phía trước, Cổng
thông tin Bộ Tài Chính

You might also like