You are on page 1of 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau sự nổ ra của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, dân tộc ở các nước thuộc khu vực Châu Á và các
nước thuộc địa thế giới nổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết và giành được độc lập ở hầu hết các nước.
Sau giải phóng, Châu Á bắt đầu hành trình xây dựng lại theo nhiều lối đi khác nhau và hầu hết đã gặt
hái được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế tiêu biểu như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, …
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển một cách nhanh chóng của nền kinh tế, từ đó “Thế kỉ XXI đã
được dự đoán sẽ là Thế kỉ của Châu Á”.

Phát triển là vậy, Châu Á cũng phải đứng trước nhiều khó khăn và thậm chí là những thử thách lớn.
Vẫn còn nhiều nước đang phát triển và kém phát triển, tình trạng đói kém với số người nghèo chiếm
2/3 so với thế giới, cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu hụt đường sá, đường ray, điện lực, đường thủy đã tạo ra
bức tường ngăn cản cho sự phát triển, lúc bấy giờ nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế vẫn đang còn đổ
lên đầu các nước Châu Á, các tiềm lực kinh tế hiện có được sử dụng để trả tiền lãi cho các khoản phải
nợ nước ngoài, dẫn đến những việc cần dùng đến vốn để đầu tư của nhiều nước bị hạn chế. Vấn đề kinh
tế lớn nhất mà Châu Á phải đối mặt là về nguồn vốn. Chính vấn đề này đã kéo theo không ít các vấn đề
xấu xảy ra cho nền kinh tế ở các nước Châu Á. Chính phủ không có nguồn vốn để phát triển đất nước
thông qua việc đầu tư, dẫn đến vấn đề thất nghiệp, mức độ cuộc sống của đất nước bị giảm xuống ở
mức thấp.

Trước những tình hình khó khăn đó, vào ngày 22 tháng 8 năm 1966 ngân hàng Phát triển Châu Á (The
Asian Development Bank) với tên viết tắt là: ADB ra đời bởi hiệp hội các quốc gia thuộc khu vực
Đông Nam Á (ASA) cùng với nước tài trợ chính gồm 3 nước: Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada. Nhiệm vụ
của ADB là hỗ trợ giúp đỡ và giúp các nước Châu Á có thể phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của
các quốc gia trong khu vực, từ đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nước khu vực môt cách
nhanh chóng cũng như hỗ trợ về mặt kinh tế. Kể từ lúc đó đến nay Ngân hàng ADB đã tổ chức nhiều
hoạt động để ngày một phát triển.

KẾT LUẬN
Ngân hàng phát triển Châu Á ra đời mang theo những hoạt động thiết thực đã có những đóng góp đáng
kể trong việc hỗ trợ các nước thành viên phát triển, từng bước đi lên bậc thang hội nhập trong thời đại
toàn cầu hoá là xu thế của mọi quốc gia. Hiện nay ADB còn xác lập mục tiêu mà ở đó mạng đậm chất
nhân văn trong việc xoá đói nghèo ở các nước thành viên cũng như toàn khu vực, từ đây làm nền tảng
cho quá trình xoá đói giảm nghèo về sau.

Thông qua các khoản vay, hỗ trợ về kỹ thuật cùng nguồn tài trợ đáng kể cho nhiều dự án trong các lĩnh
vực năng lượng, giao thông, giáo dục, kinh tế, … Việt Nam là một trong số các nước được ADB hỗ trợ
đang dần vươn lên từng ngày, ADB cùng Việt Nam mối quan hệ ngày càng được thắt chặt và đi lên tạo
điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trên con đường đẩy mạnh xây dựng và nâng cao kinh tế xã hội tương
lai. Sau thời gian sống cùng đại dịch covid từ năm 2019, năm 2023 được dự đoán sẽ là năm tăng trưởng
với con số 6,5% và sẽ tiếp tục tăng lên 6,8% vào năm 2024.

ADB VỚI VIỆT NAM


Việt Nam nằm trong số các thành viên đã sáng lập Ngân hàng ADB vào năm 1966, sau 13 năm gián
đoạn đến tháng 10/1993 mối quan hệ hỗ trợ giữu ADB cùng Việt Nam đã được nối lại ngày càng được
củng cố và phát triển hơn so với trước đây. Tính đến 2021 ADB đã cam kết khoản 456 khoản vay, tổng
giá trị hỗ trợ cho các lĩnh lĩnh về kỹ thuật ở các khu vự công Việt Nam khoảng 16,5 tỉ USD. Các khoản
viện trợ cùng vay vốn không hoàn lại đạt tổng giá trị giả ngân 11,96 tỉ USD, 35 khoản vay và 3 khoản
viện trợ tị giá 3,62 tỉ USD từ các dự án trong kênh tài trợ chính phủ của ADB Việt Nam. Giai đoạn
2022-2024, danh mục tài trợ chính phủ của ADB được ước tính 3,37 tỉ USD trong đó gồm 19 dự án.
Chung tay cùng Việt Nam ADB đã luôn hỗ trợ để cùng nhau thoát khỏi đại dịch covid 19, từ các vấn đề
về xã hội, khu đô thị, xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống người dân từ vùng núi nông thôn đến
thành thị, y tế được đảm bảo, chất lượng giáo dục nâng cao từng ngày.

Đại dịch cũng đã qua kể từ năm bùng phát 2019, nền kinh tế dần bộc lộ nhiều điểm yếu kém về cơ cấu,
hình thành rủi ro cùng nhiều thách thức cho nền kinh tế nôi tại của đất nước. Thị trường tại chính trong
trước đứng trước nhiều áp lực từ bên ngoài, đặc biệt về lĩnh vực vốn trong khi thời gian đáo hạn của
trái phiếu từ tháng 3 đến 12/2023, vấn đề vĩ mô còn nhiều vướng mắc. Ngành du lịch đang dần được
hồi sinh, kế hoạt tăng lương dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2023 thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng. Đầu
tư công được xem là nguồn lực then chốt cho quá trình tăng trưởng và phục hồi kinh tế của đất nước.
Theo ông Nguyễn Minh Cường (chuyên gia kinh tế của ADB tại Việt Nam) nhận định rằng: “ Chính vì
vậy, ADB vẫn giữ nguyên dự đoán tăng trưởng 6,5%, tương đối lạc quan, vì chúng tôi nhìn thấy Việt
Nam là một trong những nền kinh tế chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng. Việt Nam sẽ là một trong
những nền kinh tế đầu tiên chuyển sang hướng đó. Đây là hướng chuyển hợp lý và nó sẽ hỗ trợ Việt
Nam đạt được mức tăng trưởng 6,5%”.

Các chương trình và dự án do ADB hỗ trợ:

Trong thời gian đại dịch bùng phát, chủ tịch của ADB ông Masatsugu Asakawa xem đại dịch chính là
cuộc khủng hoảng lớn với quy mô toàn cầu nghiêm trọng. Để có thể chống lại nó cần những hoạt động
mang cấp độ quốc gia, khu vực và thậm chí là toàn cầu quyết liệt chống lại đẩy lùi cơn ác mộng kinh
hoàng thế giới mang tên covid 19, dể có thể bảo vệ được người dân ở các tầng lớp trong toàn khu vực.
Chủ tịch ADB nhấn mạnh: “ADB triển khai gói cứu tợ 6,5 tỷ USD này để đáp ứng nhu cầu cấp thiết
của các thành viên” với nỗ lực nền kinh tế được chữa lành một cách nhanh nhất.

Thời gian dịch bệnh qua đi, ADB lại tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam phát triển kinh tế thông qua các
chương trình tài trợ đầu tư, phát triển công nghệ cở sở vật chất hạ tầng, tăng cường nguồn nhân lực,
khả năng ứng phó với suy thoái, biến đổi khí hậu môi trường, thực hiện nhiều chính sách trong các lĩnh
vực phát triển tài chính, điều hành và quản lý công. ADB còn hỗ trợ trong công tác quản lý, phát triển
và hoạt động của tư nhân trong nước. ADB hỗ trợ Việt Nam ứng phó với bất lợi toàn cầu.

Theo thông tin Báo cáo thường niên 2022 đã được công bố ngày 24/4, sẽ có khoản 20,5 tỉ USD dành
cho chính phủ cùng khu vực tư nhân trong khu vực Châu Á bao gồm: vay, bảo lãnh và hỗ trợ không
hoàn lại. Ngoài ra ADB còn huy động thêm 11,4 tỉ USD từ các nguồn đồng tài trợ, cam kết 6,7 tỉ USD
cho việc thích ứng khí hậu và giảm thiểu thiệt hại năm 2022; đang từng bước hoàn thành mục tiêu luỹ
kế trong giai đoạn 2019-2023 100 tỉ USD vấn đề thời tiết khí hậu; 3,4 tỉ USD cho hoạt động nằm trong
khuôn khổ chương trình an ninh lương thực nhằm cứu trợ lương thực cho người dân đang thiếu đồng
thời tăng cường nâng cao hệ thống sản xuất lương thực phục vụ đời sống.

Quan hệ đối tác:

Với cơ quan đại diện là ngân hàng Nhà Nước, tại thời điểm mà Việt Nam đi lên nằm trong nhóm nước
có thu nhập trung bình, ADB và Chính phủ Việt Nam đang ngày càng phối hợp chặt chẽ. Triển khai
chiến lược CPS – Đối tác Quốc gia trong 5 năm tới, nó gắn liền với SEDS 1 giai đoạn 2021-2030 và kế
hoạch SEDP2 giai đoạn 2021 – 2025. CPS sẽ hỗ trợ tham vọng đưa quốc gia trở thành một nước có
nguồn thu nhập trung bình cao vào năm 2030, để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ của mình CPS thông qua
việc đầu tư cho phát triển ở Việt Nam theo thứ tự ưu tiên của Chính phủ. Ngoài ra CPS sẽ phải giải
quyết các vấn đề thách thức mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt về chuyển đổi kỹ thuật số, tài trợ xanh,
hợp tác khu vực.

Chiến lược Đối tác Quốc gia được ADB thông qua với chủ đề: “Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, xanh
và được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân” đã phản ánh đầy đủ con đường hợp tác giữ Việt Nam và ADB
trong 4 năm sau. Trong quá trình xác định hoạt động ADB đã tạo ra các giải pháp mang tính đặc thù
đưa Việt Nam vượt qua thách thức trong kinh tế xã hội một các tốt nhất. Bên cạnh các nhiệm vụ trọng
tâm chiến lược còn tập trung vào các tỉnh và địa phương trên toàn lãnh thổ thực hiện quá trình phát
triển và đổi mới nền kinh tế.

Căn cứ mức độ ưu tiên của chính phủ, ADB tài trợ vốn cho Việt Nam đuược phân bổ trong thời gian
tới như sau:

Năm Số dự án Tổng vốn cho vay


2022 2 123,6
2023 7 808,4
2024 8 1109,3
2025 3 398
Tổng (triệu USD) 2439,3
Trung bình năm 609,8

Gia đoạn năm 2022 – 2025, ADB định hướng tài trợ cho các lĩnh vực chủ yếu là dư án cơ sở hạ tầng
với 20 khoản vay mang tổng giá trị là 2,439 tỉ USD trong đó có một số dự án chủ yếu dự án về đường
sắt khu đô thị, dự án phát triển đô thị hay dự án chống ngập lụt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Những thách thức trong hoạt động:

Một trong những thách thức mà Việt Nam phải gặp phải là sự chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án.
Nguyên nhân chiếm phần lớn dẫn đến sự chậm trễ xuất phất từ việc chậm trễ trong quá trình khởi động
dự án, quá trình phê chuẩn phức tạp nhiều thủ tục kéo dài, đặc biệt là năng lực của người quản lý và
trong quá trình mua vật liệu dự án.

1
Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam
2
Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội
ADB vẫn đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng với chính phủ hỗ trợ giải quyết các vấn đề thách thức mà
Việt Nam đang gặp phải, tiến hành cải tiến từ đó tiến hành thể chế hoá các hành động cần làm trước khi
phê duyệt giúp cho dự án có thể được thực hiện ngay sau khi đã thông qua.

Nhằm đảm bảo các mức cho vay trong tương lai có thể tỉ lệ với năng lực tiếp nhận của mình Adb đã bắt
đâu xây dựng nên chương trình dựa trên các kết quả hoạt động qua thời gian của mình.

Các định hướng tương lai:

ADB đang trong quá trình chuẩn bị chiến lược đối tác quốc gia tròng việc hỗ trợ quốc gia Việt Nam từ
giai đoạn 2023 – 2026. Sử dụng các phương thức tài trợ một cách cân nhắc và có mức độ đáp ứng tốt
hơn tích hợp tiếp cận giữa tài trợ theo kênh chính phủ, tư nhân và hỗ trợ tri thức. ADB xác định rõ các
đề xuất về dự án then chốt trong gia đoạn 2022 – 2024; tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2021 – 2025; xây dựng mức tăng trưởng đồng đều các khu vực trong nước, chú trọng đến
việc phát triển vùng tư nhân, “phục hồi xanh” và thích ứng khí hậu. Tạo một xã hội có mức chống chịu
cao hơn trước sự biến đổi của khí hậu, ảnh hưởng của thiên tai và đại dịch.

ADB thay đổi hoạt động của mình theo kênh của chính phủ tại Việt Nam theo từng cấp bậc phạm vi từ
cấp trùn ương xuống địa phương các tỉnh và miền núi từ đây ADB hiểu rõ hơn về từng khu vực trên đất
nước và đưa ra cho mình các giải pháp tổng hợp giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển
và hỗ trợ. ADB vẫn sẽ tham gia vào các dự các được chính phủ ưu tiên trong các dự án của quốc gia từ
2022 – 2024.

You might also like