You are on page 1of 5

3.

Thực trạng nợ công của Việt Nam năm 2019:


3.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ công ở Việt Nam:
Nợ công hiện nay ở Việt Nam có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, mở rộng đầu tư công một cách ồ ạt nhưng không hiệu quả dẫn đến nợ
công tăng mạnh. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đầu tư rất lớn cho các công trình công
cộng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cảng biển, sân bay, đặc khu kinh tế... Các chuyên gia cho
rằng, với tình hình tỉnh nào cũng lập kế hoạch xây dựng cảng biển, đệ trình kế hoạch làm
sân bay, tỉnh nào cũng xin làm đặc khu kinh tế, thì đầu tư công dàn trải và lãng phí là
điều tất yếu xảy ra.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 25 tỷ USD để đầu tư
cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó vốn huy động được hàng năm từ các nguồn của Nhà nước
cũng như của tư nhân chưa đến 16 tỷ USD, phần còn lại là phải vay nợ nước ngoài.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của
Chính phủ tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm vào năm 2009 và năm 2010
đạt 2,1%/năm. Với thực trạng này, chi phí trả lãi đang trở thành gánh nặng ngày càng gia
tăng của Chính phủ. Trong khi nợ nước ngoài của khu vực công tăng cao những năm gần
đây, thì tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm mạnh.
Điều này cho thấy việc trả nợ nước ngoài ở Việt Nam tuy vẫn ở trong mức độ an toàn,
nhưng có nguy cơ mất an toàn trong nhiều năm tới khi Việt Nam đã trở thành nước có thu
nhập trung bình, không còn được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trong khi vay nợ từ các ngân hàng thương mại nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ hai, chính sách kích cầu của Chính phủ trong những năm qua đã khiến bội chi
ngân sách của Việt Nam tăng cao và Chính phủ buộc phải vay nợ để bù đắp ngân sách,
dẫn đến nợ công tăng cao. Năm 2008, Chính phủ chi 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu
dùng, đến năm 2009, Chính phủ lại tung hai gói kích cầu với tổng trị giá 9 tỷ USD. Nhờ
các gói kích cầu này, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong khủng
hoảng, nhưng đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nợ công gia tăng.
Thứ ba, nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn. Mặc dù trong cơ
cấu nợ công của Việt Nam hiện nay chưa tính đến nợ của khu vực doanh nghiệp nhà
nước, nhưng trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh hầu hết là các
khoản vay ngắn hạn, vì vậy trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng trả nợ,
Chính phủ sẽ là người phải trả nợ thay cho doanh nghiệp. Hơn thế, nhiều chuyên gia cho
rằng, việc không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu nợ công của Việt Nam
là điều khó lường trước được rủi ro, có khả năng đưa Việt Nam rơi vào cái bẫy khủng
hoảng nợ công nếu không kiểm soát tốt nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, đầu tư của
22/100 doanh nghiệp nhà nước lớn năm 2010 tương đương 17 tỷ USD (17% GDP), và
nếu tính cả 100 doanh nghiệp nhà nước thì quy mô đầu tư của khu vực doanh nghiệp này
là rất lớn, trong đó phần lớn là đi vay. Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội vào
ngày 1/11/2010, nợ của 81/91 doanh nghiệp nhà nước (chưa tính Vinashin) trong năm
2009 là 813.435 tỷ đồng, tương đương 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, nợ của
khu vực doanh nghiệp nhà nước vào cuối năm 2009 tương đương 54,2% GDP. Rõ ràng
nợ của cả doanh nghiệp nhà nước và Chính phủ đều tăng rất nhanh trong một thời gian
rất ngắn, trong đó mức tăng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước thật sự đáng lo ngại.
3.3 Tác động của nợ công đến Việt Nam
a) Những tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để
phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Việt Nam đang
trong giai đoạn tăng tốc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố có tính chất quyết định. Muốn phát triển cơ sở hạ
tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ
công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó
gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân
cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước
vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế
cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
- Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc
tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các
nước phát triển muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác
kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm
nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích
nước bạn, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước.
b. Những tác động tiêu cực chủ yếu của nợ công
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác động
tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản
tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém
hiệu quả và tình trạng tham nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
việc sử dụng và quản lý nợ công. Vấn đề nợ công của Việt Nam rõ ràng đang gây ra hàng
loạt các mối lo ngại từ quy mô, đến tính an toàn và khả năng tài trợ nợ công. Nợ chính
phủ sẽ có những tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế bởi nó có thể sẽ bị giảm
xuống nếu các biện pháp can thiệp quá nhanh và quá mạnh, có thể làm vô hiệu những
chính sách kinh tế vĩ mô.Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng
trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng
trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
+) Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường
xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
+) Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì
sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính
phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợ
chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư.
+) Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một
tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trong nước
lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế,
gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. Rõ ràng, nợ công ở Việt Nam đang tăng nhanh
trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tư không ngừng mở
rộng kéo theo lạm phát và lãi suất tăng cao khiến cho việc tài trợ nợ công ngày càng trở
nên đắt đỏ và tạo áp lực tín dụng dài hạn.
*    Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu
chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện
qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi
suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu
cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích
cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho
lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước
ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng.
* Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài sản thì khi
chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, người nắm giữ tài sản
thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Tổng cầu nhận được tác động tích
cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên.
Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì
thế tác động tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ
tỷ lệ lạm phát).
* Nợ công giảm những Bộ Tài Chính vẫn lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra dự
kiến vào năm 2020:
Theo báo cáo, tuy các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP tiếp tục giảm so
với các năm trước, nhưng điều này lại phản ánh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc
biệt là nguồn nước ngoài, rất chậm. Vệc giải ngân chậm đưa đến hai hệ lụy, một là đóng
góp cho tăng trưởng của nguồn vốn vay bị hạn chế, mặt khác ngân sách nhà nước vẫn
phải chịu chi phí cam kết đối với các khoản vay đã ký kết và chưa giải ngân.
Bên cạnh đó, tuy quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm
soát tốt ở mức 49,2% GDP (so với
mức 52,7% vào năm 2016; 50,0%
vào năm 2018), nhưng với ảnh
hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp
IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu
chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính
phủ, có xu hướng kém thuận lợi hơn
trước đây.
Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập
trung vào các khoản nợ trong nước
của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ
đến hạn tập trung cao vào một số
năm (10,3% danh mục nợ trong
nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm
2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh
khoản cho ngân sách nhà nước. Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước,
nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các
năm 2020 - 2021; ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng
ngoại tệ với trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để
thanh toán.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực
tiếp của Chính phủ so với thu ngân
sách nhà nước năm 2020 khoảng
23%, tiến gần ngưỡng 25% được
Quốc hội cho phép trong giai đoạn
2016-2020. Vì vậy, Bộ Tài chính
nhấn mạnh “việc sử dụng quy mô
GDP đánh giá lại để xác định các
trần và ngưỡng an toàn nợ công trong
giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp
cần được xem xét thận trọng để đảm
bảo tính bền vững của danh mục nợ
thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính
phủ so với thu ngân sách nhà nước”.
Rủi ro thứ hai là lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng
các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ
năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019). Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn
quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ
khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng. Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ,
các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo
hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi
hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây
làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Trong 5 năm tới, các khoản vay
ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho
đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu
đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và
đầu tư công trung hạn.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, khi thị trường thuận lợi, Chính phủ đã chủ
đô ̣ng phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài trên 10 năm để tái cơ cấu danh mục nợ
Chính phủ theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ,
trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập
trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn. Tiến độ giải ngân
lại thường bị dồn vào thời điểm cuối năm, dẫn đến Chính phủ phải điều chỉnh khối lượng
phát hành, làm giảm thanh khoản và tính liên tục của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng
huy động vốn của Chính phủ, đặc biệt trong các thời điểm thị trường có biến động mạnh.
Trong thời gian tới, việc chuyển dần sang huy động theo cơ chế thị trường (do thiếu
hụt nguồn vốn vay ODA, ưu đãi) cũng làm tăng đáng kể rủi ro và chi phí huy động vốn
của Chính phủ. Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5
năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham
chiếu cho thị trường vốn, giảm nhu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu chính phủ. Mặc
dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư
nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019), song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn
tập trung vào 3 loại tiền chủ đạo gồm USD, JPY và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 38,7%;
34,2% và 16,7% dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2019), là những đồng
tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua.
Tài liệu tham khảo:

[1] GS.TS Ngô Thế Chi “Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế”, Giám đốc
Học Viện Tài Chính.
[2] Hà Hằng “Trả lời câu hỏi: Hậu quả khi nợ công của Chính Phủ tăng cao”, Công ty
Luật Hải Nguyễn và Cộng sự. https://danluat.thuvienphapluat.vn/hau-qua-khi-no-cong-
cua-chinh-phu-tang-cao-148175.aspx
[3] Ths. Nguyễn Tuấn Tú (2012), “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 200-208.
https://webcache.googleusercontent.com/search?
q=cache:PhJS1cu4Yq8J:https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/789/759+&cd=1&hl=vi&
ct=clnk&gl=vn
[4] V. Chi, “Nợ công giảm, Bộ Tài chính vẫn lo ngay ngáy”, Tài chính.
https://vietnamfinance.vn/no-cong-giam-bo-tai-chinh-van-lo-ngay-ngay-
20180504224230394.htm

You might also like