You are on page 1of 3

1.Bài tiểu luận là gì?

Bài tiểu luận hay còn được gọi là một bài luận nhỏ được viết để trình bày những ý kiến chủ quan
của tác giả, những đánh giá phân tích của tác giả về một chủ đề nào đó. Với một bài tiểu luận hoàn
chỉnh phải nêu được vấn đề, phân tích và trình bày vấn đề cũng như nêu được quan điểm của tác
giả.

2. Cấu trúc một bài tiểu luận:


Một bài tiểu luận được trình bày đúng Form cần có các mục như lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục,
tài liệu liên quan, phần nội dung cần có 3 chương gồm: Cơ sở lí thuyết, phân tích nội dung và trình
bày quan điểm của tác giả.

3. Hướng dẫn chung khi trình bày bài tiểu luận:


 Bài tiểu luận nên được đánh máy
 Giãn dòng ½ cỡ chữ (1/2 spacing) (một số giảng viên muốn sinh viên giãn dòng gấp đôi – double
spacing)
 Canh lề 2.5 cm đều cả hai bên hoặc lùi vào thêm 5 cm nữa ở bìa trái. Người chấm cần có chỗ để
ghi nhận xét.
 Sử dụng font Times New Roman 12pt.
 Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.
 Đánh số trang.
 Sử dụng tiêu đề trên (heater) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.
 Luôn luôn giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Giữ cả file và bản in.
 Quan trọng nhất là sử dụng công cụ kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp nhưng hãy nhớ rằng công
cụ này không thể giúp bạn tránh khỏi toàn bộ các lỗi này.

1. Khổ giấy : A4, in một mặt


2. Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode
3. Cỡ chữ (font size):
o Tiêu đề cấp 1 (heading 1) : 16
o Tiêu đề cấp 2 (heading 2) : 16
o Tiêu đề cấp 3 (heading 3) : 13
o Văn bản (body text) : 13
o Tên bảng, biểu, sơ đồ… : 13
o Nguồn, đơn vị tính : 11

4. Font style:

 Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, in đậm, canh giữa


 Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, in đậm, canh trái
 Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, in đậm, canh trái
 Văn bản (body text):             viết thường, canh justified
 Tên bảng, biểu, sơ đồ…: viết thường, in đậm, canh giữa phía trên bảng, biểu sơ đồ.
 Đơn vị tính: viết thường, in nghiêng, nằm phía trên và bên phải của bảng, biểu hay hình
 Nguồn: viết thường, in nghiêng, nằm phía dưới và bên trái của bảng, biểu hay hình

5. Cách dòng (line spacing): 1,5 lines


6. Cách đoạn (spacing)

 Before:             6 pt
 After:             6 pt

7. Định lề (margin)

 Top: 2,5cm
 Bottom:             2,5 cm
 Left: 3,5 cm
 Right: 2,5 cm
 Header:             1,5 cm
 Footer:             1,5 cm

8. Đánh số trang:

 Các mục trước phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii, …
 Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3…

9. Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3, …), không đánh theo số La Mã
(I, II, III, …) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:

 Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1)

4. Quy cách làm bài:


1. Trang lời mở đầu
2. Phần đặt vấn đề khoảng 15% độ dài toàn bài
3. Phần phân tích vấn đề khoảng 40% độ dài toàn bài
4. Trình bày cái mới và nêu ý kiến khoảng 30% độ dài toàn bài
5. Kết luận khoảng 15% độ dài toàn bài
Tham khảo chi tiết Hướng dẫn làm luận văn tại: Hướng dẫn viết tiểu luận

5. Lập dàn ý của bài tiểu luận:


Một bài tiểu luận thông thường sẽ gồm các phần:
– Phần 1: Mở đầu

 Lý do chọn đề tài nghiên cứu.


 Mục tiêu nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu.
 Kết cấu của chuyên đề.

– Phần 2 (chương I hay mục I, tùy theo cách đánh dấu): Thường gọi là chương lý luận: nêu lên một
số lý luận hoặc giới thiệu tổng quan về vấn đề mình sẽ viết. Nếu có ý định đưa bài học kinh nghiệm
cho vấn đề được nêu ở trong đề tài thì vị trí thích hợp nhất là để ở cuối phần này.  Sinh viên trình
bày cô đọng về cơ sở lý luận liên quan đế đề tài nghiên cứu.
– Phần 3 ( chương II hay mục II): là phần thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề
nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.
Sinh viên đánh giá tình hình thực tế về chủ đề nghiên cứu tại một doanh nghiệp, cơ quan hoặc một
tổ chức cụ thể. Nêu được những mặt mạnh, mặt hạn chế của vấn đề nghiên cứu, lý giải được
nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển hay suy thoái về tình hình xây
dựng và áp dụng pháp luật cũng như các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
– Phần 4: thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng
cho thời gian tới.
Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của
vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để
hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.
Các giải pháp phải dựa trên kết quả phân tích ở phần 2, phần 3. Giải pháp cần cụ thể, tránh các giải
pháp chung chung và không rõ ràng hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết.
–  Phần 5 ( Kết luận):
Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì chuyên đề đã làm được) hoặc mở vấn đề
(những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề).
. Danh mục tài liệu tham khảo: thông thường, sẽ được ghi theo thứ tự sau: tiếng việt trước, tiếng
nước ngoài sau. Mỗi tài liệu phải bao gồm thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu(sách báo,
…), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…
Ví dụ:
Tài liệu là sách: Tên, Họ. Đệm. (năm xuất bản). Tên Sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. Việt Anh,
B. P. (2010).M&L Administration. Hà Nội: NXB ĐHQG.
Tài liệu là báo: Tên, Họ. Đệm. (năm phát hành). Tên bài báo. Loại Tạp Chí,số phát hành (phiên
bản):Trang. Dụng, V. Q. (2002). Phương Pháp Giảng Dạy. Tạp Chí Sư Phạm, 10 (2): 134-136
Tài liệu là website: Tên (năm phát hành). Chuyên ngành của website.
Tên website. Được đăng tải ngày tháng năm từ + tên đường link Cục Công Nghệ (2002). Tạp Chí
Công Nghệ, Bộ KHCN. Được đăng tải ngày 12 tháng 10 năm 2014:

You might also like