You are on page 1of 2

3.

Ảnh hưởng của nợ công:


Có vai trò quan trọng trong các khoản thu công, việc đi vay mang tính chính trị và có những
tác động quan trọng trong kinh tế và xã hội. Tác động chính trị của vay nợ công được xử lý
trong khuôn khổ của lý thuyết chu kỳ kinh doanh chính trị. Theo lý thuyết này, chi tiêu
công tăng lên vào thời kỳ bầu cử. Chính phủ lo ngại về việc bầu cử sẽ làm tăng các khoản đầu
tư công. Các khoản chi tiêu này sẽ được cấp vốn bằng những khoản vay nội bộ thay vì các
khoản thuế. Sau đó, các khoản nợ gốc và lãi sẽ được chuyển cho chính phủ mới trong dài hạn.
Tình trạng này mang đến gánh nặng nợ và thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với tình trạng
vay nợ mới để trả nợ cũ ở các nước đang phát triển.
Các tác động kinh tế và xã hội của việc vay mượn diễn ra theo những cách khác nhau trong
các điều kiện sau:
 Đáo hạn ngắn hoặc dài hạn
 Chi tiêu hoặc giữ lại nguồn được cung cấp từ việc đi vay
 Vay từ những nguồn bên trong và bên ngoài
Khoản vay đáo hạn ngắn hay dài hạn xác định thời gian đáo hạo bình quân của tác động
thu hẹp hoặc mở rộng. Trong đó, vay ngắn hạn thường xuyên làm thay đổi các dự đoán kinh tế
bởi tính thanh khoản của các công cụ nợ ngắn hạn. Nếu dùng hết các nguồn thu được từ việc đi
vay, tác động mở rộng sẽ diễn ra. Ngược lại, tác động thu hẹp sẽ diễn ra trong trường hợp nguồn
từ các khoản đi vay không được sử dụng hết.
Nhằm đạt được kết quả như mong muốn từ các chính sách nợ (phương thức vay mượn, công cụ
tín dụng, phương thức thanh toán và mua lại,...), các tác động kinh tế của đi vay phải được phân
tích và hiểu rõ. Lúc này, nguồn của khoản nợ công và nơi chúng được sử dụng rất quan trọng:
 Tác động của nợ công đối với mức giá chung: Trong thực tế, vay mượn chỉ tạo ra
hiệu ứng giảm phát chỉ khi diễn ra dưới hình thức bán trái phiếu. Bởi vì các khu vực
tư nhân tự sử dụng nguồn riêng để mua trái phiếu công, các cầu cá nhân và tổng cầu
đang giảm dần. Tình trạng này gây ra giảm phát bằng việc giảm mức giá chung. Dù vậy,
chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ bằng nguồn vốn thu được từ bán trái phiếu và tín
phiếu, vì vậy tổng cầu lại tăng lên nhờ vào lượng cầu của chính phủ. Từ đó, mức giá
chung tăng lên và lạm phát xảy ra như là kết quả từ sự vận hành của nhiều cơ chế khác
nhau.
 Tác động của nợ công đối với sự phân phối thu nhập: Tác động của nợ công đối với
sự phân phối thu nhập phụ thuộc trên nhóm thu nhập nào chịu gánh nặng chi phí nợ
và phụ thuộc vào nhóm thu nhập nào nhận được khoản nợ thu chuyển đến. Tác
động này thường xảy ra trong quá trình hoàn trả tiền nợ gốc và lãi. Đặc biệt đối với
các khoản vay nội bộ, nếu người hoặc tổ chức cho vay cũng đồng thời có nghĩa vụ đóng
thuế cho chính phủ, sẽ không có sự bất bình thẳng nào trong việc phân phối thu nhập.
Trong trường hợp việc thanh toán nợ gốc và lãi liên quan đến nợ công được trả bằng các
khoản thuế thu từ nhóm thu nhập trung bình thấp, một sự chuyển dịch nguồn lực sẽ diễn
ra từ nhóm thu nhập trung bình thấp đến nhóm thu nhập cao. Tình huống này làm sự
phân phối thu nhập trở nên xấu đi, gây bất lợi cho nhóm có thu nhập trung bình và thu
nhập thấp. Đối với khoản vay từ bên ngoài, việc phân phối thu nhập có ích cho những
người hưởng lợi từ chi tiêu công trong thời kỳ chúng đang chịu ảnh hưởng bởi nguồn
vay từ bên ngoài một cách tích cực. Mặt khác, khoản nợ từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng sự
phân phối thu nhập cho thế hệ sau do gánh nặng nợ xấu (ví dụ như sự giảm chi tiêu và
thanh toán thuế đặc biệt). Tác động của các khoản nợ công đối với sự phân phối thu nhập
cũng đồng thời chỉ ra ảnh hưởng xã hội của vay mượn công.
 Tác động của nợ công đối với lượng tiết kiệm và đầu tư: Miễn là chính phủ tập
trung vào đầu tư khoản tiết kiệm thu được từ vay mượn bên trong, thu nhập quốc
gia sẽ tăng lên, thu nhập cá nhân và tiết kiệm cá nhân cũng xu hướng tăng. Việc
chính phủ có ngân sách thâm hụt hoặc tiêu thụ các khoản nguồn thu lại từ các khoản vay
trong nước sẽ làm giảm các lượng tiết kiệm của các khu vực tư nhân, từ đó làm giảm
lượng đầu tư tư nhân. Đây chính là hiệu ứng lấn át. Sự tăng trưởng chậm của thu nhập
quốc dân, kết quả của sự giảm đầu tư, cho thấy gánh nặng đối với thế hệ sau bắt nguồn
từ việc sử dụng vốn đi vay thay vì thuế. Khi nợ được sử dụng cho chi tiêu công, chi phí
thật sự cho xã hội là khoản lỗ trong sản xuất của các khu vực tư nhân.
 Tác động của các khoản nợ công đối với sự phát triển kinh tế: Nếu các quỹ được
cung cấp từ việc vay vốn để phát triển kinh tế có thể được chuyển sang đầu tư cơ sở
hạ tầng (ví dụ như đập, đường sá, cảng, mỏ, nông nghiệp,...), chúng sẽ tăng các
khoản đầu tư mới thông qua cấp số nhân. Từ đó, thu nhập và lao động quốc gia sẽ
tăng lên, kéo theo sự phát triển kinh tế. Ngày nay, những nước kém phát triển và
những nước đang phát triển đang hướng đến những khoản vay nước ngoài bởi các
nguồn tài chính kém hiệu quả trong nước. Nếu các nước này không sử dụng các nguồn
tài chính bên ngoài cho những lĩnh vực cần thiết, tình trạng này có thể trở thành tài trợ
bằng nợ. Tình trạng này cũng cho thấy sự quan trọng của quản lý nợ.

You might also like