You are on page 1of 33

lOMoARcPSD|21843525

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP GIỮA KỲ


TRIỂN VỌNG THU HÚT ODA SAU NĂM
2020

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Kim Chi


Sinh viên thực hiện: Bạch Khánh Linh
Trần Hà Ngọc Thảo
Vũ Thị Hồng Giang
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
lOMoARcPSD|21843525

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4

1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 4

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................. 4

3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8

6. Kết cấu bài nghiên cứu ............................................................................................ 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ KHUNG PHÂN TÍCH


........................................................................................................................................ 9

1.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA ......................................................................... 9

1.2. Khung phân tích .............................................................................................. 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 ....................................................................... 15

2.1. Xu hướng dòng vốn ODA vào Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành nước
có thu nhập trung bình (năm 2010) ........................................................................... 15

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
19

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 ............................................................................................ 21

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn ODA .......................... 21

3.2. Dự đoán triển vọng thu hút nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2021-2025 ...... 24

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG DỰ BÁO TRIỂN
VỌNG ODA TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................... 28

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 32


lOMoARcPSD|21843525

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Hình 1. Khung phân tích (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) 11
Hình 2. Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 (Đơn
vị: tỷ USD) (Nguồn: OECD) 12
Hình 3. Tốc độ tăng của vốn ODA ròng (% GNI) và ODA bình quân đầu người tại Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2019 (Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên dữ liệu từ
WorldBank) 13
Hình 4. Tỷ trọng ODA không hoàn lại và vốn vay ODA trong tổng số vốn ODA đã giải
ngân tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: OECD) 14
Hình 5. Top 10 nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019 (Đơn vị:
triệu USD) (Nguồn: OECD) 15
Hình 6. Phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2019 (Nguồn: OECD)
16
lOMoARcPSD|21843525

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trước thời kỳ Đổi mới đến đầu những năm 1990, Việt Nam chủ yếu nhận viện trợ
từ khối các nước xã hội chủ nghĩa, quan hệ vay nợ với các tổ chức quốc tế như Ngân
hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đều bị hạn chế do lệnh cấm vận của
Chính phủ Mỹ.
Các ghi chép cho thấy năm 1993 là một dấu mốc rất quan trọng đối với sự phát triển
của Việt Nam. Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam vào tháng 11 năm 1993
tại Paris (Pháp) đã đánh dấu việc khai thông quan hệ tài chính với cộng đồng quốc tế,
mở ra kênh huy động vốn mới, đóng một vai trò to lớn vào công cuộc tái thiết và xây
dựng kinh tế đất nước.
Kể từ đó trở đi, Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn đầu tư
cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance - ODA) được chú trọng đẩy mạnh, là nguồn lực quan trọng
cho sự phát triển. Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa
học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới, tạo nhiều việc
làm, khơi thông các nguồn lực tiềm năng của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện thành công đường lối của Đảng, đổi mới đất nước, nâng cao đời sống nhân
dân (Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2016).
Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc, bài nghiên cứu khái quát những khái niệm liên
quan đến nguồn vốn ODA và thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn này tại Việt Nam
trong thời gian qua. Từ đó, nhóm tác giả đi đến đề tài: “Triển vọng thu hút nguồn vốn
ODA vào Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025” nhằm đưa ra những dự đoán về xu hướng
dòng ODA vào Việt Nam trong tương lai gần dựa trên dữ liệu thu thập được từ quá khứ
và đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. Tài liệu nước ngoài


Helmut Further (1996), với nghiên cứu A history of the development assistance
committee and the development co-operation directorate in dates, names and figures, đã
cho thấy tổ chức OECD năm 1969 đưa ra khái niệm về nguồn vốn ODA lần đầu tiên
lOMoARcPSD|21843525

Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường
phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển; thành tố hỗ trợ chiếm một
khoảng xác định trong khoản tài trợ này.” Như vậy thông qua khái niệm này, khái niệm
sơ khai đã phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tư khác với hai đặc điểm chính: (i)
Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao gồm thành tố hỗ trợ.
Solutions to attract ODA investment into the Southeastern economic region of
Vietnam (Nguyen Hoang Tien, 2019) đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn ODA với
khu vực kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng cũng như đối với nền kinh tế phát triển của
Việt Nam hiện nay, là đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà đi lên.
Tác giả còn đưa ra nhiều vấn đề bất cập trong huy động, quản lý và chi tiêu nguồn vốn
ODA không hiệu quả, đồng thời đưa ra những giải pháp cải tiến, hỗ trợ và nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn ODA trong tương lai, tạo ra sức bật cho sự phát triển bền vững
của nền kinh tế tại Việt Nam.
Attracting ODA investment in Binh Duong province of Vietnam. Current situation
and solutions (Nguyen Hoang Tien, 2019) đã nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng
nguồn vốn ODA của Bình Dương trong giai đoạn hiện tại và cũng nêu ra những yếu
điểm của tỉnh này, những nguyên nhân mà Bình Dương chưa thực sự trở thành một nhân
tố tiềm năng để kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Cuối cùng, tác giả
cũng đưa ra một hướng đi mới, giải pháp nhằm giúp Bình Dương vươn xa hơn trong
việc xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững, thay đổi những chính sách nhằm tạo
niềm tin với các nhà đầu tư, tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA lớn trong những dự án
mới.
Official Development Assistance đã chỉ ra rằng: “Interest in Official Development
Assistance has increased markedly over the last decade. This has been generated in large
part by international attention towards the MDGs”, cụ thể là các mối quan tâm đến gói
hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã tăng lên rõ rệt trong thập kỷ qua, và điều này phần
lớn được tạo ra bởi sự chú ý của quốc tế đối với MDGs - Mục tiêu phát triển Thiên niên
kỷ.
Và theo nghiên cứu, tác giả cũng nhận định răng vai trò của ODA trong quá trình
phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng, ví dụ như trong năm 2010, dòng vốn ODA ròng
từ các thành viên của DAC( Ủy ban Hỗ trợ Phát triển) của OECD đạt 128,7 tỷ USD,..
Đồng thời bài nghiên cứu cũng chỉ ra một số mặt hạn chế của những nước thành viên
lOMoARcPSD|21843525

kém phát triển khi sử dụng nguồn vốn ODA không hiệu quả, không đem lại dấu hiệu
tích cực cho nền kinh tế.

2.2. Tài liệu trong nước


Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế Việt Nam và một số vấn đề
đặt ra (Nguyễn Thị Vũ Hà, 2018) đã nêu lên các xu hướng chính của dòng vốn ODA
vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. ODA đóng một vai trò quan trọng đối với
việc phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, tuy nhiên cũng tạo thành gánh nặng nợ
do vốn vay ODA thường sử dụng cho các dự án trọng yếu như giao thông - vận tải, năng
lượng. Một số vấn đề liên quan đến ODA sẽ được dùng làm cơ sở cho việc định hướng
và đưa ra giải pháp trong thu hút, sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vào phát triển nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung (Hà Thị Thu,
2014) - Luận án tiến sĩ đã làm rõ được cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể là đánh giá tác động của ODA ; xác định quá
trình thu hút và sử dụng ODA và đưa ra các tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA.
Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng duyên
hải miền Trung nói riêng và trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nói
chung. Song, tác giả cũng chỉ ra rằng lĩnh vực này vẫn chưa được chú trọng đầu tư sao
cho đạt hiệu quả cao, cho nên còn nhiều hạn chế và bất cập, đồng thời cũng chú trọng
giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về huy động nguồn vốn ODA cho
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đề xuất những phương hướng và các giải pháp
cụ thể nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA vào nông nghiệp
và PTNT Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung.
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam (Nguyễn
Văn Tuấn, 2020) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với những
nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh
tế và xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh.
Tuy nhiên, tác giả cũng thông qua những khảo sát, phân tích rõ thực trạng sử dụng nguồn
vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2020 và bộc lộ nhiều mặt hạn chế, cụ thể:
tỷ lệ giải ngân còn chậm, nhiều dự án chậm tiến độ, khả năng thu hồi vốn gặp khó khăn,..
từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng cũng như triển
vọng thu hút nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian tới.
lOMoARcPSD|21843525

2.3. Khoảng trống nghiên cứu


Các đề tài nói trên nhìn chung đã đưa ra cái nhìn cụ thể và đầy đủ về ODA cũng như
về khả năng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn nói trên tại Việt Nam trong các thời
ký trước. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới đã có nhiều sự thay đổi, xu hướng trong cung cấp
ODA trên thế giới và tiếp nhận nguồn vốn ODA tại Việt Nam kéo theo đó cũng có nhiều
sự thay đổi. Vì vậy, dựa trên những báo cáo, số liệu có sẵn, nhóm nghiên cứu xin được
đưa ra những phân tích, dự đoán về tiềm năng thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam
trong giai đoạn tiếp theo (cụ thể 2021 – 2025).

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung


Bài nghiên cứu đặt ra câu hỏi: “Xu hướng nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ diễn ra
như thế nào sau năm 2020?”. Dựa trên Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/11/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 – 2020, tầm
nhìn 2021 – 2025, nhóm tác giả lựa chọn khoảng thời gian dự báo triển vọng là trong
vòng 5 năm, từ năm 2021 đến năm 2025.

3.2. Mục tiêu cụ thể


Từ câu hỏi nghiên cứu trên, bài viết đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Tìm hiểu nguồn gốc, khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò của ODA;

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA giai
đoạn 2010 – 2020;

- Dựa trên thực trạng trong quá khứ, dự báo triển vọng thu hút ODA trong giai
đoạn 2021 – 2025, từ đó đưa ra giải pháp giúp Việt Nam khắc phục những hạn
chế còn tồn tại đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng của bài nghiên cứu là nguồn vốn ODA vào Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


lOMoARcPSD|21843525

- Phạm vi không gian: Việt Nam và các nước viện trợ, các tổ chức quốc tế.

- Phạm vi thời gian: 2010 – 2025 (tính từ thời điểm Việt Nam trở thành nước có
thu nhập trung bình).

5. Phương pháp nghiên cứu


Bài viết sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ sở dữ liệu như
OECD, Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Kế hoạch và Đầu tư,… và các đề tài đi trước.
Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng để xử lý số liệu và tổng quan nghiên
cứu nhằm bổ sung những điểm còn thiếu của các đề tài trước đây.

6. Kết cấu bài nghiên cứu


Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn vốn ODA và khung phân tích
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 2010
– 2020
Chương 3: Triển vọng thu hút ODA vào Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025
Chương 4: Giải pháp cho Việt Nam trước những dự báo triển vọng ODA trong thời
gian tới
lOMoARcPSD|21843525

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ODA VÀ KHUNG PHÂN


TÍCH

1.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA

1.1.1. Nguồn gốc ra đời ODA


Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận
về sự trợ giúp dước dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho
các nước đang phát triển. Ngân hàng thế giới (WB) đã được thành lập tại Hội nghị về
tài chính – tiền tệ tổ chức vào tháng 7/1944 tại Hoa Kỳ với mục tiêu là thúc đẩy phát
triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi của các nước với tư cách như một tổ chức trung
gian về tài chính, một ngân hàng thực sự hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện
thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các nước.
Tiếp đó, tháng 12/1960 tại Paris, các nước đã ký thỏa thuận thành lập Tổ chức
Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD). Tổ chức này bao gồm 20 thành viên ban đầu đã
góp phần quan trọng trong việc cung cấp ODA song phương cũng như đa phương. Trong
khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các Ủy ban chuyên môn trong
đó Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh
tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Kể từ năm 1970, Liên hợp quốc (UN) đã yêu cầu các
nước phát triển chi tiêu ít nhất 0,7% GDP để viện trợ cho các nước nghèo. Vốn ODA
thể hiện mối quan hệ quốc tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển thông
qua các khoản viện trợ và vay ưu đãi.

1.1.2. Khái niệm ODA


ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance, có nghĩa là Hỗ trợ phát
triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức
Theo Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC), ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ
bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi. ODA được
hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển (và các tổ chức nhiều bên)
được các cơ quan chính thức của các Chính phủ Trung ương và Địa phương hoặc các
Cơ quan thừa hành của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tài trợTheo Ngân hàng
thế giới (WB), ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức (ODF) trong đó có
yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi phải chiếm ít nhất 25% trong
lOMoARcPSD|21843525

tổng viện trợ.


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ODA là nguồn tài chính mà
Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước phát triển,
thông qua các cơ quan nhà nước, chính phủ cấp Trung ương và địa phương, hoặc các cơ
quan có thẩm quyền nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội cho các quốc gia
này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu
đãi, trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25%
vốn cung ứng.
Căn cứ Nghị định 56/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của Chính phủ ban hành
ngày 25/5/2020, Khoản 19 Điều 9 quy định: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn
của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm: a)
Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ
nước ngoài; b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất
35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch
vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay
không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm
theo Nghị định này; c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn
so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được
quy định tại điểm b khoản này.”
Như vậy, các khái niệm của các tổ chức quốc tế và Việt Nam về ODA nêu trên
đều thống nhất nội dung về bản chất của ODA là:
ODA phản ánh mối quan hệ giữa hai bên: bên tài trợ gồm các tổ chức quốc tế,
chính phủ các nước phát triển, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và bên nhận
tài trợ là chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển hay kém phát triển); Mục
đích của nguồn vốn ODA là hỗ trợ các nước nghèo phát triển kinh tế - xã hội; Bộ phận
chính của nguồn vốn ODA là vốn vay ưu đãi, chính phủ nước nhận tài trợ (vay nợ) phải
thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ trong tương lai.

1.1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA

1.1.3.1. Tính ưu đãi


lOMoARcPSD|21843525

Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10 năm và 40 năm
đối với các khoản vay từ ADB, WB và JBIC). Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ
không hoàn lại. Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay
thương mại quốc tế.
Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển. Các nước này có thể nhận được
vốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Một là, tổng sản phẩm quốc nội thấp.
Những nước có tỷ lệ GDP bình quân đầu người càng thấp thì tỷ lệ viện trợ không hoàn
lại và các điều kiện ưu đãi càng cao. Sự ưu đãi giảm khi các nước này đạt trình độ phát
triển nhất định. Hai là, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với
chính sách và phương hướng ưu tiên của các bên cho vay.

1.1.3.2. Tính ràng buộc


Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước
tiếp nhận. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng 2 mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng bền
vững và giảm sự nghèo khó của các nước nhận viện trợ, đồng thời nhằm mở mang thị
trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. Về lâu dài, các nước viện trợ có lợi về an ninh, kinh
tế và chính trị khi mà kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Một số nước như Bỉ, Đức,
Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo điều kiện là phải sử dụng 50% vốn để mua hàng
hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hay như Nhật Bản quy định vốn phải thực hiện bằng
đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, ODA có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vấn
đề nhân đạo mang tính toàn cầu như: tăng cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường,
hạn chế tốc độ gia tăng dân số… Tính ràng buộc của ODA còn được thể hiện qua mục
đích sử dụng. Mỗi một thỏa thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu
tư cụ thể, nước tiếp nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi. Nếu không tuân thủ những
quy định nhăm đảm bảo mục tiêu thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn
phương hủy bỏ.

- Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho các nước tiếp nhận
Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, yếu tố nợ nần thường chưa xuất
hiện do những điều kiện vay ưu đãi. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này
và không sử dụng một cách có hiệu quả. Do vậy, mặc dù đã sử dụng một lượng vốn lớn
nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế (không thu
hút vốn FDI và các nguồn vốn khác cho sản xuất, kinh doanh). Nước đi vay đã không
lOMoARcPSD|21843525

trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho
thế hệ sau. Do đó, nước đi vay trước khi tiếp nhận vốn ODA thì cần phải kết hợp với
chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực
kinh tế.

1.1.3.3. Vai trò của nguồn vốn ODA


Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước
đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình. Vai trò của
ODA thể hiện trên các góc độ cơ bản sau:

- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi phí đầu tư,
phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi
trường.

- ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói, giảm nghèo.

- ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của
các nước đang phát triển.

- ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua
các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính
và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA

1.1.2.1. Phân loại theo tính chất

- ODA không hoàn lại (Grant Aid)


Đây là nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ cung cấp cho các nước nghèo không yêu cầu
trả nợ. Đối với các nước đang phát triển, hình thức tài trợ này thường được thể hiện dưới
dạng các dự án hỗ trợ kỹ thuật hoặc chương trình xã hội, có thể là tiền hoặc hàng hóa
như thực phẩm, thuốc men và một số mặt hàng thiết yếu.

- ODA hoàn lại (Concessional Loans/Loan Aid)


Bao gồm các khoản vay ưu đãi, có thời gian hoàn lại dài và lãi suất thấp. Trong nguồn
vốn ODA hoàn lại cần có tối thiểu 25% là tài trợ không hoàn trả. Khoản đầu tư này
lOMoARcPSD|21843525

thường được nước sở tại nhận để đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng, nhà
máy.

- ODA hỗn hợp (Mixed Aid)


Bao gồm một phần tín dụng ưu đãi theo điều kiện của OECD kết hợp với một phần
ODA không hoàn lại.

1.1.2.2. Phân loại theo nguồn cung cấp

- ODA song phương (Bilateral ODA): Là loại viện trợ phát triển chính thức của
Chính phủ các nước dành cho Chính phủ của nước khác. Các quốc gia cung cấp
nguồn ODA chủ yếu trên thế giới hiện nay kể đến như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Nhật Bản...

- ODA đa phương (Multilateral ODA): Bao gồm các nguồn viện trợ chính thức
đến từ các tổ chức tài chính quốc tế, khu vực hoặc từ Chính phủ nước này đến
Chính phủ nước khác thông qua các tổ chức đa phương.

1.1.2.3. Phân loại theo điều kiện ràng buộc

- ODA không ràng buộc (Unbound ODA): Việc sử dụng nguồn vốn ODA không
bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.

- ODA ràng buộc (Bound ODA): Chỉ được phép sử dụng để mua sắm trang thiết
bị, hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp tại nước trợ cấp ODA cung cấp hoặc
chỉ được dùng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể.

1.1.2.4. Phân loại theo mục đích

- ODA hỗ trợ cơ bản (Basic support ODA): Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh
tế - xã hội và cơ sở hạ tầng, thường là các khoản vay ưu đãi.

- ODA hỗ trợ kỹ thuật (Technical assistance ODA): Nguồn vốn đầu tư nhằm cung
cấp kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao thể chế và chất lượng nguồn
nhân lực.

1.2. Khung phân tích


lOMoARcPSD|21843525

Hình 1. Khung phân tích (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)


lOMoARcPSD|21843525

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA


TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

2.1. Xu hướng dòng vốn ODA vào Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành nước
có thu nhập trung bình (năm 2010)

2.1.1. Xu hướng chung

8.00 250%

200%
6.00

150%

4.00

100%

2.00
50%

0.00 0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng vốn ODA giải ngân Tổng vốn ODA cam kết
Tỷ lệ ODA giải ngân/ODA cam kết

Hình 2. Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 (Đơn
vị: tỷ USD)
(Nguồn: OECD)
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một nguồn ngoại lực quan trọng kể từ
khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1993, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và
xóa đói giảm nghèo. Kể từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào
năm 2010 cho đến năm 2019, Việt Nam đã tiếp nhận trên 85 tỷ USD vốn ODA và vốn
vay ưu đãi, lượng giải ngân đạt gần 65 tỷ USD.
Lượng ODA giải ngân ở Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 –
2014 và có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2015 – 2019. Thêm vào đó, bắt đầu từ
01/7/2017, Việt Nam đã chính thức tốt nghiệp ODA theo tiêu chuẩn của WB. Điều đó
có nghĩa là Việt Nam không còn nhận được các khoản vay vốn ưu đãi từ IDA của WB
mà phải chịu các khoản vay kém ưu đãi, dần tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Ngân
lOMoARcPSD|21843525

hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng xếp Việt Nam vào nhóm B, nhóm đối tượng vay
hỗn hợp chứ không thuộc diện chỉ nhận được các khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên, Việt
Nam đã đàm phán và xây dựng thành công cơ chế hỗ trợ chuyển đổi tốt nghiệp ODA
trong 3 năm nhằm củng cố và phát triển bền vững nền kinh tế trong giai đoạn đầu tốt
nghiệp.

40%

20%

0%

-20%

-40%

-60%
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ ODA trên GNI Tỷ lệ ODA bình quân đầu người

Hình 3. Tốc độ tăng của vốn ODA ròng (% GNI) và ODA bình quân đầu người tại Việt
Nam giai đoạn 2011 - 20191
(Nguồn: Nhóm tác giả tính toán dựa trên dữ liệu từ WorldBank)
Tỷ lệ ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) và tỷ lệ ODA bình quân đầu người
giảm liên tục kể từ năm 2013 (tốc độ tăng dưới 0%) và giảm mạnh nhất trong 2 năm gần
đây, 2018 – 2019, ở mức trên 30% so với năm trước. Năm 2012, ODA bình quân đầu
người đạt 45,8 USD và chiếm 2,75% tổng thu nhập quốc dân, tuy nhiên đến năm 2019,
con số này chỉ đạt mức 11,3 USD/người và chiếm 0,44% GNI. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ
trong GNI nhưng nguồn vốn ODA vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với đầu tư phát triển
bởi nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại Việt Nam còn rất lớn.

2.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA vào Việt Nam theo hình thức
lOMoARcPSD|21843525

100%

80%

60%

70
40% % 73 78 78 79 75 73
% % % 82 80 81 % % %
% % %

20%
30 25
% 25 21 21 21 25 %
% % % 18 19 19 % %
% % %
0%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

ODA không hoàn lại (ODA Grants) Vốn vay ODA (ODA Loans)

Hình 4. Tỷ trọng ODA không hoàn lại và vốn vay ODA trong tổng số vốn ODA đã giải
ngân tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019
(Nguồn: OECD)
ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới 2 hình thức: ODA không hoàn lại (ODA viện trợ) và
ODA vay. Trong đó, dòng vốn vay ODA chiếm tỷ trọng lớn, trên 70%. Chính vì nguồn
lOMoARcPSD|21843525

vốn vay ODA ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với ODA viện trợ nên số tiền trả nợ vay
ODA của Việt Nam ngày càng tăng qua các năm thể hiện gánh nặng ODA đối với nền
kinh tế càng ngày càng lớn. Bên cạnh 2 hình thức ODA viện trợ và ODA vay thì còn có
một hình thức ODA vào Việt Nam nữa là ODA đầu tư vào tài sản (Equity Investment)
tuy nhiên hình thức này chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 0,5% cho cả giai đoạn
2010 – 2019.

2.1.3. Nhà tài trợ ODA


Dựa theo cơ cấu nguồn cung, dòng vốn ODA vào Việt Nam chủ yếu đến từ các
nước thuộc Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD – DAC và các tổ chức đa phương. Từ
năm 2010 đến 2015, hơn 50% lượng vốn ODA đến từ các nước DAC. Tuy nhiên, kể từ
năm 2016 trở đi, tỷ trọng này có xu hướng giảm so với ODA từ các tổ chức đa phương.

Hình 5. Top 10 nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019 (Đơn vị:
triệu USD)
(Nguồn: OECD)
Đến năm 2019, 63% ODA ròng của Việt Nam đến từ các tổ chức quốc tế. Đối
với nguồn tài trợ đa phương thì Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) chiếm tỷ trọng lớn
nhất (đạt 678,3 triệu USD), tiếp đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 271,4
triệu USD.
Đối với nguồn tài trợ song phương, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn đạt 662,2
triệu USD trong năm 2019 (đứng thứ 2 trong danh sách 10 nhà tài trợ lớn nhất, sau IDA),
tiếp đến là Đức với 206,4 triệu USD (đứng thứ 5 trong danh sách 10 nhà tài trợ lớn.
nhất, sau ADB). Vốn từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng là nguồn tài trợ ODA quan trọng
lOMoARcPSD|21843525

của Việt Nam khi đạt con số trên 100 triệu USD trong cùng giai đoạn đang xét đến.

2.1.4. Phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực


Các lĩnh vực khác; 4.00%

Y tế và dân số; 10.00% Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng


xã hội; 22.00%

Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng


kinh tế; 11.00%

Nhóm ngành sản xuất; Nhóm đa ngành, đa lĩnh


13.00% vực; 20.00%

Giáo dục; 20.00%

Hình 6. Phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2019
(Nguồn: OECD)
Giai đoạn 2010 – 2017, lượng ODA cho nhóm Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng kinh
tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,6% ODA giải ngân cho cả giai đoạn thì đến 2018 – 2019,
phân bổ nguồn vốn ODA đã có sự thay đổi khi lĩnh vực này chỉ nhận được 11% lượng
ODA giải ngân. Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội là nhóm ngành thu hút được nguồn
tài trợ lớn nhất (chiếm 22%), tiếp đó là nhóm Đa ngành, đa lĩnh vực và Giáo dục với tỷ
trọng đạt 20%.
Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ phát triển một số ngành trọng yếu khác của Việt Nam
như Giao thông – vận tải và kho bãi, Năng lượng, Môi trường,… với lượng vốn vay
ODA tăng theo thời gian. Riêng đối với lĩnh vực Giáo dục, nguồn ODA viện trợ chiếm
gần một nửa. ODA viện trợ cũng đóng góp hơn 30% vào lĩnh vực Môi trường2.

2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA
Trong quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhất định:
lOMoARcPSD|21843525

- Nhiều dự án còn chậm trễ trong thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thẩm định,
phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng xây lắp, công tác đền bù và giải
phóng mặt bằng... do vậy thời gian hoàn thành các dự án thường kéo dài hơn so
với hiệp định được ký kết, phải xin gia hạn làm tăng chi phí vay, giảm hiệu quả
đầu tư.

- Năng lực của một số ban quản lý dự án còn yếu kém, hoạt động thiếu chuyên
nghiệp, công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án ODA chưa được chuẩn hóa; việc
lập kế hoạch giải ngân vốn của các chủ đầu tư nhiều lúc chưa phù hợp với tiến
độ thực hiện dự án.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình đầu tư từ nguồn vồn ODA chưa
đầy đủ, đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, đánh giá hiệu quả của công trình
sau đầu tư.

- Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành,
tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét toàn diện đến hiệu quả sau đầu tư một khi
công trình được đưa vào vận hành, khai thác.
lOMoARcPSD|21843525

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG THU HÚT NGUỒN VỐN ODA VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn ODA

3.1.1. Nguồn cung ODA


Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai nguồn cung ODA chủ yếu là: các nhà tài trợ
song phương (bao gồm các nước thành viên của DAC, Trung-Đông Âu và các quốc gia
công nghiệp mới) và các nhà tài trợ đa phương (IMF, WB, ADB), ngoài ra còn có các
khoản tài trợ từ cấc tổ chức phi chính phủ (NGO).

3.1.2. Mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ

3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế


Hướng tới việc hoàn thành thực hiện các mục tiêu kinh tế, các quốc gia cung cấp
sử dụng nguồn vốn ODA như phương tiện kết nối với các quốc gia đang phát triển (thị
trường mới và nhiều tiềm năng), từ đó gia tăng mức độ ảnh hưởng của mình tới các
nước tiếp nhận. Đồng thời, thông qua việc cung cấp ODA, các quốc gia cung cấp còn
gia tăng khả năng xuất khẩu ra nước ngoài, mở ra nhiều cơ hội để thâm nhập vào các thị
trường mới. Các chính sách nhập khẩu hàng hóa đến từ các nước các nước cung ứng sẽ
được quốc gia tiếp nhận ODA theo hướng có lợi cho nước cung ứng, từ đo gia tăng khả
năng cạnh tranh trong các thị trường mới (tới các quốc gia đã và đang tiếp nhận viện trợ
ODA).
Mặt khác, nguồn vốn ODA khiến cho các nước tiếp nhận phải mua vật tư, thiết
bị cũ hoặc với giá đắt đến từ nước cung cấp, sử dụng chuyên gia của mình, thậm chí là
các điều kiện đấu thầu có lợi. Từ đó các quốc gia trên danh nghĩa hỗ trợ các nước khác
thông qua nguồn vốn ODA cũng đem lại được những hiệu quả nhất định cho mình.
Đi kèm với dòng vốn ODA được đổ vào các quốc gia chính là sự gia tăng của
các dòng vốn đầu tư tư nhân đến từ nước ngoài (FDI). Việc các nước tiếp nhận nguồn
vốn hỗ trợ ODA đã mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào
thị trường trong nước dễ dàng hơn, thoe cả hai hình thức trực và gian tiếp. Hệ thống các
cơ chế chính sách quản lý và hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ đó được
hình thành và ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia
hoạt động trong các lĩnh vực trọng điểm, tiềm năng và có khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu
lOMoARcPSD|21843525

cho các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ thuộc vào
các nước LCD về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên liệu, khoáng sản và
ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết được sự thiếu hụt các nguồn lực
trên.
Tóm lại, mục tiêu kinh tế của các quốc gia cấp ODA là khá rõ ràng, đem lại nhiều
lợi ích cho quốc gia đó đồng thời có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới quốc gia
tiếp nhận. Từ đó đòi hỏi chính phủ của các quốc gia tiếp nhận cần có cho mình những
nước đi phù hợp để sao cho tiếp nhận nguồn vốn ODA đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.2.2. Mục tiêu chính trị


Các quốc gia cấp ODA sẽ nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, biến
nguồn vốn ODA trở thành công cụ để kéo thêm các quốc gia đồng minh, gia tăng tầm
ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, cũng có thể tăng uy tín của Chính phủ nước
đó với người dân hoặc tăng cường sự thuộc của nước nhận ODA vào nước mình. Như
vậy những toan tính trong chính trị cũng là lý do mà các quốc gia cung cấp nguồn vốn
ODA. Đây là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và cần có sự quan tâm của chính phủ các
quốc gia tiếp nhận để sớm nhận ra và có những phương án xử lý hợp lý.

3.1.2.3. Mục tiêu nhân đạo


Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cũng có nhưng mục tiêu nhằm cải thiện
an sinh xã hội tại các quốc giá tiếp nhận, bao gồm nhiều mục tiêu như hỗ trợ xóa đói giả
nghèo, nâng cao chất lượng các ngành y tế, giáo dục... Cải thiện chất lượng môi trường
cũng là một trong những mục tiêu mà nguồn vốn ODA hướng tới. Không những vậy,
ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp cho nước nhận hỗ trợ tiếp thu được nhiều
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gián tiếp
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dung nước tiếp nhận.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cũng có nhưng mục tiêu nhằm cải thiện
an sinh xã hội tại các quốc giá tiếp nhận, bao gồm nhiều mục tiêu như hỗ trợ xóa đói giả
nghèo, nâng cao chất lượng các ngành y tế, giáo dục... Cải thiện chất lượng môi trường
cũng là một trong những mục tiêu mà nguồn vốn ODA hướng tới. Không những vậy,
ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp cho nước nhận hỗ trợ tiếp thu được nhiều
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gián tiếp
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dung nước tiếp nhận.
lOMoARcPSD|21843525

3.1.3. Thay đổi trong chương trình nghị sự và chính sách cung cấp ODA của các
nhà tài trợ
Trong nhiều năm, ODA đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung
của nhân loại, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Tuy
nhiên nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường đều có sự thay đổi rõ rệt. Vì vậy
mà chính sách cung cấp ODA cũng có nhiều thay đổi sao đó là nguồn vốn có hiệu quả.
Việc cung cấp ODA ngày nay có thể dựa trên một vài tiêu chí, cụ thể:

- Một là, viện trợ tài chính sẽ được chú trọng một cách rõ rệt hơn tới những nước
có thu nhập thấp mà có cơ chế quản lý kinh tế tốt.

- Hai là, viện trợ được dành cho những nước có chiến lược cải cách cụ thể và có
tính thuyết phục.

- Ba là, hoạt động viện trợ sẽ được thiết kế trên cơ sở các điều kiện của các quốc
gia và ngành

- Bốn là, các dự án được tập trung vào việc tạo ra và chuyển giao kiến thức và năng

- lực.

- Năm là, do các phương pháp truyền thống đã trở nên bất lực nên các cơ quan viện

- trợ phải tìm ra được những phương thức thay thế để hỗ trợ cho những quốc gia
có nền kinh tế bị bóp méo nghiêm trọng bởi thể chế và chính sách yếu kém.

3.1.4. Chiến lược phát triển và thể chế của các quốc gia tiếp nhận viện trợ
Hầu hết các nước tiếp nhận ODA thường sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào
các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất,
tạo môi trường hạ tầng tốt để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.
Tuy nhiên, một trong những điều kiện để có được ODA là mục tiêu sử dụng vốn
của nước tiếp nhận phải phù hợp với hướng ưu tiên trong mối quan hệ giữa bên cấp
ODA và bên nhận ODA. Do đó, để thu hút được ODA phục vụ cho các quy hoạch phát
triển quốc gia, ngoài việc là nước nghèo thuộc diện được nhận ODA (nếu không phải là
đồng minh chiến lược), các nước này cần phải có một chiến lược phát triển đất nước có
những điểm tương đồng với các chính sách ưu tiên của các bên cung cấp ODA. Đồng
thời, có một thể chế nhà nước đủ mạnh để có khả năng tiếp nhận, quản lý và sử dụng
lOMoARcPSD|21843525

hiệu quả lượng ODA được cung cấp.


Qua nghiên cứu hiệu quả viện trợ cho thấy, thất bại trong hoạch định chính sách,
xây dựng thể chế và cung cấp các dịch vụ công đã trở thành rào cản đối với phát triển
còn trầm trọng hơn so với việc thiếu vốn, từ đó đã chỉ ra cho các nhà tài trợ thấy rằng
viện trợ phát triển nên chú trọng chủ yếu vào hỗ trợ cho việc cải tổ thể chế và chính sách
phù hợp chứ không phải để cấp vốn (một trọng tâm của cải cách chính sách viện trợ).
Vì vậy, ngày nay chiến lược phát triển thể chế của nước tiếp nhận đang được coi là một
trong những nhân tố cạnh tranh có ảnh hưởng tới khả năng thu hút cũng như hiệu quả
sử dụng viện trợ.

3.1.5. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của quốc gia tiếp nhận
Nếu như các quốc gia tiếp nhận sử dụng nguồn vốn ODA không hiệu quả thì đều
sẽ ảnh hưởng tới niềm tin của các các quốc gia cung cấp vốn. Do đó, chương trình cam
kết hỗ trợ ODA của các nước cung cấp sẽ có sự điều chỉnh, từ đó ảnh hưởng nhiều đến
khả năng thu hút nguồn vốn này cho các mục tiêu phát triển của các nước tiếp nhận
trong tương lai.

3.2. Dự đoán triển vọng thu hút nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2021-2025

3.2.1. Dự đoán dựa trên bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới
Thứ nhất, thực tế cho thấy, dòng vốn ODA đổ vào Việt Nam trong nhiều năm trở
lại đây đang có xu hướng giảm đáng kể. Một trong những lý do nổi bật là Việt Nam đã
trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, “tốt nghiệp” vốn viện trợ
chính thức của Hiệp hội phát triển quốc tế - IDA (2017) và của Quỹ phát triển châu Á -
ADF (2019). Từ đó, các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong tương
lai sẽ có xu hướng giảm để hỗ trợ cho các nước kém phát triển khác trong phạm vi châu
Á nói chung riêng cũng như trên toàn cầu nói chung.
Tuy nhiên, nhu cầu về vốn để hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển đất nước vẫn là
rất lớn. Do vậy để bù đắp vào phần viện trợ không hoàn lại đã bị mất đi, Việt Nam có
xu hướng vay vốn từ các quốc gia khác. Từ đó một vài những vấn đề lớn khác nảy sinh
có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế mà nhà nước cần thật sự quan tâm trong tương
lai, cụ thể:
Vốn vay nợ nước ngoài gia tăng đồng nghĩa với áp lực cho nghĩa vụ trả nợ của
Việt Nam là vô cùng lớn. Việt Nam trong hoàn cảnh đã là một quốc gia có thu nhập
lOMoARcPSD|21843525

trung bình thấp, từ đó lãi suất của các quốc gia cho vay đều sẽ có xu hướng tăng lên.
Vay vốn nhiều có thể là cơ hội cho các quốc gia cung cấp thực hiện các mục tiêu kinh
tế, chính trị, từ đó ảnh hưởng xấu đến các yếu tố nội tại trong quốc gia, ảnh hưởng đến
quá trình vận động, tăng trưởng và phát triển cảu một quốc gia.
Thứ hai, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nền
kinh tế thế giới chịu tác động nặng nề khi các hoạt đông kinh tế trong và ngoài nước đều
bị gián đoạn, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các biện pháp giãn cách xã hội khiến cho
tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập, thiếu thốn cơ sở vật chất của người dân ngày
càng gia tăng. Bên cạnh đó, các quốc gia còn phải gia tăng mua các thiết bị ý tế, cơ sở
vật chất để hỗ trợ điều trị, phòng chống dịch bệnh. Từ đó, ngân sách sử dụng của các
quốc gia đó tăng lên cho các lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, y tế, lượng thực... cho
người dân của các quốc gia đó. Vì vậy mà các nhà tài trợ song phương sẽ có những điều
chỉnh phù hợp với tình hình nền kinh tế của quốc gia đó, ảnh hưởng đến lượng ODA hỗ
trợ trong tương lai.

3.2.2. Dự đoán dựa trên tình hình và xu hướng ODA từ các nhà tài trợ
Kể từ năm 1970, Liên hợp quốc (UN) đã yêu cầu các nước phát triển chi tiêu ít
nhất 0,7% GDP để viện trợ cho các nước nghèo. Vốn ODA thể hiện mối quan hệ quốc
tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển thông qua các khoản viện trợ và
vay ưu đãi, vì vậy mà các quốc gia phát triển vẫn tiếp tục cung cấp cho các quốc gia như
Việt Nam ta trong thời gian tới, tuy nhiên sẽ có những sự điều chỉnh phù hợp. Do có
nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là covid 19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn thế
giới, bên cạnh đó các vấn đề giải quyết vấn đề trong nước cũng cản trở cho các ông lớn
của nên kinh tế thế giới chi mạnh cho nguồn vốn đầu từ ODA trong tương lai. Đồng
thời, các quốc gia phát triển sẽ có xu hướng đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia
kém phát triển trên thế giới, vì vậy mà họ sẽ ưu tiên nguồn vốn ODA tự nguyện của
mình cho các quốc gia nói trên nhiều hơn là so với Việt Nam – nước đã có mức thu nhập
trung bình.
Bên cạnh đó, thế giới không ngừng vận động và phát triển, từ đó phát sinh ra
thêm nhiều những vấn đề mới cần được giải quyết để trở nên phù hợp với bối cảnh thế
giới hiện tại. Vì vậy mà xu hướng, mục tiêu của ODA cũng sẽ có sự thay đổi. Có thể kể
tên ra một số vấn đề mà ODA sẽ chú trọng trong tương lai. Một là, hỗ trợ phát triển an
sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống con người, giải quyết các vấn đề xóa đói giảm
lOMoARcPSD|21843525

nghèo, nâng cao chất lượng ý tế, giáo dục. Hai là, vấn đề bình đẳng trong xã hội liên
quan dến giới, sắc tộc, tầng lớp trong xã hội. Ba là, giải quyết, khắc phục và cải thiện
môi trường sinh thái Các mục tiêu kể trên đều hướng tới mục tiêu trước mắt là ổn định
lại nền kinh tế -
xã hội quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và mục tiêu lâu dài là phát triển kinh
tế bền vững.

3.2.3. Dự đoán dựa trên tình hình và định hướng tiếp nhận ODA của Việt Nam
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 56/ NĐ-CP Về Quản lý và sử dụng
Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ nước ngoài
được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 25/5/2020 quy định như sau:
“Điều 5. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát
triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách,
thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng
vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay. Vốn vay ODA được ưu
tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề
nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu
không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.”
Từ đó cho thấy, xu hướng tiếp nhận ODA cho các mục tiêu mới trong tương lai
cũng giống như với xu hướng cung cấp ODA trên toàn thế giới, tập trung vào phát triển
kinh tế bền vững, hướng tới các giá trị về đạo đức, chất lượng sống của con người, xã
hội và môi trường bên cạnh nhưng mục tiêu về phát triển kinh tế khác trong nước.
Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của Việt Nam cản trở việc thu hút các nhà
tài trợ nước ngoài là thực trạng chậm giải ngân. Thực tiễn vừa qua, việc giải ngân vốn
đầu tư từ nguồn vốn vay nước ngoài của các địa phương qua từng năm đều đạt thấp so
với kế hoạch, do đó, dự án đầu tư bị kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, không phát huy
hiệu quả vay của các nguồn vốn Chính phủ. Các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương
đã có nhiều cuộc họp đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc và có những chỉ đạo
để tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, việc giải ngân vẫn còn chậm. Đặc biệt,
trong buổi làm việc nhóm 6 ngân hàng phát triển về các giải pháp thúc đẩy triển khai
các dự án ODA và sửa đổi Nghị định thay thế Nghị định số 56 của Chính phủ về quản
lOMoARcPSD|21843525

lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài ngày 30/9/2021, tỉ lệ giải ngân
kế hoạch vốn nước ngoài ước đạt 18,33%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Việc giải
ngân chậm sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện mục tiêu của nước nhà, giảm hiệu
quả trong sử dụng nguồn vốn ODA, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút của Việt
Nam trong tương lai.
lOMoARcPSD|21843525

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG DỰ BÁO


TRIỂN VỌNG ODA TRONG THỜI GIAN TỚI
Một là, nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA với 2 mặt chính trị và
kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính
trị và kinh tế của vốn ODA có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong bối cảnh
là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ định hướng tổng thể về
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này; xác định được những lĩnh
vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại,
không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.
Hai là, nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ
quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, cụ thể:

- Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ
thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử
dụng nguồn vốn ODA một cách thông minh và hiệu quả.

- Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về
viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong
thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ là một trong các
yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp
tác mới.

- Khuyến khích và vận động để có đầy đủ sự tham gia tích cực của các tổ chức xã
hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án
vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai,
minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
của các nhà tài trợ…
Ba là, hợp tác công-tư (PPP): Hướng đi mới để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn
ODA một cách hiệu quả. Theo đó, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia
đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn
ODA làm hạt nhân thực hiện. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về
cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo
chất lượng dịch vụ. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào
lOMoARcPSD|21843525

các dự án sử dụng nguồn vốn ODA sẽ phát huy được hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này.
Bốn là, xây dựng hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA một
cách đồng bộ và minh bạch. Trước mắt, để phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi đặt ra trong
bối cảnh khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đồng thời nhằm
quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả, bảo đảm hài hòa hóa quy trình và thủ tục
quản lý với nhà tài trợ, duy trì sự quản lý và điều phối thống nhất các nguồn tài trợ phát
triển, hướng tới tối ưu hoá sử dụng nguồn vốn này.
Năm là, tăng cường công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn ODA để bảo đảm mục
tiêu an toàn nợ. Mặc dù, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện hệ
thống theo dõi và đánh giá, tuy nhiên công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án
ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính
chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết.
Để bảo đảm an toàn nợ bền vững trước khi ra quyết định, cần tăng cường hơn nữa công
tác giám sát của Quốc hội, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử dụng viện trợ của những
nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, nhà tài trợ; phân tích những mặt lợi, bất lợi của
vốn ODA từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả.
Sáu là, chú trọng vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI song song với việc thu
hút ODA có chọn lọc cũng là một trong nhưng giải pháp để tháo gỡ khó khăn, bù đắp,
hỗ trợ cho nguồn ODA thâm hụt.
lOMoARcPSD|21843525

KẾT LUẬN
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một nguồn ngoại lực quan trọng kể từ
khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1993, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và
xóa đói giảm nghèo. Lượng ODA giải ngân ở Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai
đoạn 2010 – 2014 và có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2015 – 2019. Cùng với đó,
Tỷ lệ ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) và tỷ lệ ODA bình quân đầu người giảm
liên tục kể từ năm 2013. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong GNI nhưng nguồn vốn ODA
vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với đầu tư phát triển bởi nhu cầu đầu tư, phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại Việt Nam còn rất lớn. ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới 2
hình thức: ODA không hoàn lại (ODA viện trợ) và ODA vay. Trong đó, dòng vốn vay
ODA chiếm tỷ trọng lớn, trên 70%. Trước năm 2016, phần lớn ODA đến từ các nước
DAC, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm đi so với các tổ chức đa phương. Các
nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam bao gồm: IDA, Nhật Bản, ADB, Đức, Pháp, Hàn Quốc
và Hoa Kỳ. Về cơ cấu phân bổ nguồn vốn, trong giai đoạn 2018 - 2019, 3 lĩnh vực thu
hút lượng ODA lớn phải kể đến: Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội, Đa ngành, Đa lĩnh
vực và Giáo dục. Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ một ngành trọng yếu khác của Việt Nam như
Giao thông – vận tải và kho bãi, Năng lượng, Môi trường,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn ODA bao gồm: (i) nguồn cung
ODA; (ii) mục tiêu cung cấp ODA của các nhà tài trợ; (iii) cải cách trong chính sách
cung cấp ODA của nhà tài trợ; (iv) chiến lược phát triển và thể chế của các quốc gia tiếp
nhận viện trợ và (v) chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của quốc gia tiếp nhận.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu đưa
ra dự đoán về triển vọng thu hút nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 -
2025 như sau:
Tổng lượng vốn ODA vào Việt Nam vẫn tiếp tục suy giảm, đặc biệt là dòng vốn
ODA không hoàn lại;
Tỷ trọng ODA từ các tổ chức quốc tế có xu hướng tăng lên, thay cho các nhà tài
trợ song phương nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững;
Các lĩnh vực thu hút ODA có xu hướng hỗ trợ giải quyết các vấn đề toàn cầu như
biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sống của con người, nâng
cao y tế, giáo dục,...
Bài nghiên cứu cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn còn tồn
lOMoARcPSD|21843525

tại hạn chế là chưa thu thập đủ dữ liệu cho đến thời điểm hiện tại và những dự đoán đưa
ra chưa thực sự sâu sắc. Do đó, triển vọng và giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng,
giá trị áp dụng vào thực tiễn chưa cao.
lOMoARcPSD|21843525

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Carson, L., Schafer, M. H., Prizzon, A. & Pudussery, J., 2021, Prospects for aid
at times of crisis, Oversea Development Institute, Working paper 606.

2. Fuhrer, H., 1996, A history of the development assistance committee and the
development co-operation directorate in dates, names and figures, OCDE/GD
(94/67). < https://www.oecd.org/dac/1896816.pdf >

3. Greenhild, R., Prizzon, A., Rogerson, A., 2013, The age of choice: developing
countries in the new aid landscape, Oversea Development Institute, Working
paper 364.

4. Howes, S. 2010, An overview of aid effectiveness determinants and strategies,


Professor thesis, Crawford School, Australian National University.

5. H. T. Thu, 2014, Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải
miền Trung , Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Kharas, H. & Rogerson, A., 2012, Horizon 2025:Creative Destruction in the Aid
Industry, Oversea Development Institute, ISBN 978-1-907288-78-4. <
https://cdn.odi.org/media/documents/7723.pdf >

7. Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu & Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014, Tài chính
phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam khi trở thành nước thu
nhập trung bình.

8. Nghị định 56/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

9. N. T. V. Hà, 2018, Vai trò của ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ở
Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia.

10. N. V. Tuấn, 2020, Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA ở
Việt Nam, Tạp chí Tài chính.

11. Oxfam, 2019, Tài chính cho phát triển tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp quy chế
vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Nghiên cứu thảo luận của Oxfam
lOMoARcPSD|21843525

12. Vitalis, V., 2001, Official Development Assistance and Foreign Direct
Investment: Improving the synergies, OECD Table on Sustainable Development.
< https://www.oecd.org/sd-roundtable/papersandpublications/39369700.pdf >

13. Website https://data.worldbank.org/

14. Website https://stats.oecd.org/qwids/

You might also like